Tài liệu Luận văn Quá trình cổ phần hoá của công ty Giấy Hải Phòng Hapaco (HP_Paper Toinstock Company): LUẬN VĂN:
Quá trình cổ phần hoá của công ty
Giấy Hải Phòng Hapaco
(HP_Paper Toinstock Company)
Lời mở đầu
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và Quốc tế là một điều tất yếu đối với
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Mà khu
vực kinh tế nhà nước với vai trò là đầu tàu. Vậy các doanh nghiệp đó với công
nghệ và sự quản lý còn lạc hậu đã làm gì để hội nhập đây? Một lối thoát rất có
hiệu quả là các doanh nghiệp đó phải liên minh, liên kết hoặc góp vốn thành một
công ty lớn để đủ sức cạnh tranh và giành ưu thế với các công ty khác. Có một
loại công ty có thể đủ sức làm điều đó, đó chính là công ty cổ phần hoá.
Đảng và Nhà nước đã hình thành khung pháp lý và những ưu đãi gì để thúc
đẩy các doanh nghịêp nhà nước cổ phần hoá chưa? Về phía doanh nghiệp đã tiến
hành cổ phần hoá theo luật doanh nghiệp, nghị định… chưa? Các doanh nghiệp đó
sau khi cổ phần hoá đã làm ăn ra sao? Đó là vấn đề mà em muốn đề cập tới trong
bài tiểu luận này...
14 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Quá trình cổ phần hoá của công ty Giấy Hải Phòng Hapaco (HP_Paper Toinstock Company), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Quá trình cổ phần hoá của công ty
Giấy Hải Phòng Hapaco
(HP_Paper Toinstock Company)
Lời mở đầu
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và Quốc tế là một điều tất yếu đối với
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Mà khu
vực kinh tế nhà nước với vai trò là đầu tàu. Vậy các doanh nghiệp đó với công
nghệ và sự quản lý còn lạc hậu đã làm gì để hội nhập đây? Một lối thoát rất có
hiệu quả là các doanh nghiệp đó phải liên minh, liên kết hoặc góp vốn thành một
công ty lớn để đủ sức cạnh tranh và giành ưu thế với các công ty khác. Có một
loại công ty có thể đủ sức làm điều đó, đó chính là công ty cổ phần hoá.
Đảng và Nhà nước đã hình thành khung pháp lý và những ưu đãi gì để thúc
đẩy các doanh nghịêp nhà nước cổ phần hoá chưa? Về phía doanh nghiệp đã tiến
hành cổ phần hoá theo luật doanh nghiệp, nghị định… chưa? Các doanh nghiệp đó
sau khi cổ phần hoá đã làm ăn ra sao? Đó là vấn đề mà em muốn đề cập tới trong
bài tiểu luận này mà tiêu biểu là quá trình cổ phần hoá của công ty Giấy Hải
Phòng Hapaco (HP_Paper Toinstock Company)
Phần I
Đôi nét về cổ phần hoá DNNN
1. Một số khái niệm
- Công ty cổ phần (CTCP) là một doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở
góp vốn cổ phần của các cổ đông. Cổ đông được tham gia quản lý doanh nghiệp
theo phần vốn góp vào doanh nghiệp được hưởng lợi nhuận và chịu trách nhiệm
về nó và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp,
được quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp. Số lượng cổ đông tối
thiểu là 3 và không hạn chế tối đa.
- Cổ phần: là vốn điều lệ của doanh nghiệp được chia thành nhiều phần
bằng nhau.
- Cổ đông: là những cá nhân hoặc tổ chức, pháp nhân sở hữu cổ phần của
CTCP
- Cổ phiếu: là chứng từ ghi nhận quyền sở hữu về tài sản của cổ đông đối
với cổ phần. Mệnh giá một cổ phiếu có thể bằng một hoặc nhiều cổ phần.
- Cổ tức: là một phần lợi nhuận sau thuế của CTCP chia cho các cổ đông.
2. Các hình thức cổ phần hoá
ở các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tiến hành cổ phần hoá sẽ theo các
hình thức sau:
- Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp phát hành
cổ phiếu thu hút thêm vốn.
- Bán một phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
- Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá.
- Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
3. Thủ tục chuyển đổi DNNN được cổ phần hoá thành CTCP
Sau khi thực hiện cổ phần hoá,DN sẽ hoạt động theo chế độ công ty cổ
phần trong luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2000.
DN đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hồ sơ đăng
ký những giấy tờ sau:
- Quyết định chuyển DN thành CTCP của cơ quan có thẩm quyền.
- Điều lệ công ty đã được đại hội cổ đông thông qua
- Biên bản bầu hội đồng quản trị và cử giám đốc điều hành.
- Giấy đăng ký kinh doanh của DNNN trước khi cổ phần hoá.
Phần II
Quá trình cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam
1. Khái quát về tình hình cổ phần hoá DNNN
1.1. Tình hình cổ phần hoá DNNN
Từ năm 1992 đến nay, cả nước đã có trên 1000 DNNN được chuyển đổi sở
hữu trong đó cổ phần hoá trên 850 doanh nghiệp, số còn lại là chuyển giao, bán và
khoán kinh doanh.
Chương trình sắp xếp, đổi mới 0DNNN mà trọng tâm là cổ phần được triển
khai thí điểm từ 1992. Mục đích của chương trình này là tạo ra loại hình DN có
nhiều chủ sở hữu, trong đó có chủ sở hữu là người lao động, để quản lý và sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn tạo cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp đồng
thời giúp DN có thể huy động vốn trong nhân dân để đầu tư đổi mới công nghệ,
nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy phát triển DN . Song do chưa có đầy đủ các văn
bản, quy phạm pháp luật và các hướng dẫn cụ thể nên từ năm 1992 đến 1997, cả
nước mới chỉ có 38 DNNN được cổ phần hoá.
Quá trình cổ phần hoá DNNN thực sự có bước chuyển biến mạnh mẽ cả về
số lượng và chất lượng kể từ khi chính phủ ban hành Nghị định số 44/1989/NĐ -
CP ngày 29/6 năm 1998 của Chỉnh phủ qui định, về việc chuyển DNNN thành
CTCP vào tháng 6/1998, trong đó nêu rõ các chính sách ưu đãi đối với DN và
người lao động tại các DNCPH .Nghị định này đã trở thành đòn bảy đưa lộ trình
cổ phần hoá đi nhanh hơn.
1.2. Một số kết quả sau khi cổ phần hoá
Việc chuyển đổi DNNN thành CTCP không chỉ giúp nhà nước bảo tồn
nguồn vốn và còn tăng đáng kể tỉ suất lợi nhuận trên đồng vốn. Các DN hoạt
động năng động nhạy bén và chủ động hơn trong kinh doanh. Trong một cuộc
điều tra 300 DN đã cổ phần hoá trên một năm thì DN tăng 1,53 lần, lợi nhuận tăng
2,03 lần nộp ngân sách tăng 1,18 lần thu nhập người lao động tăng 22%.
2. Những hạn chế và khó khăn khi cổ phần hoá
Thứ nhất, do một số quan điểm, chủ trương chưa hoàn toàn thống nhất, nên
việc triển khai chỉ đạo từ các cấp đến cơ sở chưa mạnh, chưa thật kiên quyết.
Thứ hai, do tâm lý nhiều cán bộ lãnh đạo của tổng công ty và DN chưa hào
hứng với việc cổ phần hoá, nên nhiều tổng công ty và công ty còn nặng về cổ phần
hoá bộ phận CNNN, chưa chú trọng đến cổ phần hoá các đơn vị thành viên.
Thứ ba, nhiều DN có vấn đề tồn đọng về tài chính, đất đai, liên doanh, liên
kết nên khi thực hiện cổ phần hoá còn gặp vướng mắc, thời gian thực hiện kéo dài
hoặc không thực hiện được kế hoạch cổ phần hoá.
Thứ tư, trong cổ phần hoá chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan
thuế với cơ quan quản lý vốn nhà nước và các bộ liên quan, nên khâu kiểm kê tài
sản sản đến xác định giá trị DN thường tốn nhiều thời gian, khiến doanh nghiệp
phải chờ đợi.
Thứ năm, tại các DN đã thực hiện cổ phần hoá, nhìn chung trong thiết bị,
công nghệ chưa được đầu tư đổi mới nên chưa hấp dẫn việc mua cổ phần, trừ một
số doanh nghiệp có lợi thế về đất đai, vị trí mặt bằng.
3. Đề xuất và kiến nghị để thúc đẩy cổ phần hoá DNNN
+ Các bộ ngành, thành phố lớn có các Tổng Công ty nhà nước trực thuộc
vẫn loanh quanh muốn giữ nguyên; ví dụ như 3/4 trong số 77 Tổng Công ty 90
hiện có, không đủ tiêu chuẩn tồn tại kể cả về ngành nghề, qui mô, hoặc vốn nhà
nước, cần phải xắp sếp lại. Đây là một ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế,
vì hầu hết các Tổng Công ty nhà nước hiện nay đang tổ chức theo mô hình hành
chính các DNNN vả lại các DNNN thành viên không có liên quan mật thiết với
nhau về công nghệ, tài chính và thị trường, mà chỉ được lắp ghép lại để thành
Tổng Công ty. Do đó thực chất Tổng Công ty trở thành bộ máy trung gian, điều
khiển vốn hưởng kinh phí doanh nghiệp nộp lên. Đây là loại tổ chức chưa hợp lý
với nền kinh tế đang chuyển đổi.
+ Kiên quyết khắc phục tình trạng nhiều DNNN quá manh mún và kém hiệu
quả bằng hình thức sát nhập, bán đấu giá, đa dạng hoá sở hữu hoặc giải thể, phá
sản. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật chính sách tạo lập môi trường thuận
lợi cho các thành phần kinh tế cùng cạnh tranh bình đẳng. Đổi mới cơ chế tài
chính, tín dụng tiền lương theo hướng khuyến khích những DN tăng nhanh được
tích luỹ, những nhà quản lý tốt và những người lao động có năng suất cao.
+ Trong thời gian vừa qua việc chọn lựa DN để cổ phần hoá chủ yếu tập
trung ở những DN vừa và tương đối nhỏ trong những năm tới cần phải cổ phần
hoá cả những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn hơn và từng bộ phận của doanh
nghiệp lớn không ở trong danh mục cần duy trì doanh nghiệp kinh doanh với
100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nhà nước.
Phần III
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty giấy hải phòng sau khi cổ phần hoá
1. Đôi nét về Công ty giấy Hải Phòng
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
CTCP giấy Hải Phòng được thành lập ngày 28/10/1999 là sự hợp nhất giữa
công ty giấy Hải Phòng và công ty cổ phần Hải Âu. Công ty giấy Hải Phòng trước
đây là xí nghiệp giấy bìa Đồng Tiến, được thành lập ngày 14/9/1960 trên cơ sở
xưởng giấy nhỏ được công tư hợp doanh thành DNNN.
Năm 1978, do tăng nhu cầu giấy viết, giấy in tài liệu,xí nghiệp mở rộng đầu
tư thêm một dây chuyền sản xuất giấy mỏng của Trung Quốc có công suất 300
tấn/năm. Nhận thấy việc đầu tư mở rộng là một hướng đi có hiệu quả, xí nghiệp đã
đầu tư tiếp hai dây chuyền 12 năm 1986, xí nghiệp đổi tên thành nhà máy giấy Hải
Phòng. Cũng trong thời gian này. Nhà máy giấy Bãi Bằng bắt đầu sản xuất giấy
viết và giấy in chất lượng cao, số lượng nhiều, đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng.Các sản phẩm cùng loại của Nhà máy giấy Hải Phòng không thể cạnh tranh
được. Một lần nữa nhà máy lại cải tiến các thiết bị sản xuất giấy vệ sinh trên dây
chuyền cũ. Sản lượng xuất khẩu sang Liên Xô (cũ) theo phương thức đổi hàng đạt
600 đến 700 tấn/năm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 1990, Nhà máy giấy Hải Phòng một lần nữa lại rơi vào tình trạng khó
khăn do sự biến động của thị trường Đông Âu và Liên Xô. Năm 1991, Nhà máy
đã nhanh chóng tìm kiếm và tiếp cận thị trường mới và Đài Loan được lựa chọn là
thị trường mới của nhà máy.Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy ổn định
trở lại và tăng trưởng vững chắc.
Tháng 1 năm 1992, theo nghị định 33 của chính phủ, nhà máy thành lập và
đổi tên thành Công ty giấy Hải Phòng - Hapaco Công ty đã lớn mạnh không
ngừng, tăng trưởng bình quân 31%.Năm 1998, thực hiện 28/CP ngày 7/5/1996 của
chính phủ về việc cổ phần hoá DNNN và quyết định số 956 QĐ/UB - CPH ngày
10/6/1997 của UBND thành phố Hải Phòng, Công ty giấy Hải Phòng đã tách ra 3
phân xưởng để tiến hành cổ phần hoá một bộ phận thành lập Công ty cổ phần Hải
Âu (HASCO)
1.2. Một số thông tin khác.
CTCP giấy Hải Phòng, trụ sở chính đặt tại 441A Đại Lộ Tôn Đức Thắng,
thành phố Hải Phòng. Công ty đặt văn phòng đại diện tại Kao Hùng - Đài Loan và
các chi nhánh tại Hà Nội, Quảng Ninh và Yên Bái vốn điều lệ của Công ty là
10.080.000 đồng, chia thành 100.800 cổ phần, cơ cấu sở hữu cổ phần trong Công
ty hiện nay:
Danh mục 1000 đồng % Số cổ đông
Vốn cổ phần 10.080.000 100 -
Trong đó: - - -
Cổ đông sáng lập 2.175.200 21.58 11
Cổ đông Nhà nước 128.200 1.27 -
Cổ đông công nhân viên 2.789.500 27.67 428
Cổ phiếu ngân quỹ 1.006.7000 9.99 -
Cổ đông ngoài tổ chức phát hành 3.980.400 39.49 106
2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của HAPACO.
2.1. Kết quả kinh doanh trong 2 năm gần đây.
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 và 2004 của HAPACO
(Số liệu đã được kiểm toán)
(Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 80.748.802.866 94.044.003.006
Trong đó: Doanh thu xuất khẩu 79.018.149.940 82.877.357.700
Các khoản giảm trừ 276.897.562 121.752.700
+ Giảm giá hàng bán 276.317.812 121.752.700
+ Hàng bán bị trả lại 579.750 0
Doanh thu thuần 80.471.905.304 93.922.250.306
Giá vốn hàng bán 70.814.188.076 81.823.108.739
Lợi nhuận gộp 9.657.717.228 12.099.141.567
Doanh thu hoạt động tài chính 1.110.989.175 2.145.300.916
Chi phí tài chính 183.301.047 965.250.756
Trong đó: Lãi vay phải trả 36.859.075 264.150.698
Chi phí bán hàng 506.207.640 1.187.595.123
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.985.928.931 3.501.882.846
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7.093.268.785 8.589.713.758
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của HAPACO cho thấy doanh thu
của Công ty đã tăng lên từng năm, năm 2004 tăng khoảng 15% so với năm 2003.
Tại sao mức tăng trưởng lại như vậy, vì năm 2004 Công ty đã đầu tư vào rất nhiều
dự án: Dự án nhà máy giấy Hoà Bình, dự án nhà máy giấy Kraft, dự án sản xuất
bỉm trẻ em và dự án sản xuất giấy duplex, kéo theo lãi vay phải trả tăng nhiều so
với năm 2002 là 227.291.623 đồng. Nhưng năm 2004 số hàng bán bị trả lại không
có điều đó chứng tỏ chất lượng sản phẩm của Công ty đã đáp ứng được nhu cầu
khách hàng.
Lợi nhuận sau thuế của năm 2004 cũng tăng 11% so với năm 2003.
2.2. Các hoạt động của HAPACO.
2.2.1. Các sản phẩm chính của HAPACO
- Sản phẩm tiêu dùng cá nhân: Chủ yếu là các loại sản phẩm giấy vệ sinh
và khăn giấy phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm giấy vệ sinh
của Công ty so với các Công ty khác trong nước tốt hơn nên có uy tín trên thị
trường.
- Sản phẩm phục vụ sản xuất công nghiệp: Công ty đang đầu tư xây dựng
nhà máy sản xuất các loại giấy Kraft với thiết bị và công nghệ nhập ngoại để sản
xuất giấy xi măng và 1 số loại bao bì công nghiệp khác.
- Sản phẩm xuất khẩu: Chủ yếu là giấy để dập nhũ xuất sang Đài Loan.
Đây là loại sản phẩm có uy tín và được tiêu thụ mạnh. Sản phẩm xuất khẩu có tốc
độ tăng trưởng nhanh, vốn đầu tư trong 3 năm 2002 - 2004 tuy chưa nhiều nhưng
tạo được lợi nhuận khá cao. Doanh thu từ xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
doanh thu của Công ty, đạt 85%, 83%, 88%
2.2.2. Hoạt động marketing.
Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty bao gồm các đại lý tiêu thụ ở Hải
Phòng, Hà Nội và một số tỉnh lân cận: Quảng Ninh, Yên Bái. Hiện nay, phòng thị
trường của Công ty có 3 cán bộ, các cán bộ đều có trình độ Đại học. Phòng có
những phương án rõ ràng cho từng chủng loại.
- Đối với hàng xuất khẩu: giao hàng tại xưởng sản xuất, tạo điều kiện cho
khách hàng có thể kiểm tra chất lượng hàng tại chỗ tránh được thiệt hại vận
chuyển. Công ty đã có những chính sách duy trì khách hàng truyền thống, mặt
hàng giầy đế dập nhũ được khách hàng Đài Loan nhập khẩu thường xuyên trong
nhiều năm qua.
- Đối với khách hàng tiêu thụ nội địa triển khai các phương pháp bán hàng
phù hợp với nhu cầu của từng loaị khách hàng.
Mở rộng mạng lưới bán hàng bằng đại lý ở một số thành phố lớn. Tổ chức
công tác tiếp thị đưa các điểm tiêu thụ để giới thiệu sản phẩm và khai thác lượng
khách hàng tiềm năng. Hiện nay Hà Nội và Hải Phòng đang là hai thị trường lớn
nhất được khai thác triệt để.
2.2.3. Tình hình cạnh tranh thị phần.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang xuất hiện nhiều sản phẩm chất
lượng cao của các Công ty trong và nước ngoài, chủng loại đa dạng, phong phú
đáp ứng được mọi nhu cầu tiêu dùng, tạo sức ép cạnh tranh mạnh mẽ đối với Công
ty. Trước tình hình đó, Công ty luôn tự đổi mới bằng cách đa dạng hoá sản phẩm
phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước, Công ty đã không ngừng cải tiến
kỹ thuật công nghệ, nâng c ao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Công ty sẽ hạn chế
cạnh tranh, tạo khả năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao.
Thị trường xuất khẩu: Với các chính sách cạnh tranh đúng hướng và được
thực hiện hiệu quả, thị phần của Công ty không những không giảm mà còn tăng
mạnh, so sánh với các sản phẩm giấy đế cùng loại Công ty chiếm 70% thị phần
các mặt hàng xuất khẩu.
Thị trường tiêu thụ nội địa: đối thủ cạnh tranh của Công ty trước đây chủ
yếu là các Công ty trực thuộc Tổng Công ty giấy Việt Nam. Hiện nay, Công ty
đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các Công ty nước ngoài với công
nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm phong phú và chất lượng tốt hơn.
Kết luận
Như chúng ta đã biết vai trò to lớn của công ty cổ phần là điều không thể
phủ nhận. Nhưng trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn gặp
nhiều khó khăn. Về phía nhà nước, khung pháp luật chưa theo kịp với yêu cầu của
quá trình, về phía doanh nghiệp thì chưa mạnh dạn. Trong thời gian qua, từ 1998
đến nay đã có trên 1000 doanh nghiệp được cổ phần hoá, một con số đáng kể
nhưng với tốc độ đó thì quá chậm so với đề án của chính phủ đã duyệt. Vậy trong
thời gian tới Đảng và Nhà nước cần phải có nhiều biện pháp hơn nữa để đẩy
nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2002 - 2005 được
hoàn tất.
Công ty cổ phần Giấy Hải Phòng là một trong những công ty sau khi được
cổ phần hoá đã gặt hái nhiều thành công. Các chỉ tiêu về tổng doanh thu cả phần
doanh thu xuất khẩu và lợi nhuận của công ty đều tăng một cách rõ rệt. Trong một
vài năm tới, tổng doanh thu của công ty sẽ tăng mạnh khi các dự án mới của công
ty đi vào hoạt động.
mục lục
Lời mở đầu
Phần I. Đôi nét về cổ phần hoá DNNN
1. Một số khái niệm
2. Các hình thức cổ phần hoá
3. Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá thành Công ty cổ
phần
Phần II. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
ở Việt Nam
1. Khái quát về tình hình cổ phần hoá DNNN
1.1. Tình hình cổ phần hoá DNNN
1.2. Một số kết quả sau khi cổ phần hoá
2. Những hạn chế và khó khăn khi cổ phần hoá
3. Đề xuất và kiến nghị đề thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Phần III. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giấy Hải
Phòng sau khi cổ phần hoá
1. Đôi nét về Công ty giấy Hải Phòng
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.2. Một số thông tin khác
2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của HAPACO
2.1. Kết quả kinh doanh trong 2 năm gần đây
2.2. Các hoạt động của HAPACO
2.2.1. Các sản phẩm chính của HAPACO
2.2.2. Hoạt động marketing
2.2.3. Tình hình cạnh tranh thị phần
Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Quá trình cổ phần hoá của công ty Giấy Hải Phòng Hapaco (HP_Paper Toinstock Company).pdf