Tài liệu Luận văn Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần xây dựng số 6 Thăng Long: Luận văn
. Phương hướng phát triển
của Công ty cổ phần xây
dựng số 6 Thăng Long
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ................................................ 4
1.1 Giới thiệu chung ...................................................................................... 4
1.2 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 4
1.3 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiện nay của Công ty. .............................. 6
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty .................................................... 8
2.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty ...................................................... 8
2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức Công ty ............................................................ 10
2.3 Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý ...................
35 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần xây dựng số 6 Thăng Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
. Phương hướng phát triển
của Công ty cổ phần xây
dựng số 6 Thăng Long
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ................................................ 4
1.1 Giới thiệu chung ...................................................................................... 4
1.2 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 4
1.3 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiện nay của Công ty. .............................. 6
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty .................................................... 8
2.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty ...................................................... 8
2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức Công ty ............................................................ 10
2.3 Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý ....................... 10
3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty ........................................................... 13
3.1 Đặc điểm về tình hình tài chính ............................................................. 13
3.1.1 Đặc điểm vốn kinh doanh của Công ty............................................ 13
3.1.2 Cơ cấu vốn của Công ty .................................................................. 14
3.1.3 Phân tích việc thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của Công
ty ............................................................................................................... 16
3.2 Đặc điểm về mặt lao động ....................................................................... 18
3.2.1 Cơ cấu lao động .............................................................................. 18
3.2.2 Hiệu quả sử dụng nhân sự ............................................................... 21
3.3 Đặc điểm về sản phẩm và công nghệ ..................................................... 23
3.3.1 Đặc điểm về sản phẩm .................................................................... 23
3.3.2 Đặc điểm về công nghệ. .................................................................. 23
3.3.3 Các quy trình cơ bản trong việc xây dựng cầu bao gồm: ................. 24
4. Đánh giá tổng quan về hoạt động của công ty................................................ 26
4.1 Về Vốn .................................................................................................. 26
4.2 Về lao động ........................................................................................... 27
4.3 Thiết bị, công nghệ sản xuất sản phẩm .................................................. 28
5. Định hướng phát triển công ty ....................................................................... 29
5.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 29
5.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 30
5.3 Định hướng phát triển giai đoạn 2007-2010 ........................................... 30
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 34
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân,
ngành xây dựng đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Qua đó khẳng định
được vị trí quan trọng trong các thành phần kinh tế xã hội. Công ty cổ phần xây
dựng số 6 Thăng long là một doanh nghiệp xây lắp, Công ty đã góp phần đảm
bảo nhịp độ phát triển của nền kinh tế một cách cân đối, nhịp nhàng, hình thành
nên cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng giai đoạn phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh tế xã hội.
Qua quá trình thực tập tại Công ty, em nhận thấy việc xem xét, đánh giá
mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty là phù hợp với chuyên
ngành đào tạo của mình.
Báo cáo tổng hợp tại Công ty cổ phần xây dựng số 6 Thăng Long được chia
làm 5 mục chính:
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty
4. Đánh giá hoạt động của công ty
5. Phương hướng phát triển của công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1 Giới thiệu chung
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần xây dựng số 6 Thăng Long
Tên giao dịch(Tên tiếng Anh): Thang Long No.6 Construction Joint Stock
Company
Trụ sở giao dịch: xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội
Số điện thoại: (04) 8810266. Fax: (04) 8810057
Tài khoản ngân hàng: 701-00116- Ngân hàng Công thương Thanh Xuân – Hà
Nội
Mã số thuế: 0100105750 đăng ký tại chi cục thuế Thành phố Hà Nội
Hình thức công ty: Công ty Cổ phần
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty được thành lập ngày 08 tháng 12 năm 1973 với hình thức đầu tiên là:
“ Xí nghiệp mộc cốt thép”.
Đến ngày 30 tháng 12 năm 1974, “ Xí nghiệp mộc cốt thép” được đổi tên
thành: “ Nhà máy bê tông mộc” trực thuộc Xí nghiệp liên hiệp cầu Thăng Long
và công ty mang tên này đến tận ngày 14 tháng 3 năm 1985.
Trong giai đoạn này, nhiệm vụ sản xuất của Công ty là chuyên sản xuất các
loại cọc bê tông, ván khuân, cốt thép....phục vụ xây dựng cầu Thăng long.
Đến năm 1985, khi cầu Thăng Long hoàn thành, Công ty chuyển hướng nhiệm
vụ kinh doanh. Ngày 14 tháng 3 năm 1985, “ Nhà máy bê tông mộc” thuộc Xí
nghiệp liên hiệp cầu Thăng Long được đổi tên thành: “ Nhà máy bê tông Thăng
Long” thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long.
Theo quyết định số: 504/QĐ/TCCB – LĐ ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Bộ
trưởng bộ Giao Thông Vận Tải, doanh nghiệp Nhà nước mang tên “ Nhà máy bê
tông Thăng Long” có đầy đủ tư cách pháp nhân hoạt động trong nền kinh tế, trực
thuộc Tổng Công ty xây dựng Thăng Long.
Đến năm 2004, Công ty tiếp tục đổi tên ba lần thành “ Công ty xây lắp và sản
xuất bê tông Thăng Long” (Ngày 12 tháng 5 năm 1995), “ Công ty xây dựng
Thăng Long” (Ngày 27 tháng 3 năm 1998), và “ Công ty xây dựng số 6 Thăng
Long” ( Ngày 09 tháng 11 năm 1999).
Trong giai đoạn này, thị trường của Công ty được dần dần mở rộng trên cả
nước. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty cũng có thay đổi và được bổ
sung nhiều lần cho phù hợp với những biến động chung của nền kinh tế đất
nước. Ngoài sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn trong công xưởng, phục vụ thi
công các công trình giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Công ty bắt đầu
tham gia thi công những công trình cầu đường đầu tiên và đã hoàn thành bàn
giao cho chủ đầu tư những cây cầu đảm bảo chất lượng, khẳng định Công ty có
khả năng trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông. Từ đây, Công ty đã
chuyển hướng sản xuất từ đơn vị chuyên sản xuất công nghiệp sang thi công các
công trình cầu đường bộ. Qua thời gian hoạt động, Công ty đã xây dựng cho
mình một vị thế khá vững chắc trên thị trường bằng việc tiếp tục bàn giao cho
chủ đầu tư những công trình đẹp, đảm bảo chất lượng thi công bằng công nghệ
tiên tiến.
Ngoài thi công công trình cầu đường, Công ty còn thi công một số công trình
dân dụng, công nghiệp, sân bay và kinh doanh bất động sản nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất - kinh doanh và năng lực hoạt động của mình.
Tháng 01 năm 2006, Công ty chính thức mang tên: “ Công ty cổ phần xây
dựng số 6 Thăng Long” theo quyết định số: 4991/QĐ - BGTVT ký ngày 27
tháng 12 năm 2005 và mang tên đó đến nay.
Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty trong giai đoạn này đã mở rộng trên nhiều
lĩnh vực theo phương châm: “Đa sản phẩm, đa ngành nghề, đa sở hữu” nhưng
hoạt động chủ yếu vẫn là xây dựng các công trình giao thông trên khắp đất nước.
Điều này được đặc biệt thể hiện trong danh sách ngành nghề kinh doanh của
Công ty. Nhiệm vụ kinh doanh chính sẽ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh
chính, và nó sẽ là nhân tố chủ yếu quy định cơ chế hoạt động chung cho cả Công
ty.
1.3 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiện nay của Công ty.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển bổ
sung nhiệm vụ mới để phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế.
Theo chứng nhận đăng ký kinh doanh mới nhất của Công ty được sở Kế hoạch
đầu tư thành phố Hà Nội cấp năm 2004, danh mục ngành nghề kinh doanh của
Công ty gồm:
- Xây lắp cấu kiện bê tông và công trình giao thông bằng bê tông xi măng, chế
tạo cấu kiện bê tông đúc sẵn
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm dân cư, khu đô thị
- Nhập khẩu: Máy móc thiết bị xây dựng, vật tư, vật liệu xây dựng và trang trí
nội thất, phụ kiện và phương tiện giao thông vận tải, điện dân dụng và trang thiết
bị văn phòng...
- Xuất khẩu: Các cấu kiện thép và bê tông cốt thép, phụ kiện và máy móc xây
dựng, vật liệu xây dựng...
Hoạt động xây dựng gắn liền với sự phát triển của Công ty, đặc biệt là xây
dựng các công trình giao thông như cầu, đường. Nó là điểm mạnh của Công ty
khi tham gia cạnh tranh dưới cơ chế như hiện nay. Trong hồ sơ đăng ký hoạt
động xây dựng của Công ty ngày 20 tháng 7 năm 2000, những nội dung của hoạt
động xây dựng ở Công ty gồm:
1/ Quản lý thực hiện các dự án và đầu tư xây dựng:
- Quản lý dự án các công trình giao thông đến nhóm A
- Quản lý dự án các công trình thuỷ lợi đến nhóm B
- Quản lý dự án các công trình dân dụng, các công trình công nghiệp đến
nhóm B
- Quản lý dự án các công trình xây lắp điện
- Quản lý dự án các công trình quốc phòng.
2/ Hoạt động tổng thầu xây dựng
- Tổng thầu xây dựng các công trình giao thông đến nhóm A
- Tổng thầu xây dựng các công trình thuỷ lợi đến nhóm B
- Tổng thầu xây dựng các công trình dân dụng, các công trình công nghiệp đến
nhóm B
- Tổng thầu xây dựng các công trình xây lắp điện
- Tổng thầu xây dựng các công trình quốc phòng
3/ Hoạt động xây lắp công trình
- Xây dựng các công trình giao thông đến cấp: Đặc biệt
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi đến cấp: II
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp đến cấp: II
- Xây dựng các công trình điện đến cấp: II
- Xây dựng các công trình quốc phòng
- Sản xuất và lắp đặt kết cấu thép và cấu kiện bê tông đúc sẵn theo yêu cầu của
thiết kế...
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty
Do đặc điểm của hoạt động xây dựng là không có địa điểm sản xuất cố định
mà thường xuyên phải di chuyển địa điểm theo công trình thi công cho nên cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo địa bàn hoạt động.
Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến -
chức năng. điều nhận thấy đầu tiên là sự đơn giản của bộ máy tổ chức, sự đơn
giản này là ưu thế của công ty. Các nhân viên thuộc các bộ phận của công ty dễ
dàng nắm bắt được các mệnh lệnh của ban lãnh đạo trong thời gian ngắn và
ngược lại ban lãnh đạo có thể tíêp thu những thông tin phản hồi từ cấp dưới
không khó khăn và không tốn nhiều thời gian. Vậy dòng thông tin quản lý và
phản hồi trong công ty có sự nhanh chóng và chính xác rất phù hợp với một tổ
chức sản xuất kinh doanh có quy mô vừa như Công ty. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ
cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty thông qua mức chi phí
giành cho quản lý thấp, điều này sẽ góp phần làm hạ giá thành sản phẩm để tăng
doanh thu, lợi nhuận làm cho hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao.
2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức Công ty
2.3 Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Hội đồng quản trị: Quản lý hoạt động và chịu trách nhiệm về sự phát triển
của Công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao. HĐQT có 5 thành viên do Đại hội
đồng cổ đông quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, gồm Chủ tịch HĐQT kiêm
Giám đốc, trong đó có một thành viên kiêm trưởng Ban kiểm soát. Thành viên
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
Đội
xây
dựng
601
Phòn
g
TC-
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ SƯ
TRƯỞNG
Phòng
Kinh tế
Kế
hoạch
Phòng
tài
chính
kế
Phòng
kỹ
Phòng
vật
Đội
xây
dựng
604
Đội
xây
dựng
603
Đội
xây
dựng
608
Đội
Cơ
khí
và
Đội
thi
công
cơ
Xưởng
bê
tông
Thăng
Trung
tâm
thí
nghiệ
HĐQT (trừ trưởng Ban kiểm soát) có thể kiêm nhiệm một số chức danh quản lý
ở Công ty.
Ban kiểm soát: Là tổ chức thuộc HĐQT, thực hiện nhiệm vụ do HĐQT giao
về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Ban Giám đốc, hoạt động tài
chính, chấp hành pháp luật, điều lệ Công ty và các nghị quyết, quyết định của
HĐQT giúp Công ty SXKD có hiệu quả, đúng pháp luật. Ban kiểm soát gồm 3
thành viên, được cơ cấu theo chuyên trách và kiêm nhiệm nhiệm kỳ là 3 năm.
Giám đốc: Là người lãnh đạo, chỉ đạo chung về mọi hoạt động và công tác.
Chủ trì xây dựng mối quan hệ làm việc và quyết định về các vấn đề thẩm quyền
với các cơ quan chức năng khác...Giúp việc cho Giám đốc còn có ba Phó Giám
đốc, các phòng ban chức năng và các chủ nhiệm dự án hay đội trưởng đội xây
dựng.
Phó Giám đốc: Là người giúp việc Giám đốc trong việc điều hành hoạt động
của Công ty theo nhiệm vụ được phân công và theo uỷ quyền của Giám đốc.
Trong đó:
- Phó Giám đốc Nội chính: Phụ trách công tác nội chính, vật tư thiết bị...
- Phó Giám đốc Kỹ thuật: Phụ trách khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến, an
toàn lao động...
- Phó Giám đốc Dự án: Phụ trách thi công các công trình khu vực miền Nam...
Phòng Tổ chức hành chính : Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác tổ chức ,
bố trí, điều động cán bộ đáp ứng yêu cầu của sản xuất . Lập định mức tiền lương
tính toán và theo dõi việc thực hiện định mức tiền lương. Làm các công tác hành
chính khác .
Phòng Kinh tế - kế hoạch: Lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh và triển
khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.Thực hiện các hợp đồng kinh tế và
theo dõi tiến độ thực hiện của các hợp đồng kinh tế. Lập các hồ sơ dự thầu và
chịu trách nhiệm chính về kết quả công tác đấu thầu.
Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ tham gia điều chỉnh, sửa đổi kế
hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch thu chi tài chính, xác định nhu cầu vốn
lưu động hàng năm, bàn giao nghiệm thu công trình, hoạch toán các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động tài chính của Công ty.
Phòng Kỹ thuật thi công: Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác chuẩn bị đầu
tư dự án tham gia làm hồ sơ dự thầu đối với các công trình mà công ty tham gia,
triển khai thi công dự án, giám sát thực hiện dự án, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ
thuật để góp phần tiết kiệm sức lao động nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phòng vật tư Thiết bị: Chịu trách nhiệm cung ứng các loại vật tư phục vụ yêu
cầu sản xuất, đồng thời theo dõi việc thực hiện các định mức tiêu hao nguyên
vật liệu. Thực hiện bảo hành máy móc thiết bị theo kế hoạch...
Đội xây dựng: Là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xây lắp của công ty.
Đội sản xuất phụ trách thi công trọn vẹn một công trình, hạng mục công trình.
Trong mỗi một đội sản xuất tuỳ từng thời kỳ cụ thể, mỗi đội sản xuất cũng có
các tổ kế toán có nhiệm vụ thu thập, ghi chép, lập chứng từ kế toán ban đầu rồi
chuyển cho phòng kế toán của công ty để tiến hành hạch toán .
Khi có những dự án lớn, khả năng của các đội không thể thực hiện hết công
việc Công ty sẽ thành lập các ban điều hành dự án. Các ban điều hành này chỉ
được thành lập và kết thúc khi triển khai và hoàn thành dự án.
Xưởng bê tông: chịu trách nhiệm sản xuất , vận chuyển, lắp đặt cấu kiện bê
tông, bán bê tông thương phẩm.
Trung tâm thí nghiệm vật liệu công trình: Chịu trách nhiệm thí nghiệm vật
liệu công trình: cát, đá, xi măng...đảm bảo các vật liệu này đạt chất lượng theo
quy định khi đưa vào sản xuất.
3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty
3.1 Đặc điểm về tình hình tài chính
3.1.1 Đặc điểm vốn kinh doanh của Công ty
Vốn kinh doanh
Vốn của công ty đã tăng lên rất nhanh. Hiện nay, tổng số vốn sản xuất kinh
doanh của công ty là trên 150 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 61 tỷ đồng, vốn
lưu động khoảng trên 89 tỷ đồng. Nguồn vốn của công ty được hình thành chủ
yếu từ 3 nguồn sau:
Nguồn vốn do ngân sách Nhà Nước cấp khoảng: 5, 3%
Nguồn vốn cổ phần của Công ty khoảng: 33%
Nguồn vốn vay khoảng: 61,7%
Ta có thể nhân thấy rằng, vốn Nhà Nước cấp chiếm tỷ lệ không lớn, trong khi
đó nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của công ty, điều này
ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng
vốn nói riêng, vì với khoản nợ vay lớn như thế, một mặt công ty phải trả nhiều
lãi vay, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác khả năng tự
chủ về mặt tài chính sẽ không cao, mặc dù có vốn trong tay nhưng khi sử dụng
đồng vốn đó vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì phải
xem xét nhiều yếu tố như: nợ đến hạn, thời gian thu hồi vốn, do đó có thể bị bỏ
qua rất nhiều cơ hội.
3.1.2 Cơ cấu vốn của Công ty
Vốn kinh doanh là điều kiện tiền đề không thể thiếu được đối với mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh, mỗi quy mô sản xuất kinh doanh nhất định đòi hỏi
doanh nghiệp phải có một lượng vốn tương ứng. Lượng vốn này thể hiện nhu
cầu vốn thường xuyên mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho họat động
sản xuất kinh doanh của mình diễn ra thường xuyên và liên tục. ứng với mỗi
lượng vốn đó mỗi loaị hình doanh nghiệp lại có quy mô vốn thích hợp riêng để
tổ chức sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.
Căn cứ vào bảng 1 chúng ta có thể đánh giá khái quát cơ cấu vốn của Công ty
cổ phần xây dựng số 6 Thăng Long như sau:
Tổng số vốn sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm tăng khá nhanh.
Cụ thể năm 2005 so với năm 2004 tăng 9,3 tương ứng với số tiền là 9126,2 Năm
2006 tăng 42859,3 đồng( tăng 39,96%) so với năm 2005.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Đơn vị :triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
TĐ % TĐ % TĐ % TĐ %
Vốn lưu
động
35011,5 37,18 37241,5 37,95 41607 38,8 61018 40,65
Vốn cố định 59164 62,82 60879 62,05 65639,7 61,2 89088 59,35
Tổng nguồn
vốn
94175,5 100 98120,5 100 107246,7 100 150106 100
(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)
94175.5 98120.5
107246.7
150106
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
n¨ m 2003 n¨ m 2004 n¨ m 2005 n¨ m 2006
BiÓu ®å:T¨ ng tr ëng nguån vèn kinh doanh qua
c¸ c n¨ m
triÖu
Trong năm 2005, vốn cố định của công ty tăng 4365,5 triệu đồng hay tăng
11,72% so với năm 2004, năm 2005 tăng 19411 triệu đồng (tăng 46,65%)so với
năm 2005. Việc tăng vốn cố định năm 2006 là do công ty đầu tư vào TSCĐ phục
vụ cho dự án dây chuyền sản xuất mới.
Về vốn lưu động của Công ty, năm 2005 tăng 4760,7 triệu đồng so với năm
2004 với tỷ lệ tăng là7,8%, năm 2006 tăng 23448,3 triệu đồng so với năm 2005,
với tỷ lệ tăng là 35,72%. Vốn lưu động tăng là do Công ty đã huy động được tiền
nhàn rỗi của công nhân viên, làm tăng khối lượng tiền mặt cho Công ty, ngoài ra
do uy stín cao trên thị trường nên Công ty đã tận dụng được tín dụng của người
bán. Điều này chứng tỏ Công ty có mối quan hệ tốt với khách hàng và người
cung ứng.
3.1.3 Phân tích việc thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu phải ánh hiệu quả sử dụng vốn nói chung
trong 4 năm 2003, 2004, 2005, 2006 ta có bảng phân tích sau:
Bảng 2: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung của
Công ty xây dựng số 6 Thăng Long
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
2005/2004 2006/2005
TĐ % TĐ %
1. Doanh thu
thuần 98454 128247 149654 171017 21407 16,69 21453 14,27
2. Lợi nhuận
thuần 7015 9014 11360 12910 2346 24,78 1550 13,64
3. Vốn SXKD 94175,5 98120,5 107246,7 150106 9126,2 9,3 42859,3 39,96
4. Hiệu suất sử
dụng
vốn=1/3(vòng)
1,05 1,3 1,4 1,2 0,1 7,6 - 0,2 -14,29
5. Suất hao phí
vốn=3/1 0,96 0,77 0,72 0,87 - 0,05 - 6,5 0,15 20,38
6. Tỷ lệ doanh
lợi trên tổng
0,07 0,09 0,1 0,08 0,01 11,1 - 0,02 - 20
vốn=2/3
(Nguồn số liệu: Tính toán dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh và bảng
cân đối kế toán năm 2004, 2005, 2006 - Phòng: Tài chính - Kế toán)
Qua kết quả phân tích ở trên ta có thể nhận định hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty trong những năm qua là không ổn định.
Vốn sản xuất kinh doanh của Công ty là tăng khá nhanh. Cụ thể năm 2005
tăng 9,3% so với năm 2004 với số tiền tương ứng là 9126,2 triệu đồng. Đặc biệt
lượng vốn sản xuất kinh doanh năm 2006 tăng với 39,96% (42859,3 triệu đồng)
Năm 2005 tốc độ tăng của doanh thu thuần(16,69%) tốc độ tăng của vốn sản
xuất kinh doanh (9,3%) do đó vòng quay toàn bộ vốn cũng tăng cụ thể là 1,4
vòng (tăng 7,6%) so với năm 2004 nhưng đến năm 2006 thì ngược lại tốc độ
tăng của doanh thu thuần là 14,27% (tốc độ tăng của vốn sản xuất kinh doanh là
39,96%) điều này dẫn đến số vòng quay toàn bộ vốn giảm xuống còn 1,2 vòng (
giảm 14,29%) so với năm 2005
Tổng mức lợi nhuận doanh nghiệp đạt được chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất
lượng tổ chức, quản lý sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Vì
vậy cần phải phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời của vốn nhằm đánh giá đúng
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trong đó, đặc biệt phải xác định được
tỷ lệ doanh lợi trên tổng vốn. Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn bỏ ra trong kỳ
sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Số liệu bảng 2 cho thấy tỷ lệ doanh
lợi trên tổng vốn của công ty qua các năm là: 0.07, 0.09, 0. 1, 0. 08. Như vậy,
trong năm 2003 cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ thu được 0. 07 đồng lợi nhuận thuần.
Năm 2004 tỷ lệ doanh lợi trên tổn vốn tăng lên 0.09. Năm 2005 tỷ lệ doanh lợi
trên tổng vốn tăng lên đạt 0. 1 đồng đến năm 2006 giảm xuống là 0. 08 đồng,
công ty vẫn đảm bảo khả năng sinh lời của vốn nhưng những năm gần đây là khả
năng này có xu hướng giảm đi, điều này do ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ
quan và khách quan đem lại.
Suất hao phí vốn năm có thay đổi nhỏ và ổn định. Năm 2005 giảm xuống 0.
05so với năm 2004 và năm 2006 tăng 0. 15 so với năm 2005. Điều này có nghĩa
là số vốn của công ty bỏ ra để thu được một đồng doanh thu trong năm 2005 là
tăng lên so với 2004 và năm 2006 giảm đi so với năm 2005.
3.2 Đặc điểm về mặt lao động
3.2.1 Cơ cấu lao động
Trước những khó khăn chung của nền kinh tế khi vừa chuyển từ cơ chế kế
hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, trong
khi nhiều doanh nghiệp vẫn lúng túng, chưa tìm được một hướng đi thích hợp thì
Công ty cổ phần xây dựng số 6 Thăng long đã tìm được hướng đi cho mình và
liên tục phát triển, trở thành đơn vị kinh doanh hàng đầu của ngành Xây dựng.
Có được thành quả đó là cả một sự phấn đấu không biết mệt mỏi của tập thể
CBCNV Công ty, một tập thể đoàn kết, giàu trí tuệ, không ngừng học hỏi, sáng
tạo, phát huy cao nội lực và ý thức tự lập, tự cường. Những phẩm chất đó chính
là đặc điểm nổi bật, đáng tự hào của đội ngũ lao động tại Công ty.
Bảng 3: Cơ cấu lao động phân theo công việc
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006
SL % SL % SL % SL %
Tổng số lao động 849 100 851 100 847 100 621 100
-Trong đó:
- Lao động trực
tiếp
694 82 681 80 702 82,8 529 85,2
- Lao động gián
tiếp
155 18 170 20 145 17,2 92 14,8
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
849 851 847
621
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
n¨ m 2003 n¨ m 2004 n¨ m 2005 n¨ m 2006
BiÓu ®å: BiÕn ®éng lao ®éng qua c¸ c n¨ m
ng êi
Qua bảng cơ cấu lao động phân theo công việc cho thấy: Tỷ lệ lao động trực
tiếp có xu hướng tăng qua các năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong công tác tổ
chức lao động của Công ty. Lực lượng lao động gián tiếp giảm dần, nếu như năm
2004 là 20%, đến năm 2005 còn 17,2 %, đặc biệt đến năm 2006 chỉ còn 14,8 %.
Kết quả này là do năm 2006, Công ty thực hiện Cổ phần hoá do đó đã thực hiện
bố trí xắp xếp lại lực lượng lao động theo hướng tích cực hơn.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong ổn định đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất
do đặc trưng tính thời vụ của hoạt động, nhưng Công ty cũng xây dựng cho mình
một lực lượng lao động có đủ cả về chất lượng lẫn số lượng đáp ứng yêu cầu
của công việc. Năng lực lao động được thể hiện rõ nhất qua tổng số lao động dài
hạn, được đóng bảo hiểm xã hội và trình độc cấp bậc của số lao động đó.
Bảng tổng hợp tình hình lao động dưới đây sẽ cho thấy phần nào nguồn lực
về lao động của Công ty.
Bảng 4: Tình hình công nhân trực tiếp của Công ty xây dựng số 6 Thăng
long năm 2006
Đơn vị: Người
Ngành đào tạo Số lượng Nữ Cấp bậc bình quân
Công nhân vận hành máy 70 8 5.16
Công nhân sửa chữa máy 18 0 13.76
Công nhân điện 25 1 4.00
Công nhân tiện 41 5 5.00
Công nhân phay 23 3 5.00
Công nhân sắt 78 11 4.23
Công nhân hàn 31 0 4.32
Công nhân kích kéo 25 0 4.40
Công nhân mộc 40 6 5.00
Công nhân nề-bê tông 77 13 4.37
Lái xe các loại 29 0 1.73
Công nhân lái cẩu 26 0 3.21
Công nhân xây lắp điện 16 0 3.50
Công nhân đường 15 7 2.00
Lao động phổ thông 15 4 2.82
Cấp bậc bình quân 4,54
Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức
Như vậy, điểm mạnh của nguồn lực lao động ở công ty thể hiện ở sự đầy đủ
trong cơ cấu ngành nghề, chất lượng cao. Ngoài ra qua một quá trình hình thành
và phát triển hơn 30 năm, Công ty đã xây dựng cho mình một đội ngũ lao động
lớn mạnh, dày dặn kinh nghiệm làm việc và có mức độ gắn bó mật thiết với
Công ty. Đây chính là thế mạnh giúp Công ty nâng cao hiệu quả trong thi công
công trình để đạt được những kết quả mà mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều
hướng tới đố là: doanh thu, lợi nhuận và dần khẳng định vị thế trên thương
trường.
3.2.2 Hiệu quả sử dụng nhân sự
Hiệu quả sử dụng nhân sự được thể hiện thông qua năng suất lao động. Năng
suất lao động là một phạm trù kinh tế. C.Mac gọi là “ sức mạnh sản xuất của
người lao động cụ thể có ích”. Nó nói lên kết quả hoạt động SXKD có mục đích
của con người trong một thời gian nhất định. Phát triển năng suất lao động cho
phép giảm được số người làm việc do đó tăng tiền lương cho từng người lao
động do hoàn thành vượt mức sản lượng.
Bảng 5: Năng suất lao động qua các năm 2004-2006
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nguồn vốn 98454 128247 149654 171017
kinh doanh
Tổng doanh
thu
94175,5 98120,5 107246,7 150106
Tổng lợi nhuận
trước thuế
7015 9014 11360 12910
Nộp ngân sách 997,8 1245 2567 3010
Thu nhập bình
quân
0.95 trđ/ng/th 1.38 trđ/ng/th 1.54 trđ/ng/th 1.76 trđ/ng/th
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
0.95
1.38
1.54
1.76
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
n¨ m 2003 n¨ m 2004 n¨ m 2005 n¨ m 2006
BiÒu ®å: BiÕn ®éng l ¬ng qua c¸ c n¨ m
triÖu
Từ bảng: Năng suất lao động của CBCNV tại Công ty cổ phần xây dựng số 6
Thăng Long qua các năm 2003-2006 cho thấy: Tiền lương bình quân hàng năm
của Công ty tăng rất nhanh. Nguyên nhân là do lợi nhuận của Công ty tăng
nhanh, số lượng CBCNV giảm mạnh nên lương bình quân đạt mức cao: 1.76
trđồng/người /tháng.
3.3 Đặc điểm về sản phẩm và công nghệ
3.3.1 Đặc điểm về sản phẩm
Ngay từ đầu khi thành lập Công ty, công ty cổ phần xây dựng số 6 Thăng
Long thuộc Bộ GTVT đã được cấp trên giao cho nhiệm vụ và xác định công ty
thực hiện chức năng chính là xây dựng các công trình giao thông.
Trong tình hình nền kinh tế như hiện nay, hiệu quả sản xuất kinh doanh của
hoạt động xây dựng chịu ảnh hưởng rất lớn đối với những biến động của các yếu
tố đầu vào: Xi măng, sắt thép...Do vậy để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, Công ty
cần có những chính sách đúng đắn trong việc lập hồ sơ thiết kế thi công.
Hơn nữa, do những đặc trưng của họat động xây dựng, mức độ ảnh hưởng của
khí hậu thời tiết đến hoạt động của Công ty thường ở mức độ rất lớn.
Để khắc phục những biến động không thuận lợi của thời tiết, ngoài trang bị
những phương tịen bảo hộ phòng ngừa những trường hợp xấu xảy ra, công tác
lập biện pháp tổ chức thi công xây dựng tiến độ thi công cũng đặc biệt được chú
ý đến những đặc điểm về thời tiết, khí hậu của địa phương nơi hoạt động thi
công công trình sẽ diễn ra.
3.3.2 Đặc điểm về công nghệ.
Công ty luôn chú trọng công tác đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật, giảm chi phí đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất, góp phần tạo nên sự
phát triển bền vững và thực hiện đường lối CNH-HĐH của Đảng. Để công tác
đầu tư đổi mới công nghệ đạt hiệu quả, Công ty cổ phần xây dựng số 6 Thăng
Long coi trọng hợp tác với các trường đào tạo kỹ thuật trong nước trong công
tác Tư vấn thiết kế, Đầu tư và Xây lắp. Nổi bật là các dự án chuyển giao công
nghệ sau:
- Ứng dụng công nghệ trượt và nâng cao đồng thời sàn mái (công nghệ Áo) để
thiết kế, tổ chức thi công.
- Ứng dụng công nghệ sản xuất bê tông dư ứng lực (công nghệ Bỉ) để thiết kế,
sản xuất cấu kiện bê tông dầm, sàn tấm lớn để thi công các công trình nhà ở cho
chương trình cầu, đường, khu dân cư...
- Ứng dụng công nghệ cải tạo đường ống không đào (công nghệ Đan Mạch)
Hàng trăm các đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật khác đã làm lợi nhiều tỷ
đồng, mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động.
Những tiến bộ và phát triển không ngừng của công nghệ đòi hỏi công ty cổ
phần xây dựng số 6 Thăng Long phải có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ
cao, có khả năng nắm bắt những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Do vậy, khâu tuyển
dụng cần phải được chú trọng đi cùng với công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực để nâng cao tay nghề cho người lao động. Có như thế, Công ty mới thu
hút được nhiều lao động có kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Và đây cũng chính
là những nhiệm vụ quan trọng trong công tác QTNS của công ty
3.3.3 Các quy trình cơ bản trong việc xây dựng cầu bao gồm:
1. Xác định vị trí xây cầu
2. Xác định quy mô xây dựng
- Phần kết cấu
+ kết cấu phần trên
+ kết cấu phần dưới
- Đường dẫn cầu
3. Tìm hiểu các đặc trưng của vùng xây dựng cầu
- Đặc điểm địa hình
- Đặc điểm địa chất
- Đặc điểm khí tượng thuỷ văn
- Điều kiện xã hội
- Điều kiện giao thông
4. Nguồn cung cấp vật tư, thiết bị, điện, nước phục vụ thi công
5. Xây dựng biện pháp thi công chỉ đạo
- Đường tránh đảm bảo giao thông và phục vụ thi công
- Thi công mố
- Thi công trụ
- Thi công kết cấu phần trên
- Biện pháp thi công dầm
6. Đảm bảo chất lượng thi công cầu
- Sản xuất và thi công bê tông
- Tạo dự ứng lực
- Đà giáo và ván khuôn
7. Biện pháp bảo đảm chất lượng công trình
8. Công tác bảo đảm an toàn lao động, giao thông, vệ sinh môi trường, an ninh
xã hội, biện pháp phòng cháy chữa cháy...
4. Đánh giá tổng quan về hoạt động của công ty
4.1 Về Vốn
Qua thực tế xem xét tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty cổ
phần xây dựng số 6 Thăng Long trong những năm vừa qua ta có thể thấy rằng:
Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách phức tạp của nền kinh tế
thị trường nhưng cùng với sự chỉ đạo của cấp trên, sự cố gắng của ban lãnh đạo
Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty, Công ty đã đạt được những thành tựu đáng
khích lệ. Hiệu quả kinh doanh qua các năm tương đối ổn định, mặc dù chưa được
cao nhưng đã có lãi sau khi đã trang trải các chi phí kinh doanh. Cơ sở vật chất,
vốn kinh doanh đã có sự tăng trưởng tạo tiền đề năng lực và phát triển kinh
doanh cho những năm sau. Bên cạnh những mặt tích cực còn có những hạn chế
cần giải quyết khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa khả năng sử dụng vốn kinh
doanh trong thời gian tới.
+ Về hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh thấp một phần do hiệu quả sử
dụng vốn thấp, chưa tận dụng hết cơ hội tiềm năng của Công ty. Công ty còn
nặng về tăng doanh thu, tạo việc làm nhưng chưa quan tâm đúng mức đến tỷ suất
lợi nhuận, tổng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn quá cao do đó
hiệu quả kinh doanh của công ty còn thấp. Hiệu quả sử dụng vốn thấp, Công ty
phải tiến hành huy động vốn vay chịu lãi suất cao. Hơn nữa do tình trạng bị
chiếm dụng vốn từ một số khách hàng nên gây nhiều khó khăn cho Công ty.
* Nguyên nhân
Cơ cấu vốn của Công ty bố trí chưa hợp lý, thể hiện ở chỗ lượng vốn chủ sở
hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh, trong khi đó lượng vốn vay
ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Cụ thể, năm 2006 là hơn 91 tỉ
đồng chiếm 60,7% Công ty đã phải dựa nhiều vào nguồn vốn vay để bù đắp
lượng vốn thiếu hụt. Điều này làm giảm tính chủ động của Công ty, thêm nữa
công ty còn phải trả một khoản lãi vay, từ đó làm cho hiệu quả kinh doanh bị ảnh
hưởng.
4.2 Về lao động
Mặc dù đã có những kết quả tốt trong việc xắp xếp lại lao động trong Công ty,
xây dựng được lòng trung thành của người lao động đối với Công ty nhưng trình
độ đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh là chưa cao.
*Nguyên nhân
Hầu hết đội ngũ cán bộ này được đào tạo chuyên môn sâu về lĩnh vực xây
dựng hơn là về quản lý kinh tế.
So với độ tuổi trung bình trong toàn Công ty thì độ tuổi trung bình của đội ngũ
này là cao hơn, điều này ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả quản lý của công ty.
Mặc dù có thuận lợi là họ có kinh nghiệm và thâm niên công tác, song để theo
kịp tốc độ phát triển của năng lực sản xuất xã hội, thì không chỉ cần các yếu tố
nói trên mà còn đòi hỏi yếu tố nhạy bén và tính mạo hiểm, chấp nhận rủi ro của
ban lãnh đạo
Qui chế phân phối thu nhập đối với cán bộ quản lý cơ quan, quản lý đội còn
mang tính bình quân, chưa gắn liền với khối lượng và hiệu quả công việc, do vậy
chưa phát huy được vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công việc.
Một số cán bộ lãnh đạo từ Công ty tới các phòng ban, đội hiệu quả trong công
tác chưa cao, thậm chí yếu kém giảm sút rõ rệt: Trên bảo dưới không nghe, chỉ
đạo triển khai công việc chậm trì trệ gây ách tắc sản xuất, gây chậm tiến độ, gây
thất thoát lãng phí trong thi công.
Do ảnh hưởng của việc cổ phần hoá, dẫn tới một số CBCNV đủ điều kiện nghỉ
chế độ dôi dư theo nghị định 41/CP làm việc cầm chừng, chờ đợi nghỉ chế độ...
4.3 Thiết bị, công nghệ sản xuất sản phẩm
Số lượng thiết bị tương đối lớn, đã có những cố gắng trong công tác đầu tư đổi
mới công nghệ. Bên cạnh đó còn có rất nhiều hạn chế:
Rất nhiều thiết bị cũ và hỏng hóc
Công tác bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên chậm chạp, không đáp ứng kịp
thời gây chậm tiến độ công trình.
Khai thác và sử dụng thiết bị vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Số ca máy hoạt động
trong năm còn thấp.
Ý thức giữ gìn chăm lo đến máy móc thiết bị của người thợ chưa cao
*Nguyên nhân
Do nền tài chính của Công ty chưa đủ mạnh do vậy vẫn phải đầu tư những
máy móc thiết bị đã qua sử dụng nên quá trình thi công các dự án một số thiết bị
hỏng làm cho hiệu quả thấp và phải sửa chữa nhiều.
Công tác bảo dưỡng sửa chữa còn chậm không kịp thời là do:
- Thủ tục trình duyệt các phương án bảo dưỡng sửa chữa thiết bị trình duyệt qua
các phòng ban còn quá chậm
- Các phương án chưa được cấp vốn kịp thời
- Phụ tùng thay thế chính hãng quá đắt hoặc không có trên thị trường Việt Nam
Khai thác và sử dụng thiết bị chưa đạt hiệu quả cao do tiến độ chung của công
trình còn chậm, máy móc thiết bị không thể điều động sang công trình khác
được
5. Định hướng phát triển công ty
Căn cứ vào chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của tổng công ty xây
dựng Thăng Long giai đoạn 2007-2010 trên cơ sở các mục tiệu, chương trình và
giải pháp thực hiện của Hội đồng quản trị Tổng công ty đề ra. Trên cơ sở đánh
giá đúng thực trạng của Công ty về năng lực thiết bị thi công, con người và tình
hình tài chính, cũng như những khó khăn thuận lợi. Mục tiêu phương hướng phát
triển của Công ty giai đoạn 2007-2010 như sau:
5.1 Mục tiêu chung
Phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động sáng tạo, tập trung ý chí của toàn bộ
cán bộ đảng viên, công nhân lao động nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh của
công ty , tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động; sử dụng có hiệu
quả vốn và tài sản của Nhà nước, của các nhà đầu tư và của người lao động; Phát
huy hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện sản xuất kinh doanh tăng trưởng ổn
định và có lãi; đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, công ty, nhà đầu tư và
người lao động; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, giữ
vững kỷ cương; quyết tâm xây dựng công ty phát triển bền vững góp phần xây
dựng Tổng công ty thành Tập đoàn kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh trong quá
trình hội nhập.
5.2 Mục tiêu cụ thể
- Khai thác mọi tiềm năng, đảm bảo tăng trưởng kinh tế hàng năm ổn định, sản
xuất kinh doanh có lãi, tích luỹ cao:
+ Nhịp độ tăng trưởng hàng năm từ 8% -10%
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt từ 18% -20%
+ Cổ tức trả cho cổ đông từ 15% trở lên
+ Thu nhập bình quân tăng từ 16% đến 19 %
- Đảm bảo đủ việc làm, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, nâng cao thu nhập
và thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ chính sách đối với CNVC lao động.
- Mở rộng quan hệ hợp tác, tăng cường năng lực cạnh tranh, tìm kiếm thị
trường, giữ vững uy tín, củng cố thương hiệu và nâng cao vị thế của Công ty.
- Từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ
máy quản lý, lãnh đạo, xây dựng các qui chế quản lý điều hành phù hợp với điều
kiện phát triển của Công ty
- Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, chính quyền,
các tổ chức đoàn thể chính trị , đổi mới về tổ chức và cán bộ. Phấn đấu xây dựng
đảng bộ đạt Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn vững mạnh xuất sắc,
Đoàn thanh niên đạt loại tốt.
5.3 Định hướng phát triển giai đoạn 2007-2010
* Sản xuất kinh doanh
Trong năm 2007 cần tiếp tục giữ vữn thị trường sẵn có, mở thêm thị trường
mới, ngành nghề mới. Khôi phục và có định hướng để hình thành sản xuất công
nghiệp tập trung như: sản xuất bê tông thương phẩm, các cấu kiện bê tông đúc
sẵn phục vụ công trình xây dựng và giao thông. Tập trung chỉ đạo đảm bảo đáp
ứng kịp thời vốn cho sản xuất, ổn định sản xuất kinh doanh, kinh doanh có lãi, có
tích luỹ cao để tái sản xuất và nâng cao đời sống công nhân viên chức lao động.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007
+ Doanh thu: 141,07 tỷ đồng
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: 14,35 tỷ
+ Lương bình quân đạt: 1.9 triệu đồng/người / tháng
* Ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực chủ yếu
- Tập trung nâng cao năng lực thi công cầu đường, coi đây là mũi nhọn chính
trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Thực hiện tốt hoạt động quản lý chất lượng trong tất cả các khâu từ lập dự
toán, thiết kế thi công, .. đảm bảo sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao từ đó gây
dựng hình ảnh, thương hiệu cho Công ty.
- Đầu tư mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất của các sản phẩm, cấu kiện bê
tông truyền thống trong xưởng tại khu đất 2 ha xã Kim Nỗ, Huyện Đông Anh
theo dây chuyền sản xuất công nghiệp, đây là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài của
Công ty
* Định hướng thị trường
Công tác thị trường tập trung vào Hà Nội, Khu vực phía Bắc và một số tỉnh
thuộc khu vực phía Nam thuộc các dự án, nguồn trái phiếu , ODA do các ban
quản lý dự án PMU 1, PMU 18, Ban Biển Đông và các tỉnh có mối quan hệ
truyền thống như: Quảng Ninh, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Cần Thơ, Long An...
Tham gia các công trình mà Tổng công ty trúng thầu
* Về tài chính - vốn
Khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ đất, nhà xưởng, tài sản hiện
có để bổ sung nguồn vốn nâng cao tiềm lực tài chính của Công ty
Chỉ thực hiện đấu thầu và thi công các công trình có vốn, có lãi, kiên quyết
không đấu thầu các công trình chưa rõ nguồn vốn, không có vố và không có lãi
tránh nợ dây dưa từ năm này qua năm khác.
Tập trung chỉ đạo nhanh chóng thu hồi vốn các công trình đã thi công hoàn
thành, Công ty sẽ thành lập ban thu hồi công nợ để giải quyết dứt điểm với các
chủ đầu tư. Đồng thời phải kiên quyết thực hiện quyết toán các công trình cũ với
các đội và các cá nhân nhận khoán xong trước ngày 31 tháng 12 năm 2007. Các
công trình thi công mới phải thực hiện thi công tới đâu phải thực hiện nghiệm
thu và thanh toán thu hồi vốn tới đó.
Giảm thiểu số dư tiền vay Ngân hàng.
* Về nguồn nhân lực
Tiếp tục thực hiện việc xắp xếp lại đội ngũ CBCNV. Nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ công nhân viên chức trong toàn Công ty thông qua họat động tuyển
dụng, đào tạo và đào tạo lại.
Tuyển dụng bố trí lao động phải căn cứ theo tiêu chuẩn viên chức và trình độ
năng lực, nghề nghiệp, yêu cầu công việc để bố trí đảm bảo đúng người đúng
việc, phù hợp với năng lực, sở trường của cá nhân. Kiên quyết đưa ra khỏi dây
chuyền những cán bộ yếu kém về phẩm chất đạo đức, yếu kém về chuyên môn,
thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ.
Đào tạo lại để có ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu của Công ty, cho
chuyển công tác theo nguyện vọng hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo luật
định
Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng từ đó tạo dựng niềm tin và lòng
trung thành của người lao động đối với Công ty.
* Đầu tư, quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị
- Khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thiết bị hiện có của Công ty:
+ Lập kế hoạch tiến độ sử dụng thiết bị phù hợp đáp ứng kịp thời tiến độ thi
công của các công trình, tận dụng khai thác tốt thiết bị khi không có việc(cho
thuê thiết bị).
+ Các thiết bị máy móc quá cũ, lạc hậu, khai thác không có hiệu quả và không
có nhu cầu sử dụng thì cần nhanh chóng làm thủ tục thanh lý, tổ chức mở thầu,
bán đấu giá thu hồi vốn.
+ Gắn trách nhiệm của đơn vị sử dụng, người vận hành thiết bị với tài sản
được giao: Ký hợ đồng trách nhiệm vật chất với các đơn vị thi công, cá nhân
được giao vận hành sử dụng thiết bị, hư hỏng phải bồi thường.
- Đầu tư cho công tác đổi mới, chuyển giao công nghệ để , nâng cao năng lực
công nghệ trong Công ty làm tiền đề cho nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
khả năng cạnh tranh.
Mặc dù vậy các thiết bị đầu tư mới phải được dựa trên kế hoạch sản xuất, nhu
cầu thiết bị tránh đầu tư một cách dàn trải. Phải xem xét toàn diện về tính năng
kỹ thuật, hiệu quả đầu tư. Kiên quyết không đầu tư nếu việc đầu tư không đem
lại hiệu quả.
KẾT LUẬN
Sau thời gian thực tập tại công ty được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú
trong công ty cũng như sự chỉ đạo cặn kẽ của giáo viên hướng dẫn ..., trên cơ sở
những kiến thức đã thu được trong quá trình học tập, em đã hoàn thành Báo cáo
thực tập tổng hợp của mình. Báo cáo này chỉ là sự mô tả khái quát tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng số 6 Thăng Long
T BÁO CÁO
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty - nguồn: Phòng Tổ chức hành
chính
2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý- nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
3. Bảng cơ cấu nguồn vốn- nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
4. Báo cáo kết quả họat động kinh doanh và bảng cân đối kế toán qua các năm
2003,2004,2005,2006- nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
5. Bảng cơ cấu lao động theo công việc - nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
6. Bảng tình hình công nhân trực tiếp - nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
7. Bảng năng suất lao động qua các năm - nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
7. Đặc điểm về công nghệ và quy trình sản xuất cầu - nguồn: Phòng Kỹ thuật
thi công
8. Phương hướng phát triển công ty giai đoạn 2007-2010 - nguồn: Phòng Tổ
chức hành chính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần xây dựng số 6 Thăng Long.pdf