Tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng thương mại Sài Gòn thương tín (sacombank) - Chi nhánh Cần Thơ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
****************
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
(SACOMBANK) - CHI NHÁNH CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn:
TS. ĐỖ VĂN XÊ
Sinh viên thực hiện:
TRẦN THANH TRÚC
MSSV: 4053663
Lớp: KT0520A1
Cần Thơ, 04/2009
www.kinhtehoc.net
i
LỜI CẢM TẠ
------
Trong suốt bốn năm học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, em đã được trang bị
nhiều kiến thức quý báu dưới sự giảng dạy nhiệt tình của các Thầy, Cô Khoa Kinh
Tế và Quản Trị Kinh Doanh và sau thời gian thực tập tại ngân hàng Thương Mại Cổ
Phần Sài Gòn Thương Tín tỉnh Cần Thơ em đã được các anh, chị trong ngân hàng
giúp đỡ, tạo điều kiện cho em tiếp xúc nhiều với thực tế và qua đó em đã có điều
kiện vận dụng những kiến thức thực tiễn vào thực tiễn để hoàn thành tốt đề tài tốt
nghiệp của mình.
Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thà...
76 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng thương mại Sài Gòn thương tín (sacombank) - Chi nhánh Cần Thơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
****************
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
(SACOMBANK) - CHI NHÁNH CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn:
TS. ĐỖ VĂN XÊ
Sinh viên thực hiện:
TRẦN THANH TRÚC
MSSV: 4053663
Lớp: KT0520A1
Cần Thơ, 04/2009
www.kinhtehoc.net
i
LỜI CẢM TẠ
------
Trong suốt bốn năm học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, em đã được trang bị
nhiều kiến thức quý báu dưới sự giảng dạy nhiệt tình của các Thầy, Cô Khoa Kinh
Tế và Quản Trị Kinh Doanh và sau thời gian thực tập tại ngân hàng Thương Mại Cổ
Phần Sài Gòn Thương Tín tỉnh Cần Thơ em đã được các anh, chị trong ngân hàng
giúp đỡ, tạo điều kiện cho em tiếp xúc nhiều với thực tế và qua đó em đã có điều
kiện vận dụng những kiến thức thực tiễn vào thực tiễn để hoàn thành tốt đề tài tốt
nghiệp của mình.
Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn
các Thầy Cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Cần Thơ, đặc
biệt em chân thành cảm ơn thầy Đỗ Văn Xê đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi
nhánh Cần Thơ, đặc biệt là phòng Hành chính và các anh chị phòng giao dịch Cái
Khế đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tập tại
Ngân hàng.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện bài Luận văn này nhưng có thể đề tài vẫn
còn nhiều thiếu sót, vì vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy
cô, Ban giám đốc cùng các anh chị trong ngân hàng Sacombank Cần Thơ nhằm góp
phần nâng cao giá trị của đề tài luận văn này hơn.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày.......tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
TRẦN THANH TRÚC
www.kinhtehoc.net
ii
LỜI CAM ĐOAN
------
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên
cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 08 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
TRẦN THANH TRÚC
www.kinhtehoc.net
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ngày …. tháng …. năm …
Giám đốc
(ký tên và đóng dấu)
www.kinhtehoc.net
iv
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên người hướng dẫn: ..........................................................................................
Học vị: ............................................................................................................................
Chuyên ngành: ...............................................................................................................
Cơ quan công tác: ..........................................................................................................
Tên học viên: .................................................................................................................
Mã số sinh viên: .............................................................................................................
Chuyên ngành: ...............................................................................................................
Tên đề tài: ......................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
2. Về hình thức
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
www.kinhtehoc.net
v
........................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …)
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
cầu chỉnh sửa)
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009
Người nhận xét
www.kinhtehoc.net
vi
----- MỤC LỤC -----
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 1
1.1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................... 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ............................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
1.4.1. Không gian ........................................................................................ 3
1.4.2. Thời gian ........................................................................................... 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3
1.5. Lược khảo tài liệu tham khảo ............................................................ 4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận .............................................................................. 5
2.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại ................................................ 5
2.1.2. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại ............................................. 5
2.1.2.1. Vốn điều lệ ........................................................................................ 5
2.1.2.2. Vốn huy động .................................................................................... 6
2.1.2.3. Vốn điều chuyển ................................................................................ 8
2.1.2.4. Các nguyên tắc quản lý tiền gửi của khách hàng .............................. 8
2.1.2.5. Vai trò của công tác huy động vốn .................................................... 8
2.1.3. Hoạt động tín dụng ............................................................................ 9
2.1.3.1. Khái niệm tín dụng ............................................................................ 9
2.1.3.2. Phân loại tín dụng .............................................................................. 10
2.1.3.3. Các nguyên tắc tín dụng .................................................................... 10
2.1.3.4. Các khái niệm liên quan đến tín dụng ............................................... 10
2.1.3.5. Một số vấn đề về rủi ro tín dụng ....................................................... 12
www.kinhtehoc.net
vii
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 14
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 14
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................... 14
CHƯƠNG 3:GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG
TÍN (SACOMBANK) CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1. Sự hình thánh và phát triển................................................................ 16
3.2. Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 17
3.3. Mạng lưới hoạt động ......................................................................... 19
3.4. Sản phẩm dịch vụ chủ yếu ................................................................. 20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ
SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI
NHÁNH CẦN THƠ
4.1. Tình hình nguồn vốn và huy động vốn ............................................. 21
4.1.1. Tình hình nguồn vốn ......................................................................... 21
4.1.2. Tình hình huy động vốn 23
4.1.2.1 Tiền gửi thanh toán ............................................................................ 24
4.1.2.2. Tiền gửi tiết kiệm .............................................................................. 27
4.1.2.3. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng .............................................. 29
4.2. Tình hình sử dụng vốn....................................................................... 32
4.2.1. Doanh số cho vay .............................................................................. 32
4.2.2. Doanh số thu nợ................................................................................. 37
4.2.3. Dư nợ ................................................................................................. 42
4.2.4. Nợ xấu ............................................................................................... 46
4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 2006-2008 ................ 51
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ
DỤNG VỐN TẠI SACOMBANK CẦN THƠ
5.1. Tóm tắt kết quả .................................................................................. 56
5.2. Giải pháp ........................................................................................... 57
5.2.1. Giải pháp huy động vốn .................................................................... 57
5.2.2. Giải pháp phát triển mảng sản phẩm thanh toán – thẻ ATM ............ 58
www.kinhtehoc.net
viii
5.2.3. Giải pháp đối với hoạt động sử dụng vốn ......................................... 60
5.2.4. Giải pháp đối với rủi ro tín dụng ....................................................... 60
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận ............................................................................................. 62
6.2. Kiến nghị ........................................................................................... 63
6.2.1. Đối với ngân hàng Nhà nước ............................................................ 63
6.2.2. Đối với chính quyền địa phương ....................................................... 63
Tài liệu tham khảo ............................................................................. 64
www.kinhtehoc.net
ix
DANH MỤC BIỂU BẢNG
------
Bảng 1. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng .......................................... 21
Bảng 2. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn ............................................... 22
Bảng 3. Vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn .......................................... 23
Bảng 4. Tiền gửi thanh toán của các TCKT............................................... 24
Bảng 5. Tình hình phát hành thẻ tại Sacombank Cần Thơ ...................... 26
Bảng 6. Tăng trưởng phát hàng thẻ tại Sacombank Cần Thơ ................. 26
Bảng 7. Tiền gửi tiết kiệm ............................................................................ 27
Bảng 8. Tiền gửi của các TCTD .................................................................. 29
Bảng 9. Tỷ trọng của từng phương thức huy động trên tổng VHĐ ......... 30
Bảng 10. Doanh số cho vay theo thời hạn ..................................................... 33
Bảng 11. Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn ............................. 35
Bảng 12. Doanh số thu nợ theo thời hạn....................................................... 37
Bảng 13. Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn ............................... 39
Bảng 14. Hệ số thu nợ ..................................................................................... 41
Bảng 15. Vòng quay vốn tín dụng ................................................................. 41
Bảng 16. Dư nợ theo thời hạn ........................................................................ 42
Bảng 17. Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn ................................................. 44
Bảng 18. Tổng dư nợ trên tổng VHĐ ............................................................ 46
Bảng 19. Nợ xấu theo thời hạn ...................................................................... 47
Bảng 20. Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn ............................................... 48
Bảng 21. Nợ xấu trên tổng dư nợ .................................................................. 50
Bảng 22. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ......................... 52
Bảng 23. So sánh tình hình hoạt động kinh doanh 2006-2008 ................... 52
www.kinhtehoc.net
x
DANH MỤC HÌNH
------
Hình 1. Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ ................................. 16
Hình 2. Tiền gửi thanh toán của các TCKT ............................................... 25
Hình 3. Tiền gửi tiết kiệm ........................................................................... 29
Hình 4. Tiền gửi của các TCTD ................................................................... 30
Hình 5. Doanh số cho vay theo thời hạn ..................................................... 35
Hình 6. Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn .............................. 37
Hình 7. Doanh số thu nợ theo thời hạn ....................................................... 39
Hình 8. Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn ................................ 40
Hình 9. Dư nợ theo thời hạn ........................................................................ 43
Hình 10. Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn ................................................. 45
Hình 11. Nợ xấu theo thời hạn ....................................................................... 48
Hình 12. Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn ............................................... 50
Hình 13. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Cần Thơ .......... 54
www.kinhtehoc.net
xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
------
Tiếng Việt
CBCNV Cán bộ công nhân viên
HĐQT Hội đồng quản trị
NHNN Ngân hàng Nhà Nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTƯ Ngân hàng Trung Ương
NV Nguồn vốn
QHKH Quan hệ khách hàng
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
TGTT Tiền gửi thanh toán
TMCP Thương mại cổ phần
UBND Ủy Ban Nhân Dân
VHĐ Vốn huy động
Tiếng Anh
ATM Automatic teller machine (máy rút tiền tự động)
WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
www.kinhtehoc.net
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đời sống người dân ngày càng được
nâng cao. Hơn thế nữa, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, mọi thành
phần kinh tế đều ra sức đầu tư và phát huy nguồn lực của mình để góp phần vào
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với sự ra đời của hàng
loạt các doanh nghiệp, nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp…thì hoạt động
của ngân hàng cũng không kém phần náo nhiệt. Việt Nam đã bắt đầu những ngày
tháng đầu tiên trong lộ trình thực hiện cam kết gia nhập WTO về lĩnh vực tài
chính. Các hoạt động ngân hàng bán lẻ thật sự sôi động và có tính cạnh tranh
giữa các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài (HSBC, Standard Chartered
Bank, ACB, Sacombank, ABBank…). Hòa với xu thế phát triển chung, Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được đánh giá là cánh chim đầu
đàn của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần. Sacombank luôn chú trọng
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động và hiện đại
hóa chi nhánh ngân hàng. Với chiến lược xây dựng Sacombank thành một ngân
hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam, toàn thể lãnh đạo và cán bộ
nhân viên Sacombank nói chung và Sacombank Cần Thơ nói riêng đã phấn đấu
và đổi mới không ngừng để gia tăng giá trị khách hàng, cổ đông và các nhà đầu
tư.
Hiện nay hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín rất phong phú và đa dạng. Trong đó phải kể đến hoạt động huy động vốn –
vấn đề quan trọng hàng đầu trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Vốn không những giúp cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh mà
còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nhất là trong giai đoạn
hiện nay, các ngân hàng luôn phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển.
Vấn đề đặt ra là làm sao để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi với nhiều mức lãi
suất tương ứng với nhiều kì hạn khác nhau và sử dụng nguồn vốn đó một cách
hiệu quả. Nhận thức vấn đề quan trọng của việc huy động vốn tại ngân hàng
www.kinhtehoc.net
2
trong thời điểm hiện nay vì vậy em chọn đề tài “Phân tích thực trạng và một số
giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ ” làm luận văn, từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm giúp Sacombank – chi nhánh Cần Thơ nâng cao hiệu quả hoạt động huy
động vốn, đồng thời phát huy được thế mạnh sẵn có của mình trong tương lai.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
* Căn cứ khoa học
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở kiến thức của các môn học:
Tiền tệ ngân hàng: tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, hoạt động và xu
hướng phát triển của các ngân hàng thương mại cổ phần ở nước ta.
Nghiệp vụ ngân hàng: nghiên cứu những nguồn vốn, cách thức huy
động và cân đối nguồn vốn để đảm bảo cho ngân hàng kinh doanh có
hiệu quả và an toàn. Bên cạnh đó cũng xem xét đến các loại cơ cấu
tín dụng theo thời hạn, thành phần kinh tế…nhằm tìm hiểu sâu hơn
về tình hình sử dụng nguồn vốn của ngân hàng.
Quản trị ngân hàng: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình
huy động của ngân hàng để từ đó tìm ra được nguyên nhân và đề ra
giải pháp khắc phục giúp công tác quản trị nguồn vốn của ngân hàng
được tốt hơn.
* Căn cứ thực tiễn
Ngoài những kiến thức và các thông tin phụ trợ cho đề tài từ báo, tạp chí,
trang web…, em còn tiếp thu tham khảo ý kiến của các anh chị nhân viên phòng
giao dịch Cái Khế và chi nhánh Sacombank Cần Thơ để làm rõ hơn vấn đề
nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn của Sacombank Cần
Thơ qua 3 năm 2006-2008, đồng thời kết hợp với tình hình chung của nền kinh tế
và của các ngân hàng thương mại khác trong giai đoạn hiện nay để đề xuất giải
pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
www.kinhtehoc.net
3
Thực trạng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Sacombank Cần Thơ trong 3 năm (2006-2008)
Phân tích tình hình huy động vốn cho biết tỷ trọng của từng loại vốn
huy động và vốn cho vay.
Cuối cùng dựa trên những tồn tại đã phân tích ở trên để đưa ra giải
pháp khắc phục nhằm thúc đẩy hoạt động ngân hàng đạt được hiệu
quả tốt nhất.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên đề tài “Phân tích hiệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ” đặt ra các
vấn đề nghiên cứu sau:
Kết quả họat động kinh doanh của chi nhánh như thế nào qua các
năm?
Tình hình huy động vốn của chi nhánh trong những năm qua có đạt
hiệu quả không?
Tình hình và hiệu quả cho vay của ngân hàng như thế nào qua các
năm?
Các nhân tố nào ảnh hưởng và giải pháp nâng cao tình hình huy động
và sử dụng vốn.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Không gian
Luận văn tập trung nghiên cứu nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ.
Địa chỉ : 32A2 KCN Trà Nóc, Q.Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Tel: 071- 843282 Fax: 071- 843282
1.4.2. Thời gian
Thời gian thực hiện luận văn từ ngày 02.02.2009 đến ngày 25.04.2009.
Luận văn được trình bày dựa trên số liệu thu thập trong 3 năm 2006-2008.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối với hoạt động của ngân hàng thì rất phong phú và đa dạng nhưng do hạn
chế về thời gian, không gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên đề tài chỉ nghiên
www.kinhtehoc.net
4
cứu từ tổng quát đến cụ thể hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn của ngân hàng
trong 3 năm gần đây ở phòng kế toán Sacombank Cần Thơ
1.5. Lược khảo tài liệu tham khảo
+ Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn
tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Chi nhánh Cần Thơ” do sinh viên Lê Thị Thu
Hà thực hiện năm 2006, đề tài do cô Nguyễn Thị Hồng Liễu hướng dẫn. Đề tài
phân tích và đánh giá từ khái quát đến cụ thể tình hình huy động vốn và sử dụng
vốn từ đó đề ra biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao hoạt động huy
động và sử dụng vốn.
+ Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của
Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ” do sinh viên Trần Quốc Thái thực
hiện. Bài viết phân tích sơ lược về nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh và
đi sâu về hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở phân tích những chỉ tiêu
về nghiệp vụ cho vay để thấy được những mặt hạn chế và những thuận lợi trong
hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đọan
2005-2007. Từ những phân tích đó nhằm đưa ra giải pháp hạn chế những tồn tại
trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
www.kinhtehoc.net
5
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.1. Tổng quan về Ngân Hàng Thương Mại
Khái niệm:
Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời và phát triển gắn liền với nền sản
xuất hàng hoá, nó kinh doanh loại hàng hoá rất đặc biệt đó là “tiền tệ”. Thực tế
các NHTM kinh doanh “quyền sử dụng vốn tiền tệ”. Nghĩa là các NHTM nhận
tiền gửi của công chúng, của các tổ chức kinh tế xã hội. Sử dụng số tiền đó cho
vay và làm phương tiện thanh toán với những điều kiện ràng buộc là phải hoàn
lại vốn gốc và lãi nhất định theo thời hạn đã thoả thuận.
Theo pháp lệnh “các tổ chức tín dụng ”(1990) của Việt Nam thì NHTM
được định nghĩa như sau: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền
tệ mà hoạt động chủ yếu là thường xuyên nhận tiền gửi của khách hàng với trách
nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu
và làm phương tiện thanh toán”.
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2003 thì hoạt động ngân hàng được
xác định là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung
thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng
các dịch vụ thanh toán.
Chức năng:
Nhìn chung NHTM có 3 chức năng cơ bản:
+ Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng và trung
gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
+ Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia
tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế
+ Chức năng “sản xuất” bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực
để tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.
2.1.2. Nguồn vốn của Ngân Hàng Thương Mại
2.1.2.1.Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn ban đầu được ghi trong điều lệ hoạt động của các
NHTM và số vốn điều lệ tối thiểu phải bằng vốn pháp định do chính phủ qui định
www.kinhtehoc.net
6
(vốn pháp định là mức vốn do ngân hàng Nhà nước công bố vào đầu mỗi năm tài
chính). Vốn điều lệ là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng.
Nguồn hình thành vốn điều lệ phụ thuộc vào tính chất sở hữu của từng loại hình
ngân hàng, chẳng hạn như NHTM quốc doanh do ngân sách Nhà nước cấp, các
NHTM cổ phần do các cổ đông đóng góp, ngân hàng liên doanh thì do các bên
liên doanh đóng góp... Vốn điều lệ qui định cho một ngân hàng nhiều hay ít tùy
thuộc vào qui mô và phạm vi hoạt động. Vốn điều lệ sẽ được bổ sung và tăng dần
dưới các hình thức: huy động vốn từ các cổ đông, ngân sách cấp, lợi nhuận bổ
sung…
Ngoài vốn điều lệ, NHTM còn có các quỹ dự trữ ngân hàng ( đây là quỹ
bắt buộc phải trích lập trong quá trình tồn tại và hoạt động của ngân hàng ), quỹ
phát triển kỹ thuật, quỹ khấu hao tài sản cố định, quỹ bảo toàn vốn, quỹ phúc
lợi… Các quỹ dự trữ của ngân hàng còn được coi là nguồn tự có và được bổ sung
hàng năm từ lợi nhuận ròng của ngân hàng.
2.1.2.2.Vốn huy động
Một số nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng thương mại: tiền gửi
thanh toán của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm, vốn huy động từ bằng
chứng từ có giá.
Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế
Các tổ chức kinh tế (TCKT) trong quá trình hoạt động muốn thực hiện giao
dịch với NHTM nào đòi hỏi họ phải mở tài khoản tại NHTM đó. Việc mở tài
khoản này giúp TCKT bảo quản an toàn tiền vốn đồng thời qua đó TCKT có thể
nhận được các dịch vụ tài chính từ NHTM. Về phía NHTM, việc mở và gửi tiền
vào tài khoản của các TCKT giúp cho NHTM có thể sử dụng được nguồn vốn
tạm thời nhàn rỗi để bổ sung nguồn vốn tín dụng. Tiền gửi thanh toán của khách
hàng bao gồm tiền gửi thanh toán không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán có kỳ hạn.
– Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn: là hình thức tiền gửi mà khách hàng
có thể rút vốn ra bất kỳ lúc nào không cần báo trước cho ngân hàng. Mục đích
của loại tiền gửi này là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện các khoản chi
trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các khoản
thanh toán trong tiêu dùng của cá nhân đồng thời hạn chế được chi phí tổ chức
thanh toán, bảo quản tiền và vận chuyển tiền. Đối với bộ phận vốn này không ổn
www.kinhtehoc.net
7
định nên ngân hàng phải thường dự trữ lại với số lượng rất lớn để đáp ứng yêu
cầu của khách hàng do đó ngân hàng thường áp dụng lãi suất thấp cho loại tiền
gửi này.
– Tiền gửi thanh toán theo kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi
tiền vào ngân hàng có sự thỏa thuận với ngân hàng để chọn một loại thời hạn gửi
tiền thích hợp. Theo nguyên tắc, đối với loại tiền gửi này, người gửi tiền chỉ được
rút ra khi đến hạn. Tuy nhiên, trên thực tế do áp lực cạnh tranh mà ngân hàng cho
phép khách hàng rút trước kỳ hạn. Trong trường hợp này, người gửi không được
hưởng lãi như tiền gửi có kỳ hạn mà sẽ được áp dụng với lãi suất không kỳ hạn
nếu rút ra truớc khi đáo hạn. Đây là nguồn vốn rất ổn định vì ngân hàng biết
trước thời điểm mà khách hàng sẽ rút tiền ra nên ngân hàng thường đưa ra nhiều
loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gởi tiền của khách hàng.
Tiền gửi tiết kiệm:
Đây là hình thức huy động tiền gửi theo kiểu truyền thống của ngân hàng.
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền gửi của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi
tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo qui định của
ngân hàng nhận gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo qui định của pháp luật về
bảo hiểm tiền gửi. Mục đích của người gửi tiết kiệm là để hưởng lãi và tích lũy.
Xét về tính chất kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm cũng được chia thành hai loại:
– Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền
có thể gửi tiền, rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm
việc nào của ngân hàng nhận gửi tiền. Do đó ngân hàng không chủ động được
nguồn vốn nên loại tiền gửi này có lãi suất thấp. Khi gửi tiền gửi tiết kiệm không
kỳ hạn, khách hàng sẽ được ngân hàng cấp một sổ tiền gửi tiết kiệm. Sổ tiền gửi
tiết kiệm này sẽ phản ánh tất cả các giao dịch gửi tiền, rút tiền, tiền lãi được
hưởng, số dư hiện có.
– Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi chỉ rút
tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng nhận gửi
tiết kiệm. Trường hợp người gửi tiền rút tiền trước hạn thì tùy theo sự thỏa thuận
giữa người gửi tiền và ngân hàng khi gửi mà người gửi tiền được hưởng theo lãi
suất không kỳ hạn. Khi gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn thì ngân hàng cũng được
ngân hàng cấp một sổ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
www.kinhtehoc.net
8
Nguồn vốn huy động bằng chứng từ có giá
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động
vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất
định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa các tổ chức tín dụng
và người mua. Ở Việt Nam hiện nay, khi các NHTM cần huy động số vốn lớn
trong thời gian ngắn thì ngân hàng có thể phát hành các loại giấy tờ có giá như kỳ
phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi.
2.1.2.3. Vốn điều chuyển
Vốn điều chuyển là nguồn vốn mà chi nhánh điều chuyển từ hội sở hay các
chi nhánh khác trong cùng hệ thống khi nguồn vốn huy động không đủ để đáp
ứng cho nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Vốn điều chuyển không thuộc bộ
phận nguồn vốn của ngân hàng thương mại mà nó chỉ tồn tại ở các chi nhánh
ngân hàng. Nguồn vốn điều chuyển có lãi suất cao hơn vốn huy động, chênh lệch
với lãi suất cho vay theo biên độ không được vượt quá 0,3%.
2.1.2.4. Các nguyên tắc quản lý tiền gửi của khách hàng:
+ Ngân hàng chỉ được thực hiện các khoản giao dịch trên tài khoản của
khách hàng khi có lệnh của chủ tài khoản hoặc có sự uỷ nhiệm của chủ tài khoản.
Ngoại trừ trường hợp khách hàng vi phạm luật chi trả và theo quy định của cơ
quan có thẩm quyền thì Ngân hàng mới có quyền tự động trích các tài khoản tiền
gửi của khách hàng để thực hiện các khoản thanh toán có liên quan.
+ Ngân hàng phải đảm bảo an toàn và bí mật cho chủ tài khoản.
+ Ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm soát các giấy tờ thanh toán của
khách hàng, các chứng từ thanh toán phải được lập theo đúng quy định. Ngân
hàng kiểm tra con dấu, chữ ký của khách hàng, nếu không phù hợp thì Ngân
hàng có thể từ chối thanh toán.
+ Khi có các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản của khách hàng thì Ngân
hàng phải kịp thời gửi giấy báo có cho khách hàng. Cuối tháng, Ngân hàng phải
gửi bản sao tài khoản hoặc giấy báo số dư cho khách hàng.
2.1.2.5. Vai trò của công tác huy động vốn
Đối với các ngân hàng thương mại
Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu song hành với nghiệp
vụ tín dụng trong ngân hàng thương mại. Đây là nghiệp vụ tạo vốn cho hầu hết
www.kinhtehoc.net
9
các hoạt động của ngân hàng. Khi thành lập ngân hàng đã có vốn ban đầu, nhưng
số ban đầu này đã ở dạng vật chất như trụ sở, công cụ, dụng cụ…Vì vậy, để đảm
bảo chức năng cung cấp vốn cho nền kinh tế ngân hàng phải thu hút vốn từ bên
ngoài.
Đã từ lâu các ngân hàng thương mại đã biết khai thác nguồn vốn này. Do
đây là nguồn vốn huy động chủ yếu nên thu hút càng nhiều vốn thì ngân hàng
thương mại càng có khả năng đạt lợi nhuận cao hơn vì có vốn mạnh ngân hàng
dễ dàng đẩy mạnh nghiệp vụ cho vay và mở rộng thêm các hoạt động sinh lời
khác.
Đối với nền kinh tế
Thông qua việc huy động vốn mà các ngân hàng đã và đang thực hiện các
dịch vụ trung gian trong nền kinh tế quốc dân, có huy động vốn thì nguồn vốn
mới tăng lên. Do vậy, vốn đầu tư được mở rộng, hoạt động sản xuất kinh doanh
được kích thích, sản phẩm xã hội tăng lên, từ đó mà đời sống nhân dân được cải
thiện. Việc huy động vốn của ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan trọng đối
với toàn bộ nền kinh tế, thông qua con đường tín dụng nó tài trợ cho các hoạt
động công thương nghiệp, nông lâm ngư nghiệp của cả nước.
Thực tế cho thấy dù các doanh nghiệp lớn mạnh cũng không thể có một
lượng vốn lớn hơn tổng số tiền dự trữ của dân chúng. Mỗi người trong xã hội chỉ
có một số tiền nhỏ nhưng tập hợp lại sẽ trở thành một nguồn vốn lớn. Thông qua
các hình thức huy đông vốn, phần lớn số vốn tích trữ tập trung qua hệ th ống ngân
hàng và đưa vào công cuộc đầu tư mang tính chất sản xuất tạo ra của cải cho xã
hội. Mặt khác, nhờ vào việc huy động vốn ngân hàng thương mại mới làm tốt
chức năng trung gian tín dụng điều hòa tiền tệ từ nơi tạm thời thừa đến nơi tạm
thời thiếu, có như vậy người dân mới được cấp tín dụng, mới có khả năng trang
bị đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.3. Hoạt động tín dụng
2.1.3.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng xuất phát từ chữ Latinh Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm.
Tiếng Anh gọi là credit.
Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn. Tín
dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình
www.kinhtehoc.net
10
thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng một lượng giá trị,
dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó
hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn.
2.1.3.2. Phân loại tín dụng
Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm thường
được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh
nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, dùng cho
vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây
dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh
Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để
cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
Tín dụng sản xuất kinh doanh: là loại tín dụng cung cấp cho các nhà
doanh nghiệp để tiến hành sản xuất và kinh doanh.
Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng.
Tín dụng nông nghiệp: là hình thức cấp phát tín dụng đáp ứng nhu cầu vay
vốn của nông dân sản xuất nông nghiệp.
2.1.3.3. Các nguyên tắc tín dụng
Khi tham gia vào quan hệ tín dụng, ngân hàng cũng như người đi vay cần
phải quán triệt các nguyên tắc tín dụng nhằm góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt
động kinh doanh cho hai bên:
Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng.
Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận
trên hợp đồng tín dụng.
2.1.3.4. Các khái niệm liên quan đến tín dụng:
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình
thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định.
www.kinhtehoc.net
11
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng thu hồi từ các khoản giải
ngân trong một thời gian nhất định.
Dư nợ
Dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về.
Ta có thể hiểu dư nợ được tính như sau:
Dư nợ = Dư nợ đầu kì + doanh số cho vay trong kì – doanh số thu nợ trong kì
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là số tiền khách hàng chưa hoàn trả cho ngân hàng cả gốc và
lãi khi đáo hạn hợp đồng tín dụng mà không làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh
kỳ hạn với nguyên nhân hợp lý. Nếu nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư
nợ, điều này chứa đựng rủi ro tín dụng cho ngân hàng, thu nhập sẽ bị giảm.
Phân loại nợ
Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu
hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng
thời hạn còn lại
Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về
khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).
Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày,
trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2 theo
qui định.
- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả
lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:
www.kinhtehoc.net
12
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
được trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Nợ xấu: là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5.Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là
tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ: là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp
nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín
dụng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi
theo thời hạn trả đã cơ cấu lại.
2.1.3.5. Một số vấn đề về rủi ro tín dụng
* Khái niệm:
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực
hiện được các nghiệp vụ tài chính đối với Ngân hàng. Hay nói cách khác rủi ro
tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do
nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho
ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến
hoạt động và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản. Đây là rủi ro lớn nhất, thường
xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất. Thông thường ở các nước,
nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập cho Ngân hàng. Còn ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay, nhiều ngân hàng vẫn có nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng
chiếm rất lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Nhưng đồng thời trong lĩnh vực
www.kinhtehoc.net
13
này cũng chứa đựng nhiều rủi ro bởi các khoản tiền cho vay bao giờ cũng có xác
suất vỡ nợ cao so với những khoản đầu tư khác.
* Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra:
Đối với ngân hàng: rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động
kinh doanh của ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn
nguồn vốn hoạt động của ngân hàng là nguồn vốn huy động, mà khi ngân hàng
không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của ngân
hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt. Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho
ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán, làm cho ngân hàng lỗ và có nguy
cơ bị phá sản.
Đối với nền kinh tế: Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến hoạt động
của toàn bộ nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, đến toàn bộ
các tầng lớp dân cư. Vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài
ngân hàng và có khả năng phát sinh lây lan sang các ngân hàng khác và tạo cho
dân chúng một tâm lý sợ hãi. Khi đó, dân chúng sẽ đưa nhau đến ngân hàng rút
tiền trước thời hạn, điều đó cũng có thể đưa đến sự phá sản của đồng loạt các
ngân hàng. Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế.
* Các tuyến phòng ngừa rủi ro tín dụng:
Phân tích khách hàng: đây là biện pháp tích cực nhất nhằm tạo ra tuyến
phòng thủ đối với rủi ro của ngân hàng. Bởi khi có đánh giá khách hàng một cách
chính xác thì mới biết được khả năng hoàn trả nợ của họ từ đó đưa ra quyết định
đúng đắn cho vay hay không cho vay. Đánh giá khách hàng thường chú trọng
đến những mặt sau:
- Tình hình tài chính của khách hàng.
- Tư cách, năng lực và trình độ hiểu biết của người đứng đầu doanh
nghiệp.
- Đánh giá tính khả thi của phương án vay vốn.
Phân tích hoạt động tín dụng:
- Phân tích chất lượng và hiệu quả tín dụng.
- Phân tích khả năng mở rộng quy mô tín dụng.
- Thực hiện các đảm bảo tín dụng.
- Đánh giá về năn lực và trình độ của cán bộ tín dụng.
www.kinhtehoc.net
14
Phân tán rủi ro: không tập trung vốn vào một khách hàng hoặc những
khách hàng có cùng tính chất. Ở Việt Nam căn cứ vào quy chế cho vay của
NHNN ban hành 31/12/2001 quy định: “dư nợ đối với một khách hàng không
được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng”. Thực hiện các hình thức cho vay
hợp vốn, bán nợ và bảo hiểm rủi ro tín dụng, lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng…
Xử lý rủi ro bằng các biện pháp:
Khai thác: tác động làm cho khách hàng thực hiện hợp đồng.
Thanh lý: dùng biện pháp chế tài để thu hồi nợ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài thực hiện phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các biểu bảng, báo
cáo tài chính hàng năm của Sacombank Cần Thơ :
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2006 – 2008.
+ Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn.
Tổng hợp các thông tin từ sách báo, tạp chí, bản tin nội bộ ngân hàng
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích số liệu chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là
phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối qua các năm:
• So sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.
Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và
thực hiện kỳ trước.
• So sánh tương đối: là tỉ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để
thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu
gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Bên cạnh đó còn sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá tình hình huy động và
sử dụng vốn bao gồm:
+ Để phân tích tổng quát nguồn vốn, ta dựa vào tỷ trọng của từng khoản mục
nguồn vốn. Chỉ tiêu này sẽ giúp nhà phân tích biết được cơ cấu nguồn vốn của
Ngân hàng. Mỗi một khoản nguồn vốn để có những yêu cầu khác nhau về chi
phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau…do đó ngân hàng cần phải
quan sát, đánh giá từng loại nguồn vốn để kịp thời để có những chiến lược huy
động tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định.
www.kinhtehoc.net
15
• Tỷ trọng % từng khoản nguồn vốn = x 100%
+ Để phân tích nguồn vốn huy động, ta tìm hiểu chỉ tiêu tỷ trọng từng loại
tiền gửi. Chỉ tiêu này nhằm xác định cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Mỗi
loại tiền gửi có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản…do đó việc
xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể
gặp phải và tối thiểu hoá chi phí đầu vào cho ngân hàng.
• Tỷ trọng % từng loại tiền gửi = x 100%
+ Hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
• Chỉ tiêu tổng dư nợ / tổng nguồn vốn huy động (lần): chỉ tiêu này xác
định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so
sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.
• Chỉ tiêu Nợ xấu / Tổng dư nợ (%): chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín
dụng của ngân hàng, đo lường chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu này càng thấp chất
lượng tín dụng càng cao.
• Chỉ tiêu Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay (%): chỉ tiêu này còn được
gọi là hệ số thu nợ và được dùng để đánh giá khả năng thu nợ của chi nhánh, trả
nợ của khách hàng cũng như việc sử dụng tài sản ngắn hạn trong một thời điểm
nhất định. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng càng
tốt.
• Chỉ tiêu Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân (vòng): chỉ tiêu này còn
được gọi là vòng quay vốn tín dụng. Nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín
dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm.
Số dư từng khoản mục
nguồn vốn
Tổng nguồn vốn
Số dư từng loại tiền gửi
Tổng nguồn vốn huy động
www.kinhtehoc.net
16
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1. Sự hình thành và phát triển
Hình 1: Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín với tên giao dịch tiếng Anh là Sai
Gon Thuong Tin Commercial Stock Bank (viết tắt là Sacombank) được thành lập
từ sự hợp nhất của 4 tổ chức tín dụng: Ngân hàng phát triển quận Gò Vấp và 3
hợp tác xã tín dụng (Hợp tác xã Thành Công, Tân Bình, Lữ Gia) với các nhiệm
vụ chính là huy động, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Ngân
hàng Sài Gòn Thương Tín chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1991 theo
giấy phép hoạt động số 006/NN-GP ngày 05/12/1991 do ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 do UBND
TP Hồ Chí Minh cấp. Với mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Hiện nay, vốn
điều lệ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đã tăng lên 5.116 tỷ đồng (năm 2008) và
trở thành ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng
TMCP Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ chính thức được
thành lập vào ngày 31/10/2001 trên cơ sở sáp nhập giữa ngân hàng TMCP nông
thôn Thạnh Thắng với ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín dựa trên các văn
bản sau
- Công văn số 2583/UB ngày 13/09/2001 của UBND tỉnh Cần Thơ chấp
nhận cho ngân hàng Sài Gòn Thương Tín mở Chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ.
- Quyết định số 1325/QĐ-NHNN ngày 24/10/2001 của Thống đốc ngân
hàng Nhà nước chuẩn y cho việc sát nhập ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh
Thắng vào ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
www.kinhtehoc.net
17
- Quyết định số 280/2001/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của Chủ tịch hội
đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ.
- Giấy phép kinh doanh số 570300002301 ngày 25/10/2001 của Sở kế
hoạch và đầu tư tỉnh Cần Thơ.
- Quyết định số 102/2002/QĐ-HĐQT ngày 26/10/2001 của Chủ tịch Hội
đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín về việc dời trụ sở cấp 1 từ 13A
Phan Đình Phùng, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ về số: 34A2 KCN Trà
Nóc I, P.Trà Nóc, Q.Bình Thủy, TP.CT.
3.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Sacombank Cần Thơ như sau:
(Nguồn: Phòng hành chánh)
Hình 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SACOMBANK CẦN THƠ
(Nguồn: Phòng hành chánh)
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng doanh
nghiệp
Phòng cá
nhân
Phòng kế
toán và quỹ
Phòng hành
chánh
Bộ phận
quản lý tín
dụng
Phòng giao dịch
Phòng hỗ
trợ
Bộ phận
tiếp thị cá
nhân
Bộ phận tiếp
thị doanh
nghiệp
Bộ phận
thanh toán
quốc tế
Bộ phận
xử lý giao
dịch
Bộ phận
thẩm định
cá nhân
Bộ phận thẩm
định doanh
nghiệp
Bộ phận
kế toán
Bộ phận
quỹ
www.kinhtehoc.net
18
* Chức năng từng bộ phận
- Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện các
chức năng nhiệm vụ của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc được phân công phụ
trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc khu vực, Tổng Giám đốc và Hội đồng
quản trị. Giám đốc chi nhánh khi thực hiện chế độ phân quyền, ủy quyền cho cán
bộ trực thuộc phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá kiểm tra,
giám sát các nội dung đã được phân quyền.
- Phó Giám đốc chi nhánh có chức năng giúp giám đốc điều hành hoạt
động của chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc.
- Phòng doanh nghiệp có hai bộ phận gồm:
+ Bộ phận tiếp thị doanh nghiệp có chức năng quản lý, thực hiện chỉ tiêu
bán hàng theo các sản phẩm dich vụ; tiếp thị và quản lý khách hàng; chăm sóc
khách hàng doanh nghiệp như thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin về
các ý kiến đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng. Đồng thời thưc hiện
thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ vá hướng dẫn khách hàng đến
quầy giao dich liên quan, đôn đốc khách hàng trả vốn lãi đúng thời hạn…
+ Bộ phận thẩm định có chức năng thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng (trừ
hồ sơ cấp tín dụng mang tính chất dự án theo quy định của ngân hàng); thông báo
quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho bộ phận tiếp thị doanh
nghiệp, chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột
xuất sau khi vay…
- Phòng cá nhân cũng có hai bộ phận:
+ Bộ phận tiếp thị cá nhân
+ Bộ phận thẩm định cá nhân
Hai bộ phận này có chức năng và nhiệm vụ tương tự như phòng doanh
nghiệp.
- Phòng hỗ trợ có chức năng quản lý tín dụng như hỗ trợ tín dụng, kiểm
soát tín dụng, quản lý nợ; thanh toán quốc tế như xử lý các giao dịch thanh toán,
chuyển tiền quốc tế, xử lý giao dịch như thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh
toán và các dịch có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của
khách hàng…
www.kinhtehoc.net
19
- Phòng kế toán và quỹ có chức năng hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch
toán kế toán tại chi nhánh và đơn vị trực thuộc; thực hiện các nghiệp vụ thanh
toán và kiểm soát của chi nhánh đối với các đơn vị nội bộ và các ngân hàng khác;
thu chi, xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, chứng từ có giá; kiểm đếm phân loại,
đóng bó tiền theo quy định; bảo quản, bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý,
giấy tờ có giá.
- Phòng hành chánh có chức năng quản lý công tác hành chánh như tiếp
nhận, phân phối phát hành và lưu trữ văn thư; đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần
của chi nhánh; thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối tất cả các loại
tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động của chi nhánh; chịu trách nhiệm tổ
chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa
cháy, đảm bảo an toàn cơ sở vật chất cho chi nhánh. Ngoài ra còn có chức năng
quản lý công tác nhân sự như tuyển dụng nhân sự hàng năm, chịu trách nhiệm
chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ nội quy, quy chế, quy định liên quan đến
nhân sự trong chi nhánh. Bên cạnh đó, phòng hành chánh còn giám sát hệ thống;
bảo dưỡng trang thiết bị; hỗ trợ sử dụng và khai thác tài nguyên công nghệ thông
tin tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.
- Phòng giao dịch có chức năng thực hiện các nghiệp vụ cho vay và huy
động tiền gửi, cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp theo quy chế, quy định
của ngân hàng; tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ; thực hiện
công tác tiếp thị phát triển thị phần, bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu, đề xuất các
nghiệp vụ phù hợp cho yêu cầu địa bàn hoạt động. Đồng thời, phòng giao dịch
cũng tổ chức công tác quản lý hành chánh, đảm bảo an toàn và quản lý nhân sự
tại đơn vị.
3.3. Mạng lưới hoạt động
Hiện nay Chi nhánh Cần Thơ có 4 phòng giao dịch trực thuộc sau:
+ Phòng giao dịch Ninh Kiều số 96 - 98 Nguyễn Thái Học, phường Tân
An, quận Ninh Kiều.
+ Phòng giao dịch Cái Khế - Lô K Trần Văn Khéo, Trung tâm thương
mại Cái Khế, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều.
+ Phòng giao dịch 3 tháng 2 – 174B đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận
Ninh Kiều.
www.kinhtehoc.net
20
+ Phòng giao dịch Thị Trấn Thốt Nốt – 314 Quốc Lộ 91, ấp Long Thạnh
A, thị trấn Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ.
3.4. Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu
* Sản phẩm tiền gửi
+ Tiền gửi tiết kiệm không ky` hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm bậc
thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm chuyển đổi ngoại tệ, tiết kiệm tích lũy đối
với VNĐ, đô la Mỹ và các ngoại tệ khác
+ Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tích lũy thưởng, tiền gửi định kỳ doanh
nghiệp
+ Chứng chỉ huy động bằng vàng hiện vật, chứng chỉ huy động bằng VNĐ
đảm bảo giá trị theo vàng
+ Kỳ phiếu
* Sản phẩm tiền vay
+ Cho vay sản xuất kinh doanh khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
+ Cho vay phục vụ đời sống, cho vay bất động sản
+ Cho vay góp chợ, cho vay tiêu dùng, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm
+ Cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay thấu chi
+ Cho vay du học, đi lao động nước ngoài…
* Sản phẩm thẻ
+ Thẻ thanh toán Sacomvisa debit
+ Thẻ thanh toán Sacompassport
+ Thẻ thanh toán VNPay
+ Thẻ tín dụng nội địa Sacommetro
+ Thẻ tín dụng quốc tế: Sacomvisa/Master card, Ladies first – dành cho
phái đẹp
Ngoài các sản phẩm dịch vụ cơ bản trên, Sacombank Cần Thơ còn có các
sản phẩm dịch vụ như dịch vụ bảo lãnh, ngân quỹ, nhờ thu, L/C, chi trả lương
cho cán bộ công nhân viên thông qua tài khoản, thanh toán cước điện thoại bằng
ủy nhiệm chi..
www.kinhtehoc.net
21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH HUY
ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK
CẦN THƠ
4.1. Tình hình nguồn vốn và huy động vốn
4.1.1. Tình hình nguồn vốn
Việc huy động vốn trong nền kinh tế chiếm vị trí quan trọng, góp phần ổn
định đồng tiền trong nước, tạo điều kiện phát triển đất nước. Mặc dù trong những
năm qua đứng trước tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động và diễn biến
phức tạp nhưng Sacombank Cần Thơ luôn bám sát định hướng của NHNN cũng
như Ban lãnh đạo của Sacombank để có biện pháp chỉ đạo thiết thực, nhằm giữ
mức tăng trưởng về vốn. Trong 3 năm qua cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh thay
đổi như sau:
Bảng 1 : Tình hình nguồn vốn của ngân hàng
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền %
Vốn huy
động
312.501 431.469 499.275 118.968 38,07 67.806 15,72
Vốn điều
chuyển
393.238 439.605 539.895 46.367 11,79 100.290 22,81
Tổng nguồn
vốn
705.739 871.074 1.039.170 165.335 23,43 168.096 19,3
( Nguồn: Phòng Hành Chánh )
Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng
qua các năm. Cụ thể năm 2006 tổng nguồn vốn đạt 705.739 triệu đồng, năm 2007
là 871.074 triệu đồng tăng 23,43% so với năm 2006 và năm 2008 tốc độ tăng
trưởng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng chậm lại, chỉ tăng 19,3% đạt
1.039.170 tăng hơn so với 2007 là 168.096 triệu đồng. Đó là điều kiện tốt cho
ngân hàng trong việc ổn định nguồn vốn và đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách
hàng.
Vốn huy động tăng, năm 2006 là 312.501 triệu đồng, 2007 đạt mức 431.469
triệu đồng, qua 2008 là 499.275 triệu đồng. Đây là điểm mạnh của ngân hàng, nó
www.kinhtehoc.net
22
góp phần vào việc dự trữ, bổ sung kịp thời nguồn vốn cho ngân hàng. Đồng thời,
nó cũng đánh giá được sự nổ lực của các cấp lãnh đạo trong công tác mở rộng
nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Sacombank Cần Thơ. Nguyên
nhân là do hàng năm ngân hàng đều đưa ra nhiều đợt huy động vốn với nhiều kì
hạn và lãi suất hấp dẫn, các hình thức huy động tiết kiệm bậc thang, dự thưởng
khuyến mãi nhân các ngày lễ, tết, kỉ niệm… được tổ chức thường xuyên. Qua đó,
cho thấy Ngân hàng đã có những chính sách để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong
dân cư, các tổ chức kinh tế để đảm bảo hoạt động kinh doanh cho Chi nhánh, l àm
giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào Hội Sở về nguồn vốn kinh doanh. Tuy
nhiên, nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu hoạt
động của Ngân hàng nên Ngân hàng phải nhận vốn điều chuyển từ Hội Sở Ngân
hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là năm 2007 lượng vốn điều chuyển
tăng so với năm 2006 là 11,79%, về số tuyệt đối là 46.367 triệu đồng, năm 2008
tiếp tục tăng lên 22,81% so với năm 2007, số tuyệt đối là 100.290 triệu đồng.Cho
thấy chi nhánh chưa chủ động được nguồn vốn cho vay, điều này dẫn đến lợi
nhuận hàng năm của chi nhánh sẽ giảm do lãi suất điếu chuyển vốn từ Hội Sở
chính luôn cao hơn với lãi suất vốn huy động bình quân của chi nhánh. Vì vậy,
Ngân hàng cần phải có biện pháp để nâng cao hơn nữa nguồn vốn huy động.
Để đánh giá cụ thể về tình hình nguồn vốn, ta xem xét các chỉ tiêu sau:
*Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Bảng 2: Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Vốn huy động Triệu đồng 312.501 431.469 499.275
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 705.739 871.074 1.039.170
Vốn huy động/ Tổng NV % 44,28 49,53 48,05
Vốn huy động tạo cho ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh, có khả
năng cung cấp đầy đủ kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng. Tỷ trọng vốn
huy động năm 2006 là 44,28%, năm 2007 tăng lên 49,53%, năm 2008 chiếm
48,05% trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này vẫn chưa đạt đến mức hiệu quả so với
các ngân hàng khác trong cùng địa bàn. Ta thấy năm 2007 do tình hình lạm phát
ngày càng tăng cao lãi suất huy động của ngân hàng tăng nhằm bù đắp lạm phát
và thực hiện theo chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ. Qua năm 2008 cùng
với việc NHNN tăng dự trữ bắt buộc, áp dụng cơ chế lãi suất trần, lãi suất liên
www.kinhtehoc.net
23
ngân hàng đạt đỉnh điểm 32%/năm, điều đó đã làm cho cuộc chạy đua lãi suất
huy động của các ngân hàng diễn ra mạnh hơn để đảm bảo tính thanh khoản. Mặc
dù lãi suất tăng nhưng lượng vốn huy động của ngân hàng chưa tăng cao, tỷ trọng
vốn huy động trong tổng nguồn vốn chưa có sự thay đổi lớn. Vốn huy động tốt
nhất nên chiếm tỷ trọng từ 60 – 70% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Ngân
hàng cần triển khai các chiến lược khách hàng, lãi suất linh hoạt, kịp thời, hiệu
quả để nâng cao nguồn vốn huy động sao cho hợp lý để có được nguồn vốn với
chi phí thấp đem về cho chi nhánh ở mức hiệu quả nhất.
*Chỉ tiêu vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn
Bảng 3: Vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Vốn điều chuyển Triệu đồng 393.238 439.605 539.895
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 705.739 871.074 1.039.170
Vốn huy động/ Tổng NV % 55,72 50,47 52
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của chi nhánh vào hội sở như thế
nào. Đối với Sacombank Cần Thơ, tỷ lệ này chiếm khá cao trong tổng nguồn vốn
(trên 50%). Khi nhu cầu vay vốn của khách hàng lớn hơn khả năng huy động vốn
của chi nhánh thì chi nhánh thường sử dụng vốn điều chuyển. Qua 3 năm ta thấy
tỷ lệ này đang có xu hướng tăng giảm không đều, tuy nhiên vốn điều chuyển vẫn
luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Điều này là vì nhu cầu vay vốn
ngày càng nhiều nhưng nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu này hầu như không
đủ do nguồn vốn huy động từ nền kinh tế gặp khó khăn do tình hình lạm phát
hiện nay và cạnh tranh trong ngành ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt nên
chi nhánh phải thường xuyên nhận vốn điều chuyển từ Hội sở. Chi nhánh cần
tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tăng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu kinh
doanh, hạn chế nhận vốn điều chuyển đến mức thấp nhất.
4.1.2. Tình hình huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng dồi dào sẽ giúp
ngân hàng càng tự chủ trong kinh doanh và mở rộng qui mô tín dụng. Vì vậy
ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi
từ dân cư và các TCKT trên địa bàn Tỉnh nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho
vay đối với nền kinh tế.
www.kinhtehoc.net
24
4.1.2.1. Tiền gửi thanh toán
Bảng 4: Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số tiền Số tiền Số tiền
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Tiền gửi thanh toán 134.469 193.819 250.973 59.350 44,14 57.154 29,49
không kỳ hạn 125.969 179.082 223.286 53.113 42,16 44.204 24,68
có kỳ hạn 8.500 14.737 27.687 6.237 73,38 12.950 87,87
( Nguồn: Phòng Hành Chánh )
Tiền gửi thanh toán ở Ngân hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế. Do yêu cầu
trong sản xuất kinh doanh cũng như thấy rõ được những tiện ích từ các sản phẩm,
dịch vụ nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp giao dịch thường xuyên với Ngân
hàng. Qua bảng 3 ta thấy tiền gửi thanh toán biến động tăng qua các năm như
sau: 2006 tiền gửi thanh toán là 134.469 triệu đồng, năm 2007 là 193.819 triệu
đồng tăng 59.350 triệu đồng tức 44,14%, đến năm 2008 đạt mức 250.973 triệu
đồng tăng so với năm 2007 là 29,49%. Nhìn chung, nguồn vốn huy động của
Ngân hàng tăng qua các năm là do tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán tăng
không ngừng qua các năm, tiền gửi thanh toán năm 2007 đã tăng lên đáng kể,
sang năm 2008 tuy tốc độ tăng chậm lại nhưng vẫn giữ mức tăng ổn định. Mục
đích của loại tiền gửi này đối với các doanh nghiệp là nhằm đảm bảo an toàn về
tài sản, thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi trả
lương cho nhân viên của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế được chi phí tổ chức
thanh toán, bảo quản tiền và vận chuyển tiền, nắm rõ được những lợi ích đó nên
số lượng doanh nghiệp gửi tiền càng tăng lên.
Năm 2006 tiền gửi thanh toán không kỳ hạn là 125.969 triệu đồng, năm
2007 tiền gửi thanh toán không kỳ hạn đạt mức 179.082 triệu đồng, đã tăng
53.113 triệu đồng tức là 42,16% so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2006
nước ta chính thức gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế, qua năm 2007 các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, quy
mô được mở rộng nên việc trao đổi mua bán ngày càng nhiều. Từ đó việc gửi
tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích thanh toán và chi trả tiền hàng là một phương
tiện thanh toán an toàn và hiệu quả. Mặc khác, do Ngân hàng mở rộng mạng lưới
thanh toán, chuyển tiền điện tử, đáp ứng nhanh, kịp thời cho việc chi trả tiền
www.kinhtehoc.net
25
hàng, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt nên đã thu hút rất nhiều
doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán. Điều này cho thấy khả năng huy động
vốn từ các tổ chức này ngày càng khả quan hơn, uy tín của Ngân hàng ngày càng
được nâng lên, nhiều tổ chức kinh tế tín nhiệm gửi tiền vào. Bước sang năm 2008
tiền gửi thanh toán không kỳ hạn là 223.286 triệu đồng tăng 44.204 triệu đồng
tức là 22,68% so với năm 2007. Tuy tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, loại tiền gửi này vẫn giữ mức ổn định là do
ngân hàng đã có chính sách đa dạng hoá hình thức tiền gửi thanh toán kết hợp với
các chương trình dự thưởng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các doanh
nghiệp gửi tiền vào ngân hàng.
Tiền gửi thanh toán có kỳ hạn năm 2007 đạt 14.737 triệu đồng, tăng 6.237
triệu đồng tương ứng với 73,38% so với năm 2006, năm 2008 đạt 27.687 triệu
đồng, tăng 12.950 triệu đồng, tương ứng tăng 87,87% so với năm 2007. Sở dĩ có
được kết quả như vậy là nhờ vào sự chỉ đạo linh hoạt của ban lãnh đạo trong
công tác huy động vốn. Công tác tiếp thị các doanh nghiệp, công ty mới thành
lập thông qua danh sách doanh nghiệp, công ty do sở Kế hoạch đầu tư cung cấp
kết hợp với tiếp thị khách hàng hiện hữu thực hiện thanh toán thông qua tài
khoản mở tại Sacombank được triển khai tốt góp phần thúc đẩy tiền gửi thanh
toán có kỳ hạn trong năm 2007 và 2008.
-
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
2006 2007 2008 Năm
Triệu đồng
không kỳ hạn có kỳ hạn
Hình 2: Tình hình tiền gửi thanh toán của các TCKT
www.kinhtehoc.net
26
* Tình hình phát hành và kinh doanh thẻ tại Sacombank Cần Thơ
Bảng 5: Tình hình phát hành thẻ tại Sacombank Cần Thơ
từ 2006 – 2008
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Tổng số thẻ phát hành 977 100 2.395 100 6.708 100
+ Thẻ thanh toán 846 86,59 2.228 93,03 6.458 96,27
+ Thẻ tín dụng 131 13,41 167 6,97 250 3,73
(Nguồn: Phòng cá nhân)
Bảng 6: Tăng trưởng phát hành thẻ tại Sacombank Cần Thơ
từ 2006 – 2008
Chỉ tiêu
2007/2006 2008/2007
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Tổng số thẻ phát hành 1.418 145,14 4.313 180,08
+ Thẻ thanh toán 1.382 163,36 4.230 189,86
+ Thẻ tín dụng 36 27,48 83 49,70
Qua bảng số liệu cho thấy, tổng số lượng phát hành thẻ năm 2006 là 977 thẻ,
trong đó thẻ thanh toán chiếm 86,59% với 846 thẻ còn thẻ tín dụng chiếm
13,41% với 131 thẻ. Có thể nói số lượng thẻ phát hành của Sacombank Cần Thơ
còn khá khiêm tốn do nhu cầu mở thẻ tại thời điểm này chưa cao và sản phẩm thẻ
còn mới mẻ đối với hầu hết người dân. Tuy nhiên trong năm 2006 số lượng thẻ
phát hành đã tăng lên đên 145,14% so với năm 2007 và đến cuối năm 2008 số
lượng thẻ do Sacombank Cần Thơ đạt 6.708 thẻ tăng 180,08% so với 2007. Hoà
cùng với sự phát triển của thị trường thẻ trong nước, ngân hàng đã quan tâm đến
việc tiếp thị sản phẩm thẻ đến các đối tượng khách hàng và liên tục đưa ra các
chương trình tiếp thị, quảng bá lợi ích của chiếc thẻ ATM đã thu hút được thêm
một lượng khách hàng đáng kể. Tuy nhiên trong cơ cấu thẻ, số lượng thẻ thanh
toán luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng số lượng thẻ phát hành (chiếm trên 86%)
là do đối tượng chủ yếu của ngân hàng là cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ
do đó thẻ mà khách hàng sử dụng chủ yếu là để thanh toán cho việc mua bán
hàng hoá… thẻ tín dụng hầu như không tăng bao nhiêu do hình thức thẻ tín dụng
www.kinhtehoc.net
27
vẫn còn xa lạ với đại đa số người dân. Như vậy, tuy sản phẩm thẻ còn khá mới
mẻ, số lượng thẻ còn phát hành chưa nhiều nhưng lĩnh vực này cũng đem lại lợi
nhuận đáng khích lệ, tạo tiền đề cho sự phát triển xa hơn ở lĩnh vực này.
4.1.2.2. Tiền gửi tiết kiệm
Bảng 7: Tiền gửi tiết kiệm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số tiền Số tiền Số tiền
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Tiền gửi tiết kiệm 160.032 209.507 207.089 49.475 30,92 -2.418 -1,15
không kỳ hạn 4.250 11.418 7.253 7.168 168,66 -4.165 -36,48
có kỳ hạn 155.782 198.089 199.836 42.307 27,16 1.747 0,88
( Nguồn: Phòng Hành Chánh )
Tiền gửi tiết kiệm là lượng tiền nhàn rỗi của dân chúng, các đơn vị kinh tế
gửi vào ngân hàng nhằm mục đích chính là hưởng phần lãi suất mà Ngân hàng
trả cho khách hàng khi gửi tiền. Tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng qua ba năm có
những biến động sau: năm 2006 là 160.032 triệu đồng, năm 2007 là 209.507 triệu
đồng, về số tuyệt đối là tăng 49.475 triều đồng, tức là tăng 30,92% so với 2006,
năm 2008 là 207.089 triệu đồng, về số tuyệt đối giảm 2.418 triệu đồng, tức là
giảm 1,15% so với năm 2007. Sở dĩ tiền gửi tiết kiệm trong năm 2007 của Ngân
hàng tăng là do Ngân hàng đã có những bước điều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra
nhiều kỳ hạn tiền cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hóa các hình thức trả lãi.
Bên cạnh đó, Ngân hàng còn nghiên cứu đưa ra các hình thức tiết kiệm bậc
thang, dự thưởng kết hợp phát tờ rơi lãi suất, Brochure chương trình khuyến mãi
tại siêu thị và đến nhà khách hàng theo khu vực có chọn lọc để tăng vốn huy
động. Năm 2008 tiền gửi tiết kiệm có giảm đôi chút so với 2007 là do trong năm
2008 kinh tế khó khăn nhu cầu gửi tiết kiệm của người dân cũng giảm. Mặt khác,
hị trường vàng diễn biến phức tạp, giá vàng lên cao cộng với lạm phát cao, nên
không ít người sử dụng tiền mua vàng đầu cơ, tích trữ, đây là kênh huy động vốn
cạnh tranh với ngân hàng, do đó đã làm cho tiền gửi tiết kiệm trong năm này
giảm đi.
Tiền gửi tiết kiệm gồm hai loại: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ
hạn. Loại tiền gửi mà khách hàng ưa chuộng nhất vẫn là tiền gửi tiết kiệm có kỳ
hạn và đây được xem là sản phẩm truyền thống của các ngân hàng. Tiền gửi tiết
kiệm có kỳ hạn xác định thời gian hoàn trả cho khách hàng nên nó tạo ra nguồn
www.kinhtehoc.net
28
vốn ổn định cho Ngân hàng, và Ngân hàng có thể chủ động đầu tư cho vay trung
và dài hạn. Do đó, loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng nhanh và đạt 155.782
triệu đồng vào năm 2006; sang năm 2007 là 198.089 triệu đồng tăng 42.307 triệu
đồng hay tăng 27,16% so với năm 2006. Để có những kết quả đó, trong năm
2007 nhiều chương trình khuyến mãi huy động tiết kiệm dự thưởng lớn và nhiều
hình thức huy động tiết kiệm hấp dẫn kết hợp với công tác chăm sóc khách hàng
VIP tiếp tục được triển khai. Thêm vào đó, chi nhánh luôn theo sát diễn biến tình
hình huy động vốn trên địa bàn, nhằm điều chỉnh mức lãi suất phù hợp, hấp dẫn,
chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Hơn nữa, sự nhận thức về vai
trò quan trọng của ngân hàng ngày càng được người dân quan tâm và tiếp cận, do
vậy ngân hàng đã thu hút ngày càng nhiều lượng nguồn vốn nhàn rỗi của dân
chúng. Đến cuối năm 2008 là 199.836 triệu đồng tăng 1.747 triệu đồng hay tăng
0,88% so với năm 2007. Ta thấy năm 2008 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 0,88%
giảm 26,28% so với năm 2007 nguyên nhân là do cạnh tranh trong hoạt động
ngân hàng ngày càng gay gắt, hiện nay có hơn 30 tổ chức tín dụng có trụ sở tại
Cần Thơ, ngoài ra còn có các công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện cũng là những
kênh cạnh tranh huy động vốn đối với ngân hàng. Bên cạnh đó có thể nói năm
2008 ngành ngân hàng là ngành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của cuộc khủng
hoảng kinh tế, hầu hết các tổ chức tín dụng nói chung và Sacombank Cần Thơ
nói riêng đã co cụm về qui mô, mặc dù trong năm ngân hàng đã cố gắng hết sức
tung ra hàng loạt các hình thức khuyến mãi nhưng vẫn gặp không ít khó khăn từ
phía các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất,
chất lượng dịch vụ và tiện ích ngân hàng.
Còn đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì loại tiền này còn nhiều biến
động qua các năm. Cụ thể, năm 2006 là 4.250 triệu đồng, năm 2007 là 11.418
triệu tăng 7.168 triệu đồng so với năm 2006, điều này chứng tỏ ngân hàng cũng
có những biện pháp tích cực đưa sản phẩm này đến với người dân; sang năm
2008 giảm 4.165 triệu đồng hay giảm 36,48% so với năm 2007. Nguyên nhân là
do loại tiền này mang lại cho khách hàng lãi không cao, nên nếu họ có vốn nhàn
rỗi tạm thời thì họ gửi hình thức tiền gửi thanh toán không kỳ hạn như sử dụng
thẻ để thuận tiện hơn trong việc rút tiền. Do đó, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
www.kinhtehoc.net
29
của chi nhánh chủ yếu là các khoản ký quỹ tiền vay của khách hàng nhằm tránh
tình trạng quá hạn đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh.
4.1.2.3. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác
Bảng 8: Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số tiền Số tiền Số tiền
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Tiền gửi của các
TCTD
18.000 28.143 41.213 10.143 56,35 13.070 46,44
( Nguồn: Phòng Hành Chánh )
Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2006 là 18.000 triệu
đồng, năm 2007 tăng lên mức đáng kể là 28.143 triệu đồng, tăng 10.143 triệu
đồng tương ứng tăng 56,35% so với năm 2006, năm 2008 tiền gửi của các
TCTD đạt 41.213 triệu đồng, tăng 46,44% tương đương 13.070 triệu đồng so với
năm 2007. Loại tiền gửi này tăng chứng tỏ cho thấy mối quan hệ của ngân hàng
với các TCTD trên địa bàn ngày càng được mở rộng tạo nhiều thuận lợi cho ngân
hàng trong quan hệ hợp tác thanh toán vốn lẫn nhau. Cùng với sự phát triển của
nền kinh tế là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các TCTD trên địa bàn TPCT do
đó nhu cầu giao dịch thanh toán cũng ngày tăng lên. Với sự phát triển nhanh
chóng và ngày càng hiện đại trên lĩnh vực công nghệ thông tin đã tạo điều kiện
cho việc thanh toán giữa các TCTD thuận tiện hơn. Các TCTD có thể thanh toán
bù trừ hoặc thanh toán liên ngân hàng bằng hình thức chuyển tiền điện tử do đó
đã rút ngắn thời gian giao dịch rất nhiều. Qua đó, ta thấy bên cạnh đầu tư phát
Hình 3:Tiền gửi tiết kiệm
-
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
2006 2007 2008 Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng
Không kỳ hạn Có kỳ hạn
www.kinhtehoc.net
30
triển các sản phẩm, dịch vụ thì mở rộng mối quan hệ với các khách hàng là các tổ
chức tín dụng cũng vô cùng cần thiết. Đó là một trong những mục tiêu hướng tới
sự phát triển bền vững của Ngân hàng.
-
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
35.000
40.000
45.000
2006 2007 2008 Năm
Triệu đồng
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng
Để hiểu rõ hơn về cơ cấu vốn huy động, ta sẽ tìm hiểu về tỷ trọng của từng
phương thức huy động trên tổng vốn huy động của ngân hàng:
Bảng 9: Tỷ trọng của từng phương thức huy động trên tổng vốn huy động
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
1. Tiền gửi thanh toán 134.469 43,03 193.819 44,92 250.973 50,27
không kỳ hạn 125.969 40,31 179.082 41,51 223.286 44,72
có kỳ hạn 8.500 2,72 14.737 3,42 27.687 5,55
2. Tiền gửi tiết kiệm 160.032 51,21 209.507 48,56 207.089 41,48
không kỳ hạn 4.250 1,36 11.418 2,65 7.253 1,45
có kỳ hạn 155.782 49,85 198.089 45,91 199.836 40,03
3. Tiền gửi của các
TCTD khác
18.000 5,76 28.143 6,52 41.213 8,25
Tổng vốn huy động 312.501 100 431.469 100 499.275 100
Nguồn vốn huy động của Sacombank Cần Thơ rất đa dạng, huy động từ
nhiều nguồn khác nhau: từ các tổ chức kinh tế, từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư,
Hình 4: Tiền gửi của các TCTD
www.kinhtehoc.net
31
từ các TCTD… Cơ cấu vốn huy động thay đổi rất linh hoạt, nó phụ thuộc vào
chiến lược kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định
+ Tiền gửi thanh toán: Về tỷ trọng, TGTT của các tổ chức kinh tế chiếm
một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động, cụ thể năm 2006 chiếm
43,03% tổng nguồn vốn huy động, năm 2007 là 44,92% và tăng lên 50,27% ở
năm 2008. Qua ba năm tiền gửi thanh toán đã tăng lên và chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi thanh toán cũng là một thế mạnh của
ngân hàng cần khai thác do số lượng các doanh nghiệp giao dịch và gửi tiền ngày
càng tăng.
Trong những khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế thì tiền gửi
không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn, năm 2006 tiền gửi thanh toán không kỳ
hạn chiếm 40,31%, năm 2007 tăng lên 41,51%, qua 2008 là 44,72% vì khách
hàng chủ yếu là các công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, họ cần tiền để
xoay trở thường xuyên nên rút vốn liên tục, đó là lý do tại sao lãi suất tiền gửi
thanh toán không kỳ hạn thấp mà lại thu hút nhiều khách hàng đến gửi. Sự gia
tăng đáng kể của tiền gửi thanh toán không kỳ hạn còn do ngân hàng tiến hành áp
dụng đã cải tiến các dịch vụ của Ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối, bao
gồm mạng ATM, Phonebanking, mobilebanking, internetbanking…, phát huy
tính ưu việt cũng như tạo cho khách hàng sự thoải mái, nhanh chóng, chính xác
khi giao dịch với Ngân hàng. Riêng tiền gửi thanh toán có kỳ hạn tuy chỉ chiếm
tỷ trọng nhỏ (năm 2006 là 2,72%, 2007 là 3,42%, 2008 là 5,55%) nhưng đều tăng
qua các năm cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của chi nhánh.
+ Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm cũng chiếm tỷ trọng cao trong
tổng nguồn vốn huy động. Năm 2006, loại tiền gửi này huy động được 160.032
triệu đồng, chiếm 51,21% tổng vốn huy động. Sang năm 2007 tăng lên 209.507
triệu đồng nhưng chỉ chiếm 48,56%. Năm 2008 là 207.089 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 41,48%. Về mặt cơ cấu, tiền gửi tiết kiệm giảm qua 3 năm nguyên nhân
chủ yếu trong sự thay đổi là sự tăng lên của tỷ trọng tiền gửi thanh toán. Trong
đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Nguyên nhân như đã nói ở trên khách hàng ngày càng tin tưởng ở ngân hàng với
hàng loạt chương trình tiết kiệm dự thưởng hấp dẫn. Tuy nhiên, ngân hàng cần
đầu tư hơn nữa đến công tác tiếp thị, quảng bá ngân hàng mình cũng như mở
www.kinhtehoc.net
32
nhiều phòng giao dịch hơn để gần gũi với người tiêu dùng hơn nữa để mở rộng
thị phần.
+ Tiền gửi từ các TCTD: loại tiền gửi này qua 3 năm vẫn tăng trưởng ổn
định vào năm 2006 là 5,76%; năm 2007 là 6,52% và năm 2008 là 8,25 %. Tuy
tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn huy động nhưng loại tiền gửi
này thường là tiền gửi không kỳ hạn do đó lãi suất thấp có thể sử dụng một phần
đáp ứng nhu cầu tín dụng, đóng góp một phần vào lợi nhuận của ngân hàng.
Tóm lại, qua xem xét các tỷ số trên ta thấy khả năng huy động vốn của
ngân hàng tương đối cao. Sacombank đã và đang cố gắng hơn nữa nâng cao các
tỷ trọng này để huy động được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhìn
chung các hình thức huy động của Sacombank chưa đồng bộ, đa phần dân cư
thích gửi tiết kiệm có kỳ hạn, còn các thành phần kinh tế thích gửi không kỳ hạn,
với hai sở thích trái ngược nhau của khách hàng tạo nên một sự hài hòa trong cơ
cấu nguồn vốn huy động. Ngân hàng cũng chưa khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi
thông qua các hình thức huy động của mình do đó việc mở rộng mạng lưới và
đưa ra nhiều sản phẩm huy động đa dạng, áp dụng cơ chế điều hành lãi suất linh
hoạt là điều cần thiết cộng với vị thế và uy tín của Sacombank sẽ giúp cho nguồn
vốn huy động của ngân hàng liên tục đạt được mức tăng trưởng rất cao.
4.2. Tình hình sử dụng vốn
Chức năng cơ bản của hoạt động ngân hàng là tổ chức tài chính trung
gian, điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu. Do đó, sau khi huy động vốn, chi
nhánh sẽ nhanh chóng tìm các biện pháp sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả
bằng cách cho vay. Hoạt động tín dụng là hình thức đầu tư chủ yếu của
Sacombank Cần Thơ. Ngân hàng cung cấp tín dụng dung để bù đắp vốn tạm thời
thiếu hụt của các hộ sản xuất kinh doanh, đáp ứng vốn cho việc thành lập doanh
nghiệp mới, mở rộng qui mô sản xuất… đồng thời đáp ứng nhu cầu cho tiêu
dùng, sinh hoạt của cá nhân trên địa bàn.
4.2.1. Doanh số cho vay
* Doanh số cho vay theo thời hạn
www.kinhtehoc.net
33
Bảng 10: Doanh số cho vay theo thời hạn
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Doanh số
cho vay
589.454 100 736.392 100 821.352 100 146.938 24,93 84.960 11,54
Ngắn hạn 352.729 59,84 480.829 65,30 553.210 67,35 128.100 36,32 72.381 15,05
Trung và dài
hạn
236.725 40,16 255.563 34,70 268.142 32,65 18.838 7,96 12.579 4,92
( Nguồn: Phòng Hành Chánh )
Năm 2006, doanh số cho vay là 589.454 triệu đồng, tăng 24,93% vào năm
2007 là 736.392 triệu đồng, sau đó lại tăng 11,54 % vào năm 2008 là 821.352
triệu đồng. Nhìn chung, doanh số cho vay tại chi nhánh tăng qua ba năm. Năm
2007 nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng mười năm qua
nên nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp và cá nhân là rất lớn. Bên cạnh đó đối
với mảng cho vay liên kết, hiện nay Sacombank đã tiến hành liên kết với nhều
đơn vị kinh doanh bất động sản cũng như các doanh nghiệp bán xe, đây là một
lợi thế khi giới thiệu sản phẩm đến cho khách hàng. Hơn nữa trong năm 2007,
cán bộ tín dụng đã ký kết hợp đồng cho vay với rất nhiều trường học, các sở ban
ngành trong địa bàn thành phố để khuyến khích cán bộ công nhân viên vay vốn
cũng góp phần ổn định doanh số cho vay. Năm 2008 tốc độ tăng của doanh số
cho vay chỉ đạt 11,54% giảm 13,39% so với 2007 vì trong năm 2008 hoạt động
kinh tế của thành phố Cần Thơ gặp không ít khó khăn do biến động về giá cả thị
trường nông sản, nguyên nhiên vật liệu, bất động sản bị đóng băng,… đã tác
động đến công tác cho vay của ngân hàng.
Trong hoạt động của tín dụng Sacombank Cần Thơ, doanh số cho vay được
tạo thành từ hai khoản mục: tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung và dài hạn.
Trong đó tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm (năm
2006 là 59,84%, năm 2007 chiếm 65,3% và năm 2008 chiếm 67,35% trong
doanh số cho vay) còn tín dụng trung và dài hạn thì có phần thu hẹp lại (năm
2006 là 40,16%, năm 2007 là 34,7%, đến năm 2008 chỉ còn 32,65%). Sự biến
động của tỷ trọng tín dụng ngắn hạn và trung, dài hạn trong doanh số cho vay
nguyên nhân là do cho vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản, tính thanh khoản cao,
lại ít rủi ro hơn so với trung và dài hạn. Hơn nữa vốn huy động của ngân hàng
chủ yếu là vốn ngắn hạn nên đầu tư vốn tín dụng ngắn hạn nhiều thì vòng quay
www.kinhtehoc.net
34
tín dụng sẽ nhanh hơn, khả năng xoay vòng vốn cao và rất an toàn cho hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Trong năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn là
352.729 triệu đồng, năm 2007 là 480.829 triệu đồng tăng hơn so với 2006 là
128.100 triệu đồng tức là 36,32%, qua năm 2008 là 553.210 triệu đồng tăng
trưởng 15,05% so với 2007. Trong năm đầu gia nhập WTO hoạt động sản xuất
kinh doanh có nhiều thuận lợi, hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh. Bên
cạnh đó, điều kiện kinh tế của địa bàn thành phố Cần Thơ và khách hàng mục
tiêu của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần vốn để sản xuất nông
nghiệp, chăn nuôi, hoặc phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, luân chuyển
hàng hóa thích hợp cho vay ngắn hạn. Ngân hàng còn phát triển hình thức tín
dụng góp chợ đặc trưng phù hợp với điều kiện kinh tế Cần Thơ góp phần làm
tăng trưởng tín dụng ngắn hạn nói riêng và doanh số cho vay nói chung. Qua năm
2008 tăng trưởng kinh tế phát triển chậm lại do tác động suy thoái của nền kinh
tế thế giới làm giảm khả năng vay vốn của các doanh nghiệp, hoạt động xuất
khẩu cũng gặp nhiều khó khăn, điều đó giải thích tại sao tăng trưởng tín dụng
ngắn hạn năm 2008 chỉ đạt 15,05% giảm 21,27% so với 2007.
Còn doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2006 là 236.725 triệu đồng, năm
2007 là 255.563 triệu đồng tăng 18.838 triệu đồng tức là tăng 7,96% so với 2006,
2008 là 268.142 triệu đồng tăng 12.579 triệu đồng hay 4,92% so với 2007. Để
hạn chế lạm phát và tăng giá, NHNN Việt Nam đã nâng mức dự trữ bắt buộc và
thắt chặt cho vay chứng khoán và bất động sản nên tốc độ tăng trưởng doanh số
cho vay trung và dài hạn của ngân hàng năm 2007 giảm 3,04% so với 2007.
Thêm vào đó là sự xuất hiện của nhiều TCTD khác trên địa bàn TPCT, thị phần
trên địa bàn thành phố cũng như khách hàng vay vốn cũng sẽ bị chia nhỏ ra bởi
các TCTD này. Doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng cũng bị ảnh
hưởng bởi nhân tố này nên tăng trưởng chậm là điều dễ hiểu. Trong năm 2008
tuy tình hình kinh tế khó khăn nhưng với những nổ lực của các cán bộ tín dụng
và toàn thể ban lãnh đạo của Sacombank Cần Thơ thì ngân hàng vẫn giữ được
mức tăng trưởng tín dụng ổn định đảm bảo mục tiêu an toàn – hiệu quả đã đề ra.
www.kinhtehoc.net
35
* Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn:
Bảng 11: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Doanh số
cho vay
589.454 100 736.392 100 821.352 100 146.938 24,93 84.960 11,54
SXKD 309.269 52,47 391.927 53,22 461.320 56,17 82.658 26,73 69.393 17,71
Tiêu dùng 219.047 37,16 248.952 33,81 260.971 31,17 29.905 13,65 12.019 4,83
Nông nghiệp 61.138 10,37 95.513 12,97 99.061 12,06 34.375 56,23 3.548 3,71
( Nguồn: Phòng Hành Chánh )
+ Doanh số cho vay sản xuất kinh doanh:
Xét về mặt cơ cấu, ta thấy tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh luôn
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn
và tăng dần qua các năm, cụ thể là năm 2006 cho vay sản xuất kinh doanh chiếm
52,47%, năm 2007 là 53,22%, năm 2008 tiếp tục tăng lên 56,17%, nguyên nhân
là vì đây là lĩnh vực mà chi nhánh tập trung phát triển, khách hàng mục tiêu là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất là rất lớn.
Doanh số cho vay sản xuất kinh doanh năm 2006 là 309.269 triệu đồng, năm
2007 là 391.927 triệu đồng tăng 82.658 triệu đồng, về số tương đối là tăng
26,73% so với năm 2006; năm 2008 là 461.320 triệu đồng tăng 69.393 triệu
đồng, về số tương đối là tăng 17,71% so với năm 2007. Thành phố Cần Thơ là
một trong những trung tâm thương mại lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long do đó
nhu cầu cho vay để bổ sung vốn, mở rộng qui mô ở các doanh nghiệp là cần thiết.
Hình 5: Doanh số cho vay theo thời hạn
-
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
2006 2007 2008 Năm
T
ri
ệu
đ
ồ
n
g
Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn
www.kinhtehoc.net
36
Đặc biệt là tại chi nhánh có loại hình cho vay góp chợ - loại hình tín dụng đăc
trưng của Sacombank đang được triển khai khá hiệu quả với lợi ích thời gian thu
hồi vốn nhanh và phân tán rủi ro, vì vậy doanh số cho vay sản xuất kinh doanh
luôn tăng trong ba năm qua. Về tỷ lệ tăng trưởng thì năm 2008 chỉ tăng 17,71%
thấp hơn năm 2007 là 26,73%, do trong năm 2008 sản xuất kinh doanh chật vật
bởi lãi suất cao, chi phí nguyên vật liệu cũng tăng vọt, khó khăn về đầu ra – sức
cầu giảm góp phần làm suy yếu sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp dẫn đến việc
tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng cũng không phải dễ dàng.
+ Doanh số cho vay tiêu dùng:
Trong khi đó vay tiêu dùng cũng biến động cụ thể là: năm 2006 vay tiêu
dùng chiếm tỷ trọng 37,16%, năm 2007 là 33,8% và 2008 giảm còn 31,77%
trong tổng doanh số cho vay. Cho vay tiêu dùng chủ yếu là cho vay cán bộ nhân
viên tại các cơ sở y tế, trường học… và các khoản cho vay để xây dựng, sửa
chữa, mua sắm bất động sản, mua xe ô tô, mua sắm thiết bị phục vụ ngành nghề
cá nhân, cho vay học tập, du học. Doanh số cho vay tiêu dùng tăng là do xã hội
ngày càng phát triển nên nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng lên. Năm
2006 cho vay tiêu dùng là 219.047 triệu đồng, năm 2007 là 248.952 tăng 29.905
triệu đồng tức là 13,65% so với 2006, năm 2008 là 260.971 triệu đồng tăng
12.019 triệu đồng hay 4,83% so với 2007. Với định hướng trở thành ngân hàng
bán lẻ - đa năng trên địa bàn, chi nhánh đang mở rộng loại hình cho vay này
nhưng không phải là lĩnh vực mục tiêu nên doanh số chỉ tăng nhẹ. Năm 2008 nền
kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế giảm dần, lạm phát cao ở
đầu năm làm cho lãi suất thay đổi theo chiều hướng tăng dần, thị trường bất động
sản trong tình trạng ngủ đồng kéo theo lượng vay tiêu dùng giảm dần nên tỷ lệ
tăng của cho vay tiêu dùng chỉ đạt 4,83% giảm so với năm 2007 là 13,65%
+ Doanh số cho vay nông nghiệp:
Năm 2006 vay nông nghiệp chỉ chiếm 10,37% trong toàn doanh số cho
vay theo mục đích sử dụng vốn, đạt 61.138 triệu đồng. Mặc dù vậy, đến năm
2007 là 95.513 triệu đồng, chiếm 12,97%. Năm 2008 là 99.061 triệu đồng, chiếm
12,06%. Trong các mục đích vay vốn thì cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng
nhỏ nhất. Ngân hàng chỉ cho vay trong việc trồng trọt, chăn nuôi, nông lâm, thủy
sản và các dịch vụ phục vụ cho hoạt động nông nghiệp. Nhìn chung, xu hướng
www.kinhtehoc.net
37
tín dụng của chi nhánh giảm bớt hoạt động cho vay nông nghiệp vì nó chứa nhiều
rủi ro như phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, giá cả thị trường và đối thủ cạnh tranh
rất lớn trong lĩnh vực này là ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
cũng ảnh hưởng đến công tác cho vay trong lĩnh vực này
4.2.2. Doanh số thu nợ
* Doanh số thu nợ theo thời hạn
Bảng 12: Doanh số thu nợ theo thời hạn
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ
lệ
(%)
Doanh số
thu nợ
454.494 100 569.818 100 657.851 100 115.324 25,37 88.033 15,54
Ngắn hạn 264.242 58,14 371.042 65,12 452.012 68,71 106.800 40,42 80.970 21,82
Trung và dài
hạn
190.252 41,86 198.776 34,88 205.839 31,29 8.524 4,48 7.063 3,55
( Nguồn: Phòng Hành Chánh )
Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng, việc sử dụng
vốn vay có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào công tác thu nợ của ngân hàng
cũng như việc trả nợ của khách hàng. Nếu ngân hàng thu nợ hay khách hàng trả
nợ đúng hạn thì xem như số lượng vốn đó được sử dụng một cách hợp lý và hiệu
quả, từ đó cho thấy đồng vốn có thể luân chuyển một cách dễ dàng. Theo nguyên
tắc vay vốn trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và
lãi theo đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng tín dụng đã ký kết, từ đó có thể nói
Hình 6: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn
-
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
2006 2007 2008 Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng
Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Nông nghiệp
www.kinhtehoc.net
38
doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng ở mỗi thời kỳ. Vì vậy chúng ta cần phân tích doanh số thu
nợ để thấy được hiệu quả sử dụng vốn.
Năm 2006, doanh số thu nợ là 454.494 triệu đồng, tăng 25,37% vào năm
2007 là 569.818 triệu đồng, lại tăng 15,45% trong năm 2008 là 657.851 triệu
đồng. Nhìn chung tình hình thu nợ của Sacombank Cần Thơ có những bước tiến
so với năm trước. Điều này chứng tỏ hoạt động của ngân hàng ổn định và đạt
hiệu quả trong công tác thu nợ nhằm đảm bảo cho đồng vốn quay vòng nhanh,
nâng cao hiệu quả hoạt động trong kỳ tiếp theo. Doanh số thu nợ theo thời hạn
bao gồm doanh số thu nợ ngắn và doanh số thu nợ trung và dài hạn. Trong đó,
doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trung bình trên 64% trong tổng
doanh số thu nợ; còn thu nợ trung và dài hạn chỉ chiếm trung bình trên 36% .
Một nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp
hơn nhiều so với doanh số thu nợ ngắn hạn là do thời hạn cho vay kéo dài nên
trong khoản thời gian này chưa đến hạn thu hồi. Qua bảng số liệu ta thấy:
Năm 2006 thu nợ ngắn hạn là 264.242 triệu đồng, năm 2007 đạt 371.042
triệu đồng tăng 106.800 triệu đồng hay 40,42% so với 2006, năm 2008 là
452.012 triệu đồng tăng 80.970 triệu đồng hay 21,82% so với 2007.
Năm 2006 thu nợ trung và dài hạn là 190.252 triệu đồng, năm 2007 đạt
198.776 triệu đồng tăng 8.524 triệu đồng hay 4,48% so với 2006, năm 2008 là
205.839 triệu đồng tăng 7.063 triệu đồng hay 3,55% so với 2007.
Ta thấy tốc độ tăng doanh số thu nợ có xu hướng giảm, thu nợ ngắn hạn năm
2008 là 21,82% giảm 18,6% so với 2007 và thu nợ trung và dài hạn trong năm
2008 cũng giảm với 0,93% so với 2006. Nguyên nhân là trong năm 2008, bên
cạnh những thành tựu đã đạt được, nước ta còn phải đối mặt với một số khó khăn
nhất định. Đó là sự xuất hiện của thiên tai, dịch bệnh, chỉ số CPI tăng cao đã gây
ra một số tác động nhất định cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Cần
Thơ nói riêng. Cuộc sống của người dân đã gặp phải không ít khó khăn do những
hậu quả đó để lại, từ đó doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra
cho sản phẩm làm ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của ngân hàng. Tuy nhiên
ngân hàng đã tập trung nổ lực chấn chỉnh công tác tín dụng, hạn chế cho vay đối
www.kinhtehoc.net
39
với đối tượng có tiềm năng rủi ro cao để đạt được kết quả như trên do đó không
những doanh số cho vay tăng mà cả chất lượng các món vay cũng tăng.
* Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn
Bảng 13: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Doanh số
thu nợ
454.494 100 569.818 100 657.851 100 115.324 25,37 88.033 15,45
SXKD 232.816 51,23 308.696 54,17 362.167 55,05 75.880 32,59 53.471 17,32
Tiêu dùng 173.253 38,12 209.461 36,76 241.378 36,69 36.208 20,90 31.917 15,54
Nông nghiệp 48.425 10,65 51.661 9,07 54.306 8,26 3.236 6,68 2.645 5,12
( Nguồn: Phòng Hành Chánh )
+ Doanh số thu nợ sản xuất kinh doanh:
Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn bao gồm: thu nợ trong sản
xuất kinh doanh, tiêu dùng và sản xuất nông nghiệp. Với đặc điểm thành phố Cần
Thơ là trung tâm kinh tế xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long nên hoạt
động thương mại nơi đây diễn ra khá mạnh mẽ nên doanh số thu nợ sản xuất kinh
doanh chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, năm 2006 thu nợ sản xuất kinh doanh là
232.816 triệu đồng chiếm 51,23% trong doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng
vốn, năm 2007 thu nợ trong sản xuất kinh doanh là 308.696 triệu đồng tăng
75.880 triệu đồng chiếm 54,17%, vào năm 2008 là 362.167 triệu đồng tăng
53.471 triệu đồng chiếm 55,05% trong doanh số thu nợ. Xu hướng tín dụng ngắn
hạn của chi nhánh là tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thu hồi vốn
Hình 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn
-
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
2006 2007 2008 Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng
Ngắn hạn Trung và dài hạn
www.kinhtehoc.net
40
nhanh và đạt hiệu quả cao, thêm vào đó công tác thẩm định hồ sơ tốt nên quá
trình sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả vì vậy công tác thu nợ nhanh
chóng và gặp nhiều thuận lợi.
+ Doanh số thu nợ tiêu dùng:
Doanh số thu nợ ở lĩnh vực tiêu dùng cũng khả quan. Năm 2006 thu nợ
tiêu dùng là 173.253 triệu đồng, tăng hơn 20,9% vào năm 2007 là 209.461 triệu
đồng, qua năm 2008 tốc độ tăng chỉ đạt 15,24% giảm 5,66% với số tiền là
241.378 triệu đồng. Yếu tố góp phần làm cho tốc độ tăng doanh số thu nợ năm
2008 giảm so với năm 2007 là do khách hàng vay ở lĩnh vực tiêu dùng chủ yếu là
mua xe, đầu tư bất động sản, đến cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008
thị trường bất động sản không ổn định và rủi ro trong lĩnh này là rất lớn. Bên
cạnh đó, lạm phát tăng cao, giá cả leo thang nên lượng vay tiêu dùng giảm dần
trong năm 2008. Tốc độ thu hồi nợ giảm sút là xu hướng chung của nền kinh tế.
+ Doanh số thu nợ nông nghiệp:
Doanh số thu nợ nông nghiệp năm 2006 là 48.425 triệu đồng, năm 2007
đạt 51.661 triệu đồng tăng 3.236 triệu đồng hay 6,68% so với 2006, năm 2007
tăng 2.645 triệu đồng hay 5,12%. Tình hình công tác thu hồi nợ trong lĩnh vực
nông nghiệp chỉ tăng nhẹ do công tác theo dõi, thu và xử lý nợ trong này của
ngân hàng ngày càng siết chặt, vì các sản phẩm nông nghiệp thường phụ thuộc
nhiều vào yếu tố thời tiết mà những năm vừa qua thì dịch bệnh, mất mùa và nông
dân không chủ động được đầu ra cho nông sản và thường bị thương lái ép giá cả
nên tâm lý của người dân là trì hoãn việc trã nợ càng lâu càng tốt.
Hình 8: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn
-
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
400.000
2006 2007 2008 Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng
Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Nông nghiệp
www.kinhtehoc.net
41
Để hiểu rõ về công tác thu hồi nợ của ngân hàng, ta tìm hiểu chỉ số hệ số thu
nợ và vòng quay vốn tín dụng:
* Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay (hệ số thu nợ)
Bảng 14: Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Doanh số thu nợ Triệu đồng 454.494 569.818 657.851
Doanh số cho vay Triệu đồng 589.454 736.392 821.352
Hệ số thu nợ % 77,10 77,38 80,09
Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng hay là khả năng
trả nợ của khách hàng, công tác thu hồi nợ càng hiệu quả thì chỉ tiêu này càng
cao. Từ bảng số liệu ta thấy, hệ số thu hồi nợ qua 3 năm là khá cao, chứng tỏ
công tác thu hồi nợ của Chi nhánh là rất tốt. Năm 2006 là 77,10%, năm 2007 là
77,38% tăng 0,28% so với năm 2006, tình hình thu nợ càng được cải thiện trong
năm 2008 tăng 2,71% là 80,09%. Điều này giúp ta giúp ta có thể nhận định rằng
công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được nâng lên từng bước, tức là Ngân hàng
khẳng định được nguồn vốn của mình được bảo đảm, hoạt động của Ngân hàng
có cơ sở vững chắc để tiếp tục vồn tại và phát triển. Ngân hàng cần cố gắng giữ
vững và phát huy tỷ lệ lên càng lớn càng tốt.
* Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (Vòng quay vốn tín dụng)
Bảng 15: Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Doanh số thu nợ Triệu đồng 454.494 569.818 657.851
Dư nợ bình quân Triệu đồng 506.358 641.930 850.132
Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,9 0,89 0,77
Vòng quay vốn tín dụng phản ánh khả năng quay vòng vốn của
ngân hàng là nhanh hay chậm, việc luân chuyển vốn để cho vay đối với khách
hàng nhiều hay ít. Năm 2006 vòng quay vốn tín dụng đạt 0,9 vòng; năm 2007
vòng quay vốn của chi nhánh chỉ còn 0,89 vòng, năm 2008 là 0,77 vòng. Vòng
quay tín dụng giảm qua các năm do tỷ lệ tăng của doanh số thu nợ và dư nợ bình
quân không đều nhau, ngân hàng thực hiện ngày càng hiệu quả công tác thu hồi
nợ. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải có biện pháp nhằm làm vòng quay vốn
www.kinhtehoc.net
42
tín dụng tăng lên, ổn định nhằm làm cho khả năng sinh lợi từ đồng vốn đầu tư sẽ
nhanh và cao hơn, tạo điều kiện c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTH2009 4053663 Tran Thanh Truc .pdf