Tài liệu Luận văn Phân tích, thiết kế hệ thống thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông: đại học Quốc Gia TP hồ chí minh
Trường đại học công nghệ thông tin
Khoá luận tốt nghiệp
Chuyên ngành : Công nghệ thông tin
Mã số :
Ngày giao luận văn :
Ngày nộp luận văn :
Tên đề tài:
“Phân tích, thiết kế hệ thống thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT”
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Thuỳ Ninh
Lớp: K1CT3
Cán bộ hướng dẫn:
Họ và tên: Trần Nguyên Hương
Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Đơn vị công tác: Cao đẳng sư phạm trung ương
Hà NộI - 2009
Danh sách các hình vẽ
Bảng từ viết tắt
Từ hoặc viết tắt
Từ hoặc cụm từ chi tiết
THPT
Trung học phổ thông
THCS
Trung học cơ sở
Sở GD & ĐT
Sở Giáo dục và Đào tạo
KVTS
Khu vực tuyển sinh
HKTT
Hộ khẩu thường trú
NV1
Nguyện vọng 1
NV2
Nguyện vọng 2
NV3
Nguyện vọng 3
TT GDTX
Trung tâm giáo dục thường xuyên
SBD
Số báo danh
Chức năng XL
Chức năng xử lý
Kho DL
Kho dữ liệu
HS ĐKDT
Hồ sơ đăng ký dự thi
KQTT
Kết quả thi tuyển
KQXT
Kết quả xét tuyển
HS ĐKXT
Hồ sơ đăng ký xét tuyển
QLTS
Quản lý tuyển sinh
HQTCSDL
Hệ quản...
53 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích, thiết kế hệ thống thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại học Quốc Gia TP hồ chí minh
Trường đại học công nghệ thông tin
Khoá luận tốt nghiệp
Chuyên ngành : Công nghệ thông tin
Mã số :
Ngày giao luận văn :
Ngày nộp luận văn :
Tên đề tài:
“Phân tích, thiết kế hệ thống thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT”
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Thuỳ Ninh
Lớp: K1CT3
Cán bộ hướng dẫn:
Họ và tên: Trần Nguyên Hương
Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Đơn vị công tác: Cao đẳng sư phạm trung ương
Hà NộI - 2009
Danh sách các hình vẽ
Bảng từ viết tắt
Từ hoặc viết tắt
Từ hoặc cụm từ chi tiết
THPT
Trung học phổ thông
THCS
Trung học cơ sở
Sở GD & ĐT
Sở Giáo dục và Đào tạo
KVTS
Khu vực tuyển sinh
HKTT
Hộ khẩu thường trú
NV1
Nguyện vọng 1
NV2
Nguyện vọng 2
NV3
Nguyện vọng 3
TT GDTX
Trung tâm giáo dục thường xuyên
SBD
Số báo danh
Chức năng XL
Chức năng xử lý
Kho DL
Kho dữ liệu
HS ĐKDT
Hồ sơ đăng ký dự thi
KQTT
Kết quả thi tuyển
KQXT
Kết quả xét tuyển
HS ĐKXT
Hồ sơ đăng ký xét tuyển
QLTS
Quản lý tuyển sinh
HQTCSDL
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Lời cảm ơn
Để hoàn thành khóa luận, trước hết tôi tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo Trần Nguyên Hương - Người hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài khoá luận lần này. Tôi cảm ơn Thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Công Nghệ Thông Tin đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, những kinh nghiệm trong suốt thời gian tôi học tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và các bạn đã chia sẻ và động viên em trong thời gian làm khóa luận.
Học viên
Nguyễn Thị Thuỳ Ninh
Mở đầu
Hiện nay, có hai phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin, đó là: Phân tích thiết kế hướng chức năng và phân tích thiết kế hướng đối tượng. Với đề tài quản lý tuyển sinh vào lớp 10 này em chọn phương pháp phân tích và thiết kế hướng chức năng. Mục đích của đề tài này là phát triển hệ thống quản lý tuyển sinh vào lớp 10 ở các trung học phổ thông (THPT). Phần mềm giúp cho công việc quản lý dễ dàng, nhanh chóng, chính xác hơn và hiệu quả hơn trong việc đưa ra các báo cáo, các số liệu thống kê; đồng thời tiết kiệm được thời gian và công sức của con người.
Nội dung của đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Khảo sát và hệ thống tuyển sinh vào lớp 10, quy trình tuyển sinh: cách tổ chức thi tuyển, cách tổ chức xét tuyển, điều kiện thi và xét tuyển.
Chương 2: Phân tích hệ thống, vẽ biểu đồ phân cấp chức năng thể hiện hoạt động của công tác quản lý, vẽ biểu đồ luồng dữ liệu thể hiện đầu vào là điều kiện thi và xét tuyển và đầu ra là học sinh đủ điều kiện thi và xét tuyển vào trường đã đăng ký của từng học sinh.
Chương 3: Thiết kế hệ thống, thiết kế cơ sở dữ liệu (CSDL), thiết kế các giao diện cho biết quy trình đầu vào và đầu ra trong quá trình quản lý tuyển sinh.
Chương 4: Cài đặt ứng dụng và Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server Express 2005 và dùng ngôn ngữ lập trình C# 3.0 và 3.5 hoặc cao hơn, cài đặt chương trình chạy thử. Phần kết luận trình bày tóm tắt về các nội dung thực hiện trong đề tài khóa luận.
Do thời gian nghiên cứu và khả năng tìm hiểu có hạn, nên đề tài của em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, đánh giá của thầy cô và các bạn giúp cho đề tài của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2009
Học viên
Nguyễn Thị Thùy Ninh Lớp K1CT3
Chương I
Tổng quan về hệ thống tuyển sinh vào lớp 10
1.1. Giới thiệu chung
Theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy trình tuyển sinh vào lớp 10 THPT, chúng ta có 3 hình thức tuyển sinh phổ biến: thi tuyển, xét tuyển, kết hợp cả thi và xét tuyển. Quá trình tuyển sinh vào lớp 10 THPT thực hiện theo quyết định số 12/2006/QĐ - BGD & ĐT ngày 05 tháng 04 năm 2006 và quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên ban hành kèm theo Quyết định số 82/2008/QĐ - BGD & ĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Qua quá trình tìm hiểu quy trình tuyển sinh vào lớp 10 của một số trường THPT ở Hà Nội năm học 2009 - 2010, tôi nhận thấy:
Trên địa bàn Hà Nội, có các loại hình đào tạo: Công lập, ngoài Công lập, trường chuyên, các lớp chuyên trực thuộc các trường Đại học và Học viện. Một số trường công lập có lớp chuyên như THPT Chu Văn An, THPT Nguyễn Huệ - Hà Đông.
Các trường Công lập và trường chuyên áp dụng phương pháp thi tuyển hoặc kết hợp cả thi tuyển và xét tuyển.
Các trường ngoài công lập tổ chức xét tuyển dựa trên học bạ của học sinh và kết quả thi tuyển vào các trường khác.
Mỗi trường thành lập một hội đồng tuyển sinh. Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ và năng lực của cán bộ, giáo viên đề nghị Giám đốc Sở GD & ĐT Hà Nội ra Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh (theo mẫu) của đơn vị.
1.2. Quy trình tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội
1.2.1. Yêu cầu
Hàng năm, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hà Nội yêu cầu Hiệu trưởng các trường THPT thực hiện một số công việc chuẩn bị và tiếp nhận học sinh trúng tuyển vào lớp 10, cụ thể như sau:
Thực hiện đúng lịch tuyển sinh và chế độ báo cáo theo quy định.
Tuyển sinh đúng chỉ tiêu được giao, đúng địa điểm quy định.
Thông báo công khai chỉ tiêu tuyển sinh, điểm chuẩn của trường, lịch tiếp nhận hồ sơ để học sinh và cha mẹ học sinh thuận tiện theo dõi.
Phân công cán bộ, giáo viên trực đầy đủ, đúng giờ, khi tiếp nhận hồ sơ của học sinh có thái độ văn minh, lịch sự.
Tuyệt đối không được thu lệ phí tuyển sinh hoặc bất kỳ một khoản đóng góp nào khác của học sinh.
Không nhận học sinh không đủ điều kiện trúng tuyển (nguyện vọng, điểm chuẩn, tuổi) và thiếu hồ sơ.
Tạo thuận lợi cho học sinh khi rút hồ sơ.
1.2.2. Thành lập hội đồng tuyển sinh
Mỗi nhà trường thành lập một hội đồng tuyển sinh, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ và năng lực của cán bộ, giáo viên đề nghị Giám đốc Sở GD & ĐT Hà Nội ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh (theo mẫu) của đơn vị Thành phần Hội đồng tuyển sinh của đơn vị gồm:
Chủ tịch là Hiệu Trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng;
Phó chủ tịch là Phó Hiệu trưởng;
Thư ký là Thư ký hội đồng giáo dục;
Các uỷ viên (có 4 uỷ viên) là những cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao, trong đó có 01 cán bộ Văn Phòng.
1.2.3. Xác định điểm chuẩn (đối với các trường THPT công lập)
Căn cứ
Chỉ tiêu tuyển sinh được giao;
Danh sách điểm xét tuyển theo nguyện vọng 1 (NV1), danh sách điểm xét tuyển theo NV2 (đã có đánh dấu những học sinh có khả năng vào các lớp chuyên, trường chuyên và được xếp theo thứ tự điểm xét tuyển từ cao đến thấp).
Điều kiện
Phải có sự liên kết giữa các trường trong cùng một khu vực tuyển sinh (KVTS). Nắm vững và đầy đủ các thông tin (chỉ tiêu, điểm chuẩn của các trường trong cùng một KVTS), nên tổ chức họp giữa các trường trong cùng KVTS để xác định điểm chuẩn cho từng trường.
Cách xác định điểm chuẩn
Bước 1 : Xác định sơ bộ điểm chuẩn của từng trường trong cùng KVTS để sắp xếp thứ tự từ trường có điểm chuẩn cao đến trường có điểm chuẩn thấp (sau khi đã trừ các học sinh đỗ các lớp chuyên, trường chuyên).
Bước 2: Xác định điểm chuẩn của từng trường:
Trường thứ nhất (có điểm chuẩn cao nhất của KVTS, chỉ lấy học sinh có nguyện vọng 1, không có nguyện vọng 2): xác định điểm chuẩn cao cho học sinh đủ điều kiện về điểm xấp xỉ bằng số chỉ tiêu được giao (có thể lấy dư thêm khoảng 3 %).
Trường thứ hai: xác định số lượng và điểm chuẩn theo NV1 và NV2, sao cho số học sinh có NV1 (đạt điểm chuẩn) cộng với số học sinh có NV2 (có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm) nhưng không trúng tuyển NV1 vào trường thứ nhất, đạt xấp xỉ bằng chỉ tiêu được giao (có thể lấy dư thêm 5%).
Trường thứ ba: xác định số lượng và điểm chuẩn theo NV1 và NV2, sao cho số học sinh có NV1 (đạt điểm chuẩn) cộng với số học sinh có NV2 (có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm) nhưng không trúng tuyển NV1 vào trường thứ nhất hoặc trường thứ hai, đạt xấp xỉ bằng chỉ tiêu được giao (có thể lấy dư 5%).
Các trường tiếp theo, cách tính điểm chuẩn tương tự như trên, số dư có thể tăng thêm từ 6 đến 10%.
Chú ý: Các trường khi tính số lượng học sinh có NV2 cần chú ý đến thực tế nếu học sinh ở quá xa trường và ở khu vực đó đã có các trường THPT ngoài công lập, trường bổ túc văn hóa, trung tâm giáo dục thường xuyên thì số lượng học sinh tuyển được theo NV2 chỉ đạt từ 60 - 80%.
1.2.4. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ của học sinh trúng tuyển
a) Thời gian tiếp nhận hồ sơ
Đối với các trường THPT công lập
Lớp chuyên: đợt 1 từ 18/7 đến 20/7/2009; đợt 2 từ 22/7 đến 23/7/2009.
Lớp không chuyên: đợt 1 từ 20/7 đến 22/7/2009; đợt 2 từ 24/7 đến 25/7/2009.
Đối với các trường THPT ngoài công lập: từ 20/7 đến 30/7/2009
b) Hồ sơ
Giấy báo kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT;
Bản sao giấy khai sinh hợp lệ;
Bằng tốt nghiệp THCS hoặc bằng tốt nghiệp bổ túc THCS hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời (đối với học sinh vừa tốt nghiệp THCS năm 2008 - 2009 ) do cơ sở giáo dục cấp;
Bản chính học bạ THCS;
Bản photocopy sổ hộ khẩu (phải có bản chính để đối chiếu); trường hợp học sinh hoặc cha mẹ học sinh chưa có hộ khẩu chính thức phải có Giấy hẹn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu của Công an cấp quận huyện;
Giấy xác nhận thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích do cơ quan có thẩm quyền cấp;
Những học sinh thuộc diện học trước 1 tuổi (sinh năm 1995) phải được sở duyệt cho phép học sớm 1 tuổi.
c) Tổ chức tiếp nhận hồ sơ
Đối với các trường THPT công lập
Căn cứ vào điểm chuẩn của trường đã được Sở duyệt, tổ chức tiếp nhận hồ sơ của những học sinh trúng tuyển, khi tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý kiểm tra kỹ Giấy báo kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2009 - 2010, trong đó có điểm xét tuyển và nguyện vọng của học sinh đúng với điểm chuẩn và nguyện vọng vào trường. Khi hạ điểm chuẩn tuyệt đối không nhận học sinh có nguyện vọng 2 vào trường.
Kiểm tra Hộ khẩu thường trú của học sinh hoặc cha mẹ học sinh. Trường hợp chưa có Hộ khẩu thường trú, phải có giấy hẹn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu của Công an cấp quận huyện và cha mẹ học sinh phải làm giấy cam đoan thời hạn nộp hộ khẩu chính thức, nếu quá thời hạn không nộp học sinh sẽ bị gạch tên khỏi danh sách trúng tuyển.
Một số học sinh trong giấy báo kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT có phần đính chính một số thông tin: họ tên, ngày sinh, giới tính, điểm xét tuyển, điểm ưu tiên, khuyến khích, nguyện vọng (nếu có) xác nhận của Phòng GD & ĐT hoặc Sở GD & ĐT đều đuợc coi là hợp lệ.
Đối với các trường THPT ngoài công lập
Căn cứ vào số lượng học sinh đăng ký nộp đơn vào trường và chỉ tiêu được tuyển, Hội đồng tuyển sinh của trường xác định điểm chuẩn xét tuyển của trường.
Công bố công khai điểm chuẩn xét tuyển vào trường, thời gian tiếp nhận hồ sơ, thủ tục về hồ sơ, các khoản đóng góp để học sinh và cha mẹ học sinh được biết.
Tổ chức tiếp nhận hồ sơ theo đúng quy định, tuyển đúng chỉ tiêu được giao, không được nhận học sinh thiếu hồ sơ hoặc không đủ điều kiện (không thi tuyển hoặc có một trong hai bài thi Ngữ Văn, Toán bị điểm 0).
Trong thời gian tuyển sinh khi có thắc mắc của học sinh hoặc cha mẹ học sinh lãnh đạo Hội đồng tuyển sinh phải trực tiếp giải đáp.
1.2.5. Lập danh sách học sinh trúng tuyển
a) Lập danh sách học sinh trúng tuyển
- Hàng ngày các trường phải lập danh sách học sinh đã nhập trường đầy đủ, chính xác.
- Kết thúc tuyển sinh các trường lập danh sách học sinh trúng tuyển (theo mẫu) nộp về Sở.
b) Nộp danh sách học sinh trúng tuyển về Sở
- Ngày 03/8/2009: Các trường THPT công lập.
- Ngày 05/8/2009: Các trường THPT ngoài công lập.
1.3. Phân loại trường đào tạo tại Hà Nội
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có hai loại trường đào tạo: trường đào tạo chuyên, trường đào tạo cả chuyên và không chuyên.
Trường đào tạo chuyên:
Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 vừa được Sở GD & ĐT Hà Nội công bố đối với lớp 10 chuyên, học sinh (HS) được chọn tối đa 2 trong 4 trường sau để đăng ký dự tuyển (ĐKDT): THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ - Hà Đông, THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây. Trong mỗi buổi thi ngày (25/6), học sinh chỉ được chọn một môn chuyên. Trường hợp học sinh chọn môn chuyên có ở 2 trường thì phải đăng ký trường NV1 và trường NV2.
Nếu học sinh chỉ có nguyện vọng vào một trường hoặc môn chuyên đã chọn chỉ có ở một trường thì đó là trường nguyện vọng 1 (NV1). Học sinh muốn nhập học tại trường đăng ký theo nguyện vọng 2 phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,0 điểm. Học sinh đã trúng tuyển NV1 không được xét tuyển theo NV2.
Trường đào tạo cả chuyên và không chuyên:
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển (NVDT) vào 2 trường THPT công lập (kể cả lớp 10 không chuyên Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây), xếp theo thứ tự ưu tiên là 2 nguyện vọng phải trong cùng một khu vực tuyển sinh, trừ 2 trường hợp: 1 trong 2 nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 không chuyên Trường THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây.
Học sinh muốn nhập học tại trường đăng ký theo nguyện vọng 2 thì phải có điểm xét tuyển (ĐXT) cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm.
Học sinh cần đặc biệt lưu ý, với cả lớp 10 chuyên và không chuyên, khi hạ điểm chuẩn thì nhà trường chỉ nhận học sinh đăng ký NV1, không nhận học sinh đăng ký NV2.
Quy định về phân vùng khu vực tuyển sinh
Theo Sở GD & ĐT Hà Nội, năm nay khu vực tuyển sinh (KVTS) được phân như sau: Tuyển sinh vào các trường THPT công lập thì toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh (KVTS). Học sinh đúng độ tuổi, đủ điều kiện, có hộ khẩu thường trú (HKTT) hoặc bố (mẹ) có hộ khẩu thường trú ở khu vực tuyển sinh nào được dự tuyển vào trường THPT công lập ở khu vực tuyển sinh đó. Cụ thể như sau:
Khu vực tuyển sinh 1 (KVTS 1) gồm: quận Ba Đình, Tây Hồ.
KVTS 2 gồm: quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.
KVTS 3 gồm: quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy.
KVTS 4 gồm: quận Hoàng Mai, Thanh Trì.
KVTS 5 gồm: quận Long Biên, Gia Lâm.
KVTS 6 gồm: quận Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
KVTS 7 gồm: huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng.
KVTS 8 gồm: huyện Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì.
KVTS 9 gồm: huyện Thạch Thất, Quốc Oai.
KVTS 10 gồm: Hà Đông, Chương Mỹ, Thanh Oai.
KVTS 11 gồm: Thường Tín, Phú Xuyên.
KVTS 12 gồm: ứng Hoà, Mỹ Đức.
Đổi KVTS được quy định như sau: những học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các KVTS hoặc có chỗ ở thực tế khác với đăng ký hộ khẩu thường trú (HKTT), đủ điều kiện dự tuyển có thể đổi KVTS với điều kiện: 2 NV vào 2 trường THPT công lập phải có cùng một khu vực tuyển sinh. Học sinh muốn đổi khu vực tuyển sinh cần có đơn (theo mẫu):
ĐƠN XIN Đổi KHU VỰC TUYỂN SINH
Kớnh gửi: Phũng Giỏo dục - Đào tạo………………………………………..
Tờn em là:…………………………………………………………………
Sinh ngày:………thỏng………….năm………..
Là học sinh lớp:……………………
Trường:………………………………………………………………………
Hộ khẩu thường trỳ:…………………………………………………………
Thuộc khu vực tuyển sinh:
Em làm đơn này xin được chuyển đổi sang khu vực tuyển sinh:
Lý do:…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kớnh đề nghị Phũng GD - ĐT………………………xem xột giải quyết
Ngày………thỏng……..năm 2009
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
(Ký tờn và đúng dấu)
HỌC SINH
(Ký, ghi họ tờn)
CHA MẸ HS
(Ký, ghi họ tờn)
nêu rõ lý do đổi và được thủ trưởng cơ sở giáo dục xác nhận. Không phân biệt KVTS với học sinh có nguyện vọng dự tuyển vào trường THPT có tuyển lớp 10 tiếng Pháp, tiếng Nhật.
Học sinh muốn được dự tuyển vào trường THPT ngoài công lập phải tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT do đó phải đăng ký nhờ NV vào 1 trường THPT công lập để được dự thi. Học sinh có đủ điều kiện được đăng ký dự tuyển vào các trường THPT ngoài công lập, không phân biệt KVTS.
Hình thức tính điểm thi và xét tuyển vào lớp 10 tại Hà Nội
Với các lớp 10 không chuyên thực hiện phương thức kết hợp thi tuyển với xét tuyển theo quy chế của Bộ GD & ĐT cho tất cả các THPT công lập và ngoài công lập, trong đó:
Xét tuyển: tính theo kết quả rèn luyện và học tập, điểm cộng thêm, điểm xét tuyển. Các trường THCS, phòng GD & ĐT chịu trách nhiệm về điểm THCS và điểm cộng thêm (điểm ưu tiên, khuyến khích) của học sinh.
Thi tuyển: Tổ chức một kỳ thi chung gồm hai môn Toán và Ngữ Văn vào lớp 10 không chuyên cho tất cả các trường THPT.
Khu vực tuyển sinh
Đối với các trường công lập: khu vực tuyển sinh được chia theo địa giới hành chính, cho phép học sinh vùng giáp ranh ở một số khu vực tuyển sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường thuộc khu vực lân cận. Học sinh muốn thay đổi khu vực tuyển sinh phải có đơn và ghi tại phiếu đăng ký dự thi.
Đối với các trường ngoài công lập và các lớp học chương trình THPT tại trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) thì không phân biệt khu vực tuyển sinh. Riêng với lớp 10 không chuyên Trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây được tuyển sinh toàn thành phố.
Đăng ký nguyện vọng: Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào hai trường THPT trong cùng một khu vực tuyển sinh, không kể nguyện vọng vào các lớp chuyên Trường THPT Hà Nội - Amsterdam, chuyên Nguyễn Huệ, Chu Văn An, THPT Sơn Tây.
Tuyển sinh vào các lớp chuyên: Điểm xét tuyển bao gồm tổng điểm hai bài thi môn Ngữ văn, Toán (tính hệ số 1) và điểm bài thi môn chuyên (hệ số 2). Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng tại hai trường có cùng 1 môn chuyên, xếp thứ tự ưu tiên là nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2. Học sinh cũng có thể đăng ký thi các môn chuyên khác nhau của hai trường khác nhau với điều kiện các môn chuyên không trùng nhau. Hai môn Ngữ văn và Toán thi cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 không chuyên và thi thêm môn chuyên.
Cách tính điểm tuyển sinh vào lớp 10
Chỉ thi tuyển (xét chung cho cả trường công lập và ngoài công lập)
Sở GD & ĐT sẽ tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 THPT không chuyên cho tất cả các trường THPT. Thí sinh sẽ thi hai môn : Ngữ văn, Toán. Thí sinh nộp đơn dự tuyển tại trường THCS mình đang học nhưng dự thi tại đơn vị tuyển sinh là trường THPT mà mình muốn thi vào.
Cách tính điểm: Theo điều 12: ”Môn thi, thời gian làm bài thi, điểm bài thi, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm và điểm xét tuyển”. Dùng kết quả thi hai môn Ngữ văn và Toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT không chuyên (lấy hệ số 2). Điểm thi 2 môn này với lớp chuyên là hệ số 1.
Vừa thi tuyển, vừa xét tuyển
Tuyển sinh vào lớp 10 không chuyên theo phương thức kết hợp thi tuyển với xét tuyển. Phương thức này áp dụng để tuyển sinh cho tất cả các trường THPT công lập, ngoài công lập tại Hà Nội. Theo đó, mỗi thí sinh dự tuyển vào lớp 10 các trường THPT sẽ được tính điểm ở hai phần thi và xét tuyển
Phần thi tuyển: Theo quyết định số 12/2006/QĐ-BGD & ĐT ngày 05 tháng 4 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế tuyển sinh với hình thức thi tuyển như sau:
“Theo điều 17: Môn thi, thời gian làm bài thi, điểm bài thi, hệ số điểm bài thi.”
Môn thi, thời gian làm bài thi:
Học sinh thi viết hai môn : Toán và Ngữ Văn.
Thời gian làm bài thi: 120 phút/môn thi.
Điểm bài thi, hệ số điểm bài thi:
Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu trong đề thi, điểm bài thi cho theo thang điểm từ 0 đến điểm 10, điểm lẻ đến 0,25.
Hệ số điểm bài thi: môn Toán và Ngữ văn tính hệ số 2.
Phần xét tuyển: Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập, điểm cộng thêm, điểm xét tuyển.
Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học của người học ở THCS được tính như sau:
Hạnh kiểm tốt, học lực giỏi: 5 điểm;
Hạnh kiểm khá, học lực khá: 4 điểm;
Hạnh kiểm trung bình, học lực trung bình: 3,5 điểm;
Trường hợp còn lại: 2,5 điểm.
Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích tối đa không quá 6 điểm.
Chính sách ưu tiên:
Các đối tượng con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên: cộng 3 điểm.
Con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động dưới 81%: cộng 2 điểm.
Người dân tộc thiểu số không sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn: cộng 1 điểm.
Chính sách khuyến khích:
Học sinh đạt giải môn thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) lớp 9 cấp thành phố trùng với môn chuyên đăng ký dự thi được cộng thêm:
Giải nhất : 2,0 điểm.
Giải nhì: 1,5 điểm.
Giải ba: 1,0 điểm.
Điểm xét tuyển là tổng số điểm của: tổng số điểm hai bài thi đã tính theo hệ số (không có bài thi nào bị điểm 0); tổng số điểm tính theo kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả học lại của lớp đó; điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích.
Chỉ xét tuyển:
Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập, điểm cộng thêm, điểm xét tuyển.(theo điều 10 trong quy chế tuyển sinh vào lớp 10 )
Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học của người học ở THCS được tính như sau:
Hạnh kiểm tốt, học lực giỏi: 10 điểm;
Hạnh kiểm khá, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học lực khá: 9 điểm;
Hạnh kiểm khá, học lực khá: 8 điểm;
Hạnh kiểm trung bình, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học lực trung bình: 7 điểm;
Hạnh kiểm khá, học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình, hạnh kiểm khá: 6 điểm;
Trường hợp còn lại: 5 điểm;
Điểm cộng thêm cho các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích tối đa không quá 4 điểm.
Điểm xét tuyển là tổng số điểm của: tổng số điểm tính theo kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở THCS và điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích.
1.7. Hỡnh thức tớnh điểm tuyển sinh vào lớp 10 trường chuyên
1.7.1. Kế hoạch tuyển sinh
Trường chuyên thuộc tỉnh chỉ tuyển học sinh có hộ khẩu thường trú trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; việc tuyển sinh từ địa phương khác phải được sự chấp thuận của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đó;
Trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học tuyển sinh trong cả nước. Phương thức tuyển sinh là thi tuyển. Môn thi: Toán, Ngữ văn, 1 hoặc 2 môn chuyên và môn Ngoại Ngữ.
Điểm bài thi tính theo thang điểm 10, nếu chấm bài thi theo thang điểm khác thì kết quả các bài thi phải quy đổi ra thang điểm 10.
Hệ số điểm bài thi:
Tuyển sinh lớp chuyên: Điểm bài thi không chuyên tính hệ số 1, điểm bài thi chuyên tính hệ số 2.
Tuyển sinh lớp không chuyên: Chỉ tính điểm các bài thi không chuyên với hệ số điểm bài thi theo quy định của quy chế tuyển sinh THPT ban hành kèm theo quyết định số 12/2006/QĐ - BGDĐT ngày 05/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.7.2. Đối tượng và điều kiện dự tuyển
a) Nếu đăng ký môn chuyên là Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lí, Ngoại Ngữ thì các môn học này phải đạt điểm trung bình cả năm lớp 9 từ 7,0 trở lên, đối với các môn chuyên khác thì phải đạt điểm trung bình các môn học này cả năm lớp 9 từ 8,0 trở lên. Nếu học sinh chưa hoàn thành chương trình Tin học ở cấp THCS thì môn chuyên này lấy điểm môn Toán thay thế, nếu học sinh đã hoàn thành chương trình môn này thì thực hiện như các môn chuyên khác.
b) Hạnh kiểm xếp loại tốt và học lực xếp loại từ khá trở lên vào cuối năm học lớp 9 và xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên.
c) Tính điểm trúng tuyển:
- Điểm xét tuyển vào lớp 10 chuyên =
d) Báo cáo kết quả tuyển sinh
Báo cáo chậm nhất vào ngày 25 tháng 8, cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên báo cáo kết quả tuyển sinh với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hồ sơ báo cáo gồm có:
Thông báo kỳ thi tuyển sinh vừa tổ chức;
Văn bản của cấp có thẩm quyền về phân bố chỉ tiêu tuyển sinh mới;
Danh sách học sinh trúng tuyển vào lớp 10 chuyên và không chuyên; danh sách học sinh đã tuyển bổ sung và chuyển ra khỏi lớp chuyên trong năm học trước theo từng môn chuyên; ghi rõ điểm bài thi, điểm xét tuyển của học sinh;
Báo cáo tổng kết kỳ thi tuyển sinh.
1.8. Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu về hệ thống tuyển sinh vào lớp 10 THPT ở Hà Nội, tôi thấy rằng để tin học hóa hoạt động tuyển sinh, cần thực hiện theo quy trình sau:
Các trường nhận hồ sơ dự tuyển của học sinh, đối chiếu với điều kiện dự tuyển (để loại bỏ ngay các học sinh không đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Từ hồ sơ của học sinh cần lấy ra các thông tin sau để đưa vào máy tính: Họ tên thí sinh, ngày sinh, giới tính, điểm trung bình học tập các năm lớp 6, 7, 8, 9 và hạnh kiểm các năm học tương ứng, các nguyện vọng, khu vực tuyển sinh, đối tượng ưu tiên, điểm khuyến khích, tốt nghiệp trường THCS nào điểm thi các môn (nếu trường có tổ chức thi đầu vào).
Sau khi nhập các thông tin của học sinh, cần tính tổng điểm của học sinh và gửi kết quả sơ bộ về Sở Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ vào chỉ tiêu được tuyển, Nhà trường sẽ lên danh sách thí sinh trúng tuyển, làm các báo cáo gửi Sở giáo dục và Đào tạo và thông báo kết quả cho học sinh.
Chương II
Phân tích hệ thống quản lý tuyển sinh
Trong chương trước tôi đã nêu rõ được tổng quan hệ thống quản lý tuyển sinh vào lớp 10 THPT, chương này, tôi sẽ tiến hành phân tích hệ thống theo phương pháp hướng chức năng.
Cơ sở lý thuyết
Khái niệm về hệ thống, hệ thống thông tin quản lý trong phân tích hướng chức năng
Hệ thống: Là tập hợp các phần tử có những mối quan hệ rằng buộc lẫn nhau cùng hoạt động chung cho một số mục tiêu nào đó. Trong hoạt động có trao đổi vào ra với môi trường ngoài.
Hệ thống quản lý: Là một hệ thống có một mục đích mang lại lợi nhuận hoặc lợi ích nào đó. Đặc điểm của hệ thống là có sự tham gia của con người và có trao đổi thông tin.
Hệ thống quản lý được chia thành hai hệ thống con:
+ Hệ tác nghiệp (trực tiếp sản xuất): gồm con người, phương tiện, phương pháp trực tiếp thực hiện mục tiêu đã đề ra.
+ Hệ quản lý (gián tiếp sản xuất): Gồm con người, phương tiện, phương pháp cho phép điều khiển hoạt động của hệ thống.
Hệ này lại chia thành hai hệ con:
Hệ quyết định : Đưa ra các quyết định.
Hệ xử lý thông tin : Xử lý thông tin.
Hệ thống thông tin (Information System): Là một hệ thống sử dụng công nghệ thông tin để thu thập, truyền, lưu trữ, xử lý và biểu diễn thông tin trong một hay nhiều quá trình kinh doanh.
Hệ thống thông tin phát triển qua bốn loại hình:
+ Hệ xử lý dữ liệu: lưu trữ và cập nhật dữ liệu hàng ngày, in ra các báo cáo theo định kỳ (Ví dụ: các hệ thống tính lương…).
+ Hệ thông tin quản lý (Managerment Information System - MIS): Một hệ thông tin gồm cơ sở dữ liệu hợp nhất và các dòng thông tin giúp con người trong sản xuất, quản lý và ra quyết định.
+ Hệ trợ giúp quyết định: Hỗ trợ cho việc ra quyết định (cho phép nhà phân tích ra quyết định chọn các phương án mà không phải thu thập và phân tích dữ liệu).
+ Hệ chuyên gia: Hỗ trợ nhà quản lý giải quyết các vấn đề và làm quyết định một cách thông minh.
Phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
Phương pháp thiết kế hệ thống cổ điển (thiết kế phi cấu trúc)
Đặc điểm:
Gồm các pha (phase) : Khảo sát, thiết kế, viết lệnh, kiểm thử đơn lẻ, kiểm thử trong hệ con, kiểm thử trong toàn hệ thống.
Việc hoàn thiện hệ thống được thực hiện theo hướng “buttom - up” (từ dưới lên trên) và theo nguyên tắc tiến hành tuần tự từ pha này đến pha khác.
Nhược điểm:
Gỡ rối, sửa chữa rất khó khăn và phức tạp.
Vì thực hiện theo nguyên tắc tuần tự các pha nên sau khi đã kết thúc một pha, người ta có thể không cần phải bận tâm đến nó nữa. Nếu ở pha trước còn lỗi thì các pha sau sẽ phải tiếp tục chịu ảnh hưởng của lỗi đó
Phương pháp phân tích hệ thống bán cấu trúc
Đặc điểm:
Một loạt các bước “bottom - up” như viết lệnh và kiểm thử được thay thế bằng giai đoạn hoàn thiện “top - down”. Nghĩa là các modun mức cao được viết lệnh và kiểm thử trước rồi đến các modun chi tiết ở mức thấp hơn.
Pha thiết kế cổ điển được thay thế bằng thiết kế có cấu trúc.
Nhược điểm:
Người thiết kế liên lạc rất ít với phân tích viên hệ thống và không có liên hệ với người sử dụng. Chính vì vậy quá trình phân tích và thiết kế gần như tách thành hai pha độc lập.
Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống có cấu trúc
Đặc điểm:
Phương pháp này bao gồm 9 hoạt động: Khảo sát, phân tích, thiết kế, bổ sung, tạo sinh, kiểm thử xác nhận, bảo đảm chất lượng, mô tả thủ tục, biến đổi cơ sở dữ liệu, cài đặt.
Các hoạt động có thể thực hiện song song. Mỗi hoạt động có thể cung cấp những sửa đổi phù hợp cho một hoặc nhiều hoạt động trước đó.
Biểu đồ phân rã chức năng (FHD - Functional Hierachical Diagram)
Đặc điểm và mục đích của biểu đồ phân rã chức năng
Đặc điểm
Cung cấp cách nhìn khái quát chức năng.
Dễ thành lập.
Gần gũi với sơ đồ tổ chức.
Không đưa ra được mối liên quan về thông tin giữa các chức năng.
Mục đích
Xác định phạm vi của hệ thống cần phân tích.
Cho phép mô tả khái quát dần các chức năng của một tổ chức một cách trực tiếp khách quan. Cho phép phát hiện chức năng thiếu, trùng lặp.
Giúp làm việc giữa nhà thiết kế và người sử dụng trong khi phát triển hệ thống.
Mô hình phân rã chức năng của hệ thống quản lý tuyển sinh
Hệ thống gồm 4 chức năng chính:
Quản lý hồ sơ học sinh.
Quản lý thi tuyển.
Quản lý xét tuyển.
Báo cáo kết quả.
Thi tuyển
Xét tuyển
Nhận hồ sơ HS
Hệ thống tuyển sinh vào lớp 10
Nhập điểm
In danh sách HS
Nhập điểm
In danh sách HS
In điểm
In điểm
Báo cáo
Hình 1-1. Biểu đồ phân rã chức năng của hệ thống tuyển sinh
Biểu đồ luồng dữ liệu cho hệ thống tuyển sinh (DFD - Data Flow Diagram)
Xây dựng mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh (Context Diagram)
Chỉ đạo
Báo cáo
Thông báo cần thiết
Hồ sơ học sinh
SGD
Học sinh
Quản lý tuyển sinh vào lớp 10
Hình 2-1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh của hệ thống QLTS
Xây dựng mô hình dữ liệu mức đỉnh (mức 1)
Hình 2-2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh của hệ thống QLTS
Từ điển dữ liệu
Luồng dữ liệu
Tên luồng dữ liệu: Hồ sơ
Từ: tác nhân ngoài – Học sinh
Vào: chức năng xử lý (XL) (1) – Nhận hồ sơ học sinh
Mô tả: Học sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển vào trường theo nguyện vọng (NV1, NV2)
Chi tiết cụ thể: hồ sơ gồm có
Bản sao giấy khai sinh hợp lệ
Bằng tốt nghiệp THCS hoặc bằng tốt nghiệp bổ túc THCS hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời
Bản chính học bạ THCS
Bản photocopy sổ hộ khẩu (phải có bản chính để đối chiếu
Giấy xác nhận thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Những học sinh thuộc diện học trước 1 tuổi (sinh năm 1995) phải được sở duyệt cho phép học sớm 1 tuổi.
Chú ý: Hồ sơ chỉ có tác dụng trong thời hạn nhất định. Hồ sơ nộp ngoài thời hạn nộp thì hồ sơ không còn giá trị.
Tên luồng dữ liệu: Hồ sơ không hợp lệ
Từ: chức năng xử lý (XL) (1) – Nhận hồ sơ học sinh
Vào: tác nhân ngoài – Học sinh
Mô tả: Trả lại hồ sơ cho HS nếu hồ sơ đó không hợp lệ
Chi tiết cụ thể: Hồ sơ thiếu hoặc khai man một trong các thủ tục sau:
Bằng tốt nghiệp
Học bạ cấp II
Sơ yếu lý lịch
Giấy khai sinh
Chú ý: Bộ phận nhận hồ sơ phải kiểm tra ngay các loại giấy tờ có trong hồ sơ, nếu không hợp lệ sẽ trả lại ngay cho học sinh.
Tên luồng dữ liệu: Hồ sơ hợp lệ
Từ: Chức năng xử lý (1) – Nhận hồ sơ học sinh
Vào: Kho dữ liệu (1) – Hồ sơ học sinh
Mô tả: Những hồ sơ hợp lệ của học sinh được đưa vào để lưu trữ và quản lý
Chi tiết cụ thể: Hồ sơ học sinh sẽ lưu trữ hồ sơ gốc, gồm có
Bằng tốt nghiệp cấp II
Học bạ cấp II
Sơ yếu lý lịch
Giấy khai sinh
Chú ý: Hồ sơ học sinh được đưa vào tủ lưu trữ và dùng khi cập nhật học sinh mới, thông báo kết quả thi tuyển, cũng như kết quả xét tuyển cho học sinh
Tên luồng dữ liệu: Học sinh
Từ: Kho DL (2) – Danh sách học sinh
Vào: chức năng XL (2) – Thi tuyển
Mô tả: Chuyển tất cả danh sách học sinh đã đăng ký dự thi, lưu trữ quản lý học sinh thi tại trường mình đã đăng ký.
Chi tiết cụ thể: Chi tiết về danh sách học sinh gồm
Thông tin cá nhân của học sinh như: họ tên, ngày sinh, địa chỉ, khu vực, kết quả học tập của học sinh ở cấp II…
Tên luồng dữ liệu: Dữ liệu
Từ: chức năng XL (1) – Nhận hồ sơ học sinh
Vào: chức năng XL (2) – Thi tuyển
Hoặc từ: chức năng XL (1) – Nhận hồ sơ học sinh
Vào: chức năng XL (3) – Xét tuyển
và
Từ: chức năng XL (2) – Thi tuyển
Vào: chức năng XL (4) – Báo cáo tổng hợp
Hoặc từ: chức năng XL (3) – Xét tuyển
Vào: chức năng XL (4) – Báo cáo tổng hợp
Mô tả: chuyển những thông tin cần thiết của mỗi học sinh cho bộ phận Thi tuyển và bộ phận Xét tuyển, hai chức năng Thi tuyển và Xét tuyển có nhiệm vụ báo cáo kết quả cho chức năng XL (4) – Báo cáo tổng hợp.
Chi tiết cụ thể: Dữ liệu bao gồm
Mã học sinh
Mã trường
Mã quận
Họ tên
Ngày sinh
Giới tính
Điểm ưu tiên….
Chú ý: Khi dữ liệu đã được cập nhật đầy đủ, bộ phận tuyển sinh có trách nhiệm quản lý và sửa đổi nếu có sai sót.
Lưu ý: Mã học sinh được đánh như sau: Sau khi đã nhận xong hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh. Bộ phận tuyển sinh bắt đầu sắp xếp thứ tự mã học sinh và họ tên học sinh được sắp xếp theo A, B, C…và đánh mã học sinh như sau:
09 (là năm tuyển sinh (năm 2009) lấy ra hai số cuối của năm) + Mã trường ĐKDT + số thứ tự từ 1 đến hết số học sinh. Mã tự động tăng.
VD: Năm tuyển sinh vào lớp 10 là 2009 và mã trường là 0102, 0103, 0705… thì mã học sinh được đánh là: 0901020001, 0901030002,…, 0907051000. Cách đánh như vậy không thể nhầm lẫn học sinh đăng ký dự thi so với các năm khác. Mã học sinh này cho biết học sinh này thi tuyển vào năm 2009.
Tên luồng dữ liệu: Kết quả học tập
Từ: chức năng XL (1) – Nhận hồ sơ học sinh
Vào: kho DL (3) – kết quả học tập
Mô tả: Chuyển kết quả học tập sau mỗi năm học cấp II của học sinh đưa vào tệp lưu kết quả học tập của học sinh để sau khi thi tuyển xong ta dùng kết quả thi cùng với kết quả học tập của 4 năm học ở cấp II tính ra điểm trúng tuyển hay không trúng tuyển của học sinh.
Chi tiết cụ thể: các kết quả học tập cần lưu trữ
Mã học sinh
Tên học sinh
Ngày sinh
Xếp loại học lực, hạnh kiểm của 4 năm học cấp II…
Điểm ưu tiên, điểm khuyến khích của học sinh (nếu có).
Chú ý: Kết quả học tập này phải được lưu trữ khi sở GD - ĐT đã xét duyệt xong điểm trúng tuyển hoặc không trúng tuyển của học sinh.
Tên luồng dữ liệu: Kết quả học tập
Từ: kho DL (3) – kết quả học tập
Vào: chức năng XL (2) – Thi tuyển
Mô tả: Kết quả học tập được lấy ra đưa vào chức năng xử lý Thi tuyển, kết hợp với kết quả của học sinh đã dự thi vào trường đã đăng ký thi.
Chi tiết cụ thể: kết quả học tập được đưa vào để phục vụ cho kỳ thi tuyển
Điểm trung bình của 4 năm học cấp II
Xếp loại học lực của từng học sinh
Xếp loại hạnh kiểm của từng học sinh
Điểm ưu tiên, điểm khuyến khích của học sinh (nếu có)
Chú ý: Điểm trúng tuyển của học sinh được tính như sau:
(điểm thi + điểm học lực, hạnh kiểm (thi tuyển)+ điểm ưu tiên, điểm khuyến khích) >= điểm chuẩn của trường thì trúng tuyển.
Tên luồng dữ liệu: Kết quả học tập
Từ: kho DL (3) – kết quả học tập
Vào: chức năng XL (3) – Xét tuyển
Mô tả: Trường hợp học sinh dự thi tại một trường nhưng lại không muốn học ở trường đó, nên học sinh có thể dùng kết quả thi tuyển đó để xét tuyển vào trường theo ý muốn (xét tuyển NV2). Chức năng này cũng dùng để xét tuyển học sinh vào trường theo hình thức xét điểm thành tích học tập của học sinh ở cấp II.
Chi tiết cụ thể: kết quả học tập được đưa vào để phục vụ cho việc xét tuyển
Điểm trung bình của 4 năm học cấp II
Xếp loại học lực của từng học sinh
Xếp loại hạnh kiểm của từng học sinh
Điểm ưu tiên, điểm khuyến khích của học sinh (nếu có)
Chú ý: Điểm trúng tuyển của học sinh được tính như sau:
(điểm xét tuyển + điểm học lực, hạnh kiểm(xét tuyển) + điểm ưu tiên, điểm khuyến khích) >= điểm chuẩn của trường thì trúng tuyển.
Tên luồng dữ liệu: Hồ sơ học sinh
Từ: tác nhân ngoài – Học sinh
Vào: chức năng XL (3) - Xét tuyển
Mô tả: Học sinh nộp hồ sơ đến trường mình muốn đăng ký vào học. Dùng kết quả học tập ở cấp II của học sinh để tính xem học sinh này có trúng tuyển hay không?
Chi tiết cụ thể: Hồ sơ học sinh gồm:
Thông tin cá nhân của học sinh
Kết quả học tập của học sinh học ở cấp II
Điểm khuyến khích, điểm ưu tiên của học sinh (nếu có).
Chú ý: Hồ sơ nộp đúng thời hạn, nếu quá hạn nộp hồ sơ không còn giá trị.
Tên luồng dữ liệu: Báo cáo
Từ: chức năng XL (4) – Báo cáo tổng hợp
Vào: tác nhân ngoài – SGD (Sở Giáo Dục và Đào Tạo)
Mô tả: Báo cáo kết quả tuyển sinh cho SGD.
Chi tiết cụ thể: Báo cáo về kết quả học sinh trúng tuyển vào trường, đạt đủ chỉ tiêu của trường đặt ra, nếu chưa đủ chỉ tiêu thì hạ điểm chuẩn.
Tên luồng dữ liệu: Chỉ đạo
Từ: tác nhân ngoài – SGD (Sở GD - ĐT)
Vào: chức năng XL (2) – Thi tuyển
và
Từ: tác nhân ngoài – SGD (Sở GD - ĐT)
Vào: chức năng XL (3) – Xét tuyển
Mô tả: Sở GD - ĐT gửi quy chế tuyển sinh về các trường, các trường có nhiệm vụ thực hiện đúng theo quy định của Sở đề ra.
Chi tiết cụ thể: Sở ra quy định về thời gian thi tuyển và xét tuyển, điều kiện dự thi, chỉ tiêu, điểm chuẩn và điều kiện trúng tuyển.
Chức năng xử lý (XL)
Tên chức năng: Nhận hồ sơ học sinh
Mô tả: Nhận hồ sơ học sinh khi học sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại trường.
Input: hồ sơ đăng ký dự thi
Output:
Hồ sơ không hợp lệ
Hồ sơ hợp lệ
Dữ liệu
Thao tác:
Bắt đầu
lặp cho đến khi hết học sinh
+ nhận hồ sơ ĐKDT của học sinh
+ kiểm tra hồ sơ
+ lấy TT ở hồ sơ để quản lý học sinh vào trường.
+ lưu hồ sơ gốc vào tủ hồ sơ
+cập nhật hồ sơ
kết thúc
Chú ý: Hồ sơ được cập nhật khi học sinh đến nộp hồ sơ ĐKDT, hồ sơ được đưa vào quản lý khi thực hiện thi tuyển và xét tuyển. Hồ sơ được trả lại khi học sinh nộp hồ sơ không hợp lệ. Và hồ sơ này được lưu trữ cho đến khi học sinh trúng tuyển vào trường đã ĐKDT.
Tên chức năng: Thi tuyển
Mô tả: Quản lý Thi tuyển của học sinh
Input:
Hồ sơ ĐKDT
Kết quả học tập 4 năm ở cấp II
Output:
Dữ liệu được chuyển sang chức năng Báo cáo tổng hợp
Báo cáo kết quả trúng tuyển (hoặc không trúng tuyển)
Thao tác:
bắt đầu
lặp cho đến hết
Nhập hồ sơ ĐKDT hợp lệ
Lấy kết quả học tập của 4 năm học cấp II, công việc gồm:
Nhận hồ sơ, kiểm tra HS
Sắp xếp thí sinh, in giấy báo
Làm phách, chấm bài
Công bố kết quả, in kết quả
kết thúc
Chú ý: Thực hiên lần lượt từng thao tác, xong thao tác 1) rồi đến thao tác 2)
Tên chức năng: Xét tuyển
Mô tả: Quản lý Xét tuyển của học sinh
Input:
Hồ sơ xét tuyển
Kết quả học tập 4 năm ở cấp II
Output:
Kết quả trúng tuyển (hoặc không trúng tuyển)
Báo cáo kết quả xét tuyển đến chức năng Báo cáo tổng hợp
bắt đầu
lặp cho đến hết
Nhập hồ sơ ĐKXT
Lấy kết quả dự thi của trường có nguyện vọng 1(trường mà học sinh dự thi)
Xét tuyển học sinh
Thực hiện xét tuyển
In giấy báo
Công bố kết quả xét tuyển
In kết quả xét tuyển
kết thúc
Thao tác:
Chú ý: Thực hiên lần lượt từng thao tác, xong thao tác 1) rồi đến thao tác 2)
Tên chức năng: Báo cáo tổng hợp
Mô tả: Nhận báo cáo từ chức năng Thi tuyển, Xét tuyển để báo cáo lên sở Giáo dục
Input:
Nhận dữ liệu từ hai chức năng Thi tuyển và Xét tuyển về kết quả tuyển sinh
Output:
Báo cáo kết quả tuyển sinh lên Sở Giáo dục
bắt đầu
lặp cho đến hết
Nhận báo cáo về kết quả tuyển sinh
Lập danh sách học sinh trúng tuyển hoặc không trúng tuyển báo cáo lên SGD
+ In danh sách học sinh trúng tuyển
+ Gửi lên SGD
kết thúc
Thao tác:
Chú ý: Thực hiện lần lượt từng thao tác, xong thao tác 1) rồi đến thao tác 2)
Kho dữ liệu
Tên kho: Hồ sơ học sinh
Mô tả: lưu trữ hồ sơ hợp lệ trong máy và tủ hồ sơ
Luồng DL vào: hồ sơ hợp lệ
Luồng DL ra: Những thông tin về học sinh
Các thành phần DL:
+ Hồ sơ này vừa lưu trên máy, vừa lưu trong tủ hồ sơ
Họ tên
Sơ yếu lý lịch
Mã học sinh
Ngày sinh
Mã trường ĐKDT
Mã quận
Địa chỉ trường đã tốt nghiệp cấp II
Giấy khai sinh
Bằng tốt nghiệp cấp II
Học bạ cấp II
Điểm ưu tiên, điểm khuyến khích
Chú ý: Hồ sơ học sinh gồm một tệp hồ sơ cứng (tức là hồ sơ của học sinh khi đến đăng ký dự thi) được lưu trữu vào tủ đựng hồ sơ. Còn những thông tin trong hồ sơ đã được cập nhật vào máy tính, và được lưu trên máy tính.
Tên kho: Danh sách học sinh
Mô tả: Đưa toàn bộ danh sách học sinh đã đăng ký dự thi vào trường ra để sắp xếp cho học sinh chuẩn bị thi.
Luồng DL vào: Danh sách học sinh đã nộp hồ sơ ĐKDT
Luồng DL ra: Những thông tin về học sinh
Các thành phần DL: danh sách học sinh bao gồm các thông tin về học sinh và kết quả học tập của học sinh ở cấp II.
Chú ý: Danh sách học sinh tuyệt đối không được sai sót, nhầm lẫn. Vì khi đã cập nhật vào máy tính thì những thông tin của học sinh đã ổn định để chuẩn bị sắp xếp phòng thi.
Tên kho: Kết quả học tập
Mô tả: chuyển kết quả học tập đến ban tuyển sinh và được cập nhật vào máy tính để sau khi thi tuyển sẽ dùng cùng với điểm thi của học sinh để tính điểm trúng tuyển hay không?
Luồng DL vào: kết quả học tập từ chức năng XL (1) – Nhận hồ sơ học sinh chuyển vào kho DL (3) – Kết quả học tập
Luồng DL ra: kết quả học tập chuyển từ kho đến chức năng XL (2) và chức năng XL (3) để tính điểm xem học sinh trúng tuyển hay không
Các thành phần DL:
Mà học sinh
Họ tên
Điểm trung bình 4 năm học cấp II
Xếp loại học lực
Xếp loại hạnh kiểm
Tốt nghiệp tại trường cấp II nào
Điểm ưu tiên
Điểm khuyến khích
Chú ý: Tệp DL này dùng cùng với điểm thi của học sinh để tính điểm trúng tuyển. Được lưu lại trong máy tính, và in ra phiếu báo điểm gửi cho học sinh.
Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
Tách riêng phần việc làm trên máy và làm thủ công
Nhận hồ sơ học sinh
a. Biểu đồ
Hình 2-3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng nhận hồ sơ
b. Phân tích thao tác:
Chức năng (1.1), (1.2), (1.3) là những thao tác làm thủ công, gồm: kiểm tra các giấy tờ cần thiết có trong hồ sơ như: Sơ yếu lý lịch, giấy chứng nhận bằng tốt nghiệp…ngay khi học sinh đến nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
Chức năng (1.4) là thao tác làm bằng máy.
Chức năng (1.5) là thao tác làm bằng thủ công. Chức năng này lưu hồ sơ gốc của học sinh: sau khi kỉêm tra đầy đủ giấy tờ, văn bản cần thiết trong túi hồ sơ và phân loại hồ sơ, lấy dữ liệu để quản lý hồ sơ học sinh.
Lưu các loại giấy tờ cần thiết vào tủ hồ sơ như:
Học bạ cấp II (công chứng)
Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp (công chứng)
Giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch.
Thi tuyển
a. Biểu đồ
Hình 2-4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng thi tuyển
b. Phân tích thao tác
Chức năng (2.3), (2.4), (2.7), (2.8): làm bằng máy
Chức năng (2.1), (2.2), (2.6): làm thủ công
Chức năng (2.5) bao gồm
Rọc phách: làm thủ công
Đánh số phách: làm thủ công
Lưu số phách: làm bằng máy
Xét tuyển
a. Biểu đồ
Hình 2-5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng xét tuyển
b. Phân tích thao tác
Chức năng (3.3), (3.4): làm bằng máy
Chức năng (3.1), (3.2), (3.7): làm thủ công
Chức năng (3.5): làm bằng máy.
Chức năng này có nhiệm vụ: In kết quả đã xét tuyển gửi cho học sinh
Chức năng (3.6): làm bằng máy
Gồm các công việc sau:
Thống kê kết quả xét tuyển của học sinh
Thống kê danh sách học sinh trúng tuyển
Gửi báo cáo cho Sở Giáo dục.
Báo cáo tổng hợp
a. Biểu đồ
Hình 2-6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng báo cáo
b. Phân tích thao tác
Chức năng (4.1): làm thủ công
Nhiệm vụ của chức năng là:
Thống kê danh sách học sinh trúng tuyển
Gửi báo cáo cho SGD
Chức năng (4.2): Làm bằng máy
Mô hình thực thể liên kết cơ sở dữ liệu
Mục đích
Mô tả thế giới thực gần với quan niệm, suy nghĩ của mỗi người. Đây là mô hình tốt với lượng thông tin ít nhất, mô tả thế giới dữ liệu đầy đủ nhất.
Việc xây dựng mô hình nhằm thành lập một biểu đồ cấu trúc dữ liệu bao gồm dữ liệu cần xử lý và cấu trúc nội tại của nó.
Liệt kê các kiểu thực thể
Học sinh
Trường ĐKDT
Quận
Kết quả thi tuyển
Kết quả xét tuyển
Liệt kê các kiểu liên kết
thuộc
1 - 1
Học sinh
KQ XT
1 - 1
thuộc
Học sinh
KQ TT
n - 1
có
Trường
Học sinh
có
Quận
Học sinh
n - 1
Hình 2-7. Các kiểu liên kết thực thể
Sơ đồ thực thể liên kết
Học sinh
Trường
Quận
KQ TT
KQ XT
Hình 2-8. Sơ đồ liên kết thực thể
Các thuộc tính của thực thể
Học sinh
Mã học sinh
SBD
Mã trường
Mã quận
Họ tên học sinh
Ngày sinh
Điểm ưu tiên
Giới tính
Trường
Khối chuyên
Địa chỉ
Khu vực
Đoạt giải
Điểm KK
Nguyện vọng 1
Nguyện vọng 2
Chú thích
Học lực lớp 6
Điểm học lực lớp 6
Học lực lớp 7
Điểm học lực lớp 7
Học lực lớp 8
Điểm học lực lớp 8
Học lực lớp 9
Điểm học lực lớp 9
Hạnh kiểm lớp 6
Điểm hạnh kiểm lớp 6
Hạnh kiểm lớp 7
Điểm hạnh kiểm lớp 7
Hạnh kiểm lớp 8
Điểm hạnh kiểm lớp 8
Hạnh kiểm lớp 9
Điểm hạnh kiểm lớp 9
Trường
Mã trường
Tên trường
Chỉ tiêu
Điểm chuẩn
Ghi chú
Quận
Mã quận
Tên quận
Khu vực
Kết quả thi tuyển
Mã học sinh
SBD
Môn Văn
Môn Toán
Môn chuyên
Kết quả xét tuyển
Mã học sinh
Điểm xét tuyển
Ghi chú
Chuẩn hoá quan hệ trong CSDL
Các phụ thuộc hàm ở các bảng trong CSDL
Danh sách các thuộc tính như trên. Ta có các phụ thuộc hàm sau:
Mã học sinh -> họ tên, địa chỉ, ngày sinh, giới tính, tên trường đã tốt nghiệp THCS, kết quả học tập 4 năm ở cấp II.
Mã học sinh -> Điểm xét tuyển (điểm thành tích học tập ở cấp II + điểm ưu tiên + điểm khuyến khích)
Mã học sinh - > SBD
SBD - > điểm thi (Môn văn, toán và môn chuyên)
Mã trường -> điểm chuẩn, chỉ tiêu
Mã quận -> tên quận, khu vực
Khoá chính là: Mã học sinh
Nhóm lặp: Mã trường, mã quận, khu vực
Chuẩn hoá quan hệ
Chuẩn 1NF
Mã học sinh
SBD
Mã trường
Mã quận
Họ tên học sinh
Ngày sinh
Điểm ưu tiên
Giới tính
Trường
Khối chuyên
Địa chỉ
Khu vực
Đoạt giải
Điểm KK
Nguyện vọng 1
Nguyện vọng 2
Chú thích
Tên trường
Chỉ tiêu
Điểm chuẩn
Điểm xét tuyển
Học lực lớp 6
Điểm học lực lớp 6
Học lực lớp 7
Điểm học lực lớp 7
Học lực lớp 8
Điểm học lực lớp 8
Học lực lớp 9
Điểm học lực lớp 9
Hạnh kiểm lớp 6
Điểm hạnh kiểm lớp 6
Hạnh kiểm lớp 7
Điểm hạnh kiểm lớp 7
Hạnh kiểm lớp 8
Điểm hạnh kiểm lớp 8
Hạnh kiểm lớp 9
Điểm hạnh kiểm lớp 9
Tên quận
Khu vực
Môn Văn
Môn Toán
Môn chuyên
Chuẩn 2NF
Mã học sinh
SBD
Mã trường
Mã quận
Họ tên học sinh
Ngày sinh
Điểm ưu tiên
Giới tính
Trường
Khối chuyên
Địa chỉ
Khu vực
Đoạt giải
Điểm KK
Nguyện vọng 1
Nguyện vọng 2
Chú thích
Tên trường
Chỉ tiêu
Điểm chuẩn
Điểm xét tuyển
Học lực lớp 6
Điểm học lực lớp 6
Học lực lớp 7
Điểm học lực lớp 7
Học lực lớp 8
Điểm học lực lớp 8
Học lực lớp 9
Điểm học lực lớp 9
Hạnh kiểm lớp 6
Điểm hạnh kiểm lớp 6
Hạnh kiểm lớp 7
Điểm hạnh kiểm lớp 7
Hạnh kiểm lớp 8
Điểm hạnh kiểm lớp 8
Hạnh kiểm lớp 9
Điểm hạnh kiểm lớp 9
Tên quận
Khu vực
Môn Văn
Môn Toán
Môn chuyên
Chuẩn 3NF
Bảng học sinh
Mã học sinh
SBD
Mã trường
Mã quận
Họ tên học sinh
Ngày sinh
Điểm ưu tiên
Giới tính
Trường
Khối chuyên
Địa chỉ
Khu vực
Đoạt giải
Điểm KK
Nguyện vọng 1
Nguyện vọng 2
Chú thích
Học lực lớp 6
Điểm học lực lớp 6
Học lực lớp 7
Điểm học lực lớp 7
Học lực lớp 8
Điểm học lực lớp 8
Học lực lớp 9
Điểm học lực lớp 9
Hạnh kiểm lớp 6
Điểm hạnh kiểm lớp 6
Hạnh kiểm lớp 7
Điểm hạnh kiểm lớp 7
Hạnh kiểm lớp 8
Điểm hạnh kiểm lớp 8
Hạnh kiểm lớp 9
Điểm hạnh kiểm lớp 9
Bảng Trường
Mã trường
Tên trường
Chỉ tiêu
Điểm chuẩn
Ghi chú
Bảng Quận
Mã quận
Tên quận
Khu vực
Bảng Kết quả thi tuyển
Mã học sinh
SBD
Môn Văn
Môn Toán
Môn chuyên
Bảng kết quả xét tuyển
Mã học sinh
Điểm xét tuyển
Ghi chú
Kết luận:
Trên đây tôi đã phân tích xong hệ thống quản lý tuyển sinh vào lớp 10 THPT, bao gồm các biểu đồ phân cấp chức năng, biểu đồ luồng dữ liệu, từ điển dữ liệu và mô hình thực thể liên kết. Chương 3 tôi sẽ tiếp tục thiết kế hệ thống theo mô hình đã phân tích của chương 2.
Chương III
Thiết kế cơ sở dữ liệu hướng chức năng trong quản lý tuyển sinh
Trong chương 2, tôi đã đi phân tích hệ thống quản lý tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo 4 chức năng (mỗi chức năng là 1 mảng quản lý nhỏ của hệ thống). Trong chương này tôi tiếp tục thiết kế hệ thống theo các chức năng ở chương 2. Hệ thống gồm 4 module tương ứng với 4 chức năng của hệ thống: Nhận hồ sơ học sinh, Thi tuyển, Xét tuyển, Báo cáo.
Thiết kế mô hình quan hệ của hệ thống
Quan hệ
Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ được thiết lập trên cơ sở lý thuyết tập hợp nên nó rất dễ hiểu và được sử dụng rộng rãi trong việc tổ chức dữ liệu cho các hệ thống.
Các thành phần trong mô hình quan hệ gồm: Các quan hệ – các bộ – các thuộc tính.
Tương ứng với các thành phần trong mô hình thực thể liên kết là: Các thực thể - các thể hiện của thực thể – các thuộc tính.
Mô hình thực thể liên kết => Mô hình quan hệ => các bảng trong HQTCSDL
Mô hình quan hệ của hệ thống
Mô hình thực thể liên kết
Thực thể học sinh
Học sinh
Mã học sinh
SBD
Mã trường
Mã quận
Họ tên
Ngày sinh
Giới tính
…..
Học sinh
VD: Thể hiện của thực thể
0901020001
195
0102
Q7
Nguyễn Thị Thuỳ Ninh
22/09/1986
Nữ
Biểu diễn quan hệ dưới dạng bản ghi logic
Quan how học sinh (Mã học sinh, SBD, mã trường, mã quận, họ tên, ngày sinh, giới tính, ,…)
Các bộ: (0901020001, 195, 0102, Q7, Nguyễn Thị Thuỳ Ninh, 22/09/1986, Nữ)
Biểu diễn quan hệ dưới dạng bảng
Học sinh
Mã học sinh
SBD
Mã Tr
Mã Q
Họ tên
Ngày sinh
Giới tính
0901020001
195
0102
Q7
Nguyễn Thị Thuỳ Ninh
22/09/1986
Nữ
Khoá
Khoá chính
họcSINH (Mã học sinh, SBD, mã trường, mã quận, họ tên, ngày sinh, giới tính…) – Mã học sinh là khoá chính của quan hệ học SINH.
Quận (Mã quận, tên quận, khu vực) - Mã quận là khoá chính của quan hệ Quận.
Trường (Mã trường, tên trường, điểm chuẩn, chỉ tiêu, ghi chú) – Mã trường là khoá chính của quan hệ trường.
Kết quả thi tuyển(Mã học sinh, SBD, môn văn, môn toán, môn chuyên) - Mã học sinh, SBD là khoá chính của quan hệ kết quả thi tuyển
Kết quả xét tuyển (Mã học sinh, điểm xét tuyển, ghi chú) - Mã học sinh là khoá chính của quan hệ Kết quả xét tuyển.
Khoá ngoài
họcSINH (Mã học sinh, SBD, mã trường, mã quận, họ tên, ngày sinh, giới tính…) – SBD, mã trường, mã quận là khoá ngoài của quan hệ học SINH.
Thiết kế lôgic cơ sở dữ liệu
Chuyển đổi từ mô hình thực thể liên kết thành các bản ghi logic
Liên kết 1-1: đặt khoá chính của một trong hai quan hệ vào quan hệ kia làm khoá ngoài (SBD – KQTT là khoá ngoài của bảng học sinh, Mã học sinh – KQXT là khoá ngoài của bảng học sinh)
Học sinh
Mã học sinh
SBD
Mã trường
Mã quận
Họ tên
Ngày sinh
Giới tính
Điểm ưu tiên
Khu vực
Địa chỉ
Trường
Khối chuyên
Đoạt giải
NV1
NV2
Điểm thành tích học tập
Điểm KK
Chú thích
KQTT
Mã học sinh
SBD
Môn văn
Môn toán
Môn chuyên
KQXT
Mã học sinh
Điểm xét tuyển
Ghi chú
Liên kết 1-N: đặt khoá chính của quan hệ đầu một vào quan hệ đầu nhiều làm khoá ngoài (Mã trường – bảng Trường làm khoá ngoài của bảng học sinh, mã quận – quận làm khoá ngoài của bảng học sinh)
Học sinh
Mã học sinh
SBD
Mã trường
Mã quận
Họ tên
Ngày sinh
Giới tính
Điểm ưu tiên
Khu vực
Địa chỉ
Trường
Khối chuyên
Đoạt giải
NV1
NV2
Điểm thành tích học tập
Điểm KK
Chú thích
Trường
Mã học sinh
SBD
Môn văn
Môn toán
Môn chuyên
Quận
Mã học sinh
Điểm xét tuyển
Ghi chú
Thiết kế vật lý các quan hệ của hệ thống
Chi tiết về các kiểu dữ liệu trong CSDL
bit: là kiểu dữ liệu số nguyên dùng 1 byte để lưu trữ một trong hai giá trị 0 hay 1
float: dùng 4 hay 8 byte để lưu số chấm động hợp lệ trong khoảng -1.79E+308 đến -2.23E-308
smalldatetime: dùng 4 byte để lưu giá trị là kiểu thời gian xảy ra trong khoảng từ 1/1/1900 đến 6/6/2079
nchar: cho phép lưu chuỗi có chiều dài cố định tối đa là 4000 ký tự unicode
nvarchar: có chiều dài biến thiên và cũng cho phép chiều dài lớn nhất là 4000 ký tự unicode
Khoá = PK: khoá chính
Khoá = FK: khoá ngoài
Bảng học sinh
Mục đích: Bảng học sinh lưu trữ toàn bộ hồ sơ của học sinh đến ĐKDT, thông tin hồ sơ được nhập vào máy tính khi học sinh đến nộp hồ sơ ĐKDT hoặc hồ sơ ĐKXT. Hồ sơ được sửa đổi, bổ sung khi phát hiện thấy hồ sơ của học sinh có sai sót hoặc khai man. Thông tin ở bảng học sinh như : mã học sinh, tên học sinh, ngày sinh, địa chỉ…được lấy ra trong khi quản lý việc thi tuyển và xét tuyển.
Cấu trúc
Học sinh
Tên trường
Kiểu DL
Khoá
Ghi chú
Mahs
nchar(10)
PK
Khoá chính
SBD
nchar(10)
FK
Khoá ngoài
Matruong
nchar(10)
FK
Khoá ngoài
MaQuan
nchar(10)
FK
Khoá ngoài
Tenhs
nvarchar(50)
Ngaysinh
smalldatetime
DiemUT
float
Gioitinh
bit
Truong
nvarchar(80)
Khoichuyen
bit
Diachi
nvarchar(150)
KV
nchar(10)
DoatGiai
nvarchar(50)
DiemKK
float
NV1
nvarchar(50)
NV2
nvarchar(50)
HL6
nvarchar(10)
DiemHL6
float
HL7
nvarchar(10)
DiemHL7
float
HL8
nvarchar(10)
DiemHL8
float
HL9
nvarchar(10)
DiemHL9
float
HK6
nvarchar(10)
DiemHK6
float
HK7
nvarchar(10)
DiemHK7
float
HK8
nvarchar(10)
DiemHK8
float
HK9
nvarchar(50)
DiemHK9
float
Chuthich
nvarchar(150)
Giải thích
1- Mahs: mã học sinh(cách đánh mã học sinh = năm tuyển sinh + Mã trường ĐKDT + số thứ tự từ 1 đến hết số học sinh. Mã tự động tăng.
VD: Năm tuyển sinh vào lớp 10 là 2009 và mã trường là 0102, 0103, 0705… thì mã học sinh được đánh là: 0901020001, 0901030002,…, 0907051000.
2- SBD: số báo danh của từng học sinh
3- Matruong: mã trường học sinh đăng ký dự thi
4- MaQuan: mã quận thuộc địa chỉ của học sinh
5- Tenhs: tên học sinh
6- Ngaysinh: ngày, tháng, năm sinh của học sinh
7- DiemUT: điểm ưu tiên của học sinh, gồm học sinh là con thương binh, bệnh binh.
8- Gioitinh: giới tính (ghi Nam = False hoặc Nữ = True)
9- Truong: trường, tên trường học sinh đã tốt nghiệp THCS
10- Khoichuyen: khối chuyên (ghi khối chuyên = True hoặc khối không chuyên = False
11- Diachi: địa chỉ của học sinh
12- KV: khu vực (bao gồm các quận, huyện của học sinh)
13- DoatGiai: đoạt giải (thành tích học sinh đạt được ở cấp II, học sinh thi học sinh giỏi cấp thành phố, ghi là đoạt giải = true và không đoạt giải = false)
14- DiemKK : điểm khuyến khích của học sinh, là điểm học sinh thi học sinh giỏi cấp thành phố gồm: giải nhất, giải nhì, giải ba
15- NV1: nguyện vọng 1
16- NV2: nguyện vọng 2
17- HL6, 7, 8, 9: học lực của học sinh 4 năm học cấp II
18- DiemHL6, 7, 8, 9: điểm học lực của học sinh tính theo quy định của Sở GD - ĐT
19- HK 6, 7, 8, 9: hạnh kiểm của học sinh 4 năm học cấp II
20- DiemHK6, 7, 8, 9: điểm hạnh kiểm của học sinh tính theo quy định của Sở GD - ĐT
21- Chuthich: chú thích
Bảng Quận
Mục đích: Lưu trữ các quận, huyện trong thành phố Hà Nội. Dùng đến bảng này khi thêm học sinh ĐKDT vào máy tính, địa chỉ của học sinh là quận (huyện) thuộc khu vực nào ? Từ đó giúp cho việc phân vùng tuyển sinh dễ dàng hơn. Học sinh có thể chuyển đổi khu vực tuyển sinh.
Cấu trúc
Quận
Tên trường
Kiểu DL
Khoá
Ghi chú
MaQuan
nchar(10)
PK
Khoá chính
TenQuan
nvarchar(50)
KV
nchar(10)
Giải thích
MaQuan: mã quận
TenQuan: Tên quận
KV: khu vực
Bảng trường
Mục đích : Bảng này lưu trữ các thông tin tuyển sỉnh của từng trường THPT, chỉ tiêu cần tuyển sinh và điểm chuẩn của mỗi trường là khác nhau.
Cấu trúc
Trường
Tên trường
Kiểu DL
Khoá
Ghi chú
Matruong
nchar(10)
PK
Khoá chính
Tentruong
nvarchar(50)
Chitieu
int
Diemchuan
float
Ghichu
nvarchar(150)
Giải thích
Matruong: Mã trường
Tentruong: Tên trường
Chitieu: Chỉ tiêu
Diemchuan: Điểm chuẩn
Ghichu: ghi chú
bảng Kết quả thi tuyển
Mục đích : lưu trữ kết quả của học sinh sau thực hiện khi thi tuyển xong, kết quả của mỗi học sinh được lưu trong máy tính và in ra giấy báo điểm gửi cho từng học sinh. Giấy báo bao gồm: điểm của 3 môn: Văn, Toán và môn chuyên. Dựa vào điểm thi của từng học sinh cộng với điểm thành tích học tập của học sinh để biết được học sinh đó có trúng tuyển hay không (nếu điểm thi >= điểm chuẩn) thì học sinh đó trúng tuyển.
Cấu trúc
Kết quả thi tuyển
Tên trường
Kiểu DL
Khoá
Ghi chú
Mahs
nchar(10)
PK
Khoá chính
SBD
nchar(10)
PK
Khóa chính
Van
float
Toan
float
Monchuyen
float
Giải thích:
Mahs: Mã học sinh
SBD: Số báo danh
Van: Môn Văn
Toan: Môn toán
Monchuyen: Môn chuyên
Bảng Kết quả xét tuyển
Mục đích: lưu trữ các kết quả đã xét tuyển của học sinh, điểm xét tuyển bao gồm: điểm thành tích học tập của học sinh học 4 năm ở cấp II, nếu điểm xét tuyển >= điểm chuẩn của trường thì học sinh đó trúng tuyển.
Cấu trúc
Kết quả xét tuyển
Tên trường
Kiểu DL
Khoá
Ghi chú
Mahs
nchar(10)
PK
Khoá chính
DiemXT
float
Ghichu
nvarchar(150)
Giải thích
Mahs: mã học sinh
DiemXT: điểm xét tuyển
Ghichu: ghi chú
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
[1]. Mai Lan Hương, Phân tích Thiết kế hệ thống hướng chức năng, Nhà xuất bản Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2008.
[2]. Phạm Hữu Khang, Trần Tiến Dũng, Lập trình Cơ sở dữ liệu C# 2005, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, 2008.
[3]. Phạm Hữu Khang, Đoàn Thiện Ngân, SQL Server 2005 Lập trình nâng cao, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, 2008.
[4]. Dương Quang Thiện, .NET toàn tập, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2005.
Tiếng Anh
[1]. Anders Hejlsberg, Scott Wiltamuth. C# Language Reference, 2000.
[2]. Ben Albahari, Peter Drayton, Brad Merrill. C# Essentials. O’Relly, 2001.
[3]. Karli Watson. Beginning C# 2005 Databases. Wiley Publishing, 2005.
Các Websize
Phụ trách cơ sơ
Học viên thực hiện
Nguyễn Thị Thuỳ Ninh
Phạm Kim Thư
Giáo viên hướng dẫn
Ths. Trần Nguyên Hương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13968877513560doantotnghiep.doc