Tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại quận Thốt Nốt Cần Thơ: LÝ ĐỨC MINH
Mã số SV : 4054173
Lớp: KTNN 1 K31
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA HỘ NUÔI CÁ TRA TẠI
QUẬN THỐT NỐT – CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
VÕ HỒNG PHƯỢNG
Tháng 05/2009
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 1 SVTH: Lý Đức Minh
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo xu thế chung của thế giới ngày nay, sự tăng trưởng mạnh của nền kinh
tế toàn cầu cùng với sự gia tăng về dân số kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu
tiêu dùng của con người mà đặc biệt là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu
thiết yếu hằng ngày. Do đó nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản trên thế giới ngày
càng tăng. Mức tăng của các sản phẩm thủy sản nhiều hơn so với các sản phẩm
trên cạn khác do con người có xu hướng sử dụng sản phẩm thuỷ sản thay thế cho
các loại sản phẩm trên cạn.
Trong n...
66 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại quận Thốt Nốt Cần Thơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ ĐỨC MINH
Mã số SV : 4054173
Lớp: KTNN 1 K31
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA HỘ NUÔI CÁ TRA TẠI
QUẬN THỐT NỐT – CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
VÕ HỒNG PHƯỢNG
Tháng 05/2009
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 1 SVTH: Lý Đức Minh
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo xu thế chung của thế giới ngày nay, sự tăng trưởng mạnh của nền kinh
tế toàn cầu cùng với sự gia tăng về dân số kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu
tiêu dùng của con người mà đặc biệt là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu
thiết yếu hằng ngày. Do đó nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản trên thế giới ngày
càng tăng. Mức tăng của các sản phẩm thủy sản nhiều hơn so với các sản phẩm
trên cạn khác do con người có xu hướng sử dụng sản phẩm thuỷ sản thay thế cho
các loại sản phẩm trên cạn.
Trong những năm gần đây ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát
triển kỳ diệu trong tất cả các lĩnh vực sản xuất (đánh bắt, nuôi trồng, chế biến,
sản xuất giống, cảng cá và các dịch vụ nghề cá khác). Vì vậy, thủy sản đã trở
thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 cả
nước; đã cung cấp khoảng 40% lượng protein động vật trong bữa ăn của người
Việt Nam và tạo ra khoảng 4 triệu việc làm; đã góp phần chuyển dịch cơ cấu
trong nông nghiệp và nông thôn, cũng như xóa đói giảm nghèo cho hàng triệu
người lao động khác. Trong đó, sự có mặt của cá tra là một trong những sản
phẩm thiết yếu đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản phục vụ lợi
ích nền kinh tế quốc dân nói chung và nền kinh tế thủy sản nói riêng.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong 7 vùng kinh tế trọng
điểm quan trong của cả nước, nằm ở hạ lưu sông Mê Kông với đất đai màu mỡ,
sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới......thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. ĐBSCL
là vùng có diện tích và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước. Hiện nay, cá
tra có giá trị kinh tế rất cao, không chỉ nổi tiếng ở khu vực ĐBSCL, Thành phố
Hồ Chí Minh … mà còn được xuất khẩu sang Mỹ, EU, Ai Cập …theo đường
xuất khẩu được người tiêu dùng các thị trường này ưa chuộng.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 2 SVTH: Lý Đức Minh
Thốt Nốt là nơi có điều kiện thuận lợi để nuôi cá tra và cá ba sa, bởi những
điều kiện tự nhiên về môi trường nước, sinh thái... Mỗi năm diện tích nuôi cá tra,
ba sa đều tăng. Năm 2007 giá cá tra, ba sa khá cao, có lúc lên đến 17.000
đồng/kg, nên người nuôi thu lợi nhuận cao, có tổng diện tích nuôi cá tra, ba sa
trên 5.000 ha. So với năm 2000 diện tích này đã tăng trên 10 lần và dự báo sẽ tiếp
tục tăng nhanh trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, nếu đánh giá tổng quan về
thực trạng nuôi và tiêu thụ cá tra thì còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Một số
khó khăn, thách thức điển hình như: thứ nhất, chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào
ngày càng tăng, gây khó khăn trong quá trình nuôi của người dân; thứ hai, sự
biến động về giá trên thị trường, khiến giá cả bấp bênh, không ổn định; thứ ba,
thiếu sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan có chức năng và còn nhiều những khó
khăn, trở ngại khác chưa được đề cập đến. Trước những thách thức trên, việc
nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân về tình hình nuôi cá tra là vấn đề hết sức cần
thiết. Vì vậy, đề tài “Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của người nuôi
cá tra ở quận Thốt Nốt – Thành phố Cần Thơ” được thực hiện.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của người nuôi cá tra ở Quận Thốt
Nốt- Tp Cần Thơ. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
cá tra trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng chung của nông dân nuôi cá tra ở Q. Thốt Nốt- Tp Cần
Thơ.
Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận đạt được của nông dân và các nhân
tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cá tra ở Q. Thốt Nốt- Tp Cần Thơ.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi cá.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng nuôi cá tra của nông dân ở Quận Thốt Nốt- Tp Cần Thơ như thế
nào?
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 3 SVTH: Lý Đức Minh
Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của người nuôi cá tra hợp lý và đạt hiệu nhất
chưa?
Có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ cá tra ở
Thốt Nốt- Tp Cần Thơ trong thời gian tới?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Địa bàn nghiên cứu là Q. Thốt Nốt– TP.Cần Thơ, gồm xã Tân Hưng và Tân
Lộc.
1.4.1. Không gian nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là Q. Thốt Nốt-Tp Cần Thơ.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian 02 năm
2007-2008 Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2008.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ nông dân nuôi cá tra ở Q. Thốt Nốt Tp Cần Thơ.
1.4.4. Lược khảo tài liệu:
1.TS. Mai Văn Nam: Thị trường nông sản và các giải pháp nhằm phát triển
sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2002:
trường hợp sản phẩm heo ở tỉnh Cần Thơ. Tác giả đã áp dụng phương pháp phân
tích tần số, hồi qui tương quan và kiểm định sự phù hợp, để phân tích hiệu quả
sản xuất và xác định những thuận lợi, khó khăn, đánh giá các chính sách đối với
hoạt động triển khai và áp dụng kỹ thuật mới trong quá trình sản xuất.
2. Ths. Lê Quang Viết, Ths. Huỳnh Trường Hu, Cn. Huỳnh Nhựt
Phương: Thực trạng nuôi cá không theo quy hoạch ở An giang, Động Tháp và
Tp Cần Thơ năm 2007. Đề tài đã được tác giả áp dụng theo phương pháp thống
kê mô tả, để thấy được tính hiệu quả khi nông hộ ứng dụng các mô hình khoa học
kỹ thuật vào sản xuất cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận
của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 4 SVTH: Lý Đức Minh
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số thuật ngữ kinh tế
- Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho
đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng
phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người.
- Hiệu quả sản xuất: bao gồm :
+ Hiệu quả kinh tế: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Nghĩa là
khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì
không có hiệu quả.
+ Hiệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc
sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của hiệu
quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được
hiệu quả kỹ thuật.
2.1.2. Khái niệm hộ.
Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ, hộ
là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm
những người cùng chung huyết tộc và những người làm công.
Về phương diện thống kê, Liên hợp quốc cho rằng: “Hộ là những người
cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”.
Qua các điểm khác nhau về khái niệm hộ có thể nêu lên một số điểm cần
lưu ý khi phân định hộ:
- Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc.
- Họ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà.
- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 5 SVTH: Lý Đức Minh
- Cùng tiến hành sản xuất chung.
Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một cuộc thảo luận nghiêm túc nào về
khái niệm hộ và các phương pháp nghiên cứu hộ. Hầu như từ trước tới nay người
ta mặc nhiên thừa nhận “hộ” là “gia đình”, “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”.
2.1.3. Vai trò của kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển.
Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của
nông nghiệp và nông thôn. Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau chặt
chẽ trước tiên bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, dựa trên cơ sở huyết thống,
ngoài ra còn do truyền thống qua nhiều đời, do phong tục tập quán, tâm lí đạo
đức gia đình, dòng họ. Về kinh tế, các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau
trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lí và quan hệ phân phối, mà cốt lõi
của nó là quan hệ lợi ích kinh tế. Các thành viên trong nông hộ có cùng mục đích
và cùng lợi ích chung là làm cho hộ mình ngày càng phát triển, ngày càng giàu
có. Trong mỗi nông hộ thường bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ chức việc
hiệp tác và phân công lao động trong gia đình, vừa là người lao động trực tiếp.
Các thành viên trong hộ cùng lao động, gần gũi nhau về khả năng, trình độ, tình
hình và hoàn cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công và hiệp tác lao
động một cách hợp lí.
Kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông hộ của nhiều nước có vai
trò hết sức quan trọng. Ở Mỹ - nước có nền nông nghiệp phát triển cao - phần lớn
nông sản vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của chính chủ nông
trại và các thành viên trong gia đình. Động lực lớn nhất thúc đẩy sản xuất ở nông
trại gia đình là lợi ích kinh tế của các thành viên trong gia đình. Ở Việt Nam,
kinh tế nông hộ mặc dù còn ở quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, nhưng có vai trò
hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp. Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho
xã hội khoảng 90% sản lượng thịt và cá, khoảng 90% sản lượng trứng, 90% sản
lượng rau quả, góp phần tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công
nghiệp và xuất khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng
thêm việc làm ở nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nhân dân.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn. Nâng cao thu nhập và cải thiện
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 6 SVTH: Lý Đức Minh
đời sống cho nông dân luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân. Đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao thu
nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân, trong đó đề tài “Thị trường nông sản và
các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá ở Đồng
bằng sông Cửu Long: trường hợp sản phẩm heo ở tỉnh Cần Thơ” (tháng 9/2002)
do tiến sĩ Mai Văn Nam - trưởng Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh trường
Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm là một điển hình.
2.1.4. Một số chỉ tiêu kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế:
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của người nuôi cá tra, trong đề tài có sử dụng
các tỷ số tài chính:
Tổng thu nhập = Giá bán x Tổng sản lượng
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí
Tỷ số giữa thu nhập ròng trên chi phí công lao động nhà (TNR/CPLDN):
nhằm biết thu nhập có bù đắp được chi phí công lao động nhà hay không.
Tỷ số giữa thu nhập ròng trên chi phí chưa có công lao động nhà
(TNR/∑CLDN): một đồng chi phí bỏ ra sẽ cho bao nhiêu đồng thu nhập.
Tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên chi phí công lao động nhà (LNR/CPLDN):
lợi nhuận đạt được có đủ bù đắp chi phí công lao động nhà hay không.
Tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đã có công lao động nhà
(LNR/∑CP): một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây
chính là tỷ suất lợi nhuận của việc nuôi cá.
Tỷ số giữa thu nhập ròng trên tổng doanh thu (TNR/∑DT): trong một đồng
doanh thu tạo ra có bao nhiêu đồng thu nhập ròng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Chọn địa bàn nghiên cứu:
Địa bàn khảo sát tại Q. Thốt Nốt là thị trấn Thốt Nốt gồm xã Tân Hưng và
Tân Lộc. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu dựa theo một số tiêu chí sau:
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 7 SVTH: Lý Đức Minh
- Tham khảo số liệu từ các báo cáo kinh tế, niên giám Thống kê Q. Thốt
Nốt năm 2007. Đồng thời tham khảo sự giới thiệu của các cô, chú, anh, chị
Phòng kinh tế quận, trạm khuyến ngư quận để chọn địa bàn có diện tích nuôi cá
tra tương đối lớn.
- Cách chọn nông hộ phỏng vấn như sau: Trước tiên, tham khảo danh sách
các hộ nông dân nuôi cá tra từ trạm khuyến ngư của Q. Thốt Nốt. Sau đó, trực
tiếp đến địa bàn nghiên cứu, tiến hành chọn nông hộ để phỏng vấn.
2.2.2. Số liệu thu thập
2.2.2.1. Số liệu thứ cấp
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, tình hình sản
xuất nông nghiệp trong quận nói chung và nuôi cá tra nói riêng được tham khảo
từ Chi Cục Thủy Sản Cần Thơ từ 2007-2008.
2.2.2.2. Số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn trực tiếp 49 hộ nông dân nuôi cá tra tại địa bàn nghiên cứu. Sở
dĩ, chỉ phỏng vấn trực tiếp 49 nông hộ là do thời gian điều tra nghiên cứu, nguồn
lực tài chính, khả năng tiếp cận nông hộ có hạn. Đồng thời, theo nguyên lý thống
kê, cỡ mẫu điều tra trên 30 mẫu thì đã có ý nghĩa về mặt thống kê.
Nội dung phỏng vấn nông hộ gồm:
+ Thông tin tổng quát về đặc điểm nguồn lực sản xuất của nông hộ (về trình
độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, đất đai, lao động, vốn, ứng dụng khoa học kỹ
thuật…).
+ Các khoản mục, tiêu chí liên quan đến hiệu quả sản xuất (chi phí, thu
nhập, lợi nhuận…).
+ Tình hình về thị trường đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất, tiêu
thụ.
+ Một số nhận định của nông dân về những thuận lợi và khó khăn của nông
dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 8 SVTH: Lý Đức Minh
2.2.3. Phân tích dữ liệu
Sử dụng phương pháp hồi quy bội tuyến tính đa chiều là phương pháp
dùng để dự đoán, ước lượng giá trị của một biến (được gọi là biến dự báo hay
biến phụ thuộc) theo giá trị của một hay nhiều biến khác (được gọi là biến dùng
để dự báo, biến độc lập, biến mô tả). Mô hình tổng quát hàm thu nhập có dạng:
Y1= β0 + β1X1i + β2X2i + … + βpXpi + ui = f(X1i, X2i,…,Xpi)
Ký hiệu Xpi biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i. Các
hệ số β là các tham số không biết và thành phần ui là một biến độc lập ngẫu nhiên
có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi σ2.
Áp dụng cụ thể đối với các nông hộ nuôi cá tra ở Q. Thốt Nốt- Tp Cần Thơ
nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ thì hàm thu nhập từ hoạt
động nuôi cá tra sẽ có dạng:
Y= f(X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10 )
Các biến số X1…X7 được thiết lập trên cơ sở tập hợp các yếu tố ảnh hưởng
đến chi phí và doanh thu của hoạt động nuôi cá tra, bởi vì thu nhập là hiệu số
giữa doanh thu và chi phí chưa tính công lao động nhà. Còn biến số X8,X9 là kinh
nghiệm thể hiện trình độ kỹ thuật của người nuôi nên cũng có tác động đến
doanh thu và chi phí do đó cũng có ảnh hưởng đến thu nhập.
Kết quả in ra từ phần mềm SPSS có các thông số sau:
Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến
phụ thuộc Y và các biến độc lập X. R càng lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ.
Hệ số xác định R2 (R – Square): Tỷ lệ % biến động của Y được giải thích
bởi các Xi.
Significant F: Mức ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ
càng tốt, độ tin cậy càng cao (Sig.F α), thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết luận
ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F nhỏ hơn mức ý nghĩa nào đó.
- Phương pháp thống kê mô tả : dùng để mô tả, phân tích sự biến động về
mặt thống kê của các chỉ tiêu, số liệu thu thập được. Từ đó ta có thể rút ra những
nhận xét về thực trạng của nông hộ, tạo tiền đề cơ sở cho phân tích hồi quy.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 9 SVTH: Lý Đức Minh
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ QUẬN THỐT NỐT– THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1.Vị trí địa lý
Theo niên giám thống kê Tp Cần Thơ 2007, Quận Thốt Nốt là một trong
chín đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ. Quận có vị trí địa lý như
sau:
- Phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp.
- Phía tây giáp huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ.
- Phía nam giáp huyện Cờ Đỏ, quận Ô Môn.
- Phía bắc giáp tỉnh An Giang, Đồng Tháp.
Quận Thốt Nốt có mặt tiền đường bộ nằm trải dài theo Quốc lộ 91, phía sau
sông hậu trên dưới 500m là dòng sông Hậu hiền hòa quanh năm mang phù sa,
dòng nước ngọt là điều kiện để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
3.1.2. Lịch sử hình thành
- Thời Pháp, Thốt Nốt là tên thuộc tỉnh Long Xuyên. Thời Việt Nam Cộng
Hòa, Thốt Nốt là quận của tỉnh An Giang. Sau năm 1975 là huyện của tỉnh An
Giang,sau đó lại thuộc tỉnh Cần Thơ.Cuối năm 2003 Cần Thơ trở thành thành
phố trực thuộc trung ương thì quận Thốt Nốt cũng được tách thành 2 huyện là
Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh thuộc ngoại ô thành phố Cần Thơ.
3.1.3. Khí hậu
- Quận Thốt Nốt có đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng
miền Nam bộ của Việt Nam. Có hai mùa rõ rệt: mùa khô (bắt đầu từ khoảng
tháng 12 đến khoảng tháng 04 của năm sau) và mùa mưa (bắt đầu từ khoảng
tháng 05 và chấm dứt vào khoảng cuối tháng 11).
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 10 SVTH: Lý Đức Minh
- Nhiệt độ không khí trung bình dao động khá rộng từ 22,30C đến 33,60C.
Tháng 12 và tháng giêng hằng năm thường có nhiệt độ thấp nhất khoảng 19,40C,
trong khi đó tháng 04, tháng 05 có nhiệt độ cao nhất, lên đến 34,80C.
- Số giờ nắng thấp nhất là bình quân cả năm nắng khoảng 2.242,9 giờ.
Trong đó tháng nắng cao nhất là tháng 3 có 238,4 giờ nắng; tháng nắng thấp nhất
là tháng 07 có 135,3 giờ nắng.
- Độ ẩm tương đối trung bình của huyện cả năm là 84%. Trong đó tháng 02
có độ ẩm thấp nhất là 77%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9 với 89%.
- Lượng mưa trung bình trong năm của huyện khoảng 1.642,2mm, trong đó
vào tháng 9 có lượng mưa nhiều nhất là 307,3mm, thấp nhất vào tháng 02 chỉ có
11,1mm. Nhìn chung Quận Thốt Nốt có nguồn nước ngọt tương đối dồi dào, đảm
bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác.
3.1.4. Sông ngòi
Hệ thống sông ngòi lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi, nước ngọt quanh năm.
Mưa kiệt vào tháng 4, lưu lượng nước sông Hậu 1970 m3/giây, lưu lượng nước
xuống thấp, gây tình trạng thiếu nước. Mùa lũ thường xây ra vào tháng 9, lưu
lượng nước sông Hậu đến 38.000 m3/ giây, hàm lượng phù sa 0,2 - 0,37 kg/m3.
Thời kỳ này mưa tập trung gây ngập lụt góp phần cải đất. Tình trạng thủy văn
trên đây ảnh hưởng quan trọng đến sản xuất, nhất là nông nghiệp và đời sống.
3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
3.2.1. Đơn vị hành chánh
-Theo niên giám thống kê Q. Thốt Nốt, 2007. Quận Thốt Nốt hiện nay có
17.110,08 ha diện tích tự nhiên. Quận Thốt Nốt gồm 9 đơn vị hành chánh trực
thuộc là các xã,phường: Hới Thuận, Thuận An, Thốt Nốt, Thạnh Hòa, Trung
Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng và Tân Lộc.
3.2.2. Dân Số
- Theo niên giám thống kê Q. Thốt Nốt, 2007. Quận Thốt Nốt có mật độ
dân số trung bình là 1.149/Km2. Với dân số toàn quận là 196.610 người. Trong
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 11 SVTH: Lý Đức Minh
đó có 99.242 là nam và 98611 nữ, trong đó có 23.595 ở thành thị và 174.258 ở
nông thôn. Lao động nông thôn là 57.256 người.
3.2.3. Văn hóa - xã hội
- Về hệ thống giáo dục năm 2007: Quận Thốt Nốt có 4 trường mầm non, 25
trường tiểu học, 7 trường trung học cơ sở, 35 trường trung học phổ thông,1 trung
tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm dạy nghề và 8 trung tâm học tập cộng
đồng. Tuy nhiên, trong số này mới có 1 trường mầm non, 2 trường tiểu học và 1
trường THCS được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Phần lớn cơ sở vật chất trường
học trên địa bàn huyện đã được xây dựng lâu năm, bán kiên cố, đang bị xuống
cấp nghiêm trọng. Đáng chú ý là quận vẫn còn có 29 phòng học xây dựng tạm
bằng cây.
- Về cơ sở y tế, năm 2007, toàn huyện chỉ có 01 bệnh viện, 01 phòng y tế,
08 trạm y tế xã với 249 giường bệnh, 60 y, bác sĩ. Số xã chuẩn Quốc gia về y tế.
- Đào tạo ngành nghề: Quận Thốt Nốt từ năm 2007 đến nay đã giới thiệu
và giải quyết việc làm cho trên 16.000 lao động trên địa bàn. Tuy nhiên, do đa số
học viên lao động ngoại thành và lực lượng vũ trang xuất ngũ đêu có hoàn cảnh
kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp, chất lượng đào tạo nghề hạn chế, ngán
ngại tìm việc làm, nên cơ hội có việc làm ổn định, thu nhập cao rất khó.
3.2.4. Kinh Tế
- Quận Thốt Nốt nằm cặp bờ sông Hậu. Trên quốc lộ 91 từ trung tâm
thành phố Cần Thơ đi Long Xuyên, An Giang phải qua quận Thốt Nốt. Quận
Thốt Nốt địa thế thấp, độ cao 4m trên mặt nước biển. Kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp với các cây trồng chính là lúa, hoa màu và cây ăn trái, nuôi thủy sản…
Trong đó cù lao Tân Lộc là vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản của quận. Hiện
nay một khu công nghiệp đang xây dựng ở Thốt Nốt với tổng diện tích giai đoạn
1 và 2 là 55 ha. Khu này định hướng là khu công nghiệp năng động thứ 3 của Tp
Cần Thơ, sau khu công nghiệp trà nóc và Hưng Phú.
3.2.5. Cơ cấu ngành nghề
Theo phòng kinh tế quận, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tăng bình quân
hằng năm 21%. Riêng năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn quận đạt
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 12 SVTH: Lý Đức Minh
đến mức 14,04%, vượt 0,58% so với kế hoạch. GDP bình quân đầu người đạt
khoảng 3,89 triệu đồng/người/năm vào năm 2000 đã tăng lên đạt khoảng 6,537
triệu đồng năm 2005, tốc độ tăng GDP bình quân đầu người xấp xỉ 11%/năm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch dần theo xu hướng thương mại – dịch
vụ, công nghiệp – xây dựng, nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản, theo đúng quy
định phát triển kinh tế của quận Thốt Nốt. Phấn đấu để đạt tốc tăng trưởng kinh
tế của huyện từ 13,64% đến 16% từ 2007 đến 2010.
3.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUẬN THỐT NỐT
3.3.1. Trồng trọt
- Theo niên giám thống kê quận Thốt Nốt năm 2007. Diện tích trồng trọt là
29.717 ha, giảm so với năm 2006 là 3.272 ha. Trong đó tổng diện tích xuống
giống lúa 03 vụ là 23.063 ha. Tổng sản lượng đạt được là 137.479 tấn giảm so
với cùng kì năm trước là 3.139 tấn.
3.3.2. Chăn nuôi
Đàn gia súc gia cầm bước đầu được phục hồi, công tác phòng chống dịch
bệnh cúm trên gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc được khống chế; triển
khai các biện pháp nhằm tổ chức lại đàn chăn nuôi theo hướng bền vững.Tổng
đàn gia cầm có 293.250 con (150.203 con vịt, 143.047 con gà), tăng 5,53% so
với năm 2006 và đạt 123,01% kế hoạch năm 2007.
3.3.3. Thủy sản
Diện tích thủy sản thu hoạch 565.7 ha, tăng 1,85% so với năm 2007. Diện
tích xuống giống tôm ruộng được 10.8 ha, tăng 1,85% so với năm 2007, tôm
ruộng đạt năng suất 700kg/ha, sản lượng thu hoạch 23,8 tấn. Tổng sản lượng
thủy sản thu hoạch 229.790,3 tấn, đạt 126,82% so với kế hoạch và tăng 78,05%.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 13 SVTH: Lý Đức Minh
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA Ở
QUẬN THỐT NỐT – THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1. Nguồn và đặc điểm tự nhiên của cá tra
4.1.1 Nguồn gốc cá tra
Cá tra (Pangasius hypophthalmus Sauvage) là một trong số 14 loài được
nhận biết ở hạ lưu sông Mekong thuộc địa phận Việt Nam. Từ năm 1940, nuôi cá
trong ao mới xuất hiện ở đồng bằng nam bộ. Hầu như nhà nào cũng có một vài
ao lớn nhỏ và đối tượng nuôi chính là cá tra. Do đó, nghề nuôi cá tra ở Việt Nam
được phát triển mạnh nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và có
truyền thống nuôi từ những năm 1940.Năm 1985 có hơn 90% diện tích ao nuôi
cá ở nông thôn (cùng với Đồng Tháp) có nguồn cá tra giống phong phú vớt trên
sông và nghề cá tra giống phát triển nhất trong cả nước. Tài liệu của Ủy hội sông
Mê Kông cũng đề cập về hiện trạng nuôi cá tra ở miền nam Việt Nam những thập
kỷ 1940- 1970. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá tra để chủ động cung cấp giống
cho người nuôi và góp phần bảo vệ nguồn lợi tự nhiên đã là một nhu cầu quan
trọng và cấp thiết. Từ năm 1978 với sự phối hợp nghiên cứu giữa khoa Thủy sản
trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh và trường Trung học kỹ thuật Nông
nghiệp Long Định (nay là Viện cây ăn quả miền nam) lần đầu tiên đã nuôi nhân
tạo thành thục cá tra bố mẹ trong ao và năm 1979 đã cho đẻ thành công. Từ năm
1980 Viện Nghiên cứu NTTS II cũng bắt đầu chương trình nghiên cứu sinh sản
nhân tạo cá tra, suốt thập niên 1980- 1990 qui trình nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ
trong ao và cho đẻ nhân tạo đã tương đối hoàn chỉnh, năm 1997 công nghệ sản
xuất giống và ương nuôi cá tra đã đạt kết quả tốt, năm 2002 công nghệ sản xuất
giống cá tra nhân tạo đã được chuyển giao cho nhiều tỉnh trong cả nước. Năm
1999, sản lượng cá tra bột sản xuất nhân tạo của các tỉnh ĐBSCL đã cao hơn số
lượng vớt ngoài tự nhiên. Công nghệ ương cá tra bột lên thành cá giống đã phổ
cập và xã hội hoá, và bắt đầu từ năm 2000 các tỉnh ĐBSCL nơi có nghề truyền
thống vớt và ương cá bột bắt đầu chấm dứt vớt cá tra bột trên sông. Hiện nay với
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 14 SVTH: Lý Đức Minh
những tiến bộ về kỹ thuật nuôi, năng suất nuôi cá tra đạt rất cao, ở các tỉnh An
Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long…trong ao nuôi thâm canh tới 200- 300
tấn/ ha/ vụ, trong bè có thể đạt tới 100-300kg/m3 nước bè, nuôi ao ven sông lớn
có thể đạt 500 tấn/ ha/ vụ. Nhờ có cá tra, Việt Nam trở thành nước có sản lượng
xuất khẩu cá da trơn lớn nhất khu vực. ở các tỉnh nam bộ, cá tra nuôi tập trung
chủ yếu ở 7 tỉnh miền đông, thành phố Hồ Chí Minh và 12 tỉnh miền tây nam bộ.
Sản lượng cá thịt ước tính các năm gần đây khoảng 250- 350 nghìn tấn, trong đó
nuôi cá bè với khoảng trên 3.000 bè nuôi ở cá tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần
Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang cho sản lượng từ 45- 50 nghìn tấn, số còn lại là sản
lượng nuôi trong ao.
4.1.2. Phân bố của cá tra
Cá tra phân bố tự nhiên ở lưu vực sông Mekong, Borneo, Sunratra, Thái
Lan, Malayxia, Campuchia. ở nước ta, cá bột và cá tra giống được vớt chủ yếu
trên sông Tiền thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
4.1.3. Đặc điểm hình thái và sinh thái của cá tra
Cá tra thân dài, không có vẩy, đầu dẹp, lưng bụng và đuôi dẹp bên, chiều
dài thân không kể đuôi gấp 4,5- 5 lần chiều cao thân và chiều dài đầu. Răng lá
mía, miệng rộng, có hai đôi râu dài, màu xám tro, lứng sẫm, bụng hơi bạc. Vây
lưng cao có một tia gai cứng, vây ngực cũng có một tia gai cứng, có vây mỡ nhỏ,
vây hậu môn dài, vây đuôi chẻ sâu nhỏ. Cá sống chủ yếu ở nước ngọt, vẫn có thể
sinh trưởng được ở vùng nước lợ (10- 14‰), có thể chịu dựng ở môi trường nước
với pH = 4 (pH< 4 cá bỏ ăn), giới hạn chịu đựng về nhiệt độ trong khoảng15-
390c .
4.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng .
Điều này có thể giải thích tại sao chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp,
thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vợt vớt cá bột. Cá
bột ăn các loại động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng như ấu trùng côn
trùng ở nước, cua, tôm cá con, trai ốc. Khi cá lớn, tính ăn tạp thiên về động vật
và dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi với
nhiều loại thức ăn bắt buộc phế phẩm, phân hữu cơ, động vật đáy .
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 15 SVTH: Lý Đức Minh
4.1.5. Đặc điểm sinh sản của cá tra
Tuổi thành thục: cá tra đực ở 2t, cá tra cái ở 3t trở lên, trọng lượng khi đó
đạt trung bình 3kg trở lên. Tuy nhiên sự thành thục ở cá còn phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện môi trường sống, trong đó nhiệt độ là yếu tố tiên quyết. Cá tra
không có cơ quan sinh dục phụ, nên nhìn hình thái ngoài khó phân biệt đực cái.
Cá đẻ tự nhiên ở lưu vực sông Mekong tại Campuchia từ tháng 3 đến tháng 8,
trong tự nhiên không thấy hiện tượng tái phát dục. Trong sinh sản nhân tạo, ta có
thể cho thành thục sớm, cho đẻ sớm khoảng tháng 3, có thể cho đẻ tái phát dục 1-
2 lần trong năm. Hệ số thành thục cá đực 1- 3%, cá cái có thể đạt tới 20%. Sức
sinh sản tương đối của cá tra có thể từ 200 ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản
tuyệt đối dao động từ 70- 150 ngàn trứng.
4.2. THÔNG TIN VỀ HỘ NUÔI CÁ TRA
Mẫu số liệu dùng để xử lý, phân tích trong đề tài được thu thập trực tiếp từ
các hộ nuôi cá tra tại địa bàn quận Thốt Nốt, tổng số mẫu thu được là 49 mẫu.
4.2.1. Tổng quan về hộ nuôi cá tra
Để thấy được hiệu quả sản xuất của nông hộ nuôi cá tra ở Quận Thốt Nốt ta
tiến hành phân tích diện tích, nguồn lực và độ tuổi lao động, trình độ học vấn của
nông hộ, các yếu tố kĩ thuật:
4.2.1.1 Diện tích nuôi cá
Bảng 1: Diện tích nuôi cá của nông hộ năm 2008.
Diện tích Số hộ Cơ cấu (%)
Diện tích từ 0,3 ha đến 0,5 ha 28 57,1
Diện tích từ 0,5 ha đến 0,75 ha 9 18,4
Diện tích từ 0,75 ha đến 1 ha 6 12,2
Diện tích từ 1 ha đến 1,5 ha 4 8,2
Diện tích từ 1,5 ha g đến 2 ha 2 4,1
Tổng 49 100
Nguồn: số liệu điều tra năm 2009
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 16 SVTH: Lý Đức Minh
Kết quả khảo sát 49 hộ nuôi cá tra tại vùng nghiên cứu, cho thấy diện tích
đất canh tác bình quân của nông hộ là 0,6286 ha (nhỏ nhất là 0,3 ha, lớn nhất là 2
ha).
Từ bảng số liệu trên cho thấy diện tích nuôi cá tra giữa các hộ tại địa bàn
nghiên cứu có sự chênh lệch lớn. Các hộ có diện tích đất sản xuất từ 0,3 ha đến
0,5 ha chiếm đến 57.1%. Trong khi đó, các hộ có diện tích đất trồng nhiều nhất
tại vùng nghiên cứu chỉ chiếm 4,1%. Điều này cho thấy nguồn lực về đất sản
xuất tại vùng khảo sát tương đối không đồng đều. Đa số các hộ có diện tích đất
nuôi nhỏ nhưng các hộ này không có điều kiện về vay vốn để mở rộng diện tích
hoặc một số hộ có diều kiện vay vốn để mở rộng diện tích nhưng họ không vay
vì họ mang tâm lí đầu tư càng lớn thì họ càng lỗ vì biến động giá cả cá tra trên thị
trường rất thất thường nhất là trong tình hình hiện nay. Chỉ có một số hộ có diện
tích đất tương đối lớn. Đồng thời, thực trạng trên cũng cho thấy diện tích đất nuôi
cá tra tại địa bàn nghiên cứu còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ, thường mang tính tự
phát. Điều này cũng là một hạn chế về nguồn lực sản xuất của nông hộ.
4.2.1.2 Vị trí ao nuôi:
Vị trí ao nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi cá, ao nuôi nên gần
nguồn cấp – thoát nước, thuận lợi nhất là gần sông lớn. Hiện nay đa số ao nuôi cá
tra được xây dựng trên đất bãi ven sông Hậu, ao nuôi có hình chữ nhật, diện tích
tùy theo khả năng, nhưng thích hợp nhất là từ 500-1.500m2, chiều sâu 3.5-4.0m.
Bờ ao cần cao hơn đỉnh lũ cao nhất hàng năm 0,5m nhằm tránh ngập trong mùa
lũ. Xung quanh ao đắp thêm bờ đất nhỏ nên cao thêm 20cm để ngăn nước ma
tràn xuống làm đục nước ao ảnh hưởng đến hoạt động của cá. Mặt bờ trồng rau
muống để ngăn sạt lở và làm thức ăn cho cá. Tuy nhiên, do việc nuôi cá tra trong
những năm qua đạt lợi nhuận khá nên nhiều người nuôi cũng đào ao tại đất vườn,
đất ruộng nằm sâu trong nội đồng và lấy nước qua hệ thống kênh, rạch nhỏ để
nuôi cá vô tình người dân đã làm giá đất ở Thốt Nốt tăng lên khá cao. Khi đào ao
nuôi cá tra tại đất vườn, đất ruộng một vài vụ đầu tiên có thể vẫn đạt năng suất.
Nhưng ở những vị trí này, khả năng cấp – thoát nước bị hạn chế, kênh rạch
không được nạo vét thường xuyên dễ tích tụ chất thải từ các ao của vụ nuôi trước
làm cho cá chậm lớn, hay mắc bệnh và chất lượng thịt cá không tốt.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 17 SVTH: Lý Đức Minh
4.2.1.3 Nguồn lực và độ tuổi lao động
Bảng 2: Thông tin về tuổi và lực lượng lao động của hộ năm 2008.
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Tuổi chủ hộ 23 65 38,39
Lao động nhà 1 5 2,26
Lao động thuê 1 6 2,45
Nguồn: số liệu điều tra năm 2009
Theo kết quả điều ta cho thấy, độ tuổi bình quân của chủ hộ nuôi cá tra
khá cao, khoảng 38,39 tuổi, trong đó nhỏ nhất là 23 tuổi và cao nhất là 65 tuổi,
Qua đây cho thấy những chủ hộ này đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong
quá trình nuôi cá tra.
Theo kết quả điều ta cho thấy: Lao động nhà trung bình khoảng 2,26 người,
trong đó nhỏ nhất là 1 người và cao nhất là 5 người tham gia nuôi cá tra, lao động
thuê trung bình 2,45 người, số lượng thuê ít nhất là 1 người và nhiều nhất là 6
người.
4.2.1.4 Trình Độ Văn Hóa
Theo kết quả điều tra cho thấy: Tỷ lệ mù chữ của chủ hộ chiếm trên 4,1%,
tỷ lệ người học cấp I đối với chủ hộ chiếm 20,4% trong 49 hộ phỏng vấn, học cấp
II chỉ có 51% đối với chủ hộ, còn tỷ lệ học cấp III của chủ hộ chiếm 24,5% trong
49 hộ phỏng vấn.
Bảng 3 : Thông tin về trình độ văn hoá của chủ hộ năm 2008.
Trình độ Tần số
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tỷ trọng
tích luỹ (%)
Mù chữ 2 4,1 4,1
Cấp I 10 20,4 24,5
Cấp II 25 51 75,5
Cấp III 12 24,5 100
Tổng 49 100
Nguồn: số liệu điều tra năm 2009
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 18 SVTH: Lý Đức Minh
Nhìn chung, trình độ học vấn của nông dân tại địa bàn nghiên cứu khá cao,
Với trình độ văn hóa phần lớn là bậc trung học cơ sở, bậc phổ thông trung học thì
nông dân hoàn toàn có khả năng tự tìm tòi, học hỏi, tiếp cận thông tin khoa học
kỹ thuật qua các phương tiện truyền thông (sách báo, truyền thanh, truyền
hình…), hoặc được cung cấp kiến thức từ các lớp tập huấn, cán bộ khuyến
nông…
4.2.1.5 Yếu tố kĩ thuật:
Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp những hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt về
tình hình nuôi cá tra trong năm 2007 - 2008 của hộ (số lượng, con giống, kỹ thuật
nuôi, tiêu thụ…) thấy rằng:
Trong quá trình nuôi cá tra yếu tố kĩ thuật là một khâu rất quan trọng tác
động đến năng suất lợi nhuận. Vì vậy yếu tố kĩ thuật tác động rất lớn đến quá
trình nuôi cá tra của nông hộ nhằm để giảm chi phí và năng cao năng suất của
nông hộ nuôi cá tra ở Quận Thốt Nốt. Vì vậy yếu tố kĩ thuật là một khâu rất quan
trọng không thể thiếu trong quá trình nuôi cá tra. Để thấy được yếu tố kĩ thuật tác
động như thế nào đến năng suất, lợi nhuận của nông hộ ta dựa vào bảng dưới đây
và một số yếu tố khác.
Bảng 4: Thông tin tình hình nuôi cá ở Thốt Nốt năm 2008.
Chỉ tiêu ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Mật độ thả nuôi Con/m2 24 76,4 46,88
Sản lượng thu hoạch Tấn 46 1.200 298,08
Kích cở thả nuôi gam 10 80 53,98
Kích cở thu hoạch Kg 0,9 1,4 1,18
Thời gian nuôi Tháng/vụ 6 13 8,8
Tỷ lệ sống %/vụ 38.3% 92.4% 67.48%
Nguồn: Số liệu điều tra, 2009
a. Mật độ thả nuôi
Qua kết quả điều tra mật độ thả trung bình là 46,88 con/m2, trong đó mật
độ thấp nhất là 24 con/m2 và cao nhất lên đến 76,4 con/m2. Tuy nhiên đây chỉ là
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 19 SVTH: Lý Đức Minh
những trường hợp cá biệt, thông thường nông hộ thả với mật độ dao động từ 20
con đến 40 con/m2, Trong thời gian gần đây do mức độ ô nhiễm nguồn nước
ngày càng trầm trọng do đó mức độ rủi ro của việc nuôi cá cũng cao hơn nên có
một số hộ chủ trương nuôi cá với mật độ thấp (có thể từ 15 - 20 con/m2) để đạt
mức an toàn cao nhưng vẫn cho kết quả tốt, bên cạnh đó cũng có những hộ nâng
mật độ nuôi ngày càng cao để nâng cao năng suất và sản lượng cá nuôi (trên 50
con/m2), tuy nhiên việc thả cá với mật độ dày hộ nuôi cho rằng sẽ sinh lợi, tiết
kiệm diện tích nuôi nhưng sẽ làm cho cá bị stress và phát sinh dịch bệnh. Khi đó,
người nuôi phải sử dụng hóa chất, thuốc men rất nhiều trên diện tích ao nuôi làm
gia tăng chi phí, gây ô nhiễm môi trường nuôi, tồn lưu thuốc, hóa chất độc hại
trong thịt cá và năng suất ao nuôi ngày càng thấp.
b. Kích cỡ thả nuôi:
Giống là yếu tố rất quan trọng trong quá trình thả nuôi của nông hộ. Bởi
nguồn giống không đạt tiêu chuẩn chất luợng về kích cỡ (nếu kích cỡ thả nuôi
nhỏ quá thì làm cho con giống tăng trưởng chậm hay lớn quá làm cho giảm đầu
con trên một diện tích). Qua kết quả điều tra cho ta thấy kích cỡ thả nuôi trung
bình là 53,98 gam, trong đó kích cỡ thả nuôi thấp nhất là 10 gam và kích cỡ thả
nuôi cao nhất lên đến 80 gam là tương đối phù hợp với điều kiện của vùng, hay
nói khác hơn kích cỡ nguồn con giống đạt tiêu chuẩn.
c. Thời gian nuôi
Ngoài những yếu tố nêu trên thì thời gian nuôi cũng góp phần quyết định
dến năng suất cũng như lợi nhuận đạt được của nông hộ. Bởi nếu thời gian nuôi
ngắn quá thì sẽ làm cho năng suất thấp bởi tốc độ tăng trưởng của cá không phù
hợp với tiêu chuẩn của thị trường, còn nếu thời gian nuôi kéo dài dẫn đến làm
tăng chi phí trong sản xuất. Vì vậy ta cần phải có thời gian nuôi sao cho đúng tiến
độ tăng trưởng của cá cũng như tình hình tiêu thụ của thị trường. Theo bảng điều
tra ta thấy thời gian nuôi của nông hộ ít nhất là 6 tháng/vụ và thời gian nuôi nhiều
nhất là 13 tháng/vụ, thời gian nuôi trung bình là 8,8 tháng/vụ. Nhìn chung, thời
gian nuôi cá của nông hộ trong năm 2008 kéo dài hơn so với trung bình năm
2007 theo kết quả nghiên cứu của Dương Nhựt Long và Nguyễn Thanh Phương,
khoa thủy sản trường đại học Cần Thơ là từ 6-7 tháng. Có thể nói có rất nhiều
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 20 SVTH: Lý Đức Minh
nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian nuôi trong năm nay như: giá bán bấp bênh,
chất lượng các yếu tố đầu vào trong sản xuất cá tra (thức ăn, con giống, nguồn
nước, thuốc phòng trị bệnh) đa số đều giảm (theo sự đánh chủ quan của nông hộ
nuôi) so với trước đây,....
d. Kích cỡ thu hoạch:
Kích cỡ thu hoạch là một trong những yếu tố quyết định không nhỏ đến
doanh thu cũng như lợi nhuận của nông hộ, bởi vì nếu kích cỡ thu hoạch nhỏ quá
hay lớn quá sẽ dẫn đến giá cả thấp hơn (phần lớn sự tiêu thụ cá của các thương
lái thường trung bình khoảng 1kg/con). Trong 49 hộ điều tra thì kích cở thu
hoạch thấp nhất là 0,9 kg và kích cỡ thu hoạch cao nhất là 1,4 kg, kích cỡ thu
hoạch trung bình của 49 hộ nuôi là 1,18 kg tương đối phù hợp với nhu cầu của
tiêu thụ của thị trường.
e. Sản lượng thu hoạch:
Qua kết quả điều tra 49 hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn nghiên cứu
cho thấy sản lượng thu hoạch trung bình là 298,08 tấn, trong đó sản lượng thấp
nhất là 46 tấn và cao nhất lên đến 1.200 tấn. Điều đó cho thấy được tình hình về
thu hoạch được trong năm qua là tương đối thấp. Nguyên nhân là do năm qua
chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên: nguồn nước, mầm bệnh, nguồn thức ăn
không đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cá tăng trưởng. Mặt khác, phần lớn nông
hộ nuôi với mật độ khá cao nên làm cho cá lớn không đồng đều. Vì vậy mà sản
lượng thu hoạch vừa qua của nông hộ không khả quan.
f. Tỷ lệ sống của hộ nuôi cá tra
Tỷ lệ sống là một trong những yếu tố quyết định không nhỏ đến năng suất,
doanh thu cũng như lợi nhuận của nông hộ nuôi cá tra, bởi vì tỷ lệ sống của cá là
phần trăm cá còn sống sau khi thu hoạch, nếu tỷ lệ sống của cá tra thấp sẽ làm
giảm năng suất, lợi nhuận của nông hộ nuôi cá tra. Trong 49 hộ điều tra thì tỷ lệ
sống của cá tra thấp nhất là 38.3%/vụ và tỷ lệ sống cao nhất là 92.4%/vụ, tỷ lệ
sống của cá tra trung bình của 49 hộ nuôi là 67.48%/vụ tương đối phù hợp với
tình hình nuôi cá tra ở Thốt Nốt, vì tỷ lệ sống của cá tra còn bị ảnh hưởng rất
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 21 SVTH: Lý Đức Minh
nhiều các yếu tố khác như: chất lượng nước, bệnh, nguồn thức ăn, chất lượng
thuốc, con giống……
g. Thức ăn và cho cá ăn:
Chất lượng thức ăn
Bảng 5:Thông tin chất lượng thức ăn ở Thốt Nốt năm 2008.
Tần số Tỷ trọng hợp lệ (%)
Tốt 16 32,7
Không tốt 33 67,3
Tổng 49 100
Nguồn: Số liệu điều tra, 2009
Chất lượng thức ăn là yếu tố quan trọng trong việc nuôi cá của nông hộ, vì
chất lượng thức ăn ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng thịt của cá
tra. Qua nhận xét của nông hộ nuôi cá tra ở Thốt Nốt thì năm 2008 thì chất lượng
thức ăn để nuôi cá không tốt lắm.
Qua quá trình phỏng vấn 49 mẫu ở địa bàn nghiên cứu ta thấy hộ nuôi
thường sử dụng 2 loại thức ăn : Thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp.
+ Thức ăn tự chế: hộ nuôi thường chế biến thức ăn như sau Nguyên liệu
để chế biến có gốc động vật: cá tạp phải tươi, không bị ươn thối, đầu cá; cá tạp
khô không có sâu, mọt. Các nguyên liệu phụ: Cám, gạo, rau xanh….
+ Thức ăn công nghiệp: hay còn gọi là thức ăn viên thông thường nông hộ
mua qua các đại lý, hoặc trực tiếp từ công ty. Hiện nay người nuôi ngày càng có
xu hướng thích trực tiếp ký hợp đồng mua thức ăn với công ty để tiết kiệm hơn,
đồng thời giảm thiểu rủi ro khi mua qua các đại lý làm ăn gian dối.
Cho ăn: Thời kỳ cá còn nhỏ có kích cỡ từ 10-20cm, cá phát triển mạnh về
chiều dài, chưa tích lũy mỡ nên cần cho thức ăn chứa nhiều đạm (30%). Nông hộ
thường cho cá ăn các loại thức ăn thời kỳ này là: cá vụn, đầu tôm, các sản phẩm
loại của các nhà máy thủy hải sản xuất khẩu, cám, rau muống, bắp, khoai... và
lượng thức ăn hàng ngày bằng 5-8% trọng lượng cá. Cần cho cá ăn bằng sàn ăn
để biết lượng ăn của cá mà điều chỉnh. Đến thời kỳ cá lớn hơn, từ 25cm trở đi, cá
đã trở sang giai đoạn tích mỡ và tăng trọng nhanh, hàm lượng đạm trong thức ăn
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 22 SVTH: Lý Đức Minh
thời kỳ này giảm xuống 15-20%. Cho cá ăn hai lần/ngày và cần cho cá ăn đến no
thì thôi, thường là lượng thức ăn bằng 4-6% trọng lượng cá. Thành phần thức ăn
của cá như sau: 20% rau xanh, 50% cám, 30% cá, ốc, hến, đầu cá... xay nhỏ.
Thức ăn được nấu chín, nhồi dẻo, cho ăn ở dạng viên.
Thực tế khi khảo sát cho thấy nông hộ nuôi không quan tâm nhiều đến các
định mức kỹ thuật khi cho cá ăn như trên, mà thông thường họ cho cá ăn đến khi
no thì thôi gây ra việc ô nhiễm do thức ăn thừa cộng với lãng phí thức ăn đẩy giá
thành lên cao. Hơn nữa việc bảo quản thức ăn tương đối còn kém, kho bảo quản
thường không hợp vệ sinh làm cho thức ăn dễ bị nấm mốc nhất là trong mùa mưa
làm cá dễ bị bệnh do thức ăn đã bị hư.
h. Chất lượng nguồn nước
Bảng 6:Thông tin chất lượng nguồn nước ở Thốt Nốt năm 2008.
Tần số
Tỷ trọng hợp
lệ (%)
Tốt 14 28,6
Không tốt 35 71,4
Tổng 49 100
Nguồn: Số liệu điều tra, 2009
Chất lượng nước là một điểm kiểm soát tới hạn và những mối nguy có khả
năng xảy ra gồm các hóa chất và sinh vật gây nhiễm. Thủy sản nuôi trong bè ở
những vùng nước ngọt dễ bị nhiễm hóa chất dùng trong nông nghiệp, chất thải
của tàu bè vận chuyển trên sông. Qua quá trình phỏng vấn 49 hộ nuôi cá tra ta
thấy chất lượng nước của người dân dùng để nuôi cá tra đạt chất lượng không tốt
và càng chất lượng nước càng xấu đi vì nông hộ thường dùng nước thải nuôi thủy
sản hoặc thói quen bón phân gia súc vào ao nuôi có thể dẫn tới kết quả là sản
phẩm sẽ chứa vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng, ngoài ra mật độ thả nuôi ngày
càng cao, sự dư thừa thức ăn…., hơn nữa trong những năm gần đây do việc đào
ao nuôi cá tra tăng mạnh làm nguồn nước đầu vào ô nhiễm trầm trọng trung bình
cứ 1 tấn cá tra thành phẩm có tới 3 tấn chất thải theo kết quả nghiên cứu của Lê
Anh Tuấn “Nước cho nuôi trồng thủy sản trong chiến lược quy hoạch thủy lợi đa
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 23 SVTH: Lý Đức Minh
mục tiêu ở đồng bằng Sông Cửu Long” được đăng trên Tạp chí khoa học 2008
trang 205-209 trường đại học Cần Thơ trong khi hầu hết hộ nuôi đều không có ao
xử lý nước thải. Chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kiểm soát để ngăn
ngừa sự lây nhiễm hoá chất bằng cách chọn nguồn cung cấp và xử lý nước. Đối
với những mối nguy vi sinh vật có thể liên quan đến sản phẩm thủy sản nuôi
chưa được nấu chín, chuẩn bị đúng cách để ăn là điểm kiểm soát tới hạn cuối
cùng nhằm loại bỏ các mối nguy này.
4.2.1.6 Nguồn vốn vay
Hiện nay, trên địa bàn xã có nhiều đại lý bán thức ăn, thuốc, con giống
thường bán cho người nuôi dưới hình thức là bán chịu với lãi suất tương đối phù
hợp cho đến khi thu hoạch mới thanh toán một lần nếu như người nuôi có nhu
cầu. Chi phí thức ăn, chi phí giống chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng quá trình
nuôi cá mà có đến khoảng 80% nông hộ được phỏng vấn là mua thức ăn theo
hình thức này, nên nhu cầu về vốn vốn vay của hộ nuôi rất cao, họ thường vay
vốn của các ngân hàng với lãi suất 1,74%/ tháng trong năm 2008, tuy nhiên định
mức cho vay ưu đãi lại rất thấp không đủ vốn để người nuôi có thể đầu tư nuôi cá
chính vì vậy nông hộ thường vay bên ngoài và chịu lãi suất cao tư 3-6% tùy vào
số tiền và uy tín của người vay. Hơn nữa vốn vay ngân hàng nông nghiệp còn
phải chịu thêm chi phí vay tương đối cao trong năm 2008.
4.3 PHÂN TÍCH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG
4.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế 2007-2008
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ nuôi cá tra, ta nghiên cứu dựa
vào 3 yếu tố : Doanh thu, năng suất, lợi nhuận và một số yếu tố khác.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 24 SVTH: Lý Đức Minh
4.3.1.1 Phân tích doanh thu
Bảng 7: Doanh thu bình quân của hộ sản xuất cá tra 2007-2008.
Trung bình (triệu đồng) Số mẫu
Doanh thu 2008 4,598 49
Doanh thu 2007 3,936 49
Nguồn: số liệu điều tra, 2009
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu cá tra trung bình năm 2008 là 4,598
tỷ đồng so với giá bán cá tra năm 2007 là 3,936 tỷ đồng, ta thấy doanh thu năm
2008 cao hơn năm 2007 khoảng 650 triệu đồng, tuy nhiên doanh thu tăng do sản
lượng thu hoạch trong năm của các quan sát tăng.
4.3.1.2 Phân tích về giá thành
Bảng 8: Doanh thu bình quân của hộ sản xuất cá tra năm 2007-2008.
Trung bình Số mẫu
Giá thành 2008 16.090 49
Giá thành 2007 12.410 49
Nguồn: số liệu điều tra, 2009
Qua bảng số liệu trên ta thấy giá thành trung bình năm 2008 là 16.090 đồng/kg
so với giá thành năm 2007 là 12.410 đồng/kg, ta thấy giá thành năm 2008 cao hơn
năm 2007. Năm 2008 người nuôi cá tra chi phi thức ăn, chi phí con giống đều, chi
phí khác…đều tăng cao do lạm phát xảy ra làm cho chi phí nuôi cá tra năm 2008 cao
hơn năm 2007.
4.3.1.3 Phân tích về lợi nhuận
Bảng 9: Lợi nhuận bình quân của hộ sản xuất cá tra năm 2007-2008.
Trung bình(triệu đồng) Số mẫu
Lợi nhuận 2008 -161,84 49
Lợi nhuận 2007 544,98 49
Nguồn: số liệu điều tra, 2009
Qua bảng số liệu trên ta thấy trung bình trong năm 2008 mỗi hộ nuôi lỗ 161
triệu đồng, trong khi trong năm 2007 lợi nhuận bình quân 544.98 triệu đồng, tình
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 25 SVTH: Lý Đức Minh
hình trong năm 2008 biến động quá đột ngột, hầu hết người nuôi lỗ nặng, có hộ lỗ
cao nhất lên đến 1,2 tỷ đồng trong khi đó năm 2007 hộ lỗ cao nhất cũng chỉ là 150
triệu. Tuy nhiên bên cạnh đó trong năm 2008 cũng có hộ nuôi lãi được cao nhất la
1,56 tỷ đồng. Nhìn chung qua kết quả phân tích trên ta thấy hoạt động của hộ nuôi cá
tra năm 2007 đạt hiệu quả về kinh tế hơn năm 2008 là do sự biến động kinh tế thế
giới làm cho xuất khẩu cá tra giảm.
4.3.1.4 Một số yếu tố khác
Phân tích năng suất bình quân
Nhìn chung, sự tăng lên hay giảm xuống về năng suất cá tra của nông hộ ở 2
năm 2007 – 2008 nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chính yếu nhất vẫn là
các yếu tố như: mật độ thả nuôi, diện tích nuôi, chi phí sản xuất, chúng tác động
một cách trực tiếp và rõ ràng nhất. Vì thế, năng suất giữa 2 vụ 2007 -2008 cũng
có sự thay đổi rõ rệt như sau:
Bảng 10: Năng suất bình quân của hộ sản xuất cá tra năm 2007-2008
Trung bình Số mẫu
Năng suất 2008 462,13 49
Năng suất 2007 432,04 49
Nguồn: số liệu điều tra, 2009
Qua bảng số liệu trên cho thấy năng suất trung bình của cá tra năm 2008 là
462,13 tấn/ha so với năng suất trung bình năm 2007 là 432,04 tấn/ha, năng suất trung
bình năm 2008 tăng 14,35% vì năm 2008 giá cả xuống thấp từ 14.000-14.500đ người
nuôi không bán cá khi cá tới thời điểm thu hoạch vì một phần họ đợi giá cao để bán,
một phần họ bị thương lái ép giá, cá tra trên thị trường thế giới bị dội, chính vì
không bán nên họ cứ tiếp tục cho ăn cho đến khi bán được cá vì thế năng suất 2008
cao hơn năng suất 2007 là 30,09 tấn/ha.
Phân tích về giá bán
Bảng 11: Giá bán bình quân của hộ sản xuất cá tra năm 2007-2008.
Trung bình Số mẫu
Giá Bán 2008 15,120 49
Giá Bán 2007 14,390 49
Nguồn: số liệu điều tra, 2009
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 26 SVTH: Lý Đức Minh
Qua bảng số liệu trên ta thấy giá bán cá tra trung bình năm 2008 là 15.120 đồng
so với giá bán cá tra năm 2007 là 14.390 đồng, ta thấy giá bán cá tra năm 2008 cao
hơn năm 2007 là 736,73 đồng tuy giá bán cá tra năm 2008 cao hơn năm 2007 nhưng
người nuôi cá tra năm 2008 lỗ mà khi đó người nuôi cá tra năm 2007 thì lời vì năm
2008 chi phi thức ăn, chi phí con giống đều, chi phí khác…đều tăng cao trong khi đó
tình hình kinh tế thị trường có nhiều biến động xảy ra như lạm phát tăng cao, khủng
hoảng kinh tế toàn kéo dài.
4.3.2 Phân tích các chi phí sử dung vốn nuôi cá tra
Để sản xuất cá tra các hộ nuôi phải bỏ ra khá nhiều chi phí trong một vụ,
những chi phí đó như: chi phí thức ăn, chi phí con giống, chi phí thuốc… Bình
quân mỗi hộ phải chi 7,9 tỷ đồng cho các khoản chi phí nuôi cá tính trên 1 ha mặt
nước. Các khoản chi phí đó đựơc tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 12: Tổng hợp chi phí nuôi cá tra năm 2008.
Chỉ tiêu
Nhỏ nhất
(triệu
đồng/ha)
Lớn nhất
(triệu
Đồng/ha)
Bình quân (triệu
Đồng/ha)
Tỷ
trọng
(%)
Chi phí thức ăn 1.399,37 14.400 5.462,08 68,99
Chi phí ao 61,74 510 222,25 2,83
Chi phí giống 205,79 2.005,31 847,55 10,8
Chi phí thuốc 185,21 1.800 618,84 7,79
Chi phí lao động 20,58 200 81,59 1,03
Chi phí máy móc 30 334.22 111,78 1,41
Chi phí sử dụng vốn 107,01 1.020 463,47 5,91
Chi phí khác 30 460 99,54 1,23
Tổng 2.057,89 20.000 7.907,09 100
Nguồn: Số liệu điều tra, 2009
Năm 2008, nhìn chung tổng chi phí nuôi cá tra của nông hộ là tương đối cao
và đa dạng bao gồm chi phí trực tiếp như:chi phí thức ăn, chi phí ao, chi phí
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 27 SVTH: Lý Đức Minh
Chi phí thức
ăn, 68.99%
Chi phí ao,
2.83%
Chi phí
giống,
10.80%
Chi phí
thuốc, 7.79%
Chi phí máy
móc, 1.41%
Chi phí lao
động, 1.03%
Chi phí sử
dụng vốn,
5.91%
Chi phí khác,
1.23%
giống, chi phí thuốc, chi phí lao động, chi phí máy móc, chi phí sử dung vốn và
chi phí khác. Trong đó, chi phí trung bình 1 vụ của hộ nuôi cá tra thì chi phí thức
ăn (chiếm 68,99%) chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2008 thời gian nuôi cá tra của
nông hộ khá dài dẫn đến chi phí cho thức ăn cũng tăng theo, là do một số nguyên
nhân sau: do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài làm
cho thị trường tiêu thụ cá tra trên thế giới bị giảm mạnh, một phần là do thương
lái ép giá, nhiều hộ nông dân không chịu bán cá đợi giá lên, nên làm cho chi phí
sản xuất của nông hộ tăng lên đáng kể. Vì vậy, để thấy rỏ hơn và chính xác hơn
hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất nếp ta cần xác định rõ từng yếu tố ảnh
hưởng đến chi phí ở từng khâu sản xuất được thông qua biểu đồ sau:
Hình 1: Cơ cấu các lọai chi phí của hộ nuôi cá tra 2008.
Nguồn: Số liệu điều tra, 2009
Từ bảng trên ta thấy, trong các lọai chi phí mà hộ nuôi phải bỏ ra thì chi phí
dành cho thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 68,99%), bình quân mỗi hộ chi
khoảng 5,462 tỷ đồng cho việc mua thức ăn trên 1 mặt nước. Tùy theo quy mô
nuôi, khả năng áp dụng kỹ thuật mới và nguồn vốn của hộ nuôi mà chi phí mua
thức ăn nhiều hay ít. Cụ thể, hộ chi ít nhất là 1,399 tỷ đồng và nhiều nhất là 14,44
tỷ đồng.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 28 SVTH: Lý Đức Minh
Bên cạnh chi phí thức ăn thì chi phí con giống cũng chiếm tỷ trọng khá lớn
trong tổng chi phí (chiếm 10,8%), bình quân mỗi hộ chi 847,55 triệu đồng để
mua giống trong 1 vụ sản xuất. Tùy vào, qui mô nuôi, nơi mua vầ thời gian mua
giống mà chi phí này nhiều hay ít. Hộ bỏ ra ít nhất để mua con giống là 205,79
triệu đồng và nhiều nhất là 2 tỷ đồng.
Trong quá trình nuôi, cá tra chịu tác động của nhiều yếu tố như chất lượng
nguồn cá giống, nguồn nước, các loại vi khuẩn, bệnh, tấn công… dẫn đến sự sụt
giảm về số lượng và chất lượng. Để khắc phục tình trạng này, hộ nuôi phải mua
các loại thuốc về chữa bệnh cho cá, bình quân mỗi hộ phải bỏ ra 618 triệu đồng
cho việc mua thuốc trên 1 ha mặt nước (chiếm 7,79% trong tổng chi phí).
Đầu tư vào nuôi cá cần một lượng vốn ban đầu khá lớn (khoảng 8 tỷ đồng
cho 1 ha mặt nước trong 1 năm) nông hộ thường không đủ khả năng đầu tư, để
cần xuất nông hộ phải vay thêm các nguồn khác như ngân hàng, bạn bè, người
thân hay các tổ chức tín dụng. Và chi phí của việc đi vay vốn này chiếm 5,91%
trong tổng lượng vốn, bình quân mỗi hộ phải trả 9.517.938,78 đồng cho việc sử
dụng nguồn vốn vay.
Phần trăm còn lại trong tổng chi phí, các chi phí ao, chi phí máy móc, chi
phí lao động, chi phí khác chia nhau nắm giữ. Cụ thể, chi phí ao (2,83%), chi phí
máy móc (1,41%), chi phí lao động (1,03%), chi phí khác (1,23%).
4.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận năm 2007-2008
Trong các hoạt động sản xuất, năng suất hay lợi nhuận (biến phụ thuộc)
chịu sự tác động và thường là sự tương tác đồng thời của các biến độc lập lên
biến phụ thuộc. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài để xét mối tương quan giữa
các biến độc lập (các yếu tố kỹ thuật) lên biến phụ thuộc (năng suất hay lợi
nhuận) ta sử dụng phương trình tương quan đa biến có dạng như sau:
Y = A + B1 X1 + B2 X2 + B3 X3… + Bn Xn
Trong đó: Y: Năng suất hay lợi nhuận (biến phụ thuộc)
A: Hằng số
X1…Xn: Là các biến độc lập giả định có ảnh hưởng đến năng suất và lợi
nhuận
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 29 SVTH: Lý Đức Minh
B1…Bn: Hệ số của Xi
4.3.3.1 Phương trình năng suất năm 2007-2008
Năng suất của việc nuôi cá tra chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau
như: sản lượng thả nuôi, mật độ nuôi, thời gian nuôi…như thế nào?
Gọi Y là năng suất của hộ nuôi. Các biến độc lập Xi bao gồm:
X1: diện tích thả nuôi(ha)
X2: mật độ nuôi (con/m2)
X3: giá thành(đồng/kg)
X4: kích cỡ thả nuôi(gam/con)
X5: Sản lượng thu hoạch (kg/ha)
Ta có phương trình hồi qui biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất và các
biến :
Y = A + B1 X1 + B2 X2 + B3 X3… + B5 X5
a. Năng suất 2008
Từ số liệu thu thập được của 49 nông hộ nuôi cá tra tại địa bàn nghiên cứu,
ta có kết quả phân tích SPSS, đã thể hiện được các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất cá của nông hộ năm 2008 và có bảng kết quả sau:
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 30 SVTH: Lý Đức Minh
Bảng 13: Kết quả mô hình năng suất 2008.
Mô hình Hệ số Ý nghĩa Giá trị t
Hằng số 941.595,862 0,006 2,879
Diện tích thả nuôi -420.159,519 0,000 -6,968
Sản lượng thu hoạch 0,996 0,000 7,954
Kích cỡ thả nuôi 994,55 0,239 1,195
Giá thành -36,795 0,071 -1,853
Mật độ thả nuôi 526,044 0,7 0,388
Số mẫu 49
R2 0,765
F 28,072
Sig.F 0,0000
R 0,875
Nguồn: Số liệu điều tra 2009
Hệ số xác định mô hình trên là 0,765. Điều này có ý nghĩa là các yếu tố
được đề cập trong mô hình tác động đến sự thay đổi của năng suất là 76,5%, còn
lại 23,5% sự biến động của năng suất là do các yếu tố khác tác động không được
đưa vào mô hình.
Khi hệ số xác định R2 = 0,765, giá trị F = 25,757 tương ứng mức ý nghĩa
quan sát được là 0,000. Điều này cho thấy có thể kết luận mô hình hồi quy tuyến
tính ta khảo sát có ý nghĩa và hoàn toàn phù hợp với tổng thể nghiên cứu, qua
phân tích trên có thể thấy mẫu quan sát có thể đại diện cho toàn tổng thể nghiên
cứu.
Tuy nhiên, tập trung xét đến những biến ảnh hưởng đến năng suất có ý
nghĩa thống kê (mức ý nghĩa < 5%). Kết quả trên ta thấy năng suất chịu sự tác
động chủ yếu của các biến như: Diện tích thả nuôi (sig t = 0,000 < 0,05), sản
lượng thu hoạch (sig t = 0,000 < 0,05). Các yếu tố này tương quan với năng suất
với mức độ chặt chẽ (R = 0,875), trong đó biến sản lượng thu hoạch có mối
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 31 SVTH: Lý Đức Minh
tương quan thuận với năng suất, bên cạnh đó có biến diện tích có mối tương quan
nghịch với năng suất.
Các yếu tố như: Mật độ thả nuôi (sig t = 0,7> 0,05), kích cỡ thả nuôi (sig
t=0,239 > 0,05), giá thành(sig t=0,071>0,05), các biến ảnh hưởng không có ý
nghĩa thống kê đến năng suất vì (sig t> 0,05) nhưng được giữ lại trong mô hình
để thể hiện vai trò của chúng.
Từ đó ta có phương trình năng suất như sau:
Y = 941.595,862 - 420.159,519X1 + 526,044X2 - 36,795X3+ 994,55X4 +
0,996X5 (1)
Trong đó
Y: Năng suất (ha/năm)
X1: diện tích thả nuôi(ha)
X2: mật độ nuôi (con/m2)
X3: giá thành(đồng/kg)
X4: kích cỡ thả nuôi(gam/con)
X5: Sản lượng thu hoạch (kg/ha)
Hệ số A= 941.595,862 nghĩa là năng suất sẽ tăng do các yếu tố khác không
được nghiên cứu trong mô hình này.
Ảnh hưởng của diện tích thả nuôi đến năng suất
Với mức ý nghĩa 1%, hệ số của X1 của phương trình cho thấy yếu tố diện
tích thả nuôi có mối tương quan nghịch với năng suất. Nghĩa là khi các yếu tố
khác cố định thì khi yếu tố diện tích thả nuôi tăng lên 01 ha thì năng suất nuôi cá
sẽ giảm xuống tương ứng 420.159,519 kg/ha.
Ảnh hưởng sản lượng thu hoạch đến năng suất
Với mức ý nghĩa 1%, hệ số X2 của phương trình cho thấy sản lượng thu
hoạch có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố
định thì khi sản lượng thu hoạch tăng lên 1 đơn vị thì năng suất nuôi cá sẽ tăng
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 32 SVTH: Lý Đức Minh
lên 0,996 kg/ha. Điều này cho thấy khi sản lượng thu hoạch càng lớn trong quá
trình nuôi cá thì năng suất cá tra sẽ tăng lên tương ứng.
Như vậy, qua quá trình phân tích thấy rằng: khi phân tích các yếu tố tác
động đến năng suất của hộ nuôi bỏ qua tác động của yếu tố khác cố định thì chỉ
có diện tích thả nuôi, sản lượng thu hoạch với mức độ khác nhau đều tác động
đến năng suất của hộ nuôi.
Diện tích thả nuôi với tác động làm giảm năng suất của hộ, yếu tố sản lượng
thu hoạch với tác động làm tăng năng suất của hộ nuôi. Còn với mức ý nghĩa α =
10% các yếu tố như: Mật độ thả nuôi, kích cỡ thả nuôi, giá thành đã không có tác
động đến năng suất của hộ nuôi cá tra ở mức α = 10%. Theo kết quả của mô hình
thì muốn tăng năng suất của hộ, ta phải tác động hợp lý vào 2 nhân tố diện tích
thả nuôi, sản lượng thu hoạch.
b.Năng suất 2007
Từ số liệu thu thập được của 49 nông hộ nuôi cá tra tại địa bàn nghiên cứu,
ta có kết quả phân tích SPSS, đã thể hiện được các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất cá của nông hộ năm 2007.
Bảng 14: Kết quả mô hình năng suất 2007.
Mô hình Hệ số Giá trị t Ý nghĩa
Hằng số 521.388,036 2,22 0,032
Diện tích thả nuôi -354.823,893 -6,732 0,000
Sản lượng thu hoạch 1,061 7,148 0,000
Kích cỡ thả nuôi 2.009,727 2,659 0,011
Giá thành -22,996 -1,174 0,247
Mật độ thả nuôi 500,635 0,469 0,641
Số mẫu 49
R2 0,692
F 19,283
Sig.F 0,000
R 0,832
Nguồn: Số liệu điều tra 2009
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 33 SVTH: Lý Đức Minh
Hệ số xác định mô hình trên là 0,692. Điều này có ý nghĩa là các yếu tố
được đề cập trong mô hình tác động đến sự thay đổi của năng suất là 69,2%, còn
lại 31,8% sự biến động của năng suất là do các yếu tố khác tác động không được
đưa vào mô hình.
Khi hệ số xác định R2 = 0,692, giá trị F = 19,283 tương ứng mức ý nghĩa
quan sát Sig.= 0,000. Điều này cho thấy có thể kết luận mô hình hồi quy tuyến
tính ta khảo sát có ý nghĩa và hoàn toàn phù hợp với tổng thể nghiên cứu. Và qua
phân tích trên có thể thấy mẫu quan sát có thể đại diện cho toàn tổng thể nghiên
cứu.
Tuy nhiên, tập trung xét đến những biến ảnh hưởng đến năng suất có ý
nghĩa thống kê (mức ý nghĩa < 5%). Kết quả trên ta thấy năng suất chịu sự tác
động chủ yếu của các biến như: Sản lượng thu hoạch (sig t = 0,000 < 0,05), kích
cỡ thả nuôi (sig t = 0,011 < 0,05), diện tích thả nuôi (sig t = 0,000 < 0,05). Các
yếu tố này tương quan với năng suất có ý nghĩa về mặt thống kê, trong đó biến
sản lượng thu hoạch, kích cỡ thu thả nuôi có mối tương quan thuận với năng suất,
bên cạnh đó có biến diện tích có mối tương quan nghịch với năng suất.
Các yếu tố như: Mật độ thả nuôi (sig t = 0,641 > 0,05), Giá thành (sig t =
0,247 > 0,05), ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến năng suất nhưng được
giữ lại trong mô hình để thể hiện vai trò của chúng.
Từ đó ta có phương trình năng suất như sau:
Y = 521.388,036 - 354.823,893X1+500,635X2-22,996X3+ 2.009,727X4 +
1,061X5(2)
Trong đó
Y: Năng suất (kg/ha)
X1: diện tích thả nuôi(ha)
X2: mật độ nuôi (con/m2)
X3: giá thành(đồng/kg)
X4: kích cỡ thả nuôi(gam/con)
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 34 SVTH: Lý Đức Minh
X5: Sản lượng thu hoạch (kg/ha)
Hệ số A= 521.388,036 nghĩa là năng suất sẽ tăng do các yếu tố khác
không được nghiên cứu trong mô hình này.
Ảnh hưởng của diện tích thả nuôi đến năng suất
Với mức ý nghĩa 1%, hệ số của X1 của phương trình cho thấy yếu tố diện
tích thả nuôi có mối tương quan nghịch với năng suất. Nghĩa là khi các yếu tố
khác cố định thì khi yếu tố diện tích thả nuôi tăng lên 01 ha thì năng suất nuôi cá
sẽ giảm xuống tương ứng 354.823,893 kg/ha.
Ảnh hưởng kích cỡ thả nuôi đến năng suất
Với mức ý nghĩa 1%, hệ số X2 của phương trình (2) cho thấy kích cỡ thả
nuôi có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố
định thì khi kích cỡ thả nuôi tăng lên 1 gam/con thì năng suất nuôi cá sẽ tăng lên
2.009,727 kg/ha. Điều này cho thấy khi kích cỡ thả nuôi càng lớn trong quá trình
nuôi cá thì năng suất cá tra sẽ tăng lên tương ứng.
Ảnh hưởng sản lượng thu hoạch đến năng suất
Với mức ý nghĩa 1%, hệ số X3 của phương trình cho thấy sản lượng thu
hoạch có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố
định thì khi sản lượng thu hoạch tăng lên 1 kg/ha thì năng suất nuôi cá sẽ tăng lên
1,061 kg/ha. Điều này cho thấy khi sản lượng thu hoạch càng lớn trong quá trình
nuôi cá thì năng suất cá tra sẽ tăng lên tương ứng.
Kết luận
Nhìn chung, yếu tố mật độ thả nuôi trong cả 2 phương trình (1) và (2) đều
không ảnh hưởng đến năng suất nuôi cá tra của nông hộ về mặt thống kê, nhưng
thực tế thì yếu tố này cũng không thể không kể đến, vì chúng cũng đóng góp để
phục vụ trong quá trình sản xuất của nông dân. Bởi, mật độ thả nuôi trong sản
xuất là hết sức quan trọng, nó tác động đến hiệu quả sản xuất nuôi cá tra của
người dân như: mật độ thả nuôi ít hay nhiều cũng rất cần thiết vì nếu mật độ thả
nuôi nhiều sẽ làm hạn chế sự sinh trưởng của cá tra làm giảm năng suất của
người nuôi cá tra, vì thế hộ nuôi cá nên có mật độ thả nuôi hợp lý giúp cá tra phát
triển tốt hơn và cũng quyết định đến năng suất. Ngoài ra còn một số yếu tố khác:
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 35 SVTH: Lý Đức Minh
Điều kiện tự nhiên:
Giữa 2 năm 2007 và năm 2008 thì điều kiện tự nhiên của hai năm hoàn toàn
khác nhau: năm 2008 thì có điều kiện khí hậu, lượng mưa, nguồn nước thích hợp
hơn cho việc nuôi cá, cũng như là về bệnh cũng không ảnh hưởng nhiều như năm
2007, vì vậy tỷ lệ sống của cá tra năm 2008 cao.
Yếu tố khác:
Bên cạnh những yếu tố vừa nêu trên thì năng suất cũng bị ảnh hưởng những
yếu tố khác như: chất lượng nguồn nước, chất lượng con giống, chất lượng thuốc,
cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra.
4.3.3.2 Phương trình lợi nhuận năm 2007-2008
Theo kết quả phân tích lợi nhuận chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các biến
như: năng suất, chi phí thức ăn, chi phí ao, chi phí giống, chi phí thuốc, chi phí
lao động.
Y = A + B1 X1 + B2 X2 + B3 X3
Gọi Y là lợi nhuận của hộ nuôi. Các biến độc lập Xi bao gồm:
X1: Năng suất (ha)
X2: Giá thành (đồng/kg)
X3: Mật độ thả nuôi (đồng/kg)
X4: Sản lượng thu hoạch(kg/ha)
Ta có phương trình hồi qui biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất và các
biến :
Giả thiết được đặt ra cho mô hình hồi quy này là:
H0: β1= β2= β3 (hay các yếu tố được đưa vào phân tích trong mô hình không
ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ).
H1: có ít nhất 1 tham số βi 0 (tức là có ít nhất 1 yếu tố được đưa vào phân
tích trong mô hình có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ).
Từ số liệu thu thập được của 49 nông hộ nuôi cá tại địa bàn nghiên cứu, kết
quả phân tích được trình bày như sau:
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 36 SVTH: Lý Đức Minh
a.Hàm lợi nhuận 2008
Sau khi tính toán các biến, thông qua phần mềm SPSS ta có kết quả chạy
hồi qui như sau:
Bảng 15. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm
2008.
Mô hình Hệ số Giá trị t Ý nghĩa
Hằng số 1,168E10 6,822 0,000
Giá thành -733.815,692 -7,111 0,000
Năng suất -1.243,435 -2,366 0,022
Mật độ thả nuôi 1,329E6 0,207 0,837
Sản lượng thu hoạch 937.011,317 2,344 0,024
Số mẫu 49
Hệ số xác định (R2) 0,582
Sig.F 0,000
F 15,331
R 0,763
Nguồn: Số liệu điều tra 2009
Hệ số xác định mô hình trên là 0,582. Điều này có ý nghĩa là các yếu tố
được đề cập trong mô hình tác động đến sự thay đổi của lợi nhuận là 58,2%, còn
lại 42,8% sự biến động của lợi nhuận là do các yếu tố khác tác động không được
nghiên cứu trong đề tài. Hay nói cách khác là có khoảng 58,2% sự thay đổi của
lợi nhuận được giải thích bởi sự tác động của các biến trong phương trình hồi
quy tuyến tính như năng suất, giá thành, sản lượng thu thả nuôi.
Khi hệ số xác định R2 = 0,582, F =15,331 tương ứng mức ý nghĩa quan sát
được là 0,000. Điều này cho thấy có thể kết luận mô hình hồi quy tuyến tính ta
khảo sát có ý nghĩa và hoàn toàn phù hợp với tổng thể nghiên cứu. Và qua phân
tích trên có thể thấy mẫu quan sát có thể đại diện cho toàn tổng thể nghiên cứu.
Tuy nhiên, tập trung xét đến những biến ảnh hưởng đến lợi nhuận có ý
nghĩa thống kê (mức ý nghĩa < 5%). Kết quả trên ta thấy lợi nhuận chịu sự tác
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 37 SVTH: Lý Đức Minh
động chủ yếu của các biến như: Giá thành (sig t = 0,000 < 0,05) ; Năng suất (sig
t=0,022 < 0,05); Sản lượng thu hoạch (sig t = 0.024 < 0,05). Các yếu tố này
tương quan với lợi nhuận với mức độ chặt chẽ (R = 0,763).
Các yếu tố như: Mật độ thả nuôi (sig t = 0,837> 0,05) ảnh hưởng không có
ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận vì (sig t> 0,05) nhưng được giữ lại trong mô hình
để thể hiện vai trò của chúng.
Theo số liệu từ bảng trên ta có phương trình hồi quy tuyến tính về lợi
nhuận như sau:
Y = 1,168E10 - 1.243,435X1 -733.815,692X2+937.011,317X3+ 1,329E6X4-
(3)
X1: Năng suất (kg/ha)
X2: Giá thành (đồng/kg)
X3: Sản lượng thu hoạch(kg/ha)
X4 : Mật độ thả nuôi (con/m2)
Hệ số A= 1.75e+08 nghĩa là năng suất sẽ tăng do các yếu tố khác không
được nghiên cứu trong mô hình này.
Ảnh hưởng của yếu tố năng suất đến lợi nhuận
- Với mức ý nghĩa 1%,Từ phương trình cho thấy yếu tố năng xuất có mối
tương quan nghịch với lợi nhuận. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi
yếu tố năng xuất giảm 1 đơn vị thì lợi nhuận sẽ tăng -1.243,435 đồng. Hay nói
cách khác, khi năng suất tăng thì lợi nhuận sẽ tăng lên tương ứng với hệ số .
Ảnh hưởng của giá thành đến lợi nhuận
Với mức ý nghĩa 1%, Từ phương trình cho thấy giá thành là có mối tương
quan nghịch với lợi nhuận. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi giá thành
tăng 01 đơn vị thì lợi nhuận sẽ giảm 733.815,692 đồng. Hay nói cách khác, khi
giá thành tăng lên thì lợi nhuận nuôi cá tra sẽ giảm tương ứng với hệ số.
Ảnh hưởng sản lượng thu hoạch đến lợi nhuận
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 38 SVTH: Lý Đức Minh
Với mức ý nghĩa 1%, hệ số X3 của phương trình cho thấy sản lượng thu
hoạch có mối tương quan thuận với lợi nhuận. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố
định thì khi sản lượng thu hoạch tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận nuôi cá sẽ tăng
lên 937.011,317 đồng. Điều này cho thấy khi sản lượng thu hoạch càng lớn trong
quá trình nuôi cá thì lợi nhuận cá tra sẽ tăng lên tương ứng.
b.Lợi nhuận 2007
Tương tự như năm 2008, qua kết quả xử lý số liệu về các ýếu tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận năm 2007 của nông hộ bằng phần mềm SPSS, ta có bảng kết quả
như sau:
Bảng 16. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ
trong năm 2007
Các yếu tố Hệ số Giá trị
t
Ý nghĩa
Hằng số 6,741E9 3,642 0,001
Mật độ thả nuôi -5,024E6 -0,81 0,422
Kích cỡ thu hoạch -1,548E8 -0,146 0,885
Năng suất 2.743,726 4,691 0,000
Giá thành -53.078,617 -4,728 0,000
R 0,728
R2 0,53
F 12,411
Sig.F 0,000
Nguồn: Số liệu điều tra 2009
Theo kết quả phân tích chương trình SPSS ta có: tỷ số F = 12,411 và Sig.F
= 0.000, kết luận rằng mô hình có ý nghĩa, hệ số xác định R2 = 0,53, nghĩa là sự
biến động lợi nhuận của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định
trong mô hình ở mức độ 53% với mức độ tin cậy 95%.
Tuy nhiên, tập trung xét đến những biến ảnh hưởng đến lợi nhuận có ý
nghĩa thống kê (mức ý nghĩa < 5%). Kết quả trên ta thấy lợi nhuận chịu sự tác
động chủ yếu của các biến như: Giá thành (sig t = 0,000 < 0,05) ; Năng suất (sig
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 39 SVTH: Lý Đức Minh
t=0,022 < 0,05). Các yếu tố này tương quan với lợi nhuận với mức độ chặt chẽ (R
= 0,728)
Các yếu tố như: Mật độ thả nuôi (sig t = 0,422> 0,05), kích cỡ thu hoạch
(sig t = 0,885> 0,05) ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận vì (sig
t> 0,05) nhưng được giữ lại trong mô hình để thể hiện vai trò của chúng.
Tương tự ta có phương trình hồi qui thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của nông hộ trong việc nuôi cá tra 2008 như sau:
Y = 1.58e+09 + 2.743,726X1 - 53.078,617X2 - 1,548E8X3 - 5,024E6X4 (4)
X1: Năng suất (kg/ha)
X2: Giá thành (đồng/kg)
X3: Kích cỡ thu hoạch (kg/ha)
X4 : Mật độ thả nuôi (con/m2)
Hệ số A= 6,741E9 nghĩa là năng suất sẽ tăng do các yếu tố khác không
được nghiên cứu trong mô hình này.
Ảnh hưởng của yếu tố năng suất đến lợi nhuận
- Với mức ý nghĩa 1%,Từ phương trình cho thấy yếu tố năng xuất có mối
tương quan thuận với lợi nhuận. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi yếu
tố năng xuất tăng 01 đơn vị thì lợi nhuận sẽ tăng 2.743,726 đồng. Hay nói cách
khác, khi năng suất giảm thì lợi nhuận sẽ tăng lên tương ứng với hệ số .
Ảnh hưởng của giá thành đến lợi nhuận
Với mức ý nghĩa 1%, từ phương trình cho thấy giá thành là có mối tương
quan nghịch với lợi nhuận. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi giá thành
tăng 01 đơn vị thì lợi nhuận sẽ giảm 53.078,617đồng. Hay nói cách khác, khi giá
thành tăng lên thì lợi nhuận nuôi cá tra sẽ giảm tương ứng với hệ số. Điều này
cho thấy ta cần phải giảm chi phí trong sản xuất thì sẻ làm tăng lợi nhuận cho
nông hộ nuôi cá tra.
Kết luận: Sau khi phân tích 2 phương trình lợi nhuận của năm 2007 và 2008
ta thấy: khi phân tích các yếu tố tác động đến lợi nhuận của hộ nuôi bỏ qua tác
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 40 SVTH: Lý Đức Minh
động của yếu tố khác cố định thì chỉ có năng suất, giá thành với mức độ khác
nhau đều tác động khá lớn đến lợi nhuận năm 2007-2008 của hộ nuôi. Vì vậy
nông hộ nuôi cá tra cần phải tác động hợp lý vào yếu tố giá thành và năng suất để
đạt được hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng của những
nhân tố khác như:
Tác động của thị trường:
Theo điều tra của 49 hộ nông dân trong địa bàn nghiên cứu, thì trong năm
vừa qua do sự khủng hoảng kinh tế thị trường toàn cầu, nên tình hình giá cả của
một số mặt hàng bị biến động liên tục, nhất là về giá cả vật tư nông nghiệp
như:thức ăn, thuốc, con giống... tăng lên, nhưng giá cá tra thì lại ở mức không
cao khoảng 14.500 – 15.000 đồng/kg.
Ngoài yếu tố giá cả thị trường, năng suất và chi phí sản xuất, thì nông dân
còn chịu nhiều tác động khác như: chịu sự ép giá của một số thương lái, hay do
thiếu điều kiện vật chất hoặc không có chổ tiêu thụ nên buộc nông dân phải bán
gấp. Một mặt là do mua vật tư chịu của các đại l ý hay tiền vay ngân hàng, nên vì
tâm lý thiếu nợ nên khiến người dân cũng không an tâm mà nằm chờ giá.
4.3.4. Phân tích các chỉ số tài chính để thấy được hiệu quả kinh tế của
việc nuôi cá tra ở Quận Thốt Nốt
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 41 SVTH: Lý Đức Minh
Bảng 17: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
NÔNG HỘ NĂM 2007-2008
Số
mẫu
Đơn vị
tính
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Doanh thu 08 49
1.000
đồng 644.000 19.800.000 4.598.000
Doanh thu 07 49
1.000
đồng 1.050.000 10.850.000 3.936.100
Tổng chi phí 08 49
1.000
đồng 782.000 18.240.000 4.760.000
Tổng chi phí 07 49
1.000
đồng 770.000 9.100.000 3.391.200
Lợi nhuận 08 49
1.000
đồng -1.200.000 1.560.000 -161.840
Lợi nhuận 07 49
1.000
đồng -150.000 1.750.000 544.980
TSLNCP 2008 49 Lần -0,24 0,1 -0,06
TSLNCP 2007 49 Lần -0,08 0,41 0,16
TSLNDT 2008 49 Lần -0,31 0,09 -0,07
TSLNDT 2007 49 Lần -0,08 0,29 0,13
DT/CP 08 49 Lần 0,76 1,1 0,94
DT/CP 07 49 Lần 0,9 1,4 1,16
Nguồn: số liệu điều tra, 2009
Chú thích
+ TSLNCP: Tỷ suất lợi nhuận/chi phí
+ TSLNDT: Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
+ DT/CP: doanh thu/chi phí
Từ bảng số liệu cho thấy mức độ đầu tư nuôi cá tra như sau:
Tổng doanh thu trung bình năm 2008 là 4,598 tỷ đồng. trong đó hộ có
doanh thu thấp nhất là 644 triệu đồng và mức cao nhất là 19,8 tỷ đồng so với
tổng doanh thu trung bình năm 2007 là 3,936 tỷ đồng. Trong đó hộ có doanh thu
thấp nhất là 1,05 tỷ đồng và mức cao nhất là 10,85 tỷ đồng từ tổng doanh của 2
năm ta thấy doanh thu 2008 cao hơn năm 2007.
Để có được khoản doanh thu 2008 và 2007 người nông dân phải bỏ ra
một khoản chi phí trung bình 2008 là 7,9 tỷ đồng cho 1 ha diện tích.
Tỷ số Lợi nhuận ròng/chi phí trung bình năm 2008 là - 0,06, có nghĩa là
cứ một đồng chi phí bỏ ra để sản xuất thì nông hộ sẽ lỗ 0,06 đồng; trong đó hộ có
chỉ số thấp nhất là -0,24 đồng và cao nhất là 0,1 đồng.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 42 SVTH: Lý Đức Minh
Tỷ số Lợi nhuận ròng/chi phí trung bình năm 2007 là 0,16 có nghĩa là cứ
một đồng chi phí bỏ ra để sản xuất thì nông hộ sẽ có lợi nhuận là 0,16 đồng;
trong đó hộ có chỉ số thấp nhất là -0,08 đồng và cao nhất là 0,41 đồng.
Tỷ số Lợi nhuận ròng/Doanh thu trung bình năm 2008 là -0,07, khi đó
người nông dân sẽ mất đi một khoản lợi nhuận là 0,07 đồng nếu họ có một đồng
doanh thu.
Tỷ số Lợi nhuận ròng/Doanh thu trung bình năm 2007 là 0,13 đồng/kg,
khi đó người nông dân sẽ nhận được một khoảng lợi nhuận là 0,13 đồng nếu họ
có một đồng doanh thu.
Tỷ số Doanh thu/Chi phí trung bình năm 2008 là 0,94 nói lên rằng khi
người dân bỏ ra 1 đồng chi phí thì nông hộ sẽ thu được 0,94 đồng doanh thu.
Trong đó hộ có chỉ số thấp nhất là 0,76 đồng và cao nhất là 1,1 đồng.
Tỷ số Doanh thu/Chi phí trung bình năm 2007 là 1,16 nói lên rằng người
nông dân sẽ nhận được 1,16 đồng doanh thu khi mức đầu tư vào chi phí là một
đồng. Trong đó hộ có chỉ số thấp nhất là 0,9 đồng và cao nhất là 1,4 đồng.
Kết Luận:
Nhìn chung trong năm 2008 là năm ảm đạm của cá tra, khi các hộ nuôi đa
số đều lỗ nặng. Khi so sánh với năm 2007 ta thấy có sự khủng hoảng lớn ở đây,
trong khi năm trước người nuôi trúng đậm thì năm nay lại lỗ nặng, có thể nói đây
là thực trạng chung của con cá tra từ lâu khi cung cầu liên tục thay đổi làm cho
thị trường cá tra bấp bênh và tiềm ẩn rủi ro tài chính cao.
Thực trạng này do các nguyên nhân sau: tình hình kinh tế năm 2008
khủng hoảng nặng nề, cung trong năm 2008 tăng cao do kết quả khả quan trong
năm 2007 đạt được đã kích thích nông hộ đầu tư thêm và một số hộ nuôi quanh
vùng dẫn tới việc giá cá tra sụt giảm mạnh trong năm nghiên cứu.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 43 SVTH: Lý Đức Minh
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI VÀ TIÊU THỤ CÁ
TRA Ở QUẬN THỐT NỐT – TP.CẦN THƠ
5.1. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ MỐI ĐE DỌA
TRONG NUÔI CÁ TRA CỦA NÔNG HỘ.
Qua quá trình khảo sát thực tế và kết quả phân tích được trình bày ở những
chương trước, cho thấy ngành nuôi cá tra trong địa bàn nghiên cứu đã có những
thuận lợi, khó khăn, cơ hội và mối đe dọa trong sản xuất của nông hộ như sau:
5.1.1. Những thuận lợi
Nuôi trồng thủy sản (chủ lực cá tra, basa) dần chuyển sang hướng sản xuất
hàng hóa xuất khẩu với quy mô lớn và đang trở thành một trong những ngành sản
xuất chính.
Công tác khuyến ngư, các mô hình trình diễn, dạy nghề, tập huấn hội thảo
gắn với các vùng nguyên liệu theo quy hoạch phát triển thủy sản của tỉnh, huyện,
đi sâu vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm đã giúp người nuôi đa dạng hóa đối tượng nuôi, nâng hiệu quả kinh tế, chất
lượng sản phẩm nuôi, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị
trường khu vực và thế giới.
Công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thuốc thú y thủy sản
được duy trì thường xuyên và đạt kết quả khá tốt do được sự chỉ đạo sâu sát, kịp
thời của lãnh đạo Sở và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng liên quan.
Các chương trình, dự án của ngành thủy sản đã và đang được triển khai thực
hiện tốt, phát huy hiệu quả nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá
thành, nâng cao năng suất, hiệu quả cao.
Công tác xúc tiến thương mại luôn được tỉnh quan tâm, đẩy mạnh, vì thế thị
trường xuất khẩu trong năm tiếp tục được mở rộng qua đó giảm bớt rủi ro khi thị
trường có biến động xấu.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 44 SVTH: Lý Đức Minh
Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế sẽ tạo nhiều cơ hội để
đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường tạo điều kiện để hàng
thủy sản của tỉnh có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, mạng lưới thông tin và hoạt động chuyển giao kỹ thuật ngày càng
đáp ứng nhu cầu tiếp thu khoa học của nông dân, họ có thể tiếp thu từ các kênh
khác nhau, chủ yếu từ phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ khuyến nông, hội
nông dân...
5.1.2. Những khó khăn
Việc triển khai quy hoạch thủy sản, các dự án hạ tầng phục vụ nuôi trồng
thủy sản còn chậm; tình trạng tự phát đào ao nuôi cá ngoài vùng quy hoạch thời
gian qua gây khó khăn cho công tác quản lý và triển khai quy hoạch của địa
phương.
Một bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân gây khó khăn trong công tác thu
hồi đất, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện các dự án phục vụ phát triển
nuôi trồng thủy sản.
Giá cá tra tăng ở mức cao vào thời điểm đầu năm 2007 kéo theo nhu cầu
con giống, thức ăn, thuốc, đất đai... tăng mạnh nên diện tích ương, nuôi tăng
mạnh (tăng 303%) tạo nên cơn sốt giá đất, thức ăn, con giống, thuốc... dẫn đến
giá thành nuôi tăng cao, hiệu quả thấp. Sau giai đoạn thuận lợi về giá cả lúc đầu
năm, từ 2/2008 đến nay, giá cá tra trên thị trường biến động theo hướng ổn định ở
mức 13.000 – 14.000đ/kg, cộng với giá cả thức ăn, thuốc, vật tư tăng dẫn đến giá
thành tăng, làm giảm hiệu quả sản xuất, gây khó khăn cho các hộ nuôi mới.
Nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nông hộ, nên nhiều
nông dân có diện tích lớn phải vay vốn từ các ngân hàng với lãi xuất trong năm
qua tương đối cao hơn so với các năm trước, vì chịu ảnh hưởng của nền kinh tế
toàn cầu. Bên cạnh đó, những nông hộ có diện tích ít phải chịu cảnh mua vật tư
với giá cao hơn giá thị trường.
Do còn yếu tố cảm tính, chủ quan trong xây dựng quy hoạch nên chậm trễ
về tiến độ thực hiện và một số vùng quy hoạch không đáp ứng yêu cầu của nhà
đầu tư, quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần, gây trở ngại cho các nhà đầu tư.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 45 SVTH: Lý Đức Minh
Chưa có sự quan tâm đúng mức về đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống
thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản nên việc bố trí chủ động cấp thoát nước và
xử lý môi trường gặp nhiều khó khăn.
Người dân chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không tính đến định
hướng phát triển lâu dài, chưa tin tưởng tuyệt đối vào kế hoạch phát triển chung
của ngành.
Vẫn còn tồn tại thói quen sản xuất tự phát, dễ dẫn đến giá cả không ổn định
khi thị trường có biến động, gây thiệt hại cho chính bản thân họ.
Việc triển khai thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa
sản phẩm còn chậm, thị trường tiêu thụ nội địa chưa được khai thác triệt để.
Đầu tư cho thủy sản còn hạn hẹp và kết cấu hạ tầng nghề cá chưa đồng bộ.
Các nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển để phát huy tiềm năng và
thế mạnh của ngành.
40% hộ nuôi còn ở quy mô nhỏ lẻ, ngư dân thiếu vốn phát triển sản xuất và
xử lý môi trường là hạn chế lớn cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
nghề cá trong tình hình mới.
Lực lượng cán bộ khuyến ngư của tỉnh tuy có được tăng cường nhưng vẫn
chưa phủ khắp các xã trong tỉnh. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản
lý, kỹ thuật ngành thủy sản của tỉnh còn hạn chế.
Những người nuôi bè gặp nhiều khó khăn do hiệu quả nuôi bè thấp nên sản
lượng bè nuôi giảm sút, phần lớn hộ nuôi chuyển sang nuôi đối tượng khác tăng
mạnh như cá lóc phục vụ thị trường nội địa. Nghề nuôi thủy sản truyền thống của
tỉnh có nguy cơ mất dần nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
5.2. GIẢI PHÁP VỚI QUÁ TRÌNH NUÔI VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA
5.2.1. Những quy định và chính sách của chính phủ đối với nghành cá tra
Thông tin thị trường:
Theo tìm hiểu thì những tác nhân chủ yếu trong việc nuôi cá tra thật sự khó
tiếp cận thông tin thị trương một cách nhanh chóng vì nó không được cập nhật
một cách kịp thời. Hầu hết những người nuôi cá thu nhận thông tin từ các phương
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 46 SVTH: Lý Đức Minh
tiện đại chúng như tivi, radio hoặc từ phòng nông nghiệp và phòng thương mại
huyện.
Chính sách thuế và đầu tư
Để hỗ trợ ngành thủy sản, Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành
nhiều quyết định để phát triển ngành thủy sản. Theo Nghị định số 51/1999/NĐ-
CP do Chính phủ ban hành vào ngày 8 tháng 7 năm 1999, hướng dẫn Luật
Khuyến Khích đầu tư: những nhà đầu tư ở những vùng nghèo với cơ sở hạ tầng
yếu kém, phương tiện lạc hậu, để tạo việc làm thì được miễn thuế đất và thuế thu
nhập. Hơn nữa, thủ tục cấp phép đầu tư cho những trang trại mới cũng đơn giản
hơn.
Chính sách tài chính
Chính sách tài chính ảnh hưởng mạnh đến nhà sản xuất và người nuôi, đặc
biệt là chính sách vay vốn và lãi suất. Gần như tất cả người nuôi cá phụ thuộc vào
nguồn vốn đi vay để đầu tư vào phương tiện sản xuất với lãi suất ưu đãi từ các
ngân hàng trong quá trình sản xuất. Trong vùng có rất nhiều ngân hàng thương
mại cung cấp tín dụng cho người nuôi cá. Nhà nước cũng có những chính sách ưu
đãi dành cho người nuôi và các công ty chế biến cá.
5.2.2. Giải pháp
Đối với người nuôi
Tổ chức lại sản xuất theo hướng quản lý cộng đồng thông qua việc thành lập
các HTX, cùng liên kết với nhau trong việc ứng dụng các qui trình nuôi tiên tiến
(GAP, CoC…) để sản phẩm đảm bảo chất lượng cao và an toàn theo yêu cầu thị
trường với giá thành hợp lý có khả năng cạnh tranh cao;
Nên có hợp đồng tiêu thụ mang tính pháp lý ngay từ đầu đó cơ sở tiếp cận
dễ dàng các nguồn vốn vay, để an tâm sản xuất và có cơ sở tự bảo vệ mình nếu có
xảy ra tranh chấp.
Nhận thức đúng về vai trò trách nhiệm của mình trong việc tạo ra sản phẩm
an toàn cung cấp cho người tiêu thụ, nâng cao dần giá trị sản phẩm, tạo uy tín, mở
rộng sản xuất.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 47 SVTH: Lý Đức Minh
Riêng về phần tổ chức Hội và Hiệp hội, cần tiến hành một số công việc sau
đây:
Làm rõ nhận thức cho hội viên thống nhất với chủ trương của Chính phủ “về
chống lạm phát và kiểm soát giá” để cùng gánh chịu những khó khăn gặp phải
trong một thời gian nhất định, trên cơ sở đó ra sức huy động bằng tất cả khả năng
có thể được.
Vận động hội viên nuôi và doanh nghiệp chế biến cùng chia sẻ trách nhiệm
trong lúc khó khăn này. Riêng đối với người nuôi, ai khó khăn nhiều thì bán
trước, ai khó khăn ít hơn thì bán sau. Có như vậy sẽ làm giảm được áp lực cho
các doanh nghiệp tiêu thụ.
Tăng cường công tác trao đổi và cung cấp thông tin thị trường, công nghệ và
kỹ thuật mới đến các doanh nghiệp và người nuôi.
Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, huấn luyện người nuôi và doanh
nghiệp áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng mới trong nuôi và chế biến sản
phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách
hàng đồng thời giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.
Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp thực hiện hình thức ứng trước vốn, vật tư (con giống, thức
ăn..),
Hỗ trợ kỹ thuật công nghệ và trực tiếp tiêu thụ thủy sản hàng hóa (mua lại
cá tra nguyên liệu);
Liên kết sản xuất trong đó hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng
đất để góp vốn cổ phần, liên kết, liên doanh với doanh nghiệp hoặc các doanh
nghiệp thuê ao sau đó nông dân được sản xuất trên ao đã góp cổ phần liên doanh,
liên kết hoặc cho thuê và bán lại cá tra nguyên liệu cho doanh nghiệp, tạo sự gắn
kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp…
Hợp đồng tiêu thụ nguyên liệu cá tra giữa các doanh nghiệp và người nuôi
phải là hợp đồng mở. Trong đó giá mua cá tra cho người nuôi phải là giá sàn bình
quân tại thời điểm thu mua. Bãi bỏ lối tư duy thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 48 SVTH: Lý Đức Minh
sản với giá cứng nhắc lúc ký kết, loại bỏ yếu tố thị trường làm nảy sinh vấn nạn
vi phạm hợp đồng do tác động biến động giá đã kéo dài nhiều năm
Cần minh bạch trong việc cung cấp các thông tin thị trường và yêu cầu chất
lượng sản phẩm của khách hàng cho người nuôi, cho nhà khoa học và nhà nước
để tổ chức sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của thị trường và khách hàng; lấy
việc cải tiến nâng cao giá trị sản phẩm, chủ động sáng tạo phát triển, mở rộng thị
trường và quan tâm chia sẻ quyền lợi với người nuôi là phương châm kinh doanh
để góp phần phát triển ngành hàng cá tra phát triển ổn định, bền vững.
Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến cần đoàn kết lại và thành lập những
hội, đoàn, tập đoàn kinh tế để hỗ trợ lẫn nhau trong chế biến, trong cân đối nguồn
nguyên liệu, bảo quản và điều tiết giá thị trường. Tránh tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh, gây thiệt hại kinh tế cho sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Đoàn kết trong kinh tế, trong việc nâng cao uy tín, thương hiệu và sản phẩm cá
tra chế biến xuất khẩu trên trường quốc tế chính là cách các DN góp phần phát
triển bền vững cá tra của Việt Nam.
Đối với nhà nước:
Khẩn trương ban hành qui chuẩn/qui phạm nuôi cá tra bền vững (với các
cấp độ BMP, GAP, CoC).
Đầu tư cơ sở hạ tầng đúng mức cho các vùng nuôi tập trung và triển khai
thực hiện đồng bộ các Dự án khác thuộc Chương trình phát triển cá tra bền vững
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc thu thập, phân tích
thông tin đưa ra dự báo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn giúp nông dân định hướng
sản xuất theo hướng đón đầu thị trường, định hướng người tiêu dùng.
Rà soát và đánh giá các chính sách hiện hành của nhà nước có liên quan đến
việc phát triển ngành hàng cá tra.
Thực hiện tốt các chính sách cho vay, hỗ trợ rủi ro cho người nuôi, xúc tiến
thương mại, đầu tư kho trữ đông cho các doanh nghiệp chế biến.
Giảm giá thành sản xuất trong khâu nuôi. Chi phí thức ăn thủy sản thường
chiếm từ 70 - 80% trong tổng giá thành và con giống chất lượng không tốt có thể
làm tăng tỷ lệ hao hụt sản lượng 20 - 30%. Thức ăn và con giống là hai yếu tố đầu
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 49 SVTH: Lý Đức Minh
vào quan trọng của việc nuôi cá tra. Trong đó, việc tăng cường khâu quản lý chất
lượng con giống, thức ăn từ các nhà cung cấp và phân phối là hai yếu tố đầu vào
này được đặt lên hàng đầu
Nối kết người nuôi với doanh nghiệp, giải pháp căn cơ để giải quyết tốt mối
quan hệ cung - cầu hàng hóa, tránh tình trạng vượt cung hay vượt cầu thường
xuyên xảy ra trong những năm gần đây.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để duy trì thị phần hiện có đối
với các thị trường truyền thống, đồng thời với việc mở rộng thị phần trên các thị
trường tiềm năng được xem là công cụ mấu chốt trong việc thực thi giải pháp.
Áp dụng các cơ chế, chính sách hợp lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng đồng thời phải áp dụng các biện pháp hành
chính đủ mạnh, đảm bảo giá xuất có lợi nhất
Bộ cần sớm hình thành một tổ chức quản lý mang tính “cộng đồng” thống
nhất trong khu vực, giao cho quyền hạn rộng hơn, để thực hiện việc gắn kết giữa
người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu một cách chặt chẽ, góp phần
cùng với quản lý Nhà đưa sự phát triển cá tra, basa của chúng ta đi dần vào thế
ổn định.
Đối với địa phương:
Nhanh chóng điều chỉnh quy hoạch địa phương, triển khai quản lý quy
hoạch vùng và vận dụng các chủ trương chính sách (chính sách đất đai, chính
sách đầu tư, tín dụng, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ KHCN... ) của Đảng và
nhà nước trong từng điều kiện cụ thể để hỗ trợ người nuôi và doanh nghiệp tổ
chức sản xuất, chế biến cá tra xuất khẩu có giá trị hàng hóa cao.
Các địa phương cần tập trung quy hoạch hợp lý diện tích nuôi ở khu vực
ĐBSCL. Trong đó, chúng ta đặc biệt chú ý xây dựng hệ thống xử lý được nước
cấp đưa vào nuôi và xử lý triệt để nguồn nước thải, bùn thải ao nuôi, đáp ứng các
tiêu chuẩn về môi trường, đảm bảo chất lượng con cá thương phẩm, tăng khả
năng cạnh tranh trong thời hội nhập.
Chính quyền địa phương cần đưa ra những qui định, những văn bản pháp
qui về điều kiện nuôi cá tra, basa đảm bảo môi trường nước.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 50 SVTH: Lý Đức Minh
Nhà khoa học cần tập trung nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ
sinh học trong: phương pháp chẩn đoán nhanh và điều trị hiệu quả các loại bệnh
gây tác hại lớn cho nghề nuôi; lai tạo con giống có chất lượng cao, có khả năng
kháng bệnh tốt; nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp có chất lượng cao với
giá thành hợp lý; xây dựng qui trình nuôi sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm
nhu cầu thay nước… để góp phần làm giảm tối đa chi phí sản xuất.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 51 SVTH: Lý Đức Minh
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Qua quá trình khảo sát và kết quả phân tích được trình bày ở những chương
trước, ta thấy quá trình nuôi cá tra ở Huyện Thốt Nốt – TP.Cần Thơ thể hiện một
số điểm nổi bật sau:
- Đối với quá trình sản xuất:
+ Tình hình sản xuất chung của nông hộ có một số điểm như sau: diện tích
đất sản xuất bình quân của mỗi hộ còn tương đối nhiều, nên nguồn vốn tự có của
gia đình không đủ để đầu tư tái sản xuất mà nuôi cá tra thì rất cần nguồn đầu tư
lâu dài vì vậy hộ nuôi rất có nhu cầu vay vốn. Nguyên nhân chính và phổ biến
khi chọn nuôi cá tra vì nó mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn cho hộ nuôi. Vì tham
gia sản xuất chưa lâu cho nên kinh nghiệm của hộ nuôi cá tra chưa được nhiều,
chủ yếu học hỏi kinh nghiệm từ bà con, hàng xóm và kinh nghiệm tự đúc kết
trong quá trình nuôi cá tra.
+ Qua những phân tích ở chương 4, cho thấy, về mặt chi phí vật chất thì do
một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng
nhiều nhất trong cơ cấu các chi phí của nông hộ. Về mặt doanh thu năm 2007 cao
hơn doanh thu năm 2008 mặt dù năng suất trung bình mỗi hộ năm 2008 cao so
với năng suất trung bình mỗi hộ năm 2008. Đồng thời, qua một số tỷ số tài chính,
cho thấy quá trình nuôi cá tra ở địa bàn nghiên cứu năm 2007 có hiệu quả về mặt
kinh tế nhưng năm 2008 hộ dân nuôi cá tra thi bị lỗ nặng, không mang hiệu quả
kinh tế. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cho thấy một số nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất như diện tích thả nuôi, giá thành, sản lựơng thả nuôi và một số nhân tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế là một số chi phí (có mối tương quan nghịch).
+ Trong sản xuất, nông dân có một số thuận lợi nuôi cá tra là dễ nuôi, phát
triển nhanh, đã được xây dựng thương hiệu, đang được một số thị trường lớn
trong và ngoài nước ưa chuộng… Đồng thời, cũng gặp không ít khó khăn là chi
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 52 SVTH: Lý Đức Minh
phí đầu vào tăng cao, về nguồn nước đang bị ô nhiễm dần, thường bị thương lái
ép giá khi mua bán, bị hạn chế về kĩ thuật nuôi……
6.2. KIẾN NGHỊ
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật đến các hộ nuôi.
- Tiếp tục nghiên cứu hiệu quả sử dụng của từng loại thức ăn ứng với từng
mô hình và mật độ khác nhau.
- Thay nước thường xuyên.
- Nên nuôi cá tra với mật độ từ 25 – 40 con/m2 để đạt hiệu quả cao nhất của
mô hình.
- Nên tập trung vốn và kỹ thuật để nuôi một vụ/năm nhằm giảm nhẹ chi phí
và rủi ro.
- Tạo gắn kết với các nông dân khác để trao đổi kinh nghiệm nhằm giảm rủi
ro trong sản xuất, không bị thương lái ép giá trong mua bán.
- Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ cho người nuôi cá vay vốn ưu đãi để
đầu tư mở rộng sản xuất, hiện nay vay vốn luôn đòi hỏi có giấy tờ thế chấp
nhưng người nghèo không có đất thì làm sao có giấy tờ. Vì vậy, nhà nước nên
thông qua chính quyền địa phương tìm hiểu nhu cầu vay thật sự của người dân,
thành lập các tổ sản xuất để cho vay.
+ Đối với tổ chức hiệp hội:
- Cần tìm các nhà cung cấp nguồn lực đầu vào với chi phí thấp nhất, tìm các
nhà thu mua ở đầu ra có uy tín, ổn định, mua với giá cao, không ép giá, có ký
hợp đồng…
- Tổ chức hiệp hội hoạt động có hiệu quả thì mới có khả năng khuyến khích
nông dân tích cực tham gia vào tổ chức.
- Để hoạt động hiệu quả hơn, Hiệp hội cần phối hợp hiệu quả với Phòng
Kinh tế cùng các cơ quan chí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỘ NUÔI CÁ TRA TẠI QUẬN THỐT NỐT – CẦN THƠ.pdf