Tài liệu Luận văn Phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----[\-----
TRẦN ĐĂNG KHOA
PHÁT TRIỂN NGÀNH
VIỄN THÔNG VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành : Kinh tế, quản lý và KHH KTQD
Mã số : 5.02.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ VĂN TÝ – HỌC VIỆN CN BCVT
TS. PHAN THỊ MINH CHÂU – TRƯỜNG ĐHKT TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2007
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, đồ thị
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM VÀ
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam ...................................................5
1.1.1. Khái niệm .........................................................................................................5
1.1.2. Lịch sử p...
235 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----[\-----
TRẦN ĐĂNG KHOA
PHÁT TRIỂN NGÀNH
VIỄN THÔNG VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành : Kinh tế, quản lý và KHH KTQD
Mã số : 5.02.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ VĂN TÝ – HỌC VIỆN CN BCVT
TS. PHAN THỊ MINH CHÂU – TRƯỜNG ĐHKT TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2007
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, đồ thị
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM VÀ
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam ...................................................5
1.1.1. Khái niệm .........................................................................................................5
1.1.2. Lịch sử phát triển ngành viễn thông Việt Nam ..............................................6
1.1.3. Vai trò của ngành viễn thông trong nền kinh tế - xã hội của Việt Nam .......10
1.2. Các trường phái phát triển viễn thông trên thế giới ....................................15
1.2.1. Trường phái Tây Âu ........................................................................................15
1.2.2. Trường phái Mỹ ...............................................................................................17
1.3. Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế giới ............20
1.3.1. Nhật Bản ...........................................................................................................20
1.3.2. Hàn Quốc .........................................................................................................23
1.3.3. Pháp ..................................................................................................................28
1.3.4. Trung Quốc ......................................................................................................30
1.3.5. Đánh giá kinh nghiệm phát triển viễn thông của các nước Nhật Bản,
Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc ........................................................................39
1.4. Một số bài học đối với phát triển viễn thông Việt Nam được rút ra từ
kinh nghiệm của các nước ..............................................................................42
1.4.1. Tiếp tục chủ trương đi thẳng vào công nghệ hiện đại ...................................42
1.4.2. Tăng cường huy động vốn cho phát triển mạng lưới viễn thông ..................43
1.4.3. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong khai thác viễn thông .............44
1.4.4. Ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông .........................45
Tóm tắt chương 1 .......................................................................................................46
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2.1. Hiện trạng phát triển hạ tầng viễn thông Việt Nam so với các nước trong
khu vực và trên thế giới ..............................................................................48
2.1.1. Mật độ điện thoại .........................................................................................48
2.1.2. Mật độ sử dụng internet ..............................................................................50
2.1.3. Tốc độ tăng trưởng .......................................................................................50
2.1.4. Năng suất lao động ......................................................................................54
2.1.5. Một số chỉ số đánh giá trình độ thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế ...........55
2.1.6. Đánh giá hiện trạng phát triển hạ tầng ngành viễn thông Việt nam ........57
2.2. Đánh giá các hoạt động trong ngành viễn thông Việt Nam ....................58
2.2.1. Sản xuất kinh doanh ....................................................................................58
2.2.2. Đầu tư ...........................................................................................................62
2.2.3. Nhân lực .......................................................................................................65
2.2.4. Mức độ cạnh tranh .......................................................................................69
2.2.5. Nghiên cứu phát triển ..................................................................................72
2.2.6. Công nghệ .....................................................................................................74
2.2.7. Ma trận các yếu tố bên trong - IFE..............................................................76
2.2.8. Tóm tắt các điểm mạnh và điểm yếu của ngành viễn thông Việt Nam .....77
2.3. Đánh giá sự tác động của các yếu tố môi trường đối với ngành viễn
thông Việt Nam ............................................................................................79
2.3.1. Môi trường vĩ mô ..........................................................................................79
2.3.2. Môi trường vi mô ..........................................................................................90
2.3.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài – EFE ..........................................................93
2.3.4. Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính ........................................94
2.3.5. Các cơ hội và nguy cơ đối với ngành viễn thông Việt Nam .......................96
Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................98
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH
VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1. Định hướng phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 .....101
3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành viễn thông Việt Nam ...........102
3.2.1. Cơ sở để xây dựng mục tiêu .......................................................................102
3.2.2. Mục tiêu phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 .............107
3.3. Các công cụ xác lập giải pháp ..................................................................109
3.3.1. Hình thành giải pháp qua phân tích SWOT .............................................109
3.3.2. Lựa chọn các giải pháp qua việc sử dụng ma trận định lượng QSPM ...113
3.4. Hệ thống giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến
năm 2020 ....................................................................................................125
3.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách .......................................................125
3.4.2. Nhóm giải pháp về thị trường ....................................................................126
3.4.3. Nhóm giải pháp về sản phẩm và dịch vụ ..................................................130
3.4.4. Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư cho viễn thông .........................133
3.4.5. Nhóm giải pháp về phát triển nhân lực cho viễn thông ...........................136
3.4.6. Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng mạng lưới .....................................139
3.4.7. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ ...................................................141
3.5. Một số kiến nghị ........................................................................................144
3.5.1. Với Bộ Bưu chính Viễn thông ...................................................................144
3.5.2. Với các cơ quan Bộ khác ...........................................................................145
Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................146
KẾT LUẬN ...........................................................................................................151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
- 3G: Third Generation – Thế hệ thứ ba
- ASEAN: Association of South East Asian Nation – Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
- AFTA: Asean Free Trade Area - Hiệp định về Khu vực Tự do Thương mại
ASEAN
- AFAS: Hiệp định Khung về Thương mại Dịch vụ ASEAN
- ARPU: Average Revenue Per User – Doanh thu bình quân trên mỗi người sử
dụng
- AT&T: Tập đoàn Viễn thông lớn nhất của Mỹ
- BCVT: Bưu chính Viễn thông
- BCC: Business Co-operation Contract – Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- BOC: Bell Operation Company – Các Công ty điện thoại địa phương ở Mỹ
- CDMA: Code Division Multiple Acess – Công nghệ đa truy nhập phân chia
theo mã
- CEPT: Common Effective Preferential Tariff – Chương trình ưu đãi thuế
quan có hiệu lực chung
- CNTT: Công nghệ thông tin
- DWDM: Dense Wavelength Division Multiplexing – Công nghệ dùng để
tăng băng thông của mạng cáp quang hiện tại.
- DACOM: Công ty Cổ phần Data Communications Corporation of Korea
(Hàn Quốc)
- eASEAN: Hiệp định về Không gian Thương mại điện tử ASEAN
- EFE Matrix: External Factors Evaluation Matrix – Ma trận đánh giá các yếu
tố bên ngoài
- EVN Telecom: Công ty Viễn thông Điện lực
- EIU: Economist Intelligence Unit – Cơ quan tình báo kinh tế
- ENUM: Telephone Number Mapping – Dịch vụ tích hợp giữa mạng PSTN
và mạng IP
- FCC: Uỷ ban thông tin liên bang của Mỹ
- FDI: Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
- GSM: Global System for Mobile Communication – Hệ thống thông tin di
động toàn cầu
- GDP: Gross Domectic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
- Hanoi Telecom: Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội
- ITU: International Telecom Union – Liên minh Viễn thông Quốc tế
- ISI: Information Society Index – Chỉ số xã hội thông tin
- IDC: International Data Corporation – Tập đoàn dữ liệu quốc tế
- ICT: Information and Communication Technology – Công nghệ thông tin và
truyền thông
- IFE Matrix: Internal Factors Evaluation Matrix – Ma trận đánh giá các yếu tố
bên trong
- IP: Internet Protocol – Giao thức Internet
- IP/MPLS: Internet Protocol/Multi Protocol Label Switching – Là một công
nghệ chuẩn để tăng tốc độ lưu lượng trên mạng, tạo thuận lợi trong quản lý
- IPv6: Internet Protocol Version 6 – Giao thức Internet phiên bản 6, là giao
thức thế hệ mới, được phát triển để thay thế IPv4 hiện tại.
- KT: Korea Telecom – Công ty Viễn thông Hàn Quốc
- KTA: Korea Telecom Authority – Cơ quan viễn thông Hàn Quốc
- KTMC: Korea Telecom Mobile Company – Công ty thông tin di động Hàn
Quốc
- MFN: Most Favourite Nation Rule – Quy chế tối huệ quốc
- Máy điện thoại: Là khái niệm dùng để chỉ một thuê bao viễn thông. Trong
tương lai, thuê bao viễn thông có thể không là máy điện thoại nhưng là một
hình thức thuê bao khác.
- NRI: Networked Readiness Index - Chỉ số sẵn sàng kết nối
- NGN: Next Generation Network – Mạng thế hệ mới
- PSTN: Public Service Telephone Network – Mạng điện thoại công cộng
- QSPM: Quantitative Strategic Planning Matrix – Ma trận hoạch định chiến
lược có thể định lượng
- UNCPC: The United Nations Central Product Classification
- Softswitch: Chuyển mạch mềm
- SPT: Saigon Posts and Telecommunication Corporation - Công ty Cổ phần
Bưu chính Viễn thông Sài Gòn
- SWOT: Strengths, Weaknesses, Oportunities, Threats – Phương pháp phân
tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.
- SMS: Short Message Services – Dịch vụ nhắn tin ngắn
- TDM: Time Division Multiplexing – Giao thức truyền dữ liệu theo thời gian
- TCP/IP: Transmission Control Protocol/Internet Protocol – Giao thức điều
khiển truyền dẫn/Giao thức Internet
- USO: Dịch vụ viễn thông công ích
- VNPT: Vietnam Posts and Telecommunications Corporation – Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam
- Viettel: Tổng Công ty Viễn thông Quân đội
- Vishipel: Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải
- VMS: Công ty Thông tin Di động (chủ quản mạng điện thoại di động
MobiFone)
- Vinaphone: Mạng điện thoại di động Vinaphone (do Công ty Dịch vụ Viễn
thông - GPC quản lý)
- VoIP: Voice Over IP – Phương thức truyền tải giọng nói qua giao thức
Internet
- WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới
- W-CDMA: Wide Code Division Multiple Acess – Công nghệ đa truy nhập
băng rộng phân chia theo mã
- WDM: Wavelength Division Multiplexing – Công nghệ ghép kênh theo
bước sóng
- WEF: World Economic Forum – Diễn đàn Kinh tế thế giới
- WiFi: Wireless Fidelity – Công nghệ kết nối không dây
- WiMAX: Worldwide Interoperability for Microwave Access – Công nghệ
truy nhập băng rộng không dây
- xDSL: X-Digital Subscriber Line - Công nghệ sử dụng các phương pháp
điều biến phức tạp, chuyển các dữ liệu thành các gói để truyền tải trên dây
điện thoại gồm: ADSL, HDSL, RDSL, VDSL.
DANH MỤC CÁC BẢNG - ĐỒ THỊ
Trang
1. Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Năng suất lao động trong viễn thông của các nước ASEAN+3 ........54
Bảng 2.2: Bảng xếp hạng một số chỉ số đánh giá về Việt Nam .......................56
Bảng 2.3: Các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông ...................66
Bảng 2.4: Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm 2004 .......................................73
Bảng 2.5: Tóm tắt hiện trạng công nghệ mạng viễn thông Việt Nam ...............75
Bảng 2.6: Ma trận các yếu tố bên trong .............................................................77
Bảng 2.7: Ma trận các yếu tố bên ngoài ............................................................94
Bảng 2.8: Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh ...........................................95
Bảng 3.1: Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2007-2020 ...............................103
Bảng 3.2: Dự báo quy mô GDP Việt Nam giai đoạn 2007-2020 ....................103
Bảng 3.3: Dự báo quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam (trường hợp 1) ....103
Bảng 3.4: Dự báo tỷ trọng doanh thu viễn thông Việt Nam (2007-2020) .......104
Bảng 3.5: Dự báo quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam (trường hợp 2) ....104
Bảng 3.6: Dự báo quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam (trường hợp 3) ....104
Bảng 3.7: Dự báo tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam (2007-2020) ....105
Bảng 3.8: Dự báo tỷ trọng thuê bao di động trên mạng viễn thông (2007-2020) 105
Bảng 3.9: Dự báo tổng hợp số thuê bao trên mạng viễn thông (2007-2020) ..106
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả dự báo một số chỉ tiêu viễn thông Việt Nam giai
đoạn 2007-2020 ...............................................................................................106
Bảng 3.11: Các chỉ tiêu phát triển ngành viễn thông giai đoạn 2007 – 2020 ..108
Bảng 3.12: Ma trận SWOT ..............................................................................109
Bảng 3.13: Ma trận QSPM về cơ chế chính sách ............................................113
Bảng 3.14: Ma trận QSPM về thị trường .........................................................114
Bảng 3.15: Ma trận QSPM về sản phẩm .........................................................116
Bảng 3.16: Ma trận QSPM về huy động vốn ...................................................118
Bảng 3.17: Ma trận QSPM về nhân lực ...........................................................120
Bảng 3.18: Ma trận QSPM về phuơng án phát triển mạng lưới ......................121
Bảng 3.19: Ma trận QSPM về phuơng án phát triển khoa học công nghệ ......123
2. Danh mục các đồ thị
Đồ thị 2.1: Mật độ sử dụng điện thoại năm 2006 ..............................................48
Đồ thị 2.2: Mật độ sử dụng internet năm 2006 ..................................................50
Đồ thị 2.3: Tỷ trọng doanh thu trong ngành viễn thông năm 2006 ...................60
Đồ thị 2.4: Tình hình đầu tư của ngành viễn thông và giao thông vận tải ........62
Đồ thị 2.5: Tỷ trọng vốn đầu tư của ngành viễn thông và giao thông vận tải ...63
Đồ thị 2.6: Tỷ trọng đầu tư cho viễn thông trong tổng vốn đầu tư Nhà nước ...64
Đồ thị 2.7: Chỉ số nguồn nhân lực Việt Nam so với một số nước .....................68
Đồ thị 2.8: Thị phần các doanh nghiệp viễn thông VN cuối năm 2006 ............70
Đồ thị 2.9: Số thuê bao điện thoại của Việt Nam đến tháng 6/2007 .................90
Đồ thị 2.10: Mật độ sử dụng điện thoại của Việt Nam đến tháng 6/2007 .........90
Đồ thị 2.11: Cơ cấu khách hàng theo độ tuổi .....................................................91
Đồ thị 2.12: Cơ cấu khách hàng theo mức cước sử dụng ...................................91
Đồ thị 2.13: Cơ cấu khách hàng theo loại hình đăng ký ....................................92
- 1 -
MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để phát triển nhưng cũng
ẩn chứa rất nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là ở những quốc gia
đang phát triển. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương
mại thế giới (WTO) sẽ đem lại cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng thị
trường xuất khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, khi mở
cửa thị trường theo các cam kết gia nhập WTO thì những ngành sản xuất, dịch vụ
trong nước sẽ phải đối mặt với một áp lực cạnh tranh rất lớn. Các tập đoàn tư bản
nước ngoài với khả năng to lớn về vốn, công nghệ hiện đại và bề dày kinh nghiệm
quản lý kinh doanh sẽ là những đối thủ quá tầm đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với ngành viễn thông Việt Nam, do vai trò quan trọng của ngành (vừa là
một ngành hạ tầng, vừa là một ngành kinh tế mũi nhọn đồng thời góp phần bảo đảm
an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, nâng cao dân trí của người dân), yêu cầu sớm
có một kế hoạch phát triển cho phù hợp với tình hình mới lại càng cấp bách hơn.
Hiện nay, ngành viễn thông Việt Nam đang thực hiện giai đoạn 05 năm cuối của
chiến lược phát triển từ năm 2001 đến năm 2010 với tên gọi: “Chiến lược hội nhập
và phát triển”. Qua quá trình triển khai chiến lược, ngành viễn thông đã đạt được
nhiều kết quả rất đáng khích lệ: Mạng lưới viễn thông đã được mở rộng trong cả
nước, mức độ tăng trưởng thuê bao đạt tốc độ cao, cơ chế pháp lý ngày một hoàn
thiện theo hướng mở cửa thị trường. Bên cạnh đó, còn một số điểm ngành viễn
thông cần phải cố gắng hoàn thiện hơn như: Tạo môi trường cạnh tranh trong cung
cấp dịch vụ viễn thông, đa dạng hoá dịch vụ giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng đội
ngũ nhân lực và đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ. Để khắc phục những hạn
chế đang tồn tại và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình thực hiện các cam kết gia nhập
WTO về lĩnh vực viễn thông, ngay từ bây giờ ngành viễn thông Việt Nam cần có
những biện pháp phát triển mới. Sự thành công của việc phát triển ngành viễn thông
Việt Nam là rất quan trọng. Đây có thể được xem là một trong những nền tảng đầu
tiên để thực hiện phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
- 2 -
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quá trình phát triển của ngành viễn thông
Việt Nam.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong ngành viễn thông Việt Nam (trên
phạm vi cả nước).
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu của luận án nhằm:
- Phân tích bối cảnh và thực trạng quá trình phát triển của ngành viễn thông
Việt Nam. Từ đó, rút ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ
đối với sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam.
- Đề xuất các biện pháp phát triển cho ngành viễn thông Việt Nam giai
đoạn từ nay đến năm 2020.
IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Ý nghĩa khoa học: Hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới chưa có một công
trình nghiên cứu mang tính hệ thống nào đưa ra được các lý thuyết về phát
triển ngành. Thực tế trong quá trình hoạch định chính sách phát triển
ngành, tuỳ theo quan điểm của nhà quản lý mà kế hoạch phát triển ngành
sẽ được xây dựng theo những cách khác nhau như theo mục tiêu phát triển,
theo các yếu tố ảnh hưởng, theo sự tác động của môi trường bên trong và
môi trường bên ngoài, theo quá trình sản xuất của ngành. Để khắc phục các
khó khăn trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các công cụ phân tích
ngành như ma trận SWOT, ma trận IFE, ma trận EFE, ma trận hình ảnh các
đối thủ cạnh tranh, ma trận QSPM,… để áp dụng phân tích cho ngành viễn
thông Việt Nam. Từ đó, đưa ra biện pháp phát triển ngành viễn thông Việt
Nam đến năm 2020.
2. Ý nghĩa thực tiễn: Qua phân tích bối cảnh và thực trạng quá trình phát triển
của ngành viễn thông Việt Nam, đề tài nghiên cứu đã đề xuất được một số
biện pháp phát triển ngành viễn thông Việt Nam từ nay đến năm 2020 với
các số liệu khá phong phú. Khác với “chiến lược hội nhập và phát triển
hiện nay”, các giải pháp đề xuất của đề tài nghiên cứu đã nhấn mạnh hơn
đến yếu tố phát triển bền vững và xu thế phát triển của công nghệ viễn
- 3 -
thông trên thế giới hiện nay với chủ trương “Phát triển nhanh và bền vững
trên cơ sở tích hợp giữa viễn thông và công nghệ thông tin”. Kết quả
nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm nguồn tài liệu tham khảo cho các
nhà quản lý viễn thông Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách
phát triển ngành giai đoạn từ nay đến năm 2020.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích của đề tài, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, các
phương pháp phân tích ngành, phương pháp thống kê toán, thống kê lịch sử, so
sánh, trắc nghiệm, phương pháp dự báo theo xu thế.
VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Trước đây đã có những công trình nghiên cứu của Bộ Bưu chính viễn thông
hoặc Tổng cục Bưu điện (khi chưa thành lập Bộ) đề cập đến định hướng phát triển
ngành viễn thông Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ đề xuất định
hướng phát triển ngành viễn thông trong hai giai đoạn 1991-2000 và 2001-2010, bối
cảnh nghiên cứu lúc đó chưa sát với tình hình hội nhập của Việt Nam như hiện nay.
Trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2005, Bộ Bưu chính viễn thông cũng đã chủ
trì xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam,
trong đó có đề cập chiến lược phát triển viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020. Trong chiến lược này, mốc thời gian đến năm 2010 đã được
trình bày khá chi tiết. Tuy nhiên, định hướng phát triển ngành viễn thông Việt Nam
giai đoạn 2010-2020 mới chỉ được đề cập mang tính phác thảo. Bên cạnh đó, về mặt
lý thuyết, trên thế giới hiện nay chưa có một nghiên cứu hoàn chỉnh nào đề cập đến
vấn đề phát triển ngành. Các nghiên cứu về phát triển ngành đều làm theo lối tự
phát, theo quan điểm riêng của các nhà nghiên cứu.
Khắc phục các hạn chế nêu trên, kết quả nghiên cứu đề tài đã đưa ra được
một số điểm mới sau:
1. Giới thiệu và nêu ra vai trò của ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội.
2. Trình bày các trường phái phát triển viễn thông trên thế giới và phân tích
kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước điển hình gồm Pháp,
- 4 -
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Từ đó, rút ra được bài học đối với
quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam.
3. Phân tích đánh giá được hiện trạng phát triển của ngành viễn thông Việt
Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
4. Đánh giá môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của ngành viễn
thông Việt Nam. Từ đó, tổng kết được các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và
nguy cơ của ngành viễn thông Việt Nam và đề xuất các giải pháp phát triển
thông qua việc sử dụng ma trận SWOT.
5. Đề xuất được các nhóm giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông
Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020 gồm: Nhóm giải pháp về cơ chế
chính sách, nhóm giải pháp về phát triển thị trường, nhóm giải pháp về
phát triển sản phẩm dịch vụ, nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư, nhóm
giải pháp về phát triển nhân lực viễn thông, nhóm giải pháp về phát triển
hạ tầng mạng lưới và nhóm giải pháp về nghiên cứu phát triển, ứng dụng
khoa học công nghệ trong viễn thông.
- 5 -
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam
1.1.1. Khái niệm
Theo quan điểm của Pete Moulton [II.9, Pg.25]: “Viễn thông là khoa học của
sự truyền đạt thông tin qua một khoảng cách dài sử dụng công nghệ điện thoại hoặc
công nghệ vô tuyến, nó liên quan đến việc sử dụng các công nghệ vi điện tử, công
nghệ máy tính và công nghệ máy tính cá nhân để truyền, nhận và chuyển mạch âm
thanh, dữ liệu, hình ảnh qua các phương tiện truyền dẫn khác nhau như cáp đồng,
cáp quang và truyền dẫn điện từ”.
Tương tự quan điểm của Pete Moulton, trong bảng phân ngành của mình, Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) [II.14] cũng định nghĩa: “Viễn thông là tất cả sự
chuyển tải, truyền dẫn hoặc thu phát các ký hiệu, tín hiệu, chữ viết, âm thanh, hình
ảnh, giọng nói, dữ liệu thông qua các dây dẫn, sóng vô tuyến, cáp quang, các
phương tiện vật lý hoặc các hệ thống điện từ khác”. Dịch vụ viễn thông được chia
thành hai nhóm: Dịch vụ viễn thông cơ bản và Dịch vụ giá trị gia tăng. Dịch vụ viễn
thông cơ bản bao gồm tất cả các dịch vụ viễn thông công cộng và tư nhân cung cấp
truyền dẫn thông tin đến thiết bị đầu cuối của khách hàng. Dịch vụ viễn thông giá trị
gia tăng là những dịch vụ viễn thông mà nhà cung cấp “bổ sung thêm các giá trị”
cho các thông tin của khách hàng qua việc nâng cao hình thức hoặc nội dung của
thông tin hoặc cung cấp nhằm lưu trữ và khôi phục thông tin.
Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông được Quốc Hội Nước
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 25/5/2002 [I.19
T.121-122, T.134], các khái niệm thuộc lĩnh vực viễn thông được đề cập gồm thiết
bị viễn thông, thiết bị mạng, thiết bị đầu cuối, điểm kết cuối, dịch vụ viễn thông,
đường truyền dẫn, tài nguyên thông tin (kho số viễn thông, phổ tần số vô tuyến
điện, tài nguyên internet, quỹ đạo vệ tinh), sóng vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến.
- 6 -
Dịch vụ viễn thông được định nghĩa là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ
viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối
của mạng viễn thông. Dịch vụ viễn thông cũng được phân chia thành dịch vụ viễn
thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, Pháp lệnh Bưu
chính Viễn thông còn bổ sung thêm dịch vụ kết nối internet, dịch vụ truy nhập
internet và dịch vụ ứng dụng internet.
Trong đó:
+ “Dịch vụ cơ bản” là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua
mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội
dung thông tin;
+ “Dịch vụ giá trị gia tăng” là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của
người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin
hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng
mạng viễn thông hoặc Internet;
Trong các định nghĩa về viễn thông vừa nêu, tất cả đều có sự thống nhất về
khái niệm “Viễn thông là sự truyền tải nhiều loại thông tin qua một khoảng cách xa
thông qua nhiều hình thức truyền dẫn khác nhau”. Bên cạnh đó, cách phân chia dịch
vụ viễn thông thành dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng cũng thống nhất giữa
quan điểm của WTO và Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông của Việt Nam. Tuy nhiên,
Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông có đề cập thêm các dịch vụ internet, trong khi định
nghĩa của Pete Moulton và định nghĩa của WTO không đề cập đến dịch vụ Internet.
Như vậy trong luận án này, phạm vi ngành viễn thông Việt Nam sẽ được
hiểu bao gồm: Hoạt động sản xuất thiết bị viễn thông, hoạt động cung cấp dịch vụ
viễn thông (dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng) và hoạt động cung cấp dịch
vụ internet.
1.1.2. Lịch sử phát triển ngành viễn thông Việt Nam
Quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam đến nay có thể được
chia làm 04 giai đoạn gồm: Giai đoạn phục vụ, giai đoạn kinh doanh độc quyền,
giai đoạn mở cửa tạo cạnh tranh và giai đoạn chuẩn bị hội nhập quốc tế.
- 7 -
a. Giai đoạn phục vụ
Từ trước năm 1987, ngành Bưu điện Việt Nam còn rất nghèo nàn lạc hậu,
hoạt động chỉ mang tính chất phục vụ cho mục đích thông tin liên lạc của Đảng và
Nhà nước. Trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ từ năm
1954 đến năm 1975, lĩnh vực thông tin và vô tuyến điện lúc này chủ yếu là để phục
vụ cho chiến tranh và cho sự quản lý điều hành của Nhà nước, phục vụ cho công
cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Sau khi đất nước thống nhất, hệ thống tổ chức ngành Bưu điện được chia làm
04 cấp: Tổng cục Bưu điện; Bưu điện Tỉnh Thành phố và các đặc khu trực thuộc
Trung ương; Bưu điện Huyện và tương đương; Trạm bưu điện xã và tương đương.
Từ sau năm 1979, Tổng cục Bưu điện vừa giữ vai trò quản lý Nhà nước vừa tổ chức
các hoạt động kinh doanh bưu chính viễn thông. Theo Nghị định số 390/CP ngày
02/11/1979 của Hội đồng Chính phủ: “Ngành Bưu điện là cơ quan thông tin liên lạc
của Đảng và chính quyền các cấp, đồng thời là một ngành kinh tế - kỹ thuật của nền
kinh tế quốc dân, hoạt động theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa và chế
độ hạch toán kinh tế”. Ngày 15/8/1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 121-
HĐBT ban hành Điều lệ Bưu chính và Viễn thông, xác định: “Mạng lưới bưu chính
và viễn thông quốc gia là mạng lưới thông tin liên lạc tập trung thống nhất trong cả
nước, do Nhà nước độc quyền tổ chức và giao cho ngành Bưu điện quản lý, khai
thác để phục vụ nhu cầu truyền tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp, các
lực lượng vũ trang, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân theo phương thức kinh
doanh xã hội chủ nghĩa và chế độ hạch toán kinh tế”. Đến năm 1990, Tổng cục Bưu
điện lại được giao cho Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện đảm nhận chức năng
quản lý nhà nước.
Có thể nói, trong giai đoạn này vai trò của ngành bưu điện chưa được nhìn
nhận đầy đủ, ngành bưu điện được xem là một ngành kinh tế kỹ thuật và hoạt động
chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc của Đảng là Nhà nước, vai trò
kinh doanh gần như bị che mờ hoàn toàn.
- 8 -
b. Giai đoạn công ty hoá
Ngày 7/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 115/HĐBT chuyển
Tổng cục Bưu điện thành Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, nằm
trong Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện. Đến năm 1992, Chính phủ đã ra Nghị
định số 03/CP về việc thành lập Tổng cục Bưu điện là cơ quan trực thuộc Chính
phủ, có chức năng quản lý nhà nước về Bưu chính Viễn thông, kỹ thuật truyền dẫn
tín hiệu Phát thanh Truyền hình và công nghiệp Bưu điện trong cả nước. Lúc này,
hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực viễn thông và hoạt động quản lý công tác
khai thác, sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông đã được tách rời nhau. Trong giai
đoạn từ 1990 đến 1995, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là
đơn vị độc quyền phát triển mạng lưới và cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.
c. Giai đoạn mở cửa thị trường tạo cạnh tranh
Năm 1995, ngành viễn thông khởi động cạnh tranh với việc thành lập Công
ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) và Công ty Viễn thông
Quân Đội (Viettel). Cũng trong năm này, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
249/TTg về việc thành lập Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam trực
thuộc Chính phủ trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị dịch vụ, sản xuất lưu
thông, sự nghiệp về Bưu chính - Viễn thông thuộc Tổng cục Bưu điện trước đây.
Tuy nhiên, đến năm 1996, Tổng cục Bưu điện lại được thành lập để giữ vai trò quản
lý Nhà nước về lĩnh vực bưu chính viễn thông. Trong thời gian từ năm 1995 đến
năm 2000, mặc dù đã được thành lập nhưng hai công ty viễn thông mới vẫn chưa có
những hoạt động nào đáng kể. VNPT vẫn là đơn vị độc quyền hoàn toàn trong lĩnh
vực cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông.
Với định hướng đúng đắn của các nhà quản lý thông qua chiến lược đầu tư
vào công nghệ hiện đại, bắt đầu từ giai đoạn này tốc độ phát triển thuê bao viễn
thông Việt Nam tăng rất nhanh, đạt mức bình quân trên 30%/năm. Vào năm 1995
Việt Nam mới chỉ có tổng cộng khoảng 720 ngàn thuê bao thì đến năm 2000 Việt
Nam đã đạt trên 2,1 triệu thuê bao. Ngành viễn thông lúc này đã trở thành một
ngành kinh tế trọng điểm, có mức đóng góp ngân sách hàng đầu Việt Nam.
- 9 -
Trước xu thế hội tụ giữa viễn thông và công nghệ thông tin, đồng thời để
nâng ngành viễn thông lên một tầm cao mới, vào năm 2002 Chính phủ đã ra quyết
định thành lập Bộ Bưu chính viễn thông với tư cách là cơ quan của Chính phủ thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin,
điện tử, internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông
tin quốc gia trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện
đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong
lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.
Đến năm 2003, ngành viễn thông thực sự chuyển từ độc quyền công ty sang
cạnh tranh trong tất cả các loại dịch vụ. Tổng cộng có 6 công ty hạ tầng mạng được
thiết lập mạng lưới và cung cấp dịch vụ gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam (VNPT), Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Viễn thông
Điện lực (EVN Telecom), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn
(SPT), Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) và Công ty Thông tin
điện tử Hàng Hải (Vishipel). Trong đó VNPT, Viettel và EVN Telecom được thiết
lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định nội hạt và quốc tế. Có 5 công ty
được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động gồm: VMS, GPC,
Viettel, SPT và Hanoi Telecom. Thị trường viễn thông bắt đầu sôi động từ giai đoạn
này với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp viễn thông mới đối với VNPT.
d. Giai đoạn chuẩn bị hội nhập quốc tế
Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đặc biệt là
sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày 23/3/2005
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 58/2005/QĐ-TTg về việc phê
duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, thành
lập 3 tổng công ty viễn thông vùng và các công ty viễn thông khác thuộc tập đoàn,
đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của ngành viễn thông Việt Nam. Dịch vụ bưu
chính lúc này đã được tách ra khỏi viễn thông. Hiện nay, việc xúc tiến tổ chức và
chuẩn bị các điều kiện hoạt động theo mô hình mới hiện nay vẫn đang được VNPT
tiến hành rất khẩn trương.
- 10 -
Như vậy, cùng với quá trình đổi mới mở cửa thị trường của đất nước, ngành
viễn thông Việt Nam đã đi từ một ngành chủ yếu đóng vai trò phục vụ (thời kỳ
kháng chiến phục vụ thông tin liên lạc cho chiến trường, thời kỳ trước 1986 phục vụ
công tác quản lý, điều hành của Đảng và Nhà nước) sang định hướng thị trường
thông qua việc thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Xa hơn nữa, để
chuẩn bị cho tiến trình hội nhập quốc tế, ngành viễn thông đã dần dần giảm được
tình trạng độc quyền, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp các doanh
nghiệp viễn thông Việt Nam tập dượt, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn
thông khác trên thế giới. Có thể nói, ngành viễn thông Việt Nam luôn luôn đồng
hành với quá trình phát triển của đất nước, mọi giai đoạn phát triển của đất nước
đều có sự đóng góp không nhỏ của ngành viễn thông Việt Nam.
1.1.3. Vai trò của ngành viễn thông trong nền kinh tế - xã hội của Việt Nam
Theo quan điểm của Bộ Bưu chính Viễn thông trong bản dự thảo chiến lược
phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 [I.5], ngành viễn thông Việt Nam có 05 vai trò chính gồm:
(1).Viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế; (2).Viễn thông là
ngành có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế; (3).Viễn thông là công cụ hỗ trợ
công tác quản lý đất nước; (4).Viễn thông góp phần mở rộng hợp tác quốc tế và đẩy
nhanh quá trình hiện đại hoá - công nghiệp hoá đất nước; (5).Viễn thông góp phần
phát triển văn hoá xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường.
1.1.3.1. Viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế [I.50]
Viễn thông với vai trò là ngành sản xuất vật chất đã được thừa nhận từ lâu,
nhưng với vai trò là ngành cơ sở hạ tầng của nền kinh tế thì mới được nhận thức
cách đây ít năm. Trong khi các nước phương Tây xem viễn thông là một thành phần
của cơ sở hạ tầng ngay từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai thì đối với Việt Nam cho
đến thời điểm trước Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, viễn thông
trên thực tế vẫn chỉ được xem là ngành phục vụ, là cơ quan hành chính sự nghiệp có
thu. Chiếc máy điện thoại chỉ là “tín chỉ”, là “đặc quyền” của các cơ quan nhà nước.
- 11 -
Viễn thông theo quan điểm tài chính là không thiết yếu và được đầu tư rất ít từ ngân
sách nhà nước.
Chỉ từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, cùng với việc thừa nhận nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, viễn thông mới được coi là “một bộ phận của cơ sở hạ
tầng xã hội” và theo đó cần phải phát triển “đi trước một bước”. Có thể nói đây là
một dấu mốc rất quan trọng trên con đường nhận thức về vai trò và vị trí của bưu
chính viễn thông ở nước ta. Trong chỉ thị 58-CT/TW, Bộ Chính trị đã nhấn mạnh:
“Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng,...” [I.4].
Thuật ngữ “cơ sở hạ tầng” có gốc chữ Latin là “Infrastructura”. Infra có
nghĩa là nền móng, nền tảng hay còn gọi là hạ tầng; Structura có nghĩa là cấu trúc,
cơ cấu hoặc cơ sở. Thuật ngữ này xuất hiện từ lâu ở các nước phương Tây. Sau
chiến tranh thế giới thứ hai, nó được sử dụng rộng rãi cả trên phương diện kinh tế lý
thuyết lẫn trong thực tiễn phát triển nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Ở Việt
Nam, thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây, cùng với
quá trình đổi mới tư duy và đổi mới nền kinh tế nói chung.
Nội dung cơ sở hạ tầng được xác định bao gồm những hệ thống, thiết bị và
công trình vật chất kỹ thuật chủ yếu trong đó có các hệ thống công trình về giao
thông vận tải và viễn thông. Căn cứ vào vai trò, chức năng, đặc tính khác nhau của
hệ thống cơ sở hạ tầng, người ta phân chia thành hai bộ phận: cơ sở hạ tầng sản xuất
và cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng sản xuất gồm những hệ thống công trình
phục vụ trực tiếp và chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: thuỷ lợi, điện,
kho bãi, cầu cảng,... Cơ sở hạ tầng xã hội gồm phần lớn những công trình phục vụ
cho sinh hoạt văn hoá - xã hội của dân cư, như: trường học, bệnh viện, cơ sở văn
hoá, phúc lợi công cộng... Như vậy, viễn thông vừa thuộc cơ sở hạ tầng sản xuất,
vừa thuộc cơ sở hạ tầng xã hội.
Với tư cách là cơ sở hạ tầng sản xuất, viễn thông thực hiện vai trò tác động
đến sản xuất kinh doanh một cách tổng hợp và đa dạng trên nhiều phương diện khác
nhau:
- 12 -
a) Tạo điều kiện cung cấp mọi thông tin cơ bản cần thiết cho sản xuất và thúc
đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, lựa chọn phương án tính toán tối ưu
các yếu tố đầu vào và đầu ra.
b) Tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu
kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
c) Tạo tiền đề và điều kiện mở rộng thị trường trong nước, gắn thị trường
trong nước với thị trường nước ngoài, thúc đẩy quá trình đưa đất nước
chuyển mạnh sang kinh tế thị trường.
d) Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, phương thức quản
lý tổ chức sản xuất. Hệ thống thông tin di động, truyền số liệu, Internet phát
triển sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong quản lý kinh tế cả ở tầm vĩ mô và vi
mô.
Với tư cách là cơ sở hạ tầng xã hội, viễn thông tạo ra những tiền đề cần thiết
cho sự phát triển văn hoá - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân. Hiện nay, thiết bị viễn thông là một trong những phương tiện
không thể thiếu tại các trung tâm văn hoá, khoa học, những cơ sở đào tạo, trường
học, bệnh viện, trung tâm thể thao.
1.1.3.2. Viễn thông là một ngành kinh tế lớn [I.50]
Trong xu hướng phát triển chung trên thế giới, viễn thông đã trở thành một
ngành kinh tế - dịch vụ quan trọng của Việt Nam khi bước vào kỷ nguyên thông tin.
Viễn thông hiện đại có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất
và cơ cấu kinh tế xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Hiện tại, Việt Nam cơ bản là một nước nông nghiệp, tỷ trọng lao động thủ
công cao (chiếm khoảng 70% lao động). Việc phát triển viễn thông sẽ cho ra đời
các ngành công nghiệp dịch vụ thông tin có hàm lượng trí tuệ cao, có giá trị gia tăng
cao như: tư vấn, thiết kế, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống thông tin, đào tạo từ xa, y
tế từ xa, thương mại điện tử, giao dịch tài chính qua mạng máy tính,... Kinh nghiệm
thực tế các nước đi trước cho thấy, trong tương lai, những ngành này sẽ trở thành
những ngành công nghiệp hàng đầu ở Việt Nam, thu hút hàng triệu lao động có
- 13 -
trình độ, nhờ vậy, tỷ trọng dịch vụ trong GDP sẽ tăng và thúc đẩy việc cải cách các
ngành công nghiệp khác.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, số lượng người
lao động ở nông thôn ra thành phố ngày càng tăng gây ra không ít các vấn đề xã hội
mới cần giải quyết. Với vai trò cân đối, quy hoạch, viễn thông sẽ tạo điều kiện thực
hiện chương trình việc làm ở nông thôn. Mặt khác, viễn thông phát triển sẽ đưa các
giá trị văn hoá tinh thần đến nông thôn, miền núi, hải đảo, nâng cao mức sống nông
dân, nông thôn.
Trước đây ngành viễn thông nước ta còn lạc hậu, tỷ trọng doanh thu trong
tổng sản phẩm quốc nội không nhiều, khoảng 0,52% vào năm 1991. Trong những
năm gần đây, ngành viễn thông đã có những tiến bộ rất đáng khích lệ, đóng góp rất
quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của nước ta. Đóng góp của doanh thu viễn
thông trong GDP năm 2001 là 1,9%; năm 2002 là 2,3% [I.5] và năm 2004 là 4,5%.
Trong năm 2002, tổng doanh thu của ngành đạt khoảng 25.000 tỷ đồng, tổng vốn
đầu tư vào viễn thông hàng năm trên 8.000 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản lĩnh vực viễn
thông ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 3.300 tỷ đồng.
Năm 2004, tổng doanh thu viễn thông là 32.500 tỷ đồng, năm 2005 là 39.300 tỷ
đồng. Trong giai đoạn 1993-2000, ngành viễn thông đã có những đóng góp đáng kể
cho nền kinh tế, tỷ lệ đóng góp ngân sách của ngành viễn thông trong giai đoạn này
là 16% trên tổng vốn đầu tư, đây là tỷ lệ cao thứ hai chỉ sau ngành dầu khí. Tỷ lệ
đóng góp vào tăng trưởng GDP của ngành viễn thông hàng năm trong giai đoạn
1993 - 2000 là 2,6%, đứng thứ ba trong cả nước sau ngành dầu khí và điện lực.
1.1.3.3. Viễn thông hỗ trợ công tác quản lý đất nước [I.50]
Thông tin là công cụ để Nhà nước quản lý, điều hành mọi hoạt động của đất
nước. Bất kỳ Chính phủ nào lên cầm quyền đều sử dụng các phương tiện thông tin
liên lạc để quản lý và điều hành đất nước. Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển,
chưa có sản xuất hàng hoá thì thông tin chủ yếu phục vụ chức năng quản lý hành
chính của Nhà nước, phục vụ an ninh, quốc phòng. Nhưng khi sản xuất hàng hoá ra
- 14 -
đời và phát triển thì thông tin còn là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện
chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Đối với Việt Nam, từ khi ra đời viễn thông luôn là công cụ phục vụ sự lãnh
đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của
Việt Nam theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, việc nắm thông tin nhanh, nhạy, chính xác, kịp thời là yếu tố vô cùng
quan trọng. Viễn thông cũng đảm bảo nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý và điều
tiết nền kinh tế thị trường bằng pháp luật, kế hoạch và các công cụ khác một cách
linh hoạt và phù hợp với xu thế tin học hoá nền kinh tế quốc dân.
1.1.3.4. Viễn thông góp phần mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá [I.50]
Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước muốn thực hiện thắng lợi
cần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Phát triển viễn thông, Việt Nam sẽ có điều
kiện tiếp cận với khối lượng tri thức khổng lồ của nhân loại: kỹ thuật mới, phương
thức kinh doanh mới, kinh nghiệm quản lý và các thành tựu khoa học công nghệ của
nhân loại trên các mặt, tận dụng được lợi thế của nước đi sau để phát triển. Viễn
thông cũng sẽ tạo thêm điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hoà nhập, tiếp cận với
nền kinh tế thế giới, thu hút vốn, chuyển giao công nghệ, hợp tác kinh doanh để
phát triển.
1.1.3.5. Viễn thông góp phần phát triển văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường [I.50]
Viễn thông cung cấp rất nhiều dịch vụ cho việc nâng cao chất lượng cuộc
sống. Nhờ có viễn thông hiện đại, các lĩnh vực phục vụ xã hội như y tế, giáo dục,
phòng chống thiên tai, giao thông và các dịch vụ công cộng có thể được cải thiện
nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng.
Ứng dụng viễn thông sẽ góp phần vào việc sử dụng có hiệu quả hơn năng
lượng và các nguồn tài nguyên quốc gia. Đồng thời, nhờ việc trao đổi thông tin
ngày càng tăng sẽ dần dần giảm bớt nhu cầu đi lại của con người và sự vận chuyển
của hàng hoá, do đó sẽ giảm được lượng khí thải CO2 và các chất ô nhiễm môi
trường khác.
- 15 -
Có thể nói, viễn thông là ngành có vai trò rất to lớn, ảnh hưởng đến mọi mặt
của đời sống kinh tế - xã hội. Việc phát triển ngành viễn thông sẽ có ý nghĩa ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, đời sống tinh thần của
người dân, góp phần giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc phòng và chủ quyền của
quốc gia, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
1.2. Các trường phái phát triển viễn thông trên thế giới
Nhìn vào lịch sử phát triển viễn thông của các nước trên thế giới, đặc biệt là
trong giai đoạn mở cửa thị trường viễn thông, ta thấy trên thế giới có hai trường
phái chính về phát triển viễn thông là trường phái Mỹ và trường phái Tây Âu.
Trường phái Mỹ chủ trương phân chia trách nhiệm và quyền lợi cho nhiều nhà khai
thác, tạo cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực viễn thông cơ bản, tách rời cơ quan
quản lý hoạt động kinh doanh viễn thông và cơ quan quản lý Nhà nước về viễn
thông. Trong khi đó, trường phái Tây Âu chủ trương chỉ tạo cạnh tranh ở lĩnh vực
cung cấp dịch vụ gia tăng, vẫn giữ độc quyền ở mạng cố định, chậm hơn trong việc
tách biệt rõ ràng giữa cơ quan quản lý kinh doanh viễn thông và cơ quan hoạch định
chính sách. Tiêu biểu cho trường phái Mỹ gồm: Mỹ và các nước nói tiếng Anh như
Anh, Úc, New Zealand,…; Đại diện cho trường phái Tây Âu là Pháp, Đức, Tây Ban
Nha và các nước Tây Âu không nói tiếng Anh khác [II.7].
1.2.1. Trường phái Tây Âu
Bắt đầu từ năm 1984, Liên minh châu Âu đã thông qua một chương trình về
viễn thông nhằm thúc đẩy việc phát triển hạ tầng viễn thông sử dụng các công nghệ
cao, tiến tới thiết lập một thị trường viễn thông thống nhất, đồng thời nâng cao khả
năng cạnh tranh của các nhà khai thác và sản xuất viễn thông ở các nước thành viên
trên thị trường viễn thông quốc tế.
Năm 1987, “cuốn sách xanh” phân tích xu hướng phát triển viễn thông Tây
Âu và định ra chính sách phát triển viễn thông chung cho các nước thành viên được
liên minh châu Âu thông qua gồm các khuyến nghị chính:
- Mở thị trường thiết bị đầu cuối.
- 16 -
- Nghĩa vụ đấu nối liên mạng giữa các nhà khai thác của các nước, tạo thành
mạng lưới viễn thông thống nhất trong cả khối đối với mạng cố định.
- Tách biệt giữa cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý viễn thông.
Năm 1988, các Bộ trưởng viễn thông của các nước trong liên minh châu Âu
đã phê duyệt các khuyến nghị trong “cuốn sách xanh”, đồng thời ban hành chính
sách về mở cửa thị trường thiết bị đầu cuối dựa trên các chuẩn kỹ thuật và quy định
an ninh thống nhất.
Năm 1990, Liên minh châu Âu thông qua hai chính sách về đấu nối liên
mạng và dịch vụ. Chính sách đấu nối liên mạng quy định về các chuẩn kết nối,
phương thức thuê kênh đường trục và tính giá cước. Chính sách dịch vụ quy định
các dịch vụ ngoài dịch vụ thoại, tiếng nói trong mạng đa dịch vụ ISDN có thể cạnh
tranh tự do, riêng các dịch vụ truyền số liệu thì được ấn định thời gian mở cửa từ
năm 1994.
Năm 1993, Liên minh châu Âu đã thông qua dự luật quy định từ năm 1998
thì sẽ cho cạnh tranh trong cả mạng cố định và cung cấp các dịch vụ cơ bản.
Tại Pháp: Trước sức ép cạnh tranh do phải mở cửa thị trường viễn thông
hoàn toàn vào năm 1998, năm 1990 Pháp đã thành lập hai pháp nhân riêng lẻ là Bưu
chính Pháp và Viễn thông Pháp (France Telecom) trực thuộc Bộ Bưu điện. France
Telecom được độc quyền khai thác kinh doanh mạng cố định, thông tin di động
cạnh tranh 1+1, các dịch vụ giá trị gia tăng cạnh tranh hoàn toàn.
Tại Đức: Năm 1989, viễn thông Đức (Deutch BundesPost Telekom) được
thành lập và độc quyền kinh doanh, khai thác về mạng lưới và dịch vụ điện thoại cố
định. Các dịch vụ khác được mở cửa cho cạnh tranh kèm theo các quy định chặt chẽ
thông qua các quy định về những dịch vụ bắt buộc phải cung cấp cho xã hội được
Nhà nước đánh giá cần thiết. Viễn thông Đức có nhiệm vụ cung cấp đường truyền
cho các nhà khai thác viễn thông một cách bình đẳng. Cơ quan quản lý Nhà nước về
viễn thông Đức vẫn thuộc Bộ Bưu điện với nhiệm vụ hoạch định các chính sách,
các quy định quản lý Nhà nước và phân bổ tần số vô tuyến điện.
- 17 -
Tại các nước châu Âu khác (Thụy Điển, Tây Ban Nha, Hà Lan,…): Các nước
đều chủ trương theo hướng tách quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh
viễn thông, tách bưu chính ra khỏi viễn thông. Ngoài Anh có hai công ty khai thác
mạng điện thoại cố định, các nước còn lại cũng đều cho một công ty độc quyền khai
thác mạng cố định, dịch vụ di động được mở cửa cho cạnh tranh 1+1 (mỗi nước có
2-3 nhà cung cấp dịch vụ di động, trừ Italia và Tây Ban Nha vẫn giữ độc quyền),
các dịch vụ giá trị gia tăng được cho cạnh tranh hoàn toàn, thiết bị đầu cuối được tự
do hoá.
1.2.2. Trường phái Mỹ
Quan điểm xuyên suốt của ngành viễn thông Mỹ là các luật lệ, quy định
được thiết lập ra nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng, chú trọng
việc tạo cạnh tranh, từ đó bắt buộc các nhà khai thác phải cắt giảm chi phí để có thể
cung cấp dịch vụ với giá rẻ nhất cho người sử dụng.
Ngành viễn thông Mỹ chủ trương dựa vào các công ty tư nhân để cung cấp
các dịch vụ cho xã hội và mở cửa thị trường viễn thông cho các nhà khai thác mới
tham gia, tiến hành bãi bỏ các quy định của Chính phủ để cho thị trường và công
nghệ có thể xác định cơ cấu kinh doanh, chỉ giữ những quy định cần thiết để bảo
đảm cho người dân được cung cấp các thông tin trong nước với giá cả hợp lý.
Ngoài ra, ngành viễn thông Mỹ còn thực hiện thích ứng hoá các quy định,
luật lệ trên quan điểm kinh tế, kỹ thuật đối với từng loại dịch vụ.
Các quy định, luật lệ trong ngành viễn thông Mỹ thể hiện hai góc độ chính:
(1).Góc độ khai thác: ràng buộc những nhà khai thác lớn, nới lỏng đối với các nhà
khai thác nhỏ, không có khả năng ảnh hưởng đến thị trường; (2).Góc độ dịch vụ:
phân chia dịch vụ viễn thông thành dịch vụ cơ bản và dịch vụ cao cấp, dịch vụ có sử
dụng tần số và dịch vụ không sử dụng tần số.
Do đặc thù là một nước liên Bang (mỗi tiểu Bang đều có quyền đưa ra các
luật lệ riêng), viễn thông Mỹ cũng có cách quản lý rất độc đáo. Ở cấp liên Bang, các
quy định của Uỷ ban thông tin liên bang (FCC) có giá trị về quản lý về tần số vô
tuyến và có tác dụng phủ quyết các quy định của từng Bang trong trường hợp có các
- 18 -
tranh chấp. Ngoài ra, các tiểu Bang có thể có các quy định riêng để điều tiết hoạt
động viễn thông thuộc phạm vi của tiểu Bang đó. FCC không thuộc Bộ Bưu điện,
Bộ Bưu điện chỉ làm các chính sách lớn cho ngành, phần quản lý điều hành sản xuất
kinh doanh đều do FCC thực hiện.
Thị trường thiết bị đầu cuối được viễn thông Mỹ mở cửa rất sớm (từ năm
1968), theo hướng khách hàng có thể tự do lựa chọn thiết bị đầu cuối, các công ty
cung cấp dịch vụ viễn thông không được tính thiết bị đầu cuối vào chi phí. FCC có
ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết bị đầu cuối nhưng không cấm người
sử dụng dùng các thiết bị đầu cuối không đạt tiêu chuẩn.
Trước năm 1984, AT&T là công ty độc quyền cung cấp dịch vụ điện thoại
công cộng, các dịch vụ tin học và dịch vụ giá trị gia tăng thì cho cạnh tranh. Từ năm
1984, AT&T được chia làm ba bộ phận: bộ phận nghiên cứu (Bell Lab), bộ phận
sản xuất công nghiệp (Western Electric) và bộ phận khai thác thông tin đường dài
trong nước và quốc tế trên cơ sở cạnh tranh cởi mở. Thông tin trong từng Bang do
bảy công ty Bell Operation Company (BOC) khai thác, các công ty BOC chỉ được
khai thác thông tin trong Bang, không được khai thác các thông tin liên Bang và
quốc tế, dịch vụ giá trị gia tăng và kinh doanh thiết bị. Việc tổ chức lại AT&T tạo ra
một thị trường hỗn hợp giữa cạnh tranh và độc quyền theo từng dịch vụ và từng
vùng lãnh thổ.
Đối với các dịch vụ giá trị gia tăng, FCC phân chia dịch vụ viễn thông làm
hai loại là dịch vụ cao cấp và dịch vụ cơ bản. Từ năm 1980, dịch vụ cao cấp được tự
do hoá hoàn toàn, công ty AT&T và các công ty BOC sau này phải cho các nhà
cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng kết nối một cách bình đẳng vào mạng lưới của
mình. Từ năm 1991, do sự hội tụ giữa viễn thông và CNTT đã gây ra nhiều tranh
cãi trong phân định giữa dịch vụ viễn thông và dịch vụ CNTT, các công ty BOC
được quyền khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng nhưng chỉ trong phạm vi nội Bang.
Tóm lại, đối với quan điểm phát triển viễn thông của Mỹ, tự do hoá và tư
nhân hoá viễn thông là công cụ hết sức hữu hiệu để quốc gia hoà nhập vào nền kinh
tế toàn cầu, huy động được tối đa nguồn cho phát triển viễn thông, phát huy được
- 19 -
hết tiềm năng của đất nước. Quan điểm phát triển viễn thông theo trường phái Mỹ
được các nước nói tiếng Anh như Anh, Úc và New Zealand áp dụng. Các nước như
Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vận dụng từng phần.
Ở Anh: Năm 1981, Anh đã tiến hành tách bưu chính ra khỏi viễn thông và
thành lập công ty viễn thông quốc doanh British Telecom, cho phép tự do hoá thiết
bị đầu cuối, các công ty cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng thì được ký sinh trên mạng
lưới điện thoại cố định, cho phép công ty Mercury Communication Ltd. cạnh tranh
cùng British Telecom. Năm 1984, Anh cho thành lập cơ quan quản lý viễn thông
riêng biệt ra khỏi Bộ Bưu điện là OFTEL với các chức năng cơ bản là ban hành các
tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo vệ quyền lợi khách hàng, quy định khung giá cước và tư
nhân hoá British Telecom.
Ở Úc: Cơ quan quản lý viễn thông tách biệt ra khỏi bộ thông tin là AUSTEL
được thành lập năm 1989. Năm 1991, cho phép cạnh tranh 1+1 trong mạng cố định
giữa công ty quốc doanh Telstra và công ty cổ phần OPPTUS. Có ba công ty cạnh
tranh trong khai thác dịch vụ di động, các dịch vụ giá trị gia tăng và thiết bị đầu
cuối được tự do hoá hoàn toàn.
Ở New Zealand: Năm 1987, Nhà nước tiến hành thành lập công ty viễn
thông quốc doanh TCNZ. Năm 1989, TCNZ được cổ phần hoá, lúc này mạng cố
định được cạnh tranh giữa hai công ty TCNZ và Clear Communication Ltd. Thông
tin di động, nhắn tin và các dịch vụ khác được cạnh tranh bởi bốn công ty khác
nhau. Các dịch vụ giá trị gia tăng được tự do hoá. Cơ quan hoạch định chính sách là
Bộ Thông tin nhưng cơ quan quản lý, bảo đảm môi trường cạnh tranh của ngành
viễn thông lại là Bộ Thương mại.
Tóm lại, mỗi trường phái trên đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Trường phái Tây Âu thì thích hợp với những quốc gia có trình độ viễn thông thấp,
cần sự ổn định để tập trung phát triển mạng lưới. Trong khi đó, trường phái Mỹ thì
phù hợp với những nước đã có mạng lưới viễn thông phát triển, mật độ điện thoại
trên 100 dân đạt mức khá trở lên (ít nhất từ 30 máy/100 dân). Đối với các nước ở
khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, lựa chọn con đường phát
- 20 -
triển viễn thông của họ là vận dụng cả hai trường phái sao cho phù hợp với hoàn
cảnh thực tế của mình. Riêng đối với Việt Nam do đặc thù của ngành viễn thông,
chúng ta cũng không thể áp dụng hoàn toàn một mô hình phát triển nào của nước
ngoài. Những dịch vụ cần phát triển đa dạng để phục vụ nhu cầu người dân như
dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ internet thì có thể áp dụng theo trường phái Mỹ.
Ngược lại, những dịch vụ cần ổn định để phát triển và đảm bảo nhu cầu quản lý, an
ninh quốc phòng như lĩnh vực di động, cố định và điện thoại quốc tế thì cần thận
trọng hơn và có thể vận dụng một phần theo trường phái Tây Âu.
1.3. Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế giới
1.3.1. Nhật Bản
Nhật Bản là nước có mạng lưới viễn thông và nền công nghiệp sản xuất thiết
bị viễn thông được xếp vào một những nước hàng đầu thế giới. Đây cũng là nước có
thị trường viễn thông rất tự do với sự tham gia của hơn 1.100 nhà khai thác dịch vụ
viễn thông các loại [II.7].
Quá trình phát triển của ngành viễn thông Nhật Bản được chia làm hai giai
đoạn rõ rệt: Giai đoạn độc quyền mạng lưới và giai đoạn tự do hoá nhanh chóng.
Giai đoạn một, Nhà nước cho NTT được độc quyền, hỗ trợ tài chính để NTT có thể
phát triển mạng lưới một cách nhanh nhất; Giai đoạn hai, sau khi mạng lưới đã phát
triển hoàn chỉnh, Chính phủ cho tự do hoá mạng lưới một cách nhanh chóng để
nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí cho người sử dụng. Như vậy một kinh
nghiệm có thể rút ra từ quá trình phát triển viễn thông của Nhật bản đó là: độc
quyền cho phép phát triển viễn thông theo chỉ tiêu và số lượng, cạnh tranh sẽ tác
động làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng dịch vụ.
a. Giai đoạn Nhà nước bảo hộ cho NTT
Từ trước năm 1952, mạng lưới viễn thông Nhật Bản rất lạc hậu, mật độ điện
thoại là 1,8%, mức tự động hoá mới là 41,5% [I.49, tr.85]. Năm 1953, Nhật Bản
tiến hành quá trình công ty hoá viễn thông và thành lập công ty điện báo điện thoại
Nhật Bản NTT – một đơn vị hạch toán độc lập, được Nhà nước bảo hộ cho độc
- 21 -
quyền khai thác mạng điện thoại công cộng với nhiệm vụ phát triển mạng lưới viễn
thông trên toàn quốc.
Tư tưởng chủ đạo của Chính phủ Nhật Bản trong giai đoạn này: Một là, khi
nhu cầu của người dân vượt xa khả năng đáp ứng của mạng lưới thì độc quyền sẽ
tiết kiệm hơn nhiều so với cạnh tranh; Hai là, công ty quốc doanh sẽ làm tốt vai trò
phát triển mạng lưới hơn công ty tư nhân, như thế mạng lưới sẽ được trải đều trên
phạm vi cả nước.
Để thu hút vốn cho quá trình phát triển, Nhật Bản đã cho phép NTT dùng
hình thức huy động như sau [I.49, tr.86-87]:
(1). Giai đoạn từ 1953-1960: quy định mỗi thuê bao khi lắp đặt điện thoại sẽ
phải mua trái phiếu trị giá 60.000Y (luật trước đó quy định không được thu
phí lắp đặt điện thoại quá 30.000Y).
(2). Giai đoạn từ 1961-1982: quy định mỗi thuê bao khi lắp đặt điện thoại
mới thì phải trả phí lắp đặt 10.000Y và mua trái phiếu trị giá 150.000Y.
(3). Từ năm 1963: phát hành tín phiếu trong nước cho các tổ chức nội bộ như
quỹ hưu, các tổ chức có liên quan: cơ quan tài chính, các nhà sản xuất công
nghiệp mà NTT là khách hàng.
(4). Từ năm 1972: NTT phát hành tín phiếu ra cho công chúng để thu hút
nguồn vốn của đông đảo tầng lớp nhân dân.
(5). Trong các năm 1976 và 1987-1988: NTT đã phát hành tín phiếu ra nước
ngoài để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
(6). Ngoài ra, từ năm 1956: NTT đã phát hành tín phiếu cho ngân khố Nhà
nước, đây là một trong những kênh quy động vốn lớn của NTT (giai đoạn
1976-1986: mỗi năm huy động được khoảng từ 50 – 150 tỷ Yên).
Nhờ các hình thức huy động vốn trên, giai đoạn 1958-1962 NTT huy động
được hơn 500 tỷ Yên, giai đoạn 1963-1967 là 1.000 tỷ Yên, giai đoạn 1968-1972 là
hơn 2.000 tỷ Yên, giai đoạn 1973-1977 là 3.600 tỷ Yên, giai đoạn 1978-1982 là
3.000 tỷ Yên chiếm đa số vốn đầu tư của NTT. Riêng các kỳ phiếu và trái phiếu bắt
buộc đối với các thuê bao lắp đặt chiếm 30% tổng vốn đầu tư của NTT. Vì vậy, đến
- 22 -
năm 1978, Nhật Bản không còn tình trạng chờ lắp đặt máy điện thoại, mật độ điện
thoại tăng từ 1,8% (1,5 triệu máy) năm 1952 lên 36,9% (44,4 triệu máy) năm 1984
[I.49, tr.87].
b. Giai đoạn tự do hoá
Năm 1985, Nhật Bản tiến hành cải tổ ngành viễn thông (lúc này đã tư nhân
hoá), việc cải tổ chủ yếu tập trung ở khâu tạo cạnh tranh, lúc này nhu cầu các dịch
vụ cơ bản của xã hội đã được thoả mãn và mạng lưới viễn thông do NTT đầu tư đã
bắt đầu có lãi. Nguyên tắc thực hiện lúc này chuyển từ độc quyền (bảo hộ cho nhà
khai thác phát triển mạng lưới trên toàn quốc) sang bảo vệ lợi ích cho người sử
dụng. Tư tưởng cải tổ tập trung ở các điểm:
- Cho tư nhân tham gia cả dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế, chấm dứt
thời kỳ độc quyền của NTT đối với các dịch vụ điện thoại trong nước và
KDD với các dịch vụ điện thoại quốc tế (năm 1954 KDD được tách ra khỏi
NTT để chịu trách nhiệm khai thác các dịch vụ viễn thông quốc tế).
- Tư nhân hoá công ty quốc doanh NTT.
- Tự do hoá thị trường thiết bị đầu cuối.
Để việc cạnh tranh được công bằng, Bộ Bưu điện Nhật bản đã tiến hành phân
loại các công ty khai thác dịch vụ viễn thông trên mạng lưới để có chính sách hợp lý
với các loại công ty này:
(1). Các công ty loại I: là những công ty cung cấp dịch vụ viễn thông trên
mạng lưới của mình, đây là những công ty khai thác viễn thông có mạng lưới
riêng.
(2). Các công ty loại II: là những công ty khai thác viễn thông thuê mạng lưới
của các công ty loại I để khai thác và kinh doanh dịch vụ viễn thông. Các
công ty loại II tiếp tục được chia làm 02 loại: các công ty khai thác dịch vụ
viễn thông trên toàn quốc hay quốc tế và các công ty khai thác những dịch vụ
khác.
- 23 -
Tính đến tháng 3/1992, Nhật Bản có hơn 1.000 công ty khai thác dịch vụ
viễn thông, trong đó có 70 công ty loại I, 1.036 công ty loại II (36 công ty khai thác
các dịch vụ trên diện toàn quốc và quốc tế) [I.49, tr.89].
Các công ty khai thác mới đã mau chóng chiếm lĩnh thị trường, năm 1992
cước phí đường dài của NTT giảm còn 1/2 so với năm 1985. Thị trường viễn thông
Nhật Bản tăng từ 8.000 tỷ Yên năm 1985 lên 11.800 tỷ Yên năm 1990, đạt tốc độ
tăng trưởng bình quân 8,1%/năm [I.49, tr.89].
Tuy nhiên, với kinh nghiệm gần 40 năm phát triển mạng lưới, với khả năng
về vốn và kỹ thuật công nghệ, NTT vẫn chiếm lĩnh 93% thị trường, lúc này NTT đi
vào đầu tư nghiên cứu phát triển các dịch vụ công nghệ cao, lĩnh vực mà không một
công ty tư nhân nào ở Nhật Bản có thể theo kịp. Để khuyến khích các nhà khai thác
mới mở rộng thị trường, Chính phủ Nhật Bản quy định buộc NTT phải cho các nhà
khai thác khác đấu nối bình đẳng vào mạng lưới, cho phép các công ty mới được
giảm cước thấp hơn so với mức cước của NTT và KDD tới 30%.
1.3.2. Hàn Quốc
Giống như Nhật Bản, tinh thần dân tộc là nền tảng cho chính sách phát triển
và bảo hộ viễn thông của Hàn Quốc. Họ đã thành công với chính sách ưu tiên tập
trung đầu tư của Chính phủ trong thời kỳ tăng tốc phát triển theo số lượng và chính
sách gắn chặt phát triển mạng lưới với xây dựng công nghiệp sản xuất thiết bị.
Trước năm 1979, mạng lưới viễn thông Hàn Quốc còn rất lạc hậu với 2,8
triệu máy điện thoại, trong đó có 2,3 triệu máy sử dụng tổng đài analogue. Cuối
những năm 1970, số lượng điện thoại được lắp đặt chỉ bằng hơn 1/3 so với nhu cầu
hàng năm (nhu cầu hàng năm khoảng 605.000 máy, khả năng đáp ứng khoảng
250.000 máy). Tình trạng cầu vượt cung quá nhiều dẫn đến hiện tượng tăng phí lắp
đặt lên gấp 10 lần so với quy định của Chính phủ (phí lắp đặt máy điện thoại lúc
này vào khoảng 2.500.000 Won) [I.49, tr.91].
Đến năm 1996, Hàn Quốc đã là một trong 10 quốc gia có mạng lưới viễn
thông lớn nhất thế giới. Mật độ điện thoại đạt 37 máy/100 dân [II.7], tất cả mạng
lưới đều được tự động hoá, tốc độ phát triển viễn thông của Hàn Quốc trong thập kỷ
- 24 -
80 của thế kỷ XX cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Sự phát triển vượt
bậc của viễn thông Hàn Quốc đã được Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) coi
đây là trường hợp điển hình để các nước khác noi theo.
Quá trình phát triển của viễn thông Hàn Quốc có các điểm chính sau:
a. Chính sách ưu tiên đầu tư
Từ những năm 70 trở lại đây, đầu tư viễn thông của Hàn Quốc đạt mức bình
quân 1,5% GDP, cao hơn gấp đôi so với mức bình quân của các nước phát triển
[I.49, tr.28]. Trong những năm 1970, nguồn vốn để đầu tư phát triển viễn thông chủ
yếu lấy từ nguồn thu phí lắp đặt và doanh thu khai thác dịch vụ viễn thông. Thông
qua các quy định, Chính phủ đảm bảo cho phép ngành viễn thông được sử dụng
44% [I.49, tr.93] phí lắp đặt điện thoại và doanh thu khai thác dịch vụ viễn thông
vào đầu tư phát triển mạng lưới.
Từ năm 1980 đến năm 1987, Chính phủ Hàn Quốc cho ban hành trái phiếu
bắt buộc đối với thuê bao mới. Tổng số thu từ trái phiếu đã phát hành là 1,7 tỷ USD,
chiếm 14% [I.49, tr.93] tổng số vốn đầu tư vào ngành viễn thông trong giai đoạn
này. Ngoài ra, Chính phủ cũng bảo lãnh cho các cơ quan viễn thông trong nước vay
được 1,6 tỷ USD [I.49, tr.94] của các tổ chức tài chính nước ngoài để nhập thiết bị
viễn thông hiện đại và nhận chuyển giao công nghệ từ các nước có nền công nghệ
tiên tiến như Bỉ, Đức, Mỹ.
b. Chú trọng phát triển công nghiệp viễn thông
Cùng với việc ưu tiên phát triển mạng lưới viễn thông, Chính phủ Hàn Quốc
cũng có chính sách tăng cường nghiên cứu khoa học trong nước và nhận chuyển
giao công nghệ từ nước ngoài, từng bước làm chủ công nghệ để phát triển nền công
nghiệp sản xuất viễn thông, tạo sự chủ động trong việc phát triển và khai thác mạng
lưới sau này. Năm 1976, Chính phủ thành lập Viện Nghiên cứu Điện tử Viễn thông
thuộc Bộ Bưu điện Hàn Quốc và xác định nhiệm vụ trọng tâm của Viện này là
nghiên cứu tổng đài điện tử. Chính phủ đã xây dựng một chương trình quốc gia về
nghiên cứu tổng đài điện tử.
- 25 -
Mặt khác, Chính phủ cũng khuyến khích các tập đoàn giàu tiềm lực về điện
tử như SamSung, GoldStar, Itelco, Daewoo nhận chuyển giao công nghệ từ các
hãng hàng đầu thế giới như NTT, AT&T, Siemens, Ericsson thông qua các liên
doanh sản xuất tổng đài tại Hàn Quốc. Trong mỗi tập đoàn công nghiệp nói trên đều
có các chương trình nghiên cứu về tổng đài.
Sau tất cả các cố gắng và sáng tạo của mình, với kinh phí 28 triệu USD (chưa
kể các chi phí nghiên cứu thông qua các liên doanh), năm 1985 đã Hàn Quốc trở
thành quốc gia thứ 10 trên thế giới có thể sản xuất tổng đài điện tử họ TDX. Bắt đầu
là thế hệ TDX-1A với 10.000 số, năm 1991 Hàn Quốc đã cho sản xuất hàng loạt thế
hệ tổng đài TDX-10 với dung lượng 100.000 số để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài
nước. Đến năm 1996, Hàn Quốc đã trang bị hơn 1 triệu tổng dài TDX-1A; 3,5 triệu
tổng đài TDX-1B (dung lượng 22.000 số) và hơn 2 triệu tổng đài TDX-10 trên
mạng lưới viễn thông của mình [I.49, tr.95].
Để bảo hộ ngành sản xuất công nghiệp viễn thông, từ năm 1970 Chính phủ
Hàn Quốc đã không cho phép nhập khẩu tổng đài thành phẩm. Các hãng nước ngoài
muốn cung cấp tổng đài cho Hàn Quốc phải thiết lập các liên doanh với những tập
đoàn công nghiệp Hàn Quốc. Ngoài ra, Chính phủ cũng khuyến khích các tập đoàn
công nghiệp xuất khẩu tổng đài sang Trung Quốc, các nước Trung Đông, Đông Âu
và các nước Đông Nam Á.
c. Công ty hoá viễn thông
Từ trước năm 1981, Bộ Thông tin Hàn Quốc là cơ quan vừa hoạch định
chính sách phát triển ngành viễn thông vừa là cơ quan quản lý hoạt động sản xuất,
khai thác dịch vụ viễn thông trên mạng lưới. Đến tháng 01/1982, Chính phủ cho
thành lập cơ quan viễn thông Hàn Quốc (Korea Telecom Authority – KTA). KTA
được hạch toán độc lập như một công ty quốc doanh độc quyền về viễn thông, đây
chính là bước bắt đầu công ty hoá viễn thông của Hàn Quốc. Đồng thời, Chính phủ
cũng thành lập Cục viễn thông Hàn Quốc trực thuộc Bộ Thông tin, thực hiện tách
bưu chính ra khỏi viễn thông. Tháng 3/1982, Công ty Cổ phần Data
Communications Corporation of Korea (DACOM) được thành lập với chức năng
- 26 -
độc quyền xây dựng và khai thác mạng lưới truyền số liệu. Ngoài ra, Chính phủ
cũng thành lập các tổ chức tư vấn về viễn thông trực thuộc Chính phủ như Ủy ban
tư vấn về phát triển viễn thông KTPAC, Ủy ban công nghệ viễn thông KTTC, Ủy
ban điều phối thông tin quốc gia NCCC.
Có thể nói rằng, mô hình quản lý viễn thông của Hàn Quốc bao gồm các đặc
điểm của cả Mỹ, Anh và các nước Tây Âu như Pháp, Đức. Bộ máy quản lý Nhà
nước thuộc Bộ Thông tin như các nước Tây Âu, đồng thời cũng có nhiều tổ chức tư
vấn, điều phối không thuộc Bộ Thông tin.
Trước xu thế cạnh tranh về các dịch vụ mới trong tương lai, Chính phủ Hàn
Quốc đã cho phép thành lập một số công ty cổ phần trong đó KTA là cổ đông lớn
nhất: Công ty thông tin di động KTMC (KTA giữ 23,6% cổ phần) và Công ty
truyền số liệu DACOM (KTA giữ 20% cổ phần) để tạo cạnh tranh.
d. Tạo cạnh tranh trong khai thác viễn thông
Cuối năm 1990, Chính phủ Hàn Quốc đã cho cổ phần hoá KTA và tạo cạnh
tranh trên một số lĩnh vực. KTA được đổi tên thành Công ty viễn thông Hàn Quốc
(Korea Telecom - KT), bộ máy quản lý của KT có Hội đồng quản trị giữ vai trò chủ
sở hữu gồm các cơ quan Bộ Bưu điện, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, các chuyên gia
nổi tiếng về viễn thông. Bộ Bưu điện quản lý mọi hoạt động của KT thông qua
duyệt nội dung các vấn đề bàn bạc và quyết định tại Hội đồng quản trị, duyệt định
biên, duyệt các dự án lớn của KT.
Tháng 10/1990, DACOM được Chính phủ Hàn Quốc cho phép khai thác
thông tin quốc tế với Mỹ, Nhật, HongKong trên mạng lưới của KT. Khác với các
nước khác, Hàn Quốc bắt đầu tạo cạnh tranh ở lĩnh vực thông tin quốc tế vì cho
rằng thông tin quốc tế sử dụng vệ tinh nên các nhà khai thác sẽ dễ dàng thiết lập
một mạng riêng hơn và không sợ bị chồng lấn với các mạng khác. Ngoài ra, thông
tin quốc tế là cửa ngõ ra thế giới, cước phí quốc tế ảnh hưởng đến lưu lượng thông
tin và qua đó ảnh hưởng đến uy tín của Hàn Quốc trên trường quốc tế. Tháng
7/1992, DACOM đã có trạm vệ tinh đầu tiên và kết nối được với 54 nước trên thế
giới. Chính phủ cũng khuyến khích DACOM phát triển lĩnh vực thông tin quốc tế
- 27 -
hơn bằng cách cho phép DACOM lấy cước thấp hơn 3% so với KT, đồng thời quy
định DACOM phải dùng doanh thu tái đầu tư mạng lưới. Đến cuối năm 1992,
DACOM đã có hơn 4.000 kênh liên lạc quốc tế, chiếm 20% thị trường viễn thông
quốc tế của Hàn Quốc.
Lĩnh vực thông tin di động vẫn do KT độc quyền. Sở dĩ Hàn Quốc không tạo
cạnh tranh trong lĩnh vực thông tin di động như các nước khác vì đây cũng là loại
dịch vụ ảnh hưởng nhiều đến an ninh, chính trị. Tình hình ở Hàn Quốc với sự có
mặt của quân đội Mỹ cũng như phong trào đấu tranh của sinh viên đòi hỏi phải có
sự kiểm soát chặt chẽ các hệ thống thông tin di động.
Lĩnh vực SMS có 11 công ty tham gia, cạnh tranh 1+1 trên mỗi khu vực,
riêng khu vực Seoul có 3 nhà khai thác. KT độc quyền khai thác mạng nội hạt và
đường dài trong nước, DACOM độc quyền khai thác mạng truyền số liệu. Hiện nay
chính phủ đang xem xét cho KT và DACOM cạnh tranh trong mạng truyền số liệu.
Dịch vụ giá trị gia tăng được cạnh tranh tự do (hiện có hơn 160 công ty tham gia
khai thác).
e. Cổ phần hoá công ty viễn thông quốc doanh
Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện bán 49% cổ phần của KT từ năm 1993
đến năm 1996, mỗi năm bán hơn 10% cổ phần. Thực chất đây là một hình thức huy
động vốn, Chính phủ Hàn Quốc đã tính toán rất kỹ, mỗi năm không có một công ty
hay tổ chức tài chính nào ở trong và ngoài nước có khả năng mua nổi 1% giá trị cổ
phiếu của KT, như vậy sau 4 năm không tổ chức hay cá nhân nào có thể sở hữu
được 5% KT, nếu đặt trường hợp các đơn vị mua cổ phần của KT liên kết với nhau
thì cũng không thể sở hữu trên 15% cổ phần của KT. Song song đó, Nhà nước cũng
cho phép KTMC và DACOM bán cổ phần ra thị trường chứng khoán.
Có thể nói quá trình phát triển viễn thông của Hàn Quốc là tập trung nguồn
lực xã hội vào KT để đẩy mạnh phát triển mạng lưới viễn thông. Việc tạo cạnh
tranh được tiến hành rất thận trọng và có tính chất đối sách.
- 28 -
1.3.3. Pháp
Pháp là một nước Tâu Âu nhưng quá trình phát triển viễn thông đổi mới rất
chậm. Đến năm 1994 viễn thông Pháp vẫn chưa được công ty hoá, thị trường trong
nước được bảo hộ chặt chẽ. Nhìn chung, quá trình phát triển của viễn thông Pháp có
một số nội dung chính sau:
a. Chính sách huy động vốn đa dạng
Đến năm 1970, mạng lưới viễn thông Pháp thuộc loại lạc hậu nhất trong các
nước Tư bản với mật độ chưa đến 10 máy/100 dân [II.7]. Để đẩy mạnh phát triển
mạng lưới, Chính phủ Pháp đã huy động mọi nguồn lực để phát triển và viễn thông
Pháp cũng có cách huy động vốn rất độc đáo.
+ Vốn do khách hàng ứng trước
Khách hàng khi muốn lắp đặt điện thoại phải ứng trước một số tiền, số tiền
này không tính lãi và sẽ được trừ dần vào cước phí điện thoại sử dụng của khách
hàng. Vốn huy động từ nguồn này chiếm khoảng 10% vốn đầu tư của viễn thông
Pháp. Thực tế cách làm này rất hiệu quả, khách hàng sẽ có tâm lý muốn sử dụng
nhiều hơn để mau hết số tiền đã ứng trước, như thế sẽ tạo hiệu suất sử dụng mạng
cao.
+ Vốn do công ty tài chính viễn thông huy động
Chính phủ Pháp thành lập công ty tài chính viễn thông Pháp SFT với chức
năng huy động vốn từ các thành phần kinh tế tư nhân. Người tham gia sẽ được
hưởng một mức lãi suất cố định cộng với một tỷ lệ theo công thức có sẵn phụ thuộc
vào sự phát triển của ngành viễn thông (ví dụ: nếu ngành viễn thông phát triển càng
nhanh thì người tham gia càng được hưởng lãi cao). Hình thức huy động này đã thu
hút được vốn của các tổ chức tư nhân và cả các công ty tài chính. Mặt khác, với
phương thức trả lãi suất như trên, ngành viễn thông buộc phải làm việc thật hiệu quả
vì họ đang chịu sự giám sát của cả xã hội.
b. Đặc điểm của tổ chức viễn thông Pháp
Theo luật 2/7/1990, France Telecom được hạch toán độc lập nhưng chưa
được giao vốn, nhân viên của France Telecom là những viên chức Nhà nước, vì thế
- 29 -
France Telecom mang dáng dấp là một cơ quan viễn thông hơn là một doanh nghiệp
viễn thông. Bộ máy quản lý và khai thác mạng lưới cố định của France Telecom
còn mang nặng tính hành chính từ trung ương đến địa phương. France Telecom hoạt
động theo cơ chế hạch toán tập trung, hàng năm nộp ngân sách cho quốc hội. Đến
năm 1994, France Telecom mới bắt đầu hoạt động theo luật doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, France Telecom cũng có một bộ máy hoạt động như một công ty cổ phần tư
nhân trong những lĩnh vực mà France Telecom không còn độc quyền. Đó là công ty
COGECOM với 100% cổ phần của France Telecom, được thành lập như một công
ty cổ phần và hoạt động như một tập đoàn. Các thành viên của COGECOM gồm rất
nhiều công ty hoạt động trong các lĩnh vực: xây lắp mạng lưới, di động, đầu cuối,
phần mềm, nghe nhìn, đầu tư tài chính, liên doanh và giữ cổ phần trong nhiều công
ty khác. Tất cả có hàng trăm công ty trong COGECOM. Với các công ty thuộc
COGECOM, mỗi thành viên hội đồng quản trị mua cổ phiếu trị giá tối thiểu 20USD
cho phù hợp với luật công ty cổ phần là phải có nhiều cổ đông. Như vậy có thể thấy
France Telecom đã phân chia phương thực hoạt động rất rõ ràng: Ở lĩnh vực độc
quyền thì France Telecom hoạt động như một cơ quan Nhà nước. Ngược lại, ở lĩnh
vực cạnh tranh thì France Telecom tổ chức làm như tư nhân.
Với vị thế của mình, France Telecom được Chính phủ quy định có các trách
nhiệm như sau:
(1). Cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản cho toàn xã hội.
(2). Xây dựng mạng lưới viễn thông quốc gia.
(3). Cho phép cạnh tranh công bằng với những dịch vụ: di động, truyền số
liệu và giá trị gia tăng.
(4). Tổ chức nghiên cứu khoa học.
(5). Tham gia thị trường viễn thông quốc tế.
(6). Phục vụ an ninh quốc phòng và công tác điều hành của Chính phủ.
Chính phủ Pháp cũng quy định 03 loại dịch vụ phân biệt đối với France
Telecom gồm:
+ Dịch vụ độc quyền: điện thoại cố định, Telex, điện thoại công cộng.
- 30 -
+ Dịch vụ bắt buộc có cạnh tranh: danh bạ điện thoại, thông tin kinh tế xã hội
qua điện thoại, mạng thuê kênh riêng, thông tin di động.
+ Tất cả các dịch vụ còn lại đều là bắt buộc và cho phép cạnh tranh.
Đối với dịch vụ độc quyền, France Telecom có nghĩa vụ: cung cấp cho mọi
người ở bất cứ đâu, cung cấp kết nối đường truyền bình đẳng, phục vụ công tác đảm
bảo an ninh, quốc phòng, công tác chỉ đạo điều hành của Nhà nước, đầu tư nghiên
cứu khoa học và thực hiện đào tạo về lĩnh vực viễn thông.
Trong từng khoảng thời gian 3-4 năm, France Telecom phải có một hợp đồng
kế sách với Nhà nước quy định các chính sách lớn, phương hướng phát triển, mục
tiêu chính. Cụ thể bao gồm:
+ Chiến lược phát triển.
+ Chất lượng dịch vụ, mục tiêu và hiệu quả kinh doanh.
+ Định hướng, mục tiêu chính sách cước phí.
+ Định hướng các chính sách xã hội, lao động, tiền lương.
+ Mức nộp ngân sách.
+ Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, France Telecom được quản lý mang nặng tính kế hoạch hoá, giống
như ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.
1.3.4. Trung Quốc
Vào năm 1980, mạng điện thoại Trung Quốc vẫn còn hết sức lạc hậu. Tổng
dung lượng mạng điện thoại công cộng chỉ đạt 4,355 triệu số. Số đường dây chính
điện thoại là 2,14 triệu, chiếm tỷ lệ 0,67% tổng số toàn thế giới, nếu so sánh chỉ tiêu
này với các nước phát triển thì Trung Quốc còn kém rất xa (Mỹ: 94,28 triệu; CHLB
Đức: 20,53 triệu; Anh: 17,89 triệu; Nhật Bản: 38,61 triệu). Số mạch đường dài của
Trung Quốc vào năm 1980 chỉ có 22.000, số mạch điện báo công cộng chỉ là 8.800,
trong khi chỉ tiêu tương ứng của Mỹ lúc đó là 1,8 triệu, Ấn Độ là 100.000 mạch.
Như vậy, mạng lưới viễn thông của Trung Quốc thời điểm đó không những kém xa
các nước phát triển mà còn kém cả các nước đang phát triển khác [I.45, tr.47].
- 31 -
Về mặt kỹ thuật, viễn thông Trung Quốc lạc hậu so với các nước phát triển
khoảng 20 đến 30 năm. Đường cáp và viba ở Trung Quốc những năm 1980 chỉ
tương đương với nước ngoài vào những năm 1960. Trang bị mạng lưới thông tin chỉ
tương đương Mỹ vào đầu những năm 1950. Tỷ lệ cáp trần trên mạng lưới viễn
thông Trung Quốc chiếm đến 82%, cáp đối xứng và cáp đồng trục chỉ chiếm 13%
trong khi ở các nước phát triển thời điểm đó cáp trần đã được loại ra khỏi mạng
lưới, mức độ tự động hoá của mạng lưới nội thị mới đạt khoảng 60%. Tổng đài
analog chiếm khoảng 29% trên mạng lưới, tổng đài điện tử chỉ chiếm 6,7%. Năm
1980, Trung Quốc có tổng cộng 1,342 triệu thuê bao điện thoại nội thị, 799.000 thuê
bao điện thoại nông thôn, trong đó đa số là điện thoại của các cơ quan, điện thoại ở
nhà riêng còn rất xa vời đối với người dân, việc lắp máy điện thoại thường phải chờ
từ 1 đến 2 năm [I.45, tr.48].
Về đầu tư, từ ngày thành lập nước đến năm 1980, đầu tư của Nhà nước cho
viễn thông chỉ đạt 6 tỷ nhân dân tệ. Trung bình mỗi năm Trung Quốc đầu tư cho
viễn thông khoảng 200 triệu nhân dân tệ, năm ít nhất chỉ có 20 triệu nhân dân tệ. Tỷ
trọng đầu tư cho viễn thông trong GDP ở Trung Quốc chỉ đạt khoảng 0,1%, thấp
hơn xa với mức trung bình ở thế giới là 0,6% GDP [I.45, tr.51].
Trước thực tế kém phát triển của ngành thông tin bưu điện cộng với áp lực
của cải cách mở cửa, Chính phủ Trung Quốc đã có những lựa chọn chiến lược hợp
lý, đưa ngành bưu điện thực hiện những bước phát triển nhảy vọt. Chiến lược đó có
những điểm chính sau:
a. Thực thi các chính sách ưu tiên phát triển thông tin
Để tăng nhanh phát triển thông tin bưu điện, Nhà nước và các cấp chính
quyền địa phương đã đề ra một loạt các chính sách trợ giúp trọng điểm, ưu tiên phát
triển gồm:
+ Hai chỉ thị 6 điều
Tháng 10/1984, hội nghị thường vụ Quốc vụ viện và hội nghị Ban Bí thư
Trung ương Đảng đã đưa ra các chỉ thị quan trọng đối với công tác bưu điện, mỗi
- 32 -
chỉ thị có 6 điều. Đây chính là nền tảng để hình thành một loạt các phương châm,
biện pháp phát triển ngành bưu điện sau này.
Chỉ thị 6 điều của Quốc vụ viện gồm các ý chính sau:
(1). Thông tin bưu điện Trung Quốc đang lạc hậu, làm cho mâu thuẫn giữa
cung và cầu rất rõ nét, cần khuyến khích và ủng hộ phát triển thông tin bưu
điện ở các địa phương.
(2). Phấn đấu đến năm 2000 năng lực thông tin bưu điện tăng gấp 3 lần, Nhà
nước có thể tăng một phần thích đáng vốn đầu tư cho thông tin bưu điện và
kéo dài thời gian hoàn trả vốn.
(3). Tiếp tục thực hành chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực bưu điện trên lĩnh
vực tài chính quốc gia trong thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ 7.
(4). Trong tình hình thực tế phải tiến hành điều chỉnh giá cước bưu điện.
(5). Nghiệp vụ thông tin bưu điện vẫn do Bộ Bưu điện trực tiếp quản lý.
(6). Thúc đẩy mạnh mẽ bồi dưỡng nhân tài.
Những điểm chính của Ban Bí thư Trung ương đề ra trong chỉ thị 6 điều sau
khi nghe tổ chức Đảng bộ bưu điện báo cáo gồm:
(1). Thông tin bưu điện đã phát triển nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu thực tế, gây ra kìm hãm sự phát triển nền kinh tế, ảnh hưởng đến quá
trình hội nhập mở cửa. Vì vậy, cần tăng nhanh phát triển thông tin bưu điện
để đáp ứng yêu cầu xây dựng kinh tế, yêu cầu cách mạng kỹ thuật và phát
triển tin học.
(2). Thông tin bưu điện là hạ tầng cơ sở của nền kinh tế nên cần phải ưu tiên
phát triển, phải tận dụng các chính sách và sức mạnh của toàn dân để phát
triển, huy động vốn trong và ngoài nước để đầu tư cho bưu điện.
(3). Sử dụng nhiều phương pháp, phương tiện để phát triển thông tin bưu
điện, lấy hiệu quả thực tế làm tiêu chí phát triển.
(4). Phát triển thông tin bưu điện phải có trọng điểm, phân cấp từng bước để
tiến hành, không nên quan niệm phát triển đồng đều trong cả nước.
(5). Nâng cao chất lượng phục vụ và phẩm chất cán bộ công nhân viên.
- 33 -
(6). Xây dựng nhanh lực lượng lãnh đạo các cấp.
Như vậy, cả hai chỉ thị này đều có chung một điểm là khuyến khích, ưu tiên,
vận dụng tất cả mọi nguồn lực để phát triển thông tin bưu điện, xem thông tin bưu
điện là một ngành then chốt có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác.
+ Phương châm 16 chữ “Thống trù quy hoạch, điều phối kết hợp, phân cấp
phụ trách, liên hợp xây dựng”
16 chữ này có nghĩa là: Thống nhất quy hoạch, kết hợp trung ương với địa
phương, phân công phân cấp phụ trách, cùng nhau xây dựng. Ngay ý nghĩa của 16
chữ này cũng đã đủ nói lên quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước Trung Quốc
đối với sự nghiệp phát triển thông tin bưu điện. Thông tin bưu điện có đặc điểm là
liên hợp tác nghiệp toàn trình toàn mạng nên cần có sự thống nhất về quy hoạch,
nhưng ở góc độ vận dụng phát triển thực tế, mỗi địa phương đều được khuyến khích
linh động, sáng tạo theo đặc thù của mình để đưa ngành thông tin bưu điện của địa
phương mình phát triển nhanh nhất.
+ Chính sách tăng thu phí lắp đặt máy điện thoại
Việc phát triển ngành thông tin bưu điện đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu
tư lớn, nếu chỉ dựa vào đầu tư của Nhà nước thì khó lòng đáp ứng đủ. Năm 1979,
Bộ Bưu điện đã tham khảo cách làm của nước ngoài và trình lên Quốc vụ viện giải
pháp tăng cước lắp đặt điện thoại và đã được đồng ý. Ngày 30/8/1990, được sự phê
chuẩn của Quốc vụ viện và tổng cục vật giá quốc gia, Bộ Bưu điện đã ban hành
thông tư xác định nguyên tắc tính phí lắp đặt thống nhất. Theo đó, giá thành xây
dựng bao gồm: Chi phí xây dựng phòng máy, chi phí xây dựng đường ống, chi phí
xây dựng đường dây, chi phí đầu tư cho thiết bị,… Mức phí lắp đặt lúc đó khoảng
3.000 – 5.000 NDT, tương đương 4-7 triệu đồng [I.45, tr.125]. Chính sách này cũng
đã đưa lại một nguồn lớn vốn đầu tư cho bưu điện Trung Quốc.
+ Chính sách 3 Đảo ngược 1 và 9, miễn giảm thuế và tăng nhanh chiết khấu
“Ba đảo ngược 1 và 9” gồm: Nộp lên trên 10% thuế ngành bưu điện thu
được; Nộp lên trên 10% ngoại hối phi mậu dịch thu được; Hoàn lại 10% lợi tức tiền
vốn cải đổi từ cấp phát sang vay trong dự toán.
- 34 -
+ Chính sách hỗ trợ của chính quyền các cấp ở địa phương
Trong quá trình phát triển thông tin bưu điện, chính quyền các cấp ở địa
phương rất coi trọng thực hiện chính sách hỗ trợ. Hầu hết các tỉnh và khu tự trị
trong cả nước đều đã thành lập tổ lãnh đạo xây dựng thông tin, tất cả đều quán triệt
phương châm 16 chữ. Bên cạnh đó, tuỳ vào thực tế ở mỗi địa phương, ngành Bưu
điện cũng được chính quyền địa phương cho phép thu thêm các khoản phụ phí phục
vụ cho những mục tiêu nhất định.
b. Lấy nhu cầu thị trường làm phương hướng phát triển
Gồm các ý chính sau:
- Cố gắng chuyển biến về quan niệm tư tưởng, xác định cách nghĩ phát triển
lấy thị trường làm phương hướng.
- Xuất phát từ nhu cầu thị trường, điều chỉnh, xây dựng mục tiêu chiến lược
phát triển thông tin.
- Xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu thị trường, kiên trì làm nổi bật trọng
điểm, bảo đảm phát triển hài hoà.
- Lấy nhu cầu thị trường làm phương hướng chuyển biến cơ chế, mở rộng
kinh doanh.
c. Dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển thông tin ở mức khởi điểm cao
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, trong lúc thực trạng mạng lưới
thông tin bưu điện Trung Quốc đang còn hết sức lạc hậu, tốc độ phát triển khoa học
kỹ thuật của ngành viễn thông thế giới phát triển rất nhanh và đã bắt đầu bước vào
thời kỳ số hoá. Trước tình hình đó, Bộ Bưu điện đã đề ra quyết sách quan trọng là
bỏ qua giai đoạn phát triển kỹ thuật thông thường như các nước phát triển đã làm,
và phải dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ thế giới, đưa mạng thông tin phát triển
bằng cách đầu tư thẳng vào công nghệ tiên tiến. Thực tiễn đã chứng minh là quyết
sách này hoàn toàn đúng đắn, đối với các nước đã đầu tư hạ tầng mạng lưới hoàn
chỉnh bằng các công nghệ cũ (viba, cáp đồng trục, tổng đài cơ điện,…) thì đứng
trước xu hướng cập nhật công nghệ mới, họ sẽ phân vân. Riêng với Trung Quốc,
- 35 -
khởi điểm là mức công nghệ rất thấp nên họ sẵn sàng từ bỏ và đầu tư công nghệ
mới mà không phải tiếc rẻ các thiết bị hiện tại trên mạng lưới.
Chiến lược phát triển kỹ thuật thông tin của Trung Quốc được thực hiện theo
ba bước sau: Đầu tiên là tận dụng hết kỹ thuật và nguồn vốn nước ngoài, tiến hành
nhập khẩu một loạt các thiết bị có công nghệ tiên tiến để đầu tư cho mạng lưới, giải
toả áp lực nhu cầu thông tin trong nước. Hai là, nhập kỹ thuật sản xuất và dây
chuyền công nghệ thông qua việc hợp tác với đối tác nước ngoài, sau đó cố gắng
hấp thụ, nhanh chóng chuyển hóa thành năng lực sản xuất tự chủ. Điển hình là việc
hợp tác của ngành bưu điện Trung Quốc với công ty Bell của Bỉ năm 1983, chính từ
việc hợp tác này mà sau này Trung Quốc có khả năng sản xuất được một số loại
tổng đài điện thoại phục vụ mạng lưới trong nước và xuất khẩu cho hơn 10 nước,
trong đó có Nga, Việt Nam, Triều Tiên,… Ba là, từ việc nắm bắt và áp dụng các
công nghệ tiên tiến, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào công tác nghiên cứu khoa học
ở trong nước, sáng tạo ra các thiết bị công nghệ đạt trình độ quốc tế nhưng lại phù
hợp với tình hình Trung Quốc.
Trong quá trình đầu tư phát triển mạng lưới thông tin, Trung Quốc cũng rất
chú trọng xử lý các mâu thuẫn trong các mối quan hệ: giữa tăng nhanh tiến bộ kỹ
thuật với đảm bảo tính hoàn chỉnh của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến
với đảm bảo tính thống nhất của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến với
nâng cao trình độ kỹ thuật chung của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến
với đảm bảo sự ổn định tương đối của thiết bị trên mạng lưới; giữa nhập khẩu và tự
lực cánh sinh.
d. Huy động toàn xã hội cùng nhau phát triển thông tin
Thể hiện rõ nét nhất quan điểm này của Chính phủ Trung Quốc với phát triển
viễn thông chính là phương châm 16 chữ đã được Quốc vụ viện làm rõ trong văn
bản ngày 03/9/1990: “Thống trù quy hoạch, điều phối kết hợp, phân cấp phụ trách,
liên hợp xây dựng”. Từ việc nghiêm túc quán triệt phương châm 16 chữ, các cấp
các ngành bưu điện đã kết hợp chặt chẽ với thực tế, sáng tạo ra các hình thức liên
hợp để xây dựng thông tin gồm:
- 36 -
- Liên hợp với chính quyền địa phương phát triển sự nghiệp thông tin.
- Cùng bộ đội liên hợp xây dựng đường trục thông tin.
- Cùng với các ngành hữu quan, liên hợp xây dựng các hệ thống ứng dụng tin
học.
- Cùng với các ngành có mạng thông tin chuyên dùng liên hợp xây dựng mạng
thông tin.
- Cùng với ngành phát thanh truyền hình liên hợp xây dựng mạng truyền hình
hữu tuyến.
- Bắt đầu cho cạnh tranh có mức độ trong lĩnh vực thông tin để huy động được
nhiều tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thông tin.
Trong quá trình liên hợp, ngành thông tin bưu điện Trung Quốc phải thường
xuyên tăng cường chỉ đạo vĩ mô để đảm bảo nguyên tắc ba tính (tính hoàn chỉnh,
tính thống nhất, và tính tiến tiến cao độ) của mạng thông tin, đồng thời phát huy
được đầy đủ tác dụng chủ đạo của mạng thông tin quốc gia. Mặt khác, để việc liên
hợp được hiệu quả và bền chặt, ngành bưu điện Trung Quốc đã giữ vững nguyên tắc
xử lý đúng đắn mối quan hệ về lợi ích của các bên, bên cạnh đó bảo đảm toàn vẹn
và phát triển vốn của Nhà nước.
e. Vay nợ để phát triển thông tin
Việc phát triển nhanh thông tin bưu điện đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn,
nếu chỉ dựa vào sự đầu tư của Nhà nước thì vừa thiếu lại vừa chậm, gây ảnh hưởng
đến định hướng đầu tư phát triển. Năm 1984, lần đầu tiên ngành bưu điện Trung
Quốc sử dụng vốn vay nước ngoài (vay nợ 35 tỷ yên Nhật) để cải tạo mạng điện
thoại thành phố Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu, nhập khẩu 520.000 tổng đài
điều khiển theo chương trình, xây dựng 600 km cáp quang, phát triển 2 triệu km đôi
cáp thuê bao [8, tr.210],… làm bớt sự căng thẳng về nhu cầu thông tin lúc đó. Từ
thành công này, hình thức vay nợ nước ngoài dần dần chuyển từ chỉ một hình thức
duy nhất là vay nợ của Chính phủ sang mua hàng tín dụng của các hãng, vay vốn
của các quỹ hỗ trợ vốn của Nhật Bản, vay của các quỹ tiền tệ quốc tế. Tính đến năm
1998, tổng cộng vốn vay nước ngoài của ngành bưu điện Trung Quốc lên đến 6,56
- 37 -
tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng giá trị tài sản cố định đầu tư cho bưu điện cả nước
[I.45, tr.211].
f. Thực hiện cải cách sâu rộng ngành bưu điện
Nhằm thích ứng với thực tế cải cách mở cửa của đất nước, tăng cường sức
phát triển, theo kịp đà tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghiêm túc xử lý mối quan hệ giữa
cải cách và phát triển, cải cách và ổn định. Tháng 2/1994, Quốc vụ viện đã phê
chuẩn phương án bố trí chức năng, cơ cấu nội bộ và biên chế nhân viên Bộ Bưu
điện, tách phần quản lý hoạch định chính sách với quản lý điều hành sản xuất kinh
doanh. Cũng trong năm này, Bộ Bưu điện đã có một bước điều chỉnh lớn về quan hệ
kinh tế trong điều tiết vĩ mô bằng cách đưa ra “Phương pháp hệ số kết toán”, hệ số
này chủ yếu gắn vào doanh thu dịch vụ nên đã khuyến khích các đơn vị trong ngành
tích cực khai thác mạng lưới, tăng doanh thu cho ngành. Về thể chế quản lý vận
hành sản xuất, ngành bưu điện Trung Quốc cố gắng chuyển nhanh bước quá độ từ
mạng 4 cấp sang mạng 2 cấp đường dài toàn quốc và mạng điện thoại địa phương.
Song song đó, ngành thông tin bưu điện Trung Quốc cũng chú trọng cải cách thu
hút vốn đầu tư, chế độ nhân sự, phân phối thu nhập và hệ thống các thông tin phụ
trợ.
g. Kiên trì tôn chỉ phục vụ, nâng cao năng lực tổng thể của thông tin
Đặc trưng của ngành thông tin bưu điện là quá trình sản xuất và quá trình
tiêu thụ diễn ra đồng thời, sản phẩm của nó là phục vụ, chất lượng sản phẩm chính
là chất lượng phục vụ. Để thúc đẩy tăng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, ngành
thông tin bưu điện đã chú trọng những điểm sau:
- Lãnh đạo thấu đáo, nhận thức thông suốt, lấy giáo dục tư tưởng đảm bảo
phục vụ.
- Phát triển là mục tiêu không đổi, lấy phát triển thúc đẩy phục vụ.
- Hướng về người dùng, nắm điểm nóng, làm việc hiệu quả, cải thiện toàn diện
phục vụ.
- Vừa nêu gương vừa xử lý, lấy cải cách thúc đẩy phục vụ.
- 38 -
- Kết hợp việc xây dựng phong cách mới với phục vụ chất lượng tốt, dựa vào
quần chúng công nhân viên để đi sâu vào công tác phục vụ.
Từ kế hoạch 5 năm lần thứ 8 đến nay, công tác phục vụ của thông tin bưu
điện đã đạt được những thành tích rõ rệt và cũng tích luỹ được những kinh nghiệm
quý báu cho việc nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ sau này của ngành thông tin
bưu điện, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành và lĩnh vực khác.
h. Tăng cường quản lý ngành nghề
Việc tăng cường quản lý ngành nghề thể hiện ở những nét cơ bản sau:
- Nghiên cứu định ra quy hoạch phát triển và chiến lược phát triển ngành
nghề thông tin cả nước, phát huy tác dụng chỉ đạo quy hoạch ngành nghề
(bắt đầu tiến hành thực hiện từ năm 1990).
- Xây dựng và ban hành các quy chế hành chính ngành nghề thông tin và
thực thi việc giám sát.
- Chỉ đạo vĩ mô sự phát triển của mạng chuyên dụng, phối hợp quan hệ giữa
mạng công cộng và mạng chuyên dụng, phát huy hiệu năng tổng thể của
mạng thông tin.
- Tăng cường quản lý thị trường dịch vụ thông tin, duy trì trật tự thông tin
bình thường.
- Thực hiện chế độ cho phép các thiết bị đầu cuối viễn thông vào mạng, giữ
chặt cánh cửa chất lượng thiết bị nhập mạng.
- Xây dựng ban hành chính sách kỹ thuật và chính sách nghiệp vụ thông tin,
đảm bảo sự phát triển lành mạnh của ngành nghề thông tin.
i. Tăng cường xây dựng văn minh, xây dựng đội ngũ
Từ sau cải cách mở cửa, ngành bưu điện Trung Quốc đã nghiêm chỉnh thực
hiện phương châm “bốn hoá” đội ngũ cán bộ. Trong công tác lựa chọn cán bộ lãnh
đạo, chú trọng sử dụng và bồi dưỡng những cán bộ trẻ, có năng lực theo các nguyên
tắc: Một là, chọn xếp được tốt “một ban lãnh đạo”; Hai là, sáng tạo điều kiện đẩy
nhanh đổi mới tri thức cho cán bộ, tối ưu hoá cơ cấu tri thức của ban lãnh đạo; Ba
là, tăng cường thuyên chuyển cán bộ, vừa thuyên chuyển trong nội bộ hệ thống, vừa
- 39 -
tìm chọn cán bộ ngoài hệ thống, bồi dưỡng lại cán bộ kiêm nhiệm, tối ưu hoá cơ cấu
chuyên môn của ban lãnh đạo; Bốn là, dùng biện pháp tổ chức, tiến hành điều chỉnh
tương đối lớn đối với ban lãnh đạo. Trong xem xét, lựa chọn và đề bạt cán bộ, kiên
trì 4 nguyên tắc: Xem bản chất, xem mặt chủ yếu, xem thành tích thực tế, xem phát
triển. Đả phá tư tưởng “sống lâu lên lão làng”, chọn dùng không hạn chế số cán bộ
trẻ ưu tú.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành bưu điện Trung
Quốc chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống các viện, trường của ngành. Để
nâng cao chất lượng đào tạo, ngành bưu điện Trung Quốc chọn giải pháp tập trung
nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Đến năm 1995 ngành bưu điện đã có 7.297
giáo viên chuyên trách, trong đó có 207 giáo sư, 578 phó giáo sư, 518 giảng sư cao
cấp và giáo viên cao cấp hướng dẫn thực tập. Để tái đào tạo đội ngũ cán bộ, ngành
bưu điện Trung Quốc đã sử dụng các hình thức đào tạo tại chức, lấy giáo dục tại
chức làm trọng tâm chỉ đạo.
Tóm lại, trước yêu cầu thực tế của quá trình cải cách phát triển kinh tế, mở
cửa hội nhập với thế giới, Chính phủ Trung Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng
của ngành thông tin bưu điện đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Xuất phát điểm
với một mạng lưới thông tin bưu điện nghèo nàn lạc hậu, bằng các chính sách ưu
tiên đầu tư, chiến lược phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị thông tin, đầu tư
thẳng vào công nghệ cao, định hướng thị trường,… Đến nay, ngành thông tin bưu
điện Trung Quốc đã phát triển vượt bậc và trở thành một trong những thị trường
viễn thông lớn và năng động nhất thế giới.
1.3.5. Đánh giá kinh nghiệm phát triển viễn thông của các nước Nhật Bản,
Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc
Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế
giới như Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc và một phần nào là các nước Mỹ,
Anh, Úc, New Zealand, Đức, Tây Ban Nha và các nước Tây Âu không nói tiếng
Anh khác, có 04 điểm chính cần chú ý khi hoạch định phát triển viễn thông như sau:
- 40 -
1.3.5.1. Sự độc quyền trong điều kiện mạng lưới viễn thông chưa phát triển
Ban đầu khi mạng lưới viễn thông còn lạc hậu, mật độ sử dụng điện thoại
chưa cao, nhiệm vụ phát triển mạng lưới viễn thông được giao cho một công ty
quốc doanh độc quyền thực hiện. Ở Mỹ trước năm 1984 là công ty AT&T, ở Pháp
là France Telecom, ở Nhật là NTT, ở Hàn Quốc là Korea Telecom,… Việc cho
phép một công ty quốc doanh độc quyền và phát triển mạng viễn thông quốc gia ở
thời kỳ này sẽ đảm bảo được mục tiêu phát triển mạng lưới đồng đều phủ khắp trên
cả nước, tránh việc phát triển không cân đối giữa các vùng, các lĩnh vực. Mặt khác,
thông qua công ty quốc doanh này, Nhà nước dễ dàng hơn trong việc điều tiết, kiểm
soát và đầu tư đối với lĩnh vực quan trọng này. Sự độc quyền chấm dứt khi mạng
lưới phát triển đạt mức độ phổ cập khá cao (đạt tỷ lệ khoảng 30 máy điện thoại/100
dân), nhu cầu sử dụng điện thoại của người dân cơ bản được đáp ứng.
Tuy nhiên, ngày nay trước nhu cầu vốn và công nghệ hiện đại, sức ép của các
nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, các nước đang phát triển
khó có thể đi theo con đường của các nước phát triển đã làm vào những thập niên
70 và 80 của thế kỷ trước. Các nước sẽ phải xoá bỏ độc quyền từ từ, nhưng cần thận
trọng và chỉ nên làm trước ở lĩnh vực không có mạng lưới.
1.3.5.2. Phương pháp huy động vốn đầu tư cho viễn thông
Khi mật độ điện thoại còn thấp (dưới 10 máy/100 dân), nhu cầu điện thoại và
các dịch vụ viễn thông cơ bản của xã hội chưa được đáp ứng thì phương pháp huy
động vốn hữu hiệu nhất là từ khách hàng. Chính phủ cần có chính sách cương quyết
trước phản ứng về phí lắp đặt và tín phiếu bắt buộc,… mang tính rất tự nhiên của
khách hàng. Mặt khác, sự quan tâm đầu tư của Chính phủ đối với ngành viễn thông
hoặc Chính phủ bảo lãnh để ngành viễn thông vay vốn của Chính phủ các nước và
các tổ chức tài chính nước ngoài cũng sẽ là một nguồn thu hút vốn đầu tư rất lớn mà
ngành viễn thông Trung Quốc đã áp dụng. Ngoài ra, cũng phải kể đến phương pháp
huy động vốn sáng tạo của viễn thông Pháp khi vay vốn rộng rãi trong xã hội và áp
dụng phương thức trả lãi gồm hai phần: Một phần cố định (thường thấp hơn nhiều
- 41 -
so với mức lãi suất bình thường) và một phần phụ thuộc vào sự phát triển của ngành
viễn thông.
Ngày nay, khi xã hội thông tin phát triển, các biện pháp cứng rắn dễ gặp sự
phản kháng của khách hàng, Nhà nước cần đề ra các biện pháp tăng tốc, huy động
vốn từ khách hàng với tinh thần góp phần xây dựng mạng điện thoại là xây dựng
một tài sản chung của quốc gia, nêu cao tinh thần dân tộc của người dân.
1.3.5.3. Cách đầu tư cho công nghệ của các nước có trình độ ban đầu thấp
Ở những nước có xuất phát điểm thấp như Hàn Quốc, Trung Quốc, để phát
triển nhanh mạng lưới viễn thông cả về quy mô và công nghệ thì phải đầu tư thẳng
vào công nghệ hiện đại, tiến hành mua thiết bị đi đôi với việc tiếp nhận chuyển giao
công nghệ. Biện pháp tốt nhất để tiếp nhận chuyển giao công nghệ là cho phép các
công ty lớn trong nước lập những liên doanh với các công ty công nghệ cao của
nước ngoài để sản xuất các thiết bị viễn thông như tổng đài, thiết bị truyền dẫn, thiết
bị đầu cuối. Song song đó, Chính phủ cũng phải có chính sách đầu tư nghiên cứu
khoa học công nghệ để tạo ra sức mạnh tổng hợp, tiến tới mục tiêu làm chủ kỹ thuật
trên mạng lưới và nội địa hoá các tổng đài viễn thông. Một kinh nghiệm của Hàn
Quốc chúng ta nên học hỏi là sự hỗ trợ của Chính phủ đối với lĩnh vực sản xuất
tổng đài bằng cách không cho nhập khẩu thiết bị thành phẩm, chỉ cho phép đối tác
nước ngoài đưa linh kiện và dây chuyền sản xuất vào sản xuất ở trong nước thông
qua các liên doanh để nắm bắt công nghệ và dây chuyền sản xuất. Cần lưu ý là việc
đầu tư thiết bị trên mạng lưới phải được tiến hành đồng bộ, tránh tình trạng các thiết
bị không tương thích và không có khả năng nâng cấp mở rộng.
1.3.5.4. Quá trình tạo cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ở các nước
Kinh nghiệm ở các nước trên cho thấy, quá trình tạo cạnh tranh phải được
chuẩn bị bằng việc xây dựng đầy đủ các chính sách, quy định pháp luật về viễn
thông cho phù hợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 47189.pdf