Tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá: LUẬN VĂN:
Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc
thiểu số Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Con người là chủ thể sáng tạo ra nền văn hoá - văn minh nhân loại, là động lực
chủ yếu thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội. Con người cũng là sản phẩm kỳ diệu, là giá
trị cao nhất của toàn bộ sự phát triển thế giới vật chất và tinh thần, đồng thời chịu sự chi
phối của các quy luật tự nhiên và xã hội. Con người ở vị trí trung tâm của tiến trình lịch
sử, chính vì vậy con người trong tư duy nhân loại không chỉ là vấn đề thực tiễn mà còn là
vấn đề cốt lõi của toàn bộ các lý luận xã hội và nhân văn, kinh tế và quản lý, kỹ thuật và
công nghệ.
Trong một xã hội văn minh hiện đại, con người được thừa nhận là “nguồn lực của
mọi nguồn lực” và là tài nguyên to lớn của mỗi quốc gia.
Trong những thập kỷ vừa qua và hiện tại, cùng với việc biến khoa học, kỹ thuật và
công nghệ - những sản phẩm đã được vật thể hoá của trí ...
61 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc
thiểu số Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Con người là chủ thể sáng tạo ra nền văn hoá - văn minh nhân loại, là động lực
chủ yếu thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội. Con người cũng là sản phẩm kỳ diệu, là giá
trị cao nhất của toàn bộ sự phát triển thế giới vật chất và tinh thần, đồng thời chịu sự chi
phối của các quy luật tự nhiên và xã hội. Con người ở vị trí trung tâm của tiến trình lịch
sử, chính vì vậy con người trong tư duy nhân loại không chỉ là vấn đề thực tiễn mà còn là
vấn đề cốt lõi của toàn bộ các lý luận xã hội và nhân văn, kinh tế và quản lý, kỹ thuật và
công nghệ.
Trong một xã hội văn minh hiện đại, con người được thừa nhận là “nguồn lực của
mọi nguồn lực” và là tài nguyên to lớn của mỗi quốc gia.
Trong những thập kỷ vừa qua và hiện tại, cùng với việc biến khoa học, kỹ thuật và
công nghệ - những sản phẩm đã được vật thể hoá của trí tuệ con người, thành lực lượng
sản xuất trực tiếp, nền kinh tế thế giới, đồng thời diễn ra quá trình chuyển đối tượng khai
thác vào chính bản thân con người. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chương
trình mang tính chất chiến lược về đầu tư và phát triển con người của riêng mình, hướng
theo một nguyên tắc chung là: Đặt con người vào trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã
hội, sự thừa nhận vai trò quan trọng và quyết định của nhân tố con người trong phát triển
kinh tế - xã hội vừa mang ý nghĩa bước ngoặt của tư duy nhân loại, vừa mở ra một triển
vọng mới cho tất cả các nước. Sự thành bại của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở
mỗi nước đang tuỳ thuộc vào những “bí quyết” về đào tạo, sử dụng và phát huy nhân tố
con người.
Con người là nguồn động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển xã hội, thiếu nguồn
lực con người xã hội không thể phát triển được. Nhưng sự phát triển của kinh tế - xã hội
sẽ không có ý nghĩa gì nếu như không phải vì sự tồn tại và phát triển của con người với
tất cả nhu cầu, lợi ích thiết thật của nó.
Các nhà sáng tạo chủ nghĩa Mác xuất phát từ con người, đấu tranh vì tự do, bình
đẳng, hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, lấy con người làm trung tâm
cho sự phát triển xã hội. Các ông đã chỉ rõ tiến trình phát triển lịch sử nhân loại được quy
định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội mà còn đóng vai trò là chủ thể hoạt
động của quá trình lịch sử của chính mình, sự phát triển của lực lượng sản xuất vừa thúc
đẩy sự phát triển của xã hội, vừa thúc đẩy sự phát triển của chính bản thân con người.
Với phương châm “lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí minh làm nền
tẳng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình”. Đảng ta không ngừng hoàn
thiện mục tiêu, chính sách phát triển con người và xã hội. Đặc biệt , để đạt mục tiêu đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp , đại hội IX của Đảng đã xác
định “đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát
triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” . Vì vậy, chăm lo đào tạo, bồi
dưỡng và phát huy nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2020 của các cấp, các nghành từ trung
ương đến địa phương trong cả nước.
Thanh hoá là một tỉnh đông dân với hơn 3,5 triệu người, nguồn lao động dồi dào
(1,8 triệu người), nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp , chưa đáp ứng yêu cầu mà
công cuộc đổi mới trên địa bàn đòi hỏi.
Miền núi Thanh Hoá chiếm 2/3 diện tích tự nhiên của toàn tỉnh với số dân gần một
triệu người gồm có 7 dân tộc anh em cùng chung sống, là vùng rừng núi rộng lớn tiềm
năng đất đai, tài nguyên và lao động phong phú, nhưng miền núi Thanh Hoá vẫn chưa
khai thác đầy đủ về nguồn nhân lực hiện có, vì vậy việc nghiên cứu thực trạng làm cơ sở
đề xuất các giải pháp nhằm “phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh
Hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” có ý nghĩa vô cùng quan
trọng cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề con người là một trong những vấn đề trung tâm của triết học và các học
thuyết chính trị xã hội. Từ xưa đến nay mỗi trường phái triết học cũng như mỗi học
thuyết chính trị xã hội nghiên cứu con người với những góc độ và khía cạnh khác nhau,
trong đó chủ yếu tập trung bàn về mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh,
giữa con người với xã hội. Học thuyết Mác -Lê nin khẳng định: Bản chất của con người
là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội, con người là thực thể thống nhất giữa mặt tự
nhiên và mặt xã hội. Một mặt con người là kết quả sự phát triển cao nhất của thế giới tự
nhiên, mặt khác nó là chủ thể tích cực sáng tạo ra lịch sử xã hội.
Đối với nước ta vấn đề con người được nhiều nhà khoa học và lý luận quan tâm
nghiên cứu, đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về người
Việt Nam nói chung, con người Thanh Hoá nói riêng:
- Nguyễn Thế Nghĩa - Nguồn nhân lực, động lực của CNH - HĐH đất nước - Tạp
chí triết học số 1-1996.
- Lê Khả Phiêu - Xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực văn hoá tiếp tục thực hiện
chiến lược xây dựng và phát huy nguồn lực con người Việt Nam - Tạp chí phát triển giáo
dục tháng 4/1998.
- Lưu Ngọc Phải - Thanh Hoá - Tiềm năng và phát triển - Nhà báo và công luận,
chuyên san số 3/1998.
- Thực trạng nông nghiệp nông thôn Thanh Hoá - đề tài nghiên cứu KX03 - 21B.
- Phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm nước ta. NXB
CTQG Hà Nội năm 1996
- Về phát triển văn hoá và xây dựng con người mới thời kỳ công nghiệp hoá - hiện
đại hoá NXB CTQG Hà Nội năm 2003.
- Nguyễn Thị Anh Thu, Thanh Hoá, tiềm năng con người và một số mặt xã hội
cho phát triển đến năm 2010. Viện nghiên cứu dự báo chiến lược tổ chiến lược Thanh
Hoá, Hà Nội 4/1995.
- Nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI kỷ yếu hội thảo
quốc tế (2003) Hà Nội.
- Phan Thanh Phố - An Như Hải: Phát triển nguồn nhân lực để công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, tạp chí kinh tế và phát triển số 3/1995.
- Bùi Sĩ Lợi - Phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hoá đến năm 2010 theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB CTQG Hà Nội 2002.
- Các công trình trên đây tuỳ thuộc vào phạm vi đối tượng , mục đích nghiên cứu
con người đã được các tác giả triển khai trên các bình diện và ở những góc độ khác nhau.
ở Thanh Hoá có rất nhiều bài viết đăng trên báo Thanh Hoá, Văn hoá Thông tin
biểu dương tinh thần lao động cần cù và những giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc
thiểu số ; Biểu dương và khắc họa chân dung những điển hình tiên tiến đồng thời chỉ đích
danh những tồn đọng của chính sách xã hội và thực trạng bức tranh đời sống nhân dân.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV (2001) đã đề ra phương
hướng chung “tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tăng tốc độ phát triển, phấn đấu đạt
và vượt các chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả các
nguồn lực cho phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực , ưu tiên phát triển các lĩnh vực có
tiềm năng, lợi thế của tỉnh đáp ứng yêu cầu thị trường tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và
bền vững”
Tuy nhiên cho đến nay chưa thấy những công trình nghiên cứu chuyên sâu về con
người, đặc biệt là nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá, vì vậy tác giả trên cơ
sở nghiên cứu sâu thực trạng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Tỉnh Thanh Hoá để
đề xuất các giải pháp phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện
đại hoá hiện nay là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn bức
xúc.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích:
Nghiên cứu lý luận cơ bản về nguồn nhân lực dưới góc độ triết học - chính trị - xã
hội: Nguồn nhân lực vùng dân tộc Thiểu số Thanh Hoá trong công cuộc đổi mới và
những yêu cầu đặt ra hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp vừa tầm, khả thi nhằm
khai thác nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá.
* Nhiệm vụ:
- Phân tích thực trạng việc sử dụng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh
Hoá từ 1991 đến nay.
- Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát huy nguồn nhân lực vùng
dân tộc thiểu số Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Là những cơ sở lý luận và thực tiễn của quan niệm khoa học về nguồn nhân lực và
những biện pháp nhằm phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh
Hoá trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá (11 huyện miền núi) trong đó
tác giả tập trung lâý số liệu điều tra xã hội học tại 3 huyện: Ngọc Lặc , Thạch Thành ,
Quan Sơn.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên nền tảng thế giới quan , phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về
con đường giải phóng đưa con người lên địa vị làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ
bản thân mình.
Luận văn vận dụng quan điểm cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề con
người như là cơ sở lý luận của sự nghiên cứu
- Luận văn có kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu về con
người và nguồn lực con người ở trong và ngoài nước.
* Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp logíc- lịch sử , kết
hợp chặt chẽ với phân tích tổng hợp, so sánh, khảo sát, điều tra xã hội học... để sử lý các
số liệu, các dữ kiện thực tế, cũng như vận dụng các luận điểm, quan điểm, lý luận của các
nhà nghiên cứu trước đó nhằm đưa đến những luận điểm và kết quả nghiên cứu của luận
văn.
6. Đóng góp của đề tài
- Làm rõ thực trạng của nguồn lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá từ 1991 đến
nay.
- Góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho việc đề xuất một hệ thống chính trị xã hội
đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá.
- Luận văn làm tư liệu tham khảo cho các trường đào tạo cán bộ, các đồng chí lãnh
đạo, chỉ đạo thực tiễn của tỉnh, đồng thời làm tài liệu tham khảo cho các tỉnh miền núi có
điều kiện tự nhiên xã hội tương tự như Thanh Hoá khi đề xuất những giải pháp nhằm
phát huy nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước.
7. Kết luận của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chương, 7 tiết.
Chương 1
Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.1. nguồn nhân lực và các đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực
1.1.1. Một số khái niệm
- Con người và nhân lực
Vấn đề con người, nguồn nhân lực, phát triển con người và phát triển nguồn
nhân lực là một mục tiêu tương đối quan trọng của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Con
người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong nhiều
thế kỷ, người ta đã bị ám ảnh bởi cảnh đói nghèo đe dọa và mong muốn thoát khỏi
nguy cơ này, vươn tới một cuộc sống no đủ, hạnh phúc hơn. Đó là một nguyện vọng
chính đáng. Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, sự phát triển con người, sự
phát triển nguồn nhân lực được Liên hợp quốc thừa nhận là vấn đề trung tâm và là
thước đo để đánh giá, xếp loại mức độ phát triển của mỗi quốc gia.
Từ xưa đến nay, vấn đề con người luôn là vấn đề phức tạp, với nhiều quan
niệm khác nhau về con người. Thời xa xưa, người ta hiểu con người như một tồn tại
thần bí. Có lúc lại xem con người như "cây sậy biết nói", sau đó hiểu con người như
một tồn tại sinh vật đơn thuần - "con người bản năng". Khi xã hội có thể chế xã hội thì
người ta nói tới "con người xã hội', "con người chính trị" rồi "con người kỹ thuật"...
Quan điểm triết học Mác - Lênin đã khắc phục những quan niệm sai lầm về
bản chất con người: hoặc quá đề cao mặt tự nhiên sinh vật của con người, hoặc tuyệt
đối hóa mặt tinh thần, chính trị, xã hội mà coi nhẹ nhu cầu tự nhiên - sinh học của nó.
Con người được triết học Mác - Lênin xem xét như một thực thể thống nhất của các
sinh vật và cái xã hội. Trong đó, nhân tố cơ bản và chiếm vai trò quyết định là bản
chất con người là mối quan hệ xã hội. Trong luận cương thứ 6 về Phoi ơ bắc, C.Mác
đã khẳng định: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối
quan hệ xã hội". Ngày nay, người ta xem xét con người là một "sinh vật văn hóa - xã
hội".
Nguồn lực tài chính, nguồn lực trí tuệ ("chất xám")... Những nguồn lực này có
thể được huy động một cách tối ưu để phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn nhân lực được nghiên cứu trên giác độ số lượng và chất lượng. Số
lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng
nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có liên quan mật thiết tới chỉ tiêu quy mô và tốc độ
tăng dân số.
Chất lượng nguồn nhân lực được nghiên cứu trên các khía cạnh về sức khoẻ, trình
độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực phẩm chất...
Theo nghĩa tương đối hẹp: Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lao động.
Khái niệm nguồn lao động hiện nay cũng có những khác biệt giữa các quốc
gia. Chẳng hạn:
+ ở Liên Xô (cũ): Nguồn lao động là toàn bộ những người lao động dưới dạng
tích cực (đang tham gia lao động) và dạng tiềm tàng (có khả năng lao động nhưng
chưa tham gia lao động).
+ ở Pháp: Nguồn lao động là toàn bộ những người có khả năng lao động đang
làm việc và chưa làm việc nhưng không bao gồm những người có khả năng lao động
nhưng không có nhu cầu làm việc.
+ ở Việt Nam: Hiện nay tương đối thống nhất hiểu nguồn lao động gồm những
người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm (gồm cả những người trên tuổi lao động, thực tế
đang làm việc) và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng
chưa làm việc do: thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình, không có
nhu cầu làm việc.
Theo nghĩa hẹp hơn: Nguồn nhân lực là toàn bộ lực lượng lao động trong nền
kinh tế quốc dân (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế), nghĩa là bao gồm những
người trong một độ tuổi nhất định nào đó, có khả năng lao động, thực tế đang có việc
làm và những người thất nghiệp. Về độ tuổi, hiện nay có nhiều quy định khác nhau.
Đa số các nước có quy định tuổi tối thiểu (thường là 15 tuổi), còn tuổi tối đa thường
trùng với tuổi nghỉ hưu hoặc không giới hạn.
ở Việt Nam, lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động,
đang có việc làm; những người ngoài độ tuổi lao động thực tế đang làm việc và những
người thất nghiệp. Nghĩa là không bao gồm những người trong độ tuổi lao động có
khả năng lao động nhưng đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình, không có nhu
cầu làm việc.
- Các khái niệm liên quan đến nguồn nhân lực
+ Đội ngũ lao động: Là những người lao động trong nguồn nhân lực đang làm
việc trong nền kinh tế quốc dân (còn gọi là dân số hoạt động kinh tế tích cực). Đây là
bộ phận quan trọng nhất đối với nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, có ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế - xã
hội nói riêng. Vì vậy, vấn đề mở rộng và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động luôn
luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
+ Vốn nhân lực: Đây là khái niệm tương đối mới, là công cụ để phân tích kinh
tế - xã hội. Vốn nhân lực được hiểu là tiềm năng và khả năng phát huy tiềm năng về
sức khỏe, kiến thức của các cá nhân và là cái mang lại lợi ích trong tương lai cao hơn
và lớn hơn những lợi ích hiện tại. Khái niệm "vốn" được hiểu là giá trị mang lại lợi
ích (kinh tế - xã hội), để chỉ ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào phát triển con
người thông qua giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhằm tạo ra những người lao
động có tri thức, có khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp
và có sức khỏe đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công việc. Như vậy,
không phải bất cứ con người nào cũng có thể trở thành vốn nhân lực được. Bởi lẽ,
cũng giống như các nguồn lực khác, để có thể đem lại lợi ích thì bản thân nó phải có
giá trị. Giá trị vốn nhân lực ở đây chính là giá trị sức lao động. Giá trị này cao hay
thấp phụ thuộc vào trình độ và khả năng nghề nghiệp của mỗi người. Nói một cách
khác, để có thể trở thành vốn nhân lực, con người phải được giáo dục, được đào tạo để
có những kiến thức chuyên môn ngày càng cao, có sức khỏe tốt.
+ Phát triển nguồn nhân lực: Cùng với sự phát triển của nhân loại, khái niệm
"phát triển nguồn nhân lực" ngày càng được phát triển. Cách tiếp cận con người là
mục tiêu của sự phát triển chứ không phải là một nhân tố của sản xuất, các nhà kinh tế
hiện đại đã có khái niệm phát triển con người là sự mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng
cao năng lực lựa chọn của con người nhằm hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc, bền
vững. Theo cách tiếp cận này, phát triển con người không phải là sự gia tăng về thu
nhập và của cải vật chất (mặc dù rất quan trọng) mà là mở rộng các khả năng của con
người, tạo cho con người có cơ hội tiếp cận tới nền giáo dục tốt hơn, các dịch vụ y tế
tốt hơn, có chỗ ở tiện nghi hơn, có việc làm và có ý nghĩa hơn... Phát triển con người
còn là tăng cường năng lực, trước hết là nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm
làm việc của họ. Nói cách khác, năng lực là điều kiện cần thiết để biến các cơ hội sẵn
có thành hiện thực, đồng thời tạo ra cơ hội mới để phát triển.
Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động (đầu tư) nhằm tạo ra nguồn nhân lực
với số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân.
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực
- Đặc trưng về sinh học:
Triết học Mác - Lênin khẳng định, lao động là hoạt động bản chất của con
người. Con người bằng hoạt động lao động của mình đã làm biến đổi bản chất tự
nhiên và tạo ra bản chất xã hội của chính mình. Con người không chỉ sống trong môi
trường tự nhiên, mà còn so óng trong môi trường xã hội, nên tự nhiên và xã hội trong
mỗi con người gắn bó khăng khít với nhau. Yếu tố sinh học trong mỗi con người
không phải tồn tại bên cạnh yếu tố xã hội, mà chúng hòa quyện vào nhau và tồn tại
trong yếu tố xã hội. Bản chất tự nhiên của con người được chuyển vào bản tính xã hội
của con người và được cải biến ở trong đó.
Quan điểm Mác - Lênin cho rằng: hoạt động của con người chủ yếu là hoạt
động sản xuất, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và thông qua những hoạt
động này, con người cải tạo chính bản thân mình, làm cho con người ngày càng hoàn
thiện. Chính những hoạt động này đã làm biến đổi mặt sinh học của con người và làm
cho nó mang tính người - tính xã hội và cũng chính hoạt động thực tiễn ấy đã làm cho
nhu cầu sinh vật ở con người trở thành nhu cầu xã hội. Ph.Ăngghen đã viết:Lao động
là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến mức mà
trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản thân con
người.
- Đặc trưng về số lượng
Được xác định dựa trên quy mô, cơ cấu tuổi, giới tính và sự phân bố theo khu
vực và vùng lãnh thổ của dân cư. ở nước ta, số lượng nguồn nhân lực được xác định
bao gồm tổng số người trong độ tuổi lao động [ ] (nam 15-60, nữ 15-55) vì người lao
động phải ít nhất đủ 15 tuổi" [Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994] và được hưởng chế độ hưu trí hàng năm khi có đủ
điều kiện về tuổi đeời (nam 60, nữ 55) và thời gian đóng bảo hiểm xã hội (20 năm trở
lên) [ ], đây là lực lượng lao động tiềm tàng của nền kinh tế - xã hội.
Luật Lao động đã quy định giới hạn của độ tuổi lao động đối với nam là 60,
nữ là 55. Việc quy định này xuất phát từ tính ưu việt của chế độ xã hội nước ta, ưu
tiên phụ nữ được quyền nghỉ hưu sớm hơn nam giới 5 tuổi do phải sinh đẻ, nuôi dạy
và chăm sóc trẻ em mà thể lực bị giảm sút (cũng như sự ưu tiên đối với người lao
động trong một số ngành, vùng đặc biệt...) trong điều kiện kinh tế chưa phát triển
mạnh. Sau hơn 50 năm thực hiện, đến nay chính sách "ưu tiên" này đã bộc lộ một số
nhược điểm làm hạn chế điều kiện phát triển và nâng cao năng lực, địa vị của người
phụ nữ trong xã hội vì thời gian về hưu sớm hơn nhiều cơ quan, đơn vị đã ngừng việc
đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt...d việc làm lao động nữ. Do đó số lượng và tỷ lệ phụ nữ
đạt trình độ cao trong đào tạo cũng như trong các vị trí lãnh đạo bị hạn chế. Trong
thực tế, tuổi thọ của phụ nữ cao hơn nam giới, do sinh đẻ ít hơn ở độ tuổi sau 40 tuổi,
khi con đã lớn, gia đình ổn định, người phụ nữ có điều kiện học tập, nâng cao trình độ
và làm việc tốt hơn. Nhiều kết quả nghiên cứu y học lao động đã khẳng định, khả
năng lao động cơ bắp của phụ nữ luôn luôn kém hơn nam giới ở mọi lứa tuổi, nhưng
lao động trí tuệ thì không kém hơn... Nhờ tiến bộ kỹ thuật của thời đại, lao động trí
tuệ ngày càng phát triển, lao động cơ bắp ngày càng giảm xuống cùng với sự phát
triển nhanh chóng của ngành dịch vụ... cho phép phụ nữ tham gia ngày càng nhiều
hơn vào các hoạt động sản xuất xã hội. Vì vậy nếu coi là một sự ưu tiên thì người viết
hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng nên quy định "phụ nữ được quyền nghỉ hưu sớm
hơn nam giới 5 tuổi hi có nguyện vọng (không bắt buộc)".
Đây cũng là một biện pháp đảm bảo quyền bình đẳng và phát triển vì sự tiến
bộ của phụ nữ nói riêng và phát triển nguồn nhân lực nói chung.
Sự gia tăng dân số là cơ sở để hình thành và gia tăng nguồn nhân lực, có nghĩa
là sự gia tăng dân số sau 15 năm sẽ kéo theo sự gia tăng nguồn nhân lực. Nhưng nhịp
độ tăng dân số chậm lại cũng không làm giảm ngay lập tức nhịp độ tăng nguồn nhân
lực.
- Đặc trưng về chất lượng
Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trạng thái nhất định của nguồn nhân lực
với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động
kinh tế và các quan hệ xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể những nét đặc
trưng, phản ánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất và
phát triển con người. Do đó, chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp, bao
gồm những nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, năng lực, phong cách đạo đức,
lối sống và tinh thần của nguồn nhân lực: trạng thái sức khỏe, trình độ học vấn, trình
độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội... Trong đó, trình độ
học vấn là yếu tố quan trọng nhất vì nó không chỉ là cơ sở để đào tạo kỹ năng nghề
nghiệp mà còn là yếu tố hình thành nhân cách và lối sống của mỗi con người.
Chất lượng nguồn nhân lực liên quan đến nhiều lĩnh vực như đảm bảo dinh
dưỡng và chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, lao động và việc làm gắn với tiến
bộ kỹ thuật, trả công lao động và các mối quan hệ xã hội khác. Chất lượng nguồn
nhân lực cao có tác động làm tăng năng suất lao động. Trong thời đại tiến bộ kỹ thuật,
một nước cần và có thể đưa chất lượng nguồn nhân lực vượt trước trình độ phát triển
của cơ sở vật chất trong nước để sẵn sàng đón nhận tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, hòa
nhập với nhịp độ phát triển của nhân loại.
1.2. Nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.2.1. Bản chất và đặc trưng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Bản chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã khẳng
định nghĩa khái quát về quá trình CNH, HĐH:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là qua strình chuyển đổi căn bản, toàn
diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính
sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương
tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Đối với nước ta, đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc
hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ
hơn bản chất ưu việt của chế độ mới [ , tr.4].
Định nghĩa trên phản ánh được phạm vi rộng lớn của quá trình CNH, HĐH,
gắn được công nghiệp hóa với hiện đại hóa, xác định được vai trò của công nghiệp và
khoa học - công nghệ. CNH, HĐH không phải là hai nội dung tách biệt, không phải
đơn thuần là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà
là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội gắn liền với đổi mới căn bản về công
nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững của toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
Về thực chất, CNH, HĐH là quá trình xây dựng một lực lượng sản xuất hiện
đại. Trong đó, con người là lực lượng sản xuất hàng đầu. CNH, HĐH ở nước ta khác
thời kỳ trước là, ngoài việc phát triển có kế hoạch theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
còn lấy nhân tố thị trường để điều tiết nền kinh tế. Muốn nâng cao khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh là chính con người. Con
người là chủ thể tạo ra động lực phát triển của lực lượng sản xuất. Như vậy, chính con
người cùng với những công cụ do họ chế tạo ra sẽ quyết định thay đổi bộ mặt xã hội,
quyết định thành công của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Xuất phát từ khái niệm
trên, CNH, HĐH hàm chứa các nội dung sau:
Thứ nhất: CNH, HĐH là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cơ cấu đơn
ngành sang đa ngành, từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế sang công nghiệp
và dịch vụ chiếm ưu thế.
Thứ hai: CNH, HĐH là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại
cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành có vị trí quan trọng.
Thực hiện công nghiệp hóa trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay
phải gắn bó với quá trình hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân về phương diện công nghệ.
Hiện đại hóa dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật là mục tiêu vươn tới của quá trình công
nghiệp hóa, nhưng chúng còn bị ràng buộc bởi yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã
hội. Giải quyết mối quan hệ này chính là tìm ra bước đi thích hợp với quá trình hiện
đại hóa nhưng theo điều kiện cụ thể của từng nước. Hiện đại hóa ở Việt Nam cần sự
tính toán, tiến hành một cách hợp lý, để thích ứng và bắt nhịp xu thế chung của thời
đại, nhưng phải phát huy được ưu thế của nguồn lực lao động.
Thứ ba: Quá trình CNH, HĐH trong bất cứ giai đoạn nào cũng là quá trình kinh
tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội và phải đặt trong bối cảnh chung.
Thứ tư: Quá trình CNH, HĐH gắn liền với quá trình đô thị hóa khu vực kinh
tế nông thôn.
Thứ năm: Quá trình CNH, HĐH đồng thời là quá trình mở rộng quan hệ kinh
tế quốc tế. Ngày nay, thị trường lao động mang tính quốc tế và quốc tế hóa đời sống
kinh tế đã trở thành xu thế của thời đại.
Về nguyên tắc, CNH, HĐH phải dựa vào nội lực là chủ yếu, nhưng ngoại lực
có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là giai đoạn đầu khi nội lực còn chưa đủ mạnh. Những
trợ giúp về tài chính, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trường tiêu thụ...
từ bên ngoài là những điều kiện hết sức quan trọng trong giai đoạn đẩy mạnh CNH,
HĐH.
Đặc trưng của quá trình CNH, HĐH ở nước ta: CNH, HĐH là nhu cầu phát
triển tất yếu của các quốc gia song mỗi nước đều có những mô hình phát triển riêng
tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và các đặc trưng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa
của từng nước.
Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của quá trình CNH,
HĐH là:
Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển... tạo nền tảng để đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng,
tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản; vị thế nước ta trên
trường quốc tế được nâng cao [ ].
Như vậy, nội dung và tính chất của quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay
có sự khác biệt cơ bản với quá trình và đặc trưng công nghiệp hóa ở các nước Tây Âu
trong thế kỷ XVIII - XIX như Anh, Pháp, Đức với đặc trưng cơ bản là chú trọng nâng
cao trình độ phát triển của lực lượng sản xuất công nghiệp (chủ yếu là máy móc, thiết
bị); tích luỹ tư bản trên cơ sở bóc lột giá trị thặng dư, bần cùng hóa người lao động,
khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên... Đồng thời cũng không hoàn toàn dập khuôn
theo mô hình CNH, HĐH của các nước công nghiệp mới NIC như Hàn Quốc, Hồng
Công, Singapo, Đài Loan trong những thập niên 60-80 của thế kỷ XX, với đặc trưng
cơ bản là dựa chính vào nguồn đầu tư tư bản nước ngoài phát triển tuần tự từ công
nghiệp hóa sang giai đoạn hiện đại hóa, tập trung phát triển nguồn nhân lực lao động
kỹ thuật có năng lực thừa hành, chưa chú ý phát triển năng lực nội sinh của nền kinh
tế trong nước...
Quá trình CNH, HĐH ở nước ta được thực hiện trên cơ sở đảm bảo sự kết hợp
hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội theo hướng phát triển bền vững
trong đó nhân tố con người là trung tâm, kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp hóa và
hiện đại hóa với những bước đi thích hợp cho từng ngành kinh tế, khu vực sản xuất -
dịch vụ xã hội và các vùng địa lý - kinh tế khác nhau. Trong các nguồn lực phát triển
CNH, HĐH cùng với các nguồn lực về tài chính, công nghệ, thiết bị, nguồn tài
nguyên... thì nguồn lực con người, tài nguyên chất xám trở thành một nguồn lực quan
trọng nhất cho tiến trình phát triển của đất nước. Do đó, phát triển nguồn nhân lực cho
sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta không chỉ đơn thuần đáp ứng yêu cầu về phát triển
kinh tế (mặc dù đây là yêu cầu quan trọng và bức xúc) mà còn hướng vào đáp ứng các
yêu cầu phát triển con người và tiến bộ xã hội, xây dựng xã hội tiến bộ, công bằng, dân
chủ, văn minh, dân giàu, nước mạnh.
1.2.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa
Đến nay, các nhà kinh tế đã khẳng định đầu tư cho con người thông qua các
hoạt động giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các chương trình đảm bảo việc làm
và an sinh xã hội... được xem là sự đầu tư hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững của một quốc gia. Ngay từ những năm 50-60 của
thế kỷ XX, nhiều nước đã tăng trưởng nền kinh tế thông qua quá trình công nghiệp
hóa hay nói cách khác, thông qua việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học và công
nghệ. Mà việc phát triển của khoa học và công nghệ luôn luôn gắn liền với phát triển
nguồn nhân lực (với chất lượng đào tạo và chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý).
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh để đạt được sự tăng trưởng kinh tế
cao và ổn định phải thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật,
nghĩa là nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Chất lượng nguồn nhân lực được
nâng lên (học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và sức khỏe) là tiền đề thành công của các
nước công nghiệp mới ở châu á như Hàn Quốc, Singapo, Hồng Công... Trong bối
cảnh toàn cầu hóa, việc hấp thụ các tiến bộ về khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ
yếu vào đội ngũ lao động kỹ thuật, đội ngũ trí thức. Do vậy, con đường duy nhất là
phải đầu tư để phát triển nguồn nhân lực.
Gần đây, người ta nói nhiều đến nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế mà ở
đó tri thức chiếm hàm lượng chủ yếu trong giá trị một sản phẩm. Tri thức tức là các
thành tựu khoa học, trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các sản
phẩm vật chất khác, tạo ra giá trị mới ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP.
Trong nền kinh tế tri thức, khả năng sáng tạo là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của
mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Để có được nền kinh tế tri thức cần phải xây dựng hạ tầng
cơ sở vững chắc để phát triển khoa học công nghệ, đồng thời phải đầu tư cho phát
triển giáo dục và đào tạo. Hay nói cách khác, phải đầu tư cho phát triển nguồn nhân
lực. Suy cho cùng tri thức là hệ quả, là tất yếu của sự phát triển nguồn nhân lực. Các
nước muốn phát triển kinh tế tri thức cần phải đầu tư cho phát triển con người mà cốt
lõi là đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, đặc biệt là đầu tư phát triển nhân tài. Nhờ có
sự đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực mà nhiều nước chỉ trong một thời gian ngắn
đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp phát triển. Sự đóng góp của trí thức đã
ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP của các nước (chẳng hạn Mỹ gần 50%, Anh
45,8%, Pháp 45,1%...).
Việc xây dựng một dân tộc hiện đại phụ thuộc vào sự phát triển của con người
và tổ chức hoạt động của họ. Các nguồn lực tài chính, tự nhiên, viện trợ nước ngoài
cũng như thương mại quốc tế đều đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế,
song không có nguồn lực nào quan trọng hơn nguồn lực con người. Hầu hết các quốc
gia ngày nay đều quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực.
Phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng về kiến thức, kỹ năng và cả
năng lực của tất cả mọi nguòi trong xã hội. Dưới góc độ kinh tế, quá trình này được
mô tả như sự tích luỹ vốn con người và sự đầu tư vốn đó một cách hiệu quả vào sự
phát triển nền kinh tế. Dưới góc độ chính trị, phát triển nguồn nhân lực là nhằm chuẩn
bị cho con người tham gia chín chắn vào quá trình chính trị như là công dân của một
nền dân chủ. Các nhà xã hội học và văn hóa cho rằng, phát triển nguồn nhân lực góp
phần giúp mọi người biết sống một cuộc sống trọn vẹn và phong phú hơn.
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
vai trò của con người và nhân tố con người trong sự nghiệp phát triển, Đảng và Nhà
nước ta luôn đặt con người vào vị trí trung tâm, lấy mục tiêu và động lực chính của sự
phát triển là vì con người, do con người.
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra Nghị
quyết về "Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả
hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hóa, hiện đại hóa".
Nguồn nội lực mà Nghị quyết Trung ương lần này nêu lên bao gồm: nguồn lực
con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống (lịch sử, văn hóa) trong đó, năng
lực của con người Việt Nam với trí tuệ truyền thống của dân tộc mình là trung tâm nội
lực, là nguồn lực chính quyết định sự phát triển của đất nước.
Thực tiễn các nước phát triển cho thấy, các nguồn lực thúc đẩy quá trình phát
triển kinh tế - xã hội (nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất
kỹ thuật, khoa học công nghệ...) giữa chúng có mối quan hệ nhân quả với nhau trong
quá trình phát triển, nhưng trong đó, nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh
quan trọng chi phối quá trình phát triển của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác,
nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó
không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực
khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết
hợp với nguồn lực con người một cách có hiệu quả. Con người với tư cách là nguồn
nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm
của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.3. Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, mới tiến hành CNH, HĐH
đất nước. Như vậy, về mặt thời gian chúng ta đã tụt hậu rất xa so với các nước trên thế
giới và khá xa so với các nước trong khu vực. Chẳng hạn, quá trình công nghiệp hóa
(thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc) của Anh là từ 1785-1860, của Pháp từ 1840-
1920, của Đức từ 1869-1960; của Mỹ từ 1843-1900; của Hàn Quốc từ 1962-1975, của
Đài Loan từ 1952-1970; của Nhật Bản từ 1886-1960... Tuy vậy, chúng ta có lợi thế là
đúc rút được kinh nghiệm của các nước đi trước, có thể nắm bắt được những tri thức,
những thành tựu của thế giới để rút ngắn thời gian CNH, HĐH đất nước. Điều quan
trọng hơn cả trong cuộc "bứt phá" này là chúng ta đang rất hạn chế về chất lượng
nguồn nhân lực. Hạn chế này làm cho Việt Nam đang tụt hậu khá xa về mặt tri thức so
với nhân loại. Đây là điều thách thức vô cùng lớn lao khi chỉ trong vòng 20 năm tới
nhân lợi sẽ bước vào nền kinh tế tri thức với những đổi thay vĩ đại về kinh tế và xã hội
(cũng trong khoảng thời gian đó, theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội
Đảng lần thứ VIII đề ra là nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp). Để đáp
ứng được đòi hỏi này, Đảng ta đã khẳng định chúng ta phải đi tắt, đón đầu, nếu không
chúng ta sẽ tụt hậu càng xa. Điều này chỉ có thể làm được khi chúng ta có chiến lược
đầu tư phát triển nguồn nhân lực một cách đúng đắn và phù hợp.
Vậy thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta ra sao?
Có thể khẳng định rằng song song với những thành tựu về y tế, chăm sóc sức
khỏe và nâng cao mức sống dân cư, nền giáo dục - đào tạo của nước ta (cốt lõi của
phát triển nguồn nhân lực) đã đạt được những thành tựu to lớn.
Hệ thống giáo dục quốc dân đã được xây dựng một cách tương đối hoàn chỉnh
gồm các cấp từ mầm non cho đến đại học với các hình thức và loại hình học đa dạng
(chính quy, phi chính quy, công lập và ngoài công lập).
Tính đến cuối năm 1999 đã có gần 94% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ;
57/61 tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Số
sinh viên thuộc mọi loại hình đào tạo đạt 117 người trên một vạn dân; số năm đi học
trung bình của dân cư là 7,3 năm.
Đến năm 2000 đã đào tạo được lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật khoảng 8 triệu người; chiếm 22,2% trong tổng số hơn 36 triệu lao động của cả
nước. Tính đến đầu năm 1999, cả nước đã có gần 1 triệu người tốt nghệip đại học, cao
đẳng; có 807 giáo sư.
Tính đến giữa năm 1998, cả nước có 591 người có học vị tiến sĩ, 11.127 phó
tiến sĩ (hiện nay cũng gọi là tiến sĩ) và 10.000 người là thạc sĩ.
Có thể nói trình độ học vấn và tay nghề của đội ngũ lao động nước ta ngày
càng được nâng cao là do những thành tựu của nền giáo dục, đào tạo đem lại. Đội ngũ
này có khả năng tiếp thu nhanh và làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại, có thể nắm
bắt được những thành tựu mới nhất về khoa học và công nghệ mới của thế giới. Đây
là yếu tố quan trọng để chúng ta có thể đi tắt, đón đầu trong phát triển, có cơ hội để
đuổi kịp các nước.
Tuy nhiên, nền giáo dục - đào tạo của nước ta còn có những hạn chế như:
Chất lượng giáo dục ở các cấp học, các bậc học còn thấp. Trình độ kiến thức,
kỹ năng thực hành; phương pháp tư duy khoa học của đa số sinh viên còn yếu; năng
lực vận dụng kiến thức học ở trường vào đời sống và sản xuất còn hạn chế.
Hiệu quả đào tạo còn thấp. Đào tạo đại học và chuyên nghiệp chưa gắn với
nhu cầu sử dụng.
Cơ cấu đào tạo nhân lực về trình độ, ngành nghề chưa hợp lý, chất lượng
nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Nội dung và phương pháp
giảng dạy còn hạn chế.
Do những bất cập này của giáo dục nên chất lượng nguồn nhân lực nước ta
còn rất hạn chế. So với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH thì nhân lực khoa học, công
nghệ của nước ta hiện nay còn quá thiếu hụt cả về số lượng, cơ cấu và trình độ, đó là:
Đa số lao động chưa qua đào tạo và trình độ học vấn thấp; số lao động được
đào tạo thì đa số đang làm việc trong các cơ sở có công nghệ cũ, lạc hậu hoặc làm trái
ngành, trái nghề.
Cơ cấu lao động được đào tạo còn mất cân đối quá lớn: cơ cấu giữa đại học -
trung học - công nhân ở nước ta hiện nay là: 1-1,5-3,5 trong khi cơ cấu đó ở các nước
là 1-4-10.
Lực lượng khoa học và công nghệ cao vừa thiếu lại vừa không đồng bộ; phân
bổ chưa hợp lý. Số cán bộ có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên phần lớn tập trung ở
vùng đô thị. Việc phân công, sử dụng đội ngũ này còn cứng nhắc, chưa phát huy được
năng lực và sở trường của họ. Mặt khác, lực lượng lao động có trình độ cao đang có
sự hẫng hụt giữa các thế hệ. Số đông trí thức có trình độ cao đã lớn tuổi, trong khi đó
đội ngũ kế cận còn rất thiếu...
Với thực trạng nguồn nhân lực như vậy và với trình độ kinh tế còn thấp kém,
chúng ta chỉ có thể thực hiện CNH, HĐH bằng cách đi riêng với những nỗ lực của
mình. Để giải quyết bài toán nêu trên, song song với việc chăm lo cải thiện mức sống
dân cư, nâng cao thể chất của người dân nói chung và của người lao động nói riêng,
không có cách nào khác, chúng ta phải đầu tư cho giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Trong chiến lược phát triển giáo dục và chiến lược phát
triển nguồn nhân lực ở Việt Nam đã nêu các mục tiêu cơ bản là: nâng cao chất lượng
toàn diện con người Việt Nam về chính trị, đạo đức, ý chí, tri thức, tay nghề, sức khỏe,
thể lực. Sử dụng có hiệu quả đội ngũ lao động hiện có, nhất là số lao động đã qua đào
tạo. Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên gấp 2 lần hiện nay. Hình thành đội ngũ lao
động chất lượng cao có cơ cấu và trình độ đáp ứng yêu cầu từng bước đi của kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ nay đến năm 2010, chuẩn bị tiền đề về
nhân lực cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Phát triển nguồn nhân lực:
Phát triển nguồn nhân lực là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn
nhân lực biểu hiện qua các mặt cơ cấu, thể lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cần
thiết cho công việc, nhờ vậy mà phát triển được năng lực của họ, ổn định được công
ăn việc làm, nâng cao địa vị kinh tế và xã hội của họ và cuối cùng là đóng góp cho sự
phát triển của xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô là các hoạt động nhằm tạo ra nguồn nhân
lực có khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn phát
triển cả về quy mô, cơ cấu số lượng và chất lượng.
Thực chất, phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng về số lượng và nâng cao
về chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo ra quy mô và cơ cấu ngày càng phù hợp với
nhu cầu về nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Số lượng và chất
lượng nguồn nhân lực luôn gắn bó với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Về mặt số lượng
là tăng nguồn lao động (con người). Chất lượng bao gồm sức khỏe, trình độ chuyên
môn kỹ thuật và các phẩm chất cá nhân. Hiện nay, nói đến phát triển nguồn nhân lực ở
Việt Nam chủ yếu là nói đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nghị quyết Trung ương lần thứ bảy (khóa VII) đề ra chủ trương phát triển
nguồn nhân lực đồng bộ với CNH, HĐH đất nước. Đây là một chủ trương lớn rất quan
trọng, đánh dấu bước chuyển giai đoạn của nền kinh tế - xã hội nước ta: giai đoạn
CNH, HĐH. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH tất cả các lĩnh
vực như nâng cao chất lượng của dân số, giáo dục, đào tạo, đảm bảo sức khỏe, dạy
nghề, tạo việc làm, quản lý và sử dụng có hiệu quả nhân lực.
Với cách nhìn này, Hội nghị các chuyên môn nổi tiếng về nguồn nhân lực
nhóm họp tại Băng Cốc thuộc Thái Lan đã đưa ra hệ thống các khuyến nghị về phát
triển nguồn nhân lực, trong đó có: dạy nghề, đào tạo, tái đào tạo, hỗ trợ vốn - công
nghệ - tín dụng, tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận vi tính - tin học, bảo trợ lao động
nữ và vị thành niên, hỗ trợ người khuyết tật, tái hòa nhập cộng đồng cho những người sa
vào vòng các tệ nạn xã hội sau khi đã được giáo dục cải tạo, phát triển đội ngũ lao động
chất xám...
Với cơ cấu và thực trạng dân số lao động của của nước ta và với nhu cầu phát
triển của thị trường lao động trong những năm tới, chúng ta cần và có thể phát triển
nguồn nhân lực một cách toàn diện theo các bình diện nêu trên.
Như vậy, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình biến đổi nhằm phát huy,
khơi dậy những khả năng con người, là phát triển toàn bộ nhân cách và từng bộ phận
trong cấu trúc nhân cách; phát triển cả năng lực vật chất và năng lực tinh thần, tạo
dựng và ngày càng nâng cao, hoàn thiện cả về đạo đức và tay nghề, cả về tâm hồn và
hành vi từ trình độ chất lượng này lên trình độ chất lượng khác cao hơn, hoàn thiện
hơn.
Khái niệm trên cho ta thấy, phát triển nguồn nhân lực bao gồm cả ba nội dung
cơ bản, đó là: phát triển quy mô và cơ cấu dân số thích hợp; đào tạo nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu CNH, HĐH quản lý, sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực.
Chương 2
Thực trạng nguồn nhân lực
các dân tộc thiểu số Thanh Hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.1. Những yếu tố lịch sử, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến nguồn nhân lực
các dân tộc thiểu số Thanh Hóa
2.1.1. Vài nét về lịch sử hình thành tộc người thiểu số ở Thanh Hóa
Việt Nam nằm trên ngã ba đường giao lưu tộc người và kinh tế - văn hóa thời
cổ đại. Do vị trí đặc biệt đó, từ xa xưa trên địa bàn nước ta đã diễn ra nhiều làn sóng
di cư từ bắc xuống, từ nam lên, từ tây sang nhưng chủ yếu là từ bắc xuống. Những đợt
di cư để tìm không gian sinh tồn ấy kéo dài mãi cho đến trước Cách mạng Tháng Tám
1945, thậm chí có bộ phận cư dân còn di cư vào nước ta ngay cả sau 1945. Tình hình
này làm cho bản đồ phân bố dân cư của nước ta rất phức tạp, các tộc người bị xé lẻ,
phân bố phân tán ở các nơi.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là chính sách dân tộc "chia để
trị" cổ truyền của phong kiến, đặc biệt là của thực dân, đế quốc. Thực dân Pháp từ khi
đặt chân xâm lược nước ta đã tìm đủ mọi cách để ngăn cản xu hướng hợp nhất dân tộc,
hòng làm suy yếu lực lượng cách mạng nước ta. Chúng dùng đủ mọi thủ đoạn trắng
trợn và tinh vi để gây chia rẽ, kỳ thị dân tộc, phá vỡ mối quan hệ giữa các dân tộc
thiểu số và quan hệ của họ với dân tộc Kinh. Chúng âm mưu lập các xứ Thái, Mường,
Nùng, Tày... tự trị. Kết quả là nhiều dân tộc trong nước ta bị xé lẻ, phân chia nhiều
ngành, phân bổ ở các vùng khác nhau.
Mặc dù giai cấp thống trị, đặc biệt là bọn thực dân đế quốc tìm đủ mọi cách để
ngăn cản mối quan hệ giữa các dân tộc, nhưng xu hướng nổi bật nhất, chủ yếu nhất
bao trùm quá trình phát triển tộc người ở nước ta vẫn là xu hướng gần gũi, đoàn kết,
hòa hợp bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết trong dựng nước và giữ nước của dân tộc
ta.
Cũng như nhiều vùng miền khác trong cả nước, miền núi Thanh Hóa đất rộng
người thưa, vào những năm trước Cách mạng Tháng Tám, dân số cả 9 châu huyện chỉ
có 172.630 nhân khẩu (bằng 20,3% dân số toàn tỉnh). Ngay từ thời xa xưa, đồng bào
các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Thanh Hóa đã biết đoàn kết, hợp tụ bên nhau cùng
tạo nên sức mạnh chống chọi với thiên nhiên, đánh giặc giữ nước, xây dựng bản làng
quê hương. Vì vậy, khi nói đến đất nước và con người của miền núi tỉnh Thanh Hóa,
ai cũng biết đó là đại gia đình của 7 dân tộc anh em: Kinh, Mường, Thái, Thổ, H'mông,
Dao và Khơ mú, mỗi anh em mỗi vẻ với những nét đẹp bản sắc và văn hóa riêng.
Dân tộc Mường có số thành viên đông nhất, hiện nay có hơn 30 vạn nhân khẩu
chủ yếu cư trú ở các huyện Bá Thước, Ngọc Lạc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Như
Xuân... Theo lịch sử nhân chủng học, người Mường ở Thanh Hóa có chung một nguồn
gốc với người Việt cổ. Ngoài cư sống hầu hết ở các huyện miền núi phía Tây, đồng
bào dân tộc Mường còn xen, sống ở một số huyện giáp ranh khác như Thọ Xuân,
Triệu Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc. Người Mường có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc, có sử thi "Đẻ đất đẻ nước" nổi tiếng, có truyện thơ Mường, người Mường đã đi
vào văn minh nông nghiệp làm lúa nước sớm như người Kinh và có kinh nghiệm,
truyền thống lâu đời về nghề rừng và chăn nuôi đại gia súc.
Dân tộc Thái ở Thanh Hóa có hai ngành Thái đen và Thái trắng. Phần lớn
người Thái sinh cơ lập nghiệp ở các huyện Quan Hóa, Bá Thước, Long Chánh,
Thường Xuân. Người Thái Thanh Hóa có mối quan hệ gần gũi, gắn bó với người Thái
Tây Bắc và Lào. Họ đều chung nhau một quan niệm: Mường Then là đất tổ của mình.
Buổi đầu vào miền núi Thanh Hóa, người Thái sống thành từng Mường theo các dòng
họ.
Dân tộc H'mông cư sống trên địa bàn biên giới vùng cao huyện Quan Hóa cũ.
Người H'mông di cư từ các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Lào đến vùng núi Thanh Hóa
cách đây khoảng 200 năm. Người Mông vốn không thích sống xen ghép với dân tộc
khác, lại ở núi cao đi lại khó khăn nên ít va chạm với xã hội.
Dân tộc Thổ cư trú hầu hết ở huyện Như Xuân, hiện nay có hơn 8000 nhân
khẩu, chiếm gần 8% dân tộc thiểu số trong tỉnh. Người Thổ sống chủ yếu bằng nghề
ruộng, nương lại gần các trục đường giao thông thuận lợi nên cuộc sống cả vật chất và
tinh thần có nét khá hơn.
Dân tộc Dao ở miền núi Thanh Hóa có nguồn gốc từ Tuyên Quang, Vĩnh Phú,
Quảng Ninh, chuyển về. Cho đến nay, tổng số người Dao có khaỏng 4.500 nhân khẩu.
Dân tộc Khơ mú là dân tộc thiểu số có ít người nhất, so với các dân tộc thiểu số ở
miền núi Thanh Hóa. Người Khơ mú hiện nay vẫn sống theo kiểu khép kín quanh chòm,
bản, không muốn tiếp xúc với dân tộc anh em khác.
2.1.2 Những yếu tố văn hóa - xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn
nhân lực các dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa
Cũng giống như vùng đồng bào miền núi cả nước, đơn vị xã hội nhỏ nhất là
chòm bản. Có chòm bản chỉ vài ba nóc nhà nhưng cũng có chòm vài chục gia đình.
Thôn bản thường gắn liền với dòng họ, dòng tộc và là tổ chức chặt chẽ, đoàn tụ vững
chắc đủ khả năng chống trả với thú dữ, với thiên nhiên cũng như đối với ngoại bang.
Các hình thức thể hiện quyền lực xã hội của các dân tộc thiểu số trước cách
mạng nhìn chung đều thể hiện rõ nét tính chất đẳng cấp, tính chất giai cấp rõ rệt. Tầng
lớp trên - những người cai trị gồm: Thổ ti, Lang đạo, Mụ Mường, Tạo cai, Tạo bản,
Tù trưởng, Tộc trưởng... Tầng lớp dưới - những người bị cai trị bóc lột là đại đa số
nông dân nghèo nàn và lạc hậu.
Về mặt xã hội, xét theo tiến trình phát triển thì vùng dân tộc thiểu số nước ta
nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng, trước đây tồn tại chế độ phong kiến pha lẫn sắc
chế độ nô lệ. những phân biệt sau đây phần nào nói lên điều đó: Người nông dân miền
núi khi làm nhà ở, không được làm đẹp; cầu thang không được chạm trổ đầu rồng hay
các hoa văn trang trí; mái tranh không được cắt gọn và đẹp. Con cái dựng vợ gả chồng
không được kết hôn với con trai, con gái lang đạo...
Luật pháp phong kiến ở miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa cũng có những nét
riêng: Người dân không được quyền sở hữu gì với rừng núi bao la của mình. Di sản bắt
được của ngon vật lạ của rừng phải đem về cống nộp, xin lang. Ai nộp thiếu hay chống
đối đều có những hình phạt roi vọt nhục hình. Nặng tội hơn thì sẽ bị tịch thu tài sản bắt
làm gia nô hoặc đuổi đi nơi khác.
Về bản sắc văn hóa truyền thống, vùng dân tộc miền núi tỉnh Thanh Hóa cũng
rất đa dạng, phong phú. Tất cả đều phản ánh rõ nét độc đáo của nền văn minh nông
nghiệp Sông Mã và nền văn hóa trống đồng Đông Sơn nổi tiếng từ xa xưa. Trong
dòng văn học dân gian xứ Thanh, nổi trội lên những áng thơ văn, truyền thuyết vàng
kim rực rỡ đến bây giờ như: "Sóng tục xon xao" của người Thái như lời tâm tình của
núi rừng, chảy dài vô tận để hòa vào đại dương mênh mông của nền văn hóa Đại Việt
từ buổi bình minh xa xưa. Sử thi "Đẻ đất đẻ nước" mãi mãi là di sản quý giá của chủ
nhân, dân tộc Mường xứ Thanh.
Về điều kiện kinh tế - xã hội nói chung, miền núi Thanh Hóa còn gặp nhiều
khó khăn. Do lịch sử để lại, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân
tộc không đều nhau, khoảng cách của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số còn rất lớn.
Điều đó thể hiện ở các vấn đề sau:
Nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nghề rừng. Bản thân
rừng núi là nơi gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, diện tích canh tác ít, nhiều
nơi chỉ gieo trồng được 1 vụ, hệ thống sử dụng đất thấp. Công tác quản lý đất rừng
chưa tốt và do tập quán canh tác đốt nương làm rẫy của đồng bào nên rừng tự nhiên
trong nhiều năm qua bị tàn phá, đất bị xói mòn và lũ lụt thường xẩy ra do vậy đồng
bào các dân tộc gặp nhiều khó khăn về đời sống, ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn
nhân lực.
Kết cấu hạ tầng của vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Thanh Hóa, mặc dù đã
được Đảng, nhà nước chú ý đầu tư về giao thông, điện lưới, thông tin liên lạc... nhưng
cũng mới chỉ là chắp vá và còn nhiều thiếu thốn.
Thêm vào đó là mật độ dân cư rất thấp. Nhân dân sống rải rác ở các bản làng,
mỗi bản thường có vài chục hộ sống cách xa nhau, do vậy sự giao lưu của đồng bào
miền núi với nhau và với các địa phương khác gặp nhiều khó khăn. Sự nghiệp giáo
dục, văn hóa, bảo vệ môi trường và sức khỏe, nâng cao dân trí gặp nhiều trở ngại.
Điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến trình độ dân trí nói
chung, chất lượng nguồn nhân lực nói riêng còn rất thấp.
Tuy vậy, điều đáng mừng là các dân tộc thiểu số sống đan xen nhau trong một
quần cư, nhưng rất hòa thuận. Xung đột sắc tộc hầu như không có. Mỗi dân tộc có
tiếng nói và bản sắc văn hóa riêng của mình nên đã tạo ra sự phong phú và đa dạng
trong bản sắc văn hóa của tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Thanh Hóa
Trong khuôn khổ có hạn của hệ thống dữ liệu và mục đích cung cấp thông tin
làm căn cứ thực tiễn cho việc đi sâu nghiên cứu các giải pháp cơ bản nhằm phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
Thanh Hóa, mục này chúng tôi tập trung phân tích diễn biến thực trạng nguồn nhân
lực các dân tộc thiểu số Thanh Hóa trong 10 năm, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ
XXI.
2.2.1. Cơ cấu dân số và nguồn lao động
2.2.1.1. Cơ cấu dân số
Dân số của 11 huyện miền núi và các xã ở một số huyện có đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống trong toàn tỉnh là 1.024.284 người phân bố ở 220 xã (có 102 xã đặc
biệt khó khăn), trong đó 11 huyện miền núi có 195 xã (99 xã đặc biệt khó khăn) với
dân số là 859.284 người, chiếm 83,88%. Cơ cấu gồm 7 dân tộc: Kinh, Mường, Thái,
Thổ, Mông, Dao, Khơ mú. Thể hiện chi tiết như sau:
Biểu 2.1: thống kê cơ cấu dân số năm 2003
TT Tên huyện
cơ cấu dân số
Kinh Mường Thái Thổ Mông Dao
Khơ
Mú
Khác Cộng
1 Mường Lát 1377 709 14174 0 12031 568 668 542 30069
2 Quan Hoá 3098 10008 27804 0 1503 0 0 254 42667
3 Quan Sơn 1633 1088 28430 0 866 0 0 638 32655
4 Bá Thước 16286 51986 32721 7 9 8 0 260 101278
5 Lang Chánh 6397 13618 23495 0 0 0 0 0 43510
6 Ngọc Lạc 38530 87334 256 0 0 1297 0 1017 128434
7 Thường
Xuân 35990 3200 49424 10 2 1 0 266 88894
8 Như Xuân 20574 3713 23419 9627 0 0 0 0 57332
9 Như Thanh 50735 17960 12699 197 0 0 0 132 81724
10 Cẩm Thuỷ 50580 58592 0 0 0 3343 0 0 112516
11 Thạch
Thành 69028 71117 26 2 15 18 0 0 140205
12 Tĩnh Gia 22770 0 754 0 0 0 0 0 23525
13 Triệu Sơn 13364 4748 4693 0 0 0 0 32 22838
14 Thọ Xuân 22281 8829 424 5 0 0 0 34 31574
15 Vĩnh Lộc 35741 0 0 0 0 0 0 0 35741
16 Hà Trung 37822 1846 0 0 0 0 0 19 39686
17 yên định 4107 1238 5 0 0 0 0 0 5351
18 Tx Bỉm Sơn 6354 0 0 0 0 0 0 0 6354
Tổng cộng
436669 335988 218324 9848 14426 5253 668 3195
102435
3
Tỷ lệ % trên TS 42.63 32.80 21.31 0.96 1.41 0.51 0.07 0.31 100.00
(Nguồn Ban DTMN tính theo tỷ lệ tăng dân số bình quân của Tổng Cục Thống kê)
Dân số các dân tộc thiểu số Thanh Hóa vẫn đang ngày càng tăng đang là một
cản trở lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển của nguồn nhân lực. Theo kết quả điều tra dân số thời điểm 1/4/1999, dân
số các dân tộc thiểu số Thanh Hóa (bao gồm 220 xã đồng bào dân tộc) khoảng
850.160 người.
Giai đoạn từ 1999-2003, về kinh tế - xã hội, công tác kế hoạch hóa gia đình
vùng dân tộc thiểu số Thanh Hóa đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại về tâm lý xã
hội, về tập tục lạc hậu tồn tại qua nhiều thế hệ và vượt qua nhiều khó khăn mang tính
đặc thù của địa phương để đạt được quy mô dân số giảm nhanh (tốc độ tăng tự nhiên
dân số bình quân thời kỳ 1999 - 2003 là 1,7%). Như vậy, sau 5 năm, dân số các dân
tộc thiểu số tăng 173.743 người, bằng dân số của hai huyện miền núi, bình quân mỗi
năm tăng 34.749 người. Với mức giảm sinh như trên thì vùng dân tộc thiểu số Thanh
Hóa sẽ đạt mức sinh thay thế vào những năm 2006, 2007.
Cơ cấu dân số theo lứa tuổi:
Biểu 2.2. Thống kê dân số trong độ tuổi lao động
Dân số độ
tuổi
Từ 15
đến 22
Từ 23
đến 35
Từ 36
đến 45
Từ 46
đến 50
Trên
50 tuổi
Tổng
Tổng số
Như Xuân 8520 8221 7952 4422 5503 34618
Lang Chánh 7497 8907 8225 2416 2956 30001
Cẩm Thuỷ 22210 22112 15920 5826 15874 81942
Như Thanh 15033 13996 10368 7776 4667 51840
Quan Sơn 6045 9326 3512 908 2288 22079
Bá Thước 7356 8953 7483 5844 5234 34870
Thường
Xuân 4870 2888 3289 3819 4754 19620
Mường Lát 4566 5431 4170 2253 2547 18967
Ngọc Lạc 19568 27215 15482 4208 15117 81590
Quan Hoá 4876 5965 4754 5568 3459 24622
Thạch Thành 215476 26241 23398 17868 18540 107623
Tổng cộng 122117 139255 104553 60908 80939 507772
Tỷ lệ % TS 24.0 27.4 20.6 12.0 15.9
Nguồn điều tra thực tế
Sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi cũng làm thay đổi về nguồn lao động. Theo kết
quả tổng điều tra dân số thời điểm 1-4-1999, dân số Thanh Hóa nói chung thuộc dạng "dân
số trẻ". Đối với dân số các dân tộc thiểu số, tại thời điểm 1-4-1999, trẻ em dưới 14 tuổi là
346.198 người = 40,7% dân số, cónos này tại thời điểm 2003 đã giảm xuống 365 tương
đương 306.220 người. Ngược lại với tỷ lệ này, số người trong độ tuổi lao động ngày càng
tăng nhanh. Tại thời điểm 1-4-1999, số người trong độ tuổi lao động là 452.049 người thì
đến năm 2003 là 507.772 tăng 55.723 người, bình quân mỗi năm tăng 11.145 người.
Cơ cấu lao động là một phạm trù kinh tế - xã hội phức tạp. Trên quan điểm
của lý thuyết hệ thống và lý thuyết thông tin có thể hiểu cơ cấu lao động là quan hệ tỷ
lệ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành tổng thể lao động xã hội xét trong một
không gian hoặc thời gian nhất định.
Các phần tử, các bộ phận thường được dùng làm cơ sở để tính toán, xác định
về mặt lượng của cơ cấu lao động có thể là đặc trưng nhân khẩu học (giới, độ tuổi,
hôn nhân...), các đặc trưng về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh tế hoặc nhiều đặc
trưng kinh tế - xã hội khác như: mức thu nhập, tình trạng việc làm, tình trạng giàu
nghèo...
ở đâychúng tôi lựa chọn hai đặc trưng của cơ cấu lao động là cơ cấu ngành
nghề và trình độ của lao động để phân tích nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Thanh
Hóa.
* Cơ cấu ngành nghề ở vùng dân tộc thiểu số so với toàn tỉnh thể hiện:
Ngành - nghề Toàn tỉnh Khu vực miền núi
Nông - lâm nghiệp 82,9% 86,3%
Công nghiệp - xây dựng - GTVT 9,4% 6,9%
Dịch vụ 7,75 6,8%
Như vậy, lao động tham gia ngành nông - lâm nghiệp ở khu vực miền núi so
với toàn tỉnh cao hơn 3,4% trong khi lao động trong các ngành công nghiệp - xây
dựng - giao thông vận tải lại ít hơn toàn tỉnh 2,5% và ngành dịch vụ ít hơn 0,9%.
Sự khác biệt này quy định bởi trước hết là đặc thù về địa lý và tập quán canh
tác của các dân tộc thiểu số. Nhưng điều cơ bản là việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân
lực của vùng chưa hợp lý.
Xu hướng chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH,
HĐH là tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong khu
vực công nghiệp và dịch vụ, giảm cả về số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong khu
vực nông nghiệp trên cơ sở bảo đảm an ninh lương thực và ổn định xã hội. Quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đặt ra yêu cầu có tính nguyên tắc
là đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, không thể giảm tỷ trọng GDP từ nông
nghiệp bằng cách giảm thấp sự phát triển của lĩnh vực này. Trái lại, trên cơ sở phát
triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng khoa học công nghệ - kỹ thuật
tiên tiến, đổi mới cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, tập quán và kỹ thuật sản
xuất, tăng nhanh năng suất lao động xã hội để có thể chuyển ngày càng nhiều lực
lượng lao động nông thôn vào làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Đây là một trong những yêu cầu cơ bản mà lực lượng lao động các dân tộc
thiểu số Thanh Hóa cần phải đáp ứng để thực hiện Quốc hội nông nghiệp, nông thôn.
Biểu 2.3: Cơ cấu trình độ lao động
Độ tuổi
Trình độ văn hoá
Chưa biết
chữ
Tốt nghiệp
TH
Tốt nghiệp
THCS
Tốt nghiệp
THPT
Từ 15 đến 22 2016 29013 40767 19985
Từ 23 đến 35 2596 3330 35789 21887
Từ 36 đến 45 3921 28891 26961 14910
Từ 46 đến 50 2834 19447 15585 8355
Trên 50 tuổi 5541 30402 17236 6827
Tổng cộng 16918 140792 136338 71914
% DS LĐ 4.23 35.18 34.07 17.9
Nguồn điều tra thực tế
Biểu 2.4: Cơ cấu trình độ chuyên môn
Trình độ
Năm 1999 Năm 2003
Tổng số
% trên
TSLĐ
qua đào
tạo
% trên
tổng số
lao động
Tổng số
% trên
TSLĐ
qua đào
tạo
% trên
tổng số
lao động
Sơ cấp + học nghề 8050 57% 34.083 70,3% 6,69%
Trung cấp 3983 28% 9.370 19,34% 1,84%
Cao đẳng 1333 9% 3.500 7,3% 0,68%
Đại học 780 6% 1.452 3,0% 0,28%
Trên đại học
(Th.sĩ)
7 33 0,06%
Tổng cộng 14.153 48.348 9,49%
Số liệu biểu mẫu trên cho thấy: Trong 5 năm, số lao động các dân tộc thiểu số
Thanh Hóa trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh, bổ sung thêm 34.245 người,
bình quân mỗi năm tăng 6.849 người. Số liệu trên cho ta nhận xét:
Thứ nhất, trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các huyện miền
núi Thanh Hóa đã có nhiều cố gắng và nỗ lực trong phát triển giáo dục đào tạo nhân
lực đặc biệt là lĩnh vực đào tạo, dạy nghề. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch, kế hoạch:
phát triển đồng bộ, thiếu các giải pháp và chương trình khả thi có tính liên ngành, nhất
là trong việc phân luồng giáo dục, đào tạo ở các cấp nên chưa có tác động tích cực
trong việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu lao động đã qua đào tạo phù hợp với yêu cầu và
trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Do vậy, tuy số lượng lao động có
trình độ chuyên môn kỹ thuật ở vùng miền núi gia tăng ngày càng nhanh cả về quy mô
và tốc độ, nhưng số lượng công nhân kỹ thuật vẫn thiếu hụt so với nhu cầu, nhất là
trong lĩnh vực sản xuất chế biến nông, lâm nghiệp. Đây đang là một vấn đề bất hợp lý
trong chiến lược phát triển kinh tế với mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực trên cơ sở
áp dụng kỹ thuật, khoa học và công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất lao động và
giảm số lượng lao động trong ngành nông nghiệp.
Thứ hai, hiện trạng tỷ lệ nguồn nhân lực qua đào tạo của khu vực miền núi là
rất thấp: 9,49% trong khi toàn tỉnh tỷ lệ đó là 19%. Số lao động có trình độ chuyên
môn từ trung cấp đến Đại học chỉ chiếm 2,8% (toàn tỉnh 7,8%) trong tổng số lao động
nhưng chủ yếu tập trung trong các ngành giáo dục, y tế, các cơ quan hành chính nhà
nước... Với đội ngũ lao động được đào tạo như hiện nay, vùng miền núi Thanh Hóa
chỉ mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển công tác giáo dục, đào tạo và một
phần ở lĩnh vực quản lý, kinh doanh, chăm sóc sức khỏe. Các lĩnh vực trọng điểm như
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ còn đang rất thiếu cả về số lượng và chất lượng
đặc biệt là ở lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp chế biến.
* Về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao: Nhân lực có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao ở đây được hiểu là những người có trình độ từ cao đẳng, đại
học trở lên. Theo số liệu tổng hợp của Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, năm 1999, nhân
lực các dân tộc thiểu số trình độ đại học là 780, nhân lực có trình độ thạc sĩ là 7 người.
Đến năm 2003, theo kết quả điều tra của Sở Giáo dục - Đào tạo Thanh Hóa có 1452
nhân lực dân tộc thiểu số có bằng đại học và 33 người có học vị thạc sĩ. Đây là sự cố
gắng vượt bậc của vùng dân tộc thiểu số Thanh Hóa trong quá trình phát triển nguồn
nhân lực giai đoạn 1999 - 2003. Con số thống kê trên cũng biểu hiện hai vấn đề cần
được quan tâm:
Một là, đội ngũ nhân lực có trình độ cao chưa phải là nhiều nhưng đã phần
nào đáp ứng được những yêu cầu của từng địa phương. Tuy nhiên như trên đã đề cập,
đội ngũ này cũng chỉ đáp ứng được lĩnh vực quản lý, giáo dục và y tế. Các ngành
trọng điểm hiện nay còn rất thiếu đó là nông lâm nghiệp, công tác thú y và công nghệ
chế biến nông, lâm sản.
Hai là, trên thực tế, đội ngũ lao động dân tộc thiểu số kỹ thuật cao được đào
tạo có thể còn nhiều hơn con số thống kê rất nhiều nhưng một phần do sự chênh lệch
quá lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, môi trường văn hóa, khoa học và điều
kiện sống, mặt khác, do hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nước nói chung và ở địa
phương nói riêng chưa tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thu hút lao động có
trình độ chuyên môn kỹ thuật cao về với vùng nông thôn, miền núi.
Thực trạng trên cho thấy, để đẩy nhanh nền kinh tế vùng miền núi Thanh Hóa
không tụt hậu so với các vùng miền trong tỉnh, bên cạnh: việc ưu tiên đầu tư cho một
số ngành và khu vực kinh tế trọng điểm cần chú trọng đến giải pháp quan trọng là
phân bổ nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao tương xứng với yêu cầu và tiềm năng
phát triển của vùng.
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:
Thanh Hóa là một trong những tỉnh sớm hình thành hệ thống trường, lớp đào
tạo tương đối hoàn chỉnh từ trường dạy nghề, sơ cấp nghiệp vụ đến đại học. Trải qua
các thời kỳ phát triển khác nhau, cùng với hệ thống các cơ sở đào tạo của Trung ương,
hệ thống trường lớp của địa phương đã đóng góp một phần quan trọng trong việc hình
thành đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ ngày càng đông
đảo trong tổng số lao động toàn tỉnh. Lao động có trình độ đại học, cao đẳng do các
trường của Trung ương đào tạo, lao động có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở
xuống chủ yếu do các trường của địa phương đào tạo.
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình đổi mới, đặc biệt từ sau Đại hội
lần thứ VIII của Đảng và sau khi có Nghị quyết Trung ương lần thứ hai của Ban Chấp
hành Trung ương (khóa VIII) về giáo dục và đào tạo thì sự nghiệp đào tạo nhân lực
của tỉnh có những bước chuyển biến đáng kể cả về số lượng và chất lượng.
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ hai về giáo
dục và đào tạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) đã bước đầu tạo ra sự
chuyển biến trong các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các địa phương cũng như
toàn xã hội về vị trí, vai trò của đào tạo nguồn nhân lực đối với công cuộc CNH, HĐH,
trong đó đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật có bằng là một
bộ phận trọng yếu của đào tạo nhân lực. Để tạo nền tảng cho phát triển đào tạo nhân
lực, Thanh Hóa đã coi trọng phát triển giáo dục mầm non, phổ thông và đã hoàn thành
phổ cập giáo dục tiểu học (năm 1997) và cơ bản đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung
học cơ sở vào năm 2005, mặt bằng dân trí đã nâng lên một bước đáng kể.
Đối với các huyện miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống,
công tác chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực cũng đã có những chuyển biến quan
trọng.
* Về giáo dục phổ thông:
Mạng lưới trường lớp từ mầm non đến trung học phổ thông phủ hầu hết các xã,
thị trấn, các trường dân tộc nội trú đã phát triển quy mô hoàn chỉnh và ổn định.
Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến lớp tăng, tiến dần tới chỉ tiêu phổ cập
đúng độ tuổi (phụ lục 1).
Chất lượng học sinh ngày một tăng, số lượng học sinh vào các trường đại học,
cao đẳng tăng. Chất lượng giáo viên đạt chuẩn được nâng cao một cách đáng kể.
Trong 5 năm học (từ năm học 1997-1998 đến năm học 2001-2002) số lượng
và chất lượng học sinh phổ thông của các huyện miền núi Thanh Hóa tăng lên đáng kể.
* Về cơ sở vật chất (phụ lục2).
Thông qua nguồn vốn tăng cường cơ sở vật chất, chương trình 135, viện trợ
của ODA, WB... Hệ thống cơ sở vật chất của giáo dục phổ thông ở miền núi Thanh
Hóa vẫn còn rất thấp. Số phòng học kiên cố mới đạt 18,8%, phòng học cấp 4: 42,8%
và phòng học tranh tre còn chiếm tỷ lệ 38,4% tổng số phòng học. Đây là một vấn đề
rất cần sự quan tâm của Trung ương và của tỉnh về mặt chính sách để các huyện miền
núi đủ điều kiện tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông.
* Về tài chính
Biểu 2.5: Thống kê tài chính
(Đơn vị tính: Tỉ đồng)
TT Tên đơn vị
Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
ĐP TW ĐP TW ĐP TW ĐP TW
1 Thạch Thành 15,1 0,175 16 0,125 20,5 0,125 24,5 0,131
2 Cẩm Thuỷ 11,9 0,120 13,2 0,130 17,0 0,105 21,1 0,137
3 Ngọc Lặc 12,3 0,126 13,4 0,133 17,8 0,170 22,1 0,180
4 Lang Chánh 5,6 0,099 6,2 0,110 8,3 0,120 10,4 0,151
5 Bá Thước 10,6 0,147 11,7 0,135 15,4 0,155 19,3 0,166
6 Quan Hoá 5,9 0,123 6,7 0,140 9,1 0,120 11,3 0,134
7 Quan Sơn 4,1 0,127 4,8 0,135 6,9 0,090 9,0 0,154
8 Mường Lát 2,8 0,111 3,7 0,055 5,0 0,115 6,7 0,131
9 Thường Xuân 10,0 0,138 11,4 0,135 15,0 0,120 19,4 0,008
10 Như Thanh 8,0 0,120 8,8 0,125 11,6 0,140 13,8 0,138
11 Như Xuân 6,7 0,133 7,4 0,130 9,8 0,140 13,0 0,127
Tổng cộng 93 1,419 103,3 1,353 115,0 1,400 170,6 1,457
Hầu hết các huyện miền núi đều thực hiện công tác tài chính theo đúng chế độ
của Trung ương và các chính sách ưu đãi của tỉnh. Đặc biệt trong 4 năm, ngân sách
địa phương bổ sung cho giáo dục phổ thông đã tăng từ 93 tỷ lên 170,6 tỷ đồng, tăng
77,6 tỷ, bình quân mỗi năm tăng 19,4 tỷ đồng. Đây là sự cố gắng vượt bậc của miền
núi Thanh Hóa trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
+ Đào tạo nguồn nhân lực:
Hệ thống đào tạo của tỉnh Thanh Hóa đã có đủ các loại trình độ, từ dạy nghề
ngắn hạn, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ đến cao đẳng, đại học ở
cả hai hình thức chính quy và không chính quy. Việc thành lập đại học Hồng Đức
đánh dấu một bước phát triển mới về chất của sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh Thanh
Hóa, đặc biệt là đào tạo nhân lực có trình độ cao.
Đối với các huyện miền núi của Thanh Hóa, trong những năm gần đây, số
lượng lao động qua đào tạo đã tăng nhanh (như phân tích ở trên) đặc biệt là ở lĩnh vực
dạy nghề ngắn hạn, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, bồi
dưỡng kỹ thuật nghề nghiệp cho người lao động và dạy nghề cho học sinh phổ thông.
Đặc biệt đã quan tâm và mở rộng các hình thức bồi dưỡng, đào tạo lại cho đội ngũ cán
bộ, công chức từ cơ sở đến cấp huyện như: đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến
thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ (số lượng tập
trung chủ yếu ở Trường Chính trị tỉnh).
2.3. Nguyên nhân, những thành tựu, những hạn chế của việc đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Thanh Hóa
2.3.1. Nguyên nhân và những thành tựu của việc đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Thanh Hóa
Miền núi Thanh Hóa có địa hình phức tạp, điểm xuất phát về kinh tế thấp, cơ
sở hạ tầng yếu kém, trình độ sản xuất hàng hóa của nhân dân còn thấp kém, tuy vậy
trong những năm gần đây bước đầu đã đạt được những thành tựu, đó là:
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã sớm nhận thức được vấn
đề dân số trong phát triển, đặc biệt là tốc độ tăng nhanh dân số sẽ gây áp lực lớn để
đảm bảo đời sống và cải thiện đời sống cũng như phát triển nguồn nhân lực nói riêng
và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng nói chung.
Chất lượng nguồn nhân lực của các dân tộc thiểu số Thanh Hóa đã nâng cao
một bước, thể hiện ở mặt bằng dân trí: trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của
dân số và nguồn nhân lực cũng như đời sống của nhân dân đang từng bước được cải
thiện. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực tăng lên...% trong vòng 5
năm (từ 1999-2003), bình quân mỗi năm tăng....%, trong đó nguồn nhân lực có trình
độ kỹ thuật cao ngày càng tăng và tương đối đa dạng về ngành nghề đào tạo.
Đời sống của nhân dân nói chung, lực lượng lao động nói riêng liên tục được
cải thiện (cả vật chất và tinh thần) do kinh tế liên tục tăng trưởng, mức sống được
nâng lên rõ rệt so với những năm trước đây.
Thanh Hóa là tỉnh có hệ thống trường, lớp đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ
trường dạy nghề, sơ cấp nghiệp vụ đến đại học, đã đóng góp một phần quan trọng
trong việc hình thành đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ ngày càng
đông đảo trong tổng số lao động toàn tỉnh nói chung, các dân tộc thiểu số nói riêng.
Bước phát triển của đào tạo nhân lực đã gắn liền với những thành tựu về kinh tế, xã
hội mà Đảng và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đạt được trong các thời kỳ phát triển
đã qua.
Nguyên nhân thành công:
Trước hết, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tập trung mọi nguồn
lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức khai thác có hiệu quả
các nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục,
đào tạo và công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình nhằm không ngừng cải thiện và
nâng cao mức sống dân cư.
Hai là, phát huy nội lực của địa phương, tranh thủ cao sự hỗ trợ của Trung
ương, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư bên ngoài (vốn, công nghệ, thị trường)
thông qua các chương trình, dự án đầu tư lớn tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu và bứt
phá về tốc độ phát triển như công nghiệp mía đường, công nghệ chế biến nông sản, xi
măng, hệ thống giao thông...
Ba là, có cơ chế quản lý mới phù hợp để giải phóng sức sản xuất, phát huy
vai trò của yếu tố con người đồng thời tăng cường vai trò điều hành vĩ mô của chính
quyền địa phương. Do vậy bước đầu đã huy động được các nguồn lực cho phát triển,
đặc biệt là nguồn nhân lực.
2.3.2. Nguyên nhân và những tồn tại, hạn chế của vấn đề phát triển nguồn
nhân lực các dân tộc thiểu số Thanh Hóa
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được do các nhân tố mới về chất lượng
nguồn nhân lực đem lại, vẫn còn những tồn tại, hạn chế:
Một là, do sự phát triển quá nhanh của dân số trong bối cảnh nền kinh tế chưa
phát triển, y tế, giáo dục và đào tạo cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản chưa đáp
ứng kịp, đã và đang gây sức ép lớn về nhu cầu học tập, đào tạo và việc làm. Chất
lượng dân số còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu cao về nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp CNH, HĐH.
Hai là, tuy có lực lượng lớn và tăng nhanh trong vài năm gần đây nhưng nhân
lực các dân tộc thiểu số Thanh Hóa lại tập trung ở nông thôn là chủ yếu, lao động làm
việc trong các khu vực kinh tế khác còn rất ít. Các ngành nông, lâm nghiệp sử dụng
trên 80% lực lượng lao động của vùng; cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng
tích cực, phù hợp với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, phù hợp với sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra rất chậm chạp.
Ba là, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số
Thanh Hóa còn quá thấp, mới chỉ có 9,49% lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp học
nghề trở lên trong đó trình độ lao động từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chỉ
chiếm 2,8%, còn 90,51% là lao động giản đơn có tính chất truyền thống không qua
đào tạo. Do đó trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số
Thanh Hóa thấp hơn các vùng, miền trong tỉnh.
Bốn là, sự hình thành các nguồn lao động còn chưa phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và chưa đáp ứng kịp với công nghệ CNH, HĐH. Việc sửa dụng
nguồn nhân lực cũng đặt ra nhiều vấn đề tồn tại phải giải quyết, hệ số sử dụng thời
gian lao động ở nông thôn còn thấp dưới 70%, năng suất lao động thấp, đời sống khó
khăn đang đòi hỏi phải có những giải pháp cấp bách về chuyển đổi cơ cấu phân công
lao động xã hội đi đôi với chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH để tăng
nhanh năng suất lao động xã hội, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Năm là, công tác đào tạo nguồn nhân lực ở miền núi Thanh Hóa còn nihều yếu
kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề và chất lượng, hiệu quả đào tạo, chưa
đáp ứng kịp đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực đã qua đào tạo phục vụ cho
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong giai đoạn mới. Nguyên nhân của
tồn tại trên là do mất cân đối trong đào tạo nhân lực kỹ thuật, cũng như khai thác và
phát huy tiềm năng con người cho sự phát triển.
Mặt khác, thực tế hiện nay chưa gắn kết giữa đào tạo với quản lý sử dụng lao
động qua đào tạo và giải quyết việc làm. Mặc dù có một số lượng không nhỏ lao động
đã qua đào tạo nhưng lại gặp không ít khó khăn khi tìm việc làm. Do đó, với thực
trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật như hiện nay, miền núi Thanh Hóa cần quan tâm
phát triển đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhiều hơn nữa. Cần có kế hoạch, quy
hoạch cụ thể dựa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đào tạo nguồn
nhân lực phải được tính toán, cân đối chặt chẽ và đi trước một bước. Phải coi phát
triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội là hai quá trình có mối quan hệ tác
động qua lại, vừa là động lực, vừa là kết quả của nhau.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
Tàn dư của cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp cộng với tập quán canh tác
lạc hậu, kém hiệu quả đã làm cho nhân lực miền núi Thanh Hóa thiếu tính năng động
theo cơ chế thị trường dẫn đến sự chuyến kinh tế - xã hội chậm so với yêu cầu. Bên
cạnh đó, việc phân công và sử dụng lao động còn kém hiệu quả, đầu tư cho con người
chưa đáp ứng được đòi hỏi hiện nay. Công tác đào tạo nhân lực chịu sự tác động trực
tiếp của cơ chế thị trường, trình độ phát triển và quá trình chuyển đổi của nền kinh tế.
Do tốc độ tăng trưởng kinh tế và bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm
nên công tác phát triển, đào tạo nhân lực gặp nhiều khó khăn.
Mặt bằng chất lượng giáo dục phổ thông chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của
thực tế, học sinh trung học phổ thông tốt nghiệp chưa có sức cạnh tranh cao trong các
kỳ thi, đối tượng học sinh là người dân tộc đủ điều kiện để được cử tuyển vào đại học
của các địa phương trong các năm qua còn chưa vượt qua chỉ tiêu được tuyển.
Công tác giáo dục lao động - hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh phổ thông
còn nhiều hạn chế. Tâm lý phổ biến của học sinh và cha mẹ học sinh chủ yếu vẫn
mong muốn học đại học, cao đẳng chứ không muốn đi học nghề hoặc trung học
chuyên nghiệp. Công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ
thông còn nhiều khó khăn, bất cập.
ở khu vực miền núi, các cơ sở kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước hạn chế về số
lượng và quy mô nên đã không thu hút được lực lượng lao động, không kích thích được
nhu cầu đào tạo tạo nghề của lực lượng lao động.
Mức thu nhập ở khu vực miền núi thấp không đủ khả năng chi phí cho đào tạo
nghề. Đầu tư cho công tác đào tạo nhân lực từ ngân sách nhà nước của các huyện
miền núi chưa đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo. Tỷ trọng thu hút các nguồn đầu
tư ngoài ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo nhân lực chưa cao, chưa tận dụng
được các nguồn kinh phí từ liên doanh, liên kết đầu tư nước ngoài. Cơ chế, chính sách
hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng lao động có thu nhập thấp vẫn còn nhiều bất cập,
thiếu đồng bộ và không thường xuyên.
Từ sự phân tích những hạn chế, yếu kém nêu trên cho thấy, sự nghiệp đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Thanh Hóa đang đứng trước những
thách thức lớn:
Nguồn nhân lực chưa qua đào tạo còn quá cao làm cho sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và cơ cấu lao động rất khó đẩy lên tốc độ nhanh hơn. Nếu không kịp thời khắc
phục, tình trạng này sẽ làm cho nguy cơ tụt hậu ngày càng đến gần, không đủ khả
năng thực hiện phương châm "miền núi tiến kịp miền xuôi".
Yêu cầu chất lượng trong đào tạo ngày càng cao, nhưng năng lực hạn chế,
chưa kịp tương xứng, cơ sở vật chất và sự chi phối của cơ chế thị trường trong đào tạo
luôn biến động đã làm cho lực lượng nhưng không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng
lao động trong tỉnh, trong và xuất khẩu, tức là khả năng còn thấp kém.
Đây chính là câu hỏi đang đặt ra cho các cấp, các ngành huyện, miền núi trong
tỉnh phải giải quyết đồng bộ và có hiệu quả.
Chương 3
Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Thanh
Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong những năm gần đầu thế kỷ XXI, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện đại hoá đất nước đang đứng trước
những thử thách gay gắt trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực hoá phát
triển mạnh mẽ trong những năm qua và tiếp tục là xu thế phát triển của thế kỷ XXI.
Quá trình này thể hiện rất rõ ở sự gia tăng nhanh trong trao đổi quốc tế và hàng hoá,
dịch vụ, tài chính và các yếu tố sản xuất. Tác động của cách mạng khoa học công
nghệ hiện đại đã làm cho nền kinh tế thế giới biến đổi sâu sắc mạnh mẽ về cơ cấu,
chức năng và phương thức hoạt động. Đây không phải là sự biến đổi bình thường mà
là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế chuyển từ kinh tế công
nghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp
sang văn minh trí tuệ.
Đối với Việt Nam, đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là
yếu tố quyết định để khơi dậy các nguồn lực còn tiềm ẩn và tạo ra sức bật mới đưa đất
nước ta phát triển, tạo điều kiện chủ động hội nhập với các nước trong khu vực và thế
giới.
Trên cơ sở dự báo thị trường quốc tế và khả năng thu hút đầu tư vào các lĩnh
vực có liên quan, tỉnh Thanh Hoá có những lợi thế từ những mặt hàng, dịch vụ xâm
nhập được vào thị trường quốc tế như: đá ốp lát, bột giấy song mây, thuỷ sản đông
lạnh, (tôm, mực, cá ), súc sản đông (bò, lợn), nông sản (gạo, lạc đậu tương, đường) và
một số khoáng sản, một số sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao
động như may mặc, giầy dép, tơ lụa, hàng thủ công mĩ nghệ, xi măng... xuất khẩu lao
động.
Đối với thị trường trong nước, kinh tế tỉnh Thanh Hoá phát triển sẽ có nhiều
sản phẩm và để sức cạnh tranh trước hết là chiếm lĩnh thị trường nông thôn của tỉnh,
thị trường địa phương phụ cận đồng thời, phát triển mạng lưới dịch vụ xuất nhập với
các tỉnh và thành phố phía Bắc, tạo thế vươn ra thị trường các vùng khác.
Những hoạt động dịch vụ có thể đáp ứng được nhu cầu trong tỉnh và trong
nước là dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ vận tải biển, dịch vụ du lịch tham quan di
tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh, du lịch biển...
Miền núi Thanh Hóa là vùng có tài nguyên khoáng sản phong phú, có điều
kiện mặt bằng xây dựng công nghiệp thuận lợi đặc biệt có ưu thế về phát triển lâm
nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, chè,
cây ăn quả. Vùng đồi thấp có khả năng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như mía,
đậu tương... Giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế miền núi thanh Hóa là tập trung
đầu tư xây dựng công nghiệp chế biến các sản phẩm gắn với vùng sản xuất nguyên
liệu tại chỗ như: mía đường, hoa quả, bánh kẹo... nhằm đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn miền núi để thu hút lao động tại
chỗ và lao động các vùng khác trong tỉnh. Mặt khác, trong bối cảnh cả nước, cả tỉnh
luôn có sự mở rộng, biến đổi sẽ xuất hiện nhiều cơ hội để miền núi Thanh Hóa có
bước phát triển nhanh, do đó đặt ra yêu cầu phát triển nguồn nhân lực ở mức độ cao
hơn.
Từ việc phân tích những thành tựu và hạn chế của việc đào tạo phát triển
nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong thời kỳ bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa
đến nay, đặc biệt là thời kỳ 1999 - 2003, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và
khuyến nghị góp phần phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu và thực tiễn
phát triển kinh tế - xã hội của miền núi Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.1. Một số giải pháp cụ thể
3.1.1. Đổi mới ý thức, tâm lý, tư duy của người lao động trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội
Miền núi Thanh Hóa có 7 dân tộc cùng sinh sống, địa bàn cư trú của đồng bào
các dân tộc chủ yếu trên các vùng xa xôi, hẻo lánh, có truyền thống tâm lý, xã hội bền
vững, sống thành từng làng, bản nhỏ. Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, bảo vệ môi trường
và sức khỏe, nâng cao dân trí gặp nhiều trở ngại. Mặc dù Nhà nước đã cố gắng rất
nhiều để mở rộng công tác giáo dục lên vùng cao, song chưa đủ các điều kiện vật chất
để nâng cao dân trí ở vùng miền núi, vùng đồng bằng và đô thị. Do dân trí thấp nên
việc tìm hiểu, nắm bắt thông tin, tiến bộ của khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế, miền
núi Thanh Hóa đời sống còn khó khăn.
Đáng chú ý là do dân trí thấp, cuộc sống lại khó khăn nên đồng bào vùng núi
cao dễ tin vào những điều thần bí, dễ bị dụ dỗ, lôi cuốn vào những hoạt động tôn giáo,
mê tín dị đoan. Các thế lực thù địch luôn lợi dụng những đặc điểm tâm lý của bà con
các dân tộc vùng cao để lôi kéo họ vào các hoạt động tôn giáo và chính trị hòng chia
rẽ khối đoàn kết dân tộc. Do đó vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề rất nhạy cảm ở
vùng núi cao.
Do bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù như trên, đặc
biệt là do tập quán canh tác lạc hậu, nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Thanh Hóa
chưa thực sự góp phần làm thay đổi được tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó
khăn và bất cập hiện nay.
Tác giả cho rằng đổi mới ý thức, tâm lý, tư duy của người lao động trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội là công việc cấp thiết, lâu dài, chiến lược và có ý nghĩa
tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Thanh
Hóa.
Đối với giải pháp này, theo tác giả, trước hết là tích cực truyền chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến đồng bào các dân tộc.
Xét về mặt dân trí thì nhân dân ở miền núi Thanh Hóa có trình độ dân trí thấp hơn
miền xuôi nhưng xét về trình độ giác ngộ cách mạng, ý thức về sự nghiệp chung thì
nhân dân ở đây có ý thức rất cao, không hề kém miền xuôi và đô thị. Truyền thống
cách mạng đã ăn sâu vào tâm thức của đồng bào. Vì vậy, khi hiểu rõ chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chính sách về kinh tế, về vấn đề tôn giáo, dân
tộc, đồng bào các dân tộc thiểu số sẽ nhanh chóng tiếp thu, vận dụng, phát huy được
tính chủ động sáng toạo của bản thân và ý thức rõ được trách nhiệm của họ đối với gia
đình, quê hương.
Mặt khác, để thay đổi được tư duy trong phát triển kinh tế - xã hội, lực lượng
lao động dân tộc thiểu số rất cần được tiếp cận với các hoạt động trợ giúp về kiến thức
như: tập hua án chuyển giao khoa học kỹ thuật, tham gia các hội thảo, các dự án... để
dần thay đổi tập quán canh tác cổ truyền kém năng suất, mạnh dạn ứng dụng các tiến
bộ của khoa học công nghệ vaòi phát triển kinh tế và chủ động trong cách thức tìm
kiếm thị trường cho sản phẩm. Do vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác tập huấn và
ưu tiên các dự án hỗ trợ trong và ngoài nước cho các huyện miền núi, để người lao
động ở đây có điều kiện tiếp cận với thông tin và kỹ thuật, bổ sung những yếu tố cần
thiết để họ góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực
Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) về định hướng
chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa lần thứ XV, sự nghiệp phát triển đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa
nói chung, đặc biệt là miền núi Thanh Hóa cần gắn liền với các mục tiêu kinh tế - xã
hội của các địa phương, ưu tiên cho các ngành nghề phù hợp với các đặc điểm của
vùng miền và các ngành kinh tế địa phương có thế mạnh như lâm nghiệp, sản xuất chế
biến các sản phẩm nông lâm nghiệp, kinh tế trang trại, kinh tế rừng. Để thực hiện
được mục tiêu đào tạo nhân lực, phải coi đây là sự nghiệp của toàn xã hội, của tất cả
các cấp, các ngành, các địa phương, trách nhiệm của mọi gia đình và của bản thân mỗi
người lao động. Tác giả cho rằng đào tạo nhân lực cho miền núi Thanh Hóa cần quan
tâm đầu tư phát triển cả hệ thống cơ sở, tiền đề cho việc đào tạo nhân lực. Nếu coi đào
tạo nhân lực là một quá trình, thì quá trình đó bao gồm: củng cố, nâng cao chất lượng
giáo dục phổ thông và đào tạo nhân lực.
3.1.2.1. Củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông
Nâng cao trình độ học vấn là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài. Để đạt được
chất lượng trong giáo dục phổ thông bố trí giáo viên đủ về số lượng và chủng loại,
chuẩn về trình độ. Đẩy mạnh đào tạo chuẩn, đào tạo trên chuẩn, ưu tiên cho đối tượng
giáo viên người địa phương và giáo viên tình nguyện công tác lâu dài tại miền núi.
Về mặt tài chính: cần ưu tiên các chương trình tài trợ như các dự án ODA,
CIDA, WB... cho việc xây dựng, kiên cố hóa trường lớp học, nhà ở cho giáo viên và
tăng cường trang thiết bị thí nghiệm, thực hành.
Trong điều kiện hiện nay, nâng cao thể lực, bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, cải thiện vệ sinh môi trường sống
là yêu cầu bức xúc hàng đầu nhằm đáp ứng đòi hỏi về chi phí và cường độ lao động
ngày càng cao khi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được đẩy mạnh.
Nâng cao thể lực là nâng cao sức khỏe nhân dân và phải được coi như là sự đầu tư cơ
bản, phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Khi đề cập đến vấn đề phát triển
nguồn nhân lực trong quá trình đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Đảng ta đã khẳng định: Sự cường tráng của thể chất là nhu cầu của bản thân con
người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản vật chất và trí tuệ cho xã hội.
Chỉ có những người khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần mới có thể nâng
cao sức mạnh của bản thân, bắt nhịp được với cuộc sống hiện đại. Họ làm việc dẻo dai,
có khả năng tập trung về trí tuệ khi làm việc, có sức mạnh của niềm tin và ý chí để
làm tốt công việc.
Vì vậy, tác giả cho rằng trong giai đoạn đào tạo, chuẩn bị cho nguồn nhân lực,
cần kết hợp giữa bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện thể lực cho học sinh phổ thông.
Điều cơ bản hơn là giáo dục để học sinh có đủ nhận thức về tầm quan trọng của việc
rèn luyện thể lực, tạo điều kiện để học sinh hình thành thói quen rèn luyện. Tuy nhiên,
việc rèn luyện thể lực phải luôn kết hợp với việc cải thiện nhu cầu dinh dưỡng, cải
thiện môi trường sống.
ở lĩnh vực này, công tác hướng nghiệp trong nhà trường là vô cùng quan trọng.
Rất cần tăng cường công tác hướng nghiệp để trước khi tốt nghiệp, học sinh phổ thông
có đủ kiến thức, nhận thức lựa chọn ngành nghề mà địa phương đang cần và phù hợp với
năng lực của mình, đảm bảo thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp ngay năm đầu tiên.
3.1.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực
Ngày nay, cách mạng khoa học - công nghệ cùng với sự ra đời của kinh tế tri
thức đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực. Để yếu tố nhân
lực thực sự trở thành một lợi thế so sánh trong hội nhập và trong cạnh 4tranh trên thị
trường thì lao động nhất thiết phải được nâng cao theo xu hướng và chuẩn mực của
khu vực và quốc tế.
Đối với miền núi tỉnh Thanh Hóa, lực lượng có chuyên môn kỹ thuật còn rất
thấp, do đó cần phải phát triển cả số lượng và chất lượng, đặc biệt là nguồn nhân lực
phục vụ phát triển nông thôn, miền núi, xuất khẩu lao động, một số ngành mũi nhọn.
Mục tiêu của phát triển nhân lực các dân tộc thiểu số Thanh Hóa là hình thành đội ngũ
nhân lực lao động đông đảo, đồng bộ về cơ cấu, trình độ và cơ cấu ngành nghề hợp lý.
Bồi dưỡng đội ngũ lao động về tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc, lòng yêu quê
hương, gia đình, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật,
tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập thân, lập nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống
bản thân, gia đình và góp phần tích cực xây dựng quê hương giàu mạnh. Đào tạo lớp
người lao động có kiến thức cơ bản, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực
hành nghề cao, quan tâm đến hiệu quả công việc, có tác phong công nghiệp, nhạy cảm
với cái mới, có ý thức vươn lên trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp.
Phát triển lực lượng nòng cốt của đội ngũ nhân lực bao gồm đội ngũ công
nhân kỹ thuật lành nghề, kỹ thuật viên trung cấp, cao đẳng, các chuyên gia và các cán
bộ khoa học - công nghệ... đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để đạt được mục tiêu trên, tác giả cho rằng cần các giải pháp:
Một là, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật,
trang bị đầy đủ kiến thức cho người lao động để nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo
nghề. Cần có các loại hình, hệ đào tạo thích hợp thông qua các trường chính quy,
không chính quy, công lập, ngoài công lập, dài hạn và ngắn hạn và đặc biệt đối với
nông thôn, miền núi là hình thức chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ thông qua
công tác khuyến nông, khuyến lâm để thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông
nghiệp sang các ngành nghề khác.
Trong điều kiện mới, các loại hình đào tạo đang được đa dạng hóa, cần thay
đổ quan niệm và mở rộng khái niệm công nhân kỹ thuật và thay vào đó là lao động đã
được đào tạo nghề. Như vậy tất cả những người đã qua các lớp đạo tạo nghề dù là
ngắn hạn hay dài hạn và bằng bất cứ hình thức đào tạo đều được coi là có nghề và có
nhiều cơ hội để tham gia vào lao động trong các thành phần, các loại hình kinh tế.
Tác giả đồng tình và ủng hộ dự án đầu tư xây dựng mới Trường Công nhân Kỹ
thuật Ngọc Lặc để đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của 11 huyện miền núi Thanh Hóa.
Cải tiến nội dung, chương trình đào tạo nghề như biên soạn giáo trình tài liệu, thiết
bị thực hành phải phù hợp với yêu cầu dạy và học, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
sản xuất, thiên bộ kỹ thuật, thiết bị và công nghệ mới. Nội dung chương trình phải đảm
bảo tính giáo dục, đào tạo toàn diện. Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm
làm cho người học nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, có năng lực thực hành cải
tiến chương trình giảng dạy, thực hiện đào tạo học vấn, kỹ năng cơ bản tại trường và tạo
kỹ năng chuyên nghiệp tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Chú trọng đồng thời cả ba nội dung:
kỹ năng - tay nghề, kiến thức hiểu biết lý thuyết về nghề nghiệp, xã hội và thái độ - cách
ứng xử trong hoạt động sản xuất và trong xã hội. Tăng cường các môn học cần thiết trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (ngoại ngữ, tin học...).
Về nguồn lực tài chính: Bổ sung cho các huyện miềnnúi củatỉnh ngân sách dành
cho đào tạo phát triển nhân lực. Tăng tỉ lệ nguồn tài chính của các chương trình đầu tư
phát triển cho công tác đào tạo nhân lực khối miền núi.
Hai là, đổi mới công tác giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp, đổi mới
công tác tyển sinh vào các trường trung học chuyên nghiệp trong tỉnh và đại học Hồng
Đức để có một cơ cấu đào tạo hợp lý giữa các bậc đào tạo; đổi mới cơ cấu kiến thức,
trang bị các kiến thức cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng bước gắn đào tạo
với sử dụng, thực hiện xã hội hóa đào tạo: người học, người sử dụng và Nhà nước cùng
chịu chi phí đào tạo, nhiều thành phần kinh tế tham gia công tác đào tạo.
Mục tiêu phát triển các ngành nghề đào tạo trước mắt và lâu dài là tạo nguồn nhân
lụ có trình độ phục vụ các vùng kinh tế, các khu công nghiệp của vùng và các mục tiêu
kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy cần có chính sách, biện pháp phát triển mạnh nguồn nhân
lực cho khoa học và công nghệ: có chế độ đặc biệt ưu đãi các nhân tài và đạo tạo các cán
bộ đầu đàn cho những ngành công nghệ then chốt; có chính sách hấp dẫn thu hút lực
lượng cán bộ khoa học - công nghệ cao, các thạc sĩ, tiến sĩ về công tác tại miền núi. Đây
chính là những tiện đề tạo ra bước phát triển đột phá trong giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của miền núi Thanh Hóa mà nguồn nhân lực tham gia đóng góp.
Ba là, ngoài nhu cầu trí tuệ, sức khỏe nguồng nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa cận có phẩm chất đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân vì phẩm
chất đáo đức làm cho con người biết sống cao đẹp, sống có ý nghĩa, biết hướng tới cái
đúng, cái hợp lý, biết đoàn kết hợp tác trong lao động nhân thêm sức mạnh của con người
và dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
Vì vậy cần phải chú trọng nhiều hơn và có giải pháp thích hợp để bồi dưỡng, tăng
cường phẩm chất đạo đức cách mạng của nguồn nhân lực, bao gồm các khía cạnh về tính
cần cù, tinh thần vươn lên, nghị lực vượt mọi khó khăn, gian khổ, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, có niềm tin, có truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc và tinh thần trách
nhiệm trong mọi hoạt động lao động, có kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng hợp
tác với đồng nghiệp, ý chí phấn đấu thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ cá nhân. Đối với
nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Thanh Hóa với truyền thống và những giá trị tốt đẹp
của con người nơi đây, chắc chắn rằng có giải pháp phù hợp thì mục tiêu này sẽ được
phát huy tối đa và bền vững trong mọi giai đoạn của đất nước.
3.1.3. Tạo việc làm nhằm sử dụng nhân lực có hiệu quả hơn
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2001-2010 và Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV
đã chỉ rõ:
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông thôn, khôi phục và phát triển các nghề truyền
thống, du nhập và phát triển các nghề mới đẩy mạnh phong trào thanh niên lập nghiệp và
xuất lhẩu lao động. Khuyến khich và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế
mở mang ngành nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa, nhất là các cơ sở có khả
năng sử dụng nhiều lao động.
Chương trình chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã mở ra một
hướng mới và rộng lớn để các vùng miền kinh tế trong tỉnh có điều kiện phát triển
nguồn nhân lục phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Trong phạm vi của miền núi Thanh Hóa, tác giả mạnh dạn xây dựng giải pháp:
3.1.3.1. Khôi phục nghề truyền thống, xây dựng các làng nghề
Trong phân công lại lao động khu vực nông thôn miền núi cần hướng vào việc
phân công lại lao động tại chỗ là chủ yếu: Thông qua đổi mới cơ cấu sản xuất nông
nghiệp, cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi, phát triển và mở rông các hoạt động ngành nghề, sản
xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các hoạt động dịch vụ nông thôn cho phù hợp
với yêu cầu ngày câng còa của sản xuất và đời sống. Miền núi Thanh Hóa không chỉ sản
xuất nông lâm truyền thống mà do yêu của thị trường, đòi hỏi phải có những sản phẩm
mới có giá trị không chỉ cho tiêu dùng trong vùng, trong nước mà cho xuất khẩu. Với
phương châm "ly nông bất li hương", từng bước giảm tương đối và thuyệt đối số lao động
chuyên làm nông lâm nghiệp sang làm các ngành nghề mới.
Để có sự chuyển dịch cơ cấu, phân công lao động trên đây, tác giả cho rằng
Đối với các dân tộc thiểu số Thanh Hóa, giai đoạn hiện nay rât cần phát triển các
ngành nghề: thêu ren,dệt thổ cẩm sản xuất mây tre đan, sản xuất nứa cuốn.
Cơ sở cho việc đề xuất giải pháp này:
Một là, đối với miền núi Thanh Hóa, hệ số sử dụng thời gian lao động còn rất
thấp (dưới 70%)lao động thủ công phân tán, nông nghiệp là chủ yếu, đời sống còn khó
khăn đang đòi hỏi những giải pháp cấp bách về tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu phân
công kinh doanh xã hội và cải thiện đời sống.
Những ngành nghề nêu trên rất phù hợp với lao động nông thôn bở vì người lao
động có thể tham gia sản xuất bằng cách tận dụng mùa vụ nông nhân, thời gian rỗi trong
ngày để tham gia lao động.
Hai là, với tiềm năng dồi dào về nguyên liệu cùng với sự khéo léo và cần cù của
đồng bào dân tộc thiểu số Thanh Hóa, những ngành nghề: thêu ren, dệt thổ cẩm, sản xuất
mây tre đan sẽ trở thành ngành nghề sử dụng lao động thiếu việc làm tại nông thôn hiệu
quả nhất. Do vậy các ngành nghề trên chính là những ngành làm cơ sở cho việc phát huy
lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế của vùng.
Tuy nhiên để phát triển được các ngành nghề này, một yêu cầu rất quan trọng đặt
ra là cần tìm kiếm thị trường tiêu thụ để sản phẩm làm ra được tham gia thị trường, đem
lại lợi ích kinh tế thiết thực cho người lao động. Do đó, đội ngũ nguồn nhâ lực then chốt
trong ngành phải được đào tạo kỹ năng giao dịch với đối tác, tiếp cận với nhiều loại hình
thị trường khác nhau để không ngừng mổ rộng biên độ của ngành nghề.
3.1.3.2. Tăng cường xuất khẩu lao động
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan. Nhiều vấn đề
kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu đang được các quốc gia quan tâm hành động chung để
giải quyết như nghèo đói, phát triển nguồn nhân lực, công ăn việc làm, bảo vệ môi trường,
bình đẳng, t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.pdf