Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex, Hậu Giang

Tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex, Hậu Giang: NGUYỄN THỊ KIỀU PHƯƠNG Mã số SV : 4054227 Lớp: KTNN 1 K31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TÔM CỦA CÔNG TY CAFATEX Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: LÊ LONG HẬU Tháng 05/2009 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương1 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, quyết định mở cửa và hội nhập với thị trường thế giới của nước ta đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực tiên phong, mạnh mẽ và sôi động nhất đó chính là: kinh tế. Rất nhiều tập đoàn toàn cầu đã có mặt tại Việt Nam, có thể nói rằng: một mặt hàng nào đó vừa được chào hàng tại Mỹ thì hầu như ngay lập tức có thể tìm thấy ở các trung tâm thương mại của Thành phố Hồ Chí Minh (như Thương xá Tax, Diamond Plaza, Zen Plaza...). Khoảng cách của các quốc gia đang thu hẹp đến đ...

pdf91 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex, Hậu Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN THỊ KIỀU PHƯƠNG Mã số SV : 4054227 Lớp: KTNN 1 K31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TÔM CỦA CÔNG TY CAFATEX Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: LÊ LONG HẬU Tháng 05/2009 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương1 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, quyết định mở cửa và hội nhập với thị trường thế giới của nước ta đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực tiên phong, mạnh mẽ và sôi động nhất đó chính là: kinh tế. Rất nhiều tập đoàn toàn cầu đã có mặt tại Việt Nam, có thể nói rằng: một mặt hàng nào đó vừa được chào hàng tại Mỹ thì hầu như ngay lập tức có thể tìm thấy ở các trung tâm thương mại của Thành phố Hồ Chí Minh (như Thương xá Tax, Diamond Plaza, Zen Plaza...). Khoảng cách của các quốc gia đang thu hẹp đến độ chúng ta có cảm tưởng cả thế giới đang sống chung trong một nhà. Năm 2008, vấn đề khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên khắp thế giới làm cho tất cả các nước bị ảnh hưởng. Trong tình hình đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm không còn hạn hẹp ở một khu vực địa lý nhất định, một vài quốc gia nhất định mà nó đã mở rộng ra khắp toàn cầu. Theo đó, các quốc gia hay nói cụ thể hơn, các công ty ngày nay phải cạnh tranh với nhau rất gay gắt. Để có thể kinh doanh thành công và thu lại nhiều lợi nhuận, thì các công ty cần có một nhận định đúng đắn trước những biến đổi của thị trường để có thể đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp. Thị trường cần gì? Bao nhiêu? Chất lượng thế nào? ... là những câu hỏi mà các công ty cần phải biết câu trả lời để từ đó hoạch định ra được các kế hoạch hành động cụ thể cho từng thị trường mà họ thâm nhập. Nếu không có những hiểu biết đúng đắn mà tung ra những hàng hoá kinh doanh trên các thị trường mới lạ là một việc làm cầm chắc ở đó sự thất bại. Và mặc dù kinh doanh trên những thị trường quen thuộc nhưng nếu không chịu tìm hiểu, nắm bắt những cơ hội mới, chống lại những đổi thay của thị trường thì sẽ khó có được những thành công mà họ mong muốn, thậm chí có thể dẫn đến sự tụt hậu, lỗi thời và kém hiệu suất. Đối với Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex, là một trong những công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Sở dĩ, Công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ và đi lên như hiện nay chính là vì Công ty đã trải qua một thời gian dài để nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích kỹ từng nhân tố của thị trường. Từ đó, đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn, để xác định được một cách chính xác từng thị trường từ thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực đến thị trường tiềm năng cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty nhằm đạt hiệu quả cao nhất, đẩy mạnh sự phát triển của Công ty. Nếu sản phẩm mà Công ty tạo ra không tiêu thụ được sẽ làm cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty bị đình trệ, ngược lại, nếu sản phẩm của Công ty Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương2 được tiêu thụ mạnh thì sẽ tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty nhanh thêm, lợi nhuận tích luỹ ngày càng nhiều hơn và đó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Nhưng tỷ trọng giá trị xuất khẩu Tôm trong tổng kim ngạch xuất khẩu Tôm của Việt Nam còn rất thấp. Nhất là sau vụ kiện bán phá giá của Mỹ, giá trị xuất khẩu trực tiếp của sản phẩm này giảm xuống rất nhiều. Công ty đã mở rộng sang các thị trường mới nên đã hạn chế được phần nào những khó khăn của hoạt động xuất khẩu. Nổi bậc nhất là thị trường, giá trị xuất khẩu ở thị trường này trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng như chúng ta đã biết thị EU nổi tiếng khó tính nhất hiện nay nên để đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu Tôm vào thị trường này và gia tăng giá trị xuất khẩu trong thời gian tới công ty cần xác định EU là thị trường mục tiêu và chủ lực và là cơ sở để tìm hiểu những thị trường khác. Từ đó, phải phân tích kĩ các nhân tố của thị trường đồng thời đánh giá những thuận lợi và khó khăn để có các giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh nhằm làm gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty, đưa Cafatex trở thành một trong những công ty phát triển mạnh nhất trong cả nước, cũng như nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới. Đó chính là lý do mà em chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Tôm của Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex”. 2. Sự cần thiết nghiên cứu: Khi Việt Nam tiến hành mở cửa, thực hiện quá trình hội nhập thế giới, những khó khăn ban đầu là điều không thể tránh khỏi. Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, yếu kém về kỹ thuật, công nghệ và cả những kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường thế giới, bỡ ngỡ những bước đi đầu tiên, không thể tránh khỏi những cú ngã vô cùng đau đớn. Nhưng cũng từ đó chúng ta đã có được những bài học vô cùng quý giá. Không ngừng cố gắng vươn lên, đút kết những kinh nghiệm trong thời gian qua, qua đó nhận ra rằng: để kinh doanh có hiệu quả thì phải biết người biết ta. Đặc biệt là trong quan hệ nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và nhất là thị trường tiêu thụ là một việc làm không thể thiếu. Nói về xuất nhập khẩu thì chúng ta luôn tự hào với kết quả khá cao trong việc xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ hải sản. Đặc sắc nhất là mặt hàng thuỷ sản - nhất là tôm. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam đã và đang thành công với việc tiêu thụ tôm đạt hiệu quả. Để có được kết quả này, chúng ta đã phải trãi qua cả một quá trình cố gắng không ngừng. Thế nhưng không phải đã là hết khó khăn. Để có thể duy trì và phát triển hơn nữa thì tiêu thụ tôm ở Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Đặc biệt là trong công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ - một công việc mà các công ty, doanh nghiệp Việt Nam ta thường hay lơ là, ít quan tâm; nhưng đó lại là việc làm đầu tiên nhất, quan trọng nhất nếu công ty muốn thành công và Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương3 mang lại lợi nhuận cao cho bản thân công ty nói riêng và cho toàn xã hội Việt Nam nói chung. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1. Mục tiêu chung: Chế biến và xuất khẩu mặt hàng thuỷ hải sản là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Thuỷ sản Cafatex. Thông qua,việc phân tích các yếu tố liên quan đến tình hình tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của Công ty qua các năm 2006 – 2007 – 2008. Đồng thời, dựa trên quá trình phân tích để tìm ra và đánh giá các nhân tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm tôm ở hiện tại cũng như trong tương lai. Từ đó, đề ra những biện pháp cụ thể nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm của Công ty trong những năm gần đây đồng thời đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu đó. - Phân tích các nhân tố của thị trường ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty bao gồm các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan. - Đánh giá những nhân tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng ở hiện tại và tương lai. - Phân tích đối thủ cạnh tranh. Từ đó, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm làm gia tăng giá trị và hiệu quả xuất khẩu Tôm của Công ty trong những năm tới. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Số liệu nghiên cứu: Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủ yếu trong các báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu của Công ty, tạp chí thủy sản, từ nguồn internet, đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty do các phòng ban cung cấp. 2. Phương pháp luận: - Thu thập thông tin dữ liệu liên quan đến thị trường và kết quả tiêu thụ Tôm của Công ty Cafatex - Mục tiêu chung là nắm rõ về những biến động của thị trường xuất khẩu để có chính sách kinh doanh phù hợp. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương4 - Với các phương pháp: + Tổng hợp thông tin - phân tích thông tin:  Thiết lập bảng, biểu đồ, sơ đồ.  So sánh, đối chiếu.  Phân tích, nhận xét, đánh giá. + Ma trận SWOT. - Sơ đồ phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu Tôm của Công ty. Sơ đồ 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Tôm của Công ty. 3. Phương pháp phân tích: - Phân tích hoạt động xuất khẩu Tôm ở thị trường EU.  Dùng phương pháp: Tổng hợp thông tin – phân tích thông tin.  Thiết lập bảng, biểu đồ, sơ đồ.  So sánh, đối chiếu.  Phân tích, nhận xét, đánh giá. - Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ: Công tyNguồn cung ứng Hìnhthức thu mua Giá thu mua Loại tôm thu mua Thị trường tiêu thụ Loại tôm xuất khẩu Thị trường xuất khẩu Hình thức xuất khẩu Mức biến động giá xuất khẩu Môi trường vĩ mô Hình thức bao bì Đối thủ cạnh tranh Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương5  Dùng phương pháp: Phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, đe doạ của Công ty và từ đó đưa ra giải pháp thích hợp. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Công ty có tầm hoạt động kinh doanh khá rộng lớn, nhiều liên doanh, nhiều đợn vị trực thuộc; không những thế Công ty còn có các hoạt động xuất khẩu nhiều mặt hàng với nhiều chủng loại khác nhau như; thuỷ sản chế biến, xay xát gạo, chế biến đường, nước đá, sản xuất gạch nung, may mặc,...Trong đó, mặt hàng chủ lực góp phần lớn cho doanh thu của Công ty chính là Tôm đông lạnh. Với thời gian cho phép, bài luận văn này chỉ tập trung phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm Tôm ở thị trường EU mà không phân tích các hoạt động kinh doanh khác của Công ty. 2. Giới hạn vùng nghiên cứu: - Các nghiên cứu về tình hình tiêu thụ Tôm chỉ gói gọn ở thị trường EU. - Các số liệu thu thập chỉ thông qua phòng kế toán của Công ty và các thông tin thu thập từ sách báo, internet. 3. Giới hạn thời gian: Mỗi sinh viên năm cuối được nhà trường tạo điều kiện cho phép được thực tập tại các công ty để tăng cường khả năng thực hành và tiếp cận thực tế. Cùng với sự đồng ý của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Thuỷ sản CAFATEX Hậu Giang, em có được thời gian là 10 tuần để tiếp cận thực tế đồng thời hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình. Do đó thời gian nghiên cứu và thực hiện bài luận văn này là trong vòng 10 tuần thực tập tại Công ty. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC TIÊU THỤ SẢN PHẨM: 1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm: Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ cũng như của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá. Đó là những mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với cơ cấu cung cầu của từng loại hàng hoá cụ thể. Thị trường là nơi mà người mua và người bán tìm đến với nhau thông qua trao đổi thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết. Các doanh nghiệp thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn đề: - Phải sản xuất loại hàng gì? Cho ai? - Số lượng bao nhiêu? - Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào? Còn người tiêu dùng thì biết được - Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình? - Nhu cầu được thoả mãn như thế nao? - Khả năng thanh toán ra sao? Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời chính xác thông qua thị trường. Trong công tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị trường để tính toán và kiểm chứng số cung- cầu thì kế hoạch sẽ không có cơ sở khoa học và mất phương hướng, mất cân đối. Ngược lại việc tổ chức và mở rộng thị trường mà thoát ly khỏi sự điều tiết của công cụ kế hoạch hoá thì tất yếu sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong hoạt động kinh doanh. Từ đó ta thấy rằng: sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều tiêt thị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý chí trong quản lý và chỉ đạo kinh tế đều đồng nghĩa với việc đi ngược lại với các hệ thống của quy luật kinh tế vốn đã có sẵn trong thị trường và hậu quả cuối cùng của nó là sẽ làm cho nền kinh tế rất khó phát triển. Trên thị trường các quyết định của người lao động, người tiêu dùng và của các doanh nghiệp đều tác động đến quan hệ cung cầu thông qua giá cả. Tuy Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương7 nhiên hiện nay ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường, tác động đến quan hệ cung cầu theo cơ chế gián tiếp còn có các quyết định của chính phủ từng nước. 2. Vai trò: Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Qua thị trường có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực sản xuất thông qua hệ thống giá cả. Trên thị trường giá cả hàng hoá về tư liệu sản xuất, các nguồn lực về tư liệu sản xuất, sức lao động, … luôn luôn biến động nhằm đảo bảo các nguồn lực giới hạn này được sử dụng để sản xuất đúng hàng hoá, dịch vụ mà xã hội có nhu cầu. Thị trường là khách quan do đó từng doanh nghiệp không có khả năng làm thay đổi thị trường. Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và thế mạnh kinh doanh của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của thị trường. II. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU: 1. Khái niệm: Tiêu thụ là phẩm hàng hoá chuyển từ trạng thái vật chất sang trạng thái tiền tệ và sản phẩm hàng giai đoạn của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp, là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Sản hoá có tiêu thụ được thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng và ngày càng phát triển. Trong kỳ phân tích, doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hay ít là biểu hiện ở chỉ tiêu khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, chỉ tiêu này được tính bằng đơn vị giá trị và được gọi là giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay doanh thu bán hàng. 2. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ: 2.1. Vai trò của việc phân tích tình hình tiêu thụ Tiêu thụ là quá trình chuyển hoá hình thái từ giá trị của hàng hoá sang giá trị tiền tệ, sự chuyển hoá này đem đến cho khách hàng một sự thoả mãn về mặt giá trị sử dụng của hàng hoá. Do đó, vai trò của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm là tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan, rút ra những tồn tại và đề ra những biện pháp khắc phục để tận dụng triệt để thế mạnh của doanh nghiệp nhằm đưa doanh số tới mức cao nhất. Để thực hiện tốt quá trình này trước đó các tổ chức kinh doanh phải tiếp cận thị trường, tìm hiểu, khám phá nguyện vọng của khách hàng. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương8 2.1. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ Trong cơ chế thị trường hiện nay, nền kinh tế sản xuất kinh doanh không còn tập trung gò bó như trước nữa mà có sự linh động xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người tiêu dùng. Do đó, đẩy mạnh tiêu thụ có thể nói là một khâu vô cùng quan trọng để đánh giá hiệu hoạt động của công ty. Khâu tiêu thụ được xem là khâu quan trọng nhất trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì, nó chính là cửa khẩu của công ty nên cánh cửa này mở càng to thì đồng tiền, đồng vốn của công ty sẽ được lưu thông một cách trôi chảy hơn, nhanh hơn. Hay nói cách khác, chính hoạt động này là yếu tố cho phép công ty thu hồi vốn để tiếp tục tái đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và là cơ sở tồn tại của công ty. Vì lẽ đó, chúng ta có thể coi khâu tiêu thụ có tính chất quyết định vận mệnh của công ty. II. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU. 1. Khái niệm và vai trò của thị trường xuất khẩu Khái niệm: Thị trường xuất khẩu (hay còn gọi là thị trường thế giới) là tập hợp những khách hàng tiềm năng của một Công ty hay một doanh nghiệp ở nước ngoài (khác nước xuất khẩu). 1.2. Vai trò: Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, điều này được thể hiện thông qua các lý do sau: - Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng trong giao thương quốc tế đáp ứng nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất. - Xuất khẩu được xem là công cụ đoàn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế. Bởi vì việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô và phát triển sản xuất nhiều ngành nghề từ đó làm tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội và nâng cao mức sống cho người dân. - Xuất khẩu còn thúc đẩy việc phát minh, sáng tạo, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất. - Xuất khẩu tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đói và tương đối của đất nước. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương9 - Cuối cùng xuất khẩu góp phần thúc đẩy và tăng cướng hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới. Tóm lại: đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là hướng phát triển tất yếu mang tính chiến lược để xây dựng một đất nước phát triển phồn thịnh. 2. Nhiệm vụ của phân tích thị trường xuất khẩu: Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, nghiên cứu và phân tích đúng đắn tình hình thị trường là một yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp: - Xác định nước nào là thị trường có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu hàng của doanh nghiệp hoặc họ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu như thế nào và khả năng mua bán là bao nhiêu. - Xác định mức cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. - Cần áp dụng những phương thức mua bán nào cho phù hợp. Sản phẩm muốn mua, bán, thâm nhập thị trường đó cần đạt số lượng bao nhiêu, chất lượng thế nào, bao bì đóng gói ra sao. - Thu thập thông tin đầy đủ, chính xác về thị trường. - Tiến hành rút ra sự vận động của thị trường, dự báo được dung lượng của thị trường, mức biến động của giá cả. Trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin, đề ra các chiến lược marketing. III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU: - Đặc điểm của thị trường: những thông tin về những nét văn hoá và thị hiếu tiêu dùng của thị trường. - Quy chế chính sách của thị trường xuất khẩu. + Thuế quan: Thuế quan là một khoản tiền mà chủ hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết quả của thuế quan là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hoá đến một nước. + Hạn ngạch: Hạn ngạch nhập khẩu nghĩa là số lượng hàng hoá hoặc giá trị hàng hoá mà chính phủ một nước quy định nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể nào đó trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương10 Hạn ngạch tuyệt đối: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc giá trị hàng hóa được phép nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn ngạch thuế quan: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc giá trị hàng hóa được phép nhập khẩu được hưởng thuế quan ưu đãi, nếu số lượng hoặc giá trị hàng hóa vượt qua ngưỡng tối đa này sẽ chịu mức thuế quan cao. Thường những giới hạn này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho một công ty hay tôm nhân. Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hóa đó chỉ được nhập khẩu từ thị trường với tổng số lượng và thời gian nhất đã định. + Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restrains – VERs) là một biến thể của hạn ngạch nhập khẩu do phía nước xuất khẩu đặt ra thay vì nước nhập khẩu. Ví dụ như việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu ô tô sang Mỹ kể từ năm 1981. VERs nói chung được đưa ra theo yêu cầu của nước nhập khẩu và được nước xuất khẩu chấp nhận nhằm chặn trước những hạn chế mậu dịch khác. VERs có những lợi thế chính trị và pháp lý nhất định nên trong những năm gần đây chúng trở thành những công cụ rất được ưa dung trong chính sách ngoại thương. + Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ, lao đông, về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, … Vận dụng thỏa thuận về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Technical Barries to Trade - TBT) và “Những ngoại lệ chung” trong WTO, các nước còn đưa ra những tiêu chuẩn mà có thể hàng háo sản xuất nội địa dễ dàng đáp ứng hơn hàng hóa nhập khẩu, như các quy định về công nghệ, quy trình sản xuất, về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, … + Chính sách ngoại thương: Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất định. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương11 Chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế của một đất nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nước trong từng thời kỳ có khác nhau cho nên đường lối chính sách ngoại thương phải thay đổi để đạt được những mục têu cụ thể của chính sách kinh tế. Không có chính sách ngoại thương áp dụng cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế. Tuy nhiên các chính sách ngoại thương đều có tác dụng bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và bành trướng ra bên ngoài. Mỗi nước đều có những đặc thù chính trị, kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế , vì vậy mỗi nước đều có chính sách phát triển ngoại thuơng riêng với các biện pháp cụ thể. + Nguyên tắc Tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation): Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) là biểu hiện của việc “không phân biệt đối xử” trong quan hệ mậu dịch giữa các nước. Nó có nghĩa là các bên tham gia trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ dành cho nước khác. Nguyên tắc này được hiểu theo hai cách:  Thứ nhất: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trong các quan hệ kinh tế – thương mại quốc tế đã hoặc sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ ba nào thì cũng được giành cho bên tham gia kia được hưởng một cách không điều kiện.  Thứ hai: Hàng hóa di chuyển từ một bên tham gia trong các quan hệ kinh tế – thương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải chịu mức thuế và các phí tổn cao hơn, không bị chịu những thủ tục phiền hà hơn so với hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác. Theo luật pháp quốc tế thì điều chủ yếu của quy chế Tối huệ quốc là không phải cho nhau hưởng các đặc quyền mà là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền về cơ hội giao dịch thương mại và kinh tế. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương12 + Thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of Preference) Nghiên cứu chế độ Tối huệ quốc cần phải nghiên cứu chế độ MFN đặc biệt giành cho các nước chậm tiến và đang phát triển thông qua chế độ ưu đãi phổ cập GSP. GSP là hệ thống ưu đãi về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển dành cho 1 số sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển (gọi là các nước nhận ưu đãi). Nội dung chính của chế độ GSP là:  Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang hoặc kém phát triển.  GSP áp dụng cho các loại hàngcông nghiệp thành phẩm hoặc bán thành phẩm và hàng loạt các mặt hàng công nghiệp chế biến.  Quy định đối với hàng hóa được hưởng chế độ GSP: Không phải bất kỳ sản phẩm nào nhập khẩu vào các nước cho hưởng từ các nước được hưởng đều được giảm hay miễn thuế theo GSP. Để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi GSP, hàng nhập khẩu vào những nước cho hưởng phải thỏa mãn 3 điều kiện như sau:  Điều kiện xuất sứ từ nước được hưởng.  Điều kiện về vận tải (Ví dụ : hàng vận chuyển không qua lãnh thổ nước thứ ba hoặc không qua mua bán, tái chế lại).  Điều kiện về giấy chứng nhận xuất sứ. - Đối thủ cạnh tranh: là những doanh nghiệp trong và ngoài nứoc hoạt động sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đối thủ cạnh tranh gồm có: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tương lai, đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. - Thị trường nguyên liệu: là nơi diễn ra hoạt động mua bán nguyên liệu, cung cấp cho các doanh nghiệp nguyên liệu sản xuất sản phẩm. - Chính sách, kế hoạch phân phối sản phẩm của công ty. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương13 CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX: 1. Quá trình hình thành và phát triển: - Tiền thân của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX là xí nghiệp đông lạnh thủy sản II (thành lập tháng 5/1987) trực thuộc Liên hiệp Công ty thủy sản xuất nhập khẩu Hậu Giang, với nhiệm vụ chính lúc bấy giờ là thu mua – chế biến – cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu. - Tháng 7/1992 sau khi tỉnh Hậu Giang cũ được chia cắt thành 2 tỉnh mới là Cần Thơ và Sóc Trăng, theo quyết định số 416/QĐ.UBT.92 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ ký ngày 01/07/1992 đã quyết định thành lập xí nghiệp chế biến thủy súc sản Cần Thơ trên cơ sở xí nghiệp đông lạnh thủy sản II (cũ) nguyên là đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng sản phẩm thủy sản đông lạnh cho hệ thống seaprodex Việt Nam xuất khẩu. - Tháng 3/2007 với chủ trương của chính phủ công ty chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp với tên gọi là công ty cổ phần thủy sản CAFATEX  Thông tin về Công ty cổ phần thủy sản CAFATEX. - Tên giao dịch: CAFATEX FISHERY JOINT STOCK Co. (viết tắt là: Cafatex corporation) - Loại hình pháp lý: Công ty cổ phần. - Trụ sở: km 2081 quốc lộ 1A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. - Điện thoại: 071. 847 775 - Số tài khoản : 011.1.00.000046.5 tại Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ. - Mã số thuế : 1800158710 - Vốn điều lệ: 49.404.825.769 VND trong đó : + Vốn nhà nước: 14.327.399.473 + Vốn cổ đông thuộc công ty: 27.078.785.004 + Vốn cổ đông bên ngoài : 7.998.641.292 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương14 2. Mục tiêu, chức năng và phạm vi sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1. Mục tiêu: Mục tiêu của công ty là tập trung huy động các nguồn lực về: vốn, công nghệ, nhân lực một cách cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để thu lợi nhuận tối đa, tạo ra việc làm và tăng thu nhập một cách ổn định cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, tiếp tục phát triển tăng thêm giá trị thương hiệu CAFATEX, phát triển công ty bền vững và lâu dài. Đưa thương hiệu CAFATEX trở thành 1 thương hiệu quen thuộc và tin cậy trong lòng của khách hàng, đưa doanh nghiệp CAFATEX phát triển bền vững lâu dài và trở thành 1 trong những doanh nghiệpdẫn đầu về doanh thu cũng như quy mô trong ngành xuất khẩu và khai thác thủy sản. 2.2. Chức năng:  Nuôi trồng, khai thác, thu mua, chế biến, đóng gói thủy súc sản xuất khẩu.  Kinh doanh xuất - nhập khẩu và phân phối sản phẩm thủy - súc sản qua chế biến, đóng gói thực phẩm và hàng tiêu dùng khác cho thị trường trong và ngoài nước.  Kinh doanh xuất - nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị máy móc cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến đóng gói thủy sản cho thị trường trong và ngoài nước. 2.3.Cơ cấu tổ chức: Bộ máy tổ chức theo sơ đồ sau Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương15 SƠ ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX (Cafatex Corporation) ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN NGUYÊN LIỆU BAN DỰ ÁN P.BÁN HÀNG P.XUẤT NHẬP KHẨU Trong đó: Kho thành phẩm P.CÔNG NGHỆ KIỂM NGHỆ Trong đó: - P.kiểm cảm quan - P.kiểm sinh hoá - Nhóm quản lý chất lượng, kiểm tra nguyên liệu P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Trong đó: - Kho vật tư P.CƠ ĐIỆN LẠNH Trong đó: - Tổ vận hành - Tổ điện, điện tử, điện lạnh - Tổ sửa chữa thiết bị. PHÒNG TỔNG VỤ Trong đó: - Đội xe - Đội bảo vệ PCCC - Đội vệ sinh thu gom - Trạm y tế - Tổ BHLĐ - Bếp ăn công nghiệp - Ban d ự án VP ĐAI DIỆN TẠI TP.HCM XƯỞNG TÔM NHẬT BẢN XƯỞNG TÔM BẮC MỸ - CHÂU ÂU XƯỞNG ĐIỀU PHỐI TINH CHẾ TÔM P.TỔNG GIÁM ĐỐC BAN ISO - MAKETING TRẠM THU MUA TÔM VĨNH LỢI XÍ NGHIỆP THUỶ SẢN TÂY ĐÔ TRẠM THU MUA TÔM LÁNG TR ÂM NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM CAFATEX CẦN THƠ DL65 CAFATEX DL65 Ghi chú: : Văn phòng công ty : Các xưởng trực tiếp sản xuất : Các đơn vị trực thuộc công ty : Các đơn vị không trực thuộc công ty XƯỞNG SƠ CHẾ TÔM Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương16 2.3.1. Ban tổng giám đốc: Ban tổng giám đốc công ty gồm: Tổng giám đốc: Nguyễn Văn Kịch Quyền hạn và nhiệm vụ: định hướng hoạt kinh doanh của đơn vị. Tổ chức xây dựng các mốí quan hệ kinh tế với khách hàng thông qua các hợp đồng kinh tế. Đề ra các biện pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Giám đốc có quyền điều hành quản lý toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty theo chế độ một thủ trưởng. Tổng giám đốc có quyền tuyển dụng và bố trí lao động cũng như việc đề bạt, khen thưởng, kỉ luật trong công ty. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn diện trước nhà nước và tập thể công nhân viên của mình. Phó tổng giám đốc: Giúp việc cho tổng giám đốc, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc trong phạm vi được giao. Mặt khác phó Tổng giám đốc có thể thay mặt Tổng giám đốc để giải quyết những công việc có tính chất thường xuyên của đơn vị khi tổng giám đốc vắng mặt. 2.3.2. Hệ thống các phòng chức năng và các xưởng sản xuất công ty: Công ty tổ chức hệ thống các phòng chức năng và các xưởng sản xuất như sau: Các phòng chức năng: Phòng tổng vụ: Giúp việc cho Tổng giám đốc thực hiện các chức trách sau: Lập kế hoạch tổ chức tuyển dụng và đào tạo cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ và công nhân phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Lập hợp đồng lao động đối với can bộ - công nhân viên chức và được uỷ nhiệm của Tổng giám đốc ký hợp đồng lao động đối với đối tượng là công nhân viên của công ty theo mẫu quy định. Nghiên cứu tham mưu cho Tổng giám đốc ký thoả ước lao động tập thể với đại diện người lao động, thực hiện đúng luật lao động với các chính sách có liên quan đến người lao động. Nghiên cứu chế độ quản lý và kỷ luật lao động, các định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các chính sách, chế độ đối với người lao động, phúc lợi công ích trên cơ sở pháp luật. Tổng kết kết quả lao động và thanh toán tiền lương hàng tháng theo phương án lương của công ty. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương17 Nghiên cứu thực hiện chế độ bảo hộ lao động phù hợp và kiểm tra thực hiện đảm bảo an toàn lao động trong toàn xí nghiệp theo đúng quy định của chính phủ ban hành, công tác hành chính, lễ tân đáp ứng được nhu cầu sản xuất và kinh doanh đối ngoại của công ty. Dựa vào chiến lựợc kinh doanh của công ty, lập dự án đầu tư, quản lý việc thực hiện đầu tư khai thác có hiệu quả dự án sau đầu tư. Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, phòng gian bảo mật, bảo vệ bí mật công nghệ, bảo vệ tài sản, bảo đảm được an ninh trật tự, an toàn cho sản xuất và hoạt động kinh doanh của công ty, kiểm soát nghiêm ngặt phòng chống cháy nổ, an toàn cho sản xất, cho con người, cho tài sản công ty. Mua và cung cấp vật tư hành chính theo kế hoạch tháng, phục vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh và theo dõi, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các loại vật tư thiết bị, tiện nghi thuộc khu vực hành chính và quản lý của công ty. Thực hiện báo cáo định kỳ các công tác nghiệp vụ của phòng theo quy đinh của công ty. Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kế toán, thống kê ở công ty theo quy định pháp luật và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Phản ánh ghi chép, hạch toán kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật. Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống luân chuyển chứng từ có liên quan đến hàng hoá, tài sản vật tư tiền vốn, đồng thời tổ chức kiểm tra chứng từ kế toán thống kê ở tất cả bộ phận trong nội bộ công ty. Tính toán và trích nộp đúng đủ kịp thời các khoản thuế, các quỹ của công ty và thanh toán đúng hạn các khoản vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả theo quy đinh của pháp luật. Xác định và phản ánh chính xác kịp thời đúng chế độ kiểm kê tài sản, chuẩn bị đầy đủ kịp thời các thủ tục và tài liệu cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát, hao hụt và hư hại tài sản đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lý. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương18 Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán tài chính và quyết toán công ty theo quy định luật pháp. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ thể lệ tài chính, kế toán thống kê, thông tin kinh tế cho các bộ phận và tôm nhân có liên quan trong công ty để cùng phối hợp thực hiện. Tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán, bảo mật các tài liệu thuộc phạm vi mật theo quy định công ty. Thực hiện kế hoạch đào tạo và tự đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên tài chính trong công ty, đồng thời tổ chức nghiên cứu, từng bước áp dụng những thành tựu của công nghệ tin học trong công tác tài chính, hạch toán kế toán thống kê của công ty nhằm tăng hiệu năng công tác quản lý và tham mưu về mặt tài chính đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản trị sản xuất kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát Việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty. Việc thực hiện kế hoạch sản xuất- kỹ thuật – tài chính, phí lưu thông, các dự toán chỉ tiêu hành chính, các định mức kinh té kỹ thuật. Việc chấp hành các chính sách kinh tế tài chính, các chế độ tiêu chuẩn, định mức chỉ tiêu và kỷ luật tài chính vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế. Việc tiến hành kiểm kê các loại tài sản và đánh giá lại tài sản theo đúng pháp luật. Việc giải quyết và xử lý các khoản thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, các khoản nợ không đòi được và các khoản thiệt hại khác. Nhiệm vụ tham mưu Tổng giám đốc công ty Phân tích hoạt động kinh tế thường xuyên, nhằm đánh giá đúng đắn tình hình, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, phát hiện những lãng phí và thiệt hại đã xảy ra, những việc làm không có hiệu quả, những sự trì trệ trong sản xuất kinh doanh để có biện pháp khắc phục, đảm bảo kết quả hoạt động và doanh lợi của công ty ngày càng tăng. Thông qua công tác tài chính kế toán, tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức xây dựng phương án sản xuất, cải tiến quản lý kinh doanh của công ty nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, tiết kiệm nâng cao không ngừng hiệu quả của đồng vốn. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương19 Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, đảm bảo và phát huy chế độ tự chủ tài chính của công ty. Phòng xuất nhập khẩu: Phòng xuất nhập khẩu giúp việc cho Tổng giám đốc thực hiện các chức trách sau: Thực hiện công tác xuất nhập khẩu và quản lý tập trung hồ sơ xuất nhập khẩu của công ty. Quản lý điều phối công tác vận chuyển đường bộ và quan hệ các hãng tàu vận chuyển đường bộ phục vụ công tác xuất nhập hàng hoá cho công ty. Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trữ lạnh hàng hoá đông lạnh thành phẩm của công ty đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng hoá. Tham gia theo dõi, quản lý thiết bị kho đông lạnh nhằm luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng hoá. Thực hiện báo cáo định kỳ các nghiệp vụ phát sinh theo quy định của công ty. Phòng bán hàng: Phòng bán hàng thực hiện các chức trách sau: nghiên cứu tiếp thị, giao dịch giúp việc cho Tổng giám đốc. Xác lập sản phẩm mục tiêu của công ty Thiết lập hệ thống quá trình sản xuất sản phẩm của công ty. Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm của công ty. Phát triển thị trường chung cho sản phẩm của công ty. Mua nguyên liệu và sản phẩm đông lạnh trong và ngoài nước. Thực hiện báo cáo định kỳ và đối chiếu với các bộ phận liên quan đúng theo quy định của công ty. Phòng công nghệ kiểm nghiệm: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ hiện có, Đồng thời tiếp nhận công nghệ mới từ khách hàng và tổ chức kinh tế, kỹ thuật trong và ngoài nước. Quản lý và giám sát quy trình công nghệ sản xuất và chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện, đào tạo cho cán bộ kỹ thuật, công nhân các phân xưởng. Kiểm tra thực hiện theo các chương trình quản lý chất lượng. Phòng cơ điện lạnh: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương20 Tổ chức quản lý, sử dụng , kiểm tra, bảo trì, sửa chữa, hướng dẫn…các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, luôn đảm bảo liên tục theo yêu cầu sản xuất và bảo quản của công ty. Tổ chức nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, vận hành và bảo trì nhằm tạo điều kiện khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị. Thực hiện các báo cáo định kỳ và các công việc phát sinh cho Tổng giám đốc công ty. Ban nguyên liệu: Xây dựng hệ thống thông tin, nắm sát thực tế tình hình nguyên liệu về mùa vụ, sản lương, giá… Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ thu mua nguyên liệu đáp ứng yêu cầu của công ty. Quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật công tác thu mua ở các trạm thu mua nguyên liệu của công ty. Thực hiện báo cáo định kỳ công tác của Ban và các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định của công ty. Ban Iso – Marketing: Hợp tác phát triển hệ thống tiêu thụ. Thiết lập mốI quan hẹ với các thị trường tiêu thụ. Tổ chức triển khai tham gia các hội chợ quốc tế và trong nước. Thiết lập các bao bì, cataloge…cho công ty. Trực tiếp quản lý hồ sơ tài liệu liên quan đến các vụ tranh chấp kinh tế của công ty. Văn phòng đại diện tạiTP.HCM: Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Quản lý hàng hoá gởi các kho thuộc khu vực thành phố HCM.  Các xưởng sản xuất: Nhận lệnh chế biến từ phòng bán hàng đã được ban tổng giám đốc duyệt. Tổ chức quản lý nhân lực và điều hành sản xuất theo quy trình công nghệ của công ty. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương21 2.3.3. Tình hình nhân sự và tiền lương: Đến cuối năm 2008 thì lực lượng lao động của toàn Công ty là 2.153 người. Trong đó: + Trực tiếp sản xuất có 1.920 người( chiếm 89,2%). + Gián tiếp sản xuất có 233 người( chiếm 10,8%). Trong đó Đại học là 143 người, trung cấp 95 người, lao động phổ thông 1.915 người. Công ty từng bước đào tạo nhân viên trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Bên cạnh đó cò đảm bảo thu nhập tiền lương cho nhân viên , bình quân khoảng 1.500.000đ/người tháng. Bảng 1: Tình hình nhân sự Trình độ học vấnCơ cấu lao động Số lao động Đại học Trung cấp Cấp 3 Trực tiếp sản xuất Gián tiếp sản xuất 1.920 233 - 143 27 68 1.893 22 Tổng số lao động 2.153 143 95 1.915 % 100,00 6,64 4,41 88,95 (Nguồn: Công ty Cafatex) Những người sản xuất gián tiếp là những người làm việc ở các bộ phận thuộc các phòng ban như: các cấp quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên thu mua nguyên liệu. Công ty là một doanh nghiệp lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới nên bố trí các phòng , ban theo từng chức năng của công ty như hiện nay là thích hợp. Việc nhóm các hoạt động chuyên môn hóa theo chức năng cho phép phát huy và sử dụng hiệu quả các tài năng chuyên môn và quản lý. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương22 II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006 – 2007 - 2008: Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2006 - 2008) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm2007 Năm 2008 2007/2006 % Chênh lệnh 2008/2007 % Chênh lệch Tổng doanh thu 1.063.099 893.831 817.311 -169.268 -15,9 -76.520 -8,6 Trong đó: doanh thu bán hàng thuỷ sản 1.045.006 877.714 816.795 -167.289 -16,0 -60.919 -6,9 Các khoản giảm trừ 12.303 9.827 1.559 -2.476 20,1 -8.268 -84,1 Doanh thu thuần 1.050.796 884.004 815.752 -166.792 15,9 -68.252 -7,7 Giá vốn hàng bán 939.762 811.121 748.980 -128.641 13,7 -62.141 -7,7 Lợi nhuận gộp 111.034 72.883 66.772 -38.151 34,4 -6.111 -8,4 Doanh thu hoạt động tài chính 6.124 7.737 6.528 1.613 26,3 -1.209 -15,6 Chi phí tài chính 22.966 23.923 25.327 957 4,2 1.404 5,9 Chi phí bán hàng 72.581 38.359 27.704 -34.222 47,2 -10.655 27,8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.156 13.996 15.842 -1.160 7,6 1.846 13,2 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.455 4.342 4.427 -2.113 32,7 85 2,0 Thu nhập khác 3.743 5.865 1.448 2122 56,7 -4.417 75,3 Chi phí khác 2.071 4.857 1.459 2.786 134,5 -3.398 70,0 Lợi nhuận khác 1.672 1.008 (11) -664 39,7 1.019 101,1 Tổng lợi nhuận trước thuế 8.127 5.350 4.416 -2.777 34,2 -934 17,5 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 0 37,5 115,7 37,5 100 78,2 208,5 Lợi nhuận sau thuế 8.127 5.312,5 4.300,3 -2.814,5 -34,6 -1.012,2 -19,1 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cafatex 2006 – 2008) Qua bảng số liệu ta thấy: - Tổng doanh thu: Qua bảng số liệu tổng doanh thu năm 2007 giảm khoảng 169 tỷ VNĐ so với năm 2006, sang năm 2008 lại giảm đi khoảng 76 tỷ VNĐ so với năm 2007. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương23 - Riêng doanh thu hàng xuất khẩu năm 2007 giảm 167 tỷ VNĐ so với 2006 và năm 2008 cũng lại bị giảm khoảng 61 tỷ VNĐ so với năm 2007. - Về các khoản giảm trừ thì năm 2007 giảm khoảng 2,4 tỷ VNĐ so với năm 2006 và năm 2008 thì giảm 8,2 tỷ VNĐ so với năm 2007. - Riêng về thuế thu nhập doanh nghiệp do Công ty Cổ phần hóa từ DNNN nên Công ty được miễn giảm thuế TNDN 04 năm (Công ty đã được miễn thuế 100% đến hết năm 2006) và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp cho 09 năm tiếp theo từ khi có thu nhập chịu thuế. Và trong 2 năm sau này 2007 - 2008 Công ty được giảm 50% thuế TNDN. Biểu đồ 1:Tình hình lợi nhuận sau thuế ĐVT: triệu đồng (Nguồn: Tổng hợp từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty) Qua phân tích ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 giảm 2,8 tỷ VNĐ so với năm 2006 tức giảm 34,6% do trong năm 2007 Công ty đã tăng chi phí cho công tác quảng cáo tuyên truyền sản phẩm mới tôm Đông cao cấp. Nhưng sang năm 2008 thì lợi nhuận sau thuế lại giảm trên 1 tỷ VNĐ tức giảm đi 19% so với năm 2007 nguyên nhân là do năm 2008 tình hình kinh tế thế giới suy thoái, đời sống khó khăn, chi tiêu giảm nên doanh thu sản phẩm giảm đáng kể.. Qua bảng 2 và biểu đồ 1, ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công qua 3 năm nhìn chung là đạt hiệu quả chưa theo ý muốn do những biến động của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên nếu so sánh hiệu quả giữa các năm ta có thể đánh giá chung như sau: 8,127 5,313 4,300 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 LOI NHUAN SAU THUE (1,000đ) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương24 - Năm 2006 là năm mà công ty kinh doanh đạt hiệu quả nhất. Tổng doanh thu của công ty cao. Lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt 5.349.066.925 triệu đồng giảm 34,2% so với năm 2006. Về mặt hiệu quả thì doanh thu thuần đạt 884.003.977 triệu đồng giảm 15,9% so với năm 2006. Trong khi đó tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng 42,8% là do Công ty chào đưa ra sản phẩm mới Tôm Đông cao cấp nên chi phí chào hàng, giới thiệu, quảng cáo tăng lên.. - Năm 2008: Lợi nhuận trước thuế năm 2008 đạt 4.414.498.973 VNĐ giảm 17,5% so với năm 2007. Về mặt hiệu quả thì doanh thu thuần đạt 815.752.384.503 VNĐ giảm 7,7% so với năm 2007. Trong khi đó tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm tới 42,7%. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 tăng khoảng 2% so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm 2008 của công ty giảm đáng kể là do tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu. Nhà máy chỉ hoạt động 60 – 70% công suất làm cho tốc độ xuất khẩu chậm lại. Mà trong đó nguyên nhân chính là do tình trạng thả nuôi tôm sớm trước vụ vẫn còn, tại một số khu vực nuôi tôm ở ĐBSCL nhiều hộ nuôi tôm đang lao đao trong việc quản lý bệnh tôm và có hiện tượng nuôi bị chết do thời tiết thay đổi. Mặt khác nguyên liệu từ khai thác cũng bị hạn chế, giá xăng dầu tăng trong khi giá thuỷ sản không tăng nên có tác động xấu đến việc khai thác hải sản. Ngoài ra nhiều hộ nuôi tôm ở ĐBSCL đã không thả nuôi tôm sú nghịch mùa bởi lo ngại tôm chết hàng loạt như những năm trước nên dẫn đến thiếu nguyên liệu làm cho sản lượng tôm sú chế biến xuất khẩu của nhà máy bị sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó giá các nguồn nguyên liệu khác cũng tăng đáng kể. Như vậy có thể kết luận rằng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây có những chuyển biến to lớn mặt dù năm 2008 có chiều hướng suy giảm. Chuyển biến ấy thể hiện nổ lực của công ty trong việc tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô, mở rộng thị trường nhằm đưa Cafatex trở thành một công ty phát triển vững mạnh trên thị trường. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương25 III. TỔNG QUÁT VỀ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CAFATEX 1. Thuận lợi và khó khăn 1.1. Thuận lợi - Công ty cổ phần thủy sản Cafatex được đặt ngay tại vị trí trung tâm của 13 tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, có nguồn lao động dồi dào, có cơ sở hạ tầng khá tốt. - Công ty có đội ngũ nhân sự có trình độ cao, thu thập thông tin và xử lý thông tin chính xác và kịp thời, từ đó, làm cho hoạt động trong toàn Công ty luôn được hài hoà với nhau, từ khâu thu mua, quyết định công nghệ chế biến đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì của sản phẩm,… đều đạt được tiêu chuẩn cao, đủ chất lượng để Công ty có thể xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác. - Công ty luôn tìm hiểu kỹ các khách hàng trước khi giao dịch, buôn bán với họ nhằm tránh những phi vụ, hợp đồng làm ăn lừa bịp từ phía khách hàng. - Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Công ty đều được khách hàng ưa chuộng. - Hiện nay, công ty Cafatex đã tạo được uy tín cao trên thương trường. Chất lượng sản phẩm Công ty ngày càng được ổn định và đa dạng hoá, mặt hàng có giá trị gia tăng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, giá trị xuất khẩu ngày càng lớn và lợi nhuận bình ổn qua các năm, thể hiện rõ sự vững chắc trong việc phát triển Công ty và đó là niềm cổ vũ rất lớn cho Công ty. - Công ty có công nghệ chế biến hàng xuất khẩu tiên tiến, chất lượng sản phẩm cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Công ty Cafatex có nguồn lao động dồi dào có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất lớn khi Công ty cần. - Công ty luôn có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám đốc, công nhân viên toàn Công ty và công nhân viên đều được sắp xếp làm việc ổn định, thu nhập tăng nên gắn bó với nghề, có ý thức trách nhiệm và kinh nghiệm trong công việc. 1.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi giúp công ty Cafatex có điều kiện phát triển thì vẫn còn tồn tại những khó khăn phải kể đến: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương26 - Vấn đề nguyên liệu đầu vào là một vấn đề nhức nhối không chỉ riêng của công ty Cafatex mà của tất cả các công ty hoạt động trong nghề. Muốn có thành phẩm phải có nguyên liệu đầu vào, tuy nhiên, hiện nay ở nước ta việc nuôi trồng thủy sản vẫn còn mang tính thời vụ. Mặt khác, nhà nước chưa có chính sách quy hoạch, khoanh vùng và đầu tư mang tính khoa học cao, nên còn có những vụ mùa thất thu lớn đẩy các doanh nghiệp chế biến các loại mặt hàng thủy sản rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Hơn nữa, công ty Cafatex lại nằm ở vị trí trung tâm của 13 tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, không gần biển nên nguồn cung cấp nguyên liệu bị hạn chế. Các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất hàng xuất khẩu của Công ty đa số được mua từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vũng Tàu… nên gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, ở khu vực ĐBSCL hiện nay có rất nhiều công ty chế biến hàng thủy sản phải kể đến như Cataco, Nam Hải, Agifish,… đa số những công ty này đều xuất khẩu những mặt hàng đông lạnh giống như nhau đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh trên thị trường nguyên liệu đầu vào làm số lượng và giá cả nguyên liệu thường xuyên bị biến động, không được ổn định. - Hiện nay, trên thị trường sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, thể hiện ở các chính sách như giảm giá bán, khuyến mãi… mà Công ty từ trước tới nay lại không chú trọng nhiều đến khâu khuyến mãi, vì vậy, những chính sách này đã làm cho khâu tiêu thụ sản phẩm của Công ty gặp không ít những khó khăn so với các công ty khác cùng trong ngành. - Mặc dù, đội ngũ Marketing của Công ty tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng còn thiếu về số lượng nên việc thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng là chưa đủ. - Việt Nam chưa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên công ty Cafatex phải chịu mức thuế khá cao nếu muốn xuất khẩu sang các nước khác trong WTO, điều nay dẫn đến giá bán sản phẩm cao làm cho Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc thâm nhập và cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế. - Công ty Cafatex hiện tại vẫn chưa có thị trường tiêu thụ nội địa ổn định. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương27 2. Phương hướng hoạt động của Công ty Cafatex Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex trước đây là doanh nghiệp nhà nước, chuyên sản xuất và chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu theo yêu cầu của chính phủ. Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và sản phẩm của công ty Cafatex đã có mặt tại các thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Bắc Mỹ… Gần đây, Công ty đã xâm nhập được thị trường Hoa Kỳ sau khi Mỹ xoá lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam có hiệu lực. Cùng với xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp, Cafatex đã cổ phần hoá năm 2007 với tên là Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex. Sau khi cổ phần hoá thì Cafatex phải tự vận động để giữ vững thị trường, nâng cao uy tín Cafatex trên trường quốc tế. Do vậy, Cafatex đã xác định phương hướng phát triển: - Công ty Cổ phần Thủy Sản Cafatex là đơn vị xuất khẩu thủy sản nên chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu của Công ty. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty vẫn tiếp tục nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn của ngành và tiêu chuẩn quốc tế. - Để thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các thị trường nước ngoài đòi hỏi sản phẩm Công ty phải đạt được các chuẩn quốc tế về tất cả các mặt như nhất lượng sản phẩm, dư lượng kháng sinh… Đồng thời, Công ty phải tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động marketing, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và thực hiện chuyên môn hoá các mặt hàng chính của công ty. Công ty cũng phấn đấu tăng doanh thu, hoàn thành các khoản phải trả, tạo thêm nhiều việc làm nhằm giải quyết bớt tình trạng thất nghiệp, cố gắng tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. - Tiếp tục thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường EU, Châu Phi vì đây là những thị trường tiềm năng và tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh ở chiều rộng lẫn chiều sâu. - Hoàn thiện khâu sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc với trang thiết bị hiện đại, đủ sức đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong tương lai. Tập trung sản xuất các mặt hàng có chất lượng và giá trị cao, có tỷ lệ sinh lời ổn định, gia tăng hơn nữa các mặt hàng chủ lực và cao cấp. - Ngoài ra, còn có một số vấn đề khác vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược lâu dài đó là việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể thâm nhập Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương28 được vào các thị trường mới và áp dụng chương trình quản lý chất lượng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, ISO 9002,… điều này đòi hỏi Công ty phải có sự quyết tâm đầu tư, duy trì và bảo dưỡng thường xuyên không những về cơ sở hạ tầng, mà còn phải đào tạo đội ngũ lao động nhằm nâng cao tay nghề và kiến thức cho cả nhà quản lý và công nhân. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương29 CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX I. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CÁC LOẠI CỦA CÔNG TY TỪ 2006 – 2008: Được thành lập năm 1992 theo Nghị định 338 của chính phủ, sau khi được tỉnh Cần Thơ, 2 bộ chuyên ngành Bộ Nông Nghiệp – Công Nghiệp Thực phẩm và Bộ Thủy Sản thành lập đã đi vào hoạt động trên lĩnh vực chế biến nông, thủy, súc sản xuất khẩu. Những năm từ 1998-2006 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp đạt khoảng 60-80 triệu USD (chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh). Từ năm 2001-2008 công ty đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị và chất lượng cao, bao bì mẫu mã đẹp, cung cấp nguyên liệu tươi đóng gói nhỏ hoặc hộp cho các bếp ăn nhà hàng, siêu thị nhằm cung cấp cho hộ gia đình ở các nước phát triển. trong quá trình hoạt động công ty đã góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ trong tỉnh và khu vực. Điều đó đã thúc đẩy công ty không ngừng phát triển ở ĐBSCL với nhiều nguồn nguyên liệu phong phú để tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Từ khi hình thành và phát triển công ty đã hoạt động thành công ở các lĩnh vực: chế biến, xuất khẩu ( xuất khẩu trực tiếp và xuất ủy thác) và nhập khẩu. Những hoạt động chính của công ty là chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản. Từ năm 2001-2008 công ty đã đầu tư kinh doanh các lĩnh vực sau đây và sẽ tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo: + Chế biến tôm, tôm xuất khẩu, đây là mặt hàng hiện nay đang được ưa chuộng tại Mỹ (thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới) với tiềm năng thuận lợi ở Cần Thơ và ĐBSCL. + Chế biến đóng gói nhỏ các loại hải sản cao cấp đông lạnh tiêu thụ trực tiếp ở hệ thống các ngân hàng, siêu thị trong và ngoài nước. + Hợp tác chế biến các loại rau, củ, đậu đông lạnh xuất khẩu. + Hợp tác chế biến các loại nấm, củ, quả đóng hợp xuất khẩu. + Hợp tác chế biến các mặt hàng hải sản tươi sống ăn liền xuất khẩu. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương30 + Xây dựng hệ thống phân phối hải sản tươi ướp đá và đông lạnh cung cấp cho các nhà hàng cao cấp tại thành phố Cần Thơ và thành phố HCM. + Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có. Trong đó sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty là: tôm đông, tôm đông block truyền thống và sản phẩm cao cấp (tôm đông, tôm đông và thủy sản đông lạnh khác). Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là: Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc, Canada, Hồng Kông, Singapor, Hàn Quốc,... đây là các thị trường khó tính nên yêu cầu về chất lượng sản phẩm luôn được công ty quan tâm đến hàng đầu. Sản phẩm chủ yếu của thị trường này là tôm đông, tôm đông và các sản phẩm tôm cao cấp các loại. Trong đó thị trường EU được đánh giá là thị trường tìm năng. Nếu sản phẩm của công ty được thâm nhập thị trường này nhiều hơn sẽ tạo ra nhiều khả năng cho việc phát triển xuất khẩu thủy sản của công ty. Bảng 3: Sản luợng xuất khẩu thuỷ sản của công ty (2006 - 2008) ĐVT: kg Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng kim ngạch xuất khẩu 7.819.336 8.995.295 7.463.084 1. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp 7.818.288 8.995.295 7.463.084 Nhật bản 2.188.244 1.712.436 922.953 Hồng Kông 64.481 90.160 67.688 EU 1.888.306 5.433.901 3.869.451 Mỹ 3.019.651 248.034 221.533 Libăng 12.046 195.116 303.913 Úc 23.484 128.486 72.324 Singapor 89.742 267.465 125.550 Thái Lan 89.276 70.473 81.853 Hàn Quốc 6.110 21.605 331.625 2. Xuất ủy thác 1.048 0 0 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty) Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương31 Bảng 4: Giá trị xuất khẩu thuỷ sản của công ty (2006 - 2008) ĐVT: USD Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng kim ngạch xuất khẩu 62.827.390 51.533.326 43.312.257 1. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp 62.822.676 51.533.326 43.312.257 Nhật bản 24.765.866 20.805.709 11.246.147 Hồng Kông 224.945 280.335 437.772 EU 8.191.707 20.558.502 14.686.499 Mỹ 25.976.642 2.285.376 3.353.029 Libăng 119.752 869.495 1.710.058 Úc 53.223 812.853 758.525 Singapor 268.580 950.134 593.777 Thái Lan 421.315 632.336 621.941 Hàn Quốc 38.802 173.378 2.931.253 2. Xuất ủy thác 4.714 0 0 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty) Nhìn chung sản phẩm của công ty đều có mặt hầu hết ở các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới. Từ năm 2006-2008 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng ở các thị trường. Có một số ít thị trường tổng kim ngạch xuất khẩu giảm như: Nhật Bản, năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm 2007; Hồng Kông, Li Băng, Úc, Singapor, Hàn Quốc năm 2007 và 2008 có tổng kim ngạch xuất khẩu tăng so với năm 2006 nhưng ở thị trường Úc, Singapor, Thái Lan lại giảm xuống. Năm 2008 sản lượng nhập vào Hồng Kông, EU, Mỹ, Libăng, Hàn Quốc thì tổng kim ngạch xuất khẩu giảm mỗi năm do ảnh hưởng của các vụ kiện. Tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU tăng mỗi năm đó là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của công ty (sau Mỹ). Năm 2006 tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ở thị trường EU là 24,2% về số lượng và 13% về giá trị. Năm 2007 là 60,4% về số lượng và 39,9% về giá trị. Năm 2008 là 51,8% về số lượng và 33,9% về giá trị. (Xem bảng 7). Tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm ở 1 số thị trường hoặc không còn hoàn toàn sang năm 2008 thì tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty lại giảm đáng kể nguyên nhân chính là do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào như đã phân tích ở Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương32 phần hiệu quả hoạt động kinh doanh đều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Bảng 5: Tình hình tăng giảm sản luợng xuất khẩu của công ty ĐVT: kg Chênh lệch 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Số luợng % Sốlượng Số luợng % Số luợng Tổng kim ngạch xuất khẩu 1.175.929 15 -1.532.211 -17 1. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp 1.177.007 15 -1.532.211 -17 Nhật bản -475.808 -22 -789.483 -46 HồngKông 25.679 40 -22.472 -25 EU 3.551.595 188 -1.570.450 -29 Mỹ -2.771.617 -92 -26.501 -11 Libăng 183070 1519 108.797 56 Úc 105.002 447 -56.162 -44 Singapor 177.723 198 -254.910 -95 TháiLan -18.803 -21 11.380 16 Hàn Quốc 20.994 3.436 310.020 1.435 2. Xuất ủy thác -1048 0 0 0 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty) Qua bảng 5 và 6 ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2007 tăng đáng kể chiếm 15 % về số lượng nhưng giảm 18 % về giá trị. Nhưng khi bước sang năm 2008 thì tổng kim ngạch xuất khẩu lại giảm đi 17 % về số lượng và 19% về giá trị. Nguyên nhân làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 giảm so với năm 2007 chính là do tình trạng thiếu nguyên liệu và do những biến động của nền kinh tế. Về kim ngạch xuất khẩu trực tiếp thì kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 15% về số lượng nhưng lại giảm 18% về giá trị so với năm 2006, nguyên nhân là do sản phẩm xuất khẩu của công ty bán được giá nhưng giá ngoại tệ lại không ổn định. Nhưng bước sang năm 2008 thì tình trạng diễn ra hoàn toàn trái ngược số lượng xuất khẩu giảm 17% và giá trị giảm đi 19% so với năm 2007, nguyên nhân là do diễn biến của vụ kiện bán phá giá làm cho sản phẩm của công ty bị mất giá lại thêm việc tăng thuế xuất nhập khẩu ở các thị trường. Trong đó thị trường EU là thị trường mà kim ngạch xuất khẩu mỗi năm có tỷ lệ tăng trưởng khá cao, năm 2007 tăng 188% số lượng và 151% về giá trị so với năm Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương33 2006. Bước sang năm 2008 tỷ lệ tăng trưởng giảm xuống đáng kể khi giảm 29% về số lượng và 40% về giá trị, mặc dù vậy nhưng EU là thị trường tìm năng của công ty. Bảng 6: Tình hình tăng giảm kim ngạch xuất khẩu của công ty ĐVT: USD Chênh lệch 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị Giá trị % Giá trị Tổng kim ngạch xuất khẩu -11.294.064 -18 -8.221.069 -19 1. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp -11.289.350 -18 -8.221.069 -19 Nhật bản -3.960.157 -16 -9.559.562 -85 HồngKông 55.390 25 157.437 36 EU 12.366.795 151 -5.872.006 -40 Mỹ -23.691.266 -91 1.067.653 32 Libăng 749.743 626 840.563 49 Úc 759.630 1.427 -54.328 -7 Singapor 681.554 254 -356.357 -60 TháiLan 211.021 50 -10.395 -2 Hàn Quốc 134.576 347 2.757.875 94 2. Xuất ủy thác -4.714 -100 0 0 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty) Qua đó cho thấy nếu biết khai thác tốt và đầu tư hợp lý vào thị trường này thì trong tương lai EU sẽ là 1 thị trường chủ lực của công ty và nó sẽ góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng xuất khẩu cũng như tố độ phát triển của công ty. Năm 2006, ngoài xuất khẩu trực tiếp công ty còn xuất khẩu uỷ thác cho các công ty xuất khẩu khác cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên năm 2007 và 2008 thì lại không xuất uỷ thác nữa. Điều này một phần là do công ty không đủ nguyên liệu sản xuất một phần là do công ty đã hạn chế xứât uỷ thác mà tập trung vào xuất trực tiếp. Hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở 31 nước trên thế giới. Tuy nhiên gần 96,3% về số luợng và 98,1% về giá trị xuất khẩu tập trung vào 3 thị trường chủ lực là Mỹ, EU, Nhật Bản với cấu trúc thị trường nêu trong bảng 7. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương34 Bảng 7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của công ty (2006 – 2008) ĐVT: % Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thị trường Số luợng Giá trị Số luợng Giá trị Số luợng Giá trị Mỹ 38,6 41,3 2,7 4,4 3,0 7,7 Nhật bản 35,7 39,4 19,1 40,4 12,4 26,0 EU 24,2 13,1 60,4 39,9 51,8 33,9 Các thị trường khác 1,5 6.2 17,8 15,3 32,8 32,4 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty) Qua bảng phân tích ta thấy công ty đã giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường Mỹ, giá trị xuất khẩu của công ty vào thị trường này không cao như những năm trước nguyên nhân là do bị ảnh hưởng bởi vụ kiện bán phá giá cá da trơn năm 2006 và vụ kiện tôm năm 2007. Trước sự kiện đó công ty đã tìm kiếm mở rộng xuất khẩu vào thị trường EU và gia tăng xuất khẩu vào thị trường Nhật. Nghiên cứu tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty năm 2008 ta có thể chia thành 3 nhóm: + Nhóm1: là nhóm thị trường có mức nhập khẩu thuỷ sản từ công ty có giá trị trên 10 triệu USD bao gồm EU và Nhật Bản. + Nhóm 2: là nhóm thị trường có mức nhập khẩu thuỷ sản của công ty có giá trị từ 1 – 10 triệu USD bao gồm: Mỹ, Libăng, Hàn Quốc, Nga, Thuỵ Sỹ. + Nhóm 3: gồm 14 nước còn lại nhập khẩu thuỷ sản từ công ty Cafatex dưới 1 triệu USD như Hồng Kông, Singapor, Thái Lan, … Để thấy rõ hơn tình hình tăng giảm sản lượng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu cũng như giá trị của các mặt hàng đó ta tiến hành phân tích bảng 8 và 9. Qua bảng phân tích về tình hình các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của công ty ta thấy số lượng tôm đông bao gồm tôm đông Block truyền thống và tôm đông cao cấp luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, năm 2008 tôm đông xuất khẩu từ công ty đạt 1.838.186,02 kg chiếm 24,6% về số lượng các mặt hàng xuất khẩu và đạt giá trị là 18.889.173,01 USD chiếm 43,6% về giá trị các Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương35 mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của công ty. Tiếp đến là mặt hàng tôm đông cũng bao gồm tôm đông Block truyền thống và tôm đông cao cấp, mặt hàng này cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong số các mặt hàng xuất khẩu của công ty. Năm 2008 tôm đông xuất khẩu của công ty đạt 4.933.594,36 kg chiếm 66,1% về số lượng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, tuy nhiên về giá trị xuất khẩu chỉ đạt 15.411.458,34USD và chỉ chiếm 35,6% giá trị các mặt hàng xuất khẩu. Điều này cho thấy là mặt hàng tôm đông có giá trị xuất khẩu cao hơn tôm đông. Để thấy rõ hơn về tình hình xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản của công ty ta đi vào phân tích bảng số liệu cụ thể sau: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương36 %S ốlu ợn g 3,3 0,5 -2, 8 Ch ênh l ệch20 08/ 200 7 S ố lư ợn g -73 ,4 -1. 060 ,2 -39 8,6 %S ốlu ợn g -25 ,4 27, 3 -1, 9 Ch ênh l ệch20 07/ 200 6 S ố lư ợn g -1. 740 ,1 2.9 24, 6 -7, 5 %T ỷtr ọn g 24, 6 66, 1 9,3 Nă m 200 8 S ố lư ợn g 1.8 38, 2 4.9 33, 6 691 ,3 %T ỷtr ọn g 21, 3 66, 6 12, 1 Nă m 200 7 S ố lư ợn g 1.9 11, 6 5.9 93, 7 1.0 90, 0 %T ỷtr ọn g 46, 7 39, 3 14 Nă m 200 6 S ố lư ợn g 3.6 51, 7 3.0 69, 1 1.0 97, 5 S ản ph ẩm Tô m đô ng Cá đô ng Th u ỷ s ản đô ng l ạn hkh ác B ản g 8 :T ình hì nh t ăn g g i ảm sả n l ư ợn g c ác mặ t h àn g t hu ỷ s ản xu ất kh ẩu ĐV T: 100 0k g (Ng u ồn: Tổ ng hợ p từ bả ng báo cá o x uất kh ấu của cô ng ty) Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương37 %G iá tr ị 6,9 -14 ,7 -16 ,2 Ch ênh l ệch20 08/ 200 7 Gi á t r ị -3 0,8 -3. 832 ,6 -38 .24 3,9 %G iá tr ị -25 ,5 20, 9 4,6 Ch ênh l ệch20 07/ 200 6 Gi á t r ị -20 .13 1,2 8.9 33, 5 51. 308 ,6 %T ỷtr ọn g 43, 6 35, 6 20, 8 Nă m 200 8 Gi á t r ị 18. 889 ,2 15. 411 ,5 13. 278 ,2 %T ỷtr ọn g 36, 7 37, 3 26, 0 Nă m 200 7 Gi á t r ị 18. 920 ,0 19. 235 ,1 51. 522 ,1 %T ỷtr ọn g 62, 2 16, 4 21, 4 Nă m 200 6 Gi á t r ị 39. 051 ,2 10. 301 ,7 13. 459 ,0 S ản ph ẩm Tô m đô ng Cá đô ng Th u ỷ s ản đô ng l ạn hkh ác B ản g 9 : T ình hì nh t ăn g g i ảm gi á t rị c ác mặ t h àn g t hu ỷ s ản xu ất kh ẩu Đ VT : 1 000 US D (Ng u ồn: Tổ ng hợ p từ bả ng báo cá o x uất kh ấu của cô ng ty) Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương38 Năm 2007 giá trị xuất khẩu của công ty tăng , nhưng mặt hàng tôm lại giảm mạnh, giá trị tôm xuất khẩu chiếm 21,3% về số lượng và 36,7% về giá trị trong tổng kim ngạch xuất khẩu, so với năm 2006 giảm 25,4 về số lượng và giảm 25,5% về giá trị. Trong khi đó cá và các thuỷ sản khác đều tăng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, cá tăng 27,3% về số lượng và tăng 10,9% về giá trị. Đến năm 2008 thì mặt hàng tôm đông lại tăng lên so với năm 2007 tăng 3,3% về số lượng và 6,9% về giá trị; trong khi mặt hàng cá đông và thuỷ sản khác lại giảm xuống đáng kể. Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu cá để chế biến xuất khẩu không đáp ứng đủ nhu cầu làm cho sản lượng cá đông xuất khẩu dẫn đến giá trị cá đông xuất khẩu của công ty chỉ tăng 0,5% so với năm 2007, về các mặt hàng thuỷ sản khác thì đều giảm gần 2,8% cả về số lượng và 16,2% giá trị so với năm 2007. Qua phân tích trên ta thấy tôm đông là mặt hàng chủ lực của công ty, là sản phẩm đem lại doanh thu cao nhất cho công ty. Tuy nhiên năm 2008 thì tình trạng xuất khẩu tôm đông lại có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của công ty và mang lại doanh thu ngày càng cao. Qua đó cho thấy mặt hàng tôm đông đã và đang là mặt hàng then chốt của công ty trong việc đẩy mạnh tiến trình xuất khẩu cũng như đẩy nhanh tốc độ phát triển của công ty. II. CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY: Tôm là sản phẩm mới của công ty, công ty bắt đầu đi vào hoạt động chế biến và xuất khẩu sản phẩm này vào năm 2000 dưới dạng tôm đông block truyền thống và tôm đông cao cấp. Đến năm 2008 sản phẩm tôm đông đã có mặt ở 14 nước trên thế giới. Thị trường chủ lực của công ty ở sản phẩm này là các thị trường quen thuộc như: Mỹ, EU trong đó Mỹ là thị trường quan trọng nhất. Giá trị kim ngạch xuất khẩu trực tiếp tôm của công ty tăng cao ở năm 2008 đạt 18.889.200USD, điều đó cho thấy sự chuyển biến tích cực sau 1 năm khó khăn và sự đóng góp hết sức quan trọng của các thị trường mới, đặc biệt là thị trường EU. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương39 Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu tôm của công ty ở tôm thị trường ĐVT: 1000USD Chênh lệch Năm 2007/2006 Năm 2008/2007Nước nhậpkhẩu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị % Giá trị % Mỹ 12.206,4 155,7 3.353,1 -12.050,7 -98,7 3.197,4 2.053,6 EU 4.364,8 4.697,1 3.281,2 332,3 7,6 -1.415,9 -30,1 Pháp 36,1 - 140 -36,1 -100 140 100 Li Băng 112,5 340,2 994,8 227,7 202,4 654,6 192,4 Đức 628,7 963,6 1.246,8 334,9 53,3 283,2 29,4 Bồ Đào Nha 137,6 - - -137,6 -100 - - Hà Lan 2.847,5 3.186,8 1.337,2 339,3 -11,9 -1.849,6 -59,0 Tây Ban Nha 40,8 46,0 151,2 5,2 12,7 1.05,2 228,7 Thụy Điển 674,1 117,9 - -556,2 -82,5 -117,9 -100 Thụy Sĩ 2.165,4 2.727,9 2.400,4 562,5 26,0 -327,5 -12 Nhật Bản 11.496,4 7.689,1 2.641,8 -3.807,3 -33,1 -2.047,3 -65,6 Singapor 42,0 346,7 387,8 304,7 725,4 41,1 11,8 Hồng Kông 45,7 9,7 220,3 -36 -78,8 210,6 21,7 Thái Lan 260,1 623,3 549,9 363,6 139,8 -73,8 -11,8 Hàn Quốc 38,8 173,3 2.876,3 134,5 346,6 2.703 1.559,7 Anh - 382,8 347,6 382,8 100 -35,2 -9,2 A Rập TN - - 42,5 - - -42,5 -100 Cyprus - - 258,5 - - -258,5 -100 Đan Mạch - - 58,4 - - -58,4 -100 Mauritius - - 60,4 - - -60,4 -100 Nga - - 773,8 - - -773,8 -100 Qatar - - 24,7 - - -24,7 -100 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty) Tổng hợp phân tích ta thấy Mỹ và vẫn là thị trường lớn nhất của công ty về mặt hàng tôm tuy năm 2007 mức tăng trưởng của thị trường này đã giảm 98,7% nhưng vẫn là thị trường lớn nhất và đến năm 2008 thì mức tăng trưởng của thị trường này là 2053,6%. Còn về thị trường EU tuy là thị trường mới nhưng mức tăng trưởng của thị trường về mặt hàng tôm là rất cao, năm 2007 giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của công ty vào thị trường EU vượt qua thị trường Mỹ. Năm 2008 thì giá trị xuất khẩu vào EU giảm xuống nhưng vẫn xấp xỉ với Mỹ nhưng giá trị nhập khẩu của EU về mặt hàng tôm vẫn tăng kỷ lục và đạt 3.281.000 USD. Điều đáng nói hơn là mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ở thị trường EU năm 2007 tăng 7,6% so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 giảm 30,1% so với năm 2007 tuy nhiên kim ngạch vẫn ở mức chấp nhận được. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương40 Trong số các quốc gia EU thì có những nước mới lần đầu tiên nhập khẩu tôm từ công ty năm 2008 như Đức, còn các nước còn lại trong khối EU điều có giá trị nhập khẩu tôm tăng mạnh, điều này làm cho kim ngạch xuất khẩu tôm của công ty vào thị trường này ngày càng tăng cao. Qua đó cho thấy khả năng tìm kiếm thị trường mới của công ty cũng như quá trình đáp ứng thị hiếu của thị trường được công ty đặc biệt quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên bên cạnh sự tăng trưởng kỷ lục của thị trường EU thì cũng có những thị trường có giá trị nhập khẩu giảm như: Nhật Bản năm 2008 giảm 65,6% so với năm 2007, Hà Lan giảm 59% so với năm 2007. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng bởi tác động của vụ kiện bán phá giá từ phía Mỹ cũng như yêu cầu ngày một khắc khe của thị trường nhất là về chất lượng sản phẩm cũng như về vệ sinh an toàn, mà ở 2 thị trường nay công ty lại không nghiên cứu kỹ về vấn đề trên chính vị thế mà làm cho sản luợng xuất khẩu vào 2 thị trường này giảm đáng kể so với năm 2007. Trong 3 năm gần đây kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm đông block truyền thống và tôm đông cao cấp vào thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn, như được thể hiện trong bản cấu trúc thị trường sau: Bảng 11: Cơ cấu thị trường xuất khẩu tôm của công ty ĐVT: % Chênh lệchThị trưòng Năm2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 1. Mỹ 2. EU 3. Thị trường khác 31,3 11,2 57,5 0,8 24,8 74,4 18,0 17,0 65,0 -30,5 13,6 16,9 17,0 -7,4 -9,6 Tổng cộng 100 100 100 - - (Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty) Qua bảng 11 ta thấy công ty đang giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường Mỹ, gia tăng mạnh xuất khẩu vào thị trường EU nhất la năm 2007. Từ khi vụ kiện bán vụ kiện bán phá giá tôm của hiệp hội tôm da trơn của Mỹ, các công ty xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu mặt hàng này qua thị trường Mỹ mà trong đó có công ty cổ phần thuỷ sản Cafatex. Kim ngạch xuất khẩu khẩu tôm của công ty vào Mỹ giảm trên 30,5% so với năm 2006. Tuy nhiên Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương41 chính từ vụ kiện này mà công ty đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu trong hoạt động xuất khẩu. Và với sự hổ trợ hướng dẫn của nhà nước cùng với sự nổ lực của chính bản thân, công ty đã tìm ra được nhiều thị trường tiềm năng mới mà đặc biệt là thị trường EU. Năm 2006 công ty đã thâm nhập vào thị trường này với mặt hàng thuỷ sản mới của mình đó là sản phẩm tôm đông cao cấp IQF chiếm 23,8% giá trị xuất khẩu sản phẩm tôm của công ty. Đến năm 2007 tỷ lệ này là 48,4% và năm 2008 tỷ lệ này tăng vượt bậc lên 80,5%. Qua đó cho thấy EU là thị trường tiềm năng và chủ lực của công ty về mặt hàng tôm. Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu tôm của công ty năm 2008 My EU Cac nuoc khac 17.80 17.40 64.80 My 18% EU 17%Cac nuoc khac 65% (Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty) Tóm lại: Các thị trường xuất khẩu tôm của công ty là những thị trường lớn nhưng vẫn chưa nhiều, chưa đa dạng và còn thiếu 1 vài thị trường tiềm năng khác như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, …Kim ngạch xuất khẩu tôm của công ty năm 2008 tăng đáng kể do có nhiều tiến triển tốt sau vụ kiện ban phá giá. Tuy nhiên sản phẩm của mặt hàng này vẫn chưa phong phú và đa dạng. Để đánh giá những nhân tố tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu tôm của công ty ta tiến hành phân tích thực trạng xuất khẩu tôm của công ty ở thị trường chủ lực, tiềm năng và cũng là thị trường rất khó tính đó là thị trường EU. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương42 III. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY Ở THỊ TRƯỜNG EU: EU là 1 trong 3 thị trường tiêu thụ thuỷ sản chủ lực của công ty. Trong tương lai công ty sẽ có nhiều biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này nhiều hơn. Tuy nhiên đối với tôm thì EU là thị trường lớn thứ 2 sau Mỹ. Như trong bảng 8, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này chiếm 40,61%. Những năm gần đây trong khi việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ thường không ổn định thì tốc độ xuất khẩu tôm sang thị trường EU tăng rất nhanh. Nếu nghiên cứu kỹ tình trạng xuất khẩu tôm chế biến của thị trường EU trên mọi phương diện sẽ giúp cho công ty và các doanh nghiêp khác của Việt Nam nhận diện đầy đủ về thị trường này hơn. Từ đó đề ra giải pháp để duy trì và tiếp tục nâng cao kim ngạch xuất khẩu trên thị trường này. 1. Đánh giá về tốc độ tăng trưởng: Để đánh giá về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tôm của công ty CPTS Cafatex vào thị trường EU ta tiến hành phân tích bảng số liệu cụ thế sau: Bảng 12: Tình hình xuất khẩu tôm của công ty vào thị trường EU ĐVT: 1000USD Chênh lệch (%) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Giá trị 4.364,8 4.697,1 3.281,2 332,3 -1.415,9 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty) Với tốc độ phát triển rất cao, năm 2006 khi sản tôm chế biến của công ty vừa mới thâm nhập vào thị trường này thì đã chiếm tỷ trọng xuất khẩu là 49,6% giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của công ty. Năm 2007 tỷ trọng này chiếm 45,9% đạt gần bằng thị trường lớn nhất là Mỹ và năm 2008 vẫn chiếm tỷ trọng cao là 23,6% và gấp gần 8 lần các thị trường còn lại. Để đánh giá chi tiết về tốc độ tăng giảm của thi trường EU ta tiến hành so sánh các quý giữa các năm với nhau. Qua đó cho thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tôm ở thị trường EU đã góp phần hết sức quan trọng vào mức tăng trưởng xuất khẩu tôm của công ty ở tất cả các thị trường. Nó đóng vai trò là thị trường chủ lực mới sau Mỹ và góp phần làm giảm gánh nặng về thị trường sau khi xãy ra vụ kiện bán phá giá tôm da trơn Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương43 của Mỹ. Sở dĩ xuất khẩu tôm sang thị trường EU có tốc độ tăng đột biến như vậy là do: Mấy năm qua nhãn hiệu Cafatex Việt Nam của tỉnh Hậu Giang đã được thị trường EU chấp nhận, hiện nay các hệ thống nhả hàng siêu thị của thị trường này đang có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thuỷ sản này. Mặt khác EU là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Mấy năm gần đây sản lượng nuôi trồng khai thác thuỷ sản của EU giảm mạnh nên đã không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Sau khi xãy ra dịch bệnh ở bò và gia súc những năm cuối thế kỷ XX thì người tiêu dùng ngày càng có xu hướng chuyển qua những sản phẩm đạm thay thế đối với mặt hàng thuỷ sản nhiều hơn. Trong khi đó sản phẩm thuỷ sản của công ty ngày càng đáp ứng cao hơn đối với thị trường này. Riêng mặt hàng tôm philê đông lạnh là sản phẩm mới đã tạo thêm sự đa dạng và phong phú cho sản phẩm thuỷ sản của công ty. Tôm có hàm lượng dinh dưỡng cao (như chất DHA) hơn nữa giá thành lại rẻ (tôm dễ nuôi trong điều kiện sông nước như ĐBSCL, giá nhân công rẻ). Ngoài ra công ty đã đáp ứng được các điều kiện về kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm: ISO 9001 – 2000, HACCP, … 2. Đánh giá về cơ cấu sản phẩm tôm: Do EU là thị trường mới đối với mặt hàng tôm của công ty. Sau khi xãy ra vụ kiện của Mỹ công ty Cafatex và các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản khác của Việt Nam mới bắt đầu chuyển sang tìm kiếm thị trường thay thế, nên công ty chỉ mới bắt đầu xuất khẩu mặt hàng này vào Châu Âu năm 2006. Hiện nay công ty xuất khẩu tôm sang thị trường EU bao gồm 2 loại sản phẩm là: Đông Block truyền thống và sản phẩm cao cấp. Tình hình xuất khẩu 2 loại sản phẩm này vào thị trường EU như sau: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương44 Bảng 13: Giá trị xuất khẩu các loại sản phẩm tôm của công ty ở EU ĐVT: 1.000USD Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Mặt hàng Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Đông Block 788,3 17,8 525,6 11,2 195,5 6 -262,7 -33,3 -330,1 -62,8 Tôm đông cao cấp 1.038,8 23,8 2273,4 48,4 2641,4 80,5 1234,6 118,8 368 16,2 Tôm tươi- PTO 2.547,7 58,4 1898,1 40,4 444,3 13,5 -649,6 -25,5 -1453,8 -76,6 Tổng cộng 4364,8 100 4697,1 100 3281,2 100 332,3 7,6 -1415,9 -30,1 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty) Qua bảng số liệu ta thấy năm 2006 sản phẩm của công ty xuất khẩu sang EU thì tôm đông cao cấp và tôm tươi chiếm thị phần hầu như tuyệt đối còn tôm Đông Block chi là một phần nhỏ do đây là năm đầu tiên công ty xuất khẩu tôm đông cao cấp vào thị trường này. Tuy nhiên đến năm 2007 thì 3 loại sản phẩm trên vẫn tiếp tục có mặt ở thị trường này nhưng tôm đông cao cấp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 48,4% đạt kim ngạch là 2.273.436 USD. Đến năm 2008 thì tình hình cũng diễn ra tương tự sản phẩm tôm đông truyền thống chiếm 6% đạt giá trị xuất khẩu là 195.516 USD giảm 62,8% trong khi đó tôm đông cao cấp chiếm tỷ trọng rất lớn tới 80,5% và đạt giá trị xuất khẩu là 2.641,439 USD tăng 16,2% so với năm 2007. Qua đó ta thấy người tiêu dùng có khuynh hướng tiêu dùng sản phẩm tôm đông cao cấp hơn là tôm đông truyền thống. Nguyên nhân dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tôm của công ty vào thị trường EU tăng là do ảnh hưởng từ vụ kiện bán phá giá của Mỹ công ty đã không còn tập trung xuất khẩu vào thị trường này mà đã tìm kiếm được thị trường mới đó là EU, hơn thế nữa sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng EU và thương hiệu của công ty Cafatex đã có mặt cũng như đã được thừa nhận ở EU. Để thấy rõ hơn tình giảm tăng giảm về giá trị xuất khẩu của 2 loại sản phẩm trên vào thị trường EU ta tiến hành phân tích tình hình tăng giảm của từng nước trong khối này. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương45 Bảng 14: Giá trị xuất khẩu tôm của công ty Cafatex ở từng nước trong khối EU ĐVT: 1000USD Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Mặt hàng Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Đông Block truyền thống 788,3 17,8 525,6 11,2 195,5 6 -262,7 -33,3 -330,1 -62,8 Anh - 87,2 120,1 3,7 87,2 100 32,9 37,7 Đức 788,3 306,3 - - -482,0 -61,1 -306,3 -100 Hà Lan - 132,1 75,4 2,3 132,1 100 -56,7 -42,9 Tôm đông cao cấp 1.038,8 23,8 2.273,4 48,4 2.641,4 80,5 1.234,6 118,8 368 16,2 Pháp 136,1 - 119,8 3,7 -136,1 -100 119,8 100 Hà Lan 299,8 1577,1 2.006,3 61,1 1.277,3 426,1 429,2 27,2 Tây Ban Nha 99,0 111,7 152,7 4,7 12,7 12,8 41 36,7 Thụy Điển 503,9 161,7 - - -342,2 -67,9 -161,7 -100 Ba Lan - - 110,5 - - 110,5 100 -110,5 -100 Đức - - 195,9 130,4 4,0 195,9 100 -65,5 -33,4 Anh - - 176,5 232,2 7,1 176,5 100 55,7 31,6 Tôm tươi- PTO 2.547,7 58,4 1.898,1 40,4 444,3 13,5 -649,6 -25,5 -1.453,8 -76,6 Đức 666,4 854,4 206,4 6,3 188 28,2 -648 -75,8 Hà Lan 1.743,7 1043,7 153,7 4,7 -700 -40,1 -890 -85,3 Bồ Đào Nha 137,6 - 84,2 2,4 -137,6 -100 84,2 100 Tổng cộng4.364,8 100 4.697,1 100 3.281,2 100 332,3 7,6 -1.415,9 -30,1 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty) Qua bảng phân tích ta thấy năm 2006 sản phẩm tôm của công ty xuất sang EU chỉ tập trung hầu hết ở các nước Hà Lan, Thuỵ Điển, Đức. Sang năm 2007 thì tình hình tăng trưởng sản phẩm này ở EU tăng cao 7,6 % so với năm 2006, trong đó tôm đông cao cấp tăng tới 118,8% và đã có mặt ở 5 nước trong khối EU, đặc biệt là mặt hàng tôm đông truyền đã có mặt ở thị trường Anh và Hà Lan qua đó góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm của công ty. Sang năm 2008 thì tốc độ tăng trưởng ở thị trường nay đã giảm xuống vẫn rất cao tăng Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương46 30,1% so với năm trước nhưng tôm đông cao cấp vẫn tăng 16,2%. Qua đó thấy được cho dù tình hình kinh tế năm 2008 có rất nhiều biến động nhưng sản phẩm tôm đông cao cấp vẫn được ưa chuộng ở thị trường EU. Biểu đồ 3:Tỷ trọng xuất khẩu tôm của công ty ở từng nước trong khối EU năm 2008 (Nguồn: phân tích bảng báo cáo xuất khẩu của công ty CPTS Cafatex năm 2008) Qua biểu đồ ta thấy Hà Lan là nước có giá trị xuất khẩu cả 3 loại sản phẩm tôm đông truyền thống, tôm đông cao cấp và tôm tươi- PTO chiếm tỷ trọng lớn nhất là 68,1%, kế đến là Anh chiếm 10,8%, Đức chiếm gần 10,3%, Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha chiếm gần 10%, còn các nước còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp do công ty chỉ mới thâm nhập vào thị trường này. Qua đó cho thấy thị trường EU còn rất lớn và công ty xác định đây là thị trường tiềm năng cũng như chủ lực của công ty trong tương lai về mặt hàng tôm. Ty trong (%) 3.7 68.1 4.7 10.8 10.3 Phap Ha Lan Tay Ban Nha Anh Duc Bo Dao Nha 2.4 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương47 Biểu đồ 4:Cơ cấu mặt hàng tôm của công ty ở EU năm 2008 (Nguồn: phân tích bảng báo cáo xuất khẩu của công ty CPTS Cafatex năm 2008) Tôm của công ty thâm nhập vào thị trường EU là loại sản phẩm tôm đông cao cấp. Qua đó cho thấy sản phẩm này là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty vào thị trường này. Tuy nhiên trong thời gian gần đây sản phẩm tôm tươi- PTO cũng ngày càng tăng trưởng với tốc độ cao nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu sản phẩm tôm của công ty chỉ có 13,5% trong khi đó tôm đông cao cấp chiếm tỷ trọng tới 80,5%. Qua đó cho thấy EU là thị trường tiêu thụ cao cấp, thị hiếu tiêu dùng của những người dân ở những nước này là những sản phẩm có chất lượng cao. Do đó công ty muốn đẩy mạnh gia tăng xuất khẩu tôm vào thị trường này thì cần phải đầu tư vào chất lượng sản phẩm, phải tạo ra sự đa dạng, sự phong phú về chủng loại sản phẩm đối với sản phẩm tôm đông cao cấp cũng như tôm đông truyền thống nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của người dân EU. T ô m đô ng cao capT ô m tươi- PT O 80.50 13.50Đ VT : % 6.00 80 .50 13 .50 Đ ông B locktruyen thong T ôm đông cao cap T ôm tươ i- P T O Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương48 CHƯƠNG 4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY VÀO THỊ TRƯỜNG EU I. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN: 1. Đặc điểm của thị trường EU: 1.1. Vài nét về EU: Liên minh Châu Âu (European Union - EU) thành lập ngày 25/3/1957. Hiện nay EU bao gồm 27 nước: Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Ý, Lucxembourg, Đan Mạch, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, …với dân số trên 500 triệu người. 1.2. Thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản của EU: EU là 1 trong 3 khu vực nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Châu Âu đạt mức kỷ lục 23,7 tỷ đô la năm 1998, tăng 31,6% so với năm 1991. Trong những năm gần đây, thị trường nhập khẩu thuỷ sản không có sự tăng trưởng, nó đã đạt gần tới mức bảo hoà. Nhưng giá trị nhập khẩu của EU hiện nay vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 30,3% giá trị nhập khẩu thuỷ của thế giới. Với sự bổ sung thêm 10 nước thành viên mới, với dân số trên 500 triệu thì nhu cầu thuỷ sản của thị trường này là rất lớn. Nhu cầu chi phí cho việc mua thuỷ sản của người dân EU hiện nay tương đối cao. Sau đây là bảng chi phí bình quân cho việc tiêu dùng thuỷ sản của người dân EU: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương49 Bảng 15: Chi phí bình quân trên đầu người cho tiêu dùng thuỷ sản của một số nước thuộc khối EU năm 2008 ĐVT: EUC/người Tên nước Số tiền 1. Luxembourg 2. Ý 3. Bỉ 4. Tây Ban Nha 5. Hy Lạp 6. Phần Lan 7. Pháp 8. Bồ Đào Nha 9. Thụy Điển 10. Đức 356 355 342 307 289 282 279 279 267 254 (Nguồn: www. Eurounion. Org) Nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của các nước EU rất đa dạng: tươi sống, đồ hộp, đông lạnh ở tất cả các mặt hàng: tôm, tôm, mực, cua, nhuyễn thể 2 mãnh. Tuy nhiên tuỳ theo từng nước mà nhu cầu tiêu dùng có khác nhau. Ở Pháp tổng sản phẩm tiêu thụ tôm được tiêu thụ ở mức 28 – 30 kg/người/năm, trong đó sản phẩm chủ yếu là tôm cắt miếng, gói sẵn, đồ thuỷ sản bao hộp đã chế biến sẵn, các loại đồ hộp dễ mở, xa lát thuỷ sản, … Ở Ý nhu cầu chung về thuỷ sản là tôm biển, việc sử dụng tôm nước ngọt còn hạn chế. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương50 Bảng 16: Những thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn ở Châu Âu năm 2008 ĐVT: triệu USD Tên nước Số tiền 1. Hà Lan 2.Tây Ban Nha 3. Pháp 4. Ý 5. Đức 6. Anh 7. Đan Mạch 8. Bỉ 9. Bồ Đào Nha 10. Thuỵ Điển 8.744 3.351 2.983 2.535 2.262 2.184 1.806 1.027 860 709 (Nguồn: www. Eurounion. Org) Qua bảng số liệu ta thấy có 8 thị trường có giá trị nhập khẩu hàng năm vượt 1 tỷ USD và các thị trường này cũng chiếm gần 80% giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Châu Âu. 1.2.1. Hà Lan: Tổng sản lượng thuỷ sản của Hà Lan là rất cao khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Với 57 triệu người và hàng chục triệu khách du lịch đến hàng năm thì mức tiêu thụ thuỷ sản của Hà Lan là rất lớn (2,2 – 2,3 triệu tấn) nên hàng năm Hà Lan phải nhập khẩu từ 2,0 – 2,5 triệu tấn thuỷ sản, thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Hà Lan là rất lớn đứng thứ 5 thế giới và thứ 1 ở EU với diễn biến như sau: Biểu đồ 5: Giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Hà Lan từ 2004 - 2008 ĐVT: triệu USD (Nguồn: www. Eurounion. org) 2 9 5 0 2 5 7 1 2 8 0 8 2 7 2 8 2 5 3 5 2 2 0 0 2 4 0 0 2 6 0 0 2 8 0 0 3 0 0 0 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương51 Giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Hà Lan đạt kỷ lục là 2,8 tỷ USD năm 2006 giảm xuống 2,5 tỷ USD năm 2008. Thị trường nhập khẩu của Hà Lan hầu như ít biến động trong nhiều năm qua. Giá trị nhập khẩu thuỷ sản năm 2008 chiếm 10,5% giá trị nhập khẩu lương thực thực phẩm và 1,1% giá trị nhập khẩu của Hà Lan. Bảng 17: Cơ cấu nhóm hàng thuỷ sản nhập khẩu của Hà Lan thời kỳ 2004– 2008 ĐVT: %/năm Các nhóm sản phẩm nhập khẩu Giá trị nhập khẩu trong thời kỳ 2004-2008 Tôm Giáp xác và nhuyễn thể Sản phẩm khác 45,6 33,9 20,5 (Nguồn: www. Eurounion. org) Các mặt hàng nhập khẩu chính của Hà Lan là hộp tôm ngừ, mực đông lạnh, tôm và tôm fillet đông. Các nước cung cấp chủ yếu các mặt hàng này cho Hà Lan là Thái lan, Argentina, Ecuado, Đan Mạch, Ấn Độ. Đây là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn và đang ở giai đoạn ổn đinh. Trong thời gian sắp tới thị trường này cũng chỉ giữ ở mức như hiện nay. 1.2.2. Tây Ban Nha: Với trên 50 triệu người (năm 2008) cộng thêm hàng chục triệu khách du lịch đến hàng năm, Tây Ban Nha là nước tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu của EU với mức trung bình hàng năm từ 1,7-1,8 triệu tấn . Trung bình mỗi người dân Tây Ban Nha sử dụng tới 44 kg thuỷ sản/năm. Do sản xuất trong nước có hạn chế nên hàng năm Tây Ban Nha phải nhập khẩu từ 1,4-1,5 triệu tấn thuỷ sản mới đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương52 Biểu đồ 6: Giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Tây Ban Nha trong những năm gần đây ĐVT: triệu USD (Nguồn: www. Eurounion. org) Tây Ban Nha là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 4 trên thế giới (sau Nhật Bản, Mỹ và Hà Lan) và đứng thứ nhất ở Châu Âu. Giá trị nhập khẩu mỗi năm trên 3 tỷ USD, chiếm 16,8% toàn EU. Bảng 18: Cơ cấu hàng thuỷ sản nhập khẩu của Tây Ban Nha ĐVT: %/năm Các nhóm sản phẩm nhập khẩu Giá trị nhập khẩu trong thời kỳ 2004-2008 Tôm các loại Giáp xác và nhuyễn thể Các loại khác 53,0 42,9 4,1 (Nguồn: www. Eurounion. org) Qua bảng cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản ta thấy Tây Ban Nha chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm tôm và giáp xác. 1.2.3. Pháp: Với gần 65 triệu dân (năm 2008), hàng năm tiêu thụ trung bình từ 1,7 – 1,8 triệu tấn thuỷ sản, trong đó khối lượng nhập khẩu trung bình là 1,4 – 1,5 triệu tấn vì tổng sản lượng thuỷ sản sản xuất trong nước của Pháp bị hạn chế ( khoảng 0,8 triệu tấn). Mức tiêu thụ thuỷ sản của người dân Pháp khá cao (30kg/người/năm) cộng thêm hàng chục triệu khách du lịch đến hàng năm nên 3069 3545 3359 3289 3351 2800 3000 3200 3400 3600 2004 2005 2006 2007 2008 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương53 nhập khẩu thuỷ sản là vấn đề hết sức quan trọng đối với Pháp. Giá trị nhập khẩu thuỷ sản hàng năm chiếm khoảng 11,5% giá trị nhập khẩu lương thực, thực phẩm và 1% giá trị nhập khẩu của Pháp. Biểu đồ 7: Giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Pháp từ 2004 – 2008 ĐVT: triệu USD (Nguồn: www. Eurounion. org) Từ bảng phân tích ta thấy giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Pháp đạt kỷ lục là 3,5 tỷ USD năm 2006 nhưng sau đó thì giảm dần và chỉ còn 2,98 tỷ USD năm 2008. Tuy nhiên hiện nay Pháp vẫn là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 4 trên thế giới và thứ 2 ở Châu Âu. Bảng 19: Cơ cấu hàng thuỷ sản nhập khẩu của Pháp ĐVT: %/năm Các nhóm sản phẩm nhập khẩu Giá trị nhập khẩu trong thời kỳ 2007-2008 Tôm tươi, tôm đông và hộp Giáp xác và nhuyễn thể Sản phẩm khác 58,9 35,6 6,5 (Nguồn: www. Eurounion. org) Qua bảng phân tích các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu của Pháp ta thấy có 3 nhóm sản phẩm chính nhập khẩu vào thị trường này là tôm tươi, tôm đông, giáp xác nhuyễn thể và hộp thuỷ sản. Trong các mặt hàng nhập khẩu thuỷ sản thì tôm fillet là có giá trị lớn nhất, giá trị nhập khẩu trung bình những năm gần đây khoảng 500 triệu USD, chiếm 3194 3026 3050 3281 2983 2800 2900 3000 3100 3200 3300 2004 2005 2006 2007 2008 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương54 khoảng 16% giá trị nhập khẩu của thuỷ sản Pháp. Đối với mặt hàng tôm thì giá trị nhập khẩu của Pháp có xu hướng giảm và đang ngày một yếu đi. Đây cũng là điều kiện thuận lợi đối với các mặt hàng tôm xuất khẩu vào Pháp. .1.2.4. Các thị trường EU khác: Tiếp theo 3 thị trường Hà Lan, Tây Ban Nha, Pháp là các thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn của EU như Thuỵ Điển, Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh. Nhìn chung các thị trường này hoặc giữ ở mức ổn định hoặc đang có xu hướng giảm xúc. Bảng 20: Giá trị nhập khẩu thuỷ sản của một số thị trường ở EU: ĐVT: triệu USD Các thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thuỵ Điển 1390 1217 132 Đức 1050 1885 1260 Tây Ban Nha 407 1560 1478 Đan Mạch 404 237 1502 Bồ Đào Nha 142 48 263 Pháp 128 50 326 Anh 112 328 395 (Nguồn: www. Eurounion. Org) Qua bảng số liệu ta thấy các nước trong khu vực có mức tăng trưởng nhập khẩu thuỷ sản tương đối ổn định mặc dù năm 2008 có một số nước giảm sút nhưng đây vẫn là thị trường nhập khẩu hàng của Công ty rất mạnh. Do đó, cần khai thác và tìm hiểu thị trường đầy tiềm năng này. Nhìn chung: thị hiếu tiêu dùng của người dân EU chủ yếu là tôm. Qua 3 thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất EU thì giá trị tôm nhập khẩu chiếm trên 45% trong tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản, qua đó cho thấy nhu cầu tiêu dùng tôm của người dân EU là rất lớn. Thực tế đối với sản phẩm tôm của Việt Nam qua vụ kiện bán phá giá tôm đến nay rất nhiều nhà nhập khẩu và phân phối của Châu Âu biết đến tôm Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn lượng tôm xuất khẩu vào EU năm 2007 tăng gấp 7,6% so với năm 2006. Sản lượng tôm xuất khẩu vào thị trường này năm 2007 khoảng 3.281.200USD, tăng 7,6% so với năm Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương55 2007. Mặc dù giá trị xuất khẩu tôm của công ty CPTS Cafatex vào thị trường EU năm 2008 có giảm so với năm 2007 nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ tương đối so với tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam ở thị trường này. Hiện tại công ty đã đưa vào hoạt động Xí nghiệp chế biến thủy sản Tây Đô chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu với công suất chế biến 15.000 tấn thành phẩm/năm, sẽ góp phần làm gia tăng số luợng xuất khẩu mặt hàng tôm vào thị trường đầy tìm năng này. Nếu công ty hiểu rỏ đầy đủ thông tin về thị trường EU và lập kế hoạch phát triển đúng hướng sản phẩm tôm vào thị trường này thì trong tương lai EU sẽ là thị trường chủ lực với giá trị kim ngạch xuất khẩu rất lớn đối với công ty. Vì EU là thị trường giàu có, thu nhập bình quân đầu người trên 15.000USD nên giá tôm vào thị trường này luôn ở mức cao hơn với các thị trường khác trên thế giới. Mỗi tấn tôm xuất khẩu sang EU cao hơn các thị trường khác từ 2800-3800 USD/tấn. Điều đó cho thấy ngay từ bây giờ công ty cần phải đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng từng nước trong thị trường EU và có kế hoạch đúng đắn để phát triển thị trường này. Nhu cầu tìềm năng tôm của thị trường EU rất lớn, nhưng hiện nay sản phẩm này chỉ được một vài nước biết đến. Trong đó có bốn nước nhập khẩu với giá trị lớn là Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Pháp. Bảng 21: Giá trị xuất khẩu tôm của công ty Cafatex ở thị trường EU năm 2008 ĐVT: USD Nước nhập khẩu Giá trị Đan Mạch Đức Bồ Đào Nha Hà Lan Tây Ban Nha Thụy Điển Thụy Sĩ 441.067,40 402.518,00 5.115,00 1.831.536,50 398.748,80 794.267,10 620.909,25 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của công ty Cafatex) Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương56 Qua bảng số liệu ta thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của công ty ở những nước này vẫn còn thấp. Cấu trúc về thị trường không đều nhau, kim ngạch xuất khẩu chủ yếu tập trung ở Hà Lan chiếm tới 40,75% giá trị xuất khẩu tôm của công ty vào EU. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi Hà Lan là nước có thương cảng thuận lợi cho việc hoạt đông nhập khẩu và là đầu mối phân phối lại ở các nước thành viên khác. Hiện tại sản phẩm tôm của công ty chỉ có mặt ở vài nước Châu Âu trong khi những nước khác cũng có nhu cầu rất lớn đối với sản phẩm này. Tuy nhiên đây chỉ mới là bước khởi đầu vì người dân EU chỉ biết đến sản phẩm này ở 3 năm gần đây sau vụ kiện phá giá tôm của Mỹ. Song những gì xảy ra đã cho thấy sản phẩm tôm Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân EU. Thực tế chỉ sau 1 năm thâm nhập thị trường đã có sự tăng trưởng đột biến về giá trị xuất khẩu. Do EU là liên minh kinh tế thống nhất cho nên một khi sản phẩm công ty đã thâm nhập thị trường này nó sẽ là điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng thị trường sang các nước thành viên khác. Biểu đồ 8: Cơ cấu thị trường EU đối với sản phẩm tôm của công ty (Nguồn: Phân tích từ bảng báo cáo xuất khẩu năm 2008 của công ty Cafatex) 1.3. Kênh phân phối: 1.3.1. Vài nét về hệ thống phân phối thuỷ sản của EU: Mỗi nước thành viên thuộc EU có hệ thống phân phối thuỷ sản khác nhau. Tuy nhiên đa số các nước đều có điểm chung trong hệ thống phân phối là hiện bán sản phẩm qua 2 kênh: Kênh bán cho nhà chế biến thuỷ sản và kênh bán cho các nhà thương mại để phân phối cho người tiêu dùng. ĐVT:%9.81 8.96 0.11 40.758.87 17.67 13.82 Đan Mach Đuc Bo Đao Nha Ha Lan Tay Ban Nha Thuy Đien Thuy Si Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương57 * Kênh phân phối thuỷ sản cho chế biến công nghiệp của EU thể hiện qua sơ đồ sau: Nguồn: Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam - Nhà xuất bản thống kê – PGS.TS Võ Thanh Thu Qua sơ đồ cho thấy các công ty thuỷ sản nước ngoài (trong đó có công ty cổ phần thuỷ sản Cafatex) có thể đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản vào EU theo hai cách để cung cấp cha các nhà chế biến thuỷ sản của EU hoặc là cung cấp cho các công ty nhập khẩu thuỷ sản hoặc bán trực tiếp cho các xí nghiệp chế biến thuỷ sản. * Kênh phân phối thuỷ sản cho tiêu dùng EU thể hiện qua sơ đồ sau: Nguồn: Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam - Nhà xuất bản thống kê – PGS.TS Võ Thanh Thu Các đội tàu đánh bắt của EU Nơi bán đấu giá thuỷ sản Cơ sở chế biến công Công ty đánh bắt nước ngoài Công ty nước ngoài Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Nơi bán đấu giá ở nước ngoài Hãng/ công ty nhập khẩu thuỷ sản Nơi bán đấu giá thuỷ sản ở nước ngoài Công ty đánh bắt nước ngoài Công ty thuỷ sản nước ngoài Siêu thị Chợ bán buônNhà hàngTiệm ăn Các đội tàu đánh bắt của EU Nơi bán đấu giá thuỷ sản Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương58 Qua sơ đồ cho ta thấy các công ty xuất khẩu thuỷ sản khi đưa hàng vào EU phục vụ cho người tiêu dùng có hai cách bán qua chợ bán buôn hoặc bán buôn trực tiếp qua các siêu thị. Nhìn chung hệ thống phân phối thuỷ sản của EU không phức tạp. * Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm của công ty Cafatex: Nguồn: Công ty Cafatex Qua sơ đồ kênh phân phối sản phẩm của công ty, cho thấy công ty xuất khẩu thuỷ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề Tài- Phân tích tình hình tiêu thu sản phẩm tôm của công ty Cafatex, Hậu Giang.pdf
Tài liệu liên quan