Tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong nông nghiệp ở thời kì đổi mới: Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Phát triển kinh tế hợp
tác và hợp tác xã trong nông
nghiệp ở thời kì đổi mới
1
LỜI MỞ ĐẦU
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Phát triển
kinh tế hợp tác và hợp tác xã (HTX) là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội. Chuyển đổi HTX kiểu cũ theo luật HTX đạt hiệu quả thiết
thực, phát triển HTX kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành để sản xuất
hoặc kinh doanh dịch vụ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh phù
hợp với quá trình CNH – HĐH”.
Như vậy nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc rõ ràng đã làm sáng tỏ một điều
rằng: Nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ bao cấp hay đổi mới nói chung và nền
nông nghiệp Việt Nam nói riêng thì HTX vẫn là nền tảng của nền kinh tế bền vững
phát triển. Thực tế đã cho ta thấy rất rõ phong trào hợp tác hoá ở nước ta trải qua
nhiều bước thăng trầm. Tuy vậy, sau một thời gian hoạt động đặc biệt là giai đoạn
xây dựng đất nước thời b...
47 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong nông nghiệp ở thời kì đổi mới, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Phát triển kinh tế hợp
tác và hợp tác xã trong nông
nghiệp ở thời kì đổi mới
1
LỜI MỞ ĐẦU
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Phát triển
kinh tế hợp tác và hợp tác xã (HTX) là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội. Chuyển đổi HTX kiểu cũ theo luật HTX đạt hiệu quả thiết
thực, phát triển HTX kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành để sản xuất
hoặc kinh doanh dịch vụ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh phù
hợp với quá trình CNH – HĐH”.
Như vậy nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc rõ ràng đã làm sáng tỏ một điều
rằng: Nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ bao cấp hay đổi mới nói chung và nền
nông nghiệp Việt Nam nói riêng thì HTX vẫn là nền tảng của nền kinh tế bền vững
phát triển. Thực tế đã cho ta thấy rất rõ phong trào hợp tác hoá ở nước ta trải qua
nhiều bước thăng trầm. Tuy vậy, sau một thời gian hoạt động đặc biệt là giai đoạn
xây dựng đất nước thời bình mô hình HTX kiểu cũ đã ngày càng tỏ ra không phù
hợp với yêu cầu lịch sử phát triển kinh tế trong điêù kiện mới. Số HTX làm ăn có
hiệu quả chỉ còn chiếm tỷ lệ thấp, đa số không thích ứng được với nền kinh tế thị
trường sôi động, nhạy bén. Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra là: làm thế nào để mô hình
kinh tế hợp tác, HTX thích ứng được với nền kinh tế thị trường, đem lại hiệu quả
cho những người trực tiếp tham gia HTX nói riêng và góp phần thúc đẩy cho nền
nông nghiệp Việt Nam phát triển nói chung đang trở thành một đề tài quan trọng,
cần thiết phải nghiên cứu, để tìm ra lời giải đáp thực sự sáng tạo và mang tính
thuyết phục nhất. Như vậy qua sự phân tích trên cho thấy: việc nghiên cứu mô hình
kinh tế hợp tác, HTX là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Đặc biệt là đối với cán bộ
và sinh viên thuộc chuyên ngành nông nghiệp. Để phục vụ cho cho kết quả học tập
được tốt hơn, đồng thời để góp phần làm phong phú hơn cho quỹ những ý tưởng
đã được các cơ quan Nhà nước xem xét và thực hiện em xin trình bày một số ý kiến
của mình về việc phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp ở thời kỳ đổi
mới.
Vì đây là lần đầu tiên thực hiện nghiên cứu một đề tài nên không thể tránh được
những sai sót, em rất mong các thầy cô phê bình và góp ý cho em. Em xin chân
thành cám ơn T.S Vũ Thị Minh đã giúp em hoàn thành đề án này.
2
PHẦN MỘT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HỢP TÁC
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỢP TÁC:
1. Định nghĩa
Là phạm trù hẹp hơn, phản ánh một phạm vi hợp tác trong lĩnh vực kinh tế.
Mô hình kinh tế hợp tác lúc ban đầu xuất hiện một cách sơ khai và tự phát không
chỉ ở nông thôn mà ở cả các thành thị, không chỉ ở trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp mà còn trong nhiều ngành sản xuất dịch vụ khác. Các thành viên khởi
xướng ra các mô hình kinh tế hợp tác này, thông thường là những chủ thể điều
khiển kinh tế tài chính có hạn nên thường bị thiệt thòi, chịu nhiều bất lợi trong sản
xuất kinh doanh trong cạnh tranh. Để có thể khác phục các khó khăn duy trì công
ăn việc làm cho mình, những người cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh tại một khu
vực địa bàn nhất định đã tìm cách liên kết hợp tác với nhau theo từng tổ từng nhóm
nhỏ đó là tiền thân của các tổ chức HTX sau này.
Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh tế hợp tác tự nguyện, phối
hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng
thành viên với ưu thế sức mạnh tập thể giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản
xuất, kinh doanh và đời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích
của mỗi thành viên.
2. Các loại hình kinh tế hợp tác.
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều loại hình kinh tế hợp
tác. Mỗi loại hình phản ánh đặc điểm, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và
hình thức phân công lao động tương ứng. Do đó, nó có đặc điểm riêng về nguyên
tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức và phát huy tác dụng trong những điều kiện nhất
định. Bởi vậy, việc làm rõ những đặc điểm nói trên của từng loại hình kinh tế hợp
tác để lựa chọn những loại hình phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức
3
kinh tế hợp tác phát huy tác dụng đem lại hiệu quả cho quá tình phát triển kinh tế
xã hội.
2.1. Kinh tế hợp tác giản đơn.
Đó là các tổ hội nghề nghiệp, các tổ nhóm hợp tác và các tổ kinh tế hợp tác.
Hình thành trên cơ sở tự nguyện của các thành viên tham gia nhập hoặc ra khỏi tổ,
thành lập hoặc giải thể tổ chức, quản lý dân chủ cùng có lợi. Mục đích hoạt động
kinh doanh của các thành viên giống nhau, nhằm cộng tác, trao đổi kinh nghiệm
giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm vì mục
tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mỗi thành viên.
Các loại hình kinh tế hợp tác giản đơn này hoạt động không có điều lệ,
không có tư cách pháp nhân. Quan hệ ràng buộc giữa các thành viên chủ yếu được
xây dựng trên cơ sở tình cảm, tập quán, truyền thống cộng đồng không mang tính
pháp lý.
2.2. Hợp tác xã
2.2.1. Định nghĩa
HTX là loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn loại hình kinh
tế hợp tác giản đơn. Ở nhiều nước trên thế giới, HTX đã có lịch sử hình thành và
phát triển hơn 100 năm. HTX đầu tiên trên thế giới bắt đầu từ thế kỉ XII ở vùng núi
phía Đông nam nước Pháp.
Trong luật HTX của nhiều nước cũng như một số tổ chức quốc tế đều có
định nghĩa về HTX. Liên minh HTX quốc tế đã định nghĩa HTX như sau: “HTX là
một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu
và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp
cùng sở hữu và quản lý dân chủ”. Năm 1995 định nghĩa này đã được hoàn thiện:
“HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công
bằng và đoàn kết. Theo truyền thống của những người sáng lập ra HTX, các xã
viên HTX tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức, về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã
hội và quan tâm chăm sóc người khác”.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa HTX là sự liên kết của những
người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau
4
lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi, nghĩa vụ sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao
vào HTX. Phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu
bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh
doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung…
2.2.2.Vai trò của HTX
Ở những nước tư bản, kinh tế HTX chỉ là kinh tế phụ song có vai trò đặc biệt
đối với nông dân. HTX giúp đỡ các chủ trang trại nông dân tồn tại trước những tác
động của kinh tế thị trường và ảnh hưỏng của các tổ chức độc quyền lớn. Do vậy
ngoài mục tiêu kinh tế, HTX còn là loại hình kinh tế mang tính chất xã hội nhân
đạo.
Ở những nước nông nghiệp như nước ta thì HTX nông nghiệp là hình thức
kinh tế tập thể nông dân vì vậy hoạt động của HTX nông nghiệp có tác động to lớn,
tích cực đến hoạt động sản xuất của hộ nông nghiệp nông dân. Nhờ có hoạt động
của HTX các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp được cung cấp kịp thời đầy đủ đảm bảo chất lượng, các khâu sản xuất tiếp
theo được đảm bảo làm cho hiệu quả sản xuất của hộ nông dân được nâng lên.
Thông qua hoạt động dịch vụ vai trò điều tiết của HTX nông nghiệp được
thực hiện, sản xuất của hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập trung, tạo điều
kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá. Ví dụ dịch vụ làm
đất, dịch vụ tưới nước, dịch vụ bảo vệ thực vật… đòi hỏi sản xuất của hộ nông dân
phải được thực hiện thống nhất trên từng cánh đồng và chủng loại giống, về thời vụ
gieo trồng và chăm sóc.
HTX là nơi tiếp nhận những trợ giúp của Nhà nước tới hộ nông dân, vì vậy
hoạt động của HTX có vai trò làm cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dân một
cách có hiệu quả trong một số trường hợp, khi có nhiều tổ chức tham gia hoạt động
dịch vụ cho hộ nông dân hoạt động của HTX là đối trọng buộc các đối tượng phải
phục vụ tốt cho nông dân.
2.2.3. Những đặc trưng cơ bản của HTX kiểu mới ở Việt Nam
5
Từ những quy định trong Luật HTX năm 1996 và các Nghị định dưới Luật
hướng dẫn triển khai Luật HTX có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản về HTX kiểu
mới như sau:
Thứ nhất: HTX kiểu mới là tổ chức kinh tế tự chủ của những người lao dộng
có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn , góp sức lập ra theo quy định
của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp
nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinhh doanh dịch vụ và cải
thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. HTX có tư cách
pháp nhân, có tổ chức chặt chẽ, hạch toán độc lập, tụ chịu trách nhiệm về các hoạt
động của mình và được đối xử bình đẳng như các thành phần kinh tế khác.
Thứ hai: Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX kiểu mới: Đảm bảo 5
nguyên tắc cơ bản: tự nguyện ra nhập và ra khỏi HTX theo quy định của điều lệ
HTX, quản lý dân chủ và bình đẳng, mỗi xã viên có quyền ngang nhau trong biểu
quyết, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi, chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của xã
viên với sự phát triển của HTX , của cộng đồng và do đại hội xã viên quyết định.
Thứ ba: Quan hệ sở hữu và phân phối trong HTX : Khi ra nhập HTX mỗi xã
viên buộc phải góp vốn theo quy định của điều lệ, vốn góp có thể nhiều hơn mức
tối thiểu, nhưng không được vượt quá 30% tổng số vốn điều lệ của HTX . Cùng với
vốn góp của xã viên, vốn hoạt động của HTX còn bao gồm vốn được tích luỹ trong
quá tình hoạt động và các nguồn khác như: Giá trị tài sản được cho biếu tặng
…Phần vốn góp của xã viên thuộc sở hữu của từng thành viên. Các nguồn vốn khác
thuộc sơ hữu chung cua HTX, quyền sử dụng toàn bộ tài sản thuộc về HTX. Sau
khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi của HTX được phân phối như sau: Thanh toàn
các khoản bù lỗ trích lập các quỹ của HTX, chia lãi theo vốn góp và công sức đóng
góp của xã viên có tính đến mức độ sử dụng dịch vụ của HTX.
Thứ tư: Xã viên HTX : Xã viên HTX có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình,
mỗi xã viên có thể đồng thời là thành viên của nhiều HTX, không phân biệt nghành
nghề, địa giới, hành chính. Mỗi xã viên đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ bao
gồm: Quyền làm việc, hưởng lãi, tiếp nhận thông tin, đào tạo bồi dưỡng, hưởng
phúc lợi của HTX được phép chuyển các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người
6
khác và xin ra khỏi HTX, được trả lại vốn góp và các quyền lợi khác khi ra khỏi
HTX. Mỗi xã viên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của điều lệ
như: Góp vốn vào HTX và chia sẻ mọi rủi ro của HTX theo mức vốn đóng góp
thực hiện cam kết kinh tế với HTX .
Thứ năm: Quan hệ giũa HTX và xã viên: Được xây dựng chủ yếu trên cơ sở
quan hệ kinh tế. Nó được xác lập từ nhu cầu phát triển sản xuất, tăng thu nhập của
các thành viên HTX. HTX tôn trọng quyền độc lập tự chủ kinh tế của xã viên.
Trong HTX nông nghiệp, xã viên là hộ, trang trại gia đình, hoặc đại diện hộ, đó là
những đơn vị kinh tế tự chủ tham gia vào HTX với trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi
ích theo điều lệ quy định. Sự hình thành và phát triển HTX nông nghiệp không phá
vỡ tính độc lập tự chủ của kinh tế hộ trang trại gia đình, nó có tác dụng tạo điều
kiện phát triển tăng thu nhập cho kinh tế của hộ xã viên. Trên cơ sở đó mà thúc
đẩy sự phát triển của kinh tế HTX.
Thứ sáu: Điều kiện thành lập, hoạt động và giải thể HTX: khi thành lâp HTX
phải có điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể có tính khả thi, được đại hội
xã viên thông qua và cơ quan có trách nhiệm phê duyệt.
Trong trường hợp giải thể tự nguyện theo nghị quyết đại hội xã viên hoặc bịi
buộc phải giải thể theo quyết định của pháp luật. HTX phải thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ với cơ quan có thẩm quyền.
Đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên có quyền quyết định cao nhất
đối với mọi hoạt động của HTX. HTX có quyền thiết lập quan hệ hợp tác với các
HTX khác ở trong nước và ngoài nước, tham gia tổ chức liên minh HTX Việt Nam
theo quy định của pháp luật.
Thứ bẩy: HTX là một tổ chức kinh tế do các thành viên có nhu cầu tự nguyện
lập ra, nó không phải là một tổ chức xã hội. HTX hoạt động theo luật pháp quy
định trước hết vì mục tiêu kinh tế. HTX chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ xã hội
đối với các xã viên của chính HTX, không thể biến HTX thành tổ chức xã hội hoặc
bắt buộc HTX làm nhiệm vụ như một tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị
của địa phương.
7
Chính phủ thống nhất thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với HTX
trong phạm vi cả nước theo các nội dung sau: xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển HTX, ban hành điều lệ mẫu cho các loại hình
HTX, ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ tạo điều kiện hoạt động cho HTX, liên
minh các HTX quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ ngành, các
cấp chính quyền, hội đồng nhân dân đối với HTX thực hiện chức năng thanh tra,
kiểm soát HTX theo quy định của pháp luật.
8
2.2.4.. Các loại hình HTX.
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, để phân loại HTX, thường căn cứ
vào chức năng hoạt động, tính chất trình độ xã hội hoá, quy mô và đặc điểm hình
thành HTX :
* HTX dịch vụ: bao gồm ba loại: HTX dịch vụ từng khâu, HTX dịch vụ tổng
hợp đa chức năng và HTX dịch vụ đơn mục đích (HTX chuyên ngành).
+ HTX dịch vụ từng khâu (HTX dịch vụ chuyên khâu) có nội dung hoạt động
tập trung ở từng lĩnh vực trong quá trình tái sản xuất hoặc từng khâu công việc
trong quá trình sản xuất và phục vụ cho sản xuất.VD : HTX tín dụng, HTX mua
bán, HTX dịch vụ đầu vào, HTX dịch vụ đầu ra, HTX chuyên dịch vụ về tưới
tiêu…
+ HTX dịch vụ tổng hợp đa chức năng: Tuỳ thuộc đặc điểm, điều kiện, trình
độ sản xuất, và tập quán ở từng vùng mà nhu cầu của nông hộ đối với từng loại
hình dịch vụ có khác nhau. ở những vùng đồng bằng trồng lúa nước HTX có thể
thực hiện các khâu dịch vụ sau: Xây dựng, điều hành, kế hoạch, bố trí cơ cấu mùa
vụ, lịch thời vụ sản xuất, cung ứng vật tư, tưới tiêu theo quy trình kĩ thuật thâm
canh, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ sản phẩm ngoài đồng để tránh hao hụt. Với
những vùng có mức bình quân ruộng đất và mức độ cơ giới hoá cao, nông hộ cần
thêm khâu dịch vụ làm đất, thu hoạch sửa chữa cơ khí, vận chuyển sản phẩm đến
nơi tiêu thụ.
+ HTX đơn mục đích (HTX chuyên ngành) HTX này được hình thành từ nhu
cầu của các hộ thành viên cùng sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá tập trung,
hoặc cùng làm một nghề giống nhau, HTX thức hiện các khâu dịch vụ của kinh tế
hộ như chọn giống, cung ứng vật tư, trao đổi hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ, vận
chuyển và tiêu thụ sản phẩm, đại diện các hộ thành viên quan hệ với cơ sở chế
biến nông sản.
* HTX sản xuất kết hợp dịch vụ: HTX loại này có đặc điểm; nội dung hoạt
động sản xuất là chủ yếu, dịch vụ là kết hợp mô hình HTX loại này phù hợp trong
các ngành tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, nghề đánh cá, nghề làm muối (trừ ngành
trồng trọt và chăn nuôi.
9
* HTX sản xuất kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện
Đặc điểm cơ bản của mô hình HTX loại này là:
+ Cơ cấu tổ chức nội dung hoạt động, bộ máy quản lý và chế độ hạch toán,
kiểm kê, kiểm soát, phân phối theo nguyên tắc của HTX kiểu mới và tương tự một
“doanh nghiệp” tập thể.
+ Sở hữu tài sản trong HTX gồm 2 phần: sở hữu tập thể và sở hữu cổ phần.
Xã viên HTX tham gia lao động trong HTX được hưởng theo nguyên tắc phân phối
theo lao động và hưởng lãi cổ phần (ngoài phúc lợi tập thể của HTX).
+ HTX hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhằm phát triển
kinh tế HTX và đem lại lợi ích cho xã viên.
+ HTX loại này thích hợp với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, khai
thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng thuỷ sản, nghề làm muối, đánh cá.
Ở các địa phương, mô hình HTX kiểu này thường gặp trên địa bàn thị trấn,
thị xã, các vùng ven sông, ven biển, những nơi phù hợp với nghề khai thác tài
nguyên và ở nhiều nơi khác thì có đủ các điều kiện cần thiết.
II. KINH TẾ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
HTX nông nghiệp là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế HTX trong
nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những người nông dân có cùng nhu cầu và
nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế
hoặc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt
động theo các nguyên tắc luật pháp quy định, có tư cách pháp nhân.
Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là một nhu cầu khách quan. Đó là con
đường phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân. Bởi lẽ, do đặc điểm của sản xuất
nông nghiệp, cây trồng vật nuôi đều là những cơ thể sống chịu ảnh hưởng trực tiếp
của ngoại cảnh như thời tiết thuỷ văn, khí hậu và các sinh vật khác. Cùng với các
điều kiện thuận lợi, sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn, trở ngại do tác
động của thời tiết, khí hậu và các yếu tố sâu bênh, thú dữ phá hoại.
Từ thời xa xưa các hộ nông dân đã có nhu cầu hợp tác với nhau để hỗ trợ,
giúp nhau vượt qua khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất.
10
Khi nền sản xuất còn mang nặng tính tự cung tự cấp thì quá trình hợp tác
mang tính chất hợp tác lao động theo mùa vụ, đổi công, cùng làm giúp nhau nhằm
đáp ứng yêu cầu thời vụ hoặc tăng thêm sức mạnh để giải quyết những công việc
mà từng hộ gia đìng không có khả năng thực hiện hoặc làm riêng rẽ thì không có
hiệu quả cao. Quá trình hợp tác này còn mang đặc điểm tình cảm, tâm lý truyền
thống cộng đồng đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn trong sản xuất và
đời sống. Đặc điểm cơ bản của HTX kiểu này là hợp tác theo vụ việc hợp tác ngẫu
nhiên, không thường xuyên, chưa tính đến giá trị ngày công. Đây là các hình thức
hợp tác xuất hiện từ trước CNTB khi nền nông nghiệp hàng hoá phát triển, nhu cầu
dịch vụ cho quá trình tái sản xuất ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng dịch
vụ như dịch vụ về giống, phòng trừ sâu bênh, chế biến và tiêu thụ nông sản, thuỷ
lợi…trong điều kiện này từng hộ nông dân tự đảm nhiệm tất cả các khâu trong quá
trình sản xuất sẽ gặp khó khăn hoặc không có khả năng đáp ứng, hoặc hiệu quả
kinh tế thấp kém hơn so với hợp tác. Từ đó nảy sinh nhu cầu hợp tác ở trình độ
cao hơn, đó là hợp tác thường xuyên, ổn định, có tính đến giá trị ngày công, giá trị
dịch vụ, dẫn đến hình thành HTX. Như vậy, sự ra đời của HTX trong nông nghiệp
là nhu cầu khách quan gắn với quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển cùng với quá trình phân công chuyên
môn hoá làm nảy sinh cơ các chuyên ngành như sản xuất lương thực, hoa, rau ,
quả, cây công nghiệp … Đồng thời cũng xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ chuyên
ngành phục vụ cho nông nghiệp như cung ứng vật tư, vận chuyển, chế biến tiêu
thụ nông sản.
Như vậy, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, không phân biệt chế độ chính
trị, xã hội, xuất phát từ mục tiêu kinh tế nông dân đều có nhu cầu hợp tác từ hình
thức giản đơn đến phức tạp, từ đơn ngành đến đa ngành. Lực lượng sản xuất ngày
càng phát triển thì nhu cầu hợp tác ngày càng tăng, mối quan hệ hợp tác ngày càng
sâu rộng, do đó tất yếu hình thành và ngày càng phát triển các hình thức kinh tế
hợp tác ở trình độ cao hơn.
III. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA
11
1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội .
Mỗi vùng có những đặc điểm riêng về trình độ phát triển nền nông nghiệp
hàng hoá, trình độ dân trí, tập quán canh tác, điều kiện địa hình, thời tiết khí hậu
mật độ dân cư … từ góc độ này cho phép nhận thấy rõ sự khác nhau không chỉ
trong sản xuất nông nghiệp, mức sống vật chất của dân cư, mà còn tạo nên sự khác
nhau về quá trình hình thành, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp nôngthôn. Đồng thời với những tác động nói trên, đặc điểm truyền thống
văn hoá, tâm lý … cũng ảnh hưởng không nhỏ tạo nên những nét đặc trưng về kinh
tế hợp tác ở mỗi vùng.
Về tự nhiên: Các vùng nói trên phần lớn do địa hình hiểm trở, phức tạp lại
bị chia cắt bởi núi non, sông suối, đất đai, có độ dốc lớn, đất canh tác bị chia nhỏ,
ruộng bậc thang, đất trống, đồi trọc chiếm tỷ lệ cao.
Về xã hội: Dân cư đa dạng phân tán gồm nhiều dân tộc dẫn đến nhiều tập
quán phong tục khác nhau cũng ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng tổ chức kinh tế
hợp tác, HTX .
Trình độ kinh tế xã hội thấp so với các khu vực khác. Sản xuất còn mang
nặng tính tự cấp, tự túc. Sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu, mặc dù nó còn ở mức
thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng một cách máy móc các mô hình
HTX của miền xuôi ở đây, không phù hợp kém hiệu quả.
2. Các nhân tố khác
Đó là sự trợ giúp đỡ, tạo điều kiện của đảng nhà nước và các tổ chức xã hội
như hội nông dân liên minh hợp HTX Việt Nam, hội liên minh phụ nữ, hội cựu
chiến binh …sự tác động của nhóm nhân tố này được thực hiện chủ yếu thông qua
hệ thống các chính sách vĩ mô và quá trình chỉ đạo thực hiện bộ máy Nhà nước từ
trung ương đến cơ sở.
12
PHẦN HAI
THỰC TRẠNG KINH TẾ HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP
Ở NƯỚC TA
I. KINH TẾ HTX NÔNG NGHIỆP TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1954-1987)
Kể từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 phát triển mô hình kinh tế hợp tác
mà cụ thể là kinh tế HTX trong nông nghiệp được coi như một thử thách lớn cho
nền kinh tế đất nước, vào thời điểm đó việc đưa nông dân vào các HTX là rất thích
hợp vì trong hoàn cảnh đất nước vô cùng nghèo đói kẻ thù luôn tìm cách gây khó
khăn, đe doạ chiến tranh có thể xẩy ra bất kỳ lúc nào thì kinh tế HTX đã giúp nước
ta phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, truyền thống này đã tạo ra sức mạnh
thần kỳ đưa nhân dân ta thoát khỏi nạn đói khủng khiếp từ những năm 1945 đồng
thời tạo ra một hậu phương vững chắc để sẵn sàng phục vụ tiền tuyến bất kể hoàn
cảnh nào. Tuy nhiên việc đưa nông dân vào HTX chỉ thực sự trở thành phong trào
rộng lớn từ năm 1958.
Sau khi Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, thực hiện chỉ thị TW5-1955
việc hình thành tổ đổi công đã trở thành phong trào rộng khắp trong nông thôn.
Năm 1955 đã hình thành 6 HTX tại 6 tỉnh (Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An). Năm 1958 toàn Miền Bắc đã xây dựng được
gần 245 nghìn tổ đổi công bao gồm cả tổ đổi công thường xuyên và tổ đổi công
theo việc. Thu hút khoảng 66% tổng số nông hộ tham gia cũng trong thời điểm này,
toàn Miền Bắc có 4.832 HTX với 126.082 hộ tham gia chiếm 4,74% tổng số nông
hộ. Đến những năm 1959-1960 phong trào hợp tác hoá trong thời kỳ này được thực
hiện theo tư tưởng “còn chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lối làm ăn cá
thể thì vẫn còn cơ sở vật chất và điều kiện cho khuynh hướng TBCN”. Bởi vậy,
phải đẩy nhanh tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp. Việc đẩy
nhanh tốc độ hợp tác hoá xuất phát từ mục tiêu giải phóng nông dân đưa nông dân
đi nên CNXH. Tuy nhiên do tốc độ hợp tác hoá quá nhanh không chú ý đến những
đặc điểm riêng của từng địa phương nên quá trình này đã bị vi phạm những sai lầm
13
lớn về nguyên tắc tự nguyện quản lý dân chủ cùng có lợi. Dẫn đến một thực trạng
là nhiều hộ nông dân bị bắt buộc vào HTX mặc dù họ không muốn như vậy. Khi ra
nhập HTX họ trở thành những thành viên không nhiệt thành với phong trào thi đua
sản xuất, chống đối thậm chí mưu đồ phá hoại HTX.
Vào những năm 1961-1975 nhiều HTX bậc thấp đã được đưa lên bậc cao
hơn và đã trở thành một phong trào lớn lan rộng cả nước từ việc mở rộng quy mô
HTX theo mô hình tập thể hoá tới việc củng cố HTX về mọi mặt: cải tiến quản lý
HTX, mở rộng lĩnh vực hoạt động - chuyển sang hoạt động kinh doanh đa dạng
như sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) hoạt động tín dụng nông thôn sản
xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp. Tuy nhiên phong trào hợp tác hoá đã bộc
lộ nhiều nhược điểm đó là sự không phù hợp của mô hình HTX bậc cao, quy mô
lớn với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ cán bộ quản lý. Vì sao
lại xuất hiện những nhược điểm như vậy, phải chăng do Nhà nước ta đã áp dụng
một cách máy móc, dập khuôn mô hình kinh tế của Liên Xô mà hoàn cảnh đất nước
ta khi đó chưa đủ điều kiện để phù hợp với những mô hình đó.
Từ nguyên nhân cơ bản trên đã dẫn đến một thực trạng: nền kinh tế lâm vào
khủng hoảng nghiêm trọng trước hết là sản xuất nông nghiệp ngày càng sa sút.
Kinh tế hợp tác ngày càng biểu hiện tiêu cực như: mất dân chủ, tham ô, lãng
phí, phân phối không đều, không rõ ràng.
Thu nhập của xã viên HTX vốn đã thấp lại càng giảm: tốc độ tăng thu nhập
bình quân hàng năm là 13,6% thì tốc độ tăng chi phí là 15,1%. Giá trị tài sản cố
định của HTX thất thoát tới 35,4%, quỹ tích luỹ khấu hao tính khống lên là 40,7%.
Có HTX giá trị ngày công còn vài lạng thóc. Mức lương thực bình quân đầu người
giảm từ 17kg/người/tháng (1965) thì đến 1980 chỉ còn 10,4kg/người/tháng…
Nhìn rõ thực trạng trên nhiều xã viên HTX chán nản, ruộng đất bỏ hoang
hoá, số lượng người xin ra khỏi HTX ngày càng tăng, cuối năm 1973 toàn Miền
Bắc có 1098 HTX vỡ hoàn toàn, 27.036 hộ xã viên xin ra khỏi HTX. Hơn nữa sở
hữu trong HTX là sở hữu chung về tư liệu sản xuất nên việc bảo quản chăm sóc
cho các tư liệu sản xuất này ở nhiều HTX rất bê trễ. Vì vậy sản xuất không thu
được năng suất cao, không những thế nhiều khi cảnh lao động sản xuất tập thể tạo
14
điều kiện cho hủ hoá, thông đồng phe cánh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu về đạo đức,
văn hoá, truyền thông dân tộc và ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của cộng
đồng dân cư.
Do sản xuất sút kém, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn, nên Nhà nước
đã không ngừng phải tăng trợ cấp “trở gạo ngược về cung cấp cho nông dân” tình
trạng này đã góp phần làm cho khối lượng lương thực nhập khẩu tăng liên tục qua
các năm: năm 1966 nhập 388,1 ngàn tấn, năm 1975 đã tăng lên là 1.055 ngàn tấn.
Tuy nhiên do điều kiện đất nước có chiến tranh, toàn dân phải dốc sức lực phục vụ
mọi nhu cầu chiến đấu giành chiến thắng, do vậy các khuyết tật của mô hình HTX
chưa bộc lộ gay gắt. Bao trùm trong đời sống ở nông thôn, miền núi là tinh thần
đoàn kết, đùm bọc, chia sẻ khó khăn để dành tất cả cho tiền tuyến. Thời kỳ này
HTX mang ý nghĩa xã hội nổi trội nên những mâu thuẫn bất hợp lý trong cơ cấu tổ
chức, quản lý, phân phối…tạm thời lắng xuống.
Sau ngày giải phóng Miền Nam 1975 thì phong trào HTX đã lan rộng khắp
cả nước. Từ Bắc chí Nam số HTX, tổ đổi công tăng lên nhanh chóng. Thậm chí có
nơi dụng biện pháp hành chính đưa nông dân vào HTX gây bất bình trong nông dân
nhất là ở Nam Bộ. Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20, nền kinh tế đất nước lâm vào tình
trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trước hết đó là tình trạng khủng hoảng kinh tế tập
thể trong nông nghiệp trên phạm vi cả nước.
Trước tình hình đó 03-01-1981 Ban bí thư TW Đảng đã ra chỉ thị 100/TW về
cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động
trong HTX nông nghiệp (gọi tắt là khoán sản phẩm). Cùng với khoán 100 là những
đổi mới bước đầu về chính sách giá cả, nghĩa vụ lương thực, cơ chế phân phối
trong nội bộ HTX nông nghiệp và sự lưu thông trao đổi nông phẩm. Mục đích của
chủ chương mở rộng khoán sản phẩm là bảo đảm phát triển sản xuất và nâng cao
hiệu quả kinh tế, củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất mới ở nông thôn. Không
ngừng nâng cao thu nhập và đời sống của xã viên, tăng tích luỹ của HTX làm tròn
nghĩa vụ và khong ngừng tăng khối lượng nông sản cung ứng cho Nhà nước.
Nguyên tắc của chỉ thị 100 CT/TW: quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả
TLSX, tổ chức tốt việc quản lý và điều hành lao động,quy hoạch và kế hoạch của
15
HTX phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch của huyện, phải nắm được sản phẩm
để bảo đảm phân phối hài hoà ba lợi ích: lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích
xã viên. Phải phát huy quyền lầm chủ của tập thể xẫ viên trong khoấn sản phẩm,
phải khuyến khích hon nữa lợi ích chính đáng của người lao động, làm cho mọi
người gắn bó với sản phẩm cuối cùng, nhiệt tình lao động sản xuất và xây dựng
củng cố HTX. Từ việc thực hiện chỉ thị 100 CT/TW đã mang lại sinh khí và làm
thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp : người nông dân được tạo động lực nên
chủ động hăng hái sản xuất. Nhưng sau một thời gian chỉ thị 100 CT/TW đã thể
hiện rất nhiều hạn chế: hoạt động quản lý yếu kém, phân phối bình quân bao cấp
cho nhiều đối tượng, hiện tượng rong công, phóng điểm, chi phí bất hợp lý… đã
đẫn đến tình trạng vi phạm lợi ích của người lao động, tỷ lệ vượt khoán ngày càng
giảm. Nguyên nhân chủ yếu là:
- Do sai lầm của mô hình HTX nông nghiệp- tập thể hoá và ngày càng bị
Nhà nước hoá. Nhà nước chỉ huy đến từng HTX nông nghiệp. Các nguyên tắc tự
nguyện, quản lý dân chủ cùng có lợi bị vi phạm. Hộ nông dân không được coi là
đơn vị kinh tế tự chủ điều này không phù hợp của đặc điểm của sản xuất nông
nghiệp dẫn đến tình trạng tách rời người lao động với tư liệu sản xuất với đối tượng
lao động là cây trồng và vật nuôi mà chúng cần có sự chăm sóc của người lao động.
Làm mất tính chủ động sáng tạo, tận dụng mọi khả năng cho mục tiêu sản xuất.
Đồng thời tạo lại tạo điều kiện phát huy tính ỷ lại chông trờ vào sự giúp đỡ của
Nhà nước.
- Những ảnh hưởng do hạn chế của cơ chế quản lý trong nội bộ HTX nông
nghiệp của quản lý trong nội bộ HTX nông nghiệp càng trầm trọng hơn dưới tác
động của cơ chế “tập trung quan liêu, bao cấp, bao trùm toàn bộ nền kinh tế . Nhận
thức không đầy đủ về đặc điểm, yêu cầu hoạt động của tổ chức kinh tế , lẫn lộn
giữa tổ chức kinh tế (HTX) với chức năng xã hội, nặng nề về chủ nghĩa hình thức,
chạy theo phong trào để báo cáo thành tích, không chú ý đúng mức đến chỉ tiêu
hiệu quả kinh tế thực sự”. Tư tưởng thành phân biệt giai cấp quá nặng nề đã dẫn
đến tình trạng phân biệt đối xử với cả tầng lớp trung nông trong việc kết nạp vào
HTX mà họ không được làm cán bộ quản lý. Đây chính là một hàn chế lớn không
16
phát huy được trìng độ kinh nghiệm sản xuất của họ để giúp HTX phát triển. Trong
khi đó bần cố nông mặc dù có tinh thần triệt để cách mạng, song chữ quen với tư
duy hoạt động kinh tế tự chủ, chưa có kinh nghiệm quản lý…lại chưa được chuẩn
bị chu đáo thông qua các chương trình đào tạo, huấn luyện mà phải làm cán bộ
quản lý hàng trăm lao động, có HTX tới hàng ngàn người bao gồm cả lĩnh vực
nông – công – thương – tín thì thật là quá sức. Khuyết điểm thiếu sót là điều không
thể tránh khỏi. Thêm vào đó tư tưởng chủ quan duy ý trí, nóng vội muốn tiến thẳng
lên CNXH được áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua phong
trào hợp tác hoá càng bộc lộ những sai lầm, hạn chế ở mức độ nghiêm trọng hơn về
sự không phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, về sự không phù hợp với những đặc điểm riêng của từng vùng,
từng ngành, trình độ quản lý…
- Chỉ thị 100 của Ban bí thư đã có tác dụng tạo nền móng cho quá trình đổi
mới mô hịnh HTX kiểu cũ, đồng thời đã chặn đứng tình trạng sa sút của sản xuất
nông nghiệp thời kỳ cuối những năm 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên động lực của
khoá 100 đã nhanh chóng bị triệt tiêu và bộc lộ những hạn chế của nó. Hiện tượng
này do các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Kinh tế nông hộ không được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, các tư
liệu sản xuất chủ yếu vẫn bị tập thể hoá do HTX thống nhất quản lý. Do vậy chưa
phát huy tính tự chủ của nông dân trong sản xuất.
+ Phương thức khoán ngày càng nẩy sinh nhiều bất hợp lý như: HTX giao
khoán ngắn hạn, manh mún. Trong 8 khâu của quá trình sản xuất thì 5 khâu do
HTX đảm nhận, hộ nhận khoán 3 khâu (Gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch). Dần dần
HTX khoán trắng cả cho xã viên, nhưng định mức bù tương ứng xã viên không
được nhận đầy đủ. Các khâu dịch vụ cho xã viên không được đáp ứng.
- Hoạt động quản lý của HTX ngày càng yếu kém, bất hợp lý, tệ nạn tham
mô, mất dân chủ và những nhược điểm trong phân phối không được khắc phục. Do
vậy lợi ích của người lao động bị vi phạm nghiêm trọng. Kết quả là lòng tin, sự gắn
bó của xã viên với HTX giảm sút.
17
- Những khó khăn vô cùng to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
và tất cả những hậu quả nặng nề của nó cũng là một tác nhân quan trọng ảnh hưởng
đến nền kinh tế nói chung, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nước ta.
Lực lượng lao động trẻ khoẻ ở nông thôn hầu như đã được huy động ra chiến
trường. Trình độ sản xuất thấp kém, mất cân đối, ruộng đất bình quân đầu người
thấp, công cụ lao động thô sơ, thiếu cả trâu bò, trình độ canh tác lạc hậu. Trong khi
đó máy móc nông nghiệp được Nhà nước cung cấp thông qua nhận viện trợ, nhập
khẩu không được tính toán kỹ dẫn đến lãng phí của cải vật chất, không những thế
hiện tượng này còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạn phạm sai lầm của cán bộ
HTX.
- Đó là những hạn chế thuộc về cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô: về vai trò
hiệu lực quản lý Nhà nước đối với kinh tế HTX.
II. KINH TẾ HTX SAU ĐỔI MỚI (1988-2003)
1. Kinh tế HTX nông nghiệp khi có Nghị quyết 10 Bộ Chính trị
Không phải ngẫu nhiên mà từ những ngày đầu của phong trào hợp tác hoá
nông nghiệp các cuộc vận động cải tiến quản lý HTX cũng đồng thời tiến hành.
Mặc dù vậy cải tiến quản lý vẫn không khắc phục được khuyết tật của mô hình cũ,
nông nghiệp Việt Nam vẫn đang trong trạng thái trì trệ. Từ thực tiễn của phong trào
khoán hộ tự phát ở các địa phương được nhìn nhận một cách nghiêm túc thực tế
hơn chỉ thị 100 CT/TW của Ban bí thư về khoán sản phẩm trong nông nghiệp ra
đời nhằm cứu nền nông nghiệp Việt Nam trở thành bước công phá chính thức đầu
tiên vào mô hình HTX nông nghiệp kiểu cũ. Một mảng (3/8 khâu trong hệ thống
sản xuất nông nghiệp) của HTX nông nghiệp bị phá vỡ, chuyển về trực tiếp cho các
hộ xã viên. Đến đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI với đường lối đổi mới kinh tế do
Đảng khởi xướng đã tạo ra sự biển đổi sâu sắc trong sự phát triển kinh tế đất nước.
Trước bối cảnh đó Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ngày 05-04-1988 tiếp tục là bước
công phá thứ 2 vào mô hình HTX kiểu cũ. HTX kiểu cũ không còn cơ sở tồn tại xét
cả vè tính tất yếu kinh tế và địa vị pháp lý. Tuy vậy trong một thời gian sau đó việc
ra đời HTX kiểu mới không dễ dàng. Nghị quyết Hội nghị TW5 (khoá 6 năm 1993,
Luật đất đai ra đời từng bước tạo cơ sở pháp lý về quyền sử dụng ruộng đất lâu dài
18
cho nông dân). Tuy vậy trong thực tế được triển khai chậm. Cơ sở pháp lý để HTX
kiểu mới hình thành và phát triển như một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân
chưa được xác lập.
- Mô hình HTX kiểu mới xét về mục tiêu, nguyên tắc tổ chức và cơ chế hoạt
động chưa được quan niệm rõ ràng, thống nhất từ lãnh đạo đến nông dân.
- Đa số các HTX kiểu mới (đặc biệt là các tỉnh Miền Bắc và Miền Trung) ra
đời trên cơ sở các HTX cũ, song ở nhiều HTX cũ cơ sở vật chất kỹ thuật bị xuống
cấp và mất mát hư hao, tình trạng nợ nần giữa HTX với các hộ xã viên, giữa HTX
với Nhà nước và các tổ chức kinh tế khác diễn ra khá phổ biến. Không giải quyết
được nững tồn đọng về tài sản và công nợ trên, HTX mới rất khó ra đời. Hoặc nếu
cả 3 vấn đề trên dù có giải quyết được, HTX mới có thể ra đời song tổ chức hoạt
động kinh doanh trên thực tế như thế nào để đứng vững và phát triển được là điều
không đơn giản.
Nghị quyết 10, nội dung đổi mới tổ chức quản lý nội bộ HTX và tập đoàn
sản xuất được thực hiện theo các hướng chủ sau:
+ Tổ chức lại sản xuất tích cực chuyển sang sản xuất hàng hoá và hạch toán
kinh doanh.
+ Thực hiện dân chủ công khai công tác quản lý, khắc phục tệ nạn tham mô,
mệnh lệnh cửa quyền, mất dân chủ xoá bỏ bao cấp tràn nan trong phân phối cử
HTX.
+ Đa dạng hoá các hình thức kinh tế hợp tác với quy mô thích hợp, đảm bảo
tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Tăng cường tính tự chủ của tổ chức kinh
tế hợp tác, HTX, tập đoàn sản xuất thực hiện tự chủ trong quản lý, xây dựng kế
hoạch sản xuất kinh doanh, mua sắm, nhượng bán những tài sản không dùng đến
cho xã viên (trừ ruộng, đất rừng, mặt nước) tự chủ trong việc tạo vốn, sử dụng và
tiêu thụ sản phẩm sau khi dã làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, được phép lựa chọn
hoặc tham gia vào các tổ chức kinh doanh, xuất khẩu. Tiếp đó hội nghị lần thứ 6
Ban chấp hành TW khoá VI (tháng 3 năm 1989) đã đề ra nhiều chủ trương, chính
sách thực hiện công cuộc đổi mới, trong đó đã đề cập đến những quan diểm,
phương hướng tiếp tục đổi mới HTX, tập đoàn sản xuất với các nội dung chủ yếu:
19
*Hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ.
*Kinh tế hợp tác có nhiều hình thức từ thấp đến cao, mọi tổ chức sản xuất
kinh doanh do người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức, được quản lý theo
nguyên tắc dân chủ, không phân biệt quy mô và trình độ kỹ thuật mức độ tập thể
hoá tư liệu sản xuất đều là HTX.
*HTX và tập đoàn sản xuất nông nghiệp là các tổ chức kinh tế hợp tác với
nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.
Sau khi có Nghị quyết 10 các loại hình tổ chức kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp nông thôn cả nước đã có những biến đổi sâu sắc: khoảng 10-15% số HTX
đã tự đổi mới chuyển phương thức hoạt động và thu được kết quả tốt thể hiện: kinh
tế hộ gia đình xã viên được tự chủ và được tạo điều kiện phát huy tối đa khả năng
hoạt động kinh doanh của mình. Quan hệ HTX và hộ xã viên được thực hiện dựa
trên nguyên tắc bình đẳng, thoả thuận, HTX chuyển đến hoạt động sang kinh doanh
dịch vụ cho hộ xã viên ở các khâu: hướng dẫn xã viên tiếp cận thị trường, tiêu thụ
sản phẩm, tổ chức sản xuất, chuyển giao công nghệ, chăm lo xây dựng và quản lý
kết cấu hạ tầng, phát huy các việc làm tình nghĩa, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để
giúp kinh tế hộ phát triển, bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, thực
hiện đúng các nguyên tắc về phân phối, tài chính, quản lý tốt đồng vốn…nhờ đó
hoạt động của HTX có hiệu quả rõ rệt, xã viên gắn bó với HTX.
Những HTX hoạt động yếu kém. Trong nhiều năm chỉ tồn tại về mặt hình
thức, hộ nông dân không gắn bó với HTX và muốn bứt khỏi sự ràng buộc của HTX
do vậy các tổ chức kinh tế hợp tác này tự giải thể. Thực chất
đây là quá trình tan rã mô hình HTX kiểu cũ. Tính đến cuối tháng 12 năm 1996
trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta các tổ chức HTX kiếu cũ đã tan rã hoàn toàn,
hoặc còn lại chỉ là hình thức thực tế chúng không hoạt động và không đem lại lợi
ích cho kinh tế hộ. Ví dụ: Bắc Cạn theo báo cáo là còn 2 HTX nhưng thực chất đã
giải thể hết. Lào Cai báo cáo là còn 178 HTX nhưng thực tế chỉ còn lại 14 HTX.
- Ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhân dân tham gia HTX giảm từ 91% xuống
còn 45%.
20
- Ở các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng: tính đến cuối tahngs 12 năm 1996
toàn vùng còn lại là 2.646 HTX trong đó có 431 HTX đã làm thủ tục giải thể
chiếm 16,2%. Một số tỉnh không có tình trạng giải thể HTX nông nghiệp: Thái
Bình, Ninh Bình, Hà Nam. Hà Tây.
-Ở Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá là tỉnh có số HTX nông nghiệp giải thể nhiếu
nhất 87,5% trong khi Nghệ An và Hà tĩnh không có HTX nào giải thể.
- Các tỉnh duyên hải Miền Trung đến cuối tháng 12 năm 1996 còn lại 917
HTX nông nghiệp trong đó 166 HTX đã giải thể chiếm 18%.
- Các tỉnh Tây Nguyên cuối tháng 12 năm 1996 còn lại 295 HTX nông
nghiệp trong đó HTX nông nghiệp đã giải thể chiếm 41%.
- Khu vực Đông Nam Bộ tính đến cuối tháng 12 năm 1996 theo báo cáo còn
lại 398 HTX nông nghiệp. Trong đó số HTX đã giải thể là 127 chiếm 32 %.
- Vùng đồng bằng Sông Cửu Long tính đến cuối tháng 12 năm 1996 tổng số
HTX còn lại là 60 trong đó số HTX làm thủ tục giải thể là 22 chiếm 36,6%.
Qua số liệu trên ta thấy moọt đặc điểm riêng của các tỉnh trung du miền núi
phía bắc mặc dù số lượng HTX nông nghiệp được thành lập nhiều hơn một số tỉnh
đồng bằng, thành phố lớn song trên thực tế số HTX như không hoạt động và cũng
không làm thủ tục giải thể chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều
Việc tan rã các HTX kiểu cũ gây ra khó khăn về kinh tế và xã hội: Đó là
mâu thuẫn về tranh chấp đất đai kinh tế hộ nông dân nghèo gặp nhiều khó khăn về
sản xuất vì các khâu dịch vụ từ cung ứng vật tư (Đầu vào ) và tiêu thụ sản phẩm
(Đầu ra) đến dịch vụ kỹ thuật hộ nông dân phải tự giải quyết trong khi không đủ
điều kiện hoặc bị thua thiệt trong việc trao đổi sản phẩm nông sản với thị trường .
Tuy vậy có thể khẳng định rằng NQ 10 Bộ chính trị cùng với Nghị quyết hội
nghị lần thứ 6 ban chấp chấp hành TW khoá VI và luật đất đai năm 1993 với những
quy định cụ thể về việc hộ xã viên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng
đất lâu dài và được hưởng năm quyền: Sử dụng chuyển đổi, chuyển nhượng thừa kế
và chấp nhận đẫ có tác dụng tạo bước nghoặt cho sự phát triển sản xuất nông
nghiệp: Đó là sản xuất nông nghiệp liên tục tăng ổn định với tốc độ > 4%. Đặc biệt
là sản lượng lương thực tăng đáng kể
21
Từ 1989 đến nay đã bả đảm đủ nhu cầu tiêu dùng lương thực trong nứơc và
trở thành một trong ba nước đứng đầu thế giới về khối lượng lương thực xuất khẩu
.
Một số ngành khác cũng tạo được những bước phát triển đáng kể như ngành
chè, cà phê cao su dâu tằm hoa quả thuỷ sản chăn nuôi trồng rừng. Kim ngạch
nông sản tăng lên với tốc độ cao.
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp đã được tăng cường một bước chủ
yếu thông qua việc tự mua sắm của kinh tế nông hộ và kinh tế thị trường
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ tthuật công nghệ mới vào sản xuất được
coi trọng và đã tạo đưộc bước phát triển cho việc tăng năng suất cây trồng vật nuôi
tăng hiệu quả sử dụng đất… Hiệu quả kinh tế được nâng lên rõ rệt
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo xu hướng tiến
bộ. Từng bước khôi phục và hình thành các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông
thôn. Đặc biệt là sự hình thầnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung hướng tới
mục tiêu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
Nhờ vậy đời sống kinh tế , vật chất tinh thần ở nông thôn từng bước được cải
thiện.
Từ việc nghiên cứu NQ 10Bộ chính trị và thực tiễn cho thấy một thực tế: Đó
là nhu càu bức xúc của nông dân hiện nay trong việc giải thể những HTX kiểu cũ
kém hiệu quả. Ngược lại những vùng có điều kiện thuận lợi thì người nông dân
vẫn có nhu cầu xây dựng những HTX nông nghiệp kiểu mới phù hợp .
2. Kinh tế HTX trong nông nghiệp từ khi có luật HTX (1997-2003)
2.1- Những thành tựu đạt được
Lịch sử loài người đã khẳng định; Hợp tác , giao lưu ,qua đó học hỏi kinh
nghiệm, trao đổi hàng hoá phân công lao động … là đòn bẩy thúc đẩy phát triển
kinh tế, xã hội của mọi dân tộc, mọi cộng đồng mọi cá thể. HTX nông nghiệp
không nầm ngoài quy luật này. Tuy nhiên sự hợp tác phải dựa vào tính tự nguyện
và boả đảm tính công bằng. Sự hưởng thụ phải tương xứng với mức đóng góp
công sức tiền của bỏ ra và lợi nhuận qua sự hợp tác phải cao hơn lợi nhuận do tự
thân làm ra. Phá vỡ quy luật này là phá vỡ hợp tác. Đầu những năm90 cuả thế kỷ
22
XX, vì nhiều lý do khác nhau, quy luật này không được thực hiện ở phần lớn các
HTX nông nghiệp trong cả nước. Ý thức được vấn đề này, sau đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VIII, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đổi
mới hoạt động của các HTX hoạt động theo luật (Ban bí thư TW Đảng có chỉ thị
68 –1996 Quốc hội đã ban hành luật HTX chính phủ ban hành 10 Nghị định
hướng dẫn việc triển khai luật HTX )
Tính đến thời điểm 1996 cả nước có 13782 HTX nông nghiệp. Sau hơn ba
năm(1997-2000) thực hiện luật HTX các địa phương đã rà soát, phân loại, cho
phép giải thể 6222 HTX yếu kém, trên thực tế không tồn tại, số HTX thực sự
chuyển đổi là 7531 HTX. Tới tháng 6/2000 cả nước đã chuyển đổi được 5692
HTX chiếm 75% so với tổng số HTX hiện còn, trong đó có 58% HTX được cấp
giấy đăng ký kinh doanh. Đồng thời đã có 1319 HTX mới được thành lập. Những
công việc chính đã được làm trong quá trình chuyển đổi là: Kiểm kê đánh giá lại
tài sản của HTX cũ (Bình quân 1 HTX có 556 triệu đồng, 80%là TSCĐ ) bàn giao
cho chủ cụ thể, quản lý chuyển giao cho chính quyền địa phương quản lý những
tài sản, cơ sở vật chất dùng cho cả cộng đồng dân cư, làm rõ các khoản phải thu
(Bình quân 1 HTX là148 đồng ) nợ phải trả (Bình quân 1 HTX là 82,5 đồng ) xác
nhận và thu hồi được 20%- 30% công nợ trong HTX, phân bổ lại giá trị tài sản và
vốn quỹ được kế thừa từ HTX cũ thành vốn góp của xã viên trong HTX mới.
Làm rõ tiêu chuẩn xã viên và củng cố lại ban quản lý. Các HTX quy định
lại tiêu chuẩn xã viên (Là hộ hay lao động trong độ tuổi ).
Lập danh sách xã viên (ở miền bắc và miền trung, số xã viên HTX chiếm tỷ
lệ 80%- 100%)
+ Tổ chức bộ máy của HTX gọn nhẹ, ban quản trị 2-3 người, bộ máy giúp việc
4- 6 người, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận được làm rõ hơn.
+ Định lại nội dung, phương pháp hoạt động của HTX, hướng chủ yếu vào
dịch vụ điện, nước, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, tiêu thụ sản phẩm…. Phù
hợp với điều kiện vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng quản lý của cán bộ
HTX và các biện pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ của HTX. Nhờ vậy tỷ lệ các HTX
kinh doanh ổn định có lãi ngày càng tăng, nhiều mô hình mới điển hình tiến tiến
23
xuất hiện. Từng bước khẳng định được vai trò vị trí của mình trong đời sống kinh
tế xã hội của đất nước. Năm 1998 tổng sản phẩm trong nước do khu vực kinh tế
HTX tạo ra đạt khoảng 32979 tỷ đồng (tăng 17% so với 1997). Năm 1993 ước tính
đạt 35100 tỷ (tăng 6,6% so với 1998) chiếm 9% GDP cả nước. Giá trị sản lượng
của các HTX tiểu thủ công nghiệp tăng 10,8%, xây dựng và sản xuất vật liệu xây
dựng là 14%.
Sau quá trình chuyển đổi hầu hết các HTX đã kế thừa, tiếp nhận, quản lý sử
dụng các công trình thuỷ lợi điện, nước, đường giao thông, vốn quỹ và kinh nghiệm
tổ chức các dịch vụ tích luỹ được từ nhiều năm qua. Một số nơi ở miền núi phía
Bắc khi xoá bỏ HTX mà không có hình thức tổ chức khác phù hợp thay thế, nên đã
xảy ra tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật không được quản lý chặt chẽ, bị thất thoát
hư hỏng, xuống cấp nặng nề, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Nhiều HTX chuyển đổi
đã huy động vốn và công sức lao động của xã viên kết hợp với sự hỗ trợ của HTX
đã tu bổ nâng cấp và xây dựng một số cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là phong trào
kiên cố hoá kênh mương số HTX là dịch vụ thuỷ nông chiếm 95%, bảo vệ thực
vật 62%, khuyến nông 48%, cung ứng giống cây trồng 41%, cung ứng vật tư
36%,điện 52%, làm đất 15%, tiêu thụ sản phẩm 10%. Một số HTX còn tổ chức chế
biến nông sản và làm ngành nghề (HTX Đông Xuân ở Sóc Sơn – Hà Nội) nhiều
HTX ở miền Trung có vốn lớn đã cho xã viên vay lại để phát triển kinh tế gia đình.
Nhiều HTX đóng vai trò tích cực trong việc tìm tòi, hướng dẫn nông dân áp dụng
tiến bộ kỹ thuật, áp dùng giống mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ… Các
HTX cũng đã rà soát lại định mức thu chi của các dịch vụ phần lớn đã giảm giá
nhưng vẫn nâng cao chất lượng dịch vụ cho xã viên. Ở Thanh Hoá nhiều HTX đã
giảm 30% phí dịch vụ thuỷ nông, phí bảo vệ thực vật đã giảm từ 0,8kg thóc/sào
xuống còn 0,5kg/sào, ở nhiều nơi giá điện giảm từ 1000-1100đ/kwh xuống còn
550-700đ/ kwh.
Đa số các HTX mới thành lập, xã viên tham gia tự nguyện nên một số có
lượng vốn lớn ( ở An Giang 800000-830000đ trên cổ phần, Hưng Yên 200000-
30000đ trên cổ phần, có nơi tử 2-3 triệu đồng trên cổ phần. Nhiều HTX làm tốt các
dịch vụ cho xã viên, ở An giang 80% HTX làm dịch vụ 1-2 khâu: Tưới tiêu làm
24
đất, hoặc cung ứng vật tư đã làm giảm giá dịch vụ về nước 80-130 kg thóc/ha/vụ,
giảm giá cày xới 25kg –30kg/ ha. Nhiều HTX liên kết với doanh nghiệp nhà nước
tiêu thụ tốt sản phẩm do nông dân làm ra: Như HTX Bình Hoà Bắc ở Long An,
cac ở khu vực gần nông trươòng sông hậu (Cần Thơ) vùng Lam Sơn( Thanh Hoá).
Một số HTX ở Nam Bộ đã thu hút nông dân không có đất sản xuất vào làm dịch
vụ, tạo việc làm và thu nhập cho họ. Ở Miền Trung HTX điển hình nổi bật là HTX
Duy Sơn 2 (Quảng Nam) đây là HTX miền núi, quy mô thôn, ngoài việc làm tốt
các dịch vụ tưới tiêu , dịch vụ điện công suất 1200 Kw để cung cấp cho xã viên,
dịch vụ bảo vệ thực vật. Dịch vụ giống,dịch vụ vật tư… HTX còn mở rộng mối
quan hệ liên kết hợp tác với các ngành , các cấp, phát triển ngành nghề, như liên
kết với nhà máy làm đế giày xuất khẩu, doanh thu trên 8 tỷ đồng/năm liên kết may
với nhà may xuất khẩu, doanh thu trên 2 tỷ đồng, dệt xuất khẩu, xưởng mây tre đan
xuất khẩu doanh thu trên 2 tỷ đôàng. Sản phẩm của HTX được xuất khẩu đi nhiều
nước trên thế giới. Hàng năm tạo thêm việc làm cho gần 100 lao động với thu nhập
ổn định từ 300-500 ngìn đồng/tháng/lao động. Doanh thu HTX năm 2000 là trên
21,5 tỷđồng.
Ở miền núi phía Bắc nổi lên có HTX Phù Nam, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên
Bái, tại HTX này đã hoạt động dịch vụ sản xuất, cung ứng giống và vật tư qua
nhiều cửa hàng ở tất cả các tụ điểm dân cư, các bản làng. HTX còn tận dụng diện
tích, tổ chức trồng cây ăn quả. Sản xuất kinh doanh, khai thác cát, sỏi vôi, kinh
doanh vận tải và tiêu thụ ngô, lúa, sắn, chè,…. Nhờ vậy mà doanh thu hàng năm
của HTX đạt 4-5 tỷ đồng. Bên cạnh việc các HTX nông nghiệp tập trung phát triển
cho nội bộ của mình, các HTX nông nghiệp còn mở rộng liên doanh, liên kết hợp
tác kinh doanh với nhau và các loại hình kinh tế HTX khác tạo ra liên minh HTX.
Liên minh HTX có tác dụng vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá,
dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm trên thi trường trong và ngoài nước.
Qua một số kết quả thông kê về kinh tế nông nghiệp nông thôn nói chung và
của HTX nông nghiệp nói riêng sau thời kỳ ban hành Luật HTX đến nay. Một số
nhà nghiên cứu kinh tế đã thóng kê dược những bảng số liệu sau:
25
Bảng 1: Tổng số HTX Nông nghiệp phân theo loại hình dịchvụ
Bảng 2. Tổng số HTX nông nghiệp mới thành lập phân theo loại hình dịch vụ
Làm đất Giống cây trồng Thuỷ nông
Vùng
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Cả nước 131 14,03 410 43,90 557 59,60
ĐBSH 11 17,74 24 38,71 56 90,32
Đông Bắc 6 4,65 56 43,41 66 51,16
Tây Bắc 1 3,45 11 37,93 3 10,34
Bắc T.Bộ 23 9,20 197 78,80 220 88,00
Làm đất Giống cây trồng Thuỷ nông
Vùng Tổng số Số
lượng %
Số
lượng %
Số
lượng %
Cả nước 7171 1495 20,85 4259 59,39 6284 87,63
ĐBSH 3311 846 25,55 2022 61,07 3241 97,89
Đông Bắc 802 27 3,37 464 57,86 593 73,94
Tây bắc 242 10 4,13 101 41,74 96 39,67
Bắc Tung Bộ 1388 267 19,24 1073 77,31 1298 93,52
Duyên Hải
Miền Trung
697 200 28,69 378 54,23 654 93,88
Tây Nguyên 116 19 16,38 47 40,52 64 55,17
Đông Nam Bộ 191 55 28,80 82 42,93 112 63,87
ĐBSCL 424 77 16,75 92 21,70 216 50,94
Bảo vệ thực vật Tiêu thụ sản phẩm Cung ứng vật tư
Vùng
SL % SL % SL %
Cả nước 4323 60,28 538 7,50 3457 48,21
ĐBSH 2520 76,11 191 5,77 1291 38,99
Đông Bắc 359 44,76 89 1,10 530 66,08
Tây Bắc 69 28 51 9 3,72 95 39,26
Bắc Trung Bộ 11 4 80,26 83 5,98 865 62,32
Duyên Hải Miền
Trung
168 24,10 64 9,18 275 39,45
Tây Nguyên 38 32,76 29 25 84 72,41
Đông Nam Bộ 32 16,75 39 20,42 111 58,12
ĐBSCL 23 5,42 34 8,02 206 48,58
26
DH Miền Trung 3 37,50 7 87,50
Tây Nguyên 7 25,00 13 46,43 4 14,29
Đông Nam Bộ 18 40,00 20 44,00 13 28,89
ĐBSCL 65 16,97 86 22,45 188 49,09
Bảo vệ thực vật Tiêu thụ sản phẩm Cung ứng
Vùng
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
ĐBSH 307 32,87 135 14,46 478 51,18
Đông Bắc 36 27,91 29 22,48 63 48,84
Tây Bắc 5 17,24 9 81,03
Bắc T.Bộ 191 76,4 31 12,40 158 63,20
DH Miền Trung 1 12,50 3 37,5
Tây Nguyên 7 25,00 14 50,00 21 75,00
Đông Nam Bộ 12 26,67 21 46,67 31 68,89
ĐBSCL 21 5,48 31 8,09 179 46,74
Bảng 3. tổng số HTX nông nghiệp chuyển đổi phân theo loại hình dịch vụ
Làm đất Giống cây trồng Thuỷ nông
Vùng
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Cả nước 1364 21,87 3849 61,71 5727 91,82
ĐBSH 835 25,70 1998 61,50 3185 98,03
Đông Bắc 21 3,12 408 60,62 527 78,31
Tây Bắc 9 4,23 90 42,25 93 43,66
Bắc T.Bộ 244 21,44 876 76,98 1078 94,73
DH Miền Trung 200 29,03 375 54,43 647 93,90
27
Tây Nguyên 12 13,64 34 37,64 60 68,18
Đông Nam Bộ 37 25,34 62 42,47 109 74,66
ĐBSCL 6 14,63 6 14,63 28 68,29
(Trích từ: Niên giám thống kê)
2.2. Những hạn chế
Qua những bảng số liệu trên ta thấy từ khi có Luật HTX thì số lượng HTX
chuyển đổi và mới thành lập phân theo loại hình dịch vụ khá đa dạng và phong phú
nhưng bên cạnh đó còn tồn tại khá nhiều những hạn chế trong quá trình thực hiện
luật HTX:
Nhìn chung, hiện nay chúng ta vẫn còn lẫn lộn chưa rõ ràng về khái niệm
HTX. Nhiều người vẫn cho rằng HTX có chức năng như doanh nghiệp và mang
tính chất kinh doanh. Nhiều nơi còn coi việc xã viên đóng góp cổ phần và phân
chia lợi nhuận theo cổ phần như doanh nghiệp, đó là một sự tiến bộ mới nhưng điều
đó đã làm cho nhiều tư nhân đội lốt danh nghĩa HTX để kinh doanh trốn thuế Nhà
nước. Bản chất HTX không mang tính chất kinh doanh và phi lợi nhuận, HTX chỉ
Bảo vệ thực vật Tiêu thụ sản phẩm Cung ứng vật tư
Vùng
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Cả nước 4016 64,39 103 6,46 2979 47,76
ĐBSH 2486 76,52 182 5,60 1277 39,30
Đông Bắc 323 47,99 60 8,92 476 69,39
Tây Bắc 64 30,05 9 4,23 86 40,38
Bắc T. Bộ 923 81,11 52 5,57 747 62,13
DH Miền Trung 167 24,24 64 9,29 273 39,48
Tây Nguyên 31 35,25 15 17,05 63 71,59
Đông Nam Bộ 20 13,70 18 12,33 88 54,79
ĐBSCL 2 4,88 3 7,32 27 65,85
28
giúp các xã viên kinh doanh và theo nguyên tắc một người một phiếu. Mặc dù
chúng ta có nhiều chính sách về phát triển HTX nhưng nhìn chung phong trào HTX
vẫn chưa có sự phát triển thực sự. Nguyên nhân chủ yếu là:
- Các thể chế về HTX chưa sát thực tế. Luật HTX cũng như các quy định về
tài chính, kiểm tra thuế, về vốn, đất đai không thực sự sát thực với tình hình nông
dân quy mô nhỏ sản xuất nông nghiệp. Các quy định này hầu như chỉ phù hợp cho
tầng lớp nông dân khá giả ở nông thôn, trong khi tầng lớp này lại không có nhu cầu
thành lập HTX như tầng lớp trung bình và nghèo.
- Các ban ngành TW và địa phương chưa thực sự có các chính sách cụ thể,
các chương trình lớn cấp Nhà nước để dầu tư phát triển HTX như kiểu chương tình
giống, chương trình 135.
- Nhận thức về HTX và phát triển HTX nông nghiệp của các địa phương rất
hạn chế, đâu đó chúng ta vẫn còn mô hình HTX của tỉnh uỷ, UBND tỉnh… Nhà
nước chỉ đạo thành lập HTX mang nặng tính chỉ đạo từ trên xuống và hành chính.
Nhiều nơi chưa nhận thức được vai trò của HTX hiện nay là tập hợp hoọ gia đình
nông dân, giúp đỡ kinh tế hộ phát triển. Khi đánh giá sự phát triển của HTX, chưa
nới nào dùng chỉ tiêu đánh giá lợi ích mà các hộ gia đình nông dân được hưởng khi
tham gia HTX, hiện nay chúng ta đánh giá lãi của HTX là chính, do vậy vai trò của
HTX với kinh tế nông hộ không được coi trọng.
- HTX còn lúng túng trong điều hành, chỉ đạo sản xuất, tổ chức làm dịch vụ.
Có HTX chỉ thực hiện được 1- 2 khâu dịch vụ, tỉ lệ lãi còn thấp, một số HTX chưa
tính đúng khấu hao TSCĐ theo quy định của Nhà nước, chưa đưa công quản lý vào
đơn giá… vai trò của HTX trong điều hành vụ , tham gia dồn ô, đổi thửa, từ ô thửa
nhỏ thành ô thửa lớn. điều hành sản xuất khuyến nông ở một số nơi còn lu mờ.
- Đội ngũ cán bộ tại các địa phương hạn chế năng lực về các kiến thức HTX
cũng như thành lập HTX trong bối cảnh mới, kinh tế thị trường và sản xuất theo
hướng chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá.
- Thiếu các lớp đào tạo nông dân về thành lập HTX: chúng ta vẫn chỉ coi
trọng việc đào tạo các cán bộ HTX trong cơ cấu lãnh đạo dịa phương mà không cho
rằng việc đào tạo nông dân tự thành lập các HTX có thể tổ chức cho mọi nông dân
29
có nhu cầu. 76,1% tổng số cán bộ HTX và 91,8% cán bộ ban kiểm soát chưa được
quan tâm đào tạo. Vẫn còn tính trạng vi phạm hoặc chưa thực hiện đúng luật HTX
như: dùng dấu cũ, chưa chia lãi theo tỷ lệ.
- Không có kinh phí nghiên cứu về HTX nông nghiệp trong nhiều năm qua
cả Bộ nông nghiệp- phát triển nông thôn và Bộ KHCN đều có rất ít kinh phí nghiên
cứu về lí luận cũng như xây dựng HTX. Kinh phí chưa chủ yếu tập trung vào các
chương trình công nghệ nhưng chúng ta ít có kinh phí về thể chế nông thôn để đón
nhận công nghệ mới. Còn nhiều HTX vẫn gặp khó khăn về vốn, số vốn còn lại thực
chất là số nợ phải thu, tổng số nợ HTX có chiều hướng tăng. Bên cạnh đó HTX có
hàng trăm triệu đồng tiền vốn nhưng chưa có phương án sử dụng hiệu quả nên phải
gửi ngân hàng.
Thực trạng đã cho thấy rõ một điều rằng:
- HTX chậm tham gia vào tiến trình phát triển. Nguyên nhân có nhiều mà xét
về góc độ triết lý chủ yếu là sự tác động đồng thời của 3 loại triết lý “trọng nông”
của nền kinh tế tiểu nông chậm phát triển triết lý “đóng cửa” hướng nội của mô
hình CNH cổ điển và triết lý “bình quân”, bảo đảm xã hội của mô hình kế hoạch
hoá tập trung trong một thời kỳ dài trước đây. Mặc dù nền kinh tế nước ta đang
chuyển theo mô hình phát triển hiện đại phù hớp voí cơ chế thị trường, song tiến
trình này vẫn bị trì trệ bởi 3 loại quan điểm mang tính triết lý nêu trên hiện đang chi
phối trong các chính sách và giải pháp cụ thể. Nhiều HTX và mô hình HTX nông
nghiệp hoạt động và mang tính chất áp đặt, khi thị trường và chưa thực sự bình
đẳng so với các doanh nghiệp Nhà nước.
- Trong hệ thống HTX nhất là HTX nông nghiệp tuy đã tham gia vào tiến
trình phát triển nhưng sự phát triển lại diễn ra chậm chạp về khách quan và do kinh
tế thị trường Việt Nam còn sơ khai, yếu kém có tính hệ thống. Quan hệ tiền hàng
chưa phát triển, hoạt động tài chính và ngân hàng chưa đủ sức vận hành nền kinh
tế, thể chế chưa hoàn toàn phù hợp với thể chế chung của tiến trình kinh tế hiện đại
thế giới, hệ thống doanh nghiệp còn non yếu sự quản lý của Nhà nước còn nặng
theo quan điểm và triết lý của mô hình kế hoạch hoá tập trung. Bản thân kinh tế
nông nghiệp vẫn còn là kinh tế tiểu nông chậm phát triển. Và chủ quan do năng lực
30
nội tại của HTX nông nghiệp còn quá yếu, tư tưởng của xã viên còn mang nặng
tính bao cấp, chưa rhực sự hiểu biết về hội nhập và phát triển.
- Luật HTX đã bộc lộ nhiều nhược điểm cần sửa đổi, bổ sung cho phù hớp
với tình hình mới. Hệ thống chính sách thuế, tài chính, tín dụng, vay vốn… của
Nhà nước đối với HTX còn bất cập và chưa đồng bộ. HTX hiện nay vẫn chưa được
vay vốn của ngân hàng. Nhiều nguồn đầu tư, dự án lớn chưa được giành cho kinh tế
HTX, HTX chưa có tư cách pháp nhân, xã viên chưa được hưởng chế bộ BHXH.
- Trình độ KHCN áp dụng vào sản xuất ở các HTX còn thấp so với các nước
trong khu vực, chưa thực sự thực hiện tốt quan hệ bốn nhà: nhà nông, nhà khoa
học, doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước trong việc gắn sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm.
Tóm lại, sau 50 năm xây dựng đổi mới, phát triển mô hình kinh tế HTX nói
chung và HTX nông nghiệp nói riêng đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng nó
đã đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân cả trtong thời chiến và
thời bình. Đó là nền tảng và cơ sở để phát triển thể chế CNXH ở nước ta. Trong
thời gian tới phát triển HTX nông nghiệp vẫn là phương châm tích cực là chiến
lược của Đảng và Nhà nước để tiến tới một mục tiêu lớn của năm 2020 trở thành
một nước công nghiệp.
31
PHẦN BA
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HTX NÔNG NGHIỆP
I/ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP
TÁC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP.
Kinh tế HTX đã và đang là một trong những thành phần kinh tế chủ yếu của
nền kinh tế quốc dân. Một lần nữa Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định
vai trò và ý nghĩa to lớn của lĩnh vực kinh tế HTX, quyết tâm tiếp tục khuyến khích
phát triển mô hình kinh tế HTX trong một nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN “kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng trong đó
HTX là nòng cốt. Các HTX dựa trên sở hữu các thành viên và sở hữu tập thể, liên
kết rộng rãi những người lao động các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn. Phát triển HTX kinh doanh
tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành”.
Căn cứ vào mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra mà đặc biệt là mục tiêu
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn để phát triển hoàn thiện kinh tế hợp tác trong
nông nghiệp nước ta giai đoạn hiện nay (2001- 2010) thì chúng ta cần hiểu rõ và
nên thực hiện tốt một số định hướng sau:
Một là, phát triển kinh tế hợp tác gắn với mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp
nông thôn trong điều kiện hội nhập quốc tế hoá đoì sống kinh tế thì phải không
ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả
kinh tế HTX để kinh tế HTX đủ sức cạnh tranh tỏng quá trình hội nhập kinh tế
32
quốc tế. Cụ thể là xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững dựa trên
cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện
sinh thái của từng vùng. áp dụng nhanh thành tựu KHCN vào sản xuất nông
nghiệp, đạt mức trung bình, tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về giá
trị gia tăng trên một đơn vị diện tích. Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng
và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và
ngoài nước, tăng thị phần của các nông sản chủ yếu trên thị trường thế giới. Nông
thôn có kết cấu kinh tế hợp lý, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cùng phát triển,
từng bước hình thành liên kết chặt chẽ có hiệu quả giữa nông nghiệp- công nghiệp-
dịch vụ trên từng địa bàn và trong cả nước, thực hiện đô thị hoá, bảo đảm đủ việc
làm không còn đói nghèo, xã hội nông thôn văn minh dân chủ và công bằng, đời
sống dân cư được nâng cao rõ rệt. Giai đoạn 2001- 2010 phấn đấu đạt các chỉ tiêu
cụ thể: năm 2010 tổng sản phẩm trong nước đạt gấp đôi 2000 trong đó giá trị sản
lượng nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân hàng năm khoảng 4,5%.
Duy trì khoảng 4 triệu ha đất để trồng lúa. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng tổng sản phẩm
trong nước 7%/năm. Trong đó tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16- 17%.
Tỷ tọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên 30%.
Thuỷ sản đạt sản lượng 2,5- 3 triệu tấn. Bảo vệ tốt 10 triệu ha rừng tự nhiên, hoàn
thành trồng 5 triệu ha rừng kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thuỷ sản đạt khoảng 8-
9 tỷ USD trong đó thuỷ sản khoảng 3 tỷ USD. Với những yêu cầu nói trên đòi hỏi
kinh tế nông hộ và trang trại sản xuất hàng hoá phải được khuyến khích phát triển
mạnh mẽ: kinh tế hợp tác, HTX cần được phát triển để nhân thêm sức mạnh của
kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Kinh tế Nhà nước hướng dẫn, hỗ trợ kinh tế hộ, trang
trại, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
Hai là, kinh tế hợp tác với nhiều hình htức hợp tác mà nòng cốt là HTX dựa
trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao
động, các hộ sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành
phần kinh tế không giới hạn về quy mô, về địa bàn, về phân phối theo lao động,
theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu
trách nhiệm. Thành viên kinh tế tập thể bao gồm cả người ít vốn và nhiều vốn,
33
cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện bình đẳng,
cùng có lợi và quản lý dân chủ. Đồng thời phát triển kinh tế HTX phải theo định
hướng XHCN dưới sự quản lý của Nhà nước.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vận động theo yêu cầu và các quy
luật khách quna vốn có của nó. Một mặt kinh tế thị trường tạo điều kiện phát huy
mọi nguồn lực, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế mặt khác kinh tế thị trường còn
mặt trái của nó như tạo nên sự phân hoá giàu nghèo, những hiện tượng như trốn lậu
thuế, làm hàng giả, cạnh tranh phi kinh tế… bởi vậy mục tiêu định hướng XHCN
nền kinh tế thị trường đặt ra những yêu cầu đối với mọi vấn đề như cơ chế, chính
sách, luật pháp. lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện các quá trình kinh tế xã hội, các
thành phần kinh tế nói chung, trong đó có khu vực kinh tế nông thôn và kinh tế hợp
tác. Cho nên phát triển và hoàn thiện các hình thức kinh tế hợp tác cần phải đặt
trong yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
để khắc phục tư tưởng ỷ lại, chờ đợi cho rằng vào HTX để được sự trợ giúp, được
bao cấp… đồng thời cân fthấy rõ vai trò, trách nhiệm giúp đỡ của Nhà nước đối với
kinh tế hợp tác, trước hết đối với đối tượng đồng đảo nông hộ nghèo có nhu cầu
hợp tác, cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các
thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế hợp tác, HTX. Những việc làm nói trên
nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác, HTX phát triển với tư cách là một
bộ phận không tách rời của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần thoe đúng chủ trương,
đường lối của Đảng.
Ba là, kinh tế hợp tác và HTX lấy lợi ích kinh tế làm chính bao gồm lợi ích
kinh tế của các thành viên và lợi ích tập thể. đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của
thành viên, góp phần xoá đói giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên,
phát triển cộng đồng. Đánh giá hiệu quả kinh tế hợp tác và HTX phải trên cơ sở
quan điểm toàn diện cả về kinh tế- chính trị- xã hội cả hiệu quả tập thể và của các
thành viên. Phải tôn trọng các mục tiêu nguyên tắc của quá trình hợp tác theo đúng
luật HTX năm 1996.
Bốn là, trong quá trình phát triển kinh tế hợp tác và HTX nông nghiệp cần
pahỉ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế này. Vấn đề
34
có tầm chiến lược hàng đầu là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế hợp tác và
HTX có chất lượng, có tinh thần cộng đồng cao, biết tin vào người lao động trong
HTX, biết tiếp thu ý kiến và nguyện vọng sâu sa nhất của họ. Người quản lý pahỉ
luôn quan tâm và biết chuyển giao kỹ thuật cồng nghệ sản xuất, kinh doanh để cho
người lao động biết vận động và thuyết phục quần chúng xã viên áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhất.
Năm là, tăng cướng sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nâng cao vai trò quản
lý của Nhà nước trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế
hợp tác và HTX nông nghiệp Nhà nước ban hành các chính sách trợ giúp kinh tế
tập thể trong quá tình xây dựng và phát triển, thông qua việc giúp đỡ và đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, ứng dụng KHCN, nắm bắt thông tin, mở rộng thị trường, xây
dựng các quỹ hỗ trợ và phát triển, giải quyết nợ tồn đọng trước đây. khuyến khích
việc tích luỹ và sự dụng có hiệu quả vốn tập thể trong HTX. Phát huy vai trò liên
minh HTX Việt Nam của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc
tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia kinh tế tập thể, thực hiện tốt quy chế
dân chủ cơ sở, bảo đảm công tác kiểm tra, kiểm soát của các thành viên, ngăn ngừa
tham nhũng, quan liêu.
Sáu là, phát triển kinh tế heo phương châm tích cực nhưng vững chắc. xuất
phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ bậc thấp đến cao, đạt hiệu quả tích cự, vì sự phát
triển của sản xuất, tránh duy ý trí, nóng vội gò ép, áp đặt, đồng thời không buông
lỏng lãnh đạo để mặc cho tình hình phát triển tự phát, chậm nắm bắt và đáp ứng
nhu cầu về phát triển kinh tế hợp tác của nhân dân.
Bảy là, cùng với sự phát triển hoàn thiện kinh tế hợp tác, HTX trong lĩnh vực
nông nghiệp cần coi trọng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn:
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ…
Tám là, phát triển các mối quan hệ liên kết, hợp tác các vùng, địa phương,
toàn quốc quan hệ với các nước trong khu vực và quan hệ quốc tế thông qua hệ
thống tổ chức liên minh HTX Việt Nam và tổ chức liên minh HTX quốc tế nhằm
nâng cao nhận thức về kinh tế hợp tác học hỏi kinh nghiệm, tăng cường quan hệ hỗ
35
trợ giúp đỡ, tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác và bảo vệ quyền lợi của người
lao động để áp dụng vào Việt Nam.
II/ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HTX NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA
Sau khi có luật HTX 2003 ra đời thì chúng ta đều thấy con đường để phát
triển mô hình kinh tế hợp tác, HTX nông nghiệp đã cso phần thông thoáng hơn và
đã tiếp cận được với nền kinh tế thị trường một cách trực tiếp. Nhưng qua phân tích
thực trạng của các HTX nông nghiệp ở nước ta đã cho thấy thực tế còn nhiều bất
cập. Hơn nữa, qua những phương hướng đã đề ra, để thực hiện được những phương
hướng ấy thì chúng ta cần phải quán triệt tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần đẩy mạnh quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá,
CNH HĐH nông nghiệp nông thôn tạo điều kiện phát triển kinh tế nông hộ và trang
trại sản xuất hàng hoá.
Kinh nghiệm thực tế của một số nước trên thế giới đã cho thấy: trình độ phát
triển nền nông nghiệp hàng hoá là tiền đề vật chất cho sự ra đời của các tổ chức
HTX, trước hết ở khâu chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản, rồi đến cung ứng
vật tư, tiếp thu KHCN… đến lượt mình sự phát triển có hiệu quả các hình thức kinh
tế hợp tác sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hoá phát triển. Như vậy,
các giải pháp phát triển kinh tế hợp tác không thể tách rời giải pháp phát triển nền
nông nghiệp hàng hoá, bởi vì phát triển kinh tế nông hộ, trang trại gia đình vừa là
mục tiêu, vừa là giải pháp để thúc đẩy sự ra đời và phát triển của HTX kiểu mới
trong nông nghiệp.
Thứ hai, mặc dù lợi nhuận không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện để
HTX tồn tại, phát triển và từ đó mới có thể hỗ trợ được thành viên trong các hoạt
động kinh tế riêng của họ lâu dài, bền vững và ngày một tốt hơn nên việc đảm bảo
lợi nhuận cho HTX nông nghiệp là mục tiêu hàng đầu trong quá tình hoạt động sản
xuất kinh doanh. Muốn đảm bảo và tăng nguồn lợi nhuận thì HTX ngoài việc thu
lợi nhuận từ cung ứng dịch vụ với giá rẻ hơn thị trường cho các hộ xã viên thì HTX
phải tích cự tổ chức các công tác nghiên cứu thị trường để tìm đầu ra cho các sản
phẩm nông nghiệp sản xuất được từ đó vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường vừa
tăng được nguồn vốn của HTX.
36
Nhưng trước hết ta phải phân tích kỹ vấn đề lợi nhuận trong HTX nông
nghiệp.
Có ý kiến cho rằng HTX kiểu mới ra đời trước tiên là vì nhu cầu và mục tiêu
phát triển kinh tế của mỗi hộ nông dân, chứ không phải để thay thế kinh tế hộ, đồng
thời nó không coi lợi nhuận là mục tiêu tối thượng, mà sự phát triển và hiệu quả
của kinh tế nông hộ mới là mục tiêu chính. Nhưng cũng vó không ít ý kiến quan
điểm của các nhà khoa học các nhà quản lý và ngay cả của rất nhiều cán bộ HTX
nông nghiệp đã cho rằng, mục tiêu của HTX nông nghiệp là lợi nhuận, vì nếu
không vì lợi nhuận, không coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của HTX thì hợp tác
để làm gì? bình thường nếu không có HTX thì mọi hoạt động dịch vụ giữa nông
dân và những người cung cấp dịch vụ diễn ra theo quan hệ trực tiếp, tay đôi. Chính
quan hệ trao đổi trực tiếp như vậy đã làm cho thị trường dịch vụ ở đây trở thành thị
trường của người bán. Lợi thế thuộc về người bán. hộ nông dân với tư cách là
người mua dịch vụ sẽ bị chèn ép về giá cả và chất lượng. Việc hộ nông dân tự mình
đảm bảo các hoạt động dịch vụ cho sản xuất trong cơ chế thị trường như vậy đã
không mang lại hiệu quả. Để chống lại sự chèn ép của nhưũng người cung cấp dịch
vụ và nâng ao chất lượng của hoạt động dịch vụ các hộ gia định bắt buộc phải liên
kết với nhau cùng làm dịch vụ thay vì từng gia đình tự làm trước đây. Hình thành
nên HTX, khi đó HTX sẽ trở thành một hộ nông dân lớn, một hộ nông dân chung
đứng ra làm dịch vụ cho mọi nhà. HTX như vậy chính là HTX của những hộ nông
dân nó khác với HTX dịch vụ của những người kinh doanh dịch vụ. Rõ ràng với
vai trò một HTX nông nghiệp dịch vụ mục tiêu của HTX không phải là lợi nhuận
mà là hỗ trợ cho kinh tế gia đình. Nếu nói mục tiêu của HTX là lợi nhuận thì đó là
lưọi nhuận của các hộ gia đình xã viên, chứ không phải lưọi nhuận chung được tạo
ra bởi HTX.
Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chính mình, HTX cũng cần phải
có nguồn lựu tài chính. Do vậy HTX cũng cần tìm kiếm lợi nhuận, dù chỉ chút ít.
Nhưng vì HTX là tổ chức kinh tế của chính những hộ nông dân lập ra, nên HTX
không thể kiếm lời bằng cách kinh doanh đối với các hộ xã viên “kinh doanh trên
lưng mình” để có lợi nhuận HTX phải tìm cách mua dịch vụ với giá rẻ để rồi bán
37
lại cho hộ xã viên với giá cao hơn, nhưng không được cao hơn giá thị trường tự do,
hoặc giá dịch vụ mà từng hộ nông dân tự mình mua trong trường hợp không HTX.
Điều gì sẽ xảy ra nếu HTX nông nghiệp coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu?
Khi đó HTX nông nghiệp không những sẽ tìm cách cạnh tranh dịch vụ đối với các
tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ trên thị trường mà còn kinh doanh đối với hộ
xã viên. Và như vậy hộ nông dân đã tự mình “đẻ ra” tổ chức kinh tế để rồi chính tổ
chức đó quay lai bóc lột mình. Họ đã biến HTX thành một tổ chức tín dụng chứ
không còn là HTX nông nghiệp làm dịch vụ tín dụng cho hộ xã viên nữa. Sâu thêm
nữa khi HTX nông nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận đương nhiên nguồn tài chính (đặc
biệt là các quỹ không chia) của HTX sẽ có điều kiện được tăng cường Sự gia tăng
nguồn tài chính đó nhìn bề ngoài là kết quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ, điều
đó sẽ làm cho những người nắm giữ kinh tế HTX lầm tưởng rằng kết quả đó cso
được là do công sức lao động của xã viên của chính mình. Đây chính là những
nguy cơ tiềm ẩn cho những bất công trong phân phối cho tham ô công quỹ và là
động lực thúc đẩy ban quản trị HTX kinh doanh dịch vụ kiếm lời từ các hộ xã viên
của mình ngày càng nhiều hơn. Ngược lại, nếu không coi lợi nhuận là một yếu tố
quan trọng của kinh tế tập thể thì rất dễ dẫn đến sự thờ ơ của xã viên đối với HTX,
vì họ cho rằng vào HTX làm gì khi không có lợi nhuận? Hoặc là sự ỷ lại của xã
viên HTX, vì họ lại cho rằng HTX phải có trách nhiệm hỗ trợ bao cấp cho họ. đây
là một mối quan hệ cực kỳ phức tạp và không có quan đúng về lợ nhuận của HTX
nông nghiệp. Chính vì vậy, việc tìm kiếm lợi nhuận để phát triển kinh tế tập thể,
trên cơ sở kinh tế tập thể phát triển mà hỗ trợ nhiều hơn tốt hơn cho kinh tế hộ gia
đình xã viên là một quá trình vận động liên tục, không ngừng song song với nhau.
Chính vì quan niệm như vậy, nên mặc dù không coi lợi nhuận là mục tiêu hàng
đầu, song những quy định về phân phối lãi vẫn là yếu tố quan trọng của kinh tế
HTX nông nghiệp.
Muốn có lợi nhuận thì con đường cơ bản là HTX phải mở rộng các hình thức
hoạt động dịch vụ (bao gồm dịch vụ sản xuất, đời sống, dịch vụ nông nghiệp và phi
nông nghiệp) đặc biệt là phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung mà
cụ thể hơn nữa là các HTX nông nghiệp nên đi vào chuyên môn hoá để phát triển
38
các HTX chuyên ngành nhằm phát huy lợi thế so sánh của địa phương nơi đã thành
lập HTX nông nghiệp. Con đường phát triển này có vẻ như dễ dàng song đó là cả
một thử thách lớn để nhằm phát triển đổi mới HTX vì nếu thành công htì không
những đem lai nguồn lưọi nhuận tương đối lớn cho các HTX nông nghiệp mà còn
tạo công ăn việc làm cho từng xã viên. Quá trình hội nhập đang diễn ra trên thị
trường quốc tế và cả thị trường trong nước, sản xuất nông nghiệp đang đứng trước
thử thách về giảm giá thành, chất lượng phù hợp với thị trường và ổn định… chính
những yêu cầu này đòi hỏi sự liên kết nông dân theo cùng ngành nghề cùng lĩnh
vực sản xuất để hợp tác nhằm trả lời các đòi hỏi của thị trường.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, tổng kết rút kinh nghiệm,
nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác có hiệu quả nhằm:
Giúp cho mọi người nắm được sự cần thiết khách quan để phát triển các hình
thức kinh tế hợp tác trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. Mối quan
hệ biện chứng giữa trình độ phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp với quá trình
hình thành, phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp, những bài học kinh
nghiệm của các nước trên thế giới về kinh tế hợp tác HTX trong nông nghiệp. Việc
tuyên truyền phổ biến về luật HTX và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước giúp
mọi người phân biệt đưọc sự khác nhau cơ bản giữa hai mô hình HTX kiểu cũ và
HTX kiểu mới. Mục đích yêu cầu, tác dụng và các bước tiến hành cần thiết của quá
tình chuyển đổi xây dựng HTX kiểu mới. Đồng thời góp phần nâng cao ý thức
trách nhiệm của cán bộ trong việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà
nước đối với kinh tế hợp tác, HTX. Tránh lặp lại những sai lầm cũ như: chuyển đổi
hình thức, chạy theo phong trào “HTX cả làng”…ngược lại, không thể vì nhưũng
sai lầm trong quá trình hợp tác hoá trước đây mà kì thị với hình thức kinh tế HTX.
Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi, xây dựng HTX kiểu mới theo
đúng luật HTX. Đồng thời phải coi trọng việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và
nhân rộng mô hình có hiệu quả… công việc này trước hết phải do cơ sở, địa
phương thực hiện, kết hợp với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng và cơ sở
nghiên cứu. Cùng với việc làm trên , cần chú ý tổ chức cho đại diện cán bộ HTX ,
39
nông dân vùng sâu, vùng xa đi tham quan thực tế các mô hoạt động có hiệu quả ở
các địa phương khác học tập rút kinh nghiệm.
Thứ tư, xây dựng và lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với
từng lĩnh vực hoạt động, từng địa phương. Việc làm này có tác dụng phát huy hiệu
quả thực sự của các hình thức kinh tế hợp tác đối với sự phát triển của sản xuất
nông nghiệp, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Khuyến khích hình thức tổ, hội
nghề nghiệp, các tổ nhóm hợp tác ví dụ như ở những vùng sản xuất cây công
nghiệp, hàng hoá tập trung trồng chè, hoặc cà phê, mía, cây ăn quả, cây dược liệu,
gỗ nguyên liệu… những tổ kinh tế hợp tác hoạt động tốt có hiệu quả thực sự cần
hướng dẫn tạo điều kiện để hình thành HTX kiểu mới. Tuy nhiên hoàn toàn không
được gò ép chuyển thành HTX khi hình thúc tổ kinh tế hợp tác không còn phù hợp
voí yếu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Đối với loại hình HTX nhất thiết phải phát
triển và mở rộng mô hình HTX chuyên ngành ví dụ đối với những vùng trung du áp
dụng những mô hình này ở những nơi trồng chè cà phê, trồng rừng làm nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến và các yêu cầu khác… bên cạnh việc phát triển HTX
chuyên ngành nên phát triển HTX dịch vụ đa chức năng kết hợp với sản xuất mở
mang ngành nghề phù hợp với cả trong lĩnh vực nông nghiệp và một số ngành nghề
khác trên địa bàn thị trấn, thành phố nói chung.
Thứ năm, liên quan đến mức góp vốn của các thành viên, xã viên HTX.
Theo nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế ở nhiều nước về mô hình kinh tế HTX thì
cần hạn chế các thành viên HTX góp vốn quá lớn nhằm tránh cho HTX hoặc bị lợi
dụng là cái vỏ pháp nhân HTX cho một vài cá nhân hoặc HTX sẽ bị lệ thuộc vào
một số ít người. Như vây mặc dù có tính chất dân chủ, bình đẳng, không phụ thuộc
vào số vốn góp nhưng thực tế lại bị lệ thuôc vào số vốn của một số người HTX sẽ
dễ bị họ gây sức ép chạy theo mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa bằng cách các
hoạt động kinh doanh với đối tượng ngoài thành viên và tìm cách chia cổ tức với tỷ
lệ lớn nhất dẫn đến mâu thuẫn quyền lợi. Trong điều kiện hiện nay cần đảm bảo
cho các thành viên góp vốn lớn không bị thua thiệt nhưng vẫn phải đảm bảo lưọi
ích tập thể.
40
Thứ sáu, tăng cường mối liên kết hợp tác giữa HTX với các thành phần kinh
tế hợp tác trước hết là kinh tế Nhà nước.
Trong điều kiện hiện nay, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng có
tính quyết định đến sự phát triển của toàn ngành nông nghiệp. Sự tác động đó chủ
yếu thông qua các hệ thống thuỷ nông giao thông cung cấp điện, cung cấp tín dụng,
khuyến nông, khuyến lâm bảo vệ thực vật…trong mối quan hệ này, HTX phải đóng
vai trò người đại diện là cầu nối giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế hộ. Một mặt,
HTX thực hiện việc tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước, triển khai chương trình dự
án có liên quan đến kinh tế hộ ở địa phương. Mặt khác HTX giúp doanh nghiệp
nông nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động, phục vụ trực tiếp có hiệu quả đến nông
dân. còn doanh nghiệp Nhà nước tạo điều kiện cho HTX mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh như HTX làm đại lý, ký hợp đồng bao
tiêu sản phẩm.
Thứ bảy, tăng cường hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước đối với kinh tế hợp
tác, HTX bằng cách:
- Thường xuyên nâng cao trình độ cán bộ quản lý Nhà nước đối với kinh tế
hợp tác, HTX thông qua đào tạo bồi dưỡng trong hệ thống các trường từ tỉnh đến
TW, kết hợp việc tham quan học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước.
- Nhà nước cần cấp một khoản kinh phí cần thiết cho hệ thống quản lý Nhà
nước đối với kinh tế hợp tác, HTX.
Cùng với hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước đối với kinh tế hợp, HTX. Cần
tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp trách nhiệm của các tổ chức xã
hội như: hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, liên minh HTX trong việc
tuyên truyền vận động giúp đỡ phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, HTX, phù
hợp voí điều kiện thực tiên và nhu cầu của nông dân ở từng địa phương.
Thứ tám, xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa tổ chức Đảng, chính
quyền và HTX ttrên từng địa bàn.
Để giải quyết tốt mối quan hệ này cần có cơ chế phối hợp hoạt động có hiệu
quả. Tổ chức Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chung thông qua chủ trương, Nghị
quyết và vai trò gương mẫu của người Đảng viên. Chính quyền địa phương có
41
quyền, có trách nhiệm kiểm tra giám sát HTX trong việc tuân thủ pháp luật và các
chủ trương chính sách của đảng Nhà nước. Nhưng tuyệt đối không được can thiệp
trực tiếp vào công việc nội bộ của HTX, không làm thay chức năng của HTX, song
phải tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ cho HTX hoạt động theo pháp luật.
Thứ chín, đối với liên minh HTX: kiện toàn tổ chức liên minh HTX từ TW
đến các tỉnh, thành phố thực sự vững mạnh, khắc phục mọi biểu hiện hành chính
hoá trong tổ chức và hoạt động bảo đảm thực hiện tốt vai trò đại diện và hỗ trợ cho
khu vực kinh tế hợp tác và HTX. Từng bước hiện đại hoá mạng lưới thông tin trong
ngành giúp cho hoạt động của liên minh HTX Việt Nam được thông suốt kịp thời
nâng cao chất lượng các hoạt động tư vấn về thị trường và KHCN đào tạo bảo lãnh
tín dụng… để liên minh HTX Việt Nam thực sự là tổ chức đại diện và hỗ trợ thúc
đẩy kinh tế hợp tác và HTX phát triển.
Thứ mười, cần có những chính sách vĩ mô cơ bản để phát triển kinh tế hợp
tác và HTX từ nay đến năm 2010:
- Nên có chính sách xoá nợ với các HTX nông nghiệp gặp thiên tai, lũ lụt,
gây thiệt hại tài sản và một số HTX nông nghiệp tự giải thể hoặc tồn tại chỉ là hình
thức. Xoá nợ thuế cho các HTX trước thời điểm thực hiện thu thuế trực tiếp đến hộ.
Ngân sách Nhà nước sẽ cấp bù cho địa phưưong được Chính phủ cho xoá nợ số
HTX còn nợ Nhà nước.
- Chính sách đầu tư tài chính đối với kinh tế hợp tác trong nông nghiệp: Quỹ
tín dụng nông thôn theo tinh thần chỉ thị Bộ chính trị ngày 13/10/2000 là tăng
cường hình thức tín chấp thông qua các đoàn thể quần chúng và chính quyền cấp xã
để các hộ khó khăn vay vốn sản xuất. Nên cho phép HTX nông nghiệp huy động
cho vay nội bộ tăng cường kiểm soát, chấm dứt tình trạng cho vay nặng lãi ở nông
thôn. Nhà nước cần giành một tỷ lệ chính đáng ngân sách Nhà nước đầu tư cho
kinh tế HTX như: đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ HTX và lao động nông thôn,
đổi mới kỹ thuật công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
- Chính sách thuế: Nên miễn thuế cho các hoạt động dịch vụ của HTX nông
nghiệp gồm cung ứng vật tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
42
- Chính sách ruộng đất: Nhà nước cần có cơ chế kiểm tra đôn đốc các địa
phương khẩn trương thực hiện chính sách giao đất giao rừng cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đến hộ nông dân. Cần thể chế hoá năm quyền trong luật đất đai.
Khuyến khích quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất (trong phạm vi cho phép) tới
các hộ, trang trại phát triển sản xuất hàng hoá đồng thời cần tuyên truyền áp dụng
kinh nghiệm của một số địa phương về việc dồn điền đổi thửa để hạn chế tình trạng
manh mún ruộng đất, tạo điều kiện cơ giới hoá cho sản xuất nông nghiệp.
Đối với các tỉnh miền núi vùng sâu, vùng xa, biên giới cần miễn không thời
hạn tiền thuê đất mà HTX sử dụng để làm các công trình dịch vụ phục vụ sản xuất.
đồng thời phải có cơ chế quản lý chặt chẽ để tránh tình trạng sử dụng đất lãng phí
và các hiện tượng tiêu cực khác.
- Chính sách thị trường: Cần phải cung cấp thông tin kịp thời cho các chủ thể
sản xuất nông nghiệp đó là những thông tin về thị trường như: nhu câù tiêu thụ
nông sản, tình hình sản xuất cạnh tranh, sự biến động giá cả.. trên thị trường trong
nước và quốc tế. Cung cấp những thông tin về phương thức, về điều kiện, yêu cầu
đảm bảo tính thống suốt tính toán kỹ hiệu quả kinh tế trước khi quyết định phương
án đầu tư tổ chức sản xuất.
- Chính sách đào tạo sử dụng cán bộ HTX và đào tạo nghề cho lao động
nông nghiệp nông thôn: Nhà nước cần pahỉ có nhiều đề án cụ thể về công tác đào
tạo cán bộ HTX trước hết đó là Chủ nhiệm HTX, kế toán… rà soát củng cố hệ
thống các trường đào toạ và tài liệu giáo trình, chương trình giảng dạy về HTX
nông nghiệp theo tiêu chuẩn chung của cả nước và phù hợp với từng địa phương.
- Chính sách khuyến nông, KHCN: cần tăng cường nghiên cứu áp dụng các
thành quả mới nhất của KHCN nâng cao dân trí đào tạo bồi dưoững nhân lực tại
chỗ, cung cấp kịp thời các tri thức khoa học công nghệ hiện đại vào các quy trình
sản xuất của nông nghiệp.
Đối với các chủ thể sản xuất chế biến và tiêu thụ nông sản được hỗ trợ kinh
phí, hoặc trợ giá một phần cho việc đầu tư ứng dụng tiến bộ KHCN cho sản xuất
nông nghiệp.
43
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường ồ ạt như hiện nay đâu đâu cũng chỉ thấy mọc
lên những công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư
nhân… liệu có ai đặt ra câu hỏi rằng: đến khi nào đó mô hình kinh tế HTX hoàn
toàn bị biến đổi hay bị thay thế bởi một mô hình kinh tế khác hay không? Bởi lẽ
rằng ngay trước mắt kinh tế HTX đã mang trong mình nó bao bất cập, khó khăn: sự
ràng buộc quá lớn giữa người với người gây ra sự trì trệ ỷ lại làm giảm đi tính năng
44
động, mờ đi tính sáng tạo của con người dẫn đến sự không thể thích nghi được với
nền kinh tế thị trường quá sôi động, quá nhạy bén. Phải chăng đến một lúc nào đó
mô hình kinh tế HTX sẽ bị lãng quên?
Lại có một vấn đề nữa đặt ra rằng trong thời đại đổi mới, xu thế toàn cầu hoá
đưa các quốc gia xích lại gần nhau theo hướng hợp tác hoá liên hiệp hoá (tiêu biểu
như tổ chức WTO mà sắp tới Việt Nam có thể sẽ gia nhập, tổ chức ASEM…) có
như vậy thế giới mới phát triển ổn định trong hoà bình. Rõ ràng hợp tác hoá là điều
kiện không thể thiếu được trong việc phát triển lâu dài và ổn định từ đó chúng ta lại
càng khẳng định một điều rằng:
Nền kinh tế Việt Nam- nền kinh tế đang trên đà phát triển sẽ không thể và
không bao giờ xoá bỏ một cách sạch trơn mô hình kinh tế HTX. CNXH muốn phát
triển phải dựa trên sức mạnh cộng đồng- hay đó chính là sức mạnh dân tộc. Chính
vì vậy mô hình kinh tế HTX kiểu mới đã được sửa đổi để thích nghi với nền kinh tế
thị trường là nền tảng của nền kinh tế bền vững và phát triển đó là kinh tế Việt Nam
XHCN trong tương lai, cho ngày mai và cho cả mai sau…
Bản thân em là một cử nhân tương lai nguyện sẽ cống hiến cho sự nghiệp đổi
mới của đất nước sức khoẻ và kiến thức của tuổi thanh xuân bất kể khi nào đất
nước cần. Bởi lẽ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh không
phải chỉ là khẩu hiệu mà là ước mơ của toàn Đảng, toàn dân mà còn là ước mơ
cháy bỏng trong mỗi trái tim của mỗi một sinh viên như chúng em.
45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn Số 2 năm 2004
Số 5 năm 2004
Số 2 năm 2001
2. Tạp chí phát triển kinh tế T3/2004
3. Tạp chí Kinh tế và dự báo T6/2001
4. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 280 - T9/2001
5. Tạp chí lý luận chính trị số 12/2001
6. Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 6/2000
7. Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp - NXB Thống kê
8. Những bài học kinh nghiệm từ các mô hình kinh tế HTX Nông nghiệp ở nước
ta
9. Cuốn Nông nghiệp Châu Âu, những kinh nghiệm phát triển
10. Cuốn Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay
11. Cuốn lý luận về kinh tế hợp tác, HTX và sự vận dụng ở nước ta.
46
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1
PHẦN MỘT : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HỢP TÁC ...........2
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỢP TÁC: ........................................2
1. Định nghĩa ...................................................................................................2
2. Các loại hình kinh tế hợp tác. ....................................................................2
2.1. Kinh tế hợp tác giản đơn. ......................................................................3
2.2. Hợp tác xã .............................................................................................3
2.2.1. Định nghĩa .......................................................................................3
2.2.2.Vai trò của HTX ................................................................................4
2.2.3. Những đặc trưng cơ bản của HTX kiểu mới ở Việt Nam ...................4
2.2.4.. Các loại hình HTX. .........................................................................8
II. KINH TẾ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP .....................................9
III. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA...................10
1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội . ................................11
2. Các nhân tố khác ......................................................................................11
PHẦN HAI: THỰC TRẠNG KINH TẾ HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG
NGHIỆP Ở NƯỚC TA........................................................................................12
I. KINH TẾ HTX NÔNG NGHIỆP TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1954-1987).............12
II. KINH TẾ HTX SAU ĐỔI MỚI (1988-2003)......................................................17
1. Kinh tế HTX nông nghiệp khi có Nghị quyết 10 Bộ Chính trị ...............17
2. Kinh tế HTX trong nông nghiệp từ khi có luật HTX (1997-2003) .........21
2.1- Những thành tựu đạt được .................................................................21
2.2. Những hạn chế....................................................................................27
PHẦN BA: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HTX NÔNG NGHIỆP .......................................................................31
I/ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP
TÁC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP................................................................31
II/ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HTX NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA......35
KẾT LUẬN..........................................................................................................43
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn tốt nghiệp Các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt nam - thực trạng và giải pháp hoàn thiện.pdf