Tài liệu Luận văn Phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: 1
Luận văn
Phát triển mô hình cửa
hàng tiện ích ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường
bán lẻ Việt Nam trở nên hết sức sôi động. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là
thị trường có mức độ hấp dẫn và chỉ số phát triển cao nhất thế giới trong năm
2008. Điều này đã làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam trở thành chiếc bành ngọt
hấp dẫn của các đại gia bán lẻ nước ngoài. Hiện các doanh nghiệp trong nước
đang như ngồi trên đống lửa, loay hoay tìm cách để không bị loại ra khỏi cuộc
chơi ngay trên sân nhà. Việc mở cửa thị trường bán lẻ vào đầu năm 2009 là cuộc
cạnh tranh vừa có lợi ích mà cũng lắm nguy cơ. Lợi ích thấy rõ nhất đó là tăng
tính hiệu quả cho hoạt động bán lẻ. Còn nguy cơ thì rất lớn, đó là hàng hiệu cao
cấp xâm nhập vào thị trường Việt Nam sẽ làm giảm thị phần và lợi thế cạnh
tranh của nhà phân phối nội địa. Nhà sản xuất, phân phối và các thương h...
44 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Phát triển mô hình cửa
hàng tiện ích ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường
bán lẻ Việt Nam trở nên hết sức sôi động. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là
thị trường có mức độ hấp dẫn và chỉ số phát triển cao nhất thế giới trong năm
2008. Điều này đã làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam trở thành chiếc bành ngọt
hấp dẫn của các đại gia bán lẻ nước ngoài. Hiện các doanh nghiệp trong nước
đang như ngồi trên đống lửa, loay hoay tìm cách để không bị loại ra khỏi cuộc
chơi ngay trên sân nhà. Việc mở cửa thị trường bán lẻ vào đầu năm 2009 là cuộc
cạnh tranh vừa có lợi ích mà cũng lắm nguy cơ. Lợi ích thấy rõ nhất đó là tăng
tính hiệu quả cho hoạt động bán lẻ. Còn nguy cơ thì rất lớn, đó là hàng hiệu cao
cấp xâm nhập vào thị trường Việt Nam sẽ làm giảm thị phần và lợi thế cạnh
tranh của nhà phân phối nội địa. Nhà sản xuất, phân phối và các thương hiệu yếu
sẽ bị loại bỏ. Trong khi đó thị trường nội địa thì rất nhỏ bé, manh mún, thiếu
tính liên kết.
Hiện nay, kênh phân phối truyền thống vẫn đang giữ vai trò chủ yếu với
70% thị phần. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng của người dân Việt Nam đang có
những bước chuyển biến tích cực. Thu nhập tăng cao tạo điều kiện cho người
dân quan tâm hơn đến các vấn đề về chất lượng, an toàn vệ sinh và đặc biệt là sự
tiện lợi. Với xu hướng "mở cửa" hội nhập thị trường bán lẻ thì kênh phân phối:
Cửa hàng tiện lợi, siêu thị (chuyên doanh hoặc tổng hợp), trung tâm thương mại
sẽ tăng trưởng nhanh thay thế dần kênh phân phối truyền thống là chợ, cửa
hàng…do đó, các kênh phân phối bán lẻ hiện đại có tiềm năng phát triển rất lớn.
Cửa hàng tiện ích là loại cửa hàng nhỏ, kinh doanh theo phương thức hiện
đại, lấy sự tiện lợi làm tiêu chí hoạt động. Một mặt, loại cửa hàng tiện lợi này có
ưu điểm hơn các siêu thị về vấn đề đầu tư mặt bằng, vốn…mặt khác, vừa đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng hiện đại đang thay đổi của người dân, vừa phù hợp
với thói quen đi mua hàng ở tạp hóa của người dân Việt Nam và đặc biệt, loại
hình cửa hàng tiện ích này vẫn còn nhiều đất để phát triển, tiềm năng phát triển
rất lớn. Việc xây dựng mô hình cửa hàng tiện ích đối với các doanh nghiệp trong
nước hiện nay là rất cần thiết để có thể lấp kín những khoảng trống thị trường,
đồng thời tạo nên một lực lượng tương quan mới đối trọng với các doanh nghiệp
nước ngoài khi họ bước chân vào Việt Nam.
3
Nắm bắt được điều này, việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt
Nam bùng nổ từ năm 2006 và phát triển mạnh mẽ từ năm 2007. Tuy nhiên, hầu
hết việc kinh doanh lại không mấy hiệu quả. Trong khi hiện nay, nhiều tập đoàn
bán lẻ nổi tiếng thế giới vẫn đang có các hoạt động xúc tiến chuẩn bị xâm nhập
vào thị trường Việt Nam dưới hình thức kinh doanh cửa hàng tiện lợi. Vậy phải
chăng, các doanh nghiệp trong nước đã không có được một hướng đi đúng đắn
cho loại hình kinh doanh hiện đại này.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài “ Phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay” là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh cửa hàng
tiện ích ở Việt Nam hiện nay đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc
hoạt động không có hiệu quả của các hệ thống cửa hàng tiện ích đang hoạt động
để từ đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình hiện tại và đề
xuất một hướng đi hiệu quả hơn trong tương lai.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các hệ thống cửa hàng tiện ích đang
hoạt động.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu trong phạm vi các doanh
nghiệp nội địa hoạt động trên địa bàn cả nước. Số liệu từ năm 2000 cho đến quý
I năm 2009.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Phương pháp chủ yếu là thu thập thông tin và phân tích số liệu.
6. Kết cấu của đề tài: gồm 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận về mô hình cửa hàng tiện ích
Chương II.Thực trạng kinh doanh cửa hàng tiện ích ở Việt Nam
Chương III. Phương hướng và giải pháp phát triển mô hình cửa hàng tiện
ích ở Việt Nam.
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH CỬA HÀNG
TIỆN ÍCH
I. Khái quát về kinh doanh bán lẻ
4
1. Khái niệm
Kinh doanh bán lẻ là hoạt động kinh doanh thương mại nhằm tiêu thụ
hàng hóa, dịch vụ tới những cá nhân người tiêu dùng hoặc những tập thể hoạt
động không vì mục đích lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh bán lẻ có một vai trò hết sức
quan trọng đối với nền kinh tế. Kinh doanh bán lẻ là khâu gần gũi người tiêu
dùng nhất. Trong rất nhiều kênh tiêu thụ, khâu bán lẻ giữ vai trò là một lực
lụợng chủ đạo tổ chức và vận hành quá trình tiêu thụ hàng hóa. Nó giúp thỏa
mãn ngày càng đầy đủ nhu cầu, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, là
điều kiện cần để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng xã hội, đảm bảo
cân đối giữa cung và cầu hàng hóa, cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Kinh
doanh bán lẻ còn là công cụ để thực hiện cơ chế phân phối theo giá cả thị
trường, giúp xây dựng, củng cố và phát triển thị trường đầu ra cho doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh.
2. Bản chất của kinh doanh bán lẻ.
Sơ đồ 1: Quá trình tái sản xuất xã hội
Quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và
tiêu dùng. Trong đó phân phối và trao đổi được gọi chung là lĩnh vực lưu thông.
Kinh doanh bán lẻ là hoạt động nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, dịch vụ
cụ thể hơn là tiến hành hoạt động trao đổi trực tiếp với người tiêu dùng cuối
cùng.
Kinh doanh bán lẻ có nhiều hình thức khác nhau bao gồm kinh doanh bán lẻ
truyền thống : chợ, cửa hàng tạp hóa, hàng rong và kinh doanh bán lẻ hiện đại:
trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích...Tuy nhiên đều có cùng chung
một đặc điểm thuộc về bản chất đó là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng
nhằm thực hiện nguyên tắc phân phối trong cơ chế thị trường thông qua giá cả
thị trường, nó là giai đoạn cuối cùng của lưu thông hàng hóa. Hàng hóa từ lĩnh
vực lưu thông chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng là do kinh doanh bán lẻ thực hiện.
Sản xuất Phân phối Trao đổi Tiêu dùng
5
3. Các loại hình kinh doanh bán lẻ.
3.1. Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại.
Ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những mô hinh kinh doanh bán lẻ khác
nhau. Sự đa dạng của các mô hình cũng như đặc trưng của một mô hình cũng thể
hiện sự khác nhau ở từng quốc gia. Điều này được quyết định bởi đặc trưng của
mỗi nền kinh tế. Nhìn chung có thể phân kinh doanh bán lẻ ra thành các loại
hình như sau:
Đầu tiên là đại siêu thị (hyper market): là loại hình kinh doanh với diện
tích bán hàng khoảng trên 2500m2, với ít nhất 35% diện tích dành cho những
sản phẩm không thiết yếu. Đại siêu thị thường ở vị trí xa trung tâm hoặc đóng
vai trò trung tâm trong một khu mua sắm hay trung tâm mua sắm.
Thứ hai là các siêu thị ( super market): siêu thị được dùng nhiều nhất để
chỉ một diện tích bán hàng từ 400m2 đến 2500m2 với ít nhất 70% hàng hóa là
thực phẩm và các hàng hóa thường xuyên khác.
Thứ ba là các trung tâm thuơng mại (department store): là một nơi bán
hàng với diện tích bán hàng thường từ 2500m2 trở lên bán chủ yếu là các hàng
hóa phi thực phẩm và có ít nhất năm nhóm ngành hàng bố trí trong các khu vực
khác nhau, thông thường là ở các tầng khác nhau.
Trong trung tâm thương mại thường bày bán các mặt hàng cao cấp, giá
đắt và ngay cả các siêu thị bên trong các department store cũng có giá đắt hơn
các siêu thị thông thường.
Thứ tư là các trung tâm mua sắm (shopping mall): đặc điểm nổi bật của
loại hình này là có diện tích rất rộng, rộng hơn cả đại siêu thị hay trung tâm
thương mại. Bên trong trung tâm mua sắm thường có cả đại siêu thị, siêu thị,
trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, siêu thị chuyên doanh…với rất nhiều dãy
nhà mà người tiêu dùng muốn đi hết các khu vực cũng phải mất cả ngày.
Thứ năm đó là loại hình cửa hàng tiện ích: là một loại cửa hàng nhỏ, diện
tích khoảng trên 50m2 chuyên bày bán các loại hàng thiết yếu phục vụ hàng
ngày cho người tiêu dùng.
6
Loại hình này thường được coi như là cánh tay kéo dài của các siêu thị,
đại siêu thị, len lỏi vào các khu dân cư để phục vụ người tiêu dùng một cách
nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả nhất.
Thứ sáu là loại hình cửa hàng chuyên doanh: cửa hàng này chỉ kinh doanh
duy nhất một loại mặt hàng hay nhóm hàng. Chẳng hạn như cửa hàng điện thoại
di động, cửa hàng chuyên doanh thực phẩm, cửa hàng điện máy…
3.2. Loại hình kinh doanh bán lẻ truyền thống.
Khác với các loại hình kinh doanh hiện đại thì kinh doanh bán lẻ truyền
thống kém đa dạng hơn mà chủ yếu gồm hai loại sau:
Thứ nhất: Chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản
phẩm, hàng hóa khác nhau. Hàng hóa trong chợ rất đa dạng, từ những loại sản
phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người đến các chủng loại sản
phẩm khác. Chợ thường được hình thành và xây dựng tại những nơi đông dân
cư, thường là những nơi trung tâm, đầu mối giao thông. Chợ kinh doanh theo
kiểu vừa bán sỉ, vừa bán lẻ nên lượng khách thường đông vào các ngày cuối
tuần.
Thứ hai là cửa hàng tạp hóa: là một cửa hàng nhỏ do các hộ kinh doanh cá
thể làm chủ. Cửa hàng tạp hóa bán các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu
hàng ngày của người dân.
II. Mô hình cửa hàng tiện ích
1. Khái niệm
Như trên đã định nghĩa: cửa hàng tiện ích là một cửa hàng nhỏ, diện tích
khoảng trên 50m2, chuyên bày bán các loại mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu
hàng ngày cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Đây là một phân khúc mới của thị trường bán lẻ mà nhiều nước trên thế
giới đã từng phát triển qua cách đây 12-13 năm. Qui mô nhỏ, đầu tư không lớn
nhưng mô hình cửa hàng tiện lợi có lợi thế là phục vụ nhanh và chu đáo.
2. Đặc trưng
Từ định nghĩa rút ra ở trên có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản sau:
7
Thứ nhất, diện tích nhỏ, đặt gần khu dân cư, ở những nơi tiện đường giao
thông.
Thứ hai, mặt hàng bày bán đa dạng phục vụ những nhu cầu thiết yếu của
người dân.
Thứ ba, cách trưng bày hàng hóa hiện đại, khoa học, tiện lợi cho người
mua.
Thứ tư, mở cửa thời gian tối đa trong ngày, có thể mở cửa 24h và suốt 7
ngày trong tuần.
Thứ năm, cách thức phục vụ hiện đại, thuận tiện bất kể thời gian, giao
hàng tận nhà cho khách hàng.
Thứ sáu, giá cả thường cao hơn so với các loại hình phân phối truyền
thống do cộng thêm các yếu tố tiện ích.
Thứ bảy, đối tượng phục vụ: phục vụ cho những khách hàng có ít thời
gian, có thu nhập tương đối, có nhu cầu mua sắm nhanh, tốn ít thời gian mà vẫn
đảm bảo số lượng, chất lượng, an toàn và vệ sinh.
Như vậy, cửa hàng tiện lợi về cơ bản bày bán các mặt hàng phục vụ mọi
nhu cầu thiết yếu của người dân giống như loại hình cửa hàng tạp hóa truyền
thống, nếu có thể thay thế được các cửa hàng tạp hóa thì sẽ thu được thắng lợi
lớn do thị trường cực kỳ rộng lớn.
3. Những ưu, nhược điểm của cửa hàng tiện ích so với các loại hình bán lẻ
khác
3.1. Những ưu điểm
Trước hết phải khẳng định rằng ưu thế lớn nhất, vượt trội nhất của các cửa
hàng tiện ích so với các kênh khác đó chính là yếu tố tiện ích, tiết kiệm thời
gian.
Đối với các kênh phân phối hiện đại như đại siêu thị, siêu thị và trung tâm
mua sắm thì cửa hàng tiện ích có một số đặc điểm ưu thế hơn như:
Đầu tư ít vốn: việc mở một cửa hàng tiện ích đơn giản hơn rất nhiều so
với mở một siêu thị hay đại siêu thị do vấn đề về mặt bằng vì một cửa hàng tiện
8
ích chỉ cần mặt bằng rộng khoảng 50m2 là có thể mở được trong khi một siêu thị
cần ít nhất là 400m2 chính vì thế sẽ thu hồi vốn được nhanh hơn.
Vị trí: Cũng vì thuận lợi hơn trong vấn đề mặt bằng nên các cửa hàng tiện
ích sẽ dễ dàng được mở ở gần khu dân cư hơn đáp ứng tốt hơn những nhu cầu
tức thời của người tiêu dùng.
Giá cả cạnh tranh hơn do đầu tư ít hơn và chi phí thấp hơn. Đây là một
đặc điểm hết sức quan trọng.
Cách thức phục vụ của cửa hàng tiện ích chu đáo hơn đối với khách hàng.
Điều này là đương nhiên vì một cửa hàng tiện ích nhỏ hơn với khối lượng khách
hàng ít hơn sẽ dễ dàng quan tâm đến khách hàng của họ hơn so với một siêu thị
hay đại siêu thị với lượng khách hàng đông hơn gấp nhiều lần.
Việc mở cửa với thời gian tối đa trong ngày cũng trở thành một lợi thế
của cửa hàng tiện ích khi mà các siêu thị, đại siêu thị hay các trung tâm thương
mại cũng chỉ mở cửa từ 7h sáng đến 9h đêm.
Đối với các kênh truyền thống thì cửa hàng tiện ích sang trọng hơn, hàng
hóa chất lượng hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn, cách trình bày bắt
mắt và khoa học hơn trong khi chợ hay các cửa hàng truyền thống thì luôn ồn
ào, lộn xộn hơn, thiếu tính thẩm mỹ hơn và đặc biệt hàng hóa không được đảm
bảo về chất lượng , an toàn.
Cửa hàng tiện ích đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của người dân: Cũng
như siêu thị, trung tâm thương mại, các kênh phân phối truyền thống chỉ mở
cửa vào một thời gian nhất định trong ngày. Chợ thường chỉ mở cửa từ 5h sáng
còn cửa hàng tạp hoá cũng chỉ thường mở cửa từ 7h sáng đến 22h đêm.
Vị trí cũng là lợi thế của cửa hàng tiện ích so với kênh truyền thống. Điều
này được thể hiện rõ khi khách hàng có nhu cầu mua nhanh một thứ đồ thì thay
vì việc phải mất công gửi xe vào chợ mua hàng vừa mất thời gian vừa mất chi
phí họ sẽ ghé vào một cửa hàng tiện ích ngay bên đường và mua một cách nhanh
chóng, tiện lợi.
9
3.2. Nhược điểm.
Tuy có những ưu điểm hơn so với các loại hình kinh doanh khác, nhưng
cửa hàng tiện ích cũng có một số nhược điểm so với các kênh phân phối hiện đại
khác cũng như các kênh phân phối truyền thống:
Đối với các kênh phân phối hiện đại:
Do diện tích hẹp hơn nên vấn đề đa dạng hóa các loại mặt hàng không thể
sánh bằng các siêu thị được.
Đối tượng khách hàng sẽ hẹp hơn: đối với những khách hàng có thời gian
họ sẽ thích đi siêu thị với hàng hoá phong phú đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ
hơn là đi mua ở cửa hàng tiện ích. Không những thế đi siêu thị còn để ngắm
hoặc tham gia các tiện ích khác như: trò chơi điện tử…, nhiều người còn coi
việc đi siêu thị là hình thức giải trí cùng bạn bè người thân mỗi dịp cuối tuần.
Những điều này không thể thực hiện khi đi vào cửa hàng tiện ích.
Đối với các kênh truyền thống:
Giá cả ở cửa hàng tiện ích luôn cao hơn so với các kênh truyền thống như
chợ hay cửa hàng tạp hóa do phải cộng thêm các yếu tố tiện ích.
Đối với cửa hàng tạp hóa: Vốn đầu tư cho một cửa hàng tiện lợi lớn hơn
nhiều so với một cửa hàng tạp hóa, việc đào tạo nhân công, chăm sóc khách
hàng hay trang bị thiết bị hiện đại cũng tốn rất nhiều chi phí.
Đối với chợ: cửa hàng tiện lợi có không gian hẹp hơn và chắc chắn sẽ có
ít sự lựa chọn hơn cho khách hàng đặc biệt là đối với những loại mặt hàng rau,
củ, quả, thịt tươi sống...
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hoạt động và phát triển của cửa hàng tiện
ích
4.1. Các nhân tố về khách hàng.
Thói quen tiêu dùng: là cách tiêu dùng được cố định dần dần từ hoàn cảnh
sống như: chỗ ở, đi lại, quy hoạch dân cư…đặc biệt là tính cách của người tiêu
dùng. Ví dụ: thói quen đi lại vào ban đêm, thói quen đi mua đồ ở chợ vào mỗi
sáng…Thói quen tiêu dùng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc
10
kinh doanh mô hình cửa hàng tiện ích nói riêng và đối với bất kỳ một hình thức,
một loại hình kinh doanh nào nói chung.
Nhu cầu tiêu dùng của người dân: một cửa hàng tiện ích chỉ có thể thành
công khi nó đáp ứng tốt những nhu cầu phù hợp với thói quen tiêu dùng của
khách hàng - đối tượng mà nó nhắm đến, có như vậy mới có thể thu hút ngày
càng đông khách hàng đến với mình. Do vậy kinh doanh cửa hàng tiện ích phải
luôn luôn tìm hiểu kỹ, nghiên cứu kỹ và tìm hiểu xem dịch vụ mình cung ứng có
phù hợp với thói quen và nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng hay không, từ
đó có thể có những biện pháp thay đổi mình hoặc tác động làm thay đổi thói
quen và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nếu có thể. Khi đó cũng cần phải
nghiên cứu thật kỹ xem có thể thay đổi trong vòng bao lâu và bằng cách nào.
Thu nhập: thu nhập của người dân cao hay thấp cũng là một yếu tố rất
quan trọng, thu nhập sẽ ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng tiêu dùng của khách
hàng, do đó nếu thu nhập thấp khách hàng sẽ không sẵn sàng chi thêm cho
những khoản tiện ích và việc kinh doanh cửa hàng tiện ích sẽ gặp nhiều khó
khăn.
4.2. Những yếu tố về môi trường.
Môi trường quy hoạch: nơi ở như thế nào, có quy củ hay không có ảnh
hưởng rất lớn đến việc kinh doanh cửa hàng tiện ích. Một địa điểm quy hoạch
quy củ chẳng hạn như các khu chung cư không có sự xuất hiện lộn xộn của các
gánh hàng rong, các loại cửa hàng cóc thì cửa hàng tiện ích sẽ có cơ hội tốt để
phát triển hơn là những nơi có quá nhiều các loại hàng quán, hàng rong xuất
hiện. Đó là vấn đề về cạnh tranh và vấn đề thói quen tiêu dùng của người dân.
Sự phát triển của các loại hình kinh doanh bán lẻ khác – các đối thủ cạnh
tranh: siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại…Thị trường bán lẻ như một
miếng bánh ngọt có giới hạn được chia nhỏ thành nhiều phần cho nhiều loại
hình kinh doanh bán lẻ khác nhau, loại hình này được miếng lớn ắt loại hình
khác sẽ được miếng nhỏ hơn, cũng có thể các loại hình này cùng kết hợp với
nhau để làm cho chiếc bánh đó nở phồng lên, do vậy các loại hình khác phát
triển ra sao có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cửa hàng tiện ích.
11
Yếu tố thuộc về nền kinh tế: một nền kinh tế phát triển hay kém phát triển
rõ ràng cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của loại hình kinh doanh cửa hàng
tiện ích. Cửa hàng tiện ích là một loại hình kinh doanh hiện đại, thích hợp phát
triển ở những nền kinh tế hiện đại, có lối sống văn minh, hiện đại và năng động.
Các yếu tố về khoa học – kỹ thuật: khoa học kỹ thuật phát triển một mặt
tạo điều kiện cho loại hình kinh doanh cửa hàng tiện ích có điều kiện thuận lợi
để có thể nâng cao tính tiện ích trong dịch vụ của mình mặt khác giúp các doanh
nghiệp có thể quản lý cửa hàng cũng như chuỗi cửa hàng một cách hiệu quả hơn
từ đó tạo điều kiện để kinh doanh cửa hàng tiện ích một cách hiệu quả.
Yếu tố luật pháp: những vấn đề về chính sách, định hướng phát triển cho
nền kinh tế như thế nào, những quy định về đăng ký kinh doanh có đơn giản hay
không, thủ tục ra sao, thời gian nhanh hay chậm… tạo điều kiện thuận lợi hay
rào cản cho việc kinh doanh.
4.3. Những yếu tố xuất phát từ doanh nghiệp
Đặc điểm hàng hóa doanh nghiệp bày bán: tính đa dạng của hàng hóa,
chất lượng của hàng hóa, vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn…có tốt không, giá cả
hàng hóa ra sao, có phù hợp với đối tượng khách hàng mà cửa hàng muốn nhắm
tới hay không. Tất cả những yếu tố đó có ý nghĩa quyết định tới việc giữ chân
khách hàng, tạo ra khách hàng trung thành cho cửa hàng, giúp cửa hàng có thể
tồn tại lâu bền trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt.
Cách thức trưng bày hàng hóa, thiết kế cửa hàng cũng là một yếu tố quan
trọng. Đây là hình ảnh đầu tiên tạo nên ấn tượng đối với khách hàng. Nếu như
chất lượng hàng hóa có thể tạo nên khách hàng trung thành cho cửa hàng thì
hình ảnh bắt mắt và thân thiện, phù hợp với tâm lý khách hàng sẽ rất hiệu quả
trong việc thu hút khách hàng ngay lần đầu tiên xuất hiện. Đây là điều kiện tiên
quyết đối với việc kinh doanh của cửa hàng.
Dịch vụ: một trong những thế mạnh nổi trội nhất của cửa hàng tiện ích đó
là dịch vụ tận tình, chu đáo, mang lại sự tiện ích nhất đối với khách hàng. Dó đó
cung cách, thái độ phục vụ của nhân viên là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng cạnh tranh của cửa hàng.
12
Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
một cửa hàng tiện ích. Tuy nhiên, ở mỗi cửa hàng khác nhau, và ở từng điều
kiện thời gian, không gian khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố là
khác nhau. Nhiệm vụ của người kinh doanh là phải xác định được đâu là yếu tố
quyết định nhất đối với doanh nghiệp của mình trong từng thời điểm cụ thể để
có những bước đi đúng đắn.
5. Điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích
Qua sự phân tích các nhân tố ảnh hưởng ở trên, ta có thể rút ra một cách
ngắn gọn những điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích tốt nhất như sau:
Vị trí: cửa hàng tiện ích sẽ phát triển tốt ở những nơi đông dân cư, mật độ
người qua lại lớn, tiện đường giao thông như: gần chợ, gần công viên, bến tàu
xe, mặt đường…hoặc những nơi có quy hoạch hiện đại, văn minh, quy củ, nơi
vắng bóng những loại cửa hàng nhỏ, hàng rong…
Khách hàng: cửa hàng tiện ích sẽ phát triển tốt khi người dân có thu nhập
cao, đủ điều kiện chi trả cho những tiện ích cộng thêm, những người bận rộn, có
ít thời gian dành cho mua sắm, và có phong cách tiêu dùng hiện đại.
Thị trường: cửa hàng tiện ích đặc biệt phù hợp cho những thị trường hiện
đại, nền kinh tế sôi động, nhịp độ nhanh. Cũng sẽ rất tốt nếu cửa hàng tiện ích
được xây dựng ở những nơi mà thị trường bán lẻ còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu
tính liên kết, tiềm năng lớn trong khi vẫn còn rất nhiều lỗ hổng thị trường. Khi
đó, cửa hàng tiện ích đóng vai trò lấp chỗ trống thị trường.
Tùy vào từng nơi mà mỗi điều kiện trên được thỏa mãn ở những mức độ
khác nhau. Nếu như nơi nào thỏa mãn được càng nhiều những điều kiện trên thì
cửa hàng tiện ích sẽ rất có triển vọng phát triển.
13
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KINH DOANH CỬA HÀNG
TIỆN ÍCH Ở VIỆT NAM
I. Khái quát thị trường bán lẻ Việt Nam
1. Thực trạng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay.
Thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm còn
tồn tại. Nhìn chung, có thể thấy một số đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, quy mô thị trường Việt Nam còn nhỏ so với một số nước xét theo
tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Chẳng hạn như doanh thu bán
lẻ hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc cũng như Ấn Độ lớn hơn rất nhiều lần
của Việt Nam.
Bảng 2: Quy mô thị trường bán lẻ theo doanh thu.
Đơn vị tính: tỷ USD.
Năm Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ
2004 26 628 180
2005 32 670 215
2006 37 754 305
2007 45 848 320
2008 58 955 353
Nguồn: A. T. Kearney
Thứ hai, thị trường bán lẻ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao. Tuy xét
về tổng mức doanh thu bán lẻ và diện tích mặt bằng bán lẻ thì thị trường bán
lẻ Việt Nam vẫn là thị trường có quy mô nhỏ nhưng phát triển rất nhanh,
tiềm năng lớn, có sức hấp dẫn đối với cả các nhà đầu tư trong nước lẫn các
nhà đầu tư nước ngoài.
14
Bảng 3: Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá
thực tế và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
Năm Tổng mức bán lẻ
và doanh thu dịch
vụ (tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng
doanh thu bán lẻ và
dịch vụ (%)
Tốc độ tăng
trưởng
GDP(%)
2000 220410.6 9,7 6.79
2001 245315.0 11.3 6.89
2002 280884.0 14.5 7.08
2003 333809.3 18.84 7.34
2004 398524.5 19.39 7.79
2005 480293.5 20.52 8.44
2006 596267.1 24.15 8.23
2007 739007.6 23.94 8.48
2008 968100.0 31.1 6.23
Nguồn: tổng cục thống kê
Từ bảng số liệu ta thấy trong vòng 5 năm kể từ 2001 đến 2005, tổng mức
bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta đạt 1737,8 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng bình quân là : 2001- 2005: tăng 18,3 %/năm.
2006- 2008: tăng 25%/năm.
Tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ luôn luôn cao hơn rất nhiều so với
tốc độ tăng trưởng của GDP cho thấy mức hấp dẫn của thị trường là rất lớn.
Những con số tăng trưởng cao này bị tác động không nhỏ bởi trượt giá, xong
nếu trừ đi trượt giá, tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức ấn tượng, khoảng 10- 15%
năm 2008.
15
Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ hàng hoá trên thị trường nội địa quý I/2009
nhìn chung chậm. Riêng trong quý I/2009 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 270 nghìn tỷ đồng, tăng 21,9% so với cùng kỳ
năm 2008, bao gồm kinh doanh thương nghiệp 212,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,5%;
khách sạn nhà hàng 30,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8%; du lịch đạt 2,6 nghìn tỷ
đồng, tăng 16,8%; dịch vụ đạt 24,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5%. Nếu loại trừ yếu
tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng
6,5%, thấp hơn mức tăng 11% của cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có tác động đến thị trường bán lẻ Việt Nam.
Thứ ba, thị trường bán lẻ Việt Nam bao gồm ba thành phần kinh tế cơ bản
đảm nhận. Một là, lưu chuyển hàng hóa bán lẻ cho hệ thống phân phối bán lẻ
quốc dân đảm nhận. Hai là, lưu chuyển hàng hóa do hệ thống phân phối bản lẻ
ngoài quốc doanh đảm nhận. Ba là, lưu chuyển hàng hóa bán lẻ do hệ thống
phân phối bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài đảm nhận. Tương ứng với ba bộ
phận này, cơ cấu tổng mức bán lẻ và dịch vụ qua các năm như sau:
Bảng 4: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo thành
phần kinh tế
Đơn vị: %
Năm Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài
quốc doanh
Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài
2000 17.8 80.6 1.6
2001 16.7 81.7 1.6
2002 16.2 79.9 3.9
2003 15.7 80.2 4.1
2004 15.0 81.2 3.8
2005 12.9 83.3 3.8
2006 12.7 83.6 3.7
2007 10.2 85.9 3.9
2008 11.7 86.0 2.3
Quý I/2009 8.9 88.1 3.0
Nguồn: tổng cục thống kê
Theo trên, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh luôn luôn giữ một tỉ trọng tuyệt đối và ngày càng tăng lên. Thành phần
16
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang có một tỉ trọng nhỏ tuy nhiên hiện
đang có xu hướng tăng lên và giảm tỉ trọng thành phần kinh tế nhà nước. Điều
này phản ánh đúng xu hướng mở cửa hội nhập nền kinh tế của nước ta trong
những năm trở lại đây.
Thứ tư, Nhu cầu mua sắm của người dân đang tăng lên rất cao.
Bảng 5: Mức chi tiêu cho bán lẻ của người dân qua các năm.
Năm 2006 2007 2008
Mức chi tiêu cho
tiêu dùng (tỷ USD)
37.5 45 58,3
Nếu như năm 2000 chi tiêu cho bán lẻ của người dân chỉ đạt 15 tỷ USD
thì đến năm 2006 con số này đã là 37,5 tỷ USD, năm 2007 là 45 tỷ USD, năm
2008 là 54,3 tỷ USD. Và trong những năm tới, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế
giới ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ Việt Nam tuy nhiên dự báo mức
chi tiêu cho bán lẻ sẽ vẫn tiếp tục tăng cao.
Thêm vào đó, Việt Nam là một nước có dân số đông, gần 87 triệu người,
mức độ tăng trưởng kinh tế rất cao, kể từ năm 2000, trung bình tăng khoảng
8%/năm, đặc biệt là từ năm 2005 – 2008, tốc độ tăng trưởng GDP rất cao,
thường đạt mức trên 8%, trong khi đó, áp lực cạnh tranh trên thị trường chưa
cao. Do đó thị trường bán lẻ Việt Nam là một thị trường hết sức tiềm năng và có
sức hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư.
Thứ năm, các loại hình kinh doanh đa dạng, song thị trường bán lẻ Việt
Nam vẫn còn quá nhỏ lẻ, manh mún, không đáp ứng hết nhu cầu, hình thức kinh
doanh bán lẻ truyền thống vẫn là chủ yếu, lượng hàng hóa được lưu thông tại
các ngôi chợ và cửa hàng tạp hóa năm 2007 là 90%, năm 2008 là 68%.
Năm 2005, thị trường bán lẻ Việt Nam có khoảng 9063 chợ ở nông thôn,
2275 chợ ở thành thị, hơn 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại và 1000 cửa
hàng tiện ích hoạt động trên 32 tỉnh thành, ngoài ra còn khoảng 9000 cửa hàng
tạp hóa hoạt động trên cả nước. Đến năm 2008, số siêu thị đã tăng lên 400, 60
17
trung tâm thương mại, 2000 cửa hàng tiện ích, và hàng ngàn cửa hàng tiện ích
được nâng cấp từ cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng như hiện
nay, thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo đến 2009 thương mại hiện đại sẽ
tăng trưởng nhanh và chiếm gấp đôi so với hình thức chợ.
Tuy nhiên, có một vấn đề hết sức cấp bách đối với ngành bán lẻ Việt Nam
hiện nay là vấn đề thiếu mặt bằng. Để đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng,
các doanh nghiệp bán lẻ phải thông qua hệ thống riêng của mình, vì vậy vấn đề
mặt bằng, địa điểm bao giờ cũng rất quan trọng và là ưu tiên số một của các nhà
bán lẻ Việt Nam.
Hiện các doanh nghiệp Việt Nam đang rất khó khăn trong việc đi tìm vị
trí kinh doanh. Thực tế là vừa qua, dù 4 đại gia bán lẻ lớn trong nước là: Sai
Gon Coop, Phú Thái, HapPro và Satra đã bắt tay thành lập Cty cổ phần VDA
với tham vọng sẽ chiếm lĩnh 60% thị phần trong nước và góp phần điều tiết giá
cả, nhưng khó khăn lớn nhất mà họ đang gặp phải vẫn là việc tìm kiếm, xin
được vị trí thuận tiện để kinh doanh tại các tỉnh, thành trên toàn quốc.
Theo một công bố mới nhất vào cuối năm 2008 của CB Richacrt Eliss
Việt Nam (CBRE) - một trong những Cty tư vấn và quản lý bất động sản có
tiếng cho thấy: tại Hà Nội, nguồn cung diện tích sàn cho các nhà bán lẻ trong và
ngoài nước thuê hiện có khoảng 100.000 m2, thấp hơn nhiều so với nhu cầu.
Mức giá thuê tại khu vực trung tâm thường dao động khoảng từ 65 - 150
USD/m2/tháng, tại các vị trí xa hơn khoảng 25 - 60 USD/m2/tháng. Nếu so sánh
với giá thuê mặt bằng bán lẻ đắc địa tại một số thành phố lớn của châu Á thì
mức giá thuê trung bình tại Hà Nội cao hơn tại thủ đô Bangkok (Thái Lan),
Manila ( Philipin), Jakarta (Indonesia).
Tuy giá cả không “dễ thở” chút nào, nhưng ở cả 2 thành phố lớn là Hà
Nội và TP Hồ Chí Minh thì mặt bằng cho thuê đều không còn nữa, hoặc nếu có
thì cũng không đáp ứng đủ diện tích và vị trí mà các DN bán lẻ cần.
Nhìn chung, thị trường bán lẻ Việt Nam còn tồn tại nhiều điểm yếu kém
về quy mô, mặt bằng thiếu thốn, thị trường còn lộn xộn, thiếu tính tổ chức. Đặc
biệt đối với các doanh nghiệp trong nước vấn đề về vốn và trình độ quản lý, tính
liên kết còn rất kém, khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước
ngoài nếu như không có chiến lược kinh doanh hợp lý và những cải cách kịp
18
thời. Trong khi đó, với những con số ấn tượng về tốc độ tăng trưởng, mức độ chi
tiêu cho bán lẻ của người dân… đã giúp thị trường Việt Nam trở thành miếng
bánh ngọt mà bất kỳ đại gia bán lẻ nào trên thế giới cũng phải thèm thuồng.
Cũng chính vì thế mà theo tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới AT Kearney đánh
giá Việt Nam xếp hàng thứ 4 thế giới về chỉ số về chỉ số phát triển bán lẻ và đến
năm 2008, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để vươn lên đứng thứ nhất. Thông tin
này đã khiến cho thị trường bán lẻ Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết,
các “gã khổng lồ” bán lẻ nước ngoài khẩn trương xúc tiến vào Việt Nam sớm
hơn, còn các doanh nghiệp trong nước cũng khẩn trương xúc tiến các hoạt động
tranh thủ chiếm lĩnh thị trường. Tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt hơn giữa
các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, giữa các kênh phân
phôi truyền thống với kênh phân phối hiện đại.
Ngày 1.1.2009 vừa qua, Việt Nam đã chính thức mở cửa cho các doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, trong lĩnh
vực bán lẻ theo đúng lộ trình đã cam kết ở WTO. Trong khi các nhà bán lẻ
khổng lồ trên thế giới đang lăm le bước chân vào thị trường Việt Nam như:
Tessco, Wal-mart, Carrefour… thì các doanh nghiệp vẫn còn đang rất loay hoay
và lúng túng trong việc tìm ra giải pháp chính xác và cụ thể để tồn tại và phát
triển.
2. Các loại hình kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam
Tuy thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhỏ lẻ, manh mún, xong cũng
được nhận xét là “ thế giới có cái gì thì Việt Nam có cái đó”. Các loại hình bán
lẻ của Việt Nam cũng bao gồm loại hình hiện đại và loại hình kinh doanh truyền
thống.
Thứ nhất: Loại hình đại siêu thị là một loại hình phân phối hiện đại, chưa
được hình thành rõ rệt ở Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ tồn tại duy nhất
Big C Đồng Nai là mang dáng dấp của đại siêu thị, tuy nhiên quy mô vẫn còn
nhỏ hơn rất nhiều so với các đại siêu thị ở nước ngoài. Hiện nay, loại hình kinh
doanh đại siêu thị cũng rất có tiềm năng phát triển ở nước ta, song có một vấn đề
hết sức khó khăn là về mặt bằng và tiền vốn.
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có hệ thống các trung tâm của tập đoàn Metro
Cash and Carry mang dáng dấp như một đại siêu thị, tuy nhiên lại không phải là
19
đại siêu thị vì đối tượng khách hàng chính mà Mêtro nhắm tới là các tổ chức,
các doanh nghiệp sản suất hay những người kinh doanh mua hàng hóa là để bán
chứ không phải là người tiêu dùng cuối cùng, hay nói cách khác đó là các trung
tâm bán buôn chứ không phải bán lẻ như các đại siêu thị.
Thứ hai: Loại hình siêu thị, ở Việt Nam hiện nay có khoảng trên 400 siêu
thị rải khắp các tỉnh thành kể cả siêu thị trong nước lẫn siêu thị của nước ngoài.
Ví dụ: siêu thị Hapromart, Fivi-mart, Co.op mart, Big C, … Tuy nhiên, các siêu
thị này thường có quy mô rất nhỏ mà theo các chuyên gia đánh giá thì nó chỉ
tương đương với những cửa hàng bách hóa ở các nước khác, và mới chỉ dừng ở
mức độ các cửa hàng tự chọn chứ chưa phải là tự phục vụ, đúng với nghĩa của
"Supermarket". Đa số các siêu thị có danh mục hàng tương đối phong phú song
xét về chủng loại thì vẫn còn nghèo nàn. Chất lượng hàng hóa trong siêu thị nhìn
chung tốt. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng người tiêu dùng mua phải hàng quá
hạn sử dụng hay chất lượng chưa đảm bảo... Việc quản lý và trưng bầy hàng hóa
trong các siêu thị vẫn còn nhiều vấn đề, rất ít siêu thị mà toàn bộ hàng hóa được
quản lý theo mã vạch. Nhiều hàng hóa được gắn mã số, có nơi mã số được viết
bằng tay. Quản lý hàng bằng mã số gây cản trở rất nhiều trong việc tính toán,
lưu giữ số liệu, vừa mất thời gian lại rất dễ có sai sót...Đặc biệt có một điều trái
ngược mà ta có thể thấy rõ là trong khi các siêu thị ở các nước thường bán với
mức giá thấp và trung bình thì giá hàng hoá trong các siêu thị Việt Nam thường
cao hơn so với giá ở bên ngoài của các cửa hàng bách hoá hay giá chợ. Nguyên
nhân của sự chênh lệch này được lý giải theo nhiều cách. Siêu thị phải chịu chi
phí lớn như: tiền thuê mặt bằng, cải tạo và xây dựng thành cửa hàng, trang thiết
bị, tiền điện nước, lương nhân viên, thuế...Còn về nguồn nhân lực kinh doanh
siêu thị ở Việt Nam (kể cả các nhà quản lý và nhân viên siêu thị) thì chưa có
kinh nghiệm và thiếu tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động này. Đặc
biệt, thái độ phục vụ của nhân viên siêu thị đối với khách hàng còn rất kém, có
nơi còn bị phàn nàn là cư xử thiếu văn hóa.
Thứ ba, đối với các trung tâm thương mại. Do xu thế đô thị hóa được đẩy
nhanh, tại Việt Nam trong những năm gần đây đã tiến hành phá bỏ các chợ
truyền thống cũ kỹ và xây dựng các trung tâm thương mại trên địa điểm cũ để
tận dụng lợi thế thương mại của các địa điểm này. Tuy nhiên, số lượng loại hình
này cũng vẫn còn ít, cả nước hiện nay ước tính chỉ có khoảng xấp xỉ 60 trung
20
tâm thương mại. Chẳng hạn như: Parkson, Diamond plaza…Trên thực tế, có
nhiều trung tâm thương mại không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy
định như: diện tích kinh doanh chưa đạt mức tối thiểu; bảo quản hàng hoá không
đúng quy trình; thiếu các điều kiện cần thiết để phục vụ khách hàng (khu vệ
sinh, khu giải trí)...
Trung tâm mua sắm, hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có duy nhất Lotte
Mart thành lập vào ngày 18/12/2008 được xem là na ná với shopping mall.
Trung tâm thương mại có diện tích kinh doanh gần 33.400 m2, vốn đầu tư 75
triệu đô la Mỹ này là liên doanh giữa Lotte Mart và doanh nghiệp tư nhân sản
xuất thương mại Minh Vân. Hai bên lên kế hoạch sẽ mở 30 trung tâm thương
mại khắp các thành phố lớn của Việt Nam trong vòng 10 năm tới với tổng vốn
đầu tư lên đến 5 tỉ đô la Mỹ. Trước đó, vào đầu năm 2008, Công ty Cổ phần đầu
tư phát triển Saigon Co.op (SCIC) cũng ký hợp tác xây dựng khu phức hợp
thương mại dịch vụ Tân Phong cùng 2 đối tác là Tập đoàn Mapletree
(Singapore) và Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO). Khu
phức hợp Tân Phong (Tân Phong Shopping Complex) đặt tại quận 7 - TP.HCM
với diện tích hơn 4,2 ha tương đương 42000m2, cùng tổng vốn đầu tư khoảng
200 triệu USD. Bao gồm khu kinh doanh thương mại, siêu thị Coopmart, cao ốc
văn phòng và nơi vui chơi, giải trí của người dân, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, đây
mới chỉ là dự án và chưa được hoàn thành.
Đối với loại cửa hàng tiện lợi: loại mô hình này ở Việt Nam bắt đầu bùng
nổ từ năm 2006. Trước đó, Massan cũng đã từng kinh doanh nhưng đã thất bại.
Hiện nay, có khoảng 2000 cửa hàng tiện ích đang hoạt động ở khắp các tỉnh
thành, bên cạnh đó là hàng ngàn các cửa hàng mới được nâng cấp lên từ các cửa
hàng tạp hóa trước đây. Các cửa hàng tiện ích tiêu biểu nhất như: G7mart,
Speedy, co.op, shop$go …riêng về cửa hàng tiện ích sẽ được phân tích cụ thể
trong phần II.
Bên cạnh sự phát triển của các cửa hàng tiện ích. Các cửa hàng chuyên
doanh hiện nay cũng đang được các doanh nghiệp chú ý đến như: chuyên doanh
cửa hàng thực phẩm, chuyên doanh cửa hàng điện thoại, chuyên doanh cửa hàng
điện tử, các cửa hàng bán quần áo…ví dụ như cửa hàng thực phẩm co.op food...
Hiện nay, loại hình kinh doanh này đang được coi là phù hợp và có tiềm năng
21
phát triển do thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng trẻ tuổi Việt
Nam. Thị phần loại hình kinh doanh này tại Việt Nam hiện chiếm khoảng 14,4%
thị trường bán lẻ.
Về loại hình chợ: là loại hình phân phối truyền thống, chợ Việt Nam hết
sức phong phú. Hiện nay, khó có thể có một con số thống kê chính xác Việt
Nam có bao nhiêu chợ. Tuy nhiên, cũng có thể đưa ra một con số ước lượng
khoảng trên 10.000 chợ lớn nhỏ bao gồm chợ theo quy hoạch của nhà nước và
chợ không theo quy hoạch. Mặc dù, trong mấy năm trở lại đây, trước sự xuất
hiện và phát triển có phần lấn lướt của các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại
khác, thì chợ đã và đang phải đối mặt với một nguy cơ lớn, nguy cơ mất thị phần
vào tay các kênh phân phối hiện đại. Ví dụ, ở TP.HCM, có hơn 65% số chợ trên
địa bàn bị xuống cấp về cơ sở hạ tầng, không đảm bảo vệ sinh môi trường, hiệu
suất sử dụng chợ kém đến mức chỉ có 43% hoạt động hết công suất, tuy nhiên,
chợ vẫn đóng vai trò là kênh phân phối bán lẻ chủ yếu của Việt Nam chiếm
khoảng trên 40% tổng mức bán lẻ và dịch vụ của Việt Nam. Mỗi vùng miền
khác nhau thì chợ lại có những đặc trưng khác nhau.
Chợ đã có từ rất lâu đời, đã gắn bó với cuộc sống của người dân Việt Nam
và đã trở thành một nét văn hóa đặc biệt. Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị
hóa, hiện đại hóa, chợ Việt Nam đã phát triển một cách tự do, không có quy
hoạch dẫn đến việc chợ cóc nổi lên lấn chiếm cả đường đi, các chợ mới được
xây dựng với vốn đầu tư lớn lên đến hàng tỷ đồng lại không thể hoạt động vì
không có người mua kẻ bán dẫn đến chết yểu.
Thực trạng chợ tự phát không những gây nên cảnh mất trật tự giao thông,
ô nhiễm vệ sinh môi trường, không chỉ đe dọa đến sức khoẻ, tính mạng người
tiêu dùng, mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các chợ xây
dựng theo quy hoạch trong cùng khu vực . Chợ tự phát mọc lên như nấm đã
mang lại không ít tiện ích nhưng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không thể
đảm bảo được.
Loại hình cửa hàng tạp hóa: đây cũng là loại hình kinh doanh truyền
thống chủ yếu và rất phát triển ở Việt Nam. Ở Việt Nam, loại hình cửa hàng tạp
hóa chiếm khoảng hơn 20% doanh thu bán lẻ của cả nước (năm 2008). Về số
lượng thì loại hình cửa hàng này có một số lượng khổng lồ, năm 2005, có
22
khoảng 9000 cửa hàng và đến năm 2008 con số này đã vượt qua con số 10.000
cửa hàng. Tuy nhiên, loại hình cửa hàng này ở nước ta cũng phát triển một cách
tự phát, mạnh ai nấy làm, thiếu tính quy hoạch và thiếu tính liên kết do đó sẽ
khó có thể cạnh tranh được với trình độ quản lý và công nghệ hiện đại của các
doanh nghiệp nước ngoài khi họ vào kinh doanh.
Ngoài ra, còn có rất nhiều gánh hàng rong, xe đẩy hàng, là những loại
hình rất điển hình ở Việt Nam, nhờ mang tính thuận tiện cao, nên các loại hình
này cũng rất được khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên, việc các loại hình này phát
triển một cách tự do có thể làm nguyên nhân gây ra mất an ninh, mất cảnh quan,
gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông…đòi hỏi phải có sự tính toán và quy
hoạch phù hợp.
II. Thực trạng kinh doanh cửa hàng tiện ích tại Việt Nam.
1. Khái quát về kinh doanh cửa hàng tiện ích ở Việt Nam.
Loại hình cửa hàng tiện ích bắt đầu bùng nổ ở Việt Nam từ năm 2006 với
sự mở đầu là quyết định và hành động táo bạo của Trung Nguyên trong dự án
xây dựng chuỗi cửa hàng tiện ích G7 mart. Nếu như cuối năm 2005 Việt Nam có
khoảng 1000 cửa hàng tiện lợi hoạt động thì hiện nay con số đó là 2000 cửa
hàng với khoảng 10 hệ thống, đa số được ra đời trong khoảng 2-3 năm trở lại
đây như : Hapromart, best and buy, co.op, small mart 24/7, 365 days, V-24h,
shop$go, speedy…và tình hình cạnh tranh đang diễn ra hết sức sôi động. Mỗi hệ
thống lại có một điểm khác biệt riêng:
Co-op Mart coi cửa hàng Co-op là cánh tay nối dài. Tận dụng hệ thống
cửa hàng của các hợp tác xã thành viên, Co-op đào tạo bán hàng, bày hàng, quản
lý và phân phối hàng với giá rẻ để nâng cấp thành cửa hàng Co-op có người
phục vụ, bán hàng chất lượng theo đúng giá. Hiện nay, chuỗi cửa hàng co.op có
khoảng 34 cửa hàng hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty G7 cũng làm tương tự với hệ thống tiệm tạp hóa, cộng thêm việc
đem lại lợi nhuận cho các cửa hàng này bằng hệ thống biển quảng cáo cho các
hãng sản xuất, dịch vụ ngân hàng...
23
Phạm Trang lại chọn cách tự đầu tư từng cửa hàng, với số vốn từ 800 triệu
đến 1 tỷ đồng. Sự khác biệt của Small Mart 24h/7 là dịch vụ giao báo, sữa và
bánh ngọt buổi sáng cho các hộ gia đình, giao hàng tận nhà cả ngày lẫn đêm,
trong bán kính cách cửa hàng 5 km.
Shop&Go đã có 29 cửa hàng tại TP.HCM. Ngoài các sản phẩm tiêu dùng
thông thường, các cửa hàng này còn được trang bị khá đầy đủ các dịch vụ như
máy rút tiền, thẻ điện thoại, tạp chí... Hiện cùng với việc hoạt động 24 giờ mỗi
ngày và suốt 7 ngày trong tuần, Shop&Go còn khuyến mãi giảm giá nhiều loại
sản phẩm từ 10%- 30% hay mua 1 tặng 1...
Cửa hàng tiện lợi V-24h ở TP HCM đưa các loại hình dịch vụ tiện ích
khác vào phục vụ khách hàng như bán báo, xôi, dịch vụ thẻ ATM, thanh toán chi
phí dịch vụ như điện thoại, điện nước, bán bảo hiểm, thanh toán thẻ tín dụng...
Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống đều đang trong tình trạng: chấp nhận chịu
lỗ để đón cơ hội.
Biểu đồ 1:
Nguồn: bài “người tiêu dùng thích sự tiện lợi”-báo Sài Gòn tiếp thị (14.1.2009)
Theo số liệu từ kết quả các cuộc điều tra thị trường do báo Sài Gòn Tiếp
Thị thực hiện trong 3 tháng cuối năm 2008 thì cho thấy, thì thị phần của loại
hình cửa hàng tiện lợi đang ở mức thấp nhất với 0,8%, trong khi của siêu thị là
48,2%, cửa hàng chuyên là 14,4%, tiệm tạp hóa là 22,1 %, chợ là 13,1% và các
kênh khác như hàng rong, trung tâm thương mại…chiếm 1,4%. Người dân Việt
Nam dường như chưa quen với loại hình kinh doanh này. Đặc biệt ở thời điểm
24
sau 12h đêm, các cửa hàng tiện ích dường như vắng tanh, không có khách, có
chăng chỉ là khách nước ngoài. Để có thấy rõ được tình hình hoạt động kinh
doanh của loại hình kinh doanh này, sau đây sẽ là một số phân tích về một vài
hệ thống cửa hàng cụ thể.
2. Một số hệ thống cửa hàng tiện ích tiêu biểu
2.1. Hệ thống cửa hàng tiện ích G7mart.
2.1.1. Ý tưởng của G7mart.
Trong xu thế hội nhập, việc mở cửa thị trường bán lẻ là tất yếu, trong khi
đó, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn rất nhỏ lẻ manh mún, cần phải được tổ
chức, sắp xếp lại, hiện đại hóa các hình thức kinh doanh, liên kết lại thành một
hệ thống phân phối nội địa hiện đại, có như vậy mới có thể cạnh tranh được với
các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong hoàn cảnh đó, năm 2006 công ty trách nhiệm hữu hạn G7 được
thành lập với số vốn đầu tư 395 triệu USD để trở thành hệ thống cửa hàng tiện
ích đầu tiên do doanh nghiệp trong nước thực hiện nhằm hỗ trợ và phát triển
thương hiệu Việt dựa trên ý tưởng “ kết hợp và tối ưu hóa phân phối với hệ
thống bán lẻ với lưu lượng hàng hóa luân chuyển từ nhà sản xuất đến người tiêu
dùng cuối cùng lớn nhất Việt Nam hiện nay là các cửa hàng tạp hóa”.
Ý tưởng khác biệt của G7 là xây dựng chuối cửa hàng tiện lợi dựa trên
nền sản xuất sẵn có của các cửa hàng tạp hóa cũ, nhân lực tại chỗ là chủ và gia
đình chủ cửa hàng. Theo đó, các cửa hàng tạp hóa sẵn có sẽ được nâng cấp, điều
chỉnh và thống nhất nguyên tắc hoạt động và công nghệ phục vụ, bán hàng sau
đó sẽ cho gắn nhãn hiệu G7mart. Như vậy sẽ vừa tiết kiệm được chi phí công
sức, vừa phù hợp với mức sống, tập quán cửa người Việt Nam là quen mua sắm
ở các cửa hàng tạp hóa.
Như vậy, G7 đã đánh vào thị trường nhỏ lẻ, gần khu dân cư, và theo hình thức
này, G7 sẽ liên kết với cả các nhà phân phối, các nhà sản xuất trong nước, tạo
nên một hệ thống phân phối thống nhất hoàn chỉnh. Tham vọng của G7 là hệ
thống G7 mart sẽ hỗ trợ mạnh mẽ chiến lược thương hiệu Việt và sẽ trở thành
một hệ thống phân phối địa phương đối trọng với các tập đoàn phân phối nước
ngoài.
25
2.1.2. Hoạt động của G7 mart
Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2006, chỉ trong vòng 2 tháng, G7 mart đã
đưa vào hoạt động chuỗi cửa hàng gồm 500 cửa hàng chuẩn và 9500 cửa hàng
thành viên và theo dự kiến số cửa hàng chuẩn sẽ là 10.000 vào cuối năm 2008.
Tuy nhiên, mục tiêu đó của G7 Mart đã ngày càng trở nên xa vời, số lượng
các cửa hàng tiện lợi mang thương hiệu G7 Mart đã không "bùng nổ" như kế
hoạch và sự thật là G7mart đã không thể hoàn thành kế hoạch đặt ra. Hoạt động
của G7mart cũng không thành công như dự kiến. Từ khi đi vào hoạt động, đối
với các cửa hàng chuẩn G7mart, việc khai trương diễn ra khá tưng bừng nên thu
hút được một lượng khách hàng tương đối đông, tuy nhiên sau khi đi vào hoạt
động một thời gian, cửa hàng cứ vắng khách dần. Theo như tính toán, để một
cửa hàng tiện lợi làm ăn có lãi thì doanh thu của cửa hàng phải đạt từ 10 đến 12
triệu một ngày, 350- 400 triệu một tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, các cửa hàng
này luôn trong tình trạng thu không đủ bù chi, doanh thu mỗi ngày chỉ đạt từ 5-
7 triệu đồng thậm chí có những nơi chỉ đạt từ 1- 2 triệu đồng một ngày. Nhiều
cửa hàng làm ăn không hiệu quả đã phải đóng cửa hoạt động, ra đi một cách
lặng lẽ. Đối với các cửa hàng thành viên, sau một thời gian hoạt động, bên cạnh
những cửa hàng làm ăn tốt, thu hút thêm được nhiều khách mới thì có không ít
những cửa hàng lượng khách còn ít hơn cả khi là cửa hàng tạp hóa, và cứ giảm
dần theo thời gian, không thu hút được khách mới mà chủ yếu là khách hàng
thân quen từ trước thậm chí một số khách hàng thân quen cũng dần dần chuyển
đi mua ở những nơi khác, nhiều cửa hàng đã phải quay trở về với hình thức cửa
hàng tạp hóa trước kia.
Vậy thì ngyên nhân dẫn đến việc một ý tưởng hay, khởi động hoàn hảo,
rầm rộ rồi cuối cùng ra đi một cách lặng lẽ là gì?
Thứ nhất, thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam, chủ yếu vẫn là
thích đi chợ, nó được định hình như một nét văn hóa rất khó thay đổi. Nếu muốn
kinh doanh tốt, G7 mart phải làm gì đó để có thể thay đổi được thói quen đó.
Tuy nhiên, G7 mart đã chưa làm được điều này.
26
Thứ hai: G7mart không chủ động được nguồn hàng. Việc G7mart được
tách từ một bộ phận của Trung Nguyên đã gây ra hiện tượng xung đột về lợi ích,
các nhà phân phối các sản phẩm cạnh tranh với Trung Nguyên đương nhiên sẽ
không thể hết lòng hợp tác với Trung Nguyên được. Do vậy, tại hầu hết các cửa
hàng của Trung Nguyên vắng bóng hầu hết các đại gia như: Vinamilk, Nestle,
Vinacafe…Thêm vào đó, về phía các nhà sản xuất, họ đã xây được hệ thống
phân phối chính cho mình hàng chục năm, hầu hết họ đã có nhà phân phối riêng
hơn nữa G7 Mart đã không cam kết được một năm doanh số là bao nhiêu trong
khi những hãng khác họ làm được cho nên các nhà cung cấp đã không sẵn lòng
xuất hàng cho G7 Mart. Bởi thế nỗ lực của G7 mart trong việc đàm phán với các
đại gia sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng của Việt Nam là một cuộc chiến
cân não vô cùng khó khăn đối với G7 mart.
Thứ ba, các mặt hàng bày bán tại G7mart rất hạn chế, không đáp ứng đầy
đủ nhu cầu của người dân, đặc biệt là các loại rau, củ, quả,… thực phẩm tươi
sống và các đồ gia dụng.
Thứ tư, vấn đề trang trí cửa hàng: G7 mart trang trí bằng những màu mát
mắt và tươi trẻ (xanh, trắng), tạo nên cảm giác đối tượng phục vụ của cửa hàng
là các khách hàng trẻ tuổi, trong khi đó đối với hơn 30% dân số thuộc độ tuổi từ
18 đên 35 lại là những người có xu hướng tiêu dùng ở những cửa hàng chuyên
doanh, siêu thị, không ngại xa gần, không kể thời gian.
Thứ năm, cách quản lý G7mart cũng cần xem xét lại: hàng hóa ban đầu
cũng được nhập từ G7mart nhưng sau đó hàng trôi nổi trên thị trường được nhập
từ các chủ cửa hàng cũng rất nhiều, dẫn đến hàng hóa tràn lan, chất lượng không
kiểm soát được. Chủ cửa hàng là những tiểu thương với thói quen kinh doanh tự
phát kiểu cũ, dẫn đến sự không thống nhất giữa các G7 mart trong khi việc tổ
chức quản lý kênh vẫn rất yếu kém và không được chú ý đúng mức.
Thứ sáu, giá cả ở cửa hàng tiện ích cao hơn chợ và cửa hàng tạp hóa, yếu
tố dịch vụ tiện ích không đủ thuyết phục người tiêu dùng sẵn sàng bỏ thêm chi
phí cho các yếu tố tiện ích đó. Do vậy, hàng hóa tại cửa hàng tiện ích G7mart
kém tính cạnh tranh.
Từ những bất hợp lý trên, cuối năm 2007, G7 mart đã đưa ra kế hoạch
hoạt động mới với những chuyển biến tích cực:
27
Tiến hành ký lại hợp đồng với các chủ cửa hàng tại thành phố Hồ Chí
Minh để dành quyền kiểm soát 50% diện tích quầy kệ, loại bỏ những chủ cửa
hàng bất hợp tác, đầu tư các cửa hàng chính chủ, cấp thẻ khách hàng thân thiết
trong vòng bán kính 2km quanh cửa hàng, tung trương trình khuyến mãi ‘cào và
trúng’…Đặc biệt ngày 9/8/2007, Trung Nguyên đã ký hợp tác với đối tác chiến
lược Microsoft trong việc sử dụng hệ thống phần mềm để quản lý cửa hàng. Tuy
nhiên, những cải cách đó cũng không mấy thành công, doanh thu cửa hàng cải
thiện không đáng kể lý do là đối với các thương hiệu nổi tiếng như Uilever,
P$G, Dutch Laydy, Kinh Đô…đều đã có hệ thống phân phối bài bản và chuyên
nghiệp, họ hầu như chiếm tất cả các mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống. Khi G7
mart ra đời lại không thiết lập được mối quan hệ với các hệ thống phân phối
cũng như nhà cung cấp, do đó trong các G7mart hàng hóa kém phong phú,
không có đủ thứ mà người tiêu dùng cần.
Mô hình G7 mart khi mới xuất hiện đã trở thành một tia hy vọng cho bán
lẻ Việt Nam, tất cả những ai đặt niềm tin vào tương lai của các doanh nghiệp nội
địa đều kỳ vọng rất lớn và tin tưởng vào sự thành công của G7 mart. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy, mô hình này không thành công như mong đợi.
2.2. Chuỗi cửa hàng speedy
SPEEDY là chuỗi cửa hàng tiện lợi của Công ty MAVISA đầu tư trên địa
bàn TP.HCM. Hệ thống cửa hàng tiện lợi Speedy, mở tại các chung cư mới. Ra
đời đầu năm 2007, hiện Speedy phát triển được 10 cửa hàng, bán cả ngày đêm
với đủ loại thức ăn nhanh, rau củ quả thịt tươi, đồ uống, chăm sóc sắc đẹp, sách
báo, đồ chơi... giao hàng tận nhà bất kể giờ nào.
Trong 2 năm 2007-2008, công ty đã mở chuỗi cửa hàng tiện lợi với 13
thành viên, tuy nhiên cũng đã phải đóng cửa tới 3 cửa hàng. Hiện tại, hệ thống
cửa hàng này vẫn kinh doanh trong tình trạng thu đủ bù chi. Song, trong các mô
hình cửa hàng tiện lợi đang kinh doanh tại Việt Nam, Speedy vẫn là một trong
số ít những mô hình được coi thành công với lượng khách hàng đến mua đông
hơn so với các hệ thống khác và rất có triển vọng phát triển.
Nguyên nhân là do:
Thư nhất, sự đa dạng hóa mặt hàng: chỉ trong vòng chưa đầy 50m2,
28
Speedy bày bán khoảng hơn 2000 mặt hàng, cung cấp đầy đủ các loại mặt hàng
phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân mà thế mạnh là các loại mặt
hàng thực phẩm tươi sống. Speedy còn bày bán cả những thực phẩm dành riêng
cho người ăn kiêng, người bị tiểu đường…Ngoài ra, ở mỗi cửa hàng khác nhau,
cửa hàng còn cung cấp những sản phẩm khác nhau, phù hợp với nhu cầu khác
nhau của người dân ở từng khu vực. Chẳng hạn như, tại trung cư Sky Garden,
nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống đặc biệt là người Hàn Quốc cho nên,
các cửa hàng ở đây có bày bán rất nhiều sản phẩm xuất sứ từ Hàn Quốc: kem,
mì, rong biển…
Giá cả cạnh tranh, chiến lược giá ở cửa hàng là chiến lược giá ổn định,
duy trì gần ngang bằng với các siêu thị Co.op mart. Đồng thời, có tính linh hoạt
tham khảo giá của khách hàng và các cửa hàng lân cận để có mức giá phù hợp
mà người mua dễ chấp nhận.
Vị trí của Speedy: các cửa hàng Speedy đặt tại các khu trung cư, nơi có
quy hoạch quy củ, không có sự xuất hiện của những cửa hàng cóc, những gánh
hàng rong, người dân xung quanh có phong cách sống hiện đại, do đó có phong
cách tiêu dùng hiện đại. Đặc biệt, tại các khu trung cư cao cấp, có nhiều người
nước ngoài sinh sống hoặc đi du lich, có nhiều nhân viên đi làm ở công sở-
những người không có nhiều thời gian cho việc mua sắm và Speedy đã sẵn sàng
giao hàng tận nhà cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi đối với mọi giá thị hàng hóa
dù chỉ là một củ cà rốt hay một cốc cà phê.
Yếu tố tiện ích luôn được Speedy đưa lên hàng đầu. Speedy cung cấp dịch
vụ đặt hàng qua điện thoại và đặt hàng qua mạng với hệ thống công nghệ quản
lý hiện đại thống nhất trong cả hệ thống.
Tất cả những yếu tố trên đã góp phần xây dựng nên hình ảnh Speedy tiện
lợi, mọi lúc, mọi nơi, tạo nên sự thành công cho hệ thống này.
29
III. Đánh giá hoạt động của mô hình cửa hàng tiên ích
1. Những thành tựu đạt được.
Qua những tìm hiểu, phân tích về thực trạng kinh doanh của một số hệ
thống cửa hàng tiện ích trên cả nước, ta có thể rút ra một số những thành tựu của
lĩnh vực kinh doanh cửa hàng tiện ích như:
Đã thiết lập được một hệ thống các cửa hàng tiện ích rộng khắp, đưa cửa
hàng tiện ích đến gần khu dân cư, bước đầu tạo cho người dân được biết đến và
làm quen với loại hình kinh doanh hiện đại này.
Địa điểm mở cửa hàng: đã chiếm lĩnh được những vị trí đẹp, có lưu lượng
người qua lại đông, có tiềm năng để cạnh tranh.
Hàng hóa: đa dạng, có sự quan tâm đến chất lượng, an toàn, mẫu mã,
chủng loại. Cách thức bày bán bắt mắt, thuận tiện, dễ tìm, dễ lấy, hướng về
người tiêu dùng.
Dịch vụ: tiện lợi, chăm sóc khách hàng chu đáo, đáp ứng nhu cầu mua
hàng nhanh, tiện ích của người dân, tổ chức giao hàng tận nhà nếu khách hàng
có nhu cầu…
2. Hạn chế
Nhìn về tổng thể, các cửa hàng tiện ích nhìn chung đã đạt được một số
thành tựu, tuy nhiên, đi sâu vào chi tiết thì tất cả các cửa hàng tiện ích hiện nay
đều chưa đạt được đúng những yêu cầu cần có.
Địa điểm tuy là được những vị trí đẹp nhưng đôi khi không hợp lý dẫn
đến kinh doanh cũng kém hiệu quả. Chẳng hạn như cửa hàng tiện lợi “day and
night”, đặt ở các cây xăng, hiếm khi đông khách vì thói quen của người tiêu
dùng Việt Nam khi đến đổ xăng xong là đi ngay, rất ít ai nghĩ đến chuyện ghé
qua cửa hàng mua một trai nước, một gói bánh hay một thứ đồ gì đó. Điều này
trái ngược với ở nước ngoài họ thường đi bằng xe hơi và khi đến những điểm đổ
xăng họ thường tranh thủ mua đồ trên đường đi làm về.
Hàng hóa: hàng hóa không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Chẳng
hạn như G7mart, bảng hiệu quảng cáo được treo ở khắp nơi nhưng khi vào thì
30
mặt hàng rất đơn giản với sức mua không bao nhiêu. Đặc biệt là về các mặt hàng
rau củ quả tươi sống, các cửa hàng tiện ích không thể cạnh tranh được với chợ.
Giá cả của cửa hàng tiện ích cao hơn so với các cửa hàng tạp hóa cũng
như chợ nên khó có thể cạnh tranh được đặc biệt khi thu nhập của người dân còn
hạn chế thì họ sẽ không thể sẵn sàng chi trả cho những khoản cộng thêm.
Thời gian mở cửa chưa hợp lý : việc mở cửa 24/24h là đặc trưng của cửa
hàng tiện ích và một số cửa hàng tiện ích của ta cũng mở cửa 24/24h, tuy nhiên
điều này là không hợp lý bởi với người dân Việt Nam, họ không có thói quen
mua hàng ban đêm do đó nếu như mở cửa cả đêm như vậy sẽ gia tăng chi phí
trong khi không đạt được hiệu quả.
Kinh nghiệm quản lý, trình độ chuyên môn của nhân viên cũng là một
điểm đáng lưu ý. Các chủ cửa hàng đa phần vẫn theo phong cách làm ăn nhỏ lẻ,
tự phát dẫn đến sự thiếu thống nhất trong hệ thống, gây khó khăn trong vấn đề
quản lý.
Có một hạn chế lớn không thể không kể đến đó là các cửa hàng tiện ích
hiện nay chưa đến được với vùng nông thôn trong khi nhu cầu ở khu vực này
cũng đang ngày càng lớn tạo nên một khoảng trống thị trường rất lớn cần được
san lấp.
Tất cả những hạn chế trên đã dẫn đến việc khách hàng đến với cửa hàng
tiện lợi là rất hạn chế, doanh thu thấp, hầu hết các cửa hàng vẫn đang trong tình
trạng hòa hoặc lỗ vốn, nhiều cửa hàng đã buộc phải đóng cửa.
3. Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do công tác nghiên cứu thị trường
chưa được thực hiện tốt dẫn đến việc không hiểu rõ được sở thích và nhu cầu
của khách hàng. Thói quen tiêu dùng được hình trong nếp sống của người dân
rất khó để có thể thay đổi. Tuy nhiên, nếu được nghiên cứu và quan tâm đúng
cách thì thói quen tiêu dùng của người dân hoàn toàn có thể thay đổi được.
Chẳng hạn, trước đây, người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn lạ lẫm với việc đi
siêu thị mua đồ, nhưng giờ đây họ đã quen thậm chí có người đã “nghiện” đi
siêu thị vào cuối tuần.
31
Khó khăn về vốn: đây có thể coi là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
Vốn ít, doanh nghiệp sẽ không thể đầu tư tốt cho việc nghiên cứu nhu cầu thị
trường, khảo sát địa điểm, hay quan tâm đúng mức đến việc nâng cao chất lượng
dịch vụ, không đủ điều kiện để đầu tư tốt cho trang thiết bị hiện đại. Quan trọng
hơn, việc kinh doanh trong thời điểm này là rất khó khăn, tuy nhiên trong tương
lai lại có triển vọng do đó, chỉ doanh nghiệp nào có đủ tiềm lực về vốn để có thể
chịu bù lỗ trong điểm hiện tại mới có khả năng tiếp tục tồn tại và phát triển trong
tương lai. Do đó với các doanh nghiệp hạn hẹp vốn sẽ khó có thể tồn tại được.
32
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN ÍCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I. Cơ hội và thách thức đối với việc kinh doanh cửa hàng tiện ích trong
thời điểm hiện nay.
Việc kinh doanh cửa hàng tiện ích trong giai đoạn hiện nay có một số thuận
lợi đồng thời cũng gặp phải không ít những thách thức.
1. Cơ hội
Thu nhập người tiêu dùng tăng cao: theo số liệu của Neilsen VN omnibus
2002- 2009, mức bình quân công bố mỗi tháng thu nhập của mỗi hộ bây giờ
là 300 USD, tăng 20% trong năm 2002 đến 80% trong năm 2008, đây là một
con số gia tăng khổng lồ trong thu nhập sau khi nộp thuế.
Thu nhập quyết định sức mua của người tiêu dùng, do vậy, thu nhập tăng
cao tạo ra cơ hội lớn cho các nhà kinh doanh nói chung và kinh doanh cửa hàng
tiện ích nói riêng. Thu nhập tăng cao đồng nghĩa với sức mua sẽ tămg lên. Ngoài
yếu tố lạm phát, vật giá gia tăng, theo số liệu điều tra theo các năm cho thấy
mức chi tiêu bình quân đầu người tăng mạnh qua các năm đối với mưc chi tiêu
bình quân 1 triệu đồng/ người/ tháng và giảm đều ở các nhóm còn lại. Nhóm chi
tiêu cao nhất này đã tăng từ 18,4 % năm 2004 lên đến 62,2 % năm 2008, tăng
hơn 3 lần. Riêng nhóm người tiêu dùng có mức chi tiêu bình quân từ 500 nghìn
đồng/ người/ tháng chiếm 93,3 % . Như vậy mức sống của người tiêu dùng đã
cải thiện đáng kể, nhu cầu mua sắm tăng lên, đặc biệt đối với nhóm người có thu
nhập cao, nhu cầu mua sắm hiện đại tăng lên rất lớn. Đây là cơ hội lớn cho các
loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại nói chung và cửa hàng tiện ích nói riêng.
33
Biểu đồ 2: Các mức thu nhập của người tiêu dùng qua các năm.
Nguồn: Kết quả điều tra hàng Việt Nam chất lượng cao 2009
Thu nhập tăng cũng làm cho quan điểm tiêu dùng của người dân thay đổi.
Họ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, thương hiệu và đặc biệt coi sự tiện lợi
dễ mua là yếu tố quan trọng nhất, 36% người tiêu dùng được hỏi coi sự tiện lợi
là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định chọn mua, sau đó mới là chất lượng
và thương hiệu, đặc biệt là đối với thực phẩm chế biến và hàng tiêu dùng thiết
yếu. Đây là cơ hội lớn để các cửa hàng tiện ích có thể phát huy lợi thế của mình
Thói quen tiêu dùng của người dân đang dần dần thay đổi. Nếu như năm
2006, thành phần kênh phân phối hiện đại chỉ chiếm 10% trong phân phối bán lẻ
còn lại 90 % là thuộc về kênh phân phối truyền thống thì đến năm 2008, thị phân
kênh phân phối hiện đại đã đạt 32%. Điều này chứng tỏ một điều hết sức khả
quan rằng, người dân đã thích đi mua sắm ở những nơi hiện đại hơn trước. Theo
một số kết quả điều tra cho thấy, có đến 50% hộ gia đình ở thành thị mua sắm ở
những kênh phân phối hiện đại hàng tháng. Trong đó, đi siêu thị là 40 %, 8% là
ở trung tâm thương mại và 2% là ở các cửa hàng tiện ích. Điều này cũng là do
yêu câù của cuộc sống hiện đại, nhịp sống hối hả, bận rộn, người tiêu dùng có ít
thời gian hơn cho việc mua sắm do đó họ cần có một nơi cung cấp đầy đủ những
thứ họ cần, họ có thể mua sắm một cách nhanh chóng mà vẫn hoàn toàn yên tâm
về chất lượng, an toàn vệ sinh…
Cơ cấu dân số trẻ cũng được coi là một thuận lợi lớn cho ngành kinh
doanh bán lẻ. Những người tre tuổi thướng sống theo phong cách hiện đại, mua
sắm ở những nơi hiện đại và tiện ích, đặc biệt họ chi tiêu rất mạnh tay.
34
Trong khi nhu cầu của thị trường là rất lớn thì thị trường Việt Nam còn rất
phân tán, nhỏ lẻ với nhiều khoảng trống thì trường. Kênh phân phối truyền
thống thường có chất lượng không đảm bảo, phát triển một cách tự phát, các
hình thức phân phối hiện đại khác như siêu thị, đại siêu thị… cần vốn đầu tư lớn
trong khi mặt bằng thiếu thốn…Do đó,đây là cơ hội cho cửa hàng tiện lợi phát
triển để có thể lấp chỗ trống thị trường trong điều kiện hiện nay.
Ngoài ra, có một điều tưởng như không có ảnh hưởng tuy nhiên lại không
phải như vậy đó chính là tình hình giao thông của Việt Nam. Ở các thành phố
lớn của Việt Nam, giao thông rất kém, hiện tượng tắc đường thường xuyên xảy
ra thậm chí trở thành một vấn nạn, việc ra ngoài và đi mua một thứ đồ gì đó đôi
khi không phải đơn giản. Điều này nhiều khi gây ra tâm lý ngại ra đường của
nhiều người.Và trong trường hợp này các cửa hàng tiện ích trở nên được ưa
chuộng vì gần nhà, tiện lợi. Khách hàng chỉ cần ra khỏi cổng hoặc thậm chí chỉ
cần nhấc điện thoại hàng hóa sẽ được lập tức mang đến dù có thể chỉ là một thứ
đồ rất nhỏ.
Cơ hội thì có nhiều tuy nhiên, thách thức cho các cửa hàng tiện lợi cũng
không ít.
2. Thách thức
Thách thức lớn nhất phải kể đến đó là thói quen tiêu dùng của người dân
Việt Nam. Tuy đã có những sự thay đổi nhất định , nhưng do thói quen tiêu
dùng đã được hình thành từ rất lâu trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu
dùng do đó không thể thay đổi một cách nhanh chóng và dễ dàng được. Chẳng
hạn:
Người Việt Nam không có thói quen ra ngoài vào ban đêm. Ở các nước
khác chẳng hạn như Nhật, họ ra ngoài vào ban đêm rất nhiều. Họ chủ yếu đi xe
hơi và thường ghé qua cửa hàng tiện lợi mua một ít đồ rồi đem lên xe ngồi ăn. Ở
Việt Nam thì khác, người dân ra ngoài vào ban đêm chủ yếu là thanh niên, và họ
thường thích ngồi các quán vỉa hè ăn một bát bún, phở,… hơn là vào cửa hàng
tiện ích mua một các bánh mì, một chai nước hay một hộp mì ăn liền. Họ thích
được phục vụ chứ không thích tự phục vụ.
35
Người Việt Nam không có thói quen mua đồ vào ban đêm. Các công sở,
các khu vui chơi giải trí cũng đóng cửa từ rất sớm do đó việc mở cửa 24/24h của
cửa hàng tiện lợi có thể là sự lãng phí.
Đi chợ vào buổi sáng cũng được coi là một nét văn hóa khó có thể thay
đổi được. Các bà, các chị thường thích cái âm thanh, cái không khí lèo tèo của
chợ búa, họ đi chợ để có cơ hội gặp gỡ, bàn tán về những chuyện trong cuộc
sống đời thường, đi chợ để được kỳ kèo mặc cả từng mớ rau con cá…Tất cả
những thứ đó, cửa hàng tiện ích hay siêu thị dù hiện đại đến đâu cũng không thể
thay thế.
Thách thức lớn thứ hai đối với việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi đó là ở
Việt Nam, có hàng loạt cửa hàng nhỏ của các hộ ra đình mọc lên san sát len lỏi
vào mọi ngõ ngách, người tiêu dùng không phải đi quá xa để mua một cái bàn
trải đánh răng, một, một gói dầu gội đầu…mỗi khi cần mà giá cả lại rẻ hơn. Chỉ
cần ra khỏi cồng là có liền.
Nói chung người dân Việt Nam hiện vẫn quen đi mua hàng ở các cửa
hàng tạp hóa hơn là các cửa hàng tiện ích.
Thêm vào đó, đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, một nguy cơ
lớn đó là sức cạnh tranh còn kém trong khi các tập đoàn nước ngoài đang khẩn
trương xúc tiến kế hoạch đưa hệ thống cửa hàng tiện ích vào Việt Nam. Chẳng
hạn như tập đoàn Seven Eleven và 108.
Một thách thức cũng không nhỏ cho các cửa hàng tiện ích hiện nay là tình
hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng kinh tế làm cho thu nhập của
người dân giảm đi và hệ quả tất yếu là chi tiêu sẽ giảm. Theo thống kế của
Nielsen, 77% người tiêu dùng Việt Nam sẽ thay đổi địa điểm mua sắm do giá cả
tăng cao và thay vì mua sắm ở siêu thị, trung tâm thương mại hay các cửa hàng
tiện ích, chợ truyền thống sẽ là kênh được ưu tiên lựa chọn. Yếu tố giá cả đã
vượt qua kênh phân phối để đứng vị trí quan trọng thứ hai trong số các yếu tố
căn cứ để người tiêu dùng chọn mua sản phẩm.
36
Biểu đồ 3: Yếu tố chọn mua quan trọng nhất.
Nguồn: Kết quả điều tra hàng Việt Nam chất lượng cao 2009
II. Phương hướng phát triển.
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng việc kinh doanh cửa hàng tiện ích
trong thời gian hiện nay quả là hết sức khó khăn, xong không phải là không thể
thực hiện được.
Trong tương lai, nhiều nhà bán lẻ khổng lồ trên thế giới sẽ đổ bộ vào Việt
Nam, lúc đó, với tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp…
của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ trở thành mối đe dọa lớn cho các doanh
nghiệp trong nước nếu như ngay từ bây giờ các doanh nghiệp không xây dựng
cho mình một thế mạnh riêng để có thể có đất tồn tại trong điều kiện cạnh tranh
ngày càng khốc liệt. Do đó, với vốn đầu tư ít, thị trường còn nhiều khoảng trống,
nhu cầu đang tăng lên, với phương châm lấp chỗ trống thị trường, việc mở cửa
hàng tiện ích là một việc làm hết sức cần thiết. Trong giai đoạn hiện nay, các
doanh nghiệp nếu muốn kinh doanh đều phải chấp nhận chịu lỗ để chờ đón cơ
hội. Điều này không hề đơn giản, tuy nhiên, nếu làm được sẽ thu được thành quả
lớn sau này.
Để có thể kinh doanh tốt loại mô hình kinh doanh này cần xác định tốt
phương hướng phát triển trong tương lai. Có hai hướng phát triển có thể coi là
có tiềm năng cho loại hình kinh doanh này.
Thứ nhất là phát triển các cửa hàng tiện lợi về các vùng nông thôn. Thị
trường nông thôn Việt Nam chiếm 70% lượng tiêu thụ hàng hóa nói chung, số
hộ gia đình cũng phân bổ trên 70% ở nông thôn, trong khi hệ thống bán hàng
của các doanh nghiệp Việt Nam chưa bao phủ kín và hiệu quả ở thị trường này.
37
Nó dường như đã bị các doanh nghiệp bỏ quên, trong khi nhu cầu của người dân
nông thôn hiện cũng tăng lên khá cao lại thuận lợi hơn trong vấn đề tìm địa
điểm, mặt bằng. Tranh thủ khi các doanh nghiệp nước ngoài còn chưa vào Việt
Nam, các doanh nghiệp Việt Nam nên hướng vào thị trường rộng lớn và tiềm
năng này để có thể đón đầu, chiếm lĩnh thị trường.
Thứ hai đó chính là hướng vào các khu chung cư, các khu dân cư, đô thị chất
lượng cao. Ở những nơi đó thường được tổ chức rất quy củ, không có các loại
cửa hàng nhỏ lẻ mọc san sát nhau một cách vô tổ chức. Thêm nữa, nếp sống của
những con người trong khu vực này đều là nếp sống văn minh, hiện đại do đó
nhu cầu mua sắm hiện đại, tiện lợi trong những khu vực này là rất lớn. Bởi vậy,
việc đầu tư mở cửa hàng tiện ích vào khu vực này là hết sức tiềm năng.
III. Các giải pháp phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam
hiện nay.
1. Về phía nhà nước
Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý về kinh doanh bán lẻ nói chung
và kinh doanh bán lẻ hiện đại nói riêng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho
các doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 16.4.2005, quốc hội đã
thông qua luật thương mại sửa đổi thay thế cho luật thương mại cũ ban hành
năm 1997, luật thương mại 2006 có hiệu lực từ ngày 01.01.2006. Tuy nhiên,
chính sách quản lý và phát triển về lĩnh vực bán lẻ đặc biệt là bán lẻ hiện đại nói
chung còn tồn tại nhiều bất cập. Các chính sách về thị trường, mặt hàng…đôi
khi còn gây trở ngại cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn như trong kinh doanh cửa
hàng tiện ích, một loại sản phẩm mà khách rất cần mà ở nước ngoài thường bán
là bao cao su, thuốc giảm đau thông dụng... thì đưa vào bán ở VN đòi hỏi phải
có giấy phép kinh doanh riêng. Sau 11 giờ đêm, các cửa hiệu thuốc tây đã đóng
cửa, đây là cơ hội cho các cửa hàng tiện ích hoạt động tuy nhiên việc đưa các
loại sản phẩm này vào kinh doanh vẫn là một vấn đề hết sức khó khăn. Để tạo
điều kiệu thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh bán lẻ, nhà nước
cần :
38
Xây dựng và bổ sung, hoàn thiện các chính sách về thị trường, mặt hàng…và
các chính sách có liên quan khác theo hướng phù hợp với tình hình thực tế, phù
hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nên một định chế pháp lý quản lý
đồng bộ, thống nhất và thông suốt.
Xóa bỏ các quy định bất hợp lý gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng. Tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tiếp cận vốn một cách dễ dàng hơn, giúp các doanh nghiệp có thể phát
huy được những ý tưởng kinh doanh triển vọng của mình, giúp họ yên tâm hơn
trong việc tiến hành và ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh: chẳng hạn
như kéo dài thời hạn cho vay vốn, loại bỏ một số những điều kiện khó khăn cho
việc vay vốn…
Bên cạnh đó, nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh
cửa hàng tiện ích tiếp cận nhanh với đất đai để giảm thiểu thời gian cũng như chi
phí gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn như, trong các khu đô thị
mới, các khu trung cư cần dành một diện tích phù hợp cho các doanh nghiệp
thuê để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các doanh
nghiệp mở rộng đầu tư kinh doanh về các vùng nông thôn.
Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho bán lẻ hiện đại nói chung:
Nhà nước có thể tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiêm lẫn nhau ở trong nước
hay cử cán bộ đi khảo sát, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.
Sử dụng nguồn kinh phí về xúc tiến thương mại để mở các lớp đào tào, mời
cán bộ chuyên gia nước ngoài về giảng dạy cho các cán bộ quản lý phân phối
bán lẻ hiện đại học tập.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về công nghệ thông tin hiện đại cho các
doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hiện đại nói chung trong đó có kinh doanh cửa
hàng tiện ích: để các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tiếp cận với các công
nghệ thông tin, công nghệ quản lý hiện đại, nhà nước có thể đầu tư nghiên cứu
viết hoặc mua các phần mềm quản lý bán lẻ hiện đại rồi bán lại hoặc cho các
doanh nghiệp phân phối trong nước thuê với giá rẻ.
39
Tóm lại, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng chuỗi cửa
hàng bán lẻ là rất cần thiết để có thể hiện đại hóa lĩnh vực phân phối bán lẻ trong
nước tạo điều kiện cạnh tranh cân bằng với các doanh nghiệp nước ngoài khi họ
đổ bộ vào Việt Nam. Do đó, nhà nước cần có những chính sách cụ thể, kịp thời
về nhiều mặt đặc biệt là về chính sách hỗ trợ tài chính, các chính sách hỗ trợ về
mặt bằng…tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể phát triển tốt trong
việc tiến hành kinh doanh loại hình hiện đại này.
2. Về phía doanh nghiệp
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra các chính sách hỗ trợ việc
kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể thành công, nguyên nhân
cốt lõi phải xuất phát từ bản thân doanh nghiệp. Có 3 yếu tố không thể thiếu để
giúp một doanh nghiệp thành công đó là: vốn, chiến lược và kinh nghiệm quản
lý. Ngoài ra, trong tình hình hiện nay, một yếu tố cũng không thể thiếu đựợc để
thành công đó chính là vấn đề về sự tiện lợi. Do đó để thành công doanh nghiệp
cần thiết phải tuân thủ một số giải pháp sau:
Giải pháp về vốn
Trong điều kiện hiện nay, hầu hết các cửa hàng tiện ích đều kinh doanh theo
kiểu chịu lỗ chờ thời cơ. Bởi thế, cần phải có một giải pháp tốt cho vấn đề về
vốn, nếu không, doanh nghiệp sẽ không thể trụ vững. Doanh nghiệp cần huy
động vốn và sử dụng, phân bổ nguồn vốn một cách có hiệu quả. Trong bối cảnh
thị trường tài chính đang khủng hoảng như hiện nay, tuy từ tháng 12/ 2008 trở
lại đây, nhà nước đã có những nới lỏng về chính sách tiền tệ tuy nhiên việc tiếp
cận vốn vẫn là một vấn đề hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp. Để có thể
tiếp cận và huy động được nguồn vốn trong giai đoạn hiện nay thì các DN cần
thực hiện các giải pháp sau: Đầu tư có trọng điểm, xây dựng phương án kinh
doanh khả thi và chuyên nghiệp; Mở rộng tiếp cận với các nguồn vốn ngoài
ngân hàng. Doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa nguồn vay vốn, huy động vốn từ
nhiều nguồn chứ không chỉ trông chờ vào nguồn vốn truyền thống là từ ngân
hàng, sẽ bỏ lỡ mất cơ hội thị trường. Ngoài vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp có
thể tự huy động nguồn vốn thông qua các hình thức như sau: Thứ nhất, phát
hành trái phiếu doanh nghiệp. Thứ hai, doanh nghiệp huy động vốn của cán bộ
40
công nhân viên. Thứ ba, huy động vốn từ khách hàng. Thứ tư, liên doanh, liên
kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Giải pháp về chiến lược
Chiến lược đề ra mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, và các định hướng để
doanh nghiệp có thể tiến tới các mục tiêu đó trong một thời gian dài. Do đó,
chiến lược có vai trò hết sức quan trọng. Để xây dựng được một chiến lược kinh
doanh nghiệp cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp về chiến lược như:
Đề ra mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp một cách chính xác, cụ thể,
đồng bộ và có tính khả thi. Tránh tình trạng như G7 mart, đã đề ra mục tiêu quá
cao so với tiềm năng thực tế của doanh nghiệp dẫn đến không thể thực hiện
được nhưng cũng không nên đề ra mục tiêu quá thấp so với khả năng sẽ dẫn đến
lãng phí tiềm năng. Để xác định được mục tiêu đúng đắn, các doanh nghiệp cần:
Điều tra, nghiên cứu kỹ thị trường, xác định địa bàn hoạt động của doanh
nghiệp, tình hình cạnh tranh trên địa bàn đó, chẳng hạn như có bao nhiêu cửa
hàng đã và đang hoạt động trên địa bàn, tình hình cạnh tranh của các cửa hàng
đó như thế nào, nhu cầu tiêu dùng của người dân đặc biệt là xác định chính xác
đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp…
Quản lý sát sao quá trình thực hiện chiến lược, trong quá trình thực hiện
có thể có những điều chỉnh mục tiêu đặt ra để phù hợp hơn với hoàn cảnh thực
tế.
Các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện ích hiện nay nên có chiến
lược hướng vào thị trường nông thôn, nơi có nhu cầu tương đối lớn trong khi thị
trường còn rất chống hoặc hướng vào các khu trung cư đô thị cao khi nhu cầu về
sự tiện ích được đặt lên hàng đầu.
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển chung cho cả hệ thống
cửa hàng về các mặt như: xác định chỉ tiêu kế hoạch cho toàn bộ hệ thống rồi
phân bổ chỉ tiêu cụ thể cho từng cửa hàng phù hợp với điều kiện thực tế, tạo
dựng được một liên minh chiến lược với các nhà sản xuất để chủ động hơn về
nguồn hàng, ổn định về giá cả và chất lượng hàng hóa.
Giải pháp về quản lý
41
Hiện nay, trình độ quản lý của các nhà quản lý Việt Nam vẫn còn rất thấp,
đặc biệt là vấn đề quản lý chuỗi, và đây cũng là một nguyên nhân quan trọng
dẫn đến việc kinh doanh kém hiệu quả của các chuỗi cửa hàng tiện lợi. Để chuỗi
cửa hàng tiện ích hoạt động tốt và đồng bộ cần nâng cao trình độ chuyên môn
của những người quản lý đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào quản lý. Cụ thể:
Mở các lớp huấn luyện, đào tạo kỹ năng quản lý cho các chủ cửa hàng,
giúp họ làm quen với cách thức kinh doanh hiện đại, tiếp cận với khoa học công
nghệ và tiếp thu kinh nghiệm từ những người quản lý thành công…
Ứng dụng phần mềm quản lý vào quản lý chuỗi cửa hàng: có thể ký hợp
đồng liên minh chiến lược với một công ty chuyên thiết kế phần mềm quản lý để
có thể sử dụng các phần mềm quản lý cửa hàng hiện đại, nâng cao hiệu quả quản
lý cửa hàng.
2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tận tình chu
đáo đối với khách hàng.
Trang bị các máy móc thiết bị hiện đại, phục vụ khách hàng chẳng hạn
như máy tính tiền.
Phát triển bán hàng qua điện thoại và qua mạng. Ứng dụng thương mại
điện tử và hoạt động bán hàng…
Trong điều kiện khả năng vươn tới ngõ ngách của các doanh nghiệp Việt
Nam còn kém, công nghệ kinh doanh yếu...Điều mà các doanh nghiệp Việt Nam
có thể làm được trong khi doanh nghiệp nước ngoài không thể làm được đó là
hãy tìm hiểu kỹ nhu cầu của người Việt Nam, văn hoá Việt Nam, đáp ứng nhu
cầu đó, văn hoá đó thì chúng ta sẽ thắng trên sân nhà.
Tất cả các giải pháp trên đều có đóng góp quan trọng vào sự thành công của
doanh nghiệp. Để có thể kinh doanh tốt, các doanh nghiệp cần thiết phải tiến
hành đồng bộ các giải pháp đó.
42
KẾT LUẬN
Có thể thấy, các cửa hàng tiện lợi có một thị trường tiềm năng ở nước ta.
Cửa hàng tiện lợi đáp ứng thói quen mua sắm tại các tiệm tạp hoá của người
dân, khắc phục được những nhược điểm của cửa hàng tạp hóa truyền thống cũng
như có những ưu việt hơn so với các kênh phân phối bán lẻ hiện đại khác, đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, về tiện
nghi của địa điểm bán hàng. Đặc biệt, trong điều kiện thị trường Việt Nam còn
phân tán và còn nhiều chỗ trống thì loại hình cửa hàng tiện lợi đã bùng nổ ở Việt
Nam bắt đầu từ năm 2006 và phát triển rầm rộ kể từ năm 2007. Tuy nhiên, xét
về hiệu quả kinh doanh thì hầu hết các chuỗi cửa hàng tiện lợi của ta hiện nay
vẫn hoạt động với hiệu quả thấp. Có nhiều nguyên nhân lý giải về điều này như
đã phân tích. Mặc dù vậy, loại hình kinh doanh cửa hàng tiện ích vẫn đang là xu
hướng chính về kinh doanh bán lẻ trong giai đoạn hiện nay do những ưu việt
vốn có của nó và sự thay đổi thuận lợi của xu hướng tiêu dùng của người dân.
Đặc biệt, hiện nay có nhiều đại gia bán lẻ trên thế giới đang tiến hành các hoạt
động thăm dò thị trường và có ý định vào Việt Nam kinh doanh dưới hình thức
cửa hàng tiện lợi như: Seven Eleven, 108…đã chứng tỏ một điều là tiềm năng
của mô hình này vẫn rất lớn, tuy nhiên đồng thời với đó là trong tương lai sẽ hứa
hẹn sự cạnh tranh hết sức khốc liệt và rất khó khăn cho các doanh nghiệp trong
nước. Để có thể tồn tại, không bị đánh bại ngay trên sân nhà, các doanh nghiệp
trong nước ngay từ bây giờ cần phải có những giải pháp đồng bộ để nâng cao
khả năng cạnh tranh của mình, tranh thủ khi thị trường vẫn còn đất trống để thiết
lập cho mình một hệ thống cửa hàng bao trùm thị trường, đủ sức để đứng vững,
trải qua cơn bão táp cạnh tranh trong tương lai.
43
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 2
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................. 3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN ÍCH .... 3
I. Khái quát về kinh doanh bán lẻ ................................................................... 3
1. Khái niệm ...................................................................................................... 4
2. Bản chất của kinh doanh bán lẻ. .............................................................. 4
3. Các loại hình kinh doanh bán lẻ. .............................................................. 5
3.1. Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại. ......................................... 5
3.2. Loại hình kinh doanh bán lẻ truyền thống. ....................................... 6
II. Mô hình cửa hàng tiện ích .......................................................................... 6
1. Khái niệm .................................................................................................. 6
2. Đặc trưng ................................................................................................... 6
3. Những ưu, nhược điểm của cửa hàng tiện ích so với các loại hình bán lẻ
khác ................................................................................................................ 7
3.1. Những ưu điểm ................................................................................... 7
3.2. Nhược điểm. ........................................................................................ 9
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hoạt động và phát triển của cửa hàng
tiện ích ........................................................................................................... 9
4.1. Các nhân tố về khách hàng. ............................................................... 9
4.2. Những yếu tố về môi trường. ............................................................ 10
4.3. Những yếu tố xuất phát từ doanh nghiệp ........................................ 11
5. Điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích ..................................... 12
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KINH DOANH CỬA HÀNG TIỆN ÍCH Ở
VIỆT NAM ..................................................................................................... 13
I. Khái quát thị trường bán lẻ Việt Nam ....................................................... 13
1. Thực trạng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay. ........ 13
2. Các loại hình kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam ......................................... 18
44
II. Thực trạng kinh doanh cửa hàng tiện ích tại Việt Nam. ......................... 22
1. Khái quát về kinh doanh cửa hàng tiện ích ở Việt Nam. ...................... 22
2. Một số hệ thống cửa hàng tiện ích tiêu biểu .......................................... 24
2.1. Hệ thống cửa hàng tiện ích G7mart. ............................................... 24
2.1.1. Ý tưởng của G7mart. .................................................................. 24
2.1.2. Hoạt động của G7 mart .............................................................. 25
2.2. Chuỗi cửa hàng speedy ..................................................................... 27
III. Đánh giá hoạt động của mô hình cửa hàng tiên ích ............................... 29
1. Những thành tựu đạt được. .................................................................... 29
2. Hạn chế .................................................................................................... 29
3. Nguyên nhân hạn chế .............................................................................. 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ
HÌNH CỬA HÀNG TIỆN ÍCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................ 32
I. Cơ hội và thách thức đối với việc kinh doanh cửa hàng tiện ích trong thời
điểm hiện nay. ................................................................................................. 32
1. Cơ hội ....................................................................................................... 32
2. Thách thức ............................................................................................... 34
II. Phương hướng phát triển. ......................................................................... 36
III. Các giải pháp phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam hiện
nay. ............................................................................................................... 37
1. Về phía nhà nước .................................................................................... 37
2. Về phía doanh nghiệp ............................................................................. 39
2.1. Giải pháp về vốn ............................................................................... 39
2.2. Giải pháp về chiến lược .................................................................... 40
2.3. Giải pháp về quản lý ......................................................................... 40
2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ........................................... 41
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.pdf