Luận văn Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó vào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Tài liệu Luận văn Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó vào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: LUẬN VĂN: Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó vào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Phần mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay gọi là quy luật mâu thuẫn) là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khẳng định rằng: mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên đều tồn tại và mâu thuẫn bên trong. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc.Trong mỗi một sự vật có rất nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có rất nhiều mặt đối lập.Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại được hình thành… Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tưụ bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuy...

pdf44 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó vào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó vào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Phần mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay gọi là quy luật mâu thuẫn) là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khẳng định rằng: mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên đều tồn tại và mâu thuẫn bên trong. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc.Trong mỗi một sự vật có rất nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có rất nhiều mặt đối lập.Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại được hình thành… Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tưụ bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, nền kinh tế đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn, bởi bên cạnh những ưu điểm, kinh tế thị trường luôn chứa đựng những mặt tiêu cực mang tính nội tại kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới. Giải quyết được những mâu thuẫn ấy chính là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế một cách vững chắc và ổn định theo đúng những định hướng đã đặt ra.Vì vậy, trong phạm vi của một bài tiểu luận, em chọn đề tài: ”Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó vào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài : Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường (KTTT). Một trong những luận điểm rất quan trọng phản ánh tư duy mới của đảng ta thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng lần VI là: Chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Đảng ta từng bước khẳng định chủ trương xây dựng ở nước ta một nền KTTT theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).Trãi qua thực tiễn đổi mới, chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận hành theo theo cơ chế thị trưòng có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN đã đưa lại hiệu quả to lớn vaò thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tuy nhiên, nền KTTT định hướng XHCN là một nền kinh tế quá độ với điểm xuất phát và bản chất của chế độ cũ nên nó không tránh khỏi những mâu thuẫn quá độ của nó. Khi đó tình hình nghiên cứu đề tài giải quyết những mâu thuẫn chứa đựng những mặt tiêu cực mang tính nội tại và kìm hãm, gây trở ngại cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, và đòi hỏi phải giải quyết vấn đề ấy. 3.Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài: Mục đích của đề tài: Nắm vững quy luật này là cơ sở để hiểu biết tất cả các phạm trù và quy luật khác của phép biện chứng duy vật. Nghiên cứu quy luật này giúp mọi người hình thành phương pháp, hình thành tư duy khoa học, biết khám phá bản chất của các sự vật và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh thúc đẩy sự vật phát triển. Nhiệm vụ của đề tài: Làm rõ được nội dung quy luật mâu thuẫn, thông qua đó làm rõ hơn một số mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và một số giải pháp của nền KTTT. Giới hạn của đề tài: Phạm vi của đề tài là rất rộng, do thời gian có hạn nên trong tiểu luận này chỉ xem xét đánh giá một vài mâu thuẫn tiêu biểu: -Mâu thuẫn giữa đổi mới nền kinh tế và ổn định chính trị. -Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. -Mâu thuẫn giữa các hình thức sở hữu trong thời kì quá độ sang kinh tế thị trường ở Việt Nam. -Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường với xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. 4.Cái mới của đề tài: Từ đề tài, có được cái nhìn đúng đắn hơn về nền kinh tế Việt Nam trong thời kì đổi mới và hoàn thiện vốn kiến thức của mình. 5.Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu: Lí luận dựa trên nghiên cứu của Chủ nghĩa C.Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 6.ý nghĩa của đề tài: Nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập cho biết nguyên nhân hay nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển, nó có tác dụng nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật. 7.Kết cấu của tiểu luận: Phần mở đầu Phần nội dung: 2 chương, 5tiết Phần kết luận Nội dung Chương I: Lý luận chung về mâu thuẫn Ngay từ thời cổ đại đã có những phỏng đoán thiên tài về sự tác động qua lại của các mặt đối lập và xem xét sự tác động đó là cơ sở vận động của thế giới. Nhiều đại biểu triết học cổ đại Phương Đông đã xem vận động do sự hình thành những đối lập và các đối lập ấy luôn luôn vận động. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Hêracơlit- người được Lênin coi là ông tổ của phép biện chứng cho rằng trong sự vận động biện chứng vĩnh viễn của mình, các sự vật đều có xu hướng chuyển sang các mặt đối lập… Tư tưởng biện chứng về những đối lập đạt được đỉnh cao nhất trong sự phát triển của phép biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức,tiêu biểu là I.Cantơ và G.V.Hêghen. Các antinômi của Cantơ xuất hiện trên cơ sở vượt quá trình độ nhận thức có tính chất kinh nghiệm khi Cantơ xem các mặt đối lập la những đối lập về chất.Song không giải quyết được vấn đề Các antinômi,Cantơ đã đi tới từ bỏ việc thừa nhận các mâu thuẫn khách quan.Ông xem sự tồn tại của mâu thuẫn là bằng chứng nói lên tính bất lực của con người trong việc nhận thức thế giới. Khi nghiên cứu phép biện chứng trong sự vận động và phát triển của “ý niệm tuyệt đối “, Hêghen đã kịch liệt phê phán quan điểm siêu hình về sự đồng nhất (quan điểm này cho rằng đã đồng nhất thì loại trừ mọi sự khác biệt về mâu thuẫn).Theo ông, đó là sự đồng nhất trừu tượng trống rỗng, không bao hàm một nhân tố chân lí nào.Ông quan niệm bất kì sự đồng nhất nào cũng bao hàm sự khác biệt và mâu thuẫn.Ông là người sớm nhận ra vai trò của mâu thuẫn trong quá trình vận động và phát triển:”Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi sự vận động và của tất cả mọi sự sống, chỉ trong chừng mực một vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn thì nó mới vận động, mới có xung lực và hoạt động.Tất cả mọi vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bản thân nó.Song do bị chi phối bởi quan niệm duy tâm và lợi ích giai cấp Hêghen đã đẩy việc giải quyết mâu thuẫn không thể điều hoà được trong “xã hội công dân” vào lĩnh vực tư tưởng thuần tuý. Kế thừa một cách có phê phán tất cả những thành tựu tư tưởng về mâu thuẫn, bằng việc tổng kết từ thực tế lịch sử loài người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã cho rằng chúng ta phải tìm xung lực vận động và sự phát triển của sự vật trong chính sự vật đó, trong những mâu thuẫn của bản thân sự vật.Quan điểm lý luận đó được thể hiện trong quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập-Quy luật mâu thuẫn-đây là hạt nhân của phép biện chứng. 1.1-Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến: Mỗi một sự vật, hiện tượng đang tồn tại đêu là một thể thống nhất được cấu thành bởi các mặt, các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối nhau… Trong phép biện chứng duy vật,khái niệm “mặt đối lập” là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội, tư duy. Chính những mặt như vậy nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.Do đó cần phải phân biệt rằng không phải bất kì hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. Bởi vì trong các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan, không phải chỉ tồn tại trong đó hai mặt đối lập mà trong cùng một thời điểm ở mỗi sự vật có thể cùng tồn tại nhiều mặt đối lập, có những mặt đối lập là tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, bài trừ phủ định và chuyển hoá lẫn nhau.Sự chuyển hóa này tạo thành nguồn gốc động lực, đồng thời quy định các bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật thì hai mặt đối lập như vậy mới gọi là hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu thuẫn mang tính khách quan vì là cái vốn có trong các sự vật, hiện tượng và tồn tại trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy nên có tính phổ biến.Chính vì vậy mâu thuẫn rất đa dạng và phức tạp.Mâu thuẫn trong mỗi sự vật hiện tương và trong các lĩnh vực khác nhau cũng khác nhau và trong bản thân mỗi sự vật hiện tượng lại bao hàm nhiều mâu thuẫn. Mỗi mâu thuẫn và mỗi mặt của mâu thuẫn lại có đặc điểm ,vai trò tác động lẫn nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật .Vì vậy cần phải có phương pháp phân tích và giải quyết mâu thuẫn một cách cụ thể. 1.2-Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau: 1.2.1-Sự thống nhất của các mặt đối lập : Hai mặt đối lập trong sự vật tồn tại trong sư thống nhất của chúng.”Sự thống nhất” của các mặt đối lập được hiểu với ý nghĩa không phải chúng đứng bên cạnh nhau mà là “nương tựa” vào nhau,tạo ra sự phù hợp,cân bằng như liên hệ phụ thuộc, qui định và ràng buộc lẫn nhau.Mặt đối lập này lấy mặt đối lập làm tiền đề cho sự tồn tại của chính mình và ngược lại.Nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật.Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiêú được cho sư tồn tại của bất kì sự vật hiện tượng nào.Sự thống nhất này do những đặc điểm riêng có của bản thấn sự vật tạo nên. *Ví dụ: Quan hệ lực lưọng sản xuất-quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất:khi lự lượng sản xuất phát triển thì cùng với nó quan hệ sản xuất cũng phát triển, hai hình thức này chính là điều kiện tiền đề cho sự phất triển của phương thức sản xuất.Nhưng quan hệ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phải thoả mãn một số yêu cầu sau: -Thứ nhất:Đó phải là một khái niệm chung nhất được khái quát từ các mặt phù hợp khác nhau phản ánh được bản chất của sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lượng sản xuất. -Thứ hai:Đó phải là một khái niệm “động” phản ánh được trạng thái biến đổi thường xuyên của sự vận động,phát triển trong quan hệ của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. -Thứ ba:Đó phải là một khái niệm có ý nghĩa thực tiễn.Ngoài ý nghĩa nhận thức, khái niệm về sự phù hợp của quan hệ sản xuất được coi là thoã đáng phải có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho việc xây dựng quan hệ sản xuất, sao cho những quan hệ sản xuất có khả năng phù hợp cao nhất với lực lượng sản xuất. Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau,”đồng nhất” với nhau.Với ý nghĩa đó, sự thống nhất của các mặt đối lập còn bao hàm cả sự “đồng nhất” của các mặt đó.Do đó sự ”đồng nhất” của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn, đến một lúc nào đó, mặt đối lập này có thể chuyển hoá sang mặt đối lập kia-khi xét về một vài đặc trưng nào đó. Ví dụ:Sự phát triển kinh tế trong chủ nghĩa tư bản phục vụ lợi ích giai cấp tư sản nhưng lại tạo tiền đề cho sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội. Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng.Song đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển, khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập. Tuy nhiên khái niệm thống nhất này cũng chỉ là tương đối. Bản thân nội dung khái niệm cũng đã nói lên tính chất tương đối của nó: thống nhất của cái đối lập ,trong thống nhất đã bao hàm và chứa đựng trong nó sự đối lập. 1.2.2-Sự đấu tranh của các mặt đôí lập: Tồn tại trong một thể thống nhất, hai mặt đối lập luôn luôn tác động qua lại với nhau, ”đấu tranh” với nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua laị theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên bên nhau điều chỉnh chuyển hoá lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật.Sự đấu tranh chuyển hoá, bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất lạc hậu, kìm hãm nó diễn ra gay gắt và quyết liệt. Chỉ có thông qua các cuộc cách mạng xã hội bằng nhiều hình thức kể cả bạo lực mới có thể giải quyết được mâu thuẫn một cách căn bản. Không thể hiểu đấu tranh của các mặt đối lập chỉ là sự thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặt đó. Sự thủ tiêu chỉ là một trong những hình thức đấu tranh cảu các mặt đối lập.Tính đa dạng của hình thức đấu tranh giữa các mặt đối lập tuỳ thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như mối quan hệ qua lại giữa chúng, phụ thuộc vào lĩnh vực tồn tại của các mặt đối lập, phụ thuộc vào điều kiện trong đó diễn ra cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập . Với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa hai mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau.Sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của vật.Sự đấu tranh của mối quan hệ gắn bó với tính tuỵêt đối của sự vận động và phát triển.Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Lênin viết:”Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa nó chính là nó nhờ có sự thống nhất của các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan.Song bản thân của sự thống nhất chỉ là tính tương đối tạm thời. Đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối. Nó diễn ra thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Kể cả trong trạng thái sự vật ổn định cũng như khi chuyển hoá nhảy vọt về chất của các mặt đối lập là có điều kiện thoáng qua, tạm thời tương đối.Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”. Mâu thuẫn biện chứng có quan hệ như thế nào với nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển? Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia ra làm nhiều giai đoạn.Thông thường, khi mới xuất hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ sự xung khắc gay gắt.Tất nhiên không phải xung khắc bất kì sự khác nhau nào cũng được gọi là mâu thuẫn. Chỉ có những mặt khác nhau tồn tại trong một sự vật nhưng liên hệ hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều nhau, tạo thành động lực bên trong của sự phát triển, thì hai mặt đối lập ấy mới hình thành bước đầu của mâu thuẫn.Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn phát triển đến giai đoạn xung đột gay gắt, nó biến thành đối lập. Nếu hội đủ các mặt cần thiết hai mặt đối lập sẽ chuyển hoá lẫn nhau. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật mới hơn xuất hiện với trình độ cao hơn… Cứ như thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp lên cao, chính vì vậy Mác viết: “Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện chứng chính là sự cùng nhau tồn tại của hai mặt đối lập, sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập ấy và sự dung hợp của hai mặt ấy thành một phạm trù mới”. Nhấn mạnh hơn nữa tư tưởng ấy Lênin khẳng định” Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. 1.2.3-Sự chuyển hoá của các mặt đối lập: Không phải bất kì sự đấu tranh nào của các mặt đều dẫn đến sự chuyển hoá giữ chúng.Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhất định, hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến chuyển hoá, bài trừ và phủ định lẫn nhau. Chuyển hoá của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, đó chính là quá trình diễn biến rất phức tạp với nhiều hình thức phong phú khác nhau. Do đó, không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là sự hoán vị đổi chỗ một cách giản đơn máy móc.Thông thường mâu thuẫn chuyển hoá theo hai phương thức: +Phương thức thứ 1: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật . Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới cao hơn về trình độ. +Phương thức thứ 2: Cả hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để hình thành hai mặt đối lập mới hoàn toàn. Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tóm lại: Từ lý luận về mâu thuẫn cho ta thấy trong thế giới hiện thực bất kì sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau. Sự đâú tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong những điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn.Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến của thế giới. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành, sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới .Các mặt đối lập này lại đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn.Cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên phát triển và biến đổi không ngừng. Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi sự phát triển. ****************************** Chương II: Kinh tế thị trường và mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 2.1-Khái quát chung về kinh tế thị trường (KTTT): Trong mô hình cũ của CNXH, sự vận hành của nền kinh tế chủ yếu dựa trên mệnh lệnh, kế hoạch của Nhà nước và một hệ thống bao cấp từ sản xuất đến tiêu dùng. Cơ chế kinh tế này, tuy có ưu điểm là tránh được phân cực xã hội, nhưng lại bộc lộ nhiều nhược diểm cơ bản.Chẳng những quy luật kinh tế khách quan được coi thường, mà tính tự chủ, năng động, sáng tạo của người lao động cũng không được phát huy một cách đầy đủ.Sự nghiệp đổi mới được tiến hành hơn 10 năm qua ở nước ta gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trương, nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là nền KTTT định hướng XHCN. Trứơc hết ta tìm hiểu một số khái niệm: Khái niệm kinh tế hàng hoá, thị trường, cơ chế thị trường. *Kinh tế hàng hoá: là kiểu tổ chức kinh tễ mà trong đó hình thái phổ biến của sản xuất là sản xuất ra để bán, để trao đổi trên thị trường. *Thị trường: trong nền sản xuất, mọi sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đều được mua bán trên thị trường. Thị trường là một tập hợp tất yếu và hữu cơ của toàn bộ quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Nó ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. -Thị trường gắn liền với địa điểm nhất định, trong đó diễn ra những quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá. -Sản xuất hàng hoá phát triển, lượng sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường ngày càng dồi dào, phong phú, thị trường được mở rộng, khái niệm thị trường được hiểu đầy đủ hơn. Đó là lĩnh vực trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ làm vật môi giới. -Ngày nay các nhà kinh tế học thống nhất với nhau khái niệm về thị trường như sau: Thị trường là một quá trình mà trong đó người bán và người mua tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và sản lượng. *Cơ chế thị trường: là cơ chế tự chỉnh nền kinh tế hàng hoá dưới sự tác động khách quan của các quy luật kinh tế vốn có của nó,cơ chế đó được giải quyết những vấn đề cơ bản của nền kinh tế . Từ đó ta có khái niệm: “Nền kinh tế mà trong đó những vấn đề cơ bản của nó do thị trường quyết định, vận động theo cơ chế thị trường gọi là “nền kinh tế thị trường””. Trong hội thảo “Phấn đấu đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ” có hai ý kiến khác nhau: Một là, xem kinh tế thị trường là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hoá làm người phân phối các nguồn lực chủ yếu, lấy lợi ích vật chất , cung cầu, thị trường mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế. Nó là một phương tổ chức vận hành kinh tế-xã hội. Tự nó không mang tính kinh tế-xã hội, không tốt mà cũng không xấu.Tốt hay xấu là do người sử dụng nó. Theo quan điểm này, kinh tế thị trường là vật “trung tính”, là “công nghệ sản xuất” ai sử dụng cũng được. Hai là, xem kinh tế thị trường là một loại quan hệ kinh tế-xã hội, nó in đậm dấu của lực lượng xã hội làm chủ thị trường. Kinh tế thị trường là một phạm trù kinh tế hoạt động, có chủ thể của quá trình hoạt động đó, có sự tác động lẫn nhau của các chủ thể hoạt động. Trong xã hội có giai cấp, chủ thể hoạt động trong KTTT không phải chỉ là cái riêng lẻ đó còn là những tập đoàn xã hội, những giai cấp. Sự hoạt động qua lại của các chủ thể hành động đó có thể có lợi cho người này tầng lớp hay giai cấp này, có hại cho tầng lớp hay giai cấp khác cho nên KTTT có mặt tích cực, có mặt tiêu cực nhất định không thể nhấn mạnh chỉ một mặt trong hai mặt đó. Hiện nay không có một nước nào trên thế giới có nền KTTT vận động theo cơ chế thị trường “hoàn hảo”, hoàn toàn do sự chi phối của “bàn tay vô hình” theo cách nói của Adam Smith, nhà kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh ở thế kỷ XIII mà trái lại chúng đều vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nứơc ở những mức độ phạm vi khác nhau. Và ở nước ta KTTT mà Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng và phát triển trong thời kì quá độ lên CNXH, là “nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước”. *Đặc điểm của nền kinh tế thị trường: Có thể nói, kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển đến giai đoạn cao.Kinh tế thị trường là một loại hình mà trong đó, các mối quan hệ kinh tế giữa con người với con ngươì đuợc biểu hiện thông qua thị trường, tức là thông qua việc mua-bán, trao đổi hàng hoá tiền tệ.Trong kinh tế thị trường, các qua hệ hàng hoá -tiền tệ phát triển, mở rộng, bao quát nhiều lĩnh vực, có ý nghĩa phổ biến đối với người sản xuất và người tiêu dùng.Do nảy sinh và hoạt động một cách khách quan trong những diều kiện lịch sử nhất định, KTTT phản ánh trình độ văn minh và sự phát triển của xã hội, là nhân tố phát triển sức sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xã hội tiến lên. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật tự thân, đặc biệt là tính tự phát mù quáng, sự cạnh tranh lạnh lùng, dẫn đến sự phá sản, thất nghiệp, khủng hoảng chu kỳ… KTTT trước hết là kinh tế hàng hoá, với đặc trưng phổ biến của nó là người sản xuất làm ra sản phẩm với mục đích để bán, để trao đổi chứ không phải để tự tiêu dùng, hay sản phẩm dư thừa ngẫu nhiên như trước. KTTT là nền kinh tế có sự đa dạng về hình thức sở hữu, về thành phần kinh tế, về hình thức phân phối. KTTT được sử dụng như một công cụ, một phương tiện để phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế phục vụ lợi ích của đa số nhân dân lao động nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. KTTT là nguồn lực tổng hợp to lớn về nhiều mặt có khả năng đưa nền kinh tế vượt khỏi thực trạng thấp kém, đưa nền kinh tế hàng hoá phát triển trong cả những điều kiện vốn, ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp. KTTT luôn vận động, phát triển tái sinh, do đó để nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, các chính sách kinh tế vĩ mô phải thường xuyên được bổ xung hoàn thiện. KTTT gắn liền với nhà nước pháp quyền và nhà nước sẽ quản lý bằng pháp luật. 2.2-Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam. 2.2.1-Sự cần thiết khách quan phải phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều mô hình kinh tế khác nhau. Mỗi một mô hình đó là sản phẩm của trình độ nhận thức nhất định trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Có thể khái quát rằng, lịch sử phát triển của sản xuất và đời sống của nhân loại đã và đang trãi qua hai kiểu tổ chức kinh tế thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hai thời đại kinh tế khác hẳn nhau về chất. Đó là thời đại kinh tế tự nhiên, tự cung-tự cấp; và thời đại kinh tế hàng hoá mà giai đoạn cao của nó được gọi là KTTT. Kinh tế tự nhiên là kiểu kinh tế–xã hội đầu tiên của nhân loại. Đó là phương thức sinh hoạt kinh tế ở trình độ ban đầu là sử dụng những tặng vật của tự nhiên và sau đó đựơc thực hiện thông qua những tác động trực tiếp vào tự nhiên để tạo ra những giá trị sử dụng trong việc duy trì sự sinh tồn của con người. Nó được bó hẹp trong mối quan hệ tuàn hoàn khép kín giữa con ngươì và tự nhiên, mà tiêu biểu là giữa lao động và đất đai làm nền tảng. Hoạt động kinh tế gắn liền với xã hội sinh tồn, với kinh tế nông nghiệp tự cung-tự cấp. Nó đã tồn tại và thống trị trong các xã hội Công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tuy không còn giữ địa vị thống trị nhưng vẫn còn tồn tại trong XHTB cho đến ngày nay. Kinh tế tự nhiên, hiện vật, sinh tồn, tự cung-tự cấp gắn liền với quan niệm truyền thống về kinh tế XHCN tuy đã có tác dụng trong điều kiện chiến tranh, góp phần mang lại chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta, song khi chuyển sang xây dựng và phát triển kinh tế, chính mô hình đó đã tạo ra nhiều khuyết tật, nền kinh tế không có động lực, không có sức đua tranh, không phát huy được tính chủ động sáng tạo của người lao động, của các chủ thể sản xuất- kinh doanh, sản xuất không gắn liền với nhu cầu, ý chí chủ quan đã lấn át khách quan và triệt tiêu mọi động lực-sức mạnh nội sinhcủa bản thân nền kinh tế, đã làm cho nền kinh tế suy thoái thiếu hụt, hiệu quả thấp, nhiều mục tiêu của CNXH không thực hiện được. Kinh tế hàng hoá, bắt đầu bằng kinh tế hàng hoá đơn giản, ra đời từ chế độ Cộng sản nguyên thuỷ tan rã, dựa trên hai tiền đề cơ bản là có sự phân công lao động xã hội và có sự tách biệt về kinh tế do chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Chuyển từ kinh tế tự nhiên, tự cung-tự cấp sang kinh tế hàng hoá là đánh dấu bước chuyển sang thời đại kinh tế của sự phát triển, thời đại văn minh của nhân loại. Trong lịch sử của mình, vì thế của kinh tế hàng hoá cũng dần được đổi thay từ chỗ như là kiểu tổ chức kinh tế- xã hội không phổ biến, không hợp thời trong xã hội Chiếm hữu nô lệ của những người thợ thủ công và nhân dân tự do, đến chỗ được thừa nhận trong xã hội Phong kiến, và đến CNTB thì kinh tế hàng hoá giản đơn không những được thừa nhận mà còn được phát triển đến giai đoạn cao hơn đó là KTTT. KTTT là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá, cũng đã trãi qua ba giai đoạn phát triển. Giai đoạn thứ nhất, là giai đoạn chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang KTTT. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển KTTT tự do. Đặc trưng quan trọng của giai đoạn này là sự phát triển kinh tế diễn ra theo tinh thần tự do, Nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh tế. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn KTTT hiện đại. Đặc trưng của giai đoạn này là Nhà nước can thiệp vào KTTT và mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài. KTTT có những đặc trưng cơ bản như :phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng thị trường, tự do kinh doanh tự do thương mại , tự định giá cả, đa dạng hoá sở hữu, phân phối do quan hệ cung cầu… đó là cơ chế hỗn hợp “có sự điều tiết vĩ mô” của nhà nước để khắc phục những khuyết tật của nó. Mặc dù sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hoá tự phát sẽ “hàng ngày hàng giờ đẻ ra CNTB” và sự phát triển của KTTT trong lịch sử diễn ra đồng thời với sự hình thành và phát triển của CNTB, nhưng tuyệt nhiên KTTT không phải là chế độ kinh tế- xã hội. KTTT là hình thức và phương pháp vận hành kinh tế. Đây là một kiểu tổ chức kinh tế hình thành và phát triển do những đòi hỏi khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất. Nó là phương thức sinh hoạt kinh tế của sự phát triển. Quá trình hình thành và phát triển KTTT là quá trình mở rộng phân công lao động xã hội, phát triển khoa học-công nghệ mới và ứng dụng chúng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh. Sự phát triển của KTTT gắn liền với quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại, của khoa học-kỹ thuật, của lực lượng sản xuất. Cho đến cuối những năm 80, về cơ bản trong nền kinh tế nước ta sản xuất nhỏ vẫn còn là phổ biến, trạng thái kinh tế tự nhiên, hiện vật, tự cung-tự cấp đang còn chiếm ưu thế. Xã hội Việt Nam về cơ bản vẫn dựa trên nền tảng của văn minh nông nghiệp lúa nước, nông dân chiếm đại đa số. Việt Nam vẫn là một nước nghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển. Phát triển trở thành nhiệm vụ, mục tiêu số một đối với toàn Đảng, toàn dân ta trong bước đường đi tới. Muốn vậy phải chuyển toàn bộ nền kinh tế quốc dân sang trạng thái của sự phát triển là phát triển nền KTTT cùng với nó là thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển kinh tế xã hội nào rút cuộc cũng nhằm mục tiêu xã hội, nhân văn nhất định. Phát triển theo nghĩa đầy đủ là bên cạnh sự gia tăng về lượng (tăng trưởng kinh tế) còn bao hàm cả sự thay đổi về chất (những biến đổi về mặt xã hội). Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội của C.Mác là một thành tựu khoa học của loài người. Nó phác hoạ quy luật vận động tổng quát của nhân loại, và sự phát triển của xã hội loài ngừơi sẽ tiến tới Chủ nghĩa Cộng sản mà giai đoạn thấp của nó là CNXH. CNXH không đối lập với phát triển, với KTTT , mà là một nấc thang phát triển của loài người được đánh dấu bằng tiến bộ xã hội của sự phát triển. Nó là cách thức giải quyết của các quan hệ xã hội , là một sự thiết lập một trật tự xã hội với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Cuộc đấu tranh cách mạng trường kỳ gian khổ và quyết liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng nhân dân lao động đem lại cuộc sống hạnh phúc và giàu sang cho nhân dân lao động. Vì vậy, sự phát triển của Việt Nam trong hiện tại và tương lai phải là sự phát triển vì sự giàu có, phồn vinh, hạnh phú của nhân dân lao động, vì sự hùng mạnh và giàu có của toàn xã hội-toàn dân tộc, là sự phát triển mang tính XHCN, là sự phát triển hiện đại . Nghĩa là, chúng ta phải phát triển nền KTTT định hướng XHCN. 2.2.2-Một số đặc điểm chung của nền KTTT ở Việt Nam. Chuyển nền kinh tế từ hoạt động theo cơ chế kế hoạch tập trung-hành chính, quan liêu-bao cấp sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là nội dung, bản chất và đặc điểm khái quát nhất đối với nền kinh tế nước ta trong hiện nay và tương lai. Đặc biệt, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, được Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII thông qua vào năm 1991 đã nêu lên những đặc trưng bản chất của nền KTTT và phát triển nền KTTT theo định hướng XHCN. Thứ nhất, nền KTTT định hướng XHCN mà nước ta xây dựng là nền KTTT hiện đại với tính chất xã hội hiện đại. Mặc dù nền kinh tế nước ta đang nằm trong tình trạng lạc hậu và kém phát triển nhưng khi nước ta chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá, KTTT, thì thế giới đã chuyển sang giai đoạn KTTT hiện đại. Bởi vậy, chúng ta không thể và không nhất thiết phải trãi qua giai đoạn kinh tế hàng hoá giản đơn và giai đoạn KTTT tự do mà đi thẳng vào phát triển KTTT hiện đại. Mặt khác, thế giới vẫn nằm trong thời quá độ từ CNTB lên CNXH, cho nên sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta phải theo định hướng XHCN là cần thiết khách quan và cũng là nội dung yêu cầu của sự phát triển rút ngắn. Sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh” vừa là mục tiêu vừa là nội dung, nhiệm vụ của việc phát triển KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Thứ hai, nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong một số lĩnh vực, một số khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đế sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nền kinh tế hàng hoá, nền KTTT phải là một nền kinh tế đa thành phần, đa hình thức sở hữu. Thế nhưng, nền KTTT mà chúng ta sẽ xây dựng là nền KTTT hiện đại, cho nên cần có sự tham gia bởi “Bàn tay hữu hình” của nhà nước trong việc điều tiết, quản lí nền kinh tế đó. Đồng thời, chính nó sẽ bảo đảm sự định hướng phát triển của nền KTTT. Việc xây dựng kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa KTTT định hướng XHCN với KTTT TBCN. Tính định hướng XHCN của nền kinh tế ở nước ta đã quy định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, bởi lẽ mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở cho chế độ xã hội mới-chế độ XHCN. Thứ ba, nhà nước quản lý nền định hướng XHCN ở nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN, là nhà nước của dân, do dân và vỡ dõn. Thành tố quan trọng mang tớnh quyết định trong nền KTTT hiện đại là nhà nước tham gia vào các quá trỡnh kinh tế. Nhà nước ta là nhà nước "của dân, do dân và vỡ dõn", nhà nước công nông, nhà nước của đại đa số nhân dân lao động, đặt dưới sự lónh đạo của ĐCS Việt Nam. Nó có đủ bản lĩnh, khả năng và đang tự đổi mới để bảo đảm giữ vững định hướng XHCN trong việc phát triển nền KTTT hiện đại ở nước ta . Thứ tư, cơ chế vận hành của nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế thị trường với sự tham gia quản lý, điều tiết của Nhà nước. Mọi hoạt động sản xuất- kinh doanh trong nền kinh tế được thực hiện thụng qua thị trường. Điều đó có nghĩa là nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta vận động theo những quy luật nội tại của nền KTTT nói chung, thị trường có vai trũ quyết định đối với việc phân phối các nguồn lực kinh tế. Việc quản lý Nhà nước nhằm hạn chế, khắc phục những "thất bại của thị trường", thực hiện các mục tiêu xó hội, nhõn đạo mà bản thân thị trường không thể làm được. Vai trũ quản lý của Nhà nước trong nền KTTT hết sức quan trọng . Sự quản lý của Nhà nước bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả, đặc biệt là bảo đảm sự công bằng và tiến bộ xó hội. Khụng cú ai ngoài nhà nước lại có thể giảm bớt sự chênh lệch giữa giàu- nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa các vùng của đất nước. Tuy vậy, cần phải nhấn mạnh rằng sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế sao cho tương hợp với thị trường. Thứ năm, mở cửa, hội nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lónh thổ quốc gia là nội dung quan trọng của nền KTTT ở nước ta. Quá trỡnh phỏt triển của KTTT đi liền với xó hội húa nền sản xuất xó hội. Tiến trỡnh xó hội húa trờn cơ sở phát triển của KTTT là không có biên giới quốc gia về phương diện kinh tế. Một trong những đặc trưng quan trọng của KTTT hiện đại là việc mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài. Xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế với những khu vực hóa và toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển và trở thành xu thế tất yếu trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện nay. Tranh thủ thuận lợi và cơ hội, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn và vượt qua thách thức là yêu cầu nhất thiết phải thực hiện. Để phát triển trong điều kiện của KTTT hiện đại, Việt Nam không thể đóng cửa, khép kín nền kinh tế trong trạng thái tự cung- tự cấp mà phải mở của, hội nhập với nền kinh tế thế giới trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lónh thổ quốc gia. Thứ sáu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc bảo đảm công bằng xó hội cũng là một nội dung rất quan trọng trong nền KTTT ở nước ta. Phát triển trong công bằng được hiểu là những chính sách phát triển phải bảo đảm sự công bằng xó hội, là tạo cho mọi tầng lớp nhân dân đều có thể tham gia vào quá trỡnh phỏt triển va được hưởng những thành quả tương xứng với sức lực, khả năng và trí tuệ họ bỏ ra, là giảm bớt chênh lệch giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư giữa các vùng. Khác với nhiều nước, chúng ta phát triển KTTT nhưng chủ trương bảo đảm công bằng xó hội, thực hiện sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xó hội, trong tất cả cỏc giai đoạn của sự phát triển kinh tế ở nước ta. Mức độ bảo đảm công bằng xó hội phụ thuộc rất lớn vào sự phỏt triển, khả năng và sức mạnh kinh tế của quốc gia. Túm lại, quỏ trỡnh phỏt triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta phải là "Quá trỡnh thực hiện dõn giàu nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xó hội nhõn dõn làm chủ, nhõn ỏi, cú văn hóa, có kỉ cương, xóa bỏ áp bức bất công tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc". Từ những đặc trưng và sự phát triển đúng hướng của nền KTTT ở nước ta chúng ta đó đạt được nhiều thành tựu to lớn: * Nền kinh tế Việt Nam chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa toàn diện, khép kín sang một nền KTTT mới, theo định hướng XHCN. Công cuộc đổi mới kinh tế- xó hội được mở đầu từ Đại hội VI của ĐCS Việt Nam ( 1986) - Năm 1991 Đại hội VII của Đảng nhận định "Công cuộc đổi mới đó đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng nhưng nước ta vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xó hội". - Năm 1996 Đại hội đảng VIII nhận định "Nước ta đó ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xó hội, nhưng một số mặt cũn chưa được củng cố vững chắc". Nền kinh tế Việt Nam đó ra khỏi khủng hoảng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao: tốc độ tăng GDP bỡnh quõn thời kỳ 1986- 1990 là 3,6%; 1991-1995 là 8,2%; 1996-2000 là 7%. * Lạm phát được đẩy lùi từ 67,4% năm 1990 xuống 12,7% năm 1995, 0,1% năm 1999 và 0% năm 2000. Phá được thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài cùng nhiều công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiờn tiến. * Điều kiện vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rừ rệt, văn hóa không ngừng tiến bộ. Việt Nam từ một nước thiếu lương thực đó trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. * Quốc phũng và an ninh được đảm bảo, ổn định chính trị được giữ vững, các mối quan hệ kinh tế được mở rộng với nhiều nước trên thế giới, bộ mặt đất nước đó cú những biến đổi to lớn trên mọi lĩnh vực. Đại hội IX khẳng định :"Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN, đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN". Chủ trương xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN thể hiện tư duy, quan niệm của đảng ta về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trỡnh độ của lực lượng sản xuất. Đó là mô hỡnh kinh tế tổng quỏt của nước ta trong thời kỡ quỏ độ lên CNXH. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đại hội IX Đảng ta một lần nữa khẳng định : "Thực tiễn phong phú và những thành tựu thu được qua 15 năm đổi mới đó chứng minh tính đúng đắn của cương lĩnh được thông qua tại đại hội VII của Đảng đồng thời giúp đảng ta nhận thức ngày càng rừ hơn về con đường đi lên CNXH ở nước ta. Chúng ta một lần nữa khẳng định : Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vỡ thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam từng bước quá độ lên CNXH định hướng cho mọi hoạt động của Đảng ta hiện nay và trong những thập kỉ tới .Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Tuy vậy đi đôi với thành tựu là rất nhiều khó khăn đũi hỏi phải cú phương hướng giải quyết đúng đắn, đặc biệt, lao động và việc làm đang là vấn đề gay gắt nổi cộm nhất hiện nay với tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 74% và tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 30% tỉ lệ lao động được đào tạo về chuyên môn kĩ thuật cũn thấp trong tổng số lao động :theo kết quả điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/1999, công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ chiếm 30,3%; lao động có trỡnh độ trung học chuyên nghiệp chiếm 36,8%; trỡnh độ Cao đẳng và Đại học chiếm 31,6%; trên Đại học chiếm 1,3%. [Kinh tế và phát triển số 42, tháng12/2000, tr19]. Từ năm 2001, khi Việt Nam áp dụng chuẩn hóa đói nghèo mới thỡ tỷ lệ đói nghèo sẽ cũn khỏ hơn, khoảng 17% so với 11% chuẩn cũ. Hiện tại, mức tiêu dùng của dân cư thấp, tích lũy nội bộ của nền kinh tế mới đạt khoảng 25-27%GDP, cũn tớch lũy rũng chỉ đạt dưới 20% GDP. Trong khi đó kết cấu hạ tầng cũn yếu kộm, sản lượng điện bỡnh quõn đầu người mới chỉ đạt trên 340kwh, mật độ đường giao thông tính trên 1000 dân cũn thấp xa so với các nước xung quanh. [Thời báo kinh tế Việt Nam, số 151, 18/12/2000] Nguyên nhân phát sinh ra những khó khăn trên là trong nội bộ nền kinh tế của nước ta vẫn cũn tồn tại nhiều mõu thuẫn phỏt sinh trong quỏ trỡnh xõy dựng KTTT. 2.3-Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình chuyển sang KTTT ở Việt Nam. 2.3.1-Mâu thuẫn giữa phát triển KTTT và mục tiêu xây dựng con người XHCN. Chủ Tịch Hồ Chí Minh cho rằng muốn xây dựng CNXH trước hết phải có con người XHCN. Yếu tố con người giữ vai trũ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp cỏch mạng, bởi vỡ con người là chủ thể của mọi sáng tạo, của mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa. Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lựu của sự nghiệp xây dựng xó hội mới, là mục tiờu của CNXH. Từ một nước nông nghiệp, lạc hậu đi lên CNXH, chúng ta phải bắt đầu từ con người, lấy con người làm điểm xuất phát. Một trong những điều kiện đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp xây dựng con người trong giai đoạn hiện nay là đời sống sinh hoạt vật chất. Nhưng nhu cầu về vật chất và tinh thần phong phú của con người chỉ có thể được thỏa món trong một nền kinh tế vững vàng, ổn định, phát triển cao, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Việc tiến hành sự nghiệp trồng người hôm nay gắn bó một cách chặt chẽ với quá trỡnh mở rộng, hoàn thiện KTTT kết hợp với mở cửa giao lưu quốc tế. Đại hội Đảng lần thứ IX đó khẳng định : "Giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục- đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cở bản để phát triển xó hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững". KTTT là một loại hỡnh kinh tế mà trong đó các mối quan hệ kinh tế giữa con người với con người được biểu hiện thông qua thị trường, tức là thông qua việc mua- bán, trao đổi hàng hóa- tiền tệ. Trong KTTT, các quan hệ hàng hóa- tiền tệ phát triển, mở rộng, bao quỏt trờn nhiều lĩnh vực, cú ý nghĩa phổ biến đối với người sản xuất và tiêu dùng. Do nảy sinh và hoạt động một cách khách quan trong những điều kiện lịch sử nhất định, KTTT phản ánh trỡnh đọ văn minh, và sự phát triển của xó hội, là nhõn tố phát triển sức sản xuất , tăng trưởng kinh tế , thúc đẩy xó hội tiến lờn. Tuy nhiờn , KTTT cũng cú những khuyết tật tự thõn, đặc biệt là tính tự phát mù quáng, sự cạnh tranh lạnh lùng, dẫn đến sự phá sản, thất nghiệp, khủng hoảng chu kỳ, ô nhiễm môi trường… Xuất phát từ sự phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng đối với nước ta hiện nay, không thể xây dựng và phát triển con người nếu thiếu yếu tố KTTT. Việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện cơ cế thị trường có sự quản lý cả Nhà nước theo định hướng XHCN cũng đồng nghĩa với việc tạo ra các điều kiện vật chất cơ bản để thực hiện chiến lược xây dựng phát triển con người cho thế kỷ XXI. Trong những năm vừa qua, KTTT ở nước ta đó được nhân dân hưởng ứng rộng rói và đi vào cuộc sống rất nhanh chóng, góp phần khơi dậy nhiều tiềm năng sáng tạo, làm cho nền kinh tế sôi động hơn, các hoạt động sản xuất , kinh doanh, dịch vụ phát triển hơn, bộ mặt thị trường được thay đổi. Đây là những kết quả đáng mừng, đáng được phát huy, nó thể hiện sự phát triển và vận động đúng đắn các quy luật xó hội . Quỏ trỡnh biện chứng đi lên CNXN từ khách quan đáng trở thành nhận thức chủ quan trên quy mô toàn xó hội . Bên cạnh đó, có một khía cạnh khác cũng cần được đề cập đến: KTTT ở nước ta hiện nay không chỉ tạo ra điều kiện vật chất để xây dựng, phát huy nguồn lực con người, mà cũn tạo ra mụi trường xó hội thớch hợp cho con người phát triển hài hũa, toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. KTTT tạo ra sự cạnh tranh, chạy đua quyết liệt. Điều đó buộc con người phải năng động, sáng tạo, linh hoạt, có tác phong nhanh nhẹn, có đầu óc quan sát, phân tích để thích nghi và hành động có hiệu quả, từ đó nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của con người, góp phần làm giảm đi sự chậm chạp và trỡ trệ vốn cú của người lao động trong nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu từ ngàn đời ở con ngời Viêt Nam. KTTT tạo ra những điều kiện thích hợp để con người mở rộng các mối quan hệ, giao lưu buôn bán, từ đó hỡnh thành cỏc chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới theo tiêu chí thị trường như chữ tín trong chất lượng, chữ tín trong giao dịch … . Tuy nhiên, cần phải thấy rằng không phải cứ xây dựng được KTTT là những phẩm chất tốt đẹp tự nó hỡnh thành cho con người, có những lúc, những nơi, KTTT không những không làm cho con người ta năng động hơn, tốt đẹp hơn mà ngược lại, cũn làm tha húa bản chất con người, biến con người thành nô lệ sùng bài đồng tiền hoặc kẻ đạo đức giả chỉ biết tôn trọng sức mạnh và lợi ích cá nhân, sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm, văn hóa, đạo đức, luân lý… Bờn cạnh những tỏc động tích cực , KTTT cũng có nhiều khuyết tật, hạn chế gây ra những tác động xấu. Việc quá đề cao lợi ích cá nhân, bất chấp lợi ích tập thể và lợi ích xó hội là một nguy cơ lớn. Lợi nhuận kích thích sản xuất, nhưng mặt khác, lợi nhuận cũng tự phát đẩy con người tới những hành vi phá hoại môi trưũng sống và làm tha húa đạo đức, nhân phẩm. Sự cạnh tranh trên thương trường làm cho con người năng động hơn, sáng tạo hơn nhưng nhiều khi cũng làm mất đi lũng nhõn ỏi, vị tha, biến con người thành những cỗ mỏy chỉ biết tớnh toỏn một cỏch sũng phẳng, lạnh lựng, thiếu nhõn tớnh. Quan hệ hàng húa - tiền tệ làm sống động thị trường nhưng cũng làm xói mũn nhõn cỏch và hạ thấp phẩm giỏ của con người. Ngoài ra đi kèm với KTTT là hàng loạt tệ nạn xó hội để đưa đến những rối loạn, khủng hoảng cho gia đỡnh, hạt nhõn , tế bào của xó hội . Nạn cờ bạc, rượu chè, mại dâm, ma tuý, buụn lậu, hối lộ, tham nhũng… là những căn bệnh trầm kha không dễ khắc phục trong KTTT. Thật không sai khi hỡnh dung KTTT là con dao hai lưỡi, nếu dùng không cẩn thận rất dễ bị đứt tay. Những phân tích trên đây cho thấy, KTTT và mục tiêu xây dựng con người XHCN là một mâu thuẫn biện chứng trong thực tiễn nước ta hiện nay. Đây chính là hai mặt đối lập của một mõu thuẫn xó hội. Giữa KTTT và quỏ trỡnh xõy dựng con người vừa có sự thống nhất, vừa có sự đấu tranh. KTTT vừa tạo ra những điều kiện để xây dựng, phát huy nguồn lực con người, vừa tạo ra những độc tố đầu độc, hủy hoại con người. Việc giải quyết những mâu thuẫn trên đây là việc làm không đơn giản. Đối với nước ta, mâu thuẫn giữa KTTT và quá trỡnh xõy dựng con người được giải quyết bằng vai trũ lónh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đảng ta xác định: "Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần htiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đó được xây dựng ''. Như vậy, Đảng ta vạch ra sự thống nhất giữa KTTT và mục tiêu xây dựng con người mới XHCN : ''Việc áp dụng cơ chế thị trường đũi hỏi phải nõng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, đồng thời xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt vấn đề này không phát huy được tác động tích cực, to lơn cũng như ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục những tiêu cực, khiếm khuyết của KTTT. Các hoạt động sản xuất kinh doanh phải hướng vào phục vu công cuộc xây dựng nguồn lực con người. Cần phải tiến hành các hoạt động văn hóa, giáo dục nhằm khắc phục tâm lý sựng bỏi đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thưũng cỏc giỏ trị nhân văn . Phải ra sức phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức , thẩm mỹ, các di sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Đây chính là công cụ, phưong tiện quan trọng để tác động, góp phần giải quyết mâu thuẫn đó nêu''. Và Đại hội Đảng IX cũng xác định : ''Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết cán bộ lónh đạo và quản lý ở cỏc cấp vững vàng về chớnh trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân''. Túm lại, KTTT là mục tiờu xõy dựng CNXH là một mõu thuẫn biện chứng xó hội trong thực tiễn nước ta hiện nay. Mâu thuẫn đó được giải quyết bằng cách tăng cường vai trũ lónh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước và phát huy tối đa các giá trị tinh thần dân tộc. 2.3.2- Mâu thuẫn giữa phát triển KTTT và định hướng XHCN . Một trong những luận điểm rất quan trọng phản ánh tư duy mới của Đảng ta thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng VI là : ''chính sách, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần". Từ đó, Đảng ta từng bước xác định chủ trương xây dựng ở nước ta một nền KTTT theo định hướng XHCN. Trải qua thực tiễn đổi mới, chính sách, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN đó đưa lại hiệu quả, góp phần lớn vào sự thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Năm 1996, khi tổng kết 10 năm đổi mới, chúng ta đó thống nhất đánh giá, đó là quyết sách chiến lược đúng đắn của Đảng. Nhờ đó đó tạo nờn những thành tựu to lớn, đưa nước ta vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu, thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội IX, có ý kiến băn khoăn về việc Đảng ta tiếp tục xác định chủ trương xây dựng '' nền KTTT định hướng XHCN'', nhất là cụm từ ''định hướng XHCN'' có người cho rằng :'' cả về lý thuyết và thực tiễn, KTTT - điều kiện tất yếu để phát triển kinh tế - không thể đi đôi với định hướng XHCN được'' và ''Giữa hai cái phải chọn lấy một, không thể ''Bắt cá hai tay''" và theo họ, nếu chọn định hướng thỡ "đấy là thất bại, là ngừ cụt'' . í kiến đó lập luận rằng đó là nền KTTT thỡ đương nhiên nó vận động theo định hướng TBCN, nước ta đang cần phát triển, cần vận dụng cơ chế thị trường để thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, thỡ hà tất phải nờu "định hướng XHCN''. Việc nêu cụm từ ''định hướng XHCN'' có thể dẫn đến hai điều bất lợi: một là, KTTT là sản phẩm của CNTB nên không thể gắn cho nó cái định hướng XHCN; hai là, nêu định hướng XHCN vào đây dễ gây ra nghi ngại cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư tư nhân trong nước và các nhà đầu tư từ các nước TBCN. Như đó biết, vào cuối thời kỳ cụng xã nguyên thủy, đầu thời kỳ xó hội nụ lệ, loài người đó cú một bước nhảy vọt trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất. Trong sản xuất đó bắt đầu có sản phẩm thặng dư, tức là phần sản phẩm vượt quá phần sản phẩm tất yếu do người sản xuất tạo ra, mặc dù lúc đầu sự ''dư thừa'' đó chỉ là ngẫu nhiên, nhưng cùng với lao động tư hữu được xác lập, người lao động đó cú thể làm chủ những sản phẩm ''dư thừa'' đó, mang trao đổi với nhau để nhận lại những sản phẩm mà mỡnh thiếu do kết quả của phõn cụng chuyờn mụn húa đưa lại. Thị trường sơ khai xuất hiện từ đó. Tuy nhiờn, phải trải qua quỏ trỡnh phỏt triển lõu dài, mói đến giai đoạn cuối xó hội phong kiến đầu xó hội TBCN thỡ KTTT mới được xác lập, và phải đến cuối giai đoạn của CNTB tự do kinh doanh cạnh tranh thỡ KTTT mới được xác lập hoàn toàn. KTTT trước hết là kinh tế hàng hóa với đặc trưng phổ biến của nó là những người sản xuất làm ra sản phẩm với mục đích để bán (để trao đổi), chứ không phải để tự tiêu dùng, hay sản phẩm dư thừa ngẫu nhiên như trước. Ngày nay, khi KTTT hiện đại đó phỏt triển một cách phổ biến thỡ đặc trưng căn bản đó không những không mất đi mà cũn được bổ sung, làm phong phú thêm bởi các hỡnh thức và nội dung của quan hệ trao đổi và vai trũ can thiệp của Nhà nước vào quá trỡnh đó. Như vậy, KTTT phát triển từ sơ khai đến hiện đại là một công trỡnh sỏng tạo của loài người trong quá trỡnh sản xuất và trao đổi, đó là trỡnh độ văn minh mà nhân loại đó đạt được. Do đó, mọi quan niệm cho rằng KTTT là phát minh riêng của CNTB là không có căn cứ : việc đồng nhất KTTT với CNTB để rồi né tránh, hoặc sử dụng nó như một công cụ tạm thời, hoặc coi việc áp dụng cơ chế thị trường có nghĩa là mặc nhiên chấp nhận con đường TBCN… đều có thể dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Sự ra đời của KTTT TBCN chỉ đẩy lùi KTTT lên một giai đoạn phát triển mới về chất cả về quy mô, tính chất và mức độ bao quát của nó. Là sự phát triển tiếp tục xu hướng khách quan nền kinh tế của CNXH nói chung, của thời kỳ quá độ lên CNXH nói riêng, là một sự phát triển mang tính phủ định biện chứng đối với KTTT TBCN. Từ đấy ra đời một nền KTTT mới về chất. KTTT bao giờ cũng tồn tại dưới một thể chế chính trị, một chế độ chính trị. Nhờ sử dụng triệt để KTTT, CNTB đó đạt được những thành tựu về kinh tế-xó hội, phỏt triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng xuất lao động. Cũng nhờ KTTT, quản lý xó hội đạt được những thành quả về văn minh hành chính, văn minh công cộng, con người nhạy cảm, tinh tế, với khả năng sáng tạo, sự thách thức đua tranh phát triển. Ngay trong văn kiện Đại hội VIII, Đảng ta đó khẳng định : "Sản xuất hàng hóa là thành tựu, văn minh của nhân loại", chúng ta không chỉ kiên định "Không bỏ qua kinh tế hàng hóa" như văn kiện Đại hội VI đó nờu, mà cũn khẳng định KTTT cũn tồn tại khỏch quan cho đến khi CNXH được xây dựng. Trong dự thảo văn kiện Đại hội IX lại tiếp tục khẳng định :"Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thi trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN". Mặt khác, vấn đề định hướng phát triển cho nền KTTT cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Trong lịch sử hỡnh thành Nhà nước, chức năng kinh tế thường xuyên xuất hiện sau chức năng hành chính công, lúc đầu chỉ "mờ nhạt", đơn thuần là thu thuế của các tầng dân cư có hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng, do tính tự phát của KTTT đó gõy ra hậu quả ngày càng nặng nề mà xó hội phải gỏnh chịu, Nhà nước phải can thiệp sâu hơn về kinh tế. Từ đó, chức năng kinh tế của Nhà nước cũng dần được xác định. Học thuyết của J.M.Kên (Nhà kinh tế học Anh, 1884- 1946) là một điển hỡnh về sự kờu gọi phải cú "Bàn tay hữu hỡnh" của Nhà nước can thiệp vào thị trường để hạn chế tính tự phát, tiêu cực của cơ chế thị trường… Do đó, việc can thiệp vào quá trỡnh kinh tế đó được coi là đương nhiên, mang tính quy luật của KTTT, và việc định hướng phát triển cho nền kinh tế đó cũng hoàn toàn phụ thuộc vào bản chất giai cấp của đảng cầm quyền. Nhà nước là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, là công cụ của giai cấp cầm quyền, nhà nước can thiệp vào KTTT là nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp, Đảng cầm quyền. Nhà nước TBCN can thiệp vào KTTT ngay từ buổi bỡnh minh của nú là để đẩy nhanh quá trỡnh tớch lũy nguyờn thủy của tư bản, nhằm hỡnh thành và phỏt triển CNTB; ngay cả sau này, khi nhà nước TBCN ban hành các đạo luật chống độc quền cũng không phải vỡ lợi ớch của giai cấp cần lao mà vẫn vỡ lợi ớch toàn cục của chế độ TBCN nói chung và của các tập đoàn tài chính nói riêng. Vỡ vậy, việc Nhà nước ta quản lý vĩ mô nền kinh tế, định hướng XHCN cho nền KTTT là điều đương nhiên, phù hợp với tính quy luật đó hỡnh thành trong thực tiễn. Ngay trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII, Đảng ta đó khẳng định :"Đổi mới và tăng cường quản lý Nhà nước về kinh tế- xó hội". Coi đó như là một chính sách lớn để đảm bảo cho định hướng XHCN được thực hiện. Việc xác định "định hướng XHCN" cho nền KTTT mà chúng ta đang xây dựng liệu có gây ra sự nghi ngại cho các nhà đầu tư hay không? Chúng ta biết rằng, mục đính đầu tư của các nhà Tư bản trong hay ngoài nước trước hết là phải thu được lợi nhuận, tỷ xuất lợi nhuận càng cao thỡ khả năng thu hút đầu tư càng lớn, đó là bản chất của vấn đề. Do đó, việc có hay không sự nghi ngại của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư có xuất xứ từ các nước TBCN, phụ thuộc trước hết vào vấn đề lợi thế so sánh giữa thị trường Việt Nam với thị trường quốc tế; sau đó là những vấn đề thuộc môi trường kinh doanh như :cơ sở hạ tầng, hệ số an toàn về vốn, pháp luật, chính sánh, sự hấp dẫn của thị trường, những ưu đói cú tớnh cạnh tranh cao trong thu hỳt đối tác đầu tư so với các nước trong khu vực… chứ không phải là có hay không cụm từ "định hướng XHCN" trong văn kiện của Đại hội Đảng . Trong bước chuyển sang KTTT, vấn đề "định hướng XHCN" được xem xét một cách cơ bản, toàn diện từ kinh tế đến chính trị, xó hội. Xột riờng gúc độ kinh tế, "định hướng XHCN" chỉ được xem từ bản thân phương thức sản xuất, từ hỡnh thỏi kinh tế- xó hội, không thể xem xét "định hướng XHCN" trong phạm vi kinh tế. Xét riêng phạm vi kinh tế, có hai nhân tố khách quan trực tiếp góp phần bảo đảm tính "định hướng XHCN". Trước hết là định hướng về chế độ kinh tế, vai trũ quản lý của Nhà nước XHCN và sau đó là vai trũ chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Về chế độ kinh tế, trải qua một số năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đó mang bản chất mới, chứa đựng những động lực phát triển bên trong từ những khả năng vốn có của chế độ sở hữu đa dạng. Nhờ chuyển sang KTTT, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, bước đầu niềm tin vào CNXH của người dân được củng cố. Trong lũng dõn, CNXH khụng chỉ là những triết tự lý thuyết trừu tượng mà gắn liền với những vấn đề cụ thể của đời thường tiến về phía trước phù hợp với cỏch nghĩ, cỏch làm của hàng triệu quần chỳng. Vỡ vậy, càng đổi mới kinh tế càng gần với CNXH hơn . Chế độ kinh tế mới mang tinh thần dân chủ, giải phóng sức sản xuất, thật sự tôn trọng cá nhân, phát triển cá nhân trong quan hệ hợp tác, là cơ sở của nền dân chủ mang bản chất XHCN, trong đó quyền công dân về kinh tế, trước hết là quyền tự do sản xuất, buôn bán công khai, hîp pháp, lao động tích lũy phát triển sản xuất- kinh doanh, biết làm giàu cho mỡnh và cho xó hội được bảo đảm. Cũng từ đó lợi ích thiết thân của mỗi người được thực hiện tạo điều kiện để thực hiện chiến lược kinh tế- xó hội của đất nước. Chúng ta không thể thực hiện được ý tưởng "định hướng XHCN" nếu không coi trọng đúng mức kinh tế hàng hóa, KTTT gắn kiền với kinh tế nhiều thành phần và xu hướng xó hội húa, khụng biệt lập mà đoàn kết, trong đó có xu hướng chỉ đạo . "Định hướng XHCN" cũn thể hiện ở quan hệ phõn phối: phõn phối cụng bằng sẽ tạo động lực cho sự phát triển. Trong KTTT, chúng ta chủ trương phân phối theo lao động, theo vốn trên cơ sở khuyến khích mọi người tự do sản xuất kinh doanh công khai hợp pháp, đồng thời thực hiện chớnh sỏch cụng bằng xó hội. Chế độ XHCN là chế độ của con người, do con người, vỡ con người do đó chúng ta chủ trương chống bóc lột, bất công, chăm lo sự nghiệp y tế, giáo dục, đấu tranh cho nền đạo đức mới, một lối sống lành mạnh. Khả năng định hướng trước hết phụ thuộc vào yếu tố chính trị- sự lónh đạo của Đảng, sự cân nhắc chọn lựa từ những yếu tố dân tộc, thời đại. Một Đảng có đủ bản lĩnh mới vỡ CNXH, vỡ hạnh phỳc của nhõn dõn, cú trớ tuệ, cú khả năng hỡnh thành một hệ thống tri thức khoa học và cụng nghệ chớnh trị thớch hợp, cú sức hỳt đối với các lực lượng kinh tế khác, có năng lực tổ chức thực tiễn. Thực tiễn lónh đạo cách mạng cũng như công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam chứng tỏ không có một Đảng nào ngoài ĐCS Việt Nam làm được điều đó. Chính công cuộc đổi mới đó củng cố thờm niềm tin của nhõn dõn về vai trũ lónh đạo của Đảng, về con đường XHCN mà Đảng và Bác Hồ đó lựa chọn. KTTT gắn liền với nhà nước pháp quyền, nhân tố định hướng cũn tựy thuộc vào năng lực quản lý, điều hành nhà nước. Nhà nước điều hành nền kinh tế trên cơ sở pháp luật và bằng pháp luật bảo đảm sự bỡnh đẳng của các chủ thể kinh tế, hạn chế những khuyết tật vốn có của thị trường, chống lại những động lực vật chất trái chiều của nó. Khả năng định hướng cũn tựy thuộc vào khả năng kiểm soát của Nhà nước, trên cơ sở xác định rừ cỏc chủ thể tham gia thị trường, tạo môi trường cho hoạt động sản xuất- kinh doanh, đồng thời chống được tệ tham nhũng quan liêu, làm trong sạch bộ máy Nhà nước. Khả năng định hướng cũn tựy thuộc vào việc xõy dựng đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý, đội ngũ lao động kiểu mới, trung thành với lý tưởng XHCN, có kiến thức để xây dựng CNXH. Cùng với việc thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế ở nước ta cho đến khi CNXH được xây dựng thành công như đó nờu trong văn kiện Đại hội VIII của Đảng, lần này trong văn kiện Đại hội IX, Đảng ta khẳng định : mọi tổ chức kinh doanh theo các hỡnh thức sở hữu khác nhau hoặc đan xen hỗn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tỏc, cạnh tranh bỡnh đẳng và là bộ phận cấu thành của nền KTTT định hướng XHCN. Như vậy, việc xác định chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xây dựng "nền KTTT định hướng XHCN" hoàn toàn không phải là kiểu "Bắt cá hai tay hay là một sự lựa chọn theo hệ tư tưởng… do Đảng áp đặt lên toàn xó hội". Trái lại, đó là một chủ trương đúng đắn, là sự nhất quán giữa cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta với tính chất của thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Do đó, việc phát triển KTTT theo định hướng XHCN không những không làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư cho xây dựng, phát triển đất nước mà cũn là động lực tinh thần và vật chất to lớn để thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, phát huy nội lực- sức mạnh dân tộc, gắn với nguồn lực bên ngoài- sức mạnh thời đại để dân tộc ta vững bước tiến vào thế kỷ mới. 2.3.3- Mõu thuẫn giữa lợi ớch cỏ nhõn và lợi ớch xó hội. Lợi ích là sự tồn tại hiện thực trong quan hệ giữa người với người trong đời sống xó hội. Nú khụng phải là sản phẩm thuần tỳy của ý thức, mà là sản phẩm của ý thức phản ỏnh những điều kiện khỏch quan- cỏi quyết định ý thức và hành động của con người. Do đó, không thể tách lợi ích ra khỏi con người và đời sống xó hội của con người. Xó hội là một hệ thống lớn được tạo nên từ những cá nhân cụ thể. Nói cách khác, do lợi ích và thông qua việc thực hiện lợi ích mà các cá nhân mới tập hợp, liên kết lại với nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, và do đó tạo thành xó hội. Để có được sự tăng trưởng kinh tế, bất kỳ một chính sách kinh tế nào cũng đều phải quan âm đến lợi ích cá nhân. Bất cứ ai bỏ vốn ra kinh doanh hay học tập rèn luyện để có trỡnh độ chuyên môn và nghề nghiệp cao mà chẳng nhằm mục đích thu lợi cho cá nhân và thỏa món nhu cầu của cỏ nhõn mỡnh. Trong điều kiện cơ chế thị trường, mỗi con người cụ thể có những nhu cầu riêng, không ai giống ai, có thể phù hợp hay không phù hợp, phát triển không theo hướng tích cực mà theo hướng tiêu cực, hướng chủ nghĩa cá nhân. Từ đó xuất hiện mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xá hội. Việc giải quyết hài hũa mối quan hệ lợi ớch cỏ nhõn và lợi ớch xó hội cú vai trũ và ý nghĩa to lớn. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần tránh sai lầm khi thấy sự thống nhất mà không thấy sự khác biệt giữa các mặt lợi ích hoặc chỉ thấy sự khác biệt mà không thấy sự thống nhất giữa chúng. Sự phỏt triển xó hội và lịch sử núi chung chỉ cú thể diễn ra bỡnh thường, lành mạnh, đi đúng quy luật, khi mỗi cá nhân nhận thức tự giác về mối quan hệ cá nhận- xó hội xột trờn phương diện lợi ích. Mác và Ăng-ghen đó chỉ rừ :"Chừng nào con người ở trong xó hội hỡnh thành một cỏch tự nhiờn, do đó chừng nào cũn cú sự chia cắt giữa lợi ớch riờng và lợi ớch chung, chừng nào cũn cú sự phõn chia hoạt động cũn được tiến hành không phải một cách tự nguyện mà một cách tự nhiên thỡ chừng đó hành động của bản thân con người sẽ trở thành một lực lượng xa lạ, đối lập với con người, và nô dịch cho con người, chứ không phải bị con người thống trị. Vỡ vậy, sự thống nhất biện chứng của cỏc loại lợi ớch trong quan hệ cỏ nhõn- xó hội là cơ sở, động lực thúc đẩy cá nhân hành động''. Trong cỏc loại lợi ớch, lợi ớch riờng của cỏ nhõn cú vai trũ to lớn, vỡ nú đáng ứng nhu cầu hưởng thụ chính đáng của con người. Lợi ích cá nhân mang tính chất trực tiếp, cụ thể cũn lợi ớch chung của tập thể, xó hội mang tớnh giỏn tiếp. Do vậy, trong bất cứ thời đại nào, mỗi cá nhân bao giờ cũng hành động vỡ lợi ớch của bản thõn mỡnh. Chớnh vỡ vậy lợi ớch cỏ nhõn đóng vai trũ là cơ sở, động lực trực tiếp kích thích tính tích cực của con người. Cũn lợi tập thể và xó hội thể hiện vai trũ, động lực của mỡnh thụng qua lợi ớch của mỗi cỏ nhõn. Mối quan hệ biện chứng giữa cỏ nhõn và xó hội chỉ cú thể được thực hiện đúng đắn khi quan hệ lợi ích cá nhân và xó hội được giải quyết một cách hài hũa. Đó là quá trỡnh mà lợi ớch của cỏ nhõn này khụng xõm phạm đến lợi ớch của cỏ nhõn khỏc và của toàn xó hội. Hồ Chớ Minh nờu rừ :"… Lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích tập thể, là bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thỡ lợi ớch riờng của cỏ nhõn mới cú điều kiện để được thỏa món" và "đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động lên trên lợi ích của cá nhân mỡnh". Đây chính là quan điểm cơ bản xác định vị trí và mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung . Trong cỏc xó hội cú giai cấp búc lột thống trị thỡ bất cứ giai cấp thống trị nào cũng mưu toan vĩnh viễn hóa đặc quyền lợi ích của chúng cho nên cái gọi là "lợi ích chung, lợi ích xó hội" thực chất là lợi ớch của giai cấp thống trị. Tuyệt đại đa số nhân dân lao động bị áp bức bóc lột, buộc phải phục vụ cho cái gọi là ''lợi ích chung'' đó. Dĩ nhiên, lợi ích cá nhân trong tỡnh hỡnh đó bị hạn chế, bị chà đạp, thậm chí bị tước đoạt . Bởi vậy, không thể có cơ sở dung hũa mối quan hệ giữa lợi ớch chung và lợi ớch riờng . Trong chế độ XHCN, chế độ nhân dân lao động làm chủ, mỗi cá nhân là một thành viên của tập thể, giữ một vị trí nhất định, và do đó cũng đóng gáp một phân công lao vào thành tựu chung của toàn xó hội . Vỡ vậy, dưới chế đô XHCN ''lợi ích chung của tập thể được đảm bảo thỡ lợi ớch riờng của cỏ nhõn mới cú điều kiện được thỏa món'' . Khi mà CNXH chưa được xây dựng một cách hoàn chỉnh thỡ giữa lợi ớch cỏ nhõn và lợi ớch chung nhiều khi vẫn cũn nhiều mõu thuẫn, thậm chớ xung đột. Ngoài lợi ích của dân tộc, của tổ quốc thỡ Đảng ta không có lợi ích nào khác. Chính vỡ vậy, mỗi cán bộ Đảng viên phải nhận thức rừ đươc rằng ''lợi ích cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng, lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời phải phục tùng lợi ích lâu dài. Nghĩa là phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết vỡ lợi ớch cả Đảng tức là lợi ích của dân tộc của tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định một cách dứt khoát :''nếu gặp khi lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân thỡ phải kiờn quyết hi sinh lợi ớch của cá nhân cho lợi ích của Đảng…'' . Trên thực tế ở nước ta hiện nay, có không ít cán bộ, đảng viên chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mỡnh, chỉ chăm lo vun vén cho mỡnh vỡ lợi ớch riờng mà sẵn sàng giày xộo lờn lợi ớch chung của toàn thể xó hội . Nhiờu trường hợp do bị chủ nghĩa cá nhân chi phối đó mượn danh nghĩa tập thể để làm ăn bất chính, làm giàu cho riêng bản thân và gia đỡnh mỡnh, làm tổn hại đến lợi ích chung của tâp thể, xó hội nhiều chục tỉ đồng… Hiện tượng xem nhẹ, coi thương lợi ích chung của tập thể, xó hội, đề cao lợi ích cá nhân tới mức tuyệt đối hóa nó là khá phổ biến . Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xó hội nếu khụng giải quyết tốt sẽ xảy ra bất cụng xó hội . Nếu gợi ớch cỏ nhõn bị vi phõm thỡ xó hội sẽ mất đi một động lực của sự phát triển , ngược lại, nếu chỉ có cá nhân có lợi cũn lợi ớch xó hội bị vi phạm thỡ nạn nhõn của sự bất cụng lại là cộng đồng xó hội. Cả hai lợi ớch này lại thống nhất trong lợi ớch quốc gia, lợi ớch dõn tộc. Nếu vỡ lý do nào đó mà chúng bị tổn hại thỡ quốc gia dân tộc cũng bị ảnh hưởng trực tiếp mà sẽ thể hiện rừ nhất của nú là khủng hoảng về lợi ớch, về nhận thức của mỗi cỏ nhõn và cộng đồng, sẽ ảnh hưởng đến quá trỡnh xõy dựng nền kinh tế ở nước ta . Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập, lợi ích cá nhân và lợi ớch xó hội trong tớnh thống nhất của nú là lợi ớch quốc gia tất yếu sẽ dẫn đến sự đẩu tranh chuyển hóa giữa chúng. Phương thức của sự chuyển hóa mà chúng ta sẽ tác động vào chính là phương pháp giải quyết mâu thuẫn . Để giải quýờt mõu thuẫn giữa lợi ớch cỏ nhõn và lợi ớch xó hội, về cơ bản phải kết hợp hài hũa giữa lợi ớch cỏ nhõn và lợi ớch xó hội , đồng thời phải chống lại những biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân. Trong việc đấu tranh chông chủ nghĩa cá nhân, chúng ta cần phân biệt rừ lợi ớch cá nhân chính đáng với chủ nghĩa cá nhân. Lợi ích cá nhân chính đáng là cái tích cực , là một động lực của sự phát triển xó hội , vỡ nú khụng những khụng đi ngược lại lợi ích chung mà nó cũn là tiền đề để thực hiện lợi ích chung. Cũn chủ nghĩa cỏ nhõn là cỏi tiờu cực vỡ nú là khuynh hướng, lối sống của những người đặt lợi ích cá nhân, gia đỡnh lờn trờn cả lợi ớch tập thể, lợi ớch xó hội. Nhận thức đúng về lợi ích cá nhân và lợi ích xó hội là trỏch nhiệm đạo đức của mỗi con người trong xó hội hiện nay. 2.3.4- Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ( LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX). "Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được hỡnh thành trong quỏ trỡnh sản xuất" "Quan hệ sản xuất là toàn bộ những quan hệ giữa người và người trong quỏ trỡnh sản xuất và tỏi sản xuất xó hội". Nú được thể hiện ở ba mặt cơ bản sau: - Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. - Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất. - Quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Ba mặt nói trên là một thể thống nhất hữu cơ tạo thành QHSX, trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với các mặt quan hệ khác. Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, vấn đề LLSX- QHSX là một vấn đề hết sức phức tạp được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Điều đó được thể hiện trong quán triệt lý luận của Chủ nghĩa Mỏc- Lờnin và tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH. LLSX và QHSX là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau hỡnh thành quy luật phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người- quy luật về sự phù hợp QHSX với tính chất và trỡnh độ của LLSX. Quy luật này vạch rừ sự phụ thuộc khỏch quan của QHSX vào trỡnh độ phát triển của LLSX, cũng như sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX trong quá trỡnh sản xuất và phỏt triển xó hội. Theo đó LLSX là nội dung của phương thức sản xuất cũn QHSX là hỡnh thức xó hội của nú, LLSX quyết định QHSX . Trong quỏ trỡnh sản xuất để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao hơn, con người luôn tỡm cỏch cải tiến, hoàn thiện cụng cụ lao động và chế tạo ra những công cụ lao động mới, tinh xảo hơn. Cùng với sự biến đổi và phát triển công cụ lao động thỡ kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, kỹ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con người cũng tiến bộ. LLSX trở thành yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất. Cũn QHSX là yếu tố tương đối ổn định, có khuynh hướng lạc hậu hơn sự phát triển của LLSX. Cùng với sự phỏt triển của LLSX, QHSX cũng hỡnh thành và biến đổi cho phù hợp với tính chất và trỡnh độ của LLSX. Sự phù hợp đó là động lực làm cho LLSX phát triển mạnh mẽ. Nhưng LLSX luôn phát triển cũn QHSX cú xu hướng tương đối ổn định. Khi LLSX phát triển lên một trỡnh độ mới thỡ QHSX khụng cũn phự hợp với nú nữa, trở thành chướng ngại, kỡm hóm sự phỏt triển của LLSX, sẽ nảy sinh mõu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của phương thức sản xuất. Sự phát triển khách quan đó tất yếu dẫn đến việc xóa bỏ QHSX cũ, thay thế bằng một kiểu QHSX mới phự hợp với tớnh chất và trỡnh độ của LLSX, mở đường cho LLSX phát triển. QHSX là yếu tố quyết định, làm tiền đề cho LLSX phát triển khi nó phù hợp được với trỡnh độ phát triển của LLSX. Nó làm nhiệm vụ chỉ ra mục tiêu, bước đi và tạo ra quy mô thích hợp cho LLSX hoạt động, cũng như bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao động, phát huy tính tích cực, sáng tạo của con người- nhân tố quan trọng và quyết định trong LLSX. Ở nước ta, giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ, khi thành phần kinh tế XHCN chưa chiếm vị trí độc tôn, khi các thành phần kinh tế khác có nhiều khả năng góp phần làm cho sản xuất phát triển, thỡ một số yếu tố trong QHSX vượt lên LLSX và hướng vào việc tạo ra cơ sở vật chất- kỹ thuật ban đầu. Ở đây, phải kể đến yếu tố chủ quan của việc Đảng lónh đạo, Nhà nước phát động tính tích cực xó hội của quần chỳng bằng những lợi ớch vật chất và tinh thần yờu nước vốn có của họ. Tuy nhiên, không thể cho rằng những yếu tố tiên tiến của QHSX mói là tiền đề thúc đẩy sự phù hợp giữa LLSX và QHSX, chúng chỉ tác động tích cực trong một thời gian ngắn. Tại Đại hội VI, Đảng ta đó hoàn toàn đúng khi nhận định :"... LLSX bị kỡm hóm khụng chỉ trong trường hợp QHSX lạc hậu, mà cả khi QHSX phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá so với trỡnh độ của LLSX". Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất ở nước ta là một vấn đề cần được quan tâm. Sự lớn mạnh của LLSX tất yếu dẫn tới mâu thuẫn với chế độ sở hữu tư nhân TBCN, mà mục tiêu của KTTT ở Việt Nam là phải dựa trên chế đô sở hữu xó hội về tư liệu sản xuất, tức là sự làm chủ của người lao động đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xó hội. Sở hữu xó hội cũng tức là sở hữu Nhà nước, muốn vậy kinh tế Nhà nước phải phát triển mạnh để thâu tóm nền kinh tế. Nhưng nếu xét trên quan điểm toàn diện, thỡ kinh tế Nhà nước hiện nay phát triển chưa đạt yêu cầu mà nguyên nhân chính là do ý thức thái độ của một số người làm việc trong hệ thống kinh tế Nhà nước cũn chưa đúng đắn, các thủ tục hành chính liên quan đến kinh tế cũn phức tạp, bệnh quan liờu bao cấp vẫn cũn. Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, phõn phối sản phẩm ở nước ta cũn nhiều bất cập. Tổ chức quản lý sản xuất là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển của sản xuất. Một nền sản xuất muốn phát triển không chỉ dựa trên những cơ cấu tổ chức quản lý lỗi thời, chồng chộo. Ở nước ta hiện nay, qua quá trỡnh đổi mới đó xõy dựng được một hệ thống chính sách mà bao quát ở tầm vĩ mô thỡ nú đó giải quyết được những vấn đề chính của KTTT: định hướng XHCN, phát triẻn thành phần kinh tế Nhà nước, tiến tới sở hữu toàn dân, bảo đảm sự công bằng xó hội... Nhưng đi vào cụ thể thỡ cũn nhiều việc cần phải xem xột thờm. Đó là sự chồng chéo về chức năng giữa các cơ quan quản lý, cú quỏ nhiều cơ quan cùng quản lý về một lĩnh vực nhưng chẳng có cơ quan nào chịu trách nhiệm hính cả; sự độc quyền quản lý Nhà nước về một số ngành, lĩnh vức như điện, than ...làm cho các cơ quan quản lý tương ứng đó sinh kiêu căng, ỷ lại, không có ý thức tự vươn lên, ngày càng xa rời quần chúng. Một số chủ trương cũn mõu thuẫn nhau như khuyến khích sản xuất trong nước với việc nhập khẩu tràn lan các mặt hàng làm sản xuất trong nước lao đao... Phân phối ở nước ta với mục tiêu tới là mọi người đều có đầy đủ các nhu cầu cần thiết. Nhưng hiện nay, vẫn cũn một số vựng nghèo, cơ sở vật chất rất thiếu thốn trong khi đó ở đo thị thỡ sản phẩm quỏ dư thừa tạo nên sự mất cân bằng trong quan hệ phân phối, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống nhân dân. Như vậy, trong quá trỡnh xõy dựng nền KTTT hiện nay ở Việt Nam, mõu thuẫn giữa LLSX tiờn tiến với QHSX lạc hậu kỡm hóm nú diễn ra gay gắt- quyết liệt và cần được giải quyết. Muốn giải quyết mâu thuẫn này, ta phải nhận biết được nguyên nhân và kết quả của sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập đó mà tỡm ra phương thức thích hợp để tác động vào sự đấu tranh và chuyển hóa giữa chúng. Từ đó ta có một số biện pháp để giải quyết mâu thuẫn trên : Cần phải nắm vững định hướng XHCN trong việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Vỡ, thứ nhất, mỗi thành kinh tế cú bản chất, hoạt động khác nhau và không tránh khỏi mâu thuẫn. Thứ hai, nền kinh tế nhiều thành phần tự nó không đi theo định hướng XHCN mà có xu hướng tự phát TBCN. Thứ ba, việc xử lý vấn đề cơ cấu phát triển, cơ cấu thành phần kinh tế có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của chế độ XHCN ở nước ta. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vỡ việc xõy dựng nền KTTT khụng thể tỏch rời việc xõy dựng đông bộ và vận hành có hiêu quả cơ chế quản lý kinh tế- cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Xây dựng và củng có cơ chế phân phối trong nền KTTT. Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX ở nước ta là mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập thống nhất trong phương thức sản xuất XHCN, việc giải quyết mâu thuẫn này sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, dẫn đến việc chuyển hóa giữa chúng tạo nên phương thức sản xuất mới: phương thức sản xuất Cộng sản chủ nghĩa. KẾT LUẬN 3.1-Kết luận. Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan phổ biến , nó tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, ở mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật vât hiện tượng. Nhưng ở các sự vật, hiện tượng khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của mỗi sự vật hiện tượng ở mỗi lĩnh vực, mỗi yếu tố cấu thành môt sự vật sẽ có những mâu thuẫn khác nhau. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển dẫn đến sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn. Do đó, trong hoạt động thực tiễn phát triển từng mặt đôc lập tạo thành mâu thuẫn cụ thể để nhận thức được bản chất, khuynh hướng vận động phát triển của sự vật, hiện tượng để từ đó tỡm ra phương thức, phương tiện và lực lượg có khả năng giải quyết mâu thuẫn và tổ chức thực hiện để giải quyết mõu thuẫn. Vỡ vậy trong đời sống xó hội, mọi hành vi đấu tranh cần đươc coi là chân chính khi nó thúc đẩy sự phát triển. Việc xuất hiện những mâu thuẫn trong kinh tế phải được coi là một thực thế khách quan . Bởi vỡ việc giải quyết những mâu thuẫn ấy chính là động lực để chúng ta có thể phát huy được hết thế mạnh của mỡnh, duy trỡ sự thống nhất và ổn định, nhằm mục tiêu chung là phát triển kinh tế, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc và một xó hội cụng bằng, dõn chủ, văn minh. Trong việc xây dựng và phát triển nền KTTT theo định hưóng XHCN ở nước ta đó đạt được nhiều thành tựu to lớn. Song bên cạnh đó nó đang nảy sinh hàng loạt mâu thuẫn giữa các kiểu KTTT như là một đặc trưng của CNTB với việc thực hiện KTTT ở nước ta, mâu thuẫn giữa sự yếu kộm của QHSX so với trỡnh độ phát triển cả LLSX, giữa việc phát triển KTTT với định hướng XHCN, mâu thuẫn giữa KTTT và mục tiêu xây dựng con người XHCN … Sự thành công trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta phụ thuộc vào việc giải quyết các mâu thuẫn trên. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu những mâu thuẫn đó và tỡm ra phương hướng giải quyết chúng. Nghiên cứu mâu thuẫn là phải thấy được mâu thuẫn nào là cơ bản, mâu thuẫn nào là không cơ bản, rồi cuối cùng tỡm ra hướng giải quyết, từ đó các mâu thuẫn không cơ bản sẽ được giải quyết. 3.2- Giải pháp cho nền KTTT ở VN hiện nay. Muốn giải quyết tốt các mâu thuẫn trong nền KTTT ở VN hiện nay, trước hết ta phải nắm được cơ sở lý luận của vấn đề, đây là những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, nhứng vấn đề có tỡnh tất yếu, quy luật cần được vận dụng và giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết :''thống nhất lý luận và thực tiễn là mụt nguyờn tắc căn bản của chủ nghĩa Mỏc- Lờnin. Thực tiễn khụng cú lý luận hướng dẫn thi hành thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà khụng liờn hệ với thực tiễn là lý luận suụng…'' Lý luận mà ta quan tõm ở đây chính là lý luận mõu thuẫn biện chứng của chủ nghĩa Mỏc- Lờnin. Nhà nước ta là nhà nước XHCN, nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vỡ nhõn dõn. Chỳng ta tiến tới một xó hội cú cơ sở toàn dân, sở hữu Nhà nước. Muốn được vậy thỡ Nhà nước phải có vai trũ chủ đạo trong nền kinh tế, tức là Nhà nước phải nắm việc ''cầm lái'' con thuyền kinh tế . Để nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN cần giải quyết những vấn đề cơ bản sau: - Thứ nhất, thực hiện tốt vai trũ, chức năng quản lý của Nhà nước về kinh tế. Nhà nước có chức năng cơ bản là tổ chức và xây dựng kinh tế vỡ vậy cú chức năng quản lý. Trong nền KTTT vai trũ của Nhà nước ngày càng đặc biệt quan trọng. Một nền KTTT mà không có sự can thiệp của Nhà nước thỡ khỏc nào vỗ tay bằng một bàn tay. Ở nước ta, chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế cần tập trung vào những nội dung sau: + Tạo điều kiện, môi trường cho các quy luật kinh tế hoạt động như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Đồng thời phát triển thị trường đồng bộ như thị trường tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường dịch vụ… Trên cơ sở đó thị trường mới có thể tham gia phân phối nguồn lực và khai thác tài nguyên có hiệu quả. + Tập trung vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách tạo môi trường bỡnh đẳng cho sự hoạt động của các thành phần kinh tế . Những năm gần đây Nhà nước ta có bổ sung, sửa đổi hoàn thiện hệ thông luật pháp, chính sách tương đối phù hîp với điều kiện trong nước và thông lệ quốc tế nhằm hoàn thiện cơ chế thị trường. Tuy nhiên, vẫn cũn nhiều kẽ hở, thiếu đồng bộ, hoặc sai lệch làm cho các hỡnh thức kinh tế bị mộo mú, cỏc thành phần kinh tế gặp khú khăn như chính sách thuế, chính sách cạnh tranh, cơ chế độc quyền ở một số ngành, lĩnh vực. Có một số chính sách làm thiệt hại cho đối tượng này nhưng lại tạo kẽ hở cho đối tượng khác luồn lách, thoát ra khỏi sự kiểm soát của Nhà nước . Vỡ vậy việc sửa đổi và hoàn thiện hơn nữa hệ thống luật pháp, chính sách, tạo ra khung pháp lý rừ ràng, ổn định làm ''sân chơi '' cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh . Sửa đổi hệ thống chính sách theo hướng giảm bao cấp, ôm đồm, đa dạng hóa các hỡnh thức sở hữu tạo điều kiện cho sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế . + Tập trung phát triển hệ thống giáo dục- Đào tạo, phát triển tiềm lực khoa học- công nghệ và xây dựng kết cấu hạ tầng. Đây là những vấn đề rất quan trọng tạo cơ sở cho sự hoàn thiện cơ chế thị trường. Trong nền KTTT, các đơn vị sản xuất kinh doanh đều thực hiện mục tiêu lợi nhuận, họ tỡm kiếm những ngành hàng, lĩnh vực đầu tư thuận lợi, vốn it, thu hồi nhanh. Các lĩnh vực giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ, kết cấu hạ tầng đầu tư vốn lớn, lâu dài, thu hồi chậm nên không hấp dẫn các ngành đầu tư. Vỡ vậy, Nhà nước phải thực hiện chức năng này. Đồng thời trên cơ sở đó Nhà nước nắm một bộ phận nguồn lực, những lĩnh vực then chốt để chi phối, điều tiết các hoạt động kinh tế, xó hội bảo đảm cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế . + Thực hiện cú hiệu quả cỏc chớnh sỏch xó hội, bảo vệ mụi trường. KTTT có xu hướng phân hóa giai cấp, chênh lệch về thu nhập, đời sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị với nông thôn. Tăng trưởng kinh tế không gắn liền với tiến bộ và công bằng xó hội , làm cạn kiệt tài nguyờn, tàn phỏ mụi trường. Do vậy chỉ có Nhà nước mới thực hiện được các chính sách xó hội, chớnh sỏch phõp luật bảo vệ mụi trường. Ở nước ta tiếp tục thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ tỡm kiếm việc làm, chớnh sỏch đầu tư vốn, các chương trỡnh 327, 135 , chương trỡnh phỏt triển nụng nghiệp, nụng thụn, trợ cấp gia đỡnh cú cụng với nước, người già neo đơn. Trong nền KTTT, quản lý Nhà nước về kinh tế không phải bằng sự can thiệp trực tiếp vào sản xuất kinh doanh của các đơn vị doanh nghiệp mà chỉ thực hiện chức năng định hướng, tạo môi trương thuận lợi thông qua hệ thống luất pháp, chính sách tạo dựng những điều kiện vật chất, kỹ thuật cho việc phân bố lực lượng sản xuất và khai thác tài nguyên có hiệu quả. - Thứ hai, phát triển hoàn thiện hệ thống tài chính, tiền tệ, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa, KTTT phát triển . Hệ thống và chính sách tài chính nước ta phải tạo điều kiện huy động các nguồn lực trong xó hội để đầu tư phát triển làm tăng tích lũy cả khu vực nhà nước và khu vực dân cư. Chính sách tài chính phải mở ra các luồng bơm, hút vốn, điều hũa vốn đầu tư phù hợp trong từng thời kỳ. Chính sách tài chính tích cực phảí có tác dụng hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, điều tiết sản xuất kinh doanh, điều tiết và phân phối thu nhập góp phần thực hiện cụng bằng xó hội, đông thời kích thích sản xuất phát triển . Chính sách tiền tệ thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Sự tăng trưởng kinh tế sẽ không có ỹ nghĩa, dẫn đến bùng nổ lạm phát và trong nền kinh tế lạm phát ở mức cao thỡ khú cú thể tăng trưởng bền vững do đó sẽ không có cơ sỏ kinh tế vững chắc để hoàn thành các chính sách xó hội. - Thứ ba, tiếp tục giữ vững sự ổn định chính trị- xó hội. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thây, kinh tế chỉ phát triển mọt khi giữ được sự ổn định về chính trị- xó hội và sự ổn định mới bảo đảm cho chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế không bị gián đoạn, mới tập trung được nhân tài, vật lực cho sự phát triển kinh tế, mới tạo được sự yên tâm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước và đảm bảo cho các chính sách xó hội về cụng bằng, dõn chủ và văng minh được thực hiện một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, ổn định không có nghĩa là giữ nguyên, trái lại trên cơ sở những kết quả đạt được và yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế phải từng bước đổi mới hệ thống chính trị và giải quyết các vấn đề xó hội. Đối với nước ta, vấn đề cấp bách nhất là vừa phỉa xây dựng được Nhà nước pháp quyền đủ mạnh nhưng đồng thời vừa phải thực hành dân chủ. Nhà nước phải vừa thực sự là của dân, do dân và vỡ dõn, lại vừa thể hiện được sự thống nhất về quyền lực. - Thứ tư, phải kiờn trỡ thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa hỡnh thức sở hữu tư liệu sản xuất. Trong những năm vừa qua chúng ta chưa chú ý đúng mức đến kinh tế ngoài quốc doanh nên khu vực kinh tế này phát triển chậm. Tỷ trọng của kinh tế ngoài quốc doanh trong GDP có xu hướng giảm là vấn đề khong phù hợp với đường lối phát triển kinh tế đó đề ra. Giải pháp khắc phục tỡnh trạng này khụng chỉ là đề ra chủ trương đường lối mà cũn phải tổ chức, hướng dẫn và giúp đỡ kinh tế ngoài quốc doanh phát huy tiềm năng to lớn của mỡnh. Phải kiờn quyết chống những biểu hiện tiờu cực trong hoạt động của kinh tế ngoài quốc doanh như: buôn lậu, trốn thuế, lừa đảo, làm hàng giả… nhưng đồng thời cũng phải khuyến khích những người, những doanh nghiệp làm giàu chính đáng và hợp pháp. Trong những lĩnh vực chỉ có kinh tế quốc doanh, cần phải thành lập một số cơ sở để tạo ra sự cạnh tranh, thúc đẩy phát triển, khắc phục tỡnh trạng độc quyền vỡ độc quyền sẽ dẫn đến cửa quyền và trỡ trệ. Cần phải mở rộng hỡnh thức hỗn hợp sở hữu giữa cỏc thành phần kinh tế trong nước với nhau cũng như giữa trong nước với nước ngoài nhằm tạo ra ngày càng nhiều doanh nghiệp kiểu "Tư bản Nhà nước". - Thứ năm, phải kiên quyết giữ nghiêm kỷ cương phép nước và chống tệ nạn tham nhũng. Trong nền KTTT, động lực cá nhân được giải tỏa. Ở nước ta những năm vừa qua, thị trường đó xuất hiện ở mọi nơi, nhưng tất cả đều chưa hoàn chỉnh nên động lực cá nhân biến dạng, méo mó. Tỡnh trạng vi phạm kỷ cương phép nước có xu hướng gia tăng, tham những có nguy cơ phát triển. Để khắc phục tỡnh trạng vi phạm kỷ cương phép nước và tham những hiện nay, Nhà nước cần sớm vạch ra một cái khung pháp lý, trong cái khung đó các doanh nghiệp, cũng như mọi công dân được tự do hoạt động, phát huy tiềm năng, sáng kiến của mỡnh, nhưng tuyệt đối không được vượt ra khỏi cái khung pháp lý đó. Mọi vi phạm cần phải ngăn cản và trừng phạt nghiêm minh. KTTT tuy có mặt trái không thể tránh khỏi của nó, nhưng về cơ bản và lâu dài, nó là một trong những điều kiện để thực hiện công bằng và bỡnh đẳng xó hội. Bằng cỏc biện phỏp nờu trờn, chỳng ta hi vọng cú thể xõy dựng tốt nền kinh tế nhiều thành phần, đưa nó đi đúng hướng mà Đảng và Nhà nước ta đó lựa chọn và xõy dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, mọi người dân được sống trong hoà bỡnh, độc lập, tự chủ và một xó hội cụng bằng, dõn chủ và văn minh. MụcLục Trang Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 1 3. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài 1 4. Cái mới của đề tài 2 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 2 6. ý nghĩa của đề tài 2 7. Kết cấu của tiểu luận 2 Nội dung Chương I : Lí luận chung về mâu thuẫn 3 1.1- Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến. 3 1.2-Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. 4 1.2.1-Sự thống nhất của các mặt đối lập. 4 1.2.2-Sự đấu tranh của các mặt đôí lập. 5 1.2.3-Sự chuyển hoá của các mặt đối lập. 6 Chương II: Kinh tế thị trường và mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 7 2.1-Khái quát chung về kinh tế thị trường (KTTT) 7 2.2-Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam. 9 2.2.1-Sự cần thiết khách quan phải phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta. 9 2.2.2-Một số đặc điểm chung của nền KTTT ở Việt Nam. 11 2.3- Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình chuyển sang KTTT ở Việt Nam. 14 2.3.1- Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người XHCN. 14 2.3.2- Mâu thuẫn giữa phát triển KTTT và định hướng XHCN . 16 2.3.3- Mõu thuẫn giữa lợi ớch cỏ nhõn và lợi ớch xó hội . 20 2.3.4- Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ( LLSX) và quan hệ sản xuất ( QHSX). 23 Kết luận 3.1-Kết luận. 26 3.2- Giải pháp cho nền KTTT ở VN hiện nay. 26 Một số tài liệu tham khảo *Chú thích với một số từ viết tắt: KTTT : kinh tế thị trường XHCN: xã hội chủ nghĩa CNXH: chủ nghĩa xã hội CNTB: chủ nghĩa tư bản TBCN: tư bản chủ nghĩa ĐCS : Đảng Cộng Sản Tài liệu tham khảo 1. Giỏo trỡnh triết học Mac- Lenin, NXB chớnh trị qu ốc gia . 2. Giỏo trỡnh triết học Mac- Lenin, Tập 1,2, NXB Giỏo dục, 2001. 3. Kinh tế thị trường định hướng XHCN , NXB Thống kê, 1995. 4. Kinh tế xó hội Việt Nam: Thực trạng - xu thế và giải pháp, NXB Thống kê, 8/1986. 5. Nghiờn cứu lý luận, Số 8, 2000. 6. Nghiờn cứu lý luận, Số10, 2000. 7. Nghiên cứu trao đổi, Số 18, 9/1998. 8. Nghiên cứu trao đổi, Số 19, 10/1998. 9. Tạ p chí triết học, Số 1 ( 128), 1/2002. 10. Tạ p chí triết học, Số 1 ( 113), 2/2000. 11. Tạ p chí triết học, Số 1(107), 2/ 1999. 12. Văn kiện Đại hội VII, VIII, IX.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó vào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan