Luận văn Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ

Tài liệu Luận văn Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. TRƯƠNG CHÍ HẢI NGUYỄN THỊ MỘNG KHANH Mã số SV: 4053555 Lớp: Kế toán tổng hợp khóa 31 Cần Thơ – 04/2009 www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - i - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh Được sự giới thiệu của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ và sự chấp thuận của Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ, với vốn kiến thức đã học và qua hơn hai tháng thực tập tại Ngân hàng, cùng với sự hướng dẫn của thầy Trương Chí Hải và sự giúp đỡ của quý Ngân hàng, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:  Toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Cần thơ nói chung và Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận...

pdf87 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. TRƯƠNG CHÍ HẢI NGUYỄN THỊ MỘNG KHANH Mã số SV: 4053555 Lớp: Kế toán tổng hợp khóa 31 Cần Thơ – 04/2009 www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - i - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh Được sự giới thiệu của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ và sự chấp thuận của Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ, với vốn kiến thức đã học và qua hơn hai tháng thực tập tại Ngân hàng, cùng với sự hướng dẫn của thầy Trương Chí Hải và sự giúp đỡ của quý Ngân hàng, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:  Toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Cần thơ nói chung và Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt cho chúng em những tri thức quý báo làm hành trang bước vào đời.  ThS. Trương Chí Hải, thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến và sửa chữa những sai sót trong suốt quá trình thực hiện bài viết tốt nghiệp này.  Ban lãnh đạo Ngân hàng Á Châu, cùng toàn thể các cán bộ, nhân viên đang công tác tại Ngân hàng đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập tại Ngân hàng. Xin kính chúc quý thầy cô của trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng toàn thể các cán bộ và nhân viên đang làm việc tại các phòng, ban của NH Á Châu được dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thắng lợi mới trong công tác. Ngày 27 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mộng Khanh LỜI CẢM TẠ  www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - ii - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh LỜI CAM ĐOAN  Luận văn này trình bày vấn đề nghiên cứu là phân tích tình hình huy động vốn và vho vay tai Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ nên hầu hết các thông tin trong đề tài được thu thập tại đơn vị thực tập và đã được sự đồng ý, cho phép sử dụng của lãnh đạo cơ quan. Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 27 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mộng Khanh www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - iii - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Ngày …. tháng 04 năm 2009 Thủ trưởng đơn vị www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - iv - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh MỤC LỤC  Trang Chương 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu.................................................................................. 1 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài............................................................................. 1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ................................................................ 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4.1. Địa bàn nghiên cứu ................................................................................. 3 1.4.2. Thời gian nghiên cứu.............................................................................. 3 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3 1.5. Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài ...................................................... 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 5 2.1. Phương pháp luận......................................................................................... 5 2.1.1. Một số cơ sở lý thuyết về vốn ................................................................. 5 2.1.2. Một số cơ sở lý thuyết về tín dụng......................................................... 7 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 10 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 10 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 11 Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ........................................................................................................... 13 3.1. Tổng quan về TP. Cần Thơ........................................................................ 13 3.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 13 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của TP. Cần Thơ ....................................... 13 3.1.3. Phát triển trong tương lai..................................................................... 14 3.2. Khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Cần Thơ .............. 14 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................... 14 www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - v - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh 3.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy ......................................................................... 15 3.2.3. Một số nội dung cơ bản về quy chế nghiệp vụ cho vay ..................... 17 Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY.. 22 4.1. Phân tích tình hình huy động vốn ............................................................. 22 4.1.1. Đánh giá tình hình chung..................................................................... 22 4.1.1. Đánh giá tình hình cụ thể ..................................................................... 24 4.2. Phân tích tình hình cho vay ....................................................................... 27 4.2.1. Khái quát chung tình hình tín dụng.................................................... 27 4.2.2. Phân tích về doanh số cho vay ............................................................. 29 4.2.3. Phân tích về tình hình thu nợ .............................................................. 39 4.2.4. Phân tích tình hình dư nợ cho vay ...................................................... 47 4.2.5. Phân tích tình hình nợ quá hạn ........................................................... 55 4.2.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua một số chỉ tiêu và kết quả hoạt động kinh doanh tại ACB Cần Thơ ........................................... 64 Chương 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY............................................................................. 70 5.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn.................................... 70 5.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng..................................................................................................................... 71 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 74 6.1. Kết luận........................................................................................................ 74 6.2. Kiến nghị...................................................................................................... 75 6.2.1. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ........................................ 75 6.2.2. Kiến nghị đối với chính quyền Thành phố Cần Thơ......................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - vi - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh DANH MỤC BIỂU BẢNG  Trang Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 - 2008 ....................................................................................... 23 Bảng 2: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm từ 2004 - 2006 ...................................................... 27 Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời gian tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần thơ qua 3 năm 2006 - 2008 ........................................................................ 30 Bảng 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 - 2008..................................................... 34 Bảng 5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần thơ qua 3 năm 2006 - 2008 ............................................................ 36 Bảng 6: Tình hình thu nợ theo thời gian tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 - 2008....................................................................... 41 Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 - 2008........................................................... 43 Bảng 8: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 - 2008........................................................... 45 Bảng 9: Tình hình dư nợ cho vay theo thời gian tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 - 2008........................................................... 48 Bảng 10: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 - 2008 ................................................... 50 Bảng 11: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 - 2008........................................................... 53 Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 - 2008........................................................... 57 Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008............................................................................................. 59 Bảng 14: Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 - 2008 ................................................... 61 www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - vii - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh Bảng 15: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 – 2008 .................................. 65 Bảng 16: Kết quả hoạt động tín dụng và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 ............................................................. 67 www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - viii - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh DANH MỤC HÌNH  Trang Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ....... 15 Hình 2: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 ............................................................................ 24 Hình 3: Cơ cấu huy động vốn tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 .......... 25 Hình 4: Doanh số cho vay tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 ................ 29 Hình 5: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời gian tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 ................................................................ 31 Hình 6: Doanh số thu nợ tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 .................. 39 Hình 7: Dư nợ cho vay tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008...................... 47 Hình 8: Tình hình nợ quá hạn tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 ......... 55 Hình 9: Lợi nhuận ròng tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 ................... 67 Hình 10: Tình hình doanh thu & chi phí tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 ............................................................................ 69 www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - ix - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT  NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần ACB Ngân hàng TMCP Á Châu (Ngân hàng Á Châu) ACB Cần Thơ ACB Chi nhánh Cần Thơ LS Lãi suất TCTD Tổ chức tín dụng TCKT Tổ chức kinh tế DSCV Doanh số cho vay DSTN Doanh số thu nợ www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 1 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài Việc gia nhập WTO đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đầu tư trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro đối với các NHTM của Việt Nam. Theo các cam kết, khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ được mở cửa dần theo lộ trình 7 năm. Ngành ngân hàng sẽ có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt, việc xuất hiện các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam sẽ làm "miếng bánh" thị phần bị thu hẹp do quy mô hoạt động, khả năng tiếp cận thị trường, nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ của đối thủ tăng lên. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới đang diễn ra. Mặc dù, nó không tác động trực tiếp đến Việt Nam nhưng nền kinh tế nước ta vẫn không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Trước mắt, dưới tác động gián tiếp của cuộc khủng hoảng sự cân nhắc của các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi. Ngoài ra, tình hình xuất khẩu hay thu hút đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng làm cho nợ xấu tăng cao. Vì vậy, việc điều phối như thế nào cho hợp lý giữa vay và cho vay trong tình hình hiện nay là vấn đề mà các ngân hàng đang phải đối mặt. Ngân hàng Á Châu - Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam (Tạp chí Euromoney) với định hướng tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam thì chính sách nào để hoạt động đạt hiệu quả, huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây chính là lý do em chọn “Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Hy vọng rằng qua những nội dung phân tích có thể thấy được những điểm yếu và nâng cao hơn nữa những điểm mạnh trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 2 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Gần 20 năm hình thành và phát triển, các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng lớn mạnh và tạo dựng được uy tín với khách hàng cũng như đóng góp cho sự nghiệp tài chính nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Trong những năm qua, hệ thống TCTD vẫn là kênh huy động và đáp ứng nhu cầu vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Tuy nhiên, sự mất cân đối về kỳ hạn giữa vốn và sử dụng vốn trong hệ thống ngân hàng vẫn còn phổ biến. Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, với tốc độ phát triển kinh tế cao, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện thì vốn nhàn rỗi cũng như nhu cầu vay vốn trong dân cư và các thành phần kinh tế là rất cao. Do vậy, việc cân đối giữa cung cầu tín dụng trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu gây tác hại đến Việt Nam là vấn đề đang thu hút sự quan tâm của mọi ngành, mọi cấp nhất là ngành Ngân hàng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng. Tìm hiểu về tình hình hoạt động của Ngân hàng, các mặt mạnh và mặt yếu để có thể đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình và đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn. - Phân tích tình hình và đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay. - Đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm tới. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU a) Chi nhánh đã áp dụng những phương thức nào để thu hút nguồn vốn tại địa phương? b) Nhu cầu tín dụng của TP. Cần Thơ như thế nào? Nguồn vốn huy động của Chi nhánh có đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng không? c) Trong công tác đầu tư tín dụng, Chi nhánh có chú trọng đến các chương trình kinh tế của địa phương không? www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 3 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh d) Tình hình dư nợ tại Chi nhánh như thế nào? Chi nhánh đã xử lý những khoản nợ tồn đọng ra sao? e) Có thể rút ra kết luận gì về hiệu quả huy động vốn và cho vay của Chi nhánh? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Địa bàn nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa vào số liệu được cung cấp tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ 1.4.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện và hoàn thành trong thời gian thực tập từ ngày 02/02/2009 đến 25/04/2009. Số liệu phân tích trong đề tài là số liệu về tình hình huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh qua 3 năm 2006 – 2008. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động Ngân hàng có rất nhiều nghiệp vụ để nghiên cứu và phân tích. Tuy nhiên, do thời gian thực tập và khả năng tiếp cận thông tin có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ và giới hạn trong phạm vi các năm 2006, 2007, 2008. Trên cơ sở phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn và cho vay để thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng, đề tài còn nêu ra những biện pháp nâng cao chất lượng kinh doanh trong những năm tới. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trần Đại Nghĩa (2008). Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Đề tài tập trung phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Đồng Tháp qua 3 năm 2005 đến năm 2007 và đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Từ thực tế đó, tác giả đề ra một số giải pháp nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nguyễn Đỗ Thùy Quyên (2008). Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Đề tài phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại ACB chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007, phân tích các nhân tố khách quan từ môi trường bên ngoài và các nhân tố chủ quan xuất phát từ www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 4 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh nội bộ Ngân hàng. Thông qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ACB chi nhánh Cần Thơ. Nguyễn Huỳnh Ái Vân (2007). Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại NH Công Thương Trà Vinh, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Đề tài phân tích và đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh Trà Vinh qua 3 năm (2005 – 2007). Từ đó, tác giả đưa ra những nhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong những năm tới. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 5 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số cơ sở lý thuyết về vốn 2.1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn lưu động Nguồn vốn huy động là nguồn vốn được hình thành thông qua nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng, là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động gồm các khoản như tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, vốn huy động thông qua phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… 2.1.1.2. Các hình thức huy động vốn a) Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi Việc huy động vốn tiền gửi của khách hàng không những đem lại cho ngân hàng một nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh, mà cón giúp cho ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin, tư liệu chính xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng có căn cứ để quy định mức vốn để đầu tư cho vay với những khách hàng đó. Vốn tiền mà ngân hàng huy động được trên các tài khoản tiền gửi của khách hàng còn là cơ sở cho các tổ chức thanh tra, kiểm toán thực hiện được nhiệm vụ nhanh chóng, chính xác phát hiện kịp thời tham ô, trốn thuế, lừa đảo của những doanh nghiệp làm ăn không chính đáng, ngăn chặn những vụ tiêu cực, xử lý kịp thời những kẻ quy phạm pháp luật. Ngoài ra, việc huy động vốn tiền gửi của ngân hàng còn có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định lưu thông tiền tệ, góp phần ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.  Tiền gửi thanh toán Huy động vốn của ngân hàng thông qua việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. NH thực hiện các lệnh yêu cầu về chi trả, chuyển tiền của chủ tài khoản hoặc cho khách hàng rút tiền mặt. Đặc điểm: - Gửi tiền để thanh toán - Số dư không ổn định www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 6 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh - Lãi suất thấp Ý nghĩa: tạo nguồn vốn cho ngân hàng; tiết kiệm chi phí lưu thông, thực hiện giao dịch văn minh, giảm thiểu rủi ro.  Tiền gửi tiết kiệm Đây là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng. Trong hình thức huy động này, người gửi tiền được cấp một sổ tiết kiệm. Sổ này được coi như giấy chứng nhận có tiền gửi vào quỹ tiết kiệm của ngân hàng. Vì vậy, người gửi có thể mang sổ này đến ngân hàng để cầm cố hoặc xin chiết khấu vay tiền. - Tiết kiệm không kỳ hạn Đối tượng là các khách hàng cá nhân có tiền tạm thời nhàn rỗi không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai, gửi vào NH vì mục tiêu an toàn và sinh lợi. Đặc điểm: + Khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên NH phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi. + Ngân hàng thường trả lãi rất thấp. + Mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân quỹ. + Không thực hiện được các giao dịch thanh toán. - Tiết kiệm định kỳ Đối tượng là các khách hàng có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai; cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý. Đặc điểm: + LS cao hơn LS trả cho loại tiền gửi không kỳ hạn + LS thay đổi tùy theo loại kỳ hạn gửi + Số dư ổn định theo từng kỳ hạn b) Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá Trong hình thức huy động này, ngân hàng chủ động đứng ra thu gom vốn trong xã hội bằng việc phát hành các chứng từ có giá nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Việc phát hành các chứng từ có giá để huy động vốn www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 7 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh chỉ được thực hiện sau khi đã tiến hành cân đối toàn hệ thống ngân hàng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Khi khả năng nguồn vốn của toàn hệ thống không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của cả hệ thống, nếu được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thì các NHTM mới được phép phát hành các chứng từ có giá để huy động vốn. Giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. Một giấy tờ có giá thường kèm theo các thuộc tính sau đây: - Mệnh giá - Thời hạn giấy tờ có giá - Lãi suất được hưởng c) Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ NH Nhà nước Nguồn vốn đi vay của các ngân hàng khác là nguồn vốn được hình thành bởi các mối quan hệ giữa các TCTD với nhau hoặc giữa các TCTD với NH Nhà nước. Các tổ chức tín dụng khác trong khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mở tài khoản tại ngân hàng thương mại. Qua tài khoản này ngân hàng thương mại có thể huy động vốn giống như các tổ chức kinh tế bình thường. Ngoài các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể là nơi cung cấp vốn cho ngân hàng thương mại với hình thức cho vay. 2.1.2. Một số cơ sở lý thuyết về tín dụng 2.1.2.1. Khái niệm về tín dụng Tín dụng là một hệ thống các quan hệ phân phối theo nguyên tắc có hoàn trả giữa người đang tạm thời thừa vốn sang người tạm thời thiếu vốn và ngược lại. Tín dụng ngân hàng có các đặc điểm sau: - Tín dụng thường kèm theo một khoản lãi. - Căn cứ quan trọng nhất của tín dụng là sự tin tưởng. - Việc hoàn trả trong tín dụng là vô điều kiện. 2.1.2.2. Vai trò của tín dụng  Tăng cường tính linh hoạt của nền kinh tế Tín dụng tập trung vốn, do đó làm tăng khả năng huy động vốn khi cần thiết, phá bỏ các giới hạn về khả năng vốn cá nhân. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 8 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh  Tiết kiệm chi phí lưu thông và tăng tốc độ chu chuyển vốn Tín dụng không dùng tới tiền mặt nên hạn chế được các chi phí khi dùng tiền mặt. Việc dịch chuyển các quỹ tiền dưới dạng chuyển khoản luôn thuận tiện, nhanh chóng và an toàn hơn so với vận chuyển tiền mặt.  Vai trò khác - Tín dụng hạn chế hiện tượng “nền kinh tế tiền mặt” - Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động tài chính 2.1.2.3. Phân loại tín dụng a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng  Tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.  Tín dụng trung hạn Theo quy định hiện nay của NH Nhà nước Việt Nam, cho vay trung hạn có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.  Tín dụng dài hạn Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20 – 30 năm. Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. b) Căn cứ vào chủ thể cấp tín dụng  Tín dụng thương mại Là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu các khoản vật liệu hay nguyên vật liệu hàng hóa, công cụ lưu thông của tín dụng thương mại thường là các thương phiếu.  Tín dụng ngân hàng Là các quan hệ tín dụng với sự tham gia của một bên là ngân hàng, đối tượng cho vay trong tín dụng ngân hàng là tiền tệ. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 9 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh Là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa ngân hàng và khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.  Tín dụng Nhà nước Là các quan hệ tín dụng giữa Nhà nước và các chủ thể kinh tế khác. Tín dụng Nhà nước phục vụ cho các mục đích khác nhau của Nhà nước như huy động vốn trong thời kỳ thiếu vốn, thực hiện các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Là mối quan hệ tín dụng giữa Nhà nước và các tầng lớp dân cư hoặc với các tổ chức được thực hiện dưới hình thức chính phủ phát hành các công trái để huy động vốn của nhân dân và tổ chức trong xã hội. Loại hình tín dụng này giúp ngân sách nhà nước kích thích kinh tế phát triển và giải quyết một phần thất nghiệp nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng. c) Căn cứ vào mục đích cấp tín dụng  Tín dụng xuất khẩu (tài trợ xuất khẩu) Tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại là một hình thức tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn với thời gian thực hiện thương vụ xuất khẩu, đối tượng nhận tài trợ là các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hoặc ủy thác; giá trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn.  Tín dụng nhập khẩu (tài trợ nhập khẩu) Tín dụng nhập khẩu nhằm hỗ trợ về tài chính cùng với thủ tục giấy tờ liên quan để doanh nghiệp nhập khẩu có thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Giá trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn.  Tín dụng tiêu dùng Là loại hình tín dụng nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư, đáp ứng nhu cầu mua sắm phương tiện sinh hoạt và nhà ở. d) Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng - Tín dụng hàng hoá - Tín dụng tiền tệ - Tín dụng thuê mua gồm thêu vận hành và thuê tài chính e) Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng  Cho vay không có bảo đảm Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 10 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh  Cho vay có đảm bảo Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. 2.1.2.4. Lãi suất tín dụng a) Khái niệm và ý nghĩa Lãi suất chính là biểu hiện của giá cả khoản tiền mà người cho vay đòi hỏi khi tạm thời trao quyền sử dụng khoản tiền của mình cho người khác. Người đi vay coi lãi suất như là khoản chi phí phải trả cho nhu cầu sử dụng tạm thời tiền của người khác. Lãi suất tín dụng được đo lường bằng tỉ lệ % trên số tiền vay mà người đi vay phải trả cho người cho vay trong một khoảng thời gian nhất định. Đứng về phía NH - Lãi suất tiền gửi là giá mua - Lãi suất cho vay là giá bán b) Vai trò của lãi suất tín dụng - Là công cụ để kích thích tiết kiệm. - Là công cụ để tiến hành nền kinh tế vĩ mô, là công cụ điều hành chính sách tiền tệ, là công cụ kiềm chế lạm phát. - Là công cụ để thúc đẩy các đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, sử dụng vốn thận trọng hơn. - Là phương tiện để các NH cạnh tranh lẫn nhau. - Là phương tiện giúp NHTM tạo ra lợi nhuận cho chính mình. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thống kê, tổng hợp thu thập số liệu, tài liệu thông qua việc tiếp xúc thực tế tại Ngân hàng và qua việc tìm kiếm các thông tin, kiến thức trên sách báo, tạp chí, các văn bản báo cáo của NH kết hợp với lý thuyết đã học ở trường. Số liệu về tình hình huy động vốn được thu thập tại phòng Kế toán, số liệu về tình hình cho vay được thu thập tại phòng Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu chi nhánh Cần thơ. Lãi Suất Tín Dụng = Lợi tức tín dụng x 100(%) / Σ Tiền vay www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 11 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh HTN = ( DSTN / DSCV) x 100% 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách so sánh và rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập được. - So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. - So sánh tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. 2.2.2.2. Phương pháp đánh giá theo tốc độ tăng trưởng Qua bảng số liệu về tình hình nguồn vốn và cho vay tại Ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ, ta sẽ đánh giá sự biến động của năm sau so với năm trước bằng những nhận xét dựa trên căn cứ thực tế của Ngân hàng. Thông qua bảng phân tích, ta đánh giá sự biến động trong hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng, xem xét tốc độ tăng qua các năm để xác định xu hướng phát triển của nó, đồng thời xác định được sự thay đổi trong hoạt động huy động vốn và cho vay. 2.2.2.3. Phương pháp phân tích thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng Thông qua các chỉ tiêu, ta sẽ tính toán con số cụ thể và đưa ra nhận xét về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Ta cần xem xét các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh để xác định khả năng sử dụng nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh, từ đó dẫn đến khả năng sinh lời của Ngân hàng.  Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ kinh doanh nào đó, từ 100 đồng doanh số cho vay Ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số thu nợ càng lớn càng tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng là tốt. Trong đó: DSTN: Doanh số thu nợ. DSCV: Doanh số cho vay. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 12 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh TQH = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ  Tỉ lệ nợ quá hạn (TQH): Tỉ lệ nợ quá hạn này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung, chất lượng của công tác tín dụng nói riêng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Thông thường tỉ lệ này nhỏ hơn 5% thì hoạt động của Ngân hàng được đánh giá ở mức bình thường.  Tỷ suất lợi nhuận: Đây là chỉ tiêu tương đối, phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này là chỉ tiêu hiệu quả nhưng không thể dùng để so sánh hiệu quả của các Ngân hàng khác nhau hoặc của các năm tài chính khác nhau.  Tỷ suất chi phí: Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí, phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí, cứ mỗi đồng lợi nhuận thu được sẽ phải tiêu tốn bao nhiêu đồng chi phí. Tỷ suất lợi nhuận = (Lợi nhuận / Doanh thu) x 100% Tỷ suất chi phí = (Lợi nhuận / Chi phí) x 100% www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 13 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CN CẦN THƠ 3.1. TỔNG QUAN VỀ TP. CẦN THƠ 3.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Cần Thơ được tách ra từ tỉnh Cần Thơ vào năm 2004 có diện tích 1.389,59 km² và dân số 1,112 triệu, là một thành phố nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, trên trục giao thương giữa vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười và thành phố Hồ Chí Minh. Từ tầm nhìn này, hàng loạt các công trình, dự án tầm cỡ đã và đang được triển khai để biến Cần Thơ thành thành phố cửa ngõ vùng hạ lưu sông Mê Kông. Cầu Mỹ Thuận đã vượt qua sông Tiền, sắp tới cầu Cần Thơ sẽ nối liền đôi bờ sông Hậu và trở thành cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Sân bay Trà Nóc đang được nâng cấp trở thành sân bay quốc tế. Tiếp đó, Cần Thơ sẽ xây dựng cảng biển quốc tế, gắn với việc chỉnh trị luồng Định An,... Để từ đây, đường hàng không, đường bộ, đường biển và đường sông hoàn chỉnh sẽ tạo nên thế liên hoàn về giao thông giữa thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Campuchia, với tam giác kinh tế Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của TP. Cần Thơ Cần Thơ được biết đến như là "Tây Đô" (thủ đô của miền Tây) của một thời rất xa. Cần Thơ nổi danh với những địa điểm như bến Ninh Kiều, phà Cần Thơ... Thành phố Cần Thơ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng công nghiệp hóa. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh, các khu công nghiệp thu hút được nhiều dự án với tổng vốn đăng ký tăng dần. Sản xuất nông nghiệp đang chuyển dần sang hình thái nông nghiệp đô thị, chất lượng cao. Các ngành thương mại - dịch vụ phát triển khá nhanh theo hướng đa dạng hóa loại hình, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và hướng tới những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh; trật tự đô thị được tăng cường, nếp sống văn minh đô thị từng bước được hình thành, bộ mặt đô thị kể cả nội thành và ngoại thành đang đổi mới từng ngày. Quan hệ sản xuất được www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 14 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh chăm lo xây dựng củng cố, doanh nghiệp nhà nước được chú ý sắp xếp lại, kinh tế hợp tác có bước phát triển mới. Sau hơn 120 năm phát triển, thành phố đang là trung tâm quan trọng nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật… 3.1.3. Phát triển trong tương lai Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 21/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006- 2020. Theo đó, xây dựng Cần Thơ trở thành Thành phố hiện đại và văn minh, là đô thị loại I trước năm 2010 và cơ bản trở thành Thành phố công nghiệp trước năm 2020; là trung tâm kinh tế - xã hội, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước; là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. 3.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ được thành lập theo giấy phép số 52/QP-UBND Tỉnh Cần Thơ cho phép đặt cơ quan tại tỉnh. Giấy phép chấp nhận cho mở chi nhánh trong nước thuộc NHTMCP do NH Nhà nước Việt Nam cấp số 069384 cấp ngày 16/09/1995. Ngày 29/7/2008, để rút ngắn và cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Công an đã cùng ban hành Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA. Theo đó, trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thành lập cho đến khi không còn tồn tại, mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế và được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế phải nộp, kể cả trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành, nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh tại các địa bàn khác nhau. Vì vậy, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Ngân hàng hiện nay mang số 5713040105 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ cấp ngày 28/10/2008. ACB chi nhánh Cần Thơ chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 27/03/1996 trụ sở đặt tại 17-19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa TP. Cần Thơ. Ngành nghề www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 15 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh kinh doanh gồm huy động vốn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác. Qua 12 năm hoạt động, ACB Cần Thơ đã góp phần hết sức to lớn cho sự phát triển của TP. Cần Thơ, đã trở thành một đối tác đáng tin cậy của quý khách hàng. Phương châm hoạt động của ngân hàng là luôn hướng đến sự hoàn thiện, tạo dựng giá trị cao nhất cho khách hàng. Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thái độ ân cần, niềm nở, NH luôn tạo được sự tin tưởng của quý khách hàng. 3.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 3.2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ PHÒNG GIAO DỊCH – NGÂN QUỸ PHÒNG HÀNH CHÍNH GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH Bộ phận Giao dịch Bộ phận Dịch vụ khách hàng Bộ phận Ngân quỹ Bộ phận Thẻ Kiều hối, WU Bộ phận Vi tính Bộ phận Kế toán Bộ phận Thanh toán quốc tế Bộ phận Pháp lý chứng từ Bộ phận Tiếp thị thẩm định khách hàng Bộ phận Thẩm định & Quản lý TSTC Bộ phận Dịch vụ khách hàng Bộ phận Xử lý nợ PHÒNG KẾ TOÁN – VI TÍNH www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 16 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh 3.2.2.2. Chức năng của từng bộ phận  Phòng Giao dịch ngân quỹ Về nhân sự gồm có trưởng phòng giao dịch, trưởng bộ phận và các kiểm soát viên, giao dịch viên, dịch vụ khách hàng, tổ thẻ, kiều hối, WU, bộ phận ngân quỹ và kiểm ngân viên. Có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, tài khoản cho vay và các tài khoản trong giao dịch với khách hàng. Thực hiện ký quỹ chờ thanh toán thư tín dụng, thanh toán séc bảo chi, mua bán ngoại tệ, vàng, bạc, thanh toán thẻ, mua bán chứng từ có giá, chi thu tiền mặt, ngoại tệ, chuyển tiền trong và ngòai nước, chi trả kiều hối… Thường xuyên kiểm soát chứng từ, đối chiếu số dư ngày, tháng… với số liệu của phòng kế toán. Lưu trữ hồ sơ phụ, phiếu thu tiết kiệm (đối với sổ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, phòng giao dịch có một phiếu lưu riêng để phục vụ cho việc theo dõi tính lãi, so sánh đối chiếu chữ ký, tất toán sổ… ).  Phòng Kinh doanh Về nhân sự gồm có trưởng phòng kinh doanh, trưởng bộ phận và các bộ phận thanh toán quốc tế, bộ phận tiếp thị, thẩm định khách hàng, bộ phận thẩm định và quản lý tài sản thế chấp, bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận pháp lý chứng từ và bộ phận xử lý nợ xấu. Tìm kiếm khách hàng thông qua công tác tiếp thị, thẩm định và phân loại khách hàng, lập hồ sơ tín dụng trình ban tín dụng xét duyệt theo hạn mức do tổng giám đốc quy định. Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bão lãnh, thanh toán quốc tế theo đúng thể lệ, chỉ định, hướng dẫn của nhà nước và ACB. Theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ và có biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời. Lưu trữ hồ sơ tín dụng theo trình tự dễ quản lý, kiểm tra thuận tiện việc theo dõi nợ vay. Thường xuyên tiến hành tổng hợp số liệu cho vay và thanh toán quốc tế theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và ACB. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 17 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh Đề xuất ý kiến về việc giải quyết, khởi tố các vụ kiện liên quan đến họat động tín dụng của chi nhánh.  Phòng Kế toán – Vi tính Quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh nhằm nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, tiền mặt tại quỹ. Quản lý chung, hạch toán thu nhập, phí phải thu, phải trả, quản lý thu chi đúng nguyên tắc chế độ của ngân hàng Á Châu Mặt khác phối hợp với phòng giao dịch và ngân quỹ luân chuyển chứng từ một cách khoa học và hợp lý; kiểm soát chứng từ, hạch toán, nhập chứng từ vào máy vi tính để quản lý; lên bảng cân đối ngày, tháng, năm theo đúng chế độ kế toán quy định và truyền số liệu qua mạng theo hướng dẫn của ngân hàng Á Châu. Quản lý mạng máy tính của chi nhánh và bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn số liệu, bảo mật sổ sách, chứng từ kế toán và mẫu kế toán theo chế độ quy định.  Phòng Hành chính Là đơn vị đắc lực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng là nơi tổ chức điều hành cơ cấu nhân sự, mua sắm trang thiết bị, tổ chức công tác bảo vệ, chữa cháy và công văn thư hành chính lễ tân. Phối hợp bộ phận kho quỹ, bảo vệ an toàn kho quỹ. Đảm bảo phương tiện di chuyển tiền an toàn. 3.2.3. Một số nội dung cơ bản về quy chế nghiệp vụ cho vay Để thực hiện được mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình tín dụng đã đề ra. Quy trình cho vay tại ACB Cần Thơ được thực hiện thông qua 14 bước cơ bản sau đây: 3.2.3.1. Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ Tại chi nhánh khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Và việc này được thực hiện bởi nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) hoặc nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR). 3.2.3.2. Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) (tại trung tâm định giá tài sản trực thuộc Hội sở) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên A/A sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định tài sản đảm bảo. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 18 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh Và nhân viên A/O cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm : việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra lịch sử vay - trả của khách hàng kể cả với các ngân hàng khác qua Trung tâm thông thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) để đánh giá uy tín của khách hàng, đồng thời kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. 3.2.3.3. Quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng Sau khi hoàn thành tờ trình thẩm định khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng. Sau đó, nhân viên A/O sẽ tiến hành photo hồ sơ gởi cho thư ký Ban tín dụng. Tại buổi họp Ban tín dụng, nhân viên A/O sẽ trình bày với các thành viên về nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà khách hàng đã đề nghị. Các thành viên Ban tín dụng sẽ trực tiếp phỏng vấn các vấn đề có liên quan đến khách hàng vay đối với nhân viên A/O. Sau khi các thành viên đã trao đổi và thống nhất ý kiến cho vay hay không cho vay và các điều kiện cần thiết khi được cho vay, Thư ký sẽ lập Biên bản họp ghi nhận lại các ý kiến thống nhất của các thành viên Ban tín dụng và sau đó sẽ lập phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên A/O. Tối đa hai ngày làm việc kể từ ngày Ban tín dụng quyết định cho vay hoặc không cho vay, nhân viên A/O hoặc nhân viên Loan CSR phải thông báo kết quả cho khách hàng. 3.2.3.4. Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Ban tín dụng, nhân viên A/O chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho nhân viên Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giải ngân. Nhân viên Loan CSR tiến hành chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo kèm phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho Nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO). Nhân viên LDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo cho khoản vay. 3.2.3.5. Nhận và quản lý tài sản đảm bảo Khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục pháp lý về tải sản đảm bảo nợ vay, nhân viên LDO sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và ACB. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 19 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh 3.2.3.6. Lập Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng đã được thực hiện hoàn tất, nhân viên Loan CSR tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ, chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký. 3.2.3.7. Tạo tài khoản vay và giải ngân Căn cứ vào Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ, nhân viên Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng. Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ thông tin và kết nối về tài sản đảm bảo, nhân viên Loan CSR phối hợp với nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay. Sau đó, nhân viên giao dịch (Teller) sẽ thực hiện giải ngân cho khách hàng. 3.2.3.8. Lưu trữ hồ sơ Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan sẽ được nhân viên Loan CSR thực hiện theo quy định. 3.2.3.9. Kiểm tra, theo dõi khoản vay - thu nợ gốc và lãi vay Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, nhân viên A/O và Loan CSR sẽ thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng thông qua màn hình TCBS (The Complete Banking Solution) hoặc bảng kê các khoản nợ gốc, lãi vay đến hạn phát sinh trước ngày năm (5) hàng tháng. Nhân viên Loan CSR có trách nhiệm soạn thư báo nợ gốc và lãi vay đến hạn. Nhân viên A/O và Loan CSR tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ và đề xuất ý kiến xử lý khi nhận thấy khách hàng có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán hoặc có những thay đổi làm ảnh hưởng đến khoản vay. 3.2.3.10. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ Khi có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ), khách hàng phải gửi Giấy đề nghị (theo mẫu) cho ngân hàng theo thời gian đã quy định trong Hợp đồng tín dụng. Căn cứ giấy đề nghị này, nhân viên A/O sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, sau đó lập tờ trình thẩm định khách hàng, trong đó phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ và nêu rõ lý do gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và ý kiến đề xuất đồng ý hoặc không đồng ý, trình Ban tín dụng xét www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 20 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh duyệt. Ban tín dụng phê duyệt gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo hình thức duyệt ngay trên tờ trình hoặc lập Biên bản họp (theo mẫu). 3.2.3.11. Chuyển nợ quá hạn Trong các trường hợp: đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả đủ nợ đến hạn phải trả và không được đồng ý hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; hoặc có quyết định thu hồi nợ trước hạn nhưng trong vòng 30 ngày mà khách hàng vẫn không thanh toán đủ nợ vay thì nhân viên A/O sẽ lập tờ trình thẩm định khách hàng về việc xét duyệt chuyển nợ quá hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ vào phê duyệt của cấp có thẩm quyền, nhân viên Loan CSR sẽ thực hiện chuyển nợ quá hạn trên chương trình phần mềm TCBS. Sau đó lập thư báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời lập Biên bản bàn giao hồ sơ vay cho Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) hoặc bộ phận xử lý nợ để theo dõi, khởi kiện thu nợ vay. 3.2.3.12. Khởi kiện thu hồi nợ xấu Căn cứ vào hồ sơ khách hàng nợ quá hạn do nhân viên Loan CSR chuyển sang, ACBA/Bộ phận xử lý nợ thực hiện thu hồi nợ theo đúng quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của ACBA/Bộ phận xử lý nợ sẽ dùng một số biện pháp xử lý nợ như: Đốc nợ (là việc áp dụng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ mà chưa phải áp dụng biện pháp khởi kiện); Khởi kiện (là biện pháp thu hồi nợ bằng việc tham gia tố tụng bắt đầu từ giai đoạn khởi kiện cho đến khi hoàn tất việc thi hành án để thu hồi nợ); Xử lý tài sản đảm bảo; Và một số biện pháp khác như: chuyển nợ sang ngân hàng khác, bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ,… 3.2.3.13. Miễn, giảm lãi Khi khách hàng gặp khó khăn trong việc trả lãi vay và có đề nghị nộp hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi vay, nhân viên Loan CSR sẽ tiếp nhận hồ sơ (bao gồm: Kế hoạch trả nợ và cam kết trả nợ; Tài liệu chứng minh nguyên nhân, những mức độ tổn thất về tài sản; khó khăn về tài chính; Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất). Sau đó, nhân viên A/O sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, các thông tin, số liệu được cung cấp và đối chiếu với thực tế, lập tờ trình miễn, giảm lãi kèm hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ký. Sau khi cấp có thẩm quyền xem xét hồ sơ vay và có ý kiến đề nghị mức miễn, giảm lãi, nhân viên A/O sẽ trình lên Ban tín dụng. Sau khi nhận được Biên bản họp của Ban tín dụng chấp thuận miễn, www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 21 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh giảm lãi vay, nhân viên A/O thông báo cho nhân viên Loan CSR thực hiện việc miễn, giảm lãi vay trên chương trình phần mềm TCBS và thông báo cho nhân viên Teller thanh lý tài khoản vay của khách hàng. 3.2.3.14. Thanh lý/Tất toán khoản vay Hồ sơ vay sẽ được thanh lý khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay, lãi vay và các chi phí khác có liên quan. Nhân viên Teller thu vốn, lãi, phí, phạt,… lần cuối trên tài khoản vay của khách hàng. Cũng như các khoản phải thu trên tài khoản vay này để xác định xử lý, tất toán khoản vay. Khi khách hàng có đề nghị giải chấp tài sản, nhân viên Loan CSR sẽ tiếp nhận, kiểm tra các dư nợ của khách hàng và làm giấy đề nghị giải chấp tài sản theo mẫu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi nhận được đề nghị giải chấp, nhân viên LDO sẽ tiến hành làm thủ tục giải chấp tài sản thế chấp. Nhân viên Loan CSR sẽ kiểm tra lại quá trình thanh toán của khách hàng trên tất cả số dư (vốn, lãi, phí, phạt,…). www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 22 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 4.1.1. Đánh giá tình hình chung Đối với các Ngân hàng cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các NH đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay. Vốn không những giúp cho NH tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Ngoài vốn tự có và nguồn vốn đi vay của các ngân hàng khác, vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn ở các NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ nói riêng. Trước mắt, với việc lãi suất đã được Thủ tướng chỉ đạo sẽ giảm trong thời gian sắp tới. Mặt khác, trong bối cảnh dự trữ bắt buộc tăng và cạnh tranh gay gắt trong huy động tiền gửi khách hàng, bài toán cho vay và huy động sẽ trở nên khó khăn hơn. Với lãi suất huy động kém hấp dẫn hơn so với cơ hội đầu tư vào thị trường chứng khoán, sàn giao dịch vàng, cơ hội khai thác biến động tỷ giá, ngân hàng cần phải đảm bảo những giá trị gia tăng khác để giữ chân và thu hút khách. Tình hình huy động vốn tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 – 2008 được thể hiện qua bảng 1 trang 23. Qua bảng số liệu trang sau cho thấy vốn huy động năm 2007 là 429.120 triệu đồng tăng 167.891 triệu đồng (tương ứng với 64,27%) so với năm 2006 là 261.229 triệu đồng. Kết quả trên cho thấy năm 2007, Ngân hàng đã huy động vốn có hiệu quả vì tỷ lệ tăng vốn huy động khá cao. Điều này là do trong năm 2007, ACB đã thực hiện nỗ lực đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Một loạt sản phẩm tiết kiệm và tín dụng mới được ACB tung ra nhằm đáp ứng tốt và nhanh nhất nhu cầu của khách hàng như tiết kiệm tuần, tiết kiệm 5+… Trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán, ACB chính thức cung cấp dịch vụ thanh toán tiền điện trực tiếp tại Ngân hàng, và tính năng mới của dịch vụ mobile banking: kiểm tra tiền chuyển đến bằng chứng minh nhân dân hay hộ chiếu qua tin nhắn… www.kinhtehoc.net Ph ân tíc h tìn h hì n h hu y độ n g vố n và ch o va y tạ i N gâ n hà n g Á Ch âu ch i n há n h Cầ n Th ơ G V H D : Th S. T rư ơn g C hí H ải - 23 - SV TH : N gu yễ n Th ị M ộn g K ha nh Bả n g 1: Tì n h hì n h hu y đ ộn g v ốn tạ i N gâ n hà n g Á C hâ u ch i n há n h C ần Th ơ qu a 3 n ăm 20 06 – 20 08 Đ ơ n v ị t ín h: tr iệ u đ ồn g (N gu ồn : Ph òn g Kế to án Ng ân hà n g Á C hâ u ch i n há n h Cầ n Th ơ) N ăm 20 06 N ăm 20 07 N ăm 20 08 So sá n h 20 07 /2 00 6 So sá n h 20 08 /2 00 7 C hỉ tiê u Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Tu yệ t đ ối Tư ơ n g đ ối (% ) Tu yệ t đ ối Tư ơ n g đ ối (% ) 1. Ti ền gử i củ a TC K T 47 . 46 7 18 ,1 7 31 . 14 9 7, 26 41 . 50 1 7, 49 - 16 . 31 8 - 34 ,3 8 10 . 35 2 33 ,2 3 - K hô n g kỳ hạ n 40 . 01 9 84 , 31 27 . 08 5 86 , 95 41 . 50 1 10 0, 00 - 12 . 93 4 - 32 , 32 14 . 41 6 53 , 23 - Có kỳ hạ n 7. 44 8 15 , 69 4. 06 4 13 , 05 0 0, 00 - 3. 38 4 - 45 , 44 - 4. 06 4 - 10 0, 00 2. Ti ền gử i t iế t k iệ m 21 3. 76 2 81 ,8 3 39 7. 97 1 92 ,7 4 51 2. 59 5 92 ,5 1 18 4. 20 9 86 ,1 7 11 4. 62 4 28 ,8 0 - K hô n g kỳ hạ n 8. 18 0 3, 83 39 . 47 9 9, 92 23 . 89 5 4, 66 31 . 29 9 38 2, 63 - 15 . 58 4 - 39 , 47 - Có kỳ hạ n 20 5. 58 2 96 , 17 35 8. 49 2 90 , 08 48 8. 70 0 95 , 34 15 2. 91 0 74 , 38 13 0. 20 8 36 , 32 TỔ N G V Ố N H U Y Đ Ộ N G 26 1. 22 9 10 0, 00 42 9. 12 0 10 0, 00 55 4. 09 6 10 0, 00 16 7. 89 1 64 ,2 7 12 4. 97 6 29 ,1 2 www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 24 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh Đến năm 2008, vốn huy động của ACB Cần thơ được 554.096 triệu đồng tăng 124.976 triệu đồng (tương ứng với 29,12%) so với năm 2007 là 429.120 triệu đồng. Tỷ lệ tăng vốn huy động của ACB năm 2008 so với năm 2007 tăng 29,12% thấp hơn nhiều tỷ lệ tăng vốn huy động năm 2007 so với 2006 là 64,27%. Nguyên nhân là do trong năm 2008, cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn giữa các Ngân hàng diễn ra rất quyết liệt. Ngoài ra, do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho lượng tiền kiều hối giảm mạnh, giá vàng tăng cao, tình hình xuất nhập khẩu giảm đã ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng. Nhìn chung, tình hình huy động vốn của ACB Cần Thơ qua 3 năm có sự tăng trưởng đáng kể. 261.229 429.120 554.096 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Hình 2: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại NHTMCP Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 4.1.2. Đánh giá tình hình cụ thể Tại ACB chi nhánh Cần Thơ nguồn vốn được huy động dưới hai hình thức là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi của tổ chức kinh tế. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 25 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh NĂM 2006 18% 82% NĂM 2007 93% 7% NĂM 2008 93% 7% Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi của TCKT Hình 3: Cơ cấu huy động vốn tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 4.1.2.1. Tình hình tiền gửi tiết kiệm tại ACB Cần thơ Qua hình 3 và bảng 1 cho thấy, tiền gửi tiết kiệm năm 2007 là 397.971 triệu đồng tăng 184.209 triệu đồng (tương ứng với 86,17%) so với năm 2006 là 213.762 triệu đồng. Về tỷ trọng, tiền gửi tiết kiệm năm 2007 chiếm 92,74% trong cơ cấu vốn huy động tăng so với năm 2006 chỉ chiếm 81,83% trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân là do, trong năm 2007 ACB đã áp dụng các chính sách phù hợp để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. - Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn năm 2007 là 39.479 triệu đồng tăng 31.299 triệu đồng (tương ứng với 382,63%) so với năm 2006 là 8.180 triệu đồng. Về tỷ trọng, tiền gửi không kỳ hạn năm 2007 tăng so với năm 2006. Cụ thể, năm 2007 chiếm 9,92% trong tổng tiền gửi tiết kiệm, năm 2006 chỉ chiếm 3,83%. - Tiền gửi có kỳ hạn năm 2007 là 358.492 triệu đồng tăng 152.910 triệu đồng (tương ứng với 74,38%) so với năm 2006 là 205.582 triệu đồng. Về tỷ trọng, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 90,08% trong tổng tiền gửi tiết kiệm giảm so với năm 2006 chiếm 96,17%. Đến năm 2008, tiền gửi tiết kiệm là 512.595 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 114.624 triệu đồng và về mặt tương đối là 28,80% so với năm 2007 là 397.971 triệu đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trong vốn huy động năm 2008 là 92,51% giảm so với năm 2007 chiếm tỷ trọng 92,74% . Tỷ lệ tiền www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 26 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh gửi tiết kiệm năm 2008 so với 2007 là 28,80% không tăng mạnh như năm 2007 so với 2006. Điều này là do, trong năm 2008 người dân cân nhắc hơn trong các quyết định đầu tư tiền nhàn rỗi của mình. - Cụ thể, tiền gửi không kỳ hạn năm 2008 là 23.895 triệu đồng giảm 15.584 triệu đồng (tương ứng với 39,47%). Về tỷ trọng chiếm 4,66% trong tổng tiền gửi tiết kiệm giảm so với năm 2007 chiếm 9,92%. - Tiền gửi có kỳ hạn năm 2008 là 488.700 triệu đồng tăng về mặt giá trị là 130.208 triệu đồng (tương ứng với 36,32%) so với năm 2007 là 358.492 triệu đồng. Về tỷ trọng chiếm 95,34% trong tổng tiền gửi tiết kiệm so với năm 2007 chỉ chiếm 90,08%. 4.1.2.2. Tình hình tiền gửi của tổ chức kinh tế tại ACB Cần thơ Dựa vào bảng 1 và hình 2 – 3, ta thấy tiền gửi của tổ chức kinh tế tại ACB chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể. Năm 2007, tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm 7,26% trong tổng vốn huy động giảm so với năm 2006 chiếm tỷ trọng là 18,17%. Về mặt tuyệt đối, tiền gửi của tổ chức kinh tế là 31.149 triệu đồng giảm 16.318 triệu đồng (tương ứng với 34,38%) so với năm 2006 là 47.467 triệu đồng. Nguyên nhân là do tiền gửi của tổ chức kinh tế thường không ổn định, chủ yếu gửi vào Ngân hàng để tránh phí tổn lưu giữ tiền mặt và cho tiện việc thanh toán trong kinh doanh. Cụ thể: - Tiền gửi không kỳ hạn năm 2007 là 27.085 triệu đồng giảm 12.934 triệu đồng (tương ứng với 32,32%) so với năm 2006 là 40.019 triệu đồng. Tuy nhiên, về tỷ trọng chiếm 86,95% trong tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế lại tăng so với năm 2006 chỉ chiếm 84,31%. - Tiền gửi có kỳ hạn năm 2007 là 4.064 triệu đồng giảm 3.384 triệu đồng (tương ứng với 45,44%) so với năm 2006 là 7.448 triệu đồng. Về tỷ trọng, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 13,05% trong tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm so với năm 2006 chiếm 15,69%. Sang năm 2008, tiền gửi của tổ chức kinh tế là 41.501 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 10.352 triệu đồng và về mặt tương đối là 33,23% so với năm 2007 là 31.149 triệu đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế trong vốn huy động giảm từ 7,49% năm 2007 xuống 7,26% năm 2008. Điều này là do, trong năm 2008 do khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 27 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn các cá thể dân cư. Cụ thể, trong năm 2008, tại ACB Cần Thơ tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế là 0 giảm 100% so với năm 2007. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2008 là 41.501 triệu đồng tăng về mặt giá trị là 14.416 triệu đồng (tương ứng với 53,23%) so với năm 2007 là 27.085 triệu đồng. 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY 4.2.1. Khái quát chung tình hình tín dụng Như ta đã biết, cho vay luôn ẩn chứa nhiều rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM nhưng đó cũng chính là cơ hội cho tăng trưởng tín dụng. Để hoạt động tín dụng thực sự mang lại hiệu quả và phát huy vai trò của nó, ACB nói chung và ACB Cần thơ nói riêng luôn chú trọng thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế như cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay tín chấp dựa trên thu nhập người vay, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán v.v… Bảng 2: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm từ 2004 - 2006 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 460.310 1.410.931 6.516.351 950.621 206,52 5.105.420 361,85 Doanh số thu nợ 371.326 1.071.513 6.295.811 700.187 188,56 5.224.298 487,56 Dư nợ 176.583 516.001 736.542 339.418 192,21 220.541 42,74 Nợ quá hạn 112 152 13.887 40 35,71 13.735 9.036,18 (Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Phòng Khách hàng cá nhân) Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của ACB Cần Thơ luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2007, DSCV của ACB Cần Thơ là 61.410.931 triệu đồng tăng 950.621 triệu đồng (tương ứng với 206,52%) so với www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 28 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh năm 2006 là 460.310 triệu đồng. Đến năm 2008, DSCV là 6.516.351 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 5.105.120 triệu đồng, tăng về mặt tương đối là 361,85% so với năm 2007 là 1.410.931 triệu đồng. Nguyên nhân là do, ACB đẩy mạnh chính sách cho vay tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Về doanh số thu nợ, năm 2007 là 1.071.513 triệu đồng tăng 700.187 triệu đồng (tương ứng với 188,56%) so với năm 2006 là 371.326 triệu đồng. Năm 2008, DSTN là 6.295.811 triệu đồng tăng 5.224.298 triệu đồng (tương ứng với 487,56%) so với năm 2007 là 1.071.513 triệu đồng. DSTN và tỷ lệ thu nợ tăng qua các năm là do DSCV của ACB Cần Thơ tăng mạnh qua các năm. Nếu chỉ có doanh số cho vay tăng lên mà ngân hàng không thu hồi được nợ thì hoạt động cho vay cũng không được xem là có hiệu quả. ACB chi nhánh Cần Thơ đã phối hợp và thực hiện rất tốt giữa công tác cho vay và quản lý thu hồi nợ, điều này được thể hiện qua việc doanh số thu nợ tăng nhanh qua các năm. Qua bảng trên, ta thấy do tốc độ tăng DSCV tăng nhanh nên tốc độ dư nợ cho vay của ACB cũng tăng qua các năm về mặt tuyệt đối nhưng về mặt tỷ lệ thì giảm. Cụ thể, năm 2007, dư nợ cho vay của ACB Cần Thơ là 516.001 triệu đồng tăng 339.418 triệu đồng (tương ứng với 192,21%) so với năm 2006 là 176.583 triệu đồng. Đến năm 2008, dư nợ cho vay là 339.418 triệu đồng (tương ứng với 42,74%) so với năm 2007 là 516.001 triệu đồng. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã mở rộng đối tượng cho vay như cho vay tiêu dùng, cho vay du học, cho vay mua nhà,… Thêm vào đó, công tác tìm kiếm khách hàng của ngân hàng có hiệu quả cao nên có thêm nhiều khách hàng mới đến ngân hàng xin vay vốn làm cho doanh số cho vay tăng nên dư nợ của ngân hàng tăng qua các năm.. Tình hình nợ quá hạn của ACB Cần Thơ có xu hướng tăng mạnh do dư nợ cho vay tăng và do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới năm 2008. Năm 2007, nợ quá hạn là 152 triệu đồng tăng 40 triệu đồng (tương ứng với 35,71%) so với năm 2006 là 112 triệu đồng. Sang năm 2008, nợ quá hạn tăng lên đáng kể từ 152 triệu đồng năm 2007 đến 2008 là 13.887 triệu đồng tăng 13.735 triệu đồng tương ứng với 9.036,38%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ là 1,89% < 5% theo quy định của NH Nhà nước. Mặc dù vậy, NH cần đẩy mạnh công tác thu nợ để không làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của NH nói chung. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 29 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh 4.2.2. Phân tích về doanh số cho vay 460.310 1.410.931 6.516.351 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Doanh số cho vay Hình 4: Doanh số cho vay tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 Năm 2008, trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao… kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không ít và bắt đầu thực sự bước vào giai đoạn khó khăn. Biên độ giá của các mặt hàng dao động mạnh, lãi suất ngân hàng liên tục thay đổi, giá dầu giảm ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua,… Tất cả những biến đổi đó tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sản xuất nông nghiệp, hàng nông sản – thủy sản lớn nhất cả nước, hiện nay thế mạnh này của vùng cũng đang trong tình trạng cầm cự, nhất là lĩnh vực xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu gạo của đồng bằng Sông Cửu Long khó khăn sẽ kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp dịch vụ có liên quan, sản xuất của nhiều hộ nông dân lâm vào tình trạng khốn đốn. Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo tích cực của Ban lãnh đạo ACB Cần thơ và dựa trên định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, ACB Cần Thơ đã chủ động khắc phục có hiệu quả những khó khăn về các vấn đề còn tồn tại trong kinh doanh để ổn định và phát triển vững chắc, nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo an toàn và hiệu quả. 4.2.2.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời gian Tình hình doanh số cho vay theo thời gian của ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 được thể hiện qua bảng 3 trang 30. www.kinhtehoc.net Ph ân tíc h tìn h hì n h hu y độ n g vố n và ch o va y tạ i N gâ n hà n g Á Ch âu ch i n há n h Cầ n Th ơ G V H D : Th S. T rư ơn g C hí H ải - 30 - SV TH : N gu yễ n Th ị M ộn g K ha nh Bả n g 3: D o a n h số ch o v a y th eo th ờ i g ia n tạ i N gâ n hà n g Á C hâ u ch i n há n h C ần th ơ qu a 3 n ăm 20 06 - 20 08 Đ ơ n v ị t ín h: tr iệ u đ ồn g N ăm 20 06 N ăm 20 07 N ăm 20 08 So sá n h 20 07 /2 00 6 So sá n h 20 08 /2 00 7 C hỉ tiê u Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Tu yệ t đ ối Tư ơ n g đ ối (% ) Tu yệ t đ ối Tư ơ n g đ ối (% ) Ch o v ay n gắ n hạ n 35 2. 77 8 76 , 64 1. 18 4. 81 8 83 , 97 5. 45 8. 00 6 83 , 76 83 2. 04 0 23 5, 85 4. 27 3. 18 8 36 0, 66 Ch o v ay tr u n g v à dà i h ạn 10 7. 53 2 23 , 36 22 6. 11 3 16 , 03 1. 05 8. 34 5 16 , 24 11 8. 58 1 11 0, 28 83 2. 23 2 36 8, 06 D o a n h số ch o v a y 46 0. 31 0 10 0, 00 1. 41 0. 93 1 10 0, 00 6. 51 6. 35 1 10 0, 00 95 0. 62 1 20 6, 52 5. 10 5. 42 0 36 1, 85 ( N gu ồn : Ph òn g K há ch hà n g cá n hâ n và Ph òn g K há ch hà n g do a n h n gh iệ p) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 31 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh Xét về thời gian, nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh qua 3 năm chủ yếu tập trung vào tín dụng ngắn hạn. Nhờ những phương thức cho vay tích cực, đơn giản, tiện lợi mà doanh số cho vay của Chi nhánh ngày một tăng lên. Đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, đồng thời cũng có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng mới đến giao dịch. 76,64 83,76 83,97 16,24 16,0323,36 0 20 40 60 80 100 2006 2007 2008 Năm % Cho vay ngắn hạn Cho vay trung và dài hạn Hình 5: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời gian tại ACB chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 Qua bảng số liệu ta thấy, cho vay ngắn hạn tại ACB Cần Thơ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong DSCV tại ACB Cần Thơ so với cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân là do, đa số khách hàng của Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngắn hạn, có tốc độ quay vòng vốn nhanh và có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả. Những khách hàng vay trung và dài hạn chủ yếu là cá nhân và hộ gia đình. Ngân hàng thường cho vay trung và dài hạn để mua nhà ở, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp… Nếu số tiền lớn, thời gian thu hồi kéo dài, không thể hoàn vốn trong thời gian ngắn nên lãi suất cao. Ngoài ra, khi ngân hàng cho vay với số lượng lớn các khoản vay trung và dài hạn sẽ có khả năng hứng chịu rủi ro về lãi suất và tỷ giá. Điều này làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay. Nhìn chung, cho vay trong ngắn hạn của ACB Cần Thơ tăng trưởng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2007, cho vay ngắn hạn là 1.184.818 triệu đồng tăng 832.040 triệu đồng (tương ứng với 235,85%) so với năm 2006 là 352.778 triệu đồng. Bước sang năm 2008, cho vay ngắn hạn là 5.458.006 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 4.723.188 triệu đồng, về mặt tương đối là 360,66% so với năm www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 32 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh 2007 là 1.184.818 triệu đồng. Nguyên nhân là do ACB đưa ra các hình thức cho vay phong phú, lãi suất phù hợp thỏa mãn từng đối tượng khách hàng, đáp ứng nhu cầu vốn trong ngắn hạn của các doanh nghiệp. Đồng thời, đây là giai đoạn nền kinh tế Cần Thơ phát triển nhanh, đời sống người dân được nâng cao làm sức mua của thị trường tăng lên đã tạo ra một thị trường rất hấp dẫn cho các cơ sở kinh doanh. Ngoài ra, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới làm ảnh hưởng đến vốn trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Từ đó nhu cầu vay vốn để đảm bảo vòng quay vốn trong ngắn hạn, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đa dạng hóa sản phẩm để kích cầu cho nền kinh tế, phục vụ nhu cầu thị trường tăng cao. Như đã nói trước đó, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong doanh số cho vay nhưng nó vẫn tăng trưởng mạnh qua các năm. Cho vay trung và dài hạn năm 2007 đạt 226.113 triệu đồng tăng 118.581 triệu đồng (tương ứng với 110,28%) so với năm 2006 là 107.532 triệu đồng. Đến năm 2008, cho vay trung và dài hạn là 1.058.345 triệu đồng tăng 832.232 triệu đồng (tương ứng với 368,06%) so với năm 2007 là 226.113 triệu đồng. Để đạt được kết quả đó, ACB Cần Thơ đã tích cực hơn trong việc khai thác thị trường để nắm bắt được xu hướng thị trường, bằng việc tung ra nhiều sản phẩm tiện ích hơn, chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng như gửi thư, gọi điện thoại… cho khách hàng để tư vấn về các sản phẩm tiện ích phù hợp với nhu cầu của họ. 4.2.2.2. Phân tích tình hình cho vay theo thành phần kinh tế Thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh là một cách phân loại cơ bản để phản ánh nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được sự hỗ trợ và hoạt động theo chủ trương, kế hoạch của Nhà nước. Ngược lại, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chủ yếu hoạt động bằng vốn riêng của mình, thường bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã. Thực hiện vai trò đáp ứng mọi nhu cầu vốn cho nền kinh tế, NH đã mở rộng hoạt động cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, bao gồm cho vay doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 33 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh Tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại ACB Cần Thơ được thể hiện qua bảng 4 trang 34. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế qua các năm tại ACB Cần Thơ có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2006, cho vay cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất 51,15% rồi đến cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh 42,22%, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là cho vay doanh nghiệp Nhà nước 6,63%. Đến năm 2007 thì cho vay doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất 61,84%, kế đến là cho vay cá thể 25,89% và cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 12,26%. Bước sang 2008, cho vay cá thể lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay, cụ thể là 80,36%. Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng không đáng kể, lần lượt là 11,51% và 8,13%. Tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế qua các năm tại ACB Cần Thơ có sự thay đổi như vậy là do trong từng thời kỳ nhu cầu vốn của từng thành phần kinh tế sẽ khác nhau. Cụ thể, cho vay doanh nghiệp Nhà nước năm 2007 là 872.544 triệu đồng tăng 842.026 triệu đồng (tương ứng với 2.759,16%) so với năm 2006 là 30.517 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng rất mạnh này là do năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, để chuẩn bị cho công cuộc hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và công ty cổ phần Nhà nước nói riêng cần nguồn vốn lớn nhằm đáp ứng đầy đủ cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Đến năm 2008, cho vay doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn 530.065 triệu đồng giảm 342.479 triệu đồng (tương ứng với 39,25%) so với năm 2007 là 872.544 triệu đồng. Trong năm 2008, trước tình hình kinh tế tài chính có nhiều biến đổi phức tạp cộng với yếu tố thị trường luôn biến động và khả năng rủi ro trong kinh doanh đã phần nào ảnh hưởng đến việc Chi nhánh giảm vốn đầu tư đối với các loại hình doanh nghiệp này. Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tạiACB Cần Thơ năm 2007 đạt 173.044 triệu đồng giảm về mặt giá trị là 21.280 triệu đồng, giảm về mặt tỷ lệ là 10,95% so với năm 2006 là 175.736 triệu đồng. Đến năm 2008, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 746.860 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 576.816 triệu đồng, tăng về mặt tương đối là 333,33% so với năm 2007 là 173.044 triệu đồng. www.kinhtehoc.net Ph ân tíc h tìn h hì n h hu y độ n g vố n và ch o va y tạ i N gâ n hà n g Á Ch âu ch i n há n h Cầ n Th ơ G V H D : Th S. T rư ơn g C hí H ải - 34 - SV TH : N gu yễ n Th ị M ộn g K ha nh Bả n g 4: D o a n h số ch o v a y th eo th àn h ph ần ki n h tế tạ i N gâ n hà n g Á C hâ u ch i n há n h C ần Th ơ qu a 3 n ăm 20 06 – 20 08 Đ ơ n v ị t ín h: tr iệ u đ ồn g N ăm 20 06 N ăm 20 07 N ăm 20 08 So sá n h 20 07 /2 00 6 So sá n h 20 08 /2 00 7 C hỉ tiê u Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Tu yệ t đ ối Tư ơ n g đ ối (% ) Tu yệ t đ ối Tư ơ n g đ ối (% ) D o an h n gh iệ p N hà n ướ c 30 . 51 8 6, 63 87 2. 54 4 61 , 84 53 0. 06 5 8, 13 84 2. 02 6 2. 75 9, 16 - 34 2. 47 9 - 39 , 25 D o an h n gh iệ p n go ài QD 19 4. 32 4 42 , 22 17 3. 04 4 12 , 26 74 6. 86 0 11 , 51 - 21 . 28 0 - 10 , 95 57 6. 81 6 33 3, 33 Cá th ể 23 5. 46 8 51 , 15 36 5. 34 3 25 , 89 5. 23 6. 42 6 80 , 36 12 9. 87 5 55 , 16 4. 87 1. 08 3 1. 33 3, 29 D o a n h số ch o v a y 46 0. 31 0 10 0, 00 1. 41 0. 93 1 10 0, 00 6. 51 6. 35 1 10 0, 00 95 0. 62 1 20 6, 52 5. 10 5. 42 0 36 1, 85 ( N gu ồn : Ph òn g K há ch hà n g cá n hâ n và Ph òn g K há ch hà n g do a n h n gh iệ p) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 35 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh Kết quả trên là do chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã chủ động bỏ vốn ra và vay vốn Ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Số doanh nghiệp tư nhân hoạt động ngày càng nhiều, hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực như: giao thông vận tải, thương mại - dịch vụ, chế biến thuỷ hải sản, xây dựng… Vì vậy, tốc độ tăng trưởng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2008 tăng mạnh. Đây là nguồn tiềm năng dồi dào cần phải được khuyến khích để phát triển nền kinh tế, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đối với thành phần kinh tế này, do hoạt động đa dạng, khó kiểm soát nên chứa đựng không ít những rủi ro. Chính vì vậy, ACB Cần Thơ một mặt phải vận động khả năng khai thác, mặt khác cần phải có biện pháp để tăng cường giám sát việc thực hiện các quy ước trong hợp đồng tín dụng. Qua bảng số liệu, ta thấy cho vay cá thể luôn tăng trưởng mạnh qua các năm, đặc biệt là năm 2008. Cụ thể, năm 2007, cho vay cá thể là 365.343 triệu đồng tăng 129.875 triệu đồng (tương ứng với 55,16%) so với năm 2006 là 235.468 triệu đồng. Năm 2008, cho vay cá thể là 5.236.426 triệu đồng tăng 4.871.083 triệu đồng về mặt tuyệt đối, về mặt tương đối tăng 1.333,29% so với năm 2007 là 132.402 triệu đồng. Đây là kết quả của hàng loạt các chương trình tín dụng hấp dẫn mà ACB đã đưa ra trong năm 2008 như chương trình ưu đãi cho du học sinh, cho vay trả góp tiêu dùng cá nhân, tín dụng đặc biệt 5.000 tỷ đồng - lãi suất cố định (trong đó cá nhân được 2.000 tỷ đồng) cho các nhu cầu về vay mở rộng sản xuất kinh doanh, vay phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, vay mua nhà, sửa chữa nhà để ở… 4.2.2.3. Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế Trong cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế, Ngân hàng thực hiện vai trò giúp vốn cho tất cả các ngành nghề. Trong đó doanh số cho vay công nghiệp - xây dựng và các ngành khác chiếm tỷ trọng cao, còn lại là ngành thương mại dịch vụ, ngành thuỷ sản, cùng với ngành nông nghiệp có tỷ trọng thấp hơn. Tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại ACB Cần Thơ thể hiện qua bảng 5 trang 36. Từ bảng số liệu về tình hình cho vay theo ngành kinh tế đã cho thấy cơ cấu cho vay của Chi nhánh vào các ngành nghề sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2006- 2008 đều có sự thay đổi cả về doanh số và tỷ trọng. www.kinhtehoc.net Ph ân tíc h tìn h hì n h hu y độ n g vố n và ch o va y tạ i N gâ n hà n g Á Ch âu ch i n há n h Cầ n Th ơ G V H D : Th S. T rư ơn g C hí H ải - 36 - SV TH : N gu yễ n Th ị M ộn g K ha nh Bả n g 5: D o a n h số ch o v a y th eo n gà n h ki n h tế tạ i N gâ n hà n g Á C hâ u ch i n há n h C ần th ơ qu a 3 n ăm 20 06 – 20 08 Đ ơ n v ị t ín h: tr iệ u đ ồn g N ăm 20 06 N ăm 20 07 N ăm 20 08 So sá n h 20 07 /2 00 6 So sá n h 20 08 /2 00 7 C hỉ tiê u Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Tu yệ t đ ối Tư ơ n g đ ối (% ) Tu yệ t đ ối Tư ơ n g đ ối (% ) Cô n g n gh iệ p - X ây dự n g 11 5. 75 0 25 , 15 97 5. 67 4 69 , 15 89 0. 43 6 13 , 66 85 9. 92 4 74 2, 91 - 85 . 23 8 - 8, 74 Th u ỷ sả n 65 3 0, 14 17 . 31 0 1, 23 7. 86 5 0. 12 16 . 65 7 2. 55 3, 02 - 9. 44 5 - 54 , 56 Th ươ n g m ại - D ịc h v ụ 15 9. 86 6 34 , 73 98 . 75 3 7, 00 61 3. 83 1 9, 42 - 61 . 11 3 - 38 , 23 51 5. 07 8 52 1, 58 N ôn g n gh iệ p 3. 68 3 0, 80 0 0, 00 0 0, 00 - 3. 68 3 - 10 0, 00 0 0, 00 Cá c n gà n h kh ác 18 0. 35 8 39 , 18 31 9. 19 4 22 , 62 5. 00 4. 21 9 76 , 79 13 8. 83 6 76 , 98 4. 68 5. 02 5 1. 46 7, 77 D o a n h số ch o v a y 46 0. 31 0 10 0, 00 1. 41 0. 93 1 10 0, 00 6. 51 6. 35 1 10 0, 00 95 0. 62 1 20 6, 52 5. 10 5. 42 0 36 1, 85 (N gu ồn : Ph òn g K há ch hà n g cá n hâ n và Ph òn g K há ch hà n g do a n h n gh iệ p) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 37 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh  Doanh số cho vay đối với ngành Công nghiệp - Xây dựng Với vị thế là thành phố trung tâm của đồng bằng Sông Cửu Long, Cần Thơ đang từng bước phát triển cở sở hạ tầng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư trong nhiều lĩnh vực, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp. Nắm bắt được điều này, ACB luôn đưa ra các chủ trương chính sách phù hợp cho các đối tượng này. Năm 2007, doanh số cho vay ngành Công nghiệp - Xây dựng là 975.674 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 859.924 triệu đồng, về mặt tương đối là 742,91% so với năm 2006 là 115.750 triệu đồng. Bước sang năm 2008, do tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động nên các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chỉ sản xuất ở mức độ cầm chừng do sự biến động của giá cả, xuất khẩu gặp khó khăn… Ngoài ra, do thị trường bất động sản đóng băng, giá cả nguyên vật liệu xây dựng luôn biến động. Cụ thể, năm 2008, doanh số cho vay ngành này là 890.436 triệu đồng giảm 85.238 triệu đồng (tương ứng với 8,74%) so với năm 2007 là 975.674 triệu đồng.  Doanh số cho vay đối với ngành Thủy sản Qua bảng số liệu, ta thấy doanh số cho vay ngành Thủy sản qua 3 năm có sự tăng giảm đột biến. Năm 2007, doanh số cho vay ngành này là 17.310 triệu đồng tăng 16.657 triệu đồng (tương ứng với 2.553,02%) so với năm 2006 là 653 triệu đồng. Nhưng đến năm 2008, doanh số cho vay của ACB Cần Thơ chỉ còn 7.865 triệu đồng giảm 9.445 triệu đồng (tương ứng với 54,56%) so với năm 2007 là 16.657 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng giảm đột biến này là do năm 2007, phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng, cụ thể là phong trào nuôi cá tra, cá ba sa, nuôi tôm… để phục vụ cho xuất khẩu. Bước sang năm 2008, doanh số cho vay ngành này giảm là do Ngân hàng đã hạn chế đầu tư vốn cho ngành thủy sản vì rủi ro của nó khá cao, thêm nữa do thiên tai, thời tiết bất thường ảnh hưởng nên những năm gần đây người dân tham gia ngành thủy sản bị mất mùa, chịu nhiều tổn thất lớn, không có khả năng trả nợ đúng hạn.  Doanh số cho vay đối với ngành Thương mại - Dịch vụ Đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì ngành Thương mại - Dịch vụ cũng ngày càng phát triển để đáp ứng cho nhu cầu xã hội. Năm 2007, doanh số cho vay ngành Thương mại - dịch vụ của chi nhánh là 98.753 triệu đồng (giảm www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 38 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh 61.113 triệu đồng (tương ứng với 38,23%) so với năm 2006 là 159.866 triệu đồng. Nguyên nhân là do, năm 2006 nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình mới gia nhập thị trường nên nhu cầu vốn cao. Đến năm 2007 thì các doanh nghiệp đã phần nào đi vào ổn định nên nhu cầu vốn cho ngành này giảm lại. Nhưng đến năm 2008, doanh số cho vay ngành này tăng trở lại, lại tăng rất mạnh do năm 2008 là năm gặp rất nhiều khó khăn của các doanh nghiệp như ta đã biết, người dân thắt chặt chi tiêu hơn, lãi suất và giá cả luôn biến động… Cụ thể, doanh số cho vay ngành Thương mại - Dịch vụ của ACB Cần Thơ năm 2008 là 613.831 triệu đồng tăng 515.078 triệu đồng (tương ứng với 521,58%) so với năm 2007 là 98.753 triệu đồng.  Doanh số cho vay đối với ngành Nông nghiệp Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy tại ACB Cần Thơ cho vay ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp trong năm 2006, đến năm 2007 và 2008 thì cho vay ngành này là 0. Cụ thể, cho vay ngành nông nghiệp năm 2006 là 3.683 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,80% trong tổng doanh số cho vay năm này. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay ngành nông nghiệp giảm thấp không phải do Ngân hàng không mở rộng được hoạt động mà do thói quen tín dụng của các hộ nông dân. Chủ yếu họ vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các quỹ tín dụng hoạt động theo chính sách ưu đãi của Chính phủ. Trong điều kiện đó, hoạt động của Ngân hàng có thể coi là không đủ sức cạnh tranh, hơn nữa hoạt động cho vay của Chi nhánh đối với ngành nông nghiệp chỉ mang tính chất hỗ trợ là chủ yếu.  Doanh số cho vay đối với các ngành khác Các ngành khác bao gồm hoạt động phục vụ khoa học và công nghệ, quản lý Nhà nước và an ninh Quốc phòng, Giáo dục và đào tạo, Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội, hoạt động văn hóa thể thao, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng… Tuy nhiên, tại ACB Cần Thơ chủ yếu cho vay đối với hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng (bao gồm cả cho vay để đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng). Năm 2007, doanh số cho vay là 319.194 triệu đồng tăng 138.836 triệu đồng (tương ứng với 76,79%) so với năm 2006 là 180.358 triệu đồng . Đến năm 2008, doanh số cho vay các ngành khác là 5.004.219 triệu đồng tăng 4.685.025 triệu đồng www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 39 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh (tương ứng với 1.467,77%) so với năm 2007 là 319.194 triệu đồng. Như vậy, doanh số cho vay các ngành khác qua 3 năm đều có sự tăng trưởng, đặc biệt tăng trưởng rất mạnh vào năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách của ACB, với chủ trương giữ vững vị thế là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ACB luôn đưa ra nhiều dịch vụ, sản phẩm hấp dẫn, tiện ích cho các khách hàng như cho vay siêu tốc, đăng ký vay qua mạng Internet, lãi suất cho vay hấp dẫn, kỳ hạn cho vay dài, cho vay tới 80% giá trị ngôi nhà hay xe ô tô,... đồng thời Ngân hàng còn chủ động tiếp thị qua nhiều kênh khác nhau, thậm chí phối hợp với công đoàn, với doanh nghiệp tổ chức giới thiệu ngay tại nơi công nhân làm việc, cùng với đại lý ô tô hay chủ dự án nhà ở đi làm thủ tục thay cho khách hàng,... mang đến cho khách hàng thật nhiều tiện ích. 4.2.3. Phân tích về tình hình thu nợ Song song với công tác cho vay, công tác thu nợ cũng không kém phần quan trọng. Kinh doanh Ngân hàng xét cho cùng cũng mang dáng dấp của một doanh nghiệp, chỉ khác là sản phẩm của doanh nghiệp là hàng hóa, dịch vụ còn Ngân hàng hoạt động kinh doanh tiền tệ, coi tiền là phương tiện kinh doanh, là hàng hoá và có chú ý đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Do đó hoạt động thu nợ là hoạt động mang tính chất sống còn, là cơ sở mục tiêu phát triển trong tương lai của Ngân hàng, đảm bảo vốn thu hồi được nhanh chóng, tránh thất thoát đồng vốn đã bỏ ra. Một Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng tới tình hình thu nợ của mình. Để xem xét Chi nhánh hoạt động có hiệu quả hay không, ta đi vào phân tích tình hình thu nợ tại Chi nhánh qua 3 năm 2006 - 2008. 371.326 1.071.513 6.295.811 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Doanh số thu nợ Hình 6: Doanh số thu nợ tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 40 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh 4.2.3.1. Phân tích doanh số thu nợ theo thời gian Tình hình thu nợ theo thời gian tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 được thể hiện qua bảng 6 trang 41. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số thu nợ so với thu nợ trung và dài hạn. Điều này là hiển nhiên do cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay tại ACB Cần Thơ. Năm 2007, doanh số thu nợ ngắn hạn là 959.491 triệu đồng tăng 660.882 triệu đồng (tương ứng với 221,32%) so với năm 2006 là 298.609 triệu đồng. Đến năm 2008, doanh số thu nợ tăng lên vượt bậc, cụ thể là 5.313.978 triệu đồng tăng 4.354.487 triệu đồng (tương ứng với 458,83%) so với năm 2007 là 959.491 triệu đồng. Nguyên nhân là do khách hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích và sinh lợi nên khả năng hoàn trả vốn cao. Mặt khác, Ngân hàng luôn có những dịch vụ tiện ích như cho cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ, phát huy được uy tín của mình tạo niềm tin cho khách hàng đến vay và trả nợ vay khi đến thời hạn chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra, do Ngân hàng từng bước đẩy mạnh hoạt động cho vay ngắn hạn đối với mọi thành phần kinh tế. Từ đó, doanh số thu nợ cũng tăng lên giúp được phần nào cho chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Về doanh số thu nợ trung và dài hạn, năm 2007, doanh số thu nợ là 112.022 triệu đồng tăng 39.305 triệu đồng (tương ứng với 54,05%) so với năm 2006 là 72.717 triệu đồng. Đến cuối năm 2008, doanh số thu nợ trung và dài hạn tại ACB Cần Thơ là 981.833 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 869.811 triệu đồng, về mặt tương đối là 776,46% so với năm 2007 là 112.022 triệu đồng. Sở dĩ doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng qua các năm là do doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng qua các năm. Nhìn vào doanh số thu nợ ta có thể thấy được khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng. Ngoài ra, việc thu nợ cũng phản ánh một mặt quan trọng về hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Có được kết quả thu nợ như trên là một sự cố gắng lớn của ACB Cần Thơ nhằm kịp thời thu hồi nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt được kết quả cao. www.kinhtehoc.net Ph ân tíc h tìn h hì n h hu y độ n g vố n và ch o va y tạ i N gâ n hà n g Á Ch âu ch i n há n h Cầ n Th ơ G V H D : Th S. T rư ơn g C hí H ải - 41 - SV TH : N gu yễ n Th ị M ộn g K ha nh Bả n g 6: Tì n h hì n h th u n ợ th eo th ờ i g ia n tạ i N gâ n hà n g Á C hâ u C hi n há n h C ần Th ơ qu a 3 n ăm 20 06 - 20 08 Đ ơ n v ị t ín h: tr iệ u đ ồn g N ăm 20 06 N ăm 20 07 N ăm 20 08 So sá n h 20 07 /2 00 6 So sá n h 20 08 /2 00 7 C hỉ tiê u Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Số tiề n Tỷ tr ọn g (% ) Tu yệ t đ ối Tư ơ n g đ ối (% ) Tu yệ t đ ối Tư ơ n g đ ối (% ) Th u n ợ n gắ n hạ n 29 8. 60 9 80 , 42 95 9. 49 1 89 , 55 5. 31 3. 97 8 84 , 40 66 0. 88 2 22 1, 32 4. 35 4. 48 7 45 8, 83 Th u n ợ tr u n g v à dà i h ạn 72 . 71 7 19 , 58 11 2. 02 2 10 , 45 98 1. 83 3 15 , 60 39 . 30 5 54 , 05 86 9. 81 1 77 6, 46 D o a n h số th u n ợ 37 1. 32 6 10 0, 00 1. 07 1. 51 3 10 0, 00 6. 29 5. 81 1 10 0, 00 70 0. 18 7 18 8, 56 5. 22 4. 29 8 48 7, 46 ( N gu ồn : Ph òn g K há ch hà n g cá n hâ n và Ph òn g K há ch hà n g do a n h n gh iệ p) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 42 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh 4.2.3.2. Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Tình hình doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại ACB Cần thơ từ năm 2006 – 2008 được thể hiện qua bảng 7 trang 43. Năm 2007, doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước là 609.925 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất 56,92% so với các thành phần kinh tế còn lại. Xét về mặt giá trị, doanh số cho vay thành phần này trong năm 2007 tăng 602.600 triệu đồng (tương ứng v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKTH2009 4053555 Nguyen Thi Mong Khanh .pdf