Tài liệu Luận văn Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản Phương Đông: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY
SẢN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
TRƯƠNG THỊ BÍCH LIÊN CHÂU HUỲNH LÊ
Mã số SV: 4053564
Lớp: Kế toán tổng hợp K 31
Cần Thơ - 2009
www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
viii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..............................................................................1
1.1.GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................1
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...........................................................2
1.2.1.Mục tiêu chung.....................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................2
1.3.PHẠM VI NGHIẾN CỨU ĐỀ TÀI ...................................
89 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản Phương Đông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY
SẢN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
TRƯƠNG THỊ BÍCH LIÊN CHÂU HUỲNH LÊ
Mã số SV: 4053564
Lớp: Kế toán tổng hợp K 31
Cần Thơ - 2009
www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
viii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..............................................................................1
1.1.GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................1
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...........................................................2
1.2.1.Mục tiêu chung.....................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................2
1.3.PHẠM VI NGHIẾN CỨU ĐỀ TÀI ..............................................................2
1.3.1.Không gian ...........................................................................................2
1.3.2.Thời gian ..............................................................................................3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...................................................................................................................4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................4
2.1.1. Giới thiệu ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam .....................................4
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành xuất khẩu thủy sản ..4
2.1.1.2. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu ..............................................6
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu ........................................7
2.1.2 .1. Thị trường ..................................................................................7
2.1.2.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ........................................................8
2.1.2.3. Giá sản phẩm ..............................................................................7
2.1.2.4 .Phương thức thanh toán quốc tế .................................................10
2.1.2.5. Chất lượng sản phẩm ..................................................................12
2.1.3.Ma trận SWOT ......................................................................................12
2.2 .PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................13
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................13
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................13
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY
TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG ...........................................................14
3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THỦY SẢN
www.kinhtehoc.net
viii
PHƯƠNG ĐÔNG ...............................................................................................14
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ......................................................14
3.1.2. Vai trò và nhiệm vụ .............................................................................15
3.1.2.1 Vai trò ..........................................................................................15
3.1.2.2 Nhiệm vụ .....................................................................................15
3.1.3.Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của công ty ................................15
3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức .............................................................................15
3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận ....................................15
3.1.3.3 Tình hình nhân sự ........................................................................17
3.1.4. Mục tiêu hoạt động của công ty ..........................................................19
3.1.5.Một số thuận lợi và khó khăn của công ty ...........................................19
3.1.5.1.Thuận lợi .....................................................................................19
3.1.5.2. Khó khăn ...................................................................................20
3.2.TÌNH HÌNH THU MUA NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG ..................................................................20
3.2.1.Giới thiệu về nguồn cung nguyên liệu của công ty .............................20
3.2.2. Quy trình chế biến sản phẩm ..............................................................21
3.2.3.Định giá sản phẩm................................................................................23
3.3 THỰC TRẠNG VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY
PHƯƠNG ĐÔNG TRONG BA NĂM 2006 - 2008 ...........................................23
3.3.1.Giới thiệu về các mặt hàng xuất khẩu của công ty ..............................23
3.3.2. Các thị trường xuất khẩu của công ty .................................................24
3.3.3.Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản trong ba năm
2006 - 2008 ...............................................................................................24
3.3.3.1 Về giá trị xuất khẩu ..................................................................24
3.3.3.2 Về số lượng thủy sản xuất khẩu ...............................................27
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG TRONG
BA NĂM 2006 - 2008 ........................................................................................32
4.1.PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ XUẤT
www.kinhtehoc.net
viii
KHẨU CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG ......................................................32
4.1.1.Về doanh thu xuất khẩu ....................................................................32
4.1.2.Về số lượng sản phẩm xuất khẩu ......................................................47
4.1.3.Giá bán sản phẩm và phương thức thanh toán ..................................58
4.1.4.Chất lượng sản phẩm.........................................................................60
4.2.ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ...................61
4.2.1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ..................................61
4.2.2.So sánh kết quả hoạt động của công ty với tình hình chung của ngành
xuất khẩu thủy sản Việt Nam .....................................................................65
4.2.3.Phân tích ma trận SWOT ..................................................................66
CHƯƠNG 5:CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH GIÁ TRỊ VÀ SẢN LƯỢNG
XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG
ĐÔNG ................................................................................................................71
5.1 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ NGHIÊN CỨU
THỊ TRƯỜNG ....................................................................................................71
5.1.1.Xây dựng chiến lược Marketing .......................................................71
5.1.2.Nghiên cứu thị trường .......................................................................74
5.2. MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA .........................................................75
5.3. XÂY DỰNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU RIÊNG .......................................76
5.4.NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CHO NHÂN VIÊN .................77
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ................................................................................79
6.1.KẾT LUẬN ...................................................................................................79
6.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................79
6.2.1.Kiến nghị đối với doanh nghiệp ...........................................................79
6.2.2.Kiến nghị đối với Nhà nước .................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.kinhtehoc.net
X
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Trình độ lao động của công ty Phương Đông ..................................18
Bảng 2: Doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty Phương Đông trong ba năm
2006-2008 ......................................................................................................25
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu theo từng mặt hàng của công ty Phương Đông
trong ba năm 2006-2008 ................................................................................26
Bảng 4:Số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Phương Đông trong ba
năm 2006-2008 ..............................................................................................27
Bảng 5:Cơ cấu số lượng xuất khẩu theo từng mặt hàng của công ty
Phương Đông trong ba năm 2006-2008 .........................................................29
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Phương Đông trong ba
năm 2006-2008 .............................................................................................32
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Âu của công ty trong
ba năm 2006-2008 ..........................................................................................34
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Phương Đông sang các
quốc gia Châu Âu trong ba năm 2006-2008 ..................................................35
Bảng 9:Cơ cấu về doanh thu xuất khẩu theo từng mặt hàng vào thị trường
Châu Âu của công ty trong ba năm 2006-2008 .............................................37
Bảng 10: Doanh thu xuất khẩu thủy sản sang châu Á của công ty Phương
Đông trong ba năm 2006-2008 ......................................................................39
Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu sang các nước thuộc Châu Á của công ty
trong ba năm 2006-2008 ...............................................................................40
Bảng 12: Cơ cấu về doanh thu của từng mặt hàng xuất khẩu vào thị trường
Châu Á của công ty Phương Đông trong ba năm 2006-2008 .......................42
Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường khác trong ba
năm 2006-2008 ............................................................................................ 44
Bảng 14: Kim ngạch sang các nước thuộc thị trường khác của công ty trong
www.kinhtehoc.net
X
ba năm 2006-2008 .........................................................................................45
Bảng 15: Số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Phương Đông trong ba
năm 2006-2008 .............................................................................................47
Bảng 16: Số lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Châu Âu trong ba
năm 2006-2008 .............................................................................................49
Bảng 17: Số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Phương Đông vào các
nước Châu Âu trong ba năm 2006-2008 ......................................................50
Bảng 18: Số lượng sản phẩm theo từng mặt hàng xuất vào thị trường Châu
Âu của công ty Phương Đông trong ba năm 2006-2008 ..............................51
Bảng 19: Số lượng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Châu Á trong ba
năm 2006-2008 .............................................................................................53
Bảng 20: Số lượng thủy sản xuất khẩu sang các quốc gia Châu Á của công
ty Phương Đông trong ba năm 2006-2008 ...................................................54
Bảng 21: Số lượng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Châu Á theo từng
mặt hàng trong ba năm 2006-2008 ...............................................................55
Bảng 22: Số lượng xuất khẩu của công ty Phương Đông sang thị trường
khác trong ba năm 2006-2008 ......................................................................56
Bảng 23: Số lượng thủy sản xuất khẩu sang thị trường khác của công ty
Phương Đông trong ba năm 2006-2008 ..........................................................57
Bảng 24: Tỷ giá ngoại tệ của Việt Nam trong ba năm 2006-2008 ................62
Bảng 25: Số lượng và doanh thu xuất khẩu của công ty Phương Đông và
cả ngành xuất khẩu thủy sản trong ba năm 2006-2008 ................................65
www.kinhtehoc.net
xi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ....11
Hình 2: Sơ đồ tổ chức công ty Phương Đông ...............................................15
Hình 3: Trình độ lao động của công ty Phương Đông ..................................18
Hình 4: Quy trình chế biến cá chả (surimi) ...................................................21
Hình 5: Quy trình chế biến cá Basa Fillet ......................................................22
Hình 6:Doanh thu xuất khẩu trong ba năm 2006 – 2008 của công ty Phương
Đông .............................................................................................................25
Hình 7:Số lượng thuỷ sản xuất khẩu qua ba năm của công ty Phương
Đông ..............................................................................................................28
Hình 8:Số lượng và doanh thu xuất khẩu theo sản phẩm của công ty Phương
Đông trong ba năm ......................................................................................30
Hình 9: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của công ty Phương
Đông trong ba năm 2006-2008 ....................................................................33
Hình 10:Số lượng xuất khẩu của công ty Phương Đông vào các thị trường
trong ba năm 2006 – 2008 ...........................................................................48
Hình 11: Đồ thị tỷ lệ lạm phát qua các năm của Việt Nam .........................61
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 1 GVHD: Trương Thị Bích Liên
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam với một bờ biển trải dài, nhiều sông ngòi do đó rất thuận lợi cho
việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Khai thác được lợi thế đó nên đã có rất
nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản đã dần lớn mạnh và
trưởng thành trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Thủy sản Việt Nam cũng đã
đạt được những thành tựu đáng kể, trong năm 2007 Việt Nam thuộc vào top 10
nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới sau Hà Lan, và thủy sản Việt Nam
cũng đã có mặt trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên thủy sản của Việt
Nam luôn bị cạnh tranh và ép giá trên thương trường toàn cầu đó. Đặc biệt khi
nước ta gia nhập WTO thì những cạnh tranh về con cá con mực của Việt Nam
càng thêm gay gắt, nó đòi hỏi chúng ta phải có những bước đi thật chắc chắn
không được vấp sai lầm dù rất nhỏ để được đứng vững trên thị trường.
Hiện nay xu hướng quốc tế hóa làm cho nền kinh tế nước ta cũng phụ
thuộc vào kinh tế thế giới. Do đó để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải
nhìn lại kết quả hoạt động thực tế của chính công ty qua các năm để nhận ra được
những thế mạnh của chính công ty nhằm phát huy. Bên cạnh đó, cũng phải tìm
được những hạn chế để khắc phục.
Công ty TNHH thủy sản Phương Đông cũng là một trong những doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản với quy mô lớn, doanh thu không ngừng gia tăng trong
các năm. Vì vậy công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp của xu thế quốc tế hóa.
Do đó khi thực tập tại công ty em thấy đề: “Phân tích tình xuất khẩu thủy sản
của công ty TNHH thủy sản Phương Đông” là rất cần thiết. Đề này sẽ giúp
công ty có thể có một cách nhìn tổng quát về kết quả hoạt động thực tế của công
ty qua ba năm từ năm 2006 đến năm 2008. Ngoài ra đề tài cũng cung cấp cho
công ty thấy được những mặt thuận lợi về kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản
mà công ty đã đạt được để tiếp tục phát huy, những mặt còn hạn chế đã tồn tại
trong các năm qua và có thể chính những hạn chế này đã làm cho kết quả hoạt
động của công ty không phải là cao nhất. Chương năm của luận văn sẽ là những
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 2 GVHD: Trương Thị Bích Liên
biện pháp mà công ty có thể tham khảo để có thể khắc phục những hạn chế. Đề
tài có thể sẽ là một bài mẫu để cho các doanh nghiệp khác cùng ngành tham khảo
và áp dụng phân tích cho chính công ty họ.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.2.1.Mục tiêu chung
Dựa trên những số liệu thực tế của xuất khẩu thủy sản tại công ty TNHH thủy
sản Phương Đông, đề tài sẽ phân tích doanh thu và số lượng xuất khẩu thực tế
qua ba năm 2006-2008 của công ty Phương Đông để nhận ra những thuận lợi,
khó khăn của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Sau đó đề ra biện pháp
để giúp công ty đẩy mạnh tình hình xuất khẩu thủy sản.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ các số liệu được công ty cung cấp, sau đó thống kê và phân tích tình
hình xuất khẩu chung thực tế của doanh nghiệp từ năm 2006 đến năm 2008. Cụ
thể là phân tích về số lượng thủy sản xuất khẩu, doanh thu của từng thị trường,
giá bán sản phẩm, phương thức thanh toán của công ty trong các năm. Sau đó so
sánh doanh thu, số lượng đạt được giữa năm 2007 và năm 2006, năm 2008 và
năm 2007.
Dựa trên những kết quả đạt được kết hợp với thông tin, diễn biến thực tế
trên thị trường về các yếu tố bên ngoài tác động đến xuất khẩu như lạm phát, tỷ
giá hối đoái, các yếu tố về chính trị…để tìm ra những mặt còn hạn chế của công
ty như về cơ cấu sản phẩm, giá sản phẩm, nguồn nguyên liệu và chất lượng sản
phẩm. Sau đó đề ra các giải pháp giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh và
tăng giá trị và số lượng thủy sản xuất khẩu.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.3.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty TNHH thủy sản
Phương Đông trong ba năm 2006 - 2008 nhằm nắm bắt được những thuận lợi,
khó khăn trong xuất khẩu thủy sản và đưa ra phương hướng để tăng số lượng và
doanh thu xuất khẩu tại công ty trong tương lai.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 3 GVHD: Trương Thị Bích Liên
1.3.2 Thời gian
Đề tài sử dụng thông tin, số liệu phản ánh tình hình xuất khẩu thủy sản tại
công ty trong ba năm 2006 – 2008. Cụ thể là số liệu được lấy từ các bảng: bảng
kim nghạch xuất khẩu thủy sản của công ty trong các năm 2006, 2007, 2008.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty TNHH thủy sản
Phương Đông trong ba năm gần đây. Cụ thể là phân tích tình hình kinh doanh
xuất khẩu thủy sản của công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản Phương Đông
thông qua phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, doanh thu xuất khẩu, số lượng
sảm phẩm xuất khẩu vào các thị trường của công ty.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 4 GVHD: Trương Thị Bích Liên
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Giới thiệu ngành xuất khẩu thủy sản
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngành xuất khẩu thủy sản
Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự
đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá
trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã
bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước
trong lĩnh vực này. Từ đó, nghề cá - ngành Thuỷ sản - đã dần hình thành và phát
triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho
đất nước.
Giai đoạn 1954 - 1960 là thời kỳ kinh tế thuỷ sản bắt đầu được chăm lo
phát triển như một ngành kinh tế kỹ thuật. Điểm mới của thời kỳ này là sự hình
thành các tổ chức nghề cá công nghiệp như các tập đoàn đánh cá với đoàn tàu
đánh cá Hạ Long, Việt - Đức, Việt - Trung, nhà máy cá hộp Hạ Long. Đặc biệt
phong trào hợp tác hoá được triển khai rộng khắp trong nghề cá.
Trong những năm 1960 - 1980, thuỷ sản có những giai đoạn phát triển
khác nhau với diễn biến của lịch sử đất nước. Mặc dù tổ chức quản lý ngành
được thành lập (Tổng cục thuỷ sản năm 1960, Bộ Hải sản năm 1976, Bộ Thuỷ
sản năm 1981), nhưng do đất nước có chiến tranh và sau đó là những năm khôi
phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và phần nào hậu quả cơ chế quản lý chưa
phù hợp nên vào cuối giai đoạn này, kinh tế thuỷ sản lâm vào sa sút nghiêm
trọng.
Năm 1981, với sự ra đời của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Seaprdex
Việt Nam, ngành đã chủ động để xuất khẩu. Ngành thuỷ sản đã vận dụng sáng
tạo, có hiệu quả cơ chế này mà tiêu biểu là thành công của mô hình Seaprdex lúc
đó. Việc áp dụng thành công cơ chế mới gắn sản xuất với thị trường đã tạo ra
bước ngoặt quyết định cho sự phát triển của kinh tế thuỷ sản, mở đường cho sự
tăng trưởng liên tục suốt hơn 23 năm qua. Qua thành công bước đầu của cơ chế
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 5 GVHD: Trương Thị Bích Liên
mới, năm 1993, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII
đã xác định xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn và ưu tiên cho
ngành này
Việc ngành thuỷ sản chú trọng đầu tư ngày một nhiều hơn và đúng hướng
đã hình thành tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế thuỷ sản, tạo nên sự
chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở rộng
quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao
động nghề cá cả nước, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Thời kỳ này,
trong chiến lược phát triển của ngành, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thuỷ
sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu. Ngành đã chủ động đi trước
trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào
sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị
trường xuất khẩu. Đặc biệt, từ giữa những năm 1990 đã tập trung đổi mới
phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận để đáp ứng những
đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này của các thị trường lớn, nhờ đó đứng vững được
trên các thị trường thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Từ các giải pháp đúng đắn đó,
trong những năm cuối thế kỳ XX, ngành thuỷ sản đã thu được những kết quả
quan trọng. Chế biến xuất khẩu là lĩnh vực phát triển rất nhanh, Việt Nam đã tiếp
cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới trong một
số lĩnh vực chế biến thuỷ sản. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng
và có tính cạnh tranh, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Các cơ sở sản
xuất không ngừng được gia tăng, đầu tư, đổi mới.. Năm 1995, Việt Nam gia nhập
các nước ASEAN và ngành thuỷ sản Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức
nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu
đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản có chiều hướng phát
triển tốt. Đến năm 2000, tổng sản lượng thuỷ sản đã vượt qua mức 2 triệu tấn, giá
trị kim ngạch xuất khẩu 1,475 tỷ USD, đến năm 2002 xuất khẩu thuỷ sản vượt
qua mốc 2 tỷ USD (đạt 2,014 tỷ USD). Năm 2003, cả nước có 332 cơ sở chế biến
thuỷ sản. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản không ngừng được nâng lên do các cơ sở
chế biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc
tế. Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến nay đã có 171 doanh nghiệp Việt Nam
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 6 GVHD: Trương Thị Bích Liên
được đưa vào danh sách I xuất khẩu vào EU, 222 doanh nghiệp được phép xuất
khẩu vào Hàn Quốc. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp chế
biến xuất khẩu thuỷ sản của tư nhân phát triển mạnh trong thời gian qua, nhiều
doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã có giá trị kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản hàng đầu, một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã có kim ngạch xuất
khẩu trên dưới 100 triệu USD mỗi năm.
Năm 2005, ngành thuỷ sản bằng sự nỗ lực phấn đấu liên tục, không mệt
mỏi, vượt qua những khó khăn khách quan và chủ quan, đã hoàn thành một cách
vẻ vang các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản mà ngành đã xây dựng và được Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX ghi nhận trong kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn
2001 - 2005 : Tổng sản lượng đạt 3,43 triệu tấn, tăng 9,24% so với năm 2004.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,74 tỉ USD, đi qua mốc 2,5 tỉ USD, tăng 13% so với
năm 2004 và bằng 185% so với năm 2000. Tính chung năm năm 2001 - 2005,
tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 11 tỉ USD, chiếm khoảng 9%
tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Đặc biệt cơ cấu sản phẩm của kinh tế thuỷ sản
cũng được thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng
sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu.
Và không ngừng lại ở kết quả đó, trong những năm gần đây xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam không ngừng tăng về số lượng xuất khẩu mà giá trị cũng
gia tăng đáng kể.
2.1.1.2 Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Do được thiên nhiên ưu đãi nên biển và sông ngòi Việt Nam có nguồn tài
nguyên rất phong phú. Vì vậy các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta cũng
rất đa dạng và phong phú. Nhóm các mặt hàng thủy xuất khẩu chính như: cua
biển, ghẹ, nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể có vỏ và một số loài cá nước ngọt.
Có khoảng 28 loài cá biển được xuất khẩu.
Có 13 loài nhuyễn thể chân đầu(mực và bạch tuộc) được xuất khẩu.
Có 12 loài nhuyễn thể có vỏ là sản phẩm xuất khẩu.
Thủy sản nước ngọt
Thuỷ sản nước ngọt xuất khẩu chủ yếu là các tra, cá ba sa và các loại tôm
nước ngọt
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 7 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Cá Tra (Pangasius hypophthalmus) và cá Basa (Pangasius bocourti) là
một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản đang được phát triển với tốc độ
nhanh tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh An
Giang và Đồng Tháp) và là một trong những loài cá có giá trị xuất khẩu cao. Cá
Basa Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng vì màu sắc cơ thịt trắng, thịt cá
thơm ngon. Nghề nuôi cá basa đã được khởi đầu từ những năm 60. Năm 1998,
Việt Nam đã thành công trong sinh sản nhân tạo và đáp ứng được nhu cầu về
giống cho nghề nuôi thương phẩm.
Cá tra được xuất khẩu dưới nhiều hình thức như:
Cá tra fillet: Pangasius Fillet
Cá tra xuyên que: Pangasius Skewes
Cá tra cuộn tròn: Pangasius Rolls/ Pangasius Medallions
Cá tra tẩm bột: Breaded Pangasius
Cá tra cắt sợi dài: Pangasius Strips and Fingers
Cá tra cắt khúc: Pangasius Steaks
Cá tra nguyên con cắt khoanh: Sliced Pangasius
Cá tra nguyên con: Whole pangasius
Cá tra tẩm gia vị: Coated Pangasius
Cá tra fillet còn thịt đỏ, còn mỡ: Untrimmed pangasius fillet, red
meaton, fat on, bely on
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu
2.1.2.1 Thị trường
Thị trường là tập hợp các khách hàng thực hiện và tiềm năng, có nhu cầu
với sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động thương mại mà doanh nghiệp có dự án
kinh doanh. Trong mối quan hệ với các nhân tố của môi trường kinh doanh và
trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 8 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Hay nói cách khác thị trường là nơi người bán và người mua tìm đến
nhau thông qua trao đổi thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy giải đáp mà mỗi bên có
nhu cầu.
Sản xuất mà không có thị trường, không có sản phẩm thì không thể tiếp
tục mở rộng sản xuất. Đối với sản xuất, thị trường có vai trò rất quan trọng, như
Mác đã nói: “Khi thị trường, nghĩa là lĩnh vực trao đổi đã mở rộng ra thì quy mô
sản xuất cũng tăng lên và sự phân công trong sản xuất cũng sâu sắc hơn”. Hiện
nay trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa thì thị trường càng trở nên quan trọng
hơn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các thị trường tiềm năng. Thị trường
còn là thước đo về quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt
động ở nhiều thị trường khác nhau thì có thể chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp
càng lớn. Do vậy vấn đề tìm kiếm thị trường luôn là vấn đề cấp bách đối với tất
cả các doanh nghiệp.
2.1.2.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Nhu cầu của người tiêu dùng rất là đa dạng do đó cơ cấu sản phẩm phải
thật phong phú mới có thể thu hút được khách hàng. Mặt khác do bản chất là
hàng hóa xuất khẩu, sẽ đi sang nhiều nước khác nhau phục vụ cho người dân của
nhiều nền văn hóa khác nhau, nhiều tôn giáo khác nhau. Vì vậy cơ cấu sản phẩm
phải thật đa dạng, tùy theo thị trường mà sản phẩm phải có đặc tính riêng để phù
hợp với người dân ở thị trường đó. Nếu muốn mở rộng thị trường thì đây cũng là
một trong những vấn đề quan trọng mà mọi doanh nghiệp xuất khẩu đều phải tìm
hiểu thật kĩ trước khi đưa hàng hóa vào.
2.1.2.3 Giá sản phẩm
Trong kinh doanh thì giá cả sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh
thu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm có giá
vốn cao nhưng giá bán ra không cao thì lợi nhuận sẽ thấp. Nhưng nếu giá vốn
cao mà công ty vẫn muốn đạt được lợi nhuận như mong muốn thì buộc phải tăng
giá bán cao, việc đó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và kéo
theo uy tín của công ty đối với khách hàng sẽ bị giảm sút. Do đó mỗi công ty
phải có một chính sách giá phù hợp với thị trường, phù hợp với mục tiêu và
phương hướng hoạt động riêng của mình.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 9 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Giá xuất khẩu cũng quy định về những điều kiện thương mại để ràng buộc
nghĩa vụ giữa bên bán và bên mua. Theo INCOTERMS 1990 và INCOTERMS
2000 thì điều kiện thương mại được chia thành 4 nhóm sau:
a/ nhóm E: có một điều kiện
EXW(Ex Works) : giao hàng tại xưởng người bán
Ở điều kiện này người bán chịu chi phí tối thiểu , giao hàng tại xưởng, tại kho
của mình là hết nghĩa vụ.
b/ Nhóm F: có ba điều kiện
FCA(Free Carrier) giao hàng cho người vận tải tại địa điểm quy định tại
nước xuất khẩu.
FAS(Free Alongside Ship): giao hàng dọc mạng tàu tại cảng xếp hàng quy
định.
FOB(Free on Board):giao hàng lên boong tàu tại cảng xếp hàng quy định.
Ở nhóm này người bán không trả cước phí vận tải chính.
c/ Nhóm C: có bốn điều kiện
CFR – C&F – CF – CNF (Cost and Freight): tiền hàng và cước phí.
CIF( Cost, Insurrance and Freight): tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.
CPT(Carriage Paid to):cước phí trả tới nơi đích quy định.
CIP(Carriage and Insurrance Paid to): cước phí và bảo hiểm trả tới nơi
đích quy định.
Ở nhóm này, người bán trả cước phí vận tải chính, địa điểm chuyển rủi ro về
hàng hóa tại nước xếp hàng(nước xuất khẩu).
d/ Nhóm D: có năm điều kiện
DAF(Delivered at Frontier): giao hàng tại biên giới, tại nơi quy định.
DES(Delivered Ex Ship) giao hàng tại cảng đích quy định.
DEQ(Delivered Ex Quay): giao hàng trên cầu cảng, tại cảng đích quy
định.
DDU(Delivered Duty Unpaid): giao hàng thuế chưa trả tại nơi đích quy
định.
DDP(Delivered Duty Paid): giao hàng thuế đã trả tại nơi đích quy định.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 10 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Ở nhóm này người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng tới địa điểm đích quy định,
địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa tại nước dỡ hàng( nước nhập khẩu).
2.1.2.4 Phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức thanh toán là một trong những yếu tố quan trọng nhất của
hoạt động ngoại thương, là cách thức người bán thực hiện để thu tiền và người
mua thực hiện trả tiền. Có nhiều phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi
trên thị trường quốc tế gồm: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và
phương thức tín dụng chứng từ. Do công ty sử dụng phương thức thanh toán là
phương thức tín dụng chứng từ nên trong phần phương pháp luận em chỉ giới
thiệu về phương thức tín dụng chứng từ.
Theo phương thức này thì một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng
cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối
phiếu do khách hàng kí phát trong phạm vi số tiền trên (nếu người này xuất trình
được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín
dụng). Thư tín dụng(Letter of Credit) gọi tắt là L/C, là văn bản quan trọng nhất
trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. L/C là văn bản pháp lý mà một
ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ
hưởng một số tiền nhất định(nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với
những quy định đã nêu trong văn bản đó). Tham gia vào phương thức tín dụng
chứng từ gồm các bên sau đây:
+ Người xin mở thư tín dụng: người nhập khẩu hàng hóa.
+ Ngân hàng mở thư tín dụng: ngân hàng phục vụ cho nhà nhập khẩu và
đứng ra cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu.
+ Người thụ hưởng:nhà xuất khẩu.
+Ngân hàng thông báo thư tín dụng.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 11 GVHD: Trương Thị Bích Liên
7
)
11
1
10 6
8
Hình 1: Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Giải thích sơ đồ:
(1) Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu kí kết hợp đồng thương mại.
(2)Nhà nhập khẩu làm thủ tục xin mở L/C yêu cầu ngân hàng mở L/C cho
nhà xuất khẩu thụ hưởng.
(3)Ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và chuyển L/C
sang ngân hàng thông báo để báo cho nhà xuất khẩu biết.
(4)Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho nhà xuất khẩu biết rằng L/C
đã được mở.
(5)Dựa vào nội dung L/C, nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.
(6)Nhà xuất khẩu giao khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào
ngân hàng thông báo để được thanh toán.
(7)Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân
hàng mở L/C xem xét trả tiền.
(8)Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích
tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng. Nếu
không phù hợp thì từ chối thanh toán.
(9)Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho nhà xuất khẩu.
(10)Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho nhà nhập khẩu.
(11) Nhà nhập khẩu xem xét chứng nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C
trao bộ chứng từ để nhà nhập khẩu có thể nhận hàng.
5
1
2 9
Ngân hàng mở L/C Ngân hàng thông
báo L/C
Người xuất khẩu Người nhập khẩu
4
3
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 12 GVHD: Trương Thị Bích Liên
2.1.2.5 Chất lượng sản phẩm
Trong xu thế hiện đại hóa, toàn cầu hóa thì chất lượng cuộc sống của
người dân cũng được nâng lên đáng kể. Vấn đề về chất lượng, an toàn vệ sinh
thực phẩm đang là vấn đề hàng đầu được mọi người chú ý đến. Các tiêu chuẩn về
an toàn thực phẩm cũng là một ưu thế cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay đặc
biệt là trong xuất khẩu sang nước ngoài. Đối với thủy sản Việt Nam thì các chỉ
tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm luôn bị các nhà nhập khẩu kiểm tra khắc khe hơn.
Vì vậy để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn nữa
vào chất lượng sản phẩm, đầu tư vào trang thiết bị mới để tăng chất lượng sản
phẩm, đồng thời tăng uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.
2.1.3. Ma trận SWOT
Phân tích ma trận SWOT là đặt các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm
yếu ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của doanh nghiệp trong mối liên
hệ tương tác lẫn nhau, sau đó phân tích xác định vị thế chiến lược của mỗi quan
hệ.
SWOT Điểm mạnh(Strenghs) Điểm yếu (Weaknesses)
1.
2.
1.
2.
Cơ hội(Opprortunities) Các chiến lược SO Các chiến lược WO
1.
2.
Sử dụng điểm mạnh để
khai thác các cơ hội.
Hạn chế các điểm yếu để
khai thác cơ hội.
Đe dọa(Threats) Các chiến lược ST Các chiến lược WT
1.
2.
Sử dụng điểm mạnh để
né tránh nguy cơ
Tối thiểu hóa các nguy
cơ để né tránh đe dọa
Từ bảng phân tích SWOT trên tùy vào hướng xây dựng chiến lược mà ta
có những nhóm chiến lược khác nhau: chiến lược sản phẩm, chiến lược thị
trường, kênh phân phối,…Bảng phân tích SWOT cung cấp những thông tin hữu
ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của công ty với môi trường cạnh
tranh mà công ty đó hoạt động. Đây là một công cụ đắt lực trong việc hình thành
và lựa chọn chiến lược.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 13 GVHD: Trương Thị Bích Liên
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu số liệu tại địa bàn là phuơng pháp được sử dụng
chủ yếu trong đề tài.
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập dưới dạng thứ cấp, do công ty cung cấp thành từng
bảng như: bảng kim nghạch xuất khẩu thủy sản năm 2006, 2007, 2008.Bên cạnh
đó còn thu thập số liệu thứ cấp từ các bảng kim nghạch xuất khẩu thủy sản chính
nghạch của Việt Nam trong ba năm 2006, 2007 và 2008 trên mạng Internet.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét chỉ tiêu cần phân tích
dựa trên việc so sánh chỉ tiêu đó với chỉ tiêu gốc.
Phương pháp số tuyệt đối: là xem xét trên hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ
tiêu gốc và chỉ tiêu cần phân tích.
Phương pháp số tương đối: Là phương pháp phân tích dựa trên tỷ lệ %
giữa chỉ tiêu cần phân tích và chỉ tiêu gốc. Thể hiện mức độ hoàn thành công
việc hay là mức độ tăng trưởng của một vấn đề.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 14 GVHD: Trương Thị Bích Liên
CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG
3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THỦY SẢN
PHƯƠNG ĐÔNG
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty được thành lập từ năm 2001 được UBND quận Bình Thủy ký
quyết định thành lập và cấp giấy phép kinh doanh số 5702000052 ngày
29/01/2001.
Lúc mới thành lập quy mô hoạt động chỉ có một phân xưởng và chỉ
chuyên sản xuất mặt hàng Surimi(chả cá đông lạnh). Tuy nhiên do vốn lúc đầu
còn ít và chưa có được sự tín nhiệm cuả ngân hàng nên dây chuyền sản xuất sản
phẩm của công ty còn thô sơ, kĩ thuật còn kém do đó chỉ cung cấp cho một số
khách hàng nhỏ ở nước ngoài.
Do nền kinh tế ngày càng phát triển và công ty hoạt động ngày càng có
nhiều kinh nghiệm hơn, lợi nhuận của công ty tăng lên hàng năm. Và bắt theo xu
hướng phát triển đó công ty đã mở rộng thêm quy mô sản xuất. Đến nay công ty
đã có ba phân xưởng sản xuất: một phân xưởng sản xuất surimi và hai phân
xưởng sản xuất cá tra đông lạnh. Mỗi nhà máy đều có công suất hoạt động là
9000tấn/năm, mỗi nhà máy đều được trang bị những dây chuyền máy móc hiện
đại.
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THUỶ SẢN PHƯƠNG ĐÔNG
Tên giao dịch quốc tế:PHUONGDONG SEAFOOD CO.LTD
Địa chỉ: Lô 17D, Đường số 5, khu công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ
Điện thoại: 07103. 841707
Fax: 07103.843699
Email: info@phuongdongseafood.com.vn
Website: www.phuongdongseafood.com.vn
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 15 GVHD: Trương Thị Bích Liên
3.1.2 Vai trò và nhiệm vụ
3.1.2.1.Vai trò
Thông qua xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chế biến sẵn công ty mang
về một lượng ngoại tệ lớn cho Việt Nam.
Thu hút lực lượng lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời
sống vật chất tinh thần cho người lao động. Đồng thời góp phần tạo thu nhập ổn
định cho người nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Làm tăng nguồn thu cho Nhà nước thông qua các khoản thuế.
3.1.2.2. Nhiệm vụ
Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và trách nhiệm đối với Nhà nước, xã hội và
đơn vị chủ quản.
Đảm bảo thực hiện đúng các quy định về an toàn vệ sinh chất lượng thực
phẩm.
Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng sản
xuất.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của công ty
3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Phòng tổ chức công ty Phương Đông)
Hình 2: Sơ đồ tổ chức công ty Phương Đông
3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
Công ty được chia ra thành nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có
chức năng và nhiệm vụ riêng:
Giám đốc
Phòng
tổ chức
Phòng kế
toán
Phòng
kinh
doanh
Phòng
HACCP-
kĩ thuật
Bộ
phận
sản xuất
Bộ
phận
cơ-điện
lạnh
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 16 GVHD: Trương Thị Bích Liên
a/Giám đốc công ty: ông Phạm Sơn Hải
Giám đốc là người đại diện của đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật
của Nhà nước và ngành nghề công tác quản lý điều hành các hoạt động của đơn
vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ quy định.
Giám đốc là người có quyền quản lý và điều hành cao nhất trong đơn vị,
định hướng hoạt động của cho công ty. Tổ chức xây dựng các mối quan hệ bên
trong lẫn bên ngoài công ty nhằm hoạt động có hiệu quả nhất các hoạt động của
công ty.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về sản phẩm do công ty
sản xuất. Quyết định đầu tư và đổi mới thiết bị và quyết định dự án đầu tư cho
công ty.
b/Phòng tổ chức: Có 27 người
Phòng tổ chức thực hiện quản lí về lao động, tiền lương, bảo hiểm và các
chế độ quy định của Nhà Nước, tổ chức thực hiện phong trào thi đua của công ty,
tích cực tham gia phong trào của liên đoàn và khu công nghiệp và của thành phố.
Tiến hành tổ chức quản lí, thực hiện trực tiếp công tác quản lí hành chánh
quản trị văn phòng, văn thư, tiếp tân, quản lí cơ sở vật chất của công ty.
c/ Phòng kế toán: Có 9 người
Giúp Giám đốc quản lí, theo dõi vốn và toàn bộ tài sản của doanh nghiệp
về mặt giá trị, sổ sách đồng thời thanh toán tiền cho khách hàng và lương của cán
bộ công nhân viên.
Sau mỗi đợt sản xuất sản phẩm thì phòng kế toán tổng hợp các loại chi phí
để tính giá thành sản phẩm và đưa ra giá bán để Giám đốc tham khảo.
Lập báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý, cuối năm lập báo cáo tài
chính trình cho Giám đốc đồng thời giúp cho giám đốc đề ra những chính sách về
tài chính phù hợp với tình hình thực tế của công ty cũng như tình hình kinh tế của
nước ta.
d/ Phòng kinh doanh: có 10 người
Chịu trách nhiệm nghiên cứu xây dựng thực hiện kế hoạch và phương án
kinh doanh. Tổ chức nghiên cứu tiếp nhận thị trường để làm cơ sở cho việc cung
ứng và khai thác các nguồn hàng. Đồng thời có nhiêm vụ giao dịch với khách
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 17 GVHD: Trương Thị Bích Liên
hàng từ đó soạn thảo các thủ tục chuẩn bị kí kết hợp đồng kinh tế, theo dõi tình
hình thực hiện hợp đồng đó.
Thực hiện các hoạt động về xuất nhập khẩu các loại hàng hóa của công ty,
tiến hành xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường.
Thực hiện công tác xuất nhập khẩu và quản lí tập trung hồ sơ xuất nhập
khẩu của công ty.
Quản lí điều phối công tác vận chuyển đường bộ và quan hệ với các hãng
tàu vận chuyển đường bộ để phục vụ công tác xuất nhập khẩu hàng hóa của công
ty.
Thực hiện công tác tìm kiếm, thu mua nguồn nguyên liệu cho công ty
e/ Phòng HACCP-kĩ thuật:có 3 người
Quản lí tiêu chuẩn về máy móc thiết bị và sản phẩm theo tiêu chuẩn của
HACCP. Thông báo kịp thời những tiêu chuẩn mới ban hành và những sửa đổi
về tiêu chuẩn của HACCP.
Nghiên cứu phân tích những ưu nhược điểm cuả sản phẩm trong quá trình
sản xuất và sử dụng. Qua đó xây dựng và cải tiến các tiêu chuẩn cho phù hợp với
các tiêu chuẩn của HACCP. Kiểm tra chất lượng các loại nguyên vật liệu và
thành phẩm trước khi nhập khẩu và xuất khẩu.
f/ Bộ phận sản xuất và bộ phận cơ - điện lạnh: có 5 người
Có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất, theo dõi kiểm tra báo cáo với
Giám đốc về tình hình sản xuất tại các phân xưởng. Kịp thời giải quyết các vấn
đề trong sản xuất.
Chịu trách nhiệm sữa chữa, bảo trì và vận hành máy móc điện cơ tại các
phân xưởng, đảm bảo an toàn lao động cho công nhân.
3.1.3.3 Tình hình nhân sự
Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2008 thì tổng số lao động của công ty là
840 người. Trình độ lao động của công ty được thể hiện qua bảng 1.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 18 GVHD: Trương Thị Bích Liên
BẢNG 1: TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY PHƯƠNG
ĐÔNG
Trình độ lao động Số nhân viên Tỷ lệ (%)
Đại học 120 14,14
Cao đẳng 70 8,8
Trung học 53 6,6
Thợ bậc 3/7 chứng chỉ nghề 15 2,2
Lao động phổ thông 582 69,7
Tổng 840 100
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự công ty Phương Đông)
14, 14%
8, 8%
6, 6%
2, 2%69, 70%
đại học
cao đẳng
trung học
thợ 3/7 & chứng
chỉ
lao động phổ
thông
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự công ty Phương Đông)
Hình 3: Trình độ lao động của công ty Phương Đông
Qua bảng và hình trên ta thấy lao động phổ thông trong công ty chiếm tỷ
lệ rất cao 69.7%, họ chủ yếu là những công nhân làm việc ở các phân xưởng, xử
lý nguyên liệu, là bộ phận lao động trực tiếp của công ty. Vì vậy, để sử dụng có
hiệu quả các loại máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại như ngày nay
thì công ty cần phải đào tạo công nhân của mình đạt trình độ chuyên môn hơn.
Ngoài ra, trên thực tế hoạt động kinh doanh của công ty được hiệu quả thì công
ty cần phải có một đội ngũ công nhân viên phải có trình độ, thành thạo trong
công việc và có sự ham học hỏi để tiếp thu kiến thức mới. Hiện nay nước ta đã là
thành viên cuả WTO nên áp lực cạnh tranh của công ty là rất lớn, vì vậy về lao
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 19 GVHD: Trương Thị Bích Liên
động công ty cũng nên đưa ra một chính sách thích hợp để có thể giảm bớt chi
phí tiền lương, từ đó làm tăng lợi nhuận. Tùy theo từng vị trí công việc mà công
ty nên tuyển dụng nhân viên với những đòi hỏi thích hợp.
Hiện nay, công ty cũng xây dựng được chế độ khen thưởng hợp lý cho
công nhân viên của công ty để khuyến khích họ làm việc thật tốt và có trách
nhiệm với công việc. Trang bị bảo hộ lao động cho những công nhân làm việc tại
phân xưởng, phục vụ cơm trưa cho nhân viên để họ có nhiều thời gian nghỉ trưa
hơn, thực hiên đầy đủ theo pháp luật các công tác về bảo hiểm y tế và bảo hiểm
xã hội cho nhân viên, trợ cấp cho các nhân viên khi đau ốm hay gia đình khó
khăn. Ngoài việc sản xuất công ty còn có sân chơi thể thao dành cho nhân viên
sau giờ làm việc có thể giải trí, và rèn luyện tinh thần đoàn kết, tính đồng đội cho
nhân viên.
3.1.4. Mục tiêu hoạt động của công ty
Mục tiêu của công ty là mỗi năm hoạt động đều phải tăng lợi nhuận. Tìm
kiếm và xâm nhập vào các thị trường mới, bên cạnh đó còn phải giữ chân các
khách hàng lâu năm và tăng giá trị xuất khẩu vào các thị trường này. Giảm xuất
khẩu các nguyên liệu thô, tăng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đã qua chế biến.
Công ty còn có mục tiêu là tập trung huy động các nguồn lực: vốn, công
nghệ, nhân lực cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để
thu lại lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho người lao động, hoàn thành mọi
nghiã vụ đối với Nhà nước, tiếp tục phát triển thêm thương hiệu, phát triển công
ty bền vững lâu dài.
3.1.5 Một số thuận lợi và khó khăn cuả công ty
3.1.5.1 Thuận lợi
Công ty nằm ở Thành phố Cần Thơ – trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu
Long, giáp với các tỉnh có ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát triển mạnh
như: Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp…Do đó việc thu mua hay vận
chuyển nguyên liệu về công ty là rất thuận lợi.
Thành phố Cần Thơ cũng là nơi có nguồn nhân công dồi dào, giá nhân
tương đối rẻ. Nguồn nhân công có trình độ cao và được đào tạo chuyên môn trên
mọi lĩnh vực, ngành nghề.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 20 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Ban giám đốc trẻ, có kinh nghiệm và trình độ cao. Đội ngũ nhân viên có
trình độ và hăng say trong công việc.
Có mối quan hệ tốt với nhiều ngân hàng lớn.
3.1.5.2 Khó khăn
Hiện tại công ty vẫn là công ty Trách nhiệm hữu hạn chưa cổ phần hóa nên
nguồn vốn lưu động vẫn còn chưa mạnh.
Công ty vẫn chưa có cơ sở hạ tầng cho riêng mình mà còn tốn một khoản
lớn mỗi năm để chi trả việc thuê đất của khu công nghiệp.
Mặt hàng kinh doanh cuả công ty còn chưa đa dạng nên khó đáp ứng nhu
cầu của nhiều khách hàng.
3.2 TÌNH HÌNH THU MUA NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG
3.2.1 Giới thiệu về nguồn cung nguyên liệu của công ty
Công ty có hai trạm thu mua nguyên liệu đầu vào chính,trạm thứ nhất
được đặt Sông Đốc – Cà Mau và trạm thứ hai đặt tại Kiên Giang. Hai trạm này sẽ
cung cấp nguyên liệu là các mặt hàng thủy sản nước mặn cho công ty. Hàng ngày
nguyên liệu được vận chuyển trực tiếp bằng ghe từ hai trạm thu mua về công ty.
Cá được đảm bảo độ tươi bằng cách phủ lên bởi một lớp nước đá để giữ lạnh với
tỷ lệ 1:1 Tuy nhiên nguồn nguyên liệu sẽ không ổn định, mà phụ thuộc vào thời
tiết. Đối với những mùa mưa bão ngư dân không thể ra khơi đánh bắt thì sẽ
không có nguyên liệu. Những tháng ngư dân trúng mùa thì nguồn nguyên liệu
đầu vào rất dồi dào. Do đó, công ty cũng đã đưa ra biện pháp để đảm bảo được
nguyên liệu cũng như đảm bảo về sản phẩm. Khi các trạm thu mua được nhiều
nguyên liệu thì công ty sẽ dữ trữ lại cho những tháng thiếu nguyên liệu. Đây là
một lợi thế rất lớn cho công ty về nguồn nguyên liệu. Giúp công ty tránh khỏi
tình trạng bị động trong sản xuất vì thiếu nguồn nguyên liệu, và có thể đảm bảo
được đúng tiến độ giao hàng của những hợp đồng lớn.
Riêng đối với nguyên liệu là cá tra và cá ba sa thì các nhân viên sẽ liên hệ
trực tiếp với các chủ ao ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để đặt mua trước.
Khi có nhu cầu thì sẽ đến thu hoạch về để chế biến.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 21 GVHD: Trương Thị Bích Liên
3.2.2 Quy trình chế biến sản phẩm
Công ty sản xuất hai loại sản phẩm chính nên sẽ có hai quy trình chế biến
sản phẩm. Đối với quy trình sản xuất Surimi của công ty Phương Đông sẽ có 14
công đoạn trong đó sẽ có nhiều công đoạn được thực hiện bằng máy. Còn đối với
sản phẩm là cá basa của công ty sẽ có 15 công đoạn và chủ yếu là thủ công.
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Phương Đông)
Hình 4: Quy trình chế biến cá chả (surimi)
Rửa và phân loại: cá được rửa lần đầu ở nhiệt độ là 10oC và được phân
các ra thành hai loại: - Loại 1(cá lớn hơn 25gram) gồm cá đổng, cá đù, cá mắt
kiến, cá chai, cá đù bạc và cá bống.
- Loại 2 gồm cá nhỏ, cá mối, cá thịt xanh và cá kém tươi.
Sơ chế: cá được cắt bỏ đầu, nội tạng, chỉ máu và chấm đen.
Đánh vảy: được thực hiện bằng máy đánh vảy.
Tách thịt: Cá được tách thịt và xương bằng máy tách thịt, cá trở thành
bột cá.
Rửa và điều chỉnh: thịt cá được đổ lần lượt vào 3 bồn rửa để thịt cá
trắng dần.
Tinh lọc:làm mịn thịt cá và loại bỏ xương và vảy cá còn xót.
Tách nước: tách nước và kết dính các hạt bột cá.
Trộn phụ gia: trộn với phụ gia và tán nhuyễn.
Vô bao và cân: Chả cá được vô bao thành block và cân, và ghi các
thông tin cần thiết .
Cấp đông: sản phẩm được cấp đông 2,5giờ đồng hồ ở nhiệt độ -50oC,
sau đó nhiệt độ của sản phẩm sẽ là -20oC.
nguyên liệu
sơ chế
rửa và phân loại
đánh vảy
tách thịt
rửa & điều chỉnh
Tinh lọc
tách nước
trộn phụ gia
Vô bao & cân
Cấp đông
dò kim loại
đóng thùng
lưu kho
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 22 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Dò kim loại: Sau khi cấp đông, các block surimi được đưa lên máy dò
kim loại.
Đóng thùng: Hai block sẽ được đóng vào một thùng và ghi tên sản
phẩm, ngày sản xuất và hết hạn.
Lưu kho: lưu trong kho lạnh với nhiệt độ là -18oC
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty Phương Đông)
Hình 5: Quy trình chế biến cá Basa Fillet
Tiếp nhận: cá phải còn nguyên hình dạng, tươi sống được đưa vào bồn
nhiệt độ khoảng 25oC.
Giết cá: dùng dao đâm xuyên mang để cá chết sau đó để vào một bồn
nước.
Fillet : Cá được fillet lấy hai miếng thịt lớn ở hai bên.
Rửa 1: miếng cá sau khi Fillet sẽ được rửa 2 lần cho sạch máu.
Lạng da.
Sửa cá: lạng da còn sót lại, chỉ máu hoặc mỡ cá.
Kiểm tra kí sinh trùng:cá được soi qua kính hiển vi xem có đảm bảo chất
lượng ( không nhiễm vi khuẩn).
Cân, phân cỡ
Rửa 2: Rửa sạch mỡ còn xót lại.
Phân loại: phân theo màu của cá, có ba loại màu là: trắng (trắng hồng),
hồng, vàng nhạt.
Xếp khuôn: tùy theo yêu cầu của khách hàng
Nguyên liệu
Tiếp nhận
Giết cá
Fillet
Rửa 1
Lạng da
Sửa cá
Kiểm tra kí sinh trùng
Cân, phân cỡ
Rửa 2
Phân loại
Xếp khuôn
Cấp đông
Tách khuôn,mạ băng
Đóng thùng
Bảo quản
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 23 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Cấp đông
Tách khuôn mạ băng
Đóng thùng
Bảo quản
3.2.3 Định giá sản phẩm
Do công ty có nhân viên trực tiếp thu mua nguyên liệu tại các vùng biển
nên giá nguyên liệu đầu vào là tương đối thấp, chỉ phải tốn thêm chi phí vận
chuyển về công ty. Vì vậy giá thành sản phẩm sẽ có khả năng cạnh tranh rất cao.
Tùy theo giá nguyên liệu đầu vào của mỗi đợt nguyên liệu là cao hay thấp
mà phòng kế toán sẽ tổng hợp chi phí để tính giá vốn và đưa ra giá bán thích hợp.
Do đó giá bán sản phẩm sẽ thay đổi liên tục để phù hợp với tình hình giá cả của
thị trường. Công ty có nhiều mặt hàng khác nhau nên giá bán của mỗi sản phẩm
cũng sẽ khác nhau. Chỉ tiêu mà công ty đưa ra là lợi nhuận trong giá bán của mỗi
kg sản phẩm phải đạt tối thiểu 35cent/kg.
Đối với giá xuất khẩu thì sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng mà
công ty sẽ cung cấp những giá riêng, để phù hợp với yêu cầu của từng khách
hàng ở các quốc gia khác nhau. Công ty thường sử dụng loại giá CFR để chào giá
cho khách hàng, sau đó có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng và đặc
tính thương mại tại quốc gia đó.
3.3 THỰC TRẠNG VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY
PHƯƠNG ĐÔNG TRONG BA NĂM 2006 - 2008
3.3.1 Giới thiệu về các mặt hàng xuất khẩu của công ty
Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty rất đa dạng và phong phú.
Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà công ty sẽ sản xuất để đáp ứng theo tiêu
chuẩn cũng như về mẫu sao cho phù hợp với nhà nhập khẩu. Công ty sản xuất
sản phẩm từ hai loại nguyên liệu chính là cá tra và cá biển. Sản phẩm để xuất
khẩu thì bao gồm hai loại:
Chả cá đông lạnh: được sản xuất từ cá biển
Cá tra đông lạnh : cá tra được chế thành các loại sau
Cá cuộn
Cá Fillet
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 24 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Cá cắt khúc
Cá tra Fllet thịt đỏ
Cá cắt miếng
Về bao bì sản phẩm công ty sẽ thực hiện theo yêu cầu và tiêu chuẩn của
khách hàng đưa ra. Tùy theo từng quốc gia nhập khẩu mà sản phẩm sẽ có bao bì
thích hợp, và giá bao bì sẽ đưa vào giá bán của công ty khi chào giá cho khách
hàng. Nếu những bao bì mà khách hàng yêu cầu có chi phí cao, thì công ty sẽ đề
nghị khách hàng trả thêm tiền bao bì cho công ty. Công ty sẽ sản xuất sản phẩm
tuỳ theo đơn đặt hàng của từng khách hàng.
3.3.2 Các thị trường xuất khẩu của công ty
Công ty TNHH thủy sản Phương Đông là một công ty chuyên xuất khẩu
mặt hàng thủy sản các loại. Do đó thị trường của công ty chủ yếu là ở nước
ngoài, thị trường nội địa chỉ chiếm khoảng 10%. Mặt hàng thủy sản của công ty
có mặt ở Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi. Đối với các thị trường lâu
năm thì công ty luôn có những ưu đãi và công ty cũng thường tổ chức cho các
nhân viên kinh doanh đi thăm khách hàng nhằm để duy trì một mối quan hệ thật
thân thiết để tăng lòng tin đối với khách hàng.
Hàng năm công ty thường có đại diện tham gia các hội chợ thủy sản quốc
tế để học hỏi giao lưu kĩ thuật đồng thời giới thiệu sản phẩm của công ty, làm
tăng thêm uy tín đối với khách hàng. Do đó công ty thường xuyên tìm kiếm được
khách hàng mới cho sản phẩm.
3.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản trong 3
năm 2006-2008.
3.3.3.1. Về giá trị xuất khẩu
Ba năm 2006 – 2008 được đánh giá là ba năm hoạt động có hiệu quả
nhất của công ty Phương Đông cũng như của toàn ngành xuất khẩu thủy sản với
doanh thu về xuất khẩu thủy sản liên tục tăng. Dưới đây là bảng doanh thu về
xuất khẩu thủy sản của công ty từ năm 2006 đến năm 2008.
BẢNG 2 :DOANH THU XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY
PHƯƠNG ĐÔNG TRONG BA NĂM 2006-2008
Đơn vị tính:USD
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 25 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Năm 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Tiền Tiền Tiền Tiền % Tiền %
Tổng 8.150.571 10.978.045 21.253.510 2.827.474 35 10.275.465 94
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH thủy sản
Phương Đông trong ba năm 2006 đến năm 2008)
Từ bảng 2 nhìn chung doanh thu xuất khẩu của công ty Phương Đông đều
tăng trong ba năm qua. Năm 2007 công ty hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản thu
về 10.978.045 USD con số này cho biết năm 2007 công ty hoạt động thu về
nhiều ngoại tệ hơn so với năm 2006 là 2.827.474 USD. Năm 2008 là một năm
công ty đạt doanh thu lớn nhất từ khi thành lập cho đến nay là 21.253.510 USD
tăng gần gấp đôi so với năm 2007 với số tuyệt đối là 10.275.465 USD. Để thấy
rõ hơn về sự gia tăng doanh thu của công ty ta quan sát hình dưới đây.
8,150,571
10,978,045
21,253,510
0
5,000,000
10,000,000
15,000,000
20,000,000
25,000,000
USD
2006 2007 2008
Năm
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty Phương Đông)
Hình 6: Doanh thu xuất khẩu trong ba năm của công ty Phương Đông
Qua hình 6, nhìn trực quan ta thấy doanh thu xuất khẩu thủy sản của công
ty Phương Đông tăng không đều trong ba năm gần đây. Độ cao của cột doanh thu
của năm 2008 là cao nhất trong ba năm, thấp nhất là cột năm 2006.Cột doanh thu
của năm 2008 cao gấp đôi cột doanh thu của năm 2007, còn cột doanh thu của
năm 2007 chỉ cao hơn khoảng 1/3 lần so với cột của doanh thu năm 2006.
Nguyên nhân là trong năm 2007 giá cá nguyên liệu có lúc “lên cơn sốt
giá” làm cho hầu hết các doanh nghiệp phải chịu thiệt sản xuất để giữ khách hàng
và giao hàng theo đúng hợp đồng do đó lợi nhuận không cao. Sang năm 2008
nhờ sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước nên giá cá nguyên liệu rất ổn định
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 26 GVHD: Trương Thị Bích Liên
làm hoạt động sản xuất của công ty trở lại bình thường và doanh thu cũng tăng
trở lại.
Doanh thu xuất khẩu của công ty cũng phản ánh giá trị xuất khẩu của từng
mặt hàng mà công ty kinh doanh. Dưới đây là bảng cơ cấu doanh thu theo từng
từng loại sản phẩm của công ty trong ba năm 2006 – 2008.
BẢNG 3: CƠ CẤU DOANH THU THEO TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG
TY PHƯƠNG ĐÔNG TRONG BA NĂM 2006 – 2008.
Đơn vị tính: USD
Năm
Sản
Phẩm
2006
2007
2008
Tiền (%) Tiền (%) Tiền (%)
Cá tra 4.938.841 61 6.878.219 63 15.720.918 74
Chả cá 3.211.730 39 4.099.826 37 5.532.592 26
Tổng 8.150.571 100 10.978.045 100 21.253.510 100
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản của công ty Phương
Đông trong ba năm 2006-2008)
Nhìn chung từ bảng số liệu bảng 3 ta thấy doanh thu hai mặt hàng xuất
khẩu chính của công ty đều tăng trong ba năm qua. Trong đó mặt cá tra đông
lạnh luôn đạt doanh thu xuất khẩu cao hơn mặt hàng chả cá đông lạnh. Doanh thu
của mặt hàng cá tra đông lạnh đạt 4.938.841 USD trong năm 2006 với tỷ trọng
61% trong tổng doanh thu xuất khẩu thủy sản. Và sang năm 2007, 2008 thì tỷ
trọng đóng góp vào doanh thu của mặt hàng này tiếp tục lên 63% rồi 74%. Doanh
thu của mặt hàng này trong năm 2007 tăng 1.939.378USD so với năm 2006 tức
là tăng 39%. Năm 2008 giá trị xuất khẩu của mặt hàng cá tra đông là
15.720.918USD con số này tăng 128% với giá trị là 8.842.699 USD so với tổng
doanh thu của mặt hàng cá tra đông trong năm 2007.Doanh thu liên tục tăng của
mặt hàng này cho thấy công ty nên tăng cường đầu tư thêm vào sản xuất mặt
hàng này. Riêng về mặt hàng chả cá đông lạnh thì tỷ trọng về doanh thu xuất
khẩu của mặt hàng này giảm dần trong ba năm, tuy nhiên về giá trị thì lại không
giảm mà vẫn tăng đều. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu từ mặt cá
tra cao hơn tốc độ tăng của mặt hàng chả cá. Năm 2006 doanh thu của mặt hàng
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 27 GVHD: Trương Thị Bích Liên
chả cá là 3.211.730 USD chiếm 39%, sang năm 2007 đạt 4.099.826 USD tức là
tăng 888.096 USD với giá trị tương đối là 27%. Sang năm 2008 doanh thu của
mặt hàng này là 5.532.592 USD tăng 1.432.766 USD so với năm 2007 tức là tăng
34% . Mặt hàng chả cá là mặt hàng đã được công ty sản xuất từ rất lâu, tuy nhiên
doanh thu của mặt hàng này không cao. Do đó công ty nên có những chiến lược
để cải tiến về sản phẩm để làm tăng doanh thu cho công ty.
3.3.3.2. Về số lượng thủy sản xuất khẩu
Trong các năm gần đây thì nhu cầu về thực phẩm được chế biến từ thủy
sản có sự gia tăng rất nhanh chóng. Do đó cùng với sự gia tăng của doanh thu
xuất khẩu thì số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty cũng tăng lên rất nhiều.
Dưới đây là bảng số liệu về số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty trong ba
năm từ năm 2006 đến năm 2008.
BẢNG 4: SỐ LƯỢNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
PHƯƠNG ĐÔNG TRONG BA NĂM 2006-2008
Đơn vị tính: kg
Năm 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng % Số lượng %
Tổng 4.562.400 5.570.140 8.318.300 1.007.740 22 2.748.160 49
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH thủy sản
Phương Đông trong ba năm 2006 đến năm 2008)
Qua số liệu bảng 4 ta thấy số lượng thủy sản xuất khẩu thủy sản của công
ty Phương Đông đều tăng trong ba năm. Trong năm 2006 công ty đã xuất khẩu
được 4.562.400 kg, sang năm 2007 là 5.570.140 kg con số này cho biết trong
năm 2007 số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty trong năm 2007 tăng
1.007.740 kg so với năm 2006. Năm 2008 không những doanh thu xuất khẩu
thủy sản của công ty tăng cao mà số lượng thủy sản xuất khẩu cũng tăng cao so
với các năm trước đạt được 8.318.300 kg tăng 2.748.160kg so với năm 2007.
Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả nên số lượng thủy sản được xuất bán ngày
càng tăng, đặc biệt số tăng của năm 2008 so với năm 2007 là cao hơn gấp đôi so
với số lượng tăng của năm 2007 so với năm 2006. Để thấy rõ sự chênh lệch về số
lượng thủy sản xuất khẩu của công ty trong ba năm ta quan sát hình dưới đây.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 28 GVHD: Trương Thị Bích Liên
4,562,400
5,570,140
8,318,300
0
2,000,000
4,000,000
6,000,000
8,000,000
10,000,000
Kg
2006 2007 2008
Năm
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty Phương Đông)
Hình 7: Số lượng thủy sản xuất khẩu qua ba năm của công ty Phương Đông
Qua hình 7 ta thấy số lượng thủy sản xuất khẩu thủy sản của công ty tăng
không đều qua ba năm, tuy nhiên độ chênh lệch giữa các cột số lượng không
nhiều như của các cột doanh thu. Cột thấp nhất là cột số lượng của năm 2006 và
cao dần đến năm cột năm 2008. Cột số lượng thủy sản xuất khẩu năm 2007 cao
hơn 1/4 so với cột số lượng thủy sản xuất khẩu của năm 2006. Đây là dấu hiệu rất
tốt để công ty tiếp tục hoạt động để đạt được số lượng xuất khẩu cao hơn trong
năm 2009.
Để thấy rõ hơn nhu cầu tiêu dùng của từng loại sản phẩm cũng như về số
lượng xuất khẩu của từng mặt hàng của công ty, ta sẽ đến với bảng cơ cấu về số
lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Phương Đông trong ba năm 2006-2008.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 29 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Sản phẩm
BẢNG 5: CƠ CẤU SỐ LƯỢNG XUẤT KHẨU THEO MẶT HÀNG CỦA
CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG TRONG BA NĂM 2006-2008
Đơn vị tính: kg
Năm
2006
2007
2008
chỉ tiêu số lượng % số lượng % số lượng %
Cá tra 2.113.900 46 2.718.240 49 6.271.300 75
Chả cá 2.448.500 54 2.851.900 51 2.047.000 25
Tổng 4.562.400 100 5.570.140 100 8.318.300 100
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản của công ty Phương
Đông trong ba năm 2006-2008)
Qua bảng 5 ta thấy số lượng xuất khẩu hai mặt hàng cá tra đông và chả cá
đông tăng giảm không đều, có năm số lượng xuất khẩu còn giảm sút. Đối với mặt
hàng cá tra đông lạnh thì số lượng xuất khẩu đều tăng trong ba năm. Số lượng
xuất khẩu trong năm 2006 của mặt hàng này là 2.113.900 kg chiếm tỷ trọng là
46%. Đến năm 2007 thì tỷ trọng về số lượng xuất khẩu của mặt hàng này trong
tổng số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty là 49% với giá trị 2.718.240 kg, tức
là tăng 604.340kg với số tương đối là 28% so với số lượng xuất khẩu của năm
2006. Số lượng xuất khẩu của năm 2008 là 6.271.300kg chiếm tỷ trọng là 75%
trong tổng số lượng xuất khẩu của công ty. So với năm 2007 thì năm 2008 tăng
131 % với số tuyệt đối là 3.553.060 kg. Mặt hàng chả cá đông lạnh chiếm tỷ
trọng không ổn định trong tổng số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty. Trong
năm 2006 thì số lượng xuất khẩu của mặt hàng chả cá chiếm 54% trong tổng sản
lượng xuất khẩu với giá trị là 2.448.500 kg. Đến năm 2007 thì tỷ trọng này giảm
xuống còn 51% với giá trị là 2.851.900 kg. Nếu so với năm 2006 thì số lượng
này tăng 403.400kg tức là tăng 16,5%. Năm 2008 số lượng xuất khẩu của mặt
hàng này lại tiếp tục giảm chỉ còn 2.047.000kg chiếm 25% trong tổng số lượng
xuất khẩu của công ty. So với năm 2007 thì sản lượng xuất khẩu của công ty
trong năm 2008 giảm 804.900kg với số tương đối là 28%.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 30 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Về cơ cấu số lượng và doanh thu của sản phẩm xuất khẩu thay đổi có sự
đối nghịch nhau. Do đó để có cái nhìn tổng thể về sự thay đổi giữa doanh thu và
số lượng xuất khẩu của từng mặt hàng ta có hình sau:
0
2000000
4000000
6000000
8000000
10000000
12000000
14000000
16000000
số
lượng
Doanh
thu
số
lượng
doanh
thu
số
lượng
doanh
thu
Hình : Số lượng và doanh thu theo sản
phẩm xuất khẩu
Cá tra Chả Cá
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty Phương Đông)
Qua hình 8 ta thấy trong hai năm 2006 và 2007 tuy số lượng xuất khẩu
của mặt hàng cá tra thấp hơn chả cá đông lạnh nhưng tổng doanh thu của mặt
hàng cá tra lại cao hơn chả cá. Sang năm 2008 cột số lượng chả cá xuất khẩu
giảm đáng kể nhưng cột doanh thu của mặt hàng này vẫn tăng. Và cột doanh thu
của mặt hàng này trong năm 2008 là cao nhất trong các cột doanh thu của mặt
hàng chả cá trong ba năm. Số lượng và doanh thu của mặt hàng cá tra đông lạnh
thì tăng giảm rất đều. Nguyên nhân sự tăng doanh thu nhưng giảm số lượng của
mặt hàng chả cá là do công ty tăng cường xuất khẩu các mặt hàng chế biến và
giảm xuất khẩu các sản phẩm thô. Giá của các mặt hàng chế biến cao hơn so với
2006
2007
2008
Hình 8: Số lượng và doanh thu xuất khẩu theo sản
phẩm của công ty Phương Đông trong ba năm
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 31 GVHD: Trương Thị Bích Liên
các sản phẩm thô vì thế doanh thu của công ty vẫn tăng nhưng số lượng xuất
khẩu lại giảm.
Tóm lại doanh thu và số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty không
ngừng tăng trong ba năm 2006-2008. Đây là sự tăng trưởng xuất khẩu nhờ hiệu
quả của việc Việt Nam gia nhập WTO, rào cảng xuất khẩu ở nhiều nước được
nới lỏng cho nên không chỉ công ty Phương Đông mà nhiều công ty khác cũng
đạt được sự tăng trưởng tương tự. Năm 2008 là một năm khó khăn cho nền kinh
tế thế giới, tuy nhiên qua những kết quả đạt được về doanh thu và số lượng thủy
sản xuất khẩu của công ty trong năm 2008 thì cho thấy công ty không bị ảnh
hưởng nhiều do được sự lãnh đạo khéo léo của Ban Giám Đốc giàu kinh nghiệm.
Để thấy rõ hơn về những biến động bất thường của số lượng thủy sản xuất khẩu
và doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty, chúng ta hãy đến với chương
4:phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản
của công ty.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 32 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Thị
trường
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG
TRONG BA NĂM 2006 – 2008
4.1 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG
4.1.1. Về doanh thu xuất khẩu
Trong chương 3 ta thấy doanh thu xuất khẩu của công ty đều tăng từ năm
2006 đến năm 2008. Tuy nhiên nếu xét về từng thị trường thì tình hình tăng giảm
doanh thu trên các thị trường đó ra sau trong từng năm. Để biết được doanh thu
trên từng thị trường ta hãy đến với bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công
ty Phương Đông trong ba năm 2006 – 2008.
BẢNG 6: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY
PHƯƠNG ĐÔNG TRONG BA NĂM 2006 - 2008
Đơn vị tính: USD
Năm 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Tiền Tiền Tiền Tiền % Tiền %
Châu Âu 3.573.556 3.669.807 7.110.435 96.251 3 3.440.628 94
Châu Á 4.086.487 5.161.341 8.450.732 1.074.854 26 3.289.391 64
Thị trường khác 415.320 2.146.897 5.692.343 1.731.577 417 3.545.446 165
Tổng 8.075.363 10.978.045 21.253.510 2.902.682 36 2.748.160 25
(Nguồn: Bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công Phương Đông)
Qua bảng 6 ta thấy doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty trên ba thị
trường liên tục tăng trong ba năm gần đây. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của các thị
trường là không đều nhau. Nhìn chung thị trường Châu Á là thị trường có doanh
thu cao nhất liên tục trong ba năm, đóng góp một giá trị rất lớn cho công ty.
Để thấy rõ hơn tốc về tốc độ tăng doanh thu của các thị trường ta quan sát
hình sau:
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 33 GVHD: Trương Thị Bích Liên
0
2,000,000
4,000,000
6,000,000
8,000,000
10,000,000
2006 2007 2008
năm
U
S
D
Châu Âu
Châu Á
Thị trường khác
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Phương Đông)
Hình 9: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của công ty
Phương Đông trong ba năm 2006 – 2008
Qua hình 9 ta thấy các cột doanh thu của thị trường Châu Á và nhóm thị
trường khác tăng đều hơn so với các cột của thị trường Châu Âu. Thị trường
Châu Âu vào năm 2007 thì tốc độ tăng doanh thu bị giảm xuống.Tuy doanh thu
trên các thị trường là tăng tuy nhiên để biết rõ hơn về các yếu tố làm cho doanh
thu của công ty tăng trên các thị trường thì chúng ta sẽ đi sâu thêm vào phân tích
từng thị trường, phân tích doanh thu theo từng mặt hàng thủy sản, và phân tích
doanh thu của từng quốc gia thuộc thị trường đó. Trước tiên ta phân tích ở thị
trường Châu Âu.
4.1.1.1 Thị trường Châu Âu
Châu Âu là một thị trường rộng lớn với 710 triệu người tiêu dùng . Châu
Âu gồm 48 thị trường quốc gia, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng.
Do đó ta thấy Châu Âu là một thị trường có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về
hàng hóa. Người Châu Âu có mức thu nhập bình quân và mức sống rất cao do đó
đối với họ chất lượng và độ an toàn vệ sinh thực phẩm của hàng hóa là hàng đầu,
giá cả sẽ không đáng kể. Nền kinh tế lớn nhất Châu Âu là Đức với GDP danh
nghĩa cao thứ ba trên thế giới. Châu Âu được xem là một thị trường tốt đối với
hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 34 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Dưới đây là bảng tổng hợp doanh thu xuất khẩu của công ty Phương Đông
sang thị trường Châu Âu trong ba năm 2006-2008
BẢNG 7 :KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG TRONG BA NĂM 2006-2008
Đơn vị tính: USD
Năm
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Tiền Tiền Tiền Tiền % Tiền
Châu Âu 3.648.764 3.669.807 7.110.435 96.251 3 3.440.628 94
Tổng 8.150.571 10.978.045 21.253.510 2.902.682 36 10.275.465 94
(%) 44 33 33 4 33
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH thủy sản
Phương Đông trong ba năm 2006 đến năm 2008)
Qua bảng 7 ta thấy doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty trên thị
trường Châu Âu tăng liên tục trong ba năm 2006-2008. Doanh thu cao nhất là
trong năm 2008 với giá trị là 7.110.435 USD và thấp nhất là trong năm 2006 với
giá trị là 3.648.764USD doanh thu của công ty trên thị trường EU trong năm
2007 thì chênh lệch không nhiều so với năm 2006. Trong năm 2006 giá trị xuất
khẩu sang thị trường Châu Âu chiếm 44% trên tổng doanh thu xuất khẩu thủy sản
của cả công ty. Sang năm 2007 tỷ trọng này giảm còn 33% nhưng doanh thu thực
tế trên thị trường này vẫn tăng so với năm 2006 với giá trị là 96.251 USD tương
đương với 3%và giá trị này cũng chiếm 4% trên tổng doanh thu tăng thêm của
năm 2007 so với năm 2006. Năm 2008 thì tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang thị
trường Châu Âu vẫn giữ nguyên ở mức 33% với giá trị là 7.110.435USD. So với
năm 2007 thì doanh thu trên thị trường này tăng 3.440.628USD tương đương
94%.
Sự gia tăng của doanh thu xuất khẩu cũng đi kèm với sự tăng lên của các
thị trường thuộc Châu Âu. Như giới thiệu ở trên liên minh EU gồm có 48 quốc
gia, do đó nếu có sự tăng thêm một thị trường thì doanh thu của công ty cũng sẽ
tăng đáng kể. Dưới đây là bảng doanh thu của từng quốc gia ở thị trường Châu
Âu của công ty Phương Đông trong ba năm 2006 – 2008.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 35 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Thị
trường
BẢNG 8: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY
PHƯƠNG ĐÔNG SANG CÁC QUỐC GIA CHÂU ÂU TRONG 2006-2008
Đơn vị tính:USD
Năm
2006 2007 2008
Tiền (%) Tiền (%) Tiền (%)
Ba Lan 1.396.745 38 232.566 6 - -
Bỉ 46.620 1 455.168 12 342.755 5
Bungary - - 43.700 1 254.380 4
Đảo Síp - - - - 105.183 1
Đức 374.680 10 1.898.765 52 4.391.079 62
Ý - - - - 130.288 2
Hy Lạp - - - - 187.040 3
malta - - 37.675 1 234.500 3
Hà Lan 220.575 6 126.885 3 210.960 3
Phần Lan - - - - 302.400 4
Tây Ban Nha 495.000 14 104.682 3 210.630 3
Thổ Nhĩ Kì - - - - 106.314 1
Thụy Điển 128.576 4 302.840 8 243.800 3
Thụy Sĩ - - 332.475 9 182.600 3
Lithuania 93.296 3 - - 208.506 3
Nga 214.200 6 - - - -
Pháp 679.072 19 135.051 4 - -
Tổng 3.648.764 100 3.669.807 100 7.110.435 100
(Nguồn:Bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các quốc gia Châu Âu của công ty
Phương Đông)
Qua bảng 8 ta thấy nguyên nhân làm cho doanh thu của công ty tăng trong
ba năm gần đây cũng là do bộ phận bán hàng hoạt động có hiệu quả nên số thị
trường của công ty đã tăng lên. Cụ thể là qua bảng trên ta thấy trong năm 2006
công ty đã xuất khẩu sang 9 nước Châu Âu, năm 2007 tổng số nước ở thị trường
Châu Âu là 10 nước, tuy giảm đi một nước là Pháp nhưng lại tăng thêm 2 nước là
Bungary và Malta. Sang năm 2008 là 14 nước Châu Âu, tuy giảm đi một thị
trường là Ba Lan nhưng lại tăng thêm 4 nước khác là Đảo Síp, Ý, Hy Lạp và
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 36 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Phần Lan. Trong các nước thuộc Châu Âu thì Đức là một thị trường lớn của công
ty với tỷ trọng về doanh thu tăng liên tục trong ba năm và số lượng nhập khẩu
của thị trường này cũng tăng lên với số lượng rất lớn 1.150.440 kg trong năm
2008. Trong năm 2006 thì thị trường BaLan chiếm tỷ trọng cao nhất trong các thị
trường với giá trị là 1.396.745USD kế đến là thị trường Pháp với tỷ trọng 19%
sau đó là Tây Ban Nha và Đức. Sang năm 2007 thì doanh thu trên các thị trường
có sự thay đổi lớn, trong khi các thị trường lớn trong năm 2006 bị giảm doanh
thu thì lại có một số thị trường tăng lên tiêu biểu là thị trường Đức từ 10% năm
2006 tăng lên 52% trong năm 2007. Xuất hiện thêm một thị trường mới là Thụy
Sĩ, tuy mới xuất khẩu sang thị trường này những doanh thu của công ty trên thị
trường này cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao là 9% với giá trị là 332.475USD.
Trong năm này thì doanh thu của thị trường Nga bị giảm. Đây cũng là tình hình
chung của toàn ngành xuất khẩu thủy sản bởi vì vào cuối năm 2006 một số doanh
nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang thị trường và sản phẩm được kiểm tra phát hiện
vẫn còn tồn dư hoá chất. Vì vậy nước Nga đòi phải kiểm càng khắt khe hơn nữa
tất cả các sản phẩm thuỷ sản được nhập từ phía Việt Nam và bắt đầu thực hiện từ
1/1/2007. Tuy không vi phạm nhưng công ty cũng bị ảnh hưởng bởi vì thủ tục
kiểm tra càng khắt khe thì các khách hàng Nga càng hạn chế mua hàng của doanh
nghiệp Việt Nam. Ngoài ra do ảnh hưởng của thị trường Nga mà một số thị
trường khác ở Châu Âu của công ty cũng giảm doanh thu như Hà Lan, Bỉ…Năm
2008 thì doanh thu các trên các thị trường nhìn chung tăng trở lại nhưng với tỷ lệ
không cao, thị trường Đức tiếp tục tăng 10% trong tỷ trọng tức là đạt 62% tổng
doanh thu của toàn Châu Âu. Trong năm này ngày càng có nhiều doanh nghiệp
tham gia trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, do đó đã xảy ra hiện tượng kẹt cảng
và kẹt công ten nơ khi giao hàng đã làm ảnh hưởng đến doanh thu của hầu hết
các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và của công ty nói riêng. Bên cạnh đó
nguyên nhân khác làm cho doanh thu trên thị trường Châu Âu tăng không cao là
do các nước trong liên minh Châu Âu tăng cường buôn bán với nhau.Vào những
tháng cuối 2008 thì nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nghiêm trọng, nên thu
nhập cuả người dân sẽ giảm đi và do đó một số công ty sẽ giảm nhập khẩu.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 37 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Để đánh giá rõ hơn về doanh thu xuất khẩu của công ty thì ta sẽ xét về
doanh thu xuất khẩu của từng mặt hàng vào thị trường Châu Âu. Ta có bảng cơ
cấu doanh thu theo từng mặt hàng của thị trường Châu Âu.
BẢNG 9: CƠ CẤU VỀ DOANH THU XUẤT THEO TỪNG MẶT HÀNG
VÀO THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU CỦA CÔNG TY TRONG 2006-2008
Đơn vị tính: USD
Năm
Sản
phẩm
2006 2007 2008
2007/2006
2008/2007
Tiền (%) Tiền (%)
Chả cá 31.482 64.395 412.206 32.913 105 347.811 540
Cá tra 3.617.282 3.605.412 6.698.229 (11,870) 0 3.092.817 86
Tổng 3.648.764 3.669.807 7.110.435 96.251 3 3.440.628 94
(Nguồn: Bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Châu Âu của công ty Phương Đông trong ba
năm 2006-2008)
Từ bảng 9 ta thấy mặt hàng cá tra đông lạnh là mặt hàng được người dân
Châu Âu ưa thích. Trong năm 2006 doanh thu của mặt hàng các tra đông lạnh là
3.617.282 USD chiếm khoảng 99% trên tổng doanh thu xuất khẩu của toàn thị
trường Châu Âu. Sang năm 2007 doanh thu trên thị trường này giảm 11.870 USD
con số này không lớn nhưng cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu công ty trên
thị trường này là rất thấp. Sang năm 2008 thì doanh thu của mặt hàng cá tra đông
lại tăng trở lại với giá trị là 6.698.229 USD tức là tăng 3.092.817 USD với giá trị
tương đối là 86% so với năm 2007. Do cá tra là loại cá được nuôi chủ yếu ở
Châu Á, người Châu Âu chưa biết đến nên khi dùng họ thấy rất ngon và hợp
khẩu vị. Với lại cá tra đông lạnh được chế biến thành nhiều chủng loại sản phẩm,
khi mua về chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng nên rất được người Châu Âu ưa
chuộng. Trong ba năm qua thì doanh thu xuất khẩu từ mặt hàng chả cá là không
nhiều. Năm 2006 thì doanh thu của mặt hàng này chỉ đạt 31.482 USD, và sang
năm 2007 và 2008 thì doanh thu xuất khẩu của mặt hàng chả cá có tăng nhưng
chưa nhiều do đó tỷ trọng vẫn không chênh lệch nhiều. Tuy chả cá là mặt hàng
mà công ty sản xuất từ rất lâu nhưng chủ yếu cung cấp ở thị trường Châu Á vì
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 38 GVHD: Trương Thị Bích Liên
surimi có nguồn gốc từ Châu Á. Nguyên nhân làm cho doanh thu của mặt hàng
này giảm là do bị ảnh hưởng bởi những vụ kiểm tra phát hiện sản phẩm của các
doanh nghiệp Việt Nam khác không đạt chất lượng nên giá giảm rất nhiều và
giảm đi lượng khách hàng. Tuy với sự gia tăng nhẹ của doanh thu trên thị trường
này cũng là một dấu hiệu rất hiệu cho sự khôi phục hồi doanh thu của sản phẩm
chả cá trên thị trường Châu Âu trong thời gian tới.
Thị trường Châu Âu là một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng với
doanh thu xuất khẩu trên thị trường này tăng liên tục. Tuy nhiên Châu Âu cũng là
một nhà nhập khẩu tương đối khó khăn với những chỉ tiêu về chất lượng và an
toàn vệ sinh thực phẩm thật khắt khe. Do đó công ty nếu muốn tiếp tục tăng
doanh thu và thị phần trên Châu Âu thì phải thâm nhập sâu thêm vào quy định về
nhập khẩu hay về quản lý chất lượng hay thuế bảo hộ và một số tập quán ăn uống
của người dân Châu Âu để từ đó tăng thêm sản phẩm nhập khẩu vào thị truờng
này. Do không bị ràng buộc về giá nên Châu Âu luôn là thị trường mà các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam luôn muốn vươn tới và ngày càng mở rộng
thị trường. Ngoài ra xu hướng về thực phẩm hiện nay là thủy sản, bởi vì các các
mặt hàng thịt thì bị nhiễm bệnh, gia cầm thì bị cúm vì vậy dự đoán trong tương
lai lượng cầu về mặt hàng sẽ rất lớn. Dự đoán sẽ càng có nhiều doanh nghiệp
tham gia vào ngành này. Sự cạnh tranh trên thị trường này sẽ ngày càng gay gắt
hơn, để năm bắt kịp xu hướng đó công ty phải đề ra những hướng đi mới, những
chiến lược mới để có thể đứng vững được trên thị trường EU. Sản phẩm của công
ty chưa có thương hiệu nên khi nhập khẩu vào thị trường khó tính này sẽ dễ dàng
bị ảnh hưởng không tốt của một số doanh nghiệp khác. Các nhà nhập khẩu thủy
sản của EU là những nhà thương mại, họ mua hàng của doanh nghiệp rồi bán lại
cho các xí nghiệp chế biến và hệ thống siêu thị làm cho thương hiệu của thủy sản
Việt Nam ngày càng lu mờ và sẽ rất khó xây dựng thương hiệu riêng. Ngoài hình
thức tham gia hội chợ thủy sản quốc tế tại Brussels diễn ra vào tháng 5 hàng năm
thì công ty vẫn chưa có hình thức tiếp thị có hiệu quả tại thị trường EU. Hiện nay
công ty đã thâm nhập được hai kênh phân phối thủy sản của Châu Âu một là bán
cho các tập đoàn thương mại của Châu Âu, hai là cung cấp cho các tập đoàn chế
biến thực phẩm từ đó họ phân phối lại cho người tiêu dùng.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 39 GVHD: Trương Thị Bích Liên
4.1.1.2.Thị trường Châu Á
Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới và cũng là thị trường nhập khẩu
nhiều thủy sản hàng đầu thế giới đặc biệt là Nhật Bản, bên cạnh đó thì Hàn Quốc,
Singapore…cũng nhập khẩu nhiều thủy sản của Việt Nam. Người dân Châu Á ưa
thích các món ăn được chế biến từ thủy sản. Vì vậy đây là một thị trường rất lớn
đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và của công ty nói
riêng. Dưới đây là bảng doanh thu của công ty trên thị trường Châu Á trong ba
năm 2006-2008.
BẢNG 10: DOANH THU XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG
CHÂU Á CỦA CÔNG TY TRONG BA NĂM 2006 – 2008
Đơn vị tính: USD
Năm
Thị
trường
2006
2007
2008
2007/2006
2008/2007
Tiền % Tiền %
Châu Á 4.086.487 5.161.341 8.450.732 1.074.854 26 3.289.391 64
Tổng 8.150.571 10.978.045 21.253.510 2.827.474 35 10.275.465 94
Tỷ trọng(%) 50 47 40 38 32
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Phương Đông)
Qua bảng 10 ta thấy Châu Á là một thị trường quan trọng của công ty với
doanh thu tăng liên tục qua ba năm, tỷ trọng về doanh thu của thị trường Châu Á
chiếm 50% tổng doanh thu năm 2006, 47% năm 2007 và 40% năm 2008. Tuy tỷ
trọng về doanh thu trên thị trường Châu Á giảm dần nhưng xét về giá trị là không
giảm. Doanh thu thị trường Châu Á năm 2007 tăng so với năm 2006 là
1.074.854USD tương đương với 26% tổng doanh thu năm 2006, và mức tăng
doanh thu ở thị trường này chiếm 38% mức tăng của tất cả các thị trường. Trong
khi đó mức tăng ở thị trường Châu Âu chỉ chiếm 4% trên tổng mức gia tăng của
năm 2007 so với 2006. Năm 2008 doanh thu trên thị trường Châu Á đạt
8.450.732 USD tức là tăng 64% so với năm 2007 với giá trị là 3.289.391USD.
Doanh thu xuất khẩu trên thị trường Châu Á tăng hay giảm còn bị chi phối
bởi doanh thu cuả từng thị trường ở Châu Á. Do đó, để thấy rõ hơn nguyên nhân
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 40 GVHD: Trương Thị Bích Liên
của sự tăng doanh thu trên thị trường này, ta phân tích doanh thu của từng thị
trường quốc gia Châu Á.
BẢNG 11: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG CÁC NƯỚC THUỘC THỊ
TRƯỜNG CHÂU Á CỦA CÔNG TY TRONG BA NĂM 2006-2008.
Đơn vị tính: USD
Năm
2006 2007 2008
Thị trường Tiền (%) Tiền (%) Tiền (%)
Hong Kong 550.800 13 203.433 4 209.296 2
Libang 32.600 1 31.620 1 - -
Jordan 69.900 2 404.125 8 1.168.200 14
Singapore 1.274.500 31 1.452.321 28 2.295.934 27
Trung Quốc 22.330 1 349.070 7 75.750 1
Malaysia 342.447 8 622.720 12 1.286.250 15
Hàn Quốc 715.110 17 401.120 8 588.216 7
Nhật Bản 1.078.800 26 1.515.720 29 1.352.248 16
Thái Lan - - 35.098 1 151.280 2
Philippin - - 120.124 2 619.539 7
Israel - - 25.990 1 383.454 5
Đài Loan - - - - 320.565 4
Tổng 4.086.487 100 5.161.341 100 8.450.732 100
(Nguồn:Bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các quốc gia Châu Âu của công ty Phương
Đông)
Từ bảng 11 ta biết thị trường Châu Á nhìn chung là một thị trường tương
đối ổn định đối với công ty, số lượng và doanh thu xuất khẩu sang các thị trường
này vẫn giữ được mức tăng giảm đều đặn, không mất đi thị trường nào. Năm
2006 công ty đã xuất khẩu sang 8 nước thuộc Châu Á. Trong năm 2006 thì
Singapore chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu là 31% với giá trị là
1.078.800 USD, kế đến là Nhật Bản, Hàn Quốc và Hông Kông. Ta thấy đây là
những thị trường có nền kinh tế lớn ở Châu Á và người dân cũng có thói quen sử
dụng thực phẩm chế biến nhiều đặc biệt là sản phẩm surimi, do đó doanh thu trên
các thị trường này là tương rất cao. Năm 2007 thì số thị trường của công ty trên
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 41 GVHD: Trương Thị Bích Liên
thị trường Châu Á là 11 nước có thêm Thái Lan, Philippin và Israel và năm 2008
vẫn là 11 nước có thêm Đài Loan nhưng lại mất đi thị trường LiBăng. Ta thấy
Singapore và Nhật Bản là hai thị trường lớn của công ty với tỷ trọng doanh thu
xuất khẩu sang hai thị trường này luôn đứng nhất nhì trong thị trường Châu Á.
Đặc biệt đối với thị trường Singapore thì công ty luôn giữ được mức xuất khẩu
và doanh thu ở thị trường này là rất cao trong ba năm qua. Tuy mất đi thị trường
ở Libăng nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng là do thị trường này chiếm tỷ
trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu. Và thêm vào đó thì lại có thêm thị trường lớn
hơn là Đài Loan nên tổng doanh thu hay số lượng xuất khẩu đều tăng. Sang năm
2008 các khách hàng lớn có xu hướng giảm số lượng nhập khẩu, nguyên nhân là
công ty bị ảnh hưởng bởi một số công ty xuất khẩu thủy sản khác: do sản phẩm
của họ khi xuất khẩu sang Nhật Bản và bị phát hiện nhiễm chất kháng sinh nên
Nhật Bản đã hạn chế nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản từ các nước Việt Nam. Thị
trường Singapore là một thị trường rất lâu năm của công ty nên vẫn duy trì được
mức doanh thu ổn định, tuy tỷ trọng có giảm nhưng xét về giá trị thì tăng cụ thể
là doanh thu đạt 2.295.934USD chiếm tỷ trọng là 27%. Thị trường Jordan trong
năm này có doanh thu tăng 764.075USD tức là tăng 189% so với doanh thu của
thị trường này trong năm 2007. Nguyên nhân doanh thu của thị trường Châu Á
tăng nhiều hơn so với thị trường Châu Âu là do tập quán ăn uống của nước ta
cũng gần giống với các nước trong khu vực nên sản phẩm chúng ta làm ra cũng
dễ được người Châu Á chấp nhận, ngoài ra người dân Châu Á có thói quen ăn cá
nhiều hơn thịt do đó sản phẩm thủy hải sản chế biến sẵn ngày càng được ưa
chuộng hơn.
Ngoài ra sở thích tiêu thụ loại sản phẩm nào cũng ảnh hưởng đến tổng
doanh thu trên thị trường Châu Á. Để thấy rõ sự ảnh hưởng này ta đến với bảng
cơ cấu doanh thu của từng mặt hàng trên thị trường Châu Á.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 42 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Sản
phẩm
BẢNG 12: CƠ CẤU VỀ DOANH THU CỦA TỪNG MẶT HÀNG XUẤT
KHẨU THUỘC CHÂU Á TRONG BA NĂM
2006-2008
Đơn vị tính: USD
( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Phương Đông)
Qua bảng 12 ta nhận thấy, ngược lại với thị trường Châu Âu thì ở thị
trường Châu Á số lượng xuất khẩu cuả mặt hàng chả cá đông lạnh vào thị trường
này lại nhiều hơn mặt hàng cá tra đông lạnh. Đối với mặt hàng chả cá đông lạnh
thì doanh thu liên tục tăng trong ba năm, trong năm 2006 doanh thu đạt
2.582.890USD chiếm tỷ trọng là 63%. Sang năm 2007 doanh thu tăng lên
4.035.431USD chiếm tỷ trọng là 78% trong tổng doanh thu của thị trường Châu
Á, tức là tăng 1.452.541USD với số tương đối là 56% so với doanh thu của mặt
hàng này trong năm 2006. Năm 2008 doanh thu của mặt hàng này đạt
5.120.386USD tăng 27% so với năm 2007. Mặt hàng cá tra đông lạnh không
chiếm tỷ trọng cao về doanh thu trong thị trường Châu Á. Năm 2006 doanh thu
của mặt hàng này là 1.503.597USD chiếm tỷ trọng là 27% trong tổng doanh thu.
Sang năm 2007 doanh thu xuất khẩu của mặt hàng cá tra đông lạnh vào thị
trường Châu Á tăng 56% so với năm 2006 với giá trị là 1.452.541USD. Năm
2008 thì số lượng doanh thu của mặt hàng cá tra đông lạnh lại tăng vượt lên 96%
so với năm 2007. Nguyên nhân là do người Châu Á cũng có thói quen sử dụng cá
tươi số nhiều hơn, do đó các sản phẩm chế biến bán trên thị trường này phải có
giá tương đối thấp không được cao hơn quá nhiều so với sản phẩm tươi sống đặc
biệt là mặt hàng cá tra. Do đó doanh thu trên thị trường này của mặt hàng cá tra
là không cao.
Năm 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Tiền Tiền Tiền Tiền (%) Tiền (%)
Chả cá 2.582.890 4.035.431 5.120.386 1.452.541 56 1.084.955 27
Cá tra 1.503.597 1.125.910 3.330.346 (377.687) (25) 2.204.436 196
Tổng 4.086.487 5.161.341 8.450.732 1.074.854 26 3.289.391 64
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 43 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Thị trường Châu Á là một thị trường rộng lớn, nếu so với thị trường
Châu Âu thì ở thị trường Châu Á công ty sẽ dễ hoạt động hơn do có cùng nền
văn hoá, tập quán ăn uống…không bị rào cảng kĩ thuật nhiều như Châu Âu. Do
đó chi phí sản xuất và bán sản phẩm trên thị trường này sẽ không cao như ở thị
trường Châu ÂU. Công ty nên tận dụng những lợi thế trên để có thể xâm nhập
đưa sản phẩm vào những quốc gia còn lại ở Châu Á như các Tiểu Vương quốc Ả
Rập Thống nhất (UAE) để làm tăng doanh thu. Sản phẩm công ty đã đạt được
chứng nhận HALAL và các chứng nhận về công nghệ và chất lượng sản phẩm
của Châu Âu vì vậy việc tham gia vào thị trường này là rất dễ dàng, vấn đề hiện
nay là thời gian gia nhập thị trường nếu tham gia sớm thì công ty sẽ giành được
thị phần lớn.
4.1.1.3 Thị trường khác
Thị trường khác ở đây bao gồm một số nước ở Châu Mỹ và một số nước ở
Châu Phi. Châu Phi gồm 54 quốc gia với số dân 900 triệu người nằm trên diện
tích 30 triệu km2, là châu lục lớn thứ 3 thế giới. Châu Phi vẫn bị xem là châu lục
kém phát triển nhất.Trong số các nước nghèo nhất trên thế giới thì châu Phi
chiếm tỷ lệ lớn. Mặc dù vậy, với dân số lớn trên 967 triệu người, đa sắc tộc, đa
văn hoá, châu Phi hiện là thị trường có sức mua khá lớn, cơ cấu nhập khẩu đa
dạng, thị trường chấp nhận các loại hàng hóa và không đòi hỏi quá khắt khe, nhìn
chung phù hợp với cơ cấu xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Kim ngạch
nhập khẩu của châu Phi có tốc độ tăng trưởng cao. Bốn nền kinh tế: Nam Phi,
Angeria, Nigeria và Ai Cập chiếm tới 50% tổng GDP của châu Phi và đóng góp
lớn trong thành tích tăng trưởng chung của cả châu lục. Nhìn chung đây là một
thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty
Phương Đông nói riêng trong thời gian tới. Châu Mỹ còn được gọi là Tân thế
giới vì Châu Mỹ chỉ mới được biết đến vào thế kỉ 15. Châu Mỹ gồm 35 quốc gia,
được chia thành Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Bắc Mỹ có nền kinh tế phát triển hơn Nam
Mỹ, trong đó Mỹ là nước có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới. Hiện nay Mỹ
Latinh cũng là một trong những tiềm năng kinh tế được các nước xuất khẩu
hướng tới để thâm nhập.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 44 GVHD: Trương Thị Bích Liên
BẢNG 13 : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY SANG THỊ
TRƯỜNG KHÁC TRONG BA NĂM 2006-2008
Đơn vị tính :USD
Năm
Thị
trường
2006
2007
2008
2007/2006
2008/2007
Tiền Tiền Tiền Tiền % Tiền %
Thị trường khác 415.320 2.146.897 5.692.343 1.731.577 417 3.545.446 165
Tổng 8.150.571 10.978.045 21.253.510 2.827.474 35 10.275.465 94
(%) 5 20 27 61 35
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH thủy sản
Phương Đông trong ba năm 2006 đến năm 2008)
Từ bảng 13 ta thấy ngoài Châu Âu và Châu Á thì doanh thu xuất khẩu
sang các nước khác cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng doanh thu của
công ty. Nhìn chung doanh thu xuất khẩu của công ty trên thị trường này liên tục
tăng trong ba nămgần đây. Năm 2007 doanh thu xuất khẩu trên thị trường này
tăng 1.638.281USD tương đương 322% so với năm 2006, một sự tăng vọt thật
nhanh chóng. Sang năm 2008 doanh thu xuất khẩu sang thị trường này lại tiếp
tục gia tăng 165% so với năm 2007 tương đương 3.545.446USD, tuy tỷ lệ phần
trăm giảm nhưng giá trị lại tăng lên rất nhiều. Giá trị chênh lệch về doanh thu của
năm 2007 so với năm 2006 trên thị trường khác lại chiếm tỷ trọng lớn hơn ở thị
trường Châu Âu và thị trường Châu Á. Công ty chỉ mới gia nhập vào hai thị
trường này vào năm 2005 nhưng sang năm 2006 và 2007 ta thấy doanh thu tăng
liên tục trên thị trường này, chứng tỏ công ty đã đi rất đúng hướng. Vì vậy công
ty nên tăng cường hơn nữa trong việc xuất khẩu sang hai thị trường này.
Để thấy rõ về sự tăng trưởng về doanh thu của công ty trên thị trường này
ta cũng nên xét đến doanh thu của từng quốc gia thuộc nhóm thị trường này.
Dưới đây là bảng kim ngạch xuất khẩu sang các nước thuộc thị trường khác.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 45 GVHD: Trương Thị Bích Liên
Thị
trường
BẢNG 14: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG CÁC NƯỚC THUỘC THỊ
TRƯỜNG KHÁC CỦA CÔNG TY TRONG BA NĂM 2006-2008
Đơn vị tính: USD
Năm
2006 2007 2008
Tiền (%) Tiền (%) Tiền (%)
Ai cập 64.350 15 844.668 39 746.004 13
Canada 182.000 44 568.854 26 1.411.653 25
Mỹ 168.970 41 - - 69.750 1
Mexico - - 574,275 27 2.337.400 41
Venezuela - - 159,100 7 371.025 7
Costarica - - - - 65.021 1
Angiery - - - - 312.320 5
Colombia - - - - 280.280 5
Dominica - - - - 59.180 1
Mauritius - - - - 39.710 1
Tổng 415.320 100 2.146.897 100 5.692.343 100
(Nguồn:Bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các quốc gia Châu Âu của công ty Phương
Đông)
Qua bảng 14 ta thấy trong ba năm qua thì Ai Cập và Canada vẫn là thị
trường rất tốt của công ty với số lượng và doanh thu xuất khẩu qua thị trường này
vẫn giữ ở mức cao. Tuy có biến động nhưng vẫn giữ được ơ mức cao, và đảm
bảo doanh thu và số lượng xuất khẩu của năm sau cao hơn năm trước.Trong năm
2006 công ty chỉ xuất khẩu sang 3 nước ở thị trường Châu Mỹ trong đó thị
trường Canada chiếm tỷ trọng về doanh thu cao nhất là 44%, kế đến là Mỹ chiếm
tỷ trọng 41% sau đó là Ai Cập với tỷ trọng là 15%. Tuy ít thị trường nhưng
doanh thu từ các thị trường này là rất cao, đây là nhóm khách hàng lâu năm của
công ty nên rất đảm bảo về giá cả và uy tín. Sang năm 2007 doanh thu ở thị
trường Mỹ giảm hẳn nguyên nhân là sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam vào thị
trường này thì thường gặp phải các vụ kiện từ các công ty Mỹ là các công ty Việt
Nam bán phá giá. Bên cạnh đó phía Mỹ kiểm tra và đòi hỏi ngày càng khắt khe
với sản phẩm thuỷ sản có xuất xứ từ Việt Nam, khiến cho hầu hết các doanh
nghiệp sản xuất thuỷ sản trong nước và cả công ty cũng rất ngạy nhập khẩu vào
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương
Đông
SVTH: Châu Huỳnh Lê 46 GVHD: Trương Thị Bích Liên
thị trường này. Tuy gặp khó khăn với thị trường cũ là Mỹ, nhưng công ty lại rất
thành công trong việc tìm kiếm thị trường mới. Trong năm 2007 có hai thị trường
mới đó là Mexico và Venezuela. Tuy mới xuất sang thị trường Mexico lần đầu
nhưng tỷ trọng của thị trường lại chiếm đến 27% và tiếp tục tăng lên 41% trong
năm 2008. Và thị trường Venezuela cũng đạt được mức trung bình là 7% và vẫn
duy trì ở mức này vào năm sau. Sang năm 2008 công ty lại xuất khẩu thêm sang
năm thị trường mới tuy tỷ trọng chưa cao nhưng hứa hẹn trong năm 2009 sẽ xuất
khẩu với số lượng lớn. Trong thị trường khác thì thị trường Châu Mỹ chiếm tỷ
trọng nhiều hơn Châu Phi, trong số 10 nước ở thị trường khác thì chỉ có 3 nước ở
thị trường Châu Phi là Ai Cập, Angiery và Mauritius và 7 nước ở thị trường Châu
Mỹ. Nguyên nhân là do nước ta chỉ mới được phép nhập khẩu vào thị trường
Châu Phi trong thời gian gần đây nên doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm.
Còn Châu Mỹ là thị trường lâu năm và rất quen thuộc đối với các doanh nghiệp
Việt nam, do đó có nhiều thị trường hơn.
Xét về cơ cấu doanh thu theo sản phẩm thì các nước ở hai thị trường Châu
Mỹ và Châu Phi chỉ nhập khẩu mặt hàng cá tra đông lạnh, không nhập mặt hàng
chả cá đông lạnh. Do đó doanh thu xuất khẩu của công ty qua thị trường này đều
là doanh thu xuất khẩu của mặt hàng cá tra đông lạnh. Nguyên nhân là do các thị
trường của công ty ở hai Châu này chủ yếu là các quốc gia chưa có nền kinh tế
lớn mạnh nên chỉ nhập khẩu các mặt hàng chế biến sẵn, còn mặt hàng chả cá vẫn
là chả cá “thô” trước khi đưa vào sử dụng phải qua chế biến phức tạp. Do đó
chưa có nhiều công ty hay tập đoàn thực phẩm có quy mô đủ lớn để nhập khẩu
sau đó chế biến lại.
Ở thị trường Châu Mỹ thì Mỹ La Tinh đang có cả nhân tố khách quan
và chủ quan thuận lợi cho phát triển. Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định,
song khu vực năng động và nhiều tiềm năng này đã, đang và sẽ mang lại nhiều
cơ hội hợp tác cho các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam để cùng phát
triển. Với những thuận lợi trên, công ty nên chủ động thâm nhập nhiều hơn nữa
vào thị trường này. Một số nước có nền kinh tế lớn như Braxin, Argentina…vẫn
chưa có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, các nước này
đang và sẽ là tâm điểm cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam
www.kinhtehoc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTH2009 4053564 Chau Huynh Le .pdf