Tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II: 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA
CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THU LOAN II
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PHẠM THỊ THU TRÀ NGUYỄN VĂN NHỰT
MSSV: 4031077
Lớp: Kế Toán 1 – K.29
Cần Thơ – 2007
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu nào.
Ngày… tháng ….năm…
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Nguyễn Văn Nhựt
3
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề
quan trọng trước hết không phải là sản xuất, mà là vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Bởi
vì có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn để tái sản
xuất và như vậy doanh nghiệp mới có thể sản xuất kinh doanh ổn định và phát
triển được. Đây không chỉ là...
107 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA
CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THU LOAN II
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PHẠM THỊ THU TRÀ NGUYỄN VĂN NHỰT
MSSV: 4031077
Lớp: Kế Toán 1 – K.29
Cần Thơ – 2007
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu nào.
Ngày… tháng ….năm…
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Nguyễn Văn Nhựt
3
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề
quan trọng trước hết không phải là sản xuất, mà là vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Bởi
vì có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn để tái sản
xuất và như vậy doanh nghiệp mới có thể sản xuất kinh doanh ổn định và phát
triển được. Đây không chỉ là vấn đề riêng của các doanh nghiệp sản xuất mà nó
cũng là vấn đề cần được xem xét hàng đầu tại các doanh nghiệp thương mại bởi
chỉ có tiêu thụ được hàng hóa thì doanh nghiệp mới thu hồi được số vốn đã bỏ ra
mua hàng hóa trước đây để mua hàng hóa mới tiếp tục một quá trình kinh doanh
mới.
Mặt khác, chỉ khi được tiêu thụ thì hàng hóa mới tạo được giá trị gia tăng và
từ đó thì doanh nghiệp mới xác định được kết quả tài chính cuối cùng là lãi hay
lỗ và lãi (lỗ) ở mức độ nào. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa sẽ
giúp cho doanh nghiệp xác định được các nhân tố tác động đến quá trình tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa để từ đó đưa ra những giải pháp tích cực nhằm đưa quá trình
tiêu thụ đạt được mục tiêu: tiêu thụ với khối lượng lớn, giá bán cao, thị trường ổn
định và thu được lợi nhuận cao.
Nhận thức được vấn đề trên, nên trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp tư
nhân Thu Loan II em đã nghiên cứu và chọn đề tài về “phân tích tình hình tiêu
thụ hàng hóa” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
- Phân tích chung về tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình nhập xuất tồn hàng hóa của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình tiêu thụ theo theo đại lý:
+ Nhận xét về tình hình mua hàng của các đại lý.
+ Phân tích xem doanh số mua trung bình của các đại lý (khách hàng của
doanh nghiệp ) có khác nhau không.
+ Phân tích xem doanh số mua của các đại lý có phụ thuộc váo các quý khác
nhau.
4
Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm mặt hàng chủ yếu:
+ Nhận xét tổng quát về tình hình tiêu thụ của từng nhóm mặt hàng.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số bán của từng mặt hàng (giá
bán và sản lượng tiêu thụ)
+ Phân tích doanh số bán trung bình của từng mặt hàng có khác nhau không.
+ Phân tích xem doanh số bán của nhóm hàng chủ yếu có phụ thuộc vào các
quý khác nhau không.
- Dự báo về doanh số bán của doanh nghiệp trong thời gian tới.
- Dựa vào các phân tích trên đề ra các giải pháp tăng cường tình hình tiêu thụ
hàng hóa của doanh nghiệp.
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.
- Doanh số mua trung bình của các đại lý khác nhau sẽ khác nhau .
- Doanh số bán trung bình của các nhóm hàng hóa khác nhau sẽ khác nhau.
- Doanh số mua của các đại lý sẽ phụ thuộc vào các quý khác nhau.
- Doanh số bán của các nhóm hàng hóa sẽ phụ thuộc vào các quý khác nhau
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Không gian: Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
- Thời gian: từ 01/01/2004 đến 31/12/2006
- Đối tượng nghiên cứu:
Khi phân tích tình hình tiêu thụ thì chúng ta phải tiến hành phân tích tất cả các
loại hàng hóa, phân tích tình hình tiêu thụ theo các khía cạnh khác nhau: theo
khách hàng, theo phương thức bán hàng, theo nhóm hàng chủ yếu, theo thị
trường, phân tích tình hình tiêu thị trong mối quan hệ với chi phí quảng cáo tiếp
thị…Nhưng do cơ quan mà em đang thực tập là đại lý cấp I cho rất nhiều nhà sản
xuất thuốc bảo vệ thực vật nên số chủng loại hàng hóa rất nhiều, bên cạnh số
lượng đại lý cấp II (khách hàng của doanh nghiệp) cũng rất nhiều. Hơn thế nữa
do thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm thực
tiễn và việc thu thập số liệu gặp nhiều khó khăn nên em không thể nghiên cứu tất
cả các khía cạnh mà chỉ tập trung vào nghiên cứu một vài sản phẩm và một vài
khía cạnh nhỏ nhưng khá quan trọng của vấn đề tiêu thụ hàng hóa, đó là phân
tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng và theo nhóm hàng chủ yếu.
5
Trong quá trình trình bày sẽ không tránh được những thiếu sót, rất mong sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô, quý cô chú, anh chị tại cơ quan thực tập và các
bạn.
+ Giới thiệu về cơ quan thực tập:
Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II:
Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II.
Địa chỉ: 54/1 khóm 8, thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Mã số thuế: 1500213921.
Hình thức doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân.
Chủ doanh nghiệp: Nguyễn Ngọc Hùng
Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan được hình thành cách đây khoảng 15 năm với
hình thức kinh doanh ban đầu là một cơ sở mua bán lẻ thuốc bảo vệ thực vật,
hoạt động chủ yếu ở địa bàn huyện Bình Minh. Sau một thời gian hoạt động chủ
cơ sở nhận thấy rằng nhu cầu thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt canh tác
ngày càng tăng nhưng trong địa bàn huyện Bình Minh và một số huyện lân cận
chưa có nhiều doanh nghiệp kinh doanh sĩ thuốc bảo vệ thực vật mà chủ yếu chỉ
lấy từ các đại lý cấp I của các đia bàn khác rồi bán lại, đồng thời việc kinh doanh
lẻ không mang lại lợi nhuận cao và ngày càng bị cạnh tranh mạnh mẽ. Nhận thức
được những điều trên, chủ cơ sở đã quyết định tìm lên thành phố Hồ Chí Minh để
thương thảo trực tiếp với các nhà sản xuất để xin được làm đại lý cấp I cho các
công ty đó. Để được làm đại lý cho các nhà sản xuất thì cơ sở kinh doanh cũ phải
nâng lên thành doanh nhiệp tư nhân Thu Loan II như hiện nay. Từ một cơ sở
kinh doanh nhỏ thuốc bảo vệ thực vật, giờ đây doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
đã trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh một đại lý quan trọng của nhiều nhà sản
xuất. Thành quả này là do sự nhận thức, quyết định đúng đắn của chủ doanh
nghiệp và sự cố gắng rất nhiều của tập thể lãnh đạo, nhân viên của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, họ vẫn chưa bằng lòng với những thành quả hiện tại mà luôn cố gắng
để vươn lên thành một công ty với quy mô lớn mạnh trong tương lai.
Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp:
- Chức năng: Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II hoạt động với chức năng là
kinh doanh sĩ và lẻ (chủ yếu là bán sĩ) tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân
6
bón. Doanh nghiệp là cầu nối giữa nhà sản xuất với các đại lý cấp II và người
tiêu thụ. Sản phẩm mới của nhiều nhà sản xuất được giới thiệu đến người sử
dụng đều được thông qua doanh nghiệp, song song đó các thông tin phản hồi từ
các đại lý cấp II và người sử dụng đều được doanh nghiệp tiếp nhận và phản hồi
kịp thời về nhà sản xuất, giúp nhà sản xuất thấy được những mặt mạnh cũng như
những khiếm khuyết để từ đó đưa ra những biện pháp duy trì những mặt mạnh,
cải tiến mặt yếu để tạo ra những sản phẩm tốt phục vụ cho nhu cầu trồng
trọt,canh tác của bà con nông dân trong vùng.
- Nhiệm vụ: Mặc dù chỉ là một doanh nghiệp tư nhân thương mại nhưng
lãnh đạo và tập thể nhân viên của doanh nghiệp luôn xác định rõ trách nhiệm của
doanh nghiệp là:
+ Tích cực tham gia thực hiện công tác phòng trừ sâu bệnh và hướng dẫn nông
dân sản xuất theo phương pháp mới thông qua việc thường xuyên kết hợp với các
công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tổ chức các cuộc hội thảo tại nhiều huyện,
xã thuộc các tỉnh khác nhau trong địa bàn hoạt động của mình.
+ Luôn chú trọng quan tâm đến các vấn đề xã hội,góp phần chăm lo cuộc sống
người nghèo và cộng đồng: góp tiền, quà tặng các người nghèo trong vùng nhân
các ngày lễ, Tết; doanh nghiệp thường xuyên góp tiền ủng hộ vào hội khuyến học
Bình Minh…
+ Doanh nghiệp luôn đảm bảo cung cấp những sản phẩm chất lượng với giá cả
hợp lý.
+ Luôn phấn đấu để trở thành một đơn vị kinh doanh mạnh, uy tín và tuân thủ
pháp luật.
Địa bàn hoạt động:
Do nằm trên quốc lộ 1A, lại gần sông Cần Thơ, vị trí giao thông thuận lợi nên
địa bàn hoạt động của doanh nghiệp khá rộng lớn bao gồm nhiều huyện xã của
các tỉnh trong vùng như:Bình Minh, Trà Ôn, Tam Bình (Vĩnh Long); Ô Môn,
Thới Lai, Cờ Đỏ (Cần Thơ); Cầu Kè (Trà Vinh), Đồng Tháp, Tiền Giang….
Nguồn lực:
- Cán bộ, nhân viên: Đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp khoảng 20
người, phần lớn là người trong gia đình, tuy không có trình độ đại học nhưng
7
công tác nghiệp vụ rất thành thạo, chuyên nghiệp và hoạt động năng nổ. Cụ thể
tình nhân sự trong từng bộ phận của doanh nghiệp như sau:
+ Bộ phận quản lý: giám đốc là chủ doanh nghiệp.
+ Bộ phận kế toán: 2 người, đều có trình độ trung cấp kế toán.
+ Bộ phận bán hàng: 3 người.
+ Bộ phận kho: khoảng 15 người bao gồm 2 quản lý kho, tài xế lái xe giao
hang và các công nhân bốc vác nhập về cũng như xuất bán.
- Cơ sở vật chất:
+ 1 văn phòng làm việc tại số 54/1 khóm 8, thị trấn Cái Vồn, huyện Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long.
+ 2 kho chứa: 1 kho tại số 54/1 khóm 8, thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long; 1 kho gần bến phà Bình Minh.
+ 5 xe tải lớn, nhỏ chuyên dùng để chở hàng giao cho khách hàng.
+ 1 xe hơi bốn chỗ dung để phục vụ công tác hội nghị, xuống tham quan thực
tế và tư vấn cho các đại lý, thực hiện công tác xúc tiến bán hàng…
Quan hệ cộng tác:
Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II có quan hệ cộng tác với nhiều nhà sản xuất
và phân phối thuốc bảo vệ thực vật như:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Bayer Việt Nam.
+ Công ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam.
+ Xí nghiệp Yogen Mitsuvina.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn ADC.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Map Pacific Việt Nam
+ Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang – Chi nhánh Vũng Liêm.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Arysta Life Science Việt Nam.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Hoàng Ân
+ Công ty cổ phần Hóc Môn.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Sinh.
………
8
Cơ cấu tổ chức:
Vì là doanh nghiệp tư nhân nên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân Thu
Loan II cũng khá đơn giản, bao gồm các tổ nghiệp vụ hoạt đọng dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của giám đốc,cũng chính là chủ doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp có thể được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
Thuận lợi, khó khăn:
- Thuận lợi:
+ Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II tọa lạc tại địa điểm có đầy đủ các yếu tố
thuận lợi về giao thông đường bộ lẫn cả đường thủy, bưu chính viễn thông đã tạo
điều kiện dễ dàng trong mua bán trong mua bán cũng như trong tiếp cận tìm hiểu
kịp thời về tình hình mua bán của các và những vướng mắc, bức xúc của các đại
lý và người nông dân.
+ Qua thời gian hoạt động khoảng 15 năm doanh nghiệp đã được nhiều nhà
sản xuất và khách hàng tín nhiệm, tin tưởng và nhiệt tình giúp đỡ trong những
lúc cần thiết .Danh tiến và uy tín doanh nghiệp cũng đã vươn xa nhiều nơi.
+ Đội ngũ công cán bộ của doanh nghiệp phần lớn là người trong gia đình nên
ý thức trách nhiệm và tinh thần làm việc rất cao, đây là yếu tố rất quan trọng
trong thành công của một doanh nghiệp.
+ Đây là ngành kinh doanh phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp nên doanh
nghiệp nên luôn được sự quan tâm,khuyến khích và giúp đỡ củachính quyền và
các ban ngành hữu quan
- Khó khăn:
Giám đốc
( chủ doanh nghiệp)
Tổ bán hàng Tổ phụ trách
kho hàng
Tổ kế toán
9
+ Sự cạnh tranh trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật trong mấy năm
gần đây trở nên gay gắt và quyết liệt hơn.
+ Giá nhiều mặt hàng nông sản trong thời gian gần đây có xu hướng
giảm lại cộng thêm dịch bệnh liên miên nên năng suất canh tác giảm làm cho thu
nhập của người nông dân cũng giảm đi, vì thế họ cũng hạn chế sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật so với trước đây rất nhiều.
+ Với loại hình kinh doanh là doanh nghiệp tư nhân nên việc huy động
vốn để mở rộng quy mô cũng gặp nhiều khó khăn.
10
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm.
2.1.1.1. Doanh thu:
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
* Điều kiện ghi nhận doanh thu: đồng thỏa tất cả 5 điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa .
+ Doanh thu được xác định tương đí chắc chắn.
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
bán hàng .
2.1.1.2. Hàng hóa :
Là các loại vật tư hàng hóa do doanh nghiệp mua về với mục đích để bán lại.
Hàng hóa trong thương mại thường được phân theo các nhóm ngành sau:
+ Hàng hóa vật tư thiết bị.
+ Hàng hóa công nghệ phẩm - tiêu dùng.
+ Hàng hóa lương thực thực phẩm
* Sự khác biệt giữa thành phẩm và hàng hóa cùng loại trong cùng một doanh
nghiệp: Sự khác biệt cơ bản giữa thành phẩm và hàng hóa là sản phẩm do chính
doanh nghiệp sản xuất ra nó kết tinh chi phí nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất
chung của doanh nghiệp, còn hàng hóa là thành phẩm của đơn vị khác được
doanh nghiệp mua về nhằmmục đích bán lại sau này.
2.1.1.3. Phân tích tình hình tiêu thụ:
Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ vật hiện tượng trong mối
quan hệ hữu cơ của các sự vật hiện tượng đó.
11
Phân tích kinh tế là phân chia các quá trình, các kết quả sản xuất kinh doanh
thành nhiều bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó bằng các phương pháp liên hệ, so
sánh, đối chiếuvà tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển
của các hiện tượng nghiên cứu. phân tích tình hình tiêu thụ là một bộ phận của
phân tích kinh tế do đó ta có thể nói như sau:
Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa là việc phân chia quá trình tiêu thụ theo
nhiều bộ phận cấu thành (chủng loại, khách hàng, thi trường…) và dùng những
phương pháp riêng kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ
thuật khác để phân tích, đánh giá trên số liệu tổng hợp từ quá khứnhằm phát hiệ
ra quy luật và xu hướng phát triển của tình hình tiêu thụ hàng hóa.
2.1.2. Tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Đây là tài khoản phản ánh các khoản doanh thu phát sinh trong kỳ cũng như
các khoản giảm trừ doanh thu được tổng hợp vào cuối kỳ.
* Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ:
Bên nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải
nộp tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
thực tế đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác
định là đã tiêu thụ trong kỳ kế toán.
- Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ.
- Trị giá chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ
- Trị giá giảm già hàng bán kết chuyển cuối kỳ.
Bên có:
- Doanh thu sản
phẩm hàng hóa và
cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp thực
hiện trong kỳ kế
toán(kể cả các khoản
điều chỉnh doanh thu)
Tài khoản này không số dư cuối kỳ
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập thông qua hồ sơ, sổ sách lưu trữ về hoạt động tiêu thụ
hàng hóa của doanh nghiệp từ tháng 1/2004 đến 12/2006 cùng với tiếp cận thực
tế kinh doanh tại doanh nghiệp và trao đổi với nhân viên của doanh nghiệp. Số
liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp thủ công và sau đó tổng hợp lại cho
phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
12
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.
2.2.2.1. Phương pháp so sánh:
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so
sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) nhằm xác định được xu hướng, mức độ
biến động của chỉ tiêu mà mình phân tích.
* Lựa chọn gốc so sánh :
+ Tài liệu của năm trước, kỳ trước đánh giá xu hướng phát triển.
+ Các mục tiêu đã dự kiến( kế hoạch, dự toán,định mức) đánh giá tình
hình thực hiện so với kế hoạch.
+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt
hàng… khẳng định vị trí của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng nhu cầu.
* Điều kiện so sánh:
Để so sánh có ý nghĩa thì điều kiện trước tiên là các chỉ tiêu sử dụng để so
sánh phải đồng nhất. Để đảm bảo tính đồng nhất này thì các chỉ tiêu cần được
quan tâm cả về thời gian và không gian:
- Về thời gian:
Các chỉ tiêu được tính trong cùng khoảng thời gian hạch toán, phải thống nhất
trên ba mặt sau:
+ Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế.
+ Phải cùng một phương pháp tính toán.
+ Phải cùng một đơn vị đo lường.
- Về không gian: Các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô, điều kiện
kinh doanh.
Tuy nhiên tính đồng nhất ở đây không bắt buộc là phải tuyệt đối đồng nhất mà
chỉ cần đồng nhất ở mức độ có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có,
thơi gian phân tích được cho phép….
* Kỹ thuật so sánh:
Người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích với
trị số kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Có thể biểu diễn bằng công thức sau:
∆F = F1-F0
13
Trong đó :
∆F: Số chênh lệch được đo bằng số tuyệt đối
F1: Trị số của kỳ phân tích
F0: Trị số của kỳ gốc
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích
với trị số kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Ta cũng có thể biểu diễn bằng công
thức như sau:
∆F =( F1 / F0)*100-100%
Trong đó :
∆F: Số chênh lệch được đo bằng số tương đối
F1: Trị số của kỳ phân tích
F0: Trị số của kỳ gốc
Ngoài ra còn các kỹ thuật so sánh khác như: Kỹ thuật so sánh bắng số bình
quân, kỹ thuật so sánh mức biến động các điều chỉnh theo hướng quy mô chung...
nhưng do mục tiêu nghiên cứu của đề tài không hướng tới và thời gian không cho
phép nên tôi không giới thiệu chi tiết các kỹ thuật so sánh này.
2.2.2.2. Phương pháp hệ thống chỉ số liên hoàn hai nhân tố:
Hệ thống chỉ số liên hoàn hai nhân tố được thành lập trên cơ sở các phương
trình kinh tế bằng cách kết hợp các chỉ số chỉ số tổng hợp được tính riêng lẻ
thành một hệ thống. Trong đó, chỉ số phụ thuộc gọi là chỉ số toàn bộ (Ipq) và các
chỉ số độc lập được gọi là chỉ số nhân tố (Ipvà Iq) có quan hệ tích số với nhau.
* Một số phương trình kinh tế thông dụng :
Doanh thu = giá bán x lượng sản phẩm bán ra.
Tổng chi phí sản xuất = giá thành x lượng sản phẩm sản xuất.
Giá trị xuất khẩu = giá xuất khẩu x lượng sản phẩm xuuất khẩu.
Giá trị nhập khẩu = giá nhập khẩu x lượng sản phẩm nhập khẩu.
14
* Các bước phân tích :
Ta có : Ipq = Ip x Iq
- Nhận xét về số tương đối:
- Nhận xét về số tuyệt đối:
Σ p1q1 - Σ p0q0 = ( Σ p1q1 - Σ p0 q1 ) + (Σ q1 p0 - Σ q0 p0 )
- Nhận xét về số tương đối khi so với giá cả kỳ gốc:
- Nhận xét chung.
2.2.2.3. Phương pháp phân tích phương sai.
Phân tích phương sai một chiều là phân tích dựa trên ảnh hưởng của một nhân
tố( Single factor). Giả sử ta muốn so sánh trung bình của k tổng thể, nếu ký hiệu
trung bình của k tổng thể lần lượt là μ1, μ2, μ3…μk thì mô hình phân tích phương
sai một chiều được mô tả dưới dạng kiểm định giả thiết:
Ho: μ1 = μ2 = μ3 =…..= μk ( trung bình của k tổng thể khác nhau thì bằng
nhau).
H1: Có một μi (i= 1,k) bất kỳ khác các μ còn lại ( trung bình k tổng thể khác
nhau thì bằng nhau).
Để kiểm định giả thiết này hay phân tích phương sai, ta thực hiện các bước
sau:
Bước 1:Tính các trung bình mẫu xi và trung bình chung của tổng thể x
- Trung bình mẫu x1, x2, x3… xk:
Σ p1q1
Σ p0q0
Σ q1 p0
Σ q0 p0
Σ p1 q1
Σ p0 q1
x=
Σ p1q - Σ p0q0
Σ p0q0
Σ q1 p0 - Σ q0 p0
Σ q0 p0
Σ p1 q1 - Σ p0 q1
Σ p0 q0
x=
xij
ni
= xi
ni
j=1
Σ
15
- Trung bình chung của k tổng thể :
Bước 2:Tính trung bình bình phương giữa các nhóm trong tổng thể (MSG) từ
tổng bình phương giữa các nhóm (SSG) và trong từng nhóm riêng biệt ( MSW)
từ tổng bình phương trong từng nhóm (SSW) và tổng bình phương của toàn mẫu
quan sát (SST)
* Tính SSW: Tổng bình phương trong từng nhóm riêng biệt:
Ta có:
Tính cho nhóm thứ nhất: SS1 = (x1j- x1)2
Tính cho nhóm thứ hai: SS2 = (x2j- x2)2
……………
Tính cho nhóm thứ k: SSk = (xkj- xk)2
Suy ra SSW = SS1 + SS2 + SS3 +…+ SSk
* Tính MSW: Trung bình bình phương trong từng nhóm riêng biệt
* Tính SSG: Tổng bình phương giữa các nhóm
* Tính MSG: Trung bình bình phương gữa các nhóm:
* Tính SST: Tổng bình phương của toàn mẫu quan sát:
SST = SSW + SSG
SSW
n - k
= MSW
n2
j=1
Σ
n1
j=1
Σ
nk
j=1
Σ
ni
ni
= x
ni
j=1
Σ xi
x
k
i=1
Σ xi - x ) ni ( SSG
SSG
k - 1
= MSG
16
- Bước 3: Kiểm định giả thiết: quyết định dựa trên tỉ số của hai trung bình bình
phương giữa các nhóm (MSG) và trong từng nhóm (MSW).
Bác bỏ giả thiết H0 cho rằng trung bình của k tổng thể đều bằng nhau khi:
F > Fk-1, n- k, α
Biến ngẫu nhiên Fk-1, n- k theo một phân phối được ký hiệu Fv1, n-k khi tra bảng.
Trên đây là cách tính các chỉ số SSW (tổng bình phương trong từng nhóm
riêng biệt), MSW (trung bình bình phương trong từng nhóm riêng biệt), SSG
(tổng bình phương giữa các nhóm), MSG (trung bình bình phương gữa các
nhóm), SST (tổng bình phương của toàn mẫu quan sát) bằng công thức.Tuy
nhiên, thực tế ta có thể tính các chỉ số này một cách dễ dàng bằng chức năng
ANOVA: Singgle factor trong phần mềm Excel để cho ra bảng kết quả như sau:
Bảng 1: bảng tổng quát của ANOVA được tính từ phần mềm Excel
ANOVA
Source
of
Variation
Sum
of
Squares
(SS)
Degree
of
Freedom
(df)
Mean
Squares
(MS)
F P-
value
F-
crit
Between
Groups
SSG
k-1
Within
Groups
SSW n –k
Total SST n - 1
MSG
MSW
= F
SSW
n - k=MSW
SSG
k - 1
=MSG
MSG
MSW
=F
17
2.2.2.4. Phương pháp dự báo theo mô hình nhân:
Ta có các nhân tố ảnh hưởng đến dãy số thời gian như mô hình nhân sau đây:
Y = T * S * C * I
Mô hình dự báo phân tích các yếu tố tác động đến hiện tượng: xu hướng (T),
thời vụ (S), chu kỳ (C), riêng yếu tố ngẫu nhiên (I) không thẻ dự đoán được nên
không đưa vào mô hình dự báo. Vì vậy mô hình dự đoán có dạng:
Y = T * S * C
* Đo lường yếu tố xu hướng (T):
Yếu tố xu hướng được dự đoán đơn giản bằng cách thay thế giá trị thời gian
( t ) thích hợp vào hàm số hồi qui được xây dựng từ dãy số thời gian tương ứng
trong quá khứ . Hàm số hồi qui trong phân tích xu hướng có thể được lập theo
nhiều dạng như: hàm số đường thẳng, hàm số parabol, hàm số mũ…nhưng trong
phạm vi bài luân văn của này để đơn giản em xin trình bày hàm số xu hướng
theo dạng hàm số đường thẳng (mô hình hồi qui tuyến tính một chiều):
Để xây dựng mô hình hồi qui tuyến tính một chiều ta cũng có thể sử dụng
nhiều phương pháp như: phương pháp cực trị, phương pháp đồ thị điểm, phương
pháp bình phương bé nhất. Trong các phương pháp này thì phương pháp bình
phương bé nhất có độ chính xác cao hơn nên em chọn phương pháp này để xây
dựng hàm hồi qui cho dãy số thời gian trong chuyên đề mình.
Với phương pháp bình phương bé nhất Yt được xem là thích hợp nhất với dãy
số khi:
Lấy đạo hàm riêng lần lượt theo b0 và b1 rồi cho băng 0 ta có hệ phương trình
chuẩn sau:
Yt
^ = b0 + b1t
n
i=1
Σ ( Yi - )2 = Yti ^
n
i=1
Σ ( Yi – (b0 + b1t))2 min
n
i=1
Σ Yi = n b0 + b1
n
i=1
Σ ti
n
i=1
Σ Yi ti = b0
n
i=1
Σ ti + b1 n
i=1
Σ ti2
18
Ở đây t là thời gian nên ta có thể đánh số thứ tự sao cho Σ ti = 0, khi đó việc
giải hệ phương trình trên sẽ trở nên dễ dàng hơn, hệ phương trình lúc này trở
thành:
Giải hệ phương trình trên ta được b0 và b1:
Suy ra phương trình hồi qui là:
* Đo lường yếu tố thời vụ (S):
Để đo lường chỉ số thời vụ ta thực hiện tính chỉ số thời vụ.Các bước tính như
sau:
- Tính chỉ số trung bình di động hai nhân tố.
- Tách riêng yếu tố thời vụ.
Ta có:
Với : Yi là giá trị quan sát thứ i
Yi* là số trung bình di động ứng với quan sát thứ i
- Loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên I bằng cách xác định chỉ số thời vụ tháng (nếu số
liệu theo tháng), hoặc chỉ số thời vụ quý (nếu số liệu theo quý) từ số trung bình
của các chỉ số thời vụ tháng hoặc quý cùng tên.
- Điều chỉnh các chỉ số thờ vụ tháng, quý sao cho trung bình của chúng bằng
100%.
* Đo lường yếu tố chu kỳ:
Ta cũng có thể dễ dàng tính được chỉ số chu kỳ bằng cách tương tự như trên.
Tuy nhiên, không giống như biến động mùa vụ, biến động chu kỳ xảy ra khá
n
i=1
Σ Yi = n b0
n
i=1
Σ Yi ti = b1
n
i=1
Σ ti2
n
i=1
Σ Yi
b0 = n
n
i=1
Σ Yi ti
n
i=1
Σ ti2
b1 =
Yt
^ = b0 + b1t
T * S * C * I
T * C
=
Yi
Yi*
19
phức tạp, đôi khi thất thường cả về biên độ chu kỳ biến động, điều này gây khó
khăn rất nhiều cho công việc dự báo. Vì vậy, để đơn giản người ta thường bỏ qua
biến động chu kỳ bằng cách cho nó bằng 1.
* Dự báo :
Ta tiến hành dự báo cho thời gian trong tương lai bằng cách thế các thông số
T, S, C thích hợp đã được tính toán theo giá trị thời gian cần dự báo vào mô hình
Y= T* S * C .
2.2.2.5. Phương pháp liên hệ cân đối:
Là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà
giữa chúng có sẵn mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc lập. Một
lượng thay đổi trong các nhân tố độc lập sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích
đúng bằng một lượng tương ứng. Những mối liên hệ cân đối thường gặp là: tài
sản và nguồn vốn,cân đối hàng tồn kho, nhu cầu vốn và sử dụng vốn…
* Các bước thực hiện phân tích:
Giả sử chỉ tiêu phân tích của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố độc lập
và có mối liên hệ cân đối với nhau.
- Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.
a, b, c là các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
0, 1 là kỳ gốc và kỳ phân tích
- Xác định đối tượng phân tích :
ΔQ =Q1 – Q0
- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:
Δa = a1 – a0
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b:
Δb= b1 – b0
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:
Δc = c1- c 0
- Tổng hợp các nhân tó ảnh hưởng :
Δ Q = Δa Δb Δc +_ +_
20
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA
CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THU LOAN II
3.1. MỘT SỐ ĐIỂM ĐÁNG QUAN TÂM KHI XEM XÉT LĨNH VỰC
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT:
Miền nam nước ta mỗi năm có hai mùa: mưa và nắng. Người nông dân phải
phụ thuộc vào thới tiết để trồng trọt, mỗi năm thông thường làm hai mùa vụ: Vụ
đông xuân và vụ hè thu, cá biệt có nhiều nơi làm thêm được vụ thu đông. Do tính
chất của các mùa vụ khác nhau nên diện tích đất trồng, nuôi cấy, sâu bệnh.. trong
từng mùa vụ cũng không giống nhau.
Vụ hè thu: thời tiết khoảng thời gian đầu trong vụ này thường hạn hán, đất khô
cằn. Mặc dù đây là mùa mưa nắng nhưng thường bị nắng nóng. Do đó sâu bệnh
hại lúa, cây trồng thường ít xuất hiện trong vụ này. Tuy trong mùa này ít sâu,
bệnh ít nhưng số lượng người nông dân chấp nhận làm ruộng, trồng hoa mùa, cây
ăn trái cũng không nhiều vì mùa này họ phải mất nhiều công sức để tưới nước,
bơm nước vào đồng nhưng hiệu quả kinh tế thu được vẫn không cao, không kể
đến là không có thu hoạch, mất trắng.
Vụ đông xuân: Trong những tháng này có sương mù thời tiết ẩm thấp thuận
lợi cho hoa màu phát triển nên diện tích đất nông nghiệp được sữ dụng trong vụ
này chiếm 90-100%, tăng gần gấp đôi so với vụ hè thu. Bên cạnh đó thời tiết ẩm
thấp còn là điều kiện thuận lợi cho côn trùng sâu bệnh phát triển như: Bệnh đạo
ôn, sâu cuốn lá, ốc bưu vàng…
Vụ thu đông: đây là vụ mà chỉ một số vùng có điều kiện thiên nhiên ổn định
hơn mới thực hiện được như Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang…vào vụ này khí
hậu thường lạnh và khô nên sâu bệnh cũng gây hại ít, bên cạnh đó số lượng diện
tích gieo trồng cũng ít nên nhu cầu thuốc vào vụ này là không cao.
=> Như vậy nhìn chung các ngành kinh doanh phân bón lá, bảo vệ thực vật, hạt
giống cây trồng thương sản lượng tiêu thụ trong vụ đông xuân cao hơn vụ hè thu
Ngoài ra do hàng nông sản Việt Nam trong những năm gần gần đây thường
xuyên bị mất giá nên người nông dân không dám đầu tư làm cho lượng hàng
nông dược cũng bị ảnh hưởng.
21
3.2. PHƯƠNG THỨC HẠCH TOÁN VÀ THEO DÕI DOANH THU TẠI
DOANH NGHIỆP.
3.2.1. Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Khi bộ phận bán hàng tiếp nhận yêu cầu đặt hàng của khách hàng (qua điện
thoại) sẽ lập phiếu xuất vật tư và đưa cho kế toán. Kế toán dựa phiếu xuất vật tư
để lập hóa đơn bán hàng và đưa cho bộ phận kho hàng xuất hàng hóa chuyển cho
khách hàng, đồng thời kế toán ghi nhận doanh thu:
* Trong trường hợp hàng hóa đã tiêu thụ và thu tiền ngay, kế toán tiến hành lập
hóa đơn bán hàng và phản ánh vào các tài khoản có liên quan:
Nợ TK 632
Có TK 155
Nợ TK 111,112
Có TK 511
Có TK 3331
* Trong trường hợp hàng hóa tiêu thụ nhưng chưa thu tiền, kế toán tiến hành lập
hóa đơn bán hàng và phản ánh vào các tài khoản có liên quan:
Nợ TK 632
Có TK 155
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331
3.2.2. Công tác định kỳ của kế toán
Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp doanh thu theo khách hàng để xem xét
đại lý nào có doanh số bán cao hơn hoặc thấp hơn để có biện pháp giúp đỡ thích
hợp nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ và để tính hộ khuyến mãi của nhà sản
xuất áp dụng cho đại lý cấp II ( nếu có). Mặt khác doanh nghiệp cũng xem xét
tổng doanh thu của các tháng để đánh giá xu hướng tăng trưởng, từ đó đề ra các
biện pháp thích hợp nhằm làm tăng doanh số bán nhiều hơn nữa vào tháng tới.
3.2.3. Công tác cuối kỳ của kế toán
Cuối kỳ kinh doanh( cuối năm) doanh nghiệp tiến hành tất toán sổ cái tài
khoản doanh thu bán hàng, đồng thời tổng hợp các sổ, thẻ chi tiết có liên quan
để cùng đối chiếu. Sau đó dùng số liệu từ sổ cái tài khoản doanh thu để lập bảng
xác định kết quả kinh doanh và báo cáo quyết toán thuế với cơ quan thuế.
22
3.3. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA DOANH
NGHIỆP TƯ NHÂN THU LOAN II.
3.3.1 Phân tích chung về tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp
Đơn vị tính: nghìn đồng
Tháng/Năm 2004 2005 2006
1 3.227.079 2.748.510 2.670.044
2 4.643.581 1.725.583 3.656.667
3 3.597.646 3.541.623 4.799.009
4 2.467.798 2.899.324 8.477.577
5 2.298.167 2.257.025 3.199.368
6 2.533.105 2.547.708 3.542.717
7 2.102.791 2.838.391 2.858.306
8 1.840.147 2.446.243 2.767.961
9 1.781.955 3.747.624 2.141.496
10 2.181.295 2.135.206 2.639.664
11 5.873.901 5.425.360 3.840.787
12 3.902.130 3.952.075 4.928.346
Cả năm 36.449.595 36.264.672 45.521.942
Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
Từ bảng số liệu trên ta vẽ được đồ thị so sánh doanh số bán của doanh nghiệp
qua các năm như sau:
Bảng 2: Tình hình doanh số bán hàng của doanh nghiệp tư nhân
Thu Loan II qua 3 năm 2004-2005-2006
23
Nhìn vào đồ thị và bảng ta thấy rằng doanh số tiêu thụ của doanh nghiệp trong
các tháng năm 2004 ngoại trừ những tháng đầu năm và cuối năm là khá cao thì
các tháng còn lại tình hình tiêu thụ tương đối thấp. Qua đây cũng cho thấy rằng
doanh số bán của năm 2004 diễn biến không đều đặn mà biến động tương đối
phức tạp có những tháng doanh số bán đạt gần 6 tỷ nhưng cũng có những tháng
chưa đạt đến 2 tỷ, cụ thể là vào tháng 11 doanh số bán đạt đến 5.873.901 nghìn
đồng, còn vào tháng 8, 9 doanh số bán chỉ là 1.840.165 đồng và 1.781.955 nghìn
đồng.
Đối với năm 2005 thì nhịp độ tiêu thụ đều đặn hơn năm 2004, doanh số bán
qua các tháng trong năm nhìn chung khá ổn định, giá trị tiêu thụ khá đồng đều
qua các tháng, doanh số bán phổ biến ở mức xấp xỉ 3 tỷ đồng, duy chỉ có tháng
11 là vượt trội mạnh mẽ với mức khoảng 5,5 tỷ đồng. Tuy nhiên về tổng doanh
số bán cả năm thì năm 2005 lại thấp hơn 2004, điều này có thể lý giải được bởi
năm 2005 tuy diễn biến của tình hình tiêu thụ khá đều đặn và ở mức khá cao
nhưng không có nhiều tháng đạt doanh số bán vượt trội như năm 2004.
Riêng đối với năm 2006 thì quá trình thực hiện tiêu thụ trong năm không ổn
định với mức chênh lệch giữa các tháng đạt doanh số cao với các tháng đạt doanh
0
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
6.000
7.000
8.000
9.000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Triệu đồng
Tháng
DSB 2004 DSB 2005 DSB 2006
Hình 2: Biểu đồ so sánh doanh số bán của doanh nghiệp tư nhân Thu
Loan II qua 3 năm 2004-2005-2006
24
số bán thấp là rất lớn. Doanh số bán lớn nhất là tháng 4 cao hơn doanh số bán các
tháng khác gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần. Mặt khác ta cũng thấy rằng doanh số bán
các tháng năm 2006 đạt khá cao, phần lớn là cận kề và trên 4 tỷ đồng. Điều này
đã làm cho tổng doanh số bán năm 2006 tăng khá cao so với 2004, 2005 và đạt
mức trên 45 tỷ đồng.
Trên đây là những khái quát về doanh số bán qua các năm của doanh nghiệp
doanh nghiệp dựa trên sự quan sát đồ thị doanh số bán các năm, nhưng để thấy rõ
hơn tình hình tiêu thụ qua các năm ta tiến hành so sánh giữa các năm để có cái
nhìn chi tiết hơn:
Chênh lệch 2005 so với
2004
Chênh lệch 2006 so với 2005
Tháng
Số tiền (nghìn đồng) % Số tiền (nghìn đồng) %
1 (478.569) (15) (78,466) (3)
2 (2.917.998) (63) 1,931,084 112
3 (56.023) (2) 1,257,386 36
4 431.526 17 5,578,253 192
5 (41.142) (2) 942,343 42
6 14.603 1 995,009 39
7 735.600 35 19,915 1
8 606.096 33 321,718 13
9 1.965.669 110 (1,606,128) (43)
10 (46.089) (2) 504,458 24
11 (448.541) (8) (1,584,573) (29)
12 49.945 1 976,271 25
Cả năm (184.923) (1) 9,257,270 26
Nguồn: Tính toán từ bảng2
Bảng 3: So sánh doanh số bán của doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
qua 3 năm 2004-2005-2006
25
* Chênh lệch 2005 so với 2004:
So với cùng kỳ năm 2004 giá trị tiêu thụ giảm nhiều về số tuyệt đối ở các
tháng 1, 2 và 11, tuy các tháng 7,8,9 tình hình tiêu thụ có khả quan hơn năm
trước nhưng các lượng tăng về doanh số bán của các tháng này vẫn không đủ để
bù đắp vào sự sụt giảm mạnh mẽ ở các tháng trên nên vẫn làm cho tổng giá trị
tiêu thụ ở 2005 giảm so với 2004 một lượng là 184.923 nghìn đồng (tương ứng
giảm 1 %).
Về mặt số tương đối: ta thấy rằng chênh lệch về tỷ lệ % của các tháng có
doanh số bán tăng so với cùng kỳ năm trước lớn hơn tổng tỷ lệ % của các tháng
có doanh số bán giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy ta không thể kết luận là
doanh số bán năm 2005 tăng so với 2004 vì các tỷ lệ % này được tính cho số
chênh lệch từng tháng của năm 2005 so với cùng kỳ 2004 và giá trị tổng doanh
số bán của tháng tương ứng trong năm 2004. Do đó tổng các tỷ lệ % này không
thể tính là tỷ lệ % của tổng doanh số bán giữa hai năm mà tỷ lệ này phải được
tính trên tổng chênh lệch giữa hai năm và tổng doanh số bán năm 2004 và ở đây
kết quả tính được là (1%), điều này nói doanh số bán năm 2005 giảm so với 2004
là 1% hay doanh số bán năm 2005 chỉ bằng 99% năm 2004.
* Chênh lệch 2006 so với năm 2005:
Doanh số của các tháng trong năm 2006 so với cùng kỳ năm 2005 thì hầu hết
các tháng đều có doanh số bán tăng khá, khoảng 900 triệu – 2 tỷ đồng, đặc biệt là
tháng 4 tăng 5.578.253 nghìn đồng ( tăng 192% so với cùng kỳ năm trước). Song
song đó, mặc dù năm 2006 chỉ có tháng 1, 9 và 11 là có doanh số bán giảm với
cùng kỳ 2005 nhưng giá trị giảm lại khá lớn xấp xỉ 3,27 tỷ: Chính điều này đã
làm cho tổng lượng chênh lệch doanh số tiêu thụ năm 2006 so với 2005 bị kéo
xuống còn khoảng 9,2 tỷ, trong khi tổng giá trị chênh lệch của các tháng tăng là
khoảng 12,5tỷ.
Về số tỷ lệ % cũng cho thấy được doanh số bán năm 2006 tăng mạnh mẽ so
với 2005, đặt biệt là tháng 2 tăng 112%, tháng tăng 192% so với cùng kỳ năm
trước. Mặt khác cũng tương tự như nhận xét trên ta không thể lấy tổng tất cả các
% chênh lệch của 12 tháng để tính ra số % tổng chênh lệch cả năm mà phải tính
bàng cách lấy tổng chênh lệch cả năm chia cho doanh số bán năm 2005 và kết
26
quả nhận được ở đây là 26 %, đây là tỷ lệ tăng khá cao. Nếu tiếp tục duy trì sẽ
tạo ra một lượng doanh thu ngày càng tăng.
Với những nhận xét như trên ta có thể kết luận nhìn chung có xu hướng tăng
theo thời gian mặc dù có những thời điểm giảm xuống, nhưng xét trong một
khoảng thời gian rộng thì xu hướng chung là doanh số bán ngày càng gia tăng,
điều này được thể hiện qua đồ thị dưới đây:
27
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
8,000
9,000
0 1
/ 0 4
0 2
/ 0 4
0 3
/ 0 4
0 4
/ 0 4
0 5
/ 0 4
0 6
/ 0 4
0 7
/ 0 4
0 8
/ 0 4
0 9
/ 0 4
1 0
/ 0 4
1 1
/ 0 4
1 2
/ 0 4
0 1
/ 0 5
0 2
/ 0 5
0 3
/ 0 5
0 4
/ 0 5
0 5
/ 0 5
0 6
/ 0 5
0 7
/ 0 5
0 8
/ 0 5
0 9
/ 0 5
1 0
/ 0 5
1 1
/ 0 5
1 2
/ 0 5
0 1
/ 0 6
0 2
/ 0 6
0 3
/ 0 6
0 4
/ 0 6
0 5
/ 0 6
0 6
/ 0 6
0 7
/ 0 6
0 8
/ 0 6
0 9
/ 0 6
1 0
/ 0 6
1 1
/ 0 6
1 2
/ 0 6
Triệu đồng
Thời gian
Doanh số bán
Hình 3: Biểu đồ thể hiện xu hướng doanh số bán của doanh nghiệp từ năm 2004 - 2006
2.000
3.000
4.000
5.000
6.000
7.000
8.000
9.000
0
1.000
28
3.3.2. Phân tích bộ phận.
3.3.2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ theo đại lý.
Khi phân tích tình hình tiêu thụ theo đại lý ta phải phân tích chi tiết từng
đại lý để thấy được chính xác, đầy đủ những nhân tố tác động đến hoạt động mua
hàng của các đại lý thì khi đó ta sẽ lập được những kế hoạch xúc tiến thương mại
đến các khách hàng càng hiệu quả. Nhưng do thời gian có hạn nên em chỉ phân
tích một số đại lý có doanh số mua hàng chiếm đáng kể trong tổng doanh số bán
của doanh nghiệp, đó là các đại lý: Đỗ Ngọc Danh ( kinh doanh tại Ô Môn – Cần
Thơ), Diệp Văn Hòa, Huỳnh Nhuận, Quách Văn Tỷ ( kinh doanh tại Trà Ôn –
Vĩnh Long) và đại lý Nguyễn Thu Thủy ( kinh doanh tại Tam Bình – Vĩnh
Long).
Bảng 4: Tỷ trọng tổng doanh số mua của các đại lý qua các năm
Đơn vị tính: đồng
2004
2005
2006
Đại lý/Năm
Doanh số
mua
Tỷ
trọng
(%)
Doanh số
mua
Tỷ
trọng
(%)
Doanh số
mua
Tỷ
trọng
(%)
Đỗ Ngọc
Danh
490,516,054 17 613,527,946 19 977,970,691 26
Diệp Văn
Hòa
579,591,610 19 451,981,158 14 654,053,619 17
Huỳnh
Nhuận
935,409,355 31 1,229,127,104 36 1,104,586,484 29
Nguyễn
Thu Thủy
460,454,420 16 526,978,316 16 662,874,150 18
Quách Văn
Tỷ
495,083,992 17 493,906,034 15 362,633,292 10
Tổng 2,961,055,431 100 3,315,520,558 100 3,762,118,236 100
Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
29
Năm 2006
26%
17%
29%
18%
10%
Năm 2005
19%
14%
36%
16%
15%
Năm 2004
17%
19%
31%
16%
17%
Đỗ Ngọc Danh
Diệp Văn Hòa
Huỳnh Nhuận
Nguyễn Thu Thủy
Quách Văn Tỷ
Từ các số liệu trên ta vẽ được đồ thị sau:
Nhìn vào đồ thị trên ta nhận thấy rằng các đại lý Diệp Văn Hòa và Nguyễn
Thu Thủy có tỷ trọng doanh số mua ổn định, ít biến động và mức tỷ lệ % cũng
tương đối lớn. Còn đối với đại lý Huỳnh Nhuận thì tỷ trọng tăng lên rất cao vào
năm 2005 so với năm 2004 ( tăng 6 %) nhưng sau đó lại giảm xuống cũng với
mức tỷ lệ lớn như lúc tăng lên, tuy vậy, tỷ trọng về doanh số mua của đại lý này
là rất lớn luôn chiếm khoảng 30% trong tổng số doanh số mua của các đại lý.
Riêng hai đai lý Đỗ Ngọc Danh và Quách Văn Tỷ thì lại có xu hướng thay đổi
về tỷ trọng doanh số mua trái ngược nhau. Trong khi, đại lý Đỗ Ngọc Danh
chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng doanh số mua của các đại lý, đặc biệt
vào năm 2006 tỷ trọng của đại lý này chiếm đến 26 % tổng doanh số mua ( tăng
7% so với năm 2005), gần bằng với tỷ trọng của đại lý Huỳnh Nhuận, vốn luôn
chiếm tỷ trọng cao nhất trước đây thì về phía đại lý Quách Văn Tỷ tỷ trọng doanh
số mua ngày càng giảm và giảm mạnh vào năm 2006 chỉ còn 10 %, đây là tỷ
trọng thấp nhất qua ba năm.
Trên đây là những phân tích sơ bộ về các đại lý dựa trên sự quan sát đồ thị tỷ
trọng doanh số mua nhưng để có cái nhìn thấu đáo hơn về thực trạng mua hàng
của các đại lý ta đi vào phân tích từng đại lý
Hình 4: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng doanh số mua của các đại lý qua các năm.
30
Đại lý Đỗ Ngọc Danh:
Bảng 5: Tình hình mua hàng của đại lý Đỗ Ngọc Danh qua các năm
Đơn vị tính: đồng
Tháng/Năm 2004 2005 2006
1 41.868.500 38.527.680 57.121.528
2 28.586.040 1.371.000 49.768.916
3 18.317.390 80.626.240 253.803.628
4 44.362.690 76.652.540 119.804.348
5 18.146.700 72.678.840 63.839.350
6 54.401.360 59.743.420 103.803.858
7 26.981.130 46.808.000 33.214.778
8 11.232.250 60.032.852 17.214.945
9 4.622.760 4.182.880 13.745.860
10 30.014.750 63.622.944 19.620.066
11 164.461.880 46.059.260 36.436.412
12 47.518.600 63.220.285 209.594.996
Cả năm 490.516.054 613.527.946 977.970.691
Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
Từ bảng số liệu trên ta vẽ được đồ thị như sau:
Dựa vào bảng và đồ thị ta có nhận xét như sau:
Doanh số mua của khách hàng Đỗ Ngọc Danh năm 2004 khá ổn định qua các
tháng với mức doanh số mua trung bình khoảng 40 triệu đồng/tháng, riêng tháng
0
50
100
150
200
250
300
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Triệu đồng
Tháng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Hình 5:Biểu đồ so sánh doanh số mua hàng của đại lý Đỗ Ngọc Danh
qua 3 năm 2004-2005-2006
31
11 tăng lên đáng kể với mức164.461.880 đồng. Năm 2005 khách hàng Đỗ Ngọc
Danh tiếp tục với nhịp độ khá ổn định qua các tháng trong năm, sự chênh lệch về
doanh số mua giữa các tháng nhìn chung là không lớn lắm. Mặt khác xét về mức
trung bình trên tháng thì cao hơn năm 2004, mức trung bình khoảng 51 triệu
đồng/tháng. Riêng năm 2006 tình hình mua hàng của khách hàng Đỗ Ngọc Danh
diễn biến phức tạp hơn các năm trước, sự chênh lệch doanh số mua giữa các
tháng là khá lớn, chẳng hạn tháng 3, 12 doanh số mua đạt 253.803.628 đồng và
209.594.996 đồng, trong khi tháng 8,9,10 chỉ khoảng từ 15-20 triệu đồng, tuy
vậy khi xét về mức trung bình trên một tháng thì doanh số mua của năm 2006
cũng đạt mức rất cao khoảng 80 triệu đồng/tháng.
Bảng 6: So sánh doanh số mua hàng của đại lý Đỗ Ngọc Danh
qua các năm 2004 – 2005 - 2006
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005 Tháng Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) %
1 (3.340.820) (8) 18.593.848 48
2 (27.215.040) (95) 48.397.916 3.530
3 62.308.850 340 173.177.388 215
4 32.289.850 73 43.151.808 56
5 54.532.140 301 (8.839.490) (12)
6 5.342.060 10 44.060.438 74
7 19.826.870 73 (13.593.222) (29)
8 48.800.602 434 (42.817.907) (71)
9 (439.880) (10) 9.562.980 229
10 33.608.194 112 (44.002.878) (69)
11 (118.402.620) (72) (9.622.848) (21)
12 15.701.685 33 146.374.711 232
Cả năm 123.011.892 25 364.442.745 59
Nguồn: Tính toán từ bảng 5
* Chênh lệch 2005 so với năm 2004
Ta thấy rằng hầu hết các tháng trong năm 2005 đều có mức doanh số mua cao
hơn cùng kỳ năm 2004. Tuy nhiên, tháng 11 doanh số mua của đại lý đã giảm với
giá trị tương đối lớn so với tháng 11/2004 là118.402.620 đồng (tương ứng tăng
72% ). Chính điều này đã làm cho tổng chênh lệch về doanh số mua của đại lý
của 2005 so với 2004 chỉ còn 123.011.892 đồng, thấp hơn khá nhiều so với tổng
chênh lệch của các tháng tăng trong năm.
32
Số tương đối: Các tỷ lệ % cũng cho thấy sự tăng lên trong doanh số mua của
các tháng trong năm 2005 so với năm 2004. Mặt khác,các tỷ lệ % cũng nói lên
rằng tình hình tiêu thụ hàng hóa tại đại lý Đỗ Ngọc Danh tháng 2/2005 có vẻ như
gặp nhiều khó khăn so với năm trước bởi số chênh lệch tuyệt đối không qúa lớn,
chỉ là 27.215.040 đồng nhưng số chênh lệch tương đối lại khá lớn, khoảng 95%
nhưng các tháng sau đó tốc độ tăng trưởng lại mạnh mẽ trở lại, có những tháng
tăng gấp 3, 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Do vậy, tổng chênh lệch năm 2005
tăng 123.011.892 đồng (tăng 25% ) so với năm trước.
* Chênh lệch năm 2006 so với 2005:
Tình hình mua hàng của đại lý Đỗ Ngọc Danh trong năm 2006 tăng rất mạnh
so với những thời gian cùng kỳ năm 2005, có những tháng tăng đến 173.177.388
đồng ( tăng 215% so với cùng kỳ năm trước) hay 146.374.711 đồng (tăng 232%
so với cùng kỳ năm 2005). Điều này đã làm cho tổng chênh lệch tăng khá lớn
cho dù trong năm cũng có những tháng doanh số mua giảm khá nhiều so với
cùng thời gian năm trước, cụ thể là tổng doanh số mua của đại lý trong năm 2006
dã tăng 364.442.745 đồng ( tăng 59% so với năm2005).
× Đại lý Diệp Văn Hòa:
Bảng 7: Tình hình mua hàng của đại lý Diệp Văn Hòa qua các năm.
Đơn vị tính: đồng
Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
Tháng/Năm 2004 2005 2006
1 83.421.700 29.186.400 31.203.180
2 125.895.320 18.932.400 75.259.109
3 42.236.700 34.843.400 94.521.821
4 35.658.200 37.354.800 16.751.980
5 20.503.270 39.866.200 17.911.200
6 18.302.300 38.385.850 85.545.917
7 23.078.020 36.905.500 15.211.497
8 44.045.360 25.361.900 35.724.560
9 25.935.900 22.774.900 82.373.396
10 82.619.320 87.082.340 92.140.006
11 48.052.500 27.997.488 76.456.153
12 29.843.020 53.289.980 30.954.800
Cả năm 579.591.610 451.981.158 654.053.619
33
Từ bảng số liệu trên ta vẽ được đồ thị như sau:
Hình 6:Biểu đồ so sánh doanh số mua hàng của đại lý Diệp Văn Hòa
qua 3 năm 2004-2005-2006
Dựa vào đồ thị và bảng số ở trên thấy rằng:
Tình hình mua hàng năm 2004 của đại lý Diệp Văn Hòa diễn biến theo một xu
hướng khá phức tạp với mức giá trị mua ở đầu năm cao sau đó giảm dần rồi lại
tăng lại vào những tháng cuối, và mức trung bình năm khoảng 48 triệu đồng/
tháng. Còn năm 2005 tình hình mua hàng diễn ra theo nhịp độ đều đặn hơn qua
các tháng nhưng mức trung bình các tháng trong năm lại chỉ xấp xỉ 38 triệu đồng
do mức mua hàng thấp lại không chênh lệch nhau nhiều. Năm 2006, cũng diễn ra
phức tạp tương tự 2004,giá trị mua các tháng phần lớn không quá lớn nhưng lại
có những tháng doanh số bán vượt lên khá lớn, như tháng 3,6 ,9 ,10 đã làm cho
doanh số mua trung bình tháng khá lớn xấp xỉ 54,5 triệu đồng/ tháng.
Sự tăng trưởng doanh số mua được thể hiện chi tiết qua bảng sau:
0
20
40
60
80
100
120
140
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Triệu đồng
Tháng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
34
Bảng 8:So sánh doanh số mua hàng của đại lý Diệp Văn Hòa
qua các năm 2004 – 2005 - 2006
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005
Tháng
Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) %
1 (54.235.300) (65) 2.016.780 7
2 (106.962.920) (85) 56.326.709 298
3 (7.393.300) (18) 59.678.421 171
4 1.696.600 5 (20.602.820) (55)
5 19.362.930 94 (21.955.000) (55)
6 20.083.550 110 47.160.067 123
7 13.827.480 60 (21.694.003) (59)
8 (18.683.460) (42) 10.362.660 41
9 (3.161.000) (12) 59.598.496 262
10 4.463.020 5 5.057.666 6
11 (20.055.012) (42) 48.458.665 173
12 23.446.960 79 (22.335.180) (42)
Cả năm (127.610.452) (22) 202.072.461 45
Nguồn: Tính toán từ bảng 7
* Chênh lệch 2005 so với năm 2004:
Tình hình mua hàng các tháng năm 2005 phần lớn đều giảm mạnh so với cùng
kỳ 2004 như tháng 1 là 54.235.300 đồng (giảm 65% so với năm 2004), tháng 2 là
106.962.940 đồng ( tương ứng giảm 85%so với năm 2004),tuy có những tháng
doanh số mua tăng lên với tỷ lệ % khá cao nhưng xét về mặt giá trị tuyệt đối thì
lại rất thấp so với mức giảm chẳng hạn tháng 5 tăng 94% nhưng giá trị tuyệt đối
chỉ là 19.362.930 đồng, tháng 6 tăng 110% nhưng giá trị tăng tuyệt đối cũng chỉ
khoảng 20 triệu đồng, do vậy đã làm cho tổng doanh số mua năm 2005 giảm một
lượng là 127.610.452 đồng tương ứng giảm 22% so với năm 2004.
* Chênh lệch năm 2006 so với 2005:
35
So với năm 2005 thì doanh số mua năm 2006 qua các tháng tăng trưởng mạnh
mẽ với tỷ lệ % chênh lệch về số tương đối cũng như giá trị khá cao về số chênh
lệch tuyệt đối, cụ thể là tháng 2 tăng 298% tương ứng một lượng giá trị tuyệt đối
là 56.362.706 đồng tháng 9 tăng 262% tương ứng một lượng giá trị tuyệt đối là
59.598.496 đồng so với cùng kỳ năm 2005.Mặc dù tháng 4, 5, 7,12 có giảm so
với năm 2005 nhưng tổng lượng chênh lệch giảm vẫn còn nhỏ hơn nhiều so với
tổng lượng chênh lệch tăng. Do vậy nó chỉ có thể làm cho tổng chênh lệch giảm
xuống một lượng nhỏ, và thực tế là tổng chênh lệch vẫn tăng 202.072.461 đồng
tương ứng tăng 45 % so với năm 2005.
Nhìn chung, tình hình mua hàng của đại lý Diệp Văn Hòa qua 3 năm có xu
hướng chung là tăng dần mặc dù có những thời điểm sụt xuống nhưng rồi sau đó
cũng tăng lại và trở về xu hướng chung là tăng dần.
× Đại lý Huỳnh Nhuận:
Bảng 9: Tình hình mua hàng của đại lý Huỳnh Nhuận qua các năm
Đơn vị tính: đồng
Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
Tháng/Năm 2004 2005 2006
1 59.897.320 85.753.980 11.359.633
2 57.118.000 29.050.140 130.956.509
3 84.029.380 113.994.376 157.085.510
4 51.307.890 101.641.236 60.571.715
5 9.490.800 89.288.095 111.787.073
6 198.592.520 146.684.232 108.204.156
7 51.704.020 204.080.370 85.159.202
8 61.081.000 97.682.940 130.219.336
9 92.744.300 109.378.925 48.929.552
10 81.685.860 130.928.460 68.496.023
11 131.577.730 61.126.980 89.321.233
12 56.180.535 59.517.370 102.496.542
Cả năm 935.409.355 1.229.127.104 1.104.586.484
36
Từ số liệu của bảng trên ta vẽ đồ thị so sánh như sau:
Hình 7:Biểu đồ so sánh doanh số mua hàng của đại lý Huỳnh Nhuận
qua 3 năm 2004-2005-2006
Tình hình mua hàng của đại lý Huỳnh Nhuận diễn tiến theo một nhịp độ khá
đều đặn, phần lớn các tháng trong năm có doanh số mua không chênh lệch nhau
quá lớn, ngoại trừ tháng 6 và tháng 11 doanh số mua vượt khá cao so với các
tháng khác, cụ thể tháng 6 đạt 198.592.520 đồng, tháng 11 là 131.577.730 đồng,
trong khi đó doanh số mua trung bình trên tháng của năm khoảng 78 triệu đồng.
Năm 2005, doanh số mua của đại lý cũng khá đồng đều qua các tháng nhưng
mức mua từng tháng có phần lớn hơn năm 2004với mức trung bình khoảng 102
triệu đồng/tháng đăc biệt có những tháng doanh số mua đạt trên 200 triệu đồng
như tháng 7 chẳng hạn. Đối với năm 2006, tình hình mua hàng của đại lý không
đồng đều như các năm 2004, 2005 mà có sự biến động tăng giảm liên tục qua các
tháng, tuy vậy mức trung bình một tháng cũng đạt khá khoảng 92 triệu
đồng/tháng.
0
50
100
150
200
250
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Triệu đồng
Tháng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
37
Bảng 10:So sánh doanh số mua hàng của đại lý Huỳnh Nhuận
qua các năm 2004 – 2005 - 2006
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005 Tháng
Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) %
1 25.856.660 43 (74.394.347) (87)
2 (28.067.860) (49) 101.906.369 351
3 29.964.996 36 43.091.134 38
4 50.333.346 98 (41.069.521) (40)
5 79.797.295 841 22.498.978 25
6 (51.908.288) (26) (38.480.076) (26)
7 152.376.350 295 (118.921.168) (58)
8 36.601.940 60 32.536.396 33
9 16.634.625 18 (60.449.373) (55)
10 49.242.600 60 (62.432.437) (48)
11 (70.450.750) (54) 28.194.253 46
12 3.336.835 6 42.979.172 72
Cả năm 293.717.749 31 (124.540.620) (10)
Nguồn: Tính toán từ bảng 9
* Chênh lệch 2005 so với năm 2004:
Doanh số mua của các tháng trong năm 2005 đều tăng so với cùng kỳ năm
2004 mặc dù lượng tăng chỉ ở mức khá tính cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối.
Nhưng sau khi bù trừ vào giá trị tuyệt đối giảm của các tháng 2, 6, 11 cũng đã tạo
nên một lượng vượt 293.717.749 đồng tương ứng với 31 % so với năm 2004.
* Chênh lệch năm 2006 so với 2005:
Trong năm 2006, các tháng hầu như đều giảm so với năm trước và các lượng
giảm này khá lớn cả về mặt số tiền lẫn tỷ lệ %, chẳng hạn tháng 7 giảm
118.921.168 đồng tương ứng một tỷ lệ giảm khoảng 58 % , tháng 1 giảm
74.394.347 đồng (giảm 87 %). Tuy cũng có những tháng tăng rất cao như tháng
2 tăng 101.906.369 đồng ( tăng 351 %so với cùng kỳ năm trước) nhưng vẫn
không thể bù đắp vào lượng giảm quá lớn nên đã làm cho tổng chênh lệch cả
năm giảm 124.540.620 đồng tương ứng giảm 10% so với năm 2005.
Mặc dù doanh số mua của đại lý Huỳnh Nhuận có lúc tăng lúc giảm bất
thường nhưng xét về tình hình chung thì nó có xu hướng tăng, mặt khác ta cũng
thấy rằng giá trị mua của đại lý Huỳnh Nhuận luôn rất cao qua các năm, vì thế
38
khi thực hiện các chính sách bán hàng doanh nghiệp cần quan tâm sâu sắc hơn
đến đại lý này.
× Đại lý Nguyễn Thu Thủy:
Bảng 11: Tình hình mua hàng của đại lý Nguyễn Thu Thủy qua các năm
Đơn vị tính: đồng
Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
Hình 8:Biểu đồ so sánh doanh số mua hàng của đại lý Nguyễn Thu Thủy
qua 3 năm 2004-2005-2006
Ta thấy tình hình mua hàng của đại lý Nguyễn Thu Thủy năm 2005 diễn ra tương
đối đồng đều với doanh số mua giữa các tháng không chênh lệch nhau quá lớn.
Tháng/Năm 2004 2005 2006
1 51.889.860 39.716.260 59.276.605
2 2.930.380 15.254.320 49.155.786
3 37.414.860 16.924.050 139.512.974
4 48.261.140 35.907.105 43.524.204
5 52.744.230 54.890.160 58.246.693
6 19.334.250 48.159.400 19.770.390
7 37.681.500 41.428.640 55.901.302
8 60.461.040 62.256.156 44.521.805
9 26.059.820 53.536.835 22.733.459
10 15.713.620 35.762.810 13.414.142
11 58.637.910 60.514.590 47.039.250
12 49.325.810 62.627.990 109.777.540
Cả năm 460.454.420 526.978.316 662.874.150
0
20
40
60
80
100
120
140
160
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Triệu đồng
Tháng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
39
Tuy vậy giá trị mua ở các tháng không lớn, giá trị của thàng mua nhiều nhất
trong năm cũng chỉ khoảng 60 triệu đồng so với mức trung bình một tháng xấp xỉ
38,4 triệu đồng /tháng thì không chênh lệch nhiều. Đối với năm 2005 thì đại lý
vẫn giữ được nhịp điệu mua hàng đều đặn như năm 2004, tuy giá trị mua mỗi
tháng vẫn chưa cao nhưng so với năm 2004 thì vẫn có phần trội hơn, giá trị mua
trung bình là 44 triệu đồng/ tháng. Riêng năm 2006, thì tình hình mua hàng của
đại lý Nguyễn Thu Thủy diễn ra có phần biến động hơn các năm trước. Sự biến
động thể hiện ở giá trị mua trong các tháng, có những tháng doanh số mua đạt
mức trên 100 triệu đồng như tháng 3 là 139.512.974 đồng, tháng 12 là
109.777.540 đồng nhưng lại có những tháng doanh số mua chưa đến 20 triệu
đồng như tháng 6 doanh số mua chỉ đạt 19.770.390 đồng, tháng 10 chỉ là
13.414.142 đồng. Tuy nhiên xét về tổng doanh số mua cả năm và doanh số mua
trung bình một tháng thì có sự tăng trưởng đáng kể so với các năm 2004, 2005,
cụ thể là tổng doanh số mua đạt 662.874.150 đồng và doanh số mua trung bình
khoảng 55 triệu đồng/ tháng. Để thấy rõ hơn tình hình mua hàng của đại lý
Nguyễn Thu Thủy ta lập bảng so sánh như sau:
Bảng 12:So sánh doanh số mua hàng của đại lý Nguyễn Thu Thủy
qua các năm 2004 – 2005 - 2006
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005
Tháng Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) %
1 (12.173.600) (23) 19.560.345 49
2 12.323.940 421 33.901.466 222
3 (20.490.810) (55) 122.588.924 724
4 (12.354.035) (26) 7.617.099 21
5 2.145.930 4 3.356.533 6
6 28.825.150 149 (28.389.010) (59)
7 3.747.140 10 14.472.662 35
8 1.795.116 3 (17.734.351) (28)
9 27.477.015 105 (30.803.376) (58)
10 20.049.190 128 (22.348.668) (62)
11 1.876.680 3 (13.475.340) (22)
12 13.302.180 27 47.149.550 75
Cả năm 66.523.896 14 135.895.834 26
Nguồn: Tính toán từ bảng 11
40
* Chênh lệch 2005/ 2004:
Ta thấy doanh số mua 2005 so với năm 2004 qua các tháng hầu hết đều tăng.
Tuy nhiên, chúng ta để ý rằng doanh số mua tăng về mặt số tiền thấp nhưng lại
tương ứng với tỷ lệ tăng rất cao điều này là do tình hình mua hàng của đại lý tại
thời gian cùng kỳ năm trước quá thấp, cụ thể tháng 2 chỉ tăng 12.323.940 đồng
nhưng tỷ lệ tăng 421 %. Mặc dù, giá trị mua từng tháng tăng không so với năm
2004 nhưng do hầu hết các tháng đều mua nhiều hơn, đồng thời tổng giá trị mua
của các tháng giảm không quá lớn nên tổng chênh lệch cả năm tăng 66.523.896
đồng tương ứng tăng 14 % so với năm 2004.
* Chênh lệch 2006/ 2005:
Tình hình mua hàng năm 2006 so với năm 2005 biến động có phần rõ nét hơn,
tuy lượng tăng giảm về tỷ lệ % vẫn chưa tương xứng lắm với giá trị tuyệt đối.
Tuy vậy, lượng tuyệt đối tăng cũng có thể xem là khá lớn đã làm cho tổng chênh
lệch các tháng có doanh số mua tăng cũng lớn theo, chính điều này đã làm cho
tổng chênh lệch cả năm tăng 135.895.834 đồng (tương ứng tăng 26 % ) so với
năm 2005 mặc dù lượng chênh lệcch của các tháng giảm cũng tương đối lớn tính
cả mặt số tiền lẫn tỷ lệ % .
Qua những nhận xét trên ta có thể kết luận rằng tình hình mua hàng của đại lý
Nguyễn Thu Thủy nhìn chung có xu hướng tăng theo thời gian và với tốc độ tăng
khá nhanh mặc dù trong các năm có những thời điểm doanh số mua giảm xuống,
nhưng nếu xét trong khoảng thời gian dài thì xu hướng chung là tăng dần.
41
× Đại lý Quách Văn Tỷ:
Bảng 13: Tình hình mua hàng của đại lý Quách Văn Tỷ qua các năm
Đơn vị tính: đồng
Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
Từ số liệu trên ta vẽ được đồ thị như sau:
Hình 9:Biểu đồ so sánh doanh số mua hàng của đại lý Quách Văn Tỷ
qua 3 năm 2004-2005-2006
Tháng/Năm 2004 2005 2006
1 41.581.560 56.310.500 16.396.147
2 36.107.900 25.288.080 37.771.718
3 54.681.750 61.727.410 61.982.120
4 38.171.660 41.840.961 20.364.341
5 62.202.000 21.954.512 19.896.880
6 49.198.690 48.935.876 45.598.435
7 63.561.720 75.917.240 24.604.299
8 13.299.270 28.366.801 22.242.133
9 20.162.400 16.048.410 15.934.685
10 32.978.700 23.920.140 29.996.373
11 20.412.746 53.366.827 25.731.527
12 62.725.596 40.229.277 42.114.634
Cả năm 495.083.992 493.906.034 362.633.292
0
10
20
30
40
50
60
70
80
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Triệu đồng
Tháng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
42
Tình hình mua hàng của đại lý Quách Văn Tỷ năm 2004 diễn ra theo nhịp điệu
không đều với mức giá trị mua những tháng mua nhiều chênh lệch tương đối lớn
so với những tháng mua ít, các tháng đầu năm đại lý mua nhiều sau đó mua ít lại
vào cuối năm có tháng thậm chí chỉ mua khoảng 13 triệu đồng, tuy vậy mức giá
trị mua trung bình một tháng trong năm là tương đối lớn khoảng 41,2 triệu đồng.
Đối với 2005 tình hình cũng diễn ra tương tự như 2004, giá trị mua của tháng
mua nhiều nhất đạt đến 75.917.240 đồng so với lượng thấp nhất là 16.048.410
đồng, tuy vậy lượng mua trung bình một tháng cũng chỉ khoảng 41,1 triệu đồng.
Riêng 2006 tình hình mua hàng của đại lý có chiều hướng giảm sút mạnh, giá trị
mua từng tháng phần lớn xấp xỉ 20 triệu đồng và mức trung bình các tháng trong
năm chỉ là 30,2 triệu đồng thấp hơn nhiều so với năm 2004 và năm 2005.
Bảng 14:So sánh doanh số mua hàng của đại lý Quách Văn Tỷ
qua các năm 2004 – 2005 – 2006
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005
Tháng
Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) %
1 14.728.940 35,4 (39.914.353) (71)
2 (10.819.820) (30,0) 12.483.638 49
3 7.045.660 12,9 254.710 0
4 3.669.301 9,6 (21.476.620) (51)
5 (40.247.488) (64,7) (2.057.632) (9)
6 (262.814) (0,5) (3.337.441) (7)
7 12.355.520 19,4 (51.312.941) (68)
8 15.067.531 113,3 (6.124.668) (22)
9 (4.113.990) (20,4) (113.725) (1)
10 (9.058.560) (27,5) 6.076.233 25
11 32.954.081 161,4 (27.635.300) (52)
12 (22.496.319) (35,9) 1.885.357 5
Cả năm (1.177.958) (0.2) (131.272.742) (27)
Nguồn: Tính toán từ bảng 13
43
* Chênh lệch 2005/ 2004:
Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng doanh số mua của đại lý nhìn chung
chênh lệch không lớn về giá trị so với năm 2004 đối với cả những tháng có doanh
số mua tăng cũng như những tháng có doanh số mua giảm, ngoại trừ tháng năm 5
và tháng 12 thì mức chênh lệch khá lớn: cụ thể là tháng năng giảm 40.247.488
đồng ( tương ứng 65 % và tháng 12 giảm 22.496.319 đồng ( giảm 36 %. Mặt
khác ta cũng thấy rằng tổng chênh lệch các tháng doanh số mua giảm lớn hơn
tổng chênh lệch của các tháng tăng trong năm 2005 các tháng có doanh số mua
tăng về mặt tỷ lệ % lớn nhưng về mặt giá trị tuyệt đối thì lại thấp như tháng 8
tăng 113 % nhưng chỉ tương ứng tăng 15.076.531 đồng, trong khi đó lượng giá
trị chênh lệch của các tháng giảm lại lớn hơn nên khi tổng hợp lại vẫn làm cho
tổng doanh số mua năm 2005 giảm so với 2004 một lượng 1.177.958 đồng
( giảm 0,2 % ). Nhìn chung tình hình mua hàng năm 2005 là khá ổn định chỉ
giảm 0,2 % so với năm 2004.
* Chênh lệch 2006/ 2005:
Tình hình mua hàng năm 2006 thể hiện một sự sụt giảm mạnh mẽ hầu hết các
tháng đều giảm so với cùng kỳ năm 2005, sự sụt giảm thể hiện ở sự chênh lệch
khá lớn xét về cả số tiền lẫn tỷ lệ %, chẳng hạn tháng 7 giảm 51.312.941 đồng (
giảm 68 % ), tháng 1 giảm 39.914.353 đồng, giảm 71 %. Trong năm tuy cũng có
những tháng doanh số mua tăng nhưng chỉ tăng với giá trị thấp và không đáng kể
so với tổng chênh lệch giảm, chính các điều này đã làm cho doanh số mua năm
2006 giảm nhiều so với năm 2005 với số tiền là 131.272.742 đồng tương ứng
giảm 27 %.
Qua những phân tích trên ta nhận thấy rằng tình hình mua hàng của đại lý
Quách Văn Tỷ có xu hướng ngày càng giảm và điều đáng quan tâm là giá trị
giảm ngày càng lớn hơn. Do đó doanh nghiệp cần phải hiểu rỏ nguyên nhân để
đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hỗ trợ đai lý cũng như làm tăng doanh số
bán cho doanh nghiệp mình.
44
3.3.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm hàng chủ yếu.
Bảng 15: Tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng của các nhóm mặt hàng
Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
Tồn kho đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn kho cuối kỳ Nhóm
mặt
hàng
Tên hàng
hóa
ĐVT
2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006
Actara gói 176.577 950.977 601.550 69.500 310.000 85.830 54.500 282.150 76.930 111.477 978.827 610.450
Cymerin chai 20.420 24.695 12.870 15.900 9.320 7.050 12.710 10.290 8.900 23.660 23.725 11.020
Karate chai 805 2.835 21.570 1.000 2.538 4.000 1.290 2.178 898 675 3.195 24.672
Padan gói 143.684 120.284 137.645 50.000 89.900 35.400 55.000 67.580 52.105 145.564 142.604 120.940
Thuốc
trừ
sâu
Regent gói 11.596 21.908 15.082 7.250 5.245 100 6.190 3.719 3.406 10.400 23.434 11.776
Anvil chai 2.994 1.996 13.831 880 2.500 3.360 880 2.336 2.246 2.100 2.160 14.945
Bavistin chai 8.840 12.049 11.388 4.630 6.920 4.490 3.671 6.767 5.270 8.534 12.202 10.608
Flash gói 8.634 16.641 58.802 3.950 18.360 28.350 2.237 14.837 30.220 5.102 20.164 56.932
Fujione chai 8.564 18.147 15.450 1.970 11.870 13.010 2.690 8.695 8.210 5.564 21.322 20.250
Thuốc
trừ
bệnh
Tilt super chai 103.173 43.278 19.215 100.000 52.320 17.200 103.943 55.671 16.371 98.303 39.927 20.044
Facet chai 7.322 5.302 16.707 2.500 3.024 3.056 5.046 2.968 1.888 4.199 5.358 17.875
Gramoxone chai 2.913 1.249 4.551 1.200 660 920 1.380 630 411 2.633 1.279 5.060
Nomi nee chai 2.097 4.629 8.055 750 2.100 0 1.246 1.012 652 714 5.717 7.403
Sofit chai 13.196 4.565 7.763 5.400 2.850 2.623 5.455 2.370 3.096 12.982 5.045 7.290
Thuốc
trừ
cỏ
Turbo chai 18.220 50.927 38.470 19.200 19.200 28.560 18.290 15.202 27.091 18.824 54.925 39.939
45
Từ số liệu các bảng 48, 49, 50 (phần phụ lục) ta tính ra giá trung bình của từng mặt hàng để làm cơ sở số liệu cho việc phân tích tình hình
tiêu thụ theo hình thức giá trị như bảng dưới đây:
Bảng 16: Giá bán trung bình năm của các mặt hàng qua các năm 2004 – 2005 – 2006
Đơn vị tính: đồng
THUỐC TRỪ SÂU THUỐC TRỪ BỆNH THUỐC TRỪ CỎ
Năm
Acta
ra
Cyme
rin
Kara
te
Padan Regent Anvil
Bavis
tin
Flash
Fuji
one
Tilt
super
Facet
Gramo
xone
Nomi
nee
Sofit Turbo
2004 3.097 10.807 25.887 14.687 10.422 33.014 17.283 31.519 29.526 45.972 44.518 36.360 89.679 99.990 46.662
2005 3.202 10.807 26.915 15.700 10.870 33.884 17.717 30.970 31.403 46.426 46.395 36.158 87.580 101.673 46.367
2006 3.094 10.807 25.951 15.318 10.924 32.258 17.717 31.315 35.182 47.488 46.395 35.468 85.723 104.227 43.844
Nguồn: Tính toán từ các bảng 48, 49, 50
46
Bảng 17: Doanh số bán của các nhóm mặt hàng qua 3 năm
Đơn vị tính: đồng
Nguồn: Tính toán từ bảng 15 và 16
Nhóm hàng/ Năm 2004 2005 2006
Actara 168,786,500 903,444,300 238,021,420
Cymerin 137,356,970 111,204,030 96,182,300
Karate 33,394,230 58,620,870 23,303,998
Padan 807,785,000 1,061,006,000 798,144,390
Regent 64,512,180 40,425,530 37,207,144
Nhóm
mặt
hàng
thuốc
trừ
sâu Tổng 1,211,834,880 2,174,700,730 1,192,859,252
Anvil 29,052,320 79,153,024 72,451,468
Bavistin 63,445,893 119,890,939 93,368,590
Flash 70,508,003 459,501,890 946,339,300
Fujione 79,424,940 273,049,085 288,844,220
Tilt super 4,778,467,596 2,584,581,846 777,426,048
Nhóm
mặt
hàng
thuốc
trừ
bệnh Tổng 5,020,898,752 3,516,176,784 2,178,429,626
Facet 224,637,828 137,700,360 87,593,760
Gramoxone 50,176,800 22,779,540 14,577,348
Nominee 111,740,034 88,630,960 55,891,396
Sofit 545,445,450 240,965,010 322,686,792
Turbo 853,447,980 704,871,134 1,187,777,804
Nhóm
mặt
hàng
thuốc
trừ cỏ
Tổng 1,785,448,092 1,194,947,004 1,668,527,100
47
Năm 2005
32%
51%
17%
Năm 2006
24%
43%
33%
Năm 2004
15%
63%
22% Nhóm mặt hàng thuốc trừ sâu
Nhóm mặt hàng thuốc trừ bệnh
Nhóm mặt hàng thuốc trừ cỏ
Bảng 18: Tỷ trọng doanh số bán của các nhóm mặt hàng qua 3 năm
Nguồn: Tính toán từ bảng 17
Từ số liệu của bảng 18 ta vẽ được đồ thị như sau:
Hình 10: Đồ thị thể hiện tỷ trọng doanh số bán của các nhóm mặt hàng
qua ba năm 2004-2005-2006.
Nhóm
hàng / 2004 2005 2006
Năm
Doanh số
(đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh số
(đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh số
(đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Nhóm
mặt hàng
thuốc trừ
sâu
1.211.834.880 15 2.174.700.730 32 1.192.859.252 24
Nhóm
mặt hàng
thuốc trừ
bệnh
5.020.898.752 63 3.516.176.784 51 2.178.429.626 43
Nhóm
mặt hàng
thuốc trừ
cỏ
1.785.448.092 22 1.194.947.004 17 1.668.527.100 33
Tổng 8.018.181.724 100 6.885.824.518 100 5.039.815.978 100
48
Ta thấy rằng, trong ba nhóm mặt hàng kinh doanh chính của doanh nghiệp thì
nhóm mặt hàng thuốc trừ bệnh luôn chiếm tỷ trọng cao về doanh số, tuy nhiên tỷ
trọng của nhóm mặt hàng này đang có xu hướng giảm với mức khá lớn 11% và 8
% qua các năm, sự giảm xuống này có thể là do nhóm mặt hàng thuốc trừ sâu và
trừ cỏ tăng về doanh số bán hoặc do doanh số bán của nhóm hàng thuốc trừ bệnh
giảm mạnh. Cũng như đã nói ở trên, tỷ trọng hai nhóm mặt hàng thuốc trừ cỏ và
thuốc trừ sâu có tỷ trọng về doanh số bán ngày càng lớn, cụ thể ta thấy sự tăng
lên mạnh mẽ về tỷ trọng doanh số bán của nhóm mặt hàng thuốc trừ sâu vào năm
2005, tăng 17 % ( từ 15 % vào năm 2004 đã vươn lên 32% vào năm 2005) và
nhóm mặt hàng thuốc trừ cỏ năm 2006 tăng 16 % so với năm 2005). Đây có thể
là do các hàng hóa trong hai nhóm hàng này tiêu thụ được ngày càng nhiều hoặc
giá bán các hàng hóa này tăng lên hoặc do doanh số bán của nhóm mặt hàng khác
giảm xuống …
Trên đây là những phân tích khái quát về các nhóm mặt hàng dựa trên sự quan
sát đồ thị tỷ trọng doanh số bán nhưng để có cái nhìn chi tiết hơn về thực trạng
tiêu thụ của các nhóm mặt hàng này, ta đi vào phân tích cho từng nhóm mặt hàng
cụ thể.
49
a) Phân tích tình hình tiêu thụ của nhóm mặt hàng thuốc trừ sâu:
♦ Phân tích theo hình thức số lượng:
Bảng 19: Tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng của nhóm mặt hàng thuốc trừ sâu.
Nguồn: Tính toán từ bảng 15
Tồn kho đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn kho cuối kỳ
2005 / 2004 2006 / 2005 2005 / 2004 2006 / 2005 2005 / 2004 2006 / 2005 2005 / 2004 2006 / 2005
Mặt
hàng
Đơn
vị
tính
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
Actara gói 774.400 439 (349.427) (37) 240.500 346 (224.170) (72) 227.650 418 (205.220) (73) 867.350 778,1 (368.377) (38)
Cymerin chai 4.275 21 (11.825) (48) (6.580) (41) (2.270) (24) (2.420) (19) (1.390) (14) 65 0,3 (12.705) (54)
Karate chai 2.030 252 18.735 661 1.538 154 1.462 58 888 69 (1.280) (59) 2.520 373,3 21.477 672
Padan gói (23.400) (16) 17.361 14 39.900 80 (54.500) (61) 12.580 23 (15.475) (23) (2.960) (2,0) (21.664) (15)
Regent gói 10.312 89 (6.826) (31) (2.005) (28) (5.145) (98) (2.471) (40) (313) (8) 13.034 125,3 (11.658) (50)
50
* So sánh 2005/ 2004:
- Sản phẩm Actara: Tồn kho đầu kỳ tăng 774.400 gói (tức tăng 439 % ) so
với năm 2004. Nhập trong kỳ tăng 240.500 gói (tăng 346 % so với năm 2004).
Tồn cuối kỳ tăng 867.350 gói (tức tăng 778 % so với 2004). Ta thấy mức tồn
kho cuối kỳ và đầu kỳ là không phù hợp mặc dù tình hình tiêu thụ mặt hàng này
là rất tốt, tăng đến 418 % so với năm trước. Nguyên nhân là do đầu kỳ còn tồn
kho quá lớn, doanh nghiệp không có kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ mà lại cho nhập
thêm vào nữa nên làm cho lượng tồn kho cuối kỳ tăng nhiều. Tồn kho là cần
thiết để dảm bảo quá trình tiêu thụ diễn ra nhịp nhàng không bị gián đoạn nhưng
lượng tồn kho quá lớn sẽ gây đọng vốn, do đó doanh nghiệp phải xem xét lại và
điều chỉnh kịp thời vấn đề này trong các kỳ sau.
- Sản phẩm Cymerin: tồn kho đầu kỳ tăng 4.275 chai (tăng 21 % so với năm
trước), xuất trong kỳ lại giảm 2.420 chai ( giảm 19 % ) nhưng tồn kho cuối kỳ lại
tăng rất ít chỉ có 65 chai ( tức chỉ tăng 0,3 % ) so với năm 2004. Đây một phần là
do trong kỳ lượng nhập vào giảm 6.580( giảm 41 %), mặt khác là do lượng xuất
trong kỳ mặc dù giảm so với năm 2004 nhưng nếu xét về lượng tiêu thụ trong
năm 2005 thì nó khá cao, khoảng 12.710 chai nên đã làm giảm được lượng tồn
kho xuống đáng kể và chỉ tăng rất thấp so với năm trước.
- Sản phẩm Karate: Nhập và tiêu thụ trong kỳ đều tăng cao so với năm 2004.
Tuy nhiên tốc độ tăng của hàng nhập cao hơn xuất tiêu thụ (154 % >69 % ), bên
cạnh đó chỉ tiêu tồn kho đầu kỳ lại tăng cao nên đã đẩy tồn kho cuối kỳ tăng lên
rất cao so với năm 2004, cụ thể là tăng 2520 chai ( tức tăng khoảng 373.3 % ).
- Sản phẩm Padan : Xuất trong kỳ tăng 12.580 gói (tăng 23 % so với năm
2004), tồn kho đầu kỳ lại giảm 23.400 gói (giảm 16 % ) nhưng do nhập trong kỳ
tăng mạnh cả về số lượng lẫn tốc độ nên đã làm cho tồn kho cuối kỳ chỉ giảm 2
% so với năm 2004. Tuy vậy nhìn vào đây ta cũng thấy được rằng trong kỳ
doanh nghiệp đã rất quan tâm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ mặt hàng này và mặt
hàng này rất phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, bởi mặc dù tốc độ nhập lớn
hơn tốc độ xuất nhưng tồn kho cuối kỳ vẫn không tăng mà trái lại còn giảm mặc
dù tỉ lệ không cao so với năm 2004.
51
- Sản phẩm Regent: Nhập và xuất trong kỳ đều giảm so với kỳ trước nhưng
tốc độ giảm của xuất trong kỳ lại lớn hơn (40 % >28 % ). Bên cạnh đó, tồn đầu
kỳ lại tăng khá cao 10.312 gói (tăng 89 % so với kỳ trước) dẫn đến tồn kho cuối
kỳ tăng khá nhiều, cụ thể tăng 13.034 gói ( tăng 125 % ) so với năm 2004.
=> Tình hình tiêu thụ của nhóm mặt hàng thuốc trừ sâu trong năm 2005 diễn
biến không đồng đều. Trong khi một số mặt hàng tiêu thụ vượt khá cao so với
năm trước thì một số mặt hàng tình hình tiêu thụ lại kém xa so với năm trước, cụ
thể mặt hàng Actara tăng 418 % trong khi mặt hàng Regent lại giảm 40% so với
năm trước, nhưng nhìn chung là lượng tiêu thụ tăng khá so với năm trước.
* So sánh 2006/ 2005:
Với phương pháp so sánh tương tự như trên ta thấy rằng tình hình tiêu thụ
của nhóm hàng thuốc trừ sâu trong năm 2006 so với 2005 diễn ra rất trì trệ, với
việc lượng tiêu thụ của hầu hết các mặt hàng đều giảm (không những thế mà có
những mặt hàng lại giảm hơn 50 % so với kỳ trước như mặt hàng Actara giảm 73
%, Karate giảm 59 %) mặc dù trong kỳ tốc độ nhập kho không tăng, thậm chí có
thể nói là giảm so với kỳ trước bởi chỉ có mặt hàng Karate là tăng còn các mặt
hàng khác đều giảm khá nhiều so với kỳ trước,bên cạnh đó tồn kho đầu kỳ cũng
không tăng mà còn giảm so với kỳ trước chỉ trừ mặt hàng Karate là tăng cao,
tăng 661 %. Điều này cho thấy khâu tiêu thụ đang gặp vấn đề, đó có thể là
nguyên nhân chủ quan ( chất lượng hàng hóa, giá cả, phương thức bán hàng…)
hoặc nguyên nhân khách quan (thu nhập của người nông dân giảm do vụ mùa
thất bát, do các giống cây trồng mới kháng sâu rầy tốt hơn, do khí hậu thời tiết
trong năm….).
Trên đây là thực trạng của tình hình tiêu thụ xét theo hình thức số lượng
nhưng để có nhận xét chính xác ta cần phải phân tích thêm theo hình thức giá trị.
52
♦ Phân tích theo hình thức giá trị:
Bảng 20: So sánh tình hình tiêu thụ theo hình thức giá trị
của nhóm mặt hàng thuốc trừ sâu:
Đơn vị tính: %
So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005
Tồn đầu kỳ 183 88
Nhập trong kỳ 215 38
Xuất trong kỳ 179 55
Tồn cuối kỳ 208 78
Nguồn: Tính toán từ bảng 51 ( phụ lục)
* So sánh 2005/ 2004:
Nhìn chung, tình hình tiêu thụ theo giá trị của nhóm mặt hàng thuốc trừ sâu
năm 2005 đạt 179 % so với năm trước ( tăng 79 % so với năm 2004) là rất tốt.
Trong đó, các mặt hàng Padan và Actara là tiêu thụ tăng mạnh so với kỳ trước,
nguyên nhân là do trong kỳ tình hình sâu hại diễn ra nghiêm trọng nên người dân
sử dụng nhiều thuốc trừ sâu hơn và hai mặt hàng Actara. Còn tồn kho đầu kỳ
tăng 83 % và nhập trong kỳ tăng 115 % đã làm cho tồn kho cuối kỳ tăng đến 108
% so với năm trước. Sự tăng lên quá mức của chỉ tiêu tồn cuối kỳ chủ yếu là do
tốc độ nhập vào quá lớn so với tốc độ xuất tiêu thụ bên cạnh đó tồn kho đầu kỳ
lại tăng cao làm tăng áp lực lên tồn kho cuối kỳ.
* So sánh 2006/ 2005:
Tình hình tiêu thụ năm 2006 chỉ bằng 55 % so với năm 2005 hay ta có thể nói
rằng tình hình tiêu thụ năm 2006 giảm 45 % so với năm 2005, đây là tỷ lệ giảm
rất lớn, nguyên nhân có thể là do năm 2005 hoạt động tiêu thụ của nhóm mặt
hàng này gặp điều kiện thuận lợi nên doanh số tăng đột biến, năm 2006 trở lại xu
hướng chung nên dẫn đến giảm đáng kể về doanh số hoặc cũng có thể do năm rồi
đạt doanh số cao ở nhóm mặt hàng này nên năm nay họ chủ quan trong khâu
xuất tiến tiêu thụ nhóm hàng này làm cho tình tiêu thụ bị trì trệ. Còn về chỉ tiêu
tồn kho cũng giảm mạnh so với năm trước là do doanh nghiệp đã chủ động giảm
tối đa lượng nhập trong kỳ.
53
b) Phân tích tình hình tiêu thụ của nhóm mặt hàng thuốc trừ bệnh:
♦ Phân tích theo hình thức số lượng:
Bảng 21: Tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng của nhóm mặt hàng thuốc trừ bệnh.
Nguồn: Tính toán từ bảng 15
Tồn kho đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn kho cuối kỳ
2005 / 2004 2006 / 2005 2005 / 2004 2006 / 2005 2005 / 2004 2006 / 2005 2005 / 2004 2006 / 2005
Mặt
hàng
Đơn
vị
tính chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
Anvil chai (998) (33) 11.835 593 1.620 184 860 34 1.456 165 (90) (4) 60 3 12.785 592
Bavistin chai 3.209 36 (661) (5) 2.290 49 (2.430) (35) 3.096 84 (1.497) (22) 3.668 43 (1.594) (13)
Flash gói 8.007 93 42.161 253 14.410 365 9.990 54 12.600 563 15.383 104 15.062 295 36.768 182
Fujione chai 9.583 112 (2.697) (15) 9.900 503 1.140 10 6.005 223 (485) (6) 15.758 283 (1.072) (5)
Tilt
super
chai (59.895) (58) (24.063) (56) (47.680) (48) (35.120) (67) (48.272) (46) (39.300) (71) (58.376) (59) (19.883) (50)
54
* So sánh năm 2005 / 2004:
- Sản phẩm Anvil: Nhập trong kỳ và tiêu thụ trong kỳ đều tăng cao nhưng ta
thấy tốc độ tăng của nhập có phần nhanh hơn ( 184 % >165 % ). Chính điều này
đã làm cho chỉ tiêu tồn kho cuối kỳ tăng 60 chai (tăng 3 % so với năm 2004)
mặc dù chỉ tiêu tồn kho đầu kỳ đã giảm 998 chai (giảm 33 % so với năm trước).
Với chỉ tiêu tồn kho cuối kỳ như thế này ta có thể cho là hợp lý bởi tốc độ nhập
lớn hơn xuất thì lẽ đương nhiên là tồn kho cuối kỳ sẽ tăng nhưng ở đây chỉ tăng
với tốc độ thấp và lượng sản phẩm tăng cũng nhỏ.
- Sản phẩm Bavistin: Tất cả các chỉ tiêu đều tăng nhưng ta thấy rằng tốc độ
tăng của tồn kho cuối kỳ là nhỏ hơn so với tốc độ nhập trong kỳ, nguyên nhân là
do trong kỳ mặt hàng này tiêu thụ khá mạnh so với kỳ trước, cụ thể tiêu thụ trong
kỳ tăng 3.096 chai ( tức tăng 84 % ) so với năm 2004. Chính điều này đã làm cho
tồn kho cuối kỳ giảm xuống so với kỳ trước mặc dù ngoài chỉ tiêu nhập tăng lên
thì tồn kho đầu kỳ cũng tăng đáng kể về mặt số lượng cũng như giá trị, tăng 3209
chai (tăng 36 % ) so với kỳ trước.
- Sản phẩm Flash: Tồn kho đầu kỳ tăng khá cao với lượng tăng là 8.007 gói
(tương đương tăng 93% ),nhập trong kỳ tăng rất cao về cả số lượng lẫn tốc độ,
cụ thể tăng 140.140 chai (tăng 365 % ) so với kỳ trước. Trong kỳ, tồn kho cuối
kỳ cũng tăng mạnh ( tăng 15.062 chai, tức tăng 295 % ) nhưng vẫn còn thấp hơn
nhiều so với tổng lượng tăng của tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ, điều này là
do trong kỳ mặt hàng Flash tiêu thụ rất mạnh lượng tiêu thụ tăng đến 12.600 chai
(tức là tăng 563 % so với kỳ trước), chính sự tăng lên đột biến trong tiêu thụ đã
làm giảm áp lực tăng đối với tồn kho cuối kỳ.
- Sản phẩm Fujione: Trong kỳ cả hai chỉ tiêu nhập và tiêu thụ đều tăng nhưng
ta thấy rằng tốc độ tăng của chỉ tiêu nhập lớn gấp 2 lần tốc độ tăng của chỉ tiêu
xuất kho(503 % > 223 % ). Bên cạnh đó chỉ tiêu tồn kho đầu kỳ cũng tăng khá
cao tăng 9538 chai (tăng 112 %). Chính các điều này đã tạo nên áp lực mạnh mẽ
lên tồn kho cuối kỳ khiến nó tăng mạnh về số lượng so với kỳ trước, cụ thể tăng
đến 15.758 chai (tức tăng 283 % ).
- Sản phẩm Tilt super: Trong kỳ tất cả các chỉ tiêu đều giảm mạnh như tồn
kho đầu kỳ giảm 59.895 chai (giảm 58 % ), nhập trong kỳ giảm 47.680 chai (48
55
% ), tiêu thụ giảm 48.272 chai (tức giảm 46 % so với kỳ trước ), còn tồn kho cuối
kỳ giảm đến 58.376 chai (tức giảm 59 % so với kỳ trước). Chỉ tiêu tồn kho cuối
kỳ giảm mạnh chủ yếu là do tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ giảm so với năm
2004 bởi ta thấy rằng tình hình tiêu thụ trong kỳ đã giảm nên không thể làm tồn
kho cuối kỳ giảm được.
=> Nhìn chung tình hình tiêu thụ trong năm 2005 của nhóm mặt hàng thuốc
trừ bệnh diễn biến rất tốt. Hầu hết các mặt hàng đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ
về tiêu thụ so với năm 2004 với mức tăng về lượng tiêu thụ và tốc độ rất lớn, đặc
biệt có những mặt hàng tốc độ tiêu thụ tăng hơn 500 %, như mặt hàng thuốc
Flash tăng đến 563%. Điều này có thể là do trong kỳ tình hình bệnh hại trên cây
trồng diễn ra mạnh, hoặc đây là những mặt hàng mới được các công ty sản xuất
cải tiến, nâng cao chất lượng nên được nhiều người tiêu dùng lự chọn, hoặc do
giá cả cá mặt hàng này thấp hơn các mặt hàng cùng loại khác...
* So sánh năm 2006 / 2005:
Cũng bằng cách phân tích như trên, ta thấy rằng tình hình tiêu thụ trong năm
2006 diễn tiến không đồng đều và giảm khá mạnh so với năm 2005. Trong kỳ
các mặt hàng đều có tốc độ tiêu thụ giảm thậm chí có mặt hàng đã giảm đến 71
% so với năm 2005, ngoại trừ mặt hàng Flash là tăng mạnh tới 104 %. Đây có thể
do kỳ trước tình hình tiêu thụ tăng đột biến do những điều kiện thuận lợi bất ngờ
phát sinh trong năm như dịch hại cây trồng bộc phát mạnh mẽ, và kỳ này đã trở
lại bình thường nên doanh số tiêu thụ giảm xuống hoặc cũng có thể doanh nghiệp
thấy kỳ rồi tình hình tiêu thụ quá khả quan kỳ này lơ là trong hoạt động tiêu thụ
của nhóm mặt hàng này nên dẫn đến lượng hàng bán ra giảm so với kỳ trước, hay
do kỳ trước nhu cầu nhóm mặt hàng này tăng quá cao nên kỳ này doanh nghiệp
quyết định tăng giá bán để tăng lợi nhuận nhưng người tiêu dùng không chấp
nhận mức giá mới vì như vậy chi phí cho việc gieo trồng sẽ quá cao khi thu
hoạch sẽ không có lãi, điều này đã làm cho lượng cầu giảm xuống mạnh mẽ…
56
♦ Phân tích theo hình thức giá trị:
Bảng 22: So sánh tình hình tiêu thụ theo hình thức giá trị của
nhóm mặt hàng thuốc trừ bệnh:
Đơn vị tính: %
So Sánh 2005/2004 So Sánh 2006/2005
Tồn đầu kỳ 61 117
Nhập trong kỳ 73 66
Xuất trong kỳ 70 62
Tồn cuối kỳ 68 120
Nguồn: tính toán từ bảng 52 (phụ lục)
* So sánh 2005/ 2004:
Tình hình tiêu thụ xét theo mặt giá trị của nhóm mặt hàng thuốc trừ bệnh năm
2005 chỉ đạt 70 % so với năm trước (tức giảm 30 % so với năm 2004). Nguyên
nhân chính của sự giảm xuống mạnh mẽ là do mặt hàng có giá trị cao không
được quan tâm xúc tiến tiêu thụ đúng đắn, cụ thể ở đây là mặt hàng Tilt super,
hoạt động tiêu thụ của mặt hàng này đã giảm khá mạnh và đây lại là mặt hàng có
giá trị cao. Mặt khác, ta cũng thấy rằng tuy chỉ tiêu nhập trong kỳ đã giảm 27 %
so với năm trước và tồn kho đầu kỳ cũng giảm đáng kể so với năm trước, giảm
39% đã làm cho tồn kho cuối kỳ giảm đến 32 % mặc dù tình hình tiêu thụ diễn ra
không tốt so với năm trước.
* So sánh 2006/ 2005:
Tình hình tiêu thụ năm 2006 so với năm 2005 cũng diễn ra tương tự như trên,
tốc độ tiêu thụ năm 2006 chỉ bằng 62% so với năm 2005 ( tức giảm 38 %, đây
là tỷ lệ giảm khá lớn), nguyên nhân cũng giống như trên mặt hàng có giá trị cao
là Tilt super không được quan tâm đúng mức nên hoạt động tiêu thụ mặt hàng
này giảm mạnh ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ chung của cả nhóm mặt hàng
thuốc trừ bệnh. Còn về chỉ tiêu tồn kho tăng mạnh so với năm trước là do hoạt
động tiêu thụ giảm đồng thời tồn kho cuối kỳ lại tăng so với năm trước mặt dù
nhập trong kỳ giảm đáng kể nhưng mức độ ảnh hưởng của hai chỉ tiêu kia lớn
hơn nên đã làm tồn kho cuối kỳ năm 2006 tăng 20 % so với năm 2005.
57
c) Phân tích tình hình tiêu thụ của nhóm mặt hàng thuốc trừ cỏ:
♦ Phân tích theo hình thức số lượng:
Bảng 23: Tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng của nhóm mặt hàng thuốc trừ cỏ.
Nguồn: Tính toán từ bảng 15
Tồn kho đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn kho cuối kỳ
2005 / 2004 2006 / 2005 2005 / 2004 2006 / 2005 2005 / 2004 2006 / 2005 2005 / 2004 2006 / 2005
Mặt
hàng
Đơn
vị
tính chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
chênh
lệch
%
Facet chai (2.020) (28) 11.405 215 524 21 32 1 (2.078) (41) (1.080) (36) 1.159 28 12.517 234
Gramo
xone
chai (1.664) (57) 3.302 264 (540) (45) 260 39 (750) (54) (219) (35) (1.354) (51) 3.781 296
Nominee chai 2.532 121 3.426 74 1.350 180 (2.100) (100) (234) (19) (360) (36) 5.003 701 1.686 29
Sofit chai (8.631) (65) 3.198 70 (2.550) (47) (227) (8) (3.085) (57) 726 31 (7.937) (61) 2.245 44
Turbo chai 32.707 180 (12.457) (24) 0 0 9.360 49 (3.088) (17) 11.889 78 36.101 192 (14.986) (27)
58
* So sánh 2005/ 2004:
- Sản phẩm Facet: trong kỳ doanh nghiệp không quan tâm tăng cường tiêu thụ
do đó lượng tiêu thụ giảm 2.078 chai ( giảm 41 %) mà lại nhập thêm vào một
lượng lớn kỳ trước khá nhiều, nhập trong kỳ tăng 524 chai ( tăng 21 % ) so với
năm 2004) đã làm cho lượng tồn kho cuối kỳ tăng 1.159 chai ( tương ứng tăng
28 % ) mặc dù tồn kho đầu kỳ giảm 2.020 chai( giảm 28 % so với năm 2004).
- Sản phẩm Gramoxone: trong năm 2005 các chỉ tiêu đều giảm so với năm
2004, tồn kho đầu kỳ giảm 1.664 chai ( giảm 57 % ), nhập trong kỳ giảm 540
chai ( giảm 45 % ), xuất tiêu thụ trong kỳ giảm 750 chai, tương ứng giảm 54 %,
tồn kho cuối kỳ giảm 51 %. Nhưng chúng ta để ý rằng lượng tiêu thụ giả khá
mạnh nhưng tồn kho cũng giảm một lượng khá lớn, Điều này có nghĩa là tình
hình tiêu thụ trong kỳ dù có giảm so với kỳ trước nhưng lượng tiêu thụ vẫn rất
cao nên nó đã góp phần làm giảm áp lực cho tồn kho cuối kỳ bên cạnh sự giảm
xuống của tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ.
- Sản phẩm Nominee: tồn kho đầu kỳ tăng 2.532 chai ( tăng 121 % ) so với
năm 2004, nhập trong kỳ tăng 3.426 chai ( tăng 180 % so với năm 2004), đồng
thời xuất tiêu thụ trong kỳ giảm 234 chai ( giảm 19 % ) đã làm cho tồn kho cuối
kỳ tăng lên rất cao, cụ thể tăng 5.003 chai ( tăng 701 % so với năm 2004 ). Dựa
vào những biến động trên ta thấy rằng tồn kho tồn kho cuối kỳ tăng chủ yếu là do
tồn đầu kỳ tăng cao, doanh nghiệp không lo tiêu thụ mà lại nhập vào với lượng
lớn làm cho tồn kho cuối kỳ tăng đột biến cả về số lượng lẫn tỷ lệ %, doanh
nghiệp cần xem xét lại để điều chỉnh cho hợp lý bởi vì hàng hóa không tiêu thụ
được sẽ dẫn đến nguồn vốn kinh doanh bị ứ đọng trong hàng tồn kho.
- Sản phẩm Sofit: trong kỳ cả nhập và tiêu thụ đều giảm nhưng tốc độ giảm
của tiêu thụ lớn hơn nhập trong kỳ ( 57 %> 47 % )nhưng do tồn kho đầu kỳ giảm
mạnh, giảm 8.631 chai (tức giảm 65 % ) so với năm 2004 nên đã làm cho tồn kho
cuối kỳ giảm 7.937 chai (giảm 61 % so với năm 2004 ). Tồn kho cuối kỳ nói
chung là tốt nhưng doanh nghiệp vẫn phải chú ý lượng hàng hóa dự trữ sao cho
đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra đều đặn không để thiếu hàng, gián đoạn
kinh doanh, gây mất lòng tin với khách hàng.
59
- Sản phẩm Turbo: Trong năm 2005 mặc dù doanh nghiệp không nhập thêm
mặt hàng này nhưng tình hình tiêu thụ giảm mạnh về lượng, cụ thể giảm 3.088
chai, đồng thời lượng tồn kho đầu kỳ tăng quá cao so với năm 2004 tăng 32.707
chai ( tăng 180 % ) đã làm cho tồn kho cuối kỳ chịu áp lực cao nên đã tăng đến
36.101 chai ( tăng 194 % so với năm 2004). Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét
lại nhu cầu của sản phẩm này trên thị trường cũng như chất lượng của nó có đáp
ứng được yêu cầu của người sử dụng hay không.
=> Nhìn chung tình hình tiêu thụ của nhóm mặt hàng thuốc trừ cỏ giảm mạnh
so với kỳ trước, tất cả các mặt hàng đều có tốc độ tiêu thụ chậm hơn so với kỳ
trước và số lượng sản phẩm bán ra cũng sụt giảm mạnh, đáng nói là các mặt hàng
có giá trị cao như Sofit, Nominee, chính điều này đã làm ch tồn kho cuối kỳ tăng
cả về số lượng lẫn cả giá trị. nguyên nhân có thể do trong kỳ tình hình cỏ dại diễn
biến ổn định nên nông dân ít sử dung thuốc hóa học hoặc do phần lớn các mặt
hàng của doanh nghiệp đang kinh doanh đã bị cỏ dại kháng thuốc nên người dân
không tin dùng…
* So sánh 2006/ 2005:
Với cách phân tích tương tự như trên ta nhận thấy rằng, tình hình tiêu thụ
của nhóm mặt hàng thuốc trừ cỏ năm 2006 mặc dù có nét khả quan hơn năm
2005 với sự tăng lên đáng kể về lượng cũng như tốc độ tiêu thụ của hai mặt hàng
Sofit và Turbo, cụ thể Sofit tăng 726 chai (tăng 31 %), Turbo tăng 11.889 chai
(tăng 78 %), tuy nhiên nhìn chung về số lượng bán ra và tốc độ tiêu thụ vẫn còn
thấp, chính điều này cùng với tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ tăng lên đã làm
cho tồn kho cuối kỳ của các mặt hàng đều tăng cao so với năm 2005.
60
♦ Phân tích theo hình thức giá trị:
Bảng 24: So sánh tình hình tiêu thụ theo hình thức giá trị của
nhóm mặt hàng thuốc trừ cỏ:
Đơn vị tính: %
So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005
Tồn đầu kỳ 126 117
Nhập trong kỳ 92 111
Xuất trong kỳ 67 140
Tồn cuối kỳ 153 108
Nguồn: Tính toán từ bảng 53 (phụ lục)
* So sánh 2005/ 2004:
Tình hình tiêu thụ xét theo mặt giá trị của nhóm mặt hàng thuốc trừ cỏ năm
2005 chỉ đạt 67 % so với năm trước (tức giảm 33 % so với năm 2004). Sự giảm
sút mạnh trong tiêu thụ là do các mặt hàng có giá trị cao như Nominee, Turbo và
Sofit không được quan tâm tiêu thụ đúng mức làm cho doanh số bán các mặt
hàng này giảm nhiều so với năm trước kéo theo doanh số của cả nhóm mặt hàng
thuốc trừ cỏ cũng giảm theo mạnh mẽ.Còn tồn kho cuối kỳ tăng 53 % so với
năm 2004 chủ yếu là do tốc độ tăng lên của chỉ tiêu tồn đầu kỳ khá lớn ( tăng 26
% so với năm 2004) cộng với tình hình tiêu thụ trong kỳ diễn ra trì trệ so với kỳ
truớc.
* So sánh 2006/ 2005:
Tình hình tiêu thụ xét theo mặt giá trị của nhóm mặt hàng thuốc trừ bệnh năm
2006 đạt 140 % so với năm 2005 ( tức tăng 40 % so với năm 2005). Nguyên
nhân chính của sự tăng mạnh mẽ so với năm trước là do các mặt hàng có giá trị
cao được quan tâm xúc tiến tiêu thụ đúng đắn, cụ thể ở đây là mặt hàng Turbo và
Sofit đã tăng về doanh số bán ra trong kỳ này. Các chỉ tiêu nhập trong kỳ và tồn
kho đầu kỳ đều tăng khá so với năm trước đã làm cho tồn kho cuối kỳ tăng 8%
mặc dù tình hình tiêu thụ năm 2005 tăng mạnh so với năm 2005.
61
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP XUẤT TỒN HÀNG HÓA CỦA
DOANH NGHIỆP:
Bảng 25: Tình hình nhập xuất tồn tai doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
Đơn vị tính: đồng
Năm Tồn kho đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn kho cuối kỳ
2004 6.114.363.136 36.644.220.737 36.057.980.174 6.700.603.699
2005 6.700.603.699 40.816.062.442 35.509.579.663 12.007.086.478
2006 12.007.086.478 43.742.051.937 45.268.197.618 10.480.940.797
Nguồn số liệu: Doanh nghiệp tư nhân thu Loan II
Từ số liệu trên ta vẽ được đồ thị như sau:
} Qua bảng và đồ thị trên ta thấy rằng:
Giá trị tồn kho cuối kỳ có xu hướng tăng và ổn định ở mức cao, cụ thể vào
năm 2004 chỉ khoảng 6 tỷ đồng sau đó tăng 12 tỷ đồng vào cuối năm 2005 và
giảm còn 10 tỷ vào cuối năm 2006, đây là mức khá cao. Giá trị tồn kho cuối kỳ
tăng là do tình hình tiêu thụ trong kỳ giảm hoặc lượng nhập kho lớn hoặc là tồn
kho đầu kỳ lớn ( đây là do ảnh hưởng từ trước). Vậy để tình ra nguyên nhân tồn
kho cuối kỳ tăng ta dùng phương pháp liên hệ cân đối để phân tích các số liệu
trên.
Ta có : tồn kho đầu kỳ + nhập trong kỳ = xuất trong kỳ + tồn kho cuối kỳ
=> tồn kho cuối kỳ = tồn kho đầu kỳ + nhập trong kỳ -xuất trong kỳ
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
35,000
40,000
45,000
50,000
2004 2005 2006
Triệu đồng
Năm
Tồn kho đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn kho cuối kỳ
Hình 11:Biểu đồ thể hiện tình hình nhập xuất tồn qua ba năm
62
Gọi Q là giá trị tồn kho cuối kỳ
a là gía trị tồn kho đầu kỳ
b là giá trị nhập trong kỳ
c là giá trị xuất tiêu thụ trong kỳ
04,05,06 là các gốc thời gian 2004,2005,2006
Chênh lệch tồn kho cuối kỳ 2005/ 2004:
- Đối tượng phân tích : ΔQ1
Δ Q1 = tồn kho cuối kỳ 2005 – tồn kho cuối kỳ 2004
ΔQ1 = Q05 – Q04 = 12.007.086.478 – 6.700.603.699 = 5.306.482.779 đồng .
Ta có:
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tồn kho đầu kỳ
Δ a1 = a05 –a04 = 6.700.603.699 – 6.114.363.136 = 586.240.563 đồng
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố nhập trong kỳ
Δ b1 = b05 - b04 = 40.816.062.442 – 36.644.220.737 = 4.171.841.705 đồng
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố xuất trong kỳ
Δ c1 = c05 - c04 = 35.509.579.663 – 36.057.980.174 = - 548.400.511 đồng
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
ΔQ1 = Δ a1 + Δ b1 - Δ c1
ΔQ1 = 5.586.240.563 +4.171.841.705 - ( - 548.400.511 ) = 5.306.482.779
đồng.
Bảng 26: Mức ảnh hưởng của các nhân tố đến chênh lệch tồn kho cuối kỳ
năm 2005 so với 2004
Nguồn: Tổng hợp từ tính toán trên
Nhân tố ảnh hưởng Số tiền (đồng) Hướng tác động
Tồn kho đầu kỳ 586.240.563 Tăng
Nhập trong kỳ 4.171.841.705 Tăng
Xuất tiêu thụ trong kỳ 548.400.511 Tăng
Tổng 5.306.482.779 Tăng
63
Nhận xét:
Dựa vào bảng trên ta thấy rằng tồn kho cuối kỳ năm 2005 tăng so với năm
2004 chủ yếu là do lượng nhập vào quá lớn chứ không phải là do tình hình tiêu
thụ trong kỳ quá thấp so với kỳ trước. Cụ thể, trong 5.306.482.779 đồng tăng lên
của tồn kho cuối kỳ thì có đến 79 % (4.171.841.705 đồng ) là do ảnh hưởng của
sự tăng lên của chỉ tiêu nhập trong kỳ, còn chỉ tiêu xuất tiêu thụ chỉ ảnh hưởng
khoảng 10%, chỉ tiêu tồn kho đầu kỳ ảnh hưởng 11 %.
Chênh lệch tồn kho cuối kỳ 2006/2005:
- Đối tượng phân tích : ΔQ2
Δ Q2 = tồn kho cuối kỳ 2006 – tồn kho cuối kỳ 2005
ΔQ2 = Q06 – Q05 =10.480.940.797 - 12.007.086.478 = -1.526.145.681 đồng .
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tồn kho đầu kỳ
Δ a2 = a06 –a05 = 12.007.086.478 - 6.700.603.699 = 5.306.482.779 đồng
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố nhập trong kỳ
Δ b2 = b06 - b05 = 43.742.051.937 - 40.816.062.442 = 2.925.989.495 đồng
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố xuất trong kỳ
Δ c2 = c06 - c05 = 45.268.197.618 - 35.509.579.663 = 9.758.617.955 đồng
- tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
ΔQ2 = Δ a2 +Δ b2 - Δ c2
ΔQ2 = 5.306.482.779 + 2.925.989.495 - 9.758.617.955 = -1.526.145.681
đồng.
Bảng 27: Mức ảnh hưởng của các nhân tố đến chênh lệch tồn kho cuối kỳ
năm 2006 so với 2005
Nguồn: Tổng hợp từ tính toán trên
Nhân tố ảnh hưởng Số tiền (đồng) Hướng tác động
Tồn kho đầu kỳ 5.306.482.779 Tăng
Nhập trong kỳ 2.925.989.495 Tăng
Xuất tiêu thụ trong kỳ 9.758.617.955 Giảm
Tổng 1.526.145.681 Giảm
64
Dựa vào bảng trên ta thấy rằng tồn kho cuối kỳ năm 2006 giảm so với năm
2005 chủ yếu là do tình hình tiêu thụ diễn ra trong kỳ rất tốt. Lượng xuất tiêu thụ
tăng với giá trị rất lớn so với năm trước làm cho tồn kho cuối kỳ giảm một lượng
đáng kể, lượng giảm này sau khi bù trừ vào phần tăng do sự tác động của hai
nhân tố tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ vẫn còn làm giảm tồn kho cuối kỳ một
lượng khá lớn 1.526.145.681 đồng.
4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ MUA
HÀNG CỦA CÁC ĐẠI LÝ (KHÁCH HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP)
Các đại lý kinh doanh ở những vùng khác nhau và mỗi vùng thì lịch thời vụ,
canh tác của người nông dân cũng không giống với nhau nên việc tiêu thụ hàng
hóa phụ thuộc khá nhiều vào thời điểm canh tác. Vì vậy cần phân tích tình hình
tiêu thụ theo đại lý để đại lý nào mua hàng ở thời điểm nào nhiều, mua loại hàng
hóa nào nhiều và thường xuyên để từ đó có chính sách dự trữ cho phù hợp nhằm
đảm bảo luôn cung cấp đúng đủ và kịp thời cho các đại lý. Mặc khác, các đại lý
là khách hàng trực tiếp của doanh nghiệp nên việc phân tích tiêu thụ theo khách
hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được những đặc điểm riêng biệt trong hoạt
động mua hàng của họ để từ đó có chính sách đáp ứng kịp thời , đây có thể xem
là vấn đề quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
4.2.1. So sánh doanh số mua trung bình của các đại lý:
Khi phân tích so sánh doanh số mua trung bình của các đại lý sẽ giúp doanh
nghiệp phân các đại lý thành nhiều nhóm ưu tiên khác nhau để từ đó thực hiện
các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho công bằng, hợp lý đúng với mức độ “đóng
góp” của từng đại lý vào doanh nghiệp đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp
xác định được khách hàng thân thiết. Khi phân tích mục tiêu này ta dùng phương
pháp phân tích phương sai ANOVA để thấy được mức độ ảnh hưởng của từng
đại lý
65
Ta sử dụng chức năng ANOVA: Single factor trong phần mềm Excel để xử lý số liệu của bảng trên với mức ý nghĩa 5% sẽ thu được bảng
kết quả như sau:
Bảng 28: Kết quả ANOVA một chiều từ phần mềm Excel
Anova: Single
Factor
SUMMARY
Groups Count Sum Average Variance
Đỗ Ngọc Danh 36 2.082.008.676 57.833.574 2,97481E+15
Diệp VănHoà 36 1.685.626.387 46.822.955 8,15885E+14
Huỳnh Nhuận 36 3.269.122.943 90.808.971 1,9871E+15
Nguyễn Thu Thủy 36 1.650.306.886 45.841.858 6,5671E+14
Quách Văn Tỷ 36 1.351.623.318 37.545.092 2,94684E+14
ANOVA
Source of Variation SS df MS F P-value F crit
Between Groups 6,27391E+16 4 1,56848E+16 11,65429359 2,05806E-08 2,423286212
Within Groups 2,35521E+17 175 1,34584E+15
Total 2,9826E+17 179
66
Để kiểm định xem doanh số mua trung bình của các đại lý khác nhau có bằng
nhau không ta đặt giả thiết như sau:
Ho: Doanh số mua trung bình của các đại lý khác nhau sẽ bằng nhau (μ1 = μ2
= μ3 = μ4 = μ5 ),
H1: Doanh số mua trung bình của các đại lý khác nhau sẽ khác nhau (Có một
μi bất kỳ khác các μ còn lại).
Từ số liệu bảng trên ta có:
Tổng bình phương chênh lệch giữa các nhóm:
SSG = 62.739.100.000.000.000
Trung bình của bình phương chênh lệch giữa các nhóm :
MSG = 15.684.000.000.000.000
Tổng bình phương chênh lệch trong từng nhóm:
SSW = 235.521.000.000.000.000
Trung bình của bình phương chênh lệch trong từng nhóm riêng biệt:
MSW = 1.345.800.000.000.000
Tổng bình phương của toàn mẫu quan sát:
SST = 298.260.000.000.000.000
Tỉ số của hai trung bình bình phương giữa các nhóm (MSG) và trong từng
nhóm (MSW): F = 11,654
Giá trị tra bảng: Fk-1, n- k, α = F 4,175, 5% = 2,423
Ta thấy: F > F4,175, 5%
Suy ra bác bỏ giả thuyết H0
Kết luận: Vậy với mức ý nghĩa 5% nguồn số liệu đủ bằng chứng bác bỏ giả
thiết H0 cho rằng doanh số mua trung bình của các đại lý khác nhau sẽ bằng
nhau, hay doanh số mua trung bình của các đại lý khác nhau thì khác nhau.
( i= 1,5
67
4.2.2. Phân tích mức độ phụ thuộc của doanh số mua hàng của các đại lý
vào các quý khác nhau trong năm:
Như đã nói ở trên, các đại lý kinh doanh ở những vùng khác nhau và mỗi vùng
thì lịch thời vụ, canh tác của người nông dân cũng không giống với nhau nên việc
tiêu thụ hàng hóa phụ thuộc khá nhiều vào thời điểm canh tác, đây có thể xem là
yếu tố thời vụ ảnh hưởng đến doanh số mua hàng. Vì vậy cần phân tích mức độ
phụ thuộc của doanh số mua hàng của các đại lý vào các quý khác nhau trong
năm để xác định các đại lý thường mua hàng ở thời điểm nào nhiều để từ đó có
chính sách dự trữ cho phù hợp nhằm đảm bảo luôn cung cấp đúng đủ và kịp thời
cho các đại lý.
Bảng 29: Tình hình mua hàng của các đại lý qua các quý trong
ba năm 2004 -2005 -2006
Đơn vị tính: đồng
Nguồn số liệu: tính toán từ bảng 54( phụ lục)
Xác định yếu tố thời vụ tác động đến doanh số mua hàng của đại lý Đỗ
Ngọc Danh:
Từ dãy số thời gian là doanh số mua của đại lý Đỗ Ngọc Danh ta tính số trung
bình di động 4 mức độ rồi sau đó tính tiếp số trung bình 2 mức độ để tách yếu tố
thời vụ(S) và yếu tố ngẫu nhiên(I) ra khỏi dãy số thời gian vì số trung bình di
động chỉ bao gồm yếu tố xu hướng(T) và chu kỳ(C). Tiếp đến ta tính chỉ số mùa
Thời
gian
Đỗ Ngọc
Danh
Diệp Văn
Hòa
Huỳnh
Nhuận
Nguyễn
Thu Thủy
Quách Văn
Tỷ
I/2004 88.771.930 251.553.720 201.044.700 92.235.100 132.371.210
II/2004 116.910.750 74.463.770 259.391.210 120.339.620 149.572.350
III/2004 42.836.140 93.059.280 205.529.320 124.202.360 97.023.390
IV/2004 241.995.230 160.514.840 269.444.125 123.677.340 116.117.042
I/2005 120.524.920 82.962.200 228.798.496 71.894.630 143.325.990
II/2005 209.074.800 115.606.850 337.613.563 138.956.665 112.731.349
III/2005 111.023.732 85.042.300 411.142.235 157.221.631 120.332.451
IV/2005 172.902.489 168.369.808 251.572.810 158.905.390 117.516.244
I/2006 360.694.072 200.984.110 299.401.652 247.945.365 116.149.985
II/2006 287.447.556 120.209.097 280.562.944 121.541.287 85.859.656
III/2006 64.175.583 133.309.453 264.308.090 123.156.566 62.781.117
IV/2006 265.651.474 199.550.959 260.313.798 170.230.932 97.842.534
68
vụ cho từng quý bằng cách lấy danh số mua chia cho số trung bình di động 2
mức độ tương ứng( Yi / Yi* = T*S*C*I / T*C = S*I ).
Bảng 30:Tính chỉ số mùa vụ
Nguồn số liệu: tính toán từ bảng 29
Nhưng chỉ số mùa vụ này chưa thể hiện đúng tác động của yếu tố mùa vụ bởi
vì trong nó còn bao hàm yếu tố ngẫu nhiên, Do đó ta phải tiến hành điều chỉnh
chỉ số thời vụ quý hay loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên trong các chỉ số thời vụ quý vừa
tính được sao cho trung bình của chúng bằng 100% như bảng dưới đây:
Bảng 31: Điều chỉnh chỉ số mùa vụ
Nguồn số liệu: tính toán từ bảng 30
Năm Quý Doanh số mua (Yi )
Số trung bình di
động 4
Số trung bình 2
mức độ (Yi*)
Chỉ số
mùa vụ
(%)
2004 I 88.771.930
II 116.910.750 122.628.512.50
III 42.836.140 130.566.760.00 126.597.636.25 33,84
IV 241.995.230 153.607.772.50 142.087.266.25 170,31
2005 I 120.524.920 170.654.670.50 162.131.221.50 74,34
II 209.074.800 153.381.485.25 162.018.077.88 129,04
III 111.023.732 213.423.773.25 183.402.629.25 60,54
IV 172.902.489 233.016.962.25 223.220.367.75 77,46
2006 I 360.694.072 221.304.925.00 227.160.943.63 158,78
II 287.447.556 244.492.171.25 232.898.548.13 123,42
III 64.175.583
IV 265.651.474
Năm/Quý I II III IV
2004 33,84 170,31
2005 74,34 129,04 60,54 77,46
2006 158,78 123,42
Tổng 233,12 252,47 94,37 247,77
Chỉ số mùa
vụ (%) 116,56 126,23 47,19 123,89 413,87
Chỉ số mùa
vụ điều
chỉnh (%)
112,66 122,00 45,61 119,74 400
69
Các chỉ số thời vụ trên cho thấy rằng doanh số mua của đại lý Đỗ Ngọc Danh
phụ thuộc vào các quý rõ rệt, cụ thể quý I chỉ số mùa vụ bằng 112,66%, điều này
có nghĩa là vào quý I doanh số mua sẽ tăng 12,66% với mức trung bình chung,
quý II và quý IV chỉ số mùa vụ là 122% và 119,74% cũng nói lên rằng nếu các
yếu tố khác cố định thì doanh số bán vào quý II sẽ tăng lên 22% và quý IV sẽ
tăng lên 19,74 %. Riêng vào quý III, doanh số bán sẽ giảm 54,29% so với múc
trung bình chung của đại lý. Điều này là do những đặc trưng của các quý như :
điều kiện tự nhiên, tình hình gieo trồng của nông dân vào các quý …
Thực hiện theo cách tương tự cho dãy số thời gian là doanh số mua của các đại
lí khác ta có được bảng tổng hợp ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ của các quý đến
tình hình mua hàng của đại lý như sau:
Bảng 32: Tổng hợp mức độ phụ thuộc của doanh số mua hàng của các đại
lý vào các quý khác nhau trong năm:
Đơn vị tính: %
Chỉ số mùa vụ theo quý (%)
Đại lý
I II III
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THU LOAN II.pdf