Tài liệu Luận văn Phân tích thị trường của bánh mềm Hải Châu: LUẬN VĂN:
Phân tích thị trường của bánh mềm
Hải Châu
Lời mở đầu
Đã tham gia vào kinh doanh thì các công ty đều phải chấp nhận cạnh tranh bởi
đó là quy luật phổ biến của kinh tế thị trường. Thông qua cạnh tranh, các công ty sẽ có
động lực để phát triển và người được lợi cuối cùng là khách hàng. Có nhiều biện pháp để
các công ty nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và một trong những biện pháp được
công ty bánh kẹo Hải Châu lựa chọn đó là đa dạng hoá sản phẩm thông qua việc đầu tư
dây chuyền bánh mềm cao cấp Custard Cake. Tuy nhiên, mỗi một sản phẩm đều có chu
kỳ sống của nó và như bất kỳ sản phẩm nào trong giai đoạn đầu tiên của mình, bánh mềm
Hải Châu đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, sau một thời gian thực tập tại
công ty bánh kẹo Hải Châu em đã lựa chọn đề tài “Phân tích thị trường của bánh mềm
Hải Châu” làm luận văn tốt nghiệp của mình để có thể tìm hiểu kỹ về sản phẩm này
cũng như thị trường của nó và đóng góp một phần ý kiến vào sự phát t...
74 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích thị trường của bánh mềm Hải Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phân tích thị trường của bánh mềm
Hải Châu
Lời mở đầu
Đã tham gia vào kinh doanh thì các công ty đều phải chấp nhận cạnh tranh bởi
đó là quy luật phổ biến của kinh tế thị trường. Thông qua cạnh tranh, các công ty sẽ có
động lực để phát triển và người được lợi cuối cùng là khách hàng. Có nhiều biện pháp để
các công ty nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và một trong những biện pháp được
công ty bánh kẹo Hải Châu lựa chọn đó là đa dạng hoá sản phẩm thông qua việc đầu tư
dây chuyền bánh mềm cao cấp Custard Cake. Tuy nhiên, mỗi một sản phẩm đều có chu
kỳ sống của nó và như bất kỳ sản phẩm nào trong giai đoạn đầu tiên của mình, bánh mềm
Hải Châu đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, sau một thời gian thực tập tại
công ty bánh kẹo Hải Châu em đã lựa chọn đề tài “Phân tích thị trường của bánh mềm
Hải Châu” làm luận văn tốt nghiệp của mình để có thể tìm hiểu kỹ về sản phẩm này
cũng như thị trường của nó và đóng góp một phần ý kiến vào sự phát triển của bánh
mềm Hải Châu.
Phần 1- Giới thiệu chung về công ty
Bánh kẹo hải châu
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu1 được thành lập năm 1965 trực thuộc
Tổng công ty mía đường I, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh các loại bánh, các sản phẩm sôcôla, các
loại kẹo, các loại bột gia vị, các sản phẩm đồ uống có cồn và không có cồn. Xuất nhập
khẩu trực tiếp các loại nguyên vật liệu, bao bì. Ngoài ra sẽ phát triển thêm ngành nghề
kinh doanh thương mại & dịch vụ tổng hợp, cho thuê văn phòng, nhà xưởng.
Từ khi thành lập đến nay, Hải Châu đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính:
Giai đoạn từ năm 1965-1975
Ngày 16/11/1964 theo Quyết định số 305/QĐBT, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã thành lập Ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất gia công bột mỳ nhằm
xây dựng Nhà máy mỳ Hải Châu. Đến ngày 2/9/1965, Nhà máy mỳ Hải Châu chính thức
được khánh thành. Năm 1967, nhà máy lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bánh quy,
lương khô và kẹo.
Giai đoạn từ 1976-1990
Năm 1976, công ty thành lập phân xưởng sấy phun sản xuất sữa đậu nành và
bột canh.
Năm 1978, công ty thành lập phân xưởng mì ăn liền nhưng đến năm 1989 thì
ngừng sản xuất.
Năm 1982, công ty đầu tư 12 lò sản xuất Bánh kem xốp. Đây là sản phẩm kem
xốp đầu tiên ở phía Bắc.
Trong những năm 89-90, cả nước trải qua nhiều khó khăn khủng hoảng, Hải
Châu hoạt động không hiệu quả sản phẩm không đủ sức cạnh tranh, thiết bị cũ, lạc hậu.
Giai đoạn 1991-2003
Tháng 9/1994, Nhà máy đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải Châu Trong thời
gian này, công ty đã thực hiện các hoạt động đầu tư sau:
Năm 1991 đầu tư dây chuyền bánh quy Đài Loan công suất 2,12 tấn /ca. Năm
1993 đầu tư dây chuyền kem xốp của Đức công suất 1 tấn/ca.
Năm 1994 đầu tư dây chuyền kem xốp phủ sôcôla của Đức với công suất 0,5
tấn / ca. Năm 1996 đầu tư công nghệ sản xuất bột canh I ốt công suất 2-4 tấn/ ca và liên
doanh với Bỉ sản xuất Sôcôla. Năm1997, công ty lắp đặt thêm 2 dây chuyền sản xuất kẹo
cứng và mềm của Đức. Năm 1998, công ty đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh
quy Hải Châu. Năm 2001, công ty đầu tư dây chuyền sản xuất Bánh kem xốp của Đức
công suất thiết kế 1,6 tấn/ca và dầy chuyền sản xuất Sôcôla có năng suất rót khuôn
200kg/giờ. Năm 2003, đầu tư mới dây chuyền sản xuất Bánh mềm (Hà Lan), đây là dây
chuyền hiện đại, tự động hoá hoàn toàn công suất thiết kế 375kg/h.
Giai đoạn 2004 đến nay
Từ tháng 12/2004 công ty chính thức chuyển sang hình thức công ty cổ phần
với tên gọi Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh và phát huy tối đa nguồn vốn góp của Nhà nước cũng như các nguồn vốn khác.
Công ty bánh kẹo Hải Châu bước vào một giai đoạn phát triển mới.
1.2. Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật chủ yếu và tổ chức bộ máy quản lý của công ty
bánh kẹo Hải Châu.
1.2.1. sản phẩm và thị trường của công ty
1.2.1.1.Sản phẩm
Thành lập trong những năm đất nước có chiến tranh nên nhiệm vụ sản xuất ban
đầu công ty được nhà nước giao cho là sản xuất mỳ lương thực để đáp ứng nhu cầu lương
thực, thực phẩm của nhân dân. Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống nhân dân
được cải thiện, sản phẩm mỳ lương thực không còn cần thiết nên các sản phẩm của công
ty dần chuyển sang nhóm thực phẩm.
Từ năm 1991, hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động, nền kinh tế chuyển sang
cơ chế thị trường nên công ty chỉ tập trung vào sản xuất một số loại thực phẩm nhằm
nâng cao tính chuyên môn hoá của dây chuyền sản xuất và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng. Điều này được thể hiện ở quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Trong giai đoạn từ 1991- 2001, công ty tập trung vào đầu tư máy móc thiết bị sản xuất
các sản phẩm bánh kẹo.
Hiện nay, công ty đang duy trì cơ cấu sản phẩm với 7 nhóm sản phẩm chính:
Bánh quy, kẹo, sôcôla, bột canh, bánh mềm, lương khô, kem xốp2.
Tuỳ thuộc vào lợi nhuận, tâm lý khách hàng đối với từng loại sản phẩm và
thời điểm tiêu thụ mà tỷ lệ sản lượng của các sản phẩm trong từng nhóm sản phẩm chính
có sự thay đổi. Vào dịp Tết, công ty tăng sản xuất các loại bánh hộp (bánh Anh đào hộp,
Pettit, Cheer hộp, bánh Quy kem hộp, Quy mặn hộp… ), kem xốp, kẹo hộp, sôcôla, bánh
mềm để phục vụ nhu cầu biếu quà Tết của khách hàng. Sau Tết, công ty tăng sản lượng
của các loại bánh gói nhỏ với màu đỏ ( Vani, Hướng Dương, Quy kem… ) để phục vụ
nhu cầu đi lễ. Vào mùa hè, công ty giảm sản lượng của hầu hết các mặt hàng bánh, kẹo
(các phân xưởng bánh I, bánh II chỉ sản xuất một ngày từ 1-2 ca) do khả năng tiêu thụ
thấp.
2 Xem phụ lục 1
Kết quả tiêu thụ của các sản phẩm chính trong bốn năm từ năm 2001 đến năm
2004 được thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Kết quả tiêu hụ các sản phẩm chính3
Đơn vị: Tấn
TT Tên SP 2001 2002 2003 2004
1 Bánh quy 5306 5600 5989 7530
2 Kem xốp 1206 1370 1626 1500
3 Kẹo 2409 1500 2288 1853
4 Bột canh 8272 8500 10183 9131
5 Bánh mềm 134 161
6 Sôcôla 456 481
Tổng 17193 16970 20676 20656
Hai sản phẩm bánh mềm và sôcôla được đưa vào sản xuất từ năm 2003 vì vậy
để dễ so sánh sự biến đổi về cơ cấu sản lượng sản phẩm trước và sau khi có thêm các
nhóm sản phẩm này, tác giả sử dụng hình 1.1. Hình 1.1 cho thấy: Qua 4 năm, cơ cấu sản
lượng các sản phẩm của công ty thay đổi không nhiều, các sản phẩm truyền thống (bánh,
kẹo, bột canh ) vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Mặc dù công ty đã đầu tư 2 dây chuyền mới là dây chuyền sôcôla và dây
chuyền bánh mềm nhưng sản lượng của các dây chuyền này vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp
trong cơ cấu sản lượng. Sản phẩm Sôcôla dù được tiến hành sản xuất từ năm 2002 nhưng
khối lượng tiêu thụ thấp ( dưới 1 tấn), đến năm 2003 và 2004 thì sản lượng có tăng thêm
nhưng không nhiều, chiếm khoảng 2 %.
Hình 1.1. Cơ cấu sản lượng năm 2001 và 2004
3 Nguồn: Hệ thống văn bản ISO 9001/2000, số liệu đã làm tròn đến đơn vị tấn,
sản lượng lương khô được gộp vào sản lượng bánh quy.
Sản phẩm bánh mềm năm 2003 chiếm 0,65 % tổng sản lượng, sau 1 năm,
năm 2004 tỉ lệ sản lượng cũng chỉ chiếm 0,78 %. Kết quả này do nhiều nguyên
nhân: Máy móc mới sử dụng nên còn nhiều trục trặc phải thường xuyên dừng máy
để kiểm tra, sửa chữa, nguyên vật liệu dùng sản xuất chất lượng không cao do yêu
cầu giảm giá thành, các sản phẩm này là sản phẩm mới ra đời nên chưa có đủ uy tín
trên thị trường,... Công ty cần phải nỗ lực hơn trong tiêu thụ sôcôla và bánh mềm vì
đây là hai sản phẩm mới được sản xuất trên dây chuyền có vốn đầu tư cao, khấu hao
lớn, công suất lớn nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của
công ty.
1.2.1.2. Thị trường
Thị trường theo khu vực địa lý và khách hàng
Để thuận tiện cho quản lý, công ty chia thị trường ra các vùng thị trường
sau: Khu vực miền Bắc ( các tỉnh miền Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình); Khu vực miền Trung (từ Quảng Trị đến Khánh Hoà - quản lý qua chi nhánh
miền Trung); Khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh
miền Đông và các tỉnh miền Tây - quản lý thông qua chi nhánh thành phố Hồ Chí
Minh).
Hình 1.2 cho thấy thị trường chủ yếu đối với tất cả các sản phẩm của công
ty là ở miền Bắc còn ở các khu vực khác sản lượng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Nguyên nhân là do trên thị trường bánh kẹo tồn tại nhiều doanh nghiệp trong khi
công ty ở Hà Nội nên việc tập trung khai thác thị trường miền Bắc sẽ có thuận lợi
hơn. Sản phẩm bánh kẹo ngoài ảnh hưởng của nhu cầu, thu nhập, lối sống… còn
chịu ảnh hưởng của khẩu vị khách hàng trong khi đó giữa miền Bắc và miền Nam
31%
7%
14%
48%
C¬ cÊu s¶n lîng n¨m 2001
B¸nh quy Kem xèp
KÑo Bét canh
37%
7%
9%2%
44%
1%
C¬ cÊu s¶n lîng n¨m 2004
B¸nh quy Kem xèp
KÑo S«c«la
Bét canh B¸nh mÒm
có sự khác biệt khá lớn về khẩu vị nên công ty tập trung vào hoạt động tiêu thụ tại
các tỉnh miền Bắc và xác định đó là thị trường chủ yếu của mình.
Hình 1.2. Tỷ lệ sản lượng sản phẩm
tại các vùng thị trường4
Trong đó: (1) Bánh quy (2) Kem xốp (3) Kẹo (4) Bột canh (5) Sôcôla
bánh mềm
Để nâng cao sản lượng tiêu thụ, mở rộng các khu vực thị trường, chống
được các rủi ro trong kinh doanh, công ty cần phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
các khu vực khác để cải tiến các sản phẩm cho phù hợp với từng vùng miền. Đây
cũng là giải pháp mà công ty cổ phần Bánh kẹo Kinh Đô đã áp dụng rất thành công
đối với sản phẩm bánh trung thu tại các vùng phía Bắc khi sử dụng cốm, lạc làm
nhân bánh.
Xuất phát điểm từ một doanh nghiệp nhà nước được thành lập để phục vụ
nhu cầu lương thực của nhân dân, Hải Châu lựa chọn nhóm khách hàng chính là
4 Nguồn: Báo cáo tiêu thụ vùng năm 2004 – phòng KHVT
Trung tâm: Trung tâm kinh doanh sản phẩm và dịch vụ.
78,43 76,14
69,88
90,71
70,33
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
%
lo¹i s¶n phÈm
MiÒn B¾c
M.Trung
HCM
XuÊtkhÈu
trung t©m
1 3 4 5
những người có thu nhập trung bình và thấp với các sản phẩm truyền thống như:
Bánh quy, kẹo, bột canh, lương khô, kem xốp. Tuy nhiên, để đáp ứng với những đòi
hỏi của thị trường, với yêu cầu đa dạng hoá kết hợp chuyên môn hoá, và yêu cầu
nâng cao uy tín của doanh nghiệp cũng như tăng lợi nhuận, đặc biệt khi đã chuyển
đổi sang hình thức công ty cổ phần, công ty đã đưa vào danh mục sản phẩm của
mình hai loại sản phẩm mới để phục vụ khách hàng có nhu cầu trung bình và cao là
sôcôla và bánh mềm. Với lựa chọn đó, công ty đưa ra hai chiến lược marketing
riêng đối với từng nhóm khách hàng:
Đối với các sản phẩm truyền thống, công ty tập trung các hoạt động xúc
tiến thương mại vào hệ thống các đại lý, trung gian, môi giới.
Đối với các sản phẩm mới: công ty tập trung vào hoạt động quảng cáo:
Quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, áp phích,
panô,… bày bán nhiều tại các siêu thị, trung tâm thương mại…
Hệ thống kênh phân phối
Dù sản lượng sản phẩm bán tại các khu vực miền Trung, Hồ Chí Minh
không lớn nhưng công ty đã lập được một hệ thống kênh phân phối bao phủ trên cả
nước5 bao gồm 4 kênh với các đại lý cấp I, cấp II tồn tại trên cả nước. Để các đại lý
hoạt động có hiệu quả bên cạnh việc thực hiện các biện pháp giảm giá đối với các
đại lý: Giảm giá 5% đối với đại lý cấp I và giảm giá 2 % đối với đại lý cấp II, công
ty còn thực hiện chế độ khuyến mại theo lô, làm chương trình bán hàng tiếp thị cho
các đại lý cấp I, cấp II, tiến hành các đợt trưng bày, thực hiện chế độ thưởng quý,
thưởng tháng theo doanh thu. Sau mỗi năm, công ty tổ chức Hội nghị khách hàng
với khách mời là các đại lý với mục đích: Tổng kết kết quả hoạt động cả năm của
công ty, khen thưởng đại lý có thành tích tiêu thụ tốt, lắng nghe ý kiến đóng góp của
đại lý để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, để tạo sự gắn bó chặt
chẽ với đại lý và tạo động lực tốt cho hoạt động của các đại lý, công ty thực hiện
việc tuyển người của đại lý vào làm việc cho công ty tại khu vực thị trường cũng
như tại các phân xưởng sản xuất. Đây chính là một cách thức mà công ty lựa chọn
để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và tạo sự khác biệt của công ty đối với
các doanh nghiệp khác trên thị trường.
5 Xem phụ lục 2
Hình 1.3. Hệ thống kênh phân phối
1.2.2.Đặc điểm kỹ thuật chủ yếu của công ty
Công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật
Quy trình công nghệ sản xuất ở công ty giống như nhiều doanh nghiệp
sản xuất bánh kẹo khác. Đó là sản xuất theo quy trình sản xuất giản đơn. công ty có
nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng có một quy trình sản xuất riêng biệt và cho ra
những sản phẩm khác nhau, trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất
nhiều loại sản phẩm thuộc cùng một chủng loại. Trong từng phân xưởng, việc sản
xuất được tổ chức khép kín, riêng biệt. Sản xuất thuộc loại sản xuất hàng loạt, chu kì
sản xuất ngắn, hầu như không có sản phẩm dở dang, sản phẩm ổn định. Sau khi sản
phẩm của phân xưởng hoàn thành, bộ phận KCS sẽ kiểm tra để xác nhận chất lượng
sản phẩm.
Công ty có 6 phân xưởng với 11 dây chuyền sản xuất riêng được thể hiện
trong phụ lục 3. Trong các dây chuyền thiết bị này, có những dây chuyền đã tồn tại
rất lâu như dây chuyền bánh quy - phân xưởng bánh I đã tồn tại 40 năm, sử dụng hết
khấu hao nhưng chưa được thay thế làm ảnh hưởng đến chất lượng, giá thành sản
phẩm.
Nguyên vật liệu
Mặc dù số loại sản phẩm của công ty nhiều nhưng thành phần của các sản
phẩm không có sự khác biệt lớn (ví dụ các sản phẩm kẹo chỉ khác nhau tinh dầu,
phẩm màu) nên đã tạo thuận lợi cho công tác quản lý nguyên vật liệu của công ty.
Công
ty
Đại lý
cấp I
Đại lý
cấp II
Trung
tâm KD
DV SP
Bán lẻ
Trung
gian
môi giới
Người
tiêu
dùng
Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4
Các nguyên liệu chính: Bột mỳ, đường, sữa, muối, nha.. được mua từ
trong nước nhằm chủ động về nguồn nguyên liệu tránh ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời giảm giá nguyên liệu để tiết kiệm tối đa
chi phí sản xuất.
Các nguyên liệu khác như: Sữa, chất thơm, phụ gia thực phẩm … được
nhập ngoại do nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ yêu cầu . Đây là
một khó khăn lớn của công ty vì đồng tiền thanh toán được sử dụng là các ngoại tệ
mạnh như đô la Mỹ, Euro nên chi phí cho các loại nguyên liệu này cũng biến đổi
theo giá ngoại tệ.
Vị trí mặt bằng sản xuất
Diện tích mặt bằng ( tính cả phần mở rộng ) 55.000m2. Trong đó:
Nhà xưởng : 23.000m2 Kho bãi : 5.000m2
Văn phòng : 3.000m2 Phục vụ công cộng : 24.000m2
1.2.3.Cơ cấu tổ chức sản xuất và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.2.3.1.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Tổ chức bộ máy của công ty được thực hiện theo Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu ( căn cứ theo điều 69 Luật Doanh
nghiệp) bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành và Ban
kiểm soát. Ngoài ra còn có 07 Phòng ban, 01 Trung tâm, 02 Chi nhánh, 07 Phân
xưởng. Tổ chức hoạt động của công ty được thể hiện trên hình 1.4.
Hình 1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý6
6 Nguồn: Báo cáo về phương án cổ phần hoá 12/04-Phòng Tổ chức
Đại hội đồng cổ
đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Các phân xưởng Các phòng ban
Phòn
g
Tổ
chức
lao
động
Phòn
g
Kỹ
thuậ
t
Phòn
g
Hành
chín
h
Phòn
g
Kế
toán
tài
chín
Phòn
g
Kế
hoạc
h
vật
Ban
xây
dựng
cơ
bản
Ban
bảo
vệ
Phân
xưởn
g
bánh
1
Phân
xưởn
g
bánh
2
Phân
xưởn
g
bánh
mềm
Phân
xưởn
g
bánh
3
Phân
xưởn
g
kẹo
Phân
xưởn
g
bột
canh
Phân
xưởn
g
phục
vụ
Trung
tâm
kinh
doanh
dịch vụ
và sản
phẩm
Văn
phòng
đại
diện
tại Đà
Nẵng
Văn
phòng
đại
diện
tại TP.
1.2.3.2.Lao động
Số lượng và cơ cấu lao động
Tại thời điểm 30/06/2004, tổng số lao động công ty có: 1069 người.
Trong đó:1062 người đang làm việc và 07 người đang tạm nghỉ việc (do không có
nhu cầu). Căn cứ vào kế hoạch sản lượng hàng tháng thì nhu cầu sử dụng lao động
trực tiếp: 710 người.
Để quản lý lao động, công ty phân loại lao động theo các tiêu thức sau:
Bảng 1.2. Các cách phân loại lao động 7
Hình 1.5 cho thấy lao động của công ty chủ yếu là những người đã qua đào
tạo ( chỉ có 10 % là lao động phổ thông) và phần lớn họ gắn bó lâu dài với công ty
(56 % hợp đồng không xác định thời hạn). Đây là một điểm mạnh giúp công ty thực
7 Nguồn: phòng Tổ chức
Tiêu thức
phân loại
Số lượng
(người)
%
Theo
giới tính
Nữ 359 66,4
Nam 710 33,58
Theo
hợp
đồng
Hợp đồng không xác định thời hạn 600 56,13
Hợp đồng 1-3 năm 363 33,96
Hợp đồng thời vụ 106 9,92
Theo
trình độ
lao động
Đại học trở lên 184 17,21
Cao đẳng, trung cấp 59 5,52
Công nhân kỹ thuật 721 67,45
Lao động phổ thông 105 9, 82
hiện các hoạt động một cách có hiệu quả vì trong các nguồn lực thì nguồn nhân lực
là yếu tố quan trọng nhất.
Hình 1. 5 Cơ cấu lao động theo hợp đồng và trình độ
Do sản phẩm có tính mùa vụ cao, công ty duy trì 10 % lao động theo hợp
đồng thời vụ để giảm bớt các loại chi phí.
Tiền lương và các chế độ phúc lợi
Về tiền lương: Do đặc điểm sản xuất, công ty sử dụng cả hai hình thức trả
lương là lương thời gian (áp dụng cho cán bộ, nhân viên các phòng ban, phân xưởng
) và lương sản phẩm ( chủ yếu là lương sản phẩm tập thể còn lương sản phẩm cá
nhân chỉ áp dụng đối với công nhân gói kẹo).
Thu nhập bình quân toàn công ty(triệu đồng/tháng/người)
Năm 2001: 0,952 Năm 2003: 1,2
Năm 2002: 1,03 Năm 2004: 1,1
Các chế độ phúc lợi: Đối với mỗi nhân viên, công ty đều thực hiện đóng
góp bảo hiểm theo quy định. Hàng năm, công ty thực hiện khám sức khoẻ cho mọi
nhân viên, tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho công nhân
viên đồng thời trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân .
Công ty cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể
thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, công nhân viên.
56%
34%
10%
C¬ cÊu lao ®éng theo hîp ®ång
Hîp ®ång kh«ng x¸c ®Þnh thêi h¹n
Hîp ®ång 13 n¨m
Hîp ®ång thêi vô
17%
6%
67%
10%
C¬ cÊu lao ®éng theo tr×nh ®é
§¹i häc trë lªn
Cao ®¼ng, trung cÊp
C«ng nh©n kü thuËt
Lao ®éng phæ th«ng
1.2.3.3.Vốn
Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thành lập là 45.000.000.000 đồng
(Bốn mươi năm tỷ Việt Nam đồng)8.
Số vốn này được chia thành 4.500.000 cổ phần. Mệnh giá một cổ phần:
100.000đ.
Tỷ lệ vốn Điều lệ được phân chia theo Quyết định số 3656/ QĐ/ BNN-
TCCB ngày 22/10/2004V/v chuyển Doanh nghiệp Nhà nước công ty Bánh kẹo Hải
Châu thành công ty Cổ phần của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Tỷ lệ cổ phần Nhà nước:
= 58,00% VĐL = 26.100.000.000 đồng = 261.000 cổ phần
Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp:
= 38,70% VĐL = 11.415.000.000 đồng = 116.050 cổ phần
Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài Doanh nghiệp:
= 3,30% VĐL = 1.485.000.000 đồng = 14.850 cổ phần
1.3.Kết quả sản xuất kinh doanh & môi trường kinh doanh của công ty
1.3.1.tình hình sản xuất kinh doanh
1.3.1.1. Kết quả và hiệu quả hoạt động tổng hợp (2001- 2004)
Kết quả kinh doanh của công ty thời gian qua được thể hiện trên bảng 1.3 và
1.4:
8 Nguồn: Điều lệ công ty cổ phẩn bánh kẹo Hải Châu
Bảng 1.3.Tình hình tài chính và KQ sxkd 2001-20049
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
So sánh
02/01 03/02 04/03
I Tình hình TC
1 Tổng tài sản 82569,3 13231,9 157820,3 166062,6 160,3 119,3 105,2
TSLĐ&
ĐTNH 44657,8 49210,7 49523,1 50165,5 110,2 100,6 101,3
TSCĐ&
ĐTDH 37911,5 83107,2 108297,2 115897,1 219,2 130,3 107
2 Tổng NV 82569,3 132317,9 157820,3 166062,6 160,3 119,3 105,2
Nợ phải trả 55867,9 104535,2 135342,9 139014,7 187,1 129,5 102,7
Vốn CSH 26701,4 27782,7 22477,4 27047,9 104,1 80,9 120,3
Nguồn vốn
KD 26701,4 27805,7 25678,4 23244,9 104,1 92,3 90,5
Nguồn khác 0 -23 -3201 3803
II KQSXKD
1 Doanh thu 148710 170855 186869 185936 115 109,3 99,5
2 Giá trị TSL 136393 156931 176943 177531 117 113 100,3
2 Lợi nhuận 499,4 400,4 121 15,3 80,2 30,2 12,6
3 Nộp NS10 16552 18286 19745 16383 110,5 108 83
III SP chủ yếu
1 Bánh quy 5306 5600 5989 7530 105,5 107 125,7
2 Kem xốp 1206 1370 1626 1500 113,6 118,7 92,3
3 Kẹo 2409 1500 2288 1853 62,3 152,5 81
9 Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh 4
năm từ 2001-2004 của công ty bánh kẹo Hải Châu gửi đại hội cổ đông sáng
lập công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Đơn vị: Chi phí (triệu đồng ), sản lượng (tấn)
10 Nộp ngân sách bao gồm: Chi phí sử dụng đất, chi phí sử dụng vốn nhà
nước, thuế thu nhập doanh nghiệp…..
4 Bột canh 8272 8500 10183 9131 102,8 119,8 90
4 Bánh mềm 134 161 120
5 Sôcôla 456 481 105,5
Tổng 16970 20676 20656 98,7 121,8 99,9
IV Lao động
1 Số LĐ (ng) 1150 1200 1072 1069 104,3 89,3 99.7
2 T. nhập BQ 952 1030 1200 1200 108,2
100
100
Bảng 1.4.Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh (2001-2004)11
Stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004
1 Giá trị tổng sản lượng 136393 156931 176943 177531
So kế hoạch (%) 107 103 99
So năm trước (%) 117 113 100,3
2 Doanh thu 148710 170855 186869 185936
So kế hoạch (%) 115 105 96
So năm trước (%) 115 109,3 99,5
3 Nộp ngân sách 16552 18286 19745 16383
So kế hoạch (%) 117 100 102
So năm trước (%) 110 108 83
4 Lợi nhuận thực hiện 499,4 400,4 121 15,3
Hình 1.6 cho thấy có sự khác biệt giữa sự thay đổi giá trị tổng sản lượng
và doanh thu qua các năm: Giá trị tổng sản lượng năm nào cũng tăng (dù tốc độ
tăng có giảm) còn doanh thu thì năm 2004 giảm so với 2003 (giảm 0,05 %).
Điều này do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân quan trọng nhất là do giá các yếu
11 Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh 4
năm từ 2001-2004 của công ty bánh kẹo Hải Châu gửi đại hội cổ đông sáng
lập công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
tố đầu vào đều tăng nhưng công ty vẫn cố gắng duy trì mức giá bán cũ để không
ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ.
Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nhà nước nào, công ty bánh kẹo Hải
Châu luôn cố gắng hoạt động có hiệu quả để mang lại nguồn thu ngân sách lớn cho
nhà nước. Tuy nhiên, do năm 2004 có nhiều khó khăn nên công ty đã không thể
duy trì mức tăng tiền nộp ngân sách cho nhà nước (năm 2004 giảm 17% so với
2003).
Có thể nói năm 2004 là một năm đặc biệt khó khăn đối với công ty khi
hầu hết các kết quả sản xuát kinh doanh đều giảm sút. Vì vậy, năm 2005, công ty
cần có nhiều nỗ lực hơn để giảm bớt những yếu kém đã gặp trong năm 2004 nhất
là trong việc tăng lợi nhuận (năm 2003: Giảm 69,8 % so với 2002, năm 2004 giảm:
87,4 % so với 2003 ) đặc biệt khi công ty đã hoàn thành xong việc chuyển đổi từ
doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.
Hình 1.6.Giá trị tổng sản lượng và doanh thu
4 năm ( 2001 - 2004)
1.3.1.2.Nguyên nhân ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh
Trải qua 40 năm tồn tại và phát triển, Hải Châu đã xây dựng được một
thương hiệu có uy tín trên thị trường: “Hải Châu – Chỉ có chất lượng vàng” với các
sản phẩm truyền thống: Bánh quy, lương khô, kẹo, kem xốp, bột canh. Đây là điểm
mạnh lớn nhất và gần như là duy nhất của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp
khác. Trong khi đó, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân tác
động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
0
100000
200000
2001 2003
136393
156931176943
177531
tÊn
n¨m
Gi¸ trÞ tæng s¶n lîng
Gi¸ trÞ tæng s¶n lîng
0
50000
100000
150000
200000
2001 2003
triÖu
®ång
n¨m
Doanh thu
Nguyên nhân khách quan:
- Khách hàng mục tiêu là những có thu nhập trung bình và thấp do đó
doanh nghiệp phải bán sản phẩm với giá rẻ dẫn đến lâu thu hồi vốn.
- Một số dây chuyền thiết bị đã sử dụng lâu khiến cho số lượng sản phẩm
hỏng nhiều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
- ảnh hưởng của chi phí đầu tư, lãi vay, khấu hao phát sinh ở những năm
đầu sau đầu tư trong khi sản phẩm mới chưa xâm nhập được thị trường, máy móc
thiết bị chưa đạt công suất thiết kế khiến cho chi phí cao, doanh thu thấp, hiệu quả
thấp.
- ảnh hưởng trượt giá ngoại tệ. Công ty thực hiện đầu tư , sản xuất với
nhiều nguyên liệu nhập khẩu bằng ngoại tệ mà chủ yếu là đô la Mỹ và Euro trong
khi đó giá của hai đồng tiền đó luôn biến động làm chi phí tăng.
- ảnh hưởng của giá vật tư thế giới: Tốc độ tăng giá vật tư lớn hơn tốc độ
tăng giá bán sản phẩm đặc biệt là các vật tư chiếm tỷ trọng lớn.
- ảnh hưởng của chế độ nhà nước về thuế : Nguyên liệu sản xuất đường
kính: Thuế đầu vào được khấu trừ 5% trong khi thuế đầu ra chịu 10 % làm tăng chi
phí sản xuất.
- ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ sản phẩm: Công ty chịu sự cạnh tranh
của các doanh nghiệp khác ngoài ra còn bị cạnh tranh bởi hàng giả, hàng nhái. Các
sản phẩm truyền thống có nhiều đối thủ cạnh tranh trong khi công ty chưa có nhiều
cải tiến, sản phẩm chưa nổi trội, khác biệt.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác.
Nguyên nhân chủ quan:
- Bên cạnh một số sản phẩm truyền thống, công ty có đưa vào sản xuất 2
loại sản phẩm mới nhưng chất lượng chưa ổn định, tiêu thụ chậm, dây chuyền chưa
phát huy hết công suất.
- Trong quá trình sản xuất công ty cũng gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật
chưa được giải quyết hết làm ảnh hưởng đến việc tăng công suất sản phẩm, giảm giá
thành.
- Tiếp thị thị trường chưa nhạy bén với thị trường làm cho các sản phẩm
đặc biệt là sản phẩm mới tiêu thụ chậm, sản phẩm phải tái chế sử dụng cho các sản
phẩm phụ khác tỉ lệ thu hồi vốn thấp.
1.3.2.Cách thức phân phối lợi nhuận
Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty tuân thủ những quy định của nhà
nước về phân phối lợi nhuận. Do trong 2 năm 2003 và 2004, công ty thực hiện đầu tư
nhiều nên công ty dành một phần lớn trong tổng số tiền trích lập quỹ để dành cho
quỹ đầu tư phát triển.
Hình 1.7. Cách thức phân phối lợi nhuận năm 2004 12
1.3.3. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Tồn tại trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước như ở Việt
Nam, công ty bánh kẹo Hải Châu cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong ngành đã
trải qua nhiều cơ hội và thách thức.
1.3.3.1.Cơ hội
Cũng như các công ty bánh kẹo khác, Hải Châu có được một số cơ hội sau:
Đời sống người dân ngày càng tăng do đó nhu cầu về các sản phẩm bánh kẹo cũng
tăng điều này sẽ đem lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự
cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp khác trong ngành tạo cơ hội thúc đẩy các
doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước như công ty tích cực đổi mới,
nâng cao chất lượng sản phẩm. Như các doanh nghiệp nhà nước, Hải Châu nhận được
nhiều sự ưu đãi, ủng hộ hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành... Tuy nhiên,
12 Nguồn:phòng kế toán
Lợi nhuận sau thuế
Bù
các
khoản
lỗ
năm
trước
Nộp
tiền
thu
sử
dụng
vốn
ngân
Trừ
các
khoản
tiền
phạt
Trích lập các quỹ của
doanh nghiệp
Quỹ dự
phòng
tài
chính
10%
Quỹ
đầu tư
phát
triển
78 %
Quỹ dự
phòng
trợ
cấp
mất
việc
Quỹ
khen
thưởng
phúc
lợi
7%
các cơ hội này không chỉ dành riêng cho Hải Châu mà dành riêng cho tất cả các công
ty khác cùng tham gia vào thị trường.
1.3.3.2. Thách thức
Một số thách thức mà công ty đã gặp phải:
- Từ 7/2003, theo lộ trình AFTA, Việt Nam giảm thuế đối với bánh kẹo
làm cho bánh kẹo của các nước Đông Nam á (Thái Lan, Singapore, Malaysia … )
thâm nhập thị trường Việt Nam nhiều hơn.
- Từ năm 2005, Việt Nam áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với
7 nhóm hàng trong đó có những nguyên liệu mà công ty phải nhập khẩu như: Sữa
nguyên liệu cô đặc và chưa cô đặc.
- Giá lúa mỳ và thuế nhập khẩu đối với lúa mỳ tăng ( áp dụng mức thuế là
5% trong khi trước đó là 0%) làm cho nhiều nhà máy bột mỳ giảm hoạt động trong
khi bột mỳ là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất các loại bánh. Ngoài ra, giá một số
nguyên liệu cũng tăng như: đường, mạch nha…
-Doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh của rất nhiều hãng bánh kẹo khác. Hiện
nay bánh kẹo ngoại chiếm một phần lớn thị phần (khoảng từ 30-40%), còn trong
nước, số lượng các doanh nghiệp lớn sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam khá nhiều
(khoảng trên 30 doanh nghiệp như: Kinh Đô, Hải Hà, Bibica, Vinabico, Tràng An,
Hà Nội, Hữu Nghị, …. ) ngoài ra còn rất nhiều các cơ sở sản xuất tư nhân hoạt động
trên thị trường .
Công ty còn chịu sự cạnh tranh của một số sản phẩm truyền thống như kẹo
dừa Bến tre, bánh đậu xanh Hải Dương, kẹo CuĐơ Hà tĩnh…
Hải Châu xác định tất cả các công ty sản xuất bánh kẹo đều là đối thủ cạnh
tranh của mình. Tuy nhiên, với từng mặt hàng, công ty đều xác định các đối thủ cạnh
tranh chính (bánh quy, kẹo : Kinh đô, Hữu Nghị, Vinabico, Bibica, Hải Hà, …. các
hãng nước ngoài của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia…. ; bánh kem xốp:
Hữu Nghị, Hải Hà, Thanh Hương …. ; Bánh mềm: Orion, Kinh đô, Bibica…., bánh
Thái Lan…; Sôcôla: Hà Tây,Kinh Đô, Bibica…, úc, Bỉ, New Zealand). Do tất cả các
mặt hàng đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nên Công ty một mặt tiếp tục sản xuất
các sản phẩm truyền thống đã tạo nên thương hiệu Hải Châu đồng thời không ngừng
thực hiện các cải tiến để đưa ra các sản phẩm mới nhằm tạo sự khác biệt làm giảm
mức độ cạnh tranh trên thị trường duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty.
Phần 2 Phân tích thị trường bánh mềm của công ty bánh kẹo Hải Châu
2.1.Thị trường bánh mềm Việt Nam
Bánh mềm (hay còn gọi là bánh trứng) vào thị trường Việt Nam khoảng
cuối những năm 1990 với sản phẩm duy nhất là bánh trứng Thái Lan nhằm phục
vụ nhu cầu của những người tiêu dùng có thu nhập cao. Trong những năm đó,
bánh trứng Thái Lan không có đối thủ cạnh tranh mà chỉ có một số sản phẩm thay
thế như: Bánh Chôcôpie của Orion, bánh bông lan kẹp kem Hura của Bibica, các
loại bánh gatô…
Đến năm 2002, trên thị trường xuất hiện thêm một hãng sản xuất bánh
trứng là bánh Huế , được làm với mẫu mã và bao bì giống của bánh trứng Thái
Lan nhưng chất lượng kém hơn vì thế có thể gây ra sự nhầm lẫn của khách hàng
nhưng không thể cạnh tranh được với bánh Thái.
Hình 2.1. Hình ảnh một số sản phẩm bánh trứng
Bánh Thái Bánh Malaisia
Năm 2003, Công ty bánh kẹo Hải Châu đưa ra thị trường sản phẩm
bánh mềm với tên gọi Custard Cake. Năm 2004, Công ty Orion cũng đưa ra sản
phẩm bánh mềm mang tên Custard Cake. Đầu năm 2005, Công ty Kinh Đô đưa ra
thị trường sản phẩm bánh mềm mang tên Solite.
Ngoài ra, trên thị trường còn có các sản phẩm bánh trứng Jacker, Kumho,
Buttercake….của Malaisia, Indonesia, Hàn Quốc (tuy nhiên, các sản phẩm này
thường được bán tại các siêu thị, các cửa hàng cao cấp nên số lượng khách hàng biết
không nhiều) và sản phẩm bánh trứng của một số hãng tư nhân nhưng do chất lượng
không cao nên thường được bán tại một số vùng thị trường nhất định.
2.2. Phân tích thị trường của bánh mềm Hải Châu
2.2.1. Đặc điểm bánh mềm Hải Châu và tình hình tiêu thụ bánh mềm Hải
Châu
Tháng 11/2001, công ty bánh kẹo Hải Châu lập kế hoạch đầu tư dây
chuyền sản xuất một loại sản phẩm mới với công nghệ hiện đại, công suất lớn và sản
phẩm được lựa chọn là bánh mềm cao cấp Custard Cake và công suất: 375 kg/h.
Năm 2003, dây chuyền này chính thức đi vào hoạt động.
2.2.1.1. Đặc điểm của bánh mềm Hải Châu
Bánh mềm Hải Châu là một loại sản phẩm cao cấp, chất lượng cao có thể
thay thế sản phẩm nhập ngoại và đáp ứng được nhiều loại nhu cầu: ăn bổ sung, tăng
dinh dưỡng, cưới hỏi, du lịch, biếu tặng.... (hình 2.2).
Đặc điểm: Sản phẩm có độ xốp
(dạng bánh gatô), có thể sử dụng nhiều loại
nhân khác nhau như: Nhân kem trứng, nhân
sôcôla, nhân mứt quả… Bánh có hình chén ,
đường kính: 60-70 mm, cao 35 mm.Từng chiếc
bánh được đóng gói thành gói riêng, sau đó đóng
vào hộp carton tuỳ theo yêu cầu thị trường. Thời
hạn bảo quản từ 6 tháng trở lên. Bánh được sản
xuất từ các nguyên liệu chính là trứng gà đường ,
bột mỳ13.
2.2.1.2. Phân đoạn thị trường và chọn thị
trường mục tiêu
Theo quan điểm của Marketing hiện đại thì không có một sản phẩm nào
có thể dành cho mọi khách hàng và một doanh nghiệp cần nhận diện và thoả mãn
nhu cầu của khách hàng trên thị trường mục tiêu tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Do đó,
bất kỳ một sản phẩm nào khi mới được đưa ra thị trường đều phải chọn riêng cho
mình một thị trường mục tiêu và bánh mềm Hải Châu cũng không nằm ngoài quy
13 Xem phụ lục 4
Hình 2.2.Hình ảnh hộp bánh
mềm
Hải Châu
luật đó. Để phân đoạn thị trường, công ty đã lựa chọn tiêu thức phân đoạn theo thu
nhập và theo độ tuổi, nhưng chủ yếu là theo thu nhập. Theo đó, công ty chia thị
trường thành các đoạn thị trường và xác định các đối thủ cạnh tranh trên từng đoạn
thị trường. Trong thời điểm công ty đưa sản phẩm ra thị trường còn có sản phẩm của
các đối thủ cạnh tranh khác như: Bánh trứng Thái Lan, bánh Huế, một số loại bánh
ngoại (Malaisia, Hàn Quốc, Indonesia…), bánh gia công (thường ở các tỉnh).
Bánh mềm là một sản phẩm cao cấp với mức giá được coi là cao so với
thu nhập chung của người Việt Nam. Vì vậy thị trường mục tiêu được công ty chọn
là người tiêu dùng có thu nhập trung bình và cao mà cụ thể là người tiêu dùng có thu
nhập trung bình ở thành phố và thu nhập cao ở nông thôn với lý do: ở thành phố, với
những người có mức thu nhập cao thường sử dụng các sản phẩm cao cấp có nguồn
gốc từ nước ngoài và họ cũng ít ăn đồ ngọt do sợ béo. Trong khi đó ở nông thôn, giá
một chiếc bánh khoảng từ 1.500đ đến 2000đ là quá cao so với mức thu nhập chung
của mỗi người do vậy sản phẩm này chỉ phù hợp với những người có mức thu nhập
cao. Đồng thời để tập trung cho các hoạt động tiếp thị, công ty xác định thị trường
mục tiêu trước mắt: một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,
Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nam Định, các thị xã, thị trấn, các khu công
công nghiệp .
Dưới đây là phân đoạn thị trường của công ty (hình 2.3).
Trong đó:
Hình 2.3. Phân đoạn thị trường bánh mềm
(1) Thị trường của bánh Thái
(2) Thị trường của một số loại bánh ngoại (3)
Thị trường của bánh Huế
(4) Thị trường của bánh gia công
(5) Thị trường mục tiêu mà công
ty định chiếm
NTD thu
nhập cao
thành thị
NTD thu nhập: TB
thành thị ;
Cao nông thôn
NTD thu nhập:
thấp thành thị ;
TB, thấp nông
thôn
1
2
3
4 5
Khu vực
Thu nhập
Thành thị Nông thôn
Cao 1 2 1 2 3 5
Trung bình 1 2 3 5 3 5 4
Thấp 3 5 4 3 5 4
2.2.1.3. Định vị sản phẩm
Một sản phẩm muốn tiêu thụ được thì
nó phải tồn tại trong tâm trí khách hàng nghĩa
là phải tạo ra được một sự khác biệt đối với khách
hàng. Nhận thức được điều đó, khi đưa sản phẩm
bánh mềm ra thị trường, công ty đã tạo cho sản
phẩm có những điểm khác biệt so với các sản
phẩm hiện có trên thị trường:
Sản phẩm có mẫu bao bì mới khác bao bì
của các đối thủ cạnh tranh.
Sản phẩm có hình dạng khác: Trong khi
bánh Thái và bánh Huế được sản xuất theo hình tròn thì bánh được sản xuất
theo hình chén.
Hình 2.5. Sơ đồ định vị sản phẩm
Hình 2.4 Tờ rơi
quảng cáo bánh mềm
Hải Châu
G
i
á
r
ẻ
Bánh gia
Bánh
Huế Bánh
Hải
Chất lượng
thấp
Bánh
Thái
Bên cạnh những điểm khác biệt bên ngoài, công ty xác định “lỗ hổng thị
trường” chính là mức giá trung bình và chất lượng tương đối cao.
Trong khi thực hiện các chương trình tiếp thị sản phẩm, công ty nêu bật
sự vượt trội của sản phẩm mới: Sản xuất trong nước với công nghệ hiện đại do Hà
Lan chế tạo… Đối với các đại lý, cửa hàng công ty nhấn mạnh vào mức giá bán của
sản phẩm để làm yếu tố cạnh tranh cho sản phẩm so với các sản phẩm khác.
2.2.1.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh mềm
Sản phẩm bánh mềm mới đưa vào sản xuất được 2 năm. Đây là một
khoảng thời gian rất ngắn so với các sản phẩm khác: Bánh quy, kẹo, lương khô (gần
40 năm), bột canh (khoảng 30 năm), kem xốp (gần 15 năm ), chính vì vậy nên sản
phẩm này chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng sản phẩm (chỉ khoảng 1%14).
Để đánh giá cụ thể tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh mềm, tác giả dựa vào
các số liệu trong bảng 2.1.
Bảng 2.1 Sản lượng bánh mềm tiêu thụ tại các vùng thị trường trong năm
2003 và 200415
Khu vực
2003 2004 So sánh
2004/ 2003
(%)
Sản lượng (kg) % Sản lượng (kg) %
Miền Bắc 104.273 77,80 112.029 69,56 107,44
Miền Trung 11.463 8,55 15.670 9,73 136,70
Miền Nam 8.516 6,35 10.856 6,74 127,48
Xuất khẩu 647 0,48 6.848 4,25 1058,72
14 Xem hình 1.1
15 Nguồn: Báo cáo tiêu thụ vùng phòng Kế hoạch vật tư
Trung tâm16 9.122 6,81 14.400 8,94 157,86
Tổng 134.021 100,00 161.050 100,00 120,17
Giữa các khu vực thị trường mức tăng sản lượng tiêu thụ cao nhất là ở
xuất khẩu (gấp 10 lần năm 2003) nhưng lượng tiêu thụ của công ty không tăng
nhiều do khu vực xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng rất thấp (thể hiện trên hình 2.6).
Tuy nhiên, đây là một thành công của công ty trong tăng tiêu thụ sản phẩm ở nước
ngoài và điều này sẽ góp phần mở rộng thị trường của công ty trong tương lai nếu tỷ
lệ tăng này vẫn được duy trì ổn định trong các năm sau.
Hình 2.6. Sản lượng bánh mềm tbeo khu vực thị trường
( 2003 - 2004)
Hình 2.7 . Tỷ lệ sản lượng bánh mềm theo các
khu vực thị trường (2003 - 2004)
16 Trung tâm: Trung tâm kinh doanh sản phẩm dịch vụ
0
500
1000
1500
2000
2003 2004
100 kg
N¨m khu vùc
S¶n lîng b¸nh mÒm trong 2 n¨m 2003 vµ 2004
MiÒn B¾c
MiÒn Trung
MiÒn Nam
XuÊt khÈu
Trung t©m
Tæng
Hình 2.6 cho thấy khu vực có mức tăng thấp nhất là miền Bắc trong khi
đây lại là vùng thị trường chính của công ty. Đây là lý do làm lượng tiêu thụ của
công ty không cao.Trong các khu vực còn lại thì sản lượng của trung tâm kinh
doanh sản phẩm dịch vụ đạt mức tăng khá lớn: Tăng 57% so với năm 2003 (thị
trường của trung tâm là Hà Nội-nơi mà từ trước đến nay bánh trứng của Thái Lan
vẫn chiếm vị trí thống trị).
Bảng 2.2. Tình hình tiêu thụ bánh mềm trong 5 tháng
(11/2004 - 3/2005)17
Tuần Tồn đk Nhập kho Xuất kho Tồn ck
1 (1 - 5/11) 11996 179 0 12175
2(8 - 13/11) 12175 11667 12174,58 11667
3 (15 - 22/11) 11667 28896 11846 9794
4 (22 - 27/11) 9794 48426 43430 14790
5(29/11-5/12) 14790 49030 51398 12422
6(6 - 12/12) 12422 80326 82307 10439
7(13 -18/12) 10439 84119 84231 10327
8(20-25/12) 10327 151840 151500 10666
9 (27/12 -1/1) 10666 106279 105224 11721
10 (3 - 8/1) 11721 256163 254213 13670
17 Nguồn: Sổ xuất kho bánh 3
0,00
10,00
20,00
30,00
40,00
50,00
60,00
70,00
80,00
90,00
MiÒn B¾c MiÒn
Trung
MiÒn Nam XuÊt khÈu Trung t©m
%
khu vùc
Tû lÖ s¶n lîng b¶nh mÒm t¹i c¸c khu vùc trong 2 n¨m 2003 vµ 2004
2003
2004
11 (10 - 14/1) 13670 129965 130615 13020
12(16 - 23/1) 13020 429723 443070 4810
13(25 -30/1) 4810 146578 145020 6367
14(31/1 -5/2) 6367 708988 702705 12651
15(14 -19/2) 12651 296636 291435 17852
16(21 -26 /2) 17852 1161824 1162930 14509
17 (28/2 -5/3) 16746 470374 472610 14509
18(7-12/3) 14509 1278790 1280246 13053
19(14 - 19/3) 13053 794460 796809 10705
20 (21 -27/3) 10705 7363 3389 14679
Để đánh giá đúng tình hình tiêu thụ bánh mềm của công ty, tác giả đã sử
dụng các số liệu về tình hình nhập – xuất, cung ứng sản phẩm trong 5 tháng từ đầu
tháng 11/2003 đến hết tháng 3/2005 (trước và sau Tết Nguyên Đán 2005).
Bánh kẹo là một sản phẩm có tính mùa vụ cao, nó thường được tiêu thụ
tốt vào các dịp lễ, Tết và tiêu thụ ít vào mùa hè (do nhiệt độ cao nên khách hàng
thường chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm thay thế như các loại nước, các loại hoa
quả…) vì vậy những số liệu này sẽ giúp đánh giá được tình hình tiêu thụ của bánh
mềm trong thời gian tiêu thụ chủ yếu của nó.
Để thuận tiện cho việc phân tích, tác giả chia nhỏ 5 tháng này thành 3
khoảng thời gian nhỏ là: 1/11-25/12 – từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 8 (tạm gọi là thời
điểm trước Tết) ; từ 27/12 đến 5/2 – từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 14 ( tạm gọi là thời
điểm trong Tết) ; từ 14/2 đến 27/3 – từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 20 (tạm gọi là thời
điểm sau Tết).
Hình 2.8. Tình hình nhập xuất kho bánh mềm
( 1 1/2004 - 3/2005 )
Theo dõi trên hình 2.8 có thể nhận xét:
Trong thời điểm trước Tết: Vào đầu thời điểm này lượng tiêu thụ rất thấp
nhưng sau đó lượng tiêu thụ đã tăng dần lên và mức tăng này khá ổn định trong từng
tuần (gần như tạo thành một đường thẳng trên hình).
Trong thời điểm trong Tết: quan sát trên đồ thị có thể thấy bắt đầu từ
thời điểm này đến gần cuối thời điểm sau Tết lượng xuất bánh mềm có sự biến đổi
khá đặc biệt: Trong hai tuần liên tiếp, lượng xuất bánh mềm có sự biến động: Cứ
một tuần lượng xuất tăng lên đi liền với một tuần lượng xuất giảm và ngược lại và
tạo thành một chu kỳ với khoảng biến động tăng dần lên. Chu kỳ này kết thúc (hoặc
tạm dừng – do không có đủ số liệu cho các tháng tiếp theo) vào tuần thứ 18 sau đó
lượng xuất giảm xuống với mức tương tự đầu thời điểm trước Tết. Nguyên nhân
của hiện tượng này có thể do lượng tiêu thụ bánh mềm giữa các đại lý của công ty
không như nhau và các đại lý có lượng tiêu thụ lớn thường lấy sản phẩm cùng một
điểm làm lượng xuất tăng khá cao. Điều này đòi hỏi công ty phải có biện pháp để
làm cân bằng lượng xuất giữa các tuần tránh gây khó khăn cho công tác: Cung ứng
sản phẩm, bảo quản sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu của đại lý. Tuy nhiên số liệu
chỉ mang tính thời điểm chưa được kiểm chứng qua thời gian vì vậy độ chính xác
có thể không cao nhưng rất đáng lưu ý đối với công ty.
So sánh giữa thời điểm trong và sau Tết có thể thấy một điểm đặc biệt:
Khác các sản phẩm khác, bánh mềm được tiêu thụ nhiều hơn vào thời điểm sau Tết
mà nguyên nhân theo điều tra tại một số cửa hàng bán bánh kẹo trên địa bàn Hà
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19
kg
TuÊn thø
XuÊt
NhËp
Nội là do vào dịp Tết người tiêu dùng thường mua để sử dụng với hai mục đích để
biếu và để ăn, tiếp khách tại gia đình. Nếu để biếu khách hàng thưòng chọn loại
bánh hộp đặc biệt hộp sắt có nguồn gốc từ các nước như: Indonesia, Thái Lan,
Malaisia, một số nước châu Âu… còn đối với các loại bánh sử dụng tại nhà, khách
hàng thường mua các loại bánh bích quy thông thường.
Công ty sản xuất11 loại bánh mềm khác nhau để bán ra thị trường18.
Trên hình 2.9 có năm loại bánh mềm có lượng xuất từ 50.000kg trở lên
(loại I), còn sáu loại bánh có lượng xuất khá thấp (loại II). Dưới đây là bảng tổng
hợp lượng xuất của từng loại sản phẩm theo thứ tự từ cao xuống thấp (bảng 2.3).
Theo tính toán ở bảng 2.3 thì chỉ riêng 5 loại sản phẩm có mức tiêu thụ lớn nhất đã
chiếm hơn 80 % tổng lượng tiêu thụ còn 6 loại còn lại chỉ chiếm hơn 19 %. Mặc dù
không hoàn toàn phù hợp với quy luật 80/20 của Pareto (80 % lượng tiêu thụ sản
phẩm do 20 % loại sản phẩm mang tới ) vì số loại sản phẩm ở đây là: 5/11 loại
nhưng công ty nên loại bỏ bớt một số loại sản phẩm không hiệu quả vì khi duy trì
lượng sản phẩm ấy, công ty phải mất nhiều loại chi phí mà trước hết là chi phí bao
bì ( chiếm khoảng 45 – 50 % giá thành sản phẩm).
Hình 2.9. Tổng lượng xuất từng loại bánh mềm trong
5 tháng ( 11/2004 - 3/2005 )
18
(1) Bánh mềm hộp 300gr
(2) Bánh mềm hộp 150gr
(3) Bánh mềm hộp 250gr
(4) Bánh mềm hộp 375gr
(5) Bánh mềm hoa quả hộp
120gr
(6) Bánh mềm hoa quả túi
160gr
(7) Bánh mềm hộp 200gr
(8) Bánh mềm hoa quả túi
120gr
(9) Bánh mềm hoa quả hộp
120gr
(10)Bánh mềm hoa quả túi
160gr
(11)Tulip 160gr
Bảng 2.3. Lượng xuất các loại bánh mềm
(11/2004 - 3/2005)
Loại SP (loại I) Lượng xuất Loại SP (loại II) Lượng xuất
(2) BM hộp 150 gr 1.505.248 (8) BM Hq túi 216 gr 412.413
(7) BM hộp 200 gr 1.505.118 (3) BM hộp 250gr 362.864
(1) BM hộp 300gr 1.115.973 (9) BM HQ túi 120 gr 197.260
(6) BM Hq túi 144gr 688.003 (5) BM HQ hộp 120 gr 188.330
(10) BM Hq túi 160gr 552.678 (4) BM hộp 375 gr 95.986
Tổng (loại I) 5.367.017 (11) Tulip 160 gr 13.699
Tổng (loại II) 1.270.541
Tổng 6.637.558
(TổngI)/Tổng(I+II)*100 80,85 % (TổngII)/Tổng(I+II)*100 19,15 %
Trong 5 loại sản phẩm chính thì chủ yếu là những sản phẩm có trọng
lượng nhỏ điều này phù hợp với khách hàng mục tiêu mà công ty nhắm tới là người
tiêu dùng thu nhập trung bình và cao cũng như cho thấy mức giá mà khách hàng
của công ty sẵn sàng trả. Do đó, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng công
ty nên đưa ra những loại bánh có khối lượng thấp hơn (ví dụ một gói chỉ có khoảng
2-4 cái bánh để có thể dễ dàng mang đi khi đi chơi, nghỉ mát, du lịch…).
2.2.2. Phân tích khách hàng của sản phẩm bánh mềm Hải Châu
Để hiểu về khách hàng tiêu dùng bánh mềm, người viết sử dụng hai
nguồn thông tin:
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
1600000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
kg
Lo¹i b¸nh
Thứ nhất: Từ các cửa hàng bánh lẻ - nơi tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng, thông qua ý kiến của họ có thể xác định được một phần ý kiến của khách
hàng.
Bảng 2.5. Kết quả điều tra tại một số
cửa hàng bán bánh mềm19
Cửa hàng Loại bánh mềm cửa hàng bán Tỷ lệ % các sản phẩm
49 – Vũ Ngọc Phan - B. Thái Lan
- B. Hải Châu
- B. Kinh Đô
- B. Orion
45.16 %
3.2.3 %
25.81 %
25.81 %
60 – Nguyên Hồng - B. Thái Lan
- B. Huế
- B. Kinh Đô
- B. Orion
55 %
5 %
15 %
25 %
88 – Tân Mai - B. Thái Lan
- B. Orion
80 %
20 %
116 - Tân Mai - B. Thái Lan
- B. Hải Châu
74.07 %
25.93 %
179 – Trương Định - B. Thái Lan
- B. Hải Châu
85 %
15 %
47 – Thái Thịnh - B. Thái Lan
- B. Orion
- B. Hải Châu
70 %
20 %
10 %
Trong 6 cửa hàng quan sát thì một loại sản phẩm mà các cửa hàng đều
bán đó là bánh trứng Thái Lan. Nguyên nhân theo các chủ cửa hàng thì lựa chọn
sản phẩm này là do sản phẩm bán chạy, chất lượng tốt và được khách hàng ưa
thích. Như vậy, khách hàng lựa chọn loại sản phẩm thường căn cứ chủ yếu vào sở
thích cũng như chất lượng của sản phẩm. Cũng theo các chủ cửa hàng, lượng mua
19 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
bánh mềm không cố định thường tăng khi có các dịp lễ, Tết và giảm vào mùa hè.
Người đến mua thuộc mọi loại đối tượng nhưng chủ yếu là phụ nữ mua để sử dụng
hoặc để biếu.
Nguồn thông tin thứ hai quan trọng và chính xác hơn đó là thông tin về
khách hàng trực tiếp tiêu dùng sản phẩm. Để đánh giá về khách hàng của bánh
mềm trong đó có bánh mềm Hải Châu, người viết đã tiến hành nghiên cứu thị
trường thông qua phương pháp điều tra khách hàng bằng bảng hỏi20. Để thuận tiện
cho việc đánh giá, trong phiếu điều tra có một số câu hỏi về thông tin cá nhân của
khách hàng như tuổi (phân chia thành 6 nhóm tuổi ), thu nhập (phân thành 6 nhóm),
giới tính, nghề ngiệp và tình trạng hôn nhân 21. Việc điều tra được tiến hành tại địa
bàn Hà Nội.
Một số kết quả trong điều tra những người đã từng mua sản phẩm hoặc
sử dụng sản phẩm bánh mềm được thống kê trong các bảng sau:
Bảng 2.5. Loại bánh mềm mà khách hàng từng mua22
Stt Sản phẩm Số phiếu trả lời Tỷ lệ %
1 Bánh trứng Thái Lan 40 28,17
2 Custard Cake của Orion 32 22,54
3 Kumho của Malaisia 8 5,63
4 Jacker của Malaisia 6 4,23
5 Bánh khác 0 0
Tổng 86 60,56
6 Custard Cake của Hải Châu 24 16,90
7 Solite của Kinh Đô 19 14,08
8 Bánh trứng Huế 12 8,45
Theo kết quả thống kê thì loại bánh mềm được khách hàng sử dụng nhiều
nhất là bánh trứng Thái Lan (chiếm 28.17 %) đứng thứ 2 là bánh của Orion (22.54
%). Như vậy, trong các loại bánh nước ngoài tiêu thụ tại Việt Nam thì khách hàng
20 Xem phụ lục 6
21 Xem phụ lục 6
22 Nguồn: Kết quả điểu tra của tác giả - xem phụ lục 6
chủ yếu sử dụng của Thái Lan và Orion. Đối với sản phẩm trong nước, so sánh
thấy lượng tiêu thụ bánh trứng của Hải Châu và Kinh Đô gần bằng nhau.
Khi nghiên cứu về căn cứ, mục đích cũng như tần suất mua của khách
hàng thì có thể nhận thấy (bảng 2.5):
Yếu tố mà khách hàng quan tâm trước hết là chất lượng sản phẩm (
chiếm 56 %) số phiếu trả lời điều này cũng thống nhất với những thống kê riêng về
khách hàng mua bánh mềm Hải Châu (chiếm 57,14 %). Như vậy, đối với khách
hàng thì chất lượng là yếu tố hàng đầu sau đó mới đến giá cả. Các công ty muốn
tiêu thụ được nhiều sản phẩm thì việc cần làm trước tiên là phải nâng cao chất
lượng sản phẩm. Tuy nhiên, một điểm khác của riêng khách hàng mua bánh mềm
Hải Châu đó là họ quan tâm tới yếu tố màu sắc bao gói hơn so với toàn bộ khách
hàng. Do đó, đối với Hải Châu, công ty cần phải đặc biệt quan tâm đến màu sắc bao
gói của sản phẩm.
Đối với mục đích mua, kết quả thống kê cho thấy việc khách hàng mua
bánh với mục đích là để thỉnh thoảng ăn (chiếm 53,3 %) còn ít nhất là để ăn sáng
(11,1 %). Riêng với những người có mua bánh mềm Hải Châu thì tỷ lệ lựa chọn
mua để ăn sáng đạt 17 %. Căn cứ vào đây, công ty có thể đưa ra một số giải pháp
làm tăng lượng tiêu thụ như: Tăng trọng lượng và giảm bớt chi phí bao bì để giảm
giá thành sản phẩm.
Về tần suất mua bánh, khách hàng chủ yếu là không cố định ( chiếm 60
%). Nguyên nhân của việc này xuất phát từ chính mục đích của việc tiêu dùng khi
mà đa số khách hàng mua bánh trứng để thỉnh thoảng ăn vì khoảng thời gian để họ
tiêu thụ hết lượng bánh họ mua sẽ không cố định và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
như: Sở thích, thái độ, sự bận rộn của công việc….
Bảng 2.6. Căn cứ quyết định,tần suất và mục đích
mua bánh mềm của khách hàng23
Stt Căn cứ
Tỷ lệ % trả lời của mọi
khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của khách
hàng mua BMHC
1 Giá cả sản phẩm 28,9 21,43
2 Chất lượng sản phẩm 55,6 57,14
3 Mẫu mã sản phẩm 15,6 7,14
4 Màu sắc bao gói 4,4 7,14
5 Nước sản xuất 15,6 7,15
Stt Mục đích
Tỷ lệ % trả lời của mọi
khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của khách
hàng mua BMHC
1 Để ăn sáng 11,1 16,67
2 Để thỉnh thoảng ăn 53,3 58,33
3 Để biếu 15,6 8,33
4 Để ăn khi đói 24,4 16,67
Stt Tần suất mua bánh
Tỷ lệ % trả lời của mọi
khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của khách
hàng mua BMHC
1 1 lần/ 1 tuần 15,0 16,67
2 1 lần/ 2 tuần 15,0 16,67
3 1 lần /1 tháng 5,0 0
4 1 lần/ 3 tháng 5,0 0
5 Không cố định 60,0 66,66
Từ các kết quả trên có thể rút ra các kết luận chung về khách hàng tiêu
dùng bánh mềm như sau:
Khách hàng chủ yếu sử dụng các loại bánh ngoại mà nhiều nhất là bánh
Thái và Orion và căn cứ quyết định chủ yếu xuất phát từ chất lượng sản
phẩm.
19.20 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Mục đích mua bánh của khách hàng chủ yếu là để sử dụng (để thỉnh thoảng
ăn)
Tần suất mua bánh của khách hàng chủ yếu là không cố định.
Theo thống kê kết quả điều tra thì có 16,9 % khách hàng sử dụng bánh
mềm Hải Châu (bảng 2.5). Để xem xét sự khác nhau giữa các thông tin cá nhân
giữa khách hàng của bánh mềm nói chung và bánh mềm Hải Châu nói riêng, tác giả
đã sử dụng bảng 2.7.
Bảng 2.7. Đặc điểm khách hàng mua bánh mềm và
khách hàng mua bánh mềm Hải Châu24
stt Độ tuổi
Tỷ lệ % trả lời của
mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của khách
hàng mua BMHC
1 Dưới 18 14,3 16,67
2 Từ 18-25 35,7 25,00
3 Từ 26-35 33,3 25,00
4 Từ 36 – 45 9,5 25,00
5 Từ 46-60 2,4 0,00
6 Trên 60 4,8 8,33
Stt Giới tính
Tỷ lệ % trả lời của
mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của khách
hàng mua BMHC
1 Nam 43,2 58,33
2 Nữ 56,8 41,67
Stt Nghề nghiệp
Tỷ lệ % trả lời của
mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của khách
hàng mua BMHC
1 Nghỉ hưu, nội trợ 6,6 0,00
2 HS,SV, đang tìm việc 35,5 22,22
3 Nhân viên 22,2 44,44
4 Kinh doanh 11,1 11,12
5 Nghề khác 24,4 22,22
24 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả.
Stt Tình trạng hôn nhân
Tỷ lệ % trả lời của
mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của khách
hàng mua BMHC
1 Chưa có gia đình 53,5 50
2 Đã có gia đình 27,9 33,33
3 Đã có gđ và có con 18,6 16,67
Stt Thu nhập
Tỷ lệ % trả lời của
mọi khách hàng
Tỷ lệ % trả lời của khách
hàng mua BMHC
1 Chưa có 19,1 8,33
2 Dưới 1 tr 26,2 16,67
3 Từ 1-2 tr 4,8 8,33
4 Từ 2-3.5 tr 21,4 41,67
5 Từ 3.5-5 tr 21,4 8,33
6 Trên 5 tr 7,1 16,67
So với các khách hàng chung, khách hàng mua bánh mềm Hải Châu ở độ
tuổi dưới 18 chiếm tỉ lệ lớn hơn 16,67 % so với 14,43 % cũng như ở lứa tuổi 36 đến
45 (25 % so với 9,5 % ). Về nghề nghiệp, khách hàng mua bánh mềm Hải Châu
nhiều nhất là thuộc nhóm nghề nhân viên trong khi khách hàng chung là học sinh
sinh viên. Về thu nhập lượng mua nhiều nhất là nhóm khách hàng có mức thu nhập
khá cao: Từ 2 đến 3,5 % còn đối với khách hàng mua chung thì khách hàng tập
trung nhiều nhất vào nhóm có thu nhập từ 1 – 2 triệu/ tháng.
2.2.3. Chính sách thị trường đối với sản phẩm bánh mềm Hải Châu.
2.2.3.1.Chính sách sản phẩm
Để đảm bảo khả năng tiêu thụ, công
ty đã đề ra chính sách sản phẩm sau:
Về chất lượng: Đây là yêu cầu đầu tiên và
quan trọng nhất đối với công ty vì trong hoạt động
tiếp thị công ty nhấn mạnh về chất lượng cũng như
công nghệ sản xuất sản phẩm. Công ty xác định
bánh mềm Hải Châu phải có chất lượng tương
đương bánh ngoại (Thái Lan, Korea), vượt trội so với các sản phẩm nội hiện có,
gây niềm tin cho người tiêu dùng ngay từ đầu.
Về bao bì: Bánh được bao gói đơn chiếc bằng máy. Trên nhãn có ghi các thông
tin: Tên bánh, tên công ty, khối lượng, lôgô của Hải Châu, địa chỉ, thành phần
nguyên liệu, thời hạn sử dụng, mã số- mã vạch. Bao bì phải đảm bảo yêu cầu: đẹp,
gây ấn tượng về sự ngon miệng, bổ dưỡng của sản phẩm, phong phú, màu sắc tươi
sáng.
Về đóng gói: Phải đa dạng. Dùng cho nhu cầu cao cấp: Đóng hộp duplex 06
chiếc, 12 chiếc. Dùng cho nhu cầu phổ thông: Đóng bịch nilon từ 08 đến 10
chiếc/túi.
Về chủng loại: Bao gồm 2 loại bánh mềm nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách
hàng mục tiêu:
Có nhân: Nhân cream, nhân mứt quả (nhiều hương vị ) phục vụ nhu cầu cao.
Không nhân: Phục vụ nhu cầu phổ thông (giá rẻ )
2.2.3.2.Chính sách giá cả
Một trong những quyết định khó khăn cho người sản xuất đó là quyết
định về định giá sản phẩm vì có nhiều nhân tố ảnh hưởng mà doanh nghiệp không
chi phối được như ảnh hưởng của khách hàng, của đối thủ cạnh tranh.
Do đây là lần đầu tiên đưa bánh mềm ra thị trường vì vậy mục tiêu trước
hết của công ty đó là sản phẩm phải tồn tại được trên thị trường và sau đó là thị
phần còn mục tiêu về lợi nhuận tạm thời chưa thực hiện. Với mục tiêu như vậy,
phương pháp định giá mà công ty lựa chọn là định giá dựa theo giá hiện hành có
nghĩa là công ty định giá dựa trên giá bán của đối thủ cạnh tranh. Mức giá bán mà
công ty đưa ra là mức giá trung bình (thấp hơn giá bán của các sản phẩm ngoại
nhập nhưng cao hơn giá bán các sản phẩm trong nước) để tạo sự chú ý, hấp dẫn cho
người tiêu dùng.
Bảng 2.8. Giá bán một số sản phẩm bánh mềm
Sản phẩm Giá bán lẻ
Bánh trứng Thái Lan hộp 200gr 26.000đ
Bánh mềm Hải Châu hộp 200 gr 19.000đ
Bánh trứng Huế 200 gr 13.000 đ
2.2.3.3 Chính sách phân phối
Do bánh mềm là loại sản phẩm cao cấp, thời hạn bảo quản không dài nên
chính sách phân phối của công ty đối với sản phẩm này khác với các sản phẩm
khác. Để chọn nhà phân phối bán hàng:
ở Hà Nội: Trung tâm kinh doanh sản phẩm dịch vụ trực tiếp thực hiện phân phối
đến các kênh tiêu thụ cấp II.
ở các tỉnh và thành phố:
Đối với kênh bán buôn: công ty xác định không thực hiện bán buôn rộng rãi mà xây
dựng mô hình bán buôn qua nhà phân phối (lựa chọn nhà phân phối đã có kinh
nghiệm bán sản phẩm cùng loại và có khả năng bán với lượng lớn).
Đối với kênh bán lẻ: (từ đại lý cấp II đến người bán lẻ): Kênh bán lẻ do các nhà
phân phối trong địa bàn thiết lập có sự hỗ trợ của công ty. Riêng tại địa bàn Hà Nội
có trung tâm kinh doanh sản phẩm dịch vụ đảm nhiệm chức năng là nhà phân phối
trực tiếp mang hàng thẳng đến đại lý cấp II và người bán lẻ nhằm tăng tối đa thị
phần. Trong hệ thống bán lẻ tập trung chú ý đế các siêu thị, đây là trung tâm bán lẻ
cho các đối tương có thu nhập cao và hiện đang có xu hướng phát triển tốt tại một
số thành phố trung tâm, rất phù hợp với mặt hàng bánh mềm.
Trong chính sách phân phối, một điểm khác biệt lớn so với các sản phẩm
khác là công ty đặc biệt chú ý tới kiểm soát quá trình lưu thông của sản phẩm do
đặc điểm bánh mềm có thời hạn bảo quản ngắn nên quá trình lưu thông của sản
phẩm trên thị trường cần phải kiểm soát chặt chẽ thường xuyên.
So với các công ty khác trong ngành bánh kẹo, Hải Châu đã xây dựng
được một mạng lưới kênh phân phối rộng khắp25 dựa trên sự tồn tại lâu dài trên thị
trường và mối quan hệ hữu hảo với các đại lý. Đây là một điều kiện thuận lợi cho
công ty khi đưa sản phẩm bánh mềm ra thị trường.
2.2.3.4.Các chế độ hỗ trợ khuyến khích bán hàng
Thực hiện chiết khấu cho người bán: Bánh mềm là mặt hàng cao cấp, đối
tượng tiêu dùng chưa rộng rãi nên phải có mức chiết khấu cao, đảm bảo lợi
ích hấp dẫn cho nhà phân phối và người bán hàng.
25 Xem phụ lục V
* Chiết khấu cho nhà phân phối là: 5% giá bán buôn.
Chiết khấu cho đại lý cấp II là : 2% giá bán buôn
Chiết khấu cho khâu bán lẻ trực tiếp: 1% giá bán lẻ
Ngoài ra còn áp dụng chiết khấu:
* Thưởng cho tốp 10 khách hàng tiêu thụ dẫn đầu trong quý
* Thưởng cuối mỗi năm tài khoá theo doanh thu
Thưởng cuối năm cho các đại lý =
(DTbánh *1,15 + DTkẹo *1,15 + DTkem xốp *1 + DTbánh mềm *1,6 ) *0,0075
Thực hiện các hoạt động khuyến mại đối với nhà bán buôn, người bán lẻ
cũng như khuyến mại trực tiếp cho người tiêu dùng ( áp dụng vào những dịp
có nhu cầu tiêu thụ cao thông qua các đợt bán hàng tiếp thị, hội chợ... )
Thực hiện các hoạt động hỗ trợ bán hàng: Như tổ chức chương trình trưng
bày hàng, nhân viên công ty cùng Đại lý triển khai các đợt bán hàng tiếp thị,
trang bị phương tiện bán hàng cho các nhà phân phối như biển hiệu, kệ, tủ…
2.2.3.5.Xúc tiến thương mại thực hiện đối với sản phẩm bánh mềm
Giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sống của sản phẩm bao giờ cũng là giai
đoạn khó khăn nhất. Điều này đặc biệt đúng với các sản phẩm bánh kẹo bới thị
trường bánh kẹo là một thị trường lớn, đa dạng với vô số sản phẩm tương tự, sản
phẩm thay thế. Khi một sản phẩm mới ra đời các công ty đều phải thực hiện những
chương trình xúc tiến thương mại lớn để khách hàng có thể biết được sự tồn tại của
sản phẩm ví dụ: Khi công ty Trung Nguyên đưa ra loại cà phê với thương hiệu G7,
công ty đã tổ chức những buổi giới thiệu rất lớn cho khách hàng dùng thử tại Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời luôn khẳng định vị thế của một sản
phẩm mang thương hiệu Việt Nam, hay cũng đối với sản phẩm bánh mềm công ty
Orion và Kinh đô đều thực hiện việc trưng bày sản phẩm, bán khuyến mại sản
phẩm….
Bánh mềm Hải Châu đang trải qua giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sống
của mình vì vậy đây là một giai đoạn hết sức khó khăn để thâm nhập thị trường
trong khi thị trường bánh kẹo là một thị trường lớn, đa dạng với vô số sản phẩm
tương tự, sản phẩm thay thế. Không thể nằm ngoài xu hướng đó, từ khi đưa bánh
mềm ra thị trường Hải Châu đã thực hiện rất nhiều chương trình tiếp thị đối với sản
phẩm bánh mềm mà cụ thể là:
Quảng cáo phim phóng sự trên sóng phát thanh, truyền hình và phát băng quảng
cáo sản phẩm.
Tiếp thị trực tiếp giới thiệu mời đại lý cảm quan sản phẩm, phát tờ rơi và tiếp thị
bán hàng đồng thời lấy ý kiến của khách hàng về sản phẩm của công ty và điều tra
chính sách giá cả của các sản phẩm cạnh tranh.
Tiếp thị trực tiếp đến các nhà hàng ăn uống đang và có nhu cầu dùng sản phẩm
bánh mềm phục vụ khách, trường học bán trú, mẫu giáo, nhà trẻ: Mời cảm
quan,tiếp thị bán hàng, liên hệ dán ảnh quảng cáo sản phẩm lên tường.
Khảo sát liên hệ dán ảnh quảng cáo sản phẩm ở các điểm dừng xe buýt, và một số
điểm công cộng.
Quảng cáo trên xe ôtô của công ty và các Đại lý.
Phát băng quảng cáo, tiếp thị, treo băng rôn ở một số nơi như cung văn hoá và
các đại lý phân phối phục vụ đón tết thiếu nhi1/6.
2.2.4. Phân tích thị phần và đối thủ cạnh tranh của sản phẩm bánh mềm Hải
Châu.
2.2.4.1.Thị phần:
Để đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp trên một vùng thị
trường người ta thường căn cứ vào thị phần mà nó chiếm lĩnh được, nhưng đối với
sản phẩm bánh mềm thì rất khó để xác định được thị phần của từng doanh nghiệp
vì hiện tại lượng bánh mềm được tiêu thụ lớn nhất là bánh trứng Thái Lan nhưng
loại bánh này lại chủ yếu được nhập lậu vào Việt Nam nên không thể xác định
được tổng lượng tiêu thụ là bao nhiêu. Chính vì vậy khi đề cập đến thị phần của
bánh mềm Hải Châu tác giả phải sử dụng các con số ước đoán và để cho số liệu sát
thực tế,những con số ước đoán về thị phần đó xuất phát từ 3 nguồn
Thứ nhất, từ các nhân viên công ty: Theo ước tính của một số nhân viên phòng
thị trường công ty thì thị phần của bánh mềm Hải Châu hiện nay vào khoảng 25 %.
Thứ hai, từ các đại lý của công ty26: Theo thống kê từ kết quả điều tra 15 đại lý
tại một số khu vực: Hà Nội, Việt Trì, Tuyên Quang, Nam Định, Bắc Ninh, Hưng
26 Thông tin thu thập tại hội nghị khách hàng ngày 25/3/2005
Yên, Đông Nam Bộ… thì thị phần của công ty đạt khoảng 20,8 % tại khu vực thị
trường của họ riêng bánh mềm, thị phần đạt khoảng 17 %. So với năm 2003, năm
2004 tốc độ tăng tiêu thụ các sản phẩm của Hải Châu đạt khoảng 10,67 % nhưng
riêng sản phẩm bánh mềm đạt khoảng 16,04 %. Tốc độ tăng này cho thấy bánh
mềm Hải Châu sẽ có khả năng tăng thị phần lên trong thời gian tới.
Thứ ba, từ các cửa hàng có bán sản phẩm bánh mềm: Theo kết quả điều tra tại 6
cửa hàng trên địa bàn Hà Nội thì có 4 cửa hàng bán bánh mềm Hải Châu và tỷ lệ
bánh mềm Hải Châu tiêu thụ được so với các loại khác tại từng cửa hàng rất khác
nhau27 nhưng mức tiêu thụ trung bình của sản phẩm này so các sản phẩm khác đạt
khoảng 13 %.
Do các kết quả thu được từ ba nguồn thông tin trên là không đồng nhất
nên rất khó có thể xác định được thị phần của bánh mềm Hải Châu nhưng những
con số ước tính trên đây cũng có thể cho thấy thị phần thực tế của công ty giành
được là không cao mặc dù tốc độ tiêu thụ bánh mềm Hải Châu có tăng :
So với năm 2003, năm 2004: Tốc độ tiêu thụ (TĐTT) tất cả các loại sản
phẩm đạt:
TĐTT các sản phẩm2004 2003 = 20.656 /20.676 *100 = 99,903 %
riêng bánh mềm:
TĐTT bánh mềm20042003 = 161/134 *100 = 120,15 %
2.2.4.2.Đối thủ cạnh tranh
Trong các ngành sản xuất thực phẩm, có lẽ không ngành nào có mức độ
cạnh tranh lại lớn như sản xuất bánh kẹo với rất nhiều nhà sản xuất trong và ngoài
nước tạo ra một thị trường phong phú và đa dạng phục vụ mọi loại nhu cầu. Vì vậy
bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tìm ra được một khoảng trống trên thị trường
bánh kẹo để chiếm lĩnh thì rất khó khăn. Chỉ là một trong vô số loại bánh nhưng
bánh mềm Hải Châu cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và khó có thể xác định
hết. Do đó, khi đề cập đến đối thủ cạnh tranh của bánh mềm Hải Châu tác giả đưa
ra một số đối thủ cạnh tranh sau:
27 Xem phụ lục 7
Bánh trứng Thái Lan: Vào thị trường Việt Nam đầu tiên, bánh trứng Thái Lan đã
giữ được vị trí độc quyền trong một thời gian dài trở nên quen thuộc với người tiêu
dùng có thu nhập cao và trung bình và chỉ cần nhắc đến bánh trứng là người ta có
thể nghĩ tới bánh trứng Thái Lan. Hiện nay, mặc dù có rất nhiều công ty khác tham
gia vào thị trường nhưng bánh trứng Thái Lan vẫn giữ một thị phần rất lớn. Do
không được đưa vào Việt Nam theo con đường chính thức nên mức giá bán của
bánh trứng Thái Lan rất biến động tuỳ thuộc vào lượng bánh nhập vào nhiều hay ít
mà người bán xác định mức giá bán sản phẩm.
Bánh Huế: Do công ty lương thực thực phẩm Huế sản xuất. Đây là công ty trong
nước đầu tiên sản xuất sản phẩm này nhưng chất lượng sản phẩm không cao nên
chủ yếu phục vụ người tiêu dùng thu nhập trung bình và thấp với lượng tiêu thụ
không lớn.
Bánh Orion: được đưa vào thị trường từ cuối năm 2003, công ty này đang thực
hiện một chiến dịch tiếp thị lớn qua việc thực hiện các chương trình trưng bày sản
phẩm tại các cửa hàng và các siêu thị với, tặng quà mua sản phẩm với mức giá bán
thấp. Để tạo sự khác biệt với các hãng khác công ty nhấn mạnh sản phẩm của mình
có hàm lượng Canxi cao (Mỗi chiếc bánh Custard chứa lượng Canxi là 456mg,
chiếm tới 65 % tỉ lệ Canxi được khuyến khích bổ sung cho cơ thể trong 1 ngày. Vì
vậy, hãy bổ sung Canxi cần thiết cho cơ thể với Orion Custard28) và tập trung vào
khách hàng mục tiêu là trẻ em.
Bánh Solite. Kinh Đô là một thương hiệu mạnh ( đứng thứ 14 trong 100 thương
hiệu mạnh Việt Nam) và đứng vị trí đầu tiên trong các doanh nghiệp hàng Việt
Nam chất lượng cao trong lĩnh vực thực phẩm29. Đây là một điều kiện rất thuận lợi
khi công ty đó tung ra sản phẩm mới. Tuy nhiên, khác với Orion, Kinh Đô chưa
thực hiện những đợt tiếp thị lớn cho sản phẩm này mà chủ yếu thực hiện qua việc
trưng bày chọn lọc tại một số cửa hàng.
Một số loại bánh ngoại của Malaisia, Hàn Quốc, Indonesia như: Jacker, Kumho,
Butter cake… Lượng tiêu thụ của các loại bánh này không nhiều vì chúng thường
được bán tại các siêu thị và các cửa hàng lớn phục vụ những người tiêu dùng thu
nhập cao.
28 Quảng cáo của Orion trên báo Tiếp thị gia đình
29 Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam
Một số loại bánh của các hãng tư nhân, gia công: Các hãng này có sản lượng
thấp và mẫu mã không đẹp, thường được bán trong phạm vi một tỉnh phục vụ nhu
cầu người tiêu dùng thu nhập trung bình ở các tỉnh.
Hiện nay, Hải Châu xác định đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình là
bánh trứng Thái Lan vì các sản phẩm của các hãng khác vẫn chưa đủ sức mạnh để
thay thế được vị trí của sản phẩm này. Để tăng thị phần, Hải Châu cần phải đáp ứng
tốt hơn yêu cầu của khách hàng mục tiêu và giành lấy một phần thị phần của bánh
trứng Thái Lan. Xếp vị trí thứ hai đó là Kinh Đô: Mặc dù mới vào thị trường, chưa
có các chương trình tiếp thị lớn nhưng với một thương hiệu mạnh như của Kinh Đô
chắc chắn hãng này sẽ nhanh chóng chiếm được một thị phần lớn giống như các
sản phẩm khác. Xếp vị trí thứ ba là Orion, không cần tạo ra sự cạnh tranh gay gắt,
hãng này tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm khác khi nhấn mạnh vào hàm lượng
Canxi cao và lựa chọn khách hàng mục tiêu là trẻ em. Đây là một chiến lược tốt của
hãng bởi đời sống của người dân càng nâng cao thì vấn đề sức khoẻ lại càng được
họ quan tâm hơn. Hơn nữa, hiện nay trong mỗi gia đình chỉ có một đến hai con nên
phụ huynh sẽ không ngần ngại chi tiền để con mình được phát triển toàn diện như
những đứa trẻ khác. ( Hướng đi này của Orion cũng giống các hãng sữa khác như:
Enfa grow, Nuti food… khi khách hàng mục tiêu mà họ hướng tới là trẻ em )
Do sản phẩm của các hãng khác nhau có trọng lượng hộp bánh khác
nhau nên để thuận tiện so sánh, mức giá được sử dụng để so sánh là mức giá bán /
gr sản phẩm ( Mức giá này được tính theo mức giá bán lẻ ) (bảng 2.9). Qua so sánh
có thể thấy bánh mềm Hải Châu có mức giá thấp hơn hẳn so với mức giá của các
hãng khác. Đây là một lợi thế đối với công ty để đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng mục tiêu của công ty.
Bảng 2. 9. Mức giá của một số loại bánh mềm
S
t
t
Loại bánh Trọng
lượng hộp
Giá bán tại
siêu thị
Giá bán tại
cửa hàng
Mức giá / 1gr
sản phẩm
1 Bánh trứng TLan 240 gr 26. 000đ 108,3 đ/gr
2 Bánh Orion 276 gr 29.500 đ 28.000đ 101,45 đ/gr
3 Jacker (dâu, 126 gr 13.800 đ 103,52 đ/gr
trứng)
4 Bánh Huế 200 gr 13000 đ 65 đ/gr
5 Bán
h
Hải
Châ
u
Nhân
trứng
200 gr 19.000đ 95đ/gr
Nhân dâu,
cafe
120 gr 12.000 đ 83,33 đ/gr
Để đảm bảo sự tồn tại của mình, các doanh nghiệp luôn phải tìm mọi
cách để bán được sản phẩm trên thị trường và một trong các biện pháp đang được
nhiều công ty chú ý đó là thương mại điện tử. Các công ty bánh kẹo lớn của Việt
Nam đều xây dựng được Website cho mình như: Kinh Đô, Hải Châu, Hải Hà,
Bibica 30, …. So với các hãng khác, website của Hải Châu được xây dưng sớm nhất
nhưng chưa được nâng cấp nên các thông tin của công ty đã quá cũ và thiếu thông
tin về sản phẩm mới. Điều này làm cho website này không thể trở thành một công
cụ hỗ trợ đắc lực cho việc sản xuất và tiêu thụ của công ty. Quan sát một số
website có thể thấy nhiều công ty đã xây dựng được hình ảnh tốt trên các Website
như: Bibica với các nội dung: Giới thiệu, đặt hàng, phân phối, tin tức, cổ đông, đối
thoại cũng như liệt kê các thành tích của công ty và các sản phẩm của công ty và
gắn liền với mức giá của các sản phẩm, hay của Kinh Đô với các nội dung: Tin tức,
tuyển dụng, hỏi đáp, đơn hàng... Để sử dụng website của mình hiệu quả hơn, Hải
Châu cần phải có sự sửa đổi nội dung phong phú hơn, cập nhập hơn để khách hàng,
nhà cung cấp, nhà phân phối … hiểu rõ về công ty và tăng niềm tin vào sản phẩm
của công ty cũng như sử dụng nó như một công cụ quảng cáo hữu hiệu.
2.3. Đánh giá yếu tố tác động đến thị trường của bánh mềm Hải Châu
2.3.1.Đánh giá về sản phẩm bánh mềm Hải Châu trên thị trường
30:
…
Một hoạt động đánh giá muốn chính xác thì nó phải xuất phát từ nhiều
phía. Chính vì lí do đó, tác giả đã thực hiện điều tra sự đánh giá về bánh mềm Hải
Châu từ những người trong công ty, các nhà phân phối của công ty ( các đại lý, cửa
hàng ) và từ khách hàng trực tiếp tiêu thụ bánh mềm Hải Châu.31
2.3.1.1. Đánh giá của các nhân viên công ty bánh kẹo Hải Châu
Khi điều tra một số nhân viên công ty, tác giả tập trung vào điều tra hai
vấn đề là sự hiểu biết của nhân viên công ty đối với sản phẩm và đánh giá của bản
thân họ về sản phẩm.
Bảng 2.10. Sự hiểu biết của nhân viên công ty
với bánh mềm 32
ý
kiến
Tiêu thức Kết quả
Sự
hiểu
biết
Về sản
phẩm
100 % hiểu biết về
sản phẩm
0 % không hiểu
biết về sản phẩm
Về đối thủ 50 % biết được 10
đối thủ
25 % biết được 4
đối thủ
25 % biết được
7 đối thủ
Từ kết quả thống kê có thể thấy tất cả các nhân viên đều khẳng định họ
hiểu rõ về tất cả sản phẩm của Hải Châu và đặc biệt của bánh mềm. Đây là một
điểm mạnh cho công ty vì chỉ khi nhân viên hiểu rõ về sản phẩm thì mới giúp
khách hàng hiểu về sản phẩm của mình. Tuy nhiên, một điểm yếu là một số nhân
viên không nắm chắc về các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nguyên nhân có thể
do công ty xác định cho mình một số đối thủ cạnh tranh chính nên nhân viên công
ty chỉ tập trung tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh đó.
Bảng 2.11. Đánh giá về sản phẩm bánh mềm Hải Châu
Tiêu thức Điểm trung bình Tiêu thức Điểm trung bình
Chất lượng 6 Giá cả 8,25
Mẫu mã 6,25 Bao gói 7,25
31 Xem phụ lục 5
32 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Màu sắc 6,5 Quảng cáo 5,25
Hương vị 5,5 Địa điểm 6,25
Nhân viên thị trường chính là người trực tiếp tiếp xúc với các đại lý, các
khách hàng và chịu trách nhiệm tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh nên việc đánh giá
của họ có sự chính xác cao. Theo kết quả đánh giá thì điểm cao nhất mà nhân viên
dành cho sản phẩm của họ đó là về giá cả với mức điểm 8,5. Đứng thứ 2 là bao gói
với số điểm 7,25 do so với các công ty khác thì các sản phẩm Hải Châu có nhiều
mẫu bao gói với các mức trọng lượng khác nhau. Các yếu tố còn lại chỉ đạt mức
trung bình đặc biệt là chất lượng chỉ đạt 6 điểm đây thực sự là một điểm yếu của
công ty do theo kết quả điều tra từ phía khách hàng thì căn cứ ra quyết định lớn
nhất của họ là chất lượng sản phẩm. Mức điểm thấp nhất khi đánh giá về sản phẩm
dành cho quảng cáo đạt mức điểm trung bình là 5,25. Với mức điểm thấp này có
thể giải thích một phần cho việc lượng khách hàng biết đến sản phẩm ít cũng như
lượng tiêu thụ sản phẩm không cao.
2.3.1.2.Đánh giá của các đại lý của công ty bánh kẹo Hải Châu
Theo kết quả của phiếu phỏng vấn áp dụng với đại lý thì có 61,54 % đại
lý của Hải Châu cho biết bánh mềm có khả năng vào thị trường chậm và 38,46 %
cho biết bánh mềm có khả năng vào thị trường nhanh.
Theo ý kiến của các đại lý, nguyên nhân:
Bánh mềm vào thị trường chậm: Giá cao hơn thu nhập một số người dân, mẫu
mã hay thay đổi, sản phẩm nhanh mốc, hạn sử dụng ngắn, màu sắc sản phẩm chưa
đồng đều, chất lượng chưa cao, công tác thị trường chưa tốt…
Bánh mềm vào thị trường nhanh: Giá bán hợp lý, mẫu mã có cải tiến, bao bì đẹp.
Bảng 2.12. kết quả điều tra về cửa hàng bán bánh mềm
Cửa hàng
Loại bánh mềm cửa
hàng bán
Đánh giá việc tiêu thụ của bánh mềm Hải
Châu
49 – Vũ Ngọc
Phan
- B. Thái Lan
- B. Hải Châu
- B. Kinh Đô
Chậm do chất lượng không cao
- B. Orion
116 - Tân Mai - B. Thái Lan
- B. Hải Châu
Chậm (khách hàng không ưa thích sản
phẩm )
179 – Trương
Định
- B. Thái Lan
- B. Hải Châu
Trung bỡnh
47 – Thái
Thịnh
- B. Thái Lan
- B. Orion
- B. Hải Châu
Rất chậm (thị trường và khách hàng không
quen sản phẩm
Qua đây có thể thấy các ý kiến đánh giá của đại lý có sự trái ngược nhau
nguyên nhân của hiện tượng này là phiếu phỏng vấn được thực hiện với các đại lý ở
các khu vực thị trường khác nhau nhân dịp Hội nghị khách hàng của công ty trong
khi thái độ của người tiêu dùng tại mỗi khu vực có sự khác nhau. công ty cần phải
tìm hiểu kỹ thái độ người tiêu dùng tại từng vùng thị trường để đáp ứng yêu cầu của
khách hàng tốt hơn.
Bảng 2.13, ý kiến đánh giá của đại lý về bánh mềm
Hải Châu so với đối thủ
ĐG khả năng
vào t/trường
Tiêu thức Cao hơn (%) Ngang bằng
(%)
Thấp hơn (%)
Nhanh
Chất lượng 83,33 0 16,67
Giá cả 66,67 16,67 16,67
Mẫu mã 50 33,33 16,67
Tiếp thị 50 16,67 33,33
Trọng lượng 60 20 20
Chậm
Chất lượng 66,67 33,33
Giá cả 33,33 33,33 33,34
Mẫu mã 33,33 66,67
Tiếp thị 66,67 33,33
Trọng lượng 66,67 33,33
Bảng thống kê đưa ra các tiêu thức đánh giá: Chất lượng, giá cả, mẫu mã,
tiếp thị, trọng lượng theo hai cách đánh giá khả năng vào thị trường của đại lý.
Theo ý kiến đánh giá của đại lý thì chất lượng của sản phẩm cao hơn. Tuy nhiên
việc đánh giá thường được đưa ra khi đại lý so sánh bánh mềm với một sản phẩm
cụ thể và trong trường hợp này thường các đại lý so sánh với bánh Huế. Đối với
các đại lý cho rằng khả năng vào thị trường của bánh mềm nhanh, họ đánh giá cao
các yếu tố: Chất lượng, trọng lượng của sản phẩm và đánh giá thấp các yếu tố giá
cả.
Theo nhóm còn lại thì hầu hết các yếu tố đều được đánh giá cao và yếu
tố duy nhất bị đánh giá thấp đó là mẫu mã sản phẩm bởi họ cho rằng mẫu mã sản
phẩm của Hải Châu không đẹp như các sản phẩm khác.
Qua đây có thể thấy, các đại lý đều dành đánh giá tốt cho bánh mềm Hải
Châu. công ty cần tận dụng thái độ thiện cảm này của họ đối với sản phẩm để đưa
sản phẩm đến gần với khách hàng hơn.
2.3.1.3.Đánh giá của các cửa hàng có bán sản phẩm bánh mềm
Theo khảo sát tại 6 cửa hàng tại khu vực Hà Nội thì có 4 cửa hàng có bán
bánh mềm Hải Châu. Bảng 2.14 dưới đây là đánh giá của nhân viên cửa hàng về
sản phẩm Hải Châu
Bảng 2.14. Đánh giá của cửa hàng bán bánh mềm Hải Châu
Tiêu thức Điểm TB Tiêu thức Điểm TB
Chất lượng 6,8 Tiếp thị 5
Mẫu mã 9 Bao gói 7
Màu sắc 8 Giá cả 7
Bảng 2.14 cho thấy, các cửa hàng đánh giá khá cao mẫu mã của bánh
mềm Hải Châu. ở đây có sự khác biệt giữa kết quả đánh giá của đại lý và cửa hàng
đối với mẫu mã của sản phẩm. Công ty cần thực hiện điều tra tại nhiều cửa hàng
hơn để thu được những nhận xét chính xác hơn đối với sản phẩm. Tuy nhiên hai
yếu tố mà cửa hàng không đánh giá cao đó là chất lượng và tiếp thị. Công ty cần
tăng các hoạt động tiếp thị trực tiếp cho các cửa hàng vì việc bán được hàng còn
phụ thuộc rất lớn vào thái độ của người bán đối với loại sản phẩm mà họ bán.
Khi đưa ra câu hỏi yêu cầu đánh giá việc tiêu thụ bánh mềm có các câu
trả lời: Một cửa hàng cho rằng việc tiêu thụ bánh mềm là trung bình, một cửa hàng
cho là chậm, hai cửa hàng cho là rất chậm. Theo họ, nguyên nhân của tình trạng
này là do: Chất lượng sản phẩm không cao, Khách hàng không ưa thích sản phẩm,
hoạt động quảng cáo không hiệu quả, đối thủ cạnh tranh nhiều và mạnh.
2.3.1.4.Đánh giá của khách hàng sử dụng sản phẩm bánh mềm của công ty
bánh kẹo Hải Châu
Bảng 2.15. Đánh giá của khách hàng đối với
sản phẩm bánh mềm Hải Châu33
Tiêu thức Điểm trung bình Tiêu thức Điểm trung bình
Chất lượng 7,33 Giá cả 7
Mẫu mã 6,83 Bao gói 6,83
Màu sắc 7,7 Quảng cáo 5,75
Hương vị 7 Địa điểm 6,12
Bảng 2.15 cho thấy khách hàng đánh giá sản phẩm Hải Châu chỉ ở mức
trên trung bình. Theo ý kiến chung của các khách hàng thì điểm cao nhất họ dành
cho sản phẩm là màu sắc của sản phẩm, chất lượng sản phẩm cũng được đánh giá
khá tốt đạt 7,33 điểm. Như vậy những người tiêu dùng trực tiếp đã khá hài lòng với
mức chất lượng cũng như hương vị mà sản phẩm mang lại. Tuy nhiên, các yếu tố
khách hàng đánh giá thấp là quảng cáo và địa điểm bán. Mức điểm thấp nhất mà họ
33 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả; Điểm cao nhất là 10 và thấp nhất
là 0
dành cho sản phẩm là quảng cáo. Công ty cần phải có điều chỉnh trong hoạt động
quảng cáo của mình để đem lại cho khách hàng sự hài lòng cao hơn. Một yếu tố
khác cũng bị đánh giá thấp là địa điểm bán. Một loại sản phẩm muốn bán được thì
khách hàng phải dễ dàng thấy được sự tồn tại của nó ở bất cứ nơi nào và vào bất cứ
khi nào họ cần. Mức điểm thấp dành cho địa điểm bán này một phần nào đó phản
ánh sự khó khăn của khách hàng khi muốn mua sản phẩm.
2.3.2. Đánh giá về sức cạnh tranh của bánh mềm Hải Châu
2.3.2.1.Đánh giá chung về sức cạnh tranh của bánh mềm Hải Châu
Qua các kết quả đánh giá từ các phiếu điều tra cũng như nhận xét của các
nhà phân phối ở trên có thể thấy được sức cạnh tranh của sản phẩm là không cao so
với các hãng khác.
Khi so sánh sản phẩm các hãng, theo đánh giá chung từ nhà phân phối,
khách hàng thì bánh mềm Hải Châu: Chất lượng được đánh giá ở mức trung bình,
mức giá thấp hơn một số hãng khác nhưng không nhiều, màu sắc của sản phẩm
không được sáng, …
Hải Châu sử dụng mức giá bán thấp như một công cụ để nâng cao khả
năng cạnh tranh cũng như phù hợp với khả năng của khách hàng mục tiêu nhưng so
với các hãng khác, chi phí sản xuất của bánh mềm Hải Châu khá cao do dây chuyền
có giá đầu tư lớn dẫn đến khấu hao cao, công suất lớn, phụ gia nhập ngoại làm chi
phí cho một đơn vị sản phẩm cao. Chính mức giá bán thấp này dẫn đến mức chất
lượng không cao do chất lượng nguyên vật liệu đầu vào không thể quá cao làm tăng
giá thành sản phẩm giảm lợi nhuận của công ty. Trong khi đó yếu tố được khách
hàng sử dụng bánh mềm quan tâm nhất lại là chất lượng nên dù được bán với mức
giá thấp hơn nhưng chất lượng sản phẩm không bằng các đối thủ chính là một yếu
tố làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Công ty có một thương hiệu mạnh điều đó giúp tăng khả năng cạnh tranh
của bánh mềm Hải Châu nhưng vấn đề là ở chỗ làm sao để khách hàng biết rằng
Hải Châu có bánh mềm. Một thực tế hiện nay đó là có rất ít khách hàng biết Hải
Châu có bánh mềm và nhắc đến loại bánh này thường người ta nghĩ ngay đến bánh
trứng Thái Lan. Chính vì vậy, công ty cần có một chiến lược định vị sản phẩm lớn
hơn và hiệu quả hơn để tận dụng được lợi thế của thương hiệu Hải Châu mà không
phải công ty nào cũng có được.
Hiện nay, các nhà phân phối ngày càng đóng một vai trò quan trọng
trong tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hải Châu có một hệ thống phân phối
rộng khắp do đó công ty có thể dựa vào đó để tiêu thụ bánh mềm. Nhưng bánh
mềm là một sản phẩm cao cấp so với các sản phẩm khác của công ty nên việc phân
phối này không thể thực hiện được ở tất cả các đại lý mà chỉ có thể thực hiện một
cách có chọn lọc vì có những vùng thị trường mức thu nhập thấp thì sẽ không thể
tiêu thụ được sản phẩm này. Hệ thống phân phối của công ty đã và đang là một
công cụ hỗ trợ đắc lực cho công ty trong tiêu thụ sản phẩm cũng như tăng tính cạnh
tranh cho sản phẩm.
Một điểm yếu của sản phẩm đó là thời hạn sử dụng. Xét về độ dài thời
gian thì thời hạn sử dụng của bánh mềm Hải Châu đạt mức trung bình so với các
sản phẩm khác nhưng do những chậm trễ trong việc vận chuyển sản phẩm, trong
việc tiêu thụ sản phẩm nên khi sản phẩm đến được với người tiêu dùng thì thời hạn
sử dụng cũng không còn nhiều và chất lượng của sản phẩm cũng giảm đi làm ảnh
hưởng đến thái độ của khách hàng đối với sản phẩm. Điều này làm cho khả năng
cạnh tranh của sản phẩm không cao vì nó để lại ấn tượng không tốt cho người tiêu
dùng và gây tác động xấu đối với người tiêu dùng lần đầu vì sẽ rất khó làm thay đổi
thái độ của họ đối với sản phẩm và họ sẽ gây ra cảm nhận tương tự với những
khách hàng tiềm năng khác.
So với các hãng khác, bánh mềm của bánh kẹo Hải Châu có sự đa dạng
với nhiều loại trọng lượng tạo thuận lợi cho người tiêu dùng lựa chọn với các loại
hộp: 120 gr, 150 gr, 144 gr, 200gr, 250gr, 300gr… ngoài ra còn có sản phẩm đóng
túi cho phù hợp nhu cầu người tiêu dùng thu nhập trung bình với các loại túi: 144
gr, 160gr, 216 gr…so với các hãng khác: Bánh trứng Thái Lan: Một loại hộp 200
gr, bánh Orion một loại hộp 276 gr, bánh Jacker - Malaisia 2 loại hộp 312 gr và
156 gr và đa dạng về chủng loại hơn với các loại: Bánh trứng, bánh không nhân,
bánh nhân hoa quả, ca fê. Nhờ đó, khả năng cạnh tranh của công ty cao hơn vì tạo
cho người tiêu dùng nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Tuy nhiên, công ty nên tập trung
vào mở rộng chủng loại sản phẩm hơn là đa dạng về trọng lượng để nâng cao hơn
nữa sức cạnh tranh của bánh mềm Hải Châu so các hãng khác34.
34 Xem mục 2.2.1
Rất khó để đánh giá về sức cạnh tranh cũng như vị trí của bánh mềm Hải
Châu trong thời điểm có nhiều hãng mới gia nhập thị trường đang thực hiện những
chiến dịch tiếp thị lớn để thâm nhập thị trường. Nhưng qua những kết quả mà Hải
Châu đạt được sau hai năm bánh mềm ra thị trường cũng như tình trạng hiện tại của
bánh mềm có thể thấy sức cạnh tranh của bánh mềm Hải Châu không cao mà
nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng sản phẩm này chưa đáp ứng được yêu cầu
của người tiêu dùng và người tiêu dùng chưa biết nhiều đến sự tồn tại của bánh
mềm Hải Châu.
2.3.2.2. Đánh giá chung về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của bánh
mềm Hải Châu.
Bất cứ một sự việc, một vấn đề nào đó đều có tính hai mặt của nó và mỗi
khi đánh giá về một vấn đề gì đó thì việc đánh giá chỉ đúng trong một khoảng thời
gian xác định. Vì vậy, không thể phân biệt rõ ràng được điểm mạnh và điểm yếu
hay cơ hội và nguy cơ của từng yếu tố.
2.3.2.2.1.Điểm mạnh và điểm yếu của bánh mềm Hải Châu
Bảng 2.16. Điểm mạnh và điểm yếu của bánh mềm Hải Châu
Điểm yếu Điểm mạnh
Của sản phẩm Của công ty Của sản phẩm Của công ty
1.Công nghệ
2.Chất lượng
3.Danh tiếng và uy
tín
4.Mẫu mã bao bì
1.Sản phẩm
truyền thống
2.Hoạt động
Marketing
1.Công nghệ
2.Thái độ của nhân
viên với sản phẩm
3.Tính đa dạng về sản
phẩm
4.Giá bán của sản
phẩm
1.Thương hiệu
2.Sự trung thành
của nhà phân phối
3.Nguồn nhân lực
Cụ thể các điềm mạnh, điểm yếu đó được thể hiện như sau:
Về công nghệ sản xuất: Bánh mềm Hải Châu được sản xuất với công nghệ hiện
đại, tự động hoá hoàn toàn do vương quốc Hà Lan chế tạo với công suất lớn đây là
một điểm mạnh của Hải Châu và sẽ giúp công ty gây ấn tượng tốt cho khách hàng
tạo nên một điểm khác biệt gây ấn tượng đối với khách hàng nhưng nó chỉ phát huy
hiệu quả khi hoạt động ổn định và chiếm được vùng thị trường đủ lớn nghĩa là chỉ
phát huy hiệu quả trong dài hạn. Chính vì vậy, đây vừa là một điểm mạnh vừa là
một điểm yếu cho Hải Châu do công suất lớn sẽ gây ra khó khăn trong thời điểm
ban đầu khi công ty đang tìm kiếm, xác định thị trường và nó gây áp lực cho công
ty trong việc tiêu thụ hết công suất đó ; dây chuyền có nguồn gốc từ Hà Lan là một
nước ôn đới trong khi Việt Nam là một nước nhiệt đới nên dây chuyền cần có thời
gian để thích ứng cũng như phải thay đổi một số nguyên liệu cho phù hợp ; chi phí
mua dây chuyền lớn làm khấu hao cũng lớn dẫn đến tăng giá thành sản phẩm.
Về chất lượng: Đây là một điểm yếu của Hải Châu. Dây chuyền sản xuất bánh
mềm mà công ty đầu tư là một dây chuyền tiên tiến, tự động hoàn toàn nên đòi hỏi
thời gian để người lao động thích nghi với nó, thời gian để máy hoạt động ổn định
cũng như lựa chọn loại nguyên liệu phù hợp với chiến lược giá mà công ty đặt ra.
Chính điều này đã làm cho chất lượng sản phẩm không ổn định trong thời gian qua.
Chất lượng không ổn định cũng làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ vì công ty không
thể tung lượng lớn sản phẩm ra thị trường khi chất lượng không ổn định vì nếu có
vấn đề xảy ra đối với khách hàng thì sẽ để lại hậu quả rất xấu cho công ty ảnh
hưởng không chỉ đến tương lai của bánh mềm Hải Châu mà còn đến danh tiếng
cũng như việc tiêu thụ các sản phẩm khác của công ty. (Điều này cũng đã xảy ra
đối với công ty Nestle khi công ty đưa sản phẩm sữa có vấn đề chất lượng vào thị
trường châu Phi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiêu thụ cũng như danh
tiếng của công ty này và nó vẫn chưa được quên sau một thời gian dài
Về hoạt động Marketing cho bánh mềm: Sau hai năm tồn tại công ty đã thực
hiện rất nhiều hoạt động tiếp thị cho sản phẩm nhưng hiệu quả không cao. Đây là
một điểm yếu của công ty vì Marketing đang đóng một vai trò rất quan trọng trong
tiêu thụ sản phẩm.
Về danh tiếng và uy tín sản phẩm: Đây cũng là một điểm yếu của công ty, sản
phẩm bánh mềm vào thị trường từ năm 2003 và công ty đã thực hiện nhiều chiến
dịch tiếp thị nhưng có một thực tế lượng khách hàng biết đến sản phẩm cũng không
nhiều, và rất nhiều người biết đến Hải Châu nhưng không biết rằng Hải Châu có
bánh mềm. Và khi khách hàng không biết đến sản phẩm của Hải Châu thì khó có
thể tiêu thụ được sản phẩm.
Về mẫu mã bao bì sản phẩm: Theo nhận xét của các đại lý của công ty, mẫu
mã, bao bì của sản phẩm rất hay thay đổi gây khó khăn cho đại lý cũng như lựa
chọn của khách hàng. Hiện nay một trong những loại bánh mềm tiêu thụ tốt là hộp
200gr với mẫu mã tương tự với bánh trứng Thái Lan. Việc thay đổi mẫu mã theo
hướng này được một số đại lý ưa thích vì nó tăng lượng bán nhưng đây chắc chắn
không phải là một hướng tốt vì mẫu mã này không giúp khách hàng nhận biết được
sản phẩm dễ dàng và phân biệt được bánh mềm Hải Châu với các sản phẩm khác vì
bánh Huế cũng đã đi theo hướng này.
Về tính đa dạng của sản phẩm so với các hãng khác: Hải Châu duy trì hai loại
là bánh mềm hộp và bánh mềm túi nhằm thoả mãn mọi nhu cầu đây là một điểm
mạnh của công ty so với các hãng khác.
Về giá bán: Khi đưa sản phẩm ra thị trường, mỗi công ty đều phải xác định một
chiến lược về giá. Đối với Hải Châu, công ty xác định đưa ra thị trường mức giá ở
mức trung bình để chiếm thị trường cũng như tạo khả năng cạnh tranh cho sản
phẩm.
Về thái độ của nhân viên đối với sản phẩm: Một sản phẩm muốn có được niềm
tin của khách hàng thì trước hết nó phải có được niềm tin của những người tạo ra
sản phẩm đó. Chính vì lí do đó, trong phiếu phỏng vấn được sử dụng đối với nhân
viên công ty có các câu hỏi nhằm kiểm tra thái độ của nhân viên đối với sản phẩm
của mình trong các câu hỏi 1,4,6,835.
Bảng 2.15. Sự hiểu biết và thái độ của nhân viên
với bánh mềm
Câu hỏi Kết quả
1. Hiểu biết về sản phẩm 100 % trả lời có 0 % trả lời không
4.Chính sách thị trường 75 % trả lời phù hợp 25 % trả lời không phù hợp
6.Sử dụng sản phẩm 50 % thỉnh thoảng mua 25% chọn thường xuyên mua
25% chọn mua vài lần 0 % chọn không mua bao giờ
8. Niềm tin đối với sản
phẩm
100 % tin vào khả năng phát
triển của sản phẩm
0 % không tin vào khả năng
phát triển của sản phẩm
35 Xem phụ lục 6
Phiếu phỏng vấn được thực hiện với nhân viên phòng thị trường của
công ty là những người liên quan trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm. Qua kết quả điều
tra có thể thấy mặc dù nhân viên của công ty không thường xuyên tiêu dùng sản
phẩm của mình nhưng họ rất có niềm tin vào sự phát triển của sản phẩm và khả
năng cạnh tranh của sản phẩm. Đây là một điểm mạnh của công ty vì khi chính
người sản xuất tin tưởng vào sản phẩm của mình thì họ sẽ có thái độ tích cực, nhiệt
tình hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thương hiệu Hải Châu là một thương hiệu mạnh được khách hàng biết đến
nhiều chính vì vậy đây là một điểm mạnh mà công ty cần phải phát huy khi đưa
thêm bánh mềm vào danh mục sản phẩm của mình.
Sự trung thành của nhà phân phối. Trải qua 40 năm tồn tại và phát triển Hải
Châu đã thiết lập được một mối quan hệ mật thiết với các nhà phân phối
Về nguồn nhân lực Trong cơ cấu theo trình độ, lượng lao động chủ yếu là người
đã qua đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề chiếm 90,18 % còn lại
là lao động phổ thông chiếm 9,82 %. Dây chuyền bánh mềm là dây chuyền mới,
hiện đại nên được công ty chú ý lựa chọn những người lao động có khả năng cao
hơn mức trung bình để đảm bảo sử dụng máy móc một cách hiệu quả nhất.
Phần 3 Một số đề xuất nhằm cải thiện thị trường bánh mềm Hải Châu
3.1.Đánh giá chung về cơ hội, nguy cơ tác động đến thị trường của bánh mềm
Hải Châu.
Tồn tại trên cùng một thị trường, khi cơ hội, nguy cơ đến với một hãng
này thì nó cũng đến với các hãng khác vấn đề là các hãng đối mặt với các cơ hội và
nguy cơ này như thế nào để tồn tại trên thị trường.
Trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn hiện nay thì đối với các
doanh nghiệp, cơ hội là rất ít. Một số cơ hội cho bánh mềm Hải Châu: Thu nhập
của người dân tăng do đó họ có thể đáp ứng những nhu cầu không ngừng tăng của
mình và các sản phẩm cao cấp như bánh mềm chính là một sự lựa chọn cho người
tiêu dùng. Thứ hai là về việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế điều đây là cơ hội để
các công ty mở rộng thị trường của mình. …
Trong khi đó, nguy cơ mà bánh mềm Hải Châu gặp phải thì nhiều. Một
số nguy cơ:
Sự biến động trong giá nguyên liệu đầu vào. Các nguyên liệu chính để sản xuất
bánh mềm đều có sự biến động: Giá đường liên tục tăng từ năm 2003 đến nay, giá
bột mỳ cũng biến động và đặc biệt là sự biến động trong nguồn cung ứng trứng gà
do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1: Trong thời gian có dịch một lượng lớn
gà cũng như trứng gà bị tiêu huỷ trong khi Bộ y tế cũng yêu cầu các công ty không
sử dụng trứng gà làm nguyên liệu mà buộc phải tìm nguyên liệu thay thế điều này
chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà chất lượng là một căn cứ quan
trọng khi khách hàng lựa chọn sản phẩm. Các nguyên liệu phụ chủ yếu nhập từ
nước ngoài dẫn đến không chủ động về nguồn cung trong khi bánh mềm là một
sản phẩm sử dụng rất nhiều loại phụ gia.
Đối thủ cạnh tranh: Như phân tích ở trên, bánh mềm Hải Châu có rất nhiều đối
thủ mạnh mà chủ yếu có nguồn gốc từ nước ngoài gây ảnh hưởng rất lớn đến thị
trường của bánh mềm Hải Châu.
Sự biến động của tỷ giá đồng đôla Mỹ, Euro.
Hiện tượng nhập lậu bánh ngoại: Thuế nhập khẩu nguyên liệu cũng là một trong
những nguyên nhân làm giá bán bánh mềm tăng lên trong khi một đối thủ cạnh
tranh lớn của Hải Châu là bánh trứng Thái Lan lại chủ yếu được đưa vào Việt Nam
theo con đường nhập lậu làm giảm giá bán của sản phẩm thấp hơn các hãng khác
trong khi nhà nước chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.
Sự tăng giá xăng dầu làm tăng chi phí vận chuyển sản phẩm đặc biệt là tới các
vùng thị trường ở xa công ty.
Đe doạ của sản phẩm thay thế: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm
thay thế như: Bánh Chocopie của Orion, bánh Hura của Bibica, bánh mì của Kinh
Đô, các loại bánh ngọt…
Xu hướng sợ béo của khách hàng: Khách hàng chủ yếu của sản phẩm bánh kẹo
là phụ nữ và trẻ em nhưng hiện nay đa số người dân có xu hướng sợ béo do đó họ ít
tiêu dùng các loại sản phẩm có nhiều đường sữa mà thay vào đó là các sản phẩm ít
béo, các loại hoa quả…
Thói quen tiêu dùng hàng ngoại: Nhiều người có thói quen này với suy nghĩ
hàng ngoại có chất lượng, mẫu mã tốt hơn và cũng khẳng định được vị thế, phong
cách của người tiêu dùng.
3.2. Đánh giá về tiềm năng thị trường của bánh mềm Hải Châu
Bất kỳ một công ty nào khi mới đưa sản phẩm ra thị trường đều gặp khó
khăn bởi trong giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sống bởi khách hàng chưa biết tới sự
tồn tại của nó, chưa cảm nhận được những điểm khác biệt do sản phẩm mang lại…
trong khi đối thủ cạnh tranh thì quá nhiều.
Các phân tích trên đây cho thấy giai đoạn hiện nay đang là một giai đoạn
khó khăn cho bánh mềm Hải Châu bởi sản phẩm có nhiều điểm yếu trong khi đối
thủ cạnh tranh lại rất nhiều và rất mạnh. Trong khi đó, công ty đang trong giai đoạn
chuyển đổi từ một doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công ty cổ phần nhưng
vẫn gặp phải những tồn tại của một doanh nghiệp nhà nước với nguồn lực tài chính
không lớn đủ để thực hiện các hoạt động giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường.
Tuy nhiên, với truyền thống 40 năm trong ngành bánh kẹo và với vị thế
mà công ty hiện đang có, Hải Châu có cơ sở để tin tưởng vào tương lai của sản
phẩm bánh mềm. Vấn đề đặt ra là cần phải nhanh chóng giải quyết các điểm yếu
của sản phẩm để việc đưa sản phẩm ra thị trường sẽ dễ dàng được khách hàng chấp
nhận.
Hiện nay. nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ của
sản phẩm Hải Châu là chất lượng sản phẩm không ổn định. Do đó, nhiệm vụ đầu
tiên công ty cần thực hiện là ổn định chất lượng sản phẩm để có thể tung ra thị
trường với lượng lớn sản phẩm và được khách hàng chất nhận sau đó công ty cần
thực hiện các hoạt động tiếp thị hiệu quả hơn.
Thị trường mục tiêu của công ty là người tiêu dùng có thu nhập cao và
trung bình nên khi mức thu nhập cao hơn so với trước người tiêu dùng có thể
chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm cao cấp. Đây là một cơ hội lớn cho công ty để
tăng lượng tiêu thụ của mình.
Bảng 3.1. Một số kết quả thống kê 36
Năm
Dân số trung
bình
(nghìn người)
Tốc độ
tăng dân số
Cơ cấu dân số
(%)
GDP tính = USD
bình quân người
(USD) Thành thị
Nông
thôn
2001 78685,8 1,35 24,74 75,26 415,4
2002 79727,4 1,32 25,11 74,89 444,6
2003 80902,4 1,47 25,80 74,20 489,9
ước
2004
82069,8 1,44 25,91 74,09 552,9
Theo thống kê thì tốc độ tăng dân số năm 2003 là 1,47 % và ước tính
năm 2004 là 1,44 %. Với tốc độ tăng dân số này thì khả năng tăng lượng khách
hàng của công ty sẽ rất cao. Ngoài ra, đối với một sản phẩm cao cấp như bánh
mềm, công ty xác định thị trường mục tiêu là các thành phố lớn trong khi theo cơ
cấu dân số thì tỉ lệ dân cư thành thị đang ngày càng tăng: Năm 2000 tỉ lệ dân thành
thị là: 24, 22 %, năm 2003 là 25,8 %, và ước tính năm 2004 là 25,91%. Như vậy thị
trường của công ty đang ngày càng mở rộng. Điều quan trọng là công ty phải nắm
lấy những cơ hội đó.
Bảng thống kê trên cũng cho thấy mức tăng GDP bình quân đầu người
của Việt Nam ngày càng nâng cao đây chính là một cơ hội cho bánh mềm trên thị
trường và Hải Châu cần phải nỗ lực để giành lấy những phần thị trường mới để mở
rộng thị phần hiện có của bánh mềm Hải Châu.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước hiện nay còn đang gặp thuận lợi
với xu hướng quay lại với hàng nội của người tiêu dùng. Điều này sẽ giúp các
doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường của mình giành lại những phần thị trường
36 Nguồn: Kinh tế 2004-2005 Việt Nam và thế giới. Thời báo Kinh tế Việt
Nam
mà các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm lĩnh. Tuy nhiên, để làm được điều đó,
Hải Châu cần phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu
khách hàng.
Bên ngoài việc chú ý đến thị trường trong nước, Hải Châu cũng cần phải
có biện pháp để duy trì các thị trường nước ngoài và nhanh chóng mở tăng lượng
khách hàng tại các thị trường đó.
Bánh mềm là một sản phẩm mới có lượng vốn đầu tư lớn, chính vì vậy
sản phẩm này luôn dành được sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty bánh kẹo Hải
Châu để duy trì sự tồn tại của sản phẩm, tăng lượng khách hàng của sản phẩm. Với
sự tâp trung các nguồn lực tài chính vào các hoạt động khuyếch trương cho sản
phẩm bánh mềm Hải Châu cũng như niềm tin của toàn bộ nhân viên công ty vào
tương lai của sản phẩm, bánh mềm Hải Châu chắc chắn sẽ dành được sự phát triển
trong tương lai giống như các sản phẩm khác của công ty như: Bánh quy, kem xốp,
bột canh…
3.3. xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm bánh mềm Hải Châu
Trong kinh doanh hiện đại, khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào, các công
ty đều phải xây dựng chiến lược kinh doanh - một bản phác thảo tương lai bao gồm
các mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để
thực hiện các mục tiêu đó37 - và không một công ty nào lại không phải thực hiện
hoạt động xây dựng chiến lược.
Bánh mềm Hải Châu đang ở trong giai đoạn đầu trong chu kỳ sống của
nó vì vậy đây là một thời điểm rất quan trọng và khó khăn cho sản phẩm này. Nếu
không xây dựng được chiến lược tốt bánh mềm Hải Châu khó có thể đứng vững
trong môi trường cạnh tranh đầy khó khăn hiện nay.
Để xây dựng được chiến lược cho sản phẩm thì trước hết cần xác định
được mục tiêu chiến lược cho bánh mềm. Một số mục tiêu chiến lược cho sản phẩm
bánh mềm:
37 Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân
Mục tiêu về sản lượng: Nâng cao tốc độ tăng trưởng của sản
phẩm (đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 50% để tận dụng công suất
dây chuyền )
Mục tiêu về Marketing: đảm bảo mọi khách hàng mục tiêu đều
biết tới sự tồn tại của sản phẩm.
Mục tiêu chất lượng: ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm
Tác giả sử dụng ma trận SWOT để đưa ra các phương án chiến lược cho
sản phẩm bánh mềm:
Bảng 3.2. Ma trận SWOT của sản phẩm bánh mềm Hải Châu
S
W
S W O T
O
T
O – Cơ hội T- Nguy cơ
1. Thu nhập của người dân
tăng
2. Sự mở rộng quan hệ hợp
tác quốc tế
3.Xu hướng sử dụng sản
phẩm cao cấp
4.Quy mô thị trường lớn
5. Sự quan tâm đến sức
khoẻ của khách hàng
1.Biến động của nguyên
liệu đầu vào
2.Đối thủ cạnh tranh
3.Sản phẩm thay thế
4.Biến động giá ngoại tệ,
xăng dầu.
5.Xu hướng sợ béo của
khách hàng
6. Sở thích tiêu dùng hàng
ngoại
S
-
Đ
iể
m
m
ạn
h
1.Dây chuyền công nghệ
2.Nguồn nhân lực chất
lượng cao
3. Thương hiệu công ty
4.Niềm tin của nhân viên
5. Sự trung thành của đại
lý
6. Tính đa dạng của sản
phẩm
Các kết hợp chiến lược SO Các kết hợp chiến lược ST
1.Đẩy mạnh hoạt động xúc
tiến thương mại ra nước
ngoài (S1 O2)
2. Sản xuất sản phẩm có
mức chất lượng phù hợp
từng vùng thị trường ( S5,
S6,, O3, O4)
1.Sản xuất sản phẩm
nguyên liệu ít béo (S1 S2
T5)
2 Đổi mới sản phẩm (S1
S6O2O3)
W
-
Đ
iể
m
y
ếu
1.Chất lượng sản phẩm
chưa ổn định
2.Danh tiếng của sản phẩm
thấp
3.Mẫu mã, bao bì
4. Hoạt động tiếp thị
không hiệu quả
5. Nguyên liệu nhập ngoại
6. Chi phí lãi vay, khấu
hao lớn
7. Công tác khuyếch
trương sản phẩm chưa hiệu
quả
Các kết hợp chiến lược
WO
Các kết hợp chiến lược
WT
1.ổn định, nâng cao chất
lượng sản phẩm (W1,W2,
O1, O2)
2.Nâng cao chất lượng
công tác Marketing
(W2,W4,W7,O4,O5)
1. Chất lượng sản phẩm
ngang bằng đối thủ cạnh
tranh (W1T2)
2.Tăng cường công tác
khuyếch trương nhấn
mạnh khẩu hiệu: Người
Việt dùng hàng Việt
(W7,T6)
Qua phân tích ma trận SWOT trên đây có thể đưa ra một số phương án
chiến lược cho sản phẩm bánh mềm sau:
Phương án 1: Chiến lược đổi mới chiều sâu sản phẩm: Sản xuất các loại
bánh mềm với các mức chất lượng khác nhau phù hợp với từng vùng thị
trường, sản xuất các sản phẩm với nguyên liệu ít béo giúp nâng cao sức khoẻ
người tiêu dùng…
Phương án 2: Chiến lược tập trung vào chất lượng sản phẩm: Sản xuất sản
phẩm với chất lượng ổn định, ngang bằng sản phẩm ngoại, tăng thời hạn sử
dụng.
Phương án 3: Chiến lược tập trung vào hoạt động Marketing: Bên cạnh ổn
định chất lượng tăng cường công tác Marketing nhằm thực hiện tốt việc định
vị sản phẩm tới khách hàng, nhấn mạnh khẩu hiệu “người Việt dùng hàng
Việt”, ….
Phương án 4: Mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty.
Theo tác giả, hiện nay công ty nên thực hiện phương án 3 đó là tập trung
vào hoạt động Marketing mà mục tiêu quan trọng nhất đó là tất cả khách hàng mục
tiêu đều biết Hải Châu có sản phẩm bánh mềm. Sau đó, công ty nên thực hiện
phương án 1 đó là đổi mới chiều sâu chủng loại sản phẩm để tăng thị phần.
Lý do mà tác giả đưa ra lựa chọn này là trong 90 phiếu điều tra được
thống kê thì chỉ có 16,9% trả lời đã từng mua sản phẩm của Hải Châu. Tỉ lệ này
thực tế có thể thấp hơn do ảnh hưởng bởi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-Phân tích thị trường của bánh mềm Hải Châu.pdf