Tài liệu Luận văn Phân tích tình hình thu - chi ngân sách tại sở tài chính tỉnh Bến Tre: Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU - CHI
NGÂN SÁCH TẠI SỞ TÀI CHÍNH
TỈNH BẾN TRE
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ĐÀM THỊ PHONG BA LÊ DUY HIẾU
MSSV: 4031056
Lớp: Kế toán 01-K29
Cần Thơ, 2007
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 2
LỜI CẢM TẠ
--------------------*&*--------------------
Qua bốn năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Cần Thơ, sau đó
là thời gian thực tập tốt nghiệp, đây là phương thức giáo dục và đào tạo của các
trường Đại học nhằm kết hợp lý thuyết mà sinh viên đã học ở trường để nghiên
cứu và áp dụng vào thực tế, đi sâu vào thực tế để tìm tòi, học hỏi và nắm bắt
thêm những kiến thức, kinh nghiệm trong điều kiện mới nhằm bổ sung vào hành
trang kiến thức của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường.
Thời gian thực tập kết thúc cũng là lúc em vừa hoàn t...
105 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích tình hình thu - chi ngân sách tại sở tài chính tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU - CHI
NGÂN SÁCH TẠI SỞ TÀI CHÍNH
TỈNH BẾN TRE
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ĐÀM THỊ PHONG BA LÊ DUY HIẾU
MSSV: 4031056
Lớp: Kế toán 01-K29
Cần Thơ, 2007
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 2
LỜI CẢM TẠ
--------------------*&*--------------------
Qua bốn năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Cần Thơ, sau đó
là thời gian thực tập tốt nghiệp, đây là phương thức giáo dục và đào tạo của các
trường Đại học nhằm kết hợp lý thuyết mà sinh viên đã học ở trường để nghiên
cứu và áp dụng vào thực tế, đi sâu vào thực tế để tìm tòi, học hỏi và nắm bắt
thêm những kiến thức, kinh nghiệm trong điều kiện mới nhằm bổ sung vào hành
trang kiến thức của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường.
Thời gian thực tập kết thúc cũng là lúc em vừa hoàn thành cuốn luận văn
tốt nghiệp. Đây là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu từ khi bước
chân vào Trường Đại học Cần Thơ. Trong suốt thời gian đó em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô của Trường nói chung, Quý thầy cô Khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh nói riêng, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các cô chú,
anh chị tại cơ quan thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô, những người đã truyền đạt cho
em những kiến thức quý báo trong suốt thời gian em theo học tại trường. Đặc
biệt, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Đàm Thị Phong Ba, người đã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em để em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các Cô chú, anh chị cán
bộ công tác tại Sở Tài chính Bến Tre, mà đặc biệt là các anh chị ở phòng Ngân
sách đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em được thực tập tại cơ quan cũng
như là cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết cho đề tài.
Sau cùng, em xin kính chúc Quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ cùng
toàn thể các Cô chú, anh chị cán bộ công tác tại Sở Tài chính Bến Tre dồi dào
sức khoẻ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Ngày…tháng…năm 2007
Sinh viên thực hiện
Lê Duy Hiếu
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 3
LỜI CAM ĐOAN
--------------------*&*--------------------
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày …. tháng …. năm 2007
Sinh viên thực hiện
Lê Duy Hiếu
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 4
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và hội nhập. Một trong
những nhân tố tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối đổi
mới và hội nhập của nước nhà đó là ngân sách Nhà nước. Vì ngân sách Nhà nước
là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá
trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu
thực hiện các chức năng quản lí và điều hành nền kinh tế xã hội. Vì vậy để nhà
nước tồn tại và phát triển vững mạnh thì cần phải có bộ phận quản lí ngân sách
Nhà nước mà trong đó hiệu quả thu chi ngân sách sẽ giữ vai trò quyết định.
Làm thế nào để biết được một đơn vị có chi đúng chế độ không, các khoản
chi của đơn vị có đảm bảo tiết kiệm, mang lại hiệu quả và tạo được tiền đề cho
tăng trưởng kinh tế hay không? Hay, làm thế nào để biết được nguồn thu của đơn
vị có đảm bảo đủ để thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách và các nguồn thu có đầy
đủ hợp lí hay không? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lí ngân
sách của đơn vị đó. Vì thế, khi tìm hiểu và phân tích tình hình thu chi ngân sách
của đơn vị sẽ giúp cho ta thấy được hiệu quả quản lí nguồn thu và sử dụng ngân
sách của đơn vị đó. Từ đó tìm ra được những mặt thuận lợi cũng như là những
khó khăn, hạn chế trong quá trình quản lí ngân sách của đơn vị. Đồng thời có
những giải pháp tích cực nhằm khắc phục, hạn chế những khó khăn, phát hiện và
ngăn chặn kịp thời những sai lầm, khuyết điểm hay là những thiếu sót trong công
tác thu chi ngân sách nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lí ngân sách, góp
phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của nước nhà.
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, các chính
sách, chế độ về tài chính và bộ máy kế toán không ngừng được đổi mới và hoàn
thiện để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước và hợp tác hội nhập
quốc tế. Ngân sách Nhà nước tỉnh Bến Tre đã có những chuyển biến rõ nét nhằm
đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây
dựng công trình phúc lợi trên địa bàn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân trong tỉnh.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 5
Trên thực tế, nguồn thu ngân sách chỉ đáp ứng được nhu cầu chi thường
xuyên. Do đó để đảm bảo đầy đủ và kịp thời nguồn kinh phí của ngân sách cho
hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các đường lối kinh tế - xã hội thì
ngoài nguồn thu của mình, ngân sách Tỉnh còn nhận được những khoản thu do
ngân sách cấp trên hỗ trợ. Vì vậy, nếu chấp hành theo đúng dự toán thì sẽ tiết
kiệm được kinh phí và mang lại hiệu quả cao trong công tác thu chi ngân sách.
Với sự quan tâm sâu sắc đến nền kinh tế của Tỉnh nhà mà trong đó Sở Tài
chính Bến Tre – Cơ quan quản lí ngân sách của Bến Tre, là đầu mối trong việc
thực hiện các đường lối đổi mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nên em
muốn đi sâu tìm hiểu về hiệu quả quản lí ngân sách Nhà nước của Bến Tre. Đó là
lí do em chọn đề tài: “Phân tích tình hình thu chi ngân sách tại Sở Tài chính
tỉnh Bến Tre” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
Nếu như chi ngân sách đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo đầy đủ, kịp
thời nguồn kinh phí cho hoạt động của đơn vị để thực hiện các chương trình kinh
tế - xã hội thì thu ngân sách sẽ là nguồn vốn để đảm bảo cho việc chi của đơn vị.
Trên thực tế nếu thu chi hợp lí sẽ tiết kiệm được kinh phí và mang lại hiệu quả
cho nền kinh tế nước nhà. Vì thế, tìm hiểu về tình hình thu chi ngân sách tại Sở
Tài chính Bến Tre để thấy được hiệu quả của công tác thu chi tại tỉnh nhà, từ đó
đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả về quản lí ngân sách tại Sở tài
chính Bến Tre.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Luận văn được xây dựng nhằm đạt mục tiêu sau: Phân tích tình hình thu chi
ngân sách tại Sở Tài chính tỉnh Bến Tre qua các năm 2004, 2005, 2006. Từ đó
tìm ra những khó khăn và hạn chế của công tác thu chi ngân sách của đơn vị, đưa
ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lí ngân sách của
đơn vị, góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của nước nhà.
1.2.2. Mục tiêu riêng
- Tìm hiểu tình hình thu chi ngân sách tại Sở Tài chính giai đoạn 2004 –
2006.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 6
- Phân tích tình hình thu ngân sách tại Sở tài chính Bến Tre giai đoạn 2004-
2005.
- Phân tích tình hình chi ngân sách tại Sở tài chính Bến Tre giai đoạn 2004-
2005.
- Đánh giá hiệu quả quản lí thu chi ngân sách tại Sở Tài chính Bến Tre giai
đoạn 2004-2006.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí thu chi ngân sách
tại Sở Tài chính.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian (địa bàn nghiên cứu)
Luận văn được nghiên cứu tại Phòng Ngân sách của Sở Tài chính Bến Tre,
tỉnh Bến Tre.
1.3.2. Thời gian (thời điểm thực hiện nghiên cứu)
Luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 05/03/2007 đến
ngày 11/06/2007.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Do thời gian thực tập có hạn, nên luận văn này chỉ nghiên cứu xoay quanh
về những vấn đề sau:
- Nguồn thu của Sở Tài chính – tình hình thu ngân sách.
- Các khoản chi ngân sách của Sở Tài chính – tình hình sử dụng ngân sách.
- Hiệu quả thu chi ngân sách của Sở Tài chính.
- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu chi ngân sách của Sở tài chính.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Điều hòa ngân sách giữa trung ương và địa phương – TS. Bùi Đường
Nghiêu và ThS. Nguyễn Minh Tân, ThS. Võ Tnhành Hưng – Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2006: Với phương pháp tiếp cận khoa học, toàn diện từ lí
luận đến thực tiễn, cả trong và ngoài nước, hướng tới việc giải quyết những vấn
đề nổi bật về cơ chế điều hòa ngân sách giữa trung ương và địa phương ở nước
ta.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 7
Lý thuyết tài chính tiền tệ – Đinh Văn Sơn – Nhà xuất bản thống kê, 2004:
Trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính, tiền tệ và tín dụng nhằm giúp sinh
viên có một hành trang cần thiết để khai phá, nghiên cứu những nội dung, những
vấn đề và những khía cạnh khác nhau của lĩmh vực tài chính, tiền tệ và tín dụng
theo ngành và chuyên ngành đào tạo.
Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện – Bộ tài
chính – Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội, 2003: Tạo điều kiện cho các bạn sinh
viên, cơ quan tài chính các cấp, các đơn vị hành chính sự nghiệp có đầy đủ tài
liệu khi nghiên cứu và áp dụng Luật ngân sách nhà nước.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 8
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Bản chất và vai trò của ngân sách Nhà nước
2.1.1.1. Khái niệm về ngân sách Nhà nước
Theo Điều 1 Chương I của Luật ngân sách Nhà nước được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày16/12/2002 thì Ngân sách
Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
2.1.1.2. Bản chất của ngân sách Nhà nước
Ngân sách nhà nước hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài
chính. Ngân sách thể hiện mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà nước và xã hội.
Mọi hoạt động thu chi của ngân sách đều do nhà nước quyết định và nhằm mục
đích phục vụ yêu cầu thực hiện chức năng của nhà nước. Về khía cạnh này cho
thấy được quyền lực chính trị của nhà nước.
Bản chất của ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là hệ thống
những mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình huy
động vốn và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các
chức năng của nhà nước.
2.1.1.3. Vai trò của ngân sách Nhà nước.
Vai trò của ngân sách nhà nước được thể hiện trên các mặt sau:
- Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các
nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Đây là vai trò truyền thống của ngân sách nhà nước trong mọi mô hình kinh
tế, nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình tồn tại và thực hiện
nhiệm vụ của mình. Mối quan hệ hữu cơ giữa nhà nước với ngân sách được Các
Mác tổng kết như sau: “Sức mạnh chuyên chính của Nhà nước được quyết định
bởi ngân sách và ngược lại”.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 9
- Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Vai trò này xuất phát từ yêu cầu khắc phục những khuyết tật vốn có của nền
kinh tế thị trường. Vai trò này thể hiện trên các mặt sau:
+ Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế
mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
+ Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường,
bình ổn giá cả, chống lạm phát.
- Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần
kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
Thông qua hoạt động thu ngân sách, dưới hình thức kết hợp thuế gián thu
và thuế trực thu, Nhà nước điều tiết bớt một phần thu nhập của tầng lớp có thu
nhập cao trong xã hội, hướng dẫn tiêu dùng hợp lí, tiết kiệm, đảm bảo thu nhập
chính đáng của người lao động. Mặt khác, thông qua hoạt động chi ngân sách
dưới hình thức các khoản cấp phát, trợ cấp trong chính sách về dân số kế hoạch
hóa gia đình, về bảo trợ xã hội, về việc làm,… Nhà nước hỗ trợ để nâng cao đời
sống của tầng lớp người nghèo trong xã hội.
2.1.2. Thu ngân sách Nhà nước
2.1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa về thu ngân sách Nhà nước
Theo khoản 1 Điều 2 Chương I Luật ngân sách nhà nước thì thu ngân sách
nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt kinh
tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện
trợ và các khoản thu khác theo qui định của pháp luật.
Về bản chất, thu ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ phân phối
dưới hình thái giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị
tập trung các nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung
quan trọng nhất của nhà nước.
Về phương diện pháp lí, thu ngân sách nhà nước bao gồm những khoản tiền
nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 10
2.1.2.2. Phân loại
zCăn cứ vào nội dung của các nguồn thu ta có:
- Thu trong nước bao gồm: thu thuế từ hoạt động kinh tế, thu thuế từ hoạt
động sự nghiệp, thu dân cư (lệ phí, thuế, vay), thu khai (xổ số kiến thiết, bán và
thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước,…)
- Thu ngoài nước bao gồm: thu viện trợ và vay từ các tổ chức phi chính phủ
và chính phủ nước ngoài.
zCăn cứ vào tính chất kinh tế của các khoản thu:
- Thu thuế và các khoản thu mang tính chất thuế: thuế trực thu, thuế gián
thu, thu lệ phí có tính chất thuế.
- Thu không mang tính chất thuế: bán và thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước,
xổ số kiến thiết, vay qua phát hành công trái, viện trợ và vay nước ngoài.
2.1.2.3. Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Theo Điều 2 Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/06/2003 của Chính
phủ thì thu ngân sách nhà nước bao gồm:
- Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo qui định của pháp luật.
- Phần nộp ngân sách nhà nước theo qui định của pháp luật từ các khoản
phí, lệ phí.
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước theo qui định của pháp
luật gồm: tiền thu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền vay của
nhà nước (cả gốc và lãi); thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh
tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh
tế có sự tham gia góp vốn của nhà nước theo qui định của Chính phủ.
- Phần nộp ngân sách theo qui định của pháp luật từ các hoạt động sự
nghiệp.
- Tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản, tài sản công và đất công ích.
- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước.
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo qui định của pháp luật.
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài
nước.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 11
- Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo
qui định tại khoản 3 Điều 8 của luật ngân sách.
- Phần nộp ngân sách nhà nước theo qui định của pháp luật từ tiền bán hoặc
cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức,
cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa
phương theo qui định tại Điều 50 của Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 06/06/2003.
- Thu từ Quỹ dự trữ tài chính theo qui định tại Điều 58 của Nghị định
60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ.
- Thu kết dư ngân sách theo qui định tại Điều 69 của Nghị định
60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ.
- Các khoản thu khác theo qui định của pháp luật gồm: Các khoản di sản
nhà nước được hưởng, phần nộp ngân sách theo qui định của pháp luật từ các
khoản phạt, tịch thu, thu hồi dự trữ nhà nước,thu chênh lệch giá, thu bổ sung từ
ngân sách cấp trên, thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển
sang, các khoản thu khác.
2.1.3. Chi ngân sách Nhà nước
2.1.3.1. Khái niệm và ý nghĩa về chi ngân sách Nhà nước
Theo khoản 2 Điều 2 Chương I Luật ngân sách nhà nước thì chi ngân sách
nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng
an ninh, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi
khác theo qui định của pháp luật.
Đứng về phương diện pháp lí, chi ngân sách nhà nước là những khoản chi
tiêu do Chính phủ hoặc các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục
tiêu công ích như giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, trật tự an an toàn xã hội.
Xét về bản chất, chi ngân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ phân
phối lại những khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ
tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước như
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng các sự nghiệp văn hóa xã hội, duy trì hoạt
động bộ máy nhà nước, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 12
Chi ngân sách nhà nước có mối quan hệ mật thiết với thu ngân sách nhà
nước vì: Thu ngân sách là nguồn vốn đảm bảo thực hiện thu ngân sách; ngược lại
vốn ngân sách được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh
tế, nó là điều kiện để tăng thu ngân sách.
Chi ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế,
chính trị, xã hội của nhà nước trong từng thời kì. Điều này khẳng định chi ngân
sách nhà nước ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống chính trị xã hội của một quốc
gia. Từ đó cho thấy chi ngân sách có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
nhằm thực hiện các đường lối của đất nước, tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng của
xã hội được xây dựng và cải tạo.
2.1.3.2. Phân loại
Chi ngân sách nhà nước là sự sắp xếp các khoản chi thành những nhóm
theo những tiêu thức nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lí định
hướng chi ngân sách, công tác nghiên cứu phân tích kinh tế.
zCăn cứ vào lĩnh vực hoạt động: Bao gồm các khoản chi như: Chi đầu tư
kinh tế: Là những khoản chi nhằm hoàn thiện, mở rộng nền sản xuất xã hội như
cấp vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng…, chi giáo dục, chi y tế, chi phúc lợi xã hội, chi
cho quản lí hành chính và chi cho an ninh quốc phòng.
zCăn cứ vào chức năng quản lí nhà nước: Bao gồm chi nghiệp vụ và chi
phát triển.
zCăn cứ vào tính chất sử dụng: Bao gồm 2 khoản chi: Chi cho các lĩnh
vực sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp... và chi
cho lĩnh vực phi sản xuất vật chất như: Giáo dục, y tế, khoa học, nghệ thuật...
zCăn cứ vào mục đích kinh tế xã hội: Bao gồm: Chi tích lũy như: Đầu tư
xây dựng cơ bản, chi dự trữ, cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước… và chi tiêu
dùng như chi quản lí hành chính nhà nước, chi cho hoạt động sự nghiệp, chi trợ
giá, bù giá…
zCăn cứ vào yếu tố thời hạn tác động:
- Chi thường xuyên là những khoản chi có thời hạn ngắn như lương, học
bổng, công tác phí, nghiệp vụ phí, chi trợ cấp, bù giá…
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 13
- Chi đầu tư phát triển là những khoản chi có thời hạn tác động dài như đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp, chi dự trữ cho nhà
nước…
2.1.3.3. Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Theo Điều 2 Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/06/2003 của Chính
phủ thì chi ngân sách bao gồm:
a) Chi đầu tư phát triển về:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có
khả năng thu hồi vốn.
- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài
chính của nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước theo qui định của pháp luật.
- Chi bổ sung dự trữ nhà nước.
- Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà
nước.
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo qui đinh của pháp luật.
b) Chi thường xuyên về:
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin,
văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã
hội khác.
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế.
- Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như: Ủy ban Mặt trận tổ quốc
Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông
dân Việt Nam.
- Trợ giá theo chính sách của nhà nước.
- Phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án
nhà nước.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 14
- Hỗ trợ Quỹ bảo hiểm xã hội.
- Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội.
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp.
- Các khoản chi thường xuyên khác theo qui định của pháp luật.
c) Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
d) Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các chính phủ và tổ chức
ngoài nước.
e) Chi cho vay của ngân sách trung ương.
f) Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
thuộc ngân sách cấp tỉnh theo qui định tại khoản 3 Điều 8 của Luật ngân sách nhà
nước.
g) Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo qui định tại Điều 58 Nghị định 60.
h) Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
i) Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập là những số liệu sơ cấp từ các phòng ban có liên quan
đến đề tài tại cơ quan thực tập, kết hợp với việc nghiên cứu từ sách, báo chuyên
ngành kinh tế và từ internet.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Được sự hướng dẫn của thầy cô và các cô chú, anh chị trong cơ quan, từ
những số liệu thu thập được trong quá trình thực tập cùng với những kiến thức đã
học, kết hợp với việc áp dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để
phân tích tình hình thu chi ngân sách theo từng khoản mục, từng thời điểm phát
sinh số liệu.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 15
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ SỞ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH
BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2004 - 2006.
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SỞ TÀI CHÍNH TỈNH BẾN TRE
3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự
nhiên là: 2.356 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao
Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long (gồm sông Tiền dài 83 km, sông
Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km).
Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng
vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập
mặn ở ven biển và các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ
quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn. Những con sông lớn
nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông,
cửa Cổ Chiên), cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt đan vào nhau chở nặng phù
sa chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông
thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá
với các tỉnh lân cận. Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh miền Tây. Ngược lại, tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền
Tây đều phải qua Bến Tre.
Song song với giao thông thủy, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ
cũng có một vị trí rất đặc biệt. Đường bộ nối liền Thị xã Bến Tre với thành phố
Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Các quốc lộ 60, quốc lộ 57
đi xuyên qua các huyện, thị xã cùng với các tỉnh lộ 888, 885, 882,…nối liền các
huyện, thị xã với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa các
huyện, thị xã với nhau và với các tỉnh lân cận.
Dự kiến vào cuối năm 2007, cầu Rạch Miễu - công trình thế kỷ, được gấp
rút hoàn thành sẽ nối liền hai bờ sông Tiền; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo,
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 16
cù lao Minh. Từ đây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh, ba dải cù lao An Hoá
- Bảo - Minh thông thương là điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế - văn
hoá - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Hơn 30 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975-2007), dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, nhân dân Bến Tre đã phấn đấu thực hiện
tốt 02 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ
quốc trên cơ sở phát huy ba thế mạnh của Tỉnh đó là nông nghiệp, kinh tế vườn
và đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. Với tinh thần “Đồng Khởi” bất diệt, quân và
dân Bến Tre đã đẩy mạnh việc phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ
thuật cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế, phát triển xã hội,
từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển, Bến Tre vẫn còn gặp
nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên là vùng sông nước cách trở và do ảnh
hưởng của chiến tranh nên cơ sở hạ tầng còn yếu. Nhưng nhờ biết tập trung vào
thế mạnh của Tỉnh là nông nghiệp, Bến Tre từ chỗ thiếu lương thực đến nay vấn
đề lươnng thực không còn là nỗi lo của Tỉnh.
Kinh tế vườn đã có bước phát triển và chuyển đổi khá nhanh, phong trào cải
tạo vườn tạp, thay đổi giống cây trồng có năng suất, chất lượng diễn ra sôi nổi và
đem lại kết quả đáng khích lệ: trên 200 triệu quả dừa và trên 200 ngàn tấn trái
cây mỗi năm, trên 10 triệu cây giống cung cấp cho các nhà vườn trong và ngoài
tỉnh. Hiện nay Bến Tre đang có xu hướng phát triển ngành du lịch sinh thái.
Ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản phát triển đem lại nguồn
thu đáng kể cho ngân sách Tỉnh. Phong trào nuôi tôm càng xanh ở vùng nước
ngọt và tôm sú ở vùng nước lợ - mặn đang mở ra hướng sản xuất mới đầy triển
vọng về đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, đường, trạm…)
Hơn 30 năm qua, nhất là 20 năm đổi mới, với phương châm “Nhà nước và
nhân dân cùng làm” và thời gian gần đây là phương châm “Nhân dân làm, Nhà
nước hỗ trợ, nhân dân làm Nhà nước thưởng” đã góp phần làm thay đổi bộ mặt
nông thôn của Bến Tre. Đường ô tô đã về đến trung tâm các xã. Trường học,
trạm y tế được thiết lập đến tận thôn, ấp và từng bước được kiên cố hóa, ngói
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 17
hóa. Bến Tre hiện là một trong những tỉnh có trình độ dân trí cao trong khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long.
Về văn hóa xã hội đã có bước phát triển tốt, góp phần đáng kể vào sự phát
triển của Tỉnh nhà trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay sóng
phát thanh truyền hình đã phủ khắp tỉnh. Đa số hộ nhân dân đều có phuơng tiện
nghe nhìn. Phong trào xây dựng nếp sông mới, gia đình văn hóa, hoạt động thể
dục thể thao… có bước chuyển tích cực. Đây là một bằng chứng hết sức sinh
động về động lực của văn hóa trong đời sống xã hội.
3.1.2. Giới thiệu chung về Sở Tài chính Bến Tre
3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ty Tài chính Bến Tre được thành lập vào ngày 03/03/1976 theo quyết định
của Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Bến Tre đến ngày 13/05/1990
được đổi tên thành Sở Tài chính - Vật giá theo quyết định số 34/QĐ - UB. Năm
2003, căn cứ quyết định số 208/2003/QĐ - TTg ngày 10/10/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc đổi tên Sở Tài chính - Vật giá thành Sở Tài chính thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tên đầy đủ: Sở Tài chính Bến Tre.
Trụ sở: số 20, đường Cách mạng tháng Tám, phường 3, thị xã Bến Tre,
tỉnh Bến Tre.
Điện thoại: 075.822552 - fax: 075.827211
Tài khoản số: 932.01.00.00001 mở tại Kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre.
3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
- Nghiên cứu và cụ thể hóa các thông tư, hướng dẫn chính sách, chế độ tiêu
chuẩn định mức về tài chính, xây dựng các văn bản về mức thu phí, lệ phí, các
khoản phụ thu, vay và trả nợ huy động sự đóng góp của các cá nhân và tổ chức
thuộc thẩm quyền của địa phương, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội
đồng nhân dân tỉnh xem xét ban hành văn bản thuộc thẩm quyền theo qui định
của pháp luật.
- Đề xuất các biện pháp cần thiết để bồi dưỡng, khai thác nguồn thu, hoàn
thành nhiệm vụ chi ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. Tổ
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 18
chức cấp phát kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn theo nội
dung phân cấp quản lí ngân sách.
- Quản lí, cấp phát và quyết toán nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản
thuộc vốn ngân sách nhà nước. Xem xét, kiểm tra về mặt tài chính đối với việc
xây dựng và hình thành các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương,
các dự án vay vốn của địa phương, giúp Ủy ban nhân dân Tỉnh kiểm tra việc sử
dụng vốn và thực hiện kế hoạch trả nợ vay, quản lí và kiểm tra các nguồn vốn và
tài sản viện trợ.
- Quản lí và sử dụng Quỹ dự trữ tài chính của Tỉnh theo qui định của pháp
luật và quyết định của Ủy ban nhân dân Tỉnh.
- Quản lí và chi hộ nguồn kinh phí ủy quyền của trung ương.
- Kiểm tra và xem xét duyệt quyết toán của các cơ quan nhà nước, đơn vị
hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội sử dụng ngân sách Tỉnh. Kiểm
tra báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Tỉnh quản lí.
- Hướng dẫn cơ quan tài chính các cấp, tổng hợp số liệu và thu chi ngân
sách nhà nước tại địa bàn và thực hiện ngân sách các cấp. Tổng hợp tình hình thu
chi ngân sách nhà nước lập tổng quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm của
địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt như qui định.
- Báo cáo về tài chính - ngân sách theo qui định.
- Quản lí tài sản, tài nguyên thuộc sở hữu nhà nước đối với các Sở, Ban,
Ngành, Đoàn thể, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Tỉnh theo qui định của
chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo dõi thông tin giá cả, thẩm định
giá mua sắm tài sản của các đơn vị sử dụng ngân sách, các dự án đầu tư và kiểm
tra giá cả trên địa bàn Tỉnh.
- Được quyền yêu cầu chủ đầu tư, cơ quan kho bạc nhà nước và cơ quan
quản lí đầu tư xây dựng cung cấp tài liệu cần thiết liên quan đến việc tổng hợp kế
hoạch vốn đầu tư, quản lí cấp phát và quyết toán vốn đầu tư, thực hiện các biện
pháp quản lí cần thiết theo qui định hiện hành nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư của nhà nước.
- Thanh tra, kiểm tra về quản lí tài chính - ngân sách của các đơn vị sử dụng
ngân sách và của chính quyền cấp dưới, các doanh nghiệp tại địa phương có trực
tiếp liên quan đến trách nhiệm, nghiệp vụ đối với ngân sách nhà nước. Thống
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 19
nhất quản lí về quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng cán bộ chuyên môn
nghiệp vụ tài chính, kế toán.
3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Sở tài chính Bến Tre
Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh có chức
năng giúp Ủy ban nhân dân Tỉnh thực hiện quản lí nhà nước về tài chính, giá cả
trong phạm vi nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân Tỉnh theo luật định, đồng thời chịu
sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài chính. Sở Tài chính được tổ chức
thành 07 phòng, ban trực thuộc, dưới sự lãnh đạo của giám đốc và các phó giám
đốc. Các phòng, ban bao gồm:
- Phòng Tổ chức - Hành chính (TC - HC)
- Phòng Ngân sách - Hành chính văn xã (NS - HCVX), trong đó có phòng
đầu tư.
- Phòng Ngân sách xã (NS xã).
- Phòng Tài chính doanh nghiệp (TCDN).
- Phòng Quản lí công sản (QLCS).
- Ban Vật giá.
- Phòng Thanh tra tài chính (TTTC).
* Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Tài chính.
P.Giám đốc
Phòng
TC-HC
P.Giám đốc
Giám đốc
Phòng
NS-HCVX
Phòng
NS xã
Ban
vật giá
Phòng
QLCS
Phòng
TTTC
P.Giám đốc
Phòng
TCDN
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 20
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban:
¾ Phòng Tổ chức - Hành chính:
+ Thông tin lưu trữ phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của
Sở. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình các mặt công
tác của Sở theo định kì và bất thường khi có yêu cầu.
+ Thực hiên công tác tổ chức và quản lý cán bộ của Sở.
¾ Phòng Ngân sách – Hành chính văn xã:
+ Tham mưu giúp lãnh đạo điều hành quản lý tài chính - ngân sách.
+ Lập tổng hợp tài chính ngân sách, kiểm tra việc lập và chấp hành ngân
sách ở các ngành, các đơn vị.
+ Cấp phát các khoản chi ngân sách địa phương.
+ Tổng hợp theo dõi tình hình thu chi, quản lí ngoại tệ, quản lí việc vay trả
nợ nước ngoài, các khoản viện trợ trên địa bàn tỉnh quản lí.
+ Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các chủ đầu tư phát triển thực hiện kế hoạch
đầu tư, đảm bảo tiến độ và hoàn thành vốn vay theo đúng hợp đồng tín dụng, tiếp
nhận và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ của nhà nước.
¾ Phòng Ngân sách xã:
+ Hướng dẫn lập dự toán ngân sách xã trong toàn Tỉnh để tổng hợp vào dự
toán ngân sách Nhà nước, tham mưu Ban giám đốc trình Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Trình Ủy ban nhân dân Tỉnh thông báo dự toán thu chi ngân sách xã cho 8 huyện,
thị.
+ Tổng hợp quyết toán thu - chi ngân sách xã.
+ Quản lí phát hành và quyết toán các biên lai, ấn chỉ và chứng từ kế toán
khác trên địa bàn cấp xã.
+ Tăng cường kiểm tra việc phân bổ ngân sách, điều hành ngân sách, quyết
toán ngân sách, chấn chỉnh công tác quản lý tài chính - ngân sách cấp xã theo
Luật ngân sách.
¾ Phòng tài chính doanh nghiệp:
+ Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lí tài chính, kế toán,
kiểm toán doanh nghiệp, chế độ quản lí, bảo tồn và phát triển vốn nhà nước tại
doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 21
+ Giúp Ủy ban nhân dân Tỉnh quản lí vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà
nước tại các doanh nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn.
¾ Phòng Quản lí công sản:
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quy định về tài chính nhằm sử dụng có
hiệu quả tài sản các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc phạm vi quản lí đúng
chế độ, chính sách tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định.
¾ Ban Vật giá:
+ Thông báo tạm thời các loại giá do Trung ương và Tỉnh quy định đến các
ngành, các địa phương và cơ sở trong Tỉnh thực hiện.
+ Hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lí giá của Trung ương và địa
phương.
+ Tổ chức kiểm tra chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, doanh lợi các sản
phẩm chủ yếu.
¾ Phòng Thanh tra tài chính:
Tiến hành thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiên pháp luật, pháp
lệnh, các chế độ tài chính, kế toán và kế hoạch Nhà nước của các ngành, các cơ
quan, tổ chức kinh tế xã hội và công dân.
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỀ TÌNH
HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN
TRE GIAI ĐOẠN 2004 - 2006
3.2.1. Khái quát tình hình thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai
đoạn 2004 - 2006
Trong thời gian qua, với tinh thần “Đồng Khởi mới” trên tất các lĩnh vực,
Đảng, quân và dân Bến Tre đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, mang tính
đột phá, tạo đà và mở đường cho bước tăng tốc trong thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương.
Hiện nay, Bến Tre đã có nhiều chuyển biến tích cực trên mọi lĩnh vực. Cơ
cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch khá nhanh và rõ nét theo hướng tăng dần tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tình hình kinh tế
xã hội tiếp tục phát triển mạnh, sản xuất công nghiệp và dịch vụ từng bước được
đẩy mạnh, sản xuất nông nghiệp cũng có nhiều thuận lợi. Giá cả một số mặt hàng
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 22
nông sản từng lúc có nâng lên. Cuộc sống của người dân Bến Tre đang khởi sắc,
hứa hẹn những vụ mùa bội thu. Nhiều sản phẩm xứ Dừa đã bước ra thế giới, góp
phần làm giàu cho quê hương trên con đường hội nhập kinh tế với các nước trong
khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó chất lượng giáo dục - đào tạo đã được nâng cao, thiết bị
chuyên dùng phục vụ giảng dạy được đáp ứng kịp thời. Tình hình giao thông
được cải thiện. Các hoạt động văn hóa xã hội được duy trì và không ngừng nâng
cao chất lượng; an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Trên đà phát triển nhanh và những thành tựu đã đạt được trong thời gian
qua, Bến Tre đã chủ động hội nhập với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và
các tỉnh thành của Việt Nam. Bến Tre tiếp tục có những chính sách kêu gọi đầu
tư hấp dẫn về các lĩnh vực thủy sản, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, du
lịch… đặc biệt là các dự án chế biến thủy sản, trái cây, các sản phẩm xứ Dừa, cầu
đường, khu công nghiệp, du lịch, đồng thời thu hút nhân tài nhằm đưa kinh tế
tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững hơn. Đây là cơ sở tiền đề để Bến Tre tạo ra
những bước phát triển vững chắc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và cũng
là tiền đề góp phần tăng thu ngân sách của tỉnh nhà trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Bến Tre vẫn còn là một tỉnh còn nhiều khó khăn do nông nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, sản xuất hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện tự nhiên, giá cả xăng dầu và nhiều loại vật tư khác tăng cao (và hiện
đang có xu hướng tăng lên). Tình hình thời tiết diễn biến không thuận lợi, nước
mặn đến sớm và xâm nhập sâu; dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây
lúa phát triển trên diện rộng; tình trạng nuôi tôm chết xảy ra trên tất cả các khu
vực; các nhà máy chế biến của tỉnh gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu
dừa, mía do cạnh tranh mua; giá nguyên liệu tăng cao, bệnh cúm gia cầm phát
sinh trở lại và phát triển trên diện rộng và kéo dài… Từ những nguyên nhân trên
đã làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế tỉnh nhà cũng như là thu nhập của người
dân, và vì vậy mà nó cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thu chi ngân
sách của Tỉnh.
Để kinh tế xã hội tỉnh nhà phát triển thuận lợi và khắc phục những khó khăn
do nền kinh tế mang lại, đòi hỏi phải có phần đóng góp rất quan trọng của ngân
sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh cùng với sự trợ cấp của ngân sách trung ương.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 23
Thế nhưng, trong thời gian qua, thu ngân sách tỉnh Bến Tre chỉ đáp ứng được các
nhu cầu về chi tiêu thường xuyên nên các khoản chi cho đầu tư phát triển chủ yếu
dựa vào sự trợ cấp của ngân sách trung ương. Các nhu cầu chi tiêu ở tất cả các
cấp, các ngành, các đơn vị phát sinh rất nhiều và đa dạng trong khi khả năng của
ngân sách thì có hạn. Từ đó, ngân sách chỉ tập trung giải quyết những khoản phát
sinh đột xuất, trọng điểm theo chủ trương của Tỉnh như: phòng chống dịch cúm
gia cầm, sốt xuất huyết, khắc phục hậu quả thiên tai,…
Nhưng với sự quan tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, cùng sự quan tâm chỉ
đạo sâu sát của Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân Tỉnh và sự phối hợp của các ngành,
các cấp, ngoài việc đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao
và đảm bảo thu đúng nguyên tắc “thu đúng, thu đủ và thu kịp thời”, địa phương
còn huy động nhiều nguồn vốn khác như: vay quỹ hỗ trợ, ứng vốn nhàn rỗi Kho
bạc nhà nước và tranh thủ nguồn vốn mục tiêu về kiên cố hóa trường lớp, nguồn
vốn 815,… để tập trung vào ngân sách, bố trí thực hiện những nhiệm vụ quan
trọng về đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế,
đảm bảo xã hội,…
Từ những việc làm trên của các cấp lãnh đạo Tỉnh, nền kinh tế Bến Tre đã
vượt qua những khó khăn thử thách lớn, đồng thời tiếp tục được ổn định và phát
triển.
3.2.2. Phân tích tình hình thu ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai đoạn
2004 - 2006
3.2.2.1. Đánh giá chung về tình hình thu ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2004 - 2006
Tình hình kinh tế xã hội Bến Tre giai đoạn 2004-2006 tăng trưởng đáng
kể. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước mang lại hiệu quả cao.
Hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa được đẩy mạnh, nhiều doanh
nghiệp mới được thành lập và đi vào hoạt động đã góp phần tăng thu ngân sách
trên địa bàn. Đặc biệt là sự nổ lực của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản
xuất kinh doanh đã thực hiện tốt các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Nếu không
kể phần thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách và tín phiếu, trái phiếu của ngân
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 24
sách trung ương, thì các khoản thu về thuế luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
ngân sách trên địa bàn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thu ngân sách giai đoạn 2004-
2006 vẫn còn gặp không ít khó khăn và còn một số vấn đề chưa được giải quyết
tốt làm ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách như: hạn hán kéo dài, dịch cúm
gia cầm tái phát và lan rộng ở nhiều địa phương; chỉ số giá tiêu dùng (nhất là giá
một số mặt hàng trọng yếu và nguyên liệu đầu vào như: xăng, dầu, sắt, thép,…)
tăng cao đã tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiệu quả kinh doanh của
các ngành kinh tế; Các khoản thu liên quan đến đất đai chưa được triển khai
mạnh, một số nhà đầu tư còn chần chừ trong việc tiến hành thực hiện các dự án
được duyệt; các doanh nghiệp lớn thuộc lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm
nộp so với những năm trước, một số doanh nghiệp khác tiếp tục được miễn giảm
hoặc kéo dài thêm thời gian miễn giảm thuế theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp
bổ sung và sửa đổi, bên cạnh đó còn có nhiều doanh nghiệp thành lập nhưng hoạt
động không hiệu quả đã làm giảm nguồn thu của ngân sách Tỉnh,…
Tuy thu ngân sách giai đoạn 2004 – 2006 gặp không ít khó khăn, nhưng
dưới sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh đã giải quyết tốt vấn đề tập trung các nguồn
thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chi
tiêu thường xuyên theo dự toán, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội của
Tỉnh nhà.
3.2.2.2. Phân tích tình hình thu ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai
đoạn 2004-2006
Tình hình thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian qua đã
có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực, hầu hết các khoản thu đều
không ngừng tăng lên qua các năm. Kết quả thu ngân sách trên địa bàn tỉnh được
thể hiện qua bảng số liệu sau:
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 25
Bảng 1: BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2004 - 2006
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Ngân Sách Sở Tài chính Bến Tre)
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
STT Nội dung Dự
toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
Dự toán Quyết toán
QT/DT
(%) Dự toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
Tổng thu NSNN (A+B)
(không kể chuyển giao giữa các cấp
NS và tín phiếu, trái phiếu của NSTW) 520.090 846.782 162,81 653.598 912.656 139,64 720.000 1.031.979 147,01
A Tổng các khoản thu cân đối NSNN 520.090 763.254 146,75 653.598 779.207 119,22 702.000 875.847 124,76
I Thu từ sản xuất kinh doanh trong nước 520.090 624.992 120,17 653.598 676.431 103,49 702.000 740.809 105,52
II Thu từ Quỹ dự trữ tài chính - - -
III Thu kết dư ngân sách năm trước 37.076 45.355 28.310
IV Thu chuyển nguồn 86.186 54.104 84.711
V Thu viện trợ không hoàn lại - 3.317 2.017
VI Thu vay đầu tư phát triển 15.000 - 20.000
B Các khoản thu để lại đơn vị chi
quản lí qua NSNN 83.528 133.449 156.132
C Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 320.230 482.307 150,61 353.375 647.822 183,32 489.824 1.157.520 236,31
D Thu tín phiếu, trái phiếu của NSTW 5.099 11.478 9.568
Tổng số thu 840.320 1.334.188 158,77 1.006.9731.571.956 156,11 1.191.824 2.199.067 184,51
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 26
Chú giải:
- NSNN: Ngân sách nhà nước. - DT: Dự toán
- NSTW: Ngân sách trung ương. - QT: Quyết toán.
- XK: Xuất khẩu.
- NK: Nhập khẩu.
Ê Nhận xét:
Qua bảng báo cáo quyết toán thu ngân sách tỉnh Bến Tre giai đoạn 2004-
2006 ta thấy rằng:
- Tổng thu ngân sách năm 2004 là: 1.334.188 triệu đồng, đạt 158,77% dự
toán địa phương giao.
- Tổng thu ngân sách năm 2005 là: 1.571.956 triệu đồng, đạt 156,11% dự
toán địa phương giao.
- Tổng thu ngân sách năm 2006 là: 2.199.067 triệu đồng, đạt 184,51% dự
toán địa phương giao.
Nếu không kể phần thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách và tín phiếu,
trái phiếu của ngân sách trung ương thì tổng thu ngân sách địa phương qua các
năm là:
- Tổng thu ngân sách địa phương năm 2004 là: 846.782 triệu đồng, đạt
162,81% dự toán địa phương giao.
- Tổng thu ngân sách địa phương năm 2005 là: 912.656 triệu đồng, đạt
139,64 % dự toán địa phương giao.
- Tổng thu ngân sách địa phương năm 2006 là: 1.031.979 triệu đồng, đạt
147,01% dự toán địa phương giao.
Xét về mặt tổng thu ngân sách trong năm thì thu ngân sách địa phương năm
2005 cao hơn 237.768 triệu đồng, tăng 17,82% so với năm 2004. Thu ngân sách
địa phương năm 2006 cao hơn năm 2005 là 627.111 triệu đồng, tăng 39,89% so
với năm 2005.
Xét về mức độ chấp hành dự toán thì thu ngân sách địa phuơng năm 2004
đạt dự toán cao nhất hai năm còn lại, và năm 2005 là năm thu ngân sách địa
phương đạt dự toán thấp so với 2 năm còn lại.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 27
Điều này chứng tỏ trong năm tài chính, Sở Tài chính đã cố gắng tranh thủ
thực hiện những khoản thu theo dự toán nhưng do những khoản thu từ thuế và
các khoản thu khác của các doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp, luật
hợp tác xã và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,… đã làm ảnh hưởng đến
kết quả thu ngân sách chung trong năm tài chính.
Các khoản thu ngân sách bao gồm: Các khoản thu cân đối ngân sách, các
khoản thu để lại đơn vị chi quản lí qua ngân sách nhà nước, thu bổ sung từ ngân
sách cấp trên, thu tín phiếu, trái phiếu của ngân sách trung ương.
a) Các khoản thu cân đối ngân sách nhà nước
Các khoản thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong
thời gian qua luôn thực hiện đạt và vượt dự toán được giao. Qua các năm khoản
thu này không ngừng tăng lên và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân
sách địa phương. Tình hình thu cân đối ngân sách tỉnh Bến Tre giai đoạn 2004 –
2006 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 28
Bảng 2: KẾT QUẢ THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2004 -2006
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Ngân sách Sở Tài chính Bến Tre)
Chú giải:
- QT: Quyết toán
- DT: Dự toán
- NSNN: Ngân sách nhà nước.
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
STT Nội dung Dự
toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
Dự
toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
Dự
toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
1 Thu từ sản xuất kinh doanh trong nước 520.090 624.992 120,17 653.598 676.431 103,49 702.000 740.809 105,52
2 Thu từ Quỹ dự trữ tài chính - - -
3 Thu kết dư ngân sách năm trước 37.076 45.355 28.310
4 Thu chuyển nguồn 86.186 54.104 84.711
5 Thu viện trợ không hoàn lại - 3.317 2.017
6 Thu vay đầu tư phát triển 15.000 - 20.000
Tổng các khoản thu cân đối NSNN 520.090 763.254 146,75 653.598 779.207 119,22 702.000 875.847 124,76
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 29
Qua bảng số liệu thu cân đối ngân sách Bến Tre giai doạn 2004 - 2006 ta
thấy:
Năm 2004 thực hiện: 763.254 triệu đồng, đạt 146,75% dự toán địa phương
giao và chiếm 73,81% trong tổng thu ngân sách địa phương.
Năm 2005 là: 779.207 triệu đồng, đạt 119,22% dự toán địa phương giao và
chiếm 85,38% trong tổng thu ngân sách địa phương.
Năm 2006 là: 875.847 triệu đồng, đạt 124,76% dự toán địa phương giao và
chiếm 84,87% trong tổng thu ngân sách địa phương.
Bao gồm:
* Thu từ khu vực sản xuất kinh doanh trong nước
Thu ngân sách từ khu vực sản xuất kinh doanh trong nước không ngừng
tăng lên qua các năm và được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 30
Bảng 3: THU NGÂN SÁCH TỪ KHU VỰC SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2004 - 2006
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Ngân sách Sở Tài chính Bến Tre)
Chú giải:
- DNNN: Doanh nghiệp nhà nước - DT: Dự toán
- HTX: Hợp tác xã. - QT: Quyết toán.
- DN: Doanh nghiệp.
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
STT Nội dung Dự
toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
Dự
toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
Dự
toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
1 Thu từ DNNN trung ương 19.000 19.363 101,91 25.000 16.515 66,06 12.000 86.921 724,34
2 Thu từ DNNN địa phương 267.500 282.313 105,54 319.214 310.500 97,27 334.000 290.560 86,99
3 Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài 300 458 152,67 500 1.632 326,40 1.175 732 62,30
4
Thu từ DN thành lập theo luật DN,
luật HTX 39.120 50.405 128,85 73.100 67.091 91,78 78.670 78. 416 99,68
5
Thu từ cá nhân sản xuất kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ 75.880 66.939 88,22 78.200 74.577 95,37 88.330 79.068 89,51
6 Thu từ khu vực khác 100.890 179.461 177,88 133.584 172.424 129,08 157.825 172.027 109,00
7 Thu sự nghiệp 4.500 4.391 97,58 5.400 4.458 82,56 5.000 2.941 58,82
8 Thu khác 12.900 21.662 167,92 18.600 29.243 157,22 25.000 30.144 120,58
Thu từ sản xuất kinh doanh trong nước 520.090 624.992 120,17 653.598 676.431 103,49 702.000 740.809 105,52
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 31
Trong tổng thu ngân sách địa phương thì thu ngân sách từ khu vực sản xuất
kinh doanh trong nước chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể:
Năm 2004 là: 624.992 triệu đồng, đạt 120,17% dự toán địa phương giao,
chiếm 73,81% trong tổng thu ngân sách địa phương. Trong đó, nếu loại trừ các
khoản thu được phản ánh trong báo cáo quyết toán nhưng không phản ánh trong
dự toán được giao với số tiền là: 52.923 triệu đồng (bao gồm: khoản thu sự
nghiệp là 122 triệu đồng, thu hồi các khoản chi năm trước là 4.077 triệu đồng,
thu thanh lý nhà làm việc là 383 triệu đồng, thu từ quỹ đất công ích và đất công
là 1.628 triệu đồng, thu huy động góp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng là 35.545 triệu
đồng, thu huy động đóng góp khác là 9.449 triệu đồng, thu do ngân sách cấp
khác hoàn trả là 1.719 triệu đồng) thì số thu từ khu vực sản xuất kinh doanh trong
nước là 572.069 triệu đồng, đạt 110% dự toán địa phương giao. Nguyên nhân
tăng thu chủ yếu là từ nguồn thu của công ty xổ số kiến thiết, nguồn thu từ các
doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã, và thu từ khu vực
khác,…
Năm 2005, thu ngân sách từ khu vực sản xuất kinh doanh trong nước là:
676.431 triệu đồng, đạt 103,49% dự toán địa phương giao, chiếm 74,12% trong
tổng thu ngân sách địa phương. Trong đó, nếu loại trừ các khoản thu được phản
ánh trong báo cáo quyết toán nhưng không phản ánh trong dự toán được giao từ
đầu năm với số tiền là: 13.423 triệu đồng (bao gồm: khoản thu sự nghiệp là 1.104
triệu đồng, thu hồi các khoản chi năm trước là 10.676 triệu đồng, thu do ngân
sách cấp khác hoàn trả là 1.643 triệu đồng) thì số tiền thu từ hoạt động sản xuất
kinh doanh trong nước là: 663.008 triệu đồng, đạt 101,43% dự toán địa phương
giao. Nguyên nhân tăng thu chủ yếu là thu từ nguồn thu của công ty xổ số kiến
thiết, nguồn thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các khoản thu về
nhà đất.
Đến năm 2006, nguồn thu từ khu vực sản xuất kinh doanh trong nước tiếp
tục tăng lên. Sở dĩ nguồn thu năm này đạt được như vậy chủ yếu là do nguồn
tăng thu công ty xổ số kiến thiết, thu từ cá nhân sản xuất hàng hóa dịch vụ và các
khoản thu khác… Điều này cho thấy năm 2006 hoạt động sản xuất kinh doanh
được đẩy mạnh. Các cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đời
sống nhân dân phần nào được cải thiện, ý thức chấp hành luật thuế, luật lao động
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 32
của người dân được nâng cao, hoạt động thu thuế của Cục thuế đạt hiệu quả hơn.
Cụ thể: thu khu vực sản xuất kinh doanh trong nước năm 2006 là: 740.809 triệu
đồng, đạt 105,52% dự toán địa phương giao và chiếm 71,79% trong tổng thu
ngân sách địa phương. Trong đó, nếu loại trừ các khoản thu được phản ánh trong
báo cáo quyết toán nhưng không phản ánh trong dự toán được giao từ đầu năm
với số tiền là: 5.584 triệu đồng (bao gồm: thu thanh lý nhà làm việc là 16 triệu
đồng, thu hồi các khoản chi năm trước là 5.568 triệu đồng) thì số tiền thu từ sản
xuất kinh doanh trong nước là 735.225 triệu đồng, đạt 104,73% dự toán địa
phương giao.
Như vậy, năm 2005 khoản thu từ khu vực sản xuất kinh doanh trong nước
cao hơn 51.439 triệu đồng, tăng 8,23% so với năm 2004. Năm 2006 khoản thu
này cao hơn 64.378 triệu đồng, tăng 9,52% so với năm 2005.
Cụ thể một số nội dung như sau:
- Thu từ doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lí (thu từ doanh
nghiệp nhà nước trung ương)
Năm 2004 là 19.363 triệu đồng đạt 101,91% dự toán địa phương giao. Đến
năm 2005 nguồn thu này giảm xuống còn 16.515 triệu đồng đạt 66,06% dự toán
địa phương giao, đến năm 2006 là 86.921 triệu đồng đạt 724,34% dự toán địa
phương giao.
Nguồn thu từ lĩnh vực này trong năm 2005 giảm xuống so với năm 2004 và
đạt thấp so với dự toán là do việc giảm thuế giá trị gia tăng của ngành bưu điện,
thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ lớn, trong khi đó tỷ trọng thuế giá trị
gia tăng của bưu điện chiếm 48,23% trên tổng số thu của doanh nghiệp nhà nước
trung ương.
Đến năm 2006 nguồn thu này tăng nhanh là do khoản thu từ thuế tiêu thụ
đặc biệt từ sản xuất trong nước tăng lên (chủ yếu thu từ thuốc lá điếu của nhà
máy thuốc lá Bến Tre) và các khoản thu khác ngân sách chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương.
- Thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương
Nguồn thu này không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2004 thực hiện
được 282.313 triệu đồng đạt 105,54% dự toán địa phương giao. Nguồn thu này
chủ yếu thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (179.877 triệu đồng đạt 114,94% dự
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 33
toán địa phương giao). Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu
ngân sách địa phương, chiếm gần 1/3 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.
Đến năm 2005 khoản thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương thực hiện
được 310.500 triệu đồng đạt 97,27% dự toán địa phương, tăng so với 2004 là
36.901 triệu đồng chiếm 13% khoản thu này của năm 2004. Nguyên nhân nguồn
thu này không đạt so với dự toán là do trong năm Tỉnh đã áp dụng chế độ miễn
giảm thuế cho các doanh nghiệp cổ phần hóa. Đến cuối năm 2005 toàn Tỉnh đã
có 10 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa và đi vào hoạt động. Bên cạnh
đó cũng có một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh không hiệu quả
làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước như xí nghiệp cơ khí công nông, công ty
cổ phẩn thủy sản Bình Đại, công ty xây dựng, nhà máy đường Bến Tre. Ngoài ra
việc thực hiện chế độ ưu đãi đầu tư, miễn giảm đánh bắt xa bờ cũng làm giảm
nguồn thu trong năm.
Năm 2006 nguồn thu này đạt 290.560 triệu đồng đạt 86,99% dự toán địa
phương giao. Nguồn thu này chủ yếu thu từ xổ số kiến thiết là 260.000 triệu đồng
chiếm 89,48% tổng thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương, ngoài ra các
khoản thu khác ngân sách cũng tăng lên đáng kể so với các năm 2004 và năm
2005.
Qua các năm, chỉ tiêu đặt ra cho nguồn thu từ xổ số kiến thiết không ngừng
tăng lên. Vì thế công ty xổ số kiến thiết đã đẩy mạnh hoạt động của mình nhằm
phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu. Kết quả cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả
nên nguồn thu từ khoản này không ngừng tăng và vượt dự toán.
- Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Hiện nay nước ta đang trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì việc thu hút
vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang là một vấn đề được quan tâm hàng
đầu. Hòa với xu thế đó, Bến Tre đã và đang tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút nguồn
vốn này. Trong thời gian qua Bến Tre đã tổ chức nhiều chương trình vận động,
quảng bá những chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tính đến cuối năm
2006 đã có hơn khoảng 90 lượt đoàn doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài
nước đến tìm hiểu và khảo sát cơ hội đầu tư tại Bến Tre. Trong đó có 04 doanh
nghiệp đã xúc tiến thành công và được cấp giấy chứng nhận đầu tư: Công ty
trách nhiệm hữu hạn may mặc Alliance One (Thái Lan), công ty trách nhiệm hữu
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 34
hạn Dân Duy Việt Nam (Đài Loan), công ty cổ phần may Yung Nam và công ty
trách nhiệm hữu hạn Hyeong Lee Việt (Hàn Quốc). Chuẩn bị cấp giấy chứng
nhận đầu tư cho công ty sản xuất phụ liệu ngành dệt may. Ngoài ra đã có bốn nhà
đầu tư trong lĩnh vực sản xuất mụn và chỉ sơ dừa đến tìm hiểu đầu tư như: Công
ty trách nhiệm hữu hạn Consare, công ty Hayleys Exports Limitid (Sri-Lanka),
một nhà đầu tư Trung Quốc và doanh nghiệp tư nhân Sunhoa (Thành phố Hồ Chí
Minh),…
Với những thành tựu trên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã
đóng góp không ít vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau:
Năm 2004 là 458 triệu đồng đạt 152,67% dự toán địa phương giao. Năm
2005 là 1.632 triệu đồng đạt 326,4% dự toán địa phương giao. Năm 2006 là 732
triệu đồng đạt 62,3% dự toán địa phương giao.
Năm 2005 do thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Tỉnh nhà và các
doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả nên nguồn thu ngân sách tăng cao so với
năm 2004. Sang năm 2006 mặc dù có nhiều doanh nghiệp được cấp giấy chứng
nhận đầu tư và các doanh nghiệp điều hoạt động hiệu quả. Nhưng do các chính
sách thu hút nguồn vốn đầu tư này trên địa bàn tỉnh như một số doanh nghiệp
tiếp tục được ưu đãi miễn giảm hoặc được kéo dài thêm thời gian miễn giảm thuế
theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung sửa đổi nên làm giảm nguồn thu
ngân sách trên địa bàn.
- Thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh
Nguồn thu ngân sách từ thu vực này bao gồm các khoản thu từ doanh
nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã và các khoản thu từ cá
nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu thu ngân sách từ khu vực sản xuất kinh doanh trong nước.
+ Thu từ doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã
Năm 2004 thu được 50.405 triệu đồng đạt 128,85% dự toán địa phương
giao. Năm 2005 khoản thu này lên đến 67.091 triệu đồng nhưng chỉ đạt 91,78%
dự toán địa phương giao. Đến năm 2006 là 78.416 triệu đồng chỉ đạt 99,68% dự
toán địa phương giao. Hầu hết các khoản thu này điều tăng nhưng chỉ có năm
2004 là đạt và vượt dự toán được giao.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 35
+ Thu từ cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ:
Qua các năm đều tăng lên nhưng chỉ có 2006 là đạt thấp so với dự toán
được giao là 89,51% với 79.068 triệu đồng. Năm 2005 tuy không đạt dự toán
(95,37%) nhưng tổng số thu ngân sách vẫn đạt 74.577 triệu đồng cao hơn so với
năm 2004 là 7.641 triệu đồng.
Nhìn chung khoản thu từ thu vực ngoài quốc doanh mỗi năm đều tăng.
Ngay từ đầu năm 2004 địa phương đã tập trung cho công tác khai thác nguồn thu
tích cực chống thất thu về thuế vì vậy trong năm ngân sách đã thu được 117.344
triệu đồng đạt 102,4% dự toán địa phương giao. Năm 2005 nguồn thu này không
đạt chỉ tiêu (thực hiện 141.668 triệu đồng đạt 93,63% dự toán địa phương giao)
do địa phương đề ra trong năm là do thực hiện chế độ miễn giảm đối với những
cơ sở sản xuất chế biến từ nguyên liệu dừa. Bên cạnh đó, bệnh dịch cúm gia cầm
phát sinh trên diện rộng và kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh thức ăn gia súc, cây giống, con
giống, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh trong khu vực.
Năm 2006, hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, hộ kinh doanh
đạt hiệu quả cao, nhiều cá nhân, hộ kinh doanh tham gia vào nền kinh tế, nên
khoản thuế thu từ khu vực này tăng lên đáng kể, đặc biệt là khoản thu từ phí, lệ
phí và tiền sử dụng đất. Trong đó tiền sử dụng đất chủ yếu thu được đối với các
dự án trước đây đã có quyết định giao đất của Ủy ban nhân dân Tỉnh.
- Thu từ khu vực khác
Năm 2006 thực hiện là 172.027 triệu đồng đạt 109% dự toán địa phương
giao. Nguồn thu này chủ yếu thu được từ thuế thu nhập các nhân mà trong đó
phần lớn là thu từ những người trúng thưởng xổ số kiến thiết. Thu trong năm này
tăng so với dự toán là do thu về các khoản như thuế thu nhập cá nhân, thu thanh
lý nhà làm việc, thu hồi các khoản chi năm trước,…
Năm 2005 thực hiện là 172.424 triệu đồng đạt 129,08% dự toán địa phương
giao. Hầu hết các khoản thu này trong năm đều đạt và vượt dự toán, cao nhất là
khoản thu thuộc lĩnh vực bán và thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước (đạt 388% dự
toán địa phương giao) và có 2/12 khoản thu từ khu vực khác không đạt dự toán
đã giao là thu từ thuế thu nhập cá nhân và thu phí xăng dầu.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 36
Còn năm 2004 thực hiện là 179.461 triệu đồng đạt 177,88% dự toán địa
phương giao. Nguyên nhân đạt và vượt chỉ tiêu chủ yếu là do một phần tăng thu
từ lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất, phí và lệ phí, tiền bán nhà và thuê nhà thuộc
sở hữu nhà nước và phần lớn là số thu được không mang tính thường xuyên,
không được phản ánh trong dự toán thu ngân sách. Cụ thể:
+ Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: Năm 2004 là 20.531 triệu
đồng đạt 108,06% dự toán địa phương giao, đến năm 2005 là 20.409 triệu đồng
đạt 83,3% dự toán địa phương giao. Nguồn thu này chủ yếu thu từ những người
trúng thưởng xố số kiến thiết. Và cũng từ nguồn thu từ khoản thu nhập không
thường xuyên này, năm 2006 thu ở lĩnh vực này là 28.169 triệu đồng đạt 125,2%
dự toán địa phương giao.
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Năm 2004 thực hiện 1.868 triệu đồng đạt
373,6% dự toán địa phương giao, chủ yếu thu từ phần thuế tồn đọng từ những
năm trước. Trong khi đó năm 2005 thực hiện được 1.422 triệu đồng đạt 141,92%
dự toán địa phương giao, và trong năm 2006 thực hiện được 1.569 triệu đồng đạt
196,15% dự toán, phần thu này chủ yếu là do thu từ các hộ, các đơn vị vượt hạn
điền.
+ Thuế nhà đất: Năm 2004 là 2.723 triệu đồng đạt 111,14% dự toán địa
phương giao. Đến năm 2005, nguồn thu này tăng lên 118 triệu đồng so với năm
2004 (năm 2005 thực hiện 2.911 triệu đồng đạt 101,01% dự toán địa phương
giao). Năm 2006 là 2.944 triệu đồng đạt 108,64% dự toán.
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất: Năm 2004 thực hiện là 5.414 triệu đồng
đạt 103,52% dự toán địa phương giao. Năm 2005 là 10.241 triệu đồng đạt
160,02% dự toán địa phương giao, tăng 4.827 triệu đồng so với năm 2004. Năm
2006 thực hiện được 11.648 triệu đồng đạt 122,61% dự toán, tăng 1.407 triệu
đồng so với năm 2005.
+ Lệ phí trước bạ: thực hiện được 16.752 triệu đồng năm 2004, đạt 124,5%
dự toán địa phương giao. Năm 2005 là 20.091 triệu đồng đạt 116,13% dự toán
địa phương giao, tăng 3.339 triệu đồng và chiếm 19,93% so với năm 2004. và
năm 2006 là 22.800 triệu đồng đạt 125,19% dự toán, tăng 2.709 triệu đồng và
chiếm 13,48% so với năm 2005.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 37
+ Phí xăng dầu: Năm 2004 là 34.238 triệu đồng đạt 114,13% dự toán địa
phương giao. Năm 2005 tăng đến 38.010 triệu đồng đạt 93,62% dự toán địa
phương giao. Đến năm 2006 nguồn thu này là 30.212 triệu đồng đạt 71,93% dự
toán địa phương giao.
+ Thu phí, lệ phí: Năm 2005 là 20.537 triệu đồng đạt 116,03% dự toán địa
phương giao, năm 2005 là 23.071 triệu đồng đạt 108,83% dự toán địa phương
giao và trong năm 2006 khoản thu này thực hiện được 29.706 triệu đồng.
+ Thu tiền sử dụng đất và giao đất trồng rừng: Năm 2004 là 15.812 triệu
đồng đạt 193,89%, năm 2005 là 24.892 triệu đồng đạt 187,16% dự toán địa
phương giao. Năm 2006 là 26.647 triệu đồng đạt 183,77% dự toán.
+ Thu từ quỹ đất công ích và đất công: nguồn thu này chủ yếu thu từ việc
bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Cụ thể: năm 2004 là 1.628 triệu
đồng , năm 2005 là 540 triệu đồng, năm 2006 là 2.835 triệu đồng. Đây là khoản
thu chi phản ánh trong báo cáo quyết toán nhưng không được phản ánh trong dự
toán được giao.
+ Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước: không ngừng tăng lên qua các năm.
Năm 2004 là 1.383 triệu đồng, năm 2005 là 1.606 triệu đồng, tăng 223 triệu đồng
so với năm 2004. Năm 2006 là 3.174 triệu đồn đạt 224,29% dự toán tăng 1.568
triệu đồng so với năm 2005.
+ Tiền bán nhà và thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước: năm 2004 là 7.402 triệu
đồng vượt dự toán 246,73%. Trong khi đó năm 2005 thực hiện 16.900 triệu đồng
đạt 388 % dự toán địa phương giao. Và năm 2006 là 1.263 triệu đồng chỉ đạt
6,01% dự toán.
+ Thu hồi các khoản chi năm trước: năm 2004 là 4.007 triệu đồng; năm
2005 là 10.676 triệu đồng, khoản thu này chủ yếu là thu hồi 5% chờ quyết toán
về xây dựng cơ bản theo công văn số 4617 TC/ĐT ngày 19/04/2005 của Bộ Tài
chính về bãi bỏ tạm giữ chờ quyết toán. Đến năm 2006 là 5.568 triệu đồng.
+ Thu huy động góp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng: Năm 2004 là 35.545 triệu
đồng, năm 2005 và 2006 không thu về khoản này.
+ Thu do ngân sách cấp khác hoàn trả: Năm 2004 là 1.719 triệu đồng, năm
2005 giảm xuống còn 1.643 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 5.446 triệu đồng.
+ Thu huy động góp vốn khác: năm 2004 thu được 9.449 triệu đồng.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 38
+ Thu thanh lí nhà làm việc: Năm 2004 là 383 triệu đồng, năm 2005 là 3
triệu đồng, đến năm 2006 khoản thu này là 46 triệu đồng.
Nhìn chung, khoản thu từ khu vực khác qua các năm đều đạt và vượt dự
toán được giao, trong đó năm 2006 là đạt và vượt dự toán cao nhất.
- Thu sự nghiệp
Thu sự nghiệp bao gồm 02 khoản thu là thu sự nghiệp (không kể thu tại xã)
và thu sự nghiệp xã.
Đối với khoản thu sự nghiệp (không kể thu tại xã) phần lớn là thu từ khoản
chênh lệch giữa thu và chi sự nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Cụ thể: năm 2004 là 122
triệu đồng, năm 2005 là 1.104 triệu đồng, năm 2006 là 288 triệu đồng.
Đối với khoản thu sự nghiệp xã: hầu hết khoản thu này đều không đạt dự
toán đã đề ra. Năm 2004 thu được 4.269 triệu đồng đạt 94,87% dự toán địa
phương giao, năm 2005 là 3.354 triệu đồng đạt 62,11% dự toán địa phương giao,
năm 2006 là 2.653 triệu đồng đạt 53,06% dự toán địa phương giao.
Nguyên nhân các khoản thu sự nghiệp xã không đạt chỉ tiêu đề ra là do:
+ Thu sự nghiệp từ hoạt động của các trạm điện từ năm 2004 trở về trước là
do xã quản lý nên chênh lệch thu chi được đưa vào thu khác ngân sách xã. Nhưng
từ năm 2005 đến nay, xã không còn được hưởng khoản thu này do đã bàn giao lại
cho Điện lực.
+ Nguồn thu về quỹ đất công ích và đất công càng ngày càng giảm dần qua
các năm. Vì hiện nay phần lớn quỹ đất công ích của các xã đã được chuyển
nhượng quyền sử dụng để thu tiền xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông nông
thôn, chợ…
+ Nguồn thu từ hoa lợi công sản về con nghêu cũng bị thất thu khá lớn do
nghêu bị chết (huyện Bình Đại) trong năm 2005.
- Thu khác
Năm 2004 là 21.662 triệu đồng đạt 167,92% dự toán địa phương giao, năm
2005 tăng lên 29.243 triệu đồng đạt 157,22% dự toán địa phương giao, năm 2006
tăng lên 30.144 triệu đồng đạt 120,06% dự toán địa phương giao. Qua các năm
thì năm 2006 là năm thực hiện dự toán đạt nhưng vượt thấp hơn so với 02 năm
trước.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 39
Nhận xét chung về thu ngân sách từ khu vực sản xuất kinh doanh
trong nước:
Bảng 4: CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH TỪ KHU VỰC SẢN XUẤT KINH
DOANH TRONG NƯỚC TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2004 - 2006
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 STT Nội dung
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1 Thu từ DNNN TW 19.363 3,10 16.515 2,44 86.921 11,73
2 Thu từ DNNN ĐP 282.313 45,17 310.500 45,90 290.260 39,22
Trong đó thu từ hoạt độngSXKT 179.877 28,78 200.000 29,57 260.000 35,15
3 Thu từ DN có vốn đầu
tư nước ngoài 458 0,07 1.632 0,24 732 0,10
4 Thu từ DN thành lập theo
luật DN, luật HTX 50.405 8,06 67.091 9,92 78.416 10,59
5 Thu từ cá nhân SXKDhàng hóa, dịch vụ 66.939 10,71 74.577 11,03 79068 10,67
6 Thu từ khu vực khác 179.461 28,71 172.424 25,49 172.027 23,22
7 Thu sự nghiệp 4.391 0,70 4.458 0,66 2941 0,40
8 Thu khác 21.662 3,47 29.243 4,32 30.144 4,07
Tổng thu từ SXKD trong nước 624.992 100,00 676.431 100,00 740.809 100,00
(Nguồn: Phòng Ngân sách Sở Tài chính Bến Tre)
N ăm 2 0 0 4
4 5 . 1 7 %
0 . 0 7 % 8 . 0 6 %
1 0 . 7 1 %
2 8 . 7 1 %
3 . 1 0 %
0 . 7 0 % 3 . 4 7 %
Hình 1: CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH TỪ KHU VỰC SẢN XUẤT KINH
DOANH TRONG NƯỚC NĂM 2004
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 40
N ăm 2 0 0 5
1 1 .0 3 %
2 5 . 4 9 %
0 . 6 6 % 2 .4 4 %
4 .3 2 %
4 5 .9 0 %
0 . 2 4 %9 .9 2 %
Hình 2: CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH TỪ KHU VỰC SẢN XUẤT KINH
DOANH TRONG NƯỚC NĂM 2005
Năm 2006
10.67%
23.22%
0.400% 4.07% 11.73%
39.22%
0.10%
10.59%
Thu từ DNNN trung ương
Thu từ DNNN địa phươnng
Thu từ DN có vốn đầu tư
nước ngoài
Thu từ DN thành lập theo
Luật DN , Luật HTX
Thu từ cá nhân sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ
Thu từ khu vực khác
Thu sự nghiệp
Thu khác
Hình 3: CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH TỪ KHU VỰC SẢN XUẤT KINH
DOANH TRONG NƯỚC NĂM 2006
Chú giải
- DNNN: Doanh nghiệp nhà nước. - DN: Doanh nghiệp.
- HTX: Hợp tác xã. - SXKD: Sản xuất kinh doanh.
- TW: Trung ương. - ĐP: Địa phương.
- SXKT: Sổ xố kiến thiết.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 41
Từ những phân tích trên kết hợp với biểu đồ ta thấy nguồn thu ngân sách
địa phương từ khu vực sản xuất kinh doanh trong nước không ngừng tăng lên qua
các năm, trong đó cao nhất là khoản thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương
Cụ thể: Năm 2004 chiếm 45,17% (trong đó sổ xố kiến thiết chiếm 28,78%); năm
2005 chiếm 45,9% (trong đó sổ xố kiến thiết chiếm 29,57%); năm 2006 chiếm
39,22 % (trong đó sổ xố kiến thiết chiếm 35,15%) tổng thu ngân sách từ khu vực
này trong năm. Nguồn thu này tăng cao và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu
ngân sách từ thu vực sản xuất kinh doanh trong nước là do tình hình sản xuất
kinh doanh của các ngành kinh tế phát triển mạnh và mang lại hiệu quả cao đặc
biệt là hoạt động kinh doanh của công ty xổ số kiến thiết Tỉnh. Đây là lĩnh vực
đóng góp đáng kể vào việc tăng ngân sách của Tỉnh nhà.
* Thu kết dư ngân sách năm trước, thu chuyển nguồn, thu viện trợ
không hoàn lại và thu vay đầu tư phát triển
Đây là khoản thu chỉ phản ánh trong báo cáo quyết toán nhưng không có
phản ánh trong dự toán được giao. Nguồn thu ngân sách từ các khoản kết dư
ngân sách năm trước, thu chuyển nguồn, thu viện trợ không hoàn lại và thu vay
đầu tư phát triển giai đoạn 2004 –2006 đã đóng góp đáng kể vào tổng thu ngân
sách trong năm ngân sách: tổng số thu từ các khoản này năm 2004 là 138.262
triệu đồng, năm 2005 là 102.776 triệu đồng, đến năm 2006 là 135.038 triệu đồng.
Các khoản thu này được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 5: CÁC KHOẢN THU KẾT DƯ NGÂN SÁCH NĂM TRƯỚC, THU
CHUYỂN NGUỒN, THU VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI VÀ THU VAY
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2004 – 2006
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
STT Nội dung Dự
toán
Quyết
toán
Dự
toán
Quyết
toán
Dự
toán
Quyết
toán
1 Thu kết dư ngân sách năm trước 37.076 45.355 28.310
2 Thu chuyển nguồn 86.186 54.104 84.711
3 Thu viện trợ không hoàn lại - 3.317 2.017
4 Thu vay đầu tư phát triển 15.000 - 20.000
Tổng số 138.262 102.776 135.038
(Nguồn: Phòng Ngân sách Sở Tài chính Bến Tre)
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 42
+ Thu kết dư ngân sách năm trước: Trong năm 2004 thực hiện được 37.076
triệu đồng, năm 2005 tăng lên 45.355 triệu đồng, nhưng đến năm 2006 khoản thu
này chỉ thực hiện được 28.310 triệu đồng.
+ Thu chuyển nguồn: Trong năm 2004 thực hiện 86.186 triệu đồng, năm
2005 là 54.104 triệu đồng, năm 2006 là 84.711 triệu đồng.
+ Thu viện trợ không hoàn lại: Năm 2005 là 3.317 triệu đồng, năm 2006 là
2.017 triệu đồng.
+ Thu vay đầu tư phát triển: Trong năm 2004 là 15.000 triệu đồng, năm
2006 là 20.000 triệu đồng.
* Thu cân đối ngân sách theo từng huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bến
Tre giai đoạn 2004 -2006
Nhìn chung, trong thời gian qua khoản thu cân đối ngân sách trên dịa bàn
tỉnh Bến Tre luôn đạt và vượt chỉ tiêu. Nếu xét về mặt giá trị thì khoản thu này
không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2005 tăng 154.215 triệu đồng chiếm
24,67% tổng thu cân đối ngân sách năm 2004. Năm 2006 tăng 96.640 triệu đồng
chiếm 12,4% tổng thu cân đối ngân sách năm 2005.
Nếu xét theo từng huyện, thị xã thì ngân sách các huyện thị xã trên địa bàn
tỉnh luôn thực hiện tốt khoản thu này. Hầu hết các nguồn thu ở các huyện, thị xã
đều đạt và vượt dự toán trong đó có một số huyện vượt rất nhiều so với dự toán
như Chợ Lách, Châu Thành, Thạnh Phú. Điều này chứng tỏ trong năm ngân
sách, các huyện, thị xã đã có nhiều cố gắng trong việc chống thất thu ngân sách,
đảm bảo thu đúng và kịp thời các khoản thu theo dự toán được giao. Khoản thu
cân đối ngân sách theo huyện, thị xã giai đoạn 2004 – 2006 được thể hiện qua
bảng số liệu sau:
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 43
Bảng 6: THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH THEO TỪNG HUYỆN, THỊ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN
2004 – 2006
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Ngân sách Sở Tài chính Bến Tre)
Chú giải:
- DT: Dự toán.
- QT: Quyết toán.
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 STT
Huyện, thị xã Dự toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
Dự
toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
Dự
toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
1 Thạnh Phú 17.495 25.108 143,52 14.745 18.988 128,78 14.714 18.619 126,54
2 Chợ Lách 14.278 15.541 108,85 13.795 16.844 122,10 12.485 18.377 147,19
3 Mỏ Cày 18.842 19.761 104,88 28.947 35.229 121,70 33.561 34.216 101,95
4 Bình Đại 33.115 34.736 104,90 31.981 34.568 108,09 36.580 39.047 106,74
5 Ba Tri 22.147 24.380 110,08 17.266 25.523 147,82 24.305 28.076 115,52
6 Giồng trôm 20.503 31.784 155,02 28.863 36.018 124,79 31.794 40.441 127,20
7 Châu Thành 20.837 33.016 158,45 24.416 31.249 127,99 17.500 29.030 165,89
8 Thị xã 31.604 35.869 113,50 40.124 44.610 111,18 51.618 58.570 113,47
9 Văn phòng tỉnh 341.269 543.059 159,13 453.461 536.178 118,24 479.443 609.471 127,12
Tổng thu cân đối ngân sách 520.090 763.254 146,75 653.598 779.207 119,22 702.000 875.847 124.76
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 44
Huyện Thạnh Phú
Tình hình kinh tế xã hội huyện Thạnh Phú trong những năm gần đây đã có
những chuyển biến tích cực. Ngoài sản xuất nông nghiệp với cây lúa nước là
ngành kinh tế chính của huyện, việc nuôi tôm và chế biến thủy sản cũng phát
triển mạnh, góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập, cải thiện đời sống của
người dân trong huyện. Đây cũng là lĩnh vực đã góp phần đáng kể vào nguồn thu
ngân sách của huyện. Ngoài nguồn thu từ nông nghiệp, thủy sản, ngân sách
huyện còn thu chủ yếu từ thành phần kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ. Việc đánh bắt thủy sản và nghề rừng của người dân nơi đây cũng
mang lại nguồn thu cho ngân sách huyện trong thời gian qua. Bên cạnh đó dịch
bệnh trên con tôm, trên gia súc, gia cầm, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp do hạn
chế về vốn nên chưa mở rộng được quy mô, chưa cạnh tranh được với thị
trường,… cũng đã làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách trong năm. Nhưng
với sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo huyện, công tác thu ngân sách trong
thời gian qua vẫn đạt kết quả đáng khích lệ. Cụ thể: Năm 2004 thực hiện 25.108
triệu đồng đạt 143,52% dự toán, năm 2005 là 18.988 triệu đồng giảm 6.120 triệu
đồng so với năm 2004 nhưng vẫn vượt 28,78% dự toán được giao, còn năm 2006
là 18.619 triệu đồng giảm 369 triệu đồng so với năm 2005 và vượt 26,54% dự
toán.
Huyện Chợ Lách
Thu cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Chợ Lách không ngừng tăng lên.
Năm 2004 là 15.541 triệu đồng đạt 108,85% dự toán, năm 2005 thực hiện là
16.844 triệu đồng đạt 122,1% dự toán tăng 1.303 triệu đồng so với năm 2004,
năm 2006 là 18.377 triệu đồng đạt 147,19% dự toán tăng 1.533 triệu đồng so với
năm 2005. Hiện nay Chợ Lách đã hoàn thành cơ bản việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phát triển kinh tế vườn theo hướng thâm canh có lựa chọn, đẩy mạnh
việc sản xuất cây giống và cây hoa kiểng – thế mạnh của huyện đã làm cho tình
hình kinh tế xã hội huyện Chợ Lách có những chuyển biến tích cực, đời sống của
người dân làm vườn sung túc hơn, việc nuôi thủy sản cũng tiếp tục phát triển.
Đây là khoản góp phần tích cực vào nguồn thu ngân sách hàng năm. Nhìn chung,
thu cân đối ngân sách trên địa bàn huyện luôn đạt và vượt dự toán được giao.
Nguồn tăng thu chủ yếu là thu từ lĩnh vực công nghiệp chế biến, thương mại và
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 45
du lịch,… Năm 2005 việc tăng thu còn do thu từ các đơn vị tài trợ lễ 30/4, lễ đón
nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang,… Bên cạnh đó việc thu ngân sách
trong năm cũng gặp phải một số khó khăn như giá một số mặt hàng nông sản
giảm, giá hàng hóa dịch vụ và nguyên liệu đầu vào tăng nhanh, sức mua của
người dân giảm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, từ đó làm
giảm nguồn thu ngân sách trong năm. Tuy nhiên các khoản thu vượt dự toán cao
hơn các khoản giảm thu nên trong năm ngân sách nguồn thu luôn đạt và vượt dự
toán.
Huyện Mỏ Cày
Thế mạnh của Mỏ Cày là cây công nghiệp dừa, mía và thuốc lá đã mang lại
cho ền kinh tế Mỏ Cày hàng năm một nguồn thu to lớn. Bên cạnh đó làng nghề
thủ công làm chỉ xơ dừa xuất khẩu cũng mang lại hiệuquả kinh tế không kém.
Huyên Mỏ Cày là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thủ công
nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản. Vì thế việc mở rộng và phát triển các
ngành nghề này luôn được lãnh đạo huyện quan tâm thực hiện. Những ngành
nghề truyền thống như chằm nón, đóng ghe, làm gạch ngói, thêu xuất khẩu,…
được phục hồi và phát triển. Từ đó đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của huyện nhà,
góp phần tích cực vào việc tăng thu ngân sách hàng năm trên địa bàn. Thu cân
đối ngân sách huyện Mỏ Cày năm 2004 là 19.761 triệu đồng đạt 104,88% dự
toán, năm 2005 là 35.229 triệu đồng đạt 121,7% dự toán tăng 15.468 triệu đồng
so với năm 2004, đến năm 2006 tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện
gặp một số khó khăn do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, nước mặn xâm nhập
sớm và sâu,… làm giảm nguồn thu ngân sách trong năm so với các năm trước
nhưng vẫn đảm bảo dự toán được giao. Năm 2006 thực hiện là 31.216 triệu đồng
đạt 101,95% dự toán giảm 1.013 triệu đồng so với năm 2005. Nguồn tăng thu
chủ yếu là thu từ lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản,
thu phạt an toàn giao thông, phạt vi phạm tài nguyên nước, thu từ lĩnh vực viễn
thông vô tuyến,….
Huyện Bình Đại
Nhân dân Bình Đại ngoài nghề làm vườn, làm ruộng còn có nghề trồng
giồng và nghề đánh cá biển, chế biến sản phẩm,… Vì thế trong kế hoạch phát
triển kinh tế huyện, nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu. Nhiều công trình
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 46
thủy lợi đê bao ngăn mặn, đào kênh xả phèn,… đã mang lại hiệu quả cao. Nền
kinh tế huyện đã có những bước phát triển đáng kể, ruộng đất được nước ngọt
hóa, mở ra khả năng thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, cải thiện
đời sống người dân, từ đó nguồn thu ngân sách của huyện cũng được đảm bảo tốt
và có chiều hướng tăng lên. Năm 2004 là 34.736 triệu đồng đạt 104,9% dự toán,
năm 2005 là 34.568 triệu đồng đạt 108,09% dự toán giảm 168 triệu đồng so với
năm 2004, năm 2006 là 39.047 triệu đồng đạt 106,74% dự toán tăng 4.479 triệu
đồng so với năm 2005.
Tuy nhiên việc thu ngân sách cũng gặp không ít khó khăn như nước mặn
xân nhập sớm và sâu, bệnh đốm trắng trên tôm sú, giá của một số mặt hàng nông
sản giảm trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng nhanh,… đã làm ảnh hưởng đến
nguồn thu ngân sách trong năm. Nhưng do biết khai thác tốt một số nguồn thu
hiện có đồng thời kết hợp với những cố gắng nổ lực trong công tác thu ngân sách
của huyện đã đảm bảo cân đối được nguồn thu trong năm ngân sách.
Huyện Ba Tri
Vốn là một huyện ven biển, nước mặn đồng chua chỉ thích hợp với cây chà
là gai, thiếu nước ngọt nghiêm trọng nên nền kinh tế huyện gặp không ít khó
khăn. Nhưng do hệ thống thủy lợi được đầu tư đúng mức đến nay các công trình
thủy lợi không chỉ phục vụ cho việc tưới tiêu mà còn cung cấp nước ngọt cho
sinh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi đất giồng thành vườn, thay đổi
môi trường sống, mức sống cho người dân trong huyện. Cây ăn trái, cây mía và
hoa màu tăng nhanh và ngành chăn nuôi gia súc phát triển đáng kể. Từ những
thành tựu đã đạt được đã góp phần đáng kể vào việc tăng thu ngân sách huyện
nhà. Năm 2004 là 24.380 triệu đồng đạt 110,08% dự toán, năm 2005 là 25.523
triệu đồng đạt 147,82% dự toán tăng 1.143 triệu đồng so với năm 2004, năm
2006 là 28.076 triệu đồng đạt 115,52% dự toán tăng 2.553 triệu đồng so với năm
2005. Hầu hết các khoản thu đều đạt và vượt dự toán. Nguyên nhân tăng thu chủ
yếu là do thu từ nông thuỷ sản, thu từ việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, thu
tiền thuê mặt đất, mặt nước, thu tiền sử dụng đất và giao đất trồng rừng,… Tuy
nhiên nguồn thu ngân sách trong năm cũng chịu ảnh hưởng từ hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của huyện do dịch cúm gia cầm, dịch bệnh trên tôm sú, cây
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 47
lúa,… Nhưng với sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo huyện nên nguồn thu ngân
sách trong năm luôn được đảm bảo thực hiện tốt và có phần vượt dự toán đề ra.
Huyện Giồng Trôm
Công nghiệp nhất là tiểu thủ công nghiệp huyện Giồng Trôm phát triển khá,
một số ngành nghề truyền thống như làm bánh tráng, bánh phồng,… nay đã phát
triển thêm một số ngành nghề mới như làm chỉ xơ dừa, than thiêu kết từ gáo dừa,
đan giỏ,… hàng năm đã giải quyết hơn 2.000 lao động có thêm công ăn việc làm.
Tình hình sản xuất kinh doanh trong huyện được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả
đáng khích lệ. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập được nâng cao. Những
thành tựu về kinh tế đã đem lại nguồn thu ngân sách đáng kể cho huyện nhà. Cụ
thể: Năm 2004 là 31.784 triệu đồng đạt 155,02% dự toán, năm 2005 là 36.018
triệu đồng đạt 124,79% dự toán tăng 4.234 triệu đồng so với năm 2004. năm
2006 là 40.441 triệu đồng đạt 127,2% dự toán tăng 4.423 triệu đồng so với năm
2005. Nguồn tăng thu chủ yếu là từ lĩnh vực thủ công nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ, thu từ cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, thu tài trợ xây
dựng nhà văn hóa thông tin của công ty Phú Mỹ, tiền hợp đồng thuê kho xã
Lương Quới, thu tài trợ xây dựng cầu Bầu Dơi và cầu Ong Nhiễu của Hội Cầu
đường Bến Tre,… Trong thời gian qua, do giá của một số mặt hàng nông sản
giảm, giá nguyên liệu đầu vào tăng nhanh cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến
kinh tế huyện làm giảm nguồn thu ngân sách trong năm. Nhưng dưới sự lãnh đạo
của các cấp chính quyền huyện đã khắc phục được khó khăn đem lại hiệu quả
cho công tác thu ngân sách huyện.
Huyện Châu Thành
Thời gian qua Châu Thành đã thực hiện có kết quả đề án chuyển đổi giống
cây trồng, cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh, chuyển giao thành tựu khoa
học vào sản xuất đã mang lại thu nhập cao cho người dân trong huyện. Bên cạnh
đó huyện cũng đã tập trung xây dựng hệ thông thủy lợi hoàn chỉnh đã góp phần
tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà. Tiềm năng phát triển
du lịch xanh ở các xã ven sông Tiền, các cù lao trên sông như Tân Thạch, Phú
Túc, Tiên Thủy,… cũng được huyện quan tâm và đầu tư. Do tình hình kinh tế xã
hội huyện có những bước phát triển tích cực nên đã góp phần tăng thu ngân sách
cho huyện. Tuy nhiên do dịch cúm gia cầm phát triển trên diện rộng, giá của một
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 48
số mặt hàng tăng cao trong khi giá một số nông sản lại giảm xuống,… đã làm
ảnh hưởng đến các ngành kinh tế của huyện, từ đó làm ảnh hưởng đến nguồn thu
ngân sách trong năm. Cụ thể: Năm 2004 là 33.016 triệu đồng đạt 158,45% dự
toán, năm 2005 là 31.249 triệu đồng đạt 127,99% dự toán giảm 1.767 triệu đồng
so với năm 2004, đến năm 2006 thực hiện là 29.030 triệu đồng đạt 165,89% dự
toán giảm 2.219 triệu đồng so với năm 2005. Tuy xét về mặt giá trị thì nguồn thu
ngân sách huyện Châu Thành trong thời gian qua giảm dần nhưng luôn đạt và
vượt dự toán chứng tỏ trong năm ngân sách huyện đã có nhiều cố gắng trong
công tác thu ngân sách, khai thác kịp thời và triệt để các nguồn thu vì thế mà thu
ngân sách trong năm luôn hoàn thành tốt theo chỉ tiêu.
Thị xã Bến Tre
Do cơ cấu kinh tế của Thị xã là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương
mại dịch vụ và nông nghiệp nên nguồn thu ngân sách của Thị xã chủ yếu là thu
từ các lĩnh vực này. Những năm gần đây, kinh tế xã hội chuyển dịch theo hướng
giảm dần tỷ trọng nông nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của Thị xã. Nhiều đợn vị
sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, quy mô về sản lượng, vốn và trình độ kĩ thuật ở
một số ngành kinh tế có bước phát triển khá. Những kết quả đạt được đã góp
phần tăng thu ngân sách trên địa bàn. Năm 2004 là 35.869 triệu đồng đạt 113,5%
dự toán, năm 2005 là 44.610 triệu đồng đạt 111,18% dự toán tăng 8.741 triệu
đồng so với năm 2004, năm 2006 là 58.570 triệu đồng đạt 113,47% tăng 13.960
triệu đồng so với năm 2005. Hầu hết các khoản thu đều đạt và vượt dự toán được
giao. Nguyên nhân tăng thu chủ yếu là do thu từ tiền thuê mặt đất, mặt nước, thu
phí, lệ phí xã phường, chợ, thu từ việc cho thuê mặt bằng nhà hàng Hoa Tiên và
xí nghiệp nước mắm Nhỉ Hương, thu nộp ngân sách theo kiến nghị kiểm toán nhà
nước, thu huy động đóng góp xây dựng chợ Bến Tre (năm 2004),… Tuy nhiên,
việc sản xuất kẹo dừa trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu
đầu vào tăng cao, các hộ kinh doanh cơm dừa gặp khó khăn do không cạnh tranh
nổi với các tàu thu mua dừa trái của Thái Lan, Trung Quốc và do ảnh hưởng của
dịch cúm gia cầm,… nên công tác thu ngân sách gặp nhiều khó khăn. Nhưng với
sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Thị xã đã từng bước khắc phục khó khăn, đảm
bảo tốt nguồn thu cho ngân sách.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 49
Văn phòng tỉnh
Nguồn thu cân đối ngân sách từ Văn phòng tỉnh luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng thu cân đối ngân sách toàn tỉnh vì Văn phòng tỉnh là nơi tập trung của
tất cả các nguồn thu thuộc mọi thành phần kinh tế sau khi đã trừ đi các khoản thu
của ngân sách huyện. Cụ thể: Năm 2004 là 543.059 triệu đồng đạt 159,13% dự
toán, năm 2005 là 536.178 triệu đồng đạt 118,24% dự toán giảm 6.881 triệu đồng
so với năm 2004, năm 2006 là 609.471 triệu đồng đạt 127,12% dự toán tăng
73.293 triệu đồng so với năm 2005. Nguồn thu của Văn phòng tỉnh chủ yếu là
thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, các khoản thu từ thuế: thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế giá trị gia tăng, các khoản phí, lệ phí, thu về nhà đất,… Đặc biệt các
khoản thu không nằm trong dự toán cũng đã góp phần đáng kể trong việc tăng
thu ngân sách của Văn phòng tỉnh. Tuy nhiên nguồn thu cân đối ngân sách của
Văn phòng tỉnh cũng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, sự biến động của
thị trường,… làm cho công tác thu gặp không ít khó khăn. Nhưng với sự lãnh đạo
của các cấp chính quyền thu ngân sách trong năm luôn thực hiện tốt, đáp ứng
được các nhu cầu chi tiêu trên địa bàn.
b) Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lí qua ngân sách nhà nước
Bảng 7: THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÍ QUA NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC GIAI ĐOẠN 2004 – 2006
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
STT Nội dung Dự
toán
Quyết
toán
Dự
toán
Quyết
toán
Dự
toán
Quyết
toán
1 Học phí 29.393 23.912 21.155
2 Viện phí 51.070 61.323 84.286
3 Lệ phí thi 3.065 - -
4 Các khoản huy động góp vốn
xây dựng CSHT - 37.052 33.545
5 Các khoản huy động góp vốn khác - 9.257 5.204
6 Phí sát hạch đủ điều kiện cấp văn bằng, chứng chỉ, … - 1.905 11.942
Các khoản thu để lại đơn vị
chi quản lí qua NSNN 83.528 133.449 156.132
(Nguồn: Phòng Ngân sách Sở Tài chính Bến Tre)
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 50
Chú giải:
- NSNN: Ngân sách nhà nước. - DT: Dự toán.
- CSHT: Cơ sở hạ tầng. - QT: Quyết toán.
Đây là những khoản thu không có phản ánh trong dự toán được giao mà chỉ
phản ánh trong báo cáo quyết toán của năm.
Nguồn thu này đã góp phần tăng thu ngân sách trong năm. Bao gồm các
khoản thu về học phí, viện phí, lệ phí, các khoản huy động đóng góp xây dựng
cơ sở hạ tầng và huy động đóng góp khác. Cụ thể: năm 2004 nguồn thu này đạt
83.528 triệu đồng, và tăng đến 133.449 triệu đồng trong năm 2005. Đến năm
2006 thực hiện được 156.132 triệu đồng tăng 22.683 triệu đồng so với năm 2005.
c) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Những năm gần đây, không chỉ riêng Bến Tre mà còn nhiều tỉnh thành khác
trong cả nước phải đối đầu với những khó khăn, dịch bệnh: hạn hán kéo dài,
nước mặn xâm nhập sâu, dịch bệnh cúm H5N1 ở người, dịch bệnh cúm gia cầm
xâm nhập sâu và rộng,… làm ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế của tỉnh nhà cũng
như là của cả nước. Vì thế trung ương đã có nhiều hỗ trợ cho địa phương nhằm
khắc phục các khó khăn do thiên tai dịch bệnh mang lại. Đồng thời đẩy mạnh
việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần cải thiện đời sống nhân dân, phát
triển kinh tế nước nhà.
Nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên trong giai đoạn 2004 – 2006 được
thể hiện qua bảng số liệu sau:
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 51
Bảng 8: THU BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN GIAI ĐOẠN 2004 –2006
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Ngân sách Sở Tài chính Bến Tre)
Chú giải:
- DT: Dự toán
- QT: Quyết toán
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
ST
T Nội dung Dự toán Quyết toán QT/DT(%) Dự toán
Quyết
toán
QT/DT
(%) Dự toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
1 Bổ sung cân đối 235.657 235.657 100,00 235.657 235.657 100,00 235.657 235.657 100,00
2 Bổ sung có mục tiêu 84.573 246.650 291,64 117.718 412.165 350,13 254.167 921.863 362,70
trong đó:
+ Bằng nguồn vốn trong
nước 69.923 246.650 291,64 412.165 921.863
+ Bằng nguồn vốn ngoài
nước 14.650 - 24.540 6.236
Thu bổ sung từ ngân
sách cấp trên 320.230 482.307 150,61 353.375 647.822 183,32 489.824 1.157.520 236,31
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 52
Qua ba năm 2004, 2005 và 2006, nguồn vốn bổ sung này vào ngân sách
Bến Tre ngày càng tăng lên. Cụ thể: năm 2004 là 482.307 triệu đồng, năm 2005
là 647.822 triệu đồng, năm 2006 là 1.157.520 triệu đồng. Trong đó:
+ Bổ sung cân đối: Vì giai đoạn 2004 – 2006 là thời kỳ ổn định ngân sách
nên nguồn bổ sung cân đối trong giai đoạn này không thay đổi.
+ Bổ sung có mục tiêu: Trong giai đoạn 2004 – 2006 có tăng lên.
Năm 2004 là 246.650 triệu đồng đạt 291,64% dự toán địa phương giao.
Năm này nguồn bổ sung có mục tiêu tăng nhiều so với kế hoạch là 162.077 triệu
đồng, trong đó ngoài 3.000 triệu đồng trng ương cấp qua Ngân hàng chính sách
xã hội để thực hiện cho vay còn có những nội dung trung ương hỗ trợ không theo
dự toán như: đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nước ngoài là 14.650 triệu
đồng, chi sự nghiệp về phủ sóng phát thanh truyền hình và chương trình hành
động quốc gia về du lịch là 600 triệu đồng, dự án sản xuất thuốc hỗ trợ cắt cơn
nghiện ma túy Bông Sen là 2.000 triệu đồng,…
Năm 2005 thực hiện là 412.165 triệu đồng đạt 350,13% dự toán địa phương
giao. Năm 2006 thực hiện là 921.863 triệu đồng đạt 362,7% dự toán địa phương
giao. Hầu hết các khoản thu bổ sung có mục tiêu đều tăng và vượt dự toán được
giao vì ngoài số trung ương bổ sung cho địa phương theo kế hoạch hàng năm,
trung ương còn bổ sung thêm cho ngân sách địa phương để thực hiện các nội
dung chi đột xuất khác như: kinh phí tinh giảm biên chế, kinh phí kiên cố hóa
trường lớp theo Quyết định 1188/QĐ - TTg, kinh phí khắc phục hạn hán, xâm
nhập mặn, kinh phí phòng chống dịch cúm H5N1 ở người và dịch cúm gia cầm,
kinh phí đầu tư các tuyến đường 882, 883, 888, hỗ trợ kinh phí xử lí sạt lở, bảo
vệ đê điều, phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai theo quyết định số1216/QĐ -
TTg ngày 16/11/2004 và quyết định số 878/QĐ - TTg ngày 26/08/2004 của Thủ
tướng chính phủ, kinh phí hoạt động sáng tạo các sản phẩm báo chí,…
c) Thu tín phiếu, trái phiếu của ngân sách trung ương
Đây là những khoản thu không có trong dự toán đã góp phần đáng kể vào
việc tăng thu ngân sách hàng năm. Nguồn thu này trong giai đoạn 2004 – 2006
được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 53
Bảng 9: THU TỪ TÍN PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA NGÂN SÁCH TRUNG
ƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2004 -2006
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
STT Nội dung Dự
toán
Quyết
toán
Dự
toán
Quyết
toán
Dự
toán
Quyết
toán
Thu tín phiếu, trái phiếu
của NSTW 5.099 11.478 9.568
Tổng số 5.099 11.478 9.568
(Nguồn: Phòng Ngân sách Sở Tài chính Bến Tre)
Chú giải:
NSTW: Ngân sách trung ương
Năm 2004 nguồn thu từ tín phiếu, trái phiếu của ngân sách trung ương là
5.099 triệu đồng, năm 2005 là 11.478 triệu đồng tăng 6.379 triệu đồng so với
năm 2004 và năm 2006 nguồn thu này là 9.568 triệu đồng.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 54
3.2.2.3. Đánh giá hiệu quả thực hiện thu ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2004 – 2006
Đơn vị: triệu đồng
1,334,188
840,320
1,571,956
1,006,973
2,199,067
1,191,824
0
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
2,500,000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Quyết toán
Dự toán
Hình 4: TÌNH HÌNH THU NGÂN SÁCH TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN
2004 - 2006
Qua biểu đồ cho ta thấy, tổng thu ngân sách của địa phương (cả phần tín
phiếu và trái phiếu của ngân sách trung ương) không ngừng tăng lên qua các
năm: năm 2004 là 1.334.188 triệu đồng, năm 2005 là 1.571.956 triệu đồng, năm
2006 là 2.199.067 triệu đồng.
Các khoản thu ngân sách các năm tăng cao hơn so với dự toán là chủ yếu
tập trung ở các khoản thu từ thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia
tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí xăng dầu, phí và lệ phí, lệ phí trước bạ, các khoản
thu về nhà đất và các khoản thu khác. Đặc biệt là các khoản thu không có trong
dự toàn đầu năm đã góp phần không nhỏ trong việc tăng thu ngân sách trên địa
bàn. Những nội dung thu vượt này chủ yếu phải bố trí lại cho những nhiệm vụ
phát sinh ngoài dự toán đầu năm, trong đó chủ yếu ngân sách cấp lại cho các đơn
vị có liên quan theo quy định như phạt an toàn giao thông, số còn lại hòa vào
ngân sách để chi cho một số nội dung phát sinh đột xuất khác.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 55
Tuy nhiên, bên cạnh các khoản thu đạt và vượt dự toán, trong thời gian qua
vẫn còn có nhiều khoản thu không đạt so với dự toán ban đầu như: đối với năm
2004 có các khoản thu về thuế giá trị gia tăng hàng sản xuất kinh doanh trong
nước, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp,… Đối với năm 2005 có các
khoản thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương, thuế thu nhập cá nhân, các
khoản thu tại xã,… Đối với năm 2006 có các khoản thu về phí xăng dầu, thuế tài
nguyên, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,…
Nhìn chung, các khoản thu này không đạt dự toán là do trong năm ngân
sách phát sinh không ít khó khăn như: hạn hán kéo dài, nước mặn đến sớm và
xâm nhập sâu, chỉ số giá tiêu dùng và giá một số nguyên liệu đầu vào tăng giá đã
tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế. Bên
cạnh đó tuy có nhiều doanh nghiệp đã và đang hoạt động, nhiều doanh nghiệp
mới thành lập nhưng do một số doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả đã làm
ảnh hưởng đến công tác thu ngân sách trên địa bàn tỉnh và cũng từ đó làm ảnh
hưởng đến khả năng cân đối ngân sách của tỉnh nhà.
3.2.3. Phân tích tình hình chi ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai đoạn
2004 - 2006
3.2.3.1. Đánh giá chung về tình hình chi ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2004 - 2006
Bến Tre là một Tỉnh có ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền
kinh tế. Mặc dù trong những năm gần đây nền kinh tế Bến Tre có nhiều chuyển
biến rõ nét thế nhưng những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất nông
nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế chung của toàn Tỉnh. Trong
bất kỳ hoàn cảnh nào ngân sách nhà nước luôn là nguồn hỗ trợ quan trọng nhất
để góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của một quốc gia nói chung và
cũng như trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Nhưng nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh
chỉ đáp ứng các nhu cầu chi thường xuyên, còn nguồn chi cho đầu tư phát triển
chủ yếu dựa vào sự trợ cấp từ ngân sách trung ương.
Trong những năm qua nhu cầu chi thường xuyên trên địa bàn không
ngừng tăng lên. Nếu như khoản chi thường xuyên là một khoản chi rất cần thiết
nhất là về con người và mọi hoạt động của công tác quản lí ngân sách trên địa
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 56
bàn thì khoản chi đầu tư phát triển cũng giữ vai trò không kém phần quan trọng
nhằm thực hiện mục đích đô thị hóa, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa tỉnh nhà.
Vì những nhu cầu trên mà nguồn chi ngân sách của tỉnh Bến Tre không ngừng
tăng, trong khi đó nguồn thu ngân sách thì có hạn.
Nhưng dưới sự lãnh đạo và điều hành của các cấp lãnh đạo Tỉnh đã đảm
bảo thực hiện tốt nhu cầu chi trong năm ngân sách. Các khoản chi đều tập trung
cao, và chú trọng nhiều vào mạng lưới giao thông, thủy lợi mở rộng vùng kinh tế
tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế xã hội.
3.2.3.2. Phân tích tình hình chi ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai
đoạn 2004 - 2006
Chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2004 – 2006 không
ngừng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu trên địa bàn, đảm bảo thực hiện
tốt các chính sách chủ trương của tỉnh nhà theo dự toán đề ra. Tình hình chi ngân
sách tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2004 - 2006 được thể hiện qua bảng số liệu
sau:
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 57
Bảng 10: BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2004 – 2006
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Ngân Sách Sở Tài chính Bến Tre)
Chú giải : - QDTTC: Quỹ dự trữ tài chính. - QT: Quyết toán.
- NSNN: Ngân sách nhà nước. - DT: Dự toán
- NS: Ngân sách.
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
STT Nội dung Dự
toán
Quyết
toán
QT/DT
(%) Dự toán
Quyết
toán
QT/DT
(%) Dự toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
I Chi cân đối ngân sách 851.231 1.056.223 124,08 1.004.373 1.219.454 121,41 1.188.224 1.554.703 130,84
1 Chi đầu tư phát triển 251.028 359.721 143,30 290.551 326.333 112,32 338.710 346.745 102,37
2 Chi thường xuyên 574.412 641.299 111,64 640.673 804.913 125,64 791.164 1.041.780 131,68
3 Chi bổ sung QDTTC 1.100 1.100 100,00 1.100 1.100 100,00 1.100 1.100 100,00
4 Dự phòng 24.637 - 26.600 - 27.500 -
5 Phần dành để tăng lương - 45.449 - 29.750 -
6 Chi chuyển nguồn 54.103 87.108 165.077
II Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lí qua NSNN 83.528 133.449 156.132
III Chi bổ sung cho NS cấp dưới 140.543 176.262 413.034
IV Chi nộp NS cấp trên
TỔNG SỒ CHI (I -IV) 851.231 1.280.294 150,41 1.004.373 1.529.165 152,25 1.188.224 2.123.869 178,74
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 58
Qua bảng báo cáo quyết toán chi ngân sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2004-2006 ta thấy rằng:
- Tổng chi ngân sách địa phương năm 2004 là 1.280.294 triệu đồng đạt
150,41% d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH BẾN TRE.pdf