Luận văn Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay

Tài liệu Luận văn Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay: LUẬN VĂN: Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay ngành du lịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) nói chung, đối với tỉnh Luông Pha Bang nói riêng đang đứng trước nhu cầu lớn về sự phát triển. Du lịch được coi là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển mạnh du lịch hình thành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch trong nước. Những năm qua, ở nước CHDCND Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN bước đầu cũng đã thu được những thành tựu hết sức quan trọng. Cho nên, tỉnh Luông Pha Bang là tâm điểm du lịch, kinh tế vừa là thành phố cố đô, di sản văn hoá thế giới của nước CHDCND Lào. Có tiềm năng về nhiều mặt để phát triển du lịch, có điều kiện thiên nhiê...

pdf100 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay ngành du lịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) nói chung, đối với tỉnh Luông Pha Bang nói riêng đang đứng trước nhu cầu lớn về sự phát triển. Du lịch được coi là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển mạnh du lịch hình thành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch trong nước. Những năm qua, ở nước CHDCND Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN bước đầu cũng đã thu được những thành tựu hết sức quan trọng. Cho nên, tỉnh Luông Pha Bang là tâm điểm du lịch, kinh tế vừa là thành phố cố đô, di sản văn hoá thế giới của nước CHDCND Lào. Có tiềm năng về nhiều mặt để phát triển du lịch, có điều kiện thiên nhiên phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống lịch sử lâu đời. Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển du lịch quốc tế. Đó là yêu cầu cần thiết để góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, tính tự phát còn lớn, hiệu quả thấp, sản phẩm và loại hình du lịch còn đơn điệu, ý thức trách nhiệm về phát triển du lịch bền vững, về giữ gìn bảo vệ tài nguyên môi trường chưa cao. Du lịch đã có những tác động tích cực, đồng thời cũng có những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn phát triển kinh tế du lịch tỉnh Luông Pha Bang vừa mang tính cấp thiết trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài nhằm đề xuất các giải pháp phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này ở tỉnh Luông Pha Bang. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước CHDCND Lào đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch kể cả đề tài quốc gia như chương trình du lịch Cánh Đồng Chum tỉnh Xiêng Khoảng, du lịch Vắt Phu tỉnh Chăm Pa Sắc (chùa trên đồi), du lịch Năm Tộc Tát, Khon Pha Phêng (Thác Khon). Tỉnh Luông Pha Bang cũng có một số bài viết về du lịch nhưng chưa phân tích toàn diện và làm rõ tiềm năng cũng như mặt tồn tại của du lịch trên địa bàn tỉnh. Đề tài phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang chưa có tác giả nào tiếp cận lý giải và cố gắng làm rõ về lý luận gắn liền với thực tiễn dưới góc độ quản lý kinh tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Nghiên cứu vai trò của du lich đối với phát triển kinh tể – xã hôi ở CHDCND Lào , các nhân tố tác động đến phát triên du lich ở lào, góp phần tìm tòi giải pháp phù hợp nhằm đẳy mạnh phát triên du lịch ở Lào . - Nhiệm vụ: Phân tích thực trạng du lịch tỉnh Luông Pha Bang để rút ra những vấn đề cần giải quyết. Đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pha Bang. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu phát triển du lịch là lĩnh vực rộng và mới mẻ có thể nghiên cứu nhiều mặt khác nhau. ở đây chủ yếu nghiên cứu ở góc độ quản lý nhà nước nhằm khuyến khích phát triển du lịch có hiệu quả chứ không đi sâu về tổ chức nội dung kinh doanh du lịch. - Về thời gian: Nghiên cứu phát triển du lịch chủ yếu từ năm 2005 - 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Vận dụng hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch, đồng thời, kế thừa những vấn đề lý luận về du lịch để đáp ứng vào hoàn cảnh cụ thể ở tỉnh Luông Pha Bang. Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, phân tích du lịch và sự tác động của du lịch để phát triển ngành du lịch của tỉnh. 6. Đóng góp của đề tài Phát triển du lịch là ngành kinh tế - xã hội mũi nhọn của tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay và mai sau. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để góp phần phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pha Bang. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, nôi dung. Chương 1: Một số vấn đề chung về phát triển du lịch ở CHDCND Lào. Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang. Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay. Chương 1 Một số vấn đề chung về phát triển du lịch ở cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế- xã hội 1.1.1. Một số khái niệm - Khái niệm du lịch, hoạt động du lịch Du lịch là hoạt động của con người đi tới một môi trường ngoài nơi cư trú hoặc không cư trú, trong một khoảng thời gian nhất định nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội và nhu cầu giao lưu trong cuộc sống, đồng thời, du lịch là một nhân tố của phát triển kinh tế - xã hội. Từ định nghĩa trên theo tác giả có ý nghĩa và bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao, kể cả việc kết hợp để dưỡng bệnh, thăm viếng và các hoạt động khác.....Bản chất kinh tế của du lịch là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hoá phục vụ việc thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của khách du lịch. Và để đáp ứng nhu cầu đó ngành du lịch ra đời và dần dần trở thành một nghành kinh tế độc lập chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước [4, tr. 8]. Du lịch là hoạt động của con người, đã xuất hiện từ khi con người người xuất hiện trên trãi đất. Thủa xa xưa, khi điều kiện kinh tế kỹ thuật còn ở trình độ thấp kém và lạc hậu cũng đã xuất hiện nhiều chuyến giao du dưới nhiều hình thức khác nhau của một số người trong xã hội. Với thực tế đó du lịch là một mang tính tự nhiên, vì nó đáp ứng được nhu cầu của con người. Xã hội loài người cùng phát triển, nhu cầu tự nhiên của con người cũng tăng, nhu cầu đi du lich trước đây chỉ có một số người. Trước thế kỷ XIX du lịch chỉ là hiện tượng đơn lẻ của một số ít người thuộc tầng lớp giàu có và người ta coi du lịch như một hiện tượng nhân văn, làm phong phú thêm nhận thức của con người sau đại chiến thế giới lần thứ II, khi dòng người đi du lịch ngày càng tăng thì việc giải quyết nhu cầu về nơi ăn, chốn ở, phương tiện vận chuyển vui chơi giải trí... cho du khách đã trở thành cơ hội kinh doanh cho việc doanh nghiệp lúc nào, du lịch không chỉ là hiện tượng nhân văn mà còn là một hoạt động kinh tế. Vì vậy, người ta cho rằng, du lịch là toàn bộ những hoạt động và công việc phối hợp kết hợp nhằm khoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Giáo sư Edmod Pieasa ( người Bỉ) cho rằng: "Du lịch là tập hợp các tổ chức và các chức năng của nó, không chỉ về phương dịên khách vãng lai mà cái chính là phương diện về giá trị mà khách du lịch mang lại". [16, tr. 6] Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Trong đó, chủ thể quan trọng của hoạt động lịch là khách du lịch. Đó là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Hoạt động du lịch là một tồn tại khách quan của con người nằm trong nội tại của sự phát triển xã hội loại người. Hoạt động thông qua du lịch, nhu cầu giao lưu và hưởng thụ vật chất, tinh thần của con người càng phát triển cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng, địa phương. Do vậy hoạt động du lịch luôn được đặt ra và phát triển theo nhu cầu của con người. Hoạt động du lịch là nhân tố của sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Du lịch là một ngành "kinh tế mũi nhọn" quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội [4, tr. 8]. Nói tóm lại. Bản chất du lịch vầ hoạt động du lịch là du ngoạn của cong người để được hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần mang tính văn hoá cao, đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương đất nước họ, bao gồm hệ thống di tích lịch sử - văn hoá- phong tục tập quán, cảnh quan thiên nhiên, văn học - nghệ thuật, món ăn- thức uống dân tộc, cơ sở nghỉ dưỡng- chữa bệnh, cơ sở thể thao giải trí...Trong đó quan trọng nhất là di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảch thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc, cộng đồng anh em ở địa phương đất nước. Du lịch do ba yếu tố cơ bản là chủ thể du lịch và hoạt động du lịch (du khách) khách thể du lịch (tài nguyên du lịch) và môi trường du lịch (ngành du lịch) cấu thành. Loài người có ba nhu cầu, tức nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển. Hoạt động du lịch phát triển tới quy mô to lớn như ngày nay chứng minh loài người đã bắt đầu vượt ra khỏi rằng buộc của nhu cầu sinh tồn, có điều kiện hướng tới sự thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển là một phần trong sinh hoạt văn hoá của con người hiên đại, vì thế hoạt động du lịch dưới sự chỉ đạo, đúng đắn của tư tưởng, đối với đời sống xã hội loài người có một ý thức rất lớn [4, tr.9]. - Khái niệm kinh tế du lịch "Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và du khách quốc tế. Góp phần nâng cao dân trí tạo việc làm và phát triển kinh tế- xã hội đất nước" [16, tr.10]. Dựa vào khái niệm trên có thể hiểu du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp, lấy khách du lịch làm đối tượng, cung cấp sản phẩm, du lịch cần thiết cho khách du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của họ. Cách hiểu này dù là một phần lý giải tại sao đối với nhiều quốc gia, trong bảng phân ngành của nền kinh tế quốc dân đã xếp du lịch là nghành dịch vụ, hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu là các dịch vụ, nhằm trở giúp cho con người trong quá trình đi thăm quan, du lịch như: dịch vụ vẩn chuyển, dịch vụ hưỡng dẫn, dịch vụ làm các thủ tục hải quan đến qua trình du lịch, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí... cách hiểu này cũng có ý nghĩa quan trọng trong quản lý vĩ mô về du lịch mỗi quốc gia khi định hướng phát triển dịch vụ du lịch thành nền kinh tế trong cơ sở nền kinh tế quốc dân. Các ngành kinh tế bao gồm: + Khách sạn dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và giải trí. + Nhà hàng chế biến và phục vụ các món ăn, đồ uống. + Cơ sở giả trí dịch vụ phục vụ vui chới giải trí. + Cơ sở thăm quan dịch vụ thăm quan, thắng cảnh. + Các cơ sở bán hàng hoá dịch vụ bán hàng. + Các cơ sở bưu điện dịch vụ bưu chính viễn thông. + Các ngành hàng dịch vụ vẩn chuyển hoặc đổi tiền. + Các cơ sở y tế, dịch vụ y. + Các hội chợ, dịch vụ. - Khái niệm kinh doanh du lịch. Kinh doanh du lịch và các đơn vị kinh tế có chức năng sản xuất hàng hoá, dịch vụ một cách hợp pháp theo nhu cầu thị trường nhằm đạt lợi nhuận hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội tối đa [9, tr.277]. Như vậy kinh doanh du lịch là lĩnh vực có khả năng thu hồi lợi nhuận cao và do đó thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn so với các lĩnh vực khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng của kinh doanh du lịch mà nếu được đầu tư khai thác tốt sẽ góp phần tăng nhanh nhịp độ phát triển của nền kinh tế. Ngày nay ở nhiều nước công nghiệp phát triển, thu nhập tư kinh doanh du lịch thường chiếm 20%. Hoặc cao hơn trong tổng sản phẩm quốc nội GDP. Hoạt động kinh doanh du lịch còn tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Giao thông vận tải, hàng không, bưu chính viễn thông, các nghề thủ công, mở rộng thị trường, giải quyết việc làm cho nhân dân tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế, văn hoá- xã hội phát triển. Cấu trúc ngành kinh doanh du lịch - Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch. - Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế. - kinh doanh dịch vụ ăn uống. - Kinh doanh các dịch vụ bổ sung. - Kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Hoạt động kinh doanh du lịch tác động mạnh mẽ đến cán cân thu chi của vùng du lịch, của một đất nước. Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước. 1.1.2. Đặc điểm của du lịch Sự phát triển cảu du lịch hiện nay càng có xu hướng đại chúng háo. Được khôi phục phát triển nhanh chóng, thu nhập cá nhân và tố chất văn hoá của toàn thể loài người được phổ biến ngày càng cao, từ đó làm cho hoạt động du lịch phất triển thành một hoạt động mang tính quần chúng. Nếu nói rằng chủ của lữ hành và du lịch trước đây là người giàu có, thì trong giai đoạn du lịch này, quần chúng lao động đã trở thành người tham gia chủ yếu của hoạt động du lịch. Hình thức đây là đặc điểm nội bật nhất của du lịch hiện đại. Sự phát triển của du lịch hiện nay ngày càng đa dạng hoá. <hoạt động du lịch thời kỳ đầu là du lịch thương mại lấy kinh tế làm mục đích chính, du lịch làm điều kiện và du lịch học lấy giáo dục làm mục đích cũng đã có lịch sử tương đối lâu đời nhưng vẫn không có sự phát triển đáng kể> [7, tr.45]. Cùng với sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ về văn minh, vật chất, văn minh tinh thần của loài người, du lịch nghỉ phép, nghỉ ngơi mang tính vui chơi, giải trí dần dần trở thành thói quen của du lịch hiện nay. - Du lịch vừa là kinh tế, văn hoá, tinh thần. Ngành du lịch chỉ trở thành kinh tế mũi nhọn, khi phải được quốc gia đó lựa chọn làm chiến lược phát triển kinh tê - xã hội của quốc gia và có đủ điều kiện cần thiết khác như: Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực nhân văn, nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cơ sở hạ tầng, các cơ hội và nguồn lực bên ngoài...Để xác định ngành du lịch có phải là ngành kinh tế của một quốc gia, một địa phương cần làm rõ một số nội dung sau đây. + Thứ nhất, phân tích sự đóng góp của ngành du lịch vào GDP, trên góc độ kinh tế, người ta xếp du lịch là ngành dịch vụ rất được coi trọng ở các nước công nghiệp phát triển và đã đóng góp một số tỉ trọng rất lớn vào GDP của một quốc gia. + Thứ hai, mức độ tác động của ngành du lịch đối với chuyển dịch đối với cơ cấu kinh tế của nền kinh tế. Phát triển du lịch tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ không chỉ là thị trường tiêu thụ nội địa mà cả thị trường xuất khẩu tại chỗ. + Thứ ba, khả năng tạo ra việc làm của ngành du lịch, giải quyết các vẫn đề kinh tế - xã hội của quốc gia. Theo quy luật chung, đối với mỗi quốc gia khi thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì lực lượng lao động ở khu vực I khu vực II sẽ giảm rất nhanh, khu vực III là khu vực dịch vụ sẽ đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thu hút lực lượng lao động trong xã hội. + Thứ tư, do ảnh hưởng của du lịch tới sự phát triển kinh tế của các vùng miền khó khăn và thực hiện xoá đói giảm nghèo. Do những điều kiện khách quan chủ quan về phát triển du lịch, nhằm phát triển kinh tế ở những vùng hoặc địa phương từng bước khắc phục sự chênh lệch giữa các vùng miền, thực hiện tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư. + Thứ năm, khă năng đóng góp của ngành du lịch vào việc phục hồi phát huy bản sắc dân tộc với mục tiêu không những thu hút khách mà còn giới thiệu truyền thống lịch sử, Văn hoá của dân tộc với bạn bè trên thế giới, và giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước. Điều này phải được thể hiện cụ thể trong mọi hoạt động du lịch. +Thứ sau, bản chất của du lịch là du ngoạn của con người để được hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần mang tính văn hoá cao, đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương đất nước, bao gồm hệ thống di tích lịch sử- văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán văn học- nghệ thuật, món ăn thức uống dân tộc, cơ sở nghỉ dưỡng- chữa bệnh, cơ sở thể thao giải trí... Trong đó quan trọng nhất là di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc, cộng đồng anh em ở địa phương đất nước, nhằm thoả mãn nhu cầu và sự hài lòng của khách du lịch nội địa và khách quốc tế. Điều này chứng minh rằng loài người đã thoát ra sự rằng buộc của nhu cầu sinh tồn, có điều kiện hướng tới sự thoả mãn nhu cầu hưởng thu và phát triển một bộ phận trong sinh hoạt văn hoá của con người hiện đại. - Du lịch gắn với điều kiện thiên nhiên, khí hậu phong tục tập quán. Du lịch gắn liền với thiên nhiên là tài nguyên, thiên nhiên ban tặng để cho con người tiến hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi điều dưỡng, du ngoạn thăm quan bao gồm: Sông núi, hang động, thác, rừng, ánh sáng, chim thú quý hiếm, hoa thơm, cỏ lạ... quy nạp lại có thể chia ra ba phạm vi chủ lực là, tài nguyên du lịch sông núi, tài nguyên du lịch khí hậu và tài nguyên du lịch sinh vật...cụ thể đó là do thuận lợi vị trí địa lý mang lại như thông thường với các nước dễ dàng, có đường sông đường suối, đường bộ, đường hàng không là trung tâm của vùng kinh tế phát triển năng động, trên thế giới. Đây là một nhân tố cơ bản để phát triển du lịch. Quốc gia nào có nhiều tài nguyên tự nhiên thì quốc gia đó có tiềm năng lớn để thu hút được nhiều khách du kịch đến thăm quan. Do ảnh hưởng của nhân tố địa lý tụe nhiên và thời tiết, khí hậu nên du lịch ở hầu hết các nước đều mang tính thời vụ đặc trưng. Đối với một nước thuộc khu vực nhiệt đới, gió mùa đông bắc, khí hậu bốn mùa thay đổi xuân, hạ, thu, đông. Khách du lịch nội địa, quốc tế đi du lịch tham quan thắng cảnh ai cũng hưởng thụ khí hậu ấm áp, thời tiết trong sạch thoáng mát, loại trừ gây hại ô nhiễm môi trường, bên cạnh những tiềm năng du lịch rất lớn và đa dạng, thì tính thời vụ trong du lịch càng rõ nét. Du lịch gắn liền với phong tục tập quán, phong tục tập quán là những thói quen được đưa vào nếp sống hàng ngày. Một dân tộc đều có những thói quen cá biệt lúc ban đầu, về sau do sự tiếp súc với nhau nên có sự ảnh hưởng, bắt trước và có những cái lẫn nhau. Phong tục tập quán có hai loại: mỹ tục là những tập tục tốt, như thờ phụng tổ tiên, và hủ tục là những tập tục xấu như mê tín dị đoan, tin vào bùa phép. Thế giới văn minh mỗi ngày thay đổi, và nếp sống cũng vậy, nhân loại ngày nay đều cố gắng phát huy mỹ tục và đẩy lùi hủ tục vào bóng tối lãng quên [17]. Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng lịch sử và truyền thông của phong tục tập quán và văn hoá dân tộc thể hiện rằng di tích lịch sử văn hoá phong tục tập quán. Lễ hội các món ăn, uống các loại hình nghệ thuật, các lối sống nếp sống của các dân tộc người mang bản sắc độc đáo còn lưu trưc đến ngày nay. Những nguồn lực ấy được phân loại theo nhiều thời gian lịch sử từ cổ đại, trung đại, cận đại. Chẳng hạn nền văn minh Ai cập cổ đại với kinh tự tháp nổi tiếng, nền văn hoá Hy Lạp cổ đại hoặc phong tục tập quán ở Việt Nam, Lào như: Các lễ cưới của các dân tộc, các lễ hội. Với nhiều thành tựu đặc sắc về văn hoá nghệ thuật của các dân gian v.v, có vai trò rất quan trọng đối với phát triển du lịch trong thời đại hiện nay. Trong phát triển du lịch trình độ văn hoá của người dân cũng góp phần vào phát triển du lịch, con người thân thiện, hiền hoà, khiến họ truyền bá những điều tốt đẹp về đất nước, con người của điểm đến cho những người thân quen có thể tạo được làn sóng du lịch mới. Phần lớn những người khách thăm quan và hành trình du lịch, đều là người có trình độ văn hoá nhất là người đi du lịch nước ngoài. Người có trình độ văn hoá càng cao, thì đòi hỏi đi du lịch càng lớn, đòi hỏi chất lượng du lịch, muốn khám phá những nét truyền thống, văn hoá, phong tục tập quán của điểm đến. - Những yêu cầu và tổng hợp đối với sản phẩm và dịch vụ du lịch. Đối với sản phẩm và dịch vụ du lịch phải đa dạng, độc đáo, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý củ khách du lịch. Trước hết phải tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng cao, hấp dẫn mạnh tới khách trong và ngoài nước phải được coi là công việc quan trọng bậc nhất cho hoạt động kinh doanh du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, sự hấp dẫn của những sản phẩm du lịch phủ thuộc vào chính những mà quốc gia và địa phương mình đã và đang có, đồng thời không tách khỏi sự cố gắng sáng tạo của mỗi nhân viên trong ngành và sự phối hợp của các đơn vị có liên quan, sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là những dịch vụ, nhưng không phải là những dịch vụ độc lập, riêng biết mà là "chuỗi dịch vụ" vừa kết hợp với nhau vừa đan xen với nhau, vừa lặp đi lặp lại nhiều lần. Chất lượng của chuỗi dịch vụ này sẽ quyết định thoả mãn nhu cầu của khách cả về vật chất và tinh thần. Hơn nữa, nhiều dịch vụ lại được thực hiện bởi nhiều doanh ngiệp kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau. Vì thế sản phẩm du lịch, có chất lượng có uy tín của ngành là sự phấn đấu của toàn công đoạn, từng doanh nghiệp và của sự phối hợp liên ngành, cuối cùng phải được du khách chấp nhận. Nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch sẽ trở thành một chiến lược trong hoạt động kinh doanh du lịch. ở một số nước một số nước phát triển sự dụng rất nhiều hình thức độc đáo, nên thu hút được khách trong và ngoài nước và quốc tế đến càng ngày càng đông. Xã hội càng văn minh, kinh tế càng phất triển nhu cầu của du khách càng phong phú đa dạng. Do vậy việc tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn khách du lịch là một tất yếu khách quan, nhằm phát triển du lịch ở nhiều quốc gia hiện nay. 1.1.3. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế- xã hội ở cộng hoà nhân dân Lào - Về kinh tế Du lich trước hết là một thị trường vừa rộng vừa lớn với nhu cầu hoá du lịch rất đa dạng và khả năng thanh toán của khách hàng kha cao, vừa mang tính đặc thù. Thị trường du lịch hoạt động trong không gian lãnh thổ thị trường nay lại hoàn toàn có khả năng "xuất khẩu tại chỗ" nhiều hàng hoá đặc biệt là hàng hoá nang tính chất đặc trưng của dân tộc phân bổ giải rác khắp mọi miền của đất nước như món ăn dân tộc hàng thủ công mỹ nghệ lưu niệm. Những hàng hoá này thường có giá trị và giá trị sự dụng không đáng kể đối với thị trường nội địa nhưng lại có giá trị cao, lợi nhuận lớn do thoả mãn được "gu" hay thị trường hiếm nào đó của khách du lịch nước ngoài. Mặt khác, có rất nhiều loại "hàng hoá" phục vụ du khách không thể vận chuyển đi bán ở thị trường thế giới được thì lại có thể bán với giá cả cao, thu lợi nhuận lớn tại nước mình như cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, di tích lịch sử, công trình văn hoá nổi tiếng, phong tục tập quan đặc sắc.vv [12, tr.8]. xuất phát từ những đặc điểm kinh tế và khả năng kinh doanh như trên nền du lịch và lĩnh vực kinh doanh có khả năng thu lợi nhuận cao và do đó thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn so với các lĩnh vực khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng của ngành du lịch, mà nếu được đầu tư khai thác tốt sẽ góp phần tăng nhanh nhịp độ phát triển của nền kinh tế. Ngày nay ở nhiều nước công nghiệp, thu nhập từ du lịch thường chiếm 20% hoặc cao hơn trong tổng sản sản phẩm quốc gia (GDP). Hoạt động du lịch cong tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, xây dựng các nghề thủ công truyền thống, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, giải quyết vịêc làm tăng thêm cơ hội đầu tư ...tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế - văn hóa cùng phát triển. - Về xã hội Trước hết hoạt động du lịch đòi hỏi nhiều lao động dịch vụ với nhiều ngành và nhiều trình độ khác nhau, do đó du lịch càng phát triển thì càng có nhiều cơ hội có việc làm cho xã hội, góp phần giải quyết một vẫn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay. Du lịch càng phát triển, càng tạo điều kiện để mở rộng giao lưu văn hoá, tăng cường dự hiểu biết và mở rộng tầm nhìn, học hỏi thêm kinh nghiệm làm ăn buôn bán của nhiều nước, nhiều khu vực khác nhau trên thế giới thông qua đó đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí. Tuy những mặt này được tiến hành một cách không chính thức, "phi chính phủ" nhưng thường mang tính quản đại hơn và có hiệu quả cao. Càng thông qua sự tiếp xúc trực tiếp và rộng rãi với du khách nhiều nước, ngoài vùng mà nhân dân ở vùng sở tại, nước sở tại có điều kiện tiếp thu những tinh hao văn hoá, những lối sống đẹp, phong cách giao tiếp lịch sự văn minh của văn hoá nói chung ngày càng mở rộng ra những lĩnh vực mang tính nhân văn cao mà trước đây chúng ta thường xem nhẹ như sự hiểu biết và thái độ ứng xử đối với việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, đối với các công trình văn hoá nghệ thuật của dân tộc đối với môi trường sinh thái... Thông qua đó mà giáo dục truyền thống dân tộc, lòng tự hào về lịch sử văn hoá...đối với các thế hệ công nhân trong xã hội. - Những mặt tiêu cực chủ yếu. Du lịch là sự di chuyển của nhưng bộ phận dân cư, bao gồm rất nhiều giai cấp xã hội của vùng này đến vùng khác và nước khác. Sự tiếp nhận đó bao gồm cả những mặt tốt như trên, nhưng đồng thời du khách cũng mang theo cả những mặt tiêu cực về chính trị - xã hội không nhỏ và không ít khó khăn phức tạp. Vấn đề lớn đầu tiên là phải biết và có đủ bản lĩnh để chắt lọc và tiếp thu có phê phán nền văn minh nhân loại, văn minh thời đại sao cho phù hợp với truyền thống văn hoá, lịch sử và con người Lào đề phòng ngay từ đầu tình trạng lai căng nền văn hoá ngoại lai, hỗn tạp là một vẫ đề có ý nghĩa sống còn đối với tương lai dân tộc, vấn đề đặt ra không phải là tinh thần dân tộc cực đoan, bài ngoại mà là sự chắt lọc một cách chủ động những gì phù hợp trên nền tảng kinh tế lào. Điều này đòi hỏi nhà nước phải với tư cách là chủ thể định hướng chứ không thể để nhân dân tự sàng lọc một cách tự nhiên chủ nghĩa. Đã có không ít những quốc gia đã và đang đứng trước nguy cơ nền văn hoá dân tộc bị băng hoại, lai căng và do vậy sự phát triển không những phải trả giá quá đắt mà sẽ không bền vững. Sự mở rộng hoạt động du lịch, nhất là du lịch hướng ngoại, đồng thời cũng tạo ra những điều kiện và cơ hội cho một số dịch bệnh phát triển, cho một số người nhập cư bất hợp pháp, cho một số tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, mại dâm, nghiện hút, lối sống hiện sinh...nảy nở. Cùng với sự phát triển du lịch thì yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, chống sự lợi dụng để hoạt động phá hoại gây mất ổn định về chính trị- xã hội càng đắt ra một cách gay gắt hơn. Chính vì vậy, công tác quản lý Nhà nước đối với du lịch được đặt ra nhiều nội dung phong phú và phải được thực hiện với những yêu cầu rất riêng của du lịch. 1.2. Nội dung về điều kịên phát triển du lịch Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt."Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích các mạng, giá trị nhân văn , công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sự dụng nhằm thoả măn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để có thể hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn su lịch" [20,tr.2]. Tài nguyên du lịch là cơ sở phát triển du lịch bao gồm: Một là, nguồn lực thiên nhiên. Nguồn lực thiên nhiên bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, núi rừng, hang động, sông, thác nước, suối, môi trường sinh thái...cụ thể đó là sự thuận lợi do vị trí đia lý mang lại như thông thương với các nước dễ dàng, có đường bộ, đường sông, đường hàng không là trung tâm của vùng kinh tế phát triển năng động trên thê giới. Đây là một nhân tố cơ bản để phát triển du lịch. Quốc gia nào có nhiều tai nguyên tự nhiên thì quốc gia đó có tiềm năng lớn để thu hút khách du lịch đến tham quan. Hai là, nguồn lực nhân văn bao gồm bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá, thể hiện bằng hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội, các món ăn uống dân tộc, các loại hình nghệ thuật, các lối sống nếp sống của các tộc người mang bản sắc độc đáo còn lưu giữ được đến nay, với nhiều thành tựu sâu sắc về văn hoá nghệ thuật, toán học vật lý học, hoá học... có vai trò rất quan trọng đối với phát triển du lịch. Ba là, dân cư lao động là một nguồn lực để phát triển du lịch, bao gồm hai yếu tố chính là người làm ra sản phẩm du lịch và người tiêu thụ sản phẩm du lịch. Thời gian nhàn rối và mức sống thu nhâp của người dân là điều kiện quan trọng tạo nên khối lượng khách du lịch. Điều kiện này phụ thuộc vào chế độ làm việc và sức sản xuất, phát triển sản xuất như thu nhập của người dân mỗi quốc gia. Các chuyên gia du lịch cho rằng, ở các kinh tế phát triển, khi thu nhập của người dân tăng 1% thì chi phí cho du lịch tăng 1,5 %. Dân cư và lao động là nguồn cung cấp lao động cho các hoạt động dịch vụ du lịch. Thực tế cho thấy việc phục vụ một cách khách du lịch có thể tạo ra việc làm cho 3- 5 lao động. Với một tỷ lệ đó rõ ràng một bước phát triển du lịch, phải có thị trường sức lao động tương ứng. Trình độ văn hoá cũng góp phần vào phát triển du lịch. Con người thân thiên, hiền hoà, mến khách. ứng xử văn minh lịch sự, tạo nhiều thiện cảm cho khách du lịch của điểm đến cho những người thân quen, có thể tạo thành làn sóng phát triển du lịch. Phần lớn những người khách tham gia vào hành trình du lịch, đều là người có trình độ văn hoá, nhất là người đi du lịch nước ngoài. Người có trình độ văn hoá cao, thì nhu cầu đòi hỏi du lịch càng lớn, đòi hỏi chất lượng du lịch cũng phải hoàn thiện và đa dạng. 1.2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng, đây là một nguồn lực một điều kiện không thể thiếu được để phát triển du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng tốt, đồng bộ tạo điều kiện thuận cho phát triển du lịch, ngược lại sẽ gây khó khăn cho phát triển du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng bao gồm: - Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo nơi ănn chốn ở cho khách du lịch. Đây là hai dịch vụ đặc trưng nhất của hoạt động kinh doanh du lịch, chúng đáp ứng nhu cầu bản năng của con người (ăn và ngủ), khi họ sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của các sản phẩm du lịch. Đầu tư vào cơ sơ vật chất kỹ thuật kết cấu hạ tầng và dịch vụ ăn uống: Bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất, tham gia vao việc sản xuất và cung ứng các dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống và giả trí của du khách. Chúng bao gồm tất cả các phòng ăn, phòng uống nhà kho, nhà bếp, các trang thiết bị tiện nghi phục vụ khách ngủ qua đêm. Các loại hình cơ sở lưu trữ gồm: Khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, lang du lịch trang trại. - Mạng lưới bán hàng: là một thành phần tròn cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhằm đáp ứng nhu câu của khách du lịch về mua sắm, bằng việc bán các hàng hoá đặc trưng của địa phương mình, của đất nước minh, hàng thực phẩm và các hàng hoá khác. Cơ sở vật chất kỹ thuật này gồm hai phần: Một phần thuộc các trung tâm dịch vụ du lịch, phục vụ khách du lịch là chủ yếu. Phần khác thuộc mạng lưới thương nghiệp địa phương, với nhiệm vụ phục vụ nhân dân địa phương, đồng thời càng đóng vai trò quan trọng đối với phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nơi đó. - Đầu tư vào cơ sở thể thao: Là bộ phận của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của du khách làm cho nó trở nên tích cực hơn. Các cơ sở thể thao bao gồm cả các công trình thể thao, các phòng thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho mỗi lại thể thao như: bể bơi, xe đạp nước, sân quần vợt sân bóng đá, sân golf,, trường đua ngựa... Ngày nay, công trình thể thao là một bộ phận không thể tách rời, cơ sở vật chất của các trung tâm du lịch. chúng làm phong phú và đa dạng các loại hình hoạt động du lịch, làm tăng sự hấp dẫn, kéo dài thời giam lưu trú của khách, làm tăng hiệu quả sự dụng khách sạn, nhà nghỉ nhà trọ... - Đầu tư vào cơ sở y tế: nhằm mục đích phục vụ du khách chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm: các trung tâm chữa bệnh (bằng nước khoáng, ánh nắng mặt trời, xông hơi nóng, mát xa, các món ăn kiêng), các phòng y tế khác. - Đầu tư vào công trình phục vụ văn hoá thông tin: Bao gômg các trung tâm văn hoá thông tin, phòng chiếu phim, câu lạc bộ, phòng triển lãm, internet, phòng đọc sách...hoạt động văn hoá thông tin có thể được tổ chức thông qua các buổi dạ hội hữu nghị, dạ hội hoá trang, đêm ca nhạc, tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi giữa những người khách du lịch có cùng nghề, buổi chiếu phim, xem kịch, tham quan bảo tang... - Đâu tư vào giao thông vận tải: bao gôm đường bộ, đường hàng không,đường sông. Mạng lưới giao thông phát triển tạo điều kiện cho việc đi lại của khách một cách dễ dàng. Đồng thời tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng du lịch của một vùng, một địa phương, một đất nước. - Đầu vào cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác bao gồm: Trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu như du lịch mạo hiểm, xưởng sủa chữa dụng cụ thể thao, phòng dựa tráng phim ảnh, hiệu cắt tóc, gội đầu, hiệu sửa chữa thiết bị liên lạc, hiệu giặt là, bưu điện, phòng sao chép. Ngoài ra đảm nhận việc vẩn chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần đắc lực vào thực hiện giao lưu các vùng và các khu vực các nước. 1.2.3. Chính sách phát triển du lịch Có đường lối chính sách đúng đắn định huớng phát triển du lịch. Đây là yếu tố rất quan trọng để phát triển du lịch thành nghành kinh tế mũi nhọn. Bởi lẽ đường lối, chính sách phát triển du lịch xác định rõ vị trí của ngành du lịch trong tổng thể các ngành kinh tế - xã hội và các định hướng, biện pháp đúng đắn để phát triển ngành này. Tổ chức du lịch thế giới (WTO), trong một báo cáo của mình năm1978 đã nhận xét: "kinh tế du lịch ở mốt số nước phát triển mạnh, đây không phải là một sự ngẫu nhiên, đột xuất mà do một số nước chính phủ các nước đã quan tâm, đặt du lịch theo hướng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, ngành du lịch phát triển rất năng động trong việc kế hoạch hoá đầu tư thành ngành du lịch quốc gia liên kết chặt chẽ với ngành thương mại du lịch của các nước trên thế giới". Nước nào có đường lối chính sách phát triển du lịch đúng đắn thắt chặt sẽ làm ổn định chính trị- kinh tế- xã hôi. Các nước có nền kinh tế phát triển, chính trị trong nước ổn định, có đường lối hoà nhập cộng đồng, làm bạn với tất cả mọi người thì nhu cầu đi du lịch của nggười dân đến các nước khác đến du lịch ngày càng tăng. Nếu kinh tế có nhiều biến động, chính trị bất ổn, đồng tiền lam phát người dân đi du lịch giảm. Tiềm lực kinh tế, đó là sự phát triển kinh tế của một nước, tư công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng... kéo theo nó là sự gia tăng các doanh nhân, những nhà đầu tư, những nhà tiếp thị đến với các nước mình. Chính nguồn khách này sẽ tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ dịch vụ của ngành du lịch như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ thăm quan.... Một đất nuớc trong một năm tổ chức được nhiều hội trợ quốc tế về thương mại, công nghiệp. Thì đồng thời cũng là nguồn cung ứng khách du lịch, một cửa khẩu mà mật độ, khối lượng giao, nhận hàng hoá với khách hàng quốc tế lớn, thì ở đó số lượng khách qua cửa khẩu sẽ nhiều và như vây sẽ tạo điều kiện cho kinh doanh khách sạn nhà hàng. Đó là đường lối chính sách phát triển du lịch đúng đắn. 1.2.3. Hoạt động quảng bá thương hiệu và khuyến khích phát triển du lịch Mục đích của hoạt động quảng bá thương hiệu khuyến khích phát triển du lịch là nhằm cung cấp thông tin cho du khách bao gồm thồn tin các khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, cơ sở thể thao, các di tích lịch sử - văn hoá, truyền thống và phong tục tập quán của các dân tộc...làm cho khách du lịch họ nhận thức đúng và đây đủ hơn các sản phẩm du lịch, đồng thời thuyết phục họ mua hàng mua sản phẩm ở các khu du lịch. Tuyên truyền, quảng bá là phải nhằm vào thị trường khách cụ thể để đạt được mục đích ở thị trường đó. Như vậy dựa vào thị trường mục tiêu để xúc lập mục tiêu cổ động. Cần lựa chọn biện pháp xúc tiến là một trong năm hình thức sau: Tuyên truyền, quảng bá, khuyến khích, trao hàng và xúc tiến bán hàng trực tiếp. Trên cơ sở đó xác định được thời gian tiến hành tuyên truyền quảng bá thương hiệu, khuyến mại để phát triển du lịch. Tuyên truyền, quảng bá đòi hỏi một chi phí khá lớn, nhưng rất cần thiết trong các hoạt động quảng cáo sản phẩm của các kinh doanh du lịch, bởi vì hiệu quả nó rất lớn, khó lượng hoá hết. Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO). ngân sách về tuyên truyền quảng bá thương hiệu và khuyến khích của các nước đều tăng. Có nhiều nước đã dành một khoản ngân sách rất lớn chi cho hoạt động này như: Canada 27 triệu USD, Hông Kông 15 triệu USD, Sinhgaphore 13 triệu USD... Theo các nhà kinh tế, nếu bỏ ra 1 USD cho việc truyền truyền quảng bá du lịch thì sẽ thu được 150 USD. Nhưng ở châu Âu lại tăng lên đến 360 USD. Như vậy đây cũng là yếu tố rất quan trọng để phát triển du lịch của nước mình. Ngoài ra nhà nước cũng đã có những chính sách và biện pháp hữu hiệu để xúc tiến quảng bá du lịch, đẩy mạnh đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng cho khách di lịch, điểm su lịch trọng điểm. Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển du lịch, hoạt động tổ chức phục vu du lịch đã được xã hội hoá ngày càng rộng rãi với nhiều thành phần kinh tế thâm gia. Nhiều doanh nghiệp nhân doanh, liên doanh đã và đang hoạt động khá hiệu quả trong lĩnh vực này. Nhiều khu du lịch sinh thái gắn với các di tích lịch sử- văn hoá, các khu vui chơi giải trí...đã thu hút thêm nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Theo đó công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên các ngành đã được chú ý, các cơ sở đào tạo nâng cao kiến thức về văn hoá lịch sử, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, hưỡng dẫn du lịch. 1.2.4. Quản lý nhà nước đối với du lịch Trước đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn phát triển du lịch, vẫn đề tăng cường quản lý nhà nước về du lịch cần được tiến hành khẩn trương đồng bộ. Về thể chế quản lý nhà nước về du lịch cần coi hoạt động của khách du lịch là đối tượng quản lý và phải xác định rõ và đủ mọi hoạt động của khách du lịch để không bỏ sót các lĩnh vực cần quản lý. Bảo vệ quền và lợi ích của khách du lịch, chính là bảo vệ danh tiếng, giữ gìn sự hấp dẫn du lịch của cả nước và uy tín, thể hiện của quốc gia. Bên cạnh đó, cần có những yêu cầu và quy định đối với khách du lịch, Vì vậy thể chế quản lý du lịch không những phải điều chỉnh quan hệ mua và bán mà còn hàm chứa cả việc hoạt động khác của khách như thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh, đi lại, tiếp xúc, giao lưu... Do đó, hệ thống văn bản về pháp luật về du lịch phải đồng bộ, nhất quán giữa các cấp, các ngành, tránh dùng biện pháp hành chính máy móc. Trong quản lý hoạt động du lịch quốc tế, thể chất quản lý phải thể hiện yêu cầu quản lý trong nước, đồng thời. Cần vận dụng linh hoạt và phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế. Hiện nay, đòi hỏi của khách du lịch về sản phẩm du lịch rất cao, xuất phát từ sự đa dạng trong văn hoá tín ngưỡng, phong tục và kinh nghiệm đi du lịch, quen tiếp xúc với sản phẩm cao cấp, hoàn chỉnh của các nước phát triển. Vì vậy, để lưu giữ khách cần phải tôn tạo, nâng cấp các danh thắng, tài nguyên để khai thác lâu dài , bền vững chứ không thể chạy theo lợi nhuận kinh tế trước mắt. Vai trò của quy hoạch trong quá trình xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch hết sức quan trọng. Trong quy hoạch và xây dựng dự án phải hướng tới đạt hiệu quả nhiều mặt, không chỉ về kinh tế mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ, văn hoá và giữ gìn bản sắc dân tộc. Hoạt động du lịch đa dạng mang tính liên ngành, liên vùng nên quản lý nhà nước về du lịch là quản lý liên ngành. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trong hoạt động của mình cũng thể hiện tính liên ngành rõ rệt. Ngoài cơ quan đảm nhiệm trực tiếp chức năng quản lý nhà nước về du lịch, còn có những bộ phận của các cơ quan khác thực hiện chức năng quản lý du lịch. Những hoạt động quản lý du lịch của tất cả các cơ quan này rất cần sự điều phối, chỉ đạo tập trung của Chính phủ. Hoạt động du lịch của một đất nước, tự thân nó, nhất là trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá, thường gắn chặt và tùy thuộc vào không ít mối quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế về du lịch. Vì vậy, một trong những chức năng của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch là chức năng quản lý kinh tế đối ngoại. Do có sự trùng hợp của đối tượng quản lý và kinh doanh đều là khách du lịch nên việc tách bạch giữa quản lý và kinh doanh rất khó khăn. Việc xây dựng thể chế cần phải làm rõ hai chức năng đó. Nhưng trong công việccụ thể, trong thực thi thì hai chức năng gắn bó với nhau trong một cơ cấu tổ chức, thậm chí trong một con người. Người đứng đầu một doanh nghiệp du lịch, một khách sạn, không thể không chịu trách nhiệm về an ninh chính trị, về hướng dẫn khách tuân thủ luật pháp và tôn trọng phong tục tập quán của nước đến. Những người đứng đầu một doanh nghiệp kinh doanh du lịch, trong hoạt động của mình thực hiện cả hai chức năng quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh. Khi khách đi tour, không thể có một cơ quan nhà nước nào đi theo để quản lý, mà chỉ có hướng dẫn viên du lịch quản lý. Vì vậy có thể nói, trong công việc cụ thể, ở những khâu nhất định, cán bộ trong hoạt động kinh doanh đồng thời cũng thực thi chức năng quản lý nhà nước về du lịch. Do yêu cầu quản lý và đặc điểm của đối tượng quản lý, những công chức làm chức năng quản lý nhà nước về du lịch, một số cán bộ doanh nghiệp, nhất là cán bộ trực tiếp tiếp xúc với khách không chỉ cần thông thạo pháp luật và nghiệp vụ, có phẩm chất tốt, ý thức trách nhiệm cao mà còn cần phải am hiểu phong tục tập quán của từng địa phương, từng vùng và quốc tế, có trình độ văn hoá cao trong ứng xử giao tiếp, trong việc yêu cầu khách nước ngoài tuân thủ pháp luật, trong xử lý sai phạm xảy ra . - Quản lý nhà nước đối với hướng dẫn viên. Ngày nay đi du lịch không chỉ thăm thú cảnh quan mà du khách còn muốn khám phá những nét truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của điểm đến. Chính vì vậy, những người làm công tác hướng dẫn, thuyết minh cho khách tại điểm đó rất quan trọng. Làm thế nào để đội ngũ này thật sự tuyên truyền đúng, đầy đủ và tạo ấn tượng tốt cho du khách đang là câu hỏi đặt ra, nhất là đối với những di tích quan trọng có nội dung nhạy cảm. Việc thuyết minh cho du khách hiểu những giá trị văn hoá, lịch sử của một địa danh nào đó có ý nghãi rất quan trọng đặc biệt là khách quốc tế. Trong đó, xu thế du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng ngày càng được khẳng định và phát triển. Do vậy, đội ngũ hướng dẫn viên khó có thể đáp ứng được những nhu cầu của du khách khi họ muốn khám phá, tìm hiểu giá trị văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán của người dân bản địa. Ông Đỗ Đình Cường, Giám đốc Công ty hỗ trợ du lịch cho biết: kiến thức của hướng dẫn viên cho du khách đó là người có kinh nghiệm và trình độ cũng không thể chuyển sau trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, khi giới thiệu cho khách du lịch tại điểm du lịch có giá trị văn hoá, lịch sử (đặc biệt là giá trị văn hoá cổ) thường không hiểu biết, do vậy không truyền đạt hết giá trị của các di tích đó. Ông Cường cũng đưa ra so sánh với Thái Lan, một quốc gia trong khu vực Đông Nam á có ngành du lịch khá phát triển nhưng họ cũng quy định hướng dẫn viên không thể hướng dẫn tại một số di tích văn hoá, lịch sử quan trọng thì không được quyền tác nghiệp tại những nơi đó. Bên cạnh đó hướng dẫn viên thường không phải là người địa phương nên ít có điều kiện tìm hiểu sâu cũng như việc đào tạo đội ngũ này lại mất khá nhiều thời gian và chi phí. Như vậy có thể thấy rằng, đội ngũ thuyết minh viên tại chỗ là khá quan trọng và cần thiết. Mặc dù có thể nhìn thấy rằng, đội ngũ thuyết minh viên tại điểm còn một số hạn chế nhất định: trình độ văn hoá không cao, không đồng đều đặc biệt là về kỹ năng nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ còn yếu. Khi bàn về việc phải tập trung hơn nữa cho đội ngũ thuyết minh viên, ông Cường cũng cho rằng đó là cách giúp cho địa phương phát triển du lịch cộng đồng một cách đúng hướng và có hiệu quả. Bởi phần lớn các di tích văn hoá đều nằm trong không gian phát triển du lịch cộng đồng mà mục tiêu phát triển loại hình du lịch này là xoá đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Như vậy, người làm việc hướng dẫn viên trong ngành du lịch phải được đào tạo, huấn luyện một cách chính quy, ngày càng được nâng cao trình độ bằng nhiều phương thức như: tập huấn, vừa học vừa làm, nâng cao trình độ giáo viên của các trường đại học chuyên ngành hoặc các trường nghiệp vụ du lịch hay đào tạo từ xa... Việc nâng cao sự hiểu biết du lịch cho toàn dân là vô cùng quan trọng [23]. - Quản lý nhà nước đối với cảnh quan môi trường. Phát triển du lịch có tác động thúc đẩy cải tạo môi trường, làm cho cảnh quan, môi trường sinh thái xanh, sạch đẹp hơn. Mặt khác, phát triển du lịch là động lực thúc đẩy xây dựng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng quốc gia... đều là điều kiện tốt để bảo vệ các loại động vật hoang dã, thực vật quy hiếm, bảo vệ môi trường. Bên cạnh những mặt tích cực, phát triển du lịch có nguy cơ làm huỷ hoại, phá vỡ hệ sinh thái môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước, tàn phá các danh lam thắng cảnh, làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên. Du lịch là ngành hoạt động đòi hỏi môi trường và khoảng không rất lớn là yếu tố nội tại của ngành du lịch. Văn hoá và môi trường là nguyên liệu thô của ngành công nghiệp du lịch. Vấn đề đặt ra cho người lãnh đạo, người quản lý, người kinh doanh là phải có chiến lược phát triển du lịch đúng đắn để phát huy mạnh mẽ những thế mạnh và hạn chế đến mức tối đa những mặt tiêu cực do phát triển du lịch đem lại. Đồng thời, đây cũng là trách nhiệm của mỗi người dân, là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm: + Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm về môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người. + Phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia theo nguyên tắc của một xã hội bền vững do Hội nghị RIO - 92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội. + Xây dựng công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư. Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của một quốc gia. - Quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích và giữ gìn bản sắc văn hoá. Từ xưa nền văn hoá lâu đời của dân tộc đã có trong niềm tự hào của cha ông ta khi khẳng định về độc lập, chủ quyền của đất nước trước kẻ thù xâm lược. Văn hoá là một di sản cực kỳ quý báu được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, văn hoá xuất hiện trên hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống: văn hoá tình cảm, văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh, văn hoá tranh luận, phê bình... văn hoá là hành trang của đất nước. Tính dân tộc là nội dung quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước đặt lên vị trí hàng đầu, vì đó là tính chất cốt lõi của một nền văn hoá. Nó là cơ sở của nền văn hoá tiên tiến, kết tinh thành nguồn nội lực để xây dựng một quốc gia giầu mạnh và phát triển bền vững. Chính do tác động của quy luật tính dân tộc mà văn hoá mang bản sắc dân tộc. Lịch sử đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh oanh liệt, bao người sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc mình trước kẻ thù xâm lược. Nhưng ngày nay biết bao người dân ở hải ngoại khát khao muốn hành hương tìm về cội nguồn, tìm về bản sắc văn hoá dân tộc. Văn hoá - dân tộc là hai phạm trù khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau, vì sự khác nhau giữa các dân tộc là sự khác nhau về văn hoá. Bản sắc mỗi dân tộc được thể hiện tập trung ở bản sắc văn hoá của chính dân tộc đó. Mặt khác, chính đời sống văn hoá và giá trị tinh thần của một dân tộc là dấu hiệu để đánh giá nền văn hoá đó ở trình độ nào thuộc các cộng đồng nào trên thế giới. Như vậy, đánh mất bản sắc riêng là đánh mất dân tộc. Qua giao lưu hội nhập, nền văn hoá nước ngoài song song tồn tại cùng văn hoá các dân tộc. Dân tộc không đồng nghĩa với quá khứ, nó vẫn không ngừng tiếp thu những cái mới để làm phong phú cho mình, tuy nhiên cái bản chất, tinh hoa thì không bao giờ được thay đổi mà phải được giữ gìn, vun đắp. Đó là khí phách, tâm hồn, bản lĩnh dân tộc, là cơ sở để dân tộc hoà nhập với tiến trình giao lưu quốc tế mà không tự đánh mất mình. Quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích và giữ gìn bản sắc văn hoá có hiệu quả đối với hoạt động văn hoá, xuất bản báo chí, bảo tồn các giá trị văn hoá, biểu diễn nghệ thuật, bản quyền tác giả, quảng cáo, các hoạt động dịch vụ văn hoá, Karaoke, vũ trường, internet công cộng, kinh doanh văn hoá phẩm, in, nhân băng, đĩa hình... Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, chuyên môn nhiệm vụ cho ngành văn hoá để góp phần nâng cao yêu cầu giữ gìn và páht huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ mới để phát triển du lịch của đất nước [1, tr.13-14]. 1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số tỉnh ở Lào và Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số tỉnh ở Lào Kinh nghiệm của tỉnh Viêng Chăn, khu du lịch Văng Viêng, các hoạt động du lịch mang tính phổ biến trong vài thập niên trở lại đây. Tạo nên thành thị mới sôi động có sức thu hút, lôi cuốn ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế, nhất là du khách quốc tế. Mới đầu các điểm du lịch của Văng Viêng chủ yếu là phục vụ người dân địa phương. Cùng với sự phát triển của du lịch thì các điểm này phát triển nhờ khách du lịch đến tham quan Văng Viêng. Đồng thời Văng Viêng không chỉ là điểm đến của khách du lịch mà còn là điểm xuất phát cho các chuyến du lịch đến Luang Pra Bang. Đó chính là "cổng vào" để hình thành chương trình du lịch của du khách quốc tế và trong nước. Chính vì vậy đã tập trung làm tốt một số mặt sau đây: + Tạo ra các "cổng vào" thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng cho du khách vào tham quan, mua sắm. + Xây dựng các cơ sở lưu trú theo quy hoạch, phù hợp với đối tượng khách đến Văng Viêng. + Quy hoạch, nâng cấp các điểm tham quan du lịch, các điểm vui chơi giải trí trong thành phố và các điểm phụ cận phục vụ khách. + Xây dựng các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm và trung tâm hội nghị phục vụ du khách. + Đa dạng hoá các cơ sở kinh doanh du lịch lưu hành. + Xây dựng các cơ chế, chính sách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số tỉnh ở Việt Nam Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sử dụng rất nhiều hình thức phục vụ khách, với nhiều hình thức độc đáo, nên đã thu hút được lượng khách trong nước và quốc tế đến ngày càng đồng. Như ở Việt Nam có các cửa hàng miễn thuế, bán các sản phẩm truyền thống giá rẻ, chất lượng cao, các mặt hàng xa xỉ phẩm của các nước nổi tiếng, quần áo hợp thời trang nhằm thu hút khách du lịch, tư tưởng chỉ đạo dịch vụ của Việt Nam là: luôn luôn tìm cách thoả mãn một cách tối đa nhu cầu của khách cả về vật chất lẫn tinh thần, tâm lý; khẩu hiệu phục vụ khách là "gây ấn tượng tốt cho khách ngay từ bước chân đầu tiên và làm cho khách hài lòng đến bước chân cuối cùng". Đối với các nước phát triển, chẳng hạn như: Trung Quốc ngành du lịch đã đưa ra những sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng nhằm thu hút khách du lịch, được xây dựng hàng năm theo chủ đề: năm 1995 là "Năm du lịch phong tục các dân tộc", năm 1991 là "Năm du lịch nghỉ mát", năm 1997 là "Năm du lịch đón Hồng Kông trở về với đất nước". 1.3.3. Vận dụng vào tỉnh Luang Pra Bang Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách giải pháp để thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Chiến lược phát triển ngành du lịch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đất nước, phát triển du lịch đồng bộ, kiện toàn mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành khác có liên quan. Chiến lược tiếp thị, quảng cáo năng động đáp ứng được thị hiếu của khách du lịch. Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, đồng thời tích cực tuyên truyền giáo dục mọi người dân hiểu rõ tầm quan trọng của du lịch. Đã đem lại kết quả đáng kể, mang lại nguồn thu ngoại tệ hàng năm 2-3 tỷ USD. Chiến lược sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đến với mọi tầng lớp nhân dân, có môi trường du lịch an toàn thuận tiện, có nền kinh tế và chế độ chính trị ổn định. Hai là, mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất nhằm phát triển du lịch. Để phát triển kinh tế, trước hết phải xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin, ở nhiều nước công nghiệp phát triển công nghệ thông tin du lịch đang được ứng dụng phổ biến như ở nước Mỹ là 37%, ở Pháp là 35,1%. Đây là tiền đề cho ngành du lịch phát triển. Ngoài cơ sở hạ tầng chung như mọi ngành kinh tế khác, ngành du lịch còn có cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí... Du lịch phát triển thì cơ sở vật chất kỹ thuật càng được nâng cao và tính đồng bộ của nó ngày càng tăng. Ba là, tạo ra những sản phẩm đa dạng, độc đáo, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của khách. Tạo ra những sản phẩm có chất lượng co, hấp dẫn mạnh tới khách trong và ngoài nước phải được coi là công việc quan trọng bậc nhất cho hoạt động kinh doanh du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Sự hấp dẫn của những sản phẩm du lịch phụ thuộc vào chính những thứ mà quốc gia và địa phương mình đã và đang có, đồng thời không tách khỏi sự cố gắng sáng tạo của mỗi nhân viên trong ngành du lịch phối hợp của các đơn vị có liên quan. Sản phẩm du lịch chủ yếu là những dịch vụ, vì thế sản phẩm du lịch phải có chất lượng, uy tín của toàn ngành là sự phấn đấu trong từng công đoạn, từng doanh nghiệp và của sự phối hợp liên ngành, cuối cùng phải được du khách chấp nhận. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sẽ trở thành một vấn đề chiến lược trong hoạt động kinh doanh du lịch. Kinh nghiệm ở một số nước sử dụng rất nhiều hình thức sản xuất ra sản phẩm, nhiều hình thức độc đáo, nên đã thu hút được nhiều khách trong nước và quốc tế. Bốn là, tăng cường tuyên truyền quảng bá về du lịch. Mục đích của tuyên truyền quảng bá hay kinh doanh du lịch là nhằm cung cấp thông tin cho khách du lịch, làm cho họ nhận thức đúng và đầy đủ hơn các sản phẩm du lịch, đồng thời thuyết phục họ mua sản phẩm. Tuyên truyền, quảng bá phải nhằm vào thị trường khách cụ thể để đạt được mục đích thị trường đó. Như vậy, dựa vào thị trường mục tiêu để xác lập mục tiêu cổ động, cần lựa chọn biện pháp xúc tiến là một trong năm hình thức sau: tuyên truyền, quảng cáo, khuyến khích, chào hàng và xúc tiến bán hàng trực tiếp. Trên cơ sở đó xác định được thời gian tiến hành. Năm là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch. Đối tượng phục vụ du lịch là con người, bao gồm cả người trong nước và khách du lịch nên đòi hỏi trình độ của cán bộ, nhân viên du lịch phải cao. Do vậy, việc đào tạo bồi dưỡng, giáo dục cho đội ngũ nhân viên có ý nghĩa quan trọng nên nhiều nước phát triển du lịch đều rất chú ý vấn đề này. Cho nên người làm việc trong ngành du lịch phải được đào tạo, huấn luyện một cách chính quy, ngày càng được nâng cao trình độ bằng nhiều phương pháp như: vừa học vừa làm, tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết cho cán bộ nhân viên trong ngành du lịch... Việc nâng cao trình độ hiểu biết du lịch cho toàn dân là vô cùng quan trọng. Sáu là, phát triển du lịch đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Việc phát triển du lịch hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề không thể xem nhẹ: gây tổn hại môi trường, tài nguyên sinh thái ở nhiều vùng, các công trình văn hoá lịch sử, các tệ nạn xã hội. Tình trạng rác thải, tắc nghẽn giao thông... cũng là hiện tượng phổ biến. Phân tích theo cặp phạm trù "nhân quả" giữa du lịch và môi trường, thì du lịch là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và đến lượt du lịch phải chịu hậu quả của môi trường ô nhiễm tác động, hạn chế đến khả năng phát triển của ngành du lịch. Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang 2.1. điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh tác động đến du lịch Luang Pra Bang là một trung tâm du lịch lớn của nước CHDCND Lào. Với những tiềm năng về tự nhiên, văn hoá, kinh tế - xã hội. Vừa là thành phố, là cố đô ngàn năm lịch sử lâu đời, là di sản văn hoá thế giới được UNESCO thừa nhận ngày 2/2/1995. Tỉnh Luang Pra Bang có đầy đủ điều kiện tốt để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Nếu chúng ta xét đoán theo bản đồ của nước CHDCND Lào, chúng ta sẽ thấy tỉnh Luang Pra Bang nằm ở đường kinh tuyến 21010' và đường vĩ tuyến 190150' Tây Bắc giống như hình trái tim nằm ở vị trí địa lý Bắc Lào của châu thổ sông Nặm Khan và sông Mê Kông. Tỉnh Luang Pra Bang còn là cổng thành của 8 tỉnh miền Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Phông Xa Ly và tỉnh Sơn La (CHXHCN Việt Nam), phía Tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Hủa Phăn; phía Nam giáp tỉnh U Đôm Xay và tỉnh Xay Nha Bu Ly, phía Đông giáp tỉnh Viêng Chăn. Địa hình: tỉnh Luang Pra Bang cách thủ đô Viêng Chăn 360 km theo con đường quốc lộ số 13 từ Bắc đến Nam, địa hình đại bộ lớn của lãnh thổ là đồi núi cao từ 1.600m, thấp nhất là 247m so với mặt nước biển, diện tích 85% là vùng đồi núi cao, đồng bằng ven sông Mê Kông nhỏ hẹp, địa hình này tạo điều kiện cho tỉnh Luang Pra Bang phát triển kinh tế đa dạng. Khí hậu: nằm trong khu vực có núi đồi cao, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thấp nhất là 140C, cao nhất là 400C. Số lượng nước mưa hàng năm đo được 1200 mm/năm, ánh sáng chiếu một ngày 8 tiếng đồng hồ. Qua đặc điểm khí hậu cho chúng ta nhận xét khí hậu của tỉnh Luang Pra Bang khá thuận lợi cho hoạt động du lịch, nhiệt độ không quá nóng và quá lạnh, ít có những ngày mây mù có thể tổ chức các hoạt động du lịch quanh năm, một ưu thế hơn hẳn một số huyện ở vùng ven sông Mê Kông, sông Nặm Khan, sông Nặm U và sông Nặm Xương. Đây là ưu điểm lớn cho ngành du lịch của tỉnh Luang Pra Bang. Tài nguyên đất: với diện tích 20.026,6 ha, trữ lượng gỗ 1.964.200 ha và 189.800 ha cây tre nứa. Diện tích rừng tự nhiên 1.182.933,2 ha, diện tích rừng trồng 591.466,6 ha. Điều đáng lưu ý là trong quá trình diễn biến theo xu hướng giảm dần diện tích rừng giàu, giảm diện tích rừng trung bình và tăng diện tích rừng hỗn giao tre nứa và sự không hiểu biết của dân do quá trình khai thác, phá rừng làm nương quá mức làm cho chất lượng tài nguyên rừng giảm sút. Tài nguyên khoáng sản: tỉnh Luang Pra Bang có nhiều loại khoáng sản, có nhiều mỏ cũng đã được kiểm tra khai thác như: mỏ vàng ở huyện Pác U. Các mỏ chưa được kiểm tra khai thác như: mỏ ngọc thạch ở huyện Xiêng Ngân, mỏ than ở huyện Chom Phêt, mỏ đồng ở huyện Nặm Bạc và huyện Phôn Xay, mỏ chì ở huyện Mương Ngoi và mỏ đá quý ở huyện Phôn Xay, huyện Mương Nặm Bạc... Do đó nếu chúng ta khai thác sử dụng hợp lý sẽ giúp cho dân có công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo. Tài nguyên nước: Luang Pra Bang có 13 lưu vực sông và suối. Tổng diện tích lưu vực 13.000 km2 với chiều dài sông suối 15.470 km. Nguồn nước mặt hàng năm khoảng 9,13 tỷ m3. Nguồn nước phân bố mất cân đối theo thời gian và không gian. Nguồn nước ngầm ít, chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên một số vùng. Tuy nhiên tại Luang Pra Bang có một số mỏ nước khoáng có giá trị phục vụ tiêu dùng và chữa bệnh như nước khoáng Bo Kẹo huyện Xiêng Ngân, Tạt Xe, vàng Nặm Xở và đặc biệt có nguồn nước nóng tại huyện Viêng Khăm là điều kiện để tổ chức các hoạt động du lịch với loại hình nghỉ dưỡng chữa bệnh và nghỉ mát. 2.1.2. Đặc điểm dân số và điều kiện kinh tế - xã hội - Đặc điểm dân số: Qua 8 năm từ năm 2000 đến 2008 dân số của tỉnh Luang Pra Bang có sự phát triển khá nhanh, tăng từ 1,65 lần và tốc độ tăng bình quân là 3,35% (bình quân cả nước là 1,7%), đứng thứ 3 trong 17 tỉnh cả nước. Nhìn chung dân số của tỉnh có cơ cấu trẻ, sự biến động cơ cấu tuổi có xu hướng ngày càng hợp lý, tỷ lệ dân số phụ thuộc giảm dần từ 3,35% năm 2000 xuống còn 2% năm 2005 và 1,7% năm 2008. Đây là một thuận lợi về nguồn nhân lực cho thời kỳ quy hoạch tới, song cũng gây những khó khăn trong việc giải quyết các nhu cầu xã hội và sự phát triển như: giải quyết việc làm, giáo dục đào tạo và các vấn đề khác. + Về cơ cấu giới tính: năm 2000 dân số nữ của tỉnh chiếm 32%, năm 2005 là 52%, năm 2008 là 62,4%. Như vậy cơ cấu giới tính của tỉnh đã tiến dần và đạt sự cân bằng và hợp lý so với cơ cấu giới tính trung bình của vùng Tây Bắc và của cả nước. Cơ cấu dân tộc và cơ cấu thành thị, nông thôn: qua kết quả điều tra dân số 01/3/2005 toàn tỉnh có hơn 3 dân tộc anh em, Lào Lùm 34,6%, Lào Thâng 45%, Lào Mông 17%, Hoa 0,9% và Việt Kiều 1% còn lại 1,5% là các dân tộc khác. Về cơ cấu dân số thành thị và nông thôn thời kỳ 2000 - 2008 nhìn chung không thay đổi: Dân số thành thị từ 17,8% (2000) tăng lên 18,2% (2008) dân số nông thôn 83,6% (2000) giảm xuống 80% (2008). Mật độ dân số năm 2000 là 22 người/km2, trong đó cao nhất là huyện Luang Pra Bang (79 người/km2) và huyện Pạc U (58 người/km2), thấp nhất là huyện Viêng khăm (20 người/km2). Cơ cấu xã hội dân số của tỉnh Luang Pra Bang nặng sắc thái nông nghiệp nông thôn, nghề làm ruộng 14.509 hộ gia đình, làm nương 38.301 hộ và 12.455 là nghề dịch vụ. + Phát triển và phân bổ nguồn lao động: tổng nguồn lao động năm 2008 là 151.002 người, chiếm tỷ lệ 34,85% dân số thành thị và nông thôn, có 205 đơn vị lao động. Tổng nguồn lao động nước ngoài 428 người đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Châu Âu. Trình độ học vấn trong lực lượng lao động của tỉnh đang có xu hướng nâng lên và có khả năng tăng nhanh trong các năm sau. Tuy nhiên thực trạng vẫn còn thấp, năm 2008 cơ cấu trình độ văn hoá trong lực lượng lao động của tỉnh: chưa biết chữ chiếm 20% dân số lực lượng lao động, tốt nghiệp cấp I : 59,07%, tốt nghiệp cấp II : 20,3% và tốt nghiệp cấu III : 20%. + Về trình độ kỹ thuật chuyên môn: số lượng lao động không có chuyên môn nghiệp vụ năm 2000: 151.002 người chiếm 34,85%, lực lượng lao động đến năm 2005: 162.032 người chiếm 37,40%, lực lượng lao động đến năm 2008: 184.028 người chiếm 42,71% số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng lên, năm 2000: 11.030 người chiếm 7,31% và tăng lên đến năm 2008 là 33.026 người chiếm 21,88%. Bình quân giai đoạn từ 2000-2008 tăng đến 4.129 người/năm, trong đó đào tạo nghề có xu hướng ngày càng tăng, năm 2000 6,24%, năm 2008 7,59% (so với lực lượng lao động). Tuy vậy, cơ cấu đào tạo vẫn còn bất hợp lý, thể hiện qua tỷ lệ: cứ 01 người có trình độ cao đẳng đại học, trên địa học thì có 1,5 người có trình độ trung học và chỉ có 0,5 người là công nhân kỹ thuật (tỷ lệ 01 - 1,5 - 0,5). Thực trnạg trên cho thấy lực lượng lao động ơ tỉnh có chất lượng thấp lại có cơ cấu bất hợp lý. Đào tạo chưa gắn với giải quyết việc làm và chưa cân đối với nhu cầu thực tế, chính sách đối với lao động có trình độ chuyên môn chưa hợp lý đã gây khó khăn cho việc bố trí sử dụng và không nâng cao được trình độ chuyên môn đã được đào tạo, dẫn đến tình trạng phân công và sử dụng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa hợp lý. Vì vậy, đòi hỏi phải có chính sách hợp lý mới có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo của lực lượng lao động và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành du lịch nói riêng. - Kinh tế - xã hội: + Về tăng trưởng kinh tế: thời kỳ năm 2000-2008, nền kinh tế tỉnh Luang Pra Bang đã đạt được nhịp độ tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7%, trong đó: giai đoạn 2000-2005 tăng bình quân 7,7%, giai đoạn từ 2005-2008 tăng trưởng xấp cỉ 7%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong các năm cuối của thời kỳ có giảm so với các năm trước; song trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, đây là một kết quả đáng khích lệ. Biểu 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Luang Pra Bang qua các năm Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2000-2010 Trong đó 2000-2005 2006-2008 1. GDP (toàn tỉnh) 6,7 7,0 7,2 Nông nghiệp 4,9 48 48 Công nghiệp 10 17 12 Dịch vụ 12,9 35 40 2. Bình quân cả nước 6,2 6,9 7,5 Nguồn: Niên giám thống kê Luang Pra Bang. + Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo xu thế tăng dần tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, công nghiệp và dịch vụ. Biểu 2.2: Cơ cấu kinh tế các nhóm ngành chủ yếu từ giai đoạn 2000-2008 Đơn vị tính: % Nhóm ngành 2000 2005 2008 Nông nghiệp 4,9 48 48 Công nghiệp 10 17 12 Dịch vụ 12,9 35 40 Nguồn: Niên giám thống kê Luang Pra Bang 2000-2008. Khu vực nông nghiệp tăng dần từ 4,9% năm 2000 lên 48% năm 2005 và 49,2% năm 2008. Trong đó, tỷ trọng nông nghiệp 4,9% năm 2000 tăng lên 43,1% năm 2005 và 44,3% năm 2008. Khu công nghiệp từ 10% năm 2000 tăng lên 17% năm 2005 và 19,8%. Tỷ trọng công nghiệp từ 10% năm 2000 tăng dần lên 17% năm 2005 và 19,8% năm 2008. Khu vực dịch vụ tăng từ 12,9% năm 2000 lên 35% và 38,4% năm 2005, trong đó, du lịch ngày càng tăng và đóng vai trò quan trọng, có tính quyết định trong khu vực này. Về cơ cấu thành phần kinh tế: tỷ trọng kinh tế quốc doanh tăng nhanh từ 14,6% năm 2000 lên 20,12% năm 2005 và 22,4% năm 2008 trong giai đoạn này cơ cấu thành phần kinh tế tương đối ổn định không chuyển dịch. Thời kỳ từ năm 2000 - 2008 tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Luang Pra Bang được thực hiện trong điều kiện nhiều chủ trương, chính sách mới ra đời tạo hành lang pháp lý, chủ động khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tỉnh phát triển. Với sự quyết tâm phát huy nội lực, tranh thủ và tạo điều kiện thu hút nguồn lực bên ngoài đẩy mạnh kinh tế - xã hội phát triển. Kết quả nền kinh tế tỉnh đạt mức tăng trưởng cao và liên tục trong thời kỳ 2000-2008, hạn chế tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, duy trì mức tăng trưởng kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng lên, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Biểu 2.3: Cơ cấu các nhóm ngành chủ yếu Đơn vị tính: % Nhóm ngành 2008 2009 2010 Nông nghiệp 49,2 47,7 43,1 Công nghiệp 19,8 21,4 23,6 Dịch vụ 38,4 41,8 42,5 Nguồn: Niên giám thống kê Luang Pra Bang 2000-2008. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm nông nghiệp từ 49,2% năm 2008 đến 43,1% năm 2010: Tăng và phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là phát triển du lịch phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước, tỉnh Luang Pra Bang nói riêng, tuy nhiên cơ cấu chuyển dịch còn chậm từ năm 2007-2010. Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội tỉnh tăng 0,5%, phát triển du lịch khá nhanh, nhất là thành phố Luang Pra Bang và huyện Mương Ngoi. Nhìn chung trong các năm gần đây, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang chuyển theo hướng công nghiệp chế biến và dịch vụ du lịch nhưng còn ở mức độ thấp so với các tỉnh trong khu vực. Phân tích về mặt kinh tế qua các năm và từng thời kỳ cho ta thấy kinh tế tỉnh Luang Pra Bang ở trạng thái ổn định và tăng trưởng liên tục là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế phát triển chậm nhưng ngành du lịch có vai trò quyết định trong quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Ngành du lịch có tác động tích cực đến nền kinh tế của đất nước và của tỉnh thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch. Do vậy để nhận rõ vai trò của du lịch trong quá trình tái sản xuất xã hội và tác động của du lịch làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cần chú ý đến các mối quan hệ tiêu dùng của du lịch. - Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp dôi dư trong quá trình công nghiệp hoá ngành nông nghiệp. - Thúc đẩy một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển phục vụ hàng hoá, đồ lưu niệm cho du khách. - Thúc đẩy một số ngành dịch vụ phát triển như: khách sạn, nhà nghỉ, các khu vực vui chơi giải trí. Thông qua tiêu dùng, du lịch tác động mạnh lên lĩnh vực lưu thông và do vậy gây ảnh hưởng lớn lên những lĩnh vực khác của quá trình tái sản xuất xã hội, thông qua lĩnh vực lưu thông mà dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ du lịch luôn đòi hỏi hàng hoá có chất lượng cao, phong phú về chủng loại và đa dạng về hình thức. Do vậy chính du lịch góp phần định hướng cho các ngành lĩnh vực trong sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Trong phương hướng chung của tỉnh là tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng nhanh thu hút lao động, giải quyết việc làm, giảm lao động không có việc làm ở thành thị và nông thôn, tăng thời gian sử dụng lao động. Phấn đấu hàng năm giải quyết việc làm cho 1.817 lao động (tính cho tất cả các ngành trên toàn tỉnh). Phát triển du lịch là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng. Đây là cơ sở để nâng cao đời sống vật chất cho người dân. Qua đó nâng dần đời sống tinh thần cho nhân dân, nâng cao nhận thức cho người dân. Du lịch tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Bộ mặt xã hội và nhiều vùng nông thôn, đặc biệt trong mấy năm gần đây đời sống các tầng lớp nhân dân được từng bước cải thiện, số hộ nghèo đói giảm từ 61,06% còn 38,94%; sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội được cải thiện đáng kể, kể cả các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống 53,48%. Tỷ lệ mù chữ trong độ tuổi giảm xuống còn 38,45% đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ trên toàn tỉnh. Thông qua hoạt động du lịch sẽ tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc qua các chương trình tham quan các khu di tích lịch sử - văn hoá, về nguồn tìm địa chỉ đỏ... Các hoạt động du lịch dã ngoại, hành trình, kết hợp công tác xã hội với du lịch. Ngoài ra sự phát triển du lịch còn có ý nghĩa to lớn đối với việc góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ phát triển môi trường tự nhiên xã hội. Các di tích lịch sử văn hoá là tài nguyên vô giá của dân tộc, đồng thời đây cũng là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng để phát triển du lịch. Hiện nay ở Luang Pra Bang có 70 di tích được nhà nước xếp hạng trong đó có 26 thắng cảnh, 8 di tích lịch sử và 36 di tích văn hoá, số lượng các di tích trên được phân bố như sau: Biểu 2.4: Các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang TT Tên huyện - TP Tổng số Chia ra Thiên nhiên Di tích lịch sử Văn hoá 1. TP Luang Pra Bang 29 5 6 18 2. Huyện Chon Phêt 7 1 1 5 3. Huyện Pac U 6 2 1 3 4. Huyện Xiêng Ngân 5 4 - 1 5. Huyện Mương Nan 3 1 - 2 6. Huyện Nặm Bac 7 3 - 4 7. Huyện Mương Ngoi 1 1 - - 8. Huyện Pac Xeng 3 2 - 1 9. Huyện Phon Xay - - - - 10. Huyện Viêng Kham 1 1 - - 11. Huyện Phu Khun 8 6 - 2 Cộng 70 26 8 36 Nguồn: Niên giám thống kê Luang Pra Bang 2000-2008. Ngoài các di tích được Nhà nước xếp hạng còn khoảng 18 di tích văn hoá lịch sử, thiên nhiên đang được khảo cứu thiết lập hồ sơ khoa học đề nghị Nhà nước công nhận. Nhìn chung về mặt số lượng các di tích của tỉnh chưa nhiều nhưng khá đa dạng, trong đó có một số di tích có khả năng thu hút mạnh các đối tượng khách du lịch nội địa và một số khách du lịch quốc tế. Ngoài ra còn phải kể đến các sinh hoạt lễ hội tiêu biểu. Sinh hoạt lễ hội là một tập quán của các cộng đồng dân cư lớn nhỏ khác nhau. Do đó trong thực tế các lễ hội đã trở thành nhu cầu văn hoá và tâm linh. Về phương diện du lịch, lễ hội là sản phẩm văn hoá thu hút khách hàng hướng và khách du lịch. Ngoài nhu cầu tín ngưỡng, khách du lịch còn có nhu cầu tham quan và tham dự các trò chơi giải trí của các lễ hội. Các hoạt động lễ hội chính ở tỉnh Luang Pra Bang có thể chia ra nhiều loại như: - Lễ hội Văt Pa Phôn Phau dân tộc Lào Lùm 21-23 tháng 1 âm lịch. - Lễ hội khâu chí 21 tháng 2 âm lịch. - Lễ hội tháng 5 (té nước) 13-16 tháng 4 âm lịch. - Lễ hội Viên thiên (thắp nến) 19 tháng 5 âm lịch. - Lễ hội Khâu Văt Xã 17-18 tháng 7 âm lịch. - Lễ hội Ho Khâu Pa đặp đin 30 tháng 8 dương lịch. - Lễ hội Ho Khâu Xa Lạc (đua thuyền) 14 tháng 9 âm lịch. - Lễ hội Oc Vắt Xã Lẩy Hưa Phay 14-15 tháng 10 âm lịch. - Lễ hội Thạt Luông, Luang Pra Bang 12 tháng 11 âm lịch. Nhìn chung các hoạt động lễ hội ở Luang Pra Bang khá phong phú, với nhiều loại hình khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là lễ hội tháng 5 (té nước) 13-16 tháng 4 âm lịch và lễ hội Ho Khâu Pa đặp đin (hội đua thuyền) vào ngày 14 tháng 9 âm lịch và lễ hội Oc Văt Xã Lẩy Hưa Phay - hoạt động lễ hội diễn ra khá rầm rộ trong những năm gần đây, chủ yếu có tính tự phát và được tiến hành theo cổ lễ có tích các phục cổ. Nội dung các lễ hội hầu hết chưa đề ra được kịch bản cụ thể trên quan điểm phát huy cái tinh hoa, hạn chế cái lạc hậu và có thể đưa các nội dung mới vào trong đó. Nguyên nhân là chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng các tập tục tín ngưỡng và chưa có tổ chức khai thác như một tiềm năng văn hoá cho hoạt động du lịch. Hiện nay các lễ hội truyền thống có xu hướng phục hồi và phát triển trở lại. Hầu như ở các địa phương trong tỉnh đều có tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống. Nhiều lễ hội có ý nghĩa về mặt lịch sử văn hoá, có tác dụng tích cực trong các việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền. Chính vì vậy các lễ hội có sức thu hút rất lớn đối với nhân dân và du khách các nơi, nhất là khách du lịch quốc tế. Do vậy cần phải tiến hành nghiên cứu quy trình các lễ hội để có được chương trình hoạt động lễ hội, cũng như đầu tư xác định nội dung giới thiệu về lịch sử, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa... của các lễ hội cụ thể. Đó chính là hoạt động nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời cũng là trách nhiệm biểu dương văn hoá dân tộc một cách nghiêm túc cho du khách về nền văn hoá của địa phương. Ngoài các tài nguyên du lịch nhân văn trên, ở tỉnh Luang Pra Bang còn có những tài nguyên hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế như: Chi nhánh Bảo tàng Vưa Xỉ Xa Vang Vắt Tha Na và bức tường Xỉ Xa Vang Vông nơi lưu giữ và trưng bày những hiện vật, hình ảnh về cuộc đời sinh sống của vua Luang Pra Bang. - Du lịch thắng cảnh Tạt Quang Xi. - Du lịch thắng cảnh Thăm Pha Thoe, Mương Ngoi câu những căn cứ cách mạng. - Du lịch Thăm Tinh Mương Pac U. - Các loại hình nghệ thuật, ca múa nhạc, sân khấu hiện đại và truyền thống với những chương trình biểu diễn và những tiết mục khá hấp dẫn như: + Chương trình biểu diễn đoàn ca múa tỉnh Luang Pra Bang. + Chương trình biểu diễn của đoàn nghệ thuật không chuyên của các dân tộc như: Phọn Nang Kẹo, Phọn Pha Lặc Pha Lam... + Hát hò bá trạo của cư dân của các dân tộc như: Khắp Thùm, An Năng Xư, Khăp Tăng Vai, Khăp Xa Lam Xam Xạo... Ngoài ra còn có các làng nghề truyền thống tại các địa phương, các làng dân tộc miền núi và vùng ven sông Mê Kông. Tỉnh Luang Pra Bang là tỉnh giàu bản sắc nhân văn, có nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị tiêu biểu. Luang Pra Bang còn là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hoá giữa thủ đô Viêng Chăn với 8 tỉnh Bắc Lào. Về phương diện du lịch, Luang Pra Bang chịu sự tác động và có ảnh hưởng tới hoạt động du lịch của nhiều tỉnh trong vùng du lịch miền Bắc. Trong đó Luang Pra Bang vừa là điểm du lịch thu hút khách du lịch của các vùng trên, đồng thời là thị trường đưa khách du lịch đến các khu di tích các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Các khu vực ảnh hưởng tới tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) gồm có: + Khu vực Phia Tay Luang Pra Bang, khu vực này rất phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật và có khả năng thu hút khách du lịch đến Luang Pra Bang gồm có Mương Viêng Xay tỉnh Hua Phăn, Thông hay hin (cánh đồng Chum) tỉnh Xiêng Khoảng. + Khu vực phía Nam tỉnh Luang Pra Bang gồm: khu du lịch Mương Văng Viêng và sông Mê Kông. Hai khu vực phụ cận có tác động đến du lịch Luang Pra Bang: Một là, tỉnh Luang Pra Bang nằm giữa hai khu vực có tăng trưởng kinh tế, có nguồn lao động dồi dào, điều kiện thu hút khách du lịch lớn. Bên cạnh đó thế mạnh của tỉnh Luang Pra Bang là một tỉnh có diện tích tự nhiên lớn, có vị trí địa lý rất thuận lợi: có nhiều dòng sông, đồng bằng, miền núi, giao thông thuận lợi; quốc lộ số 13, số 7... sân bay, đường thủy. Do đó, việc xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và du lịch nói riêng phải được đặt ra trong tổng thể phát triển của cả khu vực phía Tây và phía Nam. Hai là, Luang Pra Bang nằm trong địa bàn trọng điểm phía Bắc là một khu vực phát triển năng động, vị trí này có ảnh hưởng lớn trong quá trình phân phối lại sản xuất và phân công lao động. Luang Pra Bang có điều kiện tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển các sản phẩm nông lâm, thủy sản du lịch và các sản phẩm chế biến từ nguồn nguyên liệu của địa phương để cung cấp trên thị trường giàu tiềm năng này. Đây là yếu tố tác động đến phát triển du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang. Tài nguyên du lịch của Luang Pra Bang cả về tự nhiên và nhân văn khá đa dạng và phong phú, trong đó thu hút khách du lịch nhiều được tập trung chủ yếu ở tài nguyên du lịch tự nhiên, bởi vì Luang Pra Bang tập trung nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên, nhân văn có giá trị. Đây là một lợi thế hết sức quan trọng trong việc tạo nên các tiền đề phát triển nhiều loại hình du lịch thích hợp như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tham quan nghiên cứu, thể thao, lễ hội... góp phần đẩy mạnh ngành du lịch phát triển với nhịp độ nhanh hơn trong tương lai. Sản phẩm du lịch là một trong những yếu tố hàng đầu với sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch. Trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh, cần phải tạo ra được một số sản phẩm độc đáo mang đặc trưng của tỉnh Luang Pra Bang để có thể đáp ứng và có thể cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế. Tài nguyên du lịch Luang Pra Bang thích hợp với việc tạo ra một số sản phẩm du lịch chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ, du lịch sinh thái, du lịch leo núi và du lịch mạo hiểm... Đây là những thuận lợi trong định hướng quy hoạch phát triển ngành du lịch của tỉnh trong những năm tới. Việc tăng cường số lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch cần được gắn với việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang trong những năm qua chủ yếu là khai thác tài nguyên sẵn có mà chưa sử dụng đầu tư tôn tạo, bảo vệ một cách thảo đáng đã dẫn đến tình trạng xuống cấp ở một số điểm tham quan hoặc chưa khai thác hết giá trị của tài nguyên du lịch. Vì vậy, cần có kế hoạch phân vùng chức năng trên địa bàn để xác định tiềm năng các khu vực cần phải bảo vệ tôn tạo, các khu dự trữ, các khu cần phục hồi trong từng thời gian ngắn - trung - dài hạn. 2.2. Thực trạng phát triển du lịch Luang Pra Bang hiện nay 2.2.1. Thực trạng cơ sở vật chất, tinh thần, kết cấu hạ tầng để phục vụ du lịch Kinh tế Luang Pra Bang nói chung, du lịch nói riêng không thể phát triển được nếu như kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, tinh thần để phcụ vụ du lịch quá nghèo nàn. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gòm: các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thể thao... các phương tiện vận tải phục vụ khách du lịch và các dịch vụ du lịch khác. Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò trực tiếp nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút khách du lịch. Ngành du lịch muốn phát triển phải hội đủ ba yếu tố cơ bản đó là: tiềm năng du lịch được khai thác tốt, cơ sở vật chất kỹ thuật phải đồng bộ, trình độ quản lý và chuyên môn cao. - Về tinh thần: du lịch là hành trình, lưu trú và tiêu dùng các dịchvụ ngoài nơi ở thường xuyên không phải chủ yếu để hành nghề mà để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, giải trí, tham quan các danh thắng, các di tích lịch sử, các công trình văn hoá nghệ thuật nổi tiếng và các nhu cầu đa dạng khác về văn hoá và về tâm linh tôn giáo. Còn dưới góc độ người phục vụ thì du lịch là hoạt động của bộ máy phục vụ khách du lịch trong di chuyển lưu trú, ăn uống tham quan. Hệ thống sản phẩm, sản xuất dịch vụ hàng hoá của các doanh nghiệp với sự hỗ trợ của cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành kết hợp với tiềm năng du lịch để đảm bảo việc đi lại, lưu trú, giải trí và các nhu cầu khác của khách du lịch. - Về cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch phát triển nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hiện nay toàn tỉnh có 224 cơ sở lưu trú du lịch hoạt động kinh doanh. Trong đó khách sạn (Hotel) 21, với tổng số 624 buồng, phòng 1047 cái giường. Nhà nghỉ (Guest House) 203 tổng số 1.538 phòng, 2392 giường, tiêu chuẩn 4 sao 81 tiêu chuẩn, 3 sao 25 tiêu chuẩn, 2 sao 42 tiêu chuẩn, 1 sao 475 phòng đạt tiêu chuẩn tối thiểu 612 căn phòng chưa xếp hạng và 927 phòng trọ. Năng lực và chất lượng phục vụ đa xdc nâng cao đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Số buồng phòng phân theo thành phần kinh tế: khu vực nhà nước chiếm 35,9%, liên doanh với nước ngoài chiếm 39,6%, các thành phần kinh tế khác chiếm 24,7% [ , tr.7-8]. Bảng 2.5 Các cơ sơ vật chất kỹ thật khachsạn , nhà nghỉ , nhà hàng từ năm1997-2007 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TOUR AGENCIES 7 8 10 11 12 13 21 17 17 22 28 HOTELS 10 11 11 12 13 14 12 14 17 18 21 GUESTHOUSES 19 33 64 80 108 114 123 125 146 155 203 RESTAURANT 22 25 34 43 57 58 65 70 75 104 104 TOURIST SITES 29 31 42 42 54 70 70 108 109 110 111 0 50 100 150 200 250 1997 1999 2001 2003 2005 2007 TOUR AGENCIES HOTELS GUESTHOUSES RESTAURANT TOURIST SITE Nguồn: Sở du lịch Tỉnh Luang pra Bang. Bảng 2.5. Các cơ sơ lưu trú buồng , phòng , giường từ năm1997-2007. 199 7 199 8 199 9 200 0 2001 2002 2003 2004 2005 200 6 200 7 Khách sạn 10 11 11 12 13 14 12 14 17 18 21 Phòng 298 313 346 366 446 487 427 499 532 569 624 Giường 447 469 546 628 766 813 758 769 979 950 104 7 Nhà nghỉ 19 33 64 80 108 114 123 125 146 155 203 Phòng 159 264 564 661 870 915 987 1003 1167 124 3 153 8 Giường 238 396 846 107 4 1397 1464 1536 1665 2109 202 5 239 2 0 500 1000 1500 2000 2500 1997 1999 2001 2003 2005 2007 phong giường nhà nghỉ phong giường Nguồn : Sở Du lịch tỉnh Luang pra bang Sự cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường với khách sạn loại sang, loại trung bình diễn ra trong toàn địa bàn đã thúc đẩy các khách sạn tăng cường thiết bị, đa dạng hoá các dịch vụ với chất lượng tốt hơn, nâng cao trình độ nghiệp vụ, phong cách phục vụ và tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị công suất sử dụng phòng của khách sạn, cơ sở lưu trú có sự giảm sút, có nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước và địa phương sụt giảm, chỉ số vật giá tăng chậm, sức mua của dân thấp... nếu ở thời điểm năm 2001 công suất sử dụng phòng đạt trung bình 55-57% thì đến năm 2008 công suất sử dụng phòng đạt 75-80%. + Dịch vụ vận chuyển khách: tính đến 2008 toàn tỉnh có 1841 phương tiện vận chuyển hành khách, trong đó gồm 1.287 xe ô tô các loại (có 157 xe từ 45 chỗ ngồi trở lên, 530 xe dưới 25 chỗ ngồi và 600 xe ba bánh 8 chỗ ngồi), thuyền 554 chuyên trở khách bằng đường sông, các phương tiện vận chuyển trên tập trung ở doanh nghiệp du lịch và các đơn vị ngoài ngành du lịch tập thể, cá nhân theo tỷ lệ 145-125-550 . Các du lịch khác: trên địa bàn tỉnh có 104 nhà hàng có quy mô và tiện nghi khá đầy đủ, trong đó thuộc doanh nghiệp tư nhân 84. Ngoài ra còn một số cơ sở kinh doanh các dịch vụ tổng hợp của các tổ chức tư nhân và quốc tế trên địa bàn tỉnh. - Về kết cấu hạ tầng: + Về giao thông: Toàn tỉnh có 1.268 km đường bộ với các trục và tuyến giao thông chính gồm: quốc lộ 13, số 7 và số 8 là trục giao thông chính nối với các tỉnh phía Bắc và thủ đô Viêng Chăn, với tổng chiều dài đi qua tỉnh là 510 km. Quốc lộ số 7 là tuyến mới Luang Pra Bang với tỉnh Xiêng Khoảng, tỉnh Hua Phăn với chiều dài đi qua tỉnh là 714 km. Tuyến giao thông số 8 nối liền với tỉnh U Đôm Xay - tỉnh Bo Kẹo - tỉnh Luông Năm Tha và tỉnh Phông Xa Ly với chiều dài là 575 km. Trong đó đặc biệt trong tỉnh Luang Pra Bang còn có đường liên huyện - đường đất khoảng 758 km. Luang Pra Bang còn có đường sông Mê Kông nối liền từ thủ đô Viêng Chăn - Luang Pra Bang - Bo Kẹo với chiều dài hơn 500 km, có 3 ga. Toàn tỉnh có 570 chiếc thuyền trở hành khách của tư nhân từ 9-45 chỗ ngồi, 1 sân bay và 9 tuyến bay như: Luang Pra Bang - Bang Kok, Luang Pra Bang - Xục Khô Thái, Luang Pra Bang - Xiêng Mai, Luang Pra Bang - Điện Biên, Luang Pra Bang - Xiêm Liệp và Luang Pra Bang - Xiêng Hung. Nhìn chung mạng lưưoí giao thông của tỉnh Luang Pra Bang thuận lợi cho thông thương với trong và ngoài tỉnh, tuy nhiên chất lượng mạng lưới thấp và nhiều nơi chưa đầu tư đúng mức. + Về điện nước: Mạng lưới điện toàn tỉnh đến nay đang trong quá trình phát triển. trong 11 huyện, thành phố đã có điện quốc gia. Hầu hết các khách sạn và khu du lịch trên địa bàn tỉnh đều có điện để phục vụ du khách. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển và khả năng cung cấp chưa thật đảm bảo, riêng huyện Phôn Xay, huyện Pak Xeng và huyện Mương Viêng Khăm đang cung cấp điện hết tháng 10 nhân dân sẽ được sử dụng điện. Hệ thống cung cấp nước cho chuyên dùng và sinh hoạt hiện nay ở thành phố Luang Pra Bang mới đảm bảo trên 85% nhu cầu. Nhà máy nước Luang Pra Bang với công suất 12.000 m3/ngày đêm đến nay chỉ đảm bảo khoảng hơn 9.500 m3/ngày đêm. Con các khuvực ngoài thanh chỉ được sử dụng nước 58% so với dân số người trong tỉnh, hầu như còn thiếu hệ thống cung cấp nước tập trung. Do vậy, ở các khu du lịch nguồn cung cấp nước chính là các nguồn nước sông, suối tại chỗ. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở thành phố Luang Pra Bang nhiều nơi chưa có hệ thống thoát nước, số cũ đã xuống cấp gây ngập úng ở nhiều khu vực, nên dẫn tới ô nhiễm môi trường. Thông tin liên lạc: hệ thống bưu chính viễn thông toàn tỉnh gồm: 2 bưu chính cấp 1 trên toàn tỉnh (ở thành phố Luang Pra Bang), 10 bưu chính cấp 2 thuộc các huyện thành phố, hơn 30 bưu chính cấp 3 ở các bưu điện văn hoá xã, phường. Có hơn 10 tổng đài điện tử với dung lượng 170 số và trên 3.600 máy điện thoại, 10.300 di động [ , tr.12]. Những năm qua mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh đã được hiện đại hoá, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin hiện nay và trong tương lai. 2.2.2. Về khách du lịch - Khách quốc tế: Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Luang Pra Bang, số lượt khách lưu trú quốc tế đến Luang Pra Bang như bảng 2.7 dưới đây. Số lượng khách du lịch tăng lên và giảm xuống hàng năm từ 30.769 nghìn lượt lên trên hơn 1 trăm nghìn lượt năm 2007. Bảng 2.7. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Luang Pra Bang 1997-2007 Khác h du lịch 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Khác h nội địa 31.57 9 34.59 6 45.728 45.015 47.205 75.697 58.983 90.593 128.38 1 123.45 1 124.82 6 2 Khác h quốc tế 30.76 9 44.58 3 55.307 65.225 68.250 94.846 78.129 105.51 3 133.56 9 151.70 3 186.81 9 Tổng cộng 62.34 8 79.17 9 101.03 5 110.24 0 115.50 0 170.54 3 137.12 2 196.10 6 261.95 0 275.15 4 311.64 5 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 K nội địa K quốc tế Tổng cộng Nguồn : Sở Du lịch tỉnh Luang pra bang Qua bảng 2.7 ta thấy số lượt khách du lịch quốc tế đến Luang Pra Bang ổn định và tăng trưởng về số lượng đều đặn qua các năm, riêng năm 2003 số lượng khách du lịch quốc tế đến Luang Pra Bang giảm từ 94.864 lượt khách năm 200 xuống còn 78.129 lượt khách; năm 2003 là do ảnh hưởng của dịch cúm gà ở các nước ASEAN. Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch cúm gà nhưng số lượng khách du lịch quốc tế đến Luang Pra Bang chiếm tỷ trọng 45,34% so với số lượng khách du lịch của cả nước. Nếu xét về mục đích thì khách đến Luang Pra Bang chủ yếu là để du lịch chiếm tỷ lệ 80%, khách đến với mục đích thương mại và đầu tư chiếm tỷ lệ 15% và khách đến với mục đích khác chiếm tỷ lệ 5%. Nếu xét cơ cấu khách về phương diện đi lại thì khách đến Luang Pra Bang bằng đường hàng không hơn 30%, bằng đường bộ là 70%, khách đến bằng đường bộ tăng là do các yếu tố phần lớn đi từ Thái Lan. Cùng với sự tăng nhanh tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến Luang Pra Bang nói riêng, đến CHDCND Lào nói chung, thì thời gian lưu trú trung bình của một khách du lịch cũng tăng một cách ổn định nhưng không nhiều. Số này lưu trú trung bình của một khách tại Luang Pra Bang dao động bình quân trong khoảng thời gian từ 2,8 đến 3,5 ngày, bằng 1/4 số ngày lưu trú bình quân cả nước. Nguyên nhân chính là các sản phẩm du lịch, cửa hàng ăn uống và nơi lưu trú của tỉnh Luang Pra Bang khá dễ và các vùng phụ cận ngày một phong phú, đa dạng, chất lượng cao, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng ngày càng được cải thiện. Theo Sở Du lịch Luang Pra Bang, một khách du lịch quốc tế ở Luang Pra Bang chi tiêu bình quân một ngày là 100 USD, trong đó: dịch vụ vận chuyển 25,71%, dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm khoảng 55,34% và dịch vụ bổ sung chiếm khoảng 18,9%. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế có sự khác nhau giữa các quốc tịch [5, tr.13]. Cơ cấu khách du lịch quốc tế ở một số nước trong mấy năm qua, cho thấy thị trường khách lớn, truyền thống được giữ vững và phát triển nhanh trong hàng năm được thể hiện qua bảng 2.8. Bảng 2.8: Cơ cấu khách quốc tế đến Luang Pra Bang theo quốc tịch Total 311.645 Thai 31.911 UK 21.255 USA 18.096 Australia 14.978 France 14.902 Germany 14.214 Israel 1.049 Japan 1.029 Canada 8.935 Vietnam 4.556 Korea Rep 4.263 China 4.161 Nether land 3.657 Switzerland 2.632 Italy 3.627 Denmark 2.563 Belgium 2.206 Ireland 2.191 Newzealand 1.941 Norway 1.847 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 Nguồn : Sở Du lịch tỉnh Luang pra bang Về khách du lịch nội địa đến địa bàn Luang Pra Bang. Trong mấy năm qua do tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ổn định, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước và trong tỉnh nói riêng, nền kinh tế không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao dịch vụ khách du lịch trong nước vào du lịch Luang Pra Bang tăng lên rõ rệt. Năm 1997 Luang Pra Bang có 31.579 lượt khách du lịch nội địa thì đến năm 2007 đạt mức 124.826 lượt khách du lịch tăng gấp nhiều lần. Khách du lịch đến Luang Pra Bang phần lớn là khách tham quan, thăm thân, lễ hội, khách du lịch công vụ cũng chiếm tỷ lệ quan trọng, vì thị trường khách này ngoài công vụ còn kết hợp tham quan. Nếu năm 2006 có 123.451 lượt khách nội địa thì đến năm 2007 số lượt khách du lịch nội địa tăng lên 124.826 lượt khách tăng 14,1%. Thời gian lưu trú 2-5 ngày, không sử dụng dịch vụ lưu trú của khách sạn và nhà nghỉ mà nghỉ ở nhà người thân. Về chỉ tiêu của khách du lịch nội địa đến Luang Pra Bang không nhiều, mặc dù trong mấy năm trở lại đây, thu nhập của người dân ngày càng tăng, do đó nhu cầu có khả năng thanh toán của Spain 1.697 Sweden 1.586 Mexico 1.199 Singapore 923 khách du lịch nội địa cũng tăng lên. Xu hướng tiêu dùng các dịch vụ bổ sung tăng lên. Song hiện nay, một khách nội địa chi tiêu bình quân một ngày khoảng 150.000 kip, trong đó 75% dành cho việc lưu trú và ăn uống, đây là nhu cầu tối thiểu. - Về mặt số lượng: Theo số liệu điều tra thống kê của ngành du lịch, tính 5/11/2007 toàn ngành du lịch Luang Pra Bang có 1.018 người lao động. Số lao động này được phân chia như sau: + Lao động doanh nghiệp có vốn đầu tư 791 người. + Lao động thuộc các thành phần kinh tế khác 227 người. Nếu tính cả số lao động ở các cơ sở hộ kinh doanh, ăn uống bình dân và nhà trọ 2.450 người, thì tổng số lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng là 3.540 người, lực lượng lao động của ngành tuy chưa nhiều nhưng so với thời điểm 1997 thì số lao động trên đã tăng gấp 3-4 lần. Đây là con số thể hiện sự phát triển khá nhanh của ngành du lịch, góp phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm tại địa phương . - Về mặt chất lượng: trong tổng số lực lượng lao động trên, số người có trình độ đại học và trên địa học 23 người chiếm 2,25%, 317 người có trình độ trung cấp, còn lại 678 người là trình độ sơ cấp và lao động phổ thông. Số lao động có trình độ ngoại ngữ: Thái Lan 37 người, Anh 67người, Pháp 17 người, Đức 9 người chiếm 12,77% trong số lực lượng trong ngành du lịch. - Đầu tư vào ngành du lịch: Tính đến năm 2007 toàn tỉnh có 22 dự án đầu tư vào ngành du lịch còn hiệu lực (không tính các dự án mở rộng) trên tổng diện tích đất là 968 ha, với tổng số vốn đăng ký đầu tư tương ứng là hơn 3 tỷ kíp. Trong 22 dự án đã được chấp nhận đầu tư còn hiệu lực. - 6 dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh, vừa kinh doanh vừa xây dựng. - 12 dự án đang khởi động xây dựng gồm: 10 dự án đang xây dựng, 2 dự án đang trồng cây và san ủi mặt bằng. - 4 dự án chưa triển khai đầu tư, 3 dự án được chấp thuận đầu tư. Trong đó 1 dự án chậm triển khai đầu tư . Đầu tư nước ngoài phần lớn trong lĩnh vực du lịch, văn hoá, làng truyền thống và các khu cố đô, tính đến nay toàn tỉnh có 8 dự án được cấp giấy phép dưới hình thức đầu tư: liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn pháp định đăng ký là 11.77 triệu USD [3, tr.15]. Tỉnh Luang Pra Bang chủ động mở rộng hợp tác kinh tế, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước được coi là một chính sách đòn bẩy để thúc đẩy các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng phát triển. Nhờ có nguồn vốn này mà một số khu du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang sôi động hẳn lên, góp phần thúc đẩy nền kinh tế trên địa bàn tỉnh. Bảng 2.9: Các nhóm dự án du lịch cần gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước Tên dự án Địa điểm Quy mô Vốn đầu tư (trăm USD) Khu du lịch Pha Thọc Mương Ngoi 7 hang đá 15.00 Khu du lịch Quang Xi Mương Xiêng Ngân 3 tầng thác khôn 300.00 Khu du lịch Đon Khun Mương Luang Pra Bang 1 thác 100.00 Khu du lịch Ta Lạt Mưt Mương Luang Pra Bang 1 khu chợ đêm 50.00 Khu du lịch Thăm Tinh Mương Pak U 1 khu hang đá 36.44 Khách sạn Phu Xỉ TP Luang Pra Bang 28 phòng ngủ 120.00 Khách sạn Phu Bao TP Luang Pra Bang 45 phòng ngủ 215.00 Khách sạn Xiêng Kẹo TP Luang Pra Bang 57 phòng ngủ 340.56 Tổng cộng 11.77 Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Luang pra Bang Thời gian gần đây nhất là sau khi nghị quyết số 10 của Thường vụ Tỉnh uỷ về đổi mới quản lý và phát triển du lịch trong tình hình mới hoạt động du lịch của Luang Pra Bang có bước phát triển đáng khích lệ cho cơ cấu kinh tế có sự đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mức nộp ngân sách của ngành du lịch ngày càng tăng. Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần giải quyết việc cho lao động địa phương, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Nhiều công trình du lịch đã góp phần làm đẹp thêm cảnh quan và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển ngành du lịch trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, hiệu quả kinh tế còn thấp. Chất lượng đội ngũ lao động trong ngành du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ du khách, nhất là đối với khách du lịch quốc tế. Nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ còn nhiều mặt hạn chế, sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá chưa cao. Việc mở rộng thị trường còn nhiều lúng túng và thiếu đồng bộ, chưa có sự chỉ đạo toàn diện trong công tác quảng bá tuyên truyền, du khách thiếu thông tin cần thiết khi đến Luang Pra Bang. Công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn lỏng lẻo và thiếu kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm hoặc không xử lý các hộ xây dựng trái phép trên vùng đất đã quy hoạch, gây cản trở cho nhà đầu tư khi tiến hành đền bù để triển khai xây dựng dự án. Giá đền bù đất, giá giao đất, chưa được ban hành để có cơ sở thông báo cho nhà đầu tư khi chọn địa điểm, tính toán hiệu quả khi lập dự án, quyết định đầu tư. Công việc này trong thời gian qua được thực hiện sau khi dự án cho phép đầu tư, mất nhiều thời gian để thống nhất với nhà đầu tư giá cả dẫn đến chậm trễ. 2.2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch Đối với việc xây dựng các quy hoạch tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Chỉ thị số 27 ngày 30/12/2003 về việc chỉ đạo và đổi mới quản lý, phát triển du lịch trong tình hình mới theo nghị quyết số 10 của Thường vụ Tỉnh uỷ, đồng thời đã ban hành quy chế quản lý các khu du lịch trong tỉnh để quản lý các hoạt động xây dựng, khai thác kinh doanh du lịch và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển du lịch bền vững là cơ sở quan trọng trong công tác quản lý đối với lĩnh vực du lịch tại địa phương. Nhìn chung công tác quản lý nhà nước đối với du lịch trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại đó là: Trong những năm gần đây, sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp làm cho hoạt động kinh doanh du lịch trở nên nhộn nhịp, nhưng không tránh khỏi phức tạp. Một trong những nguyên nhân quan trọng là bộ máy và hệ thống văn bản pháp lý, pháp quy và các quy chế quản lý kinh doanh du lịch vốn đã thiếu, lại không được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế. Việc triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của tỉnh còn những khó khăn do chưa có sự thống nhất về vị trí, vai trò của ngành du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ còn nhiều vấn đề. Một doanh nghiệp du lịch thuần túy có nhiều hoạt động khác nhau tại một địa điểm, có quá nhiều cơ quan quản lý được quyền cấp phép như: Sở Văn hoá thông tin, Văn phong quản lý di sản, Y tế, Giao thông vận tải, Giao thông liên lạc và Sở Thương mại... Những điều đó gây không ít khó khăn cho việc quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở địa phương. Các ban quản lý khu du lịch quy định chức năng nhiệm vụ thiếu cụ thể, chưa rõ ràng nên hoạt động còn lúng túng và chưa phát huy được tác dụng đối với công tác điều hành. - Quản lý nhà nước đối với hướng dẫn viên: Hoạt động du lịch chủ yếu là hoạt động dịch vụ nên quản lý hướng dẫn viên là điều quan trọng khác với quản lý nền kinh tế khác. Theo Chỉ thị số 626/BTM-DL ngày 07/6/1999 về quản lý nhà nước đối với hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên phải đủ 10 chỉ tiêu của văn bản pháp luật du lịch, là người hướng dẫn du khách tham quan các khu du lịch như: khu di tích lịch sử - văn hoá và cảnh quan thiên nhiên... Ngày nay khách du lịch không chỉ thăm thú cảnh quan mà du khách còn muốn khám phá những nét truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của địa điểm du lịch. Chính vì vậy những người làm công tác hướng dẫn viên làm thế nào cho đội ngũ này thật sự tuyên truyền đúng, đầy đủ và tạo ấn tượng tốt cho du khách, việc thuyết minh cho du khách hiểu những giá trị văn hoá, lịch sử của một doanh nghiệp nào đó có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt là khách quốc tế. Trong khi đó, xu thế du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng ngày càng được khẳng định và phát triển. Do vậy, đội ngũ hướng dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan