Tài liệu Luận văn Quá trình hình thành, cơ cấu và chức năng của xã hội học: LUẬN VĂN:
quá trình hình thành, cơ cấu và
chức năng của xã hội học
Phần một
khái niệm xã hội học và các vấn đề liên quan
************************************************************
khái niệm về xã hội học
Xã hội học có nguồn gốc từ lâu đời nhưng nó chỉ thành môn khoa học độc lập
vào những năm 30 của thế kỷ 19.Vào thời điiểm đó cùng với sự phát triển nhanh
chóng của khoa học tự nhiên cũng như sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật công
nghiệp và sự biến đổi về mọi mặt của đời sống xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra
,các tri thức của khoa học xã hội cũng bắt đầu phát triển ,đặc biệt là sử học và luật
học.Song nghiên cứu về xã hội với tư cách là chỉnh thể cho đến lúc đó vẫn thuộc
về dịa bàn riêng của triết học mà môn triết học-xã hội trong thời kỳ đó bị tách khỏi
đời sống thực tế ,chứa đầy những tập tục trừu tượng, không đáp ứng được nhu cầu
thực tế, chính vì vậy xã hội hội ra đời tách khỏi triết học, trở thành môn khoa học
nghiên cứu về xã hội nói chung, khắc...
25 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Quá trình hình thành, cơ cấu và chức năng của xã hội học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
quá trình hình thành, cơ cấu và
chức năng của xã hội học
Phần một
khái niệm xã hội học và các vấn đề liên quan
************************************************************
khái niệm về xã hội học
Xã hội học có nguồn gốc từ lâu đời nhưng nó chỉ thành môn khoa học độc lập
vào những năm 30 của thế kỷ 19.Vào thời điiểm đó cùng với sự phát triển nhanh
chóng của khoa học tự nhiên cũng như sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật công
nghiệp và sự biến đổi về mọi mặt của đời sống xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra
,các tri thức của khoa học xã hội cũng bắt đầu phát triển ,đặc biệt là sử học và luật
học.Song nghiên cứu về xã hội với tư cách là chỉnh thể cho đến lúc đó vẫn thuộc
về dịa bàn riêng của triết học mà môn triết học-xã hội trong thời kỳ đó bị tách khỏi
đời sống thực tế ,chứa đầy những tập tục trừu tượng, không đáp ứng được nhu cầu
thực tế, chính vì vậy xã hội hội ra đời tách khỏi triết học, trở thành môn khoa học
nghiên cứu về xã hội nói chung, khắc phục tính chất trừu tượng xa rời thực tế của
xã hội lúc đó nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội thực tế. Như vậy xã hội
học trước hết là môn khoa học nghiên cứu về xã hội.
Khái niệm xã hội học
Xã hội có nhiều cấp độ khác nhau tuỳ thuộc vào phạm vi xem xét mà khái niệm
xã hội học có thể được hiểu là một vùng, một địa phương một quốc gia và cả loài
người.
Có thể định nghĩa xã hội học như là một cộng đồng người có quan hệ gắn bó
mật thiết nhau trong sản xuất, trong đòi sống và cùng sống trong một phạm vi điều
kiện nhất định.
Xã hội là một cộng đồng người, do những con người có ý chí cấu thành .Xã hội
và quy luật xã hội chỉ có thể xuất hiện, phát triển trực tiếp của hoạt động có ý chí
theo đuổi những mục đích nhất định .chính vì vậy nghiên cứu xã hội không thể
tách rời nghiên cứu hoật động của cộng đồng người và mối quan hệ muôn vẻ giữa
cá nhân trong cộng đồng ấy trong những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định.
Với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn, xã hội là một hêh thống. Hệ thống xã hội
bao gồm những yếu tố mối liên hệ giũa các yếu tố và sự biến đổi của các yếu tố
theo sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan .Nghiên cứu xã hội với tư
cách là một chỉnh thể với tư cách là một hệ thống cũng có nghĩa là phải nghiên cứu
những yếu tố, mối liên hệ giữa các yếu tố để xác định những quy luật vận động
phát triển của chúng. Song mỗi yếu tố lại là một tiểu hệ thống có các yếu tố nhỏ và
sự tác động của các yếu tố cũng như quy luật hình thành phát triển của các yếu tố
nhỏv.v...Chẳng hạn xã hội loài người gồm nhiều quốc gia, mỗi quốc gia gồm nhiều
địa phương...nền sản xuất xã hội có nhiều ngành, các ngành lại chuyên môn hoá
hẹp hơnv.v...Rõ ràng nghiên cứu hệ thống xã hội không chỉ cần xem xét những quy
luật chung nhất mà còn cần đi tới nhũng quy luật đặc thù, kém chung hơn.Và việc
nghiên cứu càng cụ thể bao nhiêu, các khoa học nghiên cứu về xã hội lại càng đáp
ứng nhiều cho thực tế bấy nhiêu. Đó chính là lý do xã hội học tách khỏi triết học để
trở thành một môn khoa học độc lập. Đồng thời xã hội học cũng có những vị trí
riêng, không đồng nhất với các khoa học xã hội học khác;vị trí này được quy định
bởi tính đặc thù của đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học.
Chương II- quá trình hình thành ,cơ câu và chức năng của xã hội học
1.Lịch sử phát triển của xã hội học:
Vào thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ thứ 19, những tri thữc xã hội học đã phát triển tới
mức có thể tách khỏi triết học và hình thành một khoa học riêng biệt với một hệ
thống khái niệm phạm trù, lý luận đối tượng nhiệm vụ chức năng và phương pháp
riêng.
Những tiền đề cho sự ra đời của xã hội học trong thời kỳ này gán liền với những
điều kiện kinh tế -xã hội và sự phát triển của các môn khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội.
a-Tiền đề về kinh tế xã hội:
Xã hội học với tư cách là một môn khoa học độc lập xuất hiện vào thế kỷ 19 do
quá trình hình thành phát triển khách quan của chủ nghĩa tư bản ,do sự phát triển
mạnh mẽ của nền sản xuất cơ khí, do sự thay sự thay đổi tính chất và nội dung của
lao động và do sự xuất hiện những hiện tượng mới trong đời sống kinh tế xã hội.
Những biến đổi đó là cơ sở xuất hiện và phát triển của tri thức mới đặc biệt là tri
thức về khoa học xã hội đồng thời những biến đổi đó là cơ sở cho sự phát triển
phương pháp nghiên cứu xã hội đặc thù khác với phương pháp nghiên cứu của triết
học-xã hôị. Chính vì vậy mà xã hội học ra đời và tách khỏi triết học. Xã hội học
xuất hiện còn là do sự biến đổi của tình hình giai cấp trong xã hội ở thời kỳ này
xuất hiên sự cần thiết phải nghiên cứu xã hội cụ thể hơn về gia đình. Hoàn cảnh
của công nhân và nông dân đời sống xã hội của giai cấp. đời sống thành thị
v.v...Việc nghiên cứu các vấn đề xã hội cụ thể, thực tế đó cũng là cơ sở để xã hội
học ra đời, tách khỏi triết học về xã hội học.
b.Những biến đổi về chính trị xã hội và tư tưởng:
Biến đổi chính trị, xã hội, quan trọng nhất góp phần làm thay đổi căn bản thể
chế chính trị, trật tự xã hội và các thiết chế xã hội ở châu Âu thế kỷ XVIII là cuộc
đậi cách mạng Pháp năm 1789. Cuộc cách mạng này đã không chỉ mở đầu cho sự
tan rã chế độ phong kiến, nhà nước quân chủ mà còn thay thế trật tự cũ đó bằng
một trật tự xã hội mới là nhà nước tư sản.
Mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích giũa các tầng lớp xã hội và nhất là giữa các giai cấp
công nhân vô sản và giai cấp tư sản đã lên đến đỉnh điển làm bùng nổ cuộc cách
mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vào cuối thế kỷ XIX- Công xã Pais năm
1917.Cuộc cách mạng này đã thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt tình cách mạng và lý
tưởng xã hội chủ nghĩa trong các tầng lớp tiến bỗ xã hội. Những biến đổi chính trị
xã hội và đặc biệt là cuộc cách mạng Pháp đã để lại dấu ấn không phai mờ trong
lịch sử phát triển xã hội học.Trước hết đó là sự kiện xã hội học ra đời lần đầu tiên ở
Pháp mà không phải ở Anh, Đức hay Mỹ .Thứ hai ,các công trình của các nhà xã
hội học ở Pháp như Auguste Comte, Emile Durkeim, nhà xã hội học ngưòi Anh
Herbert Spencer, nhà xã hội học người Đức George Simmel ,và đặc biệt nhà lý
luận cách mạng và tư tưởng xã hội Karl Marx... đều chịu ảnh hưởng của học thuyết
xã hội chủ nghĩa ở Pháp. Những biến động chính trị, xã hội ở Pháp đã đặt ra câu
hỏi lý luận cơ bãn xã hội ở Pháp. Đó là làm thế nào phát hiện và sử dụng các quy
luật tổ chức xã hội để góp phần tạo ra trật tự và tiến bộ xã hội.
c-Biến đổi về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Tiền đề về lý luận và phương pháp luận làm nảy sinh xã hội học bắt nguồn từ
những tư tưởng kho học và văn hoá thời đại phục Hưng thế kỷ thứ XVIII.
Các nhà tư tưởng ở Anh thường cổ vũ và bênh vực cho quyền con người nhằm
biện minh cho chủ nghĩa tư bản công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện ở nước này .Ví
dụ: Adam Smith cho rằng: các cá nhân phải được tự do thoát khỏi những rằng buộc
và hạn chế bên ngoài dể tự do cạnh tranh. Có như vậy các cá nhân mới tạo ra được
xã hội tốt đẹp hơn. Các nhà triết học Pháp cho rằng con người và xã hội chủ yếu bị
chi phối bởi điều kiện và hoàn cảnh của họ, rằng con người có những “quyền tự
nhiên “ nhất định mà các thiết chế xã hội đang vi phạm.Vì vậy, cần xoá bỏ, thay
thế trật tự xã hội cũ bằng một trật tự xã hội mới tốt đẹp hơn với bản chất và nhu
cầu của con người. Sự biến đổi như vậy cần phải diễn ra một cách hợp pháp, tiến
bộ và bằng con đường khai sáng.Các tư tưởng nhân đạo, tiến bộ đó đã được phản
ánh khá rõ trong cuộc cách mạng Pháp năm 1789.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp nghiên cứu
khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời của xã hội học .Các hiện tượng,
quá trình xã hội và hành động của con người đã trở thành đối tưọng nghiên cứu
khoa học.Các khoa học tự nhiên như vật lý, hoá học,sinh học... đã phá hiện ra các
quy luật tự nhiên để giải thích thế giới. Các nhà tư tưởng xã hội, các nhà xã hội học
tìm thấy ở khoa học tự nhiên một hình tưọng quan niệm và cách xây dựng lý thuyết
cách nghiên cứu các quá trình, hiện tượng xã hội một cách khoa học.
2- Cơ cấu và chức năng của xã hội học.
A- Cơ cấu xã hội học
Có thể hình dung xã hội hoc như một toà kiến trúc nhiều tầng, trong đó tầng trên
cùng là xã hội học đại cương, tiếp đó là tầng lý luận xã hội học chuyên biệt và tầng
dưới cùng là công trình nghiên cứu xã hội học cụ thể.
a-xã hội học đại cương và xã hội học chuyên biệt.
việc phân chia xã hội học đại cương và xã hội học chuyên biệt là căn cứ vào
phạm vi của vấn đề nghiên cứu hay mức độ chung của vấn đề được nghiên cứu.
Xã hội học đại cương
Xã hội học đại cương là cấp độ cơ bản của hệ thống lý thuyết xã hội học. Xã hội
học đại cương là khoa học về những quy luật chung nhất của xã hội,về sự hoạt
động và phát triển của xã hội, về sự tương tác tự nhiên vốn có của các yếu tố hợp
thành xã hội.Trên ý nghĩa ấy, xã hội học đại cương liên quan mật thiết đến chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Chỗ khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật lịch sử và xã hội học
là sự khác nhau về đối tượng phương diện và phương pháp nghiên cứu của hai môn
khoa học xã hội đó.
Xã hội học chuyên biệt.
Xã hội học chuyên biệt phản ánh mối liên hệ khách quan giữa các mặt khác
nhau của đời sống xã hội.Các lý luận Xã hội học chuyên biệt đóng vai trò là khâu
trung gian gắn lý luận xã hội học đại cương với việc nghiên cứu các hiện tượng của
đời sống xã hội.
Ngày nay, xã hội học chuyên biệt được phân thành nhiều bộ môn như:xã hội học
lao động ,lối sồng, dư luận phân tầng xã hội, xung đột xã hôị, xã hội học về nhận
thức, tôn giáo luật pháp, hình xã hội học nông thôn, dô thịv.v.. ở một số nước, các
ngành xã hội học chuyên biệt được phân chia thành 200 loại khác nhau.
b-Xã hội học trừu tượng -ý thuyết và xã hội học cụ thể thực nghiệm
Việc phân chia xã hội học trừu tượng-lý thuyết và Xã hội học cụ thể thực
nghiệm là căn cứ vào mức dộ trừu tượng của vấn đề nghiên cứu.Việc phân chia
này có liên quan mật thiét với việc phân chia thành xã hôị học chuyên biệt và Xã
hội học đại cương. Xã hội học đại cương nghiên cứu những quy luật chung nhất,
do đó liên quan chặt chẽ tới xã hội học trừu tượng - lý thuyết; còn xã hội học
chuyên biệt nghiên cứu những vấn đề cụ thể hơn nên gán liền với xã hội học cụ thể
- thực nghiêm. Tuy nhiên không thể đồng nhất Xã hội học đại cương với Xã hội
học trừu tưọng lý thuyết bởi vì xã hội học đại cương cũng có cơ sở thực nghiệm;
Cũng không thể đồng nhất Xã hội học chuyên biệt với xã hội học cụ thể bởi vì xã
hội học chuyên biệt cũng có phần lý thuyết, là xã hội học lý thuyết.
Cấp độ xã hội học lý thuyết là sự tái hiện lại trong quá trình tư duy khách thể xã
hội, mô tả trạng thái của nó, thâm nhập vào các quy luật vận động phát triển của
nó, hiẻu được và dự báo được xu hướng tất yếu phát triển của nó.
Cấp độ xã hội học thực nghiệm bao gồm việc thu thập thông tin xã hội thông
qua quan sát, thử nghiệm và việc sử lý các thông tin xã hội đó. Mô tả các sự kiện
thực nghiệm là công việc của xã hội học thực nghiệm
Mối quan hệ giữa cấp độ lý thuyết và cấp độ thực nghiệm thể hiện ở chỗ: nhận
thức lý thuyết được xây dựng trên cơ sở nhận thức thực nghiệm, là cái có trước, là
cơ sở để khái quát hoá: Song nhận thức lý thuyết không phải là sự tiếp diễn đơn
giản nhận thức thực nghiệm mà là bước phát triển cao hơn trong việc tìm ra các
quy luật vận động và biến đổi của khách thể nghiên cứu.
Danh giới giữa các cấp độ lý thuyết và cấp độ thực nghiệm chỉ có tính chất
tưong đối. Xã hội học, với tất cả các bộ phận của nó, đều là khoa học vừa có tính
chất lý thuyết, vừa có tính chất thực nghiệm.
B- chức năng của xã hội học
a- Chức năng nhận thức.
Lý luận xã hội học vũ trang cho các nhà nghiên cứu và lãnh đạo những tri thức
khoa học và phát triển của xã hội và những quy luật của sự phát triển đó. Nó còn
chỉ ra nguồn gốcvà cơ chế của quá trình phát triển xã hội, chức năng nhận thức của
xã hội học biểu hiện ở chỗ:
+ Một là, Xã hội học tạo ra những tiền đề để nhận thức những triển vọng phát
triển cao hơn của xã hội nói chung, kể cả của các mặt các lĩnh vực riêng của nó.
+ Hai là, xã hội học xác định những nhu cầu phát triển của xã hội, của các giai
cấp, các nhóm xã hội, xác định những hình thức cụ thể cho phép đạt được trùng
hợp đến mức tối đa các lợi ích của cá nhân, của nhóm đối với lợi ích, xã hội.
+ Ba là, xã hội học giúp phân tích những lý luận hoạt động nhận thức về xã hội
xây dựng lý luận và phương pháp nhận thức xã hội.
b-Chức năng tư tưởng.
Xã hội học giúp giáo dục tư tưởng cho quần chúng. Nó vũ trang cho mọi người
trí thức về các quy luật khach quan của sự phát triển xã hội,vạch ra con đường xây
dựng xã hội mới. Cho nên, xã hội học làm cho con người ý thức được về sức mạnh
và vị trí của mình một cách đầy đủ hơn, góp phần nâng cao tích cực xã hội của mỗi
cá nhân.Chức năng tư tưởng của Xã hội học thể hiện ở chỗ:
+ Một là,Củng cố và tăng cường niềm tin vào tính khoa học xã hội của triết học
về xã hội bằng các công trình nghiên cứu cụ thể của xã hội học chuyên biệt và xã
hội học thực nghiệm.Tin vào khoa học xã hội cũng có nghĩa là tin vào tiến bộ xã
hội, vào tương lai sáng của nhân loại.
+ Hai là: Phát huy tính năng động chủ quan nhờ các công trình nghiên cứu về
tính cơ động xã hội, sự biến cách xã hội về nhân cách con người nói chung, về
những vấn đề có liên quan có liên quan đến chủ thể xã hội do xã hội học đặt vấn đề
hoặc trực tiếp nghiên cứu và giải quyết.
+ Ba là, góp phần điều chỉnh hành vi và nhân cách cá nhân thông qua các công
trình nghiên cứu về đạo dức, lối sống định hướng giá trị, văn hoá nghệ thuật,
khuyết tật xã hội...do xã hội học quan tâm và nghiên cứu.
c-Chức năng dự báo và quản lý.
Đây là chức năng hết sức quan trọng của xã hội học. Dựa trên cơ sở phân tích và
tổng hợp các kết quả nghiên cứu hiện trạng của những quá trình riêng lẻ những
hiện tưọng của các mặt xã hội, xã hội học làm sáng triển vọng vận động của xã hội
học trong tương lai sắp tới cũng như tương lai xa hơn.
Nhờ những dự báo của xã hội học mà các chủ thể quản lý có thể đưa ra và thực
hiện kế hoạch hoá, kế hoạch hoá chẳng những là tương lai của tính chất lượng của
hoạt động có ý thức của con người mà còn là công cụ quan trọng của tất cả các chủ
thể xã hội trong lĩnh vực tổ chức quản lý xã hội.
Như vậy xã hội học có mối quan hệ trực tiếp đến hoạt động quản lý. Nhờ những
kết quả khoa học của việc nghiên cứu đã được chứng thực và đồng thời nhờ cả sự
khác nhau về quan diểm và phương pháp đánh gía về những đặc tính khác nhau
của đối tượng, xã hội học tạo ra các căn cứ xuất phát cho việc đề ra và quyết định
tối uư các phương án quản lý.
d-Chức năng phương pháp luận
Nội dung và phương pháp nghiên cứu của xã hội học cung cấp phương pháp
luận để tiếp cận và phân tích tính hiện thực xã hôị.Chính hệ thống phương pháp
đặc thù của xã hội học được coi là công cụ chung cho nhiều ngành khoa học trong
lĩnh vực hoạt động riêng của mình.Chức năng phương pháp luận của xã hội học
được biểu hiện cụ thể ở chỗ:
+ Một là,Từ những tri thức về quy luật chung và đặc thù về xã hội của xã hội
học mà các chủ thể xã hội rút ra phương pháp nhận thức và cải tạo các đối tượng
xã hội.
+ Hai là,Từ những quan điểm, phương pháp đánh giá các đặc tính khác nhau của
đối tượng xã hội mà các chủ thể xã hội rút ra các phương pháp khác nhau để tiép
cận cùng một vấn đề
+ Ba là,từ các phương pháp, bước đi cụ thể của xã hội học thực nghiệm mà các
chủ thể tìm thâý phương pháp cụ thể để nhận thức và hành động trong thực tế.
Với những chức năng trên Xã hội học có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong đời sống xã hội học. Chính vì vậy, mặc dầu xã hội học mới bắt đầu được tìm
hiểu, đặc biệt là ở nước ta, nó đã được quan tâm nghiên cứu cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu.Cùng với sự bùng nổ thông tin, cùng với vai trò ngày càng tăng của khoa
học xã hội, nhất là các tri thức thực chứng về xã hội, cùng với xu hướng quốc tế
hoá hoạt động của xã hội, cùng với chủ trương mở cửa và hội nhập với thế giới của
nước ta, xã hội học sẽ được nghiên cứu ngày một sâu thêm để trên cơ sở đó ngày
càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với sự tiến bộ của toàn thể xã hội loài người.
Phần hai
Nội dung dư luận xã hội
Chương I-Khái niệm dư luận xã hội
1- Khái niệm dư luận xã hội
Có thể còn nhiều ý kiến khác nhau về một định nghĩa, đầy đủ chính xác hoạt
động về dư luận xã hội. Nhưng đông đảo các nhà khoa học đều đồng ý rằng dư
luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị thái độ phán xét đánh giá của
quần chúng đối với vấn đề mà họ quan tâm. Dư luận xã hội đã xuất hiện và tồn tại
lâu đời trong lịch sử, nó phát triển trưởng thành cùng với bản thân xã hội loài
người.
Đối tượng dư luận xã hội không phải là mọi thực tế xã hội nói chung, mà nó chỉ
là cộng đồng người quan tâm tới vì nó liên quan đến nhu cầu tinh thần vật chất của
họ. Như vậy dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi có vấn đề có ý nghĩa xã hội đụng
chạm đến lợi ích của cộng đồng, có tầm quan trọng và tính cấp bách đòi hỏi sự
phán xét, đánh giá phương hướng giải quyết đó có thể là một vấn đề chính trị xã
hội văn hoá hay đạo đức.
Tính đặc thù của dư luận xã hội gắn liền với chủ thể của nó; liệu có thể coi số
người của một nhóm mọi tập hợp ngưòi là dư luận xã hôị được không?Tất nhiên
một nhóm nhỏ có thể tham gia hình thành dư luận về một vấn đề xã hội chung, có
giá trị nào đó trong trường hợp này, có thể coi nó là một trong những nhóm tạo ra
chủ thể của dư luận, vì nó thâm nhập vào một cộng đồng người nào đó.Trong xã
hội nó tồn tại dư luận xã hội ở nhiều dạng cộng đồng lớn nhỏ.
dư luận xã hội không phải là một trạng thái tinh thần thuần túy mà là một trạng
thái tinh thần thực tế. Nhà nghiên cứu người Bungari B.Vinhép viết:”Dư luận xã
hội xuất hiện hình thành và hoạt động như một tranh luận đánh giá thể hiện quan
hệ của các nhóm xã hội với hành vi và hoạt động của từng người riêng biệt.Yếu tố
nhất định của bất cứ một cuộc tranh luận tập thể nào về các hiện tượng có thể coi là
dư luận xã hội đều phải có sự đánh giá âm tính hay dương tính về hiện trạng”.
Tính đặc thù của dư luận xã hội chỉ ra mức xem xét, sự thể hiện của dư luận xã
hội.Dư luận xã hội phải được thể hiện đầy đủ ở mức độ lời nói và ở mức độ hành
vi. Khi dư luận xã hội hình thành, cộng đồng xã hội đi từ đánh giá cung với lập
trường hành động, kiến nghị chung nên cấp trên và tuỳ theo điều kiện mà chuyển
hoá từ lời nói đến hành động.Thái độ, tinh thần như vậy thể hiện như là thái độ tinh
thần thực tiến, thúc đẩy hành dộng thực tiễn.Quá trình này thể hiện rõ ràng trong
các cuộc trưng cầu ý kiến nhân dân về các chủ trương, chính sách và các dự luật
trong quá trình phát triển cách mạng của nhân dân.Chính vì vậy dư luận xã hội
được xem như là một hoạt động tâm lý xã hội, là cầu nối giữa ý thức xã hội và
hành động xã hội. Sự phản ánh thực tế trong dư luận xã hội trước hết có tính chất
đánh giá các hiện tượng xã hội để xác định hành vi ứng xử của con người.Nghiên
cứu vấn đề dư luận xã hội phải xem xét ở nhiều khía cạnh đó là khía cạnh về chủ
thể và khách thể của dư luận xã hội.
+Chủ thể của dư luận xã hội là các nhóm xã hội mà lợi ích của họ có mội quan
hệ nhất định đối với các vấn đề diễn ra trong xã hội và được nhiều người đưa ra
trao đổi, thảo luận.
+Khách thể của dư luận xã hội là những sự kiện khác nhau của đời sống xã hội.
Để xác định được khách thể của dư luận xã hội có thể dựa vào hai dấu hiệu cơ bản
sau:
Lợi ích chung được xem là tiêu chuẩn hàng đầu để xác định khách thể của dư
luận xã hội, bởi vì lợi ích chung là cơ sở xuất hiện các tranh luận tập thể,tuy nhiên,
trong mối quan hệ với ý thức, lợi ích cá thể cùng tồn tại ở ngoài dư luận xã hội.
Bản thân dư luận xã hội chỉ tồn tại trên cơ sở lợi ích chung.
Những tranh luận gắn liền với lợi ích xã hội được mọi người quan tâm là điều
kiện cơ bản thứ hai để xác định khách thể của dư luận xã hội.
Cơ sở hình thành và quá trình hình thành của dư luận xã hội.
Cơ sở cho việc hình thành dư luận xã hội là sự thảo luận, trao đổi ý kiến công
khai đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội.
Việc hình thành dư luận xã hội thường qua các bước:
-Chứng kiến hoặc hình dung sự việc, nảy sinh cảm nghĩ bước đầu.
-Trao đổi, bàn luận về những cảm nghĩ, chuyển từ ý thức cá nhân sang ý thức
của nhóm người.
-Hình thành sự phán xét, đánh giá về sự kiện hiện tượng đó và nêu các biện
pháp giải quyết.
2-Dư luận xã hội và tin đồn.
Dư luận xã hội và tin đồn
+ Tin đồn là tin tức về một sự việc, một sự kiện có thật hay không có thật, hoặc
chỉ là sự lan truyền từ người này sang ngưòi khác nhưng thiếu dữ liệu kiểm
chứng.Tin đồn chỉ thành dư luận của nhóm, của tập thể lớn hay nhỏ khi có sự phán
xét đánh giá về sự việc sự kiện nào đó.
+ Trong dư luận xã hội, mọi vấn đề phải được kiểm chứng qua các phương tiện
thộng tin đai chúngvà những nguồn tin có trách nhiệm.Tin đồn có đặc điểm sau:
Cường độ tin đồn phụ thuộc vào tính hấp dẫn và mức độ không xác định của
vấn đề, hình thức lây lan:rút gọn chi tiết; cường điệu hoá, các thông tin được sắp
xếp theo động cơ của người truyền tin.
Dư luận xã hội và chuẩn mực xã hội
Dư luận xã hội có tác dụng điều chỉnh hành vi con người, vì nó đưa ra những
nhận xét đánh giá trên cơ sở chuẩn mực xã hội.Dư luận xã hội góp phần tạo ra
những chuẩn mực xã hội mới, loại bỏ những giá trị chuẩn mực cũ, hoặc nó có thể
tập hợp các chuẩn mực xã hội với nhau và tao ra sức mạnh mới.
Dư luận xã hội và dư luận của xã hội
Thông thường, sau mỗi vấn đề xã hội được đưa ra, có những quan điểm ,cách
nhìn nhận khác nhau ở trong mỗi nhóm. Những quan điểm ý kiến của nhóm đó
được gọi là dư luận xã hội, một khi trong quá trình tương tác giữa các nhóm xã hội
đã dẫn tới việc hình thành các ý kiến chung.
Chương II - Quá trình hình thành và yếu tố hình thành dư luận xã hội
1- Quá trình phát sinh:
Dư luận xã hội không phải là ý kiến của một người mà là của số đông người
trong cộng dồng, là phát ngôn chung của họ. đó không phải là tổng cộng của các ý
kiến phán xét, đánh giá của các cá nhân mà qua chao đổi, bàn bạc có sự tác động
qua lại giữa các ý kiến, hình thành nên sự phán xét, đánh giá trung của số đông
trong cộng đồng người.
Trong điều kiện bình thường, việc hình thành dư luận xã hội có thể chia thành
các bước sau:
-Bước thứ nhất: Chứng kiến hình dung sự việc sự kiện, chao đổi thông tin về nó,
nảy sinh các cảm nghĩ và các ý kiến bước đầu
-Bước thứ hai: Trao đổi bàn luận về các cảm nghĩ các ý kiến xung qunah đối
tượng của dư kuận, ý kiến cá nhân chuyển từ lĩnh vực ý thúc cá nhân sang ý thức
xã hôị.
-Bước thứ ba:Các loại ý kiến khác nhau thống nhất lại xung quanh quan điểm cơ
bản, hình thành phán xét đánh giá chung đại đa số cộng đồng.
-Bước thứ tư: Từ sự phán xét đánh giá chung đi tới lập trường hành động thống
nhất, nêu ra những ý kiến nghị về hoạt động thực tiễn.
Tuy từng những vấn đề mà quá trình hình thành dư luạn xã hội có biểu hiện
khác nhau trong điều kiện khác nhau.Nói chung khi vấn đề càng phúc tạp thì ý kiến
càng đa dạng gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi truớc khi đi đến được thống
nhất ý kiến của đa số. Như vậy dư luân xã hội hình thành qua sự va chạm các ý
kiến khác nhau là sản phảm của giao tiếp xã hội. Không có giao tiếp xã hội thì
không có sự sáng tạo tập thể không có sự phán xét chung của đại đa số ngưòi trong
cộng đồng.
2-Những yếu tố chính tác động đến sự hình thành dư luận xã hội
sự hình thành dư luận nói chung cũng nhu dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan về kinh tế chính trị văn hoá xã hội có thể nêu ra
nhứng yếu tố nhận xét sau đây
a-Tính chất của các sự kiện hiện tượng quá trình xã hội: Dư luận xã hội là hiện
tượng tinh thần phản ánh tồn tại xã hội truớc hết phụ thuộc vào tính chất của các sự
kiện hiện tượng trong xã hội mà nó phản ánh, vào ý nghĩa của sự kiện đó đối với
mấu thuẫn và lợi ích của cộng đồng ngưòi mang dư luận. họ ủng hộ hiện tượng phù
hợp vói lợi ích của họ và phản ánh những hiện tượng ngược lại.
b- trình độ hiểu biết hệ tư tưởng trình độ văn hoá:Có thể nói rộng hơn là mức
độ chuẩn bị của cộng đồng người để tiếp nhận các sự kiện, các hiện tượng cần thiết
nên thông tin không đầy đủ, dẫn đến khả năng tranh luận kéo dài không hình thành
dư luận xã hội. Hệ tư tưởng trình độ văn hoá cũng ảnh hưởng quan trọng đến tình
hình nói chung, các quan điểm phán xét phản ánh với xã hội xung quanh.
c- Những nhân tố về tâm lý xã hội: Nhiều nhân tố như thói quen, nếp nghĩ ý chí
tâm trạng tình cảm của một cộng đồng ngưòi đã được hình thành do ảnh hưởng
trực tiếp của diều kiện sống hàng ngày và do công tác tuyên truyền giáo dục.ảnh
hưởng của nhân tố này có nhiều mặt đôi khi khó nhận biét tuỳ từng thời điểm nhất
định nếu người ta có tâm trạng phấn chấn, hồ hởi thì nội dung phán xét đánh giá
một hiện tượng có những khía cạnh khác với khi ở khía cạnh tâm trạng chán nản,
bi quan.Thường khi thấy phấn chấn lạc quan thì thấy nhiều thuận lợi hơn ít thấy
khó khăn và ngược lại. Những nếp nghĩ bảo thủ cứng nhắt mang di sản của quá
khứ thì có thể ảnh hưởng đén việc hình thành dư luận xã hội không đúng đắn.
d- Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị:Trong điều kiện có dân chủ rộng rái xã hội có
thông tin phong phú mọi người sãn sàng cởi mở bộc lộ các ý kiến của mình tham
gia bàn bạc các vấn đề chung thì dư luận xã hội có điều kiện thuận lợi, Ngược lại,
trong điều kiện thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn thậm chí bị cắt xén xuyên tạc
thì dư luận xã hội hình thành khó khăn, chậm chạp dưói các chế độ độc Tài phát xít
thì quyền dân chủ bị thủ tiêu thì dư luân xã hội phát triển theo hướng mập mờ
mang tính châm biếm ,tiếu lâm...
Chương III Tính chất của dư luận xã hội
1-Tính công chúng, công khai
Hệ thống truyền thông đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình
thành và thể hiện dư luận xã hội. Hệ thống thông tin đại chúng là phương tiện của
các thiết chế xã hội nhằm bảo đảm phổ biến các thông tin trên quy mô đại chúng
được thực hiện bằng các hoạt động phát nhanh, truyền hình, các hệ thống in ấn và
phát hành sách báo. Chính C.Mac đã chỉ ra rằng: sản phẩm của truyền thông là dư
luận xã hội. Đặc điểm của hệ thống truyền thông đại chúng là các tin tức từ hệ
thống này được chuyển biến đến công chúng một cách nhanh chóng, đều đặn và
trực tiếp. Nó vừa phải hướng tới các đối tượng công chúng nói chung, vừa phải
hướng tới các nhóm công chúng cụ thể.
2.Tính lan truyền
Tính lan truyền là một tính chất rất quan trọng của dư luận xã hội. Vì nếu không
có lan truyền thì một sự kiện, sự việc không thể trở thành dư luận xã hội được. Ví
dụ như sự kiện khủng bố tấn công trung tâm Thương Mại Thế Giới ở nước Mỹ
ngày 11-9 lúc đầu, thông tin chỉ bó hẹp trong phạm vi khu vực thành phố, nhưng
nhờ có phương tiện thông tin đại chúng mà nó đã lan truyền khắp thế giới ...Từ ví
dụ cụ thể trên ta có thể rút ra rằng nhờ có tính lan truyền mà dư luận xã hội đã
được hình thành và cũng nhờ lan truyền mà thông tin được cập nhật đến mọi người
một cách nhanh hơn.
3-Tính lợi ích
Dư luận xã hội liên hệ chặt chẽ với quyền lợi của các cá nhân và các nhóm xã
hội.
Dư luận xã hội nhiều khi có sức mạnh to lớn, hơn cả pháp luật.
Ví dụ: Một người nào đó có tội lỗi, nếu chỉ bị phạt tiền và giam cầm, có khi
người ta không sợ bằng bị công bố tội trạng trên đài truyền thanh địa phương họ
đang sống và thông báo cho gia đình, dòng họ của người đó được biết. Biểu dương
và tôn vinh đúng mức, kịp thời, đúng lúc các điển hình tiên tiến cũng có tác dụng
to lớn trong việc thúc đẩy xã hội.
4.Tính biến đổi
Dư luận xã hội có thể chuyển hoá thành các hành động xã hội để thể hiện sự
đồng tình hay phản đối của các nhóm xã hội với cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
Dư luận xã hội cũng như các hiện tuợng xã hội khác không ngừng phát triển và
biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Tính chất biện chứng của nó là ở chỗ,
cùng với sự thay đổi của các điều kiện và các yếu tố có ảnh hưởng tới sự hình
thành của các dư luận, chẳng hạn như dư luận của thiểu số ngày hôm qua đến hôm
nay nó trở thành dư luận của đa số, thành dư luận xã hội và ngược lại. Đây là một
hình thức biểu hiện của trạng thái ý thức xã hội, nhưng xét về khía cạnh nhận thức,
thì trong dư luận xã hội luôn luôn có cái đúng, cái sai, có lẽ phải và sự lầm lẫn. Vì
quá trình nhận thức được phản ánh trong dư luận xã hội không hoàn toàn tuân theo
các quy tắc nghiêm ngặt của nhận thức chân lý. Hêghen có lý khi ông ta cho rằng:
trong dư luận xã hội có cả cái thật và cái giả. Tính chất này cùng với sự thay đổi
của các điều kiện và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển dư luận xã
hội tạo nên đặc điểm dễ thay đổi của dư luận xã hội và thể hiện tính luận chứng
của dư luận xã hội. Điều đó buộc chúng ta phải phân tích toàn bộ chúng, có nghĩa
là phải phân tích dư luận xã hội.
Chương IV Chức năng của dư luận xã hội
Dư luận xã hội là một trong những biểu hiện sớm nhất của hình thái ý thức xã
hội. Trọng lịch sử loài người, dư luận xã hội đóng vai trò điều hoà các mối quan hệ
xã hội ngay cả khi trong xã hội chưa có sự phân hoá giai cấp.
Ph. Ăng-ghen nhận xét : trong xã hội công xã nguyên thuỷ, ngoài dư luận xã hội
ra, xã hội nay không có một phương tiện cưỡng chế nào khác. J. Rutxô , nhà khai
sáng pháp thế kỉ XVIII, rất coi trọng vai trò của dư luận xã hội và ý thức dân
chúng, trong tác phẩm khế ước xã hội, ông nhận định: các điều luật của nhà nước
cần phải phù hợp với nguyện vọng và ý chí của nhân dân lao động, Hê-ghen đã đưa
ra một quan niệm tương đối rộng về dư luận xã hội. Trong công trình Triết học
pháp quyền, ông xem xét dư luận xã hội trong mối quan hệ với việc phân tích thể
chế nhà nước. Là người bảo thủ, bám chặt vào nền quân chủ hùng mạnh, ông đã
thể hiện sự đối lập giữa “ tâm tư chính trị quốc gia “ với “ dư luận xã hội của nhân
dân”, nhưng tư tưởng của Hê-ghen gắn với sự công nhận sức mạnh của trí tuệ tập
thể có ý nghĩa hết sức to lớn, Hê-ghen chỉ ra rằng, dư luận xã hội có sức mạnh
trong mọi thời đại, bởi nó mở ra cho con người khả năng thổ lộ và bảo vệ ý kiến
chủ quan của mình đối với cái chung. Không chỉ dừng lại ở việc xem xét vai trò dư
luận xã hội, Hê- ghen còn xác định cơ sở chủ yếu của việc hình thành dư luận xã
hội, đó là thảo luận. Ông giải thích rằng, bằng con đường thảo luận và trao đổi đã
cho phép tách ra những cáo chung có trong từng ý kiến riêng và nó làm tăng tỷ
trọng hợp lý của ý kiến đã được thảo luận.
Đánh giá hiệu quả của dư luận xã hội cần xuất phát từ nhận thức đứng đắn về
vai trò tích cực của các yếu tố tâm lý, tư tưởng và vai trò của quần chúng nhân dân
trong đời sống xã hội. Trong các tác phẩm ý kiến báo chí và ý kiến nhân dân , hệ tư
tưởng Đức , Dư luận xã hội nước Anh, Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu nhân
dân và nhà nước, C.Mác và nhiều lần khẳng định vai trò và vị trí to lớn của dư
luận xã hội, C.Mác cho rằng, dư luận xã hội là dư luận của nhân dân. ông viết : “
các đại biểu thường xuyên kêu gọi sự ủng hộ của dư luận nhân dân và đem đến cho
dư luận nguồn phát ngôn ý kiến thật sự của mình”. PH. Ăng-ghen nhận định : Sự
tiến bộ to lớn trong dư luận xã hội là tiền đề của các biến đổi xã hội. Nói về vai trò
của dư luận xã hội trong hoạt động quản lý, V.Lênin chỉ rõ : chúng ta chỉ có thể
quản lý được khi nào chúng ta thể hiện được những gì mà nhân dân ý thức.
Vai trò của dư luận xã hội thể hiện ở chức năng sau:
chức năng đánh giá.
chức năng điều hoà .
chức năng kiểm soát.
chức năng giáo dục.
chức năng tư vấn.
1- Chức năng điều hoà
Chức năng điều hoà thể hiện ở chỗ dư luận xã hội góp phần sắp xếp, điều chỉnh
lại các quan hệ xã hội cho đúng mục đích và chuẩn mực, trên cơ sở phán xét, đánh
giá các sự kiện, hiện tượng, dư luận xã hội nêu ra các chuẩn mực, chỉ ra những việc
nên làm, những việc nên né tránh, hoặc điều chỉnh hành vi, cách cư sử của mọi
người. Nó phát huy làm cho các phong tục cũng như các truyền thống tốt đẹp trong
quá khứ, tác dụng trong xã hội hiện tại. Đặc biệt, khi xảy ra những biến cố xã hội
lớn , đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cộng đồng( như các phong trào cách mạng,
chiến tranh), dư luận xã hội thường hình thành nhanh chóng, rộng rãi và có sức
mạnh lớn, chí hướng hoạt động cho quần chúng , cổ vũ những hành động phù hợp
với lợi ích chung, lên án những hành động không phù hợp. Trong cuộc sống,
những dư luận xã hội của giai cấp tiên tiến thường có vai trò đặc biệt quan trọng
góp phần thúc đẩy phát triển xã hội
2.Chức năng đánh giá.
Dư luận xã hội đánh giá hành vi xã hội, các chuẩn mực xã hội, các quá trình xã
hội, cụ thể là dư luận xã hội đánh giá các hành vi đó đúng hay sai, tốt hay xấu.
Những chuẩn mực xã hội mà dư luận xã hội dựa vào để đánh giá có thể là những
điều luật, hoặc là chuẩn mực chung của đông đảo công chúng trong xã hội. Sự
đánh giá này thường khác nhau trong các nhóm xã hội khác nhau , cũng như trong
các khoảng thời gian khác nhau.
3-chức năng giáo dục
Bên cạnh chức năng điều hoà là chức năng giáo dục.Dư luận xã hội khi đã hình
thành nó thường tác động vào ý thức con người nghĩa là chi phối ý thức cá nhân,
nên cần phải điều chỉnh cho phù hợp với ý thúc chung của cộng đồng.Vì đa số
người trong cộng đồng đều quan tâm đến ý thức dư luận xã hội, có sự đánh giá
hành vi của mình, có khuynh hướng giữ gìn, bảo vệ cái đúng, sửa chữa những sai
sót, đáp ứng được yêu cầu của dư luận xã hội đối với nhân dân và cộng đồng
người.
4-Chức năng kiểm soát.
Dư luận xã hội còn có chức năng kiểm soát thông qua sự phán xét, đánh giá,
giám sát hoạt động của các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước có phù hợp với
các lợi ích xã hội hay không. Dư luận xã hội buộc cá nhân và các nhóm xã hội phải
tuân thủ những chuẩn mực mà nó dựa vào để đánh giá và phán xét. Tuy nhiên, sự
kiểm soát này được thực hiện chủ yếu thông qua các nhóm mà cá nhân là thành
viên trong nhóm đó.
5.Chức năng tư vấn.
Dư luận xã hội có chức năng tư vấn. Thông qua nội dung của mình, dư luận xã
hội đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho những vấn đề mà dư luận xã hội quan
tâm, giúp cho cơ quan nhà nước giải quyết những vấn đề quan trọng của xã hội.
Thí dụ có thể là sự khuyên bảo, hoặc chỉ là phương hướng chung hoặc cách thức
cụ thể để giải quyết vấn đề. Trong mỗi nội dung của dư luận xã hội bao giờ cũng
chứa đựng năm chức năng. Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể, cần phân tích
và làm sáng tỏ các chức năng cơ bản của nó. Tóm lại xã hội càng phát triển, trình
độ phát triển của quần chúng càng cao, dân chủ càng mở rộng thì sức mạnh cử dư
luận xã hội càng lớn.
Phần ba
Tổ chức nghiên cứu và ý nghĩa của dư luận xã hội
Chương I - Tổ Chức nghiên cứu dư luận xã hội
1-Nghiên cứu tác động của phương tiện thông tin đại chúng đến sự hình
thành dư luận xã hội.
Trong điều kiện hiện nay sự hình thành dư luân xã hội không tách rời hoạt động
của phưông tiện thông tin đai chúng và ngược lại, các phương tiện thông tin đại
chúng cũng phản ánh dư luận xã hội rộng rãi đối với các vấn đề của đất nước.
Nghiên cứu xã hội học về dư luận xã hội phải làm rõ khuynh hướng nhu cầu
thông tin của quần chúng nhân dân.ở nước ta báo đài vừa là cơ quan ngôn luận của
tổ chức chính trị xã hội vừa là diễn đàn của quần chúng nhân dân.Thông qua các
báo các tầng lớp nhân dân bày tỏ quan diểm ,ý kiến, thái độ nguyện vọng của mình
đối với chủ trương chính sách của đảng và nhà nước, đối với sự kiện kinh tế quan
trọng của đất nức và trên thế giới.Vì vậy các phương tiện thông tin đại chúng là nơi
thể hiện dư luận của các tầng lớp nhân dân đối vói vấn đề bức xúc của xã hội.Có
những vấn đề thu hút sự tham gia đông dảo của quần chúng nhân dân trong thời
gian dài.Có những vấn đề chỉ sự thu hút của nhóm xã hội này nhưng lại không thu
hút sự chú ý của nhóm xã hội khác. Có những tờ báo, tạp chí được đông đảo quần
chúng nhân dân tham gia đón đọc nhưng ngược lại cũng có những tờ báo lại không
được sự chú ý của đông đảo quần chúng.
2-Nghiên cứu dư luận xã hội thông qua công tác thực hiện của các cơ quan
đảng nhà nước và tổ chức xã hội
a- thông tin trong nội bộ đảng:Đây là nguồn thông tin quan trọng được thu thập
thông qua các cơ quan cáp uỷ là đáng tin cậy,đồng thời lơi đây cũng trực tiếp phát
những thông tin có tác động trực tiếp tới đời sống của nhân dân về mọi mặt trong
xã hôi. Như :Hội nghị của đảng ,các báo cáo của đảng tới các tổ chức đảng ở địa
phương, huyện ,uỷ ,các sở, kiểm tra cập nhật thông tin, nói chuyện gặp gỡ giữa
lãnh đạo đối với quần chúng nhân dân...
b-Thông tin của các ngành các đoàn thể của cơ quan kinh tế, xã hội: các đoàn
thể thường xuyên tiếp xúc với quần chúng, thường xuyên lắm bắt được thông tin
về dư luận thuộc đối tượng phụ trách của mình.
3-Nghiên cứu dư luận xã hội bằng phương pháp nghiên cứu xã hội học
a-Phỏng vấn:Là việc hỏi miệng của người nghiên cứu đối với những người
được tìm hiểu. Bằng cách này, người được hỏi dễ dàng bày tỏ nhưng ý nghĩ cảm
xúc của mình hơn là sử dụng phiếu điều tra. Người nghiên cứu có thể dùng các câu
hổi một cách linh hoạt tuỳ theo tình huống của phỏng vấn. Một vấn đề quan trọng
có ảnh hưởng đến kết quả của cuộc phỏngvấn là sự tin cậy của người được phỏng
vấn đối với người đi phỏng vấn, do đó cần làm tốt lựa chọn người cần phỏngvấn
hứơng dẫn thái độ và cách làm việc cho họ.
b-Điều tra theo phiếu Anket: Là phương pháp sử dụng các phiếu điều tra ghi vào
một bảng các câu hỏi gửi đến cho người được nghiên cứu, người được nghiên cứu
trả lời theo sự hướng dẫn của phiếu điều tra.Thường người ta dùng phương pháp
này đi tìm hiểu về dư luận xã hội vì nó có thể tìm hiểu được một số lựơng thôngtin
rất lớn với chi phí không lớn trong khoảng thời gan ngắn.Ưu điểm của phương
pháp này là ở có tính mục đích tính linh hoạt, khả năng thu được cứ liệu theo một
mẫu chọn nhật định. Nhược điểm của nó chải qua tính chất nhiều giai đoạn không
thể sửa chữa những sai sót trong quá trình nghiên cứu .Ví dụ:Sự cẩu thả của một
hay hai người lập bản Anket có thể ảnh hưởng đáng kể đến dư luận xã hội. Những
sai sót có liên quan đến việc lựa chọn mẫu cũng cần chú ý đến tính chất của việc
phát hiện trong khi trưng cầu ý kiến phát biểu ý kiến tại hội nghị trước các tập thể
v.v.. là một việc nhưng trả lời những câu hỏi trong bản hướng dẫn của Anket lại là
việc khác không nên tuyệt đối hoá việc diều tra theo phiéu Anket xem như một
phương pháp vạn năng để nghiên cứu dư luận xã hội. Việc nghiên cứu tâm tư của
quần chúng một cách khoa học thực sự chỉ có thể đảm bảo một cách tổng hợp các
phương pháp đã nêu trên.
c-Vấn đề sử dụng các kết quả điểu tra ngiên cứu dư luận xã hội.
Việc nghiên cứu tìm hiểu dư luận xã hội phải phục vụ thiết thực cho công tác quản
lý lãnh đạo xã hội. Kết quả điều tra phải sử dụng hiệu quả mới có tác dụng đến quá
trình mở rộng công khai, phát huy tính tích cực đến cán bộ đảng và quần chúng
nhân dân tham gia công tác quản lý xã hội, quản lý nhà nước tuỳ theo chủ đề
nghiên cứu tình hình cụ thể trong thời gian đó.Cần cân nhắc điều tra công bố tính
phổ dụng của kết quả diều tra.
Chương II ý nghĩa của việc nghiên cứu dư luận xã hội
việc ngiên cứu dư luận xã hội có ý nghĩa sau:
1-Phát huy quyền làm chủ của dân chủ nhân dân mở rộng dân chủ xã hội
chủ nghĩa
Cách mạng là sự ngiệp của quần chúng.Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa
nói chung và đổi mới nói riêng là kết quả trí tệu và công sức của nhân dân dưới sự
lãnh đạo của đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa là sự gắn bó máu thịt với nhân dân,
khơi dậy tiềm năng sáng tạo của nhân dân.vì thế các tổ chức của Đảng và cơ quan
nhà nước cần tạo điều kiện dễ dàng để mọi công dân có được các thông tin cần
thiết kịp thời và chính xác được tự do bày tỏ và phát biểu ý kiến, quan điểm của
mình đối với các vấn đề có quan hệ tới lợi ích của họ, đựơc tham gia vào các quyết
định quan trọng của đất nước.
tổ chức ngiên cứu dư luận một cách nghiêm túc chính là phương tiên mạnh mẽ
để nhân dân thực hiện quyền làm chủ và tham gia tích cực đối với hoạt động của
đất nước.
2-tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng.
Với tinh thần “Lấy dân làm gốc”,các tổ chức đảng và cơ quan nhà nước phải
lắng nghe ý kiến của quần chúng, thường xuyên phân tích cấc dư luận đối với tầng
lớp nhân dân để lắm bắt kịp thời tâm trạng , nguyện vọng của họ.Trong sự nghệp
đổi mới và xây dựng chủ ngiã xã hội chúng ta phải giải quyết hàng loạt các vấn đề
dư luận xã hội thực tiễn kể cả xây dựng một quan diểm chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh của nước ta .Những việc trên đòi
hỏi phải có sự gắn bó mật thiết giữa đảng và quần chúng .Đồng thời thông qua dư
luận nhân dân cững bày tỏ ý chí yêu cầu của mình đối với các tổ chức đảng và cơ
quan nhà nước.Do đó nghiên cứu dư luận xã hội góp phần khắc phục các chủ quan
duy ý chí và nguy cơ quan liêu xa rời các tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước.
3-Góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo và công tác quản lý xã hội trên cơ sở
khoa học.
Nghiên cứu dư luận xã hội sẽ cho ta những thông tin về các mặt hoạt động của
cơ quan Đảng và nhà nứoc nhân dân đã nhận thức và thực hiện các nghị quyết, chủ
trương chinh sách của Đảng, thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội như
thế nào? Thái độ của họ đối với các tổ chức của Đảng và cơ quan nhà nước và các
tổ chức xã hội ra sao? họ có nhận xét gì đối với cán bộ Đảng viên mà họ quan
tâmvà yêu cầu giải quyết nhữngvấn đề gì?Những thông tin này là một trong những
căn cứ quan trọng của Đảng và nhà nước kiểm tra công tác của mình và những chủ
trương quyết đinh cần thiết sát với thực tế.
Trong xã hội hiện đại việc tìm hiểu và nghiên cứu dư luận xã hội trở thành một
vấn đề quan trọng trong công tác và quản lý xã hội được dựa trên cơ sỏ khoa học.
Công tác tư tưởng có mối liên hệ kiên quan mật thiết với dư luận xã hội
đặc biệt là công tác tuyên truyền cổ động phải thường xuyên tìm hiểu tâm tư
nguyện vọng thái độ của tầng lớp nhân dân đối với mỗi chủ trương chính sách cảu
Đảng.Nhà nước, đối với mỗi sự kiện chính trị. Nghiên cứu dư luận xã hội sẽ giúp
ta có những căn cứ khách quan để đánh giá chất lượng hiệu quả của công tác tuyên
truyền cũng như tính đúng đắn của chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước đến
được quần chúng đông đảo, hướng dẫn họ tham gia tích cực vào sự nghiệp xây
dựng và đổi mới thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Kết luận
Xã hội học đang là một công cụ hữu ích cho sự nghiệp đổi mới hiện nay của
chúng ta. Chuyển đổi từ một cơ chế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp sang cơ chế
thị trường của một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần sẽ dẫn đến những biến
đổi lớn lao trong xã hội. Vì vậy có một nhu cầu bức xúc cần phải tìm hiểu và tiếp
thu những công cụ nghiên cứu mới để nhận diện và lý giải các hiện tượng xã hội
mới nảy sinh cũng như phân tích dư luận xã hội để làm sáng tỏ một hiện tượng
thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội, thể hiện tâm trạng của xã hội, một
hình thức biểu hiện của trạng thái ý thức xã hội. Đây là một trạng thái toàn vẹn,
bao quát về nội dung, cả về mặt trí tuệ, cảm xúc và cả mặt ý trí của ý thức xã hội.
Nó không chỉ thể hiện một mặt riêng rẽ nào đó của ý thức xã hội như triết học, đạo
đức học, ý thức chính trị mà còn là sự thể hiện một cách tổng hợp của ý thức xã hội
góp phần hình thành và nâng cao năng lực quản lý xã hội. Xã hội học là môn khoa
học xã hội đáp ứng tốt các nhu cầu đó.
Đánh giá về tầm quan trọng của xã hội học, Berger đã từng nói:
“ Sức quyến rũ của xã hội học là ở chỗ cách giải thích vấn đề của nó khiến chúng
ta có thể nhìn thế giới mà chúng ta đã và đang sống suốt cả cuộc đời mình dưới
một ánh sáng mới... Có thể nói rằng sự thông thái trước tiên của xã hội học là mọi
thứ không phải như chúng có vẻ là ”.
Tài liệu tham khảo
**----*-*----**
1. Xã hội học đại cương
Bộ giáo dục và đào tạo – Viện Đại học Mở Hà Nội
Tác giả: GS. Phạm Tất Dong, PGS. Nguyễn Anh Huy, PGS. Đỗ Nguyên Phương.
2. Một số vấn đề cơ bản trong Xã hội học.
Viện Đại học Mở Hà Nội.
Tác giả: GS. Đoàn Văn Đức.
4. Xã hội học
Nhà xuất bản quốc gia Hà Nội
Tác giả: GS. Phạm Tất Dong, GS. Lê Ngọc Hưng.
5. Thông tin những vấn đề lý luận - Số 17/1997
Viện Đại học Mở Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Quá trình hình thành, cơ cấu và chức năng của xã hội học.pdf