Tài liệu Luận văn Phân tích tình hình quản lý chất lượng ở Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư và một số giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm: Luận văn: Phân tích tình hình quản lý
chất lượng ở Xí nghiệp Cơ điện – Vật
tư và một số giải pháp đảm bảo chất
lượng sản phẩm
3
LỜI NÓI ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay với xu hướng toàn cầu hoá đời sống kinh tế đã tạo ra những cơ hội và
thách thức đối với mỗi doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải đương đầu với sự
cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn phải cạnh tranh gay gắt với thị trường quỗc
tế. Với xu hướng chuyển từ cạnh tranh giá thành sang cạnh tranh chất lượng sản phẩm.
Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì phải giành
thắng lợi trong cạnh tranh mà điều này chỉ có được khi chất lượng sản phẩm của doanh
nghiệp ngày càng được nâng cao. Chỉ có không ngừng đảm bảo và nâng cao chất
lượng sản phẩm thì sản phẩm của doanh nghiệp mới được khách hàng tin dùng, uy tín
của doanh nghiệp mới được nâng lên.
Với xu hướng giành thắng lợi trong cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm như
hiện nay công tác quản lý chất lượng sản ...
80 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích tình hình quản lý chất lượng ở Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư và một số giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn: Phân tích tình hình quản lý
chất lượng ở Xí nghiệp Cơ điện – Vật
tư và một số giải pháp đảm bảo chất
lượng sản phẩm
3
LỜI NÓI ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay với xu hướng toàn cầu hoá đời sống kinh tế đã tạo ra những cơ hội và
thách thức đối với mỗi doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải đương đầu với sự
cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn phải cạnh tranh gay gắt với thị trường quỗc
tế. Với xu hướng chuyển từ cạnh tranh giá thành sang cạnh tranh chất lượng sản phẩm.
Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì phải giành
thắng lợi trong cạnh tranh mà điều này chỉ có được khi chất lượng sản phẩm của doanh
nghiệp ngày càng được nâng cao. Chỉ có không ngừng đảm bảo và nâng cao chất
lượng sản phẩm thì sản phẩm của doanh nghiệp mới được khách hàng tin dùng, uy tín
của doanh nghiệp mới được nâng lên.
Với xu hướng giành thắng lợi trong cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm như
hiện nay công tác quản lý chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng rất lớn đến doanh
nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải quan tâm, đưa vấn đề chất lượng lên hàng
đầu từ đó nhận thức một cách đúng đắn về vấn đề quản lý chất lượng, cần phải hiểu rõ
công tác quản lý chất lượng ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp của mình từ
đó lên kế hoạch chất lượng cho doanh nghiệp của mình. Qua quá trình thực tập tại Xí
nghiệp Cơ điện – Vật tư được sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo: TS. TRẦN BÍCH
NGỌC cùng sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị ở Phòng Tổ chức - Quản trị, Phòng kỹ
thuật và các phòng ban khác đã tạo điều kiện và giúp em nghiên cứu đề tài: “Phân
tích tình hình quản lý chất lượng ở Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư và một số giải
pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý chất lượng
toàn diện nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình từ
đó đạt được mục tiêu của mình đó là giành thắng lợi trong cạnh tranh bằng lợi thế về
chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp mình. Vì vậy không ngừng nâng cao
và hoàn thiện công tác quản lý chất lượng là một vấn đề quan trọng cần phải quan tâm
đối với mỗi doanh nghiệp.
Với nhận thức đó đề tài: Phân tích tình hình quản lý chất lượng ở Xí nghiệp Cơ
điện – Vật tư nhằm mục đích sau:
Về lý thuyết: Hệ thống hoá kiến thức về chất lượng và chất lượng sản phẩm.
Về thực tiễn: áp dụng lý thuyết phân tích, đánh giá công tác quản lý chất lượng
của Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương
tại Công ty.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
4
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đồ án đã áp dụng một số phương pháp thống kê, biểu bảng, tổng hợp, phân tích
làm rõ công tác quản lý chất lượng tại Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư và sử dụng số liệu
tổng hợp của Phòng Tổ chức – Quản trị, Phòng kỹ thuật và các phòng ban khác của Xí
nghiệp.
Với mục đích như vậy Đồ án sẽ bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận chung về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm.
Phần 2: Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm.
Phần 3: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm cho Xí
nghiệp Cơ điện – Vật tư.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
5
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SẢN PHẨM.
1.1.1. Khái niệm sản phẩm.
Theo ISO 9000:2000 trong phần thuật ngữ thì sản phẩm được định nghĩa là “kết
quả của các hoạt động hay các quá trình”. Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ tất cả mọi
hoạt động bao gồm cả những hoạt động sản xuất ra vật phẩm vật chất cụ thể và các
dịch vụ.
Sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính vật chất hữu hình và vô hình tương
ứng với 2 bộ phận cấu thành là phần cứng (Hard ware) và phần mềm (soft ware) của
sản phẩm.
Phần cứng (Hữu hình) : Nói lên công dụng đích thực của sản phẩm.
Phần mềm (Vô hình) : Xuất hiện khi có tiêu thụ mang thuộc tính thụ cảm, nó có ý
nghĩa rất lớn.
Cả hai phần trên tạo cho sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
1.1.2. Phân loại sản phẩm.
Sản phẩm nói chung được chia thành hai nhóm lớn:
Nhóm sản phẩm thuần vật chất: Là những sản phẩm mang các đặc tính cơ lý hoá
nhất định.
Nhóm sản phẩm phi vật chất: đó là các dịch vụ (Dịch vụ là kết quả tạo ra do các
hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các loại hoạt động nội bộ
của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng). Vì vậy, một sản phẩm hay
một dịch vụ có chất lượng có nghĩa là nó đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong những
điều kiện xác định với những chi phí xã hội và ảnh hưởng đến môi trường thấp nhất,
có thể kiểm soát được.
1.1.3. Các thuộc tính của sản phẩm.
Thuộc tính biểu thị một đặc điểm nào đó của sản phẩm và mỗi sản phẩm thì có nhiều
thuộc tính khác nhau. Ta có thể phân thuộc tính của sản phẩm thành các nhóm sau:
Nhóm thuộc tính mục đích: Các thuộc tính này quyết định công dụng chính của
sản phẩm, để thoả mãn một nhu cầu nào đó trong điều kiện xác định. Đây là phần cốt
lõi của mỗi sản phẩm làm cho sản phẩm có công dụng phù hợp với tên gọi của nó.
Những thuộc tính này phụ thuộc vào bản chất của sản phẩm, các yếu tố tự nhiên, kỹ
thuật, công nghệ đó là phần cứng của sản phẩm.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
6
Nhóm các thuộc tính hạn chế: Nhóm các thuộc tính này quy định những điều kiện
khai thác và sử dụng để có thể đảm bảo khả năng làm việc, khả năng thoả mãn nhu
cầu, độ an toàn của sản phẩm khi sử dụng (Các thông số kỹ thuật, độ an toàn, dung sai)
Nhóm các thuộc tính kinh tế - kỹ thuật: Nhóm thuộc tính này quyết định trình độ,
những chi phí cần thiết để chế tạo sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ một sản phẩm.
Nhóm thuộc tính thụ cảm: Đối với nhóm thuộc tính này rất khó lượng hoá, nhưng
chính chúng lại có khả năng làm cho sản phẩm hấp dẫn người tiêu dùng. Đó là những
thuộc tính mà thông qua việc sử dụng và tiếp xúc với sản phẩm người ta mới nhận biết
được chúng như sự thích thú, sang trọng, mỹ quan … Nhóm thuộc tính này có khả
năng làm tăng giá trị của sản phẩm.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.
1.2.1. Khái niệm về chất lượng.
Chất lượng là một khái niệm vừa trừu tượng vừa cụ thể rất khó để định nghĩa đúng
và đầy đủ về chất lượng bởi dưới cái nhìn của các nhà doanh nghiệp, người quản lý,
chuyên gia, người công nhân, người buôn bán thì chất lượng lại được hiểu ở góc độ
của họ.
Trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ ISO 9000 đã đưa ra định nghĩa
chất lượng:”Chất lượng là mức độ thoả mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các
yêu cầu”. Yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn.
Theo tử điển tiếng Việt phổ thông: Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc
tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự
việc) khác.
Theo chuyên gia K Ishikawa: Chất lượng là khả năng thoả mãn nhu cầu của thị
trường với chi phí thấp nhất.
Quan niệm của nhà sản xuất: Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản
phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước.
Quan niệm của người bán hàng: Chất lượng là hàng bán hết, có khách hàng
thường xuyên.
Quan niệm của người tiêu dùng: Chất lượng là sự phù hợp với mong muốn của họ.
Chất lượng sản phẩm/dịch vụ phải thể hiện các khía cạnh sau:
(a) Thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó;
(b) Thể hiện cùng với chi phí;
(c) Gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể.
Tóm lại: Trong quản lý chất lượng hiện đại việc tiến hành định nghĩa chất lượng
tất yếu phải xuất phát từ góc độ người tiêu dùng. Về phương diện này nhà quản lý chất
lượng nổi tiếng D.Garvin đã định nghĩa chất lượng như sau: “ Chất lượng là tính thích
hợp sử dụng”.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
7
Chuyên gia quản lý chất lượng người Mỹ , giáo sư David Garvin đã cụ thể hoá
khái niệm tính thích hợp sử dụng thành 8 yếu tố sau:
Tính năng: Chức năng chủ yếu của sản phẩm đạt được mức độ và đẳng cấp kỹ
thuật.
Tính năng kèm theo: Để khách hàng thấy thuận tiện và thoải mái với chức năng
sản phẩm được tăng cường.
Sự đáng tin cậy: Tính chuẩn xác và xác suất của chức năng quy định hoàn thành
sản phẩm.
Tính thống nhất: Mức độ sản phẩm phù hợp với cuốn sách hướng dẫn sử dụng của
sản phẩm.
Độ bền: Sản phẩm có đạt được xác suất về độ bền sử dụng quy định hay không.
Tính bảo vệ: Sản phẩm có dễ sửa chữa và bảo vệ hay không.
Tính mỹ thuật: Hình dáng bên ngoài của sản phẩm có sức hấp dẫn và tính nghệ
thuật hay không.
Tính cảm giác: Sản phẩm có mang lại cho người sử dụng mối liên tưởng tốt đẹp
thậm chí là tuyệt vời hay không.
Từ 8 phương diện trên có thể xác định rõ yêu cầu đối với sản phẩm của khách
hàng đồng thời chuyển hoá yêu cầu này thành các tiêu chuẩn của sản phẩm.
1.2.2. Sự hình thành chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm của một sản phẩm bất kỳ nào đó cũng được hình thành qua
nhiều quá trình và theo một trật tự nhất định. Rất nhiều chu trình hình thành nên chất
lượng sản phẩm được nêu ra song đều thống nhất là quá trình hình thành chất lượng
sản phẩm xuất phát từ thị trường trở về với thị trường trong một chu trình khép kín.
Hình 1.2.2: Chu trình hình thành chất lượng sản phẩm.
Trong đó:
(1). Nghiên cứu thị trường: Nhu cầu số lượng, yêu cầu về chất lượng.
(2). Thiết kế sản phẩm: Khi xác định được nhu cầu sẽ tiến hành thiết kế xây dựng
các quy định, quy trình kỹ thuật.
(3). Triển khai: Dây truyền công nghệ, đầu tư, sản xuất thử, dự toán chi phí…
(4). Sản xuất: Chế tạo sản phẩm.
1
1 2
1
1
9
8 7
6
5
4
3 Trước sản
xuất
Sản
xuất
Tiêu
dùng
Co
lle
cte
d b
y H
ai
8
(5) (6) (7). Kiểm tra: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, tìm biện pháp đảm bảo chất
lượng quy định, chuẩn bị xuất xưởng.
(8). Tổ chức: Dự trữ, bảo quản, vận chuyển…
(9) (10). Bán hàng, hướng dẫn sử dụng, bảo hành …
(11) (12). Theo dõi, lấy ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm và lặp lại.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
1.2.3.1. Nhóm yếu tố bên ngoài (vĩ mô).
* Tình hình phát triển kinh tế thế giới:
Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI chất lượng đã trở thành ngôn
ngữ phổ biến chung trên toàn cầu, những đặc điểm của giai đoạn ngày nay đã đặt các
doanh nghiệp phải quan tâm tới vấn đề chất lượng là:
Xu hướng toàn cầu hoá với sự tham gia hội nhập của doanh nghiệp vào nền kinh
tế thế giới của mọi quốc gia: Đẩy mạnh tự do thương mại quốc tế.
Sự thay đổi nhanh chóng của những tiến bộ xã hội với vai trò của khách hàng
ngày càng cao.
Cạnh tranh tăng lên gay gắt cùng với sự bão hoà của thị trường.
Vai trò của các lợi thế về năng suất chất lượng đang trở thành hàng đầu.
* Tình hình thị trường:
Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hướng cho sự
phát triển chất lượng sản phẩm.
Xu hướng phát triển và hoàn thiện chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào
đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu trên thị trường (nhu cầu càng phong phú,
đa dạng và thay đổi nhanh càng cần hoàn thiện chất lượng để thích ứng kịp thời đòi
hỏi ngày càng cao của khách hàng).
* Trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ:
Tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm.
Tiến bộ khoa học - công nghệ tạo phương tiện điều tra, nghiên cứu khoa học chính
xác hơn, xác định đúng đắn nhu cầu và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm sản phẩm
chính xác hơn nhờ trang bị những phương tiện đo lường, dự báo, thí nghiệm, thiết kế
tốt hơn, hiện đại hơn.
Nhờ tiến bộ khoa học - công nghệ làm xuất hiện các nguồn nguyên liệu mới tốt
hơn, rẻ hơn nguồn nguyên liệu sẵn có.
Khoa học quản lý phát triển hình thành những phương pháp quản lý tiên tiến hiện
đại góp phần nắm bắt nhanh hơn, chính xác hơn nhu cầu khách hàng và giảm chi phí
sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng mức thoả mãn khách hàng.
* Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia:
Co
lle
cte
d b
y H
ai
9
Môi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý kinh tế có tác động
trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh
nghiệp.
Một cơ chế phù hợp sẽ kích thích các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, cải tiến,
nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
* Các yêu cầu về văn hoá, xã hội:
Những yêu cầu về văn hoá, đạo đức, xã hội và tập tục truyền thống, thói quen tiêu
dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới các thuộc tính chất lượng của sản phẩm, đồng thời có
ảnh hưởng gián tiếp thông qua các qui định bắt buộc mỗi sản phẩm phải thoả mãn
những đòi hỏi phù hợp với truyền thống, văn hoá, đạo đức, xã hội của các cộng đồng.
1.2.3.2. Nhóm yếu tố bên trong (vi mô).
Bốn yếu tố trong tổ chức được biểu thị bằng qui tắc 4M là:
Men: Con người, lực lượng lao động (yếu tố quan trọng nhất).
Methods or Measure: Phương pháp quản lý, đo lường.
Machines: Khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị.
Materials: Vật tư, nguyên nhiên liệu và hệ thống cung cấp.
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm.
1.2.4.1. Trình độ chất lượng - Tc: Là tỷ số giữa lượng nhu cầu có khả năng được thoả
mãn và chi phí để thoả mãn nhu cầu. (Chỉ tiêu này dùng để đánh giá trong khâu thiết
kế)
TC =
Lnc
Gnc
Trong đó: Lnc : Nhu cầu có khả năng được thoả mãn.
Gnc : Chi phí để thoả mãn nhu cầu.
Gnc = Gsx + Gsd
Gsx : Chi phí để sản xuất sản phẩm (hay giá mua của sản phẩm).
Gsd : Chi phí sử dụng sản phẩm.
1.2.4.2. Chất lượng toàn phần - QT: Là tỷ số giữa hiệu ích khi sử dụng sản phẩm và
chi phí để sử dụng sản phẩm đó. (Dùng để đánh giá trong khâu sử dụng)
QT =
Hs
Gnc
Trong đó: Hs: Hiệu ích khi sử dụng sản phẩm.
Gnc : Chi phí để sử dụng sản phẩm đó.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
10
1.2.4.3
. Hiệu
suất
sử dụng
sản phẩm
- η (η -> 1
: Càng tốt).
TC
1.2.4.4. Tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng.
Tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng =
Số sản phẩm đạt chất lượng
Tổng số sản phẩm được kiểm tra
Chỉ tiêu này có ưu điểm là doanh nghiệp xác định được mức chất lượng đồng đều
qua các thời kỳ (Chất lượng theo tiêu chuẩn đề ra).
1.2.4.5. Các chỉ tiêu sản phẩm sai hỏng.
* Tỷ lệ sai hỏng tính theo hiện vật:
H1 =
Số sản phẩm hỏng
X 100%
Tổng số lượng sản phẩm
* Tỷ lệ sai hỏng tính theo thước đo giá trị:
H2 =
Chi phí sản xuất cho sản phẩm hỏng
X 100%
Tổng chi phí toàn bộ sản phẩm hàng hoá
1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.
1.3.1. Khái niệm về quản lý chất lượng.
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 cho rằng: Quản lý chất lượng là một
hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu,
trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm
soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ
thống chất lượng.
Hình 1.3.1: Vòng tròn quản lý chất lượng theo ISO 9000.
Đóng gói, bảo quản
Tổ chức
sản xuất
kinh doanh
Khách hàng
Bán và lắp đặt Thử nghiệm, kiểm tra
Sản xuất thử và
dây chuyền
Cung ứng vật tư Nghiên cứu đổi mới
sản phẩm
Dịch vụ sau
bán hàng
Co
lle
cte
d b
y H
ai
11
Mục tiêu cơ bản của quản lý chất lượng: 3R (Right time, Right price, Right
quality).
Ý tưởng chiến lược của quản lý chất lượng là: Không sai lỗi (ZD - Zezo Defect).
Phương châm: Làm đúng ngay từ đầu (Do right the first time), không có tồn kho
(non stock production), hoặc phương pháp cung ứng đúng hạn, kịp thời, đúng nhu cầu.
1.3.2. Các thuật ngữ cơ bản trong khái niệm quản lý chất lượng.
Chính sách chất lượng (QP - Quality policy): Là ý đồ và định hướng chung về
chất lượng của một doanh nghiệp, do cấp lãnh đạo cao nhất chính thức đề ra và phải
được toàn thể thành viên trong tổ chức biết và không ngừng được hoàn thiện.
Mục tiêu chất lượng (QO - Quality objectives): Đó là sự thể hiện bằng văn bản các
chỉ tiêu, các quyết tâm cụ thể (định lượng và định tính) của tổ chức do ban lãnh đạo
thiết lập, nhằm thực thi các chính sách chất lượng theo từng giai đoạn.
Hoạch định chất lượng (QP - Quality planning): Các hoạt động nhằm thiết lập các
mục tiêu và yêu cầu đối với chất lượng và để thực hiện các yếu tố của hệ thống chất
lượng. Các công việc cụ thể là:
- Xác lập những mục tiêu chất lượng tổng quát và chính sách chất lượng;
- Xác định khách hàng;
- Hoạch định các đặc tính của sản phẩm thoả mãn nhu cầu;
- Hoạch định các quá trình có khả năng tạo ra đặc tính trên;
- Chuyển giao kết quả hoạch định cho bộ phận tác nghiệp.
Kiểm soát chất lượng (QC - Quality control): Các kỹ thuật và các hoạt động tác
nghiệp được sử dụng để thực hiện các yêu cầu chất lượng.
Đảm bảo chất lượng (QA - Quality Assurance): Mọi hoạt động có kế hoạch và có
hệ thống chất lượng được khẳng định để đem lại lòng tin thoả mãn các yêu cầu đối với
chất lượng. Các hoạt động đảm bảo chất lượng bao gồm:
- Tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng như yêu cầu;
- Đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế doanh nghiệp;
- So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện sai lệch;
- Điều chỉnh để đảm bảo đúng yêu cầu.
Cải tiến chất lượng (QI - Quality Improvement): Là các hoạt động được thực hiện
trong toàn tổ chức để làm tăng hiệu năng và hiệu quả của các hoạt động và quá trình
dẫn đến tăng lợi nhuận cho tổ chức và khách hàng. Hoạt động cải tiến chất lượng này
bao gồm:
- Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm;
- Thực hiện công nghệ mới;
- Thay đổi quá trình nhằm giảm khuyết tật.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
12
Hệ thống quản lý chất lượng (QMS - Quality Management System): Gồm cơ cấu
tổ chức, thủ tục, quá trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác quản lý chất
lượng.
1.3.3. Các phương pháp quản lý chất lượng.
Một số phương pháp sau đây được áp dụng trong quản lý chất lượng:
1.3.3.1. Phương pháp kiểm tra chất lượng.
Phương pháp này được hình thành từ lâu và chủ yếu là tập trung vào khâu cuối
cùng (sản phẩm sau khi sản xuất). Căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật, các tiêu chuẩn đã
được thiết kế hay các quy ước của hợp đồng mà bộ phận kiểm tra chất lượng tiến hành
kiểm tra nhằm ngăn chặn các sản phẩm hư hỏng và phân loại sản phẩm theo các mức
chất lượng. Do vậy, khi muốn nâng cao chất lượng sản phẩm người ta cho rằng chỉ cần
nâng cao các tiêu chuẩn kỹ thuật bằng cách tăng cường công tác kiểm tra. Tuy nhiên
với cách kiểm tra này không khai thác được tiềm năng sáng tạo của từng cá nhân trong
đơn vị để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hơn nữa việc kiểm tra gây nhiều tốn
kém trong khi đó loại bỏ được phế phẩm ít. Mặc dù vậy phương pháp này cũng có một
số tác dụng nhất định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính thực tế (đối tượng)
so với qui định.
1.3.3.2. Phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện.
Thuật ngữ kiểm soát chất lượng toàn diện do Feigenbaum đưa ra trong lần xuất
bản cuốn sách Total Quality Control (TQC) của ông năm 1951. Trong lần tái bản lần
thứ ba năm 1983, Ông định nghĩa TQC như sau: Kiểm soát chất lượng toàn diện là
một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hoá các nỗ lực phát triển và cải tiến chất lượng
của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động Marketing, kỹ
thuật và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, thoả mãn hoàn toàn khách
hàng.
Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong công ty vào
các quá trình có liên quan tới duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm
tối đa trong sản xuất, dịch vụ, đồng thời thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Như vậy, giữa kiểm tra và kiểm soát chất lượng có khác nhau. Kiểm tra là sự so
sánh, đối chiếu giữa chất lượng thực tế của sản phẩm với những yêu cầu kỹ thuật, từ
đó loại bỏ các phế phẩm. Kiểm soát là hoạt động bao quát hơn, toàn diện hơn. Nó bao
gồm toàn bộ các hoạt động Marketing, thiết kế, sản xuất, so sánh, đánh giá chất lượng
và dịch vụ sau bán hàng, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
1.3.3.3. Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện (TQM- Total Quality
Managenment)
Co
lle
cte
d b
y H
ai
13
Trong những năm gần đây, sự ra đời của nhiều kỹ thuật quản lý mới, góp phần
nâng cao hoạt động quản lý chất lượng, như hệ thống “vừa đúng lúc” (Just in time) đã
là cơ sở cho lý thuyết quản lý chất lượng toàn diện TQM.
Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn khách hàng ở
mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý
chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và
cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi
bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra.
Phương pháp TQM có một số đặc điểm cơ bản:
Mục tiêu: Coi chất lượng là hàng đầu, luôn hướng tới khách hàng.
Quy mô: TQM phải kết hợp với JIT nghĩa là phải mở rộng diện kiểm soát.
Cơ sở của hệ thống TQM: Bắt đầu từ con người (Trong ba khối chính của sản xuất
kinh doanh là máy móc thiết bị, phương pháp công nghệ, thông tin và nhân sự). Điều
này có nghĩa là cần có sự hợp tác của tất cả mọi người trong doanh nghiệp từ cấp lãnh
đạo đến công nhân xuyên suốt quá trình từ nghiên cứu - triển khai - thiết kế - chuẩn bị
- sản xuất - quản lý - dịch vụ sau khi bán …
Kỹ thuật thực hiện: áp dụng vòng tròn cải tiến chất lượng Deming: PDCA.
Plan (Lập kế hoạch): Xác định các phương pháp đạt mục tiêu. Trong công tác
quản lý chất lượng thường sử dụng các công cụ như sơ đồ nhân quả, biểu đồ Pareto để
tìm ra các nguyên nhân, phân tích và đề ra các biện pháp thích hợp.
Do (Thực hiện công việc): Chú ý nguyên tắc tự nguyện và tính sáng tạo của mỗi
thành viên. Thực hiện những tác động quản trị thích hợp.
Check (Kiểm tra kết quả thực hiện công việc): Mục tiêu là để phát hiện sai lệch và
điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện. Trong công tác quản lý chất lượng việc
kiểm tra được tiến hành nhờ phương pháp thống kê. Huấn luyện và đào tạo cán bộ (tin
vào lòng người và không cần phải kiểm tra thái quá).
Act (Điều chỉnh): Khắc phục những sai lệch trên cơ sở phòng ngừa (phân tích,
phát hiện, loại bỏ nguyên nhân và có biện pháp chống tái diễn).
Vòng tròn Deming là công cụ quản lý chất lượng giúp cho các doanh nghiệp
không ngừng cải tiến, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả. Mỗi chức năng của vòng tròn
Deming PDCA có mục tiêu riêng song chúng có tác động qua lại với nhau và vận động
theo hướng nhận thức là phải quan tâm đến chất lượng là trước hết. Quá trình thực
hiện vòng tròn PDCA người ta đưa ra vòng tròn PDCA cải tiến.
Hình 1.3.3.3: Vòng tròn Deming nhằm cải tiến chất lượng.
Vòng tròn Deming cải tiến
A
C D
P
Vòng tròn Deming
D
C
P A
P
D
C
A
Co
lle
cte
d b
y H
ai
14
1.4. CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.
Trong quản lý chất lượng người ta thường dùng kỹ thuật SQC (Statistical Quality
Control - Kiểm soát chất lượng bằng thống kê) tức là áp dụng các phương pháp thống
kê để thu thập, trình bày, phân tích các dữ liệu một cách đúng đắn, chính xác và kịp
thời nhằm theo dõi, kiểm soát, cải tiến quá trình hoạt động của một quá trình, một tổ
chức bằng cách giảm tính biến động của nó.
1.4.1. Phiếu kiểm tra chất lượng.
Mục đích của phiếu kiểm tra chất lượng là thu thập, ghi chép các dữ liệu chất
lượng theo những cách thức nhất định để đánh giá tình hình chất lượng và đưa ra
những quyết định xử lý hợp lý.
Căn cứ vào mục đích mục tiêu sử dụng, phiếu kiểm tra được chia thành hai loại
chủ yếu là phiếu kiểm tra để ghi chép, phiếu kiểm tra để kiểm tra.
* Phiếu kiểm tra để ghi chép lại gồm có:
Phiếu kiểm tra để nhận biết, đánh giá sự phân bổ của các giá trị đặc tính.
Phiếu kiểm tra để nhận biết đánh giá sai sót theo chủng loại.
Phiếu kiểm tra để nhận biết, xem xét chỗ xảy ra sai sót.
* Phiếu kiểm tra để kiểm tra gồm:
Để kiểm tra đặc tính.
Để kiểm tra độ an toàn.
Để kiểm tra sự tiến bộ.
1.4.2. Biểu đồ Pareto.
Khái niệm: Biểu đồ Pareto là đồ thị hình cột phản ánh các dữ liệu chất lượng thu
thập được, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, chỉ rõ các vấn đề cần được ưu tiên giải
quyết trước.
Tác dụng: Nhìn vào biểu đồ người ta thấy rõ kiểu sai sót phổ biến nhất, thứ tự ưu
tiên khắc phục vấn đề cũng như kết quả của hoạt động cải tiến chất lượng. Nhờ đó kích
thích, động viên được tinh thần trách nhiệm của người lao động trong hoạt động cải
tiến đó.
Cách thực hiện:
- Xác định các loại sai sót và thu thập dữ liệu.
- Sắp xếp dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Tính tỷ lệ % của từng dạng sai sót.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
15
- Xác định tỷ lệ % sai số tích luỹ.
- Vẽ đồ thị cột theo tỷ lệ % của các dạng sai sót vừa tính ở trên. Thứ tự vẽ dạng sai
sót có tỷ lệ lớn nhất trước và theo thứ tự nhỏ nhất.
- Vẽ đường tích luỹ theo số % tích luỹ đã tính.
- Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt các dạng đặc trưng của sai sót lên đồ thị.
Hình 1.4.2: Biểu đồ Pareto.
1.4.3. Biểu đồ nhân quả (Sơ đồ Ishikawa).
Khái niệm: Là một sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa kết quả và nguyên nhân gây
ra kết quả đó. Kết quả là những chỉ tiêu chất lượng cần theo dõi, đánh giá, còn nguyên
nhân là những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đó.
Mục đích của sơ đồ nhân quả: là tìm kiếm, xác định các nguyên nhân gây ra
những trục trặc về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình. Từ đó đề xuất những
biện pháp khắc phục nguyên nhân nhằm cải tiến và hoàn thiện chất lượng của đối
tượng quản lý.
Cách xây dựng:
- Xác định đặc tính chất lượng cụ thể cần phân tích.
- Vẽ chỉ tiêu chất lượng là mũi tên dài biểu hiện xương sống cá, đầu mũi tên ghi
chỉ tiêu chất lượng đó.
- Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đã lựa chọn; vẽ các
yếu tố này như những xương nhánh chính của cá.
- Tìm tất cả các yếu tố khác có ảnh hưởng đến nhóm yếu tố chính vừa xác định
- Trên mỗi nhánh xương của từng yếu tố chính, vẽ thêm các nhánh xương dăm của
cá thể hiện các yếu tố trong mối quan hệ họ hàng, trực tiếp gián tiếp.
- Ghi tên các yếu tố và chỉ tiêu chất lượng trên sơ đồ.
Để sơ đồ nhân quả chính xác, phát huy tác dụng tốt, cần có sự hợp tác phối hợp
chặt chẽ với những người trực tiếp tạo ra chỉ tiêu chất lượng đó. Đến tận nơi xảy ra sự
việc để nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân và khuyến khích mọi thành viên tham gia
vào việc phát hiện, tìm kiếm nguyên nhân và lắng nghe ý kiến của họ.
Hình 1.4.3: Biểu đồ xương cá.
Tỷ lệ
% các
dạng
Khuyết
tật
Các dạng khuyết tật
Chỉ tiêu
Người Thiết bị
Trình độ
Tuổi
Khuôn
Động cơ
Co
lle
cte
d b
y H
ai
16
1.4.4. Biểu đồ kiểm soát.
Biểu đồ kiểm soát biểu thị dưới dạng đồ thị sự thay đổi của chỉ tiêu chất lượng để
đánh giá quá trình sản xuất có ở trạng thái kiểm soát hay chấp nhận được không.
Trong biểu đồ kiểm soát có các đường giới hạn kiểm soát và có ghi các giá trị thống kê
đặc trưng thu thập từ các nhóm mẫu được chọn ra liên tiếp trong quá trình sản xuất.
Những đặc điểm cơ bản của biểu đồ kiểm soát:
- Có sự kết hợp giữa đồ thị và các đường kiểm soát. Các đường kiểm soát là
những đường giới hạn trên và giới hạn dưới thể hiện khoảng sai lệch cao và thấp nhất
mà các giá trị chất lượng còn nằm trong sự kiểm soát.
- Đường tâm thể hiện giá trị bình quân của các dữ liệu thu thập được.
- Đồ thị là đường thể hiện các điểm phản ánh các số liệu bình quân trong từng
nhóm mẫu hoặc độ phân tán, hoặc giá trị của từng chỉ tiêu chất lượng cho biết tình
hình biến động của quá trình.
Thông tin về hiện trạng của quá trình sản xuất nhận được nhờ quan trắc một mẫu
từ quá trình. Các giá trị đặc trưng của mẫu như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, số
khuyết tật … được ghi lên đồ thị. Vị trí của các điểm này sẽ cho biết khả năng và trạng
thái của quá trình.
Khả năng của quá trình phản ánh mối quan hệ giữa độ lệch tất nhiên của quá trình
và các thông số thiết kế. Mối quan hệ này thường được biểu hiện bằng chỉ số khả năng
quá trình được ký hiệu là Cp. Chỉ số khả năng quá trình chính là tỷ số phản ánh độ
rộng của các thông số thực tế so với thông số tất yếu của quá trình.
Cp =
UTL - LTL
6σ
UTL: Giá trị đo thực tế lớn nhất (được tính tuỳ theo là loại biểu đồ gì).
LTL: Giá trị đo thực tế nhỏ nhất (được tính tuỳ theo là loại biểu đồ gì).
σ là độ lệch chuẩn của quá trình
n
xxi
n
i
∑
=
−
= 1
2
_
)(
σ
Co
lle
cte
d b
y H
ai
17
Cp > 1,33 : Quá trình có khả năng kiểm soát
1 ≤ Cp ≤ 1,33 : Quá trình có khả năng kiểm soát chặt chẽ
Cp < 1,0 : Quá trình không có khả năng kiểm soát
Hình 1.4.4: Biểu đồ kiểm soát.
Mục đích chung nhất của biểu đồ kiểm soát là phát hiện những biến động của quá
trình để đảm bảo chắc chắn rằng quá trình được kiểm soát, được chấp nhận hay không
kiểm soát được, từ đó tìm ra nguyên nhân loại bỏ.
Tác dụng của biểu đồ kiểm soát là cho biết những biến động của quá trình trong
suốt thời gian hoạt động và xu thế biến đổi của nó, qua đó có thể xác định được những
nguyên nhân gây ra sự bất thường để có những biện pháp xử lý nhằm khôi phục quá
trình về trạng thái chấp nhận được hoặc giữ quá trình ở trạng thái mới tốt hơn.
1.4.5. Sơ đồ lưu trình.
Sơ đồ lưu trình là hình thức thể hiện toàn bộ các hoạt động cần thực hiện của một
quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông qua những sơ đồ khối và
các ký hiệu nhất định.
Nó được sử dụng để nhận biết, phân tích quá trình hoạt động, nhờ đó phát hiện các
hạn chế, các hoạt động thừa lãng phí và các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng
trong doanh nghiệp.
Sơ đồ lưu trình là một công cụ đơn giản nhưng rất tiện lợi, giúp những người thực
hiện hiểu rõ quá trình, biết được vị trí của mình trong quá trình và xác định được
những hoạt động cụ thể cần sửa đổi. Có thể biểu diễn sơ đồ tóm lược như sau:
Hình 1.4.5: Sơ đồ lưu trình tổng quát.
UTL
Đường
TB
LTL
Bắt
Các hoạt
Quyết định Kết thúc
Co
lle
cte
d b
y H
ai
18
1.5. SỰ CẦN THIẾT CỦA MỘT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG
DOANH NGHIỆP.
Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân, giữ vai trò tối cần thiết cho sự
nghiệp phát triển của đất nước vì vậy việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đồng
bộ tại các doanh nghiệp nói chung và ở Xí nghiệp Cơ điện-Vật tư nói riêng là cần thiết
để đạt được:
Hệ thống quản lý kinh tế thống nhất: Quản lý chất lượng là quản lý mặt chất của
hệ thống trong mối liên quan đến mọi bộ phận, mọi người và mọi công việc trong suốt
quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Để đạt được mức chất lượng cao nhưng ít tốn
kém nhất, cần phải quản lý và kiểm soát mọi yếu tố của qui trình, đó là mục tiêu lớn
nhất của công tác quản lý chất lượng trong doanh nghiệp ở mọi quy mô.
Thắng lợi trong cạnh tranh: Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ
trong doanh nghiệp sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng cao và đây chính là chiến
lược, vũ khí cạnh tranh cơ bản của doanh nghiệp.
Sự cân bằng giữa chất lượng và môi trường: Do kinh tế tăng trưởng nhanh, con
người đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, làm ô nhiễm môi trường, các nhà sản xuất
cần phải có một hệ thống quản lý tốt từ khâu thiết kế, thẩm định, lập kế hoạch đến sản
xuất, tiêu dùng và việc xử lý các sản phẩm sau khi tiêu dùng.
Tiết kiệm trong sản xuất, chống lãng phí trong tiêu dùng: Tiết kiệm là tìm giải
pháp tối ưu cho việc sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, loại bỏ chất thải, sản xuất ra
những mặt hàng chất lượng cao, có hàm lượng chất xám cao hơn. Do đó, doanh nghiệp
phải áp dụng những phương pháp tổ chức, quản lý hệ thống có hiệu quả để tận dụng
tối đa các nguồn lực. Nhà nước và doanh nghiệp phải có nhận thức đúng đắn về giáo
dục, đào tạo và huấn luyện con người.
Hiện nay xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế buộc các doanh nghiệp phải
đương đầu với sự cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn phải cạnh tranh khốc liệt
với thị trường quốc tế. Với xu hướng chuyển từ cạnh tranh giá thành sang cạnh tranh
chất lượng sản phẩm. Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị
trường thì phải thắng lợi trong cạnh tranh mà điều này chỉ có được khi chất lượng sản
phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Chỉ có không ngừng đảm bảo và
nâng cao chất lượng sản phẩm thì sản phẩm của doanh nghiệp mới được khách hàng
tin dùng, uy tín của doanh nghiệp mới được nâng lên.
Đối với Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư công tác quản lý chất lượng và cải tiến nâng
cao chất lượng sản phẩm vẫn đang là vấn đề khó khăn ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh nên Xí nghiệp cần phải đầu tư và có giải pháp hữu hiệu để đảm
Co
lle
cte
d b
y H
ai
19
bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Có như vậy mới đáp ứng được đòi hỏi của thị
trường và mục tiêu phục vụ cho ngành điện.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
20
PHẦN 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP
CƠ ĐIỆN – VẬT TƯ
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP CƠ ĐIỆN - VẬT TƯ.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư.
Tên doanh nghiệp: Xí Nghiệp Cơ điện – Vật tư trực thuộc Công ty điện lực 1.
Địa chỉ: 508 – Hà Huy Tập – Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội.
Căn cứ Nghị định số 14/CP ngày 27 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ về việc
thành lập và ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Điện lực Việt
Nam;
Theo để nghị của ông Giám đốc Công ty Điện lực 1 tại công văn số
8414/EVN/ĐL1-3 ngày 7/12/1999;
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng quản trị Tổng công ty, phiên họp thứ 36-99 ngày
3 tháng 12 năm 1999;
Theo đề nghị của ông Tổng giám đốc Tổng công ty điện lực Việt Nam thì Hội
đồng quản trị Tổng Công ty điện lực Việt Nam quyết định:
Thành lập Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư trực thuộc Công ty điện lực 1 trên cơ sở hợp
nhất Nhà máy sửa chữa cơ điện Yên Phụ và Xí nghiệp cung ứng vật tư thuộc công ty
điện lực 1. Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong công ty
Điện lực 1, có tư cách phát nhân, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản
riêng tại Ngân hàng, Kho bạc nhà nước để hoạt động theo sự phân cấp và uỷ quyền
của Công ty điện lực .
Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư trực thuộc Công ty điện lực 1 là một đơn vị nằm trong
Tổng công ty điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân .
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư.
Theo nội qui Tổ chức và hoạt động của Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư ban hành kèm
theo Quyết định số : 981 EVN/CTĐL1-P3 ngày 16 tháng 3 năm 2000 của Công ty điện
lực 1 qui định như sau :
Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên địa bàn lãnh thổ
toàn quốc trên các lĩnh vực sau:
- Tổ chức việc sửa chữa tại xưởng và lưu thông các máy biến áp lực (Bao gồm sửa
chữa lớn, sửa chữa sự cố, sửa chữa định kỳ, sửa chữa cải tạo) của toàn công ty và các
khách hàng trong hệ thống điện; đảm bảo chất lượng, tiến độ, giá thành và phương
thức sửa chữa vận hành lưới điện.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
21
- Sản xuất, chế tạo máy biến áp lực, các cấu kiện, vật liệu và các thiết bị đo đếm
cho lưới điện phân phối.
- Sửa chữa, lắp đặt thiết bị cơ, điện và thiết bị động lực của Công ty và khách
hàng.
- Tiếp nhận, bảo quản và cung ứng vật tư thiết bị tập trung của Công ty. Kinh
doanh vật tư, thiết bị điện cho nhu cầu thị trường.
- Xây lắp, sửa chữa đường dây và trạm biến áp từ 110 kV trở xuống.
2.1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá chủ yếu.
Hiện nay Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư có 2 phân xưởng sản xuất riêng biệt đó là:
- Phân xưởng sản xuất cáp điện (X4): Nhiệm vụ chủ yếu của X4 là cung ứng cho
ngành điện dây cáp trần và bọc các loại A, AC, CU.
- Phân xưởng cơ khí (X3): Nhiệm vụ chính là sản xuất vỏ côngtơ bằng nguyên liệu sắt và Compozitte.
* Phân xưởng sản xuất cáp điện:
Tại phân xưởng sản xuất cáp điện (X4) Xí nghiệp bố trí sản xuất theo dây chuyền
đây là một hình thức đặc biệt của tổ chức hệ thống sản xuất chuyên môn hoá sản
phẩm. Tại đây máy móc thiết bị được sắp xếp theo đúng thứ tự của qui trình công nghệ
gia công sản phẩm tạo ra một hình ảnh “ một đường dây sản xuất “ khép kín từ nguyên
công đầu tiên tới nguyên công cuối cùng.
Qui trình công nghệ của phân xưởng X4 bao gồm 2 công đoạn như sau:
Phần dây trần: Với qui trình công nghệ gồm 5 nguyên công.
Sơ đồ 2.1.3.a: Qui trình công nghệ phần dây trần.
Phần bọc dây: Với qui trình công nghệ gồm 6 nguyên công.
Sau khi số cáp trần được cuốn vào lô thì được chuyển tới bộ phận bọc dây và giai
đoạn bọc cáp được thực hiện với qui trình công nghệ như sau:
Sơ đồ 2.1.3.b: Qui trình công nghệ bọc dây.
Nguyên vật liệu Máy vào guồng cáp Máy guồng bện xoắn
Máy thu cáp vào lô Hệ thống Puli giảm lực Cối bện xoắn
Máy bọc giấy cách
điện
Hệ thống puli căn dây HT đầu bọc cáp +
máy đùn nhựa + Cối
bép
Máy thu cáp, sản
phẩm hoàn chỉnh
Băng tải HT tản nhiệt + Hệ
thống in
Co
lle
cte
d b
y H
ai
22
Dây chuyền sản xuất của phân xưởng X4 được nghiên cứu và sắp xếp theo thiết kế
của nhà máy Cơ Khí Hà Nội.
* Phân xưởng Cơ khí:
Nhiệm vụ chính là sản xuất hộp công tơ bằng sắt và Compozitte.
Qui trình sản xuất một hộp công tơ điện bao gồm các bước công việc như sau:
Sơ đồ 2.1.3.c: Qui trình sản xuất hộp côngtơ điện.
2.1.4. Kết cấu sản xuất của Xí nghiệp.
Sơ đồ kết cầu sản xuất của Xí nghiệp bao gồm các phân xưởng sản xuất chính:
Phân xưởng X4 – Phân xưởng sản xuất cáp điện, dây dẫn điện trần và bọc các
loại
Phân xưởng X3 – Phân xưởng Cơ khí.
Phân xưởng X2 – Phân xưởng sửa chữa thiết bị điện.
* Phân xưởng X4:
Chức năng và nhiệm vụ:
- Sản xuất dây dẫn điện trần và bọc loại A, AC, CU, cáp Muyle các loại.
- Sản xuất dây cáp điện hạ thế 2 – một từ 2x4.5 đến 2x35 mm2
Năng lực sản xuất:
- Sản xuất dây dẫn trần 25 tấn/tháng.
- Sản xuất dây dẫn bọc 30 tấn/tháng.
* Phân xưởng Cơ khí X3:
Chức năng nhiệm vụ:
- Sản xuất, gia công cơ khí các phụ kiện đường dây và trạm điện đến 110KV.
- Sản xuất hộp bảo vệ côngtơ điện nguyên liệu sắt va compozitte.
Năng lực sản xuất:
- Sản xuất 1500 hộp bảo vệ công tơ bằng Compozitte/tháng.
- Sản xuất 2000 hộp bảo vệ công tơ sắt/tháng.
* Phân xưởng sửa chữa thiết bị điện:
Chức năng nhiệm vụ:
- Sửa chữa phục hồi các loại MBA, tiến tới chế tạo các MBA để phân phối.
- Thay thế các MBA bị sự cố, các tủ bảng điện sự cố tại các đơn vị thuộc công ty.
- Sửa chữa phục hồi các thiết bị điện, tiến tới sản xuất các thiết bị điện như: Thiết
bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, tủ bảng điện đồng bộ…
Chuẩn bị
NVL Cắt mành
Bồi dán &
làm khô
Chuẩn bị
khuôn
Pha các hoá
chất
Ra khuôn Đánh bóng Đóng gói Khuy bản lề + khoá Cắt via
Co
lle
cte
d b
y H
ai
23
Năng lực sản xuất:
- Sản xuất tủ bảng điện đồng bộ đạt 12 chiếc/năm.
- Sửa chữa phục hồi các MBA phân phối từ 160 – 200 máy/năm.
Trong sơ đồ kết cấu của Xí nghiệp gồm các bộ phận phục vụ có tính chất sản xuất sau:
* Kho Yên Viên:
Chức năng nhiệm vụ:
- Quản lý, bảo quản cấp phát vật tư hàng hoá của ngành và của Xí nghiệp.
- Vệ sinh công nghiệp khu vực.
Cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Văn phòng : Diện tích 48 m2.
- Kho: Kho kín (3300 m2).
Kho hở (700 m2).
- Bãi: Bãi bê tông (2000 m2).
Bãi đất trống (15000 m2).
- Máy móc thiết bị : Trang bị một xe nâng 3 tấn của Nam Triều Tiên.
Năng lực sản xuất:
- Xếp, bốc dỡ, bảo quản, cấp phát đạt 20000 tấn hàng luân chuyển trong 1 năm.
* Phân xưởng sửa chữa động lực và vận tải:
Chức năng nhiệm vụ:
- Vận chuyển thiết bị, vật tư hàng hoá theo nhiệm vụ của Xí nghiệp giao.
- Sửa chữa cơ điện và xe máy của Xí nghiệp.
Cơ sở vật chất:
- Văn phòng: Diện tích 40 m2 tại Yên Viên.
- Nhà xưởng : Diện tích 30 m2.
- Phương tiện bốc xếp: 3 xe cẩu cứng với tổng sức nâng 38 tấn, 1 xe nâng hàng
3T.
- Phương tiện vận chuyển: Gồm 14 đầu xe vận tải tổng tải trọng là 110 tấn.
Năng lực sản xuất:
- Khả năng vận chuyển: 180000 tấn/quí.
- Khả năng bốc xếp: 540h/quí.
Sơ đồ 2.1.4: Kết cấu sản xuất của Xí nghiệp.
Kết cấu sản xuất của XN
Kho Yên Viên
Các phân xưởng
sản xuất chính
Các phân
xưởng phụ trợ
Phân xưởng X2
Phân xưởng X3
Phân xưởng X4
Phân xưởng sửa
chữa động lực
Đội vận tải
Co
lle
cte
d b
y H
ai
24
2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Xí nghiệp.
2.1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp hiện nay được tổ chức theo kiểu Trực tuyến – Chức
năng một kiểu cơ cấu được áp dụng phổ biến cho các doanh nghiệp ở Việt Nam :
Sơ đồ 2.1.5.1:Cơ cấu tổ chức.
Trong đó:
X2 – Phân xưởng sửa chữa thiết bị điện.
X3 – Phân xưởng cơ khí.
X4 – Phân xưởng cáp.
K1 – Kho điện Yên Viên.
2.1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý.
* Phòng Tổ chức quản trị:
Phòng Tổ chức quản trị là phòng chức năng của Xí nghiệp, chịu trách nhiệm tham
mưu giúp Giám đốc quản lý công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ công nhân viên,
quản lý công tác bồi huấn đào tạo, quản lý công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, công
tác lao động tiền lương và BHXH, công tác hành chính quản trị, thanh tra bảo vệ, văn
thư lưu trữ đánh máy và công tác y tế nhằm đáp ứng các yêu cầu của Xí nghiệp, Công
ty.
* Phòng Kỹ thuật:
- Quản lý kỹ thuật sản xuất, đổi mới công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
X4 X2 Đội XL
Giám đốc XN
P.Kinh doanh P.Kỹ thuật P. Tổ chức P.TC - KT P. KH - ĐT
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP
X3 K1
Co
lle
cte
d b
y H
ai
25
- Quản lý kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động, qui trình qui phạm, tiêu chuẩn định
mức.
- Hướng dẫn giám sát kiểm tra đảm bảo chất lượng sản phẩm, chất lượng thí
nghiệm, đo kiểm, nghiệm thu.
- Lập phương án trung hạn và dài hạn nhằm nâng cao năng lực sản xuất tận dụng
máy móc thiết bị, vật tư, con người đưa vào khai thác có hiệu quả nhất.
- Quản lý đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật.
- Lập phương án bố trí lại sản xuất để hợp lý hoá các dây truyền, cải tiến phương
thức quản lý kỹ thuật, quản lý năng lực sản xuất.
- Quản lý công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật và chế tạo sản phẩm mới.
- Quản lý chất lượng sản phẩm của các đơn vị sản xuất, nắm vững chất lượng hàng
cùng loại trên thị trường đề ra tiêu chuẩn phù hợp trong Xí nghiệp đảm bảo tính tiên
tiến, cạnh tranh khả thi.
- Thay mặt Giám đốc hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị sản xuất thực hiện các mặt
hoạt động kỹ thuật, qui trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý thiết bị, an toàn lao
động, chất lượng sản phẩm, vệ sinh môi trường.
- Kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng, bàn giao chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về số liệu kiểm tra.
- Phối kết hợp với các đơn vị để điều tra tai nạn lao động theo đúng qui định.
* Phòng Kế hoạch - Đầu tư:
- Phòng Kế hoạch - Đầu tư là phòng chức năng giúp Giám đốc quản lý công tác kế
hoạch đầu tư, điều độ sản xuất trong Xí nghiệp.
- Lập kế hoạch đầu tư dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
- Tham gia giúp Giám đốc để ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Chỉ đạo có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh xây dựng cơ bản trong
Xí nghiệp.
* Phòng Tài chính – Kế toán:
Phòng TC – KT là phòng chức năng của Xí nghiệp, chịu trách nhiệm giúp Giám
đốc quản lý công tác tài chính và tổ chức công tác hạch toán kế toán của toàn XN.
* Phòng Kinh doanh:
- Tham mưu cho Giám đốc các lĩnh vực : Kinh doanh vật tư thiết bị điện phục vụ
cho các đơn vị trong và ngoài ngành.
- Lập kế hoạch kinh doanh , cung ứng vật tư, quý, năm.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
26
- Tiêu thụ các sản phẩm do Xí nghiệp sản xuất.
- Khai thác nguồn nguyên vật tư và sản xuất thiết bị cho các đơn vị trong Xí
nghiệp.
- Khai thác vật tư phế liệu tồn đọng trong và ngoài ngành để phục vụ sản xuất.
- Thực hiện tiếp nhận bảo quản và cấp phát vật tư thiết bị thuộc công ty quản lý
cho các đơn vị trong ngành.
- Tổ chức việc thực hiện đấu thầu mua bán vật tư thiết bị,vật tư tồn đọng của XN.
- Nắm bắt thông tin thị trường, thực hiện việc tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, chào
hàng, quảng cáo …
2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP.
2.2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Năm 2003 là năm thứ tư Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư được thành lập theo quyết
định số: 31 EVN/ĐL1/HĐQT - TCCB ngày 27/1/2000 của Tổng công ty Điện lực Việt
Nam, nên Xí nghiệp còn gặp nhiều khó khăn đó là:
Đang trong quá trình xây dựng cơ sở, việc chưa có nhiều ảnh hưởng tới thu nhập
của cán bộ công nhân viên.
Sang đầu quý 2/2003 Xí nghiệp phải di chuyển địa điểm từ 11 Cửa Bắc sang Yên
Viên vừa sản xuất kinh doanh vừa xây dựng cơ sở nên ảnh hưởng nhiều đến việc thực
hiện sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.Tuy nhiên, so với năm 2002 thì các chỉ tiêu về
doanh thu, thu nhập bình quân, nộp ngân sách năm 2003 của Xí nghiệp tăng.
Bảng 2.2.1: Tổng doanh thu trong hai năm 2002, 2003.
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003
So sánh 2003 với 2002
Mức Tỷ lệ(%)
Tổng doanh thu thực hiện 23,06 24,75 1,69 107
Tổng doanh thu kế hoạch 33,5 25,5 - 8 76
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002, 2003
Từ bảng số liệu ta thấy tổng doanh thu thực hiện của Xí nghiệp năm 2003 tăng so
với năm 2002 là 7%( tăng 1,69 tỷ VND). Tuy nhiên năm 2003 Xí nghiệp chưa hoàn
thành kế hoạch đề ra tổng doanh thu thực hiện đạt 24,75 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra
ở năm 2003 là 25,5 tỷ đồng (Tổng doanh thu TH chỉ đạt 97% kế hoạch của năm 2003).
2.2.2. Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing.
Bảng 2.2.2.a: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp năm 2003.
Đơn vị: Tỷ đồng.
TT Chỉ tiêu Kế
hoạch
Thực
hiện
So sánh
Mức Tỷ lệ %
1 Phần cung ứng hàng ngành 14 23,11 9,11 165
Co
lle
cte
d b
y H
ai
27
Hàng nhập thực hiện được 6 10,6 4,6 176
Hàng xuất thực hiện được 8 12,51 4,51 156
2 Phần sản xuất kinh doanh 25,5 24,75 0,75 97
Kinh doanh vật tư và bán sản phẩm sản xuất:
+ Kinh doanh vật tư
+ Hộp côngtơ các loại
+ Cáp các loại
10
2,8
4,2
3,0
13,79
8,26
3,99
1,54
3,79
5,46
- 0,21
- 1,46
138
295
95
51,3
Sửa chữa máy biến áp các loại 5 3,92 - 1,08 78,4
Xây lắp công trình điện 10 6,92 - 3,08 69,2
Đại tu dịch vụ khác 0,5 0,12 - 0,38 24
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2003
Với số liệu trên ta thấy Xí nghiệp hoàn thành tốt việc cung ứng hàng ngành, đã
vượt mức kế hoạch là 65%. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp là tốt vượt 38%
so với kế hoạch đó là do có sự chú trọng vào công tác tiêu thụ sản phẩm làm ra. Tuy
nhiên việc sửa chữa, xây lắp lại không được chú trọng nên không đạt kế hoạch đề ra.
* Chính sách sản phẩm:
Xí nghiệp thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm phục vụ mọi đối tượng
khách hàng có nhu cầu về ngành điện. Xí nghiệp xác định sản phẩm truyền thống của
mình và ưu tiên phát triển là mặt hàng hộp côngtơ, cáp các loại. Về chất lượng sản
phẩm Xí nghiệp thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam đối với mặt hàng cáp
các loại còn đối với hộp công tơ mới chỉ có tiêu chuẩn Xí nghiệp.
Bảng 2.2.2.b: Chỉ tiêu chất lượng hộp côngtơ H2, H4 và một số loại cáp.
TT
Tên và qui cách
sản phẩm
Mầu
sắc
Trọng lượng
(Kg)
Độ dầy (mm)
Thành Mái Cánh Lưng
1 Hộp H2 CT1F Ghi 7,0 4,0 4,0 4,0 20
2 Hộp H4 CT1F Ghi 10 4,0 4,0 4,0 20
Nguồn: Phòng Kỹ thuật
TT
Tên và qui cách
sản phẩm
ĐVT
Trọng
lượng
Đường kính
d D φ1 φ2 φ3 Dung sai
1 Cáp AS - 70 Kg 629 3,8 3,7
2 Cáp VC - 2X4 Kg 690 2,25 9,6 9,4
Nguồn: Phòng Kỹ thuật
d - Đường kính sợi đơn φ2 - Đường kính cáp VA, VC
D - Đường kính dây bện φ3 - Đường kính cáp VC2A
φ1- Đường kính dây bọc đơn A, C
Co
lle
cte
d b
y H
ai
28
Chất lượng sản phẩm là vấn đề được Xí nghiệp rất chú trọng trong thời gian sắp
tới với xu thế cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy để tồn tại và mở rộng
thị trường thì công tác quản lý chất lượng phải được đặt lên hàng đầu.
Công tác Marketing của Xí nghiệp trong những năm quá đã có nhiều cố gắng tìm
kiếm việc làm tuy nhiên việc mở rộng thị trường ra ngoài ngành là không tốt bởi chất
lượng của sản phẩm không cao, chi phí sản xuất lớn, giá bán cao không cạnh tranh
được với các sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường của các công ty liên doanh.
2.2.3. Phân tích tình hình lao động và tiền lương.
2.2.3.1. Cơ cấu lao động của Xí nghiệp.
Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư có tổng số lao động là 357 người với độ tuổi và trình độ chuyên môn khác nhau.
Bảng 2.2.3.1: Tổng hợp số lượng và chất lượng lao động năm 2003.
TT Tên bộ phận
Trình độ Giới
>ĐH ĐH CĐ-TC PT Nam Nữ
1 Ban giám đốc 1 3 3 1
2 Phòng TCQT 5 10 12 18 9
3 Phòng KH 5 2 4 3
4 Phòng Kỹ thuật 4 4
5 Phòng TC-KT 4 3 7
6 Phòng Kinh doanh 2 4 1 4 3
7 Kho điện 1 3 18 3 14 10
8 Kho điện 3 1 2 3
9 Cửa hàng 5 9 3 6 11
10 PX. X2 5 20 28 39 14
11 PX. Cơ khí (X3) 6 34 51 54 37
12 Xưởng 4 5 10 15 24 6
13 PX. X5 1 2 16 17 2
14 Đội xây lắp điện 1 6 8 21 32 3
15 Đội xây lắp điện 2 3 4 22 28 1
Tổng số lao động 1 57 125 174 250 107
Tỷ trọng (%) 0,28 15,96 35 48,76 70 30
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính.
Qua bảng số liệu trên rút ra nhận xét sau:
- Về mặt trình độ chuyên môn: Lao động của Xí nghiệp chủ yếu là lao động phổ
thông chiếm tỷ trọng là 48,76%. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật chiếm 35%, trong khi đó
CBCNV có trình độ đại học và trên đại học chiếm 16,24%. Có thể thấy với kết cấu lao
động của Xí nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông lại là lực lượng lao động trực tiếp
Co
lle
cte
d b
y H
ai
29
tham gia vào quá trình sản xuất cho nên việc giáo dục, đào tạo cho họ hiểu, nhận thức
được ý nghĩa của công tác quản lý chất lượng là hết sức quan trọng.
- Về mặt giới: Lực lượng lao động là nam giới chiếm chủ yếu do yêu cầu của công
việc lực lượng này chiếm tới 70% trong khi đó lao động là nữ chỉ chiếm 30%.
2.2.3.2. Định mức lao động.
Định mức lao động là quá trình đi xác định mức lao động mà mức lao động là
lượng lao động hợp lý nhất được qui định để chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành
một công việc nhất định đúng tiêu chuẩn và chất lượng trong các điều kiện tổ chức –
kỹ thuật – tâm sinh lý – kinh tế và xã hội xác định.
Mức lao động được đo bằng lượng hao phí thời gian cần thiết như là: giây, phút,
giờ, ngày … để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hay hoàn thành một công việc.
Ví dụ: Dựa vào mức sản lượng do Công ty giao cho Xí nghiệp như mỗi năm Xí
nghiệp phải sản xuất 15.000 hộp công tơ nguyên liệu compozitte thì căn cứ vào đó Xí
nghiệp sẽ định mức sản lượng của mình tức là số lượng chi tiết, sản phẩm do một
nhóm công nhân phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian trong những điều kiện xác
định.
Bảng 2.2.3.2: Định mức sản phẩm hộp côngtơ.
TTCV Tên công việc tđm/1sp/1 ng(phút) Số CN làm
1 Cắt mành 8 2
2 Chuẩn bị khuôn 3 4
3 Pha các hoá chất 6 3
4 Bồi dán và làm khô 7 3
5 Cắt via 5 2
6 Ra khuôn 3 2
7 Bắn khung bản lề + Khuy khoá 6 2
8 Đánh bóng 5 2
9 Đóng gói 2 10
Tổng 45 30
Nguồn: Phân xưởng X3.
2.2.3.3. Các hình thức trả lương của Xí nghiệp.
Về mức lương, theo qui định của nhà nước mức lương tối thiểu là: 290.000VND.
Phụ cấp tại Xí nghiệp:
- Giám đốc, trưởng phòng là: 40%xLương cơ bản.
- Phó phòng là:30%xLương cơ bản.
- Tổ trưởng là: 10%xLương cơ bản.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
30
Hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng 2 chế độ tiền lương cụ thể theo qui định của nhà
nước như sau:
- Khu vực khối văn phòng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
- Đối với xưởng sản xuất: Xưởng cơ khí và xưởng sản xuất dây cáp thì áp dụng
hình thức trả lương theo sản phẩm.
Hình thức trả lương theo thời gian: Thực chất là trả lương theo số ngày công (giờ
công) lao động thực tế.
Ltg =
Mức tối thiểu* (Hcơ bản
+PC)
X ngày công thực tế
22
Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương theo số lượng sản
phẩm hay số công việc hoàn thành.
Số sản phẩm thực Đơn giá
Lsp = tế đạt chất lượng x lương sản
được hoàn thành phẩm
Trong đó: Đơn giá tiền lương là số tiền trả cho doanh nghiệp hay người lao động
khi thực hiện một đơn vị sản phẩm nhất định với chất lượng xác định.
Đơn giá tiền lương được xác định như sau:
Đg =
Tổng quỹ lương theo kế hoạch
Tổng doanh thu theo kế hoạch
2.2.4. Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định.
2.2.4.1. Phân tích tình hình quản lý vật tư.
Tình hình quản lý vật tư được Xí nghiệp giao cho Phòng kinh doanh lập kế hoạch
thực hiện cấp phát, bảo quản vật tư cho toàn Xí nghiệp.
Thực hiện tiếp nhận bảo quản và cấp phát vật tư thiết bị thuộc công ty quản lý cho
các đơn vị trong ngành.
Khai thác nguồn nguyên vật tư và sản xuất thiết bị cho các đơn vị trong Xí nghiệp.
Khai thác vật tư phế liệu tồn đọng trong và ngoài ngành để phục vụ sản xuất.
Tổ chức việc thực hiện đấu thầu mua bán vật tư thiết bị, vật tư tồn đọng của Xí
nghiệp.
Năm 2003 phòng kinh doanh có nhiều cố gắng để đáp ứng cho sản xuất, do đặc
thù sản xuất của Xí nghiệp là vừa chế tạo vừa sửa chữa, mặt hàng đa dạng vì vậy các
loại vật tư cũng rất đa dạng, đa chủng loại.
Phòng kinh doanh còn căn cứ vào kế hoạch sản xuất để lập kế hoạch quản lý vật
tư, hoạch toán toàn bộ mọi chi phí vật tư của Xí nghiệp.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
31
Xí nghiệp thường ít dự trữ vật tư mà nhập theo yêu cầu và chuẩn bị nguồn hàng
theo nhu cầu sản xuất.
* Định mức tiêu hao vật tư: Là một Xí nghiệp chuyên sản xuất các cấu kiện cho
ngành điện thì các nguyên vật liệu dùng cho việc sản xuất của Xí nghiệp là rất lớn.
Đây là nhân tố quan trọng nhất trong quản lý chi phí, việc quản lý vật tư cần nói đến
đó là định mức tiêu hao.
Dưới đây là bảng tổng hợp về các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và định
mức tiêu hao nguyên vật liệu của phân xưởng sản xuất dây dẫn điện(X4).
Bảng 2.2.4.1: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu tại X4 năm 2003.
TT Tên vật tư ĐVT Dùng/1 lô Định mức tiêu hao/tháng
1 Dung môi , mực in Kg 0.01 0.01x22
2 Nhựa hạt PVC Kg 280 280x22
3 Grulô 1,2 m Cái 1 1x22
4 Cối rút dây Cái 1 1x22
5 La ty Kg 11 11x22
6 Cáp đồng trần Kg 600 600x22
7 Dầu bôi trơn Kg 0.006 0.006x22
Nguồn: Phân xưởng X4.
Việc định mức tiêu hao nguyên vật liệu của Xí nghiệp thường được rút ra từ
những lần sản xuất trước. Mỗi lần sản xuất việc tiêu hao nguyên vật liệu, vật tư đều
được phòng kinh doanh ghi chép và định mức lại rồi phổ biến xuống các phân xưởng
sản xuất, tới người lao động từ đó nguyên vật liệu được tiết kiệm hơn nhưng vẫn đảm
bảo yêu cầu chất lượng của sản phẩm.
2.2.4.2. Tài sản cố định.
Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư là một đơn vị trong một công ty lớn của nhà nước nên
TSCĐ của Xí nghiệp chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản hiện có của Xí
nghiệp vì vậy việc sử dụng số TSCĐ của Xí nghiệp một cách có hiệu quả là rất khó
còn nhiều sự lãng phí.
Dưới đây là bảng tổng hợp tài sản cố định của Xí nghiệp vào thời điểm 0 giờ ngày
1 tháng 1 năm 2003.
Bảng 2.2.4.2.a:Bảng tổng hợp tài sản cố định.
Đơn vị: đồng
TT Loại tài sản Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại
A TSCĐ đang dùng 5.161.823.140 2.930.133.933 2.231.689.207
1 Nhà cửa vật kiến trúc 1.338.274.521 988.201.703 350.072.818
2 Máy móc thiết bị 1.191.089.479 390.503.663 800.535.816
3 Phương tiện vận tải 1.891.809.383 1.161.816.646 729.992.737
4 TSCĐ khác 740.649.757 389.611.921 351.037.836
Co
lle
cte
d b
y H
ai
32
B TSCĐ không dùng 2.500.084.644 1.412.278.667 1.087.805.977
1 Nhà cửa vật kiến trúc 2.269.837.032 1.286.010.910 983.826.122
2 Máy móc thiết bị 35.447.612 3.544.764 31.902.848
3 Phương tiện vận tải 194.8000.000 122.722.993 72.077.007
4 TSCĐ khác - - -
C TSCĐ chờ thanh lý 6.497.051.007 4.837.320.283 1.659.730.724
1 Nhà cửa vật kiến trúc 1.876.057.074 917.187.835 958.869.239
2 Máy móc thiết bị 1.524.816.341 1.224.522.239 300.294.102
3 Phương tiện vận tải 2.245.079.143 1.909.921.140 335.158.003
4 TSCĐ khác 851.098.449 785.689.069 65.409.380
Tổng cộng 14.158.958.791 9.179.732.883 4.979.225.908
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán.
Khấu hao tài sản cố định của Xí nghiệp được tính theo phương pháp khấu hao
theo đường thẳng.
Xí nghiệp Cơ điên – Vật tư trích khấu hao hàng năm và phân bổ theo từng quý.
Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, Xí nghiệp đều xác
định lại mức khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế
toán.
Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác
định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện của tài sản
đó.
Việc tăng giảm nguyên giá TSCĐ được thực hiện tại thời điểm tăng, giảm TSCĐ
trong tháng.
Việc nhượng bán hoặc thanh lý TSCĐ Xí nghiệp đều thành lập Hội đồng với sự có
mặt của ban lãnh đạo Xí nghiệp cùng với của Công ty điện lực 1.
* Đánh giá TSCĐ:
Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. Trong mọi trường hợp
TSCĐ phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Do vậy, việc ghi sổ sạch
phải đảm bảo phản ánh được tất cả ba chỉ tiêu về giá trị của TSCĐ là: Nguyên giá, hao
mòn và giá trị còn lại.
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn
Bảng 2.2.4.2.b:Đánh giá TSCĐ năm 2003 tại Xí nghiệp.
Đơn vị: đồng.
TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003
So sánh năm 2003 với 2002
Mức (đ) Tỷ lệ %
1 Nguyên giá TSCĐ 14.158.958.791 10.905.696.312 -3.253.262.479 77
2 Giá trị hao mòn 9.179.732.883 6.872.903.455 -2.306.829.428 75
3 Giá trị còn lại 4.979.225.908 4.032.792.857 -946.433.051 81
Nguồn: Phòng TC - KT
Co
lle
cte
d b
y H
ai
33
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tài sản cố định của Xí nghiệp ở năm 2003 giảm
3.253.262.479 đồng so với năm 2002 đó là do Xí nghiệp đã thanh lý một số phương
tiện vận tải cũ, máy móc thiết bị lạc hậu.
2.2.5. Phân tích chi phí và giá thành.
2.2.5.1. Phân tích chi phí.
Bảng 2.2.5.1: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố của Xí nghiệp 2002, 2003.
Đơn vị: đồng.
TT Các yếu tố chi phí Năm 2002 Năm 2003
So sánh 2003 với 2002
Mức (đ) Tỷ lệ %
1 Chi phí nguyên vật liệu 23.459.362.434 20.733.618.560 -2.725.743.874 88,4
2 Chi phí nhân công 3.048.244.936 5.716.713.012 2.668.468.076 187
- Tiền lương
- BHXH – BHYT – KPCĐ
- Ăn trưa công nghiệp
2.458.597.826
431.877.110
157.770.000
4.348.314.410
1.087.078.602
281.320.000
3 Chi phí khấu hao TSCĐ 559.715.348 493.827.244 -65.888.104 88,2
4 Chi phí dịch vụ mua ngoài - 824.272.276 824.272.276 -
5 Chi phí khác bằng tiền 2.891.989.079 71.578.400 -2.820.410.679 2,5
Tổng 29.959.311.797 27.840.009.492 -2.119.302.305 92.9
Nguồn: Phòng TC - KT
Với số liệu trên bảng 2.4.1 ta thấy chi phí sản xuất kinh doanh năm 2003 giảm
2.119.302.305 đồng so với năm 2002 điều đó chứng tỏ chi phí sản xuất kinh doanh đã
được tiết kiệm hơn tuy nhiên vẫn đảm bảo về sản lượng sản phẩm sản xuất do Công ty
đặt ra đồng thời lại nâng cao được thu nhập cho người lao động.
Chi phí SXKD của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư được phân theo yếu tố chi phí bao
gồm các yếu tố sau:
* Chi phí nguyên vật liệu.
* Chi phí nhân công.
- Lương.
- Bảo hiểm XH – YT – Kinh phí công đoàn.
- Ăn trưa công nghiệp.
* Chi phí khấu hao tài sản cố định.
* Chi phí dịch vụ mua ngoài.
* Chi phí khác bằng tiền.
2.2.5.2. Phân tích giá thành.
Kế hoạch giá thành sản phẩm là bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm của Xí nghiệp. Nó phản ánh một cách tổng hợp các chỉ tiêu của các
bộ phận kế hoạch khác và ngược lại. Khi giá thành đơn vị sản phẩm cao, kinh doanh
Co
lle
cte
d b
y H
ai
34
không có lãi thì bắt buộc phải tìm biện pháp hạ giá thành bằng cách giảm bớt chi phí
sản xuất ngược lại phải đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Xí nghiệp định giá thành sản phẩm của mình theo chi phí tức là Xí nghiệp cộng lãi
vào chi phí tạo ra một sản phẩm.
* Phương pháp tính giá thành một sản phẩm được tính như sau:
Giá thành 1 đơn vị sp = Chi phí trực tiếp + Chi phí quản lý phân xưởng + Chi
phí quản lý Xí nghiệp
Trong đó:
Chi phí trực tiếp = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí thiết bị + Chi phí nhân công
Chi phí quản lý phân xưởng = CP trực tiếp x 6%
Chi phí quản lý Xí nghiệp = ( CP trực tiếp + CP quản lý phân xưởng ) x 4,5%
Bảng 2.2.5.2: Tình hình thực hiện giá thành của một số sản phẩm.
Đơn vị: đồng.
TT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Giá thành
So sánh
Mức %
1 Hộp H2 CT1F Hộp 310.500 295.000 -15.500 95,0
2 Hộp H4 CT1F Hộp 375.443 353.410 - 22.033 94,1
3 Cáp Muyle 2x16 Mét 21.120 20.200 - 920 95,6
4 Cáp nhôm bọc PVC (A95) Mét 11.860 10.300 - 1.560 86,8
Nguồn: Phòng Kinh doanh.
Việc thực hiện giá thành của Xí nghiệp là tốt nhưng vẫn cao hơn giá bán của các
sản phẩm cùng loại trên thị trường và chất lượng không bằng. Điều này sẽ làm giảm
khả năng cạnh tranh của các sản phẩm khi mà trong năm 2005 Xí nghiệp cổ phần hoá
việc tiêu thụ cũng như tìm thị trường là do Xí nghiệp tự tìm kiếm.
2.2.6. Phân tích tình hình tài chính của Xí nghiệp.
Bảng 2.2.6. Kết quả tính một số chỉ tiêu tài chính của Xí nghiệp trong năm 2003
CHỈ TIÊU CÔNG THỨC KẾT QUẢ
CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN
Tỷ suất cơ cấu tài sản = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
9,86
TSCĐ và đâu tư dài hạn
Tỷ suất tài trợ TSCĐ = Nguồn vốn CSH 5,42 TSCĐ
KHẢ NĂNG THANH KHOẢN
Chỉ số hiện hành (khả năng thanh toán hiện
thời) =
Tài sản lưu động 1,81
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ số nhanh (khả năng thanh toán nhanh) =
TSLĐ - hàng tồn kho 0,15
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ số tức thời (Khả năng thanh toán tức thời) = Vốn bằng tiền 0,04
Tổng nợ ngắn hạn
KHẢ NĂNG QUẢN LÝ TÀI SẢN
oll
ec
ted
by
H
ai
35
Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu 0,22
Hàng tồn kho
Kì thu nợ bán chịu = Khoản phải thu x 360 121 ngày
Doanh thu
Vòng quay TSCĐ = Doanh thu 1,49
Tài sản cố định
Vòng quay TSLĐ =
Doanh thu 0,15
Tài sản lưu động
Vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu 0,14
Tổng tài sản
KHẢ NĂNG QUẢN LÝ VỐN VAY
Chỉ số nợ = Tổng nợ 0,02
Tổng tài sản
Qua tính toán một số chỉ tiêu tài chính ta thấy tình hình hình tài chính của công ty
là như sau:
- Các chỉ số thanh toán (chỉ số khả năng thanh toán hiện hàng là rất tốt 1,81, chỉ số
nhanh thấp 0,15 bởi Xí nghiệp là nơi lưu trữ hàng hoá cho toàn công ty nên lượng
hàng tồn kho lớn , chỉ số tức thời thấp 0,04).
- Các chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, vòng quay TSCĐ và tổng tài sản đều thấp
kỳ thu nợ cao (121 ngày) cho thấy hiệu quả của hoạt động quản lý nguyên vật liệu và
tài sản và khả năng tổ chức thu nợ của Xí nghiệp là không khả quan.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
36
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP.
Là Xí nghiệp trực thuộc Công ty điện lực 1 chuyên sản xuất và chế tạo các
cấu kiện ngành Điện, sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp là sản xuất hộp bảo vệ
công tơ điện và cáp điện các loại để phục vụ cho việc thi công các công trình điện
của Công ty. Với việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp hoàn toàn
được Công ty điện lực 1 thu mua chính vì vậy mà hiện nay chất lượng sản phẩm
của Xí nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, Xí nghiệp không có phòng chức
năng KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) mà công tác quản lý chất lượng của Xí
nghiệp được giao cho phòng kỹ thuật của Xí nghiệp chủ yếu là với nhiệm vụ kiểm
tra, đo kiểm, thí nghiệm và nghiệm thu, chưa có biện pháp để phòng ngừa sai sót
trong quá trình sản xuất.
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chất lượng của Xí nghiệp.
Công tác quản lý chất lượng của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư được giao cho phòng
kỹ thuật đảm trách. Biên chế phòng kỹ thuật 4 người gồm 1 trưởng phòng, 1 phó
phòng và 2 nhân viên kỹ thuật. Ngoài nhiệm vụ của phòng là quản lý kỹ thuật sản
xuất, đổi mới công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật phòng còn phụ trách công tác
kiểm tra, đo kiểm, thí nghiệm và nghiệm thu sản phẩm của các phân xưởng sản xuất
trong Xí nghiệp. Bên cạnh đó dưới các phân xưởng có nhân viên KCS riêng thực hiện
công tác kiểm tra sản phẩm tại phân xưởng mình.
Trưởng phòng: phụ trách chung về hoạt động của phòng về mặt kỹ thuật bên cạnh
đó chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình chất lượng sản phẩm và đảm bảo chất
lượng sản phẩm của Xí nghiệp.
Phó phòng: phụ trách một số lĩnh vực cụ thể được phân công về chất lượng sản
phẩm như sản phẩm cáp các loại và hộp bảo vệ công tơ. Giải quyết công việc thay
trưởng phòng khi được uỷ quyền.
Hai nhân viên phòng kỹ thuật: ngoài việc chịu trách nhiệm về kỹ thuật, công nghệ
đảm bảo cho hoạt động của Xí nghiệp. Còn có nhiệm vụ trực tiếp tham gia vào quá
trình thí nghiệm, đo kiểm chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm của 2 phân
xưởng X3 và X4 trước khi nghiệm thu sản phẩm.
KCS của các phân xưởng: thường được giao cho phó quản đốc của phân xưởng
chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Sau khi sản phẩm của các phân xưởng được hoàn thành Xí nghiệp thành lập một
hội đồng nghiệm thu với sự có mặt của Giám đốc Xí nghiệp làm chủ tịch hội đồng,
thành viên hội đồng là các trưởng phòng Kỹ thuật, phòng Kinh doanh và nhân viên
KCS của phân xưởng.
Co
lle
ted
by
H
ai
37
Sơ đồ 2.3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Kiểm soát chất lượng của Xí nghiệp.
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp.
Do sản phẩm của Xí nghiệp chế tạo phức tạp lại chủ yếu sản xuất với khối lượng
lớn, sản xuất trên dây chuyền bán tự động và làm thủ công (sản xuất hộp công tơ điện)
vì vậy công tác quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn.
Việc kiểm tra các yếu tố đầu vào của sản xuất cũng rất đa dạng, nhiều chủng
loại, khối lượng lớn nên việc phân loại lựa chọn nguyên vật liệu đưa vào sản xuất
(Nguyên vật liệu chủ yếu cho việc sản xuất dây cáp là các dây đồng, nhôm, thép
được mua từ các công trình cũ) gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó đội ngũ
làm KCS lại ít, trình độ còn hạn chế, các thiết bị máy móc kiểm tra còn thiếu và
cũ chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Do mới được thành lập Xí nghiệp đang trong quá trình xây dựng cơ sở vật
chất và hoàn thiện bộ máy lãnh đạo nên chưa quan tâm đầu tư, nâng cao chất
lượng sản phẩm dẫn đến sản phẩm còn hỏng nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Xí nghiệp, sức cạnh tranh sản phẩm của Xí nghiệp trên thị
trường chưa cao.
Thông thường các sản phẩm trải qua nhiều công đoạn sản xuất và qua mỗi
công đoạn đều được KCS của các phân xưởng kiểm tra, đạt yêu cầu thì chuyển
sang công đoạn khác cho đến khi sản phẩm hoàn thành và được KCS của Xí
nghiệp kiểm tra lần cuối khi nghiệm thụ.
Đối với các sản phẩm mà Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư sản xuất thông thường
KCS kiểm tra trực tiếp bằng cảm quan và bằng các dụng cụ hiện nay như:
Dụng cụ kiểm tra kích thước hình học: Panme thước cặp, thước dây,
micromet.
Dụng cụ kiểm tra cơ lý: Máy kéo nén, máy đo độ cứng.
Giám đốc
Phòng kỹ thuật
KCS phân xưởng X4 KCS phẩn xưởng X3
Co
lle
cte
d b
y H
ai
38
Kiểm tra áp lực: Máy kiểm tra áp lực, đồng hồ đo áp lực.
Kiểm tra khối lượng: Cân điện tử, cân bàn…
Kiểm tra điện trở cách điện: Megomet.
Sơ đồ 2.3.2: Quy trình các bước kiểm tra sản phẩm của Xí nghiệp.
KCS phân xưởng có chức năng giám sát, kiểm tra chất lượng tại phân xưởng của
mình trong toàn bộ quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về chất lượng với KCS XN.
KCS Xí nghiệp có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm ở khâu cuối cùng của
các phân xưởng và tổ chức nghiệm thu sản phẩm, chịu trách nhiệm trước giám đốc.
Qua thực hiện công tác quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng tháng, hàng
quý và Xí nghiệp đã nắm được tổng kết cho thấy tỉ lệ hàng hỏng, bỏ, phải khắc phục
hoặc để lọt lưới còn cao đặc biệt là sản phẩm hộp bảo vệ công tơ điện gây tốn kém và
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Để thấy được tình hình
chất lượng sản phẩm nói chung của Xí nghiệp ta xét bảng thống kê sau:
Bảng 2.3.2: Thống kê chất lượng sản phẩm năm 2002-2003.
TT Sản phẩm
Năm 2002 Năm 2003 So sánh
Tỷ lệ sai
hỏng %
(Thực tế)
Tỷ lệ
cho
phép %
Tỷ lệ sai
hỏng %
(Thực tế)
Tỷ lệ
cho
phép %
Tăng Giảm
1 Hộp côngtơ H2 CT1F 3,62 1,0 3,48 1,0 0 0,14
2 Hộp côngtơ H4 CT1F 2,98 1,0 2,94 1,0 0 0,04
3 Cáp, dây dẫn các loại 2,08 0,5 2,18 0,5 0,1 0
Nguồn: Phòng kỹ thuật.
Trong khuôn khổ của đồ án tốt nghiệp này em phân tích chất lượng của các
loại sản phẩm hộp công tơ, sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp nhưng lại có tỷ lệ sản
phẩm hỏng nhiều, đồng thời em phân tích một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
chất lượng không cao của các loại cáp mà Xí nghiệp sản xuất.
2.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CÁP CỦA XÍ NGHIỆP.
Xuất xưởng
Nguyên vật liệu
KCS phân xưởng
Sản phẩm hoàn
chỉnh
Các công đoạn
gia công
KCS của Xí
Co
lle
cte
d b
y H
ai
39
2.4.1. Phân tích công tác quản lý chất lượng sản phẩm Cáp của Xí nghiệp.
Hiện nay tất cả các sản phẩm cáp của Xí nghiệp được sản xuất theo tiêu chuẩn
Việt Nam. Đối với dây trần dùng cho đường dây tải điện trên không Xí nghiệp áp dụng
theo tiêu chuẩn TCVN 5064 - 1994 do Ban Kỹ thuật điện biên soạn, Tổng cục
Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường ban hành và áp dụng tiêu chuẩn TCVN 2103 - 1994 để sản xuất dây
điện bọc nhựa PVC các loại.
Sản phẩm cáp các loại của Xí nghiệp đang được sản xuất trên dây chuyền do
nhà máy Cơ khí Hà Nội thiết kế. Tại đây máy móc thiết bị được sắp xếp theo
đúng thứ tự của qui trình công nghệ gia công, tạo ra một dây chuyền khép kín từ
nguyên công đầu tiên tới nguyên công cuối cùng.
Dây chuyền công nghệ bao gồm hai công đoạn như sau:
* Phần dây trần: Bao gồm 5 nguyên công (Sơ đồ 2.1.1.3.a).
- Chuẩn bị nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chủ yếu là các dây dẫn cũ sau khi
được thu mua từ các công trình được đưa về Xí nghiệp tái sinh.
- Máy vào guồng cáp, máy guồng bện xoắn và cối bện xoắn: Tại đây các cáp
điện sau khi được tái sinh được công nhân của phân xưởng cho từng sợi qua các
pin (tuỳ theo cáp là mấy sợi sẽ có từng đấy pin) của máy guồng cáp và qua máy
guồng bện xoắn cuối cùng được cố định tại cối bện xoắn dưới tác dụng của hai
máy trên các dây sẽ được bện lại với nhau tạo thành dây cáp.
- Hệ thống puli giảm lực: Sau khi các dây dẫn được bện xoắn lại với nhau sẽ
đi qua hệ thống puli giảm lực với tác dụng vuốt cho dây được thẳng.
- Máy thu cáp vào lô: Sau khi được vuốt thẳng đầu cáp sẽ được cố định vào
tang trống với tác dụng của máy cáp sẽ được cuộn tròn vào tang trống tạo thành
lô cáp hoàn chỉnh.
* Phần bọc dây: Bao gồm 6 nguyên công (Sơ đồ 2.1.1.3.b).
- Máy bọc giấy cách điện: Tại công đoạn này lô cáp trần sẽ được bọc một lớp
giấy cách điện theo yêu cầu kỹ thuật.
- Hệ thống puli căn dây: Với tác dụng làm cho dây được kéo thẳng không bị
xô dây.
- Hệ thống đầu bọc cáp và máy đùn nhựa: Tại đây nhựa dưới tác dụng của
nhiệt độ cao được đẩy xuống hình thành vỏ nhựa bên ngoài của cáp.
- Hệ thống tản nhiệt và in: Khi phần cáp đã được bọc nhựa được kéo ra ngoài
ngay lập tức được hạ nhiệt đúng bằng nhiệt độ của môi trường và đi qua hệ thống
in để in các thông số kỹ thuật, thông số nhà sản xuất…
- Băng tải: Có nhiệm vụ đưa cáp tới máy thu cáp đồng thời có tác dụng làm
cho cáp không bị gấp khúc.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
40
- Máy thu cáp: Tác dụng thu cáp vào lô tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Với dây chuyền sản xuất cáp như hiện có của Xí nghiệp việc kiểm tra chất
lượng vẫn được thực hiện ở tất cả các công đoạn của qui trình công nghệ từ khâu
tuyển lựa nguyên vật liệu đầu vào cho đến khi ra sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên,
chất lượng sản phẩm cáp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ khâu thiết kế công
nghệ, tuyển lựa nguyên
vật liệu, quá trình vận hành máy móc thiết bị … Hiện nay trong công tác quản lý
chất lượng của KCS Xí nghiệp, phân xưởng còn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ
chuyên môn còn hạn chế, thiết bị không đáp ứng được nhu cầu kiểm tra chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm và thói quen nghề nghiệp trong khi đó có nhiều loại cáp
khác nhau và có tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng khác nhau và khá phức tạp. Vì
vậy chất lượng sản phẩm cáp bị ảnh hưởng không tốt.
2.4.2. Qui định trong sản xuất đối với dây dẫn trần.
Việc sản xuất dây trần dùng cho đường dây tải điện trên không Xí nghiệp áp dụng
tiêu chuẩn Việt Nam vào sản xuất đó là tiêu chuẩn TCVN 5064 - 1994 với những qui
định cụ thể về nguyên vật liệu đầu vào và thông số kỹ thuật như sau:
* Yêu cầu về kết cấu của dây trần:
- Dây dẫn phải có bề mặt đồng đều, các sợi bện không chồng chéo, xoắn gãy
hay đứt đoạn cùng như các khuyết tật khác có hại cho quá trình sử dụng. Tại các
đầu và cuối của dây bện nhiều sợi phải có đai chống bung xoắn.
-Các lớp xoắn kế tiếp nhau phải ngược chiều nhau và lớp xoắn ngoài cùng
theo chiều phải. Các lớp xoắn phải chặt.
- Lõi thép của dây nhôm lõi thép phải được mạ kẽm chống gỉ và được bôi mỡ
đồng đều, không có chỗ khuyết.
- Các sợi bất kỳ của lớp sợi ngoài cùng không được có quá 5 mối nối trên suốt
chiều dài. Mối nối trên lõi thép phải được hàn bằng phương pháp hàn cháy.
Bảng 2.4.2.a: Thông số kỹ thuật của dây dẫn trần bằng đồng, nhôm dùng cho
đường dây tải điện trên không.
Mặt cắt
danh định.
mm2
DÂY ĐỒNG DÂY NHÔM
Số
sợi
Đường kính danh
định của sợi. mm
Số lớp
xoắn
Số
sợi
Đường kính danh định
của sợi. mm
Số lớp
xoắn
4 1 2,25 - - - -
6 1 2,80 - - - -
10 1 3,57 - 7 1,35 1
16 7 1,70 1 7 1,70 1
25 7 2,13 1 7 2,13 1
35 7 2,51 1 7 2,51 1
50 7 3,00 1 7 3,00 1
Co
lle
cte
d b
y H
ai
41
70 19 2,13 2 7 3,55 1
95 19 2,51 2 7 4,10 1
120 19 2,80 2 19 2,80 2
150 19 3,15 2 19 3,15 2
185 37 2,51 3 19 3,50 2
240 37 2,64 3 19 4,00 2
300 37 3,15 3 37 3,15 3
400 37 3,66 3 37 3,66 3
Nguồn: Phòng Kỹ thuật.
* Nguyên vật liệu: là các sợi cấu thành dây trần như sợi đồng, sợi nhôm và sợi
thép cấu thành dây dẫn phải đảm bảo các thông số kỹ thuật sau:
Bảng 2.4.2.b:Một số tiêu chuẩn đối với sợi đồng và sợi nhôm cấu thành dây trần.
SỢI DÂY ĐỒNG
Đường kính sợi
mm
Sai lệch cho phép,
mm, không lớn hơn
Suất kéo đứt,
N/mm2, không nhỏ
hơn
Độ dãn dài tương đối,
%, không nhỏ hơn
1,00 đến 3,00 ± 0,02 400 1,0
3,00 - 5,00 ± 0,03 380 1,5
SỢI DÂY NHÔM
1,50 đến 1,85 ± 0,02 195 1,5
1,85 - 2,00 ± 0,03 186 1,5
2,00 - 2,30 ± 0,03 183 1,5
2,30 - 2,57 ± 0,03 181 1,5
2,57 - 2,80 ± 0,04 176 1,6
2,80 - 3,05 ± 0,04 174 1,6
3,05 - 3,40 ± 0,04 171,5 1,7
3,40 - 3,80 ± 0,04 171,5 1,8
3,80 - 4,50 ± 0,05 167 2,0
Nguồn: Phòng Kỹ thuật.
SỢI DÂY THÉP
Đường kính sợi
mm
Sai lệch cho phép,
mm, không lớn hơn
Suất kéo đứt,
N/mm2, không nhỏ
hơn
ứng suất khi giãn 1%,
N/m2, không nhỏ hơn
1,00 ± 0,02 1313 1166
1,50 ± 0,03 1313 1166
1,85 ± 0,03 1313 1166
2,00 “ 1313 1166
2,10 “ 1313 1166
2,30 “ 1313 1166
2,40 “ 1313 1166
2,50 “ 1313 1137
Co
lle
cte
d b
y H
ai
42
2,65 “ 1313 1137
2,80 “ 1274 1137
2,95 “ 1274 1137
3,05 “ 1274 1098
3,20 “ 1274 1098
3,40 “ 1274 1098
3,60 “ 1176 1098
3,80 “ 1176 1098
4,50 “ 1176 1098
Nguồn: Phòng Kỹ thuật
* Kiểm tra: Các loại dây trần sản xuất ra phải được kiểm tra về điện trở (cho
phép không quá 2%) và lực kéo đứt của các loại dây phải phù hợp với bảng sau:
Bảng 2.4.2.c: Qui định về điện trở và lực kéo đứt của các loại dây đồng, nhôm.
Mặt cắt danh định,
mm2
Mặt cắt tính toán,
mm2
Điện trở của1km ở
nhiệt độ 20oC, Ω
Lực kéo đứt, N,
không nhỏ hơn
Chung Đồng Nhôm Đồng Nhôm Đồng Nhôm
4 3,94 - 4,6000 - 1576 -
6 5,85 - 3,0701 - 2340 -
10 9,89 - 1,8197 - 3758 -
16 15,90 15,9 1,1573 1,8007 6031 3021
25 24,90 24,9 0,7336 1,1489 9463 4500
35 34,61 34,3 0,5238 0,8347 13141 5913
50 49,40 49,5 0,3688 0,5748 17455 8196
70 67,70 69,3 0,2723 0,4131 27115 11288
95 94,60 92,4 0,1944 0,3114 37637 14784
120 117,00 117,0 0,1560 0,2459 46845 19890
150 148,00 148,0 0,1238 0,1944 55151 24420
185 183,00 182,8 0,1001 0,1574 73303 29832
240 234,00 238,7 0,0789 0,1205 93837 38192
300 288,00 288,3 0,0637 0,1000 107422 47569
400 389,00 389,72 0,0471 0,0740 144988 63420
Nguồn: Phòng Kỹ thuật.
2.4.3. Qui định trong sản xuất dây điện bọc nhựa PVC.
Việc sản xuất dây điện bọc nhựa PVC Xí nghiệp áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam vào
sản xuất đó là tiêu chuẩn TCVN 2103 - 1994 với những qui định cụ thể về nguyên vật
liệu đầu vào và thông số kỹ thuật như sau:
* Nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu làm ruột dẫn điện phải là sợi đồng mềm, nhôm nửa cứng có bề
mặt sạch, nhẵn, có kích thước đồng nhất, không bị Oxy hoá.
Dây đồng phải là đồng đỏ, chất lượng đồng đều, không có bất kỳ một khuyết
tật nào và đã qua ủ mềm.
Co
lle
cte
d b
y H
ai
43
Nhựa PVC: phải là nhựa chuyên dụng cho bọc cách điện hoặc vỏ bảo vệ và
đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
* Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm:
Các mối nối của sợi đồng, nhôm phải được hàn bằng phương pháp hàn cháy,
khoảng cách giữa các mối nối không nhỏ hơn 3 m.
Điện trở một chiều của 1 km chiều dài dây dẫn đo ở nhiệt độ 20oC phải phù
hợp vói bảng dưới. Cho phép sai lệch không quá 2% trị số qui định.
Yêu cầu về cơ lý đối với ruột dẫn điện:
- Sợi đồng phải đảm bảo suất kéo đứt trong khoảng từ 200 - 280N/mm2, độ
dãn dài tương đối từ 15 - 30%.
- Sợi nhôm phải đảm bảo suất kéo đứt từ 90 - 140N/mm2, độ dãn dài tương
đối từ 2-3%.
Yêu cầu đối với cách điện:
- Cách điện phải là nhựa PVC được bọc đồng đều, đồng tâm, bám sát vào lõi
dẫn điện. Chiều dầy của lớp cách điện không được nhỏ hơn 10% so với giá trị qui
định. Chiều dầy của lớp vỏ bảo vệ không được nhỏ hơn 15% so với giá trị qui
đinh.
- Điện trở cách điện của dây dẫn qui đổi về 1 km chiều dài trong môi trường
nước ở nhiệt độ 70oC không được nhỏ hơn 10kΩ.
- Cách điện của dây dẫn phải chịu được điện áp thử 2500V xoay chiều, tần số
50Hz trong thời gian là 1 phút.
- Suất kéo đứt không nhỏ hơn 10N/mm2.
- Độ dãn dài tương đối không nhỏ hơn 200%.
- Độ co ngót không quá 3%.
- Độ biến dạng không quá 6%.
- Nhựa cách điện không bị nứt ở nhiệt độ -10oC và 120oC.
Bảng 2.4.3.a: Các thông số và kích thước cơ bản của dây điện.
DÂY CỨNG MỘT SỢI
Ruột dẫn điện Chiều dày
cách điện
PVC, mm
Điện trở dây dẫn 20oC, Ω/km Đường
kính
tổng, mm
Mặt cắt danh
định, mm2
Đường kính
sợi, mm
Đồng Nhôm
0,50 0,80 ± 0,02 0,8 35,70 - 2,40
0,75 0,98 ± 0,03 0,8 23,80 - 2,60
1,00 1,13 ± 0,03 0,8 17,90 29,30 2,73
1,50 1,38 ± 0,03 0,8 12,00 19,70 2,98
2,50 1,75 ± 0,03 0,8 7,46 11,90 3,35
4,00 2,25 ± 0,03 0,9 4,49 7,40 4,05
6,00 2,78 ± 0,03 1,0 3,00 4,91 4,78
Co
lle
cte
d b
y H
ai
44
10,00 3,57 ± 0,04 1,2 1,79 2,94 6,00
Nguồn: Phòng Kỹ thuật
* Kiểm tra: Khi kiểm tra nhân viên KCS phải kiểm tra đầy đủ các thông số kỹ
thuật của dây và phải đảm bảo các yêu cầu cơ lý đối với ruột dẫn điện, yêu cầu
đối với lớp cách điện, đối với dây dẫn có vỏ bảo vệ thì chiều dày lớp vỏ bảo vệ
phải phù hợp với qui định cho trong bảng sau:
Bảng 2.4.3.b: Qui định chiều dày lớp bảo vệ.
Đường kính dây dưới lớp vỏ bảo vệ [mm] Chiều dày lớp vỏ bảo vệ [mm]
Đến 8 1,0
Trên 8 đến 10 1,2
“ 10 “ 15 1,4
“ 15 “ 20 1,6
Nguồn: Phòng Kỹ thuật
2.4.4. Tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm cáp của Xí nghiệp.
Như đã nói ở trên chất lượng sản phẩm cáp các loại phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố trong các khâu kiểm tra nguyên vật liệu, qui trình công nghệ … bên cạnh
đó ý thức, trình độ tay nghề của người công nhân, nhân viên KCS còn hạn chế,
các thiết bị phục vụ cho công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm chưa đầy đủ và
hiện đại … Những điều này đã làm cho chất lượng sản phẩm cáp các loại của Xí
nghiệp chưa tốt đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới sức cạnh
tranh của Xí nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào những qui định về nguyên vật liệu đầu vào, qui trình sản xuẩt và cách
thức kiểm tra sản phẩm Phòng kỹ thuật đã tổng hợp được tình hình chất lượng
sản phẩm cáp các loại qua hai năm 2002-2003 và được thể hiện ở bảng thống kê
sau:
Bảng 2.4.4: Tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm cáp.
TT
Tên sản phẩm
Năm 2002 Năm 2003
Tổng số
SP (lô)
SP đạt
(lô)
Sp hỏng
Tổng số
SP (lô)
SP đạt
(lô)
Sp hỏng
Số
lượng
%
Số
lượng
%
1 As - 95 18 18 0 0 18 18 0 0
2 As - 70 20 20 0 0 38 37 1 2,63
3 As - 50 22 22 0 0 36 36 0 0
4 As - 35 25 25 0 0 32 32 0 0
5 VC các loại 45 44 1 2,22 66 65 1 1,51
6 MP các loại 62 60 2 3,22 74 71 3 4,05
7 Muyle các loại 48 46 2 4,16 56 54 2 3,57
Tổng 240 235 5 2,08 320 313 7 2,18
Nguồn: Phòng Kỹ thuật
Co
lle
cte
d b
y H
a
45
Bảng tổng hợp chất lượng sản phẩm cáp các loại của Xí nghiệp trong hai năm
2002-2003 cho ta thấy tỷ lệ sản phẩm hỏng chủ yếu tập trung vào một số mặt
hàng đó là dây cứng một sợi đồng cách điện bằng nhựa PVC, dây cứng một sợi
nhôm cách điện bằng nhựa PVC và cáp Muyle các loại. Mà các loại cáp này có
giá trị hàng chục triệu đồng (giá bán của một số loại cáp được cho trong bảng
2.1.2.5.2) chỉ cần tỷ lệ sai hỏng % thực tế lớn hơn tỷ lệ sai hỏng cho phép sẽ gây
thiệt hại rất lớn và ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất kinh doanh của Xí
nghiệp. Chính vì vậy việc tìm ra nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm cáp là hết sức quan trọng.
2.4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cáp ở các khâu
trong quá trình sản xuất.
Đối với quá trình sản xuất cáp các loại của Xí nghiệp bao gồm rất nhiều khâu
được thể hiện trên sơ dồ 2.1.1.3.a và sơ đồ 2.1.1.3.b thì qua mỗi khâu đều có
những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến chất lượng sản phẩm cáp các loại. Để
thấy được chúng tác động tới chất lượng sản phẩm tạo ra như thế nào ta đi phân
tích những ảnh hưởng của từng khâu trong qui trình sản xuất của Xí nghiệp.
2.4.5.1. Nhân tố con người:
Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chất
lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách
nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phận trong doanh
nghiệp. Tuy nhiên nhìn vào bảng 2.1.2.3.1 thì lực lượng lao động trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất chủ yếu là lao động phổ thông. Thông qua quá trình tìm hiểu về
qui trình sản xuất thì việc xuất hiện các sản phẩm hỏng trong các khâu sản xuất do
nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do nhân tố con người.
* Trong khâu guồng cáp và bện xoắn: Do trình độ của người lao động còn hạn
chế và trong quá trình làm việc không tập trung nên việc thiết đặt các chế độ,
thông số làm việc. Việc thiết đặt tốc độ của hai loại máy guồng cáp và máy guồng
bện xoắn không phù hợp với nhau sẽ tạo ra một lực kéo lớn hơn lực kéo đứt của
dây đồng, nhôm cho trong bảng 14 làm cho dây đồng, nhôm bị đứt gây ảnh
hưởng tới quá trình sản xuất và chất lượng của sản phẩm.
* Hệ thống puli giảm lực: Do trong quá trình kiểm tra máy móc thiết bị để
phục vụ quá trình sản xuất người công nhân không kiểm tra độ bóng bề mặt của
hệ thống puli giảm lực dẫn đến khi cáp qua bộ phận này sẽ bị cào xước lớp dây
ngoài cùng làm ảnh hưởng đến khả năng cách điện và làm cho dây dễ bị oxy hoá
khi đưa vào sử dụng ảnh hưởng tới tuổi thọ của dây.
* Hệ thống đầu bọc cáp và máy đùn nhựa: Tại khâu này yêu cầu của công việc
rất phức tạp với mỗi loại cáp khác nhau sẽ được thiết đặt thông số về nhiệt độ, độ
Co
lle
cte
d b
y H
ai
46
dày khác nhau nhưng do trình độ của người công nhân còn hạn chế và do không
tập trung làm việc dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
* Cối bép: Do việc kiểm tra cối bép trước khi sản xuất người lao động không
được chú ý nên qua khâu này dây dẫn sẽ ăn về một bên tức là dây dẫn và lớp
cách điện không đồng tâm do cỗi bép không đều làm ảnh hưởng tới khả năng
cách điện của dây.
* Hệ thống tản nhiệt và hệ thống in: Do việc chỉ đạo kỹ thuật và ý thức trách
nhiệm cũng như trình độ của người công nhân đã gây ra sai sót khi thiết đặt các
thông số kỹ thuật cùng các thông tin về nhà sản xuất lên hệ thống in dẫn đến các
thông tin in trên cáp bị sai lệch, không đũng chủng loại gây nhầm lẫn trong quá
trình sử dụng làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của dây và gây lãng phí.
Tóm lại, nhân tố con người quyết định trực tiếp tới chất lượng sản phẩm vì
vậy việc hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu
về thực hiện mục tiêu chất lượng là một trong những nội dung cơ bản của quản lý
chất lượng trong giai đoạn hiện nay của Xí nghiệp.
2.4.5.2. Nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm và hình thành các
thuộc tính chất lượng. Chính vì vậy, đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau sẽ hình
thành những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoá của
nguyên vật liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm. Để tổ chức tốt
các mục tiêu chất lượng đặt ra Xí nghiệp cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng, đảm bảo
nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Do đó việc tìm được nhà cung ứng tin cậy cũng
như việc kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào là hết sức quan trọng và cần thiết.
* Khâu lựa chọn nhà cung ứng: Là một nhân tố quan trọng trong hệ thống
cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho doanh nghiệp. Việc tìm được một nhà cung
ứng tin cậy đòi hỏi Xí nghiệp phải có một quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng để có đầy
đủ các thông tin về nhà cung ứng … từ đó tạo ra mối quan hệ tin tưởng ổn định
với một số nhà cung ứng. Nguyên vật liệu không đảm bảo đúng chủng loại, chất
lượng, số lượng sẽ dẫn đến chất lượng sản phẩm làm ra của Xí nghiệp thấp.
* Khâu kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào: Do nguyên vật liệu dùng cho sản xuất
cáp bao gồm nhiều loại khác nhau cho nên công tác kiểm tra nguyên vật liệu đầu
vào là hết sức khó khăn thêm vào đó thiết bị để phục vụ cho công tác kiểm tra
của nhân viên KCS còn hạn chế. Chính vì vậy việc kiểm tra nguyên vật liệu đầu
vào đặc biệt là các dây dẫn và nhựa PVC để làm lớp vỏ cách điện cần phải được
Xí nghiệp quan tâm đúng mức nếu không sẽ gây khó khăn cho quá trình sản
Co
lle
cte
d b
y H
ai
47
xuất, sản phẩm làm ra không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, ảnh hưởng không nhỏ
tới uy tín cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
2.4.5.3. Máy móc thiết bị, công nghệ:
Máy móc thiết bị và qui trình công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản
phẩm. Chính vì vậy muốn tạo ra sản phẩm chất lượng tốt cần phải quản lý máy móc
thiết bị tốt, nếu công tác quản lý máy móc thiết bị không tốt thì trong quá trình sản
xuất sẽ xuất hiện các trục trặc tại các khâu mà theo sơ đồ 2.1.1.3.a và sơ đồ 2.1.1.3.b
sản phẩm cáp các loại của Xí nghiệp được sản xuất khép kín từ nguyên công đầu tiên
tới nguyên công cuối cùng nên chỉ cần xuất hiện sự cố ở một khâu nào đó trong qui
trình sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Dưới đây là một số sự cố thường gặp
trong qui trình sản xuất cáp các loại của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư:
* Hệ thống puli giảm lực:
Sau khi các dây dẫn được bện xoắn lại với nhau sẽ đi qua hệ thống puli giảm
lực với tác dụng vuốt cho dây được thẳng. Do sử dụng lâu ngày độ bóng bề mặt
của hệ thống puli giảm lực không còn nhẵn, xuất hiện các vết xước trên bề mặt
tiếp xúc với cáp dẫn đến khi cáp qua bộ phận này sẽ bị cào xước lớp dây ngoài
cùng làm ảnh hưởng đến khả năng cách điện và làm cho dây dễ bị oxy hoá khi
đưa vào sử dụng ảnh hưởng tới tuổi thọ của dây và độ an toàn cho người sử dụng.
* Hệ thống đầu bọc cáp + máy đùn nhựa:
Tại khâu này dưới tác dụng của nhiệt độ cao nhựa được làm chảy mềm và
được đẩy
xuống qua cối bép hình thành vỏ nhựa cách điện bên ngoài của dây dẫn vì vậy tại
khâu này việc thiết đặt nhiệt độ cũng như thiết đặt các thông số về độ dày của dây
dẫn là hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất nhiều tới độ an toàn của dây dẫn
trong khi đem vào sử dụng tại các công trình.
Tại khâu này việc thiết đặt thông số rất phức tạp bởi các loại cáp khác nhau
sẽ được bọc một lớp nhựa cách điện với độ dày khác nhau vì vậy việc đặt nhiệt độ
để đốt làm chảy mềm hạt nhựa PVC gây khó khăn cho người công nhân sẽ dẫn
đến việc thiết lập nhầm, bên cạnh đó hệ thống nhiệt này thường xuyên không
chính xác theo yêu cầu.
Các hạt nhựa PVC, HDPE (high density polyethylen)…khi đưa vào sản xuất
không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như nhiệt độ chảy mềm thấp hơn so với qui định dẫn
đến khi qua hệ thống đầu bọc cáp + máy đùn nhựa sẽ bị đốt cháy làm cho cáp được
bọc không đều ảnh hưởng tới khả năng cách điện của dây, một nguyên nhân nữa là độ
dãn dài của lớp cách điện không đảm bảo yêu cầu (qui định là >220%) dẫn đến sẽ bị
đứt lớp cách điện khi kiểm tra cường độ chịu kéo.
* Hệ thống tản nhiệt + Hệ thống in:
Co
lle
cte
d b
y H
ai
48
Do hệ thống in làm việc trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao các thông tin
được thiết đặt trên hệ thống bị nhầm lẫn dẫn đến việc in các thông số kỹ thuật lên dây
dẫn bị mờ thậm chí không in được làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của lô
hàng.
2.4.5.4. Trình độ tổ chức quản lý:
Do Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư mới được thành lập đang trong quá trình hoàn thiện
bộ máy tổ chức nên việc nhận thức, sự hiểu biết về chất lượng, quản lý chất lượng,
trình độ xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, chính sách, mục tiêu kế
hoạch chất lượng của cán bộ quản lý chất lượng Xí nghiệp còn hạn chế và chủ yếu
nhìn nhận vấn đề quản lý chất lượng theo quan điểm cũ dẫn đến việc phối hợp, khai
thác các nguồn lực hiện có để tạo ra sản phẩm còn nhiều hạn chế và gây ảnh hưởng lớn
tới chất lượng của sản phẩm đầu ra.
Trên đây là 4 nhân tố chính thường xuyên gây ra các sai hỏng trong quá trình sản
xuất bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác. Chính vì vậy việc tìm ra nguyên nhân
chính dẫn đến chất lượng sản phẩm kém là công việc hết sức quan trọng để từ đó tìm
ra các giải pháp để giải quyết vấn đề với mục đích làm cho chất lượng trở thành một
trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp.
Hơn thế nữa, trong nhiều trường hợp nâng cao chất lượng sản phẩm còn tương đương
với tăng năng suất lao động xã hội.
Như vậy, qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
trong qui trình sản xuất sản phẩm cáp các loại của Xí nghiệp ta thấy được một số
nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cáp các loại như nhân
tố con người, nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị … và được biểu diễn qua
biểu đồ nhân quả như sau:
Hình 2.4.5: Biểu đồ các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cáp.
Người
N.V.Liệu P.Pháp quản
lý
Thiết bị
1.1
1.2
2.1 2.3
Môi trường
3.1
3.2 4.2 5.2
5.1 4.1
Chỉ tiêu
chất
lượng
sản
phẩm
1.3
2.2
Co
lle
cte
d b
y H
ai
49
Bảng 2.4.5: Các nguyên nhân chính, phụ ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng sản
phẩm cáp
1. CON NGƯỜI
1.1. Người thợ
1.1.1. Bậc thợ
1.1.2. Kinh nghiệm
1.1.3. Sức khoẻ
1.2. Nhân viên KCS
1.2.1. ý thức
1.2.2. Trình độ
1.2.3. Tay nghề
1.3. Người quản lý
1.3.1. Quản lý không
nghiêm
1.3.2. Trình độ
1.3.3. Khả năng diễn thuyết
2. MÁY MÓC THIẾT
BỊ
2.1. Máy vào guồng cáp, máy bện
xoắn
2.1.2. Tốc độ không phù
hợp
2.2. Hệ thống puli giảm lực 2.2.1. Sử dụng lâu ngày
2.3. HT đầu bọc cáp và máy đùn
nhựa
2.3.1. Nhựa
2.3.2. Hệ thống dây
Vonfram
2.4. HT tản nhiệt, in 2.4.1. Thời tiết
3. NGUYÊN VẬT LIỆU 3.1. Nhựa cách điện
3.1.1. PVC
3.1.2. HDPE
3.2. Dây dẫn
3.2.1. Dây đồng
3.2.2. Dây nhôm
3.2.3. Dây thép
3.3. Tang trống 3.3.1. Gỗ thông
4. PHƯƠNG PHÁP 4.1. Qui trình công nghệ
5. MÔI TRƯỜNG
5.1. Độ ẩm
5.2. Nóng, bụi
5.3. Mùa hè, mùa đông
5.4. ánh sáng
2.4.6. Các loại khuyết tật chính và tỷ trọng từng loại khuyết tật.
Tại Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư hàng năm có rất nhiều loại sản phẩm cáp khác
nhau được sản xuất ra cùng trên một dây chuyền sản xuất nhưng do các nguyên nhân
khác nhau đặc biệt là nhân tố con người mà dẫn đến xuất hiện các khuyết tật gây ảnh
hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Mỗi loại khuyết tật đều có hiện tượng, nguyên nhân làm sai hỏng trong các khâu
của qui trình sản xuất hoặc do con người, nguyên vật liệu …Để thấy được từng loại
khuyết tật và tỷ trọng từng loại khuyết tật ta xét các loại cáp được sản xuất trong hai
năm 2002 - 2003. Từ đó xác định và qui trách nhiệm cụ thể cũng như đưa ra các biện
Co
lle
cte
d b
y H
ai
50
pháp khắc phục. Sau đây là một số khuyết tật thường gặp ở sản phẩm cáp của Xí
nghiệp:
Bảng 2.4.6.a: Một số khuyết tật thường gặp ở sản phẩm cáp.
DẠNG KHUYẾT TẬT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN
Gẫy đứt Ruột dẫn điện bị đứt
Do nguyên vật liệu dùng làm
dây dẫn là đồng, nhôm và thép
kém chất lượng và nhiều tạp
chất.
Bọc nhựa không đều
Lớp nhựa PVC chỗ quá
dầy chỗ quá mỏng
Do hệ thống nhiệt độ làm chảy
nhựa hoạt động không tốt.
Xước dây
Bề mặt ngoài của dây
trần không được nhẵn
Do hệ thống puli giảm lực
không được bóng nên xước dây
Nứt cách điện
Xuất hiện các vết nứt
trên bề mặt của lớp vỏ
bảo vệ gây ra hở ruột
dây
Do nguyên vật liệu sử dụng
làm lớp cách điện là nhựa tái
sinh và nhựa kém chất lượng
Cáp ăn về một bên
Cáp và vỏ bọc cách điện
PVC không đồng tâm
Do cối bép sử dụng lâu ngày
dẫn đến không đồng đều
In mờ
Thông số in trên bề mặt
lớp cách điện bị mất nét
và mờ
Do điều kiện môi trường không
đảm bảo độ ẩm cao
Nhận xét: Như vậy sản phẩm cáp các loại của Xí nghiệp thường xuất hiện 6
khuyết tật chủ yếu, đối với từng loại cáp thì số lượng các khuyết tật này khác nhau
nhiều hay ít. Trong số 6 dạng khuyết tật kể trên đối với các sản phẩm cáp các loại của
Xí nghiệp thì sản phẩm hỏng chủ yếu là do xuất hiện những khuyết tật ở lớp vỏ bọc
cách điện và khuyết tật chiếm tỷ lệ cao nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng
sản phẩm cáp đó là hiện tượng bọc nhựa không đều. Nguyên nhân của các khuyết tật
này là do các nguyên nhân đã được phân tích ở phần các yếu tố ảnh hưởng tới chất
lượng sản phẩm cáp như sau:
Dây chuyền sản xuất cáp các loại của Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư cũ, lạc hậu việc
thiết đặt các thông số làm việc được thiết lập lần lượt tại từng khâu trong dây chuyền
dẫn đến thời gian sản xuất kéo dài, việc thiết đặt các thông số phức tạp gây rất nhiều
khó khăn cho người công nhân đứng máy. Đặc biệt hệ thống nhiệt của dây chuyền
thường xuyên gây ra các sai hỏng như đã phân tích ở trên.
Trong quá trình sản xuất do Xí nghiệp chưa quan tâm đúng mức tới việc đào tạo,
giáo dục nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên nên dẫn đến nhiều sai
Co
lle
cte
d b
y H
ai
51
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1 2 3 4 5 6
Sè
s
¶n
p
hÈ
m
k
hu
yÕ
t t
Ët
C¸c d¹ng khuyÕt tËt
BiÓu ®å Pareto
sót trong quá trình sản xuất và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến số
lượng sản phẩm hỏng nhiều hơn so với qui định của Xí nghiệp.
Tiếp theo là những khuyết tật nứt cách điện, Cáp ăn về một bên, Gẫy đứt và in mờ
cũng thường xuyên xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình sản xuất.
Ta có thể xem biểu đồ Pareto dưới đây để thấy rõ kiểu sai sót phổ biến nhất đối với sản
phẩm cáp các loại của Xí nghiệp, thứ tự ưu tiên khắc phục vấn đề. Từ đó có các biện
pháp khắc phục thích hợp.
Bảng 2.4.6.b: Các loại khuyết tật đối với sản phẩm cáp các loại năm 2002-2003
TT DẠNG KHUYẾT TẬT
SỐ SẢN PHẨM
BỊ KHUYẾT
TẬT (LÔ)
TỶ LỆ % CÁC
DẠNG
KHUYẾT TẬT
KHUYẾT
TẬT TÍCH
LUỸ
TỶ LỆ %
KHUYẾT TẬT
TÍCH LUỸ
1 Bọc nhựa không đều 4 33,3 4 33,3
2 Nứt cách điện 3 25,0 7 58,3
3 Cáp ăn về một bên 2 16,8 9 75,1
4 Gẫy đứt 1 8,30 10 83,4
5 Xước dây 1 8,30 11 91,7
6 In mở 1 8,30 12 100,0
Tổng 12 100,0
Hình 2.4.6: Biểu đồ Pareto về các dạng khuyết tật của sản phẩm cáp các loại.
Tóm lại: Công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp chủ yếu được
tập trung vào khâu kiểm tra sản phẩm cuối cùng khi mà sản phẩm đã được hoàn
thành. Chính vì vậy việc xuất hiện các sai sót, các khuyết tật đối với sản phẩm là
điều không thể trách khỏi. Để cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm cáp các
Số phần
25
50
100
75
0
Co
lle
cte
d b
y H
ai
52
loại, Xí nghiệp đã và đang nghiên cứu tìm ra các biện pháp để cải thiện chất
lượng sản phẩm đồng thời tiết kiệm được chi phí, chi phí vật tư, năng lượng. Các
biện pháp này bao gồm các giải pháp về kỹ thuật, quản lý và đặc biệt là công tác
giáo dục đào tạo về tay nghề cũng như sự hiểu biết của toàn bộ người lao động về
tầm quan trọng của chất lượng và ảnh hưởng của nó tới họ như thế nào từ đó có
thể giảm được tỷ lệ phế phẩm do sai hỏng trong khâu sản xuất mà chủ yếu là
những sai hỏng ở lớp vỏ cách điện của dây. Mà các nguyên nhân chủ yếu do:
- Công tác quản lý chất lượng chưa được quan tâm.
- Thiết bị máy móc.
- Nguyên vật liệu đầu vào.
Để thực hiện tốt các biện pháp đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn bộ các
thành viên trong toàn Xí nghiệp từ cấp lãnh đạo cao nhất cho đến lãnh đạo của
các phòng ban, phân xưởng đặc biệt là người công nhân trực tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất bởi chính họ mới là người hiểu rõ nhất sản phẩm làm ra đạt
chất lượng hay không từ đó phát huy khả năng của người công nhân trong việc
đưa ra sáng kiến cải tiến chất lượng cũng như các giải pháp về công nghệ.
2.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG HỘP CÔNG TƠ CỦA XÍ NGHIỆP.
2.5.1. Phân tích chất lượng sản phẩm hộp Công tơ.
Hiện nay tại Xí nghiệp việc sản xuất hộp bảo vệ công tơ các loại được giao
cho phân xưởng Cơ khí (X3). Việc sản xuất các loại hộp Công tơ đều được làm
thủ công và được áp dụng các tiêu chuẩn do Xí nghiệp đặt ra căn cứ theo qui
định tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản hộp công tơ của ngành số 1744 EVN/KTLĐ. Qui
trình sản xuất hộp bảo vệ công tơ được thực hiện theo như ở sơ đồ 2.1.3.c và định
mức thời gian một sản phẩm được cho ở bảng 2.2.3.2
* Qui định trong sản xuất: Trong quá trình sản xuất phải đảm bảo nhưng tiêu
chuẩn về kỹ thuật cùng với qui định về độ sai lệch cho phép đối với mỗi hộp công tơ
khi sản xuất ra phải phù hợp với các thông số sau:
Bảng 2.5.1.a: Thông số kỹ thuật của hộp Côngtơ loại H2&H4.
TT
Tên và qui cách
sản phẩm
Mầu sắc
Trọng lượng
(Kg)
Độ dầy (mm)
Thành Mái Cánh Lưng
1 Hộp H2 CT1F Ghi 7,0 4,0 4,0 4,0 20
2 Hộp H4 CT1F Ghi 10 4,0 4,0 4,0 20
Nguồn: Phòng Kỹ thuật
Bảng 2.5.1.b: Sai lệch cho phép đối với các hộp côngtơ loại H2&H4.
TT Tên và qui cách Mầu sắc Trọng lượng Độ dầy (mm)
Co
lle
cte
d b
y H
ai
53
sản phẩm (Kg) Thành Mái Cánh Lưng
1 Hộp H2 CT1F Ghi ± 0,2 ± 0,2 ± 0,2 ± 0,2 ± 0,2
2 Hộp H4 CT1F Ghi ± 0,5 ± 0,2 ± 0,2 ± 0,2 ± 0,2
Nguồn: Phòng Kỹ thuật
* Công tác kiểm tra: Đối với sản phẩm hộp công tơ công tác kiểm tra sản phẩm
chủ yếu là kiểm tra xác suất lô hàng cần nghiệm thu và các lần kiểm tra dựa trên sự
kiểm tra ngoại quan thông qua các tiêu chuẩn đã được qui định sẵn như trọng
lượng, kích thước, độ bóng bề mặt, màu sắc, độ lồi, độ cong vênh, chất lượng các
mối ghép và đặc biệt là độ bền vững của các loại hộp. Ngoài các chỉ tiêu về kích
thước, trọng lượng, độ bền vững được kiểm tra một cách khách quan bằng các
dụng cụ là các loại thước và các loại cân thì ngược lại các chỉ tiêu về độ bóng bề
mặt, chất lượng các mối ghép hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến của người kiểm tra.
2.5.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hộp Công tơ trong
quá trình sản xuất.
Sản phẩm hộp công tơ các loại của Xí nghiệp đều được sản xuất thô sơ, sản
phẩm làm ra hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ tay nghề, ý thức của người lao động
làm ở từng khâu trong qui trình sản xuất (Sơ đồ 2.1.1.3.c: Qui trình sản xuất hộp
công tơ điện). Tuy nhiên qua công tác kiểm tra số lượng sản phẩm hỏng chủ yếu tập
trung ở các khâu: Chuẩn bị khuôn, pha các hoá chất, ra khuôn.
* Chuẩn bị khuôn: Khuôn làm hộp công tơ chủ yếu được làm bằng sợi zen và
mành thuỷ tinh có tác dụng để chống mài mòn trong quá trình làm sản phẩm và sản
phẩm làm ra có được bóng, không bị rỗ nứt hay không hoàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Phân tích tình hình quản lý chất lượng ở Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư và một số giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm.pdf