Tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: LUẬN VĂN:
Quản lý nhà nước đối với hoạt động
du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực nam đồng bằng Bắc Bộ, cách Hà Nội 96 km về phía
Nam. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam làm ranh giới tự nhiên
giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, là
ranh giới tự nhiên với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc là tỉnh Hòa Bình, phía
Nam là biển Đông.
Ninh Bình có vị trí rất quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hóa giữa
lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi Tây
Bắc và miền Trung. Trên địa bàn tỉnh có các quốc lộ và tuyến giao thông quan trọng chạy
qua như 1A; 10; 12A; 12B, đường sắt Bắc - Nam. Ninh Bình còn có hệ thống sông ngòi
khá dày đặc như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân. Hệ thống
giao thông thủy, bộ tạo thành mạng lưới giao thông rất thuận tiện cho giao lưu, phát triển...
96 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Quản lý nhà nước đối với hoạt động
du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực nam đồng bằng Bắc Bộ, cách Hà Nội 96 km về phía
Nam. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam làm ranh giới tự nhiên
giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, là
ranh giới tự nhiên với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc là tỉnh Hòa Bình, phía
Nam là biển Đông.
Ninh Bình có vị trí rất quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hóa giữa
lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi Tây
Bắc và miền Trung. Trên địa bàn tỉnh có các quốc lộ và tuyến giao thông quan trọng chạy
qua như 1A; 10; 12A; 12B, đường sắt Bắc - Nam. Ninh Bình còn có hệ thống sông ngòi
khá dày đặc như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân. Hệ thống
giao thông thủy, bộ tạo thành mạng lưới giao thông rất thuận tiện cho giao lưu, phát triển
kinh tế của tỉnh.
Tài nguyên du lịch của Ninh Bình tương đối phong phú, đa dạng bao gồm hệ
thống núi đá vôi, rừng, hồ, các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng,... cùng với văn hóa của
cư dân nông nghiệp địa phương. Đây là một lợi thế quan trọng, tạo tiền đề phát triển nhiều
loại hình du lịch phong phú, đa dạng. Tài nguyên du lịch Ninh Bình được phân bố tương
đối tập trung ở một số khu vực chính như Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Kim Sơn, với khu
du lịch nổi tiếng: Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, rừng quốc gia Cúc Phương, khu bảo
tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, suối khoáng nóng Kênh Gà - Vân Trình... Nguồn
tài nguyên văn hóa độc đáo của Ninh Bình có những địa danh điển hình như cố đô Hoa Lư,
nhà thờ đá Phát Diệm, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, chùa Bái Đính... Đây chính là
điều kiện rất tốt cho việc hình thành và phát triển những khu du lịch trọng điểm, có sức
hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước.
Phát huy lợi thế đó, trong những năm qua, Ninh Bình đã tập trung đầu tư phát triển
du lịch đồng bộ trên cả ba nội dung: xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển sản phẩm
du lịch và xây dựng hệ thống cơ sở và đội ngũ nhân viên ngành du lịch. Ngày 13-7-2009,
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về phát
triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Với sự quan tâm chỉ đạo
sát sao và đầu tư thích đáng, các hoạt động dịch vụ, du lịch của tỉnh liên tục phát triển, doanh
thu du lịch năm 2010 ước đạt 559 tỷ đồng, tăng 8,8 lần so với năm 2005.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động du lịch đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và
lợi thế của tỉnh. Chất lượng các dịch vụ du lịch chưa cao; doanh số kinh doanh du lịch còn
khiêm tốn, khách lưu trú, đặc biệt là khách quốc tế ở lại Ninh Bình với số lượng ít, số ngày
lưu trú ngắn... Ninh Bình còn thiếu các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, các khu vui chơi giải
trí cao cấp đạt chuẩn quốc tế. Hơn nữa, tỉnh chưa tạo được sản phẩm du lịch độc đáo, đặc
trưng, có sức thu hút khách. Về quản lý nhà nước, còn lúng túng và thực hiện kém hiệu
quả ở tất cả các khâu, đặc biệt là công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, quản lý các cơ sở du
lịch đảm bảo chất lượng và uy tín đối với khách hàng.
Quán triệt vai trò của hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, Nghị quyết số 15-NQ/TU
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xác định rõ:
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch là trách nhiệm của
các cấp, các ngành và của mỗi người dân… Phát triển du lịch bền vững, từng
bước đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát
triển…[41].
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX cũng đã thông qua phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của nhiệm kỳ 2010-2015, trong đó có các mục tiêu, giải
pháp về phát triển du lịch: "Đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ tăng tốc, để du lịch thực sự trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Mục tiêu đặt ra là phấn đấu khách du lịch đến năm
cuối nhiệm kỳ (2015) đạt 6 triệu lượt khách, khách lưu trú đạt 1 triệu lượt khách" [6].
Để thực hiện các mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch nêu trên, ngoài sự nỗ
lực của các cơ sở du lịch của tỉnh, về phía quản lý nhà nước cần có những biện pháp đổi
mới và thực hiện triệt để trong thực tế. Việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với
hoạt động du lịch sẽ giúp ngành du lịch Ninh Bình giữ được các chuẩn mực và chất lượng
dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, về lâu dài sẽ phát triển ổn định và hiệu quả
cao.
Trong điều kiện hiện nay, để đổi mới, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt
động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cần có những công trình nghiên cứu về cơ sở
lý luận và thực tiễn đổi mới và hoàn thiện công tác này.
Với những lý do nêu trên, đề tài: "Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình" được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp khóa học thạc sĩ của
học viên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có một số công trình đã công bố. Sau đây là
những công trình điển hình.
- Nguyễn Minh Đức (2007), "Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du
lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Luận án tiến sĩ Kinh tế,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Huỳnh Vĩnh Lạc (2005), "Khai thác tiềm năng du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang", Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Trịnh Đăng Thanh (2004) "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động
du lịch ở Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh.
- Trần Xuân Ảnh (2007), "Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường
du lịch", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 132.
- Nguyễn Văn Mạnh (2007), "Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững
sau khi gia nhập WTO", Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 115.
- Vũ Khoan (2005), "Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm
2010", Tạp chí Du lịch, số 11.
- Trịnh Đăng Thanh (2004), "Một số suy nghĩ về công tác quản lý nhà nước đối
với ngành du lịch", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 98.
- Võ Thị Thắng (2001), "Tăng cường quản lý nhà nước để du lịch Việt Nam phát
huy vai trò ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 7(66).
- Trần Nguyễn Tuyên (2005), "Du lịch Việt Nam phát triển theo hướng trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 114.
+ Phạm Trung Lương (4/1998), Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái ở Việt
Nam, Đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội.
+ Nguyễn Văn Mạnh (2007), Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững
sau khi ra nhập WTO, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
+ Tạ Minh Phương (2006) "Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình thực trạng và giải pháp" Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh.
Các công trình nêu trên là nguồn tư liệu quý để đề tài tham khảo và kế thừa. Tuy
nhiên, Đề tài: "Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình"
là một đề tài không trùng lặp, mang tính đặc thù riêng, chưa có đề tài khoa học nào nghiên
cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của Ninh Bình, đề xuất
được phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh và bền
vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn xác định có những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối
với hoạt động du lịch trong điều kiện đổi mới hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở cấp tỉnh
nói riêng.
- Phân tích thực trạng phát triển hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Bình từ năm 2001
đến nay; từ đó đánh giá các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động
du lịch ở Ninh Bình, nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng du lịch của tỉnh giai
đoạn 2010-2020.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt
động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Luận văn chủ yếu nghiên cứu các quá trình và
hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện bởi chính quyền địa phương tỉnh - huyện -
phường, xã.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình từ năm 2001 đến nay; phương hướng, giải pháp quản lý và phát triển du lịch Ninh
Bình đến 2020.
Hoạt động du lịch ở đây được hiểu là các hoạt động kinh tế tương tác giữa các chủ
thể tham gia vào các dịch vụ thuộc ngành du lịch diễn ra trên địa bàn khảo sát ở tỉnh Ninh
Bình. Các chủ thể đó bao gồm: các cơ sở kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, tham quan, khai
thác tour, nhà hàng, bán đồ lưu niệm…; khách du lịch; các tổ chức hiệp hội về du lịch.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước
về phát triển kinh tế, thể hiện trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng; Các
văn bản pháp luật đã ban hành, đặc biệt là Luật Du lịch, Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo
vệ môi trường và các văn bản luật khác.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên
cứu sau: Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp hệ thống,
đánh giá, dự báo; phương pháp chuyên gia.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản
lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn một tỉnh, lấy Ninh Bình làm điển hình.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn từ 2001 đến 2010, làm rõ những điểm tích cực, hạn chế
và nguyên nhân.
- Đề xuất được những giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp
phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình trong thời gian tới.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan và cá nhân
trong việc nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển du lịch nói chung và du lịch Ninh
Bình nói riêng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CÁC LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm du lịch và hoạt động du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một ngành kinh tế có vai trò quan trọng
không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay quan niệm về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất. Do quan điểm
tiếp cận và góc độ nghiên cứu khác nhau, có cách hiểu khác nhau về du lịch. Đúng như một
chuyên gia du lịch đã nhận định, đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy
nhiêu định nghĩa.
Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng "To Tour" có nghĩa là cuộc dạo chơi (Tour
round the world-cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round the town- cuộc dạo
quanh thành phố; tour of inspection- cuộc kinh lý kiểm tra, …). Tiếng Pháp, từ du lịch bắt
nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngoại,… Theo nhà sử học Trần Quốc
Vượng, du lịch được hiểu như sau: Du có nghĩa là đi chơi, Lịch là lịch lãm, từng trải, hiểu
biết, như vậy du lịch được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức.
Như vậy, có khá nhiều khái niệm du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm
chứa các yếu tố cơ bản sau:
* Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội.
* Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá
nhân hoặc tập thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
* Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục
vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể
khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
* Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời
có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hòa bình.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa khái niệm du lịch, tại Hội nghị Liên hợp
quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du
lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ
hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc
của họ.
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt
Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt.
Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): "Du lịch là một dạng
nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ
ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật,…"
[18].
Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế):
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều
mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc,
từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình
hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang
lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại
chỗ [18].
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần
thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ,
nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do
đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có thể
đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh.
Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi
sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết,… Chính vì vậy, toàn xã hội
phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục,
thể thao hoặc một lĩnh vực văn hóa khác.
1.1.1.2. Khái niệm hoạt động du lịch
Nước ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế trong những năm gần đây đã có
nhiều bước phát triển so với thời kỳ những năm 80 song so với một số nước trong khu vực
thì nền kinh tế của chúng ta vẫn còn thấp kém bởi nước ta đã phải trải qua hai cuộc chiến
tranh lớn và hậu quả mà chúng để lại là những khó khăn thách thức to lớn. Khi đất nước
bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã chủ trương phát triển du lịch và coi du
lịch như một ngành kinh tế quan trọng.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm các hoạt động khá đa dạng từ
dịch vụ phòng nghỉ, ăn uống, mua bán đồ lưu niệm và hàng hóa… các dịch vụ này được
gọi là hoạt động du lịch có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
những lợi ích mà hoạt động du lịch đem lại thật là to lớn:
- Hoạt động du lịch giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe cho nhân dân, có tác
dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người.
- Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp
xúc với những thành tựu văn hóa phong phú và lâu đời của các dân tộc. Làm lành mạnh
nền văn hóa địa phương, đổi mới truyền thống cổ xưa, phục hồi ngành nghề truyền thống,
bảo vệ vùng sinh thái. Từ đó hấp thụ những yếu tố văn minh của nhân loại nhằm nâng cao
dân trí, tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất
đạo đức tốt đẹp trong nhân dân… Điều này quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách
của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.
- Hoạt động du lịch làm tăng khả năng lao động, trở thành nhân tố quan trọng để
đẩy mạnh sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả của nó.
- Hoạt động du lịch góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm, có nghĩa là
làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Các hoạt động du lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, là
nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.
- Hoạt động du lịch đóng vai trò như một nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnh giao
lưu quốc tế, giúp cho nhân dân các nước hiểu biết thêm về đất nước, con người, lịch sử
truyền thống dân tộc, qua đó tranh thủ sự đoàn kết giúp đỡ của các nước.
- Ngoài ra du lịch còn giúp cho việc khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa của dân
tộc có hiệu quả, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên xã hội.
Như vậy, hoạt động du lịch ở đây được tiếp cận bao gồm các dịch vụ trực tiếp và
gián tiếp cho du lịch. Ở một chừng mực nhất định, hoạt động du lịch có thể được coi đồng
nghĩa với khái niệm ngành du lịch.
1.1.2. Đặc điểm của các dịch vụ cấu thành hoạt động du lịch
1.1.2.1. Các chủ thể tham gia hoạt động du lịch và các loại hình kinh doanh du
lịch
- Các chủ thể tham gia hoạt động du lịch bao gồm: khách du lịch; tổ chức, cá nhân
kinh doanh du lịch; cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du
lịch.
Các chủ thể tham gia hoạt động du lịch có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại
lẫn nhau, không thể tách rời nhau và là những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát
triển du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Muốn hoạt động du lịch phát
triển, thì quốc gia đó, địa phương đó phải tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia
cùng phát triển, không xem nhẹ bên nào. Bởi vì, nếu thiếu một trong những bên tham gia
thì hoạt động du lịch sẽ không hiệu quả, thậm chí không tồn tại.
- Du lịch và kinh doanh du lịch có các loại hình sau:
+ Kinh doanh lữ hành nội địa.
+ Kinh doanh lữ hành quốc tế.
+ Kinh doanh lưu trú du lịch.
+ Kinh doanh vận chuyển khách du lịch.
+ Kinh doanh các khu du lịch, điểm du lịch.
+ Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác.
1.1.2.2. Đặc điểm về các dịch vụ du lịch
Có thể rút ra một số đặc điểm chủ yếu của các dịch vụ du lịch như sau:
Thứ nhất: Dịch vụ du lịch mang đầy đủ tính chất của một ngành dịch vụ.
Ngày nay, nền sản xuất xã hội cùng với khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát
triển với tốc độ cao đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động xã hội, làm gia
tăng nhu cầu phục vụ sản xuất cũng như cuộc sống văn minh của con người. Từ đó, hoạt
động du lịch trở thành một ngành kinh tế độc lập. Ở các nước phát triển và đang phát triển,
tỷ trọng du lịch trong thu nhập quốc dân ngày càng tăng lên. Du lịch là một ngành dịch vụ.
Sản phẩm và quá trình sản xuất của nó vừa mang những đặc điểm chung của dịch vụ vừa
mang những đặc điểm riêng của dịch vụ du lịch.
Thứ hai: Du lịch là loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần
cho khách du lịch trong thời gian đi du lịch.
Dịch vụ du lịch khác với các ngành dịch vụ khác ở chỗ: dịch vụ du lịch chỉ thỏa mãn
nhu cầu cho khách du lịch chứ không thỏa mãn nhu cầu cho tất cả mọi người dân. Dịch vụ du
lịch là nhằm thỏa mãn những nhu cầu hàng hóa đặc thù của du khách trong thời gian lưu trú
bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ về ăn, ở, nghỉ ngơi, đi lại, tham quan, vui chơi giải trí,
thông tin về văn hóa, lịch sử, tập quán và các nhu cầu khác. Như vậy, dịch vụ du lịch là loại
hình dịch vụ đời sống nhằm thỏa mãn các nhu cầu cao cấp của con người, làm cho con người
sống ngày càng phong phú hơn. Thực tế hiện nay cho thấy, ở nhiều nước trên thế giới, khi thu
nhập của người dân tăng lên, đủ ăn, đủ mặc thì du lịch trở thành không thể thiếu, bởi vì ngoài
việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm và lý trí, du lịch còn là một hình thức nghỉ dưỡng tích cực,
nhằm tái tạo lại sức lao động của con người.
Thứ ba: Việc tiêu dùng và cung ứng dịch vụ du lịch xảy ra trong cùng một thời
gian và không gian.
Việc tiêu dùng các dịch vụ và một số hàng hóa (thức ăn, đồ uống chế biến tại
chỗ...) xảy ra cùng một thời gian và cùng một địa điểm với việc sản xuất ra chúng. Trong
du lịch, người cung ứng không phải vận chuyển dịch vụ và hàng hóa đến cho khách hàng,
mà ngược lại, tự khách du lịch phải đi đến nơi có dịch vụ, hàng hóa. Chính vì vậy, vai trò
của việc thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch là hết sức quan trọng, đồng thời việc quản lý
thị trường du lịch cũng cần có những đặc thù riêng.
Thứ tư: Du lịch mang lại lợi ích thiết thực về chính trị, kinh tế, xã hội cho nước
làm du lịch và người làm du lịch.
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới du lịch không những đem lại lợi ích thiết thực
về kinh tế mà còn mang lại cả lợi ích về chính trị, văn hóa, xã hội... Tuy nhiên, sự chi phối
mạnh nhất đối với ngành du lịch vẫn là lợi ích kinh tế. Vì vậy, ở nhiều nước đã đưa ngành
du lịch phát triển với tốc độ cao và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế
quốc dân, mang lại nguồn thu nhập lớn trong tổng sản phẩm xã hội. Do đó, dịch vụ du lịch
ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch còn phải đảm bảo mang
lại lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho quốc gia làm du lịch và cá nhân, tổ chức
tham gia hoạt động du lịch.
Thứ năm: Du lịch chỉ phát triển trong môi trường hòa bình và ổn định.
Du lịch là lĩnh vực rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị và xã hội. Du lịch chỉ
có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân
tộc. Ngược lại, chiến tranh ngăn cản các hoạt động du lịch, tạo nên tình trạng mất an ninh,
đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, làm tổn hại đến cả môi trường tự nhiên.
Hòa bình là đòn bẩy đẩy mạnh hoạt động du lịch. Ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đến
việc cùng tồn tại hòa bình. Thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng
nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị. Và hơn thế nữa,
không cần phải có chiến tranh mà chỉ cần có những biến động chính trị, xã hội ở một khu
vực, một vùng, một quốc gia, một địa phương với mức độ nhất định cũng làm cho du lịch
bị giảm sút một cách đột ngột và muốn khôi phục phải có thời gian. Ví dụ, vụ khủng bố
ngày 11/9 tại Mỹ, khủng bố tại đảo Bali - Indonêxia, sự kiện ‘‘đảo chính’’ ở Thái Lan... đã
làm cho ngành du lịch các nước này lao đao có thể nhiều năm mới phục hồi. Mặt khác,
tình trạng dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... cũng là những nhân tố rất quan trọng tác động
đến khách du lịch.
1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động du lịch
1.1.3.1. Ý nghĩa về kinh tế
Du lịch phát triển sẽ tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương có hoạt động
du lịch từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp
của các địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh
doanh trên địa bàn.
Du lịch thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Trước hết hoạt động
kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều ngành, yêu cầu về sự hỗ trợ liên ngành, là
cơ sở cho các ngành khác (giao thông vận tải, tài chính, bưu điện, công nghiệp, nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...) phát triển. Đối với nền sản xuất xã hội, du lịch còn mở ra
thị trường tiêu thụ hàng hóa. Mặt khác, sự phát triển của du lịch tạo ra các điều kiện để
khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận
dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác.
1.1.3.2. Ý nghĩa về chính trị
Ý nghĩa chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như một nhân tố
hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du
lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần
nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch có những chủ đề khác nhau, như "Du lịch là giấy thông
hành của hòa bình" (1967), "Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của
mỗi người" (1983)... các chủ đề này đã kêu gọi hàng triệu người quý trọng lịch sử, văn hóa
và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối
với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
1.1.3.3. Ý nghĩa về văn hóa, xã hội
Du lịch góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế vùng có hoạt động du lịch và giảm quá
trình đô thị hóa. Thông thường tài nguyên du lịch tự nhiên có ở các vùng hẻo lánh, xa xôi,
vùng ven biển... Việc khai thác đưa những tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi phải đầu tư
về mọi mặt giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hóa - xã hội... Do vậy mà việc phát triển du
lịch sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở những vùng đó, giảm đi sự chênh lệch về
trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng trong cả nước, đồng thời cũng góp phần
làm giảm đi sự tập trung dân cư ở những trung tâm dân cư.
Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho đất nước chủ nhà
mà không phải mất tiền.
Về phương diện kinh tế: là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu cho
hàng hóa nội địa ra nước ngoài thông qua du khách. Khách hàng được làm quen tại chỗ với
các mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Một số sản phẩm làm cho du khách hài
lòng, về nước, du khách tuyên truyền cho bạn bè, người thân... và nhiều khi bắt đầu tìm
kiếm các mặt hàng đó ở nước mình và nếu không thấy, khách có thể yêu cầu các cơ quan
ngoại thương nhập các mặt hàng đó.
Về phương diện xã hội: là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu về các
thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giới thiệu về con người, phong tục, tập quán...
nơi họ đã đến.
Thông qua du lịch con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc
mới, thỏa mãn được trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham hiểu biết,
do đó góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước sáng tạo, trong kế
hoạch cho tương lai của con người - khách du lịch.
Trong thời gian đi du lịch, khách thường sử dụng các dịch vụ, hàng hóa và thường
tiếp xúc với dân cư địa phương. Thông qua các cuộc tiếp xúc đó, văn hóa của cả khách và
người bản xứ được trao đổi và nâng cao. Du lịch còn làm phong phú thêm khả năng thẩm
mỹ của con người khi họ được tham quan các kho tàng mỹ thuật của một đất nước.
Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền
thống của dân tộc. Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãn cảnh... người dân có
điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hóa dân tộc, qua đó thêm yêu đất nước
mình.
Ngoài ra, việc phát triển du lịch còn có ý nghĩa lớn đối với việc khai thác và bảo
tồn các di sản văn hóa của dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề thủ công
truyền thống, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội.
1.1.3.4. Ý nghĩa về môi trường sinh thái
Tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác
dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường thiên nhiên bao quanh,
bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hoạt động của con
người.
Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng
nhất định đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc này
đòi hỏi con người phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng
nguồn tài nguyên một cách hợp lý.
Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một
mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi
trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ sở
vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối liên
quan gần gũi với nhau.
1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ PHÂN
CẤP QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
1.2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trong nền
kinh tế thị trường
1.2.1.1. Quan niệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch rất đa dạng và luôn đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước để duy trì
và phát triển. Việc thành công hay thất bại của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào khung
khổ pháp lý và những chính sách thích hợp với điều kiện và trình độ phát triển của đất
nước. Do vậy, vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch là một vấn đế cần thiết
được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa du lịch ở Việt Nam mới trong giai đoạn đầu phát triển,
còn gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn do vậy rất cần có sự định hướng của Nhà nước
để du lịch phát triển. Có thế kết luận rằng hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường
cần phải có sự quản lý của Nhà nước bởi vì:
- Một mặt, do những khuyết tật và hạn chế của cơ chế thị trường gây nên. Mặt
khác, do Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thể hiện ở việc định hướng phát
triển kinh tế - xã hội nói chung, cũng như đối với ngành kinh tế du lịch nói riêng trong
từng thời kỳ. Nhà nước còn điều tiết, can thiệp vào các quan hệ du lịch nhằm đảm bảo sự
ổn định thị trường, giá cả và sự phát triển bền vững của ngành.
- Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối
hợp các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động du lịch. Đồng thời, chỉ có sự quản
lý thống nhất của Nhà nước về hoạt động du lịch mới giúp cho việc khai thác các thế mạnh của
từng vùng, từng địa phương đạt kết quả, hơn nữa lại phát huy lợi thế so sánh của quốc gia trong
phát triển du lịch quốc tế.
- Ngoài ra, du lịch còn là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Nó liên quan
đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác. Do vậy, cần thiết phải có sự quản lý của Nhà nước
để điều hòa mối quan hệ giữa du lịch với các ngành, các lĩnh vực có liên quan.
1.2.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch
Một là, Nhà nước là người tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch diễn ra trong
nền kinh tế thị trường.
Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tính phức tạp, năng động và
nhạy cảm. Vì vậy, hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một chủ thể có tiềm lực về mọi mặt để
đứng ra tổ chức và điều hành, chủ thể ấy không ai khác chính là Nhà nước - vừa là người
quản lý, vừa là người tổ chức hoạt động du lịch. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, Nhà
nước phải đề ra pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,... và sử dụng các
công cụ này để tổ chức và quản lý hoạt động du lịch.
Hai là, hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch... phát triển du lịch là cơ sở, là những công cụ để Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt
động du lịch.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp với sự đa
dạng về chủ thể, về hình thức tổ chức và quy mô hoạt động... Dù phức tạp thế nào đi chăng
nữa, sự quản lý của Nhà nước cũng phải bảo đảm cho hoạt động du lịch có tính tổ chức
cao, ổn định, công bằng và có tính định hướng rõ rệt. Do đó, Nhà nước phải ban hành pháp
luật, đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch... và dùng các
công cụ này tác động vào lĩnh vực du lịch.
Ba là, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một bộ máy Nhà
nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có trình độ,
năng lực thật sự.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải tạo được những cân đối chung,
điều tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý
thuận lợi cho mọi hoạt động du lịch phát triển. Và để thực hiện tốt điều này thì tổ chức bộ
máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước không thể khác hơn là phải được tổ chức thống
nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ trung ương đến địa phương.
Bốn là, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch còn xuất phát từ chính nhu cầu
khách quan của sự gia tăng vai trò của chính sách, pháp luật... trong nền kinh tế thị
trường với tư cách là công cụ quản lý.
Hoạt động du lịch với những quan hệ kinh tế rất đa dạng và năng động đòi hỏi có
một sân chơi an toàn và bình đẳng, đặc biệt khi lượng khách du lịch tăng cao. Trong bối
cảnh đó, phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp không chỉ với
điều kiện ở trong nước mà còn với thông lệ và luật pháp quốc tế. Đây là sự thách thức lớn
đối với Việt Nam.
1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trong nền kinh tế
thị trường
1.2.2.1. Vai trò định hướng
- Nhà nước thực hiện chức năng hoạch định để định hướng hoạt động du lịch, bao
gồm các nội dung cơ bản là hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch, phân tích
và xây dựng các chính sách du lịch, quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển thị
trường, xây dựng hệ thống luật pháp có liên quan tới du lịch. Xác lập các chương trình, dự
án cụ thể hóa chiến lược, đặc biệt là các lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế.
- Thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch.
- Chức năng hoạch định giúp cho các doanh nghiệp du lịch có phương hướng hình
thành phương án chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Nó vừa giúp tạo lập môi trường kinh
doanh, vừa cho phép Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và các
chủ thể kinh doanh du lịch trên thị trường.
1.2.2.2. Vai trò tổ chức và phối hợp
- Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về du lịch,
sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách, các văn bản quy
phạm pháp luật,... đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để thực hiện những vấn
đề thuộc về quản lý nhà nước, nhằm đưa chính sách phù hợp về du lịch vào thực tiễn, biến
quy hoạch, kế hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
- Hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
với các cấp trong hệ thống tổ chức quản lý du lịch của trung ương, tỉnh (thành phố), và
quận (huyện, thị xã).
- Trong lĩnh vực du lịch quốc tế, chức năng này được thể hiện ở sự phối hợp giữa
các quốc gia có quan hệ song phương hoặc trong cùng một khối kinh tế, thương mại du
lịch trong nỗ lực nhằm đa dạng hóa đa phương thức quan hệ hợp tác quốc tế trong du lịch,
đạt tới các mục tiêu và đảm bảo thực hiện các cam kết đã ký kết.
- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du
lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường, giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động du lịch.
1.2.2.3. Vai trò điều tiết các hoạt động du lịch và can thiệp thị trường
- Nhà nước là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh doanh nói
chung và kinh doanh du lịch nói riêng, khuyến khích và đảm bảo bằng pháp luật cạnh
tranh bình đẳng, chống độc quyền. Để thực hiện chức năng này, một mặt, Nhà nước hướng
dẫn, kích thích các doanh nghiệp du lịch hoạt động theo định hướng đã vạch ra, mặt khác,
Nhà nước phải can thiệp, điều tiết thị trường khi cần thiết để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ
mô. Trong hoạt động kinh doanh du lịch ở nước ta hiện nay, cạnh tranh chưa bình đẳng,
không lành mạnh là một trong những vấn đề gây trở ngại lớn cho quá trình phát triển
ngành. Do vậy, Nhà nước phải có vai trò điều tiết mạnh.
- Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ, biện pháp khác nhau để điều tiết hoạt động
kinh doanh du lịch, xử lý đúng đắn mâu thuẫn của các quan hệ.
1.2.2.4. Vai trò giám sát
- Nhà nước giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh du lịch cũng như chế
độ quản lý của các chủ thể đó (về các mặt đăng ký kinh doanh, phương án sản phẩm, chất
lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, môi trường ô nhiễm, cơ chế quản lý kinh doanh, nghĩa vụ
nộp thuế...), cấp và thu hồi giấy phép, giấy hoạt động trong hoạt động du lịch.
- Phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật và các
quy định của Nhà nước, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp nhằm tăng cường
hiệu quả của quản lý nhà nước về hoạt động du lịch.
- Nhà nước cũng phải kiểm tra, đánh giá hệ thống tổ chức quản lý du lịch của Nhà
nước cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về hoạt động du
lịch.
- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du
lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi
trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt
động du lịch.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của chính quyền
cấp tỉnh
Thực tế hoạt động du lịch đã chỉ rõ, trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, rất cần sự quản lý điều hành của Nhà nước. Du lịch là hoạt động liên ngành, liên
vùng và xã hội hóa cao, nếu để tự nó phát triển, để thị trường tự phát phát triển, buông
lỏng quản lý của Nhà nước, không có sự thống nhất các yếu tố liên ngành, liên vùng, hoạt
động du lịch sẽ bị chệch hướng, thị trường bị lũng đoạn, tài nguyên du lịch bị khai thác
kiệt quệ, không đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Nhiều vấn đề như quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, trật tự an toàn xã hội, liên kết hội nhập,
những thỏa thuận đa phương hoặc song phương về tạo điều kiện đi lại cho du khách,… nếu
không có vai trò của Nhà nước không thể giải quyết được. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu
hóa, khu vực hóa của hoạt động du lịch, việc hợp tác liên kết luôn đi liền với cạnh tranh
đòi hỏi mỗi nước phải có chiến lược tổng thể phát triển du lịch xuất phát từ điều kiện của
mình, vừa phát huy được tính đặc thù, huy động được nội lực để tăng khả năng hấp dẫn
khách du lịch vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, tranh thủ được nguồn lực bên ngoài, để có
điều kiện hội nhập. Đây là vấn đề thuộc quyền nhà nước và cũng là trách nhiệm của Nhà
nước trong phát triển du lịch.
Để thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, đảm bảo các mục tiêu về kinh tế,
văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường,...
quản lý nhà nước về du lịch có các nội dung chủ yếu sau:
Một là, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên
quan đến hoạt động du lịch và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách
phát triển du lịch mang tính đặc thù của địa phương thuộc thẩm quyền.
Hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật đã khó, nhưng cái khó hơn là làm thế
nào để đưa nó đi vào đời sống thực tế. Bản thân chính sách, pháp luật đối với nền kinh tế
của một đất nước nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng mới chỉ là những quy định
của Nhà nước, là ý chí của Nhà nước bắt mọi chủ thể khác (trong đó có chính bản thân nhà
nước) phải thực hiện. Vì vậy, để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống các cơ quan nhà
nước nói chung, chính quyền cấp tỉnh nói riêng phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh.
Chính quyền cấp tỉnh phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch
cho cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân trên địa bàn giúp họ nhận thức đúng đắn, từ
đó có hành động đúng trong hoạt động thực tiễn; đảm bảo sự tuân thủ, thi hành chính sách,
pháp luật về du lịch một cách nghiêm túc. Mặt khác, chính quyền cấp tỉnh phải tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật du lịch trên địa bàn tỉnh,
xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật. Không tùy tiện thay đổi các chính sách của
mình, nhanh chóng xóa bỏ các văn bản cũ trái với các văn bản mới ban hành, giảm tối đa
sự trùng lặp, gây khó khăn cho hoạt động du lịch.
Bên cạnh đó, để phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh
của địa phương, chính quyền cấp tỉnh phải tích cực cải thiện môi trường pháp lý, môi
trường đầu tư và kinh doanh thông qua việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách,
pháp luật chung của Nhà nước về phát triển du lịch phù hợp với điều kiện ở địa phương.
Đồng thời, nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền mang tính
đặc thù ở địa phương như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi tiền thuê đất,
thời hạn thuê đất, chính sách ưu đãi tín dụng,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự an
tâm, tin tưởng cho các tổ chức, cá nhân (kể cả trong nước và ngoài nước) khi bỏ vốn đầu
tư kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, việc ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương
vừa phải bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan Nhà nước
cấp trên, vừa phải thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến
khích phát triển, đồng thời cũng phải đảm bảo tính ổn định và bình đẳng, tính nghiêm
minh trong quá trình thực thi. Bên cạnh đó, chính quyền cấp tỉnh cần tiếp tục thực hiện cải
cách hành chính ở địa phương theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Tiếp tục thực hiện
mô hình một cửa trong đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh... Thực hiện chuẩn hóa các thủ
tục hành chính theo tinh thần triệt để tuân thủ pháp luật, công khai, minh bạch, thuận tiện.
Mặt khác, hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là một trong
những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch. Vì vậy, chính quyền cấp tỉnh cần có
chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du
lịch như: mở đường giao thông, xây dựng hệ thống điện, cung cấp nước sạch, phát triển hệ
thống thông tin liên lạc, hỗ trợ trong việc tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, các công
trình kiến trúc, cảnh quan du lịch... Ngoài ra, chính quyền cấp tỉnh cần phải đảm bảo bình
ổn giá cả tiêu dùng và thị trường du lịch, có chính sách điều tiết thu nhập hợp lý và hướng
các doanh nghiệp du lịch tham gia thực hiện các chính sách xã hội ở địa phương. Để thực
hiện điều này, chính quyền cấp tỉnh phải sử dụng linh hoạt các công cụ quản lý nhằm hạn
chế tình trạng nâng giá, độc quyền trong hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương. Du
lịch là khâu đột phá kích thích sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực và cũng là lĩnh vực
tạo ra lợi nhuận cao. Vì vậy, phải có chính sách hợp lý để hướng các doanh nghiệp sử dụng
nguồn lợi nhuận thu được tiếp tục đầu tư cho sự phát triển lâu dài và bền vững, khai thác
hợp lý tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa có tiềm
năng phát triển du lịch để góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
sở tại.
Hai là, xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch ở địa bàn
để giúp các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch định hướng phát triển.
Xây dựng và công khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch là
một trong những nội dung quản lý nhà nước có tính quyết định đối với sự phát triển du lịch
trên địa bàn của chính quyền cấp tỉnh. Nó giúp cho các cá nhân, tổ chức (nhà đầu tư) an
tâm khi quyết định đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực du lịch.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch, mục tiêu cuối cùng của các đơn vị kinh
doanh là lợi nhuận. Do đó, nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí,
kém hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của địa
phương, nhất là các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng các khu, điểm du
lịch,... hoặc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật như các nhà hàng, khách sạn, nhà
nghỉ... Vì thế, chính quyền cấp tỉnh phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng và công khai
kịp thời các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của địa phương. Các mục
tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải phù hợp với
chiến lược, quy hoạch phát triển chung của cả nước. Đáp ứng những yêu cầu của quá trình
hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới gắn với tiến trình đẩy mạnh thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có như vậy, mỗi đơn vị hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực du lịch mới có thể xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển riêng phù
hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển chung của địa phương.
Ba là, thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong
lĩnh vực du lịch do địa phương quản lý.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, vai trò của
kinh tế nhà nước nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng trong việc chi phối hoạt
động của thị trường, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác đã được thực tế khẳng định và nó
càng trở nên quan trọng. Cùng với việc sử dụng và phát huy khả năng điều tiết, chi phối
của kinh tế nhà nước, chính quyền cấp tỉnh cần phải quan tâm đến chất lượng và hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn. Trước hết phải hoàn thành lộ trình
đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch do địa
phương quản lý, theo hướng từng bước trở thành các doanh nghiệp kinh doanh hiện đại, có
sự liên kết với mạng lưới các hộ kinh doanh cá thể, có khả năng mở rộng các hoạt động du
lịch liên vùng, khu vực và kinh doanh lữ hành quốc tế. Mặt khác, cần có chương trình hỗ
trợ cho các doanh nghiệp du lịch nhà nước với nhiều hình thức như đầu tư vốn thông qua
góp vốn cổ phần của các công ty nhà nước, tăng cường cán bộ có năng lực, hỗ trợ một
phần kinh phí quảng bá thương hiệu, xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch và đào các bộ quản
lý,...
Bốn là, tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động
du lịch; giữa địa phương và trung ương trong quản lý nhà nước về du lịch.
Nâng cao tính liên kết là một điều kiện tất yếu để phát triển bền vững ngành du
lịch trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm tính liên ngành, liên vùng, liên quốc
gia. Sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp du lịch, liên kết giữa các doanh nghiệp
và cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ tạo nên một môi trường, cơ chế kinh doanh thuận lợi,
công bằng. Để đạt được điều này, một mặt, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở
trung ương và địa phương phải thống nhất và luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, liên hệ mật
thiết với nhau trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch; thực hiện nguyên tắc và
các cơ chế, chính sách phát triển du lịch của quốc gia nói chung và ở địa phương nói riêng
nhằm đảm bảo đạt hiệu lực, hiệu quả. Mặt khác, trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, để
tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương,
chính quyền cấp tỉnh cần làm tốt việc cung cấp thông tin, cập nhật chính sách mới về du
lịch, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản trị doanh nghiệp để
giúp họ hiểu rõ về các cam kết, nghĩa vụ của Nhà nước và của doanh nghiệp theo luật pháp
quốc tế và điều kiện của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Chính quyền cấp tỉnh cần phải trở thành trung tâm gắn kết giữa các doanh nghiệp
du lịch trên địa bàn với thị trường liên vùng, khu vực và trên thế giới, nhất là với các trung
tâm kinh tế lớn. Một mặt, chính quyền cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ tham gia hợp tác quốc
tế về du lịch theo quy định của pháp luật, góp phần đẩy mạnh liên kết và hội nhập dịch vụ
du lịch với các nước trong khu vực và quốc tế. Mặt khác, cần chủ động làm "đầu nối"
thông qua việc tổ chức và thiết lập các điểm thông tin, lựa chọn và công bố các địa chỉ
giao dịch của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có uy tín đang hoạt động tại các trung
tâm kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới nhằm giúp các doanh nghiệp có những thông
tin cần thiết để có thể lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết. Đồng thời, cũng cần đẩy mạnh
các hoạt động xúc tiến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch,
xúc tiến quảng bá du lịch của địa phương thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, tổ
chức các đoàn công tác kết hợp tham quan trao đổi kinh nghiệm với các địa phương khác
trong nước hoặc nước ngoài...
Năm là, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực cho hoạt động du lịch.
Cũng như trong các lĩnh vực, ngành nghề khác, chất lượng nguồn nhân lực trong
hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực này. Bởi vì, từ
cạnh tranh toàn cầu, cạnh tranh giữa các quốc gia, các ngành, các doanh nghiệp cho đến
cạnh tranh từng sản phẩm suy cho cùng là cạnh tranh bằng trí tuệ của nhà quản lý và chất
lượng của nguồn nhân lực. Để hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa
phương phát triển, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho hoạt động du lịch cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt,
những địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cần phải có chiến lược, kế
hoạch phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có như vậy mới khai thác có hiệu
quả tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
Sáu là, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi
phạm trong lĩnh vực du lịch.
Sự phát triển nhanh của du lịch sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác
quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, những hoạt
động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của đất nước, của địa phương... Do đó,
chính quyền cấp tỉnh phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và
giám sát đối với hoạt động du lịch để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi
tiêu cực có thể xảy ra. Để thực hiện tốt nội dung này, chính quyền cấp tỉnh cần làm tốt
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh về đầu tư
khai thác các khu, điểm du lịch trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo
đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu
trú, kinh doanh lữ hành,...; đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về
du lịch trên địa bàn.
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH Ở MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ ĐIỂN HÌNH
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng là vùng đất Nam Tây Nguyên, nằm ở độ cao trung bình từ 800 - 1000m
so với mặt nước biển. Với diện tích tự nhiên 9.765 km2, Dân số toàn tỉnh tính đến cuối
năm 2010 là 1.198.261 người. Lâm Đồng nằm trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn
của 7 hệ thống sông suối lớn.
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của Lâm Đồng khá phát triển. Ngoài hệ thống
đường bộ liên vùng, cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt
30 km đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch
như Bưu chính viễn thông, ngân hàng, hệ thống giao thông và các dịch vụ y tế, bảo
hiểm,… tương đối phát triển.
Thành phố Đà Lạt đã gần 120 năm tuổi (phát hiện 1893), đang trở thành một trong
những địa danh du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước, một thành phố
nghỉ mát lâu đời ở nước ta. Đà Lạt nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông. Những hồ
đẹp ở Đà Lạt là hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh.
Những hồ này nằm ngay trong thành phố, tên thơ mộng như cảnh hồ thơ mộng, mỗi hồ gắn
với một truyền thuyết xa xưa.
Du khách đến Đà Lạt vừa thăm viếng, vừa thưởng thức những sản phẩm Đà Lạt
bao gồm nhiều loại trái cây như hồng, mận, đào, bơ; nhiều món ăn dân tộc độc đáo và các
hàng lưu niệm của riêng vùng Đà Lạt. Vẻ đẹp của Đà Lạt còn được ngợi ca nhiều và hấp
dẫn du khách bởi hàng trăm, ngàn loại hoa, loại phong lan độc đáo, hoặc được sản sinh
riêng trên mảnh đất này, hoặc lấy giống từ nhiều nơi như: Pháp, Anh, Hà Lan, Nhật Bản,
Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Italy,... như hoa hồng, hoa bất tử, hoa đỗ quyên, hoa xác
pháo, hoa tư tưởng, hoa trà mi, mi mô za, mai anh đào, thủy tiên trắng...
Những địa danh thu hút khách của Đà Lạt là Đồi Cù, Hồ Xuân Hương, Hồ Suối
Vàng, Công viên hoa Đà Lạt và các điểm tham quan du lịch khác như Đỉnh Lang Biang,
Hồ Than Thở, Thác Cam Ly, Thác Datanla, Thác Hang Cọp, Thác Prenn, Thác Pongour,
Thung lũng Tình Yêu, Đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Vàng (gần Hồ Dan Kia), Hồ Tuyền
Lâm, Khu Biệt thự Trần Lệ Xuân … đều là những điểm đến đầy ấn tượng đối với du
khách.
Các chương trình du lịch được ưa thích ở Đà Lạt gồm tour dã ngoại, thể thao như
tham gia các hoạt động ngoài trời: picnic, cắm trại, câu cá, leo núi, tham gia các hoạt động
thể thao… cho các đối tượng là sinh viên, học sinh, chinh phục đỉnh Langbiang, tour mạo
hiểm, thể thao, các hoạt động câu cá, chèo thuyền, cắm trại; Tour du lịch sinh thái, nghiên
cứu chuyên đề tour săn bắn thể thao; Tour văn hóa, lễ hội như tham quan, tìm hiểu tập
quán văn hóa, sinh hoạt lễ hội của cộng đồng các dân tộc ít người cư trú trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng. Tham dự lễ hội đâm trâu, biểu diễn cồng chiêng, ca nhạc dân tộc, tham quan
làng Gà - K’long tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc K’ho, tham quan,
tìm hiểu tập tục, tập quán canh tác, cư trú của dân tộc Chil tại làng dân tộc Darahoa, tham
quan làng nghề thêu tay truyền thống tại Đà Lạt Sử Quán…
Cùng với sự lớn mạnh của du lịch cả nước, thời gian quan du lịch Lâm Đồng đã có
bước phát triển đáng kể, thể hiện qua các mặt sau:
- Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng có mức tăng trưởng khá cao, theo số liệu báo
cáo, 9 tháng năm 2010 Lâm Đồng đã đón gần 2,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế
hơn 100 ngàn lượt khách, tăng so cùng kỳ năm trước trên 20%. Doanh thu từ du lịch cũng
cao nhất so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên. Hoạt động du lịch lữ hành có nhiều tiến
bộ, đáp ứng nhu cầu đi du lịch trong và ngoài nước của nhân dân trên địa bàn và khách du
lịch nước ngoài.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch cũng đã được cải thiện cả về số lượng và chất
lượng, bước đầu đáp ứng yêu cầu của du khách. Cùng với sự phát triển cơ sở vật chất kỹ
thuật ngành, các lĩnh vực kết cấu hạ tầng của tỉnh như giao thông, điện, thông tin liên lạc
phát triển khá nhanh, một số hạ tầng cơ sở du lịch đang được đầu tư xây dựng đã góp phần
nâng cao chất lượng phục vụ khách và bước đầu đã tạo được sự quan tâm của các nhà đầu
tư phát triển du lịch, mở ra triển vọng mới về xã hội hóa du lịch.
- Các loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh đã tạo được sự hấp dẫn khách du lịch,
đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng; công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, giới thiệu về một
địa danh du lịch với nét đặc trưng mới (Festival hoa) hàng năm, đã tạo được ấn tượng tốt
đẹp trong lòng du khách về một Đà Lạt đang từng ngày đổi mới để làm hài lòng du khách.
- Đội ngũ lao động dồi dào, từng bước được chuẩn hóa và bổ sung kịp thời, công
tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch được quan tâm tổ chức thường xuyên để đáp
ứng yêu cầu phát triển cho từng thời kỳ. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng đã góp
phần bổ sung kịp thời nguồn nhân lực lao động du lịch địa phương.
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch có nhiều tiến bộ. Sở Văn hóa - Thể thao và
Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiều công việc
liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Xây dựng và
triển khai quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch
ngành và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã được phê duyệt. Thực hiện có
hiệu quả công tác phòng chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn, công tác quản lý chuyên
ngành từng bước đi vào nề nếp, tạo thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển.
- Đã có sự chuyển biến nhất định trong nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của
ngành du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hoạt động du lịch
được các cấp, các ngành quan tâm hơn.
Để đạt được những thành quả trên, thời gian qua Lâm Đồng đã chú trọng thực hiện
những giải pháp sau:
Một là, kiện toàn công tác tổ chức của ngành, sắp xếp, luân chuyển cán bộ công
chức của Sở và của các doanh nghiệp theo phân cấp quản lý chuyên ngành đủ mạnh để
phát huy sức mạnh toàn ngành đưa hoạt động du lịch phát triển.
Hai là, phát huy vai trò quản lý nhà nước về hoạt động du lịch đối với tất cả các
đối tượng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh dịch vụ và dịch vụ du lịch
trên địa bàn toàn tỉnh; ngành du lịch tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành để tạo sự
chuyển biến đồng bộ trong hoạt động du lịch. Tiếp tục cải cách hành chính, tạo thuận lợi
cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch theo cơ chế một cửa. Phối
hợp với các ngành chức năng tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật
tự, an toàn cho du khách và bảo vệ môi trường du lịch trên địa bàn. Sắp xếp ổn định bộ
máy theo hướng tinh gọn, đẩy mạnh tin học hóa trong hoạt động quản lý nhà nước, giải
quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn bó, hợp tác
vì mục tiêu phát triển du lịch. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo
nhà nước về du lịch tỉnh và Hiệp hội du lịch tỉnh Lâm Đồng.
Ba là, tổ chức lấy ý kiến đông đảo công chức trong ngành và nhân dân trên địa bàn
để xây dựng hình ảnh, biểu tượng của du lịch Lâm Đồng.
Bốn là, đầu tư xây dựng một số quy hoạch chi tiết ở các khu du lịch trọng điểm để
làm cơ sở cho việc đầu tư và kêu gọi đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài
nước.
Năm là, tăng cường phối hợp liên ngành và liên vùng (đặc biệt với Thành phố Hồ
Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ) trong việc thực hiện quy
hoạch, quản lý ngành, xúc tiến quảng bá du lịch và bảo vệ môi trường.
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, có ba mặt giáp biển với 307 km bờ biển.
Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông
Nam giáp Biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp vịnh Thái Lan. Có diện tích tự nhiên là
5.331,7 km2; dân số khoảng 1,2 triệu người (năm 2006). Nơi đây phát triển nhiều hồ nuôi
tôm; có nhiều sông ngòi và kênh rạch chằng chịt nên đi lại và vận chuyển bằng tàu, thuyền
rất thuận tiện. Biển Cà Mau có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối. Thành phố Cà Mau (thuộc tỉnh
Cà Mau) cách thành phố Cần Thơ 179 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km; là một
thành phố trẻ có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong những năm gần đây. Các công trình
trọng điểm như cảng biển quốc tế Năm Căn, các cảng cá, sân bay Cà Mau, công trình siêu
thị Cà Mau (một trung tâm thương mại lớn, có cửa hàng siêu thị, khách sạn 3 sao và văn
phòng cho thuê) đã và đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp... Cà Mau có 2 Vườn Quốc gia,
đó là Vườn quốc gia Mũi Cà Mau với diện tích tự nhiên 42.000 ha và Vườn quốc gia U
Minh Hạ với diện tích 8.286 ha. Ở đây đã quy hoạch và thực hiện đầu tư, kêu gọi đầu tư
phát triển du lịch sinh thái. Mặt khác, Cà Mau nằm trong hành lang phát triển kinh tế phía
Nam của Chương trình hợp tác phát triển các nước tiểu vùng sông Mê Kông (GMS), có
điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế với các nước ASEAN. Do vậy, hợp tác
và hội nhập là chiến lược quan trọng đối với du lịch Cà Mau.
Du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau. Trong những năm
qua, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các ngành, các cấp trong tỉnh, ngành du lịch Cà
Mau đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa
dạng, phong phú hơn, nhiều điểm du lịch mới được đưa vào hoạt động như khu du lịch
Mũi Cà Mau, khu du lịch Hòn Đá Bạc, Vườn sưu tập động vật hệ sinh thái rừng tràm lâm -
ngư trường sông Trẹm, khu du lịch Lý Thanh Long, Vườn chim trong lòng thành phố Cà
Mau... Du lịch ở Cà Mau được tập trung phát triển theo hướng du lịch sinh thái, đây được
coi là hướng đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh. Theo chương trình phát triển tổng
thể du lịch Cà Mau giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến năm 2020, tỉnh sẽ tập trung
triển khai thực hiện các quy hoạch bảo tồn, phát triển khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia
rừng ngập mặn Mũi Cà Mau; Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh hạ; phát triển
du lịch cụm đảo Hòn Khoai; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật cần
thiết cho ngành du lịch vận hành và phát triển phù hợp với xu thế chung của khu vực và cả
nước, trong đó tập trung bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường và những giá trị văn hóa,
sinh thái đặc thù của tỉnh.
Có được những kết quả tích cực nói trên về phát triển du lịch, tỉnh Cà Mau đã chú
trọng thực hiện các biện pháp chủ yếu sau: Thực hiện các biện pháp, phương pháp thích
hợp để nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò của du lịch đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh; tăng cường tuyên truyền, giáo dục về pháp luật du lịch nhằm giúp
họ hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành; xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch
tổng thể, lâu dài, hợp lý và các quy hoạch, kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn phát triển
trên cơ sở coi trọng bảo vệ môi trường; đảm bảo an toàn cho du khách; có chính sách
nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh luôn quan tâm,
tạo điều kiện thuận lợi nhằm đưa công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý du lịch; đặt văn
phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm, tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để
quảng bá du lịch của tỉnh. Thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá theo chuyên
đề, kết hợp những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn trên phạm vi toàn quốc và tham gia
hội chợ triển lãm, hội thảo du lịch trong nước, quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du
lịch của tỉnh; xây dựng chiến lược thị trường, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch; tăng cường việc liên kết, hợp tác với các địa phương khác trong phát triển
du lịch.
1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Ninh Bình
Từ kinh nghiệm hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động du lịch ở các địa
phương trên, có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Ninh Bình như sau:
Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển cho thời gian dài hợp lý; có
chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển. Ở
nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và Ninh Bình nói riêng, du lịch đã trở thành
ngành kinh tế quan trọng hoặc là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế xã hội địa
phương phát triển. Ở hai địa phương Lâm Đồng và Cà Mau đều có quy hoạch tổng thể,
chiến lược, kế hoạch và các chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước
để phát triển du lịch. Quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch và các chính sách phát triển
du lịch được xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai
đoạn phát triển. Đồng thời, các tỉnh này cũng rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du
lịch đặc thù của địa phương để thu hút khách du lịch. Xã hội càng văn minh, nhu cầu của
khách du lịch càng phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tạo
ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút khách du lịch là một tất
yếu cần được quan tâm thực hiện tốt.
Ba là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên truyền,
xúc tiến du lịch trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu
cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương.
Bốn là, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh
nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), ngành du lịch phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay
gắt. Do vậy, liên kết, hợp tác trong du lịch giữa các địa phương, các vùng, các doanh
nghiệp du lịch với nhau để cùng phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Năm là, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch
của địa phương. Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, có đối tượng phục vụ là con người. Hơn
nữa, con người ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng, một nước mà còn bao
gồm cả khách du lịch quốc tế.
Sáu là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du
lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Việc phát triển
du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn tình trạng gây
tổn hại về môi trường, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các
công trình văn hóa, lịch sử và kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội, hoặc tình
trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Điều đó
cho thấy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các
hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài
nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.
Bảy là, thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành
của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát huy được
vai trò, thể hiện tốt chức năng của mình, trong đó có quản lý nhà nước về hoạt động du
lịch, cần phải quan tâm công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, áp dụng các hình thức điều động,
luân chuyển …, tạo điều kiện để cán bộ có điều kiện tiếp cận thực tiễn, đồng thời cần phải
thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề hoặc giao lưu với các địa phương, tỉnh
bạn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành hoạt động du lịch.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NINH BÌNH
2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH
BÌNH GIAI ĐOẠN 2001-2010
2.1.1. Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Ninh Bình tác động đến hoạt
động du lịch
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch
Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, nằm ở vị trí cửa ngõ
cực nam của tam giác châu thổ sông Hồng và miền Bắc, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh
gắn với vùng đất là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X với nhiều di tích lịch sử. Trong quy
hoạch phát triển vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ, Ninh Bình được ưu tiên phát triển thành
một trung tâm du lịch. Tỉnh phấn đấu trở thành thành phố du lịch.
Ninh Bình cùng với Hạ Long là hai đỉnh cạnh đáy của tam giác châu thổ sông Hồng,
với địa hình karst được các biến đổi địa chất theo thời gian và phù sa bồi đắp tạo cho Ninh
Bình một "Hạ Long trên cạn" với vô số các hang động, đầm hồ, núi ngập nước có giá trị phát
triển du lịch. Ninh Bình hội tụ đầy đủ các yếu tố của một Việt Nam thu nhỏ: có rừng, núi,
sông, biển với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu
du lịch quốc gia.
Ninh Bình là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch văn hóa vì đây từng là kinh đô của
Việt Nam ở thế kỷ X, nơi phát tích ba triều đại Đinh - Lê - Lý mà bằng chứng để lại là
hàng loạt các đền chùa, đình đài, di tích lịch sử. Trong kháng chiến chống ngoại xâm nơi
đây có phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, chiến khu Quỳnh Lưu, hành cung Vũ Lâm thời
Trần và là địa bàn trọng yếu của chiến dịch Hà Nam Ninh lịch sử.
Ngoài ra, Ninh Bình có lợi thế về địa lý: cửa ngõ miền Bắc, nằm trên hệ thống
giao thông xuyên Việt với nhiều dự án cao tốc được triển khai. Sự phát triển du lịch Ninh
Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của Việt Nam đã hình thành một tứ giác tăng
trưởng du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình qua quốc lộ 1A, quốc lộ 10
và các sân bay Cát Bi, Nội Bài, hệ thống cảng biển, cảng sông. Thủ đô Hà Nội là một
trong những đầu mối của du lịch Việt Nam. Ninh Bình có ưu thế rõ rệt về không gian và
thời gian của vùng phụ cận Hà Nội nên không bị tính mùa vụ trong du lịch chi phối. Sức
ép đô thị mạnh mẽ của Hà Nội và các tỉnh châu thổ sông Hồng cũng tạo cho Ninh Bình
một lợi thế to lớn phát triển du lịch cuối tuần.
Du lịch văn hóa - lịch sử
- Khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư được công nhận là di tích đặc biệt
quan trọng quốc gia với 47 di tích trong đó nổi bật là: Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, lăng mộ
Vua Đinh, đền thờ và lăng mộ Vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ, đền
thờ Công chúa Phất Kim, đền thờ thần Quý Minh, phủ Khống, phủ Đột, động Hoa Lư, núi
Mã Yên, bia Câu Dền, sông Sào Khê, phủ Đông Vương, phủ Vườn Thiên,...
- Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính với chùa Bái Đính cổ (có đền thánh
Nguyễn Minh Không, các hang động thờ Mẫu, thờ Phật, thờ Thần Cao Sơn…) và khu chùa
Bái Đính mới với 5 tòa lớn hội tụ nhiều kỷ lục Việt Nam dọc theo sườn núi.
- Quần thể nhà thờ Phát Diệm với 9 nhà thờ có kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa
giữa truyền thống và hiện đại, là kỳ quan thiên chúa giáo hấp dẫn ở Ninh Bình.
- Các di tích văn hóa khác: phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, đồn Gián Khẩu, các
đền thờ: Trương Hán Siêu, Nguyễn Công Trứ, Triệu Quang Phục, Lý Quốc Sư, đền Thái
Vi, cửa Thần Phù, Cố Viên Lầu, v.v...
- Di tích lịch sử cách mạng: Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, núi Non Nước, di
tích chiến dịch Hà Nam Ninh v.v...
- Di tích tâm linh nho giáo: chùa Bích Động, chùa Nhất Trụ, chùa Đồng Đắc, chùa
Địch Lộng, chùa Bàn Long, chùa Bái Đính, chùa Ngần Xuyên, chùa Non Nước v.v...
Du lịch sinh thái - cảnh quan
- Khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương với các loại hình: sinh thái, môi trường;
nghiên cứu khoa học, đa dạng sinh học, khảo cổ học; du lịch thể thao, mạo hiểm; đêm lửa
trại và tìm hiểu văn hóa Mường.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long với loại hình du lịch trên đầm sinh thái, cảnh
quan ngập nước.
- Khu du lịch sinh thái hang động Tràng An với loại hình du lịch tổng hợp hang
động, sông suối, rừng cây và các di tích lịch sử.
- Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động với nhiều tuyến du thuyền trên sông và các
điểm hang động, di tích lịch sử.
- Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng với du lịch sinh thái đồng quê và
cảnh quan phù sa cửa sông - ven biển. Các điểm du lịch ở đây gồm: Bãi ngang, cồn nổi,
cồn mờ, đảo Nẹ, thị trấn nông trường, cảng tổng hợp Kim Sơn.
- Các ngọn núi, hang động đẹp: núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Non Nước, núi Kỳ Lân,
động Địch Lộng, động Vân Trình, động Mã Tiên, động Bích Động, động Tam Giao, động
Thiên Tôn, động Tiên, hang Sinh Dược, hang Múa là những điểm du lịch với thời gian
tham quan ngắn.
- Các hồ nước tự nhiên: hồ Đồng Chương, hồ Yên Quang với loại hình du lịch
nghỉ dưỡng, cuối tuần; hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái còn có thêm loại hình du lịch thể
thao.
Dịch vụ du lịch - giải trí
Khu du lịch nghỉ dưỡng Ana Mandara Ninh Bình tọa lạc trên khu đất rộng 16,2 ha
gần khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, huyện Gia Viễn. Khách sạn Ana Mandara Ninh
Bình bao gồm 51 villa với 170 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn 4 sao, 116 phòng standards, 36
phòng Delux e và 10 phòng Duplex suite. Ngoài ra dự án còn có hệ thống nhà hàng, bar,
trung tâm spa và thể dục, 2 hồ bơi, sân tennis, khu tổ chức sự kiện, phòng hội thảo và khu
giữ trẻ.
- Cucphuong Orion Resort là khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Cúc Phương,
được xây dựng trên diện tích gần 100 ha, bao gồm một tổ hợp giải trí, nghỉ dưỡng và cư trú
nhiều tiện ích là Cucphuong Resort và Cucphuong Villas. Khu du lịch nghỉ dưỡng nằm vị
trí liền kề với rừng Cúc Phương. Sản phẩm là nước khoáng nóng Cúc Phương, Bùn khoáng
thiên nhiên và Bộ sưu tập đá cổ sinh, gỗ hóa thạch. Cucphuong Villas là khu biệt thự nghỉ
dưỡng sinh thái. Cucphuong Resort là khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe. Hệ thống khách
sạn của Cucphuong Resort bao gồm 36 phòng nghỉ bungalow.
- Khu nghỉ dưỡng Life Wellnesss Resort Ninh Bình gồm 74 phòng. Xung quanh
khu đất 5 ha của khu nghỉ dưỡng bao gồm bungalow, tòa nhà, khu spa, hồ bơi, nhà hàng,
sân vườn và hồ sen là vùng đệm rộng khoảng 20 ha gần đền Thái Vi - khu du lịch Tam
Cốc - Bích Động.
- Thành phố Ninh Bình là nơi có nhiều địa chỉ mua sắm như: Siêu Thị Đông Nam
Á; Siêu Thị Hapro Mart Ninh Bình; Siêu thị Kiên Anh; Siêu thị Đông Thành; Chợ Rồng
Ninh Bình và một số địa chỉ mua sắm khác. Địa chỉ khách sạn.
- Các khu giải trí, Resort Ninh Bình: Club Number One City, Trung tâm giải trí
Newstar, Massage Kinh Đô, Massage Hương Trà, Khu nghỉ dưỡng tắm ngâm nước khoáng
Kênh Gà, Làng Du lịch Quốc tế Vạn Xuân, Trung tâm thương mại Ninh Bình, trung tâm
giải trí Tràng An, làng quần thể du lịch Ninh Bình, sân Golf 54 lỗ hồ Yên Thắng, Nhà
hàng Xanh, khu resort Vân Long v.v...
- Các công viên lớn ở Ninh Bình gồm công viên núi Non Nước, núi Kỳ Lân, công
viên sông Vân, công viên văn hóa Tràng An và công viên hồ Đồng Chương.
- Các công trình văn hóa, giải trí gồm: Sân vận động Ninh Bình, Nhà thi đấu
Ninh Bình, Nhà hát Chèo Ninh Bình, Quảng Trường Đinh Tiên Hoàng Đế...
Các di tích khảo cổ
Ninh Bình là địa bàn có nhiều di tích khảo cổ học thuộc các thời kỳ văn hóa Hòa
Bình, Bắc Sơn, Đa Bút và Đông Sơn:
Di tích Núi Ba (Bắc Sơn - Tam Điệp) là nơi xuất lộ những khối trầm tích cổ sinh
cách đây khoảng 300.000 năm cùng một số hang động có dấu ấn của cư dân Văn hóa Hòa
Bình cách ngày nay trên dưới 10.000 năm.
Di tích Thung Lang (Nam Sơn - Tam Điệp) tại đây đã tìm thấy răng người Homo
Erectus cách đây khoảng 30.000 năm cùng một số dấu ấn cho thấy có sự xuất hiện của cư
dân cách đây trên dưới 10.000 năm.
Di tích hang Đắng hay còn gọi là động Người Xưa thuộc Vườn quốc gia Cúc
Phương nơi đây là một di chỉ cư trú thuôc giai đoạn văn hóa Hòa Bình cách đây từ 7.000
đến 8.000 năm.
Di tích hang Đáo (Đông Sơn - Tam Điệp) nơi đây có tìm thấy những công cụ đồ
đá của cư dân Văn hóa Hòa Bình.
Di tích hang Yên Ngựa (Trung Sơn - Tam Điệp) xuất lộ dấu ấn cư dân văn hóa
Hòa Bình.
Di tích động Mã Tiên xuất lộ tầng vỏ nhuyễn thể cùng công cụ cuội thuộc Văn hóa
Hòa Bình.
Di tích hang Bói thuộc khu hang động Tràng An nằm giáp ranh giữa hai xã
Trường Yên và Gia Sinh nơi đây có dấu ấn của cư dân cổ sống cách đây từ 5.000 năm đến
30.000 năm.
Di tích hang Bụt (Lạc Vân - Nho Quan) là địa điểm cư trú của con người cổ sống
cách đây từ 2.000 đến 10.000 năm.
Di tích hang Dẹ (Nam Sơn - Tam Điệp) có dấu ấn của cư dân Văn hóa Hòa Bình ở
giai đoạn sớm trên 10.000 năm.
Di tích núi Hang Sáo (Quang Sơn - Tam Điệp) với nhiều hang động và mái đá có
dấu ấn của cư dân văn hóa Hòa Bình và cư dân văn hóa Đa Bút sống cách ngày nay từ
5.000 đến 10.000 năm.
Di tích Mái đá Thung Bình (Gia Sinh - Gia Viễn) xuất lộ dấu tích cư dân văn hóa
Hòa Bình.
Cụm di tích hang Ốc; núi Ốp (Yên Sơn - Tam Điệp) xuất lộ dấu ấn cư dân văn hóa
Đa Bút và Cư dân văn hóa Đông Sơn.
Cụm di tích hang Mo; hang Cò; hang Trâu; hang Hũ Ngoài; hang Hũ Trong; mái
đá Thung Đình có dấu ấn văn hóa Hòa Bình và Đa Bút.
Di tích hang Khỉ (Đông Sơn - Tam Điệp) xuất lộ một số mảnh gốm cùng vỏ
nhuyễn thể trên bề mặt nơi đây có dấu ấn văn hóa Đa Bút.
Di tích Đồng Vườn (Yên Thành - Yên Mô) là một di chỉ thuộc thời đại văn hóa Đa
Bút. Đây là di chỉ cư trú ngoài trời ở Ninh Bình.
Di tích hang Chợ Ghềnh hay còn gọi là hang Núi Một (Bắc Sơn - Tam Điệp) thuộc
thời đại kim khí cách đây từ 2.000 đến 3.000 năm.
Di tích núi Hai (Bắc Sơn - Tam Điệp) xuất lộ rất nhiều gốm và xương động vật
thuộc thời đại kim khí cách đây khoảng 3.000 năm.
Di tích Mán Bạc (Yên Thành - Yên Mô) là một làng của người cổ sống cách đây
từ 3.000 đến 4.000 năm. Nơi đây con lưu giữ được nhiều di cốt của tiền nhân còn nguyên
vẹn được các nhà nhân chủng học hết sức chú ý.
Di tích mái đá Hang Chợ (Ninh Hải - Hoa Lư) có tầng văn hóa Hòa Bình cách đây
trên 10.000 năm.
Văn hóa Ninh Bình
Lễ hội
Theo thống kê, Ninh Bình có 74 lễ hội truyền thống và 145 hội làng mang đậm
yếu tố dân gian, đậm đà văn hóa vùng đất châu thổ sông Hồng. Các lễ hội văn hóa ở Ninh
Bình chủ yếu diễn ra ở mùa xuân, trừ số ít các lễ hội tưởng niệm ngày mất của các vị danh
nhân.
- Lễ hội chùa Bái Đính (Gia Viễn): bắt đầu ngày 6/1 âm lịch đến hết tháng 3 hàng
năm, phần lễ tổ chức dâng hương, tưởng nhớ các các vị danh nhân như Lý Quốc Sư, Đinh
Bộ Lĩnh, thần Cao Sơn, bà chúa Thượng Ngàn và tín ngưỡng thờ Phật. Phần hội diễn ra sôi
động với các trò chơi dân gian.
- Lễ hội làng Yên Vệ: ngày 4/1 âm lịch ở làng Yên Vệ xã Khánh Phú, Yên Khánh
tại đền Thượng thờ Nguyễn Minh Không và chùa Phúc Long.
- Lễ hội đền Năn - chùa Quảng Thượng - đền núi Hầu: Diễn ra vào ngày mồng 10
tháng giêng hàng năm ở làng Quảng Thượng, xã Yên Thắng, Yên Mô suy tôn các vị tướng
thời Hùng Vương.
- Lễ hội báo bản làng Nộn Khê: Diễn ra vào hai ngày 13, 14/1 âm lịch hằng năm
tại xã Yên Từ, Yên Mô.
- Lễ hội đền Áp Lãng - cửa Thần Phù: Diễn ra ngày 6/1 âm lịch tại xã Yên Lâm,
Yên Mô.
- Lễ hội đền La: Diễn ra từ ngày 13 đến 15/1 âm lịch ở thôn La Phù, xã Yên
Thành, Yên Mô, tưởng nhớ hai vị Vua thời Hậu Trần là Giản Định Đế và Trùng Quang
Đế.
- Lễ hội chùa Địch Lộng (Gia Viễn): Ngày 6 và 7 tháng 3 âm lịch. Phần lễ có dâng
hương lễ phật như ở các chùa khác, phần hội thường tổ chức các trò chơi dân gian, múa
rồng, cờ tướng, viết chữ nho.
- Lễ hội cố đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư): Thường diễn ra vào các ngày 6, 7, 8, 9, 10
tháng 3 âm lịch tại quảng trường lễ hội cố đô Hoa Lư.
- Lễ hội đền Quảng Phúc: Từ ngày 10 đến 15/3 âm lịch tại thôn Quảng Phúc, xã Yên
Phong, Yên Mô tưởng nhớ các vị thần Cao Sơn, thần Quý Minh.
- Lễ hội đền Thái Vi (Hoa Lư): Từ ngày 14 đến ngày 16/3 âm lịch để tưởng nhớ
công lao của các vị vua Trần.
- Lễ hội đền Trần (Tràng An) và đền Quý Minh Đại Vương (Ninh Nhất - thành phố
Ninh Bình) suy tôn thần Quý Minh trấn cửa ngõ phía nam kinh đô Hoa Lư: Diễn ra ngày
18/3 âm lịch hàng năm.
- Hội đền Dâu: Tổ chức bắt đầu từ 20/2 âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch
hàng năm tại phường Nam Sơn, thị xã Tam Điệp.
- Hội Yên Cư: Thường tổ chức vào 20 tháng 8 hàng năm ở xã Khánh Cư, huyện
Yên Khánh, nơi thờ Trần Hưng Đạo cùng các quận chúa. Phần lễ có lễ rước kiệu qua sông
Đáy tới làng Phú Hào.
- Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ (Kim Sơn): Từ 13 - 15 tháng 11 âm lịch. Lễ hội tưởng
nhớ công lao người đã chiêu dân khai sinh ra huyện Kim Sơn.
- Lễ hội Noel tại giáo xứ Phát Diệm: Diễn ra vào 25/12 dương lịch hàng năm tại
nhà thờ Phát Diệm, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm bao trùm địa bàn tỉnh
Ninh Bình.
Ẩm thực Ninh Bình
- Thịt dê núi Ninh Bình: Là đặc sản độc đáo và nổi tiếng nhất của Ninh Bình với
đặc trưng địa hình núi đá. Loại đặc sản này phát triển mạnh ở các khu du lịch và quốc lộ
1A.
- Rượu Kim Sơn: Là đặc sản làng nghề vùng biển huyện Kim Sơn.
- Cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua: Là đặc sản của vùng núi đá hang động
Tràng An của cố đô Hoa Lư.
- Cơm cháy Ninh Bình: Là đặc sản ẩm thực cùng thịt dê núi, còn có tên gọi là
"nhất hưởng thiên kim".
- Các đặc sản khác: Bún mọc Kim Sơn, nem Yên Mạc, mắm tép Gia Viễn, cá
chuối nướng Vân Long, rượu cần Nho Quan, khoai Hoàng Long, miến lươn Phát Diệm,
quả dứa Đồng Giao…
Làng nghề truyền thống
Ngành Du lịch Ninh Bình có kết nối tour đến các điểm làng nghề truyền thống đặc
trưng của địa phương như:
- Nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân: nghề đá phát triển mạnh ở Ninh Vân, Hoa Lư với
các sản phẩm ở cố đô Hoa Lư và khắp Việt Nam như tượng đài Lê Lợi ở Thanh Hóa,
tượng đá Quang Trung ở Bình Định, tượng đài chiến sỹ ở Đồng Lộc v.v...
- Làng hoa Ninh Phúc (ở thành phố Ninh Bình): với đa dạng các loài hoa cung cấp
cho khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Làng nghề cói Kim Sơn: sản xuất các loại đồ dùng, hàng xuất khẩu và phục vụ
khách du lịch.
- Làng nghề thêu ren Văn Lâm (ở khu du lịch Tam Cốc - Bích Động): Là làng nghề
truyền thống phát triển từ thời nhà Trần.
- Các làng nghề khác: làng nghề Phúc Lộc sản xuất đồ gỗ, làng đá cảnh Bình
Khang…
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh
đạo, hơn 20 năm qua, từ năm 1986 đến nay tỉnh Ninh Bình cũng hòa nhập với sự đổi mới
chung của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, cùng với sự
nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng của người dân, kinh tế của tỉnh đã có những bước
tăng trưởng khá và toàn diện, các lĩnh vực văn hóa, xã hội và đời sống của người dân trong
tỉnh ngày càng được cải thiện và tiến bộ.
Giai đoạn 2001 - 2005, tăng trưởng kinh tế đạt 11,9%/năm, gấp gần 1,3 lần giai
đoạn 1996 - 2000, cao hơn mức bình quân chung cả nước (7,5%) và có bước cải thiện rõ
rệt về chất lượng tăng trưởng. Giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm đạt 16,5%. Tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất các ngành đạt cao: Nông, lâm
nghiệp và thủy sản đạt 4,3%; công nghiệp - xây dựng đạt 24,1 % và dịch vụ đạt 19,5%.
Bình quân GDP/người năm 2005 gấp 2,1 lần năm 2000, đạt 5,6 triệu đồng. nhưng
chỉ bằng 53% so với mức chung của cả nước và bằng 54,2% của vùng đồng bằng sông
Hồng. Giai đoạn 2006 - 2010, GDP/người tăng mạnh do quy mô nền kinh tế tăng nhanh
và thực hiện tốt chủ trương phát triển dân số hợp lý, đến 2010 đạt trên 20,6 triệu đồng, gấp
3,7 lần so với năm 2005, bằng 92% bình quân vùng đồng bằng sông Hồng và bằng 94%
bình quân chung cả nước.
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước
đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội địa phương trong những tháng
cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế năm 2009 thấp xuống, chỉ
đạt 15,4% (thấp nhất trong giai đoạn) nhưng hiện nay đang được phục hồi, tạo tiền để để
tiếp tục tăng cao trong các năm tiếp theo.
Thu ngân sách: thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 32,9%/năm giai đoạn
2001-2005; giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân trên 40,7%/năm, năm 2010 thu ngân sách
đạt 3.046,8 tỷ đồng, gấp 5,6 lần so với năm 2005 qua đó đưa Ninh Bình trở thành tỉnh có mức
thu khá trong cả nước. Tuy nhiên, thu chưa đáp ứng được nhu cầu chi (năm 2010 chi ngân
sách khoảng 5.300 tỷ VNĐ).
Tổng vốn đầu tư xã hội: Giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng vốn bình quân
47,7%/năm, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 52.150 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với giai đoạn
trước. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tăng từ 20,2% năm 2000 lên 103,1% năm 2010. Nguồn
vốn trong nước chiếm khoảng 90% tổng vốn đầu tư, giữ vai trò chủ đạo để phát triển kinh
tế - xã hội, vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Ninh Bình
so với vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước
Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
2000 2005 2010
Cả
nước
Đồng
bằng
sông
Hồng
Ninh
Bình
Cả
nước
Đồng
bằng
sông
Hồng
Ninh
Bình
Cả
nước
Đồng
bằng
sông
Hồng
Ninh
Bình
Tốc độ tăng
GDP*
% 6,9 9,4 9,6 7,5 11,0 11,9 6,9 10,5 16,04
Số lượng
lương thực
có
hạt/người
Kg 444,8 390,9 500,7 480,9 356,0 466,0 566,2
GDP/người
(giá TT)
1000
đ
5.689 4.839 2.535
10.16
9
9.937 5.573
22.20
0
22.80
0
20.62
3
Tổng thu
ngân sách
Tỷ.đ
90.74
9
24.69
8
454
194.6
05
39.19
8
563
412.2
72
109.2
52
3.047
Tổng đầu tư
xã hội
Tỷ.đ
151.1
83
37.79
6
391
343.1
35
85.78
4
2.748
805.3
52
201.3
40
19.29
2
Nguồn: Niên giám Thống kê 2010 tỉnh Ninh Bình, Dự thảo Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 2011 - 2015 của cả nước và Dự thảo Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
2011 - 2020 của vùng đồng bằng sông Hồng.
Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,9%/năm, vốn đầu tư
tăng 41,7% tức là để tăng thêm 1% GDP thì cần tốc độ tăng vốn đầu tư là 3,5%. Giai đoạn
2006 - 2010, con số này đã giảm xuống còn 2,54% và hiện là cao hơn so với mức trung
bình của vùng (tăng vốn/tăng GDP là 1,77). Năm 2010, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(CPI) của Ninh Bình đứng thứ 11 cả nước nhưng độ mở của nền kinh tế khoảng 8,6%, khá
thấp so với bình quân cả nước (68,5%).
Như vậy, thành tựu kinh tế 2001 - 2010 cơ bản đạt và vượt so với mục tiêu đề ra
trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ninh Bình đến năm 2010.
2.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2010
- Đánh giá chung: giai đoạn 2001 - 2010, ngành du lịch được quan tâm đầu tư
mạnh bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh. Vì vậy,
ngành đã tạo được bộ mặt mới, đưa năng suất lao động cao hơn so với nhiều ngành khác
và tăng hơn 2 lần trong giai đoạn vừa qua. Đưa doanh thu ngành tăng từ 30,6 tỷ đồng năm
2001 lên 63,2 tỷ đồng năm 2005 và đạt trên 559 tỷ đồng vào năm 2010, dần trở thành
ngành mũi nhọn.
- Về nhận thức, tổ chức quản lý: chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí quan trọng
của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội khi tỉnh có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh.
Phương pháp tổ chức, quản lý hoạt động du lịch và đầu tư phát triển ngành còn thiếu đồng
bộ giữa hạ tầng cứng (thành phố Ninh Bình chưa được quy hoạch hoàn chỉnh để trở thành
trung tâm với các hạ tầng nhà để xe, nhà hàng, khách sạn) và hạ tầng mềm, (trong đó đặc
biệt là trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao, môi trường văn hóa và
văn hóa kinh doanh).
- Về khách du lịch: nhiều sự kiện du lịch, văn hóa, tâm linh tầm quốc gia, quốc tế
đã được tổ chức trên địa bàn; cơ sở hạ tầng đặc biệt tại các điểm du lịch trọng điểm được
tăng cường tạo điều kiện hấp dẫn du khách, khách du lịch của tỉnh đã tăng lên liên tục
qua từng năm, kể cả thời kỳ nền kinh tế suy giảm. Năm 2010, có gần 3,6 triệu lượt khách
đến Ninh Bình, gấp 9,0 lần so với năm 2000, trong đó tỷ lệ du khách quốc tế tăng lên từ
25% (năm 2000) lên trên 30% (năm 2009) và khách nội địa tăng nhanh, bình quân khoảng
30%/năm.
Bảng 2.2: Cơ cấu khách quốc tế giai đoạn 2001 - 2010
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số
(lượt
khách)
159.8
50
254.3
75
218.8
05
287.9
00
329.8
47
375.0
17
457.9
20
584.4
00
601.7
85
699.0
00
Chia theo thị trường (%)
Tây Âu 30,0 29,0 27,0 28,0 25,0 27,0 30,0 31,0 32,0 35,5
Châu Úc 27,0 25,0 21,0 22,0 20,0 19,0 21,0 21,5 22,0 21,5
Đông Bắc
Á
12,0 11,0 14,0 14,0 15,0 13,0 15,0 14,5 15,0 12,0
Đông Âu 8,0 11,0 8,0 10,0 10,0 15,0 10,0 10,0 10,5 10,5
Đông Nam
Á
8,0 10,0 10,0 9,0 8,0 7,0 5,0 5,0 4,5 6,5
Bắc Mỹ 3,0 4,0 7,0 6,0 7,0 5,0 4,0 4,5 4,5 4,5
Trung
Đông
3,0 6,0 4,0 4,0 5,0 7,0 5,0 5,0 4,5 4,5
Q/tịch
khác
9,0 4,0 9,0 7,0 10,0 7.0 10,0 8,5 7,0 5,0
Lưu trú
TB
1,11 1,20 1,05 1,10 1,20 1,25 1,27 1,34 1,42 2,08
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình.
Phân tích thị phần cho thấy, khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình chiếm tỷ trọng
cao nhất là từ Tây Âu (Pháp, Anh, Đức), hiện nay vẫn đang có chiều hướng tăng lên,
khách từ châu Úc, Đông bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), Đông Âu, Bắc Mỹ và
Trung Đông có tỷ trọng tương đối ổn định. Tuy nhiên, khách từ Đông Nam Á có tỷ trọng
đang giảm xuống, đây là điểm cần nghiên cứu để xây dựng hướng phát triển các sản phẩm
du lịch.
Lượng khách du lịch nội địa tăng lên trung bình với tốc độ trên 30%/năm ngay cả
trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế; là thành tựu quan trọng, phần nào đã khai thác,
phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh để thu được kết quả tốt.
Năm 2010, bình quân số ngày khách du lịch lưu trú tại Ninh Bình đã tăng lên là
1,5 ngày. Mức chi tiêu khách quốc tế là 20USD/ngày/khách và khách nội địa là 170 nghìn
đồng/ngày/khách. Đây là mức thấp so với nhiều địa phương có tiềm năng du lịch khá.
Bảng 2.3: Cơ cấu khách nội địa giai đoạn 2001 - 2010
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số
(lượt
350.8
50
392.6
97
520.8
66
589.4
43
691.3
89
811.9
71
1.060.
639
1.316.
488
1.789.
120
1.789.
120
khách)
Chia theo thị trường (%)
Hà Nội 17,0 21,0 19,0 19,5 20,0 21,0 23,0 23,5 24,0 25,5
Vùng Bắc
Bộ
32,0 33,0 35,0 38,0 35,0 38,0 35,0 36,0 37,0 40,0
Huế - Đà
Nẵng
15,0 13,0 14,0 16,5 15,0 12,0 15,0 13,5 14,0 13,0
Bắc-Trung-
Bộ
14,0 13,0 11,0 9,0 12,0 15,0 12,0 12,5 13,0 11,0
Thành
phốHồ Chí
Minh
12,0 11,0 8,0 9,0 10,0 9,0 10,0 10,5 10,0 10,5
Lưu trú
trung bình
(ngày)
1,10 1,20 1,19 1,10 1,23 1,26 1,28 1,35 1,43 1,94
Nguồn: Sở Du lịch, văn hóa và thể thao Ninh Bình.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: thời gian qua hạ tầng thành phố Ninh Bình, thị xã Tam
Điệp và một số khu du lịch trọng điểm như Tràng An, Vân Long, Bái Đính, Hoa Lư...
được phát triển. Số khách sạn tăng gần 10%, phòng tăng 15% và nhiều nhà hàng được mở
mang thêm.
Bảng 2.4: Hiện trạng cơ sở lưu trú giai đoạn 2001 - 2010
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số
CSLT
38 40 45 60 75 222 244 290 471 530
Tổng số
phòng
511 561 626 815 883 1.277 1.407 1.680 3.398 4.538
Tổng số
giường
869 937 1.064 1.468 1.600 3.280 3.620 4.110 8.790
10.20
0
Công suất sử
dụng (%)
53,0 46,0 48,0 - 57,0 47 49 60 58 67
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2010 tỉnh Ninh Bình.
- Về lao động ngành du lịch: giai đoạn 2001 - 2010 số lượng và chất lượng nguồn
nhân lực du lịch đều tăng khá. Năm 2010 toàn tỉnh có gần 11.000 lao động, gấp hơn 2 lần
so với năm 2000. Trong đó, số lao động do các cơ quan quản lý ngành trực tiếp quản lý
khoảng 1.100 người, với tỷ lệ lao động qua đào tạo là trên 68%, (số lao động có trình độ
đại học và cao đẳng khoảng chiếm 11%).
Bảng 2.5: Chất lượng nguồn lao động ngành du lịch 2001 - 2010
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng lao động
du lịch
5.510 5.500 5.620 5.700 6.400 6.816 7.110 7.957 8.611 8.850
Lao động ngành Du lịch do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý
Tổng số lao
động
353 409 470 621 650 916 960 1.004 1.067 1.100
- Đại học và cao
đẳng
30 45 50 70 85 183 196 214 232 250
- Tr/cấp nghề 135 165 195 158 190 322 410 420 450 450
- Loại khác 188 199 225 393 375 411 354 370 385 400
Trình độ NN 90 135 147 180 286 290 315 345 380 400
TNBQ/tháng
(nghìn đồng)
426 450 520 560 850 900 1.000 1.200 1.350 1.500
Nguồn: Sở Du lịch, văn hóa và thể thao Ninh Bình.
Kết quả hoạt động du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa tạo
được đột phá về giá trị, nguyên nhân là do:
- Quá trình đầu tư phát triển, trong đó có phát triển hạ tầng còn thiếu đồng bộ, mới
tập trung đầu tư các khu chính, chưa quan tâm đầy đủ đến chất lượng nên khu ăn uống, bãi
để xe và khu nghỉ ngơi, khu xử lý rác thải còn thiếu.
- Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch chưa thực sự đi vào cuộc sống, tập trung
nhiều vào khu vực Nhà nước nên chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở khu vực tư nhân
chưa đảm bảo khai thác được tiềm năng lợi thế sẵn có.
- Quản lý hoạt động du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa theo kịp chuẩn mực quốc
gia, chưa quan tâm xây dựng và đưa vào thực hiện các quy định bắt buộc đối với các
doanh nghiệp, du khách tham gia vào hoạt động du lịch.
- Chưa có chương trình hay hoạt động cụ thể thực chất, hiệu quả để nâng cao văn
hóa ứng xử đối với người lao động ngành du lịch và nhân dân sinh sống trong hoặc gần
khu du lịch
Vì vậy, giá trị thu được chưa xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Tỷ lệ khách
quốc tế chậm được nâng lên (chiếm khoảng 1/3 lượng khách). Nguyên nhân do hạ tầng
hạn chế, trình độ nguồn nhân lực chưa tương xứng và hoạt động chưa đạt chuẩn mực
chung.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
2.2.1. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật, biện pháp liên quan của
Nhà nước trung ương
2.2.1.1 Triển khai phổ biến các chính sách, pháp luật của các cơ quan trung
ương liên quan đến du lịch
Luật Du lịch đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số
92/2007/NĐ-CP ngày 01-6-2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch...
Luật Du lịch ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch trong quá trình
hội nhập. Những quy định trong Luật Du lịch về cơ bản đã tiếp cận được với Luật Du lịch
của nhiều nước trên thế giới, tạo nên những nền tảng vững chắc để thu hút các doanh
nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời thu hút
ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn
tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm
du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hóa
các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ,
cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể
hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn
của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư,
kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.
2.2.1.2. Phối hợp thực hiện và giám sát các chương trình, dự án phát triển du
lịch do các cơ quan trung ương thực hiện
Tiếp thu, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển du lịch, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã cụ thể hóa và chỉ đạo Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các ngành và địa phương thông qua nhiều hình thức để
tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
trong tỉnh, nhất là các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch. Đến nay, có nhiều nơi đã
xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện khá tốt các chủ trương, chính sách này, qua đó
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống người dân tại
địa phương; song song đó, nhận thức trong nhân dân về phát triển du lịch gắn với lợi ích
cộng đồng dân cư cũng được nâng lên; có chuyển biến tốt trong việc chấp hành các quy
định về bảo vệ và tôn tạo các khu, điểm du lịch; việc kinh doanh du lịch được các doanh
nghiệp quan tâm đầu tư và khai thác; chất lượng phục vụ du khách được nâng lên một
bước; tình trạng tự ý nâng giá kinh doanh trong thời gian cao điểm đã giảm.
Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch
những quy định của pháp luật về du lịch; thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động du
lịch tại các khu, điểm và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phản ánh từ doanh
nghiệp kinh doanh du lịch. Cải cách một bước thủ tục đăng ký kinh doanh, xây dựng cơ
bản, giao và cho thuê đất; tuy chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nhưng cũng
đã có thông thoáng hơn.
2.2.2. Thực hiện xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch
2.2.2.1. Triển khai xây dựng và cụ thể hóa chiến lược phát triển ngành
Nhận thức được những tiềm năng to lớn của du lịch Ninh Bình nên công tác xây
dựng và quản lý quy hoạch thời gian qua cũng đã sớm được thực hiện và hàng năm có tổng
kết đánh giá để có phương án điều chỉnh kịp thời. Ngay từ năm 1994 Ninh Bình đã phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1995-2010, đây là cơ sở cho công tác
chỉ đạo, quản lý xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch. Sự phát triển của du lịch Việt
Nam nói chung và của Ninh Bình nói riêng có nhiều cơ hội và thách thức mới trong bối
cảnh Việt Nam hội nhập với quốc tế và khu vực. Chính vì thế năm 2007, Uỷ ban nhân dân
tỉnh Ninh Bình đã giao cho Sở Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp
với Viện Kiến trúc Nhiệt đới - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng một số cơ quan
Trung ương và các chuyên gia xây dự dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2007- 2010 và định hướng phát triển đến 2015. Trong
quá trình thực hiện và quản lý quy hoạch đã đạt được nhiều kết quả khả quan: nhiều khu di
tích được bảo vệ, các tiềm năng du lịch được khai thác phục vụ kinh doanh. Tuy nhiên vì
thiếu các quy hoạch chi tiết do đó một số cảnh quan bị sâm hại như khai thác đá vôi làm
vật liệu xây dựng làm ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường.
2.2.2.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn
Ninh Bình là tỉnh có quy hoạch phát triển du lịch sớm được tổ chức xét duyệt: quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình, quy hoạch cụ thể phát triển các khu du lịch:
Tràng An, Tam Cốc - Bích động…
Ngay sau tái lập tỉnh từ những năm 1995, tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Viện
Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam - Tổng Cục Du lịch lập quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Ninh Bình đến 2010. Đến năm 2007 tỉnh lại tiếp tục điều chỉnh bổ sung quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến 2010 và định hướng đến 2015. Theo đó du
lịch Ninh Bình được quy hoạch phát triển du lịch theo 7 khu không gian du lịch như sau:
+ Không gian du lịch Tam Cốc - Bích Động - Tràng An - Cố đô Hoa Lư (văn hóa,
lễ hội, tâm linh, sinh thái, thắng cảnh, nghiên cứu).
+ Không gian du lịch trung tâm tại thành phố Ninh Bình, trở thành đầu mối hoạt
động du lịch của tỉnh (ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, dịch vụ cao cấp).
+ Không gian du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - hồ Đồng Chương
(sinh thái, thể thao, nghiên cứu, nghỉ dưỡng).
+ Không gian du lịch Kênh Gà - động Vân Trình - khu bảo tồn Vân Long - động
Hoa Lư (sinh thái, văn hóa, lịch sử, nghỉ dưỡng, chữa bệnh).
+ Không gian du lịch hồ Yên Thắng - hồ Yên Đồng - động Mã Tiên (vui chơi giải
trí, thể thao, nghỉ dưỡng).
+ Không gian du lịch thị xã Tam Điệp - phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (văn
hóa, nghiên cứu lịch sử, sinh thái).
+ Không gian du lịch nhà thờ đá Phát Diệm và vùng kinh tế biển Kim Sơn - khu
Cồn Nổi (văn hóa, lịch sử, tắm biển, nghỉ dưỡng).
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh
đã chỉ đạo các ban ngành chức năng phối hợp với các cơ quan trung ương xây dựng và
hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu du lịch lớn của tỉnh như: Tràng An, Bái Đính, Tam
Cốc - Bích Động, Vân Long, Kênh Gà, Vân Trình, Hồ Đồng Chương, Cố đô Hoa Lư.
Đồng thời xây dựng 9 tuyến du lịch nội tỉnh và 10 tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế.
2.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và các doanh
nghiệp nhà nước địa phương hoạt động du lịch
2.2.3.1. Tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, thực hiện các chức
năng quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch ở Ninh Bình những năm qua đã có nhiều kết quả khả
quan. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện
nhiều công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa
bàn. Quản lý và giám sát các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ
lưu trú, ăn uống và lữ hành.
Về bộ máy tổ chức quản lý: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trước đây là Sở Du
lịch) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình được thành lập theo
Quyết định số 422/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, ngày 03 tháng 3 năm
2008, trên cơ sở hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch và Sở Văn hóa Thông tin. Hiện
nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở bao gồm 9 phòng ban nghiệp vụ và 9 đơn vị sự nghiệp
trực thuộc, trong đó trực tiếp thực hiện chức năng quản lý phát triển du lịch có phòng
Nghiệp vụ du lịch, trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch và Ban quản lý Khu du lịch Tam
Cốc - Bích Động.
Ở các huyện, thị xã công tác quản lý nhà nước về du lịch được giao cho phòng Văn
hóa - Thông tin, tuy nhiên nhiệm vụ, chức năng chưa được quy định rõ ràng, cụ thể. Nhận
thức được vấn đề này, công tác quản lý nhà nước tại khu điểm du lịch lớn được quan tâm
hơn bằng việc thành lập Ban quản lý Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động theo quyết định số
1961/QĐ-UBND ngày 19/9/2006 và chính thức đi vào hoạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.pdf