Tài liệu Luận văn Phát triển hệ thống tái sinh ở cây đậu xanh (vigna radiata (l.) wilczek) phục vụ chọn dòng chịu hạn và chuyển gen: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ LUYỆN
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÁI SINH Ở CÂY ĐẬU XANH
(VIGNA RADIATA (L.) WILCZEK) PHỤC VỤ CHỌN DÒNG
CHỊU HẠN VÀ CHUYỂN GEN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: Di truyền học
Mã số: 60.42.70
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Chu Hoàng Mậu
THÁI NGUYÊN – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ LUYỆN
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÁI SINH Ở CÂY ĐẬU XANH
(VIGNA RADIATA (L.) WILCZEK) PHỤC VỤ CHỌN DÒNG
CHỊU HẠN VÀ CHUYỂN GEN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
THÁI NGUYÊN – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
THAI NGUYEN UNIVESSITY
THE COLLEGE OF EDUCATION
---------------------------
SUMMARY OF MASTER ESSAY FOR EDUCATION SCIENCE
NGUYEN THI LUYEN
DEVELOPMENT OF REGENERATION ON MUNG BEAN
TOCHOOSE THE DROUGHT – RESISTANT STRAIN AND
TRANSGENATION
Specialyty: G...
69 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phát triển hệ thống tái sinh ở cây đậu xanh (vigna radiata (l.) wilczek) phục vụ chọn dòng chịu hạn và chuyển gen, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ LUYỆN
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÁI SINH Ở CÂY ĐẬU XANH
(VIGNA RADIATA (L.) WILCZEK) PHỤC VỤ CHỌN DÒNG
CHỊU HẠN VÀ CHUYỂN GEN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: Di truyền học
Mã số: 60.42.70
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Chu Hoàng Mậu
THÁI NGUYÊN – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ LUYỆN
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÁI SINH Ở CÂY ĐẬU XANH
(VIGNA RADIATA (L.) WILCZEK) PHỤC VỤ CHỌN DÒNG
CHỊU HẠN VÀ CHUYỂN GEN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
THÁI NGUYÊN – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
THAI NGUYEN UNIVESSITY
THE COLLEGE OF EDUCATION
---------------------------
SUMMARY OF MASTER ESSAY FOR EDUCATION SCIENCE
NGUYEN THI LUYEN
DEVELOPMENT OF REGENERATION ON MUNG BEAN
TOCHOOSE THE DROUGHT – RESISTANT STRAIN AND
TRANSGENATION
Specialyty: GENETICS
Code: 60.42.70
Teacher: Prof.PhD. CHU HOANG MAU
THAI NGUYEN – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS CHU HOÀNG MẬU
Phản biện 1...................................................................
……………………………………………
Phản biện 2...................................................................
…………………………………………...
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
Họp tại: Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN
Ngày tháng năm 2009
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------------
NGUYỄN THỊ LUYỆN
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÁI SINH Ở CÂY ĐẬU XANH
(VIGNA RADIATA (L.) WILCZEK) PHỤC VỤ CHỌN DÒNG
CHỊU HẠN VÀ CHUYỂN GEN
Chuyên ngành: Di truyền học
Mã số : 60.42.70
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Thái nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Luyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS. Chu Hoàng Mậu đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp và các
thầy cô giáo, cán bộ của Khoa đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Thị Tâm, và các chị Vi
Kiều Liên và Nguyễn Thị Thủy (Phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào), xin cảm
ơn Bộ môn hệ thống canh tác - Viện Ngô Trung ương đã cung cấp các giống
đậu xanh làm vật liệu cho các thí nghiệm của đề tài.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Luyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan.................................................................................................. i
Lời cảm ơn.................................................................................................... ii
Mục lục........................................................................................................... iii
Những chữ viết tắt.......................................................................................... vi
Danh mục các bảng......................................................................................... vii
Danh mục các hình......................................................................................... viii
Mở đầu.............................................................................................................. 1
Chương 1. Tổng quan tài liệu........................................................................... 3
1.1. Sơ lược về cây đậu xanh.............................................................................
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại........................................................................
1.1.2. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam…………….
3
3
4
1.2. Ứng dụng công nghệ tế bào thực vật trong cải tiến giống cây trồng.......... 7
1.2.1. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật....................................
1.2.1.1. Cơ sở tế bào học của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật………...
1.2.1.2. Ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến quá trình nuôi cấy
mô tế bào thực vật…………………………………………………………….
7
7
8
1.2.2. Hệ thống nuôi cấy để chọn dòng………………………………………. 10
1.2.3. Phương thức chọn dòng………………………………………………. . 12
1.2.4. Tái sinh cây……………………………………………………………. 13
1.3. Nghiên cứu chọn giống cây trồng bằng kỹ thuật chọn dòng soma và hệ
thống tái sinh ở thực vật và cây đậu xanh........................................................
1.3.1. Nghiên cứu chọn giống cây trồng bằng kỹ thuật chọn dòng tế bào soma……..
1.3.2. Nghiên cứu hệ thống tái sinh ở thực vật và ở cây đậu xanh ………………
15
15
16
Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu………………………….. 18
2.1. Vật liệu nghiên cứu……………………………………………………….. 18
2.1.1.Vật liệu thực vật…………………………………………………………. 18
2.1.2. Hoá chất và thiết bị…………………………………………………….. 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 19
2.2.1. Nhóm phương pháp nuôi cấy in vitro...................................................... 20
2.2.2. Phương pháp đánh giá khả năng chịu mất nước của mô sẹo....................
2.2.2.1. Phương pháp xử lý mô sẹo bằng thổi khô ...........................................
2.2.2.2. Chọn lọc mô sẹo sống sót sau khi xử lý bằng thổi khô và tái sinh cây.............
2.2.2.3. Tạo cây hoàn chỉnh từ mô sẹo chọn lọc………………………………
2.2.2.4. Phương pháp ra cây……………………………………………………
22
22
22
23
23
2.2.3. Phương pháp tạo đa chồi từ mắt lá mầm……………………………….. 24
2.2.4. Phương pháp xử lý kết quả và tính toán số liệu....................................... 24
Chương 3. Kết quả và thảo luận…………………………………………….. 26
3.1. Hệ thống tái sinh cây đậu xanh từ mô sẹo……………………………….. 26
3.1.1. Ảnh hưởng nồng độ các chất đến kết quả khử trùng hạt……………….. 26
3.1.2. Ảnh hưởng của các chất 2.4D, BAP,GA3, NAA đến khả năng tạo
mô sẹo và tái sinh cây từ mô sẹo.....................................................................
3.1.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ 2,4 D đến khả năng tạo mô sẹo từ phôi đậu xanh..............
3.1.2.2. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh cây từ mô sẹo phôi đậu xanh.............
3.1.2.3. Ảnh hưởng của GA3 đến khả năng kéo dài chồi của đậu xanh.............
3.1.2.4. Ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh...................
26
26
31
34
35
3.1.3. Nhận xét về môi trường nuôi cấy mô cây đậu xanh…………………… 37
3.2. Độ mất nước và khả năng chịu mất nước của mô sẹo phôi đậu xanh
các giống nghiên cứu …………………………………………………………
37
3.2.1.Mức độ mất nước của mô sẹo phôi đậu xanh của các giống nghiên cứu... 37
3.2.2. Khả năng chịu mất nước của mô sẹo phôi đậu xanh sau khi xử lý bằng
thổi khô……………………………………………………………………….
39
3.2.3. Nhận xét về khả năng chịu mất nước của mô sẹo sau khi xử lý bằng
thổi khô của các giống đậu xanh nghiên cứu…………………………………
42
3.3. Kết quả tái sinh cây đậu xanh từ mắt lá mầm.................................................... 43
3.3.1.Môi trường nảy mầm của hạt…………………………………………….. 43
3.3.2. Môi trường tạo đa chồi………………………………………………… 43
3.3.3. Môi trường kéo dài chồi............................................................................ 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.3.4. Môi trường ra rễ ......................................................................................... 46
3.3.5. Ra cây và chế độ chăm sóc ...................................................................... 46
3.3.6. Nhận xét về môi trường tái sinh từ mắt lá mầm........................................ 47
Kết luận và đề nghị............................................................................................. 48
Công trình công bố liên quan đến luận văn………………………………... 49
Tài liệu tham khảo............................................................................................ 50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
2,4D 2,4-Dichlorphenoxyacetic acid (Axit 2,4-Dichlorphenoxyacetic)
ADN Axit deoxyribonucleic (Deoxiribonucleic acid)
ASTT áp suất thẩm thấu
BAP 6 - Benzyl Amino Purin
cs Cộng sự
đvms đơn vị mô sẹo
MS Murashige – Skoog
α-NAA Naphthyl acetic acid (Axit naphthyl acetic)
IAA Axit ß – indol axetic
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
2.1 Đặc điểm các giống đậu xanh nghiên cứu 18
3.1 Khả năng tạo mô sẹo của các giống đậu xanh (%) 27
3.2 Hình dạng mô sẹo của các giống đậu xanh 28
3.3 Tốc độ sinh trưởng mô sẹo của các giống đậu xanh 29
3.4 Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng tái sinh cây từ
mô sẹo phôi đậu xanh (%)
32
3.5 Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tạo chồi ở đậu xanh 33
3.6 Ảnh hưởng củ α-NAA tới khả năng ra rễ của cây tái sinh
từ mô sẹo phôi đậu xanh
36
3.7 Độ mất nước của mô sẹo phôi đậu xanh sau khi xử lý bằng
thổi khô (%)
38
3.8 Tỷ lệ sống sót (%) của mô sẹo phôi đậu xanh sau thổi khô
1 tuần nuôi phục hồi
39
3.9 Khả năng tái sinh cây từ mô sẹo phôi đậu xanh sống sót sau khi
xử lý bằng thổi khô
41
3.10 Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tạo đa chồi ở đậu xanh 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên hình Trang
2.1 Sơ đồ thí nghiệm tổng quát 19
3.1 Ảnh mô sẹo phôi đậu xanh nuôi cấy trên môi trường có bổ sung 2,4D 31
3.2 Hình ảnh tái sinh đậu xanh trên môi trường bổ sung 3mg/l BAP 34
3.3 Hình ảnh kéo dài chồi đậu xanh trên môi trường bổ sung GA3 35
3.4 Hình ảnh cây đậu xanh ra rễ trên môi trường bổ sung 0,3mg/l α-NAA 36
3.5 Độ mất nước của mô sẹo phôi đậu xanh sau xử lý bằng thổi khô 38
3.6 Tỷ lệ sống sót (%) của mô sẹo phôi đậu xanh sau thổi khô và nuôi
phục hồi trên môi trường tái sinh
40
3.7 Khả năng tái sinh cây của các mô sẹo phôi đậu xanh sống sót
sau khi xử lý bằng thổi khô
41
3.8 Tái sinh mô sẹo sau khi xử lý bằng thổi khô 42
3.9 Hạt đậu xanh nảy mầm sau 3 ngày (A, B), hạt đậu xanh được tách
ra để tạo đa chồi (C, D)
43
3.10 Hình ảnh tạo đa chồi từ mắt lá mầm 45
3.11 Hình ảnh kéo dài chồi đậu xanh trên môi trường bổ sung GA3 46
3.12 Hình ảnh cây đậu xanh ra rễ trên môi trường bổ sung 0,3mg/l α- NAA 46
3.13 Cây đậu xanh tái sinh được trồng trong chậu. 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây đậu xanh Vigna radiata (L.) Wilczek là một loại cây đậu đỗ quan
trọng của nền nông nghiệp châu Á. Cây đậu xanh chủ yếu được trồng lấy hạt để
chế biến thức ăn như giá đỗ, chè đậu xanh, dịch cốt đậu xanh, bánh đậu
xanh…Không chỉ được coi như nguồn thức ăn mà hạt đậu xanh còn được coi
như một thứ dược liệu có tác dụng giải độc thanh nhiệt, bớt sưng phù, điều hoà
ngũ tạng chữa bệnh… cho con người. Hạt đậu xanh là một mặt hàng nông sản
xuất khẩu có giá trị. Ngoài ra, sản phẩm phụ của cây đậu xanh còn được dùng
làm thức ăn cho gia súc. Trồng cây đậu xanh còn có tác dụng chống xói mòn và
cải tạo đất. Hạt đậu xanh chứa khoảng 25,98% protein, 1,3% lipit, 4,79% chất xơ,
62,12% hydratcacbon (trong đó có 51,8% tinh bột), các loại vitamin A, B1, B2, C
và một số nguyên tố khoáng như: K, Na, Mg, P, Fe, Ca…
Trên thế giới đậu xanh được trồng nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Philippin,
Myanma, Bangladesh, Srilanca… với năng suất từ 18 – 20 tạ/ha.
Ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau nên từ trước tới nay đậu xanh
được trồng chưa nhiều, chủ yếu là xen canh, luân canh tăng vụ. Chỉ trong thời
gian gần đây đậu xanh mới được quan tâm phát triển. Chương trình chọn tạo
giống đậu xanh ở nước ta hiện nay là hướng tới mục tiêu tạo giống đậu xanh có
tiềm năng năng suất cao và ổn định, sinh trưởng mạnh, thời gian sinh trưởng
ngắn, chín tập trung, chất lượng hạt cao, có khả năng chống chịu hạn, úng, sâu
bệnh tốt và chịu thâm canh.
Trong công tác chọn giống cây trồng nói chung và chọn giống đậu xanh
nói riêng các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp đột biến thực nghiệm (Chu
Hoàng Mậu, 2001) [10] hoặc lai giống (Trần Đình Long và Lê Khả Tường,
1998) [8] để tạo nguồn biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn lọc. Một
trong các kỹ thuật được quan tâm ứng dụng vào chọn giống đậu xanh là sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
công nghệ tế bào thực vật và xây dựng hệ thống tái sinh phục vụ chuyển gen
nhằm cải tiến, nâng cao khả năng chống chịu của cây đậu xanh (Jayanti Sen và
Spra Guha Mukherjee (1998) [31], Ignacimuthu và Franklin (1999) [30], Renato
và cs (1999, 2001) [41], [42], Mai Trường và cs (2001) [15], Sita và cs (2006)
[43], Kaviraj và cs (2006) [33], Sonia và cs (2007) [44].
Những lý do trên đây là cơ sở để chúng tôi xây dựng đề tài cho luận văn
thạc sĩ là: “Phát triển hệ thống tái sinh ở cây đậu xanh (Vigna radiata (L.)
Wilczek) phục vụ chọn dòng chịu hạn và chuyển gen”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật vào việc chọn dòng tế bào chịu
mất nước ở đậu xanh.
- Xác định hệ thống tái sinh ở đậu xanh phục vụ chuyển gen.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu điều kiện khử trùng hạt sử dụng trong tái sinh cây từ mô sẹo và tạo
đa chồi từ mắt lá mầm.
- Phân tích ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến khả năng tạo mô
sẹo, tái sinh cây từ mô sẹo, kéo dài chồi, ra rễ và tạo cây đậu xanh.
- Đánh giá khả năng chịu mất nước của mô sẹo phôi đậu xanh dưới tác dụng của
thổi khô.
- Khảo sát môi trường tạo đa chồi từ mắt lá mầm, môi trường kéo dài chồi, ra rễ
và tạo cây hoàn chỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƢỢC VỀ CÂY ĐẬU XANH
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Cây đậu xanh là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có nguồn gốc từ Ấn
Độ và được phân bố rộng rãi ở các nước châu Á.
Cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) thuộc ngành Magnoliopyta,
lớp Magnoliopsida bộ Fabales, họ đậu (Fabaceae), chi Vigna. Chi Vigna là một
trong những chi lớn của họ đậu, bao gồm 7 chi phụ là: Vigna, Haydonia,
Plectropic, Macrohynchus, Ceratotropic, Lasionspron, Sigmoidotrotopis. Đậu
xanh theo quan điểm lấy hạt bao gồm các loại thuộc hai chi phụ là Vigna và
Ceratotropic. Chi phụ Ceratotropic còn được gọi là nhóm đậu châu Á mang
những đặc điểm điển hình thể hiện ở mức độ cao nhất cho Vigna. Năm 1970,
Vercourt đã công bố 5 trong số 16 loài của Ceratotropic đã được thuần hoá là:
Đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek), Đậu gạo (Vigna Umbellata(thumb), đậu
adzukia (Vigna anguilaris (Willd), đậu ván (Vigna aconiti folia (Jacq)), Vigna
trilobata (L) Wildzek.
Thân đậu xanh thuộc loại thân thảo, mọc thẳng đứng hoặc hơi nghiêng,
thân yếu có lớp lông mịn màu nâu sáng, chiều cao trung bình khoảng 40 – 70
cm, đường kính trung bình từ 8 – 12 mm. Thân cây gồm 7 – 8 đốt. Thân phân
cành muộn và có trung bình từ 10 -12 cành, một số giống có từ 9 – 10 cành.
Lá thuộc loại lá kép mọc cách, lá chét có ba thuỳ với các hình dạng như
ovan, thuôn dài, lưỡi mác, chẻ thuỳ. Trên thân chính của cây có từ 7 – 8 lá. Số
lá, hình dạng lá có thể thay đổi tuỳ theo giống, đất trồng và thời vụ. Diện tích
của các lá tăng từ các lá ở phía dưới lên các lá ở giữa thân rồi giảm dần lên các
lá phía ngọn. Hoa đậu xanh là hoa lưỡng tính mọc thành chùm trên các trục hoa.
Mỗi trục hoa có thể phát triển thành hai hàng hoa mọc đối nhau, các hoa trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
hàng xếp liên tục với nhau tạo cho hoa có hình dạng co rút. Hoa đậu xanh có
màu tím hoặc màu vàng nhạt với công thức hoa là K5C5A10G1. Đậu xanh là
loài thực vật tự thụ phấn, tỷ lệ hoa hình thành quả từ 10 – 25%.Thụ phấn xong
tràng hoa rụng, quả hình thành và phát triển.
Quả đậu xanh thuộc loại quả giáp, hình trụ, dạng tròn, hơi dẹp, dài từ 8 –
10 cm, đường kính từ 4 – 6 mm, có hai gân nổi rõ dọc theo hai bên cạnh quả.
Quả chín có màu vàng, nâu hoặc đen. Cũng như các bộ phận khác trên cây đậu
xanh (thân, cành, cuống, lá) trên vỏ quả đậu xanh thường bao phủ một lớp lông
dài khoảng 0,3 – 0,4 mm. Những giống thuộc nhóm kháng virus gây bệnh khảm
vàng và bệnh sâu đục quả thì mật độ lông khá dầy, mầu trắng. Mỗi cây có từ 8 –
35 quả, mỗi quả có từ 8 – 15 hạt.
Hạt đậu xanh có hình dạng khá phong phú như hình trụ, hình trụ hơi cạnh,
ovan, tròn, thoi, tam giác... Màu vỏ hạt có thể là xanh lục, xanh mỡ (xanh sáng),
xanh tối (nâu), vàng rơm... Ruột hạt có màu trắng, vàng hay xanh nhạt khối
lượng 1000 hạt có thể dao động từ 25 – 70g.
Rễ đậu xanh thuộc loại rễ cọc bao gồm rễ cái và rễ con, rễ cái sâu khoảng
20 – 30 cm, có khi sâu tới 70 – 100 cm. Đặc biệt do rễ đậu xanh có khả năng
sống cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm Rhizobium nên từ các kẽ nhánh rễ,
nhất là sát rễ cái hình thành các nốt sần. Các nốt sần có khả năng cố định Nitơ
thường có kích thước 4 – 5 mm, có màu đỏ, hồng hay nâu. Nốt sần bé hơn, dạng
que, ruột màu xanh hay đen đều không có hoạt tính. Hạn chế của bộ rễ cây đậu
xanh là dễ bị thối khi gặp úng.
1.1.2. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra củatrung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả châu
Á (AVRCD), hàng năm trên thế giới có khoảng 20 nước sản xuất đậu xanh,
trong đó Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Philippin, Srilanca... được coi
là những trọng điểm về diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh. Trong những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
năm 1950 Trung Quốc là nước sản xuất đậu xanh, với diện tích gieo trồng là
1,64 triệu ha và sản lượng là 800.000 tấn, tuy nhiên năng suất còn thấp và chỉ
đạt khoảng 488 kg/ ha. Sự sản xuất đậu xanh của Trung Quốc suy giảm qua
những năm 1960 và những năm 1970. Sau đó chính phủ Trung Quốc đã có
những thay đổi về chính sách nông nghiệp liên quan đến sản xuất đậu xanh, áp
dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất nên sản xuất đậu xanh lại
được phục hồi vào những năm 1980 và đến năm 2000, diện tích trồng là 772000
triệu ha, sản lượng đạt 891000 triệu tấn và năng suất bình quân đạt 1154 kg / ha.
Trong đó năm 1995 giá trị xuất khẩu đậu xanh đạt ở mức 104 triệu USD (72%
tổng giá trị xuất khẩu nông nghiệp) và năm 1999 đạt ở mức rất cao tới 109 triệu
USD (93%).
Ở Srilanca, tình hình sản xuất đậu xanh từ năm 1997 đến năm 2001 có xu
hướng giảm: về diện tích trồng từ 16.636 ha (1997) xuống 10.976 ha (2001), sản
lượng từ 15.000 triệu tấn (1997) xuống 10.072 triệu tấn (2001), và tăng nhập
khẩu từ 2091 triệu tấn (1997) lên 8916 triệu tấn (2001).
Mặc dù diện tích gieo trồng và sản lượng đậu xanh hàng năm ở Srilanca
khá lớn song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ lớn ở trong nước. Do đó
lượng đậu xanh nhập khẩu có xu thế tăng nhanh từ năm 2000, 2001. Các giống
đậu xanh được gieo trồng phổ biến như Harsha năng suất trung bình 1200 kg/ha,
MI-5 năng suất trung bình 1500 kg/ha, Ari năng suất trung bình 1700 kg/ha.
Ở Việt Nam, cây đậu xanhđược gieo trồng ở nhiều địa phương trên cả
nước. Căn cứ vào đặc điểm địa hình, điều kiện khí hậu...có thể phân chia các
vùng trồng cây đậu xanh như sau:
- Vùng núi phía Bắc bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Cao Bằng,
Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Quảng Ninh. Thời vụ gieo trồng từ
tháng 4,5 thu hoạch tháng 7,8 là thời điểm có khí hậu nómg ẩm thuận lợi cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
sinh trưởng của cây. Tập quán canh tác ở đây đơn giản, ít thâm canh, năng suất
thấp.
- Vùng Đồng bằng, Trung du Bắc bộ bao gồm các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú
Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà
Nam, Ninh Bình, Thái Bình và Thanh Hoá. Đậu xanh ở vùng này được gieo
trồng từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm, tập trung ở 3 thời vụ: vụ xuân, vụ hè, vụ
thu đông. Hàng năm do xu hướng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất vì có hệ
thống tưới tiêu khá hoàn chỉnh và đầu tư khá nên năng suất đậu xanh vùng này
cao, việc tiếp nhận mô hình đậu xanh cao sản khả thi hơn. Đây là những điều
kiện cơ bản trong phát triển sản xuất.
- Vùng Duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên. Đây là vùng có diện tích và sản
lượng gieo trồng đậu xanh lớn. Do không chịu ảnh hưởng của khí hậu mùa đông
lạnh, mùa mưa, mùa khô phân bố rõ rệt nên thuận lợi để trồng quanh năm. Hàng
năm đậu xanh được gieo trồng từ 2 – 3 vụ, với phương thức trồng thuần là chủ
yếu. Hạn chế lớn nhất ở đây là thời điểm thu hoạch vụ hè thu thường gặp mưa
bão nên thất thoát nhiều về năng suất và sản lượng.
- Vùng Đông Nam bộ. Đây là vùng sản xuất đậu đỗ có quy mô lớn chiếm 26%
diện tích gieo trồng cả nước. Tuy nhiên, do không có thâm canh và việc sử dụng
các giống đậu xanh năng suất thấp nên năng suất trung bình của vùng này còn
thấp.
Một số giống đậu xanh được trồng phổ biến hiện nay như: ĐX044,
VC2768A năng suất vụ hè thu khoảng 2000 kg/ha, có thể trồng 3 vụ/ năm, cây
thấp,cứng, chịu mưa và chống đổ tốt. ĐX044 đang được trồng nhiều ở vùng
đồng bằng và trung du Bắc bộ; V123 năng suất đạt 1800 – 2000 kg/ha, thâm
canh có thể đạt 2000 - 7000 kg/ha, có thể trồng 3 vụ /năm; T135 năng suất đạt
2900 kg/ha trồng ở các tỉnh phía Bắc; V91-15 năng suất từ 1200 – 1400 kg/ha
cây cứng, ít đổ, ít nhiễm bệnh vàng lá, trồng được trên nhiều loại đất ở các tỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
phía Nam; HL-115 năng suất từ 1000 – 1300 kg/ha trồng vụ hè và 1400 – 2200
kg/ha trong vụ thu đông tại các tỉnh phía nam, cây cứng, ít đổ...
1.2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT TRONG
CẢI TIẾN GIỐNG CÂY TRỒNG
1.2.1. Cơ sở khoa học của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật
1.2.1.1. Cơ sở tế bào học của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật
Năm 1838, hai nhà sinh học người Đức là Schleiden và Schwann đã đề
xướng ra học thuyết tế bào và nêu rõ: Mọi cơ thể sinh vật đều bao gồm các đơn
vị nhỏ tồn tại độc lập, riêng rẽ và tách biệt đó là các tế bào.
Tất cả các tế bào của một cơ thể đều mang bộ máy thông tin di truyền giống
nhau. Do đó chúng có tiềm năng tổng hợp nên các protein giống nhau. Bằng
phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật các nhà khoa học đã đạt được những
thành công chứng minh cho khả năng tồn tại và phát triển độc lập của tế bào.
Các tế bào lấy từ bất kỳ mô sống nào của cơ thể thực vật (bao phấn, đỉnh sinh
trưởng, lá mầm, đoạn thân, rễ…) nếu được nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy
thích hợp đều có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh đặc trưng cho loài và ra
hoa kết quả bình thường. Các loại mô đã phân hoá tách từ cơ thể thực vật có khả
năng tái sinh trực tiếp thành cây hoàn chỉnh, ngoài ra chúng còn có khả năng
phát triển thành tế bào mô sẹo (callus). Đó là loại tế bào không phân hoá, phân
chia liên tục và có khả năng phân hoá thành phôi, chồi và cây hoàn chỉnh. Như
vậy mỗi một tế bào bất kỳ lấy từ cơ thể thực vật đều có khả năng tiềm tàng để
phát triển thành một cá thể hoàn chỉnh. Khả năng đó gọi là tính toàn năng của tế
bào.
Tính toàn năng là cơ sở của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào, là cơ sở của công
nghệ tế bào thực vật đang ngày càng phát triển và hoàn thiện. Kỹ thuật nuôi cấy
mô và tế bào nhanh chóng trở thành công cụ hữu hiệu trong nhiều lĩnh vực của
công tác giống cây trồng, đưa nghề trồng trọt vào thế kỷ của công nghệ hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
1.2.1.2. Ảnh hƣởng của các chất điều tiết sinh trƣởng đến quá trình nuôi
cấy mô tế bào thực vật
Hiện nay người ta đã phát hiện thấy 5 nhóm chất điều tiết sinh trưởng ở
thực vật đó là auxin, cytokinin, ethylen, giberelin, axit absixic. Những chất này
được phân thành các nhóm dựa vào tính tương đồng về cấu trúc và chức năng
sinh lý, tuy nhiên về chức năng nhiều khi chúng có tác động chồng chéo và hỗ
trợ nhau. Còn một số nhóm khác điều khiển từng giai đoạn sinh trưởng nhất
định. Trong nuôi cấy mô tế bào người ta thường sử dụng ba nhóm chất điều tiết
sinh trưởng là dẫn xuất của auxin, cytokinin và giberelin.
- Nhóm auxin là nhóm kích thích sinh trưởng chính được các nhà sinh lý học
thực vật phát hiện và quan tâm sớm nhất. Auxin là những hoocmon thực vật có
tác dụng kích thích sinh trưởng, kéo dài tế bào và phân hoá cơ quan, kiểu tác
động của nó liên quan đến làm chuyển đổi và mềm hoá màng tế bào. Chính chức
năng này đã được người ta sử dụng và đánh giá hoạt tính của nó, ví dụ bằng
cách đo phần kéo dài lá mầm cây yến mạch trồng trong điều kiện tối sẽ biết
được hoạt tính của auxin. Nhóm auxin bao gồm các chất sau: 2,4
Diclorophenoxy axetic axit (2,4D), α – naphtylaxetic axit (α – NAA),
Indolaxetic axit (IAA), trong đó 2,4D dễ gây độc nhưng có tác dụng kích quá
trình phân chia tế bào thường được sử dụng nhiều nhất, α – NAA có tác dụng
tạo rễ cho cây con. Tuy nhiên, tầm quan trọng của bất kỳ chất điều tiết sinh
trưởng nào đều có thể được đánh giá thông qua số cấc công trình nghiên cứu
chúng. Ramakishnan và cs đã sử dụng 2,4D bổ sung vào môi trường tạo mô sẹo
từ mắt lá mầm của cây đậu đen, sau 5 ngày nuôi cấy xuất hiện mô sẹo với tỷ lệ
60,8% [32]. Kaviraj và cs cũng sử dụng 2,4D để tạo mô sẹo từ lá sơ cấp của đậu
xanh và kết quả là khi sử dụng 2,4D với nồng độ 10mg/l tỷ lệ tạo mô sẹo là
100%. Ngoài sử dụng 2,4D bổ sung vào môi trường tạo mô sẹo, Kaviraj và cs sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
dụng α – NAA kết hợp với kinetin và BAP để tái sinh cây và tạo cây hoàn chỉnh
ở đậu xanh …[34].
- Nhóm giberelin là nhóm được phát hiện qua nghiên cứu bệnh nấm lúa von. Nó
tác động làm tế bào dãn ra và phân chia, làm cây lùn có thể cao lên được, như
ngô lùn thành ngô cao, đậu dạng bụi thành dạng đứng. Đại diện cho nhóm này là
axit giberilic (GA3), được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp [15].
- Nhóm cytokinin là nhóm chất hoá học có ảnh hưởng quyết định đến kích thích
phân chia tế bào. Đại diện cho nhóm cytokinin gồm: Kinetin; 6 – Benzyl amino
purine (BAP); 6- Dimethylalylamino purine (2iP); Zeatin.
Rất nhiều cytokinin được phát hiện trong những nghiên cứu liên quan đến
nuôi cấy mô, nó kích thích phân hoá cơ quan của những tế bào không phân chia.
Ignaccimuthu và cs sử dụng BAP và α – NAA để tạo chồi từ cuống tử điệp của
đậu xanh sau 15 ngày nuôi cấy. Chỉ sử dụng BAP, Mai Trường và cs(2001) đã
xây dựng được hệ thống tái sinh cây đậu xanh từ cuống tử điệp…[31].
- Ethylen là nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây
nhưng gần đây nó mới được coi là một hoocmon thực vật. Ethylen thường được
sử dụng để làm chín quả ở chuối, ra hoa đồng loạt ở dứa, nó cũng ảnh hưởng
đến quá trình phân bào. Đối với cà chua trong điều kiện ethylen nồng độ cao sẽ
kéo dài khoảng ra rễ của thân…[15].
- Axit absixic là hợp chất ức chế sinh trưởng thực vật tự nhiên ảnh hưởng đến
tính ngủ nghỉ của hạt, mầm và rụng lá, tăng cường ra hoa cho một số cây ngắn
ngày thông qua hiệu quả tổng hợp ARN và protein [15].
Trong nuôi cấy tuỳ theo cây trồng, bộ phận và kiểu gen nuôi cấy, môi
trường và giai đoạn phát triển cụ thể trong quá trình nuôi cấy mà thành phần,
chủng loại và nồng độ các chất điều tiết sinh trưởng có khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
1.2.2. Hệ thống nuôi cấy để chọn dòng
Cơ sở khoa học của kỹ thuật chọn dòng tế bào soma là hiện tượng các tế
bào thực vật khi được nuôi cấy ở dạng mô sẹo trong điều kiện in vitro thường có
những biến đổi di truyền tự phát, được gọi chung là biến dị soma. Thông qua
phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể chọn ra được những dòng tế
bào thích hợp theo định hướng của người thực nghiệm. Tuy vậy, đối với mỗi
loại thực vật cần thiết phải có nghiên cứu tối ưu kỹ thuật nuôi cấy thích hợp cho
việc chọn dòng. Sau đây là một số hệ thống nuôi cấy đã được thực hiện:
Nuôi cấy mô sẹo: Mô sẹo là khối các tế bào mô mềm có mức độ cấu trúc
thấp, chưa phân hoá, phân chia một cách hỗn loạn và có tính biến động di truyền
cao. Mô sẹo thu được bằng nuôi cấy in vitro từ các cơ quan của thực vật như
thân, lá, rễ, hoa…trong môi trường chứa chất điều hoà sinh trưởng nhóm auxin
và điều kiện nuôi cấy thích hợp. Mô sẹo có thể được duy trì trên môi trường
nuôi cấy bằng cách cấy chuyển có định kì, tuy nhiên trong thực nghiệm thấy
rằng: i) mô sẹo qua cấy chuyển nhiều lần có ảnh hưởng không tốt đến khả năng
tái sinh của cây; ii) tăng tính biến động di truyền của mô.
Các tế bào di truyền có tính ổn định khá thấp. Nhiều tác giả đã thông báo
nhận được cây tái sinh từ mô sẹo qua nhiều lần cấy chuyển có sự thay đổi nhiễm
sắc thể (dị bội, đa bội) và những biến đổi di truyền khác. Vì vậy việc nhân
nhanh và duy trì tính đồng nhất di truyền thông qua nuôi cấy mô sẹo cần thận
trọng đối với nhiều loại thực vật và nhất định chỉ sử dụng mô sẹo sơ cấp để tái
sinh cây hoàn chỉnh thông qua con đường tạo phôi vô tính. Mặt khác những cây
tái sinh từ mô sẹo với những biến đổi di truyền phong phú lại rất có ý nghĩa
trong việc chọn giống và như vậy vật liệu di truyền của cây đó trở nên phong
phú hơn (Lê Trần Bình và cs 1997,1998) [1], [2]. Bằng cách này nhiều tác giả đã
thông báo thu được kết quả ở những giống cây trồng mới (Bertin và cs, 1995,
1997) [22], [23].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Nuôi cấy tế bào huyền phù: Nuôi cấy tế bào huyền phù là nuôi cấy tế bào
đơn (single cell) hoặc cụm nhỏ tế bào (cell agregate) trong môi trường lỏng. Các
tế bào này cũng được tạo ra từ mô sẹo có nguồn gốc thân, lá, rễ, hoa, phôi….
Muốn thu được tế bào huyền phù nhỏ, mịn cần phải sàng lọc liên tục qua các
loại sàng có mắt lọc nhỏ (<0,5 mm). Để đạt được dạng nuôi cấy huyền phù
tương đối đều nhau cần phải sàng lọc ít nhất hàng chục lần, như vậy thời gian
cần thiết để thiết lập được môi trường nuôi cấy huyền phù ít nhất là 2 – 3 tháng.
Đây là điều trở ngại trong nghiên cứu với thực vật vì thời gian nuôi cấy dài các
tế bào huyền phù sẽ mất khả năng tái sinh cây. Lúc đó việc chọn dòng sẽ gặp
khó khăn để ứng dụng cho thực tiễn tạo giống. Vì vậy chỉ trong trường hợp nhất
định, khi tác nhân chọn lọc bắt buộc phải tác động lên toàn bộ bề mặt tế bào thì
hệ thống nuôi cấy huyền phù mới được áp dụng.
Kỹ thuật nuôi cấy tế bào đơn có ưu điểm trong chọn dòng vì các tế bào có
kích cỡ tương đối đều nhau dưới tác động của điều kiện chọn lọc các dòng tế
bào sẽ được chọn lọc một cách tương đối triệt để. Điều đáng quan tâm là khả
năng tái sinh cây của các tế bào đơn là rất thấp. Nhiều nhà nghiên cứu thực
nghiệm chỉ thu được các dòng tế bào chọn lọc, nhưng rất tiếc là không thu được
cây tái sinh (Dix và cs,1990) [28]. Mặc dù vậy cũng đã có một số cây tái sinh từ
nuôi cấy tế bào huyền phù đã được công bố như ở cây lúa, cây thuốc lá…(Collin
và cs, 1990) [24].
Nuôi cấy tế bào trần: Tế bào thực vật bị phá bỏ toàn bộ lớp vỏ bao bọc
(cell wall) chỉ còn lại khối nguyên sinh chất được bao bọc bởi màng nguyên sinh
được gọi là tế bào trần (protoplast). Tế bào trần có thể được tách từ nhiều bộ
phận khác nhau của cây nhưng chủ yếu là từ lá, mô sẹo, tế bào đơn và phôi.
Các protoplast sau khi tách được nuôi cấy trong môi trường thích hợp thì
tái tạo lại thành tế bào, phát triển thành mô sẹo và tái sinh thành cây hoàn chỉnh.
Vì trong giai đoạn chưa có thành tế bào các protoplast rất mẫn cảm với nồng độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
các chất trong môi trường dinh dưỡng vì vậy trong môi trường nuôi cấy cần
giảm bớt các chất vô cơ.
Nhìn chung hạn chế lớn nhất trong nuôi cấy tế bào trần là khả năng tái
sinh cây thấp đặc biệt là ở cây họ thuộc thảo. Cho đến nay đã có khoảng 70 loại
cây trồng đã tách và nuôi cấy tế bào trần nhưng việc tái sinh cây chưa được
nhiều. Tuy nhiên nhiều tác giả tiếp tục công bố những thành công trong việc
nuôi cấy tế bào trần, đặc biệt là ở lúa. Abdul và cs (1991) đã tách và tái sinh cây
hoàn chỉnh từ tế bào protoplast từ mô phôi non ở lúa dại (Oryza rufipogon Criff)
[18]. Biswas và Zapata (1990) đã tái sinh thành cây hoàn chỉnh qua con đường
nuôi cấy protoplast từ tế bào mô phôi lúa (Oryza sativa L.) [24].
Ứng dụng có ý nghĩa nhất của nuôi cấy protoplast là tạo cây soma, tạo cây lai tế
bào chất thông qua dung hợp tế bào trần và hiện nay ứng dụng nhiều là để biến
nạp gen. Việc chọn dòng chống chịu sử dụng phương pháp nuôi cấy protoplast
còn ít được sử dụng và hầu như chưa có công bố thành công nào đề cập về vấn
đề này.
1.2.3. Phƣơng thức chọn dòng
Chọn lọc trực tiếp: Do mô sẹo có tính biến động di truyền cao trong nuôi
cấy in vitro nên thường được các nhà thực nghiệm sử dụng để chọn dòng chống
chịu, đây là một kỹ thuật thông dụng và có hiệu quả cao. Mô sẹo được chọn lọc
trực tiếp trên môi trường có chứa nồng độ thích hợp của tác nhân chọn lọc như
PEG (polyethylene glycol), sorbitol, NaCl…hoặc bị xử lý bằng tác nhân vật lý
(tia UV, gamma…). Các tế bào sống sót sẽ được nhận biết trên môi trường chọn
lọc thông qua quá trình sinh trưởng hay sự khác biệt về màu sắc từ quần thể tế
bào, sau đó tế bào sống sót sẽ được chọn lọc và nhân thành một số lượng lớn.
Mô hình này được sử dụng nhiều trong chọn dòng chịu muối (Chandler và
Vasil, 1984) [25]. Trong chọn dòng trực tiếp người ta cũng có thể tiến hành
chọn lọc theo kiểu bậc thang, các mô sẹo sống sót trong môi trường chọn lọc có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
nồng độ tác nhân chọn lọc thấp sẽ được chuyển lên môi trường có tác nhân chọn
lọc nồng độ cao. Tuy nhiên, chọn lọc theo kiểu bậc thang cũng có mặt hạn chế
của nó, bởi vì các mô sẹo sống sót sau chọn lọc được nhiều khi đó chỉ là các mô
sẹo được trải qua quá trình huấn luyện.
Hệ thống tế bào được sử dụng là các tế bào nuôi dịch lỏng hoặc trộn tế
bào vào môi trường thạch chứa chất chọn lọc hoặc cấy trực tiếp lên môi trường
chọn lọc. Điều kiện chọn lọc ở đây là sự có mặt của tác nhân chọn lọc với nồng
độ hay mức độ khác nhau gây tác động trực tiếp lên sinh trưởng của tế bào.
Những tế bào sống sót phân chia thành cụm mô sẹo mới. Dòng chống chịu
thường xuất hiện từ một phần của khối tế bào nuôi cấy này.
Điểm hạn chế lớn nhất trong chọn dòng bằng nuôi cấy mô sẹo là chọn lọc không triệt
để do kích thước lớn và không đồng nhất của khối mô. Vì vậy để đạt được hiệu quả
cao người ta phải sử dụng các khối mô có kích thước nhỏ và đều nhau [25].
Chọn lọc gián tiếp: Chọn lọc gián tiếp đôi khi là chọn lọc mô sẹo có khả
năng sống sót nhờ một khuyết tật nào đó của tế bào trên môi trường có chứa tác
nhân chọn lọc.
Chọn lọc tổng thể: Các tế bào dị dưỡng thường được chọn theo phương
pháp xử lý đột biến và nuôi trên môi trường có chứa yếu tố dinh dưỡng cần
thiết.
1.2.4. Tái sinh cây
Tái sinh cây được xem là khâu mấu chốt quyết định thành công trong
chọn dòng tế bào, nhiều nhà nghiên cứu thực nghiệm thu được các tế bào sống
sót nhưng lại không tái sinh được cây hoàn chỉnh. Nguyên nhân là chưa xác
định một cách đầy đủ đặc điểm quá trình phân hoá hình thái của sự tái sinh cây.
Hoàn thiện kỹ thuật nuôi cấy mô và tái sinh cây là khâu quan trọng đầu
tiên khi bắt tay vào công việc chọn dòng biến dị soma. Theo Raghava và Nabors
(1985) [32] cần phải chú ý đến các yếu tố sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
(1) Nguồn mẫu vật nuôi cấy có tế bào sinh trưởng với tốc độ nhanh (mô phân
sinh, phôi non…).
(2) Môi trường và điều kiện nuôi cấy: pH, chiếu sáng, nhiệt độ…
(3) Nồng độ và tỷ lệ thích hợp của auxin và cytokinin.
(4) Số lần cấy chuyển.
(5) Tỷ lệ giữa khối lượng mô sẹo và điều kiện chọn lọc.
(6) Sự có mặt của các yếu tố bắt buộc ở môi trường chọn lọc.
Tái sinh cây được xem là khâu quyết định thành công trong chọn dòng tế
bào. Nhiều tác giả sau khi chọn được dòng tế bào đột biến từ nuôi cấy mô sẹo đã
không tái sinh được cây hoàn chỉnh.
Nguồn gốc mô sẹo là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng tái sinh
[12]. Mức bội thể của mô sẹo cũng là nguyên nhân gây nên sự khác nhau trong
quá trình tái sinh cây. Mô sẹo đơn bội từ đoạn thân hay mảnh lá của Dautura
innoxia tái sinh chồi nhanh hơn mô sẹo cùng loài của cây lưỡng bội. Ở cây
khoai lang tỷ lệ tái sinh cây từ mô sẹo có nguồn gốc từ lá, thân, rễ, cuống lá là
rất thấp. Mô sẹo có nguồn gốc từ củ khoai lang bị lục hoá mạnh, tạo nhiều rễ và
hầu như không có khả năng tái sinh cây [4].
Khả năng tái sinh cây chịu ảnh hưởng lớn bởi thành phần và nồng độ các
chất kích thích sinh trưởng thực vật được bổ sung vào môi trường nuôi cấy. Khả
năng tái sinh cây từ mô sẹo có hiệu quả cao ở nhiều đối tượng cây trồng khi bổ
sung các chất sinh trưởng thuộc nhóm cytokinin. Theo nghiên cứu của Dix
(1990), mô sẹo có khả năng phân hoá tốt trên môi trường MS cơ bản có bổ sung
α – NAA (0,4mg/l) BAP (10mg/l). Sau đó chuyển sang nuôi cấy ở môi trường
MS cơ bản không có chất kích thích sinh trưởng các mô này vẫn có khả năng tái
sinh cao [28].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Khả năng tái sinh cũng chịu ảnh hưởng của thành phần môi trường nuôi
cấy. Nghiên cứu của Poddar (1998) cho thấy, hàm lượng amonium nitrat có ảnh
hưởng đến khả năng tái sinh cây ở cây Eleusine coracana [39]. Bổ sung
Spemidine trong quá trình nuôi cấy mô sẹo lúa với thời gian dài 12 tháng đã làm
tăng khả năng tái sinh cây [9], Abdul và cs (1999) đã phát hiện sự gia tăng hàm
lượng α – amylase ở những mô có khả năng tái sinh cao ở lúa [18].
Khả năng sinh trưởng và tái sinh cây tăng lên ở các mô sau khi xử lý các
điều kiện cực đoan đã được nhiều tác giả đề cập (Nabors và cs, 1983) [37].
Nguyễn Hoàng Lộc, 1992 cũng thu được kết quả tương tự khi tái sinh cây ở các
mô chịu muối và mất nước ở thuốc lá [9]. Nguyên nhân của hiện tượng này có
thể là dưới tác động của các điều kiện cực đoan ở một mức độ và thời gian nhất
định những mô hay tế bào “yếu” thường chết, chỉ còn những tế bào có sức sống
cao mới sống sót và cho hiệu quả tái sinh cao.
1.3. NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG BẰNG KỸ THUẬT CHỌN
DÒNG TẾ BÀO SOMA VÀ HỆ THỐNG TÁI SINH Ở THỰC VẬT VÀ CÂY
ĐẬU XANH
1.3.1. Nghiên cứu chọn giống cây trồng bằng kỹ thuật chọn dòng tế bào soma
Cho đến nay kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật đã được ứng dụng rộng
rãi trong lĩnh vực chọn dòng tế bào, đặc biệt là chọn dòng chống chịu stress môi
trường như chịu hạn, chịu lạnh, chịu muối NaCl, chịu nhôm [2]. Mundy và cs
(1988) đã tiến hành gây mất nước mô sẹo lúa và đã nhận thấy ABA là chất tăng
khả năng giữ nước và chịu mất nước của mô sẹo lúa [35]. Bằng việc bổ sung
PEG8000 vào môi trường nuôi cấy mô sẹo giống lúa Khao Dawk Mali 105,
Adkins và cs (1995) đã chọn được dòng lúa chịu hạn có những tính trạng nông
học quan trọng và khả năng chịu hạn được duy trì và ổn định ở thế hệ R2 [19].
Bằng phương pháp thổi khô mô sẹo lúa, Đinh Thị Phòng và cs (1998, 2001) đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
chọn tạo được 3 giống lúa DR1, DR2, DR3 cho năng suất cao, ổn định, có khả
năng chịu hạn, chịu lạnh hơn hẳn giống gốc [12].
Lê Trần Bình và cs (1998) đã chọn được hai dòng có khả năng chịu muối là C0
và C8. Bằng phương pháp nuôi cấy tế bào huyền phù từ mô sẹo lúa trong môi
trường có bổ sung AlCl3 ở nồng độ từ 0 – 600ppm có pH tương ứng từ 5,8 –
2,71, tác giả cũng chọn được một số giống địa phương như pokaly, cườm, chiêm
bầu và một cố giống lúa lai như tép lai, CR203 có khả năng chống chịu [2].
Ngoài ra khi xử lý nhiệt độ thấp tác giả cũng chọn được một số dòng lúa từ các
loài phụ Japonica, Javanica và Indica có khả năng chịu lạnh (10C). Xử lý nhiệt
độ cao ở giai đoạn mô sẹo của một số giống lúa, Nguyễn Thị Tâm (2004), đã tạo
được 197 dòng mô có khả năng chịu nóng ở 400C, 420C và 520 dòng cây xanh [14].
Bằng kỹ thuật nuôi cấy mô sẹo thuốc lá kết hợp với việc tiền xử lý bằng ABA,
manitol và saccharose, Nguyễn Hoàng Lộc (1993) [9] cũng thu được 3 dòng
thuốc lá SC1, SC2, SC3 (của các giống BV23-5, BG, NTH tương ứng) có khả
năng chịu được sự mất nước cực đoan (mô mất nước trên 90% so với khối lượng
tươi). Kết quả phân tích về các đặc điểm sinh lý – sinh hoá ở các dòng thuốc lá
này cho thấy tính chịu mất nước được điều khiển bởi một nhóm gen.
1.3.2. Nghiên cứu hệ thống tái sinh ở thực vật và ở cây đậu xanh
Trong thực tế đậu xanh được sản xuất dễ dàng và hoàn toàn không có nhu
cầu nhân giống vô tính bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, tuy nhiên việc nghiên cứu
chuyển gen ở cây đậu xanh khó có thể thực hiện và thành công được nếu trước
hết không tiến hành việc tái sinh cây đậu xanh. Rudrabhatla Sairam và cs (2005)
đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu phát triển kỹ thuật tái sinh ở cây một lá
mầm và cây hai lá mầm. Sự tái sinh cây được thực hiện bằng nuôi cấy in vitro từ
phôi soma hoặc từ một bộ phận khác độc lập trên cơ thể và điều đó còn phụ
thuộc vào genotype của giống [41]. Đối với cây ngô, sự tái sinh cây có thể thực
hiện từ mô sẹo hoặc tạo đa chồi; tạo đa chồi từ hạt nảy mầm ở cây Sorghum; tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
mô sẹo từ hạt nảy mầm, tạo phôi soma từ mô sẹo và tái sinh chồi từ mô sẹo ở
cây Lolium; tạo đa chồi từ cuống lá của cây Begonia; tạo mô sẹo và tái sinh từ lá
hay cuống lá ở cây Geranium, nuôi cấy in vitro phôi soma từ tế bào nuôi cấy
huyền phù ở cây đậu đũa (Vigna unguiculata) được thực hiện bởi Ramakrishnan
và cs (2005) [33] và bằng phương pháp này đã thu tần số tái sinh cây cao (Prem
và cs, 2001) [38] … Đối với cây đậu tương sự tái sinh cây tạo đa chồi từ mắt lá
mầm đã được nghiên cứu, tuy nhiên đậu tương là đối tượng thực vật rất khó thực
hiện nuôi cấy in vitro từ khâu khử trùng, tạo mô sẹo, tái sinh cây, tạo rễ và ra
cây [6]. Nghiên cứu khả năng tái sinh của 27 giống thuộc loài Vigna có nguồn
gốc từ Phillipine, Madagascar, Pakistan, India, Australia, China, Japan Renato
và cs (1999, 2001) đã cho thấy kỹ thuật tái sinh cây từ mắt lá mầm của hạt nảy
mầm 4 ngày tuổi đạt hiệu quả tái sinh 80% - 100% và tái sinh chồi trực tiếp từ
mắt lá mầm như là chỉ thị cho hệ gen của loài đậu Vigna châu Á (subgenus
Ceratotropis) [42], [43]. Các kết quả nghiên cứu tái sinh cây ở đậu xanh từ phôi
soma và từ mắt lá mầm phục vụ chuyển gen cũng đã được công bố bởi Jayanti
Sen và Spra Guha Mukherjee (1998) [32], Ignacimuthu và Franklin (1999) [31],
Renato và cs (1999, 2001) [41], [42], Mai Trường và cs (2001) [16], Sita và cs
(2006) [44], Kaviraj và cs (2006) [34]. Sonia và cs (2007) [45] nghiên cứu
chuyển gen mã hóa protein ức chế enzyme α-amylase vào cây đậu xanh nhờ vi
khuẩn Agrobacterium được thực hiện nhờ tái sinh đa chồi từ mắt lá mầm. Đánh
giá hiệu quả chuyển gen ở cây Vigna mungo khi sử dụng kỹ thuật cấy mô từ mắt
lá mầm của Muruganantham và của Amutha và cs (2006) cũng đã khẳng định
hiệu quả của phương pháp này [36].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Chƣơng 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU
2.1.1. Nguyên liệu thực vật
Tám giống đậu xanh do bộ môn hệ thống canh tác của Viện nghiên cứu
ngô cung cấp được sử dụng làm nguyên liệu nghiên cứu là: VN93-1; VN99-1;
VC1973A; VC3902A; VC6148; VC6372; VC2768A; ĐX06. Đặc điểm của các
giống đậu xanh trên được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Đặc điểm của các giống đậu xanh nghiên cứu
STT Tên giống Nguồn gốc Màu sắc hạt
Hình
dạng hạt
Khả năng
chịu hạn
1 VN93 - 1
Giống lai trong nước (Viện
Nghiên cứu Ngô lai tạo)
Xanh -
không bóng
Tròn Khá
2 VN99- 3
Giống lai khác loài trong
nước (Viện Viện Nghiên cứu
Ngô lai tạo -VN93-1 x Vigna
mungo)
Xanh nâu –
không bóng
Tròn Trung bình
3 VC1973A
Nhập nội từ Trung tâm Cải
tiến Rau màu Quốc tế
Xanh nâu –
bóng
Tròn Trung bình
4 ĐX06
Nhập nội từ Trung tâm Cải
tiến Rau màu Quốc tế
Xanh nâu –
không bóng
Tròn Trung bình
5 VC3902A
Nhập nội từ Trung tâm Cải
tiến Rau màu Quốc tế
Xanh nâu –
bóng
Tròn Trung bình
6 VC6148
Nhập nội từ Trung tâm Cải
tiến Rau màu Quốc tế
Xanh nâu –
bóng
Tròn Trung bình
7 VC 6372
Nhập nội từ Trung tâm Cải
tiến Rau màu Quốc tế
Xanh nâu
–bóng
Tròn Trung bình
8 VC 2768A
Nhập nội từ Trung tâm Cải
tiến Rau màu Quốc tế
Xanh nâu –
bóng
Tròn Trung bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
2.1.2. Hoá chất và thiết bị
- Sử dụng các loại hoá chất thông dụng như 2,4D (Diclorphenoxyacetic acid), α-
NAA (acid α – naphthylacetic), BAP (6 – Benzyl amino Purin), các chất khoáng
đa lượng, vi lượng, vitamin, nước dừa, agarose, glucose và nhiều hoá chất thông
dụng khác.
- Sử dụng các thiết bị như: Cân điện tử (Đức), buồng cấy vô trùng (Nuare, Mỹ),
nồi khử trùng (Tomy,Nhật), máy đo pH …
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 8 năm 2009 tại
Phòng công nghệ tế bào thực vật thuộc khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp,
trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Các bước nghiên cứu được tiến hành theo sơ đồ tổng quát sau:
Hình 2.1. Sơ đồ thí nghiệm tổng quát
Tạo đa chồi từ mắt lá mầm
Thăm dò môi trường nuôi cấy in vitro
HẠT ĐẬU
XANH
Tạo mô sẹo
Xử lý thổi khô
Tái sinh cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
2.2.1. Nhóm phƣơng pháp nuôi cấy in vitro
* Tạo mô sẹo từ hạt đậu xanh
Khử trùng hạt
Mẫu vật ở ngoài môi trường nuôi cấy có thể có nấm mốc và vi khuẩn vì
vậy cần phải khử trùng để loại bỏ.
- Khử trùng hạt ngoài buồng cấy: Hạt đậu xanh được rửa bằng nước máy, sau đó
rửa sạch bằng xà phòng, cuối cùng tráng lại nhiều lần bằng nước cất.
- Khử trùng trong buồng cấy: Hạt đậu xanh được khử trùng trong điều kiện vô
trùng bằng cồn trong thời gian 1 phút, tráng lại bằng nước cất khử trùng 1 đến 2
lần. Thêm dung dịch Javen lắc đều trong 20 - 25 phút, sau đó rửa bằng nước cất
khử trùng 3 đến 4 lần. Thí nghiệm với nồng độ cồn 60%,70%,80%, 90%, nồng
độ javen 50%,60%,70%. Ngâm hạt đã được khử trùng trong khoảng thời gian 5 giờ.
Tạo mô sẹo
Hạt đậu xanh đã khử trùng được đặt lên đĩa petri có lót giấy thấm vô trùng,
dùng panh và dao mỏng tách bỏ lớp vỏ và phần nội nhũ, thu phôi đặt lên môi
trường MS cơ bản có bổ sung 2,4D nồng độ từ 3 - 13mg/l, saccharose 3%, agar
0,9%, pH 5,8. Nuôi 1 tuần trong tối và 3 ngày dưới ánh sáng đèn phòng nuôi cấy
với cường độ 2000 lux, thời gian chiếu sáng 10/24 giờ, nhiệt độ 250C ± 10C.
Đánh giá tỷ lệ tạo mô sẹo theo công thức:
t
cp
N
N
Ci
(%)
Trong đó:Ncp là số hạt tạo mô sẹo
Nt là tổng số hạt nuôi cấy
Ci là tỷ lệ tạo mô sẹo (%)
Đánh giá tốc độ phát triển của mô sẹo của các giống thông qua chỉ số tăng
trưởng của khối mô sẹo thu được sau 10 ngày nuôi cấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Tái sinh cây
Mô sẹo phôi thu được từ môi trường tốt nhất được cấy chuyển sang môi
trường tái sinh cây trên nền MS cơ bản, bổ sung BAP (1,5mg/l; 2,0mg/l;
2,5mg/l; 3mg/l; 3,5 mg/l). Mỗi công thức thí nghiệm được tiến hành trên 30 mô,
lặp lại 3 lần. Kết quả được đánh giá sau 10 đến 15 ngày cấy chuyển.
Đánh giá tỉ lệ tái sinh theo công thức:
sv
r
c
N
N
R
(%)
Trong đó: Rc là khả năng tái sinh cây (%)
Nr là tổng số mô tái sinh cây
Nsv là tổng số mô nuôi cấy
Kéo dài chồi đậu xanh
Khi chồi đạt chiều cao 2 – 2,5 cm được cấy chuyển sang môi trường kéo
dài chồi trên môi trường MS cơ bản; muối B5 3g/l; thạch agar 9g/l; đường
saccharose 30g/l; nước dừa 100ml/l; GA3 với nồng độ (0,5mg/l; 1mg/l; 1,5mg/l;
2mg/l); pH 5,7. Đánh giá khả năng kéo dài chồi của cây sau 10 ngày cấy
chuyển. Mỗi công thức thí nghiệm được tiến hành trên 30 chồi và lặp lại 3 lần.
Chồi phát triển tốt là những chồi sau 10 ngày cấy chuyển có chiều cao đảm bảo
cho cấy chuyển ra rễ, chồi mập và không bị héo ngọn.
Tạo cây hoàn chỉnh
Các chồi sau khi kéo dài được chuyển sang môi trường ra rễ để tạo cây
hoàn chỉnh. Môi trường ra rễ là môi trường MS cơ bản; thạch agar 9g/l; đường
saccharose 30g/l; nước dừa 100ml/l; α – NAA (0,2 mg/l; 0,3 mg/l; 0,4mg/l); pH
5,6. Mỗi bình cấy từ 2- 3 chồi. Đánh giá khả năng hình thành và phát triển rễ
của cây tái sinh sau 3 tuần và 4 tuần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
2.2.2. Phƣơng pháp đánh giá khả năng chịu mất nƣớc của mô sẹo
2.2.2.1. Phƣơng pháp xử lý mô sẹo bằng thổi khô
Mô sẹo phôi đậu xanh sau 10 ngày nuôi cấy được đặt lên đĩa petri trải giấy lọc
vô trùng và thổi khô bằng luồng khí vô trùng của buồng cấy ở các ngưỡng thời
gian khác nhau, từ 0; 3; 5; 7; 9; 11 giờ. Xác định độ mất nước của mô sẹo sau 3,
5, 7, 9, 11 giờ xử lý.
Độ mất nước của mô sẹo phôi đậu xanh sau khi xử lý bằng thổi khô được tính
theo công thức:
f
df
L
W
WW
W
(%)
Trong đó: WL: độ mất nước (%)
Wf: khối lượng mô tươi (mg)
Wd: khối lượng mô sau thổi khô (mg)
2.2.2.2. Chọn lọc mô sẹo sống sót sau khi xử lý bằng thổi khô và tái sinh cây
Cấy mô sẹo sau khi xử lý mất nước bằng thổi khô lên môi trường tái sinh cây
(MS cơ bản; đường saccharose 30g/l; thạch agar: 9g/l; 3g muối B5; BAP 3mg/l;
pH: 5,7).
+ Tỷ lệ sống sót của mô sẹo được đánh giá 15 ngày thổi khô được tính theo
công thức:
t
sv
v
N
N
S
(%)
Trong đó:Sv:tỷ lệ mô sống sót (%)
Nsv:số mô sống sót
Nt:tổng số mô xử lý
+ Tỷ lệ tái sinh cây:
sv
r
c
N
N
R
(%)
Trong đó: Rc:khả năng tái sinh cây (%)
Nr:số mô tái sinh cây
Nsv: số mô sống sót
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
2.2.2.3. Tạo cây hoàn chỉnh từ mô sẹo chọn lọc
Các chồi đậu xanh được tách thành một dòng cây và cấy chuyển trên môi
trường tạo cây hoàn chỉnh. Nuôi 4 tuần dưới ánh sáng đền neon trong phòng
nuôi cấy với cường độ 200 lux, thời gian chiếu sáng 10/24 giờ, nhiệt độ phòng
nuôi 25
0
C 10C. Môi trường tạo cây hoàn chỉnh: MS cơ bản; thạch agar 9g/l;
đường saccharose 30g/l; nước dừa 100ml/l; α - NAA: 0,3 mg/l; pH 5,6.
2.2.2.4. Phƣơng pháp ra cây
Cây nuôi cấy trong ống nghiệm là cây được sống trong điều kiện tối ưu về
mọi mặt trong điều kiện môi trường vô trùng. Khi đưa cây ra ra ngoài ống
nghiệm, cây phải chịu tác động của điều kiện bất lợi của môi trường. Do đó để
đạt được cây có khả năng sống cao thì trong thời gian đầu mới đưa cây ra phải
bảo vệ cẩn thận; từng bước cho cây làm quen dần với những điều kiện sống bên
ngoài, cây con dần cứng cáp và phát triển được ở ngoài tự nhiên.
Các bước ra cây được tiến hành như sau:
- Các bình cây được mở nút, cho nước vào ngâm, sau đó lắc nhẹ cho thạch rời
khỏi rễ cây, dùng panh cặp nhẹ kéo ra (chú ý tránh dập nát) rửa cẩn thận cho hết
lớp agar bám quanh gốc bằng nước sạch.
- Chuẩn bị giá thể trồng cây: Đậu xanh kém chịu nước nên tỷ lệ đất: cát: trấu
hun là 1:1,5:1,5. Giá thể trồng cây được đựng vào khay trồng với bề dày khoảng
10 cm.
- Trồng cây: cây con được trồng vào khay, sau đó dùng dung dịch MS cơ bản
pha loãng 10 lần phun nhẹ nhàng vào gốc.
- Chăm sóc cây đậu xanh non: cây đậu xanh trồng trong khay để ra nơi đủ ánh
sáng nhưng tránh nắng và tránh mưa trực tiếp. Sau 2 tuần cây sống ra rễ mới, lá
mới có thể đưa ra ngoài vườn ươm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
2.2.3. Phƣơng pháp tạo đa chồi từ mắt lá mầm
Khử trùng hạt: hạt đậu xanh được rửa sạch bằng nước cất vô trùng, sau
đó rửa bằng cồn 70% trong vòng một phút, lắc hạt với dung dịch javen 60%
trong vòng 20 - 25 phút, tráng sạch bằng nước cất vô trùng ba lần.
Môi trường nảy mầm hạt: Hạt đậu xanh đã được khử trùng cấy vào bình tam
giác trong môi trường nảy mầm: MS cơ bản, đường saccharose 30g/l; thạch agar 9g/l;
pH 5,8. Khảo sát khả năng nảy mầm của hạt, theo dõi sự phát triển và tỷ lệ nảy mầm.
Môi trường tạo đa chồi: Sau khi hạt nảy mầm dùng dao cắt bỏ phần trụ
rễ cách phần mắt lá mầm khoảng 3- 4 mm. Tách đôi lá mầm thành 2 mẫu cấy,
cắt bỏ lá mầm, dùng kim nhọn gây tổn thương ở mắt lá mầm. Các mảnh lá mầm
được cấy trên môi trường tạo đa chồi: MS cơ bản, đường saccharose 30g/l;
thạch agar: 9g/l; 3g muối B5; BAP 3mg/l; pH: 5,7. Đánh giá tỷ lệ tạo chồi và số
chồi / mảnh cấy.
Môi trường kéo dài chồi: các chồi được tách riêng và cấy vào môi trường
kéo dài chồi: MS cơ bản; thạch agar 9g/l; đường saccharose 30g/l; GA3 1mg/l;
nước dừa 100ml/l; pH 5,7.
Môi trường ra rễ: Sau khi chồi có kích thước 4 - 5cm cấy chuyển sang
môi trường ra rễ gồm có: MS cơ bản; đường saccharose 30g/l; thạch agar 9g/l;
nước dừa 100ml/l, α - NAA0,3mg/l.
Ra cây và chế độ chăm sóc: Cây tái sinh hoàn chỉnh được ra bầu và đưa
ra trồng ở ngoài (phương pháp và điều kiện ra cây giống như mục phương pháp
ra cây ở mục 2.2.2)
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý kết quả và tính toán số liệu
Mỗi thí nghiệm được nhắc lại 3 lần. Sử dụng toán thống kê để xác định các trị số
thống kê như trung bình mẫu (
x
), phơng sai (2), độ lệch chuẩn (), và sai số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
trung bình mẫu (
x
S
), với n ≤ 30, α = 0,05. Các số liệu được xử lý trên máy vi
tính bằng chương trình Excel [16].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. HỆ THỐNG TÁI SINH CÂY ĐẬU XANH TỪ MÔ SẸO
3.1.1. Ảnh hƣởng nồng độ các chất đến kết quả khử trùng hạt
Hạt đậu xanh được rửa sạch bằng nước cất vô trùng, ngâm với cồn trong vòng
một phút ở các thang nồng độ 60%; 70%; 80%; 90%. Sau đó được lắc nhẹ và
đều trong dung dịch javen với nồng độ: 50%; 60%; 70% trong vòng 25 phút.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cồn 70% và javen 60% đảm bảo cho hạt nảy
mầm cao, khả năng bị nhiễm và bị thối rất thấp. Nồng độ cồn và javen thấp tỷ lệ
nhiễm cao; nồng độ cồn và javen cao tỷ lệ hạt bị thối cao.
3.1.2. Ảnh hƣởng của các chất kích thích sinh trƣởng đến khả năng tạo
mô sẹo và tái sinh cây từ mô sẹo
3.1.2.1. Ảnh hƣởng của nồng độ 2,4D đến khả năng tạo mô sẹo từ phôi đậu xanh
Phôi đậu xanh sau khi khử trùng được cấy lên môi trường MS cơ bản bổ sung
2,4D với nồng độ khác nhau. Mỗi công thức thí nghiệm được tiến hành trên 30
phôi, lặp lại 3 lần. Theo dõi khả năng hình thành mô sẹo sau 10 ngày nuôi cấy,
chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.1. Kết quả bảng 3.1 cho thấy, trên các loại
môi trường có bổ sung 2,4D với nồng độ khác nhau và giống đậu xanh khác
nhau, phôi đậu xanh đều có khả năng tạo mô sẹo sau 10 ngày nuôi cấy. Ở môi
trường có nồng độ 11 mg/l 2,4D thích hợp nhất cho khả năng tạo mô sẹo của
phôi giống đậu xanh ĐX06, tỉ lệ mô sẹo đạt cao nhất là 100%. Còn ở môi
trường có nồng độ 3mg/l – 10mg/l 2,4D tỷ lệ tạo mô sẹo thấp. Sử dụng 2,4D
cao hơn 11mg/l khả năng tạo mô sẹo của phôi đậu xanh ĐX06 bắt đầu giảm.
Đặc biệt với nồng độ 2,4D 13 mg/l, khả năng tạo mô sẹo giảm mạnh
(79,50%). Các giống VN93-1; VN99-3; VC1973A; VC3902A; VC6148;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
VC6372; VC2768A, tỉ lệ mô sẹo đạt cao nhất là 99% khi sử dụng 2,4D với
nồng độ 10mg/l.
Bảng 3.1. Khả năng tạo mô sẹo của các giống đậu xanh (%)
Công
thức
Nồng độ
2.4D
(mg/l)
VN 93-1 VN 99-3 VC 1973A ĐX 06 VC 3902A VC 6148 VC 6372 VC 2768A
1 3 85,17 86,50 80,15 81,05 87,15 82,05 87,05 81,15
2 4 86,09 86,29 83,25 81,15 86,90 83,50 86,90 81,25
3 5 86,34 87,30 86,32 86,35 87,30 87,10 87,10 85,35
4 6 89,21 87,20 86,30 87,50 87,90 87,50 87,60 84,50
5 7 92,72 91,02 87,15 89,55 90,20 88,55 90,25 89,55
6 8 95,23 91,20 93,10 94,10 91,90 94,20 91,05 90,10
7 9 96,37 93,07 97,05 95,05 94,07 94,50 92,10 92,05
8 10 99,14 98,10 99,20 97,50 98,50 97,10 99,50 95,50
9 11 94,14 97,23 96,23 100,00 96,03 96,00 96,03 92,00
10 12 94,04 92,05 84,10 84,10 92,15 84,10 90,15 85,10
11 13 82,03 80,80 79,50 79,50 82,50 79,30 83,50 83,50
Ở môi trường có nồng độ 3 mg/l – 9 mg/l 2,4D tỷ lệ tạo mô sẹo thấp.
Sử dụng 2,4D cao hơn 10mg/l và khả năng tạo mô sẹo phôi đậu xanh của 7
giống trên đều giảm.
Đặc điểm hình thái của mô sẹo các giống đậu xanh được trình bày ở bảng
3.2. Kết quả bảng 3.2 cho thấy, trên các loại môi trường có bổ sung 2,4D với
nồng độ khác nhau và giống đậu xanh khác nhau, hình dạng mô sẹo cũng
khác nhau sau 10 ngày nuôi cấy. Ở môi trường có nồng độ 8mg/l – 13mg/l
2,4D các mô sẹo đều có hình dạng sần sùi, nhưng nồng độ 2,4D từ 8mg/l -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
10mg/l đối với 7 giống đậu xanh VN93-1; VN99-3; VC1973A; VC3902A;
VC6148;VC6372; VC2768A, các mô sẹo đó bó chặt còn nồng độ 2,4D cao
hơn 10mg/l mô sẹo sần sùi nhưng không bó chặt. Đối với giống đậu xanh
ĐX06 nồng độ 2,4D từ 8 mg/l – 11mg/l các mô sẹo có hình dạng sần sùi và
bó chặt, còn nồng độ 2,4D cao hơn 11mg/l thì các mô sẹo đó không bó chặt
lại. Nồng độ 2,4D từ 3 mg/l – 7mg/l tất cả các giống đậu xanh đều có hình
dạng nhẵn.
Bảng 3.2. Hình dạng mô sẹo của các giống đậu xanh
Công
thức
Nồng
độ
2,4D
mg/l
VN 93-1 VN 99-3 VC 1973A ĐX 06 VC3902A VC 6148 VC 6372 VC 2768A
1 3 Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn
2 4 Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn
3 5 Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn
4 6 Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn
5 7 Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn Nhẵn
6 8 Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi
7 9 Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi
8 10 Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi
9 11 Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi
10 12 Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi
11 13 Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi Sần sùi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Kết quả theo dõi tốc độ sinh trưởng của mô sẹo được trình bày ở bảng 3.3
Bảng 3.3. Tốc độ sinh trưởng mô sẹo của các giống đậu xanh (đvms)
(1 đơn vị mô sẹo (đvms) có kích thước khoảng 3 mm2)
Công
thức
2.4-D
(mg/)
VN 93-1 VN 99-3 VC 1973A ĐX 06 VC 3902A VC 6148 VC 6372 VC 2768A
1 3 2,700,10 2,630,15 2,53 0,15 2,500,26 2,60 0,25 2,650,50 2,580,15 2,600,50
2 4 2,600,36 2,670,35 2,66 0,25 2,630,40 2,60 0,10 2,70 0,15 2,750,10 2,60 0,15
3 5 2,730,21 2,630,51 2,83 0,21 2,700,21 2,75 0,25 2,78 0,25 2,700,25 2,80 0,35
4 6 3,030,72 3,200,53 3,00 0,35 3,100,35 3,15 0,15 3,05 0,45 3,150,40 3,10 0,52
5 7 3,200,20 3,270,25 3,37 0,15 3,270,25 3,37 0,35 3,38 0,25 3,480,15 3,27 0,25
6 8 3,300,10 3,300,10 3,40 0,15 3,450,15 3,40 0,15 3,45 0,35 3,550,25 3,44 0,32
7 9 3,370,15 3,600,50 3,50 0,10 3,530,40 3,55 0,42 3,50 0,20 3,600,20 3,52 0,21
8 10 3,490,25 3,700,15 3,60 0,15 3,800,15 3,75 0,15 3,650,45 3,650,45 3,75 0,35
9 11 2,900,20 3,100,25 3,00 0,35 3,850,35 2,75 0,25 2,6 0,25 2,850,50 2,95 0,25
10 12 2,700,15 2,800,50 2,65 0,42 3,3 0,20 2,78 0,27 2,58 0,26 2,750,20 2,75 0,26
11 13 2,300,20 2,450,20 2,43 0,25 2,500,27 2,33 0,10 2,50 0,30 2,600,18 2,50 0,25
Bảng 3.3 cho thấy, sau 10 ngày nuôi cấy ở môi trường có nồng độ
3mg/l - 10 mg/l 2,4D mô sẹo của phôi giống đậu xanh ĐX06 có kích thước
khối mô tăng dần và đạt kích thước lớn nhất ở môi trường có nồng độ 11mg/l
2,4D. Sử dụng 2,4D cao hơn 11mg/l kích thước mô sẹo của phôi đậu xanh
ĐX06 bắt đầu giảm. Đặc biệt với nồng độ 2,4D 13 mg/l, kích thước mô sẹo
giảm mạnh (2,5 đvms). Các giống VN93-1; VN99-3; VC1973A; VC3902A;
VC6148; VC6372; VC2768A, các phôi nuôi cấy trong môi trường bổ sung từ
3 mg/l – 9 mg/l kích thước khối mô sẹo tăng dần và đạt cao nhất kích thước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
lớn nhất khi sử dụng 2,4D với nồng độ 10mg/l. Ở môi trường có nồng độ
2,4D cao hơn 10mg/l và kích thước mô sẹo phôi đậu xanh của 7 giống đó bắt
đầu giảm dần.
Như vậy môi trường bổ sung nồng độ 2,4D 11mg/l thích hợp nhất với
giống đậu xanh ĐX06 và nồng độ 2,4D cao hơn 10 mg/l đối với 7 giống đậu
xanh còn lại, vì ở nồng độ đó tỷ lệ tạo mô sẹo, hình dạng cũng như kích thước
mô sẹo là tốt nhất. Nồng độ 2,4D cao hơn tỉ lệ tạo mô sẹo và kích thước khối
mô đều giảm. Sau một thời gian nuôi cấy ngắn, các mô sẹo này đều vàng và
nhanh bị chết. Hiện tượng này cũng thường xuyên gặp khi nuôi cấy mô thực
vật, có thể do khi nồng độ các chất sinh trưởng quá cao, thì sự phân chia tế
bào xảy ra nhanh, sự định hướng cho sự biệt hoá cơ quan khó khăn nên các
mô sẹo tạo ra dễ bị biến dạng. Hơn nữa khi nồng độ các chất sinh trưởng quá
cao đặc biệt ở các loại mô sẹo hoặc chồi được cấy chuyển nhiều lần trên môi
trường luôn duy trì các chất kích thích, các mẫu nuôi cấy này luôn tích tụ hàm
lượng hoocmon ngoại sinh cao, dẫn đến các tế bào và mô dễ bị độc và nhanh
chết. Còn nếu sử dụng nồng độ 2,4D thấp quá trình tạo mô sẹo và phát triển
của mô sẹo rất chậm.
Mai trường và cs (2001) chỉ sử dụng BAP với nồng độ 4mg/l sau 1 tuần bắt
đầu thấy sự hình thành các đám mô sẹo [16]. Kaviraj và cs (2006) tái sinh cây
đậu xanh hoàn chỉnh từ mô sẹo đã sử dụng 2,4D trong giai đoạn tạo mô sẹo
với nồng độ 9mg/l – 15mg/l và kết quả thu được với môi trường bổ sung
10mg/l 2,4D tạo 100% mô sẹo [34]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù
hợp với kết quả nhận được của nhóm Kaviraj và cs (2006). Như vậy môi
trường bổ sung 11mg/l 2,4D là môi trường thích hợp nhất cho khả năng tạo
mô sẹo phôi của giống đậu xanh ĐX06 và môi trường bổ sung 10mg/l 2,4D là
môi trường thích hợp nhất cho khă năng tạo mô sẹo phôi đậu xanh của 7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
giống còn lại, vì ở môi trường này tỉ lệ tạo mô sẹo và kích thước mô đều
cao nhất.
Hình 3.1. Hình ảnh mô sẹo phôi đậu xanh nuôi cấy trên môi trường có bổ sung 2,4D
A:Mô sẹo phôi đậu xanh trên môi trường có bổ sung 10mg/l của giống đậu xanh VN93-1
B: Mô sẹo phôi đậu xanh trên môi trường có bổ sung 11mg/l của giống đậu xanh ĐX06
3.1.2.2. Ảnh hƣởng của BAP đến khả năng tái sinh cây từ mô sẹo phôi đậu xanh
BAP (6 - Benzyl amino purine) là chất kích thích sinh trưởng thuộc
nhóm cytokinin. BAP ảnh hưởng rõ rệt và rất đặc trưng lên sự phân hoá cơ
quan của thực vật, đặc biệt là sự phân hoá chồi. BAP là chất có hiệu quả và sử
dụng rộng rãi cho cảm ứng chồi trong cây họ đậu bao gồm cả đậu xanh
(Gulati, Jaiwal, 1994) [20].
Mô sẹo thu được của các giống đậu xanh được chia thành những khối
mô nhỏ có kích thước khoảng 3x3 mm, cấy lên môi trường MS cơ bản có
chứa BAP với nồng độ khác nhau (2mg/l; 3mg/l; 4mg/l). Mỗi công thức được
tiến hành trên 30 mô sẹo, lặp lại 3 lần. Sau đó theo dõi khả năng tái sinh cây
của mô sẹo sau 10 và 15 ngày cấy chuyển.
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái
sinh cây từ mô sẹo phôi đậu xanh được thể hiện ở bảng 3.4.
A
B
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng tái sinh cây từ mô sẹo
phôi đậu xanh (%)
Công
thức
Nồng
độ
BAP
(mg/)
VN 93-1 VN 99-3 VC 1973A ĐX 06 VC 3902A VC 6148 VC 6372 VC 2768A
Sau 10 ngày
1 2 60,2 2,5 61,03,5 66,0 2,5 63 4,0 60,01,5 63,0 5,0 65,0 1,5 60,0 4,1
2 3 98,6 1,2 88,02,1 77,3 1,1 87,0 2,4 77,52,5 75,8 1,5 82,7 2,5 86,8 2,5
3 4 63,31,5 64,02,0 62,0 3,5 63,0 1,5 61,5 1,5 60,5 4,5 61,5 4,0 63,1 2,5
Sau 15 ngày
1 2 65,2 1,5 66,03,0 67 2,1 63,53,5 62,0 1,0 66,0 1,0 67 1,8 66,0 3,8
2 3 99,0 1,0 90,01,9 78,0 1,2 88,0 1,8 78,5 1,5 77,0 1,5 84,7 2,5 87,0 2,5
3 4 65,52,5 66,02,8 63,0 2,5 64,0 1,5 65,0 1,5 63,0 2,5 63,5 3,0 64,1 1,5
Bảng 3.4 cho thấy, dưới ảnh hưởng của BAP thì tỉ lệ tái sinh cây của cả
8 giống đậu xanh khá cao sau 10 ngày, trong đó tỉ lệ tái sinh cây thấp nhất
trên môi trường có nồng độ BAP 2 mg/l (60% - 66%) và cao nhất khi nồng độ
BAP là 3 mg/l (77,3% - 98,6%). Bổ sung nồng độ BAP cao hơn (4mg/l)
không làm tăng tỷ lệ tái sinh ở cây đậu xanh mà còn giảm tỷ lệ tái sinh
(60,5% - 64,0%). Sau 15 ngày tỉ lệ tái sinh cây tăng lên không đáng kể. Các
giống đậu xanh khác nhau tỷ lệ tái sinh cũng khác nhau. Tỷ lệ tái sinh cao
nhất là giống VN93-1 (98,6% sau 10 ngày, 100% sau 15 ngày), giống
VC6148 tỷ lệ tái sinh thấp nhất (75,8% sau 10 ngày, 77% sau 15 ngày). Sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
khác nhau này cho thấy cùng điều kiện môi trường nuôi cấy các giống khác
nhau (kiểu di truyền khác nhau) khả năng tái sinh cũng khác nhau.
Khả năng tái sinh và số chồi/mô sẹo được dùng để đánh giá ảnh hưởng
của BAP đến hiệu quả tái sinh của các giống đậu xanh nghiên cứu. Kết quả
thí nghiệm tạo chồi được thể hiện ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tạo chồi ở đậu xanh
Công
thức
Nồng
độ
BAP
(mg/l)
Số chồi / một mô sẹo
VN 93-1 VN99-3 VC 1973A ĐX 06 VC 3902A VC 6148 VC 6372 VC 2768A
1 2 1,230,31 1,660,63 1,660,32 1,66 0,63 1,660,63 1,66 0,32 1,66 0,32 1,660,63
2 3 2,330,39 2,560,39 2,700,27 2,660,329 2,660,63 2,75 0,25 2,55 0,25 2.700,32
3 4 1,670,29 2,200,35 2,660,32 2,400,32 2,350,15 2,66 0,44 2,50 0,14 2,430,20
Sau 10 ngày tái sinh, số chồi/mô cao nhất đạt 2,75 chồi trên môi trường
có bổ sung 3mg/l BAP. Môi trường bổ sung nồng độ BAP 2mg/l và 4 mg/l
đều cho tỷ lệ tạo chồi thấp hơn. Kết quả cho thấy trong thí nghiệm của chúng
tôi tỷ lệ tái sinh và số lượng chồi nhiều hơn so với báo cáo của Mai Trường
và cs (2001) [15].
Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi cho rằng nồng độ BAP 3mg/l là
tốt nhất cho sự tái sinh của 8 giống đậu xanh nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Hình 3.2. Hình ảnh tái sinh đậu xanh trên môi trường bổ sung3mg/l BAP
3.1.2.3. Ảnh hƣởng của GA3 đến khả năng kéo dài chồi của đậu xanh
GA3 (axit Gibberelic) là chất kích thích thuộc nhóm Gibberelin, nó tác
động làm cho tế bào dãn ra và phân chia, làm tăng chiều cao của cây. Khi
chồi đạt chiều cao 2 – 2,5 cm được cấy chuyển sang môi trường kéo dài chồi
có bổ sung GA3 với nồng độ : 0,5mg/l; 1mg/l;1,5mg/l; 2mg/l.
Kết quả cho thấy, sau 10 ngày cấy chuyển sang môi trường kéo dài
chồi có bổ sung GA3 với nồng độ khác nhau đều làm cho chồi của đậu xanh
dài ra. Nhưng trong 3 công thức nồng độ trên thì công thức môi trường bổ
sung GA3 với nồng độ 1,5mg/l làm cho chồi đậu xanh được kéo dài và mập
nhất, còn nồng độ GA3 0,5 mg/l và 1mg/l thì chồi kéo dài chậm hơn. Nồng độ
GA3 2mg/l chồi kéo dài nhanh nhất nhưng cây yếu và sau một thời gian thì bị
héo ngọn.
Hiện nay chưa thấy nghiên cứu nào nói về môi trường kéo dài chồi ở đậu
xanh có sử dụng GA3, do vậy, từ kết quả thu được ở trên chúng tôi cho rằng
nồng độ GA3 1,5 mg/l là tốt nhất cho kéo dài chồi ở đậu xanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Hình 3.3. Hình ảnh kéo dài chồi đậu xanh trên môi trường bổ sung GA3
3.1.2.4. Ảnh hƣởng của α-NAA đến khả năng ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh
α - NAA là chất kích thích sinh trưởng thực vật thuộc nhóm auxin, có
tác dụng mạnh đến quá trình hình thành và phát triển rễ thực vật. Để tạo rễ
cây tái sinh chuẩn bị cho khâu tiếp theo là đưa ra ngoài đồng ruộng, chúng tôi
đã nghiên cứu môi trường ra rễ cây đậu xanh nuôi cấy trên môi trường MS cơ
bản bổ sung α-NAA với các nồng độ khác nhau. Theo dõi khả năng tạo rễ của
các cây tái sinh sau 3 tuần và 5 tuần cấy chuyển, chúng tôi thu được kết quả ở
bảng 3.6. Bảng 3.6 cho thấy, bổ sung α-NAA với các nồng độ từ 0,2 mg/l đến
0,4 mg/l đều giúp cho các chồi tạo rễ với tỉ lệ cao. Song nồng độ α-NAA cao
thì tỉ lệ tạo rễ và chiều dài rễ phát triển càng kém đi. Môi trường có nồng độ α
- NAA là 0,3 mg/l là môi trường thích hợp nhất cho sự ra rễ của đậu xanh, ở
môi trường này tỉ lệ tạo ra rễ cao nhất (đạt 100%) và chiều dài rễ là cao nhất.
Từ kết quả thu được cho thấy ngoài việc sử dụng BAP để tạo rễ ở đậu
xanh (Mai Trường và cs, 2001) [16] và sử dụng IAA kết hợp với α-NAA
(Ignacimuthu và cs,1999) [31], chúng tôi chỉ sử dụng α-NAA bổ sung vào
môi trường khả năng tạo rễ với tỷ lệ cũng cao (100%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Bảng 3.6. Ảnh hưởng củ α-NAA tới khả năng ra rễ của cây tái sinh từ
mô sẹo phôi đậu xanh
(tỷ lệ ra rễ của đậu xanh = số chồi ra rễ/ tổng sô chồi cấy chuyển (%))
Công
thức
Nồng
độ
α-NAA
VN 93-1 VC 99-3 VC 1973A ĐX 06 VC 3902A VC 6148 VC 6372 VC2768A
Sau 3 tuần
1 0,2 75,674,5 71,03,0 68,74,3 68,74,3 60,54,5 63,04,0 66,53,5 65,0 2,5
2 0,3 98,61,4 97,0 1,1 97,0 1,4 97,0 1,4 97,52,5 97,51,5 94,72,5 96,8 2,0
3 0,4 72,3 2,7 64,0 4,0 64,0 2,5 64,0 2,5 61,01,5 60,52,5 61,54,5 63,1 5,0
Sau 5 tuần
1 0,2 85,5 1,5 76,03,0 68,74,3 73,53,5 68,01,0 69,01,0 70,01,5 76,0 3,8
2 0,3 99,0 1,0 98,0 1,9 97,0 1,4 98,0 1,8 98,51,5 98,01,5 94,72,5 97,0 2,5
3 0,4 65,5 2,5 66,0 2,0 64,0 2,5 64,0 1,5 65,01,5 63,02,5 63,53,0 64,5 1,5
Hình 3.4. Hình ảnh cây đậu xanh ra rễ trên môi trường bổ sung 0,3mg/l α-NAA
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
3.1.3. Nhận xét về môi trƣờng tái sinh cấy cây đậu xanh từ mô sẹo
(1) Môi trường thích hợp nhất cho tạo mô sẹo của phôi đậu xanh là môi
trường có bổ sung 10 mg/l 2,4D đối với các giống VN93-1; VN99-3;
VC1973A; VC3902A; VC6148; VC6372; VC2768A. Còn giống đậu xanh
ĐX06 thích hợp với môi trường có nồng độlà 11mg/l 2,4D.
(2) Các mô sẹo có nguồn gốc từ phôi đậu xanh đều có khả năng tái sinh cây
cao, khả năng sinh trưởng của chồi mạnh. Tỷ lệ tái sinh, số chồi trung bình và
kích thước chồi cao nhất trên môi trường có bổ sung BAP với nồng độ 3mg/l.
(3) Môi trường thích hợp cho tạo cây hoàn chỉnh là môi trường có bổ sung 0,3 mg/l
α -NAA, tại môi trường này tỷ lệ tạo rễ, số rễ/cây và kích thước rễ là cao nhất.
3.2. ĐỘ MẤT NƢỚC VÀ KHẢ NĂNG CHỊU MẤT NƢỚC CỦA MÔ SẸO
PHÔI CÁC GIỐNG ĐẬU XANH
3.2.1. Mức độ mất nƣớc của mô sẹo phôi đậu xanh dƣới tác động của thổi khô
Để chọn ra các dòng tế bào có khả năng chịu mất nước, một số tác giả
đã tiến hành cho các tế bào mô sẹo bị mất nước lý học bằng luồng khí vô
trùng của bàn cấy. Đối với mô sẹo đậu xanh, trong thí nghiệm này chúng tôi
đã xử lý mất nước lý học bằng luồng khí vô trùng ở các ngưỡng thời gian là 0,
3, 5, 7, 9, 11 giờ liên tục, lượng nước trong mô giảm dần tới mức không có
thể bay hơi được nữa.
Kết quả xác định khả năng chịu mất nước của mô sẹo dưới tác động của thổi
khô đối với các giống VN93-1; VN99-1; VC1973A; ĐX06; VC3902A;
VC6148; VC6372; VC2768A ở các ngưỡng thời gian là 0, 3, 5, 7, 9,11 giờ
liên tục được thể hiện ở bảng 9 và hình 3.6.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Bảng 3.7.Độ mất nước của mô sẹo phôi đậu xanh sau khi sử lý bằng thổi
khô (% khối lượng tươi)
Thời gian
thổi khô
(giờ)
VN 93- 1 VN 99-3 VC 1973A ĐX 06 VC 3902A VC 6148 VC 6372 VC 2768A
0 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
3 48,84 50,00 70,60 62,15 50,28 64,18 60,22 57,29
5 65,22 65,86 79,05 73,92 69,86 73,92 72,28 69,26
7 85,75 82,38 81,44 82,53 85,38 82,53 76,29 84,26
9 87,79 89,67 83,19 85,99 86,67 85,99 81,68 85,65
11 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
0 3 5 7 9 11
Thêi gian thæi kh« (giê)
Tû
lÖ
m
Êt
n•
íc
(%
)
0
2
40
6
80
100
120
VN 93- 1
VN 99-3
VC 1973A
DX 06
VC 3902A
VC 6148
VC 6372
VC 2768A
Hình.3.5. Độ mất nước của mô sẹo phôi đậu xanh sau xử lý bằng thổi khô
Độ mất nước của mô tăng theo thời gian thổi khô ở tất cả các giống. Sau 3
giờ đến 5 giờ thổi khô, mức độ mất nước giống VC1973A là cao nhất (70,60 -
79,05% khối lượng tươi), sau đó là giống VC6148 (64,18 -73,92 % khối lượng
tươi, giống VN93- 1 có mức độ mất nước thấp nhất (48,84% - 65,22% khối
lượng tươi).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Ở các ngưỡng thổi khô 7 giờ, 9 giờ, 11 giờ, độ mất nước của mô giảm
dần. Nhìn chung, tốc độ mất nước giữa các giống không có sự sai khác đáng
kể. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận xét của các tác giả khi chọn dòng
tế bào chịu thổi khô ở lúa, ở lạc [14], [7].
3.2.2. Khả năng chịu mất nƣớc của mô sẹo phôi đậu xanh sau khi xử lý
bằng thổi khô
Tỉ lệ sống sót của mô sẹo phôi đậu xanh được đánh giá sau khi nuôi
phục hồi 1 tuần. Quan sát khả năng phục hồi mô sẹo phôi đậu xanh sau khi xử
lí bằng thổi khô được cấy lên môi trường tái sinh chúng tôi thấy, sau 2-3 ngày
những mô sẹo sống sót đã hút nước và sinh trưởng bình thường. Tỉ lệ sống sót
của mô sẹo tỉ lệ nghịch với thời gian xử lí (bảng 3.8 và hình 3.7).
Bảng 3.8. Tỷ lệ sống sót (%) của mô sẹo phôi đậu xanh sau thổi khô 1 tuần
nuôi phục hồi
Thời gian
thổi khô
(giờ)
Tỷ lệ sống sót của mô sẹo phôi đậu xanh sau thổi khô 1 tuần
VN 93- 1 VN 99-3 VC 1973A ĐX 06 VC 3902A VC 6148 VC 6372 VC 2768A
0 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
3 100,00 96,29 85,00 95,00 96,00 92,00 92,40 95,38
5 100,00 88,00 75.00 91,00 92,00 68,00 85,83 90,20
7 96,43 80,00 42,86 64,38 65,38 44,82 76,43 72,18
9 88,00 44,00 23,80 50,00 51,00 34,61 66,35 55,78
11 00,00 00,00 00,00 00,00 00,00 00,00 00,00 00,00
Sau 3, 5, 7, 9, 11 giờ thổi khô, tỉ lệ mô sẹo phôi đậu xanh sống sót của
giống VN93- 1 là lớn nhất và cuối cùng là giống VC1973A có tỉ lệ mô sẹo
sống sót thấp nhất, sau 9 giờ thổi khô chỉ còn 23,80 %.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Như vậy cùng một mức độ mất nước như nhau nhưng khả năng chịu
đựng của mô sẹo có sự khác nhau rõ rệt giữa các giống nghiên cứu.
0 3 5 7 9 11
Thêi gian thæi kh« (giê)
Tû
lÖ
sè
ng
sã
t (
%
)
0
20
40
60
80
100
120
VN 93- 1
VN 99-3
VC 1973A
ĐX 06
VC 3902A
VC 6148
VC 6372
VC 2768A
Hình 3.6. Tỷ lệ sống sót (%) của mô sẹo phôi đậu xanh sau thổi khô và nuôi
phục hồi trên môi trường tái sinh
* Khả năng tái sinh cây từ mô sẹo phôi đậu xanh sống sót sau khi xử lý
bằng thổi khô
Kết quả nghiên cứu khả năng tái sinh cây của 8 giống đậu xanh nghiên
cứu sau 3 tuần nuôi cấy được trình bày ở bảng 3.9 và hình 3.8. Kết quả ở
bảng 3.9 và hình 3.8 cho thấy, tất cả các giống đậu xanh nghiên cứu đều có
khả năng tái sinh sau 3 tuần nuôi cấy. Ở ngưỡng xử lí bằng thổi khô 3 giờ,
tất cả 8 giống đậu xanh đều có khả năng tái sinh cao và thời gian xử lí càng
cao thì tỉ lệ tái sinh càng giảm. Giống có tỷ lệ tái sinh cao nhất là giống
VN93 -1, giống VC1973A có tỷ lệ tái sinh thấp nhất ở các ngưỡng thời
gian xử lý, sau 9 giờ xử lí thổi khô tỉ lệ tái sinh chỉ còn 10,5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Bảng 3.9. Khả năng tái sinh cây từ mô sẹo phôi đậu xanh sống sót sau khi xử
lý bằng thổi khô
Thời gian
thổi khô
(giờ)
Tỷ lệ tái sinh của mô sẹo phôi đậu xanh sau khi thổi khô (%)
VN 93- 1 VN 99-3 VC1973A ĐX 06 VC3902A VC 6148 VC 6372 VC 2768A
0 98,6 90,0 78,3 88,0 78,5 77,8 84,7 87,8
3 96,4 88,1 85,5 87,8 89,8 95,0 85,6 89,5
5 87,2 84,7 66,9 84,4 82,0 83,0 67,7 70,6
7 80,6 79,6 50,1 79,0 74,7 76,0 52,2 50,7
9 20,0 15,7 10,5 17,3 20,2 16,3 10,7 12,8
0 3 5 7 9
V
N
9
3-
1
V
C
19
73
A
V
C
39
02
A
V
C
63
720
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Thêi gian thæi
kh« (giê)
Tû lÖ t¸i sinh %)
VN 93- 1
VN 99-3
VC 1973A
DX 06
VC 3902A
VC 6148
VC 6372
VC 2768A
Hình 3.7. Khả năng tái sinh cây của các mô sẹo phôi đậu xanh sống sót
sau khi xử lý bằng thổi khô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Như vậy kết quả cho thấy, hầu hết mô sẹo phôi đậu xanh của các giống
qua xử lý mất nước 3h khi sống sót thường có khả năng tái sinh cây cao hơn
so với đối chứng không bị xử lý (0h). Điều này có thể do xử lí mất nước, khi
đặt lên môi trường tái sinh, các tế bào hút nước mạnh hơn, nên sức sống, sức
sinh trưởng và khả năng tái sinh cao hơn. Theo Lê Trần Bình và cs (1995),
nguyên nhân là do quá trình xử lý đã giết chết những tế bào mẫn cảm, chọn ra
những tế bào có sức sống và khả năng tái sinh cao. Hiện tượng này cũng được
phát hiện khi xử lý mất nước ở một số đối tượng cây khác như ở thuốc lá và
mảnh lá cây Craterosticgma plantagineum, lạc [9], [7].
Kết quả các thí nghiệm đã thu được 289 dòng mô chịu mất nước của 8
giống đậuxanh và 715 dòng cây xanh.
Hình 3.8. Tái sinh mô sẹo sau khi xử lý thổi khô
3.2.3. Nhận xét về khả năng chịu mất nƣớc bằng xử lý thổi khô của các
giống đậu xanh nghiên cứu
(1) Cả 8 giống đậu xanh nghiên cứu đều có khả năng chịu hạn ở mức độ mô
sẹo và có biểu hiện khác nhau giữa các giống.
(2) Những mô sẹo sống sót đều có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
(3) Kết quả thu được 289 dòng mô chịu mất nước và 715 dòng cây xanh của 8
giống đậu xanh nghiên cứu. Đây là nguồn vật liệu phong phú cho chọn dòng
chịu hạn ở cây đậu xanh tái sinh từ mô sẹo chịu mất nước.
3.3. KẾT QUẢ TÁI SINH CÂY ĐẬU XANH TỪ MẮT LÁ MẦM
3.3.1. Môi trƣờng nảy mầm của hạt
Hạt đậu xanh của 8 giống được khử trùng (điều kiện khử trùng giống
như phần khử trùng hạt của mục 2.2.1) cấy trên môi trường nảy mầm, ở giai
đoạn này hạt chủ yếu sử dụng chất dinh dưỡng có sẵn trong hạt nên môi
trường chưa cần cung cấp chất kích thích sinh trưởng. Ở cả 8 giống đậu xanh,
sau một ngày nuôi cấy hạt bắt đầu nứt vỏ, 3 ngày hạt nảy mầm hoàn chỉnh.
Hình 3.9. Hạt đậu xanh nảy mầm sau 3 ngày (A, B), Hạt đậu xanh được
tách ra để tạo đa chồi (C, D)
3.3.2. Môi trƣờng tạo đa chồi
Môi trường tạo đa chồi ở đa số các loài thực vật cần sử dụng các chất
điều hoà sinh trưởng như IAA, BAP, IBA,…Trong quá trình thí nghiệm
A B
C D
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
chúng tôi đã sử dụng BAP để tạo đa chồi ở đậu xanh. Việc sử dụng nồng độ
các chất điều hoà sinh trưởng thích hợp có ý nghĩa quan trọng đối với từng
giai đoạn phát triển của cây, đây là nguyên tắc cơ bản trong nuôi cấy mô tế
bào.
Sau 3 ngày, khi hạt nảy mầm dùng dao mổ tách hạt thành hai mảnh,
dùng kim nhọn gây tổn thương ở mắt lá mầm, cấy các mảnh đó trong môi
trường MS cơ bản có bổ sung BAP với nồng độ khác nhau (1,5mg/l; 2mg/l;
2,5mg/l; 3mg/l; 3,5mg/l). Mỗi bình cấy 10 – 15 mảnh lá mầm. Mỗi công thức
thí nghiệm được tiến hành trên 30 lá mầm, lặp lại 3 lần.
Khả năng tạo chồi và số chồi / mảnh lá mầm được dùng để đánh giá khả năng
thích ứng của giống và ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng trong hệ
thống nuôi cấy in vitro, kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tạo đa chồi ở đậu xanh
Công
thức
Nồng
độ
BAP
Số chồi / một lá mầm
VN 93-1 VN99-3 VC 1973A ĐX 06 VC 3902A VC 6148 VC 6372 VC 2768A
1 1,5 1,33 0,329 1,660,639 1,660,329 1,660,639 1,660,639 1,660,329 1,660,329 1,66 0639
2 2 1,660,639 2,330,329 2,000,577 2,330,329 1,660,329 2,330,086 2,000,57 2,300,639
3 2,5 1,670,329 2,300,375 2,660,329 2,430,352 2,350,144 2,660,144 2,500,144 2,330,202
4 3 2,330,329 2,660,329 3,000,577 2,660,329 2,660,639 3,350,259 3,150,329 3,000,577
5 3,5 1,330,329 1,670,329 1,330,329 1,570,190 1,660,329 2,330,329 1,480,069 1,330,369
Từ bảng 3.10 cho thấy sự khác biệt số lượng chồi từ mắt lá mầm môi
trường tạo đa chồi bổ sung BAP với nồng độ 3 mg/l cho số chồi đạt tối đa
trên một lá mầm dao động từ 2,33 0,329 đến 3,35 0,259 gặp ở tất cả 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
giống đậu xanh: VN93-1; VN99-1; VC1973A; VC3902A; VC6148; VC6372;
VC2768A; ĐX06. Số lượng chồi không chỉ phụ thuộc vào nồng độ BAP mà
trong quá trình làm thí nghiệm mà chúng tôi còn thấy rằng, nếu gây tổn
thương đúng vị trí, không quá sâu hay quá nông sẽ tạo được số chồi nhiều
nhất. Cũng sử dụng lá mầm để tái sinh và môi trường tái sinh có bổ sung BAP
nhưng nhóm nghiên cứu của Mai Trường và cs chỉ thu được số chồi tối đa là
3 chồi/lá mầm. Như vậy có thể kết luận rằng gây tổn thương mắt lá mầm
đúng vị trí và môi trường tạo đa chồi bổ sung 3mg/l BAP tạo được số chồi / lá
mầm là cao nhất.
Hình 3.10. Hình ảnh tạo đa chồi từ mắt lá mầm
3.3.3. Môi trƣờng kéo dài chồi
Sau khoảng 10 ngày khi chồi được hình thành, tách riêng từng chồi và
cấy chuyển sang môi trường kéo dài chồi có bổ sung 1,5 mg/l GA3 và các
chất dinh dưỡng khác nhau để cho chồi phát triển thuận lợi. Sau 10 ngày cấy
trên môi trường kéo dài chồi, chồi đậu xanh đạt kích thước 4 - 5 cm được
chuyển sang môi trường ra rễ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Hình 3.11. Hình ảnh kéo dài chồi đậu xanh trên môi trường bổ sung GA3
3.3.4. Môi trƣờng ra rễ
Hệ rễ được hình thành khi chuyển các chồi sang môi trường ra rễ có bổ
sung 0,3mg/l α – NAA, khoảng 30 ngày, khi cây hoàn chỉnh với bộ rễ phát
triển tốt đạt chiều cao 7 – 8 cm, cây được chuyển ra ngoài nuôi cấy trong các
khay.
Hình 3.12. Hình ảnh cây đậu xanh ra rễ trên môi trường bổ sung 0,3mg/l α-NAA
3.3.5. Ra cây và chế độ chăm sóc
Khi cây con trong ống nghiệm có kích thước 5 - 7 cm với hệ rễ phát
triển được đưa ra ngoài nuôi cấy trong khay (điều kiện nuôi cấy như phương
pháp ra cây mục 2.2.1). Sau khoảng 30 ngày cây đậu xanh ra hoa và kết quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Hình 3.13. Cây đậu xanh tái sinh được trồng trong khay (A), Cây đậu
xanh tái sinh được trồng trong chậu ra hoa kết quả (B, C, D)
3.3.6. Nhận xét về môi trƣờng tái sinh từ mắt lá mầm
(1). Môi trường bổ sung 3mg/l BAP và gây tổn thương đúng vị trí trí tạo được
số lượng chồi / lá mầm là cao nhất.
(2) Môi trường bổ sung 1,5 mg/l GA3 sau 10 ngày nuôi cấy chồi tạo được
chồi đạt kích thước cấy chuyển ra rễ tốt nhất.
(3) Cả 8 giống đậu xanh đều có khả năng tạo đa chồi và tái sinh thành cây
hoàn chỉnh, cây tái sinh đều có khả năng ra hoa kết quả khi trồng trong điều
kiện trồng và chăm sóc trong khay.
A
B
C D
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Thăm dò môi trường nuôi cấy mô sẹo đậu xanh cho thấy: môi trường có bổ
sung 11mg/l 2,4D là môi trường thích hợp cho tạo mô sẹo giống đậu xanh
ĐX06. Môi trường có bổ sung 10mg/l 2,4D thích hợp cho tạo mô sẹo 7 giống
còn lại. Nồng độ 3mg/l BAP cho tỷ lệ tái sinh, số chồi trung bình, kích thước
trung bình chồi là cao nhất và môi trường có bổ sung 0,3mg/l α-NAA là thích
hợp cho tạo cây hoàn chỉnh.
1.3. Đánh giá khả năng chịu mất nước của các giống đậu xanh ở mức độ mô
sẹo trên cơ sở xác định độ mất nước, khả năng chịu mất nước, khả năng sống
sót và khả năng tái sinh cây đã cho thấy cả 8 giống đậu xanh đều có khả năng
chịu mất nước ở mức độ mô sẹo. Đã chọn được 289 dòng mô chịu mất nước và
715 dòng cây xanh tái sinh từ mô sẹo chịu mất nước.
1.3. Thăm dò môi trường tái sinh cây đậu xanh từ mắt lá mầmcho thấy, môi
trường có bổ sung 3mg/l BAP và gây tổn thương đúng vị trí sẽ tạo được số
chồi/ lá mầm cao. Môi trường có bổ sung 1,5 mg/l GA3 là môi trường tốt nhất
để kéo dài chồi; môi trường bổ sung 0,3 mg/l α – NAA là môi trường thích hợp
cho tạo rễ chồi đậu xanh.
1.4. Cả 8 giống đậu xanh đều có khả năng tạo đa chồi từ mắt lá mầm và tái sinh
thành cây hoàn chỉnh, có khả năng ra hoa kết quả khi trồng ra chậu.
2. Đề nghị
2.1. Tiếp tục sử dụng kỹ thuật nuôi cấy in vitro vào việc chọn dòng chịu hạn
từ các giống đậu xanh nghiên cứu trên.
2.2. Cần có những nghiên cứu chuyển gen thích hợp để cải tiến các giống đậu
xanh có chất lượng cao và khảnăng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi
trường tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Luyện, Nguyễn Vũ Thanh Thanh, Lò Mai Thu, Chu Hoàng Mậu
(2009), Hoàn thiện hệ thống tái sinh in vitro ở cây đậu xanh (Vigna radiata
(L.) Wilczek) phục vụ cho chuyển gen”. Tạp chí Khoa học&Công nghệ-Đại
học Thái Nguyên, 54(6): 123-128.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nhị, Lê Thị Muội (1997), Công nghệ sinh học thực
vật trong cải tiến giống cây trồng, Giáo trình cao học nông nghiệp, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội (188 trang).
2. Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1998), Phân lập gen và chọn dòng chống chịu
ngoại cảnh bất lợi ở cây lúa, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
3. Lê Trần Bình, Võ Thị Ngọc Diệp, Lê Thị Muội (1995), “Nghiên cứu khả
năng chịu lạnh và chịu khô ở mô sẹo lúa của các giống lúa có nguồn gốc sinh
thái khác nhau”, Tạp chí sinh học, 17(1), tr. 19 – 55.
4. Bùi Bảo Hoàn (1993), Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào trong bảo
quản, nhân giống và chọn dòng chịu lạnh ở khoai lang (Ipomoea batatas L.),
Luận văn thạc sĩ sinh học, Viện Công nghệ Sinh học, Hà Nội.
5. Nguyễn Hữu Hồ và Nguyễn Văn Uyển (2005), Nghiên cứu hai kiểu tái sinh
in vitro cây khoai lang Inpomoea Batatas, Những vấn đề cơ bản trong khoa
học sự sống ; NXB khoa học và kỹ thuật, 1242 – 1245.
6. Nguyễn Thị Thuý Hường, Trần Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Thu Hiền, Chu
Hoàng Mậu, Lê Văn Sơn, Chu Hoàng Hà (2009), “Phát triển hệ thống tái sinh
in vitro ở cây đậu tương (Glycine max (L.) Merill) phục vụ chuyển gen”. Tạp
chí Khoa học&Công nghệ-Đại học Thái Nguyên, 52(4): 82-88.
7. Ngô Thị Liêm (2006),Nghiên cứu sự đa dạng di truyền và khả năng chịu
hạn của một số giống lạc (Arachis hypogaea L.), Luận văn thạc sĩ sinh học,
trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
8. Trần Đình Long, Lê Khả Tường (1998), Cây đậu xanh. NXB Nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
9. Nguyễn Hoàng Lộc (1992), Chọn dòng chịu muối NaCl và chịu mất nước ở
thuốc lá (Nicotiana tabacum L.), luận án phó tiến sĩ sinh học, Viện Công
nghệ Sinh học, Hà Nội, 107 trang.
10. Chu Hoàng Mậu (2001), Sử dụng phương pháp đột biến thực nghiệm để
tạo các dòng đậu tương và đậu xanh đột biến đột biến thích hợp cho vùng núi
đông bắc Việt Nam. Luận án tiến sĩ Sinh học. Viên Công nghệ Sinh học, Hà
Nội.
11. Nguyễn Thị Phương Nam và cộng sự (2007), “Xây dựng hệ thống tái sinh
in vitro cây ngô và ứng dụng trong nghiên cứu chuyển gen tạo protein giàu sắt
nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens”, Những vấn đề cơ bản trong khoa
học sự sống, NXB Khoa học và kỹ thuật, 887 -89.
12. Đinh Thị Phòng (2001), Nghiên cứu khả năng chịu hạn và chọn dòng
chịu hạn ở lúa bằng công nghệ tế bào thực vật, Luận án Tiến sĩ Sinh học,
Viện Công nghệ Sinh học, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Thanh và Võ Phan MiSa (2007), “Nghiên cứu xây dựng hệ
thống tái sinh in vitro và ứng dụng chuyển gen ở hồ tiêu; Những vấn đề
nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống”, NXB Khoa học và kỹ thuật, 820
– 824.
14. Nguyễn Thị Tâm (2004), Nghiên cứu khả năng chịu nóng và chọn dòng
chịu nóng ở lúa bằng công nghệ tế bào thực vật, Luận án tiến sĩ sinh học, Hà
Nội.
15. Phan Hữu Tôn (2004), Giáo trình Công nghệ sinh học trong chọn tạo
giống cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Mai Trường, Nguyễn Hữu Hổ, Lê Tấn Đức, Nguyễn Văn Uyển (2001),
“Hệ thống tái sinh cây đậu xanh từ cuống tử điệp nuôi cấy in vitro”. Tạp chí
sinh học, 23: 33-35.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
17. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu
thực nghiệm trong nông lâm ng nghiệp trên máy vi tính, Nxb Nông Nghiệp, Hà
Nội
Tài liệu tiếng anh
18. Abdul B., Frinch R. P., Cocking E. C. (1999), Plant regeneration from
protoplast of wild rice (Oryza rufipogon Griff)”, Plant cell Rep, 10, pp. 200
– 203
19. Adkins S. M., Shiraishi T., Kunavuvatchaidach R.,Godwin I. D. (1995),
“Somaclonal variation in rice drought – tolerance and other agronomic
characters”, Aust J Bot, 4, pp. 201 – 209.
20. Amutha S., Muruganantham M., and Ganapathi A. (2006), “Thidiazuron-
induced high-frequency axillary and adventitious shoot regeneration in
Vigna radiata (L.) Wilczek”. In Vitro Cell. Dev. Biol.-Plant, 42:26–30.
21. Bajai S., Rajam H. (1996), “Spermidine for effcient regeneration”, Rice
Bio Quar, 26, pp. 6.
22.Bertin P., Kinet J. M. Bouharmont J. (1995), “Heritable chilling tolerance
improvement in rice through somaclonal variation and cell line selection”,
Aust J Bot, 44, pp. 91 – 105.
23. Bertin P., Kinet J. M. Bouharmont J. (1997), “ Somaclonal variation and
improvement of chilling tolerance in rice: Chance in chilling – induce
chlorophyll fluorescence”, Crop Sci, 37, pp. 1727 – 1735.
24. Biwas G. C., Zapata F. J.(1993), “High – frequence plant regeneratin
from protoplast of indica rice (Oryza sativa L.) using mantose”, J plant
Physiol, 141, pp. 475.
25. Chandler S. F.,Vasil I. K.(1984), “Selection and characteerrizationlof
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
NaCl tolerance cell from embryogenesis cultures of Pennisetum purpureum
Schum”, Plant Sci Lett, 37, pp. 157- 164.
26. Collin H. A., Dix P.J. (1990), “Culture systems and selection procedure.
In: Plant cell line selection. VCH Verlagsgesellschaft”.
27. Dix P.J (1986), Plant cell culture technology, Yeoman M.M. (eds),
Oxford, Blackwel Scientific Publication, pp. 143 – 201.
28. Dix P.J.(1990), Plant cell line selection (Procedures and Applications),
VCH Verlagsgllchaft MBH
29. Gulati A. and Jaiwal P.K. (1993). “In vitro selection of salt-resistant
Vigna radiata (L.) Wilczek plants by adventitious shoot formation from
cultured cotyledon explants”. J. Plant Physiol. 142: 99–10.
30. Gulati A, Jaiwal PK (1994), “Plant regeneration from cotyledonary node
explants of mungbean (Vigna radiata (L.) Wilczek)”. Plant Cell Rep
13:523–527.
31. Ignacimuthu S. & Franklin G. (1999), “Regeneration of plantlets from
cotyledon and embryonal axis explants of Vigna mungo L. Hepper”, Plant
Cell, Tissue and Organ Culture 55: 75–78.
32. Jayanti Sen & Spra Guha Mukherjee (1998), “In vitro intoduction of
multiple shoots and plant regeneration in Vigna, In vitro Cell.Dev. Biol.
plant, 34: 276 – 280.
33. K. Ramakrishnan · R. Gnanam · P. Sivakumar A. Manickam, “In vitro
somatic embryogenesis from cell suspension cultures of cowpea (Vigna
unguiculata (L.) Walp)”, Plant Cell Rep (2005) 24: 449–461.
34. Kaviraj C.P., G. Kiran, R.B. Venugopan, P.B.Kavi Kishor, Srinath Rao
(2006), “Somatic embryogenesis and plant regeneration from cotyredorary
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
explants of green gram (Vigna radiata (L.) Wilczek)- A recalcitrant grain
legume”. In vitro Cell.Der. Biol. plant. 42: 134 – 138.
35. Mundy J., Chua N. H. (1988), Abcisis and water stress induce the
expression of a novel rice gene”, EMBOJ, 8, pp. 2279 – 2286.
36.Muruganantham M., Amutha S.,Selvaraj N., Vengadesan G., Ganapathi
A. (2007), “Efficient Agrobacterium- ediated transformation of Vigna
mungo using immature cotyledonary-node explants and phosphinothricin as
the selection agent”. In Vitro Cell.Dev.Biol.-Plant, 43:550–557.
37. Norbor M. W. (1990), Environmental stress resistance. In: Plant Cell
Line Selection, Weihein, New York, Basel, Cambridge, VCH, pp. 167 – 186.
38. Prem R. anand, Ganapathi A., Ramesh V. Anbazhagan, Gengadesan G.,
and Selvaraj N (2001), “High frequency plant regeneration via somatic
embryogenesis in cell suspension cultures of cowpea, vigna unguiculata (L.)
walp”. In Vitro Cell. Dev. Biol-Plant, 36:475-480.
39. Poddar K., Vishnoi R. K., Kothari S. L. (1998), “Plant regeneration from
embryogenesis callus”, Rice Bio quar, 35, pp. 9.
40. Raghava. R. N. V., Nabors M. V., (1985), “Plant negeneration from
tissue cultures of Pokali rice is promoted by optizing callus to medium
volume ratio and by a medium conditioning factor produced by
embryogeneic callus”, Cell Tiss Org Cult, 4, pp. 241 – 248.
41. Rudrabhatla Sairam, Siva Chennareddy, Madasamy Parani, Shulu Zhang,
Diaa Al-abed, Wissam Abou-Alaiw, and Stephen Goldman (2005), “Obpc
symposium: Maize 2004 & beyond – plant regeneration, gene discovery, and
genetic engineering of plants for crop improvement”. In Vitro Cell. Dev.
Biol.-Plant, 41:411–423.
42. Renato A. Avenido & Kazumi Hattori (1999), “Differences in shoot
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
regeneration response from cotyledonary node explants in Asiatic Vigna
species support genomic grouping within subgenus Ceratotropis (Piper)
Verdc.” Plant Cell, Tissue and Organ Culture 58: 99–110.
43. Renato A Avenido, Jo Motoda and Kazumi Hattori (2001), “Direct shoot
regeneration from cotyledonary nodes as a marker for genomic groupings
within the Asiatic Vigna (subgenus Ceratotropis {Piper} Verdc.) species”.
Plant Growth Regulation, 35: 59–67.
44. Sita L. Mahala, T. Leela, B. Kiran Kumar, B. Naresh, Prathibha Devi
(2006), “In vitro plant regeneration from the petioles of primary leaves of
mungbean (Vigna radiata L.)”. Plant Biotechnology, 23: 409–411.
45. Sonia, Raman Saini, Rana P. Singh, Pawan K. Jaiwal (2007),
“Agrobacterium tumefaciens mediated transfer of Phaseolusvulgaris -
amylase inhibitor-1 gene into mungbean (Vigna radiata (L.)Wilczek) using
bar as selectable marker”. Plant Cell Rep 26:187–198
1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30LV09_SP_DitruyenhocNguyenThiLuyen.pdf