Tài liệu Luận văn Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam: LUẬN VĂN:
Phương pháp tính chỉ số giá tiêu
dùng ở Việt Nam
lời nói Đầu
Gía cả ra đời khi có sự trao đổi, mua bán hàng hoá trên thị trường. Trong nền
kinh tế thị trường, giá cả là một trong những công cụ điều tiết nền kinh tế.
Gía cả luôn biến động lên, xuống phức tạp kéo theo sự thay đổi mọi mặt của nền
kinh tế xã hội. Do vậy, việc phân tích sự biến động của giá cả là rất cần thiết, tìm ra
nguyên nhân của sự biến động giá cả, giúp Nhà nước có những chính sách, biện pháp
điều tiết giá cả cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời
kỳ.
Để phân tích sự biến động của giá cả, cần phải tính chỉ số giá trong đó có chỉ số
giá tiêu dùng.
Ngoài tác dụng phản ánh sự biến động của giá tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng còn
là công cụ để đo lường tỷ lệ lạm phát, là cơ sở để đánh giá mức sống dân cư...
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tính chỉ số giá nói chung và chỉ số giá
tiêu dùng nói riêng. Trong thời gian thực tập tại Cục thống kê Bắc...
90 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phương pháp tính chỉ số giá tiêu
dùng ở Việt Nam
lời nói Đầu
Gía cả ra đời khi có sự trao đổi, mua bán hàng hoá trên thị trường. Trong nền
kinh tế thị trường, giá cả là một trong những công cụ điều tiết nền kinh tế.
Gía cả luôn biến động lên, xuống phức tạp kéo theo sự thay đổi mọi mặt của nền
kinh tế xã hội. Do vậy, việc phân tích sự biến động của giá cả là rất cần thiết, tìm ra
nguyên nhân của sự biến động giá cả, giúp Nhà nước có những chính sách, biện pháp
điều tiết giá cả cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời
kỳ.
Để phân tích sự biến động của giá cả, cần phải tính chỉ số giá trong đó có chỉ số
giá tiêu dùng.
Ngoài tác dụng phản ánh sự biến động của giá tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng còn
là công cụ để đo lường tỷ lệ lạm phát, là cơ sở để đánh giá mức sống dân cư...
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tính chỉ số giá nói chung và chỉ số giá
tiêu dùng nói riêng. Trong thời gian thực tập tại Cục thống kê Bắc Ninh em đã chọn đề
tài: “ Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam”, để viết luận văn tốt
nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chương I: Những vấn đề lí luận chung về chỉ số giá và chỉ số giá tiêu
dùng
- Chương II: Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam
Chương III: Vận dụng phương pháp chỉ số giá tiêu dùng ở Cục Thống kê
Bắc Ninh
Chương I
Những vấn đề chung về chỉ số giá cả
và chỉ số giá tiêu dùng
i- Giá cả và các loại giá ở Việt Nam hiện nay
1. Khái niệm giá cả
Giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời và phát triển cùng với sự ra
đời và phát triển của sản xuất hàng hóa. Mỗi một giai đoạn, một thời kỳ có những khái
niệm khác nhau về giá cả.
Trong điều kiện sản xuất hàng hoá giản đơn, giá cả chỉ phản ánh giá trị của sản
xuất hàng hoá và được định nghĩa như sau:
Các nhà kinh tế học cổ điển như A.Smith và D. Ricardo cho rằng: giá trị thực
hiện (hay còn gọi là giá cả như hiện nay) là biểu hiện bằng tiền của giá trị tự nhiên
(hiện nay gọi là giá trị hàng hoá).
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac- Lênin đã kế thừa và phát huy tư tưởng
đó và đưa ra khái niệm: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
Khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển, phạm vi giá cả được mở rộng, giá
cả không chỉ đơn thuần là giá trị hàng hoá mà nó còn là tổng hoà của nhiều mối quan
hệ kinh tế xã hội như: cung, cầu hàng hoá, tích luỹ và tiêu dùng trong, ngoài nước...
Giá cả là ngôn ngữ trong trao đổi, mua bán hàng hoá. Thông qua giá cả quan
hệ mua bán được xác lập, mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa người mua và người bán
được giải quyết.
Giá cả là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa chọn lĩnh vực, phương án kinh
doanh hiệu quả và nó là công cụ để các doanh nghiệp thực hiện cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác.
Giá cả là công cụ phản ánh thực trạng nền kinh tế. Khi thị trường giá cả ổn
định, sẽ góp phần ổn định sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Ngược lại giá cả không ổn
định sẽ dẫn đến nền kinh tế bất ổn định. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm đến vấn đề giá cả, đưa ra những biện pháp nhằm điều chỉnh giá cả cho phù
hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta trong từng thời kỳ.
Như vậy, giá cả là một phạm trù kinh tế đã “ăn sâu” vào “máu” của mọi quan
hệ mua, bán, trao đổi hàng hoá từ đơn giản đến phức tạp. Giá cả đi vào từng người,
từng nhà, từng cơ quan, xí nghiệp, từng ngành và tyừng quốc gia.
2. Các loại giá ở Việt Nam hiện nay
Trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường ngày càng
phong phú và đa dạng về chủng loại, quy cách, phẩm chất. Mỗi loại hàng hoá và dịch
vụ, mỗi nhóm hàng hoá và dịch vụ đều có giá cả riêng. Căn cứ vào tính chất kinh tế và
yêu cầu quản lí, hiện nay giá cả được chia làm 6 loại:
Giá tiêu dùng,
Giá bán sản phẩm của người sản xuất,
Giá bán vật tư cho sản xuất,
Giá cước vận tải hàng hoá,
Giá xuất, nhập khẩu hàng hoá,
Giá vàng và ngoại tệ.
a. Giá tiêu dùng (giá sử dụng cuối cùng)
Giá tiêu dùng là giá mà người tiêu dùng mua hàng hoá và chi trả các dịch vụ
phục vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày, được biểu hiện bằng giá bán lẻ hàng hoá
trên thị trường và dịch vụ phục vụ sinh hoạt, đời sống dân cư, không bao gồm giá hàng
hoá cho sản xuất và các công việc có tính chất sản xuất kinh doanh.
b. Giá bán sản phẩm của người sản xuất (giá sản xuất)
Giá sản xuất là giá mà người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm của mình trên thị
trường. Giá sản phẩm của người sản xuất chia làm hai loại:
Giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm, thuỷ sản,
Giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp.
c. Giá bán vật tư cho sản xuất (giá cả sử dụng trung gian)
Giá bán vật tư cho sản xuất là giá của tổ chức kinh doanh vật tư bán trực tiếp
cho người sản xuất để sản xuất, chế biến ra sản phẩm. Theo quy định của Tổng cục
Thống kê, giá cả này không bao gồm chi phí vận chuyển và chi phí khác.
d. Giá cước vận tải hàng hoá
Giá cước vận tải hàng hoá là giá cước mà người thuê vận chuyển hàng hoá trả
cho các đơn vị vận tải hàng hoá. Nó được xác định thông qua sự thoả thuận miệng
hoặc thoả thuận dưới hình thức hợp đồng vận chuyển hàng hoá giữa các đơn vị vận tải
hàng hoá và chủ hàng hoá.
e. Giá xuất, nhập khẩu
Giá xuất khẩu là giá Việt Nam trực tiếp bán hàng hoá cho các tổ chức nước
ngoài, tính bằng ngoại tệ và được tính theo điều kiện giao hàng tại biên giới Việt Nam
(giá FOB) khi không muốn tính đến xuất khẩu dịch vụ vận tải, bảo hiểm...và tính theo
điều kiện tại biên giới nước nhập (giá CIF) nếu muốn tính cả xuất khẩu dịch vụ vận tải,
bảo hiểm...
Giá nhập khẩu là giá nước ta mua hàng hoá trực tiếp của nước ngoài, tính bằng
ngoại tệ và tính theo điều kiện giao hàng tại biên giới Việt Nam (giá CIF) nếu muốn
tính đến nhập khẩu dịch vụ vận tải, bảo hiểm... và theo điều kiện biên giới nước xuất
(giá FOB) nếu không muốn tính đến nhập khẩu dịch vụ vận tải, bảo hiểm ...
f. Giá vàng và ngoại tệ
Vàng là hàng hoá đặc biệt có giá cả riêng. Giá cả của hàng hoá đặt biệt này thể
hiện giá trị của nó tại thời điểm đang xét, là giá trị của lao động kết tinh trong hàng
hoá này. Trên thị trường, giá vàng là giá mà tổ chức tư nhân hay nhà nước bán ra tại
một thời điểm nhất định.
Giá ngoại tệ cũng được coi là hàng hoá đặc biệt và có giá cả riêng. Giá ngoại tệ
trên thị trường hàng hoá là giá bán ngoại tệ của các tổ chức tư nhân và Nhà nước.
Việc phân chia giá cả làm 6 loại như trên là hết sức cần thiết và rất khoa học,
giúp cho công tác thu thập giá cả ở nước ta hiện nay dễ dàng , có hệ thống, góp phần
nâng cao hiệu quả của công tác thống kê giá cả và quản lí của Nhà nước về giá cả.
II. CHỉ số giá cả
1. Khái niệm chỉ số giá cả và hệ thống chỉ số giá cả ở nước ta hiện nay
1.1. Khái niệm chỉ số giá cả
Chỉ số giá cả là chỉ tiêu tương đối (được tính bằng lần hoặc %), là chỉ tiêu phản
ánh sự biến động giá cả qua các khoảng thời gian khác nhau (tuần, tháng, quý, năm)
hoặc qua các vùng không gian khác nhau (vùng, địa phương, quốc gia, khu vực...).
1.2. Hệ thống chỉ số giá hiện nay
Theo quyết định số 302/TCTK – QĐ ngày 30 tháng 10 năm 1995 của Tổng cục
thống kê, hệ thống chỉ số giá ở Việt Nam bao gồm 6 loại:
+ Chỉ số giá tiêu dùng,
+ Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất,
+ Chỉ số giá bán vật tư cho sản xuất,
+ Chỉ số giá cước vận tải hàng hoá,
+ Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá và chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá,
+ Chỉ số giá vàng và ngoại tệ.
* Chỉ số giá tiêu dùng: là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến
động của giá tiêu dùng hàng hoá , dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt đời sống cá nhân và
gia đình. Chỉ số giá tiêu dùng được tính từ giá bán lẻ hàng hoá và giá dịch vụ phục vụ
cho nhu cầu dân cư của tất cả các thành phần kinh tế.
* Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất: bao gồm chỉ số giá bán sản
phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và chỉ số giá bán sản
phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp.
Chỉ số bán sản phẩm của người sản xuất là chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu
hướng và mức độ biến động của giá bán ra các sản phẩm của người sản xuất hàng
nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và hàng công nghiệp.
* Chỉ số giá bán vật tư cho sản xuất: là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng
và mức độ biến động của giá bán vật tư cho sản xuất.
* Chỉ số giá cước vận tải hàng hoá: là chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu hướng và
mức độ biến động của giá cước vận tải hàng hoá (chỉ số này đã bao gồm trong chỉ số
giá tiêu dùng).
* Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá và chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá:
Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá: là chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu hướng và
mức độ biến động của giá xuất khẩu hàng hoá.
Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa là chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu hướng và mức
độ biến động của giá nhập khẩu hàng hoá.
* Chỉ số giá vàng và ngoại tệ: Chỉ số giá vàng là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu
hướng và mức độ biến động của giá vàng. Giá vàng thống nhất trong cả nước là giá
bán ra của vàng 99,9%.
Chỉ số giá ngoại tệ là chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu hướng và mức độ biến
động của giá ngoại tệ. Giá đô la Mỹ là giá đại diện được thu thập để tính chỉ số giá
ngoại tệ.
Mỗi loại chỉ số giá đều có mục đích và ý nghĩa riêng nhưng chúng đều là công
cụ hữu hiệu để phân tích sự biến động của giá cả hàng hoá và dịch vụ.
2. Sự cần thiết khách quan của việc tính chỉ số giá cả
Chỉ số giá là một trong những chỉ tiêu quan trọng cả trong lĩnh vực vi mô lẫn
lĩnh vực vĩ mô.
2.1. Trong lĩnh vực vi mô
Chỉ số giá là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất kinh
doanh và người tiêu dùng.
Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận nên bất cứ doanh
nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh cũng đều quan tâm đến các vấn đề như:
lựa chọn mặt hàng, hạch toán chi phí, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh... chỉ số
giá là chỉ tiêu giúp các doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng kinh doanh và đánh giá hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
Nhìn vào chỉ số giá có thể biết được tốc độ tăng giảm của giá cả các loại hàng
hoá và dịch vụ. Các doanh nghiệp thường so sánh tốc độ tăng giảm của giá cả các loại
hàng hoá và dịch vụ để lựa chọn mặt hàng kinh doanh sao cho có lợi nhất.
Chỉ số giá giúp các doanh nghiệp đánh giá chính xác hiệu quả của sản xuất kinh
doanh. Nhìn và chỉ số giá , doanh nghiệp biết được mức giá mà doanh nghiệp dự kiến
có sát với giá cả thị trường hay không, từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.
Chỉ số giá có liên quan đến các quyết định đầu tư vào sản xuất kinh doanh của
các chủ đầu tư. Khi chỉ số giá tăng hoặc giảm nhiều, thị trường giá cả bất ổn định, các
chủ đầu tư trong và ngoài nước hạn chế đầu tư cho sản xuất kinh doanh vì mức độ rủi
ro cao. Ngược lại, khi chỉ số giá giao động nhẹ, thị trường giá cả ổn định thì đầu tư cho
sản xuất kinh doanh lại tăng lên.
Đối với người tiêu dùng, họ sẽ theo dõi chỉ số giá để quyết định mua mặt hàng
nào, thay thế tiêu dùng một mặt hàng nào đó bằng mặt hàng nào, với số lượng bao
nhiêu thì có lợi nhất. Ngoài ra, dựa vào công thức: Lãi thực = lãi suất tiền gửi - tỉ lệ
lạm phát, người tiêu dùng sẽ xem xét có nên gửi tiền tiết kiệm hay không và gửi vào
thời điểm nào thì có lãi.
2.2. Trong lĩnh vực vĩ mô
Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh thực trạng của nền kinh tế, nhìn vào chỉ số giá ta
có thể biết được thị trường giá cả có ổn định hay không. Khi chỉ số giá giao động nhẹ
có nghĩa thị trường giá cả ổn định, mức độ rủi ro trong kinh doanh thấp, đầu tư tăng
lên, sản xuất kinh doanh trong nước phát triển. Ngược lại, khi giá cả giao động mạnh,
rủi ro trong kinh doanh lớn làm hạn chế đầu tư cho sản xuất kinh doanh dẫn đến chênh
lệch giữa cung và cầu lớn, nền kinh tế bất ổn định.
Chính phủ cũng như các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương luôn theo
dõi chỉ số giá cả , nắm bắt kịp thời mức độ biến động của giá cả và đưa ra các biện
pháp điều chỉnh, làm cho quá trình sản xuất và trao đổi của xã hội diễn ra theo quy
luật của nó một cách có ý thức.
Chỉ số giá là một trong những cơ sở để xây dựng kế hoạch và chiến lược phát
triển kinh tế, đặc biệt là kế hoạch thu chi ngân sách, tài chính và ổn định giá cả:
Đối với thu chi ngân sách, Nhà nước ta luôn đặt ra mục tiêu tăng thu giảm chi
và thực hiện chi ngân sách đạt hiệu quả. Căn cứ vào chỉ số giá cả Nhà nước ta tiến
hành:
+ Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực đem lại hiệu quả cao, hạn chế và khắc
phục những lĩnh vực đầu tư kém hiệu quả.
+ Điều chỉnh giá đầu vào buộc các doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm vật tư,
tăng cường quản lí để giảm chi phí, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh trên
thị trường trong và ngoài nước.
+ Đổi mới chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, kiên quyết chống buôn
lậu.
+ Điều chỉnh tốc độ tăng lương phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số
lạm phát và tốc độ tăng năng suất lao động nhằm khuyến khích người lao động tăng
năng suất lao động.
+ Dùng một phần ngân sách nhà nước để khuyến phát triển kinh tế miền núi,
nông thôn, nâng cao mức sống của họ, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông
thôn.
ổn định giá cả là một trong những mục tiêu lớn của nước ta. Giá cả ổn định sẽ
khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. Căn cứ vào chỉ số giá, Nhà nước ta tiến
hành nhiều biện pháp tác động đến giá cả thị trường như:
+ Kiềm chế và đẩy lùi lạm phát bằng việc quản lí chặt chẽ khối lượng tiền trong
lưu thông,
+ Sử dụng quỹ bình ổn giá cả để hỗ trợ lãi vay ngân hàng, dự trữ lưu thông
hàng hoá đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để giữ cho giá cả không xuống
quá thấp khi trong mùa thu hoạch và quá cao khi giáp vụ.
Tầm quan trọng của chỉ số giá đã khẳng định việc tính toán và công bố chỉ số
giá là rất cần thiết và quan trọng. Công việc này cần được tiến hành chính xác và
thường xuyên, liên tục.
3. Các phương pháp tính chỉ số giá
Ngay từ thế kỉ XVI, người ta đã dùng phương pháp tính chỉ số để phân tích biến
động giá cả. Tuy nhiên, phương pháp tính chỉ số giá không hoàn chỉnh ngay từ đầu mà
nó được phát triển và hoàn thiện dần, phương pháp sau hình thành trên cơ sở kế tục,
khắc phục nhược điểm của phương pháp trước.
Trước khi đưa ra phương pháp tính chỉ số giá, ta phải phân loại chúng. Có 2
cách phân loại chỉ số giá:
- Theo phạm vi tính toán, chỉ số giá được phân thành: chỉ số đơn về giá cả và
chỉ số tổng hợp về giá cả.
- Theo đối tượng chỉ số phản ánh, chỉ số giá được phân thành: chỉ số phát triển,
chỉ số không gian và chỉ số kế hoạch về giá cả.
3.1. Chỉ số phát triển của giá cả
3.1.1. Chỉ số đơn
Chỉ số đơn về giá cả là chỉ số phản ánh sự biến động của giá cả từng mặt hàng
hoặc dịch vụ trên thị trường.
Công thức tính:
ip =
po
p1
(1)
Trong đó:
+ ip là chỉ số đơn về giá cả
+ p1 là giá cả kỳ nghiên cứu
+p0 là giá cả kỳ gốc
+ ip > 1 có nghĩa là giá cả hàng hoá nào đó kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc
và ngược lại với ip < 1 .
Ví dụ:
Ip =
4.5
3 = 1.5 lần hay 150%, có nghĩa là giá cả hàng hoá A kỳ
nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 50%.
3.1.2. Chỉ số tổng hợp
Chỉ số đơn về giá cả không phản ánh được sự biến động giá cả của toàn bộ
hàng hoá trên thị trường. Vì vậy, ta phải tính chỉ số tổng hợp về giá cả hàng hoá.
Khái niệm: Chỉ số tổng hợp về giá cả là chỉ số phản ánh sự biến động chung
của giá cả các mặt hàng và dịch vụ đại diện trên thị trường. Ký hiệu: Ip.
+Ip > 1 nói lên giá cả chung kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc và ngược lại với
Ip < 1.
Ví dụ: Ip = 1.3 nói lên giá cả chung kỳ nghiên cứu tăng 30% so với kỳ gốc. Ta
không thể tính: Ip =
p1
po
=
ip
n vì nó đều không chú ý đến lượng hàng hoá
tiêu thụ khác nhau của các loại hàng hoá mà sự khác nhau này có ảnh hưởng khác
nhau đến sự biến động chung của giá cả.
Để tính chỉ số tổng hợp về giá cả, ta cần chọn quyền số thích hợp.
Quyền số là một nhân tố cố định, nó giống nhau cả ở tử và mẫu số.
Ví dụ: D = p x q
Trong đó:
+ D: là doanh số
+ p: là giá cả hàng hoá
+ q: là lượng hàng hoá .
Doanh số chịu tác động của giá và lượng. Do đó để nghiên cứu sự biến động
của nhân tố giá thì ta phải cố định nhân tố lượng hàng hoá tiêu thụ ở một thời kỳ nhất
định. Vậy lượng hàng hoá tiêu thụ là quyền số của chỉ số tổng hợp về giá cả.
Tuỳ theo việc lựa chọn thời kỳ quyền số mà chúng ta có các chỉ số tổng hợp về
giá sau:
a. Chỉ số tổng hợp về giá cả của Laspayres
Năm 1871, nhà kinh tế học Laspayres đưa ra công thức:
Ip
L =
p1q0
p0q0
(2)
Trong đó:
+ p1 : giá cả kỳ nghiên cứu
+ p0 : giá cả kỳ gốc
+ q0 : lượng tiêu thụ kỳ gốc
+ p1q0 : là tổng doanh thu kỳ nghiên cứu tính theo lượng kỳ gốc
+ p0q0 : Tổng doanh thu kỳ gốc
Chỉ số này nói lên ảnh hưởng của giá cả tới doanh thu với quyền số là lượng
hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc. Nếu ta lấy tử số trừ đi mẫu số của công thức (2) thì ta sẽ có
lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối của doanh thu tính theo lượng kỳ gốc.
Như ta đã biết: ip =
p1
po
p = ipp0
(2)
ip.p0q0
p0.q0
= ip.do (3) với do =
poqo
p0.q0
=
ip D0
100 (4) với Do =
poqo
p0.q0
x 100
d0: là tỷ trọng (hay kết cấu) doanh thu kỳ gốc, đơn vị tính lần.
D0: là tỷ trọng (hay kết cấu) doanh thu kỳ gốc, đơn vị tính %.
Nhược điểm của phương pháp này là lấy quyền số là lượng kỳ gốc nên chưa
phản ánh sát thực tế về lượng tiêu thụ từng mặt hàng đại diện cũng như kết cấu hàng
hoá tiêu dùng thực tế năm nghiên cứu, mà hàng năm thì lượng tiêu dùng từng mặt
hàng cũng như kết cấu tiêu dùng của chúng có sự thay đổi và sự thay đổi này có liên
quan đến giá cả, chẳng hạn: khi giá tăng thì sức mua giảm (hay lượng hàng hoá tiêu
thụ giảm) và ngược lại khi giá giảm thì sức mua tăng (hay lượng hàng hoá tiêu thụ
tăng)... Mặt khác, nếu ta lấy tử trừ mẫu số ta sẽ được lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối
của doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tính theo lượng kỳ gốc chứ không tính theo
lượng kỳ nghiên cứu nên không phản ánh chính xác lượng tăng giảm thực tế của doanh
thu đó.
b. Chỉ số tổng hợp về giá cả của Pasche
Năm 1871, nhà kinh tế học người Đức Pasche đưa ra công thức
Ip
P =
p1q1
p0q1
(5)
Trong đó :
+ p1q1 : là tổng doanh thu kỳ nghiên cứu .
+ p0q1 : Tổng doanh thu kỳ gốc tính theo lượng kỳ nghiên cứu .
Chỉ số này nói lên ảnh hưởng của giá cả với quyền số là lượng hàng hoá tiêu
thụ kỳ nghiên cứu.
Với po =
p1
ip
(5)
p1q1
p1q1
ip
=
1
do
io
(6) Với do =
p1q1
p1q1
=
100
D1
ip
(7) Với Do =
p1q1
p1q1
x 1
Trong đó:
d0 : là tỷ trọng ( kết cấu) doanh thu kỳ nghiên cứu tính bằng lần.
Do: là tỷ trọng ( kết cấu) doanh thu kỳ nghiên cứu tính bằng %.
Chỉ số Laspeyres và chỉ số Paasche theo tư duy lô gíc khác nhau: chỉ số
Laspeyres so sánh giá cả hai kỳ khác nhau theo lượng tiêu thụ kỳ gốc còn chỉ số
Paasche so sánh giá cả hai kỳ khác nhau theo lượng tiêu thụ kỳ nghiên cứu.Trước đây,
ta hay dùng công thức Laspeyres vì nó không đòi hỏi phải tính ngay p1.q1 và thường
sẵn có khối lượng kỳ gốc. Nhưng giờ đây, khi máy tính đã hoàn thiện, người ta hay
dùng công thức Paasche, nó có tính hiện thực hơn vì khi sử dụng quyền số là lượng kỳ
nghiên cứu thì hệ thống quyền số thường xuyên phải thu thập, tính toán nên sát với
thực tế hơn, phản ánh đúng kết cấu hàng hoá tiêu dùng thực tế của dân cư hơn. Khi ta
lấy tử trừ đi mẫu thì sẽ phản ánh đúng thực tế lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối của
doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Tuy nhiên, việc tính theo công thức này trong thực tế lại gặp khó khăn đó là
trong phạm vi nghiên cứu rộng ( tỉnh, thành phố, cả nước) việc tính chỉ số giá trong
thời gian ngắn khó đảm bảo tính kịp thời trong công tác nghiên cứu biến động giá cả
và đòi hỏi khối lượng công việc tăng lên vì phải thu thập giá cả thường xuyên do đó
tốn thời gian, công sức và chi phí hơn.
c. Chỉ số tổng hợp về giá cả của Fisher
Một hạn chế của hai công thức trên mà Fisher phát hiện là nó không có tính
nghịch đảo và tính liên hoàn. Để khắc phục nhược điểm này, Fisher đề nghị dùng công
thức:
IP
F =
p1q1
p0q1
x
p1q0
p0q0
(8)
Chỉ số này là trung bình nhân của hai chỉ số Laspayres và chỉ số Passche. Nó
được sử dụng khi hai chỉ số: Laspayres và Passche có sự chênh lệch quá lớn như chỉ số
Laspayres lớn hơn 1 còn chỉ số Passche nhỏ hơn 1 hoặc ngược lại.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của công thức này là chỉ quan tâm đến những tiêu
chuẩn toán học mà quên đi nội dung kinh tế và nó cũng mắc phải hạn chế như công
thức (5) đó là gặp phải khó khăn trong khâu tính toán hệ thống quyền số kỳ báo cáo ở
phạm vi rộng. Hơn nữa, chỉ số này cũng không có ý nghĩa kinh tế nên ít được sử dụng.
Hiện nay, hai công thức tính chỉ số giá của: Laspayres và Passche vẫn được các nước
trên thế giới sử dụng phổ biến hơn.
3.2. Chỉ số không gian về giá cả
3.2.1. Chỉ số đơn
Khái niệm: Chỉ số không gian đơn về giá cả là chỉ số phản ánh sự khác nhau về
giá cả của một mặt hàng ở hai loại thị trường khác nhau.
Công thức tính:
ip(A/B) =
pA
pB
(9)
Trong đó:
ip(A/B : là chỉ số giá của một hàng hoá nào đó của thị trường A so
với thị trường B,
PA: là giá cả hàng hoá đó của thị trường A,
PB: là giá cả hàng hoá đó của thị trường B.
iP(A/B) > 1 có nghĩa giá cả mặt hàng này ở thị trường A lớn hơn giá cả của nó ở
thị trường B và ngược lại với iP(A/B) < 1; với iP(A/B) = 1 tức giá cả của hai thị trường
bằng nhau.
iP(A/B) =
3
2 = 1.5 có nghĩa giá cả thị trường A cao hơn thị trường B: 0.5 lần hay
50%.
Phương pháp này chuyên dùng trong thống kê và được áp dụng khi chúng ta
không quan tâm đến phương thức thanh toán mà chỉ quan tâm đến giá cả hàng hoá đơn
thuần hoặc trong trường hợp thanh toán ngay. Nếu chúng ta cần xét đến phương thức
thanh toán trong việc tính chỉ số giá, công thức sau sẽ đề cập đến phương pháp tính chỉ
số giá theo phương thức trả dần tính theo lãi suất gọi là phương pháp so sánh hiện giá
mua (bán) hàng hoá cùng loại ở hai thị trường với cùng thời gian và chỉ số này gọi là
chỉ số hiện giá.
Công thức tính tổng quát :
IP =
G(x)
G(y) (10)
Trong đó:
IP: Là chỉ số hiện giá,
G(x): là hiện giá hàng hoá ở thị trường x,
G(y): là hiện giá hàng hoá ở thị trường y.
IP > 1 hay G(x) - G(y) > 0 có nghĩa hiện giá của thị trường X lớn hơn hiện giá
của thị trường Y và ngược lại, với IP > = 1 thì hiện giá của hai thị trường bằng nhau.
G(x) - G(y) chính là lượng chênh lệch hiện giá của hai thị trường.
“ Hiện giá ” là giá của hàng hoá mà người mua phải trả cho người bán theo
phương thức trả dần (trả chậm) tính theo lãi suất. Nó chính là giá cả của một đơn vị
hàng hoá quy về hiện tại. Để hiểu rõ phương pháp tính hiện giá ta xét ví dụ sau:
Công ty X chào giá (giá giao ngay) 1000 USD, phương thức thanh toán trả dần
4 năm. Ngay sau khi giao hàng thanh toán 20%, một năm sau thanh toán 20%, ba năm
sau thanh toán số còn lại.
Công ty Y chào giá 800 USD, phương thức thanh toán trả đần trong 2 năm,
ngay sau khi giao hàng trả ngay 50%, sau một năm trả 30%, số còn lại trả nốt vào năm
thứ hai.
Với lãi xuất trả dần là 10%.
Vậy, hiện giá hai mặt hàng của hai công ty trên được tính như sau:
G(x) = 1000 x 0.2 +
100 x 0.2
(1 + 0.15)1 x
100 x 0.6
(1 + 0.15)4 = 717 USD
G(y) = 800 x 0.5 +
800 x 0.3
(1 + 0.15)1 +
800 x 0.2
(1 + 0.15)2 = 730 USD
IP =
717
730 = 0.9821 hay 98.21%
Số tuyệt đối G(x) - G(y) = -13 USD
Như vậy theo chỉ số hiện giá thì hiện giá của công ty X rẻ hơn hiện giá của
công ty Y là 1.79% hay 13 USD. Song nếu chỉ chú ý đến giá giao ngay thì giá cả của
công ty X đắt hơn công ty Y.
3.2.2. Chỉ số tổng hợp về giá cả
Khái niệm: chỉ số tổng hợp về giá cả là chỉ số phản ánh sự biến động chung về
giá các mặt hàng, dịch vụ của hai thị trường.
Công thức tính tổng quát :
Ip( A/B ) =
pAQ
pB Q
(11)
Trong đó:
Ip( A/B ): là chỉ số giá tổng hợp,
PA: là giá cả từng loại hàng hoá của thị trường A,
PB: là giá cả từng loại hàng hoá của thị trường B,
Q: là lượng hàng hoá tiêu thụ từng loại hàng hoá của hai thị
trường A và B.
Với Ip( A/B ) > 1: nói lên giá cả chung của thị trường A lớn hơn thị trường B và
ngược lại và với Ip( A/B ) = 1 thì giá cả của hai thị trường là bằng nhau.Và nếu lấy tử
trừ đi mẫu số ta sẽ có số tiền mà thị trường A lợi hơn (nếu là số dương) hoặc thiệt hơn
(nếu là số âm) so với thị trường B.
Ví dụ:
Ip(A/B) =
4x 2500 + 3x4000
3x 3000 + 3.5x 3000 = 1,13 lần hay 113%: Kết quả này
nói lên rằng giá cả chung của thị trường A cao hơn giá cả chung của thị trường B 0,13
lần hay 13%.
Công thức (11) chưa tính đến tốc độ trượt giá của thị trường và thường áp dụng
cho trường hợp thanh toán ngay, việc mua, bán hàng hoá thực hiện trong thời gian
ngắn, giá cả ở thị trường đó ổn định. Còn nếu không có các điều kiện trên , chúng ta
phải tính đến tốc độ trượt giá của thị trường.
Tốc độ trượt giá của thị trường là tốc độ tăng hoặc giảm giá hàng hoá của thị
trường đó trong thời gian thực hiện hợp đồng mua, bán.
Công thức tính tổng quát :
Ip( A/B ) =
pXQKX
pYQKY
(12)
Trong đó:
IP: Là chỉ số giá có tính đến tốc độ trượt giá,
KX: là tốc độ trượt giá hàng hoá của thị trường x trong kỳ nghiên cứu,
KY: là tốc độ trượt giá hàng hoá của thị trường y trong kỳ nghiên
cứu.
Công thức này có ưu điểm hơn công thức trên vì có tính đến sức mua của đồng
tiền. Tuỳ từng mục đích và yêu cầu cụ thể mà ta lựa chọn công thức cho phù hợp. Tuy
nhiên, trong lĩnh vực thống kê thường sử dụng công thức (11). Còn công thức (12) áp
dụng trong những trường hợp như: lựa chọn thị trường buôn bán: nếu Ip( A/B ) > 1 hay
pXQKX - pBQKY > 0: có nghĩa là bán hàng hoá ở thị trường X sẽ có lợi hơn bán
hàng hoá ở thị trường Y và ngược lại, còn nếu Ip( A/B ) = 1 thì mua hoặc bán ở thị
trường nào cũng đem lại lợi ích như nhau.
Hai công thức (11) và (12) cho kết quả khác nhau. Để chứng minh sự khác
nhau đó ta lấy ví dụ cụ thể sau:
Tên
hàn
g
đơn
Vị
tính
Khối lượng
hàng hoá
bán ra
PX(USD)
KX(%)
PY (USD)
KY(%)
A
B
C
Tấn
Kg
M
500
100.000
500.000
200
100
50
105
102
100
97
105
120
pXQ = 30.625.000 USD
pYQ = 35.100.000 USD
pXQKX = 35.521.250 USD
pYQKY = 35.305.000 USD
Nếu tính theo (11) ta có:
I =
35.100.000
30.625.000 = 1,1461 lần hay 114,61%
Kết quả này cho ta thấy, nếu loại bỏ yếu tố trượt giá thì giá của thị trường X
tăng 14,61% so với thị trường Y, làm cho doanh thu thị trường X lớn hơn thị trường Y
4.475 USD.
Nếu tính theo công thức (12) ta có:
I =
35.305.000
35.521.250 = 0.9939 lần hay 99.39%.
Như vậy, nếu tính đến yếu tố trượt giá thì giá thị trường X giảm 0,61% và
doanh thu thị trường X giảm 31.752.875 USD so với thị trường Y.
III. khái niệm và sự cần thiết khách quan của việc tính chỉ số giá tiêu dùng
1. Khái niệm chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng: là chỉ tiêu thống kê, biểu hiện bằng số tương đối (lần hay
%), phản ánh xu hướng và mức độ biến động chung của giá cả hàng hoá và dịch vụ
tiêu dùng phục vụ đời sống dân cư trong một thời gian và không gian nhất định. CPI
được tính theo định kỳ hàng tháng và cả năm, tính chung cho cả nước và cho từng khu
vực, từng địa phương; tính cho tất cả các hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ phục vụ đời
sống của dân cư, tính cho từng nhóm hàng và ngành hàng.
Giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng gọi tắt là giá tiêu dùng, gía tiêu dùng được
biểu hiện bằng giá bán lẻ hàng hoá trên thị trường và giá dịch vụ phục vụ sinh hoạt đời
sống dân cư của tất cả các thành phần kinh tế tham gia bán lẻ hàng hoá và sản xuất,
kinh doanh dịch vụ phục vụ đời sống dân cư trên thị trường. Giá này bao gồm tất cả
các chi phí để sản xuất ra hàng hoá, các chi phí về vận chuyển lưu thông, các chi phí
bán hàng , các chi phí quản lí, thuế hàng hoá và các loại thuế khác..., không bao gồm
giá hàng hoá cho sản xuất là các công việc có tính chất sản xuất kinh doanh.
Giá tiêu dùng được thống kê trên các mặt hàng và dịch vụ tiêu dùng đại diện.
Cục Thống kê tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình tiêu dùng và thị hiếu tiêu dùng của
địa phương mình, đối chiếu với danh mục mặt hàng và dịch vụ đại diện, chọn các mặt
hàng có quy cách, phẩm chất làm danh mục hàng hoá, dịch vụ đại diện cho địa phương
mình.
2. Sự cần thiết khách quan của việc tính chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng là một trong những chỉ số giá quan trọng trong hệ thống
chỉ số giá của nước ta. Nó là chỉ tiêu chất lượng được nhiều cấp, nhiều ngành quan
tâm.
Để đo lường tỉ lệ lạm phát, mỗi một quốc gia trong từng giai đoạn sử dụng các
chỉ số giá khác nhau. Hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng được nhiều quốc gia trên thế giới
sử dụng làm thước đo tỉ lệ lạm phát của nền kinh tế quốc dân, trong đó có nước ta.
Chỉ số giá tiêu dùng là cơ sở để Chính phủ điều chỉnh chính sách lương cho
công nhân viên chức: để xác định mức lương tối thiểu, Chính phủ ta căn cứ vào lượng
hàng hoá mà người công nhân cần mua để đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống
của họ. Khi giá tiêu dùng tăng lên, Chính phủ phải tăng mức lương cho phù hợp. Việc
xác định mức lương tối thiểu trở lên khó khăn khi giá tiêu dùng không ổn định.
Chỉ số giá tiêu dùng là công cụ gián tiếp phản ánh tình hình sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng. Khi giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng giảm, khả năng thanh
toán , chi trả cho hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng lên, người tiêu dùng sẽ mua sắm
nhiều hơn, dẫn đến cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng lên, cầu tăng lại đẩy giá
tăng lên, thúc đẩy sản xuất phát triển. Quá trình sẽ diễn ra ngược lại khi giá tiêu dùng
tăng lên.
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh mức sống dân cư: Trong cuộc sống, con người có
hai nhu cầu cơ bản đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Nhu cầu về tinh
thần chỉ được thoả mãn khi nhu cầu về vật chất đã được thoả mãn. Khi mức sống dân
cư tăng lên, họ sẽ quan tâm hơn đến các dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, văn hoá, thể
dục thể thao... để thoả mãn nhu cầu tinh thần của mình, thúc đẩy cầu về các loại dịch
vụ này tăng lên làm cho giá cả của chúng tăng lên.
Chỉ số giá tiêu dùng cũng là một trong những chỉ tiêu mà căn cứ vào đó Nhà
nước đưa ra các chính sách tác động đến lợi ích của các tầng lớp dân cư, rút ngắn
khoảng cách giàu nghèo. Ví dụ, để nâng cao mức sống của tầng lớp nông dân, Chính
phủ tìm mọi cách nâng giá sản phẩm nông nghiệp lên, giá nông sản tăng làm tăng thu
nhập cho họ và mức sống của họ được cải thiện.
Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng không những chỉ liên quan đến lĩnh vực sản xuất
kinh doanh và tiêu dùng mà nó còn liên quan đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ của một
quốc gia. Việc tính và tính toán một cách chính xác chỉ số giá tiêu dùng rất cần thiết,
giúp cho các cấp lãnh đạo đánh giá đúng thực trạng nền kinh tế từ đó có những biện
pháp điều chỉnh phù hợp góp phần làm ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Chương II
Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng
ở Việt Nam
I. Phạm vi mặt hàng và giá cả tính chỉ số giá tiêu dùng
1. Phạm vi mặt hàng
1.1. Mặt hàng đại diện
Từ khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, quá trình buôn bán diễn ra tự do trên thị
trường và hàng hoá bán trên thị trường ngày một phong phú và đa dạng với nhiều
chủng loại, quy cách và phẩm chất khác nhau. Có hàng hoá bán trên thị trường một
cách thường xuyên, liên tục nhưng có loại hàng hoá lại bán theo mùa, theo thời vụ...
Trong quá trình thu thập giá tiêu dùng, chúng ta không thể và cũng không cần thiết
phải theo dõi, thu thập giá của tất cả các mặt hàng buôn bán trên thị trường mà chỉ cần
chọn ra các mặt hàng đại diện cho nhóm hàng, ngành hàng của chúng. Một mặt hàng
hoặc dịch vụ đại diện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đó là các loại hàng, dịch vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong phân nhóm
hàng, dịch vụ hoặc nhóm hàng, nhóm dịch vụ mà nó đại diện, có doanh số chiếm 70%
trong doanh số chung,
- Tiêu thụ chủ yếu trên nhiều địa phương,
- ổn định giữa cung và cầu,
- Có thời gian lưu thông dài nhất so với các hàng hoá cùng phân nhóm,
- Sự biến động về giá của các mặt hàng đại diện sẽ ảnh hưởng đến tất cả các
mặt hàng cùng nhóm ở trên thị trường,
- Mặt hàng để chọn làm giá nói chung phải có phẩm cấp trung bình.
1.2. Danh mục hàng hoá và dịch vụ thống kê giá tiêu dùng
Giá bán lẻ được thu thập trên cơ sở 236 mặt hàng và 64 dịch vụ đại diện của cả
nước. Bao gồm các mặt hàng và dịch vụ đại diện sau:
Tên hàng, quy cách phẩm chất, nhãn hiệu
Mã số Đơn vị tính giá
A B C
I-lương thực, thực phẩm A1
1- lương thực A11
1/ Thóc gạo 0101
- Thóc tẻ thường 01012 đ/kg
- Gạo tẻ trắng hạt dài 01013 đ/kg
...
2/ Lương thực khác 0102
Ngô hạt vàng 01021 đ/kg
- Khoai lang tươi 01023 đ/kg
...
3/ Lương thực chế biến 0103
- Mỳ ăn liền 01031 đ/gói
- Miến dong 01032 đ/kg
...
2- Thực phẩm 02
4/ Thịt gia súc tươi sống 0204
- Thịt lợn mông sấn 02041 đ/kg
- Thịt bò bắp 02042 đ/kg
...
5/ Thịt gia cầm tươi sống 0205
- Gà mái ta còn sống 1kg trở lên 02051 đ/kg
...
6/ Thịt chế biến 0206
- Chả quế 02063 đ/kg
- Giò lụa 02064 đ/kg
...
7/ Trứng 0207
- Trứng gà ta 02071 đ/quả
...
8/ 'Dầu mỡ ăn 0208
- Mỡ lợn 02081 đ/kg
...
9/ Thuỷ sản, hải sản tươi sống 0209
- Cá quả loại 3 con/kg 02091 đ/kg
...
A B C
10/ thuỷ, hải sản chế biến 0210
- Cá cơm khô 02101
... đ/kg
11/ 'Nước mắm, nước chấm 0211
-Nước mắm 15 độ đạm 02111 đ/lít
...
12/ Các loại đậu và hạt 0212
-Đậu xanh hạt loại 1 02121 đ/kg
...
13/ Rau các loại 0213
- Bắp cải 02133 đ/kg
...
14/ Qủa các loại 0214
-Chuối tiêu 02142 đ/nải
...
15/ Gia vị 0215
- Bột canh 02152 đ/gói
...
16/ Đường ăn 0216
- Đường trắng kết tinh nội 02161 đ/kg
...
17/ Sữa và sản phẩm từ sữa 0217
- Sữa đặc hộp nhãn ông thọ 02171 đ/hộp
...
18/ Bánh, mứt, kẹo 0218
- Bánh quy bơ 02181 đ/gói
...
19/ Cà phê, chè 0219
- Chè búp khô 02191 đ/kg
...
20/'Thực phẩm khác 0220
- Măng khô 02201 đ/kg
...
3- Chất đốt dùng cho nấu ăn 03
21/ Chất đốt dùng cho nấu ăn 0301
- Gas 03011 đ/bình
...
4- Ăn uống ngoài gia đình 04
22/ Ăn uống ngoài gia đình 0422
- Phở bò tái 04221 đ/bát
...
II- Uống và hút 1
1- Đồ uống không cồn 11
23/ Đồ uống không cồn 1123
A B C
- Nước cocacola lon ngoại 11231 đ/lon
...
2- Rượu và bia 12
24/ Rượu các loại 1224
- Rượu trắng 35 độ 12241 đ/lít
...
25/ Bia các loại 1225
- Bia hơi địa phương 12251 đ/lít
...
3- Thuốc hút 13
26/ Thuốc hút 1326
- Thuốc lá 555, vuông, sản xuất tại Việt Nam 13261 đ/bao
...
III- May mặc, mũ nón, giầy dép 2
1- May mặc 21
27/ Vải các loại 2127
- Vải nội may áo 21271 đ/m
...
28/ Quần áo may sẵn 2128
- áo sơ mi nam dài tay 21281 đ/chiếc
...
29/ May mặc khác 2129
- Len đan 21291 đ/kg
... 22
30/ Mũ, nón 2230
- Mũ bò levis nội, nam 22301 đ/chiếc
...
3- Giầy, dép 23
31/ Giầy, dép 2331
- Giầy da nam, nội, cỡ 40 23311 đ/đôi
...
32/ Dịch vụ may mặc, mũ, nón, giầy dép 2332
- May áo sơ mi nam dài tay thường 23321 đ/chiếc
...
IV- Nhà ở 3
1- Nhà 31
33/ Thuê nhà 3133
- Tiền thuê nhà cấp 2 31331 đ/m2/tháng
34/ Vật liệu sửa nhà 3134
A B C
- Xi măng đen PC40 Hoàng thạch 31341 đ/kg
...
35/ Dịch vụ sửa nhà 3135
- Công quyét vôi 1 m2 tường 31351 đ/m2
...
36/ Dịch vụ vệ sinh 3136
- Lệ phí đổ rác 31361 đ/lần
...
37/ Cây con, vật cảnh và dịch vụ 3137
- Hoa hồng 31371 đ/10 bông
...
2- Nước, dịch vụ nước 32
38/ Nước sinh hoạt 3238
- Nước máy sinh hoạt 32381 đ/m3
39/ Dịch vụ nước sinh hoạt 3239
- Công lắp 1 đồng hồ điện nước 32391 đ/lần
3- Điện và dịch vụ điện sinh hoạt 33
40/ Điện sinh hoạt 3340
- Điện sinh hoạt 33401 đ/Kwh
41/ Dịch vụ điện 3341
- Công lắp 1 đồng hồ điện 33411 đ/lần
4- NhiÊn liệu dùng cho sinh hoạt 34
42/ Dỗu hoả 3442
- Dầu hoả 34421 đ/lít
V- Thiết bị và đồ dùng gia đình 4
1- Thiết Bị 41
43/ Điều hoà không khí và độ ẩm 4143
- Máy điều hoà nhiệt độ 41431 1000đ/chiếc
44/ Thiết bị nấu ăn 4144
- Bếp dầu tráng men lớn 41441 đ/chiếc
...
45/ Tủ lạnh 4145
- Tủ lạnh 41451 1000đ/chiếc
46/ Máy giặt 4146
- Máy giặt 41461 1000đ/chiếc
47/ Máy khâu 4147
- Máy khâu 41471 1000đ/chiếc
A B C
48/ Thiết bị khác trong gia đình 4148
- Đồng hồ treo tường 41481 đ/chiếc
...
2- Đồ dùng trong nhà 42
49/ Đồ điện 4249
- Quạt đứng 42491 đ/chiếc
...
50/ Giường, tủ, bàn, ghế 4250
- Giường đôi gỗ thường 42501 1000đ/chiếc
...
51/ Đồ dùng bằng kim loại 4251
- Nồi nhôm 42511 đ/chiếc
...
52/ Đồ nhựa và cao su 4252
- Làn nhựa 42523 đ/chiếc
...
53/ Đồ dung bằng thuỷ tinh, sành sứ 4253
- Phích nước nóng trung quốc 2,5 lít 42531 đ/chiếc
...
54/ Dụng cụ đồ nghề 4254
- Búa đinh nội 42541 đ/chiếc
...
55/ Hàng dệt dùng trong gia đình 4255
- Chăn len 42551 đ/chiếc
...
56/ Xà phòng và chất tẩy rửa 4256
- Bột giặt vi so loại gói 500g 42561 đ/kg
...
57/ Đồ dùng khác trong gia đình 4257
- Pin 42571 đ/cục
...
3- Các loại dịch vụ khác trong gia đình 43
58/ Sửa chữa thiết bị và đồ dùng gia đình 4358
- Công sửa ti vi màu 43581 đ/lần
...
A B C
59/ Dịch vụ khác trong gia đình 4359
- Tiền công thuê nhà nội trợ không kể ăn 43591 đ/rháng
VI- Ytế, chăm sóc sức khoẻ: 5
1- CáC loại thuốc bổ, thuốc bệnh 51
60/ CáC loại thuốc bổ, thuốc bệnh 5160
- Ampicyline nhộng nội, vỉ 10 viên 51601 đ/vỉ
...
2- Dụng cụ y tế trong gia đình 52
61/ Dụng cụ y tế trong gia đình 5261
- Bông y tế gói 100 g 52611
... đ/gói
3- Dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ 53
62/ Dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ 5362
- Công khám mắt 53621 đ/lần
...
VII- ĐI LạI Và BƯU điện 6
1- Phương tiện đi lại và phụ tùng 61
63/ Xe đạp và phụ tùng 6163
- Xe đạp nội 61631 đ/chiếc
...
64/ Xe máy và phụ tùng 6164
- Xe Drem II đời mới 61641 1000đ/chiếc
...
2- Xăng, dầu( nhớt) 62
65/ Xăng, dầu( nhớt) 6265
- Xăng A76 62651 đ/lít
...
3- Dịch vụ giao thông công cộng 63
66/ Dịch vụ giao thông công cộng 6366
- Vé xe buýt đi trong nội tỉnh 63661 đ/vé
...
4- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện 64
67/ Sửa chữa phương tiện đi lại cá nhân 6467
- Sửa xe máy 64671 đ/lần
...
5- Dịch vụ giao thông khác 65
68/ Dịch vụ giao thông khác 6568
A B C
- Trông giữ xe đạp 65681 đ/lần
...
6- Bưu điện 66
69/ Bưu điện 6669
- Tem thư bình thường 66691 đ/chiếc
...
VIII - GiáO dục 7
1- Đồ dùng học tập và văn phòng 71
70/ Đồ dùng học tập và văn phòng 7170
- Vở học sinh 100 trang 71710 đ/tập
...
2- Dịch vụ giáo dục 72
71/ Dịch vụ giáo dục 7271
- Dạy tiếng anh trình độ A 72711 đ/khoá
...
IX- Văn hoá, thể thao, giải trí 8
1- Văn hoá 81
72/ Thiết bị văn hoá 8172
- Ti vi màu 14 inch Việt nam lắp 81721 1000đ/Chiếc
...
73/ Vật phẩm văn hoá 8173
- Băng video trắng 81731 đ/chiếc
...
74/ Sách, báo, tạp chí, tranh ảnh 8174
- Tạp chí 81741 đ/quyển
...
75/ Dịch vụ văn hoă 8175
- Sang băng vi deo 81751 đ/lần
...
2- Thể dục, thể thao 82
76/ Thiết bị, dụng cụ thể dục, thể thao 8276
- Bóng bàn 82761 đ/quả
...
77/ Dịch vụ thể dục thể thao 8277
- Vé xem bóng đá 82771 đ/vé
...
A B C
3- Giải trí
78/ Đồ chơi 8378
- Xe đạp trẻ em 83781 đ/chhiếc
...
79/ Dich vụ giải trí 8379
- Vé xem phim nhựa, ghế hạng A 83791 đ/vé
...
4- Du lịch 84
80/ Du lịch chọn gói 8480
- Đi du lịch trọn gói 84801 1000đ/lần
81/ Khách sạn, nhà trọ 8481
- Khách sạn loại thường phòng hai người 84811 đ/ngày
X- Đồ dùng và dịch vụ khác 9
1- Đồ dùng và dịch vụ cá nhân chưa kể trên 91
82/ Đồ dùng cá nhân 9182
- Đồng hồ đeo tay nam SEIKO tự động 91821 đ/chiếc
83/ Dịch vụ cá nhân 9183
- Cắt tóc nam không gội 91831 đ/lần
...
2- Hiếu hỷ 92
84/ Vật dụng hiếu hỷ 9284
- áo quan người lớn 92841 đ/cái
...
85/ Dịch vụ hiếu hỷ 9285
- Thuê xe hoa đám cưới 92851 đ/lượt
...
3- Dịch vụ hành chính, pháp lí 93
86/ Dịch vụ hành chính, pháp lí 9385
- Dịch 1 trang văn bản tiếng Anh 93851 đ/trang
Các mặt hàng và dịch vụ đại diện trong bảng danh mục trên được xếp trong 86
nhóm cấp 3, 34 nhóm cấp 2, 10 nhóm cấp 1 và được chia làm hai bộ phận: hàng hoá
tiêu dùng và dịch vụ tiêu dùng. Tổng cục Thống kê quy định mã số, đơn vị tính cho
từng mặt hàng và dịch vụ đại diện , thống nhất trong cả nước.
Các mặt hàng và dịch vụ đại diện với quy cách và phẩm chất ghi trong danh
mục là những mặt hàng phổ thông của nước ta, chúng đảm bảo tính đại diện cho hàng
hoá lưu thông trên thị trường nên chỉ số giá của chúng phản ánh đầy đủ sự biến động
giá cả trên thị trường. Các địa phương căn cứ và bảng danh mục trên và thị hiếu,
phong tục, tập quán tiêu thụ riêng của địa phương mình mà lập bảng danh mục cho
phù hợp.
Khi lập danh mục mặt hàng và dịch vụ đại diện riêng cho địa phương mình cần
chú ý mấy vấn đề sau:
- Danh mục của địa phương bao gồm những mặt hàng trong danh mục chuẩn
của Tổng cục Thống kê có tiêu dùng tại địa phương,
- Đối với những mặt hàng không quy định về quy cách, phẩm chất trong danh
mục chuẩn của Tổng cục Thống kê, địa phương xác định cụ thể và cần ghi rõ quy
cách, phẩm chất vào mã tương ứng và được ghi chú bằng dấu (*).
- Đơn vị tính ghi trong danh mục là đơn vị thống nhất trong cả nước. Nếu địa
phương có phong tục, tập quán mua bán theo đơn vị tính khác phải quy đổi về đơn vị
thống nhất ghi trong danh mục.
2. Giá cả tính chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng được tính từ giá bán lẻ hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ phục
vụ đời sống dân cư. Hàng tháng, điều tra viên đi thu thập giá cả hàng hoá và dịch vụ
tiêu dùng vào 3 ngày: ngỳ 28 tháng trước tháng báo cáo, ngày mồng 8 và ngày 18
tháng báo cáo ở các điểm đại diện. Tuy nhiên giá bán lẻ thu thập trực tiếp trên thị
trường không phải là số liệu trực tiếp để tính chỉ số giá tiêu dùng mà nó là nguồn số
liệu ban đầu. Giá trực tiếp để tính chỉ số giá tiêu dùng là giá bình quân của các mặt
hàng và dịch vụ đại diện toàn tỉnh, thành phố.
* Phương pháp tính giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ đại
diện:
+ Bước 1: Tính giá bình quân kỳ điều tra của các mặt hàng và
dịch vụ đại diện toàn tỉnh, thành phố:
Giá bình quân của một mặt hàng đại diện trong kỳ điều tra được tính
bằng bình quân số học giản đơn của các mặt hàng và dịch vụ đó tại điểm
điều tra quy định.
Công thức tổng quát:
pjk =
d=1
m
pjd
m (1)
Trong đó:
pjk: là giá bình quân kỳ điều tra k của mặt hàng j,
pjd: là giá cá thể của mặt hàng phát sinh tại điểm điều tra d
trong kỳ điều tra k,
m: là số điểm điều tra của mặt hàng j ở kỳ điều tra.
Đây là giá bình quân không gian giữa các điểm điều tra của mỗi mặt
hàng hoặc dịch vụ đại diện của kỳ điều tra được tổng hợp từ các biểu điều
tra do các điểm gửi về.
+ Bước 2: Tính giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ đại diện toàn
tỉnh, thành phố:
Giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ đại diện được tính bằng
phương pháp bình quân số học giản đơn giá các mặt hàng và dịch vụ đại diện của cả 3
kỳ điều tra. Tổng cục Thống kê quy định thường hàng tháng điều tra viên đi thu thập
giá cả vào 3 ngày (hay còn gọi là 3 kỳ điều tra): ngày 28 tháng trước tháng báo cáo,
ngày 8 và ngày 18 tháng báo cáo.
Khi tính giá bình quân tháng cần lập biểu trung gian để tính, không được ước
tính giá cho những kỳ điều tra không thu thập được giá (do không phát sinh) và đối với
những mặt hàng thời vụ không nên thu thập giá cả ở đầu vụ, cuối vụ (hoặc đầu tháng,
cuối tháng) để tính giá bình quân vì lúc đó giá cả của chúng thường đột biến so với
mặt bằng giá cả chung (thường cao hơn mặt bằng giá cả chung). Ví dụ như mặt hàng
hoa quả, đầu vụ và cuối vụ do hoa quả chưa nhiều nên giá cả cao hơn so với cuối vụ.
Công thức tổng quát tính giá bình quân tháng:
pjt =
k=i
n
pjk
n (2)
Trong đó:
Pjt là giá bình quân tháng báo cáo của mặt hàng j,
pjk: là giá bình quân kỳ điều tra của mặt hàng j tại các kỳ điều tra trong
tháng báo cáo,
n: là số kỳ điều tra giá của mặt hàng j trong tháng báo cáo.
Ta có biểu điều tra giá đại diện :
Biểu số : 2.1/ TKG
Ban hành theo quyết định
số: 302 / TCTK-QĐ của
TCTK.
Biểu điều tra
Giá bán lẻ hàng hoá và
dịch vụ tiêu dùng
+ Nơi gửi:
Cục thống kê tỉnh, thành
phố................................
..................................
Ngày nhận:
Ngày 23 tháng cuối quý
báo cáo.
Tháng...... năm .......
+ Nơi nhận:
Tổng cục thống kê
Số
TT
Mặt hàng, quy cách phẩm chất
và nhãn hiệu hàng hoá
Mã
số
Đơn vị
tính giá
Gía bình
quân kỳ
báo cáo
A B C D 2
Ghi theo danh mục mặt hàng đại diện
Người lập biểu ...., ngày....tháng...năm...
(ký và ghi rõ họ tên) Cục trưởng
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
II. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng
Mỗi một quốc gia, tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế, xã hội riêng của đất nước
mình và ở từng giai đoạn cụ thể mà lựa chọn phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng
cho phù hợp, giúp cho công tác phân tích thống kê giá cả đạt hiệu quả nhất.
Nước ta cũng vậy, căn cứ vào đặc điểm kinh tế xã hội của đất nước mình,
chúng ta cũng có phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng riêng và luôn được thay đổi,
điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn. Từ trước cách mạng tháng 8 đến nay, chúng ta
đã 8 lần đổi phương pháp tính chỉ số giá của hàng hoá tiêu dùng tương ứng với từng
giai đoạn khác nhau, cụ thể:
- Phương pháp tính chỉ số giá sinh hoạt (giai đoạn trước cách mạng tháng 8 đến
năm 1944),
- Phương pháp tính chỉ số giá bán lẻ hàng hoá thị trường (giai đoạn 1945 - 1960
).
- Phương pháp tính chỉ số giá bán lẻ của các mặt hàng đại diện (giai đoạn 1960
- 1963).
- Phương pháp tính chỉ số giá bán lẻ của các mặt hàng đại diện (giai đoạn 1964
- 1972).
- Phương pháp tính chỉ số giá bán lẻ của các mặt hàng đại diện (giai đoạn 1973
- 1975).
- Phương pháp tính chỉ số giá cá thể các mặt hàng và dịch vụ đại diện (giai
đoạn 1975 – 1988).
- Phương pháp tính chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng (giai đoạn
1989 - 1994).
- Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng từ năm 1995 đến nay.
Trong chuyên đề này chỉ đề cập đến phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng từ
1995 đến nay.
Chỉ số giá tiêu dùng được tính chung và tính riêng cho 10 nhóm, 86 phân nhóm
hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, tính riêng cho từng vùng và cho cả nước. Nó được tính
theo định kỳ hàng tháng và hàng năm. Để tính chỉ số giá tiêu dùng năm báo cáo, chúng
ta cũng cần phải có số liệu về quyền số và giá gốc cố định.
Quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng là cơ cấu chi tiêu hộ gia đình năm 1994.
Số liệu của cơ cấu chi tiêu hộ gia đình lấy từ biểu điều tra “ Tổng chi của hộ”, lấy số
phát sinh của cả năm 1994. Quyền số này được cố định trong một số năm để tính chỉ
số giá tiêu dùng. Nó sẽ được điều chỉnh khi cơ cấu chi tiêu có biến động lớn. Ta có
bảng tính quyền số cố định sau:
Nhóm hàng hoá và dịch vụ Mã số
Mức chi tiêu
(1000 đ)
Quyền số (%)
A B 1 2
Tổng chi của hộ gia đình
A. Hàng hoá
A1. Lương thực, thực phẩm
A2. Hàng phi lương thực, Thực phẩm
B. Dịch vụ
...
I. Lương thực, thực phẩm
1. Lương thực
1/ Thóc gạo
2/ Lương thực khác
...
X. Hàng hoá và dịch vụ khác
...
86. Dịch vụ hành chính, pháp lí
C
A
A1
A2
B
0
01
0101
0102
9
9385
Giá kỳ gốc để tính chỉ số giá tiêu dùng là giá bán lẻ bình quân năm 1995 của
các mặt hàng và dịch vụ đại diện.
Giá bình quân kỳ gốc cố định được tính như sau:
- Đối với những mặt hàng và dịch vụ điều tra giá trong các tháng của năm
1995, tính giá bình quân bằng phương pháp bình quân số học giản đơn giá các mặt
hàng đó của các tháng.
- Những mặt hàng và dịch vụ có trong danh mục nhưng điều tra giá trong năm
1995 thì phải lấy lại giá của một số tháng trong năm 1995 bằng phương pháp hồi
tưởng và tính giá bình quân bằng phương pháp bình quân số học giản đơn giá các mặt
hàng đó của các tháng.
1. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng tháng
Để phục vụ mục tiêu chung nhất, hiện nay Tổng cục Thống kê quy định chỉ số
giá tiêu dùng được tính theo các gốc so sánh chính sau:
- So với tháng trước,
- So với cùng tháng của năm trước,
- So với tháng 12 năm trước,
- So với một năm gốc cố định.
Để tính chỉ số giá tiêu dùng tháng, trước hết ta phải tính giá bình quân kỳ điều
tra và giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ đại diện toàn tỉnh, thành phố.
1.1. Tính giá bình quân kỳ điều tra của các mặt hàng và dịch vụ đại diện
toàn tỉnh, thành phố:
Phương pháp tính đã được đề cập ở mục 2 của I trong chương II.
1.2. Tính giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ đại diện toàn tỉnh,
thành phố:
Phương pháp tính này cũng được đề cập trong phần 2 của I trong chương II.
1.3. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng tháng
1.3.1. Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so với kỳ gốc cố định
Căn cứ vào bảng giá bình quân tháng, bảng giá gốc và bảng quyền số cố định.
Qúa trình tính chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so với kỳ gốc bao gồm các bước sau:
* Bước 1: Tính chỉ số giá cá thể của các mặt hàng và dịch vụ đại diện:
Công thức tổng quát:
iPjt/o =
Pjt
Pjo
x 100 (3)
Trong đó:
pjt/o: là chỉ số giá cá thể của mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện kỳ báo cáo
‘t’ so với kỳ gốc cố định ‘o’,
pjt: là giá bình quân của mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện ở kỳ báo
cáo ‘t’,
pjo: là giá bình quân của mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện ở kỳ gốc cố
định ‘o’
* Bước 2: Tính chỉ số giá của các nhóm cấp 3:
Công thức tính tổng quát:
Ip
III =
y=1
y
ipj
y (4)
Trong đó:
IpIII: là chỉ số giá tiêu dùng nhóm cấp 3,
ipj: là chỉ số giá cá thể của các mặt hàng và dịch vụ đại diện j trong nhóm
cấp 3 cần tính,
y: là số các mặt hàng, dịch vụ đại diện tham gia tính chỉ số.
Vậy chỉ số giá tiêu dùng của nhóm cấp 3 được tính bằng phương pháp bình
quân số học giản đơn các chỉ số giá cá thể của các mặt hàng, dịch vụ đại diện.
* Bước 3: Tính chỉ số giá chóm cấp 2 và nhóm cấp 1:
Công thức tính tổng quát:
Ip =
x=1
h
Ip
xDo
x
x=1
h
Do
x
(5)
Trong đó:
Ip: là chỉ số giá tiêu dùng nhóm cần tính,
Ip
x: là chỉ số giá tiêu dùng phân nhóm x trong nhóm cần tính,
Do
x: là quyền số cố định trong nhóm x cần tính,
h: là số nhóm tham gia tính chỉ số giá tiêu dùng trong nhóm cần tính.
Cụ thể:
Tính chỉ số giá tiêu dùng nhóm cấp 2 theo phương pháp bình quân số học gia
quyền giữa chỉ số nhóm cấp 3 đã tính ở trên với quyền số cố định tương ứng của các
nhóm cấp 3.
Tính chỉ số giá tiêu dùng các nhóm cấp 1 theo phương pháp bình quân số học
gia quyền giữa chỉ số giá nhóm cấp 2 đã tính ở trên với quyền số cố định tương ứng
trong từng nhóm cấp 2.
*Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng chung:
Công thức tính tổng quát tính chỉ số giá chung cũng áp dụng công thức (5). Cụ
thể:
Chỉ số giá chung được tính bằng bình quân số học gia quyền giữa chỉ số giá của
các nhóm cấp 1 đã tính ở trên và quyền số cố định tương ứng của các nhóm cấp 1.
*Bước 5: Tính chỉ số giá hai nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng:
Để đáp ứng mục đích nghiên cứu, ngoài việc tính chỉ số giá của 10 nhóm cấp 1
và chỉ số giá chung, chỉ số giá còn được tính riêng cho 2 nhóm hàng hoá và dịch vụ
tiêu dùng. Chỉ số giá của hai nhóm này tính bằng cách lấy bình quân số học gia quyền
giữa chỉ số giá và quyền số cố định tương ứng của các nhóm cấp 3 trong từng nhóm.
*Bước 6: Tính chỉ số giá chung bằng phương pháp bình quân số học gia quyền
của chỉ số giá hàng hoá và chỉ số giá dịch vụ với quyền số tương ứng.
Cách tính chỉ số giá chung ở bước 5 và bước 6 cho kết quả giống nhau.
1.3.2. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so với kỳ gốc bất kỳ.
Ta tính chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so với kỳ gốc bất kỳ bằng cách lấy
chỉ số giá tháng báo cáo so với kỳ gốc cố định chia cho chỉ số giá tháng cần so sánh so
với kỳ gốc cố định. Cụ thể:
Chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so với tháng trước tính được bằng cách lấy
chỉ số tháng báo cáo so với kỳ gốc cố định chia cho chỉ số tháng trước so với kỳ gốc
cố định.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước: tính được bằng
cách lấy chỉ số tháng báo cáo so với kỳ gốc cố định chia cho chỉ số tháng cùng kỳ năn
trước so với kỳ gốc cố định.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so với tháng 12 năm trước tính được bằng
cách lấy chỉ số tháng báo cáo so với kỳ gốc cố định chia cho chỉ số tháng 12 năm trước
so với kỳ gốc cố định.
Riêng năm 1996, năm đầu tiên thực hiện tính chỉ số giá tiêu dùng theo phương
pháp mới, danh mục mặt hàng và quyền số có những thay đổi nên chưa có các gốc
đồng bộ để so sánh. Vì vậy, chỉ số giá tiêu dùng của các tháng được tính như sau:
Chỉ số giá tiêu dùng so với kỳ gốc, so với tháng trước và so với tháng 12 năm
trước được tính theo phương pháp trên,
Chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so với cùng tháng năm trước tính bằng tích
các chỉ số giá liên hoàn của các tháng từ tháng tiếp theo tháng gốc định so sánh đến
tháng báo cáo.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo được phản ánh trong biểu sau:
Biểu số 2.2/TKGC
Ban hành theo quyết định số
302/ TCTK-QĐ của TCTK
Ngày nhận: ngày 23 tháng
báo cáo.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng
báo cáo
+ Nơi gửi:
Cục thống kê tỉnh, thành
phố...
..............................................
...
+ Nơi nhận:
Tổng cục thống kê
Mã Chỉ số giá tháng báo cáo (%)
Nhóm hàng hoá và dịch vụ
số
Kỳ gốc
Tháng
trước
Cùng tháng
năm trước
Tháng 12
năm trước
Chỉ số chung
Ghi các nhóm hàng theo danh
mục
Người lập biểu:
(ký, ghi rõ họ tên)
....., ngày.....tháng.....năm.....
Cục trưởng
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
2. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng năm
Chỉ số giá tiêu dùng năm được tính cho 2 gốc so sánh: so với năm gốc cố định
và so với năm trước.
2.1. Tính chỉ số giá tiêu dùng năm báo cáo so với năm gốc
Chỉ số giá tiêu dùng năm báo cáo so với năm gốc bằng bình quân số học giản
đơn của các chỉ số hàng tháng trong năm báo cáo.
Công thức tính tổng quát:
It/o
n =
t=1
z
it/o
t
z (6)
Trong đó:
It/o
n: là chỉ số năm báo cáo so với kỳ gốc,
It/o
t: là chỉ số tháng báo cáo so với kỳ gốc,
z: là tháng có chỉ số phát sinh (tương ứng với It/o
t).
Công thức này được áp dụng cho tất cả các nhóm từ nhóm cấp 3 đến chỉ số giá
tiêu dùng chung.
2.2. Tính chỉ số giá tiêu dùng năm báo cáo so với năm trước
Chỉ số giá tiêu dùng năm báo cáo so với năm trước được tính bằng cách lấy chỉ
số năm báo cáo so với kỳ gốc chia cho chỉ số năm trước so với kỳ gốc nhân với 100.
Và tất nhiên công thức tính chỉ số giá tiêu dùng của năm 1996 so với năm trước cũng
chính là chỉ số giá tiêu dùng của năm 1996 so với năm gốc. Chỉ số giá tiêu dùng năm
được phản ánh trong biểu sau:
Chỉ số giá tiêu dùng năm
Nhóm hàng hoá và dịch vụ
Mã số Chỉ số năm báo cáo (%) so:
Kỳ gốc Năm trước
A
Chỉ số chung
(ghi nhóm hàng theo danh mục)
B 1 2
3. Phương pháp xử lí mặt hàng đại diện ở bảng giá gốc không xuất hiện ở kỳ
báo cáo
Trong nền kinh tế thị trường, để đứng vững trên thị trường, các nhà sản xuất
luôn phải cải tiến mẫu mã, chất lượng và chủng loại...cho phù hợp với thị hiếu của
khách hàng. Và dịch vụ cũng vậy, luôn biến đổi dưới nhiều hình thức khác nhau cho
phù hợp và thu hút được nhiều khách hàng. Vì vậy mà bảng danh mục mặt hàng, dịch
vụ đại diện luôn phải thay đổi để đảm bảo được tính đại diện góp phần giúp công tác
thống kê phân tích giá cả một cách hiệu quả nhất. Khi có sự thay đổi hàng hoá và dịch
vụ đại diện, tuỳ từng trường hợp mà ta có phương pháp xử lí cho phù hợp nhất.
3.1. Đối với trường hợp mặt hàng, dịch vụ đại diện không còn xuất hiện ở kỳ báo
cáo cần phải thay thế
Khi một mặt hàng đại diện của bảng giá gốc tại một kỳ nào đó không còn là
hàng hoá đại diện hoặc không xuất hiện cần thay thế bằng một mặt hàng khác có tính
đại diện hơn và ta phải xác định lại giá gốc của mặt hàng mới thay thế . Các bước tiến
hành:
*Bước 1: Tạm thời tính chỉ số giá so với kỳ gốc của nhóm cấp 3 có mặt hàng
mới nhưng mặt hàng đó không tham gia tính chỉ số giá.
*Bước 2: Lấy giá kỳ báo cáo của mặt hàng mới chia cho chỉ số giá phân nhóm
đã tạm tính ở trên ta được giá gốc của mặt hàng mới đó. Ghi giá đó vào bảng gía gốc
thay cho mặt hàng cũ.
3.2. Đối với trường hợp mặt hàng có tính thời vụ
Khi tính chỉ số giá so với kỳ gốc của mặt hàng có tính thời vụ không xuất hiện
tại kỳ báo cáo thì bỏ qua mặt hàng đó, không tính vào chỉ số nhóm, từ đó tiếp tục tính
các bước trên.
III. Nguồn số liệu tính chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng, hàng năm cho các tỉnh và tính chung cho cả
nước. Nó được tính chung và tính riêng cho các nhóm, phân nhóm hàng hoá và dịch vụ
tiêu dùng.
1. Số liệu tính chỉ số giá tiêu dùng năm
Mục II đã đề cập đến phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng năm, bao gồm tính
chỉ số giá tiêu dùng năm báo chỉ số so với kỳ gốc và tính chỉ số giá tiêu dùng năm báo
cáo so với năm trước.
Số liệu tính chỉ số giá tiêu dùng năm báo cáo so với kỳ (năm) gốc cố định là số
liệu các chỉ số tháng báo cáo so với kỳ gốc.
Số liệu tính chỉ số giá tiêu dùng năm báo cáo so với năm trước là chỉ số năm
báo cáo so với năm gốc và số liệu của chỉ số năm trước so với kỳ gốc cố định.
2. Số liệu tính chỉ số tháng
Các bước tính chỉ số giá tiêu dùng tháng ở mục II trong chương này cho ta thấy:
Để tính chỉ số giá tiêu dùng cần có số liệu về chỉ số giá của các nhóm và quyền
số cố định tương ứng của từng nhóm. Cụ thể:
- Để tính chỉ số giá tiêu dùng của nhóm cấp 2 cần số liệu các chỉ số giá nhóm
cấp 3 của hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng và quyền số tương ứng của chúng.
- Để tính chỉ số giá tiêu dùng của nhóm cấp 1 cần số liệu các chỉ số giá nhóm
cấp 2 của hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng và quyền số tương ứng của chúng.
- Để tính chỉ số giá tiêu dùng của nhóm cấp 3 cần số liệu các chỉ số giá cá thể
các mặt hàng, dịch vụ đại diện trong nhóm cấp 3 cần tính.
Và cuối cùng, để tính chỉ số giá cá thể các mặt hàng, dịch vụ đại diện ta cần số
liệu về giá cả bình quân tháng của các mặt hàng, dịch vụ đại diện của kỳ báo cáo và
kỳ gốc cố định, kỳ gốc bất kỳ.
Giá bình quân của mặt hàng, dịch vụ đại diện tính từ giá bình quân kỳ điều tra
và giá bình quân kỳ điều tra được tính từ giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng.
Nói tóm lại, để có số liệu tính chỉ số giá tiêu dùng thì trước hết đòi hỏi phải có
số liệu về giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trên thị trường kỳ báo cáo và mức
giá ở kỳ gốc cần so sánh. Thứ hai, phải có cơ cấu hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng của
dân cư theo từng nhóm hàng hoá, dịch vụ đối với cấp I, cấp II, cấp III, cấp VI để làm
quyền số cố định.
Số liệu giá tiêu dùng kỳ gốc bất kỳ được lấy từ số liệu giá tiêu dùng của năm
đó. Còn cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình (dùng làm quyền số cố định) được tính từ biểu
điều tra “ Tổng chi của hộ ” trong các cuộc điều tra như kết quả điều tra đời sống và
kinh tế hộ gia đình (năm 1995), điều tra đa mục tiêu hoặc điều tra mức sống dân cư
(năm 2000) và phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng từ năm 1995 đến năm 2000 thì
quyền số cố định là năm 1995, còn bắt đầu từ tháng 8 năm 2001 thì quyền số là cơ cấu
chi tiêu hộ gia đình năm 2000.
Giá tiêu dùng ở kỳ gốc bất kỳ và quyền số cố định nói đúng hơn chỉ là công cụ
để tính chỉ số giá tiêu dùng. Số liệu quan trọng nhất để tính chỉ số giá tiêu dùng là số
liệu ban đầu: số liệu về giá bán lẻ của mặt hàng, dịch vụ đại diện. Để có được giá bán
lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, chúng ta phải đi thu thập trực tiếp (hay còn gọi là đi
điều tra) giá tiêu dùng trên thị trường, tại các điểm đại diện.
Phương pháp điều tra giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng:
Điều tra giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng là tổ chức một cách khoa học,
theo kế hoạch thống nhất để thu thập tài liệu của giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu
dùng (hay giá tiêu dùng).
Điều tra giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng là loại điều tra thường xuyên
(thu thập tài liệu trong thời gian nhất định nhằm mục đích phục vụ nhu cầu quản lí) và
là loại điều tra không toàn bộ (thu thập tài liệu của các mặt hàng và dịch vụ đại diện).
Để có được mức giá bình quân tháng của tất cả các mặt hàng, dịch vụ đại diện
phục vụ cho việc tính chỉ số giá tiêu dùng, ngành Thống kê đã tổ chức điều tra, thu
thập thông tin ở 61 tỉnh, thành phố trong cả nước và thường xuyên theo dõi, thu thập
giá của từng mặt hàng và dịch vụ đại diện.
Mỗi mặt hàng, dịch vụ đại diện ở mỗi tỉnh, thành phố được thu thập tại một số
điểm đại diện nhất định. Các điểm thu thập giá là các cửa hàng, quầy hàng, sạp hàng,
cửa hiệu bán lẻ hàng hoá và cơ sở cung cấp dịch vụ tiêu dùng, có địa điểm kinh doanh
ổn định thuộc tất cả các thành phần kinh tế.
Số kỳ thu thập giá mỗi tháng 3 lần vào các ngày: 28 tháng trước, ngày 8 và
ngày 18 tháng tính chỉ số giá hoặc theo chuyên môn thống kê còn gọi là tháng báo cáo.
Sau khi thu thập đủ giá các mặt hàng, dịch vụ đại diện thì ta tiến hành xử lí và
tính toán giá trung bình và tính chỉ giá tiêu dùng.
Để đảm bảo thông tin về giá tiêu dùng được đầy đủ, chính xác và kịp thời ,
phục vụ một cách hiệu quả nhất cho qua trình quản lí của nhà nước ta, trong quá trình
tổ chức điều tra giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cần đảm bảo một số yêu cầu
sau:
Về thời gian điều tra: thời gian thích hợp để lấy giá là lúc mua bán tập trung
nhất trong ngày.
Về địa điểm điều tra đại diện: Qúa trình lựa chọn địa điểm đại diện không sử
dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên mà chúng ta áp dụng phương pháp chọn mẫu
không ngẫu nhiên.
Các điểm được chọn là điểm điều tra đại diện là những nơi tập trung buôn bán
hàng hoá và dịch vụ như: chợ, trung tâm thương mại,… khu đông dân cư ở cả khu vực
thành thị và khu vực nông thôn và là những nơi tập trung nhiều mặt hàng đại diện.
Số lượng điểm điều tra đại diện: các Cục thống kê căn cứ vào danh mục mặt
hàng, dịch vụ đại diện để chọn số điểm điều tra. Số điểm điều tra cho từng loại hàng
hoá và dịch vụ sược quy định như sau:
+ Gạo, thịt tươi các loại: điều ra ít nhất tại 5 điểm, trong đó 2 điểm thuộc doanh
nghiệp nhà nước.
+ Lương thực khác: điều tra ít nhất tại 3 điểm điều tra,
+ Dịch vụ mỗi loại: điều tra ít nhất tại 1 điểm điều tra,
+ Các hàng hoá còn lại: điều tra ít nhất tại 2 điểm điều tra.
Về điều tra viên: Điều tra viên là những người am hiểu giá cả thị trường, là
người trực tiếp theo dõi, quan sát và ghi chép giá khách hàng thực trả, ghi vào sổ trung
gian. Cuối ngày điều tra, điều tra viên phải kiểm tra lại số liệu đã ghi chép, tham khảo
dư luận giá cả trong ngày.
Về biểu mẫu điều tra giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng:
Biểu mẫu thống nhất trong điều tra giá tiêu dùng là biểu do Tổng cục Thống kê
lập ra, nó có dạng sau:
Biểu số: 1.1/ĐTG
Ban hành theo Quyết định
số: 302 / TCTK- QĐ
Của TCTK
biểu điều tra giá bán lẻ hàng
hoá và dịch vụ tiêu dùng
+ Nơi gửi:
Điểm điều tra
..................................
..................................
.
Thuộc
Huyện(quận)....
................................
Ngày nhận:
+ kỳ 1 ngày 29 tháng
trước
+ Kỳ 2 ngày 9 tháng báo
cáo
+ kỳ 3 ngày 19 tháng b/c
Kỳ...tháng...năm...
+Nơi nhận:
Cục thống kê tỉnh,
thành phố
Số
TT
Mặt hàng, quy cách, phẩm
chất và nhãn hiệu hàng hoá
Mã số Đơn vị
tính giá
Giá ngày.....
/ tháng.........
A B C D 1
Ghi theo danh mục đã chỉ
định cho điểm điều tra
Từ năm 2001, phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng về cơ bản vẫn như phương
pháp tính chỉ số giá tiêu dùng năm 1995 trở lại đây nhưng có tính thêm chỉ số giá tiêu
dùng cho khu vực thành thị và khu vực nông thôn.
Chương III
Vận dụng phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Cục thống kê Bắc Ninh
I. Khái quát chung về Cục thống kê Bắc Ninh
1. Qúa trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Cục thống kê Bắc
Ninh
1.1. Qúa trình hình hành và phát triển
Năm 1956 Ban thống kê tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định số
695/TTg ngày 20/2/1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục thống kê
Trung ương và Ban Thống kê tỉnh, thành phố.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, ngành đã trải qua nhiều thay đổi về hệ
thống tổ chức: tách rồi lại nhập tất cả 4 lần, năm 1956 quản lí theo địa phương, năm
1974 quản lí theo ngành dọc, năm 1988 trở lại phương thức quản lí theo địa phương và
đến năm 1994 trở lại đây lại theo phương thức quản lí theo ngành dọc.
Năm 1997, tỉnh Bắc Ninh tái lập, Cục thống kê Bắc Ninh được thành lập.
Sau khi thành lập, tranh thủ sự lãnh đạo, quan tâm, hỗ trợ của các cấp uỷ Đảng,
chính quyền địa phương và của Tổng cục Thống kê, Cục thống kê Bắc Ninh đã nhanh
chóng xây dựng cơ sở vật chất, ổn định chỗ ở và chỗ làm việc cho cán bộ, công nhân
viên chức trong Cục . Sự quan tâm ấy là nguồn động viên, khích lệ các cán bộ, công
nhân viên chức trong Cục thống kê. Chính vì vậy, từ khi thành lập đến nay, Cục thống
kê Bắc Ninh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Cục thống kê Bắc Ninh
Chức năng:
Cục thống kê Bắc Ninh là cơ quan trực thuộc Tổng cục thống kê đặt tại tỉnh
Bắc Ninh có chức năng giúp Tổng cục thống kê quản lí nhà nước về công tác thống kê
theo quy định của pháp luật, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác do
Tổng cục thống kê giao và bảo đảm thông tin đáp ứng yêu cầu quản lí hành chính của
UBND địa phương.
* Nhiệm vụ:
Tổ chức và quản lí thống nhất công tác Thống kê ở Bắc Ninh: thu thập, tổng
hợp, phân tích số liệu thống kê theo chương trình công tác của Tổng cục Thống kê
giao và đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ lãnh đạo địa phương.
Biên soạn, xuất bản niên giám và các ấn phẩm thống kê, quản lí thống nhất
việc công bố và cung cấp số liệu thống kê theo quy định của Tổng cục Thống kê và
UBND tỉnh.
Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các ngành, các cấp, các doanh nghiệp đóng
tại địa phương chấp hành chế độ báo cáo và điều tra thống kê theo pháp lệnh kế toán
và thống kê, Nghị định 52/HĐBT ngày 19/02/1992 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là
Chính Phủ) về xử phạt những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lế toán và
thống kê.
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thống kê địa phương theo tiêu chuẩn
của công chức ngạch thống kê.
Lập dự toán kinh phí hàng năm theo hướng dẫn của Tổng cục và tổ chức
thực hiện dự toán khi được duyệt theo đúng mục tiêu, kế hoạch của Tổng cục giao,
quản lí tài sản, thiết bị, kinh phí lao động của Cục thống kê và các đơn vị trực thuộc.
Thường xuyên củng cố tổ chức thống kê ở địa phương, tăng cường mối
quan hệ hợp tác giữa Cục thống kê với các cơ sở, ngành có liên quan và UBND các
huyện, thị.
2. Cơ cấu tổ chức
Cục thống kê Bắc Ninh là đơn vị dự toán của Tổng cục thống kê, có con dấu và
tài khoản riêng theo quy định của nhà nước.
Cục trưởng Cục thống kê là người đứng đầu, lãnh đạo, phụ trách và chịu trách
nhiệm trước Tổng cục Thống kê về những hoạt động của đơn vị mình trong lĩnh vực
công tác thống kê địa phương. Giúp việc Cục trưởng còn có hai Cục phó, hai Cục phó
chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vức mà mình đảm nhiệm.
2.1. Hệ thống tổ chức
Hệ thống tổ chức của Cục thống kê Bắc Ninh bao gồm:
Phòng tổng hợp thông tin (4 cán bộ),
Phòng công thương (6 cán bộ),
Phòng nông, lâm nghiệp (3 cán bộ),
Phòng dân số văn xã (3 cán bộ),
Phòng tổ chức hành chính (3 cán bộ),
Bộ phận thanh tra (1 cán bộ),
Phòng thống kê huyện thị (8 phòng với số lượng từ 4 đến 5 người/ phòng),
Trung tâm tính toán (luôn có từ 4 đến 5 người).
Phòng thống kê huyện thị là một phòng thuộc Cục thống kê, không phải là đơn
vị dự toán ngân sách riêng, có con dấu để giao dịch về mặt hành chính theo hướng dẫn
của Tổng cục Thống kê.
2.2. Nhiệm vụ cụ thể của các phòng, các bộ phận.
a. Phòng tổng hợp:
Viết nhanh báo cáo, báo cáo đột xuất về chuyên đề phát triển kinh tế xã hội
của địa phương,
Lập một số tài khoản chính trong hệ thống tài khoản quốc gia (của địa
phương) hàng năm hoặc nhiều năm.
Biên soạn niên giám thống kê, quản lí, lưu trữ, củng cố và cung cấp số liệu
thống kê theo quy định của UBND tỉnh,
Đảm bảo sự thống nhất khắc phục hiện tượng trùng lắp trong công tác
chuyên môn có liên quan đến nhiều phòng,
Lập kế hoạch thông tin, hướng dẫn theo dõi phong trào thi đua, đánh giá kết
quả thực hiện chương trình công tác của Cục hàng quý, 6 tháng và năm.
b. Phòng Tổ chức hành chính:
Tham mưu, trợ giúp lãnh đạo trong lĩnh vực tổ chức cán bộ và tài cính của đơn
vị, đảm bảo thực hiện tốt các điều kiện, thực hiện nhiệm vụ, công tác của phòng, của
cán bộ (cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, kinh phí sử dụng...).
2. Phòng Dân số và Văn xã:
Đảm nhiệm việc tổ chức thu thập, xử lí các thông tin thống kê trong lĩnh vực
dân số, lao động, giáo dục đào tạo, văn hoá, đời sống xã hội, môi trường trên địa bàn
tỉnh và thực hiện báo cáo trên lĩnh vực này theo chế độ và yêu cầu thường xuyên hoặc
đột xuất của Tổng cục thống kê và UBND tỉnh. Hướng dẫn thực hiện và đảm bảo
phương pháp, chế độ, củng cố mạng lưới thống kê chuyên ngành cơ sở.
3. Phòng nông, lâm, ngư nghiệp:
Đảm nhận nhiệm vụ thu thập các thông tin thống kê trong các lĩnh vực nông,
lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh và thực hiện báo cáo về các lĩnh vực này theo các
chế độ và yêu cầu thường xuyên hoặc đột xuất của Tổng cục thống kê và UBND tỉnh,
hướng dẫn thực hiện và đảm bảo phương pháp, chế độ , củng cố mạng lưới thống kê
chuyên ngành cho cơ sở.
e. Bộ phận thanh tra:
Thực hiện chức năng thanh tra thống kê trong ngành đối với các cơ sở trong
việc chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ thông tin thống kê, thực hiện
thanh tra trong việc chi tiêu tài chính trong toàn Cục, qua đó có những kiến nghị về
biện pháp, chính sách, chế độ trong việc thực hiện pháp lệnh kế toán- thống kê,
phương pháp chế độ nghiệp vụ thống kê và chế độ chi tiêu xử lí kinh phí trong ngành.
f. Trung tâm tính toán:
Làm nhiệm vụ kinh doanh theo chức năng đăng kí với Nhà nước trong lĩnh vực
xử lí thông tin thống kê, cung ứng các biểu mẫu, sổ sách, chứng từ, in ấn, sao chụp...
và thực hiện nhiệm vụ xử lí thông tin trong ngành khi có yêu cầu.
g. Phòng thống kê huyện, thị:
Đảm nhận thu thập và xử lí thông tin theo lãnh thổ, địa bàn huyện , thị mình để
đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ lãnh đạo các cấp uỷ chính quyền huyện, thị và kế
hoạch của Cục thống kê, đồng thời tham dự các cuộc họp phổ biến các kế hoạch, chủ
trương chính sách hoặc các vấn đề liên quan đến công tác thống kê do UBND huyện,
thị triệu tập.
2.3. Phòng công thương.
a. Nhiệm vụ chung của cả phòng:
+ Thu thập báo cáo thống kê định kỳ từ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế, các huyện thị. Từ cơ sở đó tổng hợp làm báo cáo phân tích theo chế độ quy
định hiện hành của Tổng cục Thống kê.
+ Tổ chức điều tra thống kê theo chương trình và sự chỉ đạo của Tổng cục.
+ Lập phương án điều tra và tổ chức thu thập, xử lí, phân tích số liệu điều tra
theo yêu cầu của UBND địa phương (ngoài kế hoạch của Tổng cục).
+ Hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các
phòng thống kê huyện, thị thực hiện báo cáo và điều tra thống kê.
b. Nhiệm vụ cụ thể:
+ Thống kê vốn đầu tư, xây lắp và khảo sát, thiết kế quy hoạch xây dựng,
+ Thống kê thương mại, giá cả,
+ Thống kê giao thông, vận tải,
+ Thống kê công nghiệp.
Bộ máy tổ chức của phòng:
Phòng công thương chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Cục về các số liệu liên
quan đến công nghiệp, thương mại, giá cả, giao thông, xây dựng. Phòng gồm 6 biên
chế:
+ Trưởng phòng: phụ trách phần công nghiệp, giao thông, xây dựng (trực tiếp
thu thập, tổng hợp phần công nghiệp khối các doanh nghiệp nhà nước và các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài),
+ Phó phòng: Phụ trách phần thương mại, giá cả (trực tiếp thu thập, tổng hợp và
báo cáo các lĩnh vực về giá cả),
+ Một cán bộ: Phụ trách phần thương mại,
+ Một cán bộ: phụ trách phần công nghiệp ngoài quốc doanh,
+ Một cán bộ: phụ trách phần giao thông vận tải,
+ Một cán bộ: phụ trách phần vốn đầu tư xây lắp.
3. Những thành tựu đã đạt được của Cục thống kê Bắc Ninh
Từ khi thành lập đến nay, được sự lãnh đạo và chỉ đạo thường xuyên của Tổng
cục thống kê, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, ngành thống kê Bắc Ninh đã từng bước
phát triển, trưởng thành cả về tổ chức, công tác chuyên môn và các công tác khác nên
đã thu được nhiều kết quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin phục vụ lãnh đạo Tỉnh
uỷ, HĐND, UBND, cũng như các cấp, các ngành trong tỉnh và cho Trung ương.
Trong thời kỳ đổi mới, nhất là từ năm 1997, khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập đến
nay, ngành Thống kê tỉnh đã cùng Thống kê cả nước tổ chức thành công nhiều cuộc
điều tra như: Tổng điều tra dân số năm 1998, tổng điều tra nông nghiệp nông thôn năm
1994, tổng điều tra các đơn vị hành chính sự nghiệp 1996, tổng điều tra dân số và nhà
ở năm 1999... Ngoài ra, những năm gần đây ngành đã tiến hành hàng loạt các cuộc
điều tra toàn bộ và điều tra chuyên môn như: điều tra kinh tế hộ gia đình(1999), điều
tra biến động dân số hàng năm, điều tra tình trạng giàu nghèo...
Để phục vụ cho nhu cầu quản lí tỉnh có hiệu quả, ngành thống kê còn phối hợp
điều tra với các ngành khác như: phối hợp với Sở lao động và thương binh xã hội tỉnh
điều tra lao động và việc làm hàng năm, điều tra thực trạng lao động được đào tạo
nghề; phối hợp với Sở giao thông vận tải điều tra số lượng phương tiện vận tải cơ giới
có đến ngày 1/9/2000...
Do ngành đã nâng cao mức hoàn thành thông tin Tổng cục thống kê giao nên
kết quả phong trào thi đua hàng năm cũng ngày một tăng lên: năm 1997 đạt 97,8% kế
hoạch thông tin Tổng cục Thống kê giao, xếp thứ 18/61 tỉnh, thành phố. Từ năm 1998
đến năm 2000, năm nào cũng đạt trên 99% kế hoạch thông tin , xếp thứ 8/61 tỉnh,
thành phố.
Hàng năm, ngành thống kê tỉnh đều được UBND tỉnh tặng cờ thi đua hoặc bằng
khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 1999, được Chính phủ tặng bằng khen
và được Tổng cục Thống kê tặng cờ thi đua xuất sắc. Từ năm 1992 đến nay, Cục thống
kê Bắc Ninh luôn được coi là chi bộ trong sạch, vững mạnh.
Những thành tích mà Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh đã đạt được ngoài sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo, sự giúp đỡ có hiệu quả của các ngành khác, phải kể đến sự
nỗ lực cố gắng của lãnh đạo cũng như cán bộ, viên chức ngành thống kê trong việc
thực hiện nhiệm vụ công tác của mình.
Những thành tựu trên đã đánh dấu bước tiến mới của Cục thống kê Bắc Ninh
trên cả 3 phương diện: thực hiện tốt hơn công tác bảo đảm thông tin kinh tế xã hội;
trình độ chuyên môn của cán bộ viên chức của Cục được nâng lên; tăng cường ứng
dụng khoa học công nghệ trong xử lí thông tin và xây dựng các cơ sở dữ liệu.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Cục thống kê Bắc Ninh còn tồn tại
những hạn chế sau:
+ Hệ thống thông tin thống kê chưa đồng bộ, việc điều tra thu thập thông tin
ban đầu đôi khi chưa đảm bảo phương pháp, quy trình và phạm vi điều tra, trình độ
của cán bộ ngành tuy đã được nâng lên nhưng vẫn còn thấp (46% cao đẳng và đại học,
49% trình độ trung cấp, trình độ của cán bộ thống kê xã còn thấp),
+ Công tác nghiên cứu khoa học, dự báo kinh tế và kiến nghị, đề xuất của
ngành chưa nhiều, chất lượng phân tích thống kê trên một số lĩnh vực chưa cao,
+ Công tác phương pháp, chế độ của ngành chậm đổi mới, không theo kịp yêu
cầu công tác quản lí của Nhà nước, việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo pháp
lệnh kế toán và thống kê ở các cấp, các ngành nhất là ở các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh chuyển biến chậm.
4. Phương hướng hoạt động
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng ngày càng tốt những thông tin
phục vụ lãnh đạo, Cục thống kê Bắc Ninh đưa ra phương hướng hoạt động và coi như
là nhiệm vụ phải hoàn thành:
“ Củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy tổ chức, đẩy mạnh công tác đào tạo và
tự đào tạo để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của ngành; đổi mới và hoàn thiện
phương pháp, chế độ, công tác thu thập, xử lí, tổng hợp, lưu giữ và truyền thông tin
thống kê; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, công tác phân tích tình hình kinh tế
xã hội và công tác phổ biến thông tin thống kê; ứng dụng rộng rãi thành tựu của công
nghệ thông tin; chủ động hội nhập quốc tế nhằm đưa công tác thống kê ngang tầm với
trình độ thống kê tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng tốt yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, biến Nghị quyết Đại hội
Đảng thành hiện thực trong cuộc sống.
Làm tốt được nhiệm vụ trên, ngành thống kê Bắc Ninh sẽ đạt được sự chuyển
biến, tiến bộ trong việc thực hiện chương trình công tác của ngành năm 2002 và những
năm tiếp theo.
III. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Cục thống kê Bắc Ninh
Việc tính chỉ số giá tiêu dùng ở cục thống kê Bắc Ninh được vận dụng theo
phương pháp tính chung của cả nước do Tổng cục thống kê đưa ra năm 1995. Quy
trình tổ chức tính chỉ số giá tiêu dùng của Cục thống kê Bắc Ninh như sau:
1. Tổ chức mạng lưới thu thập thông tin về giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu
dùng
1.1. Điểm điều tra đại diện
Căn cứ vào bảng danh mục mặt hàng và dịch vụ đại diện chuẩn do Tổng cục
thống kê lập, và căn cứ vào tình hình buôn bán, tiêu thụ và phong tục, tập quán riêng
của tỉnh Bắc Ninh, Cục thống kê Bắc Ninh đã xây dựng bảng danh mục mặt hàng và
dịch vụ đại diện gồm 412 mặt hàng và dịch vụ đại diện trong đó có 10 nhóm cấp I, 32
nhóm cấp II, 86 nhóm cấp III.
Dựa vào bảng danh mục này, Cục thống kê đã tổ chức lựa chọn địa điểm điều
tra. Các bước tiến hành như sau:
+ Chọn huyện đại diện : bao gồm 3 huyện: Yên Phong, Gia Bình và thị xã Bắc
Ninh. Ba điểm này có phong tục tập quán tiêu dùng mang tính đặc trưng của toàn tỉnh.
+ Chọn địa điểm điều tra đại diện:
Mỗi huyện chọn ra những sạp hàng, quầy hàng, chợ,… những nơi buôn bán tập
trung để làm điểm điều tra đại diện.
Số lượng điểm điều tra đại diện cho từng nhóm hàng hoá và dịch vụ đại diện
như sau:
+ Gạo, thịt lợn các loại: điều tra tại 5 điểm,
+ Các hàng hoá khác: điều tra tại 3 điểm,
+ Dịch vụ: điều tra tại 1 điểm.
1.2. Thời gian, biểu mẫu và phương pháp điều tra giá tiêu dùng
a. Thời gian điều tra:
Giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng được thu thập vào 3 kỳ trong tháng:
+ Kỳ 1 vào ngày 22 tháng trước tháng báo cáo,
+ Kỳ 2 vào ngày 2 tháng báo cáo,
+ Kỳ 3 vào ngày 12 tháng báo cáo.
b. Về biểu mẫu điều tra:
Biểu mẫu điều tra giá tiêu dùng mà Cục thống kê Bắc Ninh sử dụng là biểu mẫu
11 / TKG do Tổng cục thống kê quy định (đã được đề cập ở phần 2 mục III của
chương II).
c. Phương pháp điều tra giá:
Để thu thập gá cả của các mặt hàng và dịch vụ tiêu dùng đại diện, các điều tra
viên trực tiếp đến các điểm điều tra đại diện vào thời điểm mua bán tập trung trong
ngày, theo dõi, quan sát, ghi chép giá khách hàng thực trả và ghi vào sổ trung gian .
Các điều tra viên là cán bộ thống kê các huyện, thị xã, mỗi người chịu trách nhiệm thu
thập giá của một số hàng hoá và dịch vụ đại diện.
Để kiểm tra mức độ chính xác của giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng mà các
Phòng thống các huyện, thị xã đã gửi lên, cán bộ phụ trách phần giá cả của Cục thống
kê tỉnh đi điều tra lại ở một số điểm điều tra đại diện. Khi số liệu giá cả thu thập đảm
bảo độ chính xác, đầy đủ thì tiến hành tính, phân tích chỉ số giá tiêu dùng và lập, gửi
báo cáo lên Tổng cục thống kê vào ngày 27 hàng tháng theo quy định của Tổng cục
thống kê.
2. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng tháng
Cục thống kê Bắc Ninh tính chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng, hàng năm; tính
chung và tính riêng cho 10 nhóm cấp 1, 32 nhóm cấp 2 và 86 phân nhóm cấp 3 của
các hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đại diện.
Trong chuyên đề này không trình bày phương pháp tính và phân tích sự biến
động giá cả của tất cả các mặt hàng, dịch vụ đại diện mà chỉ tính chỉ số giá tiêu dùng
đại diện cho một số mặt hàng và dịch vụ. Mục đích chính của phần này là tính chỉ số
giá tiêu dùng và phân tích sự biến động giá cả của 10 nhóm hàng cấp 1 và chỉ số giá
tiêu dùng chung tháng 12/2001 tại tỉnh Bắc Ninh; tính chỉ số giá tiêu dùng chung của
cả năm 2001 đồng thời phân tích sự biến động giá cả chung của thị trường Bắc Ninh
bằng phương pháp chỉ số giá tiêu dùng qua 5 năm từ 1997 đến năm 2001.
Từ tháng 8 năm 2001, Cục thống kê bắt đầu áp dụng phương pháp mới tính chỉ
số giá tiêu dùng. Phương pháp mới này vẫn lấy phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng
của năm 1995 làm nền tảng, nó chỉ thay đổi những vấn đề sau đây (còn lại vẫn giữ
nguyên như phương pháp đã đưa ra năm 1995):
+ Thứ nhất: là về thời kỳ quyền số: quyền số cố định mới dùng để tính chỉ số
giá tiêu dùng bắt đầu từ tháng 8 năm 2001 là cơ cấu chi tiêu cho nhóm hàng hoá và
dịch vụ trong tổng chi tiêu của hộ gia đình năm 2001.
+ Thứ hai: Ngoài việc tính chỉ số giá tiêu dùng chung cho toàn tỉnh còn tính chỉ
số giá tiêu dùng riêng cho khu vực thành thị và khu vực nông thôn.
+ Thứ ba:Điểm đại diện để điều tra giá tiêu dùng là tổng số điểm điều tra đại
diện của cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn,
+ Thứ tư: Lấy năm 2000 là năm (kỳ) gốc cố định.
2.1. Phương pháp tính giá bình quân kỳ điều tra của các mặt hàng, dịch vụ đại
diện
Có số liệu về giá ở các điểm điều tra đại diện của phân nhóm thóc gạo ngày
2/12/2001 như sau:
Biểu 1: Giá tiêu dùng Đơn vị: đ/kg
Mặt hàng
Mã
số
Điểm
1
Điểm
2
Điểm
3
Điểm
4
Điểm
5
Giá bình
quân kỳ điều
tra
A B 1 2 3 4 5 6
1-Thóc, gạo
-Thóc tẻ thường
- Gạo tẻ thường
- Gạo tẻ tám thơm
- Gạo bông hồng
- Gạo nếp thường
- Gạo nếp thơm
2310
3254
6850
3700
4385
4850
2305
3250
6900
3655
4390
4800
2305
3245
6950
3670
4385
4850
2250
3262
6900
3655
4390
4750
2370
3258
6900
3660
4380
4750
2308
3254
6900
3665
4386
4800
Giá thóc tẻ thường bình quân:
=
2310 + 2305 + 2305 + 2250 + 2370
5 = 2308 (đ/kg).
Tương tự với các mặt hàng và dịch vụ đại diện nhóm cấp 4 còn lại.
Gía bình quân kỳ điều tra của nhóm thóc gạo được phản ánh ở cột 6 của biểu 1
ở trên.
2.2. Tính giá bình quân tháng của các mặt hàng, dịch vụ đại diện
Có số liệu về giá bình quân chung toàn tỉnh ở 3 kỳ điều tra của nhóm thóc gạo
trong tháng 12/2001 như sau:
Biểu 2: Giá bình quân kỳ và tháng điều tra Đơn vị: đ/kg
Mặt hàng
Mã
số
Giá bình
quân kỳ 1
Giá bình
quân kỳ 2
Giá bình
Quân kỳ 3
Giá bình
Quân tháng
A B 1 2 3 4
1-Thóc, gạo
-Thóc tẻ thường
- Gạo tẻ thường
- Gạo tẻ tám thơm
- Gạo bông hồng
- Gạo nếp thường
- Gạo nếp thơm
2350
3250
7000
3660
4365
4750
2308
3254
6900
3665
4386
4800
2266
3257
7100
3676
4350
4850
2308
3254
7000
3667
4367
4800
Giá thóc tẻ thường bình quân tháng 12/2001:
=
2350 + 2308 + 2266
3 = 2308 (đ/kg)
Tương tự với các mặt hàng, dịch vụ đại diện còn lại.
Ta có giá bình quân tháng 12/2001 của các mặt hàng và dịch vụ đại diện ở cột 4
của biểu 2.
Giá bình quân ở trên là giá tính cho toàn tỉnh, việc tính giá bình quân cho riêng
khu vực thành thị và khu vực nông thôn cũng tương tự như tính cho toàn tỉnh nhưng
giá để tính giá bình quân kỳ ở hai khu vực này là giá bán lẻ ở các điểm đại diện tương
ứng với từng khu vực: khu vực thành thị tính giá bình quân các điểm điều tra đại diện
ở khu vực thành thị, khu vực nông thôn cũng vậy. Nhưng toàn bộ điểm điều tra đại
diện hai khu vực này chính là điểm điều tra đại diện của toàn tỉnh.
2.3. Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng
2.3.1. Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so kỳ gốc cố định
a. Tính chỉ số giá cá thể
Với cách tính tương tự ta có bảng giá bình quân tháng chung toàn tỉnh và giá
bình quân tháng khu vực thành thị, khu vực nông thôn của nhóm thóc gạo như sau:
Biểu 3: Giá và chỉ số giá tiêu dùng tháng so kỳ gốc
(cá thể)
Nhóm hàng
Mã
số
Giá BQ
kỳ gốc (đ/kg)
Giá BQ kỳ
báo cáo (đ/kg)
Chỉ số giá so với
kỳ gốc (%)
TT NT Chung TT NT Chung TT NT Chung
A B 1 2 3 4 5 6 7= 4/1 8 =5/2 9 =6/3
1-Thóc, gạo
-Thóc tẻ thường
-Gạo tẻ thường
Gạo tẻ tám thơm
-Gạo bông hồng
-Gạo nếp thường
- Gạo nếp thơm
1870
2663
5362
2623
4676
5664
1620
2403
_
2500
4400
4844
1730
2500
5362
2550
4620
5500
2825
3467
7000
3800
4667
5167
2279
3184
_
3622
4389
4678
2296
3461
7000
3799
4389
5219
151,8
136,6
130,54
144,91
99,8
91,22
140,67
132,45
-
146,88
99,98
96,57
132,72
138,43
130,54
149,01
95,00
94,88
Chỉ số giá thóc tẻ thường được tính như sau:
+ Chung cả tỉnh:
Ip =
2296
1730 x 100 = 132,72%
+ Khu vực thành thị:
Ip1 =
2825
1870 x 100 = 151.80%
+ Khu vực nông thôn:
Ip2 =
2279
1620 x 100 = 140.67%
Tương tự với các mặt hàng, dịch vụ đại diện còn lại.
Ta có chỉ số giá cá thể của các mặt hàng đại diện trong nhóm thóc gạo tương
ứng ở các cột 7,8,9 của biểu 3.
b. Tính chỉ số nhóm cấp 3
Căn cứ vào số liệu trong biểu 3 ta tính chỉ số giá tiêu dùng nhóm cấp 3 (chung
của tỉnh) của nhóm thóc gạo:
+ Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh:
IpIII =
132.72 + 138.43 + 130.54 + 149.01 + 95 + 94.88
6 = 123.43%
+ Chỉ số giá tiêu dùng của khu vực thành thị:
IP1
III =
151.8 + 136.6 + 130.54 + 144.91 + 99.8 + 91.22
6 = 124.62%
+ Chỉ số giá tiêu dùng của khu vực nông thôn:
IP2
III =
140.67 + 132.45 + 146.88 + 99.98 + 96.57
6 = 123.31%
Tương tự với các nhóm cấp 3 còn lại.
Ta có chỉ số giá tiêu dùng nhóm cấp 3 của nhóm lương thực được phản ánh ở
cột 1,2,3 của biểu 4.
c. Tính chỉ số nhóm cấp 2
Biểu 4: Chỉ số giá tiêu dùng so kỳ gốc và
quyền số cố định
(của nhóm hàng hoá và dịch vụ cấp 2)
Mặt hàng Mã
số
Chỉ số tháng 12/2001 so
với kỳ gốc (%)
Quyền số cố định
(0/10000)
TT NT Chung TT NT Chung
A B 1 2 3 4 5 6
1- Lương thực
1/ Thóc gạo 124.62 123.31 123.43 871 1174 1128
2/Lương thực khác 111.11 112.05 104.01 23 24 25
3/lương thực chế biến 104.79 102.17 102.45 206 296 283
Chỉ số nhóm lương thực (nhóm cấp 2) được tính như sau:
+ Khu vực thành thị:
IIIp =
124.62 x 871 + 111.11 x 23 + 104.79 x 206
871 + 23 + 206 = 120.62%
+ Khu vực nông thôn:
IIIp =
123.31 x 1174 + 112.05 x 24 + 102.17 x 296
1174 +24+296 = 118.94%
+ Chung toàn tỉnh:
III =
123.43 x 1128 + 104.01 x 25 + 102.45 x 283
1128 + 25 + 283 = 118.95%
Tính tương tự cho các nhóm khác.
Ta có số liệu chỉ số giá tiêu dùng so với kỳ gốc của nhóm cấp 2 của nhóm hàng
ăn và dịch vụ ăn uống được phản ánh ở cột 1,2,3 ở biểu 5.
d. Tính chỉ số giá tiêu dùng nhóm cấp 1
Biểu 5 chỉ số giá tiêu dùng so kỳ gốc và
quyền số cố định
(của nhóm hàng hoá và dịch vụ cấp 1)
Mặt hàng
Mã
số
Chỉ số tháng 12/2001 so
với kỳ gốc (%)
Quyền số cố định (‰)
TT NT Chung TT NT Chung
A B 1 2 3 4 5 6
I. Hàng ăn và dịch vụ
ăn uống
1- Lương thực 120.62 118.94 118.95 1100 1494 1435
2- Thực phẩm 100.99 101.73 101.63 3013 3333 3288
3- Ăn uống ngoài gia
đình
108.33 100 101.35 349 305 311
Tính chỉ số nhóm cấp 1 của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống như sau:
+ Khu vực thành thị:
IIP1 =
120.62 x 1100 + 100.99 x 3013 + 108.33 x 349
1100 + 3013 + 349 = 106.40%.
+ Khu vực nông thôn:
IIP2 =
118.94 x 1494 + 101.73 x 3333 + 100 x 305
1494 + 3333 + 305 = 106.63%.
+ chung cả tỉnh:
IIP =
118.95 x 1435 + 101.63 x 3288 + 101.35 x 311
1435 + 3288 + 311 = 106.54%.
Tương tự với các nhóm hàng hoá và dịch vụ còn lại.
Ta có bảng chỉ số giá của các nhóm cấp 1được phản ánh ở cột 1,2,3 của biểu 6
e. Tính chỉ số giá tiêu dùng chung
Biểu 6: chỉ số giá tiêu dùng và quyền số cố định
(của các nhóm cấp 1)
Mặt hàng
Mã
số
Chỉ số tháng 12/2001 so
với kỳ gốc (%)
Quyền số cố định
(0/10000)
TT NT Chung Thị
trường
NT Chung
A B 1 2 3 4 5 6
Chỉ số chung 102.55 104.43 103.48 10000 10000 10000
I. Hàng ăn và dịch vụ
ăn uống
106.40 106.63 106.54 4462 5132 5034
II.Đồ uống và thuốc lá 103.35 102.07 102.90 303 475 451
III.May mặc, mũ nón,
giày dép.
101.67 96.39 97.12 667 691 688
IV. Nhà ở và vật liệu
xây dựng.
103.97 99.63 102.20 845 968 950
V. Thiết bị và đồ dùng
gia đình
98.99 103.50 102.69 932 832 847
VI. Dược phẩm, y tế 99.93 95.30 95.71 171 250 238
VII. Phương tiện đi lại
và bưu điện.
89.82 104.58 93.37 1296 743 824
VIII. G iáo dục. 104.47 103.84 103.95 369 244 261
IX. Văn hoá, thể thao,
giải chí.
100.82 97.85 93.94 488 309 335
X. Hàng hoá và dịch vụ
khác.
107.75 119.16 115.02 467 356 373
+Chỉ số giá chung của khu vực thành thị:
Ip1 =
106.40 x 4462 + 103.35 x 303 + 101.67x 667+... +100.82x488+107.75x467
4462 + 303 + 667 +... + 488 + 467
=102.55%.
+ Chỉ số giá chung của khu vực nông thôn:
Ip2 =
106.63 x 5132 + 102.07 x 475 +...+ 97.85 x 309 + 119.16 x 356
5132 + 475 +...+309 + 356 = 104.43%.
+ chỉ số giá chung của toàn tỉnh:
Ip =
106.54 x 5034 + 102.90 x 451+...+ 93.94 x 335 + 115.02 x 373
5034 + 451+...+ 335 + 373 = 103.48%.
f.Tính chỉ số giá tiêu dùng của nhóm hàng hoá và dịch vụ theo danh mục cũ.
Ngoài tính chỉ số giá tiêu dùng cho 10 nhóm cấp 1 và chỉ số giá tiêu dùng
chung, CPI cần tính riêng cho hai nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng.
Có số liệu sau đây:
Biểu 7: chỉ số giá tiêu dùng và quyền số cố định
(của các nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng)
Nhóm hàng Mã số
Quyền số cố
định
(0/10000)
Chỉ số giá tiêu
dùng tháng
12/2001 so
kỳ gốc
A B 1 2
Chỉ số chung 10000 103.48
A. Hàng hoá 9046 103.34
A1. Hàng lương thực, thực phẩm 5173 106.50
A2. Hàng phi lương thực, thực phẩm 3872 99.05
B. Dịch vụ 954 104.81
20/ Ăn uống ngoài gia đình 811 101.35
30/ Tiền công may quần áo 44 120.77
31/ Dịch vụ khác 6 90.64
32/ Thuê nhà - -
34/ Dịch vụ sửa nhà 10 326.96
36/ Dịch vụ nước sinh hoạt 5 -
38/ Dịch vụ điện sinh hoạt 10 100
54/ Sửa chữa thiết bị đồ dùng gia đình 7 124.25
55/ Dịch vụ khác trong gia đình - -
58/ Dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ 71 100.41
64/ Dịch vụ giao thông công cộng 30 100
65/ Sửa chữa phương tiện đi lại 16 100.58
66/ Dịch vụ giao thông khác 9 101.04
67/ Bưu điện 84 103.18
69/ Dịch vụ giáo dục 190 102.32
73/ Dịch vụ văn hoá 9 111.35
75/ Dịch vụ thể dục thể thao 2 100
A B 1 2
78/ Dịch vụ giải trí vui chơi 7 107.11
79/ Du lịch chọn gói 20 -
80/ Khách sạn, nhà trọ 3 100
82/ Dịch vụ du lịch cá nhân 20 103.68
83/ Về hỷ 118 113.10
84/ Về hiếu 156 126.04
85/ Dịch vụ hành chính pháp lý 3 85
86/ Dịch vụ vệ sinh môi trường 8 100
Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 12 năm 2001 của:
+ Nhóm dịch vụ:
IB =
101.35 x 811 + 120.77 x 44 +...+ 85.00 x 3 + 100 x 8
811 + 44+...+ 3 + 8 = 104.81%
+ Nhóm hàng lương thực, thực phẩm(A1) và nhóm hàng phi lương thực, thực
phẩm tính (A2)tương tự như nhóm dịch vụ.
+ Nhóm hàng hoá (A):
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng hoá (IA) tính được bằng cách lấy bính quân số
học gia quyền của hai nhóm A1 và A2 với quyền số tương ứng.Với số liệu biểu 7 ta có:
IA =
106.50 x 5173 + 99.05 x 3872
5173 + 3872 = 103.34%
Ta có kết quả tính toán được phản ánh trong biểu 7.
Việc tính chỉ số giá tiêu dùng cho khu vực thành thị và khu vực nông thôn cũng
tương tự tính chung cho toàn tỉnh.
+ Chung:
Ip =
103.34 x 9046 + 104.81 x 954
9046 + 954 = 103.48%
Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng chung tính theo hai phương pháp trên đều cho kết
quả như nhau.
2.3.2. Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2001 so với kỳ gốc bất kỳ
a. So với tháng trước (tháng 11/2001)
Ta có bảng chỉ số giá tiêu dùng so với kỳ gốc của 10 nhóm hàng hoá và dịch vụ
ở biểu 8 dưới đây:
Biểu 8: Chỉ số giá tiêu dùng tháng
Nhóm
Hàng
Mã
Số
Chỉ số tháng 11/2001
so với kỳ gốc (%)
Chỉ số tháng 12/2001
so với kỳ gốc (%)
Chỉ số tháng 12/2001 so
với kỳ trước (%)
TT NT Chung TT NT Chung TT NT Chung
A B 1 2 3 4 5 6 7=4/1 8=5/2 9=6/3
Chung 99.44 100.12 99.65 102.55 104.43 103.48 103.12 104.30 103.84
I. 100.36 98.96 99.12 106.40 106.63 106.54 106.01 107.75 107.48
II 102.51 102.21 102.23 103.35 102.07 102.90 108.82 99.86 99.96
III 101.44 97.37 97.93 101.67 96.39 97.12 100.23 98.99 99.17
IV 104.31 99.11 102.23 103.97 99.63 102.20 99.67 99.96 99.95
V 100.02 100.70 100.86 98.99 103.50 102.69 99.58 102.78 102.20
VI 99.86 96.60 96.93 99.93 95.3 95.71 100.07 98.65 98.79
VII. 91.20 104.62 94.43 89.82 104.58 93.37 98.49 99.96 98.87
VIII 103.45 108.40 108.60 104.47 103.84 103.95 100.99 95.79 96.81
IX 99.03 98.38 93.10 100.82 97.85 93.94 101.81 99.46 100.90
X 107.32 113.93 111.23 107.75 119.16 115.02 104.59 103.41 105.56
Cột A của biểu 8 là các nhóm hàng giống các nhóm hàng ở cột A của biểu 7 ở
trên.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 so với tháng trước của nhóm hàng ăn uống của:
+ Khu vực thành thị:
106.40
100.36 = 106.01%
+ Khu vực nông thôn:
106.63
98.96 = 107.75%
+ chung toàn tỉnh:
106.54
99.12 = 107.48%.
Tương tự với các nhóm hàng hoá, dịch vụ còn lại và chỉ số chung ta có số liệu
chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2001 so với kỳ trước ở cột 7,8,9 ở biểu 8.
b. So với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2001 so cùng kỳ năm trước (cũng là so với tháng
12 năm trước) cũng tính tương tự như so với tháng trước, ta chỉ thay số liệu của chỉ số
giá tiêu dùng tháng trước so kỳ gốc bằng số liệu của chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm
trước ( hay số liệu chỉ số giá tiêu dùng của tháng cùng kỳ năm trước) so kỳ gốc.
Ta có bảng chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2001 của 10 nhóm hàng đại diện ở
biểu 9:
Biểu 9: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2001
Nhóm
Hàng
Mã
Số
So với kỳ gốc (%) So với kỳ trước (%) So với cùng kỳ năm trước
(%)
TT NT Chung TT NT Chung Thị NT chung
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Chung 102.55 104.43 103.48 103.12 104.30 103.84 103.72 105.80 104.85
A 101.89 104.80 103.34 102.94 105.01 104.38 103.29 106.15 104.87
1. 106.07 106.60 106.50 106.20 107.46 107.29 107.79 109.23 109.33
2. 97.54 101.73 99.05 99.51 100.90 100.41 98.64 100.90 99.17
B 107.37 101.83 104.81 100.87 98.27 98.97 106.51 101.95 104.74
I. 106.40 106.63 106.54 106.01 107.75 107.48 108.05 109.47 109.30
II 103.35 102.07 102.90 108.82 99.86 99.96 102.35 102.05 102.08
III 101.67 96.39 97.12 100.23 98.99 99.17 103.67 97.45 98.31
IV 103.97 99.63 102.20 99.67 99.96 99.95 103.67 98.60 103.35
V 98.99 103.50 102.69 99.58 102.78 102.20 99.52 102.97 102.17
VI 99.93 95.3 95.71 100.07 98.65 98.79 100.19 96.99 97.31
VII. 89.82 104.58 93.37 98.49 99.96 98.87 92.59 99.81 94.17
VIII 104.47 103.84 103.95 100.99 95.79 96.81 103.68 101.22 101.7
IX 100.82 97.85 93.94 101.81 99.46 100.90 101.27 97.88 94.72
X 107.75 119.16 115.02 104.59 103.41 105.56 105.56 119.14 114.58
Các nhóm hàng trong cột A của biểu 8 như các nhóm hàng trong cột A của biểu
6 (10 nhóm) và:
+A là nhóm hàng hoá; B là nhóm dịch vụ,
+1 là nhóm lương thực, thực phẩm,
+ 2 là nhóm phi lương thực, thực phẩm.
Ngoài ra, trong biểu chỉ số giá tiêu dùng tháng còn có cả cột chỉ số giá tiêu
dùng tháng 12 so với tháng 12 năm trước, nhưng do ta tính chỉ số giá tiêu dùng của
tháng 12 năm 2001 nên chỉ số giá tiêu dùng so vói tháng 12 năm trước cũng chính là
so cùng kỳ năm trước.
Các tháng còn lại của năm 2001 tính tương tự như tháng 12 năm 2001.
Nhận xét:
Qua biểu 8 ở trên, ta thấy chỉ số giá tiêu dùng chung so với tháng trước là
103.84% tăng 3.84%, khu vực thành thị tăng 3.12%; khu vực nông thôn tăng
4.30%.Chỉ số giá tiêu dùng của nhóm lương thực, thực phẩm tăng 7,29% (khu vực
thành thị tăng 6.2%, khu vực nông thôn tăng 7.46%). nhóm hàng phi lương thực, thực
phẩm tăng 0.41% ( thành thị giảm 0.5%, nông thôn tăng 0.9%).
Chỉ số giá tiêu dùng chung tháng 12/2001 so với kỳ trước tăng do giá cả của
một số mặt hàng tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ giảm của các mặt hàng, dịch
vụ khác. Chỉ số giá tiêu dùng chung tăng chủ yếu do nhóm hàng lương thực, thực
phẩm tăng cao (7.29%) và tăng cao nhất trong nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng.
Chỉ số giá tiêu dùng của nhóm lương thực tăng cao trong tháng qua do các nguyên
nhân sau:
- Do ảnh hưởng của thời tiết làm năng xuất thu hoạch của vụ mùa thấp,
- Thị trường xuất khẩu gạo gặp nhiều thuận lợi,
- Tháng này vẫn đang trong mùa cưới lại là tháng cuối năm nên nhu cầu tiêu
dùng lương thực, thực phẩm như gia cầm, dầu, mỡ... tăng cao làm cho giá của chúng
tăng lên.
Thị trường nông thôn, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn so với thị trường thành
thị do đó nó cũng là nhân tố chủ yếu tác động đến sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng
chung. Một nguyên nhân chính làm cho giá cả thị trường nông thôn tăng lên vì giá
hàng nông sản tăng lên làm tăng thu nhập của người nông dân, dẫn tới tăng khả năng
thanh toán và họ sẽ mua sắm nhiều hơn để thoả mãn nhu cầu của mình và gia đình. Sự
tăng lên của giá hàng nông sản dẫn đến thu nhập của khoảng 90% tăng lên, đó là một
dấu hiệu cho thấy mức sống của một bộ phận chủ yếu dân số trong tỉnh được nâng lên.
Chỉ số giá tiêu dùng chung so với kỳ gốc là 103.48% tăng 3.48% (trong đó khu
vực thành thị tăng 2.6%, khu vực nông thôn tăng 4.55%). Nguyên nhân chính làm cho
chỉ số giá tiêu dùng chung so kỳ gốc tăng do giá nhóm lương thực và giá cả nhóm
hàng hoá và dịch vụ khác tăng nhanh (lượng tăng tương ứng mỗi loại là 6.50% và
15.02%). Giá các nhóm hàng, dịch vụ như: nhóm hàng may mặc, mũ nón, dầy dép;
nhóm y tế, dược phẩm; phương tiện đi lại và bưu điện; nhóm văn hoá, thể thao, giải trí
giảm và giảm mạnh nhất là nhóm phương tiện đi lại và bưu điện (giảm 6.63%). Sự
tăng lên của giá hàng lương thực, thực phẩm, sự giảm xuống của giá các dịch vụ trên
đem lại lợi ích cho nông dân trong tỉnh, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa khu vực
thành thị và khu vực nông thôn.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2001 so với cùng kỳ năm trước (cũng là so với
tháng 12 năm trước) cũng tăng lên với một lượng là 4,85%, nhóm tác động mạnh nhất
tới sự tăng lên này vẫn là nhóm lương thực, thực phẩm.
Nhìn chung giá cả thị trường Bắc Ninh tháng 12/ 2001 so với các gốc so sánh
đều tăng lên, trong đó nguyên nhân chủ yếu là giá nhóm lương thực, thực phẩm tăng
mạnh.
3. Tính chỉ số giá tiêu dùng năm 2001
3.1 Tính chỉ số giá tiêu dùng năm 2001 so với kỳ gốc cố định
Do kỳ gốc là năm 2000 nên chỉ số giá tiêu dùng năm 2001 so với kỳ gốc cũng
chính là chỉ số giá tiêu dùng năm 2001 so với kỳ trước.
Do phương pháp mới tính chỉ số giá tiêu dùng được áp dụng bắt đầu từ tháng 8
năm 2001 nên ta không có đủ số liệu về giá để tính riêng cho hai khu vực: thành thị và
nông thôn. Phần này chỉ tính chỉ số giá tiêu dùng năm cho toàn tỉnh (phương pháp tính
chỉ số giá tiêu dùng riêng cho cả hai khu vực trên cũng tương tự như tính cho toàn
tỉnh).
Ta có biểu sau:
Biểu 10 Chỉ số giá tiêu dùng từng tháng và cả năm 2001
Mặt hàng
Tháng
1
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
Tháng
7
Thán
g 8
Tháng
9
Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12
Năm
2001
Chỉ số chung
100 101.48 101.28 100.60 100.52 100.12 99.23 99.06 99.58 99.65 99.65 103.48 100.38
A. Hàng hoá 99.37 100.97 100.93 100.35 100.30 99.68 98.66 98.37 98.71 98.80 99.00 103.34 99.87
- Lương thực, thực phẩm 100.41 102.84 101.97 100.45 101.24 99.74 90.79 97.68 98.1 98.61 99.26 106.50 99.79
- Lương thực, thực phẩm 99.73 100.28 101.34 100.22 101.22 99.61 99.67 99.31 99.55 99.06 98.65 99.05 99.25
B. Dịch vụ 105.71 105.36 103.08 103.66 102.66 104.30 99.63 105.7 105.81 105.81 105.90 104.81 104.29
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 97.00 99.26 101.00 99.68 99.68 99.77 97.99 97.72 98.15 98.56 99.12 106.54 99.54
II.Đồ uống và t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam.pdf