Tài liệu Luận văn Phân tích tình hình thu mua thủy sản nguyên liệu của công ty Cổ phần thủy sản Cafatex – Hậu Giang: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU MUA
THỦY SẢN NGUYÊN LIỆU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN
CAFATEX – HẬU GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
BÙI THỊ KIM THANH NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN
Mã số SV: 4054239
Lớp: Kinh tế nông nghiệp 01 K31
- Cần Thơ 04/2009 -
iLỜI CẢM TẠ
Trước hết xin em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô Bùi Thị Kim
Thanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Xin cám ơn Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex đã tiếp nhận tôi thực tập và
cung cấp các số liệu cần thiết cho tôi thực hiện đề tài, xin cảm ơn anh Nguyễn
Hữu Thiều – Giám đốc nhân sự đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực tập tại công ty.
Xin cám ơn các bạn lớp Kinh Tế Nông Nghiệp 01 K31 và các bạn cùng Bộ
môn Kinh Tế Nông Nghiệp và Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường đã hỗ trợ cho
tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
...
88 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích tình hình thu mua thủy sản nguyên liệu của công ty Cổ phần thủy sản Cafatex – Hậu Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU MUA
THỦY SẢN NGUYÊN LIỆU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN
CAFATEX – HẬU GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
BÙI THỊ KIM THANH NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN
Mã số SV: 4054239
Lớp: Kinh tế nông nghiệp 01 K31
- Cần Thơ 04/2009 -
iLỜI CẢM TẠ
Trước hết xin em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô Bùi Thị Kim
Thanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Xin cám ơn Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex đã tiếp nhận tôi thực tập và
cung cấp các số liệu cần thiết cho tôi thực hiện đề tài, xin cảm ơn anh Nguyễn
Hữu Thiều – Giám đốc nhân sự đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực tập tại công ty.
Xin cám ơn các bạn lớp Kinh Tế Nông Nghiệp 01 K31 và các bạn cùng Bộ
môn Kinh Tế Nông Nghiệp và Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường đã hỗ trợ cho
tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Sau cùng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi, là nguồn động
viên rất lớn cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Ngày … tháng … năm…
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Quyên
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày … tháng … năm …
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Quyên
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Ngày …. tháng …. Năm …
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Ngày … tháng … năm …
Giáo viên hướng dẫn
Bùi Thị Kim Thanh
vNHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Ngày … tháng … năm …
Giáo viên phản biện
vi
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..............................................................................1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI....................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................3
1.4.1. Địa bàn nghiên cứu ................................................................................3
1.4.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................4
2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...............................................................................4
2.1.1. Các khái niệm có liên quan ....................................................................4
2.1.1.1. Khái niệm về sản xuất ......................................................................4
2.1.1.2. Khái niệm về thị trường yếu tố đầu vào và thị trường nguyên liệu ...5
2.1.1.3. Khái niệm về nguồn nguyên liệu đầu vào.........................................5
2.1.2. Tìm hiểu sơ lược về con tôm và con cá tra nguyên liệu ..........................6
2.1.2.1. Giới thiệu về con tôm sú nguyên liệu ...............................................6
2.1.2.2. Giới thiệu về con cá tra nguyên liệu .................................................9
2.1.3. Lý thuyết về tầm quan trọng của thị trường thu mua nguyên liệu .........10
2.1.4. Lý thuyết về hiệu quả kinh tế của việc thu mua ....................................13
2.1.4.1. Hiệu quả khi có sự phù hợp giữa sản lượng thu mua và nhu cầu của
người tiêu dùng .................................................................................................13
vii
2.1.4.2. Hiệu quả khi cung nguyên liệu vượt cầu nguyên liệu .....................13
2.1.4.3. Hiệu quả khi hất lượng nguyên liệu được đảm bảo.........................14
2.1.4.4. Hiệu quả khi ổn định được sản lượng nguyên liệu thu mua, giảm
thiểu chi phí trung gian......................................................................................14
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................14
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................14
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................15
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY VÀ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THỦY SẢN CAFATEX ..................................................................................16
3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY .....................................................................16
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty qua các giai đoạn ...............16
3.1.1.1. Thông tin về công ty ....................................................................16
3.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................17
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, năng lực sản xuất và phương hướng hoạt động
của công ty ........................................................................................................18
3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.................................................18
3.1.2.2. Năng lực sản xuất của công ty ......................................................18
3.1.2.3. Phương hướng hoạt động của công ty...........................................19
3.1.3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy công ty và chức năng các phòng ban..............20
3.1.3.1. Tổ chức bộ máy công ty Cafatex ..................................................20
3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ............................................22
3.2. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH .25
3.2.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2006 – 2008 ........25
3.2.2. Phân tích tài chính công ty ..................................................................27
3.2.3. Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty ...............................................28
viii
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU MUA THỦY SẢN NGUYÊN
LIỆU CỦA CÔNG TY ....................................................................................30
4.1. ĐIỀU KIỆN, TIỀM NĂNG THIÊN NHIÊN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG VIỆC CUNG CẤP NGUỒN
NGUYÊN LIỆU CHO CÁC CÔNG TY CHẾ BIẾN .........................................30
4.1.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản...............................................................30
4.1.2. Sản lượng, giá trị thủy sản xuất khẩu và nuôi trồng .............................32
4.1.2.1. Sản lượng và giá trị thủy sản xuất khẩu ........................................32
4.1.2.2. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ......................................................33
4.2. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA NGUỒN THỦY SẢN NGUYÊN LIỆU
TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CAFATEX ............35
4.3. CÁC NGUỒN CUNG CẤP THỦY SẢN NGUYÊN LIỆU CHO CÔNG TY
CAFATEX........................................................................................................37
4.3.1. Nguồn cung cấp tôm nguyên liệu ........................................................37
4.3.2. Nguồn cung cấp cá tra nguyên liệu ......................................................38
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU MUA THỦY SẢN NGUYÊN LIỆU CỦA
CÔNG TY.........................................................................................................38
4.4.1. Tiêu chuẩn thu mua thủy sản nguyên liệu ............................................38
4.4.1.1. Tiêu chuẩn thu mua cá tra nguyên liệu .........................................39
4.4.1.2. Tiêu chuẩn thu mua tôm nguyên liệu............................................39
4.4.2. Các hình thức thu mua thủy sản nguyên liệu của công ty.....................39
4.4.3. Phương thức thanh toán mua hàng.......................................................42
4.4.4. Cơ cấu các loại thủy sản thu mua làm nguyên liệu của công ty............42
4.4.5. Địa bàn thu mua nguyên liệu ...............................................................44
4.4.5.1. Địa bàn thu mua tôm nguyên liệu .................................................44
4.4.5.2. Địa bàn thu mua cá tra nguyên liệu ..............................................45
4.4.6. Sản lượng thủy sản nguyên liệu thu mua .............................................46
ix
4.4.7. Giá cả thủy sản nguyên liệu thu mua ...................................................48
4.4.7.1. Giá tôm nguyên liệu .....................................................................49
4.4.7.2. Giá cá tra nguyên liệu...................................................................50
4.4.8. Quá trình thu mua, vận chuyển, tiếp nhận nguyên liệu của Cafatex .........50
4.4.8.1. Quá trình thu mua, vận chuyển, tiếp nhận tôm nguyên liệu ..........50
4.4.8.2. Quá trình thu mua, vận chuyển, tiếp nhận cá tra nguyên liệu ........52
4.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA VIỆC THU
MUA THỦY SẢN NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY ......................................53
4.5.1. Tính ổn định về sản lượng thu mua......................................................53
4.5.1.1. Yếu tố thời tiết và mùa vụ nuôi trồng ...........................................53
4.5.1.2. Sự cạnh tranh của các đối thủ trong thị trường thu mua và cạnh
tranh giữa các loài nuôi .....................................................................................54
4.5.1.3. Bộ phận thu mua của công ty .......................................................55
4.5.1.4. Kế hoạch sản xuất, tiêu thụ xuất khẩu ..........................................55
4.5.2. Tính ổn định về giá cả thu mua...........................................................57
4.5.2.1. Thị trường cung cầu hàng hóa ......................................................57
4.5.2.2. Sự cạnh tranh giá cả giữa các người mua .....................................57
4.5.2.3. Các yếu tố kinh tế - xã hội khác ...................................................58
CHƯƠNG 5: MA TRẬN SWOT VÀ GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH THU
MUA THỦY SẢN NGUYÊN LIỆU................................................................59
5.1. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ................................................................59
5.1.1. Chiến lược SO (Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng .........................60
5.1.2. Chiến lược WO (Cải thiện những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ
hội)....................................................................................................................61
5.1.3. Chiến lược ST (Tận dụng những điểm mạnh bên trong để vượt qua
những bất trắc) ..................................................................................................62
x5.1.4. Chiến Lược WT (Tối thiểu hóa những điểm yếu bên trong và tránh khỏi
các đe dọa bên ngoài .........................................................................................62
5.2. GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH THU MUA THỦY SẢN NGUYÊN LIỆU
CỦA CÔNG TY................................................................................................63
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................66
6.1. KẾT LUẬN................................................................................................66
6.2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................66
6.2.1. Đối với Nhà Nước ...............................................................................66
6.2.2. Đối với người dân ...............................................................................67
6.2.3. Đối với công ty....................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................69
xi
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2006 - 2008 ...................26
Bảng 2: Sản lượng và giá trị tiêu thụ tính theo sản phẩm từ 2006 - 2008 ...........29
Bảng 3: Diện tích NTTS của các tỉnh ĐBSCL từ năm 2002 đến năm 2007 .......31
Bảng 4: Sản lượng NTTS của các tỉnh ĐBSCL từ năm 2002 đến năm 2007 ......34
Bảng 5: Sản lượng và tỷ trọng sản phẩm sản xuất thực tế từ 2006 - 2008 ..........36
Bảng 6: Tỷ lệ các hình thức thu mua nguyên liệu phân thao mặt hàng từ năm
2006 đến năm 2008 ...........................................................................................40
Bảng 7: Sản lượng tôm thu mua phân theo địa bàn từ 2006 - 2008 ....................45
Bảng 8: Sản lượng cá thu mua phân theo địa bàn từ năm 2006 - 2008 ...............46
Bảng 9: Sản lượng thủy sản thu mua phân theo mặt hàng từ 2006 - 2008 ..........47
xii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ quy trình chế biến tôm đông lạnh..................................................8
Hình 2: Sơ đồ quy trình công nghệ cá tra filtet đông lạnh xuất khẩu ..................10
Hình 3: Sơ đồ vai trò của các yếu tố sản xuất trong hoạt động kinh tế ...............11
Hình 4: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty cổ phần thủy sản Cafatex.......................21
Hình 5: Diện tích NTTS của ĐBSCL từ 2002 – 2007........................................30
Hình 6: Sản lượng và giá trị thủy sản xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2005
đến năm 2008....................................................................................................32
Hình 7: Sản lượng NTTS (tấn) của ĐBSCL từ năm 2002 đến năm 2007 ...........33
Hình 8: Cơ cấu các loại thủy sản thu mua làm nguyên liệu của công ty từ
năm 2006 đến năm 2008....................................................................................43
Hình 9: Sản lượng thủy sản thu mua từ năm 2006 đến năm 2008 ......................46
Hình 10: Ma trận SWOT và các phối hợp chiến lược ........................................59
xiii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long.
EU: Cộng đồng các nước Châu Âu.
NTTS: Nuôi trồng thủy sản.
TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh.
USD: United State Dollar.
1CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay, sự tăng trưởng mạnh
của nền kinh tế toàn cầu cùng với sự gia tăng về dân số kéo theo sự gia tăng
mạnh mẽ nhu cầu tiêu dùng của con người mà đặc biệt là những sản phẩm phục
vụ cho nhu cầu thiết yếu hằng ngày. Do đó nhu cầu sử dụng sản phẩm nông
nghiệp mà đặc biệt là sản phẩm thủy sản trên thế giới ngày càng tăng. Mức tăng
của các sản phẩm thủy sản nhiều hơn so với các sản phẩm trên cạn khác do con
người có xu hướng sử dụng sản phẩm thuỷ sản thay thế cho các loại sản phẩm
trên cạn.
Với những tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào trong sản xuất làm
cho sản lượng và chất lượng sản phẩm thuỷ sản không ngừng được tăng lên mà
đặc biệt là ở khu vực châu Á. Theo xu thế phát triển chung của cơ chế thị trường,
song song với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là việc áp dụng
phương pháp quản trị mới nhằm đem lại hiệu quả cao cho các ngành sản xuất và
các doanh nghiệp.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi có điều kiện thuận lợi cho
phát triển nuôi trồng thuỷ sản. ĐBSCL là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm
quan trọng của cả nước, với diện tích xấp xỉ 4 triệu hecta chiếm 12% tổng diện
tích cả nước, được thiên nhiên ưu đãi là nơi hội tụ đầy đủ tiềm năng cho phát
triển nông nghiệp nói chung, nuôi trồng thuỷ sản nói riêng, và là vùng có diện
tích và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước.
Trong hoạt động kinh doanh mà đặc biệt là chế biến và xuất khẩu các mặt
hàng thủy sản thì nguồn nguyên liệu cung cấp và chất lượng nguyên liệu là một
yếu tố hết sức quan trọng. Đặc biệt là việc khai thác có hiệu quả và phù hợp
nguồn nguyên liệu đầu vào song song với vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
Nguồn nguyên liệu đầu vào của một doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu
thủy sản có thể do tự cung cấp tại chỗ, hoặc thu mua từ các nguồn cung cấp khác.
2Thu mua nguyên liệu cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản là khâu đầu tiên và là khâu quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm
quan trọng của vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình thu mua thủy
sản nguyên liệu của Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex – Hậu Giang” nhằm làm
rõ các vấn đề trong việc thu mua thủy sản nguyên liệu của công ty và tìm ra
những giải pháp thích hợp cho những vấn đề còn tồn tại.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài nhằm tiến hành phân tích quy trình thu mua thủy sản nguyên liệu
phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần thủy
sản Cafatex – Hậu Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung nói trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết
các mục tiêu cụ thể sau:
Phân tích phương thức, quy trình thu mua, vận chuyển tiếp nhận thủy sản
nguyên liệu của công ty.
Mô tả, phân tích cơ cấu các loại thủy sản nguyên liệu và vai trò của nguồn
thủy sản nguyên liệu đối với quá trình sản xuất của công ty.
Phân tích sự biến động của giá cả và sản lượng thủy sản thu mua từ năm
2006 đến năm 2008, những rủi ro tiềm ẩn và các yếu tố ảnh hưởng đến tính ổn
định của việc thu mua thủy sản nguyên liệu của công ty.
Tìm hiểu những cơ hội, thách thức bên ngoài cũng như điểm mạnh, điểm
yếu của bản thân công ty.
Đề ra một số giải pháp tình hình thu mua nguyên liệu của công ty.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Vai trò của việc thu mua thủy sản nguyên liệu đối với quá trình sản xuất
của công ty là gì?
Công ty thu mua thủy sản nguyên liệu từ nguồn cung cấp nào? Ở đâu?
3 Sản lượng và giá cả thủy sản nguyên liệu thu mua qua các năm thay đổi
như thế nào?
Quá trình thu mua, vận chuyển và tiếp nhận thủy sản nguyên liệu của công
ty diễn ra như thế nào?
Vấn đề thu mua thủy sản nguyên liệu chịu ảnh hưởng của nhân tố nào?
Những thuận lợi, những khó khăn, cũng như những giải pháp cho tình
hình thu mua thủy sản nguyên liệu của công ty là gì?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài tập trung vào việc phân tích tình hình thu mua thủy sản nguyên liệu
của Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
Số liệu trong đề tài được thu thập từ những năm 2006 cho đến năm 2008.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu tình hình thu mua tôm và cá nguyên liệu đầu vào phục
vụ cho quá trình sản xuất của công ty.
4CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và quy trình biến đổi
(inputs) để tạo ra một sản phẩm và dịch vụ nào đó (outputs).
Mỗi quá trình sản xuất thì được mô tả bằng một hàm sản xuất.
Hàm sản xuất dùng để mô tả định lượng các qui trình công nghệ sản xuất
khác nhau mà các nhà sản xuất có thể chọn lựa. Một hàm sản xuất cho biết số
lượng sản phẩm cao nhất tại mỗi mức input sử dụng.
Quá trình sản xuất thường được nghiên cứu với hai giả định:
- Giả định 1: Quá trình sản xuất được giả định là quá trình sản xuất đơn:
+ Các hoạt động sản xuất độc lập và tách biệt giữa các kỳ.
+ Loại bỏ các ảnh hưởng tương tác giữa các kỳ.
- Giả định 2: Tất cả các inputs và outputs là đồng nhất (về chất lượng).
Quá trình sản xuất gồm có 3 giai đoạn:
- Chuẩn bị, lựa chọn các nguồn lực đầu vào (inputs) về thị trường, giá cả, chất
lượng nguồn lực…
- Sử dụng các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra sản phẩm (outputs), giai đoạn
này sẽ trãi qua quy trình chế biến thủ công hoặc máy móc và dùng chỉ tiêu hiệu
quả kỹ thuật để đo lường.
- Bán sản phẩm, bán hàng, định giá sản phẩm, marketing, phân phối và các
dịch vụ hậu bán hàng.
Tối đa hóa lợi nhuận chính là mục tiêu hướng đến của tất cả các doanh nghiệp.
Vì thế, trong mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất, người sản xuất luôn mong
5muốn và cố gắng đạt hiệu quả ở từng giai đoạn để tiến đến mục tiêu cuối cùng là
tối đa lợi nhuận.
2.1.1.2. Khái niệm thị trường yếu tố đầu vào và thị trường nguyên liệu
Thị trường yếu tố đầu vào hay còn gọi là thị trường tư liệu sản xuất tập hợp
những cá nhân và tổ chức mua và bán các tư liệu sản xuất đầu vào như giống, cây
trồng, vật nuôi,… phục vụ cho quá trình sản xuất làm ra sản phẩm.
Thị trường yếu tố đầu vào khác với thị trường tiêu thụ sản phẩm ở chỗ số
lượng người mua tham gia vào thị trường ít hơn nhiều so với số lượng người
tham gia của thị trường tiêu dùng.
Thị trường nguyên liệu là một bộ phận của thị trường đầu vào nói chung, là
nơi diễn ra những hoạt động trao đổi mua bán nguyên liệu đã được sản xuất ra và
được sử dụng tiếp để tạo nên sản phẩm mới, trong đó phản ánh mối quan hệ giữa
người sản xuất và người tiêu dùng cho sản xuất, giữa cung, cầu và những mối
quan hệ, thông tin kinh tế nảy sinh trong lĩnh vực này.
Mặt khác, thị trường nguyên liệu là thị trường phái sinh, chỉ khi có nhu cầu
về sản xuất chế biến thì mới có thị trường này. Nguyên liệu là yếu tố đầu vào cần
thiết và quan trọng đối với công nghiệp chế biến
2.1.1.3. Khái niệm về nguồn nguyên liệu đầu vào
Người ta thường hiểu nguyên liệu là toàn bộ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên được chuyển hóa trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, thói quen bình
thường là một mặt phân biệt các nguyên liệu nông nghiệp (thực vật và động vật)
và các khoáng sản, mặt khác là năng lượng.
Như vậy, việc giải nghĩa từ “nguyên liệu” chỉ áp dụng cho các sản phẩm
nông nghiệp và khoáng sản ngoài năng lượng. Sự phân bố không đồng đều các
nguồn nguyên liệu này giữa các quốc gia cho thấy nó là mục tiêu hướng tới của
thương mại quốc tế.
62.1.2. Tìm hiểu sơ lược về con tôm sú và con cá tra nguyên liệu
2.1.2.1. Giới thiệu sơ lược về tôm sú nguyên liệu
a) Giới thiệu
- Tên tiếng Việt: Tôm sú.
- Tên tiếng Anh: Black tiger shrimp; Giant tiger shrimp; Jumbo tiger shrimp.
- Tên khoa học: Penaeus monodon, thuộc họ Penaeidae, bộ Decapoda, lớp
phụ Eumalacostraca, lớp Malacostraca.
b) Đặc điểm
- Hình thái: Chủy (gai nhọn ở đỉnh đầu) dạng sigma vượt quá mắt, ngọn
chủy thấp. Rãnh bên chủy không kéo dài đến gai thượng vị. Sóng gan và sóng
vùng vị trán không có. Sóng vùng vị hốc mắt rõ ràng chiếm từ 2/3 phía sau
khoảng cách giữa gai gan và bờ sau hốc mắt.
- Màu sắc: Cơ thể màu trắng hơi trong, điểm những chấm sắc tố xanh, đen,
lục nhạt. Chân đuôi có màu lục nhạt, rìa chân đuôi viền những lông tơ màu đỏ
tía. Có sắc tố xanh ở rìa chân hàm và chân bụng. Chân ngực có màu đỏ hồng.
c) Phân bố
Là loài thủy sản nước lợ, phân bố chủ yếu như sau:
- Trên thế giới: Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam Châu
Phi, Nam Trung quốc, Malaysia, Indonesia, New Guine, Bắc Úc và Việt Nam.
- Trong nước: Phân bố chủ yếu ở Nam bộ và đặc biệt là vùng ĐBSCL.
d) Môi trường sống
Độ sâu từ 2-90 m hay hơn, chất đáy bùn, cát. Tôm sú sống ở vùng cửa sông,
vực nước cạn, là loài có số lượng phong phú ở khu vực gần bờ đông, Tây Nam
bộ và Nam Trung bộ.
e) Đặc điểm sinh học
Tôm Sú sinh trưởng nhanh, sau 3-4 tháng nuôi có thể đạt cỡ bình quân 40-
50g. Tôm Sú ăn tạp, thức ăn ưa thích là nhuyễn thể, giun nhiều tơ. Sau 1 năm
7tuổi tôm sú có thể đạt 100g và có khả năng thành thục sinh dục. Sức sinh sản
tuyệt đối là 50-100 vạn trứng/cá thể mẹ. Mùa sinh sản là tháng 2 - 4 và 8 - 9.
f) Giá trị
Có giá trị kinh tế cao, là đối tượng xuất khẩu quan trọng. Xuất khẩu đạt giá
trị cao nhất vào các tháng 8, 9 và 10. Thị trường xuất khẩu chính : Tôm sú của
Việt Nam có mặt trên hầu khắp các thị trường thế giới. Thị trường lớn nhất là
Mỹ, theo sau là Nhật Bản, châu Âu và một số nước châu Á khác.
g) Đo lường
Tôm thường được phân cỡ theo số đếm (count) con/kg đối với tôm nguyên
nguyên liệu, còn đối với sản phẩm đóng gói thường được phân cỡ theo số
con/Lb, có từ các cỡ (size) U5, 6/8, 8/10 hay 8/12, 13/15, 16/20, 21/25, 26/30,
31/35, 31/40, 36/40, 41/50, 51/60, 61/70, 71/90, 90/120, 120/200, 200/300,
300/500 và vụn.
h) Quy trình chế biến tôm nguyên liệu
Tôm sú được chế biến chủ yếu thành 2 dạng sản phẩm:
+ Tôm sơ chế đông lạnh tươi : Nguyên con và bóc vỏ.
+ Tôm chế biến sẵn: Sản phẩm có giá trị gia tăng và các sản phẩm phối chế
khác.
Các hình thức đông lạnh sản phẩm : Đông Block và đông IQF (một dạng
đông rời) hoặc semi -block hay semi-IQF.
8 SX sp đông lạnh thô SX sp đông lạnh tinh chế cao cấp
Xuất khẩu
Hình 1: Sơ đồ quy trình chế biến tôm đông lạnh
Nguyên liệu
Sơ chế thô
Phân cở, phân loại
PX
luộc
Đóng gói
Cấp đông (tủ đông)
t0= - 400C đến -350C
Xếp khuôn Sơ chế cao cấp
PX
Tempura
PX Ebi
Fry
Đóng gói tự động
PX
Nobashi
Cấp đông
(băng chuyền)
t0 = -400C đến -350C
Kho trữ đông
thành phẩm
Vận chuyển đường bộ
t0 = -200C đến -180C
Vận chuyển Container
t0 = -200C đến -180C
Cân xô, lên list hàng mua
Điều phối theo kế
hoạch sản xuất
92.1.2.2. Giới thiệu sơ lược về cá tra nguyên liệu
a) Giới thiệu
- Tên tiếng việt: Cá tra
- Tên tiếng anh: Sutchi catfish
- Tên khoa học: Pangasianodon hypophthalmus
- Thuộc họ Pangasiidae, bộ Siluriformes
b) Hình thái
Vây có màu xám đen hay đen, có 6 tia vi lưng, lược mang thường phát triển,
cá nhỏ có một sọc đen chạy dọc theo đường bên và một sọc đen chạy dọc dưới
đường bên, cá trưởng thành có màu xám. Có một viền đen ở giữa vi hậu môn;
viền đen trên mỗi thùy đuôi.
c) Phân bố
Phân bố chủ yếu ở một số vùng Châu Á như: Lưu vực sông Mêkông, Chao
Phraya. Được nuôi phổ biến ở ĐBSCL.
d) Môi trường sống
Các thủy vực nước chảy như những con sông lớn, các nhánh sông.
e) Giá trị kinh tế
Cá có thịt ngon. Đây là đối tượng nuôi quan trọng nhất ở vùng nước ngọt
ĐBSCL. Sản lượng cá tra chiếm một nửa sản lượng nuôi trồng thủy sản ở
ĐBSCL. Hằng năm, ĐBSCL xuất khẩu khoảng 32.000 tấn cá tra fillet, kim ngạch
mang lại 90 đến 100 triệu USD, chủ yếu sang thị trường Mỹ và Châu Âu.
10
f) Quy trình công nghệ cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu
t<-180C
Hình 2: Sơ đồ quy trình công nghệ cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu
2.1.3. Lý thuyết về tầm quan trọng của thị trường thu mua nguyên liệu
Khâu kinh tế nền tảng là sản xuất với vai trò hoạt động của các doanh
nghiệp. Để tiến hành sản xuất đòi hỏi phải có máy móc sản xuất, khả năng sản
xuất cao, thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua tác động sử dụng hay làm
biến đổi các yếu tố vốn có trong tự nhiên (nguồn động thực vật, không gian, tài
nguyên, khoáng sản - là những nguồn năng lượng sơ cấp), lao động của con
người, công nghệ sản xuất và vốn gọi là yếu tố sản xuất.
Tiếp nhận nguyên liệu
Giết cá fillet lạng da
Sửa cá
Kiểm ký sinh trung, phân
màu, phân cở
Xử lý, xếp khuôn
Cấp đông (-400<t<-300C),
rà kim loại, đóng gói
Kho trữ đông thành phẩm
(t < -180)
Phương tiện vận chuyển
hàng xuất khẩuXuất khẩu
11
Các yếu tố sản xuất
Hình 3: Sơ đồ vai trò của các yếu tố sản xuất trong hoạt động kinh tế
Nguồn nguyên liệu được gọi chung là các yếu tố sản xuất bao gồm các yếu
tố tự nhiên, vốn và lao động. Yếu tố tự nhiên (mà chủ yếu là động thực vật) là
nguồn nguyên liệu quan trọng nhất được yếu tố lao động kết hợp cùng với sự hỗ
trợ của yếu tố vốn để làm nên sản phẩm cho doanh nghiệp.
Thị trường nguyên liệu là điều kiện cơ bản đảm bảo nhu cầu “đầu vào” cho
công nghiệp chế biến. Quá trình sản xuất và chế biến là quá trình kết hợp yếu tố
lao động và các yếu tố đầu vào khác, trong đó có nguyên liệu là yếu tố chính.
Nếu không có thị trường nguyên liệu, cung không kịp thời đáp ứng cầu nguyên
liệu thì quá trình tái sản xuất không thể diễn ra bình thường.
Thị trường nguyên liệu cũng là nơi thực hiện sự chuyển hoá vốn cho người
cung cấp nguyên liệu. Những thông tin về hàng hoá nguyên liệu của họ, nó xác
định việc sản xuất kinh doanh của người cung cấp có đạt hiệu quả hay không. Thị
trường nguyên liệu là nơi chuyển hoá hàng hoá nguyên liệu thành hình thái tiền
và ngược lại. Hình thái trực tiếp của lưu thông hàng hoá là H - T - H, tức là sự
chuyển hoá của hàng hoá thành tiền và sự chuyển hoá ngược lại của tiền thành
hàng hoá tức là để bán và mua.
Yếu tố tự nhiên
Lao động
Sản xuấtVốn
Phân phối
Trao đổi
Tiêu dùng
12
Trong thị trường nguyên liệu, người bán nguyên liệu thông qua tín hiệu giá
cả sẽ tự tìm cho mình phương án sản xuất kinh doanh có lợi nhất, giá cả luôn
phản ánh mối quan hệ cung - cầu, trên cơ sở đó, sản xuất và tiêu thụ vận động
quanh mối quan hệ này, vì vậy, sự thành đạt của người bán nguyên liệu ít nhiều
dựa vào các quan hệ trong thị trường nguyên liệu.
Thị trường nguyên liệu góp phần thúc đẩy phân công lại lao động xã hội và
chuyên môn hoá ngành nghề, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự chuyên môn hoá làm
cho năng suất lao động tăng lên, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, chính
mức độ tập trung chuyên môn hoá đã tạo ra nhu cầu trao đổi sản phẩm và như
vậy, phân công lao động xã hội ngày càng sâu rộng hơn. Khi chưa có thị trường
nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến, sự chuyên môn hoá ngành nghề
không rõ nét, và tất nhiên, phân công lao động xã hội còn rất hạn chế. Sự trao đổi
hàng hoá mở rộng thúc đẩy quá trình phân công lại lao động và thị trường
nguyên liệu, hình thành hệ thống dịch vụ và mạng lưới các chủ thể tham gia thị
trường. Khi kinh tế hàng hoá phát triển, các quan hệ thị trường mở rộng, các cơ
sở chế biến có cơ hội lựa chọn nguyên liệu cho mình mà thị trường nguyên liệu
cung cấp, ngược lại, với quá trình chuyên môn hoá đó, người sản xuất nguyên
liệu sẽ tham gia trao đổi trên thị trường và hình thành các mối quan hệ hợp tác
chặt chẽ hơn, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của mình.
Với sự tác động qua lại đó tất yếu sẽ diễn ra một cơ cấu phân công lao động
mới, nói một cách khác đi, thị trường nguyên liệu sẽ tác động một cách tích cực
tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là
hình thành các vùng chuyên canh nguyên liệu.
Thị trường nguyên liệu không chỉ dừng lại ở việc có ảnh hưởng to lớn với
sản xuất và công nghiệp chế biến mà còn tác động tới đời sống xã hội nông thôn.
Đây là nơi diễn ra những hoạt động trao đổi, giao lưu hàng hoá giữa người sản
xuất kinh doanh với các cơ sở chế biến, từ đó hình thành nhiều mối quan hệ, thúc
đẩy mạnh mẽ sự phát triển văn hoá mới ở nông thôn, tạo nên sự dân chủ trong
cuộc sống (người mua và người bán nguyên liệu đều có quyền chi phối đối với
hàng hoá của mình), mặt khác nó có ảnh hưởng trực tiếp đời sống người.
13
2.1.4. Lý thuyết về hiệu quả kinh tế của việc thu mua
Thị trường nguyên liệu là thị trường phái sinh, thị trường này không thể
phát triển nếu thiếu ngành công nghiệp chế biến. Như vậy, công nghiệp chế biến
cũng ảnh hưởng tới cầu nguyên liệu. Công nghiệp chế biến càng phát triển, mở
rộng và đa dạng bao nhiêu thì cầu nguyên liệu càng lớn bấy nhiêu. Cầu nguyên
liệu là một phạm trù kinh tế biểu hiện nhu cầu về nguyên liệu được đảm bảo
bằng khối lượng tiền tệ với giá cả nhất định. Nói một cách khác đi, cầu nguyên
liệu là nhu cầu có khả năng thanh toán của những cơ sở chế biến, nó là một phần
nhu cầu của xã hội. Cầu về nguyên liệu là khối lượng nguyên liệu mà các cơ sở
chế biến cần mua và có khả năng thanh toán với một mức giá nhất định ở một
thời điểm xác định. Và công tác thu mua trong thị trường nguyên liệu sẽ đạt hiệu
quả kinh tế khi đạt những điều kiện sau:
2.1.4.1. Hiệu quả khi có sự phù hợp giữa sản lượng thu mua và nhu cầu
của người tiêu dùng
Có thể nói, thị trường nguyên liệu là nơi gặp nhau giữa cung và cầu. Mặc
dù có những đặc trưng riêng song thị trường nguyên liệu cũng là một bộ phận của
thị trường hàng hoá, vì vậy, thị trường nguyên liệu được hiểu như là tổng thể của
tất cả những mối quan hệ kinh tế mà mối quan hệ kinh tế đó được hình thành
giữa những người sản xuất ra nguyên liệu và những người sử dụng nguồn nguyên
liệu đó phục vụ cho công nghiệp chế biến. Nguyên liệu là yếu tố sản xuất đầu
vào, vì vậy, cầu về nguyên liệu là cầu thứ phát, khác với cầu thông thường, cầu
đối với các yếu tố sản xuất phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp, cụ thể ở
đây là doanh nghiệp chế biến. Với mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận, các doanh
nghiệp chế biến dựa vào cầu của người tiêu dùng đối với hàng hoá trên thị trường
để tính toán mức cầu đối với các yếu tố sản xuất nhằm đạt được mục tiêu lợi
nhuận tối đa. Như vậy, việc thu mua nguyên liệu trên thị trường nguyên liệu sẽ
đạt hiệu quả khi các doanh nghiệp thu mua được nguyên liệu với số lượng và sự
đa dạng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
2.1.4.2. Hiệu quả khi cung nguyên liệu vượt cầu nguyên liệu
Trên thị trường nguyên liệu, như những thị trường thông thường, có sự
cạnh tranh giữa người bán với người bán, người mua với người mua; nếu diễn ra
14
loại cạnh tranh đầu tiên, người mua nguyên liệu sẽ là người được lợi do mua
được với giá thấp, và nếu là trường hợp cạnh tranh thứ hai thì lợi lại thuộc về
phía người bán vì bán được với giá cao. Như vậy, việc thu mua đạt được hiệu quả
khi thị trường nguyên liệu ở trạng thái cung lớn hơn cầu. Tuy vậy, thị trường,
dưới sự tác động của các quy luật, mức cân bằng sẽ được điều chỉnh và thiết lập
đối với các trạng thái cạnh tranh trên.
2.1.4.3. Hiệu quả khi chất lượng nguyên liệu được đảm bảo
Trên thị trường nguyên liệu, không phải bất cứ thứ gì người sản xuất bán ra
cũng được gọi là nguyên liệu, chỉ có những loại sản phẩm được các doanh nghiệp
mua để chế biến lại thành một sản phẩm khác cho người tiêu dùng thì mới gọi là
nguyên liệu. Do đó, nguyên liệu là một sản phẩm dở dang cần được bảo quản, cất
trữ và đảm bảo chất lượng trong thời gian chờ đợi để tiếp tục chế biến. Các
doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả trong việc thu mua nguyên liệu khi mua được
nguyên liệu đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất.
2.1.4.4. Hiệu quả khi ổn định được sản lượng nguyên liệu thu mua,
giảm thiểu chi phí trung gian
Nguyên liệu cũng là một sản phẩm trên thị trường nên quá trình mua bán
nguyên liệu cũng qua nhiều khâu trung gian. Một doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu
quả trong việc thu mua khi giảm bớt được các trung gian trong kênh phân phối
nguyên liệu nhằm giảm thiểu chi phí thu mua không đáng. Mặt khác, doanh
nghiệp phải có những cách thức tổ chức thu mua hợp lý với đội thu mua sao cho
công ty có thể đảm bảo đủ số lượng cần thiết khi cầu vượt cung là doanh nghiệp
đã đạt hiệu quả trong việc thu mua.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Được thu trực tiếp từ cơ quan thực tập tốt nghiệp là Công ty Cổ phần Thủy
sản Cafatex, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang và thu từ sách, báo, đài, tạp
chí kinh tế, chuyên ngành, các trang web có liên quan,…
15
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sẽ được phân tích, xử lý bằng các phương pháp sau:
Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê, tổng hợp các số liệu, các báo cáo,
thể hiện tỷ trọng, cơ cấu,… từ đó tổng hợp, phân tích và đưa ra kết quả.
Phương pháp so sánh: Là phương pháp thông dụng nhất:
- Trước tiên là lựa chọn tiêu chuẩn so sánh.
- Điều kiện so sánh là phải cùng nội dung phản ảnh, cùng một phương pháp
tính toán, cùng một đơn vị đo lường và cùng trong khoảng thời gian tương xứng.
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là một chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh quy
mô, khối lượng của sự kiện. Tác dụng là để phản ảnh tình hình thực hiện kế
hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng.
+ Phương pháp so sánh số tương đối: Là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng
số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không nói lên được.
Ma trận SWOT: Là công cụ có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4
loại chiến lược: Chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), chiến lược điểm yếu – cơ
hội (WO), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), và chiến lược điểm yếu – nguy
cơ (WO). Lập một ma trận SWOT bao gồm các bước sau:
1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức.
2. Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức.
3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức.
4. Liệt kê các đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức.
5. Kết hợp điểm mạnh với cơ hội và ghi kết quả của chiến lược vào ô SO.
6. Kết hợp điểm yếu với cơ hội và ghi kết quả của chiến lược vào ô WO.
7. Kết hợp điểm mạnh với đe dọa và ghi kết quả của chiến lược vào ô ST.
8. Kết hợp điểm mạnh với cơ hội và ghi kết quả của chiến lược vào ô WT.
Mục đích kết hợp là để đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa chứ
không phải lựa chọn hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó không phải
tất cả các chiến lược trong ma trận SWOT đều được lựa chọn để thực hiện.
16
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY VÀ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THỦY SẢN CAFATEX
3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty qua các giai đoạn
3.1.1.1. Thông tin về công ty
Cafatex là doanh nghiệp hàng đầu trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản
xuất khẩu của Việt Nam. Với lực lượng lao động hiện có là 2.300 cán bộ công
nhân viên, Cafatex không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị, cập nhật công
nghệ hiện đại, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thủy sản đông lạnh tinh chế cao
cấp (với các mặt hàng chủ đạo là tôm đông lạnh và cá tra fillet đông lạnh) đáp
ứng tốt nhất nhu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng của khách hàng là các
nhà nhập khẩu thủy sản và các hệ thống siêu thị nhà hàng lớn nhất của những thị
trường khó tính trên thế giới: Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu,…
Tên giao dịch: CAFATEX FISHERY JOINT TOCK CORPORATION.
Viết tắt là Cafatex Corp.
Loại hình pháp lý: Công ty cổ phần.
Trụ sở: Km số 2081, Quốc lộ 1A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
(gần bót số 10, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 10km về phía tỉnh Sóc Trăng).
Số điện thoại: 0711.3846134
Số tài khoản: 011.1.00.000046.5 tại Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ.
Mã số thuế: 1800158710
Vốn điều lệ đến cuối tháng 12/2007 là 49.404.825.769 đồng bao gồm:
- Cổ đông nhà nước: 14.327.384.477 đồng chiếm 29% tổng vốn điều lệ.
- Các cổ đông khác: 35.077.441.292 đồng chiếm 71% tổng vốn điều lệ.
17
Tiêu chuẩn đạt được: ISO 9001 phiên bản 2000, HACCP,GMP, SSOP,
SQF 2000, BRC 2000, EU code DL.65.
Những danh hiệu đã đạt được về thành tích xuất khẩu: Được Bộ Thương
Mại thưởng xuất khẩu các năm 1999, 2000, 2002, 2004.
3.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần thủy sản Cafatex có tiền thân là Xí nghiệp đông lạnh thủy
sản II được thành lập vào tháng 05/1987, trực thuộc Liên hiệp công ty thủy sản
xuất nhập khẩu Hậu Giang. Chức năng chính của công ty lúc bấy giờ là thu mua,
chế biến, cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu.
Đến tháng 07/1992, nhân dịp Tỉnh Hậu Giang cũ được chia cắt thành hai
tỉnh mới là Cần Thơ và Sóc Trăng, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Cần Thơ đã ký quyết
định số 416/QĐ.UBT.92 ngày 01/07/1992 về việc thành lập Xí ngiệp chế biến
thủy súc sản xuất khẩu Cần Thơ trên Xí nghiệp đông lạnh thủy sản II (cũ) nguyên
là đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng sản phẩm thủy sản đông lạnh cho hệ thống
Seaprodex Việt Nam xuất khẩu.
Từ năm 1994, sau khi Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, Cafatex
là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đầu tiên có lô hàng được xuất
khẩu vào thị trường Mỹ và tiếp tục xuất khẩu cho các thị trường Nhật Bản và
Châu Âu. Cũng trong năm này, Cafatex là một trong những công ty đầu tiên đầu
tư công nghệ sản xuất đóng gói nhỏ.
Từ năm 1997, Cafatex là công ty luôn dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất
khẩu trong khi cả nước có khoảng trên 250 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Đến năm 2000, Cafatex được Nhà Nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị anh
hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”.
Theo chủ trương Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Tháng 03/2004
chuyển đổi thành Công ty cổ phần thủy sản Cafatex (Cafatex coporation), kim
ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD/năm.
18
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, năng lực sản xuất và phương hướng hoạt
động của công ty
3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Bắt đầu thành lập vào năm 1992, Cafatex hoạt động trên lĩnh vực:
- Nuôi trồng, khai thác, thu mua, chế biến nông, thủy súc sản xuất khẩu.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối sản phẩm nông, thủy, súc sản
qua chế biến, đóng gói thực phẩm, hàng tiêu dùng khác.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối các vật tư, thiết bị, máy móc,
công cụ cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, đóng gói nông, thủy, súc sản.
- Cung cấp dịch vụ thiết kế, lắp đặt, bảo trì thiết bị, máy móc, công cụ cơ
điện lạnh cho các nhà máy chế biến thủy sản và thực phẩm xuất khẩu.
Những năm gần đây (từ 2001 – 2005) kim ngạch xuất khẩu của doanh
nghiệp đạt khoảng 90 – 100 triệu USD mỗi năm, chiếm gần 45% tổng kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh và cũng là doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất của tỉnh Hậu
Giang. Các năm tiếp sau của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 với các dự định đã và
đang được chuẩn bị cho kế hoạch phát triển kinh doanh dài hạn, Cafatex sẽ
nhanh chóng tạo ra nhiều sản phẩm mới có giá trị và chất lượng cao, bao bì mẫu
mã đẹp cung cấp nguyên liệu tươi đóng gói nhỏ hoặc hộp phục vụ cho các nhà
hàng và siêu thị nhằm cung cấp cho các hộ gia đình ở các nước công nghiệp phát
triển. Bằng nguồn nguyên liệu nông thủy sản khá phong phú được cung cấp từ
vùng ĐBSCL, Cafatex sẽ góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết
việc làm, tăng thu ngoại tệ cho địa phương. Điều đó đã biến Cafatex hải sản xuất
khẩu sang một Cafatex thực phẩm với nhiều sản phẩm đa dạng xuất khẩu.
3.1.2.2. Năng lực sản xuất của công ty
Cafatex là một trong những doanh nghiệp Nhà nước chủ lực của tỉnh mới
được cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ trong năm 2004. Lực lượng lao
động năm 2008 là 2.153 người, trong đó lao động trực tiếp sản xuất là 1.920
người, lao động quản lý là 233 người (bộ máy gián tiếp điều hành chỉ chiếm
1,7%), trong đó có nhiều kỹ sư chế biến thực phẩm, kỹ sư quản lý kinh tế. Bộ
máy tổ chức quản trị linh hoạt, có nhiều kinh nghiệm, năng động trong quản lý,
19
điều hành sản xuất kinh doanh, đặt biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mặt bằng
tổng thể trên 80.000 m2, diện tích nhà xưởng sản xuất, kho là 37.000 m2. Từ vốn
đầu tư ban đầu vào năm 1992 là 542 triệu đồng, đến nay doanh nghiệp đã tự bổ
sung và huy động trên hàng trăm tỷ đồng.
3.1.2.3. Phương hướng hoạt động của công ty
Tiền thân là một doanh nghiệp Nhà Nước, Cafatex luôn cố gắn hoàn thành
những nhiệm vụ của Chính Phủ giao. Những sản phẩm của công ty đã dần xâm
nhập thị trường ngày càng tạo được uy tín trên thị trường thế giới. Được cổ phần
hóa theo xu hướng cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước từ năm 1994, Cafatex
luôn phấn đấu để có thể đứng vững trên thị trường, công ty đã đề ra phương
hướng hoạt động trong những năm tới như sau:
- Tăng cường đầu tư chế biến cá tra xuất khẩu, đây là mặt hàng hiện nay
đang được ưa chuộng ở các thị trường Âu – Mỹ nhập khẩu hải sản lớn nhất thế
giới với tiềm năng to lớn và thuận lợi về nguồn nguyên liệu ở ĐBSCL.
- Chế biến đóng gói nhỏ các loại hải sản cao cấp đông lạnh tiêu thụ trực tiếp
vào hệ thống các nhà hàng, siêu thị trong và ngoài nước.
- Hợp tác chế biến sản xuất các loại rau củ, đậu đông lạnh xuất khẩu.
- Hợp tác chế biến các loại nấm, củ, quả đóng hộp xuất khẩu.
- Hợp tác chế biến các mặt hàng hải sản tươi sống ăn liền xuất khẩu.
- Xây dựng hệ thống phân phối hải sản tươi ướp đá và đông lạnh cung cấp
cho các nhà hàng cao cấp tại Thành Phố Cần Thơ và Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng hiện có. Tiếp tục đẩy mạnh
hoạt động marketing, chuyên môn hóa trong từng khâu sản xuất. Tiếp tục thực
hiện chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường mà đặc biệt là EU và Châu Phi,
đây là những thị trường tiềm năng và đầy triển vọng.
- Với việc đầu tư dự án, bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất đồng bộ sẽ làm
gia tăng chất lượng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm nhằm cung cấp cho hệ
thống nhà hàng, siêu thị của các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, Châu Âu,…
đang có nhu cầu nhập đối với Cafatex, đồng thời đảm bảo an toàn trong sản xuất
kinh doanh.
20
- Ngoài việc thực hiện quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm theo các chương
trình quản lý chất lượng ISO 9002 : 2000, HACCP, BRC…, Cafatex còn cố gắng
tạo sự ổn định về khối lượng hàng, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và
giá cả.
3.1.3. Tổ chức bộ máy công ty và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
3.1.3.1. Tổ chức bộ máy công ty Cafatex
21
Hình 4: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty cổ phần thủy sản Cafatex(31/03/2007)
TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG
CƠ ĐIỆN LẠNH
Trong đó:
- Tổ vận hành.
- Tổ điện, điện tử, điện
lạnh.
- Tổ sữa chữa thiết bị
P XUẤT NHẬP
KHẨU
Trong đó:
- Kho thành phẩm
PHÒNG TỔNG VỤ
Trong đó:
- Đội xe
- Đội bảo vệ PCCC
- Đội vệ sinh thu gom
- Trạm y tế
- Tổ BHLĐ
- Nhà ăn
- Ban dự án
VĂN PHÒNG ĐẠI
DIỆN TẠI TP HCM
BAN ISO – MARKETING
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN NGUYÊN LIỆU
BAN DỰ ÁN
P TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
Trong đó:
- Kho vật tư
P CÔNG NGHỆ KIỂM
NGHIỆM
Trong đó:
- P. Kiểm cảm quan
- P. Kiểm dinh hóa
- Nhóm quản lý
chất lượng
- Nhóm kiểm tra
nguyên liệu
PHÒNG
TIẾP THỊ BÁN
HÀNG
XƯỞNG TÔM BẮC
MỸ VÀ CHÂU ÂU
XƯỞNG TÔM
NHẬT BẢN
XƯỞNG ĐIỀU PHỐI
TINH CHẾ TÔM
XƯỞNG SƠ CHẾ
TÔM
TRẠM THU
MUA TÔM
LÁNG TRÂM
XÍ NGHIỆP
THỦY SẢN
TÂY ĐÔ
NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN TÔM
CAFATEX CẦN
THƠ
TRẠM THU
MUA TÔM
VĨNH LỢI
22
3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
a) Ban giám đốc
- Tổng giám đốc: Định hướng hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tổ chức
xây dựng các mối quan hệ kinh tế với các đơn vị khách hàng thông qua các hợp
đồng kinh tế. Đề ra các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sau cho đảm
bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Phó giám đốc: Là người dưới quyền của tổng giám đốc, hỗ trợ cho tổng
giám đốc, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc trong phạm vi được giao.
b) Phòng tiếp thị và bán hàng (Quyết định thành lập số 12/QĐ.CFT ngày
07/09/2006).
- Nghiên cứu, tiếp thị, giao dịch với khách hàng, giúp việc cho Tổng Giám
Đốc. Xác lập sản phẩm mục tiêu và thiết lập hệ thống sản xuất sản phẩm mục
tiêu cho công ty.
- Thiết lập, phát triển và giữ mối quan hệ với thị trường tiêu thụ.
- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm (đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại, lập
các lệnh sản xuất theo yêu cầu của đơn đặt hàng). Hợp tác phát triển hệ thống
tiêu thụ. Tổ chức triển khai tham gia các hội chợ quốc tế và trong nước.
- Báo cáo định kỳ, đối chiếu với các bộ phận có liên quan theo quy định.
c) Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh (Quyết định thành lập số
12/QĐ.CFT ngày 01/08/2004)
- Phụ trách xuất nhập hàng tại cảng Thành Phố Hồ Chí Minh, quan hệ với
hải quan, hãng tàu, cơ quan kiểm dịch,…
- Mua vật tư, bao bì tại Thành Phố Hồ Chí Minh, quản lý hàng của công ty
gửi các kho ở khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Làm cầu nối thông tin giữa khách hàng tại Thành Phố Chí Minh (cả trong
và ngoài nước) với văn phòng chính tại Cần Thơ.
23
d) Phòng tài chính kế toán (quyết định thành lập số 09/QĐ.CTF ngày
01/08/2004)
Nhiệm vụ thực hiện
- Tổ chức thực hiện công tác tài chính, hạch toán kế toán, thống kê. Phản
ánh, ghi chép, hạch toán kịp thời đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh. Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống luân chuyển chừng từ có liên quan.
Kiểm tra chứng từ kế toán thống kê ở tất cả các bộ phận trong nội bộ công ty.
- Tính toán, trích nộp đầy đủ kịp thời các khoản thuế, các quỹ và thanh
toán đúng thời hạn các khoản tiền vay, cổ tức và công nợ phải thu phải trả.
- Xác định, phản ánh chính xác, kịp thời chế độ kiểm kê tài sản, chuẩn bị
đầy thủ tục, tài liệu và đề ra biện pháp xử lý các khoản mất mát, hư hỏng tài sản.
- Lập báo cáo kế toán tài chính và quyết toán theo đúng luật. Phổ biến
hướng dẫn thi hành thể lệ tài chính, kế toán, thông tin cho các bộ phận liên quan.
Bảo quản, lưu trữ, bảo mật tài liệu theo quy định của công ty.
- Đào tạo và tự đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên, nghiên cứu áp
dụng tiến bộ công nghệ thông tin trong công tác thống kê nhằm nâng cao công
tác quản lý và tham mưu tài chính.
Nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
- Chấp hành chế độ bảo vệ tài sản công ty. Thực hiện kế hoạch sản xuất –
kỷ luật – tài chính, phí lưu thông, dự toán chi tiêu, các định mức kinh tế kỹ thuật.
- Chấp hành chính sách kinh tế - tài chính, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu,
kỷ luật tài chính vay tín dụng và hợp đồng kinh tế.
- Kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo đúng pháp luật. Giải quyết xử lý thiếu
hụt, mất mát, hư hỏng, nợ không đòi được và các khoản thiệt hại khác.
Nhiệm vụ tham mưu cho tổng giám đốc:
- Phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá đúng tình hình, hệ quả sản xuất
kinh doanh, phát hiện lãng phí thiệt hại, việc làm không hiệu quả, trì trệ,… và
biện pháp khắc phục.
24
- Nghiên cứu, cải tiến tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh, xây dựng
phương án sản xuất, khai thác khả năng, tiết kiệm, khai thác, sử dụng có hiệu quả
đồng vốn, thực hiện báo cáo định ký cho tổng giám đốc.
e) Phòng tổng vụ (quyết định thành lập số 11/QĐ.CFT ngày 01/08/2004)
- Tuyển dụng, đào tạo cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ, lập hợp đồng và thừa ủy
nhiệm ký hợp đồng lao động. Tham mưu cho tổng giám đốc thực hiện đúng luật
và chính sách lao động.
- Nghiên cứu, quản lý kỷ luật lao động, định mức tiền lương, thưởng,…
tổng hợp kết quả lao động, thanh toán tiền lương. Thực hiện chế độ bảo hộ và
kiểm tra bảo hộ an toàn lao động. Thực hiện công tác hành chánh lễ tân.
- Lập dự án đầu tư, quản lý thực hiện đầu tư. Thực hiện bảo vệ nội bộ,
phòng gian bảo mật công nghệ tài sản, an ninh trật tự. Kiểm tra phòng chống
cháy nổ. Theo dõi, chăm lo sức khỏe lao động, kích thích thúc đẩy sản xuất.
- Mua và cung cấp vật tư hàng chánh, theo dõi, quản lý, bảo dưỡng, sửa
chữa vật tư thiết bị hành chánh. Báo cáo định kỳ công tác nghiệp vụ của phòng.
f) Ban nguyên liệu (Quyết định thành lập số 05/QĐ.CFT ngày 01/08/2004)
- Xây dựng hệ thống thông tin, nắm xác thực tế về tình hình nguyên liệu
như mùa vụ, sản lượng, giá cả,…
- Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ thu mua nguyên liệu.
- Quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật công tác thu mua ở các trạm thu
mua nguyên liệu của công ty.
- Thực hiện báo cáo định kỳ công tác và nghiệp vụ phát sinh của ban.
g) Phòng điện lạnh (Quyết định thành lập số 10/QĐ.CFT ngày 01/08/2004)
- Quản lý, sử dụng, vận động, sữa chữa bảo trì trang thiết bị, máy móc đảm
bảo tính liên tục trong sản xuất.
- Kiểm tra, thực hiện chế độ an toàn lao động, phòng chữa cháy, nghiên
cứu cải tiến kỹ thuật, khai thác tối đa công suất.
- Trực tiếp mua, nhận, quản lý, sử dụng,…các trang thiết bị. Báo cáo định
kỳ công việc phát sinh.
25
h) Phòng công nghệ kiểm nghiệm (Quyết định thành lập số 07/QĐ.CFT
ngày 01/08/2004)
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất, cải tiến sản phẩm. Tiếp nhận, chuyển
giao, quản lý giám sát công nghệ sản xuất.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, ký và phát hành chứng từ vi sinh và chứng
từ xuất hàng. Tổ chức, huấn luyện, đào tạo kỹ thuật, cập nhật, bảo mật tư liệu kỹ
thuật. Trực tiếp mua nhận, quản lý, sử dụng vật tư kỹ thuật, hóa chất.
- Thực hiện báo cáo định kỳ các nghiệp vụ phát sinh. Quản lý hồ sơ hệ
thống chất lượng.
i) Phòng xuất nhập khẩu (Quyết định thành lập số 13/QQĐ.CFT ngày
07/09/2006)
- Theo dõi tiến độ sản xuất, đặt mua bao bì, thực hiện công tác xuất nhập
khẩu, quản lý hồ sơ xuất nhập khẩu.
- Quản lý công tác vận chuyển đường bộ và đường biển. Tiếp nhận, quản
lý, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng hàng hóa đông lạnh thành phẩm. Theo dõi
quản lý kho đông lạnh. Quản lý hồ sơ tranh chấp thương mại. Thống kê, phân
tích, báo cáo định kỳ nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
3.2. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
3.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2006 – 2008
Doanh thu năm 2007 đạt 884 tỷ đồng giảm 167 tỷ so với năm 2006 tức là
giảm khoảng 16%. Trong năm 2007, doanh thu của công ty giảm mạnh, nguyên
nhân là trong năm này công ty gặp khó khăn trên thị trường nguyên liệu, sản
lượng thủy sản giảm do dịch bệnh, tôm chết hàng loạt nên công ty phải thu mua
nguyên liệu với giá cao. Thiếu nguồn nguyên liệu do dịch bệnh nên công ty chỉ
hoạt động 60 đến 70% công suất. Mặt khác, tình hình xuất khẩu cũng gặp một số
khó khăn do ảnh hưởng của sự kiện bán phá giá trên thị trường Mỹ. Chi phí trong
năm 2007 thì tương đối ổn định so với năm 2006, chi phí tài chính tăng 926 triệu
nhưng giảm được 53 tỷ chi phí bán hàng trong khi giá vốn hàng bán giảm 13,7%.
Lợi nhuận năm 2007 cũng giảm 3 tỷ so với năm 2006 (35%) đây là một tỷ lệ
giảm rất lớn. Có thể nói năm 2007 là một năm khó khăn đối với công ty, mặt dù
26
nhìn chung công ty sản xuất vẫn có lợi nhuận nhưng doanh thu và cả lợi nhuận
đều bị giảm mạnh trong khi chi phí thì tăng lên.
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ
2006 – 2008
CHÊNH LỆCH
2007/2006
CHÊNH LỆCH
2008/2007
CHỈ TIÊU 2006 2007 2008
Triệu
đồng %
Triệu
đồng %
Doanh thu 1.063.099 893.831 817.311 -169.268 -15,92 -76.520 -8,56
Các khoản giảm trừ 12.303 9.827 1.559 -2.476 -20,13 -8.268 -84,14
Doanh thu thuần 1.050.796 884.003 815.752 -166.793 -15,87 -68.251 -7,72
Giá vốn hàng bán 939.762 811.121 748.980 -128.641 -13,69 -62.141 -7,66
Lợi nhuận gộp 111.034 72.882 66.772 -38.152 -34,36 -6.110 -8,38
DT1 hoạt động tài chính 6.123 7.737 6.527 1.614 26,36 -1.210 -15,64
Chi phí tài chính 22.996 23.922 25.327 926 4,03 1.405 5,87
Chi phí bán hàng 72.581 18.850 27.704 -53.731 -74,03 8.854 46,97
Chi phí QLDN2 15.156 38.359 15.842 23.203 153,09 -22.517 -58,70
Lợi nhuận thuần 6.454 4.340 4.425 -2.114 -32,75 85 1,96
Thu nhập khác 3.743 5.865 1.447 2.122 56,69 -4.418 -75,33
Chi phí khác 2.071 4.856 1.459 2.785 134,48 -3.397 -69,95
Lợi nhuận khác 1.671 1.008 (11.448) -663 -39,68 -12.456 -1235,71
Lợi nhuận trước thuế 8.126 5.349 4.414 -2.777 -34,17 -935 -17,48
Thuế TNDN3 - 363 115 363 - -248 -68,32
Lợi nhuận sau thuế 8.126 4.985 4.298 -3.141 -38,65 -687 -13,78
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2006 – 2008)
Năm 2008 doanh thu đạt 816 tỷ đồng, giảm 68 tỷ đồng so với năm 2007 về
tỷ lệ giảm 8%. Chi phí bán hàng và chi phí tài chính tăng rất cao trong năm này
vì đây là năm bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Công ty gia tăng
vay vốn để sản xuất và đẩy mạnh khâu marketing bán hàng. Riêng chi phí quản
lý doanh nghiệp giảm được 22 tỷ do công ty tiến hành thu hẹp sản xuất và giảm
công nhân. Lợi nhuận trong năm này cũng giảm 687 triệu đồng tức là giảm 16%
đây là một con số phấn đấu cải thiện tình hình đáng kể nhưng lợi nhuận vẫn giảm
so với những năm trước vì nông dân không dám thả nuôi tôm nghịch mùa vì sợ
tôm chết hàng loạt như những năm trước, dẫn đến thiếu nguồn nguyên liệu cho
1 Doanh thu
2 Chi phí quản lý doanh nghiệp
3 Thuế thu nhập doanh nghiệp
27
công ty. Mặt khác tình hình xuất khẩu vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn do thị
trường khó tính, sức tiêu dùng giảm mạnh mặt dù công ty đã cố gắng tìm ra
những thị trường mới và tiềm năng như Châu Phi, EU,…
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty 2006 – 2008 là đạt hiệu quả
vì sản xuất luôn đạt được lợi nhuận. Tuy nhiên, đây là giai đoạn công ty gặp rất
nhiều khó khăn, có xu hướng suy giảm mạnh theo tình hình chung của các doanh
nghiệp kinh doanh thủy sản lúc bấy giờ như thiếu nguyên liệu, vụ kiện bán phá
giá, tăng giá xăng dầu, khủng hoảng kinh tế,…
3.2.2. Tình hình tài chính công ty
Vốn chủ sở hữu công ty năm 2006 là 125,4 tỷ đồng, năm 2007 là 100,1 tỷ
đồng, giảm 25,3 tỷ đồng, tức là giảm 20%. Nguyên nhân là do công ty giảm quỹ
dự phòng tài chính 3,6 tỷ, đồng thời, lợi nhuận chưa phân phối năm 2007 cũng
giảm 35% do những nguyên nhân đã nêu ở trên. Trong năm này, công ty phấn
đấu giảm được 102,3 tỷ đồng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn cũng giảm được 1,8 tỷ
đồng, nguyên nhân là do trong thời gian này, công ty hoạt động không thường
xuyên do gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị thu hẹp nên những khoản nợ lớn gối
đầu cũng giảm. Tài sản ngắn hạn cũng giảm 130,5 tỷ, hàng tồn kho cũng giảm
98,2 tỷ, các khoản phải thu cũng giảm 23 tỷ. Tất cả những khoản giảm này là do
sản xuất năm 2007 thu hẹp hơn năm 2006. Để cải thiện tình hình công ty tiến
hành đầu tư vào tài sản dài hạn phục vụ lâu dài cho sản xuất kinh doanh, tăng
11,4 tỷ so với 2006.
Sang năm 2008, công ty tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh để cải thiện
tình hình. Cụ thể vốn chủ sở hữu được giữ ổn định. Nợ phải trả tăng 217,7 tỷ
trong đó cả nợ ngắn hạn và dài hạn đều tăng do công ty gia tăng thu mua nguyên
liệu phục vụ cho sản xuất nhưng mua còn nợ người bán. Tài sản ngắn hạn cũng
tăng 210,7 tỷ đồng, hàng tồn kho tăng trị giá 179,4 tỷ do số lượng sản phẩm sản
xuất gia tăng.
Nhìn chung, tình hình tài chính công ty năm 2007 giảm so với năm 2006
nhưng tình hình được cải thiện trong năm 2008. Tuy nhiên, lãi cơ bản trên cổ
phiếu giảm từ 19.224 đồng/cổ phiếu năm 2006 xuống 11.050 đồng năm 2008.
28
3.2.3. Tình hình tiêu thụ của công ty
Cafatex là một công ty cổ phần Nhà Nước nằm ở Hậu Giang là trung tâm
của ĐBSCL. Thị trường trong nước được xác định là các trung tâm đô thị lớn của
Việt Nam như: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng,…
chủ yếu cung cấp cho hệ thống nhà hàng, siêu thị. Với quy mô đô thị hóa hiện tại
mỗi năm tăng 12%, hệ thống nhà hàng siêu thị sẽ gia tăng nhanh chóng. Trong
đó nội địa vẫn là thị trường còn bị bỏ ngõ. Theo dự toán ban đầu khi mới tiếp cận
thị trường, sản lượng cung cấp cho khu vực này chiếm 1% sản lượng chế biến
của Cafatex sau khi mở rộng công suất (tăng khoảng 100 tấn/năm). Tuy nhiên,
hiện nay Cafatex tiêu thụ xuất khẩu là chủ yếu do thị trường xuất khẩu khả quan.
Thị trường thủy sản đông lạnh của thế giới có nhu cầu lớn, nhãn hiệu
Cafatex đã trở thành nhu cầu thường xuyên tại Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc,…đây là
thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn, riêng mặt hàng cá tra,
cá basa fillet đông lạnh thì Mỹ và EU có nhu cầu rất lớn và ngày càng tăng,
chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Sản phẩm chủ yếu của
thị trường này là cá đông, tôm đông, tôm cao cấp các loại. Sản phẩm Cafatex tiêu
thụ vào thị trường quốc tế ngoài kênh phân phối trực tiếp qua các tập đoàn
thương mại còn cung cấp trực tiếp cho các tập đoàn phân phối lớn nổi tiếng trên
thế giới. Có 2 hình thức tiêu thụ xuất khẩu là xuất trực tiếp và xuất ủy thác nhưng
chủ yếu là xuất trực tiếp và hoàn toàn xuất trực tiếp vào năm 2007 và 2008. Sản
lượng tiêu thụ chủ yếu là tôm đông chiếm hơn 50% tổng sản lượng sản phẩm
thủy sản tiêu thụ năm 2006 và 2007. Nhưng đến năm 2008 thì sản lượng sản
phẩm cá tiêu thụ lại cao hơn do con tôm đã mất dần vị trí của mình, bị cạnh tranh
bởi con tôm thẻ chân trắng, theo yêu cầu của thị trường công ty đẩy mạnh sản
xuất chế biến sản phẩm cá. Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác nhưng với số
lượng tương đối nhỏ.
29
Bảng 2: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ TIÊU THỤ TÍNH THEO
SẢN PHẨM TỪ 2006 - 2008
Đơn vị tính: Kg, USD
NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008CHỈ TIÊU Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị
I. Xuất khẩu trực tiếp 7.818.288 62.827.389 8.955.295 51.533.326 7.463.083 43.312.257
a.Tôm đông block 1.691.486 19.661.247 808.010 8,679,729 406,917 4.458.516
b. Cá đông block 313.621 930.430 2.081.101 6.740.729 1.967.568 6.148.595
c. Cá IQF 2.747.846 9.341.567 3.912.629 12.494.231 2.962.918 9.251.430
d. Cá miếng áo bột 7.642 29.690 20 119 3.108 11.431
e. Ebifry 228.083 2.077.218 250.955 2.356.690 74.952 714.650
f. Nobashi 360.316 4.857.288 348.775 4.916.571 410.878 5.552.551
g. Sushi 351.351 4.994.242 346.422 5.026.414 120.301 1.802.556
h. Tôm hấp 742.170 8.103.148 188.704 1.819.531 166.698 1.884.733
i. Tôm tươi – PTO 1.219.079 11.563.041 914.875 8.420.712 1.264.571 12.545.923
j. Tempura 155.879 1.532.572 103.796 1.078.482 81.203 922.130
k. Tempura cá 500 2,429 - - 3.969 19.739
l.Ebifry cá - - 6 116 - -
m. Chả tôm 1.360 6.086 - - - -
II. Xuất ủy thác 1.047 4.714 - - - -
a. Tôm đông block 1.047 4.714 - - - -
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu 2006, 2007, 2008 của Cafatex)
30
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU MUA THỦY SẢN NGUYÊN
LIỆU CỦA CÔNG TY
4.1. ĐIỀU KIỆN, TIỀM NĂNG THIÊN NHIÊN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG VIỆC CUNG CẤP NGUỒN
NGUYÊN LIỆU CHO CÁC CÔNG TY CHẾ BIẾN
4.1.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản
570,3 621,2
691,2680,2658,5
717,5
0,0
100,0
200,0
300,0
400,0
500,0
600,0
700,0
800,0
2002 2003 2004 2005 2006 2007
Năm
Ng
hìn
ha
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2007)
Hình 5: Diện tích NTTS của ĐBSCL từ 2002 – 2007
ĐBSCL là vùng phát triển mạnh NTTS, là vùng luôn dẫn đầu trong cả nước
về cả diện tích và sản lượng NTTS. NTTS vốn là thế mạnh của ĐBSCL, là vùng
có sông ngòi chằng chịt, hầu hết các tỉnh trong vùng đều có biển như: Kiên
Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre,… Mặt khác, ĐBSCL là vùng có điều kiện
thiên nhiên phù hợp cho việc NTTS. Là vùng sở hữu gần 90% diện tích NTTS
của cả nước. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến sơ bộ năm 2007 cả
vùng có hơn 717,5 nghìn ha diện tích mặt nước NTTS, trong đó diện tích nước
mặn, lợ là 683 nghìn ha, còn lại là diện tích nước ngọt. Diện tích NTTS tăng đều
qua các năm, ngày nay, do chương trình khuyến khích chuyển đổi cơ cấu nông
nghiệp theo hướng trồng trọt chuyển sang chăn nuôi, đặt biệt là ngành thủy sản
đem lại giá trị kinh tế cao nên diện tích nuôi trồng thủy hải sản không ngừng
31
tăng. Diện tích NTTS tăng liên tục qua các năm nhưng tốc độ tăng có chậm lại
vào năm 2006 do những tác động về thời tiết và giá cả các loại thủy sản biến
động thất thường. Năm 2007 tăng 26,3 nghìn ha, về tỷ lệ tăng 4%. Trung bình
diện tích NTTS tăng 5% mỗi năm. Các đối tượng nuôi trồng chủ yếu vẫn là tôm
biển và cá da trơn, ngoài ra còn có các hình thức nuôi khác như nuôi hỗn hợp,
nuôi thủy sản khác và ươm NTTS với một diện tích đáng kể. Cà Mau là tỉnh có
diện tích NTTS lớn nhất của cả nước với 279,2 nghìn ha chiếm 38,9% diện tích
NTTS cả vùng, tiếp đến là Bạc liêu với 123,8 nghìn ha chiếm 17,3%. Tỉnh có
diện tích NTTS thấp nhất là Vĩnh Long với 2,4 nghìn ha, kế đến là An Giang với
2,6 nghìn ha mỗi tỉnh chiếm chưa tới 0,4% diên tích NTTS vùng do hai tỉnh này
không có biển nên chủ yếu là nuôi cá tra và các loại thủy sản nước ngọt.
Bảng 3: DIỆN TÍCH NTTS CỦA CÁC TỈNH ĐBSCL TỪ NĂM 2002 ĐẾN
NĂM 2007
Đơn vị tính: Nghìn ha
STT TỈNH 2002 2003 2004 2005 2006 2007
1 Long An 7,3 10,2 12,4 13,2 11,6 12,6
2 Tiền Giang 9,6 10,8 11,9 12,1 12,4 12,7
3 Bến Tre 36,0 37,7 41,1 42,3 41,0 41,4
4 Trà Vinh 25,2 30,2 32,5 38,7 41,3 48,3
5 Vĩnh Long 1,4 1,5 1,6 1,8 2,3 2,4
6 Đồng Tháp 2,6 2,6 3,2 3,6 4,5 5,0
7 An Giang 1,8 1,6 1,9 1,8 1,9 2,6
8 Kiên Giang 49,7 62,1 79,2 82,2 95,5 103,5
9 Cần Thơ 10,0 11,0 12,5 13,6 13,0
10 Hậu Giang 16,5 7,5 8,3 8,9 7,4 8,7
11 Sóc Trăng 48,3 57,1 59,0 64,9 64,3 64,3
12 Bạc Liêu 100,6 112,3 118,8 118,7 120,2 123,8
13 Cà Mau 271,4 277,7 277,7 279,2 275,2 279,2
ĐBSCL 570,3 621,2 658,5 680,2 691,2 717,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2007)
Như vậy, ĐBSCL là vùng có một diện tích NTTS rất lớn, mặt khác, đây là
vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện thổ nhưỡng thích hợp cho ngư
nghiệp nên là một thị trường nguyên liệu đầy tiềm năng cung cấp cho các nhà
máy chế biến thủy sản trong vùng.
32
4.1.2. Sản lượng, giá trị thủy sản xuất khẩu và nuôi trồng
4.1.2.1. Sản lượng và giá trị thủy sản xuất khẩu
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), Việt Nam là nước
đứng hàng thứ 6 trên thế giới năm 2006 về xuất khẩu thủy sản với sản lượng xuất
khẩu đạt 739 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,06 tỷ USD, sang năm 2007
vượt lên đứng hàng thứ 7 với 925 nghìn tấn, đạt kim ngạch 3,76 tỷ USD tăng
12% về lượng và 39,3% về giá trị so với năm 2006. Trong năm 2008, Việt Nam
xuất khẩu 1.236 nghìn tấn thủy sản với gần 4,5 tỷ USD, tăng 33,7% về lượng và
19,8% về giá trị so với năm 2007. Cho đến năm 2007, thủy sản là một trong
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cùng với hàng dệt may, giày
dép, linh kiện điện tử, đồ gỗ, cà phê, cao su, gạo,…. Như vậy, thủy sản là một
ngành kinh tế quan trọng của quốc gia đóng góp rất lớn vào sự phát triển của
kinh tế nước nhà. Với tầm quan trọng đó, Chính Phủ đã phê duyệt chương trình
hỗ trợ có mục tiêu để đẩy mạnh sản xuất, chế biến xuất khẩu thủy sản đến 2010.
Để có thể nâng cao vị thế cũng như duy trì sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam, đòi hỏi cần phải có một nguồn thủy sản nguyên liệu đảm bảo
tính ổn định về sản lượng và chất lượng để cung cấp kịp thời và đầy đủ cho công
nghiệp chế biến thủy sản.
523 739
925 1236
2740 3056
3750
4509
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
5000
2005 2006 2007 2008
Năm
Ng
hìn
tấ
n v
à n
gh
ìn
US
D
Sản lượng
Giá trị
(Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản 2008)
Hình 6: Sản lượng và giá trị thủy sản xuất khẩu của Việt Nam từ năm
2005 đến năm 2008
33
4.1.2.2. Sản lượng thủy sản nuôi trồng
Sản lượng NTTS ở ĐBSCL trong những năm gần đây tăng liên tục, đặt biệt
là năm 2007 tăng 341.260 tấn so với năm 2006, chiếm tỷ lệ 29,2%. So với năm
2002 sản lượng năm 2007 tăng 989.292 tấn, đạt 190,7% trong 5 năm. Những
năm gần đây, sản lượng nuôi cá tra, cá basa ở ĐBSCL tăng đáng kể và cho đến
thời điểm hiện tại, cá da trơn đang là đối tượng nuôi chính và là đối tượng chế
biến chủ lực của các nhà máy chế biến. Bên cạnh cá da trơn còn có các đối tượng
nuôi khác như tôm càng xanh, rô phi, điêu hồng,… nhưng sản lượng còn tương
đối thấp. Trong thời gian gần đây nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào trong sản xuất nên tốc độ tăng của sản lượng nhanh hơn tốc độ tăng của diện
tích. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, tổng sản lượng thủy sản của toàn
vùng sẽ còn tiếp tục tăng và khả năng tăng sản lượng của ngành NTTS còn rất
lớn. Việt Nam có 1,7 triệu ha mặt nước có thể phát triển ngành NTTS, nhưng
hiện nay chỉ mới khai thác được một phần ba. Theo Bộ thủy sản có thể sử dụng
tới 60% diện tích mặt nước để NTTS mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái.
1.508.035
1.1
66.
775
1.0
02.
805
773
.29
3
634
.79
8
518
.74
3
0
200.000
400.000
600.000
800.000
1.000.000
1.200.000
1.400.000
1.600.000
2002 2003 2004 2005 2006 2007
Năm
Tấ
n
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2007)
Hình 7: Sản lượng NTTS của ĐBSCL từ năm 2002 đến năm 2007
An Giang là tỉnh có sản lượng NTTS lớn nhất chiếm 17% tổng sản lượng
NTTS của cả vùng, đối tượng nuôi chủ yếu của tỉnh là cá tra với 216.526 tấn
chiếm 82,1% và hơn 90% diện tích NTTS của cả tỉnh. Tốc độ tăng sản lượng
34
năm 2007 đạt 41,8% so với năm 2006. Đồng Tháp có sản lượng NTTS đứng thứ
hai chiếm 15% tổng sản lượng cả vùng. Long An và Hậu Giang là hai tỉnh có sản
lượng NTTS thấp nhất chiếm tỷ lệ dưới 1,9% trên tổng sản lượng vùng với tốc
độ tăng sản lượng năm 2007 là 11,5% so với năm 2006. Như vậy, tất cả các tỉnh
ở ĐBSCL đều có sản lượng NTTS đáng kể và có nhiều tiềm năng tăng sản lượng
trong những năm tới nếu tận dụng được diện tích mặt nước NTTS, áp dụng khoa
học kỹ thuật vào nuôi trồng và thâm canh hóa sản xuất để đáp ứng nhu cầu
nguyên liệu gia tăng cho các nhà máy chế biến thủy sản trong khu vực.
Bảng 4: SẢN LƯỢNG NTTS CỦA CÁC TỈNH ĐBSCL TỪ NĂM 2002 ĐẾN
NĂM 2007
Đơn vị tính: Tấn
STT TỈNH 2002 2003 2004 2005 2006 2007
1 Long An 11.152 15.180 18.750 23.425 25.931 27.244
2 Tiền Giang 40.493 46.510 54.721 61.095 67.555 77.497
3 Bến Tre 70.619 66.099 58.520 63.343 69.264 99.850
4 Trà Vinh 37.624 48.124 64.189 73.900 75.980 84.198
5 Vĩnh Long 11.546 17.164 22.607 29.014 45.456 89.979
6 Đồng Tháp 35.998 42.502 66.874 115.136 158.491 226.214
7 An Giang 110.599 136.825 154.675 180.809 181.952 258.145
8 Kiên Giang 14.535 20.636 25.882 48.231 66.159 82.137
9 Cần Thơ 36.324 59.086 83.783 110.214 143.150
10 Hậu Giang 25.215 9.899 15.790 21.810 25.570 28.518
11 Sóc Trăng 23.695 30.750 41.201 71.708 82.080 98.000
12 Bạc Liêu 48.953 72.468 92.812 110.466 119.800 134.220
13 Cà Mau 88.314 92.317 98.186 120.086 138.323 158.883
ĐBSCL 518.743 634.798 773.293 1.002.805 1.166.775 1.508.035
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2007)
Nước ta hiện nay có trên 335 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất
khẩu có khả năng chế biến trên từ 1,5 – 1,7 triệu tấn thành phẩm/ năm tương ứng
với 4,5 -5,1 triệu tấn nguyên liệu. Với diện tích và sản lượng NTTS nêu trên,
ĐBSCL giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy
chế biến.
35
4.2. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA NGUỒN THỦY SẢN NGUYÊN
LIỆU TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CAFATEX
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà đặc biệt là
các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thì yếu tố đầu vào, hay nguồn nguyên liệu
đầu vào cung cấp cho hoạt động của doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng.
Tính ổn định về số lượng và chất lượng của nguyên liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến tính ổn định trong hoạt động của doanh nghiệp. Sự biến động về chất lượng
hay giá cả đầu vào của nguyên liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất
và có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trước khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải
đặt ra những câu hỏi như sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, ai cần và bán cho
ai,... Đó là công việc đầu tiên và quan trọng nhất. Khi đã có câu trả lời và đã
hoạch định cho sản xuất thì các yếu tố đầu vào là khâu đầu tiên được tiến hành.
Quá trình khai thác yếu tố đầu vào này diễn ra nhanh nhưng ảnh hưởng trực tiếp
đến kết quả hoạt động kinh doanh. Hơn thế, quá trình sản xuất tạo ra mặt hàng
phù hợp với cơ cấu và khối lượng cần cung cấp cho thị trường là một quá trình
Marketing khảo sát thị trường nhằm tìm hiểu nhu cầu của thị trường, từ đó công
ty mới tiến hành khảo sát và tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào và thu mua với
giá cả thỏa thuận và chất lượng mong muốn để phục vụ cho sản xuất.
Cafatex là công ty chuyên sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy sản xuất
khẩu, nghiệp vụ kinh doanh của Cafatex bao gồm thu mua – chế biến – xuất khẩu
thủy hải sản, đây là những nghiệp vụ kinh doanh đòi hỏi tính liên tục và phù hợp
giữa các khâu. Trong đó khâu thu mua thủy sản nguyên liệu là khâu đầu tiên
nhưng giữ vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo tính ổn định và liên tục cho các
khâu tiếp theo. Sự mất cân đối giữa giá cả thủy sản nguyên liệu thu mua và giá cả
thành phẩm xuất khẩu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận công ty.
Sản phẩm chế biến chủ yếu của công ty năm 2008 là những sản phẩm cao
cấp như cá đông chiếm 49,8%, tôm đông 21,5%. Sản lượng sản xuất cá năm
2007 và năm 2008 tăng liên tục và trở thành mặt hàng chủ lực của công ty. Ngoài
ra là các mặt hàng truyền thống như cá đông block, tôm đông block. Trong khi
đó, định mức tiêu hao nguyên liệu của công ty được xác định như sau:
36
- Tôm các loại: 1,5 Kg nguyên liệu/1 Kg thành phẩm.
- Cá tra, cá ba sa: 3,2 Kg nguyên liệu/1 Kg thành phẩm.
Đạt được sản lượng sản xuất đã định, công ty phải thu mua với một lượng
thủy sản nguyên liệu lớn hơn thành phẩm nhiều lần, cụ thể với tôm là mua gấp
1,5 lần, cá hơn 3 lần thì mới có thể đảm bảo đủ số lượng sản phẩm thành phẩm
sản xuất
Bảng 5: SẢN LƯỢNG VÀ TỶ TRỌNG SẢN PHẨM SẢN XUẤT
THỰC TẾ TỪ 2006 - 2008
NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
SẢN PHẨM Sản lượng
(Tấn)
Tỷ trọng
(%)
Sản lượng
(Tấn)
Tỷ trọng
(%)
Sản lượng
(Tấn)
Tỷ trọng
(%)
Tôm đông block 1.723 18,1 1.485 14,7 2.007 15,7
Cá đông block 1.864 19,5 2.390 23,6 1.675 13,1
Tôm đông 2.617 27,4 2.090 20,6 2.750 21,5
Cá đông 3.338 35,0 4.163 41,1 6.380 49,8
Tổng sản lượng 9.542 100,0 10.128 100,0 12.812 100,0
(Nguồn: Báo cáo thu mua – sản xuất – tiêu thụ năm 2006, 2007, 2008 của Cafatex)
Nguyên liệu chính phục vụ cho khâu chế biến xuất khẩu của công ty bao
gồm tôm nước mặn, nước lợ, nước ngọt, cá tra ngoài ra còn có các loại thủy sản
khác. Trong khi đó, Hậu Giang lại là tỉnh không có biển nên nguyên liệu thủy sản
biển có thể khó khăn hơn các tỉnh có biển khác như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc
Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh,…Vì thế, việc xây dựng hệ thống tiếp thị,
tìm hiểu thị trường nguyên liệu và tổ chức thu mua tốt nguồn nguyên liệu trở nên
rất quan trọng đối với công ty.
Như vậy, nguyên liệu và công tác tổ chức thu mua, tìm hiểu nghiên cứu thị
trường là rất quan trọng nhằm đảm bảo sản xuất của công ty được tiến hành liên
tục và thuận lợi. Nếu không có nguồn nguyên liệu thì công ty không thể nào tiến
hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào trong khi thị trường đang có
nhu cầu và công ty cũng có đầy đủ năng lực sản xuất. Hiện tại, mỗi năm công ty
có thể sản xuất hơn 10 nghìn tấn, nếu không có nguyên liệu sẽ gây lãng phí tài
sản và những nguồn lực khác.
37
4.3. CÁC NGUỒN CUNG CẤP THỦY SẢN NGUYÊN LIỆU CHO CÔNG
TY CAFATEX
Đối tượng chế biến của công ty rất đa dạng và phong phú, nhưng mặt hàng
chủ yếu vẫn là cá tra và tôm các loại như tôm sú, tôm càng xanh, tôm đất,.... Đặt
biệt từ năm 2000, công ty bắt đầu bước vào sản xuất chế biến sản phẩm cá tra
fillet đông lạnh xuất khẩu và cho đến thời điểm hiện tại sản phẩm cá trở thành
sản phẩm chủ lực của công ty với tốc độ tăng trưởng trung bình 50%/ năm.
Ngoài ra còn có các đối tượng thủy sản khác như mực, cá rô, cá bống
tượng,…nhưng số lượng không đáng kể.
Từ khi nước ta xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hóa thị
trường, đa dạng hóa bạn hàng, giảm dần tỷ trọng các thị trường trung gian và
tăng tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp. Cafatex đã bước vào xây dựng mô
hình kinh doanh khép kín “sản xuất – mua gom – chế biến – tiêu thụ” mà một số
doanh nghiêp chế biến khác đã áp dụng thành công nhưng đến thời điểm hiện tại
vẫn chưa được áp dụng vì công ty gặp nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới năm 2007 – 2008, sản xuất thu hẹp nên không có điều kiện bước vào
quy hoạch vùng nuôi. Để thuận tiện cho việc cung cấp thủy sản nguyên liệu phục
vụ cho quá trình chế biến công ty có các nguồn cung cấp sau:
4.3.1. Nguồn cung cấp tôm nguyên liệu
Hiện nay, các nhà cung cấp tôm nguyên liệu cho công ty là các hộ nông
dân, các hợp tác xã, trang trại,… nuôi tôm ở trong và ngoài tỉnh. Phần lớn các hộ
nuôi tôm đều qua một khâu trung gian thu gom và sơ chế, sau đó mới đến được
nhà máy của công ty. Hiện tại, công ty chưa áp dụng được các hình thức bao tiêu
sản phẩm cho người nuôi tôm mà phải thông qua khâu trung gian thu gom dẫn
đến giá cả thu mua tại công ty không sát với giá nguyên liệu thực tế thu mua tại
nông hộ. Đây cũng là một hạn chế của công ty trong việc quản lý thu mua
nguyên liệu. Trong thực tế, các hộ nuôi tôm phần lớn là các hộ nuôi nhỏ lẻ, sản
lượng thu hoạch ít và chưa có điều kiện bảo quản, sơ chế nên không bán trực tiếp
tại nhà máy mà phải thông qua người thu gom. Từ đó những người thu gom trở
thành những đại lý cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Các đại lý là những người
thu mua, phân loại, sơ chế nguyên liệu tạm thời trước khi chuyển đến nhà máy.
38
Ngoài thu mua trực tiếp từ người nuôi, công ty còn thu mua lại tôm nguyên liệu
đã được chế biến từ các nhà máy chế biến thủy sản để đảm bảo số lượng và đúng
size thành phẩm xuất ra nước ngoài. Do đó, khi thu mua tôm từ các hộ nuôi
không đầy đủ về số lượng hoặc không đầy đủ kích cỡ để đáp ứng yêu cầu từ các
đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu phía đối tác, công ty tiến hành mua lại thành
phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản khác.
4.3.2. Nguồn cung cấp cá tra nguyên liệu
Khác với nuôi tôm sú các hộ nuôi cá tra có thể chủ động sản xuất một sản
lượng cá tra nguyên liệu đủ lớn để bán trực tiếp cho các nhà máy chế biến. Hiện
nay, nguồn cung cấp cá nguyên liệu chủ yếu cho công ty là từ các hộ nông dân,
các trang trại, hay các hợp tác xã nuôi cá tra. Tuy nhiên công ty cũng chỉ ưu tiên
thu mua đối với những ao nuôi có sản lượng cá nguyên liệu lớn. Do quy trình
kiểm chất lượng nguyên liệu rất phức tạp và tốn thời gian, tốn nhiều chi phí và
công lao động nên công ty sẽ ưu tiên thu mua nguyên liệu từ các hộ nuôi có sản
lượng lớn để giảm thiếu các khoảng chi phí kiểm tra chất lượng. Ngoài ra do
công ty chủ động phương tiện vận chuyển đến mua trực tiếp tại các hộ nuôi, chủ
yếu dùng ghe lớn để vận chuyển cá nên chỉ thu mua được các hộ nuôi có sản
lượng cá tương ứng với tải trọng của phương tiện.
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU MUA THỦY SẢN NGUYÊN LIỆU
CỦA CÔNG TY
4.4.1. Tiêu chuẩn thu mua thủy sản nguyên liệu
ĐBSCL là vùng có thế mạnh cả về khai thác và NTTS, sản lượng thủy sản
hàng năm cung cấp cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu là rất lớn. Tuy
nhiên, không phải loại tôm cá nào sau khi đánh bắt hoặc nuôi trồng đều có đủ
điều kiện để đưa vào chế biến. Cafatex luôn đặt ra những tiêu chuẩn thu mua
thủy sản nguyên liệu nhưng vẫn có thể gặp rủi ro là thủy sản nguyên liệu thu
mua về không đạt chất lượng. Nguyên nhân là khi kiểm tra chất lượng thì chỉ
kiểm tra một vài mẫu nhất định trong khi số lượng thu mua tương đối nhiều, chất
lượng mẫu kiểm tra không phản ánh hết được chất lượng của cả số lượng. Mặt
khác, thời gian từ lúc kiểm tra đến khi tiếp nhận nguyên liệu không cùng lúc nên
có thể xảy ra tình trạng nguyên liệu giảm chất lượng trong khi chờ chuyển về
39
công ty, đây cũng là thời gian mà người dân hoặc thương lái có thể tác động vào
nguyên liệu nhằm tăng lợi nhuận cho mình như ngâm nước, bơm hóa chất, trộn
lẫn tạp chất,... Do đã được chấp nhận từ trước và phần lớn công ty chỉ phát hiện
nguyên liệu kém chất lượng trong quá trình chế biến nên công ty không thể trả
nguyên liệu lại mà thường là chấp nhận chế biến với hệ số tiêu hao nguyên liệu
cao, sản phẩm làm ra cũng không đảm bảo tiêu chuẩn và bán với giá rẻ hơn. Cụ
thể tiêu chuẩn thu mua thủy sản nguyên liệu công ty đặt ra như sau:
4.4.1.1. Tiêu chuẩn thu mua cá tra nguyên liệu
Kỹ thuật chế biến thực phẩm đông lạnh là một kỹ thuật phức tạp được thực
hiện theo chu trình kín bắt đầu từ khâu tiếp nhận xử lý nguyên liệu đầu vào theo
nhu cầu thị trường và đơn đặt hàng. Cá da trơn nguyên liệu trước khi thu mua
phải được kiểm tra đánh giá cỡ loại. Cá phải nuôi đủ thời gian tối thiểu là ba
tháng mười ngày và tốt nhất là ba tháng rưỡi để đảm bảo thịt săn, chắt, thơm
ngon. Cá tra thịt trắng là tốt nhất được phân thành các cỡ T1, T2, T3,.. và tối
thiểu là thịt vàng, cá thịt đỏ mua với giá rất thấp. Cá tra được lấy mẫu tại ao nuôi
mang về nhà máy để kiểm kháng sinh nhằm đảm bảo nguyên liệu cá đưa vào sản
xuất không vượt quá dư lượng kháng sinh cho phép theo quy định. Lựa chọn cá
có màu sắt đẹp, kích cỡ không quá chênh lệch nhau. Cá nguyên liệu phải còn
sống, được vớt lên từ ghe đục hai đáy, vận chuyển nhanh bằng xe kéo đến khu
tiếp nhận. Cá trước khi đưa vào sản xuất phải được đánh giá xem có đáp ứng yêu
cầu chất lượng nguyên liệu cần thiết để chế biến hay không. Thịt cá sau chế biến
không bị đổi thành màu đỏ.
4.4.1.2. Tiêu chuẩn thu mua tôm nguyên liệu
Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty từ những năm đầu đi vào
sản xuất. Sản phẩm tôm đông lạnh của công ty mà chủ yếu là tôm đông block và
tôm đông IQF (một dạng đông rời) đã có mặt và đạt uy tín cao trên thị trường
quốc tế. Vì thế việc thu mua tôm nguyên liệu theo đúng tiêu chuẩn chất lượng
nhằm đảm bảo sản xuất được những sản phẩm tôm đông cao cấp của công ty là
một vấn đề luôn được công ty quan tâm thực hiện. Đối với tôm sú nguyên liệu,
công ty thường thu mua khi nguyên liệu đạt được những tiêu chuẩn về chất lượng
như: Tôm nguyên liệu phải được phân cỡ đồng đều, chính xác, tôm không có lẫn
40
tạp chất như rác, cá tạp, tôm khác loài, không bị hư thúi, không có mùi lạ,…tôm
phải có trọng lượng phù hợp với tháng tuổi nuôi trồng, có màu trắng bạc đồng
nhất, thân tôm trong, tôm được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào sản xuất.
4.4.2. Các hình thức thu mua thủy sản nguyên liệu của công ty
Thu mua nguyên liệu xét cho cùng cũng là một hoạt động Marketing trong
đó tìm hiểu thị trường là một khâu quan trọng. Việc tổ chức công tác thu mua
thủy sản nguyên liệu cho công ty do Ban nguyên liệu của công ty phụ trách. Ban
có đội ngũ nhân viên cán bộ thu mua có mặt ở hầu hết các tỉnh để có những
thông tin kịp thời và chính xác về nguồn nguyên liệu cũng như tiến hành thu mua
nguyên liệu một cách có hiệu quả nhất.
Bảng 6: TỶ LỆ CÁC HÌNH THỨC THU MUA NGUYÊN LIỆU PHÂN
THEO MẶT HÀNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008
Đơn vị tính: %
SẢN PHẨM NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
a. Tôm 100 100 100
-Mua trực tiếp 91,2 94,7 99,7
+ Tại xí nghiệp 28,9 15,2 22,3
+ Tại các trạm 62,3 79,5 77,4
- Mua khác 8,8 5,3 0,3
b. Cá 100 100 100
- Mua trực tiếp 100 100 100
(Nguồn: Báo cáo thu mua – sản xuất tiêu thụ 2006, 2007, 2008 của Cafatex)
Do đặc điểm của hoạt động nuôi tôm sú thường thu hoạch với sản lượng
tương đối ít đối với từng hộ nuôi, do đó, công tác thu mua của công ty đều phải
thông qua các thương lái thu gom để đảm bảo sản lượng đầy đủ đáp ứng nhu cầu
công ty. Nhìn chung, công ty thu mua tôm nguyên liệu chủ yếu là mua trực tiếp
từ các xí nghiệp thu mua tôm, hoặc các trạm thu mua. Mua trực tiếp là hình thức
cán bộ thu mua của công ty sẽ trực tiếp ký hợp đồng hoặc liên hệ với các trạm
thu mua hoặc các xí nghiệp để mua nguyên liệu. Ưu điểm của phương thức này
là giảm thiểu được những chi phí phát sinh phải trả cho các trung gian trong quá
trình mua hàng và lưu thông vận chuyển. Mặt khác, nguyên liệu được tập trung
đồng thời, đúng lúc với số lượng lớn. Nhưng phương thức này cũng có nhược
41
điểm là khó quản lý chặt chẽ mà tiêu cực có thể xảy ra do sự thông đồng giữa cán
bộ thu mua và thương lái. Do đặc thù tôm nguyên liệu khi đem tiêu thụ người
bán không phân ra được chính xác các cỡ tôm, theo từng tiêu chuẩn phân loại,
nhân viên thu mua sẽ đánh tỷ lệ từng cỡ tôm, dẫn đến sai lệch do thiếu kinh
nghiệm và thông đồng. Mua trực tiếp chiếm tỷ lệ 91,2% năm 2006 liên tục tăng
lên 94,7% năm 2007 và 99,7% năm 2008.
Thu mua trực tiếp tại các trạm thu mua chiếm 62,3% năm 2006, tăng lên
79,5% năm 2007 và giảm nhẹ xuống 77,4% năm 2008, lý do là năm 2008 công
ty không còn liên kết với các trạm thu mua ở Cà Mau và trạm thu mua ở Hộ
Phòng (Bạc Liêu) vì các trạm này ở quá xa công ty, chi phí vận chuyển bỏ ra
nhiều nên hoạt động kém hiệu quả, công ty thay thế bằng một trạm thu mua Láng
Trâm (Bạc Liêu), vì thế tỷ lệ thu mua tại các trạm có giảm nhẹ. Hiện công ty có
liên kết với các trạm thu mua tôm Vĩnh Lợi ở Bạc Liêu và trạm thu mua Láng
Trâm cũng ở Bạc Liêu. Trạm thu mua của công ty là một nhà máy chế biến nhỏ
chỉ liên kết mà không trực thuộc công ty trong đó sẽ có công nhân của trạm liên
kết và nhân viên của công ty gởi xuống để giám sát quá trình thu mua và sơ chế
tôm nguyên liệu trước khi chuyển đến nhà máy chế biến của công ty.
Mua trực tiếp tại các xí nghiệp chiếm 28,9% năm 2006, giảm xuống 15,2%
năm 2007 và sang năm 2008 là 22,3%. Đây là hình thức công ty liên hệ hay ký
hợp đồng với các xí nghiệp kinh doanh thủy sản nhỏ chỉ hoạt động trên lĩnh vực
thu mua, sơ chế và bán lại thủy sản nguyên liệu như doanh nghiệp tư nhân Hồng
Thắm ở Hòn Đất Kiên Giang, doanh nghiệp tư nhân Thanh Để ở Cà Mau,…Các
doanh nghiệp này đóng vai trò như một đại lý thu mua tiến hành thu mua tôm
nguyên liệu, sơ chế và bán lại nguyên liệu cho công ty đem về nhà máy tiếp tục
chế biến lại. Ngoài ra công ty còn có các hình thức thu mua khác như thu mua
gián tiếp trong nước thông qua các trung gian mua hàng hoặc mua lại thành
phẩm của các doanh nghiệp chế biến thủy sản khác. Đây là hình thức mà tôm
nguyên liệu được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thông qua các bạn
hàng, vì thế giá thành có thể cao hơn. Hình thức này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ
8,8% năm 2006, 5,3% năm 2007 và 0,3% năm 2008 trong tổng số lượng nguyên
liệu nhập kho do hình thức này khá phức tạp với nhiều trung gian mua hàng, khó
kiểm soát cả về chất lượng lẫn giá cả nguyên liệu. Cho đến thời điểm năm 2008,
42
hình thức thu mua nguyên liệu nước ngoài công ty không có áp dụng vì thủ tục
phức tạp và khó thực hiện.
Đối với cá nguyên liệu chỉ có một hình thức thu mua là công ty liên hệ mua
trực tiếp tại các ao nuôi của dân vì cá nguyên liệu được nuôi tập trung tại các ao,
các hợp tác xã hoặc trang trại nuôi, vì thế không cần phải thu gom nhỏ lẻ. Công
ty có những cán bộ thu mua cá chuyên nghiên cứu tìm hiểu theo sát thị trường.
Các nhân viên này sẽ liên hệ với các chủ ao nuôi cá và báo về công ty khi hai bên
đã thỏa thuận về giá cả và kiểm soát chất lượng. Công ty sẽ chủ động phương
tiện vận chuyển cá nguyên liệu bằng cách liên hệ thuê mướn đội ghe chuyên chở
để đến tận ao nuôi của người dân để vận chuyển cá nguyên liệu về công ty ngay
sau khi thu hoạch.
4.4.3. Phương thức thanh toán mua hàng
Về hình thức thanh toán mua hàng. Công ty thường chi trả trước một phần
tiền để các trung gian xoay đồng vốn. Phần còn lại sẽ thanh toán theo hình thức
gối đầu. Công ty sẽ thanh toán đủ ở lần giao dịch tiếp theo. Khoảng 80% tiền
thanh toán mua hàng của công ty có được là từ vay ngắn hạng của ngân hàng, do
đó, trong quá trình thanh toán công ty có thể đứng trước rủi ro là lãi suất cho vay
ngắn hạn của các ngân hàng tăng cao, dẫn đến chi phí vốn vay dành cho thanh
toán mua hàng tăng lên. Còn đối với các trạm và các xí nghiệp thu mua ở xa,
công ty sẽ chuyển khoản số tiền thanh toán thông qua hệ thống Ngân hàng Ngoại
thương nếu đối tác chấp nhận, bên cạnh đó, nếu đối tác yêu cầu, công ty cũng sẽ
chi trả trực tiếp bằng tiền mặt. Hiện tại công ty đang cố gắng thanh toán các
khoản tiền thu mua thông qua hệ thống ngân hàng để đảm bảo tính nhanh gọn,
kịp thời và tiết kiệm được chi phí. Đối với hình thức thu mua khác, công ty chỉ
chi trả bằng tiền mặt do số lượng không nhiều không thường xuyên. Tất cả các
khoản thanh toán này được thực hiện và hạch toán dựa vào phiếu nhập kho mua
hàng của công ty.
4.4.4. Cơ cấu các loại thủy sản thu mua làm nguyên liệu của công ty
Cafatex là một công ty thủy sản thực hiện nghiệp vụ kinh doanh thu mua –
chế biến – xuất khẩu tất cả các loại thủy sản. Nguyên liệu chính cho các dự án
chế biến và xuất khẩu được xác định là tôm nước mặn, nước lợ, nước ngọt, cá
43
tra, cá basa, ngoài ra còn có các loại thủy sản khác như mực, các loại cá,…
nhưng từ năm 2006 đến nay, công ty chỉ chủ yếu sản xuất, chế biến và xuất khẩu
các sản phẩm tôm các loại và cá tra. Nguyên nhân của vấn đề này là do nhu cầu
của thị trường xuất khẩu có thay đổi, các thị trường lớn của Cafatex như Nhật
Bản, EU, Úc, Bắc Mỹ, Hồng Kông, SingapoS, Thái Lan, Hàn Quốc và đặt biệt là
Hoa Kỳ sau khi Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam chỉ có nhu cầu tiêu
thụ sản phẩm chủ yếu là tôm đông và cá tra fillet. Vì thế cơ cấu các loại thủy sản
nguyên liệu thu mua cũng thay đổi, chủ yếu là cá tra và các loại tôm như tôm sú,
tôm càng xanh, tôm thẻ,…các loại thủy sản khác không đáng kể.
loại
khác
5 ,9%
cá t ra
52 ,3%
t ôm sú
35 ,6%
t ôm t hẻ
6 ,2% t ô m t h ẻ4 ,0 %
lo ại
k h ác
1 ,7 %
t ô m sú
3 4 ,2 %
cá t ra
6 0 ,1 %
t ôm thẻ
7,3%
loại
khác
3,1%
tôm sú
27,1% cá t ra62,5%
(Nguồn: Báo cáo thu mua – sản xuất tiêu thụ 2006, 2007, 2008 của Cafatex)
Hình 8: Cơ cấu các loại thủy sản thu mua làm nguyên liệu của công ty từ
năm 2006 đến năm 2008
Xây dựng cơ cấu mặt hàng thủy sản hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao, xây
dựng cơ cấu đầu tư là một công tác quan trọng của một công ty thủy sản nhằm
phát huy các lợi thế so sánh của công ty và của từng địa phương, từng vùng lãnh
thổ. Cơ cấu các loại thủy sản thu mua làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của
công ty tương đối ổn định qua các năm. Năm 2006 nguyên liệu tôm chiếm
47,7%, nguyên liệu cá chiếm 52,3%. Trong năm này cơ cấu tôm và cá nguyên
44
liệu tương đương nhau vì trong năm này sản lượng tôm cá nuôi trồng là ổn định,
nguồn nguyên liệu cung cấp cho công ty vì thế cũng ít biến động. Sang năm
2007, cơ cấu có ít biến động, nguyên liệu tôm giảm 7,8% trong khi nguyên liệu
cá tăng từ 52,3% lên 60,1% trong tổng số sản lượng thủy sản thu mua. Sản phẩm
cá của công ty mới tìm được chỗ đứng trên thị trường kể từ khi bước vào sản
xuất năm 2000 nên công ty đã tiến hành mở rộng thu mua và chế biến cá fillet
xuất khẩu. Mặt khác, năm 2007 xảy ra tình trạng dịch bệnh trên tôm sú ở ĐBSCL
làm tôm chết hàng loạt, các công ty chế biến lâm vào tình trạng khan hiếm nguồn
nguyên liệu trong đó có cả Cafatex nên cơ cấu nguyên liệu tôm giảm nhiều so
với năm 2006. Do nhu cầu thị trường thay đổi, ngành thủy sản Việt Nam nhận
thấy con tôm sú đã qua thời “vàng son” do bị dịch bệnh, bị cạnh tranh bởi tôm
thẻ chân trắng là loài nuôi rất tốt ở Trung Quốc và Thái Lan với giá thành cực
thấp, con cá tra trở thành thế mạnh chủ yếu của ngành thủy sản Việt Nam. Vì thế
trong cơ cấu thủy sản nguyên liệu thu mua, công ty tiếp tục tăng nhẹ tỷ lệ cá da
trơn nguyên liệu thêm 2,4% và xác định sản phẩm cá tra fillet đông lạnh là mặt
hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm tới.
Như vậy, cơ cấu các loại thủy sản nguyên liệu của công ty từ năm 2006 –
2008 luôn có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của thị
trường. Theo dự báo của các chuyên gia nghiên cứu thị trường, thị trường xuất
khẩu cá tra fillet đông lạnh của Việt Nam trong thời gian tới như sau: Nhật Bản
30%, Hoa Kỳ 30%, Trung Quốc 30%, EU 10%, Hồng Kông 5%, Đài Loan 5%,
thị trường khác 5%,...Nắm bắt những thông tin này, trong thời gian qua và sắp
tới, Cafatex sẽ tiếp tục tăng cơ cấu cá nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.
4.4.5. Địa bàn thu mua nguyên liệu
4.4.5.1. Địa bàn thu mua tôm nguyên liệu
Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, Hậu Giang là tỉnh có sản
lượng nuôi trồng thủy sản thấp nhất ở ĐBSCL với sản lượng thủy sản chỉ đạt
28.518 kg và 8,7 nghìn ha diện tích NTTS, hơn nữa NTTS của tỉnh chủ yếu là
nuôi cá nước ngọt và tiêu thụ trong tỉnh nên công ty Cafatex tiến hành thu mua
gần như là 100% thủy sản nguyên liệu bên ngoài tỉnh. Đối với tôm nguyên liệu là
mặt hàng truyền thống, công ty đã có xây dựng được hệ thống thị trường thu mua
45
rộng khắp trãi dài từ Miền Trung với các tỉnh có diện tích nuôi tôm sú lớn như
Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Trị,…Vùng này
chiếm khoảng 30% sản lượng tôm nguyên liệu thu mua. Còn lại 70% công ty thu
mua ở hầu hết các tỉnh nuôi tôm có biển ở ĐBSCL như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc
Trăng,…với khoảng 70% sản lượng thu mua. Địa bàn thu mua tôm của công ty
không cố định mà luôn thay đổi tùy thuộc vào mùa vụ, sản lượng và thương lái
thu mua. Mặt khác công ty cũng tận dụng mọi địa bàn thu mua nếu có thể thu
mua được với giá rẻ và mang lại lợi ích cho mình. Năm 2007 và năm 2008 công
ty có tiến hành mở rộng địa bàn thu mua với các tỉnh lân cận như Tiền Giang,
Đồng Tháp, An Giang nhưng số lượng không nhiều vì những tỉnh này chủ yếu
nuôi cá tra và cũng chỉ thích hợp nuôi cá nên sản lượng tôm nuôi không nhiều.
Bảng 7: SẢN LƯỢNG TÔM THU MUA PHÂN THEO ĐỊA BÀN TỪ
2006 - 2008
Đơn vị tính: Kg
(Nguồn: Báo cáo thu mua năm 2006, 2007, 2008)
4.4.5.2. Địa bàn thu mua cá tra nguyên liệu
Còn đối với cá nguyên liệu, công ty chỉ mua ở các tỉnh ĐBSCL do Miền
Trung nước lợ, không thể tiến hành nuôi cá. Địa bàn thu mua cá tra nguyên liệu
tập trung ở các tỉnh như An Giang với khoảng 55% sản lượng thu mua. Đây là
địa bàn truyền thống và chủ lực của công ty, sản lượng thu mua tăng đều khoảng
5%/ năm ở tỉnh này. Đồng Tháp chiếm khoảng 30%, còn lại là các tỉnh khác
trong khu vực như Cần Thơ tập trung ở huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Vĩnh
Long. Hậu Giang là tỉnh mới tách và mới tiến hành nuôi cá sau này nhưng có
STT TỈNH NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
1 Cà Mau 987,40 702,74 1.017,28
2 Bạc Liêu 789,92 556,34 678,19
3 Kiên Giang 394,96 351,37 339,09
4 Sóc Trăng 197,48 175,69 150,71
5 Trà Vinh 78,99 87,84 113,03
6 Các tỉnh ĐBSCL khác 355,46 175,69 414,45
7 Các tỉnh Miền Trung 1.145,38 878,43 1.054,956
TỔNG SẢN LƯỢNG 3.949,60 2.928,10 3.767,70
46
nhiều tiềm năng phát triển sản lượng cá do điều kiện nuôi thích hợp và được đầu
tư đúng mức. Địa bàn thu mua cá tra nguyên liệu của công ty tương đối hẹp hơn
địa bàn thu mua tôm, do đó dể quản lý hơn nhưng khi cần thiết thì không thu
mua đủ sản lượng cần thiết phục vụ cho sản xuất như việc thiếu trầm trọng
nguyên liệu vào cuối năm 2008. Trong thời gian tới, công ty cần tiến hành mở
rộng địa bàn thu mua cá bên cạnh việc ổn định địa bàn sẵn có, liên kết chặt chẽ
với người nuôi để ổn định sản lượng.
Bảng 8: SẢN LƯỢNG CÁ THU MUA PHÂN THEO ĐỊA BÀN TỪ
2006 - 2008
Đơn vị tính: Tấn
(Nguồn: Báo cáo thu mua năm 2006, 2007, 2008)
4.4.6. Sản lượng thủy sản nguyên liệu thu mua
8.287,8 7.330,2
10.041,1
0,0
2.000,0
4.000,0
6.000,0
8.000,0
10.000,0
12.000,0
2006 2007 2008
Năm
Tấ
n
(Nguồn: Báo cáo thu mua – sản xuất – tiêu thụ 2006, 2007, 2008 của Cafatex)
Hình 9: Sản lượng thủy sản thu mua từ năm 2006 – 2008
STT TỈNH NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
1 An Giang 2.386,01 2.505,31 2.680,68
2 Đồng Tháp 1.301,46 1.232,62 1.693,82
3 Cần Thơ 260,29 308,15 439,14
4 Hậu Giang 173,53 220,11 376,40
5 Vĩnh Long 86,76 44,02 125,47
6 Các tỉnh Miền Tây khác 130,15 91,99 957,89
TỔNG SẢN LƯỢNG 4.338,20 4.402,20 6.273,40
47
Bảng 9: KẾ HOẠCH VÀ THỰC TẾ SẢN LƯỢNG THỦY SẢN THU
MUA PHÂN THEO MẶT HÀNG TỪ 2006 – 2008
Đơn vị tính: Tấn
MẶT HÀNG NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
Tôm
Kế hoạch 4.000 3.500 3.500
Thực hiện 3.949,60 2.928,10 3.767,70
Hoàn thành 98,74% 83,66% 107,65%
Cá
Kế hoạch 4.000 4.500 5.000
Thực hiện 4.338,20 4.402,20 6.273,40
Hoàn thành 108,46% 97,83% 125,47%
Tổng sản lượng
Kế hoạch 8.000 8.000 8.500
Thực hiện 8.287,80 7.330,20 10.041,10
Hoàn thành 103,60% 91,63% 118,13%
(Nguồn: Báo cáo thu mua – sản xuất – tiêu thụ 2006, 2007, 2008 của Cafatex)
Bảng 10: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN THU MUA PHÂN THEO MẶT
HÀNG TỪ 2006 - 2008
CHÊNH LỆCH
2007/2006 2008/2007MẶT HÀNG 2006 2007 2008 Tuyệt đối
(Tấn)
Tỷ lệ
(%)
Tuyệt đối
(Tấn)
Tỷ lệ
(%)
Tôm 3.949,60 2.928,10 3.767,70 -1.021,50 -25,86 839,60 28,67
Cá 4.338,20 4.402,20 6.273,40 64,00 1,48 1.871,20 42,51
Tổng sản lượng 8.287,80 7.330,20 10.041,10 -957,60 -11,55 2.710,90 36,98
(Nguồn: Báo cáo thu mua – sản xuất – tiêu thụ 2006, 2007, 2008 của Cafatex)
Năm 2006 công ty tiến hành thu mua với sản lượng đạt 8.287,8 tấn tôm cá
nguyên liệu các loại đạt 98,74% so với kế hoạch, phục vụ khoảng 60% công suất
của nhà máy chế biến. Năm 2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề Tài- Phân tích tình hình thu mua thủy sản nguyên liệu của công ty CP thủy sản Cafatex – Hậu Giang.pdf