Tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang dến năm 2020: LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang dến năm 2020” là do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Chiển.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
MỤC LỤC
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.
Danh sách các bảng số liệu.
Danh sách các biểu đồ.
Bản đồ.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 1
3. Mục đích và nhiệm vụ 2
3.1 Mục đích 2
3.2 Nhiệm vụ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4.2 Phạm viên nghiên cứu 3
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Cơ sở lý kuận 3
5.2 Nguồi tài liệu tham khảo 3
5.3 Phương pháp nghiên cứu 3
6. Đóng góp mới của luận văn 3
7. Bố cục 4
Chương 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.
1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực và ph...
105 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang dến năm 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang dến năm 2020” là do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Chiển.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
MỤC LỤC
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.
Danh sách các bảng số liệu.
Danh sách các biểu đồ.
Bản đồ.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 1
3. Mục đích và nhiệm vụ 2
3.1 Mục đích 2
3.2 Nhiệm vụ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4.2 Phạm viên nghiên cứu 3
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Cơ sở lý kuận 3
5.2 Nguồi tài liệu tham khảo 3
5.3 Phương pháp nghiên cứu 3
6. Đóng góp mới của luận văn 3
7. Bố cục 4
Chương 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.
1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 5
1.1.1 Các quan niệm về nguồn nhân lực 5
1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực 7
1.1.3 Sự cần thiết khách quan phát triển nguồn nhân lực 8
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực 10
1.2.1 Dân số, giáo dục - đào tạo 10
1.2.2 Hệ thống các chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
14
1.2.3 Thị trường sức lao động 15
1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển KT - XH 17
1.3.1 Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế 17
1.3.2 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội 18
1.4 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới
20
Chương 2.
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG.
2.1 Các nhân tố kinh tế - xã hội ở Kiên Giang ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực 23
2.1.1 Những đặc điểm về tự nhiên 23
2.1.2 Những đặc điểm kinh tế - xã hội 24
2.1.3 Về văn hóa - xã hội 28
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang 29
2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực 29
2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực 34
2.2.3 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực 42
2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực 54
2.3.1 Những thành tựu và hạn chế về phát triển nguồn nhân lực 54
2.3.2 Những thách thức, tồn tại 55
Chương 3.
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020.
3.1 Mục tiêu, quan điểm cơ bản phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Kiên Giang 62
3.1.1 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Kiên Giang 62
3.1.2 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Kiên Giang 62
3.2 Những giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực 63
3.2.1 Giải pháp về đầu tư cho giáo dục đào tạo 63
3.2.1.1 Đầu tư phát triển nâng cao dân trí, giáo dục hướng nghiệp 63
3.2.1.2 Đầu tư cơ sở vật chất trường lớp; đội ngũ giáo viên đạt chuẩn
66
3.2.2 Tăng cường phát triển lĩnh vực đào tạo nghề 67
3.2.2.1 Dự báo nhu cầu về học nghề 67
3.2.2.2 Các cơ sở đào tạo và năng lực đào tạo nghề 67
3.2.2.3 Chương trình và thời gian đào tạo nghề 68
3.2.2.4 Cơ sở vật chất và định mức chi phí đào tạo 69
3.2.3 Duy trì tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiến bộ 71
3.2.4 Gắn đào tạo với sử dụng 72
3.2.5 Phát triển thị trường sức lao động 73
3.2.6 Thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân tài 74
3.3 Các kiến nghị đối với Nhà nước, Tỉnh 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 82
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- Chỉ số phát triển con người (Huma Development Index) : HDI
- Chỉ số đánh giá sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữa phụ nữ và nam giới : GDI
- Chỉ số nghèo khổ tổng hợp : HPI
- Giá trị tổng sản phẩm xã hội : GDP
- Công nghiệp hóa – hiện đại hóa : CNH-HĐH
- Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế Châu Âu : OCDE
- Khoa học công nghệ : KHCN
- Ủy ban nhân dân : UBND
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU
1- Bảng 1: Tổng GDP chỉ số phát triển phân theo các ngành kinh tế so với 2000 (so sánh 1994). Trang 25
2- Bảng 2: Tăng trưởng GDP. Trang 26
3- Bảng 3: Giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994). Trang 27
4- Bảng 4: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Trang 28
5- Bảng 5: Dân số và tỷ lệ phát triển dân số theo thời kỳ 2001 - 2007. Trang 30
6- Bảng 6: Tốc độ tăng nguồn nhân lực. Trang 36
7- Bảng 7: Dân số và lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân của Tỉnh qua các năm. Trang 33
8- Bảng 8: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi. Trang 33
9- Bảng 9: Trình độ học vấn phân theo giới tính và khu vực thành thị - thông thôn. Trang 39
10- Bảng 10: Nguồn lực phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 2007. Trang 41
11- Bảng 11: Số cơ sở y tế và cán bộ y tế. Trang 42
12- Bảng 12: Lực lượng lao động đang có việc làm phân theo ngành kinh tế năm 2007. Trang 44
13- Bảng 13: Lực lượng lao động đang có việc làm phân theo thành phần kinh tế năm 2007. Trang 45
14- Bảng 14: Sự phân bố lao động trong ngành ở các khu vực ngành kinh tế quốc dân của Tỉnh qua các năm. Trang 47
15- Bảng 15: Hệ thống trường lớp, giáo viên phổ thông. Trang 48
16- Bảng 16: Hệ thống đào tạo chuyên nghiệp. Trang 49
17- Bảng 17: Tổng hợp đào tạo sử dụng giai đọan 2001-2005. Trang 51
18- Bảng 18: Tỷ lệ lao động qua đào tạo. Trang 53
19- Bảng 19: Trình độ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tỉnh Kiên Giang 2001 - 2005 và năm 2007. Trang 54
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
1- Biểu đồ 1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế. Trang 26
2- Biểu đồ 2: Cơ cấu dân số phân theo giới tính. Trang 30
3- Biểu đồ 3: Cơ cấu dân số phân theo khu vực. Trang 31
4- Biểu đồ 4: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo giới tính năm 2007. Trang 32
5- Biểu đồ 5: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm khu vực thành thị và nông thôn năm 2007. Trang 34
6- Biểu đồ 6: Tình hình lao động Kiên Giang năm 2007. Trang 43
7- Biểu đồ 7: Số người từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trang 46
BẢN ĐỒ
01 Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang. Trang 24
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Trong toàn bộ các nhân tố quyết định sự phát triển nền sản xuất xã hội, nhân tố đóng vai trò có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng đó là nguồn nhân lực. Khẳng định tầm quan trọng của nó V.I Lênin đã viết: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là người công nhân là người lao động”. Tầm quan trọng này được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, khẳng định: “Phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm đến năm 2010 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao; tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội” (trang 93).
Đặc biệt, đối với vùng Tây Nam Bộ nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng, Nghị quyết chỉ rõ: “Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn cao. Lao động thiếu việc làm và không có việc làm còn nhiều. Tỷ lệ qua đào tạo rất thấp” (trang 166). Do vậy, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn đang là những vấn đề cấp bách. Chính sức lôi cuốn thực tiễn ấy của tiềm năng chưa được đánh thức, đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: “ Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020” làm luận văn cao học kinh tế.
Đề tài, không phải tìm ra giải pháp đào tạo hay sử dụng có hiệu quả; mà là dưới góc độ phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
Tình hình nghiên cứu đề tài:
Bàn về phát triển nguồn nhân lực đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, hội thảo, các bài viết đăng tải trên trên nhiều tạp chí khác nhau như: “Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, của Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân; “Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” của TS. Trương Thị Minh Sâm, Viện Khoa học và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia; “ Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của TS. Nguyễn Thanh, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh...
Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định trong việc cung cấp lý luận về phát triển nguồn nhân lực nói chung trên các lĩnh vực, các ngành, các vùng của nền sản xuất xã hội trong phạm vi cả nước. Song đối với tỉnh Kiên Giang chưa có công trình nghiên cúu nào về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, tôi chọn “Phát triển nguồn nhân lực cho Tỉnh nhà trong quá trình phát triển kinh tế xã hội” làm luận văn cao học kinh tế là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Mục đích và nhiệm vụ:
3.1. Mục đích:
Thông qua việc nghiên cứu nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực tỉnh Kiên giang nói riêng, mục đích của đề tài là phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang đến 2020.
3.2. Nhiệm vụ:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản, cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực về đào tạo và sử dụng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Bài học kinh nghiệm về quá trình phát triển nguồn nhân lực vận dụng trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Hai là, phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang thông qua các chỉ số phát triển trên các mặt: số lượng, chất lượng gắn với cơ sở vật chất năng lực đào tạo, mức độ đáp ứng… Trên cơ sở đó rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ thực trạng của nó trong thời gian qua.
Ba là, vạch ra những quan điểm và giải pháp cơ bản về nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội của Tỉnh đến năm 2020.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang nói riêng. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực rất rộng liên quan đến tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, trong luận văn này chỉ đi vào những nội dung cơ bản về Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh kiên Giang từ năm 2000 đến 2020 và các giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở lý luận:
Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Các nguyên lý của kinh tế chính trị Mác - Lênin.
5.2. Nguồn tài liệu tham khảo:
Các tác phẩm kinh điển của Karl Marx, F.Engels, V.I. Lênin về nguồn nhân lực; Kinh tế chính trị Mác – Lênin, các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tư liệu của Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Kiên Giang.
5.3. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận cơ bản, chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu là phép biện chứng duy vật. Vận dụng phương pháp luận chung; phương pháp cụ thể là logic lịch sử, phân tích và tổng hợp so sánh, theo dõi, thống kê, mô hình hóa.
6. Đóng góp mới của luận văn:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực nói chung ở Việt Nam, tỉnh Kiên Giang nói riêng.
Hai là, bằng các số liệu chứng minh, luận văn phân tích và làm sáng tỏ thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Kiên Giang; qua đó rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển nguồn nhân lực quan trọng của tỉnh trong qúa trình phát triển kinh tế - xã hội.
Ba là, vạch ra quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2020.
Bốn là, cung cấp số liệu thực tế dùng làm tài liệu để triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là một số cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nội Vụ, Sở Công An, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn….
Bố cục:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài chia làm 3 chương, 9 tiết.
Chương 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.
1.1.1. Các quan niệm về nguồn nhân lực.
Theo Từ điển thuật ngữ của Pháp, nguồn nhân lực xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và mong muốn có việc làm. Như vậy theo quan điểm này thì những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không muốn có việc làm thì không được xếp vào nguồn nhân lực xã hội.
Ở Úc xem nguồn nhân lực là toàn bộ những người bước vào tuổi lao động, có khả năng lao động. Trong quan niệm này không có giới hạn trên về tuổi của nguồn lao động.
Theo Liên Hợp quốc, Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức năng lực, toàn bộ cuộc sống của con người hiện có, thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng .
Nhân lực dưới góc độ từ và ngữ là danh từ (từ Hán Việt): nhân là người, lực là sức. Ngay trong phạm trù sức người lao động cũng chứa một nội hàm rất rộng. Nếu dừng lại ở các bộ phận cấu thành đó là sức óc, sức bắp thịt, sức xương… Sức thể hiện thông qua các giác quan mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, da cảm giác… Còn chất lượng của sức lao động đó là trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, lành nghề…
Nếu xét theo nghĩa rộng, toàn bộ tổng thể nền kinh tế được coi là một nguồn lực thì nguồn lực con người (Human Resources) là một bộ phận của các nguồn lực trong nền sản xuất xã hội. Chẳng hạn nguồn lực vật chất (Physical Resources), nguồn lực tài chính (Financial Resources)…
Theo quan điểm của tổ chức Liên Hợp Quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống, sức khỏe con người hiện có, thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng.
Đại từ điển kinh tế thị trường, nguồn nhân lực là nhân khẩu có năng lực lao động tất yếu, thích ứng được với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhân lực là chỉ tổng nhân khẩu xã hội, là nguồn tài nguyên. Tài nguyên nhân lực là tiền đề vật chất của tái sản xuất xã hội. Tài nguyên nhân lực vừa là động lực vừa là chủ thể của sự phát triển, có tính năng động trong tái sản xuất xã hội. Chính vì lẽ đó khi phân tích về nguồn tài nguyên nhân lực, phải xem xét nó trong mối quan hệ với tốc độ tăng dân số, sự phát triển của giáo dục đào tạo, nâng cao phẩm chất của người dân, và những điều kiện vật chất cần thiết đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tái sản xuất nguồn lực cho xã hội [42-1064].
Có ý kiến cho rằng: nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động. Như vậy, nguồn nhân lực rộng hơn nguồn lao động; bởi nguồn nhân lực bao gồm cả những người ngoài tuổi lao động thực tế có tham gia lao động. Tuy nhiên, “Ở chừng mực nào đó, có thể coi nguồn lao động hay nguồn nhân lực, đồng nhất về số lượng, cả hai cùng bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, cũng như cả người ngoài tuổi lao động có nhu cầu và khả năng tham gia lao động” [25.29].
Nguồn nhân lực là tổng hợp tiềm năng lao động của con người trong một quốc gia, một vùng, một khu vực, một địa phương trong một thời điểm cụ thể nhất định. Tiềm năng của nguồn nhân lực bao gồm thể lực, trí lực và tâm lực (đạo đức, lối sống, nhân cách và truyền thống, lịch sử, văn hóa, dân tộc) của bộ phận dân số có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội. “Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [10. 217].
Đề cao vai trò của yếu tố con người cũng là nét nổi bật trong tư tưởng kinh tế của Karl Marx với tư tưởng chủ đạo: chỉ có lao động mới tạo ta giá trị nguồn gốc duy nhất của mọi của cải trong xã hội. Tư tưởng này có ý nghĩa quan trọng; nó cho thấy tiến bộ kỹ thuật không hề làm giảm ý nghĩa của yếu tố con người mà ngược lại, cùng với quá trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất con người cùng với tiềm năng trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng.
Nguồn nhân lực của xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động (theo Bộ Luật Lao động) và ngoài độ tuổi lao động nhưng có khả năng hoặc sẽ tham gia lao động. Số lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và độ tuổi lao động; chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào sự nghiệp giáo dục đào tạo và thể chất người lao động, yếu tố di truyền, nhu cầu sử dụng lao động ở địa phương. Trong một chừng mực nào đó nguồn nhân lực đồng nghĩa với nguồn lao động, nhưng nói về nguồn nhân lực là nói tới chất lượng của lao động.
Đề cập đến nguồn nhân lực, việc sử dụng nguồn nhân lực liên quan đến việc làm. Đây chính là tiêu chí xác định hiệu quả nguồn nhân lực. Guy Hân-tơ, chuyên gia Viện phát triển hải ngoại Luân đôn đã đưa ra định nghĩa: “ Việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách thức kiếm sống của con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế” [30.62].
Phát triển nguồn nhân lực.
Từ khái niệm về nguồn nhân lực, chúng ta có thể hiểu về phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt đạo đức, trí tuệ, kỹ năng lao động, thể lực, tâm hồn… Để họ có thể tham gia vào lực lượng lao động, thực hiện tốt quá trình sản xuất và tái sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm, góp phần làm giàu cho đất nước làm giàu cho xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực được xem xét trên hai mặt chất và lượng. Về chất phát triển nguồn nhân lực phải được tiến hành trên cả ba mặt: phát triển nhân cách, phát triển trí tuệ, thể lực, kỹ năng và tạo môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển; về lượng là gia tăng số lượng nguồn nhân lực, điều này tùy thuộc vào nhiều nhân tố trong đó dân số là nhân tố cơ bản.
Bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng có 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực chính là đầu tư vào các các yếu tố của quá trình sản xuất. Cần lưu ý rằng trong tất cả các yếu tố đầu tư thì đầu tư vào con người, đầu tư cho nguồn nhân lực là đầu tư quan trọng nhất. Đầu tư cho con người được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn: giáo dục tại nhà trường, đào tạo nghề nghiệp tại chỗ, chăm sóc y tế….
Phát triển nguồn nhân lực dưới góc độ của một đất nước là quá trình tạo dựng một lực lượng lao động năng động, thể lực và sức lực tốt, có trình độ lao động cao, có kỹ năng sử dụng, lao động có hiệu quả. Xét ở góc độ cá nhân thì phát triển nguồn nhân lực là việc nâng cao kỹ năng, năng lực hành động và chất lượng cuộc sống nhằm nâng cao năng suất lao động. Tổng thể phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm nâng cao thể lực, trí lực của người lao động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất. Trí lực có được nhờ quá trình đào tạo và tiếp thu kinh nghiệm. Thể lực có được nhờ vào chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và chăm sóc y tế, môi trường làm việc….
Sự cần thiết khách quan phát triển nguồn nhân lực.
Sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực không chỉ về chất lượng và số lượng mà còn phải có một cơ cấu đồng bộ. Nguồn nhân lực được coi là vấn đề trung tâm của sự phát triển. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định “nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [40,108] “con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [40,201]. Nguồn lực con người là điểm cốt yếu nhất của nguồn nội lực, do đó phải bằng mọi cách phát huy yếu tố con người và nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực.
Vai trò và vị trí của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của đất nước ngày càng cao đặc biệt đối với khoa học xã hội và nhân văn. Nó là cơ sở “cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội, xây dựng con người, phát huy những di sản văn hóa dân tộc, sáng tạo những giá trị văn hóa mới của Việt Nam” [40,112].
Trong chương trình KX - 05 “Xây dựng văn hóa, phát triển con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã phản ánh một cách đầy đủ và súc tích về mối quan hệ các vấn đề văn hóa, con người nguồn nhân lực gắn quyện với nhau: hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra qua giáo dục lại trở lại với con người được con người thừa kế và phát triển, phải trở thành sức mạnh ở mỗi con người cũng như trong từng tập thể lao động thành vốn người, nguồn lực con người tạo ra các giá trị mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của từng người nhóm người, đội lao động, tập thể một đơn vị sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nói chung và của từng tế bào kinh tế nói riêng.
Sự cần thiết khách quan phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết sự phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ nhu cầu về lao động. Sở dĩ như vậy bởi yêu cầu phát triển của xã hội nguồn nhân lực xã hội ngày càng tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng lớn, ngày càng phong phú đa dạng. Điều đó tất yếu xã hội phải tạo ra nhiều của cải theo đà phát triển ngày càng tăng của xã hội; nghĩa là lực lượng tham gia vào các hoạt động của nền sản xuất xã hội phải ngày càng nhiều, chất lượng lao động phải ngày càng nâng lên, phải nâng cao trình độ trí tuệ và sức sáng tạo của con người hay nói cách khác phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ ngày càng cao mới đáp ứng được yêu cầu đó.
Sự cần thiết phải nâng cao trình độ sức lao động còn cần thiết ở chỗ từ nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Khi kinh tế phát triển mạnh hơn, xã hội trở nên văn minh hơn thì con người luôn luôn được hoàn thiện ở cấp độ cao hơn. Đến lượt nó đòi hỏi việc nâng cao trình độ tri thức của người lao động; nghĩa là không phải chỉ do yêu cầu thực tiễn của sản xuất mà do yêu cầu đòi hỏi từ chính bản thân con người, hay nói cách khác, chất lượng của nguồn nhân lực sẽ tăng lên là điều tất yếu trong tiến trình phát triển của nền sản xuất xã hội.
Sự phát triển của nguồn nhân lực còn là một tất yếu do tiến trình phát triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, yêu cầu khoa học của tính đồng bộ trong tiến trình phát triển. Đối với Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực tăng lên không chỉ có ý nghĩa để sử dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ mà còn có điều kiện để sáng tạo ra các tư liệu lao động mới. Hơn thế quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa yêu cầu nguồn nhân lực phải có sự chuyển biến về chất từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ.
Sự phân tích trên cho thấy nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một tất yếu khách quan, là xu thế phát triển của thời đại là yêu cầu tất yếu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá là sự cần thiết khách quan đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Một nguồn nhân lực chất lượng cao là tiền đề, là cơ sở quyết định sự thành bại trong công cuộc xậy dựng và phát triển đất nước. Hơn nữa nguồn nhân lực chất lượng cao còn là nhân tố khắc phục được những hạn chế của đất nước về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, vị trí địa lý… Là cách duy nhất để đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh bền vững.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực.
1.2.1. Dân số, giáo dục - đào tạo.
Như chúng ta đều biết bất kỳ một quá trình sản xuất xã hội nào cũng cần có 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động; trong đó sức lao động là yếu tố chủ thể của quá trình sản xuất; nó không chỉ làm “sống lại” các yếu tố của quá trình sản xuất mà còn có khả năng sáng tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất. Điều đó chứng tỏ vai trò của nguồn nhân lực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trong các nguồn nhân lực sẵn có thì chất lượng nguồn nhân lực có ý nghiã đặc biệt quan trọng. Như đã phân tích trên để cải biến đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động phải sử dụng lao động chân tay, song để sáng tạo ra các đối tượng lao động và tư liệu lao động mới tất yếu cần đến đội ngũ lao động trí óc.
Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trước hết phải kể đến là sức khỏe của nguồn nhân lực. Đây là một yêu cầu tất yếu, tiên quyết và không thể thiếu. Bởi sức khỏe là nhân tố quyết định để duy trì sự tồn tại, là cơ sở cốt yếu để tiếp nhận, duy trì và phát triển trí tuệ. Hơn thế, chỉ có sức khỏe mới là cơ sở cho giáo dục đào tạo tốt hơn, mới hình thành được nguồn nhân lực có sức khỏe tốt không chỉ về thể trạng mà cả nội dung bên trong của nó nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thì vai trò của đội ngũ trí thức, lao động chất xám ngày càng tăng và càng có ý nghĩa quyết định. Điều này đã được Karl Marx dự báo khoa học về vai trò của lao động trí tuệ: đến một trình độ nào đó, tri thức xã hội biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự tiên đoán của Karl Marx đã trở thành hiện thực trong điều kiện ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Trí tuệ - lao động trí tuệ là nhân tố quan trọng hàng đầu đội ngũ nguồn nhân lực trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ngày nay. Trí tuệ của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua tri thức. Tuy nhiên, tri thức chỉ thực sự trở thành nguồn lực khi nó được con người tiếp thu, làm chủ và sử dụng chúng. Hơn nữa dù máy móc công nghệ hiện đại đến đâu mà không có phẩm chất và năng lực cao, có tri thức khoa học thì không thể vận hành để làm “sống lại” nó chứ chưa nói đến việc phát huy tác dụng của nó thông qua hoạt động của con người.
Việc phân tích nhân tố trên đây cho thấy vai trò của nguồn nhân lực nói chung đặc biệt là nguồn lao động chất xám lao động trí tuệ là hết sức cần thiết, nhân tố đóng vai trò quyết định đối với nguồn nhân lực của xã hội, đánh dấu bước phát triển của một xã hội nhất định trong điều kiện quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay. Để có được nguồn nhân lực có chất lượng cao không có cách nào khác hơn đó là sự tác động sự quyết định của giáo dục đào tạo. Sự nghiệp giáo dục đào tạo góp phần quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến căn bản về chất lượng của nguồn nhân lực.
Phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là luôn tu dưỡng học tập nâng cao trình độ; trong đó hiếu học là không thể thiếu được: “Hiếu học, trọng học là một truyền thống quan trọng của người Việt Nam 99,12% số người được hỏi bày tỏ lòng mong muốn con cái mình được học hành, 78,13% mong muốn con cái họ có trình độ đại học và trên đại học…” [14.52]. Gắn liền với truyền thống hiếu học, trọng học là vấn đề tôn sư trọng đạo. Đây là giá trị truyền thống đang chi phối giá trị cuộc sống của con người Việt Nam hiện nay.
Trong các quan hệ cộng đồng thì quan hệ gia đình là tế bào của xã hội. Đối với con người Việt Nam hiện đại, cuộc sống gia đình hòa thuận theo quan niệm truyền thống là nhân tố quan trọng chí phối tâm thức của họ. Đối với một số quy phạm đạo đức truyền thống như đạo hiếu, lối sống thanh bạch, trong sạch, lòng nhân ái, sẵn sàng tương trợ người khác trong những lúc gặp khó khăn hoạn nạn là những nhân tố cần phát huy và có ý nghĩa nhất định đối với chất lượng nguồn nhân lực.
Cũng cần lưu ý rằng, cuộc sống theo cơ chế thị trường thời mở cửa cũng có không ít những tác động làm biến đổi những giá trị truyền thống những nhân tố tác động. “Trong cuộc điều tra xã hội học của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tìm hiểu mục đích của sinh viên cho thấy 92,8% trả lời rằng: phấn đấu để có được địa vị xã hội là mục đích gần với mong muốn của họ nhất. Xếp thứ hai trong bảng giá trị là làm giàu (87,2%). Trong khi đó mục đích phấn đấu để thành đạt trong chuyên môn đứng ở vị trí gần cuối bảng (62,8%)” [14.55].
Bên cạnh những tác động của giá trị truyền thống đối với chất lượng nguồn nhân lực cũng có những tác động ngược chiều đáng suy nghĩ. Trước hết, đó là thực trạng thái độ thờ ơ, thiếu quan tâm, chưa thấy được sự kế thừa cần thiết với những di sản văn hóa dân tộc, công trình văn hóa, di tích lịch sử, các loại hình nghệ thuật truyền thống, số người ham thích, yêu mến rất khiêm tốn… Tác động đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong kinh tế thị trường.
Chất lượng nguồn nhân lực, được phân tích làm sáng tỏ trên các mặt cơ cấu nguồn nhân lực hiện có, trình độ học vấn, số năm đi học bình quân. Tình trạng thể lực nguồn nhân lực về tình trạng sức khỏe, trọng lượng, chiều cao, tình trạng bệnh tật… Chất lượng nguồn nhân lực gắn với nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Như vậy, “có thể phân loại tất cả lực lượng lao động ra 5 loại: lao động tri thức, lao động quản lý, lao động dữ liệu, lao động cung cấp dịch vụ và lao động sản xuất hàng hóa... Nồng độ tri thức, trí tuệ cao hay thấp trong sản phẩm lao động phụ thuộc chủ yếu vào đóng góp của lực lượng lao động tri thức” [25.78].
Trình độ trí lực và kỹ năng của nguồn nhân lực, trình độ học vấn của dân số trong độ tuổi lao động, số năm học văn hóa phổ thông, số năm đào tạo nghề. Trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, lao động kỹ thuật được đào tạo chính qui, phân bổ giữa các vùng. Trình độ lao động được đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học. Cơ cấu nguồn lao động được đào tạo và sử dụng… Người công nhân có trình độ cao là người lao động theo phương pháp tiên tiến, giỏi nghề chính và biết thêm nghề khác, thâm nhập nhanh để vận hành được máy móc.
Về chất lượng nguồn nhân lực, đặc trưng nguồn nhân lực Việt Nam có trình độ học vấn khá, thông minh, cần cù, chịu khó, sáng tạo có khả năng nắm bắt nhanh những thành tựu mới của khoa học công nghệ trên nhiều ngành nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, thích ứng với kinh tế thị trường. Nguồn nhân lực đã qua đào tạo từ nhiều địa chỉ ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Đây là nguồn lực cơ bản cần thiết cho trước mắt và tương lai để tiến hành lao động sản xuất đạt hiệu quả cao.
Ở nước ta lao động nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số lực lượng lao động. Do đó trong tiến trình phát triển, cơ cấu lao động phải được chuyển dịch theo hướng tăng lao động công nghiệp, lao động dịch vụ, lao động tri thức theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là trí tuệ mà còn là sức khỏe. Một yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo cho chất lượng nguồn nhân lực. Sức khỏe là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện chủ yếu để chuyển tải tri thức, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Sở dĩ như vậy, bởi các bộ phận cấu thành sức lao động đó là sức dốc, sức bắp thịt, sức thần kinh của một con người… Chỉ có sức khỏe tốt, mới có điều kiện để tiếp thu tri thức của nhân loại, mới có khả năng xử lý các thông tin, ứng dụng tri thức của nhân loại vào thực tiễn.
Truyền thống lịch sử, thói quen, tập quán, văn hóa, đạo đức, lối sống, là những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Trong những biểu hiện về thái độ của những người hiện đại với những di sản truyền thống thì ý thức tự tôn dân tộc và lòng tự hào về những giá trị truyền thống là yếu tố rất cơ bản, có ý nghĩa xuyên suốt. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để nhận ra mức độ ảnh hưởng của truyền thống lên cuộc sống của con người hiện đại.
Phần lớn người Việt Nam nói chung và đội ngũ nguồn nhân lực nói riêng truyền thống là niềm tự hào chân chính, thôi thúc suy nghĩ và hành động của họ. “Trong bảng điều tra có câu hỏi thăm dò thái độ ứng xử của người được hỏi trong tình huống giả định về nguy cơ độc lập tổ quốc bị đe dọa, ở những mức độ và hình thức khác nhau 97,28% số người trả lời đã biểu thị thái độ trách nhiệm và ý thức tự giác cao trước vận mệnh của tổ quốc như sẵn sàng tình nguyện nhập ngủ”. Tinh thần truyền thống ấy có ý nghĩa nhất định với tri thức của mỗi người Việt Nam nhất là khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
1.2.2. Hệ thống các chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.
Có nhiều chỉ số đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, Song chỉ số quan trọng nhất mà Tổ chức Liên Hiệp quốc đưa ra là chỉ số phát triển con người (Human Development Index (HDI) để đo lường kết quả và đánh giá thành tựu phát triển con người. Đây là một tiêu chí đánh giá sự tiến bộ và phát triển của mỗi quốc gia về con người. Chỉ số HDI được xây dựng với ba chỉ tiêu cơ bản là: tuổi thọ bình quân, số năm sống bình quân của mỗi người dân ở một quốc gia từ khi sinh ra đến khi chết (tuổi thọ bình quân). Thành tựu giáo dục, được tính bằng trình độ học vấn của người dân và số năm đi học bình quân của mỗi người dân tính từ tuổi đi học (mặt bằng dân trí). Mức thu nhập bình quan đầu người. Theo con số thống kê được công bố ngày 28/11/2007 chỉ số HDI của Việt Nam là 0,733 xếp thứ 105/177 quốc gia so với các nước kém phát triển chỉ số là 0,518; tuổi thọ bình quân là 73,7; số người biết chữ 90,3%, trong đó tiểu học 97,5% số sinh viên đại học cao đẳng tăng 8,4% năm, chi cho ngân sách giáo dục 18%, 200 sinh viên /10.000 dân. Đây là một trong những con số chứng minh làm sáng tỏ chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ngày càng được nâng lên.
Chỉ số GDI, đây là chỉ số đánh giá sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữa phụ nữ và nam giới. Theo số liệu công bố ngày 28/11/2007 bình đẳng nam nữ Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ chỉ số phát triển liên quan tốt giới cao nhất.
Chỉ số nghèo khổ tổng hợp HPI là chỉ số đo lường các kết quả về xóa đói giảm nghèo, bảo đảm các nhu cầu cơ bản cho tất cả mọi người. Đây cũng là một trong những chỉ số thể hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bởi giải quyết tốt vấn đề này sẽ là cơ sở để sản xuất và tái sản xuất sức lao động.
Trên đây là những tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng nguồn nhân lực; ngoài ra còn có các chỉ tiêu cụ thể đánh giá từng lĩnh vực, từng khía cạnh cụ thể của đời sống xã hội như: y tế, giáo dục, dinh dưỡng, nước sạch, dân số, môi trường, văn hóa, tội phạm… Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng mỗi chỉ tiêu riêng lẻ chỉ đánh giá trên từng khía cạnh cụ thể, để thấy hết ý nghĩa của nó cần phải có sự phối hợp tổng thể với các chỉ tiêu khác như: HDI,GDI, HPI… Mới đánh giá một cách đầy đủ và chính xác nhất về chỉ số phát triển con người, chất lượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, trong từng giai đoạn cụ thể theo yêu cầu sự phát triển của kinh tế xã hội.
1.2.3. Thị trường sức lao động.
Đề cập về phát triển nguồn nhân lực trong kinh tế thị trường, không thể không đề cập đến thị trường sức lao động. Đây là một trong những đặc điểm làm thay đổi về chất và lượng việc phát triển nguồn nhân lực gắn với trạng thái chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Nâng cao tính linh hoạt của thị trường sức lao động, tức là tránh những quy định sơ cứng mà cần phải để cho giá cả sức lao động, số lượng, chất lượng sức lao động, cơ cấu lao động tự thích ứng với những thay đổi của thị trường, nâng cao tính linh hoạt của tổ chức sản xuất, chế độ làm việc, phương thức hợp đồng thuê mướn nhân công, trình tự và nội dung thương lượng thỏa thuận giữa giới chủ và giới thợ.
Như chúng ta đều biết thị trường sức lao động ra đời gắn liền với sự ra đời và vận động của một loại hàng hóa đặc biệt hàng hóa sức lao động. Các yếu tố cơ bản trên thị trường sức lao động trước hết và quan trọng hơn hết là hàng hóa sức lao động, là cung cầu, giá cả sức lao động.
Nguồn cung và cầu về sức lao động thực chất là cung và cầu về nguồn nhân lực được hình thành từ các yếu tố khác nhau. Nguồn cung về nhân lực được hình thành từ các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác. Nguồn cung còn được thể hiện từ những người đang tìm việc làm, từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc nguồn cung còn được thể hiện từ nguồn lao động nhập khẩu. Một nguồn cung khác được bổ sung thường xuyên từ những người đến độ tuổi lao động. Đối với nước ta đây là nguồn cung rất lớn với đặc điểm Việt Nam dân số trẻ.
Nguồn cầu về lao động được hình thành từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc từ nhu cầu lao động nhập khẩu của nước ngoài. Sự tác động qua lại của cung cầu hình thành nên giá cả sức lao động, khoản thù lao mà người lao động nhận được phản ánh trạng thái cân bằng trên thị trường sức lao động.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “ Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm. Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, nhất là ở khu vực nông thôn. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền” [41.82].
Hệ thống các chính sách xã hội cũng là một trong những nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực, đến thị trường sức lao động. Hệ thống các chính sách xã hội nhằm vào mục tiêu vì con người, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, với phương hướng phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, giải quyết tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với việc chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội.
1.3. Vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.1. Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế: điều tất yếu ngoài những nguồn lực cơ bản cho sự lớn lên, tăng lên về số lượng chất lượng sản phẩm thì nguồn lực con người không chỉ làm sống lại các yếu tố của quá trình sản xuất mà còn sáng tạo ra những tư liệu lao động trong đó nhân tố cốt lõi là công cụ lao động, những đối tượng lao động mới, những đối tượng lao động chưa từng có trong tự nhiên.
Nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra nghị quyết về “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hóa, hiện đại hóa…”
Bàn về vai trò của nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong sự phát triển kinh tế xã hội, thì vai trò của nguồn nhân lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nguồn nhân lực đã trở thành nhân tố không chỉ quyết định đối với việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội cả trung và dài hạn, mà đối với một số nước, việc thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ giỏi còn trở thành lực cản đối với tiến trình đi tới những mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững “Trên thế giới hiện nay, việc thành công trong tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, vào vốn vật chất, mà yếu tố ngày càng chiếm vị trí quan trọng là con người và quản lý” [25-287].
Có nhiều nhân tố cấu thành nguồn nội lực: nguồn lực con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống, trong đó năng lực con người Việt Nam với trí tuệ truyền thống dân tộc là trung tâm nội lực, là nguồn lực chính quyết định sự tăng trưởng kinh tế.
Khi phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng trong tiến trình tăng trưởng kinh tế giữa các yếu tố cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều đặc biệt cần lưu ý là trong các nguồn lực nội sinh; nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật thì nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh nhân tố đóng vai trò quyết định, chi phối các nhân tố khác trong quá trình tăng trưởng. Sở dĩ như vậy, bởi so với các nguồn lực khác thì đây là nguồn lực “sống” nó không chỉ làm sống lại các tư liệu sản xuất mà còn sáng tạo ra các tư liệu lao động và dối tượng lao động mới. Hơn thế với nguồn lực con người là trí tuệ chất xám nếu biết đào tạo, bồi dưỡng và vun đắp thì nguồn lực con người là nguồn lực vô tận, nó không có giới hạn không bị cạn kiệt như các nguồn tài nguyên khác.
Ngay cả các nhân tố liên quan đến tăng trưởng kinh tế, khoa học công nghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị... đều xuất phát từ nguồn lực con người. Nó là nguồn lực chính quyết định sự tăng trưởng bởi nguồn gốc của cải xã hội là do con người tạo ra.
1.3.2. Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội.
Phát triển theo nghĩa đó phát triển kinh tế không chỉ là sự tăng lên về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm mà còn làm thay đổi cả cơ cấu kinh tế. Dưới góc độ đó, những nhân tố liên quan đến phát triển kinh tế có những đặc điểm riêng của nó. Nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế trước hết đó là phát triển lực lượng sản xuất trong đó nhân tố cốt lõi là nguồn lao động. V.I. Lênin cho rằng: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là người công nhân, là người lao động”.
Như vậy nguồn lực con người không chỉ có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế mà còn đóng vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế. Nguồn lực con người không chỉ có ý nghĩa trong việc kết hợp các yếu tố tự nhiên, mà còn cải tạo tự nhiên để tạo ra của cải có ích cho con người và xã hội. Chính vì vậy sự phát triển của một quốc gia về kinh tế, chính trị, xã hội đều do con người và lấy con người là nhân tố trung tâm của sự phát triển nhanh và bền vững.
Nhân tố thứ hai liên quan đến phát triển kinh tế là quan hệ sản xuất. Như chúng ta biết quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất thể hiện tính chất tốt xấu về mặt xã hội của những quá trình sản xuất đó. Quan hệ sản xuất được thể hiện trên ba nội dung quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức quá trình sản xuất xã hội hay trao đổi kết quả lao động cho nhau và quan hệ phân phối sản phẩm. Trong ba mặt của quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan trọng nhất; sở dĩ như vậy vì khi tư liệu sản xuất nằm trong tay ai thì người đó trực tiếp tổ chức quá trình sản xuất và người đó trực tiếp chi phối sản phẩm.
Hơn thế, nguồn lực con người không chỉ là nhân tố quyết định về phát triển kinh tế mà còn quyết định cả về mặt xã hội. Như chúng ta đều biết tổng thể các mặt của quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở hạ tầng của một hình thái kinh tế xã hội, nó quyết định mối quan hệ giữa người và người. Do vậy nguồn lực con người chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì ý thức xã hội càng phát triển, càng làm cho quan hệ giữa người càng tốt hơn thúc đẩy sự phát triển nhanh của xã hội.
Nhân tố thứ ba quyết định sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội thuộc về kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng có tác động đến sự phát triển kinh tế. Kiến trúc thượng tầng bao gồm nhiều bộ phận cấu thành mỗi một bộ phận có sự tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế. Các yếu tố thuộc về tư tưởng đạo đức có tác động gián tiếp đến phát triển kinh tế còn các nhân tố khác như thể chế, thiết chế, thể chế chính trị, pháp luật... lại có tác động trực tiếp thúc đẩy kinh tế, khi các chính sách kinh tế phù hợp và ngược lại.
Cũng cần lưu ý rằng sự tác động của kiến trúc thượng tầng đến sự phát triển kinh tế theo các chiều hướng khác nhau: sự tác động đó nếu phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, phát huy nội lực nền kinh tế phát triển nhanh và ngược lại. Trong thực tiễn xây dựng và phát triển kinh tế cho ta thấy rõ các chính sách kinh tế khi phù hợp sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và ngược lại.
1.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc và Đài Loan cho thấy để tăng trưởng kinh tế cần có sự đồng bộ trong tiến trình phát triển, sự đồng bộ trong các yếu tố, các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất, trong đó nhân tố quan trọng là nguồn nhân lực: “không một chính sách công nghệ nào có thể mang lại kết quả nếu không có chuyên gia làm chủ và áp dụng kỹ thuật mới” [29.78].
Chính vì lẽ đó trong xây dựng và phát triển kinh tế việc đào tạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phải đi trước một bước. Sự thiếu hụt trong lĩnh vực đào tạo nhất là đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật ắt hẳn sẽ không tiến kịp theo đà phát triển kinh tế. Ngay trong đào tạo theo quan điểm của họ tùy từng giai đoạn phát triển khác nhau trong giai đoạn đầu cần phải chú trọng giảng dạy các kiến thức khoa học ứng dụng nhiều hơn các kiến thức khoa học cơ bản. Một con số mà chúng ta cần suy ngẫm ở Đài Loan nếu cấp tiểu học tỷ lệ đến trường là 100% thì trung học là 94%, đại học cao đẳng là 32%, tỷ lệ dân số đăng ký học các môn khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên và kỹ thuật Hàn Quốc đứng đầu sau đó là Đài Loan.
Ở Malaysia tiến trình công nghiệp hóa đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi nguồn nhân lực phải phát triển tương ứng nhưng trong thực tiễn ở nước này đã không giải quyết được, vì vậy một loạt vấn đề đặt ra cần phải giải quyết về đào tạo nguồn nhân lực phát triển tương ứng. “Điểm yếu nhất của chúng ta là nguồn nhân lực ở mọi cấp” (Dato Ahmad Tadjudin Ali, Tổng Giám đốc SIRIM -Malaysia) [29.79].
Họ cho rằng sự thiếu hụt nhân công có trình độ cao là do hệ thống giáo dục kém, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao là do giáo dục bậc đại học. Ở Malaysia tỷ lệ bậc trung học là 72% so với bậc học phổ thông thì tỷ lệ nhập học bậc đại học chỉ còn 10% tính cả số sinh viên đang được đào tạo ở nước ngoài. Không chỉ tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ do lĩnh vực giáo dục đào tạo, mà cơ cấu ngành nghề được đào tạo đảm bảo cân đối cho sự phát triển kinh tế cũng là kinh nghiệm quý báu đối với Việt Nam trong đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật. “Ở Thái Lan văn học và sư phạm thu hút gần 2/3 số sinh viên; luật 24%, trong khi các ngành có nhu cầu khá nhiều như: chế tạo, cơ khí, nông học thì chỉ có khoảng 2 - 2,3% số sinh viên theo học. Ở Malaysia, tỷ lệ giữa sinh viên khối văn và sinh viên các khối khoa học khác cân đối ổn định khoảng 47%. Ngược lại với trình độ “chứng chỉ” ưu thế nghiêng hẳn về các môn khoa học và kỹ thuật là (15-85) trước đây và 40 - 60 trong các kế hoạch gần đây” [29. 79-80]
Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản cho thấy đây là một nước có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực vững chắc có tác động quan trọng đến quá trình tạo dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực từ xa thông qua quá trình giáo dục từ tiền phổ thông cho đến khi thạo nghề làm ra sản phẩm. Cách giáo dục của họ đã tạo dựng nguồn nhân lực sự cần cù lòng kiên trì, bền bỉ, kỷ luật lao động nghiêm, trung thành tận tụy với công việc và gắn bó sống còn với tổ chức mà họ đang làm việc. “Ngay từ những ngày đầu bước chân vào trường tiểu học, người Nhật đã tạo cho trẻ thói quen kỹ thuật, tinh thần hợp tác trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Năm 1972, Nhật Bản thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc với khẩu hiệu: “Văn minh và khai hóa, làm giàu và bảo vệ đất nước, học tập văn minh và kỹ thuật Âu - Mỹ bảo trì truyền thống văn hóa đạo đức Nhật Bản” [29.82].
Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản nhấn mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Thông thường hoạt động giáo dục đào tạo được chia thành hai loại; đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài xí nghiệp. Trong đó dạng đào tạo tại chổ vừa học vừa làm giữ vai trò quan trọng nhất. Sở dĩ người Nhật Bản chú ý loại hình này vì họ cho rằng đây là dạng đào tạo ít tốn kém, người lao động học hỏi ngay trong quá trình làm việc, hơn nữa hoạt động đào tạo tại chỗ có tính linh hoạt cao, có thể điều chỉnh những hoạt động để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đặc điểm và năng lực của từng cá nhân. Hơn thế, đào tạo tại chỗ cho phép tập trung sự chú ý trực tiếp vào việc phát triển các tri thức và kỹ năng cần thiết ngay trong công việc thường ngày của đối tượng được đào tạo. “Nhật Bản đã mở rộng chế độ giáo dục phổ cập không mất tiền từ 6 năm thành 9 năm trong hệ thống giáo dục 12 năm… Các trường đại học kỹ thuật hệ 1 năm và 2 năm đào tạo các kỹ sư thực hành rất được chú ý phát triển” [25.387].
Chương 1, Luận văn đã phân tích làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực; vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, nêu lên một số bài học kinh nghiệm của các nước về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội để vận dụng vào Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng.
Chương 2.
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Các nhân tố kinh tế - xã hội ở Kiên Giang ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực.
2.1.1. Những đặc điểm về tự nhiên.
Kiên Giang là một tỉnh ở cực Nam tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, có đường biên giới đất liền chung với Vương Quốc Campuchia dài 56,8 km, phía Bắc giáp Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau, phía Đông và Đông Nam giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và phía Tây giáp Vịnh Thái Lan với bờ biển dài 200 km; là một tỉnh giáp biển và vịnh Thái Lan tạo điều kiện giao lưu thuận lợi giữa các nước, có điều kiện thuận lợi để phát triển ngư nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và du lịch.
Về cơ cấu hành chính: toàn tỉnh chia thành 14 huyện, thị xã, thành phố bao gồm: 01 thành phố Rạch Giá trực thuộc tỉnh, 01 thị xã Hà Tiên, 10 huyện đất liền và 2 huyện đảo Phú Quốc và Kiên Hải, trải rộng trên 04 vùng sinh thái: vùng Tứ Giác Long xuyên, vùng Tây Sông Hậu, vùng Bán Đảo Cà Mau, vùng Biển và Hải Đảo, với tổng diện tích tự nhiên 6.346,1 km2. km2.Vùng biển có hai huyện đảo với 140 hòn đảo lớn nhỏ.
Địa hình phần đất liền tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Riêng Bán Đảo Cà Mau độ cao trung bình từ 0,2 đến 0,4m, một số nơi có độ cao dưới 0,0m so với mực nước biển. Phần hải đảo chủ yếu là địa hình đồi núi, xen kẽ đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cảnh quan thiên nhiên. Kiên Giang đựợc ví như một đất nước Việt Nam thu nhỏ, bởi vì Kiên Giang được hội đủ mọi cảnh quan thiên nhiên, có sông có biển, có tài nguyên khoáng sản, đặc biệt thiên nhiên ban tặng cho Hà tiên một cảnh quan đã đi vào thơ ca hiện tại là nơi có tiềm năng phát triển tốt về du lịch; một Phú Quốc giàu có và là nơi được Chính phủ phê duyệt quy họach trở thành khu du lịch sinh thái chất lượng cao và cũng là nơi hiện đang thu hút rất nhiều các dự án đầu tư.
Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang có hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho việc vận chuyển cũng như lưu thông hàng hóa bằng đường thủy. Ngoài ra, còn có các kinh, rạch dày đặc phục vụ phát triển ngành nông nghiệp, giao thông nông thôn, có tổng chiều dài 2.055 km.
Khí hậu Kiên Giang được chia thành 2 mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa, thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi, nhất là mùa khô rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành dịch vụ du lịch.
2.1.2. Những đặc điểm kinh tế - xã hội.
Là một tỉnh đi lên từ nông nghiệp, trong những năm qua lực lượng lao động tập trung vào các ngành sau đây: Nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ, du lịch. Tổng sản phẩm xã hội năm 2001 là 6.881,77 triệu đồng, đến năm 2005 tăng lên 10.829,300 triệu đồng và đạt 11.916,500 triệu đồng vào năm 2006. Tốc độ tăng GDP chung của tỉnh từ 107,48% năm 2001 lên 110,04% vào năm 2006. Tỷ trọng phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ của tỉnh trong những năm qua như sau:
Bảng 1:Tổng GDP chỉ số phát triển phân theo các ngành kinh tế so với 2000 (so sánh 1994)
Năm
Tổng số (Triệu đồng)
Nông Lâm Ngư
Công Nghiệp và Xây dựng
Dịch Vụ
Chỉ số phát tiễn (%)
Chung
NLN
CN và XD
DV
2001
6.881,77
3.757,33
1.764,07
1.360,37
107,48
104,54
113,75
108,83
2002
7.847,84
4.420,99
1.995,20
1.431,63
114,04
117,66
113,10
105,24
2003
8.559,01
4.431,96
2.359,36
1.768,31
109,06
100,25
118,25
123,52
2004
9.603,20
4.745,2
2.760,0
2.098,0
112,20
107,08
116,55
118,61
2005
10.839,30
5.172,9
3.216,7
2.394,7
112,77
109,01
114,13
116,30
2006
11.915,630
5.322,22
3.693,57
2.899,84
109,93
102,89
114,82
120,89
2007
13.488,66
5.979,24
4.268,59
3.240,83
113,20
112,34
115,57
111,76
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2007
Chỉ tiêu phát triển của các ngành trong giá trị tổng sản phẩm xã hội của tỉnh hàng năm đều tăng; tốc độ phát triển cao nhất là năm 2002, kế đến là 2004 – 2005 - 2007; so với các ngành tốc độ phát triển của dịch vụ tăng lên đáng kể từ 108,83% năm 2001 tăng lên 111,76% năm 2007, tốc độ tăng trưởng đó thích ứng với định hướng phát triển theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Cơ cấu GDP thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Năm 2001 khu vực I chiếm 46,41%, khu vực II chiếm 28,70% và khu vực III là 24,90%. Đến năm 2005 cơ cấu này là du lịch 27,97%, công nghiệp và xây dựng 25,36%, nông nghiệp 46,66%. Năm 2007 công nghiệp đóng góp vào GDP cao hơn theo mô hình dịch vụ - nông nghiệp - công nghiệp xây dựng và tỷ lệ lần lượt là: 30,06% - 43,67% - 26,26%.
Bảng 2: Tăng trưởng GDP
Chỉ tiêu
Thực hiện (Tỷ đồng)
Tốc độ tăng (%)
1995
2000
2005
96-00
01-05
- Tổng GDP
4.359,0
6.403,0
10.834,9
7,99
11,09
- Nông – Lâm - thủy sản
2650,7
3.594,0
5.236,9
6,28
7,82
- Công nghiệp - xây dựng
897,2
1.559,0
3.204,0
11,68
15,50
- Dịch vụ
811,1
1.250,0
2.394,0
9,04
13,88
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 – 2005. Cục thống kê Kiên Giang
Giai đoạn 1996-2005 là mốc thời gian quan trọng của thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước theo mục tiêu Đại hội VII của Đảng đề ra. Tỉnh Kiên Giang đã tập trung triển khai thực hiện đồng loạt các chương trình, dự án trên tất cả các lĩnh vực nông - lâm - ngư, công nghiệp, giao thông, giáo dục... 10 năm qua từ 1996-2005 nền kinh tế của tỉnh đã đạt mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm là 10,50%. Giai đoạn 1996-2000 tăng 7,99%( mục tiêu 7,92%) và 2001-2005 tăng 11,09% (mục tiêu 9-10%), với giá trị GDP năm 2005 đạt 10.834,9 tỷ đồng, tăng 12,83% so năm 2004 và tăng gần gấp 2,48 lần so năm 1995. Cả 02 giai đoạn thực hiện giá trị GDP đều tăng so mục tiêu qui hoạch đề ra.
Biểu đồ 1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế.
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2006- 2007.
Số liệu trên đây cho thấy cơ cấu ngành kinh tế dịch vụ có tăng lên từ 24,9% năm 2001 tăng lên 30,06% năm 2007, tăng gần xấp xỉ 6%, con số này chỉ giảm bớt từ nông lâm - ngư nghiệp chưa đến 3% số còn lại giảm ở ngành công nghiệp và xây dựng. Đành rằng Kiên Giang có thế mạnh là nông - lâm - ngư nghiệp, trong đó có đánh bắt thủy hải sản, tuy nhiên theo xu thế chung là phải tăng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, du lịch giảm tỷ trọng lao động ở các ngành nông nghiệp, song ở Kiên Giang tốc độ chuyển dịch còn diễn ra chậm chạp.
Bảng 3: Giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Tổng số
Nông Lâm Ngư
Công Nghiệp và Xây dựng
Dịch Vụ
Chỉ số phát triển (%)
Tổng số
NLN
CN và XD
DV
2001
13.538,191
6.214,192
4.889,030
2.434,969
108,33
105,19
112,72
108,09
2002
15.425,624
7.365,529
5.492,378
2.567,717
113,94
118,53
112,34
105,45
2003
16.316,209
7.681,748
5.416,542
2.857,960
109,92
104,29
116,83
111,30
2004
19.316,209
8.455,407
7.727,480
3.333,322
113,92
110,07
117,31
116,63
2005
19.143,840
9.234,708
7.365,150
2.543,982
99,11
109,22
95,31
76,32
2006
21.752,51
9.463,32
8.531,13
3.758,06
113,63
102,48
115,83
147,72
2007
24.996,353
10.718,481
9.648,14
4.629,732
114,91
113,26
113,09
123,19
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007. Cục thống kê Kiên Giang.
Về giá trị sản xuất, tổng giá trị sản xuất năm 2007 đạt 24.996,353 triệu đồng dựa theo giá so sánh năm 1994, thì năm 2007 tăng 14,91% so với năm 2006. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 đạt 9.648,140 triệu đồng (theo giá cố định năm 1994), giá trị sản xuất nông nghiệp là 10.718,481 triệu đồng và ngành dịch vụ đạt 4.629,732 triệu đồng.
Bảng thông kê trên đây cho thấy giá trị sản xuất các ngành kinh tế trong tỉnh hàng năm tăng lên không đáng kể. Nếu so với tổng số năm 2001 thì năm 2007 chỉ số phát triển tăng gần 3%, nông lâm nghiệp giảm hơn 3% công nghiệp xây dựng tăng hơn 6%, dịch vụ tăng hơn 7%. Đây là chiều hướng tích cực trong cơ cấu giá trị sản xuất của tỉnh, điều này chứng tỏ trong xu thế chung sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, kinh tế đã vận động theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhu cầu lao động để tạo ra 1 tỷ đồng GDP đối với các ngành kinh tế của tỉnh qua các năm 2001- 2006 và năm 2007
Bảng 4: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế
ĐVT: lao động/ 1tỷ GDP
Năm
Ngành Kinh tế
2000
2001
2004
2005
2006
2007
- Toàn tỉnh
118,6
114,16
88,17
79,2
73,09
65,3
Ngành nông lâm
173,08
182,69
143,23
134,95
131,55
116,3
Ngành thủy sản
84,59
62,03
62,2
55,94
54,11
50,3
Ngành công nghiệp
31,75
28,15
22,62
20,34
19,88
18,3
Ngành xây dựng
60,19
57,63
62,78
60,09
51,11
44,9
Các ngành dịch vụ
110,95
103,3
92,64
80,21
72,85
68,5
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 – 2007. Cục thống kê Kiên Giang.
Năm 2000 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh là 759.469 người, tạo ra một khối lượng tổng sản phẩm xã hội (GDP) là 6.403 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), như vậy để tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì trung bình phải cần 118,6 lao động. Năm 2007 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh là 882.010 lao động, để tạo ra một khối lượng tổng sản phẩm xã hội là 13.448,660 tỷ đồng. Như vậy để tạo ra 1 tỷ GDP thì trung bình chỉ cần 65,3 lao động. Số lao động để tạo ra 1 tỷ GDP so sánh qua từng năm có chiều hướng giảm dần, nếu như năm 2000: 118,6 lao động thì dến năm 2007 chỉ còn 65,3 lao động / 1 tỷ GDP, đây là điều mong muốn của các nhà quản lý cũng như các nhà kinh doanh.
2.1.3. Về văn hóa - xã hội.
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế - giáo dục, thể dục thể thao… Những năm qua đã thay đổi tích cực. Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế, trường học, các phương tiện truyền thông được trang bị đầy đủ, nhiều trung tâm văn hóa được xây dựng, các chính sách xã hội đều thực hiện khá tốt. Hệ thống điện và nước sạch đã đến được với người dân. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của người dân trong tỉnh Kiên Giang.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, Kiên Giang đã đạt được những thành tựu khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân 5 năm (2001- 2005) tăng 11,09%. Riêng trong 2 năm (2004-2005) tăng bình quân hơn 13%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Sản phẩm nông nghiệp có nhiều tiến bộ trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, gắn với thị trường, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Giá trị sản xuất các ngành tăng, giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng nhanh nhất, tăng hơn 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Các yếu tố kinh tế - xã hội của Kiên Giang đã góp phần thúc đẩy tích cực sự phát triển nguồn nhân lực cả về thể chất lẫn tinh thần. Thứ nhất, kinh tế phát triển, quy mô sản xuất được mở rộng, giải quyết việc làm cho người lao động; thứ hai, thu nhập bình quân đầu người tăng, điều kiện sống được cải thiện, đồng thời các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, giải trí… Ngày càng phát triển, người dân có điều kiện và cơ hội để nâng cao dân trí, sức khỏe, đời sống văn hóa tinh thần.
Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu nói chung và quá trình đô thị hóa nói riêng.
2.2 .Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang.
2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực.
Dân số và nguồn nhân lực là vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, sự thay đổi của quy mô, tốc độ phát triển dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô tốc độ phát triển của nguồn nhân lực. Trong giai đoạn 2001 - 2007 cùng với những biến đổi nhanh về kinh tế - xã hội, công tác kế hoạch và gia đình, tuyên truyền giáo dục vận động nhân dân, cùng với thực hiện tốt công tác truyền thông dân số. Tỉnh Kiên Giang đã thực hiện tốt công tác này, hạn chế được tốc độ gia tăng dân số, giảm sinh có hiệu quả. Tốc độ tăng dân số qua các năm từ 1,16% năm 2002 giảm còn 1,15% năm 2007. Tỷ suất sinh từ 20,48% năm 2001 giảm xuống còn 18,35% năm 2007. Tỷ lệ tăng tự nhiên bình quân mỗi năm là 14,50%. Đây là một trong những nhân tố quyết định đối với nguồn nhân lực của tỉnh trong tiến trình phát triển kinh tế tế - xã hội.
Bảng 5: Dân số và tỷ lệ phát triển dân số theo thời kỳ 2001-2007
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Dân số trung bình (người)
1.574.255
1.599.938
1.623.834
1.646.200
1.655.026
1.683.041
1.705.539
Tỷ suất sinh(%)
20,48
19,90
19,15
20,46
18,69
18,19
18,35
Tỷ lệ chết(%)
4,30
4,50
5,29
5,00
4,83
5,00
4,80
Tỷ lệ tăng tự nhiên(%)
16,18
15,40
13,86
15,46
13,86
13,19
13,55
Tỷ lệ phát triển dân số %
14,79
15,13
15,16
12,70
Nguồn: Niên giám thống kê Kiên Giang 2007. Cục thống kê Kiên Giang.
So sánh giữa tỷ suất sinh và tỉ lệ chết thì tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của năm 2007 là 13,55% nếu so với năm 2001 là 16,18% tỷ lệ đó cho thấy tốc độ tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, điều lo ngại ở chỗ nếu 2001 tỷ lệ chết chỉ 4,3% thì năm 2007 tỷ lệ chết tới 4,8%, chỉ số này liên quan đến chỉ số HDI, tuổi thọ bình quân mà tỉnh cần quan tâm giải quyết và đặc biệt phát triển nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế xã hội trong những năm sắp tới.
Biểu đồ 2 : Cơ cấu dân số phân theo giới tính
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007 .Cục thống kê Kiên Giang.
Bảng cơ cấu dân số phân theo giới tính trên đây cho thấy: tỷ lệ nữ qua các năm cao hơn nam khoảng 1,38% đến 1,94%. Cụ thể năm 2001 tỷ lệ nam giới chiếm 49,03% đến năm 2007 tăng lên 49,28%; trong khi đó tỷ lệ nữ giảm từ 50,97% năm 2001 xuống còn 50,72% năm 2007. Tỷ lệ này có khuynh hướng dần dần tiến đến cân bằng giới, số lượng nam giới ngày càng tăng lên và nữ giới giảm xuống.
Biểu đồ 3 : Cơ cấu dân số phân theo khu vực
Nguồn Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang
Trong những năm qua cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa nông nghiệp nông thôn của cả nước, ở một số tỉnh diễn ra khá nhanh, song xu thế này ở Kiên Giang diễn ra chậm hơn so với các tỉnh khác. Năm 2001, dân số tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 78,12%, nhưng từ khi bắt đầu đô thị hóa, một số khu vực được đầu tư, nâng lên thành thị, cơ cấu dân số có sự thay đổi song sự thay đổi đó còn chậm, năm 2001 dân số sống ở thành thị là 21,88% đến năm 2007 tăng lên là 25,98%.
Số liệu trên cho thấy tỷ trọng lao động trong nông nghiệp nông thôn còn rất cao. Vì vậy trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội phải tạo ra những ngành nghề mới để chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác, trên cơ sở phát huy thế mạnh của tỉnh Kiên Giang nhất là dịch vụ, thủy sản và du lịch.
Bảng 6: Tốc độ tăng nguồn nhân lực.
Biểu Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng dân số
1.574.255
1.585.181
1.608.803
1.630.366
1.655.026
1.683.041
1.705.539
TS. người trong độ tuổi lao động
916.066
933.946
993.553
1.031.221
1.052.348
1.070.125
1.084.237
Tốc độ tăng lao động(%)
102,16
101,95
106,38
103,79
102,04
101,69
101.32
Tốc độ tăng dân số
101,83
100,69
101,49
101,34
101,51
101,69
101.34
Nguồn: Số liệu thống kê lao động-Việc làm 2001-2007 .
Như đã phân tích ở trên, lực lượng lao động được xem như là nguồn nhân lực của tỉnh là đồng nghĩa với dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế. Do đó với qui mô dân số giảm cùng với cơ cấu dân số trẻ (63,58% dân số trong độ tuổi lao động) nên qui mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực không đáng kể. Tốc độ tăng lực lượng lao động trung bình giai đoạn 2001-2007 là 2,76% tốc độ tăng trung bình dân số trong cùng giai đoạn là 1,41%.
Biểu đồ 4: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo giới tính năm 2007.
Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm 2007.
Lực lượng lao động nữ (50,66%) chiếm tỷ lệ cao hơn nam (49,34%) điều này phù hợp quy hoạch và cơ cấu dân số phân theo giới tính thì tỷ lệ nữ cao hơn nam. Trong vài năm gần đây một số tỉnh tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ đang là một báo động; song trong điều kiện của quá trình công nghiệp hóa, sử dụng lực lượng lao động đòi hỏi phải phát triển một số ngành nghề có tính chất nặng nhọc, độc hại, những công trình có tính lưu động cao... Ngành công nghiệp, khai thác khoáng sản, khai thác thủy sản, sản xuất vật liệu và các công trình xây dựng... Đây là những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế của tỉnh, nhưng tỷ lệ giới tính (nam) ít cũng là những hạn chế trong tiến trình phát triển.
Bảng 7: Dân số và lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân
của tỉnh qua các năm.
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tốc độ tăng 2001- 2007 (%)
Dân số (người)
1.574.255
1.599.938
1.623.834
1.630.366
1.655.026
1.683.041
1.705.539
1,13
Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân
785.722
809.859
832.859
845.645
858.104
870.404
882.010
2,45
Tỷ suất hoạt động (*) kinh tế trong dân số (%)
49,9
50,6
52,28
51,87
51,85
51,71
51,71
Ghi chú (*) có 100 người dân thì có 51,71 người dân tham gia hoạt động kinh tế năm 2007
Độ tuổi:
Bảng 8: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi.
Nhóm tuổi
Số lượng
Tỷ lệ (%)
15-19
191.927
17,21
20-24
168.157
15,08
25-29
151.735
13,61
30-34
130.275
11,68
35-39
134.503
12,06
40-44
117.820
10,56
45-49
84.179
7,55
50-54
82.422
7,39
55-59
54.244
4,86
Tổng số:
1.115.262
100%
Nguồn: Số liệu thống kê- việc làm 2007
Nếu chia khoảng cách tuổi giữa các nhóm là 4, từ 15 đến 19 tuổi, từ 20 đến 24 tuổi... Thì tỷ lệ lực lượng lao động tập trung nhiều nhất là ở nhóm từ 25 đến 29 tuổi (13,61%), từ 20 đến 24 tuổi (15,08%). Nhìn chung trong độ tuổi từ 20 đến 49 tuổi tham gia lao động nhiều hơn các nhóm tuổi khác.
Khu vực thành thị - nông thôn:
Tỷ lệ lực lượng lao động phân theo khu vực nông thôn và thành thị tỷ lệ thuận với dân số, khu vực nông thôn đông lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 75,48%, còn khu vực thành thị chỉ chiếm 24,52%. Tuy nhiên năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp rất thấp. Vì vậy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn phải chuyển dịch tỷ trọng lao động nông nghiệp sang các ngành khác là rất lớn. Đây là bài toán cần có lới giải đối với các tỉnh có tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế.
Biểu đồ 5: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm khu vực thành thị và nông thôn năm 2007.
Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm 2007
2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực.
Dân số Kiên Giang thuộc dân số trẻ, nhóm người từ độ tuổi 65 trở lên khoảng 3,5 - 4%, nhóm tuổi từ 15 trở xuống chiếm tỷ lệ cao khoảng 1/3 dân số của toàn tỉnh. Điều đáng mừng trong chất lượng dân số hiện nay trong nhóm 1/3 dân số của toàn tỉnh đang trong độ tuổi đi học tỷ lệ đến lớp, các cấp học ngày càng cao là cơ sở đảm bảo ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh ngày càng được nâng lên, đặc biệt là nguồn nhân lực qua đào tạo từ đào tạo nghề đến đào tạo sau đại học. Nếu năm 2001 tỷ lệ qua đào tạo chỉ chiếm 9,08% so với tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh thì đến năm 2006 đã tăng lên 17,13%; chỉ riêng lao động đã qua đào tạo nghề năm 2001 có 32.236 lao động chiếm 4% trên tổng số lao động trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, con số này năm 2007 đã tăng lên 115.526 lao động chiếm 13,1%. Tổng số lao động trong tỉnh có chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng, đại học và sau đại học tăng khá nhanh; trình độ sau đại học năm 2005 tăng gấp 3,71 lần so với 2001, năm 2007 tăng 1,14 lần so với 2005; cao đẳng đại học năm 2005 tăng 1,88 lần so với năm 2001 và năm 2007 tăng 1,15 lần so với năm 2005. Điều đó củng khẳng định rằng Kiên Giang đã có sự chú ý và quan tâm đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong những năm gần đây, bởi vì Kiên Giang có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện để phát triển nhanh ở một số lĩnh vực có ưu thế đặc biệt so với các tỉnh trong khu vực như tiềm năng du lịch đó là danh lam thắng cảnh Hà Tiên; du lịch sinh thái chất lượng cao ở Đảo Phú Quốc...
Về cơ cấu nguồn nhân lực:
Như trên đã phân tích về chất lượng nguồn nhân lực và cơ cấu nguồn nhân lực cũng có sự chuyển hướng tích cực. Cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực theo các loại trình độ có sự chuyển đổi qua các năm, lao động có trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng và nghề tăng, nhưng số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp giảm. Năm 2001 cứ 1000 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân có 0,1 lao động có trình độ sau đại học; 16,8 lao động trình độ đại học, cao đẳng; 27,8 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và 36,8 lao động có trình độ nghề. Con số này tương ứng của năm 2005 là: 0,36; 32,3; 25,94; 92,22. Riêng năm 2007, cứ 1.000 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân thì có 0,40 lao động có trình độ sau đại học; 36,17 lao động có trình độ đại học cao đẳng; 28,82% lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và 130,98 lao động có trình độ nghề.
Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực như trên đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Năm 2000 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh 759.469 lao động, đã tạo ra một khối lượng tổng sản phẩm xã hội (GDP) là 6.403 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), để tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì trung bình phải cần 118,6 lao động. Năm 2006 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh là 870.404 lao động, đã tạo ra một khối lượng sản phẩm là 11.915,63 tỷ đồng, để tạo 1 tỷ đồng GDP thì trung bình chỉ cần 73,09 lao động. Năm 2007 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh là 882.010 lao động, đã tạo ra một khối lượng sản phẩm 13.488,66 tỷ đồng, để tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì trung bình chỉ cần 65,3 lao động. Như vậy số lao động để tạo ra 1 tỷ đồng GDP qua các năm đều giảm, bình quân hàng năm giảm 8,86% / năm, việc phân tích trên cho thấy năng suất lao động bình quân chung của Tỉnh tăng cao qua các năm trên cơ sở sự tăng lên tương ứng của chất lượng nguồn nhân lực.
Về chất lượng nguồn nhân lực:
Thực trạng về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực hiện có của Tỉnh là một trong những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, của quá trình sản xuất, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội. Phân tích chất lượng nguồn lao động trên các mặt: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, thu nhập mức sống, đời sống văn hóa tinh thần, cơ cấu đội ngũ lao động, phân bố nguồn lao động, sử dụng nguồn lao động, sử dụng nhân tài… Là những nhân tố ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Về đào tạo nguồn nhân lực:
Từ xưa, ông cha ta đã kết luận: tinh thông một nghề thì vẻ vang suốt đời (nhất nghệ tinh, nhất thân vinh). Nếu giỏi một nghề, biết nhiều nghề thì vẻ vang hơn. Muốn tinh thông giỏi nghề thì phải học, học để làm nghề, vừa làm nghề vừa học. V.I Lênin đã từng nên cao khẩu hiệu: “Học, học nữa, học mãi” tổ chức hợp tác phát triển kinh tế Châu Âu (OCDE) cũng nêu khái niệm về chính sách học tập suốt đời, học tập thường xuyên, cho rằng đời người là một quá trình không ngừng giao nhau, kết hợp giữa học tập và làm việc. Việc cải cách chế độ giáo dục cũ thường là tách rời với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. “Nhất là phải tổ chức đào tạo nghề có tính linh hoạt, tính thích ứng cao theo nhu cầu của kinh tế thị trường” [30.75,77].
Liên tục trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, các quyết định mang tính định hướng nhằm xác định mục tiêu, điều kiện và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến phát triển giáo dục đào tạo, đến việc chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, phát triển con người Việt Nam toàn diện. Trong các nghị quyết đó, Đảng ta đã khẳng định: “quan điểm lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội [21.196,197].
Trong những năm qua ngành giáo dục đào tạo của cả nước đang đặt ra những thách thức gay gắt, Kiên giang cũng không phải là tỉnh ngoại lệ. Mặc dù Kiên Giang chưa có trường đại học, nhưng Trung tâm giáo dục thường xuyên và hiện là Cao đẳng cộng đồng đã hợp tác, liên kết với các trường đại học trong cả nước đặc biệt là TP Hồ Chí Minh đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ đại học cho tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, Tỉnh hiện có 4 trường cao đẳng và một số trường trung cấp trong những năm qua đã cung cấp được nguồn nhân lực triển khai thực hiện trong các ngành nghề….
Trong những năm qua mạng lưới đào tạo của tỉnh đã được mở rộng, trước hết đó là mạng lưới các trường. Trường trung học sư phạm lên Cao đẳng sư phạm, Trung tâm giáo dục thường xuyên lên Cao đẳng Cộng đồng, Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật lên Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật, Trường Trung học y tế lên Trường cao đẳng y tế và bước đầu đã xây dựng được Phân hiệu Đại học Thủy sản Nha Trang tại Kiên Giang.
Trong 5 năm 2001-2005 vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các trường và các trung tâm khoảng 67,105 tỷ đồng, trong đó vốn Trung Ương là 8.6 tỷ, và vốn địa phương là 58,56 tỷ. Với số vốn đầu tư nêu trên đã tăng cường cơ sở vật chất cho các trường tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo của tỉnh.
Đối với mạng lưới các cơ sở dạy nghề được mỡ rộng và đa dạng, đến nay có một trường Trung cấp nghề và 2 trung tâm dạy nghề có đủ khả năng liên kết đào tạo nghề dài hạn, 11 trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề ngắn hạn và 20 cơ sở dạy nghề tư nhân, đặc biệt tỉnh đã cho phép thành lập 01 trường dạy nghề tư thục tại huyện Phú Quốc.
Hệ thống trường lớp được mở rộng quy mô dào tạo số học sinh, sinh viên cũng được tăng lên qua từng năm. Từ năm học 2000-2001 đến năm học 2006-2007 toàn tỉnh có khoảng trên 34.300 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có trên 9.000 học sinh (chiếm 27%) trúng truyển vào các trường đại học, cao đẳng cả hệ chính quy và không chính quy; trong đó số trúng tuyển các trường ngoài tỉnh chiếm khoảng 17-18% và tỷ lệ này có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
Quy mô đào tạo các trường cao đẳng dạy nghề trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng và đa dạng với trên 60 ngành nghề khác nhau. Về hệ đào tạo thì hệ chính quy tập trung ở hệ cao đẳng là chủ yếu, còn lại là đào tạo tại chức, liên kết bồi dưỡng. Từ 2001-2005 toàn tỉnh đã đào tạo tốt nghiệp từ trung cấp đến đại học 21.069 sinh viên, bình quân mỗi năm số sinh viên ra trường 4.214 sinh viên. Năm 2007 toàn tỉnh đã tuyển mới từ trung cấp đến đại học 5.348 sinh viên.
Đối với đào tạo nghề năm năm qua từ 2001 đến 2006 đã đào tạo 54.453 người, trong đó hệ chính quy dài hạn là 8.361 người và ngắn hạn là 46.092 người. Năm 2007 đã đào tạo 19.769 người, trong đó dài hạn là 1.521 người, ngắn hạn là 18.248 người.
Con số trên đây về lĩnh vực giáo dục đào tạo cho thấy, giai đoạn từ 2001-2005 bình quân mỗi năm các trường và các trung tâm của tỉnh đã cung cấp nguồn nhân lực đã qua đào tạo cho Tỉnh khoảng 11.800 người, trong đó số có trình độ đại học và cao đẳng 1.370 người (đại học 378 người), trung học chuyên nghiệp 2.480 người và có trình độ nghề là 7.600 người (dài hạn là 1.300 người) đây là chưa kể đến số sinh viên đi học tập ở ngoài Tỉnh tốt nghiệp và số nhân lực đã được qua đào tạo về làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của Tỉnh. Chỉ tính riêng năm 2007 tỉnh Kiên Giang đã tăng tốc trong cơ chế chính sách cũng như số lượng các cơ sở đào tạo nên đã đẩy nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo chung lên 19,63% (năm 2005 là 15%), trong đó đào tạo nghề lên 13,1% (năm 2005 là 9,24%), như vậy năm 2007 tăng 2,1% so 2006 và tương đương số lao động qua đào tạo nghề là 19.769 người.
Công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài như là đầu tàu của đội ngũ nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, thiếu cơ chế chính sách để trọng dụng cán bộ khoa học và nhà giáo có trình độ cao, nhiều chính đối với cán bộ khoa học và công nghệ chưa được ban hành. “Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao còn ít, song chưa được sử dụng tốt, đang bị lão hóa, ít có điều kiện cập nhất kiến thức mới. Sự hụt hẫng về cán bộ là nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực khoa học cơ bản” [25,19].
Về trình độ văn hóa:
Bảng 9: Trình độ học vấn phân theo giới tính và khu vực thành thị - nông thôn.
Trình độ học vấn
Kiên Giang
Tổng
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Tổng số
902.128
495.597
406.531
207.351
697.777
100%
100%
100%
100%
100%
Chưa đi học
51.737
21.464
30.473
7.604
44.333
5,75%
4,33%
7,49%
3,66%
6,38%
Chưa tốt nghiệp tiểu học
224.418
107.637
116.781
32.987
191.431
24,88%
21,72%
28,72%
15,91%
27,55%
Tốt nghiệp tiểu học
354.213
188.818
165.395
72.071
282.142
39,26%
38,09%
40,68%
34,75%
40,61%
Tốt nghiệp THCS
154.940
104.832
50.108
44.324
110.616
17,17%
21,15%
12,32%
21,27%
15,92%
Tốt nghiệp THPT
115.649
72.536
43.113
50.365
65.284
12,82%
14,63
10,60%
24,28%
9,39%
Không xác định
971
310
661
971
0,10%
0,06%
0,16%
0,14%
Nguồn Cục Thống kê tỉnh năm 2007
Trình độ văn hóa giáo dục là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng nguồn lao động, chỉ tiêu này được xác định bởi tỷ lệ biết chữ, tốt nghiệp các cấp. Năm 2007 lao động chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 24,88%; tốt nghiệp tiểu học là 39,26%; tốt nghiệp THCS là 17,17% và THPT 12,82%. Lực lượng lao động chưa đi học, chưa tốt nghiệp tiểu học ở Kiên Giang hiện nay giảm nhiều so với các năm trước.
Tỷ lệ lao động chưa đi học ở nông thôn cao hơn ở thành thị (nông thôn: 6,38%; thành thị: 3,66%). Trong độ tuổi học vấn nam cao hơn nữ, tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học ở nữ chiếm 28,72% so với lao động nữ, nam là 21,72%; tỷ lệ nam tốt nghiệp trung học cao hơn nữ.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Nếu so với tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước thì Kiên Giang còn rất thấp; phần lớn lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật có 80,37% (trong đó 83,86% lao động nữ và 77,50% lao động nam; 85,48% lao động ở nông thôn chưa qua đào tạo).
Bảng10: Nguồn lực phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2007.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Tổng
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
902.128
495.597
406.531
207.351
694.777
100%
100%
100%
100%
100%
Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật
725.040
384.112
340.928
131.080
593.960
80,37%
77,50%
83,86%
63,21%
85,48%
CNKT không có bằng cấp
52.111
31.225
20.886
21.812
30.299
5,77%
6,30%
5,13%
10,51%
4,36%
Dạy nghề ngắn hạn
25.741
21.578
4.163
8.359
17.382
2,85%
4,35%
1,02%
4,03%
2,50%
Dạy nghề dài hạn
8.348
6.881
1.467
5.473
2.876
0,92%
1,38%
0,36%
2,63%
0,41%
Trung học chuyên nghiệp
53.912
29.650
24.262
22.561
31.351
5,97%
5,98%
5,96%
10,88%
4,51%
Cao đẳng
7.417
3.990
3.428
3.074
4.343
0,82%
0,81%
0,84%
1,48%
0,62%
Đại học trở lên
28.221
17.248
10.973
14.840
13.381
3,12%
3,48%
2,69%
7,15%
1,92%
Không xác định
1.338
913
424
152
1.186
0,14%
0,18%
0,10%
0,07%
0,17%
Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở Kiên Giang năm 2007
Về mức sống:
So với mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước là 1.150 USD thì thu nhập bình quân đầu người của Kiên Giang là 837 USD (năm 2007), song so với mức thu nhập của các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là tương đối cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm (theo tiêu chí mới). Cuối năm 2005, số hộ nghèo là 46.500 hộ (chiếm 14,02%), năm 2006 giảm xuống còn 31.810 hộ (chiếm 10,78%), năm 2007 còn 31.241 hộ (chiếm 8,98%) và dự kiến đến 2010 giảm dưới 6%.
Về thể lực ( y tế, sức khoẻ)”
Mạng lưới y tế bảo vệ sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình đã phát triển rộng khắp trong thành phố và các huyện.
Bảng 11: Số cơ sở y tế và cán bộ y tế.
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1. Số cơ sở y tế (Cơ sở)
152
152
155
Bệnh viện
13
13
13
Phòng Khám đa khoa khu vực
16
16
16
Trạm Y tế Xã , Phường
123
123
126
2. Cán bộ y tế
2.880
2.993
3.109
Bác Sĩ
598
621
646
Dược sĩ, Đại học
20
24
24
3. Số giường bệnh
3.056
3.218
3.510
4. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị sinh dinh dưỡng(%)
23,7%
22,4%
21,2%
Nguồn: Niên giám thống kê 2007 Kiên Giang
Năm 2006 toàn tỉnh có 152 cơ sở, bao gồm cả bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã phường. Một số phòng khám đa khoa khu vực được đầu tư nâng lên thành bệnh viện, năm 2006 có 3.218 giường bệnh năm 2007 nâng lên 3.510 giường. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe tăng cả về số lượng và chất lượng. Ngăn chặn kịp thời các bệnh dịch, không để dịch bệnh lớn xảy ra.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi từ 22,4% năm 2006 giảm còn 21,2% năm 2007. Số cán bộ ngành y tế ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, năm 2006 có 2.993 người thì năm 2007 đã tăng lên 3.109 người.
2.2.3. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực.
Theo số liệu thống kê năm 2004, trong tổng số 64,04% dân số trong độ tuổi lao động, Kiên Giang có 69,64 % lao động có hoạt động kinh tế thường xuyên, tăng 1,25% so với năm 2001. Năm 2007 trong tổng số 1.084.237 người trong độ tuổi lao động thì có 81,34 % đang làm việc trong các ngành kinh tế.
Biểu đồ 6: Tình hình lao động Kiên Giang năm 2007
Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm 2007
Lực lượng lao động rất dồi dào, đa dạng, phong phú, song tình trạng thiếu việc làm còn tương đối cao, phỗ biến là thiếu việc làm đầy đủ, dưới cả hai dạng: thiếu việc làm hữu hình và thiếu việc làm vô hình.
+ Thiếu việc làm hữu hình: không có đủ khối lượng công việc để làm hết mức thời gian quy định trong một ngày lao động bình thường (hoặc trong một khoảng thời gian nhất định) và người lao động đang đi làm việc khác hoặc sẽ nhận một việc làm bổ sung.
+ Thiếu việc làm vô hình: phản ánh sự phân bố không tốt về nguồn nhân lực hoặc là phân bố không cân đối giữa lao động và các yếu tố sản xuất khác, thiếu việc làm vô hình do sự bố trí và sử dụng lao động bất hợp lý… Tỷ lệ thất nghiệp là 3,61% năm 2007 với nhiều nguyên nhân khác nhau chia theo 3 nhóm chính: Thứ nhất là nhóm thất nghiệp do ở nhà làm nội trợ (chiếm 51,64%), 23,42% là học sinh, mất sức lao động 3,01%, thứ hai là nhóm thiếu việc làm chiếm 18,59 %, thứ ba là nhóm không có nhu cầu việc làm (chiếm 3,34%).
Thực trạng sử dụng theo độ tuổi và giới tính:
Phần lớn lực lượng lao động đang làm việc tham gia lao động trong độ tuổi từ 20 đến 49 tuổi, chiếm 78,14%. Đây là độ tuổi đáp ứng được nhu cầu công việc và đem lại hiệu quả kinh tế cao xét về thể lực. Tổng lao động của tỉnh hiện có 882.010 người, trong đó nam chiếm 487.663 người, nữ 394.347 người; mặc dù Kiên Giang có Thành phố Rạch Giá và Thị xã Hà Tiên là trung tâm du lịch, dịch vụ của tỉnh, nhưng số lao động được thu hút chưa đến 1/4 trong tổng lao động của tỉnh chỉ có 202.161 người, lao động nông thôn đang chiếm một tỷ trong lớn, nhưng năng suất lao động trong nông nghiệp hiện rất thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hàng năm số lượng lao động của tỉnh từ 15 - 19 tuổi là 11,25% đây là số lượng lao động được bổ sung rất lớn; số lao động trên 60 tuổi ở thành thị là 1,6%, ở nông thôn là 1,62%; sự chênh lệch khá lớn này là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
Thực trạng sử dụng theo khu vực kinh tế:
Cơ cấu lao động hiện tại của tỉnh phân theo ngành kinh tế như sau: lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm 64,16%, khu vực công nghiệp chiếm 10,65% và khu vực dịch vụ chiếm 25,19%. Trong tổng số lao động ở khu vực nông thôn thì số lao động Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 67,56% điều này chứng tỏ lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, lao động công nghiệp – xây dựng 9,13% và dịch vụ 23,31%.
Bảng12: Lực lượng lao động đang có việc làm phân theo ngành kinh tế năm 2007
Ngành
Kinh tế
Kiên Giang
Tổng
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Lao động đang có việc làm
882.010
486.842
395.168
199.028
682.982
100%
100%
100%
100%
100%
Nông - lâm - ngư nghiệp
565.927
294.180
271.747
44.790
461.435
64,16%
60,43%
68,77%
22,50%
67,56%
Công nghiệp –Xây dựng
93.942
61.223
32.719
38.890
62.367
10,65%
12,58%
8,03%
19,54%
9,13%
Dịch vụ
222.141
131.439
90.702
115.348
159.180
25,19%
27,00%
22,80%
57,98%
23,31%
Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm năm 2007
Lực lượng lao động phân theo các ngành kinh tế còn mất cân đối giữa các ngành, giữa thành thị nông thôn, giữa lao động được đào tạo và lao động chưa qua đào tạo, lao động giản đơn còn chiếm một tỷ trọng cao nhất lớn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
Bảng13: Lực lượng lao động đang có việc làm phân theo thành phần kinh tế năm 2007
Thành phần kinh tế
Tổng số
Nam
Nữ
Tổng số
(%)
882.010
487.663
394.347
100%
100%
100%
Nhà nước
52.558
31.330
21.228
5,95%
6,42%
5,38%
Tập thể
1.721
1.112
609
0,19%
0,02%
0,15%
Tư nhân
75.111
53.971
21.140
8,52%
11,07%
5,36%
Cá thể hộ gia đình
747.927
400.213
347.714
84,79%
82,28%
88,18%
Có vốn đầu tư
Nước ngoài
4.693
1.037
3.656
0,54%
0,21%
0,93%
Nguồn: Số liệu thống kê việc làm 2007.
Với tổng lao động đang làm việc của Tỉnh là 882.010, có đến 565.927 lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, chiếm 64,16%. Trong tổng lao động ở các thành phần kinh tế có đến 84,79% lực lượng lao động tập trung ở thành phần kinh tế cá thể. Điều này thể hiện kinh tế Kiên Giang mặc dù phát triển nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, hoạt động kinh tế mang tính hộ gia đình, cá thể còn nhiều, chủ yếu là lao động giản đơn, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề rất thấp.
Biểu đồ 7: Số người từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm 2007
Bảng số liệu trên đây cho thấy số người chưa qua đào tạo chiếm 80,37%, trình độ đại học cao đẳng là 35.638 người, chiếm 3,95% trên tổng số lao động đang họat động kinh tế, chủ yếu tập trung ở các trường, số còn lại ở các cơ quan ban ngành, các huyện số có trình độ đại học rất ít, các xã hầu như chưa có. Ngay cả số lao động đã qua đào tạo cũng chưa cân đối giữa các ngành nghề, chủ yếu là các ngành kinh tế, luật còn chuyên môn khác chiếm tỷ trọng rất ít.
Trong tổng số lao động của Tỉnh hiện có năm 2007 là 882.010 người; số lao động đào tạo qua trường lớp là 173.200 người; tập trung ở các ngành như nông - lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp xây dựng, dịch vụ, còn ở những ngành đòi hỏi công nghệ cao rất ít. Trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân công lại lao động xã hội, việc đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đang là vấn đề cấp bách.
Bảng 14: Sự phân bố lao động trong ngành ở các khu vực ngành kinh tế quốc dân của Tỉnh qua các năm.
Đơn vị tính: lao động
Năm
Các ngành
nghề kinh tế
2001
2004
2005
2006
2007
Tốc độ tăng
2001 - 2007
(%)
- Nông lâm thủy sản
590.229
585.753
585.527
572.123
504.583
0,7
Trong đó: Thủy sản
49.497
80.990
85.810
93.401
101.000
10,0
- Công nghiệp xây dựng
54.900
77.090
80.553
88.475
101.257
8,25
- Dịch vụ
140.593
182.852
192.024
209.806
276.170
6,7
Tổng số
785.722
845.695
858.104
870.404
882.010
2,45
Nguồn Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang
Mặc dù trong những năm qua tỷ trọng lao động ở một số ngành kinh tế trong Tỉnh có tăng lên, từ năm 2001 đến 2007 ngành nông - lâm - thủy sản tăng 0,7%, trong đó thủy sản tăng 10%, công nghiệp xây dựng tăng 8,25%, dịch vụ tăng 6,7%. Song con số tuyệt đối trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn nhiều, tỷ trọng giữa các ngành của nền kinh tế của tỉnh là chưa cân đối nên năng suất lao động của tỉnh còn tất thấp.
Thực trạng đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Những năm gần đây, Kiên Giang đã có bước phát triển mạnh đặc biệt kể từ khi chính phủ có quyết định 178/CP về phát triển đảo Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao, đã thu hút hàng trăm nhà đầu tư đến Kiên Giang. Hệ thống cầu, đường, trường trạm đều có sự phát triển đáng kể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
Hệ thống giáo dục phổ thông, các xã, phường, thị trấn đều có các trường tiểu học, trung học cơ sở. Số trường, số lớp và giáo viên cả về số lượng và chất lượng đã được đầu tư đúng hướng. Đội ngũ giáo viên tăng từ 14.271 năm học 2005 - 2006 lên 14.676 người năm 2007 - 2008; tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các em trong độ tuổi đến trường đều có thể đi học. Cơ sở vật chất của trường được đầu tư xây dựng tốt hơn, các trang thiết bị đầy đủ hơn đảm bảo trong công tác dạy và học tốt hơn.
Bảng15: Hệ thống trường lớp, giáo viên phỗ thông.
STT
Chỉ tiêu
Năm học
2005-2006
Năm học
2006-2007
Năm học 2007-2008
01
Trường học phỗ thông (trường)
4680
479
492
02
Lớp học phỗ thông(lớp)
10.453
10.445
10.206
03
Giáo viên phỗ thông (người)
14.271
14.339
14.676
04
Học sinh phỗ thông (Học sinh)
320.408
312.332
302.076
Nguồn: Niên giám thống kê 2007.
Hệ thống cấp học, trường lớp trong tỉnh phân bố chưa đều chủ yếu tập trung ở Thành phố Rạch Giá và Thị xã Hà Tiên còn một số huyện mạng lưới trường còn thưa. Học sinh đi học còn quá xa nhà, tình trạng học sinh bỏ học ở các huyện còn nhiều, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: đời sống kinh tế khó khăn, hệ thống trường lớp chưa đảm bảo…
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đội ngũ giáo viên của Tỉnh nhìn chung đáp ứng được yêu cầu giáo dục đào tạo ở các bậc học phổ thông, song chất lượng còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất trường lớp chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực cho Tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển kinh tế xã hội.
Bảng 16: Hệ thống đào tạo chuyên nghiệp
STT
Chỉ tiêu
Năm học
2005-2006
Năm học
2006-2007
Năm học
2007-2008
01
Trung học chuyên nghiệp
Số trường
4
0
0
Số giáo viên
281
0
0
Số học sinh
5.082
5.556
6.600
Số học sinh tốt nghiệp
2.481
1.902
2.150
02
Cao đẳng - Đại học
Số trường
2
4
4
Số giáo viên
146
371
378
Số học sinh
4.137
2.488
2.550
Số học sinh tốt nghiệp
1.843
584
620
Nguồn: Niên giám thống kê 2007, cục thống kê Kiên Giang
Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp gồm trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Kiên Giang có 04 trường cao đẳng chuyên nghiệp với số giáo viên là 378 người. Phân hiệu II Trường Đại học Thủy sản Nha Trang tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thủy sản, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh trong những năm vừa qua.
Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực: Từ xưa, ông cha ta đã kết luận: tinh thông một nghề thì vẻ vang suốt đời (nhất nghệ tinh, nhất thân vinh). Nếu giỏi một nghề, biết nhiều nghề thì vẻ vang hơn. Muốn tinh thông giỏi nghề thì phải học, học để làm nghề, vừa làm nghề vừa học. V.I Lênin đã từng nên cao khẩu hiệu: “Học, học nữa, học mãi”. Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế Châu Âu (OCDE) cũng nêu khái niệm về chính sách học tập suốt đời, học tập thường xuyên, cho rằng đời người là một quá trình không ngừng giao nhau, kết hợp giữa học tập và làm việc. Việc cải cách chế độ giáo dục cũ thường là tách rời với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhất là phải tổ chức đào tạo nghề có tính linh hoạt, tính thích ứng cao theo nhu cầu của kinh tế thị trường” [30.75,77].
Trong những năm qua ngành giáo dục đào tạo của cả nước đang đặt ra những thách thức gay gắt, Kiên Giang cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dù Kiên Giang chưa có trường đại học, nhưng Trung tâm giáo dục thường xuyên và hiện là Cao đẳng cộng đồng đã hợp tác, liên kết với các trường đại học trong cả nước đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ đại học cho Tỉnh đã góp phần quan trong trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
Mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực của Tỉnh đã được mở rộng, trước hết đó là mạng lưới các trường. Trường Trung học sư phạm lên Cao đẳng sư phạm, Trung tâm giáo dục thường xuyên lên Cao đẳng Cộng đồng, Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật lên Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật, Trường Trung học y tế lên Trường Cao đẳng y tế và bước đầu đã xây dựng được Phân hiệu Đại học Thủy sản Nha Trang tại Kiên Giang.
Trong 5 năm 2001-2005 vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các trường và các trung tâm khoảng 67,105 tỷ đồng, trong đó vốn Trung Ương là 8.6 tỷ, và vốn địa phương là 58,56 tỷ. Với số vốn đầu tư nêu trên đã tăng cường cơ sở vật chất cho các trường tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo của Tỉnh.
Mạng lưới các cơ sở dạy nghề được mỡ rộng và đa dạng, đến nay có một trường Trung cấp nghề và 2 Trung tâm dạy nghề có đủ khả năng liên kết đào tạo nghề dài hạn, 11 trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề ngắn hạn và 20 cơ sở dạy nghề tư nhân, đặc biệt Tỉnh đã cho phép thành lập Trường dạy nghề tư thục tại huyện Phú Quốc.
Hệ thống trường lớp được mở rộng quy mô đào tạo số học sinh, sinh viên cũng được tăng lên qua từng năm. Từ năm học 2000 - 2001 đến năm học 2005-2006 toàn tỉnh có khoảng trên 34.300 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có trên 9.000 học sinh (chiếm 27%) trúng truyển vào các trường đại học, cao đẳng cả hệ chính quy và không chính quy; trong đó số trúng tuyển các trường ngoài Tỉnh chiếm khoảng 17 -18% và tỷ lệ này có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
Quy mô đào tạo các trường cao đẳng dạy nghề trên địa bàn Tỉnh ngày càng tăng và đa dạng với trên 60 ngành nghề khác nhau. Về hệ đào tạo thì chính quy tập trung hệ cao đẳng là chủ yếu, còn lại là đào tạo tại chức, liên kết bồi dưỡng. Từ 2001-2005 toàn tỉnh đã đào tạo tốt nghiệp từ trung cấp đến đại học 21.069 người, bình quân mỗi năm số sinh viên ra trường 4.214 người. Năm 2007 toàn tỉnh đã tuyển mới từ trung cấp đến đại học 5.348 người.
Từ 2001 đến 2005 đã đào tạo nghề 37.835 người, trong đó hệ chính quy dài hạn là 6.580 người và ngắn hạn là 31.255 người. Năm 2007 đã đào tạo 19.769 người, trong đó dài hạn là 1.521 người, ngắn hạn là 18.248 người.
Bảng 17. Bảng tổng hợp đào tạo sử dụng giai đoạn 2001-2005
Đơn vị tính: Người
STT
Nội dung
Đào tạo
Năm 2001
Năm 2005
Giai đoạn
2001 – 2005
I
Hệ đại học (Liên kết)
347
515
1.888
- Chính quy
0
0
0
- Tại chức
347
515
1.888
II
Hệ Cao đẳng
968
1.035
4.956
- Chính quy
450
500
2.448
- Tại chức
518
535
2.508
III
Hệ trung cấp
1.757
5.327
14.225
- Chính quy
1.187
2.345
8.327
- Tại chức
550
2.982
5.898
IV
Đào tạo nghề
5.224
12.095
37.835
Tổng cộng:
8.296
18.972
58.904
Nguồn báo cáo chương trình phát triển nguồn nhân lực Tỉnh.
Con số trên đây về lĩnh vực giáo dục đào tạo cho thấy, giai đoạn từ 2001-2005 bình quân mỗi năm các trường và các trung tâm đã cung cấp nguồn nhân lực đã qua đào tạo khoảng 11.800 người, trong đó trình độ đại học và cao đẳng 1.370 người (đại học 378 người), trung học chuyên nghiệp 2.480 người và có trình độ nghề là 7.600 người (dài hạn là 1.300 người), chưa kể số sinh viên học ở ngoài tỉnh tốt nghiệp và số nhân lực đã được qua đào tạo về làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của Tỉnh.
Công tác đào tạo bồi dưỡng quản lý chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức được đẩy mạnh trong 5 năm qua 2001-2005 đã đào tạo được 13.046 cán bộ, trong đó 11.254 lý luận chính trị và quản lý nhà nước là 1.792 người. Năm 2006 đào tạo được 2.754 cán bộ, có 1.495 cán bộ lý luận chính trị và 1.259 cán bộ quản lý nhà nước. Năm 2007 đào tạo được 1.876 cán bộ, có 1.310 cán bộ lý luận chính trị và 566 cán bộ quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài chưa được quan tâm đúng mức, thiếu cơ chế chính sách để trọng dụng cán bộ khoa học và nhà giáo có trình độ cao, nhiều chính sách thu hút nhân tài đối với cán bộ khoa học và công nghệ chưa được ban hành. “Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao còn ít, và chưa được sử dụng tốt, đang bị lão hóa, ít có điều kiện cập nhất kiến thức mới. Sự hụt hẫng về cán bộ là nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực khoa học cơ bản” [25,19].
Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo:
Việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực trong thời gian vừa qua, Tỉnh đã có sự phân cấp giữa các sở, ban, ngành. Sở Lao động Thương binh và Xã hội, quản lý nhà nước về nguồn nhân lực chưa qua đào tạo và nguồn nhân lực có trình độ nghề. Sở Nội vụ quản lý cán bộ công chức, viên chức thuộc bộ máy nhà nước. Về quản lý nhà nước, tổ chức các trường đào tạo nguồn nhân lực của Tỉnh. Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề. Đối với các trường cao đẳng như Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Cao đẳng Y tế và Trường Cao đẳng Cộng đồng trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh quản lý, Phân hiệu Đại học Thủy sản Nha Trang thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trường Chính trị của Tỉnh thuộc Tỉnh ủy quản lý.
Việc quản lý cũng như thu hút nguồn nhân lực, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh đã ban hành nhiều quyết định có ý nghĩa quan trọng như: Quyết định số 50/2003/QĐ-UB ngày 29/04/2003 và quyết định số 12/2007/QĐ-UB ngày 06/02/2007 thay thế cho quyết định 50/2003/QĐ-UB về chính sách đào tạo và thu hút nguồn nhân lực.
Qua khảo sát tại một số trường cho thấy số người sau khi được đào tạo ra trường có việc làm chiếm tỷ lệ khá cao. Trường dạy nghề của Tỉnh 71,13%, trường Cao đẳng sư phạm 95%, trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật khoảng 70% và trường cao đẳng y tế khoảng 80-85%
Tình hình sử dụng lao động qua đào tạo:
Bảng 18: Tỷ lệ lao động qua đào tạo
Năm
2005
2006
2007
Tỷ lệ đào tạo qua đào tạo chung
15%
17,2%
19,63%
Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề
9,24%
11,0%
13,1%
Các hình thức đào tạo:
12.095
16.628
19.769
+ Đào tạo ngắn hạn
10.340
14.870
18.248
+Đào tạo dài hạn
1.755
1.758
1.521
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác ngành Lao động TB&XH năm 2007
và phương hướng hoạt động năm 2008 Sở Lao động TB&XH.
Theo báo cáo hàng năm của ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Kiên Giang đã bắt đầu có sự quan tâm đến lĩnh vực đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng trong những năm gần đây. Đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hàng năm từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Trung Ương cấp và nguồn vốn đối ứng của Tỉnh đã đào tạo cho trên 5.000 ngàn lượt người và cấp chứng chỉ nghề để người lao động có điều kiện đi làm việc trong Tỉnh, ngoài Tỉnh và xuất khẩu lao động. Các trường và trung tâm dạy nghề của Tỉnh đã xác định được mục tiêu và thường xuyên chủ động liên kết tổ chức đào tạo theo nhiều hình thức như đào tạo tại nhà trường, đào tạo gắn với cơ sở Doanh nghiệp, đào tạo lưu động tại các xã phường thị trấn. Về nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo cũng được tỉnh chú trọng trong bố trí vốn xây dựng thêm các trường và trung tâm dạy nghề nên đến cuối năm 2007 toàn tỉnh có 34 cơ sở tham gia đào tạo nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung là 17,2% năm 2006, năm 2007 là 19,63%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2006 là 11,0% và 13,1% năm 2007 (tăng 2,1 % so với năm 2006).
Tuy nhiên, lực lượng lao động đã qua đào tạo không tìm được việc làm, không được bố trí đúng chuyên ngành đào tạo hoặc trình độ đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao.
Bảng 19 : Trình độ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tỉnh Kiên Giang 2001- 2005 và năm 2007.
Trình độ lao độn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van THS. Dang Hong Son.doc