Tài liệu Luận văn Phát hiện vi khuẩn erwinia carotovora subsp. carotovora trên cây địa lan (cymbidium) bằng phương pháp pcr: 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
٭٭٭ 000٭٭٭
PHÁT HIỆN VI KHUẨN Erwinia carotovora subsp.
carotovora TRÊN CÂY ĐỊA LAN (Cymbidium) BẰNG
PHƢƠNG PHÁP PCR
Luận văn kỹ sƣ
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2006
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
٭٭٭ 000٭٭٭
PHÁT HIỆN VI KHUẨN Erwinia carotovora subsp.
carotovora TRÊN CÂY ĐỊA LAN (Cymbidium) BẰNG
PHƢƠNG PHÁP PCR
Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN NGUYỄN THỊ THANH HÀ
KS. DƢƠNG THÀNH LAM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2006
3
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY. HO CHI MINH CITY
DEPARMENT OF BIOTECHNOLOGY
***000***
TO FIND BACTERIUM: Erwinia carotovora subsp. carotovora ON
THE Cymbidium BY THE PCR
Graduation thesis
Major: Biotechnology
Professor: Student:
PhD. LE DINH DON NGUYEN THI THANH HA...
53 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phát hiện vi khuẩn erwinia carotovora subsp. carotovora trên cây địa lan (cymbidium) bằng phương pháp pcr, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
٭٭٭ 000٭٭٭
PHÁT HIỆN VI KHUẨN Erwinia carotovora subsp.
carotovora TRÊN CÂY ĐỊA LAN (Cymbidium) BẰNG
PHƢƠNG PHÁP PCR
Luận văn kỹ sƣ
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2006
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
٭٭٭ 000٭٭٭
PHÁT HIỆN VI KHUẨN Erwinia carotovora subsp.
carotovora TRÊN CÂY ĐỊA LAN (Cymbidium) BẰNG
PHƢƠNG PHÁP PCR
Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN NGUYỄN THỊ THANH HÀ
KS. DƢƠNG THÀNH LAM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2006
3
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY. HO CHI MINH CITY
DEPARMENT OF BIOTECHNOLOGY
***000***
TO FIND BACTERIUM: Erwinia carotovora subsp. carotovora ON
THE Cymbidium BY THE PCR
Graduation thesis
Major: Biotechnology
Professor: Student:
PhD. LE DINH DON NGUYEN THI THANH HA
BSc. DUONG THANH LAM Term:2002 – 2006
Ho Chi Minh City
8/2006
4
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi nhận đƣợc rất nhiều sự ủng hộ và giúp đỡ từ
gia đình, thầy cô và bạn bè. Nay tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Cha mẹ và những ngƣời thân luôn tạo điều kiện, động viên con trong suốt quá trình
con học tập tại trƣờng.
Ban Giám Hiệu trƣờng Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ
Nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học cùng tất cả thầy cô đã tận tình giúp đỡ, dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tại trƣờng.
Thầy Lê Đình Đôn đã hết lòng hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập
tốt nghiệp.
Thầy Dƣơng Thành Lam đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực tập tốt nghiệp.
Anh Nguyễn Văn Lẫm, các anh chị làm việc tại Trung Tâm Phân Tích Thí Nghiệm
Hóa Sinh, các anh chị làm việc tại Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật khoa Nông Học trƣờng Đại
Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện khóa luận.
Các bạn sinh viên lớp công nghệ sinh học 28 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học và làm đề tài tốt nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2006
Nguyễn Thị Thanh Hà
5
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
NGUYỄN THỊ THANH HÀ, Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.Tháng 8 năm 2006.
“PHÁT HIỆN VI KHUẨN Erwinia carotovora subsp. carotovora TRÊN CÂY ĐỊA LAN
(Cymbidium) BẰNG PHƢƠNG PHÁP PCR”
Giáo viên hƣớng dẫn:
Thầy Lê Đình Đôn
Thầy Dƣơng Thành Lam
Địa điểm: Phòng Thí Nghiệm Công Nghệ Sinh Học Thực Vật – Trung Tâm Phân Tích
Thí Nghiệm Hóa Sinh - Trƣờng Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Đối tƣợng nghiên cứu: vi khuẩn Erwinia carotovora subsp. carotovora trên địa lan
(Cymbidium). Hiện nay, các vƣờn địa lan tại thành phố Đà Lạt bị thiệt hại rất lớn do bệnh
thối làm chết cây gây ra. Cho đến thời điểm này ngƣời ta vẫn chƣa xác định chính xác tác
nhân gây ra bệnh và chƣa có loại thuốc đặc trị hữu hiệu. Do đó, việc tìm hiểu phƣơng
pháp chẩn đoán, phát hiện tác nhân gây ra bệnh là hết sức cần thiết giúp xây dựng quy
trình phòng trừ bệnh hiệu quả hơn.
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
1. Điều tra tình hình bệnh hại trên địa lan tại một số vƣờn trồng địa lan trên địa bàn TP.
Đà Lạt – Lâm Đồng.
2. Phân lập mẫu vi khuẩn và chủng bệnh lên củ khoai tây và lá địa lan.
3. Nhân sinh khối các dòng vi khuẩn phân lập đƣợc.
4. Khuếch đại đoạn DNA nằm trong vùng 16S/23S rDNA và vùng gen pel mã hóa pectate
lyase của vi khuẩn bằng phƣơng pháp PCR.
Kết quả đạt đƣợc:
1. Tỷ lệ nhiễm bệnh tại các vƣờn điều tra:
- Bệnh do vi khuẩn: 20,17%.
- Bệnh do virus: 9,5%.
- Bệnh do nấm: 11,6%.
2. Phân lập đƣợc 2 dòng vi khuẩn có màu khuẩn lạc rất đặc trƣng:
- Khuẩn lạc vi khuẩn màu vàng trứng, tròn, lồi, nhầy, bóng, mép khuẩn lạc tròn nhẵn.
- Khuẩn lạc vi khuẩn màu trắng đục, tròn, lồi, nhầy, bóng, mép khuẩn lạc tròn nhẵn.
3. Chủng bệnh vi khuẩn lên củ khoai tây và lá địa lan:
6
- Trên củ khoai tây: 9 dòng vi khuẩn có khả năng gây bệnh mạnh sau 48 giờ chủng bệnh
(ở nhiệt độ phòng).
- Trên lá địa lan: hầu nhƣ các dòng vi khuẩn đều không gây bệnh sau khi chủng bệnh 10
ngày (ở 250C), duy nhất chỉ có một dòng EC06-8 gây bệnh.
4. Khuếch đại đƣợc đoạn DNA có kích thƣớc 1,5 kb nằm trong vùng 16S/23S rDNA của
các dòng vi khuẩn phân lập đƣợc.
7
MỤC LỤC
Phần Trang
Trang tựa ................................................................................................................. ii
Lời cảm tạ .............................................................................................................. iii
Tóm tắt ................................................................................................................... iv
Mục lục .................................................................................................................. vi
Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................... ix
Danh sách các hình ................................................................................................. x
Danh sách các bảng ............................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2. Mục đích – yêu cầu .......................................................................................... 1
1.2.1. Mục đích ....................................................................................................... 1
1.2.2. Yêu cầu ......................................................................................................... 1
1.2.3. Giới hạn ........................................................................................................ 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1. Điều kiện tự nhiên của TP. Đà Lạt với việc
nuôi trồng Cymbidium ..................................................................................... 3
2.2. Giới thiệu về lan Cymbidium ........................................................................... 3
2.2.1. Phân loại – phân bố ...................................................................................... 3
2.2.2. Đặc điểm thực vật học .................................................................................. 4
2.2.3. Yêu cầu sinh thái .......................................................................................... 5
2.2.4. Sâu bệnh ....................................................................................................... 5
2.2.5. Tình hình sản xuất lan Cymbidium của Tp. Đà Lạt
và trên thế giới ................................................................................................ 7
2.3. Giới thiệu về vi khuẩn Erwinia carotovora subsp.
carotovora và tác hại của nó ................................................................................ 8
2.3.1. Phân loại ....................................................................................................... 8
2.3.2. Erwinia carotovora ...................................................................................... 8
2.3.3. Erwinia carotovora subsp. carotovora ....................................................... 9
2.4. Phƣơng pháp chẩn đoán bệnh do vi khuẩn gây ra ......................................... 13
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 17
8
3.1. Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................ 17
3.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................. 17
3.1.2. Vật liệu ....................................................................................................... 17
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 18
3.2.1. Điều tra tình hình bệnh chết cây trên địa lan
tại TP Đà Lạt – Lâm Đồng ......................................................................... 18
3.2.2. Phân lập mẫu vi khuẩn ............................................................................... 18
3.2.3. Quan sát vi khuẩn trên môi trƣờng KB
và môi trƣờng YDC .................................................................................... 19
3.2.4. Chủng vi khuẩn lên củ khoai tây và lá địa lan ............................................ 19
3.2.5. Tăng sinh khối vi khuẩn trên môi trƣờng LB lỏng ..................................... 21
3.2.6. Ly trích DNA tổng số của vi khuẩn............................................................ 21
3.2.7. Thực hiện phản ứng PCR ........................................................................... 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 25
4.1. Tình hình bệnh hại trên địa lan tại TP. Đà Lạt – Lâm Đồng ......................... 25
4.1.1. Các triệu chứng bệnh trên địa lan ............................................................... 25
4.1.2. Tỉ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus, nấm
gây ra qua các vƣờn điều tra ........................................................................ 27
4.2. Phân lập mẫu vi khuẩn .................................................................................. 28
4.3. Quan sát vi khuẩn trên môi trƣờng KB và môi trƣờng YDC ........................ 29
4.3.1. Trên môi trƣờng KB ................................................................................... 29
4.3.2. Trên môi trƣờng YDC ................................................................................ 30
4.4. Chủng bệnh vi khuẩn lên củ khoai tây và lá địa lan ...................................... 31
4.4.1. Trên củ khoai tây ........................................................................................ 31
4.4.2. Trên lá địa lan ............................................................................................. 32
4.5. Ly trích DNA tổng số của vi khuẩn............................................................... 32
4.6. Phản ứng PCR ............................................................................................... 34
4.6.1. Phản ứng PCR với cặp primer
Xan 1330 và Xan 322 .................................................................................. 34
9
4.6.2. Phản ứng PCR với cặp primer
Erw1 và Erw2 .............................................................................................. 35
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 37
5.1. Kết luận.......................................................................................................... 37
5.2. Đề nghị .......................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 38
10
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PCR : Polymerase chain reaction
DNA : Deoxyribonucleotide acid
RNAse : Ribonuclease
TE : Tris EDTA
SDS : Sodium dodecyl sulfate
NaCl : Natri clorua
TAE : Tris Acetate EDTA
dNTP : Deoxynucleotide triphosphate
Taq : Thermus aquaticus
UV : Ultra violet
LB : Luria – Bertani
KB : King et al. 's medium B agar
CVP : Crystal violet - pectate
PGA : Potato Glucose Agar
EtBr : Ethidium bromide
YDC : Yeast extract – dextrose – CaCO3
Ecc : Erwinia carotovora subsp. carotovora
CTAB : Cethyltrimethylammonium bromide
Tm : Melting temperature
ELISA : Enzyme linked Immuno Sorbent Assay
μl : micro lít
μg : micro gam
μM : micro mol / lít
mM : mili mol / lít
ctv : cộng tác viên
ha : hecta
ng : nano gam
bp : base pair
11
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 2.1. Hình thái vi khuẩn Erwina carotovora .................................................. 8
Hình 4.1. Các triệu chứng bệnh trên chồi địa lan ................................................. 25
Hình 4.2. Các triệu chứng bệnh trên giả hành ...................................................... 26
Hình 4.3. Các triệu chứng bệnh trên phát hoa ...................................................... 26
Hình 4.4. Vi khuẩn phân lập từ chồi địa lan bị bệnh
trên môi trƣờng PGA ............................................................................ 29
Hình 4.5.1. Khuẩn lạc vi khuẩn trên môi trƣờng KB
chiếu dƣới tia UV sau 24 giờ nuôi cấy (ở nhiệt độ phòng) .................. 30
Hình 4.5.2. Hình thái của khuẩn lạc vi khuẩn trên môi trƣờng YDC
sau 24 giờ nuôi cấy (ở nhiệt độ phòng) ............................................... 30
Hình 4.6.1. Các triệu chứng bệnh trên củ khoai tây
chủng vi khuẩn sau 48 giờ (ở nhiệt độ phòng) .................................... 31
Hình 4.6.2. Triệu chứng bệnh trên lá địa lan
chủng vi khuẩn sau 10 ngày (ở 250C).................................................. 32
Hình 4.6.3. Vi khuẩn phân lập từ lá địa lan bị bệnh
sau khi chủng vi khuẩn 10 ngày trên môi trƣờng PGA ...................... 32
Hình 4.7. Sản phẩm ly trích DNA tổng số của vi khuẩn ...................................... 33
Hình 4.8. Sản phẩm PCR với cặp primer
Xan 1330 và Xan 322 (nhiệt độ bắt cặp 560C) ....................................... 34
Hình 4.9. Sản phẩm PCR với cặp primer
Xan 1330 và Xan 322 (nhiệt độ bắt cặp 580C) ....................................... 34
Hình 4.10. Sản phẩm PCR với cặp primer Erw1 và Erw2 ................................... 35
12
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
BẢNG TRANG
Bảng 4.1. Tỉ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus, nấm
gây ra qua các vƣờn điều tra ................................................................. 27
ĐỒ THỊ TRANG
Đồ thị 4.1. Tỉ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus, nấm
gây ra qua các vƣờn điều tra .................................................................... 28
13
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nói đến hoa Đà Lạt, chúng ta không thể nào không nói đến lan Cymbidium. Ngƣời
dân Đà Lạt thƣờng gọi lan Cymbidium là địa lan. Địa lan Đà Lạt rất phong phú về chủng
loại, đa dạng về cấu trúc và màu sắc. Loài hoa này từng là “sứ giả” của Đà Lạt ở Đông Âu
những năm trƣớc 1990. Mặc dù có những biến động bất lợi về thị trƣờng tiêu thụ hoa cắt
cành nhƣng gần đây, việc nuôi trồng hoa lan với quy mô lớn nhằm mục đích khai thác
kinh doanh đã dần dần đƣợc khôi phục. Hoa địa lan Cymbidium đƣợc nhiều ngƣời quan
tâm và đầu tƣ với quy mô lớn.
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, ngƣời nông dân trồng địa lan tại TP. Đà Lạt
đang phải đối mặt với bệnh thối làm chết cây. Bệnh phát triển nhiều và lây lan nhanh
chóng trong mùa mƣa. Hiện nay, tình trạng bệnh chết cây địa lan vẫn chƣa đƣợc khống
chế do chƣa xác định chính xác tác nhân gây ra bệnh và chƣa tìm ra loại thuốc đặc trị hữu
hiệu. Thiệt hại về kinh tế do căn bệnh này gây ra là rất lớn. Đây là nỗi trở ngại, băn khoăn
của đa số các hộ trồng địa lan trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Vấn đề đặt ra là làm sao xác
định chính xác tác nhân gây ra bệnh để từ đó xây dựng đƣợc quy trình phòng trừ bệnh
hữu hiệu giúp giảm thiệt hại do căn bệnh này gây ra cho ngƣời trồng địa lan.
Với tính cấp thiết của vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Phát hiện vi
khuẩn Erwinia carotovora subsp. carotovora trên cây địa lan (Cymbidium) bằng phƣơng
pháp PCR”.
1.2. Mục đích – yêu cầu
1.2.1. Mục đích: thiết lập quy trình PCR cho vi khuẩn Erwinia carotovora subsp.
carotovora trên cây địa lan (Cymbidium).
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra tình hình bệnh hại tại các vƣờn trồng địa lan tại TP. Đà Lạt – Lâm Đồng.
- Phân lập mẫu vi khuẩn.
- Nhân sinh khối các dòng vi khuẩn Erwinia carotovora subsp. carotovora.
- Nắm vững quy trình ly trích DNA vi khuẩn.
14
- Khảo sát các yếu tố nhƣ chu kỳ nhiệt, nồng độ primer, nồng độ DNA, số chu kì thích
hợp để thiết lập quy trình PCR.
1.2.3. Giới hạn
- Đề tài đƣợc thực hiện từ 15/02/2006 đến 30/07/2006.
- Chỉ làm đƣợc trên một số mẫu.
- Do thời gian và kinh phí có hạn nên không tiến hành giải trình tự sản phẩm PCR.
15
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện tự nhiên của TP. Đà Lạt với việc nuôi trồng Cymbidium
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới châu Á với nhiều vùng tiểu khí hậu rất khác
nhau, là một trong những nơi tập trung nhiều loài lan của thế giới, đặc biệt là từ các vùng
cao nguyên Trung Bộ đến miền Đông Nam Bộ. Ở nƣớc ta vƣơng quốc thật sự của các loài
lan là những vùng cao nguyên có độ cao từ 800 m đến 1.000 m nhƣng đáng kể nhất vẫn là
ở Đà Lạt – Lâm Đồng.
Thành phố Đà Lạt đƣợc đặt trọn trên cao nguyên Lâm Viên với độ cao trên dƣới
1.500 m, về phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng. Phía Bắc giáp huyện Lạc Dƣơng, phía Nam
giáp huyện Đức Trọng, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dƣơng, phía Tây và
Tây Nam giáp huyện Lâm Hà. Nhiệt độ trung bình năm là 18,30C, biên độ nhiệt trong
ngày 11 – 120C. Khí hậu Đà Lạt chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mƣa kéo dài từ tháng 4 đến
tháng 10 hàng năm, mùa khô từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa
bình quân hàng năm ở Đà Lạt đạt 1.800 mm.Cƣờng độ mƣa tập trung vào các tháng 8, 9
hàng năm. Mùa khô kiệt nƣớc là tháng 12, 1 và 2. Nhìn chung, Đà Lạt có khí hậu ôn hòa
dịu mát quanh năm, mùa mƣa nhiều, mùa khô ngắn, không có bão. Đây là những điều
kiện hết sức thuận lợi để phát triển nuôi trồng các loại hoa ôn đới trong đó địa lan
Cymbidium là một trong những loại hoa ôn đới đặc thù của Đà Lạt.
2.2. Giới thiệu về lan Cymbidium
2.2.1. Phân loại – Phân bố
Phân loại: theo Otto Swartz (1799), chi Cymbidium thuộc:
Giới (Kingdom) : Plantae
Lớp (Class) : Liliopsida
Bộ(Order) : Asparagales
Họ (Family) : Orchidacaea
Họ phụ (Subfamily) : Epidendroideae
Tông (Tribe) : Cymbidiinae
Tông phụ (Subtribe) : Cyrtopodiinae
Giống (Genus) : Cymbidium (
16
Phân bố: trên thế giới, các loài Cymbidium phân bố chủ yếu ở châu Á, từ dãy Hy
Mã Lạp Sơn (Hymalaya) đến Nam Trung Quốc (Vân Nam), các nƣớc Đông Dƣơng (Việt
Nam, Malaysia, Mianma, Thái Lan) và một vài loài phân bố ở các châu lục khác. Phần
lớn các loài trong chi này sống ở các vùng rừng núi khá cao, khô và lạnh, một vài loài
khác chịu đƣợc điều kiện nóng ẩm của rừng nhiệt đới (Trƣơng Trỗ, 1988).
2.2.2. Đặc điểm thực vật học
Về hình thái bên ngoài, lan Cymbidium là những loài thân thảo, đa niên, đẻ nhánh
hằng năm tạo thành những bụi nhỏ.
Rễ: có loài rễ mọc bám trên vỏ cây, mặt đất (bì sinh hay phụ sinh); có loài rễ ăn
sâu trong bọng cây, trong đất mùn (địa sinh hay thực sinh). Rễ mới thƣờng chỉ mọc ở cây
con, cây mẹ khó ra rễ mới mà chỉ thấy phân nhánh từ rễ củ.
Thân (căn hành): thân ngầm của chúng (căn hành) thƣờng ngắn, nối những củ lan
với nhau. Các củ lan thực chất là những cành ngắn của căn hành. Củ già, khi bị tách khỏi
căn hành cũ, có thể mọc ra căn hành mới, từ đó mọc ra những cây con. Do đó mà ngƣời ta
xếp Cymbidium vào nhóm lan đa thân.
Củ lan (giả hành): thƣờng có dạng con quay hay dạng hột xoài, đƣờng kính từ 1 –
15 cm. Củ thƣờng tƣơi và đƣợc bọc trong các bẹ lá.
Lá: thƣờng có hai dạng: dạng vảy đính theo một đoạn căn hành và dạng thực đính
trên giả hành. Lá thực thƣờng có cuống lá, giữa bẹ lá và cuống lá có một tầng phân cách.
Khi phiến lá rụng vẫn còn đoạn bẹ ôm lấy giả hành. Vài loài không có cuống lá. Tùy theo
từng loài mà phiến lá rất khác nhau, có gân dọc nổi rõ hay chìm trong thịt lá. Một số loài
ít chịu rợp có phiến lá màu xanh vàng còn lại thƣờng xanh đậm. Bản lá và độ dày của lá
thay đổi theo từng loài: các loài sống ở trảng trống có lá hẹp và dày hơn các loài ƣa bóng
rợp. Lá có dạng dải, dạng mũi mác, dạng phiến. Đầu lá nhọn hay chia thành hai thùy.
Kích thƣớc của bản lá biến động từ 0,5 – 6 cm. Chiều dài lá thay đổi từ 10 – 150 cm.
Chồi hoa: thƣờng xuất hiện bên dƣới giả hành, trong các nách lá, tách các bẹ già,
đâm ra bên ngoài. Thông thƣờng mỗi giả hành chỉ cho hoa một lần. Chồi hoa thƣờng xuất
hiện đồng thời với chồi thân, những chồi hoa no tròn hơn còn chồi thân hơi dẹp.
17
Cọng phát hoa: không phân nhánh, dựng đứng hay buông thõng. Chiều dài của
phát hoa từ 10 cm đến hơn 100 cm. Cành hoa mang từ vài đến vài chục búp hoa xếp luân
phiên theo đƣờng xoắn ốc.
Hoa: hoa Cymbidium lƣỡng tính, nhị đực và nhụy cái cùng gắn chung trên một trụ
nhị - nhụy (hay trục hợp nhụy), hình bán trụ hơi cong về phía trƣớc. Quả lan là một nang
có 3 góc, bên trong có chứa hàng trăm ngàn hạt. Khi chín quả mở theo 3 đƣờng góc và
gieo vào không khí những hạt nhƣ bụi phấn màu vàng lụa. Khi rơi vào nơi có điều kiện
ẩm độ, ánh sáng thích hợp và có nấm cộng sinh tham gia hạt sẽ nảy mầm phát triển thành
cây mới (Trƣơng Trỗ, 1988).
2.2.3. Yêu cầu sinh thái đối với Cymbidium
Ánh sáng: nhu cầu ánh sáng từ 50 – 70% ánh sáng trực tiếp với độ chiếu sáng trên
dƣới 20.000 lux (khoảng 1/5 độ chiếu sáng của mặt trời vùng Đà Lạt trong khoảng tháng
4 đến tháng 8, từ 11 – 14 giờ) (Trƣơng Trỗ, 1988).
Nhiệt độ: loài lan môi trƣờng lạnh thƣờng đòi hỏi một chế độ nhiệt rất đặc biệt:
khoảng 150C về mùa đông và 200C về mùa hè và chênh lệch ngày đêm khoảng 6 – 70C.
Điều này rất cần cho việc ra hoa. Khi các giả hành đã phát triển cần có nhiệt độ về đêm từ
6 – 120C liên tục từ 3 – 4 tuần (Trần Văn Bảo, 1999).
Ẩm độ: do là địa lan nên bộ rễ của Cymbidium khác xa bộ rễ của các loài lan ký
sinh (epiphyte). Chúng đòi hỏi rễ luôn luôn ẩm (Trần Văn Bảo, 1999). Theo Trƣơng Trỗ
(1988), từ 60 – 70% độ ẩm tƣơng đối của không khí và khoảng 70 – 80% độ ẩm của giá
thể là điều kiện tốt cho Cymbidium.
2.2.4. Sâu bệnh
Trong nuôi trồng hoa lan thƣờng gặp những dạng dịch hại phổ biến sau:
Bệnh do virus: bệnh do virus gây ra trên hoa lan thƣờng xuất hiện ở hai dạng sau:
virus gây khảm lá và virus làm khằn cây.
Virus gây khảm lá: gây hiện tƣợng biến vàng trên lá và hoa. Ở lá non có những sọc
hay đốm màu xanh nhạt hay màu vàng xen kẽ với những vệt xanh đậm trên phiến lá. Trên
những cây bị nhiễm nặng, cây không phát triển, bộ rễ còi cọc. Bệnh thƣờng xuất hiện
trong những vƣờn lan kém chăm sóc hoặc trên những cây lan bị tách chiết nhiều lần mà
18
không khử trùng dụng cụ. Rầy rệp chích hút cũng là một trong những tác nhân làm lây lan
dạng bệnh này.
Virus làm khằn cây: làm cho cây không phát triển bình thƣờng, lá trở nên dày hơn,
có màu xanh đậm, mặt lá gồ ghề, phiến lá cứng.
Bệnh do virus không có thuốc đặc trị. Khi thấy trong vƣờn có những cây lan có
biểu hiện trên, cần phải cách ly để chăm sóc riêng nếu cây bị nhiễm nhẹ. Trong trƣờng
hợp cây bị nhiễm nặng cần phải đốt bỏ để tránh lây lan sang các cây khỏe mạnh. Phải khử
trùng dụng cụ sau mỗi lần tách chiết một cây và quan tâm đến công tác phòng trừ rầy rệp,
làm vệ sinh mặt chậu và vƣờn lan thƣờng xuyên.
Bệnh do vi khuẩn
Bệnh thối nâu: vết bệnh màu nâu nhạt, hình tròn, mọng nƣớc, về sau chuyển sang
màu nâu đen. Bệnh gây hại trên lá, thân, mầm gây nên hiện tƣợng thối (có mùi khó chịu).
Nguyên nhân bệnh do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra.
Bệnh thối mềm: vết bệnh có dạng bất định, ủng nƣớc, màu trắng đục, thƣờng lan
rộng theo chiều rộng của phiến lá. Trong điều kiện ẩm độ cao sẽ gây hiện tƣợng thối úng.
Trong điều kiện khô ráo, mô bệnh khô, teo tóp và có màu trắng xám. Nguyên nhân bệnh
do vi khuẩn Pseudomonas Glagioli gây ra.
Bệnh do nấm
Bệnh đen thân cây con: vết bệnh xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ, có màu nâu, sau
đó lan dần làm khô đoạn thân gần gốc và cổ rễ, vết bệnh chuyển sang màu đen. Lá chuyển
sang màu vàng, cong dị hình. Cây con bị bệnh sau 2- 3 tuần, trong căn hành thƣờng có vệt
màu tím hay hồng nhạt. Nguyên nhân bệnh do nấm Fusarium oxysporum gây ra.
Bệnh đốm lá: vết bệnh thƣờng có hình thoi hoặc hình tròn nhỏ màu xám nâu, xuất
hiện ở mặt dƣới lá. Bệnh làm vàng lá, dễ rụng, cây sinh trƣởng kém. Nguyên nhân bệnh
do nấm Cercospora sp. gây ra.
Bệnh thán thƣ: vết bệnh thƣờng có hình tròn nhỏ, màu nâu vàng, xuất hiện từ mép
lá, chóp lá hoặc giữa phiến lá, kích thƣớc trung bình 3- 6 mm. Giữa vết bệnh hơi lõm có
màu trắng xám, xung quanh có gờ nhỏ màu nâu đỏ, trên mô bệnh có nhiều chấm nhỏ màu
đen. Nguyên nhân bệnh do nấm Colletotrichium gloeosrioides gây ra.
19
Ngoài ra, trên cây hoa lan còn có một số dạng bệnh khác nhƣ bệnh tàn cánh hoa,
bệnh thối trắng rễ, bệnh đốm vàng, bệnh thối đen ngọn, bệnh thối hạch, bệnh đốm vòng
trên cánh hoa, bệnh đốm nâu trên cánh hoa…
Côn trùng gây hại: chủ yếu có mấy loại bao gồm bọ trĩ (Thrips palmi và
Dichromothrips Corbetti), nhện đỏ, rệp, sâu hại, ốc sên, nhớt. Côn trùng gây hại thƣờng
phát sinh và phát triển trong suốt quá trình nuôi trồng. Vì vậy, ngƣời trồng lan phải luôn
luôn theo dõi, phát hiện kịp thời và có biện pháp phòng trừ thì mới thu đƣợc sản lƣợng và
chất lƣợng tốt (Nguyễn Văn Tới, 2003).
2.2.5. Tình hình sản xuất lan Cymbidium của TP. Đà Lạt và trên thế giới
Tại Đà Lạt: Từ năm 1978, Cymbidium Đà Lạt bắt đầu tham gia xuất khẩu sang thị
trƣờng Liên Xô, một ít qua Tiệp Khắc và Singapore, bƣớc đầu 3.000 cành (1978). Có
những năm cao điểm lên trên 32.000 cành (1989 – 1990) trên tổng sản lƣợng 65.000 cành.
Đến năm 1990, do tình hình biến động ở Đông Âu và Liên Xô, thị trƣờng hoa lan Đà Lạt
bị chững lại, chỉ tiêu thụ nội địa và một ít xuất sang thị trƣờng châu Á. Từ năm 1992 –
1998, ngành trồng hoa ở Đà Lạt giảm dần. Số lƣợng hoa lan chỉ còn đủ để tiêu thụ trong
nƣớc. Từ năm 1999 đến nay, ngành trồng lan Cymbidium của Đà Lạt mới dần dần hồi
phục nhƣng vẫn chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Cuối năm 2004, những bông hoa
cắt cành đầu tiên của Việt Nam đã bắt đầu xâm nhập thị trƣờng Mỹ thông qua một tập
đoàn nhập khẩu hoa National Wide Wholesale, mỗi tuần từ 1.300 – 1.500 cành chủ yếu
đến các siêu thị hoa cao cấp ở bang Massachusetts và Ohio. Tuy nhiên bên môi giới vẫn
chƣa ký hợp đồng chính thức với công ty trên vì chƣa đánh giá đƣợc nguồn địa lan mà Đà
Lạt có thể cung cấp ổn định so với yêu cầu rất lớn từ phía Mỹ.
Trên thế giới: Nhu cầu về hoa lan trên thị trƣờng thế giới rất lớn, ngày càng tăng.
Năm 1994, Mỹ nhập từ Thái Lan 16,4 triệu cành, từ Singapore 289.000 cành. Hà Lan là
quốc gia duy nhất ở Châu Âu có công nghiệp trồng lan xuất khẩu. Do trồng trong nhà
kính nên Hà Lan có thể xuất khẩu hoa quanh năm nhất là Cymbidium. Italia là quốc gia
nhập khẩu hoa lan lớn nhất Châu Âu. Năm 1993, Italia nhập 75,3 triệu cành chủ yếu là từ
các nƣớc: Thái Lan 64 triệu cành, Hà Lan 10 triệu cành, Singapore 0,75 triệu cành. Đức
và Pháp là 2 quốc gia nhập khẩu lan đứng thứ 2 và 3 Châu Âu. Ở Châu Á, Nhật là quốc
20
gia nhập khẩu hoa lan đứng đầu. Theo thống kê tại Thái Lan, Singapore, Malaysia dành
600 ha đất trồng lan để xuất khẩu sang Nhật chủ yếu là Dendrobium, Cymbidium. Thái
Lan là nƣớc xuất khẩu hoa lan đứng đầu thế giới, xuất khẩu hơn 50 quốc gia trên thế giới
với giá từ 3 – 5 USD/cành, có khi tới 80 – 100 USD/ cành, những giống quý có thể lên tới
hàng ngàn USD (Trích Lê Hữu Quang, 2005).
2.3. Giới thiệu về vi khuẩn Erwinia carotovora subsp. carotovora và tác hại của nó
2.3.1. Phân loại: Theo Winslow và ctv (1920), loài Erwinia thuộc:
Giới (Kingdom) : Bacteria
Ngành (Phylum) : Proteobacteria
Lớp (Class) : - Proteobacteria
Bộ (Order) : Enterobacteriales
Họ (Family) : Enterobacteriaceae
Giống (Genus) : Erwinia (Nguồn: ).
(Nguồn: )
Loài Erwinia là một thành viên của họ vi khuẩn Enterobacteriaceae, đƣợc chia thành 2
nhóm: nhóm gây thối mềm (soft rot) hay “carotovora” và nhóm gây bệnh héo hoặc tàn rụi
cây trồng “non – soft rot” hay “amylovora”.
2.3.2. Erwinia carotovora
Erwinia carotovora là tác nhân gây ra bệnh thối mềm (soft rot), một bệnh rất nguy
hiểm và tàn phá cây trồng. Nhiều loại thực phẩm có giá trị kinh tế nhƣ khoai tây, cà chua,
cải thìa (Chinese cabbages) có thể bị ảnh hƣởng bởi bệnh này. Loài Erwinia carotovora là
Hình 2.1. Hình thái vi khuẩn Erwinia carotovora.
a. Vi khuẩn có dạng hình gậy. b. Lông roi bao quanh thân.
a
b
21
một đơn vị phân loại phức tạp mà những dòng này thì đa dạng ở những mức độ khác nhau
(sinh lý, huyết thanh học, đặc tính di truyền và dãy kí chủ). Erwinia carotovora đƣợc chia
thành 5 nhóm phụ (subspecies) gồm: E. c. atroseptica (Eca), E. c. carotovora (Ecc), E. c.
betavasculorum (Ecb), E. c. wasabiae (Ecw), E. c. odorifera (Eco) (Seo và ctv, 2001).
2.3.3. Erwinia carotovora subsp. carotovora
Phân bố địa lý: Erwinia carotovora subsp. carotovora là một loại vi khuẩn phân
bố rộng khắp mà nó là nguyên nhân gây ra bệnh thối mềm trên các loại cây cảnh
(ornamental) và cây nông nghiệp (horticultural) khác nhau. Erwinia carotovora subsp.
carotovora phân bố rộng khắp cả vùng nhiệt đới và ôn đới, có phổ kí chủ rộng hơn
những nhóm phụ khác (Fiori và Schiaffino, 2003).
Đặc điểm: hình thái tế bào vi khuẩn đƣợc quan sát dƣới kính hiển vi điện tử: vi
khuẩn có dạng hình gậy, đơn lẻ hoặc thành từng cặp, có khả năng di động do có lông roi
bao quanh và có kích thƣớc trung bình từ 0,6 – 0,7 2 – 2,5 μm. Bằng phƣơng pháp thử
các phản ứng sinh hóa đã xác định đƣợc Erwinia carotovora subsp. carotovora: vi khuẩn
Gram âm, kị khí tùy nghi (facultative anaerobe), catalase (+), oxidase (-), Indole (-), hóa
lỏng pectate (liquefied pectate) trên môi trƣờng CVP, khử nitrate thành nitrite, không phát
sáng trên môi trƣờng KB, phân giải esculine và gelatine nhƣng không phân giải tinh bột,
tạo acetoin và H2S nhƣng không tạo urease, tạo phản ứng quỳ sữa (acidized litmus milk),
không có khả năng thủy giải arginine hoặc khử sucrose, kháng erythromycin, lên men
glucose, chịu đựng đƣợc 5% NaCl và có thể phát triển đƣợc ở 370C, tạo acid từ arabinose,
cellobiose, galactose, lactose, mannose, melibiose, ramnose, salicin, threalose, xylose,
inositol, manitol và sorbitol. Đối với maltose, - methyl glucoside và adonitol vi khuẩn
không tạo acid, có khả năng sử dụng asparagine, acetate, citrate, fumarate, lactate và
malate. Đối với alanine, arginine, threonine, valine, glycolate, gluconate, levulinate,
nicotinate, adipate, caprate, citraconate, formate, glutarate, malonate và tartrate thì không
(Fiori và Schiaffino, 2003).
Đƣờng lây nhiễm: Erwinia xâm nhập vào cây thông qua con đƣờng tự nhiên nhƣ
khí khổng (stomata) và lỗ vỏ, thân, rễ (lenticles) hoặc thông qua vết thƣơng gây ra bởi
côn trùng, động vật ăn cỏ (herbivorus), gió…(Marcos Montesano, 2002).
22
Khả năng gây bệnh: Erwinia carotovora subsp. carotovora là tác nhân gây bệnh
cơ hội mà tính độc của nó phụ thuộc vào sự tƣơng tác giữa nó với ký chủ và môi trƣờng.
Trong những điều kiện thuận lợi, tác nhân gây bệnh cây biểu hiện những nhân tố độc nhƣ
các enzyme ngoại bào (extracellular enzymes). Sự sản xuất các enzyme phân hủy thành tế
bào bao gồm: protease, pectinolytic enzymes là enzyme ngoại bào chính liên quan đến sự
phát triển của bệnh. Pectinases bao gồm pectate lyase (Pel), pectin lyases (Pnl),
polygalacturonases (Peh) và pectin methylesterases (Pme), phá vỡ và sử dụng pectins, gây
hƣ hại tế bào và làm mô suy yếu. Theo Darrasse và ctv (1994), một vài pel gen mã hóa
pectate lyase đã biết trình tự. Có 3 họ đã đƣợc xác định và giữa chúng có tính tƣơng đồng
cao: họ BC (BC family) chứa gen pel chung cho cả Erwinia carotovora và Erwinia
chrysanthemi, họ ADE (ADE family) bao gồm những gen chỉ hiện diện trong Erwinia
chrysanthemi, nhóm thứ ba tƣơng ứng với gen đƣợc tìm thấy trên một vài dòng Erwinia
carotovora và trên vi khuẩn Yersinia pseudotuberculosis (Y family). Cellulases hoạt động
trên thành tế bào cây bằng sự thủy phân trong (endohydrolysis) của liên kết 1,4-β-D-
glucosidic trong cellulose, lichenin, β-D-glucan trong ngũ cốc. pH tối ƣu gần bằng 7,
cellulases phối hợp với các enzyme ngoại bào khác tấn công thành tế bào sơ cấp và thứ
cấp của cây trồng. Tuy nhiên, ngoài các enzyme phân hủy thành tế bào, các nhân tố khác
cũng ảnh hƣởng ở giai đoạn sớm, thành lập và xúc tiến sự lây nhiễm, đáp ứng tốt với cơ
chế kháng của ký chủ. Các nhân tố này bao gồm tính di động (motility), LPS
(lipopolysaccharides), kị sắt (siderophores), gen hrp (hypersensitive reaction and
pathogenicity), NLPs (Nep-1 like protein) (Nep: necrosis and ethylene inducing peptide)
và những nhân tố chống lại sự phá hủy của oxy (oxygen damage) hoặc những peptide
kháng khuẩn (antimicrobial peptides) (Heidi Hyytiainen, 2005).
Triệu chứng: triệu chứng phổ biến rất đặc trƣng cho các loài vi khuẩn Erwinia
carotovora là hiện tƣợng thối nhũn củ khoai tây, cà rốt, bắp cải, hành tây,…Hiện tƣợng
thối hỏng là hậu quả của quá trình phá vỡ cấu trúc mô tế bào của cây do tác động chủ yếu
của các enzyme phân giải của vi khuẩn. Toàn bộ thịt củ, quả bị thối biến thành một khối
nhão, có mùi (Lê Lƣơng Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
23
Mức độ gây hại của vi khuẩn Erwinia carotovora subsp. carotovora: bệnh thối
mềm là một bệnh rất nguy hiểm bởi vì vi khuẩn này có khả năng kí sinh, chọn lọc phạm
vi kí chủ rất rộng bao gồm nhiều loại cây trong nhiều họ thực vật khác nhau. Hiện nay
chƣa có cách phòng trị hiệu quả, thiệt hại do vi khuẩn này gây ra là rất lớn.
Năm 1995, tại Argentina, trái và cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.
hybrid Tommy) từ các nhà kính thƣơng mại (commercial greenhouses) gần La Plata và
gần Chacabuco xuất hiện những triệu chứng bệnh gây ra bởi Erwinia carotovora subsp.
carotovora. Tỉ lệ bệnh 2% là phổ biến và gần 10% cây ở vùng ẩm ƣớt trong nhà kính thì
bị nhiễm bệnh.
Năm 1994, tại Thổ Nhĩ Kỳ, bệnh thối thân cây cà chua gây ra bởi Erwinia
carotovora subsp. carotovora và Erwinia chrysanthemi đƣợc phát hiện lần đầu tiên trong
nhà kính ở vùng phía đông Địa Trung Hải (eastern Mediterrean region). Từ năm 1999,
bệnh bùng phát nghiêm trọng trong nhiều nhà kính trồng cà chua ở vùng Địa Trung Hải
và Aegean của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2003, phạm vi tác động của bệnh hơn 25% ở vùng Địa
Trung Hải và Aegean của Thổ Nhĩ Kỳ (Aysan và ctv).
Vụ đông và đông xuân năm 2002, xuất hiện bệnh trong một vài nhà kính thƣơng mại
(several commercial plastic- covered greenhouses) ở Mersin và Antakya, vùng phía đông
Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ. Phạm vi tác động của bệnh này khoảng 20 – 25% và 80
– 90% nhà kính ở Mersin và Antakya. Sau khi quan sát các triệu chứng, phân lập, mô tả
về mặt hình thái học, sinh lý, sinh hóa, kiểm tra tính gây bệnh và phân tích FAME (fatty
acid methyl ester) ngƣời ta đã xác định đƣợc nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn
Pseudomonas viridiflava, Erwinia carotovora subsp. carotovora và Erwinia chrysanthemi
(Aysan và ctv).
Tại Canada, thiệt hại do vi khuẩn Erwinia carotovora subsp. carotovora gây ra là
12% và 20% vào năm 1996 và 1997 tại các nhà kính trồng tiêu (Capsicum annuum) tại St.
David
'
s, Ontario. Bệnh cũng đƣợc quan sát trên cánh đồng trồng tiêu gần Harrow năm
1996 – 1997. Đây là báo cáo đầu tiên về vi khuẩn gây thối thân (bacterial stem canker) tại
các nhà kính trồng tiêu ở Canada (Cerkauskas và Brown, 2001).
24
Ở New Zealand, một loại vi khuẩn đƣợc phân lập từ những củ cala (Zantedeschia
spp. ) bị nhiễm bệnh đƣợc xác định là Erwinia carotovora subsp. carotovora. Báo cáo
này cho thấy Erwinia carotovora subsp. carotovora là nguyên nhân gây ra bệnh thối
mềm trên cây hoa kiểng quan trọng ở New Zealand (Wright, 1998).
Một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về vi khuẩn Erwinia carotovora subsp.
carotovora
Trên thế giới: trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về vi khuẩn Erwinia
carotovora subsp. carotovora bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau.Với sự phát triển vƣợt
bậc của công nghệ sinh học, các kỹ thuật phân tử ra đời nhƣ PCR (Polymerase Chain
Reaction), RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism), AFLP (Amplified
Fragment Length Polymorphism), RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA),… đã
tạo nên một sự chuyển biến mới trong công tác bảo vệ thực vật.
Một nhóm các nhà nghiên cứu Thái Lan sử dụng phƣơng pháp PCR để phát hiện
và phân loại vi khuẩn gây bệnh thối mềm Erwinia trên thực vật ở Thái Lan. Bằng cách sử
dụng cặp primer Y1 và Y2 để khuếch đại đoạn 434 bp trong khung đọc mở (open reading
frame) của pectate lyase (Pel) gen của Erwinia carotovora, cặp primer ADE1và ADE2 để
khuếch đại đoạn 420 bp trong khung đọc mở của pectate lyase gen của Erwinia
chrysanthemi. Kết quả chỉ có cặp primer Y1 và Y2 khuếch đại đƣợc đoạn gen mong
muốn của tất cả các dòng vi khuẩn phân lập đƣợc (Phokum và ctv).
Darrasse và ctv, (1994) sử dụng phƣơng pháp PCR – RFLP trên gen pel (mã hóa
pectate lyases) để xác định mối quan hệ giữa Erwinia carotovora với bệnh trên cây khoai
tây. Bằng cách sử dụng cặp primer Y1 và Y2 cho phép khuếch đại một đoạn 434 bp của
những dòng Erwinia carotovora. Trong 89 dòng Erwinia carotovora đƣợc kiểm tra, chỉ
những dòng Erwinia carotovora subsp. betavasculorum là không phát hiện thấy. RFLP
đƣợc thực hiện trên đoạn đƣợc khuếch đại với 7 enzyme endonuclease: TaqI, HaeIII,
HhaI, AluI, HaeII, Sau3AI, HpaII thì thấy có sự đa hình giữa các dòng.
Seo và ctv, (2001) đã sử dụng phƣơng pháp PCR – RFLP nghiên cứu về kiểu hình
và đa dạng di truyền trên 87 dòng vi khuẩn Erwinia carotovora ssp. carotovora (Ecc)
phân lập từ các cây kí chủ khác nhau ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. Thí nghiệm tiến
25
hành phân tích PCR – RFLP của gen 16S ribosomol DNA (rDNA) với cặp primer fD1 và
rP2, 16S – 23S rDNA intergenic spacer regions (ISRs) với cặp primer R16 - 1, R23 – 2R,
gen pel mã hóa pectate lyase với cặp primer Y1và Y2. Bằng phân tích RFLP trên sản
phẩm khuếch đại với các enzyme cắt giới hạn HinfI, MboI, Sau3AI, kết quả cho thấy sự
đa hình giữa các dòng nghiên cứu. Năm 2003, nhóm các nhà nghiên cứu này cũng đã sử
dụng phƣơng pháp PCR – RFLP và RAPD để nghiên cứu về mặt kiểu hình và đặc tính di
truyền của vi khuẩn Erwinia carotovora trên cây dâu tằm (mulberry) (Morus spp.). Thí
nghiệm đƣợc tiến hành trên 9 dòng vi khuẩn đƣợc phân lập từ cây dâu tằm. Bằng phƣơng
pháp thử các phản ứng sinh hóa, những dòng vi khuẩn này đƣợc chia thành 2 loại: type 1
và type 2. Hai dòng thuộc type 1 giống với Ecc trong khi 7 dòng thuộc type 2 thì khác biệt
với Ecc. Bằng nghiên cứu qua nhiều giai đoạn bao gồm thử nghiệm huyết thanh học
(serological assay), PCR chuyên biệt cho Erwinia carotovora subsp. atroseptica (Eca),
PCR – RFLP với pectate lyase (Pel) gen và PCR – RAPD cho thấy những dòng vi khuẩn
thuộc type 2 thuộc về những nhóm phụ Erwinia carotovora khác hơn là Ecc và Eca.
Fiori và Schiaffino, (2003) cũng sử dụng phƣơng pháp PCR – RFLP để nghiên cứu
vi khuẩn gây bệnh thối mềm thân cây hồ tiêu (Capsicum annuum L.): Erwinia carotovora
subsp. carotovora tại các nhà kính ở Sardinia, Italia. Phản ứng PCR với cặp mồi Y1 và Y2
cho phép khuếch đại một trình tự có kích thƣớc 434bp. Phân tích RFLP trên sản phẩm
PCR đƣợc tiến hành với 4 enzyme endonuclase giới hạn AluI, HaeII, HpaII, Sau3AI thì
thấy có sự đa hình giữa các dòng.
Tại Việt Nam: hiện tại, theo chúng tôi tìm hiểu thì chƣa thấy có tài liệu nào nói về
việc ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong việc chẩn đoán, phát hiện vi khuẩn
Erwinia carotovora subsp. carotovora gây bệnh trên địa lan (Cymbidium).
2.3.4. Phƣơng pháp chẩn đoán bệnh do vi khuẩn gây ra
Hàng loạt các kỹ thuật truyền thống và hiện đại đƣợc sử dụng để phát hiện sự tồn
tại của vi khuẩn gây bệnh trong hạt giống, tàn dƣ cây trồng, trong đất, nƣớc và các vector
truyền khác. Phần lớn vi khuẩn gây bệnh cây trồng đƣợc truyền thông qua hạt giống hoặc
các vật liệu nhân giống bị nhiễm bệnh. Do đó, phát hiện tác nhân gây ra bệnh trên cây
26
trồng có tầm quan trọng sống còn để đảm bảo một nền nông nghiệp an toàn và bền vững
(Yeshitila và ctv, 2006).
Chẩn đoán theo triệu chứng: một loài vi khuẩn hoặc một nhóm vi khuẩn hại cây
có thể gây ra những loại triệu chứng bệnh đặc trƣng. Tuy nhiên, dựa vào triệu chứng bệnh
chỉ có thể xác định chẩn đoán đúng trong rất ít trƣờng hợp.Trên một loài cây, nhiều loài vi
khuẩn khác nhau và nhiều loại vi sinh vật khác nhau có thể tạo ra các triệu chứng bệnh
tƣơng tự giống nhau rất khó phân biệt nhƣ các loại bệnh héo rũ, bệnh thối hỏng…(Lê
Lƣơng Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Chẩn đoán bằng phƣơng pháp vi sinh: để xác định bệnh do vi khuẩn gây ra, cần
thiết phải khẳng định sự có mặt của vi khuẩn trong mô bệnh, phân lập từ mô bệnh để nuôi
cấy vi khuẩn thuần khiết, sau đó lây bệnh nhân tạo để xác định tính gây bệnh của chúng
trên cây kí chủ theo quy tắc Koch. Tiếp tục nghiên cứu xác định rõ đặc tính hình thái, sinh
trƣởng (khuẩn lạc) và phản ứng sinh hóa để có cơ sở phân loại, giám định loại (giống) và
loài vi khuẩn cần chẩn đoán (Lê Lƣơng Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Chẩn đoán bằng phƣơng pháp sinh hóa: một số chỉ tiêu cần thiết để giám định
loài vi khuẩn cần chẩn đoán phải đƣợc khảo sát nghiên cứu bằng phƣơng pháp thử các
phản ứng sinh hóa riêng biệt. Các loại (giống) vi khuẩn khác nhau phân biệt về nhu cầu,
khả năng sử dụng các chất dinh dƣỡng và về kiểu trao đổi chất (Lê Lƣơng Tề và Vũ Triệu
Mân, 1999).
Chẩn đoán bằng phƣơng pháp huyết thanh: là một phƣơng pháp chẩn đoán
nhanh bệnh vi khuẩn đƣợc ứng dụng trong bệnh cây nhất là trong việc kiểm tra, chọn lọc
giống, vật liệu làm giống sạch bệnh và trong kiểm dịch thực vật. Phƣơng pháp huyết
thanh chẩn đoán vi khuẩn dựa trên cơ sở phản ứng có tính đặc hiệu cao giữa kháng
nguyên và kháng thể tƣơng ứng. Tế bào vi khuẩn là những kháng nguyên, là một khảm
kháng nguyên trong đó kháng nguyên O (ở tế bào) và kháng nguyên H (lông roi) có ý
nghĩa lớn trong việc ứng dụng phƣơng pháp huyết thanh để chẩn đoán, xác định loài vi
khuẩn gây bệnh một cách nhanh chóng và khá chính xác. Ngƣời ta đƣa kháng nguyên vi
khuẩn vào trong cơ thể động vật rồi lấy kháng huyết thanh để thực hiện việc chẩn đoán.
27
Để tăng độ nhạy phản ứng của kháng huyết thanh nhất là trong trƣờng hợp số
lƣợng tế bào vi khuẩn trong mô bệnh quá thấp, cần áp dụng các phƣơng pháp thử phản
ứng theo phƣơng pháp miễn dịch khuếch tán trên gel hoặc phƣơng pháp miễn dịch liên
kết men (ELISA) (Lê Lƣơng Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Chẩn đoán bằng phƣơng pháp sinh học phân tử: Phƣơng pháp chẩn đoán bệnh
vi khuẩn theo phƣơng pháp truyền thống là nuôi cấy trên một vài môi trƣờng chọn lọc.
Phƣơng pháp này tốn nhiều thời gian và không đủ nhạy (sensitive) (So Young Yoo và ctv,
2002). Do đó, yêu cầu có một kỹ thuật chẩn đoán, phát hiện bệnh một cách nhanh chóng,
chính xác và hiệu quả.
Các phƣơng pháp sinh học phân tử đã phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều thành
tựu to lớn cho việc chẩn đoán, phát hiện vi khuẩn gây bệnh cây trồng nhƣ DNA probe,
PCR, RFLP, RAPD,…Phƣơng pháp PCR là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc
xác định tác nhân gây bệnh cây trồng. Theo Kang và ctv ( 2003), kỹ thuật PCR cho phép
phát hiện nhanh, nhạy, dễ dàng khi so sánh với lai probe (probe hybridization) và nó
khuếch đại đặc hiệu một trình tự gen mục tiêu chỉ hiện diện trong genome của một loại vi
khuẩn. Kỹ thuật PCR có thể đƣợc sử dụng để phát hiện tác nhân gây bệnh hiện diện với
mật độ thấp trên mô cây bị nhiễm bệnh.
Trên vi khuẩn ngƣời ta thƣờng nghiên cứu vùng 16S ribosomal DNA (rDNA),
16S – 23S rDNA intergenic spacer regions (ISRs). Theo Subandiyah và ctv (2000), 16S
rDNA là một công cụ hữu dụng để nghiên cứu mối quan hệ phát sinh loài và sự tiến hóa
giữa vi khuẩn và các sinh vật prokaryote khác, trình tự 16S rRNA và vùng hoạt động
(intergenic region) giữa 16S rRNA và 23S rRNA đƣợc xem nhƣ có thể biến đổi giữa các
dòng trong một loài. Theo Christopher và David (1999), khi xem xét mối quan hệ thân
cận trong loài, 23S rDNA thƣờng cho phép phân tích tốt hơn 16S rDNA bởi vì nó lớn hơn
(khoảng 2,5 kb trong khi 16S rDNA khoảng 1,5 kb) và nó chứa trình tự biến đổi ở mức độ
cao hơn. Ngoài ra, nhiều gen mục tiêu khác cũng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu xác định
mối quan hệ phát sinh loài và phân loại tác nhân lây nhiễm nhƣ gen mã hóa protein heat-
shock 65 (hsp65) trên loài Mycobacterial, trình tự 23S rDNA và gen mã hóa protein bề
mặt A (ospA) và gen flagellin (fla) trên loài Borrelia. So Young Yoo và ctv, (2002) đã đề
28
xuất một hƣớng mới trong nghiên cứu xác định vi khuẩn gây bệnh dựa trên trình tự vùng
ITS và 23S rDNA. Vùng ITS (Internal transcribed spacer) là một đoạn (stretch) DNA
nằm giữa tiểu đơn vị ribosom nhỏ (16S) và tiểu đơn vị ribosom lớn (23S). Việc thiết kế
probe dựa trên trình tự vùng ITS và 23S rDNA mà nó thích hợp với kỹ thuật microarray
để chẩn đoán bệnh do vi khuẩn gây ra. Kết quả là đã tạo ra chip DNA chứa những probe
đặc hiệu cho việc phát hiện nhiều loại vi khuẩn và nấm gây bệnh với tên thƣơng mại là
Pathochip.
29
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu thí nghiệm
3.1.1. Thời gian - địa điểm nghiên cứu
Thời gian: đề tài đƣợc tiến hành từ 15/02/2006 đến 30/07/2006.
Địa điểm nghiên cứu:
- Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Học trƣờng Đại Học Nông Lâm TP Hồ
Chí Minh.
- Trung Tâm Phân Tích Thí Nghiệm Hóa Sinh Trƣờng Đại Học Nông Lâm TP Hồ
Chí Minh.
3.1.2. Vật liệu
Chủng vi sinh vật: các dòng vi khuẩn Erwinia carotovora subsp. carotovora gây
hại trên địa lan.
Môi trƣờng
Môi trƣờng PGA Môi trƣờng LB
Khoai tây 200 g Bacto - tryptone 10 g
Glucose 20 g Bacto – yeast extract 5 g
Agar 20 g NaCl 10 g
H2O 1.000 ml H2O 1.000 ml
Môi trƣờng KB Môi trƣờng YDC
Proteose peptone 20 g Yeast extract 10 g
K2HPO4 1,5g Dextrose (Glucose) 20 g
MgSO4.7H2O 1,5 g Calcium carbonate 20 g
Glycerol 15 ml Agar 15 g
Agar 15 g H2O 1.000 ml
H2O 1.000ml
30
Các thiết bị, dụng cụ thƣờng sử dụng
Các thiết bị Dụng cụ
Máy Vortex Ống nghiệm
Lò Viba Micropipette các loại
Máy điện di (Bio-Rad) Đầu típ các loại
Máy chụp gel (Gel Doc 2000) Eppendoft 0,2 ml, 1,5 ml
Máy ly tâm (Sigma)
Máy PCR (Thermus cycle) (Eppendoft)
Các hóa chất sử dụng
Hóa chất để ly trích DNA Hóa chất để thực hiện phản ứng PCR
TE 1X 10X buffer PCR (Bio-Rad)
SDS 10% MgCl2 50 mM (Bio-Rad)
NaCl dNTP's mix 25 mM (Bio-Rad)
CTAB/NaCl Primer Xan1330, Xan322 và Erw1, Erw2
Chloroform/Isoamyl alcohol (24:1) Taq DNA polymerase
Isopropanol
Ethanol 70%
Phenol/Chloroform/Isoamyl alcohol (25:24:1)
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Điều tra tình hình bệnh chết cây địa lan tại TP. Đà Lạt – Lâm Đồng
Tiến hành điều tra tình hình bệnh hại trên địa lan tại một số hộ trồng địa lan trên
địa bàn TP. Đà Lạt từ đó xác định đƣợc tỉ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus, nấm gây ra.
Hình thức điều tra: phỏng vấn, trao đổi, trò chuyện với từng hộ sản xuất.
3.2.2. Phân lập mẫu vi khuẩn
Mẫu bệnh đƣợc thu thập tại các vƣờn địa lan bị bệnh tại thành phố Đà Lạt. Tiến
hành phân lập mẫu trên môi trƣờng PGA.
Cách phân lập mẫu: mẫu bệnh đƣợc phân lập từ vết bệnh điển hình. Cắt lấy
mảnh nhỏ có kích thƣớc 3 – 5 mm 3 – 5 mm tại vị trí giữa mô bệnh và mô khỏe. Rửa
mẫu bằng nƣớc cất 2 – 3 lần rồi khử trùng mẫu bệnh bằng cồn 700 trong 30 giây, sau đó
31
rửa lại bằng nƣớc cất 2 – 3 lần, cắt nhỏ mẫu và để khô tự nhiên trong tủ cấy. Chú ý không
nên để mẫu quá khô. Sau đó đặt mẫu lên môi trƣờng PGA, để ở nhiệt độ phòng. Khi vi
khuẩn mọc cấy chuyền sang đĩa khác để tạo dòng thuần.
Cách đặt tên mẫu: EC06 – 1 là mẫu vi khuẩn đƣợc phân lập từ các mẫu bệnh trên
cây địa lan tại Đà Lạt năm 2006, mẫu 1. (E: Erwinia carotovora subsp. carotovora, C:
Cymbidium).
Sau đó, chúng tôi tiến hành kiểm tra gram âm, gram dƣơng các dòng vi khuẩn vừa
phân lập đƣợc. Kiểm tra nhanh bằng cách sử dụng KOH 3%. Nhỏ một giọt KOH lên
phiến kính, sau đó dùng tăm đã sấy tiệt trùng chấm lấy một ít vi khuẩn từ khuẩn lạc huyền
phù trong giọt KOH đó khoảng 2 – 3 phút, nếu nhớt là gram âm ngƣợc lại là gram dƣơng.
3.2.3. Quan sát vi khuẩn trên môi trƣờng KB và môi trƣờng YDC
Trên môi trƣờng KB: dùng que tăm đã sấy tiệt trùng chấm lấy khuẩn lạc vi khuẩn
cấy chấm điểm lên môi trƣờng KB. Sau 24 giờ đem chiếu dƣới tia UV và quan sát sự phát
sáng của vi khuẩn.
Trên môi trƣờng YDC: tƣơng tự nhƣ cấy lên môi trƣờng KB. Sau 24 giờ quan sát
sự tạo sắc tố và hình thái của khuẩn lạc vi khuẩn.
3.2.4. Chủng vi khuẩn lên củ khoai tây và lá địa lan
Thí nghiệm tiến hành chủng bệnh vi khuẩn lên củ khoai tây và lá địa lan với 17
mẫu vi khuẩn phân lập đƣợc: EC06-1, EC06-3, EC06-5, EC06-6, EC06-7, EC06-8,
EC06-9, EC06-10, EC06-11, EC06-12, EC06-13, EC06-14, EC06-15, EC06-16, EC06-
17, EC06-18, EC06-19. Mỗi mẫu phân lập là một công thức, mỗi công thức tiến hành trên
một mẩu củ khoai tây và một lá địa lan, bố trí thí nghiệm 2 lần lặp lại. Các mẩu củ khoai
tây và lá địa lan không để vi khuẩn vào dùng làm đối chứng.
Tiến hành chủng bệnh vi khuẩn trên củ khoai tây
Vật liệu
- Vi khuẩn đƣợc nuôi trên môi trƣờng YDC.
- Củ khoai tây bi không bị sâu bệnh.
- Hộp nhựa có kích thƣớc 20 8 cm.
- Giấy thấm đã sấy khử trùng, nƣớc cất, cồn 700.
32
Phƣơng pháp
- Các hộp nhựa đƣợc khử trùng bằng cồn 700, dƣới đáy hộp có đặt một lớp giấy
thấm. Sau đó nhỏ nƣớc cất đã hấp tiệt trùng lên lớp giấy thấm để tạo độ ẩm.
- Củ khoai tây đƣợc rửa sạch và khử trùng bề mặt bằng cồn 700. Để khô tự nhiên sau
đó dùng dao đã đƣợc khử trùng cắt thành từng miếng nhỏ và đặt vào hộp. Lấy một
miếng thạch có chứa khuẩn lạc vi khuẩn và đặt vào chính giữa mẩu khoai tây. Sau
đó, tất cả các hộp đƣợc để trong điều kiện nhiệt độ phòng.
Đánh giá kết quả: theo dõi xem sau khi chủng bệnh vi khuẩn bao nhiêu ngày thì
củ khoai tây bị bệnh và mô tả triệu chứng bệnh.
Tiến hành chủng bệnh vi khuẩn lên lá địa lan
Vật liệu
- Vi khuẩn đƣợc nuôi trên môi trƣờng YDC.
- Lá địa lan cùng tuổi (tuổi 2) không bị sâu bệnh.
- Hộp nhựa có kích thƣớc 20 8 cm.
- Giấy thấm đã sấy tiệt trùng, nƣớc cất, cồn 700.
Phƣơng pháp
- Các hộp nhựa đƣợc khử trùng bằng cồn 700, dƣới đáy hộp có đặt một lớp giấy
thấm. Sau đó nhỏ nƣớc cất đã hấp tiệt trùng lên lớp giấy thấm để tạo độ ẩm.
- Lấy lá địa lan không bị sâu bệnh rửa sạch và khử trùng bề mặt bằng cồn 700. Làm
khô tự nhiên sau đó dùng dao lam sạch cắt một đoạn khoảng 20 cm và đặt vào hộp.
- Dùng que tăm đã sấy tiệt trùng chấm lấy khuẩn lạc vi khuẩn chấm lên vết cắt.
- Sau khi chủng xong các hộp mẫu đƣợc để ở trong phòng lạnh 250C.
Đánh giá kết quả: theo dõi xem sau khi chủng bệnh bao nhiêu ngày thì lá địa lan
bị bệnh và mô tả triệu chứng bệnh. Sau đó, lấy lá địa lan bị bệnh phân lập lại và
xác định tác nhân gây bệnh. Cách phân lập mẫu: lấy lá địa lan bị bệnh cho vào cốc
nƣớc sạch đã hấp tiệt trùng rửa sạch 2 – 3 lần, khử trùng mẫu bằng cồn 700 trong
30 giây, sau đó rửa lại bằng nƣớc cất 2 – 3 lần, cắt nhỏ mẫu và để khô tự nhiên
trong tủ cấy. Đặt mẫu lên môi trƣờng PGA và để ở nhiệt độ phòng. Khi vi khuẩn
mọc lên thì quan sát và mô tả.
33
3.2.5. Tăng sinh khối vi khuẩn trên môi trƣờng LB lỏng
Dùng que tăm đã sấy tiệt trùng chấm lấy khuẩn lạc vi khuẩn cho vào ống nghiệm
đựng 5 ml môi trƣờng LB đã hấp tiệt trùng và đậy lại bằng nút bông gòn. Các ống nghiệm
này đƣợc gói lại thành bó và cho vào máy lắc . Sau 48 giờ tăng sinh dịch vi khuẩn thu
đƣợc đem ly tâm để thu sinh khối sau đó tiến hành ly trích.
3.2.6. Ly trích DNA tổng số của vi khuẩn
Phƣơng pháp ly trích DNA đƣợc thực hiện theo quy trình của Sambrook và ctv,
2001: Phƣơng pháp sử dụng CTAB/NaCl đã có cải tiến. Quy trình thực hiện nhƣ sau:
- Thu sinh khối vi khuẩn bằng cách ly tâm dịch vi khuẩn 10.000 vòng/5
phút/4oC. Rửa sinh khối thu đƣợc với 1ml nƣớc cất hai lần vô trùng và đánh tan
bằng vortex (thƣờng 2- 3 lần).
- Hòa tan sinh khối vi khuẩn thu đƣợc trong 567 μl dung dịch TE và đánh tan
bằng vortex, thêm 30 μl dung dịch SDS 10% và đánh tan bằng vortex. Sau đó ủ
ở 37oC khoảng 1 – 2 giờ.
- Cho thêm vào 100 μl dung dịch NaCl , hòa tan thật kỹ bằng vortex.
- Thêm vào 80 μl dung dịch CTAB/NaCl ( khoảng 1/10 thể tích). Pha trộn (đánh
tan bằng vortex), ủ ở 650C/10 phút.
- Thêm vào 780 μl dung dịch hỗn hợp Chloroform/Isoamyl alcohol (24:1:v/v).
Hòa lẫn đều bằng lắc tay, ly tâm 12.000 vòng/10 phút/4oC.
- Thu hết dung dịch bên trên (dung dịch DNA) cho vào eppendorf mới. Nếu
không thể phân biệt mặt phân cách chung giữa các dung dịch có thể ly tâm
thêm lần nữa ở tốc độ lớn hơn.
- Chiết xuất dung dịch DNA với Phenol/Chloroform/Isoamyl alcohol
(25:24:1:v/v). Hòa lẫn đều bằng cách lắc tay, ly tâm 14.000 vòng/10 phút/4oC.
Thu lấy dung dịch bên trên cho vào eppendorf mới (khoảng 500 μl).
- Kết tủa DNA với dung dịch Isopropanol, dùng khoảng 0,6 thể tích của dung
dịch (khoảng 300 μl) và ủ ở tủ - 20oC/30 phút. Sau đó ly tâm 12.000 vòng/10
phút/40C. Thu lấy kết tủa sau khi ly tâm.
34
- Rửa kết tủa bằng Ethanol 70% (khoảng 500 μl).Tốt hơn có thể dùng Ethanol
70% đƣợc làm lạnh – 200C, nghiêng nhẹ qua lại. Ly tâm 13.000 vòng/10
phút/4oC. Đổ cồn ra hết và làm khô bằng cách cho cồn bay hơi.
- Hòa tan kết tủa trong 40 μl dung dịch TE, đem giữ trong tủ mát 40C trong suốt
thời gian thử nghiệm.
3.2.7. Thực hiện phản ứng PCR
Phản ứng PCR với cặp primer Xan 1330 và Xan 322
Sử dụng cặp primer có các thông số sau: nhiệt độ Tm: 60,7
0C và 53,60C, %GC:
61,9% và 47,6%, trình tự primer: Xan 1330 (5'- GTTCCCGGGCCTTGTACACAC - 3')
và Xan 322 (5'-GGTTCTTTTCACCTTTCCCTC - 3'). Hai primer này đƣợc thiết kế trên
vùng 16S/23S rDNA cho phép khuếch đại một đoạn DNA có kích thƣớc 1,5 kb (Khoodoo
và ctv, 2004).
Thành phần phản ứng
Thành phần Nồng độ cuối
10X buffer PCR 1X
MgCl2 50 mM 1.5 mM
dNTP
'
s 10 mM 0.2 mM/mỗi loại
Xan 1330 100 pmol/μl 10 pmol/μl
Xan 322 100 pmol/μl 10 pmol/μl
Taq DNA polymerase 5 UI/μl 1UI
DNA mẫu 10 – 100 ng
H2O cất vừa đủ 25 μl
Chu kỳ nhiệt
Các bƣớc của phản ứng Nhiệt độ Thời gian
Giai đoạn khởi động 940C 4 phút
Chạy chu kỳ (30 chu kỳ)
- Biến tính 940C 1 phút
- Bắt cặp 560C 45 giây
- Kéo dài 720C 1 phút
35
Giai đoạn kết thúc 720C 5 phút
Giữ ở 40C
Phản ứng PCR với cặp primer Erw1 và Erw2
Sử dụng cặp primer có các thông số nhƣ sau: nhiệt độ Tm: 84,9
0C và 73,70C, %GC:
66% và 50%, trình tự primer: Erw1 (5'-TTACCGGACGCCGAGCTGTGGCG-- 3')
và Erw2 (5'- CAGGAAGATGTCGTTATCGCGAG-- 3'). Hai primer này đƣợc thiết
kế trên vùng gen mã hóa pectate lyase của vi khuẩn Erwinia carotovora cho phép khuếch
đại một đoạn DNA có kích thƣớc 434 bp (Darrasse và ctv, 1994).
Thành phần phản ứng
Thành phần Nồng độ cuối
10X buffer PCR 1X
MgCl2 50 mM 1.5 mM
dNTP
'
s 10 mM 0.2 mM/mỗi loại
Erw1 75 pmol/μl 10 pmol/μl
Erw2 83 pmol/μl 10 pmol/μl
Taq DNA polymerase 5 UI/μl 1UI
H2O cất vừa đủ 25 μl
Chu kỳ nhiệt: chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR đƣợc thực hiện theo quy trình của
Seo và ctv, 2001.
Các bƣớc của phản ứng Nhiệt độ Thời gian
Giai đoạn khởi động 950C 5 phút
Chạy chu kỳ (35 chu kỳ)
- Biến tính 940C 30 giây
- Bắt cặp 650C 30 giây
- Kéo dài 720C 45 giây
Giai đoạn kết thúc 720C 10 phút
Giữ ở 40C
Tùy theo sản phẩm PCR, các điều kiện của phản ứng PCR sẽ đƣợc điều chỉnh trong quá
trình làm để thu đƣợc kết quả tốt nhất.
36
Điện di và đọc kết quả PCR
Sau khi thực hiện xong phản ứng PCR, lấy eppendorf ra khỏi máy luân nhiệt. Sản
phẩm PCR sẽ đƣợc kiểm tra bằng cách điện di trên gel agarose.
Chuẩn bị gel cho quá trình điện di: cách chuẩn bị gel nhƣ sau: cân 0,125g
agarose, thêm 12,5 ml TAE 0.5X, đun trong lò viba ở mức sóng 650W cho đến khi
agarose tan hoàn toàn (thông thƣờng đun trong 2 phút). Để nguội đến khoảng 600C (đến
khi nào cầm đƣợc mà không quá nóng) thì đổ gel vào giá nằm ngang có sẵn lƣợc đã cân
bằng. Chờ gel đông đặc (khoảng 30 phút), rút lƣợc ra khỏi gel và cho vào bồn điện di có
chứa TAE 0,5X sẵn sàng cho việc đặt mẫu.
Tiến hành điện di: trộn dung dịch gồm 4 μl sản phẩm PCR và 2 μl loading dye
6X. Cho dung dịch này vào giếng trên gel. Điện di 40 – 50 phút với cƣờng độ dòng điện
là 250 mA và hiệu điện thế 50V.
Nhuộm mẫu: sau khi điện di, gel đƣợc lấy ra khỏi bồn điện di và ngâm vào dung
dịch EtBr trong khoảng 15 – 20 phút.
Quan sát kết quả điện di: kết quả điện di đƣợc quan sát dƣới tia UV nhờ vào máy
chụp ảnh Gel Doc, đƣợc quan sát nhờ phần mềm Quantity one của công ty Biorad.
37
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình bệnh hại trên địa lan tại TP. Đà Lạt – Lâm Đồng
Hoa lan cũng giống nhƣ các loại cây cảnh khác thƣờng xuyên bị sâu bệnh gây hại
làm ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng bình thƣờng, năng suất, phẩm chất trong đó có màu
sắc, hƣơng vị, độ tƣơi bền dẫn đến làm giảm giá trị kinh tế, giá trị thẩm mỹ, giá trị hàng
hóa và xuất khẩu trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, thậm chí còn làm chết cây. Hiện
nay, tình hình bệnh hại nhất là bệnh chết cây địa lan đã gây thiệt hại rất lớn cho ngƣời
nông dân trồng địa lan tại TP. Đà Lạt. Do đó, việc tiến hành điều tra tình hình bệnh hại và
xác định tỉ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus, nấm gây ra có ý nghĩa quan trọng trong công
tác bảo vệ thực vật.
4.1.1. Các triệu chứng bệnh trên địa lan: Qua điều tra cho thấy một số bệnh thƣờng
xuất hiện trên địa lan với triệu chứng bệnh nhƣ sau:
Trên chồi địa lan
(a) (b)
Hình 4.1.Các triệu chứng bệnh trên chồi địa lan.
a. Chồi địa lan với triệu chứng thối nâu vàng.
b. Chồi địa lan với triệu chứng thối nâu đen.
38
Trên giả hành
Trên phát hoa
(a) (b)
(c) (d)
Hình 4.2. Các triệu chứng bệnh trên giả hành.
a. Giả hành đƣợc cắt dọc với triệu chứng thối nâu vàng. b. Giả hành đƣợc
cắt dọc với triệu chứng thối nâu đen. c. Giả hành đƣợc cắt dọc với triệu
chứng khô giả hành. d. Chậu địa lan với giả hành và chồi bệnh.
(a) (b)
Hình 4.3. Các triệu chứng bệnh trên phát hoa.
a. Phát hoa địa lan với triệu chứng thối nâu vàng. b. Phát hoa địa
lan với triệu chứng thối nâu đen.
39
4.1.2. Tỉ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus, nấm gây ra qua các vƣờn điều tra (số liệu
điều tra tháng 10 năm 2005)
Vƣờn điều tra Tổng số chậu
Số chậu bệnh
do vi khuẩn
Số chậu bệnh
do virus
Số chậu bệnh
do nấm
1 200 60 100 0
2 15.000 3.000 750 3.000
3 1.000 500 100 0
4 7.000 2.800 210 0
5 2.000 1.400 400 800
6 150 0 15 8
7 150 60 15 15
8 20.000 0 0 600
9 300 0 0 0
10 2.500 0 1.750 1.000
11 1.000 800 0 200
12 400 160 80 120
13 400 80 40 100
14 450 45 405 135
15 2.000 0 1.200 200
16 3.500 2.450 350 350
17 500 150 50 50
18 1.000 100 0 100
Tổng cộng 57.550 11.605 5.465 6.678
Qua đánh giá kết quả từ bảng 4.1, tỉ lệ nhiễm bệnh tại các vƣờn điều tra nhƣ sau: bệnh do
vi khuẩn: 20,17%, bệnh do virus: 9,5%,bệnh do nấm: 11,6%.
Bảng 4.1. Tỉ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus, nấm gây ra qua các vƣờn điều tra.
40
Bệnh thối làm chết cây địa lan đang ảnh hƣởng rất nghiêm trọng và gây thiệt hại
lớn cho ngƣời trồng lan. Qua điều tra cho thấy tỉ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn gây ra cao
hơn hẳn so với tỉ lệ nhiễm bệnh do nấm và virus gây ra qua các vƣờn điều tra (bảng 4.1 và
đồ thị 4.1), có vƣờn không bị nhiễm bệnh hoặc chỉ bị nhiễm bệnh do hai tác nhân gây ra.
Nhƣ thế, không thể kết luận đƣợc vƣờn đó là hoàn toàn sạch bệnh mà nó có thể bị bệnh
tiềm ẩn, chƣa biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân
góp phần làm cho bệnh lây lan và phát triển mạnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên thì kỹ thuật
trồng và chăm sóc của nông dân cũng ảnh hƣởng đến sự phát sinh, phát triển của bệnh.
Họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chƣa có quy trình kỹ thuật hợp lý.
4.2. Phân lập mẫu vi khuẩn
Theo Nguyễn Văn Minh (2005), qua điều tra và phỏng vấn ở những vƣờn địa lan
có bệnh chết cây xuất hiện và vƣờn không có bệnh, cho thấy nhận thức của các chủ vƣờn
về bệnh này còn kém. Phần lớn các chủ vƣờn đều nhận biết đƣợc triệu chứng bệnh và
điều kiện giúp cho bệnh phát triển mạnh, nhƣng đa số các hộ trồng chƣa phân biệt đƣợc
bệnh có bao nhiêu triệu chứng và nguyên nhân gây ra.
Đồ thị 4.1. Tỉ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus, nấm gây ra qua các vƣờn điều tra.
0
5
10
15
20
25
Tỉ
lệ
n
hi
ễm
b
ện
h
(%
)
Vi khuẩn Virus Nấm
Tác nhân gây bệnh
41
Kết quả điều tra cho thấy, bệnh do vi khuẩn gây ra chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Trƣớc
tình hình đó, chúng tôi tiến hành thu thập các mẫu chồi địa lan có triệu chứng bệnh do vi
khuẩn gây ra và tiến hành phân lập. Kết quả là phân lập đƣợc 2 dòng vi khuẩn có màu
khuẩn lạc rất đặc trƣng trên môi trƣờng PGA (Hình 4.4):
a. Khuẩn lạc vi khuẩn màu vàng trứng, tròn, lồi nhầy, bóng, mép khuẩn lạc tròn nhẵn.
b. Khuẩn lạc vi khuẩn màu trắng đục, tròn, lồi, nhầy, bóng, mép khuẩn lạc tròn nhẵn.
Erwinia carotovora subsp. carotovora là vi khuẩn gram âm. Cho nên chúng tôi
tiến hành kiểm tra gram âm, gram dƣơng để loại bỏ những dòng vi khuẩn gram dƣơng
bằng cách sử dụng KOH 3%. Tuy nhiên, cách kiểm tra này cũng không cho kết quả thật
chính xác. Có thể bị nhầm lẫn giữa gram âm và gram dƣơng đối với những vi khuẩn có
thời gian nuôi lâu, nó cũng tạo nhớt khi huyền phù trong KOH.
4.3. Quan sát vi khuẩn trên môi trƣờng KB và môi trƣờng YDC
4.3.1. Trên môi trƣờng KB
Môi trƣờng KB đƣợc dùng để xem sự phát sáng của vi khuẩn khi chiếu dƣới tia
UV. Theo Fiori và Schiaffino (2003), vi khuẩn Erwinia carotovora subsp. carotovora
không phát sáng trên môi trƣờng KB. Do đó, chúng tôi đã chọn lọc đƣợc những dòng
không phát sáng để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo (Hình 4.5.1).
Hình 4.4. Vi khuẩn phân lập từ chồi địa lan bị bệnh trên môi trƣờng PGA.
a. Khuẩn lạc màu vàng trứng, tròn, lồi, nhầy, bóng, mép khuẩn lạc tròn nhẵn.
b. Khuẩn lạc màu trắng đục, tròn, lồi, nhầy, bóng, mép khuẩn lạc tròn nhẵn.
(a) (b)
42
4.3.2. Trên môi trƣờng YDC
Theo Seo và ctv (2001), khi thử nghiệm sinh lý, sinh hóa trên 87 dòng vi khuẩn
Erwinia carotovora subsp. carotovora thì thấy trong 22 dòng Thái Lan có 5 dòng sản sinh
sắc tố vàng trên môi trƣờng YDC, 23 dòng Hàn Quốc và 24 dòng Nhật Bản đều không
sản sinh sắc tố vàng trên môi trƣờng YDC. Nhƣ vậy, giữa các dòng vi khuẩn Erwinia
carotovora subsp. carotovora có sự đa dạng về đặc tính kiểu hình phenotyp, do chúng có
phổ ký chủ và sự phân bố địa lý rộng.
Trong thí nghiệm này, chúng tôi tiến hành cấy vi khuẩn lên môi trƣờng YDC để
xem sự sản sinh sắc tố vàng và hình thái của khuẩn lạc vi khuẩn. Sau 24 giờ quan sát thấy
trên môi trƣờng YDC, khuẩn lạc vi khuẩn có màu rất đặc trƣng (Hình 4.5.2).
- Khuẩn lạc vi khuẩn màu vàng trứng, tròn, lồi, nhầy, bóng, mép khuẩn lạc tròn nhẵn.
- Khuẩn lạc vi khuẩn màu trắng đục, tròn, lồi, nhầy, bóng, mép khuẩn lạc tròn nhẵn.
a
Hình 4.5.2. Hình thái của khuẩn lạc vi khuẩn trên môi trƣờng YDC
sau 24 giờ nuôi cấy (ở nhiệt độ phòng).
b
a. Khuẩn lạc vi khuẩn màu vàng
trứng, tròn, lồi, nhầy, bóng, mép
khuẩn lạc tròn nhẵn.
b. Khuẩn lạc vi khuẩn màu trắng
đục, tròn, lồi, nhầy, bóng, mép
khuẩn lạc tròn nhẵn.
a
a
b
Hình 4.5.1. Khuẩn lạc vi khuẩn trên môi trƣờng KB chiếu dƣới tia UV
sau 24 giờ nuôi cấy (ở nhiệt độ phòng).
a. Khuẩn lạc vi khuẩn
phát sáng khi chiếu dƣới
tia UV, tạo thành quầng
sáng xung quanh.
b. Khuẩn lạc vi khuẩn
không phát sáng khi
chiếu dƣới tia UV.
b
a
43
4.4. Chủng bệnh vi khuẩn lên củ khoai tây, lá địa lan
Từ nguồn vi khuẩn cấy lên môi trƣờng YDC, chúng tôi tiến hành chủng lên củ
khoai tây và lá địa lan.
4.4.1. Trên củ khoai tây: sau 48 giờ chủng bệnh, quan sát thấy triệu chứng bệnh biểu
hiện nhƣ sau:
Sau 48 giờ chủng vi khuẩn, quan sát thấy 9 dòng vi khuẩn có khả năng gây hại mạnh:
EC06-11, EC06-12, EC06-13, EC06-14, EC06-15, EC06-16, EC06-17, EC06-18 và
EC06-19 với các triệu chứng nhƣ hình 4.6.1. Ngoài ra, các dòng còn lại khả năng gây
bệnh yếu hoặc không gây bệnh. Điều này có thể do phân lập, cấy chuyền nhiều lần nên
độc tính của vi khuẩn bị giảm.
(a) (b)
(c) (d)
Hình 4.6.1. Các triệu chứng bệnh trên củ khoai tây chủng vi khuẩn
sau 48 giờ (ở nhiệt độ phòng).
a. Vết bệnh lõm xuống, màu vàng kem, nhày. b. Vết bệnh lõm xuống, màu nâu đen, nhày.
c. Vết bệnh có dịch nhày kèm theo bọt màu trắng. d. Vết bệnh hơi lõm xuống, nhày, xung
quanh vết bệnh có đƣờng viền màu nâu nhạt.
44
4.4.2. Trên lá địa lan: Sau 10 ngày chủng bệnh, quan sát thấy hầu nhƣ các dòng vi khuẩn
không gây bệnh trên lá địa lan. Chỉ duy nhất có dòng EC06-8 gây bệnh. Vết bệnh có màu
vàng xanh, lan theo chiều rộng của phiến lá. Ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe có viền
màu nâu đen (Hình 4.6.2).
Sau đó, chúng tôi đã tiến hành phân lập lại từ lá địa lan chủng bệnh vi khuẩn có biểu hiện
bệnh. Kết quả thu nhận đƣợc vi khuẩn có hình thái, màu sắc khuẩn lạc giống với ban đầu
(Hình 4.6.3).
4.5. Ly trích DNA tổng số của vi khuẩn
DNA là vật chất cơ bản trong nghiên cứu di truyền phân tử. Do đó, chúng ta phải
ly trích đƣợc DNA tách khỏi tế bào và các chất nhƣ RNA, protein,…Có nhiều phƣơng
Hình 4.6.3. Vi khuẩn phân lập từ lá địa lan bị bệnh sau khi chủng vi khuẩn
10 ngày trên môi trƣờng PGA.
Hình 4.6.2. Triệu chứng bệnh trên lá địa lan chủng vi khuẩn sau 10 ngày (ở 250C).
a. Ranh giới giữa mô
bệnh và mô khỏe có màu
nâu đen.
b. Vùng bị bệnh có màu
vàng xanh.
a
b
45
pháp ly trích DNA nhƣng mục đích cuối cùng là làm sao thu đƣợc lƣợng DNA đủ lớn và
đủ tinh sạch để tiến hành các thí nghiệm kế tiếp. Tuy giai đoạn tách chiết DNA là một giai
đoạn khá đơn giản nhƣng nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Chúng tôi đã tiến hành ly trích một số dòng vi khuẩn. Sau khi ly trích xong, chúng tôi tiến
hành điện di kiểm tra DNA. Kết quả ly trích đƣợc thể hiện ở hình 4.6.
Qua hình trên cho thấy các mẫu ly trích có độ tinh sạch chƣa cao. Ngoài DNA tổng số còn
có phần tạp (RNA và protein) ở phía dƣới. Có thể loại bỏ đƣợc phần tạp này bằng cách sử
dụng enzyme RNAse. Có một số mẫu DNA bị đứt gãy tạo thành vệt sáng dài. Tuy nhiên,
DNA thu đƣợc tƣơng đối sạch để thực hiện phản ứng PCR. Trƣớc khi tiến hành thực hiện
phản ứng PCR, chúng tôi tiến hành pha loãng DNA gốc trong nƣớc cất vô trùng hoặc TE
1X. Do lƣợng DNA mẫu dùng trong phản ứng PCR khoảng từ 10 – 100 ng. Nếu lƣợng
DNA mẫu quá cao sẽ tạo ra những sản phẩm phụ không mong muốn. Sau khi pha loãng,
chúng tôi tiến hành điện di trên gel agarose để kiểm tra.
Hình 4.7. Sản phẩm ly trích DNA tổng số của vi khuẩn.
1. EC06-1, 2. EC06-3, 3. EC06-5, 4. EC06-6, 5. EC06-7, 6. EC06-8, 7. EC06-9, 8. EC06-10. Điện
di trên gel agarose 0,8% ở hiệu điện thế 100V/15 phút trong dung dịch đệm TAE 0,5X, 3 μl
mẫu/giếng.
DNA tổng số
Phần tạp nhiễm
1 2 3 4 5 6 7 8
46
4.6. Phản ứng PCR
4.6.1. Phản ứng PCR với cặp primer Xan 1330 và Xan 322
Chúng tôi đã tiến hành chạy PCR trên các dòng vi khuẩn: EC06-1, EC06-5, EC06-
6, EC06-8, EC06-9, EC06-10, EC06-11, EC06-12, EC06-13, EC06-19 với cặp primer
Xan 1330 và Xan 322.
Kết quả điện di sản phẩm PCR trên gel agarose cho thấy chúng tôi đã thu đƣợc sản
phẩm PCR có kích thƣớc khoảng 1,5 kb. Tuy nhiên thấy xuất hiện 2 band điều đó chứng
tỏ có sự tạp nhiễm. Lý do của sự tạp nhiễm này có thể đƣợc giải thích có thể tạp nhiễm
trong khi ly trích hoặc tạp nhiễm khi nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Để khắc phục hiện
tƣợng này, chúng tôi đã nâng nhiệt độ bắt cặp từ 560C lên 580C. Kết quả là thu đƣợc một
band.
1 2 3 4
Hình 4.8. Sản phẩm PCR với cặp primer Xan 1330 và Xan 322 (nhiệt độ bắt cặp 560C).
1. EC06-1, 2. EC06-8, 3. EC06-9, 4. EC06-19. Điện di trên gel agarose 1% ở hiệu điện thế 50V/40
phút trong dung dịch đệm TAE 0,5X, 4μl mẫu/giếng.
Sản phẩm PCR
1 2 3 4
Hình 4.9. Sản phẩm PCR với cặp
primer Xan 1330 và Xan 322
(nhiệt độ bắt cặp 580C).
1. EC06-8. Điện di trên gel agarose
1% ở hiệu điện thế 50V/40 phút trong
dung dịch đệm TAE 0,5X, 4μl
mẫu/giếng.
Sản phẩm PCR
1
47
Trình tự 16S rDNA là một mô hình phổ biến để nghiên cứu sự tiến hóa , phân loại
vi khuẩn và đã đƣợc xác định cho nhiều loài vi khuẩn. Trình tự 16S rDNA và vùng hoạt
động giữa 16S – 23S rDNA chỉ ra sự biến đổi giữa các dòng trong cùng một loài. Dựa vào
vùng này để phát hiện ra sự khác nhau giữa các loài vi khuẩn.Cặp primer chúng tôi sử
dụng đƣợc thiết kế trên vùng 16S/23S rDNA, cho phép khuếch đại đoạn DNA có kích
thƣớc 1,5 kb. Khi kiểm tra trên Genbank chúng tôi thấy cặp primer này có thể khuếch đại
trên một số loài khác. Nhƣ thế, chúng tôi chƣa thể khẳng định đƣợc vi khuẩn chúng tôi
đang nghiên cứu chính xác là Erwinia carotovora subsp. carotovora. Do đó, chúng tôi
tiến hành thực hiện phản ứng PCR với cặp primer Erw1 và Erw2.
4.6.2. Phản ứng PCR với cặp primer Erw1 và Erw2
Primer Y1 (5
'
-TTACCGGACGCCGAGCTGTGGCGT-3
'
), Y2 (5
'
-
CAGGAAGATGTCGTTATCGCGAGT- 3
') đƣợc sử dụng để khuếch đại đoạn DNA có
kích thƣớc 434bp. Trình tự của mỗi mồi đã đƣợc kiểm tra trên Genbank và EBML
(Darrasse và ctv, 1994).
Trong thí nghiệm này, chúng tôi cũng sử dụng cặp primer có trình tự giống nhƣ
mô tả của Darrasse và ctv (1994) nhƣng có tên khác là Erw1 và Erw2. Chúng tôi đã tiến
hành thực hiện phản ứng PCR với cặp primer Erw1 và Erw2 với chu kỳ nhiệt nhƣ đã nêu
ở mục 3.2.7. Kết quả điện di trên gel agarose cho thấy không có sản phẩm khuếch đại nào
đƣợc tạo ra. Điều đó chứng tỏ phản ứng PCR không xảy ra (Hình 4.10).
Hình 4.10. Sản phẩm PCR với cặp primer Erw1 và Erw2.
Điện di trên gel agarose 1% ở hiệu điện thế 50V/40 phút trong dung dịch đệm TAE
0,5X, 4 μl/giếng.
48
Theo chúng tôi có nhiều nguyên nhân khiến cho phản ứng PCR không xảy ra:
- Nhiệt độ nóng chảy (melting) của hai primer tƣơng đối cao (84,90C và 73,70C) do trong
thành phần có nhiều GC (66% và 50%). Quy trình ban đầu chúng tôi thực hiện nhiệt độ
giai đoạn bắt cặp là 650C nhƣ thế là tƣơng đối cao. Nhƣng kết quả vẫn không có sản phẩm
khuếch đại. Do đó, chúng tôi tiến hành giảm xuống 620C, 600C, 580C nhƣng vẫn không có
kết quả.
- Nguyên nhân thứ hai có thể do nồng độ các chất tham gia phản ứng quá thấp nên không
đủ cho phản ứng PCR xảy ra. Lƣợng Taq ban đầu chúng tôi sử dụng là 0,1μl/UI, có thể là
thấp không đủ để xúc tác cho phản ứng xảy ra. Chúng tôi tiến hành tăng lƣợng Taq từ
0,1μl/UI lên 0,2μl/UI đồng thời tăng nồng độ primer từ 10 pmol lên 20 pmol. Nồng độ
Mg2+ cũng là một nhân tố ảnh hƣởng mạnh đến quá trình PCR. Mg2+ rất cần cho quá
trình liên kết các dNTP, xúc tác cho enzyme Taq polymerase, làm tăng Tm của DNA
mạch kép. Nồng độ Mg2+ thấp sẽ làm hạn chế quá trình kéo dài. Ngƣợc lại, nồng độ Mg2+
cao sẽ giúp ổn định dây đôi DNA và ngăn ngừa sự biến tính hoàn toàn (do sự mở dây đôi
DNA) của sản phẩm trong mỗi chu kỳ (Hồ Huỳnh Thùy Dƣơng, 1998). Khoảng nồng độ
cho phép của Mg2+ từ 1 – 5 mM (McPherson, M. J. và Møller, S. G. 2000). Từ đó, chúng
tôi tiến hành tăng nồng Mg2+ từ 1,5 mM lên 2 mM, 2,5 mM, 3 mM nhƣng vẫn không cho
bất kỳ kết quả nào. Nhƣ vậy, việc tăng nồng độ các hóa chất là không hiệu quả.
- Nguyên nhân thứ ba có thể do số chu kỳ khuếch đại chúng tôi sử dụng ban đầu (35 chu
kỳ) là tƣơng đối dài. Vì vậy, chúng tôi đã giảm từ 35 xuống 30 chu kỳ, 25 chu kỳ nhƣng
vẫn không có sản phẩm khuếch đại nào đƣợc tạo ra cả.
Qua các thí nghiệm thay đổi các điều kiện của phản ứng PCR, kết quả vẫn không
có sản phẩm khuếch đại tạo ra.. Có nhiều lý do để giải thích cho vấn đề này. Thứ nhất,
các mẫu địa lan khi bị thối có thể có nhiều loại vi sinh vật khác tấn công do đó có thể
trong các mẫu vi khuẩn chúng tôi phân lập không có sự hiện diện của vi khuẩn Erwinia
carotovora subsp. carotovora. Thứ hai là có thể có sự tạp nhiễm khi phân lập và nuôi cấy
trong phòng thí nghiệm. Thứ ba là có thể các điều kiện của phản ứng chúng tôi thay đổi
chƣa phù hợp. Do hạn chế về mặt thời gian nên chúng tôi vẫn chƣa tìm ra đƣợc một quy
trình PCR thích hợp cho vi khuẩn Erwinia carotovora subsp. carotovora trên cây địa lan.
49
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
1. Bệnh thối làm chết cây địa lan đang ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các vƣờn lan tại TP.
Đà Lạt – Lâm Đồng. Qua kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn gây ra
cao hơn hẳn (20,17%) so với tỉ lệ nhiễm bệnh do virus (9,5%) và nấm (11,6%).
2. Kết quả phân lập vi khuẩn thu đƣợc 2 dòng vi khuẩn có màu khuẩn lạc rất đặc trƣng:
- Khuẩn lạc vi khuẩn có màu vàng trứng, tròn, lồi, nhầy, bóng, mép khuẩn lạc tròn nhẵn.
- Khuẩn lạc vi khuẩn có màu trắng đục, tròn, lồi, nhầy, bóng, mép khuẩn lạc tròn nhẵn.
3. Kết quả chủng bệnh vi khuẩn lên củ khoai tây và lá địa lan:
- Trên củ khoai tây: 9 dòng vi khuẩn có khả năng gây bệnh mạnh, các dòng còn lại khả
năng gây bệnh yếu hoặc không gây bệnh.
- Trên lá địa lan : hầu nhƣ các dòng vi khuẩn không gây bệnh sau khi chủng bệnh 10
ngày, duy nhất chỉ có dòng EC06-8 gây bệnh.
4. Quy trình tách chiết DNA khá đơn giản, đảm bảo lƣợng DNA thu đƣợc có độ tinh sạch
cao phục vụ tốt cho việc chạy PCR. Quy trình đƣợc thực hiện nhƣ ở mục 3.2.6.
5. Kết quả phản ứng PCR với cặp primer Xan 1330 và Xan 322 đã khuếch đại đƣợc đoạn
DNA có kích thƣớc khoảng 1,5 kb.
5.2. Đề nghị
Từ những khó khăn, trở ngại gặp phải trong quá trình nghiên cứu nên chúng tôi có
thể đƣa ra một số đề nghị sau:
1. Cần có những nghiên cứu cụ thể hơn về đặc điểm sinh trƣởng và phát triển, tiến
hành thử các phản ứng sinh hóa. Bởi vì, nguồn mẫu ban đầu là rất quan trọng, phải khẳng
định chắc chắn trƣớc khi tiến hành các thử nghiệm tiếp theo ở mức độ phân tử.
2. Cần có một mẫu đối chứng dƣơng là điều rất quan trọng và cần thiết.
3. Thiết lập lại quy trình PCR cho vi khuẩn Erwinia carotovora subsp. carotovora
trên cây địa lan (Cymbidium) và hoàn thiện quy trình.
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần Văn Bảo, 1999. Kỹ thuật nuôi trồng phong lan. Nhà xuất bản trẻ. 175 trang.
2. Hồ Huỳnh Thùy Dƣơng, 1998. Sinh học phân tử (Khái niệm – Phương pháp - Ứng
dụng). Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Nguyễn Văn Minh, 2005. Điều tra bệnh chết cây và kỹ thuật trồng địa lan
(Cymbidium) tại TP. Đà Lạt – Lâm Đồng. Luận văn tốt nghiệp Ngành Nông Học 2005.
4. Lê Hữu Quang, 2005. Nghiên cứu một số loại giá thể cho cây hoa địa lan (Cymbidium)
trồng tại TP. Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Luận văn tốt nghiệp ngành Nông Học 2005.
5. Lê Lƣơng Tề và Vũ Triệu Mân, 1999. Bệnh vi khuẩn và virus hại cây trồng. Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội. Trang 7 – 118.
6. Nguyễn Văn Tới, 2003. Một số vấn đề bảo vệ thực vật trong nuôi trồng hoa địa lan
Cymbidium.
7. Trƣơng Trỗ, 1988. Đà Lạt Cymbidium. Sở khoa học, công nghệ và môi trƣờng Lâm
Đồng.
jpg&imgrefurl=...
TIẾNG NƢỚC NGOÀI
8. Aysan Y., Saygili H., Sahin F. and Mirik M. New symptoms of tomato soft rot diseases
in Turkey.
51
9. Aysan Y., Saygili H., Sahin F. and Cetinkaya-Yildiz R. Present status of bacterial stem
rot on tomato in Turkey.
10. Cerkaukas R. F. and Brown J. 2001. Bacterial stem and peduncle canker of
greenhouse pepper.
olume=23&articleFile=k01-019.pdf
11. Christopher P. K. and David H. P. 1999. Ribosomal DNA Sequencing as a tool for
identification of bacterial pathogens. Current Opinion in Microbiology, 2: 299 – 305.
12. Darrasse A., Priou S., Kotojansky A. and Bertheau Y. 1994. PCR and restriction
fragment length polymorphism of a pel gen as a tool to identify Erwinia carotovora in
relation to potato diseases. Applied and Environmental. Microbiology, May, p.1437 –
1443.
13. Fiori M. and Schiaffino A., 2003. Bacterial Stem Rot in Greenhouse Pepper
(Capsicum annuum L. ): Occurrence of Erwinia carotovora sbsp. carotovora.
J.Phytopathology. 152, 28 – 33.
14. Heidi Hyytiainen, 2005. Regulatory networks controlling virulence in the plant
pathogen Erwinia carotovora ssp. carotovora. Department of Biological and
Environmental Sciences. Faculty of Biosciences. University of Helsinki.57 pages.
15. Kang H. W., Kwon S. W. and Go S. J. 2003. PCR – based specific and sensitive
detection of Pectobacterium ssp. carotovorum by primers generated from a URP – PCR
fingerprinting – derived polymorphic band. Plant pathology. 52, 127 – 133.
52
16. Khoodoo M. H. R., Sahin F., Donmez M. F. and Jaufeerally Fakim Y. 2004.
Molecular characterisation of Xanthomonas Strains isolated from aroids in Mauritius.
Systematic and Applied Microbiology. 28, 366 – 380.
17. Marcos Montesano, 2002. Molecular characterization of plant defense respones to
Erwinia carotovora. Division of Genetics, Department of Biosciences, Faculty of
Science. University of Helsinki. 60 pages.
18. McPherson M. J. and Møller S. G., 2000. PCR. BIOS. 276 pages.
19. Phokum C., Jitareerat P., Photchanachai S. and Cheevadhanarak S. Detection and
classification of soft rot Erwinia of vegetables in Thailand by DNA polymerase chain
reaction.
20. Seo S. T., Furuya N., Lim C. K., Takanami Y. and Tsuchiya K. 2003. Phenotypic and
genetic characterization of Erwinia carotovora from mulberry (Morus spp. ). Plant
Pathology. p. 142.
21. Seo S. T., Furuya N., Lim C. K., Takanami Y. and Tsuchiya K. 2001. Phenotypic and
Genetic Diversity of Erwinia carotovora ssp. carotovora Strains from Asia.
J.Phytopathology.150: 120 – 127.
22. Subandiyah S., Iwanami T., Tsuyumu S. and Ieki H. 2000. Comparison of 16S rDNA
and 16S/23S Intergenic Region Sequences Among Citrus Greening Organisms in Asia.
Plant Dis. 84:15 – 18.
53
23. So Young Yoo, Sun Young Park, Won Min Yoo, Kyung Hee Chang, Nae Choon Yoo,
June Myung Kim, Seung Min Yoo, Ki Chang Keum and Sang Yup Lee, 2002. Design of
ITS and 23S rDNA – Targeted Probes and Its Usefulness for the Identification of
Bacterial Pathogen. Genome Informatics. 13: 589 – 590.
24. Wright P. J. 1998. Plant disease record A soft rot of calla (Zantedeschia spp. ) caused
by Erwinia carotovora subspecies carotovora.
25. Yeshitila Degefu, Sanna Jokela, Erkki-Joki Tkola and Elina Virtanen, 2006. DNA
based detection of blackleg and soft rot disease causing Erwinia strains in seed potatoes.
TRANG WEB
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYEN THI THANH HA - 02126022.pdf