Tài liệu Luận văn Phân tích thống kê tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ vận tải Phú Sơn: LUẬN VĂN:
Phân tích Thống kê tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty thương
mại và dịch vụ vận tải Phú Sơn
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan
liêu, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi hoạt động của các doanh nghiệp trong tất
cả các ngành kinh tế quốc dân phải có những bước chuyển đổi mạnh mẽ.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào xu thế toàn cầu hoá và cạnh tranh gay
gắt. Nhiều doanh nghiệp nước ta còn nhiều bỡ ngỡ với. Để có thể đứng vững và phát triển
lâu dài là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu của đất nước ta nói chung và tất cả các doanh
nghiệp nói riêng. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị
trường khắc nghiệt hiện nay thì phải xây dựng có hiệu quả. Do vậy đạt hiệu quả kinh
doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh phải có chiến lược kinh doanh phát triển đ...
95 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích thống kê tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ vận tải Phú Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phân tích Thống kê tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty thương
mại và dịch vụ vận tải Phú Sơn
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan
liêu, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi hoạt động của các doanh nghiệp trong tất
cả các ngành kinh tế quốc dân phải có những bước chuyển đổi mạnh mẽ.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào xu thế toàn cầu hoá và cạnh tranh gay
gắt. Nhiều doanh nghiệp nước ta còn nhiều bỡ ngỡ với. Để có thể đứng vững và phát triển
lâu dài là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu của đất nước ta nói chung và tất cả các doanh
nghiệp nói riêng. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị
trường khắc nghiệt hiện nay thì phải xây dựng có hiệu quả. Do vậy đạt hiệu quả kinh
doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh phải có chiến lược kinh doanh phát triển điều kiện
của mình. Đó là sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình để nâng cao năng suất, chất lượng
hàng hoá, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, nâng cao uy tín…nhằm tới mục
tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Các doanh nghiệp phải kinh doanh có lợi nhuận và đạt lợi nhuận
ngày càng cao càng tốt. Để làm được điều đó các nhà quản lý phải có các công cụ để quản
lý tốt doanh nghiệp của mình mà trong đó phương pháp thống kê và tư duy thống kê là
công cụ và tố chất không thể thiếu, đối với các nhà quản lý và các nhà điều hành doanh
nghiệp. Chúng hỗ trợ cải tiến sản xuất kinh doanh. Trong những phương pháp thống kê đó
thì thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh là một công cụ quan trọng để các nhà quản trị
thực hiện chức năng của mình. Việc nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp không những cho biết việc sản xuất kinh doanh đạt được ở trình độ nào mà còn
cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố để từ đó đưa ra biện pháp thích hợp
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khi nền kinh tế đã phát triển, các mối quan hệ kinh
tế nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp.
Điểu đó, đòi hỏi việc thu thập và xử lý thông tin ngày càng nâng cao cả về số lượng và
chất lượng. Có như vậy mới đáp ứng được việc nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời, việc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp cũng cần phải được tăng cường và đổi mới một cách phù hợp. Có
như vậy mới phản ánh được những hoạt động sản xuất kinh doanh vốn rất phức tạp, đa
dạng và năng động ở các doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác và toàn diện.Thông tin
thống kê có vai trò hết sức quan trọng đối với việc quản lý doanh nghiệp và đánh giá tổng
hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc quyết định sự ra
đời, phát triển hay phá sản của một doanh nghiệp cần phải có những thông tin thống kê
đầy đủ, chính xác và khoa học.
Là một doanh nghiệp tư nhân, cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, từ khi thành lập
công ty đã phải trải qua nhiều bước thăng trầm. Để tìm hiểu kỹ hơn về tình hình sản xuất
kinh doanh của công ty trong những năm qua em xin trình bày đề tài: “ Phân tích Thống
kê tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ vận
tải Phú Sơn”.
Kết cấu của bài gồm có:
- Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH
- Chương 2 : HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VẬN TẢI.
- Chương 3 : PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2000-2006.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH
1.1. Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.1.1. Hoạt động sản xuất
Hoạt động sản xuất là dùng các yếu tố đầu vào kết hợp với nguồn lực sản xuất và các
yếu tố tác dụng bên ngoài khác để tạo ra sản phẩm.
Đặc điểm của hoạt động sản xuất:
- Là hoạt động có mục đích cụ thể. Có thể thực hiện được và có thể làm thay thế được.
- Hoạt động sản xuất ở đây gồm hoạt động sản xuất ra những sản phẩm vật chất và
những sản phẩm dịch vụ. Để thoả mãn nhu cầu chung của toàn xã hội nói chung và từng
cá nhân nói riêng.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiều những sản phẩm đang được tiêu dùng trên thị
trường nhưng lại không được tính vào sản phẩm của hoạt động sản xuất. Sở dĩ là vì những
loại sản phẩm trên thuộc sản phẩm bất hợp pháp, các hoạt động dịch vụ tự sản tự tiêu.
* Hiểu rõ được hoạt động sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng, như:
- Giúp ta phân định được hoạt động nào là hoạt động sản xuất và hoạt độngnào là hoạt
động nào là hoạt động phi sản xuất;
- Xác định được chi phi nào thì được tính vào chi phí sản xuất và chi phí nào được tính
vào chi phí tiêu dùng trung gian, chi phí nào tính vào chi phí tiêu dùng cuối cùng;
- Xác định được kết quả sản xuất sẽ gồm những loại kết quả nào.
1.1.1.2. Hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh là những việc mà lao động đang tham gia để hoàn thành nhằm
thoả mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dung không tự làm được hoặc không đủ điều kiện
tự làm được. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với hoạt động tự túc, tự phục vụ và
hoạt động phi kinh doanh ở chỗ động cơ của hoạt động kinh doanh hay dịch vụ trong kinh
doanh phải để tiêu dung mục đích. Động cơ của sản xuất tự túc hoặc tự phục vụ phi kinh
doanh là nhằm thoả mãn nhu cầu của chính người sản xuất hoặc cộng đồng.
Tự sản xuất tự phục vụ phi kinh doanh tuy có bỏ vốn và lao động vào hoạt động, nhưng
không hạch toán chi phí sản xuất hoặc chi phí dịch vụ không tính lỗ lãi. Trong hoạt động
kinh doanh đều có phải tính chi phí cho hoạt động, giá trị kết quả thu lại của hoạt động sau
khi hoàn thành cũng phải hạch toán lỗ lãi.
Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dù là sản phẩm vật chất hay sản phẩm tinh thần,
có thể cân đong đo đếm được hay không thì đều là hang hoá trao đổi trên thị trường.
Người sản xuất luôn có trách nhiệm với hàng hoá làm ra. Còn sản phẩm tự túc phi kinh
doanh thì chỉ thoả mãn chính cho người làm ra các sản phẩm đó để tự tiêu dùng thưởng
thức.
Vậy hoạt động sản xuất kinh doanh là những hoạt động sử dụng kết hợp các yếu tố đầu
vào tạo ra sản phẩm và cung cấp cho các đối tượng sản xuất và tiêu dùng trong và ngoài
nước nhằm mang lại thu nhập cho tập thể lao động và doanh nghiệp, là hoạt động có mục
đích nhằm tạo ra sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ để thoả mãn mọi nhu cầu của cá
nhân và toàn thể xã hội. Kết quả thu được ở đây là những hàng hoá cá nhân và hàng hoá
công cộng.
1.1.2. Ý nghĩa và vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.2.1. Ý nghĩa của HĐSXKD
Sự ra đời và phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh đã kéo theo sự phát triển
nhanh chóng của thế giới loài người. Hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra các sản phẩm
hữu ích do lao động công nghiệp được biểu hiện dưới hai hình thái là sản phẩm vật chất và
sản phẩm dịch vụ. Những sản phẩm đó sau khi làm xong được chuyển sang khâu tiêu thụ,
trở thành hàng hoá.
Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn thúc đẩy sản xuất, mở rộng tiêu dùng tạo điều kiện
cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế khoa học xã hội. Mở rộng giao lưu,
trao đổi hàng hoá tạo ra phân công lao động xã hội. Tạo ra các cơ cấu cân bằng kinh tế xã
hội. Hoạt động tự túc phi kinh doanh luôn tự thoả mãn các nhu cầu bản than người sản
xuất, sản xuất kém phát triển, không có thị trường trao đổi, không cần các thông tin kinh
tế, khoa học kỹ thuật, tôn sung kinh nghiệm.
Hoạt động sản xuất kinh doanh không thể thiếu được trong cuộc sống. Vì nếu thiếu nó
thì cuộc sống con người không thể tiếp tục tồn tại và phát triển được. Với nguồn lực có
hạn, thế giới tự nhiên không thể nào đủ nuôi sống cả nhân loại cùng sự tăng lên nhanh
chóng và không ngừng cả về số lượng và cả về nhu cầu. Ngày nay hoạt động sản xuất kinh
doanh đã gắn bó chặt chẽ với cuộc sống con người, có thể nói là mọi hoạt động sinh hoạt
của con người hiện nay đều cần có những sản phẩm được tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh
doanh. Vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở thành nhu cầu tất yếu và có ý nghĩa
hết sức quan trọng đối với cuộc sống con người.
Hoạt động sản xuất kinh doanh rất quan trọng và có tác dụng rất to lớn đối với nền kinh
tế quốc dân của quốc gia, đặc biệt thúc đẩy quá trình phát triển và hội nhập giữa các vùng,
miền, khu vực, quốc gia. Hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội : sinh hoạt, sản xuất, giải trí … nó phản ánh trình độ phát triển của một đất
nước. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật kèm theo đó là nhu cầu của con người ngày
một tăng va sự công lao động đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia thì hoạt động sản xuất
kinh doanh là sự cần thiết và đòi hỏi khách quan không thể thiếu trong cuộc sống của con
người.
1.1.2.2. Vai trò của HĐSXKD
Hoạt động sản xuất kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống cũng như
trong xã hội. Hoạt động sản xuất kinh doanh có những vai trò chính sau đây:
- Thứ nhất, hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho xã hội, thoả
mãn nhu cầu của xã hội.
- Thứ hai, giúp nâng cao mức sống dân cư thông qua việc thoả mãn ngày càng tốt hơn
nhu cầu của dân cư.
- Thứ ba, thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, thúc
đẩy nhu cầu, đảm bảo người tiêu dùng được sử dụng những hàng hoá tốt, văn minh, hiện
đại.
- Thứ tư, thực hiện dự trữ các yếu tố sản xuất (vật tư, kỹ thuật) và hàng hoá tiêu dùng,
đảm bảo cho doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng giảm được dự trữ lớn ở nơi sản
xuất và dự trữ cá nhân. Dự trữ hàng hoá trong khâu lưu thông tăng, đảm bảo linh hoạt và
lưu chuyển nhanh, tránh ứ đọng nhiều ở khâu dự trữ.
- Thứ năm, hoạt động kinh doanh đảm bảo điều hoà cung-cầu, làm đắt lên ở những nơi
có nguồn hàng rẻ, nhiều, phong phú và làm rẻ đi hàng hoá ở nơi đắt, ít, nghèo nàn. Trong
nền kinh tế, hoạt động kinh doanh thúc đẩy việc sử dụng nguồn lực và phân bổ nguồn lực
một cách hợp lý.
- Thứ sáu, nhờ áp dụng ngày càng nhiều các dịch vụ trong hoạt động kinh doanh hàng
hoá, sẽ đảm bảo vật tư, kỹ thuật ngày càng kịp thời, thuận tiện và văn minh cho các các
doanh nghiệp sản xuất, tiêu dùng, đảm bảo ngày càng nhiều hàng hoá tốt, hiện đại văn
minh với dịch vụ thuận lợi cho tiêu dùng, giải phóng con người ra khỏi những công việc
không tên trong gia đình, doanh nghiệp, cơ quan vừa nặng nề, phiền phức và mất nhiều
thời gian
1.1.3. Các hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.3.1. Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh
Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hoạt động sản xuất kinh doanh được chia
thành:
- Hoạt động kinh doanh sản xuất vật chất: như các hoạt động trong ngành công nghiệp,
nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp …
- Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phục vụ các nhu cầu dân sinh như: hoạt động
thương nghiệp, hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hoạt động y tế, du lịch … Dịch
vụ phục vụ nhu cầu dân trí như: hoạt động giáo dục, văn hoá, nghệ thuật …
Cách phân loại này giúp chia kinh doanh thành các ngành, các thông tin thu được từ
các ngành cho phép nghiên cứu cơ cấu tổng sản phẩm quốc gia, tổng thu nhập quốc dân,
nghiên cứu xu thế phát triển chung và của từng ngành.
1.1.3.2. Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh
Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh ta có :
- Hoạt động sản xuất kinh doanh chuyên nghiệp: là hoạt động kinh doanh về một ngành
hàng, nhóm hàng cụ thể dựa trên cơ sở chuyên môn hoá của phân công xã lao động xã hội.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh tổng hợp là những hoạt động tổ chức kinh doanh đa
dạng sản phẩm, đồng thời khép kín tất cả các khâu hoạt động trong kinh doanh đến tiêu thụ
sản phẩm.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh không chuyên là những hoạt động được tổ chức kết
hợp để sản xuất kinh doanh những mặt hàng hay dịch vụ khi có điều kiện hoạt động.
Mỗi hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh đều có những mặt lợi và mặt hạn chế.
1.1.3.3. Theo hình thức sở hữu vốn kinh doanh
Theo hình thức sở hữu vốn kinh doanh hoạt động sản xuất kinh doanh được chia thành:
- Hoạt động sản xuất do nhà nước hay chính quyền địa phương cấp vốn. Ở nước ta,
hoạt động này được tổ chức ngay từ những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và được
coi là lực lượng chủ đạo của nền kinh tế. Hiện nay thì các loại hình hoạt động sản xuất
kinh doanh đang trong được dần được chuyển hoá do nhà nước ta đang tiến hành cổ phần
hoá dần các công ty nhà nước.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh hỗn hợp do nhà nước và tư nhân cùng góp vốn, dựa
trên cơ sở hai bên cũng có lợi, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Loại hoạt động sản
xuất kinh doanh này khác hoạt động sản xuất kinh doanh theo kiểu công tư hợp danh trước
đây.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh kiểu tư nhân, do cá nhân tự bỏ vốn kinh doanh. Hoạt
động này xuất hiện do nhu cầu đa dạng và cụ thể của tiêu dùng xã hội, đồng thời có thể
huy động mọi nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra ta còn phân hoạt động sản xuất theo nhiều cách khác nữa chẳng hạn: phân
theo quy mô của hoạt động sản xuất kinh doanh (căn cứ vào quy mô vốn kinh doanh), theo
trình độ trang bị kỹ thuật (căn cứ vào vốn kỹ thuật công nghệ) …
1.2. Một số đặc điểm chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại và dịch
vụ vận tải
1.2.1. Hoạt động kinh doanh thương mại
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh thương mại
Kinh doanh thương mại là dùng tiền của công sức vào việc mua bán hàng hoá nhằm
mục đích kiếm lợi. Muốn kinh doanh thương mại trước hết phải có vốn kinh doanh, thứ hai
phải thực hiện hành vi buôn bán (thực hiện vai trò mua hàng nhưng không phải để dùng
mà là để ván cho người khác), thứ ba là dùng vốn vào hoạt động kinh doanh đòi hỏi sau
mỗi chu kỳ phải bảo toàn vốn và có lãi, có như vậy mới có thể mở rộng và phát triển kinh
doanh. Ngược lại sẽ bị thua lỗ và dẫn tới phá sản.
1.2.1.2. Mục đích của hoạt động kinh doanh thương mại
- Về Lợi nhuận: lợi nhuận là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên, cũng là
nguồn động lực của kinh doanh. Muốn có lợi nhuận thì doanh thu bán hàng và dịch vụ
phải lớn hơn chi phí kinh doanh. Muốn vậy cần phải chiếm được khách hàng, bán được
nhiều hàng hoá và dịch vụ, bán nhanh và giảm các khoản chi phí có thể và không cần
thiết., phải kinh doanh loại hàng phù hợp với nhu cầu, được khách hàng chấp nhận. Mức
độ đạt được và kỳ vọng về lợi nhuận phụ thuộc vào loại hàng hoá và chất lượng của chúng,
khối lượng và giá cả của hàng hoá bán được, chi phí kinh doanh và tốc độ tăng giảm chi
phí kinh doanh.
- Về Thế lực: thế lực là một mục tiêu trong kinh doanh thương mại. Ngày càng có
nhiều người cung ứng hàng hoá cạnh tranh trên thị trường, đòi hỏi người kinh doanh
thương mại phải thu hút ngày càng nhiều khách hàng tương lai, không ngừng tăng doanh
số bán hàng và dịch vụ, không ngừng mở rộng, phát triển mở rộng thị trường, phát triển thị
phần của mình trên thị trường. Từ chỗ chen chân đến chiếm lĩnh và dần dần làm chủ thị
trường. Thế lực phụ thuộc vào nguồn lực, tài năng của doanh nghiệp và phụ thuộc vào cơ
chế quản lý của nhà nước trong từng giai đoạn.
- Về mục tiêu an toàn. Trong thị trường cạnh tranh đầy biến động, có nhiều loại rủi ro.
Trong hoạt động kinh doanh vấn đề bảo toàn vốn và phát triển vốn để kinh doanh liên tục
đòi hỏi phải đặt ra mục tiêu an toàn. Cần đa dạng hoá hoạt động kinh doanh: “trứng không
bỏ hết trong một giỏ”. Phải có chi phí bảo hiểm, nhưng việc cân nhắc lợi hại, tầm nhìn xa
trông rộng và bản lĩnh người ra quyết định luôn phải quán triệt mục tiêu an toàn để tránh
rủi ro, thiệt hại cho kinh doanh.
1.2.1.3. Vai trò và tác dụng của hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại
- Kinh doanh thương mại là lĩnh vực hoạt động chuyên nghiệp trong kinh doanh hàng
hoá, có vị trí trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, là tiền đề để sản xuất, là hậu cần của
sản xuất, là khâu không thể thiếu được trong quá trình tái sản xuất xã hội, là một dạng của
hoạt động đầu tư, để thực hiện dịch vụ lưu thông hàng hoá trên thị trường nhằm mục đích
sinh lợi.
- Kinh doanh thương mại có tác dụng nhiều mặt đối với lĩnh vực sản xuất vật chất và
lĩnh vực tiêu dùng xã hội, cung ứng vật tư, hàng hoá cần thiết một cách đầy đủ, kịp thời,
đồng bộ về chất lượng một cách thuận lợi với quy mô ngày càng mở rộng.
1.2.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ
1.2.2.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh dịch vụ
Kinh doanh dịch vụ là hoạt động cung ứng lao vụ, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt
và đời sống cho dân cư cũng như những nhu cầu của sản xuất, kinh doanh toàn xã hội.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ rất đa dạng, bao gồm các hoạt động kinh doanh bưu
điện, vận tải, du lịch, may đo, sửa chữa, dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ tư vấn, dịch vụ
công cộng, vui chơi, giải trí, chụp ảnh, cho thuê, cắt tóc, giặt là …
1.2.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì hoạt động kinh doanh là chính, còn
đối với các tổ chức kinh tế khác có hoạt động chính là sản xuất, kinh doanh mua bán hàng
hoá… thì hoạt động dịch vụ chỉ mang tính phụ trợ, bổ sung cho hoạt động kinh doanh
chính. Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ tuyệt đại bộ phận là không mang hình
thái vật chất, quá trình sản xuất, tiêu thụ và phục vụ thường gắn liền nhau, không thể tách
rời. Do đó, khó có thể phân biệt một cách rõ ràng chi phí từng khâu sản xuất và tiêu thụ.
Tuỳ theo từng hoạt động dịch vụ đặc thù để có thể xác định nội dung chi phí phù hợp cấu
thành nên giá thành sản phẩm. Có những loại hình dịch vụ, để hoàn thành được một sản
phẩm phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nhau để quảng cáo như quảng cáo trên phương
tiện thông tin đại chúng, in ấn giấy mời, apphíc … nhưng đôi khi vẫn không hoàn thành
được số sản phẩm như mong muốn, còn kết quả nếu có thì liên quan đến rất nhiều ngành
được hưởng.
- Có những hoạt động mang tính chất kỹ thuật, hàng lượng chi phí về chất xám trong
sản phẩm chiếm tỷ trọng cao, còn các chi phí về nguyên vật liệu và chi phí khác chiếm tỷ
trọng không đáng kể. Sản phẩm dịch vụ hoàn thành không nhập kho thành phẩm, hàng hoá
mà được tính là tiêu thụ ngay, do đó đối với những lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành nhưng
chưa ghi doanh thu thì chi phí cho những lao vụ, dịch vụ đó vẫn coi là chi phí của sản
phẩm chưa hoàn thành. Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ thường không tính được chi phí
sản phẩm dở dang. Bởi vậy, giá thành sản phẩm dịch vụ là thể hiện bằng tiền hao phí lao
động sống cần thiết và lao động vật hoá tạo ra sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ (tức sản phẩm
đã hoàn thành cho khách hàng và thu được tiền hoặc được quyền thu tiền).
- Trong quá trình kinh doanh dịch vụ, các doanh nghiệp sử dụng người lao động, tư liệu
lao động và kỹ thuật cùng với một số vật liệu, nhiên liệu thích hợp ứng với từng loại hoạt
động dịch vụ để tạo ra sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng. Do đó, chi phí dịch vụ được
phân chia thành chi phí trực tiếp và chi phí chung. Tuỳ theo từng loại hình hoạt động dịch
vụ, nội dung chi phí trực tiếp và chi phí chung sẽ khác nhau. Đại bộ phận những vật liệu sử
dụng trong kinh doanh dịch vụ là vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, nhiên liệu …
- Với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hoạt động dịch vụ phải xác định rõ
đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Những chi phí liên quan
trực tiếp đến hoạt động nào thì hạch toán trực tiếp cho hoạt động đó, những chi phí liên
quan đến nhiều hoạt động phải tập hợp riêng để cuối kỳ phân bổ cho từng hoạt động theo
tiêu chuẩn.
1.2.2.3. Các loại hình hoạt động kinh doanh dịch vụ
- Căn cứ vào tính chất của các hoạt động dịch vụ, người ta chia thành 2 loại hình dịch
vụ:
- Dịch vụ có tính chất sản xuất như dịch vụ vận tải, may đo, sửa chữa …
- Dịch vụ không có tính chất sản xuất như dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ giặt là,
dịch vụ chụp ảnh, dịch vụ bưu điện…
1.2.3. Hoạt động kinh doanh vận tải
1.2.3.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh vận tải
Vận tải là một ngành sản xuất ra sản phẩm dịch vụ, bao gồm các hoạt động vận tải
hành khách và hàng hoá bằng các loại phương tiện khác nhau như: đường sắt, đường bộ,
đường thuỷ, đường hàng không … và bao gồm cả các hoạt động phụ như bốc dỡ hàng hoá,
hoạt động kho bãi, cho thuê phương tiện vận tải kèm người điều khiển.
Kinh doanh vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm vận tải là quá trình di
chuyển hàng hoá, hành khách từ nơi này đến nơi khác và được đo bằng các chỉ tiêu:
tấn.km. hàng hoá vận chuyển và người.km. hành khách. Chỉ tiêu chung của ngành vận tải
là tấn.km tính đổi.
1.2.3.2. Đặc điểm kinh doanh vận tải
Kinh doanh vận tải là một loại hình kinh doanh đặc biệt, khác với các hoạt động kinh
doanh khác, và có những đặc điểm riêng. Hoạt động kinh doanh vận tải có những đặc điểm
cơ bản sau:
- Thứ nhất, doanh nghiệp vận tải phải quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác
nhau như giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hoá hoặc vận chuyển hành khách, thanh
toán các hợp đồng, lập kế hoạch điều vận và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vận
chuyển.
- Thứ hai, kế hoạch tác nghiệp cần phải cụ thể hoá cho từng ngày, tuần, định kỳ
ngắn…, lái xe và phương tiện làm việc chủ yếu ở bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, quá
trình quản lý phải rất cụ thể, phải xây dựng được chế độ vật chất rõ ràng, vận dụng cơ chế
khoán hợp lý.
- Thứ ba, phương tiện vận tải là tài sản cố định chủ yếu và quan trọng không thể thiếu
được trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải. Các phương tiện này bao gồm nhiều loại có
tính năng, tác dụng, hiệu suất và mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khác nhau. Điều này
có ảnh hưởng lớn đến chi phí và doanh thu dịch vụ.
Việc khai thác vận chuyển phụ thuộc khá lớn vào cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu, phà và
điều kiện địa lý, khí hậu …
1.2.4. Các chức năng cơ bản của hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ vận tải
Hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ vận tải có những chức năng cơ bản sau:
- Thứ nhất là hoạt động này thực hiện lưu thông sản phẩm xã hội, cụ thể là lưu thông hàng
hoá từ nguồn hàng tới nơi tiêu thụ. Hoạt động này do vận tải hàng hoá đảm nhiệm.
- Thứ hai là tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông. Đây là quá trình chuyển dịch
sản phẩm (đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng).
- Thứ ba là thực hiện dự trữ hàng hoá. Trong quá trình vận chuyển hàng hoá cần có những
điểm chờ, bởi vì quá trình vận chuyển hàng hoá không thể được vận chuyển liên tục mà
cần có một nơi để lưu trữ chờ kế hoạch vận chuyển sắp tới, lúc này vận tải thực hiện chức
năng dự trữ hàng hoá trong khâu lưu thông.
- Thứ tư là nâng cao hiệu quả của kinh doanh bằng cách thoả mãn kịp thời và thuận lợi các
nhu cầu hàng hoá cho sản xuất tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng luôn cần
có những luồng hàng từ nơi khác đến, và vận tải là ngành không thể thiếu được trong việc
đáp ứng nhu cầu này của nhà sản xuất cũng như dân cư.
- Thứ năm, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xã hội phát triển, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ
thuật công nghệ trong sản xuất với giá cả thích hợp. Vận tải giúp cho sự lưu thông hàng
hoá được dễ dàng và thuận lợi, tạo ra sự giao lưu và trao đổi lẫn nhau giữa các vùng, qua
đó vận tải thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Thứ sáu, phát triển hoạt động dịch vụ khách hàng kịp thời, thuận lợi, văn minh. Cùng với
việc hỗ trợ quá trình giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các vùng thì vận tải cũng phát triển
được hoạt động dịch vụ khách hàng theo kịp sự phát triển của xã hội.
- Thứ bảy, hoạt động này làm giảm chi phí kinh doanh, bảo toàn phát triển vốn kinh doanh.
Vận tải giúp lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ nơi có nhiều, giá rẻ đến nơi có ít, giá đắt
hơn. Qua đó vận tải giúp giảm chi phí kinh doanh bảo toàn vốn kinh doanh.
1.3. Tổng quan về công công ty
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.3.1.1. Quá trình thành lập
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Vận tải Phú Sơn tiền thân là công ty TNHH
Vận tải Phú Sơn được thành lập từ năm 1998.
Công Ty được Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp phép thành lập từ tháng 6 năm
1998 theo quyết định số 0102007279 QĐ/SKHĐT-Hà Nội, có tên giao dịch là “PHU SON
TRANSPORT AND TRADING COMPANY LIMITTED”, tên viết tắt là : “PHU SON
.,LTD”, với nhiệm vụ chính là vận chuyển hàng hoá, máy móc, thiết bị sản xuất, nguyên
vật liệu, đại lý mua bán nguyên vật liệu. Văn phòng giao dịch tại 192 Nguyễn Khang - Cầu
Giấy – Hà Nội, bãi xe và kho tại xã Hoàng Liệt – Thanh Trì – Hoàng Mai – Hà Nội. Chi
nhánh tại thành phố thành phố Hồ Chí Minh : 51/13/Tân Kỳ, Tân Quý, Phường 16 quận
Tân Bình thành phố thành phố Hồ Chí Minh,ngoài ra còn các chi nhánh khác : Trạm đại
diện tại thành phố Đà Nẵng, trạm đại diện tại thành phố Vinh, trạm đại diện tại cửa khẩu
Tân Thanh- Lạng Sơn..
1.3.1.2. Quá trình phát triển
Từ những năm đầu thành lập, công ty đã phát triển rất nhanh, doanh thu tăng nhanh qua
các năm và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Nhờ chính sách mở cửa của nhà nước qua những năm qua đã tạo cơ hội cho việc phát
triển kinh tế trong lĩnh vực vận tải hành khách ngày càng được mở rộng. Nhờ Vận tải phát
triển với tốc độ khá nhanh, trong giai đoạn 2000-2002, lĩnh vực này phát triển với tốc độ
cao, đạt 30-40%/năm. Trong năm 2004 do biến động của thị trường quốc tế và trong nước,
do yêu cầu phát triển của doanh nghiệp công công ty đã quyết định tăng hợp nhất với công
ty vận tải An Dương để thành lập lên công ty TNHH 2 thành viên trở nên vẫn lấy tên là
Phú Sơn, đổi loại hình công ty thành công ty TNHH có từ hai thành viên trở nên. Nhờ có
chính sách quản lý đúng đắn mà sau đó công ty đã dần phát triển nhanh chóng.
Để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu
khác nhau của thị trường và nâng cao vị thế cạnh tranh cảu công công ty, công ty đã thực
hiện ký kết hàng loạt các hợp đồng hợp tác thương mại với các doanh nghiệp khác như là
các hợp đồng liên doanh với các công ty Phương Anh, công ty Phương Á, công ty vận tải
Bắc Việt…., cùng nhau khai thác chia xẻ doanh thu, chi phí, lợi nhuận… Với các chính
sách đúng đắn công ty đã tiếp tục duy trì và củng cố các quan hệ hợp tác liên doanh, liên
kết đã có sự thay đổi lịch trình vận tải cho phù hợp với kế hoạch khai thác và mục tiêu phát
triển, khả năng của doanh nghiệp và quyền lợi của mỗi bên.
Khởi đầu là một doanh nghiệp cỡ nhỏ với nguồn nhân lực chỉ có 30 người, Công ty đã
từng bước phát triển và không ngừng lớn mạnh. Là một doanh nghiệp còn non trẻ, nhưng
trong quá trình tồn tại và phát triển công ty đã tự mình đứng vững và phát triển khá ổn
định với ngành nghề kinh doanh chính là vận tải, đại lý vận tải và kho bãi, một ngành kinh
doanh đòi hỏi có sự đầu tư khá lớn và chịu rủi ro cao. Những năm gần đây do tình hình
kinh tế thị trường và nhu cầu phát triển của ngành vận tải và xu hướng thương mại trong
và ngoài nước. Chính vì vậy quy mô hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng,
nguồn vốn được đưa vào đầu tư cũng mở rộng hơn, lợi nhuận đã có chiều hướng tăng.
Trải qua gần một thập niên tồn tại và phát triển, công ty đã trưởng thành về mọi mặt.
Từ vị thế còn hạn chế, đến nay công ty đã có thị trường rộng lớn trải dài khắp các vùng
miền trong nước, mạng lưới vận tải không ngừng được mở rộng. Công ty được đánh giá là
một trong những công ty có nguồn nhân lực trẻ, tài năng và giàu nhiệt huyết, có hệ thống
trang thiết bị máy móc hiện đại.
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty có các chức năng và nhiệm vụ chính sau đây :
1.3.2.1. Chức năng
- Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng ô tô. Đây là chức năng nhiệm vụ chính của công ty
ngay từ ngày đầu thành lập.
- Đại lý vận tải hàng hoá bằng các phương tiện đường sắt, đường bộ, đường thuỷ. Đây là
lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà Công Ty đã có nhiều năm kinh nghiệm và là hoạt động
mang lại uy tín cao của Công Ty trên thương trường trong nhiều năm qua. Công ty tổ chức
công tác này dưới nhiều hình thức phong phú.
1.3.2.2. Nhiệm vụ
+ Vận chuyển từ kho tới kho, giao nhận hàng ;
+ Vận chuyển, trung chuyển từ kho tới các địa điểm trung chuyển (ga, cảng) hoặc từ
các địa điểm trung chuyển tới kho giao hàng ;
+ Đại lý sửa chữa, trùng tu xe ;
+ Đại lý vận tải giao nhận toàn phần từ kho tới kho với sự kết hợp nhiều hình thức vận
chuyển khác nhau ;
+ Đại lý vận tải và giao nhận từng phần ;
+ Đại lý giao nhận tới các đầu trung chuyển ;
+ Đại lý vận tải bằng ô tô ;
+ Kinh doanh thương nghiệp và một số mặt hàng khác.
1.3.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
1.3.3.1. Đặc điểm về vị trí
Từ khi thành lập Công Ty ngày càng phát huy vai trò của mình, thể hiện ưu thế trong
hoạt động vận tải và giao nhận cho các đơn vị trong nước và ngoài nước. Công Ty đã mở
thêm nhiều hình thức đại lý mới, với vai trò đại lý mới này Công Ty đã đem lại nhiều công
ăn việc làm cho người lao động và tăng lợi nhuận cho Công Ty.
Với gần một thập niên xây dựng và trưởng thành, công ty đã đạt được những thành tựu
đáng kể sau:
- Là doanh nghiệp còn non trẻ, nhưng đã nhanh chóng lớn mạnh, tạo ra một thị trường
tiêu thụ đa dạng, rộng lớn trải dài khắp đất nước.
- Doanh số hoạt động kinh doanh công ty luôn không ngừng tăng và có xu hướng ngày
càng phát triển.
- Công ty có vị trí đáng kể trên thị trường và có lượng khách hàng thường xuyên khá
lớn.
1.3.3.2. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh
Công ty tổ chức sản xuất kinh doanh theo chiến lược đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh
với mục đích tạo đủ công việc làm cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, trong
đó kinh doanh vận tải ô tô và đại lý vận tải là hai mặt hoạt động chính của công ty
* Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Công Ty hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực:
- Vận tải hàng hoá bằng ô tô.
- Đại lý vận tải hàng hoá bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thuỷ,
container.
- Kinh doanh thương nghiệp bán buôn, bán lẻ vật tư, sản phẩm nông nghiệp, công
nghiệp thực phẩm.
Với đặc thù kinh doanh Công Ty có địa bàn hoạt động rộng trên phạm vi cả nước.
1.3.3.3. Đặc điểm về loại hình kinh doanh
* Về sản xuất kinh doanh vận tải ô tô:
- Với đặc thù của vận tải ô tô là phân tán, rộng khắp nên việc quản lý phương tiện hoạt
động theo phương thức tập trung tỏ ra kém hiệu quả, bộ phận quản lý không theo dõi được
hoạt động của nhiều phương tiện, tình trạng nợ khoán phát sinh.
- Ý thức bảo quản, khai thác phương tiện của nhiều lái xe kém, dẫn đến tình trạng
phương tiện bị khai thác triệt để, nhưng không được đầu tư đúng mức, nhiều xe bị xuống
cấp nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến tài sản của công ty.
Nhận thức được các vấn đề nêu trên, từ năm 2000 Công Ty đã tổ chức lại hoạt động
vận tải ô tô dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Khoán doanh thu đối với những lái xe thực hiện tốt phương án giao khoán phương
tiện.
- Khoán tận thu đối với các phương tiện xuống cấp, cũ.
- Chuyển nhượng phương tiện cho lái xe cùng khai thác theo hình thức góp vốn.
- Sửa chữa, đầu tư mới phương tiện để tổ chức đội xe điều động, quản lý tập trung, khai
thác vận chuyển tuyến đường ngắn, đường trung theo các hợp đồng của công ty và hỗ trợ
cho sản xuất đại lý vận tải. Hiện nay công ty có đội xe điều động ở hai đầu Bắc, Nam với
tổng số 120 đầu xe các loại.
Tuy nhiên hiện nay trong hoạt động vận tải ô tô vận còn bộc lộ một số khó khăn yếu
kém sau đây:
- Việc quản lý phương tiện còn chưa chặt chẽ, thiếu khả năng nhanh, nhạy.
- Việc khai thác phương tiện kém hiệu quả do chưa khai thác được các nguồn hàng vận
chuyển hai chiều.
- Các chi phí quản lý và các chi phí khác còn cao.
- Năng lực phương tiện còn hạn chế trong việc tổ chức thực hiện các hợp đồng vận tải
và đại lý vận tải.
* Về sản xuất đại lý vận tải
Công Ty tổ chức hoạt động sản xuất đại lý vận tải dưới ba hình thức chính là “đại lý
vận tải ô tô” và “đại lý vận tải và giao nhận toàn phần từ kho tới kho”, "Dịch vụ xe du
lịch".
* Về kinh doanh tổng hợp
Công Ty đã tích cực tổ chức kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau như: khai thác
kho bãi hiện có, sản xuất tư liệu tiêu dùng, đóng kệ, giá để hàng, . . . Tuy nhiên trong công
tác kinh doanh tổng hợp công ty chưa xây dựng được bộ máy hoạt động phù hợp, nhạy bén
với thị trường nên chủ yếu mới chỉ làm vận tải hàng hoá là chính.
* Về kinh doanh xuất nhập khẩu
Trong lĩnh vực này đến năm 2004 công ty mới thành lập nhưng do chưa có kinh
nghiệm, quan hệ còn nhiều hạn chế trong kinh doanh nên kế hoạch và hiệu quả kinh doanh
thấp. Công ty đã cố gắng tìm thị trường nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
1.3.3.4. Đặc điểm về vốn
Phú Sơn là một công ty tư nhân nên nguồn vốn của công ty được hình thành chủ yếu từ
nguồn vốn tự có, do các thành viên trong công ty đóng góp và tích luỹ từ hoạt động sản
xuất kinh doanh và nguồn vốn vay ngân hàng. Ban đầu nguồn vốn công ty không lớn, song
qua nhiều năm hoạt động lượng vốn của công ty đã dần tăng lên, đến giờ công ty đã có
một nguồn vốn tương đối mạnh phong phú và đa dạng về nguồn hình thành.
Vì Công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải Phú Sơn là công ty dịch vụ, nó làm
nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá, không giống như những công ty sản xuất sản phẩm hàng
hoá khác, máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là: thiết bị giao dịch (máy tính, máy điện
thoại) và phương tiện vận tải (ôtô, máy cẩu). Cũng giống như nhiều doanh nghiệp vận tải
khác thì vốn sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn cố định. Tuy chỉ là một doanh
nghiệp tư nhân nhưng cho đến nay nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty đã khá lớn
và liên lục phát triển. Cụ thể là vốn sản xuất kinh doanh năm 2004 là 59 tỷ đồng, năm
2005 là 64 tỷ đồng, và đến năm 2006 thì con số đó đã tăng lên là 75 tỷ đồng.
1.3.3.5. Đặc điểm về lao động
Cơ cấu lao động của công ty ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch kinh doanh của công ty.
Lao động trong công ty có thể chia thành hai bộ phận: Các cán bộ làm công tác quản lý và
các nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm, tính
chất của ngành vận tải nên số lượng lao động nữ chủ yếu vào nhân viên nghiệp vụ, còn
nhân viên phục vụ và lái xe toàn là nam.
Như ta đã biết lao động luôn chiếm vị trí rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của mọi doanh nghiệp, lao động được coi là chìa khoá cho sự phát triển và tăng
trưởng kinh tế xã hội, là điều kiện quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển, nhận thức
được điều này, ngay từ đầu ban lãnh đạo của công ty đã đặc biệt coi trọng đến vấn đề quan
tâm và phát triển nguồn nhân lực của công ty cả về số lượng cũng như chất lượng.
Lao động của công ty hiện nay có tổng cộng là 550 người. Có sơ đồ phân bổ lao động
của công ty như sau:
Bảng 1.1: BẢNG PHÂN BỔ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Chỉ tiêu Số người
1. Lao động gián tiếp: 93
- Cán bộ quản lý: 33
- Nhân viên nghiệp vụ: 45
- Nhân viên phục vụ: 15
2. Lao động trực tiếp: 457
- Nhân viên giao nhận, thủ kho: 27
- Lái, phụ xe: 400
- Nhân viên bán hàng, tiếp thị: 15
- Công nhân sản xuất phụ: 25
3. Lao động bổ xung: --
Tổng cộng 550
Nguồn: phòng kế hoạch
1.3.3.6. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ vận tải
- Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn, năng lực và giàu kinh nghiệm
đã lãnh đạo công ty vững bước đi lên. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường
đầy biến động nghiệt ngã, từng bước đưa công ty hoà nhập với sự phát triển chung của cả
nước Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vận tải Phú sơn đã luôn cố gắng hết mình để
thoả mãn được nhu cầu không ngừng tăng lên của khách hàng, công ty đã đặt ra một số
nhữn chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu đạt được điều đó. Một trong số đó là chỉ tiêu đo lường
chất lượng của dịch vụ vận tải, đây là chỉ tiêu có tính quyết định lớn đến kết quả sản xuất
kinh doanh của công ty.
Để đo lường chất lượng dịch vụ vận tải cung cấp công ty đã sử dụng một số chỉ tiêu đó
là:
+ Độ an toàn;
+ Thời gian vận chuyển;
+ Chi phí.
* Sự an toàn
Vì công ty làm nhiệm vụ giao nhận giống như nhiều công ty vận tải khác do vậy tiêu
thức an toàn được các bên quan tâm và thực hiện một cách rất nghiêm túc. Từ ban lãnh đạo
đến toàn bộ nhân viên nhất là các nhân viên trực tiếp tham gia vận chuyển hàng hoá thì an
toàn luôn là trách nhiệm và nghĩa vụ mà họ phải hoàn thành.
- Đối với con người
An toàn ở đây chính là an toàn cho người lao động trực tiếp, an toàn cho người áp tải
trực tiếp các chuyến hàng an toàn cho những người dân bình thường khác. Vì vận tải là
một công việc hết sức khó khăn, nõ liên quan trực tiếp không chỉ đến những người trực
tiếp tham gia vận chuyển mà còn liên quan đến những người dân bình thường. Đối với
con người công ty đặt các chỉ tiêu 100% các chuyến hàng không xảy ra tai nạn.
- Đối với hàng hoá
Công việc giao nhận và vận chuyển hàng hoá tức là thay mặt cho chủ hàng làm công
tác vận chuyển hàng hoá đảm bảo từ kho tới kho. Do vậy chỉ tiêu về an toàn hàng hoá còn
được công ty quan tâm rất sâu sắc.
Đối với những hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ thì chỉ tiêu đưa ra hàng hoá phải
đầy đủ 100% về số lượng và chất lượng khi trao trả chủ hàng trong đó cũng trừ những
trường hợp hàng hoá cho phép hao hụt tự nhiên theo những quy định cụ thể.
Đối với những hàng hoá dễ vỡ thì 100% hàng hoá phải được đóng gói lại để đảm bảo
hàng hoá trong khi vận chuyển.
* Thời gian
Trong vận tải mặc dù có những sai số nhất định về thời gian giao hàng. Tuy nhiên chi
phí về đến chậm trong giao nhận là rất lớn. Chính vì vậy không có những chỉ tiêu định
hướng chính xác về tỷ lệ chuyến hàng cho phép đến không đúng giờ là bao nhiêu nhưng
ban lãnh đạo công ty luôn quán triệt nhân viên của công ty mình thực hiện đúng nguyến
tắc “đúng giờ có nghĩa là giảm chi phí”.
* Chi phí
Chi phí thấp là phản ánh hiệu quả công tác giao nhận chất lượng tốt và thời gian ngắn
là nguyên nhân dẫn đến chi phí thấp. Vì vậy mà giá cước của công ty tương đối thấp mặc
dù phải chịu sức ép từ nhiều phía.
1.3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.3.4.1. Cơ cấu tổ chức các phòng ban
Công Ty tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hệ thống trực tuyến, chức năng.
Bộ máy tổ chức của công ty bao gồm:
*Ban giám đốc: Gồm Giám đốc - quản lý điều hành chung, là người chịu trách nhiệm
cuối cùng trước mọi hoạt động của công ty và 03 phó giám đốc hỗ trợ gồm: 01 phó giám
đốc phụ trách tài chính và đại lý vận tải, 01 phó giám đốc phụ trách hành chính và kinh
doanh tổng hợp, 01 phó giám đốc phụ trách kế hoạch và trung tâm vận tải, chịu trách
nhiệm về toàn bộ các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực quản lý của mình.
* Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm các thủ tục hành chính của Công ty như
công văn, giấy tờ, sổ lao động, bảo hiểm y tế ...
Bảo quản và sử dụng con dấu đúng quy định do Giám đốc phân công. Mua sắm quản
lý các thiết bị hành chính, văn phòng phẩm, thanh toán tiền điện nước, chi phí vặt.
Bảo vệ tài sản, đảm bảo môi trường sạch đẹp trong toàn bộ Công ty.
* Phòng kế hoạch: có chức năng tham mưu cho Giám đốc công ty về quá trình xây
dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, tổng hợp các kế hoạch bộ phận để xây dựng kế
hoạch chung của toàn công ty, theo dõi và thống kê báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
của công ty. Tham mưu cho ban Giám đốc về việc ký kết các hợp đồng và xây dựng các
phương án thực hiện các hợp đồng đã ký kết. Tham gia vào công tác quản lý phương tiện
vận tải, cùng các phòng chức năng xây dựng các phương án khoán vận tải ô tô. Theo dõi,
giám sát toàn bộ hoạt động đại lý vận tải. Tổ chức thực hiện một phần việc về đại lý vận
tải khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam. Phòng trực tiếp quản lý 02 tổ giao nhận và
trạm đại diện tại thành phố Vinh. Thực hiện một phần công việc đối chiếu, thanh quyết
toán các hợp đồng đại lý vận tải.
* Phòng kế toán: Công Ty đã đào tạo và thu nạp đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán
có đủ kiến thức thực hiện tốt các chế độ kế toán mà nhà nước đã ban hành. Hạch toán kế
toán với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống các công cụ quản lý kinh tế, tài
chính giúp các nhà sản xuất kinh doanh, các tổ chức hành chính sự nghiệp thông qua công
cụ kế toán nắm được hiệhu quả sản xuất, kinh doanh tình hình tài chính của đơn vị mình
để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, các nguồn tài chính. Nó là những công cụ quan
trọng để chỉ đạo điều hành vĩ mô nền kinh tế.
Để hệ thống văn phòng công ty đi vào ổn định vấn đề bức bách đặt ra là phải triển khai
một cách nhanh chóng, hệ thống kế toán doanh nghiệp và chế độ kế toán các hộ kinh
doanh do bộ tài chính mới ban hành, để khắc phục khiếm khuyết của hệ thống chế độ kế
toán doanh nghiệp và chế độ kinh doanh cũ, để kế toán doanh nghiệp mới phát huy được
tính tích cực của nó trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán để có đủ kiến
thức thực hiện tốt các chế độ kế toán nhà nước ban hành và nghiên cứu để dò ra kế toán
cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị. Tổ chức công tác thống kê hợp lý và khoa
học, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị, nhằm phát huy vai trà của kế
toán là một yêu cầu quan trọng đối với doanh nghiệp. Căn cứ vào quy mô đặc điểm sản
xuất, kinh doanh yêu cầu của công tác quản lý tài chính, căn cứ vào khối lượng công việc
kế toán và số lượng kế toán công ty đã tổ chức bộ máy kế toán thích hợp.
* Phòng kinh doanh: là phòng nghiên cứu chiến lược kinh doanh cho công ty. Có chức
năng chính là tổ chức các hoạt động về kinh doanh tổng hợp. Phòng trực tiếp quản lý cửa
hàng bán và giới thiệu sản phẩm, bộ phận sản xuất đồ gia dụng và gia công các sản phẩm
về gỗ. Phòng tham gia một phần trong hoạt động sản xuất đại lý vận tải.
* Trung tâm vận tải và đại lý vận tải: Quản lý toàn bộ phương tiện vận tải của công ty,
khai thác bến bãi và xưởng sửa chữa xe, tổ chức đại lý bán hàng, tổ chức vận chuyển ô tô
đường ngắn và đường trung, hỗ trợ đắc lực trong việc vận chuyển trung chuyển hàng của
các hợp đồng đại lý vận tải. Phương tiện vận tải được chia thành các đội xe theo tính chất
quản lý: đội xe khoán và đội xe điều động.
* Chi nhánh công ty tại TP Hồ Chí Minh: Gồm bộ phận nghiệp vụ, đội giao nhận hàng
hoá, đội xe vận tải. Chi nhánh là đầu mối quan trọng trong việc giúp lãnh đạo công ty khai
thác các nguồn hàng đại lý vận tiền tải đường dài Nam - Bắc và tổ chức thực hiện các hợp
đồng đại lý vận tải của công ty.
* Trạm đại diện tại TP Đà Nẵng: Bộ phận nghiệp vụ và giao nhận, đội xe vận tải. Có
nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hợp đồng đại lý tại khu vực miền Trung, giúp lãnh đạo
Công Ty khai thác các nguồn hàng tại khu vực.
* Trạm đại diện tại TP Vinh: bộ phận giao nhận, đội xe vận tải. Chủ yếu tổ chức giao
nhận hàng hoá và vận chuyển hàng tại khu vực TP Vinh.
* Trạm đại diện tại cửa khẩu Tân Thanh -Lạng Sơn: Khu kho đông lạnh, kiốt giới thiệu
sản phẩm, bộ phận giao nhận hàng hoá và vận chuyển hàng hoá tại khu vực cửa khẩu với
Trung Quốc.
1.3.4.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của ty
SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Giám đốc công ty
Phó giám đốc
ptr HC&KDTH
Phòng
TCHC
Phòng
KD
Phòng
KT
Trạm
Đà
Nẵng
Chi
nhánh
tpHC
M
Cửa
hàng
bán
xe
Suzu
ki
Trạm
bảo
hiểm
xe
Suzu
ki
Tổ
giao
nhận
Phó giám đốc ptr
KH&TTVT
Trạm
Lạng
Sơn
Phó giám đốc
ptr TC&ĐLVT
Phòng
KH
Đại
diện
tại
Vinh
Các tổ
giao
nhận
Tr.
tâm
vận
tải
Xưởng
sửa
chữa
Các
đội xe
Đại lý
bán
hàng
1.3.5. Số liệu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2000 – 2006
Bảng 1.2 : BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Các chỉ tiêu Đvt 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1 KL hh v.c ôtô N.tấn 45 41 62 25 41 62 55
2 KL hh l.c ô tô
N.t.k
m
14,000 12,000 9,500 6,000 12,000 9,500 8,000
3
Ng.giá TSCĐ
bq
Trđ 18,300 24,600 31,800 35,400 59,000 64,000 75,000
4 Tổng doanh thu Trđ 26,780 23,072 30,083 34,000 59,000 62,000 64,000
DT vận tải ôtô Trđ 2,500 2,800 3,000 3,800 3,500 3,580 4,600
DT đ.lý vận tải Trđ 21,486 18,072 25,083 28,200 51,800 53,000 51,400
DT kd tổng hợp Trđ 1,800 2,200 2,000 2,000 3,700 6,000 8,000
5 Tổng số xe bq Chiếc 45 60 80 90 160 175 200
6 Tổng chi phí Trđ 26,250 22,473 29,500 33,250 58,100 61,300 62,600
7 Lợi nhuận Trđ 530 599 583 750 900 700 1,400
8 Số lao động bqn Ng 250 263 330 394 567 520 550
9 Tnhập bq/ng/th Trđ/ng 0.85 1.050 1.100 1.150 1.200 1.340 1.510
10Tổng vốn Trđ 18,300 24,600 31,800 35,400 59,000 64,000 75,000
Vốn lưu động Trđ 2,287 1,655 3,210 2,451 6,025 4,385 5,241
Vốn cố định Trđ 16,013 22,945 28,590 32,949 52,975 59,615 69,759
11Mức KHTSCĐ Trđ 915 1230 1590 1770 2950 3200 3750
Nguồn phòng kế hoạch
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VẬN TẢI
2.1. Xác định hệ thống chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng
2.1.1. Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu
2.1.1.1. Về yêu cầu
Cần phải xây dựng được hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp một cách khoa học và hợp lý, tương đối hoàn chỉnh với những phân hệ chỉ
tiêu khác nhau, nhằm đạt được tính đa dạng và phong phú trong nội dung phân tích.
2.1.1.2. Nguyên tắc
Để có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp một cách khoa học và hợp lý, cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Phản ánh mặt lượng trong sự thống nhất với mặt chất của hoạt động sản xuất kinh
doanh trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi vì hoạt động sản xuất kinh doanh doanh
nghiệp được tạo nên bởi các yếu tố về số lượng của kết quả và chi phí, cả hai mặt có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Sự tăng giảm các yếu tố này đều dẫn đến sự tăng hay giảm của
chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đảm bảo thống nhất về nội dung và phạm vi tính toán của các chỉ tiêu cùng loại.
- Phản ánh mặt lượng trong sự thống nhất với mặt chất của các chỉ tiêu phản ánh hoạt
động sản xuất kinh doanh của công công ty. Bởi vì chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp được tạo nên bởi các yếu tố về số lượng của kết quả và chi phí, cả hai
mặt có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự tăng giảm các yếu tố này đều dẫn đến sự tăng
hay giảm của chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định mục đích nghiên cứu tức là phải xác định đúng bản chất, tiêu chuẩn đánh
giá tình hình sản xuất kinh doanh. Chỉ có dựa trên nguyên tắc này hệ thống chỉ tiêu được
xây dựng mới có ý nghĩa nghiên cứu sát hợp và có tác dụng thiết thực trong công tác quản
lý.
- Hệ thống chỉ tiêu hình thành phải là hệ thống cho phép giải quyết tốt mâu thuẫn giữa
nghiên cứu thông tin với khả năng về mọi mặt để thu thập và tính toán các chỉ tiêu nêu ra.
Điều đó có nghĩa là cần có sự kết hợp giữa tính lý thuyết, kỳ vọng với tính khả thi, thực
tiễn của hệ thống.
- Đảm bảo tính hệ thống, nghĩa là các chỉ tiêu bao gồm ttrong hệ thống phải có mối liên
hệ hữu cơ với nhau. Phải có các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản ánh đầy đủ tổng thể nghiên
cứu.
2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh nguồn lực
2.1.2.1. Chỉ tiêu về nguồn vốn
* Vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, là giá trị tài sản cố định
(TSCĐ) tính theo giá còn lại. Cần phân biệt vốn cố định và TSCĐ. Xét vốn cố định là xét
về mặt giá trị, mặt tài chính. Xét TSCĐ là xét về mặt hiện vật, vật chất. Giá trị TSCĐ có
thể tính theo nhiều loại khác nhau còn vốn cố định chỉ xét theo giá còn lại, không tính
phần đã khấu hao là bộ phận của vốn khấu hao. Có thể nghiên cứu cấu thành và kết cấu
vốn cố định theo các tiêu thức khác nhau: theo nguồn vốn, theo loại TSCĐ, theo các đơn vị
thành viên.
* Vốn lưu động
Vốn lưu động trong thương mại là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, là biểu
hiện bằng tiền của tài sản lưu động (TSLĐ) và tài sản lưu thông (TSLT) (dự trữ thành
phẩm, vốn tiền mặt, vốn trong kết toán. Xét TSLĐ và TSLT là xét về hiện vật, vật chất.
Xét vốn lưu động là xét về giá trị, tài chính.
Vốn lưu động là chỉ tiêu tuyệt đối, được tính theo đơn vị tiền tệ, theo giá hiện hành, giá
so sánh và giá cố định. Vốn lưu động là chỉ tiêu thời điểm. Vì vậy, để biểu hiện quy mô
vốn lưu động trong một thời kỳ để tính toán, phân tích các chỉ tiêu có liên quan đến vốn
lưu động, cần tính vốn lưu động bình quân.
Cấu thành và kết cấu vốn lưu động có thể được xét theo các tiêu thức: nguồn vốn, vai
trò của vốn trong sản xuất (TSLĐ, TSLT) trong đó TSLĐ là bộ phận chủ yếu. Để nghiên
cứu biến động vốn lưu động thường vận dụng các phương pháp dãy số thời gian (khi vận
dụng phương pháp này cần chủ yếu rằng vốn lưu động là chỉ tiêu thời điểm), phương pháp
bảng cân đối, phương pháp chỉ số (phương pháp này cho phép phân tích biến động của tslđ
theo giá hiện hành do ảnh hưởng của các nhân tố: giá và lượng vốn lưu động, phân tích
biến động vốn lưu động do ảnh hưởng của các nhân tố: mức tiêu dùng vốn lưu động cho
một đơn vị lưu chuyển hàng hoá và quy mô kinh doanh. Một vấn đề quan trọng của thống
kê vốn lưu động là tính toán và phân tích chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn. Tốc độ chu
chuyển vốn là số vòng quay của vốn lưu động.
* Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của các đơn vị kinh doanh là giá trị các nguồn vốn đã hình thành nên
toàn bộ tài sản của đơn vị đó.
Xét theo quy mô, vốn sản xuất kinh doanh được chia làm hai loại:
- Vốn đi vay, vốn góp, cổ phiếu, trái phiếu, tổ chức cá nhân.
- Vốn tự có, vốn được cấp ban đầu và vốn bổ sung, vốn tự tích luỹ (từ lợi nhuận), vốn
tự tạo ( từ KHTSCĐ chưa đến kỳ trích, tiền lương chưa trả….)
Theo cơ cấu thì vốn gồm có hai loại là vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn kinh doanh là bộ phận chủ yếu của vốn được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh thường xuyên của đơn vị. Quy mô vốn sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tuyệt đối thời
kỳ.
Theo đặc điểm chu chuyển vốn, vốn sản xuất kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn
lưu động. Theo nguồn vốn, vốn kinh doanh chia ra vốn tự có và coi như tự có, vốn đi vay,
vốn liên doanh liên kết.
* Tổng vốn
Tổng vốn của doanh nghiệp là giá trị của các nguồn vốn đã hình thành lên toàn bộ tài
sản của doanh nghiệp. Nói cách khác, tổng vốn của doanh nghiệp là hình thái tiển tệ của
toàn bộ các giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn và giá trị các TSLĐ và đầu tư tài chính ngắn
hạn của doanh nghiệp. Hoặc cũng có thể nói, tổng vốn của doanh nghiệp bao gồm VCĐ và
VLĐ được doanh nghiệp dùng vào quá trình tái sản xuất kinh doanh.
* Vốn khấu hao
Vốn khấu hao (quỹ khấu hao) là toàn bộ số tiền trích khấu hao được tích luỹ lại đến
thời điểm nghiên cứu. Quy mô vốn khấu hao là chỉ tiêu tuyệt đối, được tính theo đơn vị giá
trị. Quy mô vốn khấu hao là chỉ tiêu thời điểm. Vốn khấu hao không thuộc thành phần của
vốn sản xuất kinh doanh. Đây là nguồn để tái sản xuất giản đơn tscđ. Cấu thành và kết cấu
của vốn khấu hao chủ yếu được xét theo các đơn vị thành viên và theo mục đích sử dụng.
Để nghiên cứu biến động vốn khấu hao, chủ yếu thường sử dụng phương pháp dãy số thời
gian.
* Vốn đầu tư cơ bản
Vốn đầu tư cơ bản là toàn bộ chi phí để tái sản xuất tscđ. Phải nghiên cứu vdr vì đó là
bộ phận của các đơn vị, vì vốn đầu tư cơ bản ngày hôm nay là tscđ và vốn cố định ngày
mai. Quy mô, kết cấu, hiệu quả vốn đầu tư cơ bản quy định quy mô, kết cấu, hiệu quả tscđ
và vốn cố định.
Quy mô vốn đầu tư cơ bản (K) là chỉ tiêu tuyệt đối, được tính theo đơn vị giá trị, theo
các loại giá hiện hành, so sánh và cố định.
*Lượng vốn đầu tư cơ bản (f)
Cốt vật chất của vốn đầu tư cơ bản là xâu lắp dở dang và sửa chữa lớn, hiện đại hoá
chưa hoàn thành. Từ đó, giá vốn đầu tư cơ bản chính là giá các yếu tố tạo lên cốt vật chất
trên. Quy mô vốn đầu tư cơ bản cũng là chỉ tiêu thời điểm.
Cấu thành và kết cấu vốn đầu tư cơ bản có thể được nghiên cứu theo các tiêu thức:
nguồn vốn, mục đích sử dụng (vốn xây lắp KXL, vốn mua sắm KTB, vốn SCL-HĐH, vốn
khác), công dụng kinh tế (cho tscđ có tính chất sản xuất KSX và cho tscđ không có tính sản
xuất KKSX), tính chất tái sản xuất (tái sản xuất mở rộng KMR và tái sản xuất giản đơn tscđ
KGD). Việc nghiên cứu biến động vốn đầu tư cơ bản có thể được thực hiện chủ yếu bằng
cách vận dụng các phương pháp dãy số thời gian, chỉ số và bảng cân đối.
2.1.2.2. Chỉ tiêu về lao động
Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất thì lao động của con người là yếu tố có tính chất
quyết định nhất. Sử dụng tốt nguồn lao động sẽ thu được hiệu quả cao trong hoạt động sản
kinh doanh.
* Khái niệm
Lao động chính là những người làm việc trong các doanh nghiệp, trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Lao động thương mại gồm những người làm việc
trong các doanh nghiệp thương mại do doanh nghiệp quản lý và trả lương. Là chỉ tiêu tuyệt
đối thời điểm tính theo đơn vị ngườim 1000 người hoặc triệu người, để so sánh với các chỉ
tiêu thời kỳ khác khi tính và phân tích cần tính số lao động bình quân theo thời gian, chỉ
tiêu lao động thường được ký hiệu là L. Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, lao động
của con người là yếu tố có tính chất quyết định nhất. Sử dụng tốt nguồn sức lao động biểu
hiện trên các mặt số lượng và thời gian lao động
* Các chỉ tiêu thống kê sử dụng lao động
- Số lượng lao động có mặt, ngừng việc, làm việc hàng ngày cũng như trong kỳ nghiên
cứu.
- Chất lượng lao động: về trình độ, tay nghề và thâm niên công tác.
Chỉ tiếu số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định
lên quy mô sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao
động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí. Trên cơ sở đó, tìm mọi biện pháp tổ chức
sử dụng lao động tốt nhất.
- Quỹ thời gian lao động theo lịch, có thể sử dụng cao nhất theo chế độ, tính theo đơn
vị ngày-người và giờ-người.
- Số lao động làm việc thực tế bình quân kỳ nghiên cứu.
- Độ dài thực tế bình quân ngày lao động và kỳ công tác.
- Tỷ trọng lao động các nhóm theo mức độ hoàn thành kế hoạch hay mắc lỗi.
* Các chỉ tiêu thống kê thù lao lao động:
- Quỹ thù lao lao động
Quỹ thù lao lao động là toàn bộ số tiền để trả thù lao lao động theo số lượng và chất
lượng lao động đã bỏ ra kỳ nghiên cứu.
Quỹ thù lao lao động là chỉ tiêu tuyệt đối, được tính theo đơn vị 1000 đồng, triệu đồng
…, là chỉ tiêu thời kỳ, thường được tính theo tháng, quý, năm …
Tuỳ thuộc vào mức độ bao gồm bao hàm các phụ cấp lương, ta có các chỉ tiêu quỹ thù
lao động khác nhau. Chênh lệch giữa các quỹ này là các hệ số phụ cấp lương.
- Thù lao lao động bình quân
Thù lao lao động bình quân được xác định bằng cách so sánh các quỹ thù lao lao động
với các chỉ tiêu chi phí lao động. Cụ thể, chúng ta có mức thù lao lao động giờ, mức thù
lao lao động ngày, mức thù lao lao động kỳ. Giữa các chỉ tiêu mức thù lao lao động nói
trên có mối quan hệ với nhau:
Fngày = fgiờ . Độ dài thực tế bình quân ngày lao động;
Flđ = fngày . Độ dài thực tế bình quân kỳ công tác.
2.1.2.3. Tài sản cố định
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất
hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định, đặc biệt là
máy móc, thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng và tăng
năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm… Bởi vậy, việc phân
tích tình hình sử dụng tài sản cố định để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời
gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất và tài sản cố định khác là một vấn đề có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Các chỉ tiêu thống kê tài sản cố định gồm:
-Thống kê số lượng TSCĐ của doanh nghiệp: Số lượng TSCĐ của doanh nghiệp đã đầu tư
vào mua sắm, xây dựng, đã làm xong thủ tục bàn giao đưa vào sử dụng, đã được ghi sổ
TSCĐ của doanh nghiệp gọi là số lượng TSCĐ hiện có. Số lượng tài sản hiện có được tính
bởi 2 chỉ tiêu: số lượng TSCĐ có đầu kỳ và cuối kỳ, số lượng TSCĐ có bình quân trong
kỳ.
- Thống kê hiện trạng sử dụng tscđ của doanh nghiệp: Hiện trạng sử dụng TSCĐ phản ánh
năng lực của sản xuất hiện tại về TSCĐ của doanh nghiệp. Nhân tố cơ bản làm thay đổi
hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn (cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình).
- Nghiên cứu thống kê biến động TSCĐ trong kỳ nghiên cứu: TSCĐ của doanh nghiệp
luôn có sự biến động theo thời gian do có biến động của quy mô sản xuất kinh doanh. Để
nghiên cứu biến động TSCĐ ta có thể sử dụng bảng cân đối TSCĐ. Bảng cân đối TSCĐ
phản ánh khối lượng TSCĐ có đầu kỳ, tăng trong kỳ, giảm trong kỳ, giảm trong kỳ và có
cuối kỳ cho tổng số và cho từng loại (hay nhóm) TSCĐ. Tuỳ theo từng thời kỳ mà có thể
lập bảng cân đối TSCĐ, chi tiết hoặc đơn giản.
- Thống kê khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp: Khấu hao là sự tính toán và phân bổ một
cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
trong suốt thời gian sử dụng của tài sản đó.
2.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.3.1. Doanh thu
* Khái niệm
Doanh thu là giá trị thực tế của toàn bộ sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ mà doanh
nghiệp đã tiêu thụ được trong kỳ. Nó phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và
có liên quan với chi phí đầu vào của doanh nghiệp như mua nguyên vật liệu cho sản xuất,
mua hàng hoá để bán. Doanh thu nói chung là số tiền thu được nhờ tiêu thụ hàng hoá hoặc
cung cấp các dịch vụ.
Doanh thu của doanh nghiệp thương mại là gì? Hiện chưa có quan niệm rõ ràng về vấn
đề này.
- Thứ nhất: Đồng nhất doanh thu và doanh số bán hàng, coi doanh số mua vào chỉ là một
bộ phận chi phí kinh doanh như các chi phí khác.
- Thứ hai: Đồng nhất doanh thu với chiết khấu thương mại, coi doanh thu là số tiền thu
được do cung cấp dịch vụ hoàn thành, không tính đến sản phẩm chưa hoàn thành.
* Các loại doanh thu
Gồm có doanh thu (gồm doanh thu bán hàng và các khoản doanh thu khác) và doanh
thu thuần.
- Doanh thu bán hàng là doanh thu thu được từ dịch vụ bán hàng còn lại sau khi trừ đi
thuế, các khoản giảm lãi.
- Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ
doanh thu. Doanh thu thuần là cơ sở để xác định lãi, lỗ ròng của hoạt động công nghiệp
của doanh nghiệp. Doanh thu thuần được ký hiệu là DT'. Để tính chính xác chỉ tiêu này thì
ta cần phải loại bỏ các khoản sau:
+ Giá trị hàng hoá, vật tư, nửa thành phẩm giao cho bên gia công chế biến;
+ Giá trị sản phẩm, hàng hoá đang gửi bán; dịch vụ hoàn thành đã cung cấp cho khách
hàng nhưng chưa được chấp thuận thanh toán của người mua;
+ Giá trị hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi chưa được xác định là
đã tiêu thụ;
+ Giá trị hàng bán hộ, hàng ký gửi của đơn vị khác. Về loại này chỉ cần quy định cho
phần giá trị phục vụ cho việc tiêu thụ.
+ Thu nhập về nhượng bán, thanh lý và cho thuê tscđ;
+ Thu nhập về hoạt động đầu tư tài chính, thu nhập bất thường khác.
2.1.3.2. Lợi nhuận
* Khái niệm
Lợi nhuận (hay lãi) kinh doanh là chỉ tiêu biểu hiện khối lượng giá trị thặng dư do lao
động của doanh nghiệp tạo ra trong kỳ, phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh
doanh, phục vụ đánh giá việc thực hiện mục tiêu tối hậu của doanh nghiệp.Lợi nhuận là
kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. Là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh
kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận kinh doanh thương mại là bộ phận giá trị thặng dư do lao động thương mại
tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Đó là phần tăng thêm của kết quả kinh doanh thương
mại so với chi phí lưu thông, tức là doanh thu còn lại sau khi trừ đi chi phí lưu thông. Chỉ
tiêu này cũng phản ánh kết quả kinh doanh của thương mại trong một thời kỳ nhất định,
thường là một năm.
* Các loại hình lợi nhuận
Theo nguồn hình thành, có:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Lợi nhuận thu được từ các hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác.
Lợi nhuận trước thuế là số lợi nhuận trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
vốn và thuế tài nguyên (ở những ngành quy định), phần còn lại sau khi đã trừ thuế là thu
nhập ròng của doanh nghiệp (hay lợi nhuận sau thuế).
2.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
Hiệu quả kinh doanh thương mại là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết
quả kinh tế đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
CT tổng quát:
CPdauvao
KQdaura
HQkd
2.1.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh
tế đạt được với vốn bỏ ra để sản xuất kinh doanh. Kết quả kinh tế được biểu hiện qua các
chỉ tiêu lợi nhuận, giá trị tăng thêm, giá trị sản xuất, mức lưu chuyển hàng hoá. Một trong
số chỉ tiêu chủ yếu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn là tỷ suất doanh lợi. Vốn sản xuất kinh
doanh là chỉ tiêu nguồn lực, là chỉ tiêu thời điểm. Vì vậy, để tính hiệu quả kinh tế của vốn
sản xuất kinh doanh cần sử dụng chỉ tiêu vốn bình quân kỳ nghiên cứu.
2.1.4.2. Hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả sử dụng lao động được xác định bằng cách so sánh kết quả sản xuất kinh
doanh với nguồn lực về lao động (thường biểu hiện bằng số lao động bình quân). Lao động
là chỉ tiêu thời điểm nên để tính hiệu quả sử dụng lao động cần sử dụng chỉ tiêu lao động
bình quân kỳ nghiên cứu.
Hiệu quả sử dụng lao động thường được tính thông qua chỉ tiêu năng suất lao động
bình quân một lao động.
2.1.4.3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là chỉ tiêu được xác định bằng cách so sánh kết quả
sản xuất kinh doanh với nguồn lực tài sản cố định tài sản cố định của doanh nghiệp. Chỉ
tiêu này được sử dụng để đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp nói
riêng và trong nền kinh tế nói chung.
2.2. Các phương pháp thống kê đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
2.2.1.1. Phương pháp phân tổ
* Khái niệm
Trong kết cấu nội bộ của hiện tượng nghiên cứu thường bao gồm nhiều tổ, nhiều bộ
phận có tính chất khác nhau. Muốn phản ánh được bản chất và quy luật phát triển của hiện
tượng, nếu chỉ dựa vào những con số tổng cộng chung chung thì không thể nêu được vấn
đề một cách sâu sắc. Phải tìm cách nêu lên được đặc trưng của từng loại hình, từng bộ
phận cấu thành phức tạp của, đánh giá tầm quan trọng của mỗi bộ phận, nêu lên mối liên
hệ giữa các bộ phận, rồi từ đó nhận thức được các đặc trưng chung của toàn bộ. Yêu cầu
đó được giải quyết duy nhất bằng phương pháp phân tổ.
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia
các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ có tính chất khác nhau.
* Đặc điểm
Khi phân tổ thống kê, trước hết ta thực hiện được việc nghiên cứu cái chung và cái
riêng một cách kết hợp. Các đơn vị được tổng hợp lại thành một số tổ và nhiều tổ (và nhiều
tổ): giữa các tổ đều có sự khác nhau rõ rệt về tính chất, còn trong phạm vi mỗi đơn vị đều
có sự giống nhau (hay gần giống nhau) về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ
phân tổ.
Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê, vì ta sẽ không
thể tiến hành hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu điều tra, nếu không áp dụng
phương pháp này. Tính chất phức tạp của hiện tương nghiên cứu đòi hỏi phải tổng hợp
theo từng tổ, từng bộ phận. Vì vậy khi tổng hợp thống kê, trước hết, người ta thường sắp
xếp các đơn vị vào từng tổ, từng bộ phận, rồi sau đó mới tính các đặc điểm chung của cả
tổng thể.
Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê,
đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác. Chỉ sau khi đã
phân chia tổng thể nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đặc điểm khác nhau, việc tính
các chỉ tiêu phản ánh mức độ, tình hình biến động, mối liên hệ giữa các hiện tượng mới có
ý nghĩa đúng đắn. Nếu việc phân tổ không chính xác, tổng thể được chia thành những bộ
phận không đúng với thực tế, thì mọi chỉ tiêu tính ra cũng không giúp ta rút ra được
những kết luận đúng đắn.
Phân tổ thống kê còn được vận dụng ở ngay trong giai đoạn điều tra thống kê, nhằm
phân tổ đối tượng điều tra thành những bộ phận khác nhau từ đó chọn các đơn vị điều tra
sao cho có tính đại biểu cho tổng thể chung.
* Các loại phân tổ thống kê
- Căn cứ vào nhiệm vụ của phân tổ thống kê ta có 3 loại phân tổ sau:
+Phân tổ phân loại giúp ta nghiên cứu một cách có phân biệc các loại hình kinh tế - xã
hội, nêu lên đặc trưng và mối quan hệ giữa chúng với nhau.
+ Phân tổ kết cấu. Phân tổ kết cấu được sử dụng rất phổ biến, nhằm mục đích là nêu lên
bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và để nghiên cứu xu hướng phát triển
của hiện tượng qua thời gian. Phân tổ kết cấu giúp ta có thể so sánh được bản chất của các
hiện tượng cùng loại trong điều kiện không gian khác nhau.
+ Phân tổ liên hệ. Là loại phân tổ mà trong đó các tiêu thức tiến hành phân tổ có liên hệ
với nhau. Các tiêu thức được phân biệt thành hai loại là tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức
kết quả. Phân tổ liên hệ được vận dụng để nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức.
- Căn cứ vào số lượng tiêu thức của phân tổ. Có 2 loại phân tổ sau:
+ Phân tổ theo một tiêu thức: Là tiến hành phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng
nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau trên cơ sở một tiêu thức thống kê. Phương
pháp này còn được gọi là phân tổ đơn giản.
+ Phân tổ theo nhiều tiêu thức: Là tiến hành phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng
nghiên cứu thành các tổ và các tổ có tính chất khác nhau dựa trên cơ sở nhiều tiêu thức
thống kê (từ hai tiêu thức trở lên). Theo mục đích nghiên cứu thì phân tổ này lại được chia
thành hai loại là : Phân tổ kết hợp và phân tổ nhiều chiều.
Phân tổ kết hợp là tiến hành phân tổ lần lượt theo từng tiêu thức một và các tiêu
thức được sắp xếp theo thứ tự phù hợp với mục đích nghiên cứu và đặc điểm của hiện
tượng.
Phân tổ nhiều chiều là cùng một lúc phân tổ theo nhiều tiêu thức khác nhau nhưng
có vai trò như nhau trong việc đánh giá hiện tượng.
* Tiêu thức phân tổ
Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được chọn làm căn cứ để ta tiến hành phân tổ. Tiêu thức
phân tổ khác nhau thì sẽ nói lên những mặt khác nhau của hiện tượng.
* Chỉ tiêu giải thích.
Chỉ tiêu giải thích nói rõ đặc trưng của mỗi tổ cũng như của toàn bộ tổng thể. Mỗi chỉ
tiêu giải thích lại có ý nghĩa quan trọng riêng giúp ta thấy rõ đặc trưng số lượng của từng
tổ cũng như của toàn bộ tổng thể, từ đó làm căn cứ để ta có thể so sánh các tổ với nhau và
tính ra các hàng loạt các chỉ tiêu phân tích khác.
2.2.1.2. Phương pháp đồ thị
* Khái niệm chung
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất
quy ước các tài liệu thống kê. Khác với các bảng thống kê chỉ dùng con số, các đồ thị
thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày và
phân tích các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Vì vậy người ta xem không cần mất nhiều
công đọc con số mà vẫn nhận thức được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Mặt khác, các đồ thị thống kê không trình bày chi tiết, tỷ mỉ các đặc trưng số lượng của
hiện tượng, mà chỉ nêu lên một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu
hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Vì vậy, đồ thị thống kê có tính quần chúng, có sức
hấp dẫn và sinh động, làm cho ngưòi hiểu biết ít về thống kê vẫn lĩnh hội được vấn đề chủ
yếu một các dễ dàng, đồng thời giữ được ấn tượng sâu đối với người đọc.
Các đồ thị thống kê được sử dụng rộng rãi trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế, nhằm
mục đích hình tượng hoá:
- Sự phát triển của hiện tượng qua thời gian.
- Kết cấu và biến động kết cấu của các hiện tượng.
- Trình độ phổ biến của hiện tượng.
- Sự so sánh giữa các mức độ của hiện tượng.
- Tình hình thực hiện kế hoạch.
Ngoài ra, đồ thị thống kê còn được coi như là một phương tiện tuyên truyền rất mạnh
mẽ, một công cụ dùng để biểu dương các thành tích sản xuất và hoạt động văn hoá, xã hội.
* Các loại đồ thị thống kê
Trong phân tích thống kê thì người ta thường dùng các loại đồ thị sau:
- Theo hình thức biểu hiện
+ Biểu đồ hình cột
+ Biểu đồ tượng hình
+ Biểu đồ diện tích (vuông, chữ nhật, tròn)
+ Biểu đồ ra đa (mạng nhện)
+ Đồ thị đường gấp khúc
+ Bản đồ thống kê
- Theo nội dung phản ánh
+ Đồ thị phát triển : Dùng để biểu diễn tình hình phát triển của hiện tượng và so sánh
giữa các hiện tượng, có thể dùng các loại biểu đồ hình cột, hình tròn và đồ thị tuyến tính.
+ Đồ thị kết cấu : Dùng để biểu hiện kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng,
thường dùng các loại biểu đồ hình cột và hình tròn (Có chia nhỏ thành các hình quạt).
+ Đồ thị liên hệ : Dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa 2 tiêu thức, người ta thường dùng
đồ thị đường gấp khúc. Trục hoành của đồ thị được dùng để biểu hiện giá trị số của tiêu
thức nguyên nhân (tiêu thức gây ảnh hưởng) và trục tung được dùng để biểu hiện trị số của
tiêu thức kết quả (tiêu thức chịu ảnh hưởng).
- Những yêu cầu chung khi xây dựng đồ thị thống kê
Một đồ thị thống kê phải đảm bảo các yêu cầu: chính xác, dễ xem, dễ hiểu và có thể
trình bày mỹ thuật. Để đảm bảo những yêu cầu này, ta phải chú ý đến các yếu tố chính
của đồ thị, quy mô, các ký hiệu hình học hoặc các hình vẽ, hệ tạo độ, thanh tỷ lệ xích, phần
giải thích …
+ Quy mô của đồ thị được quyết định bởi chiều dài, chiều cao và quan hệ tỷ lệ giữa hai
chiều đó. Quy mô của đồ thị to hay nhỏ còn phải căn cứ vào mục đích sử dụng. Trong các
báo cáo phân tích không nên vẽ các đồ thị quá lớn. Quan hệ tỷ lệ giữa chiều cao và chiều
dài của đồ thị thông thường được dùng từ 1:1,33 đến 1:1,5.
+ Các ký hiệu hình học hoặc hình vẽ quyết định hình dáng của đồ thị. Các ký hiệu hình
học có nhiều loại như: Các chấm, các đường thẳng hoặc cong, các hình cột, hình vuông,
hình chữ nhật, hình tròn… Các hình vẽ khác trên đồ thị cuãng có thể thay đổi nhiều loại
tuỷ theo tính chất của hiện tượng nghiên cứu. Việc lựa chọn các ký hiệu hình hoạc hoặc
hình vẽ của đồ thị là vấn đề quan trọng, vì mỗi hình có khả năng diễn tả riêng. Ví dụ, khi
cần biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu, ta có thể vẽ các hình cột (có chia thành
nhiều đoạn) hoặc các hình tròn (có chia thành các hình quạt), hoặc hình vuông, hình chữ
nhật… Nhưng người ta thường dùng hình tròn, vì loại hình này biểu hiện được rõ nhất kết
cấu và biến động kết cấu của hiện tượng.
+ Hệ toạ độ giúp cho việc xác định chính xác vị trí các ký hiệu hình học trên đồ thị.
Các đồ thị thống kê thường dùng hệ toạ độ vuông góc. Trong các bản đồ thống kê, người
ta dùng các đường cong để làm căn cứ xác định vị trí các ký hiệu hình học. Các đường
cong này có thể là đường biên giới, đường bờ biển, các sông lớn… Trên hệ toạ độ vuông
góc trục hoành thường được sử dụng để biểu thị thời gian, trục tung biểu thị trị số của chỉ
tiêu. Trong trường hợp phân tích mối liên hệ giữa hai biểu thức, thì biểu thức nguyên nhân
được đặt ở trục hoành, biểu thức kết quả được ghi trên trục tung.
+ Thang tỷ lệ xích giúp cho việc tính chuyển các đại lượng đồ thị theo các khoảng cách
thích hợp. Người ta thường dùng các thang đường thẳng, được phân bố theo các trục toạ
độ. Cũng có khi dùng thang đường cong, ví dụ thang tròn (ở đồ thị hình tròn) được chia
thành 3600. Các thang tỷ lệ có thể có khoảng cách bằng nhau hoặc không bằng nhau. Các
thanh tỷ lệ có các khoảng cách không bằng nhau (ví dụ thang lôgarit) chỉ dùng để biểu
hiện các tốc độ khi khoảng biến thiên của các mức độ quá lớn mà người ta chỉ chú ý đến
biến động tương đối của chúng.
+ Phần giải thích bao gồm tên đồ thị, các con số và ghi chú dọc theo thang tỷ lệ, các
con số bên cạnh từng bộ phận của đồ thị, giải thích các ký hiệu quy ước.. cần được ghi rõ,
gọn gẽ, dễ hiểu.
Minh hoạ:
Đồ thị 2.1: MINH HOẠ LOẠI ĐỒ THỊ DIỆN TÍCH - KẾT CẤU
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐỘ LỚN VÀ KẾT CẤU DOANH THU
CÔNG TY NĂM 2006
4,600
8,000
51,400
DT từ kdvt
DT từ đlvt
DT từ kdth
2.2.1.3. Bảng thống kê
* Khái niệm
Các số liệu thống kê sau khi được tổng hợp, muốn phát huy được tác dụng của nó đối
với giai đoạn phân tích thống kê, cần thiết phải trình bày kết quả tổng hợp theo một hình
thức thuận lợi cho việc sử dụng sau này. Có thể trình bày các kết quả bằng các hình thức :
bảng thống kê, đồ thị thống kê, bài viết …
Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống,
hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
Bảng thống kê bao giờ cũng có những con số của từng bộ phận và chung có liên hệ mật
thiết với nhau.
* Tác dụng
Bảng thống kê có nhiều tác dụng quan trọng trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế nói
chung và trong phân tích thống kê nói riêng. Các tài liệu trong bảng thống kê đã được sắp
xếp lại một cách khoa học, nên để có thể giúp ta tiến hành mọi việc so sánh đối chiếu,
phân tích theo các phương pháp khác nhau, nhằm nêu lên sâu sắc bản chất của hiện tượng
nghiên cứu. Nếu biết trình bày và sử dụng thích đáng các bảng thống kê, thì việc chứng
minh vấn đề sẽ trở nên rất sinh động, có sức thuyết phục hơn cả những bài văn.
* Cấu thành bảng thống kê
- Về hình thức bảng thống kê bao gồm các bảng ngang, cột dọc, các tiêu đề, tiêu mục và
các tài liệu con số.
- Về nội dung bảng thống kê gồm 2 phần: phần chủ đề và phần giải thích.
* Các loại bảng thống kê
- Bảng giản đơn : Là loại bảng thống kê mà trong đó phần chủ đề không phân tổ.
- Bảng phân tổ : Là loại bảng mà trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề
được chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó.
- Bảng kết hợp : Là loại bảng thống kê mà trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần
chủ đề được được phân tổ theo hai, ba … tiêu thức kết hợp với nhau.
* Yêu cầu đối với việc xây dựng bảng thống kê
- Quy mô của bảng thống kê không nên quá lớn, tức là quá nhiều hàng và cột và nhiều
phân tổ kết hợp.
- Các tiêu đề và tiêu mục trong bảng thống kê cần được ghi chính xác, gọn gàng và dễ
hiểu. Tiêu đề chung không những nói rõ nội dung chủ yếu của bảng thống kê mà còn cần
chỉ rõ hiện tượng nghiên cứu vào thời gian nào.
- Các hàng và cột thường được ký hiệu bằng chữ hoặc bằng số để tiện cho việc trình bày
hoặc giải thích nội dung. Nếu số hàng và cột quá ít thì không cần phải đánh số.
- Các chỉ tiêu giải thích trong bảng thống kê cần được sắp xếp theo thứ tự hợp lý, phù hợp
với mục đích nghiên cứu.
- Cách ghi các số liệu vào bảng thống kê : các ô trong bảng thống kê đều có ghi số liệu
hoặc bằng các ký hiệu quy ước thay thế. Thường dùng các ký hiệu quy ước: nếu dữ liệu
không có số liệu đó thì dùng “-“, nếu số liệu còn thiếu sau này có thể bổ sung thì dùng
“…”, nếu ký hiệu gạch chéo trong một ô nào đó thì nói lên rằng hiện tượng đó không có
liên quan đến chỉ tiêu đó, nếu viết số liệu vào ô đó sẽ vô nghĩa. Các dữ liệu trong cùng một
cột, có đơn vị tính toán giống nhau, phải ghi theo trình độ chính xác như nhau (số lẻ đến
0,1 hay 0,01 …), đơn vị tính phải ghi thống nhất theo quy định.
- Phần ghi chú ở cuối bảng thống kê được dung để giải thích rõ nội dung của một số chỉ
tiêu trong bảng hoặc các chi tiết cần thiết khác.
Minh hoạ:
Bảng 2.1: MINH HOẠ BẢNG THỐNG K Ê LOẠI BẢNG GIẢN ĐƠN
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Số LĐBQ
năm (ng)
250 263 330 394 567 520 550
2.2.2. Phương pháp phân tích thống kê
2.2.2.1. Phương pháp dãy số thời gian
* Khái niệm
Phương pháp phân tích dãy số thời gian là việc nghiên cứu sự biến động thường xuyên
của mặt lượng của hiện tượng qua thời gian.
Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp
theo thứ tự thời gian. Một dãy số thời gian gồm 2 yếu tố: Thời gian và Các số liệu của hiện
tượng nghiên cứu. Thời gian này có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm. Độ dài giữa hai
thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Các số liệu thống kê của tiêu thụ nghiên
cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là các
mức độ của dãy số.
* Các phương pháp phân tích dãy số thời gian
- Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian
+ Mức độ bình quân qua thời gian
Đối với dãy số thời kỳ
n
y
n
yyyyy
y inn 1321 ......
Trong đó: iy (i = 1, 2, 3, …, n) là các mức độ của dãy số thời kỳ.
Đối với dãy số thời điểm
n
hy
n
hyhyhyhyhy
y iinnnn ........... 11332211
Trong đó: iy (i = 1, 2, 3, …, n) là các mức độ của dãy số thời điểm.
+ Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian. Tuỳ theo
mục đích nghiên cứu, có thể tính các chỉ tiêu về lượng tăng (giảm) tuyệt đối sau:
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (từng kỳ)
1 iii yy (i= 2, 3,…..n)
Với iy : là mức độ tuyệt đối ở thời gian i.
Lượng tăng(giảm) tuyệt đối định gốc
1yy ii (i = 2, 3, …, n)
Ta có tổng đại số của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kì bằng lượng tăng (giảm)
tuyệt đối định gốc tương ứng:
n
in ...32
Lượng tăng(giảm) tuyệt đối bình quân
111
... 132
n
yy
nn
nnn
+ Tốc độ phát triển
Tốc độ phát triển liên hoàn ( từng kì)
1
i
i
i y
y
t (i =2, 3, …, n) có thể tính bằng lần hoặc %
Tốc độ phát triển định gốc
1y
y
T ii (i = 2, 3, …, n)
Ta có : in Tttt .... 32 i
i
i t
T
T
1
(i = 2, 3, …, n)
Tốc độ phát triển bình quân
1
1
11
31 ... n
nn
n
n
n y
y
Ttttt
+ Tốc độ tăng(giảm)
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
1
1
1
1
i
i
ii
i
i
i ty
yy
y
a
(i = 2, 3, .., n)
Tốc độ tăng (giảm) định gốc
1
1
1
1
i
ii
i Ty
yy
y
A
Tốc độ tăng (hoặc giảm )bình quân
1 ta
Nếu t tính bằng % thì: 100 ta
+ Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm)
100
1
1
1
1
i
i
ii
ii
i
i
i
y
y
yy
yy
a
g
(i = 2, 3, …, n)
Với ai tính bằng %
- Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng
+Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian
Phương pháp này được sử dụng với dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối
ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được xu hướng phát triển cảu hiện
tượng.
+ Phương pháp dãy số bình quân trượt
Số bình quân trượt là số bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ dãy số
thời gian tính được bằng cách loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ
tiếp theo, sao cho số lượng các mức độ tính số bình quân không thay đổi. Việc chọn bao
nhiêu mức độ để tính số bình quân trượt đòi hỏi phải dựa vào đặc điểm biến động và số
lượng mức độ của dãy số thời gian. Nếu sự biến động tương đối đều đặn và số lượng mức
độ của dãy số không nhiều thì có thể tính số bình quân trượt với ba mức độ. Nếu sự biến
động lớn và dãy số có nhiều mức độ thì có thể tính số bình quân trượt với 4, 5 mức độ, …
Số bình quân trượt càng được tính từ nhiều mức độ thì càng có tác dụng san bằng ảnh
hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên, nhưng đồng thời làm cho số lượng các mức độ của dãy
số bình quân trượt càng giảm, do đó ảnh hưởng đến việc biểu hiện xu hướng phát triển của
hiện tượng.
+ Phương pháp sử dụng hàm xu thế
Là căn cứ vào đặc điểm biến động của các mức độ trong dãy số thời gian người ta tìm
một hàm số (gọi là phương trình hồi qui) nhằm phản ánh sự biến động của hiện tượng theo
thời gian.
Việc lựa chọn dạng của phương trình hồi qui (đường thẳng hay đường cong ) phụ thuộc
vào số liệu thống kê thực tế và phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian,
đồng thời kết hợp với một số phương pháp đơn giản khác.
Với biến thời gian t dạng tổng quát của phương trình hồi qui được biểu diễn như sau:
ŷ = f (t, a0, a1, …, an)
Trong đó: ŷ - Các giá trị lý thuyết
t - Thứ tự thời gian
a0, …, an - Các tham số.
Điều kiện tối ưu là :
pn
yy
SE tt
2)(
→ Min
Trong đó: yi - Mức độ thực tế thứ i
ŷ - Mức độ lý thuyết thứ i
*Các dạng hàm xu thế thường gặp
Mô hình đường thẳng: ŷt = ao + a1.t
Mô hình hàm mũ: ŷt = ao.a1
t
Mô hình parabol : ŷt = ao + a1.t + a1.t
2
Mô hình hàm hypebol: ŷt = ao + t
a1
+ Biểu hiện biến động thời vụ
Biến động thời vụ là sự biến động của hiện tượng có tính chất lặp đi lặp lại trong từng
thời gian nhất định của năm. Nguyên nhân gây ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng của
điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán sinh hoạt. Biến động thời vụ làm cho hiện tượng
lúc thì mở rộng, khẩn trương khi lại thu hẹp, nhàn rỗi. Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm
đề ra những biện pháp phù hợp, kịp thời hạn chế ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với
sản xuất và sinh hoạt của xã hội. Phương pháp thường được sử dụng là tính các chỉ số thời
vụ.
- Phân tích các thành phần của dãy số thời gian
Các thành phần của dãy số thời gian có thể phân được thành 3 thành phần như sau:
+ Xu thế, ký hiệu là ft, phản ánh xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng kéo dài
theo thời gian.
+ Thời vụ, ký hiệu là st, sự biến động có tính chất lặp đi lặp lại trong những khoảng
thời gian nhất định của năm.
+ Ngẫu nhiên, ký hiệu là zt, sự biến động do các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra ở những thời
gian khác nhau.
Ba thành phần trên đây được kết hợp với nhau theo một trong hai dạng sau đây:
Kết hợp cộng : yt = ft + st + zt
Kết hợp nhân : yt = ft . st . zt
2.2.2.2. Phương pháp sử dụng hệ thống chỉ số
* Khái niệm và cấu thành
Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau, hợp thành một phương trình
cân bằng. Hệ thống chỉ số thông thường được vận dụng để phân tích mối quan hệ giữa các
chỉ tiêu trong quá trình biến động. Cấu thành của một hệ thống chỉ số thường bao gồm chỉ
số toàn bộ và các chỉ số nhân tố.
Chỉ số toàn bộ phản ánh sự biến động của hiện tượng phức tạp (được biểu hiện qua một
chỉ tiêu nào đó) do ảnh hưởng của tất cả các nhân tố cấu thành.
Chỉ số nhân tố phản ánh ảnh hưởng sự biến động của từng nhân tố đối với sự biến động
của hiện tượng phức.
* Tác dụng của hệ thống chỉ số
- Xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng biến động của các nnhânt tố đối với sự biến động
của hiện tượng được cấu thành từ nhiều nhân tố. Trong đó, ảnh hưởng của từng nhân tố
được biểu hiện bằng số tương đối hoặc số tuyệt đối. Căn cứ vào so sánh ảnh hưởng của các
nhân tố có thể đánh giá được nhân tố nào có tác dụng chủ yếu đối với biến động chung
nhằm phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng trong quá trình biến động và giải thích
được nguyên nhân cơ bản đối với sự biến động của một hiện tượng.
- Dựa vào hệ thống chỉ số có thể nhanh chóng xác định được một chỉ số chưa biết các chỉ
số chưa biết các chỉ số khác trong hệ thống.
* Các phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số:
-Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp này dựa trên cơ sở lý luận là các nhân tổ cấu thànhb một hiện tượng phức
tạp đều cùng biến động, do đó để nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố phải giả định các
nhân tố lần lượt biến động. Thứ tự phân tích của các nhân tố trong hệ thống chỉ số được
xác định chủ yếu thong qua việc phân biệt các nhân tố mang đặc tính chất lượng hay số
lượng. Trong hệ thống chỉ số, chỉ số toàn bộ bằng tích của các chỉ số nhân tố và mẫu số
của chỉ số nhân tố đứng trước giống với tử số của chỉ số nhân tố đứng sau. Do đó sự kết
hợp của các chỉ số nhân tố hình thành một dãy của các chỉ số liên tục, khép kín và đảm bảo
quan hệ cân bằng. Nhờ đặc điểm này mà phương pháp mang tên là “liên hoàn”. Chênh
lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của chỉ số toàn bộ bằng tổng các chênh lệch tuyệt đối
giữa tử số và mẫu số của các chỉ số nhân tố.
Minh hoạ:
000
100
100
110
110
111
000
111
0
1
qmp
qmp
qmp
qmp
qmp
qmp
qmp
qmp
M
M
- Phương pháp biểu hiện ảnh hưởng biến động riêng biệt
Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng tất cả các nhân tố ngang nhau và cùng
biến động. Do đó, tất cả các chỉ số nhân tố phải giống nhau và được chọn là kỳ gốc sao
cho mỗi chỉ số nhân tố biểu hiện được ảnh hưởng biến động riêng của nhân tố. Vì tất cả
các chỉ số nhân tố đều có quyền số kỳ gốc, nên tích của các chỉ số này không bằng chỉ số
toàn bộ. Để đảm bảo quan hệ cân bằng của hệ thống chỉ số, theo phương pháp này người ta
thêm vào hệ thống chỉ số một đại lượng bổ sung gọi là chỉ số liên hệ. Chỉ số liên hệ biểu
hiện ảnh hưởng chung của tất cả các nhân tố cùng biến động và cùng tác động lẫn nhau.
Mô hình chung thiết lập hệ thống chỉ số theo phương pháp biểu hiện biến động riêng
biệt:
CStb = CSnt1 x CSnt2 x …x CSntn x Các CSliên hệ
Minh hoạ:
110110100
110110110
001010
000011
001100
000101
010
000
100
110
000
100
000
010
000
001
000
111
0
1
qmpqmpqmp
qmpqmpqmp
qmpqmp
qmpqmp
qmpqmp
qmpqmp
qmp
qmp
qmp
qmp
qmp
qmp
qmp
qmp
qmp
qmp
qmp
qmp
M
M
2.2.2.3. Phương pháp dự đoán thống kê
* Khái niệm
Dự đoán thống kê là xác định các mức độ có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng
nghiên cứu. Biết được tương lai của hiện tượng nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản trị chủ
động cũng như có những quyết định đúng đắn trong kinhh doanh.
* Các phương pháp dự đoán
- Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân
lyy nln .
- Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân
l
nln tyy ).(
- Dự đoán dựa vào phương pháp ngoại suy hàm xu thế
)( lnfy ln
- Dự đoán dựa vào hàm xu thế và biến động thời vụ
ttt sfy hoặc
ttt sfy
- Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ
Trên thực tế ở những khoảng thời gian khác nhau thì hiện tượng nghiên cứu chịu sự tác
động của những nhân tố khác nhau và cường độ không giống nhau. Có những nhân tố mất
đi và có những nhân tố mới xuất hiện; có những nhân tố yếu đi và có những nhân tố mạnh
lên. Vì vậy để phản ánh sự biến động này, đòi hỏi khi xây dựng mô hình dự đoán thì các
mức độ của dãy số thời gian phải được chú ý một cách khác nhau. Các mức độ càng mới
thì càng được chú ý nhiều hơn.
+Mô hình đơn giản: ttt eyy .1
+ Mô hình xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ.:
)()( 101 tatayt
+ Mô hình xu thế tuyến tính và biến động thời vụ:
)1(101 )]()([
tt Statay
- Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên (phương pháp Box-Jenkins)
Trong phương pháp này, dãy số thời gian xem như được sinh ra từ một quá trình ngẫu
nhiên.
Một số mô hình tuyến tính ngẫu nhiên
+Mô hình tuyến tính dừng. Một quá trình ngẫu nhiên được gọi là dừng nếu qui luật
phân phối của ktktkt nYYY ,...,, 21 cũng đồng thời là quy luật phân phối của
nttt
YYY ,...,,
21
. Với một quá trình dừng thì không có sự thay đổi một cách có hệ thống
của kỳ vọng, phương sai và không có biến động thời vụ.
ARMA(p,q): Yt = Ф1 Yt-1 + Ф2 Yt-2 +... + Фp Yt-p + at – θ1at-1 -...- θqat-q
Trong đó: Ф1, Ф2, …,Фp và θ1, θ2, …, θq là các tham số
at : là một quá trình đặc biệt đơn giản được gọi là quá trình thuần khiết hay tạp
âm.
+ Mô hình tuyến không dừng: Trong thực tế, phần lớn các quá trình ngẫu nhiên là
không dừng, để thích ứng với các quá trình dừng thì cần phải chuyển quá trình không dừng
thành dừng bằng cách sử dụng toán tử sai phân t
dY . Từ quá trình ARMA(p,q) nếu thay Yt
bằng t
dY sẽ có:
ARIMA(p,d,q): Ф(B). t
dY = θ(B).at
Trong đó: p : là bậc của toán tử tự hồi quy;
d : là bậc của toán tử sai phân;
q : là bậc của toán tử bình quân trượt.
Quá trình trên được gọi là quá trình tổng hỗn hợp tự hồi quy – bình quân trượt.
Một số mô hình ARIMA thường được sử dụng:
ARIMA(0,1,1): 11 ttt aaY
ARIMA(0,2,2): 2211
2
tttt aaaY
ARIMA(1,1,1): 1111 tttt aaYY
Mô hình có biến động thời vụ: Trong thực tế, nhiều dãy số thời gian mà các mức độ
của nó được lặp lại sau khoảng thời gian k (ví dụ: k = 12 đối với tháng và k = 4 đối với
quý). Khi đó phải khử biến động thời vụ bằng toàn tử:
(1-Bk) . Yt = Yt - Yt-k
Phương pháp Box- Jenkins: E.R.Box và G.M.Jenkins đã đề ra phương pháp dự đoán dựa
vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên mà nội dung gồm 3 bước chủ yếu là: tìm mô hình thích
hợp nhất, ước lượng các tham số của mô hình , kiểm cải tiến mô hình và dự đoán.
+Tìm mô hình thích hợp nhất
Sau khi đã tiến hành khử biến động thời vụ và xu thể, dãy số thời gian trở thành dãy
dừng. Từ đó, đi xác định bậc p, q của mô hình ARMA bằng đồ thị của hàm tự tương quan
và hàm tự tương quan riêng phần:
Nếu đồ thị của hàm tự tương quan giảm từ từ và đồ thị của hàm tự tương quan riêng
phần có p giá trị đầu tiên khác 0 (p<=3) thì có thể có một AR(p).
Nếu đồ thị của hàm từ tương quan chỉ có q giá trị đầu tiên khác 0 (p <= 3) và đồ thị
của hàm tự tương quan riêng phần giảm từ từ thì có thể có một MA(q).
Nếu đồ thị của hàm tự tương quan và hàm tự tương quan riêng phần không có sự
cắt ngắn như hai trường hợp trên thì sẽ có một ARMA.
Sử dụng phần mềm SPSS ta có thể cho những giá trị p,q khác nhau. Mô hình ARMA
được lựa chọn để dự đoán là mô hình có sai số nhỏ nhất.
+ Ước lượng các tham số của mô hình
Việc ước lượng các tham số của mô hình có thể được tiến hành bằng những phương
pháp khác nhau.
+ Kiểm tra mô hình và dự đoán
Sau khi các tham số của mô hình đã được xác định, cần kiểm tra xem mô hình có được
chấp nhận hay không.
T1:Các tham số của mô hình phải khác 0. Nếu có tham số nào không thoả mãn thì loại bỏ
khỏi mô hình.
T2: Phân tích phần dư ât = yt - ŷt ( ât là ước lượng của at).
T3: Trung bình cộng triệt tiêu, trong từng trường hợp ngược lại thì nên thêm một hằng số
vào mô hình. Việc thêm hằng số không ảnh hưởng đến tính chất ngẫu nhiên của quá trình.
T4: Các phần dư ât là một tạp âm trắng. Có thể dùng tiêu chuẩn sau đây để kiểm định:
k
k
tk arnQ
1
2 )( ~
2
qpk
Q tuân theo gần như một phân phối χ2 với bậc tự do (k-p-q). Với mức ý nghĩa kiểm
định α,tra bảng
2
)(; qpk . Nếu Q <
2
)(; qpk thì giả thiết H0 được chấp nhận:
dãy ât là một tạp âm trắng, nếu Q >
2
)(; qpk thì giả thiết H0 bị bác bỏ và như vậy mô
hình được lựa chọn là không thích hợp, khi đó phải trở lại một bước.
Nếu mô hình được lựa chọn là thích hợp thì dựa vào nó để tiến hành dự đoán.
CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY GIAI ĐOẠN 2000-2006
3.1. Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
3.1.1. Phân tích chỉ tiêu phản ánh nguồn lực
3.2.1.1. Phân tích chỉ tiêu vốn kinh doanh
* Phân tích biến chỉ tiêu tổng vốn
Bảng 3.1: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHỈ TIÊU TỔNG VỐN
Năm
Tổng
vốn
(trđ)
LTGTĐ (tr. đ) TĐPT (%) TĐTG (%) GTTĐ
1% t/g gi
(tr.đ)
LH ( )
ĐG
(Δ)
LH (t) LH ( )
ĐG
(Δ)
ĐG
2000 18,300 - - - - - - -
2001 24,600 6,300 6,300 1.34 1.34 0.34 0.34 183
2002 31,800 7,200 13,500 1.29 1.74 0.29 0.74 246
2003 35,400 3,600 17,100 1.11 1.93 0.11 0.93 318
2004 59,000 23,600 40,700 1.67 3.22 0.67 2.22 354
2005 64,000 5,000 45,700 1.08 3.5 0.08 2.5 590
2006 75,000 11,000 56,700 1.17 4.1 0.17 3.1 640
Bquân 44,014 9,450 - 1.27 - 0.52 - 389
Đồ thị 3.1: BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG TỔNG VỐN
Đơn vị : trđ
18,300
24,600
31,800 35,400
59,000
64,000
75,000
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
80,000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Phân tích: Qua bảng tính và biểu đồ trên ta thấy TV qua các năm thường xuyên biến động
tăng. Trong đó năm tăng mạnh nhất là năm 2004 với quy mô 59 tỷ đồng, tăng lên 23.6 tỷ
đồng so với năm 2003 tương ứng với tốc độ tăng là 67%. Năm có mức tăng thấp nhất là
năm 2003, tăng lên 3.6 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 11%. Tuy năm 2003 là năm
có mức tăng TV thấp nhất nhưng năm có tốc độ tăng TV thấp nhất lại là năm 2005, với
mức tăng là 5 tỷ đồng và tốc độ tăng là 8%. Bình quân qua các năm doanh nghiệp có mức
độ gia tăng TV trung bình đạt 9.45 tỷ đồng / năm tương ứng với tốc độ phát triển bình
quân năm là 127%/năm và tốc độ tăng bình quân năm là 27% /năm.
Bảng 3.2: BẢNG TÍNH PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN TỔNG VỐN
Đvt: %
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Bq
VLĐ 12.50 6.73 10.09 6.92 10.21 6.85 6.99 8.61
VCĐ 87.50 93.27 89.91 93.08 89.79 93.15 93.01 91.39
Đồ thị 3.2: ĐỒ THỊ CƠ CẤU TỔNG VỐN
20.4 27.4
12.5 6.73 10.09 6.92 10.21
30.6 38.6
87.5 93.27 89.91 93.08 89.79
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
- Phân tích: Cơ cấu tổng vốn qua các năm tuy có sự biến động song không đáng kể, xu
hướng cơ cấu tổng vốn tập trung chủ yếu ở phần vốn cố định, phần vốn lưu động chiềm tỷ
lệ rất nhỏ trong cơ cấu tổng vốn, qua các năm vốn lưu động chiếm trung bình 8.61% tổng
vốn, vốn cố định là 91.39%. Qua 7 năm cơ cấu đó có sự thay đổi chút ít song không đáng
kể.
* Phân tích chỉ tiêu VCĐ
Bảng 3.3: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHỈ TIÊU VỐN CỐ ĐỊNH
Năm
Vốn cố
định
(tr.đ)
LTGTĐ (tr. đ) TĐPT (%) TĐTG (%) GTTĐ
1% t/g
gi (tr.đ)
LH ( ) ĐG (Δ) LH (t) ĐG (T) LH (a) ĐG (A)
2000 16,013 - - - - - - -
2001 22,945 6,932 6,932 1.43 1.43 0.34 0.43 183
2002 28,590 5,645 12,577 1.25 1.79 0.29 0.79 246
2003 32,949 4,359 16,936 1.15 2.06 0.11 1.06 318
2004 52,975 20,026 36,962 1.61 3.31 0.67 2.31 354
2005 59,615 6,640 43,602 1.13 3.72 0.08 2.72 590
2006 69,759 10,144 53,746 1.17 4.36 0.17 3.36 640
Bquân 40,407 8,957.7 - 1.28 - 0.56 - 355
Đồ thị 3.2: BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG VỐN CỐ ĐỊNH
Đơn vị : trđ
16,013
22,945
28,590
32,949
52,975
59,615
69,759
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
80,000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Phân tích: Vốn cố định của doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Trong đó năm có mức
tăng lớn nhất là năm 2004 với quy mô 52975 trđ, tăng lên 20056 trđ so với năm 2003
tương ứng với tốc độ tăng là 61%. Năm có mức tăng thấp nhất là năm 2003, với mức tăng
4359 trđ tương ứng với tốc độ tăng là 15%. Tuy năm 2003 là năm có mức tăng VCĐ thấp
nhất nhưng năm có tốc độ tăng VCĐ thấp nhất lại là năm 2005, với mức tăng là 6640 trđ
và tốc độ tăng là 13%. Bình quân qua các năm doanh nghiệp có mức độ gia tăng VCĐ
trung bình là 8957.7 trđ / năm tương ứng với tốc độ phát triển bình quân là 128%/năm và
tốc độ tăng bình quân là 28%/năm.
* Phân tích chỉ tiêu VLĐ
- Phân tích biến động vốn lưu động
Bảng 3.6: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHỈ TIÊU VỐN LƯU ĐỘNG
Năm
Vốn lưu
động
(tr.đ)
LTGTĐ (tr. đ) TĐPT (%) TĐTG (%) GTTĐ
1% t/g
gi (tr.đ)
LH ( ) ĐG (Δ) LH (t) ĐG (T) LH (a) ĐG (A)
2000 2,287 - - - - - - -
2001 1,655 -632 -632 0.72 0.72 -0.28 -0.28 22.87
2002 3,210 1,555 923 1.94 1.40 0.94 0.4 16.55
2003 2,451 -759 164 0.76 1.07 -0.24 0.07 32.1
2004 6,025 3,574 3,738 2.46 2.63 1.46 1.63 24.51
2005 4,385 -1,640 2,098 0.73 1.92 -0.27 0.92 60.25
2006 5,241 856 2,954 1.20 2.29 0.2 1.29 43.85
Bquân 3,607.7 492.33 - 1.15 - 0.22 - 33.36
Đồ thị 3.3:BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG VỐN LƯU ĐỘNG
Đơn vị: Trđ
2,287
1,655
3,210
2,451
6,025
5,241
4,385
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Phân tích: Ta thấy qua các năm thì lượng vốn lưu động của doanh nghiệp có nhiều biến
động. Cụ thể là trong các năm 2002, 2004 và 2006 thì vốn lưu động tăng và trong các năm
2001, 2003, 2005 thì vốn lưu động lại bị sụt giảm. Sở dĩ có sự biến động này là do các kế
hoạch sản xuất kinh doanh công ty qua các năm có sự khác biệt và thay đổi ở mỗi năm
cùng với đó là sự khác biệt về các chiến lược kinh doanh và các khoản chi trong năm cũng
bị thay đổi. Tuy là vốn lưu động có nhiều biến động song sự biến động này lại không có
ảnh hưởng nhiều lắm đến biến động của tổng vốn vì tỷ trọng của vốn lưu động trong cấu
thành tổng vốn qua các năm khá nhỏ.
3.1.1.2. Phân tích chỉ tiêu số lượng lao động
* Phân tổ lao động trong doanh nghiệp
- Áp dụng phương pháp phân tổ, ta tiến hành phân tổ lao động trong công ty theo hai tiêu
thức là giới tính và độ tuổi của lao động, kết quả phân tổ được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.4: BẢNG PHÂN TỔ LAO ĐỘNG CÔNG CÔNG TY THEO GIỚI VÀ TUỔI.
Tuổi Nam Nữ Tổng
20-35 114 40 154
35-45 286 53 339
45-60 40 17 57
Tổng 440 110 550
* Phân tích cơ cấu lao động
Từ bảng phân tổ ở trên, ta thấy lượng lao động nữ trong công ty chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ
trong công công ty bằng 110 người tương ứng với 20% tổng lượng lao động của công ty.
Cơ cấu lao động trong công ty khá trẻ, thể hiện ở tỷ lệ lao động ở độ tuổi từ 45 – 60 chỉ
chiếm 57 người tương ứng với 10.4% tổng lượng lao động của công ty. Phần còn lại
89.6% là lao động có độ tuổi từ 20 – 45, trong đó tỷ lệ lao động ở độ tuổi 20-35 lại khá lớn
chiếm 31% tổng số lao động tuổi từ 20 – 45.
* Phân tích biến động
Đồ thị 3.4 : BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG
Đơn vị: người
250 263
330
394
567
520
550
0
100
200
300
400
500
600
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Bảng 3.5: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG
Năm
Số lao
động
(ng)
LTGTĐ (ng) TĐPT (%) TĐTG (%) GTTĐ
1% t/g
gi (ng)
LH ( )
ĐG
(Δ)
LH (t) ĐG (T) LH (a) ĐG (A)
2000 250 - - - - - - -
2001 263 13 13 1.05 1.05 0.05 0.05 2.5
2002 330 67 80 1.25 1.32 0.25 0.32 2.63
2003 394 64 144 1.19 1.58 0.19 0.58 3.3
2004 567 173 317 1.44 2.27 0.44 1.27 3.94
2005 520 -47 270 0.92 2.08 -0.08 1.08 5.67
2006 550 30 300 1.06 2.2 0.06 1.2 5.2
Bquân 410.57 50 - 1.14 - 0.20 - 3.87
Phân tích : Kết phân tích :Số lượng lao động trong công ty trong các năm qua tăng khá
nhanh, trong những năm gần đây đã có xu hướng giảm chút ít. Mức độ tăng trung bình qua
6 năm qua là 50 người/ năm tương ứng với tỷ lệ tăng là 14% / năm. Trong đó lượng lao
động tăng nhiều nhất là vào năm 2004 với 173 người tương ứng với tỷ lệ 44%, lượng tăng
thấp nhất là vào năm 2001 với 13 người tương ứng với tỷ lệ 5%. Có một năm duy nhất
lượng lao động giảm xuống là năm 2005 với lượng lao động giảm là 47 người tương ứng
với tỷ lệ % giảm là 8%.
3.1.2. Phân tích chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh
3.1.2.1. Chỉ tiêu doanh thu
* Phân tích biến động
Đồ thị 3.5:BIỂU ĐỒ TỔNG DOANH THU
Đơn vị: trđ
26,780
23,072
30,083
34,000
59,000
62,000 64,000
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Bảng 3.6 : BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU
Năm Doanh LTGTĐ (tr. đ) TĐPT (%) TĐTG (%) GTTĐ
thu
(tr.đ)
LH ( ) ĐG (Δ) LH (t) ĐG (T) LH (a) ĐG (A)
1% t/g
gi (tr.đ)
2000 26,780 - - - - - - -
2001 23,072 -3,708 -3,708 0.86 0.86 -0.14 -0.14 267.8
2002 30,083 7,011 3,303 1.3 1.12 0.3 0.12 230.72
2003 34,000 3,917 7,220 1.13 1.27 0.13 0.27 300.83
2004 59,000 25,000 32,220 1.74 2.2 0.74 1.2 340
2005 62,000 3,000 35,220 1.05 2.32 0.05 1.32 590
2006 64,000 2,000 37,220 1.03 2.39 0.03 1.39 620
Bquân 42,705 6,03.33 - 1.16 - 0.23 - 391.56
Phân tích: Qua bảng phân tích và đồ thị trên ta thấy doanh thu của công ty qua các năm
2002-2006 đều tăng, chỉ có năm 2001 doanh thu đã giảm xuống 14% tương ứng với 3 708
trđ. Doanh thu trong năm 2004 tăng đột biến với lượng tăng tuyệt đối là 25 000 trđ tương
ứng với 74%, đây là do trong năm này công ty đã tiến hành hợp nhất với công ty vận tải
An Dương. Lượng doanh thu tăng đã giảm ngay vào năm 2005 và đạt mức thấp nhất vào
năm 2006, điều này có thể là do năm vừa qua công ty đã quyết định giảm biên chế lao
động trong công ty, sa thải một số lao đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Phân tích Thống kê tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ vận tải Phú Sơn.pdf