Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex

Tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH _____________________________ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỒNG DIỄM LÝ THANH ĐIỀN MSSV: 4053523 Lớp: Kế toán tổng hợp K31 Cần Thơ - 2009 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Lý Thanh Điền i LỜI CẢM TẠ  Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, em đã được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô và đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em có được nơi thực tập đúng với chuyên ngành mà em đã học. Đặc biệt em xin cảm ơn cô Nguyễn Hồng D...

pdf103 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH _____________________________ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỒNG DIỄM LÝ THANH ĐIỀN MSSV: 4053523 Lớp: Kế toán tổng hợp K31 Cần Thơ - 2009 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Lý Thanh Điền i LỜI CẢM TẠ  Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, em đã được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô và đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em có được nơi thực tập đúng với chuyên ngành mà em đã học. Đặc biệt em xin cảm ơn cô Nguyễn Hồng Diễm đã tận tình chỉ dẫn, góp ý kiến quý báu cho đề tài của em. Em xin gửi đến Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex lời cảm ơn chân thành về việc tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đợt thực tập. Một lần nữa, em cũng xin cảm ơn các anh, chị Phòng Kinh tế - Kế hoạch, anh Dương Ngọc Thới - Kế toán trưởng Công ty đã hướng dẫn, giới thiệu và giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu ở Công ty. Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, cô Nguyễn Hồng Diễm cùng các cô chú, anh, chị ở Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex dồi dào sức khỏe cùng với những lời chúc tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 20 tháng 04 năm 2009. Sinh viên thực hiện. Lý Thanh Điền Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Lý Thanh Điền ii LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 20 tháng 04 Năm 2009. Sinh viên thực hiện Lý Thanh Điền Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Lý Thanh Điền iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  …………………................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ...................................................................………………….............................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ........…………………......................................................................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Ngày…. Tháng….năm…. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và đóng dấu) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Lý Thanh Điền iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  …………………................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ...................................................................………………….............................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ........…………………...................................................................................... ... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Ngày…. Tháng….năm…. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Lý Thanh Điền v NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  …………………................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ...................................................................………………….............................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ........…………………........................................................................................ . ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. . Ngày……tháng….năm….. GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN (Ký và ghi rõ họ tên) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Lý Thanh Điền vi MỤC LỤC  Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ............................................................................ 1 1.1.2. Căn cứ khoa học thực tiễn ........................................................................ 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3 1.3.1. Phạm vi về không gian ............................................................................. 3 1.3.2. Phạm vi về thời gian ................................................................................. 3 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................. 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 5 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................ 5 2.1.1. Khái quát về tiêu thụ sản phẩm ................................................................ 5 2.1.2. Khái quát về xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu ......................................... 6 2.1.3. Khái niệm về chi phí và cơ cấu của chi phí .............................................. 7 2.1.4. Khái niệm về lợi nhuận và các bộ phận cấu thành lợi nhuận ................... 8 2.1.5. Phân tích tỷ suất lợi nhuận ..................................................................... 10 2.1.6. Một số định nghĩa về thuật ngữ đề cập trong đề tài ............................... 10 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 11 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 11 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 11 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX ........................................................ 12 3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY, CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ........................................................................... 12 3.2. LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY ................. 13 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Lý Thanh Điền vii 3.2.1. Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................... 13 3.2.2. Sản phẩm của công ty ............................................................................. 14 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC ...................................................................................... 14 3.3.1. Mạng lưới tổ chức của Công ty .............................................................. 14 3.3.2. Chức năng của các phòng ban ................................................................ 16 3.3.3. Cơ cấu nhân sự của công ty .................................................................... 19 3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐẠT ĐƯỢC TRONG BA NĂM VỪA QUA (2006 - 2008) ..................................................... 20 3.5. THUẬN LỢI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. ........... 24 3.5.1. Thuận lợi của công ty ............................................................................. 24 3.5.2. Định hướng phát triển của công ty ......................................................... 27 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY .................................................................................... 28 4.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGUYÊN LIỆU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN .................................................................................. 28 4.1.1. Thị trường nguyên liệu ........................................................................... 28 4.1.2. Tổng quan về thị trường xuất khẩu ........................................................ 30 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG BA NĂM QUA (2006 - 2008) ............................................................... 34 4.2.1. Thị trường tiêu thụ .................................................................................. 34 4.2.2. Doanh số tiêu thụ theo mặt hàng ở từng thị trường ................................ 40 4.3. PHÂN TÍCH DOANH THU - CHI PHÍ - LỢI NHUẬN .............................. 69 4.3.1. Phân tích doanh thu ................................................................................ 69 4.3.2. Phân tích chi phí ..................................................................................... 71 4.3.3. Phân tích lợi nhuận ................................................................................. 75 4.4. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ................................................ 77 4.4.1. Lợi nhuận ròng trên doanh thu ............................................................... 78 4.4.2. Chỉ tiêu ROA và ROE ............................................................................ 79 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TỪ TIÊU THỤ SẢN PHẨM .......................................................................................................... 81 5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY ............................................................................................................. 81 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Lý Thanh Điền viii 5.2. GIẢI PHÁP .................................................................................................... 82 5.2.1. Giải pháp theo thị trường........................................................................ 82 5.2.2. Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ....................... 83 5.2.3. Giải pháp Marketing ............................................................................... 84 5.2.4. Các giải pháp khác.................................................................................. 85 CHƯƠNG 6: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 86 6.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 6.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 86 6.2.1. Đối với Nhà nước ................................................................................... 86 6.2.2. Đối với Công ty ...................................................................................... 88 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Lý Thanh Điền ix DANH MỤC BIỂU BẢNG VÀ SƠ ĐỒ  Trang Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý Công ty…….……… ……...…....15 Bảng 1: Kết quả hoạt động khinh doanh của Công ty 03 năm qua (2006 - 2008) …………………………………………... …..…….21 Biểu đồ 1 : Tình hình lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty trong 3 năm qua (2006 - 2008)…………………………………… ...………22 Bảng 2: Các nhà cung cấp tôm nguyên liệu của Cadovimex…………………………………………………… ……………..29 Biểu đồ 2: Các thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam…… ...……….30 Bảng 3: Giá trị tiêu thụ theo thị trường của Công ty qua 03 năm qua (2006 - 2008)………………………………………………………34 Biểu đồ 3: Giá trị tiêu thụ nội địa của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008)………………………………………………… ………...35 Bảng 4: Sản lượng xuất khẩu của Công ty 03 năm qua (2006 - 2008)……………………………………... ………………………...37 Biểu đồ 4: Sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty 03 năm qua (2006 - 2008)…………………………………………...…………37 Bảng 5: Giá trị xuất khẩu của Công ty 03 năm qua (2006 - 2008)………………………………………... ………………………………38 Biểu đồ 5: Giá trị thủy sản xuất khẩu của Công ty 03 năm qua (2006 - 2008)……………………………………………………………39 Biểu đồ 6: Giá trị xuất khẩu theo từng thị trường trong 03 năm qua (2006 - 2008) …………………………………………...…………39 Bảng 6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008)………………………………………………………41 Bảng 7: Sản lượng thủy sản tiêu thụ nội địa của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008)…………………………………..…………43 Bảng 8: Giá thủy sản tiêu thụ nội địa của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008)………………………………………...…….………45 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Lý Thanh Điền x Bảng 9: Giá trị thủy sản tiêu thụ nội địa của Công ty trong 03 năm qua (2006 -2008)……………………………………………………46 Bảng 10: Tình hình xuất khẩu của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008)………….…………………………………….. …………48 Bảng 11: Sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị trường Mỹ trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………... …………50 Bảng 12: Giá thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị trường Mỹ trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………...…………………51 Bảng 13: Giá trị thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị trường Mỹ trong 03 năm qua (2006 - 2008)…………………………………53 Bảng 14: Sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị trường EU trong 03 năm qua (2006 - 2008)…………………………………55 Bảng 15: Giá thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị trường EU trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………… ………………56 Bảng 16: Giá trị thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị trường EU trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………... …………58 Bảng 17: Sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị trường Nhật Bản trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………….………….60 Bảng 18: Giá thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị trường Nhật Bản trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………….. ………………...62 Bảng 19: Giá trị thủy sản xuất khẩu của Công ty vào thị trường Nhật Bản trong 03 năm qua (2006 - 2008)…………….… …………63 Bảng 20: Sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty vào các thị trường khác trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………………66 Bảng 21: Giá thủy sản xuất khẩu của Công ty vào các thị trường khác trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………. …………67 Bảng 22: Giá trị thủy sản xuất khẩu của Công ty vào các thị trường khác trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………. …………68 Bảng 23: Doanh thu của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………………………………………………... …………69 Biểu đồ 7: Doanh thu của Công ty trong 3 năm qua………...…………70 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Lý Thanh Điền xi Bảng 24: Chi phí của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………………………………………... …………………65 Biểu đồ 8: Giá vốn hàng bán của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………………………………………...…………72 Biểu đồ 9: Chi phí hàng bán của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………………………………………...…………72 Biểu đồ 10: Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008)………………………………………... ………...73 Bảng 25: Chi phí hoạt động tài chính của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………………………………………....74 Bảng 26: Tình hình lợi nhuận của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008)……………………………………………………... …...........76 Bảng 27: Mức lợi nhuận ròng trên doanh thu của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008)………………………………….. ………...78 Biểu đồ 11: Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu của Công ty 3 năm qua (2006 -2008)……………………………………….. ………...78 Bảng 28: Tỷ số ROA và ROE của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008)………………………………………………… ………...79 Biểu đồ 12: Chỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản - ROA của Công ty Trong 03 năm qua (2006 -2008)………………………… ………...79 Biểu đồ 13: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE của Công ty 03 năm qua (2006 - 2008)…………………………... ………...80 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Lý Thanh Điền xii DANH MỤC HÌNH VẼ  Trang Trang Hình 1: Vị trí địa lý của Công ty……………………………………………..26 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm SVTH: Lý Thanh Điền xiii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  Tiếng Việt - Cán bộ công nhân viên: CBCNV - Lợi nhuận: LN - Sản xuất kinh doanh: SXKD - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế TNDN Tiếng Anh - ACC: Aquaculture Certification Council - Ủy ban Chứng nhận Thủy sản - BRC: British Retail Consortium - Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc - GMP: Good Manufactoring Practices - Quy phạm sản xuất quy định các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng - HALAL: Foods Certified as Muslim - Approved - Chứng nhận Thực phẩm phù hợp với Hồi Giáo - HLSO: Tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, bỏ đầu - HOSO: Tôm sú nguyên con - IFS: International Food Standards - Tổ chức Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế - ISO 9001:2000 – 14001:2004: International Organization for Standardization - SSOP: Sanitation Standard Operating Procedure - Quy phạm vệ sinh quy định quy trình và các thủ tục kiểm soát vệ sinh tại nhà máy - SA 8000: Social Accountability 8000 - Bộ Quy tắc An toàn Xã hội 8000 - SQF 2000: Safe Quality Foods 2000 - Bộ quy tắc Thực phẩm Chất lượng An toàn 2000 - US HACCP: US Hazard Analysis and Critical Control Point - Bộ Quy tắc đánh giá và Kiểm soát điểm tới hạn của Hoa Kỳ - VASEP: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 1 - SVTH: Lý Thanh Điền CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, từ đó tạo điều kiện để nước ta bước vào thời kỳ mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta nhiều cơ hội và thách thức. Đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tiếp thu cách làm việc, kinh doanh, quản lý khoa học của nước ngoài, có cơ hội đưa sản phẩm của mình đến nhiều nước trên thế giới… Mặt khác, các doanh nghiệp phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường như hiện nay, khi không còn sự bảo hộ của Nhà nước, các doanh nghiệp nước ta phải tự điều hành, quản lý các hoạt động SXKD một cách có hiệu quả để đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Muốn vậy, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa phải sản xuất ra hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đạt hiệu quả cao đồng thời giảm thiểu chi phí từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Muốn vậy, thì việc giữ vững thị trường đã xâm nhập được và từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp. Như vậy, thường xuyên quan tâm phân tích hiệu quả kinh doanh nói chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm, chi phí và lợi nhuận nói riêng trở thành một nhu cầu thực tế cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với doanh nghiệp chuyên xuất khẩu thủy, hải sản như Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và chế biến thủy sản Cadovimex thì lợi nhuận có được chủ yếu là từ xuất khẩu thủy, hải sản. Và trong quá trình sản xuât kinh doanh thì giai đoạn tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng và quyết định đến thành công Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 2 - SVTH: Lý Thanh Điền hay thất bại của công ty. Ngoài ra, tình hình tiêu thụ sản phẩm và kêt quả hoạt động kinh doanh của công ty được biểu hiện qua lợi nhuận của doanh nghiệp và đây chính là yếu tố khẳng định uy tín cho doanh nghiệp cả thị trường trong và ngoài nước Vì vậy, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm là thực sự cần thiết, qua đó công ty có thể lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý mang lại lợi nhuận cho công ty để công ty ngày càng phát triển Do tầm quan trọng của vấn đề, nên đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex” đã được chọn làm đề tài tốt nghiệp. 1.1.2. Căn cứ khoa học thực tiễn Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng, phản ánh thực trạng tổ chức quản lý SXKD của một doanh nghiệp mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Người ta dùng phương pháp so sánh để so sánh lợi nhuận thực hiện năm nay so với năm trước nhằm biết được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty, hay nói cách khác là xem xét công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả không? Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một chi tiêu được nhiều người quan tâm vì nó là căn cứ để các nhà quản trị ra quyết định, các nhà đầu tư hay các nhà cho vay xem xét có nên đầu tư hay cho vay không? Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẳn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh. Như chúng ta đã biết: Mọi hoạt động của doanh nghiệp điều nằm trong thể tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh mới giúp các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chi tiêu kinh tế. Đồng thời, phân tích sâu sắc các Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 3 - SVTH: Lý Thanh Điền nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó, đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp để nhằm phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý. Mặt khác, nó còn giúp doanh nghiệp phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Tài liệu của phân tích kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng, phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, đánh giá các yếu tố thuận lợi và khó khăn ở hiện tại từ đó đề ra giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 3 năm (2006 - 2008) để biết được số lượng tiêu thụ cụ thể trong 3 năm qua. Từ đó có kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm để đạt hiệu quả kinh doanh cao cho Công ty Phân tích tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận của Công ty qua 3 năm (2006 - 2008). Đề ra giải pháp cụ thể nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng để tăng sản lượng tiêu thụ đồng thời giảm thiểu chi phí từ đó tăng lợi nhuận cho Công ty. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi về không gian Luận văn được thực hiện tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và chế biến Thủy sản Cadovimex 1.3.2. Phạm vi về thời gian Luận văn được viết từ ngày 02/02/2009 đến 24/04/2009 Số liệu sử dụng để phân tích là số liệu được thu thập qua 3 năm 2006 - 2008. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, chi phí và lợi nhuận của Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex trong những năm qua Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 4 - SVTH: Lý Thanh Điền Phân tích môi trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao số lượng sản phẩm tiêu thụ đồng thời giảm chi phí qua đó tối đa hóa lợi nhuận. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài, một số tài liệu đã được thao khảo nhằm tránh những sai sót và hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu. - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty kim khí Thăng Long do sinh viên Huỳnh Ất Mịnh, Khóa 30, Lớp Quản trị kinh doanh 1 Trường Đại học Cần Thơ thực hiện năm 2008. - Phân tích hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex do sinh viên Tăng Thị Ngọc Trâm, Khóa 30, Lớp Quản trị kinh doanh 2 Trường Đại học Cần Thơ thực hiện năm 2008. Các đề tài này chủ yếu tập chung phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu doanh thu, chi phí,… và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 5 - SVTH: Lý Thanh Điền CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái quát về tiêu thụ sản phẩm 2.1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ là giai đoạn của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp, là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa. Sản phẩm hàng hóa chuyển từ trạng thái vật chất sang trạng thái tiền tệ và sản phẩm hàng hóa có tiêu thụ được thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng và ngày càng phát triển. Trong kỳ phân tích, doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hay ít là biểu hiện ở chỉ tiêu khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ, chỉ tiêu này được tính bằng đơn vị giá trị và được gọi là giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ hay doanh thu bán hàng. 2.1.1.2. Vai trò của việc phân tích tình hình tiêu thụ Tiêu thụ là quá trình chuyển hóa hình thái từ giá trị của hàng hóa sang giá trị của tiền tệ, sự chuyển hóa này đem đến cho khách hàng sự thỏa mãn mặt giá trị sử dụng của hàng hóa. Do đó, vai trò của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm là tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan, rút ra những tồn tại và đề ra những biện pháp khắc phục để tận dụng triệt để thế mạnh của doanh nghiệp nhằm đưa doanh số tới mức cao nhất. Để thực hiện tốt quá trình này trước đó các tổ chức kinh doanh phải tiếp cận thị trường, tìm hiểu, khám phá nguyện vọng của khách hàng. 2.1.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ Trong cơ chế thị trường hiện nay, nền kinh tế SXKD không còn tập trung gò bó như trước nữa mà có sự linh động xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người tiêu dùng. Do đó, đẩy mạnh tiêu thụ có thể nói là một khâu vô cùng quan trọng để đánh giá hiệu hoạt động của Công ty. Khâu tiêu thụ được xem là khâu quan trọng nhất trong suốt quá trình hoạt động SXKD của công ty. Vì, nó chính là cửa khẩu của công ty nên cánh cửa này mở càng to thì đồng tiền, đồng vốn của công ty sẽ được lưu thông một cách trôi chảy hơn, nhanh hơn. Hay nói cách khác, chính hoạt động này là yếu tố cho phép Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 6 - SVTH: Lý Thanh Điền công ty thu hồi vốn để tiếp tục tái đầu tư, hoạt động SXKD được liên tục và là cơ sở tồn tại của công ty. Vì lẽ đó, có thể coi khâu tiêu thụ có tính chất quyết định đến vận mệnh của doanh nghiệp 2.1.2. Khái quát về xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu 2.1.2.1. Khái quát về xuất khẩu Xuất khẩu là đưa hàng hoá từ nước này sang nước khác. Xuất khẩu hàng hoá bắt nguồn từ sự phân công quốc tế và sự tồn tại của thị trường ngoài nước. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa xuất khẩu hàng hoá được dùng làm thủ đoạn bóc lột những nước kém phát triển bằng cách trao đổi không ngang giá, bị các cường quốc đế quốc lớn dùng làm thủ đoạn nô dịch các nước nhược tiểu về mặt chính trị. Thống kê thuế quan của các nước tư bản chủ nghĩa chia việc xuất khẩu hàng hoá thành việc xuất khẩu chuyên môn và xuất khẩu chung. + Xuất khẩu chuyên môn bao gồm: những hàng hoá sản xuất ở trong nước, cũng như những hàng nước ngoài đưa vào trong nước sơ chế rồi tiếp tục xuất sang nước khác dưới hình thức sơ chế. + Xuất khẩu chung cũng bao gồm: các hàng chuyền khẩu, tức là những hàng nước ngoài nhập vào trong nước, rồi lại xuất sang nước khác chưa qua sơ chế. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động mua bán không chỉ diễn ra trong phạm vi nội địa mà mở rộng ra toàn thế giới. Việc mua bán này có thể đem lại hiệu quả rất cao hoặc hiệu quả kinh tế xấu vì đây là việc mua bán giữa nước này với nước khác, không dễ dàng khống chế các chủ thể nước ngoài trong hoạt động mua bán ngoại thương. Doanh nghiệp xuất khẩu có lời từ các hoạt động mua bán xuất khẩu thì không chỉ có doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả mà đứng trên góc độ nền kinh tế, nền kinh tế thu được một lượng ngoại tệ từ hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân theo sự quản lý của nhà nước, nghĩa là nhà nước quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu ở tầm vĩ mô bằng các công cụ riêng như tỉ giá hối đoái, thuế quan, những hạn mức đối với những mặt hàng được coi là chủ lực của nước ta và những mặt hàng định hướng cho nền kinh tế để hạn chế bớt những rủi ro, thiệt hại cho doanh nghiệp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 7 - SVTH: Lý Thanh Điền Tóm lại: xuất khẩu là một hình thức kinh doanh nhằm thu được doanh lợi từ việc bán hàng hoá, dịch vụ ra thị trường nước ngoài. 2.1.2.2. Vai trò của xuất khẩu Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế và chính trị của đất nước, điều này được thể hiện thông qua các lý do sau: - Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng trong giao thương quốc tế đáp ứng nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất. - Xuất khẩu thúc đẩy việc phát minh, sáng tạo, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất. - Xuất khẩu sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô và phát triển sản xuất nhiều ngành nghề từ đó làm tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội và nâng cao mức sống cho người dân. - Xuất khẩu còn tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước. - Cuối cùng xuất khẩu góp phần thúc đẩy và tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới. Như vậy: Xuất khẩu không những có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, mà nó còn có vai trò hết sức quan trọng đối với các công ty cổ phần như Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex nên đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là hướng phát triển được xem là cách tốt nhất và ngắn nhất để đưa đất nước phát triển nhanh chống ngang tầm với các cường quốc năm Châu. 2.1.3. Khái niệm về chi phí và cơ cấu của chi phí 2.1.3.1. Khái niệm Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, th ương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: Doanh thu và Lợi nhuận. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 8 - SVTH: Lý Thanh Điền 2.1.3.2. Cơ cấu chi phí Vì Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex là một đơn vị SXKD nên chi phí của doanh nghiệp chủ yếu bao gồm: giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động. Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. + Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá bao gồm các khoản chi phí như: chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí quảng cáo, chi phí bảo hiểm hàng hoá,… Cũng như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng kỳ này lớn hơn so với kỳ trước thì sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại. + Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ những chi phí phát sinh cho việc tổ chức và quản lý trong doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí như: Chi phí văn phòng, chi phí công tác, ….Tương tự như trên, chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này lớn hơn so với kỳ trước thì làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại.. 2.1.4. Khái niệm về lợi nhuận và các bộ phận cấu thành lợi nhuận 2.1.4.1. Khái niệm Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí dùng cho hoạt động đó. 2.1.4.2. Các bộ phận cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp Do đặc điểm hoạt động SXKD của doanh nghiệp phong phú, đa dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Hiểu rõ nội dung, đặc điểm, của lợi nhuận từng bộ phận tạo cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi nhuận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau: a. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động SXKD của doanh nghiệp, là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 9 - SVTH: Lý Thanh Điền động bán hàng và cung ứng dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ. Lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp được cấu thành từ các bộ phận sau: - Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. - Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh phụ của doanh nghiệp. - Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh tế khác ngoài các hoạt động kinh tế kể trên. b. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận thu từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: - Lợi nhuận thu được do tham gia góp vốn liên doanh. - Lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán. - Lợi nhuận thu được do hoạt động cho thuê tài sản. - Lợi nhuận thu được do chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi trả tiền vay ngân hàng. c. Lợi nhuận từ hoạt động khác Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài dự tính đến, nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc là những khoản lợi nhuận thu được không mang tính chất thường xuyên. Những khoản lợi nhuận này thu được có thể do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan đem lại. Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động bất thường của doanh nghiệp. Các khoản thu từ hoạt động khác bao gồm: - Thu từ khoản nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. - Thu từ khoản được phạt vi phạm hợp đồng kinh tế. - Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ. - Thu từ các khoản nợ không xác định được chủ. - Các khoản thu từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hoặc lãng quên không ghi trong sổ kế toán, đến năm báo cáo mới phát hiện ra… Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 10 - SVTH: Lý Thanh Điền Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản chi như: chi về thanh lý hợp đồng, bán tài sản cố định, chi về tiền phạt do vi phạm hợp đồng… sẽ là lợi nhuận từ hoạt động khác của doanh nghiệp. 2.1.5. Phân tích tỷ suất lợi nhuận 2.1.5.1. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) ROA: (Return on total assets). Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. 2.1.5.4. Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE: (Return on common equyty). Chỉ tiêu này được xác định: Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. 2.1.5.3. Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ROS: (Return on sales). Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. 2.1.6. Một số định nghĩa về thuật ngữ đề cập trong đề tài - Kim ngạch xuất khẩu: được biểu hiện qua doanh số xuất khẩu sản phẩm trong một thời kì được xác định. - Thủy sản: các loại động vật sống dưới nước, như: tôm, cá, giáp xác, nhuyễn thể… có thể dùng làm thực phẩm. - Sản phẩm thủy sản: thực phẩm trong đó thủy sản là thành phần đặc trưng. Lợi nhuận trên tài sản Lợi nhuận Tài sản = (%) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Lợi nhuận Vốn chủ sở hữu = (%) Lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận Doanh thu = (%) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 11 - SVTH: Lý Thanh Điền - Sản phẩm thủy sản chế biến: sản phẩm đã qua hình thức chế biến, như: xử lý, nhiệt, hun khói, ướp muối, sấy khô, hoặc kết hợp các hình thức trên, có phối chế hoặc không phối chế với phụ gia, thực phẩm khác. - Sản phẩm thủy sản đông lạnh: sản phẩm thủy sản đã được cấp đông; khi đã ổn định, nhiệt độ trung tâm sản phẩm 8 - 18 oC hoặc thấp hơn. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu và tài liệu sử dụng thực hiện đề tài này đươc thu thập từ Phòng Kinh tế - Kế hoạch của Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh số tương đối, so sánh số tuyệt đối Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Có 2 phương pháp so sánh:  Phương pháp số tuyệt đối Là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc so sánh giữa kết quả thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước.  Phương pháp số tương đối Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 12 - SVTH: Lý Thanh Điền CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX 3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY, CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG - Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX Tên giao dịch đối ngoại: CADOVIMEX SEAFOOD IMPORT - EXPORT AND PROCESSING JOINT STOCK COMPANY Tên giao dịch viết tắt: CADOVIMEX - VIETNAM - Mã số thuế: 2000102580 - Logo: - Địa chỉ: Khóm 2 - Thị trấn Cái Đôi Vàm - Huyện Phú Tân - Tỉnh Cà Mau - Điện thoại: (84.780) 3889 050 Fax: (84.780) 3889 067 - Email: cadovimex@cdv.vnn.vn - Website: www.cadovimex.com - Nhãn mác sản phẩm : CADOVIMEX, DRAGON Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Năm 1985 Công ty liên hiệp thủy sản Cái Nước được thành lập, ngành nghề kinh doanh là thu mua chế biến tôm, cá, mực đông lạnh cung ứng hàng xuất khẩu cho các đơn vị trong và ngoài tỉnh Cà Mau. huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau nơi hiện nay là trụ sở chính của Công ty CADOVIMEX, là vùng có môi trường sinh thái tự nhiên rất phù hợp cho các loại thủy sản, nhất là các giống tôm sinh sản và phát triển. Nơi đây được xem như “mỏ tôm” của cả nước, với trữ lượng tôm tự nhiên rất lớn, riêng phần khai thác tự nhiên cũng đạt sản lượng hàng trăm tấn/ngày. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 13 - SVTH: Lý Thanh Điền Giai đoạn 1975-1984 Công ty thủy sản đã ra đời với tiền thân là Công ty liên hiệp thủy sản Cái Nước, liên doanh giữa tỉnh và huyện, với chức năng thu mua và bán nguyên vật liệu cho các Công ty chế biến xuất khẩu thủy sản lớn của tỉnh và ngành thủy sản Việt Nam. Năm 1985, trước những yêu cầu bảo quản chất lượng nguyên liệu, tiết kiệm chi phí, khai thác tốt hơn tiềm năng của khu vực, lãnh đạo tỉnh đã quyết định xây dựng một nhà máy đông lạnh với công suất và thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu chế biến và xuất khẩu, và Xí nghiệp chế biến thủy sản Cái Đôi Vàm được thành lập. Năm 1989, sau 4 năm xây dựng, cụm làng cá và dàn máy chuyên sản xuất tôm đông lạnh xuất khẩu đã hoàn thành và cung ứng nguyên vật liệu cho các Công ty xuất khẩu của tỉnh và ngành thủy sản, tuy nhiên đến thời điểm này Công ty vẫn chưa có chức năng xuất khẩu. Đến năm 1997 trước yêu cầu mở cửa hội nhập, chủ trương của Đảng, Nhà nước thông thoáng hơn, cho phép có doanh nghiệp được xuất khẩu trực tiếp hàng hóa. Ngày 28/03/1997 Xí nghiệp chế biến thủy sản Cái Đôi Vàm chuyển thành Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản Cái Đôi Vàm (CADOVIMEX) có chức năng xuất nhập khẩu với số vốn là 11.471.000.000đ Năm 2005, đứng trước yêu cầu tiếp tục đổi mới, theo quyết định số 874/QĐ-CTUB ngày 30/11/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Ban Giám đốc Công ty đã mạnh dạn lập phương án cổ phần hoá 100% và chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 6103000045 ngày 01/02/2005 của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Cà Mau. 3.2. LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 3.2.1. Lĩnh vực kinh doanh Các lĩnh vực kinh doanh được cấp phép bao gồm: - Chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng nông lâm thủy sản; - Nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá tiêu dùng trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất và đời sống; - Nhận thực hiện các dịch vụ thương mại: nông lâm thủy sản và xuất nhập khẩu trong và ngoài nước; Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 14 - SVTH: Lý Thanh Điền - Đầu tư nuôi trồng, khai thác thủy sản. 3.2.2. Sản phẩm của công ty - Tôm đông IQF - Tôm đông block - Tôm nguyên con - Mực, Bạch tuộc đông IQF - Mực, Bạch tuộc đông block - Cá biển các loại nguyên con, filet, cắt khúc đông lạnh - Cá tra, Basa filet đông lạnh xuất khẩu - Nhiều sản phẩm cao cấp đóng gói nhỏ bán ra thẳng siêu thị 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.3.1. Mạng lưới tổ chức của Công ty Bộ máy của Công ty hiện nay bao gồm: Trụ sở chính Công ty, Văn Phòng tại Cà Mau, Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và 3 xí nghiệp trực thuộc Văn Phòng tại Thành phố Cà Mau Địa chỉ: 37 Phan Bội Châu, Phường 7, Tp. Cà Mau Điện thoại: (84.780) 3831 346 Fax: (84.780) 3833 615 Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 237 Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, Tp.HCM Điện thoại: (84.8) 3862 9686 Fax: (84.8) 3862 9371 Các xí nghiệp trực thuộc Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Nam Long Địa chỉ: xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau Điện thoại: (84.780) 3881 269 Fax: (84.780) 3881 219 Xí nghiệp Chế biến Thủy sản F72 Địa chỉ: Khóm 2 - Thị trấn Cái Đôi Vàm - Huyện Phú Tân - Tỉnh Cà Mau Điện thoại: (84.780) 3889 050 Fax: (84.780) 3889 067 Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Phú Tân Địa chỉ: Khóm 2 - Thị trấn Cái Đôi Vàm - Huyện Phú Tân - Tỉnh Cà Mau Điện thoại: (84.780) 3889 050 Fax: (84.780) 3889 067 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 15 - SVTH: Lý Thanh Điền Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy của Công ty Cadovimex HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT BP NUÔI TRỒNG CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU XÍ NGHIỆP CB TS XK HÒA PHÁT AN GIANG CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG XN CHẾ BIẾN TS XK ĐỒNG THÁP XÍ NGHIỆP F72 XÍ NGHIỆP PHÚ TÂN XÍ NGHIỆP NAM LONG Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 16 - SVTH: Lý Thanh Điền Ngoài ra, để phục vụ Dự án Xây dựng Nhà máy chế biến Thủy sản tại Đồng Tháp, Công ty đã tiến hành thành lập Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex II tại tỉnh Đồng Tháp từ đầu năm 2007. - Địa chỉ: Lô III-8 Khu C mở rộng - Khu công nghiệp Sa Đéc, xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Với vốn điều lệ: 80 tỷ đồng - Ngành nghề kinh doanh: Đánh bắt cá nước ngọt. Nuôi cá (nước mặn, nước ngọt, nước lợ). Dịch vụ thu gom, vận chuyển thủy sản sống. Dịch vụ cung cấp thức ăn thủy sản. Ươm cá, tôm giống. Chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hoà Phát An Giang Địa chỉ: Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang Ngành nghề kinh doanh: Chế biến thủy sản xuất khẩu Bộ phận nuôi trồng cung ứng nguyên liệu Địa chỉ: Xã Phú Sơn, Mõ Cày, Tỉnh Bến Tre Ngành nghề kinh doanh: Nuôi cá nguyên liệu cung ứng cho các Xí nghiệp chế biến 3.3.2. Chức năng của các phòng ban Phòng Kinh tế - Kế hoạch - Thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý t ình hình sử dụng vốn, tài sản, chi phí và hiệu quả SXKD trên tất cả các lĩnh vực trong toàn Công ty. - Tổ chức thực hiện tốt công tác kế toán thống kê, hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng pháp luật của Nhà nước và điều lệ qui định của Công ty. - Thực hiện kịp thời, đầy đủ việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các Xí nghiệp thành viên và của Công ty. - Thực hiện báo cáo chính xác kịp thời t ình hình tài chính và hiệu quả kinh tế của Công ty cho Ban Giám đốc và cấp trên theo đúng qui định của nhà nước và qui chế của Công ty. - Tổng hợp nhu cầu từ các Xí nghiệp, phòng ban, phân xưởng về vật tư, bao bì, công cụ dụng cụ,… tổ chức hợp đồng thu mua và cung ứng đầy đủ kịp thời cho yêu cầu sản xuất. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 17 - SVTH: Lý Thanh Điền - Lập và theo dõi thực hiện kế hoạch SXKD và giá thành sản phẩm của Công ty theo từng tháng, quý, năm đề nghị điều chỉnh giá thành và chi phí một cách kịp thời và phù hợp, xây dựng kế hoạch SXKD và giá thành sản phẩm một cách khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của SXKD trong từng giai đoạn. - Kiểm tra chặt chẽ việc quản lý vốn hàng hóa, tài sản, tiền mặt chi phí của Công ty đảm bảo an toàn, hiệu quả không bị chiếm dụng, không thanh toán lãng phí ở tất cả phòng ban văn phòng, chi nhánh, phân xưởng, Xí nghiệp của Công ty. - Kiểm tra chặt chẽ tính khách quan chính xác, đúng định mức qui định của tất cả các chi phí trong hoạt động SXKD của Công ty, giá mua nguyên liệu, định mức vật tư, công cụ, tài sản, chi phí trong quá trình lưu thông, trong sản xuất tại Xí nghiệp, phân xưởng phát hiện kịp thời những tiêu cực hoặc sai sót (nếu có). Phòng Quản lý chất lượng và Phát triển sản phẩm - Đề ra các qui định, qui phạm quản lý chất lượng cho tất cả các loại sản phẩm mà Công ty đã, đang và sẽ sản xuất. Đồng thời thực hiện quản lý chất lượng theo HACCP, GMP, SSOP BRC và hoàn thiện quản lý chất lượng theo ISO phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty và đòi hỏi của thị trường. - Nghiên cứu cải tiến mẫu mã bao bì ngày càng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường. Phòng Kinh doanh - Theo dõi, ký kết và thực hiện các hợp đồng các L/C đã ký với khách hàng, triển khai nhanh, chính xác các yêu cầu chất lượng bao bì, mẫu mã sản phẩm của khách hàng cho Phòng Quản lý chất lượng và Phát triển sản phẩm và hai xí nghiệp trực thuộc, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng vận chuyển, bốc xếp, giao nhận hàng hóa cho khách hàng đảm bảo ngăn nắp kho hàng, an toàn về chất lượng và đúng hợp đồng được ký kết. - Cân đối giá bán, đề xuất giá mua đảm bảo cạnh tranh và có hiệu quả, thường xuyên theo dõi cân đối hiệu quả kinh doanh từng thời vụ, từng khách hàng, để Tổng Giám đốc có chiến lược, sách lược kinh doanh cụ thể. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 18 - SVTH: Lý Thanh Điền Phòng Cơ điện lạnh và Xây dựng cơ bản - Quản lý vận hành hệ thống điện, điện lạnh, nước, một cách khoa học đáp ứng đủ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn tiết kiệm. - Theo dõi sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị đúng qui trình, đúng định kỳ, hạn chế tối đa việc xảy ra sự cố bất ngờ, không để cho máy móc thiết bị xuống cấp. - Lập các phương án thiết kế xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn mua sắm tài sản cố định cho toàn Công ty theo đúng trình tự qui định của nhà nước tùy từng loại hình và mức độ đầu tư, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, giá thành hợp lý và phục vụ thiết thực cho sản xuất kinh doanh. Phòng Tổ chức hành chánh - Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong việc quản lý nhân sự của toàn Công ty, sắp xếp bố trí nhân sự một cách phù hợp cho sản xuất kinh doanh. Tham mưu cho Tổng Giám đốc kiểm tra vấn đề về tuyển dụng, cho thôi việc đối với người lao động, quản lý ngày giờ công lao động, khen thường, cách chức, sa thải lao động, kiểm tra việc thực hiện qui chế, qui định về tiền lương, tiền thưởng, các chính sách khác đối với người lao động, đảm bảo đúng nội qui, qui định của Công ty và đúng qui định Luật lao động. Đội kiểm soát - Kiểm soát qui trình, qui phạm sản xuất tại 03 xí nghiệp sản xuất trực thuộc, kiểm tra các công đoạn sản xuất như: kích cỡ nguyên liệu khi mua, xử lý hóa chất,… đến thành phẩm nhập kho, đảm bảo tính khách quan và đúng theo qui trình cho từng loại sản phẩm (tập trung vào 3 khâu: ngâm hóa chất, mua bán thành phẩm sau phân cỡ và thành phẩm sau khi cấp đông đóng gói). - Thực hiện phòng chống tiêu cực trong tất cả các khâu, nhất là khâu đánh giá chất lượng nguyên liệu, phân cỡ mua hàng và thành phẩm nhập xuất kho. Văn phòng tại Thành phố Cà Mau - Thực hiện việc trung chuyển giao nhận hàng hóa, tiền vốn, vật tư, thiết bị, công cụ dụng cụ từ các nơi về Công ty và từ Công ty đi tất cả các nơi khác. - Liên hệ giải quyết các thủ tục về hải quan, kiểm dịch, Nafiquacen, ngân hàng liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa một cách nhanh chóng, kịp thời. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 19 - SVTH: Lý Thanh Điền Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh - Thực hiện các quan hệ giao dịch tiếp thị bán hàng ở cả thị trường trong và ngoài nước; hướng dẫn, đưa đón khách hàng; thiết lập mối quan hệ nhiều mặt trong kinh doanh giữa Công ty và khách hàng (quan tâm đến thị trường khách hàng lớn, thị trường truyền thống). Nắm bắt nhanh tất cả các nguồn thông tin về diễn biến giá cả, nhu cầu từng thị trường, từng khách hàng, phản ánh kịp thời cho Tổng Giám đốc Công ty và Phòng Kinh doanh. 3.3.3. Cơ cấu nhân sự của công ty Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích bối cảnh môi trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp. Cho dù các quan điểm của hệ thống kế hoạch hóa tổng quát đến mức nào đi chăng nữa cũng không thể mang lại hiệu quả nếu không có con người làm việc nhiệu quả. Tổng số lao động của Công ty đến ngày 30/06/2008 là 2.214 người; Trong đó: - Trình độ trên đại học và trên đại học: 74 người, chiếm 3% - Trình độ cao đẳng và trung cấp: 230 người, chiếm 10% - Công nhân kỹ thuật: 1.910 người, chiếm 87% Chế độ làm việc Công ty Cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex thực hiện nghiêm chỉnh Bộ Luật Lao động của Việt Nam, triển khai cụ thể đến toàn bộ công nhân viên. Công ty thực hiện đúng và đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ ốm đau, thai sản,… theo quy định của nhà nước đối với toàn bộ CBCNV. Công ty cũng đã thành lập trạm xá tại mỗi xí nghiệp sản xuất để giải quyết khám chữa bệnh kịp thời cho công nhân viên. Ngoài ra Công ty còn tổ chức khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 01 lần cho toàn bộ CBCNV. Công ty luôn làm tốt công tác bảo hộ lao động, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, thực hiện nghiêm các quy định về bảo hộ lao động và các quy chế an toàn lao động. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 20 - SVTH: Lý Thanh Điền Công ty có hệ thống nước sạch phục vụ sinh họat, vệ sinh một cách đầy đủ và an toàn cho CBCNV. Công ty thực hiện chế độ làm việc 6 ngày/tuần, thời gian làm việc 44 giờ/tuần đối với lao động gián tiếp và 48 giờ/tuần đối với lao động trực tiếp. Tuy nhiên do đặc thù của ngành thủy sản là sản xuất theo mùa vụ nên vào con nước mùa vụ làm việc hơn 8 giờ/ngày, vào những ngày ngoài con nước làm việc ít hơn 8 giờ/ngày nhưng vẫn đảm bảo 48 giờ/tuần, đảm bảo cung cấp bữa ăn giữa ca. Hàng năm CBCNV được tổ chức đi tham quan du lịch, nghỉ mát. 3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐẠT ĐƯỢC TRONG BA NĂM VỪA QUA (2006 - 2008) Căn cứ vào các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận để biết được kết quả hoạt động của Công ty qua 3 năm qua (2006 - 2008) từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân gây nên để có những giải pháp hữu hiệu nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 21 - SVTH: Lý Thanh Điền Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008) ĐVT: Triệu đồng Tên chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so với 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 996.270 886.203 869.011 -110.067 -11,0 -17.192 -1,9 2. Các khoản giảm trừ 0 174 442 174 268 154,0 3. Doanh thu thuần 996.270 886.029 868.569 -110.241 -11,1 -17.460 -2,0 4. Giá vốn hàng bán 888.030 773.737 760.305 -114.293 -12,9 -13.432 -1,7 5. Lợi nhuận gộp 108.240 112.292 108.264 4.052 3,7 -4.028 -3,6 6. Doanh thu tài chính 5.349 2.978 25.449 -2.371 -44,3 22.471 754,6 7. Chi phí tài chính 28.437 36.808 72.112 8.371 29,4 35.304 95,9 8. Chi phí bán hàng 59.121 45.174 44.872 -13.947 -23,6 -302 -0,7 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.621 11.987 15.925 4.366 57,3 3.938 32,9 10. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 18.410 21.301 804 2.891 15,7 -20.497 -96,2 11. Thu nhập khác 226 184 850 -42 -18,6 666 362,0 12. Chi phí khác 32 998 619 966 3.018,8 -379 -38,0 13. Lợi nhuận khác 194 -814 231 -1.008 -519,6 1.045 -128,4 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 18.604 20.487 1.035 1.883 10,1 -19.452 -94,9 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0 0 0 0 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 0 0 17. Lợi nhuận sau thuế 18.604 20.487 1.035 1.883 10,1 -19.452 -94,9 (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 22 - SVTH: Lý Thanh Điền Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu thuần năm 2007 giảm 110.241 triệu VND so với năm 2006 và sang năm 2008 lại giảm đi 17.460 triệu VND so với năm 2007. - Về các khoảng giảm trừ thì năm 2006 là bằng 0, sang đến năm 2007 và năm 2008 là 174 triệu VND và 442 triệu VND. - Về thuế thu nhập doanh nghiệp thì Công ty được miễn thuế. ĐVT: Triệu VND 18604 20487 1035 0 5000 10000 15000 20000 25000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Biểu đồ 1: Tình hình lợi nhuận sau thuế TNDN của Công ty trong 3 năm qua (2006 - 2008) Ta thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty biến động mạnh trong ba năm qua. Năm 2007 nhuận sau thuế tăng 1.883 triệu VND so với năm 2006 tức tăng 10,1% lợi nhuận sau thuế năm 2007 đạt 20.487 triệu VND sang năm 2008 lợi nhuận sau thuế của Cadovimex giảm mạnh giảm tới 19.452 triệu VND lợi nhuận sau thuế chỉ là 1.035 triệu VND. Qua bảng 1, biểu đồ 1 ta thấy tình hình SXKD của công qua 3 năm nhìn chung đều mang lại hiệu quả. Tuy nhiên nếu so sánh hiệu quả giữa các năm ta có thể đánh giá chung như sau: - Năm 2006 là năm mà Công ty kinh doanh đạt hiệu quả. Lợi nhuận sau thuế năm 2006 đạt 18.604 triệu VND, về mặt hiệu quả thì doanh thu thuần đạt 996.270 triệu VND%. Tổng chi phí của Công ty năm 2007 là 983.241 triệu VND. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 23 - SVTH: Lý Thanh Điền - Hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2007 tiếp tục đạt hiệu quả cao. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 đạt 20.487 triệu VND tăng 10,1% so với năm 2006. Về mặt hiệu quả thì doanh thu thuần đạt gần 886,029 tỷ VND giảm 110.241 triệu VND, giảm 11,0% so với năm 2006. Trong khi đó tổng chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2007 so với năm 2006 giảm 114.537 triệu VND, giảm 16,64%. Vì thế cho dù doanh thu thuần của Công ty giảm nhưng nhờ giảm được chi phí hoạt động kinh doanh nên lợi nhuận của Công ty vẫn tăng 10,12%. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2006 và 2007 Công ty tốt đẹp là do trong thời gian này Công ty đã sử dụng chi phí một cách có hiệu quả do đó nó đã góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty. - Sang năm 2008 lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm mạnh lợi nhuận năm này chỉ còn 1.035 triệu VND. Lợi nhuận giảm mạnh là do doanh thu thuần năm 2008 giảm 2,0% so với năm 2007 doanh thu thuần của năm là 868.569 triệu VND nhưng chi phí lại tăng mạnh tổng chi phí năm 2008 là 893.833 triệu VND tăng 2,9% so với năm 2007 vì vậy mà lợi nhuận sau thuế giảm mạnh. Nguyên nhân chi phí hoạt động của Cadovimex tăng là do năm 2008 kinh tế Việt Nam bị lạm phát, Chính Phủ đã ban hành các chính sách thắt chặt tiền tệ lãi suất huy động vốn và lãi suất các Ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay tăng rất cao, và chi phí lãi vay của Công ty tăng nên lợi nhuận giảm. Vấn đề này được phân tích ở phần phân tích chi phí. Trong 2 năm 2007 và 2008, ngành thủy sản Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều hộ nuôi tôm đang lao đao trong việc quản lý bệnh tôm và có hiện tượng nuôi bị chết do thời tiết thay đổi. Bên cạnh nguồn nguyên liệu từ khai thác cũng bị hạn chế, thì giá xăng dầu tăng trong khi giá thuỷ sản tăng ít nên có tác động xấu đến việc khai thác hải sản. Ngoài ra nhiều hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long đã không thả nuôi tôm sú nghịch mùa bởi lo ngại tôm chết hàng loạt như những năm trước nên dẫn đến thiếu nguyên liệu làm cho sản lượng tôm sú chế biến xuất khẩu của nhà máy bị sụt giảm mạnh. Cho dù tình hình chung của ngành thủy sản là không tốt, nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn không ngừng tăng trưởng là do Công ty đã sớm quan tâm đến yếu tố đầu vào. Công ty tổ chức mua tại các cửa hàng lưu động, cửa hàng cố định, hợp đồng trực tiếp với các vựa nuôi, các điểm vùng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 24 - SVTH: Lý Thanh Điền nuôi trọng điểm. Đa dạng cơ chế thu mua phù hợp từng thời điểm cụ thể và tình hình cạnh tranh nguyên liệu… Với phương thức mua như vậy, Công ty hạn chế được những rủi ro trong khâu quản lý thu mua, cũng như chất lượng của tôm nguyên liệu, đồng thời luôn sâu sát nắm bắt chặt chẽ sản lượng, chất lượng và giá cả nguyên liệu mọi lúc mọi nơi.. Với những kết quả đạt được như trên phần lớn là nhờ sự đóng góp tích cực của Ban lãnh đạo, từng thành viên của Công ty luôn có những quyết định sáng suốt và nhạy bén trong kinh doanh đã phục vụ hết mình vì Công ty. 3.5. THUẬN LỢI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 3.5.1. Thuận lợi của Công ty Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO và Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam khiến việc xâm nhập vào thị trường Mỹ đã trở nên dễ dàng hơn cho mặt hàng thủy sản Việt Nam. Khả năng tấn công thị trường Mỹ còn tạo đà cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam thâm nhập sâu không chỉ v ào thị trường này mà còn nhiều thị trường tiềm năng khác trên thế giới. - Chính sách của Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế biển đã mở ra một giai đoạn phát triển mới cho ngành thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản vươn ra xa khai thác nguồn lợi biển. - Việt Nam là một trong 05 nước có sản lượng tôm nuôi cao nhất trên thế giới. Trong đó chủ trương quy hoạch vùng nuôi tôm, nuôi cá khu vực đồng bằng sông Cửu Long trở thành nguồn cung cấp thủy sản lớn nhất cả nước. Các thị trường xuất khẩu tôm quan trọng của Việt Nam hiện nay là Mỹ, Nhật, Châu Âu là những thị trường lớn, mua hàng ổn định, giá cao, tài chính mạnh. Cadovimex hiện là một trong 10 doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Tại tỉnh Cà Mau, Công ty là một trong ba doanh nghiệp đứng đầu tỉnh về sản lượng chế biến và kim ngạch xuất khẩu. Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 61.508.063 USD. Lợi thế cạnh tranh của Công ty là ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào, trang thiết bị máy móc hiện đại và đã tạo được mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn tại thị trường nhập khẩu. Ngoài ra, Công ty Cadovimex còn là thành viên sáng lập của Hiệp hội Chế biến Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) ngày 12/06/1998, là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ngày 11/07/1998. Công Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 25 - SVTH: Lý Thanh Điền ty hiện có ba Xí nghiệp sản xuất đều được xây dựng tại những nơi có nguồn nguyên liệu ổn định, dồi dào: - Xí nghiệp 72 và Xí nghiệp Phú Tân nằm gần hai cửa biển, cửa biển Cái Đôi Vàm và cửa biển Ông Đốc, có ngư trường khai thác rộng lớn, có khả năng đánh bắt quanh năm và hầu như không có bão. Nơi đây còn là địa bàn nuôi tôm trọng điểm của huyện Cái Nước, huyện Phú Tân. Do đó, nguồn nguyên liệu của Xí nghiệp 72 và Xí nghiệp Phú Tân rất ổn định, sản xuất được cả tôm nuôi, tôm biển, mực, bạch tuột, cá,… - Xí nghiệp Nam Long nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, cách Thành phố Cà Mau 40 km, là nơi giáp ranh của ba huyện: Cái Nước, Đầm Dơi và Năm Căn, nơi đây là đầu mối của giao thông thủy bộ, rất thuận tiện cho công tác vận chuyển hàng hóa, là mỏ tôm của tỉnh Cà Mau nói riêng và của cả nước nói chung. Do nuôi quảng canh, tôm thả tự nhiên, mật độ thưa nên con tôm ở khu vực nầy có kích cỡ lớn, tập trung chủ yếu từ size 4-6, 6-8, 8-12,13-15 con/pound, màu sắc tôm sáng bóng, vỏ cứng, thịt săn chắc, cơ thịt dai, vị ngọt rất tốt cho qui trình sản xuất tôm sú nguyên con, các khách hàng Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,… rất ưa chuộng. Ngoài ra, Công ty còn huy động tôm nguyên liệu ngoài tỉnh từ các địa bàn lân cận như Bạc Liêu, Sóc Trăng vào những tháng mùa vụ. Vị thế cả ba xí nghiệp này của Công ty được xây dựng ngay vùng trọng điểm nguyên liệu của tỉnh Cà Mau cả về tôm, vuông tôm biển và các loại thủy sản khác mà chưa có một xí nghiệp nào có được, đây là một thuận lợi cơ bản rõ nét nhất là một lợi thế so sánh nổi bật của Công ty so với các Công ty khác cùng ngành. Với thị trường tiêu thụ rộng lớn: Mỹ, Châu Âu, Châu Úc, Nhật Bản và một số nước Châu Á khác nên ngoài các mặt hàng được sản xuất trực tiếp tại ba Xí nghiệp, Công ty còn triển khai tổ chức bộ máy kinh doanh mua ngoài như: tôm, cá tra, cá basa, … Công ty hiện đang xây dựng Xí nghiệp chế biến thủy sản Đồng Tháp, tham gia đầu tư xây dựng Xí nghiệp chế biến thủy sản Hòa Phát - An Giang và khu nuôi cá 100 ha tại tỉnh Bến Tre. Khi hai Xí nghiệp này đi vào hoạt động Công ty sẽ đẩy mạnh SXKD và tiêu thụ mặt hàng cá. Đồng thời để đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng, Công ty Cadovimex còn mở rộng sản xuất, gia công, mua lại sản phẩm tại các nhà máy trên cả nước, có đủ Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 26 - SVTH: Lý Thanh Điền điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, với hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ từ phía Công ty. Bên cạnh đó, nhờ chính sách ưu đãi của Nhà Nước Công ty được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Hình 1: Vị trí địa lý của Công ty Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 27 - SVTH: Lý Thanh Điền 3.5.2. Định hướng phát triển của Công ty Nhằm tăng sản lượng và chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, thu hút khách hàng trong và ngoài nước, tăng sức cạnh tranh nhằm chiếm thị phần của Công ty trên thị trường khu vực và quốc tế đồng thời thúc đầy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển, tăng thu nhập và tạo đầu ra ổn định cho ngành nuôi cá. Từ đó nâng cao hiệu quả SXKD của các nhà máy. Và tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương, Công ty có những dự án đầu tư sau: - Đầu tư xây dựng Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex II Với vốn đầu tư ban đầu là 80 tỷ đồng, trong đó Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex chiếm 93% cổ phần, tại Khu C mở rộng - khu công nghiệp Sa Đéc, xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Với diện tích đất sử dụng: 28.000 m2, là nhà máy chế biến thuỷ sản có trang thiết bị hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến để sản xuất các mặt hàng từ cá Tra, cá Basa, tôm, đồ hộp các sản phẩm thuỷ sản khác đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo chương trình HACCP và code vào thị trường Châu Âu, Mỹ góp phần tăng thu nhập ngoại tệ. + Xây dựng nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường về an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm, thúc đẩy việc nuôi cá nước chảy, tạo công ăn việc làm. + Xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu đông lạnh xuất khẩu có công suất hợp lý phù hợp với việc cung cấp nguyên liệu cá Tra, cá Basa, tôm,… đang có nhu cầu tăng mạnh trên thị trường và phù hợp với khả năng sản xuất hàng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty. - Bên cạnh đó, Dự án đầu tư Nhà máy chế biến Thủy sản do Công ty Chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ sản Hoà Phát là chủ đầu tư và Công ty Cadovimex góp vốn 28 tỷ đồng. Lô C - khu công nghiệp Bình Long, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 28 - SVTH: Lý Thanh Điền CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 4.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGUYÊN LIỆU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN 4.1.1. Thị trường nguyên liệu Cà Mau là một trong những vùng có trữ lượng tôm lớn nhờ diện tích mặt nước và diện tích rừng ngập mặn lớn, có thủy triều nên ít bị ô nhiễm. Năm 2005, sản lượng tôm toàn tỉnh Cà Mau đạt 96.000 tấn. Diện tích nuôi ở Cà Mau chủ yếu là nuôi quảng canh, nuôi thả tự nhiên nên tôm sạch và có kích cỡ lớn, đồng thời Công ty còn thu mua tôm nuôi công nghiệp từ các tỉnh lân cận thông qua hệ thống đại lý thu mua tôm nguyên liệu. (Theo Bảng cáo bạch của Công ty) Nguồn cung cấp nguyên liệu chính của Công ty là mạng lưới đại lý, nhà cung cấp tư nhân và cửa hàng thu mua nguyên liệu của Công ty. Các đại lý và cửa hàng thu gom nguyên liệu trực tiếp từ những đầm nuôi thâm canh, bán thâm canh, những tàu đánh bắt của ngư dân. Đồng thời, lực lượng thu mua của Công ty nắm bắt những vùng nuôi trọng điểm, mùa vụ khai thác của từng khu vực, tập trung thu mua, huy động tất cả các nguồn nguyên liệu trong và ngoài tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh,… Trong thời gian tới Công ty có chiến lược đầu tư vốn cho người dân nuôi tôm trong khu vực, đối với các đại lý ngoài tỉnh Công ty sẽ cho tạm ứng tiền trước khi nhập nguyên liệu về nhà máy tạo sự an tâm về đầu ra và kích thích việc cung cấp nguyên liệu nhiều, chất lượng tốt, ổn định cho Công ty. Nguyên liệu đầu vào của Công ty là tôm, cá biển, cua,… Với sản tôm là sản phẩm chủ đạo thì tôm nguyên liệu là nguyên liệu đầu vào chủ yếu của Cadovimex. Tôm nguyên liệu, chiếm khoảng 93% trong tổng giá thành sản phẩm tôm. Công ty áp dụng phương thức thu mua tôm nguyên liệu từ các đại lý sau khi được sơ chế tại nhà máy của mình (bỏ đầu, bỏ vỏ…) và đạt đủ các tiêu chuẩn chất lượng về vệ sinh và an toàn thực phẩm, dư lượng kháng sinh…Công ty tổ chức mua tại các cửa hàng lưu động, cửa hàng cố định, hợp đồng trực tiếp với các vựa nuôi, các điểm vùng nuôi trọng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 29 - SVTH: Lý Thanh Điền điểm. Đa dạng cơ chế thu mua phù hợp từng thời điểm cụ thể và tình hình cạnh tranh nguyên liệu….Với phương thức mua như vậy, Công ty hạn chế được những rủi ro trong khâu quản lý thu mua, cũng như chất lượng của tôm nguyên liệu, đồng thời luôn sâu sát nắm bắt chặt chẽ sản lượng, chất lượng và giá cả nguyên liệu mọi lúc mọi nơi. Bảng 2: CÁC NHÀ CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CỦA CADOVIMEX STT TT Nhà cung cấp Tỉnh 1 Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Việt Nhanh Cà Mau 2 Doanh nghiệp tư nhân Lý Hào Kiệt Cà Mau 3 Doanh nghiệp tư nhân Tấn Lộc Tài Cà Mau 4 Doanh nghiệp tư nhân Minh Bạch Cà Mau 5 Doanh nghiệp tư nhân Quang Bình Cà Mau 6 Công ty TNHH Đồng Bằng Cà Mau 7 Doanh nghiệp tư nhân Trần Chí Cà Mau 8 Công ty cổ phần Hùng Cường Cà Mau 9 Doanh nghiệp tư nhân Thúy Oanh Bạc Liêu 10 Doanh nghiệp tư nhân Minh Vũ Bạc Liêu 11 Doanh nghiệp tư nhân Văn Tài Bạc Liêu 12 Doanh nghiệp tư nhân Minh Hải Bạc Liêu 13 Doanh nghiệp tư nhân Thanh Thy Sóc Trăng 14 Doanh nghiệp tư nhân Liên Húa Sóc Trăng 15 Doanh nghiệp tư nhân Quốc Minh Sóc Trăng 16 Doanh nghiệp tư nhân Ong Sái Sóc Trăng 17 Doanh nghiệp tư nhân Kim Linh Sóc Trăng 18 Doanh nghiệp tư nhân Xuân Trang Bến Tre 19 Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Ánh Bến Tre 20 Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Tuyết Trà Vinh 21 Doanh nghiệp tư nhân Quận Nhuần Trà Vinh 22 Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Vẹn Trà Vinh 23 Doanh nghiệp tư nhân Minh Tuấn Trà Vinh 24 Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Bảo Trà Vinh (Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 30 - SVTH: Lý Thanh Điền 4.1.2. Tổng quan về thị trường xuất khẩu Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản liên tục thay đổi trong mấy năm qua. Mỹ, Nhật Bản, EU là những thị trường tiêu thụ hàng đầu của Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có những thị trường khác như: Châu Á gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Đông với sản lượng tiêu thụ khá ổn định. Nhật Bản 41.80% Hàn Quốc 2.01%Mỹ 26.65% Hồng Kông - Trung Quốc 2.73% Thị Trường khác 2.48% EU 9.91% Australia 5.10% Canada 2.99% Đài Loan 4.32% Asean 2.01% Biểu đồ 2: Các thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam (Nguồn: Hiệp hội Chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP) 4.1.2.1. Thị trường Mỹ Mỹ là nước lớn thứ tư thế giới với diện tích 930.000 km2, với dân số khoảng 290 triệu người. Mỹ cũng là nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, người Mỹ rất thích ăn thủy sản đặc biệt là tôm sú tươi hoặc luộc chín, cá da trơn fillet. Do có nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân thuộc loại cao nhất thế giới nên họ có nhu cầu quan tâm sức khỏe. Vì thế, sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Mỹ phải được kiểm tra chất lượng chặt chẽ về vệ sinh an tòan thực phẩm. Từ năm 1994, Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam. Từ đó thủy sản Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng rất nhanh. Sau khi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết và có hiệu lực từ tháng 12/2001, kim ngạch thương mại giữa hai nước phát triển nhảy vọt, và Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 31 - SVTH: Lý Thanh Điền Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày một đa dạng. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu tôm sang Mỹ đứng thứ 4 về mặt giá trị và đứng thứ 7 về mặt sản lượng. Tuy nhiên, tôm Việt Nam chỉ chiếm thị phần nhỏ (5,3%) trong tổng sản lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ so với Thái Lan (44,2%) hay Mêhicô (10.2%) Năm 2004, sau vụ kiện bán phá giá cá tra, basa và vụ kiện bán phá giá tôm, thị phần xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Việt Nam bị thu hẹp và vị trí dẫn đầu về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là Nhật Bản. Tuy vậy, trong tương lai tiêu thụ thủy sản của Mỹ sẽ tăng trưởng trong khi sản lượng thủy sản trong nước của Mỹ chỉ đáp có thể ứng 15% - 20% nhu cầu tiêu dùng nước này. Vì vậy, sản lượng nhập khẩu của Mỹ cũng tăng không chỉ đối với riêng Việt Nam. Nhiều mặt hàng thủy sản khác nhau sẽ được nhập khẩu vào thị trường này để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Mỹ. Tôm đông lạnh, tôm nguyên liệu, cá ngừ đóng hộp, cá ngừ, cá rô phi… là những mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ lớn. Mặt dù các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam sẽ còn gặp phải nhiều khó khăn, sóng gió ở thị trường này, nhưng Mỹ vẫn là thị trường đầy tiềm năng và nhu cầu nhập khẩu thủy sản là rất lớn (khoảng 10 tỷ USD/năm) và giá thường cao hơn các thị trường khác. 4.1.2.2. Thị trường Nhật Bản Nhật là một đất nước với 4 quần đảo, diện tích tổng cộng khoảng 377.800 km2, dân số trên 225 triệu người. Người Nhật rất nhạy cảm khi mùi vị độ mặn không phù hợp. Đối với thủy sản nhập khẩu, người Nhật thường chế biến sản phẩm trước khi dùng. Giai đoạn thập kỷ 1960 - 1970, Nhật Bản là thị trường gần như duy nhất ở những nước không phải Xã Hội Chủ Nghĩa đối với thủy sản của Việt Nam với 70% - 75% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam đã từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu nên thị phần xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản bị thu hẹp dần. Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu giảm nhưng Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam tương ứng 30,24% giá trị. Đặc biệt, Nhật Bản là chiếm đến 41,80% tổng sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam, cho thấy Nhật Bản là thị trường đem lại hiệu quả cao cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 32 - SVTH: Lý Thanh Điền Các sản phẩm tôm, nhuyễn thể chân đầu, cá và cá ngừ của Việt Nam đều có doanh số tương đối lớn trên thị trường này. Trong đó, Mặt hàng tôm Nobashi của Việt Nam. Năm 2002, Việt Nam là một trong ba nước xuất khẩu tôm sang Nhật Bản lớn nhất, tuy nhiên giá tôm của Việt Nam chào bán trên thị trường này tương đối thấp. Với vị thế quan trọng như vậy, việc duy trì và từng bước mở rộng thị phần ở thị trường này là việc làm cần thiết đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Những phát hiện vào cuối năm 2007 của các nhà chức trách Nhật Bản sau khi nước này thực thi các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm mới, về chất lượng và vệ sinh an toàn đối với sản phẩm mực và tôm của Việt Nam, từ đó đi đến quyết định kiểm tra 100% các lô hàng mực và tôm nhập khẩu từ Việt Nam là một mối nguy lớn, đe dọa cả ngành thủy sản nói chung. Đó cũng là dấu hiệu rõ ràng của sự thiếu đồng bộ trong hệ thống bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm thủy sản của Việt Nam hiện nay. 4.1.2.3. Thị trường EU EU với dân số khoảng 492,9 triệu người. Từ năm 2006 - 2008, lượng thủy sản xuất khẩu từ các doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh sang các thị trường của EU. Nguyên nhân, là thị trường EU ít có rào cản thương mại hơn so với thị trường như Mỹ, nhưng yêu cầu dư lượng kháng sinh trong thủy sản đang trở thành vấn đề đối với các nhà xuất khẩu. Đặc biệt, hàng thủy sản xuất khẩu sang EU phải được kiểm tra vệ sinh chặt chẽ và phải có giấy chứng nhận kiểm tra yêu cầu dư lượng kháng sinh Chloramphelicol, Nitrofural. Tuy nhiên, do chủ động thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh đáp ứng yêu cầu của thị trường này và EU kết nạp các thành viên mới nên thời gian qua sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày một phát triển. Đây là một tín hiệu tốt lành, đánh dấu kết quả của sự phấn đấu không ngừng của ngành thủy sản nước ta trong hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, EU Chiếm 22% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Cho dù còn nhiều e ngại đối với những rào cản về kiểm soát dư lượng kháng sinh do thị trường EU đặt ra, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhận định EU là thị trường đối trọng mỗi khi có biến động ở thị trường Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 33 - SVTH: Lý Thanh Điền Mỹ hoặc Nhật Bản. Đồng thời việc xuất khẩu sản phẩm sang EU sẽ góp phần nâng cao uy tín của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong thời gian tới, để đứng vững và đảm bảo tăng trưởng bền vững trên thị trường EU, đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý. 4.1.2.4.Thị trường Trung Quốc và Hồng Kông Trung Quốc và Hồng Kông là thị trường nhập khẩu thủy sản trung bình trên thế giới, nhưng là láng giềng gần gũi có nhiều nét tương đồng về văn hóa với Việt Nam. Đây là thị trường có nhiều triển vọng cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Thủy sản nhập khẩu của Trung Quốc và Hồng Kông chủ yếu là dùng để tái chế biến phục vụ xuất khẩu. Giá trị nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc và Hồng Kông tăng rất nhanh trong những năm gần đây là do sự phát triển ồ ạt của công nghiệp chế biến và tái chế các mặt hàng cao cấp như fillet, cá hộp và các mặt hàng chín ăn liền phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, do nền kinh tế tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục nên nhu cầu tiêu dùng thủy sản của thị trường này đang tăng nhanh và chủng loại đa dạng, từ các sản phẩm có giá trị rất cao như các loại cá sống đến các loại sản phẩm có giá trị thấp, không đòi hỏi cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như hàng cá khô và mực nút nguyên con. Tuy vậy, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chủ yếu là mua bán qua biên giới, quy mô của các đơn vị nhập khẩu rất nhỏ nên chỉ phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ trước đến nay thị trường Trung Quốc và Hồng Kông vẫn là thị trường dể tính về chất lượng, an toàn vệ sinh, nhưng sau khi trở thành thành viên của WTO, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng các rào cản kỹ thuật, an toàn vệ sinh đối với hàng hóa nhập khẩu. Từ ngày 30/06/2003, các lô hàng xuất khẩu vào Trung Quốc phải được kiểm tra và cấp chứng nhận chất lượng an toàn vệ sinh theo các tiêu chuẩn do nước này quy định, đồng thời phải đăng ký danh sách doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc kèm theo mã số. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này giảm mạnh từ năm 2003 đến nay. Tuy nhiên trong tương lai gần, Trung Quốc và cả Hồng Kông sẽ là thị trường tiêu thụ thủy sản hàng đầu của khu vực Châu Á, với đặc điểm vừa tiêu thụ cho dân cư bản địa vừa là thị trường tái chế và tái xuất. Tôm hùm, tôm sú, cá ngừ, Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 34 - SVTH: Lý Thanh Điền mực… đang có xu hướng tiêu thụ ngày càng tăng ở thị trường hơn 1,3 tỷ dân này. Đây là thị trường lớn, có tiềm năng song mức độ cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc ngày càng khốc liệt, giá sản phẩm có xu hướng giảm cùng với các điều kiện đòi hỏi về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắc khe nên đã và đang làm cho khả năng tăng hiệu quả xuất khẩu vào thị trường này là không khả quan. 4.1.2.5. Các thị trường khác Các thị trường khác thuộc Châu Á đã được ngành thủy sản Việt Nam ngày càng quan tâm hơn, nhất là khi thuế nhập khẩu vào khu vực này giảm xuống 0 - 5% và khi các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản hay EU bị biến động. Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào các thị trường này tăng đáng kể. Trong đó phải kể đến hai thị trường quan trọng là Hàn Quốc và Đài Loan. Các thị trường này chủ yếu khẩu cá biển, mực, bạch tuộc. Do Hàn Quốc có công nghiệp chế biến phát triển nên yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm khá cao. Ngoài ra còn các thị trường Châu Úc, Trung Đông, Canada… 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG BA NĂM QUA (2006 - 2008) 4.2.1. Thị trường tiêu thụ Bảng 3: GIÁ TRỊ TIÊU THỤ THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 - 2008) ĐVT: 1.000 USD Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so với 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1. Nội địa 407 0,7 431 0,8 386 0,7 23 5,7 -45 -10,4 2. Nước ngoài 61.508 99,3 54.441 99,2 51.645 99,3 -7.067 -11,5 -2.796 -5,1 Tổng 61.915 100,0 54.872 100,0 52.031 100,0 -7.044 -11,4 -2.841 -5,2 (Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 35 - SVTH: Lý Thanh Điền Tình hình tiêu thụ thủy sản của Công ty tại thị trường nội địa tương đối thấp, vì thị trường xuất khẩu thủy sản đem đến cho Công ty nhiều doanh thu lẫn lợi nhuận hơn thị trường nội địa rất nhiều lần, nên Công ty quan tâm nhiều đến thị trường xuất khẩu từ các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản đồng thời mở rộng ra các thị trường khác như EU, và Trung Đông… Nhưng Công ty vẫn chưa tập trung nhiều đến thị trường trong nước. Giá trị thu về từ tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị hàng hóa được tiêu thụ của Cadovimex; doanh thu có được chủ yếu là từ xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Công ty ra nước ngoài. Nhìn chung giá trị mang lại từ tiêu thụ sản phẩm của Cadovimex bị suy giảm. Năm 2007 doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm giảm so với năm 2006 là 11,4%, giá trị năm 2007 là 54.872 ngàn USD. Nguyên nhân là do năm 2007 nguyên liệu đầu vào là tôm cá bị mất mùa, đồng thời do những khó khăn chung của ngành Thủy sản Việt Nam nên giá trị từ tiêu thụ sản phẩm giảm. Và đến năm 2008 thì giá trị mang lại từ tiêu thụ sản phẩm của Công ty giảm so với năm 2007 chỉ còn 52.032 ngàn USD, giảm 5,2% so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 giá nhiên liệu tăng cao đột biến làm ảnh hưởng xấu đến đánh bắt cá xa bờ và mưa bão lại nhiều làm cho tàu thuyền không thể ra khơi đánh bắt hải sản đồng thời cũng làm cho nước mặn bị lợ đi ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng tôm.Chi tiết hơn sẽ được thể hiện ở từng thị trường: 4.2.1.1. Tiêu thụ nội địa ĐVT: 1.000 USD Biểu đồ 3: Giá trị tiêu thụ nội địa của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008) 407 431 386 360 370 380 390 400 410 420 430 440 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 36 - SVTH: Lý Thanh Điền Thị trường nội địa chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng giá trị hàng hóa của Công ty. Và các trung tâm đô thị lớn như là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng,… là những thành phố tiêu thụ lượng thủy sản tương đối cao chủ yếu là tại các hệ thống nhà hàng, siêu thị. Với qui mô đô thị hóa hiện tại thì hệ thống nhà hàng siêu thị sẽ ngày càng tăng thêm. Vì vậy, trong tương lai thì sản lượng cung cấp cho khu vực này có thể vượt ngưỡng 1% giá trị chế biến của Cadovimex. Bên cạnh đó cùng với sự giàu lên, hiện đại lên của đời sống kinh tế, dẫn đến xu hướng ở mỗi người dân bắt đầu đề cao cái ngon và cái sang trong bữa ăn của mỗi gia đình nên mức tiêu dùng thực phẩm sẽ ngày một tăng cao, đặc biệt là ngày nay nhân dân đã có xu thế thiên về sử dụng thực phẩm ít béo nên sản phẩm tôm, mực và sản phẩm gốc là thủy sản trở thành loại thực phẩm chiếm phần quan trọng.Tuy vậy, thời gian qua Công ty chưa quan tâm nhiều đến thị trường nội địa. Thời gian gần đây thì Công ty đã chú trong hơn đến thị trường nội địa. Năm 2006 đạt 407 ngàn USD. Và đến năm 2007 thì tiêu thụ nội địa tăng, đạt 431 ngàn USD, tăng 5,7% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008, tình hình kinh tế của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, người tiêu dùng đã cắt giảm chi tiêu nên giá trị tiêu thụ nội địa của Cadovimex vì thế cũng suy giảm so với năm trước đó và chỉ còn 386 ngàn USD. Hiện nay, Công ty đã và đang triển khai các kế hoạch nhằm quảng bá, giới thiệu để đưa sản phẩm thủy sản của Công ty đến tay người tiêu dùng Việt một cách nhanh nhất. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu trên, Công ty đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị chất lượng cao, bao bì mẫu mã đẹp, cung cấp nguyên liệu tươi đóng gói nhỏ hoặc hộp cho các bếp ăn nhà hàng, siêu thị nhằm cung cấp cho hộ gia đình ở nước ta 4.2.1.2. Xuất khẩu Đây là thị trường chủ lực của Cadovimex mang lại hầu hết doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Kể từ khi thành lập và trong suốt quá trình phát triển thì tình hình xuất khẩu hàng hóa thủy sản của Công ty ngày càng phát triển. Công ty đã giữ vững thị trường củ đồng thời xâm nhập thêm thị trường mới. Ngoài các tiêu chuẩn chất lượng như: ISO 9001:2000, BRC Công ty đã được cấp HALAL Chứng nhận Thực phẩm phù hợp với Hồi Giáo để xâm nhập vào thị trường Trung Đông… Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 37 - SVTH: Lý Thanh Điền Hiện nay, Cadovimex xuất khẩu hơn 99% giá trị thủy sản của Công ty do thị trường xuất khẩu khả quan. Nhìn chung, qua 3 năm (2007 - 2008) thì sản phẩm của Cadovimex đều có mặt ở hầu hết các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới, trong đó thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản chiếm thị phần lớn nhất. Về mặt sản lượng: Bảng 4: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 03 NĂM QUA (2006 - 2008) ĐVT: Kg Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so với 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007 Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1. Châu Âu 2.321.200 28,0 4.280.746 52,5 1.337.280 22,8 1.959.546 84,4 -2.943.466 -68,8 2. Mỹ 2.833.000 34,2 2.009.990 24,6 2.585.490 44,1 -823.010 -29,1 575.500 28,6 3. Nhật 771.600 9,3 151.068 1,9 587.026 10,0 -620.532 -80,4 435.958 288,6 4. Thị trường khác 2.358.800 28,5 1.717.770 21,1 1.352.857 23,1 -641.030 -27,2 -364.913 -21,2 Tổng 8.284.600 100,0 8.159.574 100,0 5.862.653 100,0 -125.026 -1,5 -2.296.921 -28,1 (Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch) ĐVT: Kg 8284600 8159574 5862653 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 8000000 9000000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Biểu đồ 4: Sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 38 - SVTH: Lý Thanh Điền Qua bảng và biểu đồ cho thấy: sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty khá ổn định trong 2 năm 2006 và 2007; đến năm 2008 thì sản lượng xuất khẩu giảm mạnh, cụ thể: - Năm 2006 Cadovimex xuất khẩu 8.284.600 kg. Sang năm sản lượng xuất khẩu xấp xỉ với năm 2006, Công ty xuất khẩu được 8.159.574 kg, giảm 125.026 kg, tương ứng giảm 1,5% so với năm 2006. Đến năm 2008 sản lượng xuất khẩu của Cadovimex giảm 28,1% so với năm 2007. Nguyên nhân sản lượng xuất khẩu năm 2008 giảm là do tôm cá nguyên liệu đầu vào bị giảm mạnh vì tôm thất mùa. Như vậy, sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty trong 03 năm có chiều hướng giảm nhẹ, năm 2007 giảm nhưng giảm rất ít so vời năm 2006 và năm 2008 giảm 28,1% so với năm 2007 - Về tỷ trọng sản lượng tiêu thụ ở các thị trường, thì có sự thay đổi trong năm 2006 thì thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng sản lượng lớn hơn so với thị trường EU, nhưng tới năm 2007 thì EU là thị trường có sản lượng tiêu thụ lớn nhất của Cadovimex. Đến năm 2008 thì thị trường Mỹ đã trở lại vị thế dẫn đầu. Và nguyên nhân của sự thay đổi thị phần trên sẽ được chi tiết hóa ở phần doanh số tiêu thụ sản phẩm ở từng thị trường. Về mặt giá trị: Bảng 5: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 03 NĂM QUA (2006 - 2008) ĐVT: 1.000 USD Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so với 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1. Châu Âu 3.015 4,9 14.931 27,4 8.850 17,1 11.916 395,2 - 6.081 -40,7 2. Mỹ 32.585 53,0 26.638 48,9 33.018 63,9 -5.947 -18,3 6.380 24,0 3. Nhật 3.216 5,2 778 1,4 3.406 6,6 -2.438 -75,8 2.628 337,8 4. Thị trường khác 22.692 36,9 12.087 22,2 6.371 12,3 - 10.605 -46,7 - 5.716 -47,3 Tổng 61.508 100,0 54.434 100,0 51.645 100,0 -7.074 -11,5 - 2.789 -5,1 (Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 39 - SVTH: Lý Thanh Điền ĐVT: 1.000 USD 61508 54441 51645 46000 48000 50000 52000 54000 56000 58000 60000 62000 64000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Biểu đồ 5: Giá trị thủy sản xuất khẩu của Công ty 03 năm qua (2006 - 2008) Năm 2006 doanh thu tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu đạt 61.508 ngàn USD. Đến năm 2007, tình hình xuất khẩu khó khăn hơn, chỉ đạt 54.441 ngàn USD giảm 11.5% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh thu từ xuất khẩu lại bị giảm so với năm 2007, giá trị xuất khẩu mang lại cho Công ty là 51.645 ngàn USD. Giá trị mang lại từ xuất khẩu có xu hướng giảm là do tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp khó khăn và nguyên liệu đầu vào là tôm, cá biển cũng bị thất mùa so với năm năm 2007, riêng đánh bắt xa bờ gặp khó khăn do thời tiết xấu vì bão, áp thấp nhiệt đới đặc biệt là giá xăng dầu cứ liên tục tăng trong thời gian trên. Nên sản lượng giảm kéo theo giá trị giảm. Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thị trường khác Nhật Mỹ EU Biểu đồ 6: Giá trị xuất khẩu theo từng thị trường trong 03 năm qua 2006 - 2008) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 40 - SVTH: Lý Thanh Điền Về giá trị xuất khẩu do từng thị trường mang lại, thị trường Mỹ luôn là thị trường dẫn đầu về giá trị mang lại cho Công ty lần lượt với tỷ trọng về giá trị là 53% năm 2006 đến năm 2007 là 48,9% và năm 2008 là 63,9%. Tuy Mỹ là thị trường chiếm tỷ trọng giá trị lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của Công ty nhưng giá trị do thị trường Mỹ mang lại cho Công ty cũng không ổn định qua các năm: Khi tỷ trọng giá trị ở thị phần Mỹ giảm vào năm 2007 thì giá trị từ các thị trường còn lại có xu hướng tăng lên cụ thể là thị trường EU tăng đáng kể vào năm 2007 với tỷ trọng 27,4% trong tổng giá trị xuất khẩu của Cadovimex. Nguyên nhân là do tình hình xuất khẩu thủy sản vào Mỹ có nhiều khó khăn rào cản do phía Mỹ gây ra. Vì vậy, Công ty đã kịp thời chuyển hướng thâm nhập thêm các thị trường khác như thị trường EU, Trung Đông, Australia… Đến năm 2008 thì giá trị xuất khẩu của Công ty vào thị trường Mỹ phục hồi trở lại với giá trị mang về cho Cadovimex tương đương năm 2006. Nguyên nhân là do phía Mỹ đã bãi bỏ các rào cản bởi vì thủy sản do Mỹ tự sản xuất được không thể cung ứng đủ cho nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ buộc lòng họ phải nhập khẩu các sản phẩm này, và thủy sản Việt Nam nói chung Cadovimex nói riêng có cơ hội tăng sản lượng và doanh số từ thị trường rộng lớn này. 4.2.2. Doanh số tiêu thụ theo mặt hàng ở từng thị trường Mặt hàng chủ lực của Công ty là tôm, ngoài các sản phẩm từ tôm thì Cadovimex còn có nhiều sản phẩm khác làm từ cá như cá ngừ, cá nục, cá thu, sản phẩm làm từ mực… Do hạn chế về số liệu nên đề tài chỉ phân tích doanh số tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng gồm 04 loại: tôm, cá, mực, và thủy sản khác - Tôm: gồm tôm sú đông block, đông rời các loại như: Tôm sú nguyên con HOSO, HLSO: Tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, bỏ đầu; Cooked: Tôm sú bỏ đầu, lột hết vỏ, xẽ lưng hấp chín…. - Cá: gồm cá ngừ, cá đông block, đông rời; chả cá… - Mực: gồm mực ống nhúng đông, mực ống xiên que đông, mực ống cắt khoanh, khô mực … - Thủy sản khác như nghêu, xò, ghẹ, cua biển… Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 41 - SVTH: Lý Thanh Điền BẢNG 6: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG 03 NĂM QUA (2006 - 2008) ĐVT: Kg (Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch) Mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so với 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007 Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Tôm 5.114.477 61,0 5.175.842 62,6 3.754.712 63,3 61.366 1,2 -1.421.130 -27,5 Cá 2.002.176 23,9 2.323.752 28,1 1.976.597 33,3 321.576 16,1 -347.155 -14,9 Mực 1.230.605 14,7 730.373 8,8 71.771 1,2 -500.232 -40,6 -658.602 -90,2 Thủy sản khác 36.757 0,4 35.681 0,4 124.062 2,1 -1.077 -2,9 88.381 247,7 Tổng 8.384.015 100,0 8.265.648 100,0 5.927.142 100,0 -118.367 -1,4 -2.338.506 -28,3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 42 - SVTH: Lý Thanh Điền Nhìn chung tình hình tiêu thụ của Công ty giảm nhẹ. Tổng sản lượng thủy sản của Công ty năm 2006 là 8.384.015 kg. Sang năm 2007 sản lượng thủy sản tiêu thụ của Công ty giảm 1,4% so với năm 2006, sản lượng tiêu thụ được 8.265.648 kg. Năm 2008 sản lượng giảm 28,3% so với năm 2007, với sản lượng 5.927.142 kg Về cơ cấu mặt hàng thì tôm là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả 03 năm 61,0%, 62,6%, 63,3% lần lượt trong ba năm 2006, 2007, 2008. Kế tiếp tôm là sản phẩm từ cá, sản phẩm từ mực và cuối cùng là các loại thủy sản khác. Để rõ hơn tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty thì phần phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng ở từng thị trường cụ thể: 4.2.2.1. Doanh số của thị trường nội địa Mặt dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong thị trường tiêu thụ của Công ty nhưng thị trường nội địa tiêu thụ tương đối ổn định và đây là thị trường không thể bỏ qua. Công ty ngày càng quan tâm đến phân khúc thị trường này. Về mặt sản lượng tiêu thụ: Tổng sản lượng tiêu thụ năm 2007 tăng so với năm 2006, năm 2008 lại bị giảm so với năm 2007. Năm 2006 tổng sản lượng tiêu thụ là 99.414 kg. Sang đến năm 2007 tổng sản lượng đạt 106.074 kg, tăng 6.7% so với năm 2006. Đến năm 2008 sản lượng bị giảm mạnh so với năm 2007, sản lượng tiêu thụ là 64.489 kg, đối với từng nhóm mặt hàng như sau: - Tôm: Đây là sản phẩm có khối lượng tiêu thụ mạnh nhất và tăng trưởng tốt, cụ thể: Tỷ trọng năm 2006 là 61,0% so của tổng khối lượng sản phẩm của Công ty được tiêu thụ, hai năm kế tiếp tỷ trọng lần lượt là 62,6%, 63,3%. Năm 2006 sản lượng tiêu thụ là 60.646 kg. Năm 2007 tăng 9,5% so với năm 2006, đạt 66.422 kg. Đến năm 2008 sản lượng tôm tiêu thụ của thị trường nội địa là 40.825 kg, giảm 39,2% so với năm 2007. - Cá: Đây là sản phẩm có khối lượng tiêu thụ chỉ đứng sau tôm, với tỷ trọng lần lượt trong 03 năm 2006, 2007, 2008 23,9%, 28,1% và 33,3% tổng sản lượng thủy sản được tiêu thụ của Công ty. Vào năm 2006 sản lượng cá tiêu thụ là 23.741 kg. Đến năm 2007 sản lượng tiêu thụ tăng thêm 25,6% so với năm 2006, đạt 29.821 kg. Năm 2008 sản lượng cá tiêu thụ là 21.506 kg, giảm 27,9% so với năm 2007. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 43 - SVTH: Lý Thanh Điền Bảng 7: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN TIÊU THỤ NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TRONG 03 NĂM (2006 - 2008) ĐVT: Kg Mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so với 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007 Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Tôm 60.646 61,0 66.422 62,6 40.852 63,3 5.776 9,5 -25.597 -38,5 Cá 23.741 23,9 29.821 28,1 21.506 33,3 6.080 25,6 -8.315 -27,9 Mực 14.592 14,7 9.373 8,8 781 1,2 -5.219 -35,8 -8.592 -91,7 Thủy sản khác 436 0,4 458 0,4 1.350 2,1 22 5,0 892 194,8 Tổng 99.415 100,0 106.074 100,0 64.489 100,0 6.659 6,7 -41.585 -39,2 (Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 44 - SVTH: Lý Thanh Điền Mực: sản lượng tiêu thụ năm 2006 là 14.592 kg. năm 2007, sản lượng tiêu thụ giảm 35,8% so với năm 2006 sản lượng tiêu thụ là 9.373 kg, và năm 2008 sản lượng lại tiếp tục suy giảm. - Thủy sản khác: Đây là nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất so với 03 nhóm mặt hàng trên. Với tỷ trọng lần lượt qua 03 năm 2006, 2007, 2008 là 0,4%, 0,4% và 2,1%. Sản lượng tiêu thụ năm 2006 là 436 kg. Năm 2007 sản lượng tăng nhưng không đáng kể so với năm trước đạt 458 kg và đến năm 2008 sản lượng tiêu thụ ở thị trường Việt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4053523 Ly Thanh Dien.pdf