Tài liệu Luận văn Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại nhà máy sữa Cần Thơ: Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----- Z Y -----
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH NGUỒN CUNG CẤP
NGUYÊN LIỆU SỮA TƯƠI TẠI NHÀ
MÁY SỮA CẦN THƠ
Sinh viên thực hiện:Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN THÀNH BÍCH TRANH NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU
Mã số SV: 4031094
Lớp: Kế Toán 1 K29
Cần Thơ – 2007
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -i-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình tham gia học tập tại trường , em đã được sự tận tình
hướng dẫn và truyền đạt kiến thức của quý thầy cô. Từ đó, đã tích luỹ trong em
một khối lượng kiến thức nhất định và những kiến thức này chắc chắn sẽ có ích
lợi rất lớn cho công việc của em sau này. Tuy nhiên phần lớn những kiến thức ấy
vẫn còn mang nặng tính lý thuyết, trên sách vở chưa mang nhiều những nét “
riêng” từ sinh viên. Vì vậy, việc thực hiện luận văn tốt nghiệ...
70 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại nhà máy sữa Cần Thơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----- Z Y -----
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH NGUỒN CUNG CẤP
NGUYÊN LIỆU SỮA TƯƠI TẠI NHÀ
MÁY SỮA CẦN THƠ
Sinh viên thực hiện:Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN THÀNH BÍCH TRANH NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU
Mã số SV: 4031094
Lớp: Kế Toán 1 K29
Cần Thơ – 2007
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -i-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình tham gia học tập tại trường , em đã được sự tận tình
hướng dẫn và truyền đạt kiến thức của quý thầy cô. Từ đó, đã tích luỹ trong em
một khối lượng kiến thức nhất định và những kiến thức này chắc chắn sẽ có ích
lợi rất lớn cho công việc của em sau này. Tuy nhiên phần lớn những kiến thức ấy
vẫn còn mang nặng tính lý thuyết, trên sách vở chưa mang nhiều những nét “
riêng” từ sinh viên. Vì vậy, việc thực hiện luận văn tốt nghiệp này sẽ là cơ hội
cho sinh viên chúng em củng cố kiến thức, đồng thời phát huy khả năng tìm kiếm
xử lý thông tin và làm việc độc lập. Nhưng để luận văn được hoàn thiện, một yếu
tố không thể thiếu đó là sự hướng dẫn, giúp đỡ của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, đã
truyền đạt kiến thức cho em trong những năm qua và đặc biệt cảm ơn chân thành
đến cô Nguyễn Thị Hồng Liễu, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận
văn này. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng chắc chắn rằng đề
tài không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô và các bạn đọc giả . Xin chân thành cảm ơn !
Ngày ……….tháng………năm ……..
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thành Bích Tranh
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -ii-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày ……….tháng………năm ………..
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thành Bích Tranh
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -iii-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…….. ........................................................................................................................
..................................................................................................................................
Ngày ……….tháng………năm ………
Thủ trưởng đơn vị
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -iv-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…….. ........................................................................................................................
..................................................................................................................................
Ngày ……….tháng………năm ………
Giáo viên hướng dẫn
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -v-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
…….. ........................................................................................................................
..................................................................................................................................
Ngày ……….tháng………năm ………
Giáo viên phản biện
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -vi-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu ................................... 2
1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định ......................................................................... 2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4.1 Không gian.................................................................................................. 3
1.4.2 Thời gian ..................................................................................................... 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4
2.1 Phương pháp luận ........................................................................................... 4
2.1.1 Lý thuyết về hiệu quả thu mua và hiệu quả cung ứng ........................ 4
2.1.2. Một số khái niệm và chỉ tiêu kinh tế liên quan đến quá trình thu
mua.......................................................................................................................... 7
2.1.3 Mô hình hàm sản lượng thu mua và lỳ thuyết kiểm định ................. 8
2.1.4 Các nhân tố tác động đến sản lượng thu mua sữa nguyên liệu của nhà
máy........................................................................................................................... 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 11
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu....................................................... 11
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 11
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 12
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -vii-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU MUA SỮA TƯƠI TẠI NHÀ MÁY SỮA
CẦN THƠ TRONG NHỮNG NĂM QUA ........................................................ 13
3.1 Sơ lược về công ty .......................................................................................... 13
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................. 13
3.1.2. Mục tiêu tổng quát của nhà máy ............................................................ 14
3.1.3. Mục tiêu cụ thể của nhà máy ................................................................. 14
3.1.4 Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 15
3.1.5 Chức năng các phòng ban ....................................................................... 17
3.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất của Nhà máy sữa Cần Thơ
trong những năm qua (2004-2006)........................................................................ 19
3.2 Thuận lợi và khó khăn của Nhà máy sữa Cần Thơ.................................... 21
3.2.1 Thuận lợi ................................................................................................... 21
3.2.2 Khó khăn................................................................................................... 22
3.3 Phương hướng hoạt động của Nhà Máy..................................................... 22
3.4. Thực trạng thu mua nguyên liệu sữa tươi của nhà máy .......................... 22
3.4.1 Qui trình thu mua sữa tươi từ những hộ chăn nuôi bò sữa tại Cần Thơ
và các vùng lân cận................................................................................................ 23
3.4.2 Qui trình thu mua sữa tươi từ Thành Phố Hồ Chí Minh........................... 31
3.4.3 So sánh hiệu quả thu mua từ hai khu vực ................................................. 33
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG
NGUYÊN LIỆU THU MUA TỪ NÔNG HỘ ................................................... 39
4.1 Sơ lược về nông hộ ......................................................................................... 39
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu mua................................................... 40
CHƯƠNG 5:GIẢI PHÁP NHẰM TỐI THIỂU GIÁ NGUYÊN LIỆU ĐẦU
VÀO...................................................................................................................... 44
5.1 Những thuận lợi và tồn tại của việc phát triển nguồn nhiên liệu gần nhà
máy ........................................................................................................................ 44
5.1.1. Thuận lợi ................................................................................................ 44
5.1.2 Tồn tại ..................................................................................................... 45
5.2 Giải pháp nhằm tăng sản lượng sữa thu mua tại khu vực gần nhà máy . 46
5.2.1 Giải pháp nhằm tăng sản lượng và số lượng đàn bò ............................... 47
5.2.2 Giải pháp về quãng đường vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ 48
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -viii-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
5.2.3 Giải pháp về giá thu mua nguyên liệu..................................................... 48
5.2.4 Lợi ích mang lại từ giải pháp đề xuất...................................................... 49
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 51
6.1 Kết luận........................................................................................................... 51
6.2 Kiến nghị......................................................................................................... 52
6.2.1 Đối với Nhà Nước ................................................................................... 52
6.2.2 Đối với công ty........................................................................................ 53
6.2.3 Đối với những hộ nuôi bò ....................................................................... 54
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -ix-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Một số thông tin liên quan đến nhà máy .................................................. 14
Bảng 2: Kết quả sản xuất qua các năm.................................................................. 20
Bảng 3: Sản lượng sữa thu mua tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận .......................... 26
Bảng 4: Chi phí thu mua sữa tươi tại Cần Thơ ...................................................... 30
Bảng 5: Sản lượng và chi phí thu mua sữa từ thành phố Hồ Chí Minh ................ 32
Bảng 6: Sản lượng thu mua từ hai khu vực qua 3 năm.......................................... 34
Bảng 7: So sánh chi phí mua sữa tính trên 1000 kg từ hai khu vực năm 2004 ..... 35
Bảng 8: So sánh chi phí mua sữa tính trên 1000 kg từ hai khu vực năm 2005 ..... 35
Bảng 9: So sánh chi phí mua sữa tính trên 1000 kg từ hai khu vực năm 2006 ..... 36
Bảng 10: Số lượng bò tại các nhà cung cấp năm 2006.......................................... 40
Bảng 11: Kết quả mô hình hàm sản lượng sữa thu mua........................................ 41
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -x-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
DANH MỤC HÌNH Trang
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban của Nhà máy sữa Cần Thơ............. 16
Hình 2: Sơ đồ thu mua sữa tươi từ nông hộ gần khu vực nhà máy ....................... 24
Hình 3: Biểu đồ thể hiện sự biến động sản lượng nguyên liệu sữa thu mua
từ các nguồn cung cấp khu vực gần nhà máy........................................... 26
Hình 4: Biểu đồ so sánh sự chênh lệch về sản lượng nguyên liệu sữa
thu mua của An Giang và Đồng Tháp ...................................................... 28
Hình 5: Sơ đồ thu mua sữa tươi từ thành phố Hồ Chí Minh ................................. 31
Hình 6: Biểu đồ sản lượng thu mua từ hai khu vực qua 3 năm ............................. 34
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -xi-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Với tốc độ phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới, quá trình hội nhập
đang là vấn đề chung của toàn cầu. Việt Nam đang từng bước chuyển mình để có
thể hòa vào xu thế chung ấy. Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh
nghiệp ngoài nước, Việt Nam phải xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần đi đôi với sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để có được sự thành công trong công cuộc hội nhập kinh tế thế giới và có tiếng
nói “riêng” trên trường Quốc tế, điều này thật không đơn giản, đòi hỏi ở nền kinh
tế nước nhà phải thật sự hùng mạnh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong nước phải không ngừng được nâng cao.
Vinamilk- Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam là doanh nghiệp hàng đầu trong
ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm 75% thị phần sữa ở Việt Nam. Công ty
đã không ngừng mở rộng quy mô và đa dạng hóa sản phẩm- Nhà máy sữa Cần
Thơ là một trong những đơn vị trực thuộc Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam. Tuy
còn non trẻ nhưng nhà máy đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công
chung của công ty. Đa dạng hoá sản phẩm là điều doanh nghiệp đang hướng đến;
tuy nhiên, vấn đề cần đặc biệt quan tâm là yếu tố nguyên liệu đầu vào bởi vì nó
trực tiếp cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Nguồn nguyên liệu chủ yếu của
nhà máy là sữa bò tươi. Nhận biết được sự thiết yếu của nhân tố này nên việc lựa
chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà
máy sữa Cần Thơ” là điều tất yếu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
So sánh và đánh giá hiệu quả thu mua nguyên liệu sữa tươi của Nhà máy
sữa Cần Thơ, phân tích tình hình cung ứng nguyên liệu sữa tươi của những hộ
nông dân cho nhà máy trong những năm qua. Từ đó, đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thu mua nguyên liệu sữa tươi tại nhà máy.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -xii-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích thực trạng thu mua sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ trong
những năm qua. Trên cơ sở đó, so sánh hiệu quả thu mua nguyên liệu sữa tươi tại
nhà máy và nguồn nguyên liệu vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về.
(2) Đánh giá hiệu quả khi mua sữa từ những hộ nông dân tại Cần Thơ các
vùng lân cận và vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về.
(3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa thu mua từ các hộ
nông dân chăn nuôi.
(4) Đề xuất giải pháp nhằm tối thiểu hoá chi phí thu mua sữa tươi nguyên
liệu và phương hướng phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ.
1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định
Giả thuyết 1: Chi phí thu mua nguyên liệu sữa tươi từ hai khu vực là như
nhau, tức là không có sự khác biệt nào khi mua tại Cần Thơ và vận chuyển từ
thành phố. Mục đích của kiểm định là nhằm bác bỏ giả thuyết nêu trên.
Giả thuyết 2: Sản lượng sữa nguyên liệu thu mua của nhà máy từ nông hộ
chăn nuôi bò sữa (biến phụ thuộc) không phụ thuộc vào các nhân tố như số lượng
bò sữa chăn nuôi, năng suất, giá bán, sản lượng sữa của nông hộ cho các cơ sở
kinh doanh khác, quãng đường vận chuyển (các biến độc lập)… Mục tiêu kiểm
định là để bác bỏ giả thuyết nêu trên, tức là phải có ít nhất một nhân tố tác động
đến sản lượng sữa thu mua của nhà máy từ nông hộ.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
+ Có sự khác biệt nào khi thu mua từ hai nguồn cung cấp sữa (tại Cần Thơ
và các tỉnh lân cận với vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh) không?
Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ chăn nuôi bò sữa tập trung khai thác một
số thông tin và số liệu về:
+ Tình hình chung về nông hộ như tên, tuổi, trình độ học vấn, nơi cư trú.....
+ Thực trạng chăn nuôi bò sữa như: Số lượng bò sữa, hình thức và cách
thức chăn nuôi, năng suất sữa bình quân....
+ Tìm hiểu và khai thác thông tin thị trường như giá bán và sản lượng sữa
của nông hộ bán cho các cơ sở thu mua và sản xuất khác, mức độ thuận tiện khi
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -xiii-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Không gian
Luận văn được thực hiện tại Nhà máy sữa Cần Thơ.
1.4.2 Thời gian
Thông tin số liệu được sử dụng cho luận văn là từ năm 2004, năm 2005 và năm
2006.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là hiệu quả thu mua nguyên liệu
sữa tươi của Nhà máy sữa Cần Thơ từ hai nguồn cung cấp: nguồn cung cấp thứ
nhất là từ thành phố Hồ Chí Minh vận chuyển về và nguồn cung cấp thứ hai là từ
các nông hộ chăn nuôi bò sữa trong khu vực gần nhà máy và các vùng lân cận.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -xiv-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Lý thuyết về hiệu quả thu mua và hiệu quả cung ứng
2.1.1.1 Lý thuyết về hiệu quả thu mua
Trong kinh tế học tân cổ điển, “hiệu quả” ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế,
tập hợp các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu
dùng của xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu
ra nhất định.
Nhà sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc
sử dụng nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, nhân lực…). Do đó, họ cần phải xem
xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực
đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Để có hiệu quả thì nhà sản xuất cần chú trọng
đến 3 yếu tố đó là :
(1) Không sử dụng nguồn lực lãng phí.
(2) Sản xuất với chi phí thấp nhất.
(3) Sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một trong những nhân tố quan
trọng góp phần tăng lợi nhuận và kết quả kinh doanh của công ty đó là quá trình
thu mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất. Kết quả của quá
trình này được phản ánh thông qua chỉ tiêu hiệu quả thu mua.
Khi xem xét ở khía cạnh nhà quản trị, thu mua là một trong những chức
năng cơ bản, không thể thiếu của mọi doanh nghiệp, là hoạt động thiết yếu của tổ
chức và là sự phát triển, mở rộng của chức năng mua hàng.
Tuy nhiên khi xem xét ở phương diện sản xuất kinh doanh, thu mua là quy
trình hoặc những hoạt động liên quan đến quy trình mua nguyên vật liệu, máy
móc, trang thiết bị và các dịch vụ đầu vào để phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể thu mua bao gồm các hoạt động sau:
+ Tham gia vào việc phát triển các nhu cầu nguyên vật liệu, dịch vụ, các
chi tiết kỹ thuật.
+ Thực hiện các nghiên cứu về nguyên vật liệu và quản lý các hoạt động
phân tích có giá trị.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -xv-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
+ Thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu về thị trường nguyên vật liệu.
+ Thực hiện các hoạt động thu mua.
+ Quản trị chất lượng các nhà cung cấp.
+ Quản lý quá trình vận chuyển
+ Quản trị các hoạt động mang tính đầu tư như: tận dụng, sử dụng các loại
nguyên liệu.
Vậy hiệu quả thu mua phản ánh quá trình tìm kiếm, tiếp cận và thu mua
có chọn lọc các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh (bao gồm cả yếu
tố vô hình và hữu hình ) sao cho đảm bảo đúng số lượng và chất lượng đầu vào
nhưng lại tốn chi phí và nguồn lực thấp nhất.
2.1.1.2 Lý thuyết về hiệu quả cung ứng
Bất kỳ doanh nghiệp nào không thể tồn tại và phát triển nếu không được
cung cấp bởi yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị kỹ
thuật,...Do đó, cung ứng là hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu đó của doanh
nghiệp. Cung ứng là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó,
đòi hỏi nhà quản trị cung ứng phải linh hoạt và thật chính xác trong việc lập ra
các kế hoạch mua vật liệu phục vụ sản xuất. Nếu hoạt động cung ứng tốt cung
cấp đầy đủ, kịp thời máy móc thiết bị với chất lượng tốt, công nghệ tiên tiến,
nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn, giá rẻ...thì hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp mới diễn ra một cách liên tục, nhịp nhàng với năng suất cao, tiết
kiệm chi phí và làm ra sản phẩm đạt chất lượng tốt, giá thành hạ đáp ứng mọi yêu
cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt, trong điều kiện ngày nay, chi phí nguyên vật
liệu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá thành sản phẩm thì cung ứng càng có
ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức.
a) Ý nghĩa của quản trị cung ứng
Cung ứng có ý nghĩa rất to lớn, cụ thể là:
Đảm bảo cho sản xuất được nhịp nhàng, liên tục.
Tạo điều kiện nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm.
Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn
vị.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -xvi-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
b) Mục tiêu của quản trị cung ứng:
Mua hàng với giá cạnh tranh nghĩa là: mua với giá tương ứng với cung
cầu và mức độ khan hiếm của nó trên thị trường. Đôi khi để có được mục tiêu
này đòi hỏi phải có sự hiểu biết về kết cấu chi phí của nhà cung cấp cũng như
khả năng giúp họ cải thiện kết cấu ấy. Từ đó, thoả thuận được một mức giá công
bằng so với chi phí thực tế của họ. Một khi mua hàng với giá cao hơn đối thủ
cạnh tranh nghĩa là đã không đạt dược mục tiêu này.
Mua hàng một cách khôn ngoan: là luôn khéo léo thoả mãn một cách tốt
nhất các mặt chất lượng, dịch vụ và giá cả phù hợp với nhu cầu của mình.
Phát triển những nguồn cung cấp hữu hiệu và đáng tin cậy.
Những nhà cung cấp sẵn sàng hợp tác giải quyết rắc rối và giảm thiểu tối
đa chi phí vật tư, đó chính là nguồn lực vô giá của công ty đó. Ngày nay, công ty
tiên tiến có xu hướng “mua nhà cung cấp” chứ không đơn thuần là “mua hàng”.
Một công ty không thể đạt năng suất tối ưu nếu không nhận được nguồn
nguyên vật liệu ổn định từ nhóm nhà cung cấp đáng tin cậy. Chính vì yêu cầu
quan trọng này mà nhiều công ty đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung
cấp.
Giữ mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp hiện có.
Quan hệ tốt với nhà cung cấp là hết sức cần thiết và nó là tiềm năng vô giá
của công ty. Bên cạnh những hợp đồng được ký kết, không tránh khỏi những vấn
đề vô số phát sinh trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, mọi vấn đề sẽ được giải
quyết ổn thỏa nếu đảm bảo lợi ích giữa hai bên.
Tóm lại: Quá trình cung ứng (mua nguyên vật liệu) đóng vai trò rất quan
trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu bộ phận mua hàng làm tốt chức
năng này, cung cấp nguyên vật liệu đúng số lượng và chất lượng, kịp thời với chi
phí thấp thì quá trình sản xuất sẽ diễn ra một cách liên tục và nhịp nhàng, mang
lại hiệu quả kinh tế cao.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -xvii-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
2.1.2. Một số khái niệm và chỉ tiêu kinh tế liên quan đến quá trình thu
mua
2.1.2.1 Một số khái niệm kinh tế
a) Chi phí nguyên vật liệu
Trước tiên, ta tìm hiểu chung về khái niệm chi phí. Chi phí là những
khoản chi ra để mua, trao đổi các nguồn lực đầu vào cho sản xuất nhằm thực hiện
quá trình sản xuất kinh doanh để thu được các sản phẩm dịch vụ đầu ra. Một
khoản mục chi phí quan trọng trong sản xuất là chi phí nguyên vật liệu.
Vật liệu là đối tượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
để chế tạo ra sản phẩm mới.
Đặc điểm của vật liệu là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và khi kết
thúc một chu kỳ sản xuất thì hình dáng ban đầu bị biến đổi, giá trị vật liệu được
dịch chuyển toàn bộ vào giá trị vật liệu mới. Ở đây chúng ta nghiên cứu nguyên
chính là sữa tươi (fresh milk) nguyên chất được thu mua từ các hộ nông dân chăn
nuôi bò sữa tại thành phố Cần Thơ, các khu vực lân cận và nguồn nguyên liệu
sữa được vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về nhà máy thông qua trạm
trung chuyển.
Để có thể tiến hành sản xuất tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp phải mua
nguyên vật liệu và các nguồn lực đầu vào. Khi ấy phải tốn một khoản chi phí đó
là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm. Chi phí
nguyên vật liệu là khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thu mua nguyên vật
liệu đưa vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới.
Ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm,
để hoàn thành quy trình sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp còn phải tốn nhiều
khoản mục chi phí khác như chi phí nhân công; chi phí trung gian bao gồm chi
phí vận chuyển, chi phí bảo quản , chi phí tồn trữ, chi phí khấu hao máy móc....
b) Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền mà nhà sản xuất, kinh doanh dịch vụ có được
từ hoạt động bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
Đối với Nhà máy sữa Cần Thơ, doanh thu là toàn bộ khoản tiền mà nhà
máy thu được từ hoạt động tiêu thụ sữa thành phẩm sau quá trình sản xuất.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -xviii-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
c) Lợi nhuận
Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hay dịch vụ mục đích cuối cùng
của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận là số tiền dôi ra từ hoạt động
tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản chi phí liên
quan.
Đối với Nhà máy sữa Cần Thơ, ngoài những mục tiêu về chất lượng và uy
tín; mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận sản xuất kinh doanh là một trong những mục
tiêu quan trọng của công ty. Tuy nhiên, lợi nhuận là kết quả cuối cùng của quá
trình sản xuất kinh doanh lâu dài và nó chịu nhiều ảnh hưởng bởi từng giai đoạn,
từng khâu, từng thời kì sản xuất kinh doanh. Quá trình thu mua và chi phí nguyên
vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, để đạt được
mục tiêu doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá tình hình thu mua nguyên vật liệu
sữa tươi đồng thời phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng sữa thu mua của
nhà máy.
2.1.3 Mô hình hàm sản lượng thu mua và lý thuyết kiểm định
Mô hình hàm sản lượng sữa thu mua:
Việc thiết lập hàm sản lượng sữa thu mua là được lập trên cơ sở hàm hồi
quy tuyến tính. Mục đích của hàm sản lượng này là nhằm tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến sản lượng sữa thu mua từ nông hộ chăn nuôi bò sữa. Từ đó nắm bắt
được những nhân tố nào làm tăng, những nhân tố nào làm giảm sản lượng, và
mức độ tăng giảm là bao nhiêu để có thể phát huy những nhân tố tích cực, giảm
mức độ ảnh hưởng của nhân tố không tích cực sao cho hiệu quả thu mua nói
chung và sản lượng thu mua nói riêng đạt được kết quả tốt nhất.
Mô hình hàm hồi quy tuyến tính về sản lượng sữa thu mua có dạng:
Y = b0 + b1X1 + b2X2 + … + bkXk
Trong đó:
+ Y là sản lượng sữa nguyên liệu (kg) thu mua của nhà máy từ nông hộ
chăn nuôi bò sữa , đây là biến phụ thuộc.
+ Xi là các biến độc lập (i=1, 2, …,k) bao gồm các nhân tố: số lượng bò
sữa chăn nuôi, năng suất bò sữa, giá bán và sản lượng sữa của nông hộ cho các
cơ sở kinh doanh khác, quãng đường vận chuyển đến nhà máy.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -xix-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
+ Các bi là các hằng số tương quan, bi càng lớn thì mức độ tương quan
giữa sản lượng thu mua và các nhân tố nêu trên càng cao.
Từ bảng kết quả ANOVA, ta chú ý đến một số chỉ tiêu sau:
+ R: Hệ số tương quan bội, nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ
thuộc Y và các biến độc lập Xi. R càng lớn mối quan hệ càng chặt chẽ.
+ Hệ số xác định (R2 – R Square) chỉ ra mức độ phụ thuộc các biến phụ Y
vào các biến độc lập X
+ Tỷ số F = MRS /MSE dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở
mức ý nghĩa α. Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi
quy, F càng lớn mô hình càng có ý nghĩa khi đó Sig.F càng nhỏ càng tốt. Giá trị
Sig.F cho ta kết luận ngay tính phù hợp của mô hình, mô hình có ý nghĩa về mặt
thống kê khi mức ý nghĩa α >> Sig.F
Lý thuyết kiểm định giả thuyết
H0: Tất cả các hằng số hồi quy đều bằng 0 (b0 = b1 = b2 = … = bk = 0),
điều này có nghĩa là sản lượng sữa thu mua không phụ thuộc vào các nhân tố
trên.
H1: Có ít nhất một bi ≠ 0, tức là sản lượng sữa thu mua chịu phụ thuộc ít
nhất vào một nhân tố nào đó.
Giả thuyết H0 bị bác bỏ khi F > Fk, n-k, α với n là số mẫu điều tra.
2.1.4 Các nhân tố tác động đến sản lượng thu mua sữa nguyên liệu của
nhà máy
2.1.4 .1 Năng suất sữa của đàn bò
Một nhân tố góp phần quan trọng quyết định sản lượng sữa mua vào của
Vinamilk là lượng sữa mà những nông hộ thu được mỗi ngày. Trung bình mỗi
con cho 15 kg sữa, sản lượng thu được sẽ tỉ lệ thuận với sản lượng sữa nhà máy
thu mua. Năng suất này chưa cao, các nông hộ cần quan tâm nhiều về yếu tố đầu
vào nhằm làm tăng năng suất, sản lượng của đàn bò. Có như thế mới mang lại
hiệu quả trong chăn nuôi cho người dân và giải quyết được vấn đề nguyên liệu
của nhà máy Sữa nói riêng và ngành công nghiệp chế biến sữa nói chung.
2.1.4.2 Số lượng đàn bò
Bên cạnh yếu tố năng suất, số lượng bò sữa của các hộ nông dân cũng góp
phần quyết định sản lượng sữa thu mua tại địa phương của nhà máy. Khi chương
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -xx-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
2.1.4.3 Giá bán bên ngoài
Vinamilk bao tiêu sản phẩm toàn quốc nên áp dụng cùng một mức giá như
nhau đối với sản phẩm được xếp loại tốt (A). Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào chất
lượng của từng loại sữa, nếu thoả mãn tất cả các tiêu chuẩn về lý, hoá, sinh đảm
bảo lượng sữa tươi thu vào đạt tiêu chuẩn chất lượng; công ty sẽ mua với mức
giá cao hơn bình thường. Một mặt người dân bán sữa cho nhà máy, mặt khác họ
cung cấp sữa cho bên ngoài với thuận lợi là không cần kiểm tra chất lượng và
được trả với mức gía cao hơn. Điều này cũng ít nhiều gây cản trở đến sản lượng
sữa thu mua của nhà máy.
2.1.4.4 Sản lượng sữa bán bên ngoài
Như đã nói ở trên, mỗi khi sản lượng mà người dân cung cấp cho bên
ngoài tăng lên thì sản lượng nhà máy thu mua cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Nắm
bắt được vấn đề này nhà sản xuất có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút
người nông dân cung ứng sữa cho nhà máy ngày càng nhiều hơn.
2.1.4.5 Quãng đường vận chuyển
Quãng đường vận chuyển sữa đến nhà máy cũng tác động rất lớn đến quá
trình cung ứng sữa. Một khi đoạn đường vận chuyển thuận lợi cho quá trình cung
ứng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao nhận sữa. Điều này giúp cho
người dân tiết kiệm được một khoảng chi phí đáng kể mỗi khi gía xăng dầu gia
tăng. Đoạn đường vận chuyển dài luôn chứ đựng yếu tố rủi ro. Thêm vào đó, sữa
là thức uống bổ dưỡng cung cấp nhiều năng lượng nhưng khó bảo quản. Nếu để
sữa ở nhiệt độ thường trong vòng 3 tiếng sau khi vắt thì sản phẩm này sẽ bị hỏng.
Do đó, nếu quãng đường dài thì người dân phải có kế hoạch vận chuyển sao cho
hợp lý; vận chuyển sữa bằng xe chuyên dụng, làm lạnh sữa ở nhiệt độ thích hợp
nhằm ngăn ngừa vi sinh phát triển gây hại đến nguồn nguyên liệu này.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -xxi-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Nhà máy sữa Cần Thơ là một trong những nhà máy sản xuất của Công ty
Cổ phần Sữa Việt Nam. Giá trị sản xuất của nhà máy đóng góp rất lớn và chiếm
tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất và phân phối của công ty. Ngoài mục tiêu
lợi nhuận, vấn đề chất lượng, đảm bảo tốt cho sức khỏe người tiêu dùng và uy tín
là những tiêu chí hàng đầu của công ty. Với những ưu thế nhất định về vị trí địa
lý và tài nguyên nguồn nhân lực Nhà máy sữa Cần Thơ trở thành nhà máy sản
xuất có tầm quan trọng và có vai trò chiến lược. Ngoài nguồn nguyên liệu sữa
được vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh, để phục vụ cho sản xuất nhà máy
còn có thêm nguồn cung cấp nguyên liệu sữa từ các nông hộ chăn nuôi bò sữa
trong khu vực lân cận. Để phục vụ tốt cho mục tiêu nghiên cứu, trong quá trình
nghiên cứu đề tài còn tiến hành khảo sát, điều tra một số nông hộ chăn nuôi bò
sữa tại thành phố Cần Thơ và các khu vực lân cận nhằm khai thác thêm một số
thông tin.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài được hình thành nhờ vào hai nguồn số liệu đó là số liệu sơ cấp và
số liệu thứ cấp.
- Số liệu thứ cấp phản ánh sản lượng, giá trị và tình hình thu mua sữa
nguyên liệu của nhà máy trong 3 năm từ năm 2004-2006 được thu thập từ phòng
kế toán. Đồng thời kết hợp tham khảo trên các trang web, các sách báo và tạp
chí…nhằm tìm thông tin số liệu về tình hình thu mua chung.
- Số liệu sơ cấp đánh giá về thực trạng chăn nuôi bò sữa của nông hộ và
các thông tin, số liệu liên quan đến sản lượng sữa thu mua từ nông hộ chăn nuôi
bò sữa. Số liệu này được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp một số hộ nông
dân chăn nuôi bò sữa trong khu vực Cần Thơ và các tỉnh lân cận theo phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và tính thuận tiện.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -xxii-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu (1) + Mục tiêu (2) : Sử dụng phương pháp thu thập, mô tả, tổng
hợp, so sánh và phân tích số liệu thứ cấp.
Mục tiêu (3): Sử dụng phương pháp phân tích hàm sản lượng sữa thu
mua từ các hộ nông dân theo mô hình hồi quy tuyến tính dưới sự hỗ trợ của phần
mềm excel. Sự tương quan và ý nghĩa của mô hình được thể hiện qua giá trị R2
và P_Value của từng biến độc lập. Trong đó, R2 thể hiện sự phụ thuộc của biến
phụ thuộc vào các biến độc lập. P_Value của các biến độc lập cho biết mức độ
phù hợp của từng biến độc lập.
Mục tiêu (4): Trên cơ sở số liệu đã được phân tích từ các mục tiêu trên kết
hợp với khảo sát thực trạng và đóng góp ý kiến của nông hộ chăn nuôi, từ đó đưa
ra giải pháp.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -xxiii-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG THU MUA SỮA TƯƠI TẠI NHÀ MÁY SỮA
CẦN THƠ TRONG NHỮNG NĂM QUA
3.1 Sơ lược về công ty
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trong xã hội ngày nay, đời sống người dân đã không ngừng cải thiện, mọi
người đã chú ý nhiều hơn cho bản thân mình như ăn phải ngon, mặc phải đẹp và
điều quan trọng không thể thiếu đó là sức khỏe; và ai cũng biết sữa – một loại
dưỡng chất mà có thể nói khó có loại thức uống dinh dưỡng nào thay thế được.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều nhãn hiệu sữa khác nhau, thương
hiệu Vinamilk đã và đang đi vào lòng người như một điều tất yếu. Vinamilk,
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được hình thành từ năm 1976 đã lớn mạnh và trở
thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế bến sữa. Hiện nay,
Vinamilk đang chiếm 75% thị phần sữa Việt Nam. Có hơn 1400 đại lý và có mặt
64/64 tỉnh thành. Ngoài việc phân phối sản phẩm trong nước Vinamilk đã và
đang xuất khẩu sang Mỹ, Pháp, Cannada, Đức và khu vực Trung Đông…. Để
thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, Công ty đã liên tục đầu tư công nghệ chế
biến hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đa dạng. Và hôm nay, Vinamilk
đã có hơn 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa.
Sau 30 năm ra mắt người tiêu dùng, công ty đã xây dựng được 8 nhà máy
và 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 Nhà máy mới… Nhà máy sữa Cần Thơ
– một trong những Nhà máy Sữa trực thuộc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam,
được xây dựng năm 1999 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22/5/2001 theo
Quyết Định số 22/2001 QĐ- BCN.
Giám đốc nhà máy là: Ông Nguyễn Quốc Khánh.
Nhà máy sản xuất một số sản phẩm chính như:
+ Sữa tươi tiệt trùng các loại
+ Sữa chua uống các loại
+Nước trái cây
+ Kem các loại
+Bánh quy các loại.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -xxiv-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Bảng 1: MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NHÀ MÁY
Tổng số vốn đầu tư 5.000.000 USD
Diện tích 2,29 ha
Lô 46, khu Công Nghiệp Trà Nóc I,
Phường Trà Nóc TP Cần Thơ. Địa chỉ
Điện thoại 071.842698
F ax 071.842811
184-186-188, Nguyễn Đình Chiểu,
Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh Trụ sở chính
Tổng số nhân viên 174 người
(Nguồn: Phòng kế toán)
3.1.2. Mục tiêu tổng quát của nhà máy
+ Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, tăng năng suất sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.
+ Đầu tư, mở rộng và đổi mới công nghệ và trang thiết bị.
+ Nâng cao giá trị của công ty, duy trì và phát triển thương hiệu sản phẩm.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế
phục vụ tối đa nhu cầu người tiêu dùng.
+ Góp phần làm cho Vinamilk duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên
thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước
ngoài.
3.1.3. Mục tiêu cụ thể của nhà máy
+ Tăng doanh số bán trong năm 2007 lên từ 5%– 7%
+ Tiếp tục chiến lược đa dạng hóa sản phẩm thông qua việc xây dựng hệ
thống sản phẩm phong phú, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng
khách hàng, trong tương lai sẽ sản xuất thêm sản phẩm sữa đặc có đường.
+ Dự tính trong năm 2007 – 2008 sẽ mở rộng thêm quy mô sản xuất, xây
dựng thêm phân xưởng sản xuất.
+ Phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -xxv-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -xxvi-
3.1.4 Cơ cấu tổ chức
Các phòng ban và bộ phận của nhà máy được tổ chức cơ cấu chức năng
trực tuyến. Điều này có nghĩa là từng phòng ban và bộ phận sẽ trực tiếp quản lý
và điều hành thuộc cấp của mình. Với cơ cấu tổ chức này, nhà máy có nhiều
thuận lợi trong quá trình quản lý chẳng hạn như: thông tin được truyền tải nhanh
chóng xuống cấp thấp mà không cần qua nhiều khâu trung gian; giảm sự cồng
kềnh và phức tạp cũng như tối thiểu hoá chi phí trong khâu quản lý.
ồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -16-
BAN KHO
GIÁM ĐỐC
BAN CƠ
ĐIỆN
TỔ BÁNH-KEM-
SỮA CHUA
TỔ CƠ ĐIỆN
TỔ ĐỘNG LỰC
BAN HC-NS BAN KẾ TOÁN BAN Q.A PX.SẢN XUẤT BAN KỸ
THUẬT
GIÁM ĐỐC SX
TỔ HC
TỔ BẢO VỆ
TỔ NHÀ ĂN
TỔ CB
TỔ RÓT 1
TỔ RÓT 2
GIÁM ĐỐC KTHUẬT
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban của Nhà máy sữa Cần Thơ
Phân tích ngu
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
3.1.5 Chức năng các phòng ban
Giám đốc nhà máy
Có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động trong nhà máy để sản xuất ra sản
phẩm phù hợp với yêu cầu của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam về số lượng, chất
lượng và thời gian quy định.
Chỉ đạo trực tiếp- Giám đốc sản xuất, Giám đốc kỹ thuật, ban cơ điện, hành
chính nhân sự, ban kế toán, giám sát kho và chỉ đạo trực tiếp các quản đốc sản xuất
và tất cả các cán bộ công nhân viên trong nhà máy.
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam về kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Giám đốc sản xuất
Lập kế hoạch và điều hành sản xuất phù hợp với yêu cầu của công ty.
Là người được ủy quyền giải quyết các công việc thay thế Giám đốc khi
Giám đốc đi vắng.
Chỉ đạo trực tiếp quản đốc sản xuất và bộ phận kỹ thuật công nghệ.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc nhà máy về thiết lập và duy trì hệ thống
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Ban hành chính nhân sự:
Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các công việc về tổ chức, lao
động tiền lương,thi đua, khen thưởng, kỹ luật, hành chính, y tế, bảo vệ, nhà giặt, nhà
ăn, bán phế liệu
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc nhà máy về việc thực hiện nhiệm vụ của
các phòng ban .
Ban kế toán
Tổ chức và thực hiện công tác kế toán tại nhà máy
Tổ chức, thực hiện ghi chép, tính toán phản ánh tình hình hoạt động sản xuất,
thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
Lập kế hoạch thu chi tài chínhvà có biện pháp thực hiện để đáp ứng nhu cầu
sản xuất kinh doanh của nhà máy.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -17-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Tính và thực hiện thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng , thuế
thu nhập cá nhân, ...theo quy định của các cơ quan chức năng và của Tổng giám đốc
công ty.
Ban Q.A (Quality Assurance)
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về:
Kiểm tra chất lượng từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến khâu xuất thành
phẩm về số lượng và thời gian bảo quản.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về chất lượng sản phẩm.
Phân xưởng sản xuất
Nhận chỉ thị từ Giám đốc nhà máy/Giám đốc sản xuất
Tổ chức sản xuất ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu của nhà máy về số lượng,
chất lượng và thời gian quy định.
Theo dõi , kiểm tra việc thực hiện các thủ tục, hướng dẫn công việc trong sản
xuất, các nội quy, quy định của nhà máy, công tác an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh
thực phẩm, bảo hộ lao động môi trường làm việc.
Tổ chức thực hiện quản lý nguyên vật liệu và định mức tiêu hao nguyên vật
liệu.
Bố trí điều động công nhân trong phân xưởng để hoàn thành công việc.
Ban kỹ thuật
Lập kế hoạch triển khai sửa chữa, bảo trì, quản lý hồ sơ máy móc thiết bị và
xây dựng cơ bản đảm bảo tình trạng thiết bị nhà xưởng hoạt động tốt đáp ứng được
yêu cầu của nhà máy.
Tham mưu cho Giám đốc nhà máy triển khai các công trình, dự án về đầu tư
máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc nhà máy về những nhiệm vụ trên.
Ban cơ điện
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các công việc về gia công, lắp đặt, sữa chữa
bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị và các xe cơ giới trong nhà máy đảm bảo hoạt
đọng thường xuyên và liên tục.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -18-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -19-
Kho vật tư- Nguyên vật liệu
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc nhà máy về:
Quản lý tài sản được trang bị trong kho.
Về việc kiểm soát nhập xuất tồn
Về bảo quản nguyên vật liệu, vật tư kỹ thuật, sản phẩm hàng hoá lưu kho an
toàn, phù hợp với số lượng và chất lượng.
3.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất của Nhà máy sữa Cần Thơ trong những
năm qua (2004-2006)
Trong ba năm vừa qua với sự nổ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công
nhân viên Nhà máy sữa Cần Thơ, nhà máy đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch được
giao. Hiện nay, nhà máy đã sản xuất năm loại sản phẩm chính với chủng loại đa
dạng như: sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, kem, bánh và nước ép trái cây các loại. Cụ
thể như sau:
ồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -17-
Bảng 2: KẾT QUẢ SẢN XUẤT QUA CÁC NĂM
(Nguồ toán) n: Phòng kế
Chênh lệch
2005/2004
Chênh lệch
2006/2005
STT Sản phẩm Đvt Năm 2004 Năm 2005 Năm2006 Số lượng % Số lượng %
1 Sữa tươi tiệt trùng loại 1/4L Lít 3.232.567 4.001.450 5.839.850 768.883 23,79 1.838.400 45,94
2 Sữa tươi tiệt trùng loại 1/5L Lít 669.923 1.996.329 2.953.021 1.326.406 197,99 956.692 47,92
3 Sữa tươi học đường 1/5L Lít 2.115.740 1.785.632 2.148.897 -330.108 -15,60 363.265 20,34
4 Nước ép trái cây1/5L Lít 0 68.420 69.852 68.420 - 1.432 2,09
5 Sữa chua bịch Lít 0 1.652 1.652 - -1.652 -
6 Sữa chua hủ 110ml Hộp 5.431.296 10.080.546 14.868.160 4.649.250 85,60 4.787.614 47,49
7 Kem cây các loại 45ml Cây 75.241 70.223 60.258 -5.018 -6,67 -9.965 -14,19
8 Kem ly các loại 100ml Ly 73.388 73.256 72.562 -132 -0,18 -694 -0,95
9 Kem bịch Susu 65ml Hộp 6.964.355 6.799.231 7.001.562 -165.124 -2,37 202.331 2,98
6,88 10 Kem thố 1/2L Thố 18.958 12.561 13.425 -6.397 -33,74 864
33,66 72.99462,4683.363289.822216.828133.46511 Bánh các loại Kg
Phân tích ngu
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Qua bảng trên ta thấy: Số lượng sản phẩm sản xuất ra tại Nhà máy sữa Cần
Thơ năm 2005 tăng so với năm 2004. Riêng đối với sản phẩm sữa tươi tiệt trùng
1/5L tăng 197,99%, sữa chua hủ 110ml tăng 85,6%, bánh các loại tăng 62,46%. Bên
cạnh đó, sản phẩm kem có chiều hướng giảm: Kem thố 1/2L giảm 33,74%, các loại
kem khác giảm nhẹ từ 0,18% đến 6,67%. Sản phẩm này giảm do sự thay đổi kế
hoạch của công ty. Một nhà máy khác thuộc tổng công ty sẽ chuyên đảm trách
những mặt hàng này. Nhà máy sữa Cần Thơ tập trung sản xuất và mở rộng những
mặt hàng thiết yếu như sữa chua, sữa tươi tiệt trùng với các chủng loại khác
nhau...Cụ thể là sản phẩm sữa tươi tiệt trùng loại 1/4L, năm 2006 tăng 45,94%
tương đương 1.838.400 lít, sữa tươi tiệt trùng loại 1/5L tăng 47,92 %. Các sản phẩm
này đồng loạt gia tăng do đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường.
Nhà máy đã cho ra đời những sản phẩm sữa tươi giàu vitamin và khoáng chất với
các chủng loại khác nhau như: sữa tươi không đường, có đường, sôcôla, dâu... Hiện
nay, đời sống con người không ngừng được cải thiện và nâng cao. Nhu cầu sử dụng
thực phẩm ngày càng phong phú, người tiêu dùng không chỉ cần có sản phẩm tốt,
giàu chất dinh dưỡng là đủ. Chính vì vậy, các nhà sản xuất cung cấp rất nhiều loại
sản phẩm khác nhau trên thị trường, làm đa dạng hoá sự lựa chọn của người tiêu
dùng. Riêng đối với sản phẩm sữa tươi học đường 1/5L, số lượng sản xuất ra không
phụ thuộc vào sự biến động của thị trường. Bởi vì đây là sản phẩm được sản xuất
theo nhu cầu dự án dành tài trợ cho trẻ em ở các trường học. Sản phẩm này sản xuất
ra theo đơn đặt hàng. Nguồn nguyên liệu để sản xuất ra những sản phẩm này là sữa
bò tươi. Do đó, có được nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho nhà máy là điều
hết sức quan trọng. Quy mô nhà máy không ngừng mở rộng, trong tương lai sẽ lắp
đặt thêm dây chuyền sữa đặc mới, cho ra đời những sản phẩm phong phú đa dạng,
cải tiến mẫu mã... phục vụ nhu cầu, lợi ích của người tiêu dùng. Do đó, định hướng
phát triển đúng nguồn nguyên liệu là nhân tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên
sự thành công của công ty.
3.2 Thuận lợi và khó khăn của Nhà máy sữa Cần Thơ:
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -17-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
3.2.1 Thuận lợi
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long,
trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu với diện tích tự nhiên 1.390km2 , đứng thứ
ba mươi về dân số trong tổng số 64 tỉnh thành.Với vị trí tiềm năng và nguồn nhân
lực dồi dào như thế, nơi đây đã quy tụ nhiều nhà máy sản xuất và chế biến mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho đất nước. Một trong số đó là Nhà máy sữa Cần Thơ - nhà
máy chế biến sữa đầu tiên của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhà máy tọa lạc tại khu
công nghiệp Trà Nóc, nơi thuận lợi trong việc tiếp nhận nguồn nguyên liệu sữa tươi
từ những hộ nông dân chăn nuôi bò sữa.
Nhà máy được trang bị những máy móc thiết bị tiên tiến và hiện đại được
nhập về từ Hà Lan, Ý, Thụy Điển...Thêm vào đó, Nhà máy là nơi quy tụ những kỹ
sư, cán bộ ,công nhân với tay nghề cao, trẻ, khỏe, đầy lòng nhiệt huyết, lao động
với tinh thần tự giác cao.
3.2.2 Khó khăn
Tuy nhiên, do đội ngũ cán bộ công nhân viên còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm
nhưng với tinh thần ham học hỏi sẽ tạo nên sức mạnh tiềm năng cho nhà máy trong
tương lai.
3.3 Phương hướng hoạt động của nhà máy
Để đáp ứng công suất hoạt động của nhà máy 30.000.000 lít sữa/năm, khu
vực này cần tăng thêm rất nhiều bò sữa từ 10.000 con đến 15.000 con trong đó có
7.000-8.000 con cho sữa.
Tây Đô - khu vực châu thổ rộng lớn, là vùng kinh tế trọng điểm của Đồng
Bằng Sông Cửu Long và cả nước; là đầu mối giao thông quan trọng nối liền các tỉnh
của miền Nam Tổ Quốc. Sự phát triển công nghiệp trong cơ cấu công – nông nghiệp
sẽ đem lại giá trị kinh tế lớn cho vùng này. Chính vì vậy, hướng phát triển chủ đạo
của Nhà máy sữa Cần Thơ là tận dụng những thế mạnh sẵn có của vùng này để sản
xuất những sản phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao, giá cả phải chăng phục vụ
mọi nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, phát triển nhà máy sữa ở Cần Thơ sẽ giải
quyết được tình trạng thất nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và
hiệu quả xã hội cho đất nước.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -18-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
3.4. Thực trạng thu mua nguyên liệu sữa tươi của nhà máy
Từ khi thành lập đến nay nhà máy đã không ngừng phát triển, đã cho ra đời
những sản phẩm chất lượng thoả mãn nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng
từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, người có nhu cầu đặc biệt (sữa
cho người gầy, sữa cho người già, người có chứng bệnh loãng xương...) Để đáp ứng
được nhu cầu ấy, nhà máy đã thu mua một sữa tươi nguyên liệu khá lớn từ các tỉnh
An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và những hộ nông dân chăn nuôi bò sữa tại Cần
Thơ. Với lượng sữa thu mua này thì không đáp ứng đủ lượng nguyên liệu để nhà
máy hoạt động và điều tất yếu là phải vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về với
số lượng tương đối lớn. Bên cạnh đó, công ty cũng tổ chức các đại lý trung chuyển
nên luôn đảm bảo nhiệm vụ bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữa tươi và tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho người nông dân trong việc cung cấp sữa hằng ngày.
Sữa là mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng do đó
an toàn vệ sinh thực phẩm được công ty đặt lên hàng đầu. Kiểm tra chất lượng sản
phẩm không chỉ là kiểm tra khi sản phẩm đã hoàn thành mà nó được theo dõi sát sao
từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu chế biến và cuối cùng là tiêu thụ. Chính vì
vậy, công ty đã đầu tư hệ thống kiểm tra chất lượng sữa tươi và có riêng một đội ngũ
nhân viên KCS làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sữa ngay từ khâu đầu vào để đảm
bảo nguồn nguyên liệu sử dụng của nhà máy vừa thơm ngon, bổ dưỡng và đạt chất
lượng cao. Đặt biệt, đối với những hộ giao sữa đạt chất lượng tốt và đảm bảo thời
gian giao nhận hàng, nhà máy có những chính sách ưu đãi nhằm tạo niềm phấn khởi
cho người nông dân.
Để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục và không bị gián
đoạn bởi các nguyên nhân như: thiếu nguyên vật liệu để sản xuất, hoặc vật liệu
không đến kịp thời để sản xuất...Doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống “J.I.T” (Just in
time inventory systems) tức là: doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp
bằng những hợp đồng dài hạn đảm bảo quá trình cung ứng nguyên vật liệu diễn ra
thường xuyên và liên tục; thứ hai là những nhà cung cấp phải đảm bảo quá trình
giao hàng diễn ra đúng thời gian và không gian quy định và hệ thống này đảm bảo
một điều rằng công ty phải triển khai một hệ thống kiểm tra chất lượng toàn bộ sản
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -19-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
phẩm và nguyên liệu nhằm hạn chế mọi sai sót có thể xảy ra. Nói chung, quá trình
thu mua nguyên liệu được kiểm tra một cách chặt chẽ theo đúng nội dung của hướng
dẫn công việc mà tổng công ty đã đưa ra.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -20-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
3.4.1 Qui trình thu mua sữa tươi từ những hộ chăn nuôi bò sữa tại Cần Thơ
và các vùng lân cận
3.4.1.1 Qui trình thu mua nguyên vật liệu
Đối với nhà cung cấp lần đầu tiên cung ứng sữa cho nhà máy, quá trình thu
mua nguyên liệu được tiến hành theo quy trình chung -bảo quản-cung cấp cho bộ
phận liên quan sau đây:
- Xác định nhu cầu nguyên vật liệu:
- Lựa chọn nhà cung cấp
- Soạn thảo đơn đặt hàng và ký hợp đồng
- Tổ chức thực hiện đơn hàng, hợp đồng
- Nhập kho
a) Sơ đồ thu mua sữa tươi từ nông hộ chăn nuôi bò sữa.
Lập phiếu đăng ký
Nhập kho (bồn trữ)
Ký hợp đồng
Thực hiện hợp đồng
Giám sát giao hàng
Kiểm tra & lập hợp
đồng
Đánh giá nhà
cung cấp
Không đồng ý thông báo
cho nhà cung cấp
Không đồng ý thông báo
cho nhà cung cấp
Duyệt
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -21-Hình 2: Sơ đồ thu mua sữa tươi từ nông hộ gần khu vực nhà máy
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
b) Chú thích
- Các nhà cung cấp sữa cho nhà máy lập phiếu đăng ký gởi đến ban kế toán.
Ban kế toán trình Giám đốc duyệt.
- Giám đốc căn cứ vào nhu cầu sản xuất của nhà máy duyệt phiếu đăng ký
của khách hàng. Nếu không đồng ý thì thông báo lại cho nhà cung cấp.
- Ban Q.A và kế toán phối hợp tổ chức thực hiện đánh giá nhà cung cấp theo
đúng quy định và tiêu chuẩn của công ty đề ra.
- Ban kế toán lập hợp đồng và ký hợp đồng giữa nhà cung ứng và nhà máy.
- Bên bán và mua thực hiện ký hợp đồng, hợp đồng có giá trị một năm. Nhà
cung cấp phải thực hiện việc giao sữa và bảo quản sữa theo đúng thời gian và số
lượng đã được quy định sẵn trong hợp đồng.
- Thủ kho kiểm tra về số lượng khi giao nhận hàng và ban Q.A kiểm tra về
chất lượng sữa
- Sau khi kiểm tra thì thủ kho tiến hành nhập hàng. Sữa là loại thực phẩm dễ
hỏng khi tiếp xúc trực tiếp với không khí ở nhiệt độ bình thường. Nếu không sản
xuất liền thì trữ ở bồn lạnh với nhiệt độ vừa phải đảm bảo sữa vừa tươi thơm ngon
và bổ dưỡng.
- Đối với những nhà cung cấp quen thuộc, nhà máy cử 1 bộ phận đến kiểm tra
chuồng trại định kỳ để đảm bảo sữa thu mua đạt tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn
vệ sinh thực phẩm.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -22-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
3.4.1.2 Tình hình chi phí và sản lượng sữa tươi thu mua từ nông hộ trong
những năm qua
a) Sản lượng sữa thu mua
Bảng 3: SẢN LƯỢNG THU MUA SỮA TẠI CẦN THƠ
VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN
Đơn vị tính: kg
Chênh lệch Chênh lệch
2005/2004 2006/2005
Năm Năm Năm Sản
lượng Khoản mục 2004 2005 2006 %
Sản
lượng %
Nông Trường Sông Hậu 361.394 311.991 421.188 -49.403 -13,67 109.197 35,00
XNDV Chăn nuôi An Giang 278.596 88.260 0 -190.336 -68,32 -88.260 -
TT Giống NN Cần Thơ 97.047 89.225 131.446 -7.822 -8,06 42.221 47,32
HTX NN Evergrowth Sóc Trăng 3.198 247.293 365.875 244.095 7.632,74 118.582 47,95
Cty DV PTNN Đồng Tháp 48.383 79.446 0 31.063 64,20 -79.446 -
Hộ nông dân giao sữa 9.723 17.451 31.068 7.728 79,48 13.617 78,03
Tổng 798.341 833.666 949.577 35.325 4,42 115.911 13,90
(Nguồn: Phòng kế toán)
Để thấy rõ hơn về sự biến động sản lượng thu mua nguyên liệu của nhà máy
qua các năm, ta có biểu đồ minh họa sau:
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -23-
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
450000
2004 2005 2006 Nam
Sa
n
lu
on
g
(k
g)
Nong truong
Song Hau
XNDV Chan
nuoi An
Giang
TT Giong NN
Can Tho
HTX NN
Evergrowth
Soc Trang
Cty DV PTNN
ông Thap
Ho nong dan
giao sua
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Hình 3: Biểu đồ thể hiện sự biến động sản lượng nguyên liệu sữa thu mua từ các nguồn
cung cấp khu vực gần nhà máy.
Thực tế cho thấy, tình hình thu mua sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ ở địa
bàn và các vùng lân cận có nhiều thay đổi. Năm 2005 sản lượng thu mua có tăng
nhưng không đáng kể, chỉ tăng khoảng 35.325 kg tương đương 4,42% so với năm
2004. Năm 2006 so với năm 2005 có chiều hướng tốt hơn so với 2 năm trước, về sản
lượng thu mua tăng 115.911 kg tăng 13,9% so với năm trước. Có sự bến động này là
do đâu?
Năm 2005 và năm 2004 số lượng sản phẩm sản xuất ra không biến động lắm,
số lượng từng sản phẩm có sự dao động nhẹ. Điều này đồng nghĩa với việc sản
lượng nguyên liệu sữa tươi mua vào không có sự biến động đáng kể. Riêng năm
2006, lượng sữa tươi thu mua tăng 13,9% do tình hình chăn nuôi của người dân
được cải thiện và những chính sách ưu đãi của nhà máy nhằm thu hút các đối tác là
những hộ nông dân. Sản lượng sữa họ giao cho nhà máy ngày càng gia tăng. Chúng
ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn đối với từng nhà cung cấp.
Tuy nhiên, với sản lượng thu mua này, nó dự báo một biến động không mấy
khả quan cho hoạt động chăn nuôi bò sữa của những hộ nông dân.
Nếu xét riêng từng nhà cung cấp:
Năm 2005/2004:
+ Nông trường Sông Hậu cung cấp sữa cho nhà máy giảm 49.403 kg
(13,67%)
+ XNDV Chăn nuôi An Giang giảm khoảng 68,32%
+ Trung tâm giống nông nghiệp giảm khoảng 8,06%
+ Hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth Sóc Trăng tăng mạnh khoảng
7.632,74%.
+ Cty DV PTNT Đồng Tháp tăng 64,2%
+ Hộ nông dân giao sữa tăng 79,48%
Năm 2006/2005
+ Nông trường Sông Hậu tăng 35%
+ Trung tâm giống nông nghiệp tăng 47,32%
+ Hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth Sóc Trăng tăng 47,95%
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -24-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
+ Hộ nông dân giao sữa tăng 78,03%
Trong 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006, sản lượng sữa cung cấp từ các tỉnh
An Giang và Đồng Tháp có sự biến động lớn theo xu hướng giảm dần. Đặc biệt
trong năm 2006, nhà máy đã không nhận được nguyên liệu cung cấp từ các tỉnh này.
Sự biến động này được cụ thể hóa theo biểu đồ minh họa sau.
Hình 3: Biểu đồ thể hiện sự biến động sản lượng sữa thu mua từ AnGiang
và Đồng Tháp.
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
nam
sa
n
lu
on
g
(k
g)
An Giang
Dong Thap
2004 2005
Hình 4: Biểu đồ so sánh sự chênh lệch về sản lượng nguyên liệu
sữa thu mua của An Giang và Đồng Tháp.
Lượng sữa thu mua từ An Giang và Đồng Tháp năm 2005 giảm so với năm
2004 và thậm chí năm 2006 lượng sữa thu mua bằng 0 là do số lượng đàn bò nơi đây
giảm mạnh. Nguyên nhân chính của hiện tượng đàn bò giảm là do giá thành sữa cao,
trong đó: giá thức ăn chăn nuôi năm 2005 tăng 5%, năm 2006 tăng 6,3%, giá con
giống cao 11-14 triệu đồng/con (năm 2000) đôi khi tăng lên 19-24 triệu đồng /con
trong thời gian “sốt giá” (năm 2004) do mọi người đua nhau phát triển đàn bò sữa
một cách ồ ạt mà không tính đến hiệu quả của nó.(Nguồn: Giải pháp phát triển
ngành chăn nuôi bò sữa-Hải Phương). Ngoài ra, hiệu quả của việc chăn nuôi này
còn phụ thuộc vào năng suất sữa, quy mô, kinh nghiệm chăn nuôi. Ở hai tỉnh này,
năng suất cho sữa ở bò chưa cao, khoảng 3.550 kg/chu kỳ (240 ngày). Ngoài ra, quy
mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán nên khó khăn cho vấn đề chuyên chở và mua sữa.
Một điều quan trọng nữa là người dân chưa có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi bò
sữa vì đây là ngành mới, nó còn lạ lẫm đối với người dân Việt Nam đã quen với
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -25-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
truyền thống trồng lúa nước. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến
nơi tiêu thụ biến động liên tục trong những năm qua. Nó bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
giá cả xăng dầu trong và ngoài nước. Trước tình hình đó, thì công ty đã có 2 đợt
tăng giá thu mua sữa bò tươi cho các hộ nông dân. Nhưng với ngành chăn nuôi còn
mới lạ này, liệu việc tăng giá ấy có cứu nỗi dàn bò của các hộ nông dân chăng? Giá
thu mua sữa tươi của công ty không phải là nhân tố quyết định tất cả đến hiệu quả
sản xuất của những hộ nông dân chăn nuôi bò sữa. Mà hiệu quả ấy bị ảnh hưởng bởi
rất nhiều nhân tố được phân tích như trên. Bên cạnh đó, nhiều người nông dân đã
chuyển sang bán sữa cho các cơ sở làm sữa chua với giá cao hơn nhưng lượng tiêu
thụ lại không ổn định dẫn đến tình trạng thua lỗ của các hộ nông dân là điều tất yếu.
Trong khi nông dân các tỉnh khác định từ giả với việc chăn nuôi bò sữa thì ở
Sóc Trăng nông dân ngày càng phấn khởi hơn với Dự án Nâng Cao đời sống Nông
Thôn do Canađa tài trợ. Năm 2004, hợp tác xã nông nghiệp Evergowth mới vừa
thành lập đứng ra thu mua sữa từ các hộ nông dân do đó sản lượng sữa cung cấp cho
Nhà máy sữa Cần Thơ chưa cao chỉ 3.198 kg (do chỉ cung cấp 2 tháng cuối năm).
Sản lượng của hợp tác xã cung cấp cho nhà máy tăng vượt bậc (Năm 2005 tăng
7.632,74% so với năm trước, năm 2006 tăng 47,95% so với năm 2005) do hợp tác
xã được dự án hỗ trợ xây dựng trụ sở, cơ sở hạ tầng, thiết bị bảo quản, phương tiện
vận chuyển và một hệ thống làm lạnh có tác dụng tích cực trong việc thu mua sữa
tươi từ các hộ nông dân. Bên cạnh đó, cũng đã đưa một số hộ được nhận bò sữa đi
tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò ở tỉnh Bình Dương và đã hình thành được mạng lưới
thú y rộng khắp. Một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của hợp tác
xã là: Một mặt, hợp tác xã thu mua sữa từ những hộ nông dân, mặt khác đã trồng
nhiều giống cỏ xanh đảm bảo nguồn thức ăn vững chắc cho bò, nhằm tránh tình
trạng lệ thuộc quá mức vào thức ăn công nghiệp được bán trên thị trường mà loại
thức ăn này vốn dĩ rất đắt. Số lượng xã viên ngày càng tăng từ 171 xã viên nay tăng
lên 477 xã viên. Quy mô hợp tác xã ngày càng mở rộng. Thêm vào đó, kỹ luật hợp
tác xã rất nghiêm minh đảm bảo lượng sữa vắt ra toàn bộ đều cung cấp cho nhà máy.
Xã viên nào vi phạm, bán sữa ra bên ngoài nếu bị phát hiện sẽ bị kỷ luật, nặng hơn
là khai trừ khỏi hợp tác xã và bị lấy lại số bò đó giao cho hộ nông dân khác nuôi.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -26-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
(Phỏng vấn trực tiếp nông hộ giao sữa). Đặc biệt, hợp tác xã đã ký hợp đồng với
Nhà máy sữa Cần Thơ đảm bảo việc tiêu thụ hết lượng sữa rất lớn mà hợp tác xã
cung cấp.
Sữa thu mua từ các hộ nông dân cũng tăng lên qua các năm: năm 2005 tăng
7.728 kg (79,48%), năm 2006 tăng 78,03% so với năm 2005 chứng tỏ các hộ nông
dân chăn nuôi ngày càng hiệu quả. Lợi nhuận từ việc chăn nuôi gia tăng, số lượng
đàn bò của nông hộ mở rộng do đó sản lượng cung cấp cho nhà máy tăng. Thêm vào
đó, sữa bò giao cho nhà máy với chất lượng tốt được cộng điểm, tăng tiền nên các
hộ nông dân rất phấn khởi. Vinamilk là nơi đảm bảo lượng sữa đầu ra của các hộ
nông dân ổn định nhất.
Chênh lệch
Năm 2005/2004 Năm 2006/2005
STT Khoản mục Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Sản lượng
1 (kg) 798.341 833.666 949.577 35.325 4,42 115.911 13,90
Đơn giá
2 (đồng/kg) 3.500 3.900 4.300 400 11,43 400 10,26
Thành tiền
(đồng) 2.794.193.500 3.251.297.400 4.083.181.100 457.103.900 16,36831.883.700 25,593
Chi phí thử
nghiệm(đồng) 4 10.378.433 10.872.160 12.405.926 493.727 4,76 1.533.766 14,11
Tổng chi
phí(đồng) 2.804.571.933 3.262.169.560 4.095.587.026 457.597.627 16,32833.417.466 25,555
b) Chi phí thu mua sữa tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận
Bảng 4: CHI PHÍ THU MUA SỮA TƯƠI TẠI CẦN THƠ
(Nguồn:Phòng kế toán)
Ta thấy, chi phí mua nguyên liệu tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 so với
2004 là 16,32% và năm 2006/2005 tăng là 25,55%.
Theo quy luật vận động chung của tạo hóa, tất cả vạn vật đều phát triển theo
chiều hướng gia tăng của nó, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam không ngừng tăng cao và được đánh giá là một trong những
nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới, chỉ số giá tiêu dùng ở
mức cao (8,4-9,5%) trong những năm qua làm cho giá cả các mặt hàng đồng loạt
gia tăng. Chi phí đầu vào cho việc chăn nuôi bò cũng vậy, điển hình là thức ăn gia
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -27-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
súc tăng 5% (năm 2005), 6,3% (năm 2006)...góp phần làm cho giá thu mua sữa tươi
năm 2005/2004 tăng 11,43% và năm 2006 là 10,26 %.
Bên cạnh đó, trước khi nguyên vật liệu về nhập kho phải được kiểm tra,
đánh giá một cách sát sao để đảm bảo sữa đạt tiêu chuẩn. Do đó, chi phí cho việc thử
nghiệm cũng là một trong những nhân tố góp phần đẩy tổng chi phí cho việc thu
mua sữa tươi gia tăng từ 16,32% (2005/2004) tương đương 457.597.627 đồng lên
25,55% (năm 2006/2005) tương đương 833.417.466 đồng.
Tổng chi phí mua nguyên liệu tăng không có nghĩa là tình hình thu mua kém
hiệu quả. Với sản lượng thu mua sữa ngày càng nhiều thì giá trị của nó tăng là điều
dễ hiểu.
3.4.2 Qui trình thu mua sữa tươi từ Thành Phố Hồ Chí Minh
3.4.2.1 Quy trình mua sữa từ TP HCM
a) Sơ đồ thể hiện quy trình thu mua
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -28-
Dự trù NVL SX trong tháng
Giấy đề nghị cung cấp NVL
Ban xuất nhập khẩu, nhà cung
cấp kiểm tra khả năng cung ứng
Trả lời
Xí nghiệp kho vận, nhà
cung cấp vận chuyển
Vận chuyển và Giao hàng
Nhận hàng & nhập kho
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Hình 5: Sơ đồ thu mua sữa tươi từ thành phố Hồ Chí Minh
Dự trù nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tạm tính dùng cho tháng sau
dựa trên kế hoạch sản xuất dự thảo cho tháng sau.
Thủ kho căn cứ vào bảng dự trù nguyên vật liệu sản xuất của tháng sau do
kế toán thống kê lập gởi đến ban xuất nhập khẩu. Ban xuất nhập khẩu căn cứ bảng
dự trù này xem xét khả năng cung ứng để cân đối nguyên vật liệu. Ban xuất nhập
khẩu sẽ xác định lượng sữa tồn kho còn là bao nhiêu? Có đủ cung cấp không hoặc
liên hệ nhà cung ứng (nếu cần).
Xí nghiệp kho vận căn cứ vào lượng hàng tồn kho và giấy đề nghị cung cấp
nguyên vật liệu để bố trí vận chuyển từ kho công ty hoặc từ nhà cung cấp xuống nhà
máy. Khi nhận hàng thủ kho có nhiệm vụ kiểm tra tất cả các chứng từ đi kèm (phiếu
điều kho, hoá đơn, số lượng...).
Mọi sự điều chỉnh do kế hoạch thay đổi dẫn đến nguyên vật liệu tăng hay
giảm phải được thông báo ngay cho ban xuất nhập khẩu bằng giấy đề nghị cung cấp
nguyên vật liệu để bộ phận này kịp thời đặt hàng và cung ứng cho nhà máy chiếm ít
nhất 5 ngày.
3.4.2.2 Chi phí và sản lượng thu mua từ Thành Phố Hồ Chí Minh:
a) Sản lượng thu mua
Bảng 5: SẢN LƯỢNG VÀ CHI PHÍ THU MUA SỮA TỪ TPHCM
Chênh lệch
Năm 2005/2004 Năm 2006/2005
Khoản mục Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền % Số tiền %
Sản lượng thu mua (kg) 2.401.682 2.461.501 2.531.379 59.819 2,49 69.878 2,84
Đơn giá (đồng/kg) 3.500 3.900 4.300 400 11,43 400 10,26
Thành tiền (đồng/kg) 8.405.887.000 9.599.853.900 10.884.929.700 1.193.966.900 14,20 1.285.075.800 13,39
Chi phí trung gian 97.126.421 103.592.269 112.646.366 6.163.084 6,35 7.820.314 7,57
Chi phí vận chuyển (đồng) 72.907.860 78.460.344 86.066.886 5.552.484 7,62 7.606.542 9,69
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -29-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Chi phí khác (đồng) 24.218.561 25.131.925 26.579.480 913.364 3,77 1.447.555 5,76
Tổng chi phí (đồng) 8.503.013.421 9.703.446.169 10.997.576.066 1.200.432.748 14,12 1.294.129.897 13,34
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng số liệu, ta thấy có sự biến động về sản lượng thu mua và tình hình
chi phí nguyên vật liệu khi mua từ thành phố Hồ Chí Minh.
Về sản lượng: Năm 2005/2004 tăng 59.819 (kg) tương đương 2,49% và năm
2006/2005 tăng 2,84%. Ta thấy: Ở năm 2005 số lượng sữa tươi thu mua tại Cần
Thơ tăng lên 4,42% và sản lượng vận chuyển từ thành phố cũng tăng một ít. Năm
2006 sản lượng mua tại Cần Thơ tăng là 13,9% thì sản lương vận chuyển về là
2,84%. Nhìn chung, sản lượng mua về không có sự biến động lớn lắm mặc dù lượng
sữa mua tại Cần Thơ tăng lên do nhà máy đã sản xuất nhiều hơn ở các sản phẩm sữa
tươi tiệt trùng và các sản phẩm được chế biến từ sữa.
Do Vinamilk ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hộ nông dân nhằm đảm
bảo lượng sữa sản xuất ra từ các hộ nông dân có nguồn tiêu thụ ổn định nên giá sữa
tươi thu mua ở các nơi trên nước ta là như nhau, trung bình là 3.500 (đồng/kg) năm
2004, 3.900 (đồng/kg) năm 2005 và 4.300 (đồng/kg) năm 2006. Do đó, dù sản lượng
năm 2005 có tăng ít so với 2004 nhưng chi phí mua hàng vẫn tăng 14,2%. Mặc dù
sản lượng sữa năm 2006 chỉ tăng 2,84% nhưng giá cho 1kg sữa tăng 10,26% nên chi
phí mua hàng tăng đến 13,39%.
Nguồn nguyên liệu sữa tươi khi vận chuyển từ thành phố về luôn được đảm
bảo chất lượng về độ béo, độ khô..., đã được kiểm tra cẩn thận từ khâu thu mua ở
các hộ nông dân nên khi về đến nhà máy, thủ kho kiểm tra số lượng và kế toán kho
tiến hành nhập hàng; không cần lấy mẫu kiểm tra như thu mua trực tiếp từ các hộ
nông dân. Thay vào đó, phải chịu chi phí vận chuyển sữa cho việc thu mua này. Chi
phí này tăng qua các năm do giá cả xăng dầu luôn luôn biến động dẫn đến chi phí
vận chuyển năm 2005/2004 tăng 7,62% và năm 2006/2005 tăng 9,69%.
Bên cạnh đó, đoạn đường vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về Cần Thơ
luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên xuất hiện khoản chi phí khác như chi phí hao hụt cho
việc chuyên chở hoặc những chi phi phí phát sinh khác. Khoản chi phí này tăng ở
năm 2005 so với 2004 là 3,77% và năm 2006 là 5,76%. Nhìn chung khoản chi phí
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -30-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
này không biến động lắm. Điều đáng quan tâm ở đây là chi phí vận chuyển luôn
luôn thay đổi theo sự biến động của giá cả xăng dầu của thị trường nên khó kiểm
soát được.
Tất cả những điều trên làm cho tổng chi phí cho việc thu mua sữa từ thành
phố năm 2005 tăng 1.200.432.748 đồng (14,12%) và năm 2006 tăng là
1.294.129.897 (13,34%)
3.4.3 So sánh hiệu quả thu mua từ hai khu vực
Như chúng ta biết, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì
nhà máy luôn phấn đấu để cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng tốt với giá cả
phải chăng phục vụ mọi tầng lớp nhân dân. Với lượng sữa thu mua như hiện nay tại
địa bàn thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận thì không thể đáp ứng được năng lực
sản xuất của nhà máy do đó phải chuyển từ thành phố về. Để đưa ra sự lựa chọn
đúng đắn cho tình hình thu mua nguyên vật liệu, ta thử nhìn lại sản lượng thu mua
tại hai nơi từ nhiều góc độ.
Bảng 6: SẢN LƯỢNG THU MUA TỪ HAI KHU VỰC QUA 3 NĂM
Sản lượng (kg)
Khoản mục Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
798.341 833.666Tại địa phương 949.577
Tại thành phố 2.401.682 2.461.501 2.531.379
Nguồn: Phòng kế toán
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
2004 2005 2006
Nam
Sa
n
lu
on
g
(k
g)
Khu vuc lan can
Thanh pho HCM
Hình 6: Biểu đồ sản lượng thu mua từ hai khu vực qua 3 năm
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -31-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Qua biểu đồ ta thấy, có sự chênh lệch lớn từ việc thu mua này, năm 2004 và
2005 số lượng thu mua sữa tươi từ thành phố chuyển về gấp 3 lần sản lượng thu mua
gần nơi sản xuất. Năm 2006 sản lượng sữa nguyên chất được cung cấp từ các hộ
nông dân ở tại địa bàn nhà máy tăng lên gần bằng ½ sản lượng sữa mua về do những
chính sách ưu đãi của công ty.. Hằng năm Vinamilk cũng đã tăng giá thu mua sữa
tươi cho những hộ nông dân. Đặc biệt, đối với những hộ giao sữa đạt chất lượng tốt,
giao sữa với số lượng lớn sẽ được hưởng chiết khấu thương mại và tăng số tiền thu
mua lên. Điển hình là đối với hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth- Sóc Trăng, nhà
máy luôn tạo mọi đều kiện thuận lợi để hợp tác xã giao sữa đúng quy định và đạt
chất lượng tốt. Nhà máy đã hỗ trợ kỹ thuật làm lạnh CIP nhằm bảo quản lượng sữa
thu mua từ các hộ nông dân. Giá sữa tươi thu mua trung bình là 4.300đồng/kg,
nhưng đối với hợp tác xã giá thu mua là 4.728đồng/kg. Bên cạnh đó, nhà máy cũng
cử đại diện đến hướng dẫn các hộ nông dân kỹ thuật vắt sữa và biện pháp bảo quản
sữa sao cho bảo đảm an toàn vệ sinh, tổ chức các hoạt động thanh tra đột xuất kiểm
tra chuồng trại xem có thoáng mát tạo điều kiện cho đàn bò phát triển tốt và cho
năng suất cao. Bên cạnh đó, Nhà máy sữa Cần Thơ là nơi tiêu thụ sữa bò tươi
nguyên chất ổn định và vững chắc của những hộ nông dân, đảm bảo đầu ra của
những nông hộ nuôi bò. Chính vì vậy, trong năm gần đây đã thu hút được những hộ
nông dân cung cấp sữa cho nhà máy ngày càng nhiều.
Để so sánh những khoản chi phí từ việc thu mua ở hai nơi được thuận
tiện, chúng ta quy chúng về cùng một đơn vị như sau:
Bảng 7: SO SÁNH CHI PHÍ MUA SỮA TÍNH TRÊN 1000kg
TỪ HAI KHU VỰC NĂM 2004
STT Khoản mục Trong khu vực TPHCM Chênh lệch
1 Sản lượng (kg) 1.000 1.000 -
2 Đơn giá (đồng) 3.500 3.500 -
3 Thành tiền (đồng) 3.500.000 3.500.000 -
4 Chi phí thử nghiệm (đồng) 13.000 0 -13.000
5 Chi phí vận chuyển (đồng) 0 30.357 30.357
6 Chi phí khác (đồng) 0 10.084 10.084
7 Tổng chi phí (đồng) 3.513.000 3.540.441 27.441
(Nguồn: Phòng kế toán)
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -32-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Qua bảng phân tích trên ta thấy, trong năm 2004 thay vì vận chuyển từ thành
phố về, nếu tiếp nhận nguồn nguyên liệu tại chỗ thì chúng ta sẽ tiết kiệm được một
khoản chi phí đáng kể là :27,441*2.401.682=65.904.555,76 đồng
Tương tự với năm 2005 và 2006
Bảng 8: SO SÁNH CHI PHÍ MUA SỮA TÍNH TRÊN 1000kg
TỪ HAI KHU VỰC NĂM 2005
STT Khoản mục Trong khu vực TPHCM Chênh lệch
1.0001 Sản lượng (kg) 1.000 -
2 Đơn giá (đồng) 3.900 3.900 -
3 Thành tiền (đồng) 3.900.000 3.900.000 -
4 Chi phí thử nghiệm (đồng) 13.000 0 -13.000
5 Chi phí vận chuyển (đồng) 0 31.875 31.875
6 Chi phí khác (đồng) 0 10.210 10.210
Tổng chi phí (đồng) 3.913.000 3.942.085 29.0857
(Nguồn: Phòng kế toán)
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -33-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Nếu không mua từ thành phố thì lượng tiền tiết kiệm được là :
29,085*2.461.501=71.592.756,585 đồng
Bảng 9: SO SÁNH CHI PHÍ MUA SỮA TÍNH TRÊN 1000kg
TỪ HAI KHU VỰC NĂM 2006
STT Khoản mục Trong khu vực TPHCM Chênh lệch
1 Sản lượng (kg) 1.000 1.000 -
2 Đơn giá (đồng) 4.300 4.300 -
3 Thành tiền (đồng) 4.300.000 4.300.000 -
4 Chi phí thử nghiệm (đồng) 13.500 0 -13.500
5 Chi phí vận chuyển (đồng) 0 34.000 34.000
6 Chi phí khác (đồng) 0 10.500 10.500
7 Tổng chi phí (đồng) 4.313.500 4.344.500 31.000
(Nguồn: Phòng kế toán)
Và năm 2006 sẽ tiết kiệm được khoảng tiền là :
31*2.531.379=78.472.749 đồng
Đánh giá kết quả
a) Về chi phí:
Khi nhà máy thu mua sữa từ các hộ nông dân ở Cần Thơ và các tỉnh lân cận
thì sẽ tiết kiệm được một khoảng chi phí đáng kể. Cụ thể: khi mua từ vùng gần nhà
máy sẽ không tốn những khoảng chi như: vận chuyển và hao hụt... Đặc biệt chi phí
vận chuyển chịu ảnh hưởng trực tiếp của giá xăng dầu trong nước và trên thế giới.
Giá xăng dầu luôn luôn biến động theo chiều hướng gia tăng qua các năm, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển nguyên liệu về nhà máy. Trái lại, khi hộ
nông dân giao sữa trực tiếp cho nhà máy thì khoản chi phí này đã được bao hàm
trong giá sữa, và khoản cách từ nơi giao đến nơi nhận là không xa lắm nên rất thuận
tiện cho việc cung cấp sữa cho Vinamilk.
b) Vấn đề về thời gian giao nhận:
Ngoài việc xem xét yếu tố chi phí, chúng ta thử nhìn từ khía cạnh thời gian
giao nhận hàng, ta thấy:
Quy trình điều kho vận chuyển nội bộ tuy không trãi qua nhiều giai đoạn lắm
nhưng cũng đủ tốn thời gian gây ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Cụ thể,
nhà máy gởi bảng dự trù nguyên vật liệu, giấy đề nghị cung cấp nguyên vật liệu và
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -34-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
chờ Ban xuất nhập khẩu kiểm tra gởi thông tin phản hồi... Từ khi yêu cầu mua hàng
đến lúc hàng về đến đơn vị cũng tốn ít nhất 5 ngày. Các nhà quản trị cung ứng phải
rất chính xác trong việc hoạch định một chính sách tồn kho để việc giao nhận hàng
diễn ra đúng tiến độ nhằm đảm bảo tiến trình sản xuất diễn ra một cách liên tục
không bị gián đoạn bởi bất cứ nhân tố nào. Trong khi đó, khoảng cách từ những hộ
nông dân chăn nuôi bò sữa đến nhà máy là không xa lắm luôn đảm bảo tiến độ giao
sữa trong vòng 1 tiếng đồng hồ sau khi vắt sữa (đối với nông hộ thuộc địa bàn Cần
Thơ) nên vẫn đảm bảo sữa thơm ngon và bổ dưỡng. Đặc biệt, lượng sữa thu mua tại
Cần Thơ được giao dịch hằng ngày hoặc cách một, hai ngày đối với hợp tác xã. Do
đó, có thể nói quá trình thu mua sữa tại nơi đây diễn ra một cách nhanh, gọn, lẹ theo
đúng quy định của hợp đồng được ký kết từ trước.
c) Mức độ rủi ro
Đấy chỉ mới là vấn đề thời gian, từ thành phố Hồ Chí Minh, đoạn đường dài
khoảng 200 km luôn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Nếu tình trạng ùng tắc giao
thông hay những yếu tố bất trắc nào đó ngoài dự kiến xảy ra sẽ ảnh hưởng đến tiến
độ thu mua, có thể hàng về chưa kịp lúc, dẫn đến tình trạng quá trình sản xuất bị
gián đoạn, gây ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, uy tín công ty và còn những tác
động tiêu cực khác. Thêm vào đó, mỗi khi kế hoạch sản xuất bị thay đổi phải báo
trước với ban xuất nhập khẩu trong thời gian nhất định để họ sắp xếp theo dõi khả
năng cung ứng của mình và có chính sách điều nguyên liệu một cách hợp lý nhất.
Ngược lại khi thu mua tại Cần Thơ và Sóc Trăng cùng các tỉnh lân cận thì mức độ
rủi ro dường như rất thấp. Các hộ nông dân vắt sữa và giao sữa trong vòng một tiếng
luôn đảm bảo sữa đạt tiêu chuẩn, chất lượng.
Kết luận
Như đã phân tích ở trên, chi phí cho việc mua sữa tại địa điểm gần sẽ tiết
kiệm được một khoảng chi phí khá lớn. Thêm vào đó, giá cả xăng dầu là vấn đề
nhạy cảm, nó luôn luôn biến động một cách thất thường gây ảnh hưởng cho việc vận
chuyển nguồn nguyên liệu từ nơi khác đến. Việc quyết định tăng tỷ trọng thu mua
sữa từ nơi đâu không chỉ liên quan đến yếu tố chi phí; mà phải xét đến tính thời gian
giao nhận hàng và mức độ rủi ro cho việc thu mua. Trên thực tế, lượng chuyển từ
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -35-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
thành phố về là quá lớn, nó cao khoảng gấp ba lần lượng sữa thu mua tại địa
phương. Do đó, để giảm chi phí cho việc thu mua nguyên liệu phục vụ quá trình sản
xuất thì phải làm sao chủ động được nguồn nguyên liệu, nhằm đảm bảo lượng sữa
tối đa cho nhà máy hoạt động là một trong những vấn đề đang đặt biệt quan tâm của
các nhà quản trị. Trong những năm qua, công ty luôn tìm mọi giải pháp đẩy mạnh sự
phát triển các vùng nguyên liệu sữa tươi, nhằm thay thế dần nguồn nguyên liệu
ngoại nhập. Mục tiêu của nhà máy là mở rộng quy mô các vùng nguyên liệu tại chỗ
nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu chăn nuôi, khai thác sữa, bảo quản
và cung cấp cho người tiêu dùng; đảm bảo giải quyết đầu ra sản phẩm sữa bò tươi
cho bà con nông dân.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -36-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG
NGUYÊN LIỆU THU MUA TỪ NÔNG HỘ
4.1 Sơ lược về nông hộ
Trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần một số nhân tố đầu
vào nhất định. Đối với hoạt động chăn nuôi bò sữa của nông hộ, những yếu tố về
tuổi tác, trình độ văn hoá, mức độ áp dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động
được xem là nguồn vốn vô hình. Độ tuổi, thời gian tham gia vào hoạt động sản xuất
của những người nông dân phản ánh kinh nghiệm đúc kết được trong sản xuất; trình
độ văn hoá hỗ trợ nông hộ có cái nhìn rộng hơn, toàn diện hơn các mặt của vấn đề.
Qua sự điều tra, nghiên cứu cho thấy: người nông dân ở độ tuổi trung bình là 41
tuổi; trong đó có người lớn tuổi nhất là 57 tuổi và thấp nhất là 22 tuổi. Phụ nữ chiếm
30% trong tổng số nông hộ chăn nuôi bò sữa. Điều này chứng tỏ, không có sự phân
biệt về giới tính và độ tuổi khi tham gia hoạt động này.
Trình độ văn hoá: nhìn chung trình độ văn hoá người dân còn tương đối thấp
khoảng hết bậc trung học cơ sở. Trong khi đó, vẫn có người trình độ 12/12; có người
chỉ học hết cấp một, rõ ràng sự chênh lệch giữa họ là khá lớn. Bên cạnh những hộ
nông dân chuyên tham gia hoạt động sản xuất này cũng có những hộ vừa tham gia
hoạt động sản xuất, vừa làm công ăn lương và tham gia vào hoạt động chăn nuôi
khác như lợn, gà, vịt...Các hộ nông dân chăn nuôi theo ý thức tự phát, chăn nuôi nhỏ
lẻ, phân tán, không tập trung. Thức ăn của bò chủ yếu là cỏ xanh: cỏ voi, bắp, cỏ
mồm, cỏ lông tây... Bên cạnh còn có các phụ phẩm nông nghiệp khác: bả đậu nành,
xác đậu nành, bả bia...và thức ăn công nghiệp: C4O...Nguồn thức ăn này chủ yếu do
nông hộ mua được hoặc tự trồng lấy. Đa số các hộ nông dân có áp dụng khoa học
vào chăn nuôi. Nhưng do ngành này còn mới nên việc áp dụng kỹ thuật vào chăn
nuôi thì rất hạn chế. Các nông hộ chủ yếu nắm bắt thông tin kỹ thuật từ trung tâm
khuyến nông, phương tiện truyền thông đại chúng: báo, đài...
Hiện nay, Nhà máy sữa Cần Thơ đang là khách hàng thân thiết của hợp tác xã
nông nghiệp Evergowrh, Trung tâm giống nông ngiệp Cần Thơ, Xí nghiệp chăn
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -37-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Bảng 10: SỐ LƯỢNG BÒ TẠI CÁC NHÀ CUNG CẤP NĂM 2006
Các chỉ t iêu Số lượng (con)
Nông trường Sông Hậu 1.375
Trung tâm giống nông nghiệp 145
Hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth 1.567
Các hộ nông dân 100
(Nguồn: Phòng kế toán)
Theo sự điều tra mức độ thoả mãn của khách hàng về cách thức thanh toán của
nhà máy thì đa số các nông hộ đều rất hài lòng về hình thức thanh toán cũng như
thời điểm thanh toán và thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ công nhân viên Nhà
máy sữa Cần Thơ. Hình thức thanh toán hay thời điểm thanh toán là tùy vào sự thoả
thuận của hai bên. Do đó, không có sự phàn nàn hay cản trợ nào do hình thức thanh
toán gây ra đối với hoạt động thu mua nguyên liệu sữa. Bên cạnh đó, nhà máy luôn
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những hộ nông dân giao sữa. Các nông hộ có thể
giao sữa cho nhà máy bất kỳ lúc nào kể cả ngày nghỉ, lễ. Để đảm bảo sữa thu được
luôn đạt chất lượng tốt, công tác quản lý giám sát chuồng trại của nông hộ được
triển khai một cách thường xuyên. Trước khi vắt sữa 30 phút, phải vệ sinh cho bò.
Thời gian thích hợp để lấy sữa đạt chất lượng tốt nhất của những hộ nông dân là
7g30 phút và 16g30 phút mỗi ngày vì vào thời gian này nhiệt độ vừa phải rất thích
hợp cho công tác lấy sữa.
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu mua
Sau khi có quyết định số 167 của Thủ Tướng Chính Phủ về chương trình
phát triển đàn bò sữa quốc gia, một số vùng đã phát triển một cách rầm rộ. Sau năm
năm áp dụng chương trình này, đàn bò sữa cả nước tăng lên vượt bậc, đã đáp ứng
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -38-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
được 22% nhu cầu sữa trong nước. Đối với Vinamilk đã ký hợp đồng bao tiêu sản
phẩm đảm bảo mức tiêu thụ ổn định cho người dân. Toàn bộ sữa mà các hợp tác xã,
nông trường thu mua hay tự sản xuất đều cung cấp cho nhà máy theo hợp đồng kinh
tế đã ký kết giữa hai bên. Do đó, khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tình
hình thu mua sữa tươi tại đơn vị thì ta tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến số
lượng thu mua từ các hộ nông dân.
Sản lượng sữa bò cung cấp cho Nhà máy sữa Cần Thơ chịu chi phối bởi
nhiều nhân tố khác nhau như: năng suất sữa bò/ngày, giá bán ra bên ngoài của các
hộ nông dân, sản lượng bán ra bên ngoài, quãng đường vận chuyển từ nơi cung cấp
đến nơi tiêu thụ sản phẩm...Sau khi thu thập và xử lý số liệu với sự hỗ trợ của phần
mềm excel, ta có mô hình hàm hồi quy tuyến tính về sản lượng sữa thu mua với
bảng kết quả sau:
Mô
hình R
2 đHệ số Hệ số xác
định R2
iều
chỉnh
Độ lệch chuẩn F Sig.hồi quy (R) số trung bình
F
7 1 0,90 0,844 0,882 597,2895 14,465 0,011
Bảng 11: KẾT QUẢ MÔ HÌNH HÀM SẢN LƯỢNG SỮA THU MUA
Từ kết quả phân tích cho thấy Sig.(F) = 1,1% nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý
nghĩa α =10%. Điều này cho thấy phương trình hồi qui chúng ta đưa ra là có ý
nghĩa. Với R2 = 84,4% có nghĩa là trong 100% sự thay đổi của sản lượng nguyên
liệu sữa đầu vào mà nhà máy thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa thì có
84,4
% là
do
sự
tác
độn
g của các yếu tố trên, còn lại 15,6% là do ảnh hưởng của các yếu tố khác mà những
yếu tố này không được đưa vào mô hình hồi quy. Ngoài ra, R=90,7% thể hiện mối
quan hệ khá chặt chẽ giữa các yếu tố được phân tích trong phương trình. Để đảm
Biến Giá trị hệ số P-value
Hệ số hồi quy 29.881,909 0,042054
Số lượng bò sữa (con) 575,599 0,003215
Năng suất bò sữa (kg/con/ngày) 68,659 0,024295
Giá bán bên ngoài (đồng) -5,701 0,040365
Số km vận chuyển đến Vinamilk (km) -0,386 0,063863
Sản lượng bán bên ngoài (kg) 5,795 0,267922
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -39-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
bảo tính xác thực của mô hình ta tiến hành kiểm định giả thuyết về mối tương quan
giữa sản lượng sữa thu mua từ các nông hộ chăn nuôi bò sữa của Vinamilk (biến phụ
thuộc) với các tác nhân nêu trên (biến độc lập).
Giả thuyết: H0: b0 = b1 = b2= b3 = b4 = b5 = 0 (1)
H1: α ≠ 0 (2) i
(1): Các nhân tố: số lượng bò, năng suất bò sữa, giá bán sữa bên ngoài, quãng
đường vận chuyển sữa đến Vinamilk, và sản lượng sữa bán bên ngoài không làm
ảnh hưởng đến sản lượng sữa thu mua từ các nông hộ của Vinamilk.
(2): Tồn tại ít nhất một nhân tố nêu trên ảnh hưởng đến sản lượng sữa đầu vào
của Vinamilk từ các nông hộ.
Kết quả kiểm định cho thấy giá trị Sig. F << α, do đó ta bác bỏ giả thuyết nêu
trên tức là sản lượng sữa mà nhà máy thu mua phụ thuộc ít nhất vào một trong các
nhân tố nêu trên.
Nếu xét riêng từng biến: Số lượng bò sữa, năng suất bò sữa, giá bán sữa ra
bên ngoài và số km vận chuyển đến nhà máy, ta thấy P-Value< α, do đó, sản lượng
sữa bò mà nhà máy thu mua chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố trên. Riêng đối với
nhân tố sản lượng sữa bán ra bên ngoài nhà máy có P-value =26,79%> α nên sản
lượng sữa mà nhà máy thu mua không chịu ảnh hưởng bởi nhân tố này với mức ý
nghĩa α=10%.
Lúc này phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:
Sản lượng sữa thu mua (Y) = 29.881,909 + (575,599 * Số lượng bò sữa) +
(68,659* Năng suất bò sữa) – (5,701* Giá bán bên ngoài) – (0,386* Số km vận
chuyển đến Vinamilk).
Giải thích mối tương quan theo hệ số tỷ lệ:
+ Số lượng bò sữa: Với P=0,3215% nhỏ hơn so với α= 10% nên sản lượng
sữa mà nhà máy thu mua phụ thuộc vào số lượng đàn bò của các nông hộ. Khi số
lượng bò sữa của các nông hộ chăn nuôi tăng lên một con thì sản lượng sữa nguyên
liệu thu mua của nhà máy trong năm qua (2006) từ các nông hộ này sẽ tăng lên
575,599kg, với điều kiện các nhân tố khác không đổi. Mặc dù với tổng số lượng đàn
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -40-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
bò của nông hộ không quyết định lượng sữa giao cho nhà máy nhưng nó là ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình thu mua nguyên liệu vì đây là nhân tố tiên phong trong
các nhân tố ảnh hưởng đến việc quá trình thu mua.
+ Năng suất bò sữa: Với P= 2,4%<10% nên năng suất của đàn bò có ảnh
hưởng đến sản lượng sữa mà nhà máy thu mua. Khi năng suất bò tăng lên
1kg/con/ngày thì sản lượng thu mua (Y) của nhà máy tăng lên 68,659kg trong điều
kiện các nhân tố khác không đổi. Đây là nhân tố rất quan trọng trong cơ cấu các
nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thu mua và nó quyết định hiệu quả chăn nuôi của
người nông dân. Chính vì thế, người dân luôn tìm mọi cách để nâng cao chất lượng
đàn bò nhằm tạo ra năng suất tối ưu. Họ quan tâm nhiều hơn về chất lượng con
giống, về vệ sinh chuồng trại, về thức ăn ...áp dụng khoa học kỹ thuật ngày càng
nhiều hơn trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Đặc biệt là
ngành chăn nuôi bò sữa đòi hỏi khoa học kỹ thuật rất cao.
+ Giá bán bên ngoài: Khi P-value= 4,0365% nhỏ hơn so với 10% nên nhân
tố này có ảnh hưởng đến lượng sữa thu mua của nhà máy. Nếu giá bán sữa ra bên
ngoài của những hộ nông dân tăng lên 1 đồng thì sản lượng sữa thu mua của nhà
máy giảm đi 5,701kg trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Rõ ràng, lượng
sữa thu vào của hộ nông dân tỷ lệ nghịch với giá bán lẻ của nông hộ. Người dân sẵn
sàng cung cấp sữa ra bên ngoài cho những cơ sở sản xuất kinh doanh sữa chua với
số lượng ít để hưởng mức giá ưu đãi.
+ Quãng đường vận chuyển: Nhìn vào mô hình ta thấy, P =6,38%< α=10%
nên biến này có ý nghĩa đối với hàm sản lượng sữa thu mua của nhà máy. Như
chúng ta biết, đoạn đường chuyên chở có thuận lợi thì quá trình trao đổi hàng hoá,
vật tư mới diễn ra một cách thuận tiện. Một khi số km vận chuyển đến nhà máy tăng
lên một km thì sản lượng sữa mà hộ nông dân cung cấp cho nhà máy giảm đi
0,368kg khi các yếu tố khác không đổi. Rõ ràng, đoạn đường chuyên chở có ảnh
hưởng đến quá trình thu mua của nhà máy. Nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường
hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng gia tăng, giá cả xăng dầu luôn luôn biến động theo
chiều hướng không mấy khả quan. Do đó, nếu giao sữa với quãng đường khá xa sẽ
ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đầu vào của những hộ nông dân. Riêng đối với
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -41-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
những hợp tác xã hay nông trường dù đoạn đường có xa hàng chục km, nhưng hai
bên đã ràng buộc bằng những hợp đồng kinh tế dài hạn đảm bảo cung cấp toàn bộ
sữa cho nhà máy và nơi đây là nơi tiêu thụ sữa đầu ra vững chắc nhất của những hộ
nông dân .
Nhìn chung, sản lượng sữa thu mua của nhà máy chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố có những nhân tố đã xác định được, có những nhân tố còn đang tìm ẩn ảnh
hưởng đến tình hình thu mua sữa. Nhận biết được những nhân tố này để chính sách
phát triển nguồn nguyên liệu hợp lý đảm bảo lượng sữa cung cấp cho Vinamilk .
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -42-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NHẰM TỐI THIỂU GIÁ NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO
Vùng sông nước Cửu Long là nơi đất lành chim đậu, thuộc khu vực khí hậu
nhiệt đới ẩm, gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho thảm thực vật phát triển nhanh-là
thức ăn xanh và bổ dưỡng cho đàn bò. Như đã phân tích trên, để đảm bảo nguồn
nguyên liệu cung cấp cho sản xuất được thường xuyên và liên tục thì phải hoạch
định ra chính sách tồn kho nguyên vật liệu một cách rõ ràng, chính xác để có thể vận
chuyển hàng từ thành phố về một cách kịp thời. Chi phí tiêu hao nguyên liệu khi vận
chuyển từ thành phố về là khá cao chưa kể các yếu tố khác tác động. Vì vậy, định
hướng trong tương lai là phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ gần nhà máy thay vì
vận chuyển từ nơi khác đến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà máy trong hoạt
động sản xuất kinh doanh tiết kiệm được một phần chi phí thu mua không nhỏ cho
nhà máy.
5.1 Những thuận lợi và tồn tại của việc phát triển nguồn nhiên liệu gần nhà
máy
5.1.1. Thuận lợi
Một là chương trình bò sữa là một trong những chương trình đang được đặc
biệt quan tâm bởi các cấp các ngành. Nước ta đang từng bước chuyển mình trong
công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế mà ngành công nghiệp sữa đang được nhà nước
quan tâm hàng đầu. Phát triển vùng nguyên liệu là một trong những nhiệm vụ quan
trọng và cấp thiết. Và điều quan trọng hơn là phát triển vùng nguyên liệu này ở đâu
cho hợp lý! Từ 10/2001 Thủ Tướng Chính Phủ ban hành QĐ 167 chỉ định các tỉnh
Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng... phát triển ngành chăn nuôi bò sữa nhằm cung cấp
nguồn nguyên liệu tại chỗ cho nhà máy thay thế nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Do
là chương trình quốc gia nên, các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa được quan tâm
đúng mức, được sự hướng dẫn bởi chính quyền địa phương, tổ chức các cuộc tư vấn
kỹ thuật chăn nuôi vắt sữa tiêm phòng bệnh dịch...tạo điều kiện để người dân chăn
nuôi có hiệu quả.
Ngoài ra, chương trình bò sữa còn được sự tài trợ của ngân hàng chính sách
nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nuôi bò sữa rất cần vốn để nuôi bò giống 11-
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -43-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
14 triệu, xây dựng chuồng trại, trồng cỏ thâm canh (triêụ đồng/ha) thuê các dịch vụ
như: thụ tinh, thú y, chuyên chở sữa đến nơi bán...Do đó, rất cần chương trình tính
dụng của các ngân hàng cho nông dân vay vốn trung hạn với lãi suất ưu đãi. Tại Cần
Thơ đã cho nhân dân vay vốn từ 3-4 tỷ đồng để nhân dân nuôi bò sữa.
Nhờ có Nhà máy sữa Cần Thơ mà các hộ nông dân bớt phần lo lắng về yếu tố
đầu ra trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa.Vì nhà máy có thể thu mua tất cả sản lượng
mà nông hộ cung cấp, đảm bảo nguồn tiêu thụ sản lượng sữa tươi ổn định nhất của
nông dân. Đây là yếu tố quyết định đầu tiên của sự phát triển đàn bò sữa nơi đây.
Ba là Đồng Bằng Sông Cửu Long đi sau về chăn nuôi bò sữa nên tiếp thu đầy
đủ các thành tựu khoa học đã đúc kết hàng chục năm trước. Có nhiều mô hình nông
dân nuôi bò sữa giỏi ở Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ nhằm áp dụng khoa học hiện
đại trong việc chăn nuôi.
Các hộ nông dân được sự quan tâm nhiệt tình của công ty. Nhằm tạo mối
quan hệ thân thiết với nhà cung cấp, công ty đã cử lực lượng cán bộ kỹ thuật, thường
xuyên đến các hợp tác xã, nông trại hộ gia đình kiểm tra, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật
nuôi bò sữa để đàn bò khỏe mạnh và cho năng suất cao đạt chất lượng tốt.
5.1.2 Tồn tại
Bên cạnh những thuận lợi trong công tác phát triển đàn bò của Đồng Bằng
Sông Cửu Long thì vẫn còn chứa đựng nhiều vấn đề cần giải quyết. Điểm yếu của
ngành chăn nuôi bò sữa nước ta hiện nay là nằm ở khâu quản lý kỹ thuật, tổ chức và
nhất là người nông dân.
Chính vì ngành này còn non trẻ, mới lạ so với người nông dân, họ còn thiếu
kinh nghiệm chăn nuôi nên đã mua những con giống không tốt, không đem lại hiệu
quả, thậm chí còn thua lỗ. Thêm vào đó, đây là ngành đòi hỏi công nghệ cao, vốn
lớn, hàm chứa nhiều rủi ro. Ấy vậy mà người nông dân chưa được huấn luyện tốt lại
phát triển bò sữa một cách ồ ạt góp phần đẩy giá con giống lên cao càng làm tăng
chi phí đầu vào cho những hộ nông dân. Từ khi có chương trình phát triển nuôi bò
sữa , nhiều nơi đã mở rộng chăn nuôi bò mà không tính đến điều kiện và hậu quả
chăn nuôi. Họ không tính đến những cái lợi và thiệt nên đã đầu tư một cách ồ ạt làm
giá con giống tăng nhanh, vô tình họ đã đẩy chi phí đầu vào trong chăn nuôi cao lại
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -44-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
càng cao gây trở ngại trong công tác nuôi bò sữa.. Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào chăn nuôi còn chậm và nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có
chuyên môn cao còn thiếu, số lượng còn ít...Như vậy, thử hỏi việc chăn nuôi có hiệu
quả chăng?
Thức ăn xanh là phần cốt lõi của việc chăn nuôi bò sữa. Do đó, nông dân nuôi
bò phải chuyển từ đất nông nghiệp sang trồng cỏ cho bò, không thể chỉ dựa vào cỏ
mua hay phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ hoặc phụ thuộc quá mức vào thức ăn
công nghiệp đến khi giá thức ăn tăng cao thì người nông dân phải chịu một chi phí
rất lớn. Một số nơi đã tự trồng cỏ để cung cấp thức ăn xanh cho bò nhưng vẫn còn
một số nơi cắt cỏ tự nhiên, hoặc thiếu cỏ cho bò trong thời gian mùa mưa lũ nên
giảm khẩu phần của bò. Điều này, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cho sữa
của bò.
Một số vấn đề còn đang tồn tại nơi đây là hiện nay quy mô chăn nuôi bò sữa
còn nhỏ lẻ, phân tán , hình thức chăn nuôi chủ yếu là hộ gia đình, không tập trung
nên khó khăn cho vấn đề chuyên chở đến nơi tiêu thụ.
Khi bắt đầu khởi động chương trình chăn nuôi bò sữa, một số địa phương đã
phân bổ mỗi hộ nuôi một hai con phát triển bò sữa mang tính phong trào.Thậm chí
đã nhập khẩu ồ ạt bò giống thuần về nuôi trong khi chưa trang bị kỹ lưỡng cơ sở hạ
tầng, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng thú y, phong trào bị đẩy lên qua nóng trong khi
cung cầu giống về bò sữa chênh lệch nhau. Đến khi chương trình bò sữa chựng lại
thì gi con giống sụt xuống làm cho những hộ nông dân chăn nuôi vì mục tiêu giống
đã không trả được vốn.
5.2 Giải pháp nhằm tăng sản lượng sữa thu mua tại khu vực gần nhà máy
Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và thực hiện đa dạng hoá
sản phẩm thì Nhà máy sữa Cần Thơ phải cần một lượng sữa đáng kể để phục vụ sản
xuất. Với lượng sữa thu mua từ những nhà cung cấp cho nhà máy không đủ để sản
xuất nên phải vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về. Điều đó, gặp một số ít trở
ngại. Do đó, phát triển chăn nuôi bò sữa là hết sức cần thiết phù hợp với định hướng
phát triển của Nhà nước.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -45-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
Từ những thuận lợi và tồn tại của việc phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ,
trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sản lượng sữa thu mua tại các
vùng lân cận nhà máy.
5.2.1 Giải pháp nhằm tăng sản lượng và số lượng đàn bò
Phát triển đàn bò sữa là chương trình quốc gia liên quan đến nhiều đối tượng.
Đây là chương trình ở tầm vĩ mô cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa bốn nhà, đó là:
Nhà nước- Nhà khoa học-Nhà sản xuất và Nhà nông. Các đối tượng này phải gắn
kết với nhau, hỗ trợ nhau thì chương trình này mới đi đến kết quả hoàn hảo nhất .
Về con giống: Trước tiên, đối với người nông dân, trong giai đoạn chọn lựa
con giống phải hết sức cẩn thận, chọn đúng giống tốt có chất lượng cao, phù hợp với
điều kiện tự nhiên và khí hậu hiện nơi sinh sống, đảm bảo con giống cho năng suất
sữa cao, đạt chất lượng tốt, khả năng kháng bệnh tốt ...với mức giá hợp lý.
Về công tác quản lý, khoa học kỹ thuật: cần nâng cao kiến thức khuyến
nông cho cán bộ quản lý, trao dồi trình độ chuyên môn để họ có thể hướng dẫn
những người nông dân chăn nuôi một cách có hiệu quả nhất, cần phải hướng dẫn,
tuyên truyền cho nông hộ biết những kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ trong
chăn nuôi, đưa hộ đi tập huấn, tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm từ những
vùng, nông trại chăn nuôi có hiệu quả nhằm giúp họ tích lũy vốn kiến thức cho mình
để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, có như thế thì mới cải thiện được lượng sữa mà các
hộ nông dân cung cấp cho nhà máy. Hiện nay chỉ những nông trại hay hợp tác xã
mới được hướng dẫn khoa học kỹ thuật đến nơi đến chốn.
Về thức ăn cho bò: Bên cạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác
chăn nuôi thì vấn đề thức ăn cho bò cũng đặt biệt quan tâm. Cần phát triển nguồn
thức ăn xanh tại chỗ nhằm cung cấp đầy đủ nguồn năng lượng cho chúng. Người
chăn nuôi cần chủ động trong việc nuôi trồng cỏ bằng cách tăng diện tích đất trồng
cỏ tạo nguồn thức ăn dồi dào cho bò chứ không đơn thuần là tận dụng các nương
liếp vườn để trồng cỏ. Phát triển bò phải gắn liền với cơ sở chế biến sữa, với vùng
chuyên canh nguyên liệu cho chế biến sữa như: dứa, mía... Đồng thời, dành phần đất
phù hợp trồng những giống cỏ có năng suất cao, chất lượng tốt như cỏ voi,
Pănggola, cỏ họ đậu...nhằm phục vụ cho công tác chăn nuôi bò sữa.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -46-
Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ
5.2.2 Giải pháp về quãng đường vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
thụ
Qui mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán nên tốn nhiều chi phí. Do đó, nên
chăn nuôi một cách tập trung nhằm thuận tiện trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn PHÂN TÍCH NGUỒN CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU SỮA TƯƠI TẠI NHÀ MÁY SỮA CẦN THƠ.pdf