Luận văn Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

Tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội: Luận văn Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, kể từ khi pháp lệnh về ngân hàng ra đời năm 1990 tới nay, hệ thống ngân hàng thương mại đã liên tục đổi mới cải tiến cơ cấu tổ chức, mạng lưới phân phối, công nghệ và các loại hình dịch vụ. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay đã trở thành một thành viên của WTO thì việc đổi mới, nâng cao các loại hình dịch vụ là một đòi hỏi tất yếu. Nhất là hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa của thế giới, hoạt động thương mại quốc tế xuất nhập khẩu ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta. Với tư cách là chất xúc tác cho hoạt động xuất nhập khẩu thì dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại cũng phải được chú trọng và không ngừng phát triển. Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Quân Đội là một trong những ngân hàng hoạt động tốt nhất ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù bối cảnh kin...

pdf79 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, kể từ khi pháp lệnh về ngân hàng ra đời năm 1990 tới nay, hệ thống ngân hàng thương mại đã liên tục đổi mới cải tiến cơ cấu tổ chức, mạng lưới phân phối, công nghệ và các loại hình dịch vụ. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay đã trở thành một thành viên của WTO thì việc đổi mới, nâng cao các loại hình dịch vụ là một đòi hỏi tất yếu. Nhất là hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa của thế giới, hoạt động thương mại quốc tế xuất nhập khẩu ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta. Với tư cách là chất xúc tác cho hoạt động xuất nhập khẩu thì dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại cũng phải được chú trọng và không ngừng phát triển. Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Quân Đội là một trong những ngân hàng hoạt động tốt nhất ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp phải nhiều khó khăn khi khủng khoảng tài chính lan ra khắp toàn cầu nhưng Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn thử thách, trụ vững được trong thị trường tài chính đầy cạnh tranh hiện nay. Kết quả kinh doanh hàng năm cho thấy Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn vượt qua khủng hoảng một cách dễ dàng, lợi nhuận hàng năm vẫn vượt kế hoạch và đang dần vươn lên khẳng định vị trí của mình, vững bước trên con đường trở thành một trong những tổ chức tài chính hàng đầu của Việt Nam, xứng đáng với khẩu hiệu “Vững vàng – tin cậy” là nơi gửi trọn niềm tin của khách hàng. Dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có những đổi mới mạnh mẽ kể từ sau khi ngân hàng hoàn thành cổ phần hóa năm 2004, cho tới nay đã qua 6 năm hoạt động. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có những thành công và phát triển vượt bậc, đạt nhiều giải thưởng uy tín của cả trong và ngoài nước. Tuy vậy, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay trên thị trường, không tiến lên nghĩa là đang lùi bước, khi nhu cầu của khách hàng ngày càng phong phú hơn, yêu cầu ngày càng khắt khe hơn nữa thì việc phải phát triển hơn nữa về chiều rộng cũng như chiều sâu dịch vụ thanh toán quốc tế là một yêu cầu tất yếu. Do đó, 15 tuần thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, em đã viết chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội”. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất những giải pháp cho dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong những năm 2010 – 2011. Nhiệm vụ nghiên cứu:  Phân tích thục trạng phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế từ năm 2004 tới năm 2009, thông qua đó đánh giá những thành công và hạn chế còn tồn tại trong cung cấp dịch vụ Thanh toán quốc tế, tìm ra nguyên nhân để khắc phục.  Đề xuất những giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội và kiến nghị với Nhà nước và ngân hàng Nhà nước nhằm phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. Phạm vi nghiên cứu: Các dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2004 – 2009 và các giải pháp cho năm 2010 – 2011. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp đánh giá số liệu; phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp so sánh. Kết cấu chuyên đề: Chuyên đề bao gồm 2 chương Chương 1: Thực trạng phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. Chương 2: Giải pháp phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 1.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của ngân hàng TMCP Quân Đội Ngân hàng TMCP Quân Đội chính thức được thành lập theo quyết định số 00374/GP-UB của Ủy ban nhân nhân thành phố Hà Nội và đi vào hoạt động ngày 4 tháng 11 năm 1994 theo giấy phép số 0054/NH-GP của Ngân hàng nhà nước Việt Nam vơi thời gian hoạt động là 50 năm. Trụ sở chính đặt tại số 3 đường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Tên tiếng Việt đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội. Tên tiếng Việt viết tắt: Ngân hàng TMCP Quân Đội. Tên tiếng Anh đầy đủ: Military Commercial Joint Stock Bank. Tên tiếng Anh viết tắt: Military Bank, hoặc MB. Điện thoại : 04 3226 1088 Fax : 04 3226 1080 Website : Email : mb247@mbbank.com.vn 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quân Đội Ngày đầu thành lập, Ngân hàng TMCP Quân Đội hoạt động kinh doanh với một quy mô tương đối khiêm tốn. Số vốn điều lệ khi mới thành lập năm 1994 chỉ vỏn vẹn 20 tỉ đồng. Khi đó mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội chỉ có duy nhất một trụ sở chính đặt tại 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội với 25 nhân viên. Tổng tài sản đạt 33 tỉ đồng. Nguồn vốn huy động được là 10 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 0,23 tỉ đồng. Các cổ đông tham gia góp vốn thành lập nên Ngân hàng TMCP Quân Đội gồm có: Bảng 1.1: Danh sách cổ đông sáng lập Ngân hàng TMCP Quân Đội STT Tên Số cổ phần Số tiền (triệu đồng) Tỉ trọng 1 Tổng công ty bay dịch vụ 4.669 4.669 23,34% 2 Công ty GAET 8.000 8.000 40,00% 3 Nhà máy Z113 500 500 2,5% 4 Công ty PESCO 500 500 2,5% 5 Công ty may 28 1.000 1.000 5% 6 Công ty cơ điện vật liệu nổ 31 500 500 2,5% 7 Công ty Tây Hồ 300 300 1,5% 8 Tổng công ty Thành An 1.000 1.000 5% 9 Ông Lê Văn Bé 10 10 0,05% Tổng 16.479 16.479 82% Nguồn: Điều lệ Ngân hàng TMCP Quân Đội (hiệu chỉnh ngày 01/06/2007) Hiện nay, các cổ đông chính của Ngân hàng TMCP Quân Đội là:  Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel  Công ty vật tư công nghiệp bộ quốc phòng GAET  Tổng công ty bay dịch vụ  Tổng công ty xây dựng Trường Sơn  Công ty Tân Cảng  Ngân hàng ngoại thương Việt Nam VIETCOMBANK Các công ty thành viên:  Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (TSC)  Công ty quản lý quỹ đầu tư Hà Nội (HFM)  Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC)  Công ty cổ phần địa ốc MB (MB Land) Tới nay, sau hơn 15 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có những bước phát triển vượt bậc, vị thế của Ngân hàng TMCP Quân Đội không ngừng được nâng cao. Từ chỗ hoạt động với số vốn điều lệ ít ỏi là 20 tỉ đồng và chỉ có duy nhất một trụ sở chính, ngân hàng tmcp quân đội ngày nay đã trở thành một trong những ngân hàng bậc trung của Việt Nam. Nguồn vốn điều lệ trong vài năm qua lien tục được điều chỉnh, trong năm 2008 được tăng lên 3.400 tỉ VND, sang tới năm 2009 là 4.400 tỉ VND, và vừa rồi, kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2009, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã được sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cho phép nâng vốn điều lệ lên 5.300 tỉ VND. Cùng với đó, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng được mở rộng trên khắp cả nước. Đến nay ngoài 1 sở giao dịch đặt tại trụ sở chính, Ngân hàng TMCP Quân Đội còn có 103 chi nhánh và phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh thành thuộc cả ba vùng miền Bắc, Trung, Nam. Hệ thống các máy rút tiền tự động ATM và POS tính đến cuối năm 2009 lần lượt là 234 và 1550 máy. Quan hệ hợp tác với các ngân hàng, các định chế tài chính khác cũng rất được quan tâm, đặc biệt là các ngân hàng trên thế giới. Hiện tại, Ngân hàng TMCP Quân Đội có quan hệ ngân hàng đại lý với trên 700 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, Ngân hàng TMCP Quân Đội luôn đặt quan hệ đại lý với những ngân hàng hàng đầu tại những quốc gia và vùng lãnh thổ đó. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của một số chức danh, bộ phận trong ngân hàng TMCP Quân Đội Hình 1.1: Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Quân Đội Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội ĐẠI HĐ CỔ ĐÔNG CÁC UB CAO CẤP HĐ TÍN DỤNG HĐ QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUẢN LÝ HỆ THỐNG  Kế hoạch tổng hợp  Pháp chế  Truyền thông  Kế toán tài chính  Công nghệ thông tin  Tổ chức, nhân sự  Chính trị  Văn phòng phía Nam HỖ TRỢ KINH DOANH  HỖ TRỢ KINH DOANH o Thanh toán quốc tế o Trung tâm thanh toán o Hỗ trợ kinh doanh  HÀNH CHÍNH & QL CHẤT LƯỢNG o Hành chính o Trang bị và quản lý tài sản o Quản lý chất lượng o Contact center  QL & PT MẠNG LƯỚI o Các chi nhánh o Mạng lưới điện tử o Phát triển mạng lưới KHỐI KINH DOANH  Treasury  Doanh nghiệp lớn và định chế tài chính  Doanh nghiệp vừa và nhỏ  Khách hàng cá nhân  Đầu tư KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO  Quản lý rủi ro  Quản lý tín dụng  Quản lý thu nợ Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của một số bộ phận và chức danh của Ngân hàng TMCP Quân Đội:  Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng TMCP Quân Đội, quyết định các vấn đề lien quan tới chủ trương, định hướng phát triển của Ngân hàng trong các thời kỳ trung và dài hạn, các chương trình đầu tư và các vấn đề lên quan đến hoạt động ngân hàng vượt quá thẩm quyền của hội đồng quản trị.  Hội đồng quản trị: Với chức năng là cơ quan quản trị của Ngân hàng TMCP Quân Đội do đại hội hồng cổ đông bầu ra, hội đồng quan trị quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và được đại hội đồng cổ đông ủy quyền thực hiện. Hội đồng quản trị cử ra thường trực hội đồng quan trị để thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội và lập tức xử lý các vấn đề vượt thẩm quyền cho phép của tổng giám đốc (ví dụ: các khoản vay, cho vay bảo đảm vượt quyền cho phép cảu tổng giám đốc, quyết định liên quan đến phát hành trái phiếu, đầu tư không có trong ké hoạch kinh doanh và đầu tư ngân sách vượt quá 10% số ngân sách năm). Hội đòng quản trị bao gồm 6 thành viên: 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch và 3 thành viên.  Ban kiểm soát: Là cơ quan kiêm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống, kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Nhiệm vụ là thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị về tình hình hoạt động. Ban kiểm soát có 4 thành viên: 1 trưởng ban và 3 thành viên.  Ban giám đốc: Gồm có 1 tổng giám đốc, 6 phó tổng giám đốc và 1 giám đốc tài chính. o Tổng giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật vè điều hành hoạt động hằng ngày của ngân hàng. o Phó tổng giám đốc: Là người giúp việc cho tổng giám đốc trong việc điều hành hoặc một số lĩnh vực hoạt động của ngân hàng theo sự phân công của tổng giám đốc. 1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh  Vốn điều lệ Hình 1.2: Vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009 Đơn vị: Nghìn tỉ VND Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội Trải qua một khoảng thời gian 15 năm hoạt động, từ số vốn ít ỏi 20 tỉ đồng trong những ngày đầu tiên, kết thúc năm 2009 bước sang năm 2010 số vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã lên tới 5300 tỉ đồng. Chỉ tính riêng năm 2009, đã có 2 lần nâng vốn điều lệ (lên 4400 tỉ và lên 5300 tỉ), và so với năm 2008 thì đã tăng lên tới 56%. Với số vốn điều lệ này, Ngân hàng TMCP Quân Đội được xếp vào nhóm các ngân hàng bậc trung của Việt Nam hiện nay.  ROA (Return on Assets) – Tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản Công thức: ROA = Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản bình quân. ROA được sử dụng để đánh giá khả năng quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp, nó đo lường khả năng sinh lời từ một đồng tài sản của công ty. ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau. Hình 1.3: ROA của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.  ROE (Return on Equity) – Tỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu Công thức: ROE = Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Hình 1.4: ROE của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội Trong những năm gần đây, ROE của Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn luôn đạt ở mức cao và ổn định trong mức từ 20 tới 30%. Trong ngành tài chính thì đây là mức dao động tốt nhất của chỉ số ROE. Điều này đã khẳng định được khả năng quản lý, sử dụng vốn cổ đông một cách vô cùng hiệu quả của Ngân hàng TMCP Quân Đội.  Tổng tài sản Tổng tài sản của một ngân hàng thể hiện sự lớn mạnh của ngân hàng đó. Như ta đã biết, khi mới thành lập, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Quân Đội chỉ là 33 tỉ đồng thì kết thúc năm 2009, con số này đã là 69008 tỉ đồng, tức là tăng lên hơn 2000 lần. Còn trong những năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng tài sản của Ngân hàng TMCP Quân Đội luôn đạt ở mức cao, trung bình 60% / năm. Theo dõi hình dưới dưới đây ta có thể nhận thấy rõ điều này. Hình 1.5: Tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009. Đơn vị: Nghìn tỉ VND Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội  Tổng dư nợ: Tổng dư nợ cho thấy quy mô cho vay của ngân hàng. Theo như trên hình 1.6, ta có thể thấy Ngân hàng TMCP Quân Đội đang ngày càng phát triển mạnh, hoạt động kinh doanh không ngừng được mở rộng. Tổng dư nợ hàng năm đều tăng vọt so với năm trước, đặc biệt là năm 2007 so với năm 2006 tổng dư nợ tăng gần 2 lần. Tương tự với năm 2009 so với năm 2008, bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng trong nước ở mức thấp thì tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn tăng gần gấp 2 lần. Hình 1.6 : Tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009 Đơn vị: Nghìn tỉ VND Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội  Vốn huy động: Vốn huy động cho thấy khả năng huy động vốn của một ngân hàng. Cũng như tổng dư nợ, tổng vốn huy động của Ngân hàng TMCP Quân Đội liên tiếp gia tăng trong các năm qua, cho thấy tham vọng mở rộng quy mô kinh doanh rất lớn của ngân hàng. Con số tăng thêm 22.750 tỷ đồng vốn huy động chỉ riêng trong năm 2009 cho thấy mức độ phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng TMCP Quân Đội như thế nào. Hình 1.7 dưới đây cho ta thấy được tổng dư nợ trong những năm qua của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Hình 1.7: Vốn huy động của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009 Đơn vị: Nghìn tỉ VND Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội  Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận luôn là con số đầu tiên và quan trọng nhất khi nhăc tới hiệu quả kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào, dù lớn nhỏ, sản xuất hay dịch vụ, tư nhân hay nhà nước. Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng không phải là ngoại lệ. Quan sát hình 1.8 để đánh giá về lợi nhuận hàng năm của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Lợi nhuận tăng mạnh trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm trung bình 70%/ năm. Thậm chí năm 2007 có mức tăng so với năm 2006 là 126%. Thậm chí ngay trong năm 2008 và 2009 cho dù ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn có mức lợi nhuận khá ấn tượng. Đây là cơ sở cho một tương lai rất sáng sủa cho Ngân hàng TMCP Quân Đội. Hình 1.8: Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2004 - 2009 Đơn vị: Nghìn tỉ VND Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội 1.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quân Đội 1.2.1. Bộ máy thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế Ngân hàng TMCP Quân Đội hiện nay là một số các ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thực hiện hạch toán tập trung, các nghiệp vụ xử lí đều được tập trung tại Hội sở. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng không phải là ngoại lệ. Bộ máy tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội được tổ chức dọc theo hệ thống ngân hàng, tập trung tại phòng Thanh toán quốc tế Hội sở chính và thông qua các phòng khách hàng tại các chi nhanh và phòng giao dịch. Phòng Thanh toán quốc tế tại Hội sở có nhiệm vụ thiết lập các mối quan hệ với ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Các phòng khách hàng ở chi nhánh và phòng giao dịch sẽ trực tiếp làm việc, tiếp nhận hồ sơ, thông báo tới các hàng trong khi phòng Thanh toán quốc tế Hội sở sẽ xử lý những vướng mắc sai sót liên quan tới hồ sơ, thực hiện việc thanh toán và hạch toán cho khách hàng. Hình 1.9: Mô hình tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. 1.2.2. Các phương thức thanh toán quốc tế nói chung và ở ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng Thương mại quốc tế được hình thành và phát triển từ cách đây hàng ngàn năm, hoạt động này kết nối các nền kinh tế và văn hóa từ khắp mọi nơi trên thế giới. Song song với thương mại quốc tế không thể thiếu được thanh toán quốc tế. Trong giai đoạn sơ khai của hoạt động thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế, các nhà buôn thường phải đem theo tiền là các loại kim loại quý hiếm hoặc là các hàng hóa khác để trao đổi và mua bán vì vậy luôn tiềm ẩn những rủi ro vô cùng to lớn. Cùng với sự phát triển của Phòng TTQT - Hội sở Khách hàng Phòng khách hàng - Chi nhánh, Phòng giao dịch Hồ sơ Hồ sơ thế giới, hoạt động thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế cũng có những sự thay đổi vô cùng to lớn. Ngày nay hệ thống thanh toán quốc tế được hình thành nhờ vào một mạng lưới và hệ thống ngân hàng khổng lồ trên khắp mọi quốc gia với 4 phương thức thong qua hệ thống ngân hàng toàn cầu (ngoài ra còn có phương thức chuyển tiền mặt trực tiếp nhưng phương pháp này không được thông dụng cũng như gặp khó khăn về nhiều mặt như sự an toàn và vấn đề pháp lý). Như đã nói 4 phương thức được sử dụng hiện nay là chuyển tiền, mở tài khoản, nhờ thu và tín dụng chứng từ (còn được gọi thư tín dụng). 1.2.2.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)  Khái niệm: Thanh toán bằng chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.  Các bên tham gia thanh toán: Người yêu cầu chuyển tiền (Remitter): Là người yêu cầu Ngân hàng thay mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, thường là người mua hàng, người trả nợ, hoặc nhà đầu tư có nhu cầu chuyển vốn, kinh phí ra nước ngoài. Người thụ hưởng (Beneficiary): là người được nhận số tiền chuyển tới thông qua ngân hàng, thường là người xuất khẩu, chủ nợ hoặc người tiếp nhận đầu tư do người chuyển tiền chỉ địn. Ngân hàng ủy nhiệm chuyển tiền (Remitting Bank) là ngân hàng phuc vụ người chuyển tiền, ở nước yêu cầu chuyển tiền. Ngân hàng trả tiền (Paying Bank) là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng, thông thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền ở nước thụ hưởng.  Quy trình thực hiện 1 2 4 3 Hình 1.10: Quy trình nghiệp vụ theo phương thức chuyển tiền o Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng hóa và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu o Bước 2: Người nhập khẩu kiểm tra hàng hóa, bộ chứng từ. Nếu phù hợp thì làm thủ tục chuyển tiền. o Bước 3: Ngân hàng nhận chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh) nhận trả tiền. o Bước 4: Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng Phương thức chuyển tiền được sử dụng trong 2 trường hợp thanh toán trước tiền hàng hoặc thanh toán sau. Có 2 hình thức chuyển tiền là chuyển tiền bằng điện và chuyển tiền bằng thư. Người yêu cầu chuyển tiền Người mua Ngân hàng nhận chuyển tiền Người thụ hưởng Người bán Ngân hàng trả tiền Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer - MT) là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thê hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hang này gửi yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện. Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer - TT) là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức ddienj mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng viễn thông như SWIFT (Society for Worldwide International Financial Telecommunication). Tóm lại phương thức thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, thủ tục nhanh gọn. Tuy nhiên, trong phương thức thanh toán này ngân hàng chuyển tiền cũng như ngân hàng nơi tiền chuyển đến chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán để hưởng hoa hồng, không bị rang buộc trách nhiệm pháp lý đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng. Theo phương thức này, việc trả tiền có được hoàn tát hay không phụ thuộc vào thiện chí của người trả tiền. 1.2.2.2. Phương thức mở tài khoản (Open Account)  Khái niệm Người bán xin mở một tài khoản (hoặc sổ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thanh gao hàng hay dịch vụ, định kỳ sau khi kiểm tra, đối chiếu theo thỏa thuận giữa 2 bên (tháng, quý, bán niên) người mua trả tiền cho người bán.  Đặc điểm của phương thức mở tài khoản: o Đây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các ngân hàng vơi chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán. o Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. o Nếu người mua mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán. o Chỉ có 2 bên tham gia thanh toán là người mua và người bán  Quy trình thực hiện 1 2 3 3 3 Hình 1.11: Sơ đồ quy tình mở tài khoản o Bước 1: Người bán giao hàng hóa và dịch vụ cùng vơi các chứng từ. o Bước 2: Báo nợ trực tiếp. o Bước 3: Người mua dung hình thức chuyển tiền để trả tiền khi đến hạn. Phương thức thanh toán mở tài khoản thương được áp dụng thanh toán: o Dùng trong quan hệ bạn hàng tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau với điều kiện của thương vụ. o Dùng trong mua bán hàng đổi hàng, thường xuyên, trao làm nhiều lần trong năm. o Dùng trong thanh toán tiền gửi hàng bán tại nước ngoài. o Dùng trong thanh toán tiền phi mậu dịch như: tiền cước phí vận tải, tiền phí bảo hiểm, tiền hoa hồng trong nghiệp vụ môi giới, ủy thác, tiền lãi cho các khoản vay và đầu tư. Người mua Người bán Ngân hàng bên bán Ngân hàng bên mua 1.2.2.3. Phương thức nhờ thu (Collection of payment)  Khái niệm Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ nào đo cho nhà nhập khẩu tiến hành ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ cho người xuất khẩu lập.  Các bên tham gia o Người có yêu cầu ủy nhiệm thu: Người cung ứng dịch vụ (bên bán). o Ngân hàng nhận ủy thác thu: Ngân hàng phục vụ bên bán. o Ngân hàng xuất trình: là ngân hàng thu hộ, thương là ngân hàng đại ly hoặc chi nhanh của ngân hạng nhận uy nhiệm thu (ở nước người mua). o Người trả tiền: Người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng được gọi chung là bên mua.  Nhờ thu trơn (Clean Collection) Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán trong đó bên bán ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua căn cứ vào hối phiếu do chính người bán lập. Các chứng từ thương mại lien quan đến giao dịch bên bán đã chuyển giao trực tiếp cho bên mua, không qua ngân hàng. Quy trình thực hiện o Bước 1: Bên bán chuyển giao hàng hóa, đồng thời chuyển toàn bộ chứng từ hàng hóa cho bên mua. o Bước 2: Bên bán lập hối phiếu đòi tiền người mua, ủy nhiệm qua ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua. o Bước 3: Ngân hàng bên bán chuyển hối phiếu qua ngân hàng bên mua nhờ thu tiền từ người mua. o Bước 4: Ngân hàng phục vụ bên mua đòi tiền người mua hoặc yêu cầu ký chấp nhận hối phiếu o Bước 5: Bên mua thanh toán tiền. o Bước 6: Chuyển tiền trả qua ngân hàng phục vụ bên bán. o Bước 7: Thanh toán tiền cho bên bán. 1 5 4 2 7 3 6 Hình 1.12: Quy trình thực hiện thanh toán bằng phương thức nhờ thu trơn. Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi cho bên bán, giữa sự trả tiền và nhận hàng tách rời, không có sự rang buộc lẫn nhau. Người mua có thể nhận hàng nhưng không chịu trả tiền hoặc trì hoãn trả tiền. Phương thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau: - Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau, hoặc có quan hệ lien doanh với nhau giữu công ty mẹ, công ty con, hoặc chi nhánh của nhau. - Thanh toán các dịch vụ có lien quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa, vì việc thanh toán này không cần thiết phải kèm theo chứng từ như tiền cước phí vận tải, bảo hiểm…  Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó bên bán ủy nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu và còn căn cứ Người mua Người bán Ngân hàng nhận ủy thác thu Ngân hàng xuất trình Ngân hàng thu hộ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện nễu người mau trả tiền chấp nhận trả tiền (đối với hối phiếu có kỳ hạn) sẽ trao bộ chứng từu cho người mua nhận hàng. Quy trình thực hiện: 1 5 4 2 7 3 6 Hình 1.13: Sơ đồ quy trình thực hiện thanh toán bằng phương pháp nhờ thu kèm chứng từ o Bước 1: Bên bán chuyển giao hàng hóa o Bước 2: Bên bán lập hối phiếu đòi tiền người mua, đồng thời chuyển toàn bộ chứng từ hàng hóa ủy nhiệm qua ngân hàng phục vụ minh thu hộ tiền từ người mua. o Bước 3: Ngân hàng bên bán chuyển hối phiếu qua ngân hàng bên mua nhờ thu tiền từ người mua. o Bước 4: Ngân hàng phục vụ bên mua đòi tiền người mua hoặc yêu cầu ký chấp nhận hối phiếu. o Bước 5: Bên mua thanh toán tiền. o Bước 6: Chuyển tiền trả qua ngân hàng phục vụ bên bán. o Bước 7: Thanh toán tiền cho bên bán. Người mua Người bán Ngân hàng nhận ủy thác thu Ngân hàng xuất trình Ngân hàng thu hộ Trong nhờ thu kèm chứng từ, người bán ủy thác cho ngân hàng ngoài việc thu hộ tiền còn nhờ ngân hàng khống chế chứng từ hàng hóa đối với người mua. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Khi đó quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn vì sự rang buộc giữa thanh toán tiền và nhận hàng của người mua. 1.2.2.4. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit) Đây là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất và ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế, chiếm khoảng 70% giá trị thanh toán trên toàn cầu. Nguyên nhân chính là do phương thức này đảm bảo quyền lội một cách tương đối cân bằng cho cả người mua và người bán.  Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó ngân hàng sẽ thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu sẽ thanh toán trong thời gian quy định khi người xuất khẩu xuất trình được những chứng từ phù hợp với quy định trong thư tín dụng đã được ngân hàng mở theo yêu cẩu của người nhập khẩu. Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là một cam kết thanh toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được một bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng.  Các bên tham gia: o Người mở L/C (Applicant) là người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng nhập khẩu phát hành một L/C. Người xin mở L/C có thể là người mua, nhà nhập khẩu, người trả tiền. o Người thụ hưởng L/C (Beneficiary) là người được hưởng tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán. Người thụ hưởng L/C có thể là người bán, người xuất khẩu, người ký phát hối phiếu. o Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank) là ngân hàng đại diện cho người mua, phát hành một L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng phát hành thường được người mua và người bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng mua bán. o Ngân hàng thông báo (Advising Bank) là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo thường là một ngân hàng đại lý hay một chi nhanh của ngân hàng phát hành ở nước nhà xuất khẩu. o Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Thông thường ngân hàng xác nhận là một ngân hàng lớn, có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân hàng thông báo được đề nghị là ngân hàng xác nhận L/C. o Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank) là ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với những quy định trọng L/C thì: - Thanh toán cho người thụ hưởng - Chấp nhận hối phiếu kỳ hạn - Chiết khẩu bộ chứng từ Trách nhiệm của ngân hàng được chỉ định giống như ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ của nhà xuất khẩu gửi đến.  Quy trình thực hiện: Có nhiều loại L/C được sử dụng nhưng phổ biến và cơ bản nhất là L/C không hủy ngang (Irrevocable L/C). Dưới đây là quy trình thực hiện thanh toán bằng L/C không hủy ngang. HĐ ngoại thương 3 5 4 2 1 6 6 2 4 5 Hình 1.14: Quy trình thực hiện thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, L/C không hủy ngang. o Bước 1: Sau khi người xuất khẩu và người nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương, người nhập khẩu tới ngân ngân hàng phát hành mở L/C. o Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu, ngân hàng phát hành sẽ mở một L/C thông qua ngan hàng thông báo ở nước xuất khẩu để báo cho người xuất khẩu. o Bước 3: Người xuất khẩu khi nhận được L/C sẽ kiểm tra nội dung L/C nếu có sai sót thì yêu cầu ngân hàng phát hành điều chỉnh cho phù hợp, nếu chấp nhận thư tín thì tiến hành giao hàng hóa cho người nhập khẩu. o Bước 4: Sau khi giao hàng hóa, người xuất khẩu lập bộ chứng từ gửi tới cho ngân hàng thông báo để chuyển tới ngân hàng phát hành đòi tiền. o Bước 5: Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo. Nhà xuất khẩu Beneficiary Nhà nhập khẩu Applicant Ngân hàng thông báo Advising Bank Ngân hàng phát hành Issuing Bank o Bước 6: Người nhập khẩu thanh toán cho ngân hàng phát hành, lấy bộ chứng từ từ ngân hàng phát hành để đi nhận hàng hóa. Ngoài L/C không hủy ngang, phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ còn có rất nhiều loại L/C khác với các tính chất đặc biệt để sử dụng trong các trường hợp đặc biệt khác của ngoại thương. Có thể phân loại L/C như sau: Theo công dụng của L/C: - L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C) - L/C không thể hủy ngang ( Irrevocable L/C) - L/C xác nhận (Confirming L/C) Theo thời hạn thanh toán: - L/C trả ngay (L/C payable by Draft at Sight) - L/C trả chậm (L/C available by Deffered Payment) - L/C chấp nhận (L/C available by Acceptance) Trên giác độ quan hệ đối tác: - L/C trực tiếp (Straight L/C) - L/C cho phép chiết khấu (L/C available by Negotiation) Một số loại L/C đặc biệt: - L/C có điều khoản đỏ (Red clause L/C) - L/C tuần hoàn (Revolving L/C) - L/C chuyển nhượng (Transferable L/C) - L/C giáp lưng (Back to Back L/C) - L/C dự phòng (Standby L/C) - L/C đối ứng (Reciprocal L/C) 1.2.2.5. Các phương thức thanh toán quốc tế đang được sử dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. Dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội được đi vào hoạt động từ năm 1996 theo quyết định dố 37/NHNN-QĐ ngày 15 tháng 1 năm 1996 của ngân hàng nhà nước. Như vậy dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã được đưa vào hoạt động chỉ chưa đầy 2 năm sau khi thành lập. Dịch vụ này ngày càng có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Trải qua 14 năm hoạt động, cho tới nay dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội đang thực hiện 3 phương thức thanh toán là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Trong đó tỉ trọng cao nhất thuộc về phương thức thư tín dụng, tiếp đó là chuyển tiền và ít nhất là nhờ thu. 1.2.3. Nội dung phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế và một số các biện pháp đã được Ngân hàng TMCP Quân Đội thực hiện 1.2.3.1. Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và đánh giá đối thủ cạnh tranh Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh trên bất kỳ một lĩnh vực nào, để có thể đi vào thực tiễn cũng cần phải thực hiện tìm hiểm và nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường theo nguyên tắc 3C (Customers: khách hàng; Competitors: đối thủ cạnh tranh; corporation: bản thân doanh nghiệp). Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường là bước được xem là quan trọng nhất trong việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và ở đây là dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng. Qua bước này, chúng ta mới biết được nhu cầu thị trường, từ đó quyết định đến phương án phat triển trong thời gian đó. Mặt khác khi tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của, xem xét đối thủ đang cấp dịch vụ ra thị trường có những điểm khác biệt nào, có những ưu nhược điểm gì để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Do đó, để có thể xác định đươc phương hướng hoạt động cho dịch vụ thanh toán quốc tế, bộ phận Thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã luôn phải thực hiện điều tra nghiên cứu thị trường và các đối thủ của mình trong suốt những năm qua. Năm 2004 là năm mà Ngân hàng TMCP Quân Đội chính thức hoàn tất cổ phần hóa, bắt đầu bước sang một trang mới trong lịch sử hình thành và hoạt động của mình. Tuy nhiên khi đó, tình hình kinh tế tài chính thế giới lại có những bất ổn nhất định. Đồng USD liên tục mất giá và đạt tới mức kỷ lục so với các ngoại tệ mạnh như EUR, JPY và một số các đồng tiền khác. Đó cũng là năm ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam khi đạt tới 7,8%, nhập khẩu đạt 32 tỉ USD. Do vậy, hoạt động thanh toán quốc tế cũng đòi hỏi cần có một lượng lớn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi đến giao dịch thanh toán quốc tế. Trước tình hình chung của thế giới và thị trường trong nước, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã xác định rõ mục tiêu là đảm bảo giữ vững thị phần, hoàn thiện phát triển mức độ liên kết giữa phòng Thanh toán quốc tế của hội sở và các ngân hàng chi nhánh, đồng thời triển khai đề án hình thành khối Treasury (khối kinh doanh ngoại tệ) để phục vụ tốt hơn dịch vụ thanh toán quốc tế. Năm 2005 và 2006, thị trường có sự thay đổi đột ngột, đồng USD tăng giá mạnh mẽ, lấy lại giá trị sau nhiều năm liền tụt giá. Cũng trong thời gian này, đề án hệ thống kỹ thuật quản lý T24 được đưa ra, Hội sở chính tại số 3 Liễu Giai chính thức đi vào hoạt động. Bộ máy thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế dần được định hình như hiện nay, các công việc hạch toán, thực hiện giao dịch cho khách hàng được thực hiện tập trung tại phòng thanh toán quốc tế tại hội sở. Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Các rào cản của thương mại quốc tế dần được gỡ bỏ, khiến cho lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng đột biến. Nhập khẩu năm 2007 đạt tới 62,7 tỉ USD vượt xa so với con số 45 tỉ USD của năm trước đó. Tương tự đối với kim ngạch xuất khẩu khi tăng từ 31,5 tỉ USD lên 46 tỉ USD. Cùng với đó là tốc độ tăng trưởng GDP đạt kỉ lục 8,5%. Vì vậy, dịch vụ thanh toán quốc tế của các hệ thống ngân hàng cũng có thêm một năm phát triển vượt bậc, điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội. Năm 2008, sau một năm Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm chỉ còn 6,23%, cộng thêm lạm phát tăng cao và tình hình nhập siêu tăng mạnh lên tới 17 tỉ USD. Không những vậy, tình hình kinh tế thế giới vô cùng bất ổn khi lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất kể từ đại khủng hoảng 1929 – 1933. Điều này làm cho những tháng cuối năm 2008, nhập khẩu có phần chững lại cho sản xuất đình trệ, các nhà xuất khẩu cũng lao đao khi các đơn hàng liên tiếp bị hủy bỏ. Trước tình hình như vậy, Ngân hàng TMCP Quân Đội xác định phải giữ chặt những khách hàng quen thuộc, tìm mọi cách giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực từ suy thoái kinh tế tới dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng. Năm 2009, sau một năm khủng hoảng kinh tế, Việt Nam gặp phải muôn vàn khó khăn trong năm 2009. Thị trường xuất khẩu tiếp tục bị co hẹp, sản xuất tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Cả nhập khẩu và xuất khẩu đều giảm mạnh so với năm 2008, nhập khẩu năm 2009 chỉ đạt 85% còn xuất khẩu đạt 90%. Điều này cũng ảnh hưởng đôi chút tới doanh số kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng. 1.2.3.2. Định hướng, xác định mục tiêu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế Ngày nay, khi mà toàn cầu hóa đang được mở rộng, thương mại quốc tế ngày càng được đề cao và mở rộng thì tầm quan trọng của dịch vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng cũng càng được nâng cao. Do đó, phát triển thanh toán quốc tế là một đòi hỏi tất yếu đối với bất kỳ hệ thống ngân hàng nào. Để có thể phát triển được dịch vụ này, các ngân hàng phải đặt ra mục tiêu tăng cả về số lượng và chất lượng phục vụ đối với khách hàng. Để đạt được những mục tiêu tăng về số lượng đòi hỏi có những chính sách thích hợp của nhà quản trị trong thời gian nhất định. Một kế hoạch phát triển hoạt động thanh toán quốc tế phải có một chiến lược hợp lý, có tính khả thi cao. Giai đoạn 2004 – 2006: như đã nói ở trên, chỉ kể từ sau khi chính thức cổ phần hóa, dịch vụ thanh toán quốc tế mới được Ngân hàng TMCP Quân Đội quan tâm phát triển phục vụ khách hàng. Vậy nên, trong ba năm này, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã xác định đây là thời gian để bắt đầu phát triển, dần dần phát triển thị phần thanh toán quốc tế. Khối khách hàng truyền thống (các doanh nghiệp quân đội, thuộc bộ quốc phòng) là nhóm khách hàng được lựa chọn để tập trung phục vụ, xây dựng và củng cố quan hệ với ngân hàng, tạo đà phát triển cho dịch vụ thanh toán quốc tế. Chỉ tiêu đặt ra cho giai đoạn này là 15% thị phần. Sang tới năm 2007, kết thúc giai đoạn đầu, Ngân hàng TMCP Quân Đội bắt đầu hướng tới các mục tiêu xa hơn. Các đô thị lớn nhiều tiềm năng được ngân hàng coi trọng để phát triển, bên cạnh đó vẫn tập trung vào các khách hàng truyền thống và các khách hàng lớn. Mặt khác bắt đầu tập trung có chọn lọc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị phần thanh toán quốc tế cũng được nâng lên ở mức chỉ tiêu 23%. Trong hai năm tiếp theo, năm 2008 và năm 2009 là khi kinh tế thế giới lâm vào khủng khoảng cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam sụt giảm mạnh mẽ. Do vậy, Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng cần có sự điều chỉnh trong mục tiêu kinh doanh để phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong thời gian này, tập trung giữ vững thị phần, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng. Thị phần thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội được đặt mục tiêu giữ ở mức 23%. 1.2.3.3. Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động thanh toán quốc tế Công việc quan trọng nhất trong phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế chính là xây dựng chiến lược hoạt động và phát triển. Các kế sách, kế hoạch để phát triển hoạt động cần được được nghiên cứu và thực hiện: thứ nhất phải lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu, thứ hai phân tích cơ cấu thị trường, thị phần, tiếp đó là cần thay đổi trong cơ chế hoạt động, trong mối quan hệ với khách hàng, ngân hàng đại lý ra sao v.v… Tất cả những công việc này sẽ tạo nên một kế hoạch hoàn chỉnh để đưa dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng ngày một phát triển. Tuy nhiên, tại Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng như các ngân hàng khác ở Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế chỉ đề ra doanh số cần đạt được chứ chưa có một mô hình rõ rang nào cả. Trong hai năm 2004 và 2005, chiến lược của Ngân hàng TMCP Quân Đội là hoàn thiện hơn nữa dịch vụ thanh toán quốc tế, củng cố các phương tiện thanh toán hiện tại. Năm 2005 Ngân hàng TMCP Quân Đội chính thức đưa khối Treasury đi vào hoạt động nhằm phục vụ cho thanh toán quốc tế một cách tốt nhất. Có được một bộ phận chuyên quản lý kinh doanh ngoại tệ chính là một cách rất hữu hiệu để đảm bảo yếu tố đầu vào cần thiết cho dịch vụ thanh toán quốc tế. Năm 2006 và 2007 Ngân hàng TMCP Quân Đội tập trung đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện, tạp ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khác hàng. Trong năm này, hệ thống quản lý dữ liệu T24 chính thức được thay thế cho hệ thống quản lý cũ, góp phần tăng cường khả năng quản lý cho các nghiệp vụ chung của toàn ngân hàng cũng như giảm bớt thời gian xử lý hồ sơ thanh toán quốc tế nói riêng. Cũng trong thời gian này, các dịch vụ hỗ trợ thanh toán cho khách hàng như bảo lãnh nhận hàng hay chiết khấu chứng từ cũng được đưa vào danh mục các sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Năm 2008 và 2009: Ngân hàng TMCP Quân Đội hình thành và xây dựng mô hình ngân hàng 2 cấp quản lý tập trung thành các mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ. Kể từ năm 2008, để đảm bảo tính trách nhiệm cao cho toàn hệ thống thanh toán quốc tế, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã phân cấp xuống các chi nhánh và phòng giao dịch cũng phải thực hiện một số các công đoạn nhất định bên cạnh việc xử lý tập trung của Hội sở chính. Cũng vì vậy mà công việc ở Hội sở chính phần nào được giảm tải trong khi đó lại nâng cao được năng lực và trách nhiệm của nhân viên tại các chi nhánh và phòng giao dịch, giúp những nhân viên này có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với thực tế công việc trong dịch vụ thanh toán quốc tế. 1.2.3.4. Chuẩn bị các nguồn lực thực hiện Khi đã có được chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng phải bố trí phân bố các nguồn lực để phục vụ tốt cho chiến lược mình đã đề ra. Dịch vụ thanh toán quốc tế có các quy trình gồm nhiều bước thực hiện, đòi hỏi phải có sự thống nhất chặt chẽ giữa các bước. Yêu cầu đặt ra đối với quy trình là phải hoạt động một cách logic, nhịp nhàng theo thông lệ quốc tế (UCP 600). Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế đồng thời phải phát triển các lĩnh vực kinh doanh khác của ngân hàng nhằm hỗ trợ cho cả quy trình, đem lại hiệu quả tốt nhất. Do đó, chuẩn bị và phân bổ nguồn lực chính là công việc quan trọng để định hướng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế. Năm 2004 và 2005: Ngân hàng TMCP Quân Đội hoàn thiện mô hình quản lý 2 câp, mục đích là tăng quản lý theo chiều sâu, tạo tính lien kết theo chiều dọc giữa Sở giao dịch và các chi nhánh. Trong năm 2004, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã thiết lập được quan hệ với 300 ngân hàng trên thế giới, con số này trong năm 2005 là 350. Mục đích là để đảm bảo cho việc xác nhận gián tiếp, đồng thời tạo mối quan hệ tốt với các bạn hàng có mối quan hệ với những ngân hàng này. Năm 2006, với việc triển khai thành công hệ thống quản lý T24, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có thể đảm bảo được theo tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ hỗ trợ dịch vụ thanh toán quốc tế. Ngoài ra, số lượng ngân hàng đại lý được thiết lập đã lên tới con số 500. Bên cạnh đó, trong năm này lần đầu tiên Ngân hàng TMCP Quân Đội sử dụng hệ thống quản trị rủi ro do Earnt & Young làm tư vấn, đây cũng là kiểm toán viên độc lập cho Ngân hàng TMCP Quân Đội từ năm 2006 tới nay. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng chính thức triển khai dự án cải cách hệ thống ngân hàng do tổ chức CIDA (Canada) tài trợ (Ngân hàng TMCP Quân Đội là một trong 2 ngân hàng Việt Nam được CIDA lựa chọn). Trong năm 2007 và 2008, Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn chỉ tiếp tục sử dụng các nguồn lực sẵn có từ năm 2006 mà không triển khai thêm một nguồn lực nào khác để phục vụ cho dịch vụ thanh toán quốc tế ngoài việc tiếp tục mở rộng thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng trên thế giới. Đến hết năm 2008 đã có 900 ngân hàng thiết lập quan hệ với Ngân hàng TMCP Quân Đội. Về đội ngũ nhân lực, hàng năm Ngân hàng TMCP Quân Đội luôn có những đợt tuyển dụng với yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm ngày càng ao nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và cho dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng. Bên cạnh đó là các chương trình tập huấn cho đội ngũ nhân viên cũng liên tục được thực hiện. Cho tới 31 tháng 12 năm 2009, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có 2.424 cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống, ngoài ra ngân hàng đã tổ chức 207 khóa đào tạo trong nước và 27 khóa đào tạo ở nước ngoài với tổng cộng 6.655 lượt người tham gia, chất lượng đào tạo cũng ngày được tăng lên. 1.2.3.5. Triển khai và kiểm soát Sau khi đã thực hiện đủ các công việc nêu trên, đã sẵn có một chiến lược phát triển đầy đủ hoàn chỉnh, các nguồn lực được chuẩn bị kĩ càng, công việc còn lại là phải bắt đầu tiến hành triển khai thực thi vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hàng năm, Ngân hàng TMCP Quân Đội đều tập trung vào những định hướng phát triển hàng năm của mình, đồng thời có những chính sách linh động để phù hợp với năng lực và hoàn cảnh thực tế. Trong các năm gần đây, dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đều được các tổ chức ngân hàng, tín dụng lớn và có uy tín trên thế giới như HSBC, Standard Chartered, City Group trao tặng giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc. 1.2.4. Các chỉ tiêu đo lường kết quả kinh doanh dịch vụ TTQT tại ngân hàng TMCP Quân Đội  Doanh số và số bộ hồ sơ hoạt động thanh toán quốc tế Bảng 1.2: Doanh số thanh toán của các phương thức thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009. Đơn vị: USD STT Phương thức Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Chuyển tiền 226.441.631,89 244.122.131,90 339.246.616,54 2 Nhờ thu 9.555.623,63 28.882.240,28 30.087.497,57 3 Thư tín dụng 568.217.371,44 418.002.746,15 416.948.6771,53 STT Phương thức Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Chuyển tiền 852.904.163,46 1.108.775.412,51 1.445.783.028,31 2 Nhờ thu 38.966.016,43 50.655.821,35 60.140.951,34 3 Thư tín dụng 998.553.682,97 1.298.119.787,87 1.584.125.058,49 Nguồn: Báo cáo của phòng Thanh toán quốc tế - Hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội. Ta có thể thấy qua bảng trên, giá trị thanh toán của cả ba phương thức được Ngân hàng TMCP Quân Đội đều từng bước tăng lên qua các năm. Đối với phương thức thư tín dụng trong năm 2006 và 2005, hai năm liên tiếp đều có sự sụt giảm. Thậm chí năm 2005 giảm so với năm 2004 lên tới 26%, còn trong năm 2006 sự sụt giảm đã không còn nghiêm trọng như trước nữa khi con số giảm sút là không đáng kể. Tuy nhiên sang tới năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, lượng hàng hóa nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhờ đó và dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng có cơ hội để tăng trưởng khi cả 3 phương thức thanh toán đều có những kết quả ấn tượng. Phương thức tín dụng chứng từ sau 2 năm liền sụt giảm giá trị thanh toán thì năm 2007 đã tăng đột biến hơn 58% so với năm 2006. Con số này là 22 % đối với phương thức nhờ thu còn phương thức chuyển tiền là 51,5%, cũng ấn tượng không kém so với phương thức tín dụng chứng từ. Sang tới năm 2008 và năm 2009, cho dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có chút biến động nhưng giá trị thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn không ngừng tăng lên. Trong năm 2008 lần đầu tiên, giá trị thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ và chuyển tiền đều đạt trên 1 tỷ USD. Mặt khác qua bảng 1.2 trên, ta cũng có thể thấy được rằng phương thức tín dụng chứng từ vẫn luôn dẫn đầu về giá trị thanh toán.  Tỉ trọng các phương thức thanh toán quốc tế: Như quan sát trên hình 1.15 dưới đây, dễ dàng nhận ra sự vượt trội của phương thức tín dụng chứng từ so với hai phương thức còn lại. Trung bình trong những năm qua phương thức này chiếm tới 56,82%, cao nhất là năm 2004 với tỉ lệ đạt tới 70,66%. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì tỉ trọng của phương thức chuyển tiền cũng tăng lên và đạt gần bằng tín dụng chứng từ. Từ chỗ chỉ đạt 28,15% trong năm 2004 thì tới năm 2009 tỉ lệ này đã là 46,96 %, so sánh với con số 51,10 % của phương thức tín dụng chứng từ thì khoảng cách không là bao xa. Hình 1.15: Tỉ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 - 2009 Nguồn: Báo cáo phòng thanh toán quốc tế - hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội. Điều này cũng dễ hiểu vì theo thời gian các khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội có nhiều năm kinh nghiệm giao dịch với bạn hàng nước ngoài nên đã hình thành được niềm tin trong quan hệ kinh doanh. Do đó mà họ dần chuyển sang phương thức chuyển tiền để đảm bảo tính tiện dụng và nhanh chóng trong kinh doanh.  Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức chuyển tiền: Số bộ hồ sơ và tổng giá trị thanh toán của phương thức chuyển tiền trong dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong những năm vừa qua được thể hiện qua bảng 1.3 dưới đây. Bảng 1.3: Doanh số thanh toán của phương thức chuyển tiền tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nhập khẩu Bộ 3.860 4.483 6.438 Xuất khẩu 2.408 2.839 4.767 Nhập khẩu USD 226.441.631,89 224.122.131,90 339.246.616,54 Xuất khẩu 163.010.443,30 167.786.410,76 255.972.963,73 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nhập khẩu Bộ 11.431 14.860 16.898 Xuất khẩu 8.176 10.628 12.296 Nhập khẩu USD 852.904.163,46 1.108.775.412,51 1.445.783.028,31 Xuất khẩu 588.030.928,30 778.740.206,80 886.453.023,11 Nguồn: Báo cáo của phòng thanh toán quốc tế - Hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội. Số lượng và giá trị thanh toán qua các năm đều có xu hướng tăng lên. Hơn nữa tốc độ tăng này càng ngày càng lớn hơn. Nếu như trong năm 2004 và 2005, só lượng bộ hồ sơ cũng như tổng giá trị thanh toán tăng lên không đáng kể, thì sang tới năm 2006, tổng số bộ hồ sơ tăng lên 43%, giá trị thanh toán tăng thêm 38% nữa. Như đã nói ở trên, năm 2007 cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO thì cũng có sự bứt phá mạnh mẽ trong thanh toán quốc tế nói chung và phương thức chuyển tiền nói riêng. Trong năm này, số bộ hồ sơ tăng gần gấp đôi, giá trị thanh toán cũng tăng lên tới 52%. Năm 2008 và 2009 cho dù có khủng hoảng kinh tế nhưng số bộ hồ sơ thanh toán cũng như giá trị thanh toán cũng tăng lên tương đối ổn định. Mức tăng lên của năm 2009 so với năm 2008 là 2030 bộ hồ sơ, giá trị tăng thêm đạt xấp xỉ 30%. Năm 2008 so với năm 2007 cũng tương đương với 3429 bộ hồ sơ tăng thêm, giá trị tăng lên cũng xấp xỉ 30%. Như vậy có thể thấy có một đặc điểm đó là tốc độ tăng của giá trị thanh toán thấp hơn khá nhiều so với tốc độ tăng lên của số bộ hồ sơ. Điều này cho thấy các hợp đồng thanh toán đang có xu hướng giảm giá trị, có thể giải thích lý do này vì Ngân hàng TMCP Quân Đội đang mở rộng khách hàng, hướng tới những khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức nhờ thu Không có gì để nói nhiều về phương thức nhờ thu. Dễ dàng nhận thấy phương thức này chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu các phương thức thanh toán của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Tuy vậy phương thức này đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua, từ con số 77 bộ hồ sơ năm 2004 lên tới 1002 bộ hồ sơ vào năm 2009. Số bộ hồ sơ đã tăng lên gấp 13 lần chỉ sau 6 năm. Còn tốc độ tăng của giá trị thanh toán thì đạt xấp xỉ khoảng 50%/ năm. Còn riêng năm 2009 thì đó là xấp xỉ 20%. Dẫu vậy nếu so sánh với hai phương thức còn lại thì đây vẫn là phương thức chiếm tỉ trọng rất nhỏ bé và không đáng kể. Bảng 1.4: Doanh số thanh toán của phương thức nhờ thu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nhập khẩu Bộ 77 253 292 Xuất khẩu 53 162 252 Nhập khẩu USD 9.555.623,63 28.882.240,28 30.807.497,57 Xuất khẩu 3.625.938,38 5.572.403,79 12.858.409,41 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nhập khẩu Bộ 656 853 1.002 Xuất khẩu 345 449 544 Nhập khẩu USD 38.966.016,43 50.655.821,35 60.140.951,34 Xuất khẩu 15.699.066,53 20.408.768,48 24.700.145,87 Nguồn: Báo cáo của phòng thanh toán quốc tế - Hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội  Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức thư tín dụng Phương thức tín dụng chứng từ hay thư tín dụng là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất trên thế giới nói chung cũng như tại các Việt Nam nói riêng. Trong bảng 1.5 phía trên là tổng số bộ hồ sơ và giá trị thanh toán từ năm 2004 tới năm 2009. Đây là phương thức chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Tuy nhiên sự tăng trưởng của phương thức này không đồng đều qua từng năm. Phải trải qua 2 năm sụt giảm liên tiếp vào năm 2005 và năm 2006, phương thức này mới chỉ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2007 và sau đó có phần ổn định hơn trong các năm 2008 và 2009. Trong năm 2009, số bộ hồ sơ đã tăng lên thêm 334 bộ hồ sơ và tổng giá trị thanh toán tăng thêm 22 % so với năm 2008 Bảng 1.5: Doanh số thanh toán của phương thức thư tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nhập khẩu Bộ 1.090 1.498 1.933 Xuất khẩu 888 1.267 1.650 Nhập khẩu USD 568.217.371,44 418.002.746,15 416.948.6771,53 Xuất khẩu 549.844.075,37 393.947.170,36 393.428.254,03 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nhập khẩu Bộ 2.224 2.891 3.225 Xuất khẩu 1.979 2.573 2.896 Nhập khẩu USD 998.553.682,97 1.298.119.787,87 1.584.125.058,49 Xuất khẩu 920.908.903,68 1.197.181.574,79 1.240.223.034,12 Nguồn: Báo cáo của phòng thanh toán quốc tế - Hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội Mặt khác nếu ta đặt bảng số liệu 1.5 với bảng 1.3 để so sánh giữa hai phương thức tín dụng chứng từ và phương thức chuyển tiền. Dễ dàng nhận thấy một điều, dù giá trị hai phương thức này gần như tương đương không có sự chênh lệch nhiều thì đối với số bộ hồ sơ lại hoàn toàn ngược lại. Trung bình hàng năm số bộ hồ sơ thanh toán bằng chuyển tiền luôn gấp khoảng 4,23 lần số bộ hồ sơ bằng thư tín dụng. Còn riêng năm 2009 là 5,23 lần. Như vậy có một đặc điểm là các khách hàng của Ngân hàng TMCP Quân Đội có thói quen sử dụng phương thức chuyển tiền cho những hợp động có giá trị nhỏ hơn, còn những hợp đồng có giá trị lớn thì họ sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. Đây cũng nhờ một phần là do tư vấn của Ngân hàng TMCP Quân Đội dành cho những khách hàng của mình.  Doanh thu tổng phí dịch vụ thanh toán quốc tế: Bảng 1.6: Doanh thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009. Đơn vị: Tỉ VND Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Doanh thu phí dịch vụ 8,25 13,76 15,56 33,91 42.06 77,4 Tốc độ tăng (%) - 66,76 13,04 117,93 24,03 84 Doanh thu toàn MB 173.826 299.992 572.689 1.054.432 1.638.084 2.653.511 Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo của phòng thanh toán quốc tế - hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội Doanh thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội có mức tăng trưởng mạnh qua từng năm. Tuy nhiên mức tăng trưởng như ta thấy lại không đồng đều, cứ 1 năm cao rồi lại một năm chậm lại. Mặt khách nếu nhìn vào doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán quốc tế và so sánh với tổng doanh thu toàn ngân hàng thì có thể thấy đóng góp của dịch vụ thanh toán quốc tế còn rất hạn chế, chỉ vào khoảng 5 tới 8 %.  Mức phí dịch vụ thanh toán quốc tế Bất kì một khách hàng dù là cá nhân hay doanh nghiệp khi sử dụng dịch thanh toán quốc tế đều quan tâm tới mức phí mà họ phải trả cho việc sử dụng dịch vụ. Sự so sánh mức phí của các ngân hàng vơi cùng một dịch vụ là tâm lý chung của khách hàng. Từ năm 2004 tới nay mức phí dịch vụ thanh toán quốc tế không có sự thay đổi và là đều là mặt bằng chung so với một số ngân hàng và được thể hiện ở bảng sau. Bảng 1.7: Mức phí dịch vụ của Ngân hàng Quân Đội (MB), Vietcombank (VBC), Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Đơn vị tính :USD STT Phương thức TT MB VBC BIDV 1 Chuyển tiền Tối thiểu Tối đa 10 400 5 300 2 200 2 Nhờ thu Tối thiểu Tối đa 10 300 10 200 5 200 3 Thư tín dụng Tối thiểu Tối đa 10 500 50 500 10 300 Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế - Hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội, Webstite của VBC, BIDV  Thị phần thanh toán quốc tế Hàng năm thị phần thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đều tăng dần. Trong các năm từ 2004 tới 2006, thị phần của của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã tăng thêm được 5%. Tuy nhiên chỉ trong năm 2007, tình hình có sự thay đổi mạnh khi Ngân hàng TMCP Quân Đội đã chiếm được tới 20% thị phần thanh toán quốc tế trên thị trường. Đây quả là một con số rất ấn tượng và đang khích lệ dành cho Ngân hàng TMCP Quân Đội. Không những vậy tiếp tục trong 2 năm 2008 và 2009 dù cho có nhiều biến động cả ở thị trường trong và ngoài nước, nhưng giá trị thanh toán cũng như doanh thu phí dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân Đội đều tăng lên. Năm 2009 đã tăng lên 30% so với năm 2008. Điều này làm cho thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng đã tăng thêm 5 % nữa trong hai năm này đạt 25% vào năm 2009. Hình 1.16: Thị phần thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ năm 2004 tới 2009 Nguồn: Báo cáo phòng Thanh toán quốc tế - Hội Sở Ngân hàng TMCP Quân Đội. 1.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TTQT tại ngân hàng TMCP Quân Đội 1.3.1. Thành công và ưu điểm chủ yếu Qua nhiều năm hoạt động, dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có nhiều những thành công nhất định. Kết quả dịch vụ thanh toán quốc tế đã góp một phần tương đối quan trọng vào kết quả hoạt động chung của toàn hệ thống. Cho tới nay, dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn luôn đảm bảo và tuân theo luật pháp và thông lệ quốc tế vốn có. Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng và các ngân hàng lớn trên thế giơi cũng dần được củng cố. Dưới đây chính là các thành công cụ thể của dịch vụ thanh toán quốc tế trong những năm gần đây. Đầu tiên, chúng ta có thể thấy dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đang phát triển mạnh về chiều rộng, số bộ hồ sơ và doanh số tăng dần qua các năm. Số lượng giao dịch ngày càng tăng, giá trị của các bộ hồ sơ ngày càng lớn. điều này cho thấy số lượng khách hàng giao dịch nói chung và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng cũng ngày một tăng lên. Thứ hai, doanh thu từ phí dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân Đội tuy vẫn còn nhỏ bé so với tổng doanh thu của toàn hệ thống tuy nhiên lại có tốc độ tăng trưởng hàng năm rất ấn tượng. Điều này nhờ vào những chính sách hướng tới khách hàng hơn của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong thời gian qua. Mức kí quỹ tại ngân hàng giờ đây không còn cố định ở mức 100% như trước nữa mà đã vô cùng linh hoạt với nhiều mức kí quỹ khác nhau ứng với từng cấp độ khách hàng và lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Thứ ba, quản trị rủi ro được thực hiện tốt. Trong những năm gần đây, mặc dù có nhiều biến động khó lường của thị trường tài chính quốc tế và trong nước, tuy nhiên Ngân hàng TMCP Quân Đội chưa hề có một trường hợp nào rủi ro về thanh toán quốc tế. Điều này cũng nhờ một phần công không nhỏ vào những tư vấn rất quan trọng của công ty Earnt & Young. Điều này không những đảm bảo sự an toàn, chắc chắn cho nguồn vốn của ngân hàng mà còn tạo ra sự ổn định và tin tưởng nơi khách hàng. Thứ tư, chúng ta có thể nói tới là các hình thức thanh toán quốc tế. Như đã nói ở trên, các hình thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất, tiện lợi nhất đều được Ngân hàng TMCP Quân Đội đưa vào dịch vụ thanh toán quốc tế của mình. Không chỉ vậy, qua nhiều năm hoạt động, đúc rút được nhiều kinh nghiệm cũng như có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, ngày nay quy trình xử lý thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã được rút ngắn rất đáng kể (trước kia thời gian xử lý chờ đợi có thể lên tới 1 tuần, nhưng nay chỉ còn lại có 1 ngày). Thứ năm, Ngân hàng TMCP Quân Đội có quan hệ rất tốt đối với các ngân hàng đại lý trên thế giới. Dịch vụ thanh toán quốc tế là một dịch vụ hoạt động không chỉ nằm trong biên giới một quốc gia, nó cần có sự liên kết của hàng loạt các ngân hàng trên thế giới để hình thành nên một mạng lưới vững chắc, nhanh chóng và thuận tiện. Nhận thức được vấn đề này, bộ phận thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội những năm gần đây luôn cố gắng xây dựng, và củng cố các mối quan hệ với các ngân hàng uy tín trên thế giới. Hàng năm, số lượng các ngân hàng có quan hệ với Ngân hàng TMCP Quân Đội đều tăng dần, điều này tạo cơ sở mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của khách hàng từ đó mà làm thu hút thêm nhiều khách hàng tới với Ngân hàng TMCP Quân Đội, làm tăng thêm thị phần thanh toán quốc tế cho ngân hàng. Thứ sáu, Ngân hàng TMCP Quân Đội có một đội ngũ nhân viên với tuổi đời còn rất trẻ và rất năng động nhạy bén. Đây là một lợi thế không hề nhỏ chút nào của Ngân hàng TMCP Quân Đội, đội ngũ nhân viên thanh toán quốc tế trẻ trung, năng động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ thành thạo chính là cơ sở, là tiền đề cho phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. Ngoài ra, hàng năm Ngân hàng TMCP Quân Đội còn tổ chức nhiều khóa học nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ cho toàn bộ nhân viên nói chung và nhân viên thanh toán quốc tế nói riêng, tạo cơ hội cho nhân viên giao lưu trao đổi kinh nghiệm làm việc. Đây cũng là một lý do giải thích tại sao, dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội lại có độ an toàn cao đến vậy. Nhìn chung, tuy với tuổi đời còn non trẻ, thâm niên hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế còn ít so với các ngân hàng trên thế giới nhưng các thành công của Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng rất đáng được hoan nghênh. Minh chứng là trong 3 năm lien tiếp 2007, 2008 và 2009, Ngân hàng TMCP Quân Đội đều được các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước trao tặng bằng cho dịch vụ thanh toán quốc tế. Trong năm 2007 đó là bằng khen thanh toán quốc tế của hai tập đoàn Citi Group và Standard Chartered, hai trong số những ngân hàng hàng đầu trên thế giới. Hai năm liền 2007, 2008 là bằng khen thanh toán quốc tế của ngân hàng HSBC. Mới đây trong năm 2009 là giải thưởng của ngân hàng Watchovia (Hoa Kỳ). Những giải thưởng này là những minh chứng rõ rang nhất cho chất lượng của dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, từ đó để củng cố niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội. 1.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 1.3.2.1. Tồn tại, hạn chế Bên cạnh những thành công trong những năm gần đây, dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn còn một số thiếu sót và hạn chế. Đầu tiên, quy trình thực hiện nghiệp vụ còn nhiều bước. Trong quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội, khách hàng làm việc trực tiếp với các chi nhánh và phòng giao dịch, trong khi đó hồ sơ của họ lại được chuyển lên hội sở giải quyết. Với một mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước, cùng với một lượng khách hàng ngày càng tăng lên như hiện nay thì khối lượng công việc dồn về hội sở ngày càng lớn. Dù rằng, các hồ sơ này khi được chuyển lên hội sở để xử lý thì có thể giảm được các sai sót không đáng có, tránh được rủi ro tuy nhiên lại có phần bất tiện cho khách hàng. Khách hàng sẽ mất công chờ đợi xử lý từ hội sở, trong khi đó thời gian là điều rất quan trọng trong kinh doanh hiện nay, từng giây từng phút đối với họ cũng rất quý giá. Hạn chế này cần phải nhanh chóng được khắc phục để đảm bảo uy tín cho ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ để từ đó tạo niềm tin với các khách hàng cũ, là lực hút mạnh mẽ với các khách hàng tiềm năng khác. Thứ hai, sự đa dạng trong các phương thức thanh toán quốc tế cũng như các dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tế. Ngân hàng TMCP Quân Đội thực hiện ba hình thức thanh toán quốc tế chủ yếu hiện nay là chuyển tiền, nhờ thu và thư tín dụng. Đối với hình thức chuyển tiền thì chỉ có chuyển tiền bằng điện, nhờ thu chỉ có nhờ thu kèm chứng từ. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì đây là những phương thức tiện dụng và an toàn hơn hẳn so với chuyển tiền bằng thư và nhờ thu trơn. Mặt khác thì hiện nay cũng chẳng còn khách hàng nào sử dụng chuyển tiền bằng thư và nhờ thu trơn nữa. Tuy nhiên đối với phương thức thư tín dụng thì khác, cho dù trên lý thuyết Ngân hàng TMCP Quân Đội có cung cấp đầy đủ các hình thức thư tín dụng khác nhau nhưng thực tế thì chỉ có thư tín dụng không hủy ngang được áp dụng. Các hình thức thư tín dụng còn lại rất ít được sử dụng hay có thể coi là không đáng kể cho dù trong nhiều trường hợp chúng tỏ ra ưu việt hơn nhiều so với thư tín dụng không hủy ngang thông thường. Ngoài ra, trong phương thức thư tín dụng, Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng chưa bao giờ đứng ra trở thành một ngân hàng xác nhận (confirming bank), trong khi đó thì lại nhiều lần phải thông qua các ngân hàng có uy tín trên thế giới có quan hệ với Ngân hàng TMCP Quân Đội thực hiện nghiệp vụ xác nhận cho mình. Điều này cho thấy hiện nay, trên thế giới và ngay trong thị trường trong nước, Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng vẫn còn phải làm nhiều việc để có thể lớn mạnh hơn và nâng tầm ảnh hưởng của mình với các đối tác. Không chỉ về còn hạn chế về mặt các phương thức thanh toán, mà ngay cả các dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tế khác và các hình thức thanh toán thông qua các công cụ khác như thẻ tín dụng quốc tế, séc du lịch cũng chưa được triển khai thực hiện đúng mức. Như đã nói ở trên, mới chỉ có hai dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tế được đưa vào thực hiện đó là bảo lãnh nhận hàng và chiết khẩu bộ chứng từ, trong khi đó có hàng loạt các dịch vụ khác vẫn còn bỏ ngỏ như tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ cho nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, bao thanh toán, forfeiting, đặc biệt là hệ thống thanh toán qua ngân hàng điện tử lại chưa cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, thẻ tín dụng quốc tế và séc du lịch, hai loại hình thanh toán quốc tế tiện dụng dành cho khách hàng cá nhân vẫn chưa được chú ý trong khi các ngân hàng khác tại Việt Nam như Vietcombank, Techcombank, Agribank ... đều đã đưa vào khai thác từ khá lâu. Ta có thể thấy rằng, dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn còn khá là sơ sài, đối tượng khách hàng mà Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn chưa được mở rộng. Thứ ba, hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Như chúng ta đã biết, vai trò của marketing trong kinh doanh là vô cùng to lớn. Thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược marketing của họ. Trong lịch sử kinh doanh đã có vô vàn bài học cả về thành công và thất bại của các công ty hàng đầu thế giới trong việc marketing, quảng bá thương hiệu, dù cho đó là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào đi nữa. Đối với ngành ngân hàng, đây cũng chỉ là một trong hàng loạt các lĩnh vực kinh doanh khác trong xã hội. Đúng là ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt, khi mà cái mà nó kinh doanh chính là tiền, điều này tạo ra cho việc marketing của ngân hàng luôn khác biệt hoàn toàn so với các lĩnh vực kinh doanh khác. Cũng giống như đa số các ngân hàng khác trong nước, hiện nay việc marketing, quảng bá thương hiệu của Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng mới chỉ dừng lại ở việc quảng bá cho thương hiệu cho cả ngân hàng, chỉ quan tâm tới việc đẩy mạnh quảng cáo slogan “Vững vàng – tin cậy” chứ chưa chú ý tới việc quảng cáo cho riêng các sản phẩm của mình, đặc biệt là sản phẩm về dịch vụ thanh toán quốc tế. Điều này có thể giải thích là vì đặc trưng của marketing ngân hàng không giống như trong các ngành khác, tuy nhiên đã tới lúc bộ phận marketing của ngân hàng cũng như bộ phận thanh toán quốc tế phải tìm cách quảng bá hình ảnh của mình tới khách hàng nhiều hơn nữa. Thứ tư, tổng doanh thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế chưa tương xứng với tiềm năng của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Quân Đội. Nhìn vào tương quan giữa doanh thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế hàng năm với tổng thu nhập, mức đóng góp của dịch vụ thanh toán quốc tế đã nhỏ dường như qua từng năm lại càng nhỏ hơn trước. Với một hội sở lớn cùng với 103 điểm giao dịch trên khăp cả nước, tuy nhiên nhìn vào con số đóng góp từ dịch vụ thanh toán quốc tế cho toàn doanh thu của hệ thống thì chưa thật sự ấn tượng chút nào. 1.3.2.2. Nguyên nhân Trên đây là những hạn chế còn tồn tại trong dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội những năm vừa qua. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, có nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân ngân hàng, nhưng cũng có những nguyên nhân khách quan khó tránh khỏi. Hãy cùng xem xét từ những tác động bên ngoài, những nguyên nhân khách quan.  Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, hiện nay ở việt nam chưa có một hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế. Cho tới nay, pháp lệnh ngân hàng đã ra đời được 20 năm. Tuy nhiên trong suốt 20 năm nay, tuy đã có nhiều thay đổi và bước phát triển mới của hệ thống ngân hàng từ quy mô kinh doanh sản xuất tới các sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường, đặc biệt là dịch vụ thanh toán quốc tế nhưng vẫn chưa hề có một văn bản pháp luật nào để điều chỉnh hoạt động này. Các ngân hàng buộc phải dựa vào các văn bản, quy ước và thông lệ quốc tế trong lịch vực thanh toán quốc tế để thực hiện các giao dịch cho khách hàng như UCP 600, URC, eUCP … Thứ hai, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, đặc biệt là từ phía các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có hàng chục các ngân hàng thương mại nội địa lớn nhỏ, ngân hàng nào cũng có bộ phận thanh toán quốc tế của mình. Không những thế, kể từ sau năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì lĩnh vực ngân hàng cũng dần được mở cửa hơn đối với các ngân hàng nước ngoài, trong số các dịch vụ được phép mở rộng kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài có dịch vụ thanh toán quốc tế. Đây chính là cơ hội cho các ngân hàng lớn trên thế giới đang có mặt tại Việt Nam như HSBC, ANZ, Standard & Chartered Bank mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Trước khi họ chỉ cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế chủ yếu cho các khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam thì hiện nay họ đã được phép cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp trong nước. Với một tiềm lực tài chính mạnh mẽ, uy tín lớn trên quốc tế cũng với hàng loạt các sản phẩm thanh toán quốc tế truyền thống cũng như các sản phẩm thanh toán quốc tế chuyên biệt của từng ngân hàng, đây quả là mối đe dọa lớn cho các ngân hàng tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng. Thứ ba, nhiều vướng mắc từ chính khác hàng đã ảnh hưởng tới dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội .Trình độ hiểu biết nghiệp vụ quy trình thanh toán quốc tế của khách hàng vẫn còn hạn chế. Khách hàng nhiều khi chưa hiểu biết được quy trình thực hiện nghiệp vụ, thậm chí còn thực hiện sai quy trình, khai báo không chính xác và thường phó mặc cho ngân hàng. Điều này gây không ít khó khăn cho ngân hàng để phải sửa chữa cũng như thông báo lại cho doanh nghiệp gây mất thời gian cho cả hai phía. Bênh cạnh đó, khách hàng của Ngân hàng TMCP Quân Đội có rất nhiều các doanh nghiệp còn non trẻ, với ít kinh nghiệp giao dịch quốc tế cũng như nguồn vốn không được vững chắc, thường xuyên phải sử dụng vốn vay của ngân hàng. Không chỉ có vậy, ngân hàng còn phải đắn đo giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của khách hàng, nhiều lần do vì muốn giữ chân khách hàng, bảo vệ lợi ích của khách hàng mà Ngân hàng TMCP Quân Đội phải từ chối thanh toán cho đối tác nước ngoài, gây ảnh hưởng tới mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, nguyên nhân thứ tư là tình hình kinh tế trong nước và quốc tế trong năm vừa qua có nhiều biến động. Một mặt đồng USD liên tục mất giá so với các ngoại tệ khác do gói kích thích kinh tế khổng lồ từ Hoa Kỳ, mặt khác tại thị trường Việt Nam liên tục có những cơn sốt và gây nên tình trạng khan hiếm USD tại thị trường Việt Nam. Điều này cản trở phần nào việc thanh toán quốc tế của toàn bộ các ngân hàng thương mại trong nước chứ không riêng gì Ngân hàng TMCP Quân Đội. Rất may là qua hai lần điều chỉnh tỉ giá của ngân hàng nhà nước, thì hiện nay cung cầu USD đã cân bằng trở lại và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế. Những nguyên nhân khách quan trên là một phần nguyên nhân cho những hạn chế của dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, tuy nhiên không thể nào đỗ lỗi hết cho khách quan mà quên mất những nguyên nhân từ chính cách thức hoạt động của ngân hàng. Dưới đây là những nguyên nhân chủ quan gây ra những hạn chế này.  Nguyên nhân chủ quan : Thứ nhất, hiện nay thì với số vốn điều lệ đạt 5300 tỷ đồng, chưa thể coi Ngân hàng TMCP Quân Đội là một ngân hàng lớn ở Việt Nam. Với nguồn lực tài chính có hạn, cộng thêm việc hạn chế tối đa rủi ro nên mức yêu cầu kí quĩ của ngân hàng vẫn còn ở mức cao làm giảm sức hấp dẫn với khách hàng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay thì các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kí quĩ ở mức quá cao thì có thể sẽ gây lãng phí vốn cho các doanh nghiệp này. Cũng vì vậy mà nhiều doanh nghiệp tìm tới các ngân hàng khác như Vietcombank, Techcombank … Thứ hai, như đã nói ở trên, marketing cho dịch vụ thanh toán quốc tế hầu như chưa có gì nổi bật, chưa mang bản sắc riêng của ngân hàng. Ngoài ra thì hoạt động marketing chung của ngân hàng cũng chưa được quan tâm đúng mức, hoạt động marketing vẫn còn thụ động, chưa lôi kéo được nhiều khách hàng. Thứ ba, hiện nay với mạng lưới chi nhánh là 103 điểm trên cả nước, như vậy chỉ trung bình 1,6 điểm một tỉnh thành thì con số này quả thật quá nhỏ bé. Nhìn vào mạng lưới hoạt động của hàng loạt các ngân hàng khác chúng ta có thể thấy được một sự chênh lệch vô cùng lớn: Agribank với 2230 điểm, Vietcombank với 145 điểm, Techcombank với hơn 200 điểm giao dịch. Thứ tư, đội ngũ nhân viên viên của Ngân hàng TMCP Quân Đội với tuổi đời còn rất trẻ, năng động, giỏi ngoại ngữ. Tuy nhiên về mặt kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng hạn chế, ít cọ xát trên thị trường thanh toán quốc tế. CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 2.1. Phương hướng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 2.1.1. Định hướng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt nam trong giai đoạn 2010– 2015 Trong nền kinh tế, một lĩnh vực luôn có quan hệ trực tiếp gắn chặt với thanh toán quốc tế là thương mại quốc tế. Và dĩ nhiên, muốn tăng cường phát triển thanh toán quốc tế thì cũng không thể nào không phát triển thương mại quốc tế. Để có hai hoạt động này có thể phát triển có hiệu quả thì phải có dược những định hướng phát triển đúng đắn phù hợp với tình hình trong và ngoài nước trong từng thời kỳ nhất định, đặc biệt là dành cho hoạt động thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn sắp tới từ 2010 cho tới 2015, chủ trương mà Bộ công thương đề ra là hạn chế nhập siêu, giữ mức tăng trưởng xuất khẩu ổn định hàng năm. Sau đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007-2008, tất cả các nước trên thế giới đều tung ra nhiều gói kích thích kinh tế cũng như thực thi nhiều biện pháp mang tính chất bảo hộ nhắm phục hồi lại nền kinh tế của mình. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu trên toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Năm 2009, so với năm 2008 kim ngạch xuất khẩu cũng như nhập khẩu của Việt Nam đều giảm mạnh. Nguyên nhân trực tiếp là sức mua của các nước phát triển, thị trường chính của Việt Nam, sụt giảm trong khi đó đồng USD liên tục mất giá, giá các mặt hàng liên tục lên cao. Trong khi đó một lượng lớn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có nguyên liệu buộc phải nhập khẩu do đó khiến cho xuất khẩu cũng bị giảm mạnh theo nhập khẩu. Trước hiện trạng này, định hướng cho hoạt động thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu của Việt Nam phải phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mục tiêu hàng đầu cho xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm tới đó là phải khôi phục lại được đà tăng trưởng như trước khi có khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu bình quân hàng năm tăng 15%, hạn chế nhập siêu. Cơ cấu xuất khẩu phải tiếp tục được chuyển dịch mạnh theo hướng gia tăng các sản phẩm chế biến, chế tạo, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; bên cạnh đó, phải quan tâm khai thác các mặt hàng chủ yếu sử dụng nguyên, vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động mà thị trường trong, cũng như ngoài nước có nhu cầu. Mục tiêu tới năm 2012, sản phẩm chế biến chế tạo chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đặc biệt các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như sản phẩm cơ khí chê tạo, đóng tàu, điện tử, máy tính, điện gia dụng … cũng được đẩy mạnh xuất khẩu, bên cạnh đó là một số các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao cũng như một số các ngành dịch vụ như tài chính - ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch … Trong khi đó phải giảm dần tỉ trọng các hàng xuất khẩu thô chưa qua chế biến như than đá, dầu thô, một số các kim loại và khoáng sản khác. Đáp ứng cho những mục tiêu trên đòi hỏi phải đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để sản xuất các loại máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu thay thế nhập khẩu. Hiện nay, do Việt Nam đã gia nhập WTO nên các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu không còn nhiều như trước nữa, chủ yếu là các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu. Trong khi đó, chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp thông qua ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) còn nhiều hạn chế yêu cầu khắt khe đối với các doanh nghiệp, mặt khác nguồn hỗ trợ này lại đem lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp nếu bị lôi kéo vào các vụ kiện bán phá giá. Điều này dẫn tới một nhu cầu phải có hình thức hỗ trợ xuất khẩu mới, ví dụ như bảo hiểm xuất khẩu. Hình thức này gần như chưa có tại Việt Nam và vẫn đang cố gắng tìm kiếm một mô hình thật hiệu quả, tuy nhiên rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng từ rất lâu như Đức, Áo, Italia, Nhật Bản… Bảo hiểm xuât khẩu là loại hình bảo hiểm cho các rủi ro nợ xấu liên quan đến các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu và giữ vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế.Đối với các doanh nghiệp, bảo hiểm xuất khẩu giúp bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu trong trường hợp mất khả năng thanh toán; tạo ra sự thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để tăng lượng hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế giúp doanh nghiệp xuất khẩu tăng doanh số bán hàng theo những điều khoản tín dụng cạnh tranh... Đối với các quốc gia, bảo hiểm xuất khẩu đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ sự phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu an toàn, hiệu quả nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tạo ra việc làm, tăng thu ngoại hối để cải thiện cán cân thương mại quốc tế. Việc áp dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu là cần thiết và phù hợp với các quy định của WTO. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho xuất khẩu đã bị bãi bỏ do vậy áp dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu là cần thiết và phù hợp với quy định của WTO. Trong giai đoạn tới này, cũng cần phải có một định hướng rõ ràng cho cơ chế quản lý hoạt động thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu. Những định hướng này không chỉ để phù hợp trong bối cảnh Việt Nam hiện nay cũng như bối cảnh nền kinh tế thế giới vừa trải qua cơn khủng hoảng mà còn phải hướng tới những mục tiêu lâu dài cho tương lai. Đầu tiên và cũng được thường xuyên được nhắc đến chính là phải loại bỏ dần các thủ tục rườm rà, ách tắc cho phía doanh nghiệp, đồng thời phải minh bạch các bước thực hiện. Đi đôi với việc hạn chế nhập siêu là phải tìm cách biến Việt Nam trở thành một nước xuất siêu một cách lâu dài ổn định. Tiếp tục thực hiện các cam kết của WTO theo đúng lộ trình, tránh tình trạng bảo hộ các doanh nghiệp trong nước quá mức dẫn tới ảnh hưởng không đi đúng lộ trình đã quy định. Hệ thống pháp luật hỗ trợ các doanh nghiệp phải hoàn thiện, ví dụ như hệ thống luật xuất nhập khẩu, xây dựng luật chống bán phá giá, hoàn thiện luật thuế xuất nhập khẩu để các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý thực hiện. Ngoài ra, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại như tham gia, tổ chức các hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khảo sát thị trường, tăng cường phổ biến thông tin chính sách thị trường và có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. 2.1.2. Nhu cầu về thanh toán quốc tế tại Việt Nam Như đã nói ở trên, xuất nhập khẩu luôn gắn chặt với thanh toán quốc tế. Nhu cầu thanh toán quốc tế phụ thuộc gần như hoàn toàn vào mức độ phát triển của hoạt động xuất khẩu. Theo định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn tới, nhu cầu thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp trong nước sẽ không ngừng được tăng lên. Đây chính là cơ hội để cho các ngân hàng thương mại nắm bắt để tăng thêm nguồn thu cho mình. Có một điều đặc biệt rằng, tuy trong giai đoạn vừa qua là thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng vì đó mà chậm đà tăng trưởng tuy nhiên, ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam vẫn có những kết quả kinh doanh rất khả quan. Như vậy trong giai đoạn phục hồi kinh tế như hiện nay, có thể nói rằng kỳ vọng vào sự phát triển của khối ngành ngân hàng nói chung và một số các dịch vụ mà họ cung cấp nói riêng cũng rất lớn. Trong số đó thì dịch vụ thanh toán quốc tế cũng là một trong những dịch vụ được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Bởi lẽ, ngân hàng thương mại là trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, khi mà xuất nhập khẩu tăng lên thì điều tất yếu đó là nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế cũng tăng theo. Tuy nhiên đây cũng là thách thức không nhỏ cho các ngân hàng khi mà tất cả mọi đối thủ trên thị trường cũng nhận ra điều này, kết quả là sẽ có những cuộc cạnh tranh không khốc liệt đề giành giật thị phần, thu hút khách hàng về phía mình. Bên cạnh việc nhắc tới nhu cầu về sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế thì nhu cầu về ngoại tệ cũng không thể bị bỏ qua. Hiện nay rõ rang là đồng VND chưa thể nào tham gia được vào thanh toán quốc tế vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy các doanh nghiệp trong nước để thanh toán cho đối tác vẫn buộc phải sử dụng ngoại tệ mà chủ yếu vẫn là USD. Dù rằng sau những biến động vừa qua trên thị trường, giá trị đồng USD không được ổn định, có nhiều ý kiến về việc sử dụng các đồng tiền khác làm công cụ dự trữ và thanh toán quốc tế nhưng kết quả thì đồng USD vẫn giữ vai trò chủ đạo trong thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó là sự tham gia và tăng dần tỉ lệ trong thanh toán quốc tế của những đồng tiền của những nền kinh tế mạnh khác như EUR, JPY, đặc biệt là đồng RMB (hay CYN) của Trung Quốc. Hiện nay một số quốc gia đã thực hiện giao dịch song phương với Trung Quốc bằng đồng RMB. Đối với Việt Nam hiện nay, qua đợt sốt USD trong năm 2009 vừa qua, chúng ta cũng nên có những biện pháp để dần dần giảm phụ thuộc vào đồng USD, các doanh nghiệp nên chủ động thực hiện thanh toán thông qua một số các đồng ngoại tệ khác để giảm thiểu áp lực về cầu đồng USD cho nền kinh tế. 2.2. Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quân Đội trong giai đoạn 2010–2011 Năm 2010 – 2011, dự báo nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn thấp, đối với Việt Nam, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, mục tiêu mà chính phủ đặt ra là: tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát cao trở lại, phấn đầu phục hồi tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm 2010. Hoạt động ngân hàng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bất ổn, trong khi đó cạnh tranh giữa các ngân hàng trong và ngoài nước ngày càng mãnh liệt. Trước tình hình chung của nên kinh tế, mục tiêu của Ngân hàng TMCP Quân Đội đặt ra là tiếp tục “tăng trưởng vững chắc, quản lý tốt, hiệu quả cao”. Lấy lợi nhuận và chất lượng hoạt động làm mục tiêu chủ đạo trong quản trị điều hành và chỉ đạo kinh doanh, đảm bảo tốt các chỉ tiêu, phấn đấu đạt tăng trưởng bình quân các chỉ tiêu khoảng 30%. Đối với dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng, Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng đề ra một số phương hướng mục tiêu phát triển trong giai đoạn này: Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa các phương thức và hình thức thanh toán. Đó là củng cố các phương thức, hình thức đang sử dụng nâng cao chất lượng dịch vụ, đối với các hình thứ thanh toán chưa có như thẻ thanh toán quốc tế, séc du lịch … Ngân hàng TMCP Quân Đội đang cố gắng để đưa vào phục vụ khách hàng trong thời gian nhanh nhất. Riêng đối với dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế, trong năm 2010 Ngân hàng TMCP Quân Đội đang đẩy mạnh triển khai cung cấp, phát hành Visa, Master cho khách hàng. Ngoài ra các phương thức thanh toán bằng thư tín dụng đặc biệt sẽ được ngân hàng tư vấn cho khách hàng sử dụng nhiều hơn, đem lại lợi ích cho cả hai bên; Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng đang trên con đường cố gắng phấn đấu có thể trở thành ngân hàng xác nhận trong năm 2011 hoặc 2012. Thứ hai, hoàn thiện các quy trình thanh toán quốc tế cho phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như làm tăng thêm tính thuận tiện cho khách hàng. Thứ ba, xác định thị phần khách hàng mục tiêu trong giai đoạn 2010 – 2011 không chỉ là những khách hàng có mối quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Quân Đội. Với phương châm “lợi nhuận là nhất thời, thị phần là vĩnh viễn”, ngân hàng cố gắng duy trì những khách hàng truyền thống, đặc biệt là nhóm khách hàng lớn, đồng thời phát triển khối khách hàng doanh nghiệp tại các khu vực phát triển chính. Thứ tư, phát triển về mặt chất lượng dịch vụ thông qua nâng cao, bồi dưỡng cho các cán bộ thanh toán quốc tế một cách có chiều sâu về nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm xử lý tình huống. 2.3. Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quân Đội trong giai đoạn 2010 – 2011 2.3.1. Hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế Bất kì dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại nào cũng cần phải có quy trình riêng của mình và lấy đó là kim chỉ nam hoạt động. Các quy trình này được đúc kết rút kinh nghiệm qua thời gian hoạt động của toàn hệ thống thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Trong quá trình hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế, quy trình thanh toán sẽ bộc lộ rõ những điểm yếu cần hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như đạt được sự hài lòng của khách hàng. Tại Việt Nam hiện nay, có một số ngân hàng thương mại có những quy trình thanh toán quốc tế rất nhanh chóng, hiện đại, tiện lợi cho người sử dụng như HSBC, Vietcombank, BIDV … Điều này đặt ra yêu cầu tất yếu là Ngân hàng TMCP Quân Đội phải không ngừng nâng cấp, hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế của mình. Công tác hoàn thiện quy trinh thanh toán quốc tế cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận, phòng ban tại Hội sở chính để từ đó phân cấp công việc từ hội sở tới các chi chánh. Phòng thanh toán quốc tế tại hội sở là nơi trực tiếp thực hiện sự điều phối đó, đồng thời các phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng mua bán kinh doanh ngoại têm phòng kiểm soát nội bộ cũng như một số bộ phận khác cũng có trách nhiệm tham gia vào công tác hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế. Trong giai đoạn 2004 – 2009, dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội mới chỉ cung cấp ra thị trường các sản phẩm dịch vụ truyền thống với những quy trình cũ, do vậy mà trong giai đoạn sắp tới ngoài việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, cần phải bổ sung những quy trình mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế giúp quá trình thanh toán quốc tế được vận hành một cách suôn sẻ hơn, rút ngắn được thời gian thực hiện, đặc biệt là phục vụ được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 2.3.2. Đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán quốc tế, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Các hình thức xuất nhập khẩu cũng ngày một đa dạng hơn. Các doanh nghiệp trong nước hiện nay cũng ngày một hiểu biết hơn về các giao dịch quốc tế do đó nhu cầu về thanh toán quốc tế ngày một đa dạng hơn. Tuy nhiên hiện nay thì với ba phương thức thanh toán quốc tế và một số các dịch vụ đi kèm mà Ngân hàng TMCP Quân Đội đang cung cấp thì vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng và tiềm năng phát triển của ngân hàng. Ngân hàng phải có các bước đi để dần dần tạo uy tín lớn cả trong và ngoài nước, với mục tiêu có thể trở thành một ngân hàng xác nhận trong tương lai gần. Để làm được điều này, trước hết Ngân hàng TMCP Quân Đội phải thực hiện tốt chiến lược các chiến lược kinh doanh cơ bản, tạo ra một nguồn lực tài chính lớn mạnh. Cứ theo đà phát triển hiện nay thì Ngân hàng TMCP Quân Đội sẽ sớm trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, tạo tiền đề lớn để phát triển ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Thứ hai, ngân hàng phải có những công tác đánh giá tìm kiếm các mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, đảm bảo được mức độ tin cậy của các ngân hàng này thì mới có thể giảm thiểu được rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ xác nhận cho ngân hàng đó. Ngân hàng TMCP Quân Đội cần phải đẩy nhanh việc phát hành thêm các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế mới. Đầu tiên có thể nói tới các loại thẻ thanh toán quốc tế. Như đã nói ở trên, trong năm 2009 Ngân hàng TMCP Quân Đội đã bắt đầu triển khai việc phát hành các loại thẻ Visa, Master. Tuy nhiên công tác triển khai cần phải được đẩy nhanh hơn nữa để có thể đưa vào cung cấp cho khách hàng sớm nhất có thể, ít nhất là phải xong trước năm 2011. Hiện nay, tại Việt Nam có ngân hàng Vietcombank, Agribank và Techcombank đang khai thác rất tốt sản phẩm này. Đây là một sản phẩm rất tiện dụng và trong thời đại công nghệ hiện nay thì nó là một sự lựa chọn được rất nhiều khách hàng ưa thích. 2.3.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing Hiện nay, khi mà nước ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu thì hoạt động marketing đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển chung của mọi doanh nghiệp. Nhờ có marketing mà hàng loạt các các quyết sách hàng đầu của doanh nghiệp mới được đưa ra và thực hiện. Đối với hoạt động kinh doanh nói chung của Ngân hàng TMCP Quân Đội và dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng, thì Marketing chính là chìa khóa dẫn tới thành công trong giai đoạn này. Trong những năm vừa qua, dù cho đã có những động thái và biện pháp nhằm thu hút khách hàng nhưng xem ra những những hoạt động marketing của dịch vụ thanh toán quốc tế vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy để đạt được mục tiêu đề ra trong những năm 2010 – 2011 tới đây, cần có sự đầu tư lớn hơn nữa để tăng cường hoạt động marketing như điều tra thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, quảng bá dịch vụ tới khách hàng. Việc thực hiện kế hoạch marketing này đòi hỏi phải có nhiều bước, thực hiện một cách bài bản và cũng phải phù hợp với đường lối hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Trong giai đoạn 2010 – 2011 tới đây, Ngân hàng TMCP Quân Đội nên xây dựng một đội ngũ, một bộ phận mới có thể lấy tên là Marketing & Research. Bộ phận này có nhiệm vụ chuyên biệt về marketing, giảm được gánh nặng công việc lên bộ phận thanh toán quốc tế. Bộ phận Marketing & Research này có nhiêm vụ thường xuyên báo cáo lại những hoạt động về nghiên cứu thị trường hiện tại và tiềm năng dịch vụ thanh toán quốc tế, nghiên cứu tìm hiểu về các đối thủ, điểm mạnh yếu cẩu các dịch vụ mà họ cung cấp để từ đó có những quyết định chiến lược cho phát triển thanh toán quốc tế phù hợp. Ngoài ra phải xây dựng được chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu có hiệu quả, nhắm tới đối tượng khách hàng cụ thể. 2.3.4. Đổi mới mức ký quỹ và phí dịch vụ, có chính sách hướng tới khách hàng nhiều hơn nhưng cũng cần phải đảm bảo được hạn chế tối đa rủi ro Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đều đã nhận ra được vai trò của dịch vụ thanh toán quốc tế, thế nên các ngân hàng đều lần lượt đưa ra các chính sách hấp dẫn thu hút khách hàng về phía mình. Trong số những chính sách đó thì mức ký quỹ và mức phí dịch vụ chính là yếu tố đặc biệt quan trọng để khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm dịch vụ. Một dịch vụ tốt, nhanh chóng đảm bảo an toàn với mức ký quỹ và phí dịch vụ hợp lý sẽ đồng nghĩa với việc thu hút được khách hàng đến sử dụng dịch vụ. Ngân hàng TMCP Quân Đội hiện nay rất linh hoạt trong việc ký quỹ tại ngân hàng. Ngân hàng đã xây dựng nhiều gói dịch vụ thanh toán với các mức ký quỹ và mức phí khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Mức kí quỹ không nhất thiết là 100%, thậm chí có mức kí quỹ 5% và 10% đối với những khách hàng thân thiết và có uy tín. Điếu này đã làm cho các doanh nghiệp thoải mái hơn với dịch vụ của ngân hàng, còn ngân hàng cũng có cơ hội để nâng cao được phí doanh thu dịch vụ. Tuy nhiên một vấn đề luôn có hai mặt của nó. Hạ thấp mức ký quỹ tuy thu hút được nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân Đội hơn, nhưng điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi mà thị trường và nền kinh tế trong và ngoài nước đang có nhiều bất ổn. Trong những tháng đầu năm 2010 có khá nhiều các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ví dụ như những doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ như ô tô đang gặp khá nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Điều này gây ra một nguy cơ các doanh nghiệp này không thể thu hồi vốn và đồng thời không thể thanh toán cho ngân hàng. Với tình hình thị trường như vậy, ngân hàng cần phải tăng cường kiểm tra giám sát các khách hàng của mình thường xuyên hơn, đối với các khoản tài trợ mới cần phải kiểm tra, đánh giá kĩ lưỡng các doanh nghiệp về tình hình tài chính, về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của họ, tránh tối đa những sai sót không đáng có. 2.3.5. Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ nhân viên Để có thể thực hiện được mục tiêu phát triển ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng, nguồn lực quan trọng nhất cần được quan tâm đó chính là đội ngũ cán bộ nhân viên. Công tác đào tao, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế là điều tất yếu để có thể phát triển dược dịch vụ thanh toán quốc tế một cách toàn diện cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong phương hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội, dịch vụ thanh toán quốc tế sẽ được mở rộng và phát triển, các sản phẩm dịch vụ mới sẽ dần được đưa vào cung cấp cho khách hàng. Để làm được điều đó thì các nguồn lực phải được chuẩn bị thật kĩ lưỡng mà trong đó nguồn nhân lực chính là cơ sở cho việc phát triển dịch vụ này. Dịch vụ thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ thực tế đồi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, ngoài ra người cán bộ thanh toán quốc tế không chỉ yêu cầu phải giỏi về chuyên môn thanh toán quốc tế mà còn có thêm các kỹ năng mềm khách như giao tiếp, phân tích, đàm phán ký kết hợp đồng để có thể biết được các điều khoản nào có lợi cho khách hàng, cho ngân hàng và ngược lại, từ đó tư vấn cho khách hàng nên rút kinh nghiệm cho những lần giao dịch sau. Như vậy sẽ tạo tâm lý tin tưởng hơn từ phía khách hàng, một lần nữa khẳng định được khẩu hiệu “Vững vàng - tin cậy” của ngân hàng. Với mục tiêu đã được đề ra như trên, một số chính sách phát triển nguồn nhân lực đã được đề ra và trong những năm tới nên tiếp tục tăng cường hơn nữa đó là: Thứ nhất, đạo tạo nghiệp vụ chuyên sâu. Kinh nghiệm làm việc của các cán bộ sẽ được tích lũy dần dần qua thời gian làm việc, tuy nhiên để phát triển được dịch vụ thanh toán quốc tế một cách nhanh chóng thì đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu là điều hết sức cần thiết. Ngoài ra, những kiến thức bổ trợ khác cho công tác nghiệp vụ thanh toán quốc tế như kiến thức liên quan tới INCOTERMS, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm v.v… cũng nên được bồi dưỡng liên tục cho các nhân viên thanh toán quốc tế. Thứ hai là công tác tuyển chọn cán bộ, Ngân hàng TMCP Quân Đội nên có nhiều chính sách để thu hút những cán bộ giỏi chuyên môn từ chính các đối thủ khác trên thị trường. Điều này vừa giúp Ngân hàng TMCP Quân Đội giải quyết được công tác thiếu hụt nhân sự, vừa làm giảm được chất lượng nhân lực của đối thủ, thậm chí còn có thể lôi kéo được những khách hàng đã quen làm việc với những nhân viên này. Không chỉ vậy, khi có một nhân viên mới có trình độ về làm việc, nó sẽ tạo ra một không khí mới tích cực hơn trong môi trường làm viêc, mọi nhân viên khác sẽ cố gắng hơn để không đánh mất vị trí của mình hay nhân viên mới đó có thể đem tới, chia sẻ những kinh nghiệm làm việc mà mình từng gặp phải mà ở Ngân hàng TMCP Quân Đội chưa từng xảy ra trước đây. Trong số những bộ phận có liên quan tới dịch vụ thanh toán quốc tế thì có thể nhận thấy, khối Treasury – khối kinh doanh ngoại tệ, dường như là bộ phận cần có những nhân viên năng động nhạy bén và có kinh nghiệm nhất với thị trường, đây chính là bộ phận cần tuyển chọn nhân viên một cách gắt gao nhất. Thứ ba, các hội thảo nên được tổ chức thường xuyên hơn. Hiện nay các hội thảo thường được tổ chức hàng năm, tổng kết lại những tình huống thành các case study, nghiên cứu các tình huống cụ thể. Tuy nhiên, để có thể giúp cho các cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế có thể hiểu biết nhiều hơn nữa về các tình huống thanh toán quốc tế trong và ngoài nước, rút kinh nghiệm cho mình, hạn chế tối đa rủi ro thì các hội thảo này có lẽ nên được tổ chức nhiều hơn, có thể là hai hoặc ba lần trong năm. Thứ tư, suy cho cùng thì thanh toán quốc tế cũng là một dịch vụ. Mà đã dịch vụ thì luôn có tương tác trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên cung cấp dịch vụ. Chất lượng dịch vụ cũng do đó phụ thuộc rất nhiều vào quá trình giao tiếp giữa khách hàng và nhân viên. Từ đó trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên thanh toán quốc tế, một chương trình đào tạo về thái độ phục vụ khách hàng là vô cùng cần thiết. Nhân viên phải được đạo tạo từ cách giao tiếp, cách giữ vững tâm lý phong cách phục nhiệt tình, tận tâm tận lực với khách hàng trước và sau mỗi thương vụ giao dịch. Môi quan hệ với khách hàng phải ngày càng bền chặt hơn nữa, có như vậy nó sẽ trở thành một tài sản vô giá của ngân hàng. Sau mỗi lần giao dịch, sự hài long của khách hàng sẽ là thước đo cho chất lượng của dịch vụ, là cơ sở để họ tiếp tục sử dụng sản phẩm của ngân hàng và lôi kéo thêm nhiều khách hàng khác nữa. Nhờ đó doanh thu sẽ được ổn định và phát triển từng ngày. 2.4. Một số đề xuất và kiến nghị với Nhà nước và Ngân hàng nhà nước 2.4.1. Kiến nghị với Nhà nước 2.4.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng khung pháp lý quản lý hoạt động thanh toán quốc tế. Hiện nay, nước ta chưa có bộ luật để quản lý loại hình dịch vụ thanh toán quốc tế. Do vậy, các ngân hàng thương mại trong nước buộc phải sử dụng những quy tắc và thông lệ quốc tế như UCP, INCOTERMS, ULB, v.v… để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của mình. Những thông lệ tập quán này không man

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.pdf
Tài liệu liên quan