Tài liệu Luận văn Quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong các biểu tượng tôn giáo: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Hương Thảo
QUAN HỆ GIỮA CÁI BIỂU ĐẠT VÀ
CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT TRONG CÁC BIỂU
TƯỢNG TÔN GIÁO
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Thầy Nguyễn Đức Dân, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Các thầy cô trong khoa Ngữ Văn và các cán bộ Phòng KHCN – SĐH, thư viện trường
ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
Cảm ơn linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện (nhà thờ Kỳ Đồng), TS. Thích Phước Đạt
(Trưởng khoa Phật giáo Việt Nam tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại tp. HCM) đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi về những vấn đề liên quan đến tôn giáo.
Cảm ơn vợ chồng em Nguyễn Thành Nhân đã giúp tôi tìm những tài liệu liên quan để
thực hiện đề tà...
118 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong các biểu tượng tôn giáo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Hương Thảo
QUAN HỆ GIỮA CÁI BIỂU ĐẠT VÀ
CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT TRONG CÁC BIỂU
TƯỢNG TÔN GIÁO
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Thầy Nguyễn Đức Dân, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Các thầy cô trong khoa Ngữ Văn và các cán bộ Phòng KHCN – SĐH, thư viện trường
ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
Cảm ơn linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện (nhà thờ Kỳ Đồng), TS. Thích Phước Đạt
(Trưởng khoa Phật giáo Việt Nam tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại tp. HCM) đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi về những vấn đề liên quan đến tôn giáo.
Cảm ơn vợ chồng em Nguyễn Thành Nhân đã giúp tôi tìm những tài liệu liên quan để
thực hiện đề tài này.
Cảm ơn bạn Võ Trần Bạch Lê đã cùng tôi đến các nhà thờ và các ngôi chùa lớn tại
tp.HCM chụp hình các biểu tượng.
Cảm ơn gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi yên tâm học tập và nghiên
cứu.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2010
Nguyễn Thị Hương Thảo
DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
F. De Saussure nói rằng, mỗi kí hiệu gồm có hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt.
Quan hệ của chúng được coi là võ đoán. Tuy nhiên, những biểu tượng, một loại kí hiệu trong
tôn giáo, thì giữa cái biểu đạt viết là Sa (phương diện hình thức của kí hiệu) và cái được biểu
đạt viết là Se (phương diện nội dung của kí hiệu) lại có quan hệ rất mật thiết. Trong luận văn
này, chúng tôi thử tìm hiểu, phân tích mối quan hệ đó trong những biểu tượng tôn giáo.
Chúng ta đang sống trong một thế giới kí hiệu. Kí hiệu không chỉ là từ. Nó gồm hình
ảnh, hình vẽ, màu sắc, âm thanh, cử chỉ, hương vị, các nghi thức lễ hội, cúng bái, các kiểu
dệt áo quần…nghĩa là tất cả các phương tiện dùng để thông tin có thể mã hóa và chuyển
thành thông điệp mà người khác tiếp nhận được.
Ví dụ: Các kí hiệu âm nhạc, biển chỉ dẫn giao thông, các kí hiệu hóa học…
Bản thân ngôn ngữ cũng là một hệ thống kí hiệu (ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu
biểu hiện những ý niệm). Vì thế việc nghiên cứu kí hiệu đã được nhiều người quan tâm. Tuy
nhiên có nhiều lĩnh vực của bộ môn kí hiệu học chưa được quan tâm thỏa đáng. Thế nên
trong luân văn này, chúng tôi chọn một phần nhỏ trong lĩnh vực kí hiệu học để nghiên cứu,
cụ thể là: nghiên cứu mối quan hệ giữa hai mặt nội dung và hình thức của hệ thống biểu
tượng trong Phật giáo và Cơ đốc giáo.
Dọc theo lịch sử văn minh nhân loại, con người luôn tìm hiểu và lý giải thế giới xung
quanh. Trong quá trình ấy, có những vấn đề rất trừu tượng, khó hiểu. Từ đó, con người đã
sáng tạo việc dùng một hình ảnh này để thay thế cho một vật hay hiện tượng khác theo
hướng đơn giản, dễ hiểu và gần gũi hơn.
Ví dụ: Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình, cây thánh giá là biểu tượng của những
người theo Cơ đốc giáo* (PL AII), tiên rồng là biểu tượng của dân tộc Việt, trái tim, hoa
hồng là biểu tượng của tình yêu, lá cờ là biểu tượng của một quốc gia, hai thanh gươm bắt
chéo nhau là biểu tượng của chiến tranh, chiên con là biểu tượng chỉ Chúa Jesus, hoa sen là
biểu tượng chỉ Đức Phật…Biểu tượng được dùng trong những ngành nghệ thuật, những tổ
chức xã hội, tôn giáo, những phạm trù tinh thần, tâm linh…
Biểu tượng gắn liền với ngành Kí hiệu học (Semiotics), Sémiotique trong tiếng Pháp
có lúc được dùng với nghĩa kí hiệu học của những hệ thống kí hiệu phi ngôn ngữ, đặc biệt là
kí hiệu học của những biểu tượng.
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các tôn giáo khác nhau, đôi lúc khi biểu
đạt một nội dung nào đó cũng có sự trùng hợp trong việc sử dụng các phương tiện hình thức,
rồi cùng nội dung nhưng hình thức khác và cũng có trường hợp hình thức giống nhau và nội
dung giống nhau. Vì thế trong luận văn này ngoài việc tìm hiểu mối liên hệ giữa mặt nội
dung và hình thức của các biểu tượng trong Cơ đốc giáo và Phật giáo chúng tôi còn tiến hành
nghiên cứu và so sánh hệ thống các biểu tượng chính trong hai tôn giáo trên (có so sánh với
các biểu tượng của hai tôn giáo này tại Việt Nam).
Việc làm này, nhằm tìm hiểu lịch sử hình thành, ý nghĩa cũng như những nét tương
đồng và khác biệt của các biểu tượng trong Cơ đốc giáo và Phật giáo. Đề tài này không chỉ
có ý nghĩa về mặt văn hóa mà còn giúp mọi người có cái nhìn chi tiết hơn về kí hiệu học (kí
hiệu học không phải chỉ bó hẹp trong lĩnh vực ‘Ngôn ngữ kí hiệu’).
2. Lịch sử vấn đề
Kí hiệu học có rất nhiều phân ngành nhỏ, và việc nghiên cứu biểu tượng đã được các
học giả rất quan tâm. Tuy nhiên nghiên cứu vấn đề này thật không đơn giản, để có thể hiểu
cách thức hình thành, lối xếp đặt, cũng như cách giải thích các biểu tượng không chỉ là
nhiệm vụ của ngành kí hiệu học, ngôn ngữ học mà còn có sự đóng góp của các ngành khoa
học khác như: khoa lịch sử các nền văn minh và các tôn giáo, khoa văn hóa nhân chủng học,
khoa phê bình nghệ thuật, khoa tâm lí học, y học… Các học giả không chỉ nghiên cứu về các
biểu tượng trong tôn giáo mà còn nghiên cứu về nhiều lĩnh vực khác của biểu tượng như:
biểu tượng của giấc mơ, biểu tượng được dùng trong các ngành nghệ thuật, những biểu
tượng y học, biểu tượng thiên văn học (chiêm tinh), biểu tượng chính trị…
Thật vậy, biểu tượng luôn có sức hấp dẫn riêng của nó (có lẽ do nguyên nhân hình
thành hết sức thú vị và cách giải thích các biểu tượng không bao giờ theo nguyên mẫu
chung), vì thế mà nhà phân tâm học người Thụy Sĩ Carl Gustav Jung đã mất một nửa thế kỉ
để nghiên cứu những biểu tượng tự nhiên và ông đi đến kết luận rằng: “Giấc mơ và biểu
tượng giấc mơ không phải là nhảm nhí, mà cũng không phải là không có ý nghĩa. Trái lại,
giấc mơ đem lại cho ta những sự hiểu biết quí giá, nếu ta chịu khó tìm hiểu những biểu tượng
của nó”. Tác phẩm “Thăm dò tiềm thức” của ông khái quát những nét đại cương về phâm
tâm học trong đó ông có dành trọn chương 8 để trình bày về vai trò của biểu tượng.
Ở nhiều nước trên thế giới có nhiều bộ sách bách khoa toàn thư có giá trị, và tri thức
nhân loại ngày càng phát triển vì vậy mà cần phải tập hợp vốn tri thức phong phú này, song
song với các bộ bách khoa toàn thư còn xuất hiện nhiều bộ từ điển tri thức chuyên ngành
giúp người đọc dễ dàng tra cứu và tìm hiểu. Cuốn “Từ điển các biểu tượng” (Dictionnaire
des symbols) của hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã tập hợp và giải thích ý
nghĩa các biểu tượng của thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (sách được nhà xuất bản
Robert Laffont ấn hành lần đầu năm 1969). Đây là tác phẩm bao quát được nhiều khu vực
văn hóa trên thế giới liên quan đến các phương diện: dân tộc học, xã hội học, tâm lý học,
thần thoại học, tôn giáo học… Ngoài ra còn có thể kể ra nhiều cuốn từ điển khác cũng đề cập
đến các biểu tượng chung của thế giới như:
- Tom Chetwynd (1982), A dictionary of symbols, NXB Granada (England). Cuốn từ
điển này bao gồm 450 trang chủ yếu giải thích những biểu tượng thuộc về giấc mơ.
- Eduardo Cirlot (1969), Diccionario de simbolos (Dictionary of symbols) tái bản lần
thứ hai, tại nhà xuất bản Labor S.A, Barcelona. Cuốn từ điển dày 500 trang đề cập đến
mối quan hệ của biểu tượng đối với văn học. Quyển sách này đã được dịch sang tiếng
Anh.
- Goblet d’ Alviella (1894), The migration of symbols, London. Nội dung chính của
cuốn từ điển này đề cập đến các biểu tượng chính như: biểu tượng cây thập tự giá,
biểu tượng chữ Phạn, và biểu tượng về cái đinh ba… trong những nền văn hóa khác
nhau.
Ngoài ra sức thu hút của biểu tượng cũng được tiểu thuyết gia Dan Brown sáng tác
nhiều tác phẩm gây tiếng vang: Mật mã Da Vinci (The Da Vinci code), Pháo đài số (Digital
Fortress), Thiên thần và ác quỉ (Angels and demons), Biểu tượng đánh mất (The lost
symbol). Trong các tác phẩm này tác giả giúp người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên
khác khi cùng nhà biểu tượng học người Mỹ Robert Langdon giải mã những điều ẩn giấu
đằng sau các biểu tượng tôn giáo (chủ yếu là các biểu tượng Cơ đốc giáo).
Chúng ta đã điểm qua những công trình nghiên cứu về biểu tượng nhưng có thể nói hệ
thống các biểu tượng trong tôn giáo được các học giả hết sức quan tâm. Có thể kể ra đây các
tác phẩm tiêu biểu như:
1. David Fontana (1993), The serect language of symbols, Pavilion. Nội dung của cuốn
sách này đề cập đến vai trò cũng như cách sử dụng biểu tượng trong các lĩnh vực như:
nghệ thuật cũng như những ứng dụng của việc nghiên cứu biểu tượng để giải thích ý
nghĩa của giấc mơ. Vấn đề quan trong tiếp theo tác giả trình bày thế giới biểu tượng
theo từng chủ đề như: màu sắc, hình dáng, con vật, thế giới tự nhiên…
2. Carl G. Liungman (1994), Dictionary of symbols, W.W. Norton & Company. Cuốn từ
điển này tác giả trình bày các biểu tượng theo từng nhóm nhỏ (dựa vào quá trình phát
triển về hình dáng cấu trúc của các biểu tượng). Bao gồm những biểu tượng có từ thời
xa xưa và cả những biểu tượng được sử dụng trong thời hiện đại.
3. Dean Moe (1985), Christian symbols handbook, Augsburg Publishing House. Nội
dung của cuốn sách giải thích ý nghĩa của những biểu tượng chủ yếu được dụng trong
Cơ đốc giáo (kèm hình vẽ).
4. Dagyab Rinpoche (1995), Buddhist symbols in Tibetan Culture, Wisdom
Publications. Trong cuốn sách này tác giả trình bày tất cả những biểu tượng được sử
dụng trong Phật giáo Tây Tạng theo hệ thống (có hình vẽ minh họa kèm lời giải thích).
5. Sign and symbols (2003), Pepin. Cuốn sách tập trung tất cả những hình ảnh về biểu
tượng và các kí hiệu ở tất cả các lĩnh vực.
6. Carroll E. Whittemore (1987), Symbols of the church, Abingdon.
7. Dahlby, Frithiof (1963), De heliga tecknens hemlighet (The serect of the holy signs),
Stockholms.
…
Ở Việt Nam có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề biểu tượng:
- Nguyễn Đức Dân trong công trình “Kí hiệu học – một số vấn đề cơ bản” có đề cập đến
vấn đề biểu tượng và tác giả cũng dành hẳn chương III trình bày về biểu tượng và
những kí hiệu phi ngôn ngữ.
- Hoàng Tuệ trong tác phẩm “Cuộc sống ở trong ngôn ngữ” có bài viết đề cập đến vấn
đề “Tín hiệu và biểu trưng”.
- Đỗ Thị Hồng Nhung trong khóa luận tốt nghiệp của mình nghiên cứu về vấn đề “Ý
nghĩa biểu trưng của các con số trong tiếng Việt”.
- Nguyễn Thị Hồng Ngân trong hội thảo khoa học trẻ lần I cũng có bài nghiên cứu về
“Biểu tượng nước trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”.
- Nguyễn Thị Ngân Hoa có bài viết đề cập đến vấn đề: “Tìm hiểu những nhân tố tác
động đến ý nghĩa của biểu tượng”. Bài viết được đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 10
năm 2006.
Ngoài ra trên các trang web tiếng Việt rải rác có nhiều bài viết giải thích về ý nghĩa
biểu tượng của Phật giáo và Cơ đốc giáo như: giải thích ý nghĩa của biểu tượng chữ Vạn, ý
nghĩa của biểu tượng thánh giá…
Có thể nói vấn đề nghiên cứu biểu tượng ở Việt Nam đã được các học giả quan tâm,
trong đó ý nghĩa biểu trưng của các con số và màu sắc được quan tâm khá nhiều. Tuy nhiên
việc nghiên cứu về các biểu tượng tôn giáo chỉ là những bài nghiên cứu nhỏ, mang tính chất
tôn giáo nhiều hơn. Vì thế người viết chọn đề tài này với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về
hệ thống giao tiếp đặc biệt của con người được hình thành khá lâu (trước khi ra đời chữ viết).
Như chúng ta biết, các biểu tượng có lịch sử hình thành tương đối lâu dài và mang đặc
trưng văn hóa của từng dân tộc (thánh giá, ngôi sao...là các biểu tượng được tạo nên từ hàng
nghìn năm trước). Nếu như văn hóa phương Tây khá quen thuộc với các biểu tượng của Cơ
đốc giáo thì phương Đông rất gần gũi với các biểu tượng Phật giáo.
Thông qua luận văn này người viết mong muốn đóng góp phần nhỏ vào vấn đề khá lí
thú nhưng còn bỏ ngõ ở Việt Nam: “Quan hệ giữa hình thức và nội dung trong các biểu
tượng tôn giáo”.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong cuộc sống hằng ngày “dẫu ta có nhận biết hay không, đêm ngày trong hành
ngôn, trong các cử chỉ, hay trong các giấc mơ của mình, mỗi chúng ta đều sử dụng các biểu
tượng…Ngày nay tất cả các khoa học về con người cũng như các ngành nghệ thuật và tất cả
các ngành kỹ thuật bắt nguồn từ các khoa học ấy…Nói là chúng ta sống trong một thế giới
biểu tượng thì vẫn còn chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong ta” [1;XIII-
XIV].
Qua nhận xét trên của hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant chúng ta thấy rõ
vai trò quan trọng của các biểu tượng. Biểu tượng không chỉ hiện diện trong lĩnh vực tôn
giáo mà còn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Nhiều biểu tượng cổ xưa đã được các
nhà khảo cổ phát hiện và nghiên cứu: các biểu tượng trong tín ngưỡng của Ai Cập, Hi Lạp,
Do Thái giáo, Cơ đốc giáo, Phật giáo…
Mỗi tôn giáo đều có hệ thống biểu tượng riêng, Cơ đốc giáo và Phật giáo cũng vậy: hệ
thống các biểu tượng mà hai tôn giáo này sử dụng rất phong phú (Cơ đốc giáo có gần một
trăm biểu tượng, các biểu tượng trong Phật giáo cũng phong phú không kém). Trong luận
văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những biểu tượng tiêu biểu trong hai tôn giáo
trên.
4. Phạm vi nghiên cứu
Các biểu tượng trong tôn giáo rất đa dạng, đó là: những mẫu gốc (theo Carl.G.Jung
chúng giống như những nguyên mẫu của các tập hợp biểu tượng ăn sâu trong vô thức đến nỗi
chúng trở thành như một cấu trúc, ví dụ như thần núi Tản Viên (sơn thần trong tứ bất tử)),
những hình ảnh minh họa, các hành vi tôn giáo, những hiện tượng tự nhiên… Trong tôn giáo
người ta cũng xem các văn bản tôn giáo, các nghi lễ là các biểu tượng.
Thế nên trong phạm vi một luận văn khó có thể đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể
của các biểu tượng trong tôn giáo. Vì thế phạm vi nghiên cứu của luận văn này chủ yếu là
“các biểu tượng đồ họa” (graphic) (có thể là chữ viết, hình vẽ được viết, vẽ hay chạm khắc).
Cơ đốc giáo hình thành nên ba nhánh chính (PL AII), ở đây chúng tôi không khảo sát
hệ thống biểu tượng của Tin lành (biểu tượng của đạo Tin lành không nhiều) mà chủ yếu
khảo sát hệ thống biểu tượng của Công giáo. Còn đối với Phật giáo chúng tôi chủ yếu nghiên
cứu các biểu tượng cơ bản của phái Đại thừa.
Ngoài việc tìm hiểu mối quan hệ giữa hai mặt: hình thức và nội dung của hệ thống
biểu tượng trong hai tôn giáo trên chúng tôi còn mong muốn tìm hiểu xem khi các biểu
tượng của hai tôn giáo này du nhập vào Việt Nam thì chúng chịu ảnh hưởng của các yếu tố
văn hóa Việt như thế nào?
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê: Để hoàn thành luận văn chúng tôi cần phải dựa vào nguồn
dữ liệu lớn, trước hết cần phải hệ thống lại tất cả các biểu tượng phục vụ cho việc
nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi còn phải tập hợp các tài liệu có liên quan để giải quyết
phần nội dung của luận văn liên quan đến các lĩnh vực như: ngôn ngữ học, tâm lí học,
lịch sử, văn hóa…
Về nguồn dữ liệu chúng tôi tập hợp trên các sách báo viết về các biểu tượng tôn giáo,
trên mạng internet. Bên cạnh đó chúng tôi trực tiếp đến các nhà thờ và các chùa lớn tại
thành phố Hồ Chí Minh để thu thập tư liệu.
- Phương pháp phân loại: Sau khi tập hợp được nguồn dữ liệu thô chúng tôi tiến hành
phân loại các biểu tượng dựa theo mặt hình thức (cái biểu đạt). Phương pháp này giúp
chúng ta có thể tìm thấy những nét tương đồng trong việc sử dụng các phương tiện
hình thức để biểu thị nội dung của biểu tượng giữa các tôn giáo khác nhau.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: Sau khi phân loại chúng tôi sẽ tiến hành so sánh
và đối chiếu giữa hệ thống biểu tượng của hai tôn giáo để tìm ra những nét tương đồng
và dị biệt về mặt hình thức cũng như nội dung mà các biểu tượng muốn chuyển tải. Từ
đó tìm hiểu xem các biểu tượng đó nói gì, đó cũng là cách để tìm hiểu về mỗi nền văn
hóa mà các biểu tượng đại diện (văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây).
6. Ý nghĩa khoa học
Như chúng ta biết kí hiệu học là “mảnh đất màu mỡ” cần được quan tâm thỏa đáng.
Việc nghiên cứu các biểu tượng tôn giáo chỉ là một lĩnh vực nhỏ của bộ môn kí hiệu học.
Trên thế giới việc tìm hiểu về các biểu tượng tôn giáo đã được các nhà nghiên cứu quan tâm
từ khá sớm, nhưng ở Việt Nam lĩnh vực này còn khá mới mẻ. Thông qua luận văn này người
viết mong muốn góp một phần nhỏ để mở ra khái niệm rộng về ngôn ngữ nói chung. Để biểu
đạt ý nghĩ, chúng ta không chỉ dùng kí hiệu ngôn ngữ mà còn dùng các kí hiệu phi ngôn ngữ.
Biểu tượng, nhất là biểu tượng tôn giáo cũng là một loại ngôn ngữ thể hiện ý niệm thông qua
hình ảnh.
Trong lĩnh vực kí hiệu học thì ngôn ngữ được xem là hệ thống kí hiệu đặc biệt nhất, vì
thế việc mở rộng đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực này là vấn đề hết sức lý thú. Thông
qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai mặt: nội dung và hình thức của các biểu tượng
trong tôn giáo người viết mong muốn tìm hiểu những nét tương đồng và dị biệt giữa hai hệ
thống kí hiệu: biểu tượng và ngôn ngữ.
Thêm nữa việc nghiên cứu đề tài này giúp mọi người hiểu thêm về hai nền văn hóa lớn
của thế giới: văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Vì ý nghĩa của các biểu tượng
tôn giáo biểu thị giá trị tâm linh của mỗi người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung
theo đạo.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính gồm
3 chương:
Chương 1: Lý luận chung, giải quyết những vấn đề liên quan đến lý thuyết và đưa
ra khái niệm chung về biểu tượng.
Chương 2: Chúng tôi tiến hành phân loại các biểu tượng trong Cơ đốc giáo và Phật
giáo thành hệ thống và trình bày những phương thức biểu đạt được sử dụng trong
hệ thống biểu tượng của hai tôn giáo trên.
Chương 3: Chúng tôi tiến hành so sánh hệ thống biểu tượng và giải mã một số biểu
tượng tiêu biểu. Tiếp theo chúng tôi tìm hiểu cách thức chuyển tải nội dung của các
biểu tượng cũng như mối quan hệ giữa hai mặt hình thức và nội dung của các biểu
tượng tôn giáo. Cuối cùng chúng tôi sẽ nghiên cứu những tác động của yếu tố văn
hóa Việt đối với các biểu tượng Phật giáo và Cơ đốc giáo khi du nhập vào Việt
Nam.
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Nguồn gốc hình thành biểu tượng
Thuật ngữ symbol bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp σύμβολον (sýmbolon) với gốc từ συν-
(syn-) nghĩa là "cùng nhau" và βολή (bolē) có nghĩa là “ném”, vậy nghĩa của thuật ngữ này
là: hợp lại, tập trung lại, tụ họp lại.
Ban đầu ý nghĩa của biểu tượng như là dấu hiệu để nhận diện. Nó là một vật được cắt
làm đôi. Ý nghĩa của thuật ngữ này có lẽ bắt nguồn từ tập tục của người Hi Lạp cổ đại. Ở
thời đó, để có thể nhận ra nhau (cha mẹ và con, chủ và khách, hai người bạn sắp chia tay lâu
ngày, người cho vay và người đi vay, hai kẻ hành hương…) thì người ta dùng một miếng đất
sét nung, chia làm hai, mỗi thành viên giữ một mảnh, sau này ráp hai mảnh lại họ sẽ nhận ra
nhau. Cách thức này còn được các hội kín sử dụng để kết nạp các thành viên. Người ta sẽ
giao cho mỗi thành viên các mảnh vỏ sò có chạm khắc đặc biệt. Mỗi khi hội họp, các thành
viên dùng các vỏ sò này làm dấu hiệu để nhận ra nhau.Tác giả cuốn “Từ điển Văn hóa thế
giới” nhận xét rằng: “Biểu tượng chia ra và kết hợp lại với nhau, nó chứa hai ý tưởng phân li
và tái hợp; nó gợi lên ý nghĩa về một cộng đồng đã bị chia tách và có thể tái hợp, hình thành.
Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ; ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ ra trong
những cái vừa là gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó đã bị vỡ ra” [1;XXIII].
Qua ý nghĩa ban đầu của biểu tượng có thể hiểu một cách khái quát rằng: “Biểu tượng
đại diện cho những điều ngoài bản thân nó”. Nếu lấy hoa hồng làm biểu tượng, thì nó không
chỉ là hoa hồng mà mang ý nghĩa phong phú hơn nhiều, nó là biểu tượng của tình yêu, của
cái đẹp.
Qúa trình hình thành của biểu tượng cũng rất khác nhau
- Có những biểu tượng được hình thành qua sự liên tưởng: như hoa sen 8 cách ứng với 8
hướng không gian khiến hoa sen là biểu tượng của sự hài hòa vũ trụ. Hoa Perce (hoa
bướm) là biểu tượng của tư duy con người. Ý nghĩa biểu trưng của loài hoa này dựa
vào số cánh hoa (hoa bướm có năm cánh) mà con số năm lại biểu trưng cho con người.
Vì nếu dang tay ra thì con người được xếp đặt thành năm phần theo hình chữ thập: hai
tay, nửa thân trên, phần giữa - chỗ của trái tim – đầu và hai chân.
- Có những biểu tượng được hình thành qua qui ước. Hãng xe hơi nổi tiếng thế giới của
Đức BMW, trong suốt quá trình phát triển của mình luôn trung thành với biểu tượng
hình cánh quạt trắng xanh. BMW là công ty chuyên sản xuất ôtô xe máy nhưng tiền
thân của công ty này là hai công ty sản xuất động cơ máy bay (Raap Motor Works và
BMW GmbH). Trên những chiếc máy bay được sản xuất vào thập kỉ 20 các phi công
quan sát được hình ảnh chuyển động của hai cánh quạt, khi chạy với tốc độ nhất định
thì hai cánh quạt này sẽ chia quĩ đạo của chúng thành bốn phần bằng nhau. Hai phần
mang màu trắng đậm, hai phần còn lại mang màu xanh. Vì thế logo của công ty là sự
kết hợp của hình khối đơn giản và những màu sắc quen thuộc (hai màu xanh và trắng
là màu cờ của xứ Bavaria, màu xanh còn mang ý nghĩa biểu trưng cho sức sống, cho hi
vọng).
Biểu tượng của công ty BMW
- Có những biểu tượng được hình thành từ kinh nghiệm thực tế. Noel hàng năm, người
dân khắp nơi trên thế giới chuẩn bị cho ngày lễ trọng thể này rất chu đáo và việc trang
hoàng cây thông vào dịp Noel là một việc làm không thể thiếu. Hình ảnh cây thông
Noel được xem là biểu tượng của niềm hi vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào
năm mới. Vậy ý nghĩa của biểu tượng này bắt đầu như thế nào? Tương truyền, thánh
Martin Luther (người cải chính đạo Tin Lành) khoảng năm 1500, ngài dạo bước qua
cánh rừng vào một đêm Noel, trời quang đãng và rất lạnh, đặc biệt có loài cây nhỏ
khiến ngài hết sức chú ý. Trên cành cây tuyết trắng phủ đầy lung linh dưới ánh trăng,
nhìn xuyên qua kẽ lá là ánh sáng của muôn vàn vì sao. Cảnh vật hôm đó đã làm Luther
thật sự rung động. Vì thế khi trở về ngài đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại
câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh sáng của muôn vàn ánh sao ngài treo nến trên
cành cây và thắp sáng những ngọn nến bày tỏ tấm lòng tôn kính Chúa. Từ đó phong
tục cây thông giáng sinh trở nên phổ biến vào dịp Noel (Theo wikipedia tiếng Việt).
Cây thông được trang hoàng vào đêm Noel
- Trong văn học ở những tình huống cụ thể trên cơ sở những ẩn dụ hợp logic mà hình
thành những biểu tượng lâm thời của một tác phẩm. Hình ảnh “con hạc đầu đình ”
trong câu ca dao xưa là biểu tượng về thân phận người phụ nữ:
Em như con hạc đầu đình
Muốn bay không nhấc nổi mình mà bay
Hình ảnh “con hạc đầu đình” là biểu tượng lâm thời của tác phẩm chỉ người con gái.
Vì đặc điểm cơ bản của “con hạc đầu đình” là được làm bằng đá nên không thể bay được.
Trong xã hội phong kiến người phụ nữ cũng vậy, không thể tự quyết định số phận của
bản thân mình, họ bị bó buộc, giam hãm giống như cách nói của câu ca dao trên “muốn
bay không nhấc nổi mình mà bay”. Như vậy chỉ trong văn cảnh này thì người đọc mới
hiểu “con hạc đầu đình” chỉ về số phận của người phụ nữ.
1.2. Qúa trình phát triển và vai trò của biểu tượng
1.2.1. Qúa trình phát triển của biểu tượng
Với những thành tựu to lớn của ngành khảo cổ học, người ta đã chứng minh được sự
tồn tại của con người cách đây hàng triệu năm (Từ 4 đến 6 triệu năm) và sống thành cộng
đồng. Khi sống thành cộng đồng thì nhu cầu giao tiếp của con người là không thể thiếu. Từ
đó hình thành ngôn ngữ, một công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Chữ viết chỉ
mới xuất hiện vào đầu thời kỳ đồ đồng (cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước công nguyên). Trước
khi có chữ viết thì con người đã dùng những phương tiện nào để truyền tin cho nhau?
Trong quá trình truyền nội dung thông tin, người truyền tin có thể quên hoặc lầm lẫn.
Vì thế người ta tìm cách tạo ra những kí hiệu giúp cho trí nhớ. Vì thế có nhiều kiểu kí hiệu
truyền tin khác nhau: dùng các thẻ gỗ được khắc vạch để ghi nhớ (mỗi vạch hoặc mỗi nhóm
vạch khắc theo một kiểu nhất định như chữ thập, dấu song song, dấu nhân, ô vuông…sẽ ứng
với một loại thông tin quan trọng cần nhớ), dùng các chuỗi vỏ sò, vỏ hến được gọi là các
wampum của những người Indiens ở Bắc Mỹ (cách xâu các vỏ sò này thành chuỗi theo
những kiểu nào đó, theo những màu sắc nào đó còn là một cách để thông tin), dùng dây để
thông tin, dùng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, dùng các bộ phận của con vật để thông báo (trong
giai đoạn con người sinh sống bằng săn bắn, hái lượm), chẳng hạn cặp sừng hươu thông báo
rằng nơi này nhiều hươu nai, cành cây bắt chéo nơi dấu chân cọp sẽ cho người khác biết nơi
đó có nhiều thú dữ. Tuy nhiên cách thông báo này có nguy cơ bị mất thông tin. Vì thế mà đã
nảy sinh cách dùng hình vẽ để thay cho vật thực. Thay vì để một cặp sừng hươu thật thì
người ta vẽ hoặc khắc lên vách đá một cặp sừng hươu, người ta vẽ những mũi tên để thông
báo nơi đây có nhiều chim muông. Người dân du mục sống trong hoang mạc ở Ai Cập có thể
vẽ một đường tròn có một vạch thẳng đứng ở trên biểu thị cho cái dilu (là cái túi bằng da đeo
ở cổ bằng một sợi dây thừng) để chỉ rằng anh ta đã đào đất ở đây và tìm thấy nước.
Từ đây hình thành các loại kí hiệu bằng các hình vẽ biểu trưng. Các hình vẽ trở thành
kí hiệu chứa đựng thông tin: dùng một sự vật cụ thể để biểu thị một khái niệm trừu tượng.
Ngay từ thời tiền sử các loại kí hiệu bằng hình vẽ này đã được sử dụng và tiếp tục phát
triển trong suốt thời kì đồ đá mới trong khoảng thời gian từ 10 000 đến 20 000 năm. Ngày
nay các nhà khảo cổ đã tìm thấy những hình vẽ trên các hang đá Lascaux (Pháp), Altamira
(Tây Ban Nha) các hình ảnh như: nai, voi ma mút, bò rừng, ngựa…
Hình vẽ trên hang Lascaux (Pháp), nghệ thuật thời đồ đá cũ
Ở thời kì này, các biểu tượng được vẽ chủ yếu theo hai chủ đề chính: các con vật, và
những hình ảnh mang tính hình học (cơ bản gồm năm nhóm chính) như: đường cong , hình
xoắn ốc , , dấu chấm • hay đường thẳng ─.
Giai đoạn tiếp theo, cấu trúc các hình vẽ phức tạp hơn, những kí hiệu sau được tìm
thấy trong các hang đá và được khắc chạm trên đá: , , , , . Tuy nhiên ở giai
đoạn này vẫn còn những kí hiệu chủ yếu mang tính chất miêu tả như hình bàn tay , bàn
chân , . Ở Bắc Âu các nhà khảo cổ đã phát hiện hình ảnh dấu chân duy nhất được khắc
trên đá có niên đại khoảng 1500 năm trước công nguyên (dấu chân trở thành biểu tượng của
đạo Phật, và thường được kết hợp với nhiều biểu tượng khác nữa ).
Các biểu tượng không ngừng phát triển, chúng ta có thể minh họa qua các biểu tượng
của người Ai Cập cổ đại có lịch sử khoảng 4000 năm trước công nguyên. Trong giai đoạn
này có thể kể ra các biểu tượng tiêu biểu như: , , .
Khoảng 3000 năm trước công nguyên là kỉ nguyên của nền văn hóa Ấn Độ với biểu
tượng tiêu biểu là (swastika) của đạo Hin du, đạo Jain, đạo Phật…
Đại biểu tiếp theo là Hi Lạp. Nền văn hóa của họ phát triển rực rỡ vào khoảng 1000
năm trước công nguyên. Biểu tượng tiêu biểu trong giai đoạn này là hình ngôi sao sáu cánh
. Trong nhiều thế kỉ tiếp theo thì những biểu tượng như: , bắt đầu
được sử dụng.
Sau công nguyên có khoảng 1500 nhóm cấu trúc chữ viết ghi ý khác nhau. Chúng chủ
yếu tồn tại ở các nền văn hóa phát triển như chữ viết tượng hình của người Ai Cập và hệ
thống chữ số của người La Mã, và hệ thống chữ viết của tượng hình của người Maya.
Trong thế kỉ 19, ý nghĩa của các biểu tượng không chỉ dựa vào cấu trúc hình thức mà
còn tùy thuộc vào các yếu tố khác nữa như: màu sắc, bối cảnh.
Sang thế kỉ 20 có sự kết hợp của các mẫu biểu tượng cũ tạo nên những biểu tượng mới
phức tạp hơn , , . Vào nửa đầu thế kỉ 20 xuất hiện nhiều biểu tượng mới, chủ yếu
được sử dụng trong truyện tranh vui và qua các hình ảnh quảng cáo.
Còn lịch sử hình thành của các biểu tượng tôn giáo có thể bắt đầu từ thời kì đồ đá cũ
(cách đây khoảng 95 000 đến 35 000 năm), trong thời kì này mới chỉ là các tín hiệu đầu tiên
với những hình thức tôn giáo sơ khai như Đạo vật tổ, ma thuật, tang lễ. Bước sang thời kì đồ
đá giữa con người chuyển từ săn bắn, hái lượm sang chăn nuôi và trồng trọt thì các hình thức
tôn giáo dân tộc ra đời với sự thiêng liêng hóa nguồn lợi của con người trong sản xuất và
cuộc sống: thần Lúa, thần Khoai, thần Sông…hoặc tôn thờ các biểu tượng của sự sinh sôi
(thờ giống cái, hình ảnh phụ nữ, phồn thực…) đây là các vị thần của thị tộc mẫu hệ. Khi đồ
sắt xuất hiện, các quốc gia dân tộc ra đời các vị thần ấy còn tồn tại chừng nào dân tộc tạo ra
các vị thần ấy vẫn tồn tại. Theo thời gian, do nội dung của tôn giáo mang tính phổ quát,
không gắn chặt với một quốc gia cụ thể, với các vị thần cụ thể, với các nghi thức cụ thể của
một cộng đồng người hay một dân tộc, quốc gia nhất định nên sự bành trướng của nó diễn ra
thuận lợi, dễ dàng thích nghi với các dân tộc khác. Sự bành trước của tôn giáo xảy ra trong
suốt thời kì văn minh công nghiệp và cho tới tận ngày nay.
Những vị thần của người Ai Cập cổ Biểu tượng về những nguyên tố ban đầu
(không khí, đất, nước, lửa)
Ngày nay có bao nhiêu tôn giáo thì có bấy nhiêu hệ thống biểu tượng phục vụ cho tôn
giáo đó. Phật giáo và Cơ đốc giáo cũng vậy, những biểu tượng của hai tôn giáo này ngày
càng phổ biến như: biểu tượng thánh giá, chim bồ câu, nhánh cây ô liu, chữ vạn, hoa sen…
Nguồn gốc của các biểu tượng trong Phật giáo và Cơ đốc giáo chủ yếu dựa vào các kinh
sách.
Trải qua các thời kì trên thế giới có các hình thức tôn giáo sau:
- Tôn giáo trong xã hội chưa có giai cấp: Tô tem giáo (thờ vật tổ), Ma thuật giáo, Bái
vật giáo và Vật linh giáo.
Hình ảnh totem
- Tôn giáo trong xã hội có giai cấp: Tôn giáo bản địa và tôn giáo thế giới, tôn giáo thế
giới mang tính đa quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới như:
Phật giáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo…
Có thể nói các phương tiện giao tiếp của con người rất phong phú: ngôn ngữ nói, ngôn
ngữ viết, ngôn ngữ kí hiệu của người câm điếc, các nghi lễ tượng trưng, các hình ảnh, cử chỉ,
điệu bộ, biểu tượng …trong đó ngôn ngữ chỉ là hệ thống giao tiếp quan trọng nhất trong
những hệ thống này (chứ không phải là hệ thống giao tiếp duy nhất).
Như vậy biểu tượng hình thành từ khi chưa có chữ viết và không ngừng phát triển cho
đến ngày nay. Biểu tượng được xem là hệ thống tiền ký tự, vì chúng khá dễ nhớ, ghi lại ý và
truyền đạt thông tin nhanh nhất. Ngày nay do tiết kiệm lời, tránh phải in ấn dịch thuật phức
tạp, do thế giới ngày nay là ‘thế giới phẳng’, trong xu thế toàn cầu hóa đó người ta đã hình
thành những kí hiệu giao tiếp bằng hình vẽ ghi ý, tạo thành những đơn vị có nghĩa trong giao
tiếp. Có những hình vẽ (Sa) có thể nhận thức được. Lại có những hình vẽ (Sa) chỉ hoàn toàn
qui ước.
Cái biểu đạt (Sa) Cái được biểu đạt (Se) Kiểu nghĩa vị
Cấm hút thuốc
Nội tại (có thể nhận
thức được)
Hạnh phúc, buồn,
giận hờn
Nội tại
Biểu tượng của Chúa
Ngoại tại (do qui
ước)
1.2.2. Vai trò của biểu tượng
Ngày nay, những kí hiệu hình vẽ này mang tính phổ quát, dùng chung cho khắp thế
giới hay ít nhất cũng chung cho một khu vực. Biểu tượng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực:
nghệ thuật, hình thức ẩn dụ, thần thoại, tôn giáo và các nghi lễ tôn giáo...
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình biểu tượng không hề giảm vai trò quan
trọng của nó, biểu tượng vẫn tiếp tục xuất hiện trong văn học, phim ảnh. Vì thế mà có nhiều
bài viết nghiên cứu hệ thống biểu tượng được sử dụng trong văn học và phim ảnh, như bài
viết “Biểu tựơng nước trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp” của tác giả Nguyễn Thị
Hồng Ngân hay bài viết “Một số biểu tượng trong phim Việt Nam ở nước ngoài” được đăng
trên trang web thegioidienanh.vn.
Không những thế trong lĩnh vực tâm lí học người ta nhận thấy tầm quan trọng của các
biểu tượng, đó là các biểu tượng của giấc mơ (Con người tri giác thế giới không chỉ bằng các
giác quan mà còn bằng tiềm thức nữa. Chúng ta phản ứng trước những hiện tượng có thực,
trước những khích động thị giác và thính giác và những cảm giác ấy được chuyển từ bên
ngoài vào tâm trí ta, những cảm giác trở thành những thực thể tinh thần) nó trở thành liệu
pháp để điều trị các căn bệnh liên quan đến tâm lí (khi chúng ta giải thích ý nghĩa các biểu
tượng trong giấc mơ, thì chúng ta có thể chữa được bệnh): bệnh suy nhược thần kinh, bệnh
mất trí nhớ…Cụ thể trong trường hợp một người Cơ đốc giáo mộ đạo, thì biểu tượng cây
thánh giá chỉ có thể suy diễn trong nội dung Cơ đốc giáo mà thôi (Nhưng chúng ta không thể
nói rằng bất cứ ở đâu hay lúc nào thì biểu tượng thập tự cũng có cùng một ý nghĩa).
“Có biết bao sự kiện vượt khỏi phạm vi hiểu biết của người ta, bởi vậy chúng ta luôn
luôn dùng những biểu tượng để hình dung những khái niệm mà chúng ta không thể định
nghĩa và hiểu biết đầy đủ. Cũng vì lẽ ấy mà tôn giáo dùng thứ ngôn ngữ đầy biểu tượng và
diễn đạt ý tưởng một cách có ý thức như thể chỉ là một phương diện của một sự kiện tâm lí
rất quan trọng: vì rằng người ta cần tạo ra biểu tượng một cách ngẫu nhiên và phi ý thức”
[11; 19].
Biểu tượng có vai trò nối kết con người ở các thế hệ khác nhau, bởi vì mỗi nhóm
người, mỗi thời đại có những biểu tượng của riêng mình: khi chúng ta rung động trước biểu
tượng nghĩa là chúng ta đã tham gia vào nhóm người và thời đại ấy. Như vậy biểu tượng còn
mang tính xã hội hóa.
Thêm nữa, biểu tượng còn là một ngôn ngữ phổ biến, bởi vì không cần thông qua
trung gian ngôn ngữ nói hay viết, mọi người đều có thể hiểu được nó. Biểu tượng là công cụ
hiệu quả đế các cá nhân, các nhóm người, các dân tộc có thể thấu hiểu lẫn nhau. Khi chúng
ta hiểu sâu sắc ý nghĩa các biểu tượng của một cá nhân hay một dân tộc tức là chúng ta đã
hiểu được tận cùng con người và dân tộc ấy.
Để nhấn mạnh vai trò quan trọng của biểu tượng trong đời sống chúng tôi sử dụng
nhận xét sau của các tác giả từ điển Văn hóa thế giới: “Thời đại không có biểu tượng là thời
đại chết; xã hội thiếu biểu tượng là xã hội chết. Một nền văn minh không còn có biểu tượng
thì sẽ chết; nó chỉ còn thuộc về lịch sử” [1;XXXIII].
1.3. Những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “biểu tượng”
Từ trước đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “symbol”.“Sự lẫn lộn này
khiến biểu tượng bị yếu đi, thoái hóa thành một dạng tu từ, thành kinh viện hay tầm thường”
[1;XVII]. Chính điều này dẫn đến nhiều nhầm lẫn đáng tiếc, cụ thể: khi thuật ngữ logo chưa
ra đời thì từ symbol trong tiếng Anh và symbole trong tiếng Pháp cũng được dùng để chỉ
chung cho cả logo và biểu tượng. Wikipedia Việt Nam khi định nghĩa logo cũng đã dùng từ
biểu trưng để chỉ khái niệm này, nó khiến người đọc dễ cho rằng hai khái niệm symbol và
logo là một: “Logo tương đương trong tiếng Việt là biểu trưng. Biểu trưng có thể hiểu là
biểu tượng cho một công ty, một tổ chức, một hoạt động (như một cuộc thi…) hay một ban
nhóm. Biểu trưng mang tính đặc trưng cho đối tượng mà nó đại diện. Trong hoạt động
quảng bá, biểu trưng không phải là thương hiệu, tuy rằng nó cũng là ấn tượng bên ngoài đại
diện cho thương hiệu, giúp công chúng dễ nhận ra thương hiệu”.
Do có nhiều sự nhầm lẫn về hai thuật ngữ này nên Phạm Thị Minh Hải trong luận văn
thạc sĩ của mình đã phân biệt rõ Logo và Biểu tượng. Tác giả đã chỉ ra những nét tương đồng
và dị biệt của hai thuật ngữ trên:
Tương đồng Khác biệt
- Được tạo ra dựa trên tư Logo Biểu tượng
duy về thị giác, hình ảnh
cô đọng mang tính đại
diện.
- Về mặt cấu trúc: cả hai
đều có thể thông qua ba
hình thức của: hình ảnh, kí
tự, màu sắc…
- Trong sử dụng: cả hai có
ngữ cảnh khá tương đồng,
đôi khi đồng nhất.
- Chỉ được hiện
thực hóa thông
qua hình thức đồ
họa trên mặt
phẳng.
- Logo chỉ mang ý
nghĩa khi nó tồn
tại rõ ràng trên
văn bản.
- Phạm vi sử dụng
của logo hẹp: chỉ
được quen gọi
trong lĩnh vực
kinh tế.
- Ngoài việc biểu hiện
ra trên đồ họa còn
được hiện thực hóa
thông qua tri nhận của
con người hoặc qua
những sự vật cụ thể
trong đời sống.
- Biểu tượng không nhất
thiết hiện thực hóa trên
văn bản.
- Phạm vi sử dụng của
biểu tượng rất rộng.
(Logo thương mại dưới góc nhìn kí hiệu học, trang 12, 13)
Người ta không chỉ sử dụng nhầm lẫn giữa biểu tượng với logo mà còn nhầm lẫn thuật
ngữ này với khái niệm kí hiệu. Nguyên nhân là do các tác giả dùng thuật ngữ symbol theo ý
nghĩa như là một kí hiệu. Vì thế Peirce và Saussure dùng thuật ngữ symbol theo hai cách
hiểu khác nhau. Đối với Peirce, symbol là một kí hiệu “mọi từ ngữ, mọi câu, mọi quyển sách
và tất cả những kí hiệu qui ước đều là các symbols”- “all words, sentences, books and other
conventional signs are symbols”. Còn Saussure dùng từ symbole với kí hiệu toán học, đại số
học, khoa học là những kí hiệu mang tính chất hoàn toàn võ đoán: mỗi kí hiệu toán học Sa có
một Se là một khái niệm, được xác lập hoàn toàn võ đoán.
Sở dĩ Saussure dùng từ symbole để chỉ những kí hiệu toán học vì ông muốn nhấn
mạnh tính chất võ đoán của kí hiệu ngôn ngữ. Vì người ta cho rằng ngôn ngữ như là hệ thống
kí hiệu mang tính biểu trưng, hay nói đúng hơn là chỉ cái biểu đạt. Trong khi đó Saussure
tránh xa quan điểm này vì biểu trưng có một đặc tính là không bao giờ hoàn toàn võ đoán, nó
không phải là trống rỗng mà có mối tương quan giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt.
Chính vì thế mà các nhà nghiên cứu như Sebeok, Lev Semionovich Vygotsky, và
Susanne Langer… đã nghiên cứu nhằm phân biệt rõ giữa kí hiệu và biểu tượng.
Thomas Albert Sebeok phân kí hiệu thành 6 loại: signal, symptom, icon, index,
symbol, name. Đối với symbol ông định nghĩa như sau: “A sign without either similarity or
contiguity, but only with a conventional link between its signifer and its denotata, and with
an intentional class for its designatum, is called a symbol” tạm dịch là: “Một kí hiệu mà
giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt không có sự gần nhau hay tương tự nhau nhưng mối
liên hệ giữa chúng mang tính qui ước và có sự chi phối của ngữ cảnh xã hội thì được gọi là
biểu tượng”.
Lev Semionovich Vygotsky trong “Though and Language” phân biệt 3 khái niệm:
tool, sign, symbol.
Còn Susanne Langer trong “Philosophy in a New Key” cũng đã tiến hành phân biệt 3
khái niệm: sign, signal, symbol. Signs trỏ một cái gì đó không phải là chủ đích của ai.
Chẳng hạn, ánh chớp là kí hiệu của sấm và dông tố còn symbols là những biểu tượng văn
hóa, gắn với lịch sử, phong tục, tín ngưỡng…. Chẳng hạn, tiên rồng là biểu tượng văn hóa
gắn với truyền thuyết về sự hình thành dân tộc Việt. Mỗi dân tộc có thể chọn những đối
tượng khác nhau làm biểu tượng cho những khái niệm khác nhau.
Ngoài việc lẫn lộn giữa biểu tượng với logo, với kí hiệu còn có sự nhầm lẫn giữa hệ
biểu tượng và tính biểu tượng. Hệ biểu tượng là tập hợp các quan hệ và những cách giải
thích gắn với một biểu tượng và tập hợp các biểu tượng đặc trưng cho một truyền thống. Đôi
khi người ta cũng gọi hệ biểu tượng là ngành khoa học hay lý thuyết về các biểu tượng, đây
là một ngành khoa học thực chứng cơ sở trên sự tồn tại các biểu tượng, lịch sử và các qui
luật thực tế của chúng. Còn tính biểu tượng chỉ nói đến một đặc tính chung, mà đặc tính đó là
cơ sở để gợi nên những biểu tượng. Cụ thể: khi chúng ta tập hợp các biểu tượng như: mặt
trời, bầu trời, mặt trăng, các sao… thành hệ biểu tượng về trời, hay khi chúng ta tập hợp các
biểu tượng như: núi lửa, nước, hang đá…thành hệ biểu tượng của đất. C.Lévy Strauss đã
nhận xét rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ biểu tượng trong đó
xếp ở hàng đầu là ngữ ngôn, các qui tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học
và tôn giáo” [1;XXIII]. Còn khi ta nói đến tính biểu tượng của mặt trăng là nói về một đặc
tính chung của mặt trăng.
Với mục đích xác định rõ thuật ngữ biểu tượng, cần phân biệt rạch ròi hình ảnh tượng
trưng với tất cả những hình ảnh khác mà nó quá thường hay lẫn lộn, nên tác giả từ điển văn
hóa thế giới đã tiến hành phân biệt rõ khái niệm biểu tượng với biểu hiệu, vật hiệu, phúng
dụ, ẩn dụ, loại suy, triệu chứng, dụ ngôn, ngụ ngôn luân lý (xem chi tiết từ điển văn hóa thế
giới, trang bìa XVII).
Trong tiếng Anh và tiếng Pháp symbol và symbole không có định nghĩa chuẩn. Vì thế
mà có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm biểu tượng. Có lẽ do mức độ xuất hiện trong
ngữ cảnh của biểu tượng rất cao, việc dùng biểu tượng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như:
văn học, khoa học, toán học, âm nhạc, tâm lí, tôn giáo… Bên cạnh đó biểu tượng ngoài việc
biểu hiện ra trên đồ họa còn có thể được hiện thực hóa thông qua sự tri nhận của con người
hoặc qua những sự vật cụ thể trong đời sống. Tùy từng lĩnh vực mà có những định nghĩa
khác nhau về biểu tượng:
- Trong lĩnh vực kí hiệu học
Theo Daniel Chandler trong “Semiotic for beginner” cho rằng: “Biểu tượng là kí hiệu
trong đó cái biểu đạt không tương đồng với cái được biểu đạt nhưng về cơ bản thì mối
quan hệ giữa chúng là tùy ý hay chỉ là mang tính qui ước” (
- Trong lĩnh vực tâm lí học
Đại diện tiêu biểu là nhà phân tâm học người Thụy Sĩ Carl Gustav Jung cho rằng:
“Chúng ta gọi là biểu tượng, một danh từ, một tên gọi hay một hình ảnh đã quen thuộc
với ta hằng ngày, nhưng còn gợi lên những ý nghĩ khác thêm vào ý nghĩa ước định hiểu
nhiên của nó. Biểu tượng gợi lên cái gì mờ mịt, xa lạ hay tàng ẩn đối với ta” [11;17]. Ông
định nghĩa tiếp tục: “Một chữ hay một hình ảnh sẽ trở thành một biểu tượng khi nó gợi
đến cái gì khác ngoài ý nghĩa hiển nhiên và trực tiếp” [11;18].
- Trong lĩnh vực ngôn ngữ học
“Theo quan điểm của kí hiệu học hiện đại thì ngôn ngữ là một dạng điển hình của các
loại kí hiệu mang màu sắc biểu trưng. Đó chính là một hệ thống các phù hiệu (symbols),
bởi vì tương ứng với một cái biểu hiện cụ thể bao giờ cũng có một cái được biểu hiện đi
kèm. Xét theo nguồn gốc và bản chất của ngôn ngữ với tư cách là một hiện tượng của
hành vi con người thì ngôn ngữ mang tính cụ tượng(*)(cụ tượng là mối liên hệ trực tiếp
giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện của tín hiệu không thông qua bất kì một phép
ẩn dụ hoặc hoán dụ, hoặc một quá trình nhân tạo nào), vì có thể tìm ra được các lí do
khác nhau cho mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong một hệ thống
ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu xét trong bình diện sử dụng thì người ta không quan tâm nhiều
lắm đến bản chất có lí do của mối quan hệ này mà chỉ quan tâm đến các giá trị (giá trị xã
hội) trong khi sử dụng của hệ thống kí hiệu này mà thôi. Trong diện đồng đại của vấn đề,
người ta có thể trừu tượng hoá tính cụ tượng của ngôn ngữ và thay vào đó là tính biểu
trưng hay tính phù hiệu của mỗi một yếu tố của hệ thống ngôn ngữ” [Phù hiệu ngôn ngữ,
ngonngu.net].
- Trong các ngành khoa học hiện đại
Biểu tượng là hệ thống các kí hiệu được dùng trong các lĩnh vực như: hóa học, toán học,
vật lí học, âm nhạc…Sở dĩ các biểu tượng được sử dụng nhiều vì tính đơn giản, thuận lợi
và ngắn gọn súc tích của các kí hiệu dùng để biểu thị các đối tượng. Chỉ cần một hay hai
kí tự làm kí hiệu cho một đối tượng. Ví dụ: Carbon: C; Zinc: Zn…
- Trong các ngành nghệ thuật, tôn giáo
Symbol là những biểu tượng văn hóa, gắn với lịch sử, phong tục tín ngưỡng…Việc sử
dụng các hình ảnh làm biểu tượng yêu cầu phải cô đọng giúp mọi người lĩnh hội nhanh.
Ví dụ để tìm hình ảnh dùng làm biểu tượng cho con tuần lộc người ta chỉ cần vẽ hai cái
sừng là đủ.
Trước khi đi đến định nghĩa vể biểu tượng chúng ta cần phân biệt giữa hai khái niệm:
kí hiệu và biểu tượng. Như vậy dựa vào đâu để có thể phân biệt giữa kí hiệu và biểu tượng?
Mối quan hệ mang tính có lí do, tính tất yếu giữa hai mặt của biểu tượng chính là điểm quan
trọng để phân biệt biểu tượng với dấu hiệu và kí hiệu. Các tác giả “Từ điển biểu tượng văn
hóa thế giới” đã chỉ ra rất đúng rằng: “Biểu tượng cơ bản khác với dấu hiệu, ở chỗ dấu hiệu
là một qui ước tùy tiện trong đó cái biểu đạt và cái được biểu đạt vẫn xa lạ nhau, trong khi
biểu tượng giả định có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một lực
năng động tổ chức” [1;XIX].
Như vậy thì biểu tượng phong phú hơn một dấu hiệu, kí hiệu đơn thuần: hiệu lực của
nó vượt ra ngoài ý nghĩa, nó phụ thuộc và cách giải thích và cách giải thích thì phụ thuộc vào
một thiên hướng nào đó.
Dù không có cách gì định nghĩa được một biểu tượng. Vì tự bản chất của nó phá vỡ
các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm. Nó giống như mũi
tên bay mà không bay, đứng yên mà biến ảo, hiển nhiên mà lại không nắm bắt được. Biểu
tượng bộc lộ rồi lủi trốn; càng tự phơi bày sáng rõ nó càng tự giấu mình đi; nói như Georges
Gurvich thì các biểu tượng tiết lộ mà che giấu và che giấu mà tiết lộ [1;15].
Tuy nhiên chúng ta cũng cần xác định lại thế nào là biểu tượng (dù khái niệm biểu
tượng có nhiều cách hiểu khác nhau và không dễ gì định nghĩa nó). Vì thế trong luận văn này
chúng tôi tiếp thu cách hiểu của Nguyễn Đức Dân trong “Kí hiệu học một số vấn đề cơ
bản”, đề tài khoa học cấp đại học quốc gia – tp Hồ Chí Minh.
Biểu tượng có thể là một đối tượng, hình ành, từ ngữ, âm thanh, hay những dấu hiệu
đặc biệt dùng để biểu hiện những đối tượng khác thông qua sự liên tưởng, qua sự giống
nhau, hay do qui ước.
Biểu tượng được dùng trong những ngành nghệ thuật, những tổ chức xã hội, tôn giáo, những
phạm trù tinh thần, tâm linh…
1.4. Bản chất kí hiệu của biểu tượng
Theo Saussure thì “Kí hiệu học là ngành khoa học nghiên cứu đời sống của các tín
hiệu trong lòng sinh hoạt xã hội; nó sẽ là một bộ phận của tâm lí học xã hội và của tâm lí học
đại cương” [12;40]. Nửa sau thế kỉ XIX, Saussure và triết gia Charles Sanders Peirce là hai
người đặt nền móng cho khoa kí hiệu học.
Vậy kí hiệu là gi? Vì sao nói “Chúng ta đang sống trong một thế giới kí hiệu?”. Theo
định nghĩa của Nguyễn Đức Dân thì: Một đối tượng A được dùng để thay thế cho một đối
tượng B khác thì A là một kí hiệu của B [2;8].
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta giao tiếp với nhau không chỉ bằng ngôn ngữ mà
bằng các kênh giao tiếp khác nữa. Ngôn ngữ chỉ là hệ thống giao tiếp quan trọng nhất mà
thôi (chứ không phải là duy nhất). Vì nếu một người khiếm thị hay khiếm thính thì làm sao
họ có thể giao tiếp với mọi người xung quanh? Trẻ nhỏ khi chưa biết nói thông qua tiếng
khóc, thông qua những hành động cử chỉ chúng ta cũng có thể đoán ra ý muốn của trẻ là gì.
Rồi thông qua các triệu chứng cụ thể các bác sĩ có thể đoán ra được bệnh. Thời xưa cha ông
ta cũng có thể dự báo được thời tiết thông qua những dấu hiệu cụ thể như:
(1)Chớp đông nhay nháy
Gà gáy thì mưa
(2)Mỡ gà thì gió
Mỡ chó thì mưa
Các kí hiệu trong cuộc sống quanh ta không ngừng phát triển, nhất là trong thời đại
“Kĩ thuật số” như ngày nay. Các kĩ sư xây dựng có thể dựa vào một bản thiết kế để hướng
dẫn công nhân xây nhà. Các chuyên viên máy tính có thể dùng những mã riêng để viết nên
những phần mềm vi tính. Khi ra đường chỉ cần nhìn những biển chỉ dẫn giao thông, người đi
đường có thể đi đúng qui định. Nói chung trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kí hiệu đều
thể hiện vai trò quan trọng của nó. Kí hiệu là tất cả các phương tiện dùng để thông tin có thể
mã hóa và chuyển thành thông điệp mà người khác tiếp nhận được.
Khi nghiên cứu về bản chất của kí hiệu hiện có hai quan điểm chính về kí hiệu và hình
thành nên hai trường phái: quan điểm thứ nhất theo truyền thống châu Âu có sự lưỡng phân
trong kí hiệu, quan điểm thứ hai theo trường phái Mỹ, các kí hiệu được nhìn nhận theo quan
hệ bộ ba.
Theo quan điểm thứ nhất, bắt nguồn từ Saussure thì một kí hiệu có hai phương diện:
Cái biểu đạt, viết tắt là Sa signifier (Signifiant) và cái được biểu đạt, viết tắt là Se signified
(Signifié). Mối quan hệ giữa Sa và Se trong một kí hiệu là hai mặt không thể tách rời nhau,
và mối quan hệ này mang tính võ đoán.
Khái niệm
Hình ảnh âm thanh
- Cái được biểu đạt(signfied) : mặt nội dung của kí hiệu
- Cái biểu đạt (signifier) : mặt hình thức của kí hiệu
Theo quan điểm thứ hai, bắt nguồn từ Ch. Peirce:
Sign vehicle (Kí hiệu): Dạng thức của kí hiệu
Sence (Nghĩa): Nghĩa do kí hiệu tạo nên
Referent (Vật qui chiếu): Cái mà kí hiệu đại diện
Tam giác kí hiệu học
Sở dĩ Saussure nói “ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt” vì nhiều nguyên lí
trong ngôn ngữ học không chỉ riêng cho ngôn ngữ mà có thể áp dụng cho mọi loại mã. Vì
thế khi nghiên cứu biểu tượng, cụ thể là các biểu tượng tôn giáo chúng ta cũng có thể áp
dụng các nguyên lí của ngôn ngữ học.
- Về mặt bản chất
Đối với ngôn ngữ mối quan hệ giữa hai mặt: nội dung và hình thức mang tính võ đoán
còn đối với biểu tượng mối quan hệ giữa hai mặt này mang tính có lí do.
- Ngôn ngữ có tính hình tuyến trong khi đó các kí hiệu tạo hình không tổ chức theo hình
tuyến mà theo không gian.
- Ngôn ngữ có tính phân chiết hai tầng, biểu tượng cũng có thể phân tích được thành
những đơn vị nhỏ có nghĩa: hình dạng, hình ảnh, màu sắc, chữ viết, con số.
- Đặc điểm cơ bản của những cái biểu đạt trong biểu tượng là: chúng có những đơn vị
tạo hình tối thiểu. Đó là các chấm, nét, vùng; Có những đơn vị lớn hơn được hình
thành từ các đơn vị tối thiểu bằng cách thay đổi độ lớn, hình dạng và hướng của
chúng.
- Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt không phải là quan hệ 1-1, chỉ một
cái biểu đạt giúp ta nhận thức ra nhiều cái được biểu đạt…, hay cái được biểu đạt dồi
dào hơn cái biểu đạt. Như vậy biểu tượng luôn mang tính đa trị.
Cấp độ đầu tiên của biểu tượng là các mẫu gốc, khi đi vào đời sống thì mỗi mẫu gốc
có thể sản sinh ra nhiều biểu tượng khác nhau. Khi nghiên cứu biểu tượng trước hết chúng ta
cần lập một danh mục các biểu tượng sau đó liệt kê các kiểu giải thích tiêu biểu nhất về các
biểu tượng cụ thể.
Chương 2: PHÂN LOẠI CÁC BIỂU TƯỢNG
Chúng tôi dựa vào cái biểu đạt (mặt hình thức) như chữ viết, màu sắc, con số, hình ảnh
(sự vật, hoa lá, hình học, con vật, bộ phận cơ thể) để làm căn cứ phân loại hệ thống biểu
tượng trong Cơ đốc giáo và Phật giáo. Trong hai tôn giáo trên số lượng biểu tượng vô cùng
phong phú, vì thế khi dựa vào mặt hình thức để phân loại trong phạm vi một bảng chúng tôi
không liệt kê ra hết, chỉ xin liệt kê những biểu tượng thật sự tiêu biểu mang tính chất đại
diện.
2.1. Hệ thống biểu tượng trong Cơ đốc giáo
Chữ viết
Latin và Hy
Lạp
Alpha và
Omega
Tên của Chúa Tên của Chúa
Hình ảnh
Con vật
Chiên con Chim bồ câu Cá Bồ nông
Hoa lá
Cỏ ba lá Hoa iris Mão gai Nhánh ô liu
Sự vật
Thánh giá Ngôi sao Mỏ neo Tam vị nhất thể
Bộ phận cơ
thể
Mắt Bàn tay
Màu sắc
Màu trắng Màu tía Màu đỏ
Màu xanh lá
cây
Hình học Hình vuông Hình tam giác Hình tròn Hình chữ thập
Con số Số 1 Số 2 Số 3 Số 7…
Biểu tượng gồm có hai mặt: hình thức và nội dung. Nội dung chính mà các phương
tiện hình thức thể hiện nhiều trong Cơ đốc giáo và Phật giáo là hình ảnh Thiên Chúa ba ngôi
và Tam bảo. Vì thế chúng tôi sẽ liệt kê tất cả những cái biểu đạt dùng để chỉ cái được biểu
đạt là Tam bảo và Tam vị nhất thể. Ngoài ra chúng tôi cũng tìm hiểu thêm một số biểu tượng
mang tính đại diện cho Phật giáo và Cơ đốc giáo như chữ vạn và thánh giá.
2.1.1. Tam vị nhất thể (the Trinity)
Theo Kinh Thánh thì Thiên Chúa ba ngôi hiện hữu trong ba thân vị: Chúa cha (the
Father), Chúa con (the Son Jesus Christ: Chúa Jesus) và Chúa Thánh linh (the Holy Spirit:
Đấng yên ủi). Để biểu thị ý nghĩa về sự thống nhất của ba thân vị, trong tiếng Anh người ta
dùng thuật ngữ “three trinity: Chúa ba ngôi”, biểu tượng chỉ Chúa ba ngôi: ba vòng tròn
(bằng nhau) lồng vào nhau, hoa iris, cỏ ba lá, biểu tượng ba ngôi hình cái khiên, ba hào
quang, ngôi sao David, hình tam giác đều (hình tam giác với thánh giá, ba con cá làm thành
hình tam giác), hình tam giác với tên Chúa (Yahweh), hình tam giác với từ Sanctus (có nghĩa
là linh thiêng), hình có ba cạnh (PL B11)…
2.1.1.1. Chúa cha (God the father)
Chúa cha là một phần của bộ ba Chúa ba ngôi, là đấng sáng thế. Từ xa xưa để chỉ
Chúa Cha người ta thường sử dụng các biểu tượng cụ thể sau:
BIỂU TƯỢNG CHỈ ĐỨC CHÚA TRỜI (GOD FATHER)
Hình ảnh Lí giải
Tên của Chúa (Jehova, Yhwh, Adonai), thường được viết bên
trong hình tam giác hoặc hình tròn. Biểu tượng này thường được
dùng trang trí trong nhà thờ, trong nghệ thuật.
Mắt được vẽ bên trong hình tam giác, bên ngoài có 3 ánh hào
quang, biểu tượng này được tìm thấy tại các nhà thờ ở Anh và Hy
Lạp. Nguyên nhân người ta dựa vào thông điệp trong Kinh Thánh.
[8;Thithiên33:18]
Ban đầu người ta hay dùng hình ảnh bàn tay phải để chỉ Chúa Cha,
vì người ta dựa vào những lời được chép trong Kinh Thánh
[8;Xuất Ê Díp Tô ký15:6 và Thithiên48:10].
Bàn tay với 2 ngón mở rộng và 3 ngón gập lại: bt của sự ban
phước thông qua Chúa Jesus.
Các ngón tay khum lại giữ lấy những con người bên trong, bt
này mang ý nghĩa: Chúa sẽ gìn giữ những người công bình
trong cách tay yêu thương của Ngài.
Bàn tay duỗi thẳng, xuyên qua đám mây, xung quanh có ba
vòng hào quang, bt cho sự sáng tạo của Chúa.
Bàn tay với ba ngón mở rộng bt của 3 ngôi; 2 ngón gập lại bt
cho hai đặc tính của Chúa Jesus: người, thánh.
Bàn tay với ngón trỏ duỗi thẳng, ngón tay thứ hai cong vào
trong, ngón thứ 3 và ngón cái bắt chéo nhau tạo thành hình
thánh giá, ngón thứ 4 cong vào trong, cách sắp xếp này tạo
nên một số kí tự trong tiếng Hy Lạp “ IC XC” tên của Chúa
Jesus.
Hai hình tam giác đều, lồng vào nhau, trông giống hình cái khiên
của vua David. Người ta gọi đó là ngôi sao sáng tạo, vì Chúa sáng
tạo thế giới trong 6 ngày.
2.1.1.2. Chúa Jesus (God the son)
Jesus Christ, con của Đức Chúa Trời, là ngôi 2 (trong ba ngôi). Ngài giáng thế làm
người, hi sinh trên thập tự giá, cứu chuộc tội lỗi cho nhân loại. Sau 3 ngày, Ngài sống lại, trở
về trời và hứa sẽ tái lâm để phán xét nhân loại
Từ xưa đến nay người ta đã dùng các biểu tượng sau để chỉ Chúa Jesus.
CÁC BIỂU TƯỢNG CHỈ CHÚA JESUS (GOD THE SON)
Hình ảnh Lí giải
Mỏ neo, biểu tượng cho sự kiên định mà chúng ta có trong
Chúa Jesus; biểu tượng của lòng tin, hi vọng, tình yêu [8;Hê
bơ rơ 6:19].
Thánh giá trên quả cầu, biểu tượng này có ý nghĩa: Chúa
Jesus chế ngự tội lỗi thế gian.
Mão triều thiên: Chúa Jesus thực hiện 3 nhiệm vụ trên đất:
nhà tiên tri, thầy, vua. Mão triều thiên biểu tượng cho cuộc
sống bất diệt [8;Giacơ1:12].
Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự (crucifix),
Biểu tượng cho sự thống khổ của Chúa Jesus.
Cá (ichthus): đây là biểu tượng phổ biến chỉ về Chúa Jesus.
Ichthus trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là cá. Tuy nhiên từ này
tập hợp những chữ cái đầu của cụm từ “Jesus Christ, con
của Đức Chúa Trời, là đấng cứu thế”.
Chiên con và quyển sách có 7 con dấu: Chúa Jesus là chiên
con – vật sinh tế - cất khỏi tôi lỗi cho nhân loại
[8;Giăng1:29].
Chúa Jesus là người chăn chiên hiền lành [8;Giăng10:11].
Chiên con với lá cờ chiến thắng: Chúa Jesus đắc thắng tội
lỗi.
Bồ nông: biểu tượng cho sự hi sinh của Chúa, Chúa chết để
nhân loại được sống.
Con bò (ox): Chúa trở thành vật sinh tế, đổ huyết để đền tội.
Sao năm cánh: Biểu tượng của Chúa Jesus, Chúa giáng sinh
làm người [8; Dân số kí 24:17].
Nho: Biểu tượng của Chúa Jesus [8;Giăng 15:5] Ngài phán
rằng “Ta là gốc nho và nhánh”.
Năm cây thánh giá: Biểu tượng chỉ năm vết thương của
Chúa Jesus trên cây thập tự.
2.1.1.3. Chúa Thánh linh (God the holy spirit)
BIỂU TƯỢNG CHỈ ĐỨC THÁNH LINH (THE HOLY SPIRIT)
Hình ảnh Lí giải
Chim bồ câu [8;Mathiơ 5:16], sau khi Chúa Jesus chịu lễ
Baptem, Đức Thánh linh trong hình ảnh của chim bồ câu
đậu trên vai Ngài.
Ngọn lửa: biểu tượng phổ biến để chỉ Đức Thánh Linh
[8;Công vụ các sứ đồ 2:3].
Chín bông trái Thánh linh: Ngôi sao chín cánh gồm chín
chữ cái đầu trong tiếng Latin: (charitas, gaudium, pax,
longanimitas, benignitas, bonitus, fides, mansuetudo and
continentia) lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn
nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ
[8;Galati5:22].
Bảy món quà của Chúa Thánh linh: bảy con chim bồ câu
xung quanh vòng tròn có hai chữ SS (Sanctus Spiritus:
trong tiếng Latin có nghĩa là Chúa Thánh Linh), biểu tượng
cho 7 món quà của Chúa Thánh Linh: quyền phép, giàu có,
khôn ngoan, năng lực, tôn quí, vinh hiển, ngợi khen
[8;Khải huyền 5:12].
Bảy ngọn nến: 7 món quà của Chúa Thánh Linh.
Bảy ngọn đèn: bảy ngọn đèn được thắp sáng trước ngai cúa
Chúa [8;Khải huyền 4: 5], biểu tượng của Đức Thánh Linh.
2.1.2. Thánh giá (hình chữ thập)
Thánh giá được sử dụng phổ biến trong nền văn hóa Phương Tây, và là biểu tượng
chính của Cơ đốc giáo khắp nơi trên thế giới. Thật ra không phải biểu tượng này được dùng
phổ biến sau khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự mà nó là biểu tượng cổ xưa được
sử dụng ở Hy Lạp và nhiều nơi trên thế giới cách đây hàng nghìn năm trước công nguyên.
Người ta thường sử dụng thánh giá trong các trường hợp sau:
- Trang trí trên các trần của nhà thờ
- Trang trí trên cung thánh
- Tường của nhà thờ
- Trên các ngôi mộ của người theo Cơ đốc giáo
- Trang trí trên các áo choàng thời Trung cổ
- Trang trí trên lá cờ của các quốc gia
- Còn là vật trang sức phổ biến ngày nay
…
Dựa vào hình dáng, người ta chia thánh giá thành các loại chính sau:
Thánh giá hình
chữ T
(Tau cross)
Thánh giá Latin
(Latin cross)
Thánh giá hình
chữ Y
(shape Y cross)
Thánh giá hình
chữ X
(shape X cross)
Về chiều dài của các thanh tạo nên thánh giá, có hai loại chính:
Thánh giá Latinh
Các thanh có độ dài không bằng nhau
Thánh giá Hy Lạp
Có các cạnh bằng nhau
Từ trước đến nay có hai loại thánh giá được sử dụng nhiều là thánh giá Hy Lạp và
thánh giá Latin. Tuy nhiên mỗi kiểu loại có nhiều sự biến đổi, người ta ước tính có đến bốn
trăm loại thánh giá khác nhau. Trong đó có năm mươi loại được sử dụng nhiều nhất trong
các nhà thờ và xứ đạo (PL B6;8).
- Thánh giá kết hợp với chữ viết
- Thánh giá trang trí trên lá cờ
- Thánh giá có trang hoàng cây cối và động vật
- Màu sắc của thánh giá
Ngoài các loại thánh giá chính vừa nêu, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có nhiều biểu
tượng thánh giá có hình dạng không giống với các thánh giá thông thường. Đơn cử như:
- Thánh giá Maltese (xứ Mantơ): mỗi cạnh của thánh giá chia hai tượng trưng cho 8 đức
tính của hiệp sĩ: sự trung thành, lòng mộ đạo, sự rộng lượng, lòng dũng cảm, nhu mì,
xem nhẹ cái chết, giúp đỡ cho người nghèo và những ngừơi yếu đuối cần được che
chở, tôn trọng nhà thờ (PL B6;12).
- Thánh giá của giáo hoàng, thánh giá của giáo trưởng, thánh giá của nhà thờ chính
thống giáo ở Nga (kiểu loại của các thánh giá loại này khác biệt ở chỗ số lượng các
thanh ngang) (PL B6;9).
Trong nền văn hóa Hy Lạp người ta đã sử dụng nhiều loại thánh giá khác nhau, có
khoảng 20 đến 30 loại thánh giá, xuất hiện vào khoảng 1000 năm trước công nguyên. Đơn cử
như biểu tượng hình chữ thập ngoặc (ngày nay được sử dụng nhiều trong Phật giáo, nó là
biểu tượng cho sự tái sinh, sự thịnh vượng). Ban đầu chúng được trang trí trên các bình, lọ.
Và Cơ đốc giáo cũng sử dụng biểu tượng này, được gọi là Crux Gammata, tên của biểu
tượng bắt đầu từ chữ cái Gamma trong tiếng Hy Lạp, quay theo chiều kim đồng hồ (trong
tiếng Trung Quốc biểu tượng này là chữ Wan có nghĩa là 10 000).
Dựa vào việc biến đổi hình dạng của thánh giá, chúng ta thấy rằng nếu thay đổi số
thanh hay cách sắp xếp các thanh (thanh ngang, thanh chéo, xiên, tăng số lượng thanh ngang)
sẽ dẫn đến việc thay đổi ý nghĩa của biểu tượng thánh giá (đó là chìa khóa để chúng ta có thể
giải thích ý nghĩa của các loại thánh giá). Ví dụ thánh giá hình chữ Y (biểu tượng của thánh
Peter (Phiero) vì ông cảm thấy không xứng đáng khi bị đóng đinh trên cây thập tự cùng kiểu
với Chúa Jesus).
Có thể thấy thánh giá (hình chữ thập) là biểu tượng cổ xưa của con người, chúng được
tìm thấy trên các hang đá tại Tây Âu và người ta cho rằng nó xuất hiện từ thời tiền sử. Thánh
giá không chỉ sử dụng trong tôn giáo mà biểu tượng này còn đi vào các lĩnh vực khác nhau
của đời sống: hóa học, toán học (dấu cộng được sử dụng vào thế kỉ thứ 17, dấu nhân xuất
hiện vào 150 năm sau).
2.2. Hệ thống biểu tượng trong Phật giáo
Chữ
viết
Om Om Mani Padme Hum
Hình
ảnh
Con
vật
Đôi cá
vàng
Bốn đạo
hữu hòa
thuận
Rồng
Chim đại
bàng
Hổ Sư tử
Hoa
lá
Hoa sen
Sự
vật
Vỏ ốc xà
cừ
Dây
trường thọ
Bánh xe
pháp luân
Banơ chiến
thắng
Cái lọng Bình quí
Bộ
phận
cơ
thể
Mắt Phật Cử chỉ bàn tay
Màu
sắc
Xanh Trắng Đen Vàng Xanh lá cây Màu đỏ
Hình
học
Hình tròn Hình chữ thập ngoặc
Con
số
1 2 3 4 6 8…
2.2.1. Tam bảo (Three refuges, Three Jewels, Three Treasures, Triple Gem)
Tam bảo là ba ngôi báu quý nhất ở đời, là điều mà Phật tử quy y, gồm:
- Đức Phật (Buddha) là bậc giác ngộ hoàn toàn.
- Pháp (Dharma): những lời dạy của Phật được ghi lại trong Tam Tạng kinh điển.
- Tăng (Sangha): là một đoàn thể gồm bốn người trở lên sống đời sống không gia đình,
theo sáu nguyên tắc hòa hợp, thanh tịnh.
Biểu tượng tam bảo thường được trang trí cùng dấu chân Phật (Buddhapada: footprints of
the Buddha, nghĩa là “dấu chân Phật”), hoa sen, và bánh xe pháp luân (tượng trưng cho
lời dạy của Đức Phật). Hình dáng của của tam bảo có 3 nhánh trông giống như chữ “W”,
tương tự như Trishula (cái xiên tượng trưng cho thần Shiva) trong đạo Hindu. Trong
Phật giáo Tây Tạng biểu tượng tam bảo được thể hiện bằng hình ảnh ba viên ngọc bên
trong một vòng tròn lửa (PL C3).
2.2.1.1. Phật
Để chỉ Đức Phật người ta dùng các biểu tượng sau: Mắt Phật; Mudras: cử chỉ của
Phật; Dấu chân Phật; Cây bồ đề: nơi Đức Phật ngồi thiền định để tìm ra con đường cứu vớt
chúng sinh và Ngài đã giác ngộ chân lý; Ngai để trống; Sư tử; Bảo tháp: biểu tượng cho sự
giác ngộ của Phật; hoa sen.
CÁC BIỂU TƯỢNG VỀ ĐỨC PHẬT
Hình ảnh Lí giải
Mắt Phật: (Buddha Eyes) Tại Tây Tạng, trên các bảo
tháp người ta thường vẽ hình ảnh mắt Phật rất lớn, với
ý nghĩa Phật có thể nhìn thấu nhân gian. Mũi Phật
được vẽ giống như dấu hỏi, trong tiếng Tây Tạng đó
là kí tự chỉ con số 1, với ý nghĩa chỉ duy nhất, chỉ có
một cách để khai sáng tâm hồn, đó là thông qua
những lời dạy, giáo lý của Đức Phật.
Dấu chân Phật: biểu tượng cho sự hiện hữu của Đức
Phật ở nhân gian.
Mudras (cử chỉ)
Bhumisparsa: biểu tượng của sự khai sáng và sự kiên
định. Trong quá trình thiền định Đức Phật luôn bị quỉ
Mara quấy nhiễu nhưng vẫn không làm cho Đức Phật
có thể xao nhãng.
Dhyana Mudra: biểu tượng của sự suy ngẫm, thiền
định. Bàn tay trái đặt trên bàn tay phải. Đức Phật đang
tìm ra nguyên nhân của sự khổ đau và tìm con đường
giải thoát nỗi thống khổ.
Abhaya Mudra: ban phước và bảo vệ.
Sự cầu nguyện ("Gesture of Praying"): đây là cử chỉ
phổ biến của Phật Avalokiteshvara.
Vitarka Mudra: dạy bảo, chỉ dẫn, lập luận. Đây là cử
chỉ phổ biến của Đức Phật.
Uttarabodhi Mudra: sự khai sáng của Đấng tối cao.
Ngai để trống: Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ vương quyền
để tìm kiếm những điều quan trọng hơn trong đời
sống.
Sư tử: là biểu tượng quan trọng trong đạo Phật. Vì sư
tử là chúa tể sơn lâm khiến ta liên tưởng đến vương
quyền, sức mạnh, năng lực.
Bảo tháp: biểu tượng cho sự giác ngộ của Đức Phật.
Nó đại diện cho năm nguyên tố: chân đế hình vuông
tượng trưng cho nguyên tố đất; vòm tròn tượng trưng
cho nguyên tố nước; phần tiếp theo hình nón tượng
trưng cho nguyên tố lửa; hình bán nguyệt tượng trưng
cho nguyên tố không khí; phần trên cùng tượng trưng
cho không gian.
Hoa sen biểu trưng cho chân lý. Chân lý hiện thực
trong đời đầy phiền não và hệ lụy. Trong tôn giáo,
hoa sen biểu trưng cho quá trình tu học của người
Phật tử, từ bậc phàm phu nhờ công tu tập cũng trờ
thành Phật. Vì thế trong Kinh Phật có nói “Phật là hoa
sen, hoa sen là Phật”.
2.2.1.2. Pháp (Dharmachakra)
Bánh xe, hay bánh xe pháp luân tượng trưng cho lời dạy của Đức Phật (Pháp) được
thường chuyển còn gọi là pháp luân thường chuyển. Cần phân biệt bánh xe pháp luân và
bánh xe luân hồi. Ngoài bánh xe pháp còn có 8 biểu tượng về sự chiến thắng có liên quan
đến những lời Phật dạy (THE EIGHT AUSPICIOUS SYMBOLS) trong Phật giáo Tây Tạng:
- Cái dù
- Đôi cá vàng
- Bình đựng vật quý
- Hoa sen
- Vỏ sò
- Dây trường thọ
- Banơ chiến thắng
- Bánh xe pháp luân
Bánh xe Pháp luân: biểu tượng “bánh xe pháp” là một hình tròn như bánh xe có nhiều
căm, đó chính là biểu tượng đã được vua A Dục khắc lên trụ đá, và ngày nay nó được in trên
lá cờ của nước Ấn Độ. Bánh xe Pháp được vẽ hình tròn bên trong có 6, 8 hoặc 12 gọng. Con
số 12 tượng trưng cho “Mười hai nhân duyên”, con số 8 tượng trưng cho “Bát chánh đạo”,
con số 6 tượng trưng cho "Lục đạo". Trong đó bánh xe Pháp có 8 gọng được vẽ nhiều hơn
cả. Bánh xe pháp luân có các ý nghĩa như sau:
Bánh xe Pháp chuyển động không ngừng, giáo lý của Đức Phật phát triển không
ngừng, hợp thời, hợp cơ, hợp lý, nhưng công năng vẫn là di chuyển, đưa chúng sanh
từ trong bóng tối đến ánh sáng, từ khổ đến vui, từ căn trí thấp để có căn trí cao, từ vô
minh đến Giác Ngộ, từ địa ngục tới Niết-Bàn.
Bánh xe Pháp lan tới đâu thì cỏ gai, sỏi đá bị nghiền nát tới đó, mê lầm phiền não
cũng bị dẹp tan.
Bánh xe Pháp chỉ tiến thẳng lên phía trước, không bao giờ thoái lui.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA BÁNH XE LUÂN HỒI VÀ BÁNH XE PHÁP LUÂN
Đối
tượng
Bánh xe luân hồi Bánh xe pháp luân
Hình
ảnh
Lí giải
Bánh xe luân hồi là mô hình
phức tạp mô tả mối quan hệ biện
chứng của 12 nhân duyên. Bao
gồm một vòng tròn theo hai
chiều: ngược và xuôi. Nói về quá
trình luân hồi: con người phải
chịu trách nhiệm về hành vi của
mình và phải gánh lấy kết quả do
cái nghiệp mà mình đã tạo.
Bánh xe pháp có hình tròn như
chiếc bánh xe có nhiều căm: 6, 8
hoặc 12. Bánh xe Pháp đưa
chúng sanh ra khỏi cảnh luân hồi
thoát cảnh trầm luân. Chúng
sanh nương nhờ Pháp Phật mà
tiến về giác ngộ và giải thoát.
2.2.1.3. Tăng
Trong Phật giáo, Tam bảo bao gồm: Phật (Đức Phật), Pháp (lời dạy của Đức Phật) và
Tăng (tăng đoàn: đoàn thể tăng già từ bốn người trở lên sống theo nguyên tắc hòa hợp, thanh
tịnh) cũng giống như các thánh đồ trong Cơ đốc giáo. Như vậy chúng ta thấy bộ ba trong Cơ
đốc giáo và Phật giáo có điểm khác biệt. Thế nên trong Cơ đốc giáo sử dụng nhiều biểu
tượng chỉ 12 tông đồ (tông đồ có vị trí riêng không đứng cùng bộ 3), còn trong Phật giáo các
tông đồ nằm trong bộ 3 (Tăng).
2.2.2. Chữ vạn (hình chữ thập ngoặc)
Chữ Vạn trong tiếng Anh (swastika) có nguồn gốc từ tiếng Sancrit, hình chữ thập với
bốn cạnh bằng nhau có ý nghĩa: phúc lộc, an khang, thành công, thịnh vượng. Biểu tượng
này được dùng rộng rãi trong Hindu giáo, Phật giáo và đạo Jain (trong Hin đu giáo thì biểu
tượng chữ Vạn có bốn chấm ở bốn góc ).
Từ swastika có nguồn gốc từ tiếng Sancrit được sử dụng trong tiếng Anh từ năm 1871
thay cho từ Gammadition trong tiếng Hy Lạp, ngoài ra trong tiếng Hy Lạp nó còn được gọi
theo tên khác là Tetraskele (bốn cạnh bằng nhau).
Chữ Vạn có hai cách viết:
Xoay phải theo chiều kim đồng hồ (swastika) nó đại diện cho năng lượng vũ trụ, sức
mạnh và trí thông minh.
Xoay trái ngược chiều kim đồng hồ (suavastika) nó đại diện cho sự từ bi.
Chữ Vạn xuất hiện vào khoảng 16 000 đến 14 000 năm trước công nguyên. Chữ Vạn
được coi là biểu tượng của Phật giáo, hàm chứa Phật tính. Đây là một trong 80 vẻ đẹp của
Phật. Trong truyền thống đạo Bon bản địa của Tây Tạng, chữ Vạn là biểu tượng của sự vĩnh
hằng, bất biến. Chữ swastika của đạo này quay ngược chiều kim đồng hồ, hoặc cùng chiều
kim đồng hồ. Chữ Vạn được xuất hiện trên ngực hoặc trên lòng bàn tay và gót chân của Phật.
Nó còn được dùng làm hoa văn trang trí trên vải, tạo thành đường viền cho mẫu thiết kế.
Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với
thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar (
Người theo Phật giáo ở các quốc gia ngoài Ấn Độ hay sử dụng chữ Vạn xoay về phía
phải theo chiều kim đồng hồ.
CHỮ VẠN
Chiều quay của chữ Vạn Các tôn giáo sử dụng chữ Vạn
Xoay về phía
phải
Xoay về phía
trái
Đạo Phật Đạo Hindu Đạo Jain
2.3. Phương thức biểu đạt của biểu tượng tôn giáo
Về hệ thống biểu tượng trong Phật giáo và Cơ đốc giáo, người ta thường sử dụng các
phương thức biểu đạt sau:
- Dùng các hình ảnh tượng trưng
- Dùng các hình ảnh tượng trưng kèm chữ viết
- Có sự kết hợp giữa màu sắc và các con số
- Các cử chỉ cũng mang ý nghĩa biểu tượng
2.3.1. Biểu đạt thông qua hình ảnh tượng trưng
Theo Nguyễn Thị Ngân Hoa “biểu tượng (theo nghĩa rộng nhất) là một loại tín hiệu
mà mối quan hệ giữa mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong
sự tưởng tượng của con người: cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mang
tính có lí do, tất yếu” [7]. Chính vì thế mà mối quan hệ giữa hai mặt của biểu tượng nhất là
biểu tượng tôn giáo có lí do. Khi sử dụng một hình ảnh để chỉ một đối tượng nào đấy người
ta dựa vào các nguyên tắc sau: sự giống nhau, liên tưởng hay qui ước, thế nên khi giải thích ý
nghĩa của một biểu tượng chúng ta cần phải nghiên cứu kĩ phương thức biểu đạt của chúng.
Dựa vào nội dung mà hình ảnh biểu thị chúng tôi nhận thấy có các kiểu loại như sau:
2.3.1.1. Hình ảnh biểu thị con người và sự vật
Hình ảnh biểu thị một bộ phận của con người: bàn tay (tay phải), bàn chân, mắt
(lấy bộ phận để chỉ toàn thể). Tay phải thường liên quan đến sự trung thực (đối với
một số dân tộc khi ăn cơm bằng tay người ta luôn ăn bằng tay phải) và tay trái
thường liên quan đến sự không thành thật. Cử chỉ của bàn tay thường mang nhiều ý
nghĩa đặc biệt. Ví dụ: ngón tay cái giơ lên cao là dấu hiệu của sự chiến thắng, kiên
cường. Trong Hindu giáo và Phật giáo và cả Cơ đốc giáo sử dụng hơn năm trăm cử
chỉ (mudras) trong các lễ nghi và trong các điệu nhảy (mỗi cử chỉ mang ý nghĩa
khác nhau). Bàn chân là biểu tượng của sự kiên định và sự tự do. Người ta tin rằng
chúng có thể để lại năng lượng trên mặt đất. Những dấu vết tìm thấy trên đá có
hình bàn chân, người ta tin rằng đó là dấu chân của Thượng đế. Dấu chân Phật là
biểu tượng thần thánh: theo bước chân của Ngài thì nhân loại sẽ tự tìm được con
đường khai sáng.
Trong tôn giáo, ban đầu người ta hay dùng bộ phận để chỉ cái toàn thể, ít khi vẽ chân
dung của các vị thánh thần. Sau này việc vẽ chân dung trở nên phổ biến người ta mới dùng
các hình ảnh cụ thể như hình ảnh Chúa Jesus bị đóng đinh trên cậy thập tự, Chúa Jesus tại
vườn Ghết sê ma nê hay các tranh ảnh, tượng của Đức Phật.
Hình ảnh biểu thị sự vật
+ Động vật: dựa vào đặc tính của các con vật mà người ta dùng nó làm các đối tượng
mang ý nghĩa tượng trưng. Bao gồm những con vật mang tính huyền thoại và các con vật
có thật trong đời sống:
- Những con vật mang tính huyền thoại: sư tử trắng, chim garuda, rồng, quái vật đầu
chim, con kì lân…
- Những con vật có thật trong đời sống: chim bồ câu, chim đại bàng, chim bồ nông,
thiên nga, bướm, voi, khỉ, ngựa, cá, rắn…
Trong Hindu giáo, Phật giáo và Cơ đốc giáo hay dùng các con vật để làm biểu tượng
chỉ các vị thần. Thông thường khi sử dụng các con vật làm biểu tượng người ta hay dựa vào
một số bản tính của con người như: dục vọng, sự tham lam, tính hung bạo, tuy nhiên những
đức tính xấu này luôn bị chế ngự và tiêu diệt đi. Ví dụ như Cơ đốc giáo, bốn tác giả Phúc âm
được miêu tả thông qua hình ảnh bốn con vật (PL B5) (thiên thần có cánh, bò, sư tử, chim
đại bàng). Thánh Mark dùng hình ảnh sư tử có cánh (loại dã thú nơi đồng vắng), vì sách Tin
lành Mark bắt đầu bằng lời rao giảng của Giăng Báp tít (Giăng Bap tít sống trong đồng
vắng). Thánh Luke dùng hình ảnh con bò bị tế vì sách Tin lành Luke bắt đầu với lời mời gọi
dành cho vị tư tế Dacaria khi vị này đang thi hành nhiệm vụ tại đền thờ. Thánh John dùng
hình ảnh con chim đại bàng vì tác giả sách Tin lành Giăng được nhìn thấy những hình ảnh
rực rỡ, đẹp đẽ nơi thiên đàng. Còn Satan được miêu tả qua hình ảnh con rắn; Đối với Phật
giáo Tây Tạng khi miêu tả bánh xe pháp luân người ta vẽ vòng tròn trong đó có 3 con vật: gà
trống, rắn, lợn cắn đuôi nhau tạo thành một vòng tròn, đó chính là tam độc. Con lợn đen
tượng trưng cho sự ngu dốt, con rắn xanh tượng trưng cho lòng ghen ghét và thù hận, con gà
trống tượng trưng cho sự tham lam và thèm khát. Chúng sinh bị ba độc tố đó lôi kéo nên phải
tái sinh vào các cảnh giới khổ đau.
+ Thực vật
- Hoa: sen (Phật Thích Ca Mầu Ni ngự trên tòa sen), hoa huệ tây, hoa iris, hoa hồng
đỏ…
- Lá nho, nhành nho, bụi gai cháy, cỏ ba lá (là biểu tượng của Chúa ba ngôi), cây bồ
đề …
Dùng hoa làm biểu tượng người ta dựa vào một số tính chất sau:
Số cánh hoa: cỏ ba lá, hoa huệ tây, hoa iris có ba cánh vì thế trong Cơ đốc
giáo người ta hay dùng các loại hoa này để làm biểu tượng cho ba ngôi Đức
Chúa Trời; hoa sen có 8 cánh ứng với tám hướng không gian, vì thế sen là
biểu tượng của sự hài hòa vũ trụ. Đức Phật Thích Ca ngự trên trục bánh xe
tám nan hoa, giữa đóa sen tám cánh không bị môi trường bùn lầy tác động.
Màu sắc của hoa và hương thơm của hoa:
o Hoa hồng đỏ: trong Cơ đốc giáo, hoa hồng đỏ là biểu tượng của Đức
mẹ Mari, nó còn là biểu tượng của máu Chúa Jesus đổ ra trên cây thập
tự. Ba hoa hồng sẽ là biểu tượng của: ánh sáng, tình yêu, và sự sống.
o Màu trắng của hoa huệ tây là biểu trưng cho vẻ trong trắng, thơ ngây,
trinh bạch.
o Sen trắng: biểu tượng cho đức hạnh, sự tinh khiết, cho trí tuệ tinh
khiết. Nó là đặc trưng của phái Mật tông và là đặc trưng của các vị
Phật.
o Sen hồng: là loại sen tối thượng, biểu tượng của Đấng tối cao: Đức
Phật.
o Sen đỏ: biểu tựơng của sự khởi thủy của tự nhiên, sự tinh khiết của
tâm hồn, biểu tượng của tình yêu, lòng trắc ẩn, đây là loại sen của
Quan Thế Âm.
o Sen xanh: biểu tượng linh thiêng nhất, là biểu tượng của trí tuệ, đây là
loại sen của Văn Thù Sư Lợi hiện thân của trí tuệ viên thành.
o Hương thơm của hoa sen mọc từ bùn đen là biểu tượng của sự thăng
hoa tinh thần.
+ Sự vật cụ thể: thánh giá, lưới, mỏ neo, bánh xe, ngai để trống, ngôi sao, vương miện,
chân đèn…Người ta sử dụng các sự vật cụ thể này liên quan đến nghề nghiệp hay chức
vụ, địa vị…của các đối tượng trở thành biểu tượng. Ví như hình ảnh chiếc ngai trống là
biểu tượng cho vương quyền, sự thông thái và sự thiêng liêng. Chiếc ngai trống đại diện
cho mối quan hệ giữa Thượng đế và nhân loại. Vì thế mà Phật giáo và Cơ đốc giáo đều
sử dụng hình ảnh này làm biểu tượng cho Đấng tối cao.
Như vậy đối với phương thức biểu hiện của các biểu tượng tôn giáo chúng ta thấy rằng
cùng một cái được biểu đạt người ta dùng nhiều cái biểu đạt khác nhau, cụ thể là các biểu
tượng về Chúa hay Đức Phật…
2.3.1.2. Hình ảnh biểu thị bằng hình học
Trong Cơ đốc giáo và Phật giáo người ta cũng sử dụng hình học làm biểu tượng, đó là
các hình: tròn, tam giác, vuông, hình chữ thập ngoặc (chữ Vạn). Người ta có thề sử dụng
riêng lẽ (hình tam giác là biểu tượng của Ba ngôi, được dùng nhiều trong Cơ đốc giáo) hay
kết hợp ba loại trên trong cùng một biểu tượng (hình bảo tháp trong Phật giáo Tây Tạng),
cũng có trường hợp các hình này khi sử dụng làm biểu tượng thường được trang trí hay kết
hợp với các hình ảnh khác (hình ảnh bánh xe luân hồi: vòng ngoài cùng là hình tròn, có con
quỷ ôm gọn hình tròn đó, bên trong hình tròn có hình ảnh của ba con vật cắn đuôi nhau tạo
thành vòng tròn, hay như người ta vẽ hình tam giác, chính giữa hình tam giác vẽ thêm con
mắt…). Hình tròn, hình tam giác, hình vuông được xem là những hình ảnh linh thiêng, được
sử dụng làm biểu tượng trong những nền văn hóa khác nhau.
Hình tròn: Ban đầu nó biểu tượng cho tính nam thần thánh, thường xuất hiện cùng
với ánh hào quang xung quanh đầu của các thiên thần. Nó còn mang ý nghĩa cho sự
vô tận, sự hoàn hảo, và sự tồn tại vĩnh hằng. Vì thế hình tròn thường được dùng để
làm biểu tượng cho Thượng đế.
Hình vuông: Hình dáng của nó biểu tượng cho sự vững chắc, nguyên do hình dáng
không thay đổi. Nó bao hàm các tính chất sau: sự đáng tin cậy, lòng trung thực, sự
bảo vệ, sự an toàn. Hình vuông là biểu tượng thường gặp trong đạo Hin đu, nói về
vạn vật và sự cân bằng trong thế đối lập nhau.
Hình tam giác: Số ba thần thánh thường chỉ về Chúa ba ngôi. Hình tam giác chỉ về
con đường đến thiên đàng, đại diện cho nguyên tố lửa (thuộc giống đực). Nó còn là
biểu tượng về những ơn huệ từ thiên đàng đổ xuống đại diện cho nguyên tố nước
(thuộc giống cái).
2.3.2. Biểu đạt thông qua màu sắc
Từ xưa con người đã biết dùng màu sắc để tạo thành các biểu tượng biểu trưng cho
những giá trị tâm linh trong đời sống văn hóa xã hội. Màu sắc xuất hiện ở mọi nơi làm bệ đỡ
cho biểu tượng.
Cách thức hình thành những màu sắc biểu tượng theo qui luật: dùng một màu hay
nhiều màu để biểu trưng cho một điều khái quát trong nhận thức, trong tâm linh.
Dùng màu sắc để biểu trưng có thể theo hai cách:
- Dùng riêng lẽ từng màu
- Dùng kết hợp một số màu với nhau
2.3.2.1. Màu sắc trong Cơ đốc giáo
Cơ đốc giáo thường dùng màu sắc để trang hoàng các bức tranh, lá cờ, thánh giá, chủ
yếu là hai loại thánh giá chính: thánh giá Latin và thánh giá Hy Lạp và màu sắc còn được sử
dụng trong các nghi lễ khác nhau. Trong các nhà thờ Cơ đốc việc sử dụng màu sắc có tính
quy ước riêng. Cụ thể, người ta sử dụng các màu sau:
- Màu đen biểu tượng cho sự đau buồn, bệnh tật, sự chết. Màu này được sử dụng trong
ngày lễ thương khó.
- Màu xanh: biểu tượng cho thiên đàng, lòng nhân hậu, biểu tượng của Đức mẹ Mari,
được sử dụng trong mùa vọng.
- Màu vàng: biểu tượng cho sức khỏe, sự lộng lẫy, vương giả. Màu vàng là biểu tượng
của Chúa Jesus.
- Màu xanh lá cây: biểu tựơng cho sự sống, hi vọng, sự trung thực, sự bất tử. Màu xanh
lá cây được dùng trong ngày nghỉ lễ vào ngày chủ nhật sau ngày Đức thánh linh giáng
lâm.
- Màu hồng: biểu tượng của sự vui mừng, màu của ngọn nến được thắp lên trong mùa
vọng.
- Màu tím: biểu tượng của sự ăn năn, sự khổ hình, màu của hoàng gia. Màu tím được
dùng trong các ngày lễ: mùa vọng (bốn tuần lễ trước ngày giáng sinh của Chúa), mùa
chay, ngày thứ năm trứơc lễ Phục sinh, tuần thánh (tuần trước ngày chủ nhật phục
sinh).
- Màu đỏ: biểu tượng của tình yêu, tuổi trẻ, sự nhiệt tình, lòng hăng hái; màu của máu,
màu của sự đau đớn; biểu tượng của Đức thánh linh. Màu đỏ được dùng trong các
ngày lễ sau: lễ Đức thánh linh giáng lâm, Lễ tạ ơn Chúa sau mùa gặt, lễ kỉ niệm những
người tử vì đạo.
- Màu trắng: biểu tượng của ánh sáng, sự tinh khiết, sự vô tội, niềm vui, sự trinh trắng,
sự rửa tội. Màu trắng được dùng trong các ngày lễ: giáng sinh, lễ thăng thiên, lễ biến
hình, Thánh linh giáng lâm, sự kiện Chúa Jesus hiện ra cùng các môn đồ, lễ thương
khó.
2.3.2.2. Màu sắc được dùng trong Phật giáo
Hệ thống màu sắc trong Phật giáo được dùng nhiều trong nghệ thuật Phật giáo và các
nghi lễ tôn giáo. Trong Phật giáo, đặc biệt là trong Phật giáo Tây Tạng, năm màu dưới đây
biểu tượng cho suy nghĩ, bản chất thiêng liêng của Đức Phật, là một phần của cơ thể, là một
phần trong câu thần chú cầu thần, hay nó còn đại diện cho các nguyên tố.
- Màu xanh: biểu tượng cho sự trầm tĩnh, sự vô cùng, vô tận, sự trong sạch, tinh khiết,
đại diện cho nguyên tố không khí.
- Màu đen: biểu tượng của bóng tối, thù địch, đại diện cho nguyên tố không khí.
- Màu xanh lá cây: màu của tự nhiên, của cỏ cây, của sự cân bằng, của sự hài hòa, cân
đối, sự mạnh mẽ, của tuổi trẻ.
- Màu đỏ: trong văn hóa Tây Tạng màu đỏ là màu được sử dụng nhiều nhất, màu đỏ là
một trong năm màu chính của đạo Phật, màu đỏ còn là màu áo của các tu sĩ. Biểu
tượng cho sức mạnh, sự bảo tồn, màu của máu trong trái tim luôn chảy, màu của lửa,
của sự linh thiêng. Màu đỏ đại diện cho nguyên tố lửa.
- Màu trắng: biểu tượng của kiến thức, sự hiểu biết, sự trường thọ. Đại diện cho
nguyên tố nước. Thường xuất hiện nhiều trong những chuyện kể về Đức Phật, quan
trong nhất liên quan đến sự ra đời của Ngài, chuyện kể rằng: trước khi sinh Ngài mẹ
Ngài nằm mơ thấy con voi trắng dùng vòi của mình chạm vào người bà.
- Màu vàng: biểu tượng của sự hi sinh, quên mình, màu vàng nghệ là màu được sử
dụng nhiều nhất trong Phật giáo, màu áo cà sa của các tu sĩ. Khi Phật Thích Cac Mầu
Ni chọn màu này thì nó trở thành biểu tượng của sự cao quý, sự đoạn tuyệt, ngăn
cách với xã hội vật chất, sống quên mình từ bỏ dục vọng. Màu vàng là biểu tượng
của đất.
Màu sắc trong Phật giáo còn đại diện cho các phần cơ bản của cơ thể:
- Màu xanh: tai
- Màu trắng: mắt
- Màu đỏ: lưỡi
- Màu xanh lá cây: đầu
- Màu vàng: mũi
Màu sắc còn đại diện cho năm hướng trong không gian: phương đông: màu trắng,
phương tây màu đỏ, phương bắc màu xanh lá cây, phương nam màu vàng, trung tâm là màu
xanh.
2.3.3. Kết hợp với con số để biểu đạt
Chúng ta thấy rằng trong quá trình sáng tạo các biểu tượng thì cả hai tôn giáo đều kết
hợp các con số với các hình ảnh khác như cỏ ba lá, hoa iris, số lượng chân đèn, số lượng nan
hoa trong bánh xe pháp luân, số cách hoa sen... Ý nghĩa từng con số trong mỗi tôn giáo có
khác nhau nhưng nhìn chung trong Cơ đốc giáo số 3 và số 7 được xem là con số thiên liêng,
còn trong Phật giáo số 3 và 4 cũng gắn với tính biểu tượng cao.
Con số khi dùng để biểu trưng thì nó không còn ý nghĩa số lượng chính xác nữa,
chúng thường mang ý nghĩa khái quát thuộc phạm trù trí tuệ và tâm thức trong thế giới loài
người [3;120]. Con số có thể biểu trưng cho đối tượng (vì mỗi đối tượng được gán bằng một
con số); con số trỏ số lượng một tập hợp các đối tượng (con số cũng là biểu tượng của một
tập hợp các đối tượng).
2.3.3.1. Các con số được sử dụng trong Cơ đốc giáo
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò về mặt ý nghĩa của các con số trong Kinh Thánh.
Ý nghĩa của các con số trong Cơ đốc giáo thường liên quan đến các sự kiện trong Kinh
Thánh. Ví dụ như con số 40 liên quan đến sự kiện dân Do Thái đến được vùng đất hứa phải
đi trong đồng vắng mất 40 năm, con số 3 liên quan đến sự kiện tiên tri Jona ở trong bụng cá
3 ngày, con số 4 liên quan đến vấn đề như: có bốn sách tiên tri trong Kinh thánh Cựu ước và
có 4 sách Phúc âm trong sách Tân ước, liên quan đến con số 12: thời Cựu ước có 12 chi phái,
đến thời Tân ước có 12 tông đồ của Chúa Jesus.
Các con số sử dụng trong Cơ đốc giáo: Các con số từ 1 đến 10, 12, 13, 30,40, 666,
1000.
- Số 1: con số của sự thống nhất, sự hòa hợp (ba ngôi một thể).
- Số 2: con số của sự phân chia. Chúa Jesus có hai bản tính: thần tính và nhân tính, con
số chỉ về giới tính: nam và nữ, hai phần chính trong Kinh Thánh: Cựu ước và Tân
ước, hai loại người (cừu: tin và không tin: dê) [8;Mathio 25:33].
- Số 3: con số thần thánh, con số của sự hoàn hảo, ba ngôi của Đức Chúa Trời, ba
chức vụ của Chúa Jesus: nhà tiên tri, thầy, vua; thuộc tính của Đức Chúa Trời:
Thượng đế, có mặt khắp nơi, có quyền tuyệt đối, vô hạn.
- Số 4: con số của sự sáng tạo, bốn hướng, bốn mùa trong năm. Bốn vị tiên tri trong
Kinh thánh Cựu ước Isaiah, Jeremiah, Ezekiel and Daniel, bốn tác giả của sách Phúc
âm Matthew, Mark, Luke and John, bốn chất liệu được sử dụng để làm nên hòm giao
ước.
- Số 5: con số của sự trọng đãi, sự chiếu cố, số vết thương mà Chúa Jesus phải gánh
chịu trên thập tự giá, số lượng đá mà Đavit dùng để đánh bại Goliat [8;I Samuel
17:40].
- Số 6: con số của sự không hoàn chỉnh, con số sáu đại diện cho con người, Chúa tạo
dựng thế giới trong sáu ngày, đến ngày thứ sáu (ngày cuối cùng Ngài tạo dựng nên
loài người), ngày thứ sáu là ngày mà loài rắn được dựng nên.
- Số 7: con số thần thánh, số ngày trong một tuần, số lượng con dấu trong sách Khải
huyền, số 7 được nhắc nhiều trong sách Khải huyền, 7 màu sắc của cầu vồng, 7 món
quà của Chúa Thánh linh, bảy chân đèn…
- Số 8: con số của sự bắt đầu, số người trên tàu của Nô ê [8;2Phierơ 2:5]. Con số của
sự tái sinh, phục hồi, tám ngày sau khi sinh các bé trai Do Thái phải chịu phép cắt bì.
- Số 9: con số của sự phán đoán, óc suy xét. Con số chỉ về chín trái Thánh linh.
- Số 10: Con số thần thánh, con số thiêng liêng, mười điều răn của Chúa [8;Xuất
Êdipto kí 20], mười tai vạ Chúa giáng xuống dân Ai Cập [8;Xuất Êdiptô kí 7 – 12].
- Số 12: con số của sự hoàn thiện, con số của các chi phái của người Do Thái, 12 tông
đồ của Chúa Jesus, số tháng trong một năm, số giờ trong một ngày, số 12 được đề
cập trong Khải Huyền (21:10-14).
- Con số 13: con số của sự phản bội, số người trong bữa ăn tối cuối cùng (môn đồ
cùng ăn tối với Chúa Jesus).
- Con số 30: đó là số năm mà Chúa Jesus sống trên đất.
- Con số 40: con số của sự thử thách và trải nghiệm. Đó là số ngày Chúa Trời làm nên
cơn đại hồng thủy hủy diệt thế giới [8;Sáng thế kí: 7], đó là số ngày dân sự của Chúa
lang thang trong đồng vắng trong bốn mươi năm, đó là số ngày mà Môise ở cùng
Chúa trên núi Sinai để nhận bảng luật pháp, đó là số ngày mà Jona đến thành Niniver
trước khi thành này bị hủy diệt [8;Jonah 3:4], đó là số ngày mà Chúa Jesus ở trong
đồng vắng [8;Matthew 4:2].
- Con số 666: số hiệu của con thú [8;Khải huyền 13:8].
- Con số 1000 được nhắc đến trong sách Khải huyền đoạn 20: 7
2.3.3.2. Các con số được sử dụng trong Phật giáo
- Số 1: con số của sự hoàn hảo: khởi đầu, phát triển biểu thị cho một pháp, chính là tất
cả vạn pháp.
- Số 2: nói về tính hai mặt của sự luân hồi; tính nam và tính nữ; lý thuyết và thực hành,
sự hiểu biết và phương pháp.
- Số 3: theo truyền thống thì số 3 biểu hiện cho tam bảo, tam giới (dục giới, sắc giới, vô
sắc giới), tam thời (quá khứ, hiện tại, tương lai), tam vô lậu học (giới, định, tuệ).
- Số 4: liên quan đến con số 4 có:
Tứ diệu đế là bốn chân lí cơ bản trong đạo Phật bao gồm: khổ đế, tập đế, diệt đế và
đạo đế.
Tứ nhiếp pháp, là bốn pháp tu tập của người Phật tử.
Tứ niệm xứ: quán niệm về thân, quán niệm về thọ, quán niệm về tâm, quán niệm về
pháp.
Tứ chánh cần: là 4 sự nỗ lực tinh cấn (tinh cần ngăn không đẻ sanh khởi các ác pháp
chưa sanh, tinh cần đoạn tận các ác pháp đã sanh, tinhcần làm phát khởi các thiện pháp
chưa sanh, tinh cần làm tăng trưởng các thiện pháp đã sanh).
Tứ như ý túc: dục như ý túc, tinh tấn như ý túc, tư duy như ý túc, nhất tâm như ý túc.
- Số 5: người ta tin rằng trái tim có các phương diện sau: trung tâm của trái tim biểu
trưng cho vũ trụ. Nó còn là biểu tượng của ngọn núi thiêng bao quanh bởi bốn hòn
đảo. Số năm còn biểu thị cho 5 pháp cấu thành con người gọi là ngũ uẩn (sắc, thọ,
tưởng, hành, thức).
- Số 7: Đức Phật lúc đản sinh đã bước bảy bước (nở ra bảy đóa sen), tượng trưng cho
quyền ngự trị tâm linh của Ngài bao trùm lên toàn vũ trụ và 7 pháp tu tập gôi là thất
giác chi (trạch pháp giác chi, niệm giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an
giác chi, định giác chi, xã giác chi).
- Số 8: Trong tín ngưỡng Phật giáo Tây Tạng số 8 là con số của sự hoàn thành, số 8 còn
là biểu tượng của điềm tốt, bát chánh đạo trong đạo Phật, 8 đồ cúng và 8 vật quý của
truyền thuyết phật giáo.
- Số 9: Trong tín ngưỡng Phật giáo con số 9 có sức mạnh thần thánh nhất, và là con số
của bầu trời.
- Số 12: Có 12 thành viên trong hội đồng tu sĩ Tây Tạng (Dalai Lama), 12 nhân duyên.
- Số 108: Trong Phật học thì con số 108 tượng trưng cho 108 phiền não (Kleśā) của con
người. Lục giác (thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, cảm giác, và thức giác) nhân
làm ba, tức ba loại phản ứng (lạc, khổ, vô ký) thì ra con số 18. Mười tám nhân hai, tức
hai thể (thiện hay bất thiện) thì có con số 36. Ba mươi sáu nhân ba, tức ba thời (quá
khứ, hiện tại, và vị lai) thì là con số 108 phiền não. Phật giáo Việt Nam thì giải thích là
khi lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) không thanh tịnh vì thiếu lục thức (nhãn
thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức) thì dễ bị giao động bởi lục trần
(sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp). Sáu căn, sáu trần, và sáu thức cộng lại, thành ra
thập bát giới (18). Con số này nhân cho sáu phiền não căn bản (tham, sân, si, mạn,
nghi, ác kiến) thì là số thành 108 (
2.3.4. Kết hợp hình ảnh tượng trưng và chữ viết để biểu đạt
2.3.4.1. Cơ đốc giáo
Trong Cơ đốc giáo người ta cũng dùng chữ viết chỉ tên Chúa để làm biểu tượng
(monograms) hay còn gọi là Chirstogram (biểu tượng chỉ Chúa Cơ đốc bằng chữ viết). Tuy
nhiên ở đây chúng tôi chỉ tìm hiểu chữ viết tên Chúa có kết hợp với các hình ảnh khác như:
thánh giá, cá, chiên con. Sự kết hợp của các kí tự tao nên tên Chúa gồm:
- Tên Chúa được cấu thành bằng hai chữ P và X (CHI PHO) trong tiếng Hy Lạp (theo
kiểu Constantin) được dùng đến tận ngày nay.
Chi (X = Ch)
Pho (P = R)
Đây là 3 kí tự đầu tiên trong từ Christ (Christos). Biểu tượng này xuất hiện vào thế kỉ
thứ hai và được tìm thấy trên các hầm mộ và trên các bức tranh tường.
Chi Pho có nhiều dạng khác nhau: Có khi sự kết hợp của hai chữ X và P giống như
chữ N. N có thể là chữ cái đầu của từ “Nika” có nghĩa là “đắc thắng” hoặc cũng có thể là chữ
cái đầu của từ “Noster” nghĩa là “Chúa của chúng ta”.
- Các kí tự: IC XC là chữ viết tắt của tên Chúa Jesus trong tiếng Hy Lạp:
IC: iota (Ι) và sigma (ς), chữ cái đầu và cuối của tên Chúa Jesus (Ιησους).
XC: chi (Χ) and sigma (ς), chữ đầu và cuối của từ Christ (Χριστος).
Như vậy IC XC là chữ cái đầu và cuối của tên Chúa Jesus trong tiếng Hy Lạp “Iasous
Christos: Jesus Christ ”.
- IHS (Ihc): là những chữ cái đầu trong cụm từ tiếng La Tinh “Iesus Hominum
salvator” nghĩa là “Jesus saviour of man: Jesus đấng cứu thế”.
- INRI là những kí tự viết tắt cho câu tiếng Latinh: “IESVS NAZARENVS REX
IVDAEORVM” nghĩa là “Giê-su người Nazareth, Vua dân Do Thái”.
Nhiều tượng thánh giá có cả một tấm bảng hay tấm giấy da đúng kiểu mang những kí
tự INRI viết lên đó, thỉnh thoảng được khắc trực tiếp lên thánh giá, thông thường nó chỉ
được treo ở bên trên tượng Chúa Jeusu. INRI dòng chữ này thường được viết trên thánh giá
với hình Chúa Jesus bị đóng đinh trên đó.
- ΑΩ: (Alpha and Omega) xuất phát từ câu nói của Chúa Jesus "Ta là alpha và omega".
Alpha (A) và Omega (Ω) là chữ cái đầu tiên và cuối cùng trong bảng chữ cái Hy Lạp.
Biểu tượng Alpha và Omega thường được kết hợp với thánh giá, Chi Rho và các biểu
tượng Cơ đốc giáo khác.
- ΙΧΘΥΣ(chữ in hoa) (Ichthys: chữ thường): Người ta sử dụng biểu tượng “Ichthys”
ngay từ rất sớm. Ichthys (trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là cá). Từ Ichthys được kết hợp
từ những chữ cái đầu tiên của câu "Jesus Christ, God's son, savior," (Jesus Christ, đấng
cứu thế, con của Đức Chúa Trời) trong tiếng Hy Lạp.
Iota (i) là chữ cái đầu tiên của từ Iēsous (Ἰησοῦς), trong tiếng Hy Lạp có nghĩa
là "Jesus".
Chi (ch) là chữ cái đầu tiên của từ Christos (Χριστὸς), trong tiếng Hy Lạp có
nghĩa là “Đấng chịu xức dầu”.
Theta (th) là chữ cái đầu tiên của từ Theou (Θεοῦ), trong tiếng Hy Lạp có nghĩa
là Chúa, Upsilon (y) is the first letter of yios (Υἱὸς), trong tiếng Hy Lạp có
nghĩa là Con trai.
Sigma (s) chữ cái đầu tiên của từ sōtēr (Σωτήρ), trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là
đấng cứu thế.
- UC (IC): Chữ U và C được sử dụng trong ngôn ngữ Slavơ:
U = ts
C = s
UC (ts và s) là những chữ cái đầu của từ “Star slavy: King of Glory”. Thỉnh thoảng cũng
được viết như sau: “King of the Jews: vua dân Do Thái”
Thánh giá có dòng chữ này thường được sử dụng ở Nga vào khoảng thế kỉ thứ 18. Khi trang
trí trên thánh giá thì U ở bên phía trái còn C ở bên phía phải, bên dưới hai chữ này có hai
thiên thần đứng cạnh.
- PHOS ZOE: là những chữ cái trong tiếng Hy Lạp tạo nên hình cây thánh giá .
phi (Φ), omega (Ω) and sigma (Σ), đọc là Phos
zeta (Ζ), omega (Ω) and eta (Η), đọc là Zoe
Phos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là ánh sáng, ngọn đèn và Zoe trong tiếng Hy Lạp có
nghĩa là cuộc sống 'life'. Như vậy biểu tượng thánh giá Phos Zoe có nghĩa là “light and life
of Christ: Đấng Christ là ánh sáng và sự sống”.
Thỉnh thoảng thì chữ omega được viết là (ít dùng) (ω) và trong các nhà thờ chính
thống giáo thường thay thế chữ sigma (Σ) với chữ cái thuộc ngôn ngữ Slavơ, khi chuyển tự
sang tiếng Latinh được viết là “C” .
- PAX: từ trong tiếng La tinh có nghĩa là “hòa bình”
Hầu hết những thánh giá Cơ đốc giáo có kết hợp với chữ cái được gọi là những biểu tượng
chỉ Chúa cơ đốc bằng chữ viết (Christograms, Chrismons), đó là những chữ viết lồng nhau
chỉ tên Chúa Jesus Christ bao gồm: Alpha và Omega, Chi-Rho, Ichthys, ICXC và IHS. Còn
INRI, PAX, PHOZ ZOE không phải là những chữ viết lồng nhau.
2.3.4.2. Phật giáo
Nếu như trong Cơ đốc giáo tên của Đức Chúa Trời thường đọc chệch đi, hoặc thay
bằng cách đọc khác, nguyên nhân do các tín đồ thể hiện sự tôn kính đối với danh xưng của
Ngài. Và một số chữ viết chữ viết trở thành biểu tượng chỉ Đức Chúa Trời và Đức Chúa
Jesus. Trong Phật giáo nhất là Phật giáo Tây Tạng hay sử dụng những câu mật chú như: Om,
Om Mani Padme Hum, Kalakachra… để tụng niệm. Việc tụng niệm mantra làm cho tâm
được tập trung.
Đầu tiên phải kể đến “Om” là đầu nguồn của mantra (mật chú). Om là từ biểu trưng
cho cái vô cùng, viên mãn, vĩnh hằng. Chữ Om có ý nghĩa là “lời chào mừng hòa bình” của
Ấn Độ, biểu tượng này được sử dụng tại phương Tây vào năm 1960. Nó đại diện cho bốn
trạng thái của ý thức: nhận thức, giấc mơ, giấc ngủ không mộng mị và trạng thái mơ hồ.
Trong Phật giáo Tây Tạng người ta xem câu thần chú “Om Mani Padme Hum” “Hail
to the jewel in the lotus: chân linh trong hoa sen” được xem là thần chú cầu Quan Thế Âm
Bồ Tát. Nó được gọi nôm na là thần chú sáu chữ, và cách gọi chính xác là thần chú Mani.
Thế giới bắt đầu bằng chữ Om và kết thúc bằng chữ Hum. Ý nghĩa của câu thần chú như sau:
Om : Quy mệnh, hướng cả 3 nghiệp thân, khẩu, ý về Phật pháp.
Mani : Viên ngọc như ý của trí huệ.
Padme : Bên trong hoa sen, tức là lòng đại bi nảy nở tựa như hoa sen vươn lên khỏi
bùn lầy.
Hum : có nghĩa là ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống.
Tóm lại nội dung thần chú có thể tạm dịch là: “Viên ngọc như ý trong hoa sen trí huệ
giúp con thoát khỏi bùn lầy vô minh, làm cao đẹp cuộc sống”.
Đối với Phật giáo Tây Tạng thì “Om Mani Padme Hum” chính là lòng từ bi rộng lớn,
muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được
xem là tương ứng với sáu cõi tái sinh của dục giới.
Ở những nước Châu Á, chịu ảnh hưởng của Phật giáo Tây Tạng thì câu thần chú này
được khắc, vẽ trên đá hay trên tường để mọi người có thể nhìn thấy. Thông thường người ta
trang trí câu thần chú theo các màu sau:
Om: màu trắng
Ma: màu xanh lá cây
Ni: màu vàng
Pad: màu xanh da trời
Me: màu đỏ
Hung: màu đen
Người ta cũng vẽ câu thần chú này trong vòng tròn linh thiêng, , hình tròn hình quả
trứng bên trong vòng tròn lớn tượng trưng cho cánh hoa sen: trong mỗi cánh hoa là mỗi âm
tiết của câu thần chú “Om Mani Padme Hum”. Vòng tròn nhỏ chính giữa là biểu tượng của
sự khai sáng. Hình dánh và các kí tự liên kết với nhau để giúp mọi người tập trung suy nghĩ
dựa trên hoa sen nở đó là bản chất quí báu trong mỗi con người.
Câu thần chú thứ hai: “Kalachakra”: bánh xe thời gian (wheel of time), biểu tượng
này rất phổ biến ở Tây Tạng bao gồm 7 âm tiết “Ham Ksha Ma La Va Ra Ya”. Những âm
tiết này kết hợp với các biểu tượng sau: trăng lưỡi liềm và hình trăng tròn, và hình ngọn lửa
ở trên cùng tạo thành mười yếu tố, tượng trưng cho mười quyền lực của Phật pháp.
Âm tiết Ham: màu xanh
Âm tiết Ksha: xanh lá cây
Âm tiết Ma: pha nhiều màu
Âm tiết La: màu vàng
Âm tiết Va: màu trắng
Âm tiết Ra: màu đỏ
Âm tiết Ya: màu đen
Những người Phật tử Tây Tạng tin tưởng rằng bản thể của vũ trụ thể hiện qua âm thanh
mật chú. Mật chú có sực mạnh làm cho tâm thức tập trung. Man tra là những âm thanh
hướng chúng ta đến thực tại, lôi kéo sự chú ý của chúng ta và đưa chúng ta hòa nhập với
nhịp điệu vận hành của vũ trụ.
Trong Chương hai, thông qua quá trình liệt kê các biểu tượng chính trong hai tôn giáo:
Cơ đốc giáo và Phật giáo, chúng tôi đã rút ra được những phương thức biểu đạt chính về các
biểu tượng của hai tôn giáo nói trên. Sang chương 3, chúng tôi sẽ tiến hành giải mã một số
biểu tượng tiêu biểu cũng như tìm hiểu về mối quan hệ giữa hai mặt hình thức và nội dung
của các biểu tượng trong hai tôn giáo này.
Chương 3: GIẢI MÃ CÁC BIỂU TƯỢNG
3.1. So sánh hệ thống biểu tượng Phật giáo và Cơ đốc giáo
Mỗi tôn giáo đều có hệ thống biểu tượng riêng, nếu nghiên cứu từng hệ thống biểu
tượng của mỗi tôn giáo chúng ta có thể dựa và nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại. Trong
luận văn này ngoài việc tìm hiểu mối quan hệ giữa hai mặt hình thức và nội dung của các
biểu tượng trong Phật giáo và Cơ đốc giáo chúng tôi còn so sánh điểm tương đồng và khác
biệt của hai hệ thống biểu tượng nói trên. Vì thế chúng ta không thể dựa vào cái được biểu
đạt để làm tiêu chí phân loại và tiến hành so sánh. Thế nên khi so sánh chúng tôi chủ yếu dựa
vào cái biểu đạt để làm làm căn cứ.
Nhìn chung trong Cơ đốc giáo các biểu tượng chủ yếu biểu thị các nội dung cơ bản
sau: tam vị nhất thể (Chúa cha, Chúa con, Chúa Thánh linh), các tông đồ, các vị thánh đồ.
Còn trong Phật giáo bao gồm các nội dung chính như: tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). Thông
qua những nội dung chính này người ta sử dụng rất nhiều phương tiện hình thức để biểu thị
như đã trình bày ở chương hai.
Qua hai bảng phân loại ở chương 2 về hệ thống các phương thức chủ yếu trong tôn
giáo dùng làm biểu tượng, chúng ta nhận thấy để chỉ về một nội dung, người ta sử dụng rất
nhiều các phương tiện hình thức. Như vậy không chỉ cái được biểu đạt mang tính đa trị mà
ngay cả cái biểu đạt cũng phong phú không kém.
3.1.1. Những hình ảnh chỉ “Đấng tối cao”
Cụ thể khi chỉ về Đấng tối cao (trong Phật giáo Đức Phật – Đấng giác ngộ - là người
thầy hướng dẫn chúng sinh tìm thấy con đường tự giải thoát, Đức Phật không phải là Thượng
Đế) người ta dùng “cái biểu đạt” như sau:
Cái được biểu đạt
Thiên chúa
(ba ngôi)
Đức Phật
Cái biểu đạt
Bộ phận cơ thể Mắt, bàn tay
Mắt, bàn tay, bàn
chân
Sự vật liên quan đến vương
quyền
Ngai để trống, mão
triều thiên
Ngai để trống
Con vật
Chim bồ câu, bướm,
cá, chiên con, chim
bồ nông, kì lân, bò
Sư tử
Chữ viết
Alpha và omega, PX,
IC XC, IHS, Ichthys
Om, Om Mani Padme
Hum, Kalachakra
Hoa lá
Mão gai, nhánh nho,
hoa iris, hoa hồng,
cỏ ba lá
Cây bồ đề, hoa sen
Các sự vật khác
Thánh giá, mỏ neo,
ngôi sao
Bánh xe pháp, bảo
tháp
Nhận xét: Để chỉ “Đấng tối cao” (Thiên Chúa, Đức Phật), trong tôn giáo sử dụng
nhiều phương thức biểu đạt từ những bộ phận liên quan đến cơ thể cho đến những hình ảnh
và sự vật khác. Những biểu tượng này chủ yếu dựa vào các Kinh sách (Kinh Phật và Kinh
Thánh). Ví như vì sao người ta dùng hình ảnh mão gai để chỉ Chúa Jesus? Vì biểu tượng này
liên quan đến việc Chúa Jesus chịu thương khó. Điều này có chép trong Kinh Thánh Mathiơ
27:29 “Đoạn họ đương một cái mão gai mà đội trên đầu, và để một cây sậy trong tay hữa
Ngài”.
Trong Phật giáo, hình ảnh cây bồ đề trở thành biểu tượng tiêu biểu. Trong kinh Phật
có dạy rằng: “Này các Tỳ - kheo, sau khi ta diệt độ tất cả thiện nam, tín nữ, người mà có lòng
tin nơi Phật pháp nên đi đến 4 nơi linh thiêng và ghi nhớ rằng đây là Lumbini, nơi Ta đản
sanh, đây là Bodhgaya nơi Ta thành đạo, đây là Sarnath nơi Ta chuyền pháp luân và đây là
Kushinagar nơi ta nhập niết bàn”.
Một trong 4 thánh tích mà Đức Phật đề cập ở trên là Bodhgaya nơi mà Phật giác ngộ.
Ngày nay nơi này trở thành địa điểm hành hương của những tín đồ Phật giáo.
3.1.2. Những hình ảnh biểu thị bộ 3
Để chỉ về bộ 3 trong Phật giáo và Cơ đốc giáo người ta sử dụng các hình ảnh sau:
- Trong Cơ đốc giáo:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH018.pdf