Luận văn Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Tài liệu Luận văn Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG _____________________ NGUYỄN ĐÌNH MINH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ( Bản thảo) Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Sĩ Quý Đà Nẵng-Năm 2012 MỤC LỤC TỪ VIẾT TẮT AFTA Hiệp định thương mại Việt Mỹ CCN Cụm công nghiệp CHDCND Cộng hoà dân chủ nhân dân CNH-HĐH Công nghiệp hoá-hiện đại hoá KCN Khu công nghiệp NGTK Niên giám thống kê NXB Nhà xuất bản PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh TSCĐ Tài sản cố định TTCN Tiểu thủ công nghiệp VLXD Vật liệu xây dựng WTO Tổ chức thương mại thế giới MỤC LỤC BẢNG BIỂU Danh mục các bảng Bảng 2. 1: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh tế 35 Bảng 2. 2: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm 37 Bảng 2. 3: Tổng giá trị VA ngành công nghiệp và tốc độ tăng trưởng qua các năm 38 Bảng 2. 4: Tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp trong tổng sản phẩm của tỉnh 39 Bảng 2....

doc95 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG _____________________ NGUYỄN ĐÌNH MINH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ( Bản thảo) Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Sĩ Quý Đà Nẵng-Năm 2012 MỤC LỤC TỪ VIẾT TẮT AFTA Hiệp định thương mại Việt Mỹ CCN Cụm công nghiệp CHDCND Cộng hoà dân chủ nhân dân CNH-HĐH Công nghiệp hoá-hiện đại hoá KCN Khu công nghiệp NGTK Niên giám thống kê NXB Nhà xuất bản PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh TSCĐ Tài sản cố định TTCN Tiểu thủ công nghiệp VLXD Vật liệu xây dựng WTO Tổ chức thương mại thế giới MỤC LỤC BẢNG BIỂU Danh mục các bảng Bảng 2. 1: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh tế 35 Bảng 2. 2: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm 37 Bảng 2. 3: Tổng giá trị VA ngành công nghiệp và tốc độ tăng trưởng qua các năm 38 Bảng 2. 4: Tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp trong tổng sản phẩm của tỉnh 39 Bảng 2. 5: Tỷ lệ giá trị gia tăng công nghiệp so với giá trị sản xuất công nghiệp 39 Bảng 2. 6: Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh tế 40 Bảng 2. 7: Giá trị tài sản cố định mới tăng giai đoạn 2001-2009 41 Bảng 2. 8: Số lao động công nghiệp phân theo khu vực kinh tế 42 Bảng 2. 9: Sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu: 43 Bảng 2. 10: Cơ cấu công nghiệp qua các năm 47 Bảng 2. 11: Số lượng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp 54 Bảng 2. 12: Tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2010 55 Bảng 2. 13: Mối quan hệ giữa PCI và FDI Quảng Trị giai đoạn 2005-2010 62 Danh mục các hình vẽ, đồ thị Biểu đồ 2. 1: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 33 Biểu đồ 2. 3: Giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm (giá cố định 1994) 36 Biểu đồ 2. 2: Giá trị xuất nhập khẩu tỉnh Quảng trị giai đoạn 2005-2010 44 Biểu đồ 2. 4: Cơ cấu công nghiệp theo nhóm ngành 47 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quảng Trị thuộc miền Trung Việt Nam, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp nước CHDCND Lào, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế và phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình; diện tích tự nhiên 4.739,82 km2, dân số tính đến 31/12/2010 là 600.462 người. Quảng Trị từng là vùng đất bị tàn phá nặng nề trong 2 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Sau ngày đất nước được giải phóng, nhân dân Quảng Trị bắt tay vào công cuộc tái thiết kinh tế-xã hội và bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 10,6%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 16,468 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.Hiện nay, nông nghiệp chiếm 28,4%; công nghiệp-xây dựng chiếm 35,8% và dịch vụ chiếm 35,8%. Tuy vậy, so với mặt bằng chung cả nước, Quảng Trị vẫn được xếp là tỉnh nghèo. Nguy cơ tụt hậu về kinh tế đang là một thách thức lớn. Để khắc phục tình trạng kém phát triển, từ lý luận và thực tiễn cho thấy tiến lên công nghiệp hoá -hiện đại hoá là bước đi tất yếu. Trong đó, xác định phát triển công nghiệp là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Công nghiệp là một bộ phận trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân và được đánh giá là ngành kinh tế chủ đạo. Sự phát triển của công nghiệp có ý nghĩa quan trọng, đóng góp vào tạo ra thu nhập cho đất nước, của cải cho xã hội, tích luỹ vốn cho phát triển, là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Đặc biệt, đứng trước xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp càng khẳng định vai trò tiên phong trong việc đón đầu những cơ hội và cả thách thức mà xu thế này mang lại. Sự thích ứng một cách nhanh chóng và dễ dàng với thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, khả năng thu hút vốn đầu tư cao, cách thức tổ chức quản lý tiên tiến là những ưu thế để lựa chọn phát triển công nghiệp trong giai đoạn hiện nay, tạo cơ sở cho việc rút ngắn khoảng cách về kinh tế giữa các nước và khu vực. Đứng trước yêu cầu đó, trong thời gian vừa qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, của các cấp quản lý về đề tài này. Những đóng góp về mặt lý luận và những thành tựu đạt được qua thực tiễn là rất đáng trân trọng và cần được ghi nhận. Tuy nhiên, phần lớn các đề tài tập trung nghiên cứu chung cho cả nước hoặc một số địa phương nhất định. Riêng đối với tỉnh Quảng trị, với những đặc thù riêng, xét thấy có rất ít đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống và sát với thực tế hiện nay. Đây là cơ sở để tác giả chọn đề tài: “ Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng trị” để tiến hành nghiên cứu và giải quyết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Một là, làm rõ những lý luận và kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến vấn đề phát triển công nghiệp ở một địa phương đặc thù như tỉnh Quảng Trị. Xây dựng một số các chỉ tiêu đánh giá liên quan đến phát triển công nghiệp. Hai là, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp của địa phương, từ đó chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân cần khắc phục. Ba là, đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn đề giải quyết các vấn đề còn tồn tại, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Các mối quan hệ kinh tế-xã hội trong nội bộ ngành công nghiệp và giữa công nghiệp với các ngành khác phát sinh trong quá trình phát triển công nghiệp tại Quảng Trị. Phạm vi nghiên cứu Về không gian nghiên cứu: địa bàn tỉnh Quảng Trị. Về thời gian nghiên cứu: Trong phạm vi 20 năm, bao gồm phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2005-2010, phương hướng và giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của duy vật lịch sử làm phương pháp chung. Luận văn coi trọng nền tảng kiến thức lý luận sẵn có, tổng kết thực tiễn, từ đó khái quát hoá, nêu lên những kiến nghị hoàn thiện giải pháp. Các phương pháp cụ thể: - Hệ thống hoá các văn bản, chính sách liên quan, nhất là những quyết định có tác động trực tiếp và gián tiếp đến phát triển công nghiệp. - Phương pháp thống kê so sánh được dùng để tính toán một chỉ tiêu và cũng được dùng để phân tích thực trạng. - Số liệu thứ cấp: niên giám thống kê các năm, báo cáo của các cơ quan liên quan như: Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Công thương, các bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học,.v.v. 5. Đóng góp của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc các quan điểm, ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý.v.v. Đề tài đã đóng góp trên một số khía cạnh sau: - Về lý luận: hệ thống hoá những quan điểm, lý thuyết về phát triển công nghiệp làm cơ sở cho những nghiên cứu sau này và phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. - Về thực tiễn: thông qua đánh giá thực trạng, phát hiện những biến động, xu thế từ đó làm rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, tìm hướng giải quyết và đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2005-2010. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1. Khái niệm và phân loại công nghiệp 1.1.1. Khái niệm công nghiệp Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hoá vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hoá ". Theo nghĩa này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v.. [Theo Wekipedia] 1.1.2. Phân loại ngành công nghiệp Theo cách phân loại của Tổng cục Thống kê, công nghiệp gồm 3 nhóm ngành: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp điện khí nước. Công nghiệp khai thác có nhiệm vụ khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sản xuất và đời sống. Khai thác năng lượng: dầu mỏ, khí đốt, than… Khai thác quặng kim loại: sắt, thiếc, bô-xít… Khai thác quặng: uranium, thori… Khai thác vật liệu xây dựng: đá, cát, sỏi… Sản phẩm công nghiệp khai thác cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến. Sự phát triển của công nghiệp khai thác thường gắn với nguồn tài nguyên tạo điều kiện để phát triển vùng-lãnh thổ. Công nghiệp chế biến bao gồm: Công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất gồm cơ khí, chế tạo máy, kỹ thuật điện, điện tử. Đây là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu vì nó cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, trang bị cơ sở vật chất cho tất cả các ngành. Công nghiệp sản xuất đối tượng lao động gồm hoá chất, hoá dầu, luyện kim, vật liệu xây dựng. Sản phẩm ngành này lại tiếp tục cung cấp các yếu tố đầu vào cho các ngành khác. Cung cấp phân bón hoá học, thuốc trừ sâu cho nông nghiệp, cung cấp vật liệu cho ngành xây dựng. Công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng như dệt may, chế biến thực phẩm đồ uống, chế biến gỗ-giấy, chế biến thuỷ tinh-sành sứ… Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước: cung cấp đầu vào thiết yếu cho sản xuất và đời sống. Mọi hoạt động diễn ra ngày nay đều phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển ngành này.[5, tr 360-361] 1.2. Đặc điểm và vai trò của công nghiệp 1.2.1. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp - Tính chất hai giai đoạn của quá trình sản xuất Quá trình sản xuất công nghiệp thường được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu và giai đoạn chế biến các nguyên liệu thành tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Tất nhiên, trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn sản xuất phức tạp và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tính chất hai giai đoạn của quá trình sản xuất công nghiệp là do đối tượng lao động của nó đa phần không phải sinh vật sống, mà là các vật thể của tự nhiên, thí dụ như khoáng sản nằm sâu trong lòng đất hay dưới đáy biển. Con người phải khai thác chúng để tạo ra nguyên liệu, rồi chế biến nguyên liệu đó để tạo nên sản phẩm. - Sản xuất công nghiệp có khả năng thực hiện chuyên môn hoá sản xuất sâu và hiệp tác hoá sản xuất rộng Do hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp không phải theo trình tự bắt buộc như nông nghiệp, mà có thể tiến hành đồng thời và thậm chí cách xa nhau về mặt không gian. Bởi vì sản xuất công nghiệp chủ yếu là quá trình tác động cơ, lý, hoá trực tiếp vào giới tự nhiên để lấy ra và biến đổi các vật thể tự nhiên thành các sản phẩm cuối cùng phục vụ cho nhân loại. Do đó, trong sản xuất công nghiệp, các nhà sản xuất có thể lựa chọn mức độ chuyên môn hoá phù hợp. - Sản xuất công nghiệp có xu hướng phân bố ngày càng tập trung cao độ theo lãnh thổ Phân bố tập trung theo lãnh thổ là quy luật phát triển của sản xuất công nghiệp thể hiện ở quy mô xí nghiệp và mật độ sản xuất các xí nghiệp công nghiệp trên một đơn vị lãnh thổ. Tính tập trung theo lãnh thổ của sản xuất công nghiệp có nhiều ưu điểm, song cũng có nhiều nhược điểm. Công nghiệp phân bố tập trung theo lãnh thổ hình thành những điểm công nghiệp, khu công nghiệp, vùng công nghiệp sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện chuyên môn hoá sản xuất và hiệp tác hoá sản xuất, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất, đưa lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Tuy nhiên nếu quy mô tập trung công nghiệp theo lãnh thổ quá mức,vượt quá sức chứa của lãnh thổ, sẽ gây ra rất nhiều khó khăn đó là: làm hình thành những khu công nghiệp lớn, những trung tâm dân cư đông đúc, những thành phố khổng lồ, tạo sức ép lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng, gây khó khăn phức tạp cho tổ chức, quản lý xã hội và môi trường. Vì vậy cần nghiên cứu toàn diện những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong từng địa phương; từng vùng cũng như trên lãnh thổ cả nước để lựa chọn quy mô phân bố công nghiệp cho phù hợp. - Đặc điểm công nghệ sản xuất: công nghệ sản xuất trong công nghiệp do con người tạo ra. Quá trình tạo ra sản phẩm công nghiệp được thực hiện thông qua hệ thống máy móc, thiết bị với đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao. Khi công nghệ ngày càng được cải tiến, hiện đại thì đổi hỏi trình độ lao động phải tăng theo và ngược lại. - Đặc điểm về sự biến đổi các đối tượng lao động: sau mỗi chu kỳ sản xuất từ một nguồn nguyên liệu với những công nghệ khác nhau có thể tạo ra nhiều sản phẩm với nhiều công dụng khác nhau; cùng một sản phẩm có thể tạo ra nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Đây là tính ưu việt của sản xuất công nghiệp.[6, tr 55-56] 1.2.2. Vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế - Công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng thu nhập quốc gia Năng suất lao động của khu vực công nghiệp cao hơn hẳn các ngành kinh tế khác, mà năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao thu nhập, thúc đẩy nhanh tăng trưởng công nghiệp và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập của quốc gia. Công nghiệp có vai trò quan trọng này là do thường xuyên được đổi mới và ứng dụng công nghệ tiến tiến; hơn nữa, giá cả sản phẩm công nghiệp thường ổn định và cao hơn các sản phẩm khác ở thị trường trong nước và ngoài nước. - Công nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế Công nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu sản xuất, cho nên nó là ngành có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Trình độ phát triển công nghiệp cao thì tư liệu sản xuất càng hiện đại, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động xã hội. Ngày nay, sự phát triển của công nghiệp đang đưa hoạt động kinh tế thế giới đến trình độ sản xuất rất cao, đó là tạo ra các tư liệu sản xuất có khả năng thay thế phần lớn sức lao động của con người. Đó chính là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ các tư liệu sản xuất có khả năng tự động hoá trong một số khâu hoặc toàn bộ quá trình sản xuất. Máy móc tự động hoá thể hiện sự phát triển cao của công nghiệp trong việc tạo ra tư liệu sản xuất phục vụ cho các ngành sản xuất và cho bản thân ngành công nghiệp. - Công nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp được coi là nhiệm vụ cơ bản nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho đời sống nhân dân và nông sản cho xuất khẩu. Để thực hiện nhiệm vụ này nông nghiệp không thể tự thân vận động nêu không có sự hỗ trợ của công nghiệp. Công nghiệp chính là ngành cung cấp cho sản xuất những yếu tố đầu vào quan trọng như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, máy móc cơ khí nhỏ đến cơ giới lớn. Công nghiệp còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp và cho xây dựng nông thôn mới. Công nghiệp chế biến đã có những đóng góp quan trọng vào việc tăng giá trị sản phẩm, tăng khả năng tích trữ, vận chuyển của sản phẩm nông nghiệp và làm cho sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng về chủng loại. Do sản phẩm của nông nghiệp mang tính thời vụ cao và khó bảo quản, nếu không có công nghiệp chế biến sẽ hạn chế lớn đến khả năng tiêu thụ. - Công nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng cho đời sống nhân dân Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng tất yếu, đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của con người. Còn công nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Kinh tế càng phát triển, thu nhập của dân cư càng tăng thì nhu cầu của con người ngày càng mở rộng. Chính sự phát triển của nhu cầu đã góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển. Song ngược lại sự phát triển của công nghiệp không những đáp ứng nhu cầu của con người mà nó lại hướng dẫn tiêu dùng của con người, hướng đến nhu cầu cao hơn. Như vậy, công nghiệp càng phát triển thì các sản phẩm hàng hoá càng đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, càng nâng cao về chất lượng. - Công nghiệp thu hút lao động nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm xã hội Công nghiệp tác động vào sản xuất nông nghiệp làm nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, tạo khả năng giải phóng sức lao động trong nông nghiệp. Đồng thời sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp đã làm cho sản xuất công nghiệp ngày càng mở rộng, tạo ra các ngành sản xuất mới, các khu công nghiệp mới, đến lượt mình, công nghiệp đã thu hút lao động nông nghiệp và giải quyết việc làm cho xã hội. Việc thu hút số lao động ngày càng tăng từ nông nghiệp vào công nghiệp không chỉ góp phần giải quyết việc làm, mà còn tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, tăng thu nhập cho người lao động. - Công nghiệp tạo ra hình mẫu ngày càng hoàn thiện về tổ chức sản xuất Do đặc điểm của sản xuất, công nghiệp luôn có một đội ngũ lao động có tính tổ chức, kỷ luật cao, có tác phong lao động “ công nghiệp” . Do đó, đội ngũ lao động trong công nghiệp luôn là bộ phận tiên tiến trong dân cư. Lao động trong công nghiệp ngày càng có trình độ chuyên môn hoá cao tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động và chất lượng sản phẩm - Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng. Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên ở khắp mọi nơi từ mặt đất, dưới lòng đất, kể cả dưới đáy biển. Nhờ làm tốt công tác thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên mà danh mục các điều kiện tự nhiên trở thành tài nguyên thiên nhiên phục vụ công nghiệp ngày càng thêm phong phú. Công nghiệp làm thay đổi sự phân công lao động vì dưới tác động của nó, không gian kinh tế đã bị biến đổi sâu sắc. Nơi diễn ra hoạt động công nghiệp cần có các hoạt động dịch vụ phục vụ cho nó như nhu cầu lương thực, thực phẩm, nơi ăn chốn ở của công nhân, đường giao thông, cơ sở chế biến. Công nghiệp cũng tạo điều kiện hình thành các đô thị hoặc chuyển hoá chức năng của chúng, đồng thời là hạt nhân phát triển các không gian kinh tế. Hoạt động công nghiệp còn làm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn. Chính công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, làm cho nông thôn nhanh chóng bắt kịp với đời sống thành thị .[5, tr 361-364] 1.3. Nội dung phát triển công nghiệp 1.3.1. Tăng trưởng sản lượng công nghiệp Tăng trưởng về sản lượng công nghiệp theo chiều rộng bằng cách tăng quy mô sản xuất và quy mô lao động, vốn. Để tăng trưởng công nghiệp theo hướng này cần chú trọng mở rộng quy mô cơ sở sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề, phát triển các loại hình doanh nghiệp, tăng số lao động, vốn trong công nghiệp, phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế từ đó tạo ra ngày càng nhiều hơn các sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần gia tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng công nghiệp: đó là chỉ tiêu phản ánh về quy mô và tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm hay bình quân năm của một giai đoạn nhất định. Quy mô phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, cồn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. - Giá trị sản xuất công nghiệp: thường được dùng để đo lường toàn bộ kết quả sản xuất công nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo giá cố định và giá hiện hành. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp được tính bằng giá cố định. - Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (VA) ngành công nghiệp là chỉ tiêu cốt lõi phản ánh tăng trưởng về sản lượng công nghiệp, đồng thời là chỉ tiêu định lượng để phản ánh chất lượng tăng trưởng. Giá trị gia tăng là một bộ phận của giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC) gồm : thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định và thặng dư sản xuất. Mối quan hệ giữa VA, GO, IC được biểu diễn như sau: VA=GO-IC; theo cách tính trên thì VA tỉ lệ thuận với GO và tỉ lệ nghịch với IC. - Tốc độ phát triển liên hoàn: thể hiện sự biến đổi của đối tượng nghiên cứu giữa 2 giai đoạn liên tiếp (hoặc 2 năm liên tiếp) và được tính theo công thức: Trong đó: yi: tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp Yi: giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn i Yi-1: giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn i-1 - Tốc độ phát triển bình quân: chỉ tiêu này phản ánh mức độ phát triển trung bình trong cả giai đoạn nghiện cứu. Trong đó: tốc độ phát triển bình quân Yt: giá trị sản xuất công nghiệp của năm cuối của giai đoạn nghiên cứu Y1: giá trị sản xuất công nghiệp năm gốc N: số năm trong giai đoạn nghiên cứu ( không tính năm gốc) - Số lượng, sản lượng sản phẩm công nghiệp: phản ánh quy mô, tính đa dạng trong sản xuất sản phẩm công nghiệp. - Tăng trưởng về số lượng và quy mô cơ sở sản xuất công nghiệp: phát triển số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp trong đó phải chú trọng đến việc phát triển các doanh nghiệp công nghiệp. Doanh nghiệp là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của sản xuất công nghiệp. Có càng nhiều doanh nghiệp lớn mạnh thì ngành công nghiệp càng phát triển. Doanh nghiệp mạnh phản ánh năng lực cạnh tranh và thích nghi trong môi trường biến động. Thực hiện tập trung hoá sản xuất công nghiệp để tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn. Để phản ánh quy mô doanh nghiệp và so sánh quy mô doanh nghiệp ta có thể sử dụng một số tiêu chí: + Số lượng sản phẩm (tính bằng giá trị hoặc hiện vật) + Số lao động + Giá trị tài sản cố định Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức liên kết trong công nghiệp cũng rất quan trọng. Đây là phạm trù phản ánh mối quan hệ phối hợp hoạt động kinh tế giữa các chủ thể kinh tế để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định. Liên doanh là một trong những dạng biểu hiện cụ thể của hoạt động liên kết. Có thể phát triển các loại liên kết như liên kết để tạo ra các yếu tố đầu vào cho sản xuất, liên kết ở khâu sản xuất, liên kết ở khâu tiêu thụ. Tăng cường liên kết kinh tế trong công nghiệp là cơ hội để tăng số lượng doanh nghiệp công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và thế giới. 1.3.2. Nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp Nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp phản ánh sự phát triển công nghiệp về chiều sâu. Đó là sự gia tăng về quy mô và sản lượng phải dẫn đến những biến đổi tích cực trong sản xuất và sản phẩm công nghiệp. Sản xuất công nghiệp phải theo hướng ngày càng hiện đại, tính chuyên môn hoá cao, dây chuyền và thiết bị sản xuất tiên tiến, nâng cao trình độ tay nghề lao động, sản phẩm phải đa dạng chủng loại, tạo ra chuỗi giá trị cao. Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển công nghiệp về chất là tỷ lệ giữa giá trị gia tăng (VACN) và giá trị sản xuất công nghiệp (GOCN). Tỷ lệ này càng cao phản ánh hiệu quả trong sản xuất công nghiệp. Làm được điều đó, đòi hỏi sản xuất công nghiệp phải phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có, đồng thời phải đẩy mạnh đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc để tăng năng suất; nâng cao tính chuyên nghiệp, chuyên môn hoá trong lao động, tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Năng suất lao động cũng là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá hiệu quả trong sản xuất công nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh sự phù hợp của lao động với trình độ công nghệ trong quá trình sản xuất công nghiệp, đồng thời phản ánh mức độ hiệu quả khi sử dụng lao động của doanh nghiệp. Để năng suất lao động tăng cao, đòi hỏi người lao động phải thường xuyên được bồi dưỡng, đạo tạo về trình độ chuyên môn để thích ứng với các dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Đồng thời, đẩy mạnh cách thức tổ chức, quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất công nghiệp.Về mặt lượng, năng suất lao động được tính bằng tỷ số giữa giá trị sản xuất công nghiệp và số lượng lao động trong từng bộ phận công nghiệp cụ thể. Ngoài ra, cơ cấu công nghiệp hợp lý trong từng giai đoạn phát triển cụ thể cũng rất quan trọng trong đánh giá chất lượng tăng trưởng công nghiệp. Cơ cấu công nghiệp hợp lý là cơ cấu phản ánh được xu thế phát triển chung. Đó là, cơ cấu đa dạng nhưng thống nhất và có khả năng hỗ trợ tốt cho nhau, cho phép tạo ra các giá trị gia tăng lớn nhất. Trong đó, hàm lượng khoa học, công nghệ và chế biến sâu trở thành động lực tăng trưởng, quy định nội dung về chất của cơ cấu. Về mặt lượng, cơ cấu công nghiệp được xác định bằng tỷ trọng giữa giá trị sản lượng của từng bộ phận chiếm trong tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp.[4, tr1] Trong lựa chọn cơ cấu công nghiệp, cần thấy rằng mỗi ngành công nghiệp muốn phát triển phụ thuộc rất lớn vào các ngành công nghiệp khác có liên quan. Vì thế năng lực cạnh tranh của một ngành công nghiệp chuyên môn hoá phụ thuộc vào ngay trong khả năng liên kết trong nội bộ ngành công nghiệp, cũng như liên kết với các ngành và các lĩnh vực liên quan khác. Để phát triển hiệu quả các ngành công nghiệp đã lựa chọn, cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo các mô hình liên kết như: Liên kết giữa các ngành khai thác tài nguyên và chế biến tài nguyên thành các sản phẩm (có thể trở thành đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến hoặc có thể là những sản phẩm hoàn chỉnh). Lựa chọn cơ cấu công nghiệp theo mô hình liên kết các ngành công nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhau, từ khai thác đến chế biến tài nguyên phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước, đồng thời hướng đến phục vụ xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng về cả kinh tế, xã hội và môi trường. Liên kết giữa ngành công nghiệp chế biến với ngành sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên từng vùng lãnh thổ. Mô hình này sẽ đảm bảo cho các nhà máy chế biến chủ động về nguồn nguyên liệu, từ đó chủ động trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tạo vị thế cạnh tranh. Đây là cơ sở để ngành công nghiệp chế biến và ngành sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản có thể phát triển một cách bền vững, lâu dài. Lựa chọn cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng phát triển các mô hình liên kết là xu hướng tất yếu, phù hợp với tiềm năng và lợi thế về tài nguyên, về nguồn nguyên liệu do các ngành sản xuất nông-lâm-thuỷ sản sản xuất ra và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Đây là quá trình chuyển dần từ các ngành công nghiệp dựa vào lợi thế tài nguyên sang lợi thế về vốn, khoa học và công nghệ. Cơ cấu công nghiệp theo vùng Phát triển công nghiệp theo vùng là nhằm khắc phục tình trạng phân bổ công nghiệp mất cân đối giữa các vùng, địa phương. Sự phát triển công nghiệp không cân đối giữa các vùng làm hạn chế trong khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng mà còn gây mất cân đối thu nhập giữa các vùng, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, gây áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội. Vì vậy, chính sách phát triển công nghiệp theo vùng là nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp một cách cân đối, hài hoà trên cơ sở phát huy được tất các tiềm năng, lợi thế của vùng. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế Để phát triển công nghiệp theo hướng đã lựa chọn, nhất là các ngành công nghiệp được ưu tiên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển công nghiệp cân đối trên các vùng lãnh thổ cần có các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp. + Cần đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển công nghiệp theo định hướng và quy hoạch, nghĩa là không có sự phân biệt đối xử trong chính sách ưu đãi. + Nhà nước cần xác định cụ thể trong chiến lược phát triển công nghiệp lĩnh vực nào nhà nước cần phải đầu tư, lĩnh vực nào thì khuyến khích các thành phần xã hội khác tham gia đầu tư. + Đối với ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao, hiện đại cần có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo các hình thức đầu tư trực tiếp, liên doanh với các doanh nghiệp trong nước. Các hình thức liên doanh với nước ngoài trong phát triển công nghiệp cần có chiến lược và quy hoạch cụ thể để tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm chế tạo. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo các ngành công nghiệp phát triển một cách bền vững. Mục tiêu của việc khuyến khích các thành phần kinh tế trong phát triển công nghiệp là nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển công nghiệp theo định hướng đã lựa chọn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. 1.3.3. Lựa chọn công nghệ trong phát triển các ngành công nghiệp Quá trình phát triển công nghệ từ thấp đến cao tương ứng với các loại công nghệ như: công nghệ thâm dụng tài nguyên (các ngành khai thác tài nguyên, chế biến nông sản...); công nghệ thâm dụng lao động (các ngành sản xuất quần áo, giày dép, hàng gia dụng...); công nghệ thâm dụng vốn (các ngành sản xuất máy móc, thiết bị...); công nghệ thâm dụng kỹ thuật (các ngành sản xuất phần cứng, phần mềm máy vi tính, công nghệ sinh học...). Các nước đi sau có lợi thế của kẻ đi sau, vừa có thể phát triển tuần tự, vừa có thể nhảy vọt ở một số ngành kỹ thuật cao nếu có điều kiện phù hợp. Việc tận dụng lợi thế về tài nguyên phong phú và lao động giá rẻ là nguyên nhân trực tiếp để đa số các nước đang phát triển lúc đầu lựa chọn công nghệ thâm dụng tài nguyên và lao động. Những ngành sử dụng loại công nghệ này thường dễ xây dựng, vốn đầu tư không lớn, tạo được nhiều việc làm cho người lao động, góp phần tích luỹ vốn ban đầu. Nhưng về lâu dài lại tạo ra giá trị gia tăng thấp, ít sự sáng tạo, năng suất lao động tăng chậm. Lúc này, việc tận dụng lợi thế của kẻ đi sau lại tạo ra bước đột phá trong sản xuất, phát triển các ngành công nghệ cao, nâng cao năng suất lao động, tạo ra giá trị gia tăng lớn. Công nghệ thích hợp khi có tỉ lệ vốn-lao động phù hợp với nguồn lực sẵn có của đất nước, địa phương. Thực tế cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài thường cung cấp những công nghệ phù hợp với điều kiện của họ, tức là có tỉ lệ vốn-lao động cao. Ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ đạt được năng suất cao, tạo nhiều mối liên kết và tiềm năng sẽ tạo ra được những ngành công nghiệp chiến lược, đặc biệt trong hoàn cảnh chính sách thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, trên cơ sở nguồn lực của các nước đang phát triển, công nghệ hiện đại chỉ có thể đạt được thành công khi có chính sách can thiệp của Nhà nước. Một số chính sách can thiệp chủ yếu như: - Chính sách giá trần và giá sàn của Nhà nước: chính sách lương tối thiểu hay lương theo thoả thuận của công đoàn dẫn đến xu hướng chuyển sang sử dụng công nghệ thâm dụng vốn. - Chính sách lãi suất trần, quản lý tín dụng làm cho các doanh nghiệp lớn có cơ hội hơn và chuyển sang công nghệ thâm dụng vốn. - Chính sách ngoại thương nói chung khuyến khích các doanh nghiệp lớn thông qua miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị. Nhưng những can thiệp trên sẽ không có lợi cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Các công nghệ không thích hợp thể hiện: - Sản phẩm không thích ứng với nhu cầu và thị hiếu của đại đa số người tiêu dùng trong nước. - Sử dụng nguyên liệu nhập khẩu trong khi địa phương có khả năng cung ứng. - Quy mô hoạt động quá lớn vượt quá khả năng quản lý. - Sử dụng lao động kỹ thuật cao không có sẵn tại địa phương. - Sử dụng nhiều máy móc nhập khẩu đắt tiền không thích hợp với điều kiện địa phương. - Thông thường chỉ thích hợp với một số doanh nghiệp quy mô lớn chứ không thích hợp với nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ. - Công nghệ thâm dụng vốn có sản lượng cao hơn trên một đồng vốn đầu tư nên gia tăng GDP. Công nghệ thâm dụng lao động có sản lượng trên một đồng vốn thấp nhưng tạo nhiều việc làm hơn. 1.3.4. Tận dụng lợi thế theo quy mô trong phát triển một số ngành công nghiệp Trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất quy mô lớn có thể giảm được chi phí. Lợi thế kinh tế theo quy mô tồn tại vì những lý do: - Do tính không thể chia được của quá trình sản xuất, trong quá trình sản xuất luôn cần một số lượng tối thiểu các đầu vào để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, nó không phụ thuộc vào việc có sản xuất hay không sản xuất, các chi phí đó gọi là chi phí cố định và nó không thay đổi theo mức sản lượng, nghĩa là các chi phí không thể chia nhỏ được nữa, nó bắt đầu từ những mức sản lượng thấp và không tăng cùng với mức tăng của sản lượng. Vì vậy, khi sản lượng tăng, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô vì chi phí cố định này có thể chia cho một số lượng nhiều hơn các đơn vị sản lượng và như vậy nó làm giảm chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm. - Do tính chuyên môn hoá, một số ngành nghề riêng lẻ, một mình phải đảm đương tất cả các công việc trong kinh doanh nhưng nếu họ mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động thì mỗi người công nhân có thể tập trung vào một công việc cụ thể và giải quyết công việc đó có hiệu quả hơn, do đó góp phần làm giảm chi phí bình quân. - Do tính quan hệ chặt chẽ, doanh nghiệp có quy mô lớn thường cần đến lợi thế của các máy móc mới, hiện đại, với mức sản lượng cao thì chi phí khấu hao máy móc có thể trải đều cho một số lượng lớn sản phẩm và với kỹ thuật đó có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm đến mức làm cho chi phí bình quân giảm. Các doanh nghiệp quy mô lớn thường có khả năng chi phối thị trường, sử dụng kỹ thuật sản xuất hàng loạt, có đủ tiềm năng tài chính để tự nghiên cứu và phát triển, có bộ máy quản lý chuyên nghiệp và được xem là đầu tàu kéo các doanh nghiệp khác cùng phát triển. Phát triển các ngành công nghiệp quy mô vừa và nhỏ Trong một số ngành công nghiệp mà sản phẩm có tính thời trang như quần áo, giày dép, đồ gỗ gia dụng, vật liệu xây dựng, thực phẩm, thì quy mô vừa và nhỏ tỏ ra khá hiệu quả. Việc phân loại quy mô lớn, vừa hay nhỏ dựa vào tiêu thức số lao động hay số vốn và chỉ mang tính chất tương đối. Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có những lợi thế rõ ràng, đó là khả năng thoả mãn nhu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hoá, khuynh hướng sử dụng nhiều lao động với trình độ lao động kỹ thuật trung bình thấp, đặc biệt rất linh hoạt, có khả năng nhanh chóng thích nghi với các nhu cầu và thay đổi của thị trường, phát huy và tận dụng tốt các nguồn lực ở những vùng sâu, vùng xa. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp quy mô nhỏ ở các thành phố lớn còn nhiều hơn các doanh nghiệp quy mô lớn. Hơn nữa, doanh nghiệp quy mô nhỏ nói chung thường sử dụng công nghệ thâm dụng lao động. Loại hình doanh nghiệp này tạo nhiều việc làm, góp phần phân phối lại thu nhập. Công nghiệp quy mô nhỏ còn thúc đẩy phi tập trung hoá do phân bổ ở nông thôn hay những thành phố nhỏ, đó là xí nghiệp thôn dã. Những ngành công nghiệp truyền thống cũng thường phát triển ở quy mô vừa và nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ còn là vườn ươm cho các tài năng quản lý. Tuy nhiên, hiệu quả của các doanh nghiệp quy mô nhỏ phụ thuộc nhiều vào hiệu quả sinh ra do sự kết hợp nhiều doanh nghiệp và do các hoạt động thay thế hay hỗ trợ. Những người sản xuất quy mô nhỏ cần tiếp cận với các đầu vào trung gian nên thích phân bổ gần các cảng hay những tiện ích giao thông khác. Các doanh nghiệp nhỏ ít tự đào tạo lao động, nhưng hưởng lợi do gần các trung tâm đô thị nơi lao động có tay nghề. Các doanh nghiệp nhỏ có tỉ lệ phá sản khá cao. Chính phủ tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển như: cung cấp hệ thống luật pháp, những thể chế khác, duy trì những chính sách dựa trên cơ sở thị trường, loại bỏ những chính sách làm nản lòng nhà kinh doanh. Chính phủ còn hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng trong dài hạn, trợ cấp cho các doanh nghiệp này sẽ tốn kém và tỏ ra kém hiệu quả.[1, tr 190-192] 1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp 1.4.1.Vị trí địa lý Vị trí địa lý bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Vị trí địa lý tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp cũng như phân bố các ngành công nghiệp và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Nhìn chung, vị trí địa lý có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành cơ cấu ngành công nghiệp và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong điều kiện tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Sự hình thành và phát triển của các xí nghiệp, các ngành công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý. Có thể thấy rõ hầu hết các cơ sở công nghiệp ở các quốc gia trên thế giới đều được bố trí ở những khu vực có vị trí thuận lợi như gần các trục đường giao thông huyết mạch, gần sân bay, bến cảng, gần nguồn nước, khu vực tập trung đông dân cư. Vị trí địa lý thuận lợi hay không thuận lợi tác động mạnh tới việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp, bố trí không gian các khu vực tập trung công nghiệp. Vị trí địa lý càng thuận lợi thì mức độ tập trung công nghiệp càng cao, các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp càng đa dạng và phức tạp. Ngược lại, những khu vực có vị trí địa lý kém thuận lợi sẽ gây trở ngại cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp cũng như việc kêu gọi vốn đầu tư ở trong và ngoài nước. 1.4.2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật chất không thể thiếu được để phát triển và phân bố công nghiệp. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành và xác định cơ cấu ngành công nghiệp. Một số ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ hải sản phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Số lượng, chất lượng, phân bố và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình phát triển và phân bố của nhiều ngành công nghiệp. Tuy nhiên, đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung, đối với phát triển công nghiệp nói riêng, tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Vì tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực có hạn, nếu chỉ biết khai thác thì dần dần trở nên cạn kiệt một cách nhanh chóng. Tài nguyên thiên nhiên chỉ trở thành một sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và sử dụng nó một cách hiệu quả. Thực tế cho thấy, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc,.v.v là những nước có ít tài nguyên nhưng lại là những nước có nền công nghiệp phát triển mạnh nhờ biết cách tận dụng các lợi thế và tiềm năng của mình. Trong khi, đa phần các nước đang phát triển ở giai đoạn đầu thường quan tâm nhiều đến xuất khẩu sản phẩm thô, đó là những sản phẩm được khai thác trực tiếp từ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, chưa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế. Tuy điều này đem lại sự gia tăng thu nhập ban đầu cho quốc gia, nhưng đây không phải là con đường để phát triển bền vững trong dài hạn. Đối với những ngành công nghiệp chủ chốt thì khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu đối với việc phát triển và phân bố công nghiệp. Khoáng sản được coi là “bánh mì” cho các ngành công nghiệp. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản và sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối qui mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. Các nhân tố tự nhiên khác cũng có tác động tới sự phát triển và phân bố công nghiệp như đất đai, tài nguyên sinh vật biển: + Về mặt tự nhiên, đất ít có giá trị đối với công nghiệp. Suy cho cùng, đây chỉ là nơi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp, các khu vực tập trung công nghiệp. Quỹ đất dành cho công nghiệp và các điều kiện về địa chất công trình ít nhiều có ảnh hưởng tới qui mô hoạt động và vốn kiến thiết cơ bản. + Tài nguyên sinh vật và tài nguyên biển cũng có tác động tới sản xuất công nghiệp. Rừng và hoạt động lâm nghiệp là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng (gỗ, tre, nứa…), nguyên liệu cho các ngành công nghiệp giấy, chế biến gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp (tre, song, mây, giang, trúc…), dược liệu cho công nghiệp dược phẩm. Sự phong phú của nguồn thuỷ, hải sản với nhiều loại động, thực vật dưới nước có giá trị kinh tế là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản. Ngoài các dạng tài nguyên biển khác như dầu mỏ, khí đốt,.v.v. được con người biết đến và khai thác từ lâu, thì cùng với sự tiến bộ của khoa học thăm dò, khai thác con người ngày càng phát hiện nhiều hơn các loại khoáng sản, năng lượng từ đại dương như năng lượng sóng, năng lượng thuỷ triều để tạo ra điện, hay các dạng kim loại quý nằm dưới đáy biển là cơ hội, tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp mới trong tương lai. - Khí hậu :cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố công nghiệp. Đặc điểm của khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối cả việc lựa chọn kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Chẳng hạn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi lại phải nhiệt đới hoá trang thiết bị sản xuất. Ngoài ra, khí hậu đa dạng và phức tạp làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm. 1.4.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội Những đặc điểm kinh tế xã hội đặc trưng của từng địa phương, quốc gia có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển công nghiệp. Với những điều kiện đặc thù về xuất phát điểm của nền kinh tế, đời sống, phong tục tập quán văn hoá của nhân dân địa phương sẽ tác động đến việc lựa chọn con đường phát triển công nghiệp phù hợp với những đặc trưng đó. Đặc điểm dân cư và nguồn lao động: Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và phân bố công nghiệp, được xem xét dưới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ. Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phân bố và phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt- may, giày- da, công nghiệp thực phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kỹ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề thường gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như kỹ thuật điện, điện tử- tin học, cơ khí chính xác… Nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật và khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghệ cao và nâng cao hiệu quả sản xuất trong các ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, ở những địa phương có truyền thống về tiểu thủ công nghiệp với sự hiện diện của nhiều nghệ nhân thì sự phát triển ngành nghề này không chỉ thu hút lao động, mà còn tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, mang bản sắc dân tộc, được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước. Nếu biết đầu tư, khai thác, phát huy những yếu tố này sẽ mở ra một cơ hội mới trong phát triển công nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa mang lại giá trị xuất khẩu cao. Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng. Đó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của dân cư. Bên cạnh đó, phong tục tập quán, lịch sử truyền thống cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp mỗi quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng. Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi sẽ làm biến đổi về quy mô và hướng chuyên môn hoá của các ngành và xí nghiệp công nghiệp. Từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp của không gian công nghiệp cũng như cơ cấu ngành của nó. Phân tích nhân tố này, đòi hỏi mỗi quốc gia cũng như địa phương phải biết tận dụng những lợi thế trong việc lựa chọn những ngành công nghiệp cần ưu tiên phát triển, mặt khác cần có sự kết hợp các ngành có lợi thế về mặt xã hội với các ngành đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn và hàm lượng khoa học công nghệ cao. 1.4.4. Các yếu tố về nguồn lực - Vốn sản xuất và vốn đầu tư Vai trò của vốn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đã được chứng minh trong lý thuyết của kinh tế học phát triển như: mô hình Harrod-Domar, J.Keynes. Đối với sản xuất công nghiệp, vốn có vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất và mở rộng; góp phần gia tăng năng lực sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ đầu tư đổi thiết bị, công nghệ sản xuất. Đối với cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp, vốn góp phần đầu tư mới, duy trì và mở rộng theo hướng ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại. Trong các hoạt động đầu tư cho sản xuất thì đầu tư cho tái sản xuất tài sản sản cố định được xem là một hoạt động hết sức quan trọng, có tính chất lâu dài và có những mối quan hệ ổn định, ảnh hưởng đến tất cả các ngành, các khâu và các yếu tố trong nền kinh tế. Do đó, đầu tư vào tài sản cố định cần phải được xem xét một cách thận trọng, đảm bảo khả năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đây là những khoản đầu tư ban đầu rất lớn, thời gian thu hút vốn chậm nên rất cần huy động các nguồn lực từ bên ngoài tham gia đầu tư phát triển; cũng như cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp trong hoạt động này. Đối với công nghiệp, nguồn vốn FDI có vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở những tác dụng sau: + Giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế nhất là trong lĩnh vực phát triển công nghiệp. Do tích luỹ nội bộ của đa phần các nước đang phát triển thấp, là cản trở lớn cho sự phát triển nên đây được xem là yếu tố quan trọng để gia tăng nguồn lực cho phát triển. + Cùng với việc cung cấp vốn, thông qua FDI các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ từ nước này sang nước khác, từ đó giảm dần khoảng cách về khoa học công nghệ giữa các nước, nhất là trong công nghiệp là ngành đòi hỏi yếu tố về khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong quá trình sản xuất cao hơn nhiều so với các ngành khác trong xã hội. + Đầu tư FDI còn làm cho các hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trong nước phát triển, thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất nước. Từ đó, có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. - Tiến bộ khoa học- công nghệ Tiến bộ khoa học- công nghệ không chỉ tạo ra những khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể toàn ngành công nghiệp, làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp trở nên hợp lý, có hiệu quả và kéo theo những thay đổi về quy luật phân bố sản xuất, mà còn làm nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến và mở ra triển vọng phát triển của công nghiệp trong tương lai. Nhân tố khoa học công nghệ còn ảnh hưởng quyết định đến nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhờ các tiến bộ của khoa học công nghệ các dây chuyền, thiết bị trong khai thác, sản xuất công nghiệp ngày càng trở nên tiến tiến, hiện đại; từ đó tăng khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho sản xuất, tiết kiệm được chi phí trong sản xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ứng dụng và đổi mới công nghệ giúp tạo ra những sản phẩm có ưu thế vượt trội, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, đa tính năng, chủng loại và mẫu mã, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường, do đó mở rộng được thị trường tiêu thụ. Công nghệ và đổi mới công nghệ trong công nghiệp còn góp phần giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, giảm lao động nặng nhọc độc hại, biến đổi cơ cấu lao động theo hướng: nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn cao, lao động kỹ thuật có tay nghề giỏi, giảm dần lao động phổ thông và lao động giản đơn. Tiến bộ khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội. Ở mỗi trình độ công nghệ có những hình thức và mức độ phân công lao động thích ứng. Đồng thời sự phân công lao động xã hội hợp lý là môi trường thuận lợi để thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ phát triển . Phân công lại lao động là tác nhân trực tiếp của sự hình thành công nghiệp và sự phân hoá nội bộ công nghiệp thành những phân hệ khác nhau. Bởi vậy, trình độ tiến bộ của khoa học công nghệ càng cao, phân công lao động xã hội càng sâu sắc, sự phân hoá công nghiệp diễn ra càng mạnh và cơ cấu công nghiệp càng phức tạp. Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra những nhu cầu mới. Chính những nhu cầu này là tác nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển một số ngành công nghiệp mới đại diện cho công nghiệp trình độ cao. Những ngành này khi xuất hiện được xem là những ngành công nghiệp non trẻ, nhưng tương lai sẽ trở thành những ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước. Tiến bộ khoa học công nghệ còn làm hạn chế ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, cho phép phát triển công nghiệp ngay cả khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Chẳng hạn, sự phát triển của công nghiệp lọc hoá dầu bên cạnh cung cấp nguồn năng lượng cho quá trình sản xuất còn tạo ra những vật liệu mới, sản phẩm nhân tạo có những tính năng và phẩm chất không khác gì sản phẩm trong tự nhiên, thậm chí một số có thể thay thế được cả nguyên liệu trong tự nhiên. - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ công nghiệp có ý nghĩa nhất định đối với sự phân bố công nghiệp. Nó có thể là tiền đề thuận lợi hoặc cản trở sự phát triển công nghiệp. Số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước…) góp phần đảm bảo các mối liên hệ sản xuất, kinh tế, kỹ thuật giữa vùng nguyên liệu với nơi sản xuất, giữa các nơi sản xuất với nhau và giữa nơi sản xuất với địa bàn tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay trong quá trình công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển, việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng trên một lãnh thổ đã tạo tiền đề cho sự hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và khu kinh tế. Việc hình thành các khu công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong phát triển công nghiệp. Nhờ việc tập trung các doanh nghiệp công nghiệp trong một không gian lãnh thổ nhất định sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong đầu tư cơ ở hạ tầng được đồng bộ, thống nhất; đảm bảo việc xử lý chất thải và bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng thu hút đầu tư, đảm bảo môi trường sản xuất kinh doanh được ổn định, tạo điều kiện mở rộng sản xuất, tận dụng được các tiềm năng lợi thế của địa phương. Do đó, để các khu công nghiệp, khu kinh tế thực sự mang lại hiệu quả cao, khi xây dựng các khu công nghiệp cần đảm bảo các nội dung sau: + Tổ chức được mối liên hệ sản xuất hợp lý, chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với kết cấu hạ tầng; giữa phát triển sản xuất kinh doanh với việc bảo vệ môi trường; giữa sản xuất gắn với đảm bảo điều kiện lao động và đời sống của người lao động làm việc trong các khu công nghiệp và nhân dân. + Có khả năng thu hút và sử dụng lao động địa phương phù hợp về cả số lượng và chất lượng. + Có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường trong khu vực và hướng đến xuất khẩu + Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển các khu công nghiệp với quy hoạch phát triển đô thị và đời sống dân cư các vùng phụ cận. + Đảm bảo kết hợp tốt trong việc bố trí xây dựng các khu công nghiệp với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng an ninh. 1.4.5. Đường lối phát triển công nghiệp Đường lối phát triển công nghiệp ở mỗi quốc gia qua các thời kỳ lịch sử có ảnh hưởng to lớn và lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp, tới định hướng đầu tư và xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp. Ở Việt Nam, Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý. Sau đó Đại hội VII (1991) đã xác định rõ phải đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Phù hợp với xu thế mở cửa và hội nhập, chúng ta đã xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn dựa vào lợi thế so sánh như công nghiệp năng lượng (dầu khí, điện năng), công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản (dựa trên thế mạnh về nguyên liệu), công nghiệp nhẹ gia công xuất khẩu sử dụng nhiều lao động, công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin và một số ngành sản xuất nguyên liệu cơ bản... Cơ cấu công nghiệp theo ngành và theo lãnh thổ đã có những chuyển biến rõ rệt theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Các đường lối phát triển công nghiệp được cụ thể hoá bằng các bản quy hoạch, chiến lược phát triển cho từng ngành công nghiệp, từng địa phương cụ thể. Nhà nước hoạch định các chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Các chiến lược và quy hoạch này là sự định hướng phát triển các ngành, sự phân bố của không gian lãnh thổ phát triển công nghiệp và định hướng đầu tư cho các chủ thể kinh tế. Một định hướng đúng sẽ đưa công nghiệp phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững trên cơ sở phát huy tối đa các nguồn lực và lợi thế sẵn có của đất nước, địa phương. Chiến lược phát triển công nghiệp phải mang tầm nhìn dài hạn, tạo được sự nhất quán về đường hướng phát triển và các giải pháp để phát triển; đồng thời chiến lược phát triển công nghiệp phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để làm được điều đó, khi xây dựng chiến lược phát triển một ngành công nghiệp nào đó cần xác định được bản thân ngành công nghiệp đó đang đứng ở đâu, đích đạt được của ngành công nghiệp đó là gì và khi nào đạt được mục tiêu đề ra. Chiến lược phát triển của một ngành công nghiệp cụ thể muốn đảm bảo tính khách quan, có căn cứ khoa học cần được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá và lựa chọn về các quan điểm, các mục tiêu cần đạt được và hệ thống các giải pháp chủ yếu để thực hiện, như giải pháp công nghệ (nghiên cứu sản xuất trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài), về đào tạo nhân lực, về phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các ngành công nghiệp đó. Quy hoạch phát triển công nghiệp là một văn bản pháp lý quan trọng cho hoạt động xúc tiến đầu tư, là cơ sở để các nhà đầu tư có thể xác định lĩnh vực mà địa phương đang ưu tiên đầu tư phát triển, từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư sản xuất cho mình. Đồng thời quy hoạch phát triển là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu. Thông qua quy hoạch giúp các nhà lãnh đạo, quản lý và các nhà đầu tư thấy rõ những việc họ cần làm, những hướng cần phát triển. Quy hoạch tạo điều kiện để huy động các nguồn lực một cách hiệu quả nhất cho công cuộc phát triển đất nước. Do đó, xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp phải đảm bảo được những nội dung: Tổng kết, đánh giá quá trình phát triển của thời kỳ trước khi quy hoạch; Phân tích, dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển; Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển; xây dựng các phương án phát triển và tổ chức không gian (bao gồm các chương trình và dự án ưu tiên); Các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch. Kết luận chương 1 Qua quá trình nghiên cứu và từ những kinh nghiệm thực tiễn đúc rút được trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã góp phần làm cho cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp ngày càng hoàn thiện, phong phú; làm nền tảng cho việc hoạch định các chiến lược, quy hoạch phát triển một cách khoa học, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển công nghiệp theo từng giai đoạn. Công nghiệp cũng ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong sự phát triển kinh tế xã hội và phát triển công nghiệp là một nội dung trọng tâm trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước; công nghiệp làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế xã hội, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân, hình thành các phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại; góp phần giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, địa phương. Đặc điểm của sản xuất của công nghiệp cũng cho thấy đây là ngành sớm có điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất hơn so với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, từ đó nâng cao năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, đa dạng phong phú về chủng loại không những đáp ứng nhu cầu của đời sống nhân dân mà còn làm xuất hiện những nhu cầu mới. Từ phân tích các đặc điểm và nội dung phát triển công nghiệp cho thấy để phát triển công nghiệp một quốc gia, một lãnh thổ hay một địa phương; tuỳ vào điều kiện các nguồn lực phát triển và tuỳ vào mỗi giai đoạn phát triển, mỗi quốc gia, lãnh thổ và địa phương có thể lựa chọn con đường phát triển công nghiệp phù hợp cho riêng mình với đặc điểm và các nguồn lực hiện có. Để công nghiệp phát triển ổn định, lâu dài ngoài tăng cường mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, thì vấn đề chất lượng tăng trưởng công nghiệp cần phải được quan tâm hơn nữa. Phát triển công nghiệp không chỉ đem lại sự gia tăng về quy mô đơn thuần mà thông qua đó phải nâng cao được hiệu quả trong sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn của lao động, tạo ra được các sản phẩm có giá trị cao, làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế xã hội của nhân dân. Ngày nay, nền kinh tế thị trường được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất. Trong sản xuất công nghiệp, thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Do đó, muốn công nghiệp phát triển bền vững đòi hỏi các địa phương và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh dài hạn, phản ứng nhanh với thông tin thị trường để có các kế hoạch ứng phó kịp thời. Trang bị cho mình những kiến thức về thị trường quốc tế sẽ là cơ hội giúp cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2005-2010 2.1. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp 2.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 4.739,8 km2. Phía Bắc giáp huyện Lệ Thuỷ (tỉnh Quảng Bình); Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế); Phía Đông giáp Biển Đông và phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và tỉnh Salavan của nước CHDCND Lào. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính, gồm thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 08 huyện là Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hoá, Đakrông và huyện đảo Cồn Cỏ. - Thuận lợi: Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc Nam chạy dọc qua tỉnh và quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á, cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế-văn hoá với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hoá trong vùng và trung chuyển hàng hoá thông qua tuyến đường xuyên Á. Quảng Trị là đầu mối giao thông quan trọng, nằm ở vị trí đầu cầu về phía Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây nối với các nước Lào, Thái Lan, Myanma... qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng...; Là điểm giữa của “ Con đường di sản miền Trung” và “ Con đường huyền thoại”. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để Quảng Trị phát triển kinh tế xã hội và mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. - Khó khăn: nằm cách xa 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh, ít chịu ảnh hưởng lan toả từ hai khu vực này. Đây vốn là những trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị của cả nước; là nơi tập trung đông dân cư, thị trường tiêu thụ rộng lớn; có các ngành công-nông nghiệp-dịch vụ phát triển hơn hẳn các vùng khác trong cả nước. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên * Thuận lợi: nằm trong khu vực được ưu đãi một số tài nguyên thiên có trữ lượng tương đối, chủng loại đa dạng; đặc biệt là vật liệu xây dựng như xi măng, cát, đá... - Diện tích đất tự nhiên: tổng diện tích đất tự nhiên của Quảng Trị là 473.983 ha, trong đó: đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất, trên 381.008 ha chiếm 80,3%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm phần lớn diện tích 290.476 ha bằng 61,2%. Hiện quỹ đất quy hoạch dành cho phát triển công nghiệp trên địa bàn cả tỉnh có khoảng 5.830 ha chiếm xấp xỉ 1,2% diện tích toàn tỉnh. - Sông ngòi: theo địa chí Quảng Trị năm 1995: Quảng Trị có 12 con sông lớn hình thành thành 3 hệ thống sông chính là: Sông Bến Hải, Sông Thạch Hãn, Sông Ô Lâu ( Mỹ Chánh). Do ảnh hưởng của địa hình nên sông ở đây thường xuyên ngắn và dốc, đây cũng là điều kiện phát triển mạng lưới thuỷ điện, phổ biến nhiều ở miền núi vùng Đakrông, Hướng Hoá. Vì vậy, vai trò của sông ngòi là hết sức quan trọng, ngoài cảnh quan thiên nhiên khu vực còn là cầu nối giao thông giữa các vùng miền và xây dựng các nhà máy thuỷ điện phục vụ đời sống dân sinh và sản xuất kinh doanh. - Tài nguyên, khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, nhưng nói chung trữ lượng không lớn lắm . Có thể kể ra các khoáng sản chính như dưới đây. i)Vàng: Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 19 điểm quặng và 3 điểm khoáng hoá vàng được tạo theo 2 nguồn gốc: nguồn gốc nhiệt dịch (19 điểm) và sa khoáng (3 điểm) với tổng trữ lượng thăm dò dự kiến khoảng 47 – 48 tấn. Trong đó có 5 điểm quặng vàng rất có triển vọng là Vĩnh Ô, Sa Lam, Xi Pa, Đá Bàn, A Vao; những điểm quặng này phân bố ở xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh), xã Tà Long, Tà Rụt và A Vao (huyện Đakrông). Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, điểm quặng Vĩnh Ô và điểm quặng Xi Pa có trữ lượng lớn nhất (khoảng trên 20 tấn vàng). Các điểm quặng vàng nêu trên đều nằm ở những vùng có địa hình đồi núi phức tạp nên khó khăn cho khai thác quy mô công nghiệp. ii) Titan: Quặng Ilmenit có chứa Titan phân bố trong dải cát dọc ven biển, tập trung chủ yếu ở huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Hải Lăng với trữ lượng trên 500.000 tấn; có thể khai thác với khối lượng khoảng 10 - 20 nghìn tấn/năm để chế biến xuất khẩu. iii) Cát trắng (cát thuỷ tinh): Cát thuỷ tinh phân bố chủ yếu ở huyện Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng, nhưng tập trung nhiều ở khu vực Cửa Việt. Dự báo trữ lượng trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 125 triệu m3 với chất lượng tốt, có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thuỷ tinh, kính xây dựng, vật liệu silicat... iv) Cao lanh: Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 03 điểm cao lanh ở Tà Long, A Pey (huyện Đakrông) và La Vang (huyện Hải Lăng) có chất lượng khá tốt. Hiện các điểm này đang được tiếp tục thăm dò, thử nghiệm để đưa vào khai thác. v) Than bùn: Than bùn phân bố ở huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Gio Linh, nhưng tập trung nhiều ở xã Hải Thọ (Hải Lăng) và xóm Cát, Trúc Lâm (Gio Linh) với tổng trữ lượng gần 400 ngàn tấn, có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ, phân vi sinh... Hiện tại, than bùn ở xã Hải Thọ đang được khai thác để sản xuất phân hữu cơ. vi) Nguyên liệu cho sản xuất xi măng và xây dựng: Quảng Trị là một trong ít tỉnh có đủ 3 nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng (đá vôi, đất sét xi măng và phụ gia xi măng). Trên địa bàn toàn tỉnh có 6 điểm: Tân Lâm, Cam Thành, Tà Rùng, KheMèo, Động Tà Ri, Tà Rùng và Hướng Lập. Nguyên liệu cho sản xuất xi măng bao gồm: + Mỏ đá vôi: được phân bố tập trung ở các điểm Tân Lâm, Cam Thành (huyện Cam Lộ) và Tà Rùng (huyện Hướng Hoá). Theo dự báo, tổng trữ lượng đá vôi ở điểm mỏ Tà Rùng hơn 3 tỷ tấn, Tân Lâm khoảng 340 triệu tấn; + Ngoài các mỏ đá vôi, còn có các điểm mỏ đất sét xi măng ở Tân An, Cùa, Tà Rùng; mỏ phụ gia cho xi măng ở Vĩnh Hoà, Dốc Miếu, Cam nghĩa… với trữ lượng lớn và chất lượng tốt, đặc biệt là mỏ puzơlan ở Tân Lâm; mỏ này đang được khai thác làm phụ gia hoạt tính cho ximăng. Nguyên liệu cho xây dựng ở tỉnh Quảng Trị cũng khá phong phú và có tiềm năng lớn, bao gồm sét gạch ngói, đá xây dựng, đá ốp lát, cát, cuội, sỏi... đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng của tỉnh trong giai đoạn hiện nay và trong nhiều năm tới.  + Sét gạch ngói được phát hiện ở 14 điểm mỏ với trữ lượng khoảng 3 triệu tấn phân bố nhiều ở Linh Đơn, Mai Lộc, Vĩnh Đại, Nhan Biều, Hải Thượng; + Đá xây dựng và ốp lát được phát hiện ở 10 điểm và phân bố chủ yếu ở huyện Đakrông và Hướng Hoá. Các mỏ đá xây dựng có trữ lượng ước tính khoảng 500 triệu m3 và phân bố chủ yếu dọc Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh trở về phía Tây – vùng có điều kiện giao thông khá thuận lợi, nên cũng thuận lợi cho khai thác. Các mỏ đá ốp lát – đá granít được phát hiện ở huyện Đakrông và xã Hướng Phùng có màu sắc đẹp với trữ lượng dự báo khoảng 23 triệu m3: có 4 điểm là đá granit Chân Vân, đá hoa Khe Ngài, granodiorit Đakrông và gabro Cồn Tiên. + Cát, cuội, sỏi xây dựng: Có 16 điểm mỏ với trữ lượng dự báo khoảng 3,9 triệu m3, tập trung ở vùng thượng nguồn các sông, trong đó có nhiều vùng có giao thông thuận lợi cho việc khai thác. vii) Nước khoáng: Có 4 điểm nước khoáng nóng được phát hiện ở Tân Lâm (huyện Cam Lộ); Ba Ngao, Làng Rượu, Na Lân (huyện Đakrông). Các điểm nước khoáng này đều có lưu lượng khoảng 0,4 - 4 lít/s, nhiệt độ 45 – 700C, trong đó điểm làng Rượu có lưu lượng lớn nhất (4 lít/s) và nhiệt độ cao nhất (700C). Tất cả các điểm nước khoáng nóng đều thuộc nhóm nước khoáng cacbonic. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn có khoáng pirít phân bố ở Vĩnh Linh với trữ lượng nhỏ.   Nói chung, nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn hầu hết chưa được điều tra thăm dò chi tiết, cần phải tập trung thực hiện trong thời gian tới để có cơ sở thu hút đầu tư, tổ chức khai thác đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. - Tài nguyên rừng: toàn tỉnh có 226.121 ha, trong đó: rừng tự nhiên chiếm 59,85%, chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo, trữ lượng thấp, phân bố trên các địa bàn hiểm trở; Rừng trồng chiếm 40,15%; sản lượng gỗ khai thác 90,5 ngàn m3 năm 2009 và năm 2010 là 136,7 ngàn m3, chủ yếu là gỗ Bạch đàn, gỗ Keo dùng làm nguyên liệu giấy, gỗ ép... - Tài nguyên biển: ngư trường Quảng Trị rộng trên 8.400 km2 có tiềm năng để phát triển ngành kinh tế thuỷ sản. Theo đánh giá của FAO trữ lượng hải sản khoảng 60 ngàn tấn, trong đó có các loại đặc sản chiếm 11%, cá nổi chiếm 57,3%, cá đáy 31,6%. Tổng trữ lượng cho phép khai thác hàng năm 13.000-18.000 tấn. Diện tích mặt nước, đất nhiễm mặn bạc màu... đã đưa vào nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt vùng đồi cát ven biển. Năm 2005 là 18.500 tấn, năm 2010 là 25.000 tấn thuỷ, hải sản. Nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu chủ yếu là thuỷ sản nuôi trồng. * Khó khăn: Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thường xuyên gặp nhiều thiên tai, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nhất là hoạt động khai thác, sản xuất ngoài trời. - Khí hậu: nhìn chung khí hậu thời tiết Quảng Trị rất khắc nghiệt, do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Bắc-Nam. Đặc biệt, là gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè và lũ lụt kéo dài vào mùa mưa ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và sản xuất. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội Trên 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, cùng với sự đi lên của cả nước, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị ngày càng phát triển, giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và có xu hướng ngày càng tăng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân 5 năm (2006-2010) đạt 8,67%; trong đó khu vực nông-lâm-ngư nghiệp tăng 4,74%, khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 21,66%, riêng công nghiệp tăng 19,5%; khu vực thương mại dịch vụ tăng 6,71%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 16,5 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.Hiện nay, nông nghiệp chiếm 28,4%; công nghiệp-xây dựng chiếm 35,8% và dịch vụ chiếm 35,8%. 2.1.4.Đặc điểm về dân cư và lao động Dân số toàn tỉnh đến năm 2010, có 600.462 người, chiếm khoảng 0,69% dân số cả nước. Số dân thành thị có 170.531 người, chiếm khoảng 28,4%. Bình quân mỗi năm dân số của tỉnh tăng thêm khoảng 1.800-2.000 người. Mật độ dân số toàn tỉnh là 127 người/km2, thuộc loại thấp so với các địa phương trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ, tập trung đông ở thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng (TP. Đông Hà: 1.140 người/km2, TX. Quảng trị: 313 người/km2). Trong khi đó, huyện Hướng Hoá chỉ 66 người/km2, huyện Đakrông chỉ có 30 người/km2. Hiện toàn tỉnh có khoảng 311.977 người đang làm việc trong các ngành kinh tế (chiếm khoảng 51,9% dân số). Phần lớn lao động trong giai đoạn 2006-2010 làm việc trong ngành nông, lâm, thuỷ sản (chiếm 55-60%). Lao động ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp và tăng không ổn định theo các năm. Trình độ lao động chuyên môn thấp. Biểu đồ 2. 1: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (Nguồn: NGTK Quảng Trị 2010) 2.1.5. Điều kiện hạ tầng: Hiện tại, về cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội cũng như công nghiệp đã và đang được đầu tư xây dựng, một số được đưa vào khai thác và bước đầu mang lại hiệu quả. Giao thông: Đường bộ: các tuyến đường trên địa bàn trong tỉnh trong những năm gần đây luôn được đầu tư, nâng cấp và mở rộng. Quảng Trị có 04 tuyến đường quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài 376,2 km và có vai trò quan trọng, là tuyến giao thông huyết mạch nối tỉnh với các vùng trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, tỉnh có 20 tuyến tỉnh lộ với chiều dài 320,6 km và 628 km đường huyện và giao thông nông thôn góp phần liên thông giữa các địa bàn trong tỉnh và các vùng lân cận. + Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua tỉnh dài 76 km (với 7 ga đạt tiêu chuẩn cấp 3 và 4) thuận tiện cho vận chuyển hàng hoá và đi lại. + Đường hàng không: Sân bay Phú Bài (tỉnh Thừa Thiên Huế) và sân bay Đà Nẵng cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 80km và 150km về phía Nam thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hoá và đi lại. + Đường thuỷ: Quảng Trị có 04 sông lớn với tổng chiều dài khoảng 400km, trong đó khoảng 300km có hoạt động vận tải, hiện đã đưa vào quản lý và khai thác 129 km, khá thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ phục vụ vận tải và khai thác vật liệu xây dựng. + Cảng Cửa Việt được xây dựng với 2 cầu cảng dài 128m, dùng cho tàu thuyền hoạt động vận tải dưới 2.000 DWT. Ngoài ra, trong tương lai gần, cảng Cửa Việt sẽ được đầu tư xây dựng thêm bến cảng, nâng công suất lên 800.000 tấn đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và phát triển kinh tế. + Cửa khẩu: Quảng Trị có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu quốc gia La Lay và 04 cửa khẩu phụ là Tà Rùng, Cheng, Thanh Cóc với các tỉnh Savanakhet và Salavan của nước CHDCND Lào. Trong những năm qua, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo được đầu tư xây dựng khang trang, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, công tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh đã tạo điều kiện qua lại trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây. Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tương đối thuận lợi hơn so với một số địa phương xung quanh và đang tiếp tục được hoàn thiện để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Hệ thống cấp điện: hiện nhà máy thuỷ điện Quảng Trị (công suất 2x32MW) là nguồn điện cung cấp chính. Ngoài ra, tỉnh còn nhận diện thông qua hệ thống 110kV Đông Hà-Đồng Hới và Đông Hà-Huế. Điều kiện cung cấp điện ở khu vực đồng bằng tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Vùng sâu, vùng xa và hải đảo còn nhiều khó khăn phải sử dụng thuỷ điện nhỏ, điện mặt trời, máy phát diezel... Hệ thống cấp nước: toàn tỉnh đã có hệ thống cấp nước máy đầy đủ trong đó, TP.Đông Hà có nhà máy nước công suất 15.000m3/ngày đêm, thị xã Quảng Trị 3.500m3/ngày đêm. Các vùng nông thôn, miền núi chủ yếu dùng giếng khoan, chất lượng nước chưa đảm bảo. Hệ thống thông tin và truyền thông: đến nay đã phát triển khắp các địa bàn trong tỉnh. Năm 2010, toàn tỉnh có 408.000 thuê bao điện thoại, đạt 68 thuê bao/100 dân và 20.181 thuê bao internet đạt mật độ 3,3 thuê bao/100 dân, tốc độ tăng trưởng thuê bao Internet giai đoạn 2006-2010 là 78,5%/năm. Tổng số trạm phát sóng điện thoại di động đang hoạt động trên địa bàn là 918 trạm (gấp 10 lần năm 2006), 153 điểm bưu chính, chuyển phát. 2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh giai đoạn 2005-2010 2.2.1.Tổng quan về tình hình phát triển công nghiệp Sau 21 năm tái lập tỉnh Quảng Trị (1989-2010), nền kinh tế xã hội của tỉnh có những bước phát triển khá, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành công nghiệp. Cùng với việc tăng nhanh về số lượng cơ sở, lao động, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, sản phẩm được thị trường chấp nhận, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh liên tiếp qua các thời kỳ với tốc độ tăng trưởng khá cao giữa các năm so với cùng kỳ năm trước góp phần gia tăng thu nhập toàn tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân. 2.2.1.1. Giá trị sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) của tỉnh có mức tăng trưởng bình quân trong 5 năm là 19,54%/năm cao hơn mức tăng bình quân của cả nước là 15,9%/năm và vùng Bắc Trung Bộ là 16,7%/năm. Nhưng về mặt giá trị tăng thấp hơn so với giá trị tăng hàng năm của các địa phương vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Nguyên nhân do nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ. Bảng 2. 1: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh tế Đơn vị: tỷ đồng (giá cố định 1994) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 673,203 826,585 1.001,703 1.252,827 1.451,337 1.643,508 Khu vực NN 173,155 231,496 279,668 411,159 477,033 531,150 Kinh tế TW 39,245 105,250 152,516 272,975 315,092 365,258 Kinh tế địa phương 133,910 126,246 127,152 138,184 161,941 165,892 Khu vực ngoài NN 422,618 503,319 596,915 698,255 840,115 973,607 KVcó vốn nước ngoài 77,430 91,770 125,120 143,413 134,189 138,751 Biểu đồ 2. 2: Giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm (giá cố định 1994) (Nguồn: NGTK Quảng Trị 2010) Đánh giá về giá trị sản xuất công nghiệp Quảng Trị giai đoạn 05 năm 2006-2010 cho thấy những đặc điểm sau: + Khu vực kinh tế nhà nước Trung ương đã có bước phát triển mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng đạt 56,2%/năm trong giai đoạn 2006-2010 đưa giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 365 tỷ đồng, tăng gấp 9,3 lần so với năm 2005 và chiếm 21% trong cơ cấu giá trị công nghiệp toàn tỉnh (theo giá cố định năm 1994). Đạt được thành tựu này do đây là khu vực được ưu tiên phát triển sớm với quy mô lớn hơn hẳn so với các khu vực kinh tế khác trong toàn tỉnh. + Khu vực kinh tế nhà nước địa phương có mức tăng trưởng thấp đạt 4,3%/năm, tỷ trọng trong toàn ngành công nghiệp có sự thay đổi mạnh, năm 2005 chiếm 19,9% đến năm 2010 còn chiếm khoảng 10,1% (theo giá cố định năm 1994). + Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có mức tăng trưởng khá cao, giai đoạn 2006-2010 đạt 18,16%/năm. Lý do những năm gần đây các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt từ khi Luật doanh nghiệp ra đời, đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển nhanh và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành công nghiệp (chiếm khoảng 60% trong cả giai đoạn 2006-2010). + Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn vừa qua có mức tăng trưởng khá đạt 12,3%/năm. Tuy vậy, khu vực kinh tế này hiện vẫn chiếm tỷ trọng thấp và có xu thế tăng giảm không ổn định (đạt từ 8-12% trong giai đoạn 2006-2010). Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 138 tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với năm 2005. Trong thời gian tới, với việc môi trường đầu tư trên địa bàn trở nên thuận lợi hơn với khu kinh tế Đông-Nam Quảng Trị đang được xúc tiến đầu tư và phát triển, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có cơ hội phát triển mạnh và tỷ trọng sẽ gia tăng hơn trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh. Bảng 2. 2: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm Đơn vị:% 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ BQ 5 năm Tổng số 122.78 121.19 125.07 115.84 113.24 119.54 Khu vực NN 133.69 120.81 147.01 116.02 111.34 125.13 Kinh tế TW 268.19 144.91 178.98 115.43 115.92 156.23 Kinh tế địa phương 94.28 100.72 108.67 117.19 102.44 104.38 Khu vực ngoài NN 119.10 118.60 116.97 120.32 115.89 118.16 KVcó vốn nước ngoài 118.52 136.34 114.62 93.57 103.40 112.37 (Nguồn: NGTK Quảng Trị 2005&2010) Tốc tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm của tỉnh duy trì ở mức tăng trưởng khá trong các năm liên tiếp từ 2005-2008 đạt mức khoảng trên 20%/năm. Do đây là thời kỳ mà các khu công nghiệp dần dần được hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định, nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được đưa ra tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, từ năm 2009 trở đi do tình hình kinh tế chung gặp khó khăn, giá nguyên liệu tăng cao, nhu cầu thị trường suy giảm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất đã tác động không nhỏ đến tốc độ phát triển công nghiệp và đang có chiều giảm dưới 15%/năm. 2.2.1.2. Giá trị gia tăng công nghiệp Cùng với mức tăng trưởng về giá trị sản xuất thì giá trị gia tăng cũng có mức tăng đáng kể. Giá trị gia tăng sản lượng công nghiệp không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh về sự tăng trưởng công nghiệp về chiều rộng mà còn là chỉ tiêu để so sánh về hiệu quả trong sản xuất công nghiệp giữa các địa phương. Tỷ lệ giữa giá trị gia tăng sản lượng công nghiệp (VACN) và giá trị sản xuất công nghiệp (GOCN) cao cho thấy kết quả sản xuất công nghiệp mang lại hiệu quả cao. Bảng 2. 3: Tổng giá trị VA ngành công nghiệp và tốc độ tăng trưởng qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Diễn giải 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Công nghiệp 102,4 249,6 301,1 382,5 443,5 530,0 602,1 Tốc độ tăng trưởng(%) - 20,6 27 15,9 19,5 13,6 (Nguồn: NGTK Quảng Trị 2005&2010) Về giá trị gia tăng công nghiệp năm 2010 đạt trên 602 tỷ đồng gấp 2,4 lần so với năm 2005. Về tốc độ tăng trưởng (VACN) bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 19,3%/năm, tương đương với mức tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 đạt 19,5%/năm và cao hơn mức tăng trưởng toàn nền kinh tế là 10,8%/năm. Tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp trong tổng giá trị gia tăng toàn nền kinh tế của tỉnh (theo giá hiện hành ) tăng nhẹ, từ 12,2% năm 2005 lên khoảng 15,9% năm 2010. Bảng 2. 4: Tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp trong tổng sản phẩm của tỉnh Đơn vị: tỷ đồng Diễn giải 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. GDP(giá cố định) 1.195,7 1.813,2 2.024,2 2.251,6 2.485,9 2.719,7 3.008,4 VACN 102,4 249,6 301,1 382,5 443,5 530,0 602,1 VACN/GDP(%) 8,5 13,7 14,8 16,9 17,8 19,4 20,1 2. GDP(giá hiện hành) 1.679,1 3.407,2 4.089,7 5.056,9 7.088,2 8.095,9 9.888,3 VACN 134,3 418,7 517,8 683,3 962,3 1.250,4 1.575,8 VACN/GDP(%) 7,9 12,2 12,6 13,5 13,6 15,4 15,9 (Nguồn: NGTK Quảng Trị 2005&2010) Tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong tổng giá trị gia tăng toàn nền kinh tế tăng trưởng liên tiếp qua các năm phản ánh đúng xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bảng 2. 5: Tỷ lệ giá trị gia tăng công nghiệp so với giá trị sản xuất công nghiệp Đơn vị: tỷ đồng Diễn giải 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GO(giá cố định) 307,301 673,203 826,585 1.001,703 1.252,827 1.451,337 1.643,508 VACN 102,4 249,6 301,1 382,5 443,5 530,0 602,1 VACN/GO(%) 33,3 37 36,4 38,1 35,3 36,5 36,6 (Nguồn: NGTK Quảng Trị 2005&2010) Chỉ tiêu này cho thấy, sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt hiệu quả rõ nét bình quân khoảng 35% so với mức bình quân chung cả nước là 25-30%. Có được kết quả như vậy là nhờ sự tăng cường đầu tư của các doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô, đổi mới trang thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Tỷ lệ VA/GO cao cũng cho thấy cơ cấu công nghiệp có sự chuyển biến tích cực từ các ngành tạo ra giá trị gia tăng thấp như công nghiệp khai thác khoáng sản, gia công, sơ chế với trình độ công nghệ thấp sang các ngành công nghiệp chế biến chuyên sâu, công nghệ hiện đại mang lại giá trị gia tăng cao. 2.2.1.3. Quy mô sản xuất công nghiệp Phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh và đất nước, các doanh nghiệp đã không ngừng mở thêm các cơ sở sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hiện các cơ sở sản xuất tư nhân đang chiếm tỷ trọng cao, tuy quy mô nhỏ nhưng cũng đóng góp đáng kể vào sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Theo thống kê năm 2010, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 7044 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó 173 doanh nghiệp và 6871 cơ sở sản xuất nhỏ, cá thể hộ gia đình. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng số cơ sở sản xuất công nghiệp giai đoạn 2005-2010 bình quân đạt 2,0%/năm thấp so với giai đoạn 2001-2005 là 2,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng các cơ sở sản xuất công nghiệp chậm là do quá trình cổ phần hoá, sát nhập các cơ sở có quy mô nhỏ lẻ thành các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn để tăng cường khả năng cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Bảng 2. 6: Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh tế Đơn vị: cơ sở 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 6405 6546 6128 6428 6738 7044 Khu vực Nhà nước 7 5 6 6 6 6 Khu vực KT ngoài NN 6396 6539 6120 6417 6727 7034 KV có vốn ĐT nước ngoài 2 2 2 5 5 4 (Nguồn: NGTK Quảng Trị 2010) Quy mô mở rộng đòi hỏi tài sản cố định cũng phải tăng theo để đáp ứng yêu cầu phát triển. Tổng giá trị tài sản cố định mới tăng của ngành công nghiệp năm 2009 đạt 1617 tỷ đồng so với năm 2005 là 1011 tỷ đồng chiếm 36% so với tổng giá trị tài sản cố định mới tăng toàn tỉnh. Bảng 2. 7: Giá trị tài sản cố định mới tăng giai đoạn 2001-2009 Đơn vị: tỷ đồng Hạng mục 2000 2005 2009 Tăng 01-05 Tăng 06-09 Giá trị TSCĐ mới tăng cả tỉnh 578,8 1.697 4.411 24%/năm 27%/năm TSCĐ mới tăng ngành Công nghiệp 63,5 1.011 1.617 74%/năm 12,5%/năm TSCĐ mới ngành CN/toàn tỉnh(%) 11,0% 59,6% 36,7% (Nguồn: NGTK Quảng Trị 2005&2010) Tỷ trọng gia tăng tài sản cố định tăng cao trong giai đoạn 2005-2009 chiếm gần 40% -50% trong cơ cấu giá trị tài sản cố định tăng mới toàn tỉnh so với 20-30% trong giai đoạn 2000-2005. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn giai đoạn trước chỉ chiếm khoảng 12,5%/năm so với 74%/năm do các tài sản cố định trước đây vẫn đang phát huy tác dụng trong quá trình sản xuất, chưa hết khấu hao. Mặt khác, vì đa số các dây chuyền, thiết bị sản xuất giai đoạn sau đều có công nghệ tiên tiến, hiện đại nên giá trị đầu tư ban đầu rất cao làm cho giá trị tài sản cố định mới tăng cao nhưng đồng thời cũng gây khó khăn trong đầu tư nên làm tốc độ tăng trưởng chậm lại. Bên cạnh gia tăng về số lượng các cơ sở sản xuất và đầu tư nâng cấp trang thiết bị dây chuyền công nghệ thì các doanh nghiệp cũng không ngừng thu hút thêm lao động, tạo thêm việc làm. Giai đoạn này cũng ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của khu vực tư nhân kể từ khi có Luật Doanh nghiệp ra đời. Tổng số lao động công nghiệp của tỉnh hiện có khoảng 19147 lao động, tăng 5,2%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Trong đó, lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp có 7464 lao động, chiếm gần 40%, còn lại 60% là lao động thuộc các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ,cá thể hộ gia đình. Bảng 2. 8: Số lao động công nghiệp phân theo khu vực kinh tế Đơn vị: người 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 14572 15294 15803 17070 18815 19147 Khu vực Nhà nước 2078 2356 2315 2683 2882 2960 Kinh tế TW 564 871 1124 1538 1699 1732 Kinh tế địa phương 1514 1458 1191 1145 1183 1228 Khu vực KT ngoài NN 12263 12643 13148 14005 15530 15834 KV có vốn ĐT nước ngoài 231 295 340 382 403 353 (Nguồn: NGTK Quảng Trị 2010) Quy mô sản xuất mở rộng, năng lực sản xuất gia tăng, các sản phẩm công nghiệp cũng tạo ra nhiều hơn, đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Các sản phẩm bước đầu đã có sự tăng trưởng về cả số lượng và chất lượng. Bên cạnh một số sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh để phát triển thì một số sản phẩm có sản lượng giảm đáng kể do thiếu cơ sở sản xuất hoặc kém cạnh tranh. Sơ bộ giai đoạn 2005-2010, một số sản phẩm có thế mạnh của tỉnh có mức tăng trưởng khá như quặng titan 24,5%/năm, nước giải khát 14,8%, gỗ xẻ các loại 36,3%, ván ép 52%, phân bón hoá học 35,7%.v.v; tuy nhiên một số sản phẩm khác lại có mức tăng trưởng giảm đáng kể như thuỷ sản đông lạnh giảm 23,3%, lốp xe máy giảm 16,7%. Nhìn chung, thì đa phần các sản phẩm chủ yếu phục vụ làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất khác hoặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng phổ thông với giá trị gia tăng thấp; còn lại có quá ít các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao hoặc sản phẩm chế biến sâu phản ánh trình độ nền công nghiệp của tỉnh vẫn hết sức non trẻ. Đây là thách thức không nhỏ đặt ra cho ngành công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới. Bảng 2. 9: Sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu: TT Sản phẩm Đơn vị 2005 2006 2009 2010 Tốc độ bq(%) 1 Quặng ti tan 1000T 15,33 10,1 31,5 45,8 24,5 2 Đá khai thác 1000m3 608 740 812 847 6,9 3 T.sản đông lạnh Tấn 109 155 61 29 -23,3 4 Tinh bột sắn 1000T 15 16,5 21 20 5,9 5 Nước giải khát Triệu lít 2 2,2 3,2 4 14,8 6 Quần áo may sẵn 1000 c 1769 2040 2584 2689 8,9 7 Gỗ xẻ các loại 1000m3 18,5 47,8 52 87 36,3 8 Ván ép 1000m3 8,56 29,3 56,5 68,9 52 9 Xi măng 1000T 71,4 72,5 95,6 83,5 3,2 10 Săm xe máy Tr.chiếc 3,5 6 3,9 4 2,7 11 Lốp xe máy Tr.chiếc 2 3 2,5 0,8 -16,7 12 Phân bón hoá học Tấn 3860 2574 9711 17509 35,7 13 Thép cán Tấn 3890 4520 6850 9800 20,3 14 Điện thương phẩm Tr.KW 170,2 191,5 285,8 336,0 14,6 15 Nước máy 1000m3 4436 4648 6244 7078 9,8 (Nguồn: Cục Thống kê Quảng Trị) Hiện nay, đa số các sản phẩm sản xuất ra ngoài phục vụ cho nhu cầu của chính địa phương thì đa phần là cung cấp cho 02 thị chủ yếu là thị trường các tỉnh duyên hải miền Trung và thị trường Trung-Nam Lào Thị trường duyên hải miền Trung: Có diện tích khoảng 33.660 km2 chiếm 10,2% diện tích cả nước và khoảng 8,6% về dân số với các điều kiện địa lý khá giống nhau. Đây là thị trường truyền thống, lâu đời. Tuy nhiên, các luồng hàng hoá giữa các địa phương trong vùng trao đổi với nhau còn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng mà nguyên nhân chủ yếu do năng lực vận tải, điều kiện giao thông còn hạn chế. Bên cạnh đó, sự đa dạng của chủng loại hàng hoá, chất lượng sản phẩm, giá thành, khâu tiếp thị, mạng lưới phân phối còn yếu. Vì vậy, nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư thích đáng cho giao thông, vận tải, đặc biệt là dịch vụ Logistics sẽ là hướng đi chủ yếu để tỉnh Quảng Trị và vùng mở rộng, phát triển thị trường trong thời gian tới. Thị trường vùng Trung-Nam Lào: Hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào chiếm khoảng 25% thị phần của Lào. Trong đó, phần qua cửa khẩu Lao Bảo chiếm từ 15-20%. Hàng hoá chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Lào chủ yếu là hàng nông sản chế biến, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng. Biểu đồ 2. 3: Giá trị xuất nhập khẩu tỉnh Quảng trị giai đoạn 2005-2010 (Nguồn: NGTK Quảng Trị 2010) Thống kê sơ bộ, đến năm 2010 giá trị xuất khẩu của tỉnh sang Lào khoảng 40 triệu USD, đạt mức tăng trưởng bình quân 2005-2010 khoảng 28,91%/năm. Nếu Quảng Trị phát huy hết lợi thế so sánh của mình thì vùng Trung-Nam Lào trong tương lai sẽ trở thành một thị trường có nhiều tiềm năng và cơ hội của tỉnh. Đồng thời những vùng này có thể trở thành vùng cung cấp nguyên liệu khá dồi dào cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản, chế biến khoáng sản... 2.2.1.4. Trình độ lao động và công nghệ - Trình độ lao động trong các ngành công nghiệp Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trong công nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, sơ cấp và trung cấp chiếm khoảng 70% so với tổng số lao động trong ngành công nghiệp; Cao đẳng nghề chiếm 1,27%; Đại học chiếm 27,62%; Thạc sĩ và tiến sĩ chiếm 0,71% so tổng số. Đa số lực lượng lao động chuyển từ khu vực nông thôn sang làm việc trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ yếu là dạng lao động phổ thông hoặc được đào tạo trong thời gian ngắn hạn chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động có tay nghề chuyên môn cao, nhưng lại là lực lượng sản xuất trực tiếp trong các dây chuyền sản xuất. Còn lại số lao động có năng lực, trình độ chủ yếu được phân bổ trong các bộ phận quản lý sản xuất và kinh doanh. Bộ phận này đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao trong công việc nên ít nhiều được quan tâm, chú trọng phát triển. Tuy nhiên, lực lượng này chiếm số lượng không nhiều và chủ yếu được thu hút từ các trường cao đẳng, đại học bên ngoài tỉnh. Việc thiếu các cơ sở đào tạo nghề chuyên nghiệp là nguyên nhân trực tiếp của thực trạng này. Hiện nay, toàn tỉnh chỉ có 03 trường trung cấp nghề chuyên nghiệp với khoảng trên 100 giảng viên; 01 trường cao đẳng với khoảng trên 160 giảng viên; cùng với đó là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác học tập, dạy nghề hết sức thiếu thốn, nghèo nàn, không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về đạo tạo lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao. Ngoài ra, nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn hết sức khiêm tốn là thách thức lớn trong giai đoạn tới mà tỉnh cần tập trung giải quyết. - Trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất Do chưa có một khảo sát và điều tra chuyên sâu, chi tiết nào về thực trạng trình độ công nghệ và thiết bị của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, nhưng qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khảo sát sơ bộ một số cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, có thể nhìn nhận và đánh giá khái quát về trình độ công nghệ và thiết bị trong ngành công nghiệp Quảng Trị như sau: + Công nghiệp khai thác, chế biến khoảng sản: các cơ sở khai thác chế biến titan, đá vôi, cát sạn xây dựng,.v.v.chủ yếu sử dụng dây chuyền công nghệ cũ, công nghệ cũ đã qua cải tiến bán tự động; nhưng nhìn chung vẫn rất lạc hậu, thường xuyên thải ra môi trường các chất thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân sống quanh cơ sở sản xuất. + Công nghiệp chế biến: Một số nhà máy lớn như nhà máy chế biến gỗ MDF, nhà máy ilemnite hoàn nguyên, dây chuyền nghiền ziron siêu mịn, nhà máy bia Hà Nội-Quảng trị... đã và đang đưa vào hoạt động sản xuất có công nghệ khá đáp ứng được yêu cầu cao của khách hàng và tính cạnh tranh ngày càng cao của doanh nghiệp. Các dây chuyền công nghệ này bước đầu chú trọng đến tính tự động hoá và ít gây ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp còn lại, ngoài một số thiết bị công nghệ chuyên dùng thuộc thế hệ mới, nói chung trình độ công nghệ, thiết bị của đa số các đơn vị sản xuất vẫn ở mức trung bình, một số ít doanh nghiệp dây chuyền còn thiếu đồng bộ, gây ảnh hưởng nhất định đến tổ chức sản xuất. Tại các khu, cụm công nghiệp, qua khảo sát cho thấy công nghệ của các doanh nghiệp đạt mức trung bình là chủ yếu, tỷ lệ trình độ công nghệ tiên tiến chưa cao, nhất là trong các cụm công nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn để đầu tư đổi mới máy móc, công nghệ. Tuy nhiên, nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất ở các doanh nghiệp còn thấp nên không thể sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị, công nghệ mới tiên tiến, hiện đại. Do đó, các doanh nghiệp phải tốn kinh phí và thời gian đào tạo, gây phản ứng e ngại và chậm đổi mới. Ngoài ra, theo số liệu thống kê của tỉnh, các cơ sở công nghiệp cá thể và hộ gia đình chiếm đại đa số (trên 97%) với lượng vốn đầu tư thấp. Do vậy, hầu hết các thiết bị của các cơ sở là lạc hậu hoặc bán thủ công. Hơn nữa các cơ sở công nghiệp này nằm xen kẽ trong khu dân cư nên không thể dễ dàng đầu tư mở rộng, trang bị thêm thiết bị hiện đại. Vì vậy, cần tập trung các doanh nghiệp nhỏ lẻ, sản xuất kinh doanh cùng một loại sản phẩm thành các doanh nghiệp lớn hơn, để tập trung nguồn lực về vốn, đất đai, nhân lực và khoa học công nghệ . 2.2.2. Về cơ cấu công nghiệp 2.2.2.1. Về cơ cấu ngành công nghiệp Bước đầu tỉnh đã định hướng phát triển một số ngành công nghiệp mà tỉnh có lợi thế nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa và hướng đến xuất khẩu. Cơ cấu ngành công nghiệp những năm qua cho thấy, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản đang có xu hướng giảm dần qua các năm từ 11,05% năm 2005 còn 7,3% năm 2010; các ngành công nghiệp chế biến có xu hướng tăng dần qua năm và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp khoảng 70-80% cho thấy cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện nước cũng có những chuyển biến tích cực, hiện đóng góp tới 12,67%. Bảng 2. 10: Cơ cấu công nghiệp qua các năm Đơn vị: tỷ đồng (giá cố định 1994) Các ngành CN 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng GO 307,3 673,2 826,5 1.001,7 1.252,8 1.451,3 1.643,5 1.CN khai thác khoáng sản 23,6 74,41 86,55 88,34 92,69 98,37 120,52 Tỷ trọng(%) 7,6 11,05 10,47 8,81 7,39 6,77 7,33 2. CN chế biến 237,5 555,98 694,91 863,94 992,92 1163,6 1314,68 Tỷ trọng(%) 77,2 82,57 84,07 86,24 79,25 80,17 80 3.CN SXPP điện, nước 46,09 39,82 45,04 49,42 167,21 189,37 215,76 Tỷ trọng(%) 15,2 6,38 5,46 4,95 13,36 13,06 12,67 Biểu đồ 2. 4: Cơ cấu công nghiệp theo nhóm ngành (Nguồn: NGTK Quảng Trị 2005&2010) Trong giai đoạn vừa qua, các nhóm ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản; công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống; ngành hoá chất, phân bón; công nghiệp sản xuất VLXD; công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước là các nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh. Năm 2010, tỷ trọng của 03 ngành công nghiệp này chiếm khoảng 52,7%. Tốc độ tăng bình quân 2006-2010 đạt 20,7%/năm cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp là 19,6%/năm trong cùng thời kỳ. Đáng chú ý là nhóm ngành sản xuất, phân phối điện và ngành hoá chất đang có những bước phát triển tốt, hiện đã chiếm một tỷ trọng đáng kể (13% và 14,8%) trong cơ cấu công nghiệp đồng thời tạo tiền đề thuận lợi để phát triển tiếp trong thời gian tới. 2.2.2.2.Tình hình phát triển cụ thể của các ngành công nghiệp - Công nghiệp khai thác khoáng sản Các hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã góp phần vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp tỉnh trong giai đoạn 2006-2010. Theo thống kê, hiện có 223 cơ sở sản xuất (18 doanh nghiệp) với 2.066 lao động (giảm 164 cơ sở so với năm 2005). Giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai thác năm 2010 đạt 120,5 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 của ngành là 10,1%/năm thấp hơn mức tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 là 25,7%/năm Bảng 2.11. Chỉ tiêu ngành khai thác khoáng sản Hạng mục 2000 2005 2010 Tăng01-05 Tăng06-10 Số cơ sở (cơ sở) 355 387 223 1,7%/năm -10,4%/năm Giá trị SXCN (tỷ đồng) 23,6 74,4 120,5 25,7%/năm 10,1%/năm Giá trị SX toàn ngành CN 307,3 673,2 1.650,9 16,9%/năm 19,6%/năm Tỷ trọng (%) 7,7% 11,0% 7,3% (Nguồn: NGTK Quảng Trị năm 2010) Năng suất lao động ngành khai thác, chế biến khoáng sản đạt 45,2 triệu đồng và bằng 51,2% năng suất toàn ngành công nghiệp năm 2010. Sản phẩm chủ yếu trong giai đoạn vừa qua có: ti tan, đá, cát sỏi xây dựng, đất sét gạch ngói, đá vôi,.. phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh. - Công nghiệp chế biến Công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản, thực phẩm và đồ uống: hiện chiếm một vị trí quan trọng trong công nghiệp tỉnh Quảng trị. Số cơ sở sản xuất trên địa bàn năm 2010 là 2.852 cơ sở (15 doanh nghiệp) tăng thêm 144 cơ sở so với năm 2005 và chiếm 42,3% số cơ sở công nghiệp toàn tỉnh. Năng suất lao động của ngành tính theo giá trị sản xuất hiện đạt khoảng 56,3 triệu đồng/người/năm bằng 64% mức năng suất lao động toàn ngành công nghiệp. Bảng 2.12. Giá trị sản xuất ngành chế biến thực phẩm đồ uống Đơn vị: tỷ đồng Hạng mục 2000 2005 2010 Tăng 01-05 Tăng 06-10 Giá trị SXCN 85,8 154,9 263,2 12,6%/năm 11,2%/năm Giá trị SX toàn ngành CN 307,3 673,2 1.650,9 16,9%/năm 19,6%/năm Tỷ trọng (%) 27,8% 23,0% 15,9% (Nguồn: NGTK Quảng Trị năm 2010) Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 263,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,9% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 11,2%/năm thấp hơn giai đoạn 2001-2005 là 12,6%/năm. Cụ thể: - Chế biến cà phê: hiện diện tích cà phê toàn tỉnh là 4.659 ha, được trồng chủ yếu tại huyện Hướng Hoá (gần 96% diện tích) và huyện Đakrông (4% diện tích). Trên địa bàn hiện có 13 cơ sở chế biến cà phê với tổng công suất khoảng 90 tấn quả tươi/giờ. Năm 2010, sản lượng cà phê nhân thu hoạch trên địa bàn tỉnh đạt gần 5.580 tấn bằng 88,3% mức đạt được năm 2005. - Chế biến cao su: hiện toàn tỉnh có 08 cơ sở sản xuất mủ cao su với tổng công suất trên 23.000 tấn/năm. Diện tích trồng cao su năm 2010 ở Quảng Trị đạt gần 16.290 ha, sản lượng mủ tươi là 14.429 tấn gấp hơn 1,9 lần so với năm 2005. - Chế biến thuỷ, hải sản: Quảng Trị có gần 75 km bờ biển, ngư trường rộng trên 8.400 km2, có trên 14.000 ha đất nhiễm mặn, ruộng lúa năng suất thấp, ao hồ, vung cát và bãi ngang ven biển có thể đầu tư nuôi trồng thuỷ sản. Như vậy, tiềm năng thuỷ hải sản của Quảng Trị rất lớn. Năm 2010, sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh đạt trên 24.600 tấn các loại (gấp 1,3 lần so với năm 2005), trong đó: 68,5% là sản lượng khai thác. Trên địa bàn chỉ có 01 doanh nghiệp chế biến với sản lượng đông lạnh vừa qua có xu thế giảm mạnh qua các năm, năm 2010 đạt 29 tấn giảm bình quân -23,3%/năm so với mức đạt năm 2005 là 109 tấn. Nhìn chung, ngành chế biến thuỷ sản của tỉnh rất kém phát triển, chỉ mới dừng lại ở quy mô nhỏ, sản xuất thủ công và đáp ứng tiêu dùng địa phương là chủ yếu. Nguyên nhân chính là do chưa có một sự quan tâm đầu tư tương xứng với tiềm năng của tỉnh, đồng thời cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần còn chậm phát triển. Bên cạnh đó, sự thiếu kinh nghiệm cả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhất là xuất khẩu thuỷ sản đang là vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp. Việc học tập kinh nghiệm từ mô hình phát triển thuỷ sản các địa phương khác là hết sức cần thiết trong giai đoạn tới. - Chế biến thực phẩm, đồ uống: hiện có dây chuyền sản xuất bia 15 triệu lít/năm đang được Habeco xây dựng, dây chuyền nước giải khát 4 triệu lít/năm, rượu Xika vơi công suất 900.000 chai/năm. - Chế biến tinh bột sắn: hiện có 02 nhà máy với công suất thiết kế 60.000 tấn nguyên liệu/năm, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc và một số nước khác. Sản lượng tinh bột sắn năm 2010 đạt khoảng 20.000 tấn tương ứng mức tăng trưởng 5,9%/năm trong giai đoạn 2006-2010. - Công nghiệp chế biến gỗ, giấy: Theo số liệu thống kê, hiện có khoảng 1.367 cơ sở với nhiều quy mô khác nhau, tăng 124 cơ sở so với năm 2005 và chiếm 20,3% số cơ sở sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Với tổng số lao động của ngành có khoảng 4.854 người chiếm 25,9% lao động công nghiệp toàn tỉnh. Năng suất lao động theo giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994) đạt 75,5 triệu đồng/người/năm, bằng 85,6% so với mức bình quân công nghiệp toàn tỉnh. Tốc độ tăng năng suất lao động giai đoạn 2006-2010 đạt 15,8% (toàn ngành là 13,7%/năm). Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt 362,8 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), chiếm tỷ trọng 22% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006-2010 đạt 24,3%/năm so với giai đoạn 2001-2005 là 34,4%/năm. Đây là ngành công nghiệp đóng góp quan trọng trong phát triển công nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, nhìn chung quy mô ngành vẫn còn nhỏ, sản phẩm chưa đa dạng về chùng loại và có ít các sản phẩm chế biến sâu. - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Hiện có 317 cơ sở, thu hút gần 2.200 lao động chiếm khoảng 11,6% lao động công nghiệp toàn tỉnh. Năng suất lao động theo giá sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994) đạt 86,4 triệu đồng/người/năm tương đương mức bình quân năng suất lao động toàn ngành. Tốc độ tăng năng suất lao động đạt 3,0%/năm (so với toàn ngành là 13,7%/năm). Bảng 2.13. Giá trị sản xuất ngành sản xuất vật liệu xây dựng Đơn vị: tỷ đồng(giá 1994) Hạng mục 2000 2005 2010 Tăng 01-05 Tăng 06-10 Giá trị SXCN 76,6 107,9 209,5 7,1%/năm 14,2%/năm Giá trị SX toàn ngành CN 307,3 673,2 1.650,9 16,9%/năm 19,6%/năm Tỷ trọng (%) 24,9% 16,0% 12,7% (Nguồn: NGTK Quảng Trị năm 2010) Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 của ngành đạt 209,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12,7% giá trị toàn ngành công nghiệp, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 14,2%/năm cao hơn mức tăng trưởng năm 2001-2005 là 7,1%/năm. Năm 2010, sản lượng xi măng của tỉnh là 83.500 tấn đạt mức tăng trưởng 3,2%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Sản lượng gạch các loại có trên 170,8 triệu viên gấp 1,3 lần so với năm 2005 và đạt mức tăng tưởng 5,7%/năm trong giai đoạn 2006-2010. - Công nghiệp phân bón- hoá chất: Toàn tỉnh có 27 cơ sở sản xuất hoá chất. Trong đó, có 16 doanh nghiệp chiếm 4,8% tổng số doanh nghiệp trong toàn tỉnh. Lao động của ngành hiện có trên 800 người, trong đó 70% tập trung trong các doanh nghiệp với mức trung bình 70 lao động/doanh nghiệp. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt trên 245 tỷ đồng (giá so sánh 1994),

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ.doc
Tài liệu liên quan