Luận văn Quá trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Luận văn Quá trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp: LUẬN VĂN: Quá trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp Lời mở đầu Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước được thực hiện nhằm tạo ra sự tự chủ cho các doanh nghiệp, tạo ra động lực to lớn cho doanh nghiệp khai thác mọi tiềm năng của mình ngoài các hình thức chuyển đổi sở hữu DNNN như giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê DNNN còn có một hình thức rất quan trọng đó là cổ phần hoá (CPH). Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, thì việc đổi mới, sắp xếp lại các DNNN là một việc làm thiết thực và có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện hiện nay. Là một giải pháp quan trọng trong tiến trình đổi mới, sắp xếp lại DNNN, CPH DNNN đã phần nào đảm bảo và tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các DNNN sau khi CPH. Việc tiến hành CPH DNNN giúp huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, thay đổi phương thức quản lý, nâng cao sức cạnh tranh góp p...

pdf13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Quá trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Quá trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp Lời mở đầu Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước được thực hiện nhằm tạo ra sự tự chủ cho các doanh nghiệp, tạo ra động lực to lớn cho doanh nghiệp khai thác mọi tiềm năng của mình ngoài các hình thức chuyển đổi sở hữu DNNN như giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê DNNN còn có một hình thức rất quan trọng đó là cổ phần hoá (CPH). Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, thì việc đổi mới, sắp xếp lại các DNNN là một việc làm thiết thực và có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện hiện nay. Là một giải pháp quan trọng trong tiến trình đổi mới, sắp xếp lại DNNN, CPH DNNN đã phần nào đảm bảo và tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các DNNN sau khi CPH. Việc tiến hành CPH DNNN giúp huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, thay đổi phương thức quản lý, nâng cao sức cạnh tranh góp phần tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó còn giúp giảm chi ngân sách nhà nước, tăng thêm vốn thu từ CPH cho nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng và tính hiệu quả của CPH đối với sự phát triển kinh tế của nước ta, em đã chọn phân tích đề tài “ Quá trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp” với hy vọng phản ánh được phần nào sự sôi động của quá trình CPH đang diễn ra. nội dung I. NHững lý luận chung về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập, tổ chức và quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. hoạt động của DNNN có thể là hoạt động kinh doanh kiếm lời, có thể là hoạt động phục vụ lợi ích công cộng. 2. Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hoá DNNN là việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần với những doanh nghiệp mà Nhà nước thấy không cần nắm giữ 100% vốn đầu tư, nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần làm chủ thực sự doanh nghiệp, huy động vốn toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế. 3. Các hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . Xuất phát từ chủ trương trên, đồng thời đứng trên quan điểm hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp và xử lý hài hoà lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và ngời lao động, Nhà nước đã đề ra mô hình CPH với các hình thức sau: * Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn của xã hội để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. hình thức này áp dụng cho các DN mà nhà nước cần nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định trong DN và DN đang hoạt động có hiệu quả đồng thời có nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. * Bán một phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại DN cho người lao động trong DN và các nhà đầu tư khác để chuyển thành công ty cổ phần. Hình thức này áp dụng cho các DN chưa cần huy động thêm vốn, mà chỉ cơ cấu lại quyền sở hữu về vốn và phương thức quản lý DN. * Tách một bộ phận doanh nghiệp đủ điều kiện để CPH. * Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần. Hình thức này áp dụng đối với các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối. Trên thực tế, trong quá trình thực hiện CPH, tuỳ từng điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà có thể kết hợp các hình thức trên. 4. Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Theo nghị định số 64/2002/NĐ-CP, việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu sau: - Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của DN, tạo ra loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động , tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho DN để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của DN . - Huy động vốn của toàn xã hội cả trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ phát triển DN. - Phát huy vai trò làm chủ thựcc sự của người lao động, các cổ đông , tăng cường sự giám sát của Nhà đầu tư đối với DN, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước , DN Và người lao động. 5. Sơ lược về công ty cổ phần. * Công ty cổ phần là một loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn của mình đóng góp vào đó. * công ty cổ phần là một DN ít nhất 3 thành viên tham gia trong quá trình hoạt động. Như vậy công ty cổ phần là một sự liên kết của nhiềug thành viên với mục đích chung là lập ra một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, có tài sản độc lập, có các quyền về tài sản và các quyền khác, công ty có thể là nguyên, bị đơn trong các vụ kiện. * Trong qúa trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật để huy động vốn. II. quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở việt nam. 1. Thực trạng quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam. Thực tiễn hơn mười năm thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp ở nước ta đã khẳng định đường lối đổi mới ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, nhiều nhà kinh tế trên thế giới đánh giá cao thành tựu đổi mới của Việt Nam, coi đó là "hiện tượng Việt Nam". Theo báo cáo của Ban dổi mới DNNN thì có một số công ty CP đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh: doanh thu của công ty tăng lên, điển hình là cng ty cơ điện lạnh dạt 94 tỷ đồng so với 46 tỷ đồng trước khi CPH, số lượng lao động chẳng những không giảm mà còn tăng lên, ví dụ như công ty chế biến xuất khẩu Long An từ 900 lao động lên 1280 lao động, thu nhập của người lao động bình quân hàng năm tăng lên, như công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển thuộc bộ giao thông vận tải có thu nhập tăng từ 1,1 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng (người/tháng); lợi nhuận của công ty tăng; nộp ngân sách nhà nước tăng; vốn điều lệ tăng, tỷ suất cổ tức đã cao hơn lãi suất tiết kiệm, có công ty đạt trên2,5%.Sau quyết định 388 của Chính phủ, sắp xếp lại khu vực kinh tế Nhà nước, vừa giải thể các doanh nghiệp thua lỗ nhiều năm, vừa sát nhập, đến nay chúng ta còn gần 6000 doanh nghiệp nữa. Bên cạnh những mặt được, hoạt động của DNNN còn bộc lộ nhiều hạn chế: *Hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô nhỏ, vốn ít, kỹ thuật lạc hậu. ở nước ta số DNNN có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 50%. Năm 1994 doanh thu trung bình của các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ, ngành trung ương quản lý là 64 tỷ đồng/năm. Các doanh nghiệp địa phương quản lý là 16 tỷ đồng/ năm. Trừ một số DNNN mới xây dựng trong những năm gần đây, hầu hết các doanh nghiệp lại có kỹ thuật lạc hậu so với thế giới tới 2 - 3 thế hệ như ngành đường sắt, đóng tầu, cơ khí... vì vậy sản phẩm của các doanh nghiệp này cung cấp có chi phí sản xuất cao, chất lượng kém. *Tình trạng chiếm dụng vốn, công nợ dây dưa kéo dài giữa các DNNN là hiện tượng phổ biến. Tính đến 31/12/1994 tổng số công nợ phải thu chiếm 20% doanh thu khu vực kinh tế này, bằng 54% tổng số vốn của doanh nghiệp và tổng số công nợ phải trả chiếm 26,4% doanh thu. Trừ một số doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ như Ngân hàng thương mại, Công ty bảo hiểm, còn lại đại bộ phận của DNNN đều có số nợ phải trả lớn hơn số nợ phải thu, số nợ không có khả năng thanh toán rất lớn. * Hệ thống quản lý nặng lề, kém linh hoạt, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường. Các quyết định đầu tư, các phương án sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, các phương án đổi mới kỹ thuật và công nghệ, phân phối tài chính... có quá nhiều quy định, thủ tục phiền hà, chế độ tập thể quyết định, trên thực tế không ai chịu trách nhiệm, gây thất thoát lớn đối với tài sản của Nhà nước trong các doanh nghiệp. * Hiệu quả kinh tế trong các DNNN rất thấp, nhiều DNNN không bảo tồn được vốn, mức sử dụng lao động thấp, tốc độ chu chuyển của vốn chậm, sức cạnh tranh yếu. Đến cuối năm 1994, riêng DNNN do địa phương quản lý thua lỗ lên tới 469 doanh nghiệp, chiếm 12% tổng số DNNN và 33,2% tổng số lỗ của khu vực kinh tế Nhà nước. Có doanh nghiệp trước khi có quyết định giải thể còn mắc nợ hàng trăm tỷ đồng và hàng triệu đô la. Mặc dù Chính phủ thường xuyên rà soát công nợ của DNNN và có chính sách phù hợp đối với số nợ tồn đọng từ nhiều năm trước, nhưng nhiều DNNN vẫn không có khả năng trang trải công nợ bằng lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp này. Hiện tượng các DNNN "ăn vào vốn" vẫn còn khá phổ biến, như vậy sự tồn tại của khu vực kinh tế Nhà nước quá lớn trở thành gánh nặng đối với ngân sách Nhà nước. Thực trạng sự hoạt động kém hiệu quả, kém năng động của khu vực kinh tế Nhà nước là hiện tượng phổ biến ở các nước. Từ những năm 80 của thế kỷ XX ở các nước tư bản đã diễn ra quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. 2. Nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Việt nam. 2.1.Nguyên nhân chủ quan. Do quan điểm về CPH vẫn chưa được thống nhất giữa các cấp, các ngành, các địa phương...Mặt khác tập thể ban lãnh đạo DN lo ngại CPH thì liệu họ có còn chức, quyền nữa hay không, một bộ phận công nhân lao đọng sợ mất việc làm hoặc không được hưởng các quyền lợi như trước kia nữa sau khi tiến hành CPH như: chế độ bảo hiểm, y tế... rồi quá trình xác định giá trị DNNN trước khi CPH gặp không ít khó khăn. Nhà nước chậm ban hành các văn bản tạo khuôn khổ pháp lý cho tiến trình CPH ... 2.2. Nguyên nhân khách quan. Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, giá cả giảm, thị trường thu nhập, khả năng thanh toán trong dân cư thấp . Vì thế hiệu quả kinh doanh không cao, kém hấp dẫn người mua cổ phần. Phần lớn các DNNN có trình độ công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra không có tính cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó hiểu biết của dân chúng về CPH còn nhiều hạn chế. Như vậy, muốn đẩy nhanh quá trình CPH DNNN trong thời gian tới, chúng ta phải giải quyết được các nguyên nhân làm chậm tiến trình CPH. 3. Giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam. Để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi DNNN em xin nêu nên một số giải pháp sau đây hy vọng phần nào giúp các nhà hoạch định đề ra những phương án hiệu quả để quá trình CPH ở nước ta diễn ra thành công để nhanh chóng đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới: * Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ chức năng xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý để hình thành một môi trường kinh doanh đồng nhất, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo cơ sở cho việc sắp xếp lại và CPH DNNN. * Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống tiêu thức phân loại DN trên cơ sở giữ vững và phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thông qua: - Xây dựng cơ sở vững chắc để khai thác triệt để các tiềm năng, tạo động lực phát triển các vùng kinh tế. - Nắm giữ và chi phối những ngành kinh tế quan trọng nhằm đảm bảo nền kinh tế quốc dân phát triển cân đối, có hiệu quả và đúng định hướng XHCN. - Đẩy mạnh CPH, giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê DNNN hoạt động trong những ngành nghề mà các thành phần kinh tế khác có thể đảm nhận. * Để thúc đẩy các DN nâng cao trách nhiệm với kết quả sản xuất kinh doanh và lành mạnh hoá tình hình tài chính, đề nghị Chính phủ chỉ đạo sửa đổi tồn tại của một số cơ chế chính sách hiện hành chưa phù hợp và ban hành những chính sách tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thực hiện CPH. - Xây dựng cơ chế ưu đãi hợp lý và cơ chế xử lý nợ để khuyến khích các DN thực hiện chuyển đổi sở hữu và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bao gồm cả biện pháp khoanh nợ, xoá nợ và chuyển nợ thành cổ phần ở những DN CPH. - Ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DN noài quốc doanh. - Hướng dẫn triển khai quy chế quản lý phần vốn Nhà nước tại các DN khác. * Chính phủ cần có biện pháp đôn đốc và quy định trách nhiệm cho các bộ, ngành, UBNN các tỉnh, thành phố và các tổng công ty trong việc thực hiện tốt công tác sắp xếp, phân loại và CPH DNNN. * Có cơ chế cụ thể xử lý đối với những tài sản và nợ khó đòi khỏi giá trị DN. thành lập công ty quản lý tài sản và mua bán nợ theo tinh thần nghị quyết số 11/2000/NĐ-CP, ngày 31/7/2000 của chính phủ để hỗ trợ các DN xử lý những vấn đề tồn tại về tài chính khi thực hiện các đề án chuyển đổi sở hữu và giảm thiểu những tổn thất của Nhà nước trong quá trình thực hiện chuyển đổi sở hữu. Mặt khác, sự ra đời của công ty này sẽ giúp cho các DN lành mạnh hoá vấn đề tài chính ngay trong quá trình sản xuất kinh doanh và hỗ trợ các DN CPH không đủ điều kiện niêm yết thực hiện mua bán, trao đổi cổ phiếu. * Nhận thức về CPH DNNN chưa được nhất quán trong các cấp lãnh đạo , các tổng công ty và các đơn vị trực thuộc, Nghị quyết đại hội Đảng VIII, Nghị quyết đại hội trung ương 3 khoá IX về CPH chưa được quán triệt đầy đủ. Nhiều đơn vị, DN chưa coi trọng vai trò và ý nghĩa của tiến trình CPH DNNN. còn chần chừ, chờ đợi chỉ nói nhiều về vướng mắc mà ít tổ chức học tập để giải thích, thuyết phục và chỉ đạo đơn vị. Đặc biệt, không ít nơi người lãnh đạo trong DN đều sợ mất sự bao cấp của Nhà nước, sợ mất quyền lợi, mất việc làm nên không muốn CPH. * Chủ trương, chính sách về CPH chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, quy trình và thủ tục còn nhiều phức tạp, chưa khuyến khích doanh nghiệp và người lao động như: Khống chế tỷ lệ mua cổ phiếu lần đầu, quy định số cổ phiếu ưu đãi đối với cán bộ quản lý, xử lý phần vốn tự bổ sung, nợ khó đòi và lao động dư thừa.... Nhà nước cũng chưa tạo được môi trường thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nhất là quyền sử dụng đất, vay vốn, xuất nhập khẩu.... nên khi chuyển thành công ty CP thì thấy bị thiệt thòi so với trước đây. * Ngoài ra, việc thẩm định giá trị doanh nghiệp CPH hiện nay thực sự khó khăn, phức tạp và thường kéo dài. Theo quy định của thông tư 104/1998/TT-BTC(Bộ tài chính) hướng dẫn thi hành Nghị định 44/NĐ-CP thì thời gian xác định giá trị công ty CPH là 15 ngày, kể từ ngày thành lập hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp, nhưng trên thực tế quy định trên không được thực hiện. Mặt khác, phương pháp đánh giá theo “hội đồng” còn mang yếu tố chủ quan, có thể gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp. III. thực tiễn cổ phần hoá tại tổng công ty xi măng việt nam. 1. Quá trình cổ phần hoá của tổng công ty xi măng việt nam. Triển khai việc thực hiện chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh, sắp xếp và đổi mới DNNN, đề án “Sắp xếp đổi mới sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xi măng Việt Nam” đã được Chính phủ phê duyệt ngày 9/7/1999. Chương trình mục tiêu thực hiện CPH DNNN cũng được xác định rõ và tiến hành rất khẩn trương sau khi Chính phủ phê duyệt danh sách đơn vị tiến hành CPH tại quyết định 140/1998/QĐ-TTg ngày 1/8/1998. Kết thúc năm 1999, tổng công ty xi măng Việt nam đã được Ban đổi mới và phát triển DN Trung ương đánh giá là đơn vị thực hiện tốt công tác CPH: hầu hết các đơn vị được lựa chọn để thực hiện CPH đều phải giải quyết hậu quả do dư thừa lao động mà phần đông là lao động có tay nghề thấp, chẳng hạn như ở Công ty Tấm lợp Vật liệu xây dựng Đồng Nai (DONACO), số lao động khi chuyển đổi là 631 người nhưng lao động thực sự cần sau CPH chỉ khoảng 400 người. Tuy nhiên, do đã có quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng về chủ trương chính sách, lại là những người thường xuyên đi sâu, đi sát với hoạt động của các doanh nghiệp nên trong quá trình thực hiện CPH các cán bộ trong ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã có những đề xuất để tổng công ty có giải pháp kịp thời. Chính vì vậy mà kế hoạch CPH của tổng công ty đã hoàn thành 100%. Đây là kết quả duy nhất trong tiến trình chung của cả nước và là kinh nghiệm tốt cho nhiều đơn vị học tập. 2. Những thành công của tổng công ty xi măng việt nam. Sau khi CPH tổng công ty đã đạt được những mục tiêu cơ bản mà chương trình CPH đã đề ra như: huy động vốn, phát huy tính sáng tạo, tự chủ của tập thể người lao động và nâng cao sức cạnh tranh của DN. Về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của tất cả các công ty cổ phần đều tăng mạnh so với trước khi CPH. Đặc biệt là người lao động luôn có việc làm ổn định và thu nhập ngày càng cải thiện. Điển hình như tại công ty CP bao bì Hoàng thạch và công ty bao bì Bỉm sơn trong năm 1999 sản lượng tăng 111% đến 123%, doanh thu tăng từ 112% đến 116%, lơi nhuận tăng từ 119% đến 149%, cổ tức tăng từ 14,4 đến 17% , thu nhập của người lao động tăng từ 5% đến 20% so với phương án CPH đặt ra . Sức cạnh tranh của các công ty CP đang tăng lên sau một thời gian đi vào hoạt động, sản phẩm của công ty cổ phần Đá xây dựng Hoà phát sản xuất đến đâu được tiêu thụ hết đến đó, có khi người mua phải xếp hàng đăng ký; công ty CP bao bì Bỉm sơn mặc dù chưa đi vào giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhưng giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường tự phát đã tăng mạnh, biên độ giao động tăng trong khoảng 200% đến 300%, có thời điểm lên tới 350%. Ngoài ra bộ máy hoạt động của các công ty này lại gọn nhẹ hơn rất nhiều vì thế chi phí hành chính cũng giảm theo. Công ty CP Tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai trước khi CPH có 13 đầu mối phòng ban, nay giảm xuống chỉ còn 6 đầu mối và biên chế lao động cũng tiếp tục giảm dần sau một thời gian hoạt động. 3. Những tồn tại và kiến nghị. Phát huy kết quả CPH DNNN 1998-2000, năm 2001 tổng công ty xi măng tiến hành CPH tiếp 2 bộ phận DN trực thuộc đơn vị thành vien là Công ty kinh doanh Thạch cao xi măng và Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng. Tuy nhiên, đến nay cả 2 bộ phận này phải dừng lại vì hiệu quả thấp. Hội đồng quản trị tổng công ty phải quyết định phải chuyển sang hình thức bán, khoán hoặc cho thuê. Các công ty CP hiện nay chưa được cấp nào quản lý, hướng dẫn xét duyệt , phong tặng các danh hiệu thi đua khen thưởng cho cá nhân và tập thể người lao động. Phương thức lãnh đạo và tổ chức sinh hoạt Đảng, đoàn thanh niên của công ty CP cũng chưa có hướng dẫn nên gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Công nợ khó đòi, tài sản tồn kho , ứ đọng không cần dùng đến để lại cho DNNN cấp quản lý của đơn vị CPH không sử lý được do cơ chế và các quan hệ xã hội trở thành gánh nặng cho DNNN nơi có bộ phận DN thực hiện CPH. Lao động trong công ty CP khi chấm dứt hợp đồng lao động, đều bắt DNNN cấp trên phải chi trả chế độ theo thời gian làm việc trước khi chuyển sang CPH cũng là gánh nặng cho DNNN. Để đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN của tổng công ty nói riêng và cả nước nói chung, lãnh đạo tổng công ty Xi măng VN cho rằng Chính phủ cần có chương trình kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo sát thực với các tổng công ty và DNNN nằm trong danh sách thực hiện CPH. Động viên khen thưởng kịp thời những đơn vị làm tốt và phê bình những đơn vị chưa thực hiện tốt những chủ trương của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó cũng cần có biện pháp thông thoáng giải quyết các công nợ và vật tư tồn động, lao động dôi dư trong các DNNN tiến hành CPH. Cần tập trung thực hiện tốt các chính sách ưu đãi quan tâm đến việc quản lý, chỉ đạo giúp đỡ của các cấp các ngành đối với công ty cổ phần, tạo điều kiện cho họ được phát triển trong điều kiện mới, môi trường mới. kết luận Như vậy, việc thực hiện cổ phần hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một gải pháp quan trọng tạo chuyển biế cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN ở Việt Nam, từ đó thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Nhưng để chủ trương này được thực hiện thành công, Việt Nam cần đề ra được một mục tiêu, một mô hình phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt nam nói chung. Hơn nữa, để đảm bảo tiến trình CPH theo đúng kế hoạch, đạt kết quả cao thì cần phải có các giải pháp tổng thể để xử lý những bất cập nảy sinh nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN, để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới. tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kuật kinh tế 1- Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà nội. 2. Cổ phần hoá và giải pháp quan trọng cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước- Chu Viết Luân- NXB Chính trị Quốc gia, 2002. 3. Những quy định hiện hành về cổ phần hoá- Trần Văn Sơn, Đào Thanh Hải, NXB Lao Động, 2000. 4. Công ty cổ phần và thị ttrường chứng khoán- hội kinh tế Việt nam, 1997. 5. Tạp chí Sinh viên nghiên cứu khoa học, số 16 năm 2001- Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà nội. Mục lục Lời mở đầu 1 nội dung 2 I. NHững lý luận chung về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 2 1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước. 2 2. Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 2 3. Các hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . 2 4. Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 3 5. Sơ lược về công ty cổ phần. 3 II. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở việt nam. 4 1. Thực trạng quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam. 4 2. Nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Việt nam. 5 2.1.Nguyên nhân chủ quan. 5 2.2. Nguyên nhân khách quan. 6 3. Giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam. 6 III. thực tiễn cổ phần hoá tại tổng công ty xi măng việt nam. 8 1. Quá trình cổ phần hoá của tổng công ty xi măng việt nam. 8 2. Những thành công của tổng công ty xi măng việt nam. 9 3. Những tồn tại và kiến nghị. 10 kết luận 11 tài liệu tham khảo 12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Quá trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp.pdf
Tài liệu liên quan