Tài liệu Luận văn Phương pháp phân tích thống kê kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty Nam Vang: LUẬN VĂN:
Phân tích thống kê kết quả tiêu thụ
hàng hoá ở công ty Nam Vang
Lời mở đầu
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới ,thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại hoá nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020
. Nhân dân ta thực hiện nhiệm vụ lịch sử này trong bối cảnh trong nước và thế giới có
nhiều chuyển biến sâu sắc dưới sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại, của quá trình phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc tạo nên xu thế
toàn cầu hoá và khu vực hoá các hoạt động kinh tế . Trong khi đất nước ta còn phải khắc
hậu quả nặng nề của nhiều nắm chiến tranh, đang thực hiện quá trình đổi mới , chuyển đổi
nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường.
Trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến động và khó khăn như vậy Đảng
và nhà nước ta luôn tìm cách đổi mới, nâng cao công tác quản lý tạo môi trường thuận lợi
thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển , thu h...
73 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phương pháp phân tích thống kê kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty Nam Vang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phân tích thống kê kết quả tiêu thụ
hàng hoá ở công ty Nam Vang
Lời mở đầu
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới ,thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại hoá nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020
. Nhân dân ta thực hiện nhiệm vụ lịch sử này trong bối cảnh trong nước và thế giới có
nhiều chuyển biến sâu sắc dưới sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại, của quá trình phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc tạo nên xu thế
toàn cầu hoá và khu vực hoá các hoạt động kinh tế . Trong khi đất nước ta còn phải khắc
hậu quả nặng nề của nhiều nắm chiến tranh, đang thực hiện quá trình đổi mới , chuyển đổi
nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường.
Trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến động và khó khăn như vậy Đảng
và nhà nước ta luôn tìm cách đổi mới, nâng cao công tác quản lý tạo môi trường thuận lợi
thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển , thu hút đầu tư. Nhờ vậy trong10 năm đổi mới
đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Hàng loạt các doanh nghiệp của mọi thành
phần kinh tế đã ra đời đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Nhưng một vấn đề khó khăn đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp đó là việc nghiên cứu
tìm mặt hàng kinh doanh ,thị trường (cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào) trả lời câu
hỏi của thị trường sản xuất và kinh doanh cái gì ? sản xuất cho ai?Trong cơ chế thị trường
các doanh nghiệp cạnh tranh nhau ngày càng gay gắt, khắc nghiệt .Do đó để có thể đứng
vững được các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý,
sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường .
Để làm được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nhận biết về bản thân mình một
cách chính xác phân tích đánh giá đúng thực lực của mình nắm vững và nhận biết điểm
mạnh và yếu của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh . Để từ đó đưa ra những quyết định
, chiến lược về phương hướng sản xuất kinh doanh của mình một cách có hiệu quả nhất
trong ngắn hạn và dài hạn.
Xuất phát từ vấn đề này , trong thời gian thực tập tại công ty Nam Vang em đã chọn
đề tài : ‘’ Phân tích thống kê kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty Nam Vang ‘’.
Đối tượng nghiên cứu là : doanh thu bán hàng và lượng hàng bán của trung tâm Nam
Hải trong thời kỳ 1995 – 2001
Kết cấu chuyên đề có 3 chương :
Chương I :Lý luận chung về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
Chương II: Lý luân chung về một số phương pháp thống kê .
Chương III: Phân tích thống kê kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty Nam Vang.
Chương I
Lý luận chung về kết quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp thương mại
i. Các khái niệm cơ bản.
Trước khi nghiên cứu quá trình sản xuất và kinh doanh và đánh giá hiệu quả của
nó ta cần nghiên cứu thế nào là sản xuất và kinh doanh .
1. Sản xuất là gì ?
Sản xuất theo định nghĩa mới nhất của liên hợp quốc trong hệ thống tài khoản quốc
gia SNA là hoạt động của con người (có thể làm thay được ) để tạo ra những sản phẩm hữu
ích , sản phẩm vật chất và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội – tiêu dùng
cho sản xuất , cho đời sống , cho tĩch luỹ và xuất khẩu.
Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động nói trên đều được coi là sản xuất mà phải có
sự loại trừ . Chẳng hạn , những hoạt động tự phục vụ cá nhân như giặt quần áo , nấu ăn …
về bản chất là hoạt động sản xuất nhưng tạm coi là không sản xuất vì chưa có điều kiện đẻ
thống kê chính xác được .Phạm vi sản xuất cũng phải phù hợp với pháp luật và các quy
đinh của từng nước để có thể thống kê được và đảm bảo tính thống nhất của chỉ tiêu tính
được . Xác định phạm vi sản xuất cũng là xác định nhất quán phạm vi tính kết quả sản xuất
.
2. Kinh doanh .
Kinh doanh là việc thực hiện một một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư , từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động nhằm sản xuất ra các sản phẩm vật chất
và sản phẩm dịch vụ cho các đối tượng tiêu dùng của xã hội .
Hoạt động sản xuất và kinh doanh là hoạt động nhằm sản xuất ra các sản phẩm để
bán chứ không phải để cho người sản xuất sử dụng .
3. Thương mại là gì?
- Thương mại hiểu theo nghĩa rộng nhất đó là quá trình mua bán hàng hoá và dịch vụ
trên thị trường. Nó bao gồm các nội dung :
+ Nghiên cứu , xác định nhu cầu của thị trường về các loại hàng hóa và dịch vụ. Đây
là công việc đầu tiên trong hoạt động kinh doanh thương mại. Đối với nhà kinh doanh
thương mại điều quan trọng nhất là phải nắm bắt được nhu cầu các loại hàng hoá dịch vụ
đặc biệt là nhu cầu cho tiêu dùng sản xuất , nhu cầu tiêu dùng xã hội và dân cư.
+ Xác định và khai thác nguồn hàng để thoả mãn các nhu cầu của xã hội .Trong điều
kiên vẫn còn tồn tại nhu cầu về ‘’hàng hoá kinh tế ‘’ việc tạo nguồn hàng để đáp ứng nhu
cầu là công việc rất quan trọng .
+ Tổ chức các mối quan hệ , giao dịch thương mại . ở khâu công tác này , giải quyết
các vấn đề kinh tế , tổ chức và pháp luật phát sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình
mua bán hàng hoá .
+ Tổ chức hợp lý các kênh phân phối hàng hoá . Đây là quá trình liên quan đến việc
tiêu thụ hàng và vận chuyển hàng hoá dịch vụ từ người sản xuất đến người sử dụng nhằm
đạt hiệu quả tối đa .
+ Quản lý hàng hoá nhằm xúc tiến mua bán hàng hoá .Đối với doanh nghiệp thương
mại đây là công tác quan trọng kết thúc quá trình kinh doanh hàng hoá . Thương mại
thường sử dụng các hình thức : Bán buôn , bán lẻ , thương mại trực tiếp và thương mại
trung gian.
- Hàng hoá là nhứng sản phẩm làm ra để bán chứ không phải để tiêu dùng. Đối với
doanh nghiệp thương mại hàng hoá là đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp
4. Kết quả sản xuất kinh doanh thương mại .
Đó là kết quả do lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại
của doanh nghiệp tạo ra đáp ứng nhu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
II. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp thương mại .
Trong thống kê thương mại thường có 3 hệ thống chỉ tiêu sau : Hệ thống kê thương
mại thuộc thống kê nhà nước, hệ thống chỉ tiêu thống kê thương mại thuộc các bộ , các sở
thương mại và hệ thống chỉ tiêu thống kê thương mại trong các doanh nghiệp kinh doanh
thương mại. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh thương mại
của doanh nghiệp thương mại bao gồm một số chỉ tiêu sau :
1. Tổng giá trị sản xuất (GO).
a. Khái niệm và ý nghĩa .
* Khái niệm .
Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm do lao động trong các doanh
nghiệp thương mại của nền kinh tế quốc dân tạo ra trong một thời kỳ (6 tháng , quý ,
năm ) .
* ý nghĩa : chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của toàn bộ doanh nghiệp trong một
thời kỳ nhất định thương là một năm.
b. Nguyên tắc xác định.
- Nguyên tắc thường trú : chỉ tiêu được tính theo lãnh thổ kinh tế .
- Tính theo thời điểm sản xuất : theo nguyên tắc này sản phẩm được sản xuất ra
trong thời kỳ nào được tính vào kết quả sản xuất của thời kỳ đó .Theo nguyên tắc này ,
chỉ tính vào giá trị sản xuất chênh lệch cuối kỳ , đầu kỳ nửa thành phẩm và sản phẩm dở
dang , tức là phải loại trừ tồn kho đầu kỳ của hai loại kể trên vì nó là kết quả sản xuất
của kỳ trước.
- Chỉ tiêu được tính theo giá thị trường .
- Tính toàn bộ giá trị sản phẩm . Theo nguyên tắc này , cần tính vào giá trị sản xuất
cả giá trị nguyên vật liệu của khách hàng .
- Tính toàn bộ kết quả sản xuất . Theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sản xuất
không chỉ giá trị thành phẩm mà cả sản phẩm dở dang và nửa thành phẩm.
c. Phương pháp xác định .
Tổng giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ các yếu tố : chi phí trung gian và giá trị tăng
thêm , mặt khác tổng giá trị sản xuất đã sản xuất ra trong kỳ được sử dụng cho nhu cầu sản
xuất , cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và xã hội , cho tích luỹ tài sản và xuất khẩu
ra nước ngoài .
Như vậy ,tổng giá trị sản xuất của toàn bộ nền kinh tế đã tính trùng giữa các ngành
phần chi phí trung gian . Ví dụ : giá trị sản phẩm nông nghiệp đã tính vào giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp , ngành công nghiệp chế biến lương thực lại tính một lần nữa phần sản
phẩm nông nghiệp đã sử dụng cho sản xuất trong ngành này …
Sự tính trùng trong chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất phụ thuộc vào mức độ chi tiết của
phân ngành kinh tế quốc dân .Phân ngành càng chi tiết ,mức độ tính trùng của chỉ tiêu tổng
giá trị sản xuất càng lớn.
Đối với GO của toàn bộ nền kinh tế quốc dân có 3 phương pháp xác định đó là :
phương pháp doanh nghiệp , phương pháp ngành , phương pháp kinh tế quốc dân . Kết
quả tính được từ ba phương pháp này là khác nhau nhưng thực chất chúng là loại trừ phần
tính trùng trong nội bộ của nhau.
Với mỗi nghanh kinh tế tuỳ thuộc vào đặc điểm từng ngành mà có phương pháp xác
định GO khác nhau.
d. Giá trị sản xuất doanh nghiệp thương mại .
Do đặc điểm thương nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt và tiếp tục quá trình
lưu thông sản phẩm xã hội . Vì vậy giá trị sản xuất của các doanh ngiệp thương mại chỉ
tính phần giá trị tăng thêm trong lưu thông.
- Tổng giá trị sản xuất doanh nghiệp thương mại là phần giá trị sản phẩm vật chất
tăng thêm trong lưu thông nhờ hoạt động thương mại.Nó bao gồm toàn bộ giá trị kết quả
dịch vụ thương mại do hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp làm ra (cả giá
trị công việc đã hoàn thành và chưa hoàn thành) trong một thời kỳ nhất định thường là 1
năm.
- Tổng giá trị sản xuất được xác định bằng 1 trong 2 công thức :
GO =(Doanh số bán – giá vốn hàng bán) – chi phí vận tải thuê ngoài(1)
GO=chi phí lưu thông – lãi (lỗ)KDTM + thuế SX
Chỉ tiêu này được tính theo cả giá hiện hành và giá so sánh. Giá trị sản xuất
thương mại không bao gồm giá trị hàng hoá mua vào.
2. Giá trị gia tăng VA.
a. Khái niệm và ý nghĩa.
* Khái niệm.
Giá trị tăng thêm và tổng sản phẩm trong nước là một bộ phận của giá trị sản xuất
còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian . Đó là bộ phận giá trị mới do lao động sản xuất ra
và khấu hao TSCĐ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
Giá trị tăng thêm và tổng sản phẩm trong nước giống nhau về nội dung nhưng khác
nhau về phạm vi tính toán . C1 + V + M của các bộ phận của nền kinh tế được gọi là giá trị
tăng thêm (VA) , C1 + V + M của toàn bộ nền kinh tế quốc dân gọi là tổng sản phẩm trong
nước (GDP) .
Quy mô giá trị tăng thêm và tổng sản phẩm trong nước là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ
, được tính theo đơn vị giá trị ( theo giá hiện hành hoặc giá so sánh ) .
Chi phí vận
tải
thuê ngoài
* ý nghĩa .
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và giá trị tăng thêm (VA) là một trong những chỉ
tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất
của các ngành, thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỷ nhất
định (thường là một năm) . Đó là nguồn gốc của mọi khoản thu nhập, nguồn gốc sự giàu
có và phồn vinh xã hội. Đó cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của
nền sản xuất xã hội . Nó không chỉ biểu hiện hiệu quả tái sản xuất theo chiều sâu mà cả
hiệu quả tái sản xuất theo chiều rộng, là một trong những cơ sở quan trọng để tính các chỉ
tiêu quan trọng khác .
b. Nguyên tác tính .
là một bộ phận của tổng giá trị sản xuất , giá trị tăng thêm và tổng sản phẩm trong
nước được tính theo các nguyên tắc sau :
- Nguyên tắc thường trú (hay theo lãnh thổ kinh tế ) : Chỉ tính vào GDP kết quả sản
xuất của các đơn vị thường trú.
- Tính theo thời điểm sản xuất : kết quả sản xuất của thời kỳ nào được tính vào VA
và GDP của thời kỳ đó.
- Tính theo gía thị trường .
c. Phương pháp tính.
Là một chỉ tiêu biểu hiên kết quả của quá trình sản xuất, GDP và VA vận động trải
qua ba giai đoạn : Được sản xuất ra, được phân phối hình thành các khoản thu nhập, được
đem ra sử dụng để thoả mãn các nhu cầu cá nhân và xã hội .Tương ứng với ba giai đoạn đó
có ba phương pháp tính tổng sản phẩm trong nước và hai phương pháp tính giá trị gia tăng
.
* Tính giá trị tăng thêm và tổng sản phẩm trong nước theo phương pháp xản
xuất.
Theo phương pháp này VA và GDP được xác định theo công thức sau :
GDP (VA) = GO – IC
Trong đó :
GO : Tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp, các ngành hay toàn bộ nền kinh
tế quốc dân tính theo các phương pháp khác nhau .
IC : Chi phí trung gian của các doanh nghiệp , các ngành hay toàn bộ nền kinh tế
quốc dân tính theo các phương pháp khác nhau. Cách tính IC sẽ được bàn đến ở phần
sau :
* Tính giá trị tăng thêm theo phương pháp phân phối.
Theo phương pháp này giá trị tăng thêm được xác định bằng công thức sau :
= + + +
= + +
= Tổng thu nhập lần đầu
VA = TN1 của người lao động , các doanh nghiệp và nhà nước
Thu nhập lần đầu là thu nhập nhờ sản xuất mà có , bao gồm cả nhân tố sản xuất .
- Thu nhập của người lao động bao gồm :
+ Tiền lương và các khoản có tính chất lương
+ Trả công lao động ( bằng tiền và bằng hiện vật ) trong kinh tế tập thể
+ Trích bảo hiểm xã hội
+ Thu nhập khác (ăn ca, phụ cấp độc hại , phụ cấp đi lại , lưu trú trong công tác
phí , phong bao hội nghị , …)
+ Thu nhập hỗn hợp trong kinh tế phụ và cá thể
- Thu nhập lần đầu của các đơn vị kinh tế (thặng dư sản xuất ) bao gồm :
Giá trị
tăng
thêm
Thu nhập
của
người
lao động
Thuế sản
xuất và
hàng hoá
Khấu
hao
TSCĐ
Thặng
dư
sản
xuất
+ Lợi tức vốn sản xuất đóng góp
+ Lợi tức về thuê đất đai , vùng trời , vùng biển phục vụ sản xuất .
+ Lợi tức kinh doanh …
+ Khấu hao TSCĐ để lại doanh nghiệp .
+ Trả lãi đi vay.
- Thu nhập 1 của nhà nước gồm :
+ Thuế gián thu : thuế sản xuất và hàng hoá gồm thuế doanh thu , thuế tiêu thụ đặc
biệt ,thuế xuất nhập khẩu , thuế sản xuất khác , thuế đất đai , thuế tài nguyên , thuế thu
trên vốn …
+ Khấu hao TSCĐ nộp ngân sách .
Mỗi ngành kinh tế có đặc thù riêng . Vì vậy cần nghiên cứu vận dụng nguyên tắc
chung vào từng ngành phù hợp .
Vì trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế kết dư phân phối lại bằng không nên GDP
còn được tính bằng công thức :
GDP = TN1 = TNCC
VA không được xác định bằng công thức này.
d. Giá trị tăng thêm doanh nghiệp thương mại (VA).
Giá trị tăng thêm thương mại là toàn bộ giá trị mới do lao động trong các doanh
nghiệp thương mại tạo ra trong một thời kỳ nhất định , thường là 1 năm.Nói cách khác ,giá
trị tăng thêm thương mại là bộ phận giá trị sản xuất của doanh nghiệp còn lại sau khi trừ
chi phí trung gian IC.
Phù hợp với chỉ tiêu giá trị sản xuất thương mại,giá trị tăng thêm thương mại được
tính theo giá thị trường và được xác định bằng một trong hai phương pháp: phương pháp
sản xuất và phương pháp phân phối:
* Theo phương pháp sản xuất ta có :
VA = GO – IC
Trong đó , chi phí trung gian IC là toàn bộ chi phí sản phẩm vật chất và dịch vụ cho
nhu cầu sản xuất thường xuyên của doanh nghiệp ,không kể chi phí khấu hao. Chi phí sản
phẩm dịch vụ ở đây bao gồm cả cho nhu cầu trực tiếp , thường xuyên của sản xuất và cho
nhu cầu văn hoá, tinh thần của lao động thương mại liên quan trực tiếp đến sản xuất gây ra
.
Chí phí này được xác định theo nguyên tắc : chỉ tính vào chi phí trung gian những
sản phẩm đã được tính vào giá trị sản xuất .
* Theo phương pháp phân phối ta có :
VA = TN1
Trong đó ,TN1 – Thu nhập lần đầu , là thu nhập nhờ sản xuất mà có , phân biệt với
thu nhập do phân phối lại do chuyển nhượng mà có. Thu nhập lần đầu của lao động thương
mại gồm : thù lao lao động và các khoản thu nhập có tính chất lương, bảo hiểm xã hội thay
lương, tiền ăn trưa ,ca ba,thu nhập hỗn hợp của các hộ tiểu thương…
Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp thương mại là lợi nhuận còn lại(hay số dư kinh
doanh thuần), có thể bao gồm toàn bộ hay một phần chi phí khấu hao TSCĐ.
3. Chi phí trung gian IC.
a. Khái niệm và ý nghĩa.
Chi phí trung gian là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm những chi phí
vật chất và dịch vụ cho sản xuất ( không kể khấu hao TSCĐ). Đó là chi phí sản phẩm các
ngành khác nhau để sản xuất sản phẩm một ngành nào đó .
b. Nguyên tắc tính .
- Chỉ những yếu tố nào đã được tính vào tổng giá trị sản xuất mới được tính vào chi
phí trung gian.
- Giá tính chi phí trung gian là giá sử dụng khi tính giá trị sản xuất của các yếu tố
thuộc chi phí trung gian .
c. Cách tính .
Chi phí trung gian bao gồm :
* Chi phí vật chất ;
- Nguyên vật liệu chính , phụ ;
- Bán thành phẩm ;
- Nhiên liệu;
- Động lực ;
- Giá trị công cụ lao động là vật rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm, quần áo ,
dụng cụ bảo hộ lao động trong thời gian làm việc ;
- Sửa chữa nhỏ nhà xưởng máy móc ;
- Thiệt hại tài sản lưu động trong định mức ;
- Chi phí vật chất khác ;
* Chi phí dịch vụ
- cước phí vận tải , bưu điện ;
- Chi phí tuyên truyền , quảng cáo ;
- Phí dịch vụ phải trả ngân hàng ,tín dụng bảo hiểm ;
- Công tác phí
- Chi phí đào tạo , tập huấn nghiệp vụ ,chuyên gia;
- Chi phí bảo vệ , vệ sinh môi trường ;
- Chi phí dịch vụ pháp lý ;
- Chi phòng cháy chữa cháy ;
- Chi nhà trẻ , mẫu giáo;
- Chi tiếp khách
- Chi dịch vụ khác .
Trong cấu thành chi phí trung gian không có chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí thù
lao lao động. Chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và chi phí trung gian là VA , còn chênh
lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất là lợi nhuận.
Cần phân biệt hai phạm trù , hai chỉ tiêu khác nhau có liên quan với nhau : Chi phí
trung gian và tiêu dùng trung gian .
Xét về nội dung : Chi phí trung gian là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao
gồm những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất ( không kể khấu hao TSCĐ). Đó là chi
phí sản phẩm các ngành khác nhau để sản xuất sản phẩm một ngành nào đó còn tiêu dùng
trung gian là tiêu dùng cho sản xuất . Nói chi phí trung gian là nói để sản xuất sản phẩm
một ngành cần chi phí bao nhiêu sản phẩm ngành khác . Còn tiêu dùng trung gian là nói
trong số sản phẩm được sản xuất ra của một ngành , có bao nhiêu sản phẩm được dùng làm
tư liệu sản xuất để sản xuất sản phẩm các ngành .
Xét về quy mô : Trong phạm vi từng ngành , chi phí trung gian thương khác với tiêu
dùng trung gian . Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân chúng bằng nhau.
Xét về tác dụng : Chi phí trung gian là cơ sở tính giá trị tăng thêm , xét chi phí trung
gian là xét sản xuất theo quan điểm tài chính . Tiêu dùng trung gian liên quan đến chỉ tiêu
tiêu dùng cuối cùng , xét tiêu dùng trung gian là sản xuất theo quan điểm vật chất .
d. Chi phí trung gian doanh nghiệp thương mại IC.
Chi phí trung gian thương mạibao gồm các khoản :
- Chi phí vận tải bốc dỡ hàng hoá (trừ chi phí vận tải thuê ngoài)
- Chi phí hoa hồng mua và bán các loại hàng hoá và thủ tục.
- Chi dịch vụ ngân hàng tín dụng.
- Trích phân bổ giá trị công cụ nhỏ trong kinh doanh .
- Thiệt hại hao hụt số và lượng hàng .
- Chi vật liệu,dịch vụ phục vụ cho bảo quản ,sơ chế , phân loại.
- Chi quản lý hành chính chung của công ty và tổng công ty .
4. Lượng hàng hoá bán ra của doanh nghiệp thương mại .
Lượng hàng hoá bán ra của công ty là lượng hàng công ty đã giao cho người mua và
đã nhận được tiền thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán trong kỳ nghiên cứu .
Chỉ tiêu phản ánh lượng hàng bán cuối cùng của mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực hiện
được chỉ tiêu lượng hàng bán doanh nghiệp thu hồi được vốn và có lãi.
5. Tổng doanh số kinh doanh.
Tổng doanh số kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là chỉ tiêu bằng tiền biểu
hiện toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu, bao
gồm cả dịch vụ hoàn thành và dịch vụ chưa hoàn thành ở các mức độ khác nhau , tức là
gồm kết quả hoạt động mua (qm) ,chuyển bán (qcb) và tiêu thụ(qb).
pq = pqm + pqb + pqcb
Trong đó pqm : Tổng giá trị hàng mua trong kỳ nghiên cứu.
pqb : Tổng giá trị hàng hoá bán ra trong kỳ nghiên cứu
pqcb : Giá trị hàng hoá chuyển bán chưa thanh toán trong kỳ nghiên
cứu.
Tổng doanh số kinh doanh khác mức luân chuyển hàng hoá ở thành phần giá trị hàng
hoá chuyển bán chưa thanh toán .
6. Doanh thu .
Doanh thu nói chung là số tiền thu được nhờ tiêu thụ hàng hoá hoặc cung cấp dịch
vụ. Chỉ tiêu này được phân thành hai chỉ tiêu nhỏ là :
Doanh thu thương mại là chênh lệch giữa tổng giá trị hàng hoá bán ra và
tổng giá trị mua của lượng hàng bán.
Công thức mô tả :
DT = p’q - pq
Trong đó : DT – Doanh thu thương mại .
p’q – Tổng giá trị hàng bán
pq – Tổng giá trị mua của lượng hàng bán.
Chỉ tiêu này còn có tên là chiết khấu thương mại trong đó bao gồm 2 nội dung chính
là chi phí lưu thông và lãi của lượng hàng đã bán xong trong kỳ.
Tổng doanh thu bán hàng .
Tổng doanh thu bán hàng là tổng giá trị hàng đã bán xong trong kỳ nghiên cứu.
- Chỉ tiêu được tính theo giá bán hiện hành của hàng hoá .
- Chỉ tiêu còn được gọi là mức lưu chuyển của công ty .
Công thức tính :
p’q = mức lưu chuyển hàng hoá
- Chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh cuối cùng
mà công ty đã thực hiên trong kỳ báo cáo .
7. Tổng mức lợi nhuần kinh của doanh nghiệp doanh thương mại (L).
Lợi nhuận kinh doanh doanh nghiệp thương mại là bộ phận giá trị thặng dư do lao
động của doanh nghiệp thương mại tạo ra trong một thời kỳ nhất định .Đó là phần tăng
thêm của kết quả kinh doanh thương mại so với chi phí lưu thông , tức là doanh thu còn lại
sau khi trừ đi chi phí lưu thông . Chỉ tiêu này cũng phản ánh kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp thương mại trong một thời kỳ nhất định , thường là một năm.
Tổng mức lợi nhuận kinh doanh doanh nghiệp thương mại được xác định theo công
thức :
L = Doanh thu – Chi phí lưu thông hoàn toàn hay mở rộng
= Doanh thu – (Chi phí lưu thông + Thuế )
= (Pb – P m – n )qb
= (c – n )qb
hoặc = Doanh số bán hàng – Chi phí lưu thông toàn bộ
= Pbqb - (pm + n )qb
Trong đó :
Pb : Đơn giá bán
Pm : Đơn giá mua.
n : tỷ suất chi phí lưu thông hoàn toàn .
qb : Lượng hàng bán ra.
c : Tỷ suất chiết khấu ,là chênh lệch giữa gía bán và giá mua một đơn vị hàng bán .
8. Tỷ suất lợi nhuận .
Tỷ suất lợi nhuận là mức lợi thu được trên một đơn vị hàng hoá lưu chuyển , một đơn
vị chi phí lưu thông hay một đơn vị vốn.
Tỷ suất chi phí lưu thông có thể xác định theo các công thức sau :
l = L/q l = L/pq l = L/F
l = L/V l = c – n*
Theo đó , tỷ suất lợi nhuận bình quân được xác định như sau :
Fld
F
lF
F
L
l
Trên đây là một hệ thống các chỉ tiêu thống kê phản ánh kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty . Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của mình mà công ty lựa
chọn các chỉ tiêu kinh tế phù hợp với đơn vị mình.
qld
q
lq
q
L
l
pqld
pq
lpq
pq
L
l
Vld
V
Vl
V
L
l
*ncl
Chương II
Phương pháp thống kê phân tích biến động kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
I. Một số vấn đề chung phân tích và dự đoán tình hình biến động kết quả sản
xuất kinh doanh .
1. Khái niệm, ý nghĩavà sự cần thiết của việc phân tích và dự đoán:
Phân tích và dự đoán thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể, tính quy
luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua
biểu hiện bằng số lượng, tính toán mức độ trong tương lai của hiện tượng nhằm đưa ra
những căn cứ cho quyết định quả lý. Nói cụ thể, phân tích thống kê là xác định mức độ nêu
lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Phân
tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công
cụ nghiên cứu. Còn dự đoán thống kê là nghiên cứu các tình huống có thể xẩy ra trong
tương lai của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội gắn với việc đề ra các nguyên tắc lập,
dự đoán và vận hành nó.
Phân tích và dự đoán thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quả lý kinh tế.
Nhờ có lý luận và phương pháp luận phong phú mà thống kê có thể vạch ra nguyên nhân
của việc hoàn thiện kế hoạch và các quyết định quả lý; phân tích ảnh hưởng các nhân tố
đến việc sử dụng các nguồn lực; xác định các mối liên hệ, các tính quy luật chung của hệ
thống. Và cuối cùng là xây dựng các dự đoán khác nhau nhằm xác định các mục tiêu phát
triển, các nguồn tiềm năng, xây dựng các phương án để phục vụ cho việc ta quyết định quả
lý. Chức năng phân tích và dự đoán thống kê ngày càng trở nên quan trọng hơn, khối
lượng công việc nhiều hơn và vai trò của thống kê trong bộ máy nhà nước ngày càng nhiều
hơn. Phân tích và dự đoán thống kê là một thể thống nhất, cùng phục vụ cho việc kế hoạch
hoá và xây dựng các quyết định quản lý. Do vậy trong nhiều trường hợp nếu chỉ có phân
tích thôi chưa đủ mà còn phải tiên hành nghiên cứu trạng thái của đối tượng trong tương
lai.
Trong quá trình phân tích và dự đoán kinh tế, phương pháp tiếp cận hệ thống đòi hỏi
phải tiếp cận theo cả hai hướng: Hướng phân tích và hướng tổng hợp.
Theo hướng phân tích, đối tượng nghiên cứu được tách ra thành nhiều yếu tố cấu
thành, các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của đối tượng cũng được chia ra
thành những nguyên nhân nhở hơn, nhằm tạo khả năng nghiên cứu một cách sâu sắc và chi
tiết đối tượng. Do phân tích thành các nhân tố như trên ta có thể khảo sát xem đâu là nhân
tố trội nhất đến sự biến động của đối tượng nghiên cứu. Mức độ chi tiết của việc phân tích
nhân tố phụ thuộc vào nhiệm vụ phân tích thống kê và khả năng thực tế của sự phân tích
nhân tố. Không phải lúc nào cũng phân tích một cách chi tiết, vì trong nhiều trường hợp
điều đó có khả năng dẵn đến việc làm nhiễu các quyết định quản lý.
Theo hướng tổng hợp có thể có một số cách làm khác nhau. Người ta có thể khảo sát
sự biến động chung của cả đối tượng nghiên cứu, xây dựng các mô hình biến động của
chúng trên quy mô lớn hay một thời kỳ dài, nhằm phân tích quy luật của chúng. Cũng có
thể nghiên cứu đối tượng trong mối quan hệ lẫn nhau với một số nhân tố chủ yếu khác hay
các hiện tượng và quá trình khác. Người ta có thể kết hợp nhiều nhân tố nhỏ thành nhóm
các nhân tố ảnh hưởng có cùng tính chất chung nào đó để khảo sát sự tác động theo các
hướng chủ yếu khác nhau. Hoặc biến các nhân tố khác nhau và không có cùng độ đo thành
các nhân tố so sánh được.
Khi phân tích thống kê đòi hỏi phải sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau.
Như ta đã biết mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, điều kiện vận dụng riêng va lĩnh
vực áp dụng riêng. Các hiện tượng và quá trình kinh tế ngày càng diễn ra một cách phức
tạp hơn, do đó đòi hỏi phải biết sử dụng một cách kết hợp nhiều phương pháp khác nhau
để đạt được mục tiêu chính của việc nghiên cứu.
Trong dự đoán thống kê, nguồn thông tin chủ yếu là thông tin thống kê. Ngoài ra còn
sử dụng nguồn thông tin bổ sung bằng các nguồn khác nhau như lấy ý kiến khách hàng...
Yêu cầu của thông tin khi phân tích và dự đoán là chính xác, đầy đủ, kịp thời và so sánh
được. Do chu trình quản lý ngày càng rút ngắn, yêu cầu phải ra các quyết định thật nhanh
và chính xác đòi hỏi thông tin phải cung cấp kịp thời hơn phục vụ cho bộ máy phân tích và
dự đoán làm cơ sở cho ra quyết định quản lý. Đặc biệt trong dự đoán, do bản thân cần phải
hiệu chỉnh dự đoán hiện đại đòi hỏi phải cung cấp thông tin mới nhất để mô hình dự đoán
có thể thích nghi với sự biến động thực tế, cho nên tính chất kịp thời của thông tin càng trở
nên quan trọng hơn.
2. Sự cần thiết của việc phân tích và dự đoán thống kê kết quả sản xuất kinh
doanh
Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh nhằm góp phần đánh giá một cách
đầy đủ và toàn diện hoạt động kinh doanh của công ty. Nghiên cứu xu hướng phát triển,
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan đến kết quả sản xuất
kinh doanh của công ty và cũng là ảnh hưởng đến hiệu quả làm cơ sở cho hoạch định chiến
lược kinh doanh lâu dài.
Dự đoán kết quả sản xuất kinh doanh phải dựa trên sự phân tích toàn diện kết quả sản
xuất kinh doanh. Dự đoán nhu cầu của khách hàng nhằm mục đích xây dựng kế hoạch để
đáp ứng nhu cầu đó. Các quyết định có tính chiến lược đều bắt nguồn từ các dự đoán ngắn
hạn cho khoảng thời gian từ 6-18 tháng. Các dự đoán ngắn hạn là cơ sở, căn cứ cho công
ty lập kế hoạch hoạt động, chiến dịch quảng cáo xây dựng và hoàn thiện các cơ sở, loại
hình dịch vụ thích hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các quyết định có tính chất chiến
lược, kế hoạch mục tiêu tổng thể của công ty được đưa ra dựa trên các kế hoạch dài hạn.
Như vậy, vận dụng phương pháp phân tích và dự đoán là vấn đề hết sức quan trọng
đối với bất kỳ công ty nào khi nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh của mình
nhất là khi nghiên cứu về kết quả sản xuất kinh doanh.
3. Yêu cầu trong phân tích và dự đoán thống kê
Để đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, phân tích và dự đoán thống kê phải tuân theo
một số yêu cầu sau đây:
Thứ nhất: Phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế xã hội. Các hiện tượng
có tính chất và xu hướng phát triển khác nhau, có thể tăng lên là tốt nhưng có thể giảm đi
là tốt. Vì vậy thông qua phân tích lý luận ta có thể hiểu được tính chất xu hướng của hiện
tượng, trên cơ sở đó dùng con số và phương pháp phân tích khẳng định tính chất cụ thể của
nó.
Thứ hai: Phải căn cứ vào toàn bộ sự kiện và đặt chúng trong mối quan hệ ràng buộc
lẫn nhau.
Sự tồn tại của hiện tượng không phải là kết quả tổng cộng giản đơn các mặt của nó
mà là các mặt liên kết với nhau, mặt này làm cơ sở cho mặt kia và ngược lại, đồng thời
chịu sự tác động lẫn nhau. Do đó khi phân tích và dự đoán thống kê phải sử dụng một loạt
tài liệu, mỗi tài liệu phản ánh một khía cạnh của hiện tượng nhằm lấy được thực chất của
hiện tượng.
Thứ ba: Đối với những hiện tượng có tính chất hình thức phát triển khác nhau và
ngay trong mỗi hiện tượng nhưng có thông tin ở các mức độ khác nhau, nên phải áp dụng
các phương pháp khác nhau.
Mỗi phương pháp thống kê chỉ có ý nghĩa và tác dụng đối với một loại hiện tượng.
Chọn phương pháp thích hợp là phải dựa vào yêu cầu và mục đích phân tích và dự đoán,
dựa vào số liệu thu thập, tác dụng của mỗi phương pháp.
II. Phương pháp thống kê phân tích biến động kết quả sản xuất kinh doanh
1. Phân tích biến động kết quả sản xuất kinh doanh qua thời gian
1.1. Phân tích biến động tổng kết quả sản xuất kinh doanh
a) Phân tích đặc điểm của sự biến động
Để phân tích đặc điểm của sự biến động tổng kết quả sản xuất kinh doanh ta dựa vào
các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.
+ Dãy số thời gian
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời
gian.
Mỗi dãy số được cấu tạo bởi hai thành phần thời gian và chỉ tiêu hiện tượng được
nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm... Độ dài giữa hai thời gian
liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu của hiện tượng được nghiên cứu có thể là
số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Trị số của chỉ tiêu được gọi là mức độ của
dãy số.
Trong dãy số thời gian người ta có thể biễu diễn các chỉ tiêu trong từng khoảng thời
gian hay vào những thời điểm nhất định. Dãy số thời gian được chia làm hai loại:
- Dãy số thời kỳ: là dãy số thời gian phản ánh quy mô, kết cấu của hiện tượng trong
những thời gian nhất định. Mỗi mức độ của dãy số thời kỳ là sự tích luỹ về lượng qua thời
gian. Vì vậy độ dài khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có
thể cộng các chỉ số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong khoảng thời gian
dài hơn.
- Dãy số thời điểm: là dãy số thời gian phản ánh quy mô, kết cấu của hiện tượng
trong những thời điểm nhất định. Mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm
toàn bộ hoặc một phần của hiện tượng ở thời điểm trước đó. Do đó việc cộng các trị số của
chỉ tiêu không phản ánh quy mô của hiện tượng.
Dãy số thời gian là phương pháp thống kê nghiên cứu đặc điểm sự biến động của
hiện tượng qua thời gian. Từ đó rút ra xu thế biến động chung và có thể dự đoán sự phát
triển trong tương lai.
Để có thể dự đoán đúng sự phát triển của hiện tượng qua thời gian thì khi xây dựng
một dãy số thời gian phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong
dãy số. Cụ thể là: nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất;
phạm vi tính toán qua thời gian của chỉ tiêu phải nhất trí; khoảng cách thời gian trong dãy
số nên bằng nhau nhất là đối với dãy số thời kỳ. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều lý do
khác nhau nên yêu cầu đó thường bị vi phạm. Để đảm bảo tính có thể so sánh được người
ta phải tiến hành chỉnh lý số liệu.
+ Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian
- Mức độ trung bình theo thời gian: chỉ tiêu phản ánh mức độ đại biểu của tất cả các
mức độ theo thời gian.
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: chỉ tiêu phản ánh mức độ chênh lệch tuyệt đối của chỉ
tiêu giữa hai thời gian nghiên cứu.
- Tốc độ phát triển: tốc độ phát triển là số tương đối phản ánh tốc độ và xu hướng
phát triển qua thời gian.
- Tốc độ tăng (giảm): phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời gian
đã tăng hoặc giảm bao nhiêu lần (hay bao nhiêu %). Đây là chỉ tiêu nói lên nhịp độ tăng
(hoặc giảm) theo thời gian.
- Giá trị tuyệt đối của 1%: chỉ tiêu phản ánh cứ tăng (giảm) 1% của tốc độ tăng
(giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu.
Trong phân tích kết quả sản xuất kinh doanh người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu
phân tích dãy số thời gian như sau:
* Mức độ trung bình theo thời gian
Mức độ trung bình theo thời gian ứng dụng trong phân tích sự biến động kết quả sản
xuất kinh doanh được thể hiện thông qua chỉ tiêu tổng kết quả sản xuất kinh doanh bình
quân. Chỉ tiêu này chủ yếu dựa vào dãy số thời kỳ.
Công thức tính:
n
D
n
DDD
D
n
1i
i
321
...
Trong đó:
D: Tổng kết quả sản xuất kinh doanh bình quân
Di: Kết quả sản xuất kinh doanh từng năm
n: Số năm
Kết quả sản xuất kinh doanh bình quân của một thời kỳ (n năm) hoạt động kinh
doanh là giá trị mang tính đại biểu cho kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ mà chúng ta
nghiên cứu.
* Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
Chỉ tiêu này được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu sự biến động của tổng kết quả
sản xuất kinh doanh. Nó giúp ta thấy được sự tăng giảm tuyệt đối của tổng kết quả sản
xuất kinh doanh qua hai thời kỳ mà ta chọn để nghiên cứu. Nếu kết quả sản xuất kinh
doanh tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại.
+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (i)
Phản ánh mức độ tăng (giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau:
i = Yi - Yi-1 (i = 2,3,...n)
Trong đó: Yi: kết quả sản xuất kinh doanh kỳ nghiên cứu
Yi-1: kết quả sản xuất kinh doanh liền trước kỳ nghiên cứu
+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc (i)
Phản ánh mức độ tăng (giảm) tuyệt đối giữa kỳ nghiên cứu và kỳ nào đó được chọn
làm gốc cố định (thường lấy mức độ đầu)
i = Yi - Y1 (i = 1,2,...,n)
Trong đó: Yi: kết quả sản xuất kinh doanh kỳ nghiên cứu
Y1: kết quả sản xuất kinh doanh kỳ gốc cố định
+ Mối quan hệ giữa 2 lượng tăng (giảm) tuyệt đối
Giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn và định gốc có quan hệ tổng:
i= i (i = 1,2,...,n)
+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: là trung bình cộng của các lượng tăng
(giảm) tuyệt đối liên hoàn
1-n
yy
1-n
1nn
i
1
2
n
n
i
* Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu tốc độ phát triển vận dụng nghiên cứu xu hướng phát triển của tổng kết quả
sản xuất kinh doanh. Cũng như chỉ tiêu về lượng tăng giảm tuyệt đối, việc tính toán tốc độ
phát triển liên hoàn, định gốc, bình quân sẽ phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu.
* Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)
Phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa 2 thời gian liền nhau
1
i
i
y
y
iT
Trong đó: yi: kết quả sản xuất kinh doanh ở thời gian i
yi+1: kết quả sản xuất kinh doanh ở thời gian i-1
* Tốc độ phát triển định gốc (Ti)
Phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài; thường lấy
mức độ đầu làm gốc cố định.
1y
y iiT (i = 2,3,...n)
Trong đó: yi: kết quả sản xuất kinh doanh thời gian thứ i
y1: kết quả sản xuất kinh doanh thời gian đầu tiên
* Mối quan hệ giữa 2 loại tốc độ phát triển
Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc
t2.t3.t4...tn = Tn
ii Tt (i = 2,3,4,...n)
Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn
giữa hai thời kỳ đó
it
1-i
i
T
T
* Tốc độ phát triển bình quân: là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn
1
2
1
32
n
n
i
i
n
n ttttt ....
Khi sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân, chỉ nên tính khi kết quả sản xuất
kinh doanh phát triển theo xu hướng nhất định (cùng tăng hoặc cùng giảm).
b) Phân tích xu thế biến động
+ Các phương pháp phân tích xu thế biến động
- Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian
Mở rộng khoảng cách thời gian là ghép một số khoảng thời gian liền nhau lại thành
một khoảng thời gian dài hơn. Phương pháp vận dụng khi một dãy số có khoảng thời gian
tương đối ngắn, có nhiều mức độ và chưa phản ánh được xu hướng phát triển của hiện
tượng.
- Phương pháp dãy số bình quân trượt
Số bình quân trượt là bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ trong dãy
số. Nó được tính bằng cách lần lượt loại dần các mức độ đồng thời thêm dần các mức độ
tiếp theo, sao cho số lượng các mức độ tham gia tính số bình quân không đổi.
- Phương pháp hồi quy
Phương pháp hồi quy là phương pháp được sử dụng để biểu diễn xu hướng phát triển
cơ bản của hiện tượng giao động có nhiều ngẫu nhiên, mức độ tăng giảm thất thường. Nội
dung phương pháp là người ta tìm ra một phương trình hồi quy được xây dựng trên cơ sở
dãy số thời gian gọi là hàm xu thế.
- Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ
Biến động thời vụ là biến động mang tính lặp đi lặp lại trong từng thời gian nhất định
của từng năm. Nguyên nhân gây ra sự biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên, tập quán sinh hoạt của dân cư. Nội dung phương pháp là thông qua số liệu của
nhiều năm phân tích tính các chỉ số thời vụ nhằm xác định tính chất và mức độ biến động
thời vụ.
+ Một số phương pháp ứng dụng trong phân tích kết quả sản xuất kinh doanh.
Sự biến động của doanh thu qua thời gian chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ngoài
các nhân tố chủ yếu, cơ bản quyết định xu hướng biến động của kết quả sản xuất kinh
doanh (xu hướng được biểu hiện là chiều hướng biến đổi chung nào đó, một sự biến hoá
kéo dài theo thời gian và xác định tính quy luật về sự vận động của kết quả sản xuất kinh
doanh theo thời gian), còn có những nhân tố ngẫu nhiên làm cho kết quả sản xuất kinh
doanh phát triển lệch ra khỏi xu hướng cơ bản. Tác động của những nhân tố này theo
hướng ngược nhau và độ lớn không giống nhau.
Việc xác định xu thế biến động cơ bản của kết quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa
quan trọng trong nghiên cứu chiến lược kinh doanh. Vì vậy cần sử dụng một số phương
pháp thích hợp nhằm loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu lên xu hướng
và tính quy luật về sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh.
- Phương pháp hồi quy
Hàm xu thế tổng quát có dạng:
ty (t,a0,a1,...an)
Trong đó: yt: kết quả sản xuất kinh doanh lý thuyết
a0,...an: là các tham số của phương trình hồi quy và thường được xác định bằng
phương pháp bình quân nhỏ nhất.
Tức là: ( yt - yt )
2 = min
t: thứ tự thời gian.
Để lựa chọn phương trình đúng đắn đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến
động của kết quả sản xuất kinh doanh qua thời gian đồng thời kết hợp với một số phương
pháp khác.
Một số dạng phương trình hồi quy thường gặp
* Phương trình đường thẳng
y = a0 + a1.t
Phương trình này được sử dụng khi lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ
bằng nhau (sai phân bậc một xấp xỉ nhau).
Các tham số a0, a1 được xác định bằng phương pháp bình quân nhỏ nhất:
a0, a1 thoả mãn hệ phương trình sau:
2
10
10
taaty
taany
.
..
* Phương trình Parabol bậc 2
yt = a0 + a1t + a2t
2
Phương trình này được sử dụng khi các sai phân bậc hai (tức là sai phân sai phân bậc
một) xấp xỉ bằng nhau.
Các tham số a0, a1, a2 được xác định bằng phương pháp bình quân nhỏ nhất:
a0, a1, a2 thoả mãn hệ phương trình sau đây:
4
2
3
1
2
0
2
3
2
2
10
2
210
tatatayt
tatataty
tataany .
* Phương trình hàm mũ
t
t aay 10.
Phương trình được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau
Các tham số a0, a1 thoả mãn hệ phương trình
2ttt
t
10
10
lgalgalg
lgan.lgalga
- Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ
Nghiên cứu biến động thời vụ chỉ là một trong 3 thành phần của biến động theo thời
gian. Mục đích của việc nghiên cứu biến động thời vụ của tổng kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty là để phát hiện ra quy luật về sự biến động của chỉ tiêu này, để chủ động
hơn tỏng công tác quản lý và có kế hoạch bố trí công việc thích hợp. Phương pháp thường
dùng là để tính các chỉ số thời vụ.
Nội dung phương pháp
Tùy theo đặc điểm về sự biến động của hiện tượng theo thời gian ng ta có các
phương pháp tính chỉ số biến động thời vụ khác nhau:
+ Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm tương
đối ổn định, không có hiện tượng tăng (hoặc giảm) rõ rệt, chỉ số thời vụ được tính theo
công thức:
0y
y iiI
Trong đó: Ii: Chỉ số thời vụ của thời gian i
yi: Số trung bình các mức độ của thời gian cùng tên i
y0: Số trung bình các mức độ trong dãy số.
+ Trường hợp biến động thời vụ qua các năm có sự tăng giảm rõ rệt, chỉ số thời vụ
tính theo công thức:
n
ym
j ij
ij
1
iI
Trong đó: yij: mức độ thực tế của thời gian i qua năm j
yij: mức độ tính toán ở thời gian i qua năm j
1.2. Phương pháp nghiên cứu biến động kết cấu
Nội dung của phương pháp là dựa vào số tương đố kết cấu để xác định tỷ trọng của
từng loại kết quả sản xuất kinh doanh trong tổng kết quả sản xuất kinh doanh.
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta sử dụng phương pháp chỉ số (một công cụ hữu
hiệu của thống kê trong phân tích tình hình kinh tế - xã hội).
a) Phương pháp chỉ số
Chỉ số là số tương đối (đơn vị là lần,%) biểu hiện quan hệ so sánh 2 mức độ của hiện
tượng.
Đối tượng nghiên cứu của phương pháp chỉ số là những hiện tượng phức tạp, gồm
các phần tử, đơn vị có đặc điểm tính chất khác nhau mà người ta không thể cộng trực tiếp
để so sánh.
Đặc điểm:
- Khi muốn so sánh các mức độ của hiện tượng có đặc điểm và tính chất khác nhau
không thể cộng với nhau, phải chuyển các đơn vị, phần tử, hiện tượng cá biệt có tính chất,
đặc điểm khác nhau thành một dạng đồng nhất có thể cộng trực tiếp chúng lại.
- Khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào việc tính toán phải giả định chỉ có một
nhân tố thay đổi còn các nhân tố khác không đổi (gọi là quyền số) nhằm loại trừ ảnh
hưởng biến động của các nhân tố này tới kết quả so sánh.
Khi ta nghiên cứu sự biến động của nhân tố số lượng, người ta thường cố định nhân
tố chất lượng ở kỳ gốc. Còn khi nghiên cứu sự biến động của nhân tố chất lượng thì người
ta cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc. Còn khi nghiên cứu sự biến động của nhân tố chất
lượng thì người ta cố địh nhân tố chất lượng ở kỳ báo cáo. Chỉ số có nhiều tác dụng khác
nhau tùy theo từng loại. Chỉ số được dùng để phản ánh sự biến động của phần từ qua
không gian gọi là chỉ số không gian; chỉ số phản ánh nhiệm vụ kế hoạch gọi là chỉ số kế
hoạch. Ngoài ra chỉ số còn được dùng để phân tích vai trò ảnh hưởng biến động của từng
nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng.
Phân loại
Để phân loại chỉ số, người ta thường căn cứ vào phạm vi tính hoặc tính chất của chỉ
tiêu mà chỉ số phản ánh.
Căn cứ vào phạm vi:
* Chỉ số đơn (chỉ số cá thể): nêu lên sự biến động của từng đơn vị cá biệt.
- Đối với chỉ tiêu giá cả:
0
1
p
p
pi
- Đối với chỉ tiêu sản lượng hàng hoá tiêu thụ
0
1
q
q
qi
Trong đó: p0 và p1 là giá cả một loại hàng hoá nào đó ở kỳ gốc và kỳ nghiên cứu.
q0 và q1: sản lượng một loại hàng hoá nào đó ở kỳ gốc và kỳ nghiên cứu.
* Chỉ số tổng hợp (chỉ số chung): la chỉ số phản ánh sự biến động của hiện tượng
phức tạp gồm nhiều đơn vị hoặc phần tử khác nhau.
- Chỉ số phát triển:
+ Chỉ số phát triển về giá cả
qp
qp
0
11
pI
Trong đó:Ip: Chỉ số chung về giá cả
p1, p0: giá cả mỗi mặt hàng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
q: Lượng hàng hoá tiêu thụ của mỗi mặt hàng được cố định ở một kỳ nào đó đóng vai
trò quyền số.
Nếu chọn quyền số ở kỳ gốc, ta có thể chỉ số trung bình về giá cả.
00
00
00
01
qp
qp
qp
qp p
p
i
I
Nếu chọn quyền số ở kỳ báo cáo ta có chỉ số chung về giá
pi
qp
qp
qp
qp
11
11
10
11
pI
Nếu sự sai lệch giữa hai chỉ số trên là đáng kể thì dùng chỉ số Fisher:
10
11
00
01
qp
qp
qp
qp
pI
+ Chỉ số phát triển về lượng hàng hoá tiêu thụ
pq
pq
0
1
qI
Trong đó: Iq: chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ
q1, q0: lượng hàng hoá tiêu thụ mỗi mặt hàng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
p: giá bán mỗi mặt hàng được cố định ở kỳ nào đó được chọn làm quyền số.
Nếu chọn quyền số ở kỳ gốc, ta có lượng hàng hoá chung về lượng hàng hoá tiêu thụ
00
00
00
10
qp
qpi
qp
qp p
qI
Nếu chọn quyền số ở kỳ nghiên cứu, ta có chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ
qi
qp
qp
qp
qp
11
11
01
11
qI
Nếu sự sai biệt giữa hai chỉ số trên là đáng kể thì ta sử dụng chỉ số Fisher
10
11
00
01
qp
qp
x
qp
qp
qI
- Chỉ số không gian
+ Chỉ số không gian với chỉ tiêu giá cả
)(
)(
BAB
BAA
B qqp
qqp
ApI
Trong đó:
pA: Giá bán lẻ của địa phương A
pB: Giá bán lẻ của địa phương B
qA: lượng hàng hoá đã tiêu thụ ở địa phương A
qB: lượng hàng hoá đã tiêu thụ ở địa phương B
+ Chỉ số không gian về sản lượng
B
A
B
qp
qp
)Aq(I
Trong đó: qA, qB: sản lượng từng loại của địa phương A và B
p: giá cố định hoặc giá bình quân của hai địa phương A và B
BA
BBAA
qq
qpqp
p
Căn cứ vào tính chất của các chỉ tiêu:
+ Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: phản sự biến động của chỉ tiêu chất lượng.
+ Chỉ số chie tiêu khối lượng: Phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu khối lượng nào
đó.
Việc phân chia này được áp dụng đối với một số chỉ tiêu thông thường trong từng
mối quan hệ cụ thể.
Hệ thống chỉ số:
Hệ thống chỉ số là một đẳng thức liên hệ hagiữa các chỉ số phản ánh mối quan hệ
giữa các chỉ tiêu mà ta nghiên cứu.
+ Phân loại hệ thống chỉ số:
- Hệ thống chỉ số của các số kế hoạch: biểu hiện mối liên hệ giữa các chỉ số kế hoạch
với chỉ số phát triển, được dùng để phân tích trình độ hoàn thành kế hoạch của một doanh
nghiệp, của một vùng lãnh thổ.
Chỉ số phát triển = chỉ số hoàn thành kế hoạch x chỉ số kế hoạch
00
11
00
11
qp
qp
qp
qp
qp
qp kk
kk
Với K là mức kế hoạch
- Hệ thống chỉ số phát triển với quyền số bất biến: trích các chỉ số liên hoàn bằng chỉ
số định gốc
- Hệ thống chỉ số của các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau
Hệ thống chỉ số tổng hợp bao gồm các chỉ số nhân tố (hay còn gọi là chỉ số bộ phận)
và chỉ số toàn bộ. Mỗi chỉ số nhân tố nêu lên sự biến động của một nhân tố cấu thành hiện
tượng và ảnh hưởng của biến động này đối với biến động của cả hiện tượng. Chỉ số toàn
bộ nêu lến sự biến động của toàn bộ hiện tượng.
+ Tác dụng của hệ thống chỉ số
Phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng trong quá trình biến động, xác định vai trò
ảnh hưởng biến động của mổi nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng gồm nhiều
nhân tố, tìm ra nguyên nhân chủ yếu.
Trong nhiều trường hợp, thông qua hệ thống chỉ số có thể tính toán các chỉ số chưa
biết khi biết các chỉ số khác nhau trong hệ thống.
b. Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng kết quả
sản xuất kinh doanh
b1. Phân tích các nhân tố bản thân kết quả sản xuất kinh doanh
c. Phân tích mối liên hệ tương quan
Trong phân tích kết quả sản xuất kinh doanh người ta thường xem xét đến mối quan
hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh và chi phí.
+ Phương pháp hồi quy tương quan
Hồi quy tương quan là phương pháp toán học được vận dụng trong thống kê để biểu
hiện và phân tích mối liên hệ tương quan giữa các hiện tượng. Các mối liên hệ tương quan
là các mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ giữa các hiện tượng, tức là khi hiện tượng này
biến đổi thì có thể làm cho hiện tượng có liên quan biến đổi nhưng không có ảnh hưởng
hoàn toàn quyết định sự biến đổi đó, không biểu hiện rõ trên từng đơn vị cá biệt mà trải
qua quan sát số lớn các đơn vị.
Phương pháp hồi quy được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Xác định tính chất và hình thức mối liên hệ: Cụ thể phải xác định phương trình hồi
quy biểu hiện mối liên hệ dưới dạng hàm số.
- Đánh giá trình độ chặt chẽ mối liên hệ tương quan tức la nghiên cứu xem mối liên
hệ các hiện tượng chặt chẽ hay lỏng lẻo.
3. Phương pháp thống kê dự đoán kết quả sản xuất kinh doanh
Trong hoạt động sôi động của nên kinh tế toàn cầu, trào lưu hợp tác quốc tế diễn ra
mạnh mẽ, xu hướng toàn cầu hoá ngày càng phát triển ở mức độ cao. Việc dự đoán tình
hình gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong dự đoán kết quả sản xuất kinh doanh luôn chịu ảnh
hưởng của nhiều biến cố phát sinh. Vì vậy để dự đoán tốt nhu cầu thị trường phải xây dựng
được kế hoạch, một phương pháp khoa học. Ngày nay, người ta sử dụng một số phương
pháp để dự đoán kết quả sản xuất kinh doanh sau:
3.1. Phương pháp dự đoán dựa vào mô hình dãy số thời gian
Dự đoán có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc ra quyết định trong khoảng thời
gian dài lẫn trong khoảng thời gian ngắn, nó được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên, người ta thường sử dụng phương pháp dự báo ngắn hạn, nó giúp chúng ta có cơ
sở để lập kế hoạch ngắn hạn, cung cấp những thông tin để từ đó có thể điều chỉnh và ra các
quyết định đúng đắn. Trong khoảng thời gian tương đối ngắn, các nhân tố ít có sự thay đổi
do đó người ta thường sử dụng phương pháp dãy số thời gian trong dự báo thống kê ngắn
hạn.
Phương pháp tiến hành trên cơ sở giả định tồn tại tính nhất quán trong sự phát triển
của hiện tượng, tiến hành áp dụng các phương pháp ngoại suy (xu thế, mối liên hệ) để xây
dựng các mô hình dự đoán.
* Phương pháp ngoại suy bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
Phương pháp áp dụng khi các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau:
Ta có mô hình :
yn+L = yn + .L
Trong đó: yn+L: trị số dự đoán tại thời gian n+L
n: số quan sát
L: tầm xa dự đoán
yn: mức độ dùng làm gốc để ngoại suy
: lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân :
Với:
1
1
n
yy n
Mức độ được chọn làm gốc để ngoại suy có thể chọn mức độ cuối cùng trong thời kỳ
quan sát. Tuy nhiên, trị số dự đoán thường bị ảnh hưởng bởi vị trí của nó so với đường xu
thế, làm số trung bình của một thời kỳ sau cùng trong thời kỳ quan sát để nhằm cho kết
quả dự đoán chính xác hơn.
* Phương pháp dự đoán bằng tốc độ phát triển bình quân
Phương pháp áp dụng khi các tốc độ liên hoàn xấp xỉ nhau
Mô hình dự đoán:
yn+L = yn.t
L
Trong đó: t: tốc độ phát triển bình quân
L: tầm xa của dự đoán
yn: mức độ được dùng làm gốc để ngoại suy
Tương tự như phương pháp ngoại suy bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân,
khi chọn yn người ta thường chọn số trung bình của một vài thời kỳ sau cùng trong thời kỳ
quan sát.
* Phương pháp ngoại suy hàm xu thế:
Nội dung cơ bản của phương pháp này là căn cứ vào toàn bộ các thong tin có trong
dãy số thời kỳ quan sát để thành lập một hàm xu thế, trên cơ sở đó ngoại suy một vài thời
kỳ trong tương lai. Phương pháp được áp dụng trong trường hợp đòi hỏi mức độ chính xác
của kết quả dự đoán kết quả sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới dựa trên cơ sở của
những thời kỳ đã qua.
Khi áp dụng ngoại suy xu thế cần chú ý 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1:
Khi đối tượng dự đoán phát triển trong thời kỳ quan sát chịu sự tác động của 2 nhóm
nhân tố là các nhân tố tác động mạnh, thường xuyên và nhóm các nhân tố ngẫu nhiên. Khi
đó mỗi mức độ của dãy số có thể tách ra làm hai phần thực hiện theo các bước.
Mô hình dự đoán
yt+L = (t + L; a0;...an) + t
Sai số dự đoán
).(
).(
.
1
1231
1
2
2
nn
Ln
n
SepS
Trong đó: Sp: sai số dự đoán
n: số các mức độ trong dãy số
L: tầm xa của dự đoán
Se: sai số chuẩn của mô hình miêu tả tính theo công thức:
pn
yy
S iie
2)(
Với p là tham số của mô hình
Khoảng dự đoán
yn+Lt.Sp
Trong đó: t: là giá trị theo bảng tiêu chuẩn T-student với n-2 bậc tự do và xác suất tin
cậy (1-)
- Trường hợp 2:
Khi đối tượng dự đoán biến động do ảnh hưởng của nhiều nhân tố, ngoài 2 nhóm
nhân tố trên còn chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố khác mang tính chất chu kỳ (hay có
tính thời vụ).
Mô hình:
yn+L = (n+L).Itv + t
3.2. Phương pháp bảng Buys - Ballot (BB)
Ngoài các phương pháp dự đoán đã nêu ở trên, thống kê còn sử dụng một phương
pháp tương đối quan trọng để nghiên cứu xu hướng phát triển trong tương lai. Nội dung
của phương pháp này là xác định mô hình biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng
trong tương lai có kết hợp cả hai thành phần là xu thế và thời vụ.
Phương pháp đòi hỏi số liệu tương đối đầy đủ và tính toán tương đối phức tạp.
Mô hình dạng cộng như sau:
Y = a + bt + cj
Trong đó: a: tham số tự do
b: hệ số hồi quy
cj: thành phần thời vụ
Trong đó:
T: mức độ thời gian
yij: trị số của chỉ tiêu thang j năm i
m: số tháng trong năm
n: số năm nghiên cứu
Bảng Buys - Ballot
Thángj
Năm i
1
..
j
..
M
n
j
jj yT
1
i.T
i
1 T1 1.
Ti
...
j y
ij
Tj i.T
i
...
N Tn n.
Ti
n
i
ijy
1
iTT
S
= Ti
n
T
y jj
y 1
y
y m
mn
T
y
.
Cj c1 c
j
cm
Từ số liệu của bảng trên, ta tính được giá trị các tham số của phương trình theo các
công thức sau:
2
1
2
1
1
12
2
1
2
m
jb
mn
T
n
T
c
m
n
m
S
nmn
b
mn
b
mn
T
a
j
j .
)(.
.
.
Từ phương trình trên với các tham số đã tính được theo bảng, ta có thể dự đoán được
kết quả sản xuất kinh doanh của các tháng trong năm tiếp theo với t là mức độ thời gian
tính từ năm đầu tiên ta nghiên cứu.
Chương III
Phân tích thống kê kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty Nam Vang
I. Quá trình hình thành và đặc điểm của công ty .
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nam Vang
Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IV năm 1986 của đảng cộng sản Việt Nam ,
đã đánh dấu một bước chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam ,chuyển từ
nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế
thị trường . Cơ chế thị trường thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển ,tạo ra
nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế . Để có thể tồn tạI và phát triển trong
cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi đơn vị , cá nhân phảI luôn luôn vận động , sáng
tạo,năng động trong kinh doanh , kinh doanh những mặt hàng mà thị trường cần trả
lời câu hỏi trong cơ chế thị trường :"kinh doanh cáI mà thị trường cần chứ không
phảI kinh doanh cáI mà ta có " . Trong giai đoạn này nhu cầu về thép xây dựng
trong nước đang lớn trong khi cung về sắt thép cuả trong lại không đáp ứng được cả
về số lượng và chất lượng . Trong bối cảnh đó công ty Nam Vang ra đời.
Công ty thép Nam Vang được thành lập với giấy phép thành lập số 1731/GPTL-UB
ngày tháng 3 năm 1995 của UBND thành phố Hà Nội và giấy phép kinh doanh số 05772
do UBKH thnhf phố Hà Nội cấp ngày 18 tháng 04 năm 111995 với số vốn là 11.793.000
đồng.
Công ty ra đời với chức năng chính là kinh doanh thép cung cấp cho thị trường trong
nước thông qua nhập khẩu từ nước ngoài đúng với hiến pháp luật của nhà nước .Đồng
thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước tạo công ăn việc làm cho người lao động ,tăng
tiềm lực kinh tế cho nền kinh tế quốc dân.
Doanh nghiệp ra đời trong hoàn cảnh khó khăn nhiêu mặt về thị trường, về vốn, đặc
biệt là sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đang diễn ra tới
nguồn hàng của công ty. Nhưng với nỗ lực vượt bậc , sáng tạo ,năng độngdám nghĩ, giám
làm của toàn bộ nhân viên công ty .Công ty Nam Vang đã không ngừng lớn mạnh ,tự
khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường. Từ chỗ cơ sở vật chất nghèo nàn lạc
hậu, cán bộ nhân viên ít ,máy móc thiết bị lạc hậu không đồng bộ tới nay công ty đã phát
triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng với hai trung tâm kinh doanh lớn là : trung tâm
kinh doanh thép Nam Hải tại Gia Lâm và trung tâm kinh doanh thép Nam Hồng tại Văn
ĐIển Hà Nội ,cùng với một chi nhánh công ty tạI HảI Phòng ,trình độ quản lý của công ty
ngày càng được nâng cao ...
II. Hệ thống tổ chức của công ty. (Sơ đồ)
Hệ thống tổ chức của công ty bao gồm các bộ phận sau :
- Hội đồng quan trị của công ty bao gồm chủ tịch và 7 thành viên ,thành viên hội
đồng quản trị là những người góp vốn vào công ty .Đây là cơ quan cao nhất của công ty
,có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty như : bầu ra chủ tịch hội
đồng quản trị , giám đốc đề xuất với hội đồng thành viên để bổ,miễn nhiệm cán bộ trong
bộ máy đIều hành công ty ,quyết định chiến lược phát triển lâu dài của công ty,giám sát và
hướng dẫn ban giám đốc công ty hoạt động theo đúng đIều lệ, pháp luật , và các vấn đề
quan trọng khác ...
- Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của
công ty . Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và chiụ trách nhiệm trước hội đồng quản
trị về những quyết định kinh tế của mình. Giám đốc là nguời có quyền đIều hành cao nhất
công ty.
- Phó giám đốc có trách nhiệm giúp giám đốc trong việc được giao và điều hành công
việc kinh doanh tại các trung tâm .Chịu trách nhiệm trước giám đốc và hội đồng quản trị
về công việc và nhiệm vụ của mình .
Giám đốc (kiêm
chủ tịch hội
Phòng kế
toán
Phòng
kinh
Phòng
xuất nhập
khẩu
Hội đồng quản
trị công ty
Phó Giám
đốc
(kiêm cửa
hàng
- Phòng kế toán bao gồm một kế toán trưởng và các kế toán viên có nhiệm vụ giúp
giám đốc việc tổ chức,quản lý các thông tin kế toán của công ty từ các của hàng gửi lên
giúp cho công việc kinh doanh thuận lợi , tham mưu cho ban giám đốc quản lý công ty
hiệu quả trong phạm vi mình phụ trách .
- Phòng kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu tìm thị trường ,khách hàng, nghiên
cứu chiến lược phát triển kinh doanh của công ty ,tìm phương thức tiêu thụ hàng hoá .
- Phòng xuất nhập khẩu có chức năng tìm nguồn hàng từ nước ngoài ký kết các hợp
đồng kinh tế với nước ngoài , nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài.
Các cửa trung tâm và các chi nhánh của công ty là những đơn vị hạch toán phụ
thuộc,chịu sự giám sát ,quản lý của công ty đồng thời có thể tự chủ trong việc kinh doanh
theo đúng quy định trong điều lệ của công ty.
3. Cơ sở vật chấ kỹ thuật công ty .
Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngay từ khi thành lập công ty đã chú trọng
đầu tư máy móc thiết bị xây dựng nhà xưởng vì hàng hoá mà công ty kinh doanh là thép
các loại nên đòi hỏi phải được gia công theo nhiều kích cỡ , chủng loại khác nhau. Hiện
nay công ty đã xây dựng được hai trung tâm kinh doanh với nhà xưởng và máy móc tương
đối hiên đại là trung tâm kinh doanh thép Nam Hải ở Đức Giang – Gia Lâm – Hà Nội và
trung đầu tâm kinh doanh thép Nam Hồng ở Văn Điển – Hà Nội . Năm 1998 công ty mở
thêm chi nhánh tại Hải Phòng để mở rộng thị trường và là nơi tiếp nhân hàng từ cảng Hải
Phòng về phân phối hàng hoá cho toàn công ty .Hiên tại công ty đã có 20 máy và cán thép
các loại , 10 máy định hình thép và nhiều loại máy khác đặt chủ yếu ở hai trung tâm Nam
Hải và Nam Hồng . Đặc biệt , tháng 4 năm 2001 công ty đầu tư xây dựng 2 nhà xưởng ở
hai trung tâm Nam Hải và Nam Hồng trị gía hàng chục tỷ đông và đưa vào dử dụng 2 dàn
máy hiện đại tự động của Nhật : Cán – Cắt (với công suất 250 tấn / ngầy ) và Cán -Định
hình ( với công suất 150 tấn/ngày) , và như vậy công ty cung cấp cho thị trường 100.000
tấn thép các loại với kích cỡ khác nhau hàng năm đáp ứng nhu cầu thị trường và khả năng
kinh doanh của công ty , và có thể gia công cắt thuê cho bên ngoài.
4. Nguồn nhân lực.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công ty , hàng năm để có thể đáp ứng nhu
cầu kinh doanh , bổ sung kịp thời nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh . Công
ty đều tuyển thêm lao động vào các vị trí khác nhau . Hiện nay số lượng lao động của
công ty đã có :
- Đại học và trên đại học : 14 Người
- Cao đẳng và trung cấp : 30 người
- Công nhân kỹ thuật : 45 người
- Lao động khác : 30 người
Hầu hết lao động của công ty đều còn trẻ tuổi trung bình 32 do vậy họ có sức khoẻ và
năng lực năng động trong công việc .
Do đặc điểm sản xuất của công ty chủ yếu là những việc nặng nên phần lớn lao động
trong công ty làn nam giới .
5. Đặc điểm kinh doanh của công ty Nam Vang.
5.1 Đặc điểm về môi trường kinh doanh .
a. Lượng cung hàng hoá trên thị trường .
Để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thép , ở nước ta hiện nay có hai nguồn cung ứng
chính là : Lượng thép sản xuất từ các công ty trong nước.Những nhà máy này , một số đã
được xây dựng từ lâu như nhà máy thép Thái Nguyên , một số ra đời từ sự liên doanh
liên kết với nước ngoài trong những năm gần đây như công ty thép Việt – úc ,Việt –
Nhật…đã đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu về thép trong nước. Và nguồn cung thứ
hai là nhập khẩu từ nước ngoài. Do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu thị
trường về chủng loại , số lượng và chất lượng nên ta phải nhập khẩu thép từ nước ngoài
và chủ yếu là nhập từ các nước : Nga , Nhật, Hàn Quốc ... Đứng trước thị trường như
vậy nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để giúp đỡ, điều chỉnh thị trường thép . Một mặt
tiếp tục cho phép và tạo điều kiên thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu những mặt
hàng mà trong nước chưa sản xuất được đáp ứng nhu cầu trước mắt ở trong nước . Mặt
khác khuyến khích , hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong nước , tăng cường tham gia
liên doanh ,liên kết với nước ngoài nhằm có thể cung ứng đủ nhu cầu thị trường về mọi
mặt trong tương lai.
Do có sự can thiệp của nhà nước và chính phủ vào thị trường thép nên hiện nay và
trong những năm tới sẽ có nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mới ra đời . Vì
vậy sẽ có sự cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp trong thị trường thép.
b. Lượng cầu hàng hoá trên thị trường.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh
tế đất nước , nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất và xây dựng cũng tăng nhanh. Đối với
sản phẩm thép , trong những năm qua cũng tăng lên rất nhanh do nhu cầu về sản xuất và
xây dựng tăng mạnh .
Trong những năm xắp tới nhà nước vẫn tiếp tục kích cầu , đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng thì nhu cầu về thép sẽ tăng cao. Bên cạnh đó sự tăng trưởng kinh tế sẽ làm cho
nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng lên nên sẽ có nhiều doanh nghiệp ra đời đáp ứng nhu
cầu trong nước về sản xuất và xây dựng vì vậy nhu cầu về thép vẫn tiếp tục tăng.
5.2. Đặc điểm về hàng hoá kinh doanh của công ty .
Hàng hoá mà công ty Nam Vang kinh doanh chủ yếu là các loại thép được sản xuất
từ trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài bao gồm các loại :
Sản phẩm trong nước bao gồm các loại :
- Thép U : U dập , 50 , 60 ,80 …
- Thép góc (L) : 25x25, 30x30…
- Thép I : 100./120,140/160 …
Sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài gồm :
- Thép lá
- Thép cuộn : cán , mạ kẽm …
- Thép tròn : 46/70 , 71/85 ,,,
Thép là loại hàng hoá có khối lượng lớn , khó khăn trong việc vận chuyển do đó
chi phí vận chuyển lớn và chi phí gia công cao.
Vốn đầu tư cho kinh doanh thép rất lớn nên khó khắn cho doanh nghiệp trong việc
huy động vốn và đẩy nhanh vòng quay của vốn , sử dụng vố có hiêu quả …
Nhu cầu thị trường về loại hàng hoá này đa dạng và đòi hỏi đúng chất lượng và
chủng loại ..
Giá cả loại hàng hoá này thường xuyên biến động nên gây khó khăn cho các doanh
nghiệp kinh doanh mặt hàng này .
5.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty Nam Vang.
a. Một số đánh giá về thuận lợi và khó khăn của công ty .
a.1. Thuận lợi .
Về vị trí địa lý .
Công ty Nam Vang có vị trí tương đối thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của
công ty . Công ty có trụ sở chính đặt tại 73 – Nguyễn Văn Cừ – Gia Lâm – Hà Nội . Có hai
trung tâm lớn là Nam Hải đặt tại Đức Giang – Gia Lâm – Hà Nội , Nam Hồng đặt tại Văn
Điển – Hà Nội và một chi nhánh đặt tại Hải Phòng . Với vị trí này công ty có thể cung cấp
hàng hoá cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận . Các trung tâm và chi nhánh của công
ty nằm cạnh đường quốc lộ số 5 nên thuận tiên cho việc vận chuyển hàng hoá giảm nhẹ chi
phí .
Về chất lượng hàng hoá .
Hàng hoá mà công ty kinh doanh hầu hết là các loại thép nhập khẩu (chiếm 80% tổng
lượng hàng hoá tiêu thụ tại công ty ) .Đây là những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng
được nhu cầu thị trường . Ngoài ra công ty còn có nhiều mày móc thiết bị nên có thể gia
công sản xuất đa dạng hoa các loại hàng hoá đáp ứng nhu cầu khách hàng .
a.2 Khó khăn.
Về vốn kinh doanh .
Đối với công ty Nam Vang lượng vốn mà công ty huy động chủ yếu là từ vốn góp
của các thành viên công ty và của công nhân công ty . Ngoài ra, công ty còn vay một
lượng vốn lớn từ ngân hàng .Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa sống
còn với công ty .Ngoài vốn lưu động cho kinh doanh hàng năm công ty còn đầu tư một
lượng vốn lớn vào xây dựng nhà xưởng , mua sắm máy móc thiết bị nên ý nghĩa của việc
tiêu thụ hàng hoá thu hồi càng cao hơn tránh ứ đọng vốn .
Về trang thiết bị máy móc.
Hàng năm công ty đầu tư một lượng vốn lớn vào trang thiết bị máy móc , đến nay các
trung tâm và chi nhánh công ty đều có nhà xưởng và máy móc hiện đại . Nhưng công suất
máy chưa cao , hiệu quả sử dụng còn thấp , tính năng của máy còn hạn chế nên còn nhiều
loại hàng mà thị trường yêu cầu mà công ty chưa đáp ứng được.
Về lực lượng lao động.
Mặc dù lực lượng lao động của công ty đều còn trẻ và đã qua tuyển chọn , nhưng
năng suất và hiệu quả làm việc còn thấp . Số lượng công nhân tay nghề cao chưa nhiều ,
hầu hết họ vừa học vừa làm nên năng suất thấp . Đội ngũ cán bộ văn phòng và quản lý còn
yếu kém , số lượng người qua đào tạo đại học còn thấp , làm việc thiếu năng động sáng tạo
.Công ty cũng chưa có các biện pháp thu hút lao động có trình độ cao , chưa có chế độ tiền
lương ,tiền thưởng phù hợp để thu hút người lao động thích đáng.
Về gía cả hàng hoá .
Hàng hoá công ty kinh doanh chủ yếu là nhập từ nước ngoài , vì vậy giá cả của nó
phụ thuộc vào sự biến động nền kinh tế thế giới gây khó khăn trong việc đánh giá và tiêu
thụ của công ty . Đối với giá bán hàng , công ty đưa ra một mức giá cố định và các trung
tâm chi nhánh có thể bán với giá cao hơn tuỳ thuộc vào thị trường . Vì vậy giá bán của
công ty cũng không ổn định và thống nhất trong toàn công ty .
Về nguồn hàng .
Do đặc điểm hàng hoá của công ty chủ yếu là hàng nhập khẩu nên phụ thuộc lớn vào
sự biến động tình hình kinh tế và chính trị trên thế giới .Mặt khác còn phải nhập khẩu
thông qua bộ thương mại nên nhiều khi mất chủ động và phiền hà trong việc nhập hàng
của công ty .
Uy tín công ty .
Chỉ mới hoạt động từ tháng 8 năm 1995 đến nay công ty Nam Vang đã là một doanh
nghiệp có tiếng trên thị trường kinh doanh thép . Với mức tiêu thụ 50.100 tấn năm 2001
cho thấy quy mô doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể .Uy tín công ty với khách hàng ngày
càng tăng thể hiện ,số khách hàng quay lại lần 2 lớn khoảng 60% khách của công ty .Tuy
nhiên công ty cũng chưa có phương thức quảng bá thông tin trên thị trường nên chưa có
nhiều người biết đến công ty .
b. Diễn biến môi trường kinh doanh .
- Giai đoạn trước năm 2001 : Đây là giai đoạn công ty gặp phải nhiều khó khăn
trong kinh doanh:
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính kéo dài ở châu á đã ảnh hưởng lớn tới
nguồn cung của công ty , giá cả biến động thất thường nên khó có thể quyết định chính
trong kinh doanh . Tuy nhiên sự tác động của cuộc khủng hoảng này với nền kinh tế Việt
Nam chưa lớn cầu về thị trường trong nước tương đối ổn định và còn tăng nhanh .
+ Chính sách kích cầu của nhà nước đã có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế nhu
cầu về thép tĩch cực tăng cao.
+ Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh thép chưa nhiều nên sự cạnh tranh còn thấp
.
- Đánh giá giai đoạn từ 2002 - 2010 :
Đây lầ giai đoạn hứa hẹn nhiều sự phát triển của công ty do:
+ Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế châu á đã đi vào ổn định nền kinh tế thế giới
bước vào chu kỳ tăng trưởng mới tạo ra một môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế và
kinh doanh .
+ Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh nên nhu cầu về thép tăng cao.
+ Việt Nam ra nhập AFTA tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển lành mạnh .
- Tuy nhiên trong giai đoạn này đối với công ty sẽ gặp phải một số khó khăn :
+ Sẽ có nhiều doanh nghiệp với tiềm lực kinh tế mạnh tham gia vào thị trường kinh
doanh thép đặc biệt là các công ty nước ngoài , làm cho sự cạnh tranh trong kinh doanh
thép cao hơn.
+ Sự hợp tác liên doanh , liên kết của trong nước và nước ngoài phát triển .Thị trường
cung trong nước sẽ dần ổn định nên công ty phải thay đổi cơ cấu hàng hoá kinh doanh .
+ Sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới đặc biệt
là việc Việt Nam ra nhập AFTA đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn
,phải nâng cao công tác quản lý điều hành doanh nghiệp .
6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoan 1996 - 2001 .
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nam Vang giai
đoạn 1996 – 2001.
Năm
Chỉ tiêu
1996 1997 1998 1999 2000 2001
Doanh thu (tr.đ) 119.4
75
136.7
25
135.9
39
187.7
87
187.7
81
217.0
0
Chi phí (tr.đ) 118.8
30
136.0
05
153.9
55
177.9
22
180.9
08
215.9
35
Tổng LN (tr.đ) 645 720 340 865 873 1054
Thuế (tr.đ) 209 230 109 277 279 337
LN sau thuế (tr.đ) 444 490 231 588 594 717
Tốc độ pt chi phí (lần) - 1,144 1,132 1,15 1,016 1,193
6
Tốc độ pt DT (%) - 114,4
4
112,5
9
116,1
4
101,6
7
119,3
8
Tốc độ PT LN (%) - 110,0 47,22 254,4 100,9 120,7
9 1 2 3
Tỷ suất LN/DT (lần) 0,005
5
0,005
3
0,002
2
0,004
84
0,004
8
0,004
9
Ta thấy rằng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng không ngừng
hàng năm.
- Về doanh thu : Doanh thu của công ty năm nay cao hơn năm trước với
mức tăng trung bình 19506.8 (tr.đ) năm đạt tốc độ phát triển 112,68%. Đạt được kết quả
đó một mặt là do sự nỗ lực, cố gắng, sáng tạo của ban lãnh đạo công ty đã có những biện
pháp đúng đắn đầu tư vốn, tranh thiết bị máy móc , tìm hiểu thị trường đẩy mạnh kinh
doanh tiêu thụ hàng hoá. Mặt khác do nhu cầu trên thị trường về thép lớn nên việc tiêu thụ
hàng hoá của công ty có nhiều thuận lợi.
- Về chi phí : Từ kết quả thu được thực tế của công ty và qua tình toán
cho thấy. Chi phí hàng năm của công ty tăng lên theo doanh thu nhưng tốc độ tăng chi phí
nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu nên tỷ suất lợi nhuận của công ty tăng hàng năm.Từ đó cho
thấy hiệu quả và năng lực công tác quản lý của công đã tăng lên.
- Về lợi nhuận : Công ty luôn đạt mức lợi nhuận năm nay cao hơn năm
trước.Duy chỉ có năm 1998 là lợi nhuận công ty giảm. Đó là do trong năm này công ty mở
thêm chi nhánh tại Hải Phòng và mua thêm một số máy móc thiết bị cho sản xuất nên chi
phí trong năm này cao làm giảm lợi nhuận .Tốc độ phát triển của lợi nhuận bình quân các
năm là 110,02 % và làm cho tỷ suất lợi nhuận so với tổng doanh thu hàng năm đạt khoảng
từ 0,0021 (lần )đến 0,0055 (lần) .
II. Phân tích thống kê kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty Nam Vang.
Lý do phân tích kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty là do ý nghĩa của việc tiêu thụ
hàng hoá quyết định .
Tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng (khâu thực hiện giá trị) trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp . Đó là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng . Nó tác động
mạnh tới các khâu khác của quá trình sản xuất kinh doanh . Chỉ khi thực hiên tốt việc tiêu
thụ hàng hoá thì các khâu khác của quá trình sản xuất kinh doanh mới có ý nghĩa , doanh
nghiệp mới thực hiện được chức năng kinh doanh của mình thu hồi vốn và có lãi .Tiêu thụ
tốt hàng hoá chứng tổ thị trường đã chấp nhận mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh
chứng tỏ công ty đã đi đúng hướng .
Vì vậy việc phân tích và đánh giá kết quả tiêu thụ hàng hoá ở doanh nghiệp là hết sức
cần thiết và quan trọng .Nó cho phép nhận thức thực trạng của việc tiêu thụ hàng hoá hay
thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty . Từ đó công ty sẽ đề ra những biện pháp ,
chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Do đặc điểm nguồn số liệu và khuôn khổ của một chuyên đề tốt nghiệp nên hai chỉ
tiêu quan trọng được chọn đẻ phân tích là : lượng hàng hoá tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ
hàng hoá .
A. Phân tích biến động lượng hàng tiêu thụ.
1. Phân tích biến động lượng hàng tiêu thụ qua các năm.
Lượng hàng bán ra của công ty phản ánh tiêu thụ và kinh doanh cuối cùng của mỗi
chu kỳ kinh doanh . Dựa trên lượng hàng hoá bán ra kỳ nghiên cứu để lập cơ sở cho việc
lên kế hoạch hoạt động trong thời gian tới
Công ty Nam Vang trong những năm qua đã đạt được mức bán hàng hoá như sau
(bảng 4):
Bảng 1. Biến động lượng hàng hoá bán ra của công ty Nam Vang qua các năm
từ 1996 – 2001.
Chỉ tiêu
Năm
Lượng hàng
bán (tấn)
Lượng tăng
(giảm) (tấn)
Tốc độ phát triển liên
hoàn (%)
1996 30.000 - -
1997 33.200 3200 110,03
1998 37.500 4.300 113,00
1999 44.000 6.500 117,30
2000 46.500 2.500 105,70
2001 50.100 3600 107,7
Tổng 241.300 - -
Các chỉ tiêu bình quân của dãy số :
- Lượng hàng hoá bán trung bình hàng năm :
40217
6
241300
n
y
y i (tấn)
- Lượng tăng giảm bình quân :
4020
16
3000050100
1
1
n
yy n (tấn)
- Tốc độ phát triển bình quân :
108,1
30000
50100
161
1
n n
y
y
t (lần) hay 110,8 (%)
Qua tính toán cho thấy :
Lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty năm sau cao hơn năm trước mức tiêu thụ bình quân
hàng năm là 40.217 (tấn), tốc độ phát triển lượng hàng tiêu thụ bình quân đạt 110,8%.
Lượng hàng bán tăng bình quân năm là 4020 (tấn).
Năm 1999 công ty đạt mức tăng lượng hàng hoá bán ra cao nhất 6500 tấn và cũng là
năm công ty có tốc độ tăng lượng hàng tiêu thụ cao nhất đạt 17,3%. Có được kết quả đó
một phần là do năm 1998 công ty đã đầu tư mở thêm chi nhánh tại Hải Phòng tăng lượng
hàng tiêu thụ năm 1999 so với năm 1998 lên 4000 (tấn) và trong năm này lương hàng
hoá bán ra của các đơn vị của công ty cũng tăng lên 2500(tấn).
Năm 2000 và 2001 lượng hàng hoá bán ra của công ty tăng chậm hơn và tốc độ tăng
lượng hàng hoá bán ra cũng giảm so với các năm trước đó là dấu hiệu cho thấy sự giảm sút
của thị trường và việc mở rộng kinh doanh của công ty.
Như vậy lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty hàng năm vẫn tăng nhưng có dấu hiệu
suy giảm. Việc mở rộng thêm chi nhánh Hải Phòng cần xem xét lại hiệu quả hoạt động của
nó do lượng tăng hàng năm từ khi mở thêm chi nhánh này so với trước đó thay đổi không
đáng kể, chứng tỏ vai trò đóng góp của chi nhánh với công ty còn thấp. Do đó trong giai
đoạn tới công ty cần tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu khách
hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty cũng cần có kế hoạch , chiến
lược phát triển cụ thể trong ngắn và dài hạn đối với hoạt động kinh doanh của mình .
2. Phân tích kết cấu lượng hàng hoá tiêu thụ .
Kết cấu lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty Nam Vang được xem xét dưới các dạng
kết cấu sau:
a. Phân tích kết cấu lượng hàng hoá tiêu theo từng đơn vị kinh doanh của công ty
.
Nghiên cứu kết cấu này cho ta thấy vai trò , mức độ đóng góp của từng đơn vị với
công ty ,để có biện pháp đầu tư ,điều chỉnh hợp lý đối với từng đơn vị :
Bảng 2. Kết cấu lượng hàng hoá tiêu thụ theo các đơn vị kinh doanh của công ty
Nam Vang giai đoạn 1996 - 2001.
Đơn vị
Năm
T.T Nam Hải T.T Nam Hồng Chi nhánh Hải
Phòng
Lượng
(tấn)
Tỷ trọng
(%)
Lượng
(tấn )
Tỷ trọng
(%)
Lượng
(tấn)
Tỷ trọng
(%)
1996 18000 60 12000 40 - -
1997 19000 57,23 14000 42,77 - -
1998 20000 53,33 14500 43,67 3000 3
1999 19500 44,32 17500 39,77 7000 15,91
2000 21300 45,81 17700 38,06 7500 16,13
2001 22100 44,11 20000 39,92 8000 15,98
Qua tính toán cho thấy trong công ty trung tâm Nam Hải luôn dẫn đầu toàn công ty
về lượng hàng hoá bán ra, tỷ trọng của nó chiếm khoảng từ 44% - 60% lượng hàng hoá
tiêu thụ toàn công ty. Lượng hàng hoá bán ra của trung tâm năm sau luôn cao hơn năm
trước, trừ năm 1999. Để đạt được kết quả đó một phần do, Nam Hải là trung tâm chính và
lớn nhất trong công ty, là nơi được công ty trang bị máy móc thiết bị hiện đại nhất .Mặt
khác do ban lãnh đạo trung tâm có những biện pháp hiệu quả thu hút khách hàng nhờ vậy
trung tâm có thể ký hợp đông ở nhiều tỉnh khác nhau kể cả các tỉnh xa như Nghệ An
,Thanh Hoá ,Đà Nẵng... Tuy nhiên kết quả tính toán cũng cho thấy : tỷ trọng lượng hàng
tiêu thụ của trung tâm trong công ty có su hướng giảm dần, lượng hàng hoá bán ra của
trung tâm hàng năm có tăng nhưng nếu đem so với trung tân Nam Hồng thì mức tăng này
còn nhỏ hơn nhiều. Vì vậy công ty cần xem xét nguyên nhân của sự giảm sút này, đồng
thời cũng cần xem xét lại việc đầu tư vào trung tâm này đã hợp lý chưa. Để từ đó tìm ra
biện pháp điều chỉnh hợp lý nhất .
Nam Hồng là trung tâm lớn thứ 2 trong công ty . Chịu trách nhiệm cung cấp hàng
hoá cho các tỉnh phía Bắc . So với Nam Hải thì Nam Hồng được đầu tư ít hơn nhưng
trung tâm cũng đã khẳng định được mình, lượng hàng hoá bán ra của trung tâm năm sau
cao hơn năm trước và luôn cao hơn các đơn vị khác trong công ty.
Chi nhánh Hải Phòng , mới được thành lập từ năm 1998 . Khi mới thành lập chi
nhánh còn chưa ổn định kinh doanh nên trong năm đầu chi nhánh chỉ tiêu thụ được 3000
tấn hàng hoá chiếm 3% trong tổng lượng hàng hoá bán ra của công ty . Nhưng ngay sau đó
chi nhánh đã ổn định kinh doanh phát triển thi trường nên lượng hàng bán tăng vọt những
năm sau đó (7000 -8000 tấn ) đưa tỷ trọng lượng hàng bán của chi nhánh lên tới 166,13%
trong tổng lượng hàng hoá bán ra của công ty . Tuy nhiên tỷ trọng này còn thấp trong công
ty. Như vậy trong các đơn vị của công ty thì trung tâm Nam Hồng là hoạt động có hiệu quả
nhất nên cần nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân của sự thành công này và nguyên nhân sự
giảm sút của trung tâm Nam Haỉ. Đặc biệt cần nghiên cưu thị trường của chi nhánh Hải
Phòng vì lượng hàng tiêu thụ và tỷ trọng của nó trong công ty còn quá thấp so với các đơn
vị khác chưa phù hợp với chi phĩ bỏ ra.
b. Kết cấu lượng hàng hoá tiêu thụ theo loại hàng (bảng 3).
Qua tính toán cho thấy :
Loại hàng hoá mà công ty kinh doanh chủ yếu là thép cuộn chiếm khoảng 61% -
69% lượng hàng hoá tiêu thụ toàn công ty . Tỷ trọng này biến động qua các năm nhưng
mức độ biến động không nhiều . Tuy nhiên lượng lượng thép cuồn bán ra qua các năm
đều tăng cao chứng tỏ nhu cầu của thị trường về loại hàng hoá này của thị trường lớn .
Công ty cần có biện pháp chú trọng tới mặt hàng này .
Thép tấm và thép lá ,là những sản phẩm phải qua gia công cắt của công ty tuỳ theo
yêu cầu của khách hàng. Hiện nay nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng này đang rất
lớn, mức lãi kinh doanh cao, tiêu thụ được mặt hàng này công ty giải quyết được nhiều
công ăn việc làm cho công nhân nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Mặc dù
lượng bán ra hai loại hàng này tại công ty tăng hàng năm ,nhưng chúng vẫn chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng lượng hàng hoá tiêu thụ: thép tấm chỉ chiếm khoảng 7 - 10%, thép
lá chiếm khoảng 10- 13%. Đó là do công ty chưa có đủ máy móc thiết bị để đáp ứng tốt
nhu cầu khách hàng và do công ty chưa thâm nhập được vào thị trường tiêu thụ mặt hàng
này.
Thép hình đó là các loại thép U , I , L với các kích cỡ khác nhau . Chúng một phần
được cán tại công ty , một phần nhập khẩu từ bên ngoài . Việc tiêu thụ mặt hàng này các
năm đều tăng nhưng tỷ trọng của chúng trong tổng lượng hàng hoá tiêu thụ còn thấp và
chưa ổn định chiếm khoảng từ 10 % - 20 % .
Vì vậy trong những năm tới trước nhu cầu về thép của thị trường ngày càng lớn công
ty cần duy trì kinh doanh những mặt hàng đang là thế mạnh của công ty như thép cuộn.
Đồng thời cũng cần nghiên cứu tìm hiểu thị trường, đầu tư máy móc thiết bị nhằm tăng
tiêu thụ các mặt hàng có lãi suất cao thu được lợi nhuận lớn trong kinh doanh .
B. Phân tích doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty Nam Vang.
1. Phân tích tổng doanh thu công ty Nam Vang giai đoạn 1996-2001.
Kết quả tiêu thụ hàng hoá của công ty trong những năm qua được cho trong bảng sau
(bảng 7 ):
Bảng 4.Doanh thu tiêu thụ hàng hoá công ty NamVang giai đoạn 1996 – 2001.
Chỉ tiêu
Năm
Doanh
thu (tr.đ)
Lượng tăng
giảm tuyệt đối
(tr.đ)
Tốc độ
phát triển
(%)
1996 119.475 - -
1997 136.725 17.250 114,44
1998 153.939 17.214 112,59
1999 187.877 24.848 116,14
2000 181.781 2.994 101,67
2001 217.00 35.228 119,38
Các chỉ tiêu trung bình :
Doanh thu bình quân hàng năm :
33,619.164
6
987716
n
y
y i (tr. đ)
Lượng tăng giảm bình quân :
8,19506
16
534.97
1
1
n
yy n (tr.đ)
Tốc độ phát triển bình quân :
1268,1
119475
217009
161
1
n n
y
y
t (lần ) hay 112,68 (%)
Doanh thu của công ty hàng năm đều tăng , năm sau cao hơn năm trước với tốc độ
phát triển bình quân là 112,68 % và lượng tăng trung bình hàng năm là 19506,33 (tr.đ).
Trong các năm 1996-1998, đây là giai đoạn thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, kết
cấu hàng hoá bán ra của công ty cũng biến động không đánh kể. Tốc độ tăng lượng hàng
bán và tốc độ tăng doanh thu trong các năm chênh lệch không lớn. Điều đó chứng tỏ doanh
thu tiêu thụ hàng hoá của công ty trong giai đoạn này tăng lên là do tăng lượng hàng bán,
thể hiện quy mô và hiệu quả kinh doanh của công ty tăng lên.
Năm 1999 đây là năm công ty có tốc độ tăng doanh thu lớn thứ hai trong các năm và
là năm có tốc độ tăng lượng hàng hoá tiêu thụ lớn nhất. Trong năm này tốc độ tăng doanh
thu (16,14%) nhỏ hơn tốc độ tăng lượng hàng tiêu thụ (17,3%), tỷ trọng loại hàng có giá
bán cao nhất (thép hinh) đạt mức cao nhất 18,86%,nhưng tỷ trọng này còn nhỏ so với thép
cuộn (61,4%)(loại hàng có giá bán thấp nhất ). Qua đó ta thấy mức giá bán chung của thép
trong năm này giảm, nên doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty trong năm tăng lên chỉ là
do tăng lượng hàng tiêu thụ.
Năm 2000 là năm thị trường tiêu thụ hàng hoá của công ty biến động mạnh,nhu cầu
thị trường giảm sút giá cả hàng hoá xuống thấp nên việc tiêu thụ hàng hoá gặp nhiêu khó
khăn. Điều đó có thể thấy được qua: tốc độ tăng doanh thu thấp hơn nhiều tốc độ tăng
lượng hàng bán, loại hàng tiêu thụ có giá cao (thép hình) thì tỷ trọng tăng còn loại hàng có
giá thấp (thép cuộn) thì lại giảm.
Năm 2001 thị trường kinh doanh thép có nhiều biến động do nền kinh tế trong nước
và các nền kinh tế trong khu vực đã thoát khỏi khủng hoảng và đi vào phát triển ổn định ,vì
vậy nhu cầu về thép trong nước tăng cao. Trong năm này công ty có mức tăng doanh thu
và tốc độ tăng doanh thu lớn nhất (19%) trong khi lượng hàng bán chỉ tăng (17,7%). Tỷ
trọng thép hình (loại thép có giá bán cao nhất ) giảm và tỷ trọng thép cuộn (thép có giá bán
thấp nhất ) tăng. Từ đó cho thấy giá cả hàng hoá trong năm tăng lên cao. Mức tăng doanh
thu trong năm chủ yếu là do tăng giá hàng hoá.
Như vậy sự biến động lớn của thị trường thép trong 2 năm 2000 và 2001là dấu hiệu
cho thấy thị trường kinh doanh thép trong các năm tới sẽ có nhiều biến động và không ổn
định. Do đó công ty cần tìm hiểu kỹ thị trường, có biện pháp và chiến lược kinh doanh hợp
lý , tránh tình trạng bị động trong kinh doanh.
2. Phân tích kết cấu doanh thu .
a. Kết cấu doanh thu tiêu thụ hàng hoá theo các đơn vị kinh doanh của công ty
.
Phân tích kết cấu này có thể cho ta thấy được vai trò và đóng góp của các đơn vị với
công ty .
Bảng 5. Kết cấu doanh thu tiêu thụ hàng hoá công ty Nam Vang theo các đơn vị
kinh doanh của công ty.
Đơn vị
Năm
Nam Hải Nam Hồng Chi nhánh Hải
Phòng
Doanh
thu (tr.đ)
Tỷ trọng
%
Doanh thu
(tr.đ)
Tỷ trọng
%
Doanh
thu (tr.đ)
Tỷ trọng
%
1996 72.880 61 46595 39 - -
1997 74.652 54,6 62.073 45,4 - -
1998 82.665 53,7 67.272 44,3 4002 2,6
1999 82.778 46,3 68.867 38,5 27.142 15,2
2000 83.074 45,7 69.714 38,4 28,993 15,9
2001 99.173 45,7 78.557 36,2 39.279 18.1
Qua tính toán cho thấy :
Doanh thu bán hàng của trung tâm Nam Hải là lớn nhất trong công ty và thương
chiếm tỷ trọng từ 45 % đến 61 % . Điều đó cho thấy trung tâm luôn thể hiện vị trí là trung
tâm lớn nhất và là trung tâm chính của công ty .Năm 1999 tỷ trọng doanh thu của trung
tâm giảm mạnh từ 53,7% xuống 46,3% ,đó là do sự ra đời của chi nhánh công ty tại Hải
Phòng . Sau đó tỷ trọng này tương đối ổn định ở mức 45 %- 46%. Trong các năm 1996,
1998, 2001 tỷ trọng doanh thu tiêu thụ của trung tâm trong tổng doanh thu tiêu thụ của
công ty lớn hơn tỷ trọng lượng hàng tiêu thụ của trung tâm trong tông lượng hàng tiêu thụ
của cả công ty đó là do kết cấu lượng hàng tiêu thụ trong công ty thay đổi (tăng tỷ trọng
hàng hoá bán có giá cao và giảm tỷ trọng hàng hoá có giá bán thấp ), và trong các năm
1997, 1999,2000 tỷ trọng lượng hàng tiêu thụ của trung tâm lớn hơn tỷ trọng doanh thu
trong công ty đó là do lượng hàng hoá có giá cao tiêu thụ ít và hàng hoá có giá thấp có tỷ
trọng trong lượng tổng hàng hoá tăng. Tuy nhiên mức chênh lệch tỷ trọng này không cao
(nhỏ hơn 3%) cho thấy cơ cấu hàng hoá tiêu thụ của trung tâm tương đối ổn định.
Trung tâm Nam Hồng có doanh thu lớn thứ hai trong công ty . Doanh thu bán
hàng của trung tâm hàng năm tăng cao ,đóng góp vào tổng doanh thu công ty
khoảng 36,2% -,45,4 % . Cũng giống với trung tâm Nam Hải tỷ trong doanh thu của
trung tâm và kết cấu lượng hàng hoá tiêu thụ của trung tâm trong công ty không
giống nhau do kết cấu hàng hoá tiêu thụ thay đổi tuy mức độ không lớn.
Chi nhánh Hải Phòng được thành lập từ năm 1998 . Với những bước đầu bỡ ngỡ
năm 1998 chi nhánh chỉ đạt mức doanh thu 4002 (tr.đ) ,và chỉ chiếm 2,6 % trong tổng
doanh thu của công ty . Nhưng ngay sau đó công ty và chi nhánh đã có những đổi mới
trong cánh thức kinh doanh điều chỉnh lại hoạt động của chi nhánh , chi nhánh đã đi vào
ổn định kinh doanh và đạt được thành công lớn đưa mức doanh thu năm 1999 lên 29.142
(tr.đ) và nâng tỷ trọng trong tổng doanh thu của công ty lên 16,3 % . Tuy nhiên mức doanh
thu và tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu của công ty còn thấp.
Như vậy lượng tăng và tốc độ tăng doanh thu của các trung tâm trong công ty là khác
nhau và có sự chênh lêch lớn , trong khi kết cấu lượng hàng hoá tiêu thụ tại công ty tương
đối ổn định . Cho thấy hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở các đơn vị là khác nhau. Do đó công ty
cần có biện pháp điều chỉnh thích hợp để phát huy tốt mọi tiềm lực của các đơn vị
b. Kết cấu doanh thu hàng bán theo các loại hàng .
Kết cấu này được thể hiên trong bảng 6 trang bên:
Từ kết quả tiêu thụ tại công ty Nam Vang và qua tính toán cho thấy :
- Thép cuộn là mặt hàng kinh doanh chính tại công ty trong thời gian qua.
Tỷ trọng của nó thường chiếm từ 57% - 66,24% trong tổng doanh thu tiêu thụ. Doanh thu
và lượng tiêu thụ của mặt hàng này hàng năm đều tăng cao. Điều đó cho thấy nhu cầu của
thị trường đối với mặt hàng này còn lớn và sẽ còn là mặt hàng kinh doanh chính của công
ty trong thời gian tới.
- Thép hình là loại hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong số các hàng hoá kinh
doanh tại công ty. Doanh thu và mức tiêu thụ mặt hàng này tăng qua các năm cho thấy đây
cũng là mặt hàng mà thị trường đang cần.
- Thép tấm và lá là hai mặt hàng hiện nay nhu cầu của thị trường lớn và là mặt hàng
kinh doanh có mức lãi suất cao. Tuy nhiên doanh thu tiêu thụ và tỷ trọng doanh thu của
hai mặt hàng này trong tổng doanh thu của công ty lại thấp nhất. Đó là do công ty hiện nay
chưa có đủ máy móc thiết bị để có thể gia công cung cấp theo mọi nhu cầu của khách hàng
đối với mặt hàng này, mặt khác cũng do công ty chưa thật sự tìm hiểu và thâm nhập vào
thị trường kinh doanh mặt hàng này tốt . Do đó trong thời gian tới công ty công ty cần có
biện pháp tăng tỷ trọng doanh thu tiêu thụ mặt hàng này lên nhằm thu được lợi nhuận cao.
Như vậy ta thấy, kết cấu hàng hoá tiêu thụ tại công ty chưa thật hợp lý. Tỷ trọng hàng
hoá có lãi suất và hiệu quả kinh doanh cao thì thấp còn tỷ trọng các mặt hàng có lãi suất
và hiêụ quả kinh doanh kém hơn lại cao. Đó là do một phần công ty chưa đầu tư đầy đủ
máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh mặt khác do công chưa tìm hiểu và nắm bắt được
thị trường kinh doanh các mặt hàng này tốt. Do đó trong thời gian tới công ty cần đầu
thời gianư thêm trang thiết bị máy móc, nghiên cứu tìm hiểu thị trường nhằm đáp ứng tốt
mọi nhu cầu của thị trường và kinh doanh có hiệu quả cao.
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu .
Doanh thu tiêu thụ hàng hoá luôn biến động qua các năm , sự biến động đó do tác
động của nhiều nhân tố khác nhau . Nghiên cứu phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố
tới tổng doanh thu ,để có thể giúp ta nhận thức rõ vai trò từng nhân tố đối với sự biến
động của doanh thu . Từ đó có các biện pháp tác động trở lại nhằm quản lý tốt việc tiêu
thụ hàng hoá .
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu nhưng chuyên đề chỉ nghiên
cứu một số nhân tố sau:
- Chọn năm 1996 làm năm gốc và năm 2001 là năm nghiên cứu ta có :
a. Phân tích biến động tổng doanh thu hàng bán do ảnh hưởng của 2 nhân tố
giá cả từng loại hàng hoá và số lượng từng loại hàng .
- P : Giá cả từng loại hàng bán.
- q : số lượng hàng bán từng loại hàng
- D : Doanh thu
Ta có mối liên hệ các nhân tố trên qua phương trình kinh tế sau:
D = p.q
Từ phương trình ta có thể xây dựng hệ thống chỉ số như sau :
00
10
10
11
00
11
0
1
D qp
qp
qp
qp
pp
qp
D
D
I
ID = ID(p) . ID(q)
D = D1 - D0 = (p1q1 - p0q0 ) = (p1q1
- p0q1
) + (p0q1
- p0q0
)
Kết quả doanh thu của công ty Nam Vang trong hai năm 1996,2001 như sau:
Bảng 7. Kết quả tiêu thụ công ty Nam Vang năm 1996 và năm 2001.
Năm
Loại
1996 2001
Lượng q0
(tấn )
Giá p0
(tr.đ)
Doanh
thu p0q0
(tr.đ)
Lượng p1
(tấn )
Giá q1
(tr.đ)
Doanh
thu p1q1
(tr.đ)
Tấm 2500 3,9 9750 3850 4,23 16285,5
Lá 3500 4,23 14805 5210 4,35 22663,5
Hình 4000 4,63 18520 6400 5,36 34304
Cuộn 20000 3,82 746400 34640 4,15 143756
Tổng 119475 217009
Qua đó ta tính bảng số liệu như sau : (bảng 8)
Bảng 8.
Chỉ tiêu
Loại thép
Lượng p1 (tấn ) Giá p0 (tr.đ) P0q1 (tr.đ)
Tấm 3850 3,9 15015
Lá 5210 4,23 22038,3
Hình 6400 4,63 29632
Cuộn 34640 3,82 132324
Tổng 119010,1
Qua tính toán ta có hệ thống chỉ số
119475
1,199010
1,199010
217009
119475
217009
ID
ID = 1,816 =1,09 x1,666
Tốc độ tăng giảm :
ID = ID - 1 = 1,816 - 1 = 0,816 (lần) hay 81,6 (%)
ID(p) = ID(p) - 1 = 1,09 -1 = 0,09 (lần ) hay 9(%)
ID(q) = ID(q) - 1 = 1,666-1 = 0,666 (lần) hay 66,6 (%)
Lượng tăng giảm tuyệt đối :
D = p1q1 - p0q0 = 217009 - 119475 = 97534(tr.đ)
Dp = p1q1 - p0q1 = 217009 -199010,1 =1798,9 (tr.đ)
Dp = p0q1 - p0q0 = 199010,1 - 119475 = 79535 (tr.đ)
Qua tính toán cho thấy : Doanh thu hàng hoá của công ty năm 2001 so với năm 1996
đã tăng 81,6 % hay tăng 97834 (tr.đ) do ảnh hưởng của hai nhân tố :
- Do giá cả hàng hoá năm 1996và năm 2001 thay đổi nên làm cho doanh
thu tăng lên 9% hay tăng 1798,9 (tr.đ) .
- Do lượng hàng hoá bán ra của công ty tăng lên nên làm cho tổng doanh
thu bán hàng tăng 66,6% hay tăng 79535 (tr.đ).
Như vậy doanh thu bán hàng bán của công ty tăng lên chủ yếu do tăng lượng hàng hoá
bán ra đã tăng lên .Điều đó cho thấy sự nỗ lực, cố gắng của công ty trong việc đầu tư,
phát triển tăng quy mô và hiệu quả kinh doanh trong những năm qua.
b. Phân tích biến động doanh thu hàng hoá bán ra của công ty do ảnh hưởng
của hai nhân tố năng suất lao động bình quân và tổng số lao động trong công ty.
W : Năng suất lao động bình quân.
T : Tổng số lao động trong công ty .
Giữa năng suất lao động và tổng số lao động có mối quan hệ thể hiện qua
phương trình sau:
D = W.T
Từ đó ta có hệ thống chỉ số :
00
0
1000
11
0
1
D TW
1TW
TW
1T1W
TW
TW
D
D
I
ID = ID(w) ID(T)
D = D1 - D0 = W1 T1 - W0T0
= (W1 T1 - W0 T1) +(W0 T1 - W0 T0)
Số liệu thực tế của công ty Nam Vang cho ta :
T1 = 120 ; T0 = 85
Ta có :
W0 = 119475/85 =1405,6 (tr.đ)
W1 = 217009/120 = 1808 (tr.đ)
Từ đó ta có :
119475
168720
168720
217009
119475
217009
D
D
I
0
1
D
ID = 1,816 =1,41 x1,288
Lượng tăng giảm tương đối :
ID = ID - 1 = 1,816- 1 = 0,816 (lần ) hay 81,6(%)
ID(W) = ID(W) - 1 = 1,41 - 1 = 0,41 (lần) hay 41 (%)
ID(L) = ID(L) - 1 = 1,288 (lần) hay 28,8 (%)
Lượng tăng giảm tuyệt đối :
D = 217009 - 199475 = 97534 (tr.đ)
DW = W1T1 - W0T1 = 217009 -168720 = 48289 (tr.đ)
DT = W0T1 - W0T0 = 168720 - 119475 = 49245 (tr.đ)
Qua tính toán cho thấy doanh thu hàng hoá của công ty năm 2001 so với năm 1996
tăng 81,65 hay tăng 97534 (tr.đ) do ảnh hưởng của hai nhân tố :
- Do năng suất lao động bình quân trong công ty tăng lên làm cho tổng
doanh thu hàng hoá của công ty tăng 41% hay tăng 48289 (tr.đ) .
- Do tổng số lao động trong công ty tăng lên nên làm cho doanh thu của
công ty tăng lên 28,8% hay tăng 49245 (tr.đ).
Như vậy doanh thu của công ty tăng lên chủ yếu do ảnh hưởng của năng suất lao
động tăng lên. Điều đó cho thấy công ty đã biện pháp nâng cao năng suất lao động có hiệu
quả.
c. Phân tích biến động doanh thu tiêu thụ hàng hoá do ảnh hưởng của hai nhân
tố giá cả hàng hoá bình quân và tổng lượng hàng bán .
p : Giá bán trung bình
q : tổng lượng hàng bán
Ta có mối liên hệ giữa các nhân tố trên qua hệ thống chỉ số:
00
10
10
11
00
11
0
1
D
qp
qp
qp
qp
qp
qp
D
D
I
Với : 1p = 217009/50100 = 4,2462 (tr.đ)
0p = 119475/30000 = 3,983 (tr.đ)
Ta có :
119475
199523
199523
217009
119475
217009
D
D
I
0
1
D
ID = 1,816 = 1,0876 x 1,67
Lượng tăng , giảm tương đối :
ID = 1,816 - 1 = 0,816 (lần ) hay 81,6 (%)
ID(P) = 1,0876 -1 = 0,0876 (lần ) hay 8,76(%)
Iq = 1,67 - 1 = 0,67 (lần ) hay 67 (%)
Lượng tăng giảm tuyệt đối :
D = 217009 - 119475 = 97534 (tr.đ)
Dp = 217009 - 199523 = 17486 (tr.đ))
Dq = 199523 - 149475 = 80048 (tr.đ)
Qua tính toán cho thấy doanh thu bán hàng của công ty năm 2001 so với năm 1996
tăng 81,6% hay tăng 97534 (tr.đ) do ảnh hưởng của hai nhân tố :
- Giá bình quân hàng bán thay đổi làm cho doanh thu hàng hoá tăng 8,76
% hay tăng 17486 (tr.đ)
- Tổng lượng hàng bán tăng làm cho tổng doanh thu hàng hoá tăng 67%
hay tăng 80048 (tr.đ) .
Như vậy doanh thu bán hàng hoá của công ty tăng lên chủ yếu do tăng lượng hàng
bán . Chứng tỏ công ty đã có sự đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh , thu hút khách hàng
tổ chức tốt công tác kinh doanh .
4. Nghiên cứu cứu xu hướng biến động tổng doanh thu hàng bán.
a. Nghiên cứu biến động doanh thu bằng phương pháp hàm xu thế .
Để nghiên cứu biến động doanh thu tiêu thụ hàng hoá bằng phương pháp hàm xu thế ta
có thể sử dụng các hàm sau :
- Hàm tuyến tính : ty = a0 + a1t
- Hàm Parabol : ty = a0 +a1t + a2t
2
- Hàm bậc ba : ty = a0 +a1t + a2t
2 + a3t
3
- Hàm mũ : ty = a0a1
t
Với t là thứ tự thời gian
Qua số liệu doanh thu của công ty Nam Vang đã cho biểu diễn và thăm dò bằng đồ
thị , thấy doanh thu tiêu thụ hàng hoá biến động theo hàm tuyến tính đối với thời gian, và
ta tốc độ tăng doanh thu tương đối đều nhau nên ta có thể sử dụng hàm mũ để biểu diễn sự
biến động doanh thu tiêu thụ của công ty.
Từ kết quả kinh doanh của công ty ta tính toán được
- Hàm tuyến tính có dạng :
ty =18505,3 + 99850,7t
- Hàm mũ có dạng :
ty = 108372,9.1,1208
t
Để có thể chọn hàm thích hợp biểu hiện su hướng biến động của doanh thu tiêu thụ
hàng hoá của công ty ta cần tính SSE để lựa chọn một trong hai hàm này qua bảng sau :
Trong đó :
SSE = (yt - ty )
2
yt : doanh thu thực tế của công ty các năm.
y1 = ty =18505,3 + 99850,7t
y2 = ty = 108372,9.1,1208
t
Bảng 9
T yt y1 y2 (yt - y1)
2 (yt - y1)
2
1 119475 118356 121464 1252161 3956121
2 136725 136861 136137 18577,69 34574
3 153939 155367 152528,6 2038041,76 183980
4 178787 173872 171014,6 24158208 60420201
5 181781 192377 191673 112279454,4 97851664
6 217009 210883 214827 37534002,2 471224
SSE - - - 177280445,2 16916467,6
Như vậy ta thấy hàm mũ ty = 108372,9.1,1208
t có SSE nhỏ hơn do đó nó có tính đại
biểu hơn biểu thị doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty, nên ta chọn hàm này .
Vậy doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty Nam Vang biến động theo hàm : ty =
108372,9.1,1208t mỗi năm doanh thu của công ty tăng lên 1,1208 (lần) .
b. Nghiên cứu biến động thời vụ doanh thu .
Do ảnh hưởng của thiên nhiên ,thời tiết , tập quán sinh hoạt tác động đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp gây nên biến động thời vụ đối với nhiều mặt hàng .Thép là
mặt hàng cũng chịu ảnh hưởng của sự tác động này .Để xem xét hoạt động kinh doanh của
công ty Nam Vang chịu sự tác động của tính thời vụ như thế nào ta phân tích bảng số liệu
sau :
Bảng 10. Doanh thu tiêu thụ các quý của công ty .
Quý
Năm
I II III IV
1996 32167 28100 27258 31950
1997 36421 34008 31166 35130
1998 39450 37200 37109 40180
1999 46750 43870 42787 45380
2000 45930 44860 44790 46201
2001 55810 52180 51679 57340
Có nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu biến động thời vụ nhưng phương
pháp đơn giản và hay được sử dụng nhất là phương pháp chỉ số thời vụ.
Chỉ số thời vụ được tính bằng công thức :
0
i
i
y
y
I
Trong đó :
Ii : Chỉ số thời vụ quý i
iy : Doanh thu bình quân quý i
0y : Doanh thu bình quân tất cả các quý trong 6 năm.
Kết quả tính toán cho 0y = 41155 (tr.đ) từ đó ta tính được bảng sau :
Bảng11. Chỉ số thời vụ các quý trong năm.
Quý
iy Ii
I 42755 1,039
II 40036 0,973
III 39132 0,951
IV 42697 1,037
Qua tính toán cho thấy doanh thu của công ty tập trung lớn hơn vào quý I và quý II
các năm . Đó là khoảng thời gian mà thời tiết là mùa đông , mùa xuân và một phần mùa
thu , thời tiết thuận lợi cho xây dựng và sản xuất cho nên doanh thu tiêu thụ các quý này
cao . Còn các thấng thuộc quý II và III thời tiết nắng lắm , mưa nhiều không thuận tiên cho
sản xuất và xây dựng nên việc tiêu thụ thép là ít hơn.
III. Dự đoán thống kê ngắn hạn doanh thu tiêu thụ .
Ta thấy rằng trong dãy số doanh thu theo thời gian của công ty Nam Vang luôn tăng với
lượng tăng giảm không đều nhau . Do đó ta không thể sử dụng phương pháp dự đoán
dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối để dự đoán doanh thu doanh thu tại công ty mà ta sẽ
sử dụng các phương pháp sau:
1. Dự đoán doanh thu năm 2002 .
Để có dự đoán chính xác doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty năm 2002 một cách
chính xác ta phải lựa chọn phương pháp dự đoán thích hợp nhất căn cứ vào SSE.
* Theo phương pháp ngoại suy hàm xu thế . Sự biến động doanh thu tiêu thụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Phân tích thống kê kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty Nam Vang.pdf