Luận văn Quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM Nguyễn Thị Thanh Nga QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 5.07.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2007 LỜI CẢM TẠ Tác giả trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: - Ban giám hiệu, quý thầy cô, cán bộ viên chức trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy và tổ chức học tập cho lớp Cao học quản lý giáo dục khóa 15. - Các thầy cô, đồng nghiệp, cán bộ quản lý và sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM đã tạo điều kiện, giúp đỡ, góp ý, cung cấp số liệu và cho ý kiến điều tra góp phần cho luận văn được hoàn thành. - Các anh chị học viên cao học khóa 15. - Tất cả các thành viên trong gia đình đã động viên, tạo điều kiện cho tôi học tập. - Đặc biệt, PGS. TS. Đoàn Văn Điều đã nhiệt tình hướng ...

pdf108 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM Nguyễn Thị Thanh Nga QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 5.07.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2007 LỜI CẢM TẠ Tác giả trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: - Ban giám hiệu, quý thầy cô, cán bộ viên chức trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy và tổ chức học tập cho lớp Cao học quản lý giáo dục khóa 15. - Các thầy cô, đồng nghiệp, cán bộ quản lý và sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM đã tạo điều kiện, giúp đỡ, góp ý, cung cấp số liệu và cho ý kiến điều tra góp phần cho luận văn được hoàn thành. - Các anh chị học viên cao học khóa 15. - Tất cả các thành viên trong gia đình đã động viên, tạo điều kiện cho tôi học tập. - Đặc biệt, PGS. TS. Đoàn Văn Điều đã nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Thaùng 4 naêm 2007 Nguyễn Thị Thanh Nga BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CĐ Cao đẳng ĐH Đại học ĐT Đào tạo GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giảng viên KH&CN Khoa học và công nghệ NCKH Nghiên cứu khoa học SPKT TP. HCM Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đang trong quá trình đổi mới và phát triển. Để phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), phải thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH), nhất là ở bậc Đại học (ĐH) [1, tr.5], cần xây dựng các trường ĐH, Cao Đẳng (CĐ) thành trung tâm vừa đào tạo (ĐT) vừa NCKH, ứng dụng và chuyển giao công nghệ [40, tr.37]. Giải pháp trên hoàn toàn phù hợp với qui định của Luật Giáo dục năm 2005: Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường là tổ chức giảng dạy và học tập, NCKH, ứng dụng và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương hoặc của đất nước [36, điều 58-59]. Thực hiện 2 nhiệm vụ chính trên trong các trường ĐH, các giảng viên (GV) - người đóng vai trò quyết định - đã có nhiều cố gắng, nhưng chính ngành giáo dục (GD) cũng đã nhận thấy: Công tác quản lý giáo dục (QLGD) còn hạn chế, nhiều GV, nhà trường chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy và học [6, tr.1]; [42]. Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2020 cũng nhận định tương tự và đã chỉ ra một số yếu kém, bất cập về cơ chế quản lý, qui trình ĐT, phương pháp dạy và học, chất lượng đội ngũ GV và cán bộ QLGD, v.v... Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ và giải pháp đổi mới có liên quan đến công tác QLGD là: "Đổi mới nội dung ĐT, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn NCKH, phát triển công nghệ và nghề nghiệp trong xã hội,... đổi mới phương pháp ĐT,... xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ ĐT theo học chế tín chỉ" [041, tr.4]. Theo những định hướng đó, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh (ĐH SPKT TP. HCM) - trường đứng đầu trong hệ thống các trường sư phạm kỹ thuật của cả nước - những năm qua đã chú trọng đến việc quản lý hoạt động chuyên môn của GV, đặc biệt là hoạt động giảng dạy và NCKH. Nhiều giải pháp lớn trong quản lý đã được áp dụng: Xây dựng các qui trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO; áp dụng phương thức ĐT theo học chế tín chỉ; thực hiện kiểm định nhà trường; Tuy nhiên, vẫn còn một số nhược điểm cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét và cải tiến trong công tác giảng dạy như: Công tác quản lý ĐT ở cấp trường, khoa, bộ môn; quản lý chất lượng và hiệu quả giảng dạy; đánh giá giảng dạy của GV qua dự giờ và qua đánh giá của SV về hoạt động giảng dạy của GV; kiểm tra quá trình học tập của SV [7, tr.3]. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa đều khắp; chưa thành quy định trong tổ chức giảng dạy. Về NCKH , Trường rất coi trọng và nhận thức rõ "NCKH như là một phương pháp ĐT" [31, tr.139] nhưng "Trường chưa có đề tài nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ có ảnh hưởng lớn, chưa có đề tài cấp nhà nước; kết quả nghiên cứu chưa tương xứng với tiềm lực và qui mô ĐT của Trường" và một số GV chưa tham gia NCKH [6, tr.4], số đề tài chưa nhiều. Nguyên nhân của những tồn tại trên có thể từ hướng GV - đối tượng quản lý – là người thực hiện chính những công tác giảng dạy, NCKH; cũng có thể từ hướng những cán bộ quản lý (CBQL) – là chủ thể quản lý trong trường ĐH và đồng thời có thể từ cả đối tượng và chủ thể quản lý. Việc tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục những tồn tại và định hướng phát triển là rất cần thiết. Thực tế cho thấy, việc GV thực hiện hoạt động giảng dạy và NCKH trong các trường ĐH nói chung và trường ĐH SPKT TP.HCM nói riêng mang tính độc lập cao, song việc quản lý các hoạt động này qua việc ra quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh kịp thời từ hướng nhà quản lý để đạt được kế hoạch, mục tiêu đề ra vẫn rất cần được chú ý; đặc biệt đối với trường ĐH SPKT TP.HCM càng cần được quan tâm hơn để nhanh chóng khắc phục những nhược điểm nêu trên. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài "Quản lý hoạt động giảng dạy và NCKH của GV Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh" để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và NCKH của GV trường ĐHSPKT TP.Hồ Chí Minh và từ đó tìm giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của GV, đáp ứng yêu cầu phát triển của Trường. 3. Giả thuyết nghiên cứu Nếu đánh giá đúng thực trạng quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và NCKH của GV Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh, thì sẽ tìm được các giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn phù hợp, đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn nhà trường đặt ra. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và NCKH của GV Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh - Khách thể nghiên cứu: Ý kiến của SV, GV và CBQL Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh về thực trạng công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và NCKH của đội ngũ GV Nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu để hình thành cơ sở lý luận về vấn đề quản lý hoạt động giảng dạy và NCKH của GV trong các trường ĐH. - Khảo sát thực trạng công tác quản lý của CBQL đối vối hoạt động giảng dạy và NCKH của GV Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh công tác quản lý đối với hoạt động giảng dạy và NCKH của GV Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu sau được sử dụng: 6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý luận, các văn kiện của Đảng và nhà nước, các tài liệu khoa học có liên quan đến hoạt động giảng dạy và NCKH của GV trong trường ĐH. 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra bằng phiếu: 2 bộ phiếu được phát ra + Bộ phiếu 1: trưng cầu ý kiến CBQL và GV Trường ĐHSPKT TP.Hồ Chí Minh để lấy ý kiến đánh giá về công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và NCKH của GV. Số phiếu phát ra cho GV là 258, CBQL là 129 phiếu (phiếu thu về 81%). + Bộ phiếu 2: Trưng cầu ý kiến của GV, SV đánh giá về hoạt động giảng dạy và NCKH của GV. Số phiếu phát ra cho GV là 258 phiếu, SV là 1000 phiếu (phiếu thu về được 95%). - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: + Nghiên cứu những đặc điểm của trường, đội ngũ CBQL, GV, SV liên quan đến quản lý giảng dạy và NCKH qua các giai đoạn. + Phân tích các kế hoạch, báo cáo tổng kết năm học, báo cáo hội nghị, biên bản hội nghị của Trường và các đơn vị trong trường về quản lý hoạt động giảng dạy và NCKH của GV. 6.3. Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu (Sử dụng phần mềm SPSS for Win). 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Khảo sát công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và NCKH, ở giới hạn hoạt động liên quan đến GV, và từ đó tìm các giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động chuyên môn của GV Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, các đề tài NCKH nhằm đẩy mạnh công tác quản lý giảng dạy và NCKH đã và đang được tiến hành nghiên cứu theo hai hướng: Hướng 1: Nghiên cứu quá trình quản lý công tác giảng dạy và công tác nghiên cứu khoa học của GV để tìm ra giải pháp cải tiến hoạt động quản lý đó. Một số đề tài của hướng nghiên cứu này là: - Năm 2002, luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Thị Đoan Trang "Thực trạng quản lý việc giảng dạy ở Trường Cao đẳng Sư phạm TP. HCM và một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy" thuộc chuyên ngành "Quản lý và tổ chức công tác văn hóa, GD". - Năm 2002, luận văn thạc sỹ của tác giả Huỳnh Thị Kim Trang "Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng GD ĐT quận (huyện) tại TP.HCM" thuộc chuyên ngành "Quản lý và tổ chức công tác văn hóa, GD". - Năm 2003, luận văn thạc sỹ của tác giả Đoàn Thị Bảy "Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông thành phố Cà Mau - Thực trạng và giải pháp" thuộc chuyên ngành "Quản lý và tổ chức công tác văn hóa, GD". - Năm 2003, luận văn thạc sỹ của tác giả Đoàn Thị Ngọc Mai "Thực trạng và giải pháp tổ chức kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh" thuộc chuyên ngành "Quản lý và tổ chức công tác văn hóa GD". - Năm 2004, luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Lê Tuân "Nâng cao hiệu quả công tác quản lý GD& ĐT của trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP.HCM" thuộc chuyên ngành "Quản lý và tổ chức công tác văn hóa GD". - Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Mạnh Khương “ Một số biện pháp của hiệu trưởng trường CĐ Sư phạm TP. HCM quản lý hoạt động NCKH của GV và SV từ năm 1995 đến 2000” thuộc chuyên ngành "Quản lý và tổ chức công tác văn hóa GD". - Tác giả Bùi Đình Hưng [19, tr.30] phân tích thực tiễn hoạt động NCKH của trường CĐ Sư phạm Hải Phòng và đã khẳng định vai trò của NCKH đối với chất lượng giảng dạy. Các đề tài trên chủ yếu đánh giá thực trạng, tìm giải pháp trong quản lý từng mặt hoạt động chuyên môn là giảng dạy hoặc NCKH, chưa nghiên cứu việc quản lý đồng thời cả hai mặt hoạt động trên trong trường ĐH. Thực tế cho thấy, khi thực hiện hoạt động NCKH tốt, GV sẽ giảng dạy tốt và ngược lại, khi thực hiện công tác giảng dạy tốt, GV có tri thức tốt để NCKH. Vì vậy, việc nghiên cứu quản lý đồng thời hai mặt hoạt động trên là rất cần thiết. Hướng 2: Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá GV nhưng chưa gắn với việc sử dụng hệ thống tiêu chí đó để xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của GV một cách hiệu quả. Một số đề tài theo hướng nghiên cứu này là: - Năm 2002, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước của Nguyễn Đức Chính "Kiểm định chất lượng trong Giáo dục ĐH". Kết quả nghiên cứu của đề tài này được in thành sách cung cấp lý luận khoa học về đánh giá kèm bộ tiêu chí đánh giá chất lượng các trường ĐH Việt Nam, trong đó có tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ GV. - Một loạt các các công trình khoa học của Trung tâm CEQARD được in trong cuốn "Giáo dục ĐH chất lượng và đánh giá", NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. Trong đó tác giả Nguyễn Phương Nga đã đề xuất tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của GV trong các trường ĐH, CĐ Việt Nam. - Tác giả Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng, Thái Văn Thành trong bài nghiên cứu “Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên” đã đề xuất giải pháp đánh giá xếp loại chuyên môn của giảng viên dựa trên căn cứ đánh giá giảng viên tham gia sinh hoạt chuyên môn, NCKH, giảng dạy, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng và đánh giá nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy trên lớp của giảng viên. Các đề tài nghiên cứu khoa học theo hướng 2 chủ yếu đề cập đến nội dung đánh giá, kinh nghiệm công tác đánh giá chất lượng GV của một số nước tiên tiến; và việc triển khai hoạt động đánh giá chất lượng GV ĐH của các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu thực trạng quản lý của CBQL trong Trường ĐH SPKT TP.HCM đối với hai hoạt động giảng dạy và NCKH của GV và dùng các tiêu chí đánh giá GV để kiểm nghiệm kết quả quản lý, từ đó tìm ra những giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn phù hợp với các nhiệm vụ và mục tiêu ĐT của trường. 1.2 Cơ sở thực tiễn (xem phần phụ lục 1) 1.3 Cơ sở lý luận của đề tài: 1.3.1 Khái niệm về quản lý Quản lý là hoạt động mang tính xã hội, khoa học, nghệ thuật của chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý, khách thể quản lý một cách hợp qui luật, qua các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra) trong một hệ thống xác định, nhằm làm cho hệ thống vận hành đến mục tiêu đã định. Có nhiều định nghĩa về quản lý. Theo từ điển tiếng Việt (nghĩa 2),"Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định" [53, tr.789]. Các tác giả khác nhau [20, tr.28]; [33, tr.24]; [38, tr.15] diễn đạt khái niệm quản lý theo nhiều cách khác nhau, nhưng đều có chung những dấu hiệu chủ yếu sau đây: - Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội. - Hoạt động quản lý là hoạt động có tính hướng đích. - Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Quản lý có các chức năng cơ bản sau: kế hoạch hóa, tổ chức, điều khiển (chỉ đạo thực hiện), kiểm tra." [33, tr.32]; [17, tr.56-66]; [24, tr.49]. Việc quản lý nhà trường ĐH chủ yếu là quản lý hoạt động dạy - học và NCKH. trong đó, chức năng NCKH hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động giảng dạy [31, tr.137]. Chính giảng viên thực hiện hai hoạt động cơ bản này. Người quản lý nhà trường ĐH là hiệu trưởng và các trưởng phó phòng, khoa, ban, bộ môn (sau đây gọi là CBQL)[3, điều 31]. Để thực hiện tốt công tác quản lý, hiệu trưởng các trường ĐH ngoài việc phải có học vị tiến sỹ [3, điều 31]; còn “phải được ĐT, bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD" [3, điều 49]; [47, tr.11]; các CBQL trong trường ĐH cũng phải được đào tạo về Khoa học quản lý để biết phối hợp tốt các phương pháp quản lý (hành chính - tổ chức, kinh tế, tâm lý – giáo dục và phương pháp ma trận MYTK), để sử dụng khéo léo các nguyên tắc quản lý (12 nguyên tắc); [11, tr.35]; [24, tr.45]; và để tận dụng tốt các công cụ quản lý (Nghị quyết của Đảng về giáo dục, Luật giáo dục, Luật KH&CN, Điều lệ trường ĐH, Chỉ thị của Chính phủ; Chỉ thị của Bộ trưởng về nhiệm vụ năm học mới; hướng dẫn thống kê giáo dục; quy định của hiệu trưởng nhà trường; kế hoạch năm học). 1.3.2 Quản lý hoạt động giảng dạy Trong trường ĐH, quản lý GD là quản lý các hoạt động của GV trong thực hiện mục tiêu GD của trường, bao gồm: - Quản lý việc lập kế hoạch và phân công giảng dạy. - Quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của GV. - Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV. - Quản lý giờ lên lớp của GV. - Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá. * Lập kế hoạch: Lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu những nguồn lực đã có và sẽ được khai thác... Việc lập kế hoạch trong một trường ĐH được tiến hành ở nhiều cấp [22, tr.113, 141]. CBQL cần tổ chức cho GV tham gia xây dựng 2 bản kế hoạch: - Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm học, học kỳ. - Kế hoạch giảng dạy. Mỗi đầu học kỳ, GV tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng (kế hoạch của trường, khoa, bộ môn) và phối hợp với phòng ĐT, GV trực tiếp tham gia xây dựng kế hoạch của bộ môn, trong đó có kế hoạch giảng dạy của chính mình.. Để GV tham gia thực hiện tốt việc lập kế hoạch giảng dạy, CBQL phải: - Một là, tạo điều kiện cho GV nắm rõ mục tiêu, kế hoạch, chương trình ĐT - Hai là, quản lý tốt việc thực hiện chương trình ĐT. Theo điều 15 Điều lệ trường ĐH, trường ĐH tổ chức xây dựng chương trình ĐT, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành của trường trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT [3, tr.3]. Tuy nhiệm vụ của trường là phải thường xuyên phát triển chương trình ĐT theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, nhưng đối với GV, chương trình ĐT là pháp lệnh. CBQL phải tổ chức quản lý để GV thực hiện đúng, đủ chương trình ĐT và thực hiện đúng tiến độ. Có nghĩa là về nội dung và phạm vi kiến thức qui định trong chương trình về cơ bản phải đủ, phân phối số tiết về thời gian và trình tự phải hợp lý, khoa học. Về phương pháp, phải đúng đặc điểm của từng bộ môn, từng loại bài. Muốn vậy, CBQL phải: + Tổ chức để GV có cơ hội tham gia xây dựng chương trình hoặc nghiên cứu kỹ chương trình ĐT. + Yêu cầu GV khi soạn bài phải xây dựng lịch trình giảng dạy và giáo án. + Xây dựng kế hoạch giảng dạy cấp trường (do Phòng ĐT thực hiện) phải có tuần dự trữ, có thời gian sinh hoạt chung để đảm bảo thời gian cho GV thực hiện được chương trình ĐT. + Các cấp quản lý phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình ĐT của GV và có biện pháp xử lý kịp thời. - Ba là, CBQL phải thực hiện việc phân công giảng dạy cho GV. Công việc này phải dựa trên nguyên tắc kết hợp khéo léo giữa trình độ, năng lực chuyên môn; điều kiện cụ thể của trường; quyền lợi cụ thể của SV, nguyện vọng, điều kiện cá nhân của GV. Việc kết hợp hài hòa được các điều kiện trên sẽ là động lực giúp cho GV hoàn thành được các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, do hiện tại tỷ lệ SV trên GV còn rất cao (trung bình 25 SV/GV), năng lực chuyên môn của đội ngũ GV chưa đều, thì việc phân công phải ưu tiên đảm bảo quyền lợi của SV và việc hoàn thành mục tiêu GD của nhà trường. CBQL khi phân công giảng dạy, cần lắng nghe nguyện vọng của GV, phân công giảng dạy đảm bảo tính vô tư, công bằng, để vừa phát huy tốt năng lực và sở trường của GV, vừa đảm bảo công việc làm cho họ và hoàn thành mục tiêu quản lý. Nếu khối lượng phân công giảng dạy quá lớn, GV sẽ không có thời gian học tập nâng cao trình độ, chuẩn bị bài giảng, cập nhật thpong tin và tham gia NCKH cùng các hoạt động xã hội khác của trường. Nhưng nếu khối lượng giảng dạy quá ít, sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của GV vì hiện nay các trường ĐH trả lương theo định mức giờ giảng. Kế hoạch giảng dạy của bộ môn và của từng GV so với kế hoạch chung của toàn trường là rất nhỏ, nhưng nó là những viên gạch tạo nên tòa nhà lớn - là kế hoạch chung của trường, vì thế CBQL phải có nhiều biện pháp để tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch của từng GV, kiểm tra thường xuyên và xử lý kịp thời. “Kế hoạch ĐT phải được ổn định, tiến độ ĐT phải thực hiện theo kế hoạch ĐT, những hoạt động dạy và học phải được tiến hành nhịp nhàng theo đúng tiến độ để đảm bảo hiệu quả cao” [23, tr.121]. Tóm lại, việc lập kế hoạch phân công giảng dạy là việc làm thường xuyên của CBQL và GV ở đầu mỗi học kỳ, mỗi năm học. Đối với GV, có 2 kế hoạch phải thực hiện: (1) - kế hoạch thực hiện mục tiêu của trường được triển khai cụ thể trong kế hoạch của khoa và bộ môn. (2) - kế hoạch giảng dạy. Thực chất kế hoạch giảng dạy là một phần của kế hoạch thực hiện mục tiêu. * Quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của GV: Do đòi hỏi của thực tế nghề nghiệp, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của SV, người GV luôn phải học tập nâng cao trình độ. Việc học tập nâng cao trình độ của GV được thực hiện theo 2 hướng: Tự bồi dưỡng và tham gia các hoạt động ĐT lại, dự các lớp và khoá học bồi dưỡng ở trong và ngoài trường. Theo Điều lệ trường ĐH, ngoài nhiệm vụ lập kế hoạch bồi dưỡng phát triển đội ngũ GV, trường ĐH còn có nhiệm vụ tổ chức ĐT lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV và cán bộ nhân viên thuộc trường [3, điều 32, 41]; Khoa, bộ môn có nhiệm vụ xây dựng và ĐT đội ngũ cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia ĐT, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuộc chuyên ngành [3, điều 42]. Thực hiện nhiệm vụ này, CBQL trong trường ĐH phải tiến hành những công việc sau: - Thường xuyên tổ chức sinh hoạt học thuật. - Tổ chức ĐT hoặc cử GV dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, sư phạm, ngoại ngữ, tin học. - Tổ chức hội thi và phổ biến kinh nghiệm. Việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới trong đó có: kỹ năng xây dựng giáo trình điện tử, kỹ năng sử dụng các phương tiện thiết bị hiện đại hỗ trợ cho giảng dạy đang được các nhà quản lý quan tâm. Riêng đối với kiến thức ngoại ngữ, việc tổ chức bồi dưỡng để GV thực sự có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong truy cập thông tin, cập nhật tri thức, đổi mới nội dung giảng dạy là rất cần thiết. * Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV: Soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp quyết định chất lượng giờ giảng. Công việc chuẩn bị này gồm 2 phần chính là chuẩn bị kế hoạch giảng dạy cho cả học kỳ hoặc năm học, và chuẩn bị cho một giờ lên lớp cụ thể. Đây là hoạt động trí óc, độc lập, mang tính tự giác cao của GV, vì thế, để quản lý tốt công việc này, CBQL cần xác định rõ cho GV những công việc cần làm và tổ chức cho họ thực hiện: - Xác định rõ mục tiêu dạy học nói chung (thái độ, nghề nghiệp, phương pháp, giá trị) và mục tiêu riêng của môn học, từng chương, từng bài. - Biên soạn hoặc tham gia biên soạn, hoặc nghiên cứu để nắm rõ nội dung môn học qua đề cương chi tiết và giáo trình chính. - Xây dựng lịch trình, giáo án sau khi tìm hiểu kỹ đối tượng SV trong lớp được phân công giảng dạy. Việc tham gia viết giáo trình sẽ giúp GV đào sâu, làm phong phú thêm và cập nhật nội dung giảng dạy [27, tr.43], nên CBQL cần khuyến khích những GV có chuyên môn giỏi tham gia viết giáo trình. Khi soạn giáo trình, CBQL cần hướng dẫn thảo luận để đảm bảo nội dung giảng dạy phù hợp với đầu ra của trường, mang tính cơ bản, hiện đại, sát với thực tế của đất nước. CBQL cần thực hiện lần lượt các công việc cụ thể sau: - Xây dựng qui định về yêu cầu soạn bài và phổ biến cho GV thực hiện. - Thông báo kịp thời cho GV về giáo trình chính, mà nhà trường đã cung cấp cho SV. - Khuyến khích GV sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài chuẩn bị bài giảng. - Tổ chức cho bộ môn thảo luận thống nhất nội dung cơ bản của giáo án, những cách giải bài toán khó, cách dạy bài khó... - Cung cấp danh sách SV kèm thông tin về SV để GV soạn bài cho phù hợp. Những việc trên rất quan trọng vì trong trường ĐH, SV là người trưởng thành, có định hướng nghề nghiệp, có khả năng tự học, tiếp thu kiến thức có phê phán và có yêu cầu cao đối với GV [12, tr.257]; hơn nữa, trong trường ĐH thường ĐT nhiều ngành, bậc, hệ khác nhau, nên nếu người quản lý giúp GV nắm được thông tin về SV, sẽ tạo điều kiện tốt cho GV xác định nội dung, mục tiêu, phương pháp dạy học phù hợp, đảm bảo tốt các nguyên tắc dạy học. - Yêu cầu GV lập lịch trình giảng dạy và ký duyệt. Lịch trình giảng dạy là bảng liệt kê những bài dạy (lý thuyết, thực hành, bài kiểm tra) xếp theo thứ tự thời gian hợp lý và thời lượng tương ứng đúng nguyên tắc sư phạm. Lịch trình giảng dạy giúp nhà quản lý kiểm tra được hoạt động của GV, và giúp GV thực hiện đúng kế hoạch ĐT của trường. - Yêu cầu GV soạn giáo án và ký duyệt. Công việc này quan trọng, vì giáo án là kế hoạch chi tiết lên lớp của GV cho một bài hay một chương do chính GV soạn. Trong giáo án có ghi rõ các đề mục bài giảng, phương pháp giảng dạy, thời gian tương ứng, cách tổ chức lớp, tài liệu tham khảo và cả những điều cần nói, cần làm của GV và SV trong khi thực hiện 5 bước lên lớp chung và 4 bước giảng bài mới. Trong thực tế, có những GV dạy lâu năm kinh nghiệm, có thể dùng giáo án giản lược (trong luận văn này gọi là bài soạn giảng). - Tạo điều kiện cho GV sử dụng trang thiết bị giảng dạy và yêu cầu GV vận hành thử trước khi lên lớp. - Tổ chức kiểm tra việc soạn bài của GV và kiểm tra khối lượng thời gian dành để soạn bài của GV qua phương pháp chụp ảnh thời gian. * Quản lý giờ lên lớp của GV: Quản lý hoạt động dạy học được thực hiện chủ yếu qua quản lý giờ lên lớp của GV, vì "Giờ lên lớp là khâu trong quá trình dạy học được kết thúc trọn vẹn trong khuôn khổ nhất định về thời gian theo qui định của kế hoạch dạy học" [18, tr.42]. CBQL có nhiệm vụ quản lý giờ dạy trên lớp, nhưng lại không được trực tiếp tham gia hoặc can thiệp vào quá trình giảng dạy trên lớp của GV trong bất kỳ tình huống nào, đặc biệt ở trường ĐH, người GV có quyền tự do học thuật rất cao. Vì thế, CBQL xây dựng các qui định, phổ biến cho GV, hướng dẫn GV thực hiện và kiểm tra xử lý, thể hiện qua các công việc cụ thể sau: - Xây dựng qui trình lên lớp (nếu có điều kiện, theo tiêu chuẩn ISO) và phổ biến cho GV thực hiện [52]. - Tạo điều kiện để GV thực hiện đúng đủ nội dung chương trình môn học, thực hiện đúng qui chế, qui định về giảng dạy, khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. - Xây dựng thời khóa biểu khoa học và hợp lý để duy trì nề nếp dạy học, nhịp điệu dạy học trong ngày và trong tuần. Sử dụng thời khóa biểu là biện pháp quản lý trực tiếp giờ lên lớp của GV [23, tr.121]. - Theo dõi nhắc nhở khi GV bị nêu tên trong các thông báo của các cấp lãnh đạo liên quan đến báo nghỉ, báo dạy bù và trong các phản ánh của thanh tra ĐT, của SV. - Xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm qui chế. Những vấn đề quan trọng nhất trong quản lý giờ lên lớp là: - Theo dõi, kiểm tra việc đảm bảo chất lượng giảng dạy của GV trong việc thực hiện từng bài giảng, môn học và cả chương trình, cả khoá học. Đây là vấn đề quyết định sự sống còn của nhà trường. - Duy trì việc đổi mới phương pháp dạy học. Đây là vấn đề bức thiết để nâng cao chất lượng giờ giảng, sử dụng các phương pháp sư phạm tích cực hướng vào việc đặt và giải quyết vấn đề; áp dụng công nghệ dạy học [29, tr.29]; thực hiện dạy học lấy người học làm trung tâm để đảm bảo giữ đúng mục tiêu quan trọng nhất của giảng dạy ở trường ĐH là dạy cách học cho SV, trang bị phương pháp, kỹ năng cơ bản để tăng cường khả năng tự học, thói quen học suốt đời. Để thúc đẩy GV nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy trên, CBQL nên chú trọng hơn những việc sau: - Tăng cường hoạt động dự giờ và sau khi dự giờ, ngoài đánh giá việc chuẩn bị bài giảng, dạy đúng lịch trình giáo án, kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học; CBQL cần chú trọng tổ chức phân tích sư phạm theo hướng đổi mới phương pháp, ví dụ như dạy học đảm bảo cho các nhóm SV có trình độ khác nhau đều hiểu bài, dạy cách học cho SV, v.v... - Về cách thức tổ chức dự giờ, CBQL nên học tập kinh nghiệm của tác giả Walter Liewald: "Việc dự giờ nên tiến hành bởi GV có kinh nghiệm, GV giỏi; phải tổ chức thường xuyên và dự giờ tất cả các GV để tạo tâm lý tốt cho người được dự giờ, như thế kết quả đánh giá mới thực chất. Khi chuẩn bị, cần hội ý với GV được dự giờ trước để tạo tâm thế tốt về trọng tâm của buổi dự giờ; nguyên tắc là không ảnh hưởng đến việc giảng dạy của GV; nên ưu tiên các lĩnh vực mà GV đứng lớp muốn được quan sát. Khi dự giờ, nguời dự giờ chỉ ghi chép dữ liệu, không can thiệp vào giờ dạy với bất kỳ lý do nào". Cũng theo tác giả này “Góp ý sau giờ dạy với thái độ thiện chí, nên dùng phương pháp gián tiếp như một người hướng dẫn để nêu bật những điểm mạnh và hạn chế cần hoàn thiện của GV đứng lớp. Giá trị của việc dự giờ thể hiện ở sự hỗ trợ lẫn nhau, nhằm cung cấp những nhận thức mới cho cả người lên lớp và người dự giờ. Dự giờ được tiến hành nhằm mục đích cải tiến công tác giảng dạy và giáo dưỡng” [46, tr.47], chứ không phải mục đích là tìm kiếm những sai sót, hạn chế của người được dự giờ. - Tổ chức thu thập ý kiến phản hồi từ SV qua dư luận và đặc biệt là đánh giá giờ giảng của GV sau khi kết thúc môn học. Công việc này rất tế nhị và khó khăn đối với truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam, nhưng theo tác giả Vũ Thị Phương Anh: "Việc đánh giá các hoạt động giảng dạy nhất thiết phải sử dụng ý kiến của SV, vì nếu không sẽ là một thiếu sót lớn" [13, tr.49]. Trên thực tế, chính SV mới là người hiểu rõ nhất chất lượng và hiệu quả các giờ lên lớp của GV. Hơn nữa, theo kết quả nghiên cứu "những ý kiến đóng góp của SV thực sự có giá trị trong việc giúp GV cũng như nhà trường tìm được những giải pháp cụ thể và khả thi trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy" [13, tr.50]. * Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá: Kiểm tra là công cụ hay phương tiện đo lường trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của SV. Đánh giá là một khái niệm nhằm xác định mức độ về trình độ của SV. Mục đích kiểm tra đánh giá trong dạy học là xác định số lượng và chất lượng của GD và học tập nhằm khuyến khích SV học tốt và thầy dạy tốt; Nâng cao tinh thần trách nhiệm của SV với việc học tập, giúp SV hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức đã học, bổ sung kịp thời những lỗ hổng trong tri thức, tăng cường trí nhớ, phát triển kỹ năng đọc tài liệu, tổng hợp, phân tích, tổng kết, giải quyết vấn đề. Nhờ đánh giá, GV hiểu được trình độ của SV, phân loại, giúp đỡ SV, biết được kết quả công tác giảng dạy của chính mình để điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn. Như vậy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV là một phần không thể thiếu trong quá trình giảng dạy. Đó là kết quả kiểm tra cả việc học tập của SV và việc dạy của người thầy. Kiểm tra được coi là thực hiện nguyên tắc của mối liên hệ ngược, nhờ đó điều chỉnh quá trình dạy học. Để đảm bảo quản lý tốt khâu cuối cùng của quá trình dạy học, chủ thể quản lý cần thực hiện các công việc sau: - Xây dựng qui trình thi, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện theo đúng qui trình. Ban hành qui chế thi kiểm tra, trong đó quy định rõ hình thức tổ chức (tập trung hoặc riêng lẻ), cách chấm bài có rọc phách hoặc không, thời gian nộp điểm, v.v... - Tổ chức để GV tham gia xây dựng và sử dụng bộ đề thi. - Công bố nội dung, kế hoạch kiểm tra đầu năm học để SV có kế hoạch tự học. - Yêu cầu GV áp dụng đa dạng các hình thức trong thi và kiểm tra. - Kiểm tra để đảm bảo bài kiểm tra phải có giá trị đáng tin cậy và dễ sử dụng. - Tổ chức tốt kỳ thi, kiểm tra đảm bảo kết quả kiểm tra học lực của SV phải phản ánh khách quan trình độ học tập của SV, không chạy theo điểm số. Điểm số phải là đơn vị đo lường chính xác kiến thức, kỹ năng, khả năng vận dụng kiến thức của SV. - Tổ chức các phong trào thi đua thực hiện kỳ thi nghiêm túc để việc kiểm tra đánh giá đi vào thực chất, đảm bảo công bằng. - Yêu cầu GV chấm bài đúng hạn, công bố đáp án ngay sau thi, sửa bài và ghi nhận xét vào "Bài kiểm tra quá trình" của SV. - Tổ chức tổng hợp, phân tích kết quả thi và yêu cầu GV rút kinh nghiệm, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy. 1.3.3 Quản lý hoạt động NCKH: * Khái niệm: Trường ĐH vừa là cơ sở ĐT vừa là cơ sở NCKH, phát triển công nghệ, ứng dụng và chuyển giao vào sản xuất và đời sống. Hoạt động công nghệ là một trong những nhiệm vụ chính của trường ĐH [4; Điều 2] Theo luật KH&CN [36, tr.1] giải thích khái niệm: - Hoạt động KH&CN bao gồm NCKH, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển KH&CN; - NCKH là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. NCKH bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng; - Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm; - Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả NCKH để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới; - Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống; - Dịch vụ KH&CN là các hoạt động phục vụ việc NCKH và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, ĐT, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức KH&CN và kinh nghiệm thực tiễn. Như vậy, nhiệm vụ của GV trong trường ĐH là tham gia các hoạt động KH&CN, nhưng theo thói quen vẫn dùng gọi là hoạt động NCKH và thực tế NCKH là phần cơ bản trong các hoạt động KH&CN. Kết quả của hoạt động NCKH quyết định kết quả của hoạt động KH&NC, vì thế, trong luận văn này, cụm từ "hoạt động NCKH" được dùng để chỉ khái niệm "hoạt động KH&CN". Theo chương IV của Quy định về hoạt động KH&CN trong các trường ĐH, CĐ thuộc Bộ GD&ĐT ban hành kèm quyết định số 19/2005/QĐ - Bộ GD&ĐT ngày 15/6/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT [4], việc quản lý hoạt động NCKH trong trường ĐH, CĐ bao gồm những nhiệm vụ sau: - Xây dựng các quy định và quy chế quản lý NCKH. - Tổ chức xây dựng và thực hiện định hướng, kế hoạch NCKH; kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu và công nhận kết quả NCKH theo quy định hiện hành. - Xây dựng đội ngũ CB KH&CN của trường. - Tổ chức giới thiệu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học công nghệ của trường theo quy định hiện hành. - Quản lý các hoạt động nghiên cứu của các tổ chức thuộc trường và phối hợp với các phòng chức năng thẩm định về tổ chức, giải quyết những vấn đề về cán bộ…, thực hiện mọi chế độ chính sách, các nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động NCKH của trường theo quy định hiện hành. Hoạt động NCKH của trường ĐH chịu sự quản lý của Bộ GD&ĐT. Hiệu trưởng quản lý và điều hành các hoạt động NCKH, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ NCKH được cấp trên ủy quyền hoặc phân cấp theo quy định [4, điều 25]. Các phòng chức năng, Khoa, bộ môn quản lý, tổ chức, phối hợp và tạo điều kiện để tập thể, cá nhân thực hiện nhiệm vụ NCKH được giao. Bộ môn trực tiếp đôn đốc, giám sát và tạo điều kiện, chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn các vấn đề NCKH của bộ môn và các cá nhân thuộc diện quản lý của bộ môn [4, điều 27]. GV có trách nhiệm dành ít nhất 30% định mức thời gian làm việc cho hoạt động NCKH. NCKH là nhiệm vụ bắt buộc của GV…[4, điều 28]. Trong trường ĐH, hoạt động quản lý của CBQL các cấp (trường, phòng, khoa, bộ môn) đối với hoạt động NCKH của GV tập trung vào những mảng công việc sau: - Quán triệt mục tiêu NCKH đối với GV. - Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình NCKH. - Quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng NCKH. - Quản lý việc thực hiện kế hoạch NCKH. - Kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH. * Quán triệt công tác NCKH đối với GV: CBQL cần làm cho GV thấm nhuần về "nhiệm vụ của GV [3, Điều 46,47]; đặc biệt nhiệm vụ NCKH. Những nội dung chính cần quán triệt cho GV là: "NCKH là phương pháp ĐT trong trường ĐH" [12, tr.139] vì thế GV không thể giảng dạy không có phương pháp. Chất lượng hoạt động NCKH là một phần tất yếu của chất lượng giảng dạy của GV ĐH.[13, tr.194]. Kết quả nghiên cứu thường tạo ra những hiểu biết mới, hướng giải quyết vấn đề theo lối mới và những kiến thức mới thu được từ trong quá trình nghiên cứu, xử lý thông tin được GV đưa vào nội dung bài giảng, làm cho bài giảng sinh động, cập nhật và thực tiễn. Tiếp cận được những phương pháp nghiên cứu mới, khoa học qua quá trình thực hiện các khâu cơ bản của việc nghiên cứu sẽ phát triển năng lực và phẩm chất hoạt động trí tuệ của GV. Tư duy khoa học chỉ xuất hiện trước tình huống có vấn đề. Quen thuộc với các bước trong NCKH, người GV sẽ dễ dàng kiến tạo ra những hệ thống các tình huống có vấn đề trong nội dung giảng dạy, xây dựng các bài tập sáng tạo, cách giải bài toán theo lối mới, như vậy, SV cũng dần có được tư duy khoa học. Sinh viên tham gia NCKH – là động lực chính để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo [32, tr.1]. Đối với SV, "Vai trò của thầy, cô coi như mẫu mực trong cách suy nghĩ và phương pháp nghiên cứu thông qua hoạt động học thuật", như vậy “GV ĐH là người gắn bó với NCKH tức là biết nghiên cứu để có thể hướng dẫn SV tự nghiên cứu” [12, tr.226, 224]. Tóm lại: Ý thức được vai trò của NCKH trong công tác giảng dạy, GV sẽ là người truyền niềm say mê, tinh thần sáng tạo, cách NCKH, cách học theo phương pháp NCKH cho SV, vì thế CBQL phải làm cho GV quán triệt được nhiệm vụ NCKH của mình. * Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình NCKH: Xây dựng kế hoạch NCKH: CBQL khi xây dựng kế hoạch NCKH của đơn vị phải căn cứ kế hoạch phát triển của đơn vị; định hướng đề tài, nhiệm vụ NCKH của cấp trên, định hướng KH&CN của nhà nước, bộ, ngành, tỉnh, thành phố; kết hợp hài hòa với sự tự nguyện đăng ký tham gia NCKH của GV để có một bản kế hoạch khả thi. “Kế hoạch NCKH của trường ĐH được xây dựng theo kế hoạch 5 năm” [4, điều 7]; vì vậy trường ĐH phải có kế hoạch NCKH dài hạn và trung hạn để có những định hướng xa hơn, để có những đề tài NCKH lớn, có giá trị. Xây dựng nội dung, chương trình NCKH. Những nội dung chính trong hoạt động KH&CN gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực KHGD và các lĩnh vực KH&CN khác [4, điều 4], [25,tr20], [14, tr. 282,285], [30, tr.36]. Trên cơ sở nhiệm vụ NCKH đối với trường ĐH được qui định trong Luật KH&CN, xét theo yêu cầu báo cáo của Bộ GD&ĐT đối với các trường về NCKH hàng năm, có thể tóm tắt nội dung hoạt động NCKH của GV cụ thể gồm: - Nghiên cứu các đề tài khoa học. - Thực hiện các hoạt động mang tính sáng tạo sau: + Chủ biên hoặc đồng chủ biên viết sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, sách chuyên khảo, phục vụ cho giảng dạy và NCKH. + Viết giáo trình mới hoặc biên soạn lại. + Viết đề cương chi tiết môn học. + Chủ trì hoặc tham gia thực hiện dự án. + Hướng dẫn SV NCKH. + Viết bài trong hội thảo, hội nghị khoa học + Tham dự hoặc là người tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học. Nội dung NCKH trong nhà trường: Là một vấn đề thuộc về chế định được thể hiện qua các văn bản, kế hoạch, thông báo, hàng năm của hiệu trưởng về công tác NCKH và được các cấp quản lý trong trường triển khai xây dựng phù hợp với tình hình của khoa và bộ môn. Nội dung chương trình NCKH của trường phải đảm bảo thực hiện được nội dung, chương trình NCKH do Bộ GD&ĐT ban hành, trong đó lưu ý đến trọng tâm nghiên cứu của trường trên cơ sở và cân đối giữa đề tài mang nội dung KHGD, khoa học nghiệp vụ, khoa học cơ bản. Nội dung chương trình NCKH của khoa và bộ môn phải đảm bảo tính phù hợp với mỗi chuyên ngành ĐT, phù hợp với tình hình của đơn vị, năng lực nghiên cứu của GV và chú trọng đến tính kế thừa và phát triển các ý tưởng của những đề tài đã nghiên cứu trước. * Quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng NCKH: Chất lượng hoạt động NCKH phụ thuộc nhiều vào kiến thức và kỹ năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu và thực hiện các đề tài. Kỹ năng NCKH là khả năng thực hiện thành công các công trình khoa học trên cơ sở nắm vững các quan điểm, phương pháp luận, sử dụng thành thạo phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu [55, tr.59]. Kỹ năng thực hiện đề tài thể hiện ở chỗ nắm bắt được phương pháp NCKH, biết phát hiện vấn đề nghiên cứu, biết xây dựng đề cương nghiên cứu, biết sử dụng tài liệu khoa học để nghiên cứu, biết viết phiếu điều tra phỏng vấn, thực hiện tốt các khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn trực tiếp; xử lý đúng số liệu điều tra; có nghĩa là biết tổ chức các hình thức thực nghiệm, thí nghiệm để thu thập số liệu. Kỹ năng NCKH của GV còn thể hiện qua việc xây dựng tốt chương trình ngành học, dự án; viết giáo trình, các bài báo, chuyên đề khoa học, đề cương nghiên cứu, luận văn khoa học có chất lượng. Thực tế cho thấy: GV được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hiện các bước nghiên cứu một đề tài khoa học sẽ có thêm tự tin khi lần đầu tham gia nghiên cứu và đạt hiệu quả cao hơn so với nghiên cứu theo kinh nghiệm. Từ tính thiết thực của việc bồi dưỡng hiểu biết và kỹ năng nghiên cứu đã nêu trên và theo quy định NCKH của Bộ GD&ĐT [4, điều15], trường ĐH phải:“ Xây dựng và thực hiện kế hoạch ĐT, bồi dưỡng đội ngũ CB KH&CN của trường theo kế hoạch 5 năm và hàng năm thông qua hình thức ĐT, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước”. Trong thực tế, công việc bồi dưỡng GV NCKH được CBQL thường xuyên tổ chức gồm các hình thức như: mở lớp bồi dưỡng, báo cáo chuyên đề, tổ chức trao đổi kinh nghiệm làm đề tài NCKH, thi viết báo cáo khoa học, hướng dẫn sử dụng các thiết bị mới phục vụ NCKH, phương pháp xử lý số liệu... * Quản lý việc thực hiện kế hoạch NCKH: Để tổ chức tốt hoạt động NCKH, CBQL cần đề ra các qui chế, qui định và hướng dẫn GV thực hiện, tìm nguồn đề tài, giới thiệu cho GV đề tài nghiên cứu; quy định về viết giáo trình, viết chương trình, phát triển chương trình ĐT …. Trong các qui định, qui trình, CBQL phải ghi rõ các hạn định về thời gian: đăng ký, xét duyệt, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu, thông báo kết quả và cách thức thực hiện, các thủ tục hành chính cần hoàn tất các công việc trong NCKH. Các khâu cần thực hiện trong tổ chức nghiên cứu đề tài: Khâu 1: Tổ chức tìm hướng đề tài NCKH. CBQL thông tin về những đề tài đã và đang được nghiên cứu cho GV để GV không phải tốn thời gian tìm tòi những nội dung mà người khác đã nghiên cứu, hoặc để họ có thể tìm thấy ngay trong những đề tài đã nghiên cứu hướng đi tiếp, hướng nghiên cứu mới. Những thông tin này, CBQL có thể thu thập hoặc mua từ Trung tâm thông tin, và thông báo trên trang web và bản tin khoa học của Trường. CBQL cần thường xuyên tổ chức tìm hiểu nhu cầu xã hội (doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất…) để chọn hướng và xây dựng đề tài NCKH cho GV. Khi đề tài nghiên cứu tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách của chính cơ sở thì kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng ngay, còn nếu không, "Doanh nghiệp chỉ ứng dụng những kết quả NCKH khi biết chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận" [49, tr.43]. CBQL giao chỉ tiêu cho GV tìm hướng và xây dựng đề tài NCKH. Với giải pháp này sẽ làm cho đội ngũ GV quan tâm hơn đến công tác NCKH. Khâu 2: Tổ chức đăng ký và xét duyệt đề tài. CBQL trường có nhiệm vụ tổ chức đăng ký và xét duyệt đề tài NCKH cấp trường hoặc hoàn thành các văn bản, thủ tục để Bộ trưởng Bộ KH&CN xét duyệt các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước. Tuy nhiên, "Cơ quan nhà nước” có quyền “lựa chọn cá nhân có năng lực, phẩm chất, điều kiện chuyên môn phù hợp để trực tiếp giao thực hiện những nhiệm vụ khoa học công nghệ đặc thù" [36, điều 21]. Áp dụng điều khoản này, trường cũng có thể giao đề tài cho GV nghiên cứu nhưng phải chịu trách nhiệm về việc giao nhiệm vụ của mình. Khâu 3: Tạo điều kiện tối ưu để GV thực hiện đề tài: Sau khi đề tài NCKH của GV được xét duyệt, hợp đồng triển khai nhiệm vụ được ký, kinh phí được duyệt và giao, GV tiến hành thực hiện đề tài. Trong thời gian này, CBQL cần tạo mọi điều kiện có thể về thời gian và thiết bị cho GV triển khai các đề tài NCKH, đồng thời, quản lý, theo dõi quá trình thực hiện đề tài NCKH của GV (cụ thể: Chủ tịch hội đồng khoa học Khoa định kỳ 6 tháng một lần nhận báo cáo của GV và kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài, tổng kết tình hình, báo cáo hiệu trưởng để có biện pháp xử lý kịp thời những tình huống phát sinh). Mục đích của công việc này là giúp GV thực hiện đề tài đúng tiến độ ở từng giai đoạn. Khâu 4: Chuẩn bị nghiệm thu đề tài: Sau khi GV nộp báo cáo đề tài, Hội đồng khoa học Khoa phối hợp với Trưởng phòng NCKH, Phòng Tổ chức cán bộ ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu và tổ chức nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở. Riêng với đề tài cấp Bộ, phải qua 2 lần đánh giá (khi thực hiện được 50% tiến độ và khi nghiệm thu); cấp Nhà nước 3 lần (thẩm định của viện hoặc trường, nghiệm thu đề tài tổ chức ở cấp cơ sở do Bộ KH&CN chủ trì và nghiệm thu đề tài chính thức cũng do Bộ KH &CN chủ trì) [52, tr.152]. Lựa chọn người phản biện phù hợp với nội dung đề tài NCKH và tổ chức bảo vệ, nghiệm thu theo đúng quy trình cũng là khâu quan trọng để bảo đánh giá đúng thực chất đề tài khoa học. Khâu 5: Tổ chức, tạo điều kiện tốt để các đề tài NCKH của GV được ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy và sản xuất, được công bố, được đăng ký sở hữu trí tuệ (đối với những đề tài có giá trị cao) là khâu cần được CBQL tổ chức thực hiện để việc NCKH có hiệu quả. Trường có thể tổ chức trung tâm chuyển giao công nghệ hoặc cử người chuyên trách chuyên lo khâu này hoặc xây dựng xưởng sản xuất thử... Ngoài việc quản lý việc thực hiện các đề tài nghiên cứu, CBQL cần khuyến khích và tổ chức cho GV tham gia các hoạt động khoa học mang tính sáng tạo như: Giao chỉ tiêu hoặc khuyến khích GV viết và đăng bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành. Kỹ năng viết báo cáo khoa học chỉ được nâng cao khi GV thường xuyên tham gia NCKH và viết bài. Tạo điều kiện tốt để GV tổ chức hoặc tham gia có hiệu quả các buổi hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Tổ chức, hướng dẫn cho GV biên soạn mới giáo trình, tài liệu học tập. Tổ chức để GV hướng dẫn SV tham gia NCKH và các cuộc thi mang tính sáng tạo. Phân công GV hướng dẫn SV thực hiện các hoạt động NCKH dưới nhiều hình thức: viết thu hoạch, bài tập lớn, bài viết theo chuyên đề, bài tập thực hành... Những hoạt động khoa học này thường được CBQL phân công định kỳ cho GV thực hiện, nhưng để có kết quả tốt CBQL cần áp dụng không những giải pháp hành chính, tổ chức, tâm lý - giáo dục và cả giải pháp kinh tế để khuyến khích GV thực hiện tốt. * Kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH: CBQL cần thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài NCKH của GV. NCKH là công tác mang tính độc lập cao, song do bận công tác giảng dạy và nhiều lý do, GV rất dễ kéo dài thời hạn thực hiện đề tài. Việc trễ hạn này đặc biệt ảnh hướng đến cơ sở, nếu nghiên cứu theo hợp đồng, theo đơn đặt hàng, vì nó ảnh hưởng xấu đến sản xuất và gây thiệt hại về kinh tế. Việc kiểm tra còn có tác dụng giúp CBQL đề ra biện pháp giúp đỡ kịp thời khi phát hiện thấy GV khó khăn về thời gian, kinh phí, điều kiện thí nghiệm... Kết quả của kiểm tra còn giúp CBQL ra quyết định khen thưởng kịp thời để động viên GV tham gia NCKH. Một trong những phần thưởng quí giá đối với GV là phần thưởng danh dự: công trình được cập nhật vào lý lịch NCKH của từng GV để khuyến khích GV tiếp tục tham gia NCKH và làm cơ sở xét duyệt các chức danh khoa học. Cũng như trong tổ chức quản lý hoạt động giảng dạy, xu thế hiện nay, trong quản lý hoạt động NCKH, ngoài việc thường xuyên duy trì các hoạt động thi đua dạy tốt, NCKH tốt, việc xây dựng bộ tiêu chuẩn và định kỳ tổ chức cho GV tự đánh giá và đánh giá đồng nghiệp về công tác giảng dạy và NCKH sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích nhằm cải tiến hoạt động chuyên môn của chính GV và của đồng nghiệp. Đây được coi là một giải pháp mới, mạnh, đi ngược lại với thói quen dù làm tốt hay xấu cũng được "đến hẹn lại lên" lương [13, tr.31] như hiện nay. Tóm lại: Trên 3 cơ sở đã phân tích: - Cơ sở 1: Các giải pháp trong các đề tài đi trước đã nghiên cứu về đẩy mạnh công tác quản lý giảng dạy và NCKH; - Cơ sở 2: Việc nghiên cứu số lượng thống kê, các kế hoạch và các báo cáo năm học, các biên bản họp cho thấy: Trường ĐH SPKT TP.HCM đang tổ chức giảng dạy cho một số lượng lớn SV (21.020 SV) nhưng số lượng GV cơ hữu không đủ, số GV có học hàm, học vị cao và các cán bộ khoa học đầu đàn thiếu, trình độ sử dụng ngoại ngữ của một số GV yếu, số đề tài NCKH còn hạn chế, không có đề tài cấp nhà nước, không có đề tài lớn, vẫn còn trên 40% GV chưa tham gia NCKH; - Cơ sở 3: Lý luận về quản lý giảng dạy và NCKH; Luận văn đi sâu làm rõ thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy và NCKH với các nội dung chính sau đây: - Quản lý hoạt động giảng dạy của GV: + Quản lý việc lập kế hoạch và phân công giảng dạy. + Quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của GV. + Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV. + Quản lý giờ lên lớp của GV. + Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá. - Quản lý hoạt động NCKH của GV: + Quán triệt mục tiêu NCKH đối với GV. + Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình NCKH. + Quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng nghiên cứu khoa. + Quản lý việc thực hiện kế hoạch NCKH. + Kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH. CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN Trên cơ sở lý luận đã tích lũy, dựa vào cơ sở thực tế quản lý hoạt động giảng dạy và NCKH do CBQL trường ĐH SPKT TP.HCM đã triển khai, tham khảo các tài liệu quản lý (các báo cáo, các kế hoạch, các biên bản), chúng tôi đã tiến hành lập bộ phiếu trưng cầu ý kiến gồm 4 loại phiếu hỏi: - 2 loại phiếu xin ý kiến của 129 CBQL và 258 GV về hoạt động quản lý; - 2 loại phiếu hỏi khác dùng để trưng cầu ý kiến 258 GV và 1000 SV về việc thực hiện hoạt động quản lý. Kết quả GV và SV trả lời 2 phiếu hỏi này chính là kết quả triển khai công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và NCKH của GV. Phần phân tích thực trạng CBQL quản lý hoạt động giảng dạy và NCKH được chia làm 2 phần lớn: - Phần 1: Quản lý hoạt động giảng dạy; - Phần 2: Quản lý hoạt động NCKH. Trong mỗi phần quản lý hoạt động giảng dạy hoặc NCKH sẽ lần lượt đánh giá về: - Việc CBQL thực hiện công việc quản lý; - Mức độ GV thực hiện công việc. Đây chính là kết quả quản lý của CBQL. Phần đánh giá việc CBQL thực hiện công việc quản lý dựa trên số liệu của các bảng thống kê. Mỗi bảng thống kê chứa đựng số liệu xử lý phần trả lời phiếu hỏi của các CBQL và GV, nó được sắp xếp theo cấu trúc: - Các hàng: là trình tự thực hiện công việc quản lý (từ xây dựng quy trình, phổ biến, tổ chức, chỉ đạo, điều khiển thực hiện đến kiểm tra đánh giá, xử lý kết quả, điều chỉnh); - Các cột: + Cột điểm trung bình (TB); + Cột độ lệch chuẩn (ĐLC); là kết quả thu được khi xử lý số liệu các câu hỏi của CBQL tự đánh giá về hoạt động quản lý của mình và GV đánh giá về việc thực hiện công tác này. + Cột thứ hạng - cho biết công việc được đánh giá xếp hạng nào trong số các câu được hỏi trong nội dung đang nghiên cứu và cột cuối cùng thể hiện mức độ thực hiện công việc dựa theo điểm số ở cột điểm TB; cụ thể là: + Mức điểm TB>4 : Tốt (T); + Mức điểm TB từ 3.75 đến cận 4 : Khá (K); + Mức điểm TB từ 3.5 đến cận 3.75 : Trung bình (TB); + Mức điểm TB từ 3.0 đến cận 3.5 : Yếu (Y); + Mức điểm TB<3.0 : Kém (KE). + Ở cột cuối cùng là kết quả so sánh điểm đánh giá của CBQL và GV. Những câu không có dấu ( * ) thể hiện GV đồng ý hoặc có mức độ đánh giá giống CBQL về vấn đề được hỏi; những câu có dấu ( * ) biểu hiện có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê cần được lý giải. Như vậy phần phân tích của GV sẽ không phải lặp lại từng câu như phần đánh giá của CBQL. 2.1 Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy: 2.1.1 Thực trạng CBQL thực hiện công việc quản lý hoạt động giảng dạy : * Đánh giá việc CBQL tổ chức thực hiện công việc lập kế hoạch và phân công giảng dạy: Bảng 2.1. Đánh giá việc CBQL tổ chức thực hiện công tác lập kế hoạch và phân công giảng dạy GV Cán bộ QL TT Nội dung TB ĐLC TB ĐLC Thứ hạng Xếp loại F/P 1 CBQL hướng dẫn cho GV nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình ĐT và đề cương chi tiết môn học. 4,064 0,680 4,243 0,635 1 T 4,337 * 2 CBQL đầu mỗi học kỳ, yêu cầu đơn vị thuộc quyền, GV lập kế hoạch giảng dạy của học kỳ, năm học và kiểm tra, phê duyệt. 3,950 0,728 4,027 0,735 4 T 0,620 3 CBQL phân công giảng dạy cho GV dựa vào sự kết hợp giữa trình độ, năng lực chuyên môn; nguyện vọng và điều kiện cá nhân của GV. 3,888 0,753 4,108 0,766 3 T 4,932 * 4 CBQL phân công khối lượng giờ giảng cho từng GV không vượt tiêu chuẩn qui định, đảm bảo tính vừa sức. 3,772 0,930 3,378 0,963 6 Y 10,114* 5 CBQL tạo điều kiện cho GV thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy. 3,992 0,856 4,117 0,670 2 T 1,533 6 CBQL kiểm tra và xử lý việc thực hiện kế hoạch tháng, học kỳ, năm học của đơn vị. 3,912 0,707 3,936 0,650 5 K 0,079 Bảng 2.1 cho thấy, CBQL đã tự nhận là làm tốt công tác quản lý việc lập kế hoạch và phân công giảng dạy. Đúng vậy, việc CBQL hướng dẫn cho GV nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình ĐT và đề cương chi tiết môn học (câu 1), CBQL tự nhận đạt mức điểm tốt. Điểm số này phản ánh đúng thực tế của trường. Theo quy trình ISO, CBQL đầu mỗi học kỳ đều yêu cầu GV lập kế hoạch giảng dạy của học kỳ, năm học và kiểm tra, phê duyệt (mức độ thực hiện tốt). Ngoài ra, bộ môn còn tổ chức cho GV xây dựng kế hoạch giảng dạy. Sau khi nhận "Bảng báo dạy học kỳ" từ Phòng ĐT, bộ môn tổ chức họp cho GV đăng ký giảng dạy. Sau đó CBQL phân công giảng dạy cho GV dựa vào trình độ, năng lực chuyên môn và nguyện vọng, điều kiện cá nhân của GV (mức độ thực hiện tốt). Việc xây dựng và triển khai chương trình ĐT, CBQL triển khai cũng rất tốt, CBQL tổ chức để một số GV tham gia xây dựng chương trình (kết quả: 40 chương trình ĐT mới hoàn tất trong giai đoạn năm 2001 – 2006), còn một số GV khác nghiên cứu kỹ chương trình ĐT của ngành để nắm vững nội dung và phạm vi kiến thức qui định trong chương trình làm cơ sở dạy đủ, đúng số tiết được phân phối; hợp lý, khoa học về thời gian và trình tự; đúng đặc điểm của từng bộ môn, từng loại bài theo đề cương chi tiết môn học. Việc CBQL tạo điều kiện cho GV thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy, CBQL tự đánh giá đạt điểm tốt; còn nội dung kiểm tra và xử lý việc thực hiện kế hoạch tháng, học kỳ, năm học của đơn vị được CBQL tự đánh giá là đạt mức khá. Tuy nhiên, câu 4 của bảng 2.1: “CBQL phân công khối lượng giờ giảng cho từng GV không vượt tiêu chuẩn qui định, đảm bảo tính vừa sức” thì CBQL tự nhận chỉ đạt điểm yếu. Nhận định của GV về hoạt động quản lý của CBQL trong lĩnh vực lập kế hoạch và phân công giảng dạy trong bảng 2.1 chỉ có các câu 1;3;4 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với điểm số CBQL. Tuy có khác nhau về điểm số nhưng qua bảng 2.1 cho thấy: việc CBQL quản lý công tác lập kế hoạch và phân công giảng dạy đều được chính CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện tốt. Riêng việc phân công khối lượng giờ giảng cho từng GV còn vượt tiêu chuẩn qui định, không đảm bảo tính vừa sức. * Đánh giá việc CBQL tổ chức thực hiện công việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho GV: Bảng 2.2. Đánh giá việc CBQL tổ chức thực hiện công việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho GV GV Cán bộ QL TT Nội dung TB ĐLC TB ĐLC Thứ hạng Xếp loại F/P 7 CBQL lập qui hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV phù hợp với năng lực của từng GV. 3,746 0,954 3,738 0,722 1 K 0,004 8 CBQL tổ chức sinh hoạt học thuật cho GV. 3,460 0,882 3,333 0,834 4 Y 1,285 9 CBQL tổ chức ĐT, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV. 3,357 0,880 3,297 0,837 6 Y 0,285 10 CBQL tổ chức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới và kỹ năng lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học cho GV. 3,396 1,012 3,327 0,755 5 Y 0,349 GV Cán bộ QL TT Nội dung TB ĐLC TB ĐLC Thứ hạng Xếp loại F/P 11 CBQL tổ chức bồi dưỡng kỹ năng xây dựng giáo trình điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại trong giảng dạy cho GV. 3,428 1,038 3,345 0,882 3 Y 0,432 12 CBQL tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho GV theo hướng hình thành các kỹ năng sử dụng trong thực tế. 3,178 1,094 2,936 1,002 7 KE 3,087 13 CBQL kiểm tra và xử lý kịp thời việc GV tham gia chưa tốt các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ. 3,612 1,001 3,541 0,855 2 TB 0,339 Kết quả của bảng 2.2 cho thấy: Việc CBQL lập qui hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV phù hợp với năng lực của từng GV, được CBQL cho điểm khá (câu 7). Cơ sở thực tiễn cho thấy CBQL làm tốt công việc này, vì hàng năm trường yêu cầu các CBQL phòng, khoa ban phải lập kế hoạch bồi dưỡng theo quy trình ISO (xem mục 1). Bản quy hoạch này mang tính chất chiến lược dài hạn, dựa vào đó Trường xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng GV cho toàn Trường. Việc kiểm tra và xử lý kịp thời những GV tham gia chưa tốt các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ, CBQL tự nhận đã thực hiện ở mức trung bình (câu13). Các câu còn lại trong bảng 2.2 có nội dung liên quan đến vấn đề bồi dưỡng mang tính tác nghiệp để đáp ứng ngay những đòi hỏi của công tác giảng dạy. CBQL tự nhận làm những công việc này chưa tốt, cụ thể như bồi dưỡng về xây dựng giáo trình điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại trong giảng dạy cho GV; kỹ năng lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học cho GV; những vấn đề mới trong chuyên môn; ngoại ngữ… Riêng việc tổ chức học ngoại ngữ, CBQL tự đánh giá tác động của mình đến GV để nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ của GV trong thực tế là quá kém (2,936 điểm). So sánh kết quả điểm của GV với điểm CBQL khi đánh giá về công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ của GV, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tóm lại: CBQL chỉ đạo tốt việc tổ chức xây dựng kế hoạch quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ GV về cả chất lượng và số lượng. Riêng việc bồi dưỡng những vấn đề cụ thể mang tính tác nghiệp, đáp ứng ngay đòi của công tác giảng dạy còn hạn chế. Sở dĩ có kết quả này là do: Nội dung bồi dưỡng về chuyên môn, tin học, sư phạm và ngoại ngữ…đôi khi chưa thiết thực đối với một số GV, cách tổ chức lớp đôi khi chưa hợp lý, vả lại bản thân GV bận dạy nhiều giờ, kết quả học tập bồi dưỡng lại không ảnh hưởng đến việc xét danh hiệu thi đua, việc kiểm tra của CBQL không thường xuyên nên GV không tích cực tham gia. * Đánh giá việc CBQL tổ chức quản lý công việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV: Bảng 2.3. Đánh giá việc CBQL tổ chức quản lý công việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV: GV Cán bộ QL TT Nội dung TB ĐLC TB ĐLC Thứ hạn g Xếp loại F/P 14 CBQL phổ biến cho GV các qui định về yêu cầu soạn bài trước khi lên lớp. 3,888 0,844 3,783 0,835 3 K 0,904 15 CBQL phổ biến cho GV các qui định tham gia viết và sử dụng giáo trình chính, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo đối với từng môn học. 3,872 0,772 3,819 0,765 1 K 0,271 16 CBQL có biện pháp khuyến khích GV sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong công tác chuyên môn. 3,664 1,031 3,135 1,031 11 Y 15,462* 17 CBQL quán triệt đến từng GV nội dung chương trình môn học, đề cương chi tiết môn học. 3,944 0,870 3,819 0,916 3 K 1,152 18 CBQL tổ chức thảo luận để thống nhất nội dung cơ bản của giáo án hoặc bài giảng giữa các GV cùng dạy một môn học 3,754 0,935 3,621 0,798 4 TB 1,353 GV Cán bộ QL TT Nội dung TB ĐLC TB ĐLC Thứ hạn g Xếp loại F/P 19 CBQL cung cấp danh sách SV để GV chuẩn bị bài và giảng dạy phù hợp với đối tượng. 3,730 0,898 3,396 0,956 7 Y 7,671* 20 CBQL tổ chức cho GV trao đổi về phương pháp giảng dạy & kỹ năng sử dụng các thiết bị mới. 3,436 0,925 3,297 0,781 8 Y 1,543 21 CBQL tạo điều kiện cho GV vận hành thử các phương tiện, thiết bị dạy học trước khi lên lớp. 3,404 1,013 3,468 1,007 6 Y 0,235 22 CBQL kiểm tra, ký duyệt lịch trình giảng dạy của GV. 3,436 0,991 3,181 0,930 10 Y 4,101* 23 CBQL kiểm tra giáo án hoặc bài giảng của GV. 3,319 1,006 2,918 0,847 12 KE 10,680* 24 CBQL kiểm tra việc GV chuẩn bị phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy (vật tư, thiết bị, giáo trình…). 3,432 1,018 3,290 0,970 9 Y 1,173 25 CBQL xử lý những GV không thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị các điều kiện cho việc lên lớp. 3,634 0,925 3,500 0,875 5 TB 1,284 Kết quả khảo sát bảng 2.3 cho thấy: CBQL làm khá tốt những công việc cơ bản của quản lý quá trình chuẩn bị lên lớp như: - Phổ biến cho GV các qui định tham gia viết và sử dụng giáo trình chính, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo đối với từng môn học. - Quán triệt đến từng GV nội dung chương trình môn học, đề cương chi tiết môn học. - Phổ biến cho GV các qui định về yêu cầu soạn bài trước khi lên lớp. Việc "CBQL tổ chức thảo luận để thống nhất nội dung cơ bản của giáo án hoặc bài giảng giữa các GV cùng dạy một môn học” được đánh giá là “khó làm”, nhưng cũng được CBQL tổ chức thực hiện ở mức trung bình. Nhưng, kết quả đánh giá trong các câu 22,23, CBQL tự nhận “hiếm khi kiểm tra, ký duyệt lịch trình giảng dạy của GV”; hầu như không kiểm tra giáo án hoặc bài giảng”. Việc này trái với yêu cầu về quản lý công tác giảng dạy. Việc “CBQL có biện pháp khuyến khích GV sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong công tác chuyên môn”, CBQL cũng tự nhận là “làm chưa tốt”. Đây là một trong những nguyên nhân khiến việc bồi dưỡng ngoại ngữ của GV chưa đạt được hiệu quả. CBQL tự đánh giá là làm chưa tốt những công việc liên quan đến những đặc thù đổi mới phương pháp giảng dạy trong trường kỹ thuật và dạy học lấy người học làm trung tâm, như việc: Tạo điều kiện cho GV vận hành thử các phương tiện, thiết bị dạy học trước khi lên lớp; Tổ chức cho GV trao đổi về phương pháp giảng dạy & kỹ năng sử dụng các thiết bị mới; Kiểm tra việc GV chuẩn bị phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy (vật tư, thiết bị, giáo trình,…); Cung cấp danh sách SV để GV chuẩn bị bài và giảng dạy phù hợp với đối tượng. Về phía GV, nhận định về hoạt động quản lý của CBQL đối với việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đánh giá của CBQL ở các câu 16;19;22;23. Cả 4 câu này CBQL đều cho điểm thấp hơn GV. Tóm lại: Dù còn có ý kiến khác nhau, nhưng nhìn tổng thể, từ điểm số của GV và CBQL trong bảng 2.3 cho phép kết luận: - CBQL đã làm tốt việc: phổ biến, quán triệt nhiệm vụ trong quản lý soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp. - CBQL chưa tốt những việc: Chỉ đạo khâu kiểm tra giáo án, lịch trình; Dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề; Áp dụng công nghệ dạy học theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm; Khuyến khích GV sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong chuyên môn. * Đánh giá việc CBQL tổ chức quản lý công việc giảng dạy trên lớp của GV: Bảng 2.4. Đánh giá việc CBQL quản lý công việc giảng dạy trên lớp của GV: TT Nội dung GV Cán bộ QL F/P TB ĐLC TB ĐLC Thứ hạng Xếp loại 26 CBQL ban hành và phổ biến các qui chế, qui định, quy trình ISO có liên quan đến công tác giảng dạy cho GV. 3,960 0,842 3,855 0,861 1 K 0,888 27 CBQL yêu cầu GV thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới. 3,746 0,911 3,736 0,750 3 TB 0,008 28 CBQL yêu cầu và tạo điều kiện tốt để GV sử dụng giáo trình điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trên lớp. 3,669 0,917 3,414 0,878 6 Y 4,708 * 29 CBQL tổ chức cho GV khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có. 3,656 0,907 3,657 0,803 4 TB 0,000 30 CBQL tổ chức định kỳ và đột xuất dự giờ của GV. 3,532 0,983 3,216 0,867 8 Y 6,759* 31 Sau khi dự giờ, CBQL có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về việc chuẩn bị và hoạt động giảng dạy của GV trên lớp. 3,492 0,969 3,135 0,919 11 Y 8,395 * 32 Sau khi dự giờ, CBQL có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về thực hiện đúng lịch trình và giáo án hoặc nội dung bài giảng của GV. 3,576 0,985 3,171 0,961 9 Y 10,143* 33 Sau khi dự giờ, CBQL có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động giảng dạy của GV theo hướng khuyến khích SV nâng cao tính sáng tạo, năng động, tự tin. 3,523 1,033 3,146 0,941 10 Y 8,449 * 34 Sau khi dự giờ, CBQL có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động giảng dạy của GV theo hướng dạy cách tự học, tự nghiên cứu cho SV. 3,515 1,033 3,018 0,860 13 Y 15,793* 35 Sau khi dự giờ, CBQL có tổ chức rút kinh nghiệm theo hướng đánh giá mức độ hiểu bài của các nhóm SV có trình độ khác nhau trong lớp. 3,368 0,971 3,037 0,885 12 Y 7,297 * 36 CBQL nắm bắt những phản ảnh của SV về hoạt động trên lớp của GV để đề nghị GV điều chỉnh kịp thời. 3,704 0,967 3,333 0,831 7 Y 9,676 * GV Cán bộ QL TT Nội dung TB ĐLC TB ĐLC Thứ hạng Xếp loại F/P 37 CBQL kiểm tra việc thực hiện thời khoá biểu và qui định báo nghỉ, báo dạy thay, dạy bù của GV. 3,936 0,769 3,770 0,823 2 K 2,517 38 CBQL thưởng, phạt kịp thời việc thực hiện quy chế giảng dạy của GV. 3,725 0,922 3,518 0,928 5 TB 2,859 39 CBQL định kỳ tổ chức lấy phiếu đánh giá của SV về hoạt động giảng dạy của GV. 3,272 1,087 2,888 1,079 14 KE 7,157 * Kết quả bảng 2.4 cho thấy CBQL đã thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý: - CBQL rất chú ý đến việc ban hành và hướng dẫn GV thực hiện các quy định, quy chế trong giảng dạy ( xem câu:1 - cột xếp loại, CBQL tự nhận là làm khá) - CBQL tự đánh giá đã hoàn thành việc tổ chức các hoạt động: khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; kiểm tra việc thực hiện thời khoá biểu và qui định báo nghỉ, báo dạy thay, dạy bù của GV; thưởng, phạt kịp thời việc thực hiện quy chế giảng dạy của GV. Chính những việc trên có tác động giúp GV đảm bảo duy trì được nề nếp dạy học, dạy đúng, đủ giờ, đủ bài, đảm bảo truyền đạt những kiến thức, kỹ năng cơ bản theo giáo trình, chương trình quy định cho SV. Tuy nhiên, CBQL tự nhận chưa làm tốt nhiệm vụ tổ chức dự giờ đột xuất và định kỳ. Các câu hỏi có nội dung liên quan đến công việc thông qua dự giờ để CBQL kiểm tra và thúc đẩy việc đổi mới phương pháp giảng dạy được CBQL tự đánh giá ở mức điểm <3.5- mức điểm yếu. Khâu quản lý dự giờ đang bị buông lỏng vì: - Một mặt do, CBQL chưa ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc dự giờ nhằm phân tích sư phạm giúp cho CBQL nắm bắt được thông tin thật sự về mảng hoạt động hết sức độc lập của GV trên lớp để tổ chức cho GV điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp (nếu trong bài giảng có phần yếu) và nhân rộng điển hình giảng dạy (nếu có phần dạy tốt); - Mặt khác, công việc dự giờ không được tổ chức thường xuyên bởi tâm lý cho rằng CBQL làm việc này là để kiểm soát, phê bình, nên người được dự giờ ngại mắc lỗi, người đi dự giờ ngại va chạm; có GV còn ghi " không cần dự giờ" trong phiếu trả lời. Có một số khoa có tổ chức dự giờ nhưng sau dự giờ lại không chú ý đến phân tích các nội dung theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy vì thế đánh giá về việc thực hiện các nội dung như: “có tổ chức rút kinh nghiệm theo hướng đánh giá mức độ hiểu bài của các nhóm SV có trình độ khác nhau trong lớp; tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động giảng dạy của GV theo hướng dạy cách tự học, tự nghiên cứu cho SV, khuyến khích SV nâng cao tính sáng tạo, năng động, tự tin” đều được CBQL tự cho mức điểm dưới trung bình. Những nội dung cần thực hiện khi dự giờ là: CBQL phải tổ chức nhận xét như: “đánh giá, rút kinh nghiệm về việc chuẩn bị và hoạt động giảng dạy của GV; việc giảng dạy theo đúng lịch trình và giáo án hoặc nội dung bài giảng của GV” cũng chỉ được CBQL thực hiện ở mức dưới trung bình. Điều này cho thấy: Việc dự giờ được làm qua loa, hình thức. Thêm nữa, hiện nay trong trường, thiết bị chưa được lắp đặt sẵn trên giảng đường, thì việc “CBQL yêu cầu và tạo điều kiện để GV sử dụng giáo trình điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trên lớp” chỉ dừng ở mức trung bình sẽ không khuyến khích cả những người giỏi tin học và cả những người có trình độ tin học hạn chế tích cực áp dụng công nghệ thông tin và thiết bị mới vào giảng dạy. Hiện nay, biết được ý nghĩa quan trọng của việc lấy thông tin phản hồi từ SV trong triển khai giảng dạy "lấy người học làm trung tâm", CBQL trường đã tiến hành thường xuyên: thu thập ý kiến qua hòm thư góp ý, tiếp SV hàng tháng, tổ chức gặp mặt tập thể lấy ý kiến SV từng học kỳ. Riêng việc thường xuyên thu thập và xử lý dư luận trong SV về giảng dạy của GV, lấy phiếu đánh giá GV về giảng dạy từ hướng SV có nơi chưa triển khai, có nơi mới bắt đầu. Vì thế, CBQL tự nhận điểm kém. GV hoàn toàn đồng ý với những công việc được CBQL đánh giá là làm tốt như: duy trì được nề nếp dạy đúng, đủ giờ, đủ bài, đảm bảo truyền đạt những kiến thức, kỹ năng cơ bản theo quy định cho SV. Nhưng có 9 câu ở bảng 2.4 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa điểm của CBQL cho và điểm của GV; CBQL cho điểm luôn thấp hơn GV; Có 7 câu điểm số cho thấp hơn hẳn một bậc. Và 6 trong 7 câu này nội dung đều tập trung về việc: “Sau dự giờ CBQL có đánh giá việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng và thực hiện giảng dạy lấy người học làm trung tâm hay không?”, CBQL tự nhận là làm việc này ở mức độ yếu, thậm chí kém; còn GV đánh giá ở mức trung bình. Như vậy, vấn đề này cần nghiên cứu thêm ở ý kiến của SV và kết quả thực tế mà GV thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy (xem mục 2.2). Việc: “CBQL tổ chức định kỳ và đột xuất dự giờ của GV” được CBQL đánh giá là làm ở mức yếu, chứng tỏ họ cho là cần phải làm việc này thường xuyên hơn; nhưng GV cho mức điểm trung bình, chứng tỏ GV thấy không cần tăng thêm việc dự giờ. Vấn đề ở đây là CBQL phải thay đổi cách tổ chức dự giờ làm sao để GV thấy được tác dụng của dự giờ đến nâng cao chất lượng và chuyên môn của chính GV và đồng nghiệp, thì GV sẽ mong được dự giờ nhiều hơn. Hiện nay, ở Trường ĐH SPKT TP.HCM, việc dự giờ không tổ chức thường xuyên và nội dung dự giờ lại tập trung vào tìm những sai sót để đánh giá thi đua, những sai sót đôi khi không được giữ kín trong phạm vi hẹp những người cần biết nên GV sợ ảnh hưởng đến uy tín của mình vì thế họ lo lắng, không tự tin, tự nhiên khi có đồng nghiệp dự giờ, dẫn đến hệ quả tiếp theo chất lượng giảng dạy của buổi dự giờ không tốt. Một vòng lặp ''nguyên nhân - kết quả - nguyên nhân…" tạo nên sự phản ánh không thực chất, vì thế tác dụng của dự giờ đối với quản lý giảng dạy là chưa cao. CBQL và GV đều đồng ý là: việc “CBQL tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về việc chuẩn bị và hoạt động giảng dạy của GV trên lớp sau khi dự giờ”, CBQL chỉ làm ở mức yếu. Thực tế là Trường chưa có quy định khi dự giờ phải đánh giá rút kinh nghiệm; Trường không còn duy trì "Ban dạy tốt"; Bộ môn khi dự giờ chủ yếu đóng góp sâu về chuyên môn cho GV trẻ đang thời gian tập sự. CBQL và GV đều đồng ý là: việc “CBQL định kỳ tổ chức lấy phiếu đánh giá của SV về hoạt động giảng dạy của GV” làm không tốt, chỉ đạt mức yếu, thậm chí kém. Tóm lại: đánh giá về quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp của GV cho thấy: - CBQL đã làm tốt: Việc chỉ đạo, phổ biến, tổ chức, điều khiển, kiểm tra để GV hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy. - CBQL chưa làm tốt việc: Nắm bắt những phản ánh của SV, lấy phiếu ý kiến phản hồi của SV về giảng dạy của GV; Yêu cầu và tạo điều kiện cho GV sử dụng giáo trình điện tử trong giảng dạy; Dự giờ; Sử dụng dự giờ để kiểm tra đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. - Việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn chưa khẳng định CBQL làm được ở mức trung bình hay yếu, cần nghiên cứu thêm ở phiếu hỏi SV. * Đánh giá việc CBQL tổ chức quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá của GV đối với kết quả học tập của SV: Bảng 2.5. Đánh giá việc CBQL tổ chức quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá của GV đối với kết quả học tập của SV: GV Cán bộ QL TT Nội dung TB ĐLC TB ĐLC Thứ hạng Xếp hạng F/P 40 CBQL phổ biến kịp thời đến GV các văn bản, qui định, quy chế và các qui trình ISO về thi, kiểm tra, cho điểm, xếp loại SV. 4,055 0,751 3,981 0,816 1 K 0,522 41 CBQL yêu cầu GV áp dụng đa dạng các hình thức trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV. 3,912 0,829 3,807 0,810 5 K 0,963 42 CBQL kiểm tra đề thi để đảm bảo nội dung câu hỏi có phần vận dụng kiến thức vào tình huống mới. 3,588 0,945 3,495 0,777 7 Y 0,665 43 CBQL tổ chức thi, chấm thi theo đúng quy chế để đảm bảo đánh giá khách quan, công bằng kết quả học tập của SV. 3,912 0,898 3,953 0,702 2 K 0,152 44 CBQL kiểm tra việc GV công bố đáp án có thang điểm ngay sau khi thi. 3,760 0,910 3,367 0,857 8 Y 11,458* 45 CBQL yêu cầu GV trả bài ”kiểm tra quá trình” có ghi nhận xét vào bài làm để SV rút kinh nghiệm. 3,448 1,066 3,091 1,058 9 Y 6,544* 46 CBQL phân công và tạo điều kiện cho GV tham gia biên soạn và sử dụng ngân hàng câu hỏi thi. 3,822 0,988 3,917 0,708 3 K 0,691 47 CBQL yêu cầu GV sử dụng kết quả thi, kiểm tra để điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy. 3,564 1,014 3,559 0,865 6 TB 0,002 48 CBQL xử lý GV vi phạm quy chế thi, kiểm tra. 4,033 0,845 3,906 0,771 4 K 1,379 Ở kết quả bảng 2.5 CBQL tự nhận: - Đã thực hiện đầy đủ và khá tốt các chức năng quản lý trong tổ chức thi và kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của SV; - Phổ biến kịp thời đến GV các văn bản, qui định; - Áp dụng đa dạng các hình thức trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV; Phân công và tạo điều kiện cho GV tham gia biên soạn và sử dụng ngân hàng câu hỏi thi; tổ chức thi, chấm thi theo đúng quy chế đảm bảo đánh giá khách quan, công bằng kết quả học tập của SV; xử lý GV vi phạm quy chế thi, kiểm tra (nếu có). Trong quản lý giảng dạy ở khâu cuối cùng này - khâu xác định chất lượng đạt được so với mục tiêu, CBQL trường đã yêu cầu, tổ chức cho GV soạn ngân hàng câu hỏi thi kết hợp với hình thức thi phong phú để đảm bảo đánh giá "tri thức, kỹ năng, thái độ; cả lý thuyết lẫn thực hành; kết hợp đánh giá cả định tính lẫn định lượng; kết hợp đánh giá thành tích học tập của từng SV cũng như của cả lớp để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời trong quá trình dạy học ĐH" [29, tr.90]. Tuy nhiên, việc “CBQL yêu cầu GV sử dụng kết quả thi, kiểm tra để điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy”, được CBQL tự nhận làm ở mức trung bình. Từ đó suy ra: CBQL chú ý đến tác dụng của kiểm tra, thi, đặc biệt là kiểm tra quá trình để lấy điểm ghi vào bảng điểm của sinh viên khi ra trường nhiều hơn tác dụng điều chỉnh việc dạy và học của thầy và trò. Nhận đinh này được chứng minh rõ hơn qua việc CBQL tự đánh giá là làm ở mức độ yếu hai công việc sau: - Yêu cầu GV trả bài ”kiểm tra quá trình” có ghi nhận xét vào bài làm để SV rút kinh nghiệm; - Kiểm tra việc GV công bố đáp án có thang điểm ngay sau khi thi. Việc “CBQL kiểm tra đề thi để đảm bảo nội dung câu hỏi có phần vận dụng kiến thức vào tình huống mới”, được CBQL đánh giá là làm ở mức độ yếu lại phản ánh một thực tế khác là: CBQL chưa quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo GV thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo cách buộc SV phải chủ động, học cách học. Thật vậy, nếu GV dạy SV theo phương pháp đặt và giải quyết vấn để tăng tính sáng tạo của họ, nhưng khi kiểm tra GV lại ra đề gồm toàn những nội dung chỉ cần thuộc bài là đạt điểm tốt, thì coi như chưa đổi mới phương pháp. Nhận định của GV về hoạt động quản lý trong lĩnh vực này phần lớn giống như CBQL. Riêng ở câu 44, 45, điểm GV cho có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với điểm CBQL tự đánh giá. Dù khác nhau, nhưng cả hai nhóm đều khẳng định việc: “CBQL yêu cầu GV trả bài ”kiểm tra quá trình” có ghi nhận xét vào bài làm để SV rút kinh nghiệm”, đã được thực hiện ở mức yếu. Việc “CBQL yêu cầu GV công bố đáp án có thang điểm ngay sau khi thi”, CBQL tự nhận đã làm ở mức độ yếu; còn GV đánh giá ở mức trung bình. Vì vậy: Nếu CBQL thường xuyên nhắc nhở GV sẽ thúc đẩy GV chú ý khắc phục nhược điểm “chưa sử dụng tốt thông tin phản hồi từ kết quả thi, kiểm tra trình độ học tập của SV vào điều chỉnh giảng dạy”. Tóm lại: Kết quả đánh giá việc quản lý của CBQL trong tổ chức thi và kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của SV trong bảng 2.5 cho thấy CBQL làm tốt công tác này trừ 2 việc: - Một là: chưa chú ý sử dụng tác dụng “thông tin phản hồi” của kết quả thi, kiểm tra vào điều chỉnh giảng dạy; - Hai là: chưa kiểm tra tốt đề thi để đảm bảo nội dung câu hỏi có phần vận dụng kiến thức vào tình huống mới. 2.1.2 Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy của GV: Tác dụng quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy của GV được khẳng định qua phân tích số liệu từ phiếu trưng cầu ý kiến SV, GV về đánh giá mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy của GV như các bảng dưới đây: Bảng 2.6. Đánh giá mức độ thực hiện các công tác trong giảng dạy của GV Nội dung TB ĐH ĐLTC Thứ bậc Thiết kế bài giảng 4,033 0,755 1 Kiểm tra đánh giá 3,802 0,857 2 Thực hiện giảng dạy 3,791 0,814 3 Theo số liệu đánh giá bảng 2.6 về mức độ GV thực hiện trong công tác giảng dạy được phân theo thứ bậc thì: tốt nhất là hoạt động thiết kế bài giảng, kiểm tra đánh giá, và cuối cùng là thực hiện giảng dạy. Điều này được chứng minh qua phân tích kết quả đánh giá mức độ thực hiện các mặt hoạt động cụ thể từ hai hướng GV và SV dưới đây: * Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng Bảng 2.7. GV tự đánh giá mức độ thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng: TT Nội dung TB ĐH ĐLTC Thứ bậc 1 GV cập nhật tài liệu giảng dạy. 4,251 0,679 3 2 GV sử dụng tài liệu tham khảo (ngoài giáo trình chính) để soạn bài giảng. 4,280 0,678 1 3 GV sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài để biên soạn bài giảng. 3,604 1,043 10 Nội dung TB ĐH ĐLTC Thứ bậc 4 Mục tiêu của môn học được thể hiện rõ trong từng bài giảng của GV. 4,265 0,600 2 5 GV nắm rõ được trình độ chung của SV trong lớp khi soạn bài. 3,786 0,714 9 6 Bài giảng của GV được soạn theo hướng đòi hỏi sự nỗ lực học tập của SV. 4,090 0,728 5 7 GV sử dụng thông tin phản hồi từ SV để điều chỉnh nội dung & phương pháp. 3,871 0,758 8 8 GV quan tâm chuẩn bị các thiết bị và vật tư thực tập trước khi giờ giảng bắt đầu. 4,029 0,864 6 9 Bài giảng của GV được soạn theo đúng lịch trình giảng dạy. 4,142 0,742 4 10 Bài giảng được soạn theo hướng tạo động lực cho SV học tập. 4,008 0,742 7 Kết quả bảng 2.7 cho thấy: trong 10 nội dung được hỏi, GV tự đánh giá những công việc làm tốt như: từng bài giảng của GV thể hiện rõ mục tiêu của môn học, cập nhật tài liệu, sử dụng tài liệu tham khảo, soạn bài theo đúng lịch trình, bài soạn theo hướng đòi hỏi sự nỗ lực của SV. Như vậy về cơ bản GV hoàn thành tốt yêu cầu soạn bài để lên lớp. Nếu đem so sánh việc CBQL không thực hiện tốt việc ký duyệt lịch trình, giáo án (xem mục 2.1, bảng 2.3) với kết quả GV tự đánh giá là hoàn thành việc soạn bài theo đúng lịch trình thì có thể kết luận: trong trường ĐH, không cần CBQL ký duyệt giáo án, lịch trình mà để GV chủ động thực hiện. Những nội dung đánh giá về việc thực hiện giảng dạy "chuyển trọng tâm vào SV" và thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy như sử dụng thông tin phản hồi từ SV để điều chỉnh nội dung & phương pháp; nắm rõ được trình độ chung của SV trong lớp khi soạn bài, GV tự xếp thứ 8,9 trong 10 câu được hỏi. Như vậy, GV tự nhận là chưa quan tâm đến những hoạt động này. Thực tế cho thấy việc tìm hiểu thông tin về SV trước khi soạn bài là khâu khá quan trọng tại Trường ĐH SPKT TP.HCM. Do trường tổ chức đào tạo đa ngành, đa hệ, lại áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ nên SV nhiều ngành có thể vào học chung một lớp khi học một môn học. Như vậy, CBQL phải chỉ đạo, tổ chức để GV tìm hiểu kỹ hơn đối tượng SV để chuẩn bị cả kiến thức liên ngành phù hợp với chuyên ngành của SV, có như vậy mới gây hứng thú cho SV khi học môn học và thu được kết quả tốt. Việc “Sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài để biên soạn bài giảng” được GV xếp ở thứ bậc cuối cùng (thứ bậc 10/10). Điều này phản ánh trình độ ngoại ngữ nói chung của GV còn rất hạn chế. Bảng 2.8. SV đánh giá mức độ thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng của GV: STT Nội dung TB ĐH ĐLTC Thứ bậc 1 Tài liệu GV sử dụng để giảng dạy trên lớp được cập nhật 3,247 1,091 4 2 GV sử dụng các tài liệu tham khảo trong giảng dạy (ngoài giáo trình chính). 3,211 1,051 5 3 GV sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài làm tài liệu tham khảo. 2,615 1,116 8 4 Mục đích yêu cầu của môn học được thể hiện rõ trong từng bài giảng của GV. 3,525 0,979 2 5 GV nắm rõ được trình độ chung của SV trong lớp. 2,955 1,073 7 6 Bài giảng của GV đòi hỏi sự nỗ lực học tập của SV. 3,580 0,958 1 7 GV điều chỉnh nội dung và phương pháp sau khi nhận ý kiến phản hồi từ SV. 2,983 1,069 6 8 GV chuẩn bị các thiết bị và vật tư thực tập trước khi giờ giảng bắt đầu. 3,375 1,107 3 Kết quả bảng 2.8 cho thấy, nhận định của GV và SV có một số khác biệt: - Đánh giá về việc “Bài giảng của GV đòi hỏi sự nỗ lực học tập của SV” được SV xếp thứ bậc 1. Như vậy, theo SV, bài giảng của GV có mức độ khó cao so với trình độ của SV nên SV phải cố gắng mới tiếp thu được; nhưng GV lại xếp ở thứ bậc 5 - theo GV thì: đôi khi nội dung bài giảng mới ở mức yêu cầu cao đối với SV. Điều này cho thấy GV chưa nắm thật tốt trình độ chung của SV. - Việc GV không nắm rõ trình độ chung của SV trong lớp còn thể hiện họ tự nhận làm việc này ở mức độ 7/8 (câu 5). - Và việc: GV điều chỉnh nội dung và phương pháp sau khi nhận ý kiến phản hồi từ SV (Thứ bậc 6/8), GV ), GV sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài làm tài liệu tham khảo (Thứ bậc 8/8). Những điều này khẳng định GV làm chưa tốt, cần cải tiến. Tóm lại, kết quả đánh giá ở các bảng nêu trên cho thấy cả SV và GV đều thống nhất đánh giá GV đã hoàn thành tốt việc chuẩn bị lên lớp, trừ 3 việc: - GV nắm trình độ chung của SV trong lớp chưa tốt; - Sử dụng thông tin phản hồi từ SV để điều chỉnh nội dung & phương pháp chưa thường xuyên; - Trình độ ngoại ngữ của GV chưa cao. CBQL phải có biện pháp khuyến khích GV cải thiện tình trạng yếu kém này. * Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy của GV: Bảng 2.9. GV tự đánh giá mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy: STT Nội dung TB ĐH ĐLTC Thứ bậc 11 GV triển khai giảng dạy theo đúng lịch trình. 4,218 0,775 3 12 GV điều chỉnh tiến độ giảng dạy các lớp tại trường do dạy các lớp hợp đồng tại địa phương. 2,719 1,283 31 13 GV sử dụng thành thạo các thiết bị, phương tiện giảng dạy trên lớp (overhead, projector…). 4,027 0,977 9 14 GV sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. 3,605 1,019 25 15 GV sử dụng giáo trình điện tử trong giảng dạy. 3,084 1,091 30 16 GV yêu cầu SV sử dụng Internet trong học tập. 3,398 1,077 29 STT Nội dung TB ĐH ĐLTC Thứ bậc 17 Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của GV trình bày trên lớp (nói, diễn đạt, …) rõ ràng ( có âm điệu, đủ lớn để học sinh nghe, tốc độ vừa phải ) 4,150 0,674 5 18 Trình tự sắp xếp nội dung bài giảng của GV theo đúng giáo trình. 4,178 0,749 4 19 GV giảng bài phù hợp với trình độ chung của SV trong lớp. 4,027 0,653 10 20 GV áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm đối tượng SV có trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài. 3,708 0,790 24 21 GV đưa kiến thức thực tế vào bài giảng. 4,051 0,825 8 22 Nội dung bài giảng của GV giúp SV giải quyết tốt những vấn đề tiếp theo trong thực hành và thực tế công tác sau này. 3,944 0,702 16 23 Bài giảng của GV trang bị cho SV tri thức, kỹ năng và thái độ. 3,944 0,690 17 24 Thầy cô có khả năng bao quát và kiểm soát lớp tốt. 4,007 0,746 11 25 GV có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú ý của SV trong suốt giờ lên lớp. 3,939 0,753 18 26 GV tìm hiểu những khó khăn trong học tập của SV. 3,545 0,775 27 27 GV lôi cuốn SV tham gia vào quá trình học tập trên lớp. 3,924 0,637 19 28 GV khuyến khích SV đặt câu hỏi trên lớp. 4,087 0,729 7 29 GV khuyến khích SV trình bày ý kiến và nhận xét ý kiến của bạn trong giờ học. 3,988 0,800 13 30 GV tạo niềm tin cho SV về khả năng học tập của mình. 3,964 0,711 15 31 GV chú trọng nuôi dưỡng lòng yêu nghề cho SV. 3,853 0,807 20 32 GV tạo cơ hội để SV có điều kiện phát huy tính sáng tạo. 3,992 0,781 12 33 GV tạo cơ hội để SV chủ động tham gia giải quyết những tình huống có vấn đề trong bài học. 3,968 0,791 14 34 GV đọc bài giảng cho SV chép. 1,924 1,014 32 35 GV hướng dẫn kỹ năng trình bày trước lớp cho SV. 3,440 0,901 28 36 GV hướng dẫn kỹ năng làm việc theo nhóm cho SV. 3,567 0,957 26 37 GV hướng dẫn SV biết cách khai thác các nguồn tài liệu khác nhau trong học tập. 3,824 0,711 21 STT Nội dung TB ĐH ĐLTC Thứ bậc 38 GV sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong các tình huống khác nhau. 3,771 0,693 23 39 GV tận tình giải đáp các câu hỏi của SV trên lớp. 4,304 0,676 1 40 GV rút ra nội dung trọng tâm khi kết thúc một bài, một chương, môn học. 4,107 0,713 6 41 GV giao nhiệm vụ cho SV chuẩn bị bài học lần sau. 3,787 0,817 22 42 GV giao tiếp với SV với thái độ cởi mở, thân thiện. 4,263 0,741 2 Kết quả bảng 2.9 cho thấy, GV tự đánh giá về thực hiện hoạt động giảng dạy được phân theo thứ bậc như sau: Các nội dung được đánh giá đạt thứ bậc từ 1 đến 10 trong 31 câu được hỏi, ở bảng 2.9 với nội dung về thực hiện hoạt động giảng dạy trên lớp của GV cho thấy: GV rất tận tâm, thực hiện rất tốt những quy định, quy chế về giờ giấc, đảm bảo nội dung giảng dạy và GV cũng đáp ứng những đòi hỏi về kỹ năng sư phạm cần có của một GV ĐH như: dạy đúng lịch trình, giáo trình, chú ý đưa kiến thức thực tế vào bài giảng, có rút ra nội dung trọng tâm khi kết thúc bài giảng; tận tình trả lời SV; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tốt; sử dụng thành thạo phương tiện, trang thiết bị giảng dạy. Nhưng, kết quả khảo sát ở các câu 35,36,37 với những nội dung thể hiện sự triển khai giảng dạy theo phương pháp mới, lấy người học làm trung tâm, thì được xếp ở thứ hạng cuối (28; 26; 21). Hơn nữa, việc “GV áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm đối tượng SV có trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài”; việc “GV tìm hiểu những khó khăn trong học tập của SV”; và việc “GV sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong các tình huống khác nhau” được xếp thứ bậc 24, 27, 23. Như vậy, một lần nữa GV cũng nhận thấy vấn đề đổi mới phương pháp, giảng dạy lấy người học làm trung tâm cần được GV chú ý quan tâm hơn. Kết quả đánh giá việc GV sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng giáo trình điện tử trong giảng dạy (câu 14, 15) được xếp thứ bậc 25, 30 và việc GV yêu cầu SV sử dụng Internet trong học tập (câu 16) được xếp thứ bậc 29, thể hiện công nghệ thông tin trong Trường chưa được GV sử dụng nhiều trong dạy và học. Bảng 2.10. SV đánh giá về mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy của GV STT Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc 9 GV triển khai giảng dạy theo thời khóa biểu. 3,741 0,947 2 10 GV nghỉ dạy tại trường do phải đi dạy các lớp hợp đồng tại địa phương. 2,753 1,111 35 11 GV sử dụng thành thạo các thiết bị, phương tiện giảng dạy trên lớp (overhead, projector…). 3,713 0,946 3 12 GV sử dụng các thiết bị, phương tiện giảng dạy trên lớp (overhead, projector…). 3,099 1,002 27 13 GV sử dụng giáo trình điện tử trong giảng dạy. 2,770 1,049 34 14 GV yêu cầu SV sử dụng Internet trong học tập. 2,913 1,135 31 15 GV sử dụng ngôn ngữ trong bài giảng (nói, diễn đạt, …) rõ ràng 3,688 0,912 5 16 Bài giảng đáp ứng được nhu cầu nhận thức của SV. 3,248 0,948 18 17 Trình tự sắp xếp nội dung bài giảng của GV phù hợp với lôgic. 3,489 0,908 7 18 Bài giảng của GV giúp SV hiểu bài. 2,881 0,944 33 19 Bài giảng của GV phù hợp với trình độ chung của SV trong lớp. 3,246 0,940 19 20 GV áp dụng những biện pháp để các nhóm đối tượng SV có trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài. 2,904 1,055 32 21 GV đưa những kiến thức thực tế vào bài giảng. 3,456 0,964 9 22 Nội dung bài giảng giúp SV giải quyết tốt những vấn đề tiếp theo trong học thực hành và thực tế công tác sau này. 3,164 0,997 22 23 Bài giảng đảm bảo trang bị cho SV những tri thức, kỹ năng tương ứng của môn học. 3,366 0,926 12 24 GV có khả năng bao quát và kiểm soát lớp tốt. 3,219 0,951 20 25 GV có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú ý của SV trong suốt giờ lên lớp. 3,122 ,926 25 26 GV tìm hiểu những khó khăn trong học tập của SV. 2,480 1,069 36 STT Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc 27 GV chủ động lôi cuốn SV tham gia vào quá trình học tập trên lớp. 3,151 1,013 23 28 GV khuyến khích SV đặt câu hỏi trên lớp. 3,708 0,895 4 29 GV khuyến khích SV trình bày ý kiến và nhận xét ý kiến của bạn trong giờ học. 3,464 1,002 8 30 GV tạo niềm tin cho SV về khả năng học tập của mình. 3,128 0,976 24 31 GV chú trọng nuôi dưỡng lòng yêu nghề cho SV. 3,293 1,021 15 32 GV tạo cơ hội để SV có điều kiện phát huy tính sáng tạo. 3,334 0,9700 13 33 GV tạo cơ hội để SV chủ động tham gia giải quyết những tình huống có vấn đề trong bài học. 3,380 0,9123 11 34 Đa số các GV dạy theo cách đọc- chép. 3,116 1,142 26 35 GV hướng dẫn SV kỹ năng trình bày trước lớp. 3,050 1,036 29 36 GV hướng dẫn SV kỹ năng làm việc theo nhóm. 3,264 0,995 16 37 GV hướng dẫn SV kỹ năng đọc và tóm tắt tài liệu. 3,011 1,051 30 38 GV hướng dẫn SV biết cách khai thác các nguồn tài liệu khác nhau trong học tập. 3,179 1,030 21 39 GV sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong các tình huống khác nhau. 3,058 1,003 28 40 GV chú ý lắng nghe những câu hỏi, thắc mắc của SV. 3,759 0,848 1 41 GV giải đáp các câu hỏi của SV trên lớp. 3,648 0,865 6 42 GV rút ra nội dung trọng tâm khi kết thúc một bài, một chương, môn học. 3,295 0,961 14 43 GV giao nhiệm vụ cho SV chuẩn bị bài học lần sau. 3,262 0,972 17 44 GV giao tiếp với SV với thái độ cởi mở, thân thiện. 3,441 1,004 10 Kết quả bảng 2.10 cho thấy, SV đánh giá về hoạt động giảng dạy của GV như sau: - Thứ bậc từ 1 đến 10 có nội dung phù hợp với nội dung mà GV tự nhận là làm tốt. - Thứ bậc từ 26 đến 36 tương tự như những điều mà GV cho rằng mình cần cải tiến. - Riêng câu 10, và câu 34 tuy xếp thứ bậc 35, 26 nhưng lại khẳng định GV làm tốt vì họ không nghỉ dạy nhiều và không dạy theo lối đọc chép. Tóm lại: Cả GV và SV đều đồng ý rằng GV hoàn thành chức năng giảng dạy trên lớp với nhiệt tình và trách nhiệm cao. Nhưng GV thực hiện chưa tốt những việc như: dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, dạy học lấy người học làm trung tâm, dạy cho SV cách học để sáng tạo và dạy cho SV cách khai thác được lượng thông tin lớn, hữu ích vào nâng cao chất lượng học tập. * Đánh giá mức độ thực hiện của GV trong hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV Bảng 2.11. GV tự đánh giá mức độ thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV: STT Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc 43 GV hướng dẫn SV nắm vững yêu cầu, hình thức, phương pháp đánh giá ngay khi môn học bắt đầu. 4,107 0,822 4 44 GV thực hiện việc kiểm tra đánh giá đúng như đã công bố. 4,240 0,677 1 45 Các câu hỏi dạng thuộc bài chiếm tỷ lệ cao trong đề thi, kiểm tra của GV. 2,741 1,034 11 46 GV sử dụng đề thi có nhiều câu hỏi thể hiện mức độ khó khác nhau. 3,903 0,811 6 47 Đề thi, kiểm tra của GV bám sát nội dung môn học. 4,212 0,732 2 48 GV trả bài kiểm tra kèm theo lời nhận xét cho SV. 3,339 1,025 10 49 GV sử dụng nhiều hình thức trong kiểm tra giữa kỳ. 3,560 1,014 9 50 Điểm thi do GV chấm phản ánh được trình độ học tập của SV. 3,987 0,820 5 51 GV công bố đáp án kèm thang điểm sau khi thi. 3,708 0,984 8 52 GV thực hiện đúng các quy định về yêu cầu đánh giá SV. 4,162 0,710 3 53 GV sử dụng kết quả thi, kiểm tra để điều chỉnh phương pháp giảng dạy. 3,866 0,798 7 Kết quả bảng 2.11 cho thấy: GV thực hiện việc kiểm tra đánh giá đúng như đã công bố đạt thứ bậc 1; Đề thi, kiểm tra của GV bám sát nội dung môn học - thứ bậc 2; GV thực hiện đúng các quy định về yêu cầu đánh giá SV - thứ bậc 3. Như vậy, GV đã đảm bảo đúng quy định về thi và kiểm tra, đảm bảo kỳ thi nghiêm túc. SV biết được kế hoạch thi nên có thể chuẩn bị tốt cho kỳ thi sau mỗi bài học. Về những mặt hạn chế, GV tự nhận: - GV sử dụng kết quả thi, kiểm tra để điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy đạt thứ bậc 7; - GV công bố đáp án kèm thang điểm sau khi thi đạt thứ bậc 8; - GV sử dụng nhiều hình thức trong kiểm tra giữa kỳ- thứ bậc 9; - GV trả bài kiểm tra kèm theo lời nhận xét cho SV - thứ bậc 10; - Các câu hỏi dạng thuộc bài chiếm tỷ lệ cao trong đề thi, kiểm tra của GV - thứ bậc 11. Kết quả này cho thấy, GV trong khi kiểm tra đã chú ý dùng kiểm tra để điều khiển cách học của SV để SV không “học vẹt”, nhưng GV chưa quan tâm đúng mức đến khai thác thông tin “phản hồi” từ kết quả thi và kiểm tra của SV. Bảng 2.12. SV đánh giá về mức độ GV thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV: STT Nôi dung TB ĐLTC Thứ bậc 45 GV hướng dẫn SV nắm vững yêu cầu, hình thức, phương pháp đánh giá ngay khi môn học bắt đầu. 3,391 1,008 4 46 GV thực hiện việc kiểm tra đánh giá đúng như đã công bố. 3,563 0,877 3 47 Các câu hỏi dạng thuộc bài chiếm tỷ lệ cao trong đề thi, kiểm tra. 3,275 1,039 6 48 GV sử dụng đề thi có nhiều câu hỏi thể hiện mức độ khó khác nhau. 3,611 0,869 2 49 Đề thi, kiểm tra bám sát nội dung môn học. 3,676 0,832 1 50 GV trả bài kiểm tra kèm theo lời nhận xét cho SV. 2,658 1,137 9 51 GV sử dụng nhiều hình thức thi, kiểm tra. 3,337 1,011 5 52 Điểm số phản ánh chính xác trình độ học tập của SV. 2,735 1,067 7 53 Tất cả các môn thi đều có công bố đáp án kèm thang điểm sau khi thi. 2,697 1,209 8 Kết quả đánh giá bảng 2.12 cho thấy, SV đồng ý là: GV thực hiện rất tốt quy chế thi và kiểm tra, đảm bảo thi nghiêm túc, công bằng. Và SV cũng khẳng định: GV chưa quan tâm đúng mức tới: công bố thang điểm, đáp án, trả bài có kèm lời phê để "thực hiện nguyên tắc của mối liên hệ ngược" trong thi và kiểm tra. Nghĩa là: lấy kết quả phản hồi cho SV điều chỉnh việc học và GV tự điều chỉnh việc dạy. Tóm lại, đánh giá chung về thực trạng quản lý việc thực hiện công tác giảng dạy: Những việc CBQL đã làm tốt: - Xây dựng và phổ biến kịp thời cho GV những quy trình, quy định liên quan đến quản lý giảng dạy. - Công tác xây dựng, phát triển chương trình ĐT; công tác giáo trình. - Công tác xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch giảng dạy. - Công tác phân công giảng dạy. - Công tác chỉ đạo, điều khiển thực hiện việc chuẩn bị lên lớp, lên lớp, kiểm tra đánh giá. Vì thế, kết quả là GV đã thực hiện tốt mọi quy chế quy định của các cấp quản lý trong giảng dạy; hoàn thành tốt chức năng của người GV: tận tâm, dạy đúng, đủ chương trình, nội dung; thực hiện tốt các hoạt động cơ bản trong thực hiện quá trình giảng dạy. Những việc CBQL chưa làm tốt: - CBQL chưa có giải pháp tổ chức tốt để GV thực hiện việc tìm hiểu thông tin về SV khi soạn bài và sử dụng kết quả "phản hồi" từ kiểm tra vào điều chỉnh phương pháp giảng dạy. - Khối lượng phân công giờ giảng cho GV vượt quá định mức. - Việc tổ chức bồi dưỡng những nội dung mới trong chuyên môn, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy mới, sử dụng công nghệ dạy học và ngoại ngữ chưa thường xuyên. - Chưa chỉ đạo tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy về cả hai mặt nội dung và phạm vi áp dụng: Về nội dung, chưa đi sâu vào hai hướng: Áp dụng phương pháp dạy học “đặt và giải quyết vấn đề”; Áp dụng công nghệ dạy học vào việc đổi mới phương pháp dạy học ĐH, chưa khai thác tốt sự hỗ trợ của công nghệ thông tin vào giảng dạy. Về phạm vi, vẫn còn một số khoa, một số GV chưa thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp giảng dạy. - Công tác quản lý dự giờ chưa làm tốt. - Chưa tổ chức tốt để thông qua dự giờ thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy. - Chưa có giải pháp để nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy. 2.2 Thực trạng quản lý hoạt động NCKH của GV 2.2.1. Thực trạng CBQL thực hiện công tác quản lý hoạt động NCKH của giảng viên: Từ kết quả xử lý phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL tự đánh giá về công tác quản lý hoạt động NCKH của GV và ý kiến đánh giá của GV về vấn đề này, có thể rút ra những phần phân tích dưới đây: * Đánh giá việc CBQL tổ chức quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ NCKH đối với GV Bảng 2.13. Đánh giá việc CBQL tổ chức quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ NCKH đối với GV Giảng viên Cán bộ QL STT Nội dung TB ĐLTC TB ĐLTC Thứ hạng Xếp loại F/P 49 CBQL hoàn thiện, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản, các quy trình ISO liên quan đến hoạt động NCKH cho GV. 3,936 0,849 3,870 0,774 1 K 0,375 50 CBQL quán triệt cho GV thấy rõ trách nhiệm NCKH và bồi dưỡng niềm say mê NCKH cho GV. 3,720 0,963 3,750 0,798 2 K 0,066 Bảng 2.13. cho thấy: CBQL thường xuyên hoàn thiện, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản, các quy trình ISO liên quan đến hoạt động NCKH cho GV; Quán triệt cho GV thấy rõ trách nhiệm NCKH và bồi dưỡng cho họ niềm say mê NCKH (CBQL tự đánh giá ở mức khá tốt). GV cũng đồng ý với kết quả đánh giá của CBQL. Điều này đã được thực tế khẳng định: Năm 2006, trường đã xây dựng quy trình quản lý các đề tài NCKH theo tiêu chuẩn ISO và phổ biến đến GV, kết quả việc tổ chức NCKH đi vào nề nếp; CBQL cũng có nhiều biện pháp quán triệt, thậm chí bắt buộc GV tham gia NCKH (xem phụ lục 1, mục 6.4.2). Như vậy, việc tổ chức quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ NCKH đối với GV được CBQL triển khai khá tốt. * Đánh giá việc CBQL tổ chức xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình nghiên cứu khoa học Bảng 2.14. Đánh giá việc CBQL tổ chức xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình nghiên cứu khoa học Giảng viên Cán bộ QL STT Nội dung TB ĐLTC TB ĐLTC Thứ hạng Xếp loại F/P 51 CBQL xây dựng kế hoạch NCKH của đơn vị căn cứ kế hoạch phát triển của đơn vị và định hướng đề tài của cấp trên. 3,738 0,859 3,614 0,792 2 TB 1,295 52 CBQL xây dựng kế hoạch NCKH của đơn vị chỉ dựa vào việc tự nguyện đăng ký tham gia NCKH của GV. 3,666 0,987 3,422 0,905 3 Y 3,870 * 53 CBQL hướng dẫn GV tham gia xây dựng định hướng NCKH dài hạn và trung hạn của đơn vị. 3,396 1,020 3,183 0,934 4 Y 2,761 54 CBQL hướng dẫn GV tham gia xây dựng nội dung NCKH chú trọng đến tính kế thừa và phát triển các ý tưởng của những đề tài đã nghiên cứu trước. 3,476 1,056 3,064 0,935 6 Y 9,877 * 55 CBQL xây dựng nội dung chương trình NCKH của đơn vị phù hợp với chuyên môn ngành ĐT và năng lực nghiên cứu của GV. 3,846 0,865 3,700 0,723 1 TB 1,953 Giảng viên Cán bộ QL STT Nội dung TB ĐLTC TB ĐLTC Thứ hạng Xếp loại F/P 56 CBQL tổ chức các nhóm NCKH và khuyến khích GV tham gia nhóm để GV có điều kiện phối hợp với đồng nghiệp trong nghiên cứu. 3,498 1,024 3,136 1,027 5 Y 7,330 * Bảng 2.14. cho thấy: Kết quả khảo sát câu 51, 52 khẳng định căn cứ để CBQL xây dựng kế hoạch NCKH của đơn vị là định hướng đề tài của cấp trên (CBQL tự nhận đạt mức trung bình) và không phải là: chỉ dựa theo sự tự nguyện đăng ký tham gia NCKH của GV (CBQL tự nhận đạt mức yếu). Điều này cho thấy CBQL làm rất đúng (Điều 7 của Quy định về hoạt động KH&CN trong các trường ĐH, CĐ trực thuộc Bộ GD&ĐT, Ban hành kèm quyết định số 19/2005/QĐ- Bộ GD&ĐT ngày 15/6/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). Tuy nhiên, nguyện vọng của các cá nhân cũng cần được CBQL xem xét khi xây dựng kế hoạch vì nếu xuất phát từ nhu cầu, điều kiện cụ thể của người nghiên cứu sẽ tạo động lực lớn để GV vượt qua những khó khăn, thử thách trong quá trình nghiên cứu. Việc “CBQL xây dựng nội dung chương trình NCKH của đơn vị phù hợp với chuyên môn ngành ĐT và năng lực nghiên cứu của GV”, CBQL tự nhận đã thực hiện ở mức trung bình. Việc “CBQL hướng dẫn GV tham gia xây dựng định hướng NCKH dài hạn và trung hạn của đơn vị, xây dựng nhóm nghiên cứu, chú trọng đến tính kế thừa và phát triển các ý tưởng của những đề tài đã nghiên cứu trước”, CBQL đều tự nhận đã thực hiện ở mức yếu. Trong thực tế, mới có một "Nhóm nghiên cứu cơ khí" được thành lập năm 2006 gồm các GV khoa Cơ khí Chế tạo máy, Cơ khí Ô tô. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, trong nhiều năm qua khối SV đã hình thành nhóm liên kết nghiên cứu của các ngành Cơ khí - Điện; Điện tử - Tin học…đã mang lại thành công liên tục trong 3 lần tham gia cuộc thi sáng tạo robot. Điều này chứng tỏ CBQL cần có biện pháp đẩy mạnh việc lập nhóm nghiên cứu sẽ tạo các đề tài tầm cỡ và thêm hướng nghiên cứu mới, phong phú. Quy định NCKH đã trích ở phần trên [4, điều 7] có khẳng định: trường ĐH phải xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về NCKH; nhưng Trường nên có định hướng dài hạn hơn 5 năm để có những đề tài lớn có giá trị (việc này CBQL làm chưa tốt – xem kết quả câu 53), và để có thể là nối tiếp ý tưởng của những đề tài đã nghiên cứu hoặc xây dựng nhiều đề tài cùng một hướng nghiên cứu với nhiều nhánh, nhiều giai đoạn kế tiếp vì ngay cả đề tài cấp Bộ cũng chỉ giới hạn tối đa là 3 năm[5, Điều 2]. Việc chú ý đến tính kế thừa ý tưởng những đề tài đi t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVQLGD014.pdf
Tài liệu liên quan