Luận văn Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của công ty dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài (nasco) giai đoạn 2000 - 2004 và dự đoán cho năm 2005

Tài liệu Luận văn Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của công ty dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài (nasco) giai đoạn 2000 - 2004 và dự đoán cho năm 2005: LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH THốNG KÊ KếT QUả SảN XUấT KINH DOANH CủA CÔNG TY DịCH Vụ HÀNG KHÔNG SÂN BAY NộI BÀI (NASCO) GIAI ĐOạN 2000 - 2004 VÀ Dự ĐOÁN CHO NĂM 2005 Lời nói đầu Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước dịch vụ được coi là ngành tiềm năng. Nền kinh tế Nước ta đang trong thời kỳ chuyển mình từ một kinh tế Nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế thị trường với Công nghiệp và Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò chủ đạo. Dịch vụ Hàng không là một ngành kinh tế mũi nhọn và tiềm năng của khu vực Dịch vụ nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài là một đơn vị thuộc ngành Dịch vụ Hàng Không, hoà cùng với sự nhịp độ phát triển của thời đại Công ty đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên là một công ty lớn với nhiều hình thức dịch vụ đòi hỏi công ty phải có hệ thống quản lý rất chặt chẽ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, các nhà quản lý phải phân tích các hoạt...

pdf90 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của công ty dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài (nasco) giai đoạn 2000 - 2004 và dự đoán cho năm 2005, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH THốNG KÊ KếT QUả SảN XUấT KINH DOANH CủA CÔNG TY DịCH Vụ HÀNG KHÔNG SÂN BAY NộI BÀI (NASCO) GIAI ĐOạN 2000 - 2004 VÀ Dự ĐOÁN CHO NĂM 2005 Lời nói đầu Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước dịch vụ được coi là ngành tiềm năng. Nền kinh tế Nước ta đang trong thời kỳ chuyển mình từ một kinh tế Nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế thị trường với Công nghiệp và Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò chủ đạo. Dịch vụ Hàng không là một ngành kinh tế mũi nhọn và tiềm năng của khu vực Dịch vụ nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài là một đơn vị thuộc ngành Dịch vụ Hàng Không, hoà cùng với sự nhịp độ phát triển của thời đại Công ty đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên là một công ty lớn với nhiều hình thức dịch vụ đòi hỏi công ty phải có hệ thống quản lý rất chặt chẽ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, các nhà quản lý phải phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó luôn đổi mới các chính sách, chiến lược kinh doanh và có thể cạnh tranh được với các hãng dịch vụ khác. Qua thời gian thực tập tại công ty em cũng được tìm hiểu về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và đã chọn được đề tài: “Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội bài (NASCO) giai đoạn 2000 - 2004 và dự đoán cho năm 2005” làm luận văn tốt nghiệp. Nội dung của đề tài gồm ba phần: Chương I: Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của Công ty NASCO nói riêng. Chương II: Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO. Chương III: Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO thời kỳ 2000-2004. CHƯƠNG I: NHữNG VấN Đề CHUNG Về HOạT Động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của Công ty NASCO nói riêng. I. Những VấN Đề CHUNG Về HOạT Động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình vận động biến đổi giữa đầu vào ( các chi phí ) và kết quả đầu ra ( các sản phẩm vật chất và dịch vụ ) nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đồng thời đạt mục tiêu lợi nhuận. Trên cơ sở khái niệm đó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những đặc điểm sau: - Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra sản phẩm (vật chất và dịch vụ). Kết quả tạo ra không phải để phục vụ cho chính tiêu dùng của doanh nghiệp mà là để bán trên thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội thu lại lợi nhuận từ hoạt động đó. - Doanh nghiệp phải hạch toán được đầy đủ chi phí bỏ ra và kết quả thu được đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Do đó, khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải tính toán chi tiết các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí dịch vụ. Đồng thời xác định đúng kết quả giá trị sản phẩm tạo ra làm cơ sở để hạch toán lãi, lỗ và đánh giá hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh. - Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cho xã hội, và có thể đo lường bằng các thước đo khác nhau. - Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của Doanh nghiệp phải hướng đến người tiêu dùng, nói cách khác, để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp phải luôn luôn nắm được các thông tin về sản phẩm trên thị trường, trong đó có các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, về xu hướng biến đổi tiêu dùng sản phẩm của thị trường, thông tin về kỹ thuật công nghệ, gia công chế biến sản phẩm ,về các chính sách kinh tế tài chính, pháp luật của nhà nước có quan hệ đến sản phẩm của Doanh nghiệp và về phát triển kinh tế xã hội. 2. Lý luận chung về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1. Khái niệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là những Doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội , và thu được lợi nhuận. Các sản phẩm Doanh nghiệp tạo ra được người tiêu dùng chấp nhận , để đáp ứng cho nhu cầu của mình. Các sản phẩm đó được gọi là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những kết quả do doanh nghiệp tạo ra mang lại lợi ích tiêu dùng cho xã hội, bao gồm là sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất. * Những sản phẩm này phải phù hợp kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội. Nó phải được người tiêu dùng chấp nhận. * Sản phẩm vật chất do các doanh nghiệp sản xuất vật chất tạo ra làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Sản phẩm phi vật chất (Sản phẩm dịch vụ) không có hình thái cụ thể, không cân đo đong đếm được. Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng thời. Việc tạo ra sản phẩm dịch vụ góp phần làm cho cuộc sống ngày càng phong phú. Từ khái niệm trên ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những nội dung kinh tế sau: Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do lao động của doanh nghiệp tạo ra đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng mà nhà nước quy định theo yêu cầu của người tiêu dùng. Kết quả sản xuất kinh doanh đáp ứng được mọi yêu cầu của cá nhân và xã hội. Do vậy sản phẩm của doanh nghiệp phải có giá trị sử dụng là sản phẩm tốt. Giá trị sử dụng của sản phẩm phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn minh xã hội. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Do vậy chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp không vượt quá giới hạn lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp và người tiêu dùng chấp nhận được. Lợi ích của doanh nghiệp thể hiện ở chi phí sản xuất sản phẩm không vượt quá giá kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Lợi ích của người tiêu dùng thể hiện ở khả năng thanh toán khi mua hàng và mức chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang lợi ích kinh tế chung cho tiêu dùng xã hội. 2.2. Đơn vị đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm vật chất. Để đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có thể dùng đơn vị hiện vật, hiện vật quy ước, hiện vật kép và đơn vị giá trị. Đơn vị hiện vật, hiện vật, hiện vật kép đều bao hàm một lượng giá trị sử dụng của một sản phẩm. Lượng giá trị sử dụng này được đo bằng một đơn vị hiện vật thông thường như: mét, kg, lít, chiếc, cái… và đơn vị hiện vật kép như: km/h, tấn/h. Để tính kết quả sản xuất theo đơn vị giá trị, phải dựa trên cơ sở giá cả của sản phẩm tính theo đồng tiền của một quốc gia cụ thể. - Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ. Kết quả sản xuất kinh doanh cũng được biểu hiện bằng hai loại đơn vị đo lường là hiện vật và giá trị. Kết quả kinh doanh dịch vụ đo lường bằng đơn vị hiện vật được tính theo số lần, số ca, số vụ, số người được phục vụ. Kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ đo lường bằng giá trị (tiền), vì không có giá nhất định nên khi tính bằng tiền phải tính theo giá mà bên thuê sẽ nhận phục vụ đã thoả thuận theo mỗi ca, mỗi vụ cụ thể. 2.3. Nguyên tắc tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . - Phải là kết quả của lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ. Do vậy, các doanh nghiệp không tính vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp những kết quả thuê ngoài làm, những kết quả này do người làm thuê tính . Ngược lại các doanh nghiệp được tính vào kết quả của mình các hoạt động làm thuê cho bên ngoài. Chỉ tính những kết quả đã hoàn thành trong kỳ báo cáo, chênh lệch sản phẩm chưa hoàn thành (cuối kỳ - đầu kỳ). - Được tính toàn bộ sản phẩm làm ra trong kỳ báo cáo như sản phẩm tự sản tự tiêu(điện, than dùng trong doanh nghiệp sản xuất điện, than). Sản phẩm chính và phụ phẩm nếu doanh nghiệp thu nhặt được (thóc, rơm, rạ trong nông nghiệp). Sản phẩm kinh doanh tổng hợp của tất cả các công đoạn kinh doanh(A-Z). - Chỉ tính những sản phẩm đủ tiêu chuẩn nằm trong khung chất lượng hợp tiêu chuẩn Việt Nam. Do vậy, chỉ tính những sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ báo cáo, đã qua kiểm tra chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định hoặc sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận trong tiêu dùng. - tính theo giá thị trường. II. Một số vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty NASCO. 1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO. 1.1. Thị trường của Công ty: a. Thị trường (đầu ra) của Công ty Thị trường hoạt động của Công ty tập trung chính tại cảng Hàng không quốc tế Nội bài, hoạt động của Công ty luôn gắn chặt với sự phát triển của nhà ga và lưu lượng hành khách đi và đến tại sân bay và các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc. Sân bay quốc tế Nội bài là một trong ba Cảng hàng không quốc tế lớn nhất tại Việt nam- đã được Chính phủ quy hoạch cải tạo và mở rộng để có khả năng phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, của các nhà đầu tư và khách du lịch đến Việt nam, số lượng hành khách tăng lên, các tuyến đường bay mới được mở thêm là những cơ hội tốt để Công ty mở rộng thị trường kinh doanh. Công ty Dịch vụ Hàng Không Sân bay Nội bài là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch-khách sạn và vận tải. Như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vừa mang đặc điểm của một doanh nghiệp dịch vụ, vừa mang đặc điểm của một doanh nghiệp thương mại. Các hoạt động kinh doanh của Công ty cụ thể như sau:  Hoạt động kinh doanh thương mại: Lĩnh vực kinh doanh chính là: Kinh doanh hàng Bách hoá, hàng lưu niệm, kinh doanh ăn nhanh-giải khát, kinh doanh nhà hàng ăn uống á-âu. Đối tượng sử dụng dịch vụ là hành khách đi và đến Sân bay quốc tế Nội bài, khách đón tiễn, khách tham quan và cán bộ, công nhân viên làm việc tại cảng Hàng không quốc tế Nội bài. Tại các địa điểm có khách, tại khu vực cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đều có hoạt động của lĩnh vực kinh doanh thương mại bao gồm: - Ngoài khu vực sân đỗ ôtô: Tổ chức kinh doanh nhà hàng ăn uống giải khát, đối tượng khách hàng của khu vực này là lái xe, khách đón tiễn nhân thân, đi và đến cảng Hàng không quốc tế Nội Bài khi có thời gian chờ dài. - Khu ga đến (quốc tế và nội địa) hoạt động kinh doanh thương mại diễn ra trong khu cách ly, nơi mà khách đi máy bay đã làm xong thủ tục vào chờ lên tàu, ở khu vực này, hành khách thường có thời gian chờ đợi lâu, có đủ thời gian để mua sắm. Công ty tổ chức kinh doanh hàng Bách hoá tại khu cách ly nội địa, kinh doanh hàng souvenir tại khu cách ly quốc tế, kinh doanh ăn nhanh giải khát tại khu nội địa và quốc tế. Khu vực khác trong nhà Ga: Tổ chức kinh doanh nhà hàng tại tầng 4, khách hàng của nhà hàng này rất đa dạng bao gồm hành khách đi và đến sân bay nội bài những người đi đón, tiễn thân nhân, cán bộ nhân viên làm việc tại cảng Hàng không quốc tế Nội bài.  Kinh doanh dịch vụ khách sạn- du lịch: Đối tượng khách hàng chủ yếu là lượng khách chậm nhỡ chuyến, phục vụ tiếp viên Hàng không của Việt Nam Airline theo hợp đồng, khách vãng lai và cán bộ nhân viên trong khu vực Cảng Hàng không quốc tế Nội bài.  Kinh doanh dịch vụ vận tải ôtô: Vận chuyển khách đi và đến sân bay quốc tế Nội bài: - Trong sân đỗ máy bay: Vận chuyển tổ lái, tiếp viên, khách F&C, khách hạng phổ thông đối với những chuyến bay không sử dụng cầu ống lồng của nhà ga T1. - Ngoài sân đỗ máy bay: Vận chuyển hành khách bằng Taxi, minibus, nội tỉnh và liên tỉnh bằng hình thức bán vé định tuyến, hợp đồng.  Kinh doanh dịch vụ tổng hợp: Lĩnh vực kinh doanh chính là cung ứng các dịch vụ công cộng tại Cảng hàng không quốc tế Nội bài và phục vụ hành khách hạng thương gia tại Ga Hàng không Nội bài - Trong khu vực cách ly nhà ga T1 ( quốc tế và nội địa ): Đối tượng khách hàng là khách F&C của Việt Nam Airlines và một số hãng hàng không quốc tế khác. - Ngoài nhà ga T1: Khách hàng là Cụm cảng hàng không miến Bắc (đối với dịch vụ vệ sinh môi trường) và hàng khách qua Cảng hàng không quốc tế Nội bài ( đối với những hoạt động khác).  Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty: Thực hiện các dịch vụ vận chuyển và chuyển phát nhanh hàng hoá trong nước và quốc tế. Thị trường hoạt động của Chi nhánh Công ty là cả ba miền Bắc- Trung – Nam và chuẩn bị hướng tới thị trường quốc tế khi phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hoá và chuyển phát nhanh quốc tế bằng đường hàng không, khách hàng của chi nhánh gồm: - Đối với dịch vụ vận chuyển hàng hoá: Khách hàng là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường Hàng không trong nước, quốc tế - Đối với dịch vụ đại lý bán vé máy bay cho Việt Nam Airline: khách hàng là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu đi máy bay các tuyến nội địa và quốc tế của Việt nam Airlines. - Dịch vụ vận chuyển nội cảng: khách hàng là những cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, khách hàng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh có nhu cầu vận chuyển hàng hoá từ kho hàng hoá Nội Bài hoặc từ nơi khác đến kho hàng hoá Nội Bài.  Kinh doanh hàng miễn thuế : Lĩnh vực kinh doanh là bán các mặt hàng miễn thuế dưới hình thức các của hàng miễn thuế (Nội bài Duty free shop) Khách hàng là những hành khách xuất cảnh hoặc nhập cảnh : khách hàng đi và đến trên các chuyến bay quốc tế của Việt Nam Airlines (bán hàng miễn thuế trên máy bay). b. Điều kiện kinh tế Trong những năm qua quan hệ giữa Hàng không Việt nam với hàng không các nước trong khu vực và trên toàn thế giới ngày càng được mở rộng. Do đó xuất hiện ngày càng nhiều các hiệp định về Hàng không được ký kết với những dự định sẽ có những đường bay trực tiếp từ Việt nam đi các nước châu Âu, Bắc Mỹ và một số nơi khác trên thế giới. Việc mở rộng quan hệ hợp tác và các đường bay mới tới các nước sẽ làm cho lưu lượng hành khách đi và đến Cảng hàng không Nội bài ngày càng đông hơn, sẽ mở ra triển vọng lớn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính sách mở cửa của nền kinh tế trong những năm qua đã thu được những thắng lợi nhất định, điều đó đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc lựa chọn chính sách kinh tế này. Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao ngày càng nhiều với các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng quốc tế, điều này đã giúp chúng ta có những thuận lợi nhất định để ổn định và phát triển nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước ta trong những năm qua đạt ở mức độ cao so với khu vực cũng như trên thế giới, cùng với chính sách kinh tế phù hợp chúng ta có ngày càng nhiều các nhà đầu tư vào đất nước ta thực hiện đầu tư kinh doanh. Cùng với sự phát triển chung của đất nước thì ngành Hàng không Dân dụng Việt nam có những cơ hội lớn cho thị trường khai thác nhu cầu đi lại của các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Nhiệm vụ của Công ty chủ yếu là dịch vụ nên hầu như các loại hàng hoá đều phải nhập trên thị trường trong và ngoài nước chủ yếu là: rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm, hàng mỹ nghệ cao cấp, vàng bạc, đá quí, đồ điện tử và các loại hàng hoá tiêu dùng khác. Ngoài ra các mặt hàng của Công ty khai thác là do các nhà cung cấp trong nước có uy tín mà Công ty đã có hợp đồng mua bán thường xuyên như: Sản phẩm mỹ nghệ sứ Hải Dương, gốm Đồng nai, Sơn mài Thành Lễ. Sản phẩm bia, nước giải khát gồm có Công ty nước giải khát Quốc tế IBC, Tiger, BGI, Lavi, Vinamilk, Heniken. Sản phẩm thuốc lá: 555, Marlboro, Dunhill, Vinataba. Sản phẩm rượu: Henessy, Chivasregl, Napoleon, Johnie Walker. Sản phẩm điện gia dụng: Sony, Kenwood, Panasonic, Sanyo, Toshiba. Các nhà cung cấp trong và ngoài nước do có uy tín sản phẩm có chất lượng cao, giá cả ổn định nên có uy thế độc quyền trong kinh doanh tại cảng hàng không. Điều đó đã góp phần thuận lợi vào thế cạnh tranh cho Công ty NASCO, nhưng qua đó chúng ta cũng thấy rằng trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp trong Nhà nước cùng cạnh tranh với nhau trên một thị trường hàng hoá. Ví dụ như: các mặt hàng mà Công ty phải nhập khẩu và liên doanh, các loại dịch vụ thì chịu nhiều loại thuế theo qui định của Nhà nước, nhưng đối với các doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân thì họ lại trốn thuế Nhà nước do vậy giá cả của họ có phần rẻ hơn giá cả của Công ty. Nhưng nhờ có thế độc quyền mà vì vậy Công ty đã đứng vững trên thị trường cạnh tranh, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nhằm đáp ứng được nhu cầu và chủ động trong kinh doanh, nguồn nguyên vật liệu Công ty đã giao cho các Xí nghiệp trực tiếp tự cung ứng trên cơ sở chỉ đạo của các phòng chức năng và ban Giám đốc Công ty. Công ty NASCO có mối quan hệ kinh doanh với các đối tác trên thị trường trong và ngoài nước và có uy tín trong ngành Hàng không. Dưới sự chỉ đạo của Cục Hàng không Dân dụng Việt nam và Tổng Công ty Hàng không Việt nam do đó vị trí của Công ty hiện nay được các khách hàng trong và ngoài nước biết đến, được nhiều nhà đầu tư cung cấp vốn và hàng hoá. Để đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính và sòng phẳng với bạn hàng về lâu dài mà đôi bên cùng có lợi. Công ty đã áp dụng phương pháp gọi thầu, Công ty sẽ chọn mua sản phẩm của các nhà cung ứng có giá cả thấp, với cất lượng cao và phương thức thanh toán tiện lợi nhất theo thoả thuận hợp đồng.Ví dụ như: Nhóm hàng ô tô của Công ty là do mua bằng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh và mua chịu của liên doanh các Công ty ô tô trong và ngoài nước, các trang thiết bị dịch vụ tổng hợp cũng được nhập từ nước ngoài về trên cơ sở vay vốn đầu tư. Các mặt hàng của khối cửa hàng miễn thuế thì Công ty chỉ đạo ký hợp đồng với các chủ hàng nước ngoài, một mặt liên doanh với các Công ty sản xuất hàng tiêu dùng có tiếng trên thế giới để cung cấp kịp thời, đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hoá nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Các nhà cung cấp trong và ngoài nước do có uy tín sản phẩm có chất lượng cao, giá cả ổn định nên có uy thế độc quyền trong kinh doanh tại cảng hàng không. Điều đó đã góp phần thuận lợi vào thế cạnh tranh cho Công ty NASCO. c. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty Do đặc thù của các sản phẩm dịch vụ truyền thống nên Công ty NASCO có các đối thủ cạnh tranh như: Các siêu thị và cửa hàng chuyên doanh thương mại, các khách sạn và các loại ô tô ở thủ đô Hà nội, Công ty nằm cách trung tâm thủ đô khoảng 20Km nên cước phí vận chuyển cho mọi mặt hàng dịch vụ cung cầu của Công ty đều có chi phí vận chuyển cao, thực hiện dự trữ bảo quản tốn kém hơn so với một số doanh nghiệp ở nội thành. Một số mặt hàng kinh doanh của khối cửa hàng miễn thuế có chất lượng cao song lại phải nhập theo giá liên doanh nên về mặt giá cả có cao hơn so với giá thị trường tự do bên ngoài. Các tổ chức trong nước cũng như nước ngoài đã mở ra một loạt các dịch vụ kinh doanh với các loại hình dịch vụ giống như của Công ty. Vì vậy Công ty đã vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ với khả năng tài chính cũng như thế lực hùng mạnh của họ trên thị trường . Với nghiệp vụ kinh doanh vận tải hành khách Công ty cũng đã đứng trước những khó khăn nhất định do có nhiều chủ xe tư nhân không chịu sự quản lý của Nhà nước về giá cũng như thuế, vì thế cho nên họ có khả năng chiếm lĩnh thị trường vận tải hành khách. Đây là sự biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh. 1.2. Sản phẩm của Công ty. * Sản phẩm của Công ty là sản phẩm dịch vụ thương mại Hàng không có những nét đặc thù riêng và nó được tiêu thụ đều tại khu vực sân bay Nội bài, địa bàn thủ đô và các tỉnh phía bắc Việt nam, đó là:  Dịch vụ ô tô đưa đón khách, tổ bay, hàng hoá tại khu vực sân bay, đưa đón khách đi, về từ sân bay đến Hà nội và ngược lại, hoặc các tỉnh khác bằng nhiều loại ô tô theo ý của khách hàng.  Dịch vụ khách sạn cho thuê phòng cùng các dịch vụ khác cho hành khách đi máy bay lưu chờ tại sân bay.  Dịch vụ thương mại Hàng không với các cửa hàng bách hoá, cửa hàng ăn uống, cửa hàng bán quà lưu niệm phục vụ khách đi máy bay trong và ngoài nước.  Các dịch vụ tổng hợp mặt đất như: bến bãi xe đẩy, tư vấn dịch vụ làm thủ tục đi lại, gửi và giữ hàng cho khách, các ki ốt nhỏ ăn uống, dịch vụ vệ sinh, vẫy tiễn khách đi máy bay.  Các mặt hàng chất lượng cao của khối cửa hàng miễn thuế nhằm phục vụ cho khách được phép xuất nhập cảnh tại cửa khẩu sân bay Nội bài. Với các ưu thế trên Công ty đã làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi và nâng cao được vị thế cạnh tranh cho Công ty, cho ngành Hàng không Việt nam, tạo được thị trường kinh doanh tốt và giữ được khách hàng cho Công ty. * Ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ do Công ty NASCO cung cấp cho thị trường khách hàng là:  Điều kiện địa lý là độc lập nên có tính độc quyền trong kinh doanh cao.  Là Công ty duy nhất ở phía bắc được ngành Hàng không và Nhà nước cho phép hoạt động.  Sản phẩm được bán ra có chất lượng tốt, các dịch vụ có uy tín cao đối với khách hàng trong và ngoài nước.  Công ty đã tạo ra và giữ được các sản phẩm, những khách hàng truyền thống của Công ty.  Phương thức bán hàng khá đa dạng và linh hoạt, có chính sách khuyến khích với các nhà cung ứng hoặc khách hàng mua sản phẩm của Công ty. Công tác tiếp thị thị trường của Công ty luôn được coi trọng và đổi mới để phù hợp với tập quán, phong cách và sở thích của mọi đối tượng khách hàng Công ty luôn lấy chữ “ Tín” làm đầu, luôn coi khách hàng là “Thượng đế ”. Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Nội bài (NASCO) có các đối tượng phục vụ rất đa dạng và phong phú. Khách hàng thường xuyên của Công ty là hành khách đi các chuyến bay trong và ngoài nước có nhiều nhu cầu cao trong việc sử dụng các dịch vụ, khách hàng là một bộ phận không thể thiếu trong môi trường cạnh tranh của Công ty. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể được xem như là một tài sản có giá trị lớn của Công ty, sự tín nhiệm đó có được là do sự thỏa mãn tốt nhất các dịch vụ của Công ty so với các đối thủ khác, khách hàng của Công ty bao gồm: Khách du lịch, khách đi công tác, làm ăn buôn bán, các vị quan chức Nhà nước..... Các nhóm hành khách trên đòi hỏi chất lượng phục vụ cao như: độ chính xác về thời gian, thích sử dụng những mặt hàng gọn nhẹ, sang trọng và đắt tiền, mong muốn được đón tiếp ân cần, lịch sự, đây là đòi hỏi mà trong hoạt động Marketing của Công ty đã luôn quan tâm đến các yếu tố như chương trình quảng cảo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, TV, phải thật sự lôi cuốn và hấp dẫn người tiêu dùng, điều này Công ty đã thực hiện tốt trong các chương trình quảng cáo vận chuyển hành khách, bán hàng miễn thuế, bán vé máy bay được khách hàng chấp nhận. 1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty: Công ty dịch vụ hàng không sân bay quốc tế nội bài (NASCO) nằm trên địa bàn sân bay quốc tế Nội bài thuộc huyện Sóc sơn ngoại thành Hà nội. Trụ sở Công ty và các đơn vị thành viên đều nằm trong khu vực sân bay quốc tế Nội bài- Hà nội. Trụ sở Công ty là một toà nhà 3 tầng nằm về phía bắc nhà ga Hàng không Nội bài thuộc đoạn cuối của đường cao tốc Bắc Thăng Long- Nội bài với diện tích hơn 3ha, các đơn vị thành viên của Công ty nằm rải rác trong toàn bộ khu vực nhà ga hàng không Nội bài, cơ sở vật chất của Công ty thì đa dạng và phong phú gồm: - Các khách sạn. - Các cửa hàng miễn thuế. - Các nhà hàng ăn uống, ki ốt giải khát. - Các bến bãi đỗ xe, mặt bằng quảng cáo. - Các xưởng sửa chữa ô tô và trạm bán xăng dầu. - Có 200 đầu xe ô tô các loại. (chủ yếu là xe taxi). 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO. Có thể chia thành các nhóm yếu tố sau: 2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài. 2.1.1. Nhu cầu thị trường. Là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất lượng dịch vụ và hoàn thiện chất lượng dịch vụ. Cơ cấu, tính chất đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ. Do đó đòi hỏi phải tiến hành nghiêm túc, thận trọng công tác điều tra nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh tế- xã hội, xác định chính xác nhận thức của khách hàng, thói quen, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá, lối sống, mục đích tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, khả năng thanh toán. Khi xác định chất lượng dịch vụ của mình thì doanh nghiệp cần phải xác định những phân đoạn thị trường phù hợp để có những biện pháp cụ thể những chỉ tiêu chất lượng đặt ra. Có như vậy thì mới mang lại được hiệu quả tốt trong kinh doanh dịch vụ. 2.1.2. Trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Nhân tố này tác động như lực đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua tạo khả năng to lớn đưa chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên. Tiến bộ khoa học kỹ thuật làm nhiệm vụ nghiên cứu, khám phá, phát minh, và ứng dụng các sáng chế đó tạo ra và đưa vào sản xuất công nghệ mới, có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao hơn tạo ra những sản phẩm có độ tin cậy cao, độ chính xác cao và giảm chi phí để từ đó được sử dụng vào dịch vụ phù hợp với khách hàng. Công nghệ là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp được sủ dụng để chuyển hoá các nguồn lực thành một loịa sản phẩm hoặc dịnh vụ bao gồm bốn thành phần cơ bản: - Công cụ máy móc thiết bị, vật liệu được coi là phần cứng của công nghệ. - Thông tin. - Tổ chức phương tiện thiết kế, tổ chức, phối hợp quản lý. - Phương pháp quy trình và bí quyết công nghệ. Ba thành phần sau là phần mềm của công nghệ. Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc rất nhiều sự phối hợp giữa phần cứng với phần mềm của công nghệ. 2.1.3. Chính sách của Nhà nước. Khả năng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, các phương tiện phục vụ cho ngành dịch vụ phụ thuôc chặt chẽ vào cơ chế quản lý của nhà nước. Nhà nước đưa ra các chính sách như là ưu tiên một số ngành dịch vụ, tạo cạnh tranh, xoá bỏ sức ỳ, tâm lý ỷ lại, không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến và hoàn thiện chất lượng dịch vụ. 2.2. Nhóm yếu tố bên trong. 2.2.1. Lao động Lao động có vai trò quyết định đến chất lượng đặc biệt là chất lượng dịch vụ bởi vì lao động là người trực tiếp tham gia váo quá trình dịch vụ. Trình độ chuyên môn tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tinh thần hợp tác phối hợp khả năng thích ứng với mọi thay đổi, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, vì vậy các doanh nghiệp phải có kế hoạch tuyển dụng lao động một cách khoa học, phải căn cứ nhiệm vụ, công việc mà sử dụng con người, phải có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo lại lực lượng lao động hiện có để đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường. 2.2.2. Trình độ quản lý doanh nghiệp. Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng dịch vụ nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy nhanh tốc độ cải tiến chất lượng dịch vụ, ngày càng hoàn thiện chất lượng dịch vụ. Các chuyên gia hàng đầu về quản trị chất lượng cho rằng thực tế 80% những vấn đề về chất lượng là do quản lý gây ra. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu bộ máy quản lý, khả năng xác định chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch chất lượng dịch vụ. 2.2.3. Chế độ tiền lương tiền thưởng. Hiện nay ở Việt Nam chưa khuyến khích được người lao động phát huy cao trí tuệ, tài năng và công việc được giao, chưa khuyến khích việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào dịch vụ, do đó người lao động ít quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá nghiệp vụ. Tiền lương thấp chưa công bằng làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn từ đó mà giảm chất lượng phục vụ của họ dẫn đến chất lượng dịch vụ cũng giảm xuống. Tiền lương đóng một vai trò lớn trong việc đảm bảo chất lượng nói chung và chất lượng dịch vụ nói riêng của doanh nghiệp nó kích thích người lao động phát huy lao động sáng tạo, nhiệt tình trong công việc, đây là một nhân tố hết sức quan trọng trong vấn đề phục vụ khách. Vì vậy các doanh nghiệp cần áp dụng các quy chế thưởng phạt về chất lượng dịch vụ một cách nghiêm minh nhằm thúc đẩy người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề. 2.2.4. Khả năng công nghệ và máy móc thiết bị của doanh nghiệp. ảnh hưởng đến mỗi hoạt động dịch vụ. Chất lượng dịch vụ cũng chịu ảnh hưởng vào trình độ hiện đại, cơ cấu, tình hình bảo dưỡng duy trì khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị. Nói tóm lại khi xem xét đánh giá chất lượng dịch vụ ta đánh giá một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng dịch vụ. Phải phân tích được các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và tuỳ theo khả năng, điều kiện cụ thể để đưa ra giải pháp phù hợp nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ. Chương II Xác định hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty NASCO. I. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê 1. Khái niệm và vai trò hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh 1.1 Khái niệm hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh Hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh là tập hợp các chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh có liên hệ mật thiết với nhau, phản ánh được nhiều mặt của hiện tượng nghiên cứu trong thời gian và đia điểm cụ thể. 1.2 Vai trò hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh Việc xây dựng và tính toán các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu đánh gía kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tác dụng vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý của doanh nghiệp, các bộ, các ngành và của Đảng, Nhà nước. Cụ thể: Giúp cho lãnh đạo các doanh nghiệp có căn cứ khoa học để tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là căn cứ để đánh giá, phân tích tình hình sử dụng các yếu tố của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp (lao động, vốn, vật tư, tài sản); đánh giá, phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp( thông qua các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, lợi nhuận). Là căn cứ để lập kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cả về quy mô và cơ cấu, giúp cho nhà quản lý có những thông tin cần thiết làm căn cứ khoa học để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức đã chọn lựa. Thông qua việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ ra được những biến động và xu thế phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc lựa chọn các giải pháp nhằm củng cố và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Giúp cho lãnh đạo cấp trên hiểu rõ hơn tình hình doanh nghiệp và phục vụ cho việc tính toán một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) trong phạm vi nền kinh tế quốc dân như giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Căn cứ vào kết quả tính toán giá trị gia tăng (VA) và thu nhập doanh nghiệp cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. 2. Những yêu cầu chung xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê . Không chỉ đơn thuần là nêu ra những chỉ tiêu nào đó trong hệ thống, mà quan trọng là phải đảm bảo có thể thu thập được nguồn thông tin để tính toán được các chỉ tiêu một cách đầy đủ. Vì vậy để xây dựng hệ thống chỉ tiêu khoa học và hợp lý, nội dung thông tin được phản ánh trong hệ thống, các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu sau đây: - Phản ánh tính quy luật, xu thế phát triển và trình độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế diễn ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể . Về không gian, là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên quan tới doanh nghiệp. Về thời gian thường là tháng, quý, năm, hoặc thời kỳ nhiều năm để có thể phản ánh đựơc tính quy luật, tính hệ thống của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . - Đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp ngày càng đổi mới phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng, yêu cầu so sánh thống kê và mở rộng hợp tác quốc tế, yêu cầu lưu trữ số liệu thống kê. - Số liệu thu thập được qua hệ thống chi tiêu cho phép vận dụng được các phương pháp thống kê hiện đại và phương pháp toán học để nghiên cứu và phân tích toàn diện, sâu sát tình hình và quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, cho phép dự đoán xu thế phát triển hệ thống sản xuất kinh doanh. Đảm bảo hiện đại hoá nhu cầu thông tin trong việc quản lý và xử lý thông tin phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. 3.1 Đảm bảo tính hiệu quả- hướng đích. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải đáp ứng yêu cầu đúng với đối tượng cần cung cấp thông tin nhằm đảm bảo tác dụng thiết thực trong công tác quản lý. Mỗi chỉ tiêu phải có tác dụng nhất định và có nhiệm vụ trong viêc biểu hiện rõ nhất mặt lượng cũng như mặt chất của kết quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Bởi vậy khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải trên cơ sở phân tích lý luận để hiểu bản chất chung của kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp dịch vụ và các mối liên hệ của nó. 3.2 Đảm bảo tính hệ thống Các chỉ tiêu trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, được phân tổ và sắp xếp một cách khoa học. điều này liên quan đến việc chuẩn hoá thông tin. Phải bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu và thứ yếu: các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu bộ phận phản ánh từng mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từng nhân tố. Nội dung ( khái niệm) tính toán phải thống nhất từ chi tiết đến tổng hợp. Phạm vi tính toán phải được quy định rõ ràng bao gồm cả phạm vi không gian và thời gian. Đơn vị tính toán phải thống nhất. 3.3 Đảm bảo tính khả thi Hệ thống chỉ tiêu cần gọn, ít chỉ tiêu và từng chỉ tiêu cần có nội dung rõ ràng, dễ thu thập thông tin, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện về nhân tài, vật lực của doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu thống kê phải có tính ổn định cao, đồng thời phải có tính linh hoạt và thường xuyên được hoàn thiện theo sự phát triển của yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Phải quy định các hình thức thu thập thông tin phù hợp với yêu cầu quản lý, phù hợp với điều kiện và trình độ cán bộ làm công tác thống kê ở các doanh nghiệp để có thể tính toán được các chỉ tiêu trong hệ thống với độ chính xác cao phục vụ tốt cho yêu cầu công tác quản lý của doanh nghiệp. 4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh 4.1 Tổng doanh thu - Khái niệm: Tổng doanh thu bán hàng là tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp, toàn bộ giá trị hàng hoá mà doanh nghiệp đã bán và thu được tiền trong kỳ báo cáo. - Đặc điểm của chỉ tiêu doanh thu Công ty NASCO là một công ty lớn gồm nhiều đơn vị thành viên với các nhiệm vụ kinh doanh khác nhau* - Nội dung kinh tế của chỉ tiêu doanh thu: + Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành, đã tiêu thụ ngay trong kỳ báo cáo. + Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã giao cho người mua trong các kỳ trước và nhận được thanh toán trong kỳ báo cáo. -Phương pháp tính. G =  p .q, Trong đó: p: Giá bán đơn vị từng loại sản phẩm (giá thực tế) q. ,: Số lượng từng loại sản phẩm doanh nghiệp đã tiêu thụ được trong kỳ. ở đây ta cần làm rõ tổng doanh thu thuần. Nó là tổng doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ DT = G- Các khoản giảm trừ (t) DT :Tổng doanh thu thuần. Các khoản giảm trừ gồm: Giảm giá hàng(do chính sách khuyến mãi) Giá trị hàng bán bị trả lại Thuế sản xuất: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu nếu kí hiệu Pt là giá bán thuần hay doanh thu thuần tính trên một đơn vị sản phẩm thì: Pt = P- t DT = Pt*q' = (P - t)* q' - Tác dụng: doanh thu thuần là chỉ tiêu dùng để tính chỉ tiêu lãi lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. 4.2 Lợi nhuận - Khái niệm: Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư, hoặc hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu được mô tả theo công thức chung: Lợi nhuận kinh doanh = Doanh thu kinh doanh- Chi phí kinh doanh - Nội dung kinh tế: Lợi nhuận bao gồm ba bộ phận hợp thành + Lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (thu từ kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm). + Lợi nhuận thu từ hoạt động tài chính: Lãi từ gửi tiết kiệm ngân hàng, mua tín phiếu, từ góp vốn liên doanh, mua cổ phần. + Lợi nhuận thu từ hoạt động bất thường: Tích luỹ tài sản cố định hết thời hạn, quà tặng… Trong 3 bộ phận trên thì lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp Để làm rõ phần lợi nhuận thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ta cần làm rõ ba chỉ tiêu sau: +Tổng lợi nhuận gộp (LG): là chỉ tiêu lợi nhuận chưa trừ đi các khoản chi phí tiêu thụ (gồm chi phí bán hàng và chí phí quản lý doanh nghiệp) + Lợi nhuận thuần trước thuế (LT): Là chỉ tiêu lợi nhuận sau khi đã trừ tiếp đi các khoản chi phí tiêu thụ nhưng chưa trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. + Tổng lợi nhuận thuần sau thuế (L) còn gọi là thuần lãi, thực lãi thuần, lãi ròng là chỉ tiêu lãi sau khi đã trừ tiếp đi thuế thu nhập của doanh nghiệp. - Phương pháp tính + Lợi nhuận gộp (LG) LG = DT -  giá vốn hàng bán Nếu kí hiệu Z là giá vốn hàng bán đơn vị sản phẩm lg: lợi nhuận gộp tính trên 1 đơn vị sản phẩm LG =  (Pt - Z). q’ LG =  (P - t - Z).q’ LG =  lg.q’ + Lợi nhuận thuần trước thuế (LT) LT = LG -  chi phí tiêu thụ Nếu kí hiệu c là chi phí tiêu thụ tính trên một đơn vị sản phẩm LT: Lợi nhuận thuần trước thuế tính trên một đơn vị sản phẩm LT =  (lg – c). q’ LT = (Pt - Z- c). q’ LT =  lt. q’ + Lợi nhuận thuần sau thuế (L) L = LT -  thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. - Tác dụng: Lợi nhuận là chỉ tiêu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng. Là cơ sở để doanh nghiệp lập ra các quỹ (như:quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi…) 5. Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 5.1 Khái niệm về chỉ tiêu hiệu quả. a. Khái niệm Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí sản xuất kinh doanh (chỉ tiêu hiệu quả thuận) hoặc ngược lại (chỉ tiêu hiệu quả nghịch) đã chi ra để thu được kết quả đó. b. Công thức tính các chỉ tiêu hiệu quả: - Công thức tính các chỉ tiêu hiệu quả thuận: CP KQ H  Chỉ tiêu cho biết cứ một đơn vị chỉ tiêu chi phí bỏ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đơn vị chỉ tiêu kết quả. - Công thức tính các chỉ tiêu hiệu quả nghịch: KQ CP H  Chỉ tiêu cho biết muốn tạo ra được một đơn vị chỉ tiêu kết quả cần phải mất bao nhiêu đơn vị chỉ tiêu chi phí. Trong đó: KQ: Là chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh. CP: Là chỉ tiêu chi phí cho quá trình sản xuất, kinh doanh. * Về kết qủa sản xuất kinh doanh như tôi đã trình bày ở trên, nó bao gồm hai chỉ tiêu: - Doanh thu - Lợi nhuận * Về chi phí sản xuất, kinh doanh của công ty bao gồm các chỉ tiêu sau: - Tổng chi phí (C): Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Tổng lao động (T). - Tổng vốn (TV): bao gồm: + Vốn lưu động (VL) + Vốn cố định (VC) - Tài sản cố định (G) Từ các chỉ tiêu kết quả và chi phí ta xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả thuận 5.2 Một số chỉ tiêu hiệu quả CP 1. DT 2. LN 1. C Hiệu năng chi phí theo DT C DT HC  Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí C LN RC  2. TV Hiệu năng tổng vốn theo DT TV DT H TV  Tỷ suất lợi nhuận theo tổng vốn TV LN RTV  3. VL Hiệu năng vốn lưu động theo DT L V V DT H L  Tỷ suất lợi nhuận theo vốn lưu động L V V LN R L  4. G Hiệu năng TSCĐ theo DT G DT HG  Tỷ suất lợi nhuận theo TSCĐ G LN RG  5. T Năng suất lao động tính theo DT T DT W  Tỷ suất lợi nhuận tính theo lao động T LN RW  II. Các phương pháp phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh 1.Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp 1.1 Tính hướng đích Nguyên tắc đảm bảo tính hướng đích, tức là phải căn cứ vào nhiệm vụ phân tích để lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp. Không thể phân tích theo các phương pháp mà thực tế không đòi hỏi, không phù hợp với yêu cầu đặt ra. Thực tế đặt ra yêu cầu gì thì phải lựa chọn Nhiệm vụ của phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh là: + Tìm quy luật xu thế, thời vụ + Đo, biểu hiện mức độ biến động + Xác định ảnh hưởng của các nhân tố + Xác định vai trò của các nhân tố +Dự báo thống kê Đặc điểm của phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy phương pháp thống kê làm công cụ, phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận toàn bộ sự kiện. Ngoài việc lựa chọn phương pháp thống kê đảm bảo nguyên tắc này bên cạnh đó phải biết khéo léo kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm phát huy tổng hợp tác dụng của chúng. 1.2 Tính khả thi Để giải quyết một vấn đề nào đó phải căn cứ vào số liệu hiện có, xem số liệu đó có cho phép phân tích không và phân tích theo phương pháp nào, đối với phương pháp dãy số thời gian, phương pháp hồi quy tương quan thì cần phải có nguồn số liệu nhiều năm đủ để đánh giá bản chất, xu thế qui luật của hiện tượng. 1.3 Tính hệ thống Căn cứ vào đặc điểm của từng hiện tượng và đặc điểm vận dụng của từng phương pháp tiến hành cho phù hợp. Mỗi hiện tượng đều có tính chất và hình thức khác nhau, phương pháp nào đều có ưu, nhược điểm, vai trò, tác dụng khác nhau, áp dụng những điều kiện hoàn cảnh không giống nhau. Do vậy phải kết hợp nhiều phương pháp phân tích khác nhau tạo thành một hệ thống các phương pháp phân tích cho phép phản ánh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến lựa chọn và vận dụng các phương pháp các phân tích. Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động mà trong đó luôn xảy ra những hiện tượng phức tạp, những biến động tăng (giảm) theo thời gian, từng thời kỳ. Sản xuất kinh doanh với nhiều mặt hàng phong phú, quan hệ với nhiều đơn vị. Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải xác định được nhu cầu của thị trường, thấy được tiến độ thực hiện kế hoạch, nghiên cứu những khả năng tiềm lực sẵn có để phát huy những lĩnh vực có triển vọng, giảm bớt những lĩnh vực không phù hợp với xu thế của thời đại, thị trường. Phải nghiên cứu để tìm hiểu thị trường, đặt ra các chỉ tiêu kế hoạch cho công ty. Để đáp ứng yêu cầu trên, chúng ta phải sử dụng các phương pháp thống kê. Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu thống kê được sử dụng. 2. Các phương pháp phân tích thống kê được vân dụng 2.1 Phương pháp dãy số thời gian a.Khái niệm: Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian. Trong thống kê, để nghiên cứu sự biến động này, người ta thường dựa vào dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai. - Cấu tạo dãy số thời gian Mỗi dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm… Độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Trị số của chỉ tiêu gọi là mức độ của dãy số. - Phân loại dãy số thời gian: Căn cứ về đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có thể chia dãy số thời gian ra làm hai loại. + Dãy số thời kỳ: Dãy số thời kỳ biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Trong dãy số thời kỳ các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, do đó độ dài của khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài hơn. + Dãy số thời điểm: Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. Mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một bộ phận mức độ của hiện tượng ở thời điểm trước đó. Vì vậy việc cộng các trị số của chỉ tiêu không phản ánh qui mô của hiện tượng. - Yêu cầu xây dựng dãy số thời gian: Yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (nhất là với dãy số thời kỳ) Trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, các yêu cầu trên có thể bị vi phạm, khi đó đòi hỏi phải có sự chỉnh lý thích hợp để tiến hành phân tích. b.Các chi tiêu phân tích Để phản ánh đặc điểm biến động qua thời gian của hiện tượng được nghiên cứu, người ta thường tính các chi tiêu sau: - Mức độ trung bình theo thời gian: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu các các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hoặc dãy số thời điểm mà có các công thức tính khác nhau. + Đối với dãy số thời kỳ, mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau đây. n y n yyy y n i i n     121 ... Trong đó yi (i = 1,n ) là các mức độ của dãy số thời kỳ + Đối với dãy số thời điểm - Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau 1 22 12 1     n y yy y y n n... Trong đó yi (i = 1,n ) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. - Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau Mức độ trung bình theo thời gian được tính bằng công thức sau đây:        n i i n i ii n nn t ty ttt tytyty y 1 1 21 2211 ... - Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu (+) và ngược lại mang dấu âm (-). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ta có các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm) sau đây: + Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (y0) và mức độ kỳ đứng liền trước đó (yi –1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau. Công thức tính như sau: 1 iii yy (i = n,2 ) Trong đó: i là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn + Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. Nếu kí hiệu i là các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc ta có. 1yyii  (i = n,2 ) + Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình là mức trung bình của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn. Nếu ký hiệu  là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình, ta có: 111 12            n yy nn nn n i i - Tốc độ phát triển Tốc độ phát triển là một số tương đối (thường được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ta có các loại tốc độ phát triển sau đây + Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng hai thời gian liền nhau. Công thức tính như sau: ti = 1i i y y (i = n,2 ) Trong đó: ti: tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1 yi-1: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i-1 yi: Mức độ của hiện tượng thời gian i + Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. Công thức tính như sau Ti = 1y yi (i - n,2 ) Trong đó: Ti: Tốc độ phát triển định gốc yi: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i y1: Mức độ đầu tiên của dãy số. Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc tộ phát triển định gốc có các mối liên hệ sau đây. -Tính các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc t2. t3…tn= Tn Hay i i i t T T  1 (i = n,2 ) + Tốc độ phát triển trung bình là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn. Vì các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích( như đã trình bày ở trên) nếu để tính tốc độ phát triển bình quân, người ta sử dụng công thức số trung bình nhân. Nếu kí hiệu t là tốc độ phát triển trung bình, thì công thức tính như sau: i n n i n n ttttt 1 2 1 32     .... Từ công thức trên cho thấy: chỉ nên tính tốc độ phát triển trung bình đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định - Tốc độ tăng (hoặc giảm) Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu phần trăm). Tương ứng với các tốc độ phát triển, ta có các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây. +Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn. Nếu kí hiệu ai (i = n,2 ) là tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì: a1= 1i i y  (i = n,2 ) hay ai = 1 1 11 1       i i i i i ii y y y y y yy ai =ti – 1 Nếu tính ti bằng % thì: ai(%) = ti(%) – 100 + Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc là tỷ số giữa lượng tăng( hoặc giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Nếu kí hiệu Ai (i = n,2 ) là các tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc thì: Ai = 1y i (i = n,2 ) Hay Ai = 1 1 11 1 y y y y y yy ii   Ai = Ti – 1 Hoặc Ai (%) = Ti(%) – 100 + Tốc độ tăng (hoặc giảm) trung bình là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu. Nếu kí hiệu a là tốc độ tăng hoặc giảm trung bình thì: 1 ta Hoặc a (%) = t (%) – 100 - Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu. Nếu kí hiệu gi (i = n,2 ) là giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) thì: g.= (%)i i a  i (i = n,2 ) gi = (%)i i a  = 100 100 1 1 1 1        i i ii ii y x y yy yy Chú ý: Chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn, đối với tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc thì không tính vì luôn là một số không đổi và bằng 100 1y 2. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ Sự biến động của một số hiện tượng kinh tế –xã hội thường có tính thời vụ-nghĩa là hàng năm, trong từng thời gian nhất định, sự biến động được lặp đi lặp lại. Ví dụ các sản phẩm của ngành nông nghiệp phụ thuộc vào từng mùa vụ. Trong các ngành khác như công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, dịch vụ, du lịch... đều ít nhiều có biến động thời vụ. Nguyên nhân gây ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán, tập quán sinh hoạt của dân cư. Biến động thời vụ làm cho hoạt động của một số ngành khi thì căng thẳng, khẩn trương; lúc thì nhàn rỗi, bị thu hẹp lại. Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm chỉ ra những chủ trương biện pháp phù hợp, kịp thời, hạn chế ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt của xã hội. Nhiệm vụ của nghiên cứu thống kê là dựa vào số liệu của nhiều năm( ít nhất là 3 năm) để xác định tính chất và mức độ của biến động thời vụ. Phương pháp thường được sử dụng là tính các chỉ số thời vụ. Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng(hoặc giảm) rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau đây: Ii= 0y yi *100 Trong đó: Ii: Chỉ số thời vụ của thời gian i iy : Số trung bình các mức độ của các thời gian cùng tên i 0y : Số trung bình của tất cả các mức độ trong dãy số Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm có sự tăng( hoặc giảm) rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau đây: Ii= n yy n j ijij 1 / x 100 Trong đó: yij: mức độ thực tế ở thời gian i của năm j 0y : mức độ tính toán( có thể là số trung bình trượt hoặc dựa vào phương trình hồi quy ở thời gian i của năm j). 2.3.Phương pháp hồi quy tương quan 2.3.1 Khái niệm Các hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến nhiều vẻ, cho nên một trong những nhiệm vụ của thống kê là nghiên cứu mối liên hệ đó. Để nghiên cứu mối liên hệ này có nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp thường sử dụng là phương pháp hồi quy tương quan. Các sự vật và hiện tượng phát sinh và phát triển trong mối liên hệ hữu cơ với nhau, tác động và ràng buộc lẫn nhau. Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng kinh tế xã hội rất phong phú, tính chất và hinh thức của các mối liên hệ đó cũng rất khác nhau, diễn ra trong không gian và thời gian. + Liên hệ trong không gian là sự tác động qua lại, phụ thuộc vào nhau khi chúng ở cùng trong một không gian. + Liên hệ trong thời gian: là sự tác động qua lại, phụ thuộc vào nhau khi chúng ỏ các quá trình, giai đoạn phát triển. Xét theo mức độ liên hệ giữa hiện tượng này với hiện tượng khác, có thể phân biệt: - Liên hệ hàm số: là mối liên hệ hết sức chặt chẽ giữa hai hiện tượng nghiên cứu, khi hiện tượng này thay đổi thì nó hoàn toàn quyết định sự thay đổi của hiện tượng liên quan theo một tỷ lệ tương ứng, chặt chẽ. - Liên hệ tương quan: là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ giữa các hiện tượng nghiên cứu, khi hiện tượng này thay đổi thì có thể làm cho hiện tượng có liên quan thay đổi theo, nhưng không hoàn toàn có ảnh hưởng quyết định. Mối liên hệ này không biểu hiện được rõ trên từng đơn vị cá biệt mà phảI thông qua quan sát số lớn đơn vị.  Các mô hình tương quan: Mối quan hệ tương quan của sự vật hiện tượng nghiên cứu được biểu hiện qua phương trình hồi quy. Phương trình hồi quy có thể ở dạng tuyến tính hay phi tuyến tuỳ thuộc vào mức độ biến động của chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng. Bằng phương pháp phân tích đồ thị ta có thể chỉ ra được dạng hàm hồi quy: + Liên hệ tuyến tính: y = a + bx + Liên hệ phi tuyến tính : y = a + bx +cx2 y = a + bx +cx2 + dx3 y = a + b/x 2.3.2 Đăc điểm vận dụng Phương pháp hồi quy tương quan vận dụng để tìm quy luật liên hệ phụ thuộc giữa các nhân tố cấu thành lên kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ Đồng thời xác đinh vai trò các nhân tố cấu thành lên kết quả sản xuất kinh doanh thông qua các tham số hồi quy các hệ số tương quan, tỷ số tương quan ta có thể đánh giá vai trò từng nhân tố gây lên sự biến đổi của chỉ tiêu kết quả. Mặt khác nó còn cho phép dự báo các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ trong tương lai.  Để xác định các nhân tố cấu thành lên kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ, sử dụng các tham số hồi quy (a,b…)  Để xác định vai trò các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh ta sử dụng hệ số xác định.  Để xác định một cách cụ thể trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân với tiêu thức kết quả sử dụng hệ số tương quan (r), tỷ số tương quan ( ). - Đối với mối liên hệ tuyên tính: sử dụng hệ số tương quan (r) + -1<r<+1: r mang dấu (+) ta có mối tương quan thuận. r mang dấu (-) ta có mối tương quan nghịch. + r = 0 : giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả không có liên hệ tuyến tính. + Trị số (r) càng gần +1 mối liên hệ càng chặt chẽ - Đối với mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân với tiêu thức kết quả ngoài việc biểu hiện đánh giá bằng các phương trình hồi quy, các hệ số tương quan, còn có thể thông qua hệ số co dãn. Hệ số co dãn giải thích ý nghĩa của mối liên hệ, nói lên rằng: khi tiêu thức nguyên nhân (x) thay đổi một đơn vị thì tiêu thức kết quả (y) thay đổi bình quân là bao nhiêu tính bằng số %. Trường hợp liên hệ tuyến tính giữa hai tiêu thức, hệ số co dãn (E) được tính theo công thức : E = b y x Trong đó : b- tham số của phương trình hồi quy Nếu E > 0 nói lên tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả biến thiên cùng chiều - Nếu E = 1 biến thiên của tiêu thức kết quả trùng với biến thiên của tiêu thức nguyên nhân - Nếu E > 1 biến thiên của tiêu thức kết quả nhanh hơn biến thiên của tiêu thức nguyên nhân. - Nếu E < 1 biến thiên của tiêu thức kết quả chậm hơn biến thiên của tiêu thức nguyên nhân. - Nếu E = 0 nói lên tiêu thức kết quả là hàm không đổi. 2.4. Phương pháp chỉ số 24.1 Khái niệm Phương pháp chỉ số là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng kinh tế phức tạp. 2.4.2 Đặc điểm vận dụng Phương pháp chỉ số dùng để: - Đo mức độ biến động - Nêu lên nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ. - Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh xây dựng. Qua đó thấy được nhân tố chủ yếu là nguyên nhân chính gây nên sự biến động của chỉ tiêu kết quả. Từ đó có biện pháp kích thích sự phát triển hay hạn chế nhân tố này và lập kế hoạch cho tương lai. Tuy nhiên phương pháp chỉ số lại không cho phép đo cường độ mối liên hệ của từng nhân tố. 2.4.3 Các mô hình phân tích Trong các mô hình sau ký hiệu: 0: kỳ gốc 1: Kỳ nghiên cứu Mô hình dạng tích:  Mô hình 1: Mô hình phân tích biến động nhiều kỳ QĐịnh gốc =  Q Liên hoàn I QĐịnh gốc =  I QLiên hoàn Mô hình này cho phép phân tích biến động của chi tiêu kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của kết quả sản xuất kinh doanh nhiều kỳ.  Mô hình 2: Mô hình phân tích kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của tình hình sử dụng lao động        00 10 10 11 00 11 TW TW TW TW TW TW I WT )()( TWWT         00 10 10 11 00 11 TW TW TW TW TW TW I WT  )()( TWWT          00 10 10 101 101 11 00 11 TW TW TW TW TW TW TW TW I WT  )()()( TdWWT T  Mô hình 3: Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do ảnh hưởng của tình hình sử dụng tài sản cố định.        00 10 10 11 00 11 GH GH GH GH GH GH I HG  )()( GHHG * Mô hình 4: Mô hình phân tích sự biến động của kết quả sản xuất do ảnh hưởng của ba nhân tố: Hiệu quả sử dụng TSCĐ bình quân toàn tổng thể, mức trang bị TSCĐ bình quân cho một lao động và tổng mức chi phí lao động.          000 100 100 110 110 111 0 1 GTRH GTrH GTrH GTRH GTRH GTRH Q Q I Q        TRTHQ  Mô hình 5: Mô hình phân tích kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của tình hình sử dụng vốn. Mô hình dạng tổng: Mô hình phân tích biến động chung của các chỉ tiêu kết quả Trong đó: i – có thể là bộ phận i có thể là nhân tố i               VrLN Vr LN II Vr Vr Vr Vr LN LNI 1 00 10 10 11 0 1      II Q Q i Q n i iQ 1 Mô hình này cho phép xác định biến động kết quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, nhân tố. Chương III Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO thời kỳ 2000- 2004. I. Tổng quan về công ty dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (NASCO) 1. Sự hình thành và phát triển. Ngày 01/7/1993, Công ty dịch vụ cụm cảng Hàng không Sân bay Miền Bắc, tên ban đầu của Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (NASCO), chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Doanh nghiệp Nhà nước, theo Quyết định số 769 QĐ/TCCB-LĐ ngày 22 tháng 4 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ một bộ phận hoạt động thương mại – dịch vụ – kỹ thuật của Sân bay quốc tế Nội Bài, Ban đầu Công ty mới có trên 6 tỷ vốn; tài sản được xem là lớn có đội ô tô 46 chiếc, số lượng lao động khá đông nhưng tỷ lệ có chuyên môn nghiệp vụ-kỹ thuật thấp chỉ có 6.91% đạt trình độ đại học trở lên, song có tới 43.68% chưa qua đào tạo và 42.5% lao động là nữ. Sự phát triển của công ty có thể chia thành ba giai đoạn: Từ 1993 đến 1995: khởi nghiệp Ra đời trong bối cảnh Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế và đang hình thành nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, trải qua thực tiễn, bộ máy tổ chức của công ty bước đầu được củng cố, với 3 phòng chức năng của công ty, 4 xí nghiệp phụ thuộc và 2 cửa hàng miễn thuế Hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài. Dù cơ sở vật chất – trang thiết bị còn rất hạn chế, thị trường tại cảng hàng không chưa phát triển, nhưng cơ chế quản lý và nền nếp công tác của doanh nghiệp đã được xác lập từng bước, khắc phục được sự non nớt ban đầu. Công ty đã xây dựng được các quy chế quản lý trong một số lĩnh vực trọng yếu: Hợp đồng kinh tế, Kinh doanh hàng miễn thuế, tiền lương…Qua đó, Công ty thực hiện việc tăng cường phân cấp quản lý một cách chặt chẽ, phát huy tính tích cực của các đơn vị trực thuộc trong khai thác thị trường. Nhờ đó, năm 1995 Công ty đã đạt được tổng doanh thu là 57.13 tỷ đồng ( tăng 71.52% so với năm 1994), nộp ngân sách 3.71 tỷ đồng, đảm bảo mức thu nhập cho người lao động đạt bình quân 1.42 triệu đồng/người/tháng( tăng 79.51 % so với năm1994. Từ năm 1996 đến 1998: Xây dựng cơ sở vật chất vững chắc, tạo đà phát triển. Từ năm 1996 Công ty được đổi tên thành Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài, trở thành Doanh nghiệp thành viên hoạch toán độc lập của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Công ty đã chú trọng kiện toàn cơ chế quản lý kinh doanh song song với củng cố tổ chức, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh Thương mại, Cửa hàng miễn thuế và Vận tải ô tô. Đồng thời, Công ty đã thực hiện đầu tư mở rộng một cách mạnh mẽ và có trọng điểm, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về trang thiết bị kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh. Tuy chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực trong những năm 1997-1998, nhưng năm 1998 Công ty vẫn đạt tổng doanh thu là 77.97 tỷ đồng ( tăng 36.42% so với năm 1995), đảm bảo mức thu nhập cho người lao động đạt bình quân 1.65 triệu đồng/người/tháng ( tăng 16.13% so với năm 1995). Từ năm 1999 đến nay: Vững bước đi lên Từ năm 1999, Việt Nam đã ra khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực 1997-1998; các hoạt động kinh tế đối ngoại, Vận tải Hàng không và Du lịch tăng trưởng mạnh. Tại cảng Hàng không quốc tế Nội bài, Cụm cảng Hàng không Miền Bắc chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp công ích, nhà ga T1 với thiết kế hiện đại được xây dựng khẩn trương và chính thức đi vào hoạt động từ 10/10/2001, sự cạnh tranh trên thị trường thương mại dịch vụ tại Cảng hàng không có nhưng diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, Công ty đã tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức của các xí nghiệp đơn vị trực thuộc và hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý một cách toàn diện, mạnh dạn đầu tư mới các trang thiết bị phục vụ kinh doanh tại nhà ga T1 đồng thời đầu tư trang thiết bị vận chuyển, đảm bảo tốt chất lượng phục vụ khách hàng trong các hoạt động kinh doanh. Năm 2004, Công ty đạt tổng doanh thu là 258.86 tỷ đồng (tăng 120% so với năm 2001) Có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ biết bao trí tuệ và công sức của cán bộ nhân viên công ty qua các thời kỳ, sự quan tâm giúp đỡ của tập thể lãnh đạo Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Cụm cảng Hàng không Miền Bắc, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, các ngành hữu quan ở Trung ương và địa phương. Dưới đây là bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2000 – 2004: Bảng 1 Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng doanh thu(DT) Tr.đ 106352 117694 144234 203680 258860 Tổng chi phí Tr.đ 103439 114193 139993 193306 242951 Lợi nhuận Tr.đ 2913 3501 4241 10374 15909 Tài sản cố định Tr.đ 19436 22784 20416 29991 27404 Tài sản lưu động Tr.đ 25677 29014 37503 44818 49311 Tổng vốn Tr.đ 45113 51798 57919 74809 76715 Tổng quỹ lương Tr.đ 18735 21889 23952 30650 36877 Tổng lao động Người 845 874 926 1012 1093 Năng suất lao động bình quân theo doanh thu Tr.đ/ người 125,86 134,66 155,76 201,26 236,83 Thu nhập bình quân Tr.đ/ ng/ năm 22,17 25,04 25,87 30,28 33,74 2. Chức năng nhiệm vụ Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Nội bài là một doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên hoạch toán độc lập của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, được thành lập tại các quyết định số 769 QĐ/TCCB-LĐ ngày 22/4/1993; quyết định số 1921/ QĐ/TCCB-LĐ ngày 25/10/1994 của Bộ Giao thông vận tải theo thông báo số 113/TB ngày 18/10/1994 của Văn phòng chính phủ và được đổi tên tại quyết định số 1029/HĐQT ngày 30/6/1997 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch - Khách sạn và vận tải trong Ngành hàng không dân dụng có nhiệm vụ kinh doanh các ngành nghề sau: - Kinh doanh thương mại ( ăn uống, hàng tiêu dùng, lưu niệm, văn hoá phẩm…); - Kinh doanh hàng miễn thuế phục vụ hành khách xuất nhập cảnh; - Vận chuyển hành khách, hàng hoá trong sân đỗ máy bay, ngoài nhà ga sân bay, kinh doanh vận tải hành khách, khách du lịch và hàng hoá bằng ôtô, taxi khách-taxi tải nội tỉnh, liên tỉnh; kinh doanh các dịch vụ vận tải mặt đất khác; - Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật ôtô, xe máy, cung cấp phụ tùng thay thế và xăng dầu ôtô; - Kinh doanh khách sạn du lịch; kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế; - Đại lý bán vé máy bay; đại lý dịch vụ vận chuyển hàng hoá; dịch vụ hành khách và các dịch vụ tại Cảng hàng không; - Lắp đặt trang thiết bị mặt đất phục vụ ngành hàng không; - Kinh doanh quảng cáo, tiếp thị; - Xuất nhập khẩu hàng hoá phục vụ hành khách. Nhập khẩu trang thiết bị phục vụ kinh doanh của công ty; - Chế biến suất ăn phục vụ hành khách; - Khai thác dịch vụ kỹ thuật thương mại hàng không theo phân công của Tổng Công ty; - Thuê và cho thuê tài sản, phương tiện phục vụ mục đích kinh doanh của Công ty; - Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hàng không tại thành phố cho hành khách đi máy bay; - Kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan; - Kinh doanh thuốc lá điếu sản xuất trong nước và rượu; - Kinh doanh văn hoá phẩm và xuất bản phẩm được phép lưu hành; - Kinh doanh hàng trang sức và tư trang làm từ vàng bạc đá quý; - Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế bằng đường hàng không 3. Mô hình tổ chức hoạt động Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu. Trong đó: - Ban giám đốc công ty có chức năng quản lý, điều hành cao nhất, lãnh đạo chỉ huy trực tuyến các phòng chức năng, các xí nghiệp, đơn vị thành viên. - Các phòng chức năng là cơ quan tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc theo từng lĩnh vực chuyên môn, có mối liên hệ phụ thuộc, chặt chẽ, có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các xí nghiệp, đơn vị trên cơ sở các chế độ chính sách, chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước. - Các Xí nghiệp (XN), đơn vị trực thuộc Công ty là những tổ chức trực tiếp sản xuất kinh doanh. Mô hình tổ chức của Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Nội bài như sau: 3.1 Ban giám đốc công ty: - Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị Tổng Công ty hàng không Việt Nam bổ nhiệm, miên nhiệm. Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động của Công ty. Giám đốc là người có quyền quản lý và điều hành cao nhất của Công ty. - Phó giám đốc Công ty giúp Giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH-TC PHÒNG TÀI CHÍNH-KT PHÒNG Kế HOạCH-KD XN dịch vụ tổng hợp HK nội bài XN THƯƠNG MạI HÀNG KHÔNG NB XN DịCH Vụ DU LịCH-K.SạN HK NB KHÔNG Xn vận tảI ôtô HK nội bài CHI NHÁNH CÔNG TY PHÒNG K. DOANH HÀNG MIễN THUế Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. 3.2 Văn phòng hành chính tổ chức: Văn phòng hành chính tổ chức là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công ty có chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau: - Lập kế hoạch và sắp xếp chương trình làm việc cho Giám đốc và các Phó giám đốc. - Thu thập số liệu, tổng hợp tình hình hoạt động của Công ty để báo cáo Giám đốc và chuẩn bị nội dung giao ban, hội họp của Công ty. - Thực hiện công tác hành chính, đối ngoại. - Tham mưu giúp Giám đốc trong việc triển khai các phương án tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty và các xí nghiệp thành viên. - Thực hiện công tác quản lý cán bộ, lao động theo phân cấp; công tác bảo vệ nội bộ- thanh tra-pháp chế. 3.3 Phòng kế hoạch- kinh doanh: Phòng kế hoạch-Kinh doanh là cơ quan tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty trong lĩnh vực kế hoạch có các chức năng, nhiệm vụ chính sau đây: - Xây dựng và quản lý các kế hoạch sản xuất, phương án kinh doanh của Công ty. Đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị xây dựng và thực hiện kế hoạch. - Tham gia xây dựng kế hoạch và thẩm định các dự án liên doanh, liên kết kinh tế, các dự án đầu tư sản xuất. Xây dựng, quản lý và theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế. - Thu thập và xử lý các thông tin kinh tế, thị trường, hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các đơn vị xây dựng kế hoạch SXKD trung hạn và dài hạn; các nghiệp vụ trong công tác kế hoạch, chế độ thống kê báo cáo của các đơn vị. Tổng hợp số liệu và báo cáo kịp thời theo yêu cầu của Giám đốc công ty và cấp trên. - Nghiên cứu thị trường trong nước và Quốc tế, đề xuất và xây dựng các phương án kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng hoá, trang thiết bị phục vụ hành khách theo chức năng, nhiệm vụ của Công ty được Tổng Công ty Hàng không Việt Nam giao. 3.4 Phòng Tài chính – Kế toán: Phòng Tài chính- Kế toán có các chức năng, nhiệm vụ chính sau đây: - Lập và quản lý kế hoạch thu, chi tài chính, đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kế hoạch. - Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán. - Quản lý các loại vốn và các quỹ tập trung của toàn công ty, kể cả nguồn vốn hợp tác kinh doanh liên doanh, liên kết với các đối tác trongvà ngoài nước. - Tổng hợp quyết toán tài chính toàn Công ty và báo cáo lên trên theo chế độ quy định. - Tham gia xây dựng và quản lý các định mức chi phí, quản lý giá theo phân cấp của Công ty. - Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ tài chính, kế toán thông kê cho các đơn vị thuộc Công ty. - Tham gia xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý tài chính-kế toán trong toàn Công ty. 3.5 Các đơn vị thành viên: 3.5.1 Phòng kinh doanh hàng miễn thuế: Phòng kinh doanh hàng miễn thuế là một đơn vị kinh tế, kinh doanh hạch toán nội bộ báo sổ theo phân cấp có các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu thị trường trong nước và Quốc tế, xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế về kinh doanh hàng miễn thuế theo phân cấp uỷ quyền. - Tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế theo kế hoạch Công ty giao trên cơ sở các hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hợp đồng kinh tế khác được Công ty ký kết hoặc uỷ quyền ký kết. - Xây dựng và thực hiện các quy trình nghiệp vụ, quy chế và quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế trong nội bộ đơn vị theo phân cấp của Công ty trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước và Công ty. 3.5.2 Chi nhánh Công ty dịch vụ hàng không sân bay Nội bài Chi nhánh Công ty dịch vu hàng không sân bay Nội bài là đơn vị hạch toán phụ thuộc có chức năng, nhiệm vụ chính sau đây: - Đại lý thu gom, giao nhận hàng hoá uỷ thác trong nước và quốc tế. - Đại lý bán vé máy bay cho các hãng hàng không. - Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hàng không tại thành phố có hành khách đi máy bay. - Kinh doanh dịch vụ giao nhận chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế. - Kinh doanh văn hoá phẩm và xuất bản phẩm. - Dịch vụ đóng gói, bốc xếp hàng hoá hành lý đi máy bay. - Xuất nhập khẩu hàng hoá phục vụ hành khách. - Kinh doanh quảng cáo. - Cung ứng các dịch vụ khác liên quan đến vận tải hàng không. 3.5.3 Xí nghiệp Dịch vụ tổng hợp hàng không Nội bài Xí nghiệp Dịch vụ tổng hợp HK Nội bài là đơn vị hạch toán phụ thuộc có chức năng nhiệm vụ sau: - Dịch vụ phục vụ khách hạng nhất, cho hãng Hàng không quốc gia Việt Nam. - Cung ứng các dịch vụ công cộng: vệ sinh khu ga, chăm sóc cây cảnh khu vực Cụm cảng hàng không sân bay Miền Bắc. - Cung ứng dịch vụ điện thoại, telex, fax và các loại dịch vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Công ty và được Công ty uỷ quyền. 3.5.4 Xí nghiệp Dịch vụ du lich-Khách sạn hàng không XN Dịch vụ du lịch-Khách sạn hàng không là đơn vị hạch toán phụ thuộc có các chức năng, nhiệm vụ sau: - Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, phương tiện đi lại. - Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành trong nước và quốc tế. - Kinh doanh dịch vụ thương nghiệp tổng hợp bao gồm: bách hóa, mỹ phẩm, hàng lưu niệm, đại lý hàng hoá. - Cung ứng dịch vụ điện thoại, telex, fax, dịch vụ giải trí và các loại dịch vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Công ty và được Công ty uỷ quyền. - Cho thuê mặt bằng, kho tàng. 3.5.5 Xí nghiệp Thương mại hàng không Nội bài XN Thương mại hàng không Nội bài là đơn vị hạch toán phụ thuộc có chức năng, nhiệm vụ sau: - Kinh doanh dịch vụ thương nghiệp tại Cảng hàng không, sân bay, bao gồm bán hàng bách hóa, mỹ nghệ, souvenir. - Sản xuất, chế biến và đóng gói hành hoá phục vụ hành khách và thị trường. - Kinh doanh hàng ăn uống giải khát, Fast Food ( ăn nhanh), phục vụ ăn uống cho khách đi máy bay chậm nhỡ chuyến. 3.5.6 Xí nghiệp Vận tải ôtô hàng không Nội bài XN vận tải ôtô hàng không Nội bài có chức năng, nhiệm vụ sau: - Kinh doanh vận tải hành khách qua lại sân bay bằng các phương tiện ôtô xe buýt, Taxi, xe đặc chủng, kinh doanh xăng, dầu. - Dịch vụ chở khách trong sân đỗ máy bay đối với: tổ lái, tiếp viên, khách hạng C, VIP, đại diện các hãng hàng không. - Khai thác, phát triển dịch vụ kỹ thuật ôtô, xe máy, sữa chữa ôtô. Tổ chức liên doanh, liên kết để phát triển vận doanh và các dịch vụ đồng bộ khác của vận tải mặt đất. II. PHân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO. 1. Phân tích chỉ tiêu doanh thu. 1.1.Nghiên cứu quy mô và biến động Trong những năm gần đây do có chiến lược kinh doanh đúng đắn, đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đa dang hoá dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ…đặc biệt là sau khi nhà ga T1 vào hoạt động, cùng với nhu cầu đi lại ngày càng nhiều của người dân, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao phương tiên đi lại ngày càng hiện đại, ngành Hàng không đã thu hút nhiều khách tham gia, lượng khách tăng mạnh, làm cho doanh thu hàng năm của Công ty tăng lên. Tình hình biến động tổng doanh thu được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Bảng phân tích biến động của chỉ tiêu doanh thu giai đoạn 2000 -2004 Năm DT (tr.đ) Lượng tăng giảmtuyệt đối(tr.đ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) 1% tăng giảm (tr.đ) i i ti Ti ai Ai gi 2000 106352 - - - - - - - 2001 117694 11342 11342 110,66 110,66 10,66 10,66 1063,52 2002 144234 26540 37882 122,55 135,62 22,55 35,62 1176,94 2003 203680 59446 97328 141,21 191,51 41,21 91,51 1442,34 2004 258860 55180 152508 127,09 243,4 27,09 143,4 2036,8 Bquân 166,164 38,127 - 124,9 - 24,9 - - Qua kết quả tính toán trên ta có thể thấy thời kỳ 2000-2001 doanh thu dịch vụ của công ty đạt mức cao và ngày càng tăng lên qua các năm. Doanh thu trung bình mỗi năm của công ty trong giai đoạn này là 166.164 triệu đồng, bình quân mỗi năm doanh thu tăng 38,27 tr.đ, ứng với tốc độ phát triển trung bình là 124,%. Trong giai đoạn này tốc độ tăng doanh thu của công ty ngày càng cao, năm 2001 tốc độ tăng là 10,66% nhưng sang 2002 tốc độ tăng đã lên tới 22,55%. Năm 2003 là năm mà doanh thu của công ty có tốc độ tăng trưởng rất cao 41,21%, đây là năm công ty tròn mười năm, trong năm này công ty đã đề ra nhiều chiến lược cũng như đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân viên hăng hái lập thành tích kỷ niệm 10 năm thành lập, bên cạnh đó năm 2003 nước ta đăng cai SEAGAME 22 đón tiếp rất nhiều khách nước ngoài tạo thuận lợi rất lớn cho ngành Hàng không, cũng như là công ty NASCO, làm cho doanh thu năm này tăng vượt trội lên tới 59446 tr.đ, đến năm 2004 mức tăng doanh thu đã trở lại ổn định hơn nhưng vẫn ở mức cao 27,09% (hay 55180 tr.đ). Qua sự biến động của doanh thu ta thấy công ty có tiềm năng rất lớn lượng khách mà công ty phục vụ ngày càng tăng, chỉ trong vòng 5 năm mà doanh thu của Công ty tăng hơn 2,4 lần tức tăng 152508 tr.đ điều này chứng tỏ quy mô phục vụ của công ty được mở rộng rất nhiều sau 5 năm. Vậy sự biến động đó của công ty có theo một quy luật nào không? Ta sẽ đi phân tích tính quy luật biến động của doanh thu qua thời gian. 1.2 phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu doanh thu của Công ty NASCO. Bảng 3: Cơ cấu doanh thu của Công ty theo các đơn vị thành viên giai đoạn 2000 - 2004 Đơn vị: triệu đồng Năm toàn công ty XNDV TM xndv dl-ks xn Vận tải ôtô Xn dv thhk Chi nhánh htkd miễn thuế Hđ khác 2000 106352 19731 2404 29085 9472 4084 41459 117 2001 117694 21382 2143 28579 8761 6910 49081 838 2002 144234 27836 2587 25266 10902 11249 66056 338 2003 203680 30768 3526 24814 12951 16735 114234 652 2004 258860 38782 4766 32846 18588 23185 138934 1759 Từ bảng tính toán trên ta thấy doanh thu toàn công ty được tổng hợp từ doanh thu của các đơn vị thành viên:     7 1i iDTDT trong đó i là các đơn vị thành viên. Từ bảng giá trị tuyệt đối này ta tính được tỷ trọng doanh thu của các đơn vị thành viên so với tổng doanh thu của toàn Công ty. 100 DT DT d ii Kết quả được tính ở bảng 4. Bảng 4: Tỷ trọng doanh thu các đơn vị thành viên trong tổng doanh thu toàn Công ty: Đơn vị: % Năm toàn công ty XNDV TM xndv dl-ks xn Vận tải ôtô Xn dv thhk Chi nhánh htkd miễn thuế Hđ khác 2000 100 18.55 2.26 27.35 8.91 3.84 38.98 0.11 2001 100 18.17 1.82 24.28 7.44 5.87 41.70 0.71 2002 100 19.30 1.79 17.52 7.56 7.80 45.80 0.23 2003 100 15.11 1.73 12.18 6.36 8.22 56.09 0.32 2004 100 14.98 1.84 12.69 7.18 8.96 53.67 0.68 Từ bảng tính toán trên ta thấy sự đóng góp doanh thu toàn Công ty của các đơn vị rất khác biệt vì mỗi đơn vị có đặc thù sản xuất kinh doanh riêng với các quy mô khác nhau do đó làm cho tỷ trọng doanh thu của các đơn vị thành viên là rất khác nhau. Hệ thống kinh doanh hàng miễn thuế là đơn vị mang lại doanh thu cao nhất cho toàn Công ty với tỷ trọng lớn nhất, năm 2000 đơn vị chiếm 38,98% tổng doanh thu toàn Công ty và tỷ trọng này ngày càng tăng đến năm 2003 đơn vị chiếm 56,09% tổng doanh thu và năm 2004 là 53,67%. Có được điều này là do đơn vị kinh doanh hàng miễn thuế có lợi thế phát triển đó là bán hàng miễn thuế trên máy bay với nhu cầu của khách hàng ngày càng nhiều công ty ngày càng đầu tư nhiều hàng hoá làm cho hoạt động của đơn vị ngày càng phát triển. Đơn vị thứ 2 có xu hướng ngày càng phát triển đó là Chi nhánh Công ty điều này được thể hiện ở tỷ trọng của đơn vị ngày càng tăng qua các năm. Hoạt động chính của Chi nhánh là dịch vụ vận chuyển hàng hoá và chuyển phát nhanh quốc tế bằng đường hàng không. Tỷ trong doanh thu của Chi nhánh thấp do quy mô hoạt động nhỏ, với mức doanh thu ngày càng tăng qua các năm chứng tỏ Chi nhánh hoạt động rất hiệu quả. Ngược lại với hai đơn vị trên thì Xí nghiệp vận tải ôtô là đơn vị có tỷ trọng doanh thu lớn thứ 2 trong công ty nhưng tỷ trọng này ngày càng giảm xuống theo thời gian, năm 2000 đơn vị chiếm 27,35% tổng doanh thu, sang năm 2001 tỷ trọng này là 24,28% và đến năm 2004 tỷ lệ này là 12,69%. Cùng với Xí nghiệp vân tải ôtô là Xí nghiệp Dịch vụ thương mại và Xí nghiệp Dịch vụ Du lịch-khách sạn đều có tỷ trọng doanh thu giảm xuống qua các năm. Giá trị doanh thu của những Xí nghiệp này đều tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của nó lại giảm dần có nghĩa là có sự dịch chuyển cơ cấu doanh thu. Trong thực tế các đơn vị có tỷ trong doanh thu ngày càng giảm là những đơn vị gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, cụ thể như Xí nghiệp vận tải ôtô và Xí nghiệp Dịch vụ thương mại ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, không còn là đơn vị độc quyền tại nhà Ga T1, ở đây đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân khai thác kinh doanh canh tranh với Công ty NASCO. Đối với Xí nghiệp Dịch vụ Du lịch-khách sạn do cơ sở hạ tầng của khách sạn còn kém loại hình phục vụ còn chưa đa dạng, mặt khác Sân bay Nội bài cách nội thành Hà Nội không xa do đó với những chuyến bay bị hoãn hành khách có thể quay về thành phố…Từ sự phân tích quy mô và cơ cấu doanh thu của Công ty ta thấy được sự chuyển dịch về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ đó Công ty sẽ đưa ra chiến lược phát triển phu hợp với xu thế chung. 1.3 Xu hướng biến động của doanh thu 1.3.1 Nghiên cứu xu hướng biến động của tổng doanh thu thời kỳ 2000 - 2004. Để nghiên cứu xu hướng biến động cơ bản của doanh thu ta có thể xây dựng một số dạng hàm xu thế sau: - Hàm tuyến tính: y = a0 + a1t - Hàm parabol: y = a0 + a1 + a2t 2 - Hàm bậc 3 : y = a0 + a1t + a2t 2 + a3t 3 - Hàm mũ : y = a0 . (a1) t - Hàm hyperbol: t y aa 10  Bằng việc sử dụng chương trình SPSS ta có kết quả sau: Bảng 5: các dạng hàm xu thế biểu diễn sự biến động tổng doanh thu giai đoạn 2000- 2004 Loại hàm Dạng hàm Tỷ số tương quan(R) Sai số mô hình (SE) Tuyến tính ty t 3910048863 0,965 19317,4 Parabol ty tt 2 86138,125774,109154  0,997 6360,45 Bậc 3 tty tt 32 .1622.23211.50857136404  0.9987 6559 Hàm mũ  262,1.8,78006 t t y  0.984 11216.7 Hyperbol t y t 1 .7,150725234995  0.763 47769,8 Qua bảng trên ta thấy hàm parabol là hàm biểu diễn gần đúng nhất xu hướng biến động của tổng doanh thu giai đoạn 2000-2004. Mô hình : tty tt 32 .1622.23211.50857136404  Vì mô hình này có sai số mô hình nhỏ nhất, đồng thời đồ thị của hàm mũ sát với đường thực tế hơn. DTHU Sequence 76543210 400000 300000 200000 100000 Observed Quadratic 1.3.2. Nghiên cứu biến động thời vụ của doanh thu Hoạt động dịch vụ Hàng không là một hoạt động có tính thời vụ rất rõ nét. Doanh thu biểu hiện rất rõ quy luật biến động này. Nghiên cứu biến động thời vụ của doanh thu là để phát hiện ra quy luật biến động của chỉ tiêu này để chủ động hơn trong công tác quản lý và có các kế hoạch hoạt động bố trí công việc thích hợp trong các thời vụ đảm bảo tốt chất lượng phục vụ, giảm thiểu chi phí và tối đa hoá được doanh thu. Dựa trên cơ sở số liệu thu thập thực tế ta thấy doanh thu tháng của Công ty vừa có tính xu thế vừa có tính thời vụ. Gọi f(t) là hàm biển diễn xu hướng phát triển doanh thu tháng của Công ty. Biến động thời vụ (St) là sự biến động có tính chất lặp đi lặp lại trong những thời gian nhất định của năm. a.phân tích tính xu thế của doanh thu tháng Bảng 6: Doanh thu tháng của Công ty NASCO giai đoạn 2000-2004 2000 2001 2002 2003 2004 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 10420 13684 14156 24298 28092 90650 2 7940 8673 11765 11669 14931 54978 3 8187 8893 10323 14260 16759 58422 4 7984 9232 10374 10975 18927 57492 5 8023 9353 9987 14544 18908 60815 6 8289 8970 10357 19675 21112 68403 7 8999 9458 12215 17202 22926 70800 8 9195 10683 11372 14606 21326 67182 9 8778 8957 12044 14837 23011 67627 10 8981 8288 12115 17090 20533 67007 11 9441 9158 12693 20198 23976 75466 12 10115 12345 16833 24326 28359 91978 ∑ 106352 117694 144234 203680 258860 830820 Từ bảng số liệu doanh thu tháng của công ty ta sẽ xây dựng mô hình dựa trên 60 mức  yi độ (tức 60 tháng trong vòng 5 năm từ 2000-2004)  các dạng mô hình biểu diễn xu thế của hiện tượng Dạng tuyến tính: Y= a + b.t Dạng Parabol: Y= a + b.t + c.t2 Dạng mũ : Y= a.bt Sử dụng chương trình SPSS ta được kết quả sau: Bảng 7: Các dạng hàm biểu diễn xu hướng biến động doanh thu qua các tháng của công ty NASCO. Loại hàm Dạng hàm Tỷ số tương quan (R) Sai số mô hình(SE) Tuyến tính Y= 5613,7+269.t 0.844 3017.1 Parabol Y=8911.13- 49.t+5,23.t2 0.881 2681.66 Mũ Y=7271,1.(1,019)t 0.885 2830.1 Như vậy ta thấy mô hình parabol là mô hình có SE nhỏ nhất sẽ là mô hình biểu diễn gần đúng nhất xu hướng phát triển của doanh thu tháng: Y= 8911.13 - 49.t + 5,23.t2 b. phân tích biến động thời vụ của doanh thu. Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội bài là một doanh nghiệp thương mại-dịch vụ có biểu hiện mùa vụ rất rõ nét: Công ty đạt mức doanh thu cao vào tháng 1 và tháng 12. Theo số liệu trên ta thấy doanh thu tháng của Công ty NASCO ngày càng tăng theo thời gian, do đó để tính chỉ số thời vụ ta vận dụng công thức sau: 100 )ˆ/( 1    n yy I n j ijij i ijy t Mức độ thực tế ở thời gian i của năm j ijy : Mức độ tính toán (có thể là số trung bình trượt hoặc dựa vào phương trình hồi quy ở thời gian i của năm j) Vậy để tính được chỉ số thời vụ bây giờ ta phải xây dựng mức độ lý thuyết của doanh thu dựa vào hàm xu thế. Phân trên ta đã tìm được mô hình tốt nhất biểu hiện xu thế phát triển của doanh thu tháng đó là phương trình parabol: Y= 8911.13 - 49.t + 5,23.t2 Từ đây ta tính được các mức độ lý thuyết như sau: Bảng 8: Mức độ lý thuyết về doanh thu tháng của Công ty được xây dựng theo hàm xu thế: Tháng 2000 2001 2002 2003 2004 1 8867.20 9156.12 10951.64 14253.75 19062.45 2 8833.74 9248.21 11169.27 14596.93 19531.18 3 8810.73 9350.75 11397.37 14950.57 20010.37 4 8798.19 9463.76 11635.92 15314.68 20500.03 5 8796.11 9587.23 11884.94 15689.25 21000.15 6 8804.50 9721.16 12144.42 16074.28 21510.73 7 8823.34 9865.56 12414.37 16469.77 22031.77 8 8852.65 10020.41 12694.78 16875.73 22563.28 9 8892.42 10185.73 12985.64 17292.15 23105.24 10 8942.65 10361.52 13286.98 17719.03 23657.68 11 9003.35 10547.76 13598.77 18156.37 24220.57 12 9074.50 10744.47 13921.03 18604.18 24793.92 Từ đó ta có kết quả tính toán chỉ số thời vụ về doanh thu của các tháng như sau: Bảng 9: Chỉ số thời vụ tháng về doanh thu của Công ty. Tháng ij ij y y ˆ  ij ij y y ˆ Ii 2000 2001 2002 2003 2004 1 1.175 1.495 1.293 1.705 1.474 7.141 1.428 2 0.899 0.938 1.053 0.799 0.764 4.454 0.891 3 0.929 0.951 0.906 0.954 0.838 4.577 0.915 4 0.907 0.976 0.892 0.717 0.923 4.414 0.883 5 0.912 0.976 0.840 0.927 0.900 4.555 0.911 6 0.941 0.923 0.853 1.224 0.981 4.922 0.984 7 1.020 0.959 0.984 1.044 1.041 5.048 1.010 8 1.039 1.066 0.896 0.866 0.945 4.811 0.962 9 0.987 0.879 0.927 0.858 0.996 4.648 0.930 10 1.004 0.800 0.912 0.964 0.868 4.548 0.910 11 1.049 0.868 0.933 1.112 0.990 4.953 0.991 12 1.115 1.149 1.209 1.308 1.144 5.924 1.185 Từ những chỉ số ta tính được ở cột thứ (9) cho ta thấy ở các tháng 1,7,12 chỉ số thời vụ lớn hơn 1 nghĩa là những tháng này có mức doanh thu lớn hơn mức doanh thu bình quân tháng, tuy nhiên tháng 7 chỉ số này sấp sỉ bằng 1 chưa biểu hiện rõ tính thời vụ, tính thời vụ được biểu hiện rất rõ ở tháng 1 và tháng12 với I1=1,428, I12= 1,185 điều này cho thấy doanh thu của công ty vào tháng 1 và tháng 12 hàng năm là vượt trội hơn hẳn so với các tháng khác, nguyên nhân chính của hiện tượng này là do nhu cầu đi lại,vận chuyển, cũng như tiêu dùng của nhân dân tăng lên trong dịp cuối năm. Tháng 1 và tháng 12 dương đó là tháng 11và tháng 12 âm lịch, trong những tháng này nhu cầu đi lại của người dân là rất cao làm cho doanh thu dịch vụ tăng lên đột biến hẳn so với các tháng khác. Khi đã phân tích được tính thời vụ thì các nhà quản lý có thể dựa vào quy luật này để vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhất, chủ động trước sự biến động của thời vụ, đồng thời cũng hạn chế được những tác động của nó đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. 1.4.Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu doanh thu 1.4.1. Phân tích ảnh hưởng của lượng khách Phục vụ tới chỉ tiêu doanh thu. Gọi X: là chỉ tiêu lượng khách phục vụ Y: là chỉ tiêu doanh thu Với X: là tiêu thức nguyên nhân Y: là tiêu thức kết quả Bảng 10: Bảng sô liệu về lượng khách phục vụ và doanh thu của Công ty giai đoạn 2000-2004 Năm chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng Khách hàng(1000 lượt khách) 1938 2257 2729 2858 3649 13431 Doanh thu (tr.đ) 106352 117694 144234 203680 258860 830820 Ta có phương trình tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa x và y Y = a + b.X Vân dụng chương trình SPSS ta có được phương trình hồi quy biểu diễn mỗi quan hệ tương quan giữa X và Y : Y= -81408,18 + 91,856.X Y X 4000300020001000 300000 200000 100000 0 Observed Linear Qua kết quả tính toán ta được phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa X và Y: Y= -81408,18 + 91,856.X Với R= 0,9596 >0, vậy X và Y có mối liên hệ thuận nghĩa là khi X tăng dẫn tới Y tăng R= 0,9506 >0,95 mối quan hệ giữa X và Y là rất chặt chẽ ‘a= -81408,18 là hệ số tự do b= 91,856 là hệ số góc cho ta biết khi X tăng 1000 lượt khách thì doanh thu tăng 91,856 triệu đồng. Ta có thể tính hệ số co dãn E y x bE . 2.2686 5 134311    n x x n i i 164.166 5 8308201    n y y n i i  485.1 164.166 2.2686 856.91 E Với E =1.485 cho ta thấy tiêu thức lượt khách phục vụ và doanh thu biến thiên cùng chiều và mức độ biến thiên của doanh thu nhanh hơn mức độ biến thiên của lượt khách phục vụ. E=1,485 có nghĩa là khi lượt khách phục vụ tăng 1000 lượt khách thì doanh thu của Công ty tăng 1,485%. 1.4.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu doanh thu bằng phương pháp chỉ số. Doanh thu của công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội bài tăng theo thời gian, có nhiều nhân tố tác động đến sự biến đổi đó của doanh thu. Để thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố gây ra sự biến động chung của doanh thu như thế nào và đánh giá được vai trò của nhân tố ấy trong việc thúc đẩy hay kìm hãm doanh thu thì cần phải phân tích thông qua các mô hình hệ thống chỉ số. Ký hiệu: Doanh thu năm 2000 là kỳ gốc (0) Doanh thu năm 2004 là kỳ nghiên cứu (1) Có rất nhiều mô hình phân tích, việc lựa chọn mô hình phân tích nào là tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu. a. phân tích sự biến động của doanh thu năm 2004 so với năm 2000 do ảnh hưởng của của các nhân tố về sử dụng lao động. Ta có : W : năng suất lao động (đơn vị: tr.đ/người) T : số lượng lao động (đơn vị: người) DT: Doanh thu (đơn vị: tr.đ) * MH1  TWDT  TWDT III Biến động tương đối Biến động tuyệt đối         TTWTWWDTDT 01010101 Bảng số liệu: Năm 2000 Năm 2004 DT0 (tr.đ) W 0 (tr.đ/ng) T 0 (ng) DT1 (tr.đ) W 1 (tr.đ/ng) T 1 (ng) 106352 125.86 845 258860 236.834 1093 845*86.125 1093*86.125 1093*86.125 1093*834.236 106352 258860 I Biến động tương đối 2,434 = 1,882 * 1,2935 (lần) Hay 143,4% 88,2% 29,35% Biến động tuyệt đối 152508 121295 31213 (tr.đ) Nhận xét : Doanh thu kỳ nghiên cứu (2004) so với kỳ gốc (2000) tăng 143,4% hay tăng 152508 (tr.đ) do ảnh hưởng của hai nhân tố : Do năng suất lao động bình quân của công ty năm 2004 so với năm 2000 tăng làm cho doanh thu tăng 88,2% hay tăng 121295 (tr.đ) Do tổng lao động của công ty năm 2004 tăng so với năm 2000 làm cho doanh thu năm 2004 tăng 29,35% hay tăng 31213 (tr.đ) Như vậy cả hai nhân tố đều ảnh hưởng đến doanh thu và đều làm cho doanh thu tăng lên nhưng mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động trung bình lớn hơn mức độ ảnh hưởng của tổng lao động. Đây là hai nhân tố tích cực.        TW TW TW TW TW TW DT DTI 00 10 10 11 00 11 0 1 b.Phân tích biến động của doanh thu năm 2004 so với năm 2000 do ảnh hưởng của tình hình sử dụng tài sản cố định. Tài sản cố định trong bất kỳ một doanh nghiệp nào đều chiếm giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng, nó thể hiện tiềm lực, thể hiện trang bị công nghệ của doanh nghiệp. Đây là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, trong quá trình ấy giá trị tài sản cố định bị hao mòn, nó được chuyển dần vào sản phẩm dịch vụ. Điều đó cho thấy tài sản cố định ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh. Các nhân tố về sử dụng tài sản cố định thường được biểu hiện qua chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (H), mức trang bị tài sản cố định (TR), giá trị tài sản cố định bình quân trong năm (G). Có nhiều mô hình phân tích ảnh hưởng của tình hình sử dụng tài sản cố định đến chỉ tiêu doanh thu khác nhau. Tuỳ thuộc vào yêu cầu phân tích mà ta lựa chọn mô hình phân tích phù hợp nhất. Ta đi vào phân tích 2 mô hình. MH1: DT = H *G III GHDT  Biến động tương đối: 00 10 10 11 00 11 0 1 G G G G G G H H H H H H DT DT  Biến động tuyệt đối      01010101 GGG HHHDTDT  Bảng số liệu: Năm 2000 Năm 2004 DT0 (tr.đ) H 0 (tr.đ/tr.đ) G0 (tr.đ) DT1 (tr.đ) H1 (tr.đ/tr/đ) G1 (tr.đ) 106352 5,472 19436 258860 9,446 27404 Kết quả tính toán: 106352 7,149954 7,149954 258860 106352 258860  Biến động tương đối: 2,434 = 1,7262 * 1,41 (lần) Hay 143.4% 72,62% 41% Biến động tuyệt đối: 152508 108905.3 43602.7 (tr.đ) Nhận xét: Ta thấy doanh thu của công ty năm 2004 so với năm 2000 tăng 143.4% hay tăng 152508 (tr.đ) do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng làm cho doanh thu năm 2004 so với tăng 2000 tăng 72.62% hay tăng 108905.3(tr.đ) Do giá trị tài sản cố định năm 2004 tăng so với năm 2000 làm cho doanh thu Công ty tăng 41%% hay tăng 43602.7 (tr.đ) Như vậy, hai nhân tố đều có tác động tích cực đến doanh thu nghĩa là đều làm cho doanh thu của Công ty tăng lên. MH2:  TTRHDT IIII TRTHDT  Biến động tương đối: Biến động tuyệt đối:           TTTRHTHTRTRTTRHHDTDT 01001001110101 Bảng số liệu: Năm 2000 Năm 2004 H 0 (tr.đ/tr.đ) TR0 (trđ/trđ) T 0 (ng) H 1 (tr.đ/tr.đ) TR1 (tr.đ/tr.đ) T 1 (ng) 5,472 23 845 9,446 25,072 1093 Kết quả tính toán: 106352 137565 137565 7.149954 7.149954 258860 106352 258860 I DT Biến động tương đối 2.434 = 1.7262 * 1.09 * 1.2935 Hay (143.4%) (72.62%) (9%) (29.35%) Biến động tuyệt đối: 152508 108905.3 12389.7 31213 (tr.đ) Nhận xét: Doanh thu của công ty năm 2004 so với năm 2000 tăng 143.4% hay tăng 152508          TTRH TTRH TTRH TTRH TTRH TTRH DT DTI DT 000 100 100 110 110 111 0 1 (tr.đ) do ảnh hưởng của ba nhân tố: Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng làm cho doanh thu năm 2004 tăng so với 2000 là 72.62% hay tăng 108905.3 (tr.đ). Do Mức trang bị tài sản cố định cho lao động của công ty giảm làm cho doanh thu năm 2004 so với 2000 tăng 9% hay tăng 12389.7(tr.đ). Do tổng lao động của công ty tăng làm cho doanh thu công ty năm 2004 tăng so với 2000 là 29.35% hay tăng 31213 (tr.đ). Như vậy, cả ba nhân tố đều tác động đến doanh thu và đều làm cho doanh thu của Công ty tăng. Ta thấy rằng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định là chỉ tiêu chất lượng phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chỉ tiêu mức trang bị tài sản cố định(TR) và chỉ tiêu tổng lao động (T) là chỉ tiêu số lượng phản ánh quy mô của Công ty ngày càng được mở rộng. Như vậy qua sự phân tích hai nhân tố này cho ta thấy đây đều là các nhân tố tác động tích cực đến sự biến động của doanh thu. Qua sự phân tích trên ta đã thấy được sự biến động cũng như quy luật biến động của chỉ tiêu doanh thu, các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu. Từ sự phân tích đó giúp cho các nhà quản lý hiểu rõ hơn, sâu hơn về hoạt động của công ty và có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với quy luật biến động để đạt được mức doanh thu tối đa. 1.5. Dự báo doanh thu của Công ty Nasco năm 2005 và doanh thu cho các tháng của năm 2005. 1.5.1 Dự báo doanh thu năm 2005 a) Dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân Ta có mô hình dự đoán là: hyy nhn  ˆ (h=1,2…là tầm dự báo) ở phần (1.1) ta đã tính được 127,38 (tr.đ) Dự báo doanh thu năm 2005 tức là h=1: Ta có: ).(127.2588981127.38258860 20042005 dtr hyy    Vậy doanh thu Công ty năm 2005 là 258898,127 (tr.đ) b) Dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình. Mô hình dự báo là: hnhn tyy ˆ ở phần (1.1) ta đã tính được tốc độ phát triển trung bình 9.124t (%) =1.249 Dự báo doanh thu năm 2005 tức là h=1 Ta có:   14.323316249.1258860 120042005  htyy (tr.đ) c) Dự báo dựa vào hàm xu thế Như phân tích ở trên ta đã tìm được mô hình tốt nhất biểu diễn xu thế biến động của doanh thu đó là hàm parabol với phương trình hồi quy là: Y= 109154,4 – 12577,8.t + 8613.t2 Từ hàm xu thế ta có thể dự báo doanh thu cho năm 2005 với t=6 Y2005 = Y6 = 109154,4 -12577,8.6 + 8613. 6 2 = 343755.6 (tr.đ) 1.5.2 Dự báo doanh thu theo tháng của Công ty NASCO năm 2005. a. Dự báo dựa vào hàm xu thế. Theo phân (1.3.2) ta đã tìm đựơc hàm xu thế tốt nhất biểu diễn doanh thu tháng của Công ty NASCO đó là hàm parabol: Y= 8911.13 - 49.t + 5.23.t2 Dựa vào hàm xu thế này ta dự báo doanh thu các tháng của Công ty năm 2005 tức là dự báo cho các mức độ của t từ 61 đến 72. ‘t=61 Ta có: 96.253826123.5614913.8911 212005 y (tr.đ) Tương tự ta sẽ tính được doanh thu dự báo của các tháng còn lại như sau: Bảng 11: Doanh thu dự báo cho các tháng năm 2005 của Công ty NASCO. đơn vị: tr.đ Tháng Doanh thu Tháng doanh thu 1 25382.96 7 29105.6 2 25977.25 8 29762.65 3 26582 9 30430.16 4 27197.21 10 31108.13 5 27822.88 11 31796.56 6 28459 12 32495.45 Từ kết quả dự báo đó các nhà quản lý sẽ chủ động hơn trong việc định ra các kế hoạch kinh doanh của năm tới cụ thể cho các tháng đặc biệt là các tháng có sự biến động lớn. b. Dự b áo dựa vào chỉ số thời vụ. Phần 1.5.1 ta đã dự báo được doanh thu của Công ty NASCO năm 2005 dựa vào kết quả dự báo này ta dự báo doanh thu cho các tháng của Công ty theo công thức: iI Y Y  12 2005 12005 Ta chọn kết quả dự báo năm 2005 theo hàm xu thế tức là: Y2005=343755.6 (tr.đ) Vậy ta được kết quả dự báo doanh thu tháng của Công ty năm 2005 như sau: Tháng Ii Yi(tr.đ) Tháng Ii Yi(tr.đ) 1 1.428 40906.92 7 1.01 28932.76 2 0.891 25523.85 8 0.962 27557.74 3 0.915 26211.36 9 0.93 26641.06 4 0.883 25294.68 10 0.91 26068.13 5 0.911 26096.78 11 0.991 28388.48 6 0.984 28187.96 12 1.185 33945.86 2. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận. 2.1. Phân tích quy mô và biến động của lợi nhuận Như hai chỉ tiêu trên ta sẽ đi phân tích sự biến động của lợi nhuận bằng phương pháp dãy số thời gian. Bảng 12: phân tích sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- PHÂN TÍCH THốNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CủA CÔNG TY DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY NỘI BÀI (NASCO) GIAI ĐOẠN 2000 - 2004 VÀ DỰ ĐOÁN CHO NĂM 2005.pdf
Tài liệu liên quan