Luận văn Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại Vạn Phúc

Tài liệu Luận văn Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại Vạn Phúc: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN LÊ THỊ PHƯƠNG BÍCH MSSV : 4031044 Lớp : Kế toán 01 – Khoá 29 Cần Thơ – 2007 Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích ii LỜI CẢM TẠ ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ Để hoàn thành thành luận văn này, em xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báo trong suốt 4 năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn cô Phan Thị Ngọc Khuyên đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Xin gởi lời cám ơn đến các cô, chú, anh chị ở công ty TNHH thương mại Vạn Phúc đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc thực tế, được học hỏi nhiều điều mới cũng như tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. ...

pdf89 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại Vạn Phúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN LÊ THỊ PHƯƠNG BÍCH MSSV : 4031044 Lớp : Kế toán 01 – Khoá 29 Cần Thơ – 2007 Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích ii LỜI CẢM TẠ ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ Để hoàn thành thành luận văn này, em xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báo trong suốt 4 năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn cô Phan Thị Ngọc Khuyên đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Xin gởi lời cám ơn đến các cô, chú, anh chị ở công ty TNHH thương mại Vạn Phúc đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc thực tế, được học hỏi nhiều điều mới cũng như tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Ngày …. tháng …. năm … Sinh viên thực hiện Lê Thị Phương bích Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích iii LỜI CAM ĐOAN ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. tháng …. năm … Sinh viên thực hiện Lê Thị Phương Bích Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích iv NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP YZYZ ...................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Ngày …. tháng …. năm … Thủ trưởng đơn vị Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích v NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN YZYZ .................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Ngày …. tháng …. năm … Giáo viên hướng dẫn Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích vi NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN YZYZ .................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ................................................................................................................................... Ngày …. tháng …. năm … Giáo viên phản biện Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích vii MỤC LỤC ________________________________________________________ Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. ..................................................................1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu. .......................................................................1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. .......................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung. ....................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. ....................................................................................2 1.3. CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. .....2 1.3.1. Các giả thiết cần kiểm định. .................................................................2 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu. ..............................................................................2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................................3 1.4.1. Không gian nghiên cứu.........................................................................3 1.4.2. Thời gian nghiên cứu. ...........................................................................3 1.5. LƯỢC KHẢO CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU....................................................................................................................3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................................................4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN. ............................................................................4 2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp. .......................................4 2.1.2. Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính. ..................................................4 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ..............................................................5 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu. ...................................................5 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu. ..............................................................5 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu..............................................................5 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC ...................................................................................................................12 3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC. .......12 3.1.1. Giới thiệu chung. ................................................................................12 3.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý và chức năng các phòng ban.........................12 3.2. SƠ BỘ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY (2004 – 2006).........13 Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích viii 3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI....................................................................................................................15 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC.............................................16 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN. ........................................................................................................16 4.1.1. Đánh giá khái quát sự biến động về vốn và nguồn vốn......................16 4.1.2. Phân tích tình hình vốn kinh doanh. ...................................................23 4.1.3. Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh. ........................................28 4.1.4. Phân tích tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn. .................................31 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. .....................35 4.2.1. Tình hình doanh thu............................................................................36 4.2.2. Tình hình chi phí.................................................................................37 4.2.3. Tình hình lợi nhuận.............................................................................39 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY.........................................................................................................43 4.3.1. Phân tích tình hình thanh toán của công ty.........................................43 4.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của công ty. .......................................46 4.3.3. Phân tích tình hình thanh toán với ngân sách Nhà Nước. ..................50 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH. ...............................................................................51 4.4.1. Nhóm các tỷ số về kết cấu tài chính. ..................................................51 4.4.2. Nhóm các tỷ số hiệu suất sử dụng vốn. ..............................................53 4.4.3. Nhóm các tỷ số về khả năng sinh lợi. .................................................57 4.4.4. Tóm tắt đánh giá các tỷ số tài chính. ..................................................60 4.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH BẰNG PHƯƠNG TRÌNH DUPONT. .........................................................................................................62 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC. ..................................66 5.1. NHỮNG TỒN TẠI CỦA CÔNG TY .......................................................66 5.1.1. Về cơ cấu tài chính .............................................................................68 Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích ix 5.1.2. Về hoạt động kinh doanh....................................................................68 5.1.3. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán. ...............................68 5.1.4. Về hiệu quả sử dụng vốn. ...................................................................69 5.2. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ........69 5.2.1. Dự đoán sơ bộ những nhân tố ảnh hưởng đến công ty trong năm tới. ...69 5.2.2. Điều chỉnh lại cơ cấu tài chính. ..........................................................70 5.2.3. Nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.............................................71 5.2.4. Hạn chế rủi ro trong thanh toán. .........................................................72 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................73 6.1. KẾT LUẬN. ..............................................................................................73 6.2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................73 6.2.1. Đối với cơ quan chức năng. ................................................................74 6.2.2. Đối với công ty. ..................................................................................74 PHỤ LỤC............................................................................................................ xii TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................xv Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích x DANH MỤC BIỂU BẢNG VÀ HÌNH ______________________________________________________ Trang DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1: Tình hình doanh thu qua ba năm ................................................... 14 Bảng 2: Phân tích sự biến động về vốn....................................................... 16 Bảng 3: Phân tích sự biến động về nguồn vốn............................................ 17 Bảng 4: Cân đối (1) giữa tài sản và nguồn vốn........................................... 18 Bảng 5: Cân đối (2) giữa tài sản và nguồn vốn........................................... 20 Bảng 6: So sánh vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng ........................ 21 Bảng 7: Cân đối (3) giữa tài sản và nguồn vốn........................................... 22 Bảng 8: Phân tích tình hình phân bổ vốn tại công ty .................................. 24 Bảng 9: Phân tích tình hình nguồn vốn....................................................... 29 Bảng 10: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn ............................................ 32 Bảng 11: Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2005.......................... 33 Bảng 12: Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2006.......................... 34 Bảng 13: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh...................................... 35 Bảng 14: Phân tích tình hình doanh thu ...................................................... 36 Bảng 15: Phân tích tình hình chi phí........................................................... 37 Bảng 16: Phân tích tình hình lợi nhuận....................................................... 40 Bảng 17: Tổng hợp các chỉ tiêu khoản phải thu.......................................... 43 Bảng 18: Phân tích tình hình các khoản phải trả......................................... 45 Bảng 19: Phân tích khả năng thanh toán của công ty ................................. 47 Bảng 20: Tổng hợp các chỉ tiêu thanh toán................................................. 47 Bảng 21: Tình hình nộp thuế NSNN........................................................... 50 Bảng 22: Các tỷ số về kết cấu tài chính ...................................................... 51 Bảng 23: Các tỷ số về hiêu suất sử dụng vốn ............................................. 54 Bảng 24: Tổng hợp các tỷ số về khả năng sinh lời ..................................... 58 Bảng 25: Tóm tắt các tỷ số tài chính........................................................... 60 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ Dupont ................................................................................. 11 Hình 2: Tổ chức bộ máy của công ty .......................................................... 12 Hình 3: Sơ đồ DUPONT của công ty Vạn Phúc ......................................... 63 Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích xi DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT CSH Chủ sở hữu D/A Tỷ số nợ trên tài sản có D/E Tỷ số nợ trên vốn tự có DSO Kỳ thu tiền bình quân DT Doanh thu ĐTDH Đầu tư dài hạn ĐTNH Đầu tư ngắn hạn GTGT Thuế giá trị gia tăng HB Hàng bán HĐKD Hoạt động kinh doanh K Tỷ số thanh toán tổng hợp LN Lợi nhuận LNST Lợi nhuận sau thuế LNTT Lợi nhuận trước thuế NN Nhà nước NV Nguồn vốn QL Quản lý QLDN Quản lý doanh nghiệp ROA Lợi nhuận trên tài sản có ROE Lợi nhuận trên vốn tự có TIE Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS Tài sản TSC Tài sản có TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động VAT Thuế giá trị gia tăng WTO Tổ chức thương mại quốc tế Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu. Trong những năm gần đây, Việt Nam không ngừng thúc đẩy mở cửa hợp tác với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới và đã có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như: kinh tế, chính trị, văn hoá …. Ngày 7/11/2006 vừa qua, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), mở ra một bước ngoặc quan trọng cho Đất Nước nói chung và cho nền kinh tế nói riêng. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các doanh nghiệp cần được đối xử bình đẳng trên một sân chơi chung, “Mạnh thắng, yếu thua” đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế nhiều cơ hội nhưng cũng đầy những thách thức. Sự đào thải khắc nghiệt ấy đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải xem xét thận trọng trong từng bước đi, từng yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của mình, trong đó vấn đề “Tài Chính” là vấn đề quan trọng hàng đầu. Như chúng ta đã biết “Tài Chính” quyết định đến sự tồn tại, phát triển và cả sự suy vong của doanh nghiệp. Do đó, cần thiết phải tìm hiểu và phân tích để phát huy những mặt mạnh trong công tác tài chính đồng thời phát hiện kịp thời những mặt yếu kém nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Vì sự cần thiết trên, nên em chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại Vạn Phúc” . 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn. Qua thời gian thực tập tại công ty Vạn Phúc em thấy rằng trong những năm qua, công ty chưa có hoạt động phân tích tình hình tài chính. Khi nghiên cứu sơ bộ các báo cáo tài chính, cho thấy mặc dù tình hình kinh doanh của công ty có lãi, nhưng tỷ suất lợi nhuận thu được là chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực hiện có của công ty. Không những thế, trong hai năm 2004 và 2005 tình hình thanh toán của công ty có dấu hiệu mất cân đối. Do đó yêu cầu đối với Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 2 công ty Vạn Phúc là phải đi sâu nghiên cứu để hiểu rõ hơn tình hình tài chính của công ty, từ đó đưa ra những nguyên nhân tồn tại và biện pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 1.2.1. Mục tiêu chung. Phân tích và đánh giá các báo cáo tài chính nhằm tìm ra những mặt mạnh và cả những mặt bất ổn, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 9 Đánh giá khái quát tình hình tài chính 9 Phân tích kết cấu tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 9 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty 9 Phân tích hiệu quả kinh doanh 9 Phân tích các tỷ số tài chính thông qua các báo cáo tài chính của công ty. 9 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời của vốn và nguồn vốn 1.3. CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. 1.3.1. Các giả thiết cần kiểm định. Giả thiết cho rằng tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại Vạn Phúc hoàn toàn ổn định và có xu hướng phát triển. Để kiểm chứng điều đó, đứng trên góc độ nhà phân tích tình hình tài chính, chúng ta sẽ thực hiện một loạt các phương pháp phân tích trên hệ thống báo cáo tài chính của công ty. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu. 9 Sự biến động của vốn và nguồn vốn như thế nào? 9 Cơ cấu vốn và nguồn vốn có hợp lý hay không? 9 Nguồn vốn xuất phát từ đâu? Công ty sử dụng có hợp lý chưa? 9 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào? 9 Khả năng thanh toán của doanh nghiệp có mạnh không? 9 Xu hướng tăng giảm các chỉ tiêu tài chính là tốt hay xấu? 9 Những điểm mạnh và điểm yếu kém về tài chính của công ty ở đâu? Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 3 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1.4.1. Không gian nghiên cứu. Trong đề tài này, em tập trung nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại Vạn Phúc, 411 Quốc lộ 1, Cái Răng, Châu Thành, Cần Thơ. 1.4.2. Thời gian nghiên cứu. Tình hình tài chính là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn đánh giá một cách chính xác và đầy đủ, đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu lâu dài về mọi mặt kinh doanh của công ty. Nhưng do thời gian thực tập tại công ty TNHH thương mại Vạn Phúc có hạn (Từ ngày 05/03/2007 đến ngày 11/06/2007) nên em chỉ có thể phản ánh một cách khái quát tình hình tài chính của công ty thông qua các báo cáo tài chính từ năm 2004 – 2006. 1.5. LƯỢC KHẢO CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. Tiểu luận tốt nghiệp: “phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại Vạn Phúc năm 2001-2002” - Huỳnh Thị Trúc Giang/ Lớp kế toán 99. Trong bài tiều luận, tác giả đã phân khái quát tích tình tài chính của công ty TNHH thương mại Vạn Phúc trong 2 năm 2001-2002, cụ thể: 9 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn công ty trong 9 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty trong 9 Phân tích các tỷ số tài chính: Tỷ số thanh khoản, tỷ số hoạt động, tỷ số đòn cân nợ, tỷ số khả năng sinh lời. Kết quả tác giả đã đánh giá tình hình tài chính của công ty như sau: 9 Tài sản cố định tăng qua các năm, chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng đầu tư vào chiều sâu. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2002 thấp hơn năm 2001. 9 Kỳ thu tiền bán hàng bình quân năm 2002 thấp hơn năm 2001 là một biểu hiện rất tốt 9 Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh năm 2002 đều thấp hơn năm 2001, điều này không tốt đối với doanh nghiệp. 9 Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước tốt. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN. 2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính là tổng hợp các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, cũng như dự đoán tình hình tài chính trong tương lai, giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được công ty, đồng thời giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định hợp lý, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. 2.1.2. Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính. 2.1.2.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán còn gọi là bảng tổng kết tài sản, là tài liệu quan trọng đối với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau: Bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Nội dung bảng cân đối kế toán khái quát tình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Cơ cấu gồm hai phần luôn bằng nhau: Tài sản và nguồn vốn tức nguồn hình thành nên tài sản, gồm nợ phải trả cộng với chủ sở hữu. Khi phân tích bảng cân đối kế toán, chúng ta sẽ xem xét và nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau: 9 Xem xét sự biến động của tổng tài sản và của từng loại tài sản. Qua đó thấy được quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty. 9 Xem xét cơ cấu vốn có hợp lý hay không? Cơ cấu vốn có tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh. 9 Khái quát xác định mức độ độc lập (hoặc phụ thuộc) về mặt tài chính của doanh nghiệp 9 Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục. 9 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và cấu trúc tài chính 2.1.2.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Là báo cáo thu nhập hay còn gọi là báo cáo lợi tức – là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết qủa kinh doanh; phản ánh thu nhập của kết quả hoạt động tài chính và các hoạt động khác qua một thời kỳ kinh doanh. Ngoài ra theo Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 5 qui định ở Việt Nam báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng – VAT. Khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét các vấn đề sau: 9 Xem xét sự biến động từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa năm này với năm trước. Đặc biệt chú ý đến doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. 9 Tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của công ty. 2.1.2.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Còn gọi là báo cáo ngân lưu hay báo cáo lưu kim, là báo cáo tài chính cần thiết không chỉ đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tượng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kết quả phân tích ngân lưu giúp doanh nghiệp điều phối lượng tiền mặt một cách cân đối giữa các lĩnh vực: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Nói một cách khác, báo cáo ngân lưu chỉ ra các hoạt động nào tạo ra tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán, lượng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để hiệu quả cao nhất, tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn. 2.1.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính. Là báo cáo được trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết những nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong các báo cáo tài chính không thể thể hiện hết được. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu. 9 Các báo cáo tài chính của công ty TNHH thương mại Vạn Phúc 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu. 9 Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của Công ty. 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu. 2.2.3.1. Phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá kết quả và xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 6 Trong bài phân tích báo tài chính, chủ yếu em sử dụng phương pháp so sánh để phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang 9 Phân tích theo chiều dọc: Nhằm xem xét, xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể quy mô chung. Qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể 9 Phân tích theo chiều ngang: Là việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối trên cùng một hàng trên báo cáo tài chính. Qua đó thấy được sự biến động của từng chỉ tiêu. 2.2.3.2. Phương pháp liên hệ cân đối. Đó là mối liên hệ cân đối giữa tổng số tài sản và tổng nguồn vốn hình thành tài sản; giữa thu, chi và kết quả; giữa mua sắm và sử dụng tài sản… Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, ta sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích. 2.2.3.3. Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính. Phân tích các chỉ số tài chính giúp chúng ta thấy rõ hơn bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp. Sau đây là các nhóm chỉ số tài chính chủ yếu được sử dụng: a. Tỷ số giữa các khoản phải thu so với tổng tài sản lưu động (TSLĐ): Tổng các khoản phải thu Tỷ số giữa các khoản phải thu so với tổng TSLĐ = Tổng TSLĐ Tỷ số này cho ta biết các khoản phải thu ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này > 1 thì doanh nghiệp cần có biện pháp xử lý kịp thời, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn. Nếu tỷ số này < 1 không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. b. Tỷ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả: Tổng các khoản phải thu Tỷ số giữa các khoản phải thu so với các khoản phải trả = Tổng các khoản phải trả Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 7 Tương tự tỷ số trên, tỷ số này cũng để đánh giá xem các khoản phải thu có ảnh hưởng gì đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại. c. Tỷ số giữa các khoản phải trả so với tổng tài sản lưu động (TSLĐ): Tổng các khoản phải trả Tỷ số giữa các khoản phải trả so với tổng TSLĐ = Tổng TSLĐ Tỷ số này cho biết yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Nếu yêu cầu này càng ngày càng thấp xuống thì sẽ cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp có nhiều triển vọng tốt hơn. d. Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp (k): Số tiền dùng để thanh toán (khả năng thanh toán) K = Số tiền phải thanh toán (nhu cầu thanh toán) Tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan được phản ánh qua khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp biểu hiện qua số tiền và tài sản mà doanh nghiệp hiện có, có thể dùng để trang trải các khoản công nợ của doanh nghiệp, để đánh giá và phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta có hệ số khả năng thanh toán tổng hợp. K >= 1 : Doanh nghiệp có khả năng thanh toán, trang trải hết công nợ, tình hình tài chính ổn định hoặc khả quan. K < 1 : Doanh nghiệp không có khả năng trang trải hết công nợ, thực trạng tài chính không bình thường, tình hình tài chính gặp khó khăn. Vốn luân chuyển ròng: Vốn luân chuyển ròng = Tài sản có lưu động - Các khoản nợ lưu động Vốn luân chuyển ròng biểu thị khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn bằng các TSLĐ. Vốn luân chuyển càng lớn thì khả năng trang trãi các khoản nợ của doanh nghiệp càng cao. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 8 Khả năng thanh toán hiện thời: Tài sản có lưu động Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản nợ lưu động Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn ở hiện tại của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xĩ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Hệ số thanh toán nhanh: Số tiền có thể dùng để thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh = Số tiền phải thanh toán Hệ số thanh toán nhanh là tỷ số giữa các khoản có thể sử dụng để thanh toán ngay (bao gồm các loại tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu) với số cần phải thanh toán (các khoản nợ ngắn hạn). e. Nhóm tỷ số về cơ cấu tài chính: Tỷ số nợ trên vốn tự có (D/E): Tổng các khoản nợ Tỷ số nợ (D/E) = Tổng vốn tự có Tỷ số nợ trên vốn tự có đo lườmg tỷ lệ phần trăm nợ vay trên tổng số vốn tự có của doanh nghiệp. Tỷ số nợ trên tài sản có (D/A): Tổng các khoản nợ Tỷ số nợ (D/A) = Tổng tài sản có Tỷ số nợ trên tài sản có là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản có của doanh nghiệp. Tỷ số về khả năng thanh toán lãi vay (TIE): Thu nhập trước lãi suất và thuế TIE = Chi phí lãi suất Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 9 Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thu nhập trước thuế của doanh nghiệp. f. Nhóm các tỷ số về hiệu suất sử dụng vốn. Số vòng quay hàng tồn kho: Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho việc kinh doanh được tiến hành một cách bình thường, liên tục và đáp ứng nhu cầu thị trường. Hàng tồn kho lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh và thời gian hoạt động trong năm. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần có một mức tồn kho hợp lý. Doanh thu tiêu thụ Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho = Hàng tồn kho Số vòng quay các khoản phải thu: Tổng doanh thu Số vòng quay các khoản phải thu = Nợ phải thu Số vòng quay các khoản phải thu mà tăng lên, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi nhanh các khoản nợ. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào chiến lược thị trường, phương thức tín dụng. Kỳ thu tiền bình quân (DSO): Số nợ cần phải thu Kỳ thu tiền bình quân (DSO) = Doanh thu bình quân mỗi ngày Chỉ tiêu này dùng để đo lường tốc độ luân chuyển những khoản nợ cần phải thu thông qua doanh thu tiêu thụ bình quân mỗi ngày. Số vòng quay vốn lưu động: Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động bình quân dùng vào kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 10 Số vòng quay vốn cố định: Doanh thu thuần Vòng quay vốn cố định = Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này dùng để đánh giá việc sử dụng vốn cố định đạt được hiệu quả như thế nào? Một đồng vốn cố định đầu tư sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định, ta cần dựa thêm chỉ tiêu sau: Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định = Vốn cố định Số vòng quay toàn bộ vốn: Tổng doanh thu Số vòng quay toàn bộ vốn = Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của đơn vị. g. Nhóm các tỷ số về khả năng sinh lời: Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh, nếu chỉ thông qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để đánh giá doanh nghiệp hoạt động tốt hay xấu thì có thể đưa ra kết lụân sai lầm, có thể phần lợi nhuận này không tương xứng với chi phí bỏ ra. Vì vậy, ta cần đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, với số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Lợi nhuận ròng Mức lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE): Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trên vốn tự có = Vốn tự có Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ khả năng sinh lời của vốn tự có, hay nói chính xác hơn là đo lường mức doanh lợi trên mức đầu tư của doanh nghiệp. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 11 Tỷ suất lợi nhuận trên toàn bộ vốn (ROA): Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trên toàn bộ vốn = Toàn bộ vốn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. 2.2.3.4. Phương pháp DUPONT. Phương pháp phân tích tài chính DUPONT cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu. Theo phương pháp này, trước hết chúng ta xem xét được mối quan hệ tương tác giữa hệ số sinh lời doanh thu với hiệu suất sử dụng vổn tài sản. Tiếp đến chúng ta xem xét được tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, ta có sơ đồ sau: Hình 1: SƠ ĐỒ DUPONT LNST/DT thuần DT thuần/Tổng TS X LNST/Tổng TS Tổng TS/Vốn CSH X LNST/Vốn CSH Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 12 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC 3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC 3.1.1. Giới thiệu chung. Công ty TNHH Vạn Phúc được thành lập giấy phép kinh doanh số 5702000013 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư cấp ngày 20/08/2000. Là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh về vật liệu xây dựng và trang trí nội thất. Mặt hàng chủ lực của công ty là gạch men cao cấp các loại, sơn nước, thiết bị vệ sinh… Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC Trụ sở chính: 411 Quốc lộ 1, Cái Răng, Châu Thành, Cần Thơ Điện thoại: 071.847145 – 071.847313 Fax: 071.846061 Hình thức sở hữu: công ty TNHH 2 thành viên Vốn đăng ký đều lệ: 900.000.000 đồng, trong đó: 9 Vốn cố định: 600.000.000 đồng. 9 Vốn lưu động: 300.000.000 đồng. 3.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý và chức năng các phòng ban. 3.1.2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty. Hình 2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Ban giám đốc Kế toán hàng hoá Đội kinh doanh Kế toán công nợ Thủ quỹ Đội tiếp thị Phòng kinh doanh Thủ kho Đội vận tải Bộ phận kho Phòng kế toán Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 13 3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận. Ban giám đốc: Gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc. Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh xảy ra tại đơn vị. Phó giám đốc phụ trách chung: Thay mặt cho giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm trước giám đốc. Phó giám đốc nội chính: Có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch kinh doanh cho phù hợp và giúp giám đốc phụ trách về vấn đề hành chính nhân sự. Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ giúp ban giám đốc quản lý và xây dựng kế hoạch kinh doanh đầu vào, đầu ra, điều chỉnh cân đối kế hoạch kinh doanh. Đồng thời phòng kinh doanh cũng thực hiện kiểm tra kế hoạch đang tiến hành nhằm thực hiện, điều chỉnh kịp thời sự mất cân đối nếu có xảy ra. Ngoài ra, đội tiếp thị có trách nhiệm nắm bắt nhu cầu thị trường, giới thiệu mẫu mã, giá cả, chủng loại cho khách hàng tham khảo. Bộ phận kho: Thủ kho tổ chức giao nhận, bảo quản vật tư hàng hoá theo kế hoạch của công ty. Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ và đề ra biện pháp phòng ngừa. đề xuất xử lý vật tư hàng hoá hư hại tại công ty. Đội vận tải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá về kho của công ty và chở hàng cho khách khi có yêu cầu. Phòng kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán và phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản. Theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời phát hiện, ngăn ngừa những hành vi tham ô, lãng phí và vi phạm chính sách chế độ, luật kế toán tài chính Nhà Nước, cung cấp số liệu điều hành các hoạt động kinh doanh, kiểm tra các hoạt động kế toán tài chính phục vụ công tác thống kê và thông tin kế toán trong công ty. 3.2. SƠ BỘ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY (2004 – 2006). Tình hình doanh thu và lợi nhuận sẽ cho ta có cái nhìn sơ bộ về công ty TNHH thương mại Vạn Phúc trong ba năm qua. Đây là cơ sở cho những nguyên nhân và mục tiêu phân tích tài chính ở các phần sau. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 14 Bảng 1: TÌNH HÌNH DOANH THU QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 38.712 35.657 37.806 (3.055) (7,89) 2.149 6,03 Chi phí 38.504 35.482 37.570 (3.022) (7,85) 2.088 5,88 LNTT 208 175 236 (33) (15,87) 61 34,86 Thuế 58 49 66 (9) (15,87) 17 34,86 Lợi nhận ròng 150 126 170 (24) (15,87) 44 34,86 (Nguồn: Bảng báo cáo KQHĐKD) Về doanh thu: Ta thấy có sự tăng giảm trong ba năm qua, cao nhất là năm 2004 với số tiền đạt được là hơn 38 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2005 doanh thu lại giảm với số tiền là hơn 35 tỷ, giảm so với năm 2004 là hơn 3 tỷ đồng. Trong năm 2006, ta thấy có sự gia tăng trở lại của doanh thu với số tiền hơn 37 tỷ đồng nhưng vẫn thấp hơn năm 2004 số tiền gần 1 tỷ. Mà doanh thu thì chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân, đồng thời được tạo nên từ nhiều nguồn thu khác nhau, trong đó nguồn thu quan trọng nhất chính là nguồn thu từ hoạt động kinh doanh. Chính vì thế để tìm ra nguyên nhân làm tăng giảm doanh thu chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn ở phần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Về lợi nhuận: Lợi nhuận cũng có sự tăng giảm qua các năm, nhưng điều đáng lưu ý ở đây là lợi nhuận của năm 2006 cao nhất với số tiền là hơn 170 triệu. Như vậy, mặc dù doanh thu của năm 2006 thấp hơn so với năm 2004 nhưng do kiểm soát tốt khoản mục chi phí nên lợi nhuận năm 2006 vẫn cao hơn so với hai năm trước đó. Đây là một dấu hiệu khả quan của công ty trong năm 2006, bởi lẽ mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Î Đánh giá: Nhìn chung, hoạt động kinh doanh trong ba năm qua là tương đối tốt, tất cả các năm đều có lợi nhuận. Qua bảng phân tích trên, ta thấy được tình hình khó khăn trong hoạt động kinh doanh cả về doanh thu lẫn lợi nhuận của năm 2005. Bên cạnh đó là sự bức phá trở lại của năm 2006, làm cho Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 15 năm 2006 trở thành năm dẫn đầu về lợi nhuận. Chứng tỏ công ty đã dần có những bước đi thích hợp nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình. 3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. ¾ Mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo đầu ra ngày càng nhiều cho sản phẩm. ¾ Tiếp tục khai thác khách hàng tiềm năng, năng động hơn nữa trong tìm kiếm thị trường. ¾ Phấn đấu hoàn thành cơ sở vật chất, kinh doanh những sản phẩm chất lượng tốt nhằm tăng uy tín và tăng cường khả năng cạnh tranh. ¾ Nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho công nhân và công nhân viên, từng bước cải thiện đời sống vật chất cho họ. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 16 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN. Bảng cân đối kế toán (phần phụ lục) là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty tại thời điểm lập báo cáo. Phân tích bảng cân đối kế toán chúng ta sẽ thấy được khái quát tình hình tài chính, trình độ quản lý và xử dụng vốn, triển vọng kinh tế tài chính của công ty để định hướng cho việc nghiên cứu, phân tích tiếp theo. 4.1.1. Đánh giá khái quát sự biến động về vốn và nguồn vốn. Nghiên cứu sự biến động về vốn và nguồn vốn sẽ cho ta biết được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty. 4.1.1.1. Đánh giá khái quát sự biến động về vốn. Bảng 2: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ VỐN ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 VỐN 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % A.TSLĐ và ĐTNH 9.546 11.303 10.874 1.757 18,41 (429) (3,80) B.TSCĐ và ĐTDH 4.977 4.697 4.417 (280) (5,63) (280) (5,96) Tổng 14.523 16.000 15.291 1.477 10,17 (709) (4,43) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Tổng giá trị tài sản năm 2004 là thấp nhất với với số tiền là 14,5 tỷ. Sang năm 2005 tổng giá trị tài sản tăng lên với số tiền là 16 tỷ, cao hơn so với năm 2004 gần 1,5 tỷ, chủ yếu do tài sản lưu động tăng, chứng tỏ quy mô kinh doanh của công ty năm 2005 tăng lên đáng kể, hơn 10% so với năm 2004. Đến năm Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 17 2006, tổng giá trị tài sản có giảm xuống 4% so với năm 2005, với tổng số tiền là 15 tỷ, cho thấy quy mô kinh doanh năm 2006 có giảm xuống so với năm 2005 nhưng vẫn còn cao hơn so với tổng tài sản năm 2004. Î Đánh giá: Như vậy theo nhận định ban đầu, thì quy mô năm 2004 là thấp nhất trong ba năm. Đến năm 2005 công ty mở rộng quy mô kinh doanh, nhưng có lẽ nhận thấy tình hình lợi nhuận không khả quan nên công ty đã thu hẹp quy mô trong năm 2006. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phân tích trên toàn tổng thể, sự tăng giảm tổng tài sản chỉ có thể nói lên rằng quy mô hoạt động kinh doanh của công ty trong năm được mở rộng hay thu hẹp, chưa thấy được nguyên nhân làm gia tăng vốn và hiệu quả của việc điều tiết quy mô kinh doanh trên là tốt hay xấu. Vì thế chúng ta sẽ tiếp tục phân tích sâu hơn ở các phần sau. 4.1.1.2. Đánh giá khái quát sự biến động về nguồn vốn. Bảng 3 : PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ NGUỒN VỐN ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 NGUỒN VỐN 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % A. Nợ phải trả 10.346 11.696 10.817 1.350 13,05 (879) (7,52) B. Nguồn vốn CSH 4.177 4.304 4.474 127 3,04 170 3,95 Tổng 14.523 16.000 15.291 1.477 10,17 (709) (4,43) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Giống như tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng tăng giảm qua các năm đúng bằng giá trị của tổng tài sản. Mà nguồn vốn thì được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, do đó chúng ta cần phải biết sự gia tăng này là từ đâu, có hợp pháp không? Qua bảng trên ta thấy được, tổng nguồn vốn tăng lên trong năm 2005 phần lớn là do nợ phải trả tăng 1.350 triệu, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng hơn 127 triệu. Trong năm 2006, tổng nguồn vốn giảm là do nợ phải trả giảm xuống một lượng gần 900 triệu, bên cạnh đó nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 18 một số tiền hơn 170 triệu so với năm 2005. Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua ba năm đây là một điều khả quan đối với công ty vì công ty có xu hướng tự chủ về tài chính. Î Đánh giá: Việc vốn chủ hữu tăng đều qua các năm là điều rất tốt, cho thấy công ty hoạt động có lãi, và có xu hướng tự chủ hơn về mặt tài chính. Tuy nhiên ta đặc biệt chú ý năm 2005, để mở rộng quy mô kinh doanh công ty đã tăng phần nợ phải trả lên quá cao, điều này có thể làm cho chi phí tài chính tăng theo, vì vậy ta sẽ nghiên cứu kỹ về vấn đề này trong những phần sau. Năm 2006, có vẻ khả quan hơn, công ty đã giảm nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu. 4.1.1.3. Phân tích tính cân đối giữa vốn và nguồn vốn. Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động sử dụng các loại vốn và nguồn vốn. Qua đó chúng ta có thể đánh giá được sự cân bằng tài chính của doanh nghiệp. a. Cân đối 1: B. Nguồn vốn = A. Tài sản (I + II + IV + V(2, 3) + VI) + B. Tài sản (I + II + III) Cân đối này sẽ cho chúng ta biết nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có đảm bảo trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp không? Từ cân đối trên ta có bảng sau: Bảng 4: CÂN ĐỐI (1) GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN ĐVT: Triệu đồng NĂM 2004 2005 2006 (1) 4.177 4.304 4.474 (2) 13.296 15.413 14.768 (3) (9.119) (11.109) (10.294) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 19 Chú thích: (1) = B. Nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu (2) = A. Tài sản (I + II + IV + V(2, 3) + VI) + B. Tài sản (I + II + III): Tổng tài sản trừ đi các khoản phải thu, tạm ứng và các khoản thế chấp, ký quỹ ký; cược ngắn và dài hạn. (3) = (1) - (2): Phần chênh lệch. Qua bảng trên ta thấy: Năm 2004: Nguồn vốn chủ sở hữu hơn 4 tỷ nhưng vẫn không đáp ứng đủ cho hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp. Công ty thiếu một lượng vốn hơn 9 tỷ đồng, điều này bắt buộc công ty phải vay thêm vốn của ngân hàng hoặc đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, ta thấy: Vay: Gần 8 tỷ đồng Vốn chiếm dụng: Gần 2,4 tỷ đồng Năm 2005: Nguồn vốn chủ sở hữu có tăng, nhưng đồng thời quy mô hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng lên làm cho công ty thiếu một lượng vốn còn cao hơn năm 2004, với số tiền thiếu là khoản 11 tỷ đồng. Do đó công ty tiếp tục vay ngân hàng và chiếm dụng vốn của đơn vị khác, cụ thể: Vay: Gần 8,5 tỷ đồng Vốn chiếm dụng: Hơn 3,2 tỷ đồng Năm 2006: Nguồn vốn chủ sở hữu có tăng lên chút ít, và quy mô hoạt động có giảm nên nhu cầu vốn có giảm so với năm 2005. Tuy nhiên vẫn thiếu một lượng vốn rất lớn hơn 10 tỷ đồng, và công ty vẫn phải bù đắp bằng cách: Vay: Hơn 7,5 tỷ đồng Vốn chiếm dụng: Hơn 3,1 tỷ đồng Î Đánh giá: Qua phân tích trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu của công ty, nên doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác, điều này là phổ biến đối với các công ty thương mại như công ty Vạn Phúc. Thông qua bảng cân đối kế toán ta thấy công ty vay vốn ngắn hạn để bù đắp cho khoản thiếu hụt tạm thời trong kinh doanh, đây là nguồn vốn hợp pháp và không có tình trạng quá hạn trong thanh toán nên công ty có được sự tín nhiệm khá cao của ngân hàng cho Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 20 vay. Để thấy rõ hơn và xem xét số vốn vay có hợp lý không, có đáp ứng được nhu cầu vốn còn thiếu không ta tiếp tục xét mối quan hệ cân đối thứ 2 b. Cân đối 2: B. Nguồn vốn + A. Nguồn vốn [I (1) + II] = A. Tài sản [I + II + IV + V(2,3)] + B. Tài sản (I +II + III) Từ cân đối này ta có bảng sau: Bảng 5: CÂN ĐỐI (2) GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN ĐVT: Triệu đồng NĂM 2004 2005 2006 (4) 12.072 12.775 12.134 (5) 13.296 15.413 14.768 (6) (1.224) (2.638) (2.634) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Chú thích: (4) = B.NV + A.NV [I (1) + II]: Nguồn vốn chủ sở hữu cộng khoản vay ngắn hạn và dài hạn. (5) = A.TS [I + II + IV + V (2,3) + VI] + B.TS [I + II + III]: Tổng tài sản trừ đi các khoản phải thu, tạm ứng và các khoản thế chấp, ký quỹ; ký cược ngắn và dài hạn (6) = (4) – (5): Phần chênh lệch. Qua bảng trên ta thấy, cả nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay vẫn không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, nên công ty phải đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Cụ thể như sau: Năm 2004: Thiếu một lượng vốn khoản 1,2 tỷ, công ty đi chiếm dụng vốn các đơn vị khác một lượng là 2,4 tỷ Năm 2005: Công ty thiếu một lượng khá cao so với năm 2004 với số vốn thiếu là 2,6 tỷ, công ty chiếm dụng vốn các đơn vị khác một lượng 3,2 tỷ Năm 2006: Công ty tiếp tục thiếu một lượng khoảng 2,6 tỷ, và công ty chiếm dụng vốn của các đơn vị khác là 3,1 tỷ. Î Đánh giá: Như vậy mặc dù đã đi vay để bù đắp nhưng nguồn vốn vẫn không đủ để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh chủ yếu, và nếu năm 2004 chỉ Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 21 thiếu hơn 1,2 tỷ thì năm 2005 và 2006 phần vốn thiếu này đã tăng gấp đôi, công ty tiếp tục đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để bù đắp cho khoản thiếu hụt đó. Để thấy được phần vốn đi chiếm dụng có hợp pháp không, sử dụng như thế nào chúng ta tiếp tục phân tích cân đối giữa vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng. c. So sánh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng: Bảng 6: SO SÁNH VỐN ĐI CHIẾM DỤNG VÀ VỐN BỊ CHIẾM DỤNG. ĐVT: Triệu đồng NĂM 2004 2005 2006 (A) 2.451 3.225 3.157 (B) 1.227 587 523 (C) 1.224 2.638 2.634 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Chú thích: (A) = A.NV [I (3, 4, 5, 6, 7, 8) + III]: Nguồn vốn đi chiếm dụng. (B) = A.TS [III + V(1, 4, 5)] + B.TS (VI): Nguồn vốn bị chiếm dụng. (C) = (A) – (B) : Chênh lệch giữa (A) và (B) Qua bảng trên ta thấy, nguồn vốn công ty đi chiếm dụng lớn hơn nguồn vốn bị chiếm dụng, do đó công ty đã tận dụng phần chênh lệch này tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta thấy, nguồn vốn đi chiếm dụng chủ yếu là phải trả cho người bán và một phần nhỏ không đáng kể thuế phải nộp cho nhà nước. Đồng thời thông qua bảng cân đối kế toán ta cũng thấy vốn bị chiếm dụng là do khoản mục phải thu của khách hàng tạo nên. Î Đánh giá: Như vậy, có sự chiếm dụng vốn qua lại với nhau giữa người cung cấp hàng hoá với người mua hàng hoá, mà công ty là trung gian. Trong mối quan hệ thanh toán này, ta thấy công ty chiếm dụng vốn của nhà cung cấp hàng hoá nhiều hơn là bị người mua hàng chiếm dụng vốn, vì thế phần chênh lệch này đã được công ty tận dụng vào hoạt động kinh doanh của mình, qua tìm hiểu ta Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 22 thấy được khoản chiếm dụng này là hoàn toàn hợp pháp do chính sách thanh toán gối đầu công ty được hưởng từ nhà cung cấp, không có tình trạng quá hạn trong thanh toán. d. Cân đối (3). Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên – Tài sản dài hạn Từ cân đối trên ta có bảng sau: Bảng 7: CÂN ĐỐI (3) GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN ĐVT: Triệu đồng NĂM 2004 2005 2006 (7) 4.177 4.304 4.474 (8) 4.977 4.697 4.417 (9) (800) (393) 57 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Chú thích: (7) = B.NV + A.NV[II]: Nguồn vốn chủ sở hữu cộng các khoản vay dài hạn, hay nguồn tài trợ thường xuyên. (8) = B.TS: Tài sản dài hạn (9) = (7) – (8) : Chênh lệch giữa (7) và (8) Ta thấy trong năm 2004 và 2005 nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, cụ thể: Năm 2004 thiếu một khoản là 800 triệu. Năm 2005 mặc dù vốn chủ sở hữu tăng lên và tài sản cố định giảm xuống do khấu hao nhưng vẫn còn thiếu một khoản 393 triệu đồng, nguồn tài trợ thường xuyên tiếp tục không bù đắp đủ cho tài sản dài hạn. Như vậy trong hai năm 2004 và 2005 doanh nghiệp phải dùng một phần nợ ngắn hạn để bù đắp cho tài sản dài hạn, làm cho cán cân thanh toán mất cân bằng, điều đó đặt doanh nghiệp vào tình trạng nặng nề về thanh toán nợ ngắn hạn. Năm 2006 khả quan hơn, vốn hoạt động thuần là 57 triệu đồng > 0, tức nguồn tài trợ thường xuyên > số tài sản dài hạn, do nguồn vốn chủ sở tiếp tục Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 23 tăng, đồng thời tài sản cố định giảm do khấu hao hằng năm. Trong trường hợp này nguồn tài trợ thường xuyên không những được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Cho thấy cân bằng tài chính trong năm 2006 là cân bằng tốt và an toàn hơn hai năm trước đó. 4.1.2. Phân tích tình hình vốn kinh doanh. Trong phần phân tích cơ cấu tài sản này, bên cạnh việc so sánh sự biến động giữa đầu kỳ với cuối kỳ, chúng ta còn xem xét từng tỷ trọng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Ta có bảng kết phân bổ vốn tại công ty như sau: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 24 Bảng 8: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VỐN TẠI CÔNG TY. ĐVT: Triệu đồng 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 TÀI SẢN Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. TSLĐ và ĐTNH 9.546 65,73 11.303 70,64 10.874 71,11 1.757 18,41 (429) (3,80) I. Tiền 352 2,42 302 1,89 388 2,54 (50) (14,20) 86 28,48 II. ĐTTC ngắn hạn - - - - - - - - - - III. Các khoản phải thu 1.227 8,45 587 3,67 523 3,42 (640) (52,16) (64) (10,90) IV. Hàng tồn kho 7.967 54,86 10.414 65,09 9.963 65,16 2.447 30,71 (451) (4,33) V. TSLĐ khác - - - - - - - - - - B.TSCĐ và ĐTDH 4.977 34,27 4.697 29,36 4.417 28,89 (280) (5,63) (280) (5,96) I. Tài sản cố định 4.977 34,27 4.697 29,36 4.417 28,89 (280) (5,63) (280) (5,96) II. Đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - - - - - III. Chi Phí xây dựng dở dang - - - - - - - - - - IV. Ký, quỹ ký cược dài hạn - - - - - - - - - - V. Chi phí trả trước dài hạn - - - - - - - - - - Tổng 14.523 100 16.000 100 15.291 100 1.477 10,17 (709) (4,43) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 25 Thông qua bảng phân tích trên ta thấy rằng, tổng số tài sản năm 2004 là khoảng hơn 14,5 tỷ đồng. Sang năm 2005, tổng số tài sản của công ty là 16 tỷ, tăng khoảng 1,5 tỷ, với tốc độ tăng hơn 10% so với năm 2004. Như phân tích ở phần trước, tổng tài sản tăng mạnh ở năm 2005 là do tài sản lưu động tăng, điều đó cho ta thấy rằng công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh theo chiều rộng. Đến năm 2006, tổng số tài sản giảm xuống còn khoảng 15,2 tỷ, tốc độ giảm so với năm 2005 là 4,43%. Để thấy rõ nguyên nhân của sự biến động này, chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu mối quan hệ gữa các chỉ tiêu trên bảng tài sản. 4.1.2.1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Ta thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty có sự tăng lên rồi giảm xuống về mặt giá trị, nhưng xét về mặt tỷ trọng chiếm trong tổng số tài sản thì tăng đều qua các năm. Cụ thể: Năm 2004, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là hơn 9,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65,73%. Năm 2005, tổng giá trị là 11,3 tỷ, tăng hơn 1,5 tỷ so với năm 2004 với tốc độ gia tăng là 18,41%. Đồng thời tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng tăng, với tỷ trọng là 70,64% trên tổng tài sản. Năm 2006, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm xuống còn 10,8 tỷ đồng, giảm hơn 400 triệu đồng so với năm 2005, với tốc độ giảm là 3,80%. Tuy giảm về giá trị, nhưng tỷ trọng không giảm mà ngược lại còn tăng so với tổng tài sản, với tỷ trọng là 71,11%. Nguyên nhân là do năm 2006, công ty có giảm quy mô kinh doanh xuống, nên cho dù tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giảm nhưng tốc độ giảm thấp hơn tốc độ giảm của tổng tài sản. Sở dĩ có sự thay đổi về kết cấu của tài sản lưu động là do sự ảnh hưởng và biến động của các nhân tố sau: a. Vốn bằng tiền. Ta thấy vốn bằng tiền giảm năm 2005 và tăng trở lại năm 2006, cụ thể. Năm 2004 vốn bằng tiền của công ty là 352 triệu, chiếm tỷ trọng là 2,42% trên tổng tài sản. Năm 2005 vốn bằng tiền giảm xuống chỉ còn 302 triệu, giảm 50 triệu với tốc độ giảm là 14,20% so với năm 2004. Bên cạnh đó tỷ trọng của vốn bằng tiền cũng giảm, chỉ còn 1,89% trên tổng tài sản. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 26 Năm 2006 tăng lên đáng kể, tổng số vốn bằng tiền là 388 triệu, tăng 86 triệu so với năm 2005 với tốc độ tăng là 28,48%. Sự gia tăng này đã đẩy tỷ trọng của vốn bằng tiền lên 2,54% trong tổng số tài sản. ÎĐánh giá: Năm 2005 do có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh, công ty dự trữ một lượng hàng khá lớn, vì thế công ty đã dùng vốn bằng tiền để thanh toán, nên lượng tiền còn lại vào cuối năm 2005 giảm so với đầu năm là hơn 50 triệu. Sang năm 2006 lượng tiền cuối năm tăng khá cao hơn 86 triệu, nguyên nhân là do công ty đã giảm bớt lượng hàng tồn kho và thu được tiền bán hàng, bên cạnh đó công ty còn một khoản thuế chưa nộp cho nhà nước là 10 triệu đồng. Ta thấy, lượng tiền tồn kho cuối mỗi năm của công ty mặc dù có tăng giảm, nhưng cũng không biến động vượt ra khỏi chính sách tiền mặt của công ty là từ 300 triệu đến 400 triệu đồng. b. Các khoản phải thu. Các khoản phải thu giảm cả số tuyệt đối lẫn tương đối qua các năm, đồng thời tỷ trọng của các khoản phải thu so với tổng tài sản cũng giảm, cụ thể: Năm 2004 khoản phải thu là 1.227 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,45% trên tổng tài sản. Năm 2005 khoản phải thu giảm mạnh so với năm 2004, chỉ còn 587 triệu đồng, giảm 640 triệu với tốc độ giảm 52,13%, tỷ trọng cũng giảm mạnh chỉ còn 3,67% so với tổng tài sản. Năm 2006 khoản phải thu tiếp tục giảm, chỉ còn 523 triệu, giảm 64 triệu so với năm 2005, tốc độ giảm có chậm lại 10,90%, tỷ trọng giảm còn 3,42% so với tổng tài sản. Î Đánh giá: Khoản phải thu giảm mạnh trong năm 2005 và 2006 là do công ty đã siết chặt chính sách thu tiền bán hàng kết hợp áp dụng chiết khấu thanh toán, bên cạnh đó trong năm 2005 và 2006 công ty bắt dầu tiếp cận thị trường bán lẽ, thay vì chỉ tập trung bán sĩ cho các cửa hàng như năm 2004. Như vậy với tình hình khoản phải thu càng ngày càng giảm chứng tỏ công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc thu hồi những khoản vốn bị chiếm dụng, xét về khía cạnh thu hồi nợ thì rất tốt. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 27 c. Hàng tồn kho. Lượng hàng tồn kho tăng cao trong 2 năm 2005 và 2006, và tỷ trọng của hàng tồn kho cũng tăng đều qua ba năm, cụ thể: Năm 2004 hàng tồn kho chỉ 7,9 tỷ, chiếm tỷ trọng 54,86% so với tổng tài sản. Năm 2005 hàng tồn kho tăng lên đáng kể hơn 10 tỷ đồng, tăng 2,4 tỷ so với năm 2005 với tốc độ tăng là 30,71%. Tỷ trọng hàng tồn kho cũng tăng từ 54,85% lên 65,09%. Năm 2006 hàng tồn kho có giảm nhưng vẫn còn cao 9,9 tỷ đồng, giảm 451 triệu đồng tốc độ giảm 4,33%. Tuy nhiên tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản tăng so với năm 2005, với tỷ trọng là 65,16%. Î Đánh giá: Do đặc điểm của công ty là loại hình kinh doanh thương mại, đối tượng kinh doanh của công ty là hàng hoá nên tỷ trọng hàng tồn kho của công ty là khá lớn, nhằm kịp thời cung cấp hàng hoá cho khách hàng một cách nhanh chóng. Ta thấy hàng tồn kho trong năm 2005 và 2006 là khá cao so với năm 2004, do công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh, đồng thời mặt hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất đang trong giai đoạn phát triển ở Cần Thơ nói riêng và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung. Vì thế việc gia tăng tỷ trọng hàng hoá tồn kho của công ty là mục tiêu chiến lược nhằm chiếm lĩnh thị trường đang trong giai đoạn phát triển này của công ty. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là lượng hàng tồn kho là bao nhiêu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều khoản mục khác như chi phí tồn kho, chi phí lãy vay… vì thế chúng ta sẽ xem xét tính hợp lý của hàng tồn kho trong phần phân tích tỷ số của hàng tồn kho. 4.1.2.2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm dần qua các năm cả về giá trị lẫn tỷ trọng, cụ thể: Năm 2004 tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 4.977 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34,27% trong tổng số tài sản. Năm 2005 tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 4.697 triệu đồng, giảm 280 triệu, tỷ trọng cũng giảm chỉ còn 29,36%. Năm 2006 tiếp tục giảm chỉ còn 4.417 triệu đồng, giảm 280 triệu, tỷ trọng giảm còn 28,89%. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 28 Î Đánh giá: Ta thấy rằng vì công ty không có hoạt động đầu tư tài chính hay xây dựng nên khoản mục tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm dần, nguyên nhân là do tài sản cố định hữu hình giảm. Đi sâu phân tích nguyên nhân của việc giảm tài sản cố định ta thấy là do khấu hao hằng năm, như vậy trong ba năm qua công ty không có nâng cấp hay đầu tư vào tài sản cố định, bởi vì tài sản cố định của doanh nghiệp vẫn còn mới, bên cạnh đó trong năm 2003-2004 vừa qua công ty cũng đã có đầu tư mua sắm thêm một chiếc xe tải và sữa chữa thiết bị văn phòng. 4.1.2.3. Đánh giá chung tình hình vốn kinh doanh. Qua những phân tích trên ta có đánh giá chung như sau: Tình hình tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tương đối tốt, khoản mục tiền mặc dù có giảm trong năm 2005 nhưng vẫn nằm trong sự ổn định và hợp lý. Khoản mục khoản phải thu giảm, chứng tỏ công tác thu hồi vốn rất tốt. Khoản mục hàng tồn kho tăng cao trong năm 2005 và 2006, do công ty mở rộng thị trường kinh doanh, điều này cũng không có gì là khó hiểu. Tuy nhiên phân tích kết cấu trên chúng ta chỉ biết được sự hợp lý trong việc tăng giảm các khoản mục, để biết được mức độ hiệu quả của các biến động trên cần kết hợp với những phân tích chỉ số tài chính ở phần sau để có cái nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty. Trái với tài sản lưu động, tài sản cố định không có biến động nhiều, trong ba năm qua chưa có hoạt động nâng cấp hay mua sắm thêm tài sản cố định nào, khoản mục tài sản cố định giảm là do khấu hao hằng năm. 4.1.3. Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh. Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh cũng tương tự như phân tích cơ cấu tài sản, chúng ta sẽ so sánh sự biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn giữa các năm, ngoài ra chúng ta còn phải xem xét tỷ trọng từng khoản mục nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý và an toàn trong việc huy động vốn. Để thuận tiện cho việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn, ta lập được bảng sau đây: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 29 Bảng 9: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN ĐVT: Triệu đồng 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 NGUỒN VỐN Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. NỢ PHẢI TRẢ 10.346 71,24 11.696 73,10 10.817 70,74 1.350 13,05 (879) (7,52) I. Nợ ngắn hạn 10.346 71,24 11.696 73,10 10.817 70,74 1.350 13,05 (879) (7,52) II. Nợ dài hạn - - - - - - - - - - III. Nợ khác - - - - - - - - - - B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.177 28,76 4.304 26,90 4.474 29,26 127 3,04 170 3,95 I. Nguồn vốn - quỹ 4.177 28,76 4.304 26,90 4.474 29,26 127 3,04 170 3,95 II. Nguồn kinh phí - - - - - - - - - - Tổng 14.523 100 16.000 100 15.291 100 1.477 10,17 (709) (4,43) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 30 4.1.3.1. Nợ phải trả. Nợ phải trả năm 2004 là 10.346 triệu chiếm tỷ trọng 71,24% trên tổng nguồn vốn. Năm 2005, công ty mở rộng quy mô kinh doanh mà vốn chủ sở hữu tăng lên không kịp với tốc độ tăng của quy mô, vì vậy công ty đã tăng lượng tiền vay ngân hàng và chiếm dụng vốn của đơn vị khác làm cho nợ phải trả tăng lên 11.696 triệu, tăng 1.350 triệu đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng 13,05%, tỷ trọng cũng tăng lên 73,10%. Năm 2006, quy mô kinh doanh có giảm xuống, bên cạnh đó năm 2006 hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả nên công ty đã trả bớt nợ vay, làm nợ phải trả giảm xuống còn 10.817 triệu, giảm 879 triệu đồng với tốc độ giảm 7,52%, tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn cũng giảm còn 70,74%. Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy nợ phải trả của công ty là những khoản nợ ngắn hạn, điều này cho thấy việc huy động nguồn vốn của công ty cho việc mở rộng quy mô kinh doanh ở phần phân tích trên là khá hợp lý, bỡi vì trong ba năm qua công ty không có hoạt động đầu tư vào tài sản dài hạn. Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên rồi giảm xuống đều là trong ngắn hạn được chi phối bởi khoản mục tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Î Đánh giá: Việc nợ phải trả của công ty trong năm 2005 tăng cả số tuyệt đối lẫn tương đối làm cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm. Nhưng đến năm 2006 tình hình khả quan hơn, nợ phải trả đã giảm xuống làm cho mức độ độc lập về tài chính được nâng lên cao hơn cả năm 2004. Như vậy nợ phải trả mặc dù có tăng lên trong năm 2005, nhưng với những diễn biến của nợ phải trả trong 2006 có thể nói đây là một xu hướng tích cực của công ty. 4.1.3.2. Vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2004 vốn chủ sở hữu là 4.177 triệu, chiếm tỷ trọng 28,76% Năm 2005 vốn chủ sở hữu tăng lên 4.304 triệu, tăng 127 triệu so với năm 2004 với tốc độ tăng là 3,04%. Tuy nhiên tỷ trọng lại giảm còn 26,90% trong tổng số nguồn vốn. Năm 2006 vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng lên 4.474 triệu, tăng 170 triệu với tốc độ tăng là 3,95% so với năm 2005. Đồng thời tỷ trọng cũng tăng lên 29,26% Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 31 Đi sâu tìm hiểu ta thấy vốn chủ sở hữu tăng qua các năm là do lợi nhuận giữ lại qua các năm tăng, còn nguồn vốn kinh doanh và các quỹ thì không thay đổi. Î Đánh giá: Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm là biểu hiện tốt, giúp cho công ty ngày một chủ động hơn trong nguồn vốn của mình, về nguyên nhân làm gia tăng vốn chủ sở hữu là do lợi nhuận giữ lại, cho thấy công ty kinh doanh có lãi qua các năm, vấn đề lợi nhuận này chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn trong phần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Xét về mặt tỷ trọng, năm 2005 tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm, do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu không đáp ứng được tốc độ mở rộng quy mô kinh doanh, dẫn đến việc huy động và sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả và an toàn. Đến năm 2006, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn có tăng trở lại, việc tăng trở lại này là một dấu hiệu tốt trong năm 2006. 4.1.3.3. Đánh giá chung tình hình nguồn vốn. Qua phân tích nguồn vốn ta thấy, nguồn vốn trong hai năm 2005 và 2006 tăng cao so với năm 2004. Nhưng năm 2005 tốc độ nhu cầu vốn tăng quá cao làm cho nợ phải trả tăng theo mà chủ yếu là nợ ngân hàng điều này là không tốt vì sẽ dẫn đến chi phí tài chính tăng theo, đến năm 2006 tốc độ nhu cầu về vốn dần được kìm hãm lại và tình hình nguồn vốn có khả quan hơn. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm là rất tốt, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm qua là có hiệu quả. 4.1.4. Phân tích tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn. Phân tích tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn sẽ cho chúng ta biết trong năm công ty có những khoản đầu tư nào? Làm cách nào công ty mua sắm được tài sản? công ty đang gặp khó khăn hay phát triển. Căn cứ vào số liệu liệt kê sự thay đổi của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ vốn trong năm theo tiêu thức. Nếu tăng phần tài sản, giảm nguồn vốn thì phần chênh lệch là phần sử dụng vốn. Nếu tăng phần nguồn vốn, giảm phần tài sản thì phần chênh lệch là phần tài trợ vốn. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 32 Bảng 10: BẢNG KÊ NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 TÀI SẢN CÓ 2004 2005 2006 Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn 1. Tiền mặt tại quỹ 335 286 370 49 - - 84 2. Tiền gửi ngân hàng 17 16 18 1 - - 2 3. Phải thu khách hàng 1.227 587 523 640 - 64 - 4. Hàng hoá tồn kho 7.967 10.414 9.963 - 2.447 451 - 5. Nguyên giá TSCĐ 5.598 5.598 5.598 - - - - 6. Hao mòn TSCĐ (*) (621) (901) (1.181) 280 - 280 - Tổng 14.523 16.000 15.291 970 2.447 795 86 TÀI SẢN NỢ 1. Vay ngắn hạn 7.895 8.471 7.660 576 - - 811 2. Phải trả cho người bán 2.443 3.225 3.147 782 - - 78 3. Thuế phải nộp cho Nhà Nước 8 0 10 - 8 10 - 4. Nguồn vốn kinh doanh 3.717 3.717 3.717 - - - - 5. Lãi chưa phân phối 366 493 663 127 - 170 - 6. Quỹ khen thưởng phúc lợi 94 94 94 - - - - Tổng 14.523 16.000 15.291 1.485 8 180 889 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 33 Sau khi có bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn, chúng ta tiếp tục xây dựng bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn của hai năm 2005 và 2006 để thấy được trọng điểm của việc sử dụng vốn và nguồn chủ yếu hình thành vốn. Bảng 11: PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN NĂM 2005 ĐVT: Triệu đồng SỬ DỤNG VỐN Số tiền % Tăng hàng hoá tồn kho 2.447 99,67 Giảm thuế phải nộp cho Nhà Nước 8 0,33 Tổng 2.455 100 NGUỒN VỐN Số tiền % Giảm tiền mặt tại quỹ 49 2,03 Giảm tiền gửi ngân hàng 1 0,04 Giảm phải thu khách hàng 640 26,04 Tăng giá trị hao mòn luỹ kế (*) 280 11,41 Tăng vay ngắn hạn 576 23,48 Tăng phải trả cho người bán 782 31,86 Tăng lãi chưa phân phối 127 5,14 Tổng 2.455 100 (Nguồn: Trích từ bảng 10) Trong năm 2005 để đủ vốn tài trợ cho các khoản sử dụng vốn, chủ yếu là tăng hàng hoá tồn kho (99,67%) và nộp thuế cho nhà nước (0,33%). Công ty đã tìm vốn bằng cách giảm tiền mặt tại quỹ, giảm tiền gửi ngân hàng, giảm phải thu khách hàng, tăng giá trị hao mòn luỹ kế, tăng vay ngắn hạn, tăng phải trả cho người bán, tăng lãi chưa phân phối. Trong đó nguồn vốn tự tài trợ của công ty như: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng, hao mòn tài sản cố định, lợi nhuận chưa phân phối chỉ tài trợ 44,68% trong tổng nguồn vốn huy động là 2.455 triệu đồng. Điều này cho thấy công ty phải sử Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 34 dụng nguồn vốn vay, vốn chiếm dụng nhiều hơn vốn tự có. Bảng 12: PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN NĂM 2006 ĐVT: Triệu đồng SỬ DỤNG VỐN Số tiền % Tăng tiền mặt tại quỹ 84 8,62 Tăng tiền gửi ngân hàng 2 0,21 Giảm vay ngắn hạn 811 83,18 Giảm phải trả cho người bán 78 8,00 Tổng 975 100 NGUỒN VỐN Số tiền % Giảm phải thu khách hàng 64 6,56 Giảm hàng hoá tồn kho 451 46,26 Tăng giá trị hao mòn luỹ kế (*) 280 28,72 Tăng thuế phải nộp cho Nhà Nước 10 1,03 Tăng lãi chưa phân phối 170 17,44 Tổng 975 100 (Nguồn: Trích từ bảng 10) Năm 2006 tổng nguồn vốn công ty huy động được là 975 triệu, công ty đã sử dụng để tăng tiền mặt tại quỹ, tăng tiền gửi ngân hàng, giảm vay ngắn hạn, giảm phải trả người bán, trong đó tập trung chủ yếu cho giảm khoản vay ngắn hạn (83,18%). Nguồn vốn tài trợ được huy động từ các khoản: giảm phải thu khách hàng, giảm hàng hoá tồn kho, tăng giá trị hao mòn luỹ kế, tăng thuế phải nộp cho nhà nước, tăng lãi chưa phân phối. Trong đó chủ yếu là giảm hàng hoá tồn kho (46,26%) và hao mòn tài sản cố định (28,72%). Như vậy so với năm 2005, năm 2006 khả năng tự chủ về tài chính của công ty tăng dần, gánh nặng chi phí lãi vay cũng giảm đáng kể. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 35 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. Bảng 13: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: Triệu đồng 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu thuần 38.588 100 35.588 100 37.786 100 (3.000) (7,77) 2.198 6,18 2. Giá vốn hàng bán 37.279 96,61 33.907 95,28 35.806 94,76 (3.372) (9,05) 1.899 5,60 3. Lợi nhuận gộp 1.309 3,39 1.681 4,72 1.980 5,24 372 28,42 299 17,79 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 562 1,46 862 2,42 978 2,59 300 53,38 116 13,46 5. Chi phí tài chính 663 1,72 713 2,00 786 2,08 50 7,54 73 10,24 6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 84 0,22 106 0,30 216 0,57 22 26,19 110 103,77 7. Doanh thu khác 124 0,32 69 0,19 20 0,05 (55) (44,35) (49) (71,01) 8. Chi phí khác - - - - - - - - - - 9. Tổng lợi nhuận trước thuế 208 0,54 175 0,49 236 0,62 (33) (15,87) 61 34,86 10. Thuế TNDN 58 0,15 49 0,14 66 0,17 (9) (15,87) 17 34,86 11. Lợi nhuận sau thuế 150 0,39 126 0,35 170 0,45 (24) (15,87) 44 34,86 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 36 Sự tồn tại và phát triển của công ty gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta có thể nắm được hiệu quả sử dụng vốn, trình độ quản lý cũng như khả năng tồn tại và phát triển của công ty. 4.2.1. Tình hình doanh thu. Bảng 14: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU ĐVT: Triệu đồng 2004 2005 2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh thu thuần 38.588 99,68 35.588 99,81 37.786 100 Doanh thu khác 124 0,32 69 0,19 20 0,05 Tổng 38.712 100 35.657 100 37.806 100 (Nguồn: Trích từ bảng 13) Doanh thu thuần năm 2004 là 38,6 tỷ. Năm 2005, với chính sách nâng giá bán đầu ra và thắt chặt chính sách thu tiền bán hàng nên doanh thu giảm xuống còn 35,6 tỷ, giảm 3 tỷ với tốc độ giảm là 7,77%. Năm 2006, công ty đã áp dụng chính sách thu tiền bán hàng mềm dẻo hơn, thay vì yêu cầu thanh toán sớm, công ty đẩy mạnh chính sách chiết khấu trong thanh toán nên tình hình doanh thu có cải thiện, với doanh thu thuần là 37,8 tỷ, tăng so với năm 2005 là 2,2 tỷ với tốc độ tăng là 6,18%. Ngoài doanh thu thuần doanh nghiệp còn khoản doanh thu khác, đó là khoản chiết khấu thanh toán mà doanh nghiệp được hưởng do thanh toán tiền hàng sớm và lãi tiền gửi ngân hàng. Khoản thu này chiếm tỷ trọng không lớn so với doanh thu của hoạt động kinh doanh và có xu hướng giảm dần, tuy nhiên nó có ảnh hưởng lớn đến tình hình lợi nhuận, vì thế chúng ta sẽ xét kỹ hơn ở phần lợi nhuận. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 37 Î Đánh giá: Như vậy tình hình doanh thu ta thấy giảm mạnh trong năm 2005 ngoài yếu tố khách quan của thị trường cạnh tranh, một nguyên nhân tác động không nhỏ là do chính sách thu tiền bán hàng của công ty. Trong năm 2006, tình hình doanh thu tăng trở lại, tuy không bằng năm 2004 nhưng đã thể hiện bước đi đúng hướng của công ty. 4.2.2. Tình hình chi phí. Bảng 15: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ ĐVT: Triệu đồng 2004 2005 2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh thu thuần 38.588 100 35.588 100 37.786 100 Giá vốn hàng bán 37.279 96,61 33.907 95,28 35.806 94,76 Chi phí QLDN 562 1,46 862 2,42 978 2,59 Chi phí tài chính 663 1,72 713 2,00 786 2,08 (Nguồn: Trích từ bảng 13) 4.2.2.1. Giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán tăng giảm theo tỷ lệ thuận với doanh thu, ở đây ta quan tâm đến tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu, tức là nếu ta cho doanh thu là 100% thì giá vốn hàng bán là bao nhiêu % so với doanh thu. Ta thấy tỷ lệ này giảm đều qua các năm, mà nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ giảm này là do công ty đã nâng giá hàng hoá bán ra, điều này làm cho lãi gộp tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2004 tỉ lệ giá vốn hàng bán là 96,61% so với doanh thu thuần, nên lãi gộp mà công ty nhận được sau khi bán được hàng hoá là 3,39%. Sang năm 2005, tỷ lệ giá vốn hàng bán giảm còn 95,28% so với doanh thu, như vậy mặc dù doanh thu năm 2005 giảm so với năm 2004 nhưng do công ty đã nâng giá bán lên nên đã tạo ra lợi nhuận gộp cao hơn lợi nhuận gộp năm 2004 là 372 triệu đồng. Đến Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 38 năm 2006, công ty lại tiếp tục nâng giá bán lên cao hơn giá vốn 5,24%, nên chi phí giá vốn hàng bán chỉ chiếm 94,76% so với doanh thu thấp hơn so với hai năm qua, và lẽ dĩ nhiên điều này sẽ làm tăng lợi nhuận gộp mà công ty được hưởng. Î Đánh giá: Như vậy theo phân tích trên ta thấy tỷ lệ chi phí giá vốn hàng bán giảm đều qua các năm nguyên nhân không phải do giá mua vào giảm mà là do công ty có chính sách nâng giá bán ra. Việc tăng giá bán này sẽ tạo cho công ty một lợi nhuận gộp cao hơn, nhưng mặt trái của việc tăng giá này là sẽ làm lượng hàng hoá bán ra giảm và doanh thu năm 2005 đã minh chứng điều đó. Tuy nhiên do chi phí kinh doanh ngày một tăng cao, việc nâng khoảng cách giá bán ra và giá mua vào là không tránh khỏi, vấn đề ở đây là công ty phải biết cách nâng giá sao cho phù hợp, tức là sao cho vẫn đảm bảo được lợi nhuận mong muốn ở một mức giá mà khách hàng chấp nhận được. Như ở năm 2006 chẳng hạn, mặc dù nâng giá bán nhưng doanh thu không giảm mà còn tăng là do tốc độ nâng giá của công ty không quá nhanh như năm 2005, đây là một biểu hiện tốt trong chính sách quản lý giá của công ty trong năm 2006. 4.2.2.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp. Ta thấy chi phí quản lý tăng về mặt giá trị tuyệt đối lẫn mặt tỷ trọng so với doanh thu qua các năm. Cụ thể, nếu trong năm 2004 chi phí quản lý chỉ ở mức 561 triệu chiếm tỷ trọng 1,46% so với doanh thu, thì sang năm 2005 mức chi phí này đã là 861 triệu tăng 300 triệu với tốc độ tăng là 53,38%, tỷ trọng so với doanh thu cũng tăng lên 2,42%, nguyên nhân chủ yếu là do giá xăng dầu tăng cao làm cho chi phí chuyên chở tăng theo, không những thế trong năm công ty còn tăng lượng hàng tồn kho và tăng lương cho công nhân điều này cũng góp phần làm tăng chi phí quản lý. Đến năm 2006, chi phí quản lý tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng có chậm lại 13,45% , với tổng chi phí quản lý là 977 triệu tăng 116 triệu do công ty bắt đầu đẩy mạnh chính sách chiết khấu thanh toán. Î Đánh giá: Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đều qua các năm cả về giá trị lẫn tỷ trọng so với doanh thu cho thấy khả năng quản lý chi phí của công ty chưa được tốt. Nguyên nhân khách quan như giá xăng dầu tăng mạnh trong năm, bên cạnh đó công ty tăng lương nhằm nâng cao đời sống cho công nhân viên và tạo sự gắn bó lâu dài hơn giữa nhân viên với công ty. Nhưng bên cạnh đó cũng có yếu tố chủ quan là trong năm 2005 công ty đã tăng lượng hàng tồn kho Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 39 chưa hợp lý làm cho chi phí tồn kho tăng cao. Năm 2006 chi phí quản lý tiếp tục tăng mặc dù tốc độ tăng có chậm lại nhưng vẫn nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nên tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu vẫn tiếp tục tăng, cho thấy khả năng quản lý khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là chưa hiệu quả. 4.2.2.3. Chi phí tài chính. Ta thấy chi phí tài chính qua ba năm đều tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối so với doanh thu, trong năm 2004 chi phí tài chính là 663 triệu chiếm 1,72% so với doanh thu. Đến năm 2005 do mở rộng quy mô hàng tồn kho công ty đã tăng đi vay ngắn hạn ngân hàng nên chi phí tài chính của công ty tăng lên 712 triệu, tỷ trọng so với doanh thu cũng tăng lên 2%. Năm 2006 chi phí tài chính của công ty tiếp tục tăng, do khoản vay năm 2005 chưa trả hết phải trà tiếp tục trả trong năm 2006, nên chi phí lãi vay năm 2006 là 785 triệu. Î Đánh giá: Ta thấy chi phí tài chính của công ty tăng qua các năm. Như phân tích ở phần nguồn vốn và sử dụng vốn, nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được hoạt động kinh doanh của công ty, nên công ty đã đi vay ngắn hạn và chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Mà đi vay thì phải chịu chi phí tài chính, ta thấy chi phí lãi vay của công ty càng ngày càng tăng cả mặt giá trị lẫn mặt tỷ trọng chứng cho thấy tình hình chi phí tài chính của công ty chưa thật sự khả quan lắm. 4.2.3. Tình hình lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh thể hiện qua sức sinh lợi của các yếu tố đầu vào hay đầu ra, lợi nhuận được ví như nguồn máu để nuôi sống công ty. Phân tích tình hình lợi nhuận sẽ cho chúng ta biết được khả năng tồn tại và phát triển trong hiện tại của công ty như thế nào. Ta có bảng sau: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 40 Bảng 16: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN ĐVT: Triệu đồng 2004 2005 2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh thu thuần 38.588 100 35.588 100 37.786 100 Lợi nhuận gộp 1.309 3,39 1.681 4,72 1.980 5,24 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 84 0,22 106 0,30 216 0,57 Tổng lợi nhuận trước thuế 208 0,54 175 0,49 236 0,62 Lợi nhuận sau thuế 150 0,39 126 0,35 170 0,45 (Nguồn: Bảng trích từ bảng 13) 4.2.3.1. Lợi nhuận gộp. Ta thấy lợi nhuận gộp trong ba năm đều tăng cả giá trị lẫn tỷ trọng so với doanh thu, như đã nói đến ở phần giá vốn hàng bán, nguyên nhân tăng lợi nhuận gộp là do công ty đã nâng khoảng cách giá bán hàng hoá bán ra so với giá hàng hoá mua vào, nhằm bù đắp cho những khoản chi phí trung gian ngày một tăng của thị trường. Cụ thể, lợi nhuận gộp năm 2004 là 1,3 tỷ chiếm tỷ trọng 3,39% so với doanh thu. Sang năm 2005 lợi nhuận gộp đã tăng lên 1,7 tỷ chiếm 4,72% so với doanh thu, tốc độ tăng 28,42% so với năm 2004. Năm 2006 lợi nhuận gộp tiếp tục tăng lên gần 2 tỷ, tỷ trọng so với doanh thu cũng tăng lên 5,24%, với tốc độ tăng 17,79%. Î Đánh giá: Như vậy trong năm 2004, cứ 100 đồng doanh thu sẽ cho ra 3,39 đồng lợi nhuận gộp. Sang năm 2005, 100 đồng doanh thu sẽ cho ra 4,72 đồng lợi nhuận gộp. Năm 2006, 100 đồng doanh thu tạ ra 5,24 đồng lợi nhuận gộp. Ta thấy tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu ngày càng tăng. Nếu tỷ suất này vẫn cứ tăng đều trong những năm tiếp theo cùng với sự tăng lên của doanh thu thì là đều rất tốt. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 41 4.2.3.2. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Là lợi nhuận còn lại sau khi lấy lợi nhuận gộp trừ chi phí quản lý và chi phí tài chính. Ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng qua các năm về mặt giá trị tuyệt đối lẫn tương đối so với doanh thu. Cụ thể, năm 2004 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 84 triệu chiếm tỷ trọng 0,22% so với doanh thu. Năm 2005 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 106 triệu, với tỷ trọng trên doanh thu là 0,30%. Năm 2006 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên 216 triệu, tỷ trọng tăng lên 0,57% so với doanh thu. Î Đánh giá: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng qua các năm là điều rất tốt, cho thấy nguồn thu nhập chính của công ty có xu hướng phát triển tích cực. Tuy nhiên do công ty đang trong giai đoạn phát triển ban đầu nên tỷ lệ này còn nhỏ so với doanh thu, công ty cần đẩy mạnh tỷ lệ này nữa hơn trong tương lai, bằng cách quản lý tốt các chi khoản mục chi phí. 4.2.3.3. Tổng lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cộng với lợi nhuận từ hoạt động khác, mà cụ thể lợi nhuận khác ở đây là khoản chiết khấu thanh toán được hưởng từ nhà cung cấp hàng hoá và một phần nhỏ lãi nhận được từ tiền gửi ngân hàng. Ta thấy lợi nhuận trước thuế năm 2004 là 208 triệu đồng, tỷ lệ so với doanh thu là 0,54%. Năm 2005 lợi nhuận trước thuế giảm còn 175 triệu, tỷ trọng so với doanh thu cũng giảm còn 0,49%. Như vậy ta thấy mặc dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của năm 2005 cao hơn năm 2004 cả mặt giá trị lẫn tỷ trọng, nhưng tổng lợi nhuận trước thuế lại ngược lại hoàn toàn, nguyên nhân là do năm 2005 khoản thu từ chiết khấu thanh toán mà công ty được hưởng giảm đáng kể so với năm 2004, bắt nguồn từ nhu cầu vốn tăng cao trong năm 2005, nên công ty đã không trả tiền hàng sớm cho nhà cung cấp để được hưởng chiết khấu thanh toán nhiều như năm 2004, mà công ty đã dùng số tiền đó cho phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Đến năm 2006, lợi nhuận trước thuế tăng trở lại và cao nhất trong ba năm cả giá trị lẫn tỷ trọng, trong khi khoản thu từ hưởng chiết khấu và lãi vay là thấp nhất so với hai năm qua, với tổng lợi nhuận trước thuế là 236 triệu, chiểm tỷ trọng 0,62% so với doanh thu. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 42 Î Đánh giá: Qua phân tích lợi nhuận trước thuế và liên hệ với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ta thấy. Năm 2004 lợi nhuận trước thuế của công ty có cao hơn lợi nhuận trước thuế của năm 2005. Nhưng xét về tiềm năng thì năm 2005 tốt hơn, do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2005 cao hơn so với năm 2004, có thể nói như vậy là vì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mới là nguồn thu chính và lâu dài. Tuy nhiên việc giảm tổng lợi nhuận trước thuế cũng cho thấy việc sử dụng vốn chiếm dụng trong năm 2005 của công ty chưa có hiệu quả, đã làm mất khoản chiết khấu được hưởng nhưng không đem lại một lợi nhuận tương ứng cho công ty. Năm 2006 tổng lợi nhuận trước thuế tăng, trong đó chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt kinh doanh cho thấy công ty sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn chiếm dụng đồng thời cũng cho thấy chất lượng kinh doanh của công ty trong năm 2006 là tốt nhất trong ba năm. 4.2.3.4. Lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận cuối cùng mà công ty có được, nó bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp (28%). Sự tăng giảm của nó tỷ lệ thuận và giống hoàn toàn với lợi nhuận trước thuế, do đó ta không phân tích nguyên nhân làm tăng giảm lợi nhuận sau thuế. Ở đây ta xét tỷ trọng của nó so với doanh thu, tức 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ta thấy, năm 2004 lợi nhuận sau thuế là 150 triệu, 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,39 đồng lợi nhuận. Năm 2005, lợi nhuận sau thuế là 126 triệu, 100 đồng doanh thu tạo ra 0,35 đồng lợi nhuận. Năm 2006, lợi nhuận sau thuế là 170 triệu, 100 đồng doanh thu tạo ra 0,45 đồng lợi nhuận. Î Đánh giá: Ta thấy tỷ trọng lợi nhuận sau thuế so với doanh qua ba năm là rất thấp, 100 đồng doanh thu chỉ thu được không quá 0,5 đồng lợi nhuận. Để hiểu rõ tình hình lợi nhuận này có tương xứng với quy mô nguồn vốn mà công ty bỏ ra hay không. Chúng ta cần đi sâu nghiên cứu vấn đề này ở phần phân tích các tỷ số tài chính của công ty, cụ thể là tỷ số khả năng sinh lời. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 43 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY. 4.3.1. Phân tích tình hình thanh toán của công ty. Phân tích tình hình thanh toán là chúng ta sẽ xem xét các khoản phải thu, các khoản phải trả của công ty. Qua phân tích tình hình thanh toán, chúng ta sẽ đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính cũng như việc chấp hành kỹ luật thanh toán của công ty. 4.3.1.1. Phân tích khoản phải thu. Bảng 17: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KHOẢN PHẢI THU NHÓM CÁC TỶ SỐ ĐVT 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Khoản phải thu Triệu đồng 1.227 587 523 (640) (64) Số vòng quay khoản phải thu Vòng 31,45 60,63 72,25 29,18 11,62 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 11,61 6,02 5,05 (5,59) (0,97) Khoản phải thu/khoản phải trả Lần 0,12 0,05 0,05 (0,07) (0,00) (Nguồn: Xử lý số liệu từ bảng cân đối kế toán) Khoản phải thu: Nhìn chung khoản phải thu giảm qua các năm, căn cứ vào bảng cân đối kế toán (phần phụ lục) ta thấy khoản phải thu chỉ có khoản mục phải thu của khách hàng. Năm 2004, khoản phải thu là 1.227 triệu. Năm 2005 khoản phải thu giảm mạnh, chỉ còn 587 triệu đồng, giảm 640 triệu với tốc độ giảm là 52,16%. Năm 2006 khoản phải thu tiếp tục giảm còn 523 triệu, giảm 64 triệu với tốc độ giảm là 11,90%. Ta thấy khoản phải thu giảm mạnh trong hai năm 2005 và 2006, để biết được mức độ giảm như thế nào so với các khoản mục khác ta tiếp tục xét các tỷ số của khoản phải thu. Số vòng quay khoản phải thu: Ta thấy số vòng quay khoản phải thu của công ty tăng qua các năm, năm 2004 là 31 vòng, năm 2005 là 60 vòng tăng 29 vòng so với năm 2004, năm 2006 là 72 vòng tăng 11 vòng so với năm 2005. Như vậy công ty đã ngày càng thắt chặt chính sách thu tiền bán hàng, hạn chế bị Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 44 chiếm dụng vốn. Tuy nhiên ta thấy tỷ lệ này là khá cao, vì thế có thể sẽ ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ. Kỳ thu tiền bình quân: Ta thấy năm 2004 kỳ thu tiền bình quân là 11 ngày, sang năm 2005 kỳ thu tiền bình quân giảm xuống còn 6 ngày, năm 2006 kỳ thu tiền bình quân tiếp tục giảm còn 5 ngày. Thời gian thu tiền như trên chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng ngày càng nhanh, công ty càng ngày càng ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên thời gian thu tiền như trên là quá ngắn sẽ gây khó khăn cho người mua, và như vậy không khuyến khích được người mua và sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ hàng hoá Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả: Ta thấy khoản phải thu so với khoản phải trả cũng ngày càng một giảm, mà tỷ số này lại nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đã đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là số vốn bị chiếm dụng. Tuy nhiên việc đi chiếm dụng vốn này cũng thể hiện tình hình tài chính không chủ động, còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Î Đánh giá: Như vậy, qua phân tích trên ta thấy, khoản phải thu có xu hướng giảm mạnh trong 2 năm 2005 và 2006. Cho thấy tình hình thu tiền bán hàng của công ty là khá kịp thời, số vốn bị chiếm dụng là rất ít, khoản bị chiếm dụng cũng thấp nhiều so với khoản đi chiếm dụng. Xét về mặt thu tiền bán hàng thì công ty đã thực hiện rất tốt. Nhưng xét về mặt chiến lược kinh doanh thì chính sách thu tiền này là quá chặt điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình doanh thu của công ty. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 45 4.3.1.2. Phân tích khoản phải trả. Bảng18: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 KHOẢN PHẢI TRẢ 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Vay ngắn hạn 7.895 8.471 7.660 576 7,30 (811) (9,57) Phải trả người bán 2.443 3.225 3.147 782 32,01 (78) (2,42) Thuế phải nộp NN 8 - 10 (8) (100) 10 x Tổng 10.346 11.696 10.817 1.350 13,05 (879) (7,52) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Qua bảng phân tích trên ta thấy: Năm 2004 tổng số các khoản phải trả là 10,3 tỷ đồng, trong đó: 9 Vay ngắn hạn là 7,9 tỷ đồng 9 Phải trả người bán là 2,4 tỷ đồng 9 Thuế phải nộp nhà nước là 8 triệu Sang năm 2005 khoản phải trả tăng lên 11,7 tỷ đồng, tăng hơn 1,3 tỷ đồng với tốc độ tăng 13% so với năm 2004, nguyên nhân là do: 9 Vay ngắn hạn tăng 576 triệu, với tốc độ tăng là 7,30%. 9 Phải trả người bán tăng 782 triệu, với tốc độ tăng là 32%. Như vậy trong năm 2005 công ty đã đẩy mạnh đi vay và đi chiếm dụng vốn so với năm 2004, trong đó tốc độ chiếm dụng vốn của nhà cung cấp là khá cao 32%, cho thấy tình hình thanh toán của công ty là rất yếu. Đến năm 2006 khoản phải trả giảm xuống còn 10,8 tỷ, giảm 879 triệu nguyên nhân giảm là: 9 Khoản vay ngắn hạn giảm 811 triệu đồng, tốc độ giảm là 9,57%. 9 Giảm phải trả người bán là 78 triệu đồng, tốc độ giảm là 2,42%. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 46 Tình hình thanh toán của công ty năm 2006 có khả quan trở lại. Nợ vay ngân hàng đã giảm, khoản phải trả người bán cũng giảm mặc dù số lượng tiền chiếm dụng còn khá cao. Î Đánh giá: Ta thấy khoản phải trả tăng mạnh trong năm 2005 chủ yếu là khoản chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Theo phân tích ở phần khoản phải thu, công ty siết chặt khoản phải thu của khách mua hàng, nhưng lại tăng cường chiếm dụng vốn của nhà cung cấp cho thấy yêu cầu thanh toán của công ty ngày càng bức thiết. Năm 2006 khoản phải trả có giảm xuống, chủ yếu là công ty đã cố gắng giảm phần đi vay ngắn hạn của ngân hàng xuống, khoản vốn chiếm dụng có giảm xuống nhưng cũng còn khá cao. Trong các khoản mục phải trả không có khoản mục phải trả công nhân viên, đây là mặt tốt của công ty, cho thấy công ty thanh toán tiền đúng hạn cho công nhân viên của mình, đảm bảo được nhu cầu cuộc sống của họ, điều này chứng minh công ty rất quan tâm đến đời sống của công nhân viên. 4.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của công ty. Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình thanh toán. Phân tích khả năng thanh toán là chúng ta sẽ xem xét tài sản của công ty có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong thời gian ngắn hay không. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 47 Bảng 19: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY ĐVT: Triệu đồng NHU CẦU THANH TOÁN 2004 2005 2006 Khả năng thanh toán 2004 2005 2006 Vay ngắn hạn 7.895 8.471 7.660 Vốn bằng tiền 352 302 388 Phải trả cho người bán 2.443 3.225 3.147 Phải thu khách hàng 1.227 587 523 Thuế phải nộp cho Nhà Nước 8 - 10 - - - - Tổng 10.346 11.696 10.817 Tổng 1.579 889 911 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Từ bảng trên ta tiếp tục xây dựng được các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán như sau: Bảng 20: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU THANH TOÁN CHỈ TIÊU ĐVT 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Vốn luân chuyển ròng Triệu đồng (800) (393) 57 407 450 Khả năng thanh toán hiện thời Lần 0,92 0,97 1,01 0,05 0,04 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,15 0,08 0,08 (0,07) 0,00 Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 48 Qua bảng phân tích trên, ta thấy như sau: 4.3.2.1. Vố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC.pdf
Tài liệu liên quan