Tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập: LUẬN VĂN:
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
trường trung học phổ thông ngoài công lập
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm về sự nghiệp giáo dục. Người chỉ ra
rằng: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam
phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham
gia vào công cuộc xây dựng nước nhà mà trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”
[20, tr.3]. Người cũng chỉ cho chúng ta con đường thoát khỏi cảnh yếu hèn đó là con đường
phát triển giáo dục: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong thư gửi học sinh nhân ngày
khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (tháng 9/1945), Bác đã viết: “Non sông Việt
Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai
với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của
các cháu” [18, tr.33]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về gi...
81 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
trường trung học phổ thông ngoài công lập
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm về sự nghiệp giáo dục. Người chỉ ra
rằng: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam
phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham
gia vào công cuộc xây dựng nước nhà mà trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”
[20, tr.3]. Người cũng chỉ cho chúng ta con đường thoát khỏi cảnh yếu hèn đó là con đường
phát triển giáo dục: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong thư gửi học sinh nhân ngày
khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (tháng 9/1945), Bác đã viết: “Non sông Việt
Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai
với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của
các cháu” [18, tr.33]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thể hiện qua câu nói bất hủ của
Người: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Tư tưởng xuyên
suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dục luôn toả sáng tính cách mạng, tính
nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Cả cuộc đời cách mạng, Người chỉ có một ham muốn, ham
muốn tột bậc là: “Làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào
ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [20, tr.161].
Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chủ Tịch, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ
trương, chính sách và biện pháp phát triển nền giáo dục của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân. Hệ thống mạng lưới trường lớp đã được phủ kín khắp các bản làng, thôn xóm trong cả
nước để thực hiện mục tiêu xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi, tiến tới phổ cập trung học cơ sở, phổ cập trung học phổ thông...Vấn đề
phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã và đang được toàn xã hội quan tâm. Đảng và
Nhà nước ta đang tập trung và ưu tiên hơn trong việc đầu tư đối với các vùng khó khăn và
đã thu được một số kết quả, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta trong giáo dục.
Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu tổng
quát của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001- 2010 là đưa đất nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân,
tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại “con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút
ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước
nhảy vọt...”. Để đạt được các mục tiêu nói trên, giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ có vai trò quyết định, là nhu cầu bức thiết của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là phát triển kinh tế đi đôi với thúc
đẩy tiến bộ xã hội. Ngay từ đầu thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời đổi mới tư
duy và cách làm giáo dục, đề ra những chủ trương chuyển đổi hệ thống giáo dục quốc dân
từ mục tiêu phục vụ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Từ quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục và đào tạo, Nhà nước ta đã
thể chế hóa thành các văn bản pháp luật để tổ chức thực hiện trong thực tế: Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi năm 2001): "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội
phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài..." (Điều
35); Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua vào tháng 12/1998 (Sửa đổi, bổ sung năm
2005); Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/2000/QH10 về thực hiện phổ cập giáo
dục trung học cơ sở của Quốc hội khóa X thông qua ngày 09/12/2000...
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 xác định mục tiêu, giải pháp và các bước
đi theo phương châm đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, xây dựng một nền
giáo dục có tính chất thực tiễn và hiệu quả, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng,
đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới,
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện mục
tiêu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010.
Nhằm thực hiện chủ trương của Đảng cũng như mục tiêu của Nhà nước, nhiều loại
hình giáo dục đã được mở ra, trong đó có giáo dục ngoài công lập. Phát triển giáo dục ngoài
công lập là đũi hỏi khỏch quan của cuộc sống, có cơ sở lý luận và thực tiễn. Trong hoàn
cảnh đất nước cũn nhiều khú khăn, ngân sách của nhà nước chưa đủ để đầu tư lớn hơn cho
giáo dục, thỡ việc huy động rộng rói cỏc nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục là một
đũi hỏi tất yếu. Điều này đó được khẳng định trong các văn bản pháp quy và càng ngày càng
được thể chế hoá một cách chặt chẽ, đồng bộ. Trong quá trỡnh triển khai, cỏc chớnh sỏch
của trung ương cũng như của địa phương về các trường ngoài công lập đó ngày càng hoàn
thiện theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư, phù hợp với yêu cầu của người học. Điều đó đó
tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập gần đây phát triển cả về chất lượng và số lượng.
Nhỡn một cách bao quát, càng ngày giáo dục ngoài công lập nói chung và các trường
ngoài công lập ở trung học phổ thông nói riêng càng đạt được nhiều thành tựu to lớn và có
vai trũ quan trọng hơn trong sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước, đặc biệt là góp
phần thúc đẩy tiến độ phổ cập giáo dục trung học, đáp ứng được nhu cầu học tập rộng rói
của học sinh.
Bên cạnh nhiều thành tựu đó đạt được, đến nay, các trường trung học phổ thông
ngoài công lập cũng bộc lộ khá rừ những mặt hạn chế, cần phải được nhanh chóng khắc
phục. Chẳng hạn như mạng lưới các trường ngoài cụng lập phõn bố bất hợp lý, cơ sở vật
chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên và cỏn bộ quản lý vừa thiếu vừa cũn nhiều bất cập, việc
huy động và sử dụng các nguồn lực chưa khoa học, chưa mang lại hiệu quả mong
muốn…Đặc biệt là việc quản lý, chỉ đạo loại hỡnh trường này từ trung ương tới địa phương
nhỡn chung cũn lỏng lẻo và cú nhiều hạn chế, khiến cho chất lượng đào tạo của loại hỡnh
trường này chưa cao, nhà trường phát triển thiếu bền vững, thậm chí vận hành có phần
phiến diện. ở một số địa phương, nhất là ở một số thành phố lớn đó những trường phát sinh
mâu thuẫn, tiêu cực đến mức buộc phải giải thể.
Thực tế gần hai chục năm qua cho thấy, chủ trương xó hội hoỏ giỏo dục của Đảng và
Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn ở cả phương diện lý luận và thực tiễn. Điều đó có nghĩa là
trong tương lai sẽ có nhiều trường ngoài công lập nói chung, trung học phổ thông ngoài
công lập nói riêng tiếp tục được ra đời. Nhưng để loại hỡnh trường ngoài công lập có thể
phát triển theo chiều hướng lành mạnh, chất lượng đào tạo ngày một nâng cao thỡ khụng thể
khụng cú sự nghiờn cứu đầy đủ về quản lý nhà nước đối với loại hỡnh trường này, để từ đó
đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các trường trung học
phổ thông ngoài công lập.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đó lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước bằng
pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập” làm đề tài luận văn cao học
Quản lý Hành chính công.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài, đó có nhiều công trỡnh nghiên cứu khoa học được công bố ở
trong nước như:
- Trường tư và trường ngoài công lập ở các nước phát triển phương Tây - Nguyễn
Thị Hiền, tạp chí Thông tin giáo dục, số 64, năm 1997. Tác giả đó khái quát sự khác biệt
giữa trường công lập cũng như chính sách phát triển các trường tư ở một số nước phát triển
như: Anh, Pháp, Đức...;
- Một số vấn đề cấp bách trong công tác tổ chức quản lí các trường phổ thông dân
lập - Nguyễn Văn Đản, Thông tin khoa học giáo dục, số 67, năm 1998. Bài báo nêu lên
những hạn chế trong công tác quản lý các trường phổ thông ngoài dân như: sự quan tâm
chưa đúng mức của các cơ quan quản lý, hệ thống văn bản pháp luật cho các trường này cũn
thiếu, chưa rừ, sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền cũn lỏng lẻo...; những
khó khăn của các trường phổ thông dân lập về đất đai, tài chính, đối tượng tuyển sinh, chất
lượng giáo viên... Trên cơ sở đó, bài báo đó nêu ra một số vấn đề cần thực hiện như: cần có
những quy định cụ thể về trường phổ thông dân lập, có cơ chế cụ thể về đất đai, tài chính
cho trường phổ thông ngoài dân lập, tăng cường công tác kiểm tra đối với giáo dục phổ
thông ngoài dân lập...;
- Các giải pháp cải tiến cơ chế quản lý trường trung học phổ thông dân lập thành
phố Hải Phũng - Nguyễn Thị Mai, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành "Quản lý và tổ chức
công tác văn hóa giáo dục", Mó số: 5.07.03. Năm 2000. Luận văn đó đánh giá thực trạng cơ
chế quản lý trường trung học phổ thông dân lập tại Hải Phũng, đề xuất các giải pháp cải tiến
cơ chế quản lý các trường trung học phổ thông dân lập ở Hải Phũng như: tiếp tục hoàn thiện
văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục phổ thông dân lập, đẩy mạnh phân cấp quản lý,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý ở Hải Phũng...;
- Những cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng qui chế trường phổ thông ngoài công
lập, Đề tài cấp Bộ, mó số B 97- 49- 40 - TS. Nguyễn Văn Đản (Viện Khoa học giáo dục)
làm chủ nhiệm, năm 2001. Nhóm nghiên cứu đề tài đó chỉ ra những cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc xây dựng quy chế trường phổ thông ngoài công lập như: xuất phát từ quan
điểm, đường lối của Đảng về giáo dục và xó hội hóa giáo dục, vai trũ của sự tham gia xó hội
vào công tác giáo dục, thực trạng tổ chức và hoạt động của các trường phổ thông ngoài công
lập những năm trước 2000... để làm căn cứ xây dựng quy chế trường phổ thông ngoài dân
lập;
- Giáo dục phổ thông ngoài công lập thành tựu và tồn tại - Phạm Quang Sáng, tạp
chí Thông tin giáo dục số 114/2005. Tác giả đó nêu lên những thành tựu của giáo dục phổ
thông ngoài công lập như: sự phát triển mạnh về số lượng, sự thu hút vốn đầu tư của xó hội
vào lĩnh vực giáo dục, tạo ra sự cạnh tranh giữa khu vực công và khu vực tư trong giáo dục,
nhiều cơ sở giáo dục phổ thông ngoài dân lập đó tạo được vị trí vững chắc trong xó hội, có
chất lượng đào tạo tốt. Bên cạnh đó, tác giả cũng đó chỉ ra những hạn chế như: nhiều trường
có sở vật chất cũn nghèo nàn; đội ngũ giáo viên cơ hữu cũn thiếu; chất lượng giáo dục chưa
cao; thực hiện quy chế chưa nghiêm...;
- Thực trạng và giải pháp củng cố, phát triển các trường ngoài công lập ngành học
mầm non, phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010 - Đề tài
khoa học cấp thành phố năm 2006. Nội dung đề tài đó phân tích, đánh giá thực trạng các
trường ngoài công lập ngành học mầm non, phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn
Hà Nội từ khi đổi mới đến 2004 và đề xuất các giải pháp củng cố, phát triển chúng. Về thực
trạng, đề tài đó nêu ra những kết quả đạt được của các trường ngoài công lập ngành học
mầm non, phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Nội như: Sự phát triển về số
lượng các trường, số học sinh; sự phát triển về cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, phương
pháp giáo dục; bên cạnh đó, đề tài chỉ ra những yếu kém như: năng lực quản lý của Hội
đồng quản trị, Hiệu trưởng, sự thiếu hụt của đội ngũ giảng viên cơ hữu; chất lượng giáo dục;
bất cập trong quản lý nhà nước đối với các trường ngoài công lập ngành học mầm non, phổ
thông, giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề tài đó đề xuất một
loạt các giải pháp để củng cố, phát triển chúng: Thành phố có chính sách cụ thể để tạo kiện
thuận lợi trong việc các trường thuê đất; đảm bảo sự bỡnh đẳng giữa trường công lập và
trường dân lập; nâng cao chất lượng bộ máy làm công tác quản lý trong các trường; đổi mới
nội dung quản lý nhà nước đối với các trường ngoài công lập ngành học mầm non, phổ
thông, giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Nội...
Nhỡn chung, cỏc cụng trỡnh trờn đây mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu lý luận và chỉ
ra những tồn tại của trường ngoài công lập nói chung, chưa có công trỡnh nào trực tiếp
nghiờn cứu về trường trung học phổ thông ngoài công lập. Vỡ thế cú thể coi đây là công
trình đầu tiên nghiên cứu dưới góc độ quản lý nhà nước đối với trường trung học phổ thông
ngoài công lập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ sơ lý luận của việc QLNN bằng
pháp luật đối với trường ngoài công lập nói chung, trung học phổ thông ngoài công lập nói
riêng; từ đó đánh giá thực trạng của hoạt động này trong những năm qua, trên cơ sở đó đề
xuất những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật
đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Xây dựng khái niệm và chỉ ra những đặc điểm của QLNN bằng pháp luật đối với
trường trung học phổ thông ngoài công lập, đồng thời phân tích vai trò, nội dung của QLNN
bằng pháp luật đối với trường ngoài công lập;
+ Nêu lên những đặc thù và những yêu cầu khách quan của việc tăng cường quản lý
nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập;
+ Đánh giá những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế cơ bản trong QLNN
bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập ở nước ta trong những
năm qua và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
+ Đưa ra những quan điểm có tính định hướng và một số giải pháp cụ thể nhằm tăng
cường QLNN bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
QLNN bằng pháp luật đối với trường ngoài công lập là một vấn đề rộng và phức tạp,
bởi hiện nay, hệ thống các trường ngoài công lập đó phỏt triển khỏ đồng bộ từ mẫu giáo đến
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học dạy nghề, cao đẳng và đại học.
Trong phạm vi một luận văn thạc sỹ, đề tài chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý
nhà nước bằng pháp luật đối với trường ngoài công lập thuộc hệ trung học phổ thông và
thực tiễn QLNN đối với loại hỡnh này. Các trường trung học chuyên nghiệp, trung học dạy
nghề cũng không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục
nói chung, giáo dục ngoài công lập nói riêng và QLNN bằng pháp luật đối với trường trung
học phổ thông ngoài công lập.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ sở của phép duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp: khảo sát, phân tích, tổng hợp, so
sánh, phương pháp lịch sử cụ thể trong quá trình nghiên cứu để giải quyết vấn đề một cách
toàn diện.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Luận văn đã xây dựng được khái niệm: QLNN bằng pháp luật đối với đối với trường
trung học phổ thông ngoài công lập; phân tích những đặc điểm cơ bản, vai trò, nội dung của
QLNN bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập ở Việt Nam hiện
nay.Trên cơ sở đó nghiên cứu một cách hệ thống thực trạng QLNN bằng pháp luật đối với
trường trung học phổ thông ngoài công lập, từ đó đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm
tăng cường QLNN bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập ở Việt
Nam hiện nay.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho
hoạt động nghiên cứu lý luận về QLNN bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông
ngoài công lập. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu,
giảng dạy và học tập trong các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Đặc biệt, những kết quả đó
có ý nghĩa góp phần tăng cường QLNN bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông
ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương.
Chương 1
Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước bằng pháp luật
đối với trường Trung học phổ thông ngoài công lập
1.1. khái quát về Giáo dục ngoài công lập
1.1.1. Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của cỏc trường ngoài công lập
1.1.1.1. Khái quát về trường ngoài công lập ở nước ngoài
a. Sự hỡnh thành và phát triển trường ngoài công lập ở nước ngoài
Trường ngoài công lập ở đây được hiểu là trường không được nhà nước thành lập,
đầu tư và quản lý một cách toàn diện. Hiện nay, trên thế giới có nhiều tên gọi khác nhau về
trường ngoài công lập, hơn nữa cỏc hỡnh thức tổ chức và hoạt động của loại hỡnh trường
này cũng có nhiều nét khác nhau.
Trong lịch sử hình thành trường học ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, những
trường học đầu tiên xuất hiện đều do cá nhân hoặc do một tổ chức tôn giáo (nhà thờ, nhà
chùa) thành lập và quản lý. ở giai đoạn này, nhà nước dường như chưa có vai trò gì trong
việc hình thành trường học mà thông qua việc tổ chức các kỳ thi tuyển chọn nhân tài, cấp
văn bằng chứng chỉ nhằm lựa chọn đội ngũ củng cố bộ máy cai trị các cấp chính quyền từ
trung ương đến địa phương để khẳng định bàn tay của mình.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là khi châu Âu chuyển sang xã
hội công nghiệp đã làm biến đổi cách thức giáo dục và quản lý. Mô hình trường làng không
còn thích hợp nữa, khi mà người lớn đã chuyển từ lao động trên đồng ruộng sang lao động
trong nhà máy; chuyển lao động theo thời vụ sang làm theo ca, kíp..., từ đó bắt đầu hình
thành hệ thống trường học do Nhà nước đầu tư xây dựng và trẻ em cũng được học theo kỳ,
theo giờ. Loại hình trường học này phát triển nhanh chóng, tồn tại song song với các loại
hình trường ra đời trước đó và dần chiếm ưu thế, các trường ngoài công lập hầu như không
còn tồn tại.
Nhưng từ cuối thế kỷ XX đến nay, mô hình trường ngoài công lập trong đó có trường
trung học phổ thông phát triển khá rộng khắp, nhất là ở những nước công nghiệp phát triển.
Sở dĩ có tình hình đó vì không những ở những nước nghèo mà ngay ở cả những nước
giàu, người ta cũng ý thức được rằng Nhà nước không thể có điều kiện đầu tư đầy đủ cho sự
phát triển ngày càng mạnh mẽ của hệ thống giáo dục; muốn cho giáo dục phát triển phải
trông cậy vào nhiều nguồn lực khác nhau trong xã hội. Bởi thế, giáo dục ngoài công lập nói
chung và giáo dục trung học ngoài công lập nói riêng ngày một phát triển mạnh mẽ. Đặc
biệt, ở những nước thuộc hệ thống XHCN trước đây, mặc dù đã tan rã hay có nhiều điều
chỉnh căn bản đường hướng phát triển thì loại hình trường ngoài công lập đều xuất hiện khá
nhiều ở mọi cấp học, ngành học.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, năm 2004, ở nước Pháp cứ 5 học sinh phổ thông
học ở trường do nhà nước thành lập và quản lý thỡ cú khoảng 1 em theo học tại cỏc trường
do cá nhân hoặc tổ chức xó hội đầu tư và điều hành. Riêng ở bậc đại học nước Pháp có tới
14% sinh viên với khoảng 30% số trường ngoài công lập.
Tại Mỹ, mói tới những năm cuối cùng của thế kỉ XIX mới xuất hiện những trường
trung học công lập đầu tiên ở bang New York. Nhưng sau đó, hệ thống giáo dục công lập
của nước này đó phỏt triển với tốc độ nhanh, và giáo dục trung học được coi là bắt buộc với
mọi người, mọi tốn phí đào tạo đều do Nhà nước chi trả. Tuy vậy, đến thập niên đầu của
thế kỉ XX, ước tính có khoảng 40% học sinh trung học của toàn nước Mỹ học ở các
trường không phải do nhà nước xây dựng và điều hành. Và đến năm 2000 đó cú khoảng
25 % số trường tiểu học và trung học với khoảng 11% học sinh học ở loại trường này.
Đáng lưu ý là ở nước Mỹ, học phí ở trường ngoài công lập rất cao, số học sinh trung học
ở các trường ngoài công lập phần đông là con nhà khá giả, họ có những đũi hỏi riờng mà
chỉ các trường ngài công lập mới có thể đáp ứng được.
Tại Trung Quốc, Hiến pháp qui định rừ, cỏc cỏ nhân cũng như các tổ chức kinh tế xó
hội đều có quyền mở trường. Tuy nhiên tại đất nước có bề dày lịch sử này, loại hỡnh trường
ngoài công lập phát triển muộn hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Theo số liệu thống kê năm 2001, tỉ lệ học sinh ngoài công lập ở trung học chỉ khoảng 3%
(tiểu học khoảng 1,5 %, đại học khoảng 1,2%). Đến nay kinh phí chi cho giáo dục ở Trung
Quốc phần lớn đều không phải do Nhà nước chịu trách nhiệm. Mỗi địa phương có những
quan niệm khác nhau về phát triển giáo dục nói chung và phát triển giáo dục ngoài công lập
nói riêng. Song, nhỡn chung ở hầu hết cỏc tỉnh của đất nước hơn 1,3 tỉ ba dân này, khoảng 5
năm gần đây hệ thống các trường trung học ngoài công lập đó phỏt triển với tốc độ khá mau
lẹ.
Tại Hàn Quốc, loại hỡnh trường ngoài công lập phát triển mạnh mẽ ở cả tiểu học,
trung học, cao đẳng và đại học. Và một điều đáng lưu ý là ở quốc gia này, cỏc trường ngoài
công lập cũng được Nhà nước đầu tư một phần đáng kể về kinh phí. Đồng thời các trường
này cũng được Nhà nước quản lý, chỉ đạo khá thống nhất và chặt chẽ. Theo số liệu thống kê
năm 2004, Hàn Quốc có khoảng gần một nửa học sinh trung học phổ thông học tại những
trường ngoài công lập. (Số học sinh học học trường ngoài công lập ở cao đẳng khoảng 80%,
đại học là 75%).
Ở Thái Lan, Nhà nước chi trả hoàn toàn kinh phí học bậc phổ thông cho mọi học
sinh. Chính vỡ thế số học sinh ngoài cụng lập đó giảm mạnh vào thập niên cuối của thế kỉ
XX. Nếu như năm 1990 ở quốc gia này có tới hơn 20% số học sinh trung học ngoài công
lập, thỡ đến năm 2000 chỉ cũn khụng đầy một nửa. Trong khi đó, số sinh viên cao đẳng và
đại học ngoài công lập lại gia tăng nhanh chóng. Đến những năm gần đây họ đó chiếm tới
gần một nửa số sinh viờn trong toàn quốc.
Tại Singapore có sự chuyển giao quyền làm chủ ở các trường công. Năm 1987, quốc
gia này thầnh lập các trường Độc lập, đến năn 1999 xuất hiện các trường tự trị. Các trường
công được phép chuyển thành các trường tư hoạt động bằng ngân sách của Nhà nước,
nhưng nhà trường vẫn được thu học phí theo qui định của Chính phủ.
Ở Tanzania mấy năm gần đây cũng có sự gia tăng nhanh chóng các trường ngoài
công lập.
Tuy vậy, nhỡn bao quỏt trờn toàn thế giới, tỷ lệ học sinh các trường ngoài công lập
thấp hơn trường công lập rất nhiều. Chẳng hạn ở Mỹ chỉ có 11%; ở Pháp là 17%; ở Liên xô
cũ và Đông Âu là 5%. Đến những năm đầu tiên của thế kỉ XXI trong 154 nước trên thế giới,
có 46 % số nước có tỉ lệ dưới 10% học sinh, 43% số nước có tỉ lệ từ 10 đến 40% và 7,3 %
số nước có 41- 48% học sinh ngoài công lập.
b. Chính sách của các nước đối với giáo dục ngoài công lập
Thực tế cho thấy, đối với các trường ngoài công lập mỗi nước đều có những chính
sách riêng khá đa dạng.
Đa số các nước không thừa nhận sự đầu tư, kinh doanh giáo dục vỡ lợi nhuận kinh tế.
Do đó, trên danh nghĩa, hệ thống giáo dục ngoài công lập được thành lập không nhằm mục
tiêu lợi nhuận. Nhưng cũng có một số nước (tiêu biểu là Mỹ và Anh), pháp luật cho phộp cú
thể kinh doanh giỏo dục nghề nghiệp vỡ lợi ớch kinh tế.
Phần lớn các nước, nhất là các quốc gia công nghiệp phát triển tuy ở những mức độ
rất khác nhau nhưng đều có trợ cấp kinh phí bằng cách này hay cách khác cho những trường
ngoài công lập (như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ca-na-đa...). Thậm chí có một số nước như
Anh, úc, Pháp,…khoản trợ cấp của Nhà nước cho các trường trung học ngoài công lập bằng
các trường trung học công lập.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, chỉ đạo của Nhà nước đối với các trường ngoài công
lập cũng có nhiều điểm khác biệt tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và sự nhỡn nhận của mỗi
quốc gia. Trừ một số trường tôn giáo, cũn lại các trường này đều có sự quản lý của nhà nước
nhưng theo những mức độ khác nhau. ở những nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ,
Anh, Phỏp, Nhật Bản,…việc quản lý các trường ngoài công lập dược tiến hành bởi một bộ
máy từ trung ương tới địa phương, được tổ chức khá chặt chẽ. Tuy vậy, trong một hai, thập
niên gần đây, các nước này thiên về xu hướng chỉ quản lý về việc đánh giá chất lượng dạy
học, cấp phát văn bằng chứng chỉ, cũn lại cho phộp cỏc trường ngoài công lập có quyền tự
chủ ngày càng cao trong nhiều lĩnh vực từ việc tuyển sinh đến việc xác định phương thức
hoạt động, nội dung giảng dạy, quản lý và sử dụng tài chính, nhân lực…
Mặc dù vậy, các nước nói trên đều thể hiện quan điểm chung là làm sao tạo được
những cơ hội thuận lợi, khuyến khích các cá nhân, các tổ chức kinh tế- xó hội tham gia thỳc
đẩy sự phát triển của giáo dục.
c. Một số loại hỡnh trường ngoài công lập ở nước ngoài
Tuỳ theo điều kiện kinh tế, xó hội và cỏch thức nhỡn nhận của mỗi quốc gia, loại
hỡnh trường ngoài công lập trên thế giới đó hỡnh thành và phỏt triển khỏ phong phỳ, đa
dạng và mang những tên gọi khác nhau. Có thể kể ra một số loại trường ngoài công lập tiêu
biểu như:
- Trường do tư nhân thành lập, bỏ tiền xõy dựng và quản lý, điều hành;
- Trường do Nhà nước thành lập, bỏ tiền xây dựng, nhưng Nhà nước giao cho tư
nhân quản lý và điều hành;
- Trường do Nhà nước và tư nhân cùng thành lập, cùng bỏ tiền xõy dựng và cựng
quản lý điều hành.
- Trường tôn giáo (trường dũng) do nhà thờ xõy dựng và quản lý hầu như rất ớt chịu
sự quản lý của Nhà nước;
- Trường do cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài đầu tư quản lý;
- Trường liên kết trong và ngoài nước.
d. Nhận xét chung về giáo dục ngoài công lập ở nước ngoài và bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam
* Nhận xét chung
Mặc dù số lượng và chất lượng ngày càng phát triển, dạng thức nhà trường ngày càng
phong phú, nhưng trường trung học phổ thông ngoài công lập nói riêng và các trường ngoài
công lập nói chung chưa ở đâu và chưa bao giờ đóng vai trũ chủ đạo trong nền giáo dục của
một quốc gia.
Ở hầu hết các nước, hệ thống giáo dục ngoài công lập được Nhà nước cho phép hoạt
động song song với hệ thống giáo dục công lập. Tuy là ngoài công lập, nhưng hệ thống các
trường này vẫn được Nhà nước hỗ trợ một phần về tài chính, hoạt động theo những qui định
chặt chẽ của pháp luật, theo sự chỉ đạo về chuyờn mụn của hệ thống quản lý giáo dục. Đặc
biệt việc thi cử, cấp phát văn bằng chứng chỉ do Nhà nước tổ chức và thực hiện.
Tại phần lớn các nước phát triển, về danh nghĩa giáo dục ngoài công lập là hoạt động
phi lợi nhuận, không vụ lợi. Sự xuất hiện của loại hỡnh trường này khiến cho dân chúng có
thêm cơ hội lựa chọn và làm cho nền giáo dục thêm năng động, phong phú và đa dạng, tạo
nên sự đối trọng với hệ thống công lập.
Hệ thống trường ngoài công lập trên thực tế đó mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể vỡ
trước hết nó thu hút được một nguồn đóng góp tài chính khá lớn từ cộng đồng nhằm phát
triển và nâng chất lượng giáo dục. Hơn nữa, hệ thống nhà trường này đó cung cấp cho xó
hội một nguồn nhõn lực cú chất lượng cao mà nhiều trường công lập chưa cung cấp được.
Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế thị trường, một số tập đoàn ở các
nước phát triển chuyên kinh doanh bằng việc xuất khẩu giáo dục đó ra đời và có được
những lợi nhuận kinh tế to lớn. Trong đó đáng kể nhất là những trường tư thục nhận học
sinh nước ngoài đến du học hoặc tỡm kiếm cỏc hợp đồng mở trường ở nước ngoài…
Sự phát triển có hiệu quả của giáo dục ngoài công lập có ảnh hưởng tích cực đến hệ
thống giáo dục công lập, kích thích để giáo dục công lập phát triển đúng hướng và năng
động hơn. Đồng thời hệ thống giáo dục ngoài công lập đáp ứng kịp thời hơn những nhu cầu
học tập khác nhau của dân chúng.
* Bài học kinh nghiệm
Từ những nhận xét trên đây, có thể rút ra một số bài học để vận dụng vào thực tiễn,
góp phần phát triển các trường ngoài công lập Việt Nam như sau:
Thứ nhất, Nhà nước cần khuyến khích phát triển mạnh mẽ giáo dục ngoài công lập
và giao cho các cơ sở giáo dục quyền được tự chủ rộng rói về nhiều phương diện nhưng sự
phát triển của loại hỡnh trường này vẫn phải nằm trong sự phát triển tổng thể của nền giáo
dục do Nhà nước quản lý.
Thứ hai, đối với những cơ sở ngoài công lập hoạt động phi lợi nhuận, không nhằm
mục đích kinh tế, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, ưu tiên về nhiều phương diện từ cơ sở
vật chất tới tạo nguồn nhân lực…; đối với các cơ sở giáo dục hoạt động nhằm mục đích lợi
nhuận phải thực hiện mọi sự quản lý của Nhà nước và cũn cú nghĩa vụ đóng thuế. Muốn
làm được điều này, đũi hỏi Nhà nước phải phân định rừ đâu là trường hoạt động vỡ lợi
nhuận, đâu là trường hoạt động không vỡ lợi nhuận.
Thứ ba, việc kiểm định chất lượng, xếp loại các trường ngoài công lập thường do các
tổ chức phi Chính phủ đảm nhận, nhưng Nhà nước cần đặt ra những tiêu chuẩn rừ ràng. Đây
là công việc có ý nghĩa rất quan trọng, do vậy cần được tiến hành kỹ lưỡng, nghiêm túc, vỡ
nú sẽ quyết định thương hiệu của các trường.
Thứ tư, Nhà nước có những chế tài cần thiết để quản lý các trường ngoài công lập.
1.1.1.2. Khái quát về trường ngoài công lập ở Việt Nam
a. Khái niệm trường ngoài công lập
Theo qui định của pháp luật hiện hành, ở Việt Nam, "Trường công lập do Nhà nước
thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường
xuyên" (Điều 48, mục 1, khoản a. Luật Giáo dục năm 2005). Với qui định này có thể hiểu,
trường công lập là trường:
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và Nhà nước trực tiếp
quản lý;
- Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho chi thường xuyên, chủ yếu
do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Ngoài hệ thống trường công lập, ở nước ta cũn cú hệ thống trường ngoài công lập,
bao gồm:
“Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất và bảo đảm kinh phí hoạt động; Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo
đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước”(Điều 48, mục 1, khoản b, c).
Như vậy, trường ngoài công lập là trường:
- Do cộng đồng dân cư hoặc cỏc tổ chức xó hội, tổ chức xó hội - nghề nghiệp, tổ
chức kinh tế hoặc cỏ nhõn thành lập;
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
- Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường trường
ngoài công lập là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
Từ quy định trên đây, suy ra, trường ngoài công lập không phải trường do Nhà nước
thành lập. Đây là những trường do cá nhân hoặc tập thể hoặc tổ chức kinh tế - xó hội bỏ vốn
đầu tư và trực tiếp quản lý vận hành, hoặc được nhà nước hỗ trợ một phần cơ sở vật chất.
Khái niệm trường ngoài công lập, do đó, bao gồm các trường tư thục, dân lập và bán công.
Gần đây, không cũn trường bán công cho nên khái niệm trường ngoài công lập trên thực tế
chỉ cũn hai loại: trường tư thục và trường dân lập.
b. Sự hỡnh thành và phỏt triển của cỏc trường ngoài công lập ở Việt Nam
Hàng nghỡn năm dưới chế độ phong kiến, ở Việt Nam chủ yếu chỉ có trường ngoài
công lập, số trường này rất ít và chủ yếu tập trung vào một số địa bàn, tiêu biểu nhất là khu
vực châu thổ sông Hồng và Bắc trung bộ. Qui mô của những trường nói trên cũng thường hạn
chế, cơ sở vật chất rất nghèo nàn.
Thời Pháp thuộc, tuy đó xuất hiện một số ớt trường công do Nhà nước bảo hộ thành
lập chủ yếu dành riêng cho con em người Pháp và quan lại người Việt, nhưng cơ bản vẫn là
hệ thống trường ngoài công lập, phổ biến là trường tư thục.
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1954), ở miền Bắc hệ thống trường
ngoài công lập vẫn tồn tại song song với trường công lập. Nhưng chỉ khoảng 5 năm sau, các
trường ngoài công lập dần dần được nhanh chóng chuyển thành trường công lập.
Ở miền Nam trong thời Mỹ - Ngụy trước năm 1975, hệ thống trường tư thục, trường
bán công đó hỡnh thành và phỏt triển tương đối mạnh. Nhưng khoảng 10 năm sau, các
trường này cơ bản đó nhanh chúng được thay thế bằng các trường công lập.
Đến cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, ở nước ta, cơ bản chỉ có một loại hỡnh trường là
trường công lập, hệ thống trường ngoài công lập hầu như không cũn tồn tại (trừ một số ớt
trường tôn giáo).
Đến năm 1986, Đại hội VI của Đảng mở ra một thời kỳ đổi mới toàn diện cho dân
tộc, cho đất nước. Trong lĩnh vực giáo dục, chúng ta cũng có những đổi mới đáng kể, tiêu
biểu là chủ trương xó hội hoỏ giỏo dục, tận dụng mọi nguồn lực trong nhõn dõn để phát
triển sự nghiệp giáo dục. Điều này chính là sự đáp ứng những đũi hỏi của thực tế khỏch
quan.
Vào giữa những năm 90 của thế kỷ XX, ở không ít tỉnh, nhất là những thành phố lớn,
các trường trung học phổ thông công lập chỉ có điều kiện tiếp nhận một phần học sinh đó tốt
nghiệp trung học cơ sở có nhu cầu và điều kiện học lên cấp trung học phổ thông.
Trước tỡnh hỡnh đó, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) đó cho phộp một
số địa phương mở thêm các lớp hệ B. Học sinh những lớp hệ B này vẫn học theo chương
trỡnh, sỏch giỏo khoa như học sinh những lớp khác, nhưng phải đóng góp thêm một khoản
kinh phí nhất định. Ngay từ năm 1987, một số trường trung học phổ thông ngoài công lập
đó xuất hiện ở Đà Nẵng. Năm1988, trường công nhân cơ điện, nhà máy cơ khí 1-5, trường
Đại học Hàng hải ở thành phố Hải Phũng đó mở một số lớp 10 cho con em cỏn bộ theo học
và thu một số học phớ để tái đầu tư. Đến năm 1999, ở bốn thành phố lớn trên toàn quốc là
Hà Nội, Hải Phũng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh đó chớnh thức xuất hiện 15
trường trung học phổ thông ngoài công lập. Có thể nói sau nhiều thập kỷ vắng bóng, đến
đây hệ thống các trường ngoài công lập đó được tái lập.
Sau hơn chục năm ra đời, đến nay hệ thống trường ngoài công lập đó cú nhiều thay
đổi.
Ở tiểu học lượng học sinh ngoài công lập vẫn tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn
nhiều học sinh có nhu cầu được ở bán trú và đũi hỏi nhà trường đáp ứng những yêu cầu cao
hơn ở các trường tiểu học công lập.
Ở trung học cơ sở, học sinh ngoài công lập giảm đi rừ rệt vỡ hầu hết cỏc tỉnh đông
dân, có điều kiện phát triển giáo dục đều đó tiến hành phổ cập giỏo dục trung học cơ sở. Vỡ
thế, cỏc đối tượng trong độ tuổi hầu như đó được thoả món yờu cầu về học tập.
Ở trung học phổ thông, số học sinh ngoài công lập ngày một tăng. Theo thống kê gần
đây cả nước có khoảng 600 trường trung học phổ thông ngoài công lập với khoảng 950.000
học sinh, chiểm khoảng 31,5% học sinh trung học phổ thông trên toàn quốc.
Tuy vậy, tính đến nay, tỉ lệ số học sinh ngoài công lập so với số học sinh các trường
công lập của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước lân cận cũng như các nước trên
thế giới.
c. Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục nói chung và giáo dục
ngoài công lập nói riêng
Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định giáo dục - đào tạo thực hiện đổi mới, giữ
vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thích ứng với động thái của kinh tế thị trường. Ngay từ
khi mới ra đời, Đảng ta đã rất quan tâm đến vấn đề phát triển giáo dục. Đảng tăng cường sự
lãnh đạo của mình trên cơ sở ra các nghị quyết, quyết định phương hướng và nhiệm vụ
chiến lược của phát triển giáo dục, đảm bảo cho:
- Giáo dục luôn luôn vận động với mục tiêu: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển
toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng
lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...”.
- Giáo dục nhất quán với tính chất của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa: tính nhân dân,
dân tộc, khoa học, hiện đại , lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng.
- Giáo dục thực hiện có kết quả việc “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn”. Đảng tăng cường sự lãnh đạo của mình bằng
các chủ trương qua đó nâng cao tính hiệu lực của các chế định quản lý nhằm làm cho tính
thống nhất của hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng được củng cố, tính toàn vẹn của quá
trình đào tạo ngày càng được vững chắc, chất lượng, hiệu quả của giáo dục ngày càng được
nâng cao. Đồng thời, phát huy sự tham gia vào quá trình phát triển giáo dục của mọi lực lư-
ợng xã hội, mọi tầng lớp nhân dân, thúc đẩy công tác xã hội hoá giáo dục...
- Đảng tăng cường sự lãnh đạo của mình bằng cách bảo đảm cho mọi đảng viên các
cấp uỷ đảng quan tâm thực hiện đến kế hoạch phát triển giáo dục, kế hoạch đào tạo trong
mỗi nhà trường, tăng cường trách nhiệm đối với việc thực hiện các kế hoạch này, tích cực
phát triển đảng trong trường học, trước hết trong đội ngũ giáo viên, bảo đảm ở các trường
phổ thông nào cũng có đảng viên, có chi bộ đảng, trường đại học nào cũng có đảng bộ chỉ
đạo Công đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản, Đội Thiếu niên tiền phong, Hội Thanh niên học
sinh, sinh viên, Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học và các tổ chức xã hội khác để có
những đóng góp thiết thực cho sự phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào
tạo.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, công tác giáo dục đào tạo cần thúc đẩy
việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp, hệ thống quản lý giáo dục
theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá.
Trên cơ sở củ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã xây dựng phương hướng
chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo thời kỳ 2001-2010, đặt trọng tâm vào các việc sau:
- Phát triển giáo dục mầm non làm tiền đề vững chắc cho việc nâng cao chất lượng
giáo dục ở bậc tiểu học. Củng cố thành tựu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy
nhanh tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tạo điều kiện cho những địa phương có khả
năng thực hiện sớm việc hoàn thiện giáo dục trung học phổ thông. Hiện thực hoá chương
trình đổi mới đối với bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông vào đời sống thực
tiễn.
- Mở rộng quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, nhanh chóng hiện đại
hoá một số trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, tăng nhanh tỉ lệ lao động được đào
tạo toàn toàn bộ lao động xã hội, khuyến khích phát triển hệ thống trường lớp dạy nghề dân
lập và tư thục, trang bị cho thanh niên những kiến thức sản xuất, kỹ năng lao động và kỹ
năng tiếp thu công nghệ mới để tự tạo việc làm, chủ động tìm hiểu cơ hội lập thân, lập
nghiệp.
- Phát triển giáo dục đại học một cách hợp lý; có những biện pháp tích cực đa tỉ lệ số
sinh viên trên một vạn dân ngang bằng một số nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực.
Đầu tư vào hai đại học quốc gia để các trường này trở thành những trung tâm đào tạo chất
lượng cao, thực hiện việc bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; xây dựng hệ thống trường sư
phạm vững mạnh, đầu tư để có được đội ngũ giáo viên giỏi cho hệ thống trường lớp ở bậc
phổ thông cũng như bậc đại học.
- Tạo cho quá trình đào tạo ở mọi bậc học, cấp học, trình độ học có sự kết hợp chặt chẽ
giữa dạy và học lý thuyết với thực hành, gắn công tác dạy - học với công tác nghiên cứu
khoa học và sản xuất. Nhà trường và cơ sở đào tạo phối hợp với các tổ chức khoa học và
cán bộ kỹ thuật truyền bá tri thức sản xuất, chuyển giao công nghệ mới cho người dân.
- Thực hiện tốt việc hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho
thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong cả nước và từng địa phương.
- Đẩy mạnh phong trào học tập, khuyến khích tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay
nghề bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy. Có quy hoạch nâng cao
dân trí và đào tạo nhân lực theo phương thức kết hợp học tập trung, học từ xa, học trên
mạng, học trong đời sống thực tiễn, vừa lao động vừa học tập.
- Tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục - đào tạo, xây dựng cơ chế quản lý giáo dục -
đào tạo; tăng cường sự quản lý của ngành trên cả năm lĩnh vực: quản lý chuyên môn, quản
lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý bộ máy, quản lý cơ sở vật chất, kết hợp với việc thực
hiện tốt xã hội hoá hoạt động giáo dục và phân cấp hợp lý.
Khoảng mười năm gần đây, từ trung ương đến một số địa phương đều có văn bản
nhằm khuyến khích sự phát triển của các trường ngoài công lập và nâng cao chất lượng đào
tạo ở các trường này. Riêng ở cấp trung ương đã có một lọat văn bản như:
- Luật Giáo dục năm 2005;
- Nghị Quyết số 90 ngày 21/8/1997 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội
hoá giáo dục;
- Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 về chế độ tài chính đối với các cơ sở
ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao;
- Thông tư 18/2000/TT-BTC ngày 01/3/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều
của Nghị định 73/1999/NĐ-CP;
- Quyết định 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập;
- Nghị định 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa
các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao;
- Quyết định 20/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/6/2001 của Bộ giáo dục và Đào tạo về
việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005-2010”...
d. Các loại hỡnh giỏo dục ngoài công lập ở Việt Nam
Theo Luật Giáo dục năm 1988, có ba loại hỡnh trường ngoài công lập là bán công,
dân lập và tư thục với những cấp độ khác nhau như các lớp, các trung tâm độc lập, các
trường ngoài công lập,…
Ngoài những loại trường vừa nêu, gần đây bắt đầu xuất hiện một loại trường mới do
nước ngoài đầu tư, xây dựng và quản lý. Nhỡn chung, hầu như đến nay chưa có văn bản qui
phạm pháp luật nào nói về loại hỡnh trường này. Tính đến năm 2005, chúng ta có đủ các
loại hỡnh trường ngoài công lập thuộc những ngành học khác nhau từ mầm non đến tiểu
học, từ trung học phổ thông đến trung học chuyên nghiệp.
Trong đó, loại trường bán công thu hút tới ngót 70% tổng số học sinh ngoài công lập,
tiếp đến loại hỡnh dõn lập chiếm khoảng 20% và loại trường tư thục chiếm khoảng 10%.
Nhưng đáng lưu ý là trừ những trường bán công, cũn lại cỏc loại trường khác trong hệ thống
ngoài công lập thực chất đó và đang hoạt động theo cơ chế trường tư thục, tức là cá nhân bỏ
vốn xây trường sắm sửa trang thiết bị dạy học tuyển chọn giỏo viờn và học sinh, quản lý việc
thu, chi.
Theo Luật Giáo dục năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2006), hệ thống giỏo dục
ngoài cụng lập chỉ cũn hai loại hỡnh trường là trường dân lập và trường tư thục (không có
trường bán công). Nhưng thực tế phương thức hoạt động hầu hết theo loại hỡnh trường tư
thục.
e. Nhận định khái quát
Phát triển giáo dục ngoài công lập là đũi hỏi khỏch quan của cuộc sống, có cơ sở lý
luận và thực tiễn. Trong hoàn cảnh đất nước cũn nhiều khú khăn, ngân sách của nhà nước
chưa đủ để đầu tư lớn hơn cho giáo dục, thỡ việc huy động rộng rói cỏc nguồn lực để phát triển sự
nghiệp giáo dục là một đũi hỏi tất yếu.
Việc hệ thống các trường ngoài công lập ra đời và tồn tại suốt những năm qua là một
minh chứng sinh động. Điều này đó được khẳng định trong các văn bản pháp quy và càng
ngày càng được thể chế hoá một cách chặt chẽ, đồng bộ. Trong quá trỡnh triển khai, cỏc
chớnh sỏch của trung ương cũng như của địa phương về các trường ngoài công lập đó ngày
càng hoàn thiện theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư, phù hợp với yêu cầu của người học.
Điều đó đó tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập gần đây phát triển cả chất lượng và
số lượng.
1.2. sự cần thiết Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ
thông ngoài công lập
1.2.1. Khái niệm trường trung học phổ thông ngoài công lập
Theo Điều 26 Luật giáo dục năm 2005, giáo dục phổ thông bao gồm:
- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm;
- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín.
Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học;
- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến
lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
Như vậy, giáo dục trung học phổ thông là một trong ba cấp học của hệ giáo dục phổ
thông. Mục đích của giáo dục trung học phổ thông là nhằm giúp học sinh củng cố và phát
triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có
những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực
cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề
hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Cũng giống các hệ giáo dục đào tạo khác, việc đảm nhận giáo dục phổ thông ngoài
các trường công lập, còn có sự tham gia rất tích cực và hiệu quả của các trường ngoài công
lập.
Từ khái niệm về trường ngoài công lập đã được trình bày ở mục 1.1.1.2, có thể hiểu
trường THPT ngoài công lập là trường: Do cộng đồng dân cư hoặc cỏc tổ chức xó hội, tổ
chức xó hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập trên cơ sở quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả
của giáo dục trung học cơ sở và hoàn thiện học vấn phổ thông, không hoạt động từ nguồn
kinh phí của nhà nước.
Từ quan niệm trên đây, có thể chỉ ra các đặc điểm của trường THPT ngoài công lập
như sau:
- Về chủ thể thành lập: cộng đồng dân cư, cỏc tổ chức xó hội, tổ chức xó hội - nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân;
- Nhiệm vụ: củng cố và hoàn thiện học vấn phổ thông cho học sinh;
- Kinh phí hoạt động: không do ngân sách nhà nước chi trả.
1.2.2. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông
ngoài công lập
1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước
a. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước
Quản lý là yêu cầu khách quan đối với sự tồn tại và phát triển kinh tế- xã hội của tất
cả các quốc gia. Quản lý là một hiện tượng xã hội, xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người,
được các nhà tư tưởng, các nhà triết học và các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau tìm hiểu, nghiên cứu. Hiện nay đang có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý, tùy
theo góc độ tiếp cận và quan điểm của các nhà nghiên cứu. Chính vì vậy, quản lý là đối
tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong đó có cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học
xã hội.
Dưới góc độ điều khiển học thì: Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ
thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất
định . Như vậy, về mặt ngôn ngữ “quản lý’’ được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý
lên đối tượng (khách thể) quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.
Quản lý xã hội là một loại hình của quản lý nói chung,trong đó quản lý xã hội là sự
tác động có định hướng (chỉ huy, điều hành, hướng dẫn…) lên các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người làm cho chúng vận động phát triển phù hợp với quy luật, đạt
được mục đích và theo ý chí của người quản lý.
Quản lý xã hội được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp khác nhau.
Theo nghĩa rộng, quản lý xã hội là hiện tượng vốn có một cách cố hữu ở hệ thống xã
hội, đảm bảo duy trì từ tính toàn vẹn, sự đặc thù về chất, sự tái tạo và sự phát triển của nó.
Theo nghĩa hẹp, quản lý xã hội là sự tác động có ý thức, có hệ thống, có tổ chức đặc
biệt đến xã hội nhằm chấn chỉnh và hoàn thiện cơ cấu hoạt động quản lý. Như vậy, quản lý xã
hội là một chức năng lao động xã hội đặc biệt, xuất hiện khi lao động của con người được xã
hội hóa.
C.Mác chỉ rõ rằng: “Lao động giám sát và quản lý cần ở cả những nơi mà lao động sản
xuất trực tiếp có hình thức của một quá trình phối hợp mang tính xã hội chứ không phải là lao
động riêng rẽ của những người sản xuất độc lập” [22, tr. 432]. Tính đa dạng, phức tạp của quá
trình này thể hiện ở chỗ nó phải điều chỉnh các quá trình xã hội, các hoạt động của các tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội và hành vi của con người có ý thức. Trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, mọi cấp độ tổ chức của con người từ các nhóm nhỏ đến tầm quốc gia, khu vực và quốc
tế đều không thể thiếu vai trò tổ chức và quản lý.
Luận giải về vai trò quản lý xã hội, C.Mác viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp
hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự
chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh
từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập
của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có
nhạc trưởng” [22, tr. 480].
Quản lý xã hội là sự thực hiện các chức năng tổ chức nhằm tạo những điều kiện cần
thiết để đạt được những mục đích đề ra trong quá trình hoạt động chung của con người. Quá
trình quản lý xã hội được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy của chủ thể quản lý, buộc đối
tượng bị quản lý phải phục tùng. Quyền uy và phục tùng tạo thành nội dung của quyền lực
quản lý. Mục đích của quản lý là điều khiển, chỉ đạo chung con người, phối hợp các hoạt
động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và
hướng hoạt động chung đó theo những mục tiêu đã định trước.
Quyền lực trong quản lý xã hội khi chưa có nhà nước là quyền lực chung của xã hội.
Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, chưa có sự phân chia giai cấp, quyền lực chung này
không thuộc về riêng một giai cấp, một tầng lớp xã hội nào. Quyền lực mang tính xã hội ấy
được đảm bảo, củng cố bằng uy tín của chủ thể quản lý, bằng sự tôn trọng của các thành
viên cộng đồng, bằng thói quen, tập quán, truyền thống, đạo đức, tôn giáo thể hiện trong các
quy phạm xã hội hoặc đôi khi bằng sự cưỡng chế của tập thể cộng đồng.
Từ khi nhà nước xuất hiện, bộ phận quản lý xã hội quan trọng nhất do nhà nước thực
hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước. Hoạt động quản lý xã hội, theo đó bao gồm: hoạt
động quản lý nhà nước với tư cách là một tổ chức chính trị xã hội đặc biệt và hoạt động
quản lý của các bộ phận cấu thành khác của hệ thống chính trị thực hiện.
Qua nghiên cứu các khái niệm quản lý, quản lý xã hội và phân tích hoạt động quản lý
xã hội khi đã có nhà nước, có thể hiểu: Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên
lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối
ngoại của nhà nước.
Nói cách khác, Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà
nước, chủ yếu bằng pháp luật, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối
nội và đối ngoại của nhà nước.
Bản chất của quyền lực trong quản lý nhà nước hoàn toàn khác với quyền lực có tính
chất xã hội - đây là quyền lực nhà nước được ghi nhận củng cố bằng pháp luật và được đảm
bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, các biện pháp kinh tế- xã hội, các
biện pháp tổ chức và sự cưỡng chế của nhà nước.
Các biện pháp này, đặc biệt là sự cưỡng chế đó do bộ máy nhà nước thực hiện, trong
đó các cơ quan được thành lập chuyên làm chức năng cưỡng chế có vai trò quan trọng [30,
tr.12]. Như vậy, tất cả các cơ quan nhà nước đều làm chức năng QLNN và pháp luật là phương
tiện chủ yếu để quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước là một dạng của quản lý xã hội, đây là một quá trình phức tạp, đa
dạng. Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau, nhưng theo quan niệm của GS. Đào
Trọng Truyến, GS.TS. Nguyễn Duy Gia và một số nhà khoa học pháp lý khác thì quản lý
nhà nước hiện nay thường hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, để điều chỉnh các quy trình xã hội, các hành vi của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
của công dân và giữ gìn an ninh trật tự xã hội nhằm thực hiện mục tiêu mà nhà nước đặt ra.
Như vậy, quản lý nhà nước theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước như hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang bộ và chính
quyền các cấp kể cả hoạt động hệ thống cơ quan Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân
dân các cấp.
Thứ hai, theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước là toàn bộ những hoạt động của các cơ
quan quản lý hành chính nhà nước như hoạt động của Chính phủ, các Bộ, các cơ quan
ngang bộ và chính quyền các cấp để điều chỉnh các quá trình xã hội, các hành vi của các tổ
chức, cá nhân và giữ gìn an ninh trật tự xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu của các cơ quan
quản lý nhà nước đã đặt ra. Nói cách khác, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều
chỉnh của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Chấp hành là chấp hành đúng các quy
định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước. Còn
điều hành là tổ chức, chỉ đạo các đối tượng thuộc quyền quản lý của mình thực hiện đúng
các quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước
nhằm đảm bảo quyền lực đó trên thực tế.
Trong quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp thì hoạt động chấp hành và điều chỉnh là hai
mặt của một thể thống nhất. Nếu xem nhẹ mặt nào cũng đều làm giảm hiệu lực quản lý nhà
nước.
Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp thì: Quản lý nhà nước là sự tác động có định hướng lên
các đối tượng quản lý. Hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành
của nhà nước, là một loại hoạt động cơ bản của nhà nước, hoạt động này chủ yếu được giao
cho hệ thống cơ quan hành chính thực hiện đó là các chủ thể quản lý.
b. Đặc điểm của quản lý nhà nước
Hoạt động quản lý nhà nước mang những đặc điểm sau đây:
Một là, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước
Quản lý nhà nước được thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước. Quyền lực
nhà nước do giai cấp thống trị thiết lập trên cơ sở “Quyền uy và sự phục tùng”. Quyền
lực nhà nước được ghi nhận, củng cố bằng pháp luật và được bảo đảm thực hiện bằng
cưỡng chế của nhà nước. Cũng chính vì vậy, quản lý nhà nước mang tính chính trị, tính
giai cấp sâu sắc, tính mệnh lệnh đơn phương.
Hai là, quản lý nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh là chủ yếu
Điều này có nghĩa là trong quản lý nhà nước, việc thiết lập mối quan hệ giữa người
với người nhằm thực hiện những mục đích nhất định, đồng thời trên cơ sở pháp luật, cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành các quy định quản lý cụ thể để điều chỉnh
các quan hệ, quá trình xã hội là chủ yếu. Hoạt động này mang tính tổ chức chặt chẽ. Lê nin
đã từng viết: “Để quản lý tốt cần phải biết tổ chức thực tiễn” [15, tr.101].
Ba là, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính kế hoạch, khoa học
Quản lý là để thực hiện mục tiêu đề ra, nói cách khác, nó là hoạt động chủ quan của
con người nhưng lại dựa trên những yêu cầu khách quan. Chính vì vậy, QLNN phải mang
tính khoa học, chủ động sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn luôn vận động, biến đổi của đối
tượng, môi trường quản lý và trong khuôn khổ pháp luật, để có các biện pháp ứng biến kịp
thời, giải quyết có hiệu quả công việc, nhằm đạt tới những mục tiêu đã định. Mặt khác, hoạt
động quản lý phải có chương trình, chiến lược trong các giai đoạn để giải quyết các mục
tiêu đặt ra.
Bốn là, quản lý nhà nước là sự tác động lên các quá trình xã hội một cách liên tục.
Đặc điểm này hình thành chu kỳ QLNN và thông qua các chu kỳ đó mà hoạt động
QLNN diễn ra thường xuyên, liên tục không bị gián đoạn, từ đó thúc đẩy các quá trình xã
hội phát triển theo chiều hướng tích cực. Đây cũng là đặc điểm mà các hoạt động khác của
nhà nước không có. Do đó, các quyết định QLNN phải tương đối ổn định, tránh sự thay đổi
quá nhanh chóng. Ngược lại, nó phải là sự tác động mang tính tiếp nối để thúc đẩy sự phát
triển của các quá trình xã hội phù hợp với tính chất, mức độ và đòi hỏi khách quan của đời
sống.
1.2.2.2. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường
trung học phổ thông ngoài công lập
a. Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật
Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc của xã hội.
Giữa nhà nước và pháp luật tồn tại mối quan hệ biện chứng, hữu cơ, không thể tách rời,
không thể có nhà nước mà không có pháp luật, bởi “Pháp luật là phương tiện quan trọng để
nhà nước tổ chức và thực hiện có hiệu quả tất cả các chức năng của mình” [5, tr.83].
Ngược lại, pháp luật không thể tồn tại ở đâu ngoài nhà nước, không thể phát huy tác
động điều chỉnh các quan hệ xã hội nếu thiếu đi sự bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng
chế của nhà nước. Chính vì vậy, “Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật
và áp dụng pháp luật để quản lý xã hội, ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp
luật”, đó là một trong những đặc quyền của nhà nước [5, tr.54].
Trong lịch sử phát triển nhận thức của con người về vai trò to lớn của pháp luật trong
điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật luôn là một công cụ chiếm vị trí quan trọng nhất,
có vai trò quyết định nhất đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước. Khi đề cập đến pháp
luật, Hàn Phi Tử, nhà pháp trị Trung Hoa cổ đại đã viết: "Muốn dân giàu, nước mạnh thì
pháp luật phải trở thành quy tắc của thiên hạ; lấy pháp luật mà trị tội, dân chịu hết mà
không oán; lấy pháp luật mà định công, dân nhận mà không thấy cho là làm phúc; có pháp
luật thì Vua tôi, trên dưới, sang hèn đều phải theo pháp luật ".
Còn Montesqiueur trong tác phẩm nổi tiếng “Tinh thần pháp luật” đã chỉ rõ: “Một xã
hội sẽ không tồn tại nếu không có một nền cai trị”; “Muốn duy trì được trật tự phải quy
định rõ mối quan hệ giữa người cai trị và người được cai trị, đó là luật chính trị. Lại phải
quy định rõ quan hệ giữa các công dân, đó là luật dân sự” [25, tr.44, 45].
Trong quản lý nhà nước, pháp luật thực sự trở thành hình thức pháp lý biểu hiện nhu
cầu vận động của các quy luật khách quan. Chính vì vậy, nó đặt mọi công dân, mọi thiết chế
xã hội và ngay cả bản thân việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước dưới sự chi phối
tuyết đối của nó.
Do vậy, có thể hiểu: Quản lý nhà nước bằng pháp luật là hoạt động của các cơ quan
nhà nước, các tổ chức xã hội hoặc cá nhân được nhà nước trao quyền, dựa vào các quy
định của pháp luật để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Các Hiến pháp của nước ta đều đã rất coi trọng pháp luật trong quản lý nhà nước.
Điều 12 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã khẳng định: “Nhà nước quản
lý xã hội bằng pháp luật”.
Tuy nhiên, để pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội, nhà nước phải xây dựng,
ban hành ra pháp luật, sau đó, nhà nước phải tổ chức thực hiện pháp luật. Hay nói cách
khác, các cơ quan nhà nước phải dựa trên cơ sở pháp luật để điều chỉnh các quá trình xã hội,
hành vi của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội của công dân nhằm thực hiện các mục tiêu kinh
tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đề ra. Và cuối cùng, nhà nước phải tiến hành các hoạt động
bảo vệ pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đảm bảo cho pháp luật được thực hiện
nghiêm minh trong đời sống nhằm giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.
b. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập
* Khái niệm
Quản lý nhà nước bằng pháp luật được thực hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội. Trong mỗi lĩnh vực quản lý, nhà nước tác động vào những nhóm quan hệ xã hội cơ bản
bằng hệ thống quy định pháp luật tương ứng. Bởi vậy, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối
với trường THPT ngoài công lập cũng chỉ là một nội dung của quản lý nhà nước bằng pháp
luật nói chung. Cũng như quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối
với trường THPT ngoài công lập hiện nay thường được hiểu theo hai nghĩa: rộng và hẹp.
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước bằng pháp đối với trường THPT ngoài công lập
bao gồm toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật để điều chỉnh mọi
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nói chung; giáo dục, đào tạo ngoài công lập nói
riêng có hiệu quả. Như vậy, hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT
ngoài công lập theo nghĩa rộng bao gồm hoạt động của cả ba hệ thống cơ quan nhà nước như:
Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tư pháp.
Trong cơ quan quyền lực, Quốc hội ban hành các văn bản pháp luật về giáo dục và
đào tạo như: Luật giáo dục, các nghị quyết về giáo dục và đào tạo. Đồng thời dựa trên các
quy định pháp luật, Quốc hội thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước đối với giáo dục và
đào tạo như: Thực hiện quyền quyết định, giám sát tối cao đối với việc quản lý hoạt động
giáo dục và đào tạo.
Đối với cơ quan hành chính, Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước đối với trường
THPT ngoài công lập trong phạm vi cả nước. Để quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
trường THPT ngoài công lập, Chính phủ đã ban hành các văn bản dưới luật như: nghị quyết,
nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định, chỉ thị về quản lý đối với trường
THPT ngoài công lập; chỉ đạo Bộ Giáo dục và đào tạo và chính quyền cấp tỉnh ở địa
phương về quản lý đối với trường THPT ngoài công lập. Chính quyền cấp tỉnh thực hiện
quản lý nhà nước đối với trường THPT ngoài công lập ở địa phương của mình bằng việc ban
hành các quyết định, chỉ thị. Cơ quản lý giáo dục và đào tạo các cấp giúp Chính phủ và chính
quyền các cấp trong quản lý đối với trường THPT ngoài công lập để đảm bảo hoạt động của các
trường đúng mục đích, có hiệu quả.
Trong các cơ quan Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tham gia quản lý nhà nước đối
với trường THPT ngoài công lập thông qua hoạt động điều tra để xử lý những hành vi vi
phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Toà án nhân
dân xét xử các vụ án về lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài
công lập được tiến hành trên các phương diện: Xây dựng pháp luật; tổ chức thực hiện pháp
luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật; xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
Từ phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
với trường THPT ngoài công lập (theo nghĩa rộng) như sau:
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập là toàn bộ
hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương dựa trên
cơ sở pháp luật để quản lý đối với trường THPT ngoài công lập, góp phần giữ gìn trật tự,
kỷ cương trong giáo dục và đào tạo, nhằm đảm bảo lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội và lợi
ích của những người tham gia, hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, chính quy, hiện đại.
Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với với trường THPT ngoài
công lập là hoạt động của Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, chính quyền các cấp
và cơ quan quản lý chuyên môn về giáo dục, đào tạo trong việc: Ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật và tổ chức thực hiện các văn bản đó để điều chỉnh quy trình quản lý trường
THPT ngoài công lập như: thành lập, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu kiện và xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật. Hay nói cách khác, đó là hoạt động chấp hành và điều hành trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của loại hình nhà trường này, góp phần vào sự nghiệp phát triển
của đất nước.
* Đặc điểm
Từ nội dung trên, QLNN bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập có đặc
điểm sau đây:
Thứ nhất, nhà nước là người quản lý các hoạt động đối với trường THPT ngoài công
lập
Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, vì vậy, trong hoạt động của trường THPT ngoài
công lập đòi hỏi phải có một chủ thể có tiềm lực về mọi mặt để đứng ra tổ chức và quản lý.
Chủ thể ấy không ai khác là nhà nước - vừa là người quản lý, vừa là người tổ chức hoạt
động của trường THPT ngoài công lập. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, nhà nước phải
định ra pháp luật và sử dụng pháp luật làm công cụ để tổ chức và quản lý đối với trường
THPT ngoài công lập. Nhưng cần phải lưu ý rằng, tính chất tổ chức và quản lý đối với
trường THPT ngoài công lập có những khác biệt so với các hệ đào tạo khác. Vì vậy, việc
qui định pháp luật cũng như cách thức sử dụng pháp luật để quản lý đối với trường THPT
ngoài công lập cũng phải khác so với trước đây.
Hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập diễn ra ở các
cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương. Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý về
giáo dục và đào tạo trên phạm vi cả nước; chính quyền địa phương các cấp thực hiện quản
lý giáo dục và đào tạo ở địa phương mình; các cơ quan quản lý chuyên ngành giúp đỡ Chính
phủ và chính quyền các cấp trong quản lý giáo dục và đào tạo, trong đó có trường THPT
ngoài công lập.
Thứ hai, pháp luật là cơ sở và là công cụ hàng đầu, công cụ không thể thay thế để
nhà nước tổ chức và quản trường THPT ngoài công lập
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hoạt động liên quan đến mọi thành viên trong xã hội, có
ý nghĩa to lớn trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay,
giáo dục và đào tạo có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với Nhà nước mà còn có ý nghĩa to lớn đối
với mọi thành viên trong xã hội.
Với chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục và đào tạo, các trường THPT ngoài công
lập được tổ chức ở mọi địa phương với sự đa dạng về hình thức tổ chức và qui mô hoạt
động… Dù phức tạp thế nào đi chăng nữa, sự quản lý của nhà nước cũng phải bảo đảm một
nền kinh tế có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có định hướng rõ rệt. Để có được
điều đó, nhà nước phải ban hành pháp luật và dùng pháp luật để quản lý đối với các trường.
ở đây, pháp luật với tư cách là những qui tắc, chuẩn mực bắt buộc chung sẽ được nhà nước
sử dụng như một công cụ hiệu nghiệm nhất và không thể thiếu trong việc quản lý đối với
trường THPT ngoài công lập.
Thứ ba, sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công
lập đòi hỏi phải có một bộ máy nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một hệ thống pháp
luật đồng bộ, hoàn chỉnh để quản lý với trường THPT ngoài công lập
Phát triển giáo dục và đào tạo được thừa nhận là quốc sách hàng đầu trong cơ chế
kinh tế thị trường định hướng XHCN. Xuất phát từ vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của
giáo dục và đào tạo trong đời sống, sản xuất cũng như trong lịch sử tồn tại, phát triển dân
tộc và với bản chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân mà mục tiêu là xây dựng một nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh nên Nhà nước có chế
độ quản lý đặc biệt với trường THPT ngoài công lập trên cả nước.
Sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật phải nhằm tạo lập được những cân đối chung,
điều tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý thuận
lợi cho mọi hoạt động của các trường THPT ngoài công lập với tinh thần "tất cả từ con người và
vì con người"- một trong những mục tiêu mà công cuộc xây dựng nhà nước- pháp quyền hiện nay
ở nước ta hướng tới.
Tóm lại, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập là nhu
cầu khách quan, là đặc trưng vốn có của quản lý nhà nước. Nhờ có pháp luật và bằng pháp
luật mà hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, các trường THPT ngoài công lập được
vận hành theo đúng quĩ đạo, đảm bảo được kỷ cương trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói
riêng và đảm bảo trật tự xã hội nói chung.
1.2.2.3. Vai trũ của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường phổ thông
trung học ngoài công lập
Hiện nay, hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với giáo dục và đào tạo nói
chung, trường PTTH ngoài công lập nói riêng có vai trò hết sức to lớn. Bởi vì, giáo dục và
đào tạo được khẳng định là quốc sách hàng đầu. Chính vì vậy, vai trò của hoạt động quản
lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường PTTH ngoài công lập được thể hiện trên các
mặt cơ bản sau đây:
- Nhằm triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về giáo dục
và đào tạo.
Quản lý nhà nước bằng pháp luật luôn luôn là phương tiện nhằm triển khai thực hiện
chủ trương, đường lối của Đảng đối với giáo dục và đào tạo. Tương ứng với từng thời kỳ
phát triển kinh tế, chính trị, xã hội đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có những chủ
trương, đường lối, chính sách về giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng, Nhà nước đã thế chế hóa và ghi nhận các chủ trương, đường lối đó
vào trong các quy định pháp luật. Sau đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực
hiện chúng trong thực tế bằng các hoạt động chuyên môn và bảo vệ các quy định pháp luật
đó thông qua các hoạt động thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý công tác giáo dục và đào tạo nói chung, quản lý đối
với trường PTTH ngoài công lập nói chung.
- Góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội trong quá trình phát triển của
đất nước
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là khâu quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội.
Chính vì vậy, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường PTTH ngoài công lập giữ vai
trò nhất định trong ổn định chính trị và phát triển đất nước. Cũng chính vì những giá trị đặc
biệt của giáo dục trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của quốc gia mà sự quản lý của
nhà nước đối với lĩnh vực này càng trở nên quan trọng. Đây là những yếu tố cơ bản tạo nên sự
ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và độc lập, chủ quyền dân tộc ở nước ta hiện nay.
- Bảo đảm phát triển vững chắc sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, đào
tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
và hội nhập quốc tế
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ
thông ngoài công lập
1.2.3.1. Xây dựng, ban hành pháp luật về trường trung học phổ thông ngoài công
lập
Pháp luật về trường THPT ngoài công lập là hệ thống các qui phạm pháp luật do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội về trường
THPT ngoài công lập, bảo đảm phát triển vững chắc sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói
chung, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm và tiến hành xây
dựng pháp luật. Xây dựng pháp luật về trường THPT ngoài công lập là kết quả của quá trình
nhận thức sự vận động, phát triển của các quan hệ xã hội. Đây là sự ghi nhận về mặt nhà
nước, nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội khách quan trong thực tiễn
quản lý đối với trường THPT ngoài công lập. Từ đó, xây dựng các thể chế quản lý phù hợp
tạo lập hành lang pháp lý cho những quan hệ ấy phát triển theo đúng định hướng của Nhà
nước.
Trong hoạt động xây dựng pháp luật về trường THPT ngoài công lập đòi hỏi các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của quá trình xây
dựng pháp luật. Xây dựng pháp luật về trường THPT ngoài công lập là bộ phận khách quan
trong cơ chế lãnh đạo, quản lý đối với lĩnh vực giáo dục ngoài công lập, đây là khâu đầu
tiên của cơ chế quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập. Xây
dựng pháp luật là hình thức hoạt động cơ bản quyết định quá trình quản lý nhà nước về
trường THPT ngoài công lập vì nó tạo lập cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện pháp
luật và bảo vệ trường THPT ngoài công lập, cho toàn bộ hoạt động quản lý trường THPT
ngoài công lập của Nhà nước.
Để tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý trường THPT ngoài công lập theo
đúng pháp luật, Nhà nước xây dựng các quy định pháp luật về các vấn đề cụ thể sau
đây:
- Nhà nước quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực xây
dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về trường THPT ngoài công lập. Căn
cứ pháp lý của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trường THPT ngoài công
lập là Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật, Luật Giáo dục... Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng của sự phân
công này.
- Pháp luật quy định thẩm quyền quản lý nhà nước đối với trường THPT ngoài công
lập của từng cơ quan trong bộ máy nhà nước. Các cơ quan nhà nước được trao những chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong thực hiện nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước đối
với trường THPT ngoài công lập (ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thực hiện
pháp luật trường THPT ngoài công lập).
- Pháp luật quy định những nội dung của quản lý nhà nước về trường THPT ngoài
công lập (gồm nội dung theo quy định của luật Giáo dục hiện hành), trên cơ sở quy định về
phân công giữa các cơ quan nhà nước, phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương với các
cấp chính quyền địa phương và cơ chế phối hợp giám sát, kiểm tra việc thực hiện những nội
dung này.
- Thiết lập khung pháp lý cho các hoạt động liên quan đến trường THPT ngoài công
lập diễn ra trong xã hội, đảm bảo vai trò kiểm soát, quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với
trường THPT ngoài công lập.
ở địa phương, chính quyền địa phương có thẩm quyền ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật dưới các hình thức: nghị quyết, quyết định, chỉ thị để cụ thể hoá các quy
định pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên nhằm thực hiện hoạt động quản lý trường
THPT ngoài công lập trên phạm vi lãnh thổ địa phương.
1.2.3.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về trường trung học phổ thông ngoài công
lập
Pháp luật được ban hành tự thân nó không thể vào đời sống mà phải thông qua việc
tổ chức thực hiện trong thực tế đời sống xã hội. Thực hiện pháp luật là hiện tượng, quá trình
có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ
thể pháp luật. Thực hiện pháp luật luật về trường THPT ngoài công lập thực chất là việc các
chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật này có hành vi xử sự (thông qua hành động hoặc
không hành động) phù hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật. Dưới góc độ pháp lý
thì hành vi thực hiện đúng pháp luật về trường THPT ngoài công lập của các chủ thể pháp
luật là hành vi hợp pháp, có ích cho xã hội, cho Nhà nước và cá nhân. Vì vậy, tổ chức tốt
việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng để pháp luật đi vào đời sống, phát
huy được vai trò, tác dụng của mình.
Bàn về vấn đề này, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nông Đức Mạnh đã từng chỉ rõ:
“Xây dựng được một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu của
cuộc sống xã hội là việc khó, nhưng việc bảo đảm để pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh
trong cuộc sống còn khó khăn, phức tạp hơn nhiều”.
Thực hiện đúng đắn pháp luật là yêu cầu khách quan và bắt buộc của quản lý nhà
nước đối với trường THPT ngoài công lập. Pháp luật về trường THPT ngoài công lập được
ban hành nhưng không được thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả thì điều đó chứng tỏ
rằng công tác quản lý nhà nước đối với trường THPT ngoài công lập còn yếu kém. Do vậy,
xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về trường THPT ngoài công lập là hai
hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Mặt khác, pháp luật nói chung và pháp luật về trường THPT ngoài công lập nói riêng
do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành mang tính quyền lực nhà nước, cho nên
nó được nhà nước bảo đảm thực hiện. Vì vậy, đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực này thì tuy theo mức độ khác nhau mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng
các biện pháp cưỡng chế cần thiết để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh.
Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật rất rộng, nhưng dưới góc độ của hoạt động
quản lý nhà nước trong luận văn này đi vào phân tích những nội dung cơ bản theo quy định
tại Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thôngvà trường phổ thông có
nhiều cấp học(Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trỡnh giỏo
dục phổ thụng.
2. Quản lý giỏo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên,
cán bộ, nhân viên.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với
gia đỡnh học sinh, tổ chức và cỏ nhõn trong hoạt động giáo dục.
6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà
nước.
7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xó hội.
8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ
quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.2.3.3. Thực hiện hoạt động bảo vệ pháp luật
Hoạt động bảo vệ pháp luật thực chất là việc thực thi quyền tư pháp của Nhà nước
trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với trường THPT ngoài công lập, bao hàm cả hoạt động
hòa giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra,
giải quyết các tranh chấp, xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của
trường THPT ngoài công lập (hành chính, hình sự, dân sự, kỷ luật). Hoạt động này bao
gồm:
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát việc chấp hành các chế độ, thể lệ quản lý,
hoạt động của nhà trường.
- Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và hoạt động
của nhà trường.
Để quản lý tốt trường THPT ngoài công lập, cần phải có sự gắn bó chặt chẽ giữa các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà trường, với cha mẹ học sinh và học sinh. Đó là
một hoạt động rất phức tạp đòi hỏi có sự thống nhất chặt chẽ giữa hiểu biết thực tiễn pháp
luật với việc sử dụng pháp luật. Muốn có những hiểu biết để tác động và điều chỉnh các
quan hệ pháp luật thì phải tiến hành thanh tra, kiểm tra mà qua đó biết được kết quả tác
động của cơ quan quản lý đối với đối tượng bị quản lý trên cả những ưu điểm cũng như
những hạn chế tồn tại. Từ đó đề ra những giải pháp đúng để phát huy mặt tốt, khắc phục hạn
chế tồn tại bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo pháp chế XHCN,
kỷ cương trong công tác quản lý nhà nước được giữ vững.
Mặt khác, trong lĩnh vực quản lý nhà nước, thì việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo
các hành vi vi phạm trong việc quản lý và hoạt động của nhà trường có vai trò quan trọng
nhằm đảm bảo cho mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà trường với người học được thực hiện
theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nâng cao hiệu quả
hoạt động của nhà trường và đảm bảo lợi ích của xã hội cũng như lợi ích công dân.
Chương 2
Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật
đối với trường Trung học phổ thông ngoài công lập ở Việt Nam
2.1. Thực trạng công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
các trường trung học phổ thông ngoài công lập
2.1.1. Những kết quả đã đạt được
a. Về số lượng
Từ đầu năm 1999 (thời điểm sau khi Luật giáo dục năm 1998 được ban hành) đến
nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành và phối hợp ban hành được 612 văn
bản quy phạm pháp luật về giáo dục, trong đó có 02 luật (Luật Giáo dục năm 1998 và Luật
Giáo dục năm 2005), 4 nghị quyết của Quốc hội, 26 văn bản của Chính phủ, 125 văn bản
của Thủ tướng Chính phủ, còn lại là 298 văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo và văn bản
liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành liên quan.
Số văn bản này thống kê theo năm ban hành như sau:
Năm
ban
hành
1999 2000 2001
200
2
200
2
200
4
200
5
2006
200
7
200
8
Số
lượng
69 62 78 60 79 59 78 49 52 36
So với các bộ, ngành khác thì số văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục là tương đối
lớn, trong đó đại đa số là văn bản dưới luật.
Những văn bản quan trọng liên quan đến quản lý nhà nước đối với các trường phổ
thông ngoài công lập hiện đang có hiệu lực có thể kể đến gồm:
- Luật Giáo dục (2005);
- Nghị định 75/2006/NĐ- CP ngày 02/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Giáo dục;
- Quyết định 40/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh
trung học cơ sở và học sinh phổ thông (đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định
51/2008/QĐ- BGDĐT ngày 15/9/2008;
- Quyết định 12/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/4/2006 ban hành Quy chế tuyển sinh
trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông (đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết
định 24/2008/QĐ- BDĐT ngày 28/4/2008);
- Quyết định 08/2008/QĐ- BGDĐT ngày 06/3/2008 ban hành Quy chế thi tốt nghiệp
trung học phổ thông;
- Quyết định 07/2007/QĐ- BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;…
b. Về chất lượng văn bản
Sau khi Luật Giáo dục 1998 và đặc biệt là Luật Giáo dục năm 2005 được ban hành,
hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục đã được hoàn thiện một bước quan trọng
bao gồm các quy định về tổ chức nhà trường, về tổ chức hoạt động giáo dục, về thi và cấp
văn bằng, về chương trình giáo dục, về cán bộ, nhà giáo, về chế độ chính sách, về hợp tác
quốc tế... Các quy định này đã tạo khung pháp lý tương đối đồng bộ, phù hợp với tình hình
thực tiễn và có tác động tích cực đến sự phát triển giáo dục trong thời gian qua.
Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đã điều chỉnh một cách tương
đối rộng các quan hệ liên quan đến giáo dục nói chung và giáo dục trung học phổ thông
ngoài công lập nói riêng như:
- Các quy định về hoạch định chiến lược phát triển giáo dục, quy hoạch mạng lưới
trường lớp, quy hoạch hệ thống giáo dục quốc dân, quy định phổ cập và xã hội hoá giáo
dục.
- Các quy định về tổ chức và hoạt động của nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
- Các quy định về nội dung, chương trình, sách giáo khoa, thiết bị dạy học.
- Các quy định về tuyển sinh, thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp của các cấp, bậc
học.
- Các quy định về quản lý, sử dụng tài chính.
- Các quy định về tổ chức nghiên cứu khoa học
- Các quy định về hợp tác quốc tế
- Các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhà giáo
- Các quy định về thẩm quyền và phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục
- Các quy định về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.1.2. Hạn chế, bất cập
Đối với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tuy đã được hoàn thiện một bước quan
trọng song hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục vẫn còn hạn chế, bất cập với
một số biểu hiện cơ bản sau:
- Tính toàn diện: hệ thống văn bản còn mất cân đối. Nếu lĩnh vực giáo dục đại học
có 165 văn bản thì giáo dục chuyên nghiệp chỉ có 13 văn bản, giáo dục mầm non chỉ có 6
văn bản. Quy định pháp luật ở một số lĩnh vực quan trọng như hợp tác quốc tế, xử lý vi
phạm pháp luật về giáo dục còn thiếu và yếu...
- Tính đồng bộ: một số văn bản hướng dẫn thực hiện văn bản của cấp trên chậm được
ban hành dẫn đến một số vấn đề đã được quy định nhưng thiếu cơ chế thực hiện. Có khi
cùng một vấn đề lại được quy định khác nhau trong các văn bản gây khó khăn cho việc áp
dụng (như vấn đề sử dụng kết quả đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên, mức phụ cấp trách
nhiệm cho cán bộ lãnh đạo...).
- Tính phù hợp: một số văn bản đã lạc hậu nhưng chưa được kịp thời thay thế, một số
vấn đề thực tiễn mới tuy đã có chủ trương nhưng rất chậm được thể chế hoá (ví dụ như vấn
đề chế độ, chính sách đối với người học, vấn đề tăng quyền tự chủ cho cơ sở, vấn đề về định
mức giáo viên...). Một số văn bản sau khi ban hành đã phải thu hồi hoặc huỷ bỏ vì trái với
quy định của văn bản của cấp trên.
- Kỹ thuật lập pháp: nhiều quy định còn mang tính nguyên tắc, không cụ thể; có
trường hợp còn lúng túng, không rõ ràng giữa việc ban hành văn bản QPPL hay văn bản cá
biệt; thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản còn nhiều sai sót; nội dung một số công văn còn
chứa QPPL. Đại đa số văn bản là dưới luật, hiệu lực pháp lý không cao.
- Tính ổn định: nhiều văn bản chưa có tính ổn định; các văn bản bị sửa đổi thường
xuyên, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ soạn thảo, ban hành văn bản
qui phạm pháp luật, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân sau:
Một là, về nhận thức: một số cán bộ, chuyên viên chưa thực sự coi việc soạn thảo,
ban hành văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà
nước về giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng, vì vậy chưa đầu tư thích đáng
thời gian, công sức cho việc này. Trong quá trình soạn thảo, còn có hiện tượng quá chú trọng
sao cho văn bản được ký ban hành mà chưa quan tâm đúng mức tới chất lượng và tính hiệu quả
của văn bản.
Hai là, về tổ chức xây dựng văn bản: Chưa có dự kiến về chương trình soạn thảo, ban
hành văn bản quy phạm pháp luật dài hạn trong lĩnh vực giáo dục. Việc xây dựng kế hoạch
soạn thảo, ban hành văn bản hàng năm còn nặng tính hành chính và chủ quan. Việc đề xuất
soạn thảo văn bản của các đơn vị chưa qua công đoạn thẩm định có tính chuyên môn, có khi
kế hoạch năm của đơn vị chưa xác định rõ loại văn bản. Chưa có sự định hướng tư tưởng
cho việc xây dựng văn bản nên có văn bản soạn thảo đến vài chục lần mà vẫn lúng túng về
phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
Ba là, việc thực hiện quy trình soạn thảo còn chưa đầy đủ, chưa chú ý thích đáng đến
việc tổng kết thực tiễn, tập hợp nghiên cứu các văn bản liên quan cũng như thực hiện quy trình
thẩm định, trình ký nhất là đối với các văn bản liên tịch, việc tiếp thu ý kiến góp ý có lúc còn
thể hiện tính chủ quan, cục bộ.
Bốn là, về sự phối hợp: hiện nay trong phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà
nước còn có sự bất hợp lý, sự phối hợp chưa đồng bộ nên chưa đạt được kết quả như mong
muốn dẫn đến quá trình soạn thảo chậm, không lấy được hết ý kiến các cơ quan liên quan,
nhiều trường hợp văn bản phải làm đi làm lại nhiều lần.
Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp trên đây còn một số nguyên nhân quan trọng
khác như: chưa chú trọng nghiên cứu khoa học pháp lý phục vụ cho việc soạn thảo, ban
hành văn bản; chưa cập nhật được hệ cơ sở dữ liệu làm căn cứ phục vụ cho việc xây dựng
văn bản; việc kiểm tra, rà soát văn bản chưa được tập trung đúng mức góp phần vào việc
xây dựng kế hoạch, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống cũng như chất lượng từng văn bản.
2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập
Sau khi có Luật giáo dục (1998) và nhất là từ khi có Luật Giáo dục 2005 đến nay,
việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến các trường phổ thông
ngoài công lập đã đạt nhiều kết quả, được biểu hiện ở chỗ, các trường phổ thông trung
học ngoài công lập đã thành lập đi vào hoạt động ổn định, tiếp tục thành lập nhiều
trường mới, số lượng giáo viện, học sinh trong các trường này ngày càng tăng, thể hiện
tính đúng đắn trong việc xã hội hóa giáo dục, từng bước khẳng định vị trí của các trường
phổ thông trung học ngoài công lập trong sự nghiệp giáo dục của đất nước, cụ thể như sau:
2.2.1. Số lượng, loại hình, phân bổ vùng miền
2.2.1.1. Số lượng
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2005-2006, cả nước có 603 trường
THPT ngoài công lập chiếm 26.6% số trường THPT (2267 trường). Số học sinh là 951.270
em bằng 31.4% số học sinh Trung học phổ thông (3.029.221).
Các trường THPT ngoài công lập, đa số là trường bán công (62.9%), dân lập (32.6%).
Trường tư thục còn rất ít (4.5%).
Tỷ lệ học sinh và trường (năm học 2005-2006) phân bổ theo vùng như sau:
Vùng
HSNCL/
HSTHPT
(%) (+)
Trường
BC/Trư-
ờng NCL
(%)
Trường
DL/Tr-
ường NCL
(%)
Trường
TT/Trư-
ờng NCL
(%)
Tòan quốc 31.4 62.9 32.6 4.5
Đồng bằng Bắc Bộ 36.2 44.2 51.9 3.8
Đông Bắc 24.7 45.0 52.5 2.5
Tây Bắc 6.9 100 0 0
Bắc Trung Bộ 33.7 55.2 44.8 0
Nam Trung Bộ 34.5 78.9 13.0 7.9
Tây Nguyên 29.0 85.7 14.3 0
Đông Nam Bộ 39.7 63.6 22.7 13.6
Đồng bằng Sông Cửu Long 25.2 89.9 9.6 1.4
Nguồn: Bộ GD&ĐT.
2.2.1.2. Năm thành lập
Các trường THPT ngoài công lập nước ta xuất hiện từ lâu, song đa số được thành lập
và phát triển trong 10 năm trở lại đây.
- Số trường thành lập trước năm 1996 là 34,3%
- Thành lập từ năm 1996 đến năm 2000 là 35,3%
- Thành lập sau năm 2000 là 30,4%
- Có một số ít trường thành lập và hoạt động một vài năm phải giải thể.
2.2.1.3. Sự phát triển
Số học sinh Trung học phổ thông ngoài công lập 10 năm gần đây phát triển như sau:
Năm
Học sinh
1996 2001 2005 2006
THPT 1.175.530 2.327.605 2.802.101 3.021.221
THPT NCL 282.420 782.485 844.589 951.270
Tỷ lệ 24,03% 33,62% 35,69% 31,40%
Nguồn: Bộ GD & ĐT.
2.2.1.4. Học sinh hệ B
Số học sinh THPT ngoài công lập học trong trường ngoài công lập chiếm tỷ lệ 76,3%,
số còn lại 23,7% học hệ bán công (hệ B) trong trường công lập.
2.2.2. Học sinh trung học phổ thông ngoài công lập
2.2.2.1. Tuyển sinh và chất lượng đầu vào
a. Thứ tự tuyển sinh
Hầu hết các tỉnh tuyển sinh vào lớp 10 theo thứ tự: Tuyển vào trường năng khiếu
(chuyên); Tuyển vào trường công lập, trường bán công; Tuyển vào trường dân lập, tư thục.
Do vậy học sinh dân lập, tư thục là học sinh loại 3 có khi là loại 4, loại 5, loại 6, loại 7. Vì,
có tỉnh trường năng khiếu và trường công lập cũng tuyển hệ B.
b. Số lượng tuyển sinh
Đa số các tỉnh giao chỉ tiêu tuyển sinh cho trường bán công, dân lập và có khi cả tư
thục. Có lẽ vì lý do tài chính, phổ cập và các lý do xã hội khác nên 62,5% trường ngoài công
lập tuyển hết và cơ bản hết số có nhu cầu, trong đó có 10-15% trường tuyển 100% học sinh
có nhu cầu, điểm liệt cũng tuyển, có nơi không thi, mà chỉ xét trượt công lập là vào ngoài
công lập.
c. Đối tượng tuyển sinh và chất lượng đầu vào
Đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THCS ở cả 3 loại hình PTTHCS,
BTTHCS, PCTHCS. Vì số lượng, cách thức tuyển như trên nên tuyệt đại đa số các trường
ngoài công lập chất lượng đầu vào rất thấp. Ngoại trừ một số trường có uy tín, chất lượng
cao, tuyển được học sinh khá, giỏi.
Khảo sát 4757 học sinh THPT ngoài công lập Hải Phòng, Quảng Ninh ở 24 trường thì
4655 em (97,85%) có thi vào trường công lập nhưng 4521 em (97,1%) trượt, chỉ có 2,9%
em đỗ, nhưng vì nhiều lý do, học ngoài công lập.
d. Hoàn cảnh kinh tế
Chất lượng đầu vào học sinh THPT ngoài công lập thấp, có một phần do tư chất bẩm
sinh nhưng chủ yếu là do điều kiện học tập của các em. 100% Hiệu trưởng các trường vùng
nông thôn, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa và đa số trường ở thành phố, thị xã đều khẳng
định hoàn cảnh kinh tế học sinh ngoài công lập khó khăn hơn học sinh công lập. Phụ huynh
học sinh cũng biết phải đầu tư cho con, nhưng cái khó bó cái khôn. “Trăm sự” là trông cậy
vào nhà trường, chỉ lo cốt sao có tiền đóng học phí và mua sách vở đã rất vất vả.
Nhìn chung, sự quan tâm và đầu tư của cha mẹ học sinh THPT ngoài công lập thấp
hơn học sinh công lập.
2.2.3. Tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường trung học phổ
thông ngoài công lập
2.2.3.1. Tổ chức bộ máy
a. Chi bộ Đảng
79,9% số trường ngoài công lập có tổ chức chi bộ Đảng, 20,1% chưa có chi bộ Đảng
riêng. Các trường bán công, hoạt động của chi bộ tương tự trường công lập, các trường dân
lập và tư thục chi bộ còn lúng túng trong hoạt động vì chưa rõ mối quan hệ với HĐQT và
Hiệu trưởng nhà trường.
b. Hội đồng quản trị và cơ quan bảo trợ
Theo quy chế trường ngoài công lập có từ hai thành viên góp vốn trở lên thì có tổ
chức HĐQT. Kết quả khảo sát các trường ngoài công lập 29,9% trường có HĐQT.
Trong các trường dân lập và tư thục còn 26,7% không có HĐQT. Thực chất nhiều trư-
ờng dân lập không có thành viên góp vốn hoặc góp vốn không đáng kể. HĐQT ở những
trường này là hình thức, không có hiệu lực, điều hành nhà trường tương tự trường công
lập (công lập hóa dân lập).
Các trường dân lập khi thành lập có một cơ quan, tổ chức bảo trợ. Nhưng vì không
quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo trợ nên thực chất cơ quan bảo
trợ không có hiệu quả, hiệu lực gì.
c. Đoàn thanh niên
100% các trường ngoài công lập có tổ chức Đoàn thanh niên học sinh; 6,7% trường
không có chi đoàn giáo viên.
Hoạt động của Đoàn thanh niên trong trường ngoài công lập tương tự như trường công
lập và rất nhiều trường có hoạt động tốt, hiệu quả.
d. Công đoàn
90,3% trường ngoài công lập có tổ chức Công đoàn; 9,7% trường chưa có. Hoạt động
của công đoàn trường ngoài công lập tương tự trường công lập nhưng khó khăn hơn vì giáo
viên dạy nhiều giờ, hai ca và thỉnh giảng nhiều.
e. Hội cha mẹ học sinh
94,5% trường THPT ngoài công lập có tổ chức Hội cha mẹ học sinh toàn trường;
5,5% trường không có. Hoạt động của Hội cha mẹ học sinh khá tốt, cùng nhà trường chăm
lo các điều kiện dạy và học.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ học sinh do nhận thức hay hoàn cảnh chưa thực sự quan tâm
tới học hành của con em mình nên phó mặc cho nhà trường.
2.2.3.2. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông ngoài công lập
a. Hiệu trưởng trường bán công
Hiệu trưởng trường bán công là người trong biên chế, được bổ nhiệm và hoạt động
như Hiệu trưởng công lập.
b. Hiệu trưởng trường dân lập, tư thục
Hiệu trưởng trường dân lập, tư thục do Hội đồng quản trị, cơ quan bảo trợ, người sáng
lập giới thiệu, Nhà nước bổ nhiệm.
Đa số hiệu trưởng trường dân lập, tư thục là các nhà giáo có uy tín đã nghỉ hưu nên
tuổi đời cao, tuyệt đại đa số trên 60 tuổi, 10% trên 70 tuổi cá biệt có thày trên 80 tuổi (thầy
Lê Trí Viễn - Hiệu trưởng trường Nguyễn Khuyến TPHCM 87 tuổi)
Có một số Hiệu trưởng trường dân lập, tư thục không được đào tạo từ trường ĐHSP
và không ít thầy Hiệu trưởng trước khi nghỉ hưu chưa làm cán bộ quản lý bao giờ.
c. Kiến nghị của Hiệu trưởng trường ngoài công lập
Qua tìm hiểu thực tế, đa số ý kiến của hiệu trưởng các trường ngoài công lập đều cho
rằng: Tất cả các trường ngoài công lập có Hội đồng quản trị đều rất lúng túng giải quyết bài
toán số lượng - chất lượng, kinh tế-giáo dục và mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Hiệu
trưởng nhà trường.
Vì thế, cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng tổ chức, từng cán bộ và có
hướng dẫn cụ thể về số lượng, chất lượng, kinh tế, giáo dục... trong trường ngoài công
lập; nên tổ chức hội nghị tổng kết xây dựng và phát triển trường ngoài công lập toàn
quốc; chuyển trường bán công sang dân lập, tư thục như thế nào và có lớp bồi dưỡng
Hiệu trưởng trường ngoài công lập...
2.2.3.3. Giáo viên trường trung học phổ thông ngoài công lập
a. Số lượng và cơ cấu
Năm 2006, 603 trường THPT ngoài công lập có trên 30.000 giáo viên. Trong đó trong
biên chế Nhà nước là 20,5%, giáo viên cơ hữu: 39,9%; giáo viên thỉnh giảng: 39,6%.
b. Độ tuổi và trình độ đào tạo
- Độ tuổi: Khảo sát 1717 giáo viên trường ngoài công lập ở Hải Phòng và Quảng Ninh
thì độ tuổi như sau:
Tỉnh
Số lượng
khảo sát
70
tuổi
60-69
tuổi
50-59
tuổi
40-49
tuổi
30-39
tuổi
< 30
tuổi
Quảng Ninh 470 1 12 22 16 77 342
Hải Phòng 1247 5 90 261 299 245 347
Cộng 1717 6 102 283 315 322 689
Tỷ lệ 100 0,35 5,9 16,5 18,3 18,8 40,1
Như vậy, giáo viên trẻ dưưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao (40,1%), số giáo viên này
nhiệt tình, song thiếu kinh nghiệm và sẵn sàng ra đi nếu được tuyển sang trường công
lập, tạo nên sự không ổn định cho trường ngoài công lập. Số giáo viên đã về hưưu
khoảng 15-20% già, yếu, khó tiếp nhận cái mới và đổi mới phương pháp dạy học. Số
giáo viên thỉnh giảng khoảng 30-40% đang dạy trong trường công lập nên rất bị động
trong việc bố trí giảng dạy.
- Trình độ đào tạo: 97,8% giáo viên ngoài công lập đạt chuẩn đào tạo, còn 2,2% dưới
chuẩn, số giáo viên trên chuẩn tương đối cao (9,7%)
c. Điều kiện giảng dạy và học tập vươn lên của giáo viên trường THPT ngoài công lập
- Các trường ngoài công lập rất thiếu thốn về cơ sở vật chất, đầu vào của học sinh thấp
nên điều kiện giảng dạy của giáo viên rất khó khăn, thiết bị dạy học nói chung thiếu thốn.
- Nhiều tỉnh không cho giáo viên dân lập, tư thục đi coi thi, chấm thi, thanh tra, kiểm
tra thi như trường công lập, bán công. Nhiều trường ngoài công lập ít cho giáo viên đi học
tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tham quan, học tập. Vì thế hạn chế nhiều đến học tập, v-
ươn lên của đội ngũ giáo viên.
d. Tiền lương giáo viên THPT ngoài công lập
Giáo viên trong biên chế ở các trường bán công trả lương như trường công, giáo viên
cơ hữu hầu hết trả lương theo tháng, theo ngạch bậc như trong biên chế không có phụ cấp
đứng lớp. Giáo viên thỉnh giảng trả lương theo giờ dạy và rất khác nhau, rất chênh lệch giữa
các trường, tuỳ theo nguồn thu và chất lượng giảng dạy. Kết quả khảo sát:
- Trả lương giờ dạy cao nhất:
+ 3,5% số trường trả lương giờ dạy cao nhất trên 50.000 đ/tiết
+ 16,4% số trường trả lương giờ dạy cao nhất từ 30.000-49.000 đ/tiết
+ 32,8% số trường trả lương giờ dạy cao nhất từ 20.000-29.000 đ/tiết
+ 47,3% số trường trả lương giờ dạy cao nhất từ 30.000-49.000 đ/tiết
+ 16,4% số trường trả lương giờ dạy cao nhất dưới 20.000 đ/tiết
- Trả lương giờ dạy thấp nhất:
+ 16,2% số trường trả lương giờ dạy thấp nhất trên 20.000đ/tiết
+ 52,3% số trường trả lương giờ dạy thấp nhất từ 10.000-19.000 đ/tiết
+ 31,5% số trường trả lương giờ dạy thấp nhất dới 10.000đ/tiết
Như vậy, đa số các trường ngoài công lập (trên 50%) trả lương giờ dạy trong khoảng
từ 10.000-20.000 đ/tiết.
Ngoài tiền lương, hầu hết các trường có tiền lương để khuyến khích giáo viên nỗ lực
dạy và công tác tốt; thưởng giáo viên có học sinh giỏi; học sinh đỗ đại học; thưởng sau xếp
loại hàng tháng, học kỳ, cả năm... Đây là một ưu thế của trường ngoài công lập.
e. Nguyện vọng của giáo viên THPT ngoài công lập
- Số giáo viên cơ hữu còn trẻ ở trường THPT ngoài công lập đều đề nghị và mong
muốn Nhà nước, Bộ, Tỉnh có hướng dẫn để được hưởng lương, tăng lương theo ngạch bậc
(như giáo viên công lập) và khi được tuyển vào trường công lập thì được bảo lưu ngạch, bậc
lương.
- Do các tỉnh quy định mức học phí cho trường ngoài công lập thấp và thực tiễn nhiều
trường ở trong địa bàn dân cư kinh tế khó khăn nên đóng góp cho con đi học khó khăn. Vì
thế, tiền lương giáo viên ngoài công lập thấp, đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho
trường ngoài công lập để tiền lương tương xứng với lao động bỏ ra.
g. ý kiến của Hiệu trưởng và học sinh về đội ngũ giáo viên
- Trên 80% Hiệu trưởng THPT ngoài công lập trong toàn quốc đánh giá đội ngũ giáo
viên của trường là không ổn định, các trường trả tiền giờ dạy thấp, không hợp đồng được
giáo viên có chất lượng cao, những trường này đội ngũ giáo viên không chỉ không ổn định
mà còn vừa thiếu, vừa yếu.
- Khảo sát 4757 học sinh ngoài công lập ở Hải Phòng và Quảng Ninh về nhiệt tình và
chất lượng giảng dạy của thầy cô giáo, có 3.518 em (74%) có ý kiến trả lời thì 68,2% nhận
xét các thầy cô giáo nhiệt tình, dạy tốt; 276 em (5,8%) nhận xét dưới 2/3 thầy cô nhiệt tình,
dạy tốt. Tất cả các em đều mong muốn các thầy, cô dạy vào trọng tâm, cơ bản, phù hợp để
các em thi vào các khối thi đại học.
2.2.3.4. Nhân viên trường trung học phổ thông ngoài công lập
- Số lượng:
+ 81,8% số trường có nhân viên chuyên trách văn thư;
+ 89,1% số trường có nhân viên chuyên trách kế toán;
+ 68,4% số trường có nhân viên chuyên trách thủ quỹ;
+ 57% số trờng có nhân viên chuyên trách thư viện;
+ 28,6% số trường có nhân viên chuyên trách thí nghiệm;
+ 44,8% số trường có nhân viên chuyên trách quản sinh;
- Sự đồng bộ: Chỉ có 18,2% trường có đủ nhân viên chuyên trách văn thư, kế toán, thủ
quỹ, thư viện, thí nghiệm. 81,8% số trường thiếu nhân viên chuyên trách thiếu nhất là cán
bộ phụ trách thí nghiệm, thư viện. Điều này cũng nói lên rằng thiết bị dạy học, thư viện các
trường ngoài công lập còn rất t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập.pdf