Tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in tổng hợp Cần Thơ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN IN TỔNG HỢP CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. ĐỖ VĂN XÊ TẠ THỊ THÙY HƯƠNG
MSSV: 4031065
Lớp: Kế Toán 1 – K.29
Cần Thơ - 2007
- 1 -
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Hiện nay nước ta đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới-
WTO. Điều này đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng cho sự kiện kinh tế-
chính trị tại Việt Nam, nước ta dần khẳng định vị thế của mình với bạn bè các
nước năm châu. Cả nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đang hòa mình
vào nền kinh tế toàn cầu, đón nhận những cơ hội mới nhưng cũng gặp không ít
những khó khăn, thử thách. Với điều kiện của nước ta hiện nay, là nước có nền
kinh tế đang phát triển, đa số doanh nghiệp có qui mô nhỏ và thiếu kinh nghiệm
quản lý nên khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước n...
74 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in tổng hợp Cần Thơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN IN TỔNG HỢP CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. ĐỖ VĂN XÊ TẠ THỊ THÙY HƯƠNG
MSSV: 4031065
Lớp: Kế Toán 1 – K.29
Cần Thơ - 2007
- 1 -
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Hiện nay nước ta đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới-
WTO. Điều này đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng cho sự kiện kinh tế-
chính trị tại Việt Nam, nước ta dần khẳng định vị thế của mình với bạn bè các
nước năm châu. Cả nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đang hòa mình
vào nền kinh tế toàn cầu, đón nhận những cơ hội mới nhưng cũng gặp không ít
những khó khăn, thử thách. Với điều kiện của nước ta hiện nay, là nước có nền
kinh tế đang phát triển, đa số doanh nghiệp có qui mô nhỏ và thiếu kinh nghiệm
quản lý nên khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài là không
cao. Vì vậy biện pháp hữu hiệu là đẩy mạnh việc cổ phần hóa nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài để mở rộng sản
xuất, hợp tác quốc tế và cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp khác.
Để tăng khả năng huy động vốn, các doanh nghiệp phải có tình hình tài
chính thật vững mạnh và minh bạch nhằm tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Nói đến tính minh bạch và khả năng tài chính của công ty, chúng ta
không thể không đề cập đến vai trò của việc phân tích tình hình tài chính. Phân
tích tài chính giúp các nhà quản lý có quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh
doanh, đồng thời giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác
về mặt tài chính của công ty. Đặc biệt Công ty cổ phần In tổng hợp Cần Thơ
trong giai đoạn cổ phần hóa cần sử dụng công cụ phân tích này nhằm hổ trợ cho
nhà quản lý nắm bắt được tình hình hoạt động thực tế của đơn vị, đồng thời cung
cấp thêm thông tin cho người bên ngoài trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào
doanh nghiệp và đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này làm đề tài luận văn
tốt nghiệp của mình thông qua sự chấp thuận của giáo viên hướng dẫn và công
ty.
- 2 -
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Vận dụng kiến thức đã được học trong suốt 4 năm đại học về những vấn đề
liên quan đến kế toán-tài chính đưa vào thực tiễn nhằm tiến hành phân tích, làm
rõ tình hình tài chính của công ty thông qua số liệu trên các báo cáo tài chính và
các tỉ số tài chính.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Qua việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần In tổng hợp,
chúng ta sẽ thấy được thực trạng hiện có tại công ty từ đó đề xuất những giải
pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá khái quát về tình hình tài chính tại công ty thông qua số liệu trên
các báo cáo tài chính gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ.
- Phân tích khả năng thanh toán.
- Phân tích mức độ đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh.
- Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư.
- Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời.
Từ đó, đánh giá về tình hình tài chính tại công ty, tìm ra điểm mạnh, điểm
yếu của công ty nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể giúp công ty phát huy mặt
mạnh, hạn chế mặt yếu kém.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do thời gian thực tập tại Công ty cổ phần In Tổng Hợp có hạn nên tôi chỉ
tập trung phân tích tình hình tài chính tại công ty qua 3 năm từ năm 2004-2006.
Qua đó đánh giá tình hình tài chính của quý công ty thông qua số liệu trên các
báo cáo tài chính và tỉ số tài chính.
- 3 -
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN IN TỔNG HỢP
CẦN THƠ
Dựa vào những dữ liệu được cung cấp ở phòng kế toán và cuốn luận văn
phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần In tổng hợp từ năm 2003-2005
của tác giả Dương Thị Minh Tuyền-Lớp Kế toán 1-K28, tôi đã tiến hành chắt lọc,
nối kết những thông tin mô tả về quá trình hoạt động của Công ty cổ phần In tổng
hợp. Dưới đây là một vài nét khái quát về công ty:
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN IN TỔNG HỢP CẦN THƠ
Ngày 7 tháng 10 năm 1936 Cần Thơ thành lập Công ty văn hóa thư được
làm nhà in bí mật của Đảng. Năm 1945 ta chủ trương tách một bộ phận nhà in An
Hà cho Cần Thơ đặt tên là nhà in Châu Văn Liêm.
Tháng 6 năm 1960 chuẩn bị cho phong trào Đồng Khởi, khu ủy miền Tây
cho lệnh chuyển cơ sở xuống trực thuộc ban tuyên huấn khu ủy Tây Nam Bộ.
Cuối năm 1960 nhà in in tờ Giải phóng khu Tây Nam Bộ. Ngoài việc in báo Giải
phóng và Nhân Dân Miền Tây, nhà in còn phải in rất nhiều truyền đơn tiếng Anh,
tiếng Pháp, sách giáo khoa, bích chương, khẩu hiệu, giấy tờ tùy thân cho cán bộ
ta sống trong lòng địch.
Năm 1966 thành lập xưởng giấy để chủ động in giấy và tài liệu.
Ngày 31 tháng 1 năm 1977 UBND tỉnh Hậu Giang ra quyết định số 02/QĐ-
UBT/77 sáp nhập ba đơn vị: Nhà in giải phóng khu Tây Nam Bộ, Nhà in Cần
Thơ và Nhà in Sóc Trăng thành Xí nghiệp quốc doanh ấn phẩm Hậu Giang được
Bộ Văn Hóa Thông Tin quyết định là một trong bốn trọng điểm in của nhà nước.
Đến ngày 9 tháng 1 năm 1993 UBND tỉnh Cần Thơ ra quyết định số
71/QĐ-UBT về việc đổi tên Xí nghiệp quốc doanh ấn phẩm Hậu Giang thành
doanh nghiệp nhà nước có tên là Xí nghiệp In tổng hợp Cần Thơ.
Tháng 02 năm 2006 xí nghiệp in tổng hợp đã chính thức chuyển đổi thành
Công ty cổ phần In tổng hợp Cần Thơ với 51% vốn cổ phần do nhà nước nắm
giữ.
- 4 -
Trụ sở chính của Công ty cổ phần in tổng hợp Cần Thơ đặt tại số 218
đường 30/4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Điện thoại: 071.838553-825112-838852, Fax: 071.825112-738160
Email: xnincantho@hcm.vnn.vn
Công ty có nhà máy sản xuất nhôm tráng sẵn phục vụ in tại xã Phước Thới-
Ômôn.
Một số danh hiệu được nhà nước phong tặng:
- Năm 1984 được Hội đồng nhà nước tặng huân chương lao động hạng ba
- Năm 1991, 1992, 1993, 1995 được Bộ Văn Hóa Thông Tin tặng bằng
khen.
- Năm 1994 Bộ Văn Hóa khen tặng cờ đơn vị dẫn đầu ngành in toàn
quốc.
- Năm 1996 Chủ tịch nước Lê Đức Anh thưởng Huân chương lao động
hạng nhì.
- Tháng 6 năm 2001 phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình ký quyết định
số 366/2001/QĐ/CTN về việc tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất cho
tập thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp in đã đạt thành tích xuất sắc trong giai
đoạn từ năm 1999-2001.
2.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CHỦ YẾU
2.2.1. Nội dung hoạt động
Chất lượng của công ty được thể hiện bằng phương châm bốn “T”: “tâm”
hết lòng phục vụ khách hàng, “tín” chất lượng - giá cả, “tài” sức mạnh nguồn lực,
“thời gian” thước đo về năng lực.
Không ngừng tăng thêm sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm in, đa
dạng hóa sản phẩm, giao hàng đúng hẹn.
Khai thác hết công suất máy móc thiết bị hiện có để đạt được số lượng sản
phẩm theo công suất thiết kế, mở rộng dây chuyền sản xuất, nắm bắt kịp thời
kinh nghiệm quản lý, tổ chức nhân sự, tiếp cận thị trường và qui trình công nghệ
tiên tiến, kiểm soát và giám định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm trong
tiêu dùng mua sắm, từng bước huấn luyện kỹ năng tay nghề cho công nhân.
Tăng cường công tác quản lý, thường xuyên giáo dục tư tưởng, nhận thức,
nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, tập trung cho sản xuất kinh doanh.
- 5 -
- 6 -
Củng cố bộ máy kế hoạch tài vụ đủ sức để làm tròn nhiệm vụ tham mưu cho lãnh
đạo, theo dõi tham gia quản lý các hoạt động của từng bộ phận để phản ảnh tình
hình sản xuất cho lãnh đạo.
2.2.2. Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu
In ấn các loại nhãn hiệu bao bì, sách báo, tạp chí… đặc biệt là in vé số.
Mua bán trao đổi nguyên vật liệu ngành in như giấy mực, bản kẽm in…
Nhận thiết kế, thực hiện tạo mẫu và các dịch vụ phục vụ ngành in.
2.2.3. Qui trình công nghệ
• Công đoạn 1: Chế bản-vi tính
Bản thảo của khách hàng sau khi được ký hợp đồng có lệnh sản xuất của
phòng điều độ sẽ được đưa vào bộ phận sắp chữ vi tính, phân màu theo yêu cầu
của khách hàng. Sau đó đưa sang Montage phơi bản lên bản kẽm thông qua các
loại hóa chất như Ozalic, PVA, phẩm tím,… Tiếp đó là các bản kẽm có in phim,
in chữ… được chuyển sang phân xưởng máy in Offsette.
• Công đoạn 2: In máy
Bản kẽm được lắp vào các loại máy in Offsette (máy in cuồn 4/4
CROMONMAN, máy in hai màu tờ rời ROLAND,…) in các đơn đặt hàng lớn.
Nếu in lụa thì sẽ in thủ công hình thức không đẹp bằng in Offsette nhưng giá
thành rẻ.
• Công đoạn 3: Thành phẩm
Sản phẩm từ phân xưởng máy in Offsette được chuyển qua phân xưởng
thành phẩm để xếp, cắt và đóng gói theo yêu cầu của khách hàng.
2.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
2.3.1. Cơ cấu tổ chức
Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay là 325 người. Trong đó:
+ Khối quản lý: 27 người.
+ Nhân viên văn phòng và lao động phân xưởng: 298 người.
Trình độ chuyên môn:
+ Đại học chuyên ngành kinh tế: 50 người.
+ Cao đẳng kinh tế đối ngoại: 3 người.
+ Trung học chuyên nghiệp: 47 người.
+ Số nhân viên còn lại từ bậc 0 đến bậc 3.
- 7 -
Giám đốc
Phó giám đốc
Hành chính-Tổ chức
Phòng quản
lý chất lượng
Phòng Tổ chức
hành chính
Phòng Kế toán-
Vật tư
Phó giám đốc
sản xuất
Phòng
KCS
Phòng
ISO
Phòng Lao
động-Tiền
lương
Phòng Tổ
chức-Hành
chính
Phòng
KCS Kế toán
Phòng
Vật tư
Phòng
Tiếp Thị
Phân xưởng
vi tính phân
màu
Phân xưởng
vé số
Phân xưởng
Monta phơi
bản
Phân xưởng
máy in Offset
Phân xưởng
kéo lụa
Phân xưởng
thành phẩm
Phân xưởng
điều độ
sản xuất
Nhà máy
nhôm tráng
sẵn
Phòng
tính giá
thành
Phòng Kinh
doanh
Phó giám đốc
Kế hoạch-Kinh doanh
Hình 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC
- 6 -
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban
- Giám đốc là người điều hành chung toàn bộ các hoạt động của công ty,
chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Sở
văn hóa thông tin thành phố Cần Thơ.
- Phó giám đốc hành chính tổ chức chịu trách nhiệm trước giám đốc và tập
thể công nhân viên về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tổ chức
quản lý, tiền lương của công ty.
- Phó giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm điều hành sản xuất tại các phân
xưởng, đảm bảo hoàn thành sản xuất tại các phân xưởng theo đúng qui cách,
đúng đơn đặt hàng, đúng thời hạn giao hàng. Đề xuất với giám đốc các vấn đề về
cải tiến kỹ thuật, máy móc trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh tại công ty.
- Phòng Kế toán-Vật tư chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về tổ chức
kế toán, lập kế hoạch tài chính, lưu trữ hồ sơ chứng từ, đảm bảo vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của đơn vị, thực hiện các biện pháp phân phối theo thu
nhập, không chấp nhận chi xuất không đúng nguyên tắc, chính sách do Bộ tài
chính qui định. Phụ trách cung ứng vật tư để đảm bảo cho sản xuất.
- Phòng kinh doanh tham mưu cho ban giám đốc về kế hoạch sản xuất, tổ
chức mạng lưới tiếp thị, chăm sóc khách hàng.
- Phòng tổ chức quản lý: quản lý, tổ chức lao động tiền lương, có nhiệm
vụ bố trí, sắp xếp nhân sự các phòng ban một cách hợp lý. Thường xuyên theo
dõi trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên để từ đó có kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng tay nghề cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.
- Phòng điều độ chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch sản xuất và theo dõi
chế độ sản xuất đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và tham gia điều phối công việc cho
các phân xưởng khác.
2.4. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
- Sản lượng phấn đấu tăng 20% so với năm 2006.
- Sản lượng không phù hợp giảm 10% so với năm 2006.
- Tỷ lệ giao hàng trễ ≤ 1% trên tổng số hợp đồng khiếu nại.
- Khiếu nại của khách hàng ≤ 1,5% trên tổng hợp đồng.
- Giảm 10% tổng chi phí so với năm 2006.
- 8 -
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Dựa vào hai cuốn sách “Phân tích hoạt động doanh nghiệp” của tác giả
Nguyễn Tấn Bình và “Tài chính doanh nghiệp” của tác giả Lưu Thị Hương, Vũ
Duy Hào, tôi đã tham khảo một số nội dung có liên quan đến hệ thống báo cáo tài
chính để hình thành nên cơ sở lý luận cho bài viết của mình.
* Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính
• Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán
tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại
những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ảnh một
cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động
kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định; đồng thời
được giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được
thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để ra các quyết
định phù hợp.
Hệ thống báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp ban hành theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán. Mẫu số B.01-DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mẫu số B.02-DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Mẫu số B.03-DN
+ Bảng thuyết minh các báo cáo tài chính. Mẫu số B.09-DN
• Vai trò, tác dụng của báo cáo tài chính
+ Vai trò
- Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế-tài chính cần thiết, giúp kiểm tra phân
tích một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống, tình hình sản xuất kinh doanh,
tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp.
- 9 -
- Cung cấp những thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch
toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách chế độ kinh tế-tài chính của
doanh nghiệp.
- Cung cấp những thông tin, số liệu để phân tích, đánh giá những khả
năng và tiềm năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp, giúp cho công tác dự báo
và lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
+ Tác dụng
- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Dựa vào các báo cáo tài chính để
nhận biết và đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình vốn,
công nợ, thu chi tài chính… để ra các quyết định cần thiết, thực hiện có hiệu quả
các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Đối với các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp nhà đầu tư, chủ nợ,
ngân hàng, các đối tác kinh doanh… dựa vào các báo cáo tài chính để phân tích,
đánh giá thực trạng kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp để quyết định
phương hướng và qui mô đầu tư, khả năng hợp tác, liên doanh, cho vay hay thu
hồi vốn….
- Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước dựa vào các
báo cáo tài chính doanh nghiệp để phân tích, đánh giá, kiểm tra và kiểm soát hoạt
động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có đúng chính
sách, chế độ và luật pháp không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình
thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và khách hàng…
• Nội dung và phương pháp đọc, kiểm tra các báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
+ Khái niệm
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tổng hợp, cho biết tình hình tài chính
của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định. Cơ cấu gồm hai phần luôn bằng
nhau: tài sản và nguồn vốn.
+ Nguyên tắc chung để kiểm tra, đọc bảng cân đối kế toán:
Cơ sở số liệu và căn cứ để lập bảng cân đối kế toán là bảng cân đối kế
toán niên độ trước và các sổ kế toán tổng hợp.
Trước khi đọc bảng cân đối kế toán phải kiểm tra việc ghi chép trên sổ
kế toán về tính chính xác, trung thực, đầy đủ và cập nhật.
- 10 -
Cột số đầu năm xem số liệu ở cột số cuối kỳ của bảng cân đối kế toán
niên độ trước chuyển sang. Số đầu năm không thay đổi trong suốt niên độ báo
cáo.
Cột số cuối kỳ xem số dư cuối kỳ trên các sổ sách kế toán tổng hợp
hoặc chi tiết tương ứng với chỉ tiêu đó để kiểm tra.
Những chỉ tiêu phản ảnh tài sản thì xem số dư cuối kỳ bên nợ của các
tài khoản phản ảnh tài sản để kiểm tra ở phần tài sản của bảng.
Những chỉ tiêu phản ảnh nguồn vốn thì xem số dư cuối kỳ bên có của
các tài khoản phản ảnh nguồn vốn tương ứng để kiểm tra và đọc ở phần nguồn
vốn.
(Xem phụ lục 1- biểu mẫu số B.01-DN)
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Khái niệm
Báo cáo kết quả kinh doanh còn gọi là báo cáo thu nập là báo cáo tài
chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ảnh thu nhập của hoạt
động chính và các hoạt động khác qua một thời kỳ kinh doanh. Ngoài ra theo qui
định của Việt Nam báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực
hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và tình hình thực
hiện thuế giá trị gia tăng.
+ Nguyên tắc đọc, kiểm tra báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Cơ sở số liệu để đọc biểu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước, số liệu trên các tài khoản thuộc loại 5
(Doanh thu) đến các tài khoản loại 9 (xác định kết quả và tài khoản thuế và các
khoản nộp ngân sách nhà nước, các khoản phải trả, phải nộp khác).
Phần lãi, lỗ: thực hiện nguyên tắc khấu trừ lùi để tính kết quả của toàn
bộ hoạt động kinh doanh; bắt đầu từ doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm và
doanh thu cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản chi phí kinh doanh tương ứng. Mỗi
kết quả trung gian tính được là một chỉ tiêu tài chính trung gian được sử dụng để
phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phần tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Theo dõi chi tiết từng
chỉ tiêu được thanh toán với ngân sách, mỗi chỉ tiêu được tính theo công thức:
Số còn phải Số còn phải Số phải nộp Số đã nộp
- 11 -
nộp chuyển = nộp kỳ trước + phát sinh - trong kỳ
sang kỳ sau chuyển sang trong kỳ
(Xem phụ lục 1- biểu mẫu số B.02-DN)
Bảng lưu chuyển tiền tệ
+ Khái niệm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện lưu lượng tiền vào tiền ra doanh
nghiệp. Báo cáo ngân lưu chỉ ra lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền, lĩnh vực nào sử
dụng tiền, khả năng thanh toán, lượng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng
để đạt hiệu quả cao nhất, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. Báo cáo ngân lưu
được tổng hợp bởi 3 dòng ngân lưu ròng từ 3 hoạt động của doanh nghiệp: hoạt
động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính.
+ Phương pháp đọc và kiểm tra nội dung các chỉ tiêu trong báo cáo lưu
chuyển tiền tệ
• Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
- Theo phương pháp trực tiếp, tiền từ hoạt động kinh doanh được
tính trực tiếp bằng cách cộng các khoản tiền thu được từ khách hàng rồi trừ đi các
khoản tiền đã sử dụng cho chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ.
- Theo phương pháp gián tiếp, kết quả tính lượng tiền thuần lưu
chuyển trong kỳ bắt đầu từ lãi ròng, sau đó điều chỉnh những khoản thu nhập và
chi phí nhưng không phải bằng tiền và điều chỉnh các khoản lãi (lỗ) không phải
là kết quả kinh doanh.
• Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Là số chênh lệch giữa tổng tiền thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị
khác, tiền lãi đầu tư vào đơn vị khác đã thu, tiền thu do bán tài sản cố định với
tiền đầu tư vào các đơn vị khác, tiền mua tài sản cố định…
• Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Là số chênh lệch giữa tiền thu do đi vay, tiền thu do các chủ sở hữu
góp vốn, tiền thu từ lãi tiền gửi với tiền đã trả nợ vay, tiền đã hoàn vốn chủ sở
hữu, tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư.
Tiền và tương tiền cuối kỳ = tiền và tương đương tiền đầu kỳ + lưu
chuyển tiền thuần trong kỳ của tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.
(Xem phụ lục 1- biểu mẫu số B.03-DN)
- 12 -
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về
tình hình sản xuất, kinh doanh chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng
thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được
trình bày, giải thích một cách rõ ràng cụ thể.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập thông tin, số liệu từ phòng kế toán tài chính của công ty.
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Tổng hợp, phân loại thông tin số liệu theo tiêu thức đánh giá.
- Sử dụng các phương pháp phân tích sau:
+ Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các
điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không
gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán…) và theo mục đích phân tích mà
xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không
gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh
có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
+ Phương pháp cân đối: Phương pháp này nhằm xem xét tính cân đối
giữa các chỉ tiêu.
+ Phương pháp tỉ trọng: Phương pháp này nhằm nghiên cứu kết cấu
những chỉ tiêu phân tích của doanh nghiệp.
+ Phương pháp tỉ lệ: Phương pháp này yêu cầu phải xác định được các
ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp
trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các
nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ảnh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động
của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỉ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về
năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỉ lệ về khả năng sinh lời.
- 13 -
3.2.3. Các bước phân tích tài chính
Nội dung của phần này được trích lọc từ cuốn sách tham khảo “Đọc, lập và
phân tích báo cáo tài chính trong công ty cổ phần” của tác giả Ngô Thế Chi,
Nguyễn Trọng Cơ”.
3.2.3.1. Khái niệm, ý nghĩa và qui trình của phân tích tài chính
Khái niệm
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ
cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản
lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của
doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính,
quyết định quản lý phù hợp.
Trình tự và các bước tiến hành phân tích tài chính
+ Lập kế hoạch phân tích: Đây là giai đoạn đầu tiên là khâu quan trọng
ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích tài chính.
Lập kế hoạch phân tích bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng chương trình
phân tích. Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi phân
tích, thời gian tiến hành, những thông tin cần thu thập, tìm hiểu.
+ Giai đoạn tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện
các công việc đã ghi trong kế hoạch. Tiến hành phân tích bao gồm các công việc
cụ thể sau:
- Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu.
- Tính toán các chỉ tiêu phân tích.
- Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích.
- Xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình
hình kinh doanh của công ty.
- Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét về tình hình tài chính của công ty.
+ Giai đoạn kết thúc: Đây là giai đoạn cuối cùng của việc phân tích.
Trong giai đoạn này cần tiến hành những công việc cụ thể như sau:
- 14 -
- Viết báo cáo phân tích.
- Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích.
Nội dung phân tích tài chính
Phân tích tài chính với vị trí là công cụ giúp các đối tượng đưa ra các
quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Do đó, để đánh giá và dự đoán
tài chính, phân tích tài chính cần thực hiện những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, phân tích bảng cân đối kế toán.
Thứ hai, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thứ tư, phân tích mức độ đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh.
Thứ năm, phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư.
Thứ sáu, phân tích tình hình và khả năng thanh toán.
Thứ bảy, phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời.
Thứ tám, đánh giá công ty.
3.2.3.2. Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp
+ Các tỉ số đánh giá khả năng thanh toán
• Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh
toán tổng quát
Tài sản có lưu động
Tổng nợ phải trả
=
Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp.
• Hệ số thanh toán nợ lưu động
Hệ số thanh toán nợ lưu động =
Tài sản có lưu động
Tài sản nợ lưu động
Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh toán, khả năng có thể trả nợ của
công ty. Cứ 1 đồng tài sản nợ lưu động thì có bao nhiêu đồng tài sản có lưu động
làm đảm bảo. Hệ số thanh toán nợ lưu động bằng 2 được xem là vừa đủ thanh
toán nợ ngắn hạn vừa tiếp tục hoạt động được.
• Hệ số khả năng thanh toán nhanh
- 15 - Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Tài sản lưu động – hàng tồn kho
Các khoản nợ lưu động
Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng thanh toán nhanh của các tài sản ngắn hạn
không tính đến hàng tồn kho. Nếu hệ số khả năng thanh toán nhanh lớn hơn hoặc
bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp thừa hoặc đủ khả năng thanh toán và tình hình tài
chính của công ty tốt và ngược lại.
• Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền
ệ số khả năng thanh toán bằng tiền =
Tiền và chứng khoán ngắn hạn
Các khoản nợ lưu động
H
Chỉ tiêu này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn bằng tiền và các
khoản tương đương tiền trước các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này càng lớn thể
hiện khả năng thanh toán càng cao.
• Tỉ số luân chuyển hàng tồn kho
Tỉ số luân chuyển hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho lớn hay nhỏ tùy thuộc loại hình kinh doanh và thời gian hoạt
động trong năm. Do vậy mỗi doanh nghiệp cần có một mức tồn kho hợp lý. Hàng
tồn kho quay vòng càng nhiều thì hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng cao.
• Thời gian thu tiền bán hàng trung bình
Thời gian thu tiền bán hàng =
Số nợ cần phải thu
Doanh thu bình quân mỗi ngày
Chỉ số này đo lường tốc độ luân chuyển những khoản nợ cần phải thu. Nếu
thời gian bán chịu không thay đổi trong nhiều năm liên tục nhưng thời gian thu
tiền bán hàng lại tăng thì rõ ràng có sự chậm trễ thanh toán và công ty phải tăng
cường nỗ lực thu hồi những khoản nợ của mình.
+ Các tỉ số đánh giá cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư
• Tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu
- 16 -
Tỉ số nợ trên vốn tự có =
Tổng các khoản nợ
Tổng vốn tự có
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng vốn tự có thì nợ chiếm bao nhiêu phần
trăm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ sự đóng góp vốn của chủ sở hữu vào hoạt
động kinh doanh của công ty càng nhỏ.
• Tỉ số nợ
Tỉ số nợ =
Tổng các khoản nợ
Tổng tài sản có
Chỉ tiêu này đo lường tỉ lệ phần trăm tổng số nợ do những người cho vay
cung cấp so với tổng giá trị tài sản có của công ty. Hệ số này càng lớn thì rủi ro
khoản vay càng cao chứng tỏ vốn hoạt động chủ yếu từ việc đi vay.
• Tỉ số tự tài trợ
Tỉ số tự tài trợ =
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản có
Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đóng góp của chủ sở hữu vào quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh.
• Tỉ suất đầu tư
Tỉ số đầu tư =
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tổng tài sản có
Chỉ tiêu này thể hiện trong tổng tài sản thì tài sản cố định chiếm bao nhiêu
phần trăm. Tùy thuộc vào ngành nghề công ty đang hoạt động mà tỷ trọng của tài
sản cố định lớn hoặc nhỏ.
• Tỉ suất tự tài trợ cho tài sản cố định
Tỉ suất tự tài trợ
cho tài sản cố định
Nguồn vốn chủ sở hữu
Giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn
=
Chỉ tiêu này cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu dùng để trang bị cho tài sản cố
định và đầu tư dài hạn là bao nhiêu. Tỉ số này càng lớn càng tốt.
- 17 -
• Hiệu suất sử dụng tiền vay
Bội số thu nhập/lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế và lãi suất
Những chi phí về lãi vay
Tỉ số này cho biết khả năng đảm bảo việc thanh toán các khoản chi phí về
lãi suất mà doanh nghiệp vay mượn để đầu tư bằng thu nhập trước thuế và lãi
suất. Tỉ số này càng cao thì càng tốt.
+ Các tỉ số hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời
• Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Tài sản cố định ròng
Tỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty. Tỉ số này
cho biết 1 năm tài sản cố định được quay vòng bao nhiêu lần.
• Tỉ số luân chuyển tài sản có
Tỉ số luân chuyển tài sản có =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản có
Tỉ số này cho biết 1 đồng tài sản có tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
• Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Tài sản lưu động
Chỉ tiêu này nói lên trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Số
vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
• Mức lợi nhuận trên doanh thu
Mức lợi nhuận/doanh thu =
Lợi nhuận ròng sẵn có cho cổ phần thường
Doanh thu thuần
- 18 -
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng doanh thu thì lợi nhuận ròng sẵn có
trong cổ phần thường chiếm bao nhiêu phần trăm.
• Lợi nhuận trên tài sản có
Mức lợi nhuận/TS có =
Lợi nhuận ròng sẵn có cho cổ phần thường
Tổng tài sản có
Tỉ số này cho biết cứ 1 đồng tài sản có tham gia sản xuất kinh doanh sẽ tạo
ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho các cổ đông thường.
• Lợi nhuận trên vốn tự có
ức lợi nhuận/vốn tự có =
Lợi nhuận ròng sẵn có cho cổ phần thường
Vốn tự có chung
M
Tỉ số này cho biết khả năng sinh lời của vốn tự có chung. Tỉ số này đo
lường tỉ suất lợi nhuận trên vốn tự có của chủ sở hữu.
3.1.3.3. Phương pháp phân tích tài chính bằng phương trình Dupont
Phương pháp phân tích ROE (lợi nhuận/vốn tự có) dựa vào mối quan hệ
với ROA (lợi nhuận/tài sản có) để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên
được công ty Dupont áp dụng nên thường gọi là phương trình Dupont. Cụ thể:
ROE = ROA x Đòn bẩy kinh tế
Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân nợ là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài
chính của doanh nghiệp.
Đòn bẩy tài chính =
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Như vậy phương trình Dupont sẽ được viết lại như sau:
ROE =
Lãi ròng
Doanh thu
Doanh thu
Tổng tài sản
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
X X
Tác dụng của phương trình:
+ Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu
quả sử dụng tài sản.
- 19 -
+ Cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh
lời của vốn chủ sở hữu bằng các phương pháp loại trừ (thay thế liên hoàn hoặc số
chênh lệch).
+ Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động
khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời. [1, tr183]
Lợi nhuận/Vốn tự có
Lợi nhuận/Tài sản có Tài sản có/Vốn tự có
Thu nhập/Doanh thu Luân chuyển tài sản có
Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Tài sản có
Tổng doanh thu Tổng chi phí
Lãi suất Chi phí
Thuế Khấu hao
Tài sản dài hạn Tài sản lưu động
Nợ phải thu Vốn bằng tiền
Tài sản ngắn
hạn khác
Hàng tồn kho
x
x
:
- +
:
Hình 2: SƠ ĐỒ DUPONT
- 20 -
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
THÔNG QUA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
4.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về tình
hình sử dụng vốn và nguồn vốn tại doanh nghiệp, biến động tăng hay giảm của
tài sản và nguồn vốn qua các năm thể hiện doanh nghiệp đang mở rộng qui mô
hay thu hẹp sản xuất. Mức độ phân bổ các khoản mục trong tài sản và nguồn vốn
có hợp lý không... Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ có một số nội dung phân tích như
sau:
4.1.1.1. Phân tích biến động của từng khoản mục tài sản
* Đánh giá khái quát tình hình tài sản tại doanh nghiệp
Dựa vào bảng 1 dưới đây ta có một số nhận xét như sau: tổng tài sản năm
2006 tăng 1.627.777 ngàn đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng 2,23%. Điều này cho
thấy tình hình tài chính của công ty đã có bước khởi sắc hơn khi chúng ta nhìn lại
báo cáo tài chính năm 2005 tổng tài sản giảm 1.348.950 ngàn đồng thể hiện qui
mô vốn của công ty bị thu hẹp so với năm 2004.
Bảng 1: PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI
DOANH NGHIỆP
ĐVT:1000 đ
2005/2004 2006/2005 CHỈ TIÊU
Số tiền % Số tiền %
A. Tài sản ngắn hạn -2.681.788 -13,37 16.644.698 95,83
B. Tài sản dài hạn 1.332.838 2,46 -15.016.921 -27,02
Tổng tài sản -1.348.950 -1,82 1.627.777 2,23
(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)
- 21 -
Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty chúng ta sẽ đi phân tích
từng khoản mục trong tổng tài sản.
* Phân tích biến động của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn
Nhìn vào bảng 2 ta thấy năm 2005 tài sản ngắn hạn giảm 2.681.788 ngàn
đồng, tỷ lệ giảm 13,37% so với năm 2004. Điều này cho thấy khả năng thanh
toán nhanh của công ty đã có phần giảm sút. Sang năm 2006 tình hình kinh
doanh của công ty có những chuyển biến lớn, tổng tài sản ngắn hạn đột ngột
tăng. Cuối năm 2005 tổng giá trị tài sản ngắn hạn là 17.369.217 ngàn đồng (xem
phụ lục 2 bảng cân đối kế toán từ 2004-2006), đến cuối năm 2006 giá trị tuyệt
đối của tài sản ngắn hạn tăng 16.644.698 ngàn đồng, tương ứng tăng 95,83%, với
giá trị tài sản lưu động lớn như vậy có thể giúp doanh nghiệp điều chuyển vốn
kịp thời khi cần hoặc có thể dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng cho công ty.
Bảng 2: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC TRONG
TÀI SẢN NGẮN HẠN
ĐVT:1000đ
CHỈ TIÊU 2005/2004 2006/2005
TÀI SẢN Số tiền % Số tiền %
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN -2.681.788 -13,37 16.644.698 95,83
I.Tiền và khoản tương đương tiền 1.794.687 202,24 13.782.815 513,88
1. Tiền 1.794.687 202,24 13.782.815 513,88
Trong đó: Tiền mặt 598.178 255,98 -301.536 -36,25
Tiền gửi ngân hàng 1.196.509 183,03 14.084.351 761,22
III. Các khoản phải thu 1.177.891 30,70 2.952.606 58,87
1. Phải thu khách hàng 2.454.382 95,14 2.707.192 53,78
2. Trả trước cho người bán -1.200.000 -100,00 3.335 100,00
5. Các khoản phải thu khác -33.709 -20,45 156.760 119,56
6. Dự phòng phải thu khó đòi -42.782 39,85 85.319 -56,83
IV. Hàng tồn kho -6.293.762 -43,34 -90.046 -1,09
1. Hàng tồn kho -6.293.762 -43,34 -19.147 -0,23
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - -70.899 100,00
V. Tài sản ngắn hạn khác 639.396 79,60 -677 -0,05
1. Chi phí trả trước ngắn hạn -74.033 -84,24 28.062 202,64
3. Thuế phải thu nhà nước 499.579 100,00 103.774 20,77
- 22 -
5. Tài sản ngắn hạn khác 213.850 29,89 -132.513 -14,26
(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)
Để đánh giá chính xác tình hình tài sản lưu động của công ty chúng ta cần
đi sâu xem xét sự biến động của từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán.
• Biến động của khoản mục vốn bằng tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhanh qua các năm, năm 2005
tăng 1.794.687 ngàn đồng tức tăng 202,24% so với năm 2004 trong đó lượng tiền
mặt tăng 598.178 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 255,98%; tiền gửi ngân hàng tăng
1.196.509 ngàn đồng. Năm 2006 vốn bằng tiền tăng 13.782.815 ngàn đồng, tỷ lệ
tăng 513,88% so với năm 2005 trong đó tiền mặt giảm 301.536 ngàn đồng, tiền
gửi ngân hàng tăng 14.084.351 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 761,22%. Điều này chứng
tỏ qua 3 năm khả năng thanh khoản của công ty tăng lên, đáng chú ý nhất là năm
2006 khoản vốn bằng tiền tăng gấp 5 lần so với năm 2005. Nguyên nhân lượng
tiền tăng là do trong năm 2006 doanh nghiệp nhận được vốn do ngân sách nhà
nước cấp theo dự án đầu tư mới tại Đồng Bằng Sông Cửu Long nhằm mục đích
nâng cấp các công ty in trọng điểm, số vốn được cấp là 14 tỷ cộng thêm số tiền
thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Với mức tăng giảm không đều của
lượng tiền mặt trong 3 năm, năm 2005 tăng lên và năm 2006 giảm số dư tiền mặt
cuối kỳ cùng với tốc độ tăng không ngừng của tiền gửi ngân hàng cho thấy công
ty đã chú ý nhiều đến việc dự trữ tiền mặt tại quỹ sao cho vừa đủ để trang trải
cho khoản chi phí đầu năm mới đồng thời tăng lượng tiền gửi ngân hàng nhằm
tạo thêm thu nhập hàng tháng cho công ty, đảm bảo việc kiểm soát tiền của
doanh nghiệp được dễ dàng và chặt chẽ hơn.
• Biến động khoản phải thu
Tổng giá trị khoản phải thu tăng dần qua 3 năm, năm 2005 so với năm 2004
tăng 1.177.891 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 30,7%; năm 2006 so với năm 2005 tăng
2.952.606 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 58,87%. Kết hợp khoản tăng của vốn bằng tiền
và các khoản phải thu ta thấy được tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua
các năm phát triển tốt nhưng vốn của công ty cũng bị khách hàng chiếm dụng
ngày càng nhiều.
- 23 -
Khoản phải thu khách hàng tăng nhanh nhất vào năm 2005, tăng 2.454.382
ngàn đồng tức tăng 95,14% so với năm 2004. Nguyên nhân là do để thu hút số
lượng lớn khách hàng đến đặt hàng, công ty đã có chính sách thu tiền bán hàng
thoáng hơn so với năm 2004, chấp nhận để khách hàng chiếm dụng vốn nhằm
tăng doanh số bán. Tuy nhiên trong năm 2005 do chú ý chính sách thu hút khách
hàng chưa có biện pháp thu hồi các khoản nợ hợp lý nên dẫn đến rủi ro trong
khâu thu tiền cụ thể dự phòng phải thu khó đòi tăng 42.782 ngàn đồng tương ứng
tăng 39,85% so với năm 2004 (đây là khoản dự phòng doanh nghiệp lập đối với
khoản nợ quá hạn trên 2 năm). Đến năm 2006 tốc độ khoản phải thu tăng chậm
hơn so với năm 2005, mức tăng 2.707.192 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 53,78%. Mặc dù
khoản phải thu khách hàng có tăng nhưng tăng chậm hơn so với mức tăng của
năm 2005, cho thấy công ty đã có biện pháp tích cực hơn trong việc thu hồi nợ.
Vì vậy năm 2006 khoản dự phòng phải thu khó đòi giảm 85.319 ngàn đồng, tỷ lệ
giảm 56,83% so với năm 2005.
Ngược lại với khoản phải thu khách hàng, năm 2005 khoản phải thu khác
giảm 33.709 ngàn đồng tức giảm 20,45% so với năm 2004 góp phần gia tăng
lượng tiền vốn cho công ty nhưng đến năm 2006 khoản phải thu khác tăng
156.760 ngàn đồng tăng 119,56% so với năm 2005, trong năm doanh nghiệp có
thêm một khoản vốn bị chiếm dụng. Vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp thu
hồi nhanh khoản nợ này.
Đối với khoản trả trước cho người bán, năm 2005 khoản mục này bằng 0,
giảm 1.200.000 ngàn đồng so với năm 2004, do việc xây dựng phân xưởng sản
xuất đã hoàn thành trong năm 2005 nên khoản ứng trước không còn; năm 2006
khoản ứng trước cho người bán tăng nhưng không đáng kể.
• Biến động của khoản mục hàng tồn kho
Khoản mục hàng tồn kho giảm qua 3 năm, lượng hàng tồn kho cuối năm
2005 giảm mạnh so với năm 2004, giảm 6.293.762 ngàn đồng tương ứng giảm
43,34%. Nguyên nhân là do cuối năm 2004 doanh nghiệp dự đoán giá cả nguyên
vật liệu ngành in có xu hướng tăng cao, để đảm bảo giá cả bán cho khách hàng
theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận nên doanh nghiệp quyết định mua vào một
lượng lớn nguyên vật liệu để tồn trữ. Vì vậy cuối năm 2004 trị giá hàng tồn kho
của doanh nghiệp là 14.523.009 ngàn đồng. Đến năm 2005 doanh nghiệp xuất
- 24 -
kho nguyên vật liệu dùng vào quá trình sản xuất tạo ra thành phẩm kết hợp đẩy
mạnh chiến lược tiêu thụ sản phẩm nên lượng hàng tồn kho giảm nhanh xuống
còn 8.229.247 ngàn đồng. Với chính sách bán hàng tích cực trong năm, doanh
nghiệp đã giảm được đáng kể lượng hàng tồn kho cuối kỳ, tiết kiệm chi phí tồn
trữ đồng thời mang lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Sang năm 2006 lượng
hàng tồn kho biến động không nhiều so với năm 2005 chỉ giảm 90.046 ngàn
đồng, tỷ lệ giảm 1,09%, khoản mục này bị ảnh hưởng chủ yếu từ khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối năm 2006, mức lập dự phòng là 70.899
ngàn đồng tăng 100% so với năm 2005. Do một số vật tư, dụng cụ thay thế để lâu
ngày trong kho bị hư hỏng cộng thêm giấy in tồn kho có chất lượng kém bị ngã
vàng không thể đưa vào sản xuất nên doanh nghiệp phải lập dự phòng.
• Biến động tài sản ngắn hạn khác
Khoản mục tài sản ngắn hạn khác năm 2005 tăng 639.396 ngàn đồng, tỷ lệ
tăng 79,6% so với năm 2004 do khoản tăng từ thuế và các khoản phải thu của
nhà nước. Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào đầu năm tài chính
theo kế hoạch đến cuối năm tiến hành so sánh giữa số thuế thu nhập doanh
nghiệp thực tế phải nộp và số thuế tạm nộp để tiến hành nộp tiếp hoặc được hoàn
nhập, năm 2005 số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn nhập là 499.579
ngàn đồng tăng 100% so với năm 2004. Tài sản ngắn hạn khác tăng 213.850
ngàn đồng, tăng 29,89% so với năm 2004 đây là các khoản ứng trước cho công
nhân viên trong năm chưa quyết toán nên được đưa vào khoản mục tài sản ngắn
hạn khác. Đối với khoản mục chi phí trả trước ngắn hạn là khoản chi phí tạm treo
để phân bổ công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng, năm 2005 chi phí trả trước
ngắn hạn giảm 74.033 ngàn đồng do trong năm số công cụ này đã được đưa vào
sử dụng. Đến năm 2006 tổng khoản mục tài sản ngắn hạn giảm 677 ngàn đồng
chủ yếu do khoản tạm ứng giảm so với năm 2005.
* Phân tích biến động của khoản mục tài sản dài hạn
Nếu như tài sản ngắn hạn năm 2005 giảm so với năm 2004 thì khoản mục
tài sản dài hạn năm 2005 tăng 1.332.838 ngàn đồng tương ứng tăng 2,46% so với
năm 2004, nói chính xác hơn phần tăng của tài sản dài hạn là do tổng giá trị tài
sản cố định tăng. Điều này chứng tỏ trong năm 2005 công ty đã chú ý đến việc
đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất, áp dụng
- 25 -
công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất với mục đích đảm bảo chất lượng sản
phẩm, tiết kiệm tối đa thời gian sản xuất nhưng nhìn chung tốc độ tăng của tài
sản dài hạn không bằng tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn nên tổng tài sản năm
2005 giảm 1.348.950 ngàn đồng so với năm 2004. Con số này cho thấy trong
năm công ty gặp khó khăn về việc xoay chuyển vốn lưu động do vừa phải trả nợ
vay vừa phải mua mới máy móc thiết bị.
Bảng 3: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC TRONG
TÀI SẢN DÀI HẠN
ĐVT:1000đ
2005/2004 2006/2005
CHỈ TIÊU
Số tiền % Số tiền %
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.332.838 2,46 -15.016.921 -27,02
II. Tài sản cố định 1.332.838 2,46 -15.016.921 -27,02
1. Tài sản cố định hữu hình 1.511.944 2,80 -15.150.476 -27,33
3. Tài sản cố định vô hình -53.072 -52,77 -47.500 -100,00
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang -126.034 -60,10 181.055 216,41
(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)
Bước sang năm 2006 tình hình tài sản của công ty có những thay đổi lớn,
tài sản lưu động tăng rất nhanh, tăng 16.644.698 ngàn đồng tức tăng 95,83%
nhưng tổng tài sản dài hạn giảm 15.016.921 ngàn đồng tức giảm 27,02% so với
năm 2005, do trong năm công ty đã tiến hành đánh giá lại tài sản cố định được
hội đồng chấp thuận ghi giảm nguyên giá tài sản. Tuy trong kỳ doanh nghiệp có
nhập thêm một số máy móc mới nhưng giá trị tài sản mua trong năm nhỏ hơn rất
nhiều lần so với phần giá trị tài sản giảm nên dẫn đến tài sản dài hạn giảm đột
ngột. Qua phân tích trên cho thấy máy móc thiết bị in ấn tại doanh nghiệp đa
phần là máy cũ, năng suất thấp; mặc dù trong năm doanh nghiệp có đầu tư vào
máy móc thiết bị nhưng khoản đầu tư này còn quá ít so với lượng tiền hiện có tại
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nhanh chóng có chính sách đầu tư thêm vào
máy móc thiết bị trong những năm sau nhằm đảm bảo kịp tiến độ sản xuất, sử
dụng hết nguồn nhân lực hiện có tại công ty.
4.1.1.2 Phân tích biến động của các khoản mục trong nguồn vốn
* Đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn
- 26 -
Nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản, dựa vào nguồn vốn ta có thể
đánh giá mức độ độc lập về tài chính của công ty. Theo nguyên tắc cân đối tổng
nguồn vốn bằng với tổng tài sản do đó tổng mức biến động của tài sản cũng bằng
tổng mức biến động của nguồn vốn.
Bảng 4: PHÂN TÍCH TỔNG HỢP TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA
NGUỒN VỐN
ĐVT:1000 đ
2005/2004 2006/2005
CHỈ TIÊU
Số tiền % Số tiền %
A. Nợ phải trả -2.352.038 -4,31 -4.212.565 -8,06
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.003.088 5,09 5.840.342 28,22
Tổng nguồn vốn -1.348.950 -1,8 1.627.777 2,23
(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)
Năm 2005 tổng giá trị của nguồn vốn là 72.939.435 ngàn đồng (xem phụ
lục 2 bảng cân đối kế toán), giảm 1.348.950 ngàn đồng so với năm 2004 do mức
giảm của nợ phải trả lớn hơn mức tăng vốn chủ sở hữu làm cho tổng nguồn vốn
giảm. Năm 2006 tình hình tài chính của công ty có khả quan hơn, nợ phải trả
giảm được 4.212.565 ngàn đồng tức giảm 8,06% và nguồn vốn chủ sở hữu tăng
lên 5.840.342 ngàn đồng, tăng 28,2% so với năm 2005 dẫn đến tổng nguồn vốn
tăng 1.627.777 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 2,23%. Điều này thể hiện mức độ độc lập về
tài chính của công ty qua 3 năm tăng dần, khẳng định tình hình tài chính lành
mạnh của đơn vị trong giai đoạn cổ phần hóa. Để hiểu rõ hơn về tình hình biến
động của nguồn hình thành nên tài sản chúng ta sẽ đi phân tích từng khoản mục
trong tổng nguồn vốn.
* Xét khoản mục nợ phải trả
Nhìn chung nợ phải trả qua ba năm đều giảm, năm 2005 nợ phải trả giảm
2.352.038 ngàn đồng tức giảm 4,31% so với năm 2004; năm 2006 khoản nợ phải
trả giảm nhiều hơn so với năm 2005, giảm được 4.212.565 ngàn đồng tức giảm
8,06%. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do khoản giảm của nợ dài hạn. Trong năm
2005 vay và nợ dài hạn là 18.369.074 ngàn đồng (xem phụ lục 2 bảng cân đối kế
toán), giảm được 7.457.579 ngàn đồng tương ứng giảm 28,88%; năm 2006 vay
và nợ dài hạn giảm 3.944.416 ngàn đồng so với năm 2005 (bảng 5). Sở dĩ doanh
nghiệp thanh toán được một phần nợ vay dài hạn là do nguồn thu từ bán hàng
- 27 -
mang lại đồng thời trong kỳ doanh nghiệp chỉ mua thêm một số ít máy móc nên
giảm được gánh nặng nợ gốc và lãi vay dài hạn.
Bảng 5: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG NỢ PHẢI TRẢ
ĐVT:1000 đ
2005/2004 2006/2005
CHỈ TIÊU
Số tiền % Số tiền %
A. NỢ PHẢI TRẢ -2.352.038 -4,31 -4.212.565 -8,06
I. Nợ ngắn hạn 5.105.541 17,75 -672.042 -1,98
1. Vay và nợ ngắn hạn -1.821.922 -10,33 -298.128 -1,88
2. Phải trả người bán 4.734.436 70,94 -349.911 -3,07
3. Người mua trả tiền trước -315.013 -20,59 -654.230 -53,84
4. Thuế& khoản phải nộp nhà nước -186.934 -66,71 644.505 690,80
5. Phải trả người lao động 1.913.288 380,90 -1.798.696 -74,46
6. Chi phí phải trả 710.104 34,76 -758.225 -27,54
9. Phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 71.582 73,76 2.542.643 1507,90
II. Nợ dài hạn -7.457.579 -28,88 -3.540.523 -19,27
3. Phải trả dài hạn khác - - 403.893 100,00
4. Vay và nợ dài hạn -7.457.579 -28,88 -3.944.416 -21,47
(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)
• Biến động của khoản mục nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn tăng giảm không đồng đều qua các năm, năm 2005 khoản nợ
ngắn hạn tăng tương đối lớn 5.105.541 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 17,75% so với năm
2004 chủ yếu do thiếu nợ người bán và người lao động tăng lên, do tình hình tài
chính của công ty trong năm gặp khó khăn buộc phải đi chiếm dụng vốn của
người khác. Đến năm 2006 ngoại trừ thuế và các khoản phải nộp khác thì tất cả
các khoản mục trong nợ ngắn hạn đều giảm dẫn đến tổng nợ ngắn hạn giảm được
672.042 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 1,98% so với năm 2005. Với chủ trương nhanh
chóng hoàn trả các khoản nợ vay ngắn và dài hạn, các khoản nợ vay ngắn hạn
của doanh nghiệp liên tục giảm qua ba năm; năm 2005 giảm được 1.821.922
ngàn đồng so với năm 2004; năm 2006 giảm 298.128 ngàn đồng so với năm
2005. Trong năm 2005 tuy gặp khó khăn về việc xoay trở đồng vốn nhưng doanh
nghiệp vẫn trả tiền vay đúng hạn nhằm đảm bảo uy tín cho đơn vị. Đến năm 2006
doanh nghiệp vẫn tiếp tục tiến hành trả nợ vay nhưng số dư cuối kỳ của nợ ngắn
- 28 -
hạn giảm không nhiều so với năm 2005 bởi vì ngoài việc trả nợ vay doanh
nghiệp cần vốn để trang trải cho các khoản nợ khác và cần một lượng vốn lớn
cho kế hoạch đầu tư vào năm 2007.
• Biến động của khoản mục phải trả người bán
Năm 2005 doanh nghiệp chiếm dụng một khoản tiền lớn của người bán với
số tiền là 11.408.026 ngàn đồng (xem phụ lục 2 bảng cân đối kế toán), tăng
4.734.436 ngàn đồng so với năm 2004; đến năm 2006 khoản này giảm được
349.911 ngàn đồng tương ứng giảm 3,07% so với năm 2005. Nhìn chung khoản
nợ người bán vẫn còn nhiều nhưng doanh nghiệp luôn đặt hàng với số lượng lớn
nên việc thanh toán tiền mua hàng thường theo hình thức nợ gối đầu không thể
trả nợ hết một lúc được. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có uy tín với người bán
nên được ưu đãi về thời hạn thanh toán tiền mua hàng.
• Biến động của khoản mục người mua trả tiền trước
Khoản mục này liên tục giảm qua ba năm. Nếu như năm 2005 giảm
315.013 ngàn đồng, giảm 20,59% so với năm 2004 thì năm 2006 khoản mục này
giảm hơn phân nữa so với năm 2005, giảm 654.230 ngàn đồng, tỷ lệ giảm
53,84%. Nếu xét trong ngắn hạn thì doanh nghiệp bị mất đi một phần vốn chiếm
dụng từ khách hàng, nhưng xét dài hạn chính sách giảm khoản trả trước trong
hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp
tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, thu hút khách hàng đến đặt hàng tại
doanh nghiệp.
• Biến động của khoản mục phải trả người lao động
Do năm 2005 công ty thiếu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh
doanh trong kỳ buộc phải nợ công nhân số tiền là 2.415.580 ngàn đồng (xem phụ
lục 2 bảng cân đối kế toán), tăng 1.913.288 ngàn đồng tức tăng 380,9% so với
năm 2004. Sang năm 2006 khoản nợ này giảm được 74,46% tức giảm 1.798.696
ngàn đồng. Đây là khoản nợ cần phải thanh toán gấp vì đa số người lao động dựa
vào đồng lương tháng để sinh sống nên việc gấp rút hoàn trả nợ lương là việc làm
hết sức đúng đắn, vừa thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo đến đời sống của
người lao động, vừa tạo động lực để nâng cao năng suất lao động.
• Biến động các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
- 29 -
Năm 2006 khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn tăng 15 lần so với năm 2005
tức tăng 2.542.643 ngàn đồng, tốc độ tăng rất nhanh so với tốc độ tăng của năm
2005 chỉ tăng 71.582 ngàn đồng so với năm 2004. Nguyên nhân khoản phải nộp
này tăng là do năm 2006 doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa với số tiền thu
được từ việc bán cổ phần cho công nhân và bên ngoài phải nộp cho nhà nước là
trên 2 tỷ đồng (xem phụ lục 2 bảng cân đối kế toán) cộng thêm khoản phải trả
khác làm cho khoản mục này tăng gấp nhiều lần so với năm 2005.
• Biến động khoản phải trả dài hạn khác
Do trong năm 2006 khách hàng ứng trước cho công ty tiền in báo với số
tiền là 403.893 ngàn đồng tăng 100% so với năm 2005. Đây là hình thức khách
hàng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trong dài hạn do mối quan hệ hợp tác lâu năm
giữa doanh nghiệp với khách hàng. Điều này càng thể hiện uy tín của doanh
nghiệp đối với bạn hàng gần xa.
* Xét khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu
Với mục tiêu độc lập về tài chính, giảm dần các khoản nợ vay, từ năm 2004
đến năm 2006 doanh nghiệp đã không ngừng phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra,
kết quả đạt được là vốn chủ sở hữu tăng dần qua ba năm; năm 2005 nguồn vốn
chủ sở hữu đạt 20.696.179 ngàn đồng (xem phụ lục 2 bảng cân đối kế toán), tăng
1.003.088 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 5,09% so với năm 2004; năm 2006 tăng
5.840.342 ngàn đồng tăng 28,22%.
Bảng 6: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
ĐVT:1000đ
2005/2004 2006/2005
CHỈ TIÊU
Số tiền % Số tiền %
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.003.088 5,09 5.840.342 28,22
I. Vốn chủ sở hữu 1.109.806 5,65 5.803.722 28,00
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.200.000 6,38 5.365.445 26,82
7. Quỹ đầu tư phát triển 0 0,00 -306.283 -100,00
8. Quỹ dự phòng tài chính 0 0,00 -62.772 -36,33
10. LN sau thuế chưa phân phối -90.193 -24,50 807.332 290,26
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác -106.718 -272,75 36.620 -54,18
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi -106.718 -272,75 36.620 -54,18
(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)
- 30 -
Để tìm hiểu nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nguồn vốn chủ sở hữu chúng
ta sẽ phân tích các khoản mục trong vốn chủ sở hữu.
• Biến động của nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu liên tục tăng từ năm 2004-2006 chủ yếu do khoản
tăng từ vốn đầu tư của chủ sở hữu, năm 2005 vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng
1.200.000 ngàn đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 5.365.445 ngàn đồng so
với năm 2005. Lý do là vào tháng 2 năm 2006 xí nghiệp chính thức chuyển đổi
thành công ty cổ phần với 51% vốn cổ phần do nhà nước nắm giữ. Vì vậy ngoài
nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, doanh nghiệp còn huy động được vốn từ bên
ngoài tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng qui mô, tăng khả năng cạnh tranh
so với các doanh nghiệp khác đồng thời giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Bên cạnh vốn đầu tư của chủ sở hữu việc trích lập các quỹ cũng đóng vai
trò quan trọng trong nguồn vốn chủ sở hữu. Trong hai năm 2004 và 2005 số dư
của quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính không thay đổi. Đến năm
2006 công ty đã trích từ quỹ đầu tư phát triển một khoản tiền 306.283 ngàn đồng
để mở rộng dây chuyền sản xuất làm cho quỹ này giảm 100% so với năm 2005.
Cùng với biến động giảm của quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính giảm
36,33% so với năm 2005 do năm 2006 doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa theo
quyết định của cơ quan chủ quản cấp trên doanh nghiệp phải kết chuyển từ quỹ
này một khoản tiền là 62.772 ngàn đồng nộp vào ngân sách nhà nước.
Mặc dù công ty gặp phải nhiều khó khăn trong kinh doanh, trang trải nhiều
khoản chi phí trong kỳ nhưng qua ba năm hoạt động, sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đều có lãi. Năm 2005 lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được thấp
hơn so với năm 2004 là 90.193 ngàn đồng, giảm 24,5% nhưng đến năm 2006
mức lợi nhuận tăng gần gấp 3 lần so với năm 2005, cho thấy tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp ngày càng suông sẻ, có uy tín trong ngành in tạo được
niềm tin ngày càng lớn về khả năng sinh lợi của công ty cho các nhà đầu tư.
• Biến động của khoản mục quỹ khen thưởng, phúc lợi
Nếu như năm 2004 quỹ khen thưởng, phúc lợi có số dư là 39.127 ngàn
đồng (xem phụ lục 2 bảng cân đối kế toán) thì quỹ này liên tục giảm trong 2 năm
2005 và 2006. Nguyên nhân do doanh nghiệp trích từ quỹ này khen thưởng cho
- 31 -
nhân viên có sáng kiến mới; chi khen thưởng vào dịp lễ, tết; xây dựng nhà tình
thương… Điều này chứng tỏ ngoài việc đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu,
doanh nghiệp luôn quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có môi
trường làm việc thật thoải mái để đạt năng suất làm việc tốt nhất. Chính sách
khen thưởng cho nhân viên là đúng đắn nhưng doanh nghiệp cần tính toán, xây
dựng kế hoạch khen thưởng hợp lý, tránh tình trạng để nguồn ngân quỹ âm, điều
này là không tốt.
4.1.1.3 Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn
* Phân tích cơ cấu vốn
Như chúng ta đã biết tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh và loại hình
hoạt động của đơn vị mình mà các doanh nghiệp quyết định mức phân bổ giữa
các khoản mục trong tổng tài sản sao cho hợp lý nhất. Cụ thể hơn chúng ta sẽ đi
phân tích mức độ hợp lý của cơ cấu vốn tại công ty cổ phần in tổng hợp thông
qua bảng phân tích dưới đây:
Bảng 7: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN
ĐVT: %
CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 05/04 06/05
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 27,08 23,82 45,62 -3,26 21,80
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 1,20 3,67 22,08 2,47 18,41
III. Các khoản phải thu 5,20 6,87 10,69 1,67 3,82
IV. Hàng tồn kho 19,60 11,28 10,92 -8,32 -0,36
V. Tài sản ngắn hạn khác 1,08 2,00 1,93 0,92 -0,07
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 73,02 76,18 54,38 3,16 -21,80
II. Tài sản cố định 73,02 76,18 54,38 3,16 -21,80
Tổng tài sản 100,00 100,00 100,00 - -
(Trích từ phụ lục 2 bảng tỉ trọng của các khoản mục trong tài sản và nguồn vốn)
Xem xét cơ cấu vốn ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng giảm không đều
qua ba năm, năm 2005 tài sản ngắn hạn chiếm 23,82% trên tổng tài sản, giảm
3,26%; đến năm 2006 khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn
đạt 45,62%, tăng 21,8% so với năm 2005. Điều này cho thấy khả năng thanh toán
của doanh nghiệp tăng trong đó vốn bằng tiền tăng nhanh qua các năm, năm 2004
chiếm 1,2%, năm 2005 chiếm 3,67% và đến năm 2006 đạt 22,08%. Do tính chất
hoạt động của công ty tương đối ổn định không cần tồn quá nhiều tiền trong kỳ,
- 32 -
tiền giữ lại chủ yếu để thanh toán lương, trả người bán và nợ vay đến hạn nên
lượng vốn bằng tiền năm 2004, 2005 được phân bổ khá hợp lý; năm 2006 lượng
tiền cuối kỳ quá lớn, không cần thiết. Trong kỳ doanh nghiệp nên đầu tư vào
máy móc thiết bị sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho công ty. Tỷ trọng khoản phải thu
khách hàng cũng tăng đều qua ba năm, năm 2005 tăng 3,4% so với năm 2004,
năm 2006 tăng 3,49% so với năm 2005 (xem phụ lục 2 bảng phân tích tỉ trọng
các khoản mục tài sản và nguồn vốn). Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng tài sản ngắn hạn sau khoản mục hàng tồn kho, cho thấy tốc độ thu hồi vốn
của doanh nghiệp chậm. Như đã phân tích ở trên công tác thu hồi nợ ngày càng
tích cực hơn nhưng khoản phải thu khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ
cấu vốn. Vì vậy doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách thu tiền bán hàng để
giảm thiểu rủi ro trong tín dụng.
Khoản trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản
lưu động, năm 2005 khoản mục này giảm xuống 0% và năm 2006 chỉ tăng
0,004% thể hiện doanh nghiệp dần chiếm được lòng tin của đối tác không cần đặt
cọc tiền trước khi mua hàng. Lượng hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng tài sản ngắn hạn chứng tỏ mức độ tồn trữ hàng tại doanh nghiệp rất
lớn, luôn có sẵn vốn để đảm bảo cho việc thanh toán khi cần thiết. Thêm vào đó,
tỷ trọng hàng tồn kho giảm qua các năm, năm 2005 giảm 8,32% so với năm
2004; năm 2006 giảm 0,36% so với năm 2005 thể hiện tốc độ luân chuyển hàng
tồn kho tăng dần nhưng năm 2006 xuất hiện khoản mục dự phòng giảm giá hàng
tồn kho chiếm tỷ trọng 0,1%. Điều này chứng tỏ hệ thống bảo quản hàng tồn kho
của công ty chưa tốt, cần chú ý kiểm soát chặt chẽ trong khâu này nhằm giảm bớt
thiệt hại về mặt tài chính cho công ty. Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng
tương đối nhỏ trong tổng tài sản lưu động trong đó thuế và các khoản phải thu
của nhà nước tăng, năm 2005 chiếm 0,7% tăng 0,7% so với năm 2004; năm 2006
chiếm 0,81%, tăng 0,11% so với năm 2005 (xem phụ lục 2 bảng tỉ trọng) đem lại
nguồn thu nhập mới cho doanh nghiệp do khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nộp
thừa sẽ được hoàn nhập.
Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, đây là cách phân bổ
vốn hợp lý đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Do
công việc in ấn phụ thuộc rất lớn vào máy móc thiết bị nên việc đầu tư vào trang
- 33 -
thiết bị kỹ thuật là cách đầu tư an toàn nhất và đem lại lợi nhuận cao, chắc chắn
cho doanh nghiệp. Nếu như năm 2004 tài sản cố định chiếm 73,02%; năm 2005
chiếm 76,18% thì năm 2006 tài sản cố định có tỉ trọng là 54,38%, giảm khá
nhanh so với năm 2005, giảm 21,8 %. Động thái này là không tốt gây ảnh hưởng
đến công suất hoạt động bình thường, doanh nghiệp không sử dụng hết nguồn
nhân lực sẵn có làm lãng phí nguồn nhân, tài lực. Vì vậy công ty cần nhanh
chóng mua sắm máy móc thiết bị mới để tiến hành tăng gia sản xuất, tăng lợi
nhuận.
* Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Ngoài việc phân tích biến động của các khoản mục trong nguồn vốn chúng
ta cần phân tích thêm cơ cấu nguồn vốn nhằm xem xét mức độ hợp lý của việc
phân bổ nợ phải trả và nguồn vốn. Trên cơ sở đó có thể đưa ra kết luận doanh
nghiệp có khả năng tự chủ về mặt tài chính hay không.
Bảng 8: PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN
ĐVT:%
CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 05/04 06/05
A. NỢ PHẢI TRẢ 73,50 71,63 64,41 -1,83 -7,22
I. Nợ ngắn hạn 38,73 46,44 44,52 7,71 -1,92
II. Nợ dài hạn 34,77 25,19 19,89 -9,58 -5,30
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 26,50 28,37 35,59 1,87 7,22
I. Vốn chủ sở hữu 26,45 28,46 35,63 2,01 7,17
II. Nguồn kinh phí và quĩ khác 0,05 -0,09 -0,04 -0,14 0,05
Tổng nguồn vốn - - 100,00 100,00 100,00
(Trích từ phụ lục phân tích tỉ trọng của các khoản mục trong nguồn vốn)
Xét nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn,
năm 2004 nợ phải trả là 73,5%, năm 2005 là 71,63% và năm 2006 là 64,41%. Tỷ
trọng nợ phải trả giảm dần qua các năm chủ yếu do tỷ trọng khoản vay dài hạn
giảm; tỷ trọng khoản nợ ngắn hạn tăng giảm với mức độ khác nhau, ngoại trừ vay
và nợ ngắn hạn có tỷ trọng giảm dần qua các năm thì các khoản mục khác trong
nợ ngắn hạn tăng giảm không đều tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh ở các
thời kỳ. Mặc dù qua 3 năm tỷ trọng các khoản nợ vay đã giảm nhưng doanh
nghiệp vẫn phụ thuộc rất lớn vào các chủ nợ, phần lớn tài sản cố định được tài trợ
từ khoản vay trung và dài hạn. Nợ người bán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ
- 34 -
ngắn hạn cụ thể năm 2004 phải trả người bán chiếm tỷ trọng 8,98%, năm 2005
15,64%, năm 2006 là 14,83% (xem phụ lục 2 bảng tỉ trọng) cho thấy doanh
nghiệp có mối quan hệ tốt với người bán nên được nợ phần lớn tiền hàng. Đây là
khoản tiền tạm thời doanh nghiệp chiếm dụng của người bán để điều chuyển vốn
kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên doanh nghiệp
cần có chính sách trả tiền mua hàng hợp lý, tránh tình trạng chiếm dụng vốn quá
lâu ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu có tỷ trọng tăng dần qua các năm, năm 2004 chiếm tỷ
trọng 26,5%; năm 2005 tăng 1,87% so với năm 2004, năm 2006 tăng 7,22% so
với năm 2005 làm cho vốn chủ sở hữu tăng lên đạt 35,59% trong tổng nguồn vốn
chủ yếu do tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng, năm 2004 vốn đầu tư của
chủ sở hữu tăng chiếm tỷ trọng 25,31%, năm 2005 là 27,42%, năm 2006 là
34,03% (xem phụ lục 2 bảng tỉ trọng). Điều này chứng tỏ mức độ độc lập về tài
chính của doanh nghiệp tăng qua các năm nhưng khả năng tự chủ về tài chính
vẫn còn thấp chưa đủ khả năng để tài trợ cho các khoản đầu tư dài hạn nên doanh
nghiệp vẫn phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay bên ngoài.
Hiện nay doanh nghiệp đã chính thức trở thành công ty cổ phần việc huy
động vốn từ các nhà đầu tư tuy có thuận lợi hơn trước nhưng cũng không phải là
chuyện đơn giản. Muốn huy động được vốn từ bên ngoài trước tiên doanh nghiệp
phải thể hiện khả năng tự tài trợ, khả năng sinh lời của đơn vị và mức độ an toàn
khi nhà đầu tư bỏ vốn vào công ty. Nếu như năm 2005 tỷ trọng lợi nhuận sau
thuế giảm so với năm 2004 thì lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng 1,08% so với
năm 2005, chiếm 1,46% trên tổng nguồn vốn (xem phụ lục 2 bảng tỉ trọng). Con
số này thể hiện tình hình kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển, đảm bảo
khả năng sinh lời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho cổ
đông. Tuy nhiên quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính có xu hướng
giảm vào năm 2006, quỹ khen thưởng liên tục âm trong hai năm. Điều này là
không tốt do 3 quỹ này cũng góp phần quan trọng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp cụ thể quỹ đầu tư được sử dụng để đầu tư mở rộng dây
chuyền sản xuất, quỹ dự phòng tài chính được trích lập để đề phòng rủi ro cho
doanh nghiệp và quỹ khen thưởng để chi thưởng, khích lệ công nhân làm việc. Vì
vậy doanh nghiệp cần quan tâm trích lập các quỹ này.
- 35 -
4.1.1.4 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục trên
bảng cân đối kế toán
Cân đối 1
Chúng ta có phương trình:
Chi phí chờ kết Tài sản cố định Nguồn vốn
chuyển & đầu tư dài hạn chủ sở hữu
+ = + Hàng tồn kho + Tiền +
Phương trình trên nói lên ý nghĩa nguồn vốn chủ sở hữu đủ trang trải cho
các loại tài sản phục vụ cho hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp mà không phải
đi vay hoặc chiếm dụng.
Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán ta có:
Bảng 9: BẢNG CÂN ĐỐI 1 GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN
ĐVT:1000đ
TÀI SẢN NGUỒN VỐN CHÊNH LỆCH
(1) (2) (1)-(2) NĂM
2004 69.735.671 19.693.091 50.042.580
2005 66.495.401 20.696.179 45.799.222
2006 65.199.311 26.536.521 38.662.790
Qua bảng phân tích trên ta thấy từ năm 2004 đến 2005 công ty luôn thiếu
vốn để trang trải cho các tài sản đang sử dụng buộc phải vay mượn từ bên ngoài.
Việc sử dụng vốn vay trong kinh doanh là chuyện bình thường nhưng số tiền
doanh nghiệp vay từ bên ngoài thường lớn gấp đôi so với vốn tự có của doanh
nghiệp. Điều này cho thấy mức độ an toàn trong kinh doanh vẫn chưa được đảm
bảo, khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp vẫn còn yếu kém. Cụ thể về các khoản
vốn vay như sau:
+ Vay ngắn hạn: 17.642.637 ngàn đồng
+ Vay dài hạn: 25.826.653 ngàn đồng
+ Vốn đi chiếm dụng: 11.126.004 ngàn đồng
Năm 2004 doanh nghiệp cần một lượng tiền lớn để mua nguyên vật liệu tồn
kho nhằm tránh tình trạng giá cả nguyên vật liệu tăng cao làm tăng chi phí sản
- 36 -
xuất trong kỳ, đồng thời công ty cũng cần một khoản vốn lớn để xây dựng hai
phân xưởng sản xuất, đầu tư trang thiết bị nên số vốn vay mượn và đi chiếm
dụng của đơn vị khác nhiều hơn năm 2005 và năm 2006.
Năm 2005:
+ Vay ngắn hạn: 15.820.715 ngàn đồng
+ Vay dài hạn: 18.369.074 ngàn đồng
+ Vốn đi chiếm dụng: 18.053.467 ngàn đồng
Nhìn vào bảng phân tích chúng ta thấy năm 2005 khoản vay mượn từ bên
ngoài giảm xuống, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên, tài sản giảm do qui mô vốn
của công ty năm 2005 bị thu hẹp nhằm mục đích phát triển chậm nhưng vững
chắc tránh việc vay mượn vượt quá khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Năm 2006:
+ Vay ngắn hạn: 15.522.587 ngàn đồng
+ Vay dài hạn: 14.424.658 ngàn đồng
+ Vốn đi chiếm dụng: 18.083.446 ngàn đồng
Vốn vay lại tiếp tục giảm so với năm 2004, 2005, trong năm 2006 doanh
nghiệp cố gắng vươn lên hoạt động bằng nguồn vốn tự có của mình giảm vay
mượn nhằm khẳng định tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp sẽ vững mạnh, trong
tương lai doanh nghiệp sẽ phấn đấu hoạt động dựa trên vốn tự có của đơn vị.
Nhìn chung doanh nghiệp vẫn phụ thuộc rất lớn vào vốn vay mặc dù tình
hình tài chính có cải thiện hơn nhiều so với những năm trước đây. Tuy nhiên để
xem vốn đi chiếm dụng và vốn vay có hợp lý hay không chúng ta sẽ xét mối
quan hệ cân đối thứ hai.
Cân đối 2
Nguồn vốn chủ sở hữu + nợ vay ngắn, dài hạn = Vế trái của cân đối trên.
Nếu vế trái > vế phải, công ty đã để chiếm dụng vốn
Vế trái < vế phải do thiếu nguồn bù đắp cho tài sản đang sử dụng nên công
ty đã đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác.
Dựa vào phương trình trên ta có bảng:
Bảng 10: BẢNG CÂN ĐỐI 2 GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN
ĐVT:1000đ
NGUỒN VỐN TÀI SẢN CHÊNH LỆCH
(1) (2) (1)-(2) NĂM
- 37 -
2004 63.162.381 69.735.671 -6.573.290
2005 54.885.968 66.495.401 -11.609.433
2006 56.483.766 65.199.311 -8.715.545
Qua 3 năm khoản chênh lệch giữa nguồn vốn và tổng giá trị các khoản tiền,
hàng tồn kho, chi phí chờ kết chuyển và tài sản dài hạn luôn âm; chứng tỏ công
ty đang đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Theo phân tích ở trên, năm 2004
doanh nghiệp thiếu lượng vốn là 50.042.580 ngàn đồng, nên phải vay một lượng
là 43.469.290 ngàn đồng (17.642.637.000 + 25.826.653.000), số còn lại doanh
nghiệp đi chiếm dụng vốn của người khác. Cụ thể:
+ Số vốn đi chiếm dụng: 11.126.004 ngàn đồng
+ Số vốn còn thiếu: 6.573.290 ngàn đồng
+ Suy ra số vốn bị chiếm dụng là 4.552.714 ngàn đồng
Năm 2005:
+ Số vốn đi chiếm dụng: 18.053.467 ngàn đồng
+ Số vốn cần bổ sung: 11.609.433 ngàn đồng
+ Suy ra số vốn bị chiếm dụng là 6.444.034 ngàn đồng
Năm 2006:
+ Số vốn đi chiếm dụng: 18.083.446 ngàn đồng
+ Số vốn còn thiếu: 8.715.545 ngàn đồng
+ Suy ra số vốn bị chiếm dụng là 9.367.901 ngàn đồng
Điều này cho thấy vốn đi chiếm dụng bị dư thừa không sử dụng vào hoạt
động kinh doanh nên bị đơn vị khác chiếm dụng vốn. Do tồn tại mối quan hệ
kinh tế với các đối tượng khác nên thường xảy ra hiện tượng chiếm dụng và bị
chiếm dụng. Vấn đề cần lưu ý đó là tính hợp lý của các khoản chiếm dụng và bị
chiếm dụng. Xem xét khoản bị chiếm dụng trong 3 năm ta thấy từ năm 2004 đến
năm 2006 số vốn bị chiếm dụng tăng. Xét về mặt kinh tế là không tốt, vốn lưu
động bị ứ đọng trong khi đó doanh nghiệp đang cần vốn để tài trợ cho tài sản
đang sử dụng tại doanh nghiệp nhưng xét về mối quan hệ với khách hàng, đây là
cách tốt nhất để giữ chân khách do người mua chủ yếu là khách hàng giao dịch
thường xuyên với công ty, chi phối rất lớn đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Cũng giống như chính sách mua hàng trả tiền, doanh nghiệp trả tiền cho người
bán theo hình thức gối đầu, dùng tiền phải trả cho người bán để đầu tư vào hoạt
- 38 -
- 39 -
động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cũng cho khách hàng của mình nợ lại
một khoản tiền mua hàng đó cũng là chuyện hợp lý. Tuy nhiên doanh nghiệp cần
chú ý đến chính sách tín dụng bán hàng tránh tình trạng số vốn khách hàng thiếu
nợ ngày một tăng nhưng giá trị hợp đồng giao dịch với công ty không tăng so với
các năm trước.
4.1.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích báo cáo thu nhập với mục đích báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp thông qua việc đối chiếu các khoản
thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như khoản thu khác với các
khoản chi phí phát sinh trong kỳ. Sau đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty từ năm 2004 đến năm 2006, dựa vào bảng báo cáo này chúng
ta sẽ tiến hành phân tích, so sánh biến động giữa các khoản mục, tìm ra nguyên
nhân gây ảnh hưởng đến doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp, chi phí nào
thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp, mức độ kiểm
soát chi phí của đơn vị; sau đó dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp
trong những năm sắp tới thông qua lợi nhuận đạt được của đơn vị trong ba năm.
Dựa vào bảng phân tích 11 ta thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp qua
các năm đều dương và cao hơn so với năm trước. Năm 2005 tăng 95.387 ngàn
đồng so với năm 2004, tỷ lệ tăng 38,94%; năm 2006 tăng 745.098 ngàn đồng,
tăng 218,9% so với năm 2005, thể hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Để
hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận kinh doanh tăng chúng ta sẽ đi phân tích
từng khoản mục trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Phân tích biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ năm 2004-2006 đều tăng nhưng
tốc độ tăng doanh thu năm 2005 so với năm 2004 là 26,61% tăng nhanh hơn tốc
độ tăng doanh thu của năm 2006 so với năm 2005 là 8,09%. Năm 2005 tổng
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 79.059.344 ngàn đồng tăng
16.615.874 ngàn đồng so với năm 2004. Kết hợp với mức giảm của hàng tồn kho
trên bảng cân đối kế toán ta có thể kết luận trong năm 2005 doanh nghiệp đã
cung cấp được số lượng lớn sản phẩm, hàng hóa. Điều này chứng tỏ sản phẩm in
ấn của doanh nghiệp cung cấp ngày càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
2006/2005
- 40 -
Bảng 11: PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2004-2006
ĐVT:1000 đ
2004 2005 2006 2005/2004
CHỈ TIÊU
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
-273,50
-25,40
-24,62
-94,60
8,09
71,15
8,04
8,92
0,62
7,83
12,83
5,21
28,36
216,40
209,90
218,90
-0,99
-974.042
-933.547
-168.333
-29.927
6.397.604
43.886
6.353.718
6.301.565
52.153
33.770
284.479
805.413
49.233
217.566
1.022.979
277.881
745.098
26,61
81,27
26,58
32,54
260,56
30,33
20,41
695,66
111,19
153,19
103,37
38,94
38,93
38,94
-8,25
-24,04
-24,49
-752.134
-257.500
16.615.874
27.654
16.588.220
17.340.354
311.798
516.033
514.380
497.641
107.660
389.981
132.481
37.094
95.387
-1.213.249
-1.229.682
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
62.443.470
34.028
62.409.442
53.296.963
9.112.479
119.665
5.047.721
5.021.056
1.701.298
2.520.140
(37.015)
447.552
70.277
377.275
340.260
95.273
244.987
79.059.344
61.682
78.997.662
70.637.317
8.360.345
431.463
3.834.472
3.791.374
2.217.331
3.034.520
(294.515)
945.193
177.937
767.256
472.741
132.367
340.374
85.456.948
105.568
85.351.380
76.938.882
8.412.498
465.233
2.860.430
2.857.827
2.501.810
3.004.593
510.898
994.426
9.604
984.822
1.495.720
410.248
1.085.472
(Nguồn: Số liệu được cung cấp từ phòng kế toán của doanh nghiệp)
- 39 -
Đến năm 2006 tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng
6.397.604 ngàn đồng, tăng không đáng kể so với năm 2005 do khách hàng của
doanh nghiệp đa số là khách cũ của năm 2005 nên số lượng đơn đặt hàng không
dao động nhiều. Mặc dù vậy chúng ta cũng thấy được tình hình tiêu thụ sản phẩm
tại doanh nghiệp qua các năm là tốt, doanh nghiệp luôn nhận được số lượng đơn
đặt hàng ngày một tăng từ khách hàng.
+ Phân tích biến động của các khoản giảm trừ
Do các khoản giảm trừ tăng dần qua các năm làm cho doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm so với doanh thu ban đầu ghi nhận. Năm
2004 khoản giảm trừ là 34.028 ngàn đồng chủ yếu do doanh nghiệp giảm giá số
sản phẩm in kém chất lượng (nét in hơi mờ, giấy in không tốt). Năm 2005 khoản
giảm trừ tăng thêm 27.654 ngàn đồng, tăng 81,27% so với năm 2004 và năm
2006 tăng 43.886 ngàn đồng, tăng 71,15% so với năm 2005. Nguyên nhân khoản
giảm trừ liên tục tăng là do máy móc thiết bị tại doanh nghiệp đa phần là máy cũ
nên dễ xảy ra tình trạng độ phân màu cho sản phẩm in không rõ nét và đẹp như
đúng với yêu cầu của khách hàng. Thêm vào đó do sự bất cẩn trong công việc
của công nhân trực tiếp sản xuất nên khó tránh khỏi hàng bán bị trả lại tăng qua
các năm. Tuy khoản giảm trừ này vẫn nằm trong sự kiểm soát của doanh nghiệp
nhưng đơn vị cần chú ý đến khâu xử lý kỹ thuật trong in ấn để giảm rủi ro cho số
sản phẩm sản xuất ra.
+ Phân tích biến động của giá vốn hàng bán
Chi phí hàng bán thường chiếm tỷ trọng trên 80% tổng doanh thu bán
hàng tại doanh nghiệp, có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được công ty
phải bỏ ra trên 80 đồng giá vốn hàng bán, chi phí này quá lớn không tốt. Tỷ lệ
thuận với khoản mục doanh thu thuần, giá vốn hàng bán cũng liên tục tăng từ
năm 2004 đến năm 2006. Năm 2005 chi phí hàng bán tăng nhanh nhất, tăng
17.340.354 ngàn đồng, tức tăng 32,54% so với năm 2004 vì vậy làm cho lợi
nhuận gộp giảm nhanh, giảm 752.134 ngàn đồng, tức giảm 8,25% so với năm
2004. Năm 2006 giá vốn hàng bán tăng 6.301.565 ngàn đồng, tức tăng 8,92% so
với năm 2005 do tốc độ tăng không đáng kể nên lãi gộp năm 2006 tăng thêm
52.153 ngàn đồng.
- 41 -
Nhìn chung tốc độ tăng của chi phí hàng bán trong 3 năm tăng nhanh hơn
tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
không cao. Nguyên nhân chi phí hàng bán tăng là do chi phí đầu vào như chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để
cấu thành sản phẩm tăng đẩy giá thành sản xuất của doanh nghiệp tăng cao.
Thêm vào đó, số lượng thành phẩm, hàng hóa bán ra tăng dần qua các năm nên
làm cho giá vốn hàng bán cũng tăng theo.
+ Phân tích chi phí tài chính
Ngược với chi phí hàng bán, chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay
giảm dần qua ba năm. Năm 2005 chi phí lãi vay giảm 1.229.682 ngàn đồng, tức
giảm 24,49% so với năm 2004, năm 2006 lãi vay phải trả giảm 933.547 ngàn
đồng, tỷ lệ giảm 24,62% so với năm 2005. Đây là điều đáng mừng cho công ty,
chi phí lãi vay giảm tương đối lớn chứng tỏ nợ vay ngân hàng đã được doanh
nghiệp chi trả khá nhiều, giảm bớt gánh nặng nợ gốc và lãi vay.
+ Phân tích chi phí bán hàng
Trong ba năm chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng do giá xăng dầu
tăng làm cho chi phí vận chuyển hàng đến nơi tiêu thụ tăng đồng thời do khách
hàng trả tiền mua hàng trước thời hạn qui định nên doanh nghiệp cho hưởng phần
trăm hoa hồng trên tổng số tiền thanh toán. Tuy chi phí bán hàng đều tăng trong
ba năm nhưng tốc độ tăng của chi phí bán hàng năm 2006 tăng chậm hơn so với
tốc độ tăng năm 2005, cho thấy doanh nghiệp đã chú ý đến việc kiểm soát chi
phí. Mặc dù vậy doanh nghiệp cần tính toán quãng đường vận chuyển sao cho
ngắn nhất, bố trí xe giao hàng hợp lý nhất để giảm tối đa khoản mục chi phí này
trong kỳ, còn tiền hoa hồng trích cho khách hàng là chính sách hợp lý không thể
cắt giảm nhằm khuyến khích người mua trả tiền đúng thời hạn, đảm bảo vốn lưu
động hoạt động trong kỳ.
+ Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2005 là 3.034.520 ngàn đồng, tăng
514.380 ngàn đồng so với năm 2004 tức tăng 20,41% chủ yếu do chi phí tiếp
khách, chi phí mua sắm máy tính, máy lạnh, chi phí lập dự phòng phải thu khó
đòi… trong năm tăng cao. Sang năm 2006 doanh nghiệp tiết kiệm được 29.927
ngàn đồng so với năm 2005. Tuy chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 giảm
- 42 -
không đáng kể so với năm 2005 nhưng doanh nghiệp đã thực hiện được chính
sách tiết kiệm, cắt giảm những khoản chi phí bất hợp lý.
+ Phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Do những khoản chi ra trong năm lớn hơn những khoản thu vào từ bán
hàng và doanh thu tài chính nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm
2004 và năm 2005 đều âm. Năm 2005 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
giảm đáng kể, giảm 257.500 ngàn đồng, giảm 695,66% so với năm 2004. Bước
sang năm 2006 khoản mục này đột ngột tăng cao, tăng 805.413 ngàn đồng, tức
tăng 273,5% so với năm 2005. Điều này thể hiện doanh nghiệp đã kiểm soát
được chi phí phát sinh trong kỳ. Tuy nhiên tổng chi phí vẫn còn khá cao trong
tổng doanh thu đạt được. Vì vậy doanh nghiệp cần đề ra biện pháp giảm chi phí
đến mức thấp nhất để đạt được lợi nhuận như mong muốn.
+ Phân tích lợi nhuận khác
Nếu như lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh liên tục âm trong hai
năm thì lợi nhuận khác lại liên tục tăng trong 3 năm chủ yếu do khoản thu nhập
từ bán phế liệu, thu do khách hàng bồi thường tiền vi phạm hợp đồng và một số
khoản thu khác. Thu nhập khác tăng cao, chi phí khác phát sinh không nhiều là
nguyên nhân làm cho lợi nhuận dương và tăng cao qua các năm.
+ Phân tích lợi nhuận trước thuế
Tổng lợi nhuận trước thuế = lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh +
lợi nhuận khác. Qua ba năm ta thấy lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đều
dương và tăng qua các năm. Mặc dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
năm 2004, 2005 đều âm nhưng do lợi nhuận từ thu nhập khác luôn dương và bù
đắp được số lỗ từ hoạt động kinh doanh nên vẫn đảm bảo lợi nhuận trước thuế
dương. Điều này chứng tỏ, mặc dù tình hình tài chính tại doanh nghiệp còn khó
khăn do hoạt động sản xuất trong kỳ vẫn phụ thuộc phần lớn vào các chủ nợ cộng
thêm các khoản chi tương đối lớn nhưng doanh nghiệp vẫn luôn phấn đấu đạt
được mục tiêu đề ra là kinh doanh có lãi, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh
được liên tục và ngày càng phát triển. Vì vậy năm 2006 lợi nhuận trước thuế của
doanh nghiệp đạt 1.495.720 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 216,4% đánh dấu bước phát
triển của doanh nghiệp trong giai đoạn cổ phần hóa tạo được niềm tin cho đội
- 43 -
- 44 -
ngũ công nhân viên tại doanh nghiệp và người bên ngoài doanh nghiệp khi tham
gia đầu tư góp vốn tại đơn vị.
+ Phân tích chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
Do tổng lợi nhuận trước thuế tăng qua các năm nên chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành tăng là điều hiển nhiên. Việc thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế cho nhà nước là việc nên làm nhằm góp phần tăng ngân sách nhà nước, thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
4.1.3. Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ
Tiền dùng để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các đối
tượng trong và ngoài công ty như các nhà đầu tư, nhà cho vay, người cung cấp
hàng hóa và dịch vụ, nhà quản lý… luôn quan tâm đến tình hình tiền tệ của
doanh nghiệp. Các đối tượng này thường đưa ra những quyết định kinh tế thông
qua các thông tin được cung cấp trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Dựa vào
báo cáo lưu kim, mọi người sẽ biết được đơn vị đã tạo tiền bằng cách nào, hoạt
động nào là hoạt động chủ yếu tạo tiền và doanh nghiệp đã sử dụng tiền vào các
mục đích gì, có hợp lý hay không. Để hiểu rõ hơn về tình hình tiền tệ của doanh
nghiệp chúng ta sẽ phân tích bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp
trong ba năm.
• Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đều tăng qua ba năm, năm 2005
lượng tiền này tăng 6.206.473 ngàn đồng, tức tăng 38,38%. Đáng chú ý nhất là
năm 2006 lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên đến 43.541.657
ngàn đồng, tăng 94,58% so với năm 2005 do khoản tăng từ tiền thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ và khoản thu khác từ hoạt động kinh doanh. Điều này cho thấy
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tốt. Tốc độ tăng của tiền thu
từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 so với năm 2005 là 6,11% chậm hơn
tốc độ tăng của năm 2005 so với năm 2004 là 25,15%. Nguyên nhân là do năm
2005 doanh nghiệp có chính sách thu tiền bán hàng thoáng nên thu hút được số
lượng lớn khách hàng đến đặt hàng tại đơn vị cộng thêm khoản tiền người mua
còn thiếu ở kỳ trước nên lượng tiền thu được tăng nhanh. Sang năm 2006 khoản
tiền này tăng chậm hơn do khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu là khách quen.
Bảng 12: PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA DOANH NGHIỆP TỪ 2004-2006
ĐVT:1000 đ
NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 2005/2004 2006/2005
CHỈ TIÊU
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng 67.785.575 84.830.329 90.010.188 17.044.754 25,15 5.179.859 6,11
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hh, dv (32.872.880) (48.519.809) (49.334.489) 15.646.929 47,60 814.680 1,68
3. Tiền chi trả cho người lao động (7.261.280) (8.975.490) (12.207.520) 1.714.210 23,61 3.232.030 36,01
4. Tiền chi trả lãi vay (5.030.181) (3.791.374) (2.860.430) -1.238.807 -24,63 -930.944 -24,55
5. Tiền chi nộp thuế TNDN và nộp khác (2.149.418) (4.245.417) (4.596.273) 2.095.999 97,51 350.856 8,26
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 11.020.013 27.605.853 51.729.893 16.585.840 150,51 24.124.040 87,39
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sxkd
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi mua sắm, XDTSCĐ, các TSDH khác
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, TSDH
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và ln được chia
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
(15.321.177)
16.170.652
(1.552.630)
81.667
24.543
(1.446.420)
(24.526.967)
22.377.125
(11.447.087)
-
143.340
(11.303.747)
(29.199.712)
43.541.657
(975.734)
-
41.571
(934.163)
9.205.790
6.206.473
9.894.457
-81.667
118.797
-9.857.327
60,09
38,38
637,27
-100,00
484,04
681,50
4.672.745
21.164.532
-10.471.353
-
-101.769
10.369.584
19,05
94,58
-91,48
-
-71,00
-91,74
- 44 -
- 45 -
- 46 -
NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 2005/2004 2006/2005
CHỈ TIÊU
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
-30,07
17,57
210,65
667,98
202,24
513,88
-
-
-11.307.447
-19.545.988
8.238.541
11.988.128
1.794.687
13.782.815
-
-
-100,00
-217,20
48,09
17,74
202,24
-42,92
-63,31
-
12.210.980
7.064.104
6.976.876
3.326.022
1.794.687
-1.830.000
-1.531.335
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua
lại cổ phiếu
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
4. Tiền chi trả nợ gốc vay
Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
Tiền tương đương tiền đầu kỳ
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi
ngoại tệ
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
(1.830.000)
25.393.588
(39.819.155)
(16.255.567)
(1.531.335)
2.418.736
-
887.401
-
37.604.568
(46.883.259)
(9.278.691)
1.794.687
887.401
-
2.682.088
-
26.297.121
(55.121.800)
(28.824.679)
13.782.815
2.682.088
-
16.464.903
-
(Nguồn: Thu thập từ phòng kế toán của công ty cổ phần In Cần Thơ)
- 45 -
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh cũng tăng qua các năm, năm 2005
tăng gần 17 tỷ so với năm 2004, năm 2006 tăng trên 24 tỷ so với năm 2005 chủ
yếu do khoản hoàn tạm ứng, bán phế liệu và các khoản thu khác. Đặc biệt năm
2006 doanh nghiệp nhận được vốn ngân sách nhà nước cấp cùng với khoản tiền
hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp nên khoản thu nhập khác tăng nhanh. Từ năm
2004 đến năm 2006 khoản chi cho hoạt động kinh doanh luôn nhỏ hơn tổng số
tiền thu được thể hiện số tiền dùng để chi trả cho chi phí trong kỳ là tương đối
hợp lý.
• Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm trong ba năm do thu nhỏ
hơn chi. Điều này chứng tỏ công ty luôn chú ý đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.
Lượng tiền thu được chủ yếu do nguồn thu từ lãi tiền gửi và thanh lý nhượng bán
tài sản cố định đem lại, năm 2004 số tiền thu được chỉ hơn 100 triệu đồng trong
khi khoản chi ra trên 1,5 tỷ nên khoản chênh lệch giữa chi với thu là lớn. Do nhu
cầu đơn đặt hàng năm 2005 tăng rất nhiều so với năm trước nên số máy móc cũ
kĩ không đáp ứng được nhu cầu về mặt kỹ thuật và thời gian giao hàng. Vì vậy
doanh nghiệp quyết định chi một khoản tiền lớn để mua sắm tài sản cố định, số
tiền chi tăng 9.894.457 ngàn đồng, tức tăng 637,27%. Qua năm 2006 khoản chi
này giảm 10.471.353 ngàn đồng, giảm 91,48% so với năm 2005. Sở dĩ khoản chi
đầu tư giảm đi là do kỳ trước doanh nghiệp đã chi mua sắm một số tài sản cố
định hữu hình nên năm 2006 hạn chế các khoản chi ra. Tuy nhiên trong năm
2006 một số máy móc thiết bị của doanh nghiệp đã quá cũ kĩ bằng chứng doanh
nghiệp đã lập biên bản ghi giảm nguyên giá tài sản cố định có giá trị khấu hao
lớn nên việc đầu tư của năm 2006 vẫn chưa hợp lý. Như chúng ta đã biết công
việc sản xuất của đơn vị phụ thuộc rất lớn vào máy móc in ấn nên việc đầu tư mở
rộng dây chuyền sản xuất là điều hết sức cần thiết, trong năm 2006 vừa qua
doanh nghiệp có thể sử dụng lượng tiền thuần thu được từ hoạt động kinh doanh
để đầu tư thêm vào máy móc thiết bị.
- 47 -
• Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Từ năm 2004 đến năm 2006 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
đều âm có nghĩa là lượng tiền chi ra luôn lớn hơn lượng tiền thu vào từ hoạt động
tài chính. Điều này là tốt cho thấy trong năm công ty đã cố gắng chi trả nợ gốc
vay. Năm 2005 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính vẫn âm nhưng tổng
số tiền chi trả cho hoạt động tài chính giảm 6.976.876 ngàn đồng, tức giảm
42,92% so với năm 2004 do khoản tiền vay ngân hàng năm 2005 tăng khá nhiều
so với năm 2004 tăng 12.210.980 ngàn đồng tức tăng 48,09%, số tiền vay được
dùng để chi mua sắm tài sản cố định và bổ sung vốn lưu động, trong khi khoản
chi trả nợ gốc vay ngân hàng chỉ tăng trên 7 tỷ, tức tăng 17,74% nhỏ hơn khoản
vay mượn tăng thêm nên ta thấy lượng tiền thuần từ hoạt động đầu tư tài chính
năm 2005 giảm so với năm 2004. Đến năm 2006 công ty tăng chi trả nợ vay,
giảm vay mượn ngân hàng dẫn đến lượng lưu chuyển tiền thuần âm số tiền chảy
ra khỏi doanh nghiệp là 28.824.679 ngàn đồng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp
đang dần khắc phục tình trạng phụ thuộc về mặt tài chính vào đơn vị khác.
Nếu như năm 2004 lượng tiền thuần trong kỳ âm do tiền thu được từ hoạt
động kinh doanh không đủ bù đắp khoản chi từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài
chính thì năm 2005 và năm 2006 tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tiến
triển tốt, lượng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh thừa khả năng bù đắp
khoản thiếu hụt từ hoạt động đầu tư và tài chính. Như vậy hoạt động kinh doanh
là hoạt động tạo ra tiền chủ yếu của doanh nghiệp, cho thấy hiệu quả hoạt động
của đơn vị ngày càng cao.
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ tăng qua các năm, tăng nhanh vào năm
2006 chủ yếu là tiền kiếm được từ hoạt động kinh doanh thể hiện tiềm năng tài
chính của công ty là khá tốt. Tuy nhiên như đã phân tích ở phần trước ta thấy số
dư tiền cuối kỳ năm 2006 khá lớn, doanh nghiệp đang xảy ra tình trạng ứ đọng
vốn cần nhanh chóng đưa khoản tiền này vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- 48 -
- 49 -
4.2. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VÀ TỈ SỐ CHỦ YẾU TRONG CÔNG
TY CỔ PHẦN IN TỔNG HỢP CẦN THƠ
4.2.1. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
4.2.1.1. Phân tích tình hình công nợ của công ty
Sức mạnh tài chính của một công ty thể hiện ở khả năng chi trả các khoản
cần thanh toán. Để phân tích tình hình và khả năng thanh toán ta tiến hành so
sánh giữa các kỳ về từng chỉ tiêu, kết hợp với việc xem xét mức độ biến động của
các khoản phải thu, phải trả để tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ chưa đòi
được và các khoản phải trả mà chưa trả được. Công việc này được thực hiện
thông qua bảng phân tích tình hình thanh toán chi tiết cho khoản phải thu, phải
trả (bảng 13).
• Phân tích các khoản phải thu
Qua bảng phân tích 13 chúng ta nhận thấy các khoản phải thu của công
ty tăng qua ba năm. Điều này chứng tỏ vốn của công ty bị chiếm dụng ngày càng
nhiều, chủ yếu do khoản tăng của phải thu khách hàng và tạm ứng. Tỷ trọng phải
thu khách hàng chiếm trên 50% tổng giá trị khoản phải thu. Trong môi trường
cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công ty đã có chính sách ưu đãi về thời hạn trả
tiền đối với khách hàng nhằm giữ chân khách. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy
doanh nghiệp chịu sự chi phối rất lớn từ phía khách hàng dẫn đến dễ bị thiệt hại
về kinh tế khi khách hàng thay đổi người cung cấp khác hay người mua không có
khả năng thanh toán nợ. Từ năm 2004 đến năm 2006 công ty in đều có những
khoản nợ đến hạn không thu hồi được buộc phải lập dự phòng và biên bản xóa nợ
cho khách hàng không có khả năng thanh toán do làm ăn thua lỗ đồng thời doanh
nghiệp nhận thấy chi phí đi đòi nợ lớn hơn số phải thu nên số nợ của những năm
trước được xóa vào năm 2006 là 141.973 ngàn đồng (xem phụ lục 2 các chỉ tiêu
ngoài bảng cân đối kế toán). Mặc dù khoản dự phòng phải thu khó đòi giảm vào
năm 2006 do công tác thu hồi nợ tốt hơn nhưng công ty vẫn gặp rủi ro trong khâu
tín dụng bán hàng.
-132.513
-654.230
103.774
85.319
156.760
- 50 -
Bảng13: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2004-2006
ĐVT:1000đ
NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
CHỈ TIÊU
Số tiền Tỷ trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng
2005/2004 2006/2005
2.707.192 1. Phải thu khách hàng 2.579.835 56,67 5.034.217 78,12 7.741.409 82,64 2.454.382
2. Trả trước cho người bán 1.200.000 26,36 0 0,00 3.335 0,04 -1.200.000 3335
164.813 3,62 131.104 2,03 287.864 3,07 -33.709
4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (107.352) -2,35 (150.134) -2,32 (64.815) 0,69 -42.782
5. Tạm ứng 715.418 15,71 929.268 14,42 796.755 8,51 213.850
- - 499.579 7,75 603.353 6,44 499.579
Tổng các khoản phải thu 4.552.714 100 6.444.034 100 9.367.901 100 1.891.320 2.923.867
1. Vay và nợ người bán 17.642.637 61,33 15.820.715 46,70 15.522.587 46,75 -1.821.922 -298.128
2. Phải trả người bán 6.673.590 23,20 11.408.026 33,68 11.058.114 33,30 4.734.436 -349.911
3. Người mua trả tiền trước 1.530.151 5,32 1.215.138 3,59 560.908 1,69 -315.013
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 280.232 0,97 93.298 0,27 737.809 2,22 -186.934 644.505
5. Phải trả người lao động 502.292 1,75 2.415.580 7,13 616.884 1,85 1.913.288 -1.798.696
6. Chi phí phải trả 2.042.696 7,10 2.752.800 8,13 1.994.575 6,00 710.104 -758.225
2.542.643 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn 97.043 0,34 168.625 0,50 2.711.268 8,17 71.582
-672.042 5.105.54110033.874.182 33.202.140100Tổng các khoản phải trả 28.768.641 100
(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán được cung cấp tại phòng kế toán của doanh nghiệp)
6. Thuế và các khoản phải thu của nhà nước
3. Các khoản phải thu khác
- 49 -
• Phân tích các khoản nợ phải trả
Năm 2005 nợ ngắn hạn tăng 5.105.541 ngàn đồng so với năm 2004, năm
2006 nợ ngắn hạn giảm 672.042 ngàn đồng so với năm 2005. Nợ ngắn hạn tuy có
giảm nhưng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nợ phải trả (đã phân tích ở
bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn), chứng tỏ trong ba năm doanh nghiệp luôn
chiếm dụng một khoản vốn lớn của đơn vị khác. Trong tổng nợ ngắn hạn, nợ vay
ngắn hạn và khoản phải trả người bán luôn chiếm một tỷ trọng lớn do vốn lưu
động của doanh nghiệp ít không có khả năng thanh toán hết tiền mua hàng và nợ
vay. Năm 2005 tình hình tài chính khó khăn doanh nghiệp buộc phải giảm chi trả
lương cho người lao động, số tiền trên 2 tỷ đồng; năm 2006 khoản thiếu nợ người
lao động tuy có giảm xuống nhưng khoản phải trả vẫn trên 500 triệu; doanh
nghiệp cần thanh toán gấp khoản nợ này vào đầu năm sau để đảm bảo đời sống
ổn định cho nhân viên của đơn vị.
Nhìn chung các khoản nợ nói trên vẫn còn trong thời hạn thanh toán
nhưng doanh nghiệp cần tính toán xoay chuyển đồng vốn trước, tránh tình trạng
nợ đến hạn ồ ạt làm cho nhu cầu tiền của doanh nghiệp căng thẳng hơn.
• Phân tích mối quan hệ tương quan giữa khoản phải thu và khoản phải
trả:
Nợ phải thu
Nợ phải trả
Năm 2004:
4.552.714.000
28.768.641.000
= = 0,16 lần
Nợ phải thu
Nợ phải trả
Năm 2005:
6.444.034.000
33.874.182.000
= = 0,19 lần
Nợ phải thu
Nợ phải trả
Năm 2006:
9.367.901.000
33.202.140.000
= = 0,28 lần
Từ kết quả trên cho thấy qua ba năm khoản phải thu / khoản phải trả đều
nhỏ hơn 1. Điều này nói lên cứ 1 đồng doanh nghiệp đi chiếm dụng của đơn vị
khác thì có lần lượt 0,16 đồng, 0,19 đồng, 0,28 đồng vốn bị người khác chiếm
dụng. Vốn bị chiếm dụng tăng qua các năm nhưng khoản vốn doanh nghiệp đi
- 51 -
- 52 -
chiếm dụng lớn hơn số phải thu vẫn đảm bảo có một số vốn nhất định để xoay sở
trong kỳ.
4.2.1.2 Phân tích khả năng thanh toán của công ty
• Phân tích nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán của công ty:
Để hiểu rõ hơn về tình hình thanh toán tại công ty chúng ta sẽ đi phân tích
nhu cầu và khả năng thanh toán thông qua bảng số liệu 14.
Trong hai năm 2004 và 2005 vốn thanh toán của doanh nghiệp không đáp
ứng được nhu cầu thanh toán, thể hiện tổng tài sản ngắn hạn năm 2004 và năm
2005 luôn nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Chỉ tính riêng khoản nợ cần thanh toán ngay
như phải trả người bán, phải trả người lao động với tổng số nợ là 7.175.882 ngàn
đồng vào năm 2004 và tổng số nợ vào năm 2005 là 13.823.606 ngàn đồng thì vốn
bằng tiền tại doanh nghiệp cũng không đủ khả năng chi trả trong khi đó các
khoản phải thu, hàng tồn kho hay tài sản ngắn hạn khác có tính lỏng kém hơn
vốn bằng tiền bởi vì doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong khâu thu hồi nợ hoặc
bán được hàng tồn kho nhưng vẫn chưa thu được tiền bán hàng. Năm 2005 là
năm doanh nghiệp gặp khó khăn nhiều nhất với tổng số nợ phải trả lên đến
33.874.182 ngàn đồng, tăng so với năm 2004 là 5.105.541 ngàn đồng (bảng 13)
nhưng vốn lưu động trong năm này không tăng mà lại giảm so với năm 2004 là
2.681.788 ngàn đồng (17.369.217.000-20.051.005.000). Lý do, năm 2005 doanh
nghiệp đã sử dụng số vốn lớn để mua tài sản cố định, trả nợ gốc vay ngân hàng
đồng thời phải trang trải chi phí phát sinh trong kỳ nên lượng tiền tồn tại doanh
nghiệp là tương đối thấp.
Bước sang năm 2006 tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp phát triển hơn
so với các năm trước do thu nhập tăng lại tiết kiệm được chi phí đồng thời năm
2006 doanh nghiệp nhận được vốn ngân sách nhà nước cấp nên khả năng thanh
toán của doanh nghiệp cũng tốt hơn so với năm 2005, tổng tài sản lưu động là
34.013.915 ngàn đồng thừa khả năng chi trả nợ ngắn hạn.
- 53 -
Bảng 14: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2006
ĐVT:1000đ
Nhu cầu thanh toán 2004 2005 2006 Khả năng thanh toán 2004 2005 2006
1. Vay và nợ dài hạn 17.642.637 15.820.715 15.522.587 1. Tiền 887.401 2.682.088 16.464.903
2. Phải trả người bán 6.673.590 11.408.026 11.058.114 2. Các khoản phải thu 3.837.296 5.015.187 7.967.793
1.530.151 1.215.138 560.908 3. Hàng tồn kho 14.523.009 8.229.247 8.139.201
4. Thuế phải nộp nhà nước 280.232 93.298 737.803 4. Tài sản ngắn hạn khác 803.299 1.442.695 1.442.018
5. Phải trả người lao động 502.292 2.415.580 616.884
2.042.696 2.752.800 1.994.575
34.013.915
7. Phải trả, phải nộp khác 97.043 168.625 2.711.268
17.369.217Tổng cộng 20.051.005Tổng cộng 28.768.641 33.874.182 33.202.140
(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán được cung cấp tại phòng kế toán của doanh nghiệp)
3. Người mua trả tiền trước
6. Chi phí phải trả
- 52 -
Phân tích các hệ số liên quan đến khả năng thanh toán
Những phân tích nêu chỉ cho chúng ta có cái nhìn khái quát về tình hình
thanh toán của công ty. Để hiểu rõ hơn về khả năng thanh toán của công ty chúng
ta sẽ đi phân tích các chỉ số có liên quan đến chỉ tiêu này.
Bảng 15: PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
CHỈ TIÊU ĐVT 2004 2005 2006
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Lần 0,37 0,33 0,71
Hệ số khả năng thanh toán nợ lưu động Lần 0,70 0,51 1,02
Hệ số khả năng thanh toán nhanh Lần 0,19 0,27 0,78
Hệ số thanh toán bằng tiền Lần 0,03 0,08 0,50
Số vòng thu hồi nợ Vòng 24,19 15,69 11,03
Thời gian thu hồi nợ Ngày 15 23 33
Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3,67 8,58 9,45
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho biết cứ một đồng nợ phải trả có
bao nhiêu đồng tài sản lưu động tài trợ, nếu hệ số này lớn thì khả năng thanh toán
của công ty là tốt. Qua 3 năm ta thấy hệ số này luôn nhỏ hơn 1, cho biết nếu huy
động tất cả tài sản ngắn hạn tại công ty cũng không đủ sức trả tất cả các khoản nợ
ngắn và dài hạn. Hệ số này giảm 0,04 lần vào năm 2005 và tăng 0,38 lần vào
năm 2006, biểu hiện khả năng thanh toán của công ty trong năm 2005 kém hơn
so với năm 2004 và năm 2006. Năm 2006 tỉ số khả năng thanh toán tổng quát
tăng lên 0,71 lần cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty tốt hơn so với
những năm trước nhưng nhìn chung vẫn còn yếu. Tuy nhiên hệ số này chưa thể
đánh giá chính xác khả năng thanh toán của công ty do trong tổng số nợ cần
thanh toán có những khoản nợ chưa đến hạn như nợ dài hạn nên nhu cầu thanh
toán không cấp bách bằng các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy sử dụng tài sản lưu
động để tài trợ cho tất cả các khoản nợ phải trả thì khả năng thanh toán của công
ty sẽ được đánh giá là yếu kém. Vì lý do trên nên chúng ta cần phân tích thêm
những hệ số khác có liên quan đến khả năng thanh toán để biết rõ hơn về tình
hình tài chính.
- 54 -
- Tổng tài sản lưu động là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong
thời gian ngắn dưới một năm, còn tổng nợ ngắn hạn là toàn bộ những khoản nợ
có thời hạn dưới một năm. Vì vậy dùng tài sản ngắn hạn để trang trải các khoản
nợ lưu động là phù hợp. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy năm 2006 hệ số khả
năng thanh toán nợ lưu động là 1,02 lần tăng so với năm 2004 và 2005 doanh
nghiệp thừa khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhưng trong một năm tài chính vốn
lưu động không phải chỉ dùng để trả nợ mà cũng cần để chi trả chi phí phát sinh
trong kỳ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Thông thường hệ
số thanh toán này bằng 2 mới đảm bảo vốn vừa đủ thanh toán cho nợ lưu động
đồng thời vừa đủ để trang trải chi phí trong kỳ. Trên thực tế công ty vẫn chưa đạt
đến chỉ tiêu này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn chưa đủ khả năng thanh toán hết các
khoản nợ lưu động và chi phí trong kỳ. Theo dự đoán, doanh nghiệp sẽ tiếp tục
chiếm dụng vốn khá nhiều từ bên ngoài để duy trì sản xuất kinh doanh liên tục.
Tuy nhiên khả năng thanh toán của công ty có cải thiện hơn so với hai năm trước,
những năm mà công ty sử dụng tất cả tài sản lưu động cũng chỉ có thể chi trả cho
hơn phân nữa tổng số nợ ngắn hạn chưa kể đến việc đơn vị cần vốn để duy trì
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Khả năng thanh toán nhanh có nghĩa là tất cả tài sản ngắn hạn có thể
chuyển nhanh thành tiền (không kể đến hàng tồn kho) được sử dụng để chi trả nợ
ngắn hạn bởi vì tính chất của hàng tồn kho có tính lỏng kém do hai nguyên nhân
hàng tồn kho có khi bị ứ đọng không bán được, có khi bán được hàng nhưng
chưa thu tiền ngay nên cũng không giải quyết được khoản vốn cần gấp. Qua ba
năm hệ số khả năng thanh toán nhanh của đơn vị tăng dần do lượng hàng tồn kho
giảm dần trong ba năm. Nhìn chung khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn
chưa cao, hệ số này vẫn nhỏ hơn 1 nhưng nếu chỉ xét riêng nhu cầu thanh toán
nhanh các khoản nợ trong kỳ không kể đến việc chi trả các khoản chi phí khác thì
doanh nghiệp có thể thanh toán được 78% nợ ngắn hạn vào năm 2006. Cứ với tốc
độ phát triển như vậy trong thời gian tới doanh nghiệp có thể chủ động trong việc
chi trả các khoản nợ tránh được tình trạng căng thẳng khi nợ đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN TỔNG HỢP CẦN THƠ.pdf