Luận văn Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Luận văn Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp: LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra chủ trương đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước. Đại hội IX tiếp tục đề ra mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng sông cửu long, rất có tiềm năng phát triển nông nghiệp và công nghiệp (như điều kiện thiên nhiên ưu đãi, sản lượng dừa, thủy sản, cây ăn quả, nguồn lao động dồi dào… ). Thực tiễn cho thấy, hơn 20 năm tập trung phát triển nông nghiệp, Bến Tre cũng chỉ “đủ ăn” và bước đầu xóa được đói nghèo; thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 600 USD/năm (2007); chưa tạo được sự phát triển mạnh mẽ, đột phá. Bài học ban đầu là muốn phát triển kinh tế phải quan tâm nhiều hơn cho phát t...

pdf90 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra chủ trương đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước. Đại hội IX tiếp tục đề ra mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng sông cửu long, rất có tiềm năng phát triển nông nghiệp và công nghiệp (như điều kiện thiên nhiên ưu đãi, sản lượng dừa, thủy sản, cây ăn quả, nguồn lao động dồi dào… ). Thực tiễn cho thấy, hơn 20 năm tập trung phát triển nông nghiệp, Bến Tre cũng chỉ “đủ ăn” và bước đầu xóa được đói nghèo; thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 600 USD/năm (2007); chưa tạo được sự phát triển mạnh mẽ, đột phá. Bài học ban đầu là muốn phát triển kinh tế phải quan tâm nhiều hơn cho phát triển công nghiệp trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Vì thế, từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (2000-2005), tỉnh đã xác định hai lợi thế là kinh tế vườn (với trọng tâm là cây dừa và cây ăn trái) và kinh tế biển (trọng tâm là đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản), và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII (2005-2010) đã xác định tập trung phát triển công nghiệp trên cơ sở hai lợi thế nêu trên để đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh ngang bằng với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Để thực hiện quyết tâm trên, công nghiệp Bến Tre cần phát triển theo hướng nào? Với những ngành công nghiệp chủ lực gì? Cần có bước đi, chính sách và giải pháp như thế nào? Đó là vấn đề bức thiết và là câu hỏi lớn đối với những nhà lãnh đạo, quản lý của tỉnh. Với mong muốn góp một phần vào việc tìm ra lời giải cho câu hỏi trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở cấp quốc gia, đã có những công trình, đề tài liên quan như: - Kenichi Ohno (chủ biên): Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005. - Phạm Xuân Nam (chủ biên): Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam – Triển vọng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994. - Bộ Công nghiệp (1999), Chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2010, Hà Nội. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1996), Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010, Hà Nội. Ở các tỉnh, thành phố trong nước: đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa… và các quy hoạch phát triển công nghiệp, các ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn từng tỉnh, thành phố. Ở trong tỉnh, tính tới thời điểm này chưa có một công trình nghiên cứu, đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành liên quan có đề ra một số chính sách như: Chính sách phát triển ngành chế biến dừa, Chính sách ưu đãi đầu tư, Quy hoạch đất phát triển công nghiệp. Hiện tại, Ủy ban nhân dân tỉnh đang chỉ đạo xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Chương trình phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn; đề xuất định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về công nghiệp và phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. - Phaân tích, ñaùnh giaù thöïc traïng phaùt trieån coâng nghieäp treân ñòa baøn tænh Beán Tre töø naêm 2000-2007. - Ñeà xuaát một soá định hướng, giaûi phaùp phaùt trieån coâng nghieäp treân ñòa baøn tænh Beán Tre ñeán naêm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến phaùt trieån coâng nghieäp cuûa tỉnh, trong đó trọng tâm là nhân tố quản lý nhà nước của chính quyền địa phương. 4.2. Phaïm vi nghieân cöùu: Taäp trung nghieân cöùu quá trình phát triển công nghiệp, các nhân tố tác động bên trong tỉnh đến phát triển công nghiệp treân ñòa baøn tænh Beán Tre töø naêm 2000-2007, trong đó nhân tố quản lý nhà nước của chính quyền địa phương là chủ yếu. Phần định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp chủ yếu tập trung luận chứng đến năm 2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quan điểm, chính sách, biện pháp của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bến Tre. Luận văn còn kế thừa một cách có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài của các cơ quan, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh có liên quan đến nội dung của luận văn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Ngoaøi nhöõng phöông phaùp truyeàn thoáng mang tính phöông phaùp luaän, trong luaän vaên naøy söû duïng phöông phaùp phaân tích thöïc chöùng, so saùnh toång hôïp, thoáng keâ, phöông phaùp chuẩn taéc. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, sự tác động của các nhân tố đối với phát triển công nghiệp; xác định ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Luận văn có thể được dùng như tài liệu tham khảo cho các cơ quan, các nhà lãnh đạo tỉnh Bến Tre trong hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phầu mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 03 chương, 9 tiết. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NỀN KINH TẾ 1.1. CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 1.1.1.1. Khái niệm công nghiệp Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Theo Từ điển tiếng Việt, công nghiệp (hoặc kỹ nghệ) là toàn thể những hoạt động kinh tế nhằm khai thác các tài nguyên và các nguồn năng lượng, và chuyển biến các nguyên liệu - gốc động vật, thực vật hay khoáng vật thành sản phẩm. Từ hai khái niệm trên cho thấy, công nghiệp bao gồm những hoạt động sản xuất, bắt đầu từ hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, tách đối tượng lao động ra khỏi thiên nhiên và hoạt động chế biến các tài nguyên có được từ khai thác, làm thay đổi hoàn toàn về chất các nguyên liệu ban đầu để biến chúng thành những sản phẩm tương ứng hoặc nguồn nguồn nguyên liệu tiếp theo để sản xuất ra các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu đa dạng của con người. Ở đây, chúng ta chưa thấy đề cập đến ngành công nghiệp sửa chữa, khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt; đây là hoạt động không thể thiếu khi đề cập đến công nghiệp, nó xuất hiện sau công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Chính vì vậy, tác giả đồng quan điểm với các tác giả cuốn “Kinh tế và quản lý công nghiệp” (1997), công nghiệp gồm ba loại hoạt động chủ yếu: Khai thác tài nguyên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy (khoáng sản, động thực vật); sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội; các ngành sửa chữa, khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt [20, tr.5]. Trong ba loại hoạt động trên, hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầu của toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp, tác động của quá trình này là tách đối tượng lao động ra khỏi môi trường tự nhiên. Hoạt động chế biến là hoạt động thứ hai có đặc điểm lam thay đổi hoàn toàn về chất các nguyên liệu nguyên thủy và có thể tạo ra sản phẩm tương ứng hoặc có thể từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau để sản xuất ra một sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt hoặc trong sản xuất. Hoạt động sửa chữa là hoạt động thứ ba, không thể thiếu được nhằm khôi phục, kéo dài thời gian sử dụng các thiết bị, máy móc, tư liệu phục vụ cho lao động sản xuất và các sản phẩm dùng trong sinh hoạt; công nghiệp sửa chữa là hoạt động có sau công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. 1.1.1.2. Đặc điểm Công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, là một hệ thống bao gồm nhiều ngành sản xuất chuyên môn hóa hợp thành từ những đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều loại hình tổ chức sản xuất khác nhau. Với tư cách là ngành sản xuất vật chất, công nghiệp khác các ngành sản xuất vật chất khác ở các đặc điểm về mặt kỹ thuật - sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất. - Mặt kỹ thuật - sản xuất của công nghiệp được thể hiện ở những khía cạnh sau: đặc trưng về công nghệ sản xuất, về sự biến đổi của các đối tượng lao động sau mỗi chu kỳ sản xuất, là hoạt động sản xuất chủ yếu tạo ra các sản phẩm thực hiện chức năng là các tư liệu sản xuất và tư liệu lao động trong các ngành kinh tế (đặc trưng này quy định vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân). Đặc trưng về mặt kỹ thuật - sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức quá trình sản xuất và chế biến, ứng dụng khoa học - công nghệ, khai thác và sử dụng tổng hợp nguyên liệu. - Mặt kinh tế - xã hội của công nghiệp thể hiện là ngành có điều kiện phát triển về tổ chức. Lực lượng sản xuất trong công nghiệp có thể phát triển nhanh ở trình độ cao, nhờ đó quan hệ sản xuất có tính tiên tiến hơn. Trong quá trình sản xuất công nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có tính tổ chức, tính kỷ luật cao; công nghiệp phát triển, phân công lao động ngày càng sâu, tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa ở trình độ cao. Đặc trưng này có ý nghĩa thiết thực trong việc tổ chức sản xuất, trong việc phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp đối với các ngành kinh tế quốc dân. 1.1.2. Phân loại công nghiệp - Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: người ta có thể chia công nghiệp thành công nghiệp sản xuất tư liệu tiêu dùng và công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất; và theo đó có 2 nhóm ngành tương ứng là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Đối với các nước đang phát triển, việc phân chia này rất có ý nghĩa đối với việc tính tỷ trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất so với tư liệu tiêu dùng và tỷ trọng xuất khẩu so với nhập khẩu, đặc biệt đối với các nền kinh tế theo đuổi chiến lược thay thế hàng nhập khẩu hay sản xuất hàng xuất khẩu. - Dựa vào tính biến đổi của đối tượng lao động: người ta chia công nghiệp thành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Việc phân loại này có ý nghĩa đối với việc phân bổ các ngành công nghiệp; trong điều kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế thì việc giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến là điều cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. - Dựa vào các đặc điểm kỹ thuật – công nghệ sản xuất: người ta chia công nghiệp thành những ngành có cùng đặc trưng kỹ thuật – công nghệ, hoặc cùng phương pháp công nghệ, hoặc sản phẩm có công dụng cụ thể tương tự nhau. Cách phân chia này có ý nghĩa đối với việc quy hoạch các ngành công nghiệp dưa trên cân đối liên ngành. - Dựa vào quan hệ sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất: người ta chia công nghiệp thành công nghiệp quốc doanh, công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc phân chia này có ý nghĩa cho việc xây dựng chính sách để phát triển các thành phần kinh tế phù hợp với chiến lược chung của mỗi quốc gia. - Dựa vào quy mô doanh nghiệp: người ta chia công nghiệp thành công nghiệp lớn, công nghiệp vừa và công nghiệp nhỏ. Việc phân chia này là cơ sở cho việc hoạch định chính sách và có hình thức quản lý phù hợp nhằm hỗ trợ, phát triển công nghiệp vừa và nhỏ. 1.1.3. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân - Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của nền kinh tế: công nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân, vừa tạo ra tư liệu tiêu dùng, vừa tạo ra tư liệu sản xuất; trình độ phát triển công nghiệp là một trong những tiêu chí để đánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Công nghiệp là ngành có năng suất lao động cao, có giá trị gia tăng lớn do có kỷ luật lao động chặt chẽ và có điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phổ biến nên nó có vai trò dẫn dắt cả về kinh tế lẫn kỹ thuật đối với các ngành khác trong nền kinh tế. - Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng CNH-HĐH: công nghiệp tạo đầu ra và điều kiện cho nông nghiệp phát triển, đồng thời thu hút lao động từ khu vực nông thôn, góp phần cơ cấu lại lao động, nâng thu nhập và trình độ cho lao động nông thôn. Khi thu nhập từ nông nghiệp, công nghiệp tăng lên sẽ khuyến khích tiêu dùng, là điều kiện để công nghiệp và dịch vụ phát triển. - Quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa: Trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của nền kinh tế và có vai trò quyết định đối với quá trình tăng trưởng kinh tế. Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, giúp giải quyết các mục tiêu kinh tế - xã hội, tạo tiền đề và môi trường đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa nền kinh tế theo hướng hiện đại. - Góp phần phát triển lực lượng sản xuất: công nghiệp là ngành có lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao hơn các ngành khác; đội ngũ lao động có tính kỷ luật cao, trình độ tiên tiến và với phẩm chất sáng tạo không ngừng của mình lực lượng này luôn tiếp cận với những tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại, chế tạo ra các công cụ lao động mới làm cho quá trình sản xuất công nghiệp - sản xuất của cải vật chất xã hội không ngừng phát triển. - Đảm bảo tăng cường tiềm lực quốc phòng: với đặc điểm kỹ thuật của mình, công nghiệp trực tiếp sản xuất ra các khí tài, phương tiện phục vụ công tác đảm bảo an ninh quốc phòng. Công nghiệp với tư cách là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế sẽ tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế, giúp mỗi quốc gia có thêm nguồn lực để tăng cường tiềm lực quốc phòng. Công nghiệp cũng góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa lĩnh vực an ninh quốc phòng. 1.1.4. Quan điểm phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam 1.1.4.1. Nhận thức về công nghiệp hoá, hiện đại hoá Theo Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp Quốc (UNIDO), CNH là quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ về kinh tế - xã hội [19, tr.2]. Quan niệm này cho thấy quá trình CNH bao trùm toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt tới không chỉ sự phát triển kinh tế mà cả sự tiến bộ về mặt xã hội. Ở nước ta, qua các thời kỳ khác nhau cũng có những quan điểm khác nhau về CNH. Đối với nước ta là nước nông nghiệp kém phát triển, nếu không tập trung phát triển lực lượng sản xuất, giải phóng mọi năng lực sản xuất thì không thể nói đến việc xây dựng một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại. Vì vậy, CNH được xem là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội xuyên suốt các nghị quyết Đại hội Đảng. Từ Đại hội III đến Đại hội X, Đảng ta luôn xác định CNH là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ. Tuy nhiên, qua các thời kỳ phát triển kinh tế, quan đểm về CNH có những thay đổi cơ bản. Trước Đại hội VII, quan niệm phổ biến về CNH ở nước ta là quá trình thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện sự phân công mới về lao động xã hội và là quá trình tích lũy XHCN để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng; đường lối CNH được xác định là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, từ Đại hội giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã có quan niệm mới về CNH, gắn với HĐH. CNH thực chất là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của XHCN, là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới cơ bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết Hội nghị IX của Đảng nêu rõ: “Đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCH” [9, tr.89]. Từ những định hướng trên, có thể hiểu CNH hiện nay là một quá trình chuyển nền sản xuất từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động có kỹ thuật cùng với công nghệ tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội ngày càng cao; là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp và khai thác tài nguyên là chủ yếu sang cơ cấu mới có công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, tỷ trọng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi thế các mặt của quốc gia cũng như của từng vùng, miền của quốc gia. Trong khi đó, theo Phạm Kim Ích (1994), HĐH là một quá trình mà nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội của họ, nhằm tiến tới một hệ thống kinh tế - xã hội và chính trị giống hệ thống của những nước phát triển [15, tr.14]. CNH phải gắn với HĐH, xem HĐH là cái đích cần vươn tới trong quá trình CNH. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH trung ương Đảng khóa VII chỉ rõ: CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đó là một quá trình lâu dài [11, tr.65]. CNH gắn với HĐH là phương hướng chủ đạo của các nước đang phát triển hiện nay. Điểm then chốt nhất là phải CNH, HĐH thì các nước đang phát triển mới đuổi kịp các nước phát triển, tránh được nguy cơ tụt hậu. Ở đây, cần nhận thức rằng CNH không đồng nhất với quá trình phát triển công nghiệp. CNH là quá trình rộng lớn và phức tạp, không chỉ là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân mà còn là quá trình xây dựng xã hội văn minh công nghiệp và cải biến các ngành kinh tế, tác động làm cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội đạt mức nhanh và ổn định, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư, thu hẹp dần chênh lệch trình độ kinh tế - xã hội của đất nước với các nước phát triển. 1.1.4.2. Quan điểm phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Từ những kinh nghiệm thực tiễn của quá trình xây dựng và phát triển đất nước và những bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới, Đảng ta đã quan tâm và ngày càng sang tỏ hơn về đường lối, quan điểm, chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng CNH-HĐH, phù hợp với mục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Đại hội IX của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI “Chiến lược đẩy mạnh CNH-HĐH theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [9, tr.148]. Mục tiêu tổng quá của Chiến lược 10 năm là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [9, tr.159]. Như vậy, đến năm 2020, được chia thành 2 chặng: - Từ 2000-2020: đẩy nhanh quá trình CNH, đưa đất nước vượt qua giai đoạn trung bình của quá trình CNH; là giai đoạn chuẩn bị cất cánh. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1000 USD vào năm 2010 (theo giá 1990). Hoàn chỉnh đồng bộ một bước cơ bản các kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt và chuẩn bị tiền đề cho bước sau – xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp. Hình thành một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn. Cơ cấu kinh tế theo ngành và lĩnh vực tạo được hiệu quả cao và bền vững; cơ cấu kinh tế theo vùng tạo được sự hài hòa giữa vùng phát triển động lực và các vùng khác. Tiếp tục thực hiện bước quan trọng trong việc hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Từ 2010-2020: đẩy nhanh HĐH, là giai đoạn đã hội đủ điều kiện mang tính tiền đề về kết cấu hạ tầng, khung thể chế, nguồn nhân lực, năng lực nội sinh, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế… để đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Việc phát triển công nghiệp cần quán triệt những quan điểm sau: - Tăng tốc độ phát triển công nghiệp với tốc độ cao, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế. Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hóa, đồng thời phát triển rộng khắp các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với ngành nghề đa dạng, vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nội bộ công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo, chủ yếu là các ngành chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. - Về cơ cấu thành phần, các thành phần sở hữu trong công nghiệp được khuyến khích phát triển bình đẳng. Các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp quốc doanh… đều có sân chơi bình đẳng. Tuy nhiên, ở một số ngành trọng điểm có vai trò quyết định đến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi vốn nhiều, thời gian thu hồi vốn lâu, hiệu quả kinh tế ngắn hạn không cao, khó thu hồi vốn thì kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. - Trong phát triển công nghiệp, cơ cấu ngành cần kết hợp với cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần để thực hiện các mục tiêu phát triển. Kết hợp hướng ngoại với hướng nội, trong đó hướng ngoại là chủ yếu. Chú ý hiệu quả kinh tế - xã hội, định hướng và tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn phát triển. Khi nghiên cứu CNH-HĐH ở Việt Nam, cần chú ý ba nội dung sau: Một là, cần rút ngắn thời gian và đẩy mạnh CNH. Các chuyên gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tính rằng: nếu Việt Nam và các nước ASEAN giữ được tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 1991-1998 thì Việt Nam muốn đuổi kịp Indonesia phải mất 19 năm, 22 năm đối với Philipinnes, 91 năm với Thái Lan và 108 năm với Malaysia. Do vậy, muốn đuổi kịp các nước thì Việt Nam chỉ có con đường là phải tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao. Muốn vậy, bên cạnh việc phát triển tuần tự phải có bước đột phá, đi tắt đón đầu, đi ngay vào các ngành, lĩnh vực khoa học – công nghệ hiện đại, tiên tiến, đầu tư vào những ngành công nghiệp trọng điểm có sức thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh. Để làm được việc đó, Việt Nam phải thực hiện con đường CNH rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Đại hội IX của Đảng khẳng định: con đường CNH-HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức [9, tr.25]. Bài toán tốc độ CNH đối với các nước CNH muộn là vấn đề không mới. Nếu trước đây Anh, Mỹ, Nhật Bản… mất hàng trăm năm để hoàn thành CNH thì các nước công nghiệp mới (NICs) chỉ cần vài chục năm đã hoàn thành quá trình đó. Càng về sau thì thời gian CNH càng rút ngắn và điều đó có tính quy luật. Khoa học - công nghệ là nền tảng của sự rút ngắn đó; các nước đi sau như Việt Nam có điều kiện tận dụng những thành tựu khoa học - công nghệ cho quá trình CNH. Việc rút ngắn thời gian CNH nhắm tới mục tiêu chung là sớm đạt tới trình độ cao trong phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu bức xúc về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Đối với nước ta, điều quan trọng nhất là có chiến lược, chính sách đúng đắn trong việc lựa chọn các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn để phát triển, có khả năng lan tỏa và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Hai là, phát triển công nghiệp phải gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Khác với các nước XHCN trước đây và nước ta ở những năm 60-70, quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay diễn ra trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường là môi trường thuận lợi để giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy mọi nguồn lực xã hội; nó thật sự tạo ra động lực, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy được nội lực, thu hút ngoại lực cho công cuộc phát triển, tạo ra động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trong 10 năm tới, chúng ta cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển đồng bộ các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học – công nghệ… để hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển. Bên cạnh việc phát huy mặt tích cực của kinh tế thị trường, cần chú ý hạn chế, khắc phục những mặt tiêu cực bằng sự quản lý của nhà nước. Ba là, quá trình CNH-HĐH ở nước ta phải là quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với hội nhập kinh tế quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng gia tăng khiến cho các nước càng coi trọng hơn lợi ích quốc gia, dân tộc, bản sắc văn hóa và càng chú ý hơn đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đảm bảo vị thế và lợi ích quốc giia, dân tộc trong cuộc cạnh tranh gay gắt, khẳng định địa vị chính trị trên trường quốc tế, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác. Độc lập tự chủ trong điều kiện hiện nay phải được hiểu là trong các quan hệ kinh tế, chính trị không bị lệ thuộc vào sự áp đặt của người khác làm tổn hại đến chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc; hoặc trước tác động của khủng hoảng, chấn động bên ngoài hay bao vây cấm vận thì vẫn giữ được sự ổn định, không bị sụp đỗ về kinh tế và chế độ chính trị. Do vậy, phát triển công nghiệp phải gắn với xây dựng và nâng cao tiềm lực quốc phòng an ninh. Trong điều kiện ngày nay, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải gắn với mở cửa hội nhập thị trường khu vực và quốc tế vì chỉ có phát triển ngoại thương, hướng mạnh xuất khẩu thì mới đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. 1.2. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 1.2.1. Nguyên tắc phát triển công nghiệp của một địa phương cấp tỉnh Phát triển công nghiệp của một địa phương là quá trình thực hiện phân công lao động xã hội giữa các vùng lãnh thổ của một nước, tổ chức mối lien hệ sản xuất giữa một địa phương, vùng lãnh thổ với lien vùng và việc lựa chọn địa điểm, phân bố các doanh nghiệp công nghiệp đáp ứng các yêu cầu giảm tối đa chi phí đầu vào, chi phí tiêu thụ sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Phát triển công nghiệp của địa phương được thực hiện gắn liền với quá trình phân bố lực lượng sản xuất, tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất theo lãnh thổ, hình thành các khu công nghiệp tập trung của một lãnh thổ, làm cơ sở cho quá trình đô thị hóa. Phát triển công nghiệp hợp lý trên mỗi vùng lãnh thổ giúp cho việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế của mỗi vùng lãnh thổ, đảm bảo sự phát triển cân bằng, hợp lý các vùng lãnh thổ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Phát triển công nghiệp của một địa phương phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Thứ nhất, đảm bảo kết hợp giữa sử dụng tài nguyên với bảo vệ môi trường tự nhiên. Tài nguyên thiên nhiên và sản xuất công nghiệp có mối quan hệ hữu cơ với nhau, sản xuất công nghiệp là một quá trình liên tục tác động vào tài nguyên thiên nhiên để tạo ra của cải cho xã hội; tài nguyên phong phú, phân bổ không đều giữa các địa phương có ảnh hưởng đến việc bố trí các cơ sở khai thác và chế biến. Tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại cho phép sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và hợp lý nhất nguồn tài nguyên của đất nước cũng như từng vùng, nhờ vậy các cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ giảm dần sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, từ đó việc bố trí các cơ sở công nghiệp sẽ thuận lợi và hợp lý hơn. Thứ hai, tổ chức sản xuất các ngành công nghiệp phải theo hướng kết hợp phát triển chuyên môn hóa với tổng hợp trên nền tảng hợp tác quy mô lãnh thổ. Bên cạnh mối liên hệ sản xuất chặt chẽ và tác động quan lại lẫn nhau giữa các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, công nghiệp còn có mối liên hệ với các ngành kinh tế khác. Do đó, việc tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ dẫn tới hình thành những phức hợp gồm nhiều ngành công nghiệp tạo thành cơ cấu kinh tế ở từng vùng lãnh thổ cụ thể. Thứ ba, sự phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của mỗi địa phương, bao gồm hệ thống giao thông vận tải, cung ứng điện năng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc… là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, có hiệu quả của công nghiệp nói chung và tổ chức sản xuất công nghiệp trên vùng lãnh thổ nói riêng. Sự hình thành và phát triển công nghiệp của mỗi vùng sẽ tác động thúc đẩy sự phát triển và đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Trong mối quan hệ này, thường kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước; việc nâng cấp và phát triển mới hệ thống kết cấu hạ tầng được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công cuộc CNH-HĐH. 1.2.2. Các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp của một địa phương cấp tỉnh 1.2.2.1. Các yếu tố bên trong * Nhóm yếu tố về điều kiện phát triển công nghiệp - Điều kiện tự nhiên: Địa lý kinh tế: điều kiện địa lý, vị trí địa lý của một địa phương hay quốc gia ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, vùng nguyên liệu cho công nghiệp, cũng như mối liên hệ của địa phương, quốc gia đó đối với các trung tâm kinh tế khu vực và quốc tế. Khí hậu, thời tiết: là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nguồn nguyên liệu công nghiệp, đến các hoạt động khai thác, tổ chức sản xuất và phân phối. Tài nguyên thiên nhiên: là cơ sở của nguồn đầu vào có thể khai thác được để phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các ngành, địa phương hay quốc gia. - Điều kiện kinh tế - xã hội: Tình hình phát triển kinh tế: bao gồm tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế và đóng góp của từng ngành vào tăng trưởng kinh tế, thu – chi ngân sách, độ mở của nền kinh tế… Tình hình phát triển kinh tế vừa phản ánh sự đóng góp của công nghiệp vào nền kinh tế, vừa phản ánh môi trường để phát triển công nghiệp. Hiện trạng kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp: cơ sở hạ tầng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp, nó bao gồm hệ thống giao thông (đường, cầu, bến bãi…), cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc. Cơ sở hạ tầng được đầu tư và phát triển đồng bộ sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy công nghiệp phát triển. Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp: gồm nhân lực quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động phù hợp, tác phong lao động và ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Nếu địa phương hay quốc gia nào có nguồn nhân lực dồi dào về số lượng, chất lượng cao sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. * Nhóm các nhân tố về QLNN của chính quyền địa phương - Quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp: là nội dung rất quan trọng định hướng cho toàn bộ quá trình phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của một quốc gia, một địa phương, cũng như quyết định quá trình QLNN đối với công nghiệp. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia/địa phương, quy hoạch phát triển ngành, trên cơ sở tiềm năng và các điều kiện khác của từng quốc gia/địa phương nhằm đạt đến mục tiêu khai thác hợp lý tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống dân cư và đảm bảo an ninh quốc phòng. Vai trò định hướng của quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp được thực hiện thông qua các chiến lược, quy hoạch, chính sách quốc gia, vùng, ngành hay các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch của từng địa phương. Các hình thức này được chọn lựa triển khai một cách hợp lý ở cấp độ quốc gia, ngành hay địa phương; chúng có mối liên hệ với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó chiến lược và chính sách có vị trí quan trọng nhất, chiến lược có tính ổn định tương đối, chính sách là bộ phận năng động hơn. - Thực thi pháp luật, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp: là nội dung quan trọng nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công nghiệp phát triển. Nhà nước hay chính quyền địa phương phải tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan và vận dụng pháp luật để ban hành những cơ chế, chính sách về phát triển công nghiệp cho phù một với từng ngành, địa phương nhằm khuyến khích sự phát triển công nghiệp trong ngành, địa phương đó. Các chính sách có thể bao gồm những ưu đãi về thuế, đất đai, nhân lực hay các ưu tiên trong giải quyết thủ tục hành chính cũng như các khoản đóng góp khác. - Xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp: là điều kiện cần thiết để phát triển công nghiệp, bao gồm việc quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, bến bãi, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc, đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp. - Tổ chức thực thi của cơ quan quản lý nhà nước: là việc xác định bộ máy tổ chức đủ sức thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch đã được ban hành nhằm biến chúng trở nên hiện thực, tạo ra sự phát triển của công nghiệp nói riêng và phát triển chung của nền kinh tế. * Nhóm nhân tố về doanh nghiệp công nghiệp - Vốn đầu tư của doanh nghiệp công nghiệp: bao gồm vốn cố định và vốn lưu động đảm bảo cho các doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ phù hợp và đảm bảo các nguồn đầu vào hợp lý nhằm duy trì sản xuất theo kế hoạch và nhu cầu thị trường. - Trình độ kỹ thuật - công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp: là sự đầu tư trang thiết bị, công nghệ phù hợp với ngành nghề nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trình độ kỹ thuật – công nghệ quy định năng suất lao động trong doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp đó. - Trình độ nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp: phản ánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động. Trình độ nhân lực là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tiếp cận với các chuẩn quản lý tiên tiến, các thiết bị - công nghệ hiện đại. - Trình độ tổ chức, quản lý của của doanh nghiệp công nghiệp: phản ánh hình thức và mức độ khoa học, hiệu quả trong tổ chức quản lý doanh nghiệp; trình độ này cũng được thể hiện qua các mô hình tổ chức và các chuẩn quản lý tiên tiến được doanh nghiệp áp dụng. 1.2.2.2. Các yếu tố bên ngoài * Môi trường thể chế và sự điều tiết của Nhà nước. Bên cạnh sự ổn định về chính trị - xã hội tạo thành môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, động viên đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp, yếu tố môi trường thể chế (hệ thống các chủ trương, chính sách...) thuận lợi, ổn định sẽ có tác dụng khuyến khích, động viên và là nhân tố tác động mạnh mẽ đến thu hút đầu tư phát triển các ngành kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Trong quá trình quản lý, Nhà nước tiến hành quy hoạch các vùng kinh tế trọng điể, các khu, cụm công nghiệp và sử dụng những biện pháp, chính sách để can thiệp vào quá trình sản xuất và trao đổi. Các biện pháp chính sách công nghiệp thường được sử dụng là: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, tỷ giá hối đoái; các chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng, xúc tiến thị trường... Việc thực hiện một cách đúng đắn và hợp lý những biện pháp chính sách này sẽ góp phần đắc lực vào việc phát huy được lợi thế so sánh, đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của các công ty, xí nghiệp trên thị trường thế giới, tác động đến phát triển công nghiệp của cả nước. * Nhu cầu thị trường. Sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp chịu sự tác động trực tiếp của các loại thị trường. Thị trường ở đây được hiểu không chỉ gồm các thị trường hàng hoá (dịch vụ), mà còn bao hàm các loại thị trường yếu tố sản xuất (thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường vốn...). Thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của sản xuất. Các ngành công nghiệp của một địa phương cũng phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ của thị trường để hoạch định kế hoạch phát triển, chương trình kinh doanh của mình. Doanh nghiệp công nghiệp là hạt nhân cơ bản của nền công nghiệp. Mỗi doanh nghiệp công nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ cái thị trường cần, từ yêu cầu của thị trường để hoạch định chương trình, kế hoạch kinh doanh của mình. Nói cách khác, thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp làm biến đổi nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp, tổng hợp lại tạo thành ự hình thành và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của đất nước. * Tiến bộ khoa học - công nghệ. Phát triển công nghiệp vừa phải phản ánh xu thế phát triển khoa học - công nghệ, vừa phải có khả năng ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ. Nói cách khác, tiến bộ khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển công nghiệp và ngược lại công nghiệp phát triển là nhân tố thúc đẩy khoa học - công nghệ phát triển. Trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ càng cao, thì trình độ chuyên môn hoá càng sâu. Cuối cùng, muốn đạt được mục tiêu CNH, HĐH phải phát triển công nghiệp, nhưng nếu không đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ thì không thể nói đến phát triển công nghiệp và thực hiện thành công chiến lược CNH, HĐH. Tiến bộ khoa học - công nghệ thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội phát sinh yêu cầu phải phát triển mạnh một số ngành công nghiệp. Nói cách khác, tập trung đầu tư để phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm là điều kiện vật chất thiết yếu, là tiền đề quan trọng để thực hiện có hiệu quả các nội dung của tiến bộ khoa học - công nghệ. Tiến bộ khoa học - công nghệ không những tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, mà còn tạo ra những nhu cầu mới và chính những nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời và phát triển mạnh một số ngành công nghiệp trọng điểm, những ngành được coi là đại diện của công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, có hàm lượng chất xám cao, tạo ra giá trị gia tăng cao, tuy là những ngành non trẻ, nhưng là sự khởi đầu của kỷ nguyên (hoặc thế hệ) công nghệ mới, nên có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở nước ngoài - Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Nhật Bản: lịch sử phát triển công nghiệp của Nhật Bản bắt đầu từ nền nông nghiệp truyền thống, tự cấp - tự túc, quy mô hộ nông nghiệp nhỏ, nhưng Nhật Bản nhanh chóng trở thành quốc gia có nền nông nghiệp và công nghiệp phát triển ở trình độ cao với nền kinh tế thị trường và nông thôn đều phát triển. Có được thành tựu đó là nhờ Nhật Bản tiến hành chủ trương cơ giới hóa nông nghiệp với hệ thống cơ khí nhỏ phù hợp với cây lúa nước và quy mô hộ nhỏ. Theo tác giả Nguyễn Điền trong Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam cho biết: Thành công trong cơ giới hóa nông nghiệp làm cho năng suất lao động nông nghiệp tăng, chi phí lao động giảm, đã chuyển hàng chục triệu lao động nông nghiệp sang các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội giảm đi nhanh chóng, nếu năm 1950 là 45,2%, năm 1960 là 28%, năm 1970 là 16,8%, đến năm 1980 là 10%, năm 1990 là 6,3% và hiện nay là dưới 5%. Song song đó, Nhật Bản đẩy mạnh thành lập các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ và công nghiệp gia đình ở nông thôn làm vệ tinh, gia công cho các công ty, xí nghiệp lớn ở thành thị; duy trì các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở nông thôn nhằm tận dụng hết các loại lao động nhàn rỗi vào các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp để nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn; phát triển mạnh mẽ hệ thống hợp tác xã ở nông thôn nhằm thúc đẩy sự phát triển các ngành dịch vụ kinh tế kỹ thuật phục vụ nông nghiệp. - Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Hàn Quốc: vào cuối thập niên 50, Hàn Quốc còn là quốc gia chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của nước này. Trong điều kiện đó, Hàn Quốc đã chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu, tạo nên sự tăng trưởng rất nhanh trong công nghiệp, tăng trưởng GDP 10 năm (1962-1971) đạt 9,3%; tuy nhiên, sự phát triển quá nóng này đã tạo ra sự mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, làm nảy sinh mâu thuẫn đe dọa đến sự phát triển ổn định của đất nước. Trước yêu cầu đó, Hàn Quốc đã đề ra chiến lược “Tăng trưởng cân đối giữa khu vực công nghiệp và nông nghiệp”, chủ trương thực hiện “Phong trào làng mới”, tập trung xây dựng nông thôn với nhiều chuơng trình, dự án; và kết quả đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt. Từ thành quả đó rút ra một số kinh nghiệm như sau: phải tổ chức đào tạo, huấn luyện cho lãnh đạo làng xã; có cơ chế, chính sách phát huy tính chủ động và tạo môi trường cho các làng xã thi đua phát triển; gắn công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn với phát triển các xí nghiệp nông thôn. - Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Thái Lan: trong những năm 60, Thái Lan vẫn còn là nước lạc hậu, kém phát triển, và công nghiệp hóa là con đường đưa đất nước phát triển. Lúc đầu, Thái Lan tập trung vào công nghiệp hóa đô thị, lấy hóa dầu và một số ngành công nghiệp khác làm trụ cột, dựa vào nguồn vốn vay và công nghiệp kỹ thuật của nước ngoài; nhưng sau thời gian kinh tế vẫn không phát triển, mà còn lâm vào trì trệ, nông nghiệp vẫn lạc hậu. Trước tình hình đó, Thái Lan đã chuyển hướng công nghiệp hóa từ chỗ tập trung vào đô thị sang đa dạng cả đô thị và nông thôn, cả nông nghiệp và công nghiệp đều hướng xuất khẩu. Kết quả là Thái Lan trở thành cường quốc về nông nghiệp và ngành công nghiệp có bước phát triển vượt bậc. Có được kết quả đó là nhờ Thái Lan tiến hành phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp dựa theo mô hình kết hợp chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất với mục tiêu tăng dần tỷ lệ nội địa hóa; thực thi chính sách nhà nước – nhân dân, trung ương - địa phương cùng thực hiện điện khí hóa nông thôn; chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở một số tỉnh trong nước - Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai: với vị trí của mình, Đồng Nai xác định công nghiệp là bộ phận chủ đạo của nền kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và phát triển các làng nghề truyền thống, tỉnh chủ trương phát triển các ngành công nghiệp có quy mô lớn, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao. Các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là: công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, da – giày, may mặc, công nghiệp điện tử - CNTT. Để thực hiện định hướng đó, Đồng Nai thực hiện tốt việc liên kết vùng trong đầu tư phát triển công nghiệp, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp, xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp chủ lực, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh liên quan đến phát triển công nghiệp. - Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Tiền Giang: dựa trên lợi thế nông nghiệp đa dạng, sản lượng lớn, Tiền Giang đề ra chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng đa dạng, hướng mạnh về xuất khẩu, theo đó đến 2010 tập trung phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp sử dụng nhiều lao động, hình thành công nghiệp đóng tàu; đến 2015, tập trung phát triển công nghiệp hóa chất, vật liệu xây dựng, công nghiệp điện - điện tử, cơ khí chế tạo; từ sau 2015, tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và công nghệ cao. Để thực hiện định hướng trên, Tiền Giang chủ trương thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp, quy hoạch các ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển làng nghề, tăng cường đầu tư vốn và kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bến Tre 1. Phát triển công nghiệp là con đường tất yếu để phát triển kinh tế của một địa phương; chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp để đảm bảo quá trình phát triển đúng hướng và đạt hiệu quả cao. 2. Phát triển công nghiệp dựa trên các lợi thế so sánh của địa phương, tập trung hướng mạnh vào xuất khẩu, lựa chọn và phát triển hợp lý các ngành công nghiệp chủ lực; phát triển công nghiệp gắn liền với CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Kinh nghiệm này sẽ giúp cho việc phát triển công nghiệp của tỉnh đảm bảo khai thác thế mạnh, tập trung trọng tâm và đúng định hướng. 3. Chính quyền địa phương phải thực hiện đồng bộ chức năng QLNN từ khâu hoạch định, tổ chức thực hiện đến xây dựng cơ chế chính sách, kiểm tra và điều chỉnh. Trong đó, cần khơi dậy và phát huy sự tham của các ngành, các cấp và các thành phần kinh tế. Để phát huy bài học kinh nghiệm này, tỉnh cần xây dựng bộ máy tổ chức đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE 2.1. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BẾN TRE 2.1.1. Đánh giá các yếu tố điều kiện phát triển công nghiệp của tỉnh 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên * Đặc điểm điều kiện tự nhiên - VÞ trÝ ®Þa lý: BÕn Tre lµ mét trong 13 tØnh thuéc vïng §ång b»ng s«ng Cöu Long (§BSCL), cã täa ®é ®Þa lý tõ 9o48, ®Õn 11o20, ®é VÜ B¾c, 105o57, ®Õn 106o48, ®é Kinh §«ng. BÕn Tre gi¸p víi c¸c tØnh TiÒn Giang ë phÝa B¾c, cã ranh giíi chung lµ s«ng TiÒn; phÝa T©y vµ Nam gi¸p tØnh VÜnh Long vµ Trµ Vinh, cã ranh giíi chung lµ s«ng Cæ Chiªn; phÝa §«ng gi¸p biÓn §«ng. BÕn Tre cã diÖn tÝch tù nhiªn lµ 2.356,85 km2, chiÕm 5,84% diÖn tÝch vïng §BSCL víi ®-êng biÓn kÐo dµi trªn 65km, vïng l·nh h¶i réng kho¶ng 20.000 km2. VÒ tæ chøc hµnh chÝnh, toµn tØnh cã 1 thÞ x· vµ 7 huyÖn víi 7 thÞ trÊn, 9 ph-êng vµ 144 x·. ThÞ x· BÕn Tre víi trªn 100 ngµn d©n lµ trung t©m chÝnh trÞ, kinh tÕ vµ v¨n ho¸ cña TØnh. - KhÝ hËu: NhiÖt trung b×nh t-¬ng ®èi cao vµ æn ®Þnh, kh«ng cã sù ph©n hãa m¹nh theo kh«ng gian. NhiÖt ®é b×nh qu©n hµng n¨m 26oC - 27oC vµ kh«ng cã sù chªnh lÖch gi÷a th¸ng nãng nhÊt (th¸ng 5: 29,2oC) vµ th¸ng m¸t nhÊt (th¸ng 6: 25,2oC). Trong n¨m kh«ng cã th¸ng nµo nhiÖt ®é trung b×nh d-íi 20oC; nhiÖt ®é cao nhÊt tuyÖt ®èi trong ngµy kho¶ng 35,8oC vµ thÊp nhÊt 17,6oC. L-îng m-a ph©n hãa thµnh hai mïa râ rÖt: mïa m-a th¸ng 5-6 vµ mïa n¾ng tõ th¸ng 7 ®Õn th¸ng 4. L-îng m-a trung b×nh thÊp (1.210-1.500mm/n¨m) vµ gi¶m dÇn theo h-íng §«ng, trong ®ã mïa kh« l-îng m-a chØ vµo kho¶ng 2-6% tæng l-îng m-a c¶ n¨m. §Þa bµn chÞu ¶nh h-ëng cña 2 lo¹i giã chÝnh: giã mïa T©y - T©y Nam th-êng xuÊt hiÖn trong mïa m-a (th¸ng 5 ®Õn th¸ng 9, tèc ®é trung b×nh 1,0-1,2m/s (riªng vïng biÓn 2,0-3,9m/s), tèc ®é tèi ®a 10-18m/s (vïng biÓn 12-20m/s); giã §«ng - §«ng B¾c (giã ch-íng) thæi theo h-íng tõ biÓn vµo tõ th¸ng 10 ®Õn th¸ng 4, cã t¸c ®éng lµm d©ng mùc n-íc triÒu, ®Èy mÆn x©m nhËp s©u vµo néi ®ång, lµm di chuyÓn c¸c ng- tr-êng khai th¸c c¸ sang c¸c vïng kh¸c khuÊt giã biÓn T©y, tèc ®é trung b×nh<3m/s. BÕn Tre n»m ngoµi vïng chÞu ¶nh h-ëng chÝnh cña b·o, vµo cuèi mïa m-a (th¸ng 9 ®Õn th¸ng 11) th-êng bÞ ¶nh h-ëng cña c¸c c¬n b·o cuèi mïa, phÇn lín c¸c trËn b·o kh«ng g©y thiÖt h¹i ®¸ng kÓ. - §Þa h×nh: Víi ®Æc tr-ng ch©u thæ båi l¾ng phï sa míi cña s«ng Cöu Long trªn nÒn phï sa cæ, ®Þa h×nh nh×n chung b»ng ph¼ng vµ cã khuynh h-íng thÊp dÇn tõ h-íng T©y B¾c xuèng §«ng Nam víi nh÷ng giång c¸t h×nh c¸nh cung trªn ®Þa bµn ven biÓn cã cao h¬n, ®-îc h×nh thµnh chñ yÕu qua qu¸ tr×nh båi l¾ng trÇm tÝch biÓn; chªnh mùc tuyÖt ®èi gi÷a ®iÓm thÊp nhÊt vµ ®iÓm cao nhÊt vµo kho¶ng 3, 5 m. Cã thÓ chia ®Þa h×nh BÕn Tre thµnh 3 vïng: Vïng ®Þa h×nh thÊp, cao tr×nh <1 m, th-êng bÞ ngËp n-íc theo triÒu, bao gåm c¸c vïng ®Êt tròng xa s«ng, c¸c cï lao míi båi, b·i triÒu ven s«ng vµ bê biÓn, rõng ngËp mÆn. Vïng ®Þa h×nh trung b×nh, cao tr×nh 1-2 m, b»ng ph¼ng ngËp trung b×nh hoÆc Ýt ngËp theo triÒu (chØ bÞ ngËp trong thêi ®iÓm triÒu c-êng th¸ng 11- 12), chiÕm kho¶ng 90% diÖn tÝch toµn tØnh, thÝch hîp cho viÖc trång lóa, lªn liÕp lµm v-ên,… Vïng ®Þa h×nh cao, bao gåm d¶i ®Êt cao ven c¸c s«ng lín tõ Chî L¸ch ®Õn Ch©u Thµnh vµ phÝa B¾c -T©y B¾c cña thÞ x· BÕn Tre (cao tr×nh 1,8-2,5 m), c¸c giång c¸t t¹i khu vùc ven biÓn (cao tr×nh 3,0-3,5m; cã n¬i >5 m). - S«ng ngßi: §Æc ®iÓm tù nhiªn næi bËt cña BÕn Tre lµ n»m ë h¹ l-u hÖ thèng s«ng Cöu Long. Khi vµo ®Þa phËn BÕn Tre, s«ng Cöu Long chia thµnh 4 con s«ng lín ®æ ra biÓn, ®ã lµ c¸c s«ng: Mü Tho, Ba Lai, Hµm Lu«ng, Cæ Chiªn, tæng chiÒu dµi kho¶ng 300 km. C¸c s«ng cïng víi phô l-u vµ kªnh r¹ch ch»ng chÞt ®· lµm cho giao th«ng ®-êng bé trong tØnh trë nªn khã kh¨n, song rÊt thuËn lîi vÒ giao th«ng ®-êng thuû. Nhê hÖ thèng ®-êng thuû, BÕn Tre cã thÓ g¾n kÕt mèi quan hÖ kinh tÕ víi c¸c tØnh thuéc vïng §BSCL vµ vïng §NB [34]. * Đặc điểm điều kiện tài nguyên thiên nhiên - Tµi nguyªn ®Êt ®ai vµ sö dông: Tæng diÖn tÝch ®Êt tù nhiªn cña tØnh BÕn Tre lµ 235.685 ha, gåm: §Êt n«ng nghiÖp: Tæng diÖn tÝch ®Êt n«ng nghiÖp chiÕm 181.252 ha (77% diÖn tÝch tù nhiªn), trong ®ã 75% diÖn tÝch tù nhiªn lµ ®Êt canh t¸c n«ng nghiÖp, 20% lµ ®Êt cã mÆt n-íc nu«i trång thñy s¶n. §Êt c©y hµng n¨m: chiÕm tû träng thÊp víi 51,405 ha (22% diÖn tÝch tù nhiªn, 28% diÖn tÝch ®Êt n«ng nghiÖp). §Êt c©y l©u n¨m: chiÕm tû träng cao víi 85,39 ha (36% diÖn tÝch tù nhiªn, 47% diÖn tÝch ®Êt n«ng nghiÖp). §Êt cã mÆt n-íc nu«i trång thñy s¶n: chiÕm 36,294 ha (15% diÖn tÝch tù nhiªn, 20% diÖn tÝch ®Êt n«ng nghiÖp). §Êt l©m nghiÖp: bao gåm 6.421 ha rõng ngËp mÆn (3% diÖn tÝch tù nhiªn, 4% diÖn tÝch ®Êt n«ng nghiÖp), trong ®ã cã 6.052 ha rõng phßng hé ven biÓn. §Êt lµm muèi: chiÕm 1.369 ha t¹i khu vùc ven biÓn. B×nh qu©n ®Êt n«ng nghiÖp/ng-êi lµm n«ng nghiÖp cña BÕn Tre lµ 1.486m2, trong ®ã cã 421m2 ®Êt c©y hµng n¨m; 700m2 ®Êt c©y l©u n¨m; 298m2 ®Êt cã mÆt n-íc nu«i trång thñy s¶n. Nãi chung thuéc vµo lo¹i thÊp so víi b×nh qu©n cña vïng §BSCL. §Êt phi n«ng nghiÖp: ChiÕm diÖn tÝch 53.631 ha (23% diÖn tÝch tù nhiªn), trong ®ã 14% diÖn tÝch ®Êt ë; 15% lµ ®Êt dïng vµ 69% lµ s«ng r¹ch. §Êt ë: chiÕm 7.382 ha (3% diÖn tÝch tù nhiªn vµ 14% diÖn tÝch ®Êt phi n«ng nghiÖp). Trong ®ã ®Êt ë ®« thÞ rÊt thÊp: 384 ha (5% diÖn tÝch ®Êt ë), ®Êt ë n«ng th«n 6.998 ha (95% diÖn tÝch ®Êt ë). §Êt chuyªn dïng: chiÕm 8.167 ha (3% diÖn tÝch tù nhiªn vµ 15% diÖn tÝch ®Êt phi n«ng nghiÖp). §Êt ch-a sö dông: ChiÕm 802 ha, chñ yÕu lµ khu vùc ven biÓn. Ngoµi ra trªn ®Þa bµn cãn cã 2.344 ha ®Êt mÆt n-íc ven biÓn, trong ®ã kho¶ng 310 ha ®· ®-îc sö dông ®Ó nu«i nghªu sß. - Tµi nguyªn n-íc cho ph¸t triÓn c«ng nghiÖp: Tµi nguyªn n-íc ngÇm vµ n-íc mÆt cña BÕn Tre kh¸ phong phó, nh-ng trªn 3/4 diÖn tÝch toµn tØnh bÞ nhiÔm mÆn tõ 2-3 th¸ng ®Õn quanh n¨m vµ cã khuynh h-íng ngµy cµng s©u vµ kÐo dµi h¬n; tµi nguyªn n-íc ngät h¹n chÕ, c¸c vØa n-íc ngÇm ngät cã chÊt l-îng ®¶m b¶o cho s¶n xuÊt vµ sinh ho¹t tËp trung chñ yÕu t¹i vïng B¾c huyÖn Ch©u Thµnh. H¬n n÷a, do t×nh tr¹ng khai th¸c bõa b·i vµ x©m lÊn mÆn nªn c¸c tÇng n-íc ngÇm ®ang cã nguy c¬ bÞ « nhiÔm, ®e däa ®Õn kh¶ n¨ng cung cÊp nguån n-íc ngät trong t-¬ng lai. - TiÒm n¨ng vÒ kho¸ng s¶n: Theo sè liÖu th¨m dß ®Þa chÊt, trªn ®Þa bµn tØnh BÕn Tre hÇu nh- kh«ng cã c¸c lo¹i kho¸ng s¶n cã gi¸ trÞ cao, nhÊt lµ tr÷ l-îng c«ng nghiÖp. Tuy nhiªn, còng tån t¹i mét sè lo¹i kho¸ng s¶n vËt liÖu x©y dùng nh- c¸t san lÊp, sÐt g¹ch ngãi, sa kho¸ng .v.v..... nh-: Má hµu nhá ë B×nh §¹i, Ba Tri, Th¹nh Phó: chÊt l-îng kh¸ nh-ng tr÷ l-îng kh«ng ®¸ng kÓ. C¸t san lÊp, c¸t x©y dùng vµ sÐt c¸c lo¹i: ®-îc khai th¸c ®Ó phôc vô cho c¸c c«ng tr×nh x©y dùng, bao gåm: C¸t giång: trªn 12.000 ha giång c¸t, thµnh phÇn h¹t chñ yÕu lµ c¸t mÞn chiÕm h¬n 95%. C¸t lßng s«ng: trªn 4 s«ng lín, tr÷ l-îng kho¶ng 316.773 ngµn m3, tËp trung chñ yÕu ë phÝa th-îng l-u, thµnh phÇn kho¸ng vËt chñ yÕu lµ th¹ch anh, fenspat, m¶nh sÐt sericit vµ mïn thùc vËt. SÐt g¹ch ngãi d-íi 3 d¹ng: sÐt vµng ®á pha ®Êt thÞt vµ c¸t mÞn ë c¸c cån; sÐt x¸m xanh ë khu vùc n-íc lî cã ®é co nhãt cao; sÐt gèm sø n»m thµnh vØa mµu tr¾ng dÎo t¹i khu vùc tròng gi÷a hai giång c¸t, tr÷ l-îng kho¶ng 9.000 ngµn m3. - Tµi nguyªn rõng: Rõng BÕn Tre lµ rõng ngËp mÆn, c¸c lo¹i gç kh«ng cã gi¸ trÞ kinh tÕ cao mµ chØ cã ý nghÜa sinh th¸i lµ chÝnh. HÖ thùc vËt rõng ngËp mÆn t¹i BÕn Tre cã thµnh phÇn t-¬ng tù nh- c¸c cöa s«ng thuéc khu vùc §«ng Nam ¸ gåm 25 loµi thuéc 19 hä, trong ®ã chiÕm -u thÕ lµ c¸c lo¹i m¾m tr¾ng, bÇn ®¾ng, ®-íc, l¸ dõa n-íc..... VÒ thó, trong c¸c rõng ngËp mÆn, c¸c cï lao ®Êt, cï lao l¸ ng-êi ta cßn thÊy phæ biÕn lµ c¸c loµi gÆm nhÊm, chuét, d¬i vµ nh÷ng s©n chim víi 25 loµi, trong ®ã 10 loµi cã ý nghÜa kinh tÕ vµ kh¶ n¨ng khai th¸c vÒ du lÞch. - Tµi nguyªn thuû s¶n: Thùc vËt næi: vïng cöa s«ng cã kho¶ng 278 loµi t¶o ®¬n bµo, thuéc c¸c nhãm t¶o silic, t¶o lam, t¶o gi¸p, mËt ®é 114.000-3.103.000 tÕ bµo/m3 ë ven biÓn, cµng ®i s©u vµo néi ®Þa mËt ®é t¶o cµng gi¶m ®i. §éng vËt næi: cã kho¶ng 36 loµi ®éng vËt næi thuéc c¸c nhãm: trïng b¸nh xe, ch©n bÌo. §éng vËt ®¸y: thuéc 3 nhãm Mollusca, Annelia vµ Arthopoda, trong ®ã c¸c líp chñ yÕu lµ gi¸p x¸c (13 hä), ch©n bông, hai m¶nh vá, … ®iÓn h×nh cho m«i tr-êng mÆn, lî, trong ®ã c¸c loµi ®ang lµ ®èi t-îng ®-îc khai th¸c vµ nu«i trång quan träng cña ngµnh thñy s¶n nh-: t«m b¹c, t«m só, t«m ®Êt, cua, nghªu, sß huyÕt… Khu vùc s«ng vµ ven biÓn ®· ph¸t hiÖn kho¶ng 120 loµi c¸ thuéc 43 hä; trong ®ã, c¸c lo¹i c¸ n-íc ngät vµ lî nh-: c¸ ®èi, mÌ vinh, mÌ d·nh, trª vµng, r« ®ång, c¸ sÆt, c¸ lãc, ®Æc biÖt lµ t«m cµng xanh ®ang ®em l¹i nguån thu nhËp quan träng cho ng-êi n«ng d©n. HiÖn nay, nguån tµi nguyªn thñy s¶n ®ang cã xu h-íng gi¶m c¶ vÒ sè l-îng lÉn sè loµi do hiÖn t-îng khai th¸c bõa b·i, gi¶m diÖn tÝch rõng ngËp mÆn [34]. 2.1.1.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực D©n sè trung b×nh: D©n sè toµn tØnh BÕn Tre n¨m 2000 lµ 1.305.445 ng-êi, tèc ®é t¨ng d©n sè b×nh qu©n lµ 0,42%/n¨m. N¨m 2005 lµ 1.351.472 ng-êi, t¨ng b×nh qu©n 0,7%/n¨m. Tû lÖ t¨ng d©n sè tù nhiªn gi¶m kh¸ nhanh tõ 1,04% n¨m 2000 vµ 0,97% n¨m 2005, trong khi sè di d©n c¬ häc ®i lµm ¨n n¬i kh¸c còng gi¶m dÇn tõ 9.918 ng-êi n¨m 2000 vµ 5.406 n¨m 2005, cho thÊy t×nh tr¹ng xuÊt c- rÊt m¹nh trong nh÷ng n¨m tr-íc 2000 ®· ®-îc gi¶m bít trong 5 n¨m qua. C¬ cÊu d©n sè thµnh thÞ vµ n«ng th«n t¨ng tõ 8,9% - 91,1% n¨m 2000 lªn 9,7% - 90,3% n¨m 2005. Tèc ®é ®« thÞ hãa chËm vµ tû lÖ ®« thÞ hãa cßn rÊt thÊp so víi b×nh qu©n cña c¶ n-íc (27% - 73%) vµ b×nh qu©n cña vïng §BSCL (20,7%-79,3%). C¬ cÊu d©n sè phi n«ng nghiÖp - n«ng nghiÖp t¨ng tõ 18,1% - 81,9% n¨m 2000 lªn 27,8% - 72,2% n¨m 2005, cho thÊy n«ng th«n ®· chuyÓn ho¹t ®éng n«ng nghiÖp sang c«ng th-¬ng nghiÖp kh¸ nhanh. MËt ®é d©n sè trung b×nh n¨m 2005 lµ 573 ng-êi/km2. So s¸nh víi vïng §BSCL, diÖn tÝch tØnh BÕn Tre t-¬ng ®èi nhá víi 5,84%, nh-ng d©n sè chiÕm 7,83%, cho thÊy mËt ®é d©n sè b×nh qu©n cao h¬n cña Vïng (435 ng-êi/km2). Tû lÖ ®« thÞ hãa b×nh qu©n cña tØnh BÕn Tre lµ 9,7%, rÊt thÊp vµ chñ yÕu tËp trung t¹i thÞ x· BÕn Tre vµ 2 thÞ trÊn lín Má Cµy, Ba Tri; ®Êt n«ng nghiÖp cßn nhiÒu; nh÷ng huyÖn cßn l¹i ®¹t tû lÖ ®« thÞ hãa thÊp. B¶ng 2.1: D©n sè vµ mËt ®é d©n sè tØnh BÕn Tre n¨m 2005 so víi vïng §BSCL DiÖn tÝch tù nhiªn (km2) Tû träng D©n sè (1 000 ng-êi) Tû träng MËt ®é (ng/km2) BÕn Tre 235,68 5,84% 1351,5 7,83% 573 Vïng §BSCL 3973,87 100% 17267,40 100% 435 Nguån: Quy hoạch tæng thÓ ph¸t triÓn KT-XH BÕn Tre đến năm 2020. D©n sè trong ®é tuæi lao ®éng vµ tr×nh ®é nguån nh©n lùc: D©n sè TØnh cã c¬ cÊu trÎ (tõ 15 ®Õn 29 tuæi) t¨ng dÇn tõ 30,8% n¨m 1995 lªn 31,7% n¨m 2000 vµ gi¶m cßn 31,1% n¨m 2005, nh-ng ®Æc biÖt lµ sè trÎ d-íi 14 tuæi l¹i gi¶m nhanh tõ 33,9% d©n sè n¨m 1990 cßn 28,0% n¨m 2000 vµ 23,5% n¨m 2005; trong khi ®ã tû lÖ lao ®éng trong ®é tuæi t¨ng tõ 54,4% lªn 59,8% vµ 64,3% d©n sè, vµ lùc l-îng d©n sè n÷ tõ 56 tuæi vµ nam tõ 61 tuæi trë lªn gi¶m tõ 10,3% n¨m 1995 cßn 8,0% n¨m 2000 vµ t¨ng rÊt nhanh 16,6% d©n sè n¨m 2005. HiÖn t-îng trªn cho thÊy d©n sè tØnh BÕn Tre trong t×nh tr¹ng ®ang ®i vµo c¬ cÊu giµ, mét mÆt do kÕt qu¶ cña ch-¬ng tr×nh kÕ ho¹ch hãa, mét mÆt do sè d©n trong ®é tuæi lao ®éng xuÊt c- nhiÒu. Lao ®éng trong khu vùc 1 gi¶m tõ 67,8% n¨m 2000 xuèng 61,8% n¨m 2005. Trong khi ®ã khu vùc 2 t¨ng 5,2% n¨m 2000 lªn 5,9% n¨m 2005. Khu vùc 3 t¨ng tõ 9,63% n¨m 2000 lªn 11% lao ®éng trong ®é tuæi. Tû lÖ lao ®éng kh«ng cã c«ng ¨n viÖc lµm æn ®Þnh gi¶m tõ 7,4% n¨m 1995 xuèng cßn 6,9% n¨m 2005. Tû lÖ lao ®éng ®-îc ®µo t¹o kÓ c¶ truyÒn nghÒ t¨ng tõ 20,68% lao ®éng trong ®é tuæi n¨m 1999 lªn 26,88% n¨m 2005, gåm: 2,12% cao ®¼ng - ®¹i häc - sau ®¹i häc; 2,72% trung häc chuyªn nghiÖp; 6,5% c«ng nh©n kü thuËt vµ 15,54% c«ng nh©n ®-îc truyÒn nghÒ. Nãi chung lao ®éng cã tr×nh ®é chuyªn m«n kü thuËt vµ nghiÖp vô cßn thiÕu. T×nh tr¹ng lao ®éng ®-îc ®µo t¹o kh«ng ë l¹i quª h-¬ng lµm viÖc diÔn ra kh¸ phæ biÕn [34]. 2.1.1.3. Điều kiện về nguån n¨ng l-îng cho ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - T×nh h×nh l-íi ®iÖn vµ møc ®é ®iÖn khÝ hãa TØnh BÕn Tre ®-îc cÊp ®iÖn tõ hÖ thèng nguån vµ l-íi ®iÖn quèc gia qua ®-êng d©y chÝnh 110/22 kV Mü Tho 2 - BÕn Tre, vËn hµnh qua 3 tr¹m biÕn ¸p 110kV ®Æt t¹i ng· 3 T©n Thµnh 65 MVA, t¹i Má Cµy 50 MVA vµ t¹i Ba Tri 25 MVA. Nguån ®iÖn t¹i chç cã mét nhµ m¸y ®iÖn Diesel ®Æt t¹i x· Mü Th¹nh (Giång Tr«m) cã c«ng suÊt 10.500 kW, nh-ng c«ng suÊt thùc dông kho¶ng 8.500 kW. Nguån ®iÖn Diesel ®-îc hßa víi m¹ng ®iÖn trung ¸p 15/22 kV. Nãi chung, c¸c tuyÕn ®-êng d©y 110 KV hiÖn h÷u vµ dù kiÕn trªn ®Þa bµn tØnh BÕn Tre chØ ®-îc cÊp ®iÖn tõ mét ®-êng d©y 110 KV ®éc ®¹o nªn viÖc cÊp ®iÖn trªn ®Þa bµn TØnh kh«ng ®-îc an toµn vµ æn ®Þnh. C¸c tr¹m biÕn ¸p hiÖn cung cÊp ®ñ cho c¶ tØnh BÕn Tre, nh-ng trong nh÷ng n¨m s¾p tíi c¸c tr¹m nµy sÏ bÞ qu¸ t¶i do nhu cÇu phô t¶i cña c¸c khu, côm c«ng nghiÖp vµ møc tiªu thô cña c¬ quan qu¶n lý vµ tiªu dïng cña d©n c- ngµy cµng t¨ng. Tæng chiÒu dµi ®-êng d©y trung thÕ trªn ®Þa bµn n¨m 2005 lµ 1.512 km, víi kÕt cÊu h×nh tia cã kÕt hîp m¹ch vßng ë mét sè trôc chÝnh. Trªn ®Þa bµn tØnh BÕn Tre cã 2.229 tr¹m ph©n phèi víi tæng dung l-îng 184.320 KVA. Toµn bé tr¹m biÕn ¸p lµ tr¹m ngoµi trêi gåm c¸c lo¹i tr¹m trªn nÒn, trªn giµn vµ tr¹m treo trªn trô. Tr¹m trªn giµn th-êng l¾p ®Æt c¸c m¸y biÕn ¸p 3 pha, cã c«ng suÊt tõ 100 KVA trë lªn. C¸c tr¹m trªn nÒn th-êng dïng cho c¸c phô t¶i cã c«ng suÊt lín. Lo¹i tr¹m treo trªn trô ®-îc sö dông cho c¸c phô t¶i nhá. C¸c tr¹m th-êng l¾p theo s¬ ®å cã FCO vµ chèng sÐt b¶o vÖ. ë n«ng th«n, c¸c tr¹m biÕn ¸p lµ lo¹i 1 pha nªn chØ phôc vô cho nhu cÇu sinh ho¹t lµ chÝnh. C¸c tr¹m biÕn ¸p ph©n bè kh«ng ®Òu, th-êng tËp trung ë c¸c trôc chÝnh vµ nh¸nh chÝnh, sau ®ã kÐo ®-êng h¹ thÕ dµi h¬n qui chuÈn do ®ã g©y tæn thÊt lín trªn l-íi ®iÖn. L-íi h¹ thÕ chñ yÕu phôc vô cho ¸nh s¸ng sinh ho¹t. Tæng chiÒu dµi ®-êng d©y h¹ thÕ n¨m 2005 lµ 3.556 km. L-íi h¹ thÕ cã cÊp ®iÖn ¸p 220/380V (3 pha) vµ 220V (1 pha), vËn hµnh theo s¬ ®å h×nh tia. B¸n kÝnh cÊp ®iÖn qu¸ réng, cã n¬i dµi trªn 3 km, nh×n chung, t×nh tr¹ng kü thuËt cña c¸c ®-êng d©y h¹ thÕ rÊt kÐm. C¸c ®iÖn kÕ 1 pha chñ yÕu lµ ®iÖn kÕ phô sau ®iÖn kÕ tæng, kh«ng ®¹t chÊt l-îng, møc ®é chÝnh x¸c thÊp, mÆc dï ngµnh ®iÖn ®· cè g¾ng g¾n ®iÖn kÕ cho tõng hé, nh-ng vÉn cßn tån t¹i mét sè ®iÖn kÕ tæng trªn ®Þa bµn tØnh. §iÖn th-¬ng phÈm t¨ng tõ 147.464 MWh n¨m 2000 lªn 301.309 MWh n¨m 2005 víi tèc ®é b×nh qu©n 15,4%/n¨m, cao h¬n tèc ®é t¨ng tr-ëng kinh tÕ. C¬ cÊu tiªu thô ®iÖn n¨ng n¨m 2005: C«ng nghiÖp - x©y dùng chiÕm 25,1%; N«ng nghiÖp, l©m nghiÖp, thñy s¶n chiÕm 1,0%; Th-¬ng m¹i, kh¸ch s¹n, nhµ hµng chiÕm 1,2%; C¬ quan qu¶n lý, tiªu dïng d©n c- chiÕm 69,1%; Ho¹t ®éng kh¸c chiÕm 3,7%. C¬ cÊu cho thÊy TØnh ®· dµnh -u tiªn nguån ®iÖn cho d©n sinh vµ ph¸t triÓn c«ng nghiÖp. Trong giai ®o¹n 2001-2005, ®iÖn th-¬ng phÈm t¨ng tõ 113223kWh/ ng-êi/n¨m lªn 223kWh/ng-êi/n¨m, møc ®iÖn tiªu dïng cho sinh ho¹t d©n c- t¨ng tõ 83223kWh/ng-êi/n¨m lªn 154kWh/ng-êi/n¨m. §Õn cuèi n¨m 2005, tÊt c¶ thÞ trÊn, trung t©m x· vµ c¸c ph-êng ®Òu cã ®iÖn l-íi quèc gia, ®¹t tû lÖ ®iÖn khÝ hãa 100%. Toµn tØnh ®¹t 85% ®iÖn khÝ hãa. Gi¸ trÞ s¶n xuÊt theo gi¸ so s¸nh 1994 t¨ng tõ 70 tû ®ång n¨m 2000 lªn 144 tû ®ång n¨m 2005, t¨ng b×nh qu©n 15,4%/n¨m. - T×nh h×nh cÊp n-íc BÕn Tre lµ tØnh cã l-îng m-a thuéc vµo lo¹i thÊp nhÊt vïng §BSCL, nguån n-íc chÝnh lµ s«ng r¹ch, n-íc giång c¸t, n-íc ngÇm tÇng n«ng vµ n-íc ngÇm tÇng s©u. VÒ n-íc s«ng r¹ch, BÕn Tre cã nguån n-íc mÆt dåi dµo, nh-ng do ë cuèi nguån, gi¸p biÓn nªn lu«n bÞ nhiÔm bÈn vµ th-êng bÞ nhiÔm mÆn vµo c¸c th¸ng mïa kh«, hiÖn nay chØ cã vµm s«ng huyÖn Chî L¸ch cã n-íc ngät æn ®Þnh quanh n¨m. VÒ n-íc giång c¸t, toµn TØnh cã trªn 12.000 ha ®Êt giång c¸t cã chøa nguån n-íc ngät do n-íc m-a ngÊm xuèng, tr÷ l-îng kho¶ng 12 triÖu m3, kh¶ n¨ng khai th¸c kho¶ng 844 m3/ngµy/km2, chÊt l-îng nguån n-íc thay ®æi theo mïa vµ tïy ®é s©u cña giÕng, nhiÒu n¬i nguån n-íc bÞ nhiÔm mÆn vµ nhiÔm bÈn. VÒ n-íc ngÇm nh¹t tÇng n«ng ph©n bè ë phÝa B¾c huyÖn Ch©u Thµnh, huyÖn Chî L¸ch, mét phÇn ë huyÖn Th¹nh Phó vµ huyÖn Ba Tri cã chÊt l-îng tèt, Ýt s¾t nhÊt. VÒ n-íc ngÇm tÇng s©u thuéc 2 tÇng Pleistocene vµ Miocen, cã cung l-îng kh¸ dåi dµo, chÊt l-îng tèt, tõ thÞ x· BÕn Tre ®Õn phÝa B¾c phµ R¹ch MiÔu víi tr÷ l-îng tiÒm n¨ng lµ 74.368 m3/ngµy ®ªm, kh¶ n¨ng khai th¸c c«ng nghiÖp cho phÐp lµ 10.500 m3/ngµy ®ªm. TÝnh ®Õn cuèi n¨m 2005, toµn tØnh cã c¸c nhµ m¸y n-íc nh- sau: Nhµ m¸y n-íc S¬n §«ng: x©y dùng n¨m 1968, c¶i t¹o n¨m 2004, khai th¸c nguån n-íc mÆt, c«ng suÊt thiÕt kÕ 16.900 m3, c«ng suÊt thùc tÕ 25.000m3/ngµy ®ªm. HiÖn nay mét sè h¹ng môc c«ng tr×nh ®ang xuèng cÊp. Nhµ m¸y n-íc Chî L¸ch, x©y dùng n¨m 2000, khai th¸c nguån n-íc mÆt, c«ng suÊt thiÕt kÕ 2.400 m3, c«ng suÊt thùc tÕ 500 m3/ngµy ®ªm. HiÖn vÉn ho¹t ®éng tèt. Nhµ m¸y n-íc H÷u §Þnh, x©y dùng n¨m 2005, khai th¸c nguån n-íc ngÇm tÇng s©u, c«ng suÊt thiÕt kÕ 10.500 m3, c«ng suÊt thùc tÕ 3.000 m3/ngµy ®ªm. HiÖn vÉn ho¹t ®éng tèt. Nhµ m¸y n-íc L-¬ng Quíi, x©y dùng n¨m 2006, khai th¸c nguån n-íc mÆt, c«ng suÊt thiÕt kÕ 2.400 m3, c«ng suÊt thùc tÕ 2.400 m3/ngµy ®ªm. §ang ho¹t ®éng tèt. HiÖn nay tÊt c¶ c¸c thÞ trÊn vµ mét sè thÞ tø, trung t©m trªn ®Þa bµn TØnh ®· x©y dùng ®-îc 47 nhµ m¸y cã hÖ thèng xö lý n-íc, chñ yÕu sö dông n-íc mÆt vµ mét Ýt n-íc ngÇm tÇng n«ng. Bªn c¹nh ®ã lµ 57 tr¹m cÊp n-íc vµ hÖ nèi m¹ng cã c«ng suÊt võa vµ nhá, tõ 2 ®Õn 15 m3/giê, ®¸p øng yªu cÇu cho c¸c trung t©m x· vµ tô ®iÓm d©n c- lín. C«ng tr×nh cÊp n-íc n«ng th«n do Trung t©m N-íc sinh ho¹t vµ VÖ sinh M«i tr-êng thùc hiÖn víi sù tµi trî cña UNICEF còng thùc hiÖn ®-îc 60 giÕng ®µo, 20 giÕng khoan, 5.300 èng hå. Ngoµi ra, nh©n d©n tù ®Çu t- x©y bÓ chøa, èng hå … dù tr÷ n-íc m-a vµ n-íc phôc vô cho sinh ho¹t. TÝnh ®Õn cuèi n¨m 2005, cã 857.145 ng-êi ®-îc cÊp n-íc, chiÕm 63,4% d©n sè. Sè d©n cßn l¹i sö dông n-íc m-a kho¶ng 20%, n-íc giÕng s¹ch 6,6%, n-íc s«ng r¹ch cã xö lý 10% [34]. 2.1.1.4. Đặc điểm điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Bến Tre - DiÔn biÕn t¨ng tr-ëng kinh tÕ theo GDP, GDP b×nh qu©n trªn ®Çu ng-êi trong giai ®o¹n 2000 – 2006 như sau: B¶ng 2.2: Tèc ®é t¨ng tr-ëng GDP thêi kú 2000 – 2006 §¬n vÞ tÝnh: tr.®, gi¸ 94 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 TT01-05 4.050.918 4.340.045 4.693.386 5.142.493 5.660.494 6.296.820 6.856.734 9,2% Nguån: Niªn gi¸m thèng kª BÕn Tre 2001, 2006. B¶ng 2.3: GDP b×nh qu©n ®Çu ng-êi §¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång, gi¸ 94 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Gi¸ C§ 94 3,103 3,318 3,558 3,844 4,.207 4, 659 5,048 Gi¸ HH 4,150 4,480 4,889 5,375 6,445 7,356 8,241 Nguån: Niªn gi¸m thèng kª BÕn Tre 2001, 2006. - ChuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ trong c¸c n¨m 2000– 2006: B¶ng 2.4: DiÔn biÕn chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo c¬ cÊu ngµnh (gi¸ HH) §¬n vÞ tÝnh:% ChØ tiªu 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Tæng GDP 100 100 100 100 100 100 1. N«ng, l©m, thñy s¶n 67,67 64,63 62,12 60,84 58,44 54,67 2. CN – X©y dùng 12,09 13,72 14,60 15,69 15,91 17,00 3. DÞch vô 20,24 21,65 23,28 23,47 25,65 28,33 Nguån: Niªn gi¸m thèng kª BÕn Tre 2001, 2006. B¶ng 2.5: DiÔn biÕn chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo thµnh phÇn kinh tÕ (gi¸ HH) §¬n vÞ tÝnh: % ChØ tiªu 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Tæng GDP 100 100 100 100 100 100 1. Khu vùc kinh tÕ trong n-íc 99.99 99.23 99.46 99.37 99.34 99.44 - Kinh tÕ nhµ n-íc Trung -¬ng 2.09 2.38 2.70 3.50 3.88 4.09 - Kinh tÕ nhµ n-íc ®Þa ph-¬ng 12.76 13.86 14.89 15.53 15.08 16.85 - Kinh tÕ ngoµi nhµ n-íc (tËp thÓ, t- nh©n, c¸ nh©n, hçn hîp) 85.14 82.98 81.87 80.34 80.38 78.49 2. Khu vùc cã vèn §TNN 0.01 0.67 0.44 0.53 0.56 0.47 3. ThuÕ nhËp khÈu 0.01 0.11 0.10 0.10 0.09 0.09 Nguån: Niªn gi¸m thèng kª BÕn Tre 2001, 2006. B¶ng 2.6: T×nh h×nh thu, chi ng©n s¸ch §¬n vÞ tÝnh: tr. ®ång, gi¸ hiÖn hµnh 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Tæng thu ng©n s¸ch 744 155 1 112 120 1 396 656 1 334 188 1571956 2199067 1. Thu tõ KtÕ TW 9289 12067 12838 19363 16515 86921 2. Khu vùc ktÕ §P 367931 442903 585575 688699 676420 749809 3. Khu vùc cã vèn §TNN 293 245 326 458 1632 732 4. Thu kh¸c 106915 164492 143361 229567 359649 4. Trî cÊp tõ trung -¬ng 366642 549990 164492 482307 647822 1010956 Tæng chi ng©n s¸ch 661540 935152 1251346 1280294 1529165 2123869 1. Chi ®Çu t- ph¸t triÓn 210676 276050 352015 333949 341475 356579 2. Chi th-êng xuyªn 450864 554878 670801 724827 889959 1147101 3. Chi kh¸c 57302 104224 228530 221518 297731 620189 Nguån: Niªn gi¸m thèng kª BÕn Tre 2001, 2006. B¶ng 2.7: DiÔn biÕn kim ng¹ch xuÊt khÈu vµ c¬ cÊu hµng hãa XK ChØ tiªu §V tÝnh 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Tæng KN XK 1000USD 32505 52080 55204 71244 95085 124408 MÆt hµng chñ yÕu: - Dõa kh« 1000tÊn 64 56 63 78 72 86 - G¹o TÊn 12922 22656 13926 4722 9097 7997 ChØ x¬ dõa " 30120 48730 63774 47808 65505 78145 -T«m ®«ng l¹nh " 899 455 1091 764 2218 1284 - Nghªu ®«ng l¹nh " 271 1167 1362 3217 2799 4112 - C¸ ®«ng l¹nh " … 2435 2130 3758 9614 - Than thiªu kÕt " 13739 15595 1362 3217 2799 4112 - Hµng thñ c«ng mü nghÖ 1000USD 5 - 13 71 228 465 - C¬m dõa n¹o sÊy TÊn 6287 7135 7441 13402 6098 - Kño dõa " 5061 3640 5632 5285 8312 - L-íi b¶o hiÓm c«ng nghiÖp " 1356 2149 2838 4900 7915 Nguån: Niªn gi¸m thèng kª BÕn Tre 2001, 2006. 2.1.1.5. Kết cấu h¹ tÇng cho phát triển công nghiệp HÖ thèng giao th«ng: M¹ng l-íi giao th«ng BÕn Tre bao gåm ®-êng bé, ®-êng s«ng vµ ®-êng biÓn. Víi vÞ trÝ ven biÓn vµ bÞ 4 s«ng lín, kho¶ng 60 kªnh r¹ch chia c¾t, hÖ thèng giao th«ng BÕn Tre cã nh÷ng ®Æc thï riªng ¶nh h-ëng ®Õn qu¸ tr×nh ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña tØnh nãi chung vµ ph¸t triÓn c«ng nghiÖp nãi riªng. §-êng bé: M¹ng l-íi giao th«ng ®-êng bé bao gåm 4.102,5 km ®-êng; nÕu kh«ng tÝnh ®-êng x· vµ th«n Êp th× ®¹t mËt ®é 0,34km/km2 vµ 0,58 km/1000 d©n. Quèc lé cã 2 tuyÕn lµ QL.60 vµ QL.57 do TW qu¶n lý dµi 128,65 km (QL.60: 33, 33 km vµ QL.57: 95,32 km). §-êng TØnh cã 6 tuyÕn (§T.882, §T.883, §T.884, §T.885.§T.886 vµ §T887) dµi 171,67 km. §-êng HuyÖn cã 33 tuyÕn dµi tæng céng 426,41 km. HÖ thèng ®-êng ®« thÞ dµi tæng céng 63,97 km. §-êng x·, Êp cã 3.311,8 km. CÇu: Trªn hÖ thèng giao th«ng cã 2.873 c©y cÇu víi tæng chiÒu dµi 60.268 m, trong ®ã cÇu bª t«ng tiÒn ¸p vµ bª t«ng cèt thÐp 1.657 c©y cÇu chiÕm 57,67%; cÇu s¾t, gç cã 1.216 c©y cÇu chiÕm 42,33%; trong tæng sè cÇu nªu trªn cã 35 cÇu cã t¶i träng trªn 12T. Nh×n chung hÖ thèng giao th«ng ®-êng bé cña tØnh ®-îc h×nh thµnh kh ¸®a d¹ng, ph©n bè ®Òu kh¾p trong tØnh. §-êng thñy: BÕn Tre cã chiÒu dµi bê biÓn 65 km, n»m gi÷a 4 nh¸nh s«ng lín cã chiÒu dµi h¬n 290 km vµ rÊt nhiÒu s«ng nhá kh¸c rÊt thuËn lîi cho vËn chuyÓn néi vïng, liªn vïng. Tæng chiÒu dµi s«ng cña c¶ TØnh cã kho¶ng 4.600km, mËt ®é 2km/km2, trong ®ã s«ng cho tµu 1.000-2.000T ®i l¹i ®-îc cã 168,7 km; s«ng cho tµu 100-600T cã kho¶ng 62,06 km; trªn 4.000 kªnh r¹ch lín nhá cho ghe thuyÒn tõ 10-20T. Trªn ®Þa bµn tØnh cã 6 tuyÕn kªnh, s«ng do TW qu¶n lý víi tæng chiÒu dµi 197,61 km HÖ thèng bÕn b·i: C¶ng: C¶ng s«ng Giao Long n»m t¹i x· Giao Long, huyÖn Ch©u Thµnh, ®ang ®-îc x©y dùng víi n¨ng lùc th«ng qua c¶ng, tr-íc m¾t n¨m 2010 ®¹t 191.500 T/n¨m, ®Õn n¨m 2020 ®¹t 255.200T/n¨m; dù kiÕn cuèi n¨m 2006 sÏ ®i vµo ho¹t ®éng, khai th¸c. Ngoµi ra trªn ®Þa bµn tØnh cßn cã 2 c¶ng c¸ B×nh Th¾ng vµ An Thñy. BÕn phµ: tØnh BÕn Tre cã 5 bÕn phµ ®ang ho¹t ®éng do nhµ n-íc qu¶n lý, gåm phµ R¹ch MiÕu (13 chiÕc phµ, tæng träng t¶i 1.180 T), phµ Hµm Lu«ng (4 chiÕc phµ, tæng träng t¶i 360 T), phµ T©n Phó (4 chiÕc phµ, tæng träng t¶i 118 T) vµ phµ CÇu V¸n (2 chiÕc phµ, tæng träng t¶i 55 T), phµ Cæ Chiªn t¹i x· Thµnh Thíi B, huyÖn Má Cµy. BÕn xe: HiÖn cã 5 bÕn xe gåm: mét bÕn t¹i ThÞ x· (BÕn xe TØnh), 4 bÕn t¹i c¸c huyÖn Má Cµy, Th¹nh Phó, Ba Tri vµ B×nh §¹i. BÕn xe TØnh cã diÖn tÝch 8.500m2, sè l-îng ph-¬ng tiÖn ra vµo mçi ngµy kho¶ng 100 chiÕc, phôc vô kho¶ng 5.000 hµnh kh¸ch. C¸c bÕn xe HuyÖn cã quy m« b×nh qu©n 3.500m2, sè l-îng ph-¬ng tiÖn ra vµo mçi ngµy b×nh qu©n mét bÕn tõ 30 -40 chiÕc, phôc vô tõ 1.500 – 2.000 hµnh kh¸ch. - Th«ng tin liªn l¹c: §Õn cuèi n¨m 2005, TØnh cã 53 b-u côc c¸c lo¹i, trong ®ã 1 b-u côc cÊp I, 7 b-u côc cÊp II (b-u ®iÖn huyÖn), 45 b-u côc cÊp III. VÒ viÔn th«ng, liªn tôc trong 10 n¨m, tæng dung l-îng t¨ng rÊt nhanh, ®Õn cuèi n¨m 2005 tæng sè m¸y l¾p ®Æt ®¹t 164.232 sè, mËt ®é 12,1 m¸y/100 d©n. HiÖn nay, TØnh cã 4 doanh nghiÖp cung cÊp dÞch vô ®iÖn tho¹i di ®éng víi 56 tr¹m BTS, ph-¬ng thøc truyÒn dÉn b»ng c¸p quang vµ viba ë tÊt c¶ c¸c huyÖn trong tØnh, nh-ng chØ cã 1 doanh nghiÖp cung cÊp dÞch vô Internet víi 90 ®¹i lý, 1.617 thuª bao (Dial up) vµ 133 thuª bao ADSL [34]. B¶ng 2.8: C¸c chØ tiªu ngµnh th«ng tin liªn l¹c n¨m 2000- 2006 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 TT% 2001- 2005 - Tæng sè m¸y ®t 29 890 36 611 47 464 68 413 94 647 164 232 278557 40,60 - M¸y cè ®Þnh 28 911 34 491 42 147 53 221 66 384 89 962 110557 25,49 - M¸y di ®éng 979 2 120 5 317 15 192 28 263 74 270 167619 137,69 - MËt ®é 2,29 2,80 3,60 5,11 7,03 12,15 20,48 Nguån:Niªn gi¸m Thèng kª BÕn Tre n¨m 2006. 2.1.1.6. T×nh h×nh ®Çu t- ph¸t triÓn kinh tÕ trªn ®Þa bµn Tæng ®Çu t- t¨ng b×nh qu©n 18,5%/n¨m trong giai ®o¹n 1996-2000, gi¶m cßn 7,3%/n¨m trong giai ®o¹n 2001-2005, b»ng 20% GDP theo gi¸ 94. Khuynh h-íng ®Çu t- trong d©n chÞu ¶nh h-ëng cña tiÕt kiÖm nªn kh«ng cao, b×nh qu©n t¨ng 9,7%/n¨m trong toµn thêi kú 1996-2005, riªng trong giai ®o¹n 2001-2005 t¨ng 12,1%/n¨m; trung b×nh chiÕm 54,3% tæng ®Çu t- vµ lu«n lu«n chiÕm h¬n 80% møc tiÕt kiÖm, ®iÒu nµy ®ång thêi còng chøng tá nÒn kinh tÕ tØnh BÕn Tre ®· vµ ®ang dùa vµo néi lùc vèn trong d©n lµ chÝnh. Nguån vèn FDI chñ yÕu vµo c«ng nghiÖp, cßn rÊt nhá (7 triÖu USD). §Çu t- cña ng©n s¸ch ®Þa ph-¬ng trung b×nh chiÕm 17,6% tæng ®Çu t-, t¨ng b×nh qu©n 15,7%/n¨m trong thêi kú 1996-2005, tuy nhiªn gi¶m tõ 31,1%/n¨m giai ®o¹n 1996-2000 cßn 2,1%/ n¨m trong giai ®o¹n 2001-2005. B¶ng 2.9: Vèn ®Çu t- c¸c n¨m 2000-2005 §¬n vÞ: TriÖu ®ång gi¸ so s¸nh 1994 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TT% 01-05 Tæng ®Çu t- 882 161 1 107 827 1 110 833 1 302 069 1 232 458 1 256 049 7,3 - §Çu t- cña d©n 439 189 476 603 526 939 598 081 676 403 778 949 12,1 - §Çu t- nhµ n-íc TP 160 279 215 885 187 007 248 913 220 926 177 680 2,1 - §Çu t- nhµ n-íc TW 282 693 415 340 396 887 455 075 335 129 299 420 1,2 Tæng ®Çu t- /GDP 21,78% 25,53% 23,67% 25,32% 21,77% 19,95% Nguån: Quy hoạch tæng thÓ ph¸t triÓn KT-XH BÕn Tre đến năm 2020. Chi ®Çu t- th-êng chiÕm trªn 30,8% tæng chi ng©n s¸ch, tû träng diÔn biÕn tõ 19,7% n¨m 1995 lªn 31,4% n¨m 2000 vµ 24,9% n¨m 2005, cho thÊy ®Çu t- c«ng cã khuynh h-íng gi¶m trong 5 n¨m gÇn ®©y. Trong thêi kú 1996-2000, ®Çu t- cña ng©n s¸ch tØnh BÕn Tre chiÕm 2,9% GDP, riªng 5 n¨m gÇn ®©y b»ng 4% GDP. §Çu t- cña ng©n s¸ch trung -¬ng t¨ng b×nh qu©n 28,1%/n¨m trong thêi kú 1996-2005, tuy nhiªn gi¶m tõ 60%/n¨m trong giai ®o¹n 1996-2000 cßn 1,2%/n¨m trong giai ®o¹n 2001-2005, trung b×nh chiÕm tû träng 28,1% tæng ®Çu t-. Nguån vèn ®Çu t- tõ ng©n s¸ch Trung -¬ng trong giai ®o¹n 2001-2005 rÊt quan träng, b»ng 1,6 lÇn ®Çu t- cña ng©n s¸ch ®Þa ph-¬ng (2.591 tû ®ång/1.619 tû ®ång), chñ yÕu cho c¸c c«ng tr×nh lín vÒ kÕt cÊu h¹ tÇng. 2.1.2. Nhóm nhân tố quản lý nhà nước cấp tỉnh 2.1.2.1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh: tỉnh đã tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020; Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, thủy sản tỉnh Bến Tre đến năm 2010, Kế hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2000-2005; đang thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020: trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh, dự báo các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Quy hoạch đề ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020. Theo đó, tập trung phát triển nhanh nền kinh tế, đưa GDP đầu người lên mức thu nhập trung bình, chỉ số HDI đạt mức phát triển cao; phát triển nhanh cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nối mạng hạ tầng hoàn chỉnh với các tỉnh trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long; định hình các khu kinh tế, công nghiệp, du lịch, làng nghề, củng cố cơ cấu kinh tế; định hình các khu dân cư, giải quyết tốt tái định cư, đảm bảo mỗi hộ dân có nhà ở phù hợp; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực quản lý, kỹ thuật và đội ngũ công nhân lành nghề; từng bước hoàn chỉnh khung định chế và hoàn thiện chính sách địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016- 2020 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp kỹ thuật cao với tỷ trọng tương ứng là 24% - 41% - 35%. Quy hoạch phát triển nông nghiệp, thủy sản tỉnh Bến Tre đến 2010: được xây dựng năm 1999, tuy nhiên đến năm 2006 các định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu đã lạc hậu so với yêu cầu phát triển, nên UBND tỉnh trình HĐND tỉnh cho kết thúc 2 quy hoạch này và yêu cầu xây dựng quy hoạch mới đến 2020. Định hướng cho nông nghiệp là tập trung phát triển kinh tế vườn theo hướng hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô tập trung, phát triển vững chắc vườn dừa gắn với trồng xen – nuôi xen, phát triển đàn gia cầm, gia súc quy mô tập trung. Đối với thủy sản, tập trung phát triển cả 3 loại thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn với đối tượng chủ lực là cá nước ngọt, cua, tôm, nghêu, sò. Kế hoạch phát triển công nghiệp: là sự cụ thể hóa từ Nghị quyết phát triển công nghiệp của Tỉnh ủy. Kế hoạch này bao gồm 5 dự án thành phần: dự án xây dựng các nhà máy chế biến dừa, thủy sản; dự án đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ một số nhà máy trọng điểm; dự án phát triển làng nghề truyền thống; đề án xây dựng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực của tỉnh; đề án nâng cao năng lực quản lý công nghiệp trên địa bàn. Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 đang được Sở Công thương Bến Tre chủ trì thực hiện, dự kiến sẽ thông qua UBND tỉnh vào quý I/2009 để trình HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp giữa năm 2009. 2.1.2.2. Tạo lập môi trường, điều kiện cho phát triển công nghiệp * Môi trường - Môi trường chính trị: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VII (nhiệm kỳ 2000-2005) nêu rõ “Trong 5 năm tới, phấn đấu tăng trưởng công nghiệp hàng năm đạt 12-13%, nâng tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế; hướng phát triển công nghiệp chủ yếu là chế biến nông - thủy sản, làm hàng xuất khẩu, đồng thời khuyến khích phát triển các ngành nghề mới và sản phẩm mới”. Nghị quyết này cũng định hướng tập trung đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp. Tỉnh ủy và các cấp ủy địa phương rất quan tâm đến việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Năm 1996, Tỉnh ủy Bến Tre ban hành nghị quyết về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre; đến năm 2006, Tỉnh ủy đã tiến hành tổng kết và ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Những định hướng, mục tiêu phát triển công nghiệp mà Nghị quyết này đề ra là: tập trung mọi nguồn lực, huy động tốt các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp với tốc độ cao; tạo sự chuyển biến nhanh về số lượng, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; tạo bước đột phá thật sự trong công nghiệp chế biến hàng nông, thủy sản; từng bước đưa công nghiệp trở thành ngành động lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH. Giá trị sản xuất công nghiệp trung bình khá trong cả nước, đạt trình độ tiên tiến ở hai ngành chế biến dừa và chế biến thủy sản, xem đây là 2 ngành chủ lực của công nghiệp tỉnh, tăng trưởng công nghiệp đạt trung bình 24%/năm, cơ cấu công nghiệp trong GDP chiếm 29% đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu công nghiệp tăng bình quân 30%/năm. - Môi trường pháp lý: thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của tỉnh, năm 2001 UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre thời kỳ 2000-2010, trong đó đã nêu rõ định hướng, mục tiêu và quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ đây, ngành công nghiệp đã xây dựng Kế hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2000-2005. Đến năm 2007, do yêu cầu phát triển, các mục tiêu và chỉ tiêu trong Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre thời kỳ 2000-2010 không còn phù hợp, UBND tỉnh tiến hành xây dựng và ban hành Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh bàn hành Quyết định số 1981/2004/QĐ-UB về khuyến khích đầu tư trong nước và Quyết định 1982/2004/QĐ-UB về khuyến khích đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Cả 2 quyết định này khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn Bến Tre, đặc biệt vào các ngành nghề đang khuyến khích (17 ngành) với các ưu đãi như: giảm thuế, ưu đãi bổ sung cơ sở hạ tầng, ưu tiên về thủ tục hành chính… Đến tháng 3/2008, UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh và thống nhất 2 quyết định trên thành Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND quy định một số chính sách khuyến đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre cho phù hợp với các quy định hiện hành của Chính phủ và đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư trong tình hình mới. Tháng 6/2004, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1996/2004/QĐ-UB quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp Giao Long; Quyết định số 1573/2004/QĐ-UB về một số chính sách ưu đãi đầu tư đối với ngành chế biến dừa; Chỉ thị số 15 về phát triển thủy sản …. Nhìn chung, các Quyết định, Chỉ thị trên thể hiện quyết tâm của chính quyền địa phương về thu hút đầu tư vào các ngành, địa bàn chủ yếu nhằm đẩy nhanh phát triển công nghiệp, tạo ra sản phẩm xuất khẩu, tăng trưởng GDP. - Môi trường kinh tế - xã hội: ổn định, thuận lợi cho đầu tư phát triển công nghiệp; kinh tế phát triển khá nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 9%; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; nguồn lực phát triển kinh tế khá dồi dào; tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo. * Điều kiện - Xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp: các lĩnh vực giao thông, điện, nước, viễn thông được quan tâm đầu tư trong thời gian qua, tổng vốn đầu tư cho các lĩnh vực này chiếm khoảng …% chi đầu tư phát triển của tỉnh; việc đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp cũng được ưu tiên vốn để đẩy nhanh tiến độ, hiện tại khu công nghiệp Giao Long đang được mở rộng thêm 70 ha và quy hoạch xây dựng thêm 4 khu công nghiệp khác với tổng diện tích khoảng 1.500 ha; hệ thống cảng sông cũng được quy hoạch phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp và cụm công nghiệp. - Cơ chế, chính sách: ngoài những cơ chế chính sách trên, UBND tỉnh còn ban hành nhiều chính sách khác để làm tiền đề cho phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh như: chính sách sử dụng đất đai cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp quy định những ưu đãi về giá thuê đất, thời gian thuê và quy mô đất thuê; chính sách ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong các doanh nghiệp sản xuất; chính sách khuyến công; chính sách phát triển ngành nghề nông thôn theo tinh thần Quyết định 132/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ... * Tổ chức thực thi quản lý nhà nước - Tổ chức bộ máy, cán bộ: UBND tỉnh quản lý chung. Giúp UBND tỉnh có Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn QLNN về công nghiệp theo luật định có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công nghiệp trên địa bàn; tham mưu xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp; phối hợp với các huyện - thị xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn và quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó; chủ trì triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của tỉnh; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trên lĩnh vực công nghiệp; hướng dẫn nghiệp vụ cho các địa phương. Các sở, ngành trong tỉnh theo chức năng của mình tham mưu để UBND tỉnh quản lý nhà nước về công nghiệp. Trong đó, Trung tâm Khuyến công có nhiệm vụ khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và cải trang thiết bị trong các doanh nghiệp công nghiệp; hỗ trợ phát triển các làng nghề. Trung tâm xúc tiến đầu tư có nhiệm vụ kêu gọi, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn; Trung tâm Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ hỗ trợ các các doanh nghiệp xây dựng các chuẩn chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với thị trường mới, thị trường tiềm năng trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về công nghiệp của tỉnh tương đối đảm bảo về số lượng nhưng chất lượng còn hạn chế. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, cán bộ kỹ thuật cao còn thiếu. - Tổ chức thanh tra, kiểm tra: được tiến hành thường xuyên, đúng quy định do Thanh tra ngành công nghiệp, Thanh tra liên ngành thực hiện. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các chính sách, pháp luật, việc sử dụng đất, vốn đầu tư phát triển công nghiệp. - Thủ tục hành chính: được cải cách một bước, đặc biệt trên lĩnh vực cấp phép đầu tư. Các chính sách liên quan và thủ tục hành chính được công bố công khai; thực hiện chế độ một cửa trong tiếp nhận và giải quyết các thủ tục liên quan; thời gian giải quyết thủ tục hành chính đã được rút ngắn. 2.1.3. Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp công nghiệp 2.1.3.1. Về cơ cấu thành phần của các doanh nghiệp Số liệu thống kê 2006 cho thấy, số lượng doanh nghiệp nhà nước là 23 đơn vị, chiếm 2,26%; doanh nghiệp ngoài nhà nước là 992 đơn vị, chiếm 97,35%, trong đó doanh nghiệp tư nhân là 863 đơn vị, chiếm 84,69%; còn lại là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Bảng 2.10: Số doanh nghiệp hoạt động theo ngành kinh tế Đơn vị tính: doanh nghiệp Doanh nghiệp theo ngành kinh tế 2004 2005 2006 Nông nghiệp và dịch vụ liên quan 1 - - Thủy sản 221 234 217 Công nghiệp chế biến 98 107 115 Sản xuất, phân phối điện, nước 13 4 2 Xây dựng 75 81 72 Thương nghiệp 480 523 520 Khách sạn, nhà hàng 43 47 44 Vận tải, kho bãi 17 20 22 Tài chính, tín dụng 4 4 4 Văn hóa thể thao 7 9 7 Kinh doanh tài sản, tư vấn 7 15 14 Nguồn: Niên giám Thống kê Bến Tre 2007. 2.1.3.2. Về năng lực doanh nghiệp Nhìn chung, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre là những doanh nghiệp nhỏ, chỉ có một số doanh nghiệp nhà nước vừa được cổ phần hóa và một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư khá, trang thiết bị - công nghệ tương đối tiên tiến, số còn lại đang cần phải đầu tư để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh. Bảng 2.11: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp thấp Đơn vị tính: tỷ đồng Loại hình doanh nghiệp 2004 2005 2006 Vốn (tỷ đ) Cơ cấu % Vốn (tỷ đ) Cơ cấu % Vốn (tỷ đ) Cơ cấu % Doanh nghiệp nhà nước 2,03 67,66 2,08 62,35 2,24 56,93 - Trung ương 0,23 7,78 0,22 6,83 0,23 6,06 - Địa phương 1,8 59,88 1,85 55,51 2,00 50,87 DN ngoài nhà nước 0,86 28,57 1,1 33,25 1,54 39,14 - Tập thể 0,17 0,58 0,21 0,66 0,19 0,49 - Tư nhân 0,557 18,51 0,648 19,42 0,828 21,03 - Cty TNHH 0,17 5,67 0,238 7,16 0,313 7,95 DN có vốn đầu tư nước ngoài 113,4 3,76 146,9 4,4 154,7 3,93 Nguồn: Niên giám Thống kê Bến Tre 2007. Bảng 2.12: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của doanh nghiệp theo ngành kinh tế Đơn vị tính: tỷ đồng Doanh nghiệp theo ngành kinh tế 2004 2005 2006 Thủy sản 98 109 115 Công nghiệp chế biến 1.221 1.310 1.400 Sản xuất, phân phối điện, nước 106 126 158 Xây dựng 557 588 569 Thương nghiệp 542 593 953 Khách sạn, nhà hàng 19 28 32 Vận tải, kho bãi 164 182 203 Tài chính, tín dụng 272 360 461 Văn hóa thể thao 1,9 6,3 8,3 Kinh doanh tài sản, tư vấn 16 20 23 Nguồn: Niên giám Thống kê Bến Tre 2007. - Lao động và năng suất lao động: lao động trong các doanh nghiệp được thể hiện như sau: năm 2004, doanh nghiệp nhà nước là 8.237 người, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 10.121 người, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 543 người; con số này của năm 2005 tương ứng là 6.038 người – 12.760 người – 965 người, và năm 2006 là 6.165 người – 14.294 người – 581 người. Trong giai đoạn 2001-2005, năng suất lao động công nghiệp không ngừng tăng lên và góp phần vào sự tăng trưởng của công nghiệp và nền kinh tế; nhóm công nghiệp có năng suất lao động cao là điện, hóa chất, chế biến nông sản thực phẩm. - Kỹ thuật – công nghệ: tỉnh có cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hoạt động khoa học công nghệ; đổi mới nhanh công nghệ cơ khí, sơ chế, tinh chế, bảo quản; hàng năm đổi mới khoảng 10% công nghệ, thiết bị. Đáng chú ý 100% doanh nghiệp chế biến thủy sản trang bị công nghệ tiên tiến, các doanh nghiệp chế biến dừa cũng áp dụng thiết bị công nghệ mới khá cao. Tuy nhiên, công nghệ tin học, điện tử, công nghệ sinh học, vật liệu mới chưa phát triển mạnh ở Bến Tre; tự động hóa còn rất hạn chế. 2.2. thùc tr¹ng ph¸t triÓn c«ng nghiÖp ë BÕn Tre giai ®o¹n 2000-2006 2.2.1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp 2.2.1.1. Giá trị sản xuất công nghiệp của các khối ngành và nhóm ngành chủ đạo Sè liÖu thèng kª cho thÊy, sù t¨ng tr-ëng chung cña kinh tÕ tØnh BÕn Tre g¾n liÒn víi t¨ng tr-ëng c«ng nghiÖp. Ph¸t triÓn c«ng nghiÖp sÏ gióp ph¸t triÓn c¸c ngµnh phô trî kh¸c, nhÊt lµ dÞch vô vµ c«ng nghiÖp lµ yÕu tè quan träng t¹o ra søc mua hµng hãa, dÞch vô. C«ng nghiÖp BÕn Tre hiÖn nay ®-îc cÊu thµnh bëi 3 khèi ngµnh chÝnh gåm: C«ng nghiÖp khai th¸c, c«ng nghiÖp chÕ biÕn vµ c«ng nghiÖp ®iÖn n-íc, ga. Tuy nhiªn, víi tû träng 91,71%, c«ng nghiÖp chÕ biÕn lµ khèi ngµnh chñ lùc vµ cã tÝnh quyÕt ®Þnh ®èi víi sù t¨ng tr-ëng chung cña c«ng nghiÖp BÕn Tre. Gi¸ trÞ s¶n xuÊt c«ng nghiÖp (GTSXCN) trªn ®Þa bµn tØnh BÕn Tre theo gi¸ cè ®Þnh 1994 ph©n theo khèi ngµnh c«ng nghiÖp, nh- sau: Ngµnh c«ng nghiÖp khai th¸c: GTSXCN cña ngµnh t¨ng tõ 51.831 triÖu ®ång n¨m 2000 lªn 52.575 triÖu ®ång n¨m 2005, ®¹t tèc ®é t¨ng tr-ëng GTSXCN giai ®o¹n 2001- 2005 lµ 0,29%/n¨m. Ngµnh c«ng nghiÖp chÕ biÕn: Ngµnh c«ng nghiÖp chÕ biÕn bao gåm c¸c nhãm ngµnh sau: chÕ biÕn n«ng l©m thñy s¶n thùc phÈm; ho¸ chÊt; vËt liÖu x©y dùng; c«ng nghiÖp c¬ khÝ, thiÕt bÞ ®iÖn, ®iÖn tö; dÖt may- da giµy; in vµ t¸i chÕ. Tèc ®é t¨ng tr-ëng gi¸ trÞ s¶n xuÊt ngµnh c«ng nghiÖp chÕ biÕn giai ®o¹n 2001-2005 ®¹t 13,18%/n¨m. Trong 6 chuyªn ngµnh cÊp II, tèc ®é t¨ng tr-ëng cao nhÊt giai ®o¹n 2001-2005 thuéc ngµnh c«ng nghiÖp hãa chÊt vµ c¸c s¶n phÈm tõ hãa chÊt víi 24,07%/n¨m; thÊp nhÊt thuéc vÒ ngµnh c«ng nghiÖp dÖt may - da giÇy víi tèc ®é t¨ng tr-ëng -3,46%/n¨m. C¸c ngµnh c«ng nghiÖp ®iÖn, n-íc n¨m 2000 cã GTSXCN lµ 67.387 triÖu ®ång, n¨m 2005 t¨ng lªn 166.730 triÖu ®ång, tèc ®é t¨ng tr-ëng b×nh qu©n giai ®o¹n 2001-2005 lµ 19,86%/n¨m. B¶ng 2.13: Gi¸ trÞ s¶n xuÊt khèi ngµnh chñ ®¹o §¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång (gi¸ C§ 1994) Ph©n ngµnh c«ng nghiÖp Gi¸ trÞ s¶n xuÊt c«ng nghiÖp 2001- 2005 (%) 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Tæng sè 958179 1841728 2044863 2398951 2668432 2966223 22,73 - C«ng nghiÖp khai th¸c 51831 56546 34369 50293 52575 49310 0,29 - C«ng nghiÖp chÕ biÕn 1318994 1686375 1880938 2204246 2449127 2720525 13,18 + CN chÕ biÕn n«ng,l©m, thñy s¶n thùc phÈm 1160640 1477653 1645451 1988438 2172220 2348839 13.36 + CN hãa chÊt vµ c¸c SP ho¸ chÊt 39829 45154 55308 59546 117109 175757 24,07 + CN s¶n xuÊt vËt liÖu x©y dùng 12399 30238 44111 32000 34458 43110 22,68 + C«ng nghiÖp c¬ khÝ, thiÕt bÞ ®iÖn, ®iÖn tö. 44528 62879 77898 67021 63305 80863 7.29 + CN dÖt may, da giÇy 48750 56175 41022 39265 40889 50076 -3,46 + C«ng nghiÖp kh¸c, in, t¸i chÕ... 12848 14276 17148 17976 21146 21880 10,48 - C«ng nghiÖp (®iÖn, n-íc) 67387 98807 129556 144412 166730 196388 19,86 + C«ng nghiÖp ®iÖn 61743 91549 121360 133815 154218 182397 20,09 + C«ng nghiÖp n-íc 5644 7258 8196 10597 12512 13991 17,26 Nguån: Niªn gi¸m thèng kª BÕn Tre 2001, 2006. 2.2.1.2. Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế DiÔn biÕn gi¸ trÞ s¶n xuÊt c«ng nghiÖp ph©n theo thµnh phÇn kinh tÕ giai ®o¹n 2001-2005 thÓ hiÖn qua sè liÖu b¶ng d-íi ®©y: B¶ng 2.14: Gi¸ trÞ s¶n xuÊt theo thµnh phÇn kinh tÕ §¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång, gi¸ 1994 Néi dung chØ tiªu Gi¸ trÞ s¶n xuÊt c«ng nghiÖp 2001- 2005 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Tæng 958179 1841728 2044863 2398951 2668432 2966223 22,73 I. Khu vùc kinh tÕ nhµ n-íc 783840 996345 974273 1170989 1221821 1102642 9,28 - TW 61743 91549 124532 277785 303690 316232 37,52 - §P 742097 904796 849741 893204 918131 826410 4,35 II. Kinh tÕ ngoµi nhµ n-íc 653506 760702 1009241 1144730 1347648 1808947 15,58 - Kinh tÕ tËp thÓ - 6598 7671 3400 4114 3809 - - Kinh tÕ t- nh©n 79868(*) 96633 282290 343893 468428 791236 42,45 - Kinh tÕ c¸ thÓ 573638 657471 719280 797437 875106 1013902 8,81 III. Khu vùc cã vèn §TNN 866 84681 61349 83232 98963 54634 157,98 Nguån: Niªn gi¸m thèng kª BÕn Tre 2001, 2006. 2.2.1.3. ChuyÓn dÞch c¬ cÊu c«ng nghiÖp theo thµnh phÇn kinh tÕ Sù chuyÓn dÞch c¬ cÊu c¸c thµnh phÇn kinh tÕ trong ngµnh c«ng nghiÖp tØnh BÕn Tre giai ®o¹n 2001-2005 ®· diÔn ra theo chiÒu h-íng: C«ng nghiÖp nhµ n-íc (Quèc doanh trung -¬ng vµ quèc doanh ®Þa ph-¬ng) gi¶m tõ 54,50% n¨m 2000 xuèng cßn 45,79% n¨m 2005; C«ng nghiÖp thuéc c¸c thµnh phÇn kinh tÕ ngoµi quèc doanh cã xu h-íng t¨ng tõ 45,44% n¨m 2000 lªn 50,50% n¨m 2005. C«ng nghiÖp cã vèn ®Çu t- n-íc ngoµi ®· cã sù chuyÓn dÞch theo h-íng t¨ng nhanh tõ 0,06% n¨m 2000 lªn 3,71% n¨m 2005. B¶ng 2.15: ChuyÓn dÞch c¬ cÊu c«ng nghiÖp theo thµnh phÇn kinh tÕ §¬n vÞ tÝnh: % 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Tæng 100 100 100 100 100 100 I. Khu vùc kinh tÕ nhµ n-íc 54,50 54,10 47,64 48,81 45,79 37,17 - TW 4,29 4,97 6,09 11,58 11,38 10,66 - §P 51,60 49,13 41,55 37,23 34,41 27,86 II. Kinh tÕ ngoµi nhµ n-íc 45,44 41,30 49,35 47,72 50,50 60,98 - Kinh tÕ tËp thÓ 0,00 0,36 0,38 0,14 0,15 0,13 - Kinh tÕ t- nh©n 5,55 5,25 13,80 14,34 17,55 26,67 - Kinh tÕ c¸ thÓ 39,89 35,70 35,17 33,24 32,79 34,18 III. Khu vùc cã vèn §TNN 0,06 4,60 3,00 3,47 3,71 1,84 Nguån: Niªn gi¸m thèng kª tØnh BÕn Tre 2001, 2006. 2.2.1.4. ChuyÓn dÞch c¬ cÊu theo ngµnh c«ng nghiÖp Xu h-íng chuyÓn dÞch c¬ cÊu cña c¸c khèi ngµnh vµ nhãm ngµnh c«ng nghiÖp BÕn Tre trong giai ®o¹n 2001-2005 diÔn ra nh- sau: B¶ng 2.16: ChuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo ngµnh c«ng nghiÖp: §¬n vÞ tÝnh: % Ph©n ngµnh c«ng nghiÖp 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Tæng sè 100 100 100 100 100 100 - C«ng nghiÖp khai th¸c 3,60 3,07 1,68 2,10 1,97 1,66 - C«ng nghiÖp chÕ biÕn 91,71 91,56 91,98 91,88 91,78 91,72 + CN chÕ biÕn n«ng, l©m, thñy s¶n thùc phÈm 80,70 80,23 80,47 82,89 81,40 79,19 + CN hãa chÊt vµ c¸c SP ho¸ chÊt 2,77 2,45 2,70 2,48 4,39 5,93 + CN s¶n xuÊt vËt liÖu x©y 0,86 1,64 2,16 1,33 1,29 1,45 dùng + C«ng nghiÖp c¬ khÝ, thiÕt bÞ ®iÖn, ®iÖn tö. 3,10 3,41 3,81 2,79 2,37 2,73 + CN dÖt may, da giÇy 3,39 3,05 2,01 1,64 1,53 1,69 + C«ng nghiÖp kh¸c, in, t i¸ chÕ... 0,89 0,78 0,84 0,75 0,79 0,74 - C«ng nghiÖp ®iÖn, n-íc 4,69 5,36 6,34 6,02 6,25 6,62 + C«ng nghiÖp ®iÖn 4,29 4,97 5,93 5,58 5,78 6,15 + C«ng nghiÖp n-íc 0,39 0,39 0,40 0,44 0,47 0,47 Nguồn: Niên giám Thống kª Bến Tre 2000,2006. - C«ng nghiÖp khai th¸c: chñ yÕu lµ khai th¸c sÐt vµ c¸t lßng s«ng, cã tû träng nhá trong gi¸ trÞ s¶n xuÊt c«ng nghiÖp vµ cã xu h-íng ngµy cµng gi¶m sót, tõ 3,6% n¨m 2000 cßn 1,97% n¨m 2005. - C«ng nghiÖp chÕ biÕn: cã xu h-íng ph¸t triÓn tèt, æn ®Þnh, tû träng trªn 91% trong tæng gi¸ trÞ s¶n xuÊt c«ng nghiÖp toµn ngµnh giai ®o¹n 2001-2005, gåm cã 7 nhãm ngµnh vµ xu h-íng chuyÓn dÞch c¸c nhãm ngµnh nh- sau: + C«ng nghiÖp chÕ biÕn n«ng, l©m, thñy s¶n thùc phÈm: (bao gåm s¶n xuÊt thùc phÈm vµ ®å uèng; s¶n xuÊt thuèc l¸, thuèc lµo; s¶n xuÊt s¶n phÈm gç vµ l©m s¶n; s¶n xuÊt giÊy vµ c¸c s¶n phÈm b»ng giÊy; s¶n xuÊt gi-êng, tñ, bµn ghÕ). Giai ®o¹n 2000- 2005, ngµnh ph¸t triÓn t-¬ng ®èi æn ®Þnh theo h-íng ®a d¹ng hãa s¶n phÈm, c¶i tiÕn mÉu m·, gi¸ thµnh h¹... n¨m 2000 chiÕm tû träng 80,70%, n¨m 2005 lµ 81,40%. + C«ng nghiÖp s¶n xuÊt vËt liÖu x©y dùng: (bao gåm s¶n xuÊt s¶n phÈm kho¸ng phi kim lo¹i). Ngµnh s¶n xuÊt VLXD tØnh BÕn Tre ®· cã nh÷ng b-íc chuyÓn biÕn tÝch cùc trong c«ng t¸c tæ chøc s¾p xÕp l¹i s¶n xuÊt, ®Çu t- më réng vµ ®Çu t- míi mét sè c¬ së s¶n xuÊt, v× vËy ®· ®¸p øng mét phÇn nhu cÇu tiªu dïng VLXD trong tØnh nh-: g¹ch - ngãi nung, g¹ch l¸t nÒn, bª t«ng ®óc s½n. N¨m 2000 cã tû träng 0,86%, n¨m 2005 chiÕm 1,29%. + C«ng nghiÖp c¬ khÝ, thiÕt bÞ ®iÖn, ®iÖn tö: (bao gåm s¶n xuÊt c¸c s¶n phÈm b»ng kim lo¹i; s¶n xuÊt m¸y mãc thiÕt bÞ; s¶n xuÊt thiÕt bÞ ®iÖn, ®iÖn tö; s¶n xuÊt TV, TBTT; s¶n xuÊt ph-¬ng tiÖn vËn t¶i kh¸c…): N¨m 2001 chiÕm tû träng 3,1%, vµi n¨m gÇn ®©y cã xu h-íng gi¶m tû träng trong c¸c n¨m 2004, 2005, 2006 vµ chiÕm tû träng 2,73% n¨m 2005. S¶n phÈm c¬ khÝ trªn ®Þa bµn chñ yÕu lµ thÐp kÕt cÊu vµ tµu thuyÒn cì nhá. + C«ng nghiÖp dÖt may, da giµy: (bao gåm s¶n xuÊt s¶n phÈm dÖt; s¶n xuÊt trang phôc; s¶n xuÊt s¶n phÈm b»ng da, gi¶ da), chiÕm mét tû träng kh¸ khiªm tèn trong toµn ngµnh c«ng nghiÖp (n¨m 2006 lµ 1,69%), trong ®ã ngµnh da giÇy hÇu nh- ch-a cã g×, ch-a cã mét doanh nghiÖp nµo ®Çu t- vµo. Gi¸ trÞ SXCN dÖt may - da giÇy BÕn Tre ®Õn n¨m 2006 ®¹t xÊp xØ 50 tû ®ång. + C«ng nghiÖp hãa chÊt: (bao gåm s¶n xuÊt hãa chÊt; s¶n xuÊt s¶n phÈm cao su vµ plastic), trong giai ®o¹n 2001-2005 tû träng t¨ng dÇn tõ 2,77% n¨m 2000 lªn 4,39% n¨m 2005. + C«ng nghiÖp kh¸c (in, t¸i chÕ...): n¨m 2000 cã tû träng 0,89%, n¨m 2005 chiÕm 0,79%. - C«ng nghiÖp ®iÖn, n-íc: Tû träng t¨ng tõ 4,69% n¨m 2000 lªn 6,25% n¨m 2005. 2.2.1.5. S¶n phÈm c«ng nghiÖp chñ yÕu B¶ng 2.17: S¶n phÈm c«ng nghiÖp Sè TT S¶n phÈm chñ yÕu §¬n vÞ tÝnh N¨m 2000 N¨m 2005 N¨m 2006 TT 2001- 2005 1 Thñy s¶n chÕ biÕn Tấn 2384 16728 20592 47,65 2 N-íc m¾m 1000 lÝt 4515 2780 3005 -9,24 3 Thøc ¨n gia sóc Tên 3500 18251 20503 39,14 4 B¸nh kÑo c¸c lo¹i Tên 8730 17687 18294 15,17 5 §-êng Tên 48658 24868 23053 -12,56 6 C¬m dõa n¹o sÊy Tên 750 20046 - 92,93 7 ChØ x¬ dõa Tên 25053 55142 - 17,09 8 N-íc ®¸ Tên 81450 144323 190693 12,12 9 Thuèc l¸ bao 1000 bao 108112 127937 103425 3,42 10 Gç xÎ 1000 m3 7 790 832 157,34 11 Trang in TriÖu trang 1555 2233 2600 7,51 12 Thuèc viªn c¸c lo¹i 1000 viªn 214762 376700 408000 11,89 13 N-íc m¸y 1000 m3 3666 8596 9087 18,58 14 QuÇn ¸o may s½n 1000 c¸i 3909 4178 4720 1,34 15 G¹ch nung 1000 viªn 8080 23097 20300 23,38 16 Muèi 1000 tÊn 38 29 28 -5,26 Nguån: Niªn gi¸m thèng kª tØnh BÕn Tre 2001, 2006. 2.2.2. Kết quả đạt được về đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư Tæng vèn ®Çu t- phôc vô cho ph¸t triÓn c«ng nghiÖp - tiÓu thñ c«ng nghiÖp vµ ®iÖn giai ®o¹n 2001-2005 lµ 1.481,12 tû ®ång, t¨ng b×nh qu©n 52,46%/n¨m. Trong ®ã: - Vèn thuéc ng©n s¸ch nhµ n-íc 171,23 tû ®ång, t¨ng b×nh qu©n 88,51%/n¨m (chñ yÕu lµ vèn ®Çu t- c¸c c«ng tr×nh ®iÖn, h¹ tÇng KCN cña tØnh); - Vèn ®Çu t- cña doanh nghiÖp nhµ n-íc lµ 378 tû ®ång, t¨ng b×nh qu©n 43,10%/n¨m (chñ yÕu ®Çu t- cho c¬ së s¶n xuÊt míi vµ thiÕt bÞ c«ng nghÖ míi); - Vèn cña d©n c- vµ doanh nghiÖp d©n doanh 603 tû ®ång, t¨ng 60,95%/n¨m (®Çu t- t¨ng thªm n¨ng lùc s¶n xuÊt míi, gãp vèn c¸c c«ng tr×nh ®iÖn, n-íc, hÖ thèng giao th«ng c¸c lµng nghÒ, ngµnh nghÒ n«ng th«n...); - Vèn ®Çu t- n-íc ngoµi 286,6 tû ®ång, t¨ng b×nh qu©n 44,45%/n¨m (®Çu t- c¸c nhµ m¸y s¶n xu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp.pdf
Tài liệu liên quan