Tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng nghiệp vụ khai thác vốn và những giải pháp về vĩ mô, vi mô để nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động tạo vốn tại ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ và có định hướng cho những năm tới: II
Luận văn
Phân tích thực trạng nghiệp vụ khai
thác vốn và những giải pháp về vĩ mô,
vi mô để nhằm hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả của hoạt động tạo vốn tại
ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ và có
định hướng cho những năm tới
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động của Ngân hàng gắn liền với cơ chế quản lý kinh tế việc
chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước đòi hỏi hoạt động của Ngân Hàng phải là đòn bảy kinh tế, là công
cụ kiềm chế và đầy lùi lạm phát nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Hệ thống Ngân hàng đã được cải tổ và hoạt động có hiệu quả, đóng vai trò
nòng cót trên thị trường tiền tệ. Chiến lược kinh tế của Nhà nước đã chỉ rõ
“Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính, tiền tệ nhằm thực hiện
tốt các mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2010”
Chức năng nhiệm vụ to lớn trên của Ngân hàng đặt ra cho ngân hàng
phải kành mạnh về tài chính, vững chắc về quản lý của mình. Hoạt động của
ngân hàng chủ yếu là h...
67 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng nghiệp vụ khai thác vốn và những giải pháp về vĩ mô, vi mô để nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động tạo vốn tại ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ và có định hướng cho những năm tới, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II
Luận văn
Phân tích thực trạng nghiệp vụ khai
thác vốn và những giải pháp về vĩ mô,
vi mô để nhằm hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả của hoạt động tạo vốn tại
ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ và có
định hướng cho những năm tới
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động của Ngân hàng gắn liền với cơ chế quản lý kinh tế việc
chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước đòi hỏi hoạt động của Ngân Hàng phải là đòn bảy kinh tế, là công
cụ kiềm chế và đầy lùi lạm phát nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Hệ thống Ngân hàng đã được cải tổ và hoạt động có hiệu quả, đóng vai trò
nòng cót trên thị trường tiền tệ. Chiến lược kinh tế của Nhà nước đã chỉ rõ
“Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính, tiền tệ nhằm thực hiện
tốt các mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2010”
Chức năng nhiệm vụ to lớn trên của Ngân hàng đặt ra cho ngân hàng
phải kành mạnh về tài chính, vững chắc về quản lý của mình. Hoạt động của
ngân hàng chủ yếu là huy động vôn và sử dụng nguồn, nên việc nghiên cứu
nghiệp vụ khai thác vốn nhằm nâng cao hịêu quả sản xuất kinh doanh của
ngân hàng luôn là vấn đề đặt ra trong công tác quản lý của cán bộ lãnh đạo
ngân hàng.
Với mục tiêu gắn liền với lý luận khoa học và thực tiễn qua quá trình
thực tập thại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Láng hạ, được sự giúp đỡ của
ban lãnh đạo, của cán bộ nhân viên phòng kinh doanh và phòng kế toán, đồng
thời có sự góp ý kiến tận tình của cô giáo Trần Thị Thuý Sửu, tôi đã cân nhắc
và chọ đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn
tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ.”
I / Tính cấp thiết của đề tài.
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và nghị
quyết đạt hội VII Đảng bộ thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế nisc ta theo
theo hướng CNH - HĐH, duy trì nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ
9- 10% hàng năm Việt Nam cần huy động vốn lớn chiếm từ 25 - 30% GDP.
Trong đó nguồn ngân hàng đóng vai trò to lớn đáp ứng nhu cầu về vốn của
nền kinh tế.
Nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự điều tiết của nhà nướ, nhu cầu về vốn là rất lớn để thực hiện công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì vậy vấn đề cần thít đặt ra là, một mặt ra
sức tận khai mọi nguồn vốn có thể có trong nước đến mức cao nhất, coi đây là
nguồn vốn có tính chất cơ bản cho sự phát triển, mặt khác thu hút một cách có
hiệu quả nguồn vốn từ nước ngoài để bổ xung cho việc thiếu hụt của nguồn
vốn trong nước.
Để tồn tại và phát triển Ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ phải có chiến
lược phát triển nguồn vốn có sức hấp dẫn và phong phú đủ sức cạnh tranh trên
thị trường, trước tình hình đó đề tài đã được lựa chọn nghiên cứu.
II/ Mục đích nghiên cứu.
+ Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ khai thác vốn.
+ Phân tích thực trạng nghiệp vụ khai thác vốn tại ngân hàng nông
nghiệp Láng Hạ và có định hướng cho những năm tới.
+ Nêu lên những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao khả năng đáp
ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế của các ngân hàng thương mại nói chung
và ngân hàng nông nghiệp nói riêng, trong mối quan hệ hài hoà với các
phương thức tạo vốn khác.
III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1/ Đối tượng nghiên cứu.
Ngiên cứu những nội dung chủ yếu của nghiệp vụ khai thác vốn tại chi
nhánh ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ.
2/ Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu tác động của nghiệp vụ khai thác vốn đối với hạot
động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng
nông nghiệp Láng Hạ nói riêng, mối quan hệ của nghiệp vụ này với sự phát
triển của nền kinh tế, từ đó rút ra những mặt hạn chế, nêu lên những kiến nghị
nhằm hoàn thiện và mở rộng nghiệp vụ khai thác vốn tại ngân hàng nông
nghiệp Láng Hạ.
Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu nghiệp vụ khia thác vốn trong
điều kiện thứ tế hiện nay và đề ra phương hướng trong thời gian tới.
IV/ Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử trên cơ sở các học thuyết kinh tế, đặc biệt là học thuyết chính
trị Mac LêNin: Sử dụng phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh khái quát
hoá và phương pháp tổng hợp. Sử dụng số liệu thống kê và mô hình ước
lượng để luận chứng.
V/ Những đóng góp mới của đề tài:
- Đề tài đã làm sáng tỏ những luận cứ khoa học mang tính lý luận thực
tiễn về hoạt động tạo vốn của ngân hàng thương mại trong cơ chế thị trường.
- Đề tài đã phân tích và chứng minh được thực trạng về hoạt động tạo
vốn của ngân hàng nông nghiệp Láng hạ và những vấn đề tồn tại cần được
tiếp tục giải quyết để hoàn thiện trong tương lai.
- Đề tài đã đưa ra những giải pháp về vĩ mô, vi mô để nhằm hoàn thiện
và nâng cao hiệu quả của hoạt động tạo vốn của ngân hàng thương mại nói
chung và ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ nói riêng.
VI/ Danh mục các từ viết tắt trong bài viết này.
- NH: Ngân hàng
- NHTM: Ngân hàng thương mại
Chương I: Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ khai thác vốn của ngân
hàng thương mại
I/ Khái niệm cơ bản về vốn
1/ Vốn hiện vật .
Vốn hiện vật là các hàng hoá đã được sản xuất và được sử dụng đẻ sản
xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác có lợi hơn.
Vốn hiện vật bao gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nghuyên nhiên vật
liệu dự trữ do quá trình sản xuất và kinh doanh. Vốn hiện vật và đất đai gộp
lại tạo nên tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Chúng là của cải hoặc tài sản
bởi vì chúng có tính lâu bền. Chúng là hữu hình bởi vì chúng là hàng hoá hiện
vật có thể sờ thấy được. Lao động kết hợp với tài sản sẽ tạo ta các sản phẩm
cầnthiết cho xã hội.
2/ Vốn nhân lực
Vốn nhân lực là toàn bộ trình độ chuyên môn mà một người lao động
tích luỹ được. Nó được đánh giá cao vì có tiềm năng đem lại thu nhập trong
tương lai. Cũng như vốn vật chất, vốn nhân lực là kết quả đầu tư trong quá
khứ với mực đích tạo ra thu nhập trong tương lai.
3/ Vốn tài chính
Vốn tài chính không phải là tài sản hữu hình. Nó không thể trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ mặc dù chúng được sử
dụng để mua các yếu tố dùng để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ.
Như vậy sự kết hợp hài hoà giữa vốn nhân lực, vốn vật chất và vốn tài
chính giúp cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra những sản phẩm cần
thiết cho xã hội. Bất cứ một quá trình sản xuất nào cũng cần phải có vốn. Vốn
là khâu mắt xích quan trọng đầu tiên của một quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hoá .
Vốn tài chính được thể hiện dưới các hình thức tiền tệ. Tiền tệ trong tuỹ
nghiệp vụ của Ngân hàng, tiền tồn quỹ tại các đơn vị và các tổ chức kinh tế,
tiền tiết kiệm trong dân cư. Nguồn vốn này rất phong phú và đa dạng nhưng
chúng ta chưa khai thác hết để phục vụ cho việc phát triển kinh tế.
II/ Vốn và các hình thức tạo vốn của ngân hàng thưong mại trong nền
kinh tế thị trường.
1/ Khái niệm cơ bản về vốn của Ngân hàngthương mại.
Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do NH tạo lập
hoặc huy động, dùng để cho vay, đầu tư hoặc hiện các dịch vụ kinh doanh
khác.
Thực chất, nguồn vốn NHTM là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm
thời sản xuất trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, mà người chủ
sở hữu chúng gửi vào NH với các mục đích khác nhau. Hay nói cách khác, họ
chỉ có quyền sở hữu còn quyền sử dụng vốn tiền tệ họ chuyển nhượng cho
NH, để rồi ngân hàng phải trả lại cho họ một khảon thu nhập. Và như vậy
ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại dưới hình thức tiền
tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, phục vụ và kích tích mọi hoạt
động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính các hoạt động đó lại quyết định đến
sự tồn tại và hoạt động kh của ngân hàng nông nghiệp. Nhìn chung, vốn chi
phối toàn bộ các hoạt động của ngân hàng thương mại.
2/ Két cấu và tính chất vốn kinh doanh của NHTM.
2.1/ Vốn tự có.
Vốn tự có củan NHTM là những giá trị tiền tệ của NHTM tạo lập được,
thuộc sở hữu của ngân hàng. Vốn này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn của ngân hàng song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi mới thành
lập một ngân hàng. Do tích chất thường xuyên ổn định của vốn tự có, ngân
àhng có thể chủ động sử dụng vào các mục đích khác nhau như; trang bị cơ sở
vật chất, tạo tái tài sản cố định (văn phòng, kho tàng, trang thiết bị ...) phục vụ
cho bản thân Ngân hàng, cho vay và đặc biệt là tham gia đầu tư, góp vốn liên
doanh. Mạt khác, với chức năng bảo vệ, vốn tự có được coi như tài sản đảm
bảo gây lòng tin với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường
hợp Ngân hàng gặp nhiều thua lỗ. Nó còn là một trong những căn cứ quyết
định đến quy mô và khối lượng vốn huy động của Ngân hàng (theo pháp lệnh
ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính quy định vốn huy động
không được vượt quá 20 lần vốn tự có). Như vậy, quy mo và sự tăng trưởng
của vốn tự có sẽ quyết định đến năng lực và ưu thế phát triển của NH. Về bản
chất, vốn tự có là một bộ phận của tài sản nợ, mà mỗi thành phần của nó gắn
liền với một loại nghiệp vụ nhất định.
Vốn tự có của NHTM gồm những thành phần cơ bản sau:
- Vố cơ bản là vốn pháp định - vốn điều lệ. Trong đó mức vốn pháp
định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập Ngân hàng do pháp luật quy
ddịnh. Khác với vốn pháp định, vốn điều lệ lại là vốn do các cổ đông đóng
góp và được ghi vào trong điều lệ hoạt động của Ngân hàng và theo quy định
tối thiểu phải bằng vốn pháp định. Đối với các Ngân hàng tư Ngân hàngân,
đây là vốn sở hữu riêng của doanh nghiệp và được hìNgân hàng thàNgân
hàng sau một quá trìNgân hàng tích tụ tập trung vốn lại, đối với các Ngân
hàng quốc doanh được phép hoạt động trên cơ sở vốn ban đầu do ngân sách
cấp. Vốn điều lệ của các Ngân hàng cổ phần do các cổ đông đóng góp dưới
hình thức mua cổ phiếu, còn với Ngân hàng liên doanhlà sự góp vốn từ các
bên liên doanh.
- Vố tự có bổ sung: Vốn của các NHTM không ngừng được tăng lên
theo thời gian nhờ có nguồn vốn bổ sung. Vố tự có bổ sung bao gồm:
+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, có mục đích tăng cường vốn tự có
ban đầu.
+ Quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng nhằm bảo toàn vốn điều lệ.
+ Ngoài các quỹ trên, vốn tự có bổ sung còn bao gồm phần lợi nhuận
chưa phân bổ hoặc các quỹ nghiệp vụ khác như: Quỹ phát triển kỹ thuật
nghiệp vụ Ngân hàng, quỹ phúc lợi, khen thưởng, khấu hao...
2.2. Vốn huy động.
Vốn lưu động là những giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động được từ
các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông quá quá trình thực hiện
các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán các nghiệp vụ kinh doanh khác và được
làm vốn để kinh doanh.
Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau,
Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách
nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi đến kỳ hạn (đối với tiền gửi có kỳ hạn) hoặc khi
họ có nhu cầu rút vốn để chi trả (đối với tiền gửi không có kỳ hạn). Vốn huy
động đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của
NHNN.
Vốn huy động luôn biến động, nên Ngân hàng không được phép sử
dụng hết số vốn đó vào kinh doanh mà phải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để
đảm bảo khả năng thanh toán. Vốn huy động bao gồm:
- Tiền gửi: tiền gửi tại NHTM bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi
không kỳ hạn.
+ Tiền gửi có kỳ hạn: là khoản tiền gửi mà người sử dụng có thể rút ra
bằng séc hay tiền mặt để có thể sử dụng chúng báat cứ lúc nào và Ngân hàng
phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng. Tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi
suất thấp hoặc không được trả lãi và bao gồm hai loại:
i. Tiền gửi thanh toán: Đó là các khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết
được sử dụng để tiến hành thanh toán, chi trả bằng vốn trên tài khoản vãng
lai. Thông thường tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền có thời hạn và lãi suất cao.
Tiền gửi có kỳ hạn giữ vai trò trung gian giữa tiền gửi thanh toán và
tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, Ngân hàng có thể sử
dụng phần lớn tồn khoản vào kinh doanh. Chính vì vậy, các ngân hàng
Thương mại luôn tìm cách đa dạng hoá loại tiền gửi này bằng cách áp dụng
nhiều kỳ hạn khác nhau với các mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu
cầu của mọi khách hàng.
- Tiền gửi tiết kiệm.
Xét về bản chất, đây là một phần thu nhập của cá nhân người lao động
chưa sử dụng vào tiêu dùng. Họ gửi vào Ngân hàng với mục đích tích luỹ tiền
một cách an toàn và hưởng lãi từ số tiền đó. Tiền gửi tiết kiệm là một dạng
đặc biệt để tích luỹ tiền tệ trong tiêu dùng cá nhâ. Trên thực tế, trong nền kinh
tế thị trường tiền gửi tiết kiệm được phát triển dưới hai loại hình tiết kiệm sau:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ
lúc nào nhưng không được sử dụng vào các công cụ thanh toán để chi trả cho
người khác.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là khoản tiền gửi có sự thoả thuận về
thời hạn gửi và có rút tiền, có mức lãi suất cao hơn với tiền gửi không kỳ hạn.
- Các nguồn huy động khác:
Bên cạnh phương thức nhận tiền gửi, các Ngân hàng Thương mại còn
phát hành chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu. Thực chát các nghiệp vụ này là
Ngân hàng huy động vốn tiền tệ bằng việc phát hành chứng từ có giá. Trong
đó, chứng chỉ tiền gửi là phiếu nợ ngắn hạn với mệnh giá quy định, trái phiếu
là loại phiếu nợ trung và dài hạn. Hai loại phiếu này được Ngân hàng phát
hành từng đợt, tuỳ theo mục đích với sự chấp nhận của Ngân hàng trung ương
hoặc hội đồng chứng khoán quốc gia.
Tổng huy động vốn dưới hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi trái
phiếu Ngân hàng, các Ngân hàng Thương mại phải trả lãi suất cao hơn so với
lãi suất huy động.Nhgiệp vụ này cjỉ được tiến hành khi Ngân hàng thiếu vốn
mà vốn tự có và vốn huy động không đủ trang trải. Như vậy, khi huy động
vốn dưới hình thức này, cac Ngân hàng phải căn cứ vào đầu ra để quyết định
về khối lượng huy động, mức lãi suất và thời hạn, phương pháp huy động, khi
đã huy động đủ khối lượng theo dự kiến các ngân hàng sẽ dừng việc huy động
(bán) kỳ phiếu, trái phiếu.
Tóm lại vốn huy động là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh
của các NHTM. Nó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn
vốn của Ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng, NHTM tuân thủ theo quy luật về mức vốn huy động tối đa không
được vượt quá 20 lần vốn tự có, đồng thời mở tài khoản tiền gửu tại NHNN
để duy trì ở đó khối lượng bắt buộc. Song nếu một Ngân hàng kinh doanh tiền
tệ có hiệu qảu thì không những nguồn lợi của Ngân hàng được tăng lên mà
còn làm cho uy tín của nó trên thị trường cũng tăng theo, chính vì thế nguồn
vốn huy động vào Ngân hàng ngày càng tăng theo, mở rộng quy mô hoạt
động để phục vụ cho phát triển kinh tế.
2.3. Vốn đi vay.
Vốn đi vay là quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng Thương mại với
NHNH, hoặc giữa các NHTM với nhau hay các tổ chức tín dụng khác. Các
NHTM sẽ đi vay vốn để bổ sung vào vốn hoạt động của mình khi Ngân hàng
đã sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫn không đủ hoạt động vốn, hay nói cách
khác Ngân hàng tạm thời thiếu vốn khả dụng. Trong trườn hợp vốn vay trên
mà không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của NHTM thì NHTM sẽ đi
vay của NHNN.
Tuỳ theo mục đích sử dụng và hình thức vay vốn, vốn vay NHTM
được chia thành hai loại: Vốn vay ngắn hạn bổ sung, vay để thanh toán và vay
để tái cấp vốn.
+ Vốn vay ngắn hạn bổ sung là hình thứcmmà NHTM xin vay vốn
nganứ hạn bổ sung của mình. Trong hình thức này, các Ngân hàng chỉ được
vay khi còn hạn mức dụng hoặc trong hạn mức tín dụng mà Ngân hàng đã
thoả thuận.
+ Vố vay để thanh toán: Các Ngân hàng Thương mại vay Ngân hàng
nhà nước nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán (thời hạn vay
thường ngắn).
+ Tái cấp vốn. Ngân hàng nhà nước cho Ngân hàng Thương mại vay
trên cơ sở chứng từ có giá. Các chứng từ phải đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp
đảm bảo an toàn. Tái cấp vốn gồm hai hình thức:
i. Cho vay chiết khấu: Ngân hàng nhà nước nhận các chứng từ có giá
mà NHTM đã chiết khấu trước đây để thực hiện các nghiệp vụ giống như các
NHTM đã làm. Tuy nhiên, việc cho vay tái chiết khấu đôiư với Ngân hàng
Thương mại đã được giứoi hạn trong mức cho phép (hạn mức tía chiéet
khấu) để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước.
ii. Cho vay bản đảm: là hình thức các NHTM đem các chứng từ có giá
đến Ngân hàng nhà nước để làm vật tư bảo đảm xin vay vốn. Căn cứ trên tổng
mệnh giá các chứng từ có giá làm vật tư bảo đảm, Ngân hàng nhà nước sẽ cho
vay theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo chính sách quản lý giá của Ngân hàng nhà
nức trong từng thời kỳ.
Vốn vay Ngân hàng nhà nức là quan hệ trực tiếp giữa các NHTM nằm
trong sự điều tiết của chính sách tiền tệ. Khi Ngân hàng nhà nước sử dụng
công cụ thị trường mở mua bán các trái phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn, hệ thống
ngân hàng Thương mại phải chịu sự kiểm soát gắt gao của Ngân hàng nhà
nước.
2.4. Vốn khác.
Trong quá trình làm trung gian thanh toán, NHTM cũng tạo được một
khoản vốn trong thanh toán: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản
tiền gửi séc bảo chi, sséc định mức và các khoản tiền phong toả do Ngân hàng
chấp nhận hối phiếu Thương mại . Các khoản tiền tạm thời được trích khỏi tài
khoản này nhập vào tài khoản khác chờ sử dụng, nên được coi là tiền nhàn
rỗi.
Thông qua nghiệp vụ đại lý, NHTM cũng thu hút được một lượng vốn
đáng kể trong quá trình thu hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho tổ chức tín
dụng khác, nhận vận chuyển cho một kách hàng hoặc một dự án đầu tư. Do
việc phát tiến được thực hiện theo tiến độ công việc, nên Ngân hàng còn có
thể sử dụng tạm thời tồn khoản đó vào kinh doanh.
3. Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
3.1. Vốn là cơ sở để Ngân hàng Thương mại tổ chức mọi hoạt động
kinh doanh.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh
được thì phải có vốn, bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết đinhj
khả năng kinh doanh. Riêng đối với Ngân hàng, vốn là cơ sở để Ngân hàng tổ
chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Nói cách khác, NHTM không có
vốn thì không thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh. Bởi vì dặc trưng của
Ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là phương tiện
kinh doanh chủ yếu của NHTM. Ngân hàng là đơn vị tổ chức kinh doanh loại
hàng hoá đặc biệt trên thị trường tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn) và trên thị
trường chưngs khoán (thị trường vốn dài hạn). Những Ngân hàng nhiều vốn
là những Ngân hàng có thế mạnh trong kinh doanh. Chính vì thế, có thể nói
vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của Ngân hàng. Do đó, ngoài
vốn ban đầu cần thiết (tức là đủ vốn theo điều lệ luật định) thì Ngân hàng phải
thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động
kinh doanh của mình.
3.2. Vốn của Ngân hàng sẽ quyết định quy mo hoạt động tín dụng và
các hoạt động khác của Ngân hàng.
Vốn của Ngân hàng sẽ quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối
lượng tín dụng. Thông thường, nếu so với các Ngân hàng lớn thì Ngân hàng
nhỏ có khoản mục đầu tư cho vay kém đã dạng hơn, phạm vi cho vay của các
Ngân hàng này cũng nhỏ hơn. Trong khi, các Ngân hàng lớn cho vay được tại
các thị trường trong vùng, thậm chí trong nước và quốc tế, thì các Ngân hàng
nhỏ bị giới hạn về phạm vị hoạt động hẹp, mà chủ yếu trong cộng đồng.
Thêm vào đó, do khả năng hạn hẹp nên các Ngân hàng nhỏ không phản ứng
nhạy bén với sự biến động của lãi suất gây khả năng thu hút vốn đầu tư từ
các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế. Nếu khả năng của Ngân hàng
đó dồi dào, thì chắc chắn Ngân hàng sẽ mở rộng thị trường tín dụng và các
dịch vụ Ngân hàng.
Thật vậy, trong nền kinh tế thị trường, để mở rộng quy hoạt động đòi
hỏi các Ngân hàng lớn phải đủ lớn trên thị trường là điều trọng yếu. Uy tín đó
phải được thể hiện trước hết ở khả năng thanh toán chi trả cho khách hàng,
khả năng thanh toán càng cao thì vốn khả dụng của Ngân hàng càng lớn. Vì
vậy loại trừ nhân tố khác, khả năng thanh toán của Ngân hàng tỷ lệ thuận với
vốn của Ngân hàng nói chung và vốn khả dụng nói riêng. Với tiềm năng vốn
lớn, Ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô hoạt động ngày càng
mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranhcó hiệu quả nhằm vừa giữ uy tín,
vừa nâng cao thanh thế của Ngân hàng trên thương trường.
3.3. Vốn của Ngân hàng quyết định năng lực cạnh tranh.
Thực tế đã chứng minh: quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ
thuật hiện đại của Ngân hàng là tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn. Đồng
thời, với khả năng vốn là điều kiện thuận lợi đối với Ngân hàng trong việc mở
rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối
lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định
mức lãi suất vừa phải trả cho khách hàng. Điề đó sẽ thu hút ngày càng nhiều
khách hàng, doanh số hoạt động của Ngân hàng sẽ tăng nhanh chóng và Ngân
hàng có nhiều thuận lợi trong kinh doanh. Đây cũng là điều kiện bổ sung
thêm vốn tự có của Ngân hàng, tăng cường cơ sở vật chất và quy mô hoạt
động của Ngân hàng trên mọi lĩnh vực.
Đồng thời, vốn ngân hàng lớn sẽ giúp cho Ngân hàng có đủ khả năng
tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường, không chỉ đơn thuần là cho
vay mà còn mở rộng hình thức liên doanh, liên kết, kinh doanh trên thị trường
chứng khoán. Chính các hình thức kinh doanh đa năng này sẽ góp phần phân
tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh và tạo thêm vốn cho Ngân hàng đồng
thoì tăng sức cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường.
4. Các hình thức tạo vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
Các NHTM làm nhiệm vụ vay tiền (hầu hết từ những gửi tiền) và cho
vay hoặc đầu tư với mục đích hưởng lợi qua lãi suất. Đây là công việc của
một trung gian tài chính, đóng vai trò giữa người có vốn và người cần vốn.
Quá trình tạo lập vốn của các NHTM được thực hiện dưới các hình thức sau:
4.1. Tạo vốn qua huy động tiền gửi không kỳ hạn.
Đây là loại tiền gửi mà chủ nhân của nó có thể rút tiền hoặc trả tiền cho
bên thứ ba bằng cáhc phát hành séc hoặc công cụ thanh toán không dùng tiền
mặt khác.
Đối với khách hàng, việc dễ dàng chuyển nhượng được xem như là
một yếu tố quan trọng, còn việc hưởng lãi đối với số vốn dùng vào mục đích
giao dịch chỉ là thứ yếu. Do vây, loại tiền gửi này được mệnh danh là tiền gửi
theo yêu càu không đem lại lãi suất cụ thể. ở Việt Nam tiềng gửi thuộc loại
này được thể hiện dưới các hình thức như tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của
các tổ chức kinh tế và tài khoản tiền gửi cá nhân. Do tỷ trọng thanh toán
không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn quá thấp, để khuyến khích việc thực
hiện thanh toán qua Ngân hàng, các NHTM ở Việt Nam đã tiến hành trả lãi
cho tiền gửi này (0,5% đối với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của các đơn
vị, tổ chức kinh tế và tiền gửi cá nhân). Trong tương lai gần, khi nhu cầu
thanh toán của dân cư phát triển, dịch vụ thanh toán của Ngân hàng sẽ thay
thế, khuyến khích bằng lãi suất tiền gửi. ở các nước phát triển loại tiền gửi
này chiếm một vị trí quan trọng trong kết câu nguồn vốn của NHTM.
4.2. Tạo vốn qua huy động tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm.
KHác với tiền gửi không kỳ hạn có số dư tăng giảm phụ thuộc vào tình
hình sản xuất kinh doanh của chủ tài khoản, công tác quản lý tiền mặt của
Ngân hàng, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm mang tính nhạy cảm rất
cao đối với lãi suất. Quá trình tạo vốn này được thực hiện dưới hai hình thức
sau:
+ tiền gửi có kỳ hạn.
Mức lãi suất đối với các chứng chỉ tiền gửi có thể cố định hoặc linh hịat
tuỳ theo sự lựa chọn của khách hàng và đối với các chứng chỉ có lãi suất linh
hoạt, khách hàng có thể gửi thêm tiền trước hạn định. Các chứng chỉ tiền gửi
đã được đa dạng hoá nhằm đáp ứng được sự cạnh tranh trong huy động vốn
của các Ngân hàng. Ví dụ: Các chứng chỉ tiền gửi với mệnh giá cao do Ngân
hàng lớn phát hành có thể chuyển nhượng được, và chính những người mua
chứng khoán đã tạo ra một thị trường phụ cho các chứng chỉ này. Như vậy,
Ngân hàng có thể thu hút vốn thanh toáừ các nhà đầu tư lớn, mà lẽ ra các nhà
đầu tư này đã có thể đầu tư vào trái phiếu kho bạc hay vào thị trường tiền tệ.
Các chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng tốt này thường được các
công ty, quỹ hưu trí và các tổ chữc chính quyền đầu tư với khối lượng lớn và
được giao dịch trên thị trường chứng khoán thứ cấp, trước hạn định thanh
toán.
ở Việt Nam, hình thức tiền gửi có kỳ hạn bằng các chứng chỉ tiền gửi
(kỳ phiếu ngân hàng có mục đích) đã xuất hiện với các thời hạn 3 tháng, 6
tháng, 9 tháng ... Tuy mới được sử dụng trong hai năm trở lại đây, song hình
thức huy động đã ngày càng phát huy vai trò trong việc tạo vốn của các Ngân
hàng. Trên thực tế, tỷ trọng huy động vốn bằng hình thức phát hành kỳ phiếu
Ngân hàng chiếm một tỷ lệ tương đối so với các hình thức huy động khác.
+ tiền gửi Ngân hàng.
Từ lâu tiền gửi tiết kiệm đã được coi là công cụ huy động vốn truyền
thống của các NHTM. Vốn huy động từ các tài khoản tiết kiệm chiếm một tỷ
trọng đáng kể trong tiền gửi Ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm bao gồnm các loại
sau: loại không kỳ hạn, có kỳ hạn và có kỳ hạn dài.
- Tiền gửi không kỳ hạn.
Thực chất đay là khoản tiền gửi tiết kiệm thông thường. Đối với khoản
tiền gửi này, chủ tài khoản có thể rút tiền ra bất ú lúc nào mà không phải báo
trước nhưng chỉ được rút bằng tiền mặt và người gửi tiền được hưởng lãi suất.
Tuy nhiên, số dư tài khoản này thường không lớn, nhưng có ưu điểm lớn hơn
so với các tài khoản tiền gửi giao dịch ở chỗ số dư này ít biến động. Chính vì
vậy, đối vối loại tiền gửi này, các NHTM thường trả lãi giống như tiền gửi
không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế. NHTM cần tạo điều kiện mở rộng khai
thác khoản vốn này.
- Tiết kiệm có kỳ hạn.
Các NHTM thường huy động tiết kiệm với kỳ hạn từ 3 tháng đến 1
năm. Về nguyên tắc, một khi khách hàng đã gửi tiền vào tài khoản này, thì
không được rút ra (cả gốc và lãi) trừ khi đã hết hạn tiền gửi. Để tăng sức cạnh
tranh trong thu hút tiền gửi, một số NHTM đã cho phép khách hàng rút tiền
trước hạn, một phần trong tiền lãi là khách hàng được hưởng đã bị khấu
trừ(có thể Ngân hàng không được trả lãi trong một thời điểm nào đó hoạc
khách hàng chỉ được hưởng mức lãi suất không kỳ hạn cho khoản thời gian
khách hàng gửi tiền).
- Tiết kiệm dài hạn: So với các loại hình tiết kiệm khác, đối với tài
khoản này, bất cứ lúc nào chủ tài khoản cũng có thể gửi tiền vào tài khoản
này với số lượng không hạn chế nhưng chỉ được rút ra khi đến hạn. Đây là
loại hình tiết kiệm mà Ngân hàng cần tận dụng nhằm tạo ra nguồn vốn có tính
chất ổn định cao phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng dài hạn của mình.
4.3. Tạo vốn qua phát hành chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm có mệnh giá
lớn.
Việc huy động các chứng chỉ tiền gửi thuộc loại này có ý nghĩa quan
trọng trong việc quản tài sản nợ hơn là các biện pháp để các NHTM huy động
vốn. Chẳng hạn, ở Mỹ các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn hơn
100.000USD hoặc nhiều hơn đã trở thành công cụ đáng chú ý trong việc quản
lý tài sản nợ ở các Ngân hàng lớn.
Thời hạn các chứng chỉ tiền gửi này được xác định dựa trên cơ sở vốn
trung dài hạn của NHTM, thông thường thời hạn đó không dưới một năm.
Mức lãi được trả cho các chứng chỉ tiền gửi loại này được quy định
bằng cách thoả thuận trực tiếp giữa Ngân hàng và người gửi tiền hoặc quy ở
mức mà người gửi chấp nhận được.
Xuất phát từ thực tế kách quan: những người mua chứng chỉ tiền gửi
này rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất. Để huy động vốn nhằm đáp ứng
các nhu cầu thanh toán hay nhu cầu về tín dụng, các Ngân hàng Thương mại
có thể đưa ra các mức lãi suấtcao hơn so với các loại chứng chỉ tiền gửi khác.
4.4. Tạo vốn qua đi vay.
Các khoản vay ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của
các NHTM không chỉ về quy môđơ thuần mà chủyêú mang ý nghĩa như là
một biện pháp quản lý các mục tài sản nợ. Các Ngân hàng có thể đi vay từ
nhiều nguồn khác nhau:
+ Vay Ngân hàng nhà nước Hình thức thường gặp là vay tái chiết khấu
với vai trò là người cho vay cuối cùng, Ngân hàng nhà nước vay từ các tổ
chức tín dụng khác luôn cho các Ngân hàng Thương mại vay với một giá
nhất định - đó là lãi suất tái chiết khấu. Lãi suất tái chiết khấu được Ngân
hàng nhà nước sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô, tuỳ theo yêuc ầu
đièu tiết của nền kinh tế mà lãi suất này có thể cao hay thấp. Các NHTM có
thể vay NHNN khi có nhu cầu, nhưng hầu hết các nước Ngân hàng nhà nước
đều không cho phép các NHTM lạm dụg khả năng đó bằng công cụ như hanj
chế mức tái chiết khấu. Tuy nhiên đay alf giải pjháp cuối cùng của NHTM
trong công tác điều hành kinh doanh.
+ Vay từ các tổ chức tín dụng khác: Đó là khoản vay thông thườn mà
các NHTM vay lẫn nhau trên thị trường tiền tệ.
Tuy nhiên, các NHTM thường sử dụng tới hai giải pháp trên trong các
trường hợp sau:
- Thứ nhất, Các Ngân hàng thườn chỉ vay từ các Ngân hàng nhà nước
khi không còn giải pháp nào khác nhằm tránh việc sử dụng tối đa hạn ức chiết
khấu, mà qua đó có thể gây sự chú ý của Ngân hàng nhà nước.
- Thứ hai, khi một khách hàng tốt trả một khoản nợ cũ và yêu cầu vay
tiếp một khoản khác mà bị từ chối vì Ngân hàng đang gặp khó khăn về vốn
thì có thể Ngân hàng sẽ mất vĩnh viễn khách hàng đó vào tay các đối thủ cạnh
tranh.
4.5. Tạo vốn qua phát hành trái phiếu.
Trái phiếu Ngân hàng là một công cụ dài hạn trên thị trường vốn dưới
hình thức giấy nhận nợ do các tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn,
trong đó cam kết trả lãi và gốc cho người mua hoặc người sở hữu trong một
thời gian cố định. Về phía người mua trái phiếu Ngân hàng là giấy chứng
nhận giấy đầu tư vốn và quyền được hưởng thu nhập của người mua trên số
tiền mua trái phiếu của Ngân hàng.
Thực chất, hình thức tạo vốn dã giúp cho các Ngân hàng Thương mại
chủ độg trong việc huy động vốnđể thực hiện các dự án đâù tư dài hạn và vốn
này có tính chất ổn định cao về thời gian sử dụng và lãi suất.
Theo kinh nghiệm tại Đức, trái phiếu Ngân hàng được phát hành với
mức lãi suất cố định và mức lãi suất này được xác định theo mưc lãi suất trên
thị trường vốn tại thời điểm phát hành. Hầu hết các trái phiếu Ngân hàng đều
được đưa vào các giao dịch chính thức hay giao dịch tự do trên một hay nhiều
sở giao dịch chứng khoán Đức. Do đó những người đầu tư vào trái phiếu
Ngân hàng có thể thu hồi vốn vào bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, điều đó không
chỉ tạo điều kiện cho Ngân hàng trong việc thu hút vốn mà còn thuận lợi cho
cả khách hàng.
Ngoài ra kinh nghiệm cho thấy: việc huy động vốn từ trái phiếu Ngân
hàng khá phổ biến ở các nước, nó được xuất hiện và phát triển từ các nước
Châu Âu trong những năm 1960 của thế kỷ XX và ngày nay các giao dịch đã
phát triển với quy mô quốc tế bao gồm nhiều Ngân hàng và Công ty tài chính
tham gia. Nghiệp vụ huy động vốn qua trái phiếu đã đem đến cho Ngân hàng
những khoản lợi nhuận cao bởi khả năng “tiêu thụ” các khoản vốn huy động
này đã được nhanh chóng chuyển đến các nước đang “khát vốn” để phát triển
ở Châu á, Nam Mỹ.
4.6. Các hình thức tạo vốn khác.
NHTM có thể sử dụng thu hút vốn từ các nguồn vốn nhàn rỗi, từ các
hoạt động uỷ thác về các dịch vụ xã hội như dịch vụ: câu lạc bộ giáng sinh,
nghỉ hè và các kế hoạch khác được mệnh danh là các “Câu lạc bộ tiết kiệm”.
Các kế hoạch này được tạo ra để khuyến khích những người tiết kiệm ký thác
mỗi tuần một số tiền nhất định tại Ngân hàng. Số tiền này sau một thời gian
nhất định sẽ là một số tiền đủ lớn để người giữ tiền có thể trang trải được các
khoản chi phí cho các khảon dịch vụ trên.
III. Vai trò của NHTM trong chiến lược tạo vốn.
NHTM là một tổ chức đặc biệt. Điểm đặc biệt là : vừa tổ chức tài chính
trung gian và là tổ chức tài chính thông thường. Khi đóng vai trò tổ chức
trung gian, NHTM thực hiện vai trò thu hút các nguồn vốn trong nền kinh tế
để thực hiện các hoạt động của các chủ thể khác thiếu vốn dưới các hinh fthức
như tín dụng đầu tư. Còn khi đóng vai trò tổ chức tài chính thông thường thì
các NHTM thực hiện vai trò làm người môi giới để người thừa vốn và người
thiếu vốn trực tiếp gặp nhau thông qua các hình thức như môi giứoi chứng
khoán, thực hiện cho thuê trọn gói.
Đối với nền kinh tế nước ta hiện nay, khi mà hệ thống tài chính còn
kém phát triển, chủng loại các tổ chức còn nghèo nàn, quy mô của các tổ chức
đó còn nhỏ bé, hoạt động chưa phong phú thì có thể nói vai trò của NHTM
đối với nền kinh tế là rất lớn. Vai trò nổi bật nhất của NHTM hiện nay là góp
phần tạo vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho việc đạt được các mục tiêu
phát triển đến năm 2010 và các năm tiếp theo mà Đảng và Nhà nước đã đặt
ra.
1. Tạo điều kiện gia tăng tích luỹ cho nền kinh tế, thu hút các khoản
vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, làm gia tăng dầu tư cho nền kinh tế.
Tích luỹ và tiêu dùng là hai hoạt động đối lập nhau, đều có nguồn gốc
từ thu nhập. Ngoài yếu tố quy mô của thu nhập, tiêu dùng trước tiên phụthuộc
vào nhu cầu cuộc sống và kế đến lựi ích của tích luỹ. Mục đích cuối cùng của
tích luỹ là tiêu dùng cho tương lai.
Tích luỹ của công chúng có thể tồn tại dưới các hoạt động của tài sản
nợ của NHTM. Đó là các khoản tiết kiệm hoặccác khoản đầu tư vào trái phiếu
Ngân hàng. Một khi hiệu quả hoạt động của Ngân hàng cao, lãi suất huy động
thoả đáng thì tích luỹ của công chúng qua Ngân hàng sẽ gia tăng do lợi ích
của tích luỹ so với lợi ích của tiêu dùng. Bên canh yếu tố lãi suất có tính chất
kích thích, chất lượng hoạt động của NHTM: thanh toán chi trả nhanh, đảm
bảo thuận tiện an toàn thì không những tích luỹ của cong chúng tập trung vào
Ngân hàng mà các khoản vốn này là nguồn vốn giúp cho Ngân hàng thực hiện
các khoản mục đầu ra bên tài sản có tạo nên đầu tư cho kinh tế.
2. Tạo điều kiện chuyển tải một cách tối ưu vốn tích luỹ thành vốn đầu
tư cuối cùng cho nền kinh tế.
NHTM tạo đềi kiện và môi trường thích hợp cho đầu tư tài chính trực
tiếp. NHTM tham gia vào quá trình phát hành chứng khoán cho thị trường, và
trở thành cầu nối trực tiếp giữa người thừa vốn và người thiếu vốn trên thị
trường.
Chủ động thu hút vốn tích luỹ và vốn chi tiêu có tính chất nhà rỗi trong
nền kinh tế và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Khi nền kinh tế có nhu cầu
vốn đầu tư, hiệu quả các vốn đầu ra cao và an toàn thì ngân hàng chủ động
tăng huy động vốn và ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, Ngân hàng sẽ giảm
các khoản huy động hoặc chuyển vốn đầu tư sang cho vay tiêu dùng. Chủ
động điều tiết và phân phối vốn đầu tư trong nền kinh tế. Ngân hàng sẽ đầu tư
vốn vào những ngành nghề phát triển và thu hút vốn đầu tư đối với những
ngành nghề suy thoái.
IV. Hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn.
1. Khái niệm:
Nghiệp vụ khai thác sử dụng vốn bao gồm huy động vốn và sử duụng
vốn, hai vấn đề này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Đối với từng Ngân hàng cơ sở cũng như toàn bộ hệ thống Ngân hàng
kinh doanh đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận tối đa và sự tăng trưởng
không ngưngf của nguồn vốn kinh doanh. Muốn đạt được những mục tiêu đó,
đòi hỏi Ngân hàng phải tự vạch cho mình một chiến lược vốn đúng đắn, phù
hợp với kế hoạch sử dụng vốn trongtừng thời kỳ. Vì vậy:
Hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn là Ngân hàng phải đảm bảo sử dụng
kết hợp hài hoà các nguồn vốn có được sao cho việc sử dụng các nguồn vốn
đó mang lại hiệu quả cao nhất.
Hoạt động nói trên của Ngân hàng là hoạt động cân đối vốn, là công
việc rất cần thiết đối với mọi Ngân hàng, là một biện pháp nghiệp vụ, là công
cụ quả lý của các nhà lãnh đạo Ngân hàng.
2. Công thức tính (đối với Ngân hàng Láng Hạ năm 2000).
Huy động vốn Sử dụng vốn
1 Tiền gửi tiết kiệm 1103 1 Vốn bảo đảm thanh toán 531
2 Tiền gửi của các tổ chức kinh
tế
800 2 Dư nợ cho vay 661
3 Tiền gửi khác 97 3 Sử dụng khác 808
Tổng 2000 Tổng 2000
Chương II. Thực trạng nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ.
I. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ.
1. Sơ lược về quá trình hình thành.
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng nong nghiệp)
là doanh nghiệp nhà nước, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng
đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước,
làm uỷ thác các nguồn vốn trung và dài hạn, ngắn hạn của chính phủ, các tổ
chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong và ngoài nước, thực hiện tín dụng tài trợ
chủ yéu cho nông nghiệp và nông thôn. Ngân hàng nông nghiệp được thành
lập theo Quyết định số 400 - Công ty ngày 14/11/1990 của Chủ tịch hội đồng
bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ).m nông nghiệp là một pháp nhân bao
gồm hội sở (trung tâm điều hành), các chi nhánh, văn phòng đại diện được
Nhà nước cấp vốn lần đầu 200 tỷ đồng vốn điều lệ (tương đương 30 triệu
USD), tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và những
cam kết của mình, có bản tông rkết tài sản và con dấu riêng, hoạt động trong
khuôn khổ pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính.
Trước những khó khăn chung của nền kinh tế những năm đầu thập kỷ
90, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam khi mới thành lập đã phải đối đầu với
nhiều gia khó, phải “gồng mình”trước những thua lỗ trong hoạt động kinh
doanh. Nhưng khi nền kinh tế đất nước đã ổn định và phát triển, đặc biệt kể từ
năm 1995, Ngân hàng nông nghiệp đã không ngừng vươn lên khẳng định vị
trí của mình, hoạt động luôn có lãi và có sự tăng trưởng mạnh. Đứng trước
những nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng vốn và các
dịch vụ Ngân hàng của các doanh nghiệp ngày càng tăng, bên cạnh đó nhằm
mở rộng mạng lưới hoạt động đa dạng hoá các nghiệp vụ Ngân hàng, nâng
cao uy tín hiệu quả hoạt động của mình và nhận thấy vị trí trụ sở 24 Lnág Hạ
có nhiều thuận lợi. Ngày 18/03/1997 Ban lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp
Việt Nam đã quyết định thành lập chi nhánh mới trực thuộc trung tâm điều
hành Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam tại địa điểm này, chi nhánh Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNN&PTNT) Láng Hạ được
hình thành trên tiền đề đó.
Với tư cách là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp Việt
Nam (NHNN&PTNT) Láng Hạ là một đại diện uỷ quyền của Ngân hàng
nông nghiệp Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của
NHNN&PTNT, chịu sửàng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với
NHNN&PTNT. Về pháp lý, chi nhánh Láng Hạ cũng có con dấu riêng, được
ký kết các hợp đồng kinh tế, dân sự, chủ động kinh doanh, tổ chức theo phân
cấp uỷ quyền của nh nông nghiệp Việt Nam.
Chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ có nhiệm vụ khai thác và huy động
vốn trong và ngoài nước, huy động các nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn
từ các thành phần kinh tế như: chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh
nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng USD và VNĐ để tiến hành các
hoạt động cho vay ngắn, trung, và dài hạn, đầu tư và tham gia hoạt động trên
thị trường chứng khoán.
2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
Là một Ngân hàng nông nghiệp mới được thành lập từ năm 1997 đến
nay, quy mô hoạt động của chi nhánh Láng hạ chưa lớn, nhân sự hạn chế, bởi
vậyphương châm của Ngân hàng là cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và an
toàn. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức hiện tại là 58 người phân theo
sơ đồ sau:
Mỗi phòng ban thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo sự phân
công và chỉ đạo của ban giám đốc.
3. Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp
láng hạ.
Ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ
đã phải chứng tỏ mình trước không ít những thuận lợi và thách thức, khó
khăn.
Ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn nói riêng thực hiện chấn chỉnh hoạt động tín dụng Ngân hàng nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại và
uy tín của ngành. Uy tín của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam được nâng cao hơn có tác dụng tích cực tới công tac thu hút khách
hàng và đa dạng hoá hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ.
Là một chi nhánh mới được thành lập, tuy còn bỡ ngỡ non trẻ trong
hoạt động, nhưng Ngân hàng có thể tranh thủ kế thừa, học hỏi những kinh
nghiệm rút ra từ những thành công thất bại của các NHTM khác. Thêm nữa,
Ngân hàng có trụ sở đặt tại vị trí hết sức thuận tiện, trên một đại bàn sôi động,
có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động, các nghiệp vụ kinh doanh và
dich vụ một cách đa dạng. Mặt khác, các nguồn huy động từ tiền gửi của các
Ban giám đốc
Phòng tổ chức
hành chÝnh
Phòn kinh
doanh
Phòng thanh
toán quốc
tÕ
PhòngkÕ toán
và ngân quỹ
tổ chức tín dụng và tiết kiệm từ dân cư là rất phong phú giups cho Ngân hàng
có khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu của doanh nghiệp cũng như dân cư.
Bên canh đó, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Ngân
hàng luôn nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ có hiệu quả và rất kịp thời từ
NHNN&PTNT Việt Nam, sự quan tâm ủng hộ của chính quyền thành phố.
Một thuận lợi hết sức quan trọng nữa đối với Ngân hàng trên bình diện
vĩ mô là sự phục hồi phát triển cuả nền kinh tế thế giới và khu vực. Nenè kinh
tế Việt Nam, nền kinh tế mà trước đây một vài năm trong giai đoạn khủng
hoảng kinh tế của khu vực vẫn có mức tăng trưởng dương, nhịp độ tăng
trưởng kinh tế (GDP) năm 1997 đạt 6,5% và 5,8% năm 1998, tăng trưởng
nông nghiệp 4,5% năm 1997 và 3% năm 1998, tăng trưởng công nghiệp năm
1997 là 14% và 11% năm 1998 thì nay dưới sự phục hồi của nền kinh tế khu
vực sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển kinh tế trên tất cả các
ngành, lĩnh vực hoạt động của đất nước. Trong đó đặc biệt có ngành Ngân
hàng, một ngành mà bản thân nó đã chịu ảnh hưởng lớn và sâu sắc nhát trong
cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực vừa qua.
Một tín hiệu tốt đẹp đối với hoạt động của ngành Ngân hàng là sự đang
hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Với hai
giao dịch tại Hà Nội và thành phôd HCM và khi sở giao dịch chính thức hình
thành thì hoạt động của nền kinh tế chắc chắn sẽ sôi động và lĩnh vực kinh
doanh trên thị trường chứng khoán sẽ đem lại tỷ phần thu không nhỏ trong thu
nhập và trong tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng.
Bên cạnh những thuận lợi trên, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn cũng gặp không ít khó khăn bao gồm cả những khó khăn chung của
ngành Ngân hàng và khó khăn riêng do đặc điểm của chi nhánh Láng Hạ khi
mới bắt đầu thành lập.
Nhìn chung năm 1997-1998 khi Ngân hàng mới thành lập, kinh tế thủ
đo có tăng trưởng nhanh hơn với các tỉnh khác, Tuy nhiên tốc độ này đã sớm
bị chững lại. Bên cạnh những thịt hại về thiên tai luc lụt, nền kinh tế còn chịu
sự tác động, chi phối của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực, tiền tệ
khu vực gây tâm lý bất ổn cho khách hàng dẫn đến co hẹp về hoạt động, sự
cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong nước, Ngân hàng nước ngoài, đặc biệt
tại thủ đô Hà Nội cạnh tranh ngày càng quyết liệt của hơn 60 Ngân hàng trên
tất cả các lĩnh vực huy động vốn, mở rộng cho vay, thanh toán, mua ngoại
tệ... diễn ra sôi động, gay gắt làm cho việc tìm kiếmm khách hàng hết sức khó
khăn. Chi nhánh Láng hạ chưa tạo được niềm tin lớn đối với các Ngân hàng
đối tác nước ngoài, gây cho họ tâm lý đắn đo, nghi ngờ khi giao dịch với
Ngân hàng.
Một thực tế tồn tại hiện nay là trong khi các doanh nghiệp đang hết sức
cần vốn để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh thì tại các Ngân hàng lại
xảy ra tình trạng ứ đọng vốn lớn mà không giải ngân được. Tình trạng thiểu
phát kéo dài trong năm 1999 mặc dù Ngân hàng nông nghiệp đã 5 lần hạ lãi
suất trần cho vay từ 1,2%/tháng xuống còn 0,85%/tháng nhằm thực hiện chủ
trương kích cầu của chính phủ, nhưng do nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tẹ khu vực nên nhìn chung các
doanh nghiệp thiếu các dự án khả thi và do vậy việc thẩm định và cho vay trở
nên khó khăn gây ứ đọng vốn cho Ngân hàng.
Bên cạnh đó, quy mô hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp
Láng hạ còn hạn chế, đội ngũ cán bộ của Ngân hàng còn chưa cập nhật cả
trong cũng như ngoại ngữ cho giao dịch với bạn bè quốc tế.
II. Thực trạng nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Láng hạ.
1. Các hình thức khai thác vốn được áp dụng tại chi nhánh Ngân hàng
nông nghiệp Láng hạ.
Ngay từ khi thành lập Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ đã phát triển
nguồn vốn của mình để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Bằng các
biện pháp và chính sách cụ thể, nguồn vốn của Ngân hàng nông nghiệp Láng
hạ ngày càng gia tăng với khối lượng năm sau cao hơn năm trước.
Để đạt được kết quả đó Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ đã áp dụng
những hình thức sau:
* Huy động bằng hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm.
Tiết kiệm là hình thức huy động được các Ngân hàng Thương mại áp
dụng từ lâu với các thời hạn và mức lãi suất quy định cho từng thời hạn đó.
Trong hình thức huy động này có rất nhiều thể thức được áp dụng.
+ Thể lệ tiết kiệm bằng tiền với các loại kỳ hạn: Không kỳ hạn, ba
tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng... cũng được áp dụng rộng rãi trong thời
gian đầu với mức lãi suất cao đủ sức hấp dẫn người gửi tiênf.
+ Thể lệ gửi tiền tiết kiệm bằng ngân phiếu thanh toán nhằm mực đích
huy động nguồn vốn nhàn rỗi bằng ngân phiếu thanh toán vào Ngân hàng và
tạo điều kiện cho dân chúng làm quen với “dấu hiệu giá trị” mới này.
+ Thể thức huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ với mục đích huy
động nguồn vốn nhàn rỗi bằng ngoaị tệ trong dân cư vào Ngân hàng để phát
triển kinh tế.
+ Thể thức huy động tiền gửi tiết kiệm gửi một nơi lĩnh tiền nhiều
nớinhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việclĩnh tiền, tạo tâm lý
cho khách hàng không cần giữ tiền mặt trong người.
* Huy động bằng phát hành kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích:
Phát hành kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích bằng ngoại tệ. Kỳ phiếu
Ngân hàng có mục đích của Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ là một loại giấy
nhận nợ do Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ phát hành, nhằm huy độg vốn
nhàn rỗi trong dân cư một cách linh hoạt, đáp ứng cho mọi chương trình, dự
án kinh tế nhất định. Kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích được ghi vào thu, chi
bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ (USD). Căn cứ vào tình hình nguồn vốn và
yêu cầu mở rộng tín dụng theo các dự án đầu tư cụ thể của từng chi nhánh để
tiến hành bán kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích này.
* Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu để bổ sung cho nguồn
vốn vay trung và dài hạn đối vơí nền kinh tế.
* Huy động bằng việc tổ chức mở dịch vụ thanh toán, khuyến khích
mọi thành phần kinh tế mở tài khoản tại các chi nhánh của Ngân hàng nông
nghiệp. Tài khoản tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân tại Ngân
hàng được phân chia làm hai loại: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ
hạn. Đối với loại tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, Ngân hàng có thể sử dụng
chúng một cách có kế hoạch có mục đích đầu tư của Ngân hàng, còn loại tài
khoản tiền gửi không kỳ hạn khách hàng chỉ sử dụng nó để được hưởng
những tiện lợi trong thanh toán phục vụ chi trả cho các giao dịch mua bán,
loại tiền gửi không kỳ hạn này chỉ có một ưu thế là lãi suất thấp nó tạo điều
kiện cho Ngân hàng giảm được laĩ suất đầu vào và trên cơ sở đó tạo điều kiện
thuận lợi cho Ngân hàng có khả năng cạnh tranh trên thương trường.
Ở Việt Nam, theo Nghị định 91/CP của thủ tướng chính phủ ngày
25/11/1993 và quyết định 22/QĐ - NH ngày 21/2/1994 của thống đốc Ngân
hàng nhà nước Việt Nam, mọi cá nhân đều có quyền mở tài khoản thanh toán
ở Ngân hàng và được sử dụng séc chi trả.
Ngoài ra mới đây chính phủ mới ban hành nghị điịnh 30/CP ngày
9/5/1996 về quy chế phát hành và sử dụng séc có sửa đổi một số quy định về
séc. Đông thời ngân hàng nhà nước có thông tư 07/TT - NH ngày 27/12/1996
hướng ddaanx viưệc thực hiện quy chế này. Tuy vậy, muốn mọi cá nhân trong
nền kinh tế chấp nhận và sử dụng séc còn lại cả một vấn đề khác kèm theo.
2. Thực trạng nghiệp vụ kai thác vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Láng
hạ.
2.1. Tổ chức tạo vốn của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp láng Hạ.
Sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ hình
thành thị trường tài chính, các trung gian tài chính mà trước hết là các NHTM.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chyển đổi sang cơ chế thị trường
và toàn bộ hệ thống Ngân hàng ở nước ta cũng đang vận động đổi mới theo
hướng hình thành và phát triển các NHTM và các trung gian tài chính khác.
NHNN Láng Hạ chuyên kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ Ngân hàng,
tuy còn non trẻ nhưng là một Ngân hàng quốc doanh hoạt động trên địa bàn
rộng lớn, đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế. Tính đến cuối
năm 2000 chi nhánh đã thu hút được 3500 tài khoản tiền gửi và 60.000 khách
hàng gửi tiền tiết kiệm. Mặc dù Ngân hàng nhà nước nhiều lần điều chỉnh
giảm mức lãi suất huy động nhưng tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng
vẫn tăng mạnh. Đến 31/12/2000 đạt 2000 tỷ tăng 70% so với cuối năm 1999.
Đạt được 143% kế hoạch đề ra.
Trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 540 tỷ chiếm 27%. Tiền
gửi từ các tổ chức kinh tế đạt 1230 tỷ chiếm 60,15%. Tiền vay của các tổ
chức tín dụng và tiền gửi khác đạt 230 tỷ chiếm 12,85%. Trên cơ sở tăng
trưởng nguồn vốn huy động và bám sát nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế,
trong thời gian qua chi nhánh đã mở rộng đầu tư vốn tín dụng cho các thành
phần kinh tế. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2000 đạt 661 tỷ đồng so với năm
1999 tăng 140 tỷ bằng 127,2% đạt 86% kế hoạch đầu năm đề ra. Vượt 8,2%
so với mục tiêu đề ra của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam. Bình qua dư nợ trên một cán bộ công nhân viên chức 11,4 tỷ. Dư nợ
cho vay kinh tế quốc doanh 85,3% và ngoại tệ chiếm 43,7% tổng dư nợ. Ngân
hàng nông nghiệp Láng hạ đã tập trung vốn cho vay các doanh nghiệp nhà
nước, các ngành kinh tế mũi nhọn, các cơ sở sản xuất và hộ tư nhân kinh
doanh có hiệu quả, năng động. Giúp các doanh nghiệp đứng vững trong cạnh
tranh, kinh doanh có lãi góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao
động, cho vay trung và dài hạn có chuyển biến mạnh mẽ. Ngân hàng nông
nghiệp Láng hạ đã tăng trưởng vốn trung và dài hạn cả về số lượng dự án và
số vốn đàu tư. Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 75,2% trong tổng dư nợ.
Điều nổi bật đáng quý là quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
nông nghiệp đang từng bước chuyển đổi thích nghi để thực hiện các mục tiêu
kinh tế xã hội là hướng vào tạo vốn, đặc biệt là quan tâm đến huy động vốn
trong và ngoài nước đáp ứng yyêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước.
+ Diễn biến về cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ.
Như chúng ta đã biết, công tác huy động vốn là tiền đề thực hiện các
nhiệm vụ tiếp theo của Ngân hàng, là nền tảng, là bước cơ bản đầu tiên trong
suốt quá trình kinh doanh của Ngân hàng để mở rộng thị trường tín dụng.
Chính vì vậy mà cạnh tranh, thu hút khách hàng là vấn đề sống còn đối với
bản thân Ngân hàng. Hiểu rõ như vậy nên Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ
luôn cải tiến, mở rộng hình thức huy động vốn một cách linh hoạt theo xu
hướng chung của thị trường: cải tiến nghiệp vụ, đổi mới phong cách giao
dịch, trang bị vi tính đến từng quỹ tiết kiệm, cải tiến mẫu các giấy tờ giao dịch
tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người gửi nên nguồn vốn huy động của
Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ không ngừng tăng lên rất nhanh. Ngân hàng
đã tập trung chỉ đạo phòng kế toán tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức
và cá nhân mở tài khoản và hướng dẫn thủ tục chu đáo. Đồng thời cử cán bộ
tín dụng đến tận doanh nghiệp để mở tài khoản giao dịch ngay. Ngân hàng đã
thực hiện nhanh chóng chính xác, kịp thời tiền séc, ngân phiếu, không ngừng
thu hút khoản tiền nhàn rỗi của khách hàng vào tài khoản. Hiện nay đang thí
điểm loại hình tiết kiệm điện tử bước đầu đã mang lại sự tiện lợi cho khách
hàng và Ngân hàng tính đến cuối năm 2000, chi nhánh đã thu hút được trên
3500 tài khoản tiền gửi và 60.000 khách hàng gửi tiền tiết kiệm.
Mặt khác mạng lưới của Ngân hàng không ngừng được mở rộng. Để
tạo lập nguồn vốn lành mạnh, tránh hiện tượng sốc, Ngân hàng đã vận dụng
chính sách lãi suất phù hợp với từng giai đoạn, vừa đảm bảo quyền lợi cho
người gửi tiền Ngân hàng đã chú tâm dồn sức huy động vốn phù hợp với cơ
chế mới như tiết kiệm dài hạn trả lãi trước, tiết kiện xây dựng nhà ở, tiết kiệm
ngoại tệ, các loại trái phiếu đảm bảo giá trị theo vàng. Ngoài ra khi cần Ngân
hàng còn vay vốn của các tổ chức tín dụng, các đơn vị khách hàng nhằm tạo
lợi thế kinh doanh có hiệu quả.
Bảng huy động nguồn vốn qua các năm.
Đơn vị: tỷ đồng Việt Nam.
Năm 1997 1998 1999 2000
Nguồn vốn huy động 236 883 1144 2000
Nguồn số liệu trên được trích từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ
năm 1997 - 2000 của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ.
**************
+ Các giải pháp tạo vốn đã được áp dụng tại NHNN Láng hạ.
Nghiệp vụ khai thác vốn là nghiệp vụ chính của Ngân hàng Thương
mại nói chung, nó có tính chất quyết định đến quy mô hoạt động và thời
lượng tín dụng, đầu tư của Ngân hàng. NHTM và các tổ chức tín dụng khác
đều thực hiện nghiệp vụ đi vay để cho vay. Vì vậy chỉ có huy động vốn được
nhiều thì mới có điều kiện mở rộng đầu tư mà trên cơ sở mới có doanh thu và
lợi nhuận.
Vốn mà các Ngân hàng dùng để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế quốc
dân dưới nhiều hình thức riêng biệt hoàn toàn phụ thuộc vào vốn mà nó huy
động được.
Như vậy, nghiên cứu các gải pháp để mở rộng việc huy động vốn trong
các lĩnh vực chính yếu nhất, trong các mặt hoạt động của Ngân hàng nhằm
tìm ra những phương hướng cơ bản nhất giúp đỡ các Ngân hàng phát triển các
hoạt động của mình, vì sự phồn thịnh của nền kinh tế và của chính bản thân
Ngân hàng.
Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước đó là vốn. Muốn thực hiện thành công thì chính phủ,
các tổ chức kinh tế thì Ngân hàng phải có một chiến lược khai thác vốn đáp
ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế.
Ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ nói
riêng, với vị trí trên thị trường tài chính Việt Nam dặc biệt là thu hút vốn để
phát triển kinh tế trong nước. Với nhiệm vụ to lớn là huy động vốn phát triển
kinh tế, Ngân hàng đã và đang sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp khởi tăng
nguồn vốn có hiệu quả hơn.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm.
Trong mấy năm vừa qua, mặc dù có khủng hoảng tiền tệ ở một số nước
trong khu vực nhưng nguồn tiền gửi dân cư tại hầu hết các Ngân hàng đều ổn
định và tăng trưởng. Tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Lán hạ, nguồn
tiền gửi này cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó và đã đạt được những
thành quả riêng. Nguồn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng ổn định trong
tổng nguồn và có xu hướng tăng. Tỷ trọng nguồn là 5,8% năm 1997, 9,76%
năm 1998, 20,19% năm 99 thì năm 2000 là 27%. Nguồn vốn tiền gửi ngày
càng được gia tăng và giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển các nghiệp vụ
của Ngân hàng mang một ý nghĩa chiến lượng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước.
NHNN Láng hạ đã có những giải pháp thích hợp uyển chuyển nhằm kết
hợp hài hoà giữa lợi ích của người đi vay và lợi ích của người cho vay.
Chính sách lãi suất đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn bằng
hình thức tiền gửi tiết kiệm. Chính sách lãi suất của Ngân hàng đã điều chỉnh
sát với quan hệ cung cầu và lạm phát. Nói đúng hơn, chính sách lãi suất đã
giải quyết thoả đáng các mối quan hệ hư: quan hệ lãi suất tiền gửi và lãi suất
cho vay, quan hệ giữa lãi suất đồng nội tện với lãi suất ngoại tệ, quan hệ giữa
lãi suất cho vay ngắn hạn và lãi suất cho vay trung hạn và dài hạn.
Lãi suất là một đòn bẩy quan trọng nhất trong việc huy động tiền gửi vì
mục đích cuối cùng của người có tiền gửi là có được lợi tức. Lãi suất huy
động càng cao thì khối lượng tiền gửi càng lớn. Tuy nhiên, mức lãi suất này
luôn luôn bị khống chế bởi lãi suất cho vay và lãi suất trần quy định của Ngân
hàng nhà nước. Tuỳ trường hợp mà Ngân hàng đưa ra mức lãi suất hu động
cho phù hợp.
- Khuyến khích khách hàng mở tài khoản các nhân tại Ngân hàng và
thực hiện thanh toán qua Ngân hàng.
Ngày 18/4/1994 Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ký quyết định số
160/HĐ - NH về việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân. NHNN Việt Nam cũng
đã có văn bản hướng dẫn và triển khai thực hiện nội dung của quyết định này
đến tâts cả các chi nhánh trong đó có chi nhánh của NHNN Láng hạ. Quy
định đó quy định tất cả nhân viên thuộc NHNN phải mở tài khoản tiền gửi cá
nhân tại Ngân hàng và toàn bộ tiền lương hàng tháng chuyển vào tài khoản
đó. Khi có nhu cầu chi tiêu, chủ sở hữu viết giấy lĩnh tièn mặt hoặc séc để chi
trả từ tài khoản cá nhân của mình. Đây là hình thức huy động vốn mới, Ngân
hàng đã tăng cường công tác quảng cáo đến từng người dân và giới tthiệu cho
họ về lợi ích của hình thức này. Tuy nhiên do phong tục tập quán của dân
chúng chưa quen với việc không dùng tiền mặt trong giao dịch thanh toán
hàng ngày do các công cụ thanh toán đưa ra chưa đáp ứng được nhu cầu cấp
thiết của dân chúng và thu nhập của dân chúng chưa có điều kiện để tích luỹ
nên việc mở tài khoản tiền gửi mới đạt kết quả hạn chế.
- Khuyến khích các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại Ngân
hàng.
Mục đích của việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng là
khách hàng muốn được hưởng những tiện lợi trong thanh toán: thanh toán tiền
hàng cho người bán, nhận tiền bán hàng của người mua chuyển tới và trả các
khoản chi phí khác cho các dơn vị tổ chức kinh tế mà đơn vị có dùng dịch vụ
hàng hoá của họ. Số dư loại tài khoản của họ rất thất thường nhưng có lợi thế
là khoản lãi cho khách hàng rất thấp và nó cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn
trong tổng nguồn vốn huy động. Từ đó giúp cho Ngân hàng kéogiảm lãi suất
đầu vào, có thêm ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi này đưa
vào hoạt động kinh doanh của mình, áp dụng các biện pháp kinh tế để khuyến
khích khách hàng thường xuyên gửi tiền nhàn rỗi vào tài khoản thanh toán:
những đơn vị tổ chức có số dư trên tài khoản này cao và thường xuyên ổn
định tại Ngân hàng sẽ được ưu tiên tiết giảm lãi suất tiền vay theo tỷ lệ tương
ứng.
Một ưu thế có tính chất quyết định đến việc huy động vốn thông qua
các hình thức khuyến khích các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi thanh
toán tại Ngân hàng là các chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã
áp dụng triển khai đồng loạt máy vi tính vào công tác thanh toán liên hàng
điện tử, cải tiến chế độ luân chuyển chứng từ nội bộ, đối với thái độ phục vụ
khách hàng, cải tiến công tác thu chi tiền mặt nhanh chóng thuận lợi và đáp
ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi. Đến nay công tác thanh toán
liên hàng điện tử, rút ngắn thời gian chu chuyển chứng từ trước đây từ 1,2
ngày còn 1-2 giờ. Chuyển công tác đối chiếu liên hàng về từng cơ sở, vốn
được điều chuyển ngay trong ngày về tại NHNN Láng Hạ rồi chuyển lên
NHNN Việt nam giúp cho việc điều hành vốn được thuận lợi, nhanh chóng,
tăng nhanh vòng quay của vốn. Nhờ có ứng dụng trên mà đã tăng lưu lượng
chứng từ qua Ngân hàng.
- Tăng cường khai thác vốn trung hạn thông qua phát hành kỳ phiếu và
vay nợ các tổ chức nước ngoài.
Trong mấy năm gần đây do thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng
nhà nước vì vậy nguồn kỳ phiếu trái phiếu mà Ngân hàng huy động có biến
động mạnh. Năm 1998 nguồn này đã tăng 412% so với năm 1997 và giảm chỉ
còn 97% đến cuối năm 1999 năm 2000 giaem xuống còn 8% so với năm
1999.
Năm 1998 chi nhánh có thực hiện huy động kỳ phiếu 13 tháng có mục
đích, lãi suất trả trước vì vậy nguồn kỳ phiếu của Ngân hàng đã tăng lên rất
mạnh. Tuy nhiên bước sang năm 1999, bên cạnh nguồn kỳ phiếu ngắn hạn (6
tháng) đã được thanh toán hết, và các loại kỳ phiếu khác như kỳ phiếu 12
tháng trả lãi trước kỳ phiếu có mục đích 13 tháng của Ngân hàng, kỳ phiếu ³
12 tháng thông thường khác phần lớn đã được Ngân hàng thanh toán hết cho
khách hàng, thì nguồn huy động hộ Ngân hàng nhà nước của Ngân hàng đã
hoàn thành và chuyển giao là nguyên nhân cho sự giảm Ngân hàng sút hết sức
nhanh chóng của tổng nguồn này.
Lãi suất trái phiếu NHNN được tính trên cơ sở gồm lãi suất cơ bn cộng
với chỉ số trượt giá do Tổng giám đốc NHNN quyết định trong khung lãi suất
của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam có hai loại: lãi suất cố định
trong suốt thời hạn của trái phiếu và lãi suất có điều chỉnh hàng năm cho từng
đợt phát hành.
Hình thức trái phiếu được đông đảo quần chúng dân cư hưởng ứng vì
một phần do lãi suất được tính toán trên cơ sở tính lãi thị trường vốn ngắn hạn
tại thời điểm phát hành phù hợp với chính sách lãi suất của nhà nước.
Trái phiếu NHNN được dùng để thế chấp, cầm cố, để bảo lãnh vay vốn
tại các tổ chức tín dụng kể cả các chi nhánh trong tổ chức NHNN nếu được tổ
chức tín dụng cho vay chấp nhận. Nó là chứng từ có giá, có khả năng chuyển
nhượng trong thời hạn lưu hành của trái phiếu. Riêng loại trái phiếu có ghi tên
được phép mua bán tại thị trường chứng khoán. Người chủ sở hữu có quyền
chuyển nhượng sang tên một trái phiếu tối đa là 3 lần và thực hiện tại chi
nhánh NHNN phát hành trên cơ sở ( giấy chuyển nhượng trái phiếu). Ngân
hàng xoá tên người chủ sở hữu cũ và đăng ký lại tên chủ sở hữu mới trong sổ
theo dõi của Ngân hàng.
NHNN Láng Hạ đã phát hành loại kỳ phiếu có mục đích và kỳ phiếu
đảm bảo theo giá trị vàng và ngoại tệ. Lãi suất được trả tức là người trả chỉ trả
cho Ngân hàng số tiền thấp hơn mệnh giá của kỳ phiếu, khi đến hạn người
chủ sở hữu của kỳ phiếu, được hưởng đúng mệnh giá ghi trên kỳ phiếu đó.
Nhờ sử dụng hình thức phát hành kỳ phiếu và trái phiếu này đã tạo điều kiện
cho Ngân hàng nông nghiệp có được nguồn vốn tương đối ổn định để đầu tư
cho các dự án phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn của
nền kinh tế.
- Tăng cường huy động ngoại tệ.
Những giải pháp mà NHNN Láng hạ áp dụng để thu hút vốn ngoại tệ
đó là hình thức hấp dẫn và hết sức thuận lợi đối với người gửi: tỷ giá hối đoái
linh hạot, phù hợp, gửi, rút, thu đổi ngoại tệ nhanh chóng tiện lợi, chính xác.
Với những hình thức trên NHNN Láng Hạ không những thu hút nguồn vốn
ngọai tệ trong nước của dân cư mà còn thu hứt được ngoại tệ của các công ty
nước ngoài các xí nghiệp lien doanh và các cá nhân nước ngoài đang sinh
sống tại Việt Nam. Nguồn vốn này chiếm một tỷ trọgn nhỏ trong tổng nguồn
vốn, nhưng nó giúp NHNN Láng Hạ nắm giữ được khách hàng bởi vì NHNN
Láng hạ có thể phục vụ khách hàng theo yêu cầu cả về nột tệ lẫn ngoại tệ
phần lớn Ngân hàng huy động vốn ngoại tệ nhờ vào nguồn tiền gửi tiết kiệm
ngoại tệ, kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích đảm bảo bằng ngoại tệ.... Khi chủ
sở hữu đến lĩnh tiền Ngân hàng có thể trả theo yêu cầu của khách hàng bằng
nội tệ hay ngoại tệ. Tính đến 31 -12 - 2000 nguồn vốn huy động ngoại tệ của
NHNN Láng Hạ chiếm 17,3 % trong tổng nguồn vốn huy động. Để đáp ứng
nhucầu vốn ngoại tệ cho các doanh nghiệp mở rộng thanh toán quốc tế.
- Chiến lược khách hàng của NHNN Láng Hạ.
Trong nền kinh tế thị trường, một điều kiện tiên quyết quyết định đén
sự thành công của công tác kinh doanh tại Ngân hàng đó là chiên lược con
người và chíen lược khách hàng. Con người là yếu tố quan trọgn nhất tạo nên
thành công. Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ trực tiếp giao dịch với khách hàng
phải đáp ứng được yêu cầu mới. Vì vậy trong thời gian qua Ngân hàng luôn
phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Cán bộ Ngân hàng phải giỏi về chuyên
môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, có phong cách giao dịch phục vụ khách
hàng tốt.
Ngay từ khi thnh lập chi nhánh NHNN Láng Hạ đã có nơi làm việc
khang trang. Các quỹ tiết kiệm đảm bảo, nhân viên làm vịec trong điều kiện
thoải mái, từ đó làm tăng năng suất lao động của nhân viên. tăng thêm lòng
tin của khách hàng vào sự phát triển của NHNN Láng Hạ, đay là một yếu tố
có tác dụng hấp dẫn khách hàng.
Chiến lược khách hàng của NHNN Láng hạ xuất phát từ nhu cầu đổi
mới cán bộ, tăng cường đầu tư cán bộ có năng lực, có trách nhiệm tiếp cận và
phục vụ khách hàng. Một mặt Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ khuyến khích
các đơn vị phải tổ chức kinh tế gửi tiền vào tài khoản thanh toán tại Ngân
hàng. Mặt khác Ngân hàng khuyến khích những khách hàng lớn sản xuất kinh
doanh có hiệu quả Ngân hàng sẽ thự hiện giảm lãi suất tiền vay và trả lãi gửi
cao hơn cac đơn vị khác.
Tuy nhiên, không vì thế mà bất cứ một khách hàng nào đến với Ngân
hàng nông nghiệp Láng hạ đều được đón tiếp như nhau, trong chiến lược
khách hàng có nêu: phải phân biệt đối xử với khách hàng thiện chí, quan hệ
hai bên cùng có lợi, những khách hàng đến có chủ ý lừa đảo cần phải đề
phòng thận trọng hơn trong giao dịch. Chọn lọc khách hàng để có chính sách
đãi ngộ đối xử đúng đắn, tạo thêm uy tín và củng cố uy tín của Ngân hàng
nông nghiệp Láng hạ. Ngân hàng thực sự coi: “Khách hàng là thượng đế” và
lấy đó là phương châm hoạt động “đảm bảo an toàn chất lượng và hiệu quả”.
2.2. Tình hình quản lý vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ.
+ Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
Hoạt động của Ngân hàng bao gồm hai khâu cơ bản đó là huy động vốn
và sử dụng vốn. Việc quản lý vốn tại Ngân hàng không những bao gồm tổ
chức huy động thật nhiều vốn vào Ngân hàng mà còn tiến hành tìm nơi cho
vay và đầu tư có lợi nhất, đảm bảo nguyên tắc của Ngân hàng là “đảm bảo an
toàn và hiệu quả”.
Huy động vốn và sử dụng vốn là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết
với nhau, giải quyết mối quan hệ này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đồng
vốn. Thực hiện tốt công tác quản lý vốn tạo điều kiện cho thu nhập không
ngừng được nâng cao. Trong quá trình kinh doanh, Ngân hàng cần phải cân
đối được nguồn vốn hiện có với nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo hiệu quả,
trên cơ sở đó mới có điều kiện bù đắp được chi phí và có lợi nhuận. Nếu Ngân
hàng đầu tư có trọng điểm sẽ giúp các đơn vị tổ chức làm ăn có lãi, thu nhập
của người lao động được nâng cao có điều kiện tích luỹ từ đó sẽ tạo tiền đề
cho việckhởi tăng nguồn vốn của Ngân hàng và mở rộng hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng.
Trong những năm qua tình hình kinh tế nói chung ổn định và phát triển,
tốc độ phát triển kinh tế cao, cùng với hính sách đổi mới của Đảng và nhà
nước, chính sách tiền tệ của Ngân hàng tiếp tục được đổi mới, cung ưứng tiền
tệ chủ động linh hoạt theo tín hiệu của thị trường hoạt động của Ngân hàng
nông nghiệp Láng hạ cũng được đổi mới về mọi mặt, nguồn vốn kinh doanh
đa dạng, kết quả tài chính có nhều tiến bộ nộp ngân sách ngày càng tăng.
Để nắm rõ hơn tình hình huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp
Láng hạ trong những năm gần đây chúng ta xem xét và phân tích một cách chi
tiết các chỉ tiêu sau:
Bảng 1 : tình hình huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ.
Đơn vị: tỷ đồng.
Năm
Nguồn vốn
1997 1998 1999 2000
1. Tiền gửi tiết kiệm 22 86 231 1103
- Tiền gửi không kỳ hạn 4 8 11 453
- Tiền gửi có kỳ hạn 18 78 220 650
2. tiền gửi của các tổ chức kinh tế 173 53 234 800
- Tiền gửi không kỳ hạn 173 53 132 200
- Tiền gửi có kỳ hạn 0 0 102 600
3. tiền gửi khác (tiền vay, kỳ
phiếu...)
41 744 679 97
Tổng cộng 236 883 1144 2000
Nguồn số liệu trên được trích từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ
1997 - 2000 của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ.
Trước hết chúng ta nghiên cứu tình hình huy động trong từng năm.
Năm 1997 Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ chỉ huy động được 22 tỷ tiền gửi
tiết kiệm, 173 tỷ tiền gửi của các tổ chức kinh tế, 41 tỷ tiền gửi khác tổng
cộng nguồn vốn huy động chiếm 73,11%. Điều này dễ hiểu bởi lẽ mới bước
vào giai đoạn đầu hoạt động dân chúng còn chưa biét đến sự xuất hiện của
Ngân hàng và còn e dè trong việc gửi tiền, bên cạnh đó thì nguồn tiền gửi của
các tổ chức kinh tế chiếm ưu thế với tỷ trọng lớn. Bởi vì mới thành lập
phương châm hoạt động là an toàn trong thời gian đầu nên khách hàng của
Ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn có uy tín và hoạt động kinh
doanh có hiệu quả.
Sang năm 1998 có sự gia tăng maạnh mẽ của tiền gửi tiết kiệm và tìen
gửi khác như: tiền gửi của các tín dụng, tiền vay của các tổ chức tín dụng, tiền
kỳ phiếu, trái phiếu trong khi đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm mạnh
so với năm 1997. tiền gửi tiêết kim tăng 64 tỷ chiếm 9,3% trong tổng nguồn
vốn huy động năm 1998. tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 120 tỷ tương
đương với 73% so với năm 1997 và chỉ chiếm 6,4% trong tổng nguồn vốn
huy động. Nhưng tiền gửi khác tăng rất mạnh là 703 tỷ nên chiếm một tỷ
trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân của tiền gửi của các tổ
chức kinh tế giảm so với năm 1997 là vì tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào
Ngân hàng hoàn toàn là tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng không an tâm gửi
tiền có kỳ hạn vào Ngân hàng. Do tình hình biến động kinh tế xã hội trước sự
ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ĐNÁ và bên cạnh đó
cả nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp cho hoạt động cuối năm tăng lên đã
dẫn đến nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế bị giảm sút mạnh. Bên cạnh đó
nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng rất nhanh chóng lên tới 86 tỷ đồng, (tăng 281%
so với năm 1997) mặc dù về tỷ trọng trong tổng nguòn Việt Nam vẫn còn hạn
chế. Nguồn tiền gửi khác tăng lên mạnh mẽ là do nguồn tiền gửi của các tổ
chức tín dụng tăng mạnh bao gồ tiền gửi có kỳ hạn và kông kỳ hạn của các tổ
chức tín dụng, đây là nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức tín dụng khác gửi
vào chi nhánh Ngân hàng nhằm nhận được khoản thu nhập và tránh tình trạng
ứ động vốn của họ. Ngân hàng còn đi vay của các tổ chức tín dụng khác.
Năm 1999 có sự gia tăng đáng kể của tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của
các tổ chức kinh tếso với năm 1998 tiền gửi tiết kiệm tăng 145 tỷ, tiền gửi của
các tổ chức kinh tế tăng 181 tỷ nhưng tiền gửi khác giảm 65 tỷ nhưng vẫn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn.
Năm 200o tổng nguồn vốn đến 31/12/2000 đạt 2000 tỷ, tăng 857 tỷ và
bằng 175% so với năm 1999. Nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng lên mạnh mẽ lên
tới 1103 tỷ chiếm 55% trong tỏng nguồn vốn. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
tăng lên mạnh mẽ lên tới 800 tỷ trong khi đó tiền gửi khác giảm xuống là 97
tỷ. Để đạt đư[cjk kết quả trên là nhờ chi nhánh tiếp tục phát triển mối quan hệ
chặt chẽ đối với các đon vị kách hàng truyền thống như BHXH, BHYT, quỹ
hỗ trợ phát triển đồng thời mở rộng quan hệ với khách hàng mới như kho bạc
nhà nước, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ
các tổ chức này và phát triển thanh toán trong hệ thống. Mặt khác tiếp tục
phát triển số lượng tài khoản cá nhân tại chi nhánh thông qua việc làm tốt
công tác dịch vụ thanh toán.
Như vậy xét về mặt tổng thể thì tổng nguồn vốn liên tục gia tăng với
tốc độ cao. Năm 1997 là 236 thì tới năm 1998 là 883 tỷ. Năm 1999 là 1144 tỷ
và tới năm 2000 là 2000 tỷ. ậ đây có một điểm chung là nguồn vốn huy động
qua cac năm đều có sự đóng góp của sự gia tăng tiền gửi tiết kiệm thì sự gia
tăng lại tập trung chủ yếu vào các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Trong hai năm
1998 và 1999 sau cuộ khuủng haỏg kinh tế trong khu vực các loại tiền gửi
khác (tiền gửi của các tổ chức tín dung khác, tiền vay, cổ phiếu, trái phiếu)
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Trong các loại tiền gửi thì tiền gửi
có kỳ hạn luôn chiếm ưu thế tuyệt đối giao động từ 60 - 90% qua các năm.
Điều đó sẽ làm tăng chi phí của Ngân hàng vì lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao
hơn tiền gửi không kỳ hạn. Song lại có ưu thế là Ngân hàng có biết trước thời
điểm thanh toán cho người gửi từ đó có kế hoạch cho vay và trả lãi gốc đúng
hạn.
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng phát triển bền vững, Ngân hàng
ngày càng chứng tỏ được vị trí của mình trong hệ thống Ngân hàng trên địa
bàn thủ đô. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đã, đang đạt được những
kết quả hết sức khả quan.
Sự tăng trưởng về nguồn vốn khá nhanh chô thấy Ngân hàng đã áp
dụng tốt chính sách khách hàng và các biện pháp huy động vốn phùg hợp với
đặc iểm tình hình kinh tế trên địa bàn đã thu hút được nguồn vốn dồi dào
không những phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng mà còn hỗ trợ về vốn cho
các chi nhánh khác cùng hệ thống qua phương thức điều chuyển.
Nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động bằng cách tăng tỷ trọng
nguồn tiền gửi có lãi suất thấp của các tổ chức kinh tế trên cơ sở định hướng
đúng đắn chiến lược huy động vốn, bằng nhiều hình thức trong tiếp thị với
khách hàng thuộc mọi ngành thành phần kinh tế với nhiều mức lãi suất thiích
hợp nên đã từng bước thu hút được nguồn vốn lớn từ các cấp chủ quản.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay luôn có sự cạnh tranh gay
gắt thì chỉ khi sản xuất kinh doanh phát triển, tiền gửi thanh toán qua Ngân
hàng mới dồi dào, phong phú. Lúc này các doanh nghiệp sẽ mở tài khoản để
thanh toán với người cung cấp với bạn hàng hay cán bộ công nhân viên chức.
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ hoạt động trên một đại bàn đặc
thù của khu sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thành phố. Nơi
đây có khá nhiều nhà máy xí nghiệp lớn của nhà nước và hợp tác tiểu thủ
công nghiệp. Đặc điểm nổi bật của các doanh nghiệp là vốn tự có thấp, trang
thiết bị, dây truyền sản xuất phầnlớn cũ kỹ lạc hậu, hoạt động sản xuất cầm
chừng và vẫn còn trong giai đoạn tìm kiếm một hướng đi đúng đắn. Trong số
dó không ít doanh nghiệp đã tìm cách tháo gỡ được khó khăn đi vào sản xuất
kinh doanh ổn định nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp trong tình trạng làm
ăn kém hiệu quả. Từ đó dẫn đến khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế tuy có
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nhưng không đồn đều qua các năm.
Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ đã vất bvả nhằm cố gắng thu hút tối đa
nguồn tiền gửi này vì đây là nguồn tiền huy động có chi phí thấp nhất bởi mục
đíchgửi tiền là để thanh toán chứ không phải sinh lời. Ngân hàng nông nghiệp
Láng hạ đã đơn giản hoá các thủ tục mở tài khoản, đổi mới phong cách làm
việc, vận dụng marketing trong kinh doanh, thực hiện thanh toán đúng chính
xác đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng bằng sec hoặc tiền mặt hay
chuyển tiền ddiện tử... tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái, tin tưởng khi đến
giao dịch với Ngân hàng. Ban lãnh đạo luôn nhạy bén sáng tạo trong chiến
lược kinh doanh, luôn nắm chắc quy định chung của toàn ngành thực hieenj
đúng, chấp hành nghiêm túc các thể lệ tín dụng.
Trong chiến lượnc cạnh tranh, ngoài việc đổi mới phong cách làm việc,
phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng, trong khuôn khổ khung lãi suất của Ngân
hàng cáp trên cho phép, ban lãnh đạo chi nhánh đã kịp thời đưa ra mức lãi
suất phù hợp nhằmthu hút tiền gửi vào Ngân hàng, khuyến khích và tạo điều
kiện cho các đơn vị kinh tế làm ăn có hiệu quả đến vay vốn, giải quyết đầu ra
tốt.
Bảng 2: Bảng lãi suất hiện tại của NHNN Láng hạ.
Lãi suất VND/tháng USD/tháng
Không kỳ hạn 0,15% 1,5%
3 tháng 0,3% 3,5%
6 tháng 0,4% 4,0%
9 tháng 0,5% 4,2%
12 tháng 0,5% 4,2%
Số liệu trên được lấy từ bảng lãi suất hiện tại của NHNN Láng Hạ.
Trong mấy năm gần đây nhịp độ phát triển kinh tế đất nước ngày càng
tăng, đời sống không những ổn định mà còn được nâng cao rát nhiều so với
năm trước. Mức sông ngày càng tăng dần với tỷ lệ tích luỹ trong dân chúng
ngày càng nhiều và tuy mức lãi suáat tiền gửi vào tiết kiệm gần đây không
cao nhưng nguồn huy động tiền gửi vào tiết kiệm đã đạt được những kết quả
đáng kể và tiền gửi của các tổ chức kinh tế gia tăng với tốc độ cao tạo cho
Ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ huy động được nguồn vốn lớn trong mấy
năm gần đây.
Tình hình sử dụng vốn:
Song song với công tác huy động vốn, việc đầu tư tín dụng vẫn là công
tác mũi nhọn của chi nhánh NHNN Láng Hạ.
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được Ngân hàng tioến hành phân phối
sử dụng nguồn vốn đó. Do vậy sử dụng vốn là khâu tiếp nối của hoạt động tạo
vốn và là khâu cuối cùng quyết điịnh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Đồng thời huy động và sử dụng vốn phải luôn được chú trọng, quan tâm làm
sao vừa đáp ứng được nhu cầu về lợi nhuận Ngân hàng, vừa phải an toàn về
vốn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 3: Kết quả sử dụng vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Láng Hạ.
Năm
Khoản mục
1997 1998 1999 2000
1. Vốn bảo đảm thanh toán 53 155 276 531
2. Dư nợ cho vay. 55 81 520 661
3. Sử dụng khác 128 647 348 808
Tổng 236 883 1144 2000
Nguồn: Số liệu trên được trích từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ
năm 1997-2000 của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ.
Qua bảng 3 ta thấy, hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng chủ yêu alf
phục vụ cho hoạt động sử dụng khác, trong đó là hoạt động điều chuyển tron
hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Sử dụng khác cho kinh doanh ngoai tệ và mua sắm tài sản cố định chỉ
chiếm tỷ trọng không đáng kể. Nguyên nhân chính là vấn đề nguồn vốn điều
chuyển lớn là do tốc độ huy động vốn của Ngân hàng tăng nhanh trong khi
hoạt động cho vay của Ngân hàng còn hạn chế. Đây là dáu hiệu chưa thật tốt
trong hoạt động kinh doanh tín dụng thể hiện thị trường cho vay của Ngân
hàng công nghệ nhiều hạn chế. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu kỹ
hơn nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng để đưa ra những giải pháp cho phù hợp
nhằm mở rộng cho vay, tạo cơ sở tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp
Láng Hạ.
Ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ được thành lập trong điều kiện kinh tế
không mấythuận lợi, nền kinh tế nước ta nói chung và nền kinh tế thủ đô nói
riêng đã phải chịu ảnh hưởng lớn của khủng hoảng kinh tế khu vực mà cho
đến nay những tác động này vẫn còn. Trong hai năm đầu công tác tín dụng
của Ngân hàng đã gặp nhiều khó khăn, tâm lý cán bộ Ngân hàng còn ngại cho
hoạt động của Ngân hàng chủ yếu trong giai đoạn tìm hiểu thị trường, khách
hàng còn ít và chưa có nhiều khách hàng có quy mô hoạt động lớn nên tổng
dư nợ cho vay của Ngân hàng mới dừng lại ở con số khiêm tốn. Năm 1997
tổng dư nợ mới đạt 55 tỷ đồng và năm 1998 là 81 tỷ đồng (tăng 45,9%) nhưng
dư nợ vẫn còn thấp. Bước sang năm 199 khi nền kinh tế khu vực và kinh tế
trong nước có xu hướng ổn định lại tì hoạt động sản xuất kinh doanh của
Ngân hàng đã tăng lên nhanh chóng,năm 1999tổng dư nợ đạt tới 520 tỷ tăng
544,3% so với năm 1998. Đạt được kết quả như trên là nhờ chi nhánh đã kiên
trì thực hiện đúng chiến lượ khách hàng với mục tiêu xây dựng và phát triển
quan hệ với các doanh nghiệp lớn củ nhà nước (Tổng Công ty 90-91) năm
1999 còn là năm một số khách hàng lớn có uy tín đã về với Ngân hàng nông
nghiệp Láng Hạ như: Tổng Công ty xang dầu Việt Nam... và với khối lượng
tín dụng lớn với những khách hàng này là nguyên nhân cho sự tăng trưởng
nhanh chóng cuả tổng dư nợ. Năm 2000 tổng dư nợ của Ngân hàng vẫn duy
trì ở mức ổn định và tăng trưởng. Tổng dư nợ là 661 tỷ đồng tăng 141 tỷ so
vớii năm 1999 và bằng 127%. Dưới góc độ cho vay với các thành phần kinh
tế theo bảng sau:
Bảng 4: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế.
Thời gian
Khoản mục
1997 1998 1999 2000
1. Khoản cho doanh nghiệp nhà
nước:
46 71 518 630
- Cho vay ngắn hạn 38 52 184 223
- Cho vay trung dài hạn 8 19 334 377
2. Cho vay ngoài quốc doanh 9 10 2 31
- Cho vay ngán hạn 5 8 2 19
- Cho vay trung dài hạn 4 2 0 12
Tổng 55 81 520 661
**************
Sơ đồ cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế.
*********
Nguồn số liệu trên được lấy từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ năm
1997-2000 của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ.
Từ bảng số liệu 4 ta thấy cho vay doanh nghiệp nhà nước luôn chiếm tỷ
trọng cao trong tổng số dư nợ qua các năm. Nếu như năm 1997 tỷ trọng
nguồn này là 84% và tăng lên 88% năm 1998 tì cuối năm 1999 nguồn này đã
chiếm tỷ trọng rất cao (99,6) và giảm nhẹ vào năm 2000 (95,5).
Đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước là lĩnh vực đầu tư mà ngay từ đầu
tập thể ban lãnh đạo Ngân hàng đã bám sát định hướng của Tổng giám đốc,
chú trọng đầu tư cho các doanh nghiệp thành lập theo nghị định 90-91/TTg
nằm trong đầu tư trọng điểm của nhà nước vì:
- Các doanh nghiệp nhà nước lớn có vị trí quan trọng chiến lược phát
triển nền kinh tế quốc dân hầu hết là những doanh nghiệp xvững mạnh làm ăn
có lãi, được sự đầu tư của chính phủ. Việc đâudf tư cho những doanh nghiệp
này hâu như không có rủi ro.
- Các doanh nghiệp nhà nước có nhu cầu về vốn tín dụng cao nên họ có
thể cùng lúc quan hệ với nhiều Ngân hàng, sẵn sàng chịu sự kiểm tra giám sát
của nhiều cơ quan chức năng cũng như nhiều chủ thể kinh tế khác nhau, thông
tin về các doanh nghiệp này khá đầy đủ, vì vậy việc kiểm tra giám sát ít tốn
kém hơn với các doanh nghiệp khác. Hơn nữa việc đầu tư có trọng điểm cho
một số doanh nghiệp lớn có giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với việc đầu tư
cho nhiều doanh nghiệp nhỏ với nhu cầu tín dụng cũng nhỏ.
Năm 1997, Ngân hàng đầu tư tín dụng chủ yếu cho các tổng Công ty
lớn hư: Tổng Công ty thép, Tổng Công ty công trình giao thông 4, Tổng Công
ty xây dựng Sông Đà... đông thời tập trung đâu tư cho các ngành chế biến và
xuất khẩu nông sản. Năm 1998 phát triển một số khách hàng lớn như Tổng
Công ty bưu chính viễn thông, Ngân hàng đã hạn chế và giảm dư nợ đối với
ngành sản xuất thép, các doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả khác.
Chính vì vậy làm cho dư nợ quốc doanh tăng chưa cao và dẫn đến tổng nguồn
cũng trong cùng tình trạng. Bước sang năm 1999, Ngân hàng tiếp tục thẩm
định một số dự án đầu tư, hạn chế những dự án không khả thi, rủi ro cao và
bên cạnh đó tập trung đầu tư vào các dự án mới như dự ánđầu tư nâng cấp
tổng đài điện thoại của Tổng Công ty bưu chính viễn thông (Ngân hàng cho
vay 226 tỷ) dẫn đến tốc độ tăng cho vay doanh nghiệp nhà nước rất cao và
tổng dự nợ tăng đến 544,3% so với năm 1998. Năm 2000 Ngân hàng tiếp tục
thúc đẩy các hoạt động cho những dự án này và cũng có bước tăng trưởng
mạnh.
Tỷ trọng cho vay ngắn hạn đang giảm nhanh chóng qua các năm và bên
cạnh đó cho vay trung dài hạn đang dần chiếm ưu thế trong tổng dư nợ. Điều
này chứng tỏ Ngân hàng dang chuyển dịch cơ cấu sang cho vay trung - dài
hạn tăng cường khả năng tham gia vào các chương trình, dự án lớn hơn, dài
hạn hơn. Vhi nhánh đã nắm bắt kịp thời nhu cầu đầu tư trung dài h ạn của một
số doanh nghiệp lớn. Vềm ặt số lượng, một món tiền vay trung - dài hạn lớn
hơn hiều so với món vay ngắn hạn nên chỉ cần tăng thêm mộtmón vay trung
dài hạn thì tỷ trọng nguồn này đã tăng lên đáng kể.
Trước nhu cầu vốn cho CNH-HĐH đất nước, chi nhánh
NHNN&PTNN láng Hạ đã tích cực triển khai đê có bước chuyển dịch về cơ
cấu tín dụng, tăng dần tỷ trọng cho vay trung-dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn
đầu tư, cải tiến, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật tiến tiến nhằm giúp cho các
doanh nghiệp phát triển sản xuất hàng hoá và kinh doanh dịch vụ có hiệu quả
kinh tế thiết thực, tạo công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy sự phát triển của
nền kinh tế.
Tình hình sử dụng vốn cho vay tại chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ:
- Tổng dư nợ của chi nhánh tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là năm 1999
dư nợ tăng 544,3% so với năm 1998 đã là sự nỗ lực rất lớn của Ngân hàng
trong việc kở rộng quan hệ với khách hàng, tìm nguồn đầu tư vào những dự
án có trọng điểm của nhà nước.
- Ch vay với doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng
dư nợ thể hiện hướng chủ đạo của Ngân hàng là tập trung vào những doanh
nghiệp quốc doanh là những doanh nghiệp lớn an toàn và làm ăn có hiệu quả.
- Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đang có xu hướng tăng trong tổng
dư nợ tín dụng. Những khoản đầu tư này sẽ là nguồn thu nhập lớn cho ngân
hàng bởi lẽ những doanh nghiệp vay vốn đều là nhưngx doanh nghiệp lớn,
làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên Ngân hàng cũng cần phải chú ý theo dõi để thu
nợ kịp thời, tránh tình trạng dẫn nợ quá hạn.
- Hiện nay tín dụng ngoài quốc doanh đang còn chiếm tỷ trong rất nhỏ.
Đây là hướng chủ đạo của Ngân hàng nhằm bảo toàn vốn trong những năm
đầu mới thành lập. Mặc dù vậy, đứng trước nhu cầu trong quan hệ với khách
hàng của Ngân hàng và sự khẳng định của kinh tế ngoài quốc doanh trong nền
kinh tế nên trong thời gian tới Ngân hàng cần phải mở rộng quan hệ tín dụng
với thành phần kinh tế này nhằm nâng cao uy tín và tận dụng mọi nguồn thu
của mình.
+ Đảm bảo an toàn vốn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp.
Tròn công tác diều hành và quản lý vốn, NHNN Láng Hạ luôn quan
tâm và sớm đề ra những mục tiêu nhiệm vụ , biện pháp huy động vốn và sử
dụng vốn đúng đắn thích hợp, luôn bổ sung hoàn chỉnh các cơ chế, quy chế
theo hướng phát huy quyền sử dụng sáng tạo của địa phương. Thực hiện cân
đối vốn tại chỗ, các chi nhánh trong hệ thống NHNN đều chăm lo giữ vững và
phát triển nguồn vốn nên đã áp dụng nhiều biện pháp khai thác, tận dụng mọi
nguồn vốn. Trong quá trình thực hiện đảm bảo an toàn vốn NHNNN Láng Hạ
đã có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa huy động vốn và sử dụng vốn, coi
trọng chất lượng tín dụng, phối hợp chặt chẽ giữa huy động vốn và sử dụng
vốn với quản lý tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp, mở rộng dịch vụ
thanh toán chuyển tiền trong và ngoài nước.
III. Những nhận xét rút ra trong hoạt động của chi nhánh NHNN Láng
Hạ.
1. Những kết quả đạt được.
Về công tác huy động nguồn vốn: Tổng nguồn vốn huy động được ỏ
thời điểm 31/12/2000 là 2000 tỷ. Trong năm 2000 công tác chỉ đạo hoạt động
nguồn vốn đã thường xuyên nắm bắt lãi suất thị trường đieeuf chỉnh kipj thời
linh hoạt cơ chế lãi suất vừa đáp ứng được yêu cầu huy động vốn vừa đảm
bảo yêuc ầu hạch toán kinh doanh.
Cơ cấu tiếp tục chuyển dịch theo hướgn tiếp tục giảm lãi suất đầu vào.
Tiền gửi dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng. Tiền gửi khong kỳ
hạn phát triển chậm, tiền gửi có kỳ hạn không ngừng gia tăng nhưng không
ổn định ở các năm. Các chi nhánh trong toàn hệ thống đều chủ động và tích
cực huy động nguồn vốn tại chỗ, nhiều chi nhánh huy động vốn tăng tốc độ
lớn và cơ cấu hợp lý. Tổ chức huy động thu hút ngoại tệ tuy chưa chiếm tỷ lệ
cao trong tổng nguồn vốn nhưng gia tăng mạnh từ năm sau so với năm trước.
Năm 2000 tổng nguồn vốn ngoại tệ chiếm 21,2% trong tổng nguồn vốn, tăng
82,2% so với năm 1999. hoạt động kinh doanh đa năng của Ngân hàng đã góp
phần chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn có triển vọng như: mở rộng dịch vụ
cầm đồ, cho vay tiêu dùng, thanh toán tiền hàng điện tử, thanh toán quốc tế
qua mạng SWIFT (kinh doanh đối ngoại, dịch vụ vàng bạc,chuyển tiền uỷ
thác khách hàng v.v.).
2. Những tồn tại, nguyên nhân của hoạt động tạo vốn của NHNN Láng
Hạ.
Trong quá trình thực hiện chính sách huy động vốn. Ngân hàng gặp
không ít khó khăn, có thể xem xét một số mặt sau đây:
- Hình thức huy động vốn vẫn còn đơn điệu, nghèo nàn, mang tính chất
cổ truyền, cơ bản vẫn sử dụng những hình thức huy động bằng thể thức tiết
kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tuy có chiếm tỷ trọng tương đối trong
tổng nguồn vốn nhưng không ổn định. Chính sách tiết kiệm vẫn còn cứng
nhắc, không linh hoạt, chưa đa dạng phù hợp với thực tế: về thời hạn, lãi suất,
hình thức trả lãi... lãi suất tiết kiệm tuy có điều chỉnh nhưng chậm so với sự
thay đổi của giá cả trong nền kinh tế thị trường. Có những lúc lãi suất tiết
kiệm còn thấp hơn tốc độ trượt giá, không có tác dụng khuyến khích người
dân gửi tiền vào Ngân hàng.
- Cơ cấu nguồn vốn tuy có sự thay đổi theo xu hướng có lợi là tăng tỷ
trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, dân cư nhất là tiền gửi có kỳ hạn, tiền
gửi ngoại tệ tăng nhanh. Hiện tại theo quy định của Ngân hàng nhà nước được
phép chuyển một phần vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn đối với
nền kinh tế, dẫn đến khả năng rủi ro lớn. Sở dĩ có hiện tượng trên là do chính
sách huy động vốn của các NHTM chưa thực sự tin vào sự ổn định của lãi
suất của tiền tệ, lãi suất trung và dài hạn chưa đủ bù đắp tốc độ trượt giá.
- Chính phủ đã ban hành nghị định 30/CP ngày 9/5/1996 banhnành quy
chế sử dụng séc, Ngân hàng nhà nước có thông tư số 07/TT - NH ngày
27/12/1996, hướng dẫn thực hiện quy chế phát hành và sử dụng séc nhưng
việc thực hiện còn gp nhiều khó khăn do người dân chưa quen với việc không
dùng tiền mặt tron giao dịch.
- Tỷ trọng huy động vốn ngoại tệ trong tổng nguồn vốn còn quá nhỏ bé,
chưa đáo ứng được nhu cầu sử dụng của Ngân hàng. Nguyên nhân là do lãi
suất huy động bằng ngoại tệ còn quá thấp khiến cho các tổ chức kinh tế và
dân cư không muốn gửi ngoại tệ vào Ngân hàng. Nếu tính mức lãi suất huy
động bằng ngoại tệ so với các nước trong kh vựcvà thế giới thì mức lãi suất
của Việt Nam là quá cao. Dân chúng chỉ quan tâm đến lợi ích trướcmắt: chỗ
nào có tỷ suất huy động vốn bằng bản tệ cao hơn,lãi suất huy động bằng ngoại
tệ trong điều kiện đồng tiền Việt Nam ổn định thì sẽ gửi vốn vào đó.
- Trong điều kiện hiện nay Ngân hàng đã đưa ra hình thức thanh toán
liên hàng điện tử áp dụng triển khai từ đó làm tăng tốc độ chu chuyển vốn của
Ngân hàng trong hệ thống.
- Những hình thức huy động vốn mới linh hoạt áp dụng còn chậm: như
tiết kiệm điện tư, tiết kiệm xây dựng, tiết kiệm quay số mở thưởng. Hình thức
tiết kiệm gửi một nơi rút nhiều nơi đã được thử nghiệm nhưng kết quả còn
thấp.
- Chất lượng tín dụng thấp, độ an toàn chưa cao. Nguyên nhân là một
số nơi chưa thực sự coi trọng hiệu quả kinh tế còn biểu hiện chạy theo số
lượng, bất chấp điều kiện tín dụng và khả năng quản lý cho phép, việc áp dụg
quy chế mới về thế chấp cầm cố tài sản đã làm cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của nhiều khách hàng giảm xuống, thậm chí một số khách hàng không
đủ điều kiện vay vốn. Mặt khác do trình độ năng lực của một số cán bộ còn
yếu, tinh thần trách nhiệm chư a cao, về kiểm tra kiểm sat sử dụng vốn vay
của khách hàng chưa chặt chẽ, để khách hàng sử dụng sai mục đích.
- Tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn còn quá
thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của nền kinh tế.
- Sự điều hành chính sách tiền tệ lãi suất của nhà nước còn chưa phù
hợp vớu nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế gây ứ đọng vốn chocác tổ chức
tín dụng, thị trường mở chưa phát triển, tổ chức đấu thầu cho các tổ chưc nói
chung và NHNN nói riêng.
Tóm lại: Qua phân tích thực trạng về hoạt động tạo vốn của NHNN
Tóm lại: Qua phân tích thực trạng về hoạt động cho ta thấy: NHNN Tóm lại:
Qua phân tích thực trạng về hoạt động sau 4 năm đi vào hoạt động đã phát
triển thành một NHTM lớn trong nước có uy tín, là một Ngân hàng đa năng
hoạt động trong cơ chế thị trường. Ngân hàng Nông nghiệp đã áp dụng các
biện pháp huy động vốn một cách tối ưu vì vậy nguồn vốn đã tăng với tỷ lệ
cao trong đó tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn chiếm
tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác
vốn tại NHNN Láng Hạ.
I. Định hướng phát triển nguồn vốn của Ngân hàng nông nghiệp Láng
hạ.
Xuất phát từ mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển của nước ta:
Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật
hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng
an ninh vững chắc, dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Thực chất “đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiên đại hoá, phát triển nền kinh tế nhiêug thành phần không thể tách rời việc
xây dựng đồng bọ và vân hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ mục tiêu của chính sách tiền tệ hiện nay là ngăn chặn và
đẩy lùi lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo
công ăn việc làm... Thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới hệ thống Ngân
hàng góp phân thực hiện mục tiêu chiến lược ổn định kinh tế những năm tiếp
theo.
Xcuất phát từ thực tiễn của NHNN Láng hạ và trước yêu cầu của đời
sống kinh tế xã hộiđất nước, đứng trước sự cạnh tranh gay gắt cả trong nước
và trên thị trường quốc tế, yêu cầu cấp thiết của NHNN Láng hạ phải xây
dựng chiến lược cho những năm tới. Nhằm từng bước xây dựng và phát triển
NHNN Láng hạ thành một Ngân hàng nông nghiệp hiện đại góp phần phát
triển sản xuất lưu thông và ổn định tiền tệ.
Định hướng phát triển nguồn vốn của NHNN Láng hạ những năm tới:
+ Tích cực huy động nguồn vốn mới trong nước bằng cách:
- Tổ chức thực hiện việc mở rộng tài khoản cá nhân và sử dụng séc cá
nhân. Nghiên cứu và đề xuất cơ chế mọi người dân đều có tài khoản tại Ngân
hàng, tập hợp những khoản tiền nhà rỗi của dân cư vào tài khoản. Tạo lập thói
quen sử dụng dịch vụ Ngân hàng trong hoạt động giao dịch, mua bán, thanh
toán, thu hút khách hàng và nâng cao uy tín của Ngân hàng nông nghiệp Láng
hạ.
- Mở rộng việc phát hành kỳ phiếu có mục đích thoe nguyên tắc vay có
thời hạn nhằm đầu tư có mục đích với lãi suất được người gửi và người vay
chp nhận một cách tự giác. tiến tới phát hành trái phiếu NHTM để huy động
vốn trung và dài hạn. Đây là giải pháp linh hoạt nhằm đẩy mạnh hoạt động tín
dụng, là cơ hôi để đổi mới có cấu nguồn vốn và sử dụng vốn, tạo c sở để hình
thành và tiếp cận với thị trường chứng khoán trong tương lai không xa.
- Tuỳ từng điều kiện và thời điểm cụ thể để có thể áp dụng những hình
thức huy động vốn phù hợp, nhằm thu hút nguồn vốn và tiền mặt ngoài xã
hội. Những thời điểm khókhăn có thể sử dụng tới những biện pháp tình thế
linh hoạt để thực hiện điêù đó. Đa dạng hoá hình thức và loại vốn huy động,
có chính sách khai thác vốn trong từng khu vực và tầng lớp dân cư cụ thể.
+ Có chiến lược khách hàng đúng dắn.
Là chiến lược thu hút nhiều khách hàng (tầng lớp trung gian) và duy trì
mở rộng khách hàng truyền thống, đảm bảo lợi ích của cả Ngân hàng và
khách hàng, có chính sách ưu dãi và khuyến khích vật chất đối với những
khách hàng lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, để vừa có thị trường đầu tư
vốn vừa thu hút được khách hàng và có khả năng khai thác được những nguồn
vốn tạm thời nhàn rỗi.
+ Nâng cao công tác điều hành tín dụng.
Quan tâm sau sắc đến đội ngũ cán bộ tín dụng vì đây là nững người
trực tiếp thực hiện triển khai các ý tưởng, định hướng kinh doanh do ban lãnh
đạo đề ra. Các bước xét duyệt cho vay đều phải được làm một cách bài bản,
chặt chẽ đúng quy trình. Tuy nhiên phải quan tâm nhất đếnkhâu thẩm định fự
án cho vay, nếu xét thấy dự án khả thi thì mạnh dạn đầu tư vốn.
+ Thông qua mở rộng hoạt động đổi ngoại tệ để huy động thêm nguồn
vốntừ nước ngoài và các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế. Thực hiện các dịch
vụ uỷ thác vốn dầu tư nước ngoài hoặc trong nước cho các chương trình phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
+ Nghiên cứu triển khai ứng dụng hệ thống máy kiểm ngân tự động
(ATM), hệ thống thanh toán điểm bán hàng phối hợp với Ngân hàng nước
ngoài, các Ngân hàng Thương mại khác thiết lập mạng lưới thanh toán tự
động, liên kết mạng thanh toán quốc tế giữa Ngân hàng với Ngân hàng và
giữa khách hàng với khách hàng.
II. Những giải pháp nhm nâng cao hiệu qảu nghiệp vụ khai thác vốn tại
Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ.
1. Giải pháp về kinh tế.
a. Giải pháp về phía nhà nước:
Thứ nhất: để đạt được mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn góp phần đưa
nền kinh tế nước ta đi vào thế phát triển và ổn định. Trước hết, chính phủ cần
quản lý tốt các nhân tố vĩ mô trong đó quan trọng nhất là kiềm chế lạm phát ở
mức thấp để mọi tài sản dù thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng đầu được
sử dung vào các mục tiêu kinh tế, đồng thời đảm bảo khả năng sinh lời hợp lý
trong mọi hoạt động đầu tư.
Thứ hai: Sớm hình thành thị trường vốn ở quy mô toàn quốc để mọi
nguồn vốn phân tán, nhỏ bé đều được tập trung vào các cơ hội đầu tư sinh lời.
Sự thiếu vắng của một thị trường vốn được tổ chức quy cũ, bài toán và hiệu
quả là một trong những nguyên nhân chính yếu làm cho tiềm năng vốn có rất
lớn ở trong dân hiện nay chưa được khai thác đúng mức về mọi hoạt động
kinh tế lợi ích nước nhà. Gấp rút kiện toán về mặt tổ chức, thể chế và đẩy
mạnh tiến trình tư nhân hoá của các doanh nghiệp là những bước đi cần thiết
để thị trường vốn sớm ra đời và phát huy tác dụng.
Thứ ba: Giải toả vốn bị đóng băng trong các doanh nghiệp quốc doanh
làm ăn kém hiệu quả, hay rút vốn đầu tư ra khói doanh nghiệp không thuộc
các lĩnh vực xương sống của các ngành kinh tế thông qua quá trình tiến hành
chuyển dịch sở hữu , xã hội hoá tài sản cũng là biện pháp tạo vốn quan trọng
đối với nhà nước. Bằng cách này nhà nước có thể trút bỏ gánh năng trợ cấp ,
vừa giải phóng vốn ra khỏi những hoạt động hay khu vực có hiệu quả kinh tế
thấp kém để đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lời tốt hơn hay có hiệu
quả số nhân đối với nèn kinh tế rộng hơn.
Thứ tư: Hoàn thiện chính sách thuế theo hướng thúc đẩy mở rộng sản
xuất và tăng cường đầu tư chiều sâu. Muốn vậy chính sách thuế cần phải được
xây dựng dựa trên các quan điểm cổ vũ sản xuất trong nước thu hút mạnh
mẽ đầu tư nước ngoài, khuyến khích xuất khẩu tăng tích luỹ để tái đầu tư mở
rộng.
Chính phủ cần tiếp tục ngiên cứu đề trình quốc hội sửa đổi những sắc
thuế, những biểu thuế còn bất hợp lý đối với NHTM. Trong cơ chế thị trường
ngân hàng hoạt động kinh doanh có lãi thì tất yếu phải nộp thuế: thuế đất thuế
môn bài, thuế lợi tức. Song so ngân hàng là loại kinh doanh đặc biệt, có thu
nhập từ thu lãi tiền vay sau khi đã trả lãi cho người gửi tiền ... có liên quan
trực tiếp đến mọi người dân và các tổ chức kinh tế dó đó mới phải bàn đến
chính sách thuế ( đôí với NHTM quốc doanh cón phải nộp thuế vốn và thuế
khấu hao).
Từ ngày 1/1/1996, nhà nước đã bỏ thuế doanh thu tạo điều kiện cho
ngành ngân hàng hoạt động được lợi nhuận hơn . tuy nhiên các ngân hàng
cũng phải chịu nhiều khoản thuế như thuế lợi tức thuế vốn thuế khấu hao ...
Đặc biệt Mức thuế lợi tức đối với các ngân hàng ở Việt Nam còn quá cao
(45%) trong khi đó thuế lợi tức đối với các ngân hàng thé giới chỉ ở mức 12 -
30 %.
Chính sách thuế hợp lý sẽ khuyến khích các ngân hàng không ngừng
mở rộng các hoạt động kinh doanh để tăng thêm lợi nhuận, cũng cố mức vốn
tự có và các quỹ, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên giúp họ yên tâm
với nghề nghiệp của mình. Trên cơ sở đó nền kinh tế cũng sẽ mở rộng và đa
dạng hơn với các hoạt động đầu tư, mở mang ngành nghề và tạo thêm công ăn
việc làm cho người lao động.
Thứ năm: Nước ta hiện nay là nước có nền kinh tế lạc hậu, đời sống
dân trí còn thấp, thu nhập ít dẫn đến khả năng tích luỹ còn hạn chế, chưa đáp
ứng được nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên với mức thu nhập hiện
có, nhân dân cũng có xu hướng tiêu dùng quá lớn, có bộ phận dân chúng tiêu
dùng lãng phí xa hoa, để khuyến khích người dân có xu hướng tăng khả năng
tích luỹ để tái đầu tư cho nền kinh tế phát triển. Chính phủ phải mở rộng cuộc
vận động và khuyến cáo để mọi người dân hiểu rằng “ tiết kiệm là quốc sách “
ngoài ra chính phủ cần phải kêu gọi bằng văn bản cụ thể cấm việc chi tiêu
lãng phí trong các cơ quan nhà nước, vân động dân cư tiết kiệm để đầu tư cho
sản xuất nhằm tăng thêm tiêu dùng trong tương lai.
Bên canh việc khuyến khích người dân tích luỹ, chính phủ cần ban
hành đầy đủ các bộ luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân khi gửi tiền
vào ngân hàng hoặc đầu tư vào sản xuất, dịch vụ . Đồng thời bảo hộ cho quan
hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Phân tích thực trạng nghiệp vụ khai thác vốn và những giải pháp về vĩ mô, vi mô để nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả c.pdf