Tài liệu Luận văn Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945
96 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¹i häc th¸i nguyªn
trƯỜNG §¹i häc sƯ ph¹m
----------------
Ph¹m thÞ thƯ
Quan niÖm v¨n chƯƠNG cña
Xu©n DiÖu TRƯỚC 1945
Chuyªn ngµnh: V¨n häc ViÖt Nam
M· sè: 60.22.34
LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc ng÷ v¨n
Người hướng dÉn khoa häc:
PGS.TS. Vò TuÊn Anh
Th¸i nguyªn, 2008
§¹i häc th¸i nguyªn
trƯỜNG §¹i häc SƯ ph¹m
----------------
Ph¹m thÞ THƯ
Quan niÖm v¨n chƯƠNG cña
Xu©n DiÖu TRƯỚC 1945
LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc ng÷ v¨n
Th¸i nguyªn, 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
Mục lục
Trang
A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Cấu trúc luận văn
B. Phần nội dung
Chương I: Tư tưởng của xuân diệu về xây dựng nền quốc văn mới
1.1. Sự xuất hiện của Xuân Diệu và những tác phẩm văn xuôi
trữ tình, phê bình - tiểu luận trong bối cảnh văn chương
đương thời.
1. 2. Thiết tha xây dựng một nền quốc văn, một nền văn
chương An Nam.
1.2.1. Đề cao tiếng mẹ đẻ, kêu gọi sáng tạo bằng quốc ngữ
để xây dựng nền quốc văn.
1.2.2. Mối quan hệ giữa Tính cách An Nam trong văn
chương và vấn đề Mở rộng văn chương.
1.3. Vấn đề thanh niên với quốc văn.
1.4. Tư tưởng văn chương và quan niệm về thơ của Xuân Diệu
qua phê bình.
Chương II: Quan niệm của Xuân Diệu về văn chương và thi ca
2.1. Quan niệm về văn chương và người nghệ sĩ
2.1.1 Người nghệ sĩ phải có tâm hồn thành thật và một trái tim
đa cảm.
2.1.2. Người nghệ sĩ phải là kẻ hiến dâng.
3
6
12
12
13
15
15
20
20
25
28
31
38
38
40
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
2.2. Quan niệm về thi ca và nhà thơ.
2.2.1. Sự tinh chất của thơ-Thơ ngắn.
2.2.2. Tính trừu tượng và phức tạp của thơ - Thơ khó
2.2.3. Thơ phải hướng về con người - Thơ của người
2.2.4. Quan niệm về Ái tình và Thơ tình.
Chương III: Một phong cách văn Xuôi trữ tình và phê bình - tiểu
luận độc đáo
3.1. Tương quan giữa văn xuôi và thơ.
3.2. Cách diễn đạt giàu hình tượng.
3.3. Giọng điệu.
3.3.1. Giọng tâm tình chia sẻ
3.3.2. Giọng điệu nồng nàn, tha thiết.
3.4. Cách tổ chức ngôn ngữ trong diễn ngôn phê bình - tiểu
luận của Xuân Diệu.
3.4.1. Lối đặt tên bài, cách mở đầu mới mẻ tạo ấn tượng
3.4.2. Lối hành văn diễn đạt mới mẻ.
3.4.3. Cách lặp từ vừa tạo những điểm nhấn cho tư tưởng , vừa
tạo nhạc điệu cho văn.
3.4.4. Mới mẻ và táo bạo trong sử dụng từ ngữ
c. Kết luận
Tài liệu tham khảo
49
49
51
54
59
67
67
70
72
73
75
77
77
78
80
81
84
89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
A - Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
1.1 Xuân Diệu (1916-1985) là một nghệ sĩ đa tài, một tài năng độc
đáo của thơ ca Việt Nam hiện đại. Trải qua nửa thế kỉ miệt mài sáng tạo,
ông đã để lại trong kho tàng Văn học dân tộc một gia tài đồ sộ , gần năm
mươI tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: thơ văn, nghiên cứu, dịch
thuật, phê bình. ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được nhiều thành tựu xuất
sắc, gây được nhiều cảm tình trong lòng bạn đọc, bạn thơ văn và những
người mến mộ tài năng của ông. Xuân Diệu mở đầu sự nghiệp và nổi tiếng
trên văn đàn từ những năm 1930 bằng hàng loạt các tác phẩm: Thơ thơ
(1938) Gửi hương cho gió (1945) tập truyện ngắn Phấn thông vàng,
Trường ca và một số tác phẩm lẻ sáng tác từ 1938 đến 1945.
Với tư cách là nhà Thơ Mới, Xuân Diệu là người đưa Thơ Mới lên đỉnh
cao của sáng tạo nghệ thuật và ông là một hiện tượng tiêu biểu của phong
trào. Sở dĩ ông được coi là một hiện tượng điển hình, là một nhà thơ tiêu biểu
nhất của phong trào Thơ Mới, là bởi ông không chỉ có đóng góp lớn về số
lượng mà chính là những đóng góp mới về chất lượng và nội dung tác phẩm.
Đọc thơ Xuân Diệu ta thấy ở đó có một cái tôi thi sĩ luôn rạo rực say mê, luôn
hối hả, gấp gáp với cuộc sống đang chảy trôi theo thời gian. Đó là cái tôi của
một tấm lòng yêu đời, yêu con người, yêu cuộc sống đến tha thiết.
1.2 Bên cạnh một Xuân Diệu với tư cách là nhà thơ xuắt sắc của Thơ
Mới, “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” ta còn thấy một Xuân
Diệu - nhà văn với nhiều tác phẩm văn xuôi, phê bình - tiểu luận đặc sắc.
Thông qua những bài tiểu luận -phê bình này, người ta nhận thấy nổi bật vai
trò của một cây bút nhiệt huyết và mang tinh thần tiên phong trong xây dựng
và đổi mới văn chương đương thời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Phấn thông vàng và Trường ca của Xuân Diệu khi xuất hiện trên văn đàn
đã được giới nghiên cứu phê bình văn học đánh giá cao , thể hiện một xu
hướng sáng tạo mang vẻ đẹp riêng với tính chất độc đáo, đặc sắc của một
kiểu mô hình văn xuôi mới. Điều này được Huy Cận đưa ra nhận xét như
sau: “Phấn thông vàng đã gây xôn xao, một sự xôn xao thú vị trong giới văn
học thời đó, xôn xao bởi vì đây là một sư sáng tạo: Truyện mà gần như không
có truyện, không phải truyện đời mà là truyện tâm hồn, còn văn là những bài
thơ văn xuôi dạt dào cảm xúc, cực kì gợi cảm” [2,442]
Song song với mảng văn xuôi trữ tình, ông còn viết nhiều bài phê bình
- tiểu luận thể hiện rõ những tư tưởng đặc sắc của ông về văn chương và quốc
văn.Đây cũng là một cách bộc bạch con người Xuân Diệu trong cuộc đối
thoại với chính mình, với văn chương và thời đại. Những bài phê bình - tiểu
luận đó chủ yếu được đăng báo Phong hoá, Ngày nay trong những năm 1937-
1939.
Có thể nói Xuân Diệu xứng đáng được xem là một tài năng đa dạng,
một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn.
Xuân Diệu với tư cách là một nhà thơ đã được nghiên cứu nhiều và
càng ngày người ta càng nhận ra những giá trị mới, những vẻ đẹp mới của thơ
Xuân Diệu. Về văn xuôi Xuân Diệu, đã có nhiều nhà nghiên cứu phê bình
khảo sát và phân tích giá trị của nó, nhưng có thể nói cho đến nay, mảng văn
xuôi trữ tình của Xuân Diệu với vẻ đẹp của ý tưởng nghệ thuật riêng, mang
đậm phong cách Xuân Diệu đã được phân tích khá nhiều tuy vẫn cần được
tiếp tục có những nghiên cứu phân tích. Đồng thời mảng phê bình, tiểu luận
của Xuân Diệu - một phương diện rất đáng được chú ý trong hoạt động văn
chương của người thi sĩ trẻ khi ấy còn ít được nghiên cứu. Một vài bài trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
số đó có vẻ như bị lãng quên, chúng không có mặt trong Tuyển tập Xuân Diệu
và ngay cả trong Toàn tập Xuân Diệu mới được xuất bản.
Chọn đề tài Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 , luận
văn nhằm tới những mục đích như sau:
Một là, văn xuôi, phê bình - tiểu luận của Xuân Diệu thể hiện một phần
tư tưởng tài năng của ông, chứa trong đó những giá trị tư tưởng và nghệ thuật
đặc sắc. Có nhiều tư tưởng, quan niệm, cảm xúc của Xuân Diệu về nghệ thuật
và cuộc đời được trình bày qua truyện ngắn, tuỳ bút, phê bình tiểu luận mở ra
cho ta thấy nhiều khía cạnh, phương diện trong tư duy và cảm xúc của Xuân
Diệu - người thi sĩ trẻ tuổi.
Hai là, thông qua việc nghiên cứu văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu
(truyện ngắn, bút kí) cũng như mảng văn tiểu luận - phê bình của nhà thơ, có
thể hiểu thêm được thực trạng nhu cầu, khát vọng của văn chương đương thời
và của Thơ Mới. Đặt tư tưởng, Quan niệm văn chương của Xuân Diệu
trước 1945 trong mối tương quan với văn chương đương thời cũng để thấy rõ
hơn phong cách riêng của Xuân Diệu, đồng thời thấy được những đóng góp
của ông cho nền văn học hiện đại.
Ba là, tác gia Xuân Diệu được chọn giảng trong chương trình Đại học ,
Cao đẳng và các trường THPT như một tác giả văn học có một vị trí quan
trọng. Trong nhà trường phổ thông, tác phẩm của ông không chỉ có thơ mà cả
văn xuôi được giảng dạy với một số tiết tương đối lớn. Về thơ, Đây mùa thu
tới, Thơ duyên, Vội vàng là ba tác phẩm được chọn giảng chính thức. Còn
Nguyệt Cầm chọn đọc thêm. Về văn xuôi có bài đọc thêm Toả nhị Kiều. Như
vậy cùng với thơ, văn xuôi Xuân Diệu mà Toả nhị Kiều là một trong những
tác phẩm tiêu biểu cũng đã được khẳng định như những giá trị văn chương
Xuân Diệu. Việc nghiên cứu mảng văn phê bình -tiểu luận của Xuân Diệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
cùng những quan niệm văn chương của ông sẽ góp phần làm rõ hơn những tác
phẩm của ông được giảng dạy trong nhà trường.
Vì vậy, với đề tài Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước
1945, luận văn mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu những đặc
sắc nội dung và nghệ thuật của văn xuôi, phê bình tiểu luận của Xuân Diệu
một cách đầy đủ hơn. Đồng thời về mặt chuyên môn, luận văn cũng hi vọng
góp phần thiết thực phục vụ cho việc giảng dạy những sáng tác của Xuân
Diệu ở trong nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1 Thời kì trước 1945.
Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, Xuân Diệu đã gây được sự chú ý
của giới nghiên cứu phê bình văn học, đã lọt vào “mắt xanh” của những cây
bút có tên tuổi và uy tín trong giới văn nghệ. Có nhiều ý kiến đánh giá khác
nhau, khen có, chê có. Nhưng tựu trung lại, các bài viết đều thống nhất đánh
giá cao đóng góp của Xuân Diệu ở cả hai thể loại thơ và văn xuôi. Ngay khi
Xuân Diệu xuất hiện với những bài thơ đầu tiên, Thế Lữ đã hào hứng giới
thiệu nhà thơ trẻ này với bài Một nhà thi sĩ mới - Xuân Diệu trên báo Ngày
nay Khi Thơ thơ- tập thơ đầu của Xuân Diệu được xuất bản (1937), Thế Lữ
viết Lời tựa với những tình cảm ưu ái và hào hứng đón chào nhà thơ mới.
Người ta thường đánh giá bài viết này là "chiếu nhường ngôi " của nhà thi sĩ
lãng mạn Thế Lữ nổi tiếng nhất đương thời dành cho Xuân Diệu. Báo chí
cũng đăng tải nhiều bài khen ngợi. Xuân Diệu được đánh giá là "nhà thơ mới
nhất trong các nhà Thơ mới” (Hoài Thanh), hay “Một thi sĩ rất giàu lòng yêu
dấu” (Vũ Ngọc Phan). Về văn xuôi Xuân Diệu, dư luận cũng đã chú ý nhiều
đến phong cách viết độc đáo, đầy chất trữ tình trong văn ông. Ra đời sau tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Thơ thơ một năm, tập văn xuôi Phấn thông vàng của Xuân Diệu được công
chúng đón nhận nồng nhiệt và đánh giá cao ngay từ khi mới ta đời.
Là nhà văn viết văn xuôi, nên văn xuôi Xuân Diệu rất giàu chất thơ, ý
vị thơ. Vũ Ngọc Phan, tác giả của Nhà văn hiện đại đã rất tinh tế khi phát hiện
ra chất thơ chan chứa ở văn xuôi Xuân Diệu; “Xuân Diệu ở đâu cũng đem
theo một hồn thơ bát ngát và mộng mơ. Trong quyển Phấnthông vàng mà
Xuân Diệu gọi là một tập tiểu thuyết ngắn, tôi chỉ thấy thơ là thơ. Không phải
thơ bằng những câu có vần, có điệu, không phải thơ ở những lời gọt đẽo mà là
thơ ở những lối diễn tính tình cùng tư tưởng, ở những cảnh vật cỏn con mà tác
giả vẽ nên nhưng nét tỉ mỉ, khi ảm đạm lúc xinh tươi tuỳ theo cái hứng sáng
tạo của tác giả” [28,208]
Đồng thời, Vũ Ngọc Phan sau khi đọc Phấn thông vàng cũng đưa ra
nhận xét về mối quan hệ giữa ý và lời văn Xuân Diệu: “lời chẳng qua chỉ là
những dấu hiệu để ghi những ý nghĩ và tình cảm, vậy cứ gì lời thanh, lời thô,
lời nào phô diễn được hết tình ý đều có thể dùng được cả”. Như vậy, Vũ
Ngọc Phan cho rằng văn xuôi Xuân Diệu rất chú trọng vào việc phô diễn ý
nghĩ và tình cảm con người nên không qúa chú ý đến lời, bởi thế, bất luận là
lời thanh hay lời thô ông đều không đắn đo khi sử dụng, miễn sao nói được
hết ý nghĩ và tình cảm của mình: "“Có lẽ Xuân Diệu chú trọng về ý nghĩ về
tình cảm thái quá nên không nghĩ đến sự lựa lời, dùng chữ. [28,209].
Huy Cận - người bạn thân thiết nhất của Xuân Diệu trong bài Phấn
thông vàng và những truyện ngắn trữ tình của Xuân Diệu đưa ra nhận xét về
một đặc trưng của văn xuôi Xuân Diệu: “Truyện mà gần như không có
truyện, không phải là truyện đời mà là chuyện tâm hồn” và chính Xuân Diệu
cũng cho rằng: Tâm hồn người có biết bao nhiêu là chuyện. Vấn đề tâm hồn
mà Xuân Diệu muốn nói ở đây là vấn đề nhân bản chủ nghĩa, trong đó tác giả
đầu tư cảm nghĩ của mình về cuộc sống, về con người, nhưng trong đó cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
đầy rẫy những nét, những tình tiết của cuộc đời “thiên hạ”. Rõ ràng là tác
phẩm của một người có các thớ lòng đã gắn bó xoắn xưýt với đồng loại”
[2,442]. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh trong nghiên cứu về lối viết văn
xuôi của Xuân Diệu, khẳng định ngay rằng cái điều tưởng như “chơi vơi”,
tưởng như “trẻ con học nói, hay người ngoại quốc võ vẽ tiếng Nam, câu văn
tuồng bỡ ngỡ” lại chính là chỗ “Xuân Diệu hơn người”. Sở dĩ theo Hoài
Thanh, đó là do “dòng tư tưởng quá sôi nổi không thể đi theo những điều sẵn
có, ý văn xô đẩy, khuôn khổ câu văn cũng phải lung lay” [32,116].
Tóm lại Hoài Thanh, Huy Cận, Vũ Ngọc Phan vừa là những nhà phê
bình văn học, vừa là những người cùng thời với Xuân Diệu, đều đánh giá rất
cao về những vấn đề nội dung, ý tưởng, phong cách trong sáng tác của văn
xuôi trữ tình Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám 1945.
Tuy vậy, hình như những bài phê bình - tiểu luận của ông ít được dư
luận chú ý vì đây chỉ là những bài báo lẻ, không in thành sách. Tập Thanh
niên với quốc văn được in trước Cách mạng tháng Tám vài tháng nên cũng
chưa kịp được nhắc đến nhiều trên báo chí trong một hoàn cảnh đặc biệt của
một không khí sôi sục trước Cách mạng.
2.2. Thời kì sau 1945.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính Xuân Diệu đã tự kiểm điểm về
các sáng tác thời kì lãng mạn của mình và tự ăn năn, hối lỗi: “Những tác
phẩm của tôi, trong thời Pháp thuộc đã tuyên truyền cho một tình yêu mê
muội, đắm đuối, một trò ích kỉ của cá nhân, cho một lòng thương ngậm ngùi,
buồn tủi, cho sự hưởng lạc trong cảm xúc, sắc dục, cho sự bị động buông
xuôi, tiêu cực. Đứng trên lập trường mà xét, tiểu thuyết đó hoàn toàn vô giá
trị. Những thơ văn ấy đều đầu độc một số người thành thị nhất là thanh niên
học sinh”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Từ năm 1975 đến nay, sự nhìn nhận đánh giá của xã hội đối với Thơ
Mới không còn khắt khe như trước nữa. Các tác phẩm của Xuân Diệu cũng
được nhìn nhận một cách thoả đáng hơn, đúng đắn hơn đặc biệt đưa vào giảng
dạy ở nhà trường và được khẳng định bằng hàng loạt các bài nghiên cứu.
Mã Giang Lân trong bài “Sự đa dạng của Xuân Diệu” đánh giá cao văn
xuôi Xuân Diệu: “Văn xuôi Xuân Diệu mang một hình thức toàn mĩ và thơ
khẳng định ở anh sự mẫn cảm dồi dào”.
Lưu Khánh Thơ trong bài “Xuân Diệu một tài năng đa dạng” cũng đã
đưa ra nhận xét về đặc điểm của văn xuôi Xuân Diệu: Đặc điểm nổi bật trong
văn xuôi của Xuân Diệu thời kì này chính là tính trữ tình lãng mạn. Những
trang văn thật đẹp, với những câu văn, những hình ảnh được trau chuốt, gọt
giũa kĩ càng, câu văn giàu nhạc điệu, không sa vào biền ngẫu song lại luôn
tạo được âm hưởng riêng...Xuân Diệu đã giãi bày đầy đủ hơn, rõ ràng và đậm
nét hơn những quan niệm về tình yêu con người và cuộc sống. Bao trùm lên
những trang văn của Xuân Diệu là niềm khát khao gắn bó với cuộc đời và
một tình yêu say đắm không giới hạn [34,13].
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, người nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về
Xuân Diệu, trong bài “Vài cảm nghĩ về văn xuôi Xuân Diệu”, đã điểm lại
toàn bộ sáng tác của văn xuôi Xuân Diệu trước và sau cách mạng. Về văn
xuôi Xuân Diệu trước cách mạng, ông đưa ra nhiều nhận xét ở nhiều góc độ
nghệ thuật khác nhau. Ông cho rằng “Phấn thông vàng và Trường ca là hai
tác phẩm đều mang đậm một đặc tính chung: tính trữ tình, nội dung trữ tình
khi thì sục sôi, mãnh liệt, khi thì tha thiết vỗ về như ru lòng người trong tình
thương mến” [19,98]
Về sự giao hoà, bổ sung và hô ứng giữa thơ và văn xuôi Xuân Diệu,
ông nhận xét: “có rất nhiều tứ thơ của Xuân Diệu đã được diễn đạt bằng cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
của văn xuôi”. Đó là tứ “xuân không mùa, xuân vĩnh viễn”, “tình yêu lớn gặp
người yêu nhỏ”.
Như vậy, văn xuôi của ông thật sự đã trở thành những câu chuyện tâm
tình của cái tôi chủ quan, bộc lộ những quan niệm sâu xa, mới mẻ của ông về
nghệ thuật và cuộc sống. Hơn nữa, ông còn đưa ra ý kiến “không muốn tách
biệt văn với thơ” và đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng chuyển tải tư tưởng và
cảm xúc của văn xuôi Xuân Diệu: “Văn vẫn có nhiều khả năng thuật tả
chuyện đời cặn kẽ hơn thơ. Cho nên cái phần gắn bó với đời của Xuân Diệu
được thể hiện đầy đủ hơn, đậm nét hơn trong văn xuôi”; "Về mặt giọng điệu,
Xuân Diệu năm 1939 cũng là Xuân Diệu những năm về sau, tự nhiên, nhẹ
nhàng mà không kém phần duyên dáng. Văn ông không sa vào biền ngẫu
nhưng lại tạo được âm hưởng riêng. Câu văn như lời trò chuyện dung dị,
thỉnh thoảng lại có cái đột ngột của một thứ đối thoại tâm tình. Đọc những bài
viết ra từ năm 1939 này, người ta vẫn nhận ra nét bút riêng của con người sau
này sẽ viết nên Tiếng thơ, Dao có mài mới sắc, Và cây đời mãi mãi xanh
tươi..." [19,100].
Các quan điểm về văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng đã
được các nhà nghiên cứu chú ý. Trong bài Xuân Diệu và một quan niệm cởi
mở về tính dân tộc của Vương Trí Nhàn { 33;257} đã sưu tầm giới thiệu bài
Mở rộng văn chương của Xuân Diệu, trong đó nhấn mạnh đến tinh thần cới
mở của nhà thơ về tính dân tộc. Ông viết: " Chúng ta sẽ gặp ở đây một cách
hiểu khá rộng rãi của Xuân Diệu: ông không nghĩ tính dân tộc là một cái gì
nhất thành bất biến. Ngược lại, từ kinh nghiệm riêng của một người làm việc,
ông bảo chúng ta phải mở cửa, phải biết tiếp nhận. Có những cách nói ban
đầu khó nghe rồi dần dần sẽ quen. Chừng nào còn là người Việt, những cái
chúng ta viết sẽ là văn chương Việt Nam. Không phải chỉ có một lối giản dị,
"chân quê" mới là dân tộc như có người đã nghĩ!"
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Lê Quang Hưng cũng là một nhà nghiên cứu có nhiều bài viết đề cập
đến các vấn đề về lý tưởng thẩm mỹ, cái tôi trữ tình của Xuân Diệu. Trong bài
Tinh thần phục hưng trong lý tưởng thẩm mỹ của Xuân Diệu trước 1945, nhà
nghiên cứu cho rằng: " Lịch sử phát triển nghệ thuật nhân loại phản ánh cố
gắng của con người tìm cách khẳng định mạnh mẽ hơn bản lĩnh, in ấn sắc nét
hơn bộ mặt cá nhân mình trong thế giới tác phẩm do mình tạo nên". Và ông
đã làm rõ điều này thông qua việc phân tích cái tôi của Xuân Diệu trong mối
quan hệ với thế giới và con người (33;325).
Có thể kể thêm một số bài viết khác đề cập đến một số khía cạnh trong
phong cách thơ và thế giới tư tưởng -thẩm mỹ của Xuân Diệu, trong đó ít
nhiều cũng có đề cập đến văn xuôi Xuân Diệu như Nỗi buồn và sự cô đơn
trong thơ Xuân Diệu của Lý Hoài Thu (33;295), Quan niệm nghệ thuật về
con người trong thơ Xuân Diệu của Nguyễn Thị Hồng Nam (33;339)...
Tập trung nghiên cứu sự nghiệp phê bình của Xuân Diệu, công trình
của tác giả Phan Ngọc Thu Xuân Diệu - nhà nghiên cứu phê bình văn học đã
có sự phân tích đánh giá khá hệ thống về vấn đề này. Tác giả đã chú ý đến
Quan niệm của Xuân Diệu về văn học và phê bình, Thành tựu của lý luận phê
bình Xuân Diệu qua các thời kỳ và phong cách phê bình của Xuân Diệu. Như
tên công trình, tác giả chú ý trước hết đến công việc lý luận phê bình của
Xuân Diệu, đồng thời cũng đề cập đến một số quan niệm về văn chương của
ông. Cuốn sách cũng đã nhìn lại một số tác phẩm phê bình của Xuân Diệu qua
các thời kỳ, nhấn mạnh thành tựu phê bình của Xuân Diệu đối với di sản văn
học cổ điển dân tộc cũng như một nét đặc sắc trong phong cách phê bình của
ông - đó là "nhà thơ trong nhà phê bình" [35].
Gần đây, nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh cũng đã có một bài viết trực
tiếp đề cập đến T ư tưởng về quốc văn và văn chương của Xuân Diệu thời trẻ
(trước 1945) đăng trên Tạp chí Văn học số 2-2008. Nhà nghiên cứu đã chú ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
phân tích mảng tiểu luận phê bình của Xuân Diệu để từ đó nhận ra những tư
tưởng văn chương độc đáo và có tính tiên phong của nhà thơ trẻ này: nhiệt
tình xây dựng nền quốc văn, chống những biểu hiện nô lệ và xa rời dân tộc,
bàn bạc về những vấn đề về thơ với nhiều ý kiến mới mẻ so với quan niệm
thơ ca đương thời.
Những bài viết, công trình trên dù đề cập trực tiếp hay không trực tiếp
đến đề tài luận văn cũng là những gợi ý quý báu để chúng tôi thực hiện luận
văn Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945.
Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy toàn bộ những ý kiến trên đều khá
thống nhất trong việc khẳng định giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn xuôi
Xuân Diệu:
1. Tác phẩm văn xuôi của ông đều thấm đẫm chất trữ tình, rất gần với
thơ, ở đó thế giới cảm xúc phong phú của chủ thể trữ tình được phơi bày đậm
nét.
2. Tư tưởng và quan niệm về văn chương của Xuân Diệu khá phong
phú. Nó được thể hiện trong cả những áng văn xuôi trữ tình như Phấn thông
vàng, Người lệ ngọc, Chú lái khờ..., đồng thời cũng được thể hiện một cách
trực tiếp qua các bài phê bình - tiểu luận như Thơ của người, Tuy Lý Vương -
thi sĩ Tàu, Tính cách An nam trong văn chương, Mở rộng văn chương, Thanh
niên với quốc văn...
Nhìn một cách tổng quát, ta thấy các sáng tác của Xuân Diệu đã thu hút
được nhiều nhà nghiên cứu phê bình với các công trình nghiên cứu công phu,
đa dạng và phong phú. Tuy vậy, hầu hết các công trình đều tập trung khẳng
định những đóng góp và vị trí của Xuân Diệu trong phong trào Thơ Mới mà
chưa tập trung nhiều vào vị trí của văn xuôi Xuân Diệu và nhất là phần tiểu
luận phê bình còn hầu như ít được đề cập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
1. Về tiểu luận phê bình: các bài Tuy Lý Vương - thi sĩ Tàu, Công của thi
sĩ Tản Đà, Đôi lời tự thuật Thơ Thơ, Thơ ngắn, Thơ khó, Thơ của người, Thơ
ái tình. Tính cách An Nam trong văn chương, Mở rộng văn chương, Đàn bà
hay người yêu: ái tình và khuôn sáo, những bài này chủ yếu đăng trên báo
Ngày nay trong khoảng 1937-1939. Ngoài ra còn có tập Thanh niên với Quốc
văn (lấy tên bài nói chuyện với Sinh viên tại trường Đại học ngày 4 tháng 2
năm 1945) cùng một số bài khác như Hàng bia Văn Miếu, Công danh và sự
nghiệp, Cái học quẩn quanh.
2. Hai tập Phấn thông vàng, Trường ca cùng một số tác phẩm lẻ in trong
Tuyển tập Xuân Diệu tập II - NXB Văn học Hà Nội 1987, trong đó chú ý đặc
biệt đến những truyện ngắn liên quan đến đề tài như Người lệ ngọc, Chú lái
khờ, Phấn thông vàng...
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu, chúng tôi kết hợp sử dụng các
phương pháp:
4.1 Phương pháp hệ thống
Nghiên cứu Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945, chúng tôi
xem xét cả những tác phẩm văn xuôi trữ tình cũng như mảng văn xuôi, phê
bình tiểu luận như một hệ thống, có chú ý đến đặc điểm nội dung và nghệ
thuật riêng. Đồng thời, các quan điểm về văn chương của Xuân Diệu được đặt
trong toàn bộ hệ thống và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu để làm nổi bật
quan điểm, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của ông.
4.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Tiến hành khảo sát phân tích các tác phẩm, bài viết tiêu biểu, làm sáng tỏ
khía cạnh nội dung nghệ thuật, đồng thời sử dụng phương pháp nghệ thuật
tổng hợp hệ thống hoá để nhận ra những đặc điểm lớn, có tính đặc trưng.
4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong quá trình phân tích chúng tôi sẽ so sánh, đối chiếu sự tương giao
giữa văn xuôi và thơ Xuân Diệu cũng như trong mối tương quan với một số
tác giả khác để thấy được nét đặc trưng trong cảm quan sáng tác cũng như
phong cách phê bình - tiểu luận của Xuân Diệu so với các tác giả cùng thời
như Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Thạch Lam...
5 .Cấu trúc luận văn
I. Phần Mở đầu
II. Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương I: Tư tưởng của Xuân Diệu về xây dựng nền Quốc văn
mới
Chương II: Quan niệm của Xuân Diệu về văn chương và thi ca.
Chương III: Một phong cách văn xuôi trữ tình và phê bình - tiểu
luận độc đáo.
III. Phần Kết luận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Chương I
Tư tưởng của Xuân Diệu về xây dựng nền quốc văn mớiT
1.1. Sự xuất hiện của Xuân Diệu và những tác phẩm văn xuôi trữ tìnhS,
phê bình - tiểu luận trong bối cảnh văn chương đương thời.
Xuân Diệu đã sớm nổi tiếng từ những bài thơ đăng báo từ giữa những
năm 30 và thực sự được thừa nhận như một nhà thơ đặc sắc hàng đầu của Thơ
mới với hai tập thơ Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945).Đã có biết
bao nhiêu định ngữ gắn liền với các tên Xuân Diệu ngay từ khi nhà thơ trẻ
xuất hiện trên thi đàn Thơ Mới. Thế Lữ, người đã có công đầu trong việc gây
dựng phong trào Thơ mới và được coi như nhà thơ xuất sắc nhất vào giai
đoạn khởi đầu của Thơ mới đã sung sướng nhận ra Một nhà thi sĩ mới - Xuân
Diệu. Thế Lữ trân trọng giới thiệu Xuân Diệu trong số Xuân Ngày nay 1937.
Dư luận tiếp tục đánh giá Xuân Diệu bằng những lời ngợi ca nồng nàn nhất.
Ông được coi là nhà thơ " mới nhất trong những nhà thơ mới" (Hoài Thanh),
“thi sĩ nồng nàn nhất" (Vũ Ngọc Phan), đặc biệt trong thơ tình. Dường như
vượt lên tất cả các nhà thơ đương thời, những vần thơ tình say đắm của ông
đã mở ra cho Thơ Mới cả một vườn trần đầy hương sắc.
Xuân Diệu bước vào làng thơ khi Thơ mới đã thực sự thắng thế Thơ cũ
và xác lập vị trí độc tôn của nó trên thi đàn cũng như trong lòng người đọc.
Có thể nói, Xuân Diệu xuất hiện vào thời cực thịnh của Thơ mới và chính nhà
thơ trẻ này càng làm cho Thơ mới càng thêm xuân sắc. Thơ mới thời kỳ này
đã có một đội ngũ nhà thơ đông đảo và tài năng, đã có nhiều tác phẩm không
phải chỉ đủ sức xô đổ những cũ kỹ của Thơ cũ mà còn thực sự cho thấy những
sự lộng lẫy say đắm của một nền thơ ca mới đang có sức hấp dẫn lớn với độc
giả đương thời. Các tác phẩm của Xuân Diệu càng làm Thơ mới giàu sức
quyến rũ. Nhưng khi Xuân Diệu xuất hiện, Thơ mới vẫn còn đang tiếp tục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
vượt lên: biết bao nhiêu vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển của cả nền thơ
khi đó. Báo Ngày nay với mục Tin thơ do Thế Lữ chủ trì vừa đăng thơ vừa
bình thơ, vừa có mục đích khuyến khích sáng tác thơ và có thể nói, "gánh
vác" cả nhiệm vụ dạy người đọc làm thơ thông qua những bài phê bình giới
thiệu, nhiều khi làm cả công việc sửa chữ, uốn vần cho nhiều bài thơ. Hàng
loạt bài phê bình lý luận Thơ mới được đăng tải trên báo chí cho thấy Thơ
mới tiếp tục củng cố những bước đi và thành tựu của nó trên con đường phát
triển. Không còn là chuyện cần đấu tranh với sự trì trệ, sáo mòn của Thơ cũ
nữa mà vấn đề là Thơ mới cần khắc phục những công thức mới của chính nó ,
tiếp tục mở rộng con đường sáng tạo thơ ca.
Đồng thời, nhìn rộng hơn ra nền văn học Việt Nam đương thờ i, công
việc xây dựng nền quốc văn mới được khởi sự từ những năm đầu thế kỷ vẫn
được tiếp tục đặt ra ngày càng cấp bách, đặc biệt trong yêu cầu hiện đại hóa.
Làm sao để xây dựng nền quốc văn mới, vừa có sự tiếp thu những thành tựu
hiện đại của văn học Tây phương, vừa giữ vững bản sắc và tinh thần Việt
Nam.
Luồng gió văn hóa Tây phương đã ùa vào Việt Nam, đem đến biết bao
sự mới mẻ, hấp dẫn và chính nó đã tạo một lực đẩy to lớn cho văn hóa và văn
học Việt Nam trên đường hiện đại hóa. Nhưng đồng thời, người ta đã có thể
nhìn thấy và lo lắng về một cuộc "xâm lăng văn hóa" từ phương Tây. Vấn đề
xây dựng một nền quốc văn mới, thực sự Việt Nam đang trở thành một thách
thức trước những người trí thức và những nhà văn nghệ đương thời. Liệu có
thể tạo nên một sự phục hưng văn hoá, đưa văn hoá dân tộc hoà đồng vào thế
giới hiện đại? Khát vọng ấy đòi hỏi một sự tăng tốc mạnh mẽ và mở rộng
cánh cửa văn hoá ra thế giới. Nhưng tình thế ấy lại đặt văn hoá dân tộc trong
một tư thế chênh vênh: liệu một nền văn hoá “ nhỏ” có thể chống lại ảnh
hưởng áp đặt của những nền văn hoá “ lớn” và có thể chống lại sự cưỡng bức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
văn hoá của chủ nghĩa thực dân phương Tây sẵn sàng xoá bỏ từng bước
truyền thống văn hoá bản địa. Trước tình thế ấy, văn hoá Việt Nam đã thể
hiện một cách ứng xử mềm dẻo, linh hoạt và khôn ngoan, thể hiện rõ bản lĩnh
văn hoá và tinh thần dân tộc trên cả hai phương diện: một mặt, nhanh chóng
và gấp gáp củng cố nội lực văn hoá, vun đắp gốc rễ truyền thống và mặt khác,
tiếp thu mạnh mẽ những tinh hoa, kinh nghiệm của văn hoá hiện đại phương
Tây, và rộng hơn, của cả thế giới văn minh hiện đại.
Nhưng bản thân việc tiếp thu và sáng tạo cũng là một vấn đề không đơn
giản. Có thể thấy điều này qua rất nhiều ý kiến xuất hiện trên báo chí và trong
văn chương. Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh viết trong Lời tựa cuốn Việt Nam
văn hoá sử cương: “ Cái bi kịch hiện thời của dân tộc ta là sự xung đột của
những giá trị cổ truyền của văn hoá cũ với những điêù mới lạ của văn hoá Tây
phương. Cuộc xung đột sẽ giải quyết thế nào, đó là một vấn đề quan hệ đến
cuộc sinh tử tồn vong của dân tộc ta vậy. Nhưng muốn giải quyết thì phải
nhận rõ chân tướng của bi kịch ấy. Tức một mặt phải xét cho biết nội dung
của văn hoá xưa là thế nào, một mặt phải nghiên cứu chân giá trị của văn hóa
mới". Như vậy, vấn đề xây dựng một nền quốc văn mới vừa dân tộc, vừa
hiện đại đang được đặt ra một cách khẩn thiết.
Với tư cách một nhà thơ trẻ, một người có tinh thần tiên phong và nhất
là có một lòng yêu quốc văn tha thiết, Xuân Diệu đã có những tiếng nói tích
cực và đầy nhiệt huyết để xây dựng nền quốc văn mới trong hàng loạt bài viết
về chủ đề này. Sự vồ vập với thơ Xuân Diệu và rất nhiều hào quang quanh
thơ ông đã phần nào lấn át đi một phương diện rất đáng chú ý trong hoạt
động văn chương của người thi sĩ trẻ khi ấy: đó là những tư tưởng đặc sắc của
ông về văn chương và quốc văn được lên tiếng trực tiếp qua các bài phê bình -
tiểu luận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
ở giai đoạn văn học 1930-1945, các thể loại văn học đều phát triển và
đại đến đỉnh cao. Thơ Mới ra đời và đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ với
công lao to lớn của những nhà thơ như: Thế Lữ, Huy Thông, Lưu Trọng Lư,
Văn học giai đoạn 1930-1945, song song với sự thức tỉnh ý thức xã hội
và ý thức cá nhân mạnh mẽ đã mở ra nhiều hướng, nhiều dòng hay có thể nói
nhiều loại hình văn xuôi khác nhau: văn xuôi trào phúng, văn xuôi tả thực,
văn xuôi tâm lý, văn xuôi phong tục... Mỗi loại hình mang những nét thẩm
mỹ riêng, chức năng riêng, cấu trúc loại hình riêng, tạo nên sự đa dạng phong
phú cho mầu sắc của văn xuôi nghệ thuật.
Bên cạnh những loại hình văn xuôi nói trên, trong đời sống văn học
Việt Nam những năm 1930-1945 người ta đã có thể nhận ra một dòng văn
xuôi khác, đó là văn xuôi mang đậm tính trữ tình, được khởi nguồn từ Thạch
Lam, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Ngọc Giao, Đỗ Tốn, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh
Văn xuôi nghệ thuật là một thể loại mới và trẻ, đang trên đường tìm kiếm phát
triển và hoàn thiện về cấu trúc và chức năng thể loại. Các tác giả văn xuôi vẫn
đang tiếp tục đào sâu, mở rộng tầm nhìn tiếp cận xã hội bằng nhiều cách khác
nhau.
Khác hẳn với các thể loại văn xuôi kể trên, văn xuôi trữ tình là một loại
hình phức hợp. Nó vân dụng nhiều phương pháp, kết hợp nhiều yếu tố thể loại
khác nhau tạo nên sự đan cài, khó phân định những tiêu chí thể loại và thẩm
mỹ rạch ròi. Là văn xuôi song lại có rất nhiều yếu tố thơ, khiến cho văn xuôi
đôi khi trở thành những bài văn xuôi đầy sức hấp dẫn, lắng đọng sâu xa. Đồng
thời trong văn xuôi trữ tình lại có sự hài hoà giữa chất hiện thực và chất lãng
mạn, giữa tính thời sự và tính trữ tình, tạo thành đặc điểm và công năng thẩm
mỹ riêng; ở đây có sự tiếp thu, kế thừa truyền thống và ưu thế văn học dân
tộc, đó là thơ ca. Vì thế ta thấy văn xuôi trữ tình du nhập khá mạnh các yếu tố
thơ vào văn xuôi, làm cho nó trở nên thân quen, nồng ấm, tác động mạnh mẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
vào cảm xúc con người thời đại. Loại hình văn xuôi này về cơ bản vẫn mang
đặc điểm của một tác phẩm tự sự nhưng lại xen những đoạn mang tính trữ
tình. Những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả thâm nhập vào câu chuyện và các
biến cố vẫn trong kiểu cấu trúc của các tác phẩm tự sự, kết hợp với cách kể
khéo léo: cốt truyện, nhân vật, người kể cùng hiện diện khiến cho khả năng tự
biểu hiện và cảm xúc trữ tình bộc lộ một cách tự nhiên. Do đó văn xuôi trữ
tình là loại hình nghệ thuật nằm ở khu vực ranh giới giữa văn xuôi và thơ.
Nằm trong dòng chảy của văn xuôi nghệ thuật nói chung và văn xuôi
trữ tình nói riêng, văn xuôi Xuân Diệu lại có đặc điểm riêng mang những nét
đặc trưng của phong cách Xuân Diệu. Nếu như nhiều tư tưởng nghệ thuật
được thể hiện trong thơ, thông qua lăng kính thơ thì văn xuôi Xuân Diệu lại
có ý nghĩa và vị trí riêng. Đó là những phát biểu trực tiếp dưới hình thức
văn xuôi trữ tình những quan niệm của ông về cuộc sống và nghệ thuật.
Văn xuôi của Xuân Diệu là những trang văn rất gần với thơ mà tiêu biểu là
tập Phấn thông vàng, Trường ca .
Song song với những tác phẩm văn xuôi trữ tình, Xuân Diệu còn là một
cây bút phê bình tiểu luận năng động, sắc sảo và đầy nhiệt huyết. Những bài
này chủ yếu đăng tải trên báo trong khoảng thời gian 1936-1945 như: Tuy Lý
Vương - thi sĩ Tàu, Công của thi sĩ Tản Đà, Đôi lời tự thuật Thơ Thơ, Thơ
ngắn, Thơ khó, Thơ của người, Tính cách An Nam trong văn chương, Mở
rộng văn chương, Thơ ái tình. Ngoài ra ông còn có tập: Thanh niên vói
quốc văn, Hàng bia Văn Miếu, Công danh với sự nghiệp, Cái học quẩn
quanh...
Những tư tưởng đặc sắc của ông về văn chương và quốc văn được lên
tiếng trực tiếp qua các bài phê bình N - tiểu luận này. Chúng thể hiện cái nhìn
của ông, suy nghĩ của ông về những vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển của
văn học đương thời. Cho đến nay một số bài viết ấy có vẻ như đã bị lãng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
quên, chúng không có mặt trong các Tuyển tập và Toàn tập Xuân Diệu. So
sánh với những nhà thơ đương thời, người ta có thể đưa ra một nhận xét: ông
là một nhà thơ viết nhiều nhất cũng như đề cập đến nhiều vấn đề trong văn
chương và quốc văn rộng rãi hơn cả những nhà Thơ Mới thời kỳ này.
Trong một số truyện ngắnT, thực chất là những áng văn xuôi trữ tình,
Xuân Diệu đã gửi gắm nhiều quan niệm của ông về văn chương và người
nghệ sĩ. Đồng thời, qua những bài phê bình tiểu - luận của Xuân Diệu, ta có
dịp nhìn lại những tư tưởng của ông để có một chân dung đầy đặn về ông, qua
đó, có thể lý giải những động lực tư tưởng và cảm xúc làm nên cái mới và sức
trẻ trong thơ ông. Cũng qua đó, người ta có thể hiểu thêm những yêu cầu cấp
thiết đặt ra trong sự phát triển của Thơ Mới cũng như của văn chương đương
thời được lên tiếng thông qua một đại diện xuất sắc - nhà thơ trẻ Xuân Diệu.
Những bài tiểu luận, phê bình này cũng còn là một cách bộc bạch con người
Xuân Diệu - tư tưởng và cảm xúc của con người nghệ sĩ trong cuộc đối thoại
với chính mình, với văn chương và thời đại.
1.2. Thiết tha xây dựng một nền quốc văn, một nền văn chương An Nam.
Xuân Diệu được coi là nhà thơ "mới nhất trong những nhà Thơ mới" vì
cảm xúc thi ca của ông trẻ trung mới mẻ, đồng thời cũng là một nhà thơ viết
những câu thơ được coi là “Tây quá" (Vũ Ngọc Phan) “có những lối dùng chữ
đặt câu quá Tây” (Hoài Thanh). Một nhà thơ trí thức Tây học, từng làm công
chức nhà nước bảo hộ (Bỗng dưng thi sĩ hóa Tây đoan) mà lên tiếng một cách
nồng nàn thiết tha về việc xây dựng nền quốc văn mới - điều ấy chứng tỏ tinh
thần dân tộc, lòng yêu văn hóa nước nhà của nhà thơ trẻ là sâu rễ bền gốc đến
ngần nào!
1.2.1. Đề cao tiếng mẹ đẻ, kêu gọi sáng tạo bằng quốc ngữ để xây
dưng nền quốc văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Những tiếng nói thiết tha về quốc văn của Xuân Diệu là sự đáp ứng với
yêu cầu sinh tồn và phát triển của văn hóa Việt trong nửa đầu thế kỷ XX và
cũng hòa điệu với tiếng nói của nhiều trí thức học giả cùng nhiều nhà văn
nghệ khác về vấn đề này. Xây đắp quốc văn, giữ vững bản sắc dân tộc là tinh
thần của văn hóa Việt, của văn học Việt - điều này từng được thể hiện trong
nhiều bài viết. Sáng tạo ra cái của mình, mang bản sắc của dân tộc mình - đó
cũng là điều luôn được quan tâm trong dư luận phê bình. Tính cách An nam
trong văn chương cũng là tên một bài viết của Thạch Lam và đây cũng là một
nhà văn hết sức chú ý đến bản sắc dân tộc trong văn chương. Nguyễn Văn Tố ,
một học giả uyên thâm cả Hán học lẫn Tây học phát biểu: “Mỗi văn chương
có một cái đặc sắc riêng. Văn chương ta cũng vậy, để bỏ mất cái đặc sắc ấy
đi, rất là không nên”. Và so sánh với văn chương nước ngoài, dư luận thời đó
cũng đã có được niềm tự hào và đề cao những tác phẩm Việt Nam: “Ngồi mà
nghiền mãi những khoé văn của Flaubert thì có hứng sao bằng đọc bài văn tả
chân của ông Phạm Duy Tốn? Đem tuồng Andromarque ra mà tỉa tách thì chi
bằng dò cho hết nghĩa Truyện Kiều. Văn ông Alphonse Daudet ở Pháp , tôi
tưởng cũng không hơn văn ông Nguyễn Công Hoan trong những chương
đoản thiên tiểu thuyết” (Nguyễn Triệu LuậtN).
Xót xa về thực trạng văn chương nước nhà còn nghèo, Xuân Diệu kêu
gọi các nhà văn, đặc biệt là tuổi trẻ hãy yêu mến Quốc văn và ra sức sáng tạo
để xây dựng ngôi nhà văn chương không thua kém các dân tộc khác. Như hầu
hết những nhà Thơ Mới “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu trong tình
yêu Tiếng Việt” - tiếng An Nam, lòng tha thiết xây dựng một nền thơ phong
phú trong nền quốc văn nước nhà là chủ đề tập trung trong các bài tiểu luận
của Xuân Diệu.
Để xây dựng ngôi nhà văn chương của dân tộc, trước hết, cần có sự
đoạn tuyệt với văn chương Tàu, với "chữ Tàu". Điều này được Xuân Diệu nói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
lên một cách dứt khoát, mạnh mẽ và không khỏi có phần cực đoan bồng bột.
Có thể coi bài Tuy Lý Vương - một thi sĩ Tàu là một bài viết ít nhiều mang
tính "luận chiến” với cuốn khảo cứu mới xuất bản về nhà thơ này. Sau khi dẫn
hai câu ngự thi “Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán - Thi đáo Tùng Tuy thất
Thịnh Đường” vốn như một niềm tự hào của văn chương nước nhà, Xuân
Diệu bày tỏ thái độ của mình:
"Tuy Lý Vương là nhà thi hào làm mất cả Thịnh Đường? Có lẽ, có lẽ
lắm. Nhưng dường như thời Thịnh Đường ở bên Tàu thì phải. Vậy thì ông
Tuy Lý Vương ấy có quan hệ gì đến tôi, người chỉ biết tiếng Việt Nam? Với
tôi, với văn chương Việt Nam, Tuy Lý Vương chỉ là: "thi sĩ củ khoai" mà
thôi!. Ông giỏi giang đến thế, ông giàu có đến thế, mà ông đành tâm vứt cài
tài của ông vào trong những bài thơ chữ Hán, những bài thơ mà người Việt
Nam và cả người Tàu nữa chẳng biết dùng để làm gì!".
Xuân Diệu phản đối cái mà người ta gọi Tuy Lý Vương là một “ bậc thi
hào” và ông cho rằng cái việc Tuy Lý Vương làm thơ chữ Hán giống như
hành động “gánh vàng đổ xuống sông Ngô”, “đem tài hoa của mình phụng sự
văn chương ngoại quốc”. Và ông trách: “Nếu ông đừng chê tiếng của mẹ ông
thì văn chương Việt Nam thì văn chương Việt Nam tự hào rằng có thể hay
hơn văn chương Tàu, vì trong thơ Việt Nam, làm bằng tiếng Việt Nam, cái thi
tứ lại dồi dào tao nhã hơn thơ Đường nhiều lắm”.
Phê phán giễu cợt Tuy Lý Vương làm thơ chữ Hán, Xuân Diệu không
hề có ý khinh thị văn chương truyền thống. Ông vẫn tỏ ra trân trọng chữ nôm,
văn thơ nôm dùng tiếng mẹ đẻ để ghi lại ý tình: "Trong đôi bài văn thơ chữ
nôm, Thần Siêu Thánh Quát đã tỏ cho ta thấy những đặc điểm rất hay".
Và trong bài này, còn không ít những câu phê phán nặng nề hơn nữa về
văn chương chữ Hán và cả việc cha ông ta đã sử dụng chữ Hán để sáng tác
văn chương, bộc lộ tư tưởng tình cảm của con người Việt Nam. Chắc không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
cần phải đến khi nhà thơ trở thành tác giả của cuốn sách Các nhà thơ cổ điển
(1959), có lẽ chỉ ít lâu sau, chính Xuân Diệu (khi viết bài này mới 21 tuổi) sẽ
nhận ra sự bồng bột trong những câu như thế. Nhưng “thiết tha và bồng bột”
đó chính là cái “tạng” của Xuân Diệu và chính sự bức xúc bảo vệ tiếng mẹ để
và xây dựng một nền Quốc văn đã khiến ông cất những lời nồng nàn và cũng
cực đoan đến thế. Nhưng người ta sẽ hiểu hơn toàn bộ tư tưởng ông trong lời
kết luận cuối cùng:
“Và, thưa các bậc kỳ tài làm văn, làm thơ Tây, nãy giờ tôi chưa nói
mất lòng các ngài, nhưng chắc các ngài cũng khá thông minh để hiểu rằng sở
dĩ tôi cãi kịch liệt về Tuy Lý Vương, là cốt ý cho các ngài cũng tự ngắm các
ngài một chút”.
Qua những lời kết luận của bài viết, người có thể hiểu và thông cảm với
ý kiến của Xuân Diệu: ông không chỉ giễu cợt một thi nhân hoàng tộc làm
những câu thơ hay không phải bằng tiếng mẹ đẻ, mà còn đả kích chua cay
những người lấy tiếng Tây làm phương tiện diễn đạt ý tình trong văn chương.
Hàng bia Văn Miếu cũng đầy tinh thần cảnh tỉnh, luận chiến khi nói về
cách lập thân bằng công danh để đạt trong khoa cử thi chữ Hán thời xưa.
Ông chế giễu tên tuổi những Thái học sinh từng được khắc tên bia đá là
những người chỉ "khéo thuộc lòng, khéo ăn cắp sách, khéo nấu nướng những
món văn sách, kinh nghĩa, nấu giả Đường, giả Tống cũng như người ta nấu
giả cầy và dọn lên cho các quan trường thưởng thức” và do thế, họ chỉ là
những người làm việc không công cho nước Tàu”.
Như chúng ta đã biết, nền thi cử bằng chữ Hán đã bị bãi bỏ năm 1919
nhưng dư âm của nó thì mãi mãi vẫn còn, cụ thể là trong Văn Miếu (Hà Nội)
có hai hàng bia khắc tên các vị khoa giáp ngày trước. Bia làm bằng đá và mỗi
tấm đứng trên lưng một con rùa với ý nghĩa là lưu danh thiên cổ và “sống lâu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
như rùa" - con rùa mà theo Xuân Diệu là biểu tượng của "sự đi chậm, sự lười
biếng, sự ngu độn nữa kia"!
Xuân Diệu đã cho rằng hai hàng bia đá đó là sự mỉa mai cho “phương
danh, quý tính của chư vị Thái học sinh, của những bậc đỗ đạt rất cao, văn tài
rất giỏi, vẻ vang cho nước nhà thuở xưa”. Nhà thơ trẻ mỉa mai: "Chắc những
người có tên trên hai bảng vàng danh dự đó, xưa kia đã chắc mẩm nắm được
hậu thế trong tay, và gật gù làm thêm những sách vở bằng chữ Tàu để sau này
cho con cháu Việt Nam học. - Cũng như bây giờ..." Câu văn buông lửng đầy
hàm ý. Cái hàm ý ấy lại một lần nữa bộc lộ công khai trong lời kết của bài
viết nhằm tới một chủ đích rõ ràng: Cái dụng ý xây đài kỷ niệm cho các ông
nghè, “nay đã hỏng bét” và "Người Việt Nam đời này đã bỏ xó cái “công
danh Tàu” đời trước; còn cái “công danh Tây” đời này, người Việt Nam đời
sau sẽ để vào góc nào? ”
Cũng liên quan đến học vấn và công danh được các thế hệ trước xây
dựng trên nền tảng Hán học, trong bài tiểu luận Công danh và sự nghiệp viết
ngày 20-3-1945) Xuân Diệu nói về khoa cử thời xưa: “Khoa cử là cái khuôn
sẵn của nhà cầm quyền để nắn ép nhân tài. Khoa cử là cái học chật hẹp , cái
học bóp chẹt người ta trong khuôn khổ một câu văn, trong sáo hủ của vài ý
tưởng chính thức được nhà cầm quyền công nhận, cái khoa cử ấy nó nghiêm
ngặt quá, nên nhân tài nào đi qua cũng phải chặt bớt, đẽo bớt, gọt cho nhẵn,
sửa cho cân, đến nỗi ra xong cái khuôn, thì nhân tài đã chết rồi, chỉ còn lại
một ông cống, ông nghè vô vị”.
Tựu trung lại vẫn chỉ là sự đả phá của nhà thơ trẻ với mọi thứ công
danh văn nghiệp xây dựng từ cái vốn ngoại lai và mong muốn tha thiết vun
đắp một nền quốc văn nước nhà - nhất là khi cái nền quốc văn ấy còn đang
trong cảnh “nhà nghèo cơm thiếu”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Cái tâm nguyện thiết tha ấy được nói lên một cách bồng bột và có
những ý không đủ độ sâu sắc và chính xác nhưng cũng đủ sức thuyết phục và
chia sẻ vì nhiệt tình chân thực và nồng nàn trong mỗi bài viết. Và có lẽ nhiều
nhà khảo cứu văn chương chữ Hán đang cố công phục hồi những giá trị quá
khứ cũng không lấy làm phật ý bởi những lời bồng bột của nhà thơ trẻ. Họ
đọc thấy ở đấy rất nhiều sự đồng cảm về sự tha thiết với nền quốc văn Việt
Nam cũng đang thức tỉnh trong chính lòng họ và thúc đẩy những cố gắng âm
thầm của họ. Xuân Diệu là như thế. Với ông, tình yêu là vô biên, tuyệt đích,
dù đó là ái tình hay tình yêu dành cho tiếng Việt:
“Anh em không nghe tiếng mẹ gọi hay sao? Anh em nỡ lòng nào mà
hờ hững cho được! Nhà nghèo mà anh em biết chịu thương, chịu khó, biết cố
gắng, biết hi sinh thì chả mấy chốc mà cái nhà Văn học Việt Nam từ vách đất
mái tranh sẽ hoá nên lâu đài cung điện (Sinh viên với quốc văn).
Trước phong trào "phục cổ", "quay về vốn cũ của cha ông", "nhiều bạn
tân học quay về học chữ Hán", Xuân Diệu viết bài Cái học quẩn quanh. Tiếp
tục phê phán chế giễu lối học nệ cổ, ca ngợi giá trị văn chữ Hán, ông viết:
" Sao chúng ta, người Việt Nam, lại lấy vốn văn chương của người Tàu làm
cái vốn của mình? ". Lấy tiếng Việt, vốn văn chương Việt làm căn cốt cho
mọi sáng tạo - tư tưởng ấy vang lên như một thúc giục thiết tha.
Một loạt bài chung một chủ đề: hãy xây dựng nền quốc văn thực sự,
nền quốc học thực sự Việt Nam bộc lộ rõ rệt tình cảm thiết tha của Xuân
Diệu đối với văn hóa văn chương nước nhà.
1.2.2. Mối quan hệ giữa Tính cách An nam trong văn chương và vấn
đề Mở rộng văn chương.
“Tính cách An Nam trong văn chương"và "Mở rộng văn chương" là hai
tiểu luận gắn bó với nhau một cách mật thiết, tập trung thể hiện quan niệm
tích cực, mới mẻ của Xuân Diệu về tính dân tộc trong văn chương và khát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
vọng cách tân, đưa văn chương dân tộc hoà nhập với văn chương nhân loại.
Chúng ta bắt gặp cái tôi của Xuân Diệu với ý thức cá nhân, cá thể đã được
thức tỉnh dám lên tiếng nói thẳng những suy nghĩ riêng của mình. Ông viết :
“Có lẽ ý tôi sẽ ngược với rất nhiều người” song vẫn “mong được cái tự do tư
tưởng”; “nói những điều tôi thành thực tin”; và dám cam đảm chấp nhận” dù
bị công kích cũng đánh”. Một thái độ dũng cảm của tuổi trẻ, hay đúng hơn,
của một Xuân Diệu trẻ tuổi đầy tự tin vào tư tưởng của mình.
Đứng vững trên lập trường dân tộc, với nhiệt tình yêu nước của tuổi trẻ
Xuân Diệu phê phán kịch liệt những tư tưởng cố chấp , hủ lậu nhân danh
thuyết “Tính cách An nam” nhưng thực ra đã biến cái thuyết đẹp kia thành
một thuyết chật hẹp, nông nổi. Xuân Diệu thẳng thắn bầy tỏ thái độ:
“Chúng ta phải giữ gìn cho tính cách An Nam. Điều ấy rất phải.
Nhưng giữ gìn bờ cõi có phải là đóng hết cửa biển, tuyệt hết giao thông, bế
tắc cả nước lại đâu! Giữ gìn không phải là đánh tâm mến yêu một cảnh nghèo
đói”
Nhà thơ tin vào quy luật đào thải tự nhiên của văn chương: những cái
phản với tinh thần quốc văn tất phải tiêu diệt, cái gì không hợp với tiếng Việt
Nam tất phải chết. Xuân Diệu phê phán lối văn nô lệ cho văn Tàu hay văn
Tây đồng thời rất quan tâm đến vấn đề mà ngày nay chúng ta vẫn thường gọi
là bản sắc dân tộc: “Văn mỗi nước có một tinh thần, khó diễn tả cho rõ được,
ta phải có một thứ cảm xúc riêng để cảm nghe cái tinh thần ấy”. Và cái bản
sắc riêng ấy, tức là tính dân tộc của văn học, hay nói theo cách diễn đạt của
tác giả lúc bấy giờ: “ Tính cách An Nam trong văn chương” được Xuân Diệu
quan niệm một cách rất cởi mở.
Trước hết, “Văn chương Việt Nam được giữ gìn một cách chắc chắn là
tiếng Việt Nam; có hình thức, có mẹo luật riêng” và có cả một “tinh thần
riêng mà ta cảm nghe rất rõ”. Vì vậy, dùng Tiếng Việt (chữ Xuân Diệu dùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
là tiếng An Nam) như một khí cụ, dùng đúng, dùng cẩn thận theo tinh thần
Việt Nam thì nhất định văn ta là văn Việt Nam. Quan điểm này đặt vào hoản
cảnh ra đời của nó khi mà sau gần chín thế kỷ, văn học nước ta vẫn còn nặng
nề với những điển cố, điển tích, Hán tự, khi mà dân tộc ta dù đã có chữ viết
nhưng trong nhà trường để đào tạo ra tầng lớp công chức Tây học , nhà nước
thực dân thống trị chỉ daỵ học bằng tiếng Pháp, còn Tiếng Việt lại bị kinh bỉ,
khinh rẻ, chúng ta mới thấy hết được ý nghĩ sâu xa bền chặt của tình yêu và
cả một thế hệ nhà thơ cùng thời nói chung.
Mặt khác, Xuân Diệu còn lập luận: “Chúng ta là người An Nam, có
chịu ảnh hưởng Âu Tây, nhưng vẫn là người An Nam. Mà người Âu Tây là
gì? Họ cũng là người. Trừ những điều riêng Tây quá, chứ cái “kho” cái “đáy”;
cái “vốn” của con người ở đâu đâu cũng giống nhau”. Do đó “có cái đẹp riêng
của văn mỗi nước và có cái đẹp mà văn nước nào cũng có thể như nhau”. Phải
chăng, ở đây Xuân Diệu là một trong những nhà phê bình, bằng tiên cảm của
một nhà thơ lớn đã thấy được mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính nhân loại.
Và cũng từ đó, Xuân Diệu cho rằng để có tính cách An Nam trong văn
chương, không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi dân tộc mình với những cái đã
có mà còn cần phải “mở rộng văn chương” để giao lưu tiếp thu thêm, để làm
mở mang thêm trí não, tình cảm dân tộc, làm cho “con người” của ta giàu
thêm. Ông đặt câu hỏi: “Cái học Âu Tây đã làm cho chung ta tinh vi, kỹ
lưỡng; vì sao chúng ta không có những điều ấy trong văn học Việt Nam? ” !
Đồng thời cũng như nhiều nhà văn khác, trong quan niệm của Xuân
Diệu, văn chương là một sự sáng tạo, người viết văn còn phải truyền sự sống,
thêm sự sống vào cho người thường, nó không chỉ dừng lại ở sự mô tả mà
thôi đâu, văn chương còn là sự dò xét, sự đoán hiểu.Vì vậy Xuân Diệu nhiệt
tình cổ vũ cho sự tiếp thu và sáng tạo cái mới với mục đích để văn học làm
sao diễn tả biểu hiện cho được sự sống đa dạng, phong phú và phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
không ngừng của tâm hồn con người Việt Nam. Xuân Diệu hào hứng và sôi
nổi: “Chúng ta phải tạo thêm, phải bày đặt ra những cách dùng mới mà xưa
kia các cụ không chịu tìm, vả lại chúng ta ở thế kỉ XX, chúng ta có những cái
phức tạp mà các cụ không có”; “Đốt đi, củi sẽ cháy, tưới đi đất sẽ ướt, ta cứ
nói đến một sự sống mãnh liệt, đầy đủ, tất nhiên những tâm hồn Á Đông sẽ có
sự hưởng ứng. Người Á Đông giấu trong lòng một ngọn lửa thần, như than
lấp dưới tro ta phải làm cho ngọn lửa ấy biểu lộ”.
Tất nhiên cũng phải thấy rằngT, trong cái nhìn và quan niệm của Xuân
Diệu về tính dân tộc thời bấy giờ đôi lúc chưa thể tránh khỏi phiến diện hoặc
cực đoan. Chẳng hạn như ông viết: “Chúng ta nay chịu ảnh hưởng của văn
học Tây Âu, nhưng ta phải ngoan lên nhiều lắm, đã tỉnh dậy nhiều lắm, đã
không nô lệ cho văn học nước ngoài. Ta đã biết làm như La Fontaine: Sự bắt
chước của ta không phải là nô lệ”; chứ ngẫm cái quá khứ văn học của ta mà
xem, cha ông ta đă bắt chước Tàu một cách tệ hại là nhường nào. Đành rằng
ta gần Tàu hơn Tây, nhưng chúng ta xưa đã ăn cắp chứ không chịu ảnh
hưởng”. Chỉ nhấn mạnh một chiều "cha ông ta đã bắt chước Tàu một cách tệ
hại là nhường nào" mà không thấy sự tiếp thu có sáng tạo của cha ông để tạo
nên không ít kiệt tác văn chương, mang đậm tâm hồn và bản sắc Việt Nam -
điều đó phản ánh cái nhìn một chiều và không khách quan của nhà thơ trẻ. Có
lẽ cách nói quá lên này âu cũng là một cách gây ấn tượng và cũng là căn bệnh
thường gặp của những cuộc cách tân ở vào buổi đầu của nó.
1.3. Vấn đề thanh niên với quốc văn.
Thiết tha xây dựng nền quốc văn nước nhà, Xuân Diệu bộc lộ tâm
nguyện và nhiệt huyết ấy trong nhiều bài viết. Và một điều đáng chú ý là ông
đã chia sẻ tâm nguyện ấy trước hết và tha thiết hơn cả với những người đồng
lứa, những trí thức văn nhân thuộc thế hệ ông. Nhà thơ trẻ đã có bài nói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
chuyện Sinh viên với quốc văn - một bài nói với sinh viên trường Đại học
ngày 4 tháng 2 năm 1945- trước ngày 9 tháng 3 (Nhật đảo chính PhápN) chỉ
hơn một tháng và cuộc Cách mạng tháng Tám cũng đã đến rất gần.
Đó trước hết là một cuộc nói chuyện tâm tình, " tâm tình với quốc văn,
tâm tình của chúng ta với quốc văn". Những gì ấp ủ trong lòng nhà thơ về đất
nước, dân tộc càng có dịp bộc lộ mạnh mẽ và tha thiết.
Trước hết nhà thơ nói về tình trạng coi thường tiếng mẹ đẻ, "tiếng nói
của mẹ Việt Nam ". Với nhiều sinh viên khi đó, " có cái gì như là khinh khỉnh
đối với quốc ngữ. Ông giáo giảng văn, các bạn nghe bằng lỗ tai chểnh mảng"
vì còn cố làm bài luận Pháp văn cho kịp nộp! Với lối học coi thường tiếng
Việt, cái thứ tiếng bị coi là "nôm na mách qué" như thế, làm sao tuổi trẻ có
thể hiểu và cảm được cái hay của những áng văn chương dân tộc.
Sau khi nhấn mạnh tình trạng quốc ngữ, quốc văn bị "bỏ hoang", Xuân
Diệu nói về việc sinh viên phải có bổn phận với quốc văn. Nhà thơ nhấn
mạnh: "Trong những việc hệ trọng, tất phải có việc ra sức vì quốc văn", bởi vì
sinh viên là những học sinh bậc nhất, những thanh niên may nhất, học cao
nhất. Nếu sinh viên, bên cái học nhà trường, không nghĩ đến cái học quốc
ngữ, thì những người nhiệt tâm với quốc ngữ đều là những người khác hay
sao? ".Xuân Diệu ví von: tiếng Việt chỉ như người "mẹ nhỏ" so với tiếng
Pháp ở vị trí "mẹ cả", nhưng người con vẫn phải dành phần thiêng liêng nhất
cho mẹ đẻ của mình; tình cảm ấy dù có phải che giấu đi, thì "càng che giấu lại
càng thắm thiết, càng lấp vùi lại càng nóng hổi, càng chặt đẽo lại càng nở lộc,
đâm chồi".
Bài tiểu luận này của Xuân Diệu cũng đề cập đến những công việc cụ
thể phải làm với quốc văn. Qua những ý kiến của nhà thơ, người ta có thể
nhận ra phần nào thực trạng quốc văn ở thời kỳ này và những việc thiết thực
mà sinh viên, trí thức phải làm để xây dựng và củng cố quốc văn. Trước hết,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
đó là công việc dịch những tinh hoa văn chương thế giới. Không phải là dịch
cẩu thả, không phải là dịch qua bản dịch của một ngôn ngữ khác mà phải dịch
tận nguồn. Nhà thơ xót xa với tình trạng "cái gia tài văn học của ông cha ta để
lại, hiện nay ta chưa khai thác gì cả". Phải nghiên cứu, tìm hiểu nhưng phải
làm công việc đó một cách nghiêm cẩn, sâu sắc. Và sau tất cả những điều ấy,
là phải sáng tác, sáng tạo cho nền văn chương nước nhà. Xuân Diệu dành
những lời trân trọng nhất đề cao văn chương sáng tác: “ Viết bài này, tôi
muốn dựng lại cái thang giá trị, muốn lập lại các ngôi thứ, muốn dành bậc
nhất cho văn sáng tạo. Tôi muốn nhắc cho công chúng nhớ rằng chỉ có văn ở
đầu óc ta nghĩ ra, còn mang vết máu tuỷ của ta, mới là đáng kể. Tất cả những
cái khác chỉ có giá trị của những tài liệu. Những văn mượn, văn dịch chỉ là
những món phân để vun bón cho những lá, những hoa của văn nước nhà...
Chúng ta tha hồ dịch, dịch tất cả văn hay ngoại quốc, thu thập rất nhiều của
lạ, nhưng trí sáng suốt của ta không lầm lẫn bao giờ, không xao lãng sự sáng
tạo của chúng ta". Chỉ có như thế, văn chương nước nhà mới phát triển, "chứ
không lơ thơ lẻ tẻ nhơ cái cảnh chợ chiều hiện nay".
Với tư cách là người đi trước cùng với uy tín của một tên tuổi lừng lẫy
trên thi đàn, Xuân Diệu tiếp tục đi xa hơn trong việc vạch ra và phê phán
"những tật xấu trong tinh thần A đông" - những tật xấu này sẽ làm phương
hại, trì trệ đến công việc xây dựng quốc văn. Đó là lối lười suy nghĩ, chỉ dập
khuôn theo cổ nhân, theo Tàu; phải thực sự cúc cung tận tụy với công việc;
phải làm thực, nghĩ thực chứ không phải bôi phết qua loa như những công
trình khảo cứu, dịch thuật đương thời - ông gọi đó là thứ "voi nan". Nhà thơ
cũng đề ra những điều mà ông gọi là "nguyên tắc" : đó là trọng sự thật, trọng
sự lành mạnh. Giọng văn Xuân Diệu đầy tính phê phán khi ông nói về những
"tài tử văn nhân" sống sa đọa với rượu và thuốc phiện đồng thời gieo rắc cái
đó trong văn chương đương thời. "Họ ca tụng rằng: Khói huyền lên! Khói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
huyền lên!... Họ nói rằng: Nhớ quê sầu trắng một đêm nay... Quê đây là cái
quê nâu của họ, của một bọn người không còn quê hương nào để phụng thờ
nữa cả, cho nên phải lấy thuốc phiện làm quê hương". Một nguyên tắc nữa,
theo Xuân Diệu, đó là trọng sự sáng sủa. Ông phê phán thứ văn chương làm
bộ tân kỳ, bí hiểm, tối tăm. Thứ văn ấy, "nói mà chẳng muốn cho người ta
nghe, thì cứ nói riêng ở trong phòng, chứ sao lại còn in ra thành sách để bán?
". Không gọi đích danh tác giả của các "hiện tượng" được đem ra phê phán,
nhưng những sinh viên, những độc giả thời ấy hẳn cũng nhận ra những hiện
tượng, những tác giả văn chương này.
Một lần nữaM, người ta lại thấy thái độ thẳng thắn nhìn vào sự thật của
văn chương đương thời, dũng cảm lên tiếng về nó là sự thể hiện trực tiếp nhất
tình cảm nồng nàn yêu mến của Xuân Diệu đối với quốc văn. Sáng tạo , xây
dựng là cho hôm nay và cho tương lai. "Phải học quốc ngữ, để mà viết quốc
ngữ, phải làm ra sách hay bằng quốc ngữ, để cho các em của ta lớn lên, chúng
nó được hưởng cây nhà lá vườn", để chúng khỏi "như chúng ta hiện nay, phải
đi lang thang xin xỏ ở văn học ngoài những thứ cần thiết".
Nhà thơ kết thúc bài viết bằng những lời tha thiết và tin tưởng: "Nhà
nghèo mà anh em ta biết chịu thương chịu khó, biết cố gắng, biết hi sinh thì
chả mấy chốc mà cái nhà văn học Việt Nam, từ vách đất mái tranh sẽ hóa nên
lâu đài cung điện. Thưa anh em, văn học Việt Nam đang mong mỏi ở mỗi
người chúng ta!".
1.4. Tư tưởng văn chương và quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua
phê bình.
Trước 1945, Xuân Diệu không viết nhiều bài phê bình trực tiếp về một
tác giả, tác phẩm thơ. Dường như những tác giả, tác phẩm nào thực sự gây
cho ông những ấn tượng sâu sắc, gợi cho ông những suy nghĩ và cảm xúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
mạnh mẽ mới tạo nên cảm hứng cho ngòi bút phê bình Xuân Diệu. Bời thế,
những bài viết về thơ Tản Đà, thơ Huy Cận có thể được coi là những bài tiêu
biểu và đầy giá trị của ngòi bút phê bình văn học của Xuân Diệu .
Về Tản Đà, Xuân Diệu đã có những bài tiểu luận như Công của thi sĩ
Tản Đà và Một vài kỉ niệm về yêu thơ Tản Đà. Nói về Công của nhà thi sĩ lớp
trước Tản Đà, mở đầu bài tiểu luận, Xuân Diệu khẳng định: “Tản Đà là người
thi sĩ đầu tiên, mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tàn Đà là người thứ nhất
có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng bạo dạn, dám giữ
một bản ngã, dám có một cái “Tôi”. . Để làm rõ hơn thái độ khẳng định qủa
quyết của mình, Xuân Diệu phân tích, lý giải, so sánh bằng cách gợi lại truyền
thống dân tộc và đặt Tản Đà vào bối cảnh chung của nền văn học nước nhà:
“Chúng ta nói sự thật, thì chúng ta nói rằng trong văn học Việt Nam,
những chân thi sĩ không nhiều, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Xuân Hương, số
thi sĩ chân thành đếm không đủ lên mười ngón tay".
Từ xưa hồn thơ Việt Nam tù túng trong khuôn khổ của lễ nghi, đạo
đức. Tản Đà sinh vào hồi giao thời lúc thơ cổ vào hồi tàn lụi, và thơ kim
đương phôi thai. Không ai khác mà chính là Tản Đà bắt đầu ca lên những điệu
mới, đầy rẫy hồn thơ: "Giữa lúc thơ Việt Nam khô khan ở trong dấu xe cũ,
giữa lúc lối “thơ Nam Phong” trị vì một cách bệ vệ, dùng những tiếng lớn nói
những chuyện con, diễn những ý sáo bằng những lời sáo hơn bội phần, giữa
lúc trống rỗng và buồn tênh, Tản Đà đem đến một hồn thơ, Tản Đà cho văn
học Việt Nam một thi sĩ”. Bằng niềm tri ân tinh nhạy giữa những tâm hồn
đồng điệu, Xuân Diệu phát hiện lên những cái mà “lần đầu” thi sĩ Tản Đà
đem đến cho thơ Việt Nam: lần đầu tiên, người ta được nghe một giọng nói
dịu dàng trong trẻo, nhẹ nhõm có duyên của “một tấm lòng thực thà hé phơi,
và người ta cảm động”; lần đầu tiên, Tản Đà dám vẩn vơ, dám mơ mộng, dám
cho trái tim và linh hồn được có quyền sống cái đời sống của chúng, lần đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
tiên “ông tự nhiên để cho bản ngã của mình tràn ra ngoài khuôn khổ”. Những
nét đặc sắc ấy chính là phong cách nghệ thuật và đóng góp của thơ Tản Đà:
“Say, Ngông và Mộng, ba điểm ấy làm cho thơ ông nhẹ nhàng phóng khoáng.
Tản Đà đã có một bản ngã, đó là công trình của ông trong thơ Việt Nam”. Và
Xuân Diệu phê phán, tranh luận: “Thế mà xưa kia có người thấy đó là một
điều đáng mỉa mai trách móc. Sao nhà học giả đeo kính lại muốn cản đường
của nhà thi sĩ đeo hồ lô? ”. Ngòi bút phê bình của Xuân Diệu trong một ít
dòng, quả là đã phơi bày những khía cạnh bản chất nhất của hồn thơ Tản Đà.
Đồng thời, Xuân Diệu cũng nhấn mạnh tính chất An nam trong thơ
Tản Đà - cũng là một cách khẳng định quan niệm về Tính cách An Nam
trong văn chương. Xuân Diệu khẳng định: “Là thi sĩ đầu tiên trong thơ Việt
Nam hiện đại, là cái mầm thứ nhất của thơ chân thành, Tản Đà còn là thi sĩ rất
An Nam, có thể nói là hoàn toàn An Nam. Đó là một điều không dễ”. Ông chỉ
ra tính dân tộc trong thơ Tàn Đà với “những vần thơ nhẹ nhàng, phất qua như
gió”, “những câu ca có duyên, những đoạn phong dao mộc mạc” mà Tàn Đà
thể hiện rất thuần thục, rất trong trẻo như hơi thở tự nhiên của phong cách
Việt Nam; rồi ngay cả cách hài hước bóng bẩy, vừa ngộ nghĩnh, điểm một thứ
hóm hỉnh nhẹ nhàng, đặc biệt là Việt Nam. Không những vậy, khi Tản Đà
làm thơ thất ngôn Đường luật, cũng không chút gì gò gẫm khó khăn như các
cụ nhà Nho thuở trước vì thi sĩ đã am hiểu tường tận tiếng nói dân tộc. Cũng
vì vậy, thơ Tản Đà đã có sức phổ biến rộng rãi, đi đến mọi hạng người.
Xuân Diệu khép lại bài tiểu luận với những dòng đầy tự tin và ân
nghĩaX: “Chúng ta từ nay có một tâm hồn khúc chiết, dù xu hướng về một lối
thơ hợp với những tình cảm mới, chúng ta vẫn yêu và kính phục luôn luôn
nhà thi sĩ thứ nhất đã cho chúng ta nghe những khúc giáo đầu đặc biệt tài hoa,
những khúc giáo đầu của thơ hiện kim, của Thơ Mới” ( ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Trong bài tiểu luận “Một vài kỉ niệm về yêu thơ Tản Đà”, vừa như một
bài phê bình, vừa như một hồi ký, Xuân Diệu đã xúc động kể lại: “Tôi sẽ là
người bội bạc nếu tôi quên cả một thời tuổi nhỏ, thời tôi đã yêu, đã mê thơ
của thi sĩ Tản Đà...Cả một thời thơ ngây của tôi đã nhuần thấm cái vẩn vơ, cái
mộng của người trích tiên, tôi đã có một cớ để yêu người đến mê say”.
Từ lúc muời ba tuổi đã chép những bài thơ của Tản Đà vào sổ con với
“cảm giác mơ hồ như hứng lấy một bóng trăng thanh” và “mờ mờ hiểu ra
rằng người thi sĩ là lạ, khác khác, không phải những người quen biết” mà
mình đã gặp, để rồi càng xem càng thấy cái tài đặc biệt của Tản Đà. Càng
ngày, như Xuân Diệu nhớ lại, ông giác ngộ ra rằng “những bài thơ đạo mạo,
hoặc sâu thẳm, nhưng bao giờ cũng khô khan, nhạt nhẽo đăng ở Nam Phong
thì bì sao được những câu ca dao bay bổng của Nguyễn Khắc Hiếu đăng ở
Hữu Thanh”.
“Trong năm sáu năm trời“,từ lúc sơ học đến lúc thi Thành chungt, thơ Tản Đà
nuôi lòng yêu thơ của tôi. Chung quanh Tản Đà, những người khác làm
những bài thơ không một chút rung động. Thơ Mới chưa ra đời, thơ cũ lặp lại
những câu sáo; tình yêu của tôi đi đến Tản Đà như đi đến người thi sĩ độc
nhất của Việt Nam.”
Xuân Diệu mê và phục Tản Đà từ “cách dùng từ tinh xảo”, “mẹo luật li
kì và một âm nhạc chảy trôi, bay bướm”, mê từ “những vần giản dị, êm ngọt,
đọc nghe lanh lảnh bên tai” đến “những câu thoát dịch thơ Tàu”. Yêu thơ, yêu
lây đến văn, yêu đến trở thành độc giả trung thành và ngong ngóng đợi chờ
từng số An nam tạp chí để được đọc thơ Tản Đà. Tuy nhiên cũng ở hồi ức
này, đoạn cuối Xuân Diệu viết: "Càng lớn tôi càng cần sự tha thiết, sự mãnh
liệt mà tôi không thấy trong thơ Tản Đà. Cái thích hôm nay không giống cái
thích ngày trước và một ngày mai không còn cái thích hôm nay”. Có thể nói,
Xuân Diệu qua bài phê bình Tản Đà đã từ lòng yêu mến, sự ca tụng nhà thi sĩ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
này mà nhìn ra con đường đã qua và cả những yêu cầu mới của thơ ca hiện
đại. Ông đã biết từ đó, chọn một con đường cho hướng đời và hướng thơ của
mình. Đó là bản lĩnh của một nhà thơ lớn, nhà phê bình lớn trong tương lai.
Hơn cả ý nghĩa phê bình một tác giả, người ta có thể đọc thấy ở hai bài
phê bình thơ Tản Đà không ít vấn đề của đời sống thơ ca đương thời. Đó là
cách mà những nhà Thơ mới, mà ở đây là Xuân Diệu đánh giá trân trọng và
công bằng về Tản Đà, một nhà thơ tài hoa, dù thuộc về lớp nhà Thơ cũ, nhưng
đã có công mở đầu cho bước chuyển mình đầu tiên của Thơ mới. Các nhà
Thơ mới trong công cuộc tạo ra một cuộc cách mạng trong thi ca, đã phê phán
quyết liệt thơ cũ. Và khi Thơ mới, như một điều tất yếu, đã chiến thắng Thơ
cũ, phát triển và trưởng thành thì lớp nhà thơ mới đã nhận ra rằng nhiều
người thuộc lớp thơ cũ ấy, đặc biệt là Tản Đà chính là người đã góp phần
quan trọng vào sự hình thành Thơ mới. Tản Đà là người đầu tiên dám khẳng
định bản ngã, khẳng định một cái tôi trong thơ, biểu lộ một thái độ dám là
mình, phơi bày mình một cách thành thật trong thơ cùng với cả một kho kinh
nghiệm vận dụng tài tình ngôn ngữ thi ca tiếng Việt. "Từ xung khắc đến hòa
giải với truyền thống" (Trần Đình HượuT), tinh thần ấy được thể hiện ở
những bài viết của Lưu Trọng Lư trước đó về Tản Đà, và càng được thể hiện
rõ hơn và tha thiết hơn nữa trong hai bài viết của Xuân Diệu về Tản Đà.
Hoài Thanh sau này cũng đã đánh giá trân trọng Tản Đà trong Hhi
nhân Việt Nam năm 1942 khi tổng kết về phong trào Thơ mới. Hoài Thanh
viết: "Tiên sinh đã cùng chúng tôi chia sẻ một nỗi khát vọng thiết tha, nỗi
khát vọng thoát ly ra ngoài cái tù túng, cái giả dối, cái khô khan của khuôn
sáo.. . Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ
đương sắp sửa". Những lời ấy không phải không chịu nhiều ảnh hưởng của
những ý kiến đánh giá của Xuân Diệu về Tản Đà qua hai bài viết này năm
năm trước đó (1937) .Chính Xuân Diệu là người đầu tiên nhận ra những điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
này: "Chúng ta vẫn yêu và kính phục luôn luôn nhà thi sĩ thứ nhất đã cho
chúng ta nghe những khúc giáo đầu đặc biệt tài hoa, những khúc giáo đầu của
thơ hiện kim, của Thơ Mới”.
Khác với bình luận thơ Tản Đà, khi giới thiệu thơ Huy Cận (1939) và
viết Lời tựa cho “Lửa thiêng” (1940), Xuân Diệu không phải chỉ giới thiệu
thơ của một người bạn thân thiết “đã giáp một năm nay đi tới giữa chúng ta
với những bài thơ đặc biệt" mà là một cách đi vào khám phá thế giới tâm hồn
của một thi sĩ. Ông nhận ra ở Huy Cận một “tâm hồn có nhiều hương vị, một
kho tàng tuy đương hỗn tạp nhưng thực sự là giàu”. Ông biểu hiện thái độ
hào hứng trân trọng của mình đối với một thi tài mới xuất hiện, rộng hơn, đối
với “cái đương dậy, cái đương lên” của Thơ mới.Theo Xuân Diệu, đó cũng là
bổn phận của mọi người yêu thơ đối với văn chương Nam Việt tức là phải
“ráng thấu hiểu để yêu mến những văn tài mới lên”. Những gì Xuân Diệu nói
trong bài viết sẽ chẳng bao lâu được chứng minh: Huy Cận ngày càng trở
thành một nhà thơ có vị trí quan trọng của Thơ mới và được người đọc yêu
mến.
Mượn lời Thế Lữ khi giới thiệu thơ mình, Xuân Diệu khẳng định Huy
Cận cũng là “một người của đời, một người ở giữa loài người”, “ông không đi
giữa lối thơ phù phiếm, mộng mơ”. Thơ Huy Cận cũng mang đặc tính chung
của Thơ khó; thơ không thật nệ vào ý mà luôn gợi mở một vũ trụ mênh mông,
một không gian mơ hồ. Điều đó khiến nhiều bài thơ của Huy Cận dường như
khó hiểu nhưng kì thực không có gì bí hiểm. Những bài phê bình thơ này báo
hiệu một năng lực cảm nhận tinh tế, giàu sức phát hiện của nhà phê bình
Xuân Diệu. Ông chỉ ra được những đặc sắc của hồn thơ Huy Cận ngay từ
buổi đầu qua “Lửa thiêng” với chất “ôm nhiều vũ trụ”, với "cảm giác không
gian" mênh mông, với vẻ đep “thầm kín rạo rực” “không phô bày” “phảng
phất một linh hồn Đường thi”, “nóng chảy bên trong, e lệ bên ngoài, hay nói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
nhỏ và hay làm thinh để men lòng càng rạo rực hơn nữa”, “một tâm hồn hay
lặng yên để nước mắt chảy, không biết khóc cái gì, vừa mạnh vừa yếu, rất
mới và rất xưa, rất Âu Tây và rất Á Đông, nghĩa là cả con người, con người
phức tạp muôn thuở”.Sau này, những ý kiến đánh giá về Huy Cận có vẻ cũng
không vượt xa nhiều những ý kiến trên của Xuân Diệu về nỗi sầu vũ trụ, về
hơi Đường thi cổ kính trong thơ Huy Cận.
Và cũng chỉ có Xuân Diệu, nhà thơ của tuổi trẻ, tình yêu, bạn thân của
Huy Cận mới nhận ra ở "chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm" có một tâm
hồn hiền hòa và là một chàng trẻ tuổi đa tình với những vần thơ ái tình trong
trẻo. Nhà phê bình ví von: “Huy Cận đa tình, tâm hồn ông là một cô gái xưa
rón rén, ung dung, trông nết na dè dặt, kì thực hay liếc trộm và rất ưa viết thư
tình”.
"Có lẽ, Xuân Diệu là người viết đầu tiên và cũng là người viết kĩ lưỡng
nhất về thơ Huy Cận. Thực ra Xuân Diệu biểu dương thơ Huy Cận qua Lửa
thiêng, cũng chính là khẳng định sự chiến thắng của cả phong trào Thơ Mới:
“Không phải rượu đã rót vào chén” mà là “men đường lên”, “Không phải là
hoa sẵn trên cành” mà là “dòng nhựa đương chuyển”, không phải là “một lời
hứa hẹn nữa” mà đã là nụ lộc xanh tốt, đem đến một hương sống lạ lùng [2,
57].
Kết hợp với những ý tưởng trên, chúng ra thấy ngay từ đầu Xuân Diệu
cũng như một số nhà thơ, nhà phê bình thời ấy quan niệm Thơ Mới sở dĩ
thành công không chỉ là sự tiếp thu thơ ca Âu Tây mà còn là sự góp nhặt “bao
nhiêu cái đẹp tốt của Á Đông, nhất là cái lửa tro nồng ấm ở bên trong và cái
xa vắng mênh mông của Thời cũ”. Qua ý kiến Xuân Diệu, có thể thấy Thơ
mới đang nhận ra mình trong từng bước phát triển của nó. Nó nhận ra rằng
phải biết tự phê phán cái yếu kém của chính mình, phải hào hứng nồng nhiệt
mở rộng giao lưu tiếp thu cái mình chưa có, nhưng không bao giờ xa rời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
nguồn cội, Cũng như cây có rễ càng sâu thì bóng cành mới có sức vươn cao
lan toả. Và cũng chính trên tinh thần này mà những nhà Thơ mới không trở
thành những người "thất cước": chân họ vẫn đứng vững trên truyến thống thi
ca dân tộc, vẫn thu hút vào mình "cái lửa tro nồng ấm và cái xa vắng mênh
mông của Thời cũ" để từ đó có được sức sống và sự giàu có tinh thần để tiếp
tục làm "một cuộc cách mạng trong thi ca". Cũng từ những bài phê bình tiểu
luận này, một lần nữa Xuân Diệu bày tỏ quan niệm về văn chương và thơ của
mình, tiếp tục nhấn mạnh tư tưởng về “Tính cách An nam trong văn chương”
và sự cần thiết phải “Mở rộng văn chương”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Chương II
Quan niệm của Xuân Diệu về văn chương và thi ca
2.1.Quan niệm về văn chương và người nghệ sĩ.
Văn xuôi trữ tình của Xuân Diệu có nhiều nét độc đáo. Chúng tồn tại trong
một hình thức linh động, có khi như một áng tản văn, có khi như một câu
chuyện không có đầu, không có cuối, nhưng lại giúp Xuân Diệu phát biểu
được nhiều suy nghĩ, nhiều tình cảm và bộc lộ những quan niệm về nghệ
thuật và cuộc đời. Điều này được chính tác giả bộc bạch: “Xin đừng tìm trong
Phấn thông vàng những chuyện có đầu có cuối, có công việc, có sáng hôm
trước và chiều hôm sau. ở đây chỉ có một ít đời và rất nhiều tâm hồn hợp lại
thành bao nhiêu nghĩ ngợi bâng khuâng” [3;6]
Ngoài ra còn một số tác phẩm lẻ là những câu chuyện bộc lộ quan niệm
của tác giả về cuộc đời của những người nghệ sỹ trước sự sống. Các tác phẩm
Người lệ ngọc, An ủi giữa loài người, Thơ của Người, Kinh cầu nguyện
của những kẻ đi làm là những tác phẩm tiêu biểu mà ở đó Xuân Diệu gửi
gắm rất nhiều ý nghĩ và tình cảm giành cho công việc sáng tạo nghệ thuật,
một công việc luôn luôn đòi hỏi tình cảm chân thật từ nội tâm của chính
minh, đòi hỏi lòng nhiệt tình, sự say mê dồn tâm lực cho công việc. Tuy mang
phong cách riêng, văn xuôi trữ tình Xuân Diệu không tách biệt hẳn mà vẫn
tuân theo văn mạch chung của văn xuôi nghệ thụât. Tác giả khéo léo xen lẫn
tình tự sự và tính trữ tình, những suy nghĩ chân thành mang đậm cảm xúc của
tác giả. Có thể nói văn xuôi trữ tình Xuân Diệu là một loại văn xuôi nghệ
thuật có sự cân bằng giữa văn xuôi và thơ, có ưu thế biểu cảm hơn là miêu tả,
thiên về biểu hiện chủ quan hơn là tái tạo khách quan. Nhà nghiên cứu Vũ
Ngọc Phan nhận xét: "Trong quyển Phấn thông vàng mà Xuân Diệu gọi là
một tập tiểu thuyết ngắn, tôi chỉ thấy thơ là thơ. Không phải thơ bằng những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
câu văn có vần có điệu, không phải thơ ở những lời gọt đẽo mà thơ ở những
lối diễn tính tĩnh cùng tư tưởng" [28,208]
Đây là một nhận xét hoàn toàn đúng. Điều này cũng được Giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: " Tôi không muốn tách biệt giữa văn Xuân
Diệu với thơ Xuân Diệu. Văn hay thơ thì vẫn là hình ảnh phập phồng. nóng
hổi của một trái tim đắm say sự sống, mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu" [18;98].
Còn chính tác giả trong lời tựa Phấn thông vàng bộc bạch về văn xuôi
của mình: “Những bài ấy không phải là thơ tản văn, không phải bút ký cũng
không hẳn truyện ngắn. ấy là trong tất cả các lối ấy hợp lại với nhau ... Viết
hẳn ra bút ký hay là thơ tản văn, như thế có lẽ trắng đen rõ hơn. Nhưng cuộc
đời đem đến những bài thơ có truyện và những câu chuyện có thơ thì tất nhiên
chúng ta cũng được lưng chừng trên hai biên giới” [3;7].
Đúng vậy, văn xuôi Xuân Diệu trước cách mạng là một phần sáng tạo
có giá trị của Xuân Diệu, làm phong phú thêm cho nền văn xuôi đương thời,
đồng thời khẳng định vị trí đáng chú ý của ông trong dòng văn xuôi trữ tình.
Nghiên cứu văn xuôi trữ tình Xuân Diệu ta không chỉ dược thưởng thức sản
phẩm tinh thần độc đáo của Xuân Diệu ở cả hai phương diện nội dung và
nghệ thuật mà qua các tác phẩm hiểu thêm về quan niệm của ông về con
người và văn chương.
Xuân Diệu đã từng phát biểu quan niệm về nghệ thuật qua nhiều bài
thơ, đặc biệt là bài Là thi sĩ . Bài thơ vừa chứa đựng trong nó quan điểm khá
tiêu biểu của những nhà Thơ Mới lãng mạn, vừa thể hiện rõ cảm quan cá thể
của nhà thi sĩ trẻ về thơ ca và nghệ thuật: Là thi sĩ nghĩa là ru với gió - Mơ
theo trăng và vơ vẩn cùng mây - Để tâm hồn ràng buộc bởi muôn dây - Hay
chia sẻ bởi trăm tình yêu mến... Văn xuôi trữ tình Xuân Diệu có cả một loạt
bài dưới hình thức truyện ngắn, tuỳ bút và cả tiểu luận thể hiện một cách hệ
thống và tập trung những suy nghĩ của ông về nghệ thuật. Có thể nói, rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
nhiều tư tưởng, cảm xúc tràn đầy của ông không thể chuyển tải trong hình
thức ước lệ và nhịp nhàng của thơ, vì thế ông tìm cách trang trải giãi bày nó
trên những trang văn. Đó là những tác phẩm: Người lệ ngọc, An ủi giữa loài
người, Chú Lái Khờ, Phấn thông vàng....
Khảo sát các tác phẩm văn xuôi trữ tình Xuân Diệu chúng ta có thể
nhận thấy, những tư tưởng nghệ thuật tươi mới và độc đáo rất đáng được lưu
ý của Xuân Diệu thời kỳ này.
2.1.1 Người nghệ sĩ phải có một tâm hồn thành thật và một trái tim
đa cảm.
Với Xuân Diệu, thiên tài của người nghệ sĩ là ở trái tim - một trái tim
đắm say giàu tình cảm biết rung động trước cuộc đời. Là nhà thơ của niềm
giao cảm với đời, Xuân Diệu cũng là một nhà văn trữ tình. Linh hồn của mọi
tác phẩm Xuân Diệu thực chất là trữ tình. Phương thức trữ tình là chủ đạo, là
đặc trưng sáng tác của Xuân Diệu. Dù làm thơ hay viết văn xuôi, bút ký, tuỳ
bút..., ông đều thâm nhập vào đối tượng bằng con tim nóng hổi giàu cảm xúc
của mình, sáng tạo nó, chuyển hoá nó để cho nguồn mạch trữ tình tuôn trào.
“Có thể nói trên đời này có bao nhiêu cách để tiếp xúc với đời, Xuân Diệu
đều không bỏ qua và đều khai thác triệt để...Cả một đời lao động miệt mài cật
lực cho đến hơi thở cuối cùng. Vì động cơ nào vậy? Vì đấy là một trái tim
nóng bỏng, trái tim của một con người sinh ra để mà yêu thương, để ca ngợi
sự giao cảm đầy tính nhân bản kia” [18;240]
Ta dễ dàng nhận thấy tính đặc trưng trong văn xuôi Xuân Diệu là ở nội
tâm, là sự giãi bày của chủ thể sáng tạo. Mọi biến cố và chi tiết bên ngoài chỉ
là duyên cớ, nguồn cơn cho khả năng tự biểu hiện mình một cái tôi độc đáo.
Hoài Thanh đã nhắc đến "khát vọng được thành thật" như một khát vọng căn
bản nhất của các nhà Thơ mới khi mà họ cảm thấy muốn phơi bày tận cùng
cái tôi được giải phóng và tự ý thức về nó. Khát vọng thành thật ấy được thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
hiện rõ hơn bất cứ nhà thơ nào khác trong thơ và trong văn Xuân Diệu. Cũng
có thể coi đây là một tiền đề căn bản trong quan niệm của Xuân Diệu về bản
chất của người nghệ sĩ. Xuân Diệu đã tự nói về văn xuôi của mình như sau:
“Trong phần nhiều truyện của tôi, vai chính không phải là một người mà là
một nỗi lòng, một tình ý hay một con vật, một đồ dùng; nói vật, nói đồ dùng
nhưng chẳng qua lấy nó làm cái giá cái giàn để mắc , để cài vào đó nỗi lòng
của mình” [4,7]
Môi trường và hoàn cảnh xuất thân cũng là một yếu tố tác động làm
ảnh hưởng đến cảm quan sáng tác của người nghệ sĩ. Với Xuân Diệu, dòng
máu trung hoà giữa “cha đàng ngoài” “mẹ ở đàng trong” phần nào ảnh hưởng
tới tâm hồn ông. Là thân phận con vợ lẽ, phải xa mẹ từ nhỏ, thiếu tình thương,
nên ông càng khao khát tình thương. Điều ấy giúp ta hiểu ở Xuân Diệu một
trái tim thiết tha vồ vập bám lấy cuộc sống, giao cảm hết mình đối với mọi
người, chia sẻ với mọi người và mong được mọi người chia sẻ. Vì thế, đọc
những trang văn của ông ta thấy rất gần với cuộc đời thực của chính tác giả.
Có thể nói ông đã tự phơi trải tâm hồn mình cuộc đời mình một cách
thành thật trên những trang văn.
Cái tôi độc đáo trong Phấn thông vàng và Trường ca là sự hiển hiện
chân dung người nghệ sĩ, là khát vọng sống giao hoà, gắn kết, là sống một
cách mãnh liệt, đầy đủ với những tình cảm, cảm giác đầy phức tạp nồng nàn
và say đắm. Câu chuyện thể hiện quan niệm về một cái tôi nghệ sĩ hào phóng
và yêu đời, dấn thân vào cuộc sống và đem tài năng, tâm hồn mình hiến dâng
cho đời.
Trong truyện ngắn Phấn thông vàng, nhân vật trữ tình là một chàng
hoạ sĩ đi tìm cảm xúc cho sáng tác vào cái giờ đẹp nhất của buổi chiều.
"Chàng hoạ sĩ nghe lòng thơ thới, linh hồn chàng giãn nở” bởi chàng đã lạc
vào rừng thông đang toả nhị vàng chi chít: “Phấn vàng ở đâu nhẹ tuôn bay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
xuống, quả là một trận mưa phấn vàng”. Nhưng khung cảnh buổi chiều nơi
rừng thông và cả người nghệ sĩ cũng chỉ là tượng trưng ước lệ, bởi vì như
Xuân Diệu viết “cảnh có lẽ ở bên Tàu và người có lẽ ở bên Tây”. Truyện
Phấn thông vàng là chuyện của tâm hồn người nghệ sĩ “chuyện này không
cốt nơi chỗ ở hay cốt chỉ có một chỗ ở: lòng người”. Y hướng "luận đề",
""biểu tượng" của câu chuyện được thể hiện rõ : không có một không gian và
một câu chuyện cụ thể nào, chính lòng người mới là điều cốt yếu mà Xuân
Diệu muốn khám phá. Nhà văn như đang sống trong chính cái quang cảnh mà
mình tạo ra với một niềm say đắm - Xuân Diệu cũng như chàng họa sĩ kia, coi
mình như những phấn thông vàng đang tự hoà mình vào gió và tản bay trong
không gian, với tình yêu dào dạt, để làm đẹp cho đời: “nhị vàng mênh mông
tràn đầy dư dật, cùng nhau viễn hành, sắc vàng khắp nơi. Phấn thông vàng đi
đến sự vu vơ. Có lẽ đằng chân trời, một rừng thông chưa chín hoa, đang đứng
chờ nhị của rừng thông này đến”. Quang cảnh thơ mộng mà chàng họa sĩ
được sống trong vài thời khắc huyền diệu ấy đã làm chàng thức tỉnh. Chàng
đã buồn vì không được yêu và chàng buồn đến không muốn vẽ nữa. Đám bụi
phấn thông vàng mênh mông trong nắng gió đã tiếp thêm sức sống và niềm
yêu đời cho chàng. Chàng sẽ yêu, yêu mãnh liệt cho đến khi được yêu và
chàng sẽ tiếp tục con đường sáng tạo. Và điều quan trọng là cái thông điệp tư
tưởng - thẩm mỹ mà tác phẩm muốn truyền đến người đọc, đến những người
nghệ sĩ: Hãy sống, hãy yêu với tất cả tâm hồn mình. Và mọi sáng tạo đều bắt
đầu từ đó.
Phấn thông vàng thể hiện một quan niệm về người nghệ sĩ của Xuân
Diệu.Chàng hoạ sĩ phải chăng chính là hình bóng của cái tôi Xuân Diệu trước
cảnh phấn thông vàng đang bay miên man trong không gian một cách “phung
phí” và chàng tự nhủ: “ờ sao chàng không phung phí như thông? Sao chàng
nghĩ chi đến sự thiên hạ nhận? ”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Tình người nghệ sĩ cũng như phấn thông vàng vậy, mở rộng, tung bay
để dâng hiến cho đời món ăn tinh thần vô giá mà không hề mưu lợi. Nếu
người đời coi những gì nhận được là hạnh phúc thì người nghệ sĩ lại lấy sự
cho đi, sự ban tặng làm hành phúc. Thi sĩ cứ hãy đắm say trong sáng tạo để
phát hiện đến cùng những tinh tuý nhất của cuộc đời người nghệ sĩ.
Trong truyện ngắn Chú Lái Khờ, Xuân Diệu đã đưa hình tượng Chú
Lái Khờ lên thành biểu tượng của thi nhân, của người nghệ sĩ nói chung.
Người nghệ sĩ tâm hồn giàu có thành thật, khác nào chú lái khờ. Đó là người
có “số thiên kim”, có khả năng làm giàu nơi “mười ngón tay” tài hoa của
mình: “Ngọc vàng sai khiến bốn phương, càng đi, của cải càng chạy về tay
chú lái. Chú giàu có nhờ huyền, ngọc trai, vàng, bạch kim nhưng chú chẳng
hề ham hố giữ gìn tiếc gì nó. Chú ghé vào chốn Hồng Lâu uống rượu, “chú
say, hay chú tự say chứ rượu làm sao say được chú, chú vẫn tỉnh nhưng chú
muốn khờ”. Tính phong lưu, tấm lòng rộng mở chú đã tạo cơ hội cho mỹ nữ,
người đời lấy kết vàng bạc châu báu, lụa là, gấm, vóc. Người đời chưa chịu
lấy hết, chú tự tay lấy để dâng người đời vậy. Mọi người được vàng, bạc một
cách dễ dàng, lại bảo chú là khờ, khúc khích cười chế nhạo. “Chú lái thực sự
là một anh khờ, không biết phòng ngừa, không chịu cẩn thận; ngọc trai đã
mất, bao giờ về Hợp Phố nữa đâu”. Nhưng chú chẳng khờ đâu, chỉ là giả khờ
mà thôi vì “khách có phải là lái buôn đâu, khách là một tấm lòng thơ, trời đem
dạo giữa phong trần, cho đầy thêm cái chất sầu não”. Thông qua hình tượng
chú Lái Khờ, Xuân Diệu muốn phát biểu quan niệm nghệ thuật của mình, nói
lên thiên chức của người nghệ sĩ: Tài năng thiên bẩm của người nghệ sĩ là hết
sức quí giá là bao châu báu ngọc ngà. Để dâng hiến thứ châu báu ấy một cách
vô tư và hào hiệp cho cuộc đời, người nghệ sĩ phải “ghé vào nhân gian, trọ
một vài đêm, tìm đôi an ủi. Người đời tìm đến chàng, ai cũng lấy được ngọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
châu. Và họ lấy chưa vừa ư?, thì người thi sĩ tự tay lấy vào cái lõi sống của
mình mà phân phát”.
Xuân Diệu quan niệm c ông việc sáng tác của người nghệ sĩ là lấy từ
lõi sống của mình những giá trị quí báu và bởi thế là được thể hiện hết mình.
Được nói thực lòng, nói từ nội tâm của chính mình, là một ước nguyện đồng
thời cũng là một quan niệm đúng đắn của người nghệ sĩ , vì sáng tạo nghệ
thuật bao giờ cũng đòi hỏi sự chân thực, phản ánh đúng sự thật vốn có của
cuộc đời, và của cả nội tâm. Ông cho rằng nội tâm giàu có của người nghệ sĩ
có được là nhờ chất liệu cuộc đời, nhờ sự gắn bó của người nghệ sĩ với cuộc
đời. Chỉ có cuộc đời trần tục mới là nơi nuôi dưỡng tâm hồn cao quí của
người nghệ sĩ. Văn chương là của người, thơ cũng là của người và nhà nghệ sĩ
đừng mơ tưởng một thế giới nào khác ngoài cuộc đời ngay ở trần gian này.
2.1.2. Người nghệ sĩ phải là kẻ hiến dâng.
Cả tập truyện Phấn thông vàng là sự lan toả tâm hồn, một nỗi niềm
khao khát, một ngọn sóng triều dâng, yêu thương vỗ mãi vào đời: “Chỉ sợ ta
nghèo không đủ tình để mà phung phí, ta không thèm thiên hạ cho lại, nhưng
ta cứ cho, tự khắc thiên hạ cũng đem đến cho ta”.
Đây giống như một tuyên ngôn nghệ thuật về sự dâng hiến của đời
người nghệ sĩ, suốt đời lo lắng trăn trở, sợ “không đủ tình” để chia cho thiên
hạ. Cho mà không mong được nhận lại. Xuất phát từ ý tưởng trên Xuân Diệu
cứ hồn nhiên mà viết, viết theo tâm tưởng của chính mình để được thoả sức
dâng hiến, giãi bày mọi tâm sự từ cõi lòng mình, tâm hồn mình.
Đúng là một trái tim đang đập theo những nhịp đời, để thấu hiểu ngóc
ngách của cuộc đời. Và như con ong chăm chỉ hút nhuỵ hoa về làm mật, con
tằm cần mẫn nhả tơ làm đẹp cho đời, người nghệ sĩ như ông quan niệm phải
dâng trọn cuộc đời mình cho công việc sáng tạo nghệ thuật, tạo nên: một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
chiếc cầu nối giữa tác giả và bạn đọc, một chiếc cầu bằng tơ, bằng ánh trăng,
bằng những rung động tinh tế của lòng người và những làn sóng dặt dìu của
tạo vật nữa”. [2,419]
Với Xuân Diệu làm thơ, viết văn thực sự là một nghề, đã là nghề thì
phải sống chết với nó, phải vất vả vì nó. Để những cảnh đời, cảnh vật được
lên trang giấy, người nghệ sĩ phải dồn tâm lực, thậm chí phải đau đớn mới có
được. Nó được sinh ra từ những rung động thực sự, từ những say mê sáng tạo
đích thực, từ nhiệt thành cháy bỏng chứ không phải nông cạn hời hợt.
Người lệ ngọc, một truyện có màu sắc hoang đường của Xuân Diệu
được thai nghén trong một thời gian khá dài từ năm 1937 đến 1943 chứng tỏ
sự chiêm nghiệm và nghĩ ngợi kĩ lưỡng điều mà tác giả muốn gửi gắm. Ông
xây dựng hình ảnh Người lệ ngọc - hình ảnh ẩn dụ của thi nhân như một con
người đặc biệt, kì dị. Người đó sinh ra không biết khóc, “trong hai mươi năm
người không khóc, vẫn có đôi mắt ráo khô. Nhưng đôi mắt xanh sâu đẹp chưa
từng có trên đời, mà trong sao! Veo veo như toả ra ánh sáng”. Có lẽ bao nhiêu
cảm xúc đã được tích tụ trong chàng, để rồi bỗng một hôm “cả người chàng
đùn đùn như chứa một cơn giông, xương thịt chuyển như có bão, một ngọn
gió thần chạy đi các ngả, chàng run và tái đi, chàng cảm thấy có một cái gì
vẫn đùn tới như mây, ngập lên như lụt. Ngực chàng tức như sắp tung xương”.
Phải chăng đó là nguồn sống, là xúc cảm đã chín trong thi nhân chờ đợi đã
lâu. Và chàng đã khóc ra những giọt lệ bằng ngọc: Người - không - khóc đã
thành người - lệ - ngọc”. Những giọt nước mắt chính là những hạt ngọc long
lanh trong sáng, vừa vô giá, vừa quí giá vô ngần. Đó chính là hình ảnh kết
tinh cảm xúc, là sự thai nghén để sản sinh cho đời những tác phẩm văn
chương có giá trị đích thực.
Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải có quá trình nung nấu,
phải dày công vun đắp khó nhọc mới có được. Không phải ngẫu nhiên Người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
lệ ngọc với đôi mắt xanh sâu đẹp chưa từng có trên đời phải hai mươi năm
sau mới khóc, mới vọt trào thành lệ ngọc. Điều đó chính là nhờ chàng qua
“Hai mươi năm mục kích bao nhiêu cảnh tượng, chàng chỉ nín lại để kết tinh
cảm xúc, và con mắt ráo chỉ để chờ khóc một lần cho xứng đáng ; cả người
chàng thu vén tâm hồn vật vã mới bật lên thành những hạt lệ châu”. Như vậy
muốn có một tác phẩm nghệ thuật xứng đáng người nghệ sĩ phải toàn tâm,
toàn ý để tạo ra nó, cuối cùng chẳng qua cũng chỉ làm đẹp cho đời, cho phong
phú tâm hồn người đời và người nghệ sĩ lấy đó làm niềm vui lớn nhất của họ.
Giống như Chú Lái Khờ sau khi đã mở rương hòm ban phát cho mọi người tất
cả tài sản của mình, người thi sĩ cũng khờ như chú lái. Sau khi đã ban phát hết
châu báu, chú mỉm miệng cười hân hoan như một vị Phật. Hòm rương tuy nhẹ
nhưng tài chí không vơi thì chú lái còn buồn nỗi chi”.
Có thể nói Xuân Diệu là người hiểu hơn ai hết: tình cho đi không lấy
lại bao giờ nhưng ông vẫn nguyện dâng cho đời khát khao được cống hiến
được lan toả thanh âm và hương sắc cho muôn đời sau. Xuân Diệu cho đó là
niềm an ủi lớn nhất đối với đời người nghệ sĩ. Trong bài An ủi giữa loài
người ông viết: “Tấm lòng thơ của tôi chỉ thấy an ủi khi nghĩ đến người ta.
Người ta sẽ không nghĩ đến tôi, nhưng tôi sẽ không cần họ nghĩ, tôi chỉ thấy
bớt buồn đành sống vui yên. Vì có triệu người ngoài kia...Trước biển loài
người tôi quên nghĩ đến thân mình”. Đây chính là nỗi niềm tâm sự về cuộc
đời người nghệ sĩ cũng có ý nghĩa như một thông điệp về tư tưởng nghệ thuật
mà Xuân Diệu muốn gửi đến mọi người. Một lời tâm sự hết sức thành thật từ
một trái tim chân thành vừa như thủ thỉ chân tình, vừa như khuyên dặn của
một người có ý thức cao về nghệ thuật.
Như trên đã nói, Xuân Diệu thực sự coi lao động nghệ thuật là một
nghề, thành công và thất bại là không thể tránh khỏi. Đồng thời người nghệ sĩ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
cũng chịu không ít những đâu khổ buồn thương từ mọi phía đời sống thường
nhật dội đến.
Lấy hình ảnh Người lệ ngọc làm biểu tượng của người nghệ sĩ, ta thấy
cuộc đời Người lệ ngọc là những lần sinh ngọc kế tiếp nhau, mỗi lần sinh
ngọc đều có sự chuyển hoá chứa đựng một ý nghĩa ẩn dụ khác nhau gián tiếp
bộc bạch quan niệm của Xuân Diệu về nghệ thuật.
Hình ảnh đầu tiên là sự chuyển hoá từ người không khóc thành Người -
lệ - ngọc. Đây là sự chuyển hoá tất yếu của đôi mắt xanh sâu đã chứng kiến
bao cảnh đời. Sau năm năm, tình yêu đến, “bởi tình yêu chàng thêm cảm
thông với vạn vật”. Vậy là tình yêu đã nâng đỡ cho chàng, chàng trở thành
một nghệ sĩ toàn vẹn, “mắt chàng cũng dường bằng thơ phú của thi sĩ”.
Nhưng vì nhu cầu cuộc sống, vì miếng cơm manh áo đeo đẳng bám riết, khiến
cho bao ước mơ cao xa tan biến. Người ta buộc phải làm những gì trái với
hoài bão thuở ban đầu của mình; “hồn thanh cao của chàng đẹp như vũ trụ mà
phải sa vào cái cảnh đem hồn đi rao”. Ngọc dần mất sắc, không trong suốt
như xưa.
Người lệ ngọc càng ngày càng rơi vào cảnh túng quẫn. Chàng đau khổ
bước qua lời nguyền: “Nhất quyết chừa cái nghề bán ngọc, cái sự không phải
của người làm! Thế mà một ngày túng quá, chàng đã nảy ra cái ý rụng rời:
Chàng nghĩ đến những viên ngọc của mình. Chàng bán ngọc đây. Chàng bán
mình đấy! Chàng sẽ tệ hơn người con gái bán thân, chàng sẽ phải bán chính
cái hồn chàng đó. Càng ngày chàng càng trụy lạc dần. Đôi mắt xanh giờ đây
dù sâu hoắm, mầu xanh có bóng mây qua chỉ vì những lần gắng gượng vặn
hồn mình để sinh ra ngọc. Vậy là đầu óc chàng chỉ xoay quanh những kế để
khóc được, chỉ gợi những chuyện trăm thảm nghìn sầu, xót thương li biệt...
Tìm mọi cách kích thích nội tâm, chàng đã thành một cái máy”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Từ cách sinh ngọc một cách thần kỳ và cả cách mất đi, cạn dòng lệ quý
của Người lệ ngọc, ta liên tưởng đến cuộc đời của người nghệ sĩ. Người viết
văn không có con đường nào khác là phải lao động cật lực, phải biết tự yêu
cầu cao đối với công việc của chính mình và phải thực sự có tài, hơn thế nữa
phải tự mình nghiêm khắc với mình. Đem bán rao nghệ thuật một cách dễ
dàng là tự đánh mất giá trị và tài năng thiên phú.Anh ta sẽ thất bại, thậm chí
thui chột mầm văn chương. Đòi hỏi nhà văn phải có tài là một qui luật khách
quan của xã hội, nhờ có tài, người nghệ sĩ mới đem được điều cảm xúc của
mình hoà vào chất liệu của đời sống, của mọi vấn đề mới tạo được tác phẩm
có giá trị lớn.
Đồng thời, công việc viết văn không đơn giản, và rất công phu, vì phải
đối đầu với những thói thường của đời người và của bản thân nghề nghiệp.
Trong cuộc đời lao động nghệ thuật, nếu chỉ muốn có danh lợi, thì sẽ đánh
mất sự hồn nhiên trong sáng của nghề nghiệp. Viết văn cũng phải xuất phát từ
bản chất nghệ thuật, đến với nó bằng thái độ tự nguyện, vì nhu cầu của tâm
hồn, vì sự thúc đẩy bên trong chứ không thể gò ép, khiên cưỡng. Người lệ
ngọc đã bán tài năng và cảm xúc của mình vì miếng cơm manh áo và đổi lấy
một đời sống vật chất đầy đủ. “Nước mắt ngọc đối với chàng đã thành một cái
nghề. Gian nhà ở, bữa cơm; lệ ngọc. Trang giấy viết, bức tranh treo; lệ ngọc.
Gương lược của người yêu, đôi giày, áo mới cùng ở lệ ngọc cả. Cho đến cuộc
chơi thuyền - bữa rượu nhỏ; chút phong lưu nào cũng ở giọt lệ chi ra”. Vậy là
cuộc sống của chàng cần ngọc để bán, chàng phải tự hành xác lấy gai châm
vào quanh mắt để lệ rơi ra, kết ngọc, nhưng bây giờ “ngọc của chàng không
hồn nhiên, đọng phải kích thích vặn vẹo nên kém vẻ đẹp trong cái sáng tinh
tuý mất đi, sắc ngọc mà cũng thấy rõ phần mệt nhọc. Lệ cho ra không trong
suốt như xưa. Một vẻ đục bao lấy viên ngọc , cho đến người mua cũng trông
thấy. Giá ngọc sụt đi”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Cơm áo không đùa với khách thơ là một sự thật khắc nghiệt của cuộc
đời. Nhưng trong mọi hoàn cảnh người nghệ sĩ phải luôn tỉnh táo , giữ minh,
dẫu biết rằng cuộc đời đầy gai lửa và nhiều cám dỗ nếu không vững vàng sẽ
gục ngã, liên tiếp sai lầm, thất bại. Ngọc hết, tình chàng hết. Người lệ ngọc
trắng tay, mình gầy xác ve tâm hồn mệt mỏi chán chường: “ mắt chàng đã đỏ
như san hô. Tất cả điệu nhạc xanh veo veo như toả ra ánh sáng đã biến mất từ
lúc nào! Người mình yêu cũng đã bỏ đi. Thân hình rạc như con ve sắp cuối
hè, đôi mắt như máu mà thêm lửa”.
Mùa xuân đã sang. Pháo giao thừa nổ năm mới đã đến cuộc đời đáng lẽ
sang trang mới tươi đẹp hơn. Song Người lệ ngọc tài hoa mới ba mùa xuân đã
phải trả giá quá đắt cho những gì chàng đã làm. Cuối tác phẩm là hình ảnh
Người lệ ngọc: “Chàng tĩnh tâm. Linh hồn người như thắm lại, hồi xuân. Có
lẽ người đã nhuần thấm trở lại bắt đầu từ phút này”.
Pháo giao thừa nổ như sự bừng sáng của tâm hồn: “ Cả tâm hồn người
đẹp rực rỡ như tự tha thứ... Người lệ ngọc khóc ra máu”. Một lần nữa Xuân
Diệu nói đến sự thức tỉnh, sự thanh lọc chính ngay trong con người nghệ sĩ.
Và như vậy, trong câu truyện Người lệ ngọc này mỗi lần sinh ngọc đều tiềm
ẩn một ý nghĩa, một quan niệm về nghệ thuật văn chương của Xuân Diệu: Có
được một tác phẩm văn chương người nghệ sĩ phải lao động thực sự, phải lao
tâm khổ tứ . Giá trị của mỗi tác phẩm sự trân trọng, quí mến của tác giả đối
với tác phẩm đó phụ thuộc vào ý thức nghệ thuật và sự chân thành, sự hồn
nhiên của người cầm bút. Điều đó làm nên sự thành công hay thất bại của nhà
văn.
2.2. Quan niệm thi ca và nhà thơ:
2.2.1. Sự tinh chất của thơ - Thơ ngắn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Xuân Diệu chủ trương một thứ thơ ngắn – có thể hiểu là ông nói về sự
hàm súc, sự tinh tuý của thơ. Theo ông “cái đẹp chỉ lộ ra trong một chớp
nhoáng. Đấy là cái đẹp ở trên tất cả mọi cái đẹp. Đây là đỉnh cao nhất, mà cái
nhất chỉ có một thôi” vì “cái đẹp chỉ lộ ra trong một chớp nhoáng” nên ta phải
chộp ngay, vồ ngay lấy nó. Chính sau này nhà thơ của chúng ta cũng nhấn
mạnh lại ý tưởng ấy; “ Phải biết lắng nghe, dò xét tâm lí của con người, đặng
mà bắt chộp cho được những trạng thái đặc biệt của tâm hồn, những thoáng
run rẩy của nội tâm.
Đối với Xuân Diệu, thơ là cuộc đời, là tâm hồn, là lẽ sống của ông.
Chính vì thế mà ông luôn khao khát được hoà nhập tâm hồn mình vào những
khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc sống trần thế này. Ông đón nhận chờ đợi
những giờ phút diệu kỳ chợt đến rồi chợt đi. “Xuân Diệu say đắm tình yêu,
say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời
ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha
thiết”. (Hoài Thanh). Sống đã vậy, thơ cũng là một hình thức sống - nó cần
đến cái khoảnh khắc sáng rực ấy, nó cần cái mùi hương, cần cái tinh chất của
đời. Xuân Diệu nói “Ta dàn trải làm gì? Ta hãy đọng lại nơi vài dòng châu
sáng". Ông cho rằng chỉ có thơ ngắn mới có thể thể hiện được tài năng thâu
tóm của thi sĩ và chính là cây cầu chuyển tải những tư tưởng tình cảm giữ con
người với con người, nó làm cho người gần người hơn.
Quan niệm của Xuân Diệu về thi sĩ và những dòng thơ được chắt lọc từ
chính tâm hồn: “Nhà thi sĩ không bán những thùng nước loãng chỉ tốt để tưới
đường cho vạn chân đi, người chỉ tặng một, hai giọt thơm đựng trong bình
thuỷ tinh sáng loáng” thơ như một thứ hương “như một giọt sương tinh mà
gió đêm gieo trên đời làm bằng sự kết đọng của muôn thước - khối bóng
trăng”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Yêu thơ ngắn, thích thưởng thức thứ thơ tinh tuý, hàm súc bao nhiêu thì
Xuân Diệu chối bỏ những bài thơ trường thiên bấy nhiêu. Ông cho rằng “ một
bài thơ dài là một điều vô lý, một sự giả dối, một cách mâu thuẫn nữa”. Vì
sao?- vì một bài thơ dài sẽ làm ta “nhọc mệt, chán chê, bần thần, cho đến khó
chịu”, nó giống như ta “ngửi lâu một mùi hương xói thấm, uống nhiều một
nước rượu choáng nồng” và những bài thơ dài “thực ra chỉ ghép bằng những
bài thơ ngắn: thứ hồ dán thơ tự nhiên phải dã ra để lộ sự gắng công vô duyên
và uổng phí của nghệ thuật. Đóng những khung gỗ đã gắn dát ngọc vào , là
làm một việc mất thì giờ: chất không vĩnh viễn tất phải mục nát, mà có lẽ lại
hư lây đến những của đẹp lẫn trong cát bụi tầm thường”.
Phải viết một bài báo dành riêng cho chủ đề thơ ngắn, Xuân Diệu gửi
gắm trong ấy khá nhiều suy nghĩ của ông về thơ. Phải chăng ông nhận ra
nhiều bài Thơ mới, trong đó có thể có những bài thơ của chính ông còn dàn
trải, kể lể mà thiếu đi sự cô đọng, tinh chất. Một lần nữa, ông lại có dịp trình
bày những quan niệm của ông về bản chất thơ ca như một lời nhắn nhủ chung
cho thi đàn, như một tâm niệm của chính ông? Nhấn mạnh đến sự tinh chất
của thơ- thơ ngắn, nhà thơ trẻ có những cực đoan khi ông phủ nhận thơ
trường thiên nhưng người đọc vẫn có thể tiếp nhận cái lý căn bản trong bài
viết này nó thôi thúc ông lên tiếng: thơ, hơn bất cứ hình thức nghệ thuật nào,
phải biết chưng cất lấy tinh hoa của cuộc đời.
Chính vì yêu thơ ngắn, chủ trương một thứ thơ ngắn như vậy nên ta
thấy hầu hết những bài thơ của Xuân Diệu thường ngắn gọn và súc tích nó
chứa đựng nhiều những ẩn ý sâu xa mà không phải ai đọc một lần cũng có thể
hiểu hết tâm hồn Xuân Diệu. – “một nguồn sáng dồi dào” (Hoài Thanh).
2.2.2. Tính trừu tượng và phức tạp của thơ - Thơ khó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Một nhà thơ luôn viết những bài thơ “sáng trưng”, mỗi lời thơ là một
bộc bạch như Xuân Diệu cũng lại từng bàn đến Thơ khó trên báo Ngày nay
năm 1939. Ông bênh vực thứ thơ khó của Mallarme, Valery, Baudelaire mà
nhiều người cho rằng “bí hiểm”. Ông cãi: “Cái tính cách cốt yếu của thơ là sự
khó. Đó là quan niệm mới nhất, mà cũng đúng nhất. Vì sao? Vì thơ thực sự là
thơ thì phải “thuần tuý”. Người thi sĩ gắng sức đi tìm cái thơ thuần tuý (poesie
pure) nghĩa là đi thu góp những cái tinh hoa, những cái cốt yếu, cốt lõi của sự
vật. Thơ khó là vì nói những điều khó, phải suy nghĩ, phải nghiền ngẫm: khó
vì cách nói khác với cách nói thường”. Xuân Diệu bênh vực thơ khó, đồng
thời cố gắng lý giải sự tồn tại có lý của nó bởi vì “tính cách cốt yếu của thơ là
sự khó”. Xuân Diệu lý giải: “ Thơ khó ấy cũng là do bản thân đời sống có
những điều dễ nói, có những ý tưởng thông thường hễ nói ra ai cũng hiểu
được, có những ý sâu sắc thì không phải ai cũng hiểu, ví như những bông hoa,
có hoa vừa tầm tay hái, có những hoa phải vươn cả mình lên mới ngắt được
và có những bông hoa phải qua đèo, leo núi khó nhọc lắm mới mang được về.
Hơn nữa muốn thực là thơ thì bản thân nó phải có một cuộc sống riêng, nhà
thi sĩ phải biết “thu góp những cái tinh hoa, những cái cốt yếu, cốt lõi của sự
vật” đem kết đọng lại làm nên những câu thơ đậm đà. “Tài liệu thì vấn lấy
trong đời thường, trong cuộc sống hằng ngày, trong những rung động của trái
tim, của xương thịt, nhưng khi đã đem vào thơ thì tài liệu mất đi thành ngọc
châu”. “Thơ khó” vì thơ khác văn xuôi, thơ ở trong một thế giới riêng; thơ
vẫn là sự sống, nhưng là sự đọng lại, kết tinh biến thành cái đẹp.
Để giúp người đọc khám phá sâu hơn vào bản chất của thơ, Xuân Diệu
nhấn mạnh đặc trưng “Thơ khó”.Ông cho rằng có hai loại thơ khó. Có loại
khó cao kì về ý tưởng và cả về hình thức của những người chủ trương rằng
thơ phải khó như hai nhà thi sĩ Mallarme, Valery. Đó là thơ khó do người viết
rất cố gắng, rất xếp đặt, có khi “đặc biệt dụng công làm cho tối nghĩa”. Và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
loại khó thứ hai, “người thi sĩ làm thơ rất tự nhiên, rất vô tâm, thế mà thơ lại
có tính cách khó khăn”. “Người thi sĩ tìm cái đẹp, chứ có tìm cái khó đâu!
Khó hiểu hay dễ hiểu đó là lời bình phẩm của người chứ trong khi làm, người
thi sĩ không ngờ rằng thơ mình lại khó hiểu”.
Vậy thì thơ khó ít nhiều là do sự thưởng thức của người đọc. Mối quan
hệ song hành, song phương giữa nhà thơ và người đọc ít nhiều đã được đề cập
đến trong bài viết. Như đã biết, Xuân Diệu yêu cầu rất cao đối với nhà văn,
đồng thời cũng quan niệm vai trò của công chúng độc giả một cách tích cực :
tác giả phải ngày càng “nấu nướng cho tốt lành nhiều hơn nữa” và độc giả
cũng phải “cải tạo cái lưỡi của mình” mới thưởng thức được cái hay, cái đẹp
của tác phẩm. Ông diễn đạt bằng lí lẽ và cảm xúc:
“Những nhà thơ tận dụng về phần mình, còn công chúng cũng nên ủng
hộ th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945.pdf