Tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không
47 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Phân tích thực trạng xuất khẩu
và một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu ở
Công ty Cung ứng Dịch Vụ
Hàng Không
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 1
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động xuất khẩu giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động thương
mại của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các
quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo
nguồn thu lợi nhuận quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tạo
công ăn việc làm cho người dân.
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong
sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng
lợi mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và từng bước hội nhập vào
nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010,
Đảng và Nhà nước ta đã nêu rõ: “Chúng ta phải tiến hành xây dựng một nền kinh
tế mở cửa theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng
những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả”.
Công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không được hình thành và thực hiện
nhiệm vụ xuất nhập khẩu trước hết cho nghành hàng không. Công ty chú trọng
trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình. Trong suốt thời gian tồn tại và phát
triển, Công ty đã tìm ra cho mình một hướng đi đúng trong hoạt động xuất khẩu
đặc biệt trong tình hình kinh tế trong nước và thế giới hiện nay có nhiều biến động
lớn và Công ty đã thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên bên cạnh
những thành tựu đạt được, Công ty vẫn còn không ít khó khăn cần phải khắc
phục.Để nghiên cứu sâu hơn hoạt động sản suất của công ty, đồng thời trang bị thêm
cho mình những kiến thức thực tiễn về hoạt động xuất khẩu nói riêng .Được sự hướng
dẫn tận tình của thầy PGS Trần Văn Chu, em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp
“Xuất khẩu ở Công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không Thực trạng và Giải pháp
”.
Cơ cấu luận văn ngoài mở đầu và kết luận gồm 3 chương .
Chương I: Vai trò của Xuất Khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam.
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cung ứng Dịch
Vụ Hàng Không.
Chương III. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
của Công ty.
Do còn hạn chế về kiến thức cũng như hiểu biết thực tế, bài luận văn này
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 2
quý báu từ các thầy cô giáo, các cô các chú cán bộ trong Công ty cũng như các bạn
sinh viên quan tâm.
CHƯƠNG I
VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I. Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ
HÀNG KHÔNG.
Để đảm bảo an toàn, chủ động, kịp thời và hiệu quả thực hiện cho các
chuyến bay và hoạt động tại sân bay Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam đã
thống nhất tổ chức hoạt động xuất khẩu và cung ứng dịch vụ cho các chuyến bay
và sân bay. Đây là hoạt động thiết thực giúp cho các chuyến bay và sân bay tiện
việc quản lý ngay tại sân bay và ngoài sân bay. Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng
Không cấn có hàng để cung cấp cho ngành. Cần bảo đảm tính an toàn và kịp thời,
không bị động do việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ gây nên.
Xuất khẩu của Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng Không tạo điều kiện có lãi,
có đủ vốn hoạt động nhập hàng và cho các chuyến bay cho hãng Hang Không
Quốc gia Việt Nam và tại sân bay. Ngày nay, trong cơ chế thị trường việc tổ chức
đơn vị hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu được khuyến khích nên công ty đã kịp
thời hình thành tổ chức hoạt động.
II. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ VỚI CÔNG
TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG.
1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu:
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ vượt qua biên giới quốc gia trên
cơ sở dùng tiền tệ làm đơn vị thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với
một quốc gia hoặc đối với cả hai quốc gia. Xuất khẩu là hoạt động rất cơ bản của
kinh tế đối ngoại, đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của các quốc gia
trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Hoạt động
xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện với nhiều loại hàng hoá
khác nhau. Phạm vi hoạt động xuất khẩu rất rộng cả về không gian và thời gian.
2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong khâu phân phối và lưu thông hàng hoá trong
quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 3
giữa nước này với nước khác. Vai trò của xuất khẩu được thể hiện qua các điểm
sau:
2.1. Xuất khẩu là phương tiện chính tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục
vụ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội 10 năm 2001 - 2010 là: phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá đất
nước.
Để tiến hành Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá thì cần phải có đủ 4 nhân tố
nhân lực, tài nguyên, nguồn vốn và kỹ thuật. Nhưng hiện nay, không phải bất cứ
quốc gia nào cũng có đủ các yếu tố đó đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam.
Để Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu
máy móc, thiết bị, kỹ thuật,công nghệ tiến tiến.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như:
- Từ tích luỹ trong nền kinh tế quốc dân
- Đầu tư nước ngoài.
- Vay nợ, viện trợ.
- Thu từ hoạt động du lịch, dịchvụ thu ngoại tệ.
- Xuất khẩu hàng hoá.
2.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
sản xuất phát triển.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với
xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với Việt Nam.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
Một là: xuất khẩu chỉ là tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá
nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như
nước ta, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng và nếu chỉ thụ động chờ sự thừa ra
của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé, không có cơ sở tồn tại và phát triển.
Hai là: trên cơ sở lợi thế so sánh của đất nước mình, coi thị trường là điểm
xuất phát và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất,
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 4
chỉ sản xuất cái gì thị trường cần. Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu thị trường
thế giới kết hợp với tiềm năng, thực lực của đất nước để tổ chức sản xuất, hình
thành các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu. Những ngành kinh tế đó phải có kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến để hàng hoá khi tham gia thị trường thế giới có đủ sức
cạnh tranh và mạng lại lợi ích cho quốc gia. Điều đó có tác động tích cực đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển. Đó là:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy sản
xuất phát triển.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,
nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên
thị trường thế giới. Các cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản
xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi được với thị trường .
Như vậy, theo cách hiểu này, xuất khẩu được coi là giải pháp làm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ theo chiều hướng có lợi hơn, hiệu quả kinh
tế cao hơn.
2.3. Xuất khẩu tác động tích cực dến giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống nhân dân.
Tác động của xuất khẩu đến đời sống của người dân bao gồm rất nhiều mặt.
Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc
với thu nhập khá. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu
dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú thêm nhu cầu
người dân.
2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối
ngoại của nước ta.
Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể các mối quan hệ về thương mại, kinh
tế và khoa học kỹ thuật giữa một quốc gia này với một quốc gia khác. Các hình
thức của quan hệ kinh tế quốc tế là xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình, đầu tư quốc
tế, du lịch dịch vụ, xuất khẩu lao động, hợp tác khoa học kỹ thuật, hợp tác sản xuất,
hợp tác tài chính.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 5
Xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, là phương tiện
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa
chiến lược để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Hiện nay Nhà
nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng về xuất
khẩu (tất nhiên không coi nhẹ sản xuất trong nước và thị trường trong nước),
khuyến khích tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng
thu ngoại tệ cho đất nước.
Hoạt động xuất khẩu với các công ty có ý nghĩa rất quan trọng. Thực chất nó
là hoạt động bán hàng của các Công ty xuất nhập khẩu và thu lợi nhuận từ hoạt
động này góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Lợi nhuận là
nguồn bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của Công ty. Lợi nhuận cao
cho phép Công ty đẩy mạnh tái đầu tư vào tài sản cố định, tăng nguồn vốn lưu
động để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, giúp Công ty ngày càng mở rộng và
phát triển.
Xuất khẩu hàng hoá còn có vai trò nâng cao uy tín của Công ty trên trường
quốc tế. Nó cho phép Công ty thiết lập được các mối quan hệ với nhiều bạn hàng ở
các nước khác nhau và sẽ rất có lợi cho Công ty nếu duy trì tốt mối quan hệ này.
Để có được điều này Công ty, ngược lại phải đáp ứng tốt các yêu cầu của khách
hàng về giá cả, chất lượng hàng hoá, phương thức giao dịch, thanh toán,...
Xuất khẩu ngày nay luôn gắn liền với cạnh tranh do vậy đòi hỏi các Công ty
phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh... sao cho
phù hợp với tình hình thực tế để hoạt động đạt hiệu quả cao. Kết quả của hoạt động
xuất khẩu sẽ cho phép Công ty tự đánh giá được về đường lối chính sách, cách
thức thực hiện của mình để có những điều chỉnh phù hợp giúp Công ty phát triển đi
lên.
2.5. Một số lợi thế so sánh những mặt hàng Xuất khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu hàng đã phần nào đáp ứng được mục tiêu phát huy lợi thế so sánh
của nước ta trên trường quốc tế. Xuất khẩu chẳng những góp phần đáng kể vào tích
luỹ vốn cho công nghiệp hoá mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu thụ sản
phẩm hàng hoá trong nước.
Với những lợi thế so sánh của Việt Nam như giá nhân công rẻ, lực lượng lao
động đông đúc và dồi dào, trẻ thông minh sáng tạo và ham học hỏi, và với điều
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 6
kiện về tự nhiên, địa lý thuận lợi, và đặc biệt đối với một số mặt hàng nông sản của
Việt Nam.
III. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU .
1. Nghiên cứu thị trường, xác định mặt hàng xuất khẩu
Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới
Thị trường là nơi gặp gỡ của cung và cầu. Mọi hoạt động ở đó đều diễn ra
theo quy luật cung, cầu, giá cả, giá trị...
Thị trường cung là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu
thông, ở đâu có sản xuất thì ở đó có thị trường.
Để nắm rõ các yếu tố của thị trường, hiểu biết các quy luật vận động của thị
trường nhằm mục đích thích ứng kịp thời và làm chủ nó thì cần phải nghiên cứu thị
trường. Thực hiện việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trong xuất, nhập
khẩu của mỗi quốc gia và Công ty.
Để công tác nghiên cứu thị trường có hiệu quả cần phải xem xét toàn bộ quá
trình tái sản xuất của hàng hoá, việc nghiên cứu không chỉ trong lĩnh vực lưu thông
mà còn ở lĩnh vực phân phối, tiêu dùng.
Các Công ty khi nghiên cứu thị trường cần phải nắm vững được thị trường
và khách hàng để trả lời tốt các câu hỏi của hai vấn đề là thị trường và khách hàng.
Thị trường đang cần mặt hàng gì ?
Theo như quan điểm của Marketing đương thời thì các nhà kinh doanh phải
“bán cái mà thị trường cần chứ không phải cái mình có”. Vì vậy cần phải nghiên
cứu về khách hàng trên thị trường thế giới, nhận biết mặt hàng kinh doanh của
Công ty. Trước tiên phải dựa vào nhu cầu tiêu dùng của khách hàng như quy cách,
chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ và thị hiếu cũng như tập quán của người tiêu
dùng từng địa phương, từng lĩnh vực sản xuất. Từ đó xem xét các khía cạnh của
hàng hoá trên thị trường thể giới. Về mặt thương phẩm phải hiểu rõ giá trị hàng
hoá, công dụng, các đặc tính lý hoá, quy cách phẩm chất, mẫu mã bao gói. Để hiểu
rõ vấn đề này yêu cầu các nhà kinh doanh phải nhạy bén, có kiến thức chuyên sâu
và kinh nghiệm để dự đoán các xu hướng biến động trong nhu cầu của khách hàng.
Trong xu thế hiện nay, đòi hỏi việc nghiên cứu phải nắm bắt rõ mặt hàng
mình lựa chọn, kinh doanh đang ở trong thời kỳ nào của chu kỳ sống của sản phẩm
trên thị trường, Bởi vì chu kỳ sống của sản phẩm gắn liền với việc tiêu thụ hàng
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 7
hoá đó trên thị trường. Thông thường việc sản xuất gắn liền với việc xuất khẩu
những mặt hàng đang ở giai đoạn thâm nhập, phát triển là có nhiều thuận lợi tốt
nhất. Tuy nhiên đối với những sản phẩm đang ở giai đoạn bão hoà hoặc suy thoái
mà Công ty có những biện pháp xúc tiến có hiệu quả thì vẫn có thể tiến hành kinh
doanh xuất khẩu và thu được lợi nhuận.
Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng
Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên một phạm
vi thị trường trong thời gian nhất định (thường là một năm).
Dung lượng thị trường không phải là cố định, nó thường xuyên biến động
theo thời gian, không gian dưới sự tác động của nhiều yếu tố. Đối với mặt hàng
mang tính thời vụ như hàng nông sản thì điều này lại càng đúng. Công ty cần dự
báo được các nhân tố làm thay đổi dung lượng thị trường, như các nhân tố có ảnh
hưởng tới dung lượng thị trường có tính chất chu kỳ như tình hình kinh tế, thời vụ,
các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến động của thị trường như phát minh, sáng
chế khoa học , chính sách của nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng tạm thời với dung
lượng thị trường như đầu cơ tích trữ, hạn hán, thiên tai, đình công.
Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố phải thấy được nhóm các
nhân tố tác động chủ yếu trong từng thời kỳ và xu thế của thời kỳ tiếp theo để
Công ty có biện pháp thích ứng cho phù hợp kể cả kế hoạch đi tắt đón đầu.
Nghiên cứu giá cả các loại hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng.
Trong thương mại giá cả hàng hoá được coi là tổng hợp đó được bao gồm
giá vốn của hàng hoá, bao bì, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm và các chi phí
khác tuỳ theo các bước thực hiện và theo sự thoả thuận giữa các bên tham gia giá
cả biến động xoay quanh giá trị, giá trị và giá trị sử dụng thường biểu hiện qua giá
từng mặt hàng ở từng thời điểm.
Để có thể dự đoán một cách tương đối chính xác về giá cả của hàng hoá trên
thị trường thế giới. Trước hết phải đánh giá một cách chính xác các nhân tố ảnh
hưởng đến giá cả và xu hướng vận động của giá cả hàng hoá đó.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới giá cả của hàng hoá trên thị trường quốc
tế. Người ta có thể phân loại các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả theo nhiều phương
diện khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích nhu cầu. Những nhà hoạt động chiến lược
thường phân chia thành nhóm các nhân tố sau:
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 8
+ Nhân tố chu kỳ: là sự vận động có tính quy luật của nền kinh tế, đặc biệt là
sự biến động thăng trầm của nền kinh tế các nước.
+ Nhân tố cung cầu: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng
cung cấp hay lượng tiêu thụ của hàng hoá trên thị trường, do vậy có ảnh hưởng rất
lớn đến sự biến động của giá cả hàng hoá.
+ Nhân tố lạm phát: giá cả hàng hoá không những phụ thuộc vào giá trị của
nó mà còn phụ thuộc vào giá trị của tiền tệ. Vậy cùng với các nhân tố khác sự xuất
hiện của lạm phát làm cho đồng tiềm mất giá do vậy ảnh hưởng đến giá cả hàng
hoá của một quốc gia trong trao đổi thương mại quốc tế.
+ Nhân tố thời vụ: là nhân tố tác động đến giá cả theo tính chất thời vụ của
sản xuất và lưu thông.
Ngoài ra các chính sách của Chính phủ, tình hình an ninh, chính trị của các
quốc gia… cũng tác động đến giá cả. Do vậy việc nghiên cứu và tính toán một
cách chính xác giá cả của hợp đồng kinh doanh xuất khẩu là một công việc khó
khăn đòi hỏi phải được xem xét trên nhiều khía cạnh, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp
đến lượng tiêu thụ và lợi nhuận của Công ty.
Lựa chọn đối tượng giao dịch.
Căn cứ vào các kết quả của việc nghiên cứu thị trường, giá cả Công ty lựa
chọn phương thức giao dịch với thương nhân, căn cứ vào số lượng hàng hoá và
chất lượng, chính sách và tập quán thương mại của nước đó.
Trong chỉ tiêu lựa chọn đối tượng giao dịch cần chú ý tình hình sản xuất
kinh doanh của hãng, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh khả năng cung cấp hàng hoá
thường xuyên của hãng, khả năng cung cấp hàng hoá thường xuyên của hãng, khả
năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, thái độ và quan điểm kinh doanh là chiếm
lĩnh thị trường hay cố gắng dành lấy chủ động về hàng hoá, uy tín của bạn hàng là
nội dung công ty xuất khẩu cần quan tâm.
Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch tốt nhất nên gặp trực tiếp tránh
những đối tác trung gian, trừ trường hợp Công ty muốn thâm nhập vào thị trường
mới phải qua trung gian.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 9
2. Xây dựng chiến lược và kế hoạch xuất khẩu.
2.1. Chiến lược xuất khẩu.
Qua chiến lược xuất khẩu Công ty xác định hệ thống các mục tiêu xuất khẩu
trong một giai đoạn nhất định và xây dựng các giải pháp để thực hiện các mục tiêu
đã đề ra. Chiến lược xuất khẩu có thể là: chiến lược chuyên môn hoá hay đa dạng
hoá mặt hàng xuất khẩu, chiến lược về doanh thu, về kim ngạch hay tối đa hoá lợi
nhuận từ hoạt động xuất khẩu.
2.2. Kế hoạch xuất khẩu.
Công ty cần phải đặt ra những mục tiêu kế hoạch trong từng thời kỳ chiến
lược. Ở từng thời kì kế hoạch hay chiến lược công ty cần đề ra các mục tiêu chính
và kết quả cần đạt được. Công ty nêu lên biện pháp thực hiện.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 10
3. Lựa chọn hình thức xuất khẩu phù hợp
- Xuất khẩu trực tiếp: Là hình thức xuất khẩu không qua trung gian. Để
thoả thuận về hàng hoá, giá cả và điều kiện giao dịch.
- Xuất khẩu uỷ thác: Công ty khi được uỷ thác của đơn vị khác phải đảm
nhận các công việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu thay cho bên
uỷ thác.Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, công ty là người đóng vai trò trung
gian giữa những đơn vị có hàng xuất khẩu ở trong nước và bạn hàng nước ngoài.
Từng hình thức xuất khẩu trình bày ở trên đều có những ưu nhược điểm nhất
định. Công ty cân nhắc lựa chọn hình thức xuất khẩu trong điều kiện cụ thể thích
hợp, sau khi đã phân tích hiệu quả một cách chính xác.
4. Các hoạt động Marketing trong xuất khẩu.
Công ty vận dụng chiến thuật Marketing mix 4P (Product, Place, Price,
Promotion). để tạo dựng uy tín cho sản phẩm của mình, Công ty cần phân loại sản
phẩm theo chất lượng, thiết kế bao bì, nhãn mác, catologue phù hợp với từng
chủng loại, đảm bảo tính hấp dẫn, độ tin cậy. Các chào hàng, báo giá luôn sẵn sàng
để phục vụ khách hàng quan tâm tạo một hình ảnh tốt về tác phong kinh doanh của
Công ty. Ngoài ra Công ty còn lưu ý chính sách định giá đúng đắn cho từng thời
kỳ, vừa đảm bảo được khả năng cạnh tranh của hàng hoá, vừa thực hiện được mục
tiêu đã đề ra. Tuỳ từng thời kỳ mà định giá có thể nhằm một trong những mục tiêu
cần thiết theo định hướng của công ty.
5. Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu.
5.1. Tạo nguồn hàng xuất khẩu: Nguồn hàng xuất khẩu là hàng hoá và dịch vụ
của một công ty dự định bán cho nước ngoài.Tạo nguồn hàng xuất khẩu bao gồm
mọi hoạt động từ đầu tư sản xuất đến các nghiệp vụ thu mua, ký kết các hợp đồng
vận chuyển, bảo quản, sơ chế, phân loại nhằm tạo ra những mặt hàng có đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu.
a. Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu.
Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu là nghiên cứu khả năng cung cấp nguồn
hàng được xác định bởi nguồn hàng thực tế và nguồn hàng tiềm năng. Nguồn hàng
thực tế là nguồn hàng đã có và có thể đưa vào xuất khẩu. Nguồn hàng tiềm năng là
nguồn hàng có thể có trên thị trường. Để khai thác nguồn hàng tiềm năng đòi hỏi
Công ty cần có sự đầu tư, có đơn đặt hàng, có hợp đồng cam kết cho việc thu
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 11
mua… thì người cung cấp mới tiến hành sản xuất. Trong công tác xuất khẩu thì
khai thác nguồn hàng tiềm năng là rất quan trọng vì nó đáp ứng được yêu câù về số
lượng, chất lượng của người xuất khẩu.
b. Tổ chức hệ thống thu mua hàng cho xuất khẩu.
Hệ thống thu mua hàng bao gồm các đại lý, hệ thống kho hàng ở các địa
phương, các khu vực có mặt hàng cần thu mua. Chi phí thu mua thường khá lớn
đòi hỏi Công ty luôn phải cân nhắc khi xây dựng và lựa chọn đại lý. Mạng lưới thu
mua cần phải gắn liền với điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông của cácđịa phương.
Sự phối hợp nhịp nhàng giữa thu mua và vận chuyển là cơ sở dể đảm bảo tiến độ
thu mua và chất lượng hàng hoá , tuỳ theo đặc điểm của hàng hoá mà có phương
án vận chuyển hợp lý.
c. Ký kết hợp đồng thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Khối lượng hàng hoá được mua bán giữa Công ty và nơi cung cấp đều thông
qua các hợp đồng, dựa trên những thoả thuận và tự nguyện của các bên ký kết.
d. Xúc tiến nguồn hàng.
Sau khi ký kết hợp đồng, công ty lập kế hoạch, tiến hành sắp xếp các phần
việc phải làm và chỉ đạo các bộ phận thực hiện kế hoạch.
e. Tiếp nhận, bảo quản và xuất kho hàng xuất khẩu.
Các loại mặt hàng trước khi xuất khẩu đều trải qua một hoặc một số kho để
bảo quản, phân loại đóng gói hoặc chờ làm thủ tục xuất khẩu. Công ty cần chuẩn bị
tốt các kho để tiếp nhận hàng hoá.
5.2. Đàm phán ký kết hợp đồng.
Đàm phán là việc trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các nhà kinh
doanh xuất nhập khẩu để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng. Để có một cuộc đàm
phán có hiệu quả người đàm phán phải kết hợp giữa sự nhạy bén và kiến thức kinh
nghiệm của mình.
Đàm phán trong kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiều hình thức khác nhau,
có thể thực hiện qua thư tín, qua điện toại, gặp gỡ trực tiếp tuỳ từng trường hợp cụ
thể mà Công ty quyết định lựa chọn hình thức nào hay kết hợp các hình thức đó.
5.3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu
Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng xuất
khẩu. Hợp đồng xuất khẩu theo luật Việt Nam phải được thành lập dưới hình thức
văn bản.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 12
5.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng.
Sau khi hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết, tiến hành sắp xếp các công
việc phải làm và tổ chức thực hiện hợp đồng một cách quy củ, hợp lý.
6. Công thức tính hiệu quả xuất khẩu:
Nâng cao hiệu quả xuất khẩu là nhiệm vụ chiến lược mà doanh nghiệp kinh
doanh trong nước hay thương mại quốc tế phải làm. Luật doanh nghiệp Việt Nam
buộc các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi, có hiệu quả. Nếu để thua lỗ kéo dài
có thể đi đến phá sản doanh nghiệp và phải xử lý qua luật phá sản. Trong thực tế
các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đều phải tính toán một số chỉ tiêu cần
thiết trong quá trình kinh doanh. Được thể hiện qua công thức sau:
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu = Error!
hay: R = Error!
Trong đó: R là hiệu quả xuất khẩu
S là ngoại tệ thu được
V là tỉ giá VNĐ
C là chi phí xuất khẩu bằng tiền VNĐ
Nếu: R > 1 xuất khẩu đạt hiệu quả
R < 1 xuất khẩu không đạt hiệu quả
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 13
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI
CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG
I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
1. Sơ lược quá trình hình thành của công ty:
Công ty Cung ứng Dịch vụ Hàng Không là một doanh nghiệp nhà nước
thuộc Tổng công ty Hàng không Việt nam. Công ty được thành lập theo quyết
định số 1076/QĐ/TCCB-LĐ ngày 26-5-1981 của Bộ Giao Thông Vận Tải.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ban đầu của công ty Cung ứng Dịch vụ hàng
không là cung cấp các dịch vụ ( chủ yếu là các loại khăn ) cho Hãng Hàng không
quốc gia Việt Nam. Bộ máy quản lý ban đầu cũng chỉ bao gồm một số phòng ban
chuyên đi giao dịch mua bán các loại khăn nhằm phục vụ khách đi máy bay.
Ngày 19/9/1994 Công ty Cung ứng Dịch vụ Hàng không được Bộ Giao Thông
Vận Tải quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 1507/QĐ/TCCB- LĐ.
Tên giao dịch quốc tế là AIR SERVICES SUPPLY COMPANY (AIRSERCO)
Tổng số vốn kinh doanh ban đầu: 6.262.644000đ
Trong đó:
- Vốn ngân sách :1.374.903.000đ
- Vốn tự bổ xung :4.887.741.000đ
Trụ sở chính: K10 – Sân bay Gia Lâm
Điện thoại: 8271352
Fax:(84-4) 8272426
2.Mô hình hoạt động của công ty:
Công ty Cung ứng Dịch vụ Hàng Không là một doanh nghiệp nhà nước
thuộc Tổng công ty Hàng không Việt nam .Công ty là một đơn vị hạch toán độc
lập thuộc Tổng công ty Hàng Không Việt Nam, được nhà nước cho phép hoạt
động trong các lĩnh vực sau:
- Cung ứng các mặt hàng phục vụ hành khách trên máy bay
- Sản xuất kinh doanh các mặt hàng dệt, may, thủ công mỹ nghệ và hàng
dân dụng.
- Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nông và lâm sản .
- Kinh doanh khách sạn nhà hàng.
- Kinh doanh ăn uống công cộng.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 14
- Kinh doanh du lịch và đại lý vé máy bay.
- Kinh doanh bất động sản
- Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp
- Kinh doanh vật liệu xây dựng
- Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dân dụng phục vụ cho gia đình
như: Bếp ga, Thiết bị làm nóng tức thì, Máy sấy quần áo...
- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và các
phương tiện giao thông phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, công
nghiệp thực phẩm và du lịch.
- Vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không và đường biển.
- Đưa người lao động Việt Nam đi làm viêc có thời hạn ở nước ngoài.
- Tổ chức và tuyển chọn đào tạo, lao động Việt Nam trước khi đưa họ đi
làm việc ở nước ngoài.
3.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty:
Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Tất cả các phòng
ban và chi nhánh, văn phòng đại diện đều thuộc quyền quản lý của giám đốc và
giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
Khối các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc và hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng Tổ Chức Cán Bộ tiền Lương: Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc về
công tác tổ chức quản lý cán bộ, công tác pháp lý, hành chính quản trị, thi đua
khen thưởng, kỷ luật trong công ty.
- Phòng hành chính: Quản lý dụng cụ, kho tàng, nhà làm việc,theo dõi qui trình
sử dụng điện, nước trong cơ quan.
- Phòng Tài Vụ: Thực hiện quản lý các nguồn thu, chịu trách nhiệm bảo đảm chi
phí cho các hoạt động của công ty. Quản lý và giám sát các khoản chi phí trong tất
cả các hoạt động của công ty
- Phòng Kế Hoạch Và Đầu Tư: Xây dựng kế hoạch SXKD của toàn công ty.
- Phòng Thanh tra Bảo Vệ: Thực hiện bảo vệ giữ gìn an ninh trật tự, hàng hoá và
tài sản của công ty, thường xuyên canh gác 24/24. Thực hiện công tác phòng chống
cháy nổ, phòng chống bão lụt.
- Phòng Kinh doanh XNKI: Thực hiện việc kinh doanh các mặt hàng phục vụ
xuất nhập khẩu.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 15
- Phòng Kinh doanh XNKII: Thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác,
xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Phòng Kinh doanh XNKIII: Thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu gỗ các
loại, tạm nhập tái xuất và các hợp đồng nhập khẩu hàng gia dụng.
- Phòng Cung ứng các sản phẩm nội địa.
- Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh
- Trung tâm thương mại Hợp Tác Lao Động và Kinh Doanh Dịch Vụ Tổng
Hợp 17 Chùa Bộc
- Trung tâm Thương mại và Du lịch 6B Láng Hạ
- Trung tâm Thương mại và Dịch Vụ Hàng Không 19A Phan Đình Phùng
- Các Văn Phòng đại diện: là đại diện quyền lợi của công ty và là đầu mối giao
dịch về các quan hệ kinh tế trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và nước sở tại.
VPĐD tại Mông cổ; Nga; Dubai.
- Các xưởng sản xuất : có nhiệm vụ chung là sản xuất các mặt hàng phục vụ xuất
khẩu và sản xuất theo các đơn đặt hàng: Xưởng may xuất khẩu, xưởng dệt, xưởng
chế biến lâm sản và xưởng chế biến thực phẩm.
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG
1. Một số chỉ tiêu phản ánh vốn và tài sản của công ty Cung ứng Dịch vụ
Hàng Không
Kể từ khi thành lập lại năm 1994 đến nay, công ty tiến hành hoạt động sản
xuất kinh doanh. Quan điểm kinh doanh của công ty là xây dựng đối tác chiến lược
bằng cách thông qua đảm bảo chất lượng hàng hoá, dịch vụ bán hàng, xây dựng và
giữ quan hệ làm ăn tin tưởng, lâu dài với thương nhân, doanh nghiệp trong nước
cũng như nước ngoài. Để làm được điều này công ty luôn luôn coi trọng các dịch
vụ sau bán hàng cho khách hàng và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh
doanh, công ty kiểm soát chặt chẽ lúc từ lúc sản phẩm hoàn thành đến lúc hàng
đước trao tận tay cho khách hàng. Chính vì vậy mà công ty luôn giữ được khách
hàng truyền thống và khách hàng mới, điều này được thể hiện qua doanh thu các
năm, năm sau cao hơn năm trước.
Hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng với công ty. Thực chất nó là
hoạt động bán hàng của các Công ty xuất nhập khẩu và lợi nhuận từ hoạt động này
góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Lợi nhuận là nguồn bổ
sung vào nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của Công ty, lợi nhuận cao cho phép
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 16
Công ty đẩy mạnh tái đầu tư vào tài sản cố định, tăng nguồn vốn lưu động để thực
hiện hoạt động xuất nhập khẩu, giúp Công ty ngày càng mở rộng và phát triển.
Xuất khẩu hàng hoá còn có vai trò nâng cao uy tín của Công ty trên trường
quốc tế. Nó cho phép Công ty thiết lập được các mối quan hệ với nhiều bạn hàng ở
các nước khác nhau và sẽ rất có lợi cho Công ty nếu duy trì tốt mối quan hệ này.
Công ty phải đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng về giá cả, chất lượng hàng
hoá, phương thức giao dịch, thanh toán,...
Xuất khẩu ngày nay luôn gắn liền với cạnh tranh đòi hỏi các Công ty phải
luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh... sao cho phù
hợp với tình hình thực tế để hoạt động đạt hiệu quả cao. Kết quả của hoạt động
xuất khẩu sẽ cho phép Công ty tự đánh giá được về đường lối chính sách, cách
thức thực hiện của mình để có những điều chỉnh phù hợp giúp Công ty phát triển đi
lên.
Công ty cũng tiến hành nhập khẩu rất nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu
dùng, sản xuất trong nước như : máy móc khai khoáng, ôtô, máy in, sắt thép, văn
phòng phẩm … Với những gì đã đạt được công ty luôn có dược những nguồn hàng
nhập khẩu chất lượng cao chủ yếu công ty nhập khẩu trực tiếp cho nên hàng nhập
khẩu rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác. Do vậy hàng hoá
của công ty nhập đến đâu tiêu thụ hết đến đó, công ty có thể quay vòng vốn nhanh,
tiết kiệm chi phí. Qua bảng 3 (phụ lục) tình hình vốn và tài sản của công ty cho
thấy:
Từ ngày thành lập vốn ban đầu của công ty được giao là 6.262.644.000 đ. Là
một thành viên của tổng công ty Hàng Không là doanh nghiệp Nhà nước, nhưng
nhà nước không cấp vốn theo quan niệm cũ trước đây. Đến nay công ty đã có một
số vốn rất lớn để duy trì và phát huy tốt khả năng sản xuất và kinh doanh, hoàn
thành các chỉ tiêu được giao đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước,
góp phần nâng cao đời sống công nhân viên trong toàn công ty. Qua bảng 3(phụ
lục) cho thấy nguồn vốn và tài sản của công ty qua các năm không ngừng tăng, đây
chính là sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Năm 2001 vốn vay ngắn hạn tăng mạnh và vốn chủ sở hữu cũng tăng, chứng
tỏ công ty đang hết sức tranh thủ đồng vốn vay và vốn hiện có để tập chung nâng
cao hiệu qủa vòng quay vốn. Ngoài ra các khoản phải thu của công ty là rất lớn,
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 17
nên công ty cần phải có những biện pháp để đòi nợ và để bù đắp vào vốn kinh
doanh tránh sự thất thoát vốn do đối tác lợi dụng.
Cùng với những yếu tố ngắn hạn Công ty cũng cần phải chú ý tới các yếu tố
dài hạn. Chú trọng hơn trong việc tăng thêm vốn cố định và trong từng năm để mở
rộng sản xuất. Chính vì vậy mà công ty ngày càng làm ăn phát đạt, thể hiện qua
nguồn vốn và tài sản tăng mạnh qua các năm.
Các khoản lợi nhuận hàng năm được phân bổ hợp lý dành nộp ngân sách nhà
nước, và phân bổ cho các quĩ như quĩ phát triển sản xuất, quĩ khen thưởng và quĩ
phúc lợi. Công ty cố gắng nâng thu nhập của cán bộ công nhân viên ngang bằng
với mức lương của Tổng công ty.
Nhìn chung công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, do Nhà nước
trong những năm gần đây có những chính sách phù hợp giúp đỡ, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp mở rộng thị trường và quan hệ buôn bán với các đối tác trong và
ngoài nước. Ngoài ra công ty luôn tận dụng những thế mạnh riêng của mình, luôn
đáp ứng được nhu cầu khách hàng cũng như đối tác, đồng thời đa dạng hoá hình
thức, nghành nghề kinh doanh, tận dụng tối đa các nguồn lực bên trong cũng như
bên ngoài và lợi thế có sẵn của Việt Nam.
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu :
Bảng 1: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Đơn vị tính: nghìn USD
2000 2001 2002 %
CHỈ TIÊU
DT TT DT TT DT TT 2001/2000 2002/2001
1. Lạc bao
đường 182.371 33,5 194.63 35,27 50.871 9,17 106,72 26,13
2. Dưa chuột 97.368 17,9 102.141 18,51 201.747 36,38 104,90 197,5
3. Dứa 28.056 5,15 32.950 5,97 35.621 6,42 117,44 108,1
4. Gỗ 20.447 3,75 26.443 4,79 18.930 3,41 129,32 71,58
5. Gạo 13.762 2,53 16.627 3,01 12.670 2,28 120,81 76,20
6. XK lao
động 62.134 11,42 59.970 10,86 187.729 33,86 96,51 313,03
7. Sản phẩm
khác 139.73 25,69 118.995 21,56 46.848 8,44 85,15 39,36
Tổng kim
ngạch XK 543.871 551.764 554.416 101,45 100,48
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 18
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2000-2002 của công ty AIRSERCO)
Xuất khẩu nông sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của công ty, trên 70% ( năm 2000 là 72,88 %; năm 2001 là 74,31 %; năm 2002 là
70,26 % ) những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: lạc bao đường, dưa chuột, xuất
khẩu lao động.. nhìn chung hầu hết các mặt hàng đều tăng về giá trị, trong đó phải
kể đến mặt hàng dưa chuột, đây là mặt hàng có doanh thu tăng đều qua các năm.
Năm 2000 giá trị xuất khẩu mặt hàng này đạt 97.368 USD, năm 2002 giá trị xuất
khẩu lên tới 201.747 USD ( tăng 107,20 % ). Thị trường nhập khẩu mặt hàng này
chủ yếu là hai nước Nga và Mông Cổ.
Mặt với năm 2000 là 182.371 USD ( với tỷ lệ tăng là 6,72 % ) sang năm
2002 do giá lạc bình quân giảm từ 590 USD/tấn xuống còn 538 USD/tấn ( theo số
liệu vụ XNK- Bộ thương mại ), và do bạn hàng hạn chế nhập khẩu mặt hàng này
nên giá trị xuất khẩu giảm mạnh chỉ đạt 50.871 USD ( giảm 73,87 % ).hàng lạc
bao đường cũng được coi là hàng xuất khẩu chủ lực của công ty năm 2001 giá trị
xuất khẩu đạt 194.638 USD, cao nhất trong ba năm và tăng so
So với mặt hàng dưa chuột, lạc thì mặt hàng gạo và dứa đóng hộp chiếm một
tỷ trọng nhỏ. Năm 2000 giá trị xuất khẩu dứa là 28.056 USD chiếm 5,15 %; năm
2001 đạt 32.950 USD chiếm 5,97 %; năm 2002 đạt 35.621 USD chiếm 6,42 %.
Gạo năm 2000 đạt 13.762 chiếm 2,53 %; năm 2001 là 16.627 USD chiếm 3,01 %;
năm 2002 giảm xuống còn 12.670 USD chiếm 2,28 %. Thị trường nhập khẩu mặt
hàng này chủ yếu vẫn là hai quốc gia Nga và Mông Cổ. Tuy chứa một tỷ trọng nhỏ
nhưng đây cũng là mặt hàng được công ty chú trọng đẩy mạnh xuất khảu trong
thời gian tới.
Bên cạnh những mặt hàng nông sản nói trên thì xuất khẩu lao động cũng là
một trong những mục tiêu chính của công ty trong những năm tới như theo số liệu
trên cho thấy : năm 2002 giá trị xuất khẩu lao động đạt 187.729 USD cao nhất
trong ba năm và tăng so với năm 2001 là 59.970 USD ( với tỷ lệ tăng là 213,03 %
); so với năm 2000 là 62.134 USD ( tăng 202.13 % )
Gỗ là mặt hàng xuất khẩu từ nhiều năm nay của công ty nhưng sản phẩm
này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm từ gỗ chủ
yếu là loại ván sàn và thùng sông hơi, thị trường tiêu thụ mặt hàng này là Malaysia
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 19
và Đài Loan năm 2000 giá trị xuất khẩu đạt 20.447 USD chiếm 3,75 %; năm 2001
đạt 26.443 USD chiếm 4,79%; năm 2002 giảm 18.930 USD.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 20
3. Thị trường xuất khẩu :
Bảng 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Đơn vị tính:nghìn USD
2000 2001 2002 % CHỈ TIÊU DT TT DT TT DT TT 2001/2000 2002/2001
1. Đài Loan 45.697 8,40 49.630 8,98 188.16 33,9 107,91 379,33
2. Nhật Bản 22.697 4,1 26.800 4,85 23.499 0,63 118,07 87,68
3. Nga 87.720 16,1 92.851 16,8 80.642 14,5 105,84 86,85
4. Mông cổ 240.36 44,1 245.68 44,5 224.97 40,5 102,21 91,57
5. Pháp 96.830 17,8 117.64 21,3 121,49
6. Thị trường
khác 50.560 9,2 19.263 3,49 37.139 6,69 38,09 192,79
Tổng kim ngạch
XK 543.871 551.764 554.416 101,45 100,4
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2000-2002 của công ty AIRSERCO)
Hiện nay công ty đã có quan hệ mua bán hàng hoá với nhiều quốc gia trên
thế giới. Những sản phẩm của công ty đã có mặt ở một số nước như : Nga, Mông
Cổ, Đài Loan, Đức, Pháp… Có thể nhận thấy thị trường kinh doanh của công ty
tương đối ổn định trong đó thị trường Nga, Mông Cổ, Đài Loan chiếm tỷ trọng cao
nhất 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 2000 đạt 373.784 USD
( chiếm 68,72 % ) trong đó thị trường Nga đạt 87.720 USD ( 16,1 % ); thị trường
Mông cổ đạt 240.367 USD ( 44,5 % ); thị trường Đài Loan 49.603 USD ( 8,98 % )
như vậy năm 2001 những thị trường này đạt 388.135 USD ( 70,34 % ) năm 2002
những thị trường này tăng mạnh 493.788USD trong đó phải kể đến là thị trường
Đài Loan tăng 188.160 USD (33,9 %); thị trường Nga giảm 80.642 USD (14,54 %)
và Mông Cổ đạt 224.976 USD ( 40,57 % ). Qua những số liệu trên cho thấy thị
trường Mông Cổ là ổn định và tăng giá trị qua từng năm.
Bên cạnh đó phải kể đến thị trường Pháp giá trị xuất khẩu của công ty ở thị
trường này năm 2000 đạt 96.830 USD ( 17,80 % ) và năm 2001 là 117.647 USD
(21,3 % ). Mặt hàng xuất khẩu của công ty sang thị trường này chủ yếu là các loại
túi xốp siêu thị
Thị trường Nhật Bản chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của công ty, chủ yếu là xuất khẩu lao động và đạt giá trị 26.800 USD ( 4,85
% ) vào năm 2001, năm 2002 là 23.499 USD ( 0,36 % ) và năm 2000 đạt 22.697
USD (4,17 % ) Giá trị xuất khẩu lao động vào thị trường này nhỏ do một số lý do
mà công ty đang gặp khó khăn đó là: có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 21
động xuất khẩu lao động, người lao động tự ý phá bỏ hợp đồng với đối tác nước
bạn
do vậy mà uy tín của công ty bị giảm phần nào. Nhưng công ty xác định đây là một
thị trường tiềm năng trong thời gian tới.
4.Một số chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận và hiệu quả tổng hợp
4.1 Một số chỉ tiêu lợi nhuận
Qua bảng 4(phần phụ lục) cho ta thấy:
So với năm 2000 thì năm 2001 tổng doanh thu tăng 29.480,7 trđ tăng tương
ứng với 22,18 % nguyên nhân là do công ty đã có những cố gắng trong việc mở
rộng thị trường và tăng thị phần ở các thị trường truyền thống.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 872,8 trđ tăng tương ứng 22,8 % nguyên nhân
tăng là do công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
Số lao động bình quân tăng 6 người ( tăng 2,6 % ).
Tổng lợi nhuận sau thuế tăng 7,8 trđ tăng tương ứng với 1,09 % là do doanh
thu tăng cao hơn với tốc độ cao hơn chi phí
Về các chỉ tiêu hiệu quả: Lợi nhuận / doanh thu giảm 0,08 nguyên nhân là
do tốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu. Sức sinh lời trên
đồng vốn giảm 0,008 nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn tăng cao hơn tốc độ
tăng của lợi nhuận. Sức sinh lời trên 1 lao động giảm 0,019 nguyên nhân do tốc lao
động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ của lợi nhuận.
So với 2001 thì 2002 cho thấy tổng doanh thu tăng 22,01 % tương ứng với
29.607,1 trđ nguyên nhân do sự gia tăng thị phần, đa dạng hoá sản phẩm xuất
khẩu. Tổng vốn chủ sở hữu tăng 1.964,6 trđ tăng tương ứng 25,5 %.
Số lao động bình quân tăng 22 người ( tăng 7,43 % ). Tổng lợi nhuận sau
thuế tăng 50,03 trđ ( tăng 8,67 % ).
Các chỉ tiêu hiệu quả: lợi nhuận / doanh thu giảm 0,01 nguyên nhân là do tốc
đọ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận, sức sinh lời trên vốn
giảm 0,001 lý do là tốc độ tăng của vốn tăng cao hơn lợi nhuận. Sức sinh lời/ lao
động tăng 0,021 nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng
của lao động bình quân.
4.2 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh.
Qua bảng 5 phần phụ lục cho ta thấy một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh
doanh của công ty.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 22
So với năm 2000 thì năm 2001 cho thấy doanh thu thuần tăng 29.480,7 trđ
giá vốn tăng 36.508,8 trđ tăng tương ứng 21,14 %, lãi gộp tăng 3.974,9 trđ tăng
tương ứng 39,5 % tỷ xuất tăng 0.8 %.Tổng lợi nhuận tăng 10,189 trđ ( 1,1% )
nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế giảm 946,8 trđ giảm tương ứng 32,14 %
nhưng lợi nhuận khác lại lớn hơn 0.
Nộp thuế tăng 2,9 trđ ( 1,1 % ), lợi nhuận sau thuế tăng 6,2 trđ tăng tương
ứng 1,09 %.
Đến năm 2002 so với 2001 cho thấy: doanh thu thuần tăng 29.607,1 trđ tăng
tương ứng 12,01 %. Giá vốn tăng 28.728,9 trđ ( 12,33 % ) lãi gộp tăng 778,2 ( 7,41
%). Tỷ xuất giảm 0,27 % nguyên nhân là do tốc độ tăng lãi gộp thấp hơn tốc đọ
tăng của doanh thu thuần.
Tổng lợi nhuận tăng 84,9 trđ ( tăng 10 % ) nộp thuế tăng 34,8 trđ ( 12,8 % )
Lợi nhuận sau thuế tăng 50 trđ ( 8,67 %).
III. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của Công ty Cung ứng Dịch Vụ
Hàng Không
1.Ưu điểm mô hình sản xuất kinh doanh:
Đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm
vừa qua, có sự linh hoạt trong sản xuất và kinh doanh. Sự chỉ đạo hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Phân chia nghành nghề cụ thể cho từng đơn vị nên đã tạo điều kiện cho các
đơn vị phát huy năng lực của mình đi sâu vào chuyên môn hoá. Các đơn vị đã có
điều kiện cùng với công ty đi sâu tìm hiểu nắm bắt nhu cầu của thị trường và tập
trung vào khai thác từng mảng thị trường.
Sử dụng cán bộ kiêm nhiệm nên tận dụng hết năng lực và trình độ chuyên
môn của cán bộ trực tiếp sản xuất kinh doanh. Giảm bớt chi phí quản lý nâng cao
mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh.
2. Những kết quả đạt được.
Trong những năm qua, Công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không đã có
nhiều cố gắng trong lĩnh vực xuất khẩu và đạt được những thành tích đáng mừng.
- Kim ngạch xuất khẩu nông sản luôn tăng qua từng năm. Tổng kim ngạch
xuất khẩu nông sản năm 2001 tăng 101,45% so với năm 2000, năm 2002 tăng
100,48% so với năm 2001 cho thấy sự nỗ lực về thị trường, nguồn hàng đã có kết
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 23
quả, mặt khác, cũng do Công ty biết tranh thủ mọi nguồn lực trong và ngoài nước,
các tổ chức có liên quan.
- Công tác nghiên cứu thị trường: đã được chú trọng nhiều hơn so với trước
đây. Những thị trường truyền thống như Nga và Mông Cổ tiếp tục được củng cố và
phát triển, chiếm tỷ trọng xuất khẩu khá ổn định vào khoảng 60% so với tổng giá
trị xuất khẩu của công ty. Ngoài ra, Công ty ngày càng bám sát hơn nhu cầu của thị
trường. Từ nắm vững được nhu cầu của khách hàng Công ty đã chủ động hơn
trong việc khai thác, tìm kiếm nguồn hàng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về
chất lượng các mặt hàng nông sản.
- Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng: được Công ty thực hiện với tiến độ
nhanh chóng, đảm bảo những điều kiện đã giao kết trong hợp đồng, góp phần củng
cố uy tín của Công ty.
- Trong quá trình xuất khẩu, Công ty luôn tuân thủ những quy định của Nhà
nước, chấp hành nghiêm chỉnh các thủ tục xuất nhập khẩu và luôn hoàn thành các
nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước.
- Việc đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu đã đóng góp đáng kể vào tổng kim
ngạch xuất khẩu của Công ty trong những năm qua. Trong năm 2001, giá trị xuất
khẩu hàng đạt 543.871 USD chiếm 9,29 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
3. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân:
3.1 Những mặt tồn tại
Bên cạnh những thành tích đã đạt được kể trên, Công ty hiện nay vẫn đang
phải đối mặt với những thách thức không dễ vượt qua.
- Về công tác nghiên cứu thị trường: trong những năm gần đây Công ty đã
chú trọng nhiều hơn đến vấn đề nghiên cứu thị trường. Nhưng hiện nay Công ty
vẫn chưa có phòng Marketing chuyên trách và đề xuất các phương án Marketing;
mỗi phòng nghiệp vụ phải tự nghiên cứu tìm kiếm thị trường cho mình nên hiệu
quả chưa cao.
- Về cơ cấu tổ chức cán bộ: các phòng nghiệp vụ chưa có sự phân công
chuyên môn hoá. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu II,III đều kinh doanh xuất
nhập khẩu tổng hợp dẫn đến việc cùng một mặt hàng, cùng một thị trường mà các
phòng đều tham gia thực hiện.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 24
- Về vấn đề nhân lực: Tuy Công ty có thế mạnh về truyền thống và kinh
nghiệm nhưng trước những yêu cầu mới còn bất cập về ngoại ngữ, tin học. Việc
cập nhập thông tin, dữ liệu do vậy còn chưa được tối ưu.
- Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá, Công ty cũng đang phải đối mặt với
vấn đề cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nghị định 57/CP đã mở rộng tối đa quyền
trực tiếp xuất khẩu cho mọi doanh nghiệp làm cho một số hàng hoá uỷ thác xuất
khẩu qua Công ty giảm nhiều trong ba năm 2000, 2001, 2002 vừa qua.
3.2 Nguyên nhân
- Do sự chỉ đạo các cấp lãnh đạo trong thời gian qua tuy có nhiều cố gắng
nhưng vẫn chưa chủ động và kịp thời. Thể hiện ở công việc sắp xếp các phòng ban
chưa hợp lý, công tác bố trí cán bộ luôn có sự luân chuyển.
- Các chính sách khuyến khích người lao động còn thấp.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu như một số máy móc sử dụng từ những
năm 80, cho nên không đạt hiệu quả cao, cũng như chi phí cao hơn.
- Một số Trung tâm thương mại và văn phòng đại diện lực lượng cán bộ còn
mỏng
- Việc đổi mới công nghệ chậm nên chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi
ngày càng tăng của thị trường, năng suất lao động còn thấp, chi phí sản xuất cao
nên sức cạnh tranh chưa mạnh.
- Cơ chế chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập, thủ tục hành chính còn
dườm dà và còn theo quan niệm cũ gây rất nhiều phiền hà cho doanh nghiệp XK.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 25
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG
I. PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TIẾP
THEO.
1. Định hướng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Với tiềm năng to lớn về nguồn nhân lực dồi dào, triển vọng sản xuất và xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm tới rất sáng sủa. Vấn đề đặt ra là
làm thế nào để khai thác tiềm năng đó một cách tốt nhất để vừa giải quyết nhu cầu
trong nước vừa tăng khối lượng kim ngạch xuất khẩu tạo thêm tích luỹ cho nền
kinh tế quốc dân. Đảng và nhà nước ta coi trọng xuất khẩu là mặt trận hàng đầu,
dành ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước cho lĩnh vực sản xuất, nhất là mặt hàng
nông sản xuất khẩu. Tại Đại hội Đảng toàn quốc khoá IX, một lần nữa Đảng lại
nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu nông sản:
- Đối với thị trường xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam,
chủ trương lấy thị trường EU, ASEAN, Trung quốc, Mỹ, Nhật Bản làm thị trường
xuất khẩu chính. Tiến hành hợp tác liên doanh với các Công ty nước ngoài cùng
sản xuất, để hàng hoá có chất lượng cao, mẫu mã phong phú. Từ đó các Công ty
học hỏi thêm được kinh nghiệm kinh doanh, tiếp thu được công nghệ tiến tiến.
- Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp tham gia vào việc tìm kiếm thị
trường nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu, đồng thời Nhà nước cũng khuyến
khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào sản xuất chế biến nông sản. Các doanh
nghiệp này phát triển sẽ thu hút được nhiều lao động, góp phần cùng Nhà nước giải
quyết nạn thất nghiệp.
2. Phương hướng xuất khẩu của Công ty trong những năm tiếp theo.
- Tiếp tục đầu tư sức lực và chi phí hợp lý để củng cố và mở rộng thị trường.
đặc biệt quan tâm hơn nữa đến thị trường EU, Mỹ và Trung Quốc. Tranh thủ các
chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Bộ Thương mại để tìm kiếm thị trường và bạn
hàng. Tăng cường bám thị trường nội địa, phát huy thế mạnh về vốn, kinh nghiệm
để duy trì nguồn hàng cũ, tạo lập nguồn hàng mới.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 26
- Tiếp tục áp dụng các phương thức kinh doanh linh hoạt mở rộng thị trường
trong xuất khẩu để có thêm hợp đồng xuất khẩu. Chú trọng hình thức tự doanh
nhằm nâng cao hơn nữa tính chủ động của Công ty.
- Duy trì sự phát triển ổn định của nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu truyền
thống của công ty như lạc, gỗ… đẩy mạnh những mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận
khá như xuất khẩu lao động, dứa…
- Chú trọng hơn nữa khâu chế biến hàng hoá. Tiếp tục củng cố bộ máy tổ
chức và cán bộ.Tìm đối tác hợp tác sản xuất, trợ giúp về kỹ thuật công nghệ để
nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
II. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY.
1. Phát triển và mở rộng thị trường.
1.1. Nghiên cứu lựa chọn thị trường.
Việc xuất khẩu của Công ty sang các thị trường truyền thống doanh thu còn
thấp so với khả năng sản xuất của công ty cho nên trong thời gian tới Công ty cần
đầu tư hơn nữa vào nghiên cứu để lựa chọn và mở rộng thị trường xuất khẩu mới.
Từ đó có chiến lược xuất khẩu phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
Vậy nên, Công ty cần mạnh dạn nghiên cứu để tiếp cận trực tiếp các thị
trường này. Công ty có thể thu thập thông tin về thị trường thông qua các cơ quan
xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước sở tại hoặc tham gia hội chợ triển lãm
để có điều kiện tiếp xúc với các thương nhân nước ngoài, tìm kiếm bạn hàng, đối
tác làm ăn. Đặc biệt, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ vừa được thông qua ngày
4/10/2001 là một cơ hội rất lớn để Công ty thâm nhập vào thị trường Mỹ.
Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dưa chuột của Công ty luôn tăng mạnh và
chiếm một tỷ trọng khá ổn định (khoảng 25%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Do
vậy có thể coi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Thị trường của mặt
hàng này tập trung phần lớn ở các nước, Nga và Mông Cổ, Công ty cần tập trung
nguồn lực để duy trì, củng cố các thị trường như xuất khẩu lao động sang Đài
Loan, Nhật Bản… Ngoài ra, Công ty nên có kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu thêm
thị trường khác. Ngày 8/10/2003 Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Hiệp Định vận tải
hàng không chuyên chở khách và hàng hoá. Đây là thuận lợi công ty Cung ứng
Dịch Vụ Hàng Không cần khai thác để xuất khẩu những mặt hàng nhẹ thuận tiện
chuyên chở bằng máy bay.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 27
1.2. Sử dụng các chính sách Marketing thích hợp.
Sau khi lựa chọn được các thị trường trọng điểm, Công ty cần phải chú ý
đến các hoạt động marketing để thâm nhập vào thị trường đó. Việc sử dụng các
công cụ marketing (giá cả, sản phẩm, phân phối, xúc tiến) phải thích hợp với
đặc điểm của mỗi thị trường để đạt hiệu quả cao.
Trong xuất khẩu nhân tố chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Để có chất
lượng sản phẩm cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, Công ty không chỉ cần nâng cao
hiệu quả của công tác giám định chất lượng hàng hoá mà cần phải trực tiếp đầu tư
vào một số lĩnh vực sản xuất. Chất lượng hàng hoá phụ thuộc vào yêu cầu chất
lượng của thị trường đó. Sự đòi hỏi về chất lượng hàng hoá ở mỗi thị trường là
khác nhau. Chẳng hạn đối với thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ thì yêu cầu về chất
lượng hàng hoá là rất cao. Ngược lại, đối với các thị trường Châu Phi thì yếu tố
đáng quan tâm hơn lại là giá cả.
Giá cũng là một nhân tố rất quan trọng trong marketing xuất khẩu. Giá là
một công cụ để Công ty thực hiện lợi nhuận nhưng cũng là công cụ để lôi kéo
khách hàng. Mức giá hợp lý là mức giá thu hút được nhiều khách hàng trong khi
vẫn đảm bảo lợi nhuận dự kiến. Trong khi đặt giá, Công ty cần phải tính đến sự
phù hợp giữa giá cả và chất lượng, vừa hấp dẫn, vừa tạo được niềm tin từ phía
khách hàng. Công ty nên áp dụng chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt để thu hút
được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, ưu đãi về giá cho những đối tượng
khách hàng mua với khối lượng lớn và những khách hàng truyền thống.
Các biện pháp xúc tiến và khuyếch trương cũng rất quan trọng để bán được
hàng xuất khẩu. Công ty nên áp dụng các biện pháp: quảng cáo trên mạng internet,
tham gia hội chợ hàng tiêu dùng quốc tế, gửi các đơn chào hàng đến các nhà nhập
khẩu nước ngoài… tạo mọi cơ hội để giới thiệu, khuyếch trương uy tín sản phẩm
của mình.
1.3. Các thị trường mà Công ty cần tập trung trong những năm tới.
Mặc dù hiện nay, Công ty đã có quan hệ với các bạn hàng ở hầu hết các khu
vực trên thế giới. Tuy nhiên để có một hướng xuất khẩu vững chắc Công ty cần tập
trung một số thị trường sau:
- Thị trường ASEAN: Là thị trường rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu. Khi thâm nhập vào thị trường này công ty sẽ khai thác được ưu
thế về giá nhân công, vị trí địa lý, kể cả việc gần trung tâm chu chuyển hàng hoá
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 28
lớn nhất thế giới Singapore và đặc biệt được hưởng những ưu đãi thuế quan. Tuy
vậy, để tham gia vào thị trường này Công ty phải chấp nhận cạnh tranh tăng lên vì
có rất nhiều nước Châu Á cũng tham gia xuất khẩu hàng giống như mặt hàng xuất
khẩu của Việt Nam có một số nước như Thái Lan,Trung Quốc.
- Thị trường Trung Quốc: Với tiềm năng kinh tế lớn, GDP của Trung
Quốc hiện đứng hàng thứ 6 trên thế giới và lại là thị trường rộng lớn và có 1,4 tỷ
dân. Tuy vậy, việc buôn bán với Trung Quốc cũng gặp rất nhiều khó khăn mà
Công ty phải chấp nhận như: giá cả thị trường biến động thất thường, phương thức
giao dịch và thực hiện hợp đồng rất đa dạng, uy tín của bạn hàng chưa được đảm
bảo…
- Thị trường EU: đặc điểm của thị trường này là khó tính, yêu cầu về chất
lượng rất cao nhưng giá bán hàng nông sản cũng cao hơn so với các thị trường
khác. Để xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường này, Công ty cần phẩi đầu tư
hơn nữa vào khâu chế biến và khai thác nguồn hàng nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm.
- Thị trường Mỹ: là một nước có khả năng xuất khẩu lớn nhất thế giới,
đồng thời cũng là một thị trường tiêu thụ lớn. Nhưng lại có yêu cầu cao về chất
lượng sản phẩm, thương hiệu. Quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đã và đang
mở ra nhiều cơ hội làm ăn cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam
nói chung và công ty Cung ứng Dịch vụ Hàng Không nói riêng.
2. Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Công tác tạo nguồn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu.
Nguồn hàng tốt đáp ứng kịp thời và chính xác nhu cầu thị trường, giúp thực hiện
đúng thời hạn hợp đồng với chất lượng cao sẽ là nhân tố quyết định đem lại thành
công trong thương vụ và nâng cao uy tín của Công ty. Để có nguồn hàng tốt, Công
ty cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ: mở rộng các hình thức tạo nguồn, nâng cao
chất lượng sản phẩm và thực hiện tốt khâu bảo quản dự trữ.
2.1. Mở rộng hình thức tạo nguồn.
Các hình thức tạo nguồn hiện nay ở Công ty còn nhiều hạn chế. Hình thức
chủ yếu Công ty sử dụng là mua từ các đầu mối khác nhau ở các địa phương hoặc
thu mua tập trung qua các trung gian. Hình thức này có ưu điểm là nhanh gọn,
không phải đầu tư trong thời gian dài, Công ty lại có thể nhanh chóng chuyển đổi
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 29
mặt hàng kinh doanh. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là không chủ động
được chất lượng, chi phí… Công ty cần phải đa dạng hơn nữa các hình thức thu
mua.
- Đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại thêm để tăng chất lượng, giảm giá
thành sản phẩm. Bên cạnh đó, Công ty cũng có thể sử dụng các hình thức liên
doanh, liên kết với các đơn vị sản xuất và chế biến.
2.2. Đẩy mạnh chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong kinh doanh xuất
khẩu. Chất lượng hàng hoá phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sản xuất hay nói
đúng hơn là công nghệ chế biến.
Đồng thời với việc đẩy mạnh chế biến, công tác giám định chất lượng đối
với nguồn hàng xuất khẩu cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt bởi đó là công
việc quyết định đến chất lượng hàng hoá.
2.3. Thực hiện tốt công tác dự trữ và bảo quản hàng hoá.
Để có hàng hoá tốt phục vụ cho xuất khẩu thì không thể không thực hiện tốt
công tác dự trữ và bảo quản hàng hoá. Sau khi sản phẩm hoàn thành công ty phải
thực hiện tốt các công tác phân loại, bao gói, xếp hàng hoá vào kho để giữ gìn chất
lượng, số lượng hàng hoá và luôn sẵn sàng xuất hàng một cách nhanh chóng thuận
tiện. Trong dự trữ bảo quản hàng hoá các yêu cầu kỹ thuật của kho chứa hàng rất
quan trọng, nhất là đối với hàng nông sản mà công ty đang sản xuất.
3. Các giải pháp nâng cao cạnh tranh.
Trong hoạt động xuất khẩu, vấn đề cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Vấn
đề đặt ra hiện nay là Công ty cần sử dụng những biện pháp nào để tăng sức cạnh
tranh hàng hoá của mình và giảm rủi ro trong kinh doanh.
Như đã nói trên, giá cả và chất lượng hàng hoá là công cụ chính để tăng sức
cạnh tranh của hàng hoá của Công ty. Tuy nhiên bên cạnh các nhân tố trên việc đa
dạng hoá phương thức kinh doanh cũng là biện pháp rất quan trọng khác để tăng
khả năng xuất khẩu của Công ty. Đa dạng hoá hình thức kinh doanh bao gồm: đa
dạng hoá hơn nữa các hình thức xuất khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu và
đa phương hoá mối quan hệ kinh doanh. Với tình hình hiện nay Công ty nên chú
trọng vào việc đa dạng hoá các mặt hàng. Bên cạnh các mặt hàng nông sản truyền
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 30
thống như dưa chuột, dứa… Công ty có thể xúc tiến xuất khẩu một số mặt hàng
khác như xuất khẩu lao động, lạc…
4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức.
4.1. Thành lập phòng Marketing.
Hiện nay mọi công tác liên quan đến thị trường của Công ty đều do các
phòng nghiệp vụ của Công ty đảm nhận. Do vậy việc nghiên cứu thị trường cũng
như cách thức tiếpcận thị trường còn nhiều hạn chế. Để có sự thống nhất hơn trong
việc nghiên cứu và đưa ra các chính sách về thị trường, Công ty cần cho ra đời một
phòng marketing với chức năng chuyên biệt.
Chức năng của phòng marketing:
+ Chỉ ra các nhu cầu và xu hướng, cách thức thoả mãn nhu cầu củathị
trường.
+ Phân đoạn và lựa chọn thị trường.
+ Đề xuất các chính sách về thị trường, giá cả, chất lượng sản phẩm, phân
phối,… để xâm nhập và khai thác thị trường.
+ Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để thực hiện các hoạt động kinh doanh
và hoạt động xuất nhập khẩu.
+ Thu nhận và phân tích các thông tin phản hồi từ bạn hàng, đối tác kinh
doanh.
4.2. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
Đây là một trong những nguồn lực cơ bản của mỗi quốc gia. Với Công ty
Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là phải xây
dựng được 1 đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm về ngoại
ngữ nhất là trong điều kiện môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay đầy biến động,
thông tin thay đổi từng giờ. Mỗi một cán bộ kinh doanh phải năng động sáng tạo,
thường xuyên được bồi dưỡng về trình độ để có thể dự báo được những biến động
thị trường, nắm bắt thông tin và kịp thời có những cách ứng phó linh hoạt trước
những biến động đó.
Các biện pháp mà Công ty có thể thực hiện được:
- Đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ mới vào nghề, giúp họ nâng cao
được trình độ nghiệp vụ xuất khẩu.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 31
- Thường xuyên gửi cán bộ, các nhà doanh nghiệp trẻ có năng lực đi học tập
nghiên cứu ở các lớp đào tạo cán bộ kinh doanh trong và ngoài nước.
- Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên có đủ năng lực kiểm tra, giám định hàng
hoá, đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế.
5. Xây dựng chiến lược thích hợp cho xuất khẩu trong thời gian tới.
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu được hiểu như là một hệ thống các mục
tiêu giải pháp nhằm thực hiện cácmục tiêu của nhà xuất khẩu. Chiến lược được xây
dựng trên cơ sở đánh giá chính xác mối quan hệ giữa hai nhân tố doanh nghiệp và
thị trường.
Về phía doanh nghiệp, người xuất khẩu sẽ phải trả lời được các câu hỏi:
Chúng ta đang ở đâu? chúng ta muốn gì? và chúng ta có thể làm gì.
Về phía thị trường, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi: Đâu là thị trường
hiện tại của doanh nghiệp? Đâu sẽ là thị trường của doanh nghiệp? Các thị trường
này sẽ biến đổi như thế nào?
Như vậy một chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp
nắm bắt được những cơ hội và hạ chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh.
5.1. Các mục tiêu của Công ty.
Việc xác định các mục tiêu của doanh nghiệp bao giờ cũng rất khó khăn bởi
vì các mục tiêu chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Chẳng hạn sự mâu thuẫn giữa mục
tiêu lợi nhuận và mục tiêu mở rộng thị trường cũng như việc đầu tư nâng cao chất
lượng sản phẩm. Đối với Công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không cũng vậy, việc
duy trì mức lợi nhuận qua các năm bị đánh đổi bằng sự bỏ lỡ các cơ hội đầu tư hay
mục tiêu thị phần. Do vậy trong những năm tới việc thay đổi cách nhìn về mục tiêu
chiến lược là rất quan trọng đối với lãnh đạo Công ty. Trong những năm tới Công
ty cần tập trung vào những mục tiêu cốt lõi sau:
- Nâng cao thị phần của Công ty trên thị trường quốc tế.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng sản phẩm xuất khẩu.
5.2. Những giải pháp chiến lược cụ thể.
Thứ nhất: đối với việc nâng cao thị phần xuất khẩu của công ty, Công ty cần
chủ động nâng cao sức cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh ở trong nước và
ngoài nước Trung Quốc, Thái Lan, cần mở rộng mối quan hệ kinh doanh. Việc
nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới cũng là một hướng đi quan trọng. Đối với các
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 32
thị trường EU, Mỹ có khả năng tiêu thụ rất lớn, việc tăng cường chi phí cho công
tác Marketing để tìm các đối tác xuất khẩu trực tiếp trên thị trường này sẽ đem lại
lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần có các biện pháp thâm nhập các thị
trường khác như: mở rộng danh mục hàng xuất khẩu, đa dạng hoá các hình thức
kinh doanh, các chính sách ưu đãi về giá cả thanh toán…
Thứ hai: để đầu tư vào lĩnh vực chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc huy động vốn, phát triển các hình
thức liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài, các nhà máy trong nước. Về
lâu dài cạnh tranh chất lượng sẽ là nhân tố quyết định sự thắng bại trong kinh
doanh xuất khẩu. Do vậy cho dù phải hy sinh một phần lợi nhuận để đạt được mục
tiêu chất lượng cũng là điều thích đáng.
6. Nâng cao nghiệp vụ ký kết hợp đồng.
Trong hoạt động xuất khẩu, thận trọng trong việc lựa chọn đối tác để ký kết
hợp đồng là rất cần thiết. Đã có rất nhiều bài học do đánh giá không xác đáng về
đối tác dẫn đến không đạt kết quả trong đàm phán ký kết hợp đồng. Trong một số
trường hợp khác, việc ký kết những thương vụ thất thường mà đối tác chỉ mua
hàng lần đầu với giá cao sau đó lại ép giá hoặc thôi không mua nữa… sẽ làm xáo
trộn kế hoạch kinh doanh của Công ty, gây nhiều thiệt hại. Do vậy để nâng cao
hiệu quả công tác ký kết và thực hiện hợp đồng, Công ty cần phải chú ý:
- Tìm hiểu kỹ các đối tác nhập khẩu: Tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của đối tác; khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn, uy tín của đối tác,
điểm mạnh và điểm yếu của họ…
- Tìm hiểu mong muốn của đối tác: ý định mua ngắn hạn hay lâu dài, khả
năng lấn lướt hay nhượng bộ của họ trong thương vụ này.
- Chuẩn bị tốt cho đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng:Trong đàm phán
phải lựa chọn những người có kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ, về tình
hình thị trường để giành kết quả đàm phán có lợi cho Công ty.
- Công ty phải thực hiện mọi nghĩa vụ hợp đồng đã ký. Việc tổ chức thực
hiện tốt hợp đồng sẽ mang lại uy tín cho Công ty, làm tiền đề cho những hợp đồng
sau, do vậy cần hết sức chú trọng công tác này.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 33
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC.
Thực tế những năm qua cho thấy hoạt động xuất khẩu có những đóng góp to
lớn cho xuất khẩu Việt Nam nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Vì vậy việc
tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam sẽ là hướng đi đúng đắn trong những năm
tới. Để đẩy mạnh xuất khẩu thì vai trò của Nhà nước rất quan trọng. Với mong
muốn góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng
Không nói riêng và Việt Nam nói chung, em xin được mạnh dạn đưa ra một số
kiến nghị đối với Nhà nước.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 34
1. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường.
Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam đều gặp khó khăn trong
việc tìm kiếm thị trường. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là không đủ
kinh phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường một cách thoả đáng. Do vậy, trong
thời gian tới mong muốn của công ty là Nhà nước, cũng như các Bộ, các Ngành
đặc biệt chú ý đến công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường để kịp thời nắm bắt
nhu cầu hàng hoá trên thị trường thế giới, thông tin về giá cả kịp thời cho các
doanh nghiệp để tránh tình trạng bị ép giá, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp có cơ hội thăm dò tìm kiếm thị trường tạo điều kiện cho các công ty kinh
doanh hiệu quả.
Phân đoạn thị trường theo khu vực cho một số đầu mối xuất khẩu lớn. Biện
pháp này tạo điều kiện chuyên sâu về thị trường cho các doanh nghiệp, đồng thời
tránh sự cạnh tranh của chính các doanh nghiệp trong nước làm thiệt hại đến lợi
ích quốc gia. Nhà nước cũng nên thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại ở
các vùng để cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động nghiên cứu thị
trường cho các Công ty.
2. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu theo hướng
đơn giản hơn, thông thoáng hơn phù hợp với cơ chế thị trường.
Những quy định về xuất nhập khẩu và các hàng rào thương mại là một trong
những ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động xuất khẩu xuất nhập khẩu hàng hoá
dịch vụ nói chung ở nước ta hệ thống chính sách và quy định xuất khẩu phải được
đổi mới và hoàn thiện. Cụ thể là:
- Hệ thống các văn bản pháp lý, phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong
việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu
để tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài cho các Công ty liên doanh xuất nhập khẩu,
tránh tình trạng không thống nhất khi điều hành.Việc khuyến khích xuất khẩu trực
tiếp và khuyến khích đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay chỉ mới
nhìn đến các Công ty sản xuất trực tiếp hàng xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập
khẩu. Trong thực tế còn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nhiệm vụ cung ứng
nguyên vật liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm không được hưởng ưu đãi. Vì thế
Nhà nước cần xem xét và có chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp
này.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 35
- Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu: Trên thực tế công tác quản lý xuất
khẩu của Nhà nước còn một số bất cập với diễn biến của hoạt động xuất khẩu
nhiều khi còn không ít thiếu sót và nhược điểm cần khắc phục và giải quyết. Về
lâu dài các quy định về xuất nhập khẩu hiện hành phải được bổ sung sửa đổi tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.
Do đó đề nghị Nhà nước cần phải linh hoạt điều chỉnh nhằm khuyến khích
xuất khẩu và tăng nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất hàng xuất
khẩu Nhà nước cần thực hiện tốt việc cải cách hàng chính, giảm thủ tục phiền hà
và tránh các tiêu cực như ở ngành Hải quan.
Việc Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới
(WTO) là một nhiệm vụ cấp thiết tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy tác
dụng ở thị trường thế giới.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 36
KẾT LUẬN
Việt Nam đang nỗ lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước để bắt kịp xu thế phát triển kinh tế của toàn cầu. Góp tiếng nói quyết định là
hoạt động xuất khẩu, một nguồn cung cấp ngoại tệ chính để trang trải cho các nhu
cầu nhập khẩu của nền cân đối, duy trì và tái mở rộng sản xuất trong nước, tranh
thủ những tiến bộ khoa học và công nghệ thế giới, đáp ứng nhu cầu không ngừng
nâng cao trình độ phát triển kinh tế xã hội nước nhà.
Công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không là một doanh nghiệp Nhà nước
tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu ngay từ những ngày đầu chuyển đổi cơ cấu
kinh tế của nước ta. Hiện nay, Công ty đã tạo lập được một vị trí tương đối vững
vàng trên thị trường trong nước cũng như thế giới. Trên cơ sở định hướng của
Đảng và Nhà nước, Công ty cũng coi nông sản là mặt hàng xuất khẩu chiến lược
trong những năm tới và tích cực tìm kiếm những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu mặt hàng này.
Từ việc kết hợp những kiến thức đã được tích luỹ trong qúa trình học tập và
những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình thực tập tại công ty Cung ứng
Dịch Vụ Hàng Không em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
giá trị xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên với những kiến thức và sự hiểu biết còn
hạn chế đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được những ý kiến
đóng góp của các thầy cô, tập thể công nhân viên trong công ty và các bạn sinh
viên quan tâm tới đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Văn Chu, người đã tận tình hướng dẫn
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này. Đồng thời em xin cảm ơn các cán
bộ công nhân viên trong công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không đã giúp đỡ em
trong quá trình thực tập.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 37
PHỤ LỤC
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG
GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
Phòng
CƯ
Các SP
nội địa
Phòng
TT
Bảo vệ
Phòng
hành
chính
Phòng
TCKT
Phòng
KHĐT
Phòng
KD
XNK
I
Phòng
KD
XNK
II
Phòng
KD
XNK
III
VpĐD
Nga
Chi
nhánh
TPHCM
TT
DL-TM
6B
Láng
Hạ
Phòng
TCCB-
LĐTL
XƯỞN
G DỆT
XƯỞN
G MAY
XCB
Lâm
sản
XCB
Thực
phẩm
VpĐD
Mông
Cổ
VpĐD
Dubai
TT
HTLĐ
17
Chùa
Bộc
TT
TM
19A
P.Đ.P
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 38
Bảng 3: Kết quả về tổng doanh thu và cơ cấu doanh thu.
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn Báo cáo tài chính 2000-2002)
Bảng 4: Một số kết quả phản ánh lợi nhuận
Đơn vị tính: Triệu đồng
% CHỈ TIÊU 2000 2001 2002
2001/2000 2002/2001
1. Tổng Doanh thu 132.912,8 162.393,5 181.900,18 122,18 122,01
2. Tổng vốn chủ
SH 6.813,8 7.686,6 9.651,2 122,8 125,5
3. Số LĐ bình
quân 290 296 318 102,6 107,43
4. Tổng lợi nhuận
sau thuế 570,8 577,041 627,07 101,09 108,67
CHỈ TIÊU 2000 2001 2002
I. Tài sản 100.295,84 107.849,9 126.943,9
1.Tiền 1.120,51 687,98 391,26
2. Phải thu 74.136,74 98.120,3 112.048,7
3. Hàng tồn kho 14.665,35 11.641,887 2.561,4
4. TSLĐ 5.109,27 2.027,84 4.362,5
5. TSCĐ 4.943,65 4.148,02 5.006,29
6. Chi phí cơ bản dở dang 6,364 38,18 2.034,3
7. Tài sản khác 313,956 185,693 539,45
II. Nguồn vốn 100.295,84 107.849,9 126.943,9
1. Vốn vay ngắn hạn 92.110,15 98.656,9 113.866,59
2. Vốn vay dài hạn 2.486,7
3. Vốn vay khác 1.371,83 1.506,387
4. Vốn chủ sở hữu 6.813,8 7.686,6 9.651,2
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 39
5. Các chỉ tiêu hq.
-LN/DT
-Sức sinh lời/vốn
-Sức sinh lời/1 lao
động
0,43
0,083
1,968
0,35
0,075
1,949
0,34
0,065
1,97
-0,08
-0,008
-0,019
-0,01
-0,001
0,021
(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2000-2002)
Bảng 5: Hiệu quả tổng hợp
Đơn vị tính: triệu đồng
%
CHỈ TIÊU 2000 2001 2002
2001/2000 2002/2001
1. DT Thuần 132.912,8 162.393,6 181.900,6 112,18 112,01
2. Giá vốn 125.389,3 151.898,1 170.627,6 121,14 112,33
3.Lãi gộp
- Tỷ xuất
7.523,4
5,66
10.495,3
6,46
11.273,5
6,19
139,5
0,8
107,41
- 0,27
4. LN trước thuế
- Tỷ xuất
2.635,36
1.98
1.788,5
1,1
1.247,5
0,68
67,86
- 0,88
69,75
0,42
5. LN khác - 1795,9 61,688 314,1
6. Tổng LN 839,40 848,589 933,4 101,1 110
7. Thuế 268,6 271,548 306,3 101,1 112,8
8. LN sau thuế 570,8 577,041 627,07 101,09 108,67
Nguồn : Báo cáo tài chính 2000-2002
ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN NĂM 2003 CỦA
CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG.
Để phấn đấu không ngừng nâng cao doanh thu và lợi nhuận, hiệu quả sản
xuất kinh doanh, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, nhằm từng bước đưa
thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty ngang bằng với Tổng công ty
Hàng Không. Công ty đã từng bước mở rộng thị trường hoạt động của mình ra
nhiều nước trên thế giới tự khẳng định mình bằng những sản phẩm và dịch vụ có
chất lượng cao. Bên cạnh đó Công ty đã bố trí lao động cho từng phòng ban, phân
xưởng hợp lý góp phần vào sự thắng lợi trong kinh doanh của doanh nghiệp.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 40
XÁC ĐỊNH LAO ĐỘNG ĐỊNH MỨC CỦA CÔNG TY
Việc xác định chỉ tiêu này căn cứ theo hướng dẫn tại thông tư số
14/LĐTBXH- TT của Bộ lao động Thương Binh Xã hội ngày 10/4/1997. Được áp
dụng theo công thức sau:
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 41
Lđb= Lyc +Lpv+Lbs+Lql
Trong đó:
Lđb là lao động định biên của doanh nghiệp đơn vị tính là người.
Lyc là lao động yêu cầu được tính theo định biên lao động trực tiếp hợp lý
của từng phòng ban, trung tâm, phân xưởng, chi nhánh và các văn phòng. Số lao
động này đảm bảo cho các ca làm việc theo chế độ 8 giờ/ngày, 5 ngày/tuần.
Lpv là định biên lao động phụ trợ và phục vụ được tính theo khối lượng
công việc phụ trợ và phục vụ sản xuất kinh doanh tính theo qui trình công nghệ.
Lbs là định biên lao động bổ xung để thực hiện chế độ ngày giờ nghỉ thep
qui định của Pháp luật lao động đối với lao động trực tiếp, phụ trợ và phục vụ.
Lql là định biên lao động quản lý của công ty.
STT Đơn vị Bộ phận Lyc Lpv Lbs Lql Lđb
1 Phòng Tổ chức CB- LĐTL 0 0 0 9 9
2 Phòng TC-HC 12 14 0 8 34
3 Phòng TC-KT 0 0 0 9 9
4 Phòng Kế hoạch- đầu tư 0 0 0 5 5
5 Phòng thanh tra bảo vệ 0 10 3 2 15
6 Phòng kinh doanh XNKI 3 13 16
7 Phòng kinh doanh XNKII 5 1 6
8 Phòng kinh doanh XNKIII 2 1 3
9 Chi nhánh phía Nam 11 2 37 50
10 Trung tâm HTLĐvà DVTH 17 Chùa Bộc
7 5 12
11 Trung tâm TM&DL 6B Láng Hạ 5 7 12
12 Trung tâm TM19A Phan Đình Phùng
9 3 12
13 Phòng cung ứng sản phẩm nội địa
24 4 3 31
14 Văn phòng ĐD Mông Cổ 2 1 3
15 Văn phòng ĐD CHLB Nga 2 1 3
16 Xưởng chế biến Lâm sản 12 2 1 15
17 Xưởng chế biến thực phẩm 14 2 16
18 Xưởng may xuất khẩu 28 4 9 5 46
19 Xưởng dệt 21 1 7 6 35
20 Văn phòng ĐD DUBAI 1 1 2
Tổng cộng 158 38 19 119 334
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 42
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện đại hội đảng bộ toàn quốc lần thứ IX, chiến lược phát triển kinh tế kinh
tế Việt Nam 2001 - 2010. NXB Chính trị quốc gia (2001)
2. Bộ thương mại, cục diện kinh tế thế giới 2000 và dự báo thương mại 2001. NXB
Thông tin thương mại (2000)
3. Giáo trình Kinh Doanh TMQT – Thạc Sỹ Trần Hoè ( NXB Thống Kê 1999 ).
4. Giáo trình Kinh Doanh TMQT - PGS. TS Trần Văn Chu ( Chủ Biên ).
5. Giáo trình Tổ Chức Quản Lý – Biên soạn KS.TS Phạm Quang Lê.
6. Tạp chí thông tin thương mại các số từ tháng 1/2001 – 12/2001.
7. Các báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh của Công ty Cung ứng Dịch Vụ
Hàng Không.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 44
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................................1
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ...........2
I. Ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu ở Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không 2
II. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân và với Công ty cung
ứng dịch vụ Hàng không...................................................................................... 2
1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu ......................................................................... 2
2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân ............................................ 2
2.1. Xuất khẩu là phương tiện chính tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ........................................................................... 3
2.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển ............................................................................................................... 3
2.3. Xuất khẩu tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời
sống nhân dân ........................................................................................................ 4
2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại của
nước ta ................................................................................................................... 4
2.5. Một số lợi thế so sánh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ......................... 5
III. Nội dung của hoạt động xuất khẩu .............................................................. 5
1. Nghiên cứu thị trường, xác định mặt hàng xuất khẩu ......................................... 5
2. Xây dựng chiến lược và kế hoạch xuất khẩu ...................................................... 8
2.1. Chiến lược xuất khẩu ...................................................................................... 8
2.2. Kế hoạch xuất khẩu ........................................................................................ 8
3. Lựa chọn hình thức xuất khẩu phù hợp............................................................... 9
4. Các hoạt động marketing trong xuất khẩu ......................................................... 9
5. Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu ............................................................... 9
5.1. Tạo nguồn hàng xuất khẩu .............................................................................. 9
5.2. Đàm phán ký kết hợp đồng............................................................................ 10
5.3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu ........................................................................... 10
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 45
5.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng .......................................................................... 10
6. Công thức tính hiệu quả xuất khẩu .................................................................. 11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CUNG ỨNG
DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG.....................................................................................................12
I. Quá trình hình thành và phát triển .............................................................. 12
1. Sơ lược quá trình hình thành của công ty.......................................................... 12
2. Mô hình hoạt động của công ty ........................................................................ 12
3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty ........................................... 13
II. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty cung ứng dịch vụ
Hàng không......................................................................................................... 14
1. Một số chỉ tiêu phản ánh vốn và tài sản của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng
không ................................................................................................................... 14
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu .............................................................................. 16
3. Thị trường xuất khẩu ....................................................................................... 18
4. Một số chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận và hiệu quả tổng hợp ................................. 19
4.1. Một số chỉ tiêu lợi nhuận ............................................................................... 19
III. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của Công ty cung ứng dịch vụ
Hàng không......................................................................................................... 20
1. Ưu điểm mô hình sản xuất kinh doanh ............................................................ 20
2. Những kết quả đạt được ................................................................................... 20
3. Những mặt tồn tại và nguyên nhân ................................................................... 21
3.1. Những mặt tồn tại.......................................................................................... 21
3.2. Nguyên nhân ................................................................................................. 22
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG....................................................23
I. Phương hướng xuất khẩu của công ty trong những năm tiếp theo.............. 23
1. Định hướng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới .................................. 23
2. Phương hướng xuất khẩu của công ty trong những năm tiếp theo..................... 23
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Ng« C«ng B×nh - Líp 401
Trêng §¹i häc QL & KD Hµ Néi 46
II. Các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty cung
ứng dịch vụ Hàng không.................................................................................... 24
1. Phát triển và mở rộng thị trường ...................................................................... 24
1.1. Nghiên cứu lựa chọn thị trường .................................................................... 24
1.2. Sử dụng các chính sách marketing thích hợp ................................................. 25
1.3. Các thị trường mà công ty cần tập trung trong những năm tới ....................... 25
2. Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu ................................................ 26
2.1. Mở rộng hình thức tạo nguồn ........................................................................ 26
2.2. Đẩy mạnh chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm ....................................... 27
2.3. Thực hiện tốt công tác dự trữ và bảo quản hàng hoá ..................................... 27
3. Các giải pháp nâng cao cạnh tranh ................................................................... 27
4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ................................................................................ 27
4.1. Thành lập phòng marketing .......................................................................... 27
4.2. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên............................ 28
5. Xây dựng chiến lược thích hợp cho xuất khẩu trong thời gian tới..................... 29
5.1. Các mục tiêu của công ty............................................................................... 29
5.2. Những giải pháp chiến lược cụ thể ................................................................ 29
6. Nâng cao nghiệp vụ ký kết hợp đồng................................................................ 30
III. Một số kiến nghị với Nhà nước ................................................................... 30
1. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.................................................... 31
2. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản
hơn, thông thoáng hơn phù hợp với cơ chế thị trường ......................................... 31
KẾT LUẬN .............................................................................................................................33
PHỤ LỤC ................................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................38
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Phân tích thực trạng xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không.pdf