Tài liệu Luận văn Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng - Stapimex: TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
TÔM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY
SẢN SÓC TRĂNG - STAPIMEX
Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện
PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU TRẦN THỊ NGỌC HÂN
MSSV: 4074652
Lớp: Ngoại thương 1 khóa 33
Cần Thơ – 2010
i
LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc
biệt là Quý thầy cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian em học tại trường. Cùng
với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành chương trình học của mình.
Em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Lê Đông Hậu đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các cô, chú và anh chị tại
công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi để em được học hỏi, tiếp xúc với thực tế trong suốt thời
gian em t...
99 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2001 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng - Stapimex, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
TÔM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY
SẢN SÓC TRĂNG - STAPIMEX
Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện
PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU TRẦN THỊ NGỌC HÂN
MSSV: 4074652
Lớp: Ngoại thương 1 khóa 33
Cần Thơ – 2010
i
LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc
biệt là Quý thầy cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian em học tại trường. Cùng
với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành chương trình học của mình.
Em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Lê Đông Hậu đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các cô, chú và anh chị tại
công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi để em được học hỏi, tiếp xúc với thực tế trong suốt thời
gian em thực tập tại Quý Cơ quan.
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa nhiều, chưa sâu nên
đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của Quý thầy cô, Ban lãnh đạo, các cô, chú, anh, chị tại Quý Cơ quan để
đề tài được hoàn thiện hơn và có giá trị nghiên cứu thực sự.
Xin kính chúc Quý thầy cô, Ban lãnh đạo và toàn thể các cô, chú, anh,
chị tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX lời chúc sức khỏe
và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2010
Sinh viên thực hiện
( ký và ghi họ tên )
TRẦN THỊ NGỌC HÂN
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2010
Sinh viên thực hiện
( ký và ghi họ tên )
TRẦN THỊ NGỌC HÂN
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..........................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Sóc Trăng, ngày ………, tháng ………, năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký và ghi họ tên)
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên người hướng dẫn: Phạm Lê Đông Hậu
Học vị: Cử nhân
Chuyên ngành: Kinh tế ngoại thương
Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại
Học Cần Thơ.
Tên học viên: Trần Thị Ngọc Hân
Mã số sinh viên: 4074652
Chuyên ngành: Kinh tế ngoại thương.
Tên đề tài: Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần
Thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ............................................
..................................................................................................................................
2. Về hình thức: .......................................................................................................
..................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .....................................
..................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ..........................................
..................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được:.......................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác: ..............................................................................................
..................................................................................................................................
7. Kết luận: ..............................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ………, tháng ………, năm ………
Giáo viên hướng dẫn
( ký và ghi họ tên )
PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU
v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
..........................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ………, tháng ………, năm ………
Giáo viên phản biện
(Ký và ghi họ tên)
vi
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 1
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn ...................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung: ...................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ...................................................................................... 3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4
1.3.1 Phạm vi về không gian ........................................................................... 4
1.3.2 Phạm vi về thời gian ............................................................................... 4
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ................................................ 4
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................. 7
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN: ............................................................................... 7
2.1.1 Khái niệm xuất khẩu ............................................................................... 7
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu .............................................................................. 7
2.1.3 Các hình thức xuất khẩu ......................................................................... 8
2.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp .......................................................................... 8
2.2.3.2 Xuất khẩu gián tiếp .......................................................................... 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .............................................................. 10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: .............................................................. 10
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu: ............................................................ 11
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN
SÓC TRĂNG – STAPIMEX .............................................................................. 16
3.1 Khái quát về công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX ........... 16
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 16
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty .................................................... 17
3.1.2.1 Chức năng ...................................................................................... 17
3.1.2.2 Nhiệm vụ ........................................................................................ 17
3.1.3 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 17
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty ............................................. 17
3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban .......... 18
3.2 Tình hình nhân sự ......................................................................................... 20
3.3 Giới thiệu sản phẩm và qui trình công nghệ .............................................. 21
3.3.1 Đặc điểm sản phẩm .............................................................................. 21
3.3.2 Qui trình công nghệ .............................................................................. 21
3.4 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty STAPIMEX từ
năm 2007 – 2010 .................................................................................................. 22
3.5 Định hướng và kế hoạch phát triển của công ty trong thời gian tới ........ 27
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX ............................................ 28
4.1 Hoạt động xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng –
STAPIMEX ......................................................................................................... 28
4.1.1 Hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty cổ phần thủy sản Sóc
Trăng – STAPIMEX ..................................................................................... 28
vii
4.1.2 Hoạt động chế biến sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng –
STAPIMEX ................................................................................................... 30
4.1.3 Tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng –
STAPIMEX từ năm 2008 – 2010 .................................................................. 31
4.1.3.1 Phương thức xuất khẩu .................................................................. 35
4.1.3.2 Thị trường xuất khẩu ..................................................................... 37
4.1.3.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ........................................................... 46
4.1.3.4 Giá xuất khẩu ................................................................................. 52
4.1.3.5 Phương thức thanh toán sử dụng .................................................. 52
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tôm của công ty cổ
phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX .......................................................... 54
4.2.1 Ma trận phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động đến
công ty – EFE ................................................................................................ 54
4.2.2 Ma trận phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nội bộ tác động đến công
ty – IFE .......................................................................................................... 57
4.2.3 Ma trận SWOT ..................................................................................... 60
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
TÔM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX
............................................................................................................................... 69
5.1 Đánh giá về tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc
Trăng – STAPIMEX ........................................................................................... 69
5.1.1. Mặt tích cực ......................................................................................... 69
5.1.2. Mặt hạn chế: ........................................................................................ 70
5.2 Chính sách của nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tôm
của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ........................................................ 70
5.3 Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản
Sóc Trăng - STAPIMEX .................................................................................... 71
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 77
6.1 KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
6.2 KIẾN NGHỊ: ................................................................................................. 78
6.2.1 Đối với Nhà nước: ................................................................................ 78
6.2.2 Đối với công ty: .................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
viii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của công ty STAPIMEX giai đoạn 2007 - 2009 .. 21
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty STAPIMEX giai đoạn 2007 - 2009
............................................................................................................................. 24
Bảng 3.3: So sánh mức tăng doanh thu và chi phí của công ty STAPIMEX .... 26
Bảng 4.1: Sản lượng tôn nguyên liệu thu mua của công ty STAPIMEX từ năm 2008 đến
6 tháng đầu năm 2010 .......................................................................................... 28
Bảng 4.2: Tình hình sản xuất sản phẩm tại công ty STAPIMEX giai đoạn 2007 - 2009
............................................................................................................................. 31
Bảng 4.3: Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty giai đoạn từ năm 2007 đến 6
tháng đầu năm 2010 ............................................................................................. 34
Bảng 4.4: Sản lượng xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của công ty STAPIMEX từ năm
2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ......................................................................... 35
Bảng 4.5: Sản lượng và giá trị xuất khẩu các sản phẩm tôm của công ty STAPIMEX từ
năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 .................................................................. 48
Bảng 4.6: Ma trận các yếu tố bên ngoài của công ty STAPIMEX (EFE) .......... 55
Bảng 4.7: Ma trận các yếu tố bên ngoài của công ty STAPIMEX (IFE) ........... 58
Bảng 4.8: Ma trận SWOT ................................................................................... 63
ix
DANH MỤC HÌNH
Trang
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty STAPIMEX .............................. 18
Hình 3.1: Qui trình thu mua chế biến sản phẩm tôm sú xuất khẩu của công ty
STAPIMEX ......................................................................................................... 22
Hình 3.2: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty STAPIMEX giai đoạn
2007 – 2009 ......................................................................................................... 25
Hình 4.1: Cơ cấu hình thức xuất khẩu theo sản lượng xuấ khẩu của công ty
STAPIMEX từ từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ........................................ 36
Hình 4.2: Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX sang Mỹ từ
năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 .................................................................. 37
Hình 4.3: Cơ cấu giá trị xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX vào thị trường
Mỹ từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ....................................................... 39
Hình 4.4: Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX sang Nhật
của công ty STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ..................... 40
Hình 4.5: Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX sang
Canada của công ty STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ........ 42
Hình 4.6: Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX sang thị
trường EU của công ty STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ... 43
Hình 4.7: Cơ cấu các mặt hàng tôm xuất khẩu theo sản lượng của công ty
STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ......................................... 49
Hình 4.8: Cơ cấu các mặt hàng tôm xuất khẩu theo giá trị của công ty
STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ......................................... 50
Hình 4.9: Cơ cấu các phương thức thanh toán sử dụng tại công ty STAPIMEX
trong giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2010..................................... 53
x
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
CSVC : Cơ sở vật chất
ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long
DN : Doanh nghiệp
DT : Doanh thu
DV : Dịch vụ
HĐQT : Hội đồng quản trị
KD : Kinh doanh
KH : Khách hàng
LN : Lợi nhuận
NN : Nhà nước
NN&PTNT : Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
PTGĐ : Phó Tổng Giám đốc
SP : Sản phẩm
UBND : Ủy ban nhân dân
VN : Việt Nam
VNĐ : Việt Nam Đồng
VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
XK : Xuất khẩu
Tiếng Anh:
BM : Broken Meat (Tôm vụn)
BRC : British Retail Consortium (Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu của Tập
đoàn bán lẻ Anh Quốc)
CF : Cost and Freight (Tiền hàng và cước phí)
D/A : Delivery Of Documentart Against Payment (nhờ thu theo hình thức
thanh toán giao chứng từ)
D/P : Delivery Of Documentart Against Acceptance (nhờ thu chấp nhận
thanh toán giao chứng từ)
EMC : Export Management Company (Công ty quản lý xuất khẩu)
xi
EU : Eupropean Unit (Châu Âu)
FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực Nông
nghiệp của Liên Hiệp quốc)
HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Points (Hệ thống quản lý chất
lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc
phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tới hạn)
IMF : International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ thế giới)
IQF : Individually Quick Frozen (Băng chuyền cấp đông)
ISO : The International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế)
IT : Information Technology (Công nghệ thông tin)
L/C : Letter of Credit (Thư tín dụng)
OHSAS : Occupational Health and Safty Assessment Series (Hệ thống quản lý
an toàn và sức khỏe nghề nghiệp)
R & D : Research and Development (Nghiên cứu và phát triển)
SSOP : Sanitation Standard Operating Procedures (Quy trình làm vệ sinh và
thủ tục kiểm soát vệ sinh)
USD : United State Dolar (Đôla Mỹ)
VASEP : VietNam Association of Seafood Exporters and Producers (Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam)
WTO: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế Gới)
Ghi chú: Quy ước dấu chấm “.” dùng để phân cách phần nghìn;
dấu phẩy “,” dùng để phân cách thập phân.
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 1 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong
việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong đó, xuất khẩu thủy sản là
một trong những ngành thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ
từ Tổng cục Hải quan thì giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 6 năm
2010 ước đạt 398,8 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái; 6 tháng đầu
năm nay: 2,047 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu từ Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN & PTNT), giá trị xuất khẩu thủy sản
trong tháng 7 năm 2010 ước đạt 430 triệu USD. Con số này đã đưa giá trị xuất
khẩu 7 tháng đầu năm của ngành thủy sản nước ta lên 2,45 tỷ USD, tăng 11,6 %
so với cùng kỳ năm trước. Trong số các mặt hàng thủy sản, tôm (đông lạnh và
chế biến) đang giữ vị trí đứng đầu khi đạt giá trị gần 717 triệu USD (chiếm
35,45% giá trị xuất khẩu của toàn ngành), tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tôm có tốc độ tăng trưởng hàng năm rất lớn và nó được xem là mặt
hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam hiện nay. Sóc Trăng hiện là một trong
những tỉnh đóng góp sản lượng lớn nhất cho ngành tôm Việt Nam với gần 60.000
tấn trong năm 2009 (theo Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh). Và tỉnh cũng đã tiến hành
nhiều dự án đầu tư nhằm duy trì vị thế của mình.
Công ty cổ phần thủy sản STAPIMEX là một trong những công ty xuất
khẩu thủy sản hàng đầu của tỉnh Sóc Trăng với việc xếp vị trí thứ 5 trong top 10
doanh nghiệp xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm 2010 của Việt Nam. Tuy nhiên, tỉ
trọng giá trị xuất khẩu tôm của công ty trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt
Nam vẫn còn thấp vì bên cạnh những ưu đãi về điều kiện tự nhiên và thành tựu
đạt được thì việc xuất khẩu tôm cũng đối mặt với không ít những khó khăn như:
tình trạng thiếu nguồn cung ứng nguyên liệu của thị trường trong nước, qui định
của thị trường xuất khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe,….Vì
thế, nghiên cứu “Tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 2 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Trăng – STAPIMEX” là một vấn đề hết sức cần thiết để có thể tìm ra những giải
pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nâng cao sản lượng cũng như chất
lượng tôm xuất khẩu của công ty, từng bước nâng cao vị thế của công ty trong
ngành thủy sản Việt Nam và trên trường quốc tế. Đây cũng là lý do khiến em
chọn thực hiện đề tài này.
1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn
Theo dự báo của tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc (FAO) thì tổng nhu
cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ
133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng
trưởng bình quân 2,1%/năm. Nhu cầu thủy sản dùng làm thực phẩm sẽ chiếm
137 triệu tấn. Tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình
quân 0,8% trong giai đoạn 2000 - 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ
yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. So sánh cung cầu dự kiến, ta thấy nhu cầu
thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản sẽ cao hơn lượng cung tiềm năng. Lượng
thiếu cung các loại thuỷ hải sẽ lên tới 9,4 triệu tấn vào năm 2010 và 10,9 triệu tấn
vào năm 2015. Thêm vào đó, theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thì sự cố tràn dầu tại vịnh Mêhicô vào tháng 4 năm
2010, đã làm sản lượng khai thác tôm nâu của Mỹ giảm 50%. Sản lượng tôm
nuôi ở các nước châu Á sụt giảm đáng kể do tình hình dịch bệnh và thời tiết xấu,
nhất là của Inđônêxia - giảm tới 80% và Malaixia giảm sản lượng khoảng 20%,
còn Ấn Độ và Bănglađét cũng trong tình trạng thất thu so với vụ trước. Các thị
trường châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... có triển vọng nhập khẩu
tôm tăng mạnh. Xuất khẩu tôm sang Mỹ và Nhật thời gian tới vẫn được đánh giá
là lạc quan, đặc biệt là Mỹ. Đây là cơ hội cho tốt cho Việt Nam đẩy mạnh xuất
khẩu tôm vào thị trường thế giới. Vì Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển
nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và
nuôi nước ngọt. Nhưng để Việt Nam có thể chinh phục được những thị trường
tiềm năng này thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ từ các cấp bộ,
ngành đến bản thân từng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong đó có công ty
Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX. Do đó, việc phân tích “Tình hình
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 3 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX” là một
vấn đề hết sức quan trọng vì nó sẽ giúp cho công ty phát hiện ra những ưu điểm
cũng như những hạn chế của hoạt động xuất khẩu tôm; từ, đề ra những giải pháp
phù hợp để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu nhằm thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty, đóng góp nhiều hơn vào tổng giá trị xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, phân tích tình hình xuất khẩu còn là
nền tảng cho việc lập kế hoạch sản xuất và xuất khẩu của công ty trong những
năm tiếp theo.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu với mục tiêu chung là:
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng –
STAPIMEX để thấy được những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn
mà công ty gặp phải trong hoạt động xuất khẩu của mình; từ đó, đề ra một số giải
pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Từ mục tiêu chung đưa ra, mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ được cụ thể
hóa thành 4 mục tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng –
STAPIMEX trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tôm của công ty cổ
phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX.
- Đánh giá tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng –
STAPIMEX trong thời gian qua.
- Đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần
thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại: Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng –
STAPIMEX.
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 4 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
1.3.2 Phạm vi về thời gian
- Số liệu sử dụng trong phân tích được thu thập trong khoảng thời gian từ
năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010.
- Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 9/9/2010 đến ngày
15/11/2010.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần
thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo qua một số luận văn
của khóa trước:
+ Đầu tiên là đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX”, tác giả Trần Văn
Tựu – Lớp Tài Cính Danh Nghiệp K2006 Sóc Trăng, trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để phân tích
hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng –
STAPIMEX qua các năm từ năm 2007 đến năm 2009, sử dụng ma trận SWOT để
đánh giá chung về những mặt đạt được cũng như những hạn chế, cơ hội và đe
dọa của hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty nhằm đề ra một số giải pháp
giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh và có những phản ứng kịp thời trước
sự thay đổi của môi trường cạnh tranh như: nâng cao năng lực khai thác và nuôi
trồng thủy sản, năng lực chế biến tại công ty, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực
phẩm, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, chú
trọng mở rộng thị trường xuất khẩu để nâng cao sức cạnh tranh. Từ đó, người đọc
có thể thấy được tính cạnh tranh trong phương thức kinh doanh của công ty và
hiệu quả đạt được từ phương thức trên đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Ngoài ra, người đọc còn có thể thấy được mức độ rủi ro và phù hợp của
phương thức kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay.
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 5 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
+ Kế tiếp là luận văn với đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại
công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES)” do tác giả
Trương Thanh Thúy – Lớp Ngoại Thương 2 K32, khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
Nội dung của đề tài: Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty
cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES) từ năm 2007-2009; bên
cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp chênh lệch để phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty như khối lượng, giá bán,
chất lượng sản phẩm, vấn đề nguồn nguyên liệu,… kết hợp với phân tích điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty nhằm đưa ra những giải pháp
giúp công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES) đẩy mạnh
xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới như: giải pháp về nguồn nguyên liệu (tổ
chức mạng lưới thu mua, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, nâng cao kiến thức
kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ, công nhân viên, tăng cường công
tác Marketing….
+ Thứ ba là đề tài: “Thực trạng xuất khẩu Tôm sang thị trường Nhật Bản
của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX”, tác giả Lê Thạch Ngọc Ngân – Lớp
Ngoại Thương 2 K32, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần
Thơ.
Nội dung của đề tài gồm có: Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối
và phương pháp chênh lệch để phân tích tình hình xuất khẩu tôm sang thị trường
Nhật Bản của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX, so sánh tỷ trọng tôm xuất
khẩu sang Nhật với các thị trường khác; đồng thời, đề tài cũng sử dụng ma trận
SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa, đưa ra những nhận
định về khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm xuất khẩu của công ty để từ đó
đưa ra những giải pháp: giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, đẩy mạnh
xuất khẩu,… giải pháp thâm nhập thị trường Nhật Bản trong thời gian tới (đẩy
mạnh xuất khẩu trực tiếp, kế đó là liên doanh dưới hình thức giấy phép nhãn hiệu
hàng hóa) nhằm giúp công ty cổ phần thủy sản CAFATEX đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu của mình sang Nhật.
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 6 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN:
2.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 7 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản
phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và bán sản phẩm hay dịch vụ ấy ra
khỏi biên giới của một quốc gia.1
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất
nước, điều này được thể hiện qua các vai trò sau: [tr.417]
- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và
tích lũy phát triển sản xuất.
- Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng
trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất,
nhiều ngành hàng mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền
giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển, làm tăng tổng sản phẩm xã hội và nền
kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả.
- Xuất khẩu còn có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản
xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới về năng xuất, chất
lượng, quy cách, giá cả. Do đó, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường
thế giới về qui cách chất lượng sản phẩm thì một mặt sản xuất phải đổi mới trang
thiết bị công nghệ; mặc khác, lao động đòi hỏi phải nâng cao tay nghề, học hỏi
kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
- Đẩy mạnh xuất khẩu tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo
hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất
nước.
- Đẩy mạnh xuất khẩu làm tăng sản lượng sản xuất của quốc gia thông qua
việc mở rộng thị trường quốc tế.
- Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả nâng
cao mức sống của nhân dân vì khi mở rộng xuất khẩu thì tình trạng thất nghiệp sẽ
giảm đi, người lao động sẽ có công ăn việc việc làm, có thu nhập ổn định.
1
[Dương Hữu Hạnh, (2005). Hướng dẩn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà xuất bản
thống kê]
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 8 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
- Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các
nước trên thế giới, nâng cao địa vị và vai trò của một quốc gia trên trường quốc
tế.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để
đưa đất nước thành một nước công nghiệp mới trong giai đoạn hiện nay.
2.1.3 Các hình thức xuất khẩu
2.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các
khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài.
Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản
phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những
doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp,
có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của
doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem
lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị
hiếu của khách hàng .... Nhưng ngược lại, nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc
không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì
rủi ro trong hình thức này là không nhỏ.
2.2.3.2 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra
nước ngoài thông qua trung gian (thông qua nguời thứ ba).
Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa
người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước cho nên để bán được sản
phẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức
trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Với thực chất đó, xuất khẩu gián
tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ điều kiện
xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các
nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình
thức sau đây:
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 9 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
- Các công ty quản lý xuất khẩu (Export Management Company - EMC):
Công ty quản lý xuất khẩu là công ty quản trị xuất khẩu cho công ty khác.
Các nhà xuất khẩu nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc
không đủ khả năng về vốn để tự tổ chức bộ máy xuất khẩu riêng. Do đó, họ
thường phải thông qua EMC để xuất khẩu sản phẩm của mình. Các EMC không
mua bán trên danh nghĩa của mình. Tất cả các đơn chào hàng, hợp đồng chuyên
chở hàng hóa, lập hóa đơn và thu tiền hàng đều thực hiện với danh nghĩa chủ
hàng.
Thông thường, chính sách giá cả, các điều kiện bán hàng, quảng cáo ... là do
chủ hàng quyết định. Các EMC chỉ giữ vai trò cố vấn, thực hiện các dịch vụ liên
quan đến xuất nhập khẩu và khi thực hiện các dịch vụ trên EMC sẽ được thanh
toán bằng hoa hồng.
Một khuynh hướng mới của EMC hiện nay, đặc biệt là những công ty có
qui mô lớn là thường mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và mang bán ra nước
ngoài để kiếm lời.
Nói chung, khi sử dụng EMC, vì các nhà sản xuất hàng xuất khẩu ít có quan
hệ trực tiếp với thị trường, cho nên sự thành công hay thất bại của công tác xuất
khẩu phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ của EMC mà họ lựa chọn.
- Thông qua các khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer):
Ðây là hình thức xuất khẩu thông qua các nhân viên của các công ty nhập
khẩu nước ngoài. Họ là những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị
trường thế giới. Khi thực hiện hình thức này, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng
cần phải tìm hiểu kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị
trường nước ngoài.
- Qua ủy thác xuất khẩu: (Export Commission House):
Những người hoặc tổ chức ủy thác thường là đại diện cho những người mua
nước ngoài cư trú trong nước của nhà xuất khẩu. Nhà ủy thác xuất khẩu hành
động vì lợi ích của người mua và người mua trả tiền ủy thác. Khi hàng hóa chuẩn
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 10 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
bị được đặt mua, nhà ủy thác lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất được chọn và
họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết có liên quan đến quá trình xuất khẩu.
Bán hàng cho các nhà ủy thác là một phương thức thuận lợi cho xuất khẩu.
Việc thanh toán thường được bảo đảm nhanh chóng cho người sản xuất và những
vấn đề về vận chuyển hàng hóa hoàn toàn do các nhà được ủy thác xuất khẩu
chịu trách nhiệm.
- Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker):
Môi giới xuất khẩu thực hiện chức năng liên kết giữa nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu. Nhà xuất khẩu sẽ ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động liên kết
này của họ. Người môi giới thường chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một
nhóm hàng nhất định.
- Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant):
Hãng buôn xuất khẩu thường đóng tại nước xuất khẩu và mua hàng của
người chế biến hoặc nhà sản xuất và sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ
để xuất khẩu và chịu mọi rủi ro liên quan đến xuất khẩu. Như vậy, các nhà sản
xuất thông qua các hãng buôn xuất khẩu để thâm nhập thị trường nước ngoài.
Phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất
trong nước là một chiến lược được nhiều doanh nghiệp nước ta sử dụng.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu:
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua bản
câu hỏi phỏng vấn trực tiếp 30 nhân viên của công ty STAPIMEX (phụ lục) về
các thông tin liên quan đến mục tiêu nghiên cứu kết hợp với dữ liệu thứ cấp được
thu thập từ các bản báo cáo của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng -
STAPIMEX (bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, giá trị xuất khẩu thủy
sản của công ty…). Bên cạnh đó, số liệu thứ cấp còn được thu thập qua nhiều
nguồn như: niên giám thống kê, sách, báo và từ mạng Internet…
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu:
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 11 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Ứng với từng mục tiêu, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp sau để phân tích
số liệu, đưa ra nhận xét đánh giá, từ đó tổng hợp rút ra kết quả:
Đối với mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần
thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 6
tháng đầu năm 2010.
Tác giả sẽ sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối
của các chỉ tiêu kinh tế để làm rõ tình hình biến động, thấy được sự chênh lệch
cũng như tốc độ phát triển của các chỉ tiêu, từ đó nhận định và đánh giá những
thành tựu đạt được cũng như những hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu tôm
hiện nay của công ty.
Khái niệm về các phương pháp phân tích:
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
Dùng phương pháp so sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so
sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.
Trong đó:
Y0 : chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc).
Y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích.
ΔY : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Dùng cách tính số tương đối để tính tỷ lệ % kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc
cũng như tỷ trọng các chỉ tiêu, hoặc nói lên tốc độ tăng trưởng.
ΔY = x 100%
Trong đó:
Y0 : chỉ tiêu kỳ gốc.
Y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích.
ΔY : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Y1 – Y0
Y0
ΔY = Y1 – Y0
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 12 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Đồng thời kết hợp với: Phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích mối
quan hệ, mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích.
Đối với mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất
khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX.
Tác giả sẽ sử dụng ma trận EFE để tóm tắt và đánh giá các yếu tố môi
trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đánh giá được
mức độ phản ứng của tổ chức với những cơ hội và nguy cơ, đưa ra những nhận
định về môi trường bên ngoài tạo thuận lợi hay khó khăn cho tổ chức; đồng thời,
tác giả còn sử dụng ma trận IFE để phân tích môi trường nội bộ của doanh
nghiệp, tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cơ bản của doanh
nghiệp. Việc phân tích IFE sẽ giúp doanh nghiệp nhận thấy được lợi thế cạnh
tranh cần khai thác và điểm yếu cơ bản mà doanh nghiệp cần cải thiện. Kết hợp 2
ma trận EFE và IFE tác giả lập thành ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và đe dọa mà doanh nghiệp gặp phải trong việc xuất khẩu tôm.
Bảng ma trận phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài tác động
đến công ty – EFE
Yếu tố bên ngoài chủ yếu
Tầm quan trọng Phân
loại
Số điểm quan trọng
Tổng số điểm
Cách phân tích ma trận EFE: gồm 5 bước
Bƣớc 1: Lập một danh mục từ 10 - 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu, có
ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của tổ chức trong ngành kinh doanh.
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 13 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Bƣớc 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất
quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức
độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành công của tổ chức trong ngành kinh
doanh. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng
1,0.
Bƣớc 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mỗi yếu tố tùy thuộc
vào mức độ phản ứng của tổ chức đối với yếu tố đó, trong đó: 4 - phản ứng tốt; 3
- phản ứng trên trung bình; 2 - phản ứng trung bình; 1- phản ứng yếu.
Bƣớc 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định
số điểm về tầm quan trọng.
Bƣớc 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác
định tổng số điểm của ma trận EFE
Đánh giá: : Nếu tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ 1 điểm đến
4 điểm, sẽ không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố trong ma trận.
Nếu tổng số điểm dưới 2,5: các yếu tố ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
Nếu tổng số điểm trên 2,5: các yếu tố ảnh hưởng tốt đến doanh nghiệp.
Bảng ma trận phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố bên trong tác động
đến công ty –IFE
Các yếu tố chủ yếu Tầm quan trọng Trọng
số
Tính điểm
Tổng số điểm
Cách phân tích ma trận IFE: gồm 5 bước
Bƣớc 1: Lập danh mục khoảng từ 10 đến 20 yếu tố, gồm những điểm mạnh
và những điểm yếu cơ bản có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 14 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Bƣớc 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất
quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức
độ ảnh hưởng của nó đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành kinh
doanh. Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
Bƣớc 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thang điểm từ 1 đến 4,
trong đó điểm yếu lớn nhất - 1; điểm yếu nhỏ nhất - 2; điểm mạnh nhỏ nhất - 3;
điểm mạnh lớn nhất - 4.
Bƣớc 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác
định số điểm của các yếu tố.
Bƣớc 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố, để xác định tổng số điểm của
ma trận.
Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ 1 điểm đến 4 điểm,
sẽ không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố trong ma trận.
Nếu tổng số điểm dưới 2,5: công ty yếu về nội bộ.
Nếu tổng số điểm trên 2,5: công ty mạnh về nội bộ.
Cách phân tích ma trận SWOT:
1: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức.
2: Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức.
3: Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức.
4: Liệt kê các đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức.
5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lược SO vào ô thích hợp.
6: Kết hợp yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược
WO vào ô thích hợp.
7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả
của chiến lược ST vào ô thích hợp.
8: Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lược WT vào ô thích hợp.
Mục đích kết hợp trong 4 bước cuối cùng là để đề ra các chiến lược khả thi
có thể lựa chọn chứ không phải lựa hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 15 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
đó, không phải tất cả các chiến lược trong ma trận SWOT đều phải được lựa
chọn.
Bảng ma trận SWOT
SWOT O ( Opportunities) T (Threats)
S (Trengths)
1
2
3
…
Các chiến lược SO
1
2
3
…
Các chiến lược ST
1
2
3
…
W (Weaknesses)
1
2
3
…
Các chiến lược WO
1
2
3
…
Các chiến lược WT
1
2
3
…
Đối với mục tiêu 3 và 4: Đánh giá tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ
phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX trong thời gian qua và đề ra một số giải
pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty.
Để giải quyết mục tiêu này, tác giả sẽ dựa vào việc phân tích và rút ra kết
quả ở những mục trên đồng thời kết hợp với những kiến thức đã học được trên
ghế nhà trường cũng như là những kiến thức tiếp thu được trong quá trình thực
tập tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX để đề xuất những giải
pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty.
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC
TRĂNG – STAPIMEX
3.1 Khái quát về công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 16 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trước năm 1992, Sóc Trăng trực thuộc tỉnh Hậu Giang với ưu thế của một
tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, giáp Hậu Giang và là vùng đất phát triển ngành
nuôi trồng, đánh bắt hải sản.
Nhận thấy được lợi thế sẵn có về nguồn nguyên liệu thủy hải sản và theo
quyết định của UBNN tỉnh Hậu Giang, năm 1977, công ty được thành lập và
chính thức đi vào hoạt động năm 1978. Tiền thân của công ty là Xí nghiệp đông
lạnh Hậu Giang, mãi đến năm 1983, xí nghiệp sát nhập với công ty Thủy sản Hậu
Giang và xí nghiệp nước đá, đổi tên lại là Công ty chế biến Thủy sản Hậu Giang.
Sau năm 1992, tỉnh Hậu Giang được chia tách thành hai tỉnh: Cần Thơ và
Sóc Trăng. Từ đó, công ty cũng được phân về Sở Thủy sản Sóc Trăng (theo
quyết định số 173/QDUBT.92 ngày 30/6/1992) và chính thức mang tên công ty
Thủy sản Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Sóc Trăng (theo quyết định số
05/QD.TCCB.93 ngày 07/01/1993 của UBNN tỉnh Sóc Trăng), tên giao dịch
quốc tế “SOCTRANG AQUATIC PRODUCTS & GENARAL IMPORT
EXPORT COMPANY”, viết tắt là STAPIMEX. Ngày 01 tháng 6 năm 2006,
công ty chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức cổ phần và đổi tên
thành công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng, tên giao dịch quốc tế là SOC
TRANG JOINT STOCK COMPANY, (tên viết tắt là STAPIMEX).
Địa chỉ: số 119, Quốc Lộ 1A, Phường 7 – TP Sóc Trăng – tỉnh Sóc Trăng.
Điện thoại: (079)822164 – 821201.
Fax: (079)821801.
Email: STAPIMEX-pkt@vnn.vn
Website: www.STAPIMEX.com.vn
STAPIMEX luôn khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong sự phát
triển của tỉnh Sóc Trăng. Với đội ngũ công nhân lành nghề, hiệu quả mang lại
“năm sau cao hơn năm trước”, trang thiết bị hiện đại, công suất chế biến trên 50
tấn thành phẩm/ngày, công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 3.000 lao
động tại địa phương, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước.
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 17 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Hiện tại, công ty đã được cơ quan chất lượng hàng đầu Anh Quốc (SGS)
cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
3.1.2.1 Chức năng
Chức năng của công ty là tổ chức và thu mua các loại mặt hàng thủy hải
sản, chủ yếu là tôm đông lạnh. Thông qua hoạt động trên, công ty sẽ đẩy mạnh
sản xuất, xuất khẩu trực tiếp nhằm đáp ứng ngày càng cao, càng nhiều về chủng
loại, số lượng cũng như chất lượng hàng hóa phù hợp với thị trường quốc tế, góp
phần tăng ngoại tệ cho Nhà nước và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao
mức sống cho nhiều lao động. Đồng thời, thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp có
thể nhập khẩu một số phương tiện, máy móc phục vụ tiếp cho hoạt động sản xuất
của mình và cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
3.1.2.2 Nhiệm vụ
Công ty chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh nhằm tạo thu nhập, tích lũy nguồn vốn kinh doanh cho công ty, khai
thác và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo mọi chi
phí đầu tư, mở rộng sản xuất, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước và thực hiện
chỉ tiêu sản xuất ngày càng cao, tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế
xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, thực hiện các cam kết trong hoạt động
nghiên cứu, khai thác nguồn hàng để tạo thuận lợi hơn về giá cả và chất lượng…,
để cung ứng hàng hóa thông qua hợp đồng được ký kết nhiều hơn, dễ hơn.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty
Bộ máy quản lý của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX
được tổ chức gọn nhẹ và có hiệu quả phù hợp với trình độ, năng lực, kinh nghiệm
trong chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ quản lý. Hiện nay, bộ máy quản lý
được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng và được tóm tắt theo sơ đồ sau:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.T GIÁM ĐỐC
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 18 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty STAPIMEX
( Nguồn: phòng kinh doanh của công ty STAPIMEX)
3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban
Ban Tổng Giám đốc: là những người đại diện cho công nhân quản lý
công ty theo luật doanh nghiệp, có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động
của công ty theo đúng kế hoạch và phù hợp với pháp luật của Nhà nước, chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Hiện tại, Ban Tổng Giám đốc của công ty gồm 3 người:
Tổng Giám đốc: phụ trách chung mọi hoạt động của công ty.
2 Phó Tổng Giám đốc (PTGĐ): được phân công nhiệm vụ như sau
+ Một PTGĐ phụ trách sản xuất, kinh doanh: chịu trách nhiệm về hoạt
động sản xuất, kinh doanh, tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động kinh
doanh.
+ Một PTGĐ phụ trách đầu tư, thu mua: chịu trách nhiệm về công tác
đầu tư và thu mua nguyên liệu từ các hộ nuôi, tham mưu cho Tổng Giám đốc về
các hoạt động đầu tư và thu mua.
Phòng đầu tƣ:
Chức năng của phòng Đầu tư là khảo sát mô hình nuôi và đầu tư cho các hộ
nuôi thủy sản, bao tiêu sản phẩm, mua thức ăn, hóa chất.
P.T GIÁM ĐỐC
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 19 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Phòng Kỹ thuật:
Phòng Kỹ thuật có chức năng: quản lý tất cả các quy trình sản xuất; kiểm tra
giám sát việc thực hiện quy trình theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của toàn công
ty, theo dõi các công đoạn chế biến theo tiêu chuẩn HACCP, SSOP…. Ngoài ra,
bộ phận kỹ thuật còn thực hiện việc kiểm nghiệm vi sinh cho các lô hàng xuất
khẩu.
Phòng Kinh doanh:
Phòng kinh doanh thực hiện chức năng: trao đổi thông tin, tiếp xúc và làm
việc với khách hàng trong và ngoài nước; ký kết hợp đồng mua bán, lập chứng từ
mua bán nội ngoại thương; tham dự các kỳ Hội chợ mà công ty tham gia nhằm
giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác mới, mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên
cạnh đó, phòng Kinh doanh còn chịu trách nhiệm lập các biểu kế hoạch sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm, thực hiện việc mua nguyên liệu để đáp ứng cho nhu cầu chế
biến của Xưởng đông lạnh.
Phòng Kế toán:
Phòng kế toán chịu trách nghiệm quản lý tài chính của công ty: phản ánh
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày theo đúng quy định của Nhà nước,
thống kê các khoản chi phí, có kế hoạch chi trả hợp lý để đảm bảo cung cấp kịp
thời các khoản chi tiêu hàng ngày, kiểm tra chứng từ kế toán và các chứng từ có
liên quan đến thanh toán, tín dụng, hợp đồng kinh tế. Bên cạnh đó, phòng kế toán
còn có trách nhiệm tham mưu, báo cáo định kỳ cho Tổng Giám đốc về lãi, lỗ và
hiệu quả kinh doanh, đề xuất các quyết định tài chính để lựa chọn một phương án
tối ưu cho công ty về huy động và sử dụng vốn …. Ngoài ra, bộ phận kế toán còn
đảm nhiệm việc lập và báo cáo các biểu kế toán cho các cơ quan ban ngành theo
đúng quy định của pháp luật.
Phòng Tổ chức – Hành chính: có 2 chức năng chính
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 20 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Chức năng hành chính quản trị: tiếp nhận, phát hành công văn; hướng dẫn
khách đến làm việc tại công ty; thực hiện việc đưa đón khách hàng, lãnh đạo
công ty cũng như vận chuyển hàng hóa…và xây dựng cơ bản.
Chức năng tổ chức nhân sự: tính toán chi trả tiền lương cho người lao
động theo đúng quy định. Giải quyết các chế độ chính sách, BHXH, BHYT cho
người lao động; tuyển và đào tạo lao động cung cấp cho các bộ phận trong công
ty, đồng thời phối hợp với xưởng đông lạnh tổ chức điều động nhân sự hợp lý
theo dây chuyền chế biến.
Xí nghiệp đông lạnh Tân Long và Xí nghiệp đông lạnh An Phú:
Nhiệm vụ của hai xí nghiệp đông lạnh Tân Long và An Phú là sản xuất chế
biến các mặt hàng đông lạnh theo đúng quy trình của khách hàng đưa ra và kế
hoạch sản xuất của công ty.
3.2 Tình hình nhân sự
Hiện nay, tổng số công nhân viên của công ty STAPIMEX tính đến tháng 8 năm
2010 là 3.174 người. Trong đó, bộ phận quản lý là 181 người, gồm:
Ban Tổng Giám đốc: 3 người
Phòng tổ chức: 16 người
Phòng kinh doanh: 65 người
Phòng kế toán: 17 người
Phòng kỹ thuật: 49 người
Quản lý khác: 31 người
Hàng năm, công ty đã tạo ra việc làm ổn định cho khoảng 3.000 lao động tại
địa phương. Nhằm đảm bảo đủ nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất, nhất là vào
cao điểm sản xuất, công ty luôn có chính sách huy động và tạo điều kiện tốt để
người lao động an tâm làm việc như: mở các đợt tập huấn cho cán bộ, cải tiến
công tác lương, thưởng,…và tiêu chuẩn thi đua theo hướng động viên tính trung
thực, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của người lao động. Chính vì thế mà số
lao động của công ty ngày càng tăng, đặc biệt là lao động dài hạn. Minh chứng
cụ thể là tổng số lao động của công ty tăng đều qua các năm từ năm 2007 đến
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 21 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
năm 2009 (bảng kèm theo). Lao động có trình độ đại học và trên đại học là 67
người, trung cấp: 54 người, còn lại đều đã qua đào tạo nghề.
Bảng 3.1: TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY STAPIMEX GIAI
ĐOẠN 2007 - 2009
Đơn vị tính: người
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Lao động thời vụ 1.859 1.743 1.825
Lao động dài hạn 1.040 1.718 2.164
Tổng số lao động: 2.899 3.461 3.989
( Nguồn: Báo cáo tình hình nhân sự hàng năm của công ty STAPIMEX)
3.3 Giới thiệu sản phẩm và qui trình công nghệ
3.3.1 Đặc điểm sản phẩm
Hàng thủy sản có đặc tính là không để lâu được nên muốn bảo quản tốt thì
phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đồng thời phải đảm bảo độ tươi mới của sản
phẩm.
Thành phẩm sau khi xuất xưởng của công ty là tôm đông lạnh các loại, có
thời gian bảo quản và sử dụng từ 6 tháng đến 12 tháng.
Nhiệt độ bảo quản là: -18 độ.
3.3.2 Qui trình công nghệ
Sản phẩm của công ty là thủy sản đông lạnh các loại. Trong đó, tôm đông
lạnh là mặt hàng chính.
Để hoàn thành 1 sản phẩm công ty STAPIMEX sử dụng qui trình công nghệ
khép kín từ khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông đến đóng gói
thành phẩm xuất xưởng. Qui trình công nghệ được tóm tắt qua sơ đồ sau:
Chỉ tiêu
Năm
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 22 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Hình 3.2: Qui trình thu mua chế biến sản phẩm tôm sú xuất khẩu của
công ty STAPIMEX
( Nguồn: phòng kinh doanh của công ty STAPIMEX)
3.4 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty STAPIMEX từ
năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010
STAPIMEX với tư cách là một trong những đơn vị xuất khẩu thủy sản
hàng đầu của Việt Nam luôn không ngừng phấn đấu để đổi mới trang thiết bị,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tỉ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng, tích
cực tìm kiếm khách hàng mới…nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng. Do vậy, doanh thu của công ty tăng lên đáng kể trong giai đoạn
2007 – 2009. Tổng doanh thu của công ty năm 2007 là 1.083.543 triệu đồng.
Cấp đông
Bao gói
Thành phẩm nhập kho Xuất khẩu
Nông dân Đại lý Trạm thu mua
Tiếp nhận
Sơ chế
Phân cỡ
Chế biến
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 23 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Sang năm 2008, tổng doanh thu của công ty tăng lên đến 1.122.857 triệu đồng,
tăng 39.322 triệu đồng, tương đương tăng 3,63% so với năm 2007. Năm 2009,
tổng doanh thu của công ty tiếp tục tăng thêm 201.283 triệu đồng, tương đương
tăng 18,73% so với năm 2008, nâng tổng doanh thu của công ty năm 2009 lên
1.333.140 triệu đồng. Trong sự gia tăng doanh thu của công ty giai đoạn 2007 –
2009 thì doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là chủ yếu. Tuy
nhiên, trong năm 2009, công ty đã phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu
(10.809 triệu đồng) do có trường hợp hàng bán bị trả lại vì không đáp ứng yêu
cầu của khách hàng về bao bì sản phẩm, công ty phải nhận hàng về và gia công
làm lại bao bì. Tuy các khoản giảm trừ doanh thu năm 2009 chỉ chiếm 0,8% tổng
doanh thu trong năm này nhưng về lâu dài, việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến
tổng doanh thu cũng như uy tín của công ty. Do vậy, công ty cần xem xét và có
biện pháp khắc phục sớm. Riêng 6 tháng đầu năm 2010, tổng doanh thu của công
ty là 501.718 triệu đồng, tăng 6.772 triệu đồng, tương đương tăng 1,37% so với
cùng kỳ năm 2009.
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 24 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Bảng 3.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
STAPIMEX GIAI ĐOẠN 2007 – 2009
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2008/2007
Chênh lệch
2009/2008
2007 2008 2009
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
(%)
1. Doanh thu
(DT) bán hàng
và cung cấp dịch
vụ (DV)
1.075.789 1.106.824 1.314.293 31.035 2,88 207.469 18,74
2. Các khoản
giảm trừ DT 0 0 10.809 0 - 10.809 -
3. DT thuần về
bán hàng và
cung cấp DV
1.075.789 1.106.824 1.303.483 31.035 2,88 196.659 17,77
4. Giá vốn
hàng bán
1.007.730 1.003.732 1.225.196 -3.998 -0,40 221.464 22,06
5. Lợi nhuận
(LN) gộp về bán
hàng và cung
cấp DV
68.059 103.092 78.286 35.033 51,47 -24.806 -24,06
6. DT hoạt động
tài chính 7.754 16.033 29.657 8.279 106,77 13.624 84,98
7. Chi phí tài
chính
11.439 33.125 20.859 21.686 189,58 -12.266 -37,03
8. Chi phí bán
hàng
31.347 39.971 48.273 8.624 27,51 8.302 20,77
9. Chi phí quản
lý DN
8.692 22.492 18.856 13.800 158,77 -3.636 -16,17
10. LN thuần từ
hoạt động KD
24335 23.537 19.955 -798 -3,28 -3.582 -15,22
11. Thu nhập
khác
988 1.579 682 591 59,82 -879 -56,81
12. Chi phí khác 59 67 614 8 13,56 547 816,4
13. LN khác 930 1.512 68 582 62,58 -1.444 -95,50
14. Tổng lợi
nhuận kế toán
trước thuế
25.265 25.050 20.023 -215 -0,85 18.511 73,90
15. Thuế thu
nhập DN hiện
hành
0 108 809 108 - 701 649,07
16. LN sau thuế
thu nhập DN 25.265 24.942 19.215 -323 -1,28 -5.727 -22,96
17. Lãi cơ bản
trên cổ phiếu
0,004 0,0036 0,0026 -0,0004 -10,00 -0,001 -27,78
(Nguồn: tổng hợp báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của công ty STAPIMEX)
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 25 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Mặc dù tổng doanh thu của công ty tăng đều qua các năm từ năm 2007 đến
năm 2009 nhưng lợi nhuận của công ty lại có xu hướng giảm do chi phí tăng dần
qua các năm với tốc độ gia tăng cao hơn mức tăng doanh thu.
1.333.140
1.083.543
1.122.857
24.942
19.215
25.265
0
200.000
400.000
600.000
800.000
1.000.000
1.200.000
1.400.000
2007 2008 2009
Năm
Tổ
ng
d
oa
nh
th
u
(Đ
VT
: t
riệ
u
đồ
ng
)
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
Tổ
ng
lợ
i n
hu
ận
(Đ
VT
: t
riệ
u
đồ
ng
)
Tổng doanh thu Tổng lợi nhuận sau thuế
Hình 3.3: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty STAPIMEX
giai đoạn 2007 – 2009
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của công ty STAPIMEX của
phòng kế toán)
Năm 2007, lợi nhuận sau thuế của công ty STAPIMEX là 25.265 triệu
đồng. Năm 2008, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 323 triệu đồng, tương
đương giảm 1,28% so với năm 2007, đẩy lợi nhuận sau thuế của công ty xuống
còn 24.942 triệu đồng. Đến năm 2009, lợi nhuận sau thuế của công ty tiếp tục
giảm xuống còn 19.215 triệu đồng, giảm 5.727 triệu đồng, tương đương giảm
22,96% so với năm 2008. Nguyên nhân của hiện trạng lợi nhuận công ty liên tục
giảm là do tốc độ tăng doanh thu tương đối nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí. Chi
phí năm 2008 của công ty là 1.097.915 triệu đồng, tăng 3,75% so với năm 2007.
Trong khi đó, mức tăng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 chỉ có 3,63%.
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 26 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Năm 2009, chi phí của công ty tăng lên 1.313.925 triệu đồng, tăng 19,67% so với
năm 2008, cao hơn mức tăng doanh thu năm 2009 so với năm 2008 (18,73%).
Bảng 3.3: SO SÁNH MỨC TĂNG DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA
CÔNG TY STAPIMEX
Đơn vị tính: %
2008 so
với 2007
2009 so với
2008
6 tháng
đầu năm
2010/2009
Mức tăng doanh thu 3,63 18,73 1,37
Mức tăng chi phí 3,75 19,67 1,23
(Nguồn: tổng hợp dựa vào báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của công ty
STAPIMEX của phòng kế toán)
Chi phí tăng là do: ảnh hưởng bởi lạm phát làm cho các loại chi phí tăng cao
hơn vào năm 2008, do sự gia tăng của giá vốn hàng bán. Cụ thể là năm 2009, giá
vốn hàng bán của công ty là 1.225.196 triệu đồng, tăng 22,06% so với năm 2008.
Nguyên nhân của sự tăng giá vốn hàng bán là do các loại chi phí khác tăng như:
chi phí bao bì, nhân công, điện, sự thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu năm 2009 do
ảnh hưởng xấu của thời tiết dẫn đến giá tôm nguyên liệu tăng, … Bên cạnh sự gia
tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
cũng tăng lên đáng kể qua các năm.
Nhìn chung, tình hình sử dụng chi phí của công ty trong những năm qua
tăng lên đáng kể nên mặc dù doanh thu có tăng song lợi nhuận lại giảm. Do đó,
trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh
tranh của công ty ở thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế thì công
ty nên cẩn trọng xem xét và có những giải pháp thiết thực nhằm giảm bớt các chi
phí phát sinh không đáng đặc biệt là các chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh
để tạo ra sản phẩm với giá thành rẻ hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh, đem lại
lợi nhuận cao hơn và góp phần phát triển công ty.
Chỉ tiêu
Năm
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 27 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
3.5 Định hƣớng và kế hoạch phát triển của công ty trong thời gian tới
Nhu cầu thị trường ngày càng tăng tuy nhiên cũng dần khó tính và cạnh
tranh sẽ trở nên gay gắt hơn. Do đó, để có được chỗ đứng vững chắc trên thị
trường hiện nay và được sự quan tâm, tin dùng của người tiêu dùng thì công ty đã
định hướng và đề ra kế hoạch phát triển trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất: tiếp tục phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên cơ
sở tập trung đầu tư nhằm khai thác hết năng lực toàn công ty.
Thứ hai: tiếp tục cải tiến mạnh mẽ công tác quản lý, điều hành nhằm giữ
vững vị trí công ty là một trong ba doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu tôm hàng
đầu của Việt Nam và tạo điều kiện phát triển trong những năm tới.
Thứ ba: xây dựng trụ cột tam giác: giá cả hợp lý, chất lượng ổn định và
cung cấp thường xuyên, giao hàng đúng hạn.
Các chỉ tiêu cụ thể mà công ty đưa ra và phấn đấu đạt được năm 2010 :
Sản lượng xuất khẩu: 8.500 tấn thành phẩm
Giá trị xuất khẩu: 70 triệu USD
Lợi nhuận: 25 tỷ đồng
Đầu tư nuôi tôm: 650 ha mặt nước
Lương bình quân: 3 triệu đồng/người/tháng
Sang năm 2011, công ty tiếp tục phấn đấu nhằm đạt:
Sản lượng xuất khẩu: 9.000 tấn thành phẩm
Giá trị xuất khẩu: 75 triệu USD
Lợi nhuận: 27 tỷ đồng
Đầu tư nuôi tôm: 650 ha mặt nước
Lương bình quân: 3,5 triệu đồng/người/tháng
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 28 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Chỉ tiêu
CHƢƠNG 4
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY
SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX
4.1 Hoạt động xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng –
STAPIMEX
4.1.1 Hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty cổ phần thủy sản Sóc
Trăng – STAPIMEX
Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, STAPIMEX luôn thu mua nguyên liệu
có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm tra được kháng sinh trước khi mua và đáp
ứng yêu cầu vệ sinh thực phẩm.
Bảng 4.1: SẢN LƢỢNG TÔM NGUYÊN LIỆU THU MUA CỦA
CÔNG TY STAPIMEX TỪ NĂM 2007 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
Đơn vị tính: tấn
2007 2008 2009
6 tháng
đầu năm
2010
Sản lƣợng 10.024 10.454 9.115 4.185,65
(Nguồn: báo cáo hoạt động thu mua nguyên liệu hàng năm của phòng kinh doanh)
Năm 2008, công ty thu mua được 10.454 tấn tôm nguyên liệu phục vụ cho
sản xuất, tăng 430 tấn so với năm 2007. Sang năm 2009, công ty chỉ thu mua
được 9.115 tấn tôm nguyên liệu, giảm 1.339 tấn so với năm 2008. Sở dĩ sản
lượng tôm nguyên liệu thu mua giảm đáng kể như vậy nguyên nhân là do năm
2008 nông dân bị thất thu nên đã giảm diện tích nuôi vào năm 2009. Theo Cục
Nuôi trồng thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ giữa năm 2009
đến nay, diện tích nuôi tôm ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
giảm rõ rệt. Vụ nuôi vừa qua, người dân chỉ thả được 477.536 ha tôm giống,
giảm hơn 38.200 ha so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, trong năm 2009, do tác
động của suy thoái kinh tế toàn cầu nên 6 tháng đầu năm, giá tôm sú rớt xuống
mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Do giá giảm mạnh, các hộ nuôi đã bỏ
Năm
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 29 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
trống khoảng 30% diện tích, cộng thêm tình trạng tôm chết do bệnh càng khiến
sản lượng toàn vùng sụt giảm. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng mạnh như chi
phí thức ăn nuôi trong năm 2009 tăng cũng góp phần làm sản lượng nuôi tôm
giảm.
Chính tình trạng sụt giảm sản lượng tôm nguyên liệu cho sản xuất nói trên
đã khiến giá tôm nguyên liệu tăng. Giá thu mua tôm tăng cao trong thời gian gần
đây khiến các hộ nuôi đẩy mạnh thu hoạch sớm. Nông dân đang có xu hướng
chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn.
Hơn nữa, do nhiều năm qua diện tích nuôi tôm tuy tăng song chưa tương xứng
với việc đầu tư mở rộng công suất của các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu.
Theo nhận định từ VASEP thì các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu có thể
tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu từ đây đến hết năm 2010,
nhất là đối với tôm sú. Trước tình hình chung như vậy, 6 tháng đầu năm 2010,
công ty chỉ thu mua được 4.185,65 tấn tôm nguyên liệu.
Tất cả các lô nguyên liệu thu mua vào nhà máy đều được truy xuất đến tận
ao nuôi và mỗi nguồn cung cấp đều có mã hóa truy xuất bao gồm ao nuôi, người
nuôi, vùng nuôi và phía sau là mã của nguồn cung cấp.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu tại công ty:
- Mua trực tiếp từ nông dân đầu tư (mã số: SA): truy xuất đến ao nuôi.
- Mua trực tiếp từ nông dân ngoài đầu tư (mã số: SC): truy xuất đến tận
ao nuôi.
- Mua từ đại lý thu mua (mã số SC): truy xuất đến vùng nuôi
Vùng thu mua nguyên liệu của công ty chủ yếu là Sóc Trăng, chiếm 80%,
còn lại 20% thu mua từ Bạc Liêu và Cà Mau (chủ yếu từ Bạc Liêu).
Công ty thu mua nguyên liệu chủ yếu qua ba nguồn cung cấp chính:
Nguyên liệu thu mua từ các ao nuôi đầu tư: đạt khoảng 750 ha, chiếm
khoảng 60% tổng sản lượng cung cấp hàng năm. Công ty ký hợp đồng hỗ trợ về
tài chính, thức ăn hoặc các hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Đổi lại
người nông dân có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi cho công ty khi có yêu cầu
và cam kết không sử dụng bất kỳ hóa chất hoặc kháng sinh cấm theo quy định
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 30 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
của Bộ thủy sản trong suốt quá trình nuôi và đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo
quy định của công ty trong quá trình bảo quản và vận chuyển sau khi thu hoạch.
Trước khi thu hoạch, công ty sẽ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra các chất kháng
sinh cấm trong vòng 5 – 7 ngày.
Nguyên liệu thu mua từ đại lý: chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng thu
mua. Các đại lý cung cấp này đều được công ty đánh giá lựa chọn và đáp ứng các
điệu kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Định kỳ hàng tháng, công ty sẽ xuống tận
cơ sở thu mua của từng đại lý cung cấp để đánh giá điều kiện vệ sinh và bảo quản
trong quá trình thu mua.
Nguyên liệu thu mua trực tiếp từ nông dân (không đầu tư): cung cấp
khoảng 30% tổng sản lượng nguyên liệu thu mua hàng năm. Trước khi thu
hoạch, nông dân sẽ liên hệ với công ty và khi đó nhân viên phòng đầu tư sẽ đến
khảo sát và ký hợp đồng thu mua nguyên liệu. Người nuôi có trách nhiệm cung
cấp nhật ký nuôi, loại thức ăn và hóa chất sử dụng cho công ty khi có yêu cầu
kiểm tra và cam kết không sử dụng bất kỳ các chất kháng sinh cấm nào theo quy
định của Bộ thủy sản trong suốt quá trình nuôi. Trước khi thu hoạch 3 – 5 ngày,
công ty sẽ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra kháng sinh.
Đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ nông dân (đầu tư và không đầu tư):
công ty sẽ lấy mẫu kiểm kháng sinh trước 7 ngày thu hoạch. Còn đối với nguyên
liệu mua từ đại lý: công ty sẽ lấy mẫu kiểm kháng sinh tại nhà máy.
Ngoài lấy mẫu kiểm kháng sinh, mỗi lô nguyên liệu vào nhà máy đều được
kiểm cảm quan (mùi vị, tạp chất), vi sinh.
4.1.2 Hoạt động chế biến sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản Sóc
Trăng – STAPIMEX
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định khắt khe của từng thị
trường cũng như từng đối tượng khách hàng, công ty đã và đang áp dụng các
chương trình quản lý chất lượng tại các nhà máy chế biến của mình như HACCP,
ISSO 9001:2000, OHSAS, BRC,…Bên cạnh đó, công ty cũng trang bị các thiết
bị tiên tiến để phát hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp nhất đối với nguyên liệu
đầu vào và thành phẩm chế biến hàng ngày. Thành phẩm sẽ được lấy mẫu kiểm
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 31 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
kháng sinh, vi sinh và cảm quan theo từng ngày sản xuất. Tất cả kết quả kiểm tra
sẽ được lưu vào hồ sơ HACCP. Tổng công xuất chế biến thành phẩm/ngày: 70
tấn.
Bảng 4.2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
STAPIMEX GIAI ĐOẠN 2007 – 2009
Đơn vị tính: tấn
Chỉ
tiêu
Năm
Chênh lệch
2008/2007
Chênh lệch
2009/2008
2007 2008 2009
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
(%)
Tổng
sản
phẩm
6.466,66 6.964,30 6.658,81 487,64 7,54%
-259,49
-4,25%
(Nguồn: báo cáo thành phẩm nhập kho hàng năm của công ty STAPIMEX)
Qua bảng trên, ta thấy năm 2008 công ty sản xuất được 6.964,30 tấn thành
phẩm, tăng 487,64 tấn, tương đương tăng 7,54% so với năm 2007. Tuy nhiên,
sang năm 2009, do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào vào 6 tháng đầu năm 2009
như đã phân tích. Hơn nữa, giữa năm 2009, nhu cầu thị trường về tôm sú trên thế
giới có dấu hiệu tăng trở lại sau khủng hoảng tài chính, và về cuối năm, đơn đặt
hàng nhiều khiến nguồn tôm nguyên liệu càng khan hiếm nên tổng thành phẩm
mà công ty sản xuất được giảm xuống còn 6.658,81 tấn. Riêng 6 tháng đầu năm
2010, vì đây là thời điểm chưa vào mùa tôm chính vụ, nguyên liệu tôm thu mua
có phần giảm sút mà công ty chủ yếu hoạt động với công xuất lớn vào quý III và
quý IV của năm nên thời gian này công ty chỉ sản xuất 2.683,22 tấn thành phẩm.
4.1.3 Tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng –
STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010
Với 32 năm kinh nghiệm trong hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản
cùng với những nỗ lực không ngừng để ngày càng đa dạng hóa và nâng cao chất
lượng sản phẩm, sản phẩm của STAPIMEX đã được khách hàng ưa chuộng và
đánh giá cao nhờ sự ổn định về chất lượng. Điều này thể hiện qua sự gia tăng đều
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 32 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
đặn về sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty qua 3 năm (từ năm 2007
đến năm 2009) (bảng chi tiết kèm theo).
Về sản lƣợng: Qua số liệu bảng 4.3, ta thấy năm 2007, sản lượng xuất khẩu
của công ty là 5.238,98 tấn. Sang năm 2008, sản lượng xuất khẩu đã tăng lên đến
6.153,85 tấn, tăng 914,87 tấn, tương đương tăng 17,46% so với năm 2007. Mặc
dù 2008 là năm khủng hoảng tài chính, nhu cầu chi tiêu thế giới thắt chặt lại
nhưng sản lượng xuất khẩu của công ty vẫn không sụt giảm mà trái lại còn tăng
thêm. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ hoạt động xuất khẩu của công ty ngày
càng có hiệu quả. Giữa năm 2009, nhu cầu thị trường về tôm sú trên thế giới có
dấu hiệu tăng trở lại sau khủng hoảng tài chính, càng về cuối năm đơn đặt hàng
càng nhiều làm sản lượng tôm xuất khẩu năm 2009 của công ty tiếp tục tăng
thêm 684,09 tấn, tương đương tăng 11,12% so với năm 2008, nâng sản lượng
xuất khẩu của công ty vào năm này lên con số 6.837,94 tấn. 6 tháng đầu năm
2010, công ty đã xuất khẩu được 2.569,24 tấn.
Về giá trị xuất khẩu: Nhìn chung thì giá trị xuất khẩu của công ty tăng dần
trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2009. Năm 2008, công ty đã thu về được
62.289,85 nghìn USD từ hoạt động xuất khẩu, tăng 300,96 nghìn USD, tương
đương tăng 0,49% so với năm 2007. Ta thấy, mặc dù giá trị xuất khẩu năm 2008
có tăng nhưng chỉ tăng với tỷ lệ không đáng kể so với năm 2007 (0,49%) và mức
tăng này không tương xứng với mức tăng sản lượng (17,46% so với năm 2007).
Sở dĩ có hiện trạng trên là do trước tình trạng suy thoái kinh tế thế giới, người
tiêu dùng có khuynh hướng thắt chặt hầu bao hơn nên thay vì các nhà nhập khẩu
nhập nhiều các sản phẩm tôm cao cấp, size lớn như trước đây thì họ lại chuyển
sang các loai sản phẩm size nhỏ, giá rẻ hơn. Chính sự thay đổi trong cơ cấu các
mặt hàng tôm xuất khẩu của công ty như vậy đã khiến cho mức tăng giá trị xuất
khẩu năm 2008 so với năm 2007 của công ty thấp hơn mức tăng sản lượng.
Năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu của công ty là 69.954,39 nghìn USD,
tăng 7.664.54 nghìn USD, tương đương tăng 12,30% so với năm 2008. Năm
2009 giá trị xuất khẩu tôm của công ty vẫn tăng ngay cả trong bối cảnh kinh tế
thế giới khủng hoảng trầm trọng phần nào nhờ công đóng góp của con tôm thẻ
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 33 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
chân trắng. Trong tình cảnh người tiêu dùng tôm thế giới thắt chặt chi tiêu, cần
mua tôm giá rẻ, tôm thẻ chân trắng càng có lợi thế để phát triển thị phần do giá
thấp, năng suất cao, kích cỡ tôm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng thế giới. Tuy
nhiên, trong tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu của công ty năm 2009, tôm thẻ
chân trắng mới chỉ chiếm khoảng 10%. Cho nên trong thới gian tới để có thể tiếp
tục phát triển và giữ vững vị thế xuất khẩu của mình thì bên cạnh sản phẩm chủ
lực và truyền thống là tôm sú thì công ty cần phải có biện pháp thích hợp và kịp
thời nhằm nâng cao tỷ trọng tôm thẻ chân trắng trong các đơn hàng nhập khẩu.
Nhìn chung, nguyên nhân của sự gia tăng sản lượng lẫn giá trị xuất
khẩu trong thời gian qua là do tâm lý lo sợ của người tiêu dùng trước sự diễn
biến phức tạp của dịch cúm gia cầm nên họ đã chuyển sang tiêu dùng nhiều thủy
sản hơn và do những diễn biến thuận lợi của nền kinh tế thế giới khi thoát dần
khỏi đáy khủng hoảng kinh tế. Hơn nữa, bên cạnh chính sách khuyến khích đưa
ngành thủy sản thành một ngành mũi nhọn của nước ta, chính sách hổ trợ lãi suất
kích cầu điều chỉnh tăng tỷ giá của chính phủ, công ty cũng đã không ngừng
phấn đấu mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm.
Chính vì lẽ đó mà danh tiếng công ty ngày càng được nhiều bạn hàng quốc tế
biết đến và tiến hành thương mại.
Riêng 6 tháng đầu năm 2010, tổng giá trị xuất khẩu của công ty là
22.458,42 nghìn USD và hứa hẹn tổng giá trị xuất khẩu cả năm 2010 sẽ đạt cao
hơn năm trước do từ đầu năm 2010 tình hình kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục
hồi nhẹ, nhu cầu của người dân dần trở lại bình thường, tiêu thụ tôm được cải
thiện ở hầu hết các thị trường, cộng thêm việc nguồn cung thủy sản tại nhiều
quốc gia suy giảm mạnh là nguyên nhân chính đẩy giá trị xuất khẩu thủy sản Việt
Nam nói chung và công ty nói riêng tăng lên trong vài tháng trở lại đây.
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 34 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Bảng 4.3: SẢN LƢỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY STAPIMEX GIAI ĐOẠN TỪ
NĂM 2007 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2007 2008 2009
6 tháng đầu
năm 2010
2008/2007 2009/2008
Sản
lƣợng
(tấn)
Giá trị
(1.000
USD)
Sản
lƣợng
(tấn)
Giá trị
(1.000
USD)
Sản
lƣợng
(tấn)
Giá trị
(1.000
USD)
Sản
lƣợng
(tấn)
Giá trị
(1.000
USD)
Tuyệt
đối
(tấn)
Tỷ lệ
(%)
Tuyệt
đối
(tấn)
Tỷ lệ
(%)
Xuất khẩu
trực tiếp
5.101,91 61.057,78 6.027,58 61.542,25 6.809,37 69.828,65 2.554,70 22.458,42 925,67 18,14 781,79 12,97
1. Nhật 1.944,05 20.329,91 2.141,49 19.799,71 2.394,59 21.830,04 947,64 8.420,09 197,44 10,16 253,1 11,82
2. Mỹ 2.366,20 32.190,24 2.672,65 30.038,35 2.688,50 32.152,41 875,58 8.458,97 306,45 12,95 15,85 0,59
3. Canada 412,64 4.809,52 464,91 4.471,50 794,37 7.876,69 255,84 2.677,40 52,27 12,67 329,46 70,87
4. EU 213,75 2.140,79 401,17 3.401,26 381,73 3.340,72 172,69 1.458,06 187,42 87,86 -19,44 -4,85
5. Hàn Quốc 49,2 357,33 147,33 989,54 173,46 1.186,82 84,38 578,79 98,13 199,45 26,13 17,74
6.Úc 24,24 137,7 0 0 0 0 0 0,00 -24,24 -100 0 -
7. Trung Đông 91,83 1.092,28 189,33 1.889,33 190,27 1.883,97 10,94 107,23 165,09 681,06 0,94 0,5
8. Các nước
khác
0 0 110,7 952,56 186,45 1.558,00 42,61 452,49 18,87 20,55 75,75 68,43
9. Singapore 0 0 0 0 0 0 38,02 278,38 0 - 0 -
Ủy thác xuất
khẩu
137,07 931,11 126,27 747,6 28,57 125,74 0 0 -10,8 -7,88 -97,7 -77,37
Nhật 137,07 931,11 126,27 747,6 28,57 125,74 0 0 -10,8 -7,88 -97,7 -77,37
TỔNG TRỊ
GIÁ
5.238,98 61.988,89 6.153,85 62.289,85 6.837,94 69.954,39 2.554,70 22.458,42 914,87 17,46 684,09 11,12
( Nguồn: Tổng hợp báo cáo xuất khẩu hàng hóa hàng năm của công ty STAPIMEX của phòng kế toán)
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 35 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
4.1.3.1 Phương thức xuất khẩu
Sản phẩm của STAPIMEX được đưa vào thị trường nước ngoài theo 2
hình thức: xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu. Năm 2008, lượng sản phẩm
xuất khẩu trực tiếp của công ty là 6.027,58 tấn tăng 925,67 tấn so với năm
2007. Sang năm 2009, xuất khẩu trực tiếp lại tiếp tục tăng lên 6.809,37 tấn,
tăng 781,79 tấn so với năm 2008. Ta có thể thấy rõ qua bảng sau:
Bảng 4.4: SẢN LƢỢNG XUẤT KHẨU THEO CÁC HÌNH THỨC
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY STAPIMEX TỪ NĂM 2007 ĐẾN 6 THÁNG
ĐẦU NĂM 2010
Đơn vị tính: Tấn
2007 2008 2009
6 tháng
đầu năm
2010
Xuất khẩu trực tiếp 5.101,91 6.027,58 6.809,37 2.254,70
Ủy thác xuất khẩu 137,07 126,27 125,74 0
Tổng cộng: 5.238,98 6.153,85 6.837,94 2.254,70
(Nguồn: báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa hàng năm của công ty STAPIMEX của
phòng kế toán)
Trong các hình thức xuất khẩu thì công ty chủ yếu sử dụng hình thức xuất
khẩu trực tiếp. Cụ thể là năm 2007, lượng sản phẩm xuất khẩu theo hình thức
trực tiếp chiếm 97,38% tổng sản lượng xuất khẩu và tỷ lệ này tăng đều qua các
năm: năm 2008 là 97,95% và 98,19% năm 2009. Sở dĩ công ty ngày càng quan
tâm đến việc nâng cao tỷ trọng sản phẩm xuất theo hình thức trực tiếp là vì xuất
theo hình thức này thì giá xuất khẩu sẽ cao hơn so với ủy thác xuất khẩu.
Bên cạnh đó, với hình thức xuất khẩu trực tiếp, công ty còn có thể giảm
được chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh hơn.
Hơn nữa, công ty còn có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, hiểu rõ hơn
nhu cầu của khách hàng cũng như tình hình giá cả từ đó tạo điều kiện thuận lợi
để nâng cao uy tín và thanh thế cho công ty. Qua 3 năm (từ năm 2007 – 2009), số
Chỉ tiêu
Năm
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 36 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
lượng sản phẩm được xuất khẩu dưới hình thức trực tiếp ngày càng tăng tỷ trọng
so với hình thức gián tiếp (ủy thác xuất khẩu).
97,38% 97,95% 98,19% 100,00%
2,62% 2,05% 1,81% 0,00%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2007 2008 2009 6 tháng
đầu năm
2010
Năm
C
ơ
c
ấu
(
%
)
Xuất khẩu trực tiếp Ủy thác xuất khẩu
Hình 4.1: Cơ cấu hình thức xuất khẩu theo sản lƣợng xuấ khẩu của
công ty STAPIMEX từ từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010
(Nguồn: báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa hàng năm của công ty
STAPIMEX của phòng kế toán )
Nguyên nhân của việc chuyển dần cơ cấu của ủy thác xuất khẩu sang xuất
khẩu trực tiếp là do nhận thấy giá trị của hợp đồng xuất khẩu trực tiếp cao hơn
hợp đồng xuất khẩu theo hình thức ủy thác nên công ty ngày càng mở rộng xuất
khẩu bằng hình thức trực tiếp. Đến 6 tháng đầu năm 2010, công ty chỉ xuất bán
sản phẩm một cách trực tiếp mà không thông qua trung gian nữa (ủy thác xuất
khẩu bằng 0). Điều này thể hiện hoạt động xuất khẩu của công ty ngày càng có
hiệu quả, công ty ngày càng chủ động và chuyên nghiệp hơn trong việc tiếp xúc
trực tiếp với khách hàng và bán sản phẩm của mình.
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 37 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
4.1.3.2 Thị trường xuất khẩu
Hiện nay, sản phẩm của STAPIMEX đã có mặt trên 20 quốc gia trên thế
giới. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty về cả sản lượng
lẫn giá trị xuất khẩu, kế tiếp là Nhật Bản, Canada xếp vị trí thứ ba, xếp ở vị trí
thứ tư là thị trường EU
Thị trƣờng Mỹ:
Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty với sản lượng và giá trị xuất
khẩu dẫn đầu trong suốt 3 năm (từ năm 2007 đến năm 2009).
2,366.20
875.58
2,688.50
2,672.65
8,458.97
32,152.41
30,038.35
32,190.24
0.00
500.00
1,000.00
1,500.00
2,000.00
2,500.00
3,000.00
2007 2008 2009 6 tháng đầu
năm 2010Năm
Sả
n
lư
ợn
g
(tấ
n)
0.00
5,000.00
10,000.00
15,000.00
20,000.00
25,000.00
30,000.00
35,000.00
Gi
á
trị
(n
gh
ìn
U
SD
)
sản lượng xuất khẩu Giá trị xuất khẩu
Hình 4.2 : Sản lƣợng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX
sang Mỹ từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010
(Nguồn: báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa hàng năm của công ty
STAPIMEX)
Qua hình trên, ta thấy, năm 2007, công ty đã xuất sang thị trường Mỹ được
2.366,20 tấn tôm đông lạnh các loại, chiếm 45,17% tổng sản lượng sản phẩm
xuất khẩu của công ty năm 2007. Sang năm 2008, lượng sản phẩm xuất sang Mỹ
đã tăng thêm 306,45 tấn, nâng tổng sản lượng tôm của công ty xuất sang thị
trường này tăng lên 2.672,65 tấn, tăng 12,95% so với năm 2007.
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 38 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính thế
giới nhưng sản lượng xuất khẩu của công ty sang Mỹ không những không giảm
mà trái lại còn tăng nhẹ 0,59% so với năm 2008, tương đương tăng 15,85 tấn
nâng sản lượng tôm xuất khẩu của công ty vào thị trường này năm 2009 là
2.688,50 tấn . Điều này cũng chứng tỏ những nỗ lực của công ty trong việc duy
trì bạn hàng truyền thống. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ của
Nhà nước ta trong thời gian qua luôn ở mức cao đã tạo nhiều thuận lợi cho hoạt
động xuất khẩu của công ty. Tỷ giá bình quân USD/VNĐ của Ngân hàng Ngoại
Thương nước ta tăng dần giai đoạn 2007 – 2009: từ 17,215 năm 2007 lên 17,679
năm 2008 và tiếp tục tăng đáng kể vào năm 2009 nâng tỷ giá USD/VNĐ năm
này lên 18,463. Tỷ giá được nâng lên khiến các nhà nhập khẩu Mỹ mua được
nhiều hàng hóa hơn với sồ tiền vốn có. Do đó, họ sẽ tăng cường nhập khẩu hàng
thủy sản Việt Nam hơn so với các thị trường khác và nhờ đó mà công ty đẩy
mạnh xuất khẩu vào Mỹ. Đây cũng là nguyên nhân khiến lượng sản phẩm tôm
xuất khẩu của công ty sang thị trường này ngày càng tăng.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã xác định Mỹ là thị trường
chủ lực trong hoạt động xuất khẩu của mình và luôn nỗ lực để chinh phục và mở
rộng thị phần sản phẩm vào thị trường này. Điều này được minh chứng bởi giá trị
xuất khẩu của công ty sang thị trường này hàng năm đều chiếm trên 45% tổng
giá trị xuất khẩu của công ty.
Ta thấy, mặc dù giá trị xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ luôn
chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị xuất khẩu hàng năm của công ty thế
nhưng cơ cấu giá trị xuất khẩu sang Mỹ đang giảm dần (hình 4.3). Do Mỹ là
nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ khủng hoảng tài chính, người dân phải chi
tiêu tiết kiệm hơn nên họ đã chuyển sang tiêu dùng nhiều các sản phẩm tôm với
kích cở nhỏ và giá rẻ hơn so với trước làm giảm tỷ trọng các mặt hàng tôm cao
cấp trong tổng lượng tôm xuất sang thị trường này nên đã kéo cơ cấu giá trị xuất
khẩu của công ty sang Mỹ giảm dần qua các năm.
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 39 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
37.67%
45.96%48.22%
51.93%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
2007 2008 2009 6 tháng
đầu năm
2010
Năm
Cơ
c
ấu
(%
)
Cơ cấu giá trị xuất khẩu (%)
Hình 4.3 : Cơ cấu giá trị xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX vào thị
trƣờng Mỹ từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010
(Nguồn: báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa hàng năm của công ty
STAPIMEX)
Tuy việc xuất khẩu sang Mỹ đang diễn biến tốt đẹp nhưng rủi ro sẽ rất lớn
khi tập trung xuất khẩu với số lượng lớn vào một thị trường; đặc biệt là khủng
hoảng tài chính Mỹ diễn ra từ những tháng cuối năm 2007 làm kinh tế nước này
sụt giảm nghiêm trọng. Trong thời gian tới, để hoạt động xuất khẩu đạt được kết
quả tốt thì bên cạnh việc giữ cân đối thị phần xuất khẩu ở thị trường này thì công
ty cần phải tăng cường tìm kiếm, tiếp cận và mở rộng xuất khẩu sang các thị
trường khác.
Thị trƣờng Nhật:
Nhật Bản là thị trường có nhu cầu tiêu dùng thủy sản lớn với nhu cầu tiêu
thụ thủy sản khoảng 72kg/người/năm. Thêm vào đó là truyền thống sử dụng các
món ăn chế biến từ thủy sản là chính yếu trong các bữa ăn hàng ngày, các dịp lễ
và nghệ thuật chế biến các món ăn từ thủy sản của người Nhật đã có từ lâu đời
nên đây quả là một thị trường rộng mở và đầy tiềm năng cho một doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản như STAPIMEX. Hơn nữa, do nhận thấy đây cũng là thị
trường có nhiều nét tương đồng về văn hóa với nước ta nên công ty luôn xem
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 40 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Nhật là thị trường quan trọng và đã mạnh dạng, không ngừng phấn đấu đưa sản
phẩm của mình vào thị trường này. Sau nhiều nỗ lực trong việc đa dạng hóa và
nâng cao chất lượng sản phẩm, hiện nay, sản phẩm của STAPIMEX ngày càng
được người tiêu dùng Nhật ưa chuộng. Minh chứng cụ thể là trong suốt thời gian
từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010, Nhật luôn là thị trường truyền thống và
là nhà nhập khẩu lớn thứ hai các sản phẩm thủy sản của công ty với lượng nhập
khẩu ngày càng tăng.
947.64
2,267.76 2,423.16
2,081.12
8,420.09
20,547.10
21,955.78
21,261.02
0.00
500.00
1,000.00
1,500.00
2,000.00
2,500.00
3,000.00
2007 2008 2009 6 tháng đầu
năm 2010
Năm
Sả
n
lư
ợn
g
(tấ
n)
0.00
5,000.00
10,000.00
15,000.00
20,000.00
25,000.00
Gi
á
trị
(n
gh
ìn
U
SD
)
Sản lượng (tấn) Giá trị (nghìn USD)
Hình 4.4 : Sản lƣợng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX
sang Nhật của công ty STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010
(Nguồn: báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa hàng năm của công ty
STAPIMEX)
Qua bảng trên, ta thấy năm 2008, công ty đã xuất sang Nhật được 2.267,76
tấn sản phẩm tôm các loại, tăng 186,64 tấn, tương đương tăng 8,23% so với năm
2007. Năm 2009, sản lượng tôm xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật tiếp
tục tăng lên 2.423,16 tấn, tăng 164,4 tấn, tương đương tăng 6,76% so với năm
2008. Sở dĩ sản lượng tôm xuất khẩu của STAPIMEX sang Nhật ngày càng tăng
như vậy là do công ty đã nắm bắt nhu cầu thị trường và đẩy mạnh nghiên cứu chế
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 41 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
biến ra sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa chủng loại sản phẩm của công ty, tăng
thêm sự lựa chọn và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Kết quả của
sự nỗ lực trên đã cho ra đời 2 loại sản phẩm giá trị gia tăng cao cấp vào năm
2008: Tempura và Ebifry. Đây là 2 loại sản phẩm rất được người tiêu dùng Nhật
ưa chuộng.
Mặc dù sản lượng xuất khẩu tăng dần từ năm 2007 – 2008 nhưng giá trị
xuất khẩu thu được năm 2008 của công ty chỉ có 20.545,10 nghìn USD, giảm
806,92 nghìn USD, tương đương giảm 3,8% so với năm 2007, nguyên nhân là do
ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 làm giá xuất khẩu tôm
của công ty có phần sụt giảm so với năm 2007 từ đó dẫn đến giá trị xuất khẩu
giảm. Sang năm 2009, sau khủng hoảng, nhu cầu thị trường tăng trở lại và tăng
dần về cuối năm góp phần đẩy giá xuất khẩu tôm tăng lên nên giá trị xuất khẩu
tôm của công ty trong năm này đã tăng trở lại và đạt mức 21.955,78 nghìn USD,
tăng 1.410,68 nghìn USD, tương đương tăng 6,9% so với năm 2008.
Theo thông tin từ VASEP, nhập khẩu tôm của Nhật Bản trong 5 tháng đầu
năm 2010 tăng 3% so với cùng kỳ năm 2009. Thêm vào đó là đầu năm 2010,
đồng Yên tăng giá so với đồng USD càng làm cho sức tiêu thụ tôm tăng lên. 6
tháng đầu năm 2010, các nhà nhập khẩu Nhật Bản tiếp tục nhập thêm 947,64 tấn
sản phẩm tôm các loại của công ty.
Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản là tương đối
ổn định với cơ cấu giá trị xuất khẩu sang thị trường này trong tổng giá trị xuất
khẩu của công ty qua các năm từ 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 đều ở tỷ lệ cao:
trên 31%. Hơn nữa, theo thông tin từ VASEP thì năm 2010, Nhật Bản vẫn là thị
trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam, thị trường này đang gia tăng nhập khẩu
tôm thẻ chân trắng, chiếm tới 18% khối lượng tôm nhập khẩu. Nên đây thật sự là
thị trường quan trọng mà STAPIMEX cần phải quan tâm phát triển và tìm giải
pháp đảm bảo nguồn tôm nguyên liệu đặc biệt là tôm thẻ chân trắng để đáp ứng
nhu cầu thị trường gia tăng như hiện nay nhất là khi thuế suất xuất khẩu tôm Việt
Nam vào nước này giảm xuống còn 0% từ sau Hiệp định Đối tác kinh tế Việt -
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 42 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Nhật (VJEPA) có hiệu lực từ 1/10/2009 và được triển khai đồng bộ vào năm
2010.
Thị trƣờng Canada:
Canada là nhà nhập khẩu lớn thứ ba của STAPIMEX sau Mỹ và Nhật. Đây
là thị trường có nhiều tiềm năng mà công ty muốn tiếp tục thâm nhập phát triển
trong những năm tới. Sản lượng tôm xuất khẩu của công ty sang thị trường này
tăng dần qua các năm từ 412,64 tấn năm 2007 lên 464,91 tấn năm 2008 và tiếp
tục tăng lên 794,37 tấn năm 2009.
464.91
255.84
794.37
412.64
2,677.40
7,876.69
4,471.50
4,809.52
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
2007 2008 2009 6 tháng đầu
năm 2010Năm
Sả
n
lư
ợn
g
(tấ
n)
0.00
1,000.00
2,000.00
3,000.00
4,000.00
5,000.00
6,000.00
7,000.00
8,000.00
9,000.00
G
iá
tr
ị (
ng
hì
n
US
D)
Sản lượng xuất khẩu Giá trị xuất khẩu
Hình 4.5 : Sản lƣợng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX
sang Canada của công ty STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm
2010
(Nguồn: báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa hàng năm của công ty
STAPIMEX)
Sản lượng xuất khẩu sang Canada trong giai đoạn này không ngừng tăng lên
thể hiện công ty đã bắt kịp nhu cầu của người tiêu dùng nơi đây, sản phẩm của
công ty đã từng bước thâm nhập và phát triển tốt ở thị trường này.
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 43 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Ta thấy, mặc dù lượng sản phẩm của công ty xuất sang Canada không
ngừng tăng lên nhưng giá trị xuất khẩu lại có sự sụt giảm vào năm 2008. Năm
2008, với việc xuất bán 464,91 tấn sản phẩm nhưng công ty chỉ thu về được
4.471,50 nghìn USD, giảm 7,03% so với năm 2007. Nguyên nhân của hiện trạng
trên cũng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế làm người dân nước này chuyển
hướng tiêu dùng sang dùng nhiều những sản phẩm kém cao cấp hơn và giá thấp
hơn so với trước đó.
Thị trƣờng EU:
EU là thị trường rộng lớn và nhu cầu đa dạng với 27 quốc gia thành viên và
trên 500 triệu dân. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên 400 tấn/năm, EU là một
trong những nhà nhập khẩu lớn của STAPIMEX sau Mỹ, Nhật và Canada.
172.69
381.73401.17
213.75
3,401.26
1,458.06
3,340.72
2,140.79
0
50
10
150
200
250
300
350
400
450
2007 2008 2009 6 tháng đầu
năm 2010
Năm
Sả
n
lư
ợ
ng
(t
ấn
)
0.00
500.00
1,000.00
1,500.00
2,000.00
2,500.00
3,000.00
3,500.00
4,000.00
G
iá
tr
ị (
ng
hì
n
U
SD
)
Sản lượng xuất khẩu Giá trị xuất khẩu
Hình 4.6 : Sản lƣợng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX
sang thị trƣờng EU của công ty STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu
năm 2010
(Nguồn: báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa hàng năm của công ty
STAPIMEX)
Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 44 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Mặc dù, tình hình kinh tế thế giới năm 2008 và năm 2009 diễn biến không
có lợi cho xuất khẩu nhưng nhìn chung, sản lượng và giá trị xuất khẩu của công
ty sang thị trường EU là tương đối ổn định và tăng dần. Năm 2008, sản lượng và
giá trị xuất khẩu đều tăng so với năm 2007. Sang năm 2009, lượng sản phẩm xuất
sang thị trường này của công ty tuy có giảm so với năm 2008 nhưng với một
lượng không đáng kể là 92,24 tấn kéo theo giá trị xuất khẩu cũng giảm nhẹ
xuống 60,54 nghìn USD so với năm 2008.
Bên cạnh 2 thị trường truyền thống Mỹ và Nhật thì EU là thị trường có
nhiều tiềm năng của công ty với nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên 400 tấn/năm và
các rào cản thuế quan của thị trường này đối với tôm Việt Nam đang dần được
xóa bỏ. Mục tiêu hướng tới của STAPIMEX
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG - STAPIMEX.pdf