Tài liệu Luận văn Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán ngân hàng công thương Việt Nam: LUẬN VĂN:
Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá
của công ty chứng khoán Ngân hàng công
thương Việt nam
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tư vấn cổ phần hoá là một hoạt động có vai trò quan trọng đối với tiến trình cổ
phần hoá, nhất là thời gian gần đây,nhất là khi việc Việt nam đã là thành viên của tổ chức
thương mại thế giới WTO, khi mà cổ phần hoá được sự quan tâm thích đáng của nhà
nước. Bên cạnh đó, hàng hoá trên thị trường chứng khoán còn ít, cho nên, để thúc đẩy
việc sự sôi động của thị trường cần tăng thêm hàng hoá cho thị trường bằng cách nhanh
chóng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước .
Tiến trình cổ phần hoá ở nước ta đã được tiến hành từ năm 1992 nhưng cho đến
nay đã được 14 năm thực hiện, tốc độ cổ phần hoá vẫn diển ra hết sức chậm chạp.Tuy
nhiên quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp được kỳ vọng vào năm 2007 này rất
nhiều.Điều làm cho tốc độ cổ phần hoá chưa phát triển mạnh là do nhiều nguyên nhân
nhưng một trong số đó là doanh nghiệp ...
67 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán ngân hàng công thương Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá
của công ty chứng khoán Ngân hàng công
thương Việt nam
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tư vấn cổ phần hoá là một hoạt động có vai trò quan trọng đối với tiến trình cổ
phần hoá, nhất là thời gian gần đây,nhất là khi việc Việt nam đã là thành viên của tổ chức
thương mại thế giới WTO, khi mà cổ phần hoá được sự quan tâm thích đáng của nhà
nước. Bên cạnh đó, hàng hoá trên thị trường chứng khoán còn ít, cho nên, để thúc đẩy
việc sự sôi động của thị trường cần tăng thêm hàng hoá cho thị trường bằng cách nhanh
chóng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước .
Tiến trình cổ phần hoá ở nước ta đã được tiến hành từ năm 1992 nhưng cho đến
nay đã được 14 năm thực hiện, tốc độ cổ phần hoá vẫn diển ra hết sức chậm chạp.Tuy
nhiên quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp được kỳ vọng vào năm 2007 này rất
nhiều.Điều làm cho tốc độ cổ phần hoá chưa phát triển mạnh là do nhiều nguyên nhân
nhưng một trong số đó là doanh nghiệp thường gặp các khó khăn, vướng mắc về quy
trình, thủ tục khi thực hiện cổ phần hoá.
Nhận biết được điều này, các công ty chứng khoán bên cạnh việc cung cấp dịch vụ
tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn niêm yết, tư vấn phát hành... đã triển khai hoạt động tư
vấn cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước để giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc đó. Đây được coi là hoạt còn tương đối mới ở nước ta, nên hoạt động này
được thực hiện cần nhiều ý kiến đóng góp để phát triển.
Tại công ty chứng khoán Ngân hàng công thương (IBS), hoạt động tư vấn cổ
phần hoá cũng là môt trong những hoạt động đã được thực hiện. Hoạt động bắt đầu từ
cuối năm 2002. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, hoạt động chưa phát triển mạnh, thị
phần tư vấn còn thấp chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với thị trường trong khi tiềm năng phát triển
hoạt động này là rất lớn nhất là thời gian tới khi mà cổ phần hoá được thúc đẩy phát triển
mạnh mẽ từ nhà nước để phát triển kinh tế, nhất là trong tiến trình hội nhập khi Việt Nam
đã gia nhập WTO.
Vì vậy, trong quá trình thực tập tại công ty chứng khoán Ngân hàng công thương,
em đã chọn đề tài: “Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán
Ngân hàng công thương Việt nam”,nhằm đưa ra một số giải pháp giúp cho hoạt động tư
vấn cổ phần hoá tại công ty phát triển tốt hơn, góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá
diễn ra nhanh hơn.
2.. Kết cấu của đề tài
Đề tài được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty
chứng khoán
Chương 2: Thực trạng hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán
ICB
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng
khoán ICB
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN
HOÁ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1. Khái quát về hoạt động của công ty chứng khoán
1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán
“Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ
trên thị trường chứng khoán”
Tuỳ theo vốn điều lệ và đăng ký kinh doanh mà một công ty có thể thực hiện một
hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: Môi giới chứng khoán, tự doanh, quản
lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán.
Phân chia CTCK thành các loại hình sau:
+ Công ty môi giới chứng khoán: Công ty môi giới chứng khoán là CTCK chỉ thực
hiện việc trung gian, nua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng.
+ Công ty kinh doanh chứng khoán: Là công ty kinh doanh chứng khoán có
nghĩa là tự bỏ vốn và tự chịu trách nhiệm về hậu quả kinh doanh
+ Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán: Công ty bảo lãnh phát hành chứng
khoán là CTCK có lĩnh vực hoạt động chủ yếu là thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh để hưởng
phí hoặc chênh lệch giá
+ Công ty trái phiếu: Công ty trái phiếu là CTCK chuên mua bán các loại trái
phiếu
+ Công ty chứng khoán không tập trung: Công ty chứng khoán không tập trung là
các CTCK hoạt động chủ yếu trên thị trường OTC và họ đóng vai trò là các nhà tạo thị
trường
1.1.2.Các hình thức tổ chức của CTCK
Công ty chứng khoán có 3 loại hình tổ chưc cơ bản, đó là :
Công ty hợp danh :
Công ty hợp danh là loại hình kinh doanh có từ 2 chủ sở hữu trở lên
Thành viên của công ty hợp danh bao gồm: Thành viên góp vốn và thành viên hợp
danh. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty. Các thành viên góp vốn không tham gia điều hành
công ty, họ chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn rong phần vốn góp của mình đối với những
khoản nợ của công ty.
Công ty hợp danh thông thường không được phép phát hành bất cứ một loại chứng
khoán nào
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Thành viên của công ty TNHH về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp
Công ty cổ phần : Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu
công ty là các cổ đông
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ( cổ phiếu và trái phiếu ) ra
công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán hiện hành
Do loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần có nhiều ưu điểm hơn công ty hợp
danh hiện nay, các công ty chứng khoán được tổ chức dưới dạng công ty TNHH và công
ty cổ phần
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của CTCK
Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ chứng
khoán mà công ty thực hiện cũng như quy mô hoạt động kinh doanh chứng khoán của
nó.Tuy nhiên, chúng đều có những đặc điểm chung là hệ thống các phòng ban chức năng
được chia thành nhóm 2 khối khác nhau là :Khối nghiệp vụ và khối phụ trợ
1.3.1.1 Khối nghiệp vụ
Khối nghiệp vụ là khối thực hiện các giao dịch kinh doanh và dịch vụ chứng
khoán . Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách
hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó. Các nghiệp vụ do khối này phụ
trách sẽ có các phòng ban tương ứng
Sơ đồ 1: Khối nghiệp vụ chính của CTCK
(Nguồn: Giáo trình thị trường chứng khoán)
1.1.3.2 Khối phụ trợ
Khối phụ trợ là khối không trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, những
nó không thể thiếu được trong vận hành của công ty chứng khoán vì hoạt động của nó
mang tính chất trợ giúp cho khối nghiệp vụ.
Sơ đồ 2: Khối phụ trợ của CTCK
Nguồn: Giáo trình thị trường chứng khoán
.
1.1.4.Vai trò của công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng.
Khối nghiệp vụ chính
Phòng
môi giới
Phòng
tự
Doanh
Phòng
tư vấn
vấn tài
chính-
và đầu
Phòng
bảo lãnh
phát
hành
Phòng
quản lí
danh
mục đầu
tư
Phòng
kí quỹ
Khối phụ trợ
Phòng
nghiên
cứu và
phát
triển
Phòng
phân tích
và thông
tin thị
trường
Phòng kế
hoạch
công ty
Phòng
phát
triển sản
phẩm
mới
Phòng kế
toán
kiểm
toán
Phòng
pháp chế
Phòng
ngân quỹ
và kí quỹ
Đó là cầu nối quan trọng giữa nhà đầu tư, những người tham gia mua bán chứng
khoán, với thị trường chứng khoán giúp các nhà đầu tư giảm chi phí và thời gian giao
dịch, do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư.
Nhờ các công ty chứng khoán mà chứng khoán được lưu thông từ nhà phát hành
tới người đầu tư và tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán của các tổ chức phát
hành. Do đó việc huy động vốn của các tổ chức này sẽ nhanh chóng hơn, qua đó huy
động nguồn vốn từ nơi nhàn rỗi để phân bổ vào những nơi sử dụng vốn có hiệu quả.
Đối với thị trường chứng khoaán, các công ty chứng khoán có vai trò chính trong
việc góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường. Giá cả chứng khoán là do thị trường
quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông
qua các công ty chứng khoán vì họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán.
Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích của chính mình, nhiều
công ty chứng khoán đã giành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò điều
tiết thị trường. Bên cạnh đó, công ty chứng khoán còn góp phần tăng tính thanh khoản
của các tài sản chính, đặc biệt trên thị trường thứ cấp, giúp người đầu tư chuyển đổi
chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại
Ngoài ra, công ty chứng khoán có vai trò cung cấp thông tin về thị trường cho các
cơ quan quản lí thị trường để thực hiện mục tiêu đó. Các thông tin cung cấp có thể bao
gồm thông tin về các giao dịch mua, bán trên thị trường, thông tin về các cổ phiếu , trái
phiếu và tổ chức phát hành, thông tin về các nhà đầu tư….Nhờ các thông tin này, các cơ
quan quản lí thị trường có thể kiểm soát và khống chế hiện tượng thao túng lũng đoạn và
bóp méo thị trường.
Tóm lại, công ty chứng khoán là một tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường chứng
khoán, có vai trò cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tư các nhà phát hành đối với
các cơ quan quản lí trên thị trường và đối với thị trường chứng khoán nói chung. Những
vai trò này được thể hiện thông qua các hoạt động của công ty chứng khoán.
1.1.5. Các hoạt động của công ty chứng khoán
Theo nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003, công ty chứng khoán được
phéo thực hiện 5 loại hình kinh doanh chứng khoán và mức vốn pháp định theo từng loại
hình kinh doanh như sau:
1. Mối giới chứng khoán: là việc làm trung gian hoặc đại diện mua bán chứng
khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Vốn pháp định cần cho hoạt động này là 3 tỷ
đồng Việt Nam
2. Tự doanh chứng khoán :Là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các hoạt
động giao dịch chứng khoán cho chính mình bằng nguồn vốn công ty , mục đích của hoạt
động này là thu lợi nhuận cho công ty .Vốn pháp định cần cho hoạt động này là 12 tỷ
đồng Việt Nam
3. Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán :Đây là nghiệp vụ quản lý vốn uỷ
thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh
lợi cho khách hàng trên cơ sở bảo toàn vốn và tăng lợi nhuận. Vốn pháp định cần cho
hoạt động này là 3 tỷ đồng Việt Nam
4. Bảo lãnh phát hành chứng khoán : Là việc CTCK có chức năng bảo lãnh
giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi trào bán chứng khoán, tổ chức và
giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đạon đầu sau khi phát hành. Vốn pháp định cần
cho hoạt động này là 22 tỷ đồng Việt Nam
5. Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán : Vốn pháp định cần cho hoạt động
này là 3 tỷ đồng Việt Nam
Ngoài ra, công ty chứng khoán được phép thực hiện các dịch vụ lưu ký chứng
khoán, các dịch vụ tài chính liên quan và có tác dụng hỗ trợ cho các nghiệp vụ kinh
doanh chứng khoán.
1.1.5.1 Hoạt động môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua bán chứng khoán
cho khách hàng để hưởng phí
( Nguồn: Nghị định 144 do chính phủ ban hành 28/11/2002)
Hoạt động môi giới sẽ chuyển đến khách hàng sản phẩm, dịch vụ tư vấn đầu tư và
nối liền giữa công ty chứng khoán với các nhà đầu tư nhằm cung cấp thông tin và thực
hiện tư vấn cho khách hàng. Người môi giới sẽ trở thành người bạn, người chia sẻ những
lo âu, căng thẳng và đưa ra những lời động viên kịp thời cho nhà đầu tư giúp họ có những
quyết định tỉnh táo. Người môi giới luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trước, luôn hoạt
động vì lợi ích của khách hàng. Đây là nghiệp vụ mà các công ty chứng khoán đều thực
hiện.
1.1.5.2 Hoạt động tự doanh chứng khoán
Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch
mua bán chứng khoán cho chính mình thông qua cơ chế giao dịch trên sở giao dịch
chứng khoán hoặc thị trường OTC
(Nguồn: Giáo trình thị trường chứng khoán )
Hình thức giao dịch hoạt động tự doanh là :
* Giao dịch trực tiếp: Là giao dịch tay đôi giữa hai công ty chứng khoán hay giữa
CTCK với một khách hàng thông qua thương lượng ở thị trường OTC.
* Giao dịch gián tiếp: Là CTCK đặt các lệnh mua bán chứng khoán trên sở giao
dịch chứng khoán, lệnh đó có thể được thực hiện với bất cứ khách hàng nào không được
xác định trước.
Công ty chứng khoán thực hiện hoạt động tự doanh với nhiều mục đích khác nhau:
- Nhằm thu lợi nhuận cho chính mình thông qua hành vi mua bán chứng khoán với
khách hàng. Đó là, hưởng lợi tức và phần chênh lệch giá khi giao dịch tự doanh thành
công, thường là các hoạt động đầu cơ chênh lệch giá. Điều đó là do lợi thế về thông tin,
đội ngũ chuyên gia phân tích có trình độ cao…của CTCK
- Tạo thị trường cho các chứng khoán mới chưa có thị trường giao dịch khi được
phát hành. Để tạo thị trường cho các chứng khoán này, các công ty chứng khoán thực
hiện hoạt động tự doanh thông qua việc mua bán chứng khoán, tạo tính thanh khoản trên
thị trường cấp hai.
- Dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán: Bởi vì, các CTCK cũng giống như các
doanh nghiệp kinh doanh khác luôn phải đối mặt với khả năng thanh toán cho khách
hàng. Mà chứng khoán là tài sản chính có tính thanh khoản cao, thu lọi nhuận lớn nên
đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng bất cứ lúc nào.
- Góp phần bình ổn thị trường: Các công ty chứng khoán hoạt động tự doanh góp
phần bình ổn giá cả thị trường khi chứng khoán bị biến động bất lợi theo yêu cầu của các
nhà quản lí thị trường. Đồng thời tự bảo vệ cho chính công ty và nhà đầu tư của mình.
Công ty chứng khoán phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ
môi giới chứng khoán để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động và phải ưu
tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của mình.
1.1.5.3 Hoạt động quản lí danh mục đầu tư
Hoạt động quản lí danh mục đầu tư là hoạt động quản lí vốn uỷ thác của khách
hàng để đầu tư vào chứng khoán khách hàng luôn kì vọng. CTCK có chuyên môn cao sẽ
đem lại cho họ những khoản lợi nhuận đáng kể. Trong hoạt động này, khách hàng sẽ uỷ
thác cho CTCK thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay những nguyên
tắc mà khách hàng chấp nhận. Quản lí danh mục đầu tư là một dạng nghiệp vụ tư vấn
mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tư.
1.1.5.4 Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là hoạt động mà CTCK có chức năng
bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán,
việc tổ chức phân phối chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. CTCK có thể
nhận mua nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại
hoặc mua số chứng khoán còn theo những cam kết với tổ chức phát hành.
Trên thị trường chứng khoán, tổ chức bảo lãnh phát hành không chỉ có công ty
chứng khoán mà còn bao gồm các tổ chức tài chính khác như: Ngân hàng đầu tư, nhưng
CTCK thường nhận bảo lãnh phát hành kiêm luôn việc phân phối chứng, còn khoán, còn
các ngân hàng đầu tư thường đứng ra nhận bảo lãnh phát hành ( hoặc thành lập tổ hợp
bảo lãnh phát hành) sau dó, chuyển phân phối chứng khoán cho các CTCK tự doanh hoặc
các thành viên khác.
Hoạt động này đòi hỏi vốn điều lệ cao so với các hoạt động khác: 22 tỷ đồng
nhưng đem lại doanh thu khá cao cho các CTCK
1.1.5.5 Hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán thông qua hoạt động
phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực hiện một số
công việc dịch vụ khác có liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách
hàng.
Hoạt động tư vấn chứng khoán được phân loại theo các hình thức khác nhau:
- Theo hình thức của hoạt động tư vấn thì có: Tư vấn trực tiếp và tư vấn gián tiếp
+ Tư vấn trực tiếp: Là gặp gỡ khách hàng trực tiếp hoặc thông qua thư từ, điện
thoại
+ Tư vấn gián tiếp thông qua các ấn phẩm, sách báo để tư vấn cho khách hàng
- Theo mức độ uỷ quyền của tư vấn bao gồm: Tư vấn gợi ý và tư vấn uỷ quyền.
+ Tư vấn gợi ý là gợi ý cho khách hàng về phương cách đầu tư hợp lý, quyết định
đầu tư là của khách hàng.
+ Tư vấn uỷ quyền là vừa tư vấn quyết định theo sự phân cấp, uỷ quyền thực hiện
của khách hàng.
- Theo đối tượng của hoạt động tư vấn bao gồm: Tư vấn cho người phát hành, xây
dựng hồ sơ, bản cáo bạch… và giúp tổ chức phát hành trong việc lựa chọn tổ chức bảo
lãnh, phân phối chứng khoán và Tư vấn đầu tư là tư vấn cho khách hàng đầu tư chứng
khoán trên thị trường thứ cấp về giá, thời gian, định hướng đầu tư vào các loại chứng
khoán …
Hoạt động tư vấn là hoạt động mà người tư vấn sử dụng kiến thức, đó chính là vốn
chất xám của họ để kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho khách hàng. Hoạt động này
không đòi hỏi vốn lớn nhưng yêu cầu về trình độ nhân sự và về đạo đức nghề nghiệp là
rất cao.
1.1.5.6 Hoạt động lưu kí chứng khoán
Vì giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung và thị trường giao dịch qua
quầy OTC đều là hình thức giao dịch ghi sổ nên bất cứ khách hàng nào khi thực hiện mua
bán chứng khoán đều phải mở tài khoản lưu kí chứng khoán (nếu chứng khoán phát hành
dưới hình thức ghi sổ) hoặc kí gửi các chứng khoán ( nếu phát hành dưới hình thức chứng
chỉ vật chất) . CTCK sẽ lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng thông qua các tài
khoản lưu kí chứng khoán đó. Khi thực hiện hoạt động này, CTCK sẽ nhận được các
khoản thu phí lưu kí chứng khoán, phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng chứng khoán .
1.1.5.7 Các hoạt động và dịch vụ tài chính khác
Ngoài các hoạt động trên, CTCK còn được Uỷ ban nhà nước cho phép thực hiện
các hoạt động và các dịch vụ tài chính khác nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chính được
thực hiện một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Các hoạt động đó là:
- Hoạt động quản lí cổ đông: Từ việc lưư kí chứng khoán cho khách hàng, CTCK
đã mở thêm hoạt động hoạt động theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và
đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của
khách hàng. Hay đó chính là hình thức quản lí cổ đông.
- Hoạt động quản lí quỹ đầu tư: là việc công ty chứng khoán cử đại diện của mình
để quản lí quỹ và sử dụng vốn và tài sản của quỹ để đầu tư vào chứng khoán. Khi thực
hiện hoạt động này, CTCK được thu phí dịch vụ quản lí quỹ đầu tư.
- Bên cạnh đó, có các hoạt động khác như tư vấn cổ phần hoá và tư vấn đấu giá, tư
vấn định giá doanh nghiệp và thẩm định dự án, tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp,
tư vấn quản lí cổ đông, tư vấn quản trị tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua lại sát nhập, tư
vấn niêm yết.
1.2 Hoạt động tư vấn cổ phần hoá của CTCK
1.2.1 Khái niệm hoạt động Tư vấn cổ phần hoá
Ở nước ta, đá số các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ra đời trong cơ chế kế hoạch
hoá tập trung, hiệu quả kinh doanh thấp. Cho nên, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị
trường, những yếu kém của đa số DNNN đó càng bộc lộ rõ nét. Nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của các DNNN, Đảng và Nhà nước đã sớm có những chủ trương, chính sách
chuyển một bộ phận DNNN thành công ty cổ phần. Hội nghị lần thứ 2 BCHTƯ Đảng
khoá VII tháng 11 năm 1991 đã chủ trương chuyển một số doanh nghiệp nhà nước có
điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới.
Tận dụng cơ hội này, các công ty chứng khoán bên cạnh thực hiện các hoạt động chính
còn thực hiện thêm các hoạt dộng về tư vấn doanh nghiệp như tư vấn định giá doanh
nghiệp và thẩm định dự án, tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, tư vấn mua lại và sát
nhập… trong đó, tư vấn cổ phần hoá là một hoạt động không thể thiếu của các công ty
chứng khoán trong giai đoạn cổ phần hoá mạnh mẽ này.
Như vậy, ta có thể nói: Cổ phần hoá là việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành
công ty cổ phần
Có thể hiểu: Tư vấn cổ phần hoá là việc tổ chức tư vấn bằng kiến thức, kinh
nghiệm của mình giúp doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo đúng quy
định của pháp luật
Cổ phần hoá tạo ra hai loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu bao gồm: Nhà
nước, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp, trong đó người
lao động trong doanh nghiệp trở thành người chủ thực sự phần vốn góp của mình trong
công ty cổ phần.
Theo nghị định 64 của thủ tướng chính phủ ( NĐ64/2002/NĐ-CP) ban hành ngày
16/11/2004 mở rộng thêm các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá là các công
ty nhà nước, các công ty thành viên.
Nghị định mới 187 ( NĐ187/2004/NĐ-CP) cũng do chính phủ ban hành ngày
16/111/2004 mở rộng thêm các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá bao gồm:
Các tổng công ty nhà nước, các công ty nhà nước có quy mô lớn, các ngân hàng thương
mại, các công ty bảo hiểm.
1.2.2 Vai trò của hoạt động tư vấn cổ phần hoá
1.2.2.1 Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, Tư vấn cổ phần hoá sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công
sức mà mang lại hiệu quả cao cho quá trình cổ phần hoá. Có thể nói, vai trò này là
lớn nhất đối với doanh nghiệp cổ phần hoá thường không có kinh nhiệm, mà phải thực
hiện cổ phần hoá trong một khoảng thời gian nhất định. Cho nên, doanh nghiệp phải đối
mặt với nhiều vấn đề khó khăn như đội ngũ thực hiện còn thiếu am hiểu về các quy trình
thủ tục thực hiện…Trong khi đó tổ chức tư vấn cổ phần hoá rất am hiểu về quy trình thực
hiện, do đó việc thực hiện cổ phần hoá diễn ra nhanh chóng,
Thứ hai, Giúp doanh nghiệp có thể quảng bá hình ảnh, thương hiệu của
doanh nghiệp.
Cán bộ tư vấn là những người được trang bị những kiến thức về việc tiếp thị và
quảng bá tên tuổi doanh nghiệp, lại có những kĩ năng tư vấn, đặc biệt là khả năng thuyết
phục. Do đó tên tuổi và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đến với
nhà đầu tư, đây chính là cổ đông tương lai của doanh nghiệp, nhất là những nhà đầu tư có
tiềm lực tài chính lớn mạnh, công nghệ thị trường…đồng thời bán được cổ phần dễ dàng
hơn và làm tăng khả năng bán được cổ phần với giá cao hơn.Như vậy thông qua tổ chức
tư vấn hình ảnh doanh nghiệp trở nên gần gũi với các cổ đông tương lai đưa tên tuổi của
doanh nghiệp nên tầm cao mới.
Thứ ba, việc thuê tư vấn sẽ giúp doanh nghiệp xác định giá trị doanh nghiệp
mang tính khách quan hơn, đúng với giá trị hiện tại của nó và cũng là tránh thất thoát
vốn của nhà nước khi định giá thấp hơn giá trị thực của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cổ
phần được bán ra bên ngoài công khai và minh bạch hơn đến với đông đảo các nhà đầu tư
ngoài doanh nghiệp, giúp đỡ các cơ quan nhà nước dễ dàng quản lí.
Thứ tư, doanh nghiệp cổ phần hoá sẽ đựơc hỗ trợ toàn phần chi phí tư vấn,
vì phí tư vấn đã nằm trong dự toán chi phí cổ phần hoá được lập từ đầu và sẽ trừ vào
phần vốn nhà nước.
Thứ năm, doanh nghiệp còn được hỗ trợ các dịch vụ khác, khi doanh nghiệp
thuê dịch vụ tư vấn cổ phần hoá đó là hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý cổ đông và lưu
ký cổ phiếu giúp doanh nghiệp quản trị công ty tốt hơn. Đồng thời, từ việc quản lí cổ
đông này, công ty có thể giúp doanh nghiệp các dịch vụ liên quan như: chi trả cổ tức, làm
đầu mối chuyển nhượng cổ phiếu hay truyền tải thông tin cần thiết từ doanh nghiệp đến
cổ đông…Nhà nước luôn gắn cổ phần hoá với niêm yết cho nên nếu doanh nghiệp có đủ
điều kiện và muốn tham gia niêm yết trên TTCK thì nội dung tư vấn của công ty sẽ tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch.
1.2.2.2 Đối với công ty chứng khoán
- Công ty chứng khoán thực hiện hoạt động tư vấn cổ phần hoá không chỉ quảng
bá hình ảnh cho doanh nghiệp đến với các cổ đông, các nhà đầu tư tương lai mà còn đồng
thời giới thiệu được hình ảnh của công ty mình đến với đông đảo khách hàng tiềm năng.
- Đồng thời, góp phần hỗ trợ các hoạt động chính của công ty chứng khoán phát
triển. Khi khách hàng biết đến một hoạt động thì có thể họ sẽ tham gia nhiều hoạt động
khác nữa.
- Bên cạnh đó, hoat động tư vấn cổ phần hoá mang lại nguồn thu cho công ty.
- Thực hiện hoạt động tư vấn cổ phần hoá đã làm phong phú thêm hoạt động của
công ty chứng khoán. Bên cạnh các hoạt động chính thì thực hiện hoạt động này còn có
thể khai thác các hoạt động có liên quan đến nó như tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp,
tư vấn quản lí cổ đông, tư vấn tổ chức đại hộicổ đông…Mỗi hoạt động đó sẽ tạo nên sự
đa dạng về loại hình tư vấn, mang đến cho công ty thêm thông tin, kinh nhiệm, tăng
cường sự cạnh tranh với các công ty chứng khoán khác.
1.2.3 Nội dung tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán
Khi một doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hoá, họ sẽ nghiên cứu việc thuê tổ chức tư
vấn dựa trên những lợi ích của việc tư vấn đối với doanh nghiệp.Doanh nghiệp có thể đến
các tổ chức tư vấn để đặt vấn đề, nhưng thông thường các tổ chức rất nhanh nhạy, bằng
các nguồn thông tin có được, họ tự tìm đến doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình.
Ban chỉ đạo cổ phần hoá của doanh nghiệp sẽ dựa trên căn cứ quy định hiện hành và tình
hình thực tế của doanh nghiệp để ra quyết định thuê tổ chức tư vấn. Sau khi hợp đồng
được kí kết thì công ty chứng khoán sẽ tư vấn cho doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá.
Nhìn chung nội dung tư vấn của công ty chứng khoán cho một doanh nghiệp cổ
phần hoá bao gồm:
1.2.3.1 Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp
Việc xác định giá trị doanh nghiệp là một công việc rất khó khăn, phức tạp và tốn
nhiều thời gian. Nhưng ngay từ khi thực hiện xử lí tài chính trước cổ phần hoá, các
chuyên viên tư vấn của công ty chứng khoán sẽ phải tư vấn doanh nghiệp chuẩn bị đầy
đủ các hồ sơ tài liệu để việc xác định giá trị doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng,
khách quan và thuận lợi.
Trước khi cổ phần hoá, công ty tư vấn cho doanh nghiệp xử lý các vấn đề về tài
chính:
Trước khi, xử lí những vấn đề tài chính của doanh nghiệp
- Công ty chứng khoán tư vấn kiểm kê, phân loại tài sản của doanh nghiệp để xác
định đúng số lượng, chất lượng và giá trị tài sản thực tế hiện có mà doanh nghiệp đang
quản lí và sử dụng tại thời điểm kiểm kê:
- Kiểm kê quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng tại thời điểm xác định
giá trị doanh nghiệp, xác định tài sản, tiền mặt chênh lệch so với sổ kế toán, phân tích rõ
nguyên nhân của chênh lệch.
- Phân loại tài sản đã kiểm kê theo các nhóm sau:
- Tài sản doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng.
- Tài sản doanh nghiệp không cần sử dụng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý
theo quyết định của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Tài sản hình thành từ quỹ khen thường phúc lợi.
- Tài sản thuê ngoài, vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận đại lý, nhận
ký gửi.
- Đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ, lập bảng kê chi tiết đối với
từng loại công nợ theo quy định
- Nợ phải trả
- Nợ phải thu
- Tổ chức đánh giá và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng
theo quy định tại phần A mục III Thông tư 126 do Bộ tài chính ban hành ngày
24/12/2004 hướng dẫn nghị định 187 do chính phủ ban hành ngày 16/11/2004
- Tư vấn xử lí tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm:
- Xử lí tài sản: Căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, doanh nghiệp sẽ
được công ty chứng khoán tư vấn xử lý tài sản theo quy định tại Điều 10 của Nghị định
187/2004/NĐ-CP
- Xử lí nợ phải thu: Các khoản nợ phải thu được xử lý theo quy định tại khoản
1,2,3 Điều 11 Nghị định 187/2004/NĐ-CP.
- Xử lí các khoản Nợ phải trả: Nguyên tắc xử lý nợ phải trả thực hiện theo quy
định tại điều 12 Nghị định 187/2004/NĐ-CP.
- Xử lí các khoản dự phòng, lỗ và lãi
- Xử lí vốn đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp khác như góp vốn liên doanh,
liên kết, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình
thức đầu tư dài hạn khác được xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định 187/2004/NĐ-
CP.
- Xử lí quỹ khen thường và Quỹ phúc lợi
- Tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp:
- Phương pháp tài sản
- Phương pháp giá trị dòng tiền chiết khấu hay các phương pháp khác sau khi có ý
kiến thoả thuận của Bộ Tài Chính
- Tư vấn lựa chọn phương thức tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên quy
định của thông tư 126 của Bộ Tài Chính ban hành.
- Cùng với doanh nghiệp, lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm
- Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp tại thời điểm định
giá
- Báo cáo kết quả kiểm kê và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp
- Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp
- Bản sao hồ sơ chi tiết những vấn đề vướng mắc đề nghị được xử lý khi xác định
giá trị doanh nghiệp.
- Các tài liệu cần thiết khác
Sau khi lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp, Ban chỉ đạo cổ phần hoá có trách
nhiệm thẩm tra kết quả định giá, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh
nghiệp và Bộ tài chính.
1.2.3.2 Xây dựng phương án cổ phần hoá
Để thực hiện cổ phần hóa một cách có hiệu quả thì bất kì một công ty chứng
khoán nào cũng xây dựng một phương án cổ phần hoá cụ thể, chi tiết đảm bảo các nội
dung sau:
Tình hình chung của doanh nghiệp trước cổ phần hoá:
- Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp trước cổ phần hoá
- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
- Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3 năm trước cổ phần hoá
Xây dựng phương án cổ phần hoá:
- Hình thức cổ phần hoá
- Tên gọi công ty cổ phần
- Giá trị doanh nghiệp được duyệt
- Vốn điều lệ dự kiến sau cổ phần hoá
- Cơ cấu vốn điều lệ và hình thức cổ phiếu
- Phương án sử dụng tiền thu từ bán cổ phần thuộc phần vốn nhà nước
- Phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá
Xây dựng phương án sắp xếp lao động
- Thực trạng lao động trước khi cổ phần hoá
- Công tác sắp xếp lao động khi chuyển sang công ty cổ phần:
+ Phân loại lao động chuyển sang công ty cổ phần
+ Thu nhập người lao động
+ Kế hoạch đào tạo lại lao động
+ Thực hiện phân chia quỹ khen thưởng, phúc lợi
Xây dựng phương án điều lệ
- Tư vấn xây dựng điều lệ tổ chức, hoạt động cho công ty cổ phần:
+ Xây dựng điều lệ dự thảo
+ Thảo luận ý kiến từ phía doanh nghiệp về điều lệ dự thảo
+ Thống nhất với ban đổi mới quản lí tại doanh nghiệp để hoàn thành bản
điều lệ
1.2.3.3 Hoàn tất quá trình tư vấn cổ phần hoá
* Tổ chức Đại hội công nhân viên chức
Tổ chức Đại hội công nhân viên chức để thông báo về nội dung thực hiện cổ phần
hoá, các chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp.
* Xây dựng phương án bán cổ phần lần đầu
- Cổ phần phát hành lần đầu:…cổ phần…Mệnh giá một cổ phần là: 10.000 đồng.
Trong đó:
+ Cổ phần nhà nước:…. cổ phần, chiếm …% vốn điều lệ.
+ Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp:… cổ phần,
chiếm ….% vốn điều lệ.
+ Cổ phần ưu đãi cho nha đầu tư chiến lược…cổ phần, chiếm…% vốn điều
lệ
- Trình phương án bán cổ phần lên cơ quan quản lí chịu trách nhiệm phê duyệt
- Lập sổ cổ đông và quản lí số cổ đông
* Tổ chức đại hội cổ đông và đăng kí kinh doanh
- Tiến hành các bước chuẩn bị cho đại hội đồng cổ đông
+ Lên kế hoạch chi tiết cho Đại hội cổ đông.
+ Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất
+ Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để gửi cho các cổ đông
- Tiến hành đại hội đồng cổ đông
+ Là đại hội thành lập công ty cổ phần
+ Là đại hội thông qua định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công
ty sau cổ phần hoá, thông qua các chỉ tiêu cụ thể: Sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, cổ
tức…
+ Thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần, cơ cấu cổ
phần và cổ đông sáng lập của công ty
+ Bầu ra Hội đồng quản trị và ban kiểm soát
- Đăng kí kinh doanh
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tư vấn cổ phần hoá của CTCK
1.3.1 Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán ra đời, bên cạnh các nghiệp vụ chính còn thêm nhiều
nghiệp vụ mới xuất hiện để có thể hỗ trợ tốt hơn nữa cho các nghiệp vụ chính phát triển
hơn, đồng thời đem lại lợi nhuận lớn hơn cho các công ty chứng khoán…Vì thế, hoạt
động tư vấn nói chung và hoạt động tư vấn cổ phần hoá nói riêng ra đời là một yếu tố
khách quan trong xu thế phát triển của thị trường. Như vậy thị trường chứng khoán càng
phát triển thì nhu cầu về tư vấn càng lớn.
1.3.2 Môi trường pháp lí
Đây là yếu tố có tính chất quyết định tới sự hình thành và phát triển của hoạt động
tư vấn cổ phần hoá. Những chủ chương của Chính phủ về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đã tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán mở
thêm nghiệp vụ này. Khi các chính sách được đề ra phù hợp sẽ thúc đẩy hoạt động tư vấn
phát triển vì hoạt động tư vấn cổ phần hoá chịu ảnh hưởng trực tiếp của các văn bản pháp
luật liên quan đến quá trình cổ phần hoá như nghị định 64 ban hành ngày 19/6/2002 của
chính phủ, thông tư 80 hướng dẫn nghị định, gần đây nhất là nghị định 187 ra đời ngày
16/11/2004 cũng do chính phủ ban hành thay thế nghị định 64, thông tư 126 hướng dẫn…
đã tác động không nhỏ tới việc xây dựng và thực hiện quy trình hướng dẫn doanh nghiệp
trong quá trình cổ phần hoá.
Và đặc biệt mới đây nhà nước đã có chính sách để thúc đẩy quá trình cổ phần hoá
đó là khi doanh nghiệp niêm yết chứng khoán của mình trên sàn giao dịch chứng khoán
sẽ được miễn giảm thuế. Đây chính là động lực để phát triển hoạt động cổ phần hoá được
diễn ra nhanh hơn.
1.3.3 Năng lực của công ty chứng khoán
Tư vấn cổ phần hoá là chủ yếu dựa vào khả năng kiến thức của người tư vấn cho
nên, nói đến năng lực của công ty chứng khoán chính là nói đến nguồn nhân lực tư vấn
cổ phần hoá của công ty. Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn sâu, có kinh nhiệm,
có đạo đức nghề nghiệp… sẽ là nhân tố rất quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động tư
vấn cổ phần hoá các doanh nghiệp nhanh chóng, đạt hiệu quả cao, tạo niềm tin cho doanh
nghiệp.Từ đó, các doanh nghiệp có xu hướng tim đến các tổ chức tư vấn nhiều hơn, đó là
các tổ chức tư vấn hàng đầu, có uy tín cao. Như thế, doanh thu về tư vấn cổ phần hoá của
công ty chứng khoán sẽ tăng lên. Cho nên đào tạo nhân sự có chất lượng cao là một điều
mà bất kì công ty chứng khoán nào cũng chú trọng. Đây là một nhân tố cực kì quan trọng
có ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ tư vấn.
Bên cạnh đó, có thể nói, sức mạnh về vốn của các công ty chứng khoán đóng vai trò
quyết định. Với một lượng vốn lớn, các công ty sẽ có khả năng thu hút nhân tài, đầu tư
vào đào tạo nhân viên, xây dựng thương hiệu, phát triển quy mô, tổ chức nghiên cứu và
thực hiện các dịch vụ bổ trợ đầy đủ cho hoạt động
1.3.4 Các nhân tố khác
Môi trường kế toán, kiểm toán : Sẽ có tác động đến CTCK trong việc triển khai
các nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá.Sự cải thiện của môi trường này sẽ ảnh hưởng tích cực
đến hoạt động. Nếu các thông tin tài chính minh bạch, rõ ràng, tình hình doanh nghiệp
được đánh giá khách quan… công tác tư vấn sẽ mang lại hiệu quả. Nhất là trong công tác
xác định giá tri doanh nghiệp sẽ được nhanh chóng, chính xác hơn phù hợp với giá trị
thực tế của doanh nghiệp
Tuỳ thuộc vào mối quan hệ của công ty với các doanh nghiệp, Với các cơ quan
quản lí sẽ tăng thêm sự phát triển cho hoạt động. Công ty có thể bằng khả năng của mình
hoặc tận dụng các mối quan hệ từ ngân hàng mẹ để có thể tạo thêm quan hệ cho công ty
mình
Như vậy, muốn phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá tại các công ty chứng khoán
cần chú trọng các yếu tố tổng hợp từ nhiều phía như môi trường pháp lí, bản thân công
ty, cơ chế quản lí, kinh tế…
1.3.5 Nhu cầu của doanh nghiệp về tư vấn cổ phần hoá do CTCK cung cấp
Hoạt động tư vấn ra đời để đáp ứng nhu cầu thuê tư vấn của các doanh nghiệp bởi
những lợi ích của việc thuê tổ chức tư vấn mang lại cho doanh nghiệp. Cho nên, khi nhu
cầu của doanh nghiệp về cổ phần hoá tăng lên thì hoạt động tư vấn cổ phần hoá của
CTCK sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Quá trình cổ phần hoá đòi hỏi phải thực hiện nhiều thủ tục để đáp ứng các điều kiện
của các cơ quan quản lí. Các bước của quy trình cũng đã gây nhiều trở ngại cho doanh
nghiệp, bên cạnh đó trong từng bước thực hiện còn đòi hỏi các nghiệp vụ mang tính
chuyên môn như xác định giá trị doanh nghịêp, lập phương án cổ phần hoá, lập phương
án lao động, tổ chức bán cổ phần… Cho nên, các doanh nghiệp vốn đã không có kinh
nhiệm trong vấn đề này lại càng thêm khó khăn nhất là trong quá trình tự mình định giá
doanh nghiệp, mà đối với doanh nghiệp lớn thì đó là cả một quá trình lâu dài. Vì thế, sự
phức tạp của quy trình cổ phần hoá về một khía cạnh nào đó đã tác động không nhỏ tới
nhu cầu của doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tư vấn cổ phần hoá.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng luôn cân nhắc giữa việc thuê tư vấn với việc tự
mình tiến hành cổ phần hoá. Doanh nghiệp sẽ so sánh giữa chi phí mà mình bỏ ra với
những lợi ích thu về. Chi phí cho việc thuê tổ chức tư vấn sẽ phải đối mặt với nguy cơ rò
rỉ thông tin nội bộ nhưng đổi lại thời gian thực hiện nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn
nhiều.
1.3.6 Các đối thủ cạnh tranh
Trong lĩnh vực hoạt động tư vấn cổ phần hoá, bên cạnh các công ty chứng khoán
còn có các trung gian tài chính khác cũng cung cấp dịch vụ này như các công ty kiểm
toán, tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp gồm các công ty kiểm toántổ chức
thẩm định giá, ngân hàng đầu tư có chức năng và năng lực định giá. Điều đó làm tăng
tính cạnh tranh giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn cổ phần hoá và cũng làm giảm
thị phần, doanh thu của các công ty chứng khoán
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty chứng khoán ngân hàng công
thương
2.1.1 Lịch sử hình thành
CTCK Ngân hàng công thương Việt Nam là đơn vị thành viên của Ngân hàng
công thương Việt Nam, được thành lập theo quyết định theo số 126/QĐ-NHCT ngày
01/06/2000 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng công thương Việt Nam, với quy mô vốn điều
lệ ban đầu là 55 tỷ đồng. Công ty được cấp phép thực hiện đầy đử các nghiệp vụ kinh
doanh trên thị trường chứng khoán đó là:
Môi giới
Tự doanh
Tư vấn và quản lý danh mục đầu tư
Bảo lãnh phát hành
Lưu ký
Tính đến thời điểm tháng 8/2006, công ty có vốn điều lệ đứng thứ năm, sau CTCK
Sài Gòn, CTCK Ngân hàng Á Châu, CTCK Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam,
CtCK Ngân hàng Nông nghiệp.
* Tên và địa chỉ công ty
Tên tiếng Việt: Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng công thương
Tên giao dịch quốc tế: Incombank Securities Co.,Ltd ( Viết tắt là IBS)
Vốn điều lệ : 105.000.000.000 đồng (Một trăm lẻ năm đồng)
Trụ sở chính : 306 Bà Triệu-Hai Bà Trưng-Hà Nội
Điện thoại :(04)9.741.764 – (04)9.741.055
Fax : (04)9.741.760 – (04)9.741.053
Website : www.ibs.com.vn
Email : ibs-ho@hn.vnn.vn
2.1.2 Cơ cấu tổ chưc nhân sự
Từ khi thành lập cho đến tháng 88/2006, số lượng cán bộ của công ty ngày càng
tăng lên với trình độ tương đối đồng đều ( Bảng 2.1). Công ty thường xuyên luân chuyển
cán bộ giữa các phòng nghiệp vụ để phát huy năng lực, sở trường cán bộ và được đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Bảng 2.1: Số lượng lao động của IBS tại thời điểm ngày 30/08/2006
Chỉ tiêu Trình độ Số lượng
Trụ sở chính
Tiến sỹ 03 nguời
Thạc sỹ 03 người
Cử nhân 33 người
Trung cấp 02 người
Chi nhánh
Thạc sỹ 02 người
Cử nhân 19 nguời
Toàn công ty 62 người
(Nguồn: Văn phòng Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam)
Bộ máy lãnh đạo của công ty hiện bao gồm Chủ tịch công ty, giám đốc công ty và
02 phó giám đốc, trong đó có 01 phó giám đốc kiêm Giám đốc cho nhánh Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Khi mới thành lập, Trụ sở chính của công ty chỉ có 04 phòng ban là Phòng nghiệp
vụ, phòng kế toán, phòng kiểm soát và văn phòng. Đến nay, qua nhiều năm hoạt động
Công ty thay đổi mô hình tổ chức nhằm thích ứng với tình hình phát triển của thị trường,
Công ty hiện có 07 phòng tại trụ sở chính và có 04 phòng tại chi nhánh( sơ đồ 2.1)
Sơ đồ 2.1: Mô hình của IBS tại thời điểm ngày 30/08/2006
CHỦ TỊCH CÔNG TY
BAN ĐIỀU HÀNH
PHÒNG KIỂM SOÁT
VĂN PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG
Ngoài ra, công ty còn có các đại lý nhận lệnh đặt tại các chi nhánh Ngân hàng
Công thương tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Biên Hoà, Cần Thơ, Bà Rịa- Vũng
Tầu. Nhân vieê làm việc tại các Đại lý trên thuộc quân số của các Chi nhánh Ngân hàng
Công thương, do Ngân Hàng Công thương trả lương. Nhiệm vụ chính của các đại lý theo
quy định của pháp luật là điểm nhận lệnh của CTCK. Tuy nhiên, các đại lý của Công ty
không chỉ nhận lệnh mà còn là đầu mối giúp Công ty tiếp cận với các doanh nghiệp là
khách hàng của Ngân hàng công thương trên địa bàn.
2.1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu
Hoạt động môi giới: Là hoạt động được công ty triển khai ngay từ ngày đầu
thành lập, tuy nhiên do công ty chưa đầu tư và quan tâm đúng mức nên thu nhập từ dịch
vụ này còn thấp. Sang đến năm 2005, hoạt động môi giới đã bắt đầu có chuyển biến đáng
kể về doanh thu phí môi giới đạt 1,2 tỷ đồng, tăng 72,6 % so với năm 2004 và vượt 26,2
% kế hoạch.
Hoạt động tự doanh:Ở nghiệp vụ này, công ty chứng khoán dùng nguồn vốn của
chính mình để đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu trên cả thị trường tập trung và phi tập
trung với mục đích tìm kiếm lợi nhuận cũng như đầu tư lâu dài.
Hoạt động tự doanh cổ phiếu của công ty ban đầu tập trùng đầu tư vào các loại trái
phiếu ngân hàng thương mại Nhà nước, trái phiếu quỹ hỗ trợ phát triển, trái phiếu Chính
phủ và đầu tư một tỷ lệ nhỏ vào cổ phiếu chưa niêm yết thông qua đấu giá và cổ phiếu
niêm yết. Đến năm 2005, hoạt động tự doanh cổ phiếu mới bắt đầu được quan tâm nhưng
vẫn mang tính tập dượt, đúc rút kinh nhiệm và chưa thực sự được mở rộng và đẩy mạnh.
Công ty chủ yếu mới đầu tư rất thận trọng vào các cổ phiếu được công ty đánh giá là có
tiềm năng tăng trưởng và an toàn như Công ty điện lực Khánh hoà, công ty đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng Thành Phố Hồ Chí Minh, Công ty sữa Việt Nam, Công ty Cao su Đà
Nẵng, Công ty nhiệt điện phả lại, Công ty vận tải xăng dầu… Tuy nhiên, kết quả thu
nhập từ hoạt động tự doanh cổ phiếu cũng tăng trưởng đáng khích lệ, cụ thể kết quả tự
doanh năm 2005 tăng so với năm 2004 là 73,28%, với mức lợi nhuận đạt 1,3 tỷ đồng.
Ngoài việc tự kinh doanh trái phiếu cho mình, năm 2005, Công ty còn nhận uỷ
thác kinh doanh trái phiếu cho Ngân hàng công thương Việt Nam. Doanh số nhận uỷ thác
năm 2005 lên đến 1.010 tỷ đồng nhưng do đây là nguồn vốn ngắn hạn nên phí thu đựoc
từ hoạt động này không lớn, chỉ đạt 331 triệu đồng
Hoạt động bảo lãnh phát hành: Hoạt động bảo lãnh phát hành là việc:IBS giúp
tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi trào bán chứng khoán, nhận mua một
phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng
khoán còn lại chưa được phân phối hết.
Trong các năm vừa qua, hoạt động bảo lãnh phát hành của công ty chủ yếu tập
trung vào mảng trái phiếu
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động bảo lãnh phát hành của IBS năm 2004-2005
Chỉ tiêu Năm 2004
( Triệu đồng)
Năm 2005
( Triệu đồng)
% tăng/ giảm
Số đợt 02 06 300%
Doanh số 170.000 350.000 205%
Thu nhập 230 810 352%
( Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-IBS)
Hoạt động quản lý danh mục đầu tư:
Nhận vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư theo danh mục chứng khoán có khả
năng sinh lời cao trong giới hạn rủi ro cho phép
Xây dựng các sản phẩm kết hợp giữa chứng khoán, ngân hàng theo yêu cầu của
khách hàng.
Là hoạt động được công ty nghiên cứu từ năm 2004 và bắt đầu triển khai từ cuối
năm 2004. Trong năm 2005 công ty đã ký được 35 hợp đồng quản lý danh mục đầu tư
cho cả tổ chức và cá nhân với giá tri uỷ thác lên đến 63 tỷ đồng, trung bình 1.900 triệu
đồng/ hợp đồng
Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp: Được hình thành từ khi mới thành
lập công ty nhưng đến năm 2005, hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp mới khẳng
định được vị thế của mình và tạo lập được hình ảnh cảu công ty trên thị trường. Tính đến
nay, Công ty đã triển khai được 07 loại hình dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp bao
gồm :
- Xác định giá trị doanh nghiệp;
- Tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá ;
- Bán đấu giá cổ phần;
- Tư vấn phát hành và tư vấn chuyển nhượng phần vốn góp;
- Tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch;
- Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Tư vấn giải thể, sát nhập, thành lập công ty;
Với nhiều loại hình dịch vụ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, năm 2005
Công ty đã ký kết được 97 hợp đồng các loại, thu phí tư vấn 2.631 triệu đồng, tăng 286 %
so với năm 2004.
Các hoạt động khác: Các hoạt động hỗ trợ như kế toán, lưu ký, kiểm tra kiểm
soát, văn phòng được công ty thực hiện chuẩn xác, đảm bảo an toàn trong hoạt động của
công ty.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của IBS từ năm 2001-2005
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm
2003
Năm 2004 Năm
2005
Vốn chủ sở hữu 56.496 56.789 61.813 122.109 130.407
Tổng tài sản 60.126 89.909 553.470 417.939553 608.458
Doanh thu2 3.631 6.583 15.747 37.071 52.053
Chi phí3 2.165 4.222 10.000 25.758 37.913
Lợi nhuận4 1.466 2.361 5.747 11.313 14.140
( Nguồn: Báo cáo tài chính của IBS năm 2001- 2005 )
2Doanh thu: Bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh daonh chứng khoán và lãi đầu
tư
3Chi phí: Bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí quản lý doanh nghiệp
4 Lợi nhuận sau thuế
Bảng 2.4: Cơ cấu doanh thu của IBS
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu daonh thu Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Môi giới chứng khoán 811 517 301 1.110 1.317
Tự doanh 151 115 1.943 5.673 9.991
Quản lý danh mục đầu tư 2 442 760 343
Bảo lãnh phát hành 5 84 5.159 986 3.498
Tư vấn tài chính doanh nghiệp - - 40 300 2.688
Lưu ký chứng khoán 263 273 548 200
Thu lãi vốn kinh doanh 2.411 4.537 3.216 2.201 714
Doanh thu khác ( thu lãi CP,TP) 3.441 896 4.398 25.916 36.059
( Nguồn: Báo cáo tài chính của IBS năm 2001-2005)
2.2 Thực trạng hoạt động tư vấn cổ phần hoá ở IBS
2.2.1 Quy trình tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán
Các công ty chứng khoán đều có quy trình tư vấn cổ phần hoá của mình trên cơ sở
quy trình chung, IBS cũng có quy trình thực hiện tư vấn cổ phần hoá như quy trình
chung, IBS cũng có quy trình thực hiện tư vấn của công ty mình theo các bước sau:
Bước 1: Tiếp xúc lần đầu
- Giới thiệu về công ty chứng khoán IBS
- Các dự án đã và đang thực hiện về cổ phần hoá
- Danh sách nhân sự
- Chức vụ của nhân viên trực tiếp thực hiện tư vấn
Bước 2: Kí hợp đồng giữa công ty chứng khoán IBS và doanh nghiệp
- Báo giá
- Soạn hợp đồng
- Kí hợp đồng
Bước 3: Thu thập thông tin và số liệu
- Trao đổi sơ lược về kế hoạch và nội dung làm việc
- Thu thập tài liệu từ công ty bao gồm: Hồ sơ pháp lí thành lập và cổ phần hoá của
Doanh nghiệp
+ Báo cáo tài chính các năm và quyết toán thuế đã được phê duyệt
+ Các thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch trong năm
+ Kế hoạch sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, cổ tức của công ty trong 3 năm tới
+ Kế hoạch đầu tư trong các năm tới
+ Các số liệu liên quan đến người lao động và công tác tiền lương trong doanh
nghiệp
+ Các số liệu kinh tế và số liệu nghành đã được ICB và ICB tập hợp, đánh giá và
kiểm chứng.
+ Các nhận xét, đánh giá ý kiến riêng của nhân viên phân tích và có thẩm quyền
- Thông tin tự thu thập
Bước 4: Xử lý thông tin và số liệu
- Thảo luận với DN gồm:
Số liệu kế toán ở Phòng kế toán
Tình hình và kế hoạch kinh doanh ở Phòng kế hoạch
Tình hình nhân sự, lao động ở Phòng nhân sự
Bước 5: Xác định giá trị doanh nghiệp
Bước 6: Phê duyệt báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp
Bước 7: Lập phương án cổ phần hoá:
Xây dựng phương án cổ phần hoá là một trong những bước quan trọng của quy
trình cổ phần hoá. Phương án cổ phần hoá thể hiện mục tiêu xây dựng một mô hình công
ty hoàn toàn mới, nhằm phát huy cao nhất năng lực của công ty, tối ưu hoá lợi nhuận cho
cổ đông và thực hiện thành công chiến lược phát triển dài hạn. Vì vậy, phương án cổ
phần hoá phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Vốn điều lệ của công ty phải đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, yêu cầu đầu tư
dài hạn và đảm bảo mục tiêu tối đa hoá tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
Phương án sản xuất kinh doanh phải khả thi trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người
lao động
Các khoản vay và công nợ phải đảm bảo hiệu quả và không làm gia tăng rủi ro của
công ty tài chính công ty trong tương lai
Tài sản cố định và lưu động phải được sử dụng hiệu quả
Phương án bán cổ phần phù hợp với mục tiêu quản trị của công ty cổ phần
Tuy nhiên mục tiêu cổ phần hoá quan trọng là đảm bảo quyền lợi của người lao
động. Do vậy, phương án cổ phần hoá cũng giải quyết một cách tối ưu các vấn đề:
- Quyền lợi người lao động khi sắp xếp lại lao động.
- Quyền được mua cổ phần ưu đãi
- Quyền được chia các khoản khen thưởng, phúc lợi
- Quyền được đào tạo lại
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Nhà nước do phải thực hiện kế hoạch cổ phần hoá
theo chỉ định của cấp trên nên hoàn toàn chưa chủ động và chưa chuẩn bị được các điều
kiện thuận lợi để cổ phần hoá. Ban lãnh đạo công ty và cán bộ công nhân viên thiếu kinh
nhiệm về cổ phần hoá, chưa nhận thức hết các vấn đề và công việc cụ thể phải thực hiện
khi tiến hành cổ phần hoá. Với lợi thế của một công ty chứng khoán mạnh hàng đầu. IBS
đã giúp doanh nghiệp xây dựng một phương án cổ phần hoá hoàn chỉnh và hỗ trợ doanh
nghiệp trong quá trình xét duyệt phương án của các cơ quan có thẳm quyền.
Một phương án cổ phần hoá hoàn thiện và được trình lên cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt bao gồm có 4 phần:
Phần 1: Tình hình doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá
Phần 2: Phương án cổ phần hoá
Phần 3: Phương án sắp xếp lao động
Phần 4: Tổ chức thực hiện phương án được duyệt
Các bước xây dựng phương án cổ phần hoá được IBS thực hiện thông qua các
bước sau:
Trao đổi về kế hoạch nội dung làm việc với doanh nghiệp
Thu thập thông tin
Trao đổi về các số liệu kế toán
Tư vấn về phương án sắp xếp lại lao động
Trao đổi và tư vấn về tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại và kế hoạch
hoạt động, đầu tư sau cổ phần hoá
Hoàn tất sơ bộ phương án cổ phần hoá và trao đổi thêm với doanh nghiệp
Thống nhất nội dung chính của phương án cổ phần hóa
IBS hoàn thiện và gửi Phương án cổ phần hoá cho Doanh nghiệp
Giúp đỡ và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc trình lên các cấp có thẩm
quyền để phê duyệt phương án cổ phần hoá
Bước 8: Tư vấn xây dựng Điều lệ dự thảo công ty cổ phần
Trên cơ sở Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp lí hướng dẫn, đặc thù của
doanh nghiệp để dự thảo Điều lệ công ty cổ phần, với mục tiêu xây dựng một cơ chế
quản trị công ty phù hợp
Bước 9: Các bước chỉnh sửa và hoàn chỉnh
+ Thông qua giám đốc khối
+ Thống nhất với Ban đổi mới tại công ty
Bước 10: Thanh lí hợp đồng
Trên đây là 8 bước sơ lược về quy trình tư vấn, để cụ thể hơn việc thực hiện, ta
xem xét một quy trình tư vấn cổ phần hoá gồm 3 bước cơ bản sau đây:
Khảo sát và định giá doanh nghiệp, kí hợp đồng tư vấn: Sau khi có sự thống nhất
về mặt nguyên tắc, IBS sẽ tiến hành bước khảo sát doanh nghiệp để đánh giá tình hình
sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính hiện tại của công ty, thông hiểu các điểm mạnh
và điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó xây dựng, đề xuất phương án cổ phần hoá phù
hợp với:
- Quy định của pháp luật và các yêu cầu của cơ quan chủ quan
- Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty
- Nhu cầu sử dụng lao động, chế độ đãi ngộ của công ty đối với người lao động
trước và sau cổ phần hoá
- Yêu cầu về cơ cấu sở hữu và mục tiêu quản trị công ty
- Mục tiêu huy động vốn và chiến lược tài chính ngắn hạn, dài hạn
+ Tư vấn lập phương án chuyển đổi doanh nghiệp
(1) Phương án tổ chức kinh doanh sau cổ phần hoá: Căn cứ vào các chiến lược
kinh doanh do Ban lãnh đạo công ty đề ra, các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng
tới hoạt động của công ty, tiềm năng tăng trưởng của nghành cũng như của công ty, IBS
sẽ tư vấn công ty xây dựng phương án kinh doanh thích hợp và hiệu quả nhất.
Các nội dung IBS sẽ cùng công ty nghiên cứu và cân nhắc khi xây dựng phương
án kinh doanh bao gồm:
1a. Chiến lược phát triển:
Tư vấn công ty xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với lợi thế của công ty,
nhu cầu của thị trường, khả năng phát triển của ngành, chính sách phát triển của chính
phủ; sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có tron tương lai. Đảm bảo tính mềm dẻo, khả
năng thích ứng và thay đổi mục tiêu dài hạn
1b. Sản phẩm thị trường:
- Đánh giá sản phẩm: tính thiết yếu, chu kỳ sống, mẫu mã, sản phẩm thay thế, kết
tinh công nghệ, giá trị lao động, nguồn nguyên vật liệu, chính sách thuế, ảnh hưởng môi
trường…
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm: Doanh thu và sản lượng tiêu thụ các năm liên tiếp
- Thị phần và các đối thủ cạnh tranh: Đối tượng tiêu thụ, nhu cầu tiềm năng, khả
năng cung cấp thị trường, tiềm lực của các đối thủ cạnh tranh…
- Hệ thống phân phối của công ty: Cấu trúc, chi phí, hình thức phân phối lợi
nhuận, đánh giá mức độ hiệu quả, đánh giá mức độ hiệu quả, mức độ tiếp cận tới ngươi
tiêu dùng cuối cùng, khả năng định hướng nhu cầu mới…
- Chiến lược Marketing: Phương pháp sử dụng, tổng chi phí, số liệu so sánh để
đánh giá hiệu quả. So sánh với các doanh nghiệp cùng nghành
- Chiến lược giá sản phẩm: Loại hình thị trường mà daonh nghiệp đang hoạt động(
cạnh tranh hoàn hảo, bán cạnh tranh, bán độc quyền hay độc quyền), vị trí của doanh
nghiệp trên thị ttrường, chiến lược về giá của đối thủ cạnh tranh;khả năng giảm giá, tiết
kiệm chi phí, chính sách khấu hao…
- Chính sách bảo hành sản phẩm
- Rủi ro về thị trường
1c. TÌnh hình sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ
- Quy mô của công ty
- Công nghệ: Đánh giá trình độ công nghệ, tính đồng bộ, hợp lý, hiệu quả của máy
móc thiết bị. Đánh giá khả năng cải tiến và hiện đại hoá (điều kiện có thuận lợi hay
không, chi phí ra sao?). Các chi phí phát sinh liên quan như chi phí bảo dưỡng, sửa chữa
thường xuyên, sửa chữa lớn. chu kì của công nghệ. Công nghệ thay thế trong tương lai
- Sản lượng và năng suất máy móc thiết bị: Dự tính chi phí cố định biến đổi, tính
sản lượng và công suất hoà vốn, quy mô sản lượng hiệu quả ( kinh tế nhất)
- Các yếu tố chi phối ( rủi ro): Chính sách của nhà nước, yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi
trường, các chuẩn mực quốc tế đối với hàng xuất khẩu có liên quan tới công nghệ hiện
đại
1d . Trình dộ quản lý, trình độ của nguồn nhân lực
- Đánh giá trình độ quản lý của HĐQT dựa trên khả năng xây dựng được chiến
lược hợp lý để phát triển; có tầm nhìn và định hướng dài hạn, năng động hay nhạy bén
khi giải quyết các vấn đề phát sinh
- Đánh giá khả năng điều hành của Ban Giám đốc qua các chỉ tiêu: quy trình hoạt
động hiệu quả, xây dựng kỷ luật làm việc, kinh nhiệm về mối quan hệ tốt trong giới kinh
doanh..
- Xác định tính hợp lý, chuẩn mực ( ví dụ như ÍO) và hiệu quả của cấu trúc quản
lý.
- Đánh giá nguồn nhân lực của công ty thông qua các chỉ tiêu: Đáp ứng được yêu
cầu công việc hiện tại, khả năng duy trì và phát triển nguồn nhân lực cho các kế hoạch
phát triển, kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn, động cơ làm việc và sự gắn bó của nhân
sự với công ty
1e .Tình hình tài chính
- Xem xét các kế hoạch vốn ngắn hạn và dài hạn của công ty Xây dựng kế hoạch
tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở tối ưu hoá các nguồn tài chính, sử dụng hiệu quả chính
sách cổ tức và lợi nhuận, có các biện pháp tăng cường lợi ích của cổ đông
- Xem xét và đánh giá các chỉ tiêu tài chính trên cơ sở đó đánh giá khả năng quản
trị tài chính của ban giám đốc, các công cụ ngăn ngừa rủi ro biến động giá nguyên liệu,
lãi suất đi vay, giá bán sản phẩm…
(2) .Phương án tổ chức doanh nghiệp
Trên cơ sở chiến lược phát triển của công ty, IBS tư vấn công ty xây dựng hệ
thống tổ chức phù hợp, theo các chuẩn mực hiện đại bao gồm:
- Xây dựng điều lệ công ty
- Mô hình tổ chức và hoạt động của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị
- Co cấu tổ chức giữa các đơn vị trong công ty, có thể là mô hình công ty mẹ -
con, mô hình công ty đầu tư, mô hình công ty với các đơn vị phụ thuộc…
- Hệ thống điều hành
- Hệ thống báo cáo
- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
- Tổ chức hoạt động của tổ chức Công đoàn…
(3) .Phương án quản trị tài chính
- IBS tư vấn và cùng công ty xử lý các vấn đề Tài chính để cổ phần hoá, gồm các
nội dung: Kiểm kê, phân loại và xử lý tài sản, bao gồm tài sản là tiền, hiện vật (TSCĐ),
các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, các khoản dụ phòng và lãi chưa phân phối, xác định
lợi thế của doanh nghiệp…
- IBS tư vấn công ty về nhu cầu vốn và nguồn huy động: Căn cứ vào chiến lược
phát triển, IBS sẽ tư vấn xác định nhu cầu về vốn ngắn hạn và dài hạn của công ty, xây
dụng mức vốn điều lệ hợp lý. Trên cơ sở đó tư vấn công ty về phương thức huy động:
Vay ngân hàng, phát hành thêm cổ phần hoặc trái phiếu…IBS cũng sẽ đưa ra các phương
án sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính: Chi cổ tức, tái đầu tư sau cổ phần hoá…phù hợp
với mục tiêu phát triển của công ty
- Tư vấn công ty thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về việc sử dụng tiền
thu được từ bán cổ phần, sử dụng chi phí cổ phần hoá, xác định số lượng và giá trị cổ
phiếu bán ưu đãi cho người lao động
- Tư vấn công ty được hưởng đầy đủ các ưu đãi của Nhà nước đối với doanh
nghiệp cổ phần hoá.
(4) .Xác định giá trị doanh nghiệp
IBS tiến hành lập Hồ sơ thẩm định giá doanh nghiệp CPH cho công ty theo các
quy định về giá doanh nghiệp CPH của Bộ tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình định giá
IBS sẽ tư vấn cho công ty các biện pháp sử dụng tài sản hiệu quả nhất.
(5) .Phương án sắp xếp lại lao động dôi dư và đảm bảo
Căn cứ vào chiến lược phát triển, nhu cầu lao động mới của công ty, IBS tư vấn
cho công ty trong việc lập phương án sắp xếp lại lao động dôi dư và đảm bảo quyền lợi
của người lao động
Tư vấn sử dụng các quỹ khen thưởng phúc lợi, trợ cấp mất việc… sao cho có lợi
nhất cho người lao động.
* Bước cuối cùng là hoàn tất quá trình tư vấn cổ phần hoá
2.2.2.Tình hình thực hiện:
Công ty đã thực hiện hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán ngay từ khi mới thanh
lập. Đó là hoạt động tư vấn đầu tiên được thực hiện, cho đến nay, công ty đã mở thêm
nhiều hoạt động tư vấn khác khi thị trường tạo điều kiện khai thác các hoạt động này. Các
hoạt động đó đã mang về doanh thu cho công ty một khoản đáng kể. Do có nhiều loại
hình dịch vụ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng, năm 2005 Công ty đã ký được 97
hợp đồng các loại, thu phí tư vấn 2.631 triệu đồng, tăng 286% so với năm 2004
Cho đến nay, công ty đã và đang tiến hành hoạt động tư vấn cổ phần hoá và các
hoạt động có liên quan đến cổ phần hoá cho nhiều công ty. Đó là:
- Tư vấn định giá doanh nghiệp
- Tư vấn xây dựng điều lệ
- Tư vấn tổ chức Đại Hội cổ đông lần đầu
- Tư vấn giúp công ty niêm yết lên sàn
Hoạt động tư vấn cổ phần hoá đã có bước tiến cao hơn so với trước. Đó là kinh
nhiệm nhiều hơn khi thực hiện tư vấn qua nhiều hợp đồng, các cán bộ tư vấn cũng phải
nghiên cứu tìm hiểu để nâng cao kiến thức. Đây là hoạt động có thế mạng của công ty,
cho nên, công ty đã tư vấn thành công cho nhiều doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ
phần
Danh sách: Số doanh nghiệp IBS tư vấn cổ phần hóa
1. Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng Hà nội
2. Công ty cổ phần điện máy Hà nội
3. Công ty xuất nhập khẩu Khánh Hội
4. Công ty cổ phần Vật tư thiết bị và xây dựng công trình giao thông
5. Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội
6. Công ty kho vận và dịch vụ thương mại
7. Công ty cổ phần kính mắt Hà Nội
8. Công ty vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà nội
9. Công ty pin ắc quy miền nam
10. Công ty cổ phần tribeco
11. Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình
12. Công ty điện lực Khánh Hòa
13. Công ty Quốc tế Samnec
14. Công ty TNHH VietCans
15. Công ty Nhiệt điện Phả Lại
16. Xí nghiệp xây lắp điện
17. Xí nghiệp Sứ- Thuỷ tinh cách điện
18. Công ty vật tư nông sản
19. Công ty kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế
.....
….
2.2.3 Một ví dụ cụ thể về quy trình cổ phần hoá.
Quy trình tư vấn cổ phần hóa cho Công ty lương thực Hà Bắc:
Bước 1: Tiếp thị tư vấn cổ phần
Sau khi có các nguồn thông tin khác nhau, công ty Lương thực Hà Bắc chuẩn bị cổ
phần hoá, công ty chứng khoán IBS đã tiến hành tiếp xúc, gặp gỡ trao đổi thông tin với
ban lãnh đạo công ty để giới thiệu về hoạt động tư vấn cổ phần hoá mà công ty đang thực
hiện.
Bước 2: Ký kết hợp đồng 300 triệu
Khi Công ty Lương thực Hà Bắc thấy được khả năng công ty chứng khoán IBS có
thể tư vấn cho công ty mình, đã đồng ý để công ty thực hiện tư vấn cổ phần hoá cho hai
bên cùng thoả thuận và đi đến kí kết hợp đồng giá trị 300 triệu đồng.
Bước 3: Thu thập Thông tin
Sau khi hợp đồng được kí kết, công ty tiến hành thu thập thông tin từ phía công ty
Lương thực Hà Bắc
Bước 4: Tiến hành công tác xác định giá trị doanh nghiệp
Công ty chưa tự thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp. Cho nên đã kết hợp với
Công ty Tư vấn Tài chính kiểm toán và kế toán AASC để thực hiện việc kiểm toán.
Bước 5: Tiến hành xây dựng Phương án cổ phần hoá và tư vấn sắp xếp lao
động
Phương án cổ phần hoá công ty Lương thực Hà Bắc.
* Tình hình về Công ty Lương thực Hà Bắc trước khi cổ phần hoá
Công ty lương thực Hà Bắc là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo luật doanh
nghiệp nhà nước, là thành viên của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc - Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn. Công ty được thành lập từ năm 2002 trên cơ sở hợp nhất
giữa Công ty lương thực Bắc Ninh và Công ty lương thực Bắc Giang theo Quyết định số
4353 QĐ/BNN – TCCB ngày 16/10/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
theo quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tên gọi Tiếng Việt: Công ty Lương thực Hà Bắc.
Trụ sở chính của công ty đặt tại Đường Lí Thái Tổ, thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc
Giang.
* Vốn Điều lệ: 16.603.000.000 đồng
* Ngành nghề kinh doanh
Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty đã được đăng ký là:
- Kinh doanh bán buôn lương thực thực phẩm.
- Cung ứng uỷ thác xuất khẩu lương thực theo kế hoạch phân cấp của Tổng công ty
lương thực Miền Bắc.
- Kinh doanh và đại lý tiêu thụ xăng dầu, chất đốt.
- Vận tải hàng hoá bằng ô tô.
- Công nghiệp chế biến: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ,
mây, tre….
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống.
- Hoạt động dịch vụ văn phòng (Đánh máy, dịch thuật, photocopy)
Công ty đã lên kế hoạch làm việc với Công ty Lương thực Hà Bắc, tiến hành làm
việc với từng bộ phận công ty, tư vấn sắp xếp lao động.
* Kết quả hoạt động sản xuất trước thời điểm cổ phần hoá
1. Tình hình kinh doanh 3 năm trước khi cổ phần hoá: 2002 - 2003 - - 2004
Bảng 2.2.3.1.Tình hình kinh doanh 3 năm trước cổ phần hoá.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
1. Vốn chủ sở hữu 18.646 20.411 20.100
- Nguồn vốn kinh doanh gồm: 14.453 14.822 17.048
Ngân sách nhà nước 10.173 10.547 10.161
Tự bổ sung 4.275 4.275 6.888
- Các quỹ 3.819 291.533 2.019
2. Doanh thu 367.518 291.533 410.300
3. Nộp Ngân sách 2.176 3.136 4.500
4. Lợi nhuận trước thuế 110 141 140
5. Lợi nhuận sau thuế 75 96 100
6. Số lao động (người) 355 264 266
7. Mức lương bình quân 920.000 840.200 900.000
8. Tổng tài sản 37.286 62.496 85.115
2. Tình hình sử dụng đất đai
Tổng diện tích đất văn phòng công ty: 1.368,5m2
Tổng diện tích đất đai nhà xưởng của chi nhánh công ty, các cửa hàng lương thực
trực thuộc, khách sạn là: 73.649,4m2
Trong đó:
Diện tích đất đầu tư phục vụ chiến lược kinh doanh: 75.017,9m2
Hiệu suất sử dụng đất: 48%
* Phương án cổ phần hoá của Công ty Lương thực Hà Bắc
+ Hình thức Cổ phần hoá
- Căn cứ vào Nghị định 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/06/2002
về chuyển DNNN thành công ty cổ phần.
- Căn cứ vào quyết định số 1863/QĐ/BNN-TCCB ngày 2/7/2004 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về tiến hành cổ phần hoá Công ty Lương thực Hà Bắc.
- Căn cứ tình hình thực tế, Công ty lương thực Hà Bắc lựa chọn hình thức cổ phần
hoá: Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp
+ Giá trị doanh nghiệp được duyệt
Giá trị thực tế của doanh nghiệp: 86.120.654.100 đồng
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là: 21.150.134.645 đồng
+ Vốn điều lệ
Mức vốn điều lệ của Công ty là: 19.820.000VNĐ
+ Cơ cấu vốn điều lệ và hình thức cổ phiếu
* Số lượng cổ phần là: 198.400 cổ phần, mệnh giá là 100.000 đồng/cổ phần
* Cơ cấu vốn điều lệ dự kiến.
Bảng 2.2.3.2: Cơ cấu vốn điều lệ
Đối tượng cổ đông Số lượng cổ
phần nắm giữ
Tỉ lệ so với vốn
điều lệ
1. Tổng Công ty lương thực Miền Bắc
(nhà nước)
102.020 51%
2. Cổ phần dành cho cán bộ công nhân
viên
36.290 18.50%
- Cán bộ công nhân viên mua ưu đãi bằng
70% mệnh giá
34.210 17,44%
- Cổ phần mua trả dần dành cho lao động
nghèo
2.080 1,06%
3. Cán bộ - công nhân viên đăng kí mua
bằng mệnh giá
41.894 21,15%
4. Bên ngoài công ty 18.136 9,15%
Tổng cộng 980.400 100%
Việc bán cổ phần ra bên ngoài được thực hiện theo Thông tư số 80/2002/TT-BTC
của Bộ Tài chính ngày 12/9/2002, hướng dẫn bảo lãnh phát hành và đấu giá bán cổ phần
ra bên ngoài của các DNNN thực hiện cổ phần hoá.
Tổng số cổ phần dự kiến bán ra bên ngoài: 17.954 cổ phần. Đơn vị trung gian tổ
chức thực hiện đấu giá bán cổ phần lần đầu ra bên ngoài do cơ quan có thẩm quyền quyết
định.
* Phương án sử dụng tiền vốn nhà nước tại doanh nghiệp
* Phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá
Bảng 2.2.3.4: Kế hoạch kinh doanh 3 năm sau cổ phần hoá
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Doanh thu (trđ) 423.000 435.000 450.000
2. Giá vốn (trđ) 403.357 414.529 429.021
3. Chi phí bán hàng và quản lí (trđ) 16.074 16.487 16.650
4. Chi phí lãi vay (trđ) 2.157 2.219 2.295
5. Các khoản nộp ngân sách (trđ) 3.524 3.624 3.749
6. Lợi nhuận trước thuế (trđ) 1.412 1.765 2.034
7.Thuế phải nộp (28%) (trđ) 395 494 570
8. Lợi nhuận sau thuế (trđ) 1.412 1.765 1.749
9. Vốn điều lệ (trđ) 19.620 19620 19.620
10. LN sau thuế/Vốn điều lệ 7.2% 9.00% 8.92%
11. Trích lập các quỹ (trđ) 607 759 547
12. Lợi nhuận chia cổ tức (trđ) 805 1.006 1.202
13. Tỉ lệ chia cổ tức 4% 5% 6%
14. Số lao động (người) 205 205 205
15. Tổng thu nhập bình quân (đồng) 1.057.000 1.092.000 1.138.000
* Phương án sắp xếp lao động
+ Mô hình tổ chức của công ty cổ phần
+ Phương án sắp xếp lao động
Tổng số lao động tại doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá là: 264 người
Tổng số lao động chuyển sang công ty cổ phần là: 205 người
Tổng số lao động dôi dư: 59 người
Bước 6: Giới thiệu sản phẩm tư vấn
Giới thiệu về phương án cổ phần hoá đã được xây dựng với ban đổi mới của công ty
Bước 7: Hoàn chỉnh hồ sơ
Bước 8: Thanh lý hợp đồng
Hoàn tất quá trình thực hiện
- Cùng với DN tổ chức hội nghị công nhân viên chức về phương án cổ phần hoá.
- Thực hiện bán cổ phần ra bên ngoài.
- Tiến hành họp Đại hội cổ đông lần thứ nhất.
- Lập hồ sơ đăng kí kinh doanh và hồ sơ xin ưu đãi đầu tư theo luật ưu đãi đầu tư
trong nước.
- Tổ chức thực hiện thanh lý tài sản.
- Chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.
* Đánh giá quá trình thực hiện tư vấn Cổ phần hoá của công ty chứng khoán
IBS thực hiện tư vấn cho Công ty lương thực Hà Bắc.
* Những kết quả đạt được trong quá trình tư vấn cổ phần hóa công ty lương thực Hà
Bắc.
- Công ty đã thực hiện đúng quy trình tư vấn, giúp công ty lương thực Hà Bắc thực
hiện đầy đủ các thủ tục pháp lí theo quy định. Điều đó là công ty đã chủ động tìm kiếm
khách hàng, có sự cộng tác của doanh nghiệp cho nên công tác tư vấn đạt kết quả.
* Hạn chế
- Thời gian thực hiện quá trình tư vấn còn lâu. Hợp đồng được kí kết đầu năm 2004
nhưng đến 9/12/2004 mới có kết quả duyệt phương án cổ phần hoá. Đến hiện nay, mới
thực hiện bán cổ phần và kết thúc ngày 10/4/2005.
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan: Do nhân sự thực hiện còn ít.
- Nguyên nhân khách quan: Là do thời gian trình các thủ tục để xét duyệt lên cơ
quan có thẩm quyền còn lâu. Bên cạnh đó, khi hợp đồng được kí kết thì thực hiện theo
thông tư 80 hướng dẫn nghị định 64 nhưng khi nghị định 187 mới ra đời được hướng dẫn
bởi thông tư 126 thì ảnh hưởng đến quy trình đấu giá vì thực hiện đấu giá theo thông tư
mới 126.
2.3 Đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động tư vấn cổ phần hoá của IBS
2.3.1 Kết quả đạt đựợc
Công ty chứng khoán IBS tuy mới được thực hiện hoạt động tư vấn cổ phần hoá
trong mấy năm gần đây, lại có sự cạnh tranh cảu các công ty chứng khoán khác, các tổ
chức khác như công ty kiểm toán, nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Thứ nhất, công ty đã và đang thực hiện tư vấn cổ phần hoá cho khá nhiều
doanh nghiệp. Hoạt động tư vấn là một hoạt động tuy vẫn còn mới mẻ đối với các doanh
nghiệp, mới diễn ra một vài năm gần đây mà quá trình tư vấn cổ phần hoá một doanh
nghiệp thường diễn ra dài thường từ 6 tháng đến 12 tháng, song bằng sự cố gắng và nỗ
lực của mình, công ty đã tiến hành tư vấn cổ phần hoá thành công cho nhiều công ty và
tìm kiếm được lượng khách hàng tương đối lớn.
Thứ hai, quy trình tư vấn cổ phần hoá đã từng bước được xây dựng cơ bản
để có thể áp dụng linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Nhất là, phương án cổ phần hoá
được xây dựng hoàn hảo dựa trên các quy định hiện hành về cổ phần hoá, trong đó có
tính đến nhiều vến đề thực tiễn và đưa ra nhiều giải pháp cụ thể, phù hợp với từng ngành,
từng doanh nghiệp, liên tục điều chỉnh theo những quy định mới của chính phủ.
Thứ ba, Công ty nâng cao được hơn nữa thế mạnh về tư vấn cổ phần hoá. Có
thể nói rằng : Tư vấn cổ phần hoá là một trong những thế mạnh của công ty chứng khoán
khác. Điều đó có được, trước hết phải kể đến đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn
cao, có kinh nhiệm qua nhiều hợp đồng tư vấn cổ phần hoá. Do đó, nhiều hợp đồng tư
vấn đã được mở rộng phạm vi kí kết từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đến Cà Mau,
Đồng Nai, Biên hoà… Bên cạnh đó, các mối quan hệ từ trước như với các doanh nghiệp
nhà nước, các cấp quản lí được duy trì và cũng cố tạo lập thêm nhiều mối quan hệ mới đã
tăng thêm ưu thế cho công ty về thông tin và các hỗ trọ khác cho quá trình cổ phần hoá.
Thứ tư, hình ảnh và uy tín của công ty được nâng lên tâm cao mới. Công ty đã
tư vấn cho nhiều công ty mà hiệu quả tư vấn cao, cho nên uy tín hình ảnh của công ty
ngày càng được tăng lên. Các doanh nghiệp đã biết đến công ty nhiều hơn và họ đánh giá
cao dịch vụ tư vấn cổ phần hoá của công ty. Điều đó sẽ mang lại cho công ty một vị thế
mới trên thị trường cung cấp các dịch vụ tư vấn nói chung và tư vấn cổ phần hoá nói
riêng.
Ngoài ra, sự thành công của công ty trên các lĩnh vực hoạt động mang lại hiệu quả
kinh doanh cho công ty thể hiện thông qua lợi nhuận sau thuế năm 2004 là gần 16 tỷ
đồng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tư vấn cổ phần hoá. Đồng thời các dịch vụ
hỗ trợ cũng đã được từng bước chú ý.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công ty cũng có một số hạn chế nhất định
về hoạt động tư vấn cổ phần hoá:
- Thứ nhất, quy trình tư vấn đã từng bước được hoàn thiện song quy trình riêng
cho từng loại hình doanh nghiệp thì chưa được xây dựng cụ thể. Cho nên, khi thực hiện
tư vấn cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau: Sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch
vụ… thì còn gặp một vài vấn đề trong quá trình định giá doanh nghiệp vận dụng cho các
loại hình doanh nghiệp có thể khác nhau. Các doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất
kinh doanh có thể định giá theo phương pháp tài sản, các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực
như ngân hàng, tài chính, tin học… thì sử dụng phương pháp ròng tiền triết khấu mà qui
trình chung. Do đó, khi thực hiện tư vấn các loại hình doanh nghiệp khác nhau, các nhân
viên tư vấn phải nghiên cứu.
- Thứ hai, khách hàng của hoạt động tư vấn của công ty đã có sự đa dạng hơn từ
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến doanh nghiệp thương mại, dịch vụ nhưng hoạt
động tư vấn vẫn chưa mở rộng đến các loại hình doanh nghiệp mang lại tỉ suất lợi nhuận
cao như ngân hàng, công nghệ tin học, thiết kế xây dựng…
- Thứ ba, Đội ngũ chuyên viên tư vấn có chuyên môn cao song còn hạn chế về số
lượng. Công ty còn thiếu một số các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực xác định giá trị tài
sản, xác định giá trị lợi thế của doanh nghiệp, về luật pháp và kiểm toán. Như thế, khi quá
trình cổ phần hoá được thúc đẩy mạnh mẽ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá
thì với số lượng nhân viên như vậy khó đáp ứng được khối lượng công việc lớn và thời
gian cho quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc mở
rộng và phát triển thị trường mục tiêu hướng tới doanh nghiệp lớn sau này.
- Thứ tư, Các dịch vụ hỗ trợ sau tư vấn cổ phần hoá chưa được chú trọng
- Thứ năm, hiện tại công ty vẫn chưa có phòng Marketing riêng, cho nên khẳ
năng quảng bá hoạt động tư vấn đến với doanh nghiệp còn yếu, các hoạt động quảng cáo,
khuyếch trương dịch vụ tư vấn được thực hiện ở mức rất hạn chế. Vì vậy, các cán bộ tư
vấn vẫn phải đảm đương cả công việc tự tìm kiếm khách hàng cho hoạt động
Những hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách
quan lẫn chủ quan đã ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty:
Để thúc đẩy hơn nữa quá trình cổ phần hoá và để khắc phục các khó khăn, vướng
mắc gặp phải, chính phủ đã liên tục thay đổi các nghị định cho phù hợp. Từ những năm
đầu của tiến trình cổ phần hoá thì một loạt các nghị định và thông tư hướng dẫn ra đời
nhằm thúc đẩy cổ phần hoá nhưng quá trình đó vẫn diễn ra hết sức chậm chạp, cho nên
mới đây nhất nghị định 187/NĐ-CP/2004 do chính phủ ban hành vào ngày 16/11/2004 về
chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần thay thế nghị định 64/NĐ-CP/2002
cũng do chính phủ ban hành ngày 19/6/2002 đã ra đời. Sự thay đổi liên tục đó đã ảnh
hưởng gián tiếp đến hoạt động tư vấn của công ty. Bởi bất cứ hoạt động gì cũng phải hoạt
động theo pháp luật. Cho nên, công ty phải thay đổi quy trình của mình cho phù hợp nghị
định mới ban hành. Bên cạnh đó, các luật khác như Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật
lao động, Luật thương mại… cũng đã ảnh hưởng đến việc xây dựng quy trình và hoạt
động tư vấn doanh nghiệp.
Ngoài ra, hệ thống thông tin và số liệu thống kê không đầy đủ, vì vậy chưa trở
thành chỗ dựa đáng tin cậy cho cán bộ tư vấn trong việc phân tích các dữ liệu.
Tiếp theo phải kể đến các nguyên nhân chủ quan từ phía công ty, đó là: Công ty
mói mở thêm hoạt động tư vấn cổ phần hoá được vài năm. Cho nên, chưa có thời gian
tuyển thêm nhiều nhân viên cho hoạt động. Khả năng nghiên cứu và triển khai các ứng
dụng các hoạt động bổ trợ sau cổ phần hoá còn hạn chế, do đó các dịch vụ sau cổ phần
hoá chưa được chú trọng. Ngoài ra, cũng như bất cứ một hoạt động nào khác, trước khi
có nguồn thu từ hoạt động tư vấn, công ty phải chi phí cho các hoạt động khuyếch
trương, tiếp xúc và thăm dò các doanh nghiệp cho nên với lượng vốn cho hoạt động tư
vấn vừa bằng với quy định 3 tỷ đồng thì đó là một thách thức với doanh nghiệp, bên cạnh
đó, các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động còn hạn
chế.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ
CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển của công ty chứng khoán Ngân hàng công thương Việt
Nam
3.1.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010
Một số dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tăng mạnh trong vòng 4 năm
tới với dự báo giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết có khả năng đạt từ30%-40% GDP vào
năm 2010 ( khoảng 30-40 tỷ ÚD, gấp 2-3 lần quy mô hiện nay), trong đó sang năm 2007
đạt gần 30% GDP phấn đấu đạt sấp xỉ kênh dẫn vốn ngân hàng. Trong đó:
- Về tổ chức trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán:
+ Quy mô vốn của công ty chứng khoán sẽ tăng mạnh bình quân 55 tỷ
/công ty;
+ Các công ty quản lý quỹ sẽ triển khai nghiệp vụ để tăng khả năng huy
động vốn giưã trong và ngoài nước. Các quỹ nước ngoài sẽ uỷ thác cho Công ty quản lý
quỹ trong nước, hình thành thêm nhiều loại quỹ đầu tư: Quỹ đầu tư bất động sản, quỹ đô
thị…
+ Số lượng các nhà đầu tư có khả năng tăng gấp 3-4 lần hiện nay (đạt
khoảng 250-300 nghìn tài khoản) và có sự gia tăng nhanh nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà
đầu tư nước ngoài có thể chiếm tới 5% trong tổng số nhà đầu tư.
Mục tiêu cụ thể là phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng hàng hoá nhằm
tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị
trường chứng khoán Việt Nam; duy trì trật tự an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu
quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người
đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài
chính quốc tế. Để thực hiện các mục tiêu trên, Chính phủ đặt ra định hướng phát triển cho
TTCK Việt Nam đến năm 2010 là:
- Mở rộng quy mô của TTCK tập trung, phân đấu đưa tổng giá trị thị trường đến
năm 2010 đạt mức 30-40% GDP.
- Xây dựng và phát triển các TTGD chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán,
Trung tâm lưu ký chứng khoán nhằm cung cấp các dịch vụ giao dịch, đăng ký, lưu ký và
thanh toán chứng khoán theo hướng hịên đại hoá.
- Phát triển các trung gian tài chính cho TTCK Việt Nam: Tăng quy mô và phạm
vi hoạt động của các CTCK; khuyến khích các CTCK thành lập các chi nhánh, phòng
giao dịch, đại lý nhận lệnh tại các tỉnh, thành phố lớn, khu vực đông dân cư trong cả
nước, phát triển công ty quản lý quỹ về cả quy mô và chất lượng hoạt động…
- Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân: thiết lập hệ thống nhà
đầu tư tổ chức bao gồm các ngân hàng thương mại, các CTCK, các công ty tài chính, các
công ty bảo hiểm, các quỹ bảo hiểm, các quỹ đầu tư…
Trên cở sở chiến lược phát triển TTCK đã được chính phủ phê duyệt, UBCK Nhà
nước xây dựng lộ trình phát triển TTCK từ 2006-2010 theo hai giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 ( 2006- 2008) Mở rộng quy mô và nâng cao năng lực hoạt động của
TTCK. Nội dung cụ thể cần được thực hiện trong giai đoạn này là:
- ĐỐi với thị trường sơ cấp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn trên TTCK đặc biệt
là qua cơ chế phát hành; thúc đẩy chính sách cổ phần hoá gắn với TTCK để khai thác
tiềm năng trong các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá; niêm yết các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài…
- Đối với thị trường thứ cấp: Tăng cường tính thanh khoản thông qua các quy định
về ký quỹ; phát triển bước đầu thị trường phi tập trung; quy định về hoạt động của thị
trường repo; phát triển cơ sở hạ tầng của TTCK, đặc biệt là hiện đại hoá hệ thống giao
dịch tại hai TTGD chứng khoán và xây dựng Trung tâm lưu ký chứng khoán độc lập.
- Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán: mở rộng quy mô và dịch vụ
hoạt động của các tổ chức này, khưyến khích sự tham gia của nước ngoài…
- Đối với các nhà đầu tư: Phát triển các chuẩn mực quản trị công ty và nâng cao
chất lượng, tính độc lập của kiểm toán để khiến các công ty niêm yết trở nên hấp dẫn hơn
đối với các nhà đầu tư; đẩy mạnh các chương trình giáo dục người đầu tư; tăng cường
bảo vệ nhà đầu tư….
Giai đoạn 2 ( 2008-2010):Tăng cường tính hiệu quả và cạnh tranh
- Đối với thị trường sơ cấp: Tiếp tục nâng cao hiệu quả của quá trình huy động
vốn trên TTCK, thực hiện chế độ công bố thông tin đầu đủ và áp dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động phát hành.
- Đối với thị trường thứ cấp: tăng cường tính thanh khoản bằng các quy định cấp
tiến hơn như cho phép giao dịch bảo chứng, giao dịch liên tục, rút ngắn thời gian thanh
toán; phát triển cơ chế tự quản khi TTGD chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chuyển
thành Sở giao dịch chứng khoán; tiếp tục phát triển thị trường phi tập trung..
- Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán: áp dụng các biện pháp quản
lý theo chuẩn mực và chức năng để nâng cao hiệu quả của các tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng khóan; cơ chế thu phí được tự do hoá, đảm bảo linh hoạt và tự chủ trong các hoạt
động của tổ chức này.
3.1.2 Mục tiêu phát triển của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương
Việt Nam
Với phương châm hoạt động là "Phát triển, an toàn, hiệu quả và bền vững"
Công ty chứng khoán ngân hàng công thương vạch ra mục tiêu hoạt động nâng cao chất
lượng và hiệu quả kinh doanh, tăng thị phần các sản phẩm dịch vụ của công ty trên thị
trưòng, xây dựng cho được bản sắc và thương hiệu…
Để đạt được các mục tiêu trên, Công ty đề ra kế hoạch trước mắt cho năm 2007 là
: Tăng thị phần hoạt động môi giới lên 10%; tăng quy mô nguồn vốn tự doanh lên 550 tỷ
đồng, trong đó dành 50 tỷ đồng để đầu tư cổ phiếu; doanh số bảo lãnh phát hành phấn
đấu tăng 328% lên 1.500 tỷ đồng; giá trị hợp đồng quản lý danh mục đầu tư tăng từ 63 tỷ
đồng năm 2005 lên 100 tỷ đồng; thu phí từ các dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp
đạt3,32 tỷ đồng tăng 58% so với năm 2005; lợi nhuận đạt 16 tỷ đồng, tăng 12%.
Bên cạnh đó, Ban điều hành công ty nhận định từ năm 2007-2010 sẽ là giai đoạn
chuyển biến mạnh mẽ cả về bản chất sở hữu, mô hình tổ chức, cơ chế quản trị điều hành,
quy mô và chất lượng hoạt động. Trước mắt năm 2006, CTCK Ngân hàng công thương
Việt Nam đã thành lập tổ cổ phần hoá nhằm chuẩn bị các bước công việc cho công việc
chuyển đổi mô hình hoạt động của công ty từ mô hinhd công ty trách nhiệm hữu hạn sang
hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và sẽ tiếp tục đổi mới mọi mặt hoạt động để có
bước phát triển vượt bậc trong giai đoạn tới.
Để đạt được các mục tiêu trên, Công ty cần phải kết hợp thực hiện đồng bộ các
giải pháp sau:
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá đối với công ty chứng khoán
Ngân hàng công thương
3.2.1 Xây dựng mô hình tổ chức Công ty để đáp ứng yêu cầu phát triển của thị
trường
Trong chủ trưng chung về cổ phần hoá ngân hàng Công thương Việt Nam đã
được chính phủ phê duyệt, Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương cũng đã chuẩn
bị xong về cơ bản các công việc của quá trình cổ phần hoá IBS như: thành lập tổ chức để
làm đầu mối tham mưu cho ban lãnh đạo công ty trong việc cổ phần hoá, tiến hành kiểm
kê tài sản cũng như xử lý những tồn tại về tài chính theo quy định… IBS cũng kì vọng
với những ưu việt của mô hình hoạt động là công ty cổ phần sẽ giúp IBS thích ứng tốt
hơn với sự cạnh tranh khi hội nhập; là biện pháp để nâng cao năng lực tài chính; đổi mới
cơ bản cơ chế quản trị điều hành, tạo động lực và nâng cao chết lượng hoạt động của IBS,
cụ thể:
Buớc 1, sẽ tiến hành tăng vốn điều lệ hiện nay từ 150 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng vì
theo luật quy định của Luật chứng khoán đã có hiệu lực từ 1/1/2007 thì các công ty
chứng khoán nếu đăng ký kinh doanh tất cả các loại hình dịch vụ phải có tối thiểu 300 tỷ
đồng trở lên. Lý do tăng vốn vừa thực hiện theo đúng yêu cầu của luật pháp quy định
cũng như làm tăng vị thế, năng lực tài chính của công ty lên trên thị trường chứng khoán
đồng thời tạo điều kiện cho Công ty có vốn đối ứng khi thực hiện các nghiệp vụ tự
doanh, bảo lãnh phát hành hay đi vay vốn ngân hàng.
Buớc 2, Xây dựng mô hình dự kiến và chuẩn bị nhân sự cấp cao
Sơ đồ công ty cổ phần theo quản trị công ty tiên tiến
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG TƯ VẤN
PHÂN TÍCH
PHÒNH TƯ VẤN
TCDN
PHÒNG KẾ TOÁN
VĂN PHÒNG
PHÒNG KIỂM TRA
KIỂM SOÁT
PHÒNG MÔI GIỚI
PHÒNG TỰ DOANH
PHÒNG LƯU KÝ
PHÒNG BẢO LÃNH
PHÁT HÀNH
Dự kiến số lượng nhân sự của mô hình công ty cổ phần:
- Vốn điều lệ: 500 tỷ đồng
- Cơ cấu vốn: Ngân hàng Công thưong Việt Nam đại diện Nhà nước nắm giữ 51%,
cổ đông là cán bộ CNVC, cổ đông bên ngoài và cổ đông chiến lược nắm giữ 49% còn lại.
- Tổng số cán bộ: 120 nguời ( trong đó: Trụ sở chính là 70 ngưòi, chi nhánh là 50
ngưòi)
- Mạng luới chi nhánh, phóng giao dịch và đại lý nhận lệnh: Để ổn định tình hình
thì năm đầu vẫn duy trì mạng lưới là trụ sở chính, chi nhánh và đại lý nhận lệnh như hiện
nay những sau đó sẽ thành lập.
- Chức năng nhiệm vụ của Công ty: Thực hiện tất cả các nghiệp vụ của công ty
chứng khoán ( Môi giới; tự doanh; bảo lãnh phát hành; tư vấn đầu tư; lưu ký chứng
khoán)
- Dự kiến số lượng nhân sự của hội đồng quản trị: 5 thành viên ( 3 thành viên do
ngân hàng Công thương đề cử,2 thành viên bên ngoài).
- Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của hội đồng quản trị: Hoạt động kinh doanh
và các công việc của công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của hội đồng
quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền
nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát Tổng giám đốc điều hành và
những người quản lý khác trong quá trình họ thực thi nhiệm vụ và các nghị quyết của Hội
đồng quản trị.
Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị do luật pháp, Điều lệ, nghị quyết Đại
hội đồng cổ đông và các quy chế nội bộ của Công ty quy định. Trong đó, có những quyền
hạn và nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Trình đại hội đồng cổ đông thông qua các mục tiêu và chiến lược phát triển công
ty;
Quyết định chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm do Tổng
Giám đốc trình;
Quyết định cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý điều hành Công ty;
Tuyển dụng,bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức hoặc sa thải các cán bộ
quản lý. Tuy nhiên, việc miễn nhiệm, cách chức, sa thải đó không được trái quyền hợp
pháp được ghi trong hợp đồng lao động hay các thoả thuận của những người bị bãi
nhiệm;
Quyết định mưc lương, thưởng,kỷ luật đối với các cán bộ quản lý theo đề nghị của
Tổng Giám Đốc. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc thì mức
lương, thưởng, do hội đồng quản trị quyết định;
Đề xuất các loại và tổng số cổ phiếu từng loại phát hành;
Phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu;
Quyết định giá bán trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán chuyển đổi;
Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời, tổ chức việc chi
trả cổ tức để Đại Hội đồng cổ đông xem xét và quyết định;
Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty để Đại Hội đồng cổ đông xem xét
và quyết định;
Thực hiện các khiếu nại của công ty về cán bộ quản lý cũng như quyết định lựa
chọn đại diện của công ty trong các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó;
Lựa chọn công ty kiểm toán.
3.2.2. Hoàn thiện mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty
- Tách bộ phận bảo lãnh phát hành của phòng tự doanh thành lập Phòng bảo lãnh
phát hành
Theo quy định của Pháp luật, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành hiện nay của công ty
cần được tách ra độc lập với hoạt động tự doanh, bên cạnh việc tuân thủ theo quy định
còn giúp cho bộ phận bảo lãnh phát hành phát huy tính chủ động cũng như tạo động lực
để phát triển trước đòi hỏi nhu cầu về dịch vụ này hiện là rất lớn, đồng thời cũng tạo ra
thu nhập đáng kể cho công ty.
- Tách bộ phận lưu kí ra để thành lập Phòng Lưu ký
Hiện nay khi số lượng công ty cổ phần được hình thành từ việc cổ phần hoá,
chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần, công ty cổ phần thành
lập mới và có nhu cầu gọi vốn thông qua phát hành chứng khoán là rất lớn thì nhu cầu về
mua bán, chuyển nhượng chứng khoán cũng phát triển theo, khi đó đòi hỏi cần phải nhờ
đến tổ chức chuyên nghiệp phục vụ dịch vụ này nhằm tiết giảm về thời gian, chi phí và
tránh việc khiếu kiện tụng không cần thiết liên quan đến quản lý, chuyển nhượng chứng
khoán. Hiện nay IBS mới chỉ có bộ phận lưu ký trực thuộc phòng môi giới với nhiệm vụ
chủ yếu là thực hiện nhiệm vụ tái lưu ký chứng khoán cho các tổ chức phát hành sử dụng
dịch vụ tư vấn đăng ký giao dịch/ niêm yết của công ty. Để đảm bảo tính độc lập tự chủ
cao và có cơ hội phát triển dịch vụ lưu kí chứng khoán, Công ty cần thành lập mới phòng
Lưu ký. Hơn nữa, qua việc lưu ký, IBS còn có thể nắm bắt, quan tâm hơn đến nhu cầu về
mua bán và giá cả chứng khoán trên thị trường OTC nói chung và giá cả chứng khoán lưu
ký tại IBS nói riêng từ đó giúp cho nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá diễn ra nhanh chóng
hơn, và do đó làm cho nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá đón bắt được nhiều cơ hội hơn.
- Thành lập Phòng tư vấn phân tích và tư vấn đầu tư:
Một trong những yếu kém của không chỉ IBS nói riêng mà của hầu hết các CTCk
Việt Nam hiện nay là chất lượng dịch vụ tư vấn rất thấp và hầu như không có. Nhiệm vụ
chính của pbộ phận phân tích và tư vấn đầu tư là đưa ra các phân tích dự báo, tổng hợp
cho ban điều hành công ty; là nơi tham vấn, cung cấp thông tin về chứng khoán và thị
trường chứng khoán cho các phòng ban nghiệp vụ liên quan cũng như khách hàng cho
nên việc thành lập Phòng Tư vấn nói trên là rất cần thiết.
Công ty cần khẩn trương tái thành lập Phòng phân tích và tư vấn đầu tư vì đây là
bộ phận nghiên cứu quan trọng của CTCK. Nếu không có bộ phận phân tích và tư vấn
đầu tư, không chỉ hoạt động tự doanh mà các hoạt động khác của công ty như môi giới,
bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư cũng sẽ hoạt động kém hiệu quả. Để đội
ngũ cán bộ tự doanh có nguồn thông tin chất lượng để tham vấn trước khi ra quyết định.
Công ty cần phải xây dựng đội ngũ phân tích và tư vấn đầu tư trên cơ sở lựa chọn khắt
khe những cán bộ được đào tạo bài bản, có kinh nhiệm thực tiễn trong lĩnh vực ngân
hàng, tài chính chứng khoán và tâm huyết với công việc này.
- Cơ cấu lại phòng Tự doanh- Phát hành
Chức năng nhiệm vụ của phòng Tự doanh rất nhiều và cũng chưa thực hiện sự rõ
ràng. Hiện tại, Phòng tự doanh thực hiện các nhiệm vụ chính như: Tự doanh cổ phiếu, tự
doanh trái phiếu và tự doanh chứng chỉ quỹ( kể cả chứng khoán niêm yết và chưa niêm
yết) ; tư vấn phát hành; bảo lãnh phát hành. Hơn nữa, hoạt động của phòng tự doanh hiện
đang đóng góp thu nhập chủ yếu cho hoạt động của công ty trong khi đó mới có 01
trưởng phòng và 8 nhân viên( một nửa trong số nhân viên của phòng tuyển dụng từ sinh
viên mới ra trường) nên thiếu kinh nhiệm hoạt động thực tiễn và cũng là nguyên nhân
tiềm ẩn chứa đựng rủi ro khi tác nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo các bộ phận nghiệp vụ có cơ
hội phát triển và đóng góp vào kết quả hoạt động chung của công ty thì Phòng Tự doanh
có thể cơ cấu lại chức năng nhiệm vụ như sau:
Một là, tách bộ phận nghiệp vụ bảo lãnh phát hành ra khỏi Phòng tự doanh theo
quy định của pháp luật.
Hai là, Bổ nhiệm thêm chức danh phó phòng giúp việc cho trưởng phòng trong
công việc hàng ngày và đảm bảo tính liên tục trong công việc khi trưởng phòng đi vắng.
Ba là, bổ xung thêm nhân sự và đặc biệt là lựa chọn những cán bộ có năng lực, có
kinh nhiệm công tác và đã kinh qua về nghiệp vụ tài chính-ngân hàng- chứng khoán.
3.2.3. Xây dựng cơ chế trả lương theo hiệu quả công việc
Trong khi chưa xây dựng được cơ chế trả lương cho toàn công ty, việc áp dụng
hình thức động viên qua lương, thưởng đối với cán bộ công tác trong lĩnh vực tư vấn là
hết sức cần thiết. Tuy nhiên cũng cần có những biện pháp để gắn kết trách nhiệm đối với
đội ngũ cán bộ tư vấn.
3.2.4. Tăng cường sự phối kết hợp và chia sẻ thông tin, kinh nhiệm với các phòng
ban chuyên môn trong công ty:
- Đối với hoạt động tư vấn cổ phần hoá, tư vấn niêm yết và tư vấn đăng ký giao
dịch của phòng tư vấn Tài chính doanh nghiệp
Đối với hoạt động tự doanh, qua đánh giá chung cho thấy doanh số tự doanh cổ
phiếu của Công ty còn thấp.Công ty cần phải phát huy lợi thế giao dịch không phí và
kinh nhiệm nắm bắt, xử lý thông tin của một CTCK để đẩy mạnh hoạt động tự doanh cổ
phiếu, Bởi lẽ, hoạt động này không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho công ty mà còn góp
phần tăng thị phần môi giới, khẳng định thế mạnh của công ty chứng khoán-công ty tự
doanh tốt thì khả năng phân tích, tư vấn khách hàng chắc chắn sẽ tốt hơn các công ty
khác và ngược lại.
- Phối kết hợp với phòng Lưu ký
Chức năng nhiệm vụ chính của phòng Lưu ký là thay mặt khách hàng thực hiện
việc chi trả cổ tức, chuyển nhượng cổ phiếu. Chính yếu tố này đã vô hình chung tạo
thành trung tâm trao đổi thông tin, mua bán chứng khoán và điều đó rất có lợi cho hoạt
động tự doanh khi được chi sẻ thông tin về tổ chức lưu ký, nhu cầu chuyển nhượng, tâm
lý mua bán của khách hàng.
- Phối kết hợp với phòng tư vấn vấn phân tích
Để trước khi ra quyết định tự doanh có hiệu quả và đảm bảo tính khách quan,
chính xác, phòng tự doanh cần tranh thủ ý kiến của Phòng tư vấn
3.2.5 Tăng cường năng lực tư vấn của CTCK IBS
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công của hoạt động tư vấn. Do đó,
công ty chứng khoán nào cũng chăm lo đến phát triển nguồn nhân lực ngày càng mạnh,
mà nguồn nhân lực mạnh thì nhất định hoạt động tư vấn sẽ phát triển. CTCK IBS không
nằm ngoài quy luật đó. Tư vấn cổ phần hoá là hoạt động mạnh nhất của IBS đó là nhờ có
dội ngũ chuyên viên trẻ, năng động , có nhiều chuyên môn sâu, có kiến thức tài chính
hiện đại, một số chuyên viên được đào tạo tại nước ngoài, có kinh nhiệm vì đã thực hiện
nhiều hợp đồng tư vấn cổ phần hoá. Tuy nhiên, văn bản pháp luật vẫn luôn được điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, cho nên các chuyên viên cẫn cần phải được nâng
cao hơn nữa về kiến thức, kĩ năng tư vấn, đặc biệt khả năng thuyết phục khách hàng về
các giá trị lợi ích của dịch vụ tư vấn. Công ty cần có kế hoạch mời các chuyên gia giỏi có
kinh nhiệm trong và ngoài nước về giảng dạy thêm. Đồng thời kết hợp với các tổ chức
kinh doanh chứng khoán nước ngoài để hoạt động. Bởi thực tế cho thấy sự kết hợp như
thế đã đem đến thành công cho một số tổ chức kinh tế, điển hình là trong lĩnh vực kiểm
toán. Có thể nói, đây là phương pháp nhanh nhất để học hỏi kinh nghiệm và rút ngắn
khoảng cách về trình độ chuyên viên tư vấn so với các tổ chức quốc tế.
Bên cạnh đó, cần tăng cường chế độ đãi ngộ, các chính sách khuyến khích
nhân viên, khen thưởng xứng đáng đối với những cá nhân tập thể có thành tích cao
mang lại doanh thu lớn cho công ty. Như thế mới động viên được tinh thần của công
nhân viên, họ sẽ phấn đấu không ngừng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, mang hết tâm
lực và nhiệt huyết của mình để cống hiến cho công ty.
Mặc dù, các chuyên viên có trình độ cao nhưng số lượng vẫn còn hạn chế. Vì thế,
trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh công tác tuyển dụng thêm cán bộ mới như các
cán bộ thông thạo về các lĩnh vực máy móc, thiết bị, nhà xưởng và những người từng làm
việc trong lĩnh vực kiểm toán để việc xác định giá trị doanh nghiệp đựoc diễn ra thuận
lợi, nhanh chóng hơn. Bởi việc xác định giá trị doanh nghiệp còn lại một số máy móc
không phải là dễ dàng nhất là những loại đặc chủng, không có trên thị trường thì không
biết được giá trị thị trường là bao nhiêu. Nếu như chưa tuyển đựoc thì nên xây dựng đội
ngũ cộng tác viên về các lĩnh vực này.
Ngoài ra, Công ty cần phân công, phân nhiệm một cách khoa học, cụ thể đến
với từng nguời để mỗi ngưòi có trách nhiệm hơn với công việc mà mình đựoc giao
phó.
Năm 2007 đựoc coi là năm tiến hành cải cách DNNN lớn, đẩy mạnh quá trình cổ
phần hoá, do đó công ty nên có kế hoạch đảm bảo chất lượng đội ngũ tư vấn chuẩn bị sẵn
sàng cho quá trình cổ phần hoá.
3.2.6. Hoàn thiện quy trình tư vấn cổ phần hoá
Vì quy trình tư vấn mà công ty xây dựng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt
động. Cho nên, để công ty có thể mở rộng thị trường khách hàng, thu hút được lượng
khách hàng lớn hơn thì công ty cần hoàn thiện quy trình tư vấn thiết kế để có thể vận
dụng linh hoạt đối với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Từ kinh nhiệm thực tế thì
có thể xây dựng quy trình riêng cho từng loại hình daonh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp dịch vụ… Như vậy, công ty phải
luôn luôn sửa đổi, hoàn thiện ở từng bước cụ thể để quá trình tư vấn cổ phần hoá của
công ty diễn ra theo đúng pháp luật, nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao cho các doanh
nghiệp tiến hành cổ phần hoá.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
- Điều hành chính sách vĩ mô đảm bảo duy trì tốc độ phát triển của nền kinh tế với
mức tăng trưởng cao, ổn định và bền vững. Kiểm soát lạm phát, xây dựng cơ chế tỷ giá
hối đoái linh hoạt theo tín hiệu thị trường.
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là hoàn thiện môi trường pháp lý
đồng bộ, rõ ràng, nhất quán, mở cửa hội nhập theo lộ trình đề ra, duy trì được xu hướng
đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
- Tăng cường tính công khai minh bạch của doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung
theo hướng thông lệ quốc tế.
- Cải cách hệ thống tài chính, đặc biệt là cải cách trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
theo cơ chế thị trường.
3.3.2. Kiến nghị với Bộ tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan
- Hoàn thiện khung pháp lý, thể chế chính sách.
Đẩy mạnh việc triển khai thực thi Luật chứng khoán thông qua việc ban hành và
triển khai các văn bản hướng dẫn (nghị quyết; quyết định; thông tư hướng dẫn và các quy
trình nghiệp vụ); hoàn thiện quy chế đấu giá theo hướng 2 cấp và ngày càng công khai
minh bạch hơn.
Hoàn thiện các quy định về thuế, phí, lệ phí và ngoại hối để có hướng tháo gỡ nhằm
khuyến khích thị trường phát triển nhưng phải đảm bảo sự tuân thủ các quy định pháp
luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và quản lý ngoại hối, kiểm
soát dòng vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Xây dựng và công bố lịch trình mở cửa đối với nhà đầu tư nước ngoài vào thị
trường chứng khoán phù hợp với luật đầu tư và cam kết của WTO.
- Tăng cường số lượng và chất lượng cung cầu hàng hoá cho thị trường
Về phát triển cung chứng khoán:
+ Quyết liệt thực hiện kế hoạch cổ phần hoá DNNN 2006 - 2010 tập trung cổ phần
hoá các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty nhà nước, các ngân hàng thương mại nhà
nước. Thực hiện chào bán cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp ra công chúng và
gắn với niêm yết trên TTCK.
+ Mở rộng việc chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công
ty cổ phần kết hợp với việc chào bán ra công chúng. Tăng cường chất lượng công bố
thông tin của các doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi.
+ Đẩy mạnh việc huy động vốn dưới hình thức trái phiếu (đặc biệt là trái phiếu đô
thị, trái phiếu đầu tư, trái phiếu công trình); mở rộng các hình thức phát hành, cải tiến
phương thức phát hành trái phiếu theo lô lớn, tăng cường hình thức phát hành thông qua
đấu thầu, bảo lãnh để niêm yết trên TTCK.
Phát triển cầu chứng khoán:
+ Xây dựng cơ sở nhà đầu tư mà trong đó các nhà đầu tư có tổ chức làm nòng cốt
đảm bảo tính ổn đinh cho TTCK.
+ Khuyến khích và đẩy mạnh việc tham gia của các định chế đầu tư chuyên nghiệp
vào TTCK (ngân hàng; chứng khoán; bảo hiểm; quỹ đầu tư).
- Tái cấu trúc thị trường chứng khoán:
Tái cấu trúc và phát triển thị trường có tổ chức:
+ Chuyển TTGDCK TP Hồ Chí Minh thành sở giao dịch chứng khoán trong giai
đoạn đầu tổ chức dưới hình thức công ty TNHH và đến năm 2010 tiến hành cổ phần hoá
sở giao dịch chứng khoán.
+ Phát triển TTGDCK Hà Nội thành thị trường giao dịch các cổ phiếu của doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Tách TTGDCK Hà Nội ra khỏi UBCKNN thành công ty TNHH do
Nhà nước sở hữu.
+ Xây dựng thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt tại TTGDCK Hà Nội.
Thu hẹp thị trường tự do:
+ Thực hiện quản lý công ty đại chúng theo quy định của Luật doanh nghiệp, luật
chứng khoán, thực hiện chế độ báo cáo, thông tin, quản trị doanh nghiệp.
+ Thông qua hoạt động nghiên cứu, thanh toán chứng khoán tập trung, giảm thiểu
rủi ro trên thị trường tự do.
+ Tiêu chuẩn hoá hoạt động của TTLKCK và các thành viên lưu ký, từng bước phát
triển và hoàn thiện các phương pháp nghiệp vụ của TTLKCK theo các chuẩn mực quốc
tế theo khu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 98_9311.pdf