Tài liệu Luận văn Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn (so sánh với tiếng Việt): BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
JEONG MU YOUNG
PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh-2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
JEONG MU YOUNG
PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. DƯ NGỌC NGÂN
Thành phố Hồ Chí Minh-2008
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
và sự động viên từ các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè.
Lần đầu tiên đến trường Đại học Sư phạm TP.HCM, tôi nói tiếng Việt rất kém.
Tôi tiếp tục học lên cao học sau khi tốt nghiệp cử nhân Tiếng Việt tại trường Đại
học Sư phạm. Thật sự, khi tôi bắt đầu quá trình học cao học, tôi đã gặp rất nhiều
khó khăn trong việc học vì không hiểu được...
162 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn (so sánh với tiếng Việt), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
JEONG MU YOUNG
PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh-2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
JEONG MU YOUNG
PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. DƯ NGỌC NGÂN
Thành phố Hồ Chí Minh-2008
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
và sự động viên từ các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè.
Lần đầu tiên đến trường Đại học Sư phạm TP.HCM, tôi nói tiếng Việt rất kém.
Tôi tiếp tục học lên cao học sau khi tốt nghiệp cử nhân Tiếng Việt tại trường Đại
học Sư phạm. Thật sự, khi tôi bắt đầu quá trình học cao học, tôi đã gặp rất nhiều
khó khăn trong việc học vì không hiểu được bài giảng. Tuy nhiên, tôi đã không
ngừng cố gắng và chú tâm vào tất cả các bài giảng trên lớp của các thầy cô. Theo
thời gian, năng lực tiếng Việt của tôi cũng ngày càng được nâng cao.
Vì năng lực tiếng Việt của tôi còn kém nên các thầy cô cũng đã gặp rất nhiều
khó khăn và vất vả trong việc giảng dạy cho tôi. Tôi đã rất nỗ lực và cố gắng kết
thúc quá trình học cao học bằng luận văn thạc sĩ.
Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn đến Ban Giám hiệu Khoa Ngữ văn, Phòng
Sau Đại học trường Đại học Sư phạm, TP.HCM.
Tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô Khoa Ngữ văn
- những người đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong những năm học đại học và
cao học, những người đã truyền đạt kiến thức và luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện
để giúp tôi có thể hoàn thành được chương trình học và luận văn.
Tôi thành thật biết ơn PGS.TS. Dư Ngọc Ngân, cô đã tận tình hướng dẫn tôi
chọn hướng nghiên cứu và hoàn thành luận văn cao học.
Jeong Mu Young
MỤC LỤC
Lời cảm ơn …………………………………………………………………….1
Mục lục ………………………………………………………………………...2
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………..4
0.1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu…………………………………4
0.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….5
0.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………….5
0.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..15
0.5. Cấu trúc của luận văn……………………………………………………...16
NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ Ý NGHĨA
THỜI GIAN ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP TIẾNG HÀN
1.1. Những cơ sở lý thuyết……………………………………………………..18
1.1.1. Vấn đề chung…………………………………………………………….18
1.1.2. Ý nghĩa “Thời (time)” và các khái niệm có liên quan..............................19
1.1.2.1. Ý nghĩa “Thời (time)” .......................................................................19
1.1.2.2. Khái niệm “Thì (tense)”………………………………………….....21
1.1.2.3. Khái niệm “Thể (aspect)”…………………………………………..23
1.1.3. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian…………………………....24
1.1.3.1. Biểu hiện bằng phương tiện hình thái học……………………..........24
1.1.3.2. Biểu hiện bằng phương tiện từ vựng – ngữ pháp…………………...26
1.2. Tổng quan về ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn…………………………..28
Chương 2: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG
TIẾNG HÀN (SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
2.1. Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn…………………54
2.1.1. Dùng phương tiện hình thái học………………………………………....54
2.1.1.1. Biểu hiện phạm trù “Thì”…………………………………………...56
2.1.1.2. Biểu hiện phạm trù “Thể”…………………………………………..93
2.1.2. Dùng phương tiện từ vựng - ngữ pháp…………………………………..108
2.2. So sánh phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn và trong
tiếng Việt……………………………………………………………………….111
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………..118
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………..127
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………….130
MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Thời gian là phạm trù phổ quát của ngôn ngữ học. Ngôn ngữ nào cũng có
những phương tiện biểu thị ý nghĩa thời gian. Tuy nhiên những phương tiện biểu
thị thời gian trong các ngôn ngữ có thể khác nhau. Cách biểu thị ý nghĩa thời gian
thể hiện đặc điểm loại hình của ngôn ngữ.
Những yếu tố biểu thị thời gian xuất hiện rất phổ biến trong câu nói hàng
ngày của người Hàn và người Việt. Thông qua đó, người ta có thể thấy đặc điểm
tri nhận, đặc điểm tâm lý của hai dân tộc Hàn Quốc và Việt Nam. Ngôn ngữ
không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn có chức năng liên kết chặt chẽ với chính
cách thức mà trong đó con người suy nghĩ và hiểu về thế giới, vì ở mỗi người đều
có sự liên kết giữa tư duy và ngôn ngữ.
Ngôn ngữ càng phát triển, sự giao tiếp càng mở rộng thì các yếu tố biểu đạt
thời gian được sử dụng càng nhiều, càng đa dạng. Biết diễn đạt đúng những yếu
tố thời gian là một trong những yêu cầu trong chuẩn mực ngôn ngữ, vốn là vấn đề
đang được đặt ra đối với tiếng Hàn hiện nay. Với tư cách là một phạm trù ngữ
nghĩa, ngữ pháp của ngôn ngữ, thời gian trong tiếng Hàn đã được nhiều người
quan tâm nghiên cứu.
Tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa Hàn là một nhu cầu ngày một tăng không chỉ
đối với những người Hàn. Số lượng các đơn vị biểu thị thời gian khá lớn và cách
biểu thị thời gian trong tiếng Hàn đa dạng.Vì vậy, người Hàn cũng như người
Việt học tiếng Hàn cần có sự hiểu biết về cách biểu thị ý nghĩa thời gian trong
tiếng Hàn, đây là một yêu cầu không thể thìếu trong việc bồi dưỡng năng lực giao
tiếp của người nói, đặc biệt là những người học tiếng Hàn với tư cách ngôn ngữ
thứ hai. Hiện nay, quan hệ tiếp xúc, giao lưu văn hoá, ngôn ngữ giữa hai đất nước
Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển. Việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ
của nhau cũng góp phần thúc đẩy mối quan hệ này.
Vì những lý do trên, luận văn này sẽ đi vào tìm hiểu phương thức biểu hiện ý
nghĩa thời gian trong tiếng Hàn (so sánh với tiếng Việt). Đề tài này có ý nghĩa về
mặt lý luận và thực tiễn.
- Về lý luận: Việc nghiên cứu đề tài này góp phần làm rõ đặc điểm loại hình
của tiếng Hàn và tiếng Việt; các phương thức, phương tiện biểu hiện ý nghĩa thời
gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
- Về thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể được vận dụng vào việc giảng
dạy tiếng Hàn cho người Việt và tiếng Việt cho người Hàn.
0.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về các phương thức chủ yếu biểu hiện ý nghĩa thời
gian trong tiếng Hàn. Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt
được nghiên cứu với tư cách là đối tượng so sánh với tiếng Hàn. Qua đó luận văn
muốn tìm thấy những phương tiện biểu hiện thời gian đặc thù của hai ngôn ngữ.
0.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
0.3.1. Các quan điểm nghiên cứu thì và thể trong tiếng Hàn
Trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Hàn, thì là vấn đề được sự
quan tâm của giới nghiên cứu Hàn ngữ học. Hầu hết các sách ngữ pháp tiếng Hàn
đều có nói đến ý nghĩa thì (thời) trong tiếng Hàn. Các ý kiến này có thể được tóm
tắt trong một số quan điểm mà chúng tôi sẽ trình bày sau đây.
Theo tiếng Hàn, trong vị từ (hoặc ngữ vị từ ) làm thành phần câu, có chia
được một thành phần thân từ có ý nghĩa từ vựng và một thành phần vĩ tố kết thúc
biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Trong tiếng Hàn, vị từ có thành phần vĩ tố kết thúc câu
tạo nên phạm trù ngữ pháp.
Trong tiếng Hàn, có hai quan điểm cho rằng tiếng Hàn không tồn tại phạm trù
thì và quan điểm cho rằng tiếng Hàn tồn tại phạm trù thì. Theo quan điểm sau, lại
có hai ý kiến khác nhau:
- Tiếng Hàn có 3 thì: quá khứ, hiện tại, tương lai
- Tiếng Hàn chỉ có 2 thì: quá khứ và phi quá khứ
Sau thế kỷ 19, một số nhà truyền giáo châu Âu bắt đầu viết ngữ pháp tiếng
Hàn. Các sách ngữ pháp tiếng Hàn này cũng có nghiên cứu về thời gian nhưng
những người truyền giáo viết theo tiếng châu Âu nên không thể nói được chính
xác về thời gian được biểu hiện như thế nào trong tiếng Hàn.
Ngữ pháp cổ điển châu Âu chia thời gian thành quá khứ, hiện tại và tương lai
và tương ứng là ba thì: thì quá khứ, thì hiện tại và thì tương lai. Việc diễn đạt thời
gian bằng phạm trù “thì “ trong các ngôn ngữ châu Âu là một điều hiển nhiên và
các ý nghĩa thời gian được ngữ pháp hóa (grammaticalized) thành những qui tắc
hình thái học bắt buộc. Thì và thể được xem là những phạm trù ngữ pháp gắn liền
với động từ, biểu hiện mối quan hệ thời gian của các hành động, biến cố hay
trạng thái của các sự kiện được nói tới. Sau đây, luận văn tìm hiểu những nhà ngữ
pháp học châu Âu nghiên cứu về thời gian trong tiếng Hàn như thế nào.
Theo tác giả Ridel trong “Ngữ pháp tiếng Hàn” (1881), cách biểu hiện thời
gian trong tiếng Hàn chỉ là sự lắp ráp theo tiếng Pháp. Nhưng Underwood (1890),
Gale (1890), Eckardt (1923) thì trình bày rõ hơn về ngữ pháp thời gian trong
tiếng Hàn.
Theo tác giả H.G. Underwood trong công trình “Ngữ pháp Hàn-Anh”(1890),
thời gian là hiện tượng ngữ pháp đặt cơ sở cho hệ thống ngữ pháp tiếng Hàn. Lúc
đầu, ông Underwood cho rằng đối với tiếng Hàn, dựa vào vĩ tố kết thúc câu
(termination) có thể chia làm thức biểu thị (indicative mood) và thức ý nguyện
(volitive mood). Theo ông Underwood, thức biểu thị là “động từ quyết định có
biểu hiện hoạt động (action) và tĩnh trạng (static), hỏi về hiện thực (fact) hoặc nói
về hiện thực (fact)”. Theo ông Uderwood, phạm trù thức làm cơ sở trong tiếng
Hàn. Hệ thống thì của ông Underwood có gốc là thức, thì xuất phát từ thức. Hệ
thống thì bao gồm thì đơn (simple tense) và thì phức (compound tense), trừ phụ
tố sau (retrostective) ‘-더-’ thành lập 4 loại thì: hiện tại(아오), quá khứ(알앗소),
tương lai (알겟소), dĩ thành tương lai (알앗겟소); thêm phụ tố trước (retrostective)
biểu thị thì: ‘-더-’ tiếp diễn(알더이다), quá khứ rất xa (알앗더이다), tương lai tiếp
tục(알겟더이다), tương lai khả năng(알앗겟더이다).
Sau đây là bảng tóm tắt về thì và thức của H.G. Underwood trong công trình
“Ngữ pháp Hàn-Anh”(1890)
Vĩ tố kết thúc câu (termination)
Thức biểu thị (indicative mood) Thức ý nguyện (volitive mood)
Hiện thực (fact)
Hoạt động (action) Tĩnh trạng (static)
Thì đơn (simple tense) Thì phức (compound tense)
Thì đơn (simple tense)
Không có ‘-더-’
Thì phức (compound tense)
Có ‘-더-’
Hiện tại 아오 Tiếp diễn 알더이다
Quá khứ 알앗소 Quá khứ rất xa 알앗더이다
Tương lai 알겟소 Tương lai tiếp tục 알겟더이다
Dĩ thành tương lai 알앗겟소 Tương lai khả năng 알앗겟더이다
Các định từ 아는, 안, 알,
알앗실, 알던
Thức biểu thị (indicative mood): có quá
khứ, hiện tại, có liên quan đến tương lai
tiếp diễn.
Theo tác giả J.S. Gale, trong “Ngữ pháp tiếng Hàn” (1894), cuối câu có biểu
hiện thức. ‘하느니라,합넨다’ là thức trần thuật lệ thuộc(independent indicative),
dùng để giải thích ý nghĩa sự việc thường và phổ quát. Theo ông Gale, ‘-더-’ là
outside verbal form và theo ông Gale thức biểu thị (indicative mood) là giữa quá
khứ và hiện tại, theo ông Underwood thức biểu thị (indicative mood) là thì phức
(complex tense).
Tác giả P.A. Eckardt trong “Ngữ pháp tiếng Hàn” (1923) có phân biệt ‘thì
nguồn gốc /본시/Hauptzeit’ và ‘thì phụ/부속시 /Nebenzeit’ hiện tại, dĩ thành/ hoàn
chỉnh(1), dĩ thành/hoàn chỉnh(2), tương lai(1),tương lai(2), tương lai(3).
Tác giả A.A.Xolodovich trong “Ngữ pháp tiếng Hàn” (1937)là người đầu tiên
nghiên cứu về thể ngữ pháp của tiếng Hàn.
Tác giả G.J.Ramstedt trong “Ngữ pháp tiếng Hàn”(1928) là người đầu tiên
chứng minh nguồn gốc tiếng Hàn là Ural-Altaic. Động từ hình thức biến hình(an
inflectional form verb) được chia ba loại (verba finta / 정동사), (converba /
부동사), vị danh từ (verbal noun / 동명사). Trong đó (verba finta) được chia thành
biểu thị (indicative), ý nguyện (volitive); cách chia này chịu ảnh hưởng của ông
Underwood.
Khẳng định (affirmative) được chia thành: tuyên bố (declarative), ngược
(regressive), hữu đích (indecisive). Ramstedt nghiên cứu nguồn gốc “-었-, -었었- ”
là theo lịch sử (converba) “–어 +있다” và nghiên cứu nguồn gốc “-겠-, -겠었-, -
었겠- ” là theo lịch sử (converba) “-겠+있다”. Quan hệ tương liên (correlation) của
thì tuyên bố (declarative), ngược (regressive) theo tác giả Ramstedt có thể hình
dung như sau:
Tuyên bố (declarative) Tuyên bố (regressive) (+tình thái)
Hiện tại
Present
보다 he sees Hiện tại
Present
보더 he sees there
Dĩ thành
Perfect
보았다 he saw Dĩ thành
Perfect
보았더 he saw then
Tương lai
Future
보겠다 he will see Tương lai
Future
보겠더 he will see then
Theo ông Ramstedt, thì là cơ sở để tạo thức.
0.3.1.1. Quan điểm cho rằng tiếng Hàn không tồn tại phạm trù thì
Sau năm 1970 có một số công trình nghiên cứu về thì, thể, thức, phạm trù
tình thái trong tiếng Hàn. Các công trình này đã đưa ra được các khái niệm về thì
(tense), thể (aspect), thức (mood).
Nhà nghiên cứu Nagisim (1972) lần đầu tiên có ý kiến là trong tiếng Hàn
không có thì nhưng chỉ có thể. Theo ngữ pháp truyền thống tiếng Hàn, vĩ tố kết
thúc câu ‘-었-’ là hình thái biểu thị quá khứ (thể dĩ thành/perfect aspect), vĩ tố kết
thúc câu ‘ -었었-’ là quá khứ (thể kiểm định/control aspect), hai hình vị đó cũng
biểu thị thể, vĩ tố kết thúc câu ‘-ㄴ다/-는다’ là động từ(hình vị đơn). ‘-겠-’, ‘ -더- ’,
là thức ‘-었-’ là dĩ thành.
0.3.1.2. Quan điểm cho rằng tiếng Hàn tồn tại phạm trù thì
a. Tiếng Hàn có ba thì: quá khứ, hiện tại, tương lai
Nhà nghiên cứu Jusikyoung trong công trình “Ngữ pháp tiếng Hàn”(1910) là
người đầu tiên nghiên cứu về thì tiếng Hàn. Ông xác định 3 thì 이때(현재/hiện tại/
present), 간때(과거/quá khứ/perfect), 올때(미래/tương lai/future) và ngoài ra còn
có 잇기(연결형/liên kết/conjunction), 끗기(종결형/hoàn thành/completive). Theo
ông, tương lai ‘-겠-’ là ý nghĩa tình thái phi hiện thực (modality).
Nhà nghiên cứu Parkseongbin trong công trình“Học tiếng JOSEON”(1935) xác
định 3 thì - thể là “thì thể hiện tại/현재시상/現在時相, thì - thể quá khứ /과거시상/
過去時相, thì - thể tương lai/미래시상/未來時相”.
Đồng thời ông cũng bắt đầu nghiên cứu khái niệm về thể và tình thái(modality).
Nhà nghiên cứu Kimseongduk (1974) và nhà nghiên cứu Seojeongsu (1976)
cho là trong tiếng Hàn có thì và thể.
Nhà nghiên cứu Sonhomin (1975) xác định những hình thái có liên quan thì,
khái niệm thì và tình thái.
Nhà nghiên cứu Nodeakyu (1978, 1979) có ý kiến thì là phạm trù trực chỉ
(deictic category).
b. Tiếng Hàn chỉ có hai thì: quá khứ và phi quá khứ
Một số học giả tiếng Hàn nói rằng trong tiếng Hàn có tồn tại hai thì (quá khứ
và phi quá khứ tức là hiện tại). Nhà nghiên cứu Najinseok (1964,1965) có bàn về
phạm trù hai thì: “이적/ijЭk/(quá khứ)”, “지난적/jinanjЭk/(quá khứ)”.
Nhà nghiên cứu Kimseokduk (1974) xác định khái niệm thì quá khứ và thì
phi quá khứ.
Nhà nghiên cứu Seojeongsu xác định và trình bày cụ thể hơn khái niệm thì
quá khứ và phi quá khứ.
Choihyunbae trong công trình “Tiếng Hàn”(1937) lần đầu tiên nghiên cứu
và phân tích các thì cụ thể trong tiếng Hàn. Theo ông hình vị “-더-” biểu thị thì và
động từ, tính từ, hệ từ (copula) chia được theo thì. Ông có nhận xét là vĩ tố kết
thúc câu đặt sau động từ “-겠-” là hình thức chia phạm trù thời gian, khả năng, số
lượng phỏng đoán” nhưng chưa phân tích ý nghĩa chính xác của chúng, tuy nhiên
ông có đề cập đến chuẩn đặc trưng về tình thái (modality).
Nhà nghiên cứu Leejongchel (1964) theo quan niệm thì được thể hiện trong vĩ
tố và thì có quan hệ với thể và thức. Najinseok (1964,1965,1972) thì dựa vào thì
để chia thể, thức 때매김.
Trong lịch sử nghiên cứu, có ba quan điểm chủ yếu về yếu tố biểu hiện thì của
tiếng Hàn: (1) coi đó là vĩ tố kết thúc câu “- 었었-” (quá khứ), “-ㄴ-”(hiện tại), -
겠-”(tương lai); (2) coi chúng là hình vị (morpheme) thêm vào sau động từ “-
었었-/- 었1-/-었2-” (quá khứ), hình vị zero (hiện tại); và (3) chúng là một từ “었었”
(quá khứ), “ㄴ”(hiện tại), “겠”(tương lai).
Luận văn này theo quan điểm cho trong tiếng Hàn có 2 thì: quá khứ với hình
vị “- 었-” “-었었-” và phi quá khứ (tức là hiện tại) với hình vị zero và xem những
hình vị này là vĩ tố kết thúc câu.
0.3.2. Các quan điểm nghiên cứu thì và thể trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, ý kiến về thì (thời) còn những quan điểm khác nhau. Thời
gian là sự biểu hiện quá trình tồn tại và diễn biến của hành động, tính chất, trạng
thái của sự vật, hiện tượng trong một không gian nhất định. Mỗi hành động, tính
chất và trạng thái đều mang tính quá trình. Khảo sát thời tức là ta khảo sát quá
trình ấy.
Tác giả Cao Xuân Hạo đã khẳng định “thời gian chỉ thời điểm của trạng thái
hay hoạt động do động từ biểu thị”. Động từ, tính từ- hay gọi chung là vị từ - khi
đảm nhận chức năng thông báo nội dung của sự thể đều bao hàm nghĩa thời gian,
tức là phải đặt trong một ngữ cảnh, một “ khung” nhất định.
Tương tự, khi khảo sát về phạm trù thời gian tiếng Việt, tác giả Đỗ Hữu
Châu nhấn mạnh “phạm trù thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, thể hiện quan
hệ của hoạt động mà nó biểu thị, so với thời điểm nói” Thời điểm nói mà tác giả
đề cập là mốc thời gian để xác định miền thời gian cho mọi hoạt động, trạng thái
và tính chất. Mỗi một miền như vậy tương đương với một thời. Hoạt động, trạng
thái, tính chất xảy ra trước thời điểm nói thì thuộc thời quá khứ. Hoạt động, trạng
thái , tính chất tồn tại ở ngay thời điểm nói gọi là thời hiện tại. Còn hoạt động,
trạng thái, tính chất diễn biến sau thời điểm nói thì đó là thời tương lai.
Việc chia các miền thời gian là việc làm phổ biến của tất cả các ngôn ngữ
chứ không chỉ đối với tiếng Việt. Tiếng Việt, một ngôn ngữ không có hình thức
ngữ pháp của động từ thì việc chia miền và xác định tiêu điểm, thời điểm nói là
việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Tác giả Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh “phạm
trù thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, thể hiện quan hệ của hoạt động mà nó
biểu thị, so với thời điểm nói.”
0.3.2.1 Quan điểm cho rằng tiếng Việt tồn tại phạm trù thì
Các tác giả theo quan điểm này cho rằng tiếng Việt có 3 thì : quá khứ, hiện
tại, tương lai.
Nhà nghiên cứu Alexandre De Rhodes (1651) có lẽ là người đầu tiên nói đến
vấn đề ngữ pháp thời gian trong tiếng Việt. Ông cho rằng tiếng Việt có ba thì (quá
khứ, hiện tại, tương lai). Thì được nhận biết bằng cách thêm vào một vài một vài
phụ từ. Thì hiện tại không cần thiết thêm một phụ từ nào, nhưng đôi khi cũng có,
ví dụ như: “ Tôi có việc bây giờ ”. Quá khứ thì chia ba thì như thì quá khứ chưa
hoàn thành, thì quá khứ hoàn thành (được biểu hiện bằng đã, đã về, đã nói v.v...)
và thì tiền quá khứ. Thì tương lai được biểu thị bằng “tiểu từ” sẽ.
Nhà nghiên cứu Trương Vĩnh Ký trong “Ngữ pháp tiếng Việt (1883)” cũng
cho rằng thời gian trong tiếng Việt được biểu thị bằng các hư từ (đã, đang, sẽ).
Tiếng Việt dùng hư từ đã (thì quá khứ), đang (thì hiện tại), sẽ (thì tương lai).
Ngoài ra tiếng Việt cũng có các thì chưa hoàn thành, thì quá khứ hoàn thành sớm.
Nhà nghiên cứu Trần Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm và Bùi Kỷ cho rằng
tiếng Việt có ba thời là hiện tại, quá khứ và tương lai, mỗi thời gắn với hai giá trị
thể đối lập nhau hoàn thành và chưa hoàn thành (đã, đã ....rồi, đã....xong, xong).
Nhà nghiên cứu Bùi Đức Tịnh(1952) cho rằng tiếng Việt có ba thời (thời quá
khứ, thời hiện tại, thời tương lai), thể hiện qua các ngữ tố đã, đang, sẽ, rồi,
vẫn ..v.v.. Theo ông, ngữ tố “đã” dùng để chỉ sự tình ở thời vị lai và “đang” không
chỉ ý nghĩa hiện tại.
Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963) thì cho rằng “đã, đã rồi” chỉ
sự việc trong quá khứ khi chúng hành chức như những phó từ chỉ thời điểm.
Theo Lê Văn Lý (1972), tiếng Việt có hai hạng mục thì và thể với ngữ vị chỉ
thời gian (đương, đang), ngữ vị chỉ quá khứ (đã, rồi), ngữ vị chỉ tương lai gần hay
tương lai xa (sắp, sẽ).
Hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (1998) trong “Thành
phần câu tiếng Việt” đã hệ thống hóa ý nghĩa thời và thể trong tiếng Việt theo
cách phân chia thời tương lai và cả thời phi tương lai.
Thời tương lai với các giá trị thể đối lập: thời tương lai hoàn thành (sắp),
thời tương lai phi hoàn thành (sẽ).
Thời phi tương lai các giá trị thể đối lập: quá khứ chung (đã), quá khứ xa
(từng), quá khứ gần (vừa, mới); thời phi tương lai phi hoàn thành gồm thông lệ
(zero), tiếp diễn(đang), phi tiếp diễn (chưa). Phụ từ “đã” biểu thị thời phi tương
lai hoàn thành (thời quá khứ, thể hoàn thành).
Nhìn chung, các quan niệm truyền thống như trên đã xếp tiếng Việt vào các
ngôn ngữ có thì như các ngôn ngữ châu Âu, với các từ đã, đang, sẽ chỉ thì quá
khứ, hiện tại và tương lai.
0.3.2.2 Quan điểm cho rằng tiếng Việt không tồn tại phạm trù thì
Trong lịch sử nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, có quan điểm cho rằng tiếng
Việt không tồn tại phạm trù thì, các phó từ đã, đang, sẽ … không phải là những
yếu tố biểu thị thì trong tiếng Việt. Trong hệ thống các cách biểu hiện thời gian,
tiếng Việt không có phạm trù thì, chỉ có phạm trù thể.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Thản cho rằng “phạm trù thì không phải là
phạm trù ngữ pháp đặc biệt của động từ tiếng Việt”. (Động từ tiếng Việt.
NXB,KHXH, HN.1977)
Nhà nghiên cứu Đái Xuân Ninh cho rằng tiếng Việt không có phạm trù thì,
để diễn đạt ý nghĩa thì, tiếng Việt dùng phương tiện từ vựng. (Ngôn ngữ học,
khuynh hướng, lĩnh vực- khái niệm tập 1, NXB KHXH, HN,1986)
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dân cũng khẳng định tiếng Việt không có
phạm trù thì và các từ đã, đang, sẽ để trỏ các thì quá khứ, hiện tại và tương lai là
không thỏa đáng”. (Biểu hiện và nhận diện thời gian trong tiếng Việt, TCNN(3),
1996 )
Có lẽ Cao Xuân Hạo là người đầu tiên khảo sát và ứng dụng việc miêu tả
những yếu tố liên quan đến ý nghĩa thể của vị từ và việc miêu tả giá trị thể trong
tiếng Việt như các đặc tính động-tĩnh, đoạn tính- điểm tính, hữu đích- vô đích
v.v... trong “Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa”(1998). Dựa
vào những đặc tính này của vị từ, ông xác định rằng các chỉ tố đã, đang, sẽ không
dùng để định vị một sự tình trên trục thời gian so với thời điểm phát ngôn, nghĩa
là không biểu đạt ý nghĩa thì. Theo ông, các chỉ tố đã, đang, sẽ trong tiếng Việt là
những phương tiện ngữ pháp hay đang được ngữ pháp hóa biểu đạt thể. (Tiếng
Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Cao Xuân Hạo, 1998)
0.4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung như thu
thập, phân loại ngữ liệu…, luận văn vận dụng chủ yếu các phương pháp sau đây:
0.4.1. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa – cú pháp
Luận văn phân tích những các yếu tố liên quan đến các phương thức biểu
hiện ý nghĩa thời gian, chẳng hạn phân tích các trợ từ, phụ tố, các nghĩa của một
dạng thức vị từ hoặc vị ngữ rồi từ đó khái quát nghĩa của sự tình đang được miêu
tả.
0.4.2. Phương pháp miêu tả
Luận văn dùng phương pháp này để miêu tả, trình bày những kết quả khảo
sát, nghiên cứu.
0.4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Để tìm ra đặc trưng loại hình của ngôn ngữ được khảo sát (tiếng Hàn), phải
so sánh, đối chiếu về ngữ nghĩa – cú pháp, hệ thống các phương thức biểu hiện
thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
Chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu tất cả những yếu tố liên quan đến
phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt. Việc so sánh, đối
chiếu giúp tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về phương thức biểu hiện
thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
Ngoài ra, trong quá trình so sánh, đối chiếu, miêu tả , luận văn còn vận dụng
phương pháp diễn dịch, qui nạp.
0.5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận , phần Nội dung chính của luận văn được
cấu trúc thành hai chương:
Chương 1 khảo sát, tìm hiểu những cơ sở lý thuyết và tổng quan về ý nghĩa thời
gian trong tiếng Hàn.
Trong chương này, luận văn tìm hiểu những vấn đề về cơ sở lý thuyết: vấn
đề ý nghĩa thời gian, khái niệm “thì”, khái niệm “thể”, các phương thức biểu hiện
ý nghĩa thời gian bao gồm phương thức biểu hiện bằng các phương tiện hình thái
học và phương thức biểu hiện bằng các phương tiện từ vựng - ngữ pháp; tổng
quan về ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn.
Chương 2 trình bày phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn (so
sánh với tiếng Việt).
Trong chương này, luận văn miêu tả phương thức biểu hiện ý nghĩa “thì”
trong tiếng Hàn, phương thức biểu hiện ý nghĩa “thể” trong tiếng Hàn, so sánh
phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt, xác định
những điểm tương đồng và những điểm khác biệt về phương thức biểu hiện ý
nghĩa thời gian giữa hai ngôn ngữ.
Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ
Ý NGHĨA THỜI GIAN ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP TIẾNG HÀN
1.1. Những cơ sở lý thuyết
1.1.1. Vấn đề chung
Thời gian (time) là một phạm trù ngữ nghĩa phổ quát trong ngôn ngữ học.
Thời gian luôn gắn với nhận thức của con người về sự tồn tại và sự vận động của
sự vật trong thế giới khách quan. Các sự tình được biểu thị trong câu luôn gắn với
một thời gian nhất định.Thời gian cũng có những khái niệm riêng như thời đoạn,
thời điểm, thì và thể. Thời đoạn là một khoảng có giới hạn hai đầu của trục
phương ngang, tức là khoảng thời gian nhất định.
Thời điểm là khái niệm chỉ một mốc xác định của thời gian. Căn cứ vào thời
điểm, người ta có thể kết luận, so sánh thời gian xảy ra của các hành động, trạng
thái hay tính chất.Thời điểm thường được đề cập là điểm mở đầu hay kết thúc của
một thời đoạn.
Theo John Lyons, trong công trình Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết, “thời
(time)” có nguồn gốc (qua tiếng Pháp cổ) từ tiếng La tinh dịch từ tiếng Hy Lạp
chỉ “ thời gian” (Hy Lạp: khronos, La tinh: tempus). Phạm trù “thời” liên quan tới
các mối liên hệ thời gian trong chừng mực chúng được diễn đạt bằng các đối lập
ngữ pháp có hệ thống. Các nhà ngữ pháp truyền thống khi phân tích tiếng Hy Lạp
và La tinh đã thừa nhận ba đối lập : quá khứ, hiện tại và tương lai. Và người ta
thường giả định rằng sự đối lập ba vế về thời này là đặc điểm phổ quát của ngôn
ngữ. Đặc trưng chủ yếu của phạm trù thời là nó liên hệ thời gian của hành động,
biến cố hay tình trạng của các sự kiện được nói trong câu với thời gian phát ngôn
(thời gian phát ngôn là “ bây giờ”). Do đó, thời là một phạm trù chỉ xuất. Đồng
thời, nó cũng là đặc điểm của câu và phát ngôn.
Hình 1. Thời gian và thời
trước sau
“bây giờ”
Trong hình 1, tác giả xác định “hiện tại” hay “bây giờ” của thời gian phát ngôn,
quá khứ là trước bây giờ và tương lai là sau bây giờ.[7.5.1;481;482]
Chung quanh khái niệm “thời” và “thì” trong tiếng Việt. trong các sách Việt
ngữ học, các tác giả đa số sử dụng thuật ngữ “ thời”, có một số tác giả như: Trần
Trọng Kim, Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo… sử dụng thuật ngữ “thì”. Cách
gọi khác nhau có thể làm người đọc khó hiểu rõ về các khái niệm này.
Còn Thể là một phạm trù ngữ pháp của động từ và của câu, phân biệt những
quá trình của hoạt động có giới hạn với những quá trình hoạt động không giới hạn.
Trong luận văn này, để tiện cho việc miêu tả, chúng tôi dùng thuật ngữ thời
(time) để chỉ ý nghĩa thời gian nói chung, thì (tense) chỉ phạm trù ngữ pháp thời
gian thường gắn với động từ, thể (aspect) chỉ một phạm trù ngữ nghĩa- ngữ pháp
có liên quan đến thời gian.
1.1.2. Ý nghĩa “Thời (time)” và các khái niệm có liên quan
1.1.2.1. Ý nghĩa “Thời (time)”
Như đã nói ở trên, thời gian là một khái niệm luôn gắn với nhận thức của
con người về sự tồn tại và sự vận động của sự vật trong thế giới khách quan.
Người ta thường nhắc tới phạm trù này từ hai góc độ khác nhau. Về ngữ pháp,
thời gian là một phạm trù ngữ pháp, được biểu hiện qua động từ gắn với câu. Về
ngữ nghĩa, thời gian biểu hiện trong các tình huống cụ thể của các sự kiện hành
động, sự kiện tĩnh trong phát ngôn v.v... Hầu như ngôn ngữ nào cũng đều có các
phương thức thể hiện và nhận diện thời gian.
Khảo sát về thời gian trong ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu thường căn cứ vào
ba yếu tố như:
S- Thời điểm của phát ngôn (speech time)
E- Thời điểm của sự kiện (event reported)
R- Thời điểm của quy chiếu (reference time)
Xét theo quan hệ giữa E và S, chúng ta đi tới thời gian tuyệt đối. Xét theo
quan hệ giữa E và R, chúng ta đi tới thời gian tương đối. Nếu chỉ xét riêng E
chúng ta nhìn nhận sự kiện một cách phi thời gian. Xét E trong mối quan hệ với R
và S chúng ta có thời gian tương đối – tuyệt đối.
Các thì trong các ngôn ngữ có thể biểu hiện qua sự tổ hợp của ba yếu tố trên.
Reichenbach đã thực hiện điều này với tiếng Anh. Chẳng hạn, một số thì được
biểu hiện như sau:
past perfect present perfect past
(quá khứ hoàn thành) (hiện tại hoàn thành) (quá khứ)
E R S E R,S E,R S
Như đã nói ở trên, thời điểm là khái niệm chỉ một mốc xác định của thời
gian. Điểm mốc có thể là thời điểm nói (hoặc một thời điểm nào đó đượcchọn
làm mốc). Trong trường hợp điểm mốc là thời điểm phát ngôn, người ta thường
chia thời gian ra làm ba miền khác nhau như quá khứ, hiện tại, tương lai. Những
hành động, trạng thái hoặc tính chất nào diễn biến trước thời điểm nói thì thuộc
miền thời gian quá khứ. Hành động, trạng thái hoặc tính chất nào xảy ra ngay thời
điểm nói thì thuộc miền thời gian hiện tại. Còn hành động, trạng thái hoặc tính
chất xuất hiện sau thời điểm nói thì thuộc miền tương lai.
Trong các ngôn ngữ biến hình, khái niệm thì tương ứng với khái niệm miền.
Thì là một phạm trù ngữ pháp của động từ, thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động
so với thời điểm nói.
Thì quá khứ ↔ miền quá khứ
Thì hiện tại ↔ miền hiện tại
Thì tương lai ↔ miền tương lai
Vấn đề là các ngôn ngữ khác nhau sẽ dùng những phương tiện rất khác nhau
thể hiện ở qui tắc sử dụng khác nhau (chẳng hạn: có thể dùng phương tiện hình
thái học hoặc phương tiện từ vựng). Qui tắc này là kết quả của sự khái quát hóa
bậc cao của qui luật giao tiếp bằng ngôn ngữ, nhằm diễn đạt qui luật tư duy mang
tính nhân loại.
Ý nghĩa thời gian rất rộng, bao gồm chiều dài thời gian, khoảng cách thời
gian, vị trí thời gian, cách định lượng thời gian, qua ngôn cảnh xác định, hoặc
thông qua hàm ý của người nói, ngoài ra còn là tính chất diễn tiến của một hành
động, một 직선tĩnh trạng thông qua kết quả hay sự hoàn thành của hành động xảy
ra.
1.1.2.2. Khái niệm “Thì (tense)”
Theo các nhà ngữ pháp học truyền thống, Thì (tense) là phạm trù ngữ pháp
của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn. Thì là cách
xác định ngữ pháp hóa, vị trí của một sự việc trong thời gian. Theo cách hiểu này,
thì là một phạm trù ngữ pháp có tính bắt buộc. Phạm trù ngữ pháp thì được thể
hiện ở các dạng thức ngữ pháp bắt buộc, đối lập (có các ý nghĩa ngữ pháp đối lập)
thường thấy ở các ngôn ngữ biến hình.
Phạm trù ngữ pháp là thể thống nhất của ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp đối lập
nhau được biểu hiện bằng những hình thức ngữ pháp đối lập tương ứng (có đối
lập lưỡng cực/ đối lập đa cực). Ví dụ, số ít đối lập với số nhiều, nhưng chúng đều
là những ý nghĩa về “số”; thời quá khứ đối lập với các thời hiện tại và tương lai,
nhưng cả ba đều là những ý nghĩa về “thời”. Có thể coi “số” hay “thời” là những
ý nghĩa ngữ pháp chung bao trùm lên những ý nghĩa ngữ pháp bộ phận như số ít,
số nhiều hay thời hiện tại, thời quá khứ, thời tương lai. Loại ý nghĩa ngữ pháp
chung bao trùm lên ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp bộ phận đối lập nhau như vậy
chính là phạm trù ngữ pháp. Một số phạm trù ngữ pháp cơ bản là giống, số, đếm
được/ không đếm được, nội động/ ngoại động, thì, dạng, ngôi, thức, cách, thể.
[Nguyễn Thiện Giáp, 2004;227]
R. Jakobson đã có ý kiến nhận định như sau: “Các ngôn ngữ khác nhau
không phải ở chỗ ngôn ngữ nào có thể diễn đạt được những ý nghĩa gì (vì ngôn
ngữ nào cũng có cách diễn đạt bất cứ ý nghĩa gì mà một ngôn ngữ khác có thể
diễn đạt), mà là ở chỗ có những ngôn ngữ bị bắt buộc phải diễn đạt những ý nghĩa
mà các ngôn ngữ khác có thể không diễn đạt khi không cần thiết”[Jakobson
1963:84]
Tất cả những điều nói trên đây có liên quan đến khái niệm ngữ pháp hóa
(grammaticalized).
Thì là cách định vị được ngữ pháp hóa của một sự tình trong thời gian- the
grammaticalized location of an event in time (Comrie 1985- Dẫn theo Nguyễn
Hoàng Trung).
Thì thực hiện việc định vị một sự tình so với một điểm quy chiếu được coi là
cố định trong thời gian ( thời điểm mốc, có thể khác thời điểm phát ngôn) rồi nêu
rõ mối quan hệ giữa sự tình với cái trung tâm điểm thời gian đó bằng cách chỉ ra
một cái hướng và một khoảng cách nào đó (Frawley 1992: 340 - Dẫn theo
Nguyễn Hoàng Trung).
Như vậy, thì là cách định vị được ngữ pháp hóa của một sự tình trong thời
gian. Thì miêu tả thời gian của một sự tình trong tương quan với một thời điểm
nào đó, thường là thời điểm phát ngôn. Thì là một phạm trù ngữ pháp có tính chất
bắt buộc. Tùy theo mức độ biến hình hay nói cụ thể hơn là hình thức được đánh
dấu (marker) mà có những ngôn ngữ có hai thì như tiếng Anh và có những ngôn
ngữ có ba thì (quá khứ, hiện tại, tương lai) như tiếng Pháp.
1.1.2.3. Khái niệm Thể (aspect)
Thể (aspect) là một phạm trù ngữ nghĩa- ngữ pháp biểu đạt thời gian bên
trong một sự tình động hay tĩnh.
Theo John Lyons, thuật ngữ thể (dịch một từ tiếng Nga là vid) thoạt đầu dùng
để chỉ sự phân biệt “thể hoàn thành” và “thể không hoàn thành” trong sự biến
hình của những động từ trong tiếng Nga và các ngôn ngữ Slave khác. Thuật ngữ
“hoàn thành” nhắc ta nhớ đến một thuật ngữ được các nhà ngữ pháp Stoic dùng
để chỉ một khái niệm tương tự là “hoàn thành (completion) được thấy trong tiếng
Hy Lạp. Như ta đã thấy, trường phái Stoic đã biết rằng có một cái gì đó khác và
cộng thêm với sự quy chiếu thời gian đã được thời diễn đạt, cái đó có liên quan
tới việc phân tích các hình thức động từ Hy Lạp. Phạm trù thể cũng được xác
định từ các nhà nghiên cứu phương Tây, là một phạm trù thể hiện mối quan hệ
giữa con người với sự tình- thể hiện cách nhìn nhận của con người đối với sự
tình: kết thúc hay chưa kết thúc, đang diễn ra v.v...
Thể là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị cấu trúc thời gian bên trong của
hoạt động với tính chất là những quá trình có khởi đầu, tiếp diễn, kết thúc,....
Trong Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học(2006), Thể là phạm trù ngữ pháp
của vị từ biểu hiện sự tình được con người hình dung như một quá trình hay như
một sự kiện trọn vẹn. Thể được hình thành trên cơ sở đối lập hai ý nghĩa cơ bản:
chưa hoàn thành và hoàn thành. Thể chưa hoàn thành diễn tả sự tình như một quá
trình lặp đi lặp lại và không gắn với kết quả, còn thể hoàn thành diễn tả một sự
tình như một sự kiện trọn vẹn, gắn với kết quả. (18, 85)
Theo Đỗ- Hurinville Danh Thành (2005): Thể là cái nhìn của người phát
ngôn về một sự tình (hay một vị ngữ) nào đó trong lúc nó đang tiếp diễn (aspect
progressif) hay đã dĩ thành (aspect accompli).
L.Gosselin phân biệt hai loại thể: thể từ vựng và thể ngữ pháp. Ông phân
loại như sau :
Thể từ vựng → Thể chưa hoàn thành : Vị từ tĩnh vô kết
Vị từ động vô kết
→ Thể hoàn thành: Vị từ động hữu kết giới hạn
Vị từ động hữu kết điểm tính
1.1.3. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian
1.1.3.1. Biểu hiện bằng phương tiện hình thái học
Trong các ngôn ngữ thuộc loại hình hoà kết và chắp dính, các phạm trù ngữ
pháp thường được biểu thị bằng những biến tố hoặc vĩ tố.
Chẳng hạn như tiếng Hàn, tiếng Nhật là những ngôn ngữ chắp dính, ý nghĩa
ngữ pháp được biểu hiện bằng những vĩ tố sau vị từ.
Sau đây là ví dụ về biến đổi hình thái của vị từ tiếng Hàn:
Ví dụ: (1)아이가 노래를 부른다. /aIga norelul bulunda/
Trẻ con đang hát một bài ca.
a. 아이(trẻ con) –가(trợ từ cách) 노래(bài ca) –를(trợ từ cách)
부르(hát)-ㄴ(đang)다(vĩ tố kết thúc câu)
b. Các hình vị:
아이/aI/(danh từ), -가/ga/(trợ từ cách), 노래/nore/(danh từ), -를/lul/(trợ từ cách),
부르/bulu/(thân động từ), -ㄴ(vĩ tố dạng định ngữ)다/nda/( vĩ tố kết thúc câu).
Ví dụ về biến đổi hình thái của từ tiếng Nhật như:
(2) わたしわ 今(いま) 東京に いる(います)。
わたし(tôi)わ(trợ từ cách) 今(いま:bây giờ; trạng ngữ) 東京(kyoto; địa điểm)
に(trợ từ cách;ở) い(đang: thời điểm hiện tại)る(vĩ tố kết thúc câu)
Bây giờ, tôi đang ở Kyoto.
Đối với các ngôn ngữ biến hình, việc diễn đạt thời gian bằng phạm trù thì và
thể là một tất yếu phổ quát và các ý nghĩa thời gian (như thì và thể) được ngữ
pháp hóa (grammaticalized) thành những qui tắc hình thái học bắt buộc, các
phạm trù thì, thể được thể hiện bằng hệ thống biến hình.
Tiếng Hàn vốn là một ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính cũng không ngoại
lệ. Ví dụ:
(3) Trợ ngữ (auxiliary) : 먹다다/mэkda/ ăn
Căn tố: 먹-/mэk/ là động từ ăn + thì hoặc thể+ vĩ tố; -다/da/ thức
-먹었다/mэkэkda/ (먹었었다/mэkэkэkda) đã ăn
-먹는다/mэknunda/ (먹고있다/mэkgoIkda/) đang ăn
-먹겠다/mэkgekda/ (먹을것이다/mэkulgэkIda/) sẽ ăn
Thì là phạm trù chỉ xuất vì nó là cách diễn đạt trực chỉ (deictic) nghĩa là
dùng thời điểm phát ngôn (thường là hiện tại) để làm mốc qui chiếu sự tình, bao
gồm thời gian nhân xưng (personal time).
Do đó, để định vị một sự tình, bao giờ cũng cần xác định điểm của sự tình,
cho biết sự tình đó nằm trong khoảng nào trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai,
và phải có thời điểm nào đó (thường là thời điểm phát ngôn) làm căn cứ, làm mốc
để qui chiếu sự tình. Ví dụ như:
(4) 어제 책을 읽었다.
/эje chekul ilэkda/
Hôm qua tôi đã đọc sách(rồi)
Giải thích: 어제=hôm qua 책=sách 을=phụ tố 읽었(thời điểm quá khứ) 다
=đọc(읽다.)
(5) 내일 책을 읽겠다
/neil chekul ilgekda/
Ngày mai tôi sẽ đọc sách.
Giải thích: 내일=ngày mai 책=sách 을=phụ tố 읽겠(thời điểm tương lai) 다
,읽다.=đọc
1.1.3.2. Biểu hiện bằng phương tiện từ vựng - ngữ pháp
Ngoài cách biểu hiện bằng phương tiện hình thái học, ý nghĩa thời gian còn
được biểu thị bằng phương tiện từ vựng-ngữ pháp, chủ yếu bằng thành phần câu
khung đề, trạng ngữ hoặc các phụ từ (phó từ) đi kèm vị từ động từ, tính từ. Chúng
tôi sẽ lấy ví dụ trong một ngôn ngữ đơn lập, không biến hình là tiếng Việt.
Các phương tiện để định vị sự tình trong thời gian trong tiếng Việt rất phong
phú, số lượng các yếu tố dùng để diễn đạt ý nghĩa này được nêu ra rất khác nhau
đồng thời tính chất và qui tắc sử dụng chúng cũng không hoàn toàn đồng nhất.
Do từ không biến đổi hình thái nên khi cần thiết phải định vị sự tình trong
thời gian, tiếng Việt sử dụng chủ yếu các phương tiện sau:
- Nhóm danh từ có tác dụng định vị khái quát, định vị gián tiếp ý nghĩa quá
khứ, có thể kết hợp với các đại từ, danh từ khác chỉ ý nghĩa thời đoạn thuộc quá
khứ, như hồi, thuở, dạo, thời xưa v.v...
- Nhóm danh từ có ý nghĩa chỉ thời điểm hoặc chỉ khoảng thời gian ngắn
được xác định tương đối chính xác về một mặt nào đó như lúc, khi, lần, dịp, lát,
chốc, chút, tí v.v...
- Nhóm danh ngữ có ý nghĩa nối liền quá khứ với hiện tại như bây giờ, xưa
nay, trước nay, lâu nay v.v..., hay nối hiện tại với tương lai như từ nay hay có ý
nghĩa chỉ thời đoạn hiện tại như ngày nay, hiện nay, bây giờ, giờ đây v.v.. hay thời
gian khái quát như bao giờ, bao giờ cũng v.v...
- Nhóm danh ngữ chỉ thời hạn thực hiện của hành động (có ý nghĩa tổng
lượng) như trọn một buổi, hết tám ngày, suốt đêm, cả tháng, mất hai năm v.v...
- Những danh ngữ chỉ sự ước lượng về thời gian như khoảng hai tháng, độ
dăm ngày, chừng hai buổi…
- Những danh ngữ như khi nào, lúc nào, ngày nào, năm nào v.v..(với nghĩa
không xác định).
- Những danh ngữ có đại từ chỉ xuất như này, đây, đó, nọ, kia v.v...
Đại từ chỉ xuất trong các danh ngữ có chức năng chỉ rõ hướng thời gian, định
hướng thời gian hay xác định vị trí của các thời điểm, thời đoạn trong việc phân
chia thời gian thành các chiết đoạn khác nhau.Vi dụ như tuần qua, giờ này, lúc
này, ngày ấy, dạo nọ, tháng tới, mai đây v.v...
- Những danh ngữ có từ vốn biểu thị ý nghĩa không gian, chuyển nghĩa sang
biểu thị thời gian. Dùng danh ngữ biểu thị sự phân cực về hướng thời gian ở
những vị trí đối lập nhau, dùng để sắp xếp các thời đoạn, thời điểm theo một trật
tự nhất định. Ví dụ trước kỳ thi, sau kỳ thi, trong tết, ngoài tết, trên 20 tuổi, dưới
20 tuổi, đầu kỳ thi, cuối kỳ thi v.v...
- Những từ quan hệ biểu thị khoảng cách giữa thời điểm xảy ra sự kiện với
thời điểm nói. Ví dụ đến, tới, cho đến khi, mãi đến khi v.v...
- Những ngữ đoạn mở đầu bằng giới từ nêu rõ giới hạn(phạm vi) về thời
gian của một tình huống như trong giây lát, vào những ngày cuối thu v.v...
- Ngoài ra để diễn đạt hàm ý về thời gian, hai thời điểm lệch nhau ở mức
không đáng kể, thời điểm xảy ra sự kiện có thể nằm ở ngay trước hay liền sau
thời điểm phát ngôn hay hai thời điểm xuất hiện đồng thời, tiếng Việt dùng các vị
từ tình thái như vừa ...vừa, vừa mới, mới, liền, bèn, sắp, gần, trót, định, toan v.v...
1.2. Tổng quan về ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn
1.2.1. Ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn
Trong tiếng Hàn, ý nghĩa thời gian chủ yếu là ý nghĩa thì, thể; được biểu
hiện bằng những phương tiện hình thái học. Tiếng Hàn có một hệ thống những trợ
vị từ biểu hiện thì, thể (và cả thức) được ngữ pháp hoá mang tính bắt buộc. Ý
nghĩa thời gian trong tiếng Hàn cũng có thể được biểu thị bằng những phương
tiện từ vựng - ngữ pháp nhưng đây thường là những phương tiện đi kèm, không
mang tính bắt buộc; nói cách khác không phải là những yếu tố chủ yếu đánh dấu
ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn.
1.2.1.1.Thì trong tiếng Hàn
Tiếng Hàn là một ngôn ngữ có thì.
A. Thì tuyệt đối (절대시제: absolute tense) và thì tương đối(상대시제:
relative tense)
Trong tiếng Hàn, thì có thể được chia thành thì tuyệt đối và thì tương đối.
A1. Thì tuyệt đối (absolute tense) là thì được xác định theo thời điểm phát
ngôn.
(6) 나는 집에 올 때에 친구를 만났다.
/nanun jibe old’ee chingulul mannakda/
나는(tôi)집(nhà)에(ở)올(đến)때(khi)에(trợ từ)친구(bạn)를(trợ)만났다
(만나gặp+았/thì quá khứ+다/vĩ tố kết thúc câu)
:Vĩ tố kết thúc câu biểu thị thì
Khi tôi (trên đường) về nhà, tôi đã gặp bạn.
Trên đường về nhà, tôi gặp bạn.
(7) 우리는 그 때에 이미 헤어졌다.
/urinun gud’ee Imi heЭjoukda/
우리(chúng tôi)는(trợ từ)그때(lúc đó)에(trợ từ)이미(rồi)헤어졌다(헤어지chia tay
+였/ thì quá khứ +다/vĩ tố kết thúc câu)
: Vĩ tố kết thúc câu biểu thị thì.
Chúng tôi lúc đó đã chia tay rồi.
Lúc đó, chúng tôi đã chia tay rồi.
(8) 나는 어제 9시에 일어났다.(과거)
/nanun Эje ahobsie Il Эnakda/
나는(tôi)어제(hôm qua)9시(9giơ)에(lúc)일어났다(일어나/thức dậy +았/thì quá khứ
+다 /vĩ tố kết thúc câu)
: Vĩ tố kết thúc câu biểu thị thì.
Tôi hôm qua lúc 9 giờ thức dậy (rồi).
Hôm qua tôi thức dậy lúc 9 giờ.
(9) 나는 지금 공부를 한다.(현재)
/nanun jigum gongbulul handa/
나는(tôi)지금(bây giờ)공부(học)를(trợ từ)한다(하/làm +zero+ㄴ다/vĩ tố kết thúc
câu): Vĩ tố kết thúc câu biểu thị thì.
Tôi bây giờ đang học.
Tôi đang học bài. (thì hiện tại)
(10) 내일 비가 오겠다.(미래)
/neIl biga okekda/
내일(ngày mai)비(mưa)가(trợ từ)오겠다(오/có +겠/ý nghĩa tương lai+다/vĩ tố kết
thúc câu)
: Vĩ tố kết thúc câu biểu thị thì.
Ngày mai sẽ có mưa.
Ngày mai sẽ có mưa (tương lai)
(11) 도울(도와줄) 학생이 없었다.
/doul(dooajul) haksengI ЭbЭkda/
Không có học sinh nào chịu giúp đỡ tôi.
“도울/doul/ ” là thì liên hệ tương lai còn “-없었다/ ЭbЭkda/” là thì tuyệt đối
quá khứ
A2. Thì tương đối(relative tense) là thì được xác định theo thời điểm trong
câu.
(12) 친구들이 나를 기다린다고 생각한다.
/chingudulI narul gidarindago senggakhanda/
친구(bạn)들(các)이(trợ từ)나(tôi)를(trợ từ)기다린다고(기다리/chờ+ㄴ/thì hiện tại ;
biểu thị thì hiện tại) định từ +다고/liên kết)
생각한다(생각하/nghĩ+hình vị zero+ㄴ다/vĩ tố kết thúc câu).
1 Tôi nghĩ các bạn đang chờ tôi.
2Tôi nghĩ chắc các bạn sẽ chờ tôi.
(13) 친구들이 나를 기다렸다고 생각한다.
/chingudulI narul gidaroukdago senggakhanda/
기다렸다고(기다리/chờ+였/thì quá khứ +다/đoán+고/liên kết)
Các bạn tôi, tôi nghĩ họ đã chờ tôi.
Tôi đoán là các bạn đã chờ tôi.
(14) 친구들이 나를 기다릴 것이라고 생각한다.
/chingudulI naerul giadaril gЭkIrago senggakhanda/
기다릴 것이라고(기다리/chờ+ㄹ 것/chưa chắc chắn: nghĩa tương lai+이라/ đoán
+고 /liên kết )
Các bạn tôi , tôi nghĩ sẽ chờ tôi.
Tôi nghĩ các bạn sẽ chờ tôi.
(15) 친구들이 나를 기다렸을 것이라고 생각한다.
1 Theo cách dịch của người Hàn.
2 Theo cách dùng của người Việt bản ngữ.
/chingudulI nalul gidaroukul gЭkIrago senggakhanda/
기다렸을 것이라고(기다리/chờ+였/thì quá khứ+을 것이라/đoán+고/liên kết)
Các bạn tôi, tôi nghĩ đã chờ tôi.
Tôi biết các bạn đã chờ tôi.
(16) 미영이는 어제 김장하시는 어머니를 도와 드렸다.
/miyoungInun Эje gimjanghasinun ЭmЭnilul dooa duroukda/
미영(miyoung)이는(trợ từ) 어제(hôm qua) 김장(nấu kim chi)하시는(đang)
어머니(mẹ)를(trợ từ) 도와 드렸다(도와 giúp đỡ 드ㄹbiểu thị lịch sự +였thì quá
khứ +다vĩ tố kết thúc câu).
MiYoung hôm qua mẹ đang nấu kim chi đã giúp đỡ rồi.
Hôm qua MiYoung đã giúp mẹ làm kim chi.
B. Thì quá khứ và thì phi quá khứ
Phạm trù chỉ xuất (demonstrative) có thể chia hai loại thời điểm: biểu hiện
chỉ xuất thời gian (time), và biểu hiện chỉ xuất không gian(space). Tiếng Hàn
phân biệt ba loại thời điểm: Điểm phát ngôn. Điểm sự kiện Điểm kinh
nghiệm.
Các loại thời điểm Nội dung
Điểm phát ngôn Thời gian người nói bắt đầu nói ra ngôn bản
Điểm sự kiện Thời gian diễn ra sự kiện
Điểm kinh nghiệm Thời gian người nói biểu hiện kinh nghiệm, tình hình
khi phát ngôn
읽겠더라
/ikgekdэra/
Tương lai
읽는다.
/iknunda/
Hiện tại
읽더라
/ikdэra/
Hiện tại
읽었더라
/ikэkdэra/
Quá khứ
읽었다.
/ikэkda/
Quá khứ
읽겠다.
/ikgekda/
a. Dựa vào thời điểm phát ngôn:
Ví dụ :
(17) 철수가 동화책을 읽는다.
/chэlsuga doŋhoachekul iknunda/
철수:ChelSu 가: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책:Sách 을: trợ
từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽는다.(읽다:động từ, YN3:đọc+는: thì -thể
hành động hiện tại)
CheolSu đang đọc sách.
Thời gian sự kiện là thời điểm phát ngôn nên thời gian là hiện tại.
3 YN: Ý nghĩa
(18) 철수가 동화책을 읽었다.
/chэlsuga doŋhoachekul ikэkda/
철수:ChelSu 가: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책: Sách 을:
trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽었다.(읽다: động từ, YN: đọc +었: thì-thể
hành động quá khứ)
CheolSu đã đọc sách (rồi).
Thời gian sự kiện là trước thời điểm phát ngôn nên là thời gian quá khứ.
(19) 철수가 동화책을 읽겠다.
/chэlsuga doŋhoachekul ikgekda/
철수:ChelSu 가: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책: Sách 을: trợ
từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽겠다.(읽다: động từ, YN: đọc +었: thì-thể
hành động tương lai)
CheolSu sẽ đọc sách.
Thời gian sự kiện là sau thời điểm phát ngôn nên là thời gian tương lai.
b. Dựa vào thời điểm kinh nghiệm
(20) 철수가 동화책을 읽더라.
/chэlsuga doŋhoachekul ikdэra/
철수:ChelSu 가:trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책: Sách 을: trợ
từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽더라.(읽다: động từ, YN: đọc +더: vĩ tố chỉ
thì hiện tại 라: vĩ tố kết thúc câu)
Tôi thấy CheolSu đang đọc sách.
Thời gian sự kiện và thời điểm kinh nghiệm đồng thời gian nên là hiện tại.
(21) 철수가 동화책을 읽었더라.
/chэlsuga doŋhoachekul ikэkdэra/
철수:ChelSu 가: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책: Sách 을: trợ
từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽었더라.(읽다: động từ, YN: đọc +었: vĩ tố chỉ
thì quá khứ +더: vĩ tố chỉ thì hiện tại 라: vĩ tố kết thúc câu)
Tôi thấy CheolSu đã đọc sách.
Thời gian sự kiện trước thời điểm kinh nghiệm nên là quá khứ.
(22) 철수가 동화책을 읽겠더라.
/chэlsuga doŋhoachekul ikgekdэra/
철수:ChelSu 가: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책: Sách 을: trợ
từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽겠더라.(읽다: động từ, YN: đọc +겠: vĩ tố chỉ
thì tương lai+더:vĩ tố chỉ thì hiện tại 라: vĩ tố kết thúc câu)
Tôi thấy CheolSu sẽ đọc sách.
Thời gian sự kiện sau thời điểm kinh nghiệm nên là tương lai.
Ngoài cách xác định phát ngôn, điểm sự kiện, điểm quy chiếu (point of
reference), gần đây giới nghiên cứu ngôn ngữ học châu Âu còn nói đến điểm
đề4(topic time). Điểm đề trước điểm phát ngôn là thì quá khứ, điểm đề giống
điểm phát ngôn là thì hiện tại, điểm đề sau phát ngôn là thì tương lai.
*Trong tiếng Hàn không có phạm trù ngữ pháp thì tương lai.
4 Điểm đề (topic time) là thời điểm nhận định (assertion), là thời điểm được hình thành theo
nhận định của người nói.
Tại sao trong tiếng Hàn không có thì tương lai? Nhiều tác giả tranh cãi nhau
về vấn đề trong tiếng Hàn có thì tương lai hay không có thì tương lai. Ví dụ (23)
sau đây có trạng ngữ “내일/neil/ ngày mai” nên câu có ý nghĩa tương lai. Ví dụ
(24) không có trạng ngữ nhưng có hình vị “-겠/gek/-” (có thể đoán được hoàn
cảnh tương lai) nên hình vị “-겠/gek/-” có khả năng là dấu hiệu biểu thị tương lai.
Ví dụ (25) có xuất hiện hình thái “-ㄹ것이/rgЭki/-” nên mặc dù không có trạng
ngữ nhưng cùng có thể chỉ hoàn cảnh tương lai. Ví dụ (26) là “-리/ri/-” cũng biểu
thị được hoàn cảnh tương lai.
(23) 내일 여동생이 온다.
/neil youdongsengi onda/
Ngày mai em gái tôi sẽ đến đây.
(24) (내일) 여동생이 오겠다.
/(neil) youdongsengi ogekda/
(Ngày mai) em gái tôi sẽ đến đây.
(25) (내일) 여동생이 올 것이다.
/(neil) youdongsengi ol gЭkida/
(Ngày mai) em gái tôi sẽ đến đây.
(26) (내일) 여동생이 오리라.
/(neil) youdongsengi orira/
(Ngày mai) em gái tôi sẽ đến đây.
Về đặc trưng ý nghĩa của hình vị “-겠/gek/-” chúng ta xem lại các ví dụ (27),
(28), (29). Một số người cho rằng hình vị “-겠/gek/-” đánh dấu thì tương lai.
Nhưng qua ví dụ (27), (28), (29) thì rõ ràng hình vị “-겠/gek/-” có khi dùng được
cả cho sự việc hiện tại và sự việc quá khứ.
(27) 영수는 오늘 시험을 잘 쳐서 기분이 좋겠다.
/youngsunun onul sihЭmul jal chou gibuni jokgekda/
Hôm nay YoungSu thi tốt nên chắc anh ấy vui lắm.
Câu này biểu thị ý đoán định trong tương lai.
(28) 지금 그것을 제가 하겠습니다.
/jigum gu gЭkul jega hageksubnida/
Bây giờ tôi sẽ làm việc đó.
Câu này biểu thị ý định (diễn ra trong tương lai).
(29) 민호가 그 일을 해냈다면, 영희도 능히 하겠다.
/minhoga gu ilul he nekdamyon, youngheedo nunghee hagekda/
Nếu MinHo đã làm được việc đó thì Young Hee chắc cũng làm được.
Câu này biểu thị khả năng trong tương lai.
Ý nghĩa đoán định trong tương lai, ý định và khả năng trong tương lai ở các
ví dụ (27), (28), (29) không có liên quan đến thì, các phạm trù đó có liên quan
đến thức. Xem thêm ví dụ về hình vị “-겠/gek/-”. Các ví dụ từ (30) đến (34).
(30) 나는 (다음달에) 베트남에 가겠다.
/nanun (daumdale) betuname gagekda/
Tôi sẽ (tháng sau) đến Việt Nam.
(31) (곧) 눈이 오겠다.
/(gok) nuni ogekda/
Trời sắp có tuyết.
(32) 효진이는 참 좋겠다.
/hyojininun cham jokgekda/
HyoJin chắc vui lắm.
Các câu ở ví dụ (30),(31),(32) có hình vị biểu thị ý nghĩa tương lai nhưng
không có thời gian cụ thể (không có trạng ngữ chỉ thời gian) thì cũng không có ý
nghĩa tương lai.
(33) 효진이는 지금 집에서 공부하겠다.
/hyojininun jigum jibesЭ gongbuhagekda/
Bây giờ chắc HyoJin đang học ở nhà.
(34) 효진이는 벌써 집에 도착했겠다.
/hyojininun bЭrs’Э jibe dochakhekgekda/
HyoJin chắc đã về nhà rồi.
Ở ví dụ (33), (34), ý nghĩa tương lai chỉ là suy đoán nên không phải là thì
tương lai.
Như vậy trong tiếng Hàn có thể biểu đạt ý nghĩa thời gian trong tương lai
nhưng không có phạm trù ngữ pháp thì tương lai. Vị từ tiếng Hàn chỉ có hình thái
phạm trù thì hiện tại và phạm trù thì quá khứ, không có hình thái biểu thị phạm
trù thì tương lai. Nói cách khác, trong tiếng Hàn chỉ có hai phạm trù thì đối lập
nhau: phạm trù thì quá khứ và phạm trù thì phi quá khứ (hiện tại).
1.2.1.2. Thể trong tiếng Hàn
Trong tiếng Hàn phạm trù thể cũng được biểu hiện bên cạnh phạm trù thì.
Ví dụ:
(35) 철수는 지금 열심히 책을 읽고 있다.
/chэlsunun jigum youlsimhi chekul ikgo ikda/
Bây giờ ChelSu đang chăm chỉ đọc sách.
Người hành động ChelSu đang đọc sách vào thời điểm phát ngôn, tức là ý
nghĩa hiện tại tiếp diễn.
→ Thời điểm người hành động hiện tại. “지금/jigum/” nghĩa là bây giờ.
철수는: người HĐ (hành động) 지금: thời điểm 열심히:chăm chỉ 책을:sách
읽:đọc -고 있다: đang.
(36) 철수는 지금 의자에 앉아 있다.
/ chэlsunun jigum uyjae anjaikda/
Bây giờ ChelSu đã ngồi ghế (rồi).
Người hành động ChelSu ngồi ghế rồi (hành động kết thúc).
→ Thời điểm người hành động quá khứ. “지금/jigum/” nghĩa là bây giờ.
철수는:người HĐ 지금: thời điểm 의자에: ghế 앉: ngồi -아 있다: đã.
(37) 철수는 지금 학교에 가게 된다.
/ chэlsunun jigum hakgyoe gage doinda.
Bây giờ ChelSu sẽ đi đến trường.
→ Thời điểm hành động tương lai. “지금/jigum/” nghĩa là bây giờ.
철수는: người HĐ 지금: thời điểm 학교에: ở trường 가:đi -게 된다: sắp
Người hành động ChelSu chưa thực hiện hành động đi đến trường nhưng
phát ngôn sắp xảy ra.
Trong ví dụ (35), (36), (37), điểm phát ngôn và điểm sự kiện giống nhau nên
là thì hiện tại. Nhưng thể của hành động thì khác nhau. Thể của hành động là sự
kiện có thể đã diễn ra hay chưa diễn ra.
CÁC PHẠM TRÙ “THỂ” TRONG TIẾNG HÀN
A. Thể hoàn thành
Thể hoàn thành là một phạm trù biểu hiện một sự tình có kết thúc trong một
hoàn cảnh thời gian nào đó. Nói về một sự việc gì diễn ra xong, hoàn thành là thể
hoàn thành. Thể trong tiếng Hàn có liên quan đến sự việc quá khứ. Vì vậy thể
hoàn thành thường gắn với thì quá khứ; có kết thúc hành động, trạng thái là có
thể hoàn thành.
Ví dụ:
(38) 효진이가 밥을 먹었다.
/hyojiniga babul mЭkЭkda/
HyoJin đã ăn cơm.
Câu trên có hoàn cảnh quá khứ với hình vị “-었/Эk/-”nên thuộc thì quá khứ.
Câu này không có ý nghĩa thể, đó là câu quá khứ giản đơn (simple past). Quá khứ
giản đơn không có liên quan tới ý nghĩa của thể hoàn thành và thể tiếp diễn.
(39) 효진이가 금방 밥을 먹었다.
/hyojiniga gumbang babul mЭkЭkda/
HyonJin mới ăn cơm xong.
Hoàn cảnh quá khứ có dùng hình vị “-었/Эk/-” và trong đó kết hợp với trạng
ngữ “금방/gumbang/ mới” và hành động của chủ thể HyoJin đã qua rồi nên đây là
thể quá khứ hoàn thành. Trong câu này, vừa xuất hiện thì quá khứ và thể hoàn
thành.
Thì quá khứ của tiếng Hàn có đặc trưng ý nghĩa thể hoàn thành. Hình vị “-
었/Эk/-” biểu thị nghĩa thể hoàn thành và thì quá khứ, tùy theo hoàn cảnh quyết
định cho chức năng thì quá khứ hoặc thể quá khứ. Ở ví dụ (38) câu có chức năng
thì quá khứ, ở ví dụ (39), sự có mặt của trạng ngữ giúp cho ý nghĩa câu có thể
hoàn thành của thì quá khứ.
Theo hình vị “-었/Эk/-” chúng ta phát hiện được những trường hợp có quan
hệ đối lập với thể hoàn thành. Ví dụ (40).
(40) 저 요리사가 그 음식을 {a.만들었다/ b.만든다/ c.만들고 있다}
/jЭ yorisaga gu umsikul{manduЭkda/manunda/maulgo ikda}
Người đầu bếp kia {đã nấu/ đang nấu/ đang nấu} món ăn đó.
{a.만들었다/ b.만든Φ다/ c.만들고 있다}
Câu (a.) dùng hình vị “-었/Эk/-” có biểu thị thì quá khứ nhưng câu (b.c.)
dùng hình vị Φ, hình vị “-고 있/goik/” là có thể biểu thị thể hoàn thành hoặc thể
tiếp diễn. Nói cách khác, câu có dùng hình vị “-었/Эk/-” biểu thị thể hoàn thành
nhưng câu không dùng hình vị “-었/Эk/-” biểu thị thể tiếp diễn hoặc hoạt động
chưa xong. Sự khác biệt giữa hai câu cho chúng ta biết rõ ràng hình vị “-었/Эk/-”
có liên quan đến thể hoàn thành.
B. Thể không hoàn thành
Thể không hoàn thành đối lập với thể hoàn thành. Trong tiếng Hàn, thể
không hoàn thành có thể là những trường hợp sau đây.
Thể tiếp diễn (progressive)
(41) 그는 밥을 {먹는다/ 먹고 있다}
/gunun babul{mЭknunda/mЭkgo ikda}
Anh ấy {đang/đang} ăn cơm
Thể tái diễn (iterative)
(42) 그는 가끔 국을 먹는다.
/gunun gag’um gukul mЭknunda/
Anh ấy thường ăn canh.
Thể tập quán (habitual)
(43) 그는 아침마다 산에 올라간다.
/gunun achimada sane olraganda/
Mỗi buổi sánh anh ấy leo núi.
B1. Thể tiếp diễn (progressive)
Thể tiếp diễn biểu thị hoạt động tiếp tục trong thời gian. Thể tiếp diễn có hạn
chế về thời gian. Nếu hoạt động nào thói quen, có thể tiếp tục xảy ra mà không
hạn chế về thời gian thì là thể tái diễn.
(44) a. 나는 가끔 영화를 본다.
/nanun gag’um younghoalul bonda/
Tôi thường đi xem phim.
Ví dụ này biểu thị hoạt động tái diễn nên không phải là thể tiếp diễn mà là
thể tái diễn.
b. 나는 지금 영화를 본다.
/nanun jigum younghoalul bonda/
Bây giờ tôi đang xem phim.
Ví dụ này là hành động tiếp tục xem phim nên thể tiếp diễn.
Hình vị “-고 있/goik/-” là do hai hình vị kết hợp. Hình thái này có thể biểu thị
tiếp diễn hiện tại, quá khứ, tương lai. Ví dụ:
(45) a. 나는 음악을 듣고 있다.
/nanun umakul dudgoikda/
Tôi đang nghe nhạc.
Thể tiếp diễn hiện tại
b. 나는 음악을 듣고 있었다.
/nanun umakul dudgo ikЭkda/
Tôi đã nghe nhạc (rồi).
Thể tiếp diễn quá khứ
c. 나는 음악을 듣고 있을 것이다.
/nanun umakul dudgo ikulЭkida/
Tôi sẽ nghe nhạc.
Thể tiếp diễn tương lai
Nhưng hình vị “-고 있/goik/-”có mấy trường hợp hạn chế.
(46) a. 저 사람은 지금 죽고 있다.
/jЭ sarameun jigum jukgoikda/
Người kia bây giờ đang hấp hối.
Chết là vị từ tĩnh trạng nên không thể dùng được thể tiếp diễn.
b. 저 사람은 지금 젊고 있다.
/jЭ sarameun jigum jЭmgoikda/
Người kia bây giờ đang lúc hồi xuân.
Trẻ là vị từ tĩnh trạng nên không thể dùng được thể tiếp diễn. Thể tiếp diễn
là phải tiếp tục có “hoạt động”.
(47) a. 나는 가끔 음식을 하고 있다.
/nanungag’um umsikul hago ikda/
Tôi thường nấu ăn.
“-하고 있다./hagoikda/” là thể tái diễn nên không thể nói được thể tiếp diễn.
b. 나는 요즘 옷을 만들고 있다.
/nanun yojum okul mandulgo ikda/
Dạo này, tôi đang may áo.
Có trạng từ “요즘/yojum/ thường” biểu thị thời gian không giới hạn nên
không thể có thể tiếp diễn.
Hình vị “-고 있/goik/” là hình vị chủ yếu biểu thị thể tiếp diễn. Hình vị“-고
있/goik/” xuất hiện sau động từ, thường có cấu trúc: hình thái liên kết “-고 + từ
tồn tại 있/goik/(다)”. Nhưng ngoài thể tiếp diễn, hình vị này còn biểu thị những
phạm trù thể khác như thể tái diễn, thể tập quán, thể hoàn thành/ thể không hoàn
thành và thể tĩnh.
Thể tiếp diễn [- tĩnh, + tiếp diễn]
Hình thái của vị từ [-tĩnh] ( nghĩa là vị từ động) xuất hiện thể tiếp diễn rõ nhất.
(48) a. 나는 지금 음식을 만들고 있다.
/Nanun jigum eum sikul mandulgo ikda/
Bây giờ tôi đang nấu ăn. Thể tiếp diễn hiện tại
b. 나는 어제 음식을 만들고 있었다.
/Nanun ЭjЭ eum sikul mandulgo ikЭkda/
Hôm qua tôi đã nấu ăn. Thể tiếp diễn quá khứ
c. 나는 내일 음식을 만들 것이다.
/nanun neil eum sikul mandulgЭida/
Ngày mai tôi sẽ nấu món ăn. Thể tiếp diễn tương lai
Ví dụ (48) cho chúng ta thấy rõ về thể tiếp diễn và theo thời điểm sẽ thấy được
thể tiếp diễn như thế nào. Hình vị “-고 있/goik/” không có chức năng thì hiện tại,
quá khứ và tương lai. Nếu thời điểm sai thì câu không hợp. Ví dụ:
(49) 어제 눈이 a.*5오고 있다.
/Эje nuni ogo ikda/ Hôm qua (đang có) tuyết rồi.
b.오고 있었다./ogoikЭkda/ (đã có)
c.*오고 있을 것이다./ogo ilulgЭkida/ (sẽ có)
Trong các câu trên, hình vị “-고 있/goik/” và từ thời gian không hợp với nhau.
Ngoài câu (49b), các câu (49a,c) là không phù hợp. Nếu hình vị “-고 있/goik/”
kết hợp với vị từ [+tĩnh/ -tiếp diễn] thì không có xuất hiện thể tiếp diễn ví dụ như
5 *: Những câu không dùng được trong tiếng Hàn
(50):
(50) 그는 벌써 밥을 먹고 있었다.
/gunun bЭls’ Э babul mЭkgo ikЭkda/
Anh ta mới đã ăn cơm rồi.
Anh ta vừa mới ăn xong rồi.
B2. Thể tái diễn (iterative)
Thể tái diễn xuất hiện trong trường hợp có hoạt động nào đó hai ba lần tiếp
tục xảy ra nhưng không hoàn thành. Thể tái diễn không có hình thái ngữ pháp
riêng nên không phải là phạm trù ngữ pháp. Thể tái diễn là một phạm trù ý nghĩa
của thể không hoàn thành. Ví dụ như (51).
(51) a. 남자는 하루에+도(cũng) 마음이 여러번 변한다.
/namjanun haruedo maumi yourЭbЭn bounhanda/
Con trai là một ngày cũng trái tim thay đổi mấy lần.
Trái tim con trai cũng thay đổi nhiều lần trong một ngày.
Tất cả động từ quá trình đều có thể xuất hiện thể tái diễn.
b. 그는 여러 번 외국으로 떠났다.
/gunun yourЭ bЭn oykukuro d’Эnakda/
Anh ấy đi nước ngoài mấy lần rồi.
Trước động từ có trạng ngữ có ý nghĩa tần số (lặp lại).
Một số ý nghĩa của thể tái diễn không có hình thức ngữ pháp. Vì thế, phương
tiện biểu hiện ở đây thường dùng một thành phần trạng ngữ trong câu. Ví dụ;
(52) 그는 하루에 두번 커피를 {마신다./마셨다./마실것이다.}
/gunun harue dubЭn kЭpilul {masinda/masoukda/masilgЭkida}
Anh ta một ngày {đang/đã/sẽ} uống cà phê hai lần
Hình vị “-고있/goik/” có thể kết hợp với động từ tạm thời.
Chúng ta xem ví dụ:
(53) 요즈음 많은 한국 기업들이 한국을 떠나고 있다.
/yojum maneun hanguk giЭbduli hangukul d’ Эnago ikda/
Dạo này các công ty Hàn Quốc đã đi nước khác rồi.
Cụm từ “요즈음 dạo này ” là trạng ngữ chỉ thời gian có thể tái diễn hành
động. Từ “떠나” là động từ tạm thời nên không thể có thể tiếp diễn mà có thể tái
diễn.
B3. Thể tập quán (habitual)
Thể tập quán cũng là một loại thể không hoàn thành, tức là có hành động
tiếp tục diễn ra, diễn ra nhiều lần trở thành thói quen. Trường hợp có hạn chế thời
gian là thể tiếp diễn, không có hạn chế thời gian là thể tái diễn. Thể tập quán
giống thể tái diễn, thể tập quán không phải phạm trù ngữ pháp, nó là một phạm
trù ý nghĩa của thể không hoàn thành. Ví dụ như:
(54) 나는 날마다 운동하러 호텔에 가고 있다.
/naun nalmada undongharЭ hotele gago ikda/
나는(tôi)날마다(mỗi ngày)운동(tập thể dục)하러(làm)호텔(khách sạn)에(trợ từ)
가고 있다.(가đi; động từ+고 있đang+다vĩ tố kết thúc câu)
Mỗi ngày tôi đi tập thể dục ở khách sạn.
Câu có “mỗi ngày” biểu thị hành động tiếp tục diễn ra, không có giới hạn về thời
gian. Câu trên có ý nghĩa về thể tập quán.
(55) 남동생은 회사에 나가고 있었요.
/namdongsengeun hoisae nagago ikЭkda/
남동생(em trai tôi)은(trợ từ)회사(công ty)에(ở)나가고 있었요(나가 ra ngoài; động
từ +고 있었đang + 요vĩ tố kết thúc câu)
Em trai tôi đang đi đến công ty.
Câu này có ý nghĩa tập quán, thể tập quán.
(56) 내 친구는 가끔 우리집에 들르고 있었다.
/nechingunun gag’um urijibe dullugo ikЭkda/
Bạn tôi thường đã đến nhà tôi rồi.
Hình vị “-고 있/goik/” khi kết hợp với động từ chỉ khá năng “들르”thì không có
thời hạn thể tập quán
(57) 수정이는 주일마다 교회에 다니고 있었다.
/Sujunginun jumalmada kyohoye danigo ikЭkda/
Mỗi chủ nhật Sujung đã đi nhà thờ rồi.
Lúc trước, mỗi chủ nhật Seong Yun đều đi nhà thờ
1.2.2. Các mô hình cấu trúc trong câu tiếng Hàn
Tiếng Hàn về mặt loại hình thuộc về nhóm ngôn ngữ SOV (Subject+
Object+Verb), nghĩa là trật tự từ (어순) cơ bản của tiếng Hàn là Chủ ngữ (주어)+
Tân ngữ (목적어)+ Động từ (동사). Tiếng Hàn cũng có đặc trưng là yếu tố phụ
được đặt trước nên định ngữ(관형어) đứng trước danh từ (thể từ/체언), trạng
ngữ(부사어) đứng trước vị từ (động từ, tính từ/용언) có tính vị ngữ trong câu.
Trong khi đó tiếng Việt về mặt loại hình thuộc về nhóm ngôn ngữ SVO (Subject+
Verb +Object).
Sau đây là trật tự của các thành phần cơ bản trong câu và ngữ tiếng Hàn:
1) a. chủ ngữ (주어)+ động từ (동사) hoặc tính từ (형영사) làm vị ngữ
(58) 효진이가 귀엽다. /hyojinIga guyyoubda/ HyoJin dễ thương.
* 효진(HyoJin)이가(trợ từ, trường hợp kết thúc bằng nguyên âm)
귀엽다(dễ thương Φthì hiện tại)
HyoJin(chủ ngữ) dễ thương (tính từ)
b. chủ ngữ(주어) + danh tư(형용사)+ động từ(동사) giải thích làm vị ngữ
(59) 나는 학생이다./nanun haksengida/
Toi là học sinh.
나(Tôi)는(trợ từ, trường hợp kết thúc bằng nguyên âm)
학생(học sinh: danh từ)이다(động từ)
c. chủ ngữ(주어) + tân ngữ(부사어) + động từ làm vị ngữ(동사)
(60) 효진이가 책을 읽는다./hyojinIga chekul ilnunda/
Hyojin đang đọc sách
효진(hyojin)이가(trợ từ)책(sách)을(trợ từ)읽는다(읽;đọc:động từ+Φthể hiện tại
+ㄴ다(vĩ tố kết thúc câu)
Hyojin(chủ ngữ) đang (phó từ) đọc (động từ) sách(danh từ).
d. chủ ngữ(주어) + tân ngữ gián tiếp(간접목적어) + tân ngữ trực tiếp
(직접목적어) + động từ làm vị ngữ(동사)
(61) 네일이 친구에게 선물을 주었다.
/Nell I chinguege sЭnmulul juЭkda/
Nell tặng bạn quà.
네일(chủ ngữ)이(trợ từ)친구(bạn)에게(trợ từ)선물(quà)을(trợ từ)주(tặng, cho)
었(thể quá khứ)다(vĩ tố kết thúc câu).
Nell(chủ ngữ) tặng(động từ) bạn(danh từ) quà(danh từ).
e. định ngữ (관형사) + danh từ (명사)
(62) 귀여운 멍멍이/kuyyouun mЭŋmЭŋI/
một con chó dễ thương
귀여운(định ngữ) 멍멍이(danh từ)
một (lượng từ)con chó(danh từ) dễ thương(tính từ)
g. trạng ngữ(부사) + động từ ; 동사(định ngữ;관형어) + danh từ(명사)
(63) 빨리 달리는 기차/b’alri dalrinun gicha/
Chiếc xe lửa chạy nhanh.
빨리(trạng từ) {달리(động từ)는(trợ từ)}định ngữ 기차 (danh từ)
Chiếc (loại từ) xe lửa (danh từ) chạy (động từ) nhanh (trạng ngữ)
Tiếng Hàn là ngôn ngữ có trợ từ rất đa dạng nên khá linh hoạt về mặt trật tự từ.
Chúng ta xem ví dụ (59), tùy theo ý đồ của người nói, danh từ làm tân ngữ có thể
di chuyển về phía trước để tạo thành trật tự tân ngữ (목적어)+ chủ ngữ(주어) +
động từ(동사)
2) a. chủ ngữ + tân ngữ + động từ
(64) a.효진이가 텔레비전을 본다./hyojiIga terebijeonul bonda/
효진이가+ 텔레비전을+ 본다
tân ngữ + chủ ngữ + động từ
b. 텔레비전을 효진이가 본다.
텔레비전을+ 효진이가+ 본다.
효진(Hyojin)이가(trợ từ)+텔레비전(tivi)을(trợ từ)+본다(보xem+ hình vị zero thể
hiện tại; đang +ㄴ다vĩ tố kết thúc câu)
HyoJin đang xem tivi.
HyoJin(chủ ngữ) đang (phó từ, phụ nghĩa cho động từ) xem (động từ)
tivi(danh từ)
b. chủ ngữ + tân ngữ gián tiếp + tân ngữ trực tiếp + động từ
(65) a.효진이가+ 친구에게+ 선물을 +주었다.
/hyojinIga chinguege sЭnmulul juЭkda/
chủ ngữ + tân ngữ trực tiếp + tân ngữ gián tiếp + động từ
b.효진이가+ 선물을+ 친구에게+ 주었다.
/hyojinIga sЭnmulul chinguege juЭkda/
tân ngữ gián tiếp + chủ ngữ + tân ngữ trực tiếp + động từ
c.친구에게+ 효진이가+ 선물을+ 주었다.
/ chinguege hyojinIga sЭnmulul juЭkda/
tân ngữ trực tiếp + chủ ngữ + tân ngữ gián tiếp + động từ
d.선물을 +효진이가+ 친구에게+ 주었다.
/ sЭnmulul hyojinIga chinguege juЭkda/
Hyojin tặng bạn quà.
효진(chủ ngữ)이가(trợ từ)친구(bạn)에게(trợ từ)선물(quà)을(trợ từ)주(tặng,
cho)었(thể quá khứ)다(vĩ tố kết thúc câu).
HyoJin (chủ ngữ) tặng (động từ) bạn (danh từ) quà (danh từ).
3) Tuy nhiên, không thể cho rằng trật tự từ tự do thì cho phép di chuyển bất kỳ
thành phần nào. Trong tiếng Hàn có thể tỉnh lược trợ từ nhưng trường hợp trợ từ
cách được tỉnh lược thì không thể di chuyển danh ngữ.
chủ ngữ + tân ngữ + động từ
(66) a.효진이가 춤 춘다. /hyojinIga chumul chunda/
tân ngữ + chủ ngữ + động từ
b.?6 춤 효진이가 춘다.
HyoJin đang nhảy.
효진(HyoJin)이가(trợ từ, trường hợp kết thúc bằng nguyên âm)
춤(múa, danh từ; dance)+을(trợ từ)+춘(추nhảy + Φthể hiện tại +ㄴ다(vĩ tố kết thúc
câu)
6 Câu này đúng ngữ pháp tiếng Hàn nhưng người HQ không dùng.
HyoJin(chủ ngữ) đang(phó từ) nhảy(động từ)
Câu này đúng ngữ pháp tiếng Hàn nhưng người Hàn không dùng.
4) Cũng giống như trường hợp trên, khi trợ từ cách đã được tỉnh lược thì không
thể di chuyển danh ngữ, đó là trường hợp các động từ như 아니다. 되다 được
dùng làm vị ngữ.
chủ ngữ + tân ngữ + động từ
(67) a.효진이는+ 교수가+아니다. /hyojinInun kyosuga anida/
tân ngữ + chủ ngữ + động từ
b.?교수가 +효진이가+ 아니다./kyosuga hyojinIga anida/
HyoJin không phải là giáo sư.
HyoJin (chủ ngữ) không phải (cụm từ phủ định) là (động từ) giáo sư (danh từ)
5) Sau đây là trường hợp trật tự từ tu từ (수식어): từ được tu từ (피수식어) cố
định nên từ được bổ nghĩa không thể đứng trước từ bổ nghĩa.
(68) a.니라의 영어말이 유창하다./Nilauy youngЭmalI youchanghada/
b.영어말이 니라의 유창하다./ youngЭmalI nilauy youchanghada/
Tiếng Anh của Ni La lưu loát.
니라(chủ ngữ)의(trợ từ) 영어말(tiếng Anh)이(trợ từ) 유창하다(động từ/lưu loát)
Tiếng Anh (danh từ) của (giới từ) Nila (danh từ) lưu loát(tính từ)
6) Phó từ trong tiếng Hàn được di chuyển khá tự do nhưng một số phó từ của
động từ hoặc tính từ không được tự do di chuyển trật tự từ.
(69) a.다행히 비행기가 제시간에 도착했다.
/dahenghi bihenggiga jesigane do chachekda/
b.비행기가 다행히 제시간에 도착했다.
/ bihenggiga dahenghi jesigane do chachekda/
c.배행기가 제시간에 다행히 도착했다.
/ bihenggiga jesigane dahenghi do chachekda/
May thay máy bay đến đúng giờ.
다행히(may thay/tính từ)비행기(máy bay/danh từ)가(trợ từ) 제시간(phó từ/đúng
giờ)에(ở/giới từ) 도착(đến)했(하다làm/động từ + -았-thì quá khứ)다(vĩ tố kết thúc
câu).
May thay (tính từ) máy bay(danh từ) đến(động từ) đúng giờ (phó từ).
Cách phân loại vị từ (động từ, tính từ) về ngữ nghĩa thường thấy trong các sách
ngữ pháp tiếng Hàn.
Tác giả SeoJeong Su (1996;266) đã khái quát vị từ trong sơ đồ sau đây:
Vị từ
+tĩnh trạng - tĩnh trạng
+có thời lượng -có thời lượng +có thời lượng - có thời lượng
Vị từ được chia thành tĩnh trạng [+tĩnh/stative] và không tĩnh trạng [-
tĩnh/stative], các vị từ tĩnh trạng được chia có thời lượng [+kéo dài/durative] và
không có thời lượng [-kéo dài/durative].
(1) Vị từ [ +tĩnh trạng, + có thời lượng] là những vị từ có tính tĩnh trạng và
có hạn chế thời gian . Ví dụ như:
1. danh ngữ làm vị ngữ (predicative noun phrase) + “이/i/(다) là”
2. 있/ik/có (다/da/), 계시có(lịch sự hơn)/gesi/(다), 없không/Эb/ (다)
3. 좋/joh/tốt(다), 크/ku/lớn(다), 넓/nЭl/dài(다)
푸르/puru/xanh da trời(다), 예쁘/yeb’u/đẹp(다), 춥/chub/lạnh(다)
4. 건강하/gЭ gangha/ khỏe(다), 행복하/henggokha/hạnh phúc(다),
정직하/jЭngjikha/ trung thực(다)
(2) Vị từ [+ tĩnh trạng, - có thời lượng] gồm những vị từ (động từ) tĩnh trạng.
Có thể dùng với hình thái hình vị “ –고 있/goik/-”. Lọai này không có thể tiếp
diễn, chỉ có thể kết quả tĩnh trạng (resultative static), viết tắt là thể kết quả. Ví dụ
như :
믿/mid/ tin(다), 느끼/nug’i/cảm thấy(다). 바라/bara/mong muốn(다),
사랑하/sarangha/yêu(다), 알/al/biết(다)
깨닫/k’edad/ hiểu ý (다), 놀라/nolra/ bất ngờ(다), 잊/ij/quên(다),
닮/dalm/ giống(다)
(3) Vị từ [- tĩnh trạng, + có thời lượng] gồm những vị từ (động từ) chỉ hành
động. Ví dụ như:
먹/mЭk/ăn(다), 읽/ik/đọc(다), 입/ib/mặc(다), 걷/gЭd/đi bộ (다),
쓰/s’u/ viết (다)
(4) Vị từ [- tĩnh trạng, - có thời lượng] gồm những vị từ (động từ) biểu thị
sự việc xảy ra trong thời gian ngắn. Trong thời gian ngắn, hoạt động có sự thay
đổi nhanh.Do vậy loại này không hợp với thể tiếp diễn. Ví dụ như:
죽/juk/chết(다), 켜/kyo/bật(다), 혼인하/honinha/ cưới(다),
도착하/dochakha/ đến(다)
그는 {a.죽는다 b.?죽고있다 c. 죽어 있다}
/gunun{a.jununda b.jugoikda c.juЭikda}/
Anh ta a.sẽ chết b.đang chết (hấp hối) c. đã qua đời
“죽어 있다”đang chết không hợp với hiện tại tiếp diễn.
Chương 2: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA THỜI GIAN
TRONG TIẾNG HÀN (SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
2.1. Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn
2.1.1. Dùng phương tiện hình thái học
Trong tiếng Hàn, các phương tiện biểu hiện phạm trù Thì, Thể là những
phương tiện hình thái học.
Đơn vị của cấu trúc câu tiếng Hàn là ngữ đoạn. Các ngữ đoạn kết hợp nhau
để tạo câu. Chúng ta sẽ khảo sát cấu trúc của câu đơn trong tiếng Hàn để thấy rõ
vị trí của loại phương tiện này.
Câu bao gồm các loại ngữ đoạn: ngữ đoạn danh từ, ngữ đoạn vị từ, phần trợ
vị từ là vĩ tố kết thúc câu, trợ vị từ biểu thị “Thì, Thể và Thức”.
Cấu trúc của câu đơn/tiểu cú(절,節,clause) với các ngữ đoạn (구문,句,phrase)
trong tiếng Hàn:
S7
NP VP AUX
ADVP
Det N DEG MANN V TA M
저 학생 매우 빨리 달리 었 다
7 Danh từ /명사: N (noun)
Xác định /관형사: Det(determinative)
Vị từ /동사: V(verb)
Phó từ /부사: ADV(adverb)
Phó từ chỉ mức độ /정도: DEG(degree adverb)
Hậu giới từ /후치사: P (postposition)
Tình thái/thức /서법: M (modal/mood)
Thì/thể /시제/상: TA (tense-aspect)
Ngữ đoạn danh từ /명사구: NP (noun phrase)
Ngữ đoạn xác định /관형사구: DetP (determinative phrase)
Ngữ đoạn vị từ /동사구: VP(verb phrase)
Ngữ đoạn trạng ngữ /부사구: ADVP (adverbial phrase)
Phó từ phương thức /양태: MANN (manner adverb)
Ngữ đoạn hậu giới từ /후치사구: PP (postposition phrase)
Trợ vị từ /서술보조소: AUX (auxiliary)
Câu /문장: S (sentence)
/zae hakseη meu b’alri dalri Эk da/
[S[NP[Det저][N학생][VP[MANN 빨리][V 달리][AUX[TA 었] [M 다]]]
Trợ vị từ (predicate auxiliary) biểu thị thì (tense) và thể (aspect) và cả thức
(mood). Trợ vị từ tiếng Hàn xuất hiện cuối câu (được gọi là vĩ tố kết thúc câu).
Thức được biểu thị ở cuối câu và trước thức có yếu tố biểu thị thì và thể.
Ví dụ như: “아기가 과자를 먹었겠다./agiga goajalul mЭkgekda/ Em bé đã ăn
bánh rồi.” Trong câu này, trợ vị từ là “-었겠다/Эkgekda/”, trong đó hình
vị(morpheme) “-었-/Эk/” biểu thị thì và thể, còn hình vị “-겠다/gekda/” biểu thị
thức. Vì thế trong tiếng Hàn, trợ vị từ có vai trò quan trọng. Nó có liên quan đến
thì, thể và thức.
Thì, thể, thức được nói đến ở đây là những phạm trù ngữ pháp (grammatical
category).
(70) a. 아기가 과자를 먹었다.(먹+었+다)
/agiga quajalul mЭkЭhda/
Con bé bánh ăn đã
Con bé đã ăn bánh(rồi).
b. 아기가 과자를 먹다.(먹+zero+다)
/agida quajalul mЭkda/
Con bé bánh ăn đang
Con bé đang ăn bánh.
c. 아기가 과자를 먹겠다.(먹+겠+다)
/agiga quajalul mЭkgekda/
Con bé bánh ăn sẽ
Con bé sẽ ăn bánh.
Như vậy, phạm trù thì và thể được biểu thị bằng trợ vị từ vĩ tố kết thúc câu.
2.1.1.1. Biểu hiện phạm trù “Thì”
A. Dùng vĩ tố kết thúc câu
Như đã nói ở trên, Thì là một phạm trù ngữ pháp được chỉ xuất theo thời
điểm phát ngôn.
Trong tiếng Hàn, có thì hiện tại(現在時制 현재시제) hay thì phi quá khứ
(비과거시제; ; non-past tense) và thì quá khứ(過去時制 과거시제). Các
phương tiện biểu thị chủ yếu hai thì này trong tiếng Hàn là các loại vĩ tố kết thúc
câu.
Trong tiếng Hàn, hình thái động từ có hình vị “Zero” biểu thị thì hiện tại
và hình vị “-었-/эk/, -었었-/эkэk/” biểu thị thì quá khứ, còn hình vị “-겠-/gek/”
tuy có biểu thị ý nghĩa tương lai nhưng hình vị “-겠-/gek/” không phải là yếu tố
đánh dấu phạm trù ngữ pháp thì [ xem 1.2.1.1, B ở chương 1].
Ví dụ:
(71) a. 지금 어디 있냐고? /jigum эdi Iknyago/
지금(bây giờ) 어디(ở đâu) 있냐고(đang)
Bây giờ, anh đang ở đâu? : thì hiện tại (hình vị zero)
b. 버스 안에 있어. /bэsu ane Ikэ/
버스(xe buýt) 안에(ở trong) 있어(đang có)
Anh đang ở trong xe buýt : thì hiện tại (hình vị zero)
Các trạng ngữ trong tiếng Hàn như 지금, 아까, 금방, 어제, 오늘, 그제, 내일,
그때, 그시점, 방금 v.v..có thể xuất hiện trong câu.
(72) a. 아까 전화 안 받고 뭐하고 있었냐고?
/aka jэnoa an bakgo muэhago Ikэknyago/
아까(vừa mới)전화(điện thoại)안(không)받고(trả lời)뭐하고(làm gì)있었냐고(có đã)
Khi tôi đang gọi anh nhưng anh không trả lời điện thoại. : thì quá khứ-었-
b. 자고 있었어. /jago Ikэkэ/
자(ngủ) 고(đang) 있었어(đang có)
Lúc đó tôi đang ngủ. : thì quá khứ “-었-”
(73) a .너희들 지금 숙제 하지? /nэhuydul jigum sukje haji/
너희들(các bạn)지금(bây giờ)숙제(bài tập)하(đang viết)지(phải không)
Bây giờ, các bạn đang viết bài tập phải không? : thì hiện tại (hình vị zero)
b.너희들 어제도 숙제 했었지? / nэhuydul эjedo sukje hekэkji/
너희들(các bạn)어제(hôm qua)도(cũng)숙제(bài tập)했(có)었(đã)지(phải không)
Hôm qua, các bạn cũng viết bài tập rồi phải không? : thì quá khứ -었/эk/-
A1. Vĩ tố kết thúc câu biểu hiện thì quá khứ
(74) a. 나는 아까 이 책을 읽었어요.
/nanun ak’a I chekul ilgэkэyo/
Tôi vừa mới này sách 읽었어요(읽đọc+었어đã+요vĩ tố kết thúc câu)
Tôi vừa đọc sách xong rồi.
Trong ví dụ a. 읽었어요/ilgэkэyo/.읽다/ilda/là động từ + với “-었/эk/-”là hình
vị biểu thị nghĩa quá khứ và phó từ “아까/ak’a/” được dùng khi có ý nghĩa quá
khứ. Như vậy, câu này có ý nghĩa quá khứ.
b. *나는 아까 이 책을 읽어요.
/nanun ak’a I chekul ilgэyo/
Tôi (lúc đó) đang đọc sách
Phó từ “아까/ak’a/” thường được dùng khi câu có ý nghĩa quá khứ nhưng
“읽어요/ ilgэyo/động từ” trong câu này không có hình vị quá khứ nên câu này
không dùng được.
Trong tiếng Hàn, câu ở thì hiện tại thường có mô hình kết cấu sau: 읽 động
từ + zero: từ chỉ thì hiện tại +어요(vĩ tố kết thúc câu), trạng ngữ chỉ thời gian
(지금/jigum/) có thể có hoặc không có.
Trong tiếng Hàn, câu thể hiện thì quá khứ thường có mô hình kết cấu sau:
있었다.(있có: động từ hoặc tính từ +었từ chỉ thì quá khứ+다vĩ tố kết thúc câu) ví
dụ:
(75) a. 그는 고향에 있었다.
/gunun gohyange Ikэkda/ (quá khứ)
그는(anh ta)고향(quê)에(ở)있었다.(있có+었thì quá khứ +다vĩ tố kết thúc câu)
Anh ta đã ở quê.
Anh ta đang ở quê rồi.
Khi dịch sang tiếng Việt, câu này không có biểu thị quá khứ.
b. 그 사람은 선생님이었습니다.
/gu saramun sэnsengnimIэksubnida/
그(đó)사람(người)은(trợ từ)선생님(giáo viên)이었습니다.(이là+었thì quá khứ
+습니다.vĩ tố kết thúc câu)
Người đó đã là giáo viên.
Anh ấy là giáo viên.
c. 시험 문제가 쉬었어요.
/sihэm munjega suyэkэyo/
시험(thi)문제(câu hỏi)가(trợ từ)쉬었어요(쉬dễ+었thì quá khứ +어요vĩ tố kết thúc
câu)
Thi câu hỏi đã dễ.
Câu kiểm tra này dễ.
Cả ba câu a, b, c trong ví dụ trên là trường hợp quá khứ hoàn thành vì có hình vị
“–었/эk/-” biểu thị quá khứ. Ngoài ra hình thái biến đổi của hình vị “–었/эk/-” là
“–었었/эkэk/-, 았었/akэk/-” cũng có chức năng biểu thị thì quá khứ trong tiếng
Hàn. Ví dụ như:
(76) a. 나는 그 사람을 믿었었다.
/nanun gu saramul mit эkэkda/
Tôi đã tin anh ấy rồi.
b. 그는 공부를 잘 하였었다.
/gunun gongbulul jal hayэkэkda/
Anh ta học giỏi.
c. 그는 월급을 많이 받았었다.
/gunun wolkubul manI batakэkda/
Anh ta đã nhận nhiều tiền một tháng lương.
Tiền lương hàng tháng của anh ta rất cao.
Ngoài ra, trong tiếng Hàn, còn có những hình thái biến đổi của hình vị quá
khứ như : -았-, -ㅆ-, -였-, -았-, -었-, -ㅆ었-, -였었- .
Ở ví dụ (77b)sau đây, câu không có hình vị quá khứ “-었-” nên câu không có
ý nghĩa thì quá khứ mà chỉ hiện tại suy đoán.
(77) a. 아기가 조금 전에 우유를 먹었어요.
/agiga jogum jЭne uyulul mЭkЭkЭyo/
Con bé mới uống sữa xong.
b. 아기가 (*조금 전에/ 지금) 우유를 먹+zero+어요.
/agiga(jogumjЭe/jigum) uyulul mЭkЭyo/
Con bé (mới /bây giờ) uống sữa.
Trong ngữ động từ “먹ăn+어thức+ vĩ tố kết thúc câu 요/mЭkЭyo/” có hình vị
“–어요/Эyo/” biểu thị thức, không biểu thị thì. Ví dụ (77a) có hình vị “-었/Эk/- ”
nên có thì quá khứ nhưng ví dụ (77b) không có hình vị “-었/Эk/- ” nên không có
thì quá khứ.
Câu ở ví dụ (77b) không có trạng ngữ chỉ thời gian (time adverb) cũng
không có hình vị “-었/Эk/-”, nên chỉ xuất hiện hình vị zero (Φ). Hình thái zero
(Φ) làm xuất hiện chức năng phi quá khứ (non- past).
Hình vị phụ tố (vĩ tố ) “-었/Эk/-” là một phụ tố thì tiêu biểu trong tiếng Hàn.
Hình vị này chủ yếu biểu thị thì quá khứ trong tiếng Hàn.
a. Ý nghĩa thì của“ -었/Эk/- ”
Chức năng của hình vị “-었/Эk/-” có thể chia thành quá khứ đơn (simple
past) và quá khứ tĩnh (static past).
a 1. Quá khứ đơn (simple past)
Quá khứ đơn (simple past) là một sự kiện tĩnh trạng diễn ra trước thời điểm
phát ngôn nhưng không đánh dấu ý nghĩa hoàn thành hoặc ý nghĩa không hoàn
thành trong thời điểm có xảy ra sự kiện đó. Chức năng của “-었/Эk/-” là không
biểu thị ý nghĩa về thể nên không có thể hoàn thành hoặc thể không hoàn thành.
Ví dụ như (78), (79);
(78) a.나는 어제 밤에 영화를 보았어.
/nanun Эje bame younghoalul boakЭ/
Tối hôm qua tôi đã xem phim (rồi).
b. 그건 그 사람의 행동이 옳았어.
/gugЭn gu saramuy heng dongi olakЭ/
그건(chuyện đó)그(đó)사람(người)의(của)행동(hành động)이(trợ từ)
옳았어(옳đúng;động từ +았 thì quá khứ+어vĩ tố kết thúc câu)
Chuyện đó anh ta làm đúng rồi.
Ví dụ (78) là quá khứ giản đơn / sự kiện quá khứ
(79) a. 나는 어제 한참 하늘을 쳐다보았어.
/nanun Эje hancham hanulul choudaboakЭ/
나는(tôi)어제(hôm qua)한참(khá lâu)하늘(trên trời)을(trợ từ)
쳐다보았어(쳐다보nhìn;động từ +았 thì quá khứ+어vĩ tố kết thúc câu)
Tôi hôm qua lâu thời gian trên trời nhìn đã.
Hôm qua tôi đã nhìn lên trời khá lâu.
→ Thể tiếp diễn (perfective)
b. 내 조카는 항상 뽀로로 만화를 보고 논다.
/nejokanun hangsang bororo manhoalul bogo nonda/
내 조카(cháu tôi)는(trợ từ)항상(luôn luôn)뽀로로(Bororo)만화(hoạt hình)를(trợ từ)
보고 논다(보xem;động từ +고 논vừa vừa+다 vĩ tố kết thúc câu)
Cháu tôi luôn luôn vừa xem phim hoạt hình vừa chơi.
→ Thể tái diễn (iterative)
c. 오빠가 드디어 결혼을 했다.
/ob’aga dudiЭ kholhonul hekda/
Anh trai tôi cuối cùng đã lấy vợ rồi.
→ Thể hoàn thành (perfective)
Những ví dụ (79) không phải là thì quá khứ đơn giản. Trong tiếng Hàn hình
thái thì thường có chức năng thể. Nhưng nếu có chức năng thể thì ít khi xuất hiện
thì quá khứ giản đơn. Hình thái thì quá khứ trong tiếng Anh rõ hơn trong tiếng
Hàn. Hình vị “ -た/ta/- ” trong tiếng Nhật cũng giống trường hợp hình vị “-었/Эk/-
” trong tiếng Hàn.
a 2.Quá khứ tĩnh trạng (static past) (câu có vị từ tĩnh)
Hình vị “-었/Эk/-” kết hợp với vị từ tĩnh có xuất hiện thì quá khứ.
(80) a.여행이 {좋았다/좋다}
/youhengi{joakda/kohda} Chuyến du lịch này {đã hay}
b.건물이 {높았다/ 높다}
/gЭnmuli {dopakda/dopda} Cao ốc này {đã cao}
(81) a.나는 그사람을 {알았다/ 안다}
/nanun gusaramul {alakea/anda} Tôi {đã biết} anh đó.
b.내 조카는 재주가 {있었다/있다}
/ne jokanunjejuga {ikЭkda/ikda} Cháu tôi {đã có} năng khiếu.
c. 그의 {생일이었다/ 생일이다}
/guy {sengiliЭkda/ sngilida} {đã sinh nhật} của anh ta.
Những ví dụ (80) và (81) cho chúng ta biết về ý nghĩa của “-었/Эk/-”. Hình
vị “-었/Эk/-” dùng chung với vị từ tĩnh thì có nghĩa quá khứ và trạng thái vẫn
tiếp tục. Câu trong ví dụ (80) và (81) không có trạng ngữ chỉ thời gian nhưng vị
từ tĩnh có “-었/Эk/-” nên có nghĩa quá khứ. Hình vị “-었/Эk/-” đối lập với hình vị
zero (Φ) biểu thị thì hiện tại. Chúng ta khảo sát thêm ví dụ (82).
(82) 냐짱의 경관은 아름다웠다.
/naj’anguy kyongquaneun arumdawЭkda/
Phong cảnh Nha Trang đã đẹp (rồi).
Phong cảnh Nha Trang từng rất đẹp.(Bây giờ không đẹp như trước)
Ở câu này, trạng thái diễn ra trong thời điểm quá khứ nói chung(không có
trạng ngữ chỉ thời gian): Từ quá khứ tới bây giờ cũng đẹp.
(83) a. 엄마는 노래를 배웠다.
/Эmmanun norelul bewЭkda/
Mẹ tôi đã học bài hát (rồi).
b. 그는 불교를 믿었다.
/gunun bulkyolul midЭkda/
Anh ta đã đặt niềm tin vào đạo Phật.
(84) 나는 그 오빠의 마음을 알았습니다.
/nanun guob’auy maeumul alaksubnida/
Tôi đã biết tính tình của anh ta.
Trong ví dụ (83) và (84), trạng thái diễn ra từ quá khứ tới hiện tại nhưng
không có tiếp tục. Ví dụ (83) và (84) trong câu có trạng ngữ thì có thể thấy rõ về
thời hạn.
Câu có vĩ tố “-었/Эk/-”, có thể biểu thị trạng thái từ quá khứ tới hiện tại hoặc
tương lai. Ví dụ như (85) trạng thái “-전 부터/jЭnbutЭ/:trước-” có từ quá khứ tới
bây giờ. Trong câu có trạng ngữ nên không có thời hạn. Nếu không có dùng trạng
ngữ thì có thể là trạng thái quá khứ đơn.
(85) 나는 운전을 2년 전부터 했습니다.
/nanun unjЭnul inhon jЭnbutЭ heksubnida/
Tôi đã biết chạy xe hơi từ hai năm trước (rồi).
b. Phạm vi của thì quá khứ
Hình vị phụ tố (vĩ tố ) “-았/ak/-/-었/Эk/-” biểu thị thì quá khứ tức sự việc xảy
ra trước thời điểm phát ngôn (moment of speaking). Nhưng thì quá khứ “-았/ak/-,
/-었/Эk/-” có thể biểu thị sự tình của quá khứ và tĩnh trạng của quá khứ hoàn thành,
tương lai của tưởng tượng.
(86) a.어제는 종일 비가왔었다.
/Эjenun jongIl bigawoakЭkda/
Cả ngày hôm qua trời mưa.
b.지난주에는 내내 머리가 아팠다.
/jinajuenun nene mЭriga apakda/
Cả tuần trước, tôi bị đau đầu.
→ Sự tình của quá khứ
(87) 아, 겨울이 왔구나. 드디어 겨울이다. 겨울
/a, kyoulI woakguna. dudiЭ kyoulIda. Kyoul/
Ừ, mùa đông tới rồi. Cuối cùng cũng đã là mùa đông. Mùa đông.
(88) 저 사람 결혼했니?
/jЭ saram kyolhonhekni/
Anh ta (đã) có vợ chưa?
→ Quá khứ hoàn thành
(89) 그 당시 누나는 대단히 미인이었다.
/gu dangsi nunanun dedanhee miInIЭkda/
Lúc đó chị ấy rất đẹp.
→ Tĩnh trạng trong quá khứ
(90) 이렇게 많이 먹었으니 이제 살이 찔일만 남았구나.
/IrЭkge manhe mЭkЭkuni Ije SalI J’ilIlman namakguna/
Tôi ăn nhiều vậy chắc sẽ béo ra.
→ Tương lai của tưởng tượng
Trong tiếng Hàn, phụ tố biểu thị thì quá khứ “-었었/Эk Эk/-” có thể thêm “-
았/ak/-” them vào “-었/Эk/-”để tạo nên hình thái “-았었/ akЭk/ -”. Nghĩa của phụ tố
thì quá khứ “-았었/ak Эk/-” có thể khác với “-었/Эk/-”, biểu thị sự tình có liên quan
đến trước đó và vẫn tiếp tục xảy ra. Ví dụ như (91), (92), (93), (94).
(91) a. 동생 왔니?
/dongseng oakni/
Em trai đã về nhà chưa? → Thì hiện tại “-왔다”+“-니/ni/”
b1. 예, 벌써 아까 왔어요. 지금 방에서 자고 있어요.
/ye, bЭs’Э ak’a oakЭyo. Jigum bangdesЭ jago ikЭyo/
Dạ, nó đã về rồi. Bây giờ nó đang ngủ trong phòng.
b2. 예, 벌써 아까 왔어요. 그런데 다시 친구 만나러 갔어요.
/yr, bЭs’Э ak’a oakЭyo. gurЭde dasi chingu mannarЭ gakЭyo/
Dạ, nó đã về rồi. Nhưng nó đi gặp bạn rồi.
Đó là phụ tố chỉ thì quá khứ (quyết định ý nghĩa quá khứ cho câu), dù cho
câu có hình vị chỉ thì hiện tại. Ở ví dụ b2, hình vị “-았/ak/-” không quyết định
được hiện tại hoặc quá khứ, vì hoàn cảnh của câu biến đổi. Nhưng trong ví dụ
(92) sau đây, “-왔었다./oakЭkda/ đã đến” không biểu thị hoàn cảnh “-와
있는/oaIknun/ đang có (nhà) ”tức là giống như “-갔다/gakda/đi” có liên quan đến “-
왔다/oakda/đến rồi.”. Hàm ý của câu (91a) là em trai đang có ở nhà rồi. Hàm ý của
ví dụ (92a): Hiện tại là người nói chưa gặp “em trai” nhưng “em trai” đã về đến
nhà rồi, như vậy phụ tố thì quá khứ “-았었/ akЭk/ -”không kết hợp từ chỉ ý nghĩa
quá khứ giản đơn (simple past) hay kết hợp từ chỉ ý nghĩa dĩ thành (perfect) thì ý
nghĩa quá khứ vẫn rõ.
(92) a. 동생 왔었니?
/dongseng oakЭkni/
Em trai đã về nhà chưa?
b. 예, 왔었어요. 내일 다시 온대요.
/ye, oakЭkЭyo. neIl dasi ondeyo/
Vâng. Nó đã về rồi. Nhưng ngày mai sẽ quay lại.
Ở ví dụ (93) hai phụ tố “-했니/hekni/” “-했었니/ hekЭkni/” có ý nghĩa khác nhau.
Phụ tố “-했니/hekni/” là “-하다8(động từ)/hada/+았/ak/ (lúc này có nghĩa nhấn
mạnh)” hoạt động diễn ra rồi. Còn phụ tố “-했었니/ hekЭkni/” là phụ tố “-
하였었니9/hayoukЭkni/” phụ tố -하(động từ)+였었(lúc này có nghĩa nhấn mạnh)
+니(vĩ tố kết thúc câu; dạng nghi vấn) biểu thị hoạt động xảy ra trong quá khứ. Ví
dụ (93a): Anh kia đã kết hôn chưa?; ví dụ (93b): Anh kia đã có vợ rồi à? (người
nói chỉ biết anh kia là đang một mình, nhưng có thể anh ta có vợ hoặc đã ly hôn)
(93) a. 저 사람이 결혼했니?
/jЭ saramI kyolhonhekni/
Anh kia đã kết hôn chưa?
b. 저 사람이 결혼 했었니?
/jЭ saramI kyolhon hekЭkni/
Anh kia đã có vợ rồi à?
Ở ví dụ (94) a, ý nghĩa quá khứ thuộc loại khác. Ở ví dụ (94) b, phụ tố “-
았었/ akЭk/ -” có chức năng khác với phụ tố này ở ví dụ (94) a vì 왔었었다.=
오다(đến) + 았었(thì quá khứ chưa chắc chắn) + 었(thì quá khứ) + 다(vĩ tố kết
8 하다/hada/ là một động từ gắn vào sau một số danh từ; phó từ hay căn tố của động từ, tính từ v.v.. vừa được
dùng làm nhân tố tạo từ mới (어휘조성어) vừa đảm nhận chức năng vị ngữ trong câu.
Về ý nghĩa :có nghĩa chuyển có thể là kết quả hay trạng thái nào đó xuất hiện).
9 하였었니 là một phạm trù cấu trúc cú pháp, cấu tạo động từ 하+ vĩ tố chỉ thì –었/았/였-+ vĩ tố chỉ thì –었-+vĩ
tố kết thúc câu, dạng nghi vấn-니 về ý nghĩa thì chưa chắc chắn.
thúc câu).
(94) a. 어제는 종일 비가 왔었다.
/Эjenun jongIl biga oakЭkda/
Cả ngày hôm qua trời mưa.
Về hàm ý thì người phát ngôn biết rằng hôm nay chắc chắn không mưa nữa.
b. 어제는 종일 비가 왔었었다.
/Эjenun jongIl biga oakЭkЭkda/
Chưa chắc chắn cả ngày hôm qua trời mưa.
Về hàm ý thì người phát ngôn chưa biết rõ hôm nay có mưa nữa không.
- Ngoài ra có cách dùng vĩ tố kết thúc câu “–더라/dЭra/”,“-디/di/”,“-데/de” để
biểu thị ý nghĩa nhớ lại.
(95) a.벌써 국화가 핀다.
/bЭls’ Э kukhoaga panda/
Hoa cúc nở rồi.
b.벌써 국화가 피더라.
/bЭls’ Э kukhoaga pidЭra/
Hoa cúc đang nở.
(96) a.희망이 보이더라. Biến đổi –다-라
/heemangI boIdЭra/
Tôi nghĩ là có hy vọng rồi.
b.희망이 보이더라니까. Biến đổi –다니까? -라니까?
/heemangI boIdЭranik’a/
Có hy vọng rồi.
c.희망이 보이더라고? Biến đổi –다고-라고
/heemangI boIdЭrago/
Có hy vọng rồi à?
Ví dụ (95) và (96) có liên quan đến vĩ tố kết thúc. Câu cuối có biến đổi kết
thúc câu.
(97) a. 언니가 왜 왔디?
/Эnniga oe oakdi/
Sao chị ấy lại đến?
b. 그 가게는 물건은 좋은데 너무 비쌉디다.
/gu gagenun muogЭneun jokeunde nЭmu bis’abdida/
Các sản phẩm ở cửa hàng đó chất lượng cao nhưng đắt.
c. 설악산이 그렇게도 좋습디까?
/sЭlaksanI gurЭkgedo joksubdik’a/
Sao anh lại thích núi SElAK đến vậy hả?
d. 그놈 정말 똑똑하데.
/gunom jeongmal d’okd’okhade/
Con bé này thực sự thông minh.
Trong ví dụ (97), HERACHE(해라체) trong tiếng Hàn là vĩ tố kết thúc câu có
thể biểu thị thái độ kính trọng nhưng ví dụ (97) vĩ tố kết thúc câu không có xuất
hiện thái độ kính trọng như: 디, 디다, 디까, 데 v.v…
A2. Vĩ tố kết thúc câu biểu hiện thì phi quá khứ (thì hiện tại)
a. Ý nghĩa của hình vị zero (Φ)
Trong tiếng Hàn, thì quá khứ được biểu thị bằng hình thái có đánh dấu
(marked) “-었/Эk/-”, “-었었-/ЭkЭk/”, còn thì phi quá khứ (non-past tense) là thì
có hình thái không đánh dấu (unmarked) với hình vị zero (Φ). Thì phi quá khứ
không đánh dấu có thể biểu thị hiện tại hoặc tương lai. Nhưng hiện tại thì không
có hạn chế mà tương lai thì có hạn chế. Chúng ta xem ví dụ (98) sau đây.
(98) a. 영수가 지금 와요?
/younhsuga jigum wayo/
Bây giờ Young Se đến chưa?
b. 영수가 내일 와요.
/youngsuga neIl woyo/
Ngày mai Youngsu sẽ đến.
Ví dụ (98a,b) chứng minh hình vị thì zero (Φ) có thể sử dụng được cho thì
hiện tại và tương lai.
Trạng ngữ thời gian Hình vị thì Thì
a. 지금 /jigum/ bây giờ zero (Φ) Hiện tại
b. 내일 /neIl/ ngày mai zero (Φ) Tương lai
c. 영수가 내년에
외국으로 떠나+ hình vị zero+요.
/youngsuga nenyone oygukuro d’Эnayo/
Năm sau YoungSu đi nước ngoài.
d.? 그 사람이 내년에 대학생이+hình vị zero+다.
/youngsunun nenyone dehaksengIda/
Năm sau anh ta sẽ là sinh viên đại học.
e.? 나는 내일 영수를 (알+zero+아요/믿+hình vị zero+어요.)
/nanun neIl youngsulul (alayo/midЭyo/
Ngày mai tôi (tin/biết) YoungSu.
Những ví dụ (c), (d), (e) ở trên là những cách diễn đạt vụng về vì vị từ tĩnh
không thể dùng với hình thái thì zero (Φ) với ý nghĩa tương lai.
f.-1. 영수가 편지를 읽+zero+어요?
/youngdugs pyonjilul IlgЭyo/
YoungSu đang đọc thư phải không?
f-2. 예, 영수가 편지를 열심히 읽+고 있어요.
/ye, youngsuga pyonjilul youlsimhee Ilgo IkЭyo/
Vâng, YoungSu đang đọc thư.
Trong ví dụ (f-1), (f-2), câu không có trạng ngữ thời gian nhưng vẫn có ý
nghĩa thời gian hiện tại nhờ hình thái thì zero (Φ) của vị từ. Chức năng cơ sở của
hình thái thì zero (Φ) là thì hiện tại.
b. Phạm vi của thì phi quá khứ
Thì hiện tại biểu thị hoạt động, trạng thái, sự việc diễn ra trong thời điểm
hiện tại. Hình vị thì zero (Φ) chủ yếu biểu thị thì hiện tại. Ngoài ra, hình vị zero
(Φ) còn có thể biểu thị sự việc tương lai, chẳng hạn như:
(99) a. 친구는 언제 만나니? /chingunun эnje mannani/
친구(bạn)는(trợ từ bổ trợ)언제(khi nào)만나(gặp)니(không)
Khi nào gặp bạn?
b. 내일 만날거야. /neIl mannalgэya/
내일(ngày mai)만나(gặp)ㄹ(sẽ)거야(có)
Ngày mai, em sẽ gặp.
(100) a. 이 일은 언제 끝납니까?
/I Ileun эnje k’utnabnik’a/
Khi nào, làm việc này xong?
b. 한달 후에 끝납니다.
/handal hue k’utnabnida/
Một tháng sau xong việc này.
(101) a. 언제 또 오시나요?
/эnje d’o osinayo/
Khi nào lại đến nữa?
Khi nào rảnh thì có lại đến (nhà) không?
b. 이번주에 안에 다시 오지요. 뭐.
/Ibэnjue ane dasi ojiyo. Muэ/
Tuần này tôi sẽ đến nữa.
Tuần này tôi sẽ lại đến một lần nữa
(102) a. 너는 이번에 틀림없이 져.
/nэnun Ibэne tulrimэbsi jэ/
Chắc em lần này thua rồi.
b. 제가 왜 집니까? 저는 안 집니다.
/jega oe jibnik’a, jэnun an jibnida/
Làm sao em thua được? Em không bao giờ thua đâu.
Chúng ta đã xem các ví dụ ở trên về thì hiện tại trong tiếng Hàn, những câu
này có thể giải thích cả sự việc trong tương lai nên có thể thuật ngữ “hiện tại”
không thích hợp và có thể dùng thuật ngữ thì phi quá khứ (비과거시제; ;
non-past tense). Như vậy trong tiếng Hàn thì cơ bản là thì quá khứ và thì phi
quá khứ. Tuy nhiên, luận văn này dùng thuật ngữ thì hiện tại vì đây là thuật ngữ
được dùng thông thường và phổ biến hơn thì phi quá khứ (non-past tense).
Thì hiện tại có thể xuất hiện khi câu có vĩ tố “-다/da/” và “-는다/nunda//-
ㄴ다/nda/”. Thì hiện tại có vĩ tố “-다/da/” được dùng khi câu có tính từ và hệ từ
(copula), còn thì hiện tại có vĩ tố “-는다/nunda//-ㄴ다/nda/” được dùng khi câu
dùng động từ. Những ví dụ (103) và (104) sau đây có dùng vĩ tố “-다/da/”.
(103) 베트남이 로봇대회에서 정상에 우뚝 서다.
/vietnamI robokdehoIesэ jэngsange ud’ug sэda/
Việt Nam đã đoạt giải cao nhất trong cuộc thi robotcom.
(104) 바람과 함께 사라지다.(마가렛미첼의 소설 및 영화)
/baramgua hamk’e sarajida, Magarekmicheluy sosэlmik younghoa/
Gone with the wind. (Phim và truyện của Margaret.Michel)
Cuốn theo chiều gió
Gone with the wind trong tiếng Anh dùng hình thức quá khứ phân từ(past
participle) nhưng trong tiếng Hàn không dùng hình thái quá khứ của động từ.
Hình vị “-겠/kek/-” được dùng để biểu thị sự phỏng đoán, sự ủng hộ và năng lực
khả năng. Những ví dụ sau đây (105), (106), (107) biểu thị ý phỏng đoán, những
ví dụ như (108) ,(109), (110), (111) biểu thị ý ủng hộ và khả năng.
(105) 영희와 순이는 지금 수원쯤 지나고 있겠구나.
/youngheewa sunInun jigum Suwonj’um jinago Ikkekguna/
YoungHee và Suni, bây giờ chắc đã đi quá SuWon rồi.
(106) 그러니 아까 아기가 그렇게 울었겠지요.
/gurэni ak’a agiga guэkhe ulэkgekjiyo/
Do đó mà đứa trẻ mới khóc nhiều như vậy.
(107) 내일도 비가 오겠다.
/neIldo biga okekda/
Ngày mai cũng (có thể) mưa.
Những ví dụ trên chỉ có ý phỏng đoán, không cho chúng ta biết rõ về thì. Vì
vậy ngữ pháp tiếng Hàn không cho đây là yếu tố đánh dấu thì.
(108) 이번에는 합격을하겠지요?
/IbЭnenun habkyokul hkekjiyo/
Lần này chắc tôi qua được kì thi phải không?
(109) 저희는 내일 떠나겠어요.
/jЭheenun neIl d’ ЭnakekЭyo/
Ngày mai chúng tôi sẽ đi về.
(110) 나는 아무리 보아도 모르겠구나.
/nanun amuri boado morukekguna/
Tôi đọc nhiều mà vẫn chưa hiểu được.
(111) 그것을 내가 어찌 모르리오.
/gugЭkul nega Эj’I morurio/
Làm sao tôi không biết chuyện đó được chứ?/
Những ví dụ trên cho thấy đây không phải là hình thái của thì mà chỉ về
năng lực và sự ủng hộ. Các trường hợp đó liên quan đến thức.
Trong tiếng Hàn, thì hiện tại luôn được đánh dấu bằng hình thái zero (Φ)
(unmarked). Nhưng ở một số trường hợp như trong ví dụ (112a), “-는/nun/-/-
ㄴ/n/-” được một số tác giả cho là dấu hiệu thì hiện tại. Tuy nhiên, “-는/nun/-/-
ㄴ/n/-” không xuất hiện phổ biến trong những câu có biểu thị ý nghĩa hiện tại như
hình thái zero (Φ) nên không phải là phương tiện đánh dấu thì hiện tại.
(112) 나는 책을 a.읽 Φ 는다./ 보 Φ ㄴ 다.
/nanun chekul/ /Irnunda/bonda/
Tôi đang đọc (xem) sách.
b.읽 Φ 네/보 Φ 네
/Irne/bone/ đọc/xem
c.읽 Φ 으오./보 Φ 오
/Iruo/boo/ đọc/xem
d.읽 Φ 습니다./보 Φ ㅂ니다.
/Irsubnida/bobnida/ đọc/xem
(113) 저 산이 a. 높 Φ 다.
/jЭ sanI/ /nopda/
Ngọn núi đó cao.
b.높 Φ 네.
/nopne/ cao
c. 높 Φ 으오.
/nopuo/ cao
d. 높 Φ 습니다.
/nopsubnida/ cao
c. Chức năng ngữ nghĩa của thì phi quá khứ
Đặc trưng nghĩa của thì hiện tại có: sự việc thật xảy ra, sự tái diễn hoặc sự
việc tập quán, sự việc lâu dài, khi phát ngôn mà người nói biết phương pháp nói,
sự việc chỉ là kế hoạch v.v…
(114) a. 해는 동쪽에서 뜬다. /henun dongj’okesЭ d’unda/
Mặt trời mọc phía đông. [hiện tại- sự việc thật]
b. 영수는 학생이다./youngsunun haksengida/
YoungSu là học sinh. [hiện tại- sự việc thật]
(115) 영수는 학교에 다닌다.
/youngsunun hakkyoe daninda/
YoungSu đang đi học. [sự việc tập quán, sự tái diễn]
(116) 인간은 죽는다.
/inganeun juknunda/
Con người phải chết. [ sự việc lâu dài]
(117) 영희가 예쁘다. ; 발화 당시의 기술
/younghyga yeb’uda/
YoungHee đẹp. [người nói có biết phương pháp nói]
(118) 나는 다음주에 결혼한다.
/nanun daeumjue kyoulhonhanda/
Tuần sau tôi sẽ kết hôn. [ sự việc chỉ là kế hoạch]
Ví dụ (119) trạng thái hiện tại.
(119) a. 영수는 지금 밥을 먹는다.
/youngsunun jigum babul mЭknunda/
Bây giờ đang ăn cơm. [sự việc hiện tại đang xảy ra]
b. 민호가 지금 학교에 간다.
/minhoga jigum hakkyoe ganda/
Bây giờ MinHo đang đi học. [sự việc hiện tại đang xảy ra]
c. 선생님은 요즘 바쁘시다.
/ sЭnsengnimeun yojum bab’usida/
Dạo này thầy giáo rất bận. [sự việc thật hiện tại]
d. 수정이는 대학생이다.
/Sujunginun dehaksengida/
Sujung là sinh viên. [sự việc thật hiện tại]
e. 저렇게 부지런한 사람은 처음 본다.
/jЭrЭkge bujirЭnhan sarameun chЭeumbonda/
Chưa bao giờ gặp người siêng năng như vậy. [sự việc thật hiện tại]
d. Phạm trù ngữ nghĩa thì hiện tại
Phạm trù thì hiện tại trong tiếng Hàn có mấy trường hợp như (120) hiện tại
tĩnh trạng, thời gian ngắn đang xảy ra, (121) sự kiện hiện tại có 3 trường hợp như
sự kiện trước mắt hiện tại (presently observing event), sự kiện chuỗi hiện tại
(present sequential event), sự kiện ngôn hành hiện tại (present performative
event) và quá khứ tĩnh trạng, sự kiện tương lai.
d1. Hiện tại tĩnh trạng
Hình vị thì hiện tại “ zero (Φ)” trong câu kết hợp với vị từ tĩnh trạng có
xuất hiện thì hiện tại. Ý nghĩa đặc trưng của vị từ có liên quan đến chức năng ngữ
nghĩa của thì. Thì hiện tại trường hợp này là trạng thái phi thời gian (timeless).
Trường hợp vị từ trạng thái [+ tĩnh trạng, + có thời lượng]
(120) a. 나는 대학원생이다.
/nanun dehakwinsengida/
Tôi là học viên cao học.
Trong câu a, thời điểm là hiện tại nên trạng thái có ý nghĩa thì hiện tại và chủ
ngữ có giới hạn “tôi”.
b. 사람은 이성과 감정이 있다.
/sarameun isЭnggoa gamjЭngi ikda/
Con người có lý trí và cảm giác.
Trong câu b, trạng thái ở thì hiện tại, chủ ngữ không có giới hạn “con người”.
c. 나는 지금 덥다.
/nanun jigum dЭbda/
Bây giờ tôi nóng.
d. 내 친구 마음은 넓다.
/nechingu maeumeun nЭlda/
Tâm hồn bạn tôi khoáng đạt.
Ví dụ (120c), (120d) giống trường hợp ví dụ (120a) biểu thị trạng thái ở thì
hiện tại nhưng chủ ngữ có giới hạn. Như trên đã nói, thì hiện tại không có hạn chế
thời gian nhưng nếu câu có trạng ngữ thì trạng thái có ở thì hiện tại hay không?
Chúng ta xem ví dụ (121)
(121) ? 그는 그 동안 부지런했다.
/gunun gu dongan bujirЭnhekda/
Trong khi đó anh ta đã siêng năng.
Câu này có trạng ngữ “그 동안/gu dongan/trong khi đó”nhưng câu không
đúng: quá khứ anh ta đã siêng năng nhưng bây giờ thì chưa biết có siêng năng
hay không. Trạng thái ở câu này không mang ý nghĩa thì.
Trường hợp vị từ [ + tĩnh trạng, -có thời lượng] : xuất hiện hiện tượng trạng
thái tâm lý “깨닫biết(다), 놀라ngạc nhiên(다), 잊 quên (다), 닮giống(다)”. Ví dụ
như (122)
(122) 우리는 누구나 잘살기를 바란다.
/urinun nuguna jalsalgilul baranda/
Chúng tôi muốn người nào cũng có cuộc sống tốt.
(123) (?)내 친구는 지금 놀란다.
/ne chingunun jigum nolranda/
Bây giờ bạn tôi bất ngờ.
Câu (123) có thêm trạng ngữ “지금 bây giờ” nên không hợp nếu dùng trạng
ngữ khác (항상/hangsang/luôn) có thể câu tự nhiên hơn. Ví dụ (124) thì mãi mãi
không có thay đổi.
(124) a. 해는 서쪽으로 진다.
/henun sЭjokuro jinda/
Mặt trời lặn phía tây.
b. 한국 사람은 김치를 먹는다.
/hanguk sarameun gimchilul mЭknunda/
Người Hàn Quốc ăn kim chi.
c. 모든 물체가 위에서 아래로 떨어진다.
/modun mulshega uyesЭ arero d’ ЭlЭjinda/
Đồ vật nào cũng (rơi) từ trên xuống dưới.
d2. Sự kiện hiện tại
Sự kiện hiện tại bao gồm các loại sự kiện như:
(1) Sự kiện trước mắt (presently observing event)
(2) Sự kiện chuỗi (presently sequential event)
(3) Sự kiện ngôn hành (presently performative event)
(1) Sự kiện trước mắt
Sự kiện trước mắt là hành động đang xảy ra hoặc thay đổi trước mắt. Đây là
trường hợp xảy ra trong thời gian ngắn.
(125) a. 비행기가 지금에야 도착하는군요.
/bihenggiga jigumeya dochakhanungunyo/
Máy bay vừa đến rồi.
b. 연기자가 드디어 무대위에 나타난다.
/yongijaga dudiЭ mudeuye natananda/
Diễn viên cuối cùng ra sân khấu.
(126) a. 조카는 뽀로로를 보고 있다.
/jokanun b’ororolul bogoikda/
Cháu tôi đang xem phim hoạt hình B’ororo.
b. 조카는 뽀로로를 본다.
/jokanun b’ororolul bonda/
Cháu tôi đang xem phim hoạt hình B’ororo.
Ví dụ (126 a) có thể tiếp diễn và thể tái diễn, ví dụ (126b) biểu thị trạng thái
chỉ xuất hiện sự kiện trước mắt.
(2) Sự kiện chuỗi
Sự kiện chuỗi là hai hành động có liên quan hoặc xảy ra theo thứ tự. Trường
hợp này có dùng hình vị zero (Φ) .
(127) 조카가 뽀로로를 본다. 춤을 춘다. 노래도 한다.
/jokaga bororolul bonda chumul chunda noredo handa/
Cháu tôi đang xem phim họat hình B’ororo. Đang nhảy. Còn hát nữa.
Trong ví dụ (127), sự kiện xảy ra có liên quan đến hành động thuộc thì giản
đơn hiện tại. Nếu không giống trường hợp này có thể xuất hiện thể tiếp diễn.
Chúng ta xem thêm ví dụ (128).
(128) a. 여동생이 과자를 산다.
/youdongsengi goajalul sanda/
Em gái tôi đang mua bánh.
Sự kiện độc lập
b. (저기 봐)여동생이 과자를 산다.
/(jЭgiboa) youdongsengi goajalul sanda/
(Nhìn kìa) Em gái tôi đang mua bánh.
Sự kiện trước mắt
c. 여동생이 과자를 사고 있다.
/youdongsengo goajalul sago ikda/
Em gái tôi đang mua bánh.
Có khả năng là sự kiện thể tiếp diễn
(3) Sự kiện ngôn hành
Sự kiện ngôn hành là sự kiện được thực hiện trong lúc nói, câu có dùng động
từ ngôn hành (performative verb). Trường hợp này chỉ dùng được thì hiện tại thôi.
Ví dụ (129) và (130), ví dụ (129) là hành động cảm ơn, ví dụ (130) là hứa với bố
mẹ sẽ mời bố mẹ ăn cơm.
(129) 정말로 감사합니다.
/jЭngmalro gamsahabnida/
Rất cảm ơn.
(130) 부모님께 맛있는 것을 사주기로 약속합니다.
/bumonimk’e makiknun gЭkul sajugiro yaksonhabnida/
Tôi hứa mời bố mẹ đi ăn ngon.
Con mời bố mẹ đi ăn cơm.
d3. Quá khứ trạng thái
Hình thái “zero (Φ)” của vị từ có thể làm xuất hiện sự kiện quá khứ. Thời
gian quá khứ ở đây xuất hiện khi sự việc trong câu xảy ra thật.
(131) a.아버지께서 어제 한국에 돌아왔습니다.
/abЭjik’esЭ Эje hanguke dolaoaksubnida/
Hôm qua bố tôi đã về Hàn Quốc rồi.
→ Câu này có trạng thái quá khứ.
b.그런데 나는 친구한테 막 불평을 한다.
/gurЭnde nanunchinguhante mak bulpoungul handa/
Nhưng tôi đang bất mãn cho bạn.
→ Câu này có khả năng kể cho hiện tại.
(132) a.손님이 나를 어제 찾아온다.
/sonnimi nalul Эje chakaonda/
Hôm qua khách đang tìm tôi.
→ Trạng ngữ “어제” quá khứ mà thì hiện tại “zero(Φ)” nói trực tiếp không
được.
b. 그는 옛날에 직장에 다닌다.
/dunun yeknale jikjange daninda/
Lần trước (ngày xưa) anh ta đang đi làm.
→ Trạng ngữ “옛날에” là quá khứ mà thì hiện tại “zero(Φ)” trực tiếp kể không
được.
d4. Sự kiện tương lai
Hình vị thì hiện tại “zero(Φ)” dùng được cho sự kiện tương lai (future event).
Hình vị zero(Φ) biểu hiện sự đối lập giữa quá khứ và phi quá khứ. Nhưng trường
hợp này chỉ dùng cho sự kiện (event) tương lai,không dùng được cho trạng thái
(state) tương lai, và phải nằm trong hoàn cảnh, thời điểm tương lai.
Chúng ta xem ví dụ (1):
(133) a. 나는 내일 여행을 떠난다.
/nanunneil youhengul d’ Эnanda/
Ngày mai tôi sẽ đi du lịch.
b. 나는 내년에 한국에 간다.
/nanun nenhoune hanguke ganda/
Năm sau tôi đi về Hàn Quốc.
c. 영숙이가 결혼한대
/youngsukiga kyoulhonhande/
YoungSuk sẽ kết hôn.
Ví dụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH023.pdf