Luận văn Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

Tài liệu Luận văn Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay: LUẬN VĂN: Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Văn kiện Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định một trong những nhiệm vụ hàng đầu ở nước ta là: "Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" [27, tr.9]. Để thực hiện nhiệm vụ trên, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề quan trọng hàng đầu thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo tiềm lực kinh tế đủ mạnh từng bước hội nhập kinh tế quốc tế để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, con đường mà chúng ta đã lựa chọn. Trên cơ sở đó từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất ở mỗi giai đoạn cụ thể. Cùng với cả nước, tỉnh Yên Bái đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đ...

pdf114 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Văn kiện Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định một trong những nhiệm vụ hàng đầu ở nước ta là: "Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" [27, tr.9]. Để thực hiện nhiệm vụ trên, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề quan trọng hàng đầu thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo tiềm lực kinh tế đủ mạnh từng bước hội nhập kinh tế quốc tế để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, con đường mà chúng ta đã lựa chọn. Trên cơ sở đó từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất ở mỗi giai đoạn cụ thể. Cùng với cả nước, tỉnh Yên Bái đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những đặc điểm riêng của mình. Là một tỉnh miền núi Tây Bắc, có nhiều dân tộc anh em, tỉnh Yên Bái có nhiều tiềm năng về kinh tế, có vị trí quan trọng về chính trị, quốc phòng và an ninh. Do vậy, việc tổng kết thực tiễn, vận dụng lý luận vào cuộc sống rút ra những bài học, kinh nghiệm để phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết đối với cả lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ suy nghĩ trên, tôi chọn vấn đề: " Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay " làm đề tài luận văn thạc sỹ, với hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ của mình cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua xoay quanh vấn đề "Phát triển lực lượng sản xuất thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã có rất nhiều công trình khoa học đề cập. Những kết quả nghiên cứu này có giá trị lịch sử nhất định. Tuy nhiên, thực tiễn luôn vận động biến đổi và phát triển nên mọi kết luận tổng kết vẫn cần được bổ sung, phát triển. Những công trình, bài viết tiêu biểu xoay quanh vấn đề này là: Nghiên cứu về biểu hiện đặc thù của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Luận án phó tiến sĩ, Nguyễn Tĩnh Gia, 1987); Nghiên cứu về quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lâm Đồng (Luận án phó tiến sĩ, Bùi Chí Kiên, 1996); Từng bước xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lạng Sơn (Luận án tiến sĩ, Nông Thị Mồng, 2000); Vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi phía Bắc nước ta (Luận án tiến sĩ, Vi Thái Lang, 2002); Nghiên cứu nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Luận án tiến sĩ, Đoàn Văn Khái, 2000); … Lê Xuân Đình, Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, Tạp chí Cộng sản, số 5 (03/1999); Lê Huy Ngọ, Khoa học - công nghệ phải là động lực mạnh mẽ đưa nông nghiệp, nông thôn sang bước phát triển mới, Tạp chí Cộng sản số 3 (02-1999), Nguyễn Cảnh Hồ, có phải khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, Tạp chí Triết học, số 2 (02/2002); Lê Văn Dương, vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, Tạp chí Triết học, số 1 (01/2002)…. Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa, Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Mai Quốc Chánh, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Lương Xuân Quỳ, xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng, xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002... Song, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên bàn về việc phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới dạng một luận văn khoa học. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu - Mục đích đề tài: Trên cơ sở phân tích thực trạng vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, luận văn phát hiện vấn đề nảy sinh và đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Yên Bái. - Nhiệm vụ: + Hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của lực lượng sản xuất trong sự phát triển xã hội. + Phân tích, đánh giá sự phát triển lực lượng sản xuất của Yên Bái trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chỉ ra những mâu thuẫn trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái. + Phân tích triển vọng, phương hướng và giải pháp nhằm phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái. - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (tất nhiên đặt nó trong quan hệ với quan hệ sản xuất). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận hình thái kinh tế - xã hội. Cùng với các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển lực lượng sản xuất. Đề tài còn kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, các bài viết đã được công bố có liên quan đến đề tài. - Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp lôgíc kết hợp với lịch sử để phân tích, đánh giá sự phát triển của lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái. Ngoài ra luận văn còn sử dụng những phương pháp khác như thống kê, khảo sát, tổng hợp so sánh. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn - Đánh giá đúng thực trạng sự phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái, xu hướng vận động và phát triển của lực lượng sản xuất thời kỳ CNH, HĐH ở tỉnh Yên Bái. - Đưa ra những phương hướng, giải pháp đặc thù sự phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về lực lượng sản xuất và vai trò của lực lượng sản xuất đối với CNH, HĐH. - Luận văn cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các ban ngành của tỉnh tham khảo trong việc hoạch định các chính sách nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đồng thời luận văn còn là tư liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy bộ môn Mác - Lênin. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương, 6 tiết. Chương 1 Vai trò của lực lượng sản xuất đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.1. Vị trí của lực lượng sản xuất trong sự phát triển xã hội 1.1.1. Khái niệm lực lượng sản xuất Quan niệm duy vật lịch sử chỉ ra rằng: "Cái sự thật hiển nhiên là trước hết con người cần phải ăn, uống, ở và mặc..." [56, tr.166]. Điều đó có nghĩa là để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành sản xuất vật chất. Hoạt động sản xuất vật chất là hành vi đầu tiên của con người cũng như lịch sử loài người. Trong quá trình sản xuất con người biến đổi giới tự nhiên, biến đổi đời sống xã hội, đồng thời biến đổi chính bản thân mình. Sự sản xuất ra đời sống bản thân mình bằng lao động, cũng như ra đời sống của người khác bằng việc sinh con đẻ cái biểu hiện ra là một quan hệ "kép"; quan hệ với tự nhiên và quan hệ với xã hội, quan hệ với xã hội với ý nghĩa đó là sự hợp tác của nhiều người, kể cả là trong những điều kiện nào, theo cách nào và nhằm mục đích gì ? Trong đó quan hệ của con người với tự nhiên trong sản xuất được biểu hiện là lực lượng sản xuất, còn quan hệ giữa người với người trong sản xuất được biểu hiện là quan hệ sản xuất. Trong quan hệ "kép" này, vai trò quyết định cuối cùng thuộc về lực lượng sản xuất của xã hội bởi lẽ "Tổng thể những lực lượng sản xuất mà con người đã đạt được quyết định trạng thái xã hội" [52, tr.42]. Vậy lực lượng sản xuất là gì ? Quan điểm của chủ nghĩa Mác về vấn đề này như thế nào? Khi nói tới hoạt động sản xuất vật chất, C.Mác, Ph.ănghen và Lênin không bàn nhiều về định nghĩa và các khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mà các ông trình bày thông qua quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Với việc vận dụng phép biện chứng duy vật để giải quyết những vấn đề của lịch sử đã làm cho C.Mác và Ph.ănghen tiến một bước vượt bậc so với những nhà tư tưởng trước. Thuật ngữ "lực lượng sản xuất" lần đầu tiên được C.Mác nêu lên trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức và được phát triển làm rõ thêm ở trong các tác phẩm: "Sự khốn cùng của triết học", "Lao động làm thuê và tư bản", "Tiền công, giá cả và lợi nhuận" và nhất là trong "Bộ tư bản". Thông qua việc phân tích, làm rõ quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất mà C.Mác đã chỉ ra bản chất của lực lượng sản xuất. Nhưng khái niệm lực lượng sản xuất chưa được C.Mác phát biểu một cách hoàn chỉnh dưới dạng định nghĩa do vậy còn nhiều quan điểm khác nhau về lực lượng sản xuất. Trong lịch sử phát triển của triết học các nhà triết học đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về lực lượng sản xuất. Về các định nghĩa khác nhau của lực lượng sản xuất nhiều luận văn, luận án trước đã trình bày. ở đây theo chúng tôi hiểu, lực lượng sản xuất là hệ thống phương thức kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội nhất định. Nó là hệ thống những phương thức kết hợp chứ không phải chỉ một kiểu kết hợp. Hình thức biểu hiện của lực lượng sản xuất đó là quan hệ giữa con người và tự nhiên, C.Mác viết: "Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người ta và giới tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên" [58, tr.266]. Nghĩa là con người phải dựa vào tự nhiên, có mối quan hệ gắn bó với giới tự nhiên, trao đổi chất với tự nhiên. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong đó con người tác động vào tự nhiên biến đổi tự nhiên phục vụ chính bản thân mình hay còn là quá trình tác động vào tự nhiên tạo ra thiên nhiên thứ hai (tạo ra của cải vật chất mới được gọi là lực lượng sản xuất). Lực lượng sản xuất bao gồm lao động sống (người lao động với kỹ năng và kinh nghiệm lao động của họ) và tư liệu sản xuất (công cụ lao động, đối tượng lao động, phương tiện sản xuất). Ngày nay khoa học đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nhân tố đầu tiên của lực lượng sản xuất chính là người lao động - yếu tố giữ vị trí hàng đầu, chủ yếu của lực lượng sản xuất. V.I. Lênin nói: "Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động" [50, tr.430]. Vì chỉ có con người và xã hội loài người mới có sản xuất, "Điều khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: Loài vật may mắn lắm chỉ hái lượm, trong khi con người sản xuất" [60, tr.241]. Trong quá trình tác động vào tự nhiên sản xuất ra của cải vật chất, con người không chỉ với cơ bắp sức lực mà còn dùng cả những tri thức, kinh nghiệm kỹ năng, kỹ xảo để tác động vào tự nhiên, tạo ra những sản phẩm vật chất có hiệu quả nhất. Chính con người tạo ra tất cả những phương tiện máy móc, tạo ra công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động, tạo ra phương tiện sản xuất để cho hoạt động sản xuất của con người ngày một nâng cao. C.Mác viết: "Một vật do bản thân tự nhiên cung cấp đã trở thành một khí quan của sự hoạt động của con người, khí quan mà con người đem chắp vào những khí quan của cơ thể mình, và do đó kéo dài cái tầm thước tự nhiên của cơ thể đó…" [58, tr.268]. Những tư liệu sản xuất dù quan trọng đến đâu thì riêng bản thân chúng cũng không tạo ra được của cải vật chất, nó chỉ có tác dụng khi con người sử dụng. Cùng với việc tạo ra công cụ sản xuất, con người còn sử dụng những công cụ đó để làm ra của cải vật chất cho xã hội. Từ những công cụ thủ công bằng đá, bằng đồng, bằng sắt, con người tiến tới chế tạo máy móc với kỹ thuật mới, công nghệ mới. Trên cơ sở vận dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, ngày nay con người bước những bước kỳ diệu trong việc chinh phục tự nhiên. Cũng chính sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật sản xuất đòi hỏi lao động của con người trở thành lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ. Mà trí tuệ con người không phải là cái gì siêu nhiên, nó là sản phẩm của tự nhiên của lao động, trí tuệ hình thành và phát triển cùng với lao động làm cho sản phẩm của lao động ngày càng có hàm lượng trí tuệ cao. Do đó người lao động cần phải được tăng cường tri thức trên mọi lĩnh vực. Trong lực lượng sản xuất, con người và tư liệu sản xuất có mối liên hệ hữu cơ. Nó chính là hệ thống những phương thức kết hợp trong quá trình sản xuất của cải vật chất của xã hội. Trong lực lượng sản xuất, cụ thể trong tư liệu sản xuất công cụ lao động là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất, nó chính là tiêu chí cơ bản thể hiện trình độ trinh phục tự nhiên của con người. Công cụ lao động là cái vật hóa trí tuệ và tài năng sáng tạo của con người. Với mục đích tăng năng suất lao động và giảm cường độ lao động, con người đã sáng tạo ra công cụ lao động. Nhờ đó công cụ lao động ngày càng được cải tiến hiện đại. Trình độ của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau. C.Mác viết: "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào" [58, tr.269]. Công cụ lao động là cầu nối giữa người lao động với đối tượng lao động. Để tác động vào đối tượng lao động bắt buộc con người phải sử dụng công cụ lao động, để cải biến những vật liệu sẵn có trong tự nhiên thành những vật phẩm theo yêu cầu mục đích sử dụng của con người. Công cụ lao động hiện thực hóa cái trừu tượng của tư duy con người. Sức mạnh vật chất bao giờ cũng là sức mạnh hiện thực. Khi công cụ sản xuất thay đổi hoàn thiện và phát triển thì kinh nghiệm và kỹ năng của người lao động cũng thay đổi, phát triển hoàn thiện và được nâng cao. Công cụ lao động (công cụ sản xuất) có thể là một vật thể hay là một phức hợp những vật thể (tùy theo tính chất của việc sản xuất sản phẩm). Nó có nhiệm vụ dẫn truyền sự tác động của con người với đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất. Lịch sử phát triển loài người được đánh dấu bằng những mốc quan trọng trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là của công cụ lao động. Thời trung cổ, công cụ lao động giản đơn thô sơ lạc hậu như vật liệu bằng đá, bằng đồng, bắng sắt. Thời cận, hiện đại công cụ bằng máy móc, hơi nước, máy dệt… Ngày nay dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhiều công cụ lao động phát triển thành hệ thống thiết bị tự động và ngày càng phát triển. Người lao động dần tách khỏi quá trình sản xuất trực tiếp, đóng vai trò kiểm tra và điều hành sự vận động của hệ thống tự động. Trong tư liệu sản xuất nếu yếu tố công cụ lao động là cầu nối giữa người lao động với đối tượng lao động thì đối tượng lao động cũng thể hiện rõ rệt vai trò của nó. C.Mác nói: "Công nhân không thể sáng tạo ra cái gì hết nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu trong đó lao động của anh ta được thực hiện, trong đó lao động của anh ta được triển khai, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra sản phẩm" [62, tr.130]. Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích của con người. Đối tượng của lao động tồn tại dưới hai dạng, trước hết là dạng có sẵn trong tự nhiên, con người tách nó ra khỏi mối liên hệ trực tiếp với tự nhiên và biến thành sản phẩm như gỗ trong rừng nguyên thủy, quặng dưới lòng đất, tôm cá dưới sông biển… Thứ đến là dạng đã trải qua lao động chế biến như than trong nhà máy nhiệt điện, sắt, thép, để chế tạo máy móc. Đối tượng lao động thuộc dạng này còn gọi là nguyên liệu. Chúng thuộc đối tượng của các ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, không phải mọi dạng vật chất có sẵn trong tự nhiên đều là đối tượng lao động mà chỉ có những dạng vật chất có khả năng tạo ra những vật phẩm theo những mục đích, yêu cầu đáp ứng những nhu cầu nào đó của con người, và được con người tác động, khai thác, cải tạo thì chúng mới trở thành đối tượng của lao động. Khi khoa học công nghệ càng cao, sản xuất xã hội càng phát triển, khả năng cải tạo tự nhiên của con người ngày càng lớn thì khi đó ngày càng nhiều dạng vật chất trở thành đối tượng lao động. Cũng cần lưu ý rằng mọi nguyên liệu đều là đối tượng của lao động nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu. C.Mác nói: "Mọi nguyên liệu đều là đối tượng lao động, nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu. Đối tượng của lao động chỉ trở thành nguyên liệu khi đã trải qua một sự biến đổi nào đó do lao động gây ra". Trong tương lai nguyên liệu tự nhiên cạn kiệt và được thay bằng những vật liệu không có trong tự nhiên, tương lai sử dụng những nguyên liệu "nhân tạo" thay thế cho dạng nguyên liệu truyền thống, tuy nhiên những nguyên liệu "nhân tạo" đó cũng đều bắt nguồn từ tự nhiên. Trong tư liệu sản xuất, ngoài công cụ lao động và đối tượng lao động còn có phương tiện sản xuất, kết cấu hạ tầng bao gồm: hệ thống dịch vụ, đường xá, cầu cống, bến bãi, nhà kho, thông tin… những yếu tố này không trực tiếp tạo ra sản phẩm. Trước đây nó chỉ mang nghĩa dịch chuyển giá trị bên ngoài, không được coi trọng thì nay được nhận thức lại và thấy rằng nó có ảnh hưởng lớn tới giá trị sản phẩm, đến sản xuất, nó là yếu tố nội sinh của quá trình sản xuất, góp phần tạo ra giá trị mới. Sản phẩm hàng hóa làm ra chính nhờ kết cấu hạ tầng này mà có thể tăng giảm giá trị sản phẩm, dịch chuyển… Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện nay, lực lượng sản xuất không chỉ bao gồm đối tượng lao động, phương tiện và công cụ lao động, con người lao động với những tập quán, thói quen, kỹ năng kinh nghiệm và tri thức lao động của mình mà còn có cả yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Ngày nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó vừa là ngành sản xuất riêng, vừa thâm nhập vào các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, đem lại sự thay đổi về chất của lực lượng sản xuất. C.Mác đã dự đoán khoa học sẽ trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp", trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác và ăngghen viết: "Những lực lượng sản xuất, nhất là những phát minh, đã đạt được một địa phương có mất đi hay không đối với sự phát triển sau này điều đó chỉ phụ thuộc vào sự mở rộng của giao tiếp thôi" [52, tr.79]. C.Mác đã chỉ rõ điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất: Những lực lượng tự nhiên như hơi nước, nước,… được áp dụng vào quá trình sản xuất cũng không tốn kém gì cả. Nhưng con người cần có phổi để thở, thì tư bản cũng cần có "một sản phẩm của bàn tay con người", để có thể tiêu dùng một cách sản xuất những lực lượng của tự nhiên. Cần phải có một cái xe nước để có thể lợi dụng được sức đẩy của nước, cần phải có một máy hơi nước để có thể lợi dụng được tính đàn hồi của hơi nước. Đối với khoa học thì cũng giống như đối với các lực lượng tự nhiên [58, tr.557]. Rồi Mác đưa ra dẫn chứng cụ thể: "Nhưng việc lợi dụng những quy luật đó vào điện báo,... đòi hỏi phải có những máy móc rất nhiều tiền và cồng kềnh" [58, tr.557]. Ngày nay những dự đoán thiên tài của C.Mác đã trở thành hiện thực. Khoa học là kết quả nghiên cứu của quá trình hoạt động thực tiễn, nhưng đến lượt nó lại có tác động mạnh mẽ đối với hoạt động sản xuất. Khoa học trong thời đại ngày nay đã rút ngắn khoảng cách đến tối thiểu từ sáng chế, phát minh đến ứng dụng vào sản xuất, đem lại hiệu quả nhanh. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học nó đã tác động to lớn đến mọi lĩnh vực sản xuất, tạo điều kiện cho những nước chậm phát triển có thể đi tắt đón đầu, "bứt phá" trong ứng dụng những thành quả của khoa học công nghệ vào sản xuất. Khoa học chỉ thể hiện được vai trò to lớn của mình khi nó thâm nhập vào các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, thẩm thấu vào cả những yếu tố quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, nâng trình độ người lao động, cải tiến công cụ lao động, cải tạo đối tượng lao động, phương tiện sản xuất… Nó thâm nhập vào tư duy lãnh đạo quản lý, điều hành sản xuất và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội để tạo ra sự thay đổi to lớn về kinh tế xã hội từ đó tìm ra những xu hướng vận động của nền kinh tế để đưa ra những chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp. Khoa học không chỉ tạo ra những hàng hóa thông thường mà còn tạo ra một loại hàng hóa đặc biệt, hàng hóa chất xám phi vật thể. Với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, tri thức trở thành yếu tố không thể thiếu được của lao động sản xuất, lao động trí tuệ đang dần trở thành lao động chủ yếu. Lao động cơ bắp mặc dù không bị mất đi nhưng dần dần được thay thế bằng lao động trí tuệ của nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức đang và sẽ là một nền kinh tế tiết kiệm tài nguyên nhưng vẫn tạo ra một khối lượng của cải đồ sộ. Điều này khẳng định trí tuệ của con người đang là nguồn lực to lớn của sản xuất vật chất và hoạt động xã hội. Cho nên con người chính là yếu tố hàng đầu, chủ yếu của lực lượng sản xuất. Có thể thấy khoa học công nghệ hiện đại đã quyết định đến sự phát triển sản xuất, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định nhất trong lực lượng sản xuất. Công nghệ tiên tiến và hiện đại chỉ làm tăng thêm khả năng chinh phục tự nhiên của con người, giúp con người ngày càng tạo ra nhiều của cải vật chất, khám phá những hiện tượng, khả năng mới của con người chứ không thay thế được hoàn toàn hoạt động sản xuất của con người. Khoa học kỹ thuật hiện đại chỉ thay thế cho con người những hoạt động nặng nhọc, phức tạp giúp con người có điều kiện để phát triển trí tuệ, học tập và nghiên cứu. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, các yếu tố của lực lượng sản xuất không tách rời nhau mà chúng có quan hệ qua lại tác động hỗ trợ nhau để cùng tồn tại và phát triển. Với ý nghĩa đó, lực lượng sản xuất trở thành yếu tố động nhất, cách mạng nhất. 1.1.2. Phát triển lực lượng sản xuất - nhân tố quyết định cuối cùng sự phát triển xã hội Sản xuất vật chất không ngừng biến đổi. Sự biến đổi đó, xét cho cùng luôn phải bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất. Do vậy, lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định cuối cùng của phát triển xã hội. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiên nhằm đảm bảo sự tồn tại, phát triển của mình. Khi phân tích khái niệm lực lượng sản xuất, Ph.Ăngghen đã sử dụng khái niệm tính chất và trình độ. Khi sản xuất công cụ ở trình độ thủ công thì lực lượng sản xuất chủ yếu mang tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt trình độ cơ khí hóa thì lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa. Ngày ngay lực lượng sản xuất đạt tính quốc tế hóa. Trình độ của lực lượng sản xuất và tính chất của lực lượng sản xuất không tách rời nhau nó phụ thuộc lẫn nhau. Khuynh hướng của sản xuất vật chất không ngừng biến đổi và phát triển. Sự biến đổi và phát triển đó trước hết bằng những sự thay đổi và phát triển của công cụ lao động. Cho nên lực lượng sản xuất là yếu tố động hơn và cách mạng hơn cả của sản xuất vật chất. Trong khi đó quan hệ sản xuất lại tương đối ổn định, sự ổn định được duy trì trong khi lực lượng sản xuất luôn vận động biến đổi phát triển đã hình thành mâu thuẫn cơ bản của một phương thức sản xuất (mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất). Mâu thuẫn càng phát triển thì quan hệ sản xuất càng trở thành xiềng xích, trói buộc sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sản xuất đòi hỏi phải thay quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời (là xiềng xích trói buộc) bằng một quan hệ sản xuất mới thích ứng với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất. Quá trình đó chính là sự thay thế một phương thức sản xuất cũ lỗi thời bằng một phương thức sản xuất mới cao hơn. C.Mác viết: Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có… trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội [55, tr.15]. Lực lượng sản xuất phát triển làm thay đổi quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất thay đổi cho phù hợp lực lượng sản xuất làm thay đổi cả phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất thay đổi làm thay đổi kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng thay đổi phù hợp với cơ sở hạ tầng làm thay đổi cả hình thái kinh tế xã hội -làm thay đổi toàn bộ xã hội cả vật chất lẫn tinh thần. Ngày nay sự phát triển lực lượng sản xuất là nguyên nhân sâu xa của toàn cầu hóa. Song, toàn cầu hóa lại tác động mạnh mẽ trở lại lực lượng sản xuất. Nó thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng ngày càng cao cho nền kinh tế thế giới. Đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần nhưng đến những năm cuối thế kỷ XX thì GDP đã đạt 5,2 lần, gấp 2 lần so với những năm đầu thế kỷ. Với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất , nhất là trong xu thế toàn cầu hóa những nước đang phát triển có thể tiếp nhận các nguồn lực về vốn, công nghệ, về con người để tạo đà phát triển cho mình. Những năm 70 của thế kỷ XX tốc độ tăng trưởng kinh tế của những nước đang phát triển từ 2,9%/năm thì đến những năm 90 đã lên đến 5%/năm. Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển góp phần từng bước củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất. Hiện nay dưới tác động của toàn cầu hóa, khu vực hóa, lực lượng sản xuất phát triển càng nhanh chóng, thúc đẩy nhanh quá trình cải tạo và phát triển xã hội. Thực tế đã chứng minh từ khi nhìn nhận lại một cách đúng đắn mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất, chúng ta phát triển lực lượng sản xuất nhưng đồng thời tiến hành xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp thì nền kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng vượt bậc. 1.1.3. Yêu cầu của sự phát triển lực lượng sản xuất thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa nửa phong kiến bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nên việc vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất trong điều kiện cụ thể nước ta vô cùng cần thiết. Ngay từ khi miền Bắc bắt đầu thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta coi công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. “Để đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ là chủ yếu lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chúng ta không có con đường nào khác là công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa” [16, tr.65]. Với chúng ta, mục tiêu công nghiệp hoá là xây dựng một nền sản xuất lớn XHCN trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý. Để công nghiệp hoá thuận lợi thì phải xác định các bước đi và hình thức đi thích hợp. Đối với các nước có nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa, sau khi cách mạng XHCN nổ ra, việc thay thế các quan hệ sản xuất TBCN bằng quan hệ sản xuất XHCN là có thể tạo ra được sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất đã xã hội hoá và quan hệ sản xuất mới. Nhưng ở các nước từ sản xuất nhỏ lên CNXH như Việt Nam không qua giai đoạn phát triển TBCN thì không chỉ xây dựng các quan hệ sản xuất mới mà còn phải xây dựng, phát triển cả lực lượng sản xuất vì lực lượng sản xuất còn ở trình độ thủ công manh mún, công nghiệp chưa phát triển. Sau khi cả nước thống nhất, Đại hội IV cũng nhấn mạnh “phải xây dựng từ đầu cả lực lượng sản xuất mới lẫn quan hệ sản xuất mới” nhưng không phải tất cả đều được nhận thức và làm như vậy. Do nhận thức không đầy đủ sản xuất trì trệ, tăng trưởng kinh tế thấp, thiếu lương thực đến mức phải nhập khẩu với số lượng lớn. Hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu nghiêm trọng, vốn đầu tư cho công nghiệp không đủ. Nhiều công trình không được hoàn thành mà phải dừng giữa chừng, kéo dài vì thiếu vốn. Ngân sách thiếu hụt, lạm phát gia tăng. Đất nước đang đứng trước những khó khăn lớn về mặt kinh tế. Chúng ta phải mau chóng phá bỏ trì trệ, bảo thủ, đề ra đường lối đúng đắn, phát động quần chúng nhân dân bắt tay vào hành động cách mạng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đã chỉ ra, muốn chuyển biến được một thực trạng kinh tế hiện nay phải “tạo cho được một lực lượng sản xuất mới, một năng suất lao động xã hội cao hơn, ngay trong khi chưa có nền đại công nghiệp” [18, tr. 55]. Đảng ta đưa ra chủ trương phát triển lực lượng sản xuất trong Đại hội Đảng lần thứ V là Đảng ta đã nhận thức được vai trò của lực lượng sản xuất mới là tạo ra được một năng suất lao động cao hơn, nhưng khi lực lượng sản xuất còn ở trình độ sản xuất nhỏ manh mún thì phải nhận thức mối quan hệ giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất, từ đó Đảng đưa ra chủ trương đường lối phát triển lực lượng sản xuất: Điều quan trọng nhất, việc có thể là cần phải làm trước tiên là làm chủ tập thể để sử dụng hợp lý và có hiệu quả lao động và đất đai, mở rộng ngành nghề, tại từng cơ sở, trên từng địa phương và trong cả nước; để mọi người lao động đều có việc làm, mọi đất đai đều được khai thác, mọi ngành nghề đều được phát triển cả chiều rộng, lẫn chiều sâu, tạo năng suất lao động xã hội cao hơn, giá trị tổng sản lượng lớn hơn, cơ cấu sản phẩm phong phú hơn. Như vậy, cần phải tập trung phát triển mạnh nông nghiệp, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất xã hội chủ nghĩa, trong một cơ cấu kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng [18, tr.55-56]. Từ Đại hội VI đến nay, đường lối phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng đã khắc phục những thiếu sót khuyết điểm, từng bước đổi mới phương thức thực hiện phù hợp với thực tiễn đất nước và tình hình thế giới đã và đang có nhiều biến đổi. Thực hiện phát triển lực lượng sản xuất đồng thời tiến hành xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất. Với đặc điểm chủ yếu của lực lượng sản xuất nước ta hiện nay là sản xuất nhỏ, thủ công phân tán, phân bổ không đều. Mà theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin, lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định cuối cùng đối với sự phát triển xã hội. Một nền sản xuất phát triển cao trước hết phải dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại. Cho nên phát triển xã hội trước hết phải ưu tiên tập trung cho phát triển lực lượng sản xuất, xác lập quan hệ sản xuất cũng nhằm giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Đặc trưng của CNXH là có nền sản xuất cao, dựa trên lực lượng sản xuất tiên tiến hiện đại. Với đặc điểm của lực lượng sản xuất nước ta, việc tập trung phát triển lực lượng sản xuất là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI nhấn mạnh: Trong mỗi bước đi của quá trình cải tạo, xây dựng phải đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, tạo lực lượng sản xuất mới, trên cơ sở đó tiếp tục đưa quan hệ sản xuất lên hình thức, quy mô thích hợp để cho lực lượng sản xuất phát triển. Tiếp văn kiện Đại hội VII, VIII đều nhấn mạnh phải phát triển lực lượng sản xuất. Đến Đại hội IX của Đảng tiếp tục chỉ rõ: “Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa" [27, tr.24]. Điều này có nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất từ đó xác lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, chống chủ quan duy ý chí nóng vội trong cải tạo quan hệ sản xuất. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nhất là trong thời kỳ hiện nay, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất là vô cùng quan trọng, nó là một tất yếu khách quan, đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. 1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới tác động của sự phát triển lực lượng sản xuất 1.2.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì? Ngay từ thế kỷ XVIII một số nước đã tiến hành công nghiệp hoá, mở đầu là nước Anh bằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Thực chất của công nghiệp hoá trong thời kỳ đó là quá trình chuyển nền kinh tế nông nghiệp với kỹ thuật thủ công sang nền kinh tế cơ bản dựa trên công nghiệp với kỹ thuật máy móc. ở Việt Nam ngay từ những năm 60, Đảng ta đã xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Chủ trương của Đảng về công nghiệp hoá là: “Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ...” [16, tr.182- 183]. Đến đại hội IV tiếp tục khẳng định đẩy mạnh công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ: Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công nông nghiệp [17, tr.68]. Đại hội IV đường lối công nghiệp hoá XHCN đã có sự điều chỉnh sát hơn, hợp lý hơn. Đại hội III và IV của Đảng đã khẳng định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ nhưng đến Đại hội V của Đảng, nội dung công nghiệp hoá XHCN mới được xác định một cách cụ thể rõ ràng hơn: “Trong 5 năm 1981 - 1985 và những năm 80 cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là một mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý". Đó là những nội dung chính của công nghiệp hoá trong chặng đường trước mắt. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI - bước ngoặt trong đổi mới tư duy của Đảng ta về CNXH. Tư tưởng chủ đạo của các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu qủa sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Đại hội chỉ rõ: “... nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu khái quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo” [19, tr.42]. Đến Đại hội VII của Đảng thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH: Các Nghị quyết Trung ương khoá VII đã tiếp tục khẳng định và làm rõ quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cương lĩnh chỉ rõ: .... phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân [21, tr.9]. Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ hoá VII, Đảng ta đưa ra khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hội nghị khẳng định: “Mặc dù còn nhiều yếu kém phải khắc phục, những thành tựu quan trọng đạt được đã và đang tạo ra những tiền đề đưa đất nước chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [22, tr.22]. Đây là lần đầu tiên trong văn kiện Đảng ta dùng khái niệm “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nhưng “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” là gì thì chưa được xác định thật rõ tại Hội nghị này. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa được xác định rõ tại Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (tháng 7 năm 1994). Nghị quyết đã chỉ rõ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao [22, tr.65]. Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực chất là quá trình tạo ra những tiền đề vật chất, kỹ thuật về con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp - những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho CNXH. Nội dung cơ bản là cải tiến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt tới năng suất lao động xã hội cao. Nghị quyết cũng xác định: Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh [22, tr.70]. Từ khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xác định rõ tại Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương khoá VII đến Đại hội VIII và Đại hội IX tiếp tục cụ thể hoá hơn về nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đại hội VIII khẳng định nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa “Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [24, tr.67- 68]. Đại hội IX khẳng định “phát triển kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm” [25, tr.91]. Vậy công nghiệp hoá là gì? hiện đại hoá là gì ? Vì sao nhất thiết phải gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá. Đã có những thời kỳ chúng ta chỉ có công nghiệp hoá mà không tính đến hiện đại hoá. Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Hiện đại hóa là làm cho các quá trình kinh tế - xã hội mang tính chất hiện đại. Hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân làm cho kỹ thuật và trình độ sản xuất cũng như cơ cấu kinh tế đạt được trình độ tiên tiến của thời đại. Ngoài mặt kinh tế, kỹ thuật, hiện đại hoá còn bao gồm cả phương diện kinh tế - xã hội. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất, đã có thời kỳ chúng ta chỉ nói tới công nghiệp hoá với kỹ thuật cơ bản, với cơ chế quản lý theo lối hành chính, mệnh lệnh, quan liêu bao cấp thì nay chúng ta nói công nghiệp hoá luôn gắn với hiện đại hoá. C.Mác đã chỉ ra rằng: Những thời đại kinh tế khác nhau, không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào. Các tư liệu lao động không những là thước đo sự phát triển sức lao động của con người, mà còn là một chỉ tiêu của những quan hệ xã hội trong đó lao động được tiến hành [58, tr.269-270]. Với Việt Nam hiện nay, công nghiệp hoá nhất thiết gắn với hiện đại hoá. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đã chỉ ra: Công nghiệp hóa thực chất là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa, kết hợp những bước tiếp tuần tự về công nghệ với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu, hình thành những mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học - công nghệ thế giới [22, tr.27]. Có thể thấy công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là quá trình làm chuyển đổi căn bản toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh, có mức tích lũy ngày càng cao từ nội bộ nền kinh tế; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh, kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và có một số ngành công nghiệp nặng then chốt, có năng lực nội sinh về khoa học công nghệ, giữ vững ổn định kinh tế - tài chính, môi trường... xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước [27, tr.91-92]. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu để tiến tới xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng đồng thời là quá trình giải quyết hàng loạt mối quan hệ nhà nước và thị trường, sở hữu và kinh doanh, giữa việc phát triển các yếu tố của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, giữa phát triển kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, giữa truyền thống và hiện đại, đòi hỏi phải được giải quyết. Nhưng yếu tố quyết định tác động trực tiếp đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đó chính là lực lượng sản xuất, nó đảm bảo thành công hay thất bại của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công nghiệp hoá hiện đại hoá cũng chính là nhân tố tạo bước nhảy về chất cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. 1.2.2. Sự tác động của lực lượng sản xuất (xét trong quan hệ với quan hệ sản xuất) đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là để tạo ra những tiền đề cơ sở vật chất để làm chuyển đổi mọi mặt đời sống xã hội. Để tiến hành sản xuất, con người không chỉ có quan hệ với giới tự nhiên mà còn có quan hệ với nhau tức là những quan hệ sản xuất. Trong tác phẩm lao động làm thuê và tư bản, C.Mác viết: Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên, người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất [54, tr.552]. Trong tác phẩm góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, C.Mác đã chỉ ra: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ, những quan hệ sản xuất” [54, tr.553]. Có thể thấy quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất vật chất, quan hệ tất yếu khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Quan hệ này được biểu hiện trên ba mặt, đó là quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Trong quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là yếu tố cơ bản nhất, đặc trưng cho một quan hệ sản xuất nhất định. Quan hệ này quyết định vị trí của các tập đoàn người khác nhau trong sản xuất, trong tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động, trong phân phối sản phẩm xã hội. Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất biểu hiện thành chế độ sở hữu, là đặc trưng của một phương thức sản xuất. Chính quan hệ sở hữu - quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm hữu các tư liệu sản xuất đã quy định địa vị của từng tập đoàn trong hệ thống sản xuất xã hội và trong xã hội nói chung. Từ trước tới nay, lịch sử đã có hai loại hình sở hữu cơ bản đối với tư liệu sản xuất là sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng. Sở hữu công cộng là loại hình mà trong đó mọi tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên của cộng đồng. Nhờ cơ sở đó nên về mặt nguyên tắc, các thành viên trong cộng đồng bình đẳng với nhau trong tổ chức lao động và phân phối sản phẩm. Do tư liệu sản xuất là tài sản chung của cả cộng đồng nên các quan hệ xã hội trong sản xuất vật chất và đời sống xã hội nói chung trở thành quan hệ hợp tác tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Ngược lại, sở hữu tư nhân thì tư liệu sản xuất chỉ nằm trong tay một số ít người nên của cải xã hội không thuộc về số đông mà thuộc về số ít người đó, vì thế các quan hệ xã hội trở thành bất bình đẳng, quan hệ thống trị và bị trị. Tạo ra các đối kháng xã hội, trong các xã hội tồn tại chế độ tư hữu, tiềm tàng, trở thành đối địch gay gắt. Đây là nguồn gốc sinh ra đối kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp. Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ, trong các chế độ sở hữu tư nhân điển hình trong lịch sử; sở hữu tư nhân của xã hội chiếm hữu nô lệ, sở hữu tư nhân của chế độ phong kiến; sở hữu tư nhân trong CNTB, thì trong đó sở hữu tư nhân trong CNTB là đỉnh cao của loại sở hữu này. CNXH dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, dù sớm hay muộn cũng sẽ đóng vai trò phủ định đối với chế độ tư hữu. Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm, song, quan hệ tổ chức và phân phối sản phẩm cũng tác động trở lại chế độ tư hữu. Vì: Trong hệ thống các quan hệ sản xuất, các quan hệ về mặt quản lý sản xuất, tổ chức là các quan hệ có khả năng quyết định một cách trực tiếp quy mô, tốc độ, hiệu quả và xu hướng của mỗi nền sản xuất cụ thể bằng cách nắm bắt các nhân tố xác định của một nền sản xuất, điều khiển và tổ chức cách thức vận động của các nhân tố đó, các quan hệ tổ chức và quan hệ quản lý sản xuất có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm các quá trình khách quan của sản xuất. Các quan hệ về mặt tổ chức và quản lý sản xuất luôn có xu hướng thích ứng với kiểu quan hệ sở hữu thống trị của mỗi nền sản xuất cụ thể. Do vậy, việc sử dụng hợp lý các quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất có khả năng vươn tới tối ưu. Trong trường hợp ngược lại các quan hệ quản lý và tổ chức có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan hệ về mặt phân phối sản phẩm cũng là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Mặc dù bị phụ thuộc vào các quan hệ sở hữu, vào trình độ tổ chức quản lý sản xuất song, do có khả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích của con người, nên các quan hệ phân phối là “chất xúc tác” của các quá trình kinh tế - xã hội. Quan hệ phân phối có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sự sản xuất, làm năng động toàn bộ đời sống kinh tế xã hội, hoặc trong trường hợp ngược lại nó có khả năng kìm hãm sản xuất, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất mặc dù giữ vai trò quyết định đối với quan hệ trong tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm nhưng nếu quan hệ tổ chức và phân phối sản phẩm không giải quyết đúng đắn sẽ tác động tiêu cực đến quan hệ sở hữu, làm cho quan hệ sở hữu biến dạng. Động lực thúc đẩy hoạt động con người là hoạt động “lợi ích” mà cơ sở là “lợi ích kinh tế”. Do đó, sở hữu tư liệu sản xuất luôn là cơ sở, phương tiện, điều kiện của mọi quan hệ lợi ích. Nhưng quan hệ sở hữu không tự thực hiện được lợi ích của mình mà phải thông qua quan hệ tổ chức quản lý và phân phối. Quan hệ tổ chức, quản lý và phân phối không đúng, vi phạm lợi ích người lao động thì sở hữu công cộng, tập thể dù có ý nghĩa to lớn đến đâu cũng đều vô nghĩa. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, lực lượng sản xuất tác động mạnh mẽ đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng bao giờ cũng xét trong mối quan hệ với quan hệ sản xuất. Vì lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất. Trong quan hệ với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất luôn luôn phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất luôn quyết định sự vận động - biến đổi và phát triển của quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất quyết định tính chất của quan hệ sản xuất, quyết định sự phát triển của quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất như thế ấy, lực lượng sản xuất biến đổi thì sớm muộn quan hệ sản xuất cũng biến đổi theo. Thực tiễn loài người đã chứng minh rằng khuynh hướng sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi và phát triển, sự biến đổi và phát triển luôn bắt đầu từ lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất biến đổi đến một trình độ nào đó sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có, làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp đến không phù hợp tạo ra những xiềng xích trói buộc lực lượng sản xuất, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó, đòi hỏi phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất để cởi trói cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Điều đó có nghĩa phải phát triển lực lượng sản xuất rồi mới xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với nó chứ không chủ quan nóng vội xây dựng một kiểu quan hệ sản xuất mới, áp đặt cho nó, sẽ tạo ra những sai lầm như trước những năm đổi mới. Nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay phải phát triển lực lượng sản xuất nhưng đồng thời tạo sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. C. Mác viết: “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình và do thay đổi phương thức sản xuất cách kiếm sống của mình loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình” [53, tr.187]. Khác với lực lượng sản xuất luôn luôn vận động biến đổi và phát triển thì quan hệ sản xuất có tính ổn định tương đối. Nó tác động trở lại với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, khuynh hướng phát triển của quan hệ lợi ích, như mục đích sản xuất của đất nước ta hiện nay là để làm sao thúc đẩy hoàn thành nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra một lực lượng sản xuất phát triển cao để xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phù hợp với nó. Ngoài ra quan hệ sản xuất còn tạo ra một hệ thống những yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất nó sẽ thúc đẩy cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng. Và khi quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là biểu hiện tính năng động của lực lượng sản xuất - chính sự biến đổi, phát triển lực lượng sản xuất là cơ sở, động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển cả chế độ xã hội và cũng là cơ sở kinh tế bảo đảm thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự tác động của lực lượng sản xuất đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện ở chính các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, các yếu tố con người, công cụ lao động, đối tượng lao động, khoa học công nghệ đều có vai trò to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng là những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa công cụ lao động phải nhờ có khoa học công nghệ hiện đại tác động vào mới làm cho chúng thay đổi về chất. Và người lao động - cũng như thế phải có khoa học hiện đại tác động vào, nâng hiểu biết của họ lên tầm cao thì chính họ mới tạo ra và sử dụng những công cụ do họ tạo ra trong thực tiễn sản xuất, đáp ứng đòi hỏi mới, cao hơn của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Thật vậy, đây là sự tác động biện chứng. Đối tượng lao động (tư liệu sản xuất và phương tiện sản xuất) cũng phải nhờ đến con người với khoa học công nghệ mới phát huy được tiềm năng to lớn của mình phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách hiệu quả nhất. Nên ở đây luận văn chỉ đề cập sự tác động của lực lượng sản xuất đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ yếu là vai trò của người lao động và khoa học công nghệ. Con người là chủ thể, là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội, nên con người chính là động lực cơ bản nhất của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với các nguồn lực khác như: đất, nước… khai thác đến một lúc nào đó sẽ cạn kiệt, chỉ có người lao động với trí tuệ, chất xám là có thể tự tái tạo đến vô hạn. Các nguồn lực khác không tự mình trở thành động lực của sự phát triển được mà phải nhờ đến người lao động. Người lao động là lực lượng cơ bản, quyết định nhất với những tri thức, trí tuệ, kinh nghiệm và bản lĩnh của mình xác định mục tiêu nội dung và những cách thức tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa (cụ thể là đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ). Điều này thể hiện: - Bồi dưỡng, đào tạo lại lực lượng lao động hiện có và quy hoạch đào tạo mới nguồn nhân lực. - Góp phần soạn thảo chiến lược, các chính sách của công nghiệp hóa hiện đại hóa; đồng thời cụ thể hóa chúng bằng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể. - Sáng tạo và tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, ứng dụng chúng vào trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. - Đưa ra các phương án, biện pháp để điều chính và định hướng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời góp phần giải quyết các mẫu thuẫn nảy sinh trong quá trình này. - Dự báo những thuận lợi và khó khăn; khả năng, triển vọng phát triển của đất nước và cả nguy cơ nếu có [71, tr.326]. Chính vì vậy, không phát huy nguồn lực con người, không đảm bảo quá trình "Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường" [24, tr.85] thì không thể có thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa sự yếu kém về công nghệ kỹ thuật thì các nước có thể khắc phục được bằng con đường chuyển giao, nhập khẩu... Nhưng còn người lao động với những khả năng sáng tạo của họ thì không thể dễ dàng nhập khẩu hoặc vay mượn được mà phải thuê chuyên gia và đào tạo chuyên gia cho mình. Do đó, người lao động là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội. Là yếu tố quyết định sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước không thể không dựa trên nền tảng vững chắc của khoa học công nghệ hiện đại. Tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta đã xác định rõ: "Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước phải bằng và dựa vào khoa học công nghệ" [25, tr.59]. " Khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa" [25, tr.48]. Khoa học công nghệ hiện đại ngày càng đóng vai trò then chốt trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nó là phương tiện không thể thiếu được của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho hình thái kinh tế - xã hội mới. Khoa học công nghệ chỉ trở thành động lực và có hiệu quả khi nó được áp dụng một cách thích hợp. Đó là quá trình đổi mới công nghệ truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại; đồng thời tranh thủ những cơ hội tốt để "đi tắt đón đầu", tạo ra những ngành kinh tế mũi nhọn, nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi nguy cơ tụt hậu. Trong điều kiện nước ta và Yên Bái nói riêng còn nghèo, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn yếu kém, trình độ văn hóa - khoa học cũng như đời sống của người lao động còn thấp thì việc lựa chọn phương án phát triển, hướng đầu tư và công nghệ cần được cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Cùng với việc phát triển khoa học công nghệ thì phải tạo ra một đội ngũ cán bộ khoa học có đủ trình độ để quản lý nhà nước, tổ chức quản lý nền sản xuất và áp dụng được những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất là một công việc hết sức quan trọng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định "Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [27, tr.112]. Do vậy lực lượng sản xuất có vai trò to lớn đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển lực lượng sản xuất chính là để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Chương 2 Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - thực trạng và vấn đề 2.1. Thực trạng việc phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội Nằm ở vị trí địa lý 21018' - 22017' vĩ Bắc và 103o56' - 105006' kinh Đông. Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa Tây Bắc và Trung du Bắc bộ. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Lao Cai, phía Đông Bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang; Phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây Nam giáp tỉnh Sơn La với tổng chiều dài địa giới giáp các tỉnh nói trên là 710 km (trong đó giáp Lao Cai 252Km, giáp Sơn La 205 km) Diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 6882,922 km2, xếp thứ 4 trong số 11 tỉnh vùng Đông Bắc (sau Lạng Sơn, Lao Cai, Hà Giang). So với các tỉnh và thành phố trong cả nước thì Yên Bái xếp thứ 15. Địa bàn rộng từ trung tâm thành phố đi huyện Mù Cang Chải hơn 200 km, xa hơn đi Hà Nội. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính cấp huyện thị (01 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã phường, thị trấn, 85 xã vùng cao trong đó có 70 xã vùng cao đặc biệt khó khăn, chiếm 74,2% về diện tích và 39,95% về dân số so với toàn tỉnh, bình quân 53người/km2. Toàn tỉnh có 723.480 người với 30 dân tộc anh em cùng chung sống, dân tộc thiểu số chiếm 50,4% dân số toàn tỉnh. Nằm sâu trong trong nội địa nhưng Yên Bái tương đối thuận lợi về giao thông, là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt đường thủy từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lao Cai, tạo cho Yên Bái có một lợi thế lớn trong việc giao lưu với tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong cả nước và quốc tế. Yên Bái nằm ở vùng núi phía bắc có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được tạo bởi 03 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc - Đông Nam. Phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn - Pú Luông là dãy núi cao nhất của tỉnh, đỉnh Pú Luông cao 2985m (so với mặt nước biển) nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ con voi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành hai vùng lớn: Vùng cao và vùng thấp. - Vùng cao: Là vùng có độ cao trung bình 600m trở lên (so với mặt nước biển) bao gồm 70 xã vùng cao có diện tích tự nhiên chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, đại bộ phận là đồng bào dân tộc thiểu số: Mông, Dao, Khơ Mú... tập quán canh tác lạc hậu, còn du canh du cư, đời sống gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, kết cấu hạ tầng kém phát triển... nhưng ở đây có tiềm năng đất đai, lâm khoáng sản tương đối nhiều và thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. - Vùng thấp: Là vùng có độ cao đưới 600m chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa chiếm 32,44% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Dân cư trong vùng này đông đúc, đại bộ phận bộ phận là người Kinh, Thái, Tày, Nùng có tập quán canh tác tiến bộ hơn, đời sống dân cư khá hơn, trình độ dân trí cao hơn, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng đặc biệt là ở thị trấn, thị xã. Đây là vùng tạo ra tỷ trọng tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh. Ngoài ra, Yên Bái còn nằm trongvùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 22oC- 23oC, Tổng nhiệt độ cả năm từ 7500oC- 8000oC, lượng mưa trung bình 1500mm- 2200mm/năm, độ ẩm trung bình 83% - 87% rất thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghịêp. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là sau khi tái lập tỉnh năm 1991 tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái đã thay đổi trên nhiều mặt, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP năm sau cao hơn so với năm trước (tham khảo bảng dưới đây): Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP Đơn vị tính: % Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 (ước) BQ 1 năm (2004- 2005) Tốc độ tăng trưởng GDP chung 9,15 9,42 9,52 9,71 10,00 9,55 Nhóm nông lâm nghiệp thuỷ sản 5,01 5,51 6,02 5,50 5,50 5,55 Nhóm công nghiệp xây dựng 13,81 15,13 11,32 14,30 14,65 13,85 Dịch vụ 11,17 9,43 12,81 10,6 10,77 10,95 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2004. Nhìn vào bảng trên có thể thấy kinh tế Yên Bái tăng trưởng qua các năm với tốc độ khá nhanh. Có được thành quả đó là do sự phát huy của các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất và có quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất nên đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế nhiều thành phần phát triển, các thành phần kinh tế từng bước được đổi mới, vươn lên trong sản xuất kinh doanh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trên một số lĩnh vực chủ yếu, kinh tế hợp tác tiếp tục phát triển, kinh tế trang trại đã trở thành mô hình tốt thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho người lao động. Cùng với phát triển kinh tế, sự nghiệp văn hóa xã hội được coi trọng và nhiều tiến bộ, thể hiện trên các lĩnh vực: Lao động, việc làm từng bước được giải quyết có hiệu quả, số hộ đói nghèo giảm 2,4818% (Từ 2001 - 2005), số hộ giầu tăng, giáo dục - đào tạo phát triển cả ngành học cấp học, chất lượng dạy và học được nâng lên. Các điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường, hạn chế bệnh dịch và ngăn ngừa có hiệu quả các bệnh xã hội. Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, xây dựng đời sống văn hóa trong nhân dân, đồng thời bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh. Kinh tế tăng trưởng so với cả nước còn chậm, tỷ lệ đói nghèo còn cao. Số xã đặc biệt khó khăn còn nhiều (đến 15/10/2004 là 70 xã chủ yếu nằm ở vùng sâu, vùng xa).Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt và khoảng cách ngày một lớn. Vẫn còn tình trạng du canh, du cư và học sinh tái mù chữ, mặc dù đã có những bước chuyển biến tích cực. Nhiều xã chưa có điện, nước sạch, trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn chiếm tỷ lệ cao, chưa có xã nào đạt chuẩn quốc gia về y tế… Là một tỉnh miền núi chậm phát triển, có số xã đặc biệt khó khăn lớn, trình độ dân trí thấp, nhiều đồi núi, khí hậu khắc nghiệt nhưng tiềm năng khoáng sản vô cùng phong phú. Việc xem xét thực trạng vấn đề phát triển lực lượng sản xuất là vô cùng quan trọng cần thiết. Từ đó chỉ ra đặc điểm các yếu tố của lực lượng sản xuất, tìm ra được khuynh hướng vận động phát triển của nó, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất một cách phù hợp với điều kiện tỉnh Yên Bái. 2.1.2. Thực trạng tác động giữa nguồn lao động, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ … trong phát triển lực lượng sản xuất * Nguồn lao động Văn kiện Đại hội IX khẳng định: "Nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững"[27, tr.108-109]. Con người, trước hết là người lao động - yếu tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng về phát triển nguồn nhân lực, một trong ba khâu đột phá đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh - xây dựng chủ nghiã xã hội và bảo vệ Tổ quốc, các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Yên Bái đã nỗ lực, quan tâm chăm sóc nguồn nhân lực của tỉnh, nhờ đó trong thời gian qua đời sống mọi mặt kinh tế - xã hội của tỉnh được nâng lên đáng kể. Người lao động ở Yên Bái đang là một vấn đề bức xúc, nhưng việc phân tích và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác, khách quan, toàn diện còn là vấn đề khó khăn. ở đây: - Về số lượng nguồn nhân lực: Theo số liệu thống kê từ năm 1995 đến 2004, dân số toàn tỉnh tăng liên tục và khá cao, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực. Nó là nguồn bổ sung quan trọng vào đội ngũ người lao động của tỉnh. Tốc độ tăng dân số tự nhiên trung bình khoảng 1,4%/năm, tỷ lệ này còn khá cao so với mục tiêu nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Yên Bái đề ra (1,2%/năm) (tham khảo bảng dưới) Bảng 2.2: Dân số trung bình toàn tỉnh phân theo giới tính, thành thị, nông thôn Đơn vị tính: người Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn 1995 638.897 317.635 321.244 122.337 516.542 1996 648.972 322.645 326.327 124.777 524.195 1997 658.548 327.404 331.144 126.839 531.709 1998 670.259 332.620 337.639 132.701 537.558 1999 682.171 338.913 343.258 134.857 547.314 2000 693.164 340.989 352.175 136.981 556.183 2001 702.412 348.044 354.368 137.670 564.742 2002 708.633 351.304 357.329 138.887 569.746 2003 715.300 354.682 360.618 139.843 575.457 2004 723.480 358.580 304.900 142.502 580.978 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2004. Nguồn lao động có xu hướng tăng lên hàng năm. Trung bình từ năm 2000 đến năm 2005 là 4%/năm (năm 2000 là 388.172 người, năm 2002 là 392.927 người, năm 2003 là 398.089 người, năm 2004 là 403.808 người, năm 2005 ước đạt 461.140 người). Trong đó số mất khả năng lao động hàng năm chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể khoảng 0,77%. Nhưng bên cạnh đó tham gia vào lực lượng lao động còn có số người ngoài độ tuổi thực tế tham gia lao động, nhưng lực lượng này có xu hướng ngày một giảm (năm 2002 là 2,95%; năm 2003 là 2,85%; năm 2004 là 0,68% so với nguồn lao động). Thực tế số người trong độ tuổi lao động vẫn chiếm tỷ lệ lớn 98% so với nguồn lao động (năm 2002 là 384.294 người, năm 2003 là 389.794 người, năm 2004 là 395.743 người). Đây là lực lượng lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng cũng đặt ra khó khăn lớn trong giải quyết việc làm vì hiện tại nhiều lao động chưa được bố trí công việc hợp lý. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không làm việc, rồi số người có khả năng lao động và có nhu cầu nhưng không có việc làm có chiều hướng giảm, nhưng còn chiếm tỷ lệ cao (năm 2002 là 2,84%; 2003 là 2,32%; 2004 là 2,03% so với số nguồn lao động). Nguyên nhân là do tốc độ gia tăng dân số của tỉnh khá cao, trong khi nền sản xuất phát triển còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu phân công lao động xã hội. Ngoài số dân gia tăng tự nhiên hàng năm, những người về hưu, trẻ em, học sinh đi học tại các trường chuyên nghiệp cũng có nhu cầu tìm việc. Việc phân bố dân số cũng không đồng đều giữa các vùng, miền trong tỉnh. Khu vực nông thôn chiếm đến 83% dân số toàn tỉnh. Dân số sống khu vực thành thị, thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ có tỷ lệ dân số tương đương các khu vực thành thị lớn (84% và 70,65% dân số). Các huyện Lục Yên, Văn Yên, Mù Cang Chải, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Trạm Tấu dân số tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn từ 85% - 95% so với số dân sống ở khu vực đó (tham khảo bảng trên). Chia theo diện tích tự nhiên thì mật độ dân số chung cả tỉnh là 105 người/km2.Thành phố Yên Bái 1345 người/km2. Thị xã Nghĩa Lộ 885người/km2, huyện Lục Yên 1252 người/km2, huyện Văn Yên 80 người/km2, Huyện Mù Cang Chải 36 người/km2, huyện Trấn Yên 140 người/km2, huyện Yên Bình 135 người /km2, huyện Văn Chấn 116 người/km2, huyện Trạm Tấu 30 người/km2. Mật độ phân bố dân số không đồng đều, hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải đất rộng nhưng người thưa, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Họ sống rải rác thành từng cụm nhỏ, đông nhất là vài chục hộ, nhỏ nhất là từ 3 đến 5 hộ tạo thành từng bản, làng tương đối độc lập. Việc phân bố dân cư không đều là do địa hình bị chia cắt, nhiều dân tộc cùng sinh sống nên họ tạo nên những cộng đồng dân cư nhỏ, sống rải rác ở các địa hình cao thấp khác nhau trong từng vùng lãnh thổ, ví như người Nùng sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Lục Yên, Yên Bình. Họ thường cư trú quây quần bên sườn đồi, chân núi, dọc sông suối. Cư dân người Dao tỷ lệ 10,31% dân số toàn tỉnh, hoạt động sản xuất thấp hơn các dân tộc khác. Họ sống dọc các con suối thành các bản riêng biệt. Người Mông có 7 vạn người chiếm 8,94% dân số toàn tỉnh, phân bố tập trung chủ yếu ở 44 xã vùng cao của tỉnh, có 24 xã dân số gần 100% người Mông. Có hai huyện trọng điểm dân tộc Mông là Mù Cang Chải và Trạm Tấu chiếm 67% diện tích toàn tỉnh. Địa bàn mà họ cư trú là khu vực núi cao, vùng đầu nguồn. Nguồn sống chính của họ là làm nương rẫy và trồng lúa cạn. Đây là một đặc điểm tạo ra sự cản trở lớn đối với việc đầu tư và phát triển trong toàn khu vực nói chung và phát triển nguồn lực nói riêng. Do tập quán canh tác, sản xuất của các đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu cũng như diện tích đất canh tác lương thực thiếu nên vẫn còn xảy ra những trường hợp du canh, du cư. Trong năm 2004 còn có di cư tự do của một số đồng bào Mông (chủ yếu ở huyện Văn Yên). Theo số liệu thống kê năm 2004 đã có 19 hộ, 111 người di sang các tỉnh, tăng 10 hộ, 65 người so với năm 2003. Người, tư liệu sản xuất, kỹ thuật chưa tạo ra sự kết hợp để đưa lại sự phát triển đồng bộ của lực lượng sản xuất. Tình trạng du canh du cư tự do dẫn đến phát sinh hàng loạt những vấn đề xã hội khác. Những năm trở về đây, nhân dân các vùng núi cao, dân tộc thiểu số đã học hỏi nắm bắt được các chủ trương đường lối của Đảng, họ đã thấy được mối quan hệ giữa gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội. Đã có sự giảm tỷ lệ sinh, nhưng còn chậm. ở đây mật độ dân cư thưa thớt đường xá đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu. Vì thế, công tác vận động tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số nhất là ở vùng sâu vùng xa vô cùng cần thiết. Tóm lại, quy mô dân số và lực lượng lao động ở tỉnh Yên Bái gia tăng ở mức cao, chưa đạt được chỉ tiêu do đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra là giảm tỷ lệ sinh xuống 0,3%/năm. Với đà phát triển của dân số như hiện nay phải đến năm 2010 Yên Bái mới có thể giảm tỷ lệ tăng dân số, thì phải sau đó lực lượng lao động mới cân đối và tiến tới ổn định về quy mô dân số, trong sự phát triển đồng bộ tương đối lực lượng sản xuất. - Về cơ cấu nguồn lực: Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 thì dân số trong độ tuổi lao động tăng trung bình từ 56% lên 63,2% năm 2000 - 2005. Lao động trong các ngành kinh tế quốc dân tăng từ 335.290 người năm 2000 lên 409.910 năm 2005, so với lao động trong độ tuổi tăng từ 86,4% lên 88,4% Số liệu này cho thấy, lực lượng lao động tăng lên nhanh chóng, nhưng số lao động trong khu vực nhà nước trên địa bàn tỉnh thì lại rất ít, chiếm tỷ lệ không lớn (Tham khảo bảng dưới). Bảng 2.3: Công nhân viên chức nhà nước (Địa phương quản lý) Đơn vị tính: Người Tổng số 1995 2000 2001 2002 2003 2004 Chia theo ngành kinh tế quốc dân 22.29 7 25.24 8 25.94 5 24.17 1 24.78 3 27.33 6 1. Nông - Lâm nghiệp 2.413 1.455 1.438 1.460 1.455 1.424 2. Thủy sản 82 54 54 59 59 58 3. Công nghệ khai thác mỏ 235 348 - - - 2346 4. Công nghệ chế biến 2.292 3.710 3.548 3.401 3.510 152 5. Sản xuất và phân phối điện 56 112 144 150 150 747 6. Xây dựng 3.050 2.567 2.930 899 851 672 7. Thương nghiệp 1.335 934 951 956 706 68 8. Khách sạn 56 59 60 59 3 21 9. Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 254 - - - - 203 10. Tài chính tín dụng 17 21 20 20 20 4047 11. Họat động khoa học và công nghệ - - - - - 12020 12. Các hoạt động liên quan đến tài sản và dịch vụ tư vấn 363 306 326 182 192 2375 13. Quản lý Nhà nước 3.672 4.132 4.154 4383 4325 508 14. Giáo dục và Đào tạo 7.990 10.21 6 10.84 6 10.96 4 430 2070 15. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 1.351 1.885 2.013 2.105 224 560 16. Hoạt động văn hóa và TDTT 465 547 564 554 2030 - 17. Hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội 1904 2020 2015 2034 4706 - 18. Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng 177 288 297 340 - 19. Hoạt động làm thuê trong hộ gia đình - - - - - 20. Hoạt động các tổ chức quốc tế - - - - Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2004. Bảng 2.4: Công nhân viên chức nhà nước (Trung ương quản lý) Đơn vị tính: người 1995 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 8.351 7.131 7.199 7.264 7.234 7.183 Chia theo ngành kinh tế quốc dân 1. Nông - Lâm nghiệp - - - - - - 2. Thủy sản - - - - - - 3. Công nghiệp khai thác mỏ - - - - - - 4. Công nghiệp chế biến 6.616 603 589 516 488 455 5. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 591 619 652 680 678 678 6. Xây dựng - - - - - - 7. Thương nghiệp 227 275 275 273 274 274 8. Khách sạn, nhà hàng - - - - - - 9. Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 3.012 3.625 3.668 3.686 3.053 3.614 10. Tài chính tín dụng 522 500 513 503 502 501 11. Hoạt động khoa học và công nghệ 20 14 14 13 14 14 12. Các hoạt động liên quan đến tài sản và dịch vụ tư vấn - - - - - - 13. Quản lý Nhà nước 1.294 1.422 1.420 1.502 1.531 1.560 14. Giáo dục và Đào tạo - - - - - - 15. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 29 31 26 27 28 29 16. Hoạt động văn hóa và TDTT - - - - - - 17. Hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội 40 42 42 64 66 58 18. Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng - - - - - - 19. Hoạt động làm thuê trong hộ gia đình - - - - - - 20. Hoạt động các tổ chức quốc tế - - - - - - Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2004. Tổng số lao động thuộc khu vực nhà nước có trên địa bàn tỉnh: 1995 chiếm khoảng 4,8% dân số; năm 2000 chiếm 4,7%; năm 2001 chiếm 4,7%; năm 2002 chiếm 4,4%; năm 2003 chiếm 4,49%; năm 2004 chiếm 4,77%. Cứ hơn 4 người dân thì có 1 người làm việc trong khu vực nhà nước. Trong số người làm việc ở các cơ quan nhà nước thì số lao động được đào tạo bồi dưỡng hàng năm ngày một tăng lên. Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động dần được đáp ứng so với nhu cầu việc làm. Năm 2001 giải quyết được 16.000 lao động, đến 2004 khoảng 17.294 lao động, bình quân một năm giải quyết được 16.847 lao động. Là một tỉnh miền núi phức tạp về địa hình, nhiều dân tộc cùng sinh sống, số dân sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ lớn, thì công tác đào tạo, dạy nghề giải quyết việc làm hàng năm là một việc vô cùng khó khăn. Số lao động nông thôn chưa được đào tạo ngành nghề còn chiếm đa số. Sự phân bố lao động có trình độ cao không hợp lý, chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn. Còn các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chiếm tỷ lệ rất ít. Đa số các xã chưa có cán bộ trình độ Đại học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Chủ yếu theo cách là "Thiếu gì học đấy, cần gì học đó". Trình độ về chuyên môn nghiệp vụ còn thiếu, thời gian sử dụng lao động nông thôn có tăng lên nhưng mới chỉ đạt tới 79% (năm 2004). Đây là một trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng nông lâm nghiệp vẫn là cơ bản. Công nghiệp, xây dựng chỉ chiếm 7,9%, nông nghiệp thủy sản chiếm 76,3%, thương mại dịch vụ chiếm 15,8%. Trong khu vực sản xuất, số lao động được đào tạo còn ít, chủ yếu ở khu vực phi sản xuất. Có những nhà máy xí nghiệp chỉ làm theo thời vụ như Nhà máy chế biến tinh bột sắn… Đa số lao động trong khu vực sản xuất mới chỉ được tập huấn, trang bị những kiến thức thiết yếu phục vụ cho sản xuất của họ. Lao động chủ yếu bằng cơ bắp, còn lao động trí tuệ còn thấp. Tỉnh Yên Bái thiếu hụt những công nhân kỹ thuật lành nghề, chuyên gia đầu đàn và kỹ thuật viên bậc cao. Mặc dù tỷ lệ đỗ Đại học, cao đẳng chính quy hàng năm tương đối cao. Từ năm 1996 đến nay tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng chiếm khoảng 12% (so với tổng số học sinh tốt nghiệp phổ thông) nhưng số lao động trẻ tuổi, được đào tạo ngành nghề, có năng lực, trình độ học vấn và chuyên môn cao không trở về địa phương phục vụ lại chiếm số lượng lớn. Vì thế, việc tăng quy mô nguồn lực lao động bằng biện pháp giáo dục và dạy nghề là việc làm vô cùng cần thiết để tạo nguồn lực lao động cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Về chất lượng lao động ở tỉnh Yên Bái hiện nay. Chất lượng người lao động với đúng nghĩa của từ đó bao gồm sức khỏe, tri thức, tình cảm, trí tuệ kỹ năng và kỹ xảo. Chỉ với chí tuệ không thôi thì chưa đủ mà người lao động còn cần đến một cơ thể khỏe mạnh. ở Yên Bái việc chăm lo sức khỏe của người lao động, chăm lo đời sống vật chất,phát triển trí tuệ và tri thức luôn được quan tâm một cách đặc biệt. Với hơn 80% dân số sống ở các vùng nông thôn, vùng sâu,vùng xa mặc dù điều kiện của tỉnh còn khó khăn nhưng đã trang bị được một đội ngũ cán bộ y, bác sỹ đến từng thôn bản, số giường bệnh ngày một được tăng lên (Tham khảo bảng dưới). Bảng 2.5: Cơ sở y tế giường bệnh và cán bộ y tế trên địa bàn 1995 2000 2001 2002 2003 2004 1. Số cơ sở y tế 177 205 216 218 218 218 Bệnh viện 11 11 11 14 14 14 Phòng khám đa khoa khu vực 26 26 27 26 26 26 Trạm điều dưỡng - - - Trạm y tế xã, phường 140 168 178 178 178 178 2. Số giường bệnh (giường) 1.888 1.949 2.008 2.057 2.097 2.157 Bệnh viện 679 750 750 819 880 920 Phòng khám đa khoa khu vực 255 275 275 255 234 254 Trạm điều dưỡng - - - - Trạm y tế xã, phường 954 924 983 983 983 983 3. Số cán bộ y tế (người) 1.638 2.071 2.127 2.287 2.337 2.473 a. Ngành y 1.550 1.810 1.842 1.991 2.034 2.164 Bác sỹ và trên đại học 319 353 388 409 426 438 Y sỹ, kỹ thuật viên 618 768 763 816 827 890 Y tá và hộ lý 613 689 691 766 781 836 b. Ngành dược 88 261 285 296 303 309 Dược sỹ cao cấp 44 41 42 41 41 35 Dược sỹ trung cấp 44 55 59 64 73 103 Dược tá - 149 155 160 160 141 Trình độ khác - 16 29 31 29 30 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2004. Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy trong 10 năm(1995-2005) số cán bộ y tế của tỉnh tăng 66,97%, gần nhất so năm 2000 là 32%. Hiện nay Yên Bái số xã có cán bộ y tế trình độ bác sỹ là 90 xã, tăng 31 xã so với năm 2000. Bình quân 1 trạm y tế xã có 5,86 cán bộ y tế, tăng 1,34%/trạm so với năm 2000. Nhờ sự quan tâm đầu tư cho ngành y tế, tình hình chăm sóc sức khỏe của người dân được cải thiện rõ rệt. Không để xảy ra các bệnh dịch lớn. Tỷ lệ sốt rét của tỉnh hạ từ 1,14% dân số năm 2000 xuống còn 0,39% (2005), tỷ lệ bướu cổ từ 21% dân số xuống còn 12%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm từ 35,5% (2000) xuống còn 27% (2005). (Năm 2000 là 35,5; 2001 là 33,50%; 2002 là 31,21%; năm 2003 là 29%; năm 2004 là 28,1%; 2005 là 27%). Đến 2004 có 98% số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng, số hộ nông thôn được cấp nước sạch hợp vệ sinh ngày một tăng lên năm 2000 là 32,7%; 2001 là 35,76%; 2002 là 38,33%; 2003 là 41,52% đến 2004 là 45,3% ước 2005 là 50%. Với sự chăm sóc về y tế, người lao động có thêm thuận lợi để phát triển, tạo điện kiện cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Là tỉnh miền núi nghèo còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù công tác thường trực cấp cứu, khám chữa bệnh tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực và các cơ sở y tế đã được chú trọng nhưng còn nhiều hạn chế do các trang thiết bị, y tế hiện đại còn thiếu, trình độ của cán bộ y tế còn yếu, hệ thống cơ sở y tế cấp huyện xuống cấp nghiêm trọng. Hơn nữa còn tồn tại những hủ tục lạc hậu của bà con đồng bào ít người, khi ốm đau, bệch dịch vẫn còn trường hợp cúng bái, nhờ thầy mo làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Số hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh được tăng lên qua mỗi năm nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của bà con nên những dịch bệnh sốt xuất huyết, sốt rét viêm phổi và những bệnh liên quan đến nước sinh hoạt còn xảy ra. Những vùng sâu, vùng xa lại càng khó khăn hơn. Kiến thức chăm sóc sức khỏe còn thiếu.Tệ nạn ma tuý có chiều hướng không suy giảm. Cho nên gây ra những tổn thất về sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng. Rồi những khu vực vui chơi cho trẻ nhỏ còn thiếu nhất là khu vực nông thôn. Nhiều lao động còn làm việc trong môi trường bị ô nhiễm từ nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy chế biến nguyên liệu giấy… Có thể thấy chất lượng dân số nói chung và nguồn lao động nói riêng về mặt thể lực, cũng như điều kiện lao động mặc dù đã được cải thiện nhưng chưa thật sự đảm bảo. Cần có biện pháp cải thiện cơ bản. Với mức thu nhập không ổn định, đời sống khó khăn, dinh dưỡng thiếu, thể lực còn nhiều hạn chế đã gây ra những trở ngại khó khăn cho người lao động. Đây là một yếu tố rất quan trọng tác động đến những yếu tố khác của lực lượng sản xuất, làm hạn chế sự phát triển của lực lượng sản xuất tỉnh Yên Bái. Vì vậy, cần phải tăng cường các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hơn nữa để người lao động có đủ thể lực phát huy tính năng động sáng tạo của mình trong sản xuất. - Dân trí: Trình độ của người lao động ở Yên Bái so với các tỉnh và Thành phố khác trong cả nước nói chung là thấp. Do sự chia cắt về địa hình, nhiều dân tộc khác nhau, Yên Bái vẫn nằm trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún. Tư tưởng bảo thủ vẫn còn tồn tại khá nặng nề trong xã hội và ngay trong mỗi con người. Bước vào cơ chế thị trường, việc đổi mới còn chậm chạp. Tuy nhiên, đã có những bước khởi sắc như tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống từ 17% (1999) còn 9,0% (2004). Nhưng nhìn chung còn chậm phát triển. Đời sống mặc dù đã được cải thiện nhưng khó khăn còn là tiềm ẩn lớn. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái rất quan tâm tới giáo dục và coi nó là một nhiệm vụ cốt yếu hàng đầu của tỉnh. Được sự quan tâm và đầu tư đúng đắn của tỉnh số trường lớp và giáo viên được tăng lên đáng kể ở cả 3 bậc học (tham khảo bảng dưới). Bảng 2.6: Số trường học, lớp học, giáo viên và học sinh (mẫu giáo + PT) 1995 - 1996 2000 - 2001 2001 - 2002 2002 - 2003 2003 - 2004 2004 - 2005 Số trường (trường) 397 354 357 365 376 381 Số lớp (Lớp) 4929 6716 6743 6845 6883 6936 Số giáo viên trực tiếp giảng dạy (người) 6040 9127 9527 9697 9960 10069 Số học sinh (học sinh) 150640 189635 191207 192479 192814 191653 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2004. Năm 1997 được công nhận chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ. Đến nay có 117 xã, phường đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và có 127/180 xã, phường hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Là tỉnh miền núi khó khăn, nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống nên việc đầu tư xây dựng những trường dân tộc nội trú để phục vụ cho con em dân tộc thiểu số tới trường, tạo điều kiện để họ học tập phát huy tốt. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công tác đào tạo cán bộ nguồn cho vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, công tác tuyển sinh đào tạo cử - tuyển con em dân tộc thiểu số đi học về phục vụ địa phương được thực hiện tốt. Từ năm 1997 - 2002 tỉnh đã xét cử - tuyển được 179 học sinh đi học Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở các trường Trung ương và địa phương. Các em là những học sinh dân tộc Tày, Nùng, Thái, Cao Lan, Dao, Mông… thuộc 7/7 huyện trong tỉnh. Đây là lực lượng cán bộ nòng cốt trong tương lai đáp ứng công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế nói chung và lực lượng sản xuất nói riêng ở địa phương miền núi vùng cao của tỉnh. Đối với các trường dân tộc nội trú. Hàng năm có số học sinh trung bình khoảng 1.800 học sinh. Trong đó trung học phổ thông bình quân 250 em học sinh, Trung học sơ sở 1.550 em. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quyết định hỗ trợ học bổng cho học sinh Trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số của 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải mức: 60.000đ/học sinh / tháng; Thời gian hưởng là 9 tháng trong 1 năm và được thực hiện từ năm học 2003 - 2004. Ngoài ra tỉnh Yên Bái còn thực hiện chương trình dạy chữ dân tộc do Bộ giáo dục đào tạo thí điểm ở một số vùng. Toàn tỉnh hiện có 28 trường với 5.424 học sinh thực hiện chương trình này. Chương trình học chữ dân tộc được thực hiện ở bậc tiểu học, bắt đầu từ lớp 3 trở lên. Chính sách đối với học sinh học chữ dân tộc là: Học sinh được cấp không sách, tài liệu học tập. Tỉnh thực hiện chính sách ưu đãi đối với giáo viên dạy chữ dân tộc được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 35 của Thủ tướng Chính phủ. Với trình độ của đội ngũ cán bộ vừa yếu vừa thiếu nhất là ở vùng sâu vùng xa, tỉnh đã tổ chức tập huấn về nội dung, cơ chế thực hiện chương trình đào tạo cán bộ xã, thôn, bản theo nội dung cơ bản của chương trình 135. Mở các lớp đào tạo trực tiếp ngắn ngày. Ngoài ra các xã nằm trong chương trình 135 còn được lồng ghép thực hiện chương trình, dự án, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức sản xuất và quản lý đến các đối tượng là hộ nông dân, đoàn thể thanh niên, phụ nữ… phổ cập các biện pháp phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo, khuyến nông, khuyến lâm. Hiện nay, Trường Chính trị tỉnh Yên Bái cùng trường Trung học lâm nghiệp tỉnh Yên Bái đã thực hiện thí điểm chương trình đào tạo cán bộ xã thôn bản bằng các hình thức là: vừa trang bị kiến thức về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quản lý nhà nước, vừa học chương trình Trung cấp nông nghiệp. Đào tạo họ là những người vừa quản lý , chủ chốt xã (bí thư, chủ tịch xã) vừa trực tiếp lao động sản xuất phù hợp với điều kiện tỉnh miền núi nhiều khó khăn, góp phần quan trọng trong sự phát triển tương lai của các huyện vùng cao (đặc biệt 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải) Hiện nay trong tổng số người lao động ở tỉnh Yên Bái, tính số người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động thì số người có trình độ Đại học trở lên chỉ chiếm 0,96%, Cao đẳng là 2,84% , Trung cấp , sơ cấp 0,375%. Còn lại 98,87% lao động không có chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm phần lớn trong lực lượng lao động mà chủ yếu họ tập trung ở vùng sâu vùng xa. Với điều kiện của tỉnh nên đào tạo tại chức còn chiếm phần lớn. Có thể thấy đội ngũ trí thức của tỉnh vừa thiếu lại vừa yếu, cơ cấu không đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do trình độ đội ngũ cán bộ tỉnh còn non yếu nên việc đưa khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, làm cho lực lượng sản xuất phát triển chậm chạp. Mặc dù có sự đầu tư lớn cho giáo dục nhưng giáo dục còn gặp rất nhiều khó khăn, dân cư sống không tập trung nhất là ở các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, học sinh đến lớp hàng chục km, đường xá đi lại khó khăn, kinh phí hạn hẹp, nên nhiều học sinh bỏ học. Vẫn còn tình trạng một cô đảm nhận vài lớp học. Kinh phí đầu tư cho giáo dục mới chỉ đủ giải quyết cơ sở vật chất phục vụ học tập, chưa đủ điều kiện mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ thí nghiệm theo khoa học công nghệ ngày nay. Những người có trình độ cao thường đi khỏi vùng sâu, vùng xa, do điều kiện khó khăn nên một số giáo viên được cử đi nâng cao trình độ không có đủ điều kiện để theo học làm cho đội ngũ giáo viên đã thiếu còn thêm yếu. Đối với người học do chưa thoát khỏi những tập quán bảo thủ, lạc hậu cùng với trình độ dân trí và nhận thức thấp kém nên họ ít quan tâm đến việc học hành của con em. Người ta cho rằng chỉ cần biết đọc, biết viết là đủ, còn sản xuất thì theo kinh nghiệm, vì phần lớn việc nông, lâm nghiệp chỉ dựa vào kinh nghiệm. Có thể thấy mặc dù đã có nhiều loại hình đào tạo, nhưng do những đặc điểm của một tỉnh miền núi đa dân tộc thiểu số nên trình độ của người lao động chưa cao, mới phần nào đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho lực lượng sản xuất ở tỉnh phát triển còn chậm chạp. Do đó, phải phát triển nguồn nhân lực (nâng cao trình độ của người lao động trên mọi lĩnh vực) để tạo điều kiện thuận lợi kết hợp với tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất vật chất nhằm phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất của tỉnh Yên Bái. * Thực trạng tư liệu sản xuất: Tư liệu sản xuất được cấu thành từ nhiều yếu tố như công cụ lao động, đối tượng lao động, những phương tiện sản xuất nhất định. - Công cụ lao động: Trong lực lượng sản xuất, công cụ lao động thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. ở Yên Bái, công cụ lao động đã có sự thay đổi và phát triển nhưng chưa mạnh mẽ. Trình độ của người lao động chưa tương xứng với tầm phát triển của khoa học công nghệ. Có thể xem xét công cụ lao động trên từng lĩnh vực như sau: + Trong công nghiệp đây là lĩnh vực có chỉ số tăng trưởng cao, tổng giá trị tăng thêm GDP năm 2004 so với năm 2003 là 13,73% đứng sau xây dựng (15,44%). Là vùng có nhiều tiềm năng và nhiều lĩnh vực như công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt. Thu nhập còn thấp nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình tương đối cao (cả nước khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,3%) đứng thứ 4 so với các tỉnh miền núi phía Bắc về cơ cấu GDP. Công nghiệp đang trên đà phát triển, công nghiệp đầu tư trang bị để phát triển kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã có tiến bộ đáng khích lệ. Nếu những năm trước đây công cụ sản xuất còn thô sơ, đầu tư công cụ sản xuất công nghiệp chỉ tập trung vào phục vụ khai khoáng, chế biến nông lâm sản ở quy mô nhỏ là chính, chưa có các ngành công nghiệp, phục vụ công nghiệp. Sản phẩm làm ra còn sử dụng nhiều bằng thủ công dẫn đến sản phẩm kém, mẫu mã đơn điệu, giá cao, nên chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay công cụ sản xuất đã có những bước chuyển biến tích cực. Sản phẩm làm ra đã đủ sức cạnh tranh trên thị trường như: Xi măng, sứ cách điện, giấy đế, điện, đá Felspat, ván dăm… Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) đạt 902,085 tỷ đồng tăng 21,2% so với năm 2003, và bằng 100,20% so với kế hoạch. Có được thành tựu đáng kể đó là do Yên Bái đã kết hợp việc bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực với việc trang bị công cụ lao động. Chỉ riêng 2 năm 2003 - 2004 Yên Bái đã trang bị được những công cụ lao động hiện đại để phục vụ sản xuất kinh doanh Bảng 2.7: Năng lực mới tăng trên địa bàn của ngành công nghiệp năm 2003 STT Công cụ lao động ĐVT Năng lực mới tăng 1 Máy hút sỏi Cái 3 2 Máy hút cát Cái 4 3 Dây chuyền sản xuất giấy đế Tấn/năm 2.500 4 Máy ca vòng Cái 2 5 Máy xẻ Cái 4 6 Dây chuyển chế biến tinh bột sắn Tấn/năm 15.200 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2004. Bảng 2.8: Năng lực mới tăng trên địa bàn 2004 STT Công cụ lao động ĐVT Năng lực mới tăng 1 Dây chuyền nghiền đá Tấn/năm 80.000 2 Dây chuyền sản xuất giấy đế XK Tấn/năm 10.000 3 Dây chuyền SX vàng mã XK Tấn/năm 4.000 4 Dây chuyền chế biến chè xanh Tấn/năm 21.000 5 Dây chuyền đồng bộ sứ cách điện Tấn/năm 10.000 6 Dây chuyền chế biến thức ăn Tấn/năm 16.500 7 Máy sấy chè Tấn/ngày 220 8 Máy vò chè Tấn/ngày 10 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2004. Với trình độ người lao động thấp nên việc sử dụng công cụ sản xuất, vẫn sử dụng nhiều lao động thủ công. Sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh trên thị trường chưa nhiều. Tuy nhiên sự ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh đã làm cho Yên Bái có những bước khởi sắc, công nghiệp phát triển đúng hướng, trọng tâm là phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản để khai thác lợi thế của địa phương. Từ năm (2000- 2005) tốc độ tăng trưởng kinh tế của công nghiệp xây dựng luôn tăng với tốc độ cao (Tham khảo bảng dưới). Bảng 2.9: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn STT ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1 Tổng GDP (giá so sánh 1994) Triệu đồng 1718.2 08 1.893.3 22 2.096.2 01 2.304.7 10 2.553.8 09 2.838.4 89 - Công nghiệp 267.13 9 299.77 8 342.33 6 368.14 4 417.69 2 480.34 5 - Năm sau so với năm trước % 112,22 114,20 107,54 113,46 115,00 2 Tốc độ tăng trưởng kinh % 15,52 13,81 15,13 11,32 14,30 14,65 tế (GDP) CN - XD 3 Tổng GDP (giá hiện hành) Công nghiệp Triệu đồng 230.74 4 263.45 9 330.75 9 366.25 4 441.66 8 526.58 4 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2004. Mức tăng trưởng của công nghiệp trên địa bàn đã vượt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, tiểu thủ công nghiệp phát triển còn chậm, Nhất là khu vực nông thôn, công cụ sản xuất hay thiết bị công nghệ đã được đầu tư đổi mới nhưng một số cơ sở còn lạc hậu, sản phẩm ít cả về số lượng và chủng loại, sức cạnh tranh chưa cao. Chủ yếu là ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa, nơi chưa có điều kiện phát triển cả trình độ của người lao động cùng với những yếu tố khác của lực lượng sản xuất. + Trong nông, lâm nghiệp: Nông, lâm nghiệp là ngành đem lại nguồn thu chủ yếu của tỉnh. Được sự đầu tư và định hướng phát triển đúng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thực hiện các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, trợ giá, trợ cước, giao đất giao rừng…, nông nghiệp đã đạt được những thành quả đáng khích lệ như thu nhập năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng 5,5%/năm, xóa bỏ được 1.500 ha cây thuốc phiện, bình quân lương thực đầu người đạt 285kg/năm, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nhưng do điều kiện địa hình không bằng phẳng đi lại gặp nhiều khó khăn, công cụ sản xuất chủ yếu của họ vẫn là cái cày, cái cuốc, sức kéo là con trâu, con bò. Để trồng lúa, làm nương rẫy, trồng rừng, người ta vẫn còn sử dụng những công cụ lao động thủ công khác nhau. Hiện nay, với trình độ phát triển của khoa học - công nghệ, nhiều nơi sử dụng máy cày, máy bừa nhưng với thực tế của tỉnh thì chỉ sử dụng được ở những vùng thấp. Dù đòi hỏi khách quan phải thay thế bằng công cụ sản xuất hiện đại đem lại hiệu quả năng suất cao, nhưng sự thay đổi chưa đáng kể. Sự thay đổi chủ yếu và phổ biến là máy xát gạo và máy tuốt lúa, còn làm đất, gieo trồng, thu hoạch vẫn sử dụng công cụ thủ công. Máy tuốt lúa của nông dân dùng đi tuốt lúa thuê là chính. Với điều kiện kết cấu hạ tầng chưa phát triển, Yên Bái mới có đường ô tô đến trung tâm xã, chưa đến được thôn, bản, xóm cụm dân cư nên việc nâng cao trình độ của công cụ sản xuất hay đào tạo người lao động vẫn là một vấn đề vô cùng khó khăn. Những hộ nông dân chỉ biết sử dụng cuốc, dao cùng hai bàn tay lao động của chính bản thân mình để làm ra sản phẩm còn phổ biến. Công cụ lao động là sự kết tinh trí tuệ của con người, "nối dài" khí quan, cốt nhục (xương thịt) con người làm tăng cường sức mạnh con người trước tự nhiên, thì ở đây công cụ lao động vẫn rất thô sơ, chưa làm được việc "nhân lên" sức mạnh vĩ đại đó. Nông, lâm nghiệp, thủy sản: Cơ cấu GDP (Theo giá hiện hành) có tăng trưởng nhưng so với khu vực còn thấp (đứng thứ 5 so với các tỉnh miền núi phía Bắc: Yên Bái 40%, Lạng Sơn 43,59%, Cao Bằng 39,05%, Sơn La 47,99%, Điện Biên 37,89%, Lai Châu 47,40%, Tuyên Quang 37,13%, Hà Giang 44,11%, Phú Thọ 28,20%, Lao Cai 24,70%) [11, tr.140]. Công cụ lao động của Yên Bái trong lĩnh vực lâm nghiệp còn thấp, một số nơi vùng sâu, vùng xa vẫn còn chỉa cây reo lúa, reo ngô, giã gạo bằng tay hay bằng sức nước, đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn, vất vả. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, cùng trình độ dân trí ngày càng cao nên trong từng khâu của sản xuất nông nghiệp đã sử dụng những công cụ tiên tiến để phục vụ sản xuất. Để đưa những công cụ sản xuất hiện đại đem lại năng suất, hiệu quả cao thì cần có sự nghiên cứu tìm tòi ứng dụng, phát huy hàng loạt những yếu tố liên quan. Những công cụ lao động có tinh xảo đến đâu, người lao động dù có đào tạo bài bản đến đâu mà không có đối tượng lao động cùng với những yếu tố khác của lực lượng sản xuất để thực hiện thì cũng trở thành vô nghĩa. Do đó, đối tượng lao động vô cùng quan trọng là nơi để cho đồng bào khai thác tận dụng mọi điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, phát triển lực lượng sản xuất. * Đối tượng lao động: ở đây chỉ xét đối tượng lao động là dạng có sẵn trong tự nhiên như đất, nước, rừng, khoáng sản… Với hơn 80% dân số sống bằng nông lâm nghiệp là chính, đất có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn đất ở đây có thể xem là đối tượng lao động cơ bản nhất, nên việc xem xét chất lượng nguồn đất, sử dụng đất là việc làm vô cùng quan trọng để giúp hoạch định đối sách, bố trí sử dụng, nuôi con gì, trồng cây gì ? Xét theo điều kiện hình thành, diện tích đất trên địa bàn tỉnh thì Yên Bái phân thành 2 loại: Đất địa thành do các nham thạch phong hóa tại chỗ và đất thủy thành và bán thủy thành do bồi tụ mà có. Diện tích đất địa thành có khoảng 621 013,9ha. Trong đó đất Alít ở độ cao 1.700m - 28000 m với diện tích 43.013,9 ha, tầng mùn từ mỏng đến dày, giàu đạm, nhưng nghèo Kali, còn lân ở mức trung bình. Đất Feralit có tổng diện tích 578.000ha (chiếm 91,45% diện tích đất địa thành): đó là phần diện tích phủ trên phần lớn bề mặt đồi núi cao nguyên với đặc điểm sau: - Độ dày của tầng đất Feralit được phong hóa từ đá biến chất, đá trầm tích, đá Macma chua và đá vôi. Do khí hậu nóng ẩm nên một quá trình phong hóa nhanh, mạnh và triệt để tạo nên một lớp vỏ dày (Tầng đất Feralit) có nơi dày đến hàng chục mét phủ lên lớp đá mẹ. Các khoáng vật đều phong hóa và biến đổi thành đất sét, cao lanh với các thành phần chủ yếu là ôxít sắt, ôxít nhôm lẫn các khoáng vật khó phong hóa như Thạch anh, Silíc. - Độ dày của lớp mùn giàu chất hữu cơ trên bề mặt biến đổi phụ thuộc vào tính chất của thảm thực vật, hiện tại chỉ thấy ở các nơi còn rừng tự nhiên che phủ. Đất Feralit ở Yên Bái giàu đạm, lân. Riêng thành phần kali của đất ở mức trung bình đến nghèo kiệt, ở những nơi phá rừng làm nương rẫy, hoặc trồng rừng theo phương pháp đốt sạch - về độ chua của đất, độ PH từ 4,5 - 5,5 trừ loại phong hóa trên đá vôi. Thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng trừ đất được phong hóa trên đá Macma chua và ruộng, nương bậc thang đã được định canh. Tóm lại, đất Feralit ở Yên Bái thuộc tầng đất tốt, còn dày, thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây lâm nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp, cây ăn quả và cây hoa màu. Đất thủy thành và bán thủy thành có tổng diện tích 67278,3 ha. Đây là loại đất do phù sa sông suối bồi đắp và bồi địa (trong đó có trên 500ha đất ruộng bị ngập bởi nước hồ Thác Bà). Do vậy, đất thuộc loại này có độ phù cao, tỷ lệ đạm đều ở mức trung bình đến giàu, thường thiếu lân và kali, độ chua khá cao (trừ đất phù sa sông Hồng). Loại đất này rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, song, chỉ chiếm một tỷ lệ 9,97% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân đầu người khoảng 950m2/người. Để thấy rõ tình hình phân bố và sử dụng đất trên địa bàn những năm gần đây ta có thể khảo sát bản số liệu sau (tham khảo bảng sau). Bảng 2.10: Hiện trạng sử dụng đất 1998 2000 2001 2002 2003 2004 Diện tích TT Diện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan