Tài liệu Luận văn Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương: i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................... i
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Kết cấu luận văn ..................................................................................................... 3
Chương 1 ..................................................................................................................
92 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................... i
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Kết cấu luận văn ..................................................................................................... 3
Chương 1 .......................................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG .................................. 4
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ............................................................................................................ 4
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ................................................................................................ 4
1.1.2 Hậu quả rủi ro tín dụng .................................................................................................... 5
1.1.3 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ................................................................ 6
1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan ........................................................................................... 6
1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan ................................................................................................ 8
1.1.3.3 Nguyên nhân khác ..................................................................................................... 13
1.2 PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI .......................................................................................................... 15
1.2.1 Khái niệm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ............................................... 15
1.2.2 Xây dựng chương trình quản trị rủi ro nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại
ngân hàng thương mại ............................................................................................................. 16
1.2.3 Đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc giám sát ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel
2 của các ngân hàng thương mại Việt Nam ......................................................................... 20
1.2.4 Basel 3 và lộ trình áp dụng ............................................................................................ 22
1.2.5 Những điểm mới của Basel 3 so với Basel 1 và Basel 2 .......................................... 23
1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ
RỦI RO TÍN DỤNG ................................................................................................... 25
1.3.1 Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ ................................................. 25
1.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Công Thương Việt Nam ............................................ 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................................. 30
ii
Chương 2 ........................................................................................................................ 31
THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG................................................. 31
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
CÔNG THƯƠNG ...................................................................................................... 31
2.1.1 Vài nét về ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương ............................................... 31
2.1.2 Các hoạt động cơ bản tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương ..................... 33
2.2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG ............................................. 38
2.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình cấp tín dụng ......................................... 38
2.2.2 Tuân thủ các quy định về tín dụng ............................................................................... 44
2.2.3 Phân tán rủi ro ................................................................................................................. 48
2.2.4 Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đúng quy định .............................................. 49
2.2.5 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro .................................................................... 52
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG ........................ 58
2.3.1 Những kết quả đạt được ................................................................................................ 58
2.3.2 Những tồn tại trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Công Thương ............................................................................................... 61
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại ................................................................................... 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................. 66
Chương 3 ........................................................................................................................ 67
GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG................................................. 67
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
CÔNG THƯƠNG ĐẾN NĂM 2015 ......................................................................... 67
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG ..................................... 70
3.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương .................................................. 70
3.2.2 Đối với cán bộ tín dụng ................................................................................................. 71
3.3 GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG ..................................... 74
3.3.1 Về phía các Ngân hàng thương mại ............................................................................ 74
3.3.2 Về phía nhà nước............................................................................................................ 79
3.4 ỨNG DỤNG NGUYÊN TẮC BASEL VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU VÀ
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI
RO TÍN DỤNG HIỆN ĐẠI ...................................................................................... 80
iii
3.5 TIỀN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN BASEL 3 ĐỐI VỚI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ....................................................................... 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................. 87
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 88
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lợi nhuận và rủi ro luôn tồn tại song song với nhau. Có lợi nhuận chắc chắn
sẽ có rủi ro, mà lợi nhuận càng cao thì rủi ro cũng sẽ càng cao. Trong môi trường
kinh doanh ngày càng khó khăn như hiện nay, thương trường như chiến trường,
nhà kinh doanh giống như một người lính sẵn sàng xông pha trận mạc, coi thường
hiểm nguy, dám chấp nhận rủi ro mới mong giành được thắng lợi. Nếu chỉ thấy lợi
nhuận mà không thấy rủi ro thì thật chủ quan, khi rủi ro đến sẽ không trở tay kịp.
Ngược lại, nếu chỉ thấy rủi ro mà coi nhẹ sự tồn tại của lợi nhuận thì sẽ mất thời cơ,
khó thành nghiệp lớn. Trong điều kiện đã biết chắc sẽ gặp rủi ro thì phải làm sao
giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất mới là điều cần thiết.
Đối với doanh nghiệp, rủi ro có thể tác động và gây ảnh hưởng xấu đến
doanh nghiệp, thậm chí bị phá sản và thải loại ra khỏi thị trường. Đối với ngân
hàng thương mại, đối tượng kinh doanh của nó là tiền tệ - loại hàng hóa đặc biệt
nhạy cảm với rủi ro nên có tính dễ lây lan rủi ro giữa các ngân hàng thương mại với
nhau, chỉ cần một số ít khách hàng gặp rủi ro mà không có cách quản trị tốt sẽ
không chỉ gây tác động xấu tới hình ảnh của ngân hàng đó mà còn làm tổn thương
đến cả hệ thống ngân hàng.
Từ xưa, những người cho vay đã luôn đòi hỏi những bảo đảm chắc chắn
cho sự hoàn trả nợ vay. Mặc dù trước khi ký hợp đồng vay Ngân hàng là người có
quyền đáng kể khi thương lượng, nhưng người vay ở thế có lợi hơn một khi tiền đã
được giải ngân. Khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi ngân hàng cấp tín dụng
cho khách hàng. Khi đó, NH sẽ phải gánh chịu những thiệt hại, mất mát mà do
người vay vốn hay người sử dụng vốn không trả đúng hạn, không thực hiện đúng
nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng vì bất kể lý do gì.
Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại tùy thuộc vào năng lực
quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng vì thực tế cho thấy hoạt động tín
dụng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất: từ 60- 70% trong danh mục tài sản có tại
hầu hết các NHTM ở Việt Nam, đem lại nguồn thu nhập chính cho các NH. Đặc
biệt, nguồn tín dụng này đang đóng vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo cho các doanh nghiệp.
2
Phát sinh nợ xấu là tất yếu trong hoạt động của ngành ngân hàng. Các ngân
hàng thương mại luôn phải đối phó với các khoản nợ khó đòi. Chính vì vậy mà TS
Vũ Viết Ngoạn - Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB) đã có
một nhận định có giá trị cảnh báo: “Nợ xấu đang là vấn đề đau đầu với hầu hết các
ngân hàng Châu Á, và các ngân hàng Việt Nam không phải là ngoại lệ”. Còn Tổng
Giám đốc ANZ, ngân hàng lớn thứ tư của Australia, ông Mike Smith so sánh nợ
khó đòi như những dư chấn có sức tàn phá lớn sau một trận động đất mạnh.
Như vậy, mỗi ngân hàng cần phải làm gì để có thể hạn chế thấp nhất những
hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại? Xuất phát từ yêu cầu cần thiết này tác giả chọn
đề tài: PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG, làm mục tiêu
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng như sự cần
thiết phải quan tâm đến rủi ro tín dụng, hậu quả của rủi ro tín dụng để từ đó xây
dựng chương trình quản trị rủi ro tín dụng, phân tích những nguyên nhân dẫn đến
rủi ro tín dụng từ đâu mà có.
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công
Thương về chính sách, quy trình tín dụng đang áp dụng, phân tích tình hình dư nợ
cho vay qua các thời điểm từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011, đánh giá những
mặt đạt được và những tồn tại trong hoạt động cho vay.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương như đào tạo, tuyển
chọn cán bộ có năng lực giải quyết công việc, có chế độ đào tạo, khen thưởng, kỷ
luật rõ ràng, thực hiện bảo đảm tín dụng chặt chẽ và bản thân mỗi cán bộ tín dụng
cần phải tự nâng cao trình độ để phân tích tốt xu hướng phát triển ngành, kiểm tra
tính chính xác của báo cáo tài chính, nâng cao nhận thức của người vay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng, hậu quả của rủi ro tín dụng.
3
Thực trạng hoạt động tín dụng – tác giả chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Công Thương về dư nợ cho vay nói chung và đặc biệt là diễn
biến nợ quá hạn nói riêng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp số liệu dựa trên: các báo cáo của các cơ quan chức
năng, của Ngân hàng thương mại, tài liệu trên các phương tiện thông tin đại
chúng: trên báo, tạp chí chuyên ngành, Internet …
- Phương pháp thống kê chọn mẫu, so sánh: theo thời gian, theo chỉ tiêu,…
5. Kết cấu luận văn
Chương 1: Cở sở lý luận về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Công Thương.
Chương 3: Giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Công Thương.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Với vai trò trung gian trên thị trường tài chính, ngân hàng thực hiện chức
năng “đi vay để cho vay”. Vì thế, ngân hàng gánh chịu rủi ro từ cả 2 phía: Người đi
vay và người cho vay. Đứng trên giác độ là người đi vay, rủi ro tín dụng xảy ra khi
người gửi tiền rút trước hạn. Đứng trên giác độ là người cho vay, rủi ro tín dụng
xảy ra khi người vay tiền hoàn trả tiền vay không đúng với hợp đồng tín dụng đã
ký kết với ngân hàng.
Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận
khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân
hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả
đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi ngân hàng.
Vì rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) vỡ nợ của khách hàng nên ngân
hàng cố gắng “thấy” được càng rõ, càng kỹ, càng tốt. Khách hàng phá sản, lừa đảo,
chây ỳ không trả nợ là biểu hiện rõ nhất, bên cạnh đó các khoản nợ không trả được
khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ nợ. Nhiều ngân
hàng cho rằng nếu một khoản nợ đến hạn mà không trả được, thì các khoản nợ
khác chưa đến hạn cũng được coi là rủi ro. Thậm chí, dù nợ chưa đến hạn, hoặc đến
hạn vẫn trả được, song tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến
động không thuận lợi cho khách hàng, thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro.
Hiện nay, nhờ chú trọng đến công tác cho vay, nhiều tổ chức tín dụng luôn
mở rộng phạm vi cho vay, tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo khả năng thu
hồi nợ đúng hạn, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, tổn thất có thể xảy ra. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tổ chức tín dụng đang rất
5
khó khăn, nợ quá hạn cũ chưa thu được nợ quá hạn mới lại tiếp tục phát sinh với số
lượng ngày càng lớn hơn, làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động.
Một cách khái quát nhất, có thể hiểu rủi ro là những biến cố không mong đợi
xảy ra, gây mất mát thiệt hại tài sản, thu nhập của ngân hàng trong quá trình hoạt động.
1.1.2 Hậu quả rủi ro tín dụng
1.1.2.1 Đối với bản thân ngân hàng
Về mặt tài chính
Hậu quả của rủi ro tín dụng khiến cho ngân hàng (NH) không thu được nợ
gốc và lãi, NH bị suy giảm doanh thu, trong khi đó NH vẫn phải trả lãi tiền gửi cho
khách hàng của mình, chi phí tăng do các vụ kiện tụng, làm cho lợi nhuận giảm dần
tới lỗ. Nợ quá hạn chính là hậu quả mà NH phải gánh chịu. Không thu được nợ,
vòng quay vốn tín dụng không được thực hiện, NH không có khả năng bảo đảm
vốn lưu động, hạn chế chức năng kinh doanh tín dụng của NH.
Chất lượng tín dụng yếu kém không chỉ là thất thoát vốn. Sẵn có ngân hàng
tài trợ, nhiều dự án kém chất lượng được đưa vào thực hiện, gây tổn thất lớn về
nguồn lực ở nhiều địa phương đã rất nghèo. Nhiều cán bộ lợi dụng làm giàu nhanh
chóng. Tình trạng khó khăn về tài chính của các ngân hàng thường phát sinh từ
những khoản vay khó đòi. Cũng chính vì nguyên nhân này mà hàng loạt quỹ tín
dụng, NHCP bị đổ vỡ, số khác phải nằm trong diện giám sát đặc biệt.
Nếu những tổn thất do rủi ro trong hoạt động tín dụng gây ra ở mức kiểm
soát được thì việc xử lý tương đối dễ dàng trong giới hạn cho phép của quỹ dự
phòng bù đắp rủi ro của TCTD. Nhưng tổn thất lớn, vượt qua khả năng xử lý của
TCTD thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, gây hậu quả khó lường không những cho
chính TCTD đó, mà còn cho cả những TCTD và doanh nghiệp khác có liên quan,
ảnh hưởng tới quyền lợi người gửi tiền và cuối cùng, ảnh hưởng tới toàn bộ nền
kinh tế, và là nguy cơ tiềm ẩn cho khủng hoảng tài chính.
Về mặt xã hội
Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh chữ tín. Để thực hiện được điều này
đòi hỏi NH phải phấn đấu rất nhiều năm, nhưng khi rủi ro xảy ra, đặc biệt là mức
6
độ cao thì việc khôi phục lại lợi thế trên thị trường là hết sức khó khăn. Bởi vì, rủi
ro cao có thể làm giảm uy tín của NH (chỉ cần một NH bị sụp đổ thì sẽ ảnh hưởng
đến toàn hệ thống các NH vì lúc đó lòng tin trong dân chúng vào NH đã không còn
nữa), làm cho khả năng thanh toán của NH giảm sút. Điều này đưa đến kết quả làm
cho lợi nhuận suy giảm, thậm chí có thể dẫn đến sự phá sản của các NHTM. Cùng
với điều này là sự rò rỉ chất xám (ngân hàng bị mất đi nhân viên do trả lương quá
thấp), mối liên kết trong kinh doanh với các NH trong nước và quốc tế bị thu hẹp.
1.1.2.2 Đối với nền kinh tế quốc dân
Hoạt động kinh doanh của NH là một loại hình hoạt động đặc biệt vì đó là
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, mọi hoạt động kinh doanh của
nó đều gây ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế xã hội. Hoạt động ngân
hàng là hoạt động mang tính chất xã hội cao, vì vậy khi một NH bị suy yếu dễ tạo
ra phản ứng dây chuyền đối với các NH và định chế tài chính khác, sở dĩ để xãy ra
phản ứng dây chuyền là do rủi ro tín dụng gây ra rủi ro thanh khoản làm mất lòng
tin trong dân cư. Từ đó, dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nghiêm
trọng, ảnh hưởng dây chuyền đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, kìm hãm
sự phát triển kinh tế, gây suy thoái nền kinh tế.
1.1.3 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan
Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và
người đi vay. Người đi vay sử dụng tiền vay trong một khoảng thời gian, không
gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là
môi trường kinh doanh, đây chính là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín
dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên
nhân khách quan.
Rủi ro do môi trường kinh tế không thuận lợi
Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới là
nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người đi
vay. Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào sản xuất nông nghiệp và
7
công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu),
dầu thô, may gia công... vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên
dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Những khó khăn do bị
khống chế hạn ngạch trong ngành dệt may hay những vụ kiện bán phá giá trong
ngành thủy sản... làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp nói riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung. Không chỉ xuất khẩu,
những mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương không kém.
Qua quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế cũng dẫn đến những hệ
quả tất yếu làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt,
khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng
phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.
Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước và
quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong
nước gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên do các khách hàng tiềm lực tài chính
lớn đã bị các ngân hàng nước ngoài thu hút bằng các sản phẩm, dịch vụ mới với
nhiều tiện ích.
Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi
Những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều luật và các văn bản
hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Song, việc
triển khai vào hoạt động NH vẫn còn chậm và gặp nhiều vướng mắc. Như việc
cưỡng chế tài sản thu hồi nợ, mặc dù các văn bản luật đều có quy định: “trong
trường hợp khách hàng không trả được nợ, ngân hàng thương mại có quyền xử lý
tài sản bảo đảm nợ vay”, nhưng trên thực tế các NHTM không làm được điều này
vì NH là tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức
năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng để xử lý...
Hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống từ ngân hàng
nhà nước cũng cần phải cải thiện, nâng cao chất lượng và nhất là nắm bắt kịp tốc
độ cải tiến công nghệ mới của các NHTM. Nếu thanh tra ngân hàng chỉ hoạt động
một cách thụ động, không cảnh báo và có biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu, để khi
8
hậu quả nặng nề xảy ra rồi mới can thiệp thì rủi ro và nguy cơ đe dọa sự an toàn
trong hệ thống là rất lớn.
Hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã hoạt động
tương đối hiệu quả và đạt được những kết quả bước đầu rất khả quan. Tuy nhiên,
đây vẫn chưa là một cơ quan định mức tín nghiệm doanh nghiệp một cách độc lập,
thông tin cung cấp còn đơn điệu, thậm chí cập nhật không kịp thời, chưa đáp ứng
được nhu cầu tra cứu thông tin của các NHTM.
Thực hiện nghị quyết của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm
phát. NHNN đã chỉ đạo kiềm chế tín dụng dưới 20% nhưng vẫn phải đáp ứng nhu
cầu vốn để sản xuất kinh doanh hiệu quả, chính vì vậy các ngân hàng phải giảm
mức tối đa tín dụng cho lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Chính sách này quá
đột ngột làm cho các DN đang xây dựng công trình chung cư cao cấp bị hụt vốn, lãi
suất áp dụng cho lĩnh vực phi sản xuất cao ngất ngưỡng từ 24 - 25%/năm. DN nào
có vốn lớn, phần vốn tự có tham gia đáng kể trong tổng nhu cầu vốn thì có thể trụ
được nhưng nếu DN nào chủ yếu sử dụng vốn vay sẽ lâm vào tình trạng thiếu hụt
vốn trầm trọng, không cầm cự được với lãi suất quá cao dẫn đến nợ quá hạn tại các
ngân hàng phát sinh đáng kể.
1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Xuất phát từ phía ngân hàng
Một là, Sự nhận thức chưa đầy đủ, thực hiện chưa nghiêm túc các quy định
hiện hành.
Trong cho vay, nếu NH chỉ tập trung vốn quá lớn vào một số khách hàng thì
rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu như khách hàng đó rơi vào tình trạng thua lỗ, khi đó
NH sẽ phải chịu rủi ro lớn. Chính vì vậy không thể để tình trạng để trứng vào cùng
một giỏ được mà cần phải biết phân tán rủi ro. Không nên “bỏ trứng vào một giỏ”
là một bài học nằm lòng trong kinh tế thị trường. Lý do chủ yếu của khuyến nghị
có tính chất kinh nghiệm như trên là do kinh doanh trong kinh tế thị trường có sự
cạnh tranh gay gắt, do đó các “rủi ro” luôn luôn rình rập - mà cạnh tranh vốn dĩ
không phải là điều xấu, bởi cạnh tranh là động lực của tăng trưởng, động lực của
sáng kiến, cải tiến...
9
Nếu nhận thức đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các quy định trên, nhất là thẩm
tra chặt chẽ khả năng tài chính, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, các
điều kiện về bảo đảm tiền vay của khách hàng rồi mới quyết định đầu tư thì khả
năng thu hồi vốn là rất lớn. Ngược lại, nếu dễ dãi, buông lõng quản lý hoặc thẩm
tra chưa đến nơi đến chốn đã quyết định đầu tư thì mức độ rủi ro sẽ gia tăng, thậm
chí có khi mất vốn. Thực tế cho thấy, có khách hàng sản xuất kinh doanh thua lỗ,
năng lực tài chính yếu kém, vốn nhỏ. Trong khi đó, nhà cửa, đất đai lại chưa có
giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng để có vốn hoạt động họ đã
nâng khống vốn tự có rồi lập nhiều dự án, có dự án thuộc lĩnh vực mà họ chưa từng
có kinh nghiệm để đi vay. Vậy mà, có NH không những đã quyết định cho vay mà
còn nhận bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Hậu quả là dự án
kém hiệu quả, nợ tồn đọng khó có khả năng thu hồi, vì thế không những nguy cơ
tổn thất cho NH là khá lớn mà uy tín của NH cũng giảm sút nghiêm trọng.
Một số trường hợp do tranh chấp dẫn đến không bán được tài sản. Lợi dụng
sơ hở của NH, họ đã dùng giấy tờ có liên quan đến tài sản đó làm bảo đảm tiền vay
để đi vay. Mục đích của họ là thông qua việc vay vốn của Ngân hàng để chuyển đổi
từ tài sản bằng hiện vật sang tài sản bằng tiền mà không phải tốn kém thời gian
công sức cho việc tranh chấp do bán tài sản. Do chủ quan, chỉ căn cứ vào giấy tờ có
liên quan rồi quyết định cho vay nên hậu quả là vốn vay bị sử dụng sai mục đích,
muốn thu nợ NH chỉ còn cách phải xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, do không bán
được, nên tài sản bị xuống cấp, mất giá gây thiệt hại cho Ngân hàng.
Hai là, sự sa sút về phẩm chất, đạo đức, thiếu trách nhiệm của một số cán
bộ cho vay.
Đành rằng rủi ro, thiệt hại trong cho vay là không thể tránh khỏi, thậm chí
có trường hợp phải chấp nhận như rủi ro, tổn thất do thiên tai, dịch bệnh gây ra.
Nhưng, nếu cán bộ, đặc biệt là cán bộ có liên quan đến công tác cho vay nêu cao
phẩm chất, đạo đức, tinh thần trách nhiệm sẽ góp phần quan trọng hạn chế được rủi
ro. Nhờ chú trọng đến công tác cán bộ, nhất là luôn bồi dưỡng cho họ về phẩm
chất, đạo đức, ý thức trách nhiệm nhiều ngân hàng đã có đội ngũ cán bộ tận tụy với
nghề. Vì vậy, không những kết quả kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước
10
mà còn tạo ra bầu không khí lao động, thi đua sôi nỗi với quyết tâm “biến cơ hội
thành lợi thế, biến thách thức thành động lực phát triển”. Nếu cán bộ sa sút về
phẩm chất, đạo đức, thiếu trách nhiệm, tiêu cực thì tai họa cho NH là không thể
tránh khỏi.
Nợ xấu không chỉ xuất phát bởi DN làm ăn kém hiệu quả, từ yếu tố khách
quan của nền kinh tế, mà nó còn nảy nở ngay chính nội bộ các ngân hàng, lâu nay
vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh NH luôn là nỗi ám ảnh đối với các nhà
băng. Khi lãnh đạo không làm hết trách nhiệm, cán bộ tín dụng bị tha hóa vì đồng
tiền cùng với hệ thống quản trị rủi ro, kiểm soát lỏng lẻo sẽ vô cùng nguy hiểm.
Thực tế cho thấy, một số món vay lớn kém chất lượng, tồn đọng không có
khả năng thu hồi và đang có nguy cơ bị mất trắng nhiều tỷ đồng đều xuất phát từ số
cán bộ này. Vì vụ lợi, buông lỏng quản lý nên trong quá trình thẩm tra, xét duyệt
cho vay, quản lý vốn vay không những họ đã không tuân thủ các quy định hiện
hành mà còn dễ dãi, tạo kẻ hỡ cho khách hàng lợi dụng. Đã có không ít chi nhánh
NHTM tuy sai phạm chỉ do một số người gây ra nhưng tính nghiêm trọng, mức độ
tổn thất thật nặng nề đến nỗi khó có khả năng tự bù đắp được. Trước thực trạng
này, thay vì làm rõ trách nhiệm, có biện pháp xử lý cá nhân có sai phạm thì một số
nơi không những chưa quan tâm đến xử lý cá nhân có sai phạm mà còn lạm dụng
nguồn dự phòng để xử lý rủi ro. Phổ biến nhất là: khách hàng là tổ chức, doanh
nghiệp chưa bị giải thể, phá sản nhưng nợ tồn đọng của họ tại NH lại được xử lý rủi
ro đưa vào ngoại bảng, vì vậy không những phản tác dụng mà còn làm phát sinh
tâm lý ỷ lại, món nợ đã được sử dụng dự phòng xử lý rồi thì coi như trách nhiệm đã
nhẹ đi phần nào, khách hàng trả vô thì càng tốt. Chính điều này, đã làm một số cán
bộ có sai phạm đâm ra chủ quan, chưa tích cực tìm biện pháp để khắc phục hậu quả
do họ gây ra được thì khoản vay khác cũng sai phạm tương tự lại tiếp tục phát sinh
làm cho tỷ lệ nợ xấu thực chất chiếm trong tổng dư nợ của một số NH luôn ở mức
cao hơn rất nhiều so với mức cho phép.
Tình trạng một số cán bộ tín dụng tiếp tay với khách hàng làm giả hồ sơ
vay, nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố quá cao so với thực tế đã để lại những hậu
11
quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín ngân hàng. Vì vậy, vấn đề
con người phải cần được chú trọng hơn nữa nhằm nâng cao tinh thần đạo đức
cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi cán bộ nhân viên.
Ba là, Chưa phát huy hết vai trò công tác kiểm tra nội bộ.
Kiểm tra nội bộ nên được phát huy về bản chất hơn tính hình thức và phải
được xem như là một hệ thống “giảm phanh” của cỗ xe tín dụng. Tín dụng càng
tăng trưởng với tốc độ lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả mới có thể
tránh cho cỗ xe lao đi trước những rủi ro vốn luôn tồn tại trên con đường đi tới.
Thực tế cho thấy, tại một số NH đội ngũ nhân viên kiểm toán nội bộ đa số
tuổi đời còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm thực tế trong cho vay nên dẫn đến tình
trạng nhân viên kiểm toán ấy chỉ biết dựa vào quy trình do NH ban hành mà kiểm
tra hồ sơ của cán bộ tín dụng, chủ yếu chỉ kiểm tra xem hồ sơ có được giải quyết
theo đúng quy trình hay không, hồ sơ vay vốn, hồ sơ pháp lý chứng từ sử dụng vốn
vay của khách hàng có được đầy đủ và lưu hồ sơ có khoa học hay không... Bên
cạnh đó, do chưa được tiếp xúc với báo cáo tài chính của các công ty trên thực tế
mà chỉ dựa trên những gì đã được học nên khả năng phân tích báo cáo tài chính còn
kém, không đề xuất được ý kiến của bản thân trong những đợt kiểm tra hồ sơ nội bộ.
Bốn là, Công tác giám sát và quản lý nợ sau khi cho vay còn yếu.
Việc giám sát và quản lý nợ sau khi cho vay cũng là một trong những công
cụ hữu ích góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng. Khi NH cho vay thì khoản cho vay
phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo được hoàn trả. Đây cũng là một
trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ làm tín dụng nói riêng và của
ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay không những để
tuân thủ các điều khoản đã đề ra trong hợp đồng tín dụng đã ký mà còn là điều kiện
để tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng kinh doanh. Mỗi cán bộ tín
dụng là người nắm rõ nhất tình hình “sức khỏe” của DN mình nắm giữ vì vậy kiểm
tra sau chính là cơ hội để chia sẽ, tâm sự, tư vấn với khách hàng, để hiểu thêm họ
đang cần gì và NH có thể giúp được gì cho họ, giúp cho quy mô sản xuất kinh
doanh của DN ngày càng phát triển hơn hay nói cách khác cán bộ tín dụng phải là
12
người hiểu rõ DN nhất. Tuy nhiên, do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của
một số cán bộ ngân hàng, cũng như do hệ thống quản lý thông tin của doanh nghiệp
còn lạc hậu, không cung cấp kịp thời những thông tin mà ngân hàng yêu cầu, vì
vậy, công tác kiểm tra sau vẫn chưa được thực hiện tốt.
Năm là, Sự thiếu thông tin về khách hàng.
Sự thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp
thời, chính xác để xem xét, phân tích trước khi cấp tín dụng dễ dẫn đến những
quyết định cho vay sai lầm, làm phát sinh rủi ro cho ngân hàng.
Sự hợp tác của các NHTM chưa thật sự chặt chẽ cũng là nguyên nhân gián
tiếp gây ra những rủi ro tín dụng. Một khách hàng vay vốn tại nhiều ngân hàng
khác nhau nhưng khả năng tài chính để trả được nợ vay phải là một con số cụ thể
và có giới hạn tối đa. Nếu do thiếu sự trao đổi thông tin, dẫn đến mức vượt quá giới
hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.
Trong các nguyên nhân kể trên, nguyên nhân thiếu thông tin, đặc biệt là
thông tin về khách hàng vay và thông tin về môi trường kinh tế mà khách hàng đó
hoạt động là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến rủi ro tín dụng.
Xuất phát từ phía khách hàng
Phần lớn các khách hàng quan hệ tín dụng tại các NHTM đều có phương án
kinh doanh cụ thể, khả thi, mang lại hiệu quả không những cho doanh nghiệp mà
còn cho cả ngân hàng. Tuy vậy, mặc dù không được mong đợi, nhưng rủi ro vẫn
luôn hiện diện trong mọi quyết định đầu tư của DN và có thể biến những “giấc mơ
ngọt ngào với những con đường trải đầy hoa” của DN trở thành “quả đắng”. Tùy
theo mức độ nặng hay nhẹ mà rủi ro có thể gây ra những thiệt hại về tài chính nhất
định, hay thậm chí có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khánh kiệt, dẫn đến phá sản.
Tuy nhiên, các khách hàng của NH không phải bao giờ cũng là những
khách hàng tốt, có thiện chí và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, Ngân hàng không
thể tránh khỏi những khách hàng có ý định xấu, các KH này sử dụng vốn sai
mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản, để lại những hậu quả
hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của cán bộ và ảnh hưởng đến doanh nghiệp
khác. Một số khách hàng do chậm trả lãi một vài tháng nên họ có suy nghĩ nếu
13
trả hết nợ cho ngân hàng, nếu NH không cho vay nữa họ sẽ không có vốn để tiếp
tục làm ăn nên mặc dù có tiền nhưng họ nhất định không trả, cố tình để cho
khoản nợ bị quá hạn luôn. Trong trường hợp này ý chí trả nợ của khách hàng là
rất kém, không có thiện chí trả nợ cho Ngân hàng.
Ngoài ra, một thực tế hiện nay đã cho thấy phần lớn các doanh nghiệp khi
vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, chủ yếu tập trung vốn đầu tư
vào tài sản vật chất chứ ít có doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản
lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực.
Một quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý thì những rủi ro dẫn
đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi là rất lớn, mà lẽ ra nó
phải thành công trên thực tế.
Bên cạnh đó, sự minh bạch về sổ sách kế toán của doanh nghiệp vẫn còn là
một khó khăn rất lớn đối với cán bộ ngân hàng trong công tác thẩm định năng lực
tài chính của khách hàng vay vốn. Độ tin cậy về năng lực tài chính, tính đúng đắn
của các báo cáo tài chính cũng như “lý lịch” về quan hệ tín dụng của DN mới chính
là “thước đo” mang tính thủ tục, không thể thiếu khi tiếp cận vốn của các DN. Tuy
nhiên, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đôi khi chỉ thể hiện tính hình thức
hơn là thực chất. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn chú trọng
phần tài sản bảo đảm như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.
1.1.3.3 Nguyên nhân khác
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng như tính không ổn định
ngày càng tăng của thị trường tài chính, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các
ngân hàng, sự can thiệp của chính quyền địa phương... nhưng thêm vào đó một vài
nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng đó là:
Nguyên nhân từ quan hệ sở hữu nhà nước:
Cho đến nay, NHTM nhà nước vẫn là người cho vay doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) lớn nhất. Có nhiều lý do: Mối quan hệ truyền thống, cùng hình thức sở
hữu, nhu cầu vay lớn và khả năng cho vay lớn (NHTM cổ phần khó đáp ứng), nếu
có chuyện gì thì cùng Nhà nước xử lý.
14
NHTMNN VN do Nhà nước sở hữu duy nhất. Nhà nước với chức năng quản lý
toàn bộ hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng của NHTM.
Việc cho vay của NHTMNN là cho vay theo “chỉ thị”. Chính vì vậy mà có nơi
chính quyền nhận thức vai trò của NH trong phát triển kinh tế địa phương, như tạo
công ăn việc làm, nâng cao thu nhập. Do đó, họ cùng NH tháo gỡ khó khăn, thúc
đẩy người vay trả nợ NH. Nhưng một số cấp chính quyền lại coi NH như kênh tài
trợ quan trọng khi kênh ngân sách có khó khăn. Họ gây áp lực cho NH bỏ qua kỷ
luật tín dụng để tài trợ cho những dự án tài chính yếu kém song kỳ vọng lại lớn.
Một số cán bộ NH lợi dụng để chia chác kiếm lợi, làm hại NH. Quan hệ tiêu cực
này dựa trên nhận thức coi NH “là người dưới quyền”, tiền kiểu gì cũng là của Nhà nước...
Thêm một nguyên nhân nữa là: theo các cam kết của Việt Nam khi gia nhập
WTO, khu vực dịch vụ tài chính - ngân hàng là khu vực được mở cửa rất đáng kể
cho các đối tác nước ngoài vào đầu tư kinh doanh. Ngân hàng nước ngoài được huy
động Việt Nam đồng với mức độ lớn hơn và đặc biệt là các ngân hàng này sẽ có
nhiều cơ hội tiếp cận các doanh nghiệp trong nước để cho vay. Với chiến lược kinh
doanh chắc chắn, rất có thể các ngân hàng nước ngoài chỉ chọn khách hàng tốt để
cho vay và qua đó “đẩy” khách hàng rủi ro tới các ngân hàng trong nước.
Tình trạng này thường phổ biến ở các nước kém phát triển khi đó ngân hàng
nước ngoài chỉ chọn những khách hàng làm ăn có lãi, rủi ro thấp nhất và đẩy các
doanh nghiệp còn lại (rủi ro cao hơn) cho ngân hàng trong nước. Lựa chọn khách
hàng tốt là phản ứng thường thấy của các ngân hàng nước ngoài khi mới thâm nhập
vào nền kinh tế mà thị trường tài chính còn kém phát triển, môi trường kinh doanh
thiếu minh bạch, hệ thống thông tin không đầy đủ. Để khuyến khích các ngân hàng
nước ngoài cho vay những doanh nghiệp nhỏ, những khu vực có mức rủi ro cao thì
nhà nước cần có giải pháp cải thiện về môi trường kinh doanh theo hướng minh
bạch, ổn định, bản thân các doanh nghiệp có mức tín nhiệm thấp, khó tiếp cận vốn
ngân hàng cũng cần có chính sách cải thiện uy tín của chính mình, các ngân hàng
trong nước cũng cần cải thiện năng lực thẩm định cho vay và cố gắng phát huy
những lợi thế của mình đối với các doanh nghiệp trong nước.
15
1.2 PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
Trên quan điểm quản lý, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, có thể đề
phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ. Do vậy, ngày nay việc tìm ra các giải pháp
nhằm hạn chế rủi ro tín dụng luôn trở thành vấn đề mang tính sống còn, là mối
quan tâm hàng đầu của bất kỳ ngân hàng nào.
Vậy thế nào là phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng?
Trước khi đi tìm hiểu phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là gì chúng ta
cần nhắc lại khái niệm rủi ro là gì và rủi ro tín dụng là gì?
Trước hết, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy
hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự
tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi
ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh,
sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp
phòng ngừa, hạn chế những rủi ro một cách hiệu quả nhất.
Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận
khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân
hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả
đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi ngân hàng.
Hiện các NHTM đang gặp phải rất nhiều rủi ro trong hoạt động cho vay mà
biểu hiện rõ rệt nhất là tình trạng nợ quá hạn có xu hướng gia tăng. Những khoản
rủi ro này đang đe dọa tới sự phát triển bền vững của các Ngân hàng cũng như sự
phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Vậy phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, theo tác giả chính là việc nghiên
cứu và đề ra các giải pháp nhằm ngăn chặn đến mức tối đa việc phát sinh những rủi
ro có thể xảy ra như việc khách hàng nhận vốn vay mà không thực hiện hoặc thực
hiện nhưng không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng,
16
khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi ngân hàng.
Làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của một ngân hàng thể hiện qua một số chỉ
tiêu như tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ đã xóa, đã xử lý trên tổng dư nợ, chi
phí dự phòng tín dụng hay số dư dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ…
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày
càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Sự tăng
trưởng tín dụng của các NHTM phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế cả
nước nói chung và của kinh tế thành phố nói riêng. Tuy nhiên sự tăng trưởng tín
dụng cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều
đến hiệu quả sử dụng vốn và làm hạn chế việc mở rộng tín dụng của các NHTM.
Do đó việc phát triển tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng.
Vì vậy các giải pháp tốt trong quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm
hàng đầu của các ngân hàng nhằm tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định,
bền vững.
1.2.2 Xây dựng chương trình quản trị rủi ro nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro
tại ngân hàng thương mại
Hoạt động kinh doanh của các NHTM rủi ro là như thế và ta nhận thấy
một điều rằng ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh
chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể chối bỏ rủi ro. Như vậy, quản trị
rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh
của NHTM. Những nhà quản trị NHTM cần được trang bị các kiến thức về quản
trị rủi ro, cung cấp những thông tin kinh tế cập nhật, có đội ngũ tham mưu
chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ hiệu quả là
điều cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chính vì vậy mà đã có nhiều ý kiến khẳng định: “quản trị rủi ro là nghiệp vụ
chủ đạo và là thước đo năng lực “sống” hay là “chết” của một NHTM.
Một chương trình quản trị rủi ro toàn diện bao gồm 4 yếu tố: Xác định hạn mức
rủi ro (đưa ra mức rủi ro chấp nhận được), đánh giá rủi ro, theo dõi tổng thể rủi ro
và quá trình quản trị rủi ro.
17
Xác định hạn mức rủi ro
Các bộ phận nghiệp vụ quản trị rủi ro phải xác định hạn mức rủi ro cho bộ phận
mình, là mức rủi ro nhất định mà TCTD có thể chấp nhận được trong nỗ lực để có
được lợi nhuận, trên cơ sở sự sẵn sàng chịu đựng rủi ro và sức mạnh tài chính của
TCTD. Hội đồng quản trị (HĐQT) theo định kỳ có trách nhiệm xem xét lại và
thông qua hạn mức đó. Các mức này sau đó được thông báo tới toàn bộ nhân viên
các bộ phận nghiệp vụ và ban điều hành, ban điều hành chịu trách nhiệm đảm bảo
các bộ phận nghiệp vụ tuân thủ các hạn mức này. Có tỷ lệ thưởng phạt trên tổng số
thấp hơn và lớn hơn tổng số vượt hạn mức đó.
Đánh giá rủi ro
Việc đánh giá rủi ro đòi hỏi phải xác định được những rủi ro lớn liên quan đến
các sản phẩm, dịch vụ hay hoạt động của TCTD, phải có các chốt kiểm tra nằm
trong các quy trình nghiệp vụ (hệ thống kiểm soát nội bộ - KSNB) để kiềm chế rủi
ro trong các hạn mức đã được đề ra cùng với các biện pháp để theo dõi các trường
hợp ngoại lệ vượt hạn mức rủi ro.
Quy trình đánh giá rủi ro tín dụng có 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro,
theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro.
Nhận biết rủi ro: Bước đầu tiên để có một chương trình quản trị rủi ro hiệu quả là
phải nhận biết và xác định được các loại rủi ro mà TCTD có thể gặp phải thông qua
phân tích đặc thù của các sản phẩm, dịch vụ và các quy trình hoạt động.
Dấu hiệu liên quan đến ngân hàng:
Giảm sút mạnh số dư tiền gửi.
Công nợ gia tăng.
Mức độ vay thường xuyên.
Yêu cầu khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.
Chấp nhận sử dụng nguồn tài trợ lãi suất cao.
Chậm thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng.
Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý với KH:
Xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành.
Ít kinh nghiệm, xuất hiện nhiều hành động nhất thời.
18
Thuyên chuyển nhân viên quá thường xuyên.
Tranh chấp trong quá trình quản lý.
Chi phí quản lý bất hợp pháp.
Quản lý có tính gia đình.
Dấu hiệu vấn đề kỹ thuật và thương mại:
Khó khăn trong phát triển sản phẩm mới, hoặc không có sản phẩm thay thế.
Những thay đổi chính sách của nhà nước.
Sản phẩm có tính thời vụ cao.
Có biểu hiện cắt giảm chi phí.
Thay đổi trên thị trường về lãi suất, tỷ giá, mất KH lớn, vấn đề thị hiếu.
Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính:
Sự gia tăng tỷ lệ không cân đối nợ.
Chuẩn bị số liệu tài chính không đủ, trì hoãn nộp báo cáo.
Khả năng tiền mặt giảm.
Phải thu tăng nhanh và thời hạn thanh toán nợ kéo dài.
Kết quả kinh doanh lỗ.
Cố tình làm đẹp Bảng cân đối tài sản bằng tài sản vô hình.
Dấu hiệu phi tài chính khác:
Có sự xuống cấp của cơ sở kinh doanh.
Hàng tồn kho tăng do không bán được, hư hỏng, lạc hậu.
Có sự kỷ luật với cán bộ chủ chốt.
Đo lường rủi ro: là điều mà tất cả những nhà quản lý ngân hàng rất quan tâm, vì
nếu đo lường được thì việc phòng ngừa trở nên dễ dàng hơn. Đo lường rủi ro trong
hoạt động ngân hàng được thể hiện trên 2 phương diện:
Một là, đo lường hay xác định số thiệt hại do rủi ro gây ra, phản ánh hậu quả rủi
ro được xác định khi rủi ro đã xảy ra. Số này có thể là số tuyệt đối, hoặc số tương
đối theo các tiêu thức khác nhau như giá trị thiệt hại, số lần bị rủi ro, tỷ lệ tài sản bị
rủi ro…
19
Hai là, đo lường khả năng bị rủi ro (xác suất bị rủi ro) dựa vào công thức tính
xác suất của một biến cố ngẫu nhiên theo quan điểm thống kê, xác định xác suất rủi
ro tín dụng ngân hàng như sau:
Xác
suất
rủi ro
=
Số món cho vay bị rủi ro
trong kỳ báo cáo
x100%
Tổng số lần cho vay
trong kỳ báo cáo
hoặc
Xác
suất
rủi ro
=
Tổng gi trị tài sản bị
rủi ro x100%
Tổng giá trị các món
cho vay trong kỳ
Đồng thời, theo Basel còn có thể tính xác suất rủi ro dự kiến, hay tổn thất dự
kiến EL (Expected Loss) theo khả năng vỡ nợ PD (Probability of Default) với mức
độ tổn thất khi vỡ nợ LGD (Loss Given Default) theo công thức sau:
EL = Giá trị các khoản vay x PD x LGD
Theo dõi rủi ro: Là việc thực hiện đầy đủ các hệ thống, các thủ tục kiểm soát, nhờ
đó ban điều hành có thể theo dõi được mức rủi ro của từng lĩnh vực kinh doanh.
Kiểm soát rủi ro: Rủi ro được kiểm soát bằng việc thực hiện các thủ tục nằm trong
hệ thống KSNB trong các quy trình kinh doanh và hoạt động nhằm giảm thiểu rủi
ro. Chi phí cho các thủ tục kiểm soát cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa nhưng hiệu
quả lại thấp, ngược lại chi phí cho các thủ tục kiểm soát thấp có thể đem lại lợi
nhuận cao nhưng rủi ro cũng có thể cao. Ban điều hành phải tìm sự cân bằng tối ưu
giữa chi phí cho thủ tục kiểm soát và lợi ích đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa
chọn các thủ tục kiểm soát rủi ro phù hợp.
20
1.2.3 Đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc giám sát ngân hàng theo tiêu
chuẩn Basel 2 của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Trong 25 nguyên tắc giám sát ngân hàng theo Basel 2 tác giả chỉ đề cập ở đây
những nguyên tắc trọng yếu nhất liên quan đến hoạt động tín dụng tại các ngân
hàng thương mại. Mức độ đánh giá là tuân thủ, tuân thủ một phần hoặc chưa tuân thủ.
Nguyên tắc: An toàn vốn tối thiểu: tuân thủ một phần
Về phía các NHTM, việc công bố tỷ lệ an toàn vốn không bắt buộc, do vậy,
không có đầy đủ dữ liệu về tỷ lệ này. Trong số 24 báo cáo của các ngân hàng, chỉ
có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) là
chưa đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo Quyết định 457. Năm ngân hàng đã đảm bảo
tỷ lệ an toàn vốn theo Quyết định 457 cần phải điều chỉnh để đảm bảo tỷ lệ này
theo Thông tư 13/TT-NHNN là NH TMCP Công thương Việt Nam (8,06%), NH
TMCP Ngoại thương Việt Nam (8,11%), NH TMCP Quốc tế (8,67%), NH TMCP
Nam Việt (8,87%) và NH TMCP Hàng hải (8,93).
Một số vấn đề cần lưu ý là, tỷ lệ an toàn vốn hiện thời vẫn chưa được tính theo tiêu
chuẩn quốc tế, mà chỉ dừng lại theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam, chỉ một vài ngân
hàng, ví dụ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
NHNN cần tiếp tục nâng dần yêu cầu về tỷ lệ đủ vốn để đảm bảo an toàn
hoạt động khi ngày càng nhiều ngân hàng hoạt động theo hướng công ty mẹ, con và
nền kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam ngày càng mở, hoạt động ngân hàng
ngày càng trở nên rủi ro hơn và so với các nước trên thế giới, tỷ lệ này đã đạt được
mức phổ biến 12%.
Nguyên tắc: Rủi ro tín dụng: tuân thủ một phần
Để đảm bảo nguyên tắc này, NHNN đã ban hành Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và bổ sung bằng Quyết định 18/2007/QĐ-
NHNN ngày 25/04/2007 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.
Quyết định này đã ban hành 5 năm nhưng tới thời điểm này, chỉ mới có 3
ngân hàng đã trình và được NHNN chấp thuận cho áp dụng phân loại nợ định tính
theo quy định tại Điều 7, Quyết định 493 là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
21
Nam, NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [13].
Hai nguyên nhân chính khiến các ngân hàng ngại thực hiện phân loại này là: (i)
tăng tỷ lệ nợ xấu: nợ xấu của NHTMCP Ngoại thương sẽ tăng từ 2,47% trong năm
2009 lên 3,5% vào năm 2010 nếu áp dụng phân loại định tính từ tháng 4/2010 hoặc
tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ là 3,9% thay vì
1,56% theo cách tính định lượng; (ii) phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ để hỗ trợ việc phân loại nợ và quản lý chất lượng tín dụng.
Như vậy, việc phân loại nợ chưa theo chuẩn kế toán quốc tế chưa cho các cơ
quan giám sát thấy hết thực chất của vấn đề rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng cũng
như mức độ cải thiện để có hướng quản trị cho phù hợp.
Nguyên tắc: Tài sản có rủi ro, dự phòng và dự trữ: tuân thủ một phần
Ngân hàng đã có Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro trong Quyết định 493.
Trên báo cáo kết quả kinh doanh đều cho thấy các khoản mục dự phòng, tuy
nhiên, chỉ có các dự phòng chính. Việc các ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro và
xác định đầy đủ mức dự phòng như yêu cầu cần phải có thêm thời gian để các ngân
hàng nhận thức tầm quan trọng của quản trị rủi ro, bổ sung nhân sự, công nghệ cho
công tác này.
Nguyên tắc: Giới hạn mức cho vay: tuân thủ một phần
Điều 8, Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về giới hạn cho vay, trong
đó có một số nội dung đáng lưu ý như: TCTD không được cấp tín dụng cho công ty
trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán; TCTD không được
cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng khoán; tổng dư nợ cho vay
và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh
chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của TCTD. Các Quyết định
1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày
03/2/2005 về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, Quyết định
783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 cũng đã quy định đầy đủ những giới hạn vay.
Thực tế triển khai các văn bản trên còn không ít lỗ hổng, ảnh hưởng trực
tiếp đến rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM: Chính sách cho vay hiện nay chưa
22
hoàn toàn theo nguyên tắc thị trường biểu hiện qua việc các NHTM, đặc biệt là
NHTM có cổ phần chi phối của Nhà nước thường hướng theo các chính sách cho
vay như đánh bắt xa bờ, mía đường, cà phê Arabica... mà số liệu thống kê lại cho
thấy các chính sách này không hiệu quả, dẫn đến rủi ro cao cho ngân hàng. Ngoài
ra, các ngân hàng còn được NHNN cho phép cho vay vượt quá 15% vốn tự có như
NHTMCP Đông Nam Á cho vay đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến và
kinh doanh sản phẩm khí năm 2009; Ngân hàng liên doanh Việt Nga cho vay đối
với Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam; NHTMCP Ngoại thương Việt Nam cho vay
đối với Tổng công ty Lương thực miền Nam; NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam và
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam cho vay đối với Tổng công ty Điện lực Việt Nam...
Trong tương lai, thay vì xét duyệt cho vay theo dự án với mức vốn vượt quá
15% vốn tự có của ngân hàng, NHNN nên khuyến khích các NHTM thực hiện
nghiệp vụ cho vay hợp vốn.
Nguyên tắc: Rủi ro đối với nhóm khách hàng có liên quan: tuân thủ một phần
Điều 7, Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 đã quy định về xác
định nhóm khách hàng có liên quan và việc xác định nhóm khách hàng liên quan sẽ
do các ngân hàng tự xác định và báo cáo cho NHNN.
Trên thực tế, phần lớn các ngân hàng tuân thủ nguyên tắc này, tuy nhiên,
vẫn còn một số ngân hàng đã vì lợi nhuận mà bỏ qua các nguyên tắc quản trị rủi ro,
dẫn đến việc cho vay các nhóm khách hàng có liên quan vượt hạn mức quy định.
Ngoài ra, các ngân hàng cũng có xu hướng cho các thành viên của cùng tập đoàn
nhà nước vay với dư nợ lớn hoặc cho vay cùng nhóm khách hàng kinh doanh bất
động sản, kinh doanh chứng khoán với mức dư nợ cao.
1.2.4 Basel 3 và lộ trình áp dụng
Basel 3 với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu
cao hơn cùng với phương pháp giám sát an toàn vĩ mô là sự thay đổi lịch sử
trong quy định về hoạt động ngân hàng. Ủy ban Basel cùng các nhà lãnh đạo của
các nước G20 đã thống nhất rằng cuộc cải tổ này sẽ được triển khai sao cho
không ảnh hưởng tới tốc độ phục hồi kinh tế của các nước. Ngoài ra, sẽ cần có
thời gian để đưa những tiêu chuẩn quốc tế mới vào những quy định riêng của
23
các quốc gia. Theo tinh thần như vậy, Ủy Ban Giám sát ngân hàng Basel (BIS) đã
đưa ra một lộ trình để thực hiện bất đầu từ tháng 1/2013 và hoàn thành vào cuối năm 2018.
Lộ trình cụ thể:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% vẫn được giữ nguyên.
Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 tối thiểu được bắt đầu áp dụng vào 1/1/2013 với
mức 4,5%, và phải đạt được mức 6% trước 1/1/2019.
Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường tối thiểu cũng được bắt đầu áp dụng từ
1/1/2013 với mức 3,5%, và phải đạt được mức 4,5% trước 1/1/2019.
Tỷ lệ dự phòng bảo toàn vốn được bắt đầu tính từ 01/01/2016 với mức
0,625%, và hoàn thành mức 2,5% trước 1/1/2019.
Lộ trình loại bỏ các khoản giảm trừ khỏi vốn cấp 1 được áp dụng từ
1/1/2014 với mức 20%, và đến trước 1/1/2019 sẽ loại bỏ được 100%.
Tỷ lệ đòn bẩy được thử nghiệm áp dụng trong khoảng thời gian từ 1/1/2013
đến 31/12/2016 với tỷ lệ 3%.
1.2.5 Những điểm mới của Basel 3 so với Basel 1 và Basel 2
Theo bài phát biểu của Ông Stefan Walter, Tổng thư ký Ủy ban Basel trong
hội thảo lần thứ năm về Giám sát và quản lý rủi ro tại Basel, Basel 3 có những
điểm mới cơ bản của Basel 3 so với Basel 1 và Basel 2:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng vốn. Trước hết, Basel 3 sẽ giúp nâng cao chất
lượng vốn của các ngân hàng một cách đáng kể. Đây là đặc điểm chính của Basel
3. Theo BIS, nội dung của định nghĩa về vốn rất quan trọng và cần phải được
định nghĩa đầy đủ trước khi xác định mức vốn phù hợp. Chất lượng vốn tốt hơn
đồng nghĩa với việc khả năng bù đắp các khoản lỗ tốt hơn, điều này giúp cho
ngân hàng “khỏe” hơn, do đó có khả năng chống đỡ tốt hơn trong thời kỳ khó khăn.
Theo quy định này, vốn cổ phần thông thường được quy định chặt chẽ hơn.
Theo quy định hiện tại, những tài sản có chất lượng kém sẽ phải khấu trừ vào vốn
(vốn cấp 1 + vốn cấp 2). Theo Basel 3, việc khấu trừ sẽ nghiêm ngặt hơn, khấu
trừ thẳng vào vốn cổ phần thông thường. Hơn nữa, định nghĩa vốn cấp 1 cũng
quy định chặt chẽ hơn bao gồm vốn thường và các công cụ tài chính có chất
lượng theo những tiêu chuẩn chặt chẽ.
24
Thứ hai, yêu cầu các ngân hàng bổ sung thêm vốn. Theo quan điểm của
Basel, chất lượng vốn tốt hơn vẫn chưa đủ. Rút kinh nghiệm từ bài học của cuộc
khủng hoảng tài chính, Ủy ban Basel cho rằng khu vực ngân hàng cần nhiều vốn
hơn nữa. Do đó, những tiêu chuẩn về hạn mức tối thiểu về vốn của các ngân hàng
sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Theo quy định này, các ngân hàng phải duy
trì mức vốn phù hợp trên mức vốn tối thiểu tùy vào mức độ rủi ro, mô hình kinh
doanh, điều kiện kinh tế. Khả năng đưa ra các quy định chặt chẽ về vốn của cơ
quan giám sát quốc gia sẽ là yếu tố quan trọng trong các nguyên tắc của Basel 3.
Theo Basel 3, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8%, nhưng tỷ lệ của loại
vốn có chất lượng cao được nâng lên, cụ thể: tỷ lệ vốn cấp 1 tăng từ 4% trong
Basel II lên 6% trong Basel 3, đồng thời tỷ lệ vốn của cổ đông thường (common
equity) cũng được tăng từ 2% lên 4,5%. Bên cạnh đó, những tài sản “Có” với
chất lượng vốn có vấn đề cũng sẽ được loại trừ dần khỏi vốn cấp 1 và vốn cấp 2,
như các khoản đầu tư vượt quá giới hạn 15% vào các tổ chức tài chính. Đặc biệt,
Basel 3 yêu cầu áp dụng bổ sung tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu thử nghiệm ở mức 3%.
Đây là tỷ lệ của vốn cấp 1 so với tổng tài sản có cộng với các khoản mục ngoại
bảng. Việc áp dụng thử nghiệm tỷ lệ này cho phép Ủy ban Basel theo dõi biến
động tỷ lệ đòn bẩy thực của các ngân hàng theo chu kỳ kinh tế và mối quan hệ
giữa các yêu cầu về vốn với tỷ lệ đòn bẩy.
Thứ ba, giới thiệu phương pháp giám sát an toàn vĩ mô hệ thống để các ngân
hàng áp dụng. Yếu tố quan trọng thứ 3 của quy định mới về vốn là phương pháp
giám sát an toàn vĩ mô đề cập tới rủi ro hệ thống. Theo BIS, có hai việc cần làm
để hạn chế rủi ro hệ thống hiệu quả. Thứ nhất là giảm mức độ khuyếch đại của
khủng hoảng theo chu kỳ kinh tế. Đó là xu hướng hệ thống tài chính có thể làm
khuyếch đại giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế thực. Việc thứ hai là mối quan
hệ phụ thuộc và những rủi ro chung của các tổ chức tài chính, đặc biệt đối với
những ngân hàng có vai trò quan trọng trong hệ thống. Như vậy, Basel 3 là một
bước ngoặt trong việc xây dựng các quy định tài chính. Lần đầu tiên trong các
quy định tài chính đề cập tới các thước đo giám sát an toàn vĩ mô được sử dụng
để bổ sung cho phương pháp giám sát an toàn vi mô của từng tổ chức tín dụng.
25
Ủy ban Basel đang nghiên cứu các thước đo đối với những tổ chức có tầm quan
trọng đối với hệ thống.
Thứ tư, quy định về tiêu chuẩn thanh khoản đối với các ngân hàng. Basel 3
đưa ra tiêu chuẩn về thanh khoản. Đây là điều đặc biệt quan trọng chưa có tiêu
chuẩn quốc tế nào quy định về vấn đề này. Tỷ lệ thanh khoản sẽ được ban hành vào
1/1/2015, giúp ngân hàng có khả năng chống đỡ ngắn hạn tốt hơn với những căng
thẳng thanh khoản. Quy định này yêu cầu ngân hàng nắm giữ các tài sản có tính
thanh khoản cao và có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu chi trả trong những
trường hợp khó khăn. Thực tế, việc quản lý rủi ro thanh khoản rất khác nhau tại
từng quốc gia. Ủy ban Basel sẽ sử dụng nhiều quy trình báo cáo để theo dõi các tỷ
lệ trong quá trình chuyển đổi để đảm bảo các tiêu chuẩn được tính toán như dự kiến.
1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ
RỦI RO TÍN DỤNG
1.3.1 Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ
Trên thực tế và ở mức độ nào đó, cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ở Mỹ
có sự tương đồng về nguyên nhân trực tiếp giống như cuộc khủng hoảng tài chính -
tiền tệ của Châu Á, khởi đầu từ Thái Lan những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ
trước, đó là cả 2 cuộc khủng hoảng tài chính này đều có cùng nguyên nhân khởi
đầu cơ bản là sự tập trung thái quá những khoản đầu tư với lãi suất rẻ và điều kiện
tín dụng dễ dãi “dưới chuẩn” vào thị trường bất động sản, đồng thời có sự bùng nổ
các công cụ nợ phái sinh trên thị trường này, nhằm thu các khoản lợi nhuận cơ hội,
từ đó làm mất khả năng thanh toán của các khoản nợ đáo hạn khi thị trường bất
động sản đảo chiều, đình trệ, các bất động sản xuống giá, dẫn đến những đổ vỡ
nhanh chóng trên thị trường tín dụng, dù có thể dự báo trước.
Trong năm 2006 và 2007, các ngân hàng thương mại trong nước đã cho vay
đầu tư bất động sản khá cao, có lúc, có ngân hàng các khoản cho vay này chiếm tới
25-30% tổng dư nợ tín dụng, thậm chí cao hơn… Tuy nhiên, điều này đã được cảnh
báo sớm và đã được giảm thiểu trong thời gian gần đây, cả do sự điều hành tích cực
của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cũng như do tự nhận thức của
các ngân hàng thương mại và sự hồi tỉnh của các nhà đầu tư… Hiện tại, nhìn chung
26
tỷ lệ cho vay đầu tư bất động sản trong tổng dư nợ ngân hàng đã được khống chế ở
mức an toàn, khoảng 10-15%, thậm chí thấp hơn. Hơn nữa, có sự khác nhau đáng
kể trong kinh doanh trên thị trường bất động sản Việt Nam và Mỹ, cũng như so với
các thị trường kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ thông thường khác, mà trước hết là:
- Việt Nam là nước đất chật, người đông, trong khi Mỹ thì ngược lại, dân số
của họ năm 2007 chỉ 275 triệu người (gấp 3,3 lần Việt Nam), nhưng diện tích của
đất nước này là 9.372.614 km2 (rộng gấp khoảng 28 lần nước ta); hơn nữa, nhu cầu
về nhà ở và mặt bằng kinh doanh của Việt Nam đang ngày càng tăng, nên đầu tư
vào bất động sản ở Việt Nam ít rủi ro hơn ở Mỹ vì độ an toàn về cung-cầu trong
triển vọng trung và dài hạn là rất cao;
- Kinh doanh bất động sản ở Việt Nam chủ yếu là “mua đứt - bán đoạn”,
thanh toán một lần, không phổ biến việc thu hồi nợ kiểu “trả chậm” tới hàng chục
năm như ở Mỹ; thị trường các công cụ nợ phái sinh trên thị trường bất động sản
Việt Nam lại chưa phát triển, nên các ngân hàng có thể thu hồi vốn vay và tăng khả
năng kiểm soát được rủi ro…
- Các nhà đầu tư bất động sản ở Việt Nam thường là các doanh nghiệp hoặc
tổ chức có chức năng hoặc khả năng độc quyền quan hệ “xin dự án” kinh doanh bất
động sản; hơn nữa, còn tồn tại chính sách “2 giá” trong các giao dịch bất động sản,
nên hầu hết các dự án kinh doanh bất động sản ở nước ta do các doanh nghiệp nhà
nước hoặc nước ngoài tiến hành thường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các
ngành kinh doanh khác…
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, về nguyên tắc, không có sự chắc thắng
tuyệt đối trong kinh doanh. Rủi ro luôn tồn tại trên thương trường, nhất là khi hoạt
động kinh doanh bất chấp các nguyên tắc thị trường, cũng như các quy định luật
pháp hiện hành; khi nhà đầu tư là những người thiếu năng lực tài chính và kinh
nghiệm kinh doanh chuyên nghiệp, hoặc chạy theo những dự án có tính đầu cơ cao,
không thuộc lĩnh vực hoạt động sở trường của nhà đầu tư. Ngoài ra, cũng cần thấy
rằng, trong bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế đủ loại nào trên thị trường, thì một
cuộc khủng hoảng tài chính bao giờ cũng có tính đặc thù và nguy hại nhất, vì nó
khó dự báo chính xác và khó chống đỡ hiệu quả nhất, do chúng thường gắn với
27
những bí mật kinh doanh và hiện tượng đầu cơ, cũng như do các phản ứng mang
tính tâm lý, dây chuyền với các động thái cực kỳ phức tạp, nhạy cảm và có gia tốc
cực nhanh. Trong xã hội mà sự phát triển thông tin và độ minh bạch càng cao, các
nguyên tắc phá sản càng nghiêm ngặt như nước Mỹ và các nền kinh tế thị trường
phát triển khác, thì các tính chất này càng đậm hơn. Điều này cũng lý giải vì sao
các đại gia ngân hàng của Mỹ và thế giới, với tổng giá trị tài sản khổng lồ hàng
trăm tỷ USD, nhưng có thể sụp đổ bất ngờ chỉ vì mất khả năng thanh khoản tại thời
điểm buộc phải thanh toán các khoản nợ vài chục tỷ USD, thậm chí chỉ có vài tỷ
USD như đã xẩy ra với một ngân hàng có lịch sử gần 300 năm danh tiếng của Anh
cách đây không lâu.
Ba bài học lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ hiện nay:
Thứ nhất, không có ngoại lệ và miễn dịch phá sản cho bất kỳ đại gia nào
trong cuộc chơi trên sân kinh tế thị trường. Nói cách khác, một doanh nghiệp dù
lớn đến đâu, thâm niên dài bao nhiêu và trước đó có thành công như thế nào, cũng
có thể sụp đổ nếu vi phạm luật chơi, mà cụ thể ở cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
hiện nay là vi phạm chuẩn cho vay bất động sản có sự dung túng của chính phủ…
Thứ hai, vai trò của công tác thông tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an
toàn, nhất là an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng là hết sức quan trọng và không
thể coi nhẹ trong bất luận trường hợp nào và vào thời điểm nào… ngoài ra, cần
luôn tỉnh táo với các tác động lan tỏa, dây chuyền của các sự biến kinh tế trên thị
trường trong nước và quốc tế. Cần dập ngòi khủng hoảng từ khi nó còn nhen nhúm,
thay vì khi nó đã thành đám cháy mạnh và lan rộng, thì chi phí là khó đo lường,
nhất là với một nước còn nghèo và các thiết chế thị trường còn chưa phát triển,
hoàn thiện.
Thứ ba, nhà nước có vai trò không thể thiếu được và ngày càng to lớn trong
cuộc chiến với các chấn động kinh tế chu kỳ hoặc bột phát, nhất là khủng hoảng tài
chính - ngân hàng, dù nó xảy ra không trực tiếp từ sai lầm của chính phủ hoặc trong
khu vực kinh tế nhà nước… Tuy nhiên, sự can thiệp này phải tuân thủ các yêu cầu
và lợi ích thị trường, không làm xấu đi sự ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm hài hòa
các lợi ích, nhất là không đổ gánh nặng khủng hoảng lên người dân, người tiêu
28
dùng. Sử dụng các công cụ nợ, biến nợ xấu thành chứng khoán có thể mua - bán
trên thị trường nợ là một trong các lựa chọn cần thiết và hiệu quả trong trường hợp
này và cho mục tiêu đó.
1.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Không chủ quan với nợ nhóm 2 mà phải sớm phân tích nguyên nhân và có biện
pháp tín dụng ngay từ đầu, không để kéo dài thời gian quá hạn, dễ dẫn đến nguy cơ
nợ xấu.
Qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo quyết định
1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo
quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 và hướng dẫn của NHCTVN
qui định việc xử lý nợ vay khi khách hàng không trả nợ đúng hạn là: "...Đến thời
điểm trả nợ gốc và/hoặc lãi đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (HĐTD) hoặc
từng giấy nhận nợ, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn, NHCV đánh gía là
không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn
trả nợ gốc và/ hoặc lãi thì toàn bộ số dư nợ gốc của HĐTD đó là nợ quá hạn ..."
Rõ ràng, khách hàng chỉ cần quá hạn nợ gốc và/hoặc lãi vay một ngày thôi, cũng đủ
để toàn bộ dư nợ gốc của HĐTD bị chuyển sang nợ quá hạn, phân loại vào trạng
thái nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý). Ở NHCTVN, chính sách phân loại nợ trên được
thực hiện tự động hóa một cách minh bạch trên phần mềm quản lý nợ toàn hệ thống
khiến cho nợ quá hạn các nhóm tự động phát sinh trên hồ sơ quản lý món vay và
cân đối kế toán. Trong khi đó, một số ít cán bộ tín dụng (CBTD) thiếu sâu sát món
vay, khi có nợ quá hạn chỉ kiểm tra qua loa, nghe theo khách hàng, để bảo vệ mình
trước sự thẩm tra của cấp trên thường giải trình nguyên nhân quá hạn nhóm 2 bằng
điệp khúc “quá hạn tạm thời do chậm kỳ lãi và /hoặc gốc, sẽ thu hồi vào
tháng……, trở về nợ trong hạn”. Giải trình này mới nghe qua xem chừng có thể
chấp nhận vì “chỉ quá hạn tạm thời do khó khăn khách quan còn nói chung khách
hàng đang hoạt động kinh doanh tốt”. Tuy nhiên, nếu lãnh đạo tín dụng, phòng
Quản lý Rủi ro & Nợ có vấn đề không cảnh báo, đôn đốc CBTD điều tra ngay
khách hàng để xác định nguồn gốc sâu xa nguyên nhân “chậm trả tạm thời” thì dần
dần sẽ tạo nên tâm lý chủ quan, ỷ lại, không kiểm tra sâu sát khách hàng, đến khi
29
quá hạn nhiều ngày, phát hiện khách hàng thực sự suy giảm khả năng trả nợ thì nợ
xấu (nhóm 3 trở lên) là điều không thể tránh khỏi và mọi biện pháp xử lý lúc này là
qúa trễ và kém tác dụng. Cũng cần nói thêm, hiện nay tại các địa phương đã ngày
càng phát triển một dịch vụ tín dụng mới: “Dịch vụ đáo hạn nợ ngân hàng ”. Theo
đó, các chủ cho vay bên ngoài sẵn sàng nhận tài sản cầm cố, thế chấp để cho vay
nóng trả thay khoản tiền lãi /gốc đến hạn tại các ngân hàng thương, còn sau đó thì
người vay lại tiếp tục tìm nguồn để giải chấp món vay nóng này. Thủ thuật này đã
“bịt mắt” CBTD, khiến CBTD có niềm tin với người vay, chủ quan, không còn
nghi ngờ, thậm chí bỏ ý định kiểm tra món vay định kỳ. Trong những trường hợp
này, ngay cả nợ vay đang ở nhóm 1 nhưng thực chất năng lực tài chính đã suy
giảm, là mối đe dọa tiềm ẩn của NHCV.
Yêu cầu cảnh báo sớm nợ nhóm 2 đòi hỏi CBTD phải kiểm tra trực tiếp và
thu thập thông tin về khách hàng để giải đáp ngay câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn
đến chậm trả lãi và/hoặc gốc của khách hàng ? (Nguyên nhân trực tiếp: do lỗ một
phi vụ, do công nợ không thu được, do mất một phần thị trường, do lô sản phẩm
hỏng không bán được, do bị lừa đảo …; nguyên nhân sâu xa: do thiếu vốn chủ sở
hữu, lỗ kéo dài, dòng ngân qũy âm, đầu tư tràn lan, sử dụng vốn sai mục đích, dự
án kém hiệu qủa, mất thị trường đầu vào, đầu ra, năng lực quản lý yếu…). Để
phòng ngừa thủ thuật vay đáo hạn nợ như đã nêu thì kể cả trường hợp khách hàng
có nguồn trả nợ nhóm 2, CBTD cũng cần “viếng thăm” khách hàng để tìm hiểu
xem nguồn trả nợ từ đâu. Nếu khoản nợ nhóm 2 quá hạn được khắc phục không
qúa 30 ngày, nguồn trả nợ thực chất từ chu chuyển vốn kinh doanh lành mạnh thì
có thể yên tâm về tình hình tài chính người vay. Ngược lại nếu việc chậm lãi / gốc
được xác định là có dấu hiệu, nguyên nhân bất ổn trong kinh doanh thì rõ ràng
không còn là tình huống chậm trả lãi tạm thời mà CBTD phải báo cáo lãnh đạo tín
dụng và đề xuất xử lý. Lúc này việc phát hiện, cảnh báo sớm sẽ có tác động tích
cực cho cả hai bên (người vay lẫn NHCV) còn kịp thời gian toan tính khắc phục
hay chí ít ra là cả hai bên không tiếp tục dấn sâu vào những khó khăn nhiều hơn
nữa. Nếu quá hạn do một lô hàng thua lỗ, một khoản công nợ đọng … cũng còn lời
cảnh báo của NHCV để người vay tìm nguồn trả nợ, đồng thời soát xét, sửa đổi
30
quyết định kinh doanh nhằm phòng tránh rủi ro. Nếu quá hạn do những khó khăn
tài chính sâu xa thì kết qủa này giúp cả hai bên cùng thông đạt lẫn nhau về giải
pháp trả nợ, thống nhất lộ trình xử lý nợ toàn diện. Riêng với NHCV, cần xây dựng
sẵn một ma trận xử lý tín dụng hợp lý tùy vào chuyển biến thực tế tình hình.
Với ý nghĩa là nợ cần chú ý, thời gian quá hạn dưới 90 ngày hoặc đánh giá
theo tỷ lệ tổn thất giá trị nợ gốc, mức độ suy giảm khả năng trả nợ, nợ nhóm 2 được
coi như chiếc nhiệt kế đo lường và cảnh báo sớm mức độ rủi ro tín dụng tại NHCV.
Cho dù là món vay lớn hay món vay nhỏ, cho vay doanh nghiệp nhà nước hay kinh
tế dân doanh, cho vay có hay không có tài sản bảo đảm thì khả năng phát sinh nợ
nhóm 2, nguy cơ chuyển từ nợ nhóm 2 sang nợ xấu là hết sức tiềm ẩn ở mọi chi
nhánh NHCV nếu CBTD còn tư tưởng chủ quan, kiểm tra hời hợt rồi đánh giá là
quá hạn tạm thời. Vì vậy, cần sớm phân tích nguyên nhân nợ nhóm 2 và có biện
pháp tín dụng ngay từ đầu, không để kéo dài thời gian quá hạn, vì rất dễ dẫn đến hệ
lụy nợ xấu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc
khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các
NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân
hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang
định hướng mô hình phát triển ở VN. Trong phạm vi tầm tay của các ngân hàng,
rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và
hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay.
Qua việc tìm hiểu về cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ cũng như kinh
nghiệm trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Việt
Nam, các NHTM Việt Nam nói chung và SGCTNH nói riêng cũng rút ra cho mình
bài học kinh nghiệm cho mình để hạn chể rủi ro một cách hiệu quả nhất.
31
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
CÔNG THƯƠNG
2.1.1 Vài nét về ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương
Sài Gòn Công Thương ngân hàng (SGCTNH) là ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tiên được thành lập trong hệ thống Ngân hàng cổ phần tại Việt Nam hiện
nay, ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, trước khi có luật công ty và Pháp lệnh
Ngân hàng với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian hoạt động là 50 năm.
Sự ra đời của SGCTNH là một bước đột phá của Thành Ủy, Ủy Ban Nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng về đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh
doanh xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong hoạt động ngân hàng.
Ngành nghề kinh doanh
SGCTNH hoạt động trong ngành tài chánh ngân hàng, trong đó các nghiệp vụ kinh
doanh chính như sau:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hình thức tiền gởi có kỳ
hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gởi. Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn
các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn, trung và dài hạn. Chiết khấu thương
phiếu, cổ phiếu và giấy tờ có giá. Hùn vốn và liên doanh. Làm dịch vụ thanh toán
giữa các khách hàng. Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế. Huy động
vốn từ nước ngoài và dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi
được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Mua bán chế tác, gia công vàng. Dịch vụ cầm
đồ. Phát hành thẻ nội địa Saigonbank Card.
Tình hình hoạt động
Qua những diễn biến của tình hình kinh tế xã hội và ngành ngân hàng Việt Nam
năm 2010, tình hình hoạt động của ngân hàng trong năm 2010 như sau:
32
Vốn điều lệ: Ðã phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên
2.460 tỷ đồng và được Sở Kế hoạch – đầu tư TP. HCM công nhận vốn điều lệ mới
vào ngày 29/12/2010.
Mạng lưới hoạt động: đến nay, SGCTNH đã có tổng cộng 91 chi nhánh và
phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, nâng tổng số địa điểm giao dịch của SGCTNH lên
91 đơn vị giao dịch.
Trãi qua 20 năm hoạt động, ngoài việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
có chất lượng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động...
với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SGCTNH còn quan tâm
và mở rộng các hoạt động đến các đối tượng khách hàng là cá nhân, công ty liên
doanh, doanh nghiệp nước ngoài... hoạt động trong các khu chế xuất, khu công
nghiệp, hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thu công
nghiệp và các ngành nghề truyền thống tại địa phương trong cả nước.
Trong thời gian tới, theo xu thế phát triển - hội nhập của hệ thống NHTM
Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, NH TMCP Sài gòn công thương sẽ
liên tục đổi mới hoạt động: cung ứng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, ưu đãi các
khách hàng giao dịch thường xuyên, mở rộng mạng lưới hoạt động, hướng tới phục
vụ khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại với chất lượng
dựa trên nền tảng công nghệ NH tiên tiến... nhằm thực hiện thành công mục tiêu là
một trong những ngân hàng TMCP lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống NHTM cổ phần.
Bằng chứng là trong năm 2010, SGCTNH đã sử dụng phần mềm Symbol
trong quản lý hoạt động ngân hàng. Với công nghệ hiện đại này, việc quản lý,
kiểm soát và trao đổi thông tin giữa Hội sở chính và các đơn vị được đảm bảo.
Công tác ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính của
ngân hàng vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định và chế độ kế toán ngành ngân hàng
và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Cuối năm 2011, khách hàng của SGCTNH có thể sử dụng dịch vụ Ngân
hàng trực tuyến, cho phép khách hàng có thể có thể truy vấn thông tin về khoản
vay: ngày đáo hạn, trạng thái của khoản vay, các tài sản đảm bảo và các loại phí
gắn với khoản vay, cung cấp thông tin tổng số tiền: lãi phạt, lãi, vốn đã đến hạn
33
chưa thanh toán của từng khế ước và một số hoạt động phát sinh gần đây của
khoản vay. Ngoài ra, khách hàng còn có thể trả nợ trực tuyến, đây là hoạt động
giao dịch trực tiếp vào hệ thống ngân hàng lõi SGCTNH, nên hệ thống sẽ tự
động thực hiện theo lệnh duyệt của khách hàng. Khách hàng giải ngân loại tiền
nào thì trả nợ chính bằng loại tiền đó. Nếu muốn trả bằng ngoại tệ khác thì
khách hàng cần phải liên hệ trực tiếp SGCTNH để được hướng dẫn thủ tục mua
bán chéo loại tiền tệ theo tỷ giá qui định của SGCTNH tại từng thời điểm…
Tình hình thực hiện so với kế hoạch
Bảng 1: Tình hình hoạt động so với kế hoạch
Đơn vị: tỷ đồng, %
STT Chỉ tiêu Kế hoạch
năm 2010
Thực hiện
năm 2010
So với kế
hoạch
2010 (%)
So với
thực hiện
2009 (%)
1 Tổng nguồn vốn 15.485 16.812 108,57 41,15
2 Tổng vốn huy động 11.575 12.972 112,07 34,50
3 Tổng dư nợ cho vay 11.045 10.456 94,67 7,53
4 Lợi nhuận trước thuế 325 870 2,67 lần 3,17 lần
5 Cổ tức 11% 30%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010
2.1.2 Các hoạt động cơ bản tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương
Hoạt động huy động vốn
Bảng 2: Vốn huy động bằng tiền đồng và ngoại tệ quy đổi
Đơn vị: tỷ đồng
Tổng vốn huy động Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011
Tiền gửi doanh nghiệp 838,6 2.153 2.464 2.552,45
Tiền gửi dân cư 6.278,2 6.278 6.569 7.182,85
Tiền gửi các đối tượng khác 88,4 1.214,2 3.939 2.558,65
Tổng cộng 7.205,2 9.645,2 12.972 12.323,95
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động năm 2009, 2010
và 6 tháng đầu năm 2011 của SGCTNH
34
Tổng vốn huy động luôn tăng qua các năm, trong 6 tháng đầu năm 2011 vốn huy
động bằng tiền đồng và ngoại tệ quy đổi của toàn hệ thống đã tăng 1.622,54 tỷ đồng
(tăng 15,16%) so với cùng kỳ năm trước và bằng 95% so với cả năm 2010.
Biểu 1: Vốn huy động bằng tiền đồng và ngoại tệ quy đổi
Đơn vị: tỷ đồng
838,6
2.153
2.464
2.552,45
6.278,20
6.278
6.569
7.182,85
88,4
1.214,20
3.939
2.558,65
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
Tiền gửi doanh
nghiệp
Tiền gửi dân cư Tiền gửi các đối
tượng khác
Vốn huy động bằng tiền đồng và ngoại tệ quy đổi
30/06/2011
Năm 2010
Năm 2009
Năm 2008
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động năm 2009, 2010 và 6 tháng
đầu năm 2011 của SGCTNH
Tình hình vốn huy động đến 30/06/2011 giảm 5,86% so với đầu năm 2011, chủ
yếu là giảm nguồn vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi các đối tượng
khác: trong đó có tiền gửi các tổ chức tín dụng và kỳ phiếu.
SGCTNH theo dõi sát biến động lãi suất huy động trên thị trường và áp dụng
kịp thời các giải pháp linh hoạt trong công tác huy động, đặc biệt là đối với tiền gửi
bằng VND, phù hợp với tình hình thị trường và nhu cầu sử dụng vốn của SGCTNH
theo chủ trương của Hội đồng quản trị.
Thành công nổi bật trong công tác huy động 6 tháng đầu năm 2011 là toàn hệ
thống đã duy trì ổn định và có tăng trưởng nguồn vốn huy động, đặc biệt là huy
35
động từ thị trường 1, đặc biệt là tiền gửi dân cư, nhờ đó đã góp phần đảm bảo
thanh khoản của SGCTNH trong tình hình lách lãi suất huy động của thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại:
Số dư huy động đến cuối tháng 06/2011 là 12.323,95 tỷ đồng, giảm 5,86%
(766,71 tỷ đồng) so với đầu năm, trong khi chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông giao năm
2011, huy động phải tăng 25% so với năm 2010. Nguyên nhân do ngân hàng chỉ thỏa
thuận và duy trì ổn định số dư hiện có, không thể chạy theo cuộc đua lãi suất không
lành mạnh trên thị trường.
Tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động còn thấp
(4,04%) trong khi tỷ lệ cho vay trung dài hạn chiếm 32,65%/tổng dư nợ cho vay và
chiếm 28,99% trên tổng vốn huy động.
Bên cạnh các đơn vị chủ động thực hiện các giải pháp linh hoạt nhằm ổn
định nguồn tiền gửi, một số đơn vị trong hệ thống ngân hàng SGCTNH vẫn còn
thụ động, chưa áp dụng linh hoạt các giải pháp tình thế trong công tác huy động.
Hoạt động cho vay
Tổng dư nợ cho vay đến 30/06/2011, toàn hệ thống đạt 10.943 tỷ đồng, chiếm 88,79
% trên tổng nguồn vốn.
So sánh dư nợ cho vay qua các năm 2008, 2009, 2010 và 30/06/2011:
Bảng 3: Cho vay bằng tiền đồng và ngoại tệ quy đổi
phân theo Hội sở - Chi nhánh
Đơn vị: tỷ đồng
Cho vay bằng tiền đồng
và ngoại tệ quy đổi
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011
Hội sở 1.999 2.455,9 2.502,5 2.617,38
Các chi nhánh 5.917 7.267,72 7.953,25 8.325,98
Tổng cộng 7.916 9.723,62 10.455,75 10.943,36
Nguồn: Báo cáo sao kê tổng nhóm nợ của SGCTNH
36
Biểu 2: Dư nợ cho vay bằng tiền đồng và ngoại tệ quy đổi
phân theo Hội sở - Chi nhánh
Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ phân theo Hội sở - Chi nhánh
1.999 2.455,90 2.502,50 2.617,38
8.325,98
7.953,25
7.267,72
5.917
0
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
30
/06
/20
11
Các chi nhánh
Hội sở
Nguồn: Báo cáo sao kê tổng nhóm nợ của SGCTNH
Đến 30/06/2011, tổng dư nợ toàn hệ thống tăng 4,18% (438,69 tỷ đồng) so với
đầu năm. Doanh thu từ hoạt động tín dụng 06 tháng đầu năm 2011 là 956,93 tỷ đồng,
tăng 49,21% (315,6 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước và chiếm 63,40% doanh thu
hoạt động ngân hàng 06 tháng đầu năm. Hội sở luôn chiếm dư nợ lớn trong toàn hệ
thống qua các năm, thời điểm cuối tháng 6/2011, dư nợ của Hội sở bằng 23,92%
/tổng dư nợ toàn hệ thống.
Lãi suất cho vay được điều chỉnh linh hoạt theo từng thời điểm, phù hợp với
diễn biến chung của thị trường, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh.
SGCTNH đã thực hiện kiểm soát chặt tốc độ tăng trưởng tín dụng theo chỉ thị
01 của NHNN nên dư nợ cho vay đến 30/06/2011 chỉ tăng 4,18% so với đầu năm,
đồng thời thực hiện việc giảm dần tỷ lệ cho vay phi sản xuất trên tổng dư nợ từ 28%
(đầu năm 2011) xuống còn 13,68% (30/06/2011).
37
Hoạt động thanh toán đối ngoại
Doanh số thanh toán đối ngoại 06 tháng đầu năm là 161,13 triệu USD, đạt
40,28% chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 (161,13 triệu USD/400 triệu USD), tăng
14,84% (20,82 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Doanh số xuất khẩu là 94,16 triệu USD, trong đó: Thanh toán chứng từ xuất
khẩu là 37,14 triệu USD, chuyển tiền đến là 57,02 triệu USD.
Doanh số nhập khẩu là 69,97 triệu USD, trong đó: Thanh toán chứng từ nhập
khẩu là 27,97 triệu USD, chuyển tiền đi là 38,99 triệu USD.
Hoạt động nghiệp vụ nhìn chung an toàn, tuy nhiên hoạt động tìm kiếm, phát
triển khách hàng mới trong 06 tháng đầu năm vẫn còn hạn chế.
Doanh số thanh toán đối ngoại chỉ tăng 14,84% so với cùng kỳ năm trước, do
hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi chính sách quản lý
ngoại hối, tỷ giá, quản lý nhập siêu theo Nghị quyết 11 Chính phủ.
Ngoài các hoạt động huy động, cho vay, thanh toán đối ngoại SGCTNH còn có các
hoạt động nổi bật là đầu tư tài chính, kinh doanh thẻ.
Về kết quả kinh doanh
Bảng 4: Kết quả kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2009
Tăng/giảm
Số tuyệt
đối %
Thu nhập lãi và các khoản
thu nhập tương tự 1.595.968 1.205.637 390.331 32,38%
Chi phí lãi và các khoản
chi phí tương tự 1.023.626 694.711 328.915 47,35%
Thu nhập lãi thuần 572.342 510.926 61.416 12,02%
Lãi từ HĐ dịch vụ 27.095 24.432 2.662 10,90%
Lãi từ HĐKD ngoại hối 10.861 6.250 4.610 73,76%
Lỗ từ hoạt động KDCK -1.230 22 -1.252 -5.763,91%
Lãi từ hoạt động khác 575.387 17.237 558.150 3.238,01%
TN từ góp vốn mua CP 26.126 21.658 4.468 20,63%
Tổng thu nhập 1.210.581 580.527 630.054 108,53%
38
Chi phí hoạt động 274.924 221.792 53.132 23,96%
LN thuần từ HĐKD trước
dự phòng 935.657 358.734 576.923 160,82%
Chi phí dự phòng 65.041 84.003 -18.962 -22,57%
Tổng lợi nhuận trước thuế 870.616 274.731 595.885 216,90%
Thuế TNDN hiện hành 75.592 67.590 8.002 11,84%
LN sau thuế TNDN 795.024 207.141 587.883 283,81%
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 5.101 1.549 3.552 229,31%
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 của SGCTNH
− Hoạt động ngân hàng luôn đem lại nguồn lãi lớn, cuối năm 2010 đạt 795,02
tỷ đồng, tăng 587,883 tỷ đồng (283,81%) so với cuối năm 2009.
− Ngoài nguồn lãi từ hoạt động ngân hàng, Saigon bank còn có thêm nguồn lãi
từ công ty con là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, khách sạn Riverside.
Riêng thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng 84,56% trên tổng thu nhập
của Ngân hàng.
− 06 tháng đầu năm 2011, SGCTNH có doanh thu 1.509,37 tỷ đồng (trong
đó thu nhập bất thường là 3,73 tỷ đồng), chi phí 1.279,83 tỷ đồng (trong đó đã
trích dự phòng rủi ro quý I/2011 là 13,48 tỷ đồng, quý II/2011 là 23,973 tỷ
đồng, bảo hiểm tiền gửi là 4,62 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế là 229,497 tỷ
đồng (chưa trích bảo hiểm tiền gửi Quý II/2011). Nếu tính gộp lợi nhuận của
Công ty Quản Lý Khai Thác Riverside, lợi nhuận trước thuế của SGCTNH 06 tháng
đầu năm 2011 là 229,497 tỷ đồng, đạt 65% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2011 (229,497 tỷ
đồng/350 tỷ đồng).
2.2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG
2.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình cấp tín dụng
2.2.1.1 Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối
hoạt động tín dụng do Hội đồng Quản trị của SGCTNH đưa ra nhằm sử dụng
39
hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân
trong phạm vi cho phép của những quy định của NHNN Việt Nam.
Mục đích của chính sách tín dụng
- Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín
dụng. Đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động
tín dụng.
- Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm quyết định tín dụng khách
quan, tuân thủ quy định của NHNN Việt Nam. Không một tổ chức, cá nhân nào
được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi
nợ của SGCTNH.
2.2.1.2 Quy trình nghiệp vụ tín dụng
Quy trình tín dụng được bắt đầu từ khi nhân viên tín dụng (NVTD) tiếp nhận hồ sơ
khách hàng và kết thúc khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán cho SGCTNH,
bao gồm các giai đoạn:
- Thẩm định trước khi cho vay,
- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay,
- Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay.
Tùy theo từng mục đích mà NVTD phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn
theo những nội dung sau:
Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: NVTD hướng dẫn khách hàng đăng
ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và lập hồ sơ.
Trong quá trình thẩm định khách hàng vay, tiêu chuẩn 5C mà cán bộ tín dụng cần
quan tâm là:
- Tư cách (Character): Tiếng tăm của công ty, thiện chí trả nợ và lịch sử tín
dụng của công ty. Tuổi đời của công ty là một thước đo tốt nhưng không thể
dựa hoàn toàn vào điều này.
- Vốn (Capital): Đóng góp của các chủ sở hữu và các tỷ số nợ.
- Năng lực (Capacity): Năng lực trả nợ.
40
- Tài sản thế chấp (Collateral): Giá trị của tài sản thế chấp là bao nhiêu trong
trường hợp không trả được nợ.
- Chu kỳ hoặc các điều kiện kinh tế (Cycle): Trạng thái của chu kỳ kinh doanh.
- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: NVTD kiểm tra sơ bộ các điều
kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ.
Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
- Kiểm tra hồ sơ vay vốn: NVTD kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong
danh mục hồ sơ pháp lý.
- Kiểm tra mục đích vay vốn: NVTD kiểm tra tính hợp lệ của từng loại hồ sơ khoản
vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay.
Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn
Kiểm tra, xác minh thông tin
Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng được thực hiện qua
các nguồn sau:
- Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng.
- Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC)
- Các bạn hàng/đối tác, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và
những khách hàng tiêu thụ sản phẩm.
- Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (cơ quan thuế, v.v..)
- Các Ngân hàng mà khách hàng hiện đang vay vốn/ trước đó vay vốn.
- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
Tìm hiểu và phân tích khách hàng, tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi
dân sự, năng lực điều hành quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức,
bố trí lao động.
Lập tờ trình thẩm định cho vay
Xác định phương thức cho vay
Tùy theo yêu cầu vay vốn của khách hàng, kết quả thẩm định khách hàng, đặc điểm
hoạt động sản xuất kinh doanh và mối quan hệ giữa SGCTNH với khách hàng mà
SGCTNH quyết định phương thức cho vay.
41
Các bước phê duyệt khoản vay
Bước 1: Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, nhân viên tín
dụng lập Tờ trình trình lãnh đạo Phòng Tín dụng/Trưởng Phòng Kinh doanh.
Bước 2: Trên cơ sở Tờ trình của NVTD kèm hồ sơ vay vốn, lãnh đạo Phòng Tín
dụng/Phòng Kinh doanh xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào
Tờ trình và trình Tổng Giám đốc (TGĐ)/Giám đốc hoặc ghi ý kiến vào
Biên bản họp Hội đồng Tín dụng (HĐTD). NVTD cần bổ sung/hoàn chỉnh
hồ sơ nếu có yêu cầu.
NVTD căn cứ ý kiến của lãnh đạo Phòng Tín dụng/Giám đốc/Tổng Giám đốc/ Hội
đồng Tín dụng để tiến hành làm một hoặc các thủ tục sau:
- Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung các
điều kiện vay vốn.
- Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu.
Sau khi trình lãnh đạo Phòng Tín dụng/Phòng Kinh doanh để kiểm tra lại nội
dung. Lãnh đạo Phòng Phòng Tín dụng/ Phòng Kinh doanh có ý kiến đồng ý
hay không đồng ý trình Giám đốc/Tổng Giám đốc/Hội đồng Tín dụng quyết định.
Bước 3: Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của NVTD và lãnh đạo
Phòng Tín dụng, TGĐ/HĐTD phê duyệt cho vay hoặc từ chối cho vay.
Bước 4: NVTD Thông báo cho khách hàng nội dung cho vay/ từ chối cho vay:
- Trường hợp cho vay: sau khi Giám đốc/Tổng Giám đốc/Hội đồng tín dụng
duyệt cho vay, NVTD soạn thảo văn bản trình lãnh đạo ký thông báo gởi khách
hàng về nội dung cho vay và kèm theo điều kiện cần bổ sung (nếu có). Nếu
khách hàng chấp thuận những nội dung do Ngân hàng đưa ra thì NVTD tiến
hành các bước tiếp theo.
- Trường hợp từ chối cho vay: sau khi Giám đốc/Tổng Giám đốc/Hội đồng tín
dụng xem xét quyết định từ chối cho vay, NVTD soạn thảo văn bản trình lãnh
đạo ký thông báo gởi khách hàng. NVTD sao chụp toàn bộ hồ sơ vay cùng bản
chính tờ trình để lưu vào hồ sơ từ chối cho vay của Phòng Tín dụng/Phòng Kinh
42
doanh. Đồng thời trả lại cho khách hàng toàn bộ hồ sơ đã nhận từ khách hàng
(nếu khách hàng có yêu cầu).
Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay
Sau khi khoản vay được phê duyệt, SGCTNH với khách hàng vay sẽ lập hợp
đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm (nếu có).
Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm
- Việc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm do SGCTNH, khách hàng và
các bên liên quan thỏa thuận.
- Trong trường hợp pháp luật có qui định thì giao dịch bảo đảm phải được
công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm.
Sau khi Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm, đơn đăng ký giao dịch bảo
đảm đã được cấp có thẩm quyền ký, NVTD cùng khách hàng tiến hành thủ tục
công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Nơi tiến hành thủ tục công chứng và
đăng ký giao dịch đảm bảo: áp dụng theo quy định chung về công chứng và đăng
ký giao dịch bảo đảm.
Tiếp nhận giấy tờ tài sản bảo đảm từ khách hàng
Sau khi thực hiện xong thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm,
chủ tài sản giao ngay bản chính giấy tờ tài sản và các hợp đồng bảo đảm đã được
công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm cho đại diện SGCTNH. NVTD đại diện
SGCTNH tiếp nhận đầy đủ bản chính, bảo đảm khớp đúng với danh mục giấy tờ
được ghi trong hợp đồng bảo đảm và làm biên nhận cho khách hàng.
Sau khi nhận xong hồ sơ tài sản bảo đảm từ khách hàng, NVTD sao chụp
một bộ để lưu vào hồ sơ tín dụng. Đồng thời, tiến hành ngay thủ tục nhập ngoại
bảng tài sản bảo đảm.
Giải ngân
Kiểm tra, giám sát sau giải ngân: đôn đốc người vay sử dụng đúng mục
đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn.
43
Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay phải thực hiện chậm nhất không
quá 2 tháng đối với cho vay ngắn hạn và 3 tháng đối với cho vay trung và dài hạn
kể từ ngày giải ngân.
Việc kiểm tra sau cho vay được thực hiện 1 lần hay nhiều lần tùy thuộc vào
phương án vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh, dư án đầu tư của khách hàng.
Định kỳ hàng tháng, NVTD phải thông báo cho khách hàng vay (trực tiếp,
văn bản, điện thoại,...) số tiền lãi phải trả trong tháng và đôn đốc khách hàng trả lãi
đúng hạn. Trước ngày nợ vay đến hạn, NVTD lập thông báo và đôn đốc khách
hàng trả nợ đúng hạn. Đối với cho vay trung, dài hạn, NVTD theo dõi hoạt động
của khách hàng và công trình vay vốn để tiến hành thu hồi nợ phù hợp với kỳ hạn
nợ mà khách hàng đã cam kết.
Để đôn đốc khách hàng trả nợ, tùy theo thực tế phát sinh mà SGCTNH sử
dụng văn thư trao đổi với khách hàng. Các văn thư này phải được lưu giữ cẩn thận
vào hồ sơ tín dụng để dự phòng các quan hệ tố tụng phát sinh.
Khi đã thực hiện các biện pháp theo dõi, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả
nợ mà khách hàng vẫn không trả, NVTD trình lãnh đạo, đề xuất biện pháp xử lý tài
sản, khởi kiện theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
Giải chấp tài sản bảo đảm: hoàn trả lại giấy tờ bản chính quyền sở hữu và
quyền sử dụng cho khách hàng.
Thanh lý hợp đồng tín dụng: Tất toán khoản vay.
Khi khách hàng trả hết nợ, NVTD tiến hành kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí...
để tất toán khoản vay.
Quản lý hồ sơ tín dụng:
Hồ sơ tín dụng là tài liệu quan trọng đối với công tác giám sát các khoản vay và
cũng là nguồn quan trọng cung cấp thông tin cho các NVTD tiến hành đánh giá tín
dụng định kỳ, kiểm tra nội bộ, kiểm toán bên ngoài và các ban ngành kiểm tra khác
ngoài Ngân hàng.
Như vậy, SGCTNH đã xây dựng cho mình một quy trình tín dụng khá chặt chẽ
nhằm đảm bảo sự an toàn và giảm thiểu rủi ro nhất cho SGCTNH. Trong quá trình
44
xây dựng quy trình tín dụng SGCTNH cũng có sự tham khảo quy trình tín dụng của
các ngân hàng bạn và tuân thủ đúng theo những quy định của pháp luật hiện hành.
2.2.2 Tuân thủ các quy định về tín dụng
Đối tượng khách hàng vay tại SGCTNH
Khách hàng vay tại SGCTNH là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có
nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống trong
nước và nước ngoài.
Những đối tượng không được cho vay
- Thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám
đốc SGCTNH.
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc,
Phó Tổng Giám đốc SGCTNH.
- SGCTNH không được cho vay cho KH trên cơ sở bảo đảm của các đối tượng trên.
- SGCTNH không được cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực chứng khoán mà SGCTNH nắm quyền kiểm soát.
- SGCTNH không được cho vay trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của
chính SGCTNH hoặc công ty con SGCTNH.
- SGCTNH không được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên
cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận
góp vốn.
Hạn chế cho vay
SGCTNH không được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay với
những điều kiện ưu đãi đối với những đối tượng sau:
+ Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại SGCTNH, thanh tra viên
đang thanh tra tại SGCTNH .
+ Kế toán trưởng của SGCTNH .
+ Cổ đông lớn của SGCTNH .
+ Doanh nghiệp có một trong những đối tượng là thành viên HĐQT, Ban Kiểm
soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc SGCTNH, cán bộ, công nhân viên của
45
SGCTNH thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay, bố, mẹ, vợ, chồng,
con của thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc
SGCTNH sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
+ Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng.
+ Các công ty con, công ty liên kết của SGCTNH hoặc doanh nghiệp mà
SGCTNH nắm quyền kiểm soát (**).
+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định (ngoại trừ điểm
**) nêu trên không quá 5% vốn tự có của SGCTNH.
+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với 1 đối tượng quy định tại điểm (**) nêu
trên không quá 10% vốn tự có của SGCTNH, đối với tất cả các đối tượng quy
định tại điểm (**) nêu trên không được vượt quá 20% vốn tự có của SGCTNH.
Nguyên tắc và điều kiện vay vốn
Nguyên tắc vay vốn
Khách hàng vay vốn của SGCTNH phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng.
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng
tín dụng.
- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng
tiền vay đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng.
Điều kiện vay vốn
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp
với quy định của pháp luật.
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ
và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
46
Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng:
- Tổng dư nợ tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của
SGCTNH tại thời điểm cho vay, trừ trường hợp cho vay từ các nguồn ủy thác của
Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc những dự án đã trình và được Chính
phủ đồng ý cho vay vượt 15% vốn tự có của SGCTNH.
- Hiện nay, ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương được phép cho vay và bảo
lãnh tối đa đối với một khách hàng là khoảng 350 tỷ đồng.
- Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của
SGCTNH, qua thẩm định dự án hoặc phương án vay vốn thấy đảm bảo đủ điều
kiện cho vay, SGCTNH được thực hiện cho vay hợp vốn theo qui định của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay vốn tại SGCTNH như sau:
Bảng 5: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Cho vay bằng tiền đồng
và ngoại tệ quy đổi
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011
Cá nhân 3.534 4.239,68 4.668,7 4.741
Doanh nghiệp 4.382 5.483,94 5.787,05 6.202,36
Tổng cộng 7.916 9.723,62 10.455,75 10.943,36
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010 và sơ kết tình hình
hoạt động 6 tháng đầu năm 2011 của SGCTNH
47
Biểu 3: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay vốn
Đơn vị: tỷ đồng
3.534
4.239,68
4.668,70
4.741
4.382
5.483,94
5.787,05
6.202,36
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
Cá nhân Doanh nghiệp
Dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay vốn
30/06/2011
Năm 2010
Năm 2009
Năm 2008
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010 và sơ kết tình hình
hoạt động 6 tháng đầu năm 2011 của SGCTNH.
Tiếp theo là dư nợ cho vay trong hạn phân theo thời hạn vay vốn:
Bảng 6: Dư nợ cho vay phân theo thời hạn vay vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Cho vay bằng tiền đồng
và ngoại tệ quy đổi
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011
Ngắn hạn 5.233 6.088,95 6.778,42 7.370,88
Trung dài hạn 2.683 3.634,67 3.677,33 3.572,48
Tổng cộng 7.916 9.723,62 10.455,75 10.943,36
Nguồn: Báo cáo dư cho tiền vay theo thời hạn vay vốn qua các thời điểm
Nhìn vào bảng 6 ta thấy được cơ cấu nợ trung dài hạn luôn chiếm tỷ lệ thấp
hơn so với nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ. Cụ thể, năm 2009 tỷ lệ dư nợ cho vay
trung dài hạn chiếm 37,38% trong tổng dư nợ của toàn hệ thống, năm 2010 tỷ lệ
này là 35,17%, đến 30/06/2011 là 32,56%.
48
Để đảm bảo an toàn, khả năng thanh khoản, SGCTNH luôn cố gắng duy trì
tỷ lệ cho vay trung dài hạn sao cho phù hợp với nguồn vốn huy động trung dài hạn
mà ngân hàng huy động được, tuân thủ quy định của NHNN về tỷ lệ cho vay tối đa
của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn đối với ngân hàng
thương mại là 30%.
Được thể hiện qua biểu đồ như sau:
Biểu 4: Dư nợ cho vay phân theo thời hạn vay vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ phân theo thời hạn vay vốn
7.370,88
6.778,426.088,955.233
3.572,483.677,33
3.634,67
2.683
0
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
30
/06
/20
11
Trung dài hạn
Ngắn hạn
Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay theo thời hạn vay vốn qua các thời điểm
2.2.3 Phân tán rủi ro
Để phân tán được rủi ro trong quyết định cho vay của Thống đốc ngân hàng
nhà nước số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng có quy định:
- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15%
vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các
nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu
vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách
hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp
vốn theo quy định của Ngân hàng NNVN.
49
Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn
của TCTD như sau:
- Dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng bao gồm dư nợ cho vay theo hợp đồng
tín dụng; số dư nợ tổ chức tín dụng ủy thác cho tổ chức tín dụng khác cho vay; số
dư các khoản tổ chức tín dụng đã trả thay do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với
khách hàng.
Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không
được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
- Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một
khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó
tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có
của tổ chức tín dụng.
- Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có
liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng
dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phong_ngua_va_han_che_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_tmcp_sai_gon_cong_thuong.pdf