Tài liệu Luận văn Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo cộng hoà dân chủ nhân dân Lào: LUẬN VĂN:
Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo
Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người, các hoạt động kinh tế diễn ra với quy
mô ngày càng lớn, phạm vi các quan hệ kinh tế rộng, tính chất phức tạp và trình độ phát
triển ngày càng cao. Ngày nay, trên thế giới du lịch trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội
(KT-XH) phổ biến, là cầu nối tình hữu nghị, là phương tiện gìn giữ hoà bình và hợp tác
giữa các quốc gia, dân tộc. Ở nhiều quốc gia, du lịch là một trong những ngành kinh tế
hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, đem lại những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội.
Trong thời gian qua, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) đã và
đang thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa (XHCN), bước đầu đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng.
Tro...
104 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo
Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người, các hoạt động kinh tế diễn ra với quy
mô ngày càng lớn, phạm vi các quan hệ kinh tế rộng, tính chất phức tạp và trình độ phát
triển ngày càng cao. Ngày nay, trên thế giới du lịch trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội
(KT-XH) phổ biến, là cầu nối tình hữu nghị, là phương tiện gìn giữ hoà bình và hợp tác
giữa các quốc gia, dân tộc. Ở nhiều quốc gia, du lịch là một trong những ngành kinh tế
hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, đem lại những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội.
Trong thời gian qua, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) đã và
đang thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa (XHCN), bước đầu đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngành du lịch CHDCND Lào
mới bắt đầu hội nhập và hợp tác, đang trong quá trình tìm hiểu cơ chế và luật lệ quốc tế,
nên khả năng chủ động đưa ra các dự án hợp tác còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, những
yếu tố như dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng
dịch vụ thấp, giá cả cao, sản phẩm chưa phong phú… là những thách thức lớn đối với
ngành du lịch nói chung và đối với các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Thực tế này dẫn tới
năng lực cạnh tranh của ngành và các sản phẩm du lịch thấp. Trong những năm tới, xu
hướng cạnh tranh ngành sản phẩm du lịch sẽ ngày càng gay gắt, đã và đang đặt ra những
thách thức ngày càng lớn đối với du lịch của CHDCND Lào nói chung, du lịch Bo Kẹo nói
riêng.
Hiện tại nguồn khách quốc tế do các công ty lữ hành quốc tế lớn chi phối bởi họ có
năng lực cạnh tranh mạnh, có khả năng khai thác thị trường trên toàn cầu. Những công ty
này sẽ tạo ra sức ép rất lớn đối với các công ty lữ hành trong nước, do đó nếu không có
những biện pháp kịp thời, ngành du lịch của CHDCND Lào nói chung và du lịch tỉnh Bo
Kẹo nói riêng sẽ mất đi những cơ hội phát triển.
Tỉnh Bo Kẹo có vị trí nằm trong khu vực "Tam giác vàng", là một tỉnh có địa hình cả
đồng bằng và miền núi, có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thương mại và du lịch,
trên cơ sở liên kết giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc Lào với Trung Quốc, Thái Lan và
Myanma. Tỉnh Bo Kẹo không chỉ là một trung tâm buôn bán, mà còn là tỉnh có nhiều tiềm
năng để khai thác và phát triển du lịch biên giới như: Có nhiều điều kiện thiên nhiên rất phong
phú, nhiều danh lam thắng cảnh, có truyền thống văn hoá các dân tộc, do vậy, nếu khai thác
tốt các lợi thế đó, đáp ứng được nhu cầu du khách trong nước và phát triển du lịch quốc tế thì
du lịch sẽ trở thành một ngành kinh tế chủ yếu.
Như vậy, phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo không chỉ xuất phát từ thực tiễn, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn mà còn là yêu cầu mang tính chiến lược
lâu dài nhằm phát triển ngành du lịch ở CHDCND Lào trong giai đoạn tiếp theo. Với lý do
đó, tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào” làm luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở nước CHDCND Lào đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch kể cả đề tài
quốc gia như: Chương trình du lịch Cánh Đồng Chum, tỉnh Xiêng Khoảng, du lịch Vắt
Phu, tỉnh Chăm Pa Sắc (Chùa trên đồi), du lịch Năm Tốc Tạt, Khon Pha Phêng (Thac
Khon). Công trình nghiên cứu tiêu biểu của tác giả Lào là Hụm Phăn Khưa Pa Sít (2008),
Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pha Bang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn
thạc sĩ kinh tế, HVCTHCQG HCM. Luận văn đã nêu tình hình phát triển du lịch trong thời
gian qua và chiến lược phát triển trong tương lai.
Các công trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam khá đồ sộ, trong đó phải kể đến
một số công trình tiêu biểu sau: Luận án của Nguyễn Đức Lợi: Những điều kiện và giải
pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn, luận án tiến sỹ,
Hà Nội 1996. Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn đưa du lịch thành ngành kinh
tế mũi nhọn, tiềm năng và thực trạng ngành du lịch Việt Nam, tác giả luận án đã nêu định
hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành
kinh tế mũi nhọn.
Bùi Thuý Hạnh với luận án Đánh giá và khai thác điều kiện tự nhiên và tài nguyên
Ba Vì phục vụ mục đích du lịch, luận án tiến sỹ, Hà Nội 1996. Nội dung luận án này tập
trung khai thác các điều kiện tự nhiên sẵn có ở khu vực Ba Vì (Hà Tây cũ) để phát triển du
lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch khám phá.
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Hạnh: Những đặc điểm tài nguyên du lịch Thủ
đô Hà Nội phục vụ khai thác hoạt động kinh doanh du lịch, Hà Nội 1997. Luận án đã làm
rõ những vấn đề lý luận chung về tài nguyên du lịch, đánh giá thực trạng những đặc điểm
tài nguyên du lịch của Thủ đô Hà Nội và khai thác tài nguyên du lịch phục vụ kinh doanh
du lịch, đế xuất các giải pháp để khai thác tài nguyên du lịch phục vụ kinh doanh du lịch
một cách có hiệu quả.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lài (2008) Khai thác tiềm năng du lịch để
phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Bình, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội lại tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm khai thác tiềm
năng, điều kiện tự nhiên, văn hoá, lịch sử... ở tỉnh Quảng Bình mà theo tác giả, đến nay
chưa khai thác hết. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Mạnh Cường (2008) với tiêu đề
Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội lại nhìn nhận sự phát triển du lịch địa phương trong bối cảnh tăng
cường giao lưu và hợp tác kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo đó, nhu
cầu du lịch ngày càng tăng và chính quyền địa phương cần thực hiện nhiều giải pháp nhằm
khai thác có hiệu quả xu thế này. Luận văn thạc sĩ của Thái Viết Tường (2006): Du lịch
văn hoá ở tỉnh Quảng Nam, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội lại tập trung khai thác mảng văn hoá – thế mạnh của tỉnh Quảng Bình với các di tích
Mỹ Sơn, Hội An, Phong Nha – Kẻ Bàng và bề dày truyền thống văn hoá của mỗi địa
phương trên địa bàn tỉnh. Luận văn thạc sĩ của Trần Mạnh Chí (2007) với chủ đề Giải
pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội, Học viện Chính trị -
Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội tập trung nghiên cứu, định hướng và tìm kiếm
giải pháp nhằm phát triển ngành này theo hướng mở rộng các sản phẩm du lịch, tăng đầu
tư kết cấu hạ tầng du lịch... từng bước mở rộng quy mô, lĩnh vực và đóng góp của du lịch
vào sự phát triển chung của Thủ đô. Luận văn tốt nghiệp hệ Cao cấp lý luận của tác giả Lê
Mai Khanh (2005) với đề tài Phát triển du lịch Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội lại có góc nhìn khá tổng quan về toàn ngành du lịch Việt Nam, nghiên cứu
kinh nghiệm quốc tế, khái quát những thành tựu, hạn chế của du lịch Việt Nam thời gian
qua, đánh giá khái quát tiềm năng và triển vọng trong thời gian tới, từ đó đề xuất hệ thống
các giải pháp phù hợp. Luận văn của Nguyễn Quốc Tuấn (2008), Quản lý nhà nước đối với
hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý,
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã khái quát tình hình
hoạt động du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay, phương hướng và giải pháp hoàn
thiện quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch trong thời gian tới. Tác giả Trần Ngọc Tư
(2000), Phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc Tiềm năng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa
học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn này đã đề cập đến phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), Kinh tế du lịch ở
tỉnh Thanh Hoá, thực trạng và giải pháp phát triển, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh....
Riêng về du lịch tỉnh Bo Kẹo, hiện đã có một số bài viết đề cập đến phát triển du
lịch, nhưng chưa phân tích toàn diện và làm rõ tiềm năng cũng như mặt tồn tại của chúng
trong giai đoạn hiện nay. Hiện tại, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo chưa có công
trình nghiên cứu nào dưới dạng luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đề cập đến dưới góc độ
quản lý kinh tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch;
thông qua việc nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển du lịch trong thời gian qua tại
tỉnh Bo Kẹo, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, qua đó, đề xuất
phương hướng và hệ thống giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung
giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phân tích về mặt lý luận khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của du lịch và phát
triển du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội ở Lào nói
chung và ở cấp tỉnh nói riêng.
- Rút ra những bài học đối với tỉnh Bo Kẹo qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du
lịch của một số tỉnh của Việt Nam và một số tỉnh của Lào.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bo Kẹo trong thời gian qua.
Chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo đến
năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn xác định phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh
Bo Kẹo. Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo, đặt mối quan hệ với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh và phát triển trên phạm vi vùng, quốc gia.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài giới hạn không gian nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo.
Về thời gian: Nghiên cứu phát triển du lịch chủ yếu từ năm 2002 - 2008 và phương
hướng, giải pháp đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử. Cụ thể, đề tài cũng sử dụng các phương pháp như: Phân tích- tổng hợp, thống kê,
so sánh....
Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các
công trình khoa học đã được công bố.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Khẳng định phát triển du lịch là tất yếu khách quan, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Bo Kẹo.
- Chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của phát triển du lịch tỉnh
Bo Kẹo thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo trong thời gian tới.
- Làm tài liệu tham khảo, là cơ sở góp phần xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch,
các chủ trương biện pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3
chương, 9 tiết.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm về du lịch
Thuật ngữ "Du lịch" trong tiếp Pháp là "Le Tour" – được hiểu là đi một vòng và
quay về điểm xuất phát ban đầu. Theo nghĩa đen, thuật ngữ này chưa bao hàm được tính
đa dạng, phong phú của các hình thức du lịch cũng như chưa phản ánh đầy đủ các biểu
hiện khác nhau của hoạt động du lịch. Theo tiếng Hy lạp, thuật ngữ này là "tornos" – cũng
có nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ "du lịch" trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán
với sự ghép nối giữa "du – đi chơi, tham quan" và "lịch – ngắm nhìn, xem xét". Hai tác giả
người Thuỵ Sỹ là Hunziker và Krapf đã xây dựng nền móng cho lý thuyết về du lịch với
định nghĩa: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các
cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương - những người không có
mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào. Định nghĩa này
đã khái quát một cách chung nhất hoạt động du lịch, cụ thể là hoạt động đi du lịch của các
chủ thể tham gia. Mặc dù chưa bao quát hết những đặc trưng và các loại hình du lịch
nhưng định nghĩa này đặt cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu cơ bản tiếp theo.
Theo Liên Hiệp quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of official
Travel oragnization: IUOTO). Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa
điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, một nghề hay một
việc kiếm tiền sinh sống [6, tr.1].
Tại Hội nghị Liên Hiệp quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963) các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế, bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập
thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi
họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ [6, tr.1].
Quốc hội CHDCND Lào số 10/¦², ngày 9/11/2005, điều 2 nêu: Du lịch là du hành từ
nơi sinh sống của mình đi đến nơi khác hay nước khác để thăm viếng, tham quan, nghỉ ngơi,
vui chơi, sự trao đổi văn hoá, thể thao, y tế, nghiên cứu giáo dục [31, tr.1].
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội đồng
Lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã công bố: Du
lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử
và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất
trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong ba ngành kinh tế hàng
đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên
thế giới. Du lịch này là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu.
Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của
cuộc sống [6, tr.5].
Du lịch có hai nghĩa: Thứ nhất: du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con
người ở một nơi khác, tức là cách xa nơi ở thường xuyên để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thoả mãn
các nhu cầu về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, trao đổi công việc. Thứ hai: du lịch được hiểu là tập
hợp các hoạt động kinh doanh nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, thực hiện tốt mọi nhu cầu của khách du lịch.
Nói cách khác, du lịch là tập hợp các hoạt động giữa cung du lịch và cầu du lịch tạo nên ngành du
lịch.
Như vậy, du lịch được nhìn nhận từ rất nhiều góc nhìn khác nhau và do đó, có nhiều
định nghĩa, khái niệm, quan niệm khác nhau và rất khó có thể đưa ra một định nghĩa bao
quát. Trong phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, tác giả
cho rằng Du lịch là một hoạt động tương tác giữa con người với tự nhiên ngoài môi trường
sinh sống định cư, nhằm mục đích tham quan, tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm. Có thể
định nghĩa một cách ngắn gọn: Du lịch là hình thức nghỉ ngơi năng động ngoài môi trường
định cư.
- Khái niệm hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức cá nhân kinh doanh du
lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Trong đó, chủ
thể quan trọng của hoạt động du lịch là khách du lịch. Đó là người đi du lịch hoặc kết hợp
đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Hoạt động du lịch là một tồn tại khách quan của con người nằm trong nội tại của sự phát
triển xã hội loài người. Hoạt động thông qua du lịch, nhu cầu giao lưu và hưởng thụ vật
chất, tinh thần của con người phát triển cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, vùng, địa phương. Do vậy, hoạt động du lịch luôn được đặt ra và phát triển theo nhu
cầu của con người [4, tr.5].
Có thể nói, bản chất du lịch và hoạt động du lịch là du ngoạn của con người để được
hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần mang tính văn hoá cao, đặc sắc, độc đáo,
khác lạ với quê hương đất nước họ, bao gồm hệ thống di tích lịch sử - văn hoá - phong tục
tập quán, cảnh quan thiên nhiên, văn hoá - nghệ thuật, món ăn - thức uống dân tộc, cơ sở
nghỉ dưỡng - chữa bệnh, cơ sở thể thao giải trí...Trong đó quan trọng nhất là di tích lịch sử
- văn hoá, danh lam thắng cảnh thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc.
- Khái niệm kinh doanh du lịch
Kinh doanh du lịch là quá trình tổ chức sản xuất, lưu thông - mua, bán hàng hoá du lịch
trên thị trường nhằm đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội.
“Kinh doanh du lịch và các đơn vị kinh tế có chức năng sản xuất hàng hoá, dịch vụ một
cách hợp pháp theo nhu cầu thị trường nhằm đạt được lợi nhuận hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội
tối đa” [7, tr.277].
Nói chung kinh doanh du lịch có khả năng thu lợi nhuận cao và thu hồi vốn đầu
tư nhanh hơn so với các lĩnh vực kinh tế khác. Đó là một ưu thế của ngành kinh doanh
du lịch mà nếu được chính quyền của quốc gia đó quan tâm đầu tư khai thác tốt sẽ góp
phần tăng nhanh nhịp độ phát triển của nền kinh tế. Hiện nay ở nhiều quốc gia có sự
phát triển về công nghiệp, thu nhập từ kinh doanh du lịch thường chiếm 20% hoặc cao
hơn trong tổng sản phẩm quốc nội GDP. Hoạt động kinh doanh du lịch còn tác động
mạnh đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Giao thông vận tải, hàng không, bưu
chính viễn thông, các nghề thủ công, mở rộng thị trường, giải quyết việc làm cho nhân
dân tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển tốt lên.
Kinh doanh du lịch theo điều 63 Luật Du lịch CHDCND Lào gồm các hoạt động
sau:
- Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch.
- Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế.
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Kinh doanh các dịch vụ bổ sung.
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch.
Hoạt động kinh doanh du lịch tác động mạnh mẽ đến cán cân thu chi của vùng du
lịch, của một đất nước. Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở
khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước.
- Kinh tế du lịch
Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung sâu sắc,
có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách quốc tế. Góp phần nâng cao dân trí,
tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội [2, tr.10].
Dựa vào khái niệm trên có thể hiểu du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp, lấy
khách du lịch làm đối tượng, cung cấp sản phẩm, du lịch cần thiết cho khách du lịch, tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của họ.
Kinh tế du lịch ở một số nước phát triển mạnh, đây không phải là một sự ngẫu nhiên,
mà do Chính phủ một số nước đã quan tâm phát triển du lịch theo hướng phát ngành kinh tế
mũi nhọn. Do đó, ngành du lịch phát triển rất năng động trong việc kế hoạch hoá đầu tư thành
ngành du lịch quốc gia liên kết chặt chẽ với ngành thương mại du lịch của các nước trên thế
giới.
1.1.2. Đặc điểm của du lịch
Cùng với sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ về văn minh, vật chất, văn minh tinh
thần của loài người, du lịch nghỉ phép, nghỉ ngơi mang tính vui chơi, giải trí dần dần trở
thành thói quen của du lịch hiện nay. Đồng thời các hình thức du lịch với mục đích khác đó
là hoạt động du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu đặc biệt của mọi người như du lịch văn hoá, du
lịch thăm viếng di tích, du lịch điều dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch khảo sát… ngày càng
đa dạng, nội dung của hoạt động phát triển du lịch ngày càng phong phú. [21, tr.46].
- Du lịch vừa là kinh tế, văn hoá tinh thần
Có thể nói, cho đến nay du lịch là ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao cho mỗi quốc
gia (ngành công nghiệp không khói), quốc gia nào biết cách phát triển và khai thác tốt thì nó
đem lại giá trị rất lớn cho nền kinh tế quốc dân của quốc gia đó. Sản phẩm du lịch gắn liền với
thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán vùng miền riêng biệt, bởi vậy ta phải biết khai thác
những điểm mạnh của từng vùng, miền, có như vậy mới thu hút được khách tham quan, đem
lại hiệu quả kinh tế cho vùng, địa phương đó. Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Bo Kẹo có rất nhiều
điểm du lịch khác với Việt Nam và cũng có thế mạnh riêng: là một tỉnh có nhiều bộ tộc anh
em chung sống, mang đậm bản sắc dân tộc, mỗi bộ tộc có một phong tục tập quán, có nét văn
hoá riêng. Khách du lịch phương Tây rất thích tìm hiểu nền văn hoá các dân tộc sinh sống ở
đây.
Khác với các ngành kinh doanh có hàng hoá là những vật phẩm cụ thể, người tiêu
dùng muốn mua chỉ cần trực tiếp đến lựa chọn tại các cửa hàng bán buôn hoặc bán lẻ, sau
khi ưng ý có thể giao nhận bên mua và bên bán còn việc giao nhận của ngành du lịch là hết
sức đặc biệt. Hàng hoá của ngành du lịch (lữ hành) là các chương trình du lịch, người mua
là khách phải di chuyển theo chương trình đã mua và thông qua chuyến hành trình du lịch
trên thực tế thì mới hoàn thành việc “giao nhận”. Hoàn thành trách nhiệm của người bán
và người mua. Đặc biệt tính đặc thù của hàng hoá đó là chất lượng công việc của người
hướng dẫn, nó phụ thuộc vào trình độ, năng lực, hành nghề của hướng dẫn viên.
Du lịch đem lại văn hoá, tinh thần cho khách hàng (du khách). Thông qua việc giới
thiệu nét văn hoá đặc trưng khác biệt của đất nước, địa phương cho khách tham quan làm
cho họ hiểu phần nào về giá trị văn hoá tinh thần, bản sắc riêng của dân tộc. Từ đó, đem lại
món ăn tinh thần cho du khách, mà sản phẩm du lịch là món ăn cho du khách thưởng thức.
Trước đây, một số người cho rằng văn hoá là lĩnh vực đứng ngoài kinh tế. Bởi vì,
họ quan niệm rằng, văn hoá là lĩnh vực không sinh lợi. Sự phát triển, tăng trưởng của hàng
loạt các nước trên thế giới đã khiến mọi người phải nhận thức lại vai trò của văn hoá. Năm
1988, Tổ chức Giáo dục văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) đã tuyên bố để mở đầu thập
kỷ thế giới phát triển văn hoá nhấn mạnh: “Kinh nghiệm của hai thập kỷ vừa qua cho thấy
trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào, xu hướng chính trị và
kinh tế nào, văn hoá và phát triển là hai mặt gắn liền nhau”.
“Nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế, mà tách rời môi trường văn
hoá thì sẽ xẩy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hoá và khả năng sáng tạo
của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều”[15].
Xuất phát từ bài học kinh nghiệm của dân tộc, tiếp nhận thành tựu trí tuệ của thời
đại, Đảng và Nhà nước Lào đã có nhận thức mới về vai trò của văn hoá trong phát triển.
“Kinh tế và văn hoá gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ, kinh tế không tự mình phát triển
nếu thiếu nền tảng của văn hoá, văn hoá không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát
triển trên cơ sở hài hoà kinh tế và văn hoá là sự phát triển năng động có hiệu quả và vững
chắc nhất”[15].
Ngày 09 tháng 12 năm 1986, Liên hệp quốc (LHQ) thông qua nghị quyết tuyên bố
thập kỷ 1988 – 1997 là: "Thập kỷ thế giới vì sự phát triển văn hoá”. Kêu gọi các quốc gia,
các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới thừa nhận vị trí quan trọng của văn hoá trong phát
triển. Điều đó càng chứng minh rằng, văn hoá là món ăn tinh thần, là tất yếu không thể
thiếu để phát triển du lịch. Có như vậy, văn hoá thực sự là món ăn tinh thần trong mỗi du
khách.
- Du lịch gắn với điều kiện thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán.
Điều kiện tự nhiên, khí hậu do thiên nhiên ban tặng cho mỗi vùng, lãnh thổ du lịch,
một thiên nhiên thân thiện ít bị tàn phá của con người, sẽ có nhiều cơ hội để phát triển du
lịch. Một vùng du lịch được thiên nhiên ban tặng có một khí hậu mát mẻ, bốn mùa trong
xanh, một bầu không khí trong lành, hoang sơ, sông nước hiền hoà, không bị ô nhiễm sẽ
mang lại sự yêu mến của khách du lịch, khách đến một lần và lại muốn có một ngày được
quay lại với môi trường thân thiện. Du khách muốn tìm hiểu phong tục tập quán riêng của
vùng miền mà họ đến: phong tục tập quán của các bộ tộc như văn hoá cồng chiêng, múa
sạp, ném còn… Ngày nay, phần lớn khách phương Tây cũng như các nước châu Âu rất
thích du lịch thiên nhiên, họ muốn khám phá và tìm hiểu cái hoang sơ, sơ khai do thiên
nhiên ban tặng.
Du lịch gắn liền với phong tục tập quán, là những thói quen được đưa vào nếp sống
hàng ngày. Mọi dân tộc đều có những thói quen cá biệt lúc ban đầu, về sau do sự tiếp xúc
với nhau nên có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Phong tục tập quán có hai loại: Mỹ tục là những
tập tục tốt, như thờ phụng tổ tiên và hủ tục là những tập tục xấu như mê tín dị đoan, tin vào
bùa phép. Thế giới văn minh mỗi ngày thay đổi, và nếp sống cũng vậy, nhân loại ngày nay
đều cố gắng phát huy mỹ tục và đẩy lùi hủ tục vào bóng tối lãng quên [23].
Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng, lịch sử, truyền thống, phong tục tập quán
và văn hoá dân tộc, di tích lịch sử văn hoá, các món ăn, các loại hình nghệ thuật, lối sống,
nếp sống của các dân tộc mang bản sắc độc đáo còn lưu giữ đến ngày nay. Những nguồn
lực ấy được phân loại theo chiều thời gian lịch sử, những văn hoá cổ được khôi phục lại
lưu truyền và phát huy những văn hoá cổ đại, trung đại, cận đại. Chẳng hạn, nền văn minh
Ai Cập cổ đại với kim tự tháp nổi tiếng, nền văn hoá Hy Lạp cổ đại hoặc phong tục tập
quán ở Việt Nam, Lào như: Các lễ cưới của các dân tộc, các lễ hội, phong tục rước dâu,
hay phong tục trước khi đi lấy vợ chú rể phải về nhà cô dâu ngủ trước vài tháng như dân
tộc Thái của Việt Nam.
Trong phát triển du lịch, trình độ văn hoá của người dân là nhân tố quan trọng góp
phần vào phát triển du lịch, con người thân thiện, hiền hoà, truyền bá những điều tốt đẹp
của đất nước, con người là điểm đến cho những người thân quen có thể tạo được làn sóng
du lịch mới. Phần lớn những khách thăm quan và đều là người có trình độ văn hoá, nhất là
người đi du lịch nước ngoài. Người có trình độ văn hoá cao, đòi hỏi đi du lịch càng lớn,
chất lượng du lịch là một phần quan trọng, họ muốn khám phá những nét truyền thống văn
hoá, phong tục tập quán của điểm đến.
Du lịch gắn liền với thiên nhiên, là tài nguyên thiên nhiên ban tặng để cho con
người tiến hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi, điều dưỡng, du ngoạn, tham quan
bao gồm: sông, núi, hang động, thác, rừng, chim thú quý hiếm, hoa thơm, cỏ lạ... Tóm lại,
có thể chia ra ba nhóm chủ lực là: tài nguyên du lịch sông núi, tài nguyên du lịch khí hậu
và tài nguyên du lịch sinh vật...cụ thể do thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông như đường
sông, đường bộ, đường hàng không... là trung tâm của vùng kinh tế phát triển năng động,
trên thế giới. Đây là một nhân tố cơ bản để phát triển du lịch. Quốc gia nào có nhiều tài
nguyên thiên nhiên thì quốc gia đó có nhiều tiềm năng lớn để thu hút được nhiều khách du
lịch đến thăm quan.
Các điều kiện về tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng để phát triển du lịch. Một
quốc gia, một vùng có nền kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội phát triển cao, song nếu không có
tài nguyên du lịch thì cũng không thể phát triển du lịch được. Tiềm năng về du lịch là có hạn,
nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên những cái mà thiên nhiên ban tặng cho một số vùng và
một số nước nhất định hay do con người tạo ra. Vì vậy, chúng ta chia tài nguyên du lịch làm
hai nhóm: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn [6, tr.86].
Về địa hình: ở một số nơi thường có cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi
đó. Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng và có
những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi... khách du lịch thường ưa thích
những nơi nhiều rừng, đồi, núi, biển, đảo... Thường không thích những nơi địa hình và
phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch.
Về khí hậu: những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa thích. Nhiều
cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng,
quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch [6, tr.87].
Do ảnh hưởng của nhân tố địa lý tự nhiên và thời tiết, khí hậu nên du lịch ở hầu hết
các nước đều mang tính thời vụ đặc trưng. Đối với một nước nhiệt đới, gió mùa đông bắc,
khí hậu bốn mùa thay đổi (xuân, hạ, thu, đông). Khách du lịch nội địa, quốc tế đi du lịch
tham quan thắng cảnh ai cũng hưởng thụ khí hậu ấm áp, thời tiết trong sạch, thoáng mát, loại
trừ ô nhiễm môi trường, bên cạnh những tiềm năng du lịch rất lớn và đa dạng, thì tính thời vụ
trong du lịch càng rõ nét.
- Sản phẩm và dịch vụ du lịch được hình thành từ nhiều yếu tố
Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch được cấu thành bởi rất nhiều yếu tố, trong đó
có các yếu tố nền tảng như cơ sở hạ tầng, anh ninh, chính trị ổn định…; yếu tố chủ yếu,
trực tiếp bao gồm: phong cách phục vụ của các tour lữ hành, văn hoá các điểm đến, các
danh lam thắng cảnh, sự thân thiện của địa phương nơi khách đến, những sản phẩm lưu
niệm, những sản phẩm của các làng nghề, văn hoá cổ, những ngôi làng cổ, cái quan trọng
hơn cả là sự thân thiện, mến khách, sự lôi cuốn thu hút du khách quay trở lại…Cơ sở hạ
tầng, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác, tất cả những thứ đó
làm cho sản phẩm du lịch trở nên phong phú, đa dạng.
1.1.3. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội ở Lào
- Về mặt kinh tế
Các nước trên thế giới coi du lịch là ngành công nghiệp không khói, là “con gà đẻ
trứng vàng”, tức là ngành thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều công ăn việc làm, bán hàng, tiếp thị
xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, ngoại giao và các quan hệ kinh tế khác. Ngành công
nghiệp du lịch được các nước trên thế giới thừa nhận là một ngành kinh doanh có lợi
nhuận và phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao, là ngành đóng góp chủ yếu cho kinh tế -
xã hội. Theo tính toán của WTTC, thu nhập của du lịch bao gồm cả du lịch quốc tế và du
lịch nội địa năm 2005 là 6,2 nghìn tỷ USD, tăng 5,4% so với năm trước, chiếm 3,8% GDP
của thế giới. Nếu tính cả những đóng góp trực tiếp và gián tiếp thì ngành du lịch chiếm
10,6% GDP toàn thế giới. Hàng năm ngành này tạo ra 74,2 triệu việc làm, chiếm 2,8% lao
động trên toàn cầu [26].
Thực tế cho thấy hoạt động du lịch nó tác động rất mạnh đến cơ cấu cán cân thu, chi
của vùng du lịch, của một đất nước. Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi và
chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng du lịch và
của một đất nước. Nguồn thu nhập ngoại tệ từ khách du lịchh quốc tế của nhiều nước
ngày càng tăng. Chẳng hạn ở Mỹ luôn là nước đứng đầu thế giới về du lịch quốc tế: Năm
1990, ngành du lịch nước này mang lại nguồn thu là 43 tỷ USD thì đến năm 1996 đã lên
tới 64,4 tỷ USD, đến năm 2002 là 80,7 Tỷ USD. Tiếp đến là Tây Ban Nha, năm 1996 thu
được 28,4 tỷ USD, năm 2002 con số này lên đến 38,7 tỷ USD. Ở Pháp năm 1996 thu
được 28,2 tỷ USD, đến năm 2002 thu được 33,5 tỷ USD [2, tr.11].
Hiện nay du lịch được coi là một thị trường vừa rộng, vừa lớn với nhu cầu du lịch rất đa
dạng và khả năng thanh toán của khách hàng khá cao, vừa mang tính đặc thù. Thị trường
du lịch hoạt động trong không gian lãnh thổ, thị trường lại hoàn toàn có khả năng “xuất
khẩu tại chỗ”, nhiều hàng hoá đặc biệt là hàng hoá mang tính chất đặc trưng của dân tộc
phân bố rải rác khắp mọi miền của đất nước như các món ăn dân tộc, đồ lưu niệm (hàng
thủ công mỹ nghệ...). Hàng hoá này thường có giá trị sử dụng không đáng kể đối với thị
trường nội địa nhưng lại có giá trị cao, thuận lợi lớn do thoả mãn được sở thích hay thị hiếu
nào đó của du khách nước ngoài. Mặt khác, có rất nhiều loại hàng hoá phục vụ du khách
không thể vận chuyển đi bán ở thị trường thế giới được thì có thể bán với giá cả cao, thu lợi
nhuận lớn tại nước mình như cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, di tích lịch sử, công trình văn
hoá nổi tiếng, phong tục tập quán đặc sắc...
Xuất phát từ những đặc điểm kinh tế và khả năng kinh doanh như trên, du lịch là
lĩnh vực kinh doanh có khả năng thu lợi nhuận cao, thu hồi vốn đầu tư nhanh so với các
lĩnh vực khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng của ngành du lịch, nếu được đầu tư khai
thác tốt sẽ góp phần tăng nhanh nhịp độ phát triển của nền kinh tế. Ngày nay, ở nhiều nước
công nghiệp, thu nhập từ du lịch thường chiếm 20% hoặc cao hơn trong tổng sản phẩm
quốc gia (GDP). Hoạt động du lịch tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội như giao
thông vận tải, bưu chính viễn thông, xây dựng các nghề thủ công truyền thống, mở rộng thị
trường tiêu thụ hàng hoá, quảng bá sản phẩm của quê hương đất nước mình làm ra đến với
bạn bè thế giới, là kênh quảng cáo hữu hiệu ra nước ngoài, giải quyết việc làm cho người
lao động làm tăng thêm cơ hội đầu tư…tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
- Về mặt xã hội
Du lịch phát triển sẽ góp phần tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động,
làm giảm thất nghiệp đáng kể, thu hút một số lượng lao động rất lớn, nâng cao mức sống
của người dân. Đối với nhiều người, du lịch nhìn nhận như một ngành kinh doanh sinh lợi
cao. Vì vậy, xu hướng chuyển đổi hay chuyển hướng sang kinh doanh du lịch là một động cơ
tốt để mọi người trao đổi, bổ sung các kiến thức cần thiết như ngôn ngữ giao tiếp văn hoá,
lịch sử...
Du lịch làm cho con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới,
mở mang kiến thức. Hoạt động du lịch là một yếu tố đòi hỏi nhiều lao động dịch vụ với
nhiều ngành nhiều trình độ khác nhau, do đó du lịch càng phát triển thì càng có nhiều cơ
hội tạo việc làm cho xã hội, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc nhất hiện nay.
Du lịch phát triển, tạo điều kiện để mở rộng giao lưu văn hoá, tăng cường sự hiểu
biết và mở rộng tầm nhìn, học hỏi thêm kinh nghiệm làm ăn buôn bán của nhiều nước,
nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, thông qua đó góp phần quan trọng nâng cao dân trí.
Tuy những mặt này được tiến hành một cách không chính thức, nhưng thường có hiệu quả
cao.
Thông qua sự tiếp xúc trực tiếp và rộng rãi với du khách trong nước và ngoài nước,
mà nhân dân ở vùng sở tại, nước sở tại có điều kiện tiếp thu những tinh hoa văn hoá, những
lối sống tốt đẹp, phong cách giao tiếp lịch sự văn minh của văn hoá nói chung, ngày càng
mở rộng ra những lĩnh vực mang tính nhân văn cao mà trước đây chúng ta thường xem nhẹ
như sự hiểu biết và thái độ ứng xử đối với việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá truyền
thống, đối với các công trình văn hoá nghệ thuật của dân tộc, đối với môi trường sinh thái...
Thông qua đó, để giáo dục truyền thống dân tộc, lòng tự hào về lịch sử văn hoá đất nước
mình, biết bảo vệ các di sản văn hoá, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng
cảnh, bảo vệ môi trường sống của đất nước… Từ đó, tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ
trong xã hội. Phát triển du lịch góp phần nâng cao dân trí, làm phong phú thêm nhận thức,
đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đồng thời góp phần mở rộng và củng cố mối
quan hệ hợp tác, ngoại giao, giao lưu kinh tế, văn hoá khoa học, kỹ thuật, tạo mối quan hệ
thân thiện, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa các quốc gia. Phát triển du lịch góp phần
xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi diện mạo của một vùng, một quốc gia ngày càng văn minh
và tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, hạn chế đầu tiên về mặt xã hội khi phát triển du lịch có thể làm phát sinh
và gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, ma tuý. Thậm chí, ở một số nước còn tổ
chức nhà chứa phục vụ khách. Nguy hiểm hơn, giờ đây còn xuất hiện ngày càng gia tăng
nhiều tội phạm về giết người, con cái hư hỏng, đua đòi học theo những thói hư thật xấu, ăn
chơi xa đoạ, tha hoá nhân phẩm, nhất là phụ nữ, không đúng với phong tục tập quán của
con người Á Châu, dịch vụ karaoke xuất hiện không tuân thủ theo các quy định của Nhà
nước… Đây là một số vấn đề biểu hiện xấu của xã hội ngày nay.
Ngoài ra, một số kẻ xấu lợi dụng đi du lịch để tuyên truyền phản động chống đối Nhà
nước, tuyên truyền văn hoá phẩm đồi trụy, buôn bán hàng quốc cấm... là những mặt trái tác
động tiêu cực đối với nền văn hoá xã hội đất nước.
1.2. NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
1.2.1. Lựa chọn tầm nhìn phát triển du lịch
Bất cứ một ngành nào, để phát triển, thì điều quan trọng đầu tiên là tầm nhìn chiến
lược và sự quan tâm của Chính phủ đối với ngành nghề đó. Ngành du lịch cũng không
ngoại trừ. Chính phủ phải có định hướng, coi du lịch là một ngành nghề kinh tế mũi
nhọn. Nhà nước phải có những chính sách đầu tư thoả đáng, có tầm nhìn xa trông rộng,
có định hướng phát triển lâu dài, bền vững, tập trung khai thác vào những loại hình du
lịch có thế mạnh sẵn có. Nhà nước phải có chính sách mở cửa, thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh, các tập thể cá nhân có tiềm năng đầu tư phát
triển du lịch.
Vai trò của Chính quyền cấp tỉnh đối với phát triển du lịch là chức năng quản lý nhà
nước về du lịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay
các doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó thông qua các công cụ quản lý, nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động
trên lĩnh vực kinh tế du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch phát triển theo định hướng chung
là thực hiện chức năng của quản lý nhà nước về du lịch: sự khác biệt của quản lý nhà nước
với quản lý kinh doanh ở chỗ quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, các đơn vị
sản xuất kinh doanh vào các mối quan hệ và điều chỉnh các mối quan hệ đó bằng các công
cụ khác nhau (công cụ pháp luật là chính). Nằm trong cơ cấu của bộ máy nhà nước, cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch hoạt động theo nguyên tắc của bộ máy nhà nước. Các
nguyên tắc đó xuất phát từ việc nhà nước nắm quyền lực chính trị, thông qua quyền lực
chính trị nhà nước nắm vào bảo toàn quyền lực kinh tế, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN). Nhà nước quản lý nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng theo nguyên
tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ, phân địch chức năng quản lý nhà nước về kinh
tế với chức năng quản lý trực tiếp sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở nhằm
kết hợp tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Nằm trong hệ thống quyền
lực nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch được trao những thẩm quyển nhất định,
chủ yếu là những thẩm quyền chuyên môn, hoạt động theo các nguyên tắc nêu trên. Nằm
trung gian giữa cơ quan quản lý nhà nước giao cho với những nhiệm vụ mà hệ thống kinh
doanh du lịch đặt ra. Chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chính là chức
năng quản lý nhà nước về du lịch. Song, chức năng của từng bộ phận, chẳng hạn chức
năng của Tổng cục Du lịch, chức năng của Uỷ ban Hợp tác và đầu tư... là một bộ phận của
chức năng quản lý nhà nước về du lịch.
Trên cơ sở tầm nhìn cho phát triển du lịch theo từng giai đoạn khác nhau, các cơ
quan quản lý nhà nước hiện thực hóa tầm nhìn bằng các biện pháp quản lý cụ thể. Với tầm
nhìn về phát triển du lịch, Nhà nước sẽ xác định chức năng quản lý của mình đối với phát
triển du lịch theo thời gian, dựa trên những chức năng chủ yếu của quản lý nhà nước như:
- Ban hành các văn bản pháp luật về du lịch, xây dựng và thực hiện hàng loạt các
chính sách kinh tế lớn để phát triển du lịch và xây dựng một cơ chế có hiệu lực để đưa
chính sách và thể chế quản lý vào hoạt động kinh doanh du lịch.
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản luật, các quy
chế, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình quy phạm trong hoạt
động du lịch.
- Tăng cường tổ chức tuyên truyền quảng cáo du lịch, tăng cường ứng dụng khoa
học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường du lịch đang là những
yêu cầu cấp thiết đối với việc phát triển du lịch ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động du
lịch, thúc đẩy du lịch CHDCND Lào theo định hướng chung của đất nước, hạn chế và xoá
bỏ các hiện tượng không lành mạnh, mặt trái của du lịch mà nhiều nước đã mắc phải qua
hoạt động du lịch (mại dâm, văn hoá, đồi trụy, nghiện hút...).
1.2.2. Đầu tư kết cấu hạ tầng
Du lịch phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở hạ tầng như đường xá, các khu vui chơi giải
trí, nhà hàng, khách sạn, sân bay, phương tiện vận tải…
Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng, đây là một nguồn lực, là điều kiện không
thể thiếu được để phát triển du lịch. Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng tốt, đồng bộ là điều
kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, ngược lại sẽ gây khó khăn cho phát triển du lịch. Đầu
tư cơ sở hạ tầng bao gồm:
- Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo nơi ăn, chốn
ở, hệ thống giao thông, phương tiện đi lại cho khách du lịch. Đây là những dịch vụ đặc
trưng nhất của hoạt động kinh doanh du lịch, đáp ứng nhu cầu của con người (ăn, ngủ
nghỉ, đi lại), khi họ sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
Dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của các sản phẩm du
lịch. Đầu tư vào cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng và dịch vụ ăn uống bao gồm các phương
tiện vật chất, tham gia vào việc sản xuất và cung ứng các dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng
nhu cầu ăn uống và giải trí của du khách như: các phòng ăn uống, nhà kho, nhà bếp các
trang thiết bị tiện nghi phục vụ du khách.
- Đầu tư vào mạng lưới bán hàng: đây là một trong các cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch quan trọng nhất để tạo được thu nhập cho địa phương và đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch về mua sắm, bằng việc bán các hàng hoá đặc trưng của địa phương mình, của đất
nước mình, hàng thực phẩm và các hàng hoá khác. Cơ sở vật chất kỹ thuật này gồm hai
phần: Một phần thuộc các trung tâm dịch vụ du lịch, phục vụ khách du lịch là chủ yếu;
phần khác thuộc về thương nghiệp địa phương, với nhiệm vụ phục vụ nhân dân địa
phương, đồng thời càng đóng vai trò quan trọng đối với phục vụ khách du lịch.
- Đầu tư vào cơ sở thể thao: là bộ phận của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, có tác
dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của du khách. Các cơ sở thể thao bao gồm các công
trình thể thao, phòng thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho mỗi
loại thể thao như: bể bơi, xe đạp nước, sân quần vợt, sân bóng đá, sân golf, trường đua
ngựa... Ngày nay, công trình thể thao là một bộ phận không thể tách rời cơ sở vật chất của
du lịch. Chúng làm phong phú và đa dạng các loại hình hoạt động du lịch, làm tăng sự hấp
dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, làm tăng hiệu quả sử dụng khách sạn, nhà
nghỉ, nhà trọ...
- Đầu tư về y tế: nhằm mục đích phục vụ du khách chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ
sung tại điểm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm: Các trung tâm chữa bệnh (nước
khoáng, ánh nắng mặt trời, xông hơi nóng, mát xa tăm bùn, tắm suối nước nóng, các món ăn
kiêng), các phòng y tế khác…
- Đầu tư vào công trình phục vụ văn hoá thông tin: bao gồm các trung tâm văn hoá
thông tin, phòng chiếu phim, câu lạc bộ, phòng triển lãm, internet, phòng đọc sách... hoạt
động văn hoá thông tin có thể được tổ chức thông qua các buổi dạ hội hữu nghị, dạ hội hoá
trang, đêm ca nhạc, tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi giữa những người khách du lịch cùng
nghề, chiếu phim, xem kịch, tham quan bảo tàng...
- Đầu tư giao thông vận tải bao gồm đường bộ, đường hàng không, đường sông.
Mạng lưới giao thông phát triển tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng du lịch của một
vùng, một địa phương, một đất nước.
- Đầu tư vào cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác chủ yếu gồm: các công
trình, thiết bị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong việc tiêu dùng các dịch vụ
và sử dụng triệt để các yếu tố tài nguyên. Hệ thống này bao gồm các khu vực: giặt là,
hiệu cắt tóc, vật lý trị liệu, bể bơi, sân tenis, trạm xăng dầu, cơ sở y tế, xưởng sửa chữa
dụng cụ thể thao, phòng rửa phim ảnh, gội đầu, cửa hiệu sửa chữa thiết bị liên lạc, bưu
điện, phòng sao chép... Cơ sở vật chất - kỹ thuật của bộ phận này thường gắn liền với
các cơ sở lưu trú. Quy mô của hệ thống này phụ thuộc vào quy mô của bộ phận lưu trú.
Ngoài ra, việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần đắc
lực vào thực hiện giao lưu các vùng và các khu vực các nước.
Bên cạnh đó, điều cần thiết nhất là sự an toàn cho du khách: một đất nước có một
hệ thống chính trị bất ổn, có xung đột sắc tộc, hay có khủng bố mất an ninh chính trị cũng
là yếu tố bất an cho mỗi du khách.
1.2.3. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
- Xây dựng chiến lược phát triển du lịch
Thực hiện đường lối và chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển
du lịch: văn hoá, thiên nhiên, lịch sử, Tổng cục Du lịch kết hợp với cơ quan, bộ ngành liên
quan xây dựng chiến lược phát triển du lịch. Đây là một trong những nội dung quản lý nhà
nước có tính quyết định đối với sự phát triển du lịch trên dịa bàn của chính quyền cấp tỉnh,
giúp cho các thành phần kinh tế an tâm khi quyết định đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực du
lịch.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch, mục tiêu cuối cùng của các đơn vị kinh doanh
là lợi nhuận. Do đó, nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu
quả do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của địa phương vừa qua cho
thấy điều đó. Nhất là, các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng, các khu, điểm
du lịch hoặc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như các nhà hàng, khách sạn, nhà
nghỉ…Vì thế, chính quyền cấp tỉnh phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng kịp thời các
chiến lược phát triển du lịch của địa phương, các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược phát triển
du lịch phải phù hợp với chiến lược phát triển chung của cả nước. Đáp ứng yêu cầu của quá
trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, gắn với tiến trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
* Chiến lược phát triển du lịch. Chiến lược du lịch quy định xu hướng, quy
hoạch, chính sách và mục đích chung của việc phát triển, khuyến khích du lịch thích hợp
với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, làm cho ngành du lịch tăng
trưởng, phát triển bền vững, trở thành một ngành công nghiệp không khói thu lợi nhuận
vào ngân sách quốc gia, tạo việc làm cho người lao động, khuyến khích việc bảo tồn và
phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
Chiến lược du lịch còn là cơ sở để lập kế hoạch hoạt động về mọi mặt trong thời
gian ngắn để quản lý và phát triển du lịch riêng của từng khu vực, việc đề ra kế hoạch phát
triển du lịch, quản lý kinh doanh du lịch, tuyên truyền du lịch và thị trường du lịch, phát
triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, hợp tác quốc tế, hợp tác với các ngành các cơ quan
có liên quan du lịch...
* Quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch ngành, vùng miền, khu vực, điểm
đến... Trong chiến lược phát triển du lịch các cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương, địa
phương, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng
quy hoạch phát triển du lịch. Công tác này được thực hiện tốt sẽ làm gia tăng những lợi
ích từ du lịch và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà du lịch có thể đem lại cho cộng
đồng và xã hội. Công tác này được thực hiện không tốt sẽ dẫn đến sự phát triển du lịch
thiếu tính kiểm soát. Những lợi ích trước mắt có thể gây ra những hậu quả nghiêm
trọng trong tương lai. Khi đó chi phí xã hội phải bỏ ra để khắc phục những hậu quả đó
có thể sẽ lớn hơn nhiều những gì mà du lịch đã đem lại.
Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, phát triển du lịch trên một địa bàn cụ thể
cần phải có quy hoạch tổng thể phải có chiến lược phát triển bền vững và lâu dài. Theo
quan điểm của lý thuyết marketting về chu kỳ sống của sản phẩm thì bất cứ một điểm đến
du lịch nào cũng đều trải qua 4 giai đoạn cơ bản trong quá trình phát triển của mình (hình
thành, phát triển, bão hoà và suy thoái). Điều đó cho rằng mọi điểm đến du lịch sẽ có xu
hướng phát triển tăng lên hoặc giảm xuống. Sự thay đổi đó phần lớn phụ thuộc từ phía
người tiêu dùng - khách du lịch. Như vậy, mỗi điểm đến từ khi được hình thành đã có
những mầm mống tiềm ẩn để tự tiêu huỷ chính mình. Nên để đạt được những lợi ích lâu
dài các điểm đến phải tìm mọi cách để kéo dài chu kỳ sống của nó. Điều đó có nghĩa là
phải được dự báo trước những thay đổi để có thể hành động đối phó lại những thay đổi đó.
Như trên đã phân tích thì đó chính là nội dung của quy hoạch.
Như chúng ta đã biết, du lịch là một lĩnh vực có tính liên ngành. Trong sự phát triển
của mỗi điểm đến du lịch đều có sự tác động qua lại giữa du lịch và một số lĩnh vực khác
của nền kinh tế và xã hội. Để điểm đến du lịch có thể phát triển hiệu quả, bền vững cần
phải có phương án ngăn ngừa những vấn đề tiêu cực có thể phát sinh.
Ngành du lịch nếu so với các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân, du lịch vẫn
còn là một lĩnh vực mới mẻ ở nhiều quốc gia, trong đó ở CHDCND Lào. Mặc dù có định
hướng phát triển du lịch, nhưng vẫn thiếu kinh nghiệm về quản lý, tổ chức và phát triển du
lịch như nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển.
Quy hoạch phát triển du lịch ở cấp quốc gia và vùng mang lại những lợi ích đặc
trưng quan trọng sau:
-Thiết lập được các mục tiêu và những chính sách nhằm tìm ra những giải pháp để
đạt được mục tiêu.
- Phát triển du lịch đồng thời với việc khai thác sử dụng và bảo vệ hợp lý các tài
nguyên thiên nhiên và nhân văn cho hiện tại cũng như trong tương lai.
- Tạo sự thống nhất trong phát triển du lịch một vùng và thiết lập các mối liên kết
giữa du lịch và các ngành kinh tế khác .
-Tạo cơ sở cho việc ra các quyết định về phát triển du lịch.
- Tạo ra sự phối kết hợp đồng bộ giữa các hoạt động du lịch trên địa bàn: sự tác động hỗ trợ
giữa các điểm du lịch, các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch...
- Tối ưu và cân bằng các lợi ích kinh tế, môi trường tự nhiên, văn hoá, xã hội mà
ngành du lịch đóng góp cho xã hội, đồng thời giảm thiểu các tác hại mà hoạt động du lịch
có thể gây ra.
- Đưa ra những hướng dẫn cơ bản về việc bố trí, thiểu loại, quy mô phát triển các
điểm du lịch, tiện nghi, dịch vụ và cơ sở hạ tầng du lịch.
- Đề ra các tiêu chuẩn và hướng dẫn soạn thảo các quy hoạch chi tiết cho các khu
các điểm du lịch đã được xác định.
- Tạo khuôn khổ cho việc thực hiện có hiệu quả các kế hoạch và chính sách phát triển du
lịch cũng như đặt nền tảng cho việc quản lý thường xuyên hoạt động du lịch thông qua việc
cung cấp các khung pháp lý và hệ thống tổ chức cần thiết.
- Tạo khuôn khổ cho việc phối kết hợp có hiệu quả các nỗ lực nhà nước và tư nhân
trong việc đầu tư phát triển du lịch.
- Tạo cơ sở để kiểm soát thường xuyên và duy trì định hướng phát triển du lịch.
Công tác quy hoạch phát triển du lịch có tầm quan trọng bao nhiêu thì việc phát
triển du lịch thiếu quy hoạch sẽ có hậu quả nhiều bấy nhiêu, nếu không có một qui hoạch
tổng thể sẽ xẩy ra hiện tượng mạng lưới du lịch không thống nhất dẫn đến những điểm đến
có thể là bị cục bộ, hay có thể thưa thớt gây sự nhàm chán cho du khách. Ngoài những tác
động tiêu cực dễ nhận thấy đối với môi trường tự nhiên, những hậu quả còn có biểu hiện ở
nhiều mặt khác cho địa bàn phát triển du lịch
* Các chính sách phát triển du lịch
Có đường lối chính sách đúng đắn và định hướng phát triển du lịch kịp thời nhanh
chóng là yếu tố rất quan trọng để phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực.
Nhà nước cần có chính sách và biện pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với
các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với pháp luật mỗi
bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, góp phần tăng cường quan hệ
hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Nhà nước quản lý vĩ mô bằng
chính sách phát triển du lịch như sau:
- Nhà nước có chính sách phát triển, tôn tạo, bảo vệ, trùng tu, duy tu các điểm du
lịch văn hóa, du lịch lịch sử, bảo vệ tài nguyên du lịch khác…
- Quản lý du lịch thông qua việc, tôn tạo bảo vệ và phát triển du lịch văn hoá, lịch
sử, thiên nhiên, sinh thái cộng đồng, coi du lịch là một bộ phận không thể nằm ngoài
ngành kinh tế quốc dân để phát triển thúc đẩy sản xuất, tăng cường xuất khẩu tại chỗ, tạo
việc làm, tạo doanh thu và cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc. Nhà nước và xã hội
thúc đẩy tuyên truyền các ngày lễ, lễ hội các dân tộc về phong tục tập quán, văn hoá văn
nghệ, truyền thống anh hùng tốt đẹp của nhân dân để thúc đẩy du lịch trong nước và thu hút
khách nước ngoài vào tham quan nghỉ mát, giải trí, buôn bán, giao lưu [31].
- Tôn trọng và bảo vệ lợi ích hợp pháp kể cả đảm bảo sự an toàn cho du khách đến
CHDCND Lào nói chung và đến tỉnh Bo Kẹo nói riêng, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi
và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cả trong nước và tổ chức nước
ngoài đến tham quan hay đầu tư vào phát triển du lịch.
- Xây dựng chính sách phát triển những khả năng có sẵn của địa phương như du
lịch khám phá, du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch vùng miền, du lịch thám
hiểm…Tạo một phong cách lạ đặc trưng.
Ngoài ra, Nhà nước có chính sách đào tạo cán bộ lữ hành thật sự chuyên nghiệp,
giỏi về chuyên môn, ngoại ngữ, phong cách phục vụ tận tình.
- Hoạt động quảng bá thương hiệu và khuyến khích phát triển du lịch
Những năm qua du lịch đã được sự quan tâm của chính quyền của tỉnh, cụ thể Đại
hội III của Đảng uỷ tỉnh Bo Kẹo
Quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tỉnh, để đón nhận khách trong
nước và nước ngoài vào tham quan: thiên nhiên, văn hoá, lịch sử truyền thống
dân tộc, củng cố cải thiện ngành dịch vụ du lịch ngày càng tốt lên để có thể thu
hút du khách ngày càng nhiều hơn [30, tr.39].
Để cho khách du lịch trong nước nhận biết được xu hướng phát triển du lịch sẽ thúc
đẩy du lịch trong nước càng ngày đi lên, đưa thu nhập đến với địa phương, giảm du lịch
nước ngoài, thu ngoại tệ cho đất nước.
Làm cho khách quốc tế biết đến nước CHDCND Lào là điểm đến của du lịch và
quyết định đến du lịch ở Lào nhiều hơn, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo của nhân
dân.
Về quảng bá và thúc đẩy phát triển du lịch là một vấn đề rất quan trọng của chiến
lược phát triển. Nội dung tuyên truyền, quảng bá và phát triển du lịch bao gồm:
- Tuyên truyền thông qua việc xây dựng trung tâm thông tin du lịch Lào ở Tổng cục
Du lịch quốc gia, xây dựng nội dung trang Website quảng bá hình ảnh quê hương đất
nước, những địa chỉ, những điểm đến để không những du khách trong nước biết đến mà
còn cả du khách nước ngoài, thông qua trang website trên họ biết được những địa chỉ,
những điểm đến thông qua trang quảng cao trên vụ internet
- Quảng bá qua trung tâm du lịch miền: miền Bắc ở Luang Pra Bang, miền trung ở
Sa Văn Na Khết và miền Nam ở Pác Sê. Có thể xây dựng ở các thành phố lớn các ki ốt ở
các điểm quan trọng để dịch vụ thông tin cho du khách và phối hợp với các Sở văn hoá
thông tin để phát (bán) báo, tạp chí...
- Tuyên truyền bằng cách sản xuất in các vật liệu quảng cáo khác như: bản đồ, sách
hướng dẫn, tờ gấp, poster, biển quảng cáo, VCD (phim tư liệu), đồ lưu niệm của Tổng cục
Du lịch quốc gia, bưu thiếp, bưu phẩm, thiếp chúc mừng... Đó là những sản phẩm sử dụng
trong hội triển lãm du lịch, phát cho khách du lịch và người những người quan tâm đến du
lịch.
- Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài
như: đài phát thanh, đài truyền hình, báo, tạp chí du lịch...
- Tổ chức những ngày hội phong tục tập quán để thu hút khách du lịch thành 3 cấp:
trung ương, tỉnh và huyện.
- Phát miễn phí những bản đồ du lịch, bản đồ quần thể du lịch để khách có thể biết
được những điểm nổi bật mình có thể đến và nên đến.
- Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Đây là một trong những
kênh quảng bá hữu hiệu nhất bởi họ là người trực tiếp truyền thông tin trực tiếp đến với
các du khách. Để du khách có một thông tin hay, chính xác thì đòi hỏi các tour (các công
ty lữ hành) phải có đội ngũ hướng dẫn giỏi về chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực
truyền bá. Người hướng dẫn phải hiểu được phong tục tập quán của địa phương mà đưa du
khách đến đem lại cho du khách cái giá trị vô hình, cũng như những giá trị hữu hình cho
du khách để biến những du khách họ vừa là khách thăm quan du lịch, nhưng họ cũng là
những người quảng bá hình ảnh, con người mà họ đã thăm quan.
- Kiểm tra, giám sát.
Du lịch phát triển nhanh sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác quá
mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, những hoạt động
kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hoá của đất nước, của địa phương...Trước hết,
chính quyền cấp tỉnh phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra,
giám sát đối với phát triển du lịch để phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực có thể xẩy ra, thực
hiện tốt nội dung này, chính quyền cấp tỉnh cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật và những quy định của tỉnh về đầu tư khai thác, phát triển, các khu, điểm du lịch
trên địa bàn thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt
động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành,... đồng thời cần xử
lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn và phối hợp chặt chẽ với
các tỉnh lân cận tránh tình trạng đã nêu ở trên.
1.2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch
Có thể có nhiều cách phân loại yếu tố tác động, tùy thuộc cách tiếp cận nghiên cứu.
Trong phạm vi khung khổ phân tích cho một địa phương, các yếu tố tác động đến phát
triển du lịch bao gồm:
Một, tài nguyên du lịch và thời tiết, khí hậu
Tài nguyên du lịch bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, các
công trình do con người xây dựng (vật thể và phi vật thể), các sản phẩm văn hoá, nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, tham quan. Như vậy, tài nguyên
du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hoá, nhân văn đã, đang hoặc chưa
được khai thác.
Tài nguyên du lịch tự nhiên: Gồm những công trình được hình thành dưới sự kiến
tạo của tự nhiên, con người có thể khai thác nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách. Các sản
phẩm của tự nhiên mà con người có thể khai thác bao gồm các yếu tố địa hình, địa chất,
địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.
Tài nguyên du lịch nhân văn: Là những sản phẩm do con người sáng tạo ra trong
quá trình phát triển, bao gồm các yếu tố truyền thống, văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích
lịch sử, cách mạng, các công trình kiến trúc, khảo cổ và các di sản văn hoá phi vật thể khác
(điệu hát, trang phục…) có thể được sử dụng để phục vụ con người. Như vậy, trong quá
trình phát triển, mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi quốc gia xây dựng được những công trình
vật thể và những giá trị phi vật thể nhất định. Tuy nhiên, chỉ những công trình vật thể,
những giá trị vô hình có sức thu hút du khách, thoả mãn nhu cầu của người đi thăm quan,
du lịch, được đưa vào khai thác nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội mới được xem là tài
nguyên du lịch. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương thường có những di tích văn hoá, lịch sử
đặc sắc, độc đáo hoặc những giá trị vô hình hấp dẫn – là tài nguyên quan trọng trong các
chương trình phát triển du lịch của mỗi địa phương, của quốc gia.
Thời tiết, khí hậu có tác động mạnh đến phát triển du lịch. Hoạt động kinh doanh
du lịch chịu tác động rất lớn của thời tiết, khí hậu và mang tính mùa vụ cao. Nếu nơi ở của
du khách có các điều kiện tự nhiên bất lợi như khí hậu lạnh, ẩm, ít nắng, địa hình đơn điệu,
động thực vật không phong phú sẽ khó thu hút được lượng du khách quy mô lớn. Những
nơi có khí hậu ấm áp, địa hình đa dạng, phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, có hệ thực vật quý
hiếm hoặc những bãi biển đẹp là những nơi hấp dẫn du khách, tạo điều kiện cần thiết để
phát triển du lịch.
Tính mùa vụ xuất phát từ cả đặc điểm của các sản phẩm du lịch và nhu cầu nghỉ
ngơi của du khách trong các kỳ nghỉ như nghỉ hè, tết, các ngày lễ... Tính mùa vụ phụ thuộc
vào thời tiết khí hậu biểu hiện rõ nhất là ở hình thức du lịch biển tại các quốc gia chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới, điển hình là khu vực bắc trung bộ của Việt Nam.
Hai, giá của sản phẩm
Dù sản phẩm du lịch có hấp dẫn đến mấy nhưng nếu giá quá cao thì sẽ có ít người
lựa chọn. Yếu tố giá cả ảnh hưởng một cách trực tiếp đến phát triển du lịch của một vùng,
một quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay,
sự tác động của yếu tố giá cả du lịch tới sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương
càng được thể hiện rõ.
Trên thị trường du lịch, khối lượng hàng hoá và dịch vụ du lịch được cung ứng
trong khoảng thời gian xác định, cung tăng lên khi giá cả của nó tăng lên và ngược lại.
Quy luật lợi nhuận thúc đẩy cung trên thị trường, chi phối và điều tiết thị trường du lịch.
Khi các yếu tố cấu thành giá đầu vào của sản phẩm du lịch không đổi, do giá của mỗi sản
phẩm du lịch tăng, các đơn vị cung ứng sẽ thu thêm được nhiều lợi nhuận và do đó, cung
trên thị trường tăng lên. Từ phía cầu, giá của sản phẩm du lịch giảm sẽ làm cầu du lịch
tăng lên và ngược lại theo luật cầu.Thông thường sự hình thành cầu và khối lượng cầu tỷ lệ
nghịch với sự biến đổi của giá cả. Nếu giá cả hàng hoá tăng lên thì khối lượng cầu trong du
lịch giảm xuống. Đối với sản phẩm du lịch, nơi nào giá cả hàng hoá du lịch thấp, thì cầu du
lịch nơi đó sẽ tăng lên. Tuy nhiên, sự tác động này không hoàn toàn đúng với mọi sản
phẩm du lịch, chẳng hạn loại hình du lịch chữa bệnh.
Ba, sự đa dạng và hấp dẫn của các sản phẩm du lịch
Các gói sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách, là yếu tố tác
động quan trọng đến phát triển du lịch. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết
để phục vụ du khách. Trên cơ sở tài nguyên du lịch, các tổ chức, cá nhân làm du lịch có
thể phân chia thành nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu khác
nhau của du khách.
Sản phẩm du lịch được tiêu dùng tại chỗ, trong quá trình thực hiện cuộc hành trình.
Trong trường hợp sản phẩm du lịch mang tính chất sản xuất (ca hát, lễ hội…) thì việc sản
xuất và tiêu dùng diễn ra cùng một thời điểm. Đặc điểm này đòi hỏi người cung ứng sản
phẩm cần chuẩn bị kỹ lưỡng bởi nếu sản phẩm không hoàn hảo sẽ ảnh hưởng đến uy tín,
đến lượng khách trong tương lai vì tính chất khó sửa chữa, đền bù hay hoàn trả của sản
phẩm.
Do sản phẩm du lịch được tiêu dùng trong quá trình thực hiện cuộc hành trình nên
việc đánh giá chất lượng sản phẩm chỉ có thể diễn ra sau khi đã tiêu dùng sản phẩm đó.
Đặc điểm này của sản phẩm du lịch cho một gợi ý quan trọng đối với các nhà quản lý của
quốc gia, địa phương và điểm đến là phải liên tục hoàn thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của du khách, đồng thời đây là kênh quảng bá hiệu quả nhằm thu
hút các du khách tiềm năng.
Sự đa dạng, phong phú của sản phẩm du lịch có ý nghĩa quan trọng bởi nếu sản
phẩm du lịch nghèo nàn, sơ sài, dựa trên yếu tố thiên nhiên thuần tuý hoặc các giá trị vật
thể, phi vật thể đơn thuần sẽ khó hấp dẫn du khách, nhất là việc tiếp tục tiêu dùng của
chính du khách đó trong tương lai.
Bốn, kết cấu hạ tầng cho phát triển du lịch và sự an toàn của điểm đến
Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch bao gồm hạ tầng giao thông và điểm đến của du
khách (nhà hàng, khách sạn, khu giải trí, khu thể thao, các dịch vụ gia tăng khác như chăm
sóc sức khoẻ, làm đẹp…). Có thể nói, hạ tầng kỹ thuật là cầu nối giữa du khách với các sản
phẩm du lịch, tạo điều kiện để biến tài nguyên du lịch của một vùng, một địa phương nhất
định thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh phục vụ du khách.
Yếu tố hạ tầng kỹ thuật có tác động mạnh đến phát triển du lịch của mỗi địa phương
cũng như một quốc gia. Nếu giao thông quá khó khăn, hạ tầng điểm đến không đảm bảo
yêu cầu nhất định sẽ rất khó thu hút được khách du lịch
Trong những yếu tố cấu thành kết cấu hạ tầng, hệ thống mạng lưới giao thông đóng
vai trò đặc biệt quan trọng, là cấu nối cho du khách tiếp cận được với các điểm du lịch. Có
nhiều loại hình giao thông cho du lịch như giao thông vận chuyển hành khách, giao thông
tại điểm du lịch.
Ngoài kết cấu hạ tầng "cứng", hạ tầng kinh tế xã hội cũng có ảnh hưởng quan trọng
đến phát triển du lịch: Văn hóa, xã hội, an ninh ở các điểm đến; hệ thống thương mại dịch
vụ phát triển, internet, sóng điện thoại di động, hệ thống thanh toán qua thẻ, rút tiền tự
động .... là một trong những yếu tố mà khách hàng sẽ xem xét khi quyết định lựa chọn tiêu
dùng một sản phẩm du lịch nhất định.
Như vậy, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ vừa là đòn bẩy, vừa là điều kiện để
phát triển du lịch, thu hút du khách, tăng doanh thu…
Một địa điểm du lịch không thể hấp dẫn du khách nếu nó xảy ra chiến tranh. Du lịch
chỉ có thể phát triển mạnh trong điều kiện hòa bình, ổn định. Ngoài ra, trật tự an toàn xã hội
và sự an toàn của du khách cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Nếu một địa danh đẹp nhưng hay xảy ra các hiện tượng trộm đồ, móc túi... sẽ khó thu hút
được du khách. Điểm đến an toàn còn được hiểu là nơi đó không xảy ra các loại dịch có thể
lây nhiễm như tả, cúm gia cầm hay tiêu chảy cấp... Trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch hiện
nay, điểm đến an toàn ở cấp độ quốc gia (ổn định chính trị) và cấp độ địa phương đối với du
khách có tác động trực tiếp đến sự lựa chọn của họ.
Năm, chính sách phát triển du lịch
Chính sách phát triển du lịch ảnh hưởng mang tính quyết định đối với phát triển du
lịch một địa phương, một quốc gia. Nếu một địa phương, một quốc gia nhất định sở hữu
nhiều tài nguyên du lịch nhưng không lựa chọn chính sách phát triển đúng, không quan
tâm đến du lịch thì ngành này không thể phát triển. Chính sách phát triển du lịch là bộ
phận trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, vùng hay địa
phương. Nhiều quốc gia, địa phương đã lựa chọn du lịch như một lĩnh vực trọng điểm, mũi
nhọn nhưng không tách rời, biệt lập với các chính sách khác mà có quan hệ mật thiết, gắn
kết trong chiến lược tổng thể. Hệ thống chính sách phát triển du lịch khá phong phú, từ
chiến lược tổng thể phát triển của ngành đến các chính sách bộ phận nhằm thực hiện chiến
lược phát triển chung.
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở LÀO VÀ Ở VIỆT NAM VỀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số tỉnh ở Lào
- Kinh nghiệm của tỉnh Luang Pa Bang (di sản thế giới)
Tỉnh Luang Pra Bang là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và trung tâm du lịch
lớn của miền Bắc nước CHDCND Lào. Với những tiềm năng về tự nhiên, văn hoá, kinh tế - xã
hội, vừa là thành phố cố đô ngàn năm lịch sử lâu đời, là di sản văn hoá thế giới được UNESCO
công nhận, tỉnh Luang Pra Bang có đầy đủ điều kiện tốt để phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tỉnh Luang Pra Bang nằm ở vị trí địa lý Bắc Lào của châu thổ
sông Nằm Khan và sông Mê Kông. Tỉnh Luang Pra Bang còn là cổng thành của 8 tỉnh miền
Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Phông Xa Ly và tỉnh Sơn La (CHXHCN Việt Nam), phía Tây giáp tỉnh
Xiêng Khoảng và tỉnh Hua Phăn, phía Nam giáp tỉnh U Đôm Xay và tỉnh Xay Nha Bu Ly, phía
Đông giáp tỉnh Viêng Chăn.
Tỉnh Luang Pra Bang cách thủ đô Viêng Chăn 360 km theo con đường quốc lộ số
13 từ Bắc đến Nam, địa hình đồi núi, đồng bằng ven sông Mê Kông nhỏ hẹp, địa hình này
tạo điều kiện cho tỉnh Luang Pra Bang phát triển kinh tế đa dạng. Khí hậu trong khu vực
có núi đồi cao, khí hậu mát mẻ nhiệt độ thấp nhất là 140C, nhiệt độ cao nhất là 400C. Tài
nguyên nước tỉnh Luang Pra Bang có lưu vực sông và suối tổng diện tích lưu được 13.000
km3 với chiều dài sông suối 15.470 km nguồn nước mưa hàng năm khoảng 9,13 tỷ m3.
Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã nêu trên, tỉnh Luang Pra Bang
có điều kiện rất thuận lợi cho khách du lịch nghỉ mát.
Về điều kiện kinh tế - xã hội, tỉnh Luang Pra Bang có dân số đứng thứ 3 trên cả
nước tốc độ tăng khá nhanh, từ năm 2000 trở lại đây tăng 1,65 lần và tốc độ tăng bình quân
3,35%. Kinh tế tỉnh Luang Pra Bang đã đạt được tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân 7%/ năm. Qua các số liệu của các năm tốc độ tăng trưởng kinh tế
khá ổn định và tăng trưởng liên tục là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch
vụ, nông nghiệp, công nghiệp. Phát triển du lịch là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành,
vùng. Đây là cơ sở để nâng cao đời sống vật chất cho người dân.
Ngoài các tài nguyên thiên nhiên nêu trên, còn có những tài nguyên hấp dẫn thu hút
khách như: Chi nhánh Bảo tàng Vua Xỉ Xa Vang Vắt Tha Na và bức tượng Xỉ Xa Vang
vông nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật hình ảnh cuộc đời sinh sống của Vua Luang Pra
Bang. Các hoạt động lễ hội, các điểm đến du lịch như: Du lịch thắng cảnh Tạt Quang Xi,
Thăm Pha Thoc, Mương Ngoi câu những căn cứ cách mạng, Thăm Tinh Mương Pác U,
các loại hình nghệ thuật sân khấu hiện đại và truyền thống mà có thể thu hút khách du lịch
trong nước và quốc tế đến Luang Pra Bang hàng năm. Riêng năm 2007, khách quốc tế là
186.819 lượt khách thăm quan với chi tiêu bình quân một ngày là 100USD, và khách nội
địa (trong nước) là 124.826 lượt khách thăm quan với chi tiêu bình quân một ngày là
150.000 kip. Đồng thời tỉnh Luang Pra Bang không chỉ là điểm đến cho khách du lịch mà
còn là điểm trung tâm xuất phát cho chuyến đi du lịch các tỉnh miền Bắc, miền trung, đó
chính là cổng vào, ra của du khách trong nước và quốc tế. Vì vậy, tỉnh đã tập trung làm tốt
công việc sau đây:
+ Xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu
tư trong nước và quốc tế.
+ Xây dựng các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm và trung tâm hội
nghị phục vụ du khách.
+ Xây dựng các cơ sở lưu trú theo quy hoạch, phù hợp với đối tượng khách đến
Luang Pra Bang.
+ Tạo ra các cổng ra - vào thuận tiện, dễ dàng nhanh chóng cho du khách vào - ra
tham quan, mua sắm.
+ Quy hoạch, nâng cấp các điểm tham quan du lịch, các điểm vui chơi giải trí trong
thành phố và các điểm phụ cận phục vụ khách.
+ Đa dạng hoá các cơ sở kinh doanh du lịch lưu hành.
+ Giảm giá các “tour” đến tỉnh Luang Pra Bang để thu hút lượng khách tối đa đến
với tỉnh trong thời gian kinh tế suy thoái như hiện nay.
- Kinh nghiệm phát triển du lịch Cánh đồng chum Xiêng Khoảng
Tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh có tài nguyên thiên nhiên rất đẹp, có khí hậu trong
lạnh mát mẻ và có truyền thống lịch sử, văn hoá, thiên nhiên, có nhiều dân tộc cùng sinh
sống, với vị trí địa lý phù hợp như: Phía Đông giáp Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.
phía Bắc giáp tỉnh Hoà Phăn, phía Nam giáp tỉnh Bo Li Khăm Xay, phía tây giáp tỉnh
Luang Pra Bang và tỉnh Viêng Chăn. Các tỉnh đã nêu trên có nền kinh tế du lịch phát triển
nhanh, đồng thời cũng có sự liên kết phát triển du lịch với nhau và hợp tác liên kết phát
triển du lịch với các tỉnh trong nước và nước láng giềng.
Tỉnh xiêng Khoảng có đường quốc gia chạy qua như: Đường số 1D, đường số 7(m
13), đường 1c và đường số 5 và có 2 bến xe trong tỉnh, 1 bến xe đi các tỉnh, có 1 sân bay.
Tỉnh có mạng lưới điện, nước sạch, bưu chính, viễn thông khá thuận lợi có thể đáp ứng
cho việc phụ vụ khách du lịch đến tham quan.
Thời gian qua Sở Du lịch tỉnh đã tranh thủ sự chỉ đạo Tổng cục Du lịch quốc gia,
của UBND tỉnh, phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan trong việc thống nhất quản lý nhà
nước về du lịch nên du lịch của tỉnh phát triển khá vững mạnh và hiệu quả.
Các công việc quản lý du lịch, phát triển du lịch của tỉnh đều có kế hoạch sát thực
với thực tiễn. Đồng thời, trong tổ chức thực hiện phát triển du lịch đều có sự hợp tác của
quần chúng nhân dân. Do đó, tỉnh đã đánh giá đúng hiệu quả và tồn tại của việc phát triển
du lịch trên địa bàn. Ngoài ra, các công việc đều được, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm,
theo dõi đánh giá , báo cáo thường xuyên cho cấp trên.
Hiện tại, du lịch Tỉnh Xiêng Khoảng được coi là một ngành công nghiệp phát triển
nhanh, là một trong ba ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh.
+ Ngoài những chính sách chung mang tính vĩ mô như ở tỉnh Luang Pra Bang đã nói ở
trên, du lịch Cánh Đồng Chum tỉnh Xiêng Khoảng được chính quyền sở tại đi sâu vào khai
thác như du lịch sinh thái, du lịch khám phá.
+ Mở rộng sự hợp tác với các địa phương lân cận để tạo thành cụm du lịch sinh thái
hài hoà tạo lên những tour du lịch thực sự hấp dẫn.
+ Giáo dục tuyên truyền người dân nhận thức về tiềm năng lợi nhuận kinh tế du lịch
mang lại để người dân hiểu được và giữ gìn những danh lam thắng cảnh, không tàn phá nó,
coi đó như là nguồn mưu sinh của họ, họ là những người hướng dẫn viên du lịch thực thụ
của địa phương mình.
+ Ngoài ra trong tâm trí mỗi người dân cần coi trọng giữ gìn vệ sinh công cộng, vì
đây là điều mà những khách nước ngoài rất quan tâm, nhất là trong các bữa ăn, điều này
hầu hết các địa phương chưa làm được.
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch một số tỉnh của Việt Nam
- Kinh nghiệm của tỉnh Sơn La (Giáp CHDCND Lào)
Sơn La có mạng lưới sông suối dày đặc, nguồn nước dồi dào. Đến với Sơn La, du
khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều hoạt động văn hoá, lễ hội rất cuốn cút của đồng bào
Thái, H’mông, Khơ Mú... và để hưởng thức hương vị men rượu cần thơm của lá cây rừng,
cùng với những làn điệu dân ca mời rượu làm say đắm lòng người.
Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc phía Bắc Việt Nam nhưng giao thông cũng khá
thuận lợi, có đường bộ với quốc lộ số 6, đường hàng không với sân bay Nà Sản. Với điều
kiện thuận lợi như vậy, Sơn La còn có nhiều tiềm năng về thắng cảnh, thành phố Sơn La là
một vùng lòng chảo, xung quanh bao bọc bởi những ngọn núi đá vôi, nơi có nhiều hang
động kỳ vĩ. Thành phố Sơn La ở độ cao 600 m so với mực nước biển, có sông Nậm Na
chạy qua. Giữa lòng thị xã nổi lên một ngọn đồi cao. Trên đó, năm 1908 thực dân Pháp
cho xây một nhà tù kiên cố để giam cầm các chiến sĩ cộng sản và các nhà yêu nước Việt
Nam, các công ty lữ hành ở đây biết khai thác những di tích lịch sử, những di vật sống như
hệ thống nhà tù, khơi lại nơi đây một thời mà các chiến sĩ cách mạng Việt Nam phải chịu
đựng.
Nhiều danh lam thắng cảnh của Sơn La rất nổi tiếng, thu hút được lượng lớn khách
tham quan. Một số di tích lịch sử như nhà tù Sơn La, cây đào Tô Hiệu... không chỉ có giá
trị du lịch mà còn giáo dục truyền thống yêu nước đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Ngoài ra,
Sơn La còn nhiều điểm đến hấp dẫn như Hang Thẩm Ké nằm trong dãy núi đá vôi thuộc
xã Chiềng An, thị xã Sơn la, Hang Thẩm Tát Tông một thắng cảnh tuyệt đẹp, cách trung
tâm thị xã Sơn La khoảng 2 km, Suối Nước Nóng Bản Mòng về mùa đông cũng như mùa
hè, du khách có dịp đến đây tắm, sẽ cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng, sảng khoái.
Quy hoạch ở đây tạo nên một quần thể du lịch thực sự thu hút khách tham quan với
việc kết nối tuor giữa khu di tích lịch sử thời kỳ chống Pháp với các di tích khác như chùa
Chiền Viện, Tháp Mường …
Chính quyền tỉnh Sơn La thực sự quan tâm đến ngành du lịch, họ chú trọng đầu tư
vào cơ sở hạ tầng như đường giao thông, khu vui chơi giải trí, chú trọng phát triển tổng
thể khu du lịch như ở Mộc Châu với những cách đồng bạt ngàn chè, vừa là nguyên liệu
cho ngành sản xuất chè, vừa tạo cảnh quan cho một vùng du lịch, ở đây được thiên
nhiên ban tặng cho khí hậu quanh năm mát mẻ.
Sơn La có nhiều phong tục tập quán khác nhau, bởi vì có nhiều dân tộc sinh sống
mỗi dân tộc có lễ hội riêng của mình như: lễ hội Hoa Ban (xên Bản, Xên Mường) của
người Thái. Lễ hội Tung Còn, Tìm Bạn của dân tộc Tày Tây Bắc. Tết Cơm Mới của người
Khơ Mú.
Ngoài những tiềm năng du lịch phong phú sẵn có của tỉnh Sơn La, Chính quyền còn
xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng được ưu tiên phát triển cho tỉnh miền núi Tây
Bắc này.
- Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An (tiếp giáp CHDCND Lào)
Nghệ An cũng là tỉnh tiếp giáp với Lào như Sơn La. Về tài nguyên du lịch, Nghệ
An có nguồn tài nguyên rất phong phú với hệ sinh thái rừng đa dạng, nhiều thảm thực
vật, hệ động vật. Cấu tạo địa chất phức tạp với nhiều núi cao, vực sâu tạo cho Nghệ An
có nhiều thác nước đẹp như ở Pù Mát, thác Sao Va, Ba Cảnh, Thác Đũa... Nghệ An
cũng có nhiều suối nước nóng do vết nứt địa tầng kiến tạo nên. Tài nguyên du lịch văn
hóa, lịch sử cũng rất phong phú, được thừa hưởng bề dày phát triển. Tính đến năm
2008, Nghệ An có khoảng 1.000 di tích lịch sử đã được nhận biết, trong đó có 131 di
tích đã được xếp hạng cấp quốc gia. Một số di tích nổi bật có thể kể đến như khu Kim
Liên, thành cổ Nghệ An, Làng Vạc, khu Mai Hắc Đế, Đền Cuông – An Dương Vương.
Ngoài ra, Nghệ An còn có nguồn tài nguyên văn hóa phi vật thể tiêu biểu và phong phú
với khoảng 24 lễ hội trong năm. Làng nghề truyền thống ở Nghệ An cũng khá phát
triển với nhiều địa điểm có thể phát triển du lịch như làng đan nứa ở Xuân Nha, làng
dệt thổ cẩm của người Thái ở Quỳ Châu, làng nghề trạm đá ở Diễn Châu... Với những
tiềm năng to lớn đó, trong thời gian qua, Nghệ An đã có những biện pháp tích cực
nhằm khai thác, phát triển tiềm năng, thu hút đông đảo du khách.
- Về chủ trương, chính sách phát triển du lịch: Ngay từ năm 1996, Nghệ An đã xây
dựng Quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 1996-2010
và các chính sách liên quan nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực này. Cùng với quy hoạch
tổng thể, các quy hoạch chi tiết một số điểm du lịch trên địa bàn như Cửa Lò, Hồ Cửa
Nam, Lâm viên Núi Quyết – Bến Thủy... cũng được công bố và đầu tư xây dựng.
- Về phát triển hạ tầng: Kết cấu hạ tầng các khu du lịch trọng điểm được ưu tiên
đầu tư, trong đó phải kể đến hạ tầng khu Cửa Lò với các trục giao thông chính, hệ
thống điện, nước sinh hoạt, điện chiếu sáng, viễn thông, quảng trường, khu vui chơi...
Trên cơ sở quy hoạch rõ ràng và đầu tư hạ tầng đồng bộ, Cửa Lò đã thu hút được nhiều
nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh với số vốn khá lớn, góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt
đô thị trong những năm gần đây. Tương tự như Cửa Lò, các trọng điểm du lịch khác
cũng được đầu tư xây dựng bằng cả nguồn vốn ngân sách và vốn đầu tư ngoài ngân
sách của các nhà đầu tư.
Nghệ An đã xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng khá chi tiết trên cơ sở các vùng
trọng điểm du lịch đã được quy hoạch, trong đó có những hạng mục đầu tư từ ngân sách,
có hạng mục kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước.
- Về nguồn vốn đầu tư: Nghệ An đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm huy động vốn
đầu tư ngoài ngân sách. Bên cạnh đó, vốn đầu tư từ ngân sách cũng được ưu tiên cho lĩnh
vực du lịch. Hiện tại, các vùng trọng điểm như thành phố Vinh và phụ cận, khu Cửa lò,
khu Nam Đàn, vườn sinh thái Pù Mát... đã thu hút được lượng vốn đầu tư khá lớn, từng
bước thay đổi bộ mặt và chất lượng hạ tầng nhằm phục vụ du khách ngày càng tốt hơn.
- Về đào tạo nguồn nhân lực: Nhằm đáp ứng yêu cầu và tốc độ tăng trưởng nhanh
du lịch Nghệ An trong những năm qua, ngành du lịch của tỉnh đã chú trọng phát triển
nguồn nhân lực bằng nhiều hình thức khác nhau như đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng
nâng cao nghiệp vụ, gửi đi đào tạo chính quy, mở các lớp bồi dưỡng cho các cán bộ làm
công tác quản lý nhà nước về du lịch, các chủ nhà hàng, khách sạn...
1.3.3. Bài học rút ra cho tỉnh Bo Kẹo
Từ kinh nghiệm của các tỉnh trên như: tỉnh Luang Pra Bang, tỉnh Xiêng Khoảng
CHDCND Lào, tỉnh Xiêng khoảng, hay hai tỉnh của Việt Nam giáp với Lào là tỉnh Sơn La
và tỉnh Nghệ An, một số bài học về phát triển du lịch có thể rút ra cho tỉnh Bo Kẹo, đó là:
- Thứ nhất, cần có chiến lược dựa trên tầm nhìn dài hạn và quy hoạch phát triển
cụ thể về du lịch của tỉnh
Cần xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch một cách tổng thể và chi tiết. Xây
dựng các chính sách phù hợp để thúc đẩy du lịch phát triển. Chiến lược phát triển du lịch
cần có tầm nhìn dài hạn, trên cơ sở đó, ngành du lịch và các ngành liên quan sẽ xây dựng
kế hoạch hành động cụ thể. Nếu thiếu chiến lược dài hạn, các quy hoạch sẽ chồng chéo,
vụn vặt, phá vỡ quy hoạch tổng thể và để lại hậu quả khó khắc phục trong tương lai dài.
Quy hoạch phát triển cụ thể, chi tiết cũng rất quan trọng, nó vừa khẳng định cam kết của
chính quyền địa phương, vừa cho thấy những biện pháp phát triển trong tương lai. Trên cơ
sở đó, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội dựa trên hệ thống thông tin minh bạch, quy hoạch
rõ ràng.
Thứ hai, vai trò của chính quyền địa phương, của sở chuyên ngành đặc biệt
quan trọng trong việc tạo lập những tiền đề cần thiết cho phát triển du lịch.
Chính quyền địa phương cần có những biện pháp đồng bộ để xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng hoàn chỉnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng cần được thực hiện trước một bước. Về
đầu tư kết cấu hạ tầng, kinh nghiệm của một số địa phương nêu trên cho thấy, chính quyền
cấp tỉnh cần đảm nhận các lĩnh vực đầu tư không sinh lời, ít hoặc không có khả năng thu
hồi vốn, quy mô vốn lớn (những lĩnh vực này tư nhân không thể hoặc không muốn làm)
như điện, nước, hạ tầng viễn thông, hạ tầng giao thông...
Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cùng với việc ban hành các chính sách
phù hợp là tiền đề cần thiết, thể hiện cam kết nghiêm túc của chính quyền địa phương đối
với các nhà đầu tư.
Ngoài ra, đào tạo nhân lực tại chỗ nhằm phục vụ du lịch được xem là điều kiện cần
thiết để thu hút đầu tư, đáp ứng yêu cầu của phát triển du lịch địa phương.
Đối với du khách, lao động trong ngành du lịch là cầu nối giữa họ với cảnh quan thiên
nhiên, văn hóa, tập quán, ẩm thực địa phương, và trong nhiều trường hợp, cảm tình của du
khách đối với một điểm du lịch, một địa phương chịu sự chi phối mang tính quyết định của
đội ngũ lao động trong ngành du lịch.
Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước đối với du lịch.
Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch không những đảm bảo sự
bền vững cho ngành du lịch của mỗi địa phương, mỗi quốc gia mà còn là điều kiện cần
thiết để thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch cũng như đảm bảo
môi trường cho hoạt động du lịch. Tăng cường công tác quản lý nhằm mang lại một kỳ
nghỉ thú vị, an toàn, tạo sự thoải mái đối với du khách vừa là nội dung cấp bách trước mắt,
vừa là điều kiện đảm bảo để tăng lượng khách trong tương lai. Giữ gìn, bảo vệ môi trường,
tôn tạo các khu di tích, các danh lam thắng cảnh, bảo tồn và phát huy các giá trị vật chất,
tinh thần của địa phương cũng là những kinh nghiệm quý trong phát triển du lịch ở địa
phương. Việc quản lý giá phòng nghỉ, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí.... chính quyền địa
phương cần phải có cơ chế, biện pháp quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho du khách,
nghiêm cấm việc chèo kéo khách, nâng giá, kinh doanh kiểu chụp giựt. Kinh nghiệm cho
thấy, ngoài các tài nguyên du lịch sẵn có (tài nguyên tự nhiên và nhân văn), yếu tố đảm
bảo cho một điểm đến an toàn có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Do vậy, tăng cường
quản lý nhà nước nói chung, giữ gìn và bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự tại các
điểm đến là những kinh nghiệm cần được tham khảo và phát huy.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BO KẸO
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH TÁC ĐỘNG
ĐẾN DU LỊCH
Trước khi đất nước được giải phóng, tỉnh Bo Kẹo là một huyện thuộc tỉnh Huo
Khoong và là điểm chiến lược của quân đội đế quốc và tay sai, nơi tập huấn về quân đội, là
nơi để chống lại lực lượng cách mạng ở các tỉnh miền Bắc của CHDCND Lào, nơi tuyên
truyền văn hoá phương tây, buôn bán trái phép, ngoài ra còn là địa điểm chiến lược của tay
sai như: Vùng Nặm Nhù, Vùng Nặm Tui, Vùng Na Vô, trở thành vùng có tình hình chính
trị phức tạp và có ảnh hưởng không ít tới việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
cửa khẩu
Huổi Sai
cửa khẩu
Bàn Mom
MYANAMA
THÁI LAN
LUANG NẶM THA
U ĐÔM SAY
XAY NHA BU LI
Hình 2.1: Biểu đồ tỉnh Bo Kẹo
Tam giác vàng
Huyện
Huổi Sai
Huyện Tổn
Phầng
Huyện Mương
Mâng
Huyện Phá
UĐôm
Huyện
PácTha
Sau giải phóng đất nước năm 1975, tỉnh Bo Kẹo là một phần của tỉnh Luang Nặm
Tha. Năm 1983, tỉnh Bo Kẹo được tách ra từ tỉnh Luang Nặm Tha. Lúc đầu, tỉnh có 3
huyện, ngày 5/7/1983 Chính phủ đã bàn giao 2 huyện của tỉnh U Đôm Xay cho tỉnh Bo
Kẹo quản lý là: huyện Pha U Đôm và huyện Pác Tha, từ đó được tổ chức sắp xếp hoạt
động và thay đổi chế độ theo tình hình thực tế từng giai đoạn và thành lập tỉnh Bo Kẹo
ngày 15/6/1983.
Tỉnh Bo Kẹo là tỉnh miền núi với núi đồi chiếm 70% của diện tích cả tỉnh, nằm ở
phía Tây Bắc của CHDCND Lào, có diện tích 6.196 km2 (61.960.000 ha), có đường biên
giới với các nước láng giềng: Phía Tây giáp tỉnh Xiêng Rai (nứoc Thái Lan), phía Bắc giáp
tỉnh Tha Khì Lêch (nước Myanama), phía Đông giáp tỉnh Luang Nằm Tha và U Đôm Xay,
phía Nam giáp tỉnh Say Nhạ Bu Li.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình: Tỉnh Bo Kẹo có biên giới giáp với hai nước là cửa khẩu quốc tế ra - vào
theo bản đồ là ở miền Tây Bắc của CHDCND Lào, với độ cao 410 m so với nước biển, có
đường quốc lộ R3 chạy qua tỉnh dài 84 km và đường từ tỉnh Bo Kẹo đến Bo Tên. Tỉnh
Luang Nam Tha dài 228 km cửa khẩu Trung Quốc, làm đường giao thông cấp quốc gia và
cấp khu vực và là cầu nối các nước ven sông Mê Kông như: (Trung Quốc: Xiêng Hung,
kun Minh. Vương Quốc Thái Lan như Xiêng Rai, Xiêng Mai, Bang Góc. Nước Myanama
tỉnh Tha Kì Lêch và nước CHXHCNVN) và đường Sông Mê Kông dài 243 km, ngoài ra Bo
Kẹo có cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu cấp địa phương qua sông Mê Kông có thể đi thuyền qua
lại với cả 5 nước thành viên ASEAN. Đường thuỷ và đường bộ có vai trò rất quan trọng đối
với vận chuyển hàng hoá và khách du lịch để mở rộng quan hệ với các nước láng giềng trong
khu vực. Bo Kẹo có dịch vụ khách quá cảnh và nhập cảnh khách du lịch qua nước thứ ba.
- Khí hậu:Tỉnh Bo Kẹo có khí hậu nhiệt đới gió mùa, bị ảnh hưởng của gió Đông và bị
ảnh hưởng các vùng đất liền của Trung Quốc, Thái Lan, Myanama. Tuy nhiên, do khối không
khí có độ dày lớn và ảnh hưởng có tính liên tục mà hàng năm ở đây có bốn mùa rõ rệt (xuân, hạ,
thu, đông). Khí hậu rất thuận lợi phù hợp với việc trồng trọt, chăn nuôi và cũng rất thích hợp
với du khách tham quan, nghỉ ngơi, bởi khí hậu mát mẻ, mây nhiều được gọi là biển mây. Sự
thay đổi nhiệt độ không lớn, chênh lệch các tháng nối tiếp nhau từ 1 - 40C, nhiệt độ thấp nhất
110C, nhiệt độ cao nhất là 390C, tổng lượng nước mưa hàng năm đo được 1.857,7 mm/năm,
mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Tổng lượng mùa mưa trung
bình chiếm 90% của lượng mưa cả năm, mùa khô, với 6 tháng còn lại chỉ chiếm 10% lượng
mưa cả năm nói chung.
Lượng mưa bình quân thay đổi theo thời gian và không gian. Phân phối lượng mưa
các tháng trong năm không đều và tổng lượng mưa hàng năm cũng thay đổi khá lớn. Tại
trạm Huổi Sai đo được lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1.857,7 mm/năm, lượng mưa
lớn nhất đạt 2.409,80 mm (1997) và lượng mưa nhỏ nhất đạt 1.434,8 mm (2003) (xem biểu
2.1).
Biểu đồ 2.1: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm
15.2
117.1
3126.910.9
45.1
117.8
250.1
421.2358
225
239.4
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tại trạm khí lượng Bo Kẹo, trung bình giờ chiếu nắng trong một ngày hàng năm
khoảng 6 7 giờ. Trong mùa mưa, do nhiều mây cho nên mức độ chiếu nắng xuống mặt
đất giảm còn trong mùa khô nắng có thể chiếu từ 7 10 tiếng đồng hồ/ ngày. Với chế độ
nắng như vậy rất thuận lợi cho cây trồng phát triển (xem biểu đồ 2.2)
Biểu đồ 2.2: số giờ năng trung bình trong các năm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
6.5
7.5
6.6
7.6 6.2
5.5
4.0 3.1
5.4
6.7
7.7
7.5
-
Tài nguyên nước: CHDCND Lào cũng như tỉnh Bo Kẹo có nước và tài nguyên nước rất
phong phú, tài nguyên nước ngọt và có chất lượng cao. Sông có tác dụng quan trọng nhất ở tỉnh
là sông Mê Kông trong đời sống của nhân dân các dân tộc như: dùng cho lưu thông đường
thuyền chở hàng và dịch vụ du khách giữa các tỉnh (tỉnh Bo Kẹo, tỉnh U Đôm Xay, tỉnh Xay Nha
Bu Li, tỉnh Luang Pra Bang), đường lưu thông qua cửa khẩu (quá cảnh) và đi du lịch giữa 4
nước như: (CHDCND Lào, Thái Lan, Myanama và Trung Quốc). Ngoài ra, tỉnh còn có khoảng
10 lưu vực sông ngòi đan xen chạy qua như: Nặm Tha, Nặm Nhù, Nặm Ngao, Nặm Nhon, Nặm
Kâng, Nặm Tin, Nặm Kha, Nặm Hạt, Nặm Chòng, Nặm Can có nhiều khúc tạo thành thác,
ghềnh thuận lợi xây dựng thuỷ điện và thuỷ lợi cho việc tưới tiêu và sử dụng của nhân dân hàng
ngày.
- Tài nguyên rừng: là một nguồn tài nguyên rất quý, rừng tập trung ở ba huyện như:
huyện Huổi Sai, huyện Tổn Phầng, huyện Mương Mâng với diện tích là 132.200 ha.
Rừng là tài nguyên của quốc gia có lợi ích cho việc giữ nguồn nước và lợi lích cho
đời sống dân sinh. Trong đó, có nhiều loài thú, sông suối, rừng có nhiều loại gỗ (gỗ trồng
được chăm sóc, rừng quốc gia, rừng trồng trọt) và sự tồn tại của nó rất quan trọng với môi
trường sinh thái của loài người hiện nay, diện tích rừng khoảng 590.000 ha chiếm khoảng
57% của diện tích cả tỉnh. Trong đó, diện tích trồng rừng có khoảng 236.000 ha chiếm 39%,
diện tích rừng núi đá có 23.441 ha chiếm 4%, còn có những cánh rừng nguyên sinh quý hiếm.
2.1.2. Đặc điểm dân số và điều kiện kinh tế – xã hội
- Đặc điểm dân số
Biểu đồ 2.3: Dân số tăng, giảm
134909 138686
144848 146124 147274
155247
67
,6
51
69
,7
36 91
,3
71
72
,9
46
72
,5
30
77
,4
25
67
,2
58
68
,9
50
73
,4
77
73
,1
78
74
,7
44
77
,8
22
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
180000
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Dân số tỉnh Bo Kẹo Nam Nữ
Nguồn: Sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh Bo Kẹo qua các năm.
Qua bảng dân số ta thấy tốc độ tăng dân số của tỉnh Bo Kẹo là có chiều hướng tăng
dần. Năm 2003, dân số là 134.909 người, trong đó nữ 67.258 người, chiếm 49,9%. Năm
2008, dân số 155.247 người, tăng khoảng 15%, trong đó nữ 77.822 người,chiếm 50,1%.
Như vậy, dân số nam, nữ tương đối cân đối nhưng tỷ lệ nữ có xu hướng tăng nhanh hơn
nam.
Cơ cấu dân tộc, qua điều tra của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bo Kẹo năm 2003, cho thấy,
dân tộc Lào được chia thành 4 nhóm tiếng nói từ 3 dân tộc lớn chia ra thành 27 dân tộc anh
em nhỏ.
Mật độ dân số không đều, riêng dân số đô thị tập trung gần 40% ở huyện Huổi Sai.
Dân cư và các cơ sở sản xuất chỉ tập trung ở một số vùng có mạng lưới giao thông thuận
tiện, điện, nước và có sự trao đổi hàng hoá, chủ yếu là sản phẩm tự nhiên, vì sự trao đổi còn
hạn chế trong khu vực chưa phát triển rộng rãi trên quy mô quốc gia và quốc tế, nên chưa
kích thích sản xuất phát triển. Dân số phần lớn sống ở vùng nông thôn trong đó 1/3 sống ở
vùng cao và miền núi quy tụ thành những bản làng nhỏ, vài chục hộ cách xa nhau.
- Kinh tế - xã hội
Về tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ 2001-2010, kinh tế của tỉnh Bo Kẹo đã đạt
được nhịp độ tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,5%/năm,
trong đó, giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân là 6,28%/năm, giai đoạn 2007-2008 tăng
trưởng 7,6%/năm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng GDP của tỉnh không đều là do tình hình
chung của khu vực và kinh tế của tỉnh hầu hết dựa vào sản phẩm nông nghiệp xem bảng
dưới [39].
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh qua các năm
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2001-2010
Trong đó
2001-2005 2007-2008
1 (GDP toàn tỉnh)
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
7.5
53.82
12.98
33.2
6.28
55.33
10.18
34.49
7.6
49.30
19.40
31.30
2 Bình quân cả nước 6.2 6.9 7.5
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bo Kẹo.
Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng GDP qua các năm
53.82
12
.8
2
33
.2
6.
2
55.33
10
.1
8
34
.4
9
6.
9
49.3
19
.4
31
.3
7.
5
0
10
20
30
40
50
60
2001-2010 2001-2005 2007-2008
GDP toàn tỉnh - Nông ngiệp - Công nghiệp - Dịch vụ Bình quân cả nước
Năm 2001, tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp 53,82% GDP toàn tỉnh, tăng lên
55,33%, năm 2005 và năm 2008, con số đó là 49,30% . Vì vậy, năm 2001 so với năm 2005
tăng 2,8% và năm 2001 so với năm 2008 giảm 9%.
Về khu vực công nghiệp tăng từ 12,98% năm 2001, giảm 10,18% trong năm 2005 và
tăng dần lên 19.40% trong năm 2008, tỷ lệ tăng nông nghiệp tăng 12.98% năm 2001, giảm
10.18% năm 2005 và tăng dần lên 19,40% năm 2008. Tỷ lệ tăng giảm của công nghiệp, năm
2001 so với năm 2005 giảm đi 21,6%, năm 2001 so với 2008 tăng 49,5% và năm 2005 so với
năm 2008 tăng 90,5%.
Về dịch vụ là một trong ba ngành có thế mạnh, đóng vào ngân sách nhà nước
33,20% năm 2001, 34.49% năm 2005 và giảm còn 31.30 % năm 2008. Tỷ lệ tăng giảm của
dịch vụ năm 2001 so với năm 2005 tăng 3,9%, năm 2001 so với 2008 giảm 5,72% và 2005
so với 2008 giảm 10%.
- Về giáo dục: Tỉnh Bo Kẹo rất coi trọng việc giáo dục trình độ giáo viên, sách giáo
khoa, cơ sở vật chất- kỹ thuật, cải thiện dịch vụ và việc quản lý có chất lượng. Phát triển
giáo dục thời gian qua thể hiện: năm 2007-2008 cả tỉnh có 66 trường mẫu giáo so với năm
2002-2003, tăng 42 trường bằng 63,63%, có 1.838 học sinh tăng 954 học sinh chiếm
51,9%, có 261 trường phổ thông tiểu học, tăng 4 trường với 24.306 học sinh, tăng lên
1.888 học sinh chiếm 7,76%, có 20 trường trường phổ thông trung học cơ sở và trường
phổ thông Sôm Bun là 8 trường tăng lên 11 trường bằng 39,28% với 4.840 học sinh, tăng
lên 757 học sinh bằng 8,56%. Số giáo viên từ 1.004 người (2002 -2003) lên 1.302 người,
tăng 298 người bằng 22,88%, bình quân số người mù chữ từ 83,63% giảm xuống còn
65,43%. Ngoài ra, còn có 2 trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục khác của tỉnh.
Về tăng trưởng kinh tế - xã hội là có xu hướng tốt cho việc quản lý cũng như việc phát
triển du lịch nhằm quản lý khách du lịch và có thể tạo thuận lợi về mọi mặt như: điểm du lịch,
khu di tích lịch sử, văn hoá, dịch vụ vui chơi, giải trí, khách sạn, nhà hàng, giao thông, ôtô.
Tuy nhiên, tỉnh Bo Kẹo cũng có nhiều mặt hạn chế, là một tỉnh miền núi, cơ sở hạ tầng chưa
theo kịp với các tỉnh trong nước, với nhiều dân tộc sinh sống, trình độ văn hoá - giáo dục còn
thấp làm cho sự hiểu biết và phát triển du lịch còn dựa vào Đảng, Nhà nước.
2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BO KẸO
2.2.1. Hiện trạng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng để phục vụ du lịch
- Về khách sạn, nhà nghỉ, phòng
Bảng 2.2: Số liệu thông kê cơ sở lưu trú
Năm
Loại
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Khách sạn 4 4 4 4 4 4 4 4 5
Phòng 80 80 80 80 80 80 80 80 103
Giường 132 132 132 132 132 132 132 132 168
Nhà nghỉ 8 16 21 17 23 26 26 28 29
Phòng 94 117 168 142 245 246 246 298 294
Giường 188 234 336 284 490 736 736 448 428
Nguồn: Số liệu thống kê của sở du lịch tỉnh qua các năm.
Cơ sở vật chất, khách sạn, nhà nghỉ, phòng ở để phục vụ khách du lịch ngày
càng phát triển, nhưng hiện tại so với thực tế chưa đáp ứng được theo nhu cầu. Toàn
tỉnh có 34 cơ sở lưu trú du lịch hoạt động kinh doanh, trong đó có 5 khách sạn với tổng
số 103 phòng, 168 giường, so với năm 2000 tăng 1 khách sạn. Có 8 nhà nghỉ trong năm
2000, với số phòng 94 và 188 giường, so với năm 2008 nhà nghỉ, có hướng tăng mạnh
với tổng số 294 phòng và 428 giường.
Bảng 2.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng
năm 2000 - 2008
Năm
Loại
2000 2001 2002 2003 2004
200
5
2006 2007
200
8
Công ty lữ hành 1 1 4 4 5 5 7 8 10
Khách sạn 4 4 4 4 4 4 4 4 5
Nhà nghỉ 8 16 21 17 23 26 26 28 29
Nhà hàng 9 17 15 15 18 27 26 28 25
Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bo Kẹo.
Với các cơ sở lưu trú như bảng trên thấy rằng, cơ sở vật chất để đón du khách nghỉ
ngơi còn ít, bởi vậy sức cạnh tranh của tỉnh so với các tỉnh trong nước và các nước láng
giềng vẫn chưa theo kịp. Điều này cần phải được cải thiện và có xu hướng mới trong tương
lai để phục vụ đầy đủ yêu cầu của khách đến tham quan, nghỉ ngơi, giải trí…
- Về dịch vụ vận chuyển khách
Tỉnh Bo Kẹo có nhiều loại xe phục vụ khách hàng ngày trong tỉnh, khác tỉnh và
quốc tế (trực tuyến và liên tuyến). Hiện nay xe ô tô phục vụ khách trong nước và khách
quốc tế có 518 xe, trong đó: xe 3 bánh 19 xe, xe 4 bánh 92 xe, xe buýt 385 xe và xe khách
45 chỗ ngồi trở lên là 22 xe. Thuyền phục vụ khách du lịch sông Mê Kông là 149 con
thuyền, trong đó: thuyền nhanh 36 thuyền, thuyền phục vụ quá cảnh 72 thuyền, thuyền to
phục vụ khách du lịch 41 thuyền, ngoài ra còn có đường hàng không phục vụ nhu cầu đi
lại của nhân dân và du khách [43, tr.28].
Trong tỉnh: Xe đi từ huyện Huổi Sai đi Mương Mâng có 1 – 2 xe, Huổi Sai –Pa U Đôm có 2 -3
xe, Huổi Sai - Tổn Phầng có 4 -5 xe, Huổi Sai – Pác Tha có 3 -4 xe.
Khác tỉnh: + Bo Kẹo - tỉnh Luang Nặm Tha ngày 2 chuyến: chuyến 9.00” và
chuyến 11.00” và ngược lại.
+ Bo Kẹo - tỉnh Luang Pra Bang tuần 3 chuyến (thứ hai, thứ tư, thứ sáu) giờ đi
11.00”.
+ Bo Kẹo - Thủ Đô Viêng Chăn tuần 3 chuyến (thứ hai, tư, sáu), thời gian 11.00”,
Quốc tế: Mương Là (Trung Quốc): Một tuần 3 chuyến (thứ hai, năm, sáu) thời gian
9.00”.
Bảng 2.4: Dịch vụ khác như là nhà hàng, bar
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Nhà hàng 15 15 28 27 26 28 25
Bàn 142 134 230 185 111 188 391
Ghế 1.280 1.220 1.301 1.349 1.294 1.322 1.660
Trong những năm qua, tình hình phát triển các nhà hàng, bar là được chính quyền
cũng như các cơ quan chuyên môn và các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào các cơ sở dịch vụ
ăn uống có chất lượng ngày càng cao. Từ lúc mới thành lập (1984), cơ sở vật chất ngành du
lịch hầu như chưa có, gì từ cơ sở điện, nước, đường xá, cơ sở vận chuyển khách… Đến nay,
ngành du lịch của tỉnh có thể đón khách du lịch vào tham quan, nghỉ ngơi được thuận lợi hơn
nhiều.
- Về giao thông.
Tỉnh Bo Kẹo có đường giao thông dài 1.073,89 km. Đường quốc gia dài 169,50 km.
Tỉnh lộ dài 264,90 m. Đường của huyện dài 153,00 km. Đường nông thôn dài 413,32 km.
Đường trong thị xã tỉnh 59,37 km, và đường khác 13 km. Cả tỉnh có 40 cầu, dài 1.137,60
m, trong đó: Cầu bê tông 10 cái dài 307.50 m, cầu bê lê 11dài 282,10 m, cầu gỗ 19 dài152
m [44, tr.3].
Hiện nay, đường giao thông toàn tỉnh rất thuận lợi cho việc giao lưu vận chuyển
hàng hoá và phục vụ khách du lịch trên cấp quốc gia nói chung và trong tỉnh nói riêng.
Bưu chính viễn thông tỉnh có thể đáp ứng được nhu cầu của du khách trong và
ngoài nước, dịch vụ nhanh chóng đảm bảo. Năm 2008 là năm thông tin trong nước cũng
như quốc tế khá thuận lợi, có thể phục vụ điện thoại cố định được cả 5 huyện của tỉnh, hiện
tại có 3 công ty phục vụ điện thoại toàn tỉnh và Internet.
- Về điện nước: hiện nay toàn tỉnh Bo Kẹo có mạng lưới điện 22 kv có đường
dây điện dài 357.30kv tăng 6.796kv, 1.90%. Mạng lưới 0.4 kv có 230.81 kv, tăng 17.02
kv, 7.36%. Cả tỉnh có tất cả 223 trạm biến thế điện, đang thực hiện lắp đặt (19.200kv), có
số công tơ là 13.587 cái. Hiện nay, số làng có điện ổn định là 149 làng, chiếm 46.86% tổng
số làng của tỉnh. Điện lực tỉnh nói chung có thể phục vụ điện tương đối đầy đủ ở thành thị
và phục vụ khách đi tham quan nghỉ mát và lưu trú ở khách sạn, nhà nghỉ. Qua mạng lưới
cung cấp nước của tỉnh cho thấy, tỉnh chưa cung cấp nước máy cho nhân dân đầy đủ, chỉ
phục vụ ở thành phố và một số huyện, còn lại dùng nước giếng và nước suối, chương trình
nước sạch của quốc gia (y tế) hiện nay cung cấp cho hai huyện như: huyện Huổi Sai và
huyện Tổn Phẩng. Huyện Huổi Sai với số lượng nước là 553.391m3, số công tơ là 1.717
cái, số lượng cung cấp là 484.544m3. Huyện Tổn Phầng công suất 137.782, với 782 m3
công tơ, cung cấp nước là 123.536 m3, còn lại là nước giếng 11 nơi với số người phục vụ
113.800 người
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.pdf