Luận văn Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Tài liệu Luận văn Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên: LUẬN VĂN: Phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế tập thể có vai trò đặc biệt quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường, HTX cũng được đổi mới cả về nội dung, hình thức hoạt động, biểu hiện cụ thể ở việc ban hành Luật HTX (năm 1996). Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới của các HTX nông nghiệp vấp phải rất nhiều khó khăn làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Tổng kết 5 năm thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX (1996), Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (3/2002) đã ra Nghị quyết về : Tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT), trong đó nhấn mạnh Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho HTX nông nghiệp phát triển. Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng và thực tiễn hoạt động của HTX kiểu mới, kỳ ...

pdf108 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế tập thể có vai trò đặc biệt quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường, HTX cũng được đổi mới cả về nội dung, hình thức hoạt động, biểu hiện cụ thể ở việc ban hành Luật HTX (năm 1996). Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới của các HTX nông nghiệp vấp phải rất nhiều khó khăn làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Tổng kết 5 năm thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX (1996), Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (3/2002) đã ra Nghị quyết về : Tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT), trong đó nhấn mạnh Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho HTX nông nghiệp phát triển. Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng và thực tiễn hoạt động của HTX kiểu mới, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI (ngày 26/11/2003) đã thông qua Luật HTX mới (Luật HTX năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004). Đã hơn 2 năm trôi qua mà tinh thần của Luật HTX năm 2003 vẫn chưa được phát huy mạnh mẽ trong thực tiễn. Điều đó cho thấy, để phát triển HTX, trong đó có HTX nông nghiệp, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới chính sách. Tỉnh Phú Yên nói chung, địa bàn Tuy Hòa nói riêng, là vùng có nền kinh tế nông nghiệp tương đối phát triển ở đồng bằng duyên hải miền Trung, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng. Để giúp nông dân khai thác triệt để tiềm năng ấy, cần phát triển HTX trong nông nghiệp. Từ khi triển khai thực hiện Luật HTX năm 1996 và năm 2003 đến nay, HTX nông nghiệp ở Tuy Hòa có bước phát triển mới, đã đáp ứng được một phần nhu cầu của nông dân, của hộ sản xuất-kinh doanh nông nghiệp, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa bàn. Tuy nhiên, HTX nông nghiệp ở Tuy hòa cũng còn tồn tại một số yếu kém như: một số HTX chuyển đổi còn mang tính hình thức, năng lực nội tại của HTX còn hạn chế, số HTX làm ăn hiệu quả còn ít, lợi ích đem lại cho các xã viên chưa nhiều, HTX nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vai trò kinh tế-xã hội vốn có của nó… Những hạn chế yếu kém của HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về phía Nhà nước. Để phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa phù hợp với nhu cầu và tiềm năng, cần khắc phục những nguyên nhân đó. Với những lý do nêu trên, “Phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” được tác giả chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả HTX nông nghiệp là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong suốt quá trình cách mạng XHCN ở nước ta, vấn đề HTX nông nghiệp là chủ đề được nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu như: - Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã, “Đổi mới tổ chức và quản lý HTX trong nông nghiệp nông thôn”, Nxb Nông nghiệp, 1999. Các tác giả đã khái quát tòan bộ quá trình phát triển của các hình thức tổ chức, quản lý các HTX trong nông thôn Việt Nam từ trước đến khi chuyển sang kinh tế thị trường và phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản lý các HTX ở một số địa phương tiêu biểu. Trên cơ sở đó phác họa một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức có hiệu quả cho các loại hình HTX. - Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng, “ Kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở Việt Nam- Thực trạng và định hướng phát triển”, Nxb Nông nghiệp, 2001. Các tác giả đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các lọai hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, từ đó nêu lên định hướng phát triển phù hợp đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. - Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ, “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, 2003. Các tác giả tập trung trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX; sự cần thiết khách quan phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện nông nghiệp, nông thôn nước ta, đề xuất những giải pháp phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay. - Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Minh Tâm, năm 2000, về “ Phát triển kinh tế hợp tác ở ngọai thành thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”. Tác giả nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của kinh tế hợp tác xã ở thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp phát triển. - Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Lê Thùy Hương, năm 2003, về “ Kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thực trạng và giải pháp”. Tác giả trình bày vai trò, tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế tập thể; đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương. - PGS.TS. Vũ Văn Phúc, “Về chế độ kinh tế hợp tác xã ở nước ta”; Tạp chí Lý luận chính trị, số 1/2002. Nguyễn Văn Tuất, “ Hợp tác xã nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long- Nhìn từ thực tiễn”; Tạp chí Khoa học về chính trị, 2002, số 3. Một số bài viết của các tác giả như: Trần Ngọc Dũng, Mai Công Hòa, Hoàng Việt… Nhìn chung, các công trình kể trên đã nghiên cứu nhiều khía cạnh của hợp tác xã nông nghiệp; trong đó, các công trình nghiên cứu trước năm 2001 chủ yếu đi vào làm rõ những yếu kém của mô hình hợp tác xã kiểu cũ, luận giải sự cần thiết, thực trạng chuyển đổi mô hình HTX theo Luật HTX (1996); các công trình nghiên cứu sau năm 2001, nghiêng về nghiên cứu sự phát triển của kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. Cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể về HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là vận dụng lý luận HTX nông nghiệp để khảo sát, đánh giá hoạt động của HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên từ năm 1997 dến nay và đề xuất một số phương hướng, giải pháp tiếp tục phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa trong thời gian tới. Phù hợp với mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Khái quát các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về HTX nông nghiệp kiểu mới theo Luật HTX năm 2003 và Nghị quyết Hội nghị TW 5 (khóa IX). - Phân tích thực trạng hoạt động của HTX nông nghiệp kiểu mới ở địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên từ 1997 đến nay. - Đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa-Phú Yên trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là HTX nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Thời gian nghiên cứu giới hạn từ năm 1997 đến 2010. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối quan điểm, những tổng kết kinh nghiệm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung gần với đề tài. - Về phương pháp nghiên cứu; vận dụng phương pháp chung như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc với lịch sử, kết hợp lý luận với thực tiễn; đồng thời khảo sát thực tế, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát vấn đề. 6. Dự kiến đóng góp của luận văn - Phân tích có phê phán cơ sở lý thuyết của mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới ở nước ta. - Phác họa bức tranh nhiều chiều về HTX nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa, Phú Yên. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển mạnh hơn nữa HTX nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa, Phú Yên trong thời gian tới. 7. Kết cấu của uận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI Ở NƯỚC TA 1.1. HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI THEO TINH THẦN LUẬT PHÁP VIỆT NAM 1.1.1. Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm hợp tác xã và phân loại hợp tác xã theo luật pháp Việt Nam * Khái niệm HTX ở một số nước: HTX là một loại hình kinh tế hợp tác, là một tổ chức kinh tế có đặc thù riêng. Ở nhiều nước trên thế giới, hợp tác xã đã hình thành và phát triển hơn 100 năm. Trong Luật hợp tác xã của các nước đều đưa ra định nghĩa về hợp tác xã. Luật Hợp tác xã của CHLB Đức định nghĩa: “ Hợp tác xã đăng ký là những tập thể với đa số thành viên không hạn chế nhằm khuyến khích việc sản xuất, kinh doanh của các thành viên, thông qua các cơ sở sản xuất, kinh doanh chung”. Luật Hợp tác xã của INĐÔNÊXIA định nghĩa: “Hợp tác xã INĐÔNÊXIA là tổ chức kinh tế của nhân dân mang tính xã hội, gồm những người hoặc những tổ chức ở địa phương và thành viên lập nên một hệ thống kinh tế như là nỗ lực chung đặt trên cơ sở nguyên tắc của tình anh em”. Luật Hơp tác xã của PHILIPPIN định nghĩa: “Hợp tác xã là sự hiểu biết của những người có cam kết chung và tập hợp nhau lại một cách tự nguyện để đạt được mục đích xã hội hoặc kinh tế chung, có sự đóng góp công bằng vào vốn và chấp nhận phần đóng hợp lý vào các công việc và phần lợi ích của việc kinh doanh theo nguyên tắc hợp tác xã đã được chấp nhận chung”. Các nước: Thụy Điển, Canađa quan niệm HTX là một tập hợp gồm những người có nhu cầu chung về kinh tế và xã hội để thành lập một doanh nghiệp phù hợp với các nguyên tắc hoạt động của HTX, nhằm đáp ứng nhu cầu của họ. Như vậy, HTX là một tổ chức doanh nghiệp khác về cơ bản với công ty cổ phần. Đặc trưng của HTX là thông qua hoạt động kinh doanh để liên kết các thành viên với nhau và hạn chế phân chia lợi nhuận theo cổ phần đã đóng. Từ những định nghĩa hợp tác xã nêu trên, có thể hiểu hợp tác xã là một tổ chức kinh tế của những cá nhân, tập thể tự nguyện liên kết với nhau nhằm mục đích chung, thoả mãn nhu cầu chung, nhằm hổ trợ, giúp đỡ lẫn nhau tiến hành công việc kinh doanh có hiệu quả nhất theo nguyên tắc liên kết tự nguyện. * Khái niệm Hợp tác xã ở Việt Nam: Luật Hợp tác xã (năm 1996) đã nêu định nghĩa về Hợp tác xã: Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước [36, tr.8]. Theo định nghĩa này, HTX là một tổ chức kinh tế có tổ chức chặt chẽ, có tư cách pháp nhân, được đăng ký kinh doanh theo qui định của luật pháp. Vì vậy, mục tiêu của HTX trước hết là phải kinh doanh có hiệu quả, trên cơ sở đó mà thực hiện các mục tiêu xã hội, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các xã viên. HTX cũng là phương tiện để kết hợp sức mạnh của từng xã viên và sức mạnh của cả tập thể, thông qua kết quả kinh doanh của HTX mà cải thiện đời sống của xã viên và góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Để phù hợp với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và thực tiễn hoạt động của HTX kiểu mới, Luật HTX (năm 2003) đã đưa ra khái niệm HTX: HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vị vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo qui định của pháp luật [12, tr.7-8]. Theo khái niệm này, ngoài những tính chất và đặc thù do Luật HTX (năm 1996) qui định, HTX kiểu mới do các thành viên bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, cả người có ít vốn và người có nhiều vốn, có thể góp sức hoặc góp vốn xây dựng nên, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi và quản lý dân chủ. HTX được thừa nhận hoạt động theo điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường như các thành phần kinh tế khác; được khẳng định quyền “tự chủ” trong sản xuất kinh doanh; được huy động “các nguồn vốn khác theo qui định của pháp luật” như các loại hình doanh nghiệp khác. Trước đây, luật không qui định điều này. Theo định nghĩa này, HTX được vay vốn bình đẳng như đối với doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác, các HTX được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, các HTX được tham gia các chương trình dự án quốc gia của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Ngân hàng Nhà nước phải có hướng dẫn chỉ đạo chặt chẽ đối với các hoạt động tín dụng trong nội bộ HTX; khuyến kích phát triển quỹ tín dụng nhân dân một cách vững chắc. Đây là tư tưởng đối mới của Đảng và Nhà nước ta, tạo điều kiện và giúp đỡ kinh tế hợp tác và HTX phát triển. * Phân loại HTX: Từ các tiêu thức phân loại khác nhau đã hình thành nhiều loại hình HTX với những đặc điểm và nội dung hoạt động, cơ cấu tổ chức, vai trò tác dụng và tên gọi khác nhau tương ứng với những điều kiện cụ thể của từng loại hình HTX. Ở nhiều nước, người ta thường phân loại HTX theo mục đích, chức năng hoạt động, theo đặc điểm về qui mô, tính chất và hình thức pháp lý. Có một số nước việc xác định các loại hình HTX được nêu ngay trong Luật HTX như: Luật HTX của Philippin, Inđônêxia, Thái Lan, Cộng hòa Liên bang Đức.… Thông thường, có các loại hình HTX: HTX tín dụng; ngân hàng; HTX sản xuất; HTX mua- bán; HTX đa chức năng; HTX dịch vụ; HTX sản xuất tập trung; HTX cấp I; cấp II; cấp III; HTX trách nhiệm hữu hạn; HTX trách nhiệm vô hạn v.v… Trong tác phẩm: Đường Cách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sử dụng tên gọi các loại hình HTX: “HTX tiền bạc” (tín dụng, ngân hàng); “HTX sinh sản” (sản xuất); HTX mua- bán. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, để phân loại HTX, thường căn cứ vào chức năng hoạt động, tính chất trình độ xã hội hóa, qui mô và đặc điểm hình thành HTX. - HTX dịch vụ: bao gồm 3 loại: HTX dịch vụ từng khâu, HTX dịch vụ tổng hợp đa chức năng và HTX dịch vụ “đơn mục đích” hay HTX dịch vụ “chuyên ngành”. + HTX dịch vụ từng khâu còn gọi là HTX chuyên khâu có nội dung hoạt động tập trung ở từng lĩnh vực trong quá trình tái sản xuất hoặc từng khâu công việc trong quá trình sản xuất và phục vụ cho sản xuất. + HTX dịch vụ tổng hợp- đa chức năng có nội dung hoạt động đa dạng, gồm nhiều khâu dịch vụ cho sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm (đầu ra), dịch vụ giống, phòng trừ sâu bệnh, tưới tiêu,v.v… + Hợp tác xã dịch vụ “ đơn mục đích” hay hợp tác xã dịch vụ “chuyên ngành”. Hợp tác xã loại này được hình thành từ nhu cầu của các hộ thành viên cùng sản xuất – kinh doanh một loại hàng hóa tập trung hoặc cùng làm một nghề giống nhau (HTX trồng rừng, HTX trồng mía, HTX trồng chè.v.v…). Hợp tác xã thực hiện các khâu dịch vụ của kinh tế hộ như chọn giống, cung ứng vật tư, trao đổi hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, đại diện các hộ thành viên quan hệ với cơ sở chế biến, ngân hàng.v.v… - Hợp tác xã sản xuất kết hợp dịch vụ. Hợp tác xã loại này có đặc điểm: nội dung hoạt động sản xuất là chủ yếu, dịch vụ là kết hợp. - Hợp tác xã sản xuất-kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện. Đặc điểm cơ bản của mô hình hợp tác xã lọai này là: cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động, bộ máy quản lý và chế độ hạch toán, kiểm kê, kiểm soát, phân phối theo nguyên tắc của Hợp tác xã kiểu mới và tương tự một “ doanh nghiệp” tập thể. + Sở hữu tài sản trong hợp tác xã gồm hai phần: sở hữu tập thể và sở hữu cổ phần. Xã viên hợp tác xã tham gia lao động trong hợp tác xã được hưởng thu nhập theo nguyên tắc phân phối theo lao động và hưởng lãi cổ phần (ngoài phúc lợi tập thể của HTX). + Hợp tác xã hoạt động sản xuất- kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhằm phát triển kinh tế hợp tác xã và đem lại lợi ích cho xã viên. + Hợp tác xã lọai này thích hợp với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp xây dựng, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng thủy sản, nghề làm muối, đánh cá [4, tr. 24, 30]. 1.1.1.2. Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp. Các lọai hình hợp tác xã nông nghiệp * Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình các xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành- nghề khác; cải thiện đời sống xã viên; góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Ngoài những đặc điểm chung của HTX như: Xã viên liên kết với nhau vì ít nhất một lợi ích chung và theo đuổi mục tiêu cải thiện điều kiện kinh tế- xã hội của mình. Xã viên có cùng sở hữu và mục đích của HTX là sử dụng có hiệu quả vốn quỹ, phục vụ hoạt động kinh tế của xã viên. Lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất của HTX. HTX nông nghiệp còn có những đặc điểm: Là một tổ chức kinh tế tập hợp đông đảo nông dân, những người thường thiếu vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ dân trí thấp. Mặt khác, đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi cho nên quá trình hoạt động không những HTX nông nghiệp bị chi phối bởi các quy luật kinh tế mà lại còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên. Đây là những đặc điểm có ảnh hưởng nhất định đến kết quả hoạt động của HTX nông nghiệp mà cán bộ lãnh đạo, quản lý phải quan tâm để có biện pháp giúp đỡ,hổ trợ HTX nông nghiệp phát triển. * Các loại hình HTX nông nghiệp: Theo cách phân loại đã nêu trên, có thể chia HTX nông nghiệp thành 3 loại hình: - Hợp tác xã nông nghiệp chuyên ngành. - Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ đơn thuần. - Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp. 1.1.2. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2003 1.1.2.1. Đặc trưng của mô hình hợp tác xã nông nghiệp mới HTX nông nghiệp kiểu mới đăng ký hoạt động theo Luật HTX có sự đổi mới về chất so với HTX kiểu cũ được thành lập trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Về chi tiết mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới có nhiều điểm khác biệt so với HTX kiểu cũ. Dưới đây chỉ nêu lên những khác biệt cơ bản nhất đó là: - Về cách thức thành lập: HTX kiểu cũ được thành lập theo kiểu áp đặt từ trên xuống. HTX nông nghiệp kiểu mới được thành lập do các thể nhân và pháp nhân tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra. - Về tính chất của tổ chức: HTX kiểu cũ vừa là tổ chức kinh tế, vừa là tổ chức xã hội ở địa phương. HTX nông nghiệp kiểu mới, trước hết là tổ chức kinh tế, vì sự phát triển của kinh tế hộ xã viên HTX. Vì nhiều lý do khác nhau, các HTX nông nghiệp trước đây phải gánh vác các nghĩa vụ xã hội rất nặng. HTX nông nghiệp kiểu mới đăng ký hoạt động theo Luật HTX tuy vẫn có chức năng xã hội, nhưng trước hết là một tổ chức kinh tế, HTX chỉ thực hiện các nghĩa vụ xã hội trên cơ sở hoạt động kinh tế có hiệu quả và những chăm lo về mặt xã hội trước hết cũng dành cho xã viên HTX. Đây cũng là đặc điểm mới mà chính quyền các cấp cần phải lưu ý trong khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với HTX. - Về cơ chế hoạt động của HTX: HTX nông nghiệp kiểu cũ hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như hoạch toán lỗ lãi, phân phối, giá cả … đều theo kế hoạch nhà nước. Hoạt động mang tính hành chính, độc quyền. HTX nông nghiệp kiểu mới hoạt động theo quan hệ kinh tế. HTX là một đơn vi kinh doanh độc lập trong cơ chế thị trường, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phân chia lỗ lãi, đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và trách nhiệm đối với xã viên. Do vậy, HTX nông nghiệp kiểu mới đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý cũng như xã viên phải có tính chủ động cao, trình độ kinh doanh giỏi, năng động, sáng tạo hơn so với HTX trong cơ chế cũ. - HTX kiểu cũ nói chung và HTX nông nghiệp cũ nói riêng, một mặt nhằm mục đích tập hợp lại để đẩy mạnh sản xuất, từng bước xoá bỏ kinh tế cá thể, do đó hình thức HTX chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất. Phương hướng phát triển chủ yếu của HTX cũ là từ HTX bậc thấp lên HTX bậc cao để khi có điều kiện sẽ chuyển thành xí nghiệp quốc doanh. HTX kiểu mới đa dạng hơn về mặt tổ chức và định hướng hoạt động; bên cạnh những HTX tổ chức sản xuất tập trung trong lĩnh vực công nghiệp sẽ khuyến khích phát triển các HTX để làm dịch vụ hỗ trợ cho các hộ cá thể kinh doanh được tốt hơn. Loại hình HTX dịch vụ được định hướng phát triển trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, kể cả trong nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải … Do hình thức tổ chức thay đổi cho nên vấn đề sở hữu của các HTX kiểu mới cũng có nhiều thay đổi. Như trên đã đề cập, trong HTX kiểu cũ, tư liệu sản xuất là của tập thể (tập thể hoá tư liệu sản xuất); chính điều này đã làm nảy sinh tình trạng vô chủ và sự thiếu trách nhiệm của xã viên đối với tài sản HTX. HTX kiểu mới làm cho xã viên thực sự là chủ nhân của HTX thông qua quy định góp vốn, góp sức xây dựng HTX; quyền lợi trách nhiệm của xã viên gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh của HTX. - Về nội dung hoạt động: HTX nông nghiệp kiểu cũ trực tiếp tổ chức sản xuất, lao động tập trung, thủ tiêu sự độc lập của kinh tế hộ. HTX nông nghiệp kiểu mới có nội dung hoạt động đa dạng, có thể làm dịch vụ hoặc vừa làm dịch vụ, vừa sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, song đều hướng vào hỗ trợ kinh tế hộ tự chủ phát triển. - Nguyên tắc hoạt động của HTX kiểu mới thực sự là một đơn vị tự chủ, một điều kiện hoạt động bình đẳng với các loại hình doanh nghịêp khác trong cơ chế thị trường. Tuy các HTX cũ cũng được quy định tổ chức theo các nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi nhưng trong thực tế các nguyên tắc này nhiều khi đã bị vi phạm, chính quyền các cấp nhiều khi can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của HTX. Trong HTX kiểu mới, các nguyên tắc HTX được tôn trọng. - Về phân phối: trong HTX nông nghiệp cũ, phân phối bình quân, bao cấp. HTX nông nghiệp kiểu mới phân phối theo vốn, lao động và mức độ sử dụng dịch vụ của HTX. - Phạm vi hoạt động: HTX nông nghiệp kiểu cũ thường bị giới hạn trong địa giới hành chính xã, phường. HTX kiểu mới không bị giới hạn bởi địa giới hành chính. Vì vậy, hoàn toàn có thể tổ chức một HTX để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong phạm vi một huyện hoặc một số xã tuỳ theo yêu cầu thực tế. - Về tổ chức bộ máy quản lý HTX: HTX nông nghiệp kiểu cũ, chức năng quản lý và điều hành trong HTX được lồng ghép. Bộ máy quản lý của HTX bao gồm Ban quản trị, Ban kiểm soát, Trưởng Ban quản trị kiêm chủ nhiệm HTX. Công tác cán bộ HTX được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ và chính quyền địa phương, các chức danh chủ chốt của HTX do Đảng uỷ chỉ định và nhất thiết phải do đảng viên và người trong nội bộ HTX nắm giữ. Đối với HTX nông nghiệp kiểu mới chức năng quản lý và điều hành được tách biệt rõ ràng. Bộ máy quản lý của HTX bao gồm Ban quản trị, Ban kiểm soát, Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm HTX có thể do Trưởng Ban quản trị kiêm nhiệm hoặc là người do HTX thuê. HTX được quyền tự chủ trong công tác cán bộ của mình, các chức danh chủ chốt không nhất thiết do đảng viên hay người trong nội bộ HTX nắm giữ. - HTX kiểu mới cũng khác với công ty cổ phần. HTX do các thành viên tự nguyện tập hợp, liên kết lại để cùng kinh doanh hoặc hỗ trợ nhau kinh doanh. Mỗi thành viên tham gia dù ít hay nhiều vốn đều bình đẳng với nhau trong quyết định các vấn đề chung của HTX, với nguyên tắc cơ bản “mỗi người một lá phiếu”. (nguyên tắc “đối nhân”); trong khi đó, công ty cổ phần do các nhà đầu tư đứng ra thành lập, tổ chức hoạt động lấy mục tiêu là lợi nhuận, thành viên tham gia (các cổ đông) chỉ có quyền tham gia quyết định các vấn đề của công ty theo mức độ góp vốn (nguyên tắc “đối vốn”). Công ty cổ phần phân phối theo tỷ lệ vốn góp; còn HTX phân phối theo tỷ lệ vốn góp, theo lao động và mức độ tham gia các dịch vụ. 1.1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới HTX nông nghiệp tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc sau: - Tự nguyện gia nhập và ra HTX; tất cả nông dân và người lao động có điều kiện theo quy định của Luật HTX, tán thành Điều lệ HTX nông nghiệp đều có thể trở thành xã viên HTX nông nghiệp; xã viên có quyền ra HTX theo quy định của Điều lệ từng HTX nông nghiệp. - Quản lý dân chủ, bình đẳng và công khai: Xã viên HTX nông nghiệp có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác quy định trong Điều lệ HTX nông nghiệp. - Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm HTX và xã viên cùng có lợi. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của HTX; lãi được trích một phần vào các quỹ của HTX, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX. - Hợp tác và phát triển cộng đồng: Xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong HTX, trong cộng đồng xã hội; HTX giữa các HTX trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới Kinh tế hợp tác trong lịch sử được phát triển nhiều hình thức từ thấp đến cao: từ tổ vần công, đổi công đến tổ đoàn kết sản xuất, chuyển sang các hình thức HTX dịch vụ, các HTX sản xuất hoặc các HTX vừa sản xuất vừa làm dịch vụ. Kinh tế hợp tác, HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. HTX nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp. HTX nông nghiệp làm được những việc mà từng người, từng hộ không làm được hoặc làm không có hiệu quả. HTX nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế hộ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại liên kết, hợp tác, thành lập HTX. HTX nông nghiệp góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm được nhiều khoản chi phí trong đầu tư cho sản xuất, kinh doanh; huy động được nhiều vốn, nhiều nhân lực, chế ngự được thiên tai địch hoạ, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất, kinh doanh; cung cấp sản phẩm cho xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, góp phần vào ngân sách nhà nước. HTX nông nghiệp khai thác đựơc tiềm năng trong dân cư để mở mang ngành nghề, phát triển sản xuất, tăng nguồn hàng xuất khẩu, đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội. HTX nông nghiệp hỗ trợ người nghèo, giúp đỡ họ cùng phát triển. Bởi lẽ HTX nông nghiệp không chỉ gắn bó các thành viên về kinh tế mà còn được hình thành và phát triển trên cơ sở tình làng nghiã xóm, góp phần thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn như cung ứng các mặt hàng chính sách cho vùng miền núi, dân tộc, vùng thiên tai bão lụt, tham gia xoá đói, giảm nghèo, khắc phục bần cùng hoá; phòng chống các tệ nạn xã hội. Kinh tế hợp tác và HTX nông nghiệp còn tạo điều kiện cho những người lao động, những người sản xuất nhỏ phát triển marketing, nhờ đó những khả năng mở rộng được thị trường trong và ngoài nước đảm bảo sự cân bằng và chẳng những có thể trụ vững trong thị trường cạnh tranh, mà còn không ngừng phát triển, không bị phá sản trở thành gánh nặng lao động thất nghiệp cho xã hội. HTX nông nghiệp là mô hình tổ chức sản xuất có tính xã hội chủ nghĩa. Trước hết, đó là các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, vệ tinh của các doanh nghiệp nhà nước; là đơn vị liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác và có thể là đơn vị xuất nhập khẩu. Tính xã hội của hợp tác xã nông nghiệp được thể hiện ở chỗ là một tổ chức kinh tế của những người lao động, tập hợp được đông đảo mọi người tham gia nhằm giúp đỡ lẫn nhau, tăng thêm sức mạnh trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng và ở việc HTX hỗ trợ người nghèo. Trong mọi hoạt động của mình, HTX còn có nghĩa vụ giáo dục tinh thần hợp tác cho xã viên, khuyến khích sự hợp tác không chỉ trong nội bộ xã viên của HTX mà còn giữa các HTX. Ngoài chăm lo về mặt kinh tế, HTX còn chăm lo cả về mặt tinh thần cho xã viên thông qua các hoạt động chung của HTX. Tuy nhiên tất cả những hoạt động xã hội phải được tiến hành trên cơ sở hoạt động kinh tế có hiệu quả. Những hoạt động này sẽ góp phần nâng cao trình độ dân trí của cộng đồng, góp phần dân chủ hoá đời sống xã hội, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng. Ngoài ra, HTX nông nghiệp còn có vai trò tạo điều kiện thuận lợi đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, công nghệ mới vào sản xuất. Tiến hành chuyên môn hoá, tập trung hoá, phát triển hợp lý các ngành sản xuất, dịch vụ và thâm canh khoa học. Khai thác tiềm năng về vốn, lao động và công nghệ, đảm bảo môi trường sinh thái, có khả năng đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. 1.1.4. Những yếu tố tác động đến sự phát triển của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở nước ta 1.1.4.1. Trình độ phát triển nông nghiệp hàng hoá Lý luận và thực tiễn chứng tỏ là khi nền kinh tế còn mang nặng tính chất tự cấp, tự túc, mục tiêu của người nông dân là tối đa hoá lợi ích, chứ không phải tối đa hoá lợi nhuận nên nhu cầu hợp tác của họ chủ yếu ở khâu đầu vào, với qui mô rất nhỏ bé. Do đó các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác thường rất đơn giản. Khi sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, mục tiêu của người dân là tối đa hoá thu nhập, nên nhu cầu hợp tác của họ ở đầu ra nảy sinh và ngày càng bức xúc trên qui mô lớn. Điều đó cho thấy: Sự phát triển có hiệu quả các hình thức kinh tế hợp tác sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hoá phát triển. Như vậy các giải pháp phát triển kinh tế hợp tác không thể tách rời giải pháp phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, trong đó bao gồm cả biện pháp phát triển kinh tế nông hộ và trang trại sản xuất hàng hoá. Bởi vì phát triển kinh tế nông hộ, trang trại, gia đình vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để thúc đẩy sự ra đời và phát triển của HTX kiểu mới trong nông nghiệp [4, tr.195]. 1.1.4.2. Nhu cầu và mức sống của nông dân Với quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường sẽ gay gắt hơn; mức sống của nông dân có liên quan đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Nông dân có xu hướng liên kết, hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển. Do đó nhu cầu phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới càng trở nên bức xúc, cấp thiết đối với những hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.1.4.3. Chính sách của Nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp Đây là yếu tố tác động quan trọng đến quá trình hình thành, phát triển kinh tế hợp tác và HTX, trong đó có HTX nông nghiệp. Và là yếu tố quan trọng cho quá trình chuyển đổi, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trong cơ chế thị trường. Lịch sử quá trình hình thành, phát triển kinh tế hợp tác, HTX nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng đã chứng minh điều đó. Những quan điểm cơ bản về hợp tác hoá nông nghiệp lần đầu tiên được nêu lên khá toàn diện và đầy đủ là Nghị quyết Trung ương lần thứ 16 khoá II với 20 điểm lớn, qui định từ mục đích yêu cầu, đường lối giai cấp trong vận động hợp tác hoá đến phương châm, nguyên tắc, bước đi, qui mô tổ chức, chính sách … trong quá trình hợp tác hoá nông nghiệp. Và ngày càng được khẳng định trong các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách của Nhà nước. Tuy vậy, mô hình HTX này đã bộc lộ nhiều nhược điểm đã kìm hãm sản xuất. Cho đến khi Chỉ thị số 100/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương ra đời – là một quyết định mang tính đột phá mở đầu công cuộc đổi mới kinh tế hợp tác, mà trước hết là HTX nông nghiệp. Và đây chính là điểm mở đầu cho việc ra đời Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI (4/1988), đánh dấu một giai đoạn chuyển biến quan trọng của mô hình HTX kiểu cũ, cũng chính là bước chuẩn bị quan trọng cho sự ra đời của Luật HTX (năm 1996) và sau đó là Luật HTX (năm 2003) tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản để HTX hoạt động phù hợp với thực tiễn đặt ra. 1.1.4.4. Bối cảnh kinh tế - xã hội “Sự phát triển các lĩnh vực hợp tác, các hình thức hợp tác và quy mô hợp tác ở những mức độ khác nhau là xuất phát từ quy luật quan hệ sản xuất nhất thiết phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” [30, tr. 24]. Mặt khác, nó còn chịu sự tác động của môi trường, điều kiện đặc thù của từng địa phương, đó là trình độ dân trí, văn hóa, truyền thống, tâm lý, tính cộng đồng, sự hiểu biết, tính năng động sáng tạo trong hoạt động sản xuất-kinh doanh dưới tác động của nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.v.v… [4, tr. 98]. 1.1.4.5. Thị trường đầu vào, đầu ra cho nông nghiệp Đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật, cho nên cần phải theo dõi, chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyên để đáp ứng đúng kỹ thuật, kịp thời các yêu cầu sinh học của cây trồng, vật nuôi. Điều đó quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Chỉ có hình thái kinh tế gia đình với cơ chế “tự thuê mướn sức lao động của chính mình”, “tự bóc lột mình” và lấy công làm lãi, nhờ gắn trực tiếp lợi ích của mỗi người và cả cộng đồng gia đình vào kết quả cuối cùng của sản xuất nông nghiệp, đã tạo ra khả năng lớn hơn các loại hình doanh nghiệp khác trong việc vượt qua tình huống rủi ro do thiên nhiên hay do thị trường gây ra. Mặt khác, kinh tế nông hộ không thể tự thân trở thành một đơn vị kinh tế hàng hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các doanh nghiệp lớn, trước hết trong dịch vụ “đầu vào”, “đầu ra” của kinh tế nông hộ. Do vậy, tất yếu các nông hộ phải liên kết lại với nhau trong các tổ chức kinh tế hợp tác của mình, tạo ra sức mạnh mới cạnh tranh trong thị trường, tự bảo đảm hoạt động dịch vụ “đầu vào”,” đầu ra” cho kinh tế hộ đạt kết quả cao hơn. Vì thế HTX nông nghiệp trở thành chỗ dựa vũng chắc để kinh tế hộ trở thành đơn vị sản xuất hàng hóa tự chủ có khả năng cạnh tranh đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế thị trường. 1.2. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI 1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vị trí, vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế HTX dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Từ các hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp. Kinh tế hợp tác với các hình thức đa dạng, trong đó HTX là nòng cốt. Các HTX nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng, dựa trên sở hữu của hộ xã viên và sở hữu tập thể (các quỹ sử dụng chung trong HTX), liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn. Phát triển HTX kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành trong một vài lĩnh vực để kinh doanh dịch vụ về sản xuất, chế biến tiêu thụ và tín dụng, nhân rộng mô hình HTX liên kết công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ nông nghiệp. Nhà nước giúp HTX đào tạo cán bộ, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, giải quyết nợ nần tồn đọng, Khuyến khích việc tích luỹ, phát triển có hiệu quả vốn tập thể trong HTX. Phát huy quyền tự chủ kinh doanh của mỗi nông hộ: kinh tế tập thể không thay thế kinh tế hộ mà trái lại coi việc phát triển kinh tế hộ làm mục tiêu hoạt động và là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của mình. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX khẳng định: Cần củng cố những tổ hợp tác, HTX hiện có, tiếp tục phát triển kinh tế hợp tác với nhiều hình thức, qui mô, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn có điều kiện. Kinh tế tập thể với hình thức phổ biến là các tổ hợp tác và HTX; trong lĩnh vực nông nghiệp, trước hết tập trung làm dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, từng bước mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh tổng hợp; trong lĩnh vực phi nông nghiệp, vừa tổ chức sản xuất vừa kinh doanh dịch vụ. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa tổ hợp tác, HTX với các doanh nghiệp thuộc mỗi thành phần kinh tế, nhất là với doanh nghiệp nhà nước. Khi HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của HTX, các liên hiệp HTX [12, tr.29]. Mục tiêu từ nay đến năm 2010 là: “đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế” [12, tr. 29]. 1.2.2. Chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển hợp tác xã nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta Nhận thức rõ vai trò quan trọng của HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện phát triển HTX trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là các HTX nông nghiệp, để cùng với kinh tế nhà nước dần trở thành nền tảng kinh tế, đó cũng là nền tảng chính trị - xã hội của đất nước nhằm đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Điều 3 Luật HTX (năm 2003) đã khẳng định chính sách của Nhà nước đối với HTX theo hướng: - Ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích hợp tác xã phát triển. - Bảo đảm quyền bình đẳng của HTX trong nền kinh tế nhiều thành phần. - Bảo hộ quyền lợi hợp pháp của HTX. - Tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hợp tác xã. - Đối với HTX nông nghiệp, Chính Phủ quy định cụ thể chính sách ưu đãi phù hợp với đặc thù và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Ngoài ra, các HTX còn được hưởng những chính sách chung khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp quy định ở Luật khuyến khích đầu tư hoặc các văn bản pháp quy khác. Mục tiêu của các chính sách Nhà nước đối với HTX chủ yếu thu hút ngày càng nhiều các lực lượng lao động, nhất là những hộ nông dân, những người thợ thủ công tham gia vào HTX; khuyến khích hỗ trợ và tạo những điều kiện thuận lợi để HTX được củng cố và phát triển theo định hướng quy họach, kế họach chung của cả nước cũng như từng vùng, ngành cụ thể, để làm cho HTX ngày càng có khả năng tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, giúp đỡ xã viên với hiệu quả cao nhất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các chính sách đó không nhằm tạo chỗ dựa để HTX ỷ lại Nhà nước, làm yếu đi tính năng động sáng tạo,tính tự chủ của HTX, mà ngược lại nhằm tạo môi trường thuận lợi và nền móng để HTX - tổ chức kinh tế của những người lao động -có mặt bằng bình đẳng trong thị trường cạnh tranh. 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Thuận Bình Thuận là tỉnh nằm trong vùng kinh tế miền Đông Nam bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Diện tích tự nhiên 785.462 ha. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2001-2003 là 11,17%. Ngành nông nghiệp tăng 7,16%. Năm 2000 GDP bình quân đầu người 253.USD. Đến tháng 6 năm 2001, toàn tỉnh có 91 HTX nông nghiệp, trong đó có 03 HTX thành lập mới. Qua phân loại năm 2002 có 19 HTX khá, chiếm 20%; 26 HTX trung bình, chiếm 28,6%; 46 HTX vốn yếu, chiếm 50,5% so tổng số HTX nông nghiệp. Vốn hoạt động của HTX không lớn, năm 2002 bình quân 443,2 triệu đồng/ HTX, trong đó vốn lưu đọng bình quân 219, 4triệu đồng /HTX. Doanh thu bình quân 450,5 triệu đồng, tổng lãi sau thuế bình quân 24,9 triệu đồng/HTX. Tỷ lệ lãi trên vốn hoạt động bình quân đạt 5,62%/năm. HTX nông nghiệp tại Bình Thuận hoạt động kinh doanh, dịch vụ gồm 4 loại chủ yếu là: thuỷ nông, vật tư nông nghiệp, tín dụng, giống [28]. Quá trình hình thành, củng cố,đổi mới và phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Bình Thuận, đã từng bước đáp ứng yêu cầu của ngưòi lao động, kinh tế hộ, khai thác được một số nguồn nhân lực mới trong các ngành, các lĩnh vực, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Hoạt động của các HTX đã tạo lập và phát huy các mối quan hệ lành mạnh trong cộng đồng, góp phần chăm lo đến các mặt đời sống xã hội của dân cư trên địa bàn. Đáng chú ý là đã xoá được các quan hệ từng cản trở tốc độ phát triển trong HTX kiểu cũ, hạn chế nạn cho vay nặng lãi, ép giá ép cấp của tư thương. Nhiều HTX là cầu nối trong việc triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến các hộ sản xuất. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, tạo điều kiện tiếp tục củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả trong thời gian tới. Tạo lập được môi trường thuận lợi cho kinh tế tập thể phát triển. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về kinh tế hợp tác và HTX có chuyển biến tích cực, rõ nét hơn, xoá bỏ dần mặc cảm hoài nghi do mô hình HTX cũ để lại. Tuy nhiên, các HTX nông nghiệp tỉnh Bình Thuận còn nhiều khó khăn, yếu kém như: quy mô hoạt động của HTX nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, thường chỉ phục vụ trong nội bộ một thôn hay một xã, thậm chí trong một nhóm xã viên; chưa đa dạng sản phẩm và ngành nghề. Hiệu quả kinh doanh dịch vụ thấp, số HTX hoạt động có lãi từ 8% / năm trở lên chỉ chiếm 39,6% tổng số HTX nông nghiệp. HTX chỉ thực hiện kinh doanh dịch vụ đầu vào, chưa quan tâm dịch vụ đầu ra. HTX thiếu vốn để hoạt động. Phần lớn các HTX không vay được vốn tín dụng do không có tài sản thế chấp hoặc không có phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi; do mức độ tín nhiệm không cao nên không thể vay tín chấp. Một số HTX không dám vay vốn vì sau khi vay mua vật tư ứng trước cho xã viên nhưng khó thu hồi. Quản lý Nhà nước đối với HTX còn hạn chế. Nhiều chính sách khuyến khích phát triển HTX chưa được triển khai thực hiện. Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém là: Nhận thức về vị trí của HTX và kinh tế hợp tác trong một số cán bộ lãnh đạo ở các ngành các cấp chưa thật đầy đủ. Việc quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Luật HTX và các nghị định của Chính phủ thiếu chiều sâu, một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa thật sự tin tưởng vào hiệu quả của kinh tế HTX kiểu mới. Nhà nước thiếu quan tâm giúp HTX công tác tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ. Trong một thời gian dài, công tác hợp tác hoá bị buôn lỏng, HTX rơi vào tình trạng sa sút, để lại nhiều tồn đọng, cán bộ thuyên chuyển, giảm nhiệt tình. Tỉnh cũng đã định hướng phát triển HTX nông nghiệp trong thời gian đến là: - Phát triển đa dạng các HTX nông nghiệp, đưa HTX nông nghiệp trở thành cầu nối hiệu quả giữa hộ nông dân và các đối tượng khác. - Nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của HTX nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nông nghiệp và nông thôn thời gian tới. - HTX phát triển trên cơ sở kinh tế hộ, kinh tế trang trại và kinh tế thị trường. Đến năm 2010, tỉnh phấn đấu đạt các mục tiêu sau: - Đưa kinh tế tập thể thoát khỏi tình trạng yếu kém. - Tốc độ tăng trưởng HTX nông nghiệp bình quân 20%, chiếm 5% GDP của tỉnh. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống xã viên,tăng tích luỹ và góp phần ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội ở địa phương. Ba giải pháp chính để đạt mục tiêu trên là: - Tạo khuôn khổ pháp lý và môi trường hoạt động hiệu quả cho HTX nông nghiệp. - Thiết lập hệ thống chính sách khuyến khích và hỗ trợ HTX nông nghiệp. - Tăng cường chỉ đạo của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đối với phát triển HTX nông nghiệp. 1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai Đến tháng 9 năm 2003 toàn tỉnh có 41 HTX nông nghiệp, trong đó có 40 HTX thành lập mới, 01 HTX chuyển đổi từ năm 2002. Trong 41 HTX có 29 HTX đã đi vào hạot động, 11 HTX mới thành lập đang ổn định tổ chức, chưa đi vào hoạt động và 01 HTX ngưng hoạt động. Kết quả sản xuất kinh doanh của 29 HTX được phân loại như sau: 10 HTX khá, chiếm 34,48%; 10 HTX trung bình, chiếm 34,48%; 9 HTX yếu, chiếm 31,03% so tổng số HTX nông nghiệp đang hoạt động [29]. Nhìn chung, các HTX nông nghiệp đã được thành lập trên cơ sở tự nguyện của nông dân, không có sự gò ép của chính quyền địa phương. HTX thành lập và hoạt động đã giúp cho nông dân giải quyết được một phần nhu cầu đầu vào cho sản xuất như vốn, công nghệ, giống, phân bón… nên bước đầu tạo được niềm tin trong xã viên. Một số HTX có tích luỹ, tăng vốn tự có, mở rộng lĩnh vực kinh doanh và phân phối lợi nhuận cho xã viên. Đặc biệt, một số HTX liên kết được với các doanh nghiệp nhà nước thu hút xã viên là các pháp nhân và các thể nhân có vốn và kinh nghiệm kinh doanh. Tuy vậy, đội ngũ cán bộ HTX còn rất yếu so với yêu cầu, đa số các HTX chỉ thực hiện được vài khâu dịch vụ đầu vào, chưa lo được đầu ra cho xã viên; quy mô vốn nhỏ, cơ sở vật chất kinh doanh thiếu thốn. Hướng đến, tỉnh tập trung sức hình thành các HTX ở những vùng chuyên canh sản xuất nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến nông sản. Đồng thời củng cố hoạt động của các HTX hiện có theo hướng đổi mới nội dung hoạt động, mở rộng kinh doanh nhiều lĩnh vực dịch vụ ở nông thôn. Thu hút xã viên có tiềm lực kinh tế, có năng lực kinh doanh; đảm bảo thật tốt tính tự chủ của xã viên. Tăng cường công tác quản lý đối với HTX. 1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng Đến tháng 10 năm 2001, Lâm Đồng chuyển đổi theo Luật HTX được 18 HTX nông nghiệp và thành lập mới 14 HTX. Do khi chuyển đổi, thành lập mới không tôn trọng nguyên tắc cơ bản của HTX kiểu mới, phương thức hoạt động và mô hình chưa phù hợp, phương thức sản xuất kinh doanh thiếu tính khả thi, thiếu dân chủ trong lựa chọn cán bộ, không huy động được vốn và không tổ chức được hoạt động, nên đã giải thể 8 HTX. Đến thời điểm gần cuối năm 2001, Lâm Đồng có 26 HTX nông nghiệp (trong đó, có 16 HTX chuyển đổi và 10 HTX thành lập mới), nhưng chỉ có 18 HTX hoạt động, còn 8 HTX chưa hoạt động (trong đó 01 HTX chuyển đổi). Tổng vốn của 18 HTX đang hoạt động là 41,8 tỷ đồng; trong đó vốn lưu động 14,8 tỷ đồng. Có sự chênh lệch rất lớn về vốn của các HTX, HTX Thiện Lập có tổng vốn cao nhất là 7,7 tỷ, HTX Phước Thành có tổng vốn thấp nhất là 91 triệu. Số HTX có vốn lớn hầu hết là những HTX chuyển đổi, ở vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày [26]. Hoạt động chủ yếu của các HTX nông nghiệp ở Lâm Đồng là dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho quá trình sản xuất của hộ xã viên như: cung ứng phân bón, cung ứng giống, dịch vụ tưới tiêu,cung ứng điện, hổ trợ vốn, tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động dịch vụ của HTX đã tạo điều kiện thuận lợi để hộ xã viên yên tâm sản xuất, thay đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao, tăng được thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Tuy vậy, hoạt động dịch vụ của từng HTX rất hạn chế,chỉ có 05/18 HTX thực hiện được 3 hoạt động dịch vụ, 06 HTX thực hiện 2 hoạt động dịch vụ và 07 HTX chỉ thực hiện 1 hoạt động dịch vụ. Hoạt động dịch vụ của các HTX cũng chỉ đáp ứng được từ 20% đến 60% nhu cầu của hộ xã viên. Chỉ có 1 HTX thực hiện được dịch vụ tiêu thụ nông sản. Do nội dung hoạt động của HTX hạn hẹp, nên kết quả kinh doanh thấp, lợi nhuận ít; thậm chí có HTX lợi nhuận chỉ bù đắp chi phí và trả lãi ngân hàng, không xây dựng được các quỹ, không có tích luỹ để phát triển sản xuất, kinh doanh. Một số HTX mới thành lập chưa xuất phát từ nhu cầu của nông dân, mà xuất phát từ sự gợi ý của cấp ủy, chính quyền cơ sở, nên xã viên thiếu trách nhiệm, ít gắn bó với HTX. Tỉnh cũng đã rút ra 5 nguyên nhân của tồn tại, yếu kém. Trong đó, có nguyên nhân đáng lưu ý là trong đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền các cấp vẫn cho rằng HTX là kinh tế tập thể; do đó phải sản xuất tập trung, phải tập thể hóa tư liệu sản xuất, phải quản lý theo kế họach tập trung. Để khắc phục những tồn tại, yếu kém trên; Lâm đồng xác định 5 nội dung đổi mới phương thức hoạt động các HTX nông nghiệp là: - Lựa chọn mô hình HTX: HTX dịch vụ chuyên khâu, HTX dịch vụ tổng hợp, HTX sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp. - Phương thức huy động vốn: tăng cường tỷ lệ vốn tích luỹ của HTX và vốn góp của xã viên trong tổng vốn lưu động. - Xác định phương hướng sản xuất kinh doanh: các HTX phải xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh trong suốt nhiệm kỳ và cho từng năm. - Xác định mối quan hệ giữa HTX với hộ xã viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý hợp tác xã. 1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Tuy Hòa Qua kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới ở các tỉnh: Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng; có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Tuy Hòa như sau: - Phải tạo cho được sự chuyển biến trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên từ huyện đến cơ sở về xây dựng HTX kiểu mới theo Luật HTX (năm 2003), nhất là đối với các HTX nông nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Xây dựng HTX nông nghiệp kiểu mới phải xuất phát từ nhu cầu của nông dân, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện gia nhập và ra HTX. Tránh chủ quan, nóng vội, gò ép, áp đặt từ trên xuống. - Mô hình nhiều người hợp lại thì kinh tế sẽ cao hơn. Do đó cần thu hút xã viên có tiềm lực kinh tế, có năng lực kinh doanh bao gồm cả thể nhân và pháp nhân. - Đảm bảo tính tự chủ của xã viên; tự chủ của HTXđể đem lại hiệu quả cao bằng chính sự sáng suốt và lòng nhiệt tình của mọi người. - Giải quyết tốt mối quan hệ giữa HTX với hộ xã viên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích. - Hình thành những vùng sản xuất tập trung có tính đặc trưng của địa phương để qua đó nâng vị thế của HTX nông nghiệp. - Người lãnh đạo phải hội đủ kinh nghiệm và trình độ phù hợp với hoàn cảnh thời đại. Do đó, cần quan tâm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn của HTX đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. - Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc hổ trợ, nuôi dưỡng và phát triển phong trào HTX. Kết luận chương 1 Hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế quan trọng được nhà nước khuyến khích phát triển để cùng với kinh tế nhà nước dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Dù trong cơ chế bao cấp trước đây hoặc trong cơ chế đổi mới ngày nay, kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong nông nghiệp, nông thôn đều có vai trò, vị trí cần thiết để thúc đẩy kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, nông nghiệp giữ vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế; trong tương lai, nông nghiệp cũng sẽ là ngành sản xuất chủ đạo thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Để nông nghiệp kích thích được các hoạt động kinh tế nông thôn, nâng cao mức sống của người làm nông nghiệp, góp phần chấn hưng nền nông nghiệp thì vai trò của HTX nông nghiệp là hết sức to lớn. Chính vì vậy, phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa- một địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng- là yêu cầu vừa có tính cấp thiết, vừa lâu dài. Yêu cầu đặt ra là quá trình phát triển đó phải đảm bảo đúng định hướng XHCN, phù hợp với quyền tự do kinh doanh của cá nhân, hộ kinh tế gia đình và các thành phần kinh tế khác đã được pháp luật khẳng định. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HTX NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN 2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TUY HOÀ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI 2.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ở Tuy Hòa đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp Tuy Hòa là địa bàn thuộc tỉnh Phú Yên; trước đây là huyện Tuy Hòa, do có diện tích rộng, dân số đông, nên ngày 16/5/2005 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 62/NĐ- CP chia thành 2 huyện: Đông Hòa và Tây Hòa, để có điều kiện phát triển và thuận lợi trong công tác quản lý. (Hai huyện mới chính thức hoạt động từ ngày 01.7.2005). Địa bàn Tuy Hòa phía Bắc giáp Thành phố Tuy Hòa, Đông giáp Biển Đông, Tây giáp huyện Sông Hinh, Nam giáp huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa). Diện tích 896,63 km2. Có chiều dài (theo đường chim bay) 28,6 km, chiều rộng rộng nhất 26 km, hẹp nhất 18 km. Chiều dài bờ biển 48km, bờ biển theo mép nước 106km. - Địa hình có phần hơi phức tạp, do ảnh hưởng những nhánh thuộc dãy Trường Sơn tách ra chạy theo hướng Đông đến sát biển tạo thành đèo cao và hiểm trở (đèo Cả, độ cao 400m). Nhìn bao quát, địa hình Tuy Hòa thấp dần từ Tây sang Đông, có 14 đỉnh núi cao chính, đỉnh cao nhất 1.397m thuộc xã Hòa Mỹ Tây. Địa mạo Tuy Hòa có thể chia thành 2 khu vực lớn: vùng núi và bán sơn địa, vùng đồng bằng. Vùng núi và bán sơn địa gồm các xã phía Tây của Tuy Hòa (nay thuộc huyện Tây Hòa). Vùng này núi non trùng điệp song không cao lắm. Địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch nhau nhiều. Vùng đồng bằng là vùng gồm các xã, thị trấn còn lại (nay thuộc huyện Đông Hòa và một phần thuộc huyện Tây Hòa), có xu hướng nghiêng từ Tây sang Đông. Ở đây có những cánh đồng chuyên canh lúa tập trung như Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Hòa Thành, Hòa Vinh… Với vị trí địa lý, địa hình như vậy, nhìn chung, Tuy Hòa rất thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp toàn diện. Có điều đáng lưu ý là trong chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới đối với các xã phía Tây của Tuy Hòa phải có sự quan tâm đúng mức cho phù hợp với đặc điểm địa hình. Về khí hậu thủy văn: Tuy Hòa thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhưng do ảnh hưởng khí hậu đại dương nên khí hậu ôn hòa hơn các nơi khác trong nước. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 260C. Nhiệt độ trung bình cao nhất 29,10C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất 22,60C. Có thể chia làm 2 mùa: Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây và gió Tây Nam. Lượng mưa trung bình trên 57mm. Tháng 4 được coi là tháng khô nhất trong năm; tháng 7,8 có gió Lào nên nóng. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chịu ảnh hưởng có gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa trung bình trên 290mm. Tháng 9,10,11 mưa nhiều nhất, chiếm khoảng 66% lượng mưa cả năm. Từ tháng 10 đến tháng 12 thường có bão, lụt. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1573mm, năm cao nhất là 1878mm, năm thấp nhất 1268mm. Tổng số ngày mưa trung bình là 130 ngày, độ ẩm trung bình là 80 đến 85%, số giờ nắng trung bình trong một năm từ 2.500 đến 2.700 giờ, bình quân 7 giờ trên ngày. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm 980mm. Với điều kiện khí tượng trên, Tuy Hoà nằm trong vùng có khí hậu mát mẻ, rất thích hợp cho sự sinh trưởng của cây trồng và gia súc, thể hiện một sự ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên mà trong chỉ đạo phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới cần phải lưu ý. Một đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Tuy Hoà nữa là: Tuy Hoà có 2 triền sông chính là sông Ba (còn gọi là sông Đà Rằng) và sông Bàn Thạch chảy từ Tây sang Đông nên ngắn, dốc, tốc độ dòng chảy lớn; hàng năm bồi đắp cho đồng ruộng Tuy Hoà một lượng phù sa lớn, nhưng cũng thường gây lũ lụt lớn làm thiệt hại đến mùa màng. Do ảnh hưởng của núi và tác động bào mòn của sông nên biển rất quanh co, khúc khuỷu. Dọc theo bờ biển có bãi của sông nằm dọc theo các cửa sông, khi chiều rút là một vùng đất rộng. Vùng ngập nước của bãi này nồng độ muối thấp có thể nuôi trồng nước lợ Biển Tuy Hoà thuộc hệ thống ven bờ, có độ sâu gấp, thềm lục địa, đáy biển gồ ghề, độ dốc đổ dồn từ bờ ra khơi và từ hai phía Bắc-Nam; chịu ảnh hưởng của hai dòng hải lưu chính do sự xáo trộn giữa hai dòng nước: nóng và lạnh từ ngoài khơi phía Bắc biển Đông chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam suốt từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa hè có tác dụng của gió Tây Nam, một dòng hải lưu chính từ phía Nam biển Đông, sau khi chạm bờ biển Nam bộ chia thành hai nhánh: một nhánh men theo bờ Trung bộ đi lên phía Bắc, một nhánh về phía Đông hình thành một hoàn lưu khép kín theo chiều kim đồng hồ, suốt từ tháng 5 đến tháng 9. Thuỷ triều lên xuống điều hoà mỗi ngày hai lần. Biên độ thuỷ triều 1,5m. Nồng độ nước biển khá cao và tương đối ổn định trên dưới 34%. Đặc điểm địa lý tự nhiên nói trên tạo cho Tuy Hoà điều kiện thuận lợi để phát triển nông, lâm, ngư, công nghiệp. 2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế- xã hội ở Tuy Hoà đến phát triển HTX nông nghiệp - Kinh tế: trong những năm chiến tranh, Tuy Hoà là vùng căn cứ cách mạng, nhiều vùng dân cư đất đai màu mỡ đã biến thành vành đai trắng. Là một địa bàn thuần nông nên xuất phát điểm kinh tế-xã hội thấp, kết cầu hạ tầng kỹ thuật yếu, có số dân đông chiếm 1/3 dân số của tỉnh, diện tích đất canh tác có hạn, lao động thiếu việc làm còn nhiều… Nhưng Tuy Hoà cũng có thuận lợi cơ bản là trên địa bàn có đường sắt Bắc- Nam và quốc lộ 1A đi qua hơn 30 km, có sân bay Tuy Hoà, cảng Vũng Rô và gần đây có khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Trong những năm 1996 đến 2005, kinh tế Tuy Hoà có tốc độ tăng trưởng cao và liên tục. Giai đoạn 1996 đến 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9,57%, giai đoạn 2001 đến 2005 tốc độ tăng là 21,79%/năm (do có khu công nghiệp Hoà Hiệp đi vào hoạt động, nên tăng cao) (xem bảng 2.1). Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm của Tuy Hòa Đơn vị tính: % Danh mục Tốc độ tăng 1996- 2000 2001- 2005 Gía trị tăng thêm - Nông, lâm, ngư nghiệp + Nông, lâm nghiệp + Ngư nghiệp - Công nghiệp - XD + Công nghiệp- TTCN + Xây dựng - Thương mại dịch vụ 9,57 6,82 5,45 12,19 18,07 10,39 73,06 15,37 21,79 7,69 6,51 9,94 39,92 45,2 21,2 37,99 Nguồn: Phòng Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Tuy Hòa. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần từ 74,57% năm 1996 xuống còn 67,6% năm 2000 và 36,59% năm 2005. Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng tăng từ 14,90% năm 1996 lên 18,86% năm 2000 và 33,04% năm 2005. Tỷ trọng thương mại- dịch vụ tăng từ 10,53% năm 1996 lên 13,51% năm 2000 và 30,27% năm 2005. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,6%, công nghiệp- xây dựng tăng 29,87%, thương mại dịch vụ tăng 14,46%/năm trong giai đoạn 1996 – 2000. Trong giai đoạn 2001- 2005 giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 7,69% công nghiệp- xây dựng tăng 39,92%, thương mại-dịch vụ tăng 37,99%/ năm (tính theo giá cố định năm 1994). Những năm qua kinh tế của Tuy Hoà đã từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hoá, rõ nét nhất là trong lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp. Việc áp dụng các giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đã góp phần ổn định và tăng năng suất lúa hàng năm. Năm 2005, bình quân năng suất gieo trồng lúa đạt 58,55tạ/ha/vụ, đã thực hiện cơ giới hoá khâu làm đất và một phần trong khâu thu hoạch. Một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Đến năm 2005, đã có 16/20 xã xây dựng mô hình sản suất thử nghiệm đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm, lãi từ 40% trở lên đạt kết quả tương đối tốt. Qua thử nghiệm, có mô hình đạt xắp xỉ 80 triệu đồng/ha/năm, lãi gần 50%. Hiện nay đang cho nhân rộng một số mô hình qua thử nghiệm đạt hiệu quả cao. Ngành thuỷ sản, năng lực đánh bắt công suất lớn tăng nhanh, đến năm 2005 tổng công suất tàu thuyền tăng 68,32% so năm 2000; bình quân mã lực tàu thuyền đạt 34,8CV/chiếc, đạt mức bình quân cả nước. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được đầu tư cải thiện đáng kể. Hệ thống thuỷ lợi đảm bảo nước tưới cho 11.812ha lúa 2 vụ. Chỉ tính trong 5 năm 2001-2005 đã kiên cố hoá 27km kênh mương nội đồng, với tổng kinh phí 14,58 tỷ đồng, có 19/21 xã, thị trấn thực hiện chương trình nâng cấp đường giao thông nông thôn được 72 km đường láng nhựa và bê tông xi măng theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, với tổng kinh phí 43,9 tỷ đồng [20]. Bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện, xã; trong 5 năm đã đầu tư 4,1 tỷ đồng để mở rộng nâng cấp lưới điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, có 119/121 thôn có điện thắp sáng. Tỷ lệ số hộ dân sử dụng điện đạt 99%, có 18/21 xã, thị trấn xây dựng được trường trung học cơ sở 2 tầng, 04 xã có trường tiểu học 2 tầng, có 100% số xã thị trấn có trạm y tế và cản bộ y tế, có đường ô tô đến trung tâm xã từ những năm 80 (TKXX). Hệ thống thông tin liên lạc được nâng cấp, mở rộng; bình quân 3,1 máy điện thoại (cố định)/100 dân. Nhìn chung điều kiện kinh tế của Tuy Hoà đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nhờ đó năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng lên, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. - Xã hội: Dân số trung bình (năm 2005) là 268.114 người, mật độ dân số 299 người/ km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 1997 là 2,03%, năm 2005 là 1,23%. Địa bàn Tuy Hòa có 20 xã và 01 thị trấn. Toàn địa bàn có 41 trường tiểu học, 01 trường tiểu học và trung học cơ sở, 20 trường trung học cơ sở, 01 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, 07 trường trung học phổ thông, 01 trường trung học chuyên nghiệp. Đã giữ vững và nâng cao được chất lượng huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đã xây dựng được 20 trường đạt trường chuẩn quốc gia (THCS:4; Tiểu học:15; Mẫu giáo: 01). Có 16/21 trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ, bình quân 0,85 y-bác sĩ /1000 dân; 100% số thôn có cán bộ y tế; 98% số trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin. Đời sống nhân dân được cải thiện, số hộ giàu, hộ khá tăng lên, số hộ nghèo giảm. Nhờ thực hiện tốt các chương trình,dự án giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo (chủ yếu là ở khu vực nông thôn), nên đến năm 2005 số hộ nghèo chỉ còn 3% so tổng số hộ. (Trong 5 năm 2001-2005, đã cho nông dân vay vốn giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo hơn 41 tỷ đồng). Đáng chú ý là Đảng đã dùng ngân sách của Đảng cho đảng viên nghèo vay với lãi suất 0% trong 5 năm, với số tiền 334 triệu đồng [20]. Tuy vậy; ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đến phát triển HTX nông nghiệp phải lưu ý đến những ảnh hưởng không thuận lợi, đó là: Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Tuy Hoà chưa cao, khoảng cách về trình độ phát triển so với khu vực thành thị ngày càng lớn và tốc độ phát triển của các xã trên địa bàn còn chênh lệch tương đối lớn. Các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tập thể mà nhất là các HTX nông nghiệp chậm thích nghi với cơ chế thị trường. trình độ công nghệ của các ngành kinh tế còn lạc hậu, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp. Mặt khác, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp thường phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết ngày càng có xu hướng trái quy luật nên rất khó lường. Thiên tai, dịch bệnh thường xảy ra hàng năm. Từ đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn không mạnh. Tuy cơ cấu kinh tế trên địa bàn có sự chuyển dịch lớn nhưng nếu chỉ tính giá trị sản phẩm do các ngành của Tuy Hoà làm ra thì sự chuyển dịch không đáng kể, cả sự chuyển dịch ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp- tỷ trọng chăn nuôi thấp, không tương xứng với trồng trọt. Sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chất lượng kém, hàm lượng chất xám- kỹ thuật thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Các vấn đề về văn hoá xã hội còn nhiều bức xúc. Lao động thiếu việc làm còn nhiều, lao động nông nhàn ở nông thôn khá lớn. Chưa quan tâm đúng mức đến việc đào tạo tay nghề cho người lao động, nên chất lượng nguồn lao động thấp. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI Ở TUY HOÀ, PHÚ YÊN TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Quá trình chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hoà, Phú Yên 2.2.1.1. Quá trình chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hoà giai đoạn 1997- 2003 Các HTX nông nghiệp chuyển đổi theo Luật HTX (năm 1996) đều được thành lập từ phong trào hợp tác hoá của Tuy Hoà trong những năm 70 của thế kỷ XX. Từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khoá VI) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, các HTX nông nghiệp trên địa bàn Tuy Hòa đã thực hiện khoán theo đơn giá thanh toán gọn, đã có tác dụng tích cực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, góp phần quan trọng làm thay đổi tình hình kinh tế- xã hội ở nông thôn. Song quá trình thực hiện ở cơ sở cho thấy một số vướng mắc, hạn chế và một số vấn đề chưa thực hiện đúng, cần phải xem xét lại vai trò, chức năng của HTX. Do vậy, cuối năm 1995, Tuy Hoà chủ trương cho các HTX nông nghiệp tiến hành kiểm kê, đánh giá phân loại tài sản, vốn, quỹ, thực hiện đối mới cơ chế quản lý và xác định vốn cổ phần của xã viên. Đến cuối năm 1996 có 24/27 HTX nông nghiệp đã đại hội đổi mới cơ chế và công bố vốn cổ phần của xã viên, còn 03 HTX do đang bị thanh tra nên chưa đại hội được. Điều cần khẳng định là phong trào HTX ở Tuy Hòa đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hầu hết các HTX hoạt động có hiệu quả. Hoạt động của HTX nông nghiệp đã có tác động tích cực đến kinh tế hộ xã viên, đóng góp rất lớn trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn như: điện, đường, trường, trạm; đã cùng với chính quyền ở cơ sở giải quyết nhiều vấn đề phúc lợi, xã hội … Bên cạnh những thành tựu nổi bật, các HTX ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém đã kìm hãm sự phát triển. Từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, kết quả sản xuất nông nghiệp tăng hơn trước, nhưng trong cơ chế mới, phương thức hoạt động của HTX không còn phù hợp. Yêu cầu đặt ra là các HTX phải được đổi mới về chất. Luật HTX (năm 1996) ra đời và các văn bản dưới luật kèm theo đã tạo cơ sở pháp lý khá đầy đủ và đồng bộ, mở hướng đi mới cho các HTX trên con đường phát triển sản suất, kinh doanh đa thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện Luật HTX (năm 1996), Nghị định số 16/CP, ngày 21/2/1997 của Chính Phủ, Thông tư số 04/BKH-QLKT, ngày 29/3/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hướng dẫn việc chuyển đổi và đăng ký HTX, liên hiệp HTX theo Nghị định số 16/CP, Tuy Hoà đã tiến hành xem xét đánh giá lại các HTX trước khi thực hiện chuyện đổi. Qua khảo sát, phân loại 27 HTX nông nghiệp tại thời điểm thực hiện chuyển đổi có 17 HTX khá, giỏi; 05 HTX trung bình và 05 HTX yếu kém. Về tài sản của các HTX tại thời điểm chuyển đổi, tổng số vốn sản xuất kinh doanh của 27 HTX nông nghiệp là 46,1 tỷ đồng (không kể các công trình phúc lợi đã chuyển giao cho UBND các xã, thị trấn quản lý trị giá hơn 5,8 tỷ đồng). Trong đó, phân theo nguồn vốn hình thành: có 12,9 tỷ đồng vốn góp của xã viên và 33,2 tỷ đồng tích luỹ của HTX. Phân theo tính chất vốn có 24,63 tỷ đồng vốn cố định và 17,47 tỷ đồng vốn lưu động. Tổng giá trị các quỹ chuyên dùng là 3,7 tỷ đồng. Tổng số nợ phải thu là 10,9 tỷ đồng, phải trả là 4,5 tỷ đồng. Đa số các HTX khá, giỏi có mức vốn từ 1,6 tỷ đồng trở lên, HTX nông nghiệp Hoà Phong có mức vốn 5,1 tỷ đồng [21]. Để thực hiện chuyển đổi các HTX đúng quy định, Tuy Hoà đã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi HTX cấp huyện, chỉ đạo các HTX thành lập Ban trù bị chuyển đổi Hợp tác xã trình UBND huyện phê duyệt. Ban chỉ đạo chuyển đổi HTX cấp huyện chủ trương: - Đối với những HTX nông nghiệp kiểu cũ đã thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động có hiệu quả thì tiếp tục củng cố và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và giúp họ chuyển đổi, đăng ký lại theo qui định của Luật HTX (năm 1996). - Đối với những HTX đổi mới từng việc, từng khâu hoặc một số việc, số khâu và còn vốn hoạt động, còn cơ sở vật chất kỹ thuật khá, nếu được xã viên đồng tình thì tiếp tục mở rộng hoạt động, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác, trên cơ sở đó mà chuyển đổi đăng ký hoạt động theo Luật HTX. - Đối với những HTX chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, không còn yếu tố gì của kinh tế hợp tác thì chính quyền cơ sở hướng dẫn cho xã viên bàn bạc để tự quyết định giải thể và chuyển sang hình thức kinh tế hợp tác khác phù hợp với tình hình thực tế. Ban trù bị chuyển đổi HTX căn cứ vào đó có kế hoạch và tổ chức tuyên truyền giải thích cho xã viên để xã viên hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc chuyển đổi để hình thành HTX mới hoạt động theo Luật. Đồng thời, tổ chức việc kiểm kê, đánh giá toàn bộ tài sản vốn quỹ, đất đai của HTX; xác định và phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả của HTX, đề xuất các giải pháp xử lý các quan hệ tài sản để trình Đại hội xã viên xem xét quyết định. Trường hợp, đại hội xã viên quyết định không duy trì HTX nông nghiệp nữa thì toàn bộ tài sản không được chia phải bàn giao lại cho UBND xã sở tại để sử dụng chung cho cộng đồng. Giá trị tài sản và vốn, quỹ được chia phải để trang trải công nợ, sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và thực hiện xong nghĩa vụ với Nhà nước, nếu còn sẽ được đem chia cho xã viên trước khi giải thể. Nếu HTX tiếp tục duy trì và chuyển đổi đăng ký kinh doanh theo Luật HTX thì phải tiến hành xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và dự thảo điều lệ HTX mới trình Đại hội xã viên quyết định. Riêng về vấn đề vốn góp của xã viên tại thời điểm chuyển đổi được xác định trên cơ sở phân bổ lại giá trị tài sản và vốn, quỹ được kế thừa từ HTX cũ thành vốn góp trong HTX mới, (nhưng do Tuy Hoà được chọn làm điểm của tỉnh Phú Yên nên sau khi xin ý kiến của lãnh đạo tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất), Tuy Hoà chủ trương các HTX nông nghiệp cũ không được chia hết cho xã viên mà phái trích lại một phần (từ 50- 70% tuỳ điều kiện cụ thể của HTX) để làm vốn tích luỹ của HTX. Do đó, vốn góp của xã viên tại thời điểm chuyển đổi thấp hơn so với vốn cổ phần của xã viên được HTX công bố vào năm 1995, khi HTX nông nghiệp Đại hội đổi mới cơ chế quản lý. Việc này có khác hơn so với điều 7 của Nghị định số 16/CP, ngày 21/02/1997 của Chính Phủ, quy định việc xử lý vốn, tài sản của HTX nông nghiệp: xác định đúng giá trị những tài sản đang trực tiếp phục vụ chung cho sản xuất, kinh doanh của HTX. Giá trị các tài sản này cùng với vốn, quỹ còn lại của HTX được phân bổ thành vốn góp của các xã viên (trường hợp xã viên có nguyện vọng tiếp tục duy trì HTX) và chuyển giao cho Ban Quản trị mới quản lý, nhưng phải theo Nghị quyết Đại hội của xã viên. Tuy có sự khác nhau về cách xác định vốn góp như vậy, nhưng việc này phù hợp với tình hình thực tế của Tuy Hoà và được tuyệt đại đa số xã viên đồng tình. Bảng 2.2: Tình hình vốn, quỹ của các HTX nông nghiệp ở Tuy Hoà khi thực hiện Luật HTX (năm 1996) TT Tên HTX Nông nghiệp Tổng số xã viên Vốn HTX Sau khi chuyển đổi (1000đ) Tổng quỹ HTX Giá trị tài sản do HTX quản lý Vốn điều lệ Vốn cố định Vốn lưu động Máy móc thiết bị và TSCĐ Nhà cửa, kho tàng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 Thị trấn Phú Lâm Hoà Thành Đông Hoà Thành Tây Hoà Bình 1 Hoà Bình 2 Hoà Phong Hoà Phú1 Hoà Phú 2 Sơn Thành Hoà Mỹ Tây Hoà Mỹ Đông 2890 1849 1604 2438 2698 2613 778 933 1000 1814 3127 2055 3080 1788 2519 723.330 339.949 1.103.24 6 724.222 550.000 1.067.80 2 202.948 326.504 258.146 75.887 398.227 30.825 702.143 620.124 762.493 1.559.64 6 1.002.82 3 1.514.95 8 1.789.29 8 826.957 1.155.88 8 184.009 1.266.68 1.297.54 0 252.662 1.452.23 3 1.748.69 0 690.746 3.379.80 2 353.980 609.509 1.113.21 4 52.373 78.726 31.669 21422 …… …. 1.298. 000 181.65 8 9.230 1.968 302.51 1 198.89 6 312.000 383.808 1.074.33 7 754.711 1.324.28 6 1.264.46 3 732.297 1.039.79 6 65.641 1.244.07 6 308.124 397.135 485.309 248.112 190.672 524.835 94.660 116.092 118.368 22.610 52.740 6.481 162.933 16131 32.656 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Hoà Thịnh Hoà Đồng Hoà Tân Tây Hoà Tân Đông Hoà Vinh Hoà Hiệp Bắc Hoà Hiệp Trung Hoà Hiệp Nam 1 Hoà Hiệp Nam 2 Hoà Hiệp Nam 3 Hoà Xuân Tây 1 Hoà Xuân Tây 2 Hoà Xuân Đông 1 Hoà Xuân Đông 2 Hoà Xuân Đồng 3 Hoà Tâm 4213 1837 1479 746 612 87 614 1304 671 590 654 354 277.395 380.340 750.586 246.998 133.910 96.000 96.000 10.440 82.252 75.000 77.862 46.640 62130 61.887 6 1.451.79 3 847.046 652.711 1.179.72 3 1.136.84 4 1.947.80 6 1.251.28 7 1.042.85 1 476.121 ………. 105.541 559.592 797957 949.784 937.494 611.999 525 1.205.23 1 20.764 1.182.27 7 515.972 637.206 1.673.65 5 331.705 244.814 220.773 96.000 420 54.990 50.674 40.838 44.499 …….. 204.628 213.53 9 53.934 286.44 4 30.583 105.28 9 415.48 5 26.153 247.90 6 35.702 ……. 4.492 111.11 5 12.555 22.820 2.141 46.807 16.000 1.399.05 3 840.565 489.778 1.163.59 2 1.104.18 8 1.684.11 5 1.054.71 7 1.005.60 1 389.689 ……….. 88.191 441.385 601.208 904.868 755.434 556.699 525 263.691 196.570 37.250 86.423 ……… 17.350 118.207 196.749 44.916 182.060 55.300 …….. TỔNG 44.34 7 8.900.65 9 24.632.4 06 17.474.6 95 3.755. 045 20.675.0 32 3.957.3 74 Nguồn: Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Tuy Hoà. Đến cuối năm 2000, Tuy Hoà có 29 HTX nông nghiệp. Trong đó có 27 HTX nông nghiệp chuyển đổi và thành lập mới 02 HTX chuyên ngành là HTX trang trại Lâm Sinh và HTX cây giống, con giống Phượng Hoàng. Tại thời điểm này, tổng vốn kinh doanh của các HTX nông nghiệp là 41,4 tỷ đồng (vốn cố định hơn 23,0 tỷ đồng, vốn lưu động 18,4 tỷ đồng).Trong đó, vốn của HTX nông nghiệp chuyển đổi là 41,3 tỷ đồng (vốn cố định hơn 22,9 tỷ đồng, vốn lưu động xắp xỉ 18,4 tỷ động); vốn của 02 HTX mới thành lập là 145 triệu đồng (vốn cố định 50 triệu đồng, vốn lưu động 95 triệu đồng). Tổng quỹ của các HTX là 7,5 tỷ đồng, tăng hơn 02 lần so với khi chuyển đổi, do HTX trích lập từ kết quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ hàng năm [21]. Năm 2002, sáp nhập 03 HTX nông nghiệp: Hoà Xuân Đông 1,2,3 thành 01 HTX là HTX Hoà Xuân Đông. Thành lập mới 02 HTX chuyên ngành là HTX chăn nuôi bò Thịnh Mỹ và HTX Phú Hương, sản xuất kinh doanh dịch vụ nấm ăn và nấm dược liệu. Như vậy, đến thời điểm cuối năm 2002, Tuy Hoà có 29 HTX nông nghiệp (trong đó có 04 HTX chuyên ngành). Do 02 HTX thành lập mới, nguồn vốn không lớn nên tổng vốn kinh doanh của các HTX nông nghiệp tăng không đáng kể và ổn định đến năm đến năm 2003. Tổng quỹ của các HTX nông nghiệp năm 2002 là 8,5 tỷ đồng, năm 2003 là 8,8 tỷ đồng. (nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Tuy Hòa) Sau chuyển đổi, chức năng, nhiệm vụ và phương hướng sản xuất, kinh doanh của các HTX nông nghiệp là làm dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, hổ trợ kinh tế hộ xã viên phát triển.Hầu hết các HTX nông nghiệp thực hiện tốt hơn các dịch vụ phục vụ như dịch vụ giao thông, thuỷ lợi nội đồng, khuyến nông, bảo vệ thực vật …do có sự giám sát ngày càng chặt chẽ của xã viên. Đến cuối năm 2000, nếu phân loại theo tính chất dịch vụ thì: có 26/27 HTX nông nghiệp thực hiện các dịch vụ phục vụ.Các dịch vụ này không mang tính kinh doanh, HTX chỉ thu phí để trang trải các khoản dịch vụ và một phần để lập quỹ chuyên dùng. Có 20/27 HTX nông nghiệp thực hiện được dịch vụ kinh doanh. Nếu phân loại theo loại hình dịch vụ thì: HTX làm dịch vụ đầu vào có 27/27 HTX. HTX có hoạt động tín dụng : 15/27 HTX. HTX có hoạt động tiêu thụ sản phẩm: 4/27 HTX. HTX kinh doanh điện : 25/27 HTX. HTX sản xuất, kinh doanh tổng hợp: 02/ 27 HTX. Nếu phân loại theo số lượng dịch vụ thì: HTX thực hiện 6 loại dịch vụ : 05/27 HTX, thực hiện 05 loại dịch vụ: 07/27 HTX, thực hiện o4 loại dịch vụ:04/27 HTX, thực hiện 03 loại dịch vụ:08/27 HTX, thực hiện 02 loại dịch vụ: 01/27 HTX, (chỉ làm dịch vụ thuỷ nông). Bảng 2.3: Phân loại HTX nông nghiệp của Tuy Hoà theo kết quả hoạt động: (không tính các HTX chuyên ngành) Số TT Xã, thị trấn Số lượ ng HT X 1997 1999 2000 2003 Kh á giỏi TB Yế u Kh á, giỏi TB Yế u Kh á, giỏi TB Yế u Kh á, giỏi TB Yế u 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Phú Lâm Hoà Thành Hòa Bình 1 Hoà Bình 2 Hoà Phong Hoà Phú Sơn Thành Hoà Đồng Hoà Mỹ Đông Hoà Mỹ Tây Hoà Thịnh 01 02 01 01 01 02 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 02 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 02 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 13 14 15 16 17 18 19 20 Hoà Tân Tây Hoà Tân Đông Hoà Vinh Hoà HiệpTrung Hoà Hiệp Nam Hoà Hiệp Bắc Hoà Xuân Đông Hoà Xuân Tây Hoà Tâm 01 01 01 03 01 03 02 01 01 01 01 01 01 01 02 01 01 02 01 01 01 01 01 01 01 01 03 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 03 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 Tổng số 27 17 05 05 17 08 02 17 08 02 17 05 03 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tuy Hoà (năm 2003: 25 HTX). Tiêu chí để phân loại HTX từ năm 1997 đến năm 2003 chủ yếu dựa trên mức độ hoạt động có hiệu quả cao hay thấp. Qua bảng 2.3 cho thấy: - Số lượng HTX khá, giỏi tương đối ổn định, tuy vế số lượng không thay đổi, nhưng năm 2000 có một HTX từ trung bình lên khá, giỏi và một HTX từ khá giỏi xuống trung bình, do sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp. - Số lượng HTX trung bình và yếu kém qua các năm có sự thay đổi. Số HTX trung bình năm 1999 và năm 2000 tăng 03 HTX so với khi chuyển đổi năm 1997, do năm 1999 có 03 HTX từ yếu kém lên trung bình. (Sự thay đổi số lượng HTX trung bình năm 2000 như đã phân tích ở phần HTX khá giỏi). Năm 2003 có 01 HTX từ trung bình xuống yếu kém do sản xuất, kinh doanh thua lỗ. Các HTX sau chuyển đổi đều tinh giản bộ máy quản lý thật gọn nhẹ, phù hợp với tính chất kinh doanh dịch vụ mới, đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho xã viên phát triển kinh tế hộ gia đình. Tổng số cán bộ của mỗi HTX từ 06 đến 10 người, tuỳ theo quy mô của từng HTX. Trong đó, Ban Quản trị từ 01 đến 02 người, Kiểm soát HTX : 01 người. Tuỳ theo quy mô hoạt động HTX tổ chức các tổ, đội dịch vụ phù hợp dưới sự chỉ đạo của Ban quản trị. Phải nói rằng số lượng cán bộ HTX giảm rất nhiều so với trước đây; vào những năm 80 (thế kỷ XX) HTX nông nghiệp hầu hết chỉ ở qui mô liên thôn nhưng bộ máy quản lý của HTX từ 15 đến 30 người, có một số HTX trên 30 người. Tư cách xã viên được xác định trên cơ sở là hộ gia đình hoặc lao động trong độ tuổi có đóng góp cổ phần ban đầu hoặc có tham gia đóng góp công điểm., đóng góp quỹ cho HTX trước đây và tiến hành lập lại danh sách hộ xã viên mới. Về mối quan hệ phân phối trong HTX,được xác định theo tính chất, quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của HTX. Đối với dịch vụ phục vụ, HTX không hoạch toán lãi vào thu nhập để phân phối mà lập quỹ chuyên dùng để lấy thu bù chi, phần dôi ra chuyển sang năm sau. Đối với các dịch vụ kinh doanh, HTX hạch toán đưa vào thu nhập phân phối. Phần thu nhập sau thuế được trích lập các qũy HTX và chia lãi theo vốn góp. Do việc theo dõi mức độ sử dụng dịch vụ của từng xã viên để làm cơ sở chia lãi hết sức phức tạp nên việc chia lãi theo mức độ sử dụng dich vụ chưa thực hiện được. Năm 2000 có 18/27 HTX nông nghiệp hoat động có lãi, 02/27 HTX không hoạt động được do không có vốn. Trong 18 HTX có lãi chỉ có 14 HTX thực hiện chia lãi theo vốn góp, 04 HTX do lãi ít nên không chia mà để lại làm vốn tích luỹ của HTX. HTX nông nghiệp Hoà Phong có mức phân phối lãi cao nhất 290đ lãi/ 1000đ vốn góp, HTX nông nghiệp Hoà Đồng có mức thấp nhất 13đ lãi/1000đ vốn góp. Năm 2002 có 03 HTX thiếu vốn nên chỉ thực hiện các dịch vụ phục vụ, không tổ chức được các dịch vụ kinh doanh, không có tích luỹ để phát triển sản xuất kinh doanh, không lập quỹ dự phòng và không chia lãi theo vốn góp của xã viên; có 22 HTX hoạt động có lãi, ngoài việc chia lãi theo vốn góp và trích lập các quỹ theo quy định, một số HTX còn lập thêm quỹ phúc lợi và khen thưởng. HTX Hoà Phong có mức phân phối lãi cao nhất 300đ lãi/ 1000đ vốn góp, HTX nông nghiệp thị trấn Phú Lâm có mức thấp nhất 15đ lãi/ 1000đ vốn góp. Năm 2003, có 23/27 HTX hoạt động có lãi, 03 HTX không có lãi, 01 HTX thua lỗ. HTX nông nghiệp Hoà Phong có mức phân phối lãi cao nhất 310đ lãi/1000đ vốn góp. Hằng năm, HTX Hoà Phong đều có mức lãi lớn nhất trong các HTX nông nghiệp của tỉnh Phú yên, năm 2003 HTX Hoà Phong có mức lãi sau thuế là 361,9 triệu đồng. Việc thực hiện phân phối trong HTX do Đại hội xã viên quyết định. Báo cáo doanh thu, chi phí trả lương cho cán bộ gián tiếp, xử lý các vi phạm và các khoản thừa thiếu qua kiểm kê…đều được đưa ra Đại hội xã viên thường kỳ hàng năm thảo luận, biểu quyết. Việc phân phối quỹ lương chi trả cho cán bộ quản lý của HTX căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh và mức độ đáp ứng các dịch vụ, Ban quản trị HTX dự kiến từng mức cụ thể trình Đại hội xã viên quyết định. Năm 2000, lương bình quân của Ban quản trị của 27 HTX nông nghiệp là 336.600đ/ người/ tháng, lương bình quân của Ban quản trị HTX cao nhất là 730.000đ/người/ tháng (HTX nông nghiệp Hoà Phong). Lương Chủ nhiệm cao nhất 830.000đ/ tháng (HTX nông nghiệp Hoà Phong). Bảng 2.4: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiêp Tuy Hòa năm 2002, 2003 (lãi sau thuế) (không kể các HTX chuyên ngành) Năm Tổn g số HT X Mức lãi (triệu đồng) Số HTX có lãi Số HTX khôn g có lãi Số HTX bị lỗ Tổng số tiền bị lỗ (triệu đồng) HTX có lãi lớn nhất (triệu đồng) 300 - <40 0 200 - <30 0 100 - <20 0 50- <10 0 20- <50 10- <20 <10 2002 25 1 1 3 4 8 1 4 22 3 345,52 2 2003 25 1 4 4 7 3 2 21 3 1 157,32 7 361,99 5 Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Phú Yên. 2.2.1.2. Quaù trình tieáp tuïc chuyeån ñoåi sang hôïp taùc xaõ kieåu môùi töø naêm 2003 ñeán nay Luaät HTX naêm 2003 ñöôïc Quoác hoäi Khoaù XI, kyø hoïp thöù 4 thoâng qua ngaøy 26 /11 /2003 vaø Chuû tòch nöôùc ban haønh leänh coâng boá vaøo ngaøy 10/12/2003, do ñoù vieäc tieáp tuïc chuyeån ñoåi caùc HTX noâng nghieäp kieåu môùi ôû Tuy Hoaø chæ thöïc söï baét ñaàu töø naêm 2004. Veà soá löôïng HTX: naêm 2004, soá löôïng HTX noâng nghieäp cuûa Tuy Hoaø khoâng coù söï thay ñoåi so vôùi naêm 2003. Ñaàu naêm 2005, HTX trang traïi Laâm Sinh do khoâng thích nghi vôùi ñieàu kieän kinh teá thò tröôøng, khoâng tìm ñöôïc ñaàu ra cho saûn phaåm neân khoâng theå tieáp tuïc hoaït ñoäng, ñaõ giaûi theå töï nguyeän vaø do thò traán Phuù Laâm saùp nhaäp vaøo Thò xaõ Tuy Hoaø ñeå thaønh laäp thaønh phoá Tuy Hoaø, neân 03 HTX laø HTX noâng nghieäp thò traán Phuù Laâm, HTX caây gioáng, con gioáng Phöôïng Hoaøng vaø HTX Phuù Höông đñaõ chuyeån veà thaønh phoá Tuy Hoaø. Treân ñòa baøn huyeän Tuy Hoaø cuõ (nay laø huyeän Ñoâng Hoaø vaø huyeän Taây Hoaø) chæ coøn 25 HTX noâng nghieäp, trong ñoù coù 01 HTX chuyeân ngaønh. Naêm 2004 toång giaù trò taøi saûn cuûa 25 HTX noâng nghieäp laø 58,0 tyû ñoàng, taêng 7.88% so vôùi naêm 2003; bình quaân giaù trò taøi saûn cuûa moät HTX laø 2,3 tyû ñoàng. Trong ñoù, giaù trò taøi saûn löu ñoäng cuûa 25 HTX laø 34, 7 tyû ñoàng, taêng 1,31% so vôùi naêm 2003. Nguoàn voán kinh doanh cuûa caùc HTX laø: 39,0 tyû ñoàng, taêng 6,9% so vôùi naêm 2003, bình quaân moät HTX laø: 1,56 tyû ñoàng. Doanh thu 40,58 tyû ñoàng. Laõi sau thueá:1,68 tyû ñoàng. Toång caùc quõy cuûa caùc HTX laø: 9,2 tyû ñoàng. Coù 21/25 HTX coù nôï toàn ñoïng khoù thu phaûi ñoøi (tính ñeán ngaøy 31/12/2004) laø 3,6 tyû ñoàng; trong ñoù, phaûi thu trong noäi boä HTX laø 3,4 tyû ñoàng. Coù 7/25 HTX nôï toàn ñoïng töø naêm 1996 veà tröôùc phaûi traû laø 1,2 tyû ñoàng, ñaõ xöû lyù 374,3 trieäu ñoàng, chöa xöû lyù 864,1 trieäu ñoàng [27]. Caên cöù theo boä chæ tieâu phaân loaïi HTX noâng nghieäp cuûa Sôû NN vaø PTNT höôùng daãn, naêm 2004 trong soá 24 HTX noâng nghieäp (khoâng keå 1 HTX chuyeân ngaønh): coù 02 HTX loaïi gioûi, 11 HTX loaïi khaù, 3 HTX loaïi trung bình, 7 HTX loaïi yeáu vaø 1 HTX chöa phaân loaïi. (Nguoàn: Sôû NN vaø PTNT tænh Phuù Yeân). Qua keát quaû phaân loaïi treân cho thaáy: soá HTX khaù, gioûi chieám 54,17%, giaûm 4 HTX so naêm 2003; soá HTX trung bình chieám 12,5 %, giaûm 2 HTX so naêm 2003; soá HTX loaïi yeáu chieám 29,17%, taêng 4 HTX so naêm 2003; soá HTX chöa phaân loaïi chieám 4,16% so toång soá HTX noâng nghieäp. Sôû dó soá HTX töø loaïi trung bình trôû leân giaûm vaø soá HTX yeáu taêng so naêm 2003 laø do Sôû NN vaø PTNT tænh Phuù yeân höôùng daãn vieäc phaân loaïi phaûi döïa treân möùc ñoä hoaït ñoäng coù hieäu quaû hay khoâng vaø coøn phaûi caên cöù vaøo soá löôïng dòch vuï maø HTX thöïc hieän ñöôïc cuõng nhö keát quaû chia laõi theo voán goùp cho xaõ vieân. Coù 01 HTX naêm 2003 yeáùu keùm laø HTX noâng nghieäp Sôn Thaønh môùi cuûng coá trong naêm 2004 neân chöa phaân loaïi. Hoaït ñoäng dòch vuï cuûa caùc HTX töø naêm 2004 ñeán naêm 2005 khoâng thay ñoåi so vôùi nhöõng naêm tröôùc veà soá löôïng dòch vuï do HTX thöïc hieän, khoâng coù HTX naøo phaùt trieån theâm ñöôïc dòch vuï môùi. Baûng 2.5: Keát quaû hoaït ñoäng kinh doanh dòch vuï naêm 2003, 2004 cuûa 24 HTX noâng nghieäp Tuy Hoøa. Năm Vốn hoạt động (triệu đồng) Doanh thu (Tr.đ) Tổng lãi sau thuế (Tr.đ) Lãi/vố n hoạt động (%) Tổng các quĩ (Tr.đ) Số HTX kinh doanh có lãi Tổng vốn Vốn cố định Vốn lưu động 2003 36.563,3 22.744,2 13.819,1 24.295, 7 1.334,7 03,65 8.809,7 21 2004 39.089,4 23.108,3 15.981,1 40.584, 9 1.689,2 04,32 9.225,2 20 Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Tuy Hòa 2.2.1.3. Nhaän xeùt veà quaù trình chuyeån ñoåi moâ hình hôïp taùc xaõ noâng nghieäp kieåu môùi ôû Tuy Hoaø töø 1997 ñeán na Qua 9 naêm thöïc hieän chuyeån ñoåi theo Luaät HTX (naêm 1996 vaø naêm 2003) vaø Nghò ñònh soá 16/CP cuûa Chính phuû treân ñòa baøn Tuy Hoaø cho thaáy vieäc chuyeån ñoåi HTX töø moâ hình cuõ sang moâ hình môùi laø chuû tröông ñuùng ñaén, taïo ñöôïc ñoäng löïc thuùc ñaåy kinh teá HTX noùi chung, HTX noâng nghieäp noùi rieâng phaùt trieån. Böôùc ñaàu taïo ñöôïc söï chuyeån bieán veà nhaän thöùc kinh teá HTX trong caùn boä đñaûng vieân vaø nhaân daân. Tuyeät ñaïi ña soá caùn boä, xaõ vieân taùn thaønh, uûng hoä vieäc chuyeån ñoåi vaø hoaït ñoäng theo Luaät HTX. Cô cheá quaûn lyù HTX noâng nghieäp kieåu môùi phuø hôïp vôùi Luaät vaø Ñieàu leä maãu HTX môùi, khai thaùc toát caùc cô sôû vaät chaát cuûa mình ñeå laøm dòch vuï cho xaõ vieân, thöïc hieän coù hieäu quaû caùc hoaït ñoäng saûn xuaát kinh doanh neân ñöôïc xaõ vieân ñoàng tình, thöïc söï gaén boù vôùi HTX. Sau khi chuyeån ñoåi, phaàn lôùn caùc HTX noâng nghieäp hoaït ñoäng oån ñònh; treân 80% soá HTX noâng nghieäp saûn xuaáât, kinh doanh dòch vuï coù hieäu quaû (naêm 2003 coù 21/25 HTX, naêm 2004 coù 20/24 HTX). Moät soá HTX noâng nghieäp tröôùc chuyeån ñoåi coù yeáu keùm, nay ñaõ ñi vaøo hoaït ñoäng coù neà neáp, hieäu quaû. Nhieàu HTX ñaõ trôû thaønh choã döïa cuûa kinh teá hoä, ñaõ cung öùng caùc dòch vuï ñaàu vaøo, ñaàu ra (voán, vaät tö, thuyû noâng, ñieän…) cho xaõ vieân. Caùc dòch vuï phuïc vuï cuûa HTX noâng nghieäp ñöôïc thöïc hieän toát hôn do coù söï giaùm saùt chaët cheõ cuûa xaõ vieân. Nhieàu lónh vöïc hoaït ñoäng cuûa caùc HTX noâng nghieäp ñaõ daàn daàn thay theá ñöôïc vò trí cuûa löïc löôïng quoác doanh nhö: dòch vuï cung öùng vaät tö noâng nghieäp, dòch vuï hỗ trôï voán, dòch vuï khuyeán noâng… Hoaït ñoäng cuûa caùc HTX noâng nghieäp ñaõ taïo laäp vaø phaùt huy caùc moái quan heä laønh maïnh trong coäng ñoàng; goùp phaàn chaêm lo ñeán caùc maët ñôøi soáng xaõ hoäi cuûa daân cö treân ñòa baøn. Moái quan heä sôû höõu, quaûn lyù vaø phaân phoái trong caùc HTX ngaøy caøng ñöôïc cuûng coá vaø töøng böôùc hoaøn thieän. Haàu heát caùc HTX ñaõ trao theû voán goùp cho xaõ vieân. Quyeàn töï chuû cuûa HTX ñöôïc toân troïng, HTX töï chòu traùch nhieäâm trong saûn xuaát, kinh doanh, dòch vuï cuûa HTX. HTX thöïc hieän quan heä bình ñaúng tröôùc caùc thaønh phaàn kinh teá khaùc. Quan heä phaân phoái trong HTX noâng nghieäp ñöôïc thöïc hieän theo Luaät HTX. Voán, quyõ HTX ñöôïc baûo toaøn vaø phaùt trieån. Trong cô caáu toå chöùc cuûa caùc HTX noâng nghieäp kieåu môùi thaønh laäp theo Luaät HTX, hoä xaõ vieân vöøa laø chuû tö lieäu saûn xuaát, töï quyeát ñònh saûn xuaát kinh doanh, tieâu thuï saûn phaåm, ñoàng thôøi vöøa laø khaùch haøng söû duïng caùc dòch vuï cuûa HTX. Do vaäy, moái quan heä giöõa xaõ vieân vaø coäng ñoàng vôùi HTX laø bình ñaúng, töï nguyeän, cuøng coù lôïi, cuøng chia ruûi ro, xoaù ñöôïc caùc quan heä caûn trôû toác ñoä phaùt trieån trong HTX kieåu cuõ, haïn cheá naïn cho vay naëng laõi, eùp giaù, eùp caáp cuûa tö thöông. Ñoàng thôøi, caùc HTX ñaõ goùp phaàn chaêm lo ñeán caùc maët xaõ hoäi nhö: giaûi quyeát vieäc laøm, xoaù ñoùi giaûm ngheøo, xaây döïng ñôøi soáng vaên hoaù ôû khu daân cö… Nhieàu HTX laø caàu noái trong vieäc trieån khai thöïc hieän caùc chuû tröông chính saùch cuûa Ñaûng vaø Nhaø nöôùc ñeán hoä saûn xuaát. Nguyeân taéc toå chöùc vaø hoaït ñoäng cuûa caùc HTX noâng nghieäp ñöôïc thöïc hieän nghieâm tuùc, coù hieäu quaû, taïo ñieàu kieän tieáp tuïc cuûng coá, phaùt trieån vaø naâng cao hieäu quaû trong thôøi gian tôùi. Vaán ñeà daân chuû coâng khai trong HTX gaén vôùi vieäc thöïc hieän qui cheá daân chuû ôû cô sôû ngaøy caøng ñöôïc môû roäng vaø naâng cao chaát löôïng thoâng qua caùc kyø Ñaïi hoäi xaõ vieân. Xaõ vieân hieåu roõ hôn toå chöùc kinh teá hôïp taùcvaø traùch nhieäm cuûa mình.Traùch nhieäm cuûa Chuû nhieäm, Ban quaûn trò, Ban kieåm soaùt cuûa HTX ñöôïc taêng cöôøng. Coâng taùc ñaøo taïo, boài döôõng, boá trí, söû duïng caùn boä HTX noâng nghieäp ñöôïc quan taâm. Caùc chính saùch khuyeán khích phaùt trieån HTX, caùc chöông trình kinh teá – xaõ hoäi, ñaàu tö xaây döïng keát caáu haï taàng, khuyeán noâng, khuyeán ngö, ñaõ taïo laäp ñöôïc moâi tröôøng thuaän lôïi, taùc ñoäïng tích cöïc thuùc ñaåy kinh teá hôïp taùc, hôïp taùc xaõ phaùt trieån. Ñoù laø nhöõng yeáu toá thuaän lôïi, taïo ñieàu kieän ñeå hình thaønh vaø phaùt trieån kinh teá taäp theå. Nhöõng keát quaû ñaït ñöôïc neâu treân, chuû yeáu laø do chuû tröông cuûng coá, phaùt trieån HTX vaø caùc hình thöùc kinh teá hôïp taùc ñöôïc luaät hoaù, phuø hôïp vôùi yeâu caàu khaùch quan cuûa quaù trình phaùt trieån vaø nguyeän voïng cuûa ngöôøi daân; ñoàng thôøi ñaây cuõng laø keát quaû cuûa söï laõnh ñaïo, chæ ñaïo tích cöïc, coù hieäu quûa, ñuùng Luaät cuûa caáp uyû, chính quyeàn caùc caáp, caùc ngaønh treân ñòa baøn tænh noùi chung, Tuy Hoaø noùi rieâng. Tuy nhieân vaãn coøn toàn taïi moät soá yeáu keùm: Quy moâ hoaït ñoäng kinh doanh dòch vuï cuûa HTX nhoû, phaïm vi hoaït ñoäng heïp, thöôøng chæ trong noäi boä HTX. Saûn phaåm, dòch vuï, ngaønh ngheà chöa ña daïng. Chöa thöïc hieän ñöôïc söï lieân minh giöõa caùc HTX vôùi nhau hoaëc giöõa HTX vôùi caùc thaønh phaàn kinh teá khaùc. Vieäc lieân keát môû roäng thò tröôøng vaø quy moâ saûn xuaát, kinh doanh gaëp khoù khaên do HTX thieáu voán, thieáu kinh nghieäm. Hieäu quaû kinh doanh dòch vuï thaáp. Maëc duø soá HTX coù laõi chieám tyû leä khaù cao so toång soá HTX noâng nghieäp cuûa Tuy Hoaø vaø thöôøng chieám tyû leä ¼ so toång soá HTX noâng nghieäp coù laõi cuûa tænh Phuù Yeân, nhöng soá HTX laõi döôùi 50 trieäu ñoàng/naêm coøn nhieàu (naêm 2002: 13/22 HTX coù laõi, naêm 2003: 12/21 HTX coù laõi, naêm 2004: 10/20 HTX coù laõi). Chi phí saûn xuaát, kinh doanh, dòch vuï coøn lôùn so vôùi doanh thu (naêm 2003 doanh thu 24,2 tyû, chi phí 14,7 tyû, naêm 2004: doanh thu 40,5 tyû, chi phí 26,3 tyû). Caùc HTX ñang gaëp khoù khaên, luùng tuùng trong vieäc toå chöùc saûn xuaát, kinh doanh. Noäi dung hoaït ñoäng cuûa caùc HTX noâng nghieäp ñöôïc xeáp loaïi khaù, gioûi veà cô baûn vaãn chæ laø nhöõng dòch vuï ñaõ coù tröôùc ñaây. Trong nhieàu naêm caùc HTX khoâng phaùt trieån ñöôïc dich vuï, ngaønh ngheà môùi. So vôùi tröôùc khi chuyeån ñoåi vaø ñaêng kyù laïi thì qui moâ vaø soá löôïng caùc dòch vuï chaúng nhöõng khoâng taêng maø coøn hoaït ñoäng caàm chöøng, keå caû dòch vuï hỗ trôï voán cho xaõ vieân vaø coù xu höôùng ngaøy caøng co cuïm laïi ôû moät soá HTX; thaäm chí tröôùc ñaây coù nhieàu HTXnoâng nghieäp coù moät soá ngaønh ngheà phi noâng nghieäp, khi chuyeån ñoåi cô cheá quaûn lyù laïi khoâng thöïc hieän ñöôïc. Chuû yeáu laø do thieáu khaû naêng caïnh tranh vaø sôï xaõ vieân chieám duïng voán, khoâng chòu traû nôï cho HTX vaø HTX khoâng coù bieän phaùp cheá taøi höõu hieäu. Do ñoù, coù moät soá HTX ñem tieàn göûi vaøo ngaân haøng ñeå laáy laõi chöù khoâng phaùt trieån saûn xuaát, kinh doanh. Vieäc caûi tieán phöông thöùc quaûn lyù, xaây döïng noäi dung hoaït ñoäng cuûa phaàn lôùn caùc HTX chuyeån ñoåi coøn thieáu chieàu saâu. Haàu heát caùc HTX chæ chuù troïng xaùc ñònh phöông hướng noäi dung vaø ñieàu chænh laïi phöông thöùc cho phuø hôïp vôùi ñieàu kieän môùi, ít chuù troïng veà chaát löôïng dòch vuï neân raát luùng tuùng. Caùc HTX noâng nghieäp môùi chæ thöïc hieän kinh doanh dòch vuï ñaàu vaøo, chöa quan taâm thöïc hieän dòch vuï ñaàu ra cho saûn xuaát. Heä thoáng giao thoâng, thuyû lôïi noäi ñoàng xuoáng caáp naëng, chöa taïo ñieàu kieän ñeå phaùt trieån saûn xuaát; maëc duø trong nhöõng naêm gaàn ñaây ñaõ thöïc hieän kieân coá hoaù theo phöông thöùc Nhaø nöôùc vaø nhaân daân cuøng laøm (giao thoâng: Nhaø nöôùc 50%, nhaân daân 50%; keânh möông noäi ñoàng: Nhaø nöôùc 60%, nhaân daân 40%) nhöng chöa ñaùp öùng yeâu caàu, moät phaàn do nhaân daân coøn ngheøo neân moät soá xaõ khoâng huy ñoäng ñöôïc voán cuûa nhaân daân. Lôïi ích cuûa vieäc tham gia HTX ôû nhieàu HTX chöa ñöôïc theå hieän roõ, trong khi ñoù aán töôïng veà HTX cuõ coøn raát naëng neà, chöa xoaù ñöôïc taâm lyù hoaøi nghi trong xaõ vieân neân xaõ vieân ít gaén boù vôùi HTX. Trong ñoù, caùc HTX yeáu keùm tröôùc ñaây, thöïc hieän chuyeån ñoåi coù tính chaát hình thöùc, thöïc chaát sau chuyeån ñoåi khoâng hoaït ñoäng ñöôïc hoaëc hoaït ñoäng yeáu trong nhieàu naêm lieàn, neân xaõ vieân chöa thaáy ñöôïc vai troø cuûa HTX môùi. Vieäc thu quyõ ñeå chi cho caùc dòch vuï nhö: thuyû noâng, khuyeán noâng laø caàn thieát, nhöng Ban quaûn trò khoâng ñaùp öùng ñöôïc dòch vuï töông öùng vôùi caùc khoaûn thu neân xaõ vieân khoâng ñoùng goùp ñaày ñuû cho HTX. Trong quan heä phaân phoái, moät soá HTX coù thöïc hieän chia laõi theo voán goùp cuûa xaõ vieân nhöng khoâng ñaùng keå. Moät soá HTX coù kinh doanh nhöng do thieáu voán neân khoâng chia laõi theo voán goùp cuûa xaõ vieân maø chæ ñeå tích luyõ quyõ phaùt trieån saûn xuaát cuûa HTX vaø nhieàu HTX khoâng coù voán kinh doanh (naêm 2000: coù 08 HTX), chỉ làm dịch vụ nên không có lãi để chia. Tình trạng HTX bao cấp các hoạt động của chính quyền, đoàn thể vẫn còn ở một số HTX. Qua tìm hiểu thực tế, một vài HTX cho biết HTX không có quỹ để chi hổ trợ cho các tổ chức, đoàn thể tại địa phương, nên phải tính vào chi phí của HTX, là hoàn toàn không đúng với Luật và điều lệ HTX. Một trong những hạn chế, vướng mắc nhất hiện nay là vốn cho hoạt động của HTX nông nghiệp. Nguồn vốn kinh doanh của các HTX chủ yếu là vốn hình thành trong quá trình tích luỹ của HTX. Vốn góp của xã viên chiếm tỷ lệ thấp. Trong quá trình chuyển đổi đến nay xã viên HTX không góp thêm vốn, vốn tích luỹ của HTX tuy có tăng lên nhưng không đáng kể. Vốn vay và huy động từ các nguồn khác rất hạn chế. Các HTX nông nghiệp không vay được vốn tín dụng do HTX không có tài sản để thế chấp, trong khi đó trụ sở làm việc, kho tàng, nhà cửa của HTX chưa được cấp chủ quyền. HTX cũng không thể vay theo hình thúc tín chấp được, do mức độ tín nhiệm không cao hoặc không có phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả thi. Những vướng mắc đó đã không tạo điều kiện cơ bản về vốn để HTX tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh. Mặt khác sự tự thân vận động ngay trong từng HTX chưa tốt. Đó là, việc xử lý tài sản HTX không còn sử dụng như: sân phơi, nhà kho…chưa dứt điểm, trong đó có nguyên nhân khách quan là số tài sản này gắn liền trên đất nên rất khó thanh lý, để kéo dài gây hư hỏng, xuống cấp lại phải trả tiền thuê đất theo quy định. Đó là, tình trạng vốn của HTX để cho bà con xã viên chiếm dụng ngày càng tăng (năm 1997 là 11,0 tỷ, năm 1999 là 12,3 tỷ, năm 2000 là 13,1 tỷ), nợ nần dây dưa kéo dài, phải đến năm 2004 mới thu được một phần, đã làm hạn chế đến hiệu quả quay vòng và sử dụng vốn cho quá trình sản xuất, kinh doanh của HTX. Đối với nợ phải trả, các HTX nợ các doanh nghiệp nhà nước khi làm đại lý cung ứng vật tư, làm dịch vụ tưới tiêu nước phục vụ sản xuất, nợ các ngân hàng Nhà nước… Về mặt tổ chức: khi chuyển đổi HTX, do tâm lý muốn giữ vững phong trào nên đã chuyển đổi cả những HTX nông nghiệp yếu kém. Do đó, sau chuyển đổi, một số HTX không hoạt động được. Sự am hiểu và chấp hành của xã viên, cán bộ HTX, cán bộ ở cơ sở về Luật và Điều lệ HTX còn hạn chế, do công tác triển khai, phổ biến chưa được sâu rộng; còn có sự nhầm lẫn, chồng chéo giữa chức năng, quyền hạn của Ban quản trị, Chủ nhiệm và Ban kiểm soát HTX. Trình độ của cán bộ HTX hầu hết còn yếu so với yêu cầu. Có nơi cán bộ HTX nông nghiệp còn bị gò ép đưa vào Ban quản trị, Ban kiểm soát nên không thiết tha, không nhiệt tình với công việc. Bảng 2.6: Trình độ của cán bộ quản lý các HTX nông nghiệp (điều tra cuối năm 2005) ĐVT: Người Danh mục T ổ n g số Trình độ văn hóa và chuyên môn (Văn bằng cao nhất) Tỷ lệ so tổng số người (%) C ấp II Cấ p III Trung cấp Cao đẳng, đại học Cấ p II Cấ p III Tru ng cấp CĐ, ĐH Nôn g nghi ệp K . tế Kh ác Nôn g nghi ệp K in h tế kh ác Toàn huyệ n Chủ nhiệ m Phó chủ nhiệ m 22 2 25 24 25 77 2 1 16 76 10 14 6 13 3 2 1 27 1 2 1 14 1 1 11 7 4 3 1 1 1 34, 68 8 4,1 7 64 34, 23 40 58, 33 24 24,3 2 16 0,83 12 6,76 36 16,67 Trưở ng Ban kiểm soát Kế toán trưởn g Kế toán viên Cán bộ chuyê n môn khác Đội/t ổ trưởn g, phó 25 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.pdf
Tài liệu liên quan