Luận văn Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh Nước Việt Nam là một, dân Việt Nam là một

Tài liệu Luận văn Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh Nước Việt Nam là một, dân Việt Nam là một: LUẬN VĂN: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh “Nước Việt Nam là một, dân Việt Nam là một LỜI MỞ ĐẦU Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam.Yêu nước – đoàn kết – nhân nghĩa, với các thế hệ người Việt Nam đã trở thành một tình cảm tự nhiên: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.” đã trở thành một triết lý nhân sinh. Nước ta đã phải trải qua các cuộc kháng chiến trường kì. Để có đ ược thắng lợi như ngày nay ta đã phải thực hiên cách mạng. Muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới; muốn có lực lượng cách mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc. Do đó, đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, là nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng...

pdf16 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh Nước Việt Nam là một, dân Việt Nam là một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh “Nước Việt Nam là một, dân Việt Nam là một LỜI MỞ ĐẦU Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam.Yêu nước – đoàn kết – nhân nghĩa, với các thế hệ người Việt Nam đã trở thành một tình cảm tự nhiên: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.” đã trở thành một triết lý nhân sinh. Nước ta đã phải trải qua các cuộc kháng chiến trường kì. Để có đ ược thắng lợi như ngày nay ta đã phải thực hiên cách mạng. Muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới; muốn có lực lượng cách mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc. Do đó, đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, là nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng. Như Hồ Chí Minh đã nói sức mạnh mà Người đã tìm được là đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Có như vậy đất nước ta mới hoàn toàn thống nhất, dân tộc ta mới có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc. Chính vì lẽ đó mà tôi đã lựa chọn đề tài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh “Nước Việt Nam là một, dân Việt Nam là một”. Đây là một đề tài hay có nội dung và ý nghĩa to lớn, nó còn là bài học sâu sắc cho mỗi thế hệ. 1. Lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin 1.1. Lý luận chung chủ nghĩa duy vật lịch sử Cơ sở quan trọng nhất của chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh chính là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin. Mác đã nêu ra một công thức hoàn chỉnh về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật áp dụng vào xã hội loài người và lịch sử loài người. Công thức đó là “ Trong sự sản xuất ra đời sống của mình, con người có những quan hệ với nhau, những quan hệ nhất định, tất yếu, độc lập với ý muốn của họ, tức là những quan hệ sản xuất, những quan hệ sản xuất này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế xã hội, tức là cơ sở thực tại, trên đấy dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị, và thích ứng với cơ sở thực tại đó thì có những hình thái nhất định của ý thức xã hội. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại xã hội của học; trái lạo chính tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ. Tới một trình độ phát triên nào đó, lực lượng sản xuất vật chất của xã hội sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay đây chỉ là các lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất đó trở thành những trở ngại cho những lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu một thời đại cách mạng xã hội. Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng. Khi nghiên cứu những sự đảo lộn ấy, người ta phải luôn luôn phân biệt sự đảo lộn vật chất – mà người ta có thể lấy sự chính xác của khoa học tự nhiên ra để chứng thực- của những điều kiện kinh tế của sản xuất, với những hình thái pháp lí, chính trị, tôn giáo, nghệ thuật hay triết học, tóm lại là với những hình thái tư tưởng đó người ta nhận thức được xung đột ấy và đấu tranh khắc phục nó”. Chủ nghĩa Mác- Lênin phát hiện ra quy luật xã hội là sản xuất vật chất, nhờ đó phát hiện ra vai trò quyết định sự phát triển xã hội của quần chúng nhân dân. Sự vận động của xã hội luôn gắn với một giai cấp nhất định mà giai cấp đó đứng ở một trung tâm của thời đại. Thời đại ngày nay giai cấp công nhân là giai cấp đứng ở trung tâm thời đại mới, có lợi ích phù hợp với lợi ích của nông dân và các giai tầng lao động khác, vì thế giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, tổ chức đoàn kết mọi giai tầng xã hội, đoàn kết cả dân tộc, cả quốc tế, các dân tộc bị áp bức để thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Để đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng, trước hết phải thiết lập liên minh công nông, lấy đó làm nòng cốt, sau đó sẽ đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng bên trong và bên ngoài. Bác viết: “Lênin là hiện thân của tình anh em bốn bể, là tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết, tập hợp các lực lượng cách mạng trên thế giới vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc”. 1.2. Quan điểm cụ thể Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện được vai trò lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc; liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là vì chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. V.I. Lênin cho rằng, sự liên minh giai cấp, trước hết là liên minh công nông là hết sức cần thiết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản, rằng nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được. Như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin không những đã chỉ ra vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử mà còn chỉ ra vị trí của khối liên minh công nông trong cách mạng vô sản. Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc. 1.2.1. Tư tưởng tập hợp lực lượng của Phan Bội Châu Theo cụ Phan Bội Châu, tất cả dân tộc Việt đều là “cháu con một họ”, “chú bác anh em”, đều có tài sản chung là giang sơn gấm vóc của ông cha để lại, cho nên phải có trách nhiệm “chung nhau một lòng” mà giữ lấy. Trong di sản tư tưởng của cụ về hợp quần, về đoàn kết bao hàm hai phương diện: đoàn kết quốc tế và đoàn kết dân tộc. Về phương diện liên kết quốc tế, Phan Bội Châu đã đi tìm một đối tượng liên kết mới– đó là nước Nhật. Tuy nhiên đến năm 1908, sau khi Nhật – Pháp cấu kết, trục xuất Cụ và học sinh Việt Nam đang học tại Nhật, Cụ Phan mới vỡ lẽ ra rằng: đồng châu, đồng chủng, đồng văn không bằng đồng bệnh. Cụ đã đến với Tôn Trung Sơn và Chính phủ cách mạng Quảng Châu, đặt tin tưởng vào những người có cùng cảnh ngộ, có cùng mục tiêu chiến đấu. Có thể nói, đây là một bước tiến đáng kể trong tư tưởng liên kết quốc tế của Phan Bội Châu Trên phương diện đoàn kết dân tộc, Cụ Phan Bội Châu là một trong số ít người Việt Nam sớm có ý tưởng mới mẻ, đặt nhiệm vụ cứu nước thành “trách nhiệm của quốc dân”, “trách nhiệm của hàng triệu người” và, cứu nước “không phải là một tay, một chân mà làm nên, mà phải do tâm huyết của hàng vạn người anh hùng vô danh”. 1.2.2 Phương thức tập hợp lực lượng của Tôn Dật Tiên Tôn Dật Tiên là người tổ chức, lãnh đạo Cách mạng Tân Hợi 1911, người sáng lập Quốc dân đảng Trung Hoa và có một hệ tư tưởng được gọi là chủ nghĩa Tôn Dật Tiên, đồng thời là người đứng đầu Chính phủ cách mạng Quảng Châu. Cái cốt lõi trong tư tưởng cách mạng của Tôn Dật Tiên là: sáng lập một tổ chức cách mạng (Quốc dân Đảng), vũ trang cho đảng một học thuyết (chủ nghĩa tam dân: Dân tộc độc lập, dần quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) và tiến hành chủ nghĩa đó trong nhân dân, lãnh đạo cuộc đấu tranh chống các thế lực đế quốc và bọn quân phiệt để thu giang sơn về một mối. Về đoàn kết dân tộc, ông chủ trương tập hợp 400 dòng họ trong cả nước không phân biệt giai cấp, chủ trương hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc để tạo thành một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, ủng hộ công nông - lực lượng chiếm đa số trong nhân dân. Về đoàn kết quốc tế, ông chủ trương liên kết với nước Nga Xô Viết, với Quốc tế cộng sản, làm chỗ dựa cho cuộc đấu tranh của đất nước mình. Ông cũng chủ trương ủng hộ cuộc đấu tranh chống thực dân của các nước nhỏ cùng chung cảnh ngộ. Cùng với ba chính sách lớn thời kỳ 1924 – 1926, chủ nghĩa Tôn Dật Tiên hiện lên như một học thuyết cách mạng tiến bộ, góp phần quan trọng tạo nên cao trào cách mạng rầm rộ khắp đất nước Trung Hoa mà trung tâm là Quảng Châu - một địa điểm gần với Việt Nam, và do vậy, tư tưởng Tôn Dật Tiên có ảnh hưởng tới các nhà yêu nước, cách mạng nước ta thời đó. 1.2.3 Tư tưởng tập hợp lực lượng của Mahatma Gandhi Mahtma Gandi – lãnh tụ của Đảng Quốc đại Ấn Độ - cũng là một nhà ái quốc tiêu biểu, mà tư tưởng đoàn kết dân tộc của ông có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều nước châu Á. “Ông nổi lên từ trong hàng triệu người Ấn Độ, nói tiếng nói của họ và không ngừng quan tâm đến họ và hoàn cảnh đáng sợ của họ”. Cống hiến lớn lao của Gandhi là đã tập hợp, thức tỉnh, phát huy sức mạnh của nhân dân Ấn Độ vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận có chọn lọc những tư tưởng tích cực của Tôn Trung Sơn, Mahatma Gandhi và các nhà cách mạng khác trên thế giới và khu vực, đồng thời bố sung những khiếm khuyết ở họ để sáng tạo ra một chiến lược địa đoàn kết trên lập truờng vô sản. 2. Thực tiễn Việt Nam Về mặt thực tiễn, chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm và nắm bắt những đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng Việt Nam, phong trào cách mạng thế giới - đặc biệt là phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. 2.1. Khách quan Yêu cầu của thời đại mới là phải có lực lượng lãnh đạo đủ sức qui tụ cả dân tộc vào đấu tranh cách mạng, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững thì mới giành thắng lợi. Hồ Chí Minh đã thấy hạn chế trong phương pháp tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối, bác đã tìm cách sáng Pháp để tìm hiểu và trở về giúp đồng bào mình. Khi ở nước ngoài, Hồ Chí Minh khảo sát tình hình các nước TBCN và các nước thuộc địa, bác nhìn thấy tiềm ẩn to lớn của họ và cũng thấy hạn chế là các dân tộc thuộc địa chưa có tổ chức, chưa biết đoàn kết, chưa có sự lãnh đạo đúng đắn. Trong các phong trào cách mạng thuộc địa và phụ thuộc, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến cách mạng của Trung Quốc và Ấn độ, với tư tưởng là đoàn kết các giai tầng, các đảng phái, các tôn giáo…nhằm thực hiện mục tiêu của từng giai đoạn cách mạng. Thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga, người đã tìm hiểu thấu đáo con đường CMT10 Nga, bài học kinh nghiệm quý báu, đặc biệt là bài học huy động lực lượng quần chúng công - nông giành và giữ chính quyền xô-viết non trẻ. Người cho rằng đây là cuộc cách mạng đến nơi, đến chốn. 2.2. Chủ quan Cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đã ở vào buổi xế bóng của chế độ phong kiến nói chung. Sự cố chấp, vị kỉ, ươn hèn của vua quan thời Tự Đức là nguyên nhân trực tiếp làm cho đất nước rơi vào tay thực dân Pháp xâm lược, Tổ quốc mất quyền độc lập, nhân dân phải chịu kiếp lầm than. Một trong những chính sách căn bản, xuyên suốt của thực dân Pháp là chính sách chia để trị. Nước Việt Nam thống nhất bị chia làm ba xứ với những chế độ cai trị khác nhau: Nam Kỳ là đất thuộc địa, Bắc Kỳ là xứ bảo hộ, Trung Kỳ là xứ lưỡng trị. Không chỉ dừng ở đó, thực dân Pháp còn áp dụng nguyên tắc chia để trị cả trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đối lập với chính sách chia để trị của thực dân Pháp chỉ có thể là sự đồng tâm hiệp lực, đoàn kết hết thảy mọi người Việt Nam yêu nước không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân tộc… cùng nhau đứng lên đánh đuổi bọn xâm lược, giành lại độc lập cho xứ sở. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nổ sung tại Đà Nẵng, phong trào chống lại chúng dưới những hình thức khác nhau của nhân dân ta liên tiếp nổ ra. Sự tiếp nối của phong trào kháng Pháp đó chứng tỏ tinh thần yêu nước và sự quật cường của cả một dân tộc không chịu khuất phục. Cuốn vào dòng xoáy của phong trào cứu nước đó không chỉ có những người cần lao bị áp bức, bóc lột mà còn cả những vị khoa bảng nổi tiếng như các tiến sĩ: Phạm Văn Nghị, Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân, Huỳnh Thúc Kháng và tầng lớp những phó bảng, cử nhân, tú tài như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền… Trong đội ngũ những người xả than cho độc lập dân tộc có mặt những ông vua yêu nước: Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân; có mặt cả những địa chủ lớn: Trần Chánh Chiếu; các tín đồ thiên chúa giáo: Nguyễn Trường Tộ, Mai Lão Bạng; các thổ ty vùng dân tộc ít người: N’Trang Long, Đèo Cát Hãn… Từ phong trào Cần Vương thuộc hệ tư tưởng phong kiến cuối thế kỉ XIX, qua phong trào Đông Du, Duy Tân theo xu hướng tư sản đầu thế kỉ XX, đến cuộc khởi nghĩa Yên Bái, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ mang đậm tính chất quần chúng… Các bậc anh hung nghĩa hiệp Việt Nam thừa lòng yêu nước và lòng quả cảm, nhưng trước sau đều phải nhận lấy sự thất bại xót xa. Thực tiễn hào hùng và bi thương của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã chứng minh rằng, tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm của nhân dân ta đời nào cũng có, rằng, sức mạnh đoàn kết đánh giặc luôn tiềm ẩn trong mỗi người Việt Nam, song, bước vào thời đại mới, để có thể đánh bại các thế lực đế quốc chủ nghĩa xâm lược không chỉ dựa vào sức mạnh đoàn kết tự phát. Thời đại mới, cuộc chiến mới đòi hỏi phải có một sức mạnh đoàn kết tự giác, có tổ chức của cả một dân tộc. Bi kịch của đất nước, của dân tộc ta lúc này là ở chỗ thiếu một giai cấp, một vĩ nhân đủ tầm, đủ sức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, chiến đấu chống kẻ thù dưới ngọn cờ của một tư tưởng tiên tiến. Hồ Chí Minh ở thời điểm đầu thế kỷ XX chưa có đủ khả năng để lý giải thấu đáo nguyên nhân thành bại của phong trào yêu nước chống Pháp, song bằng sự mẫn cảm chính trị đặc biệt, Người đã cảm nhận được những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng, tìm chọn đồng minh của lịch sử dân tộc. Đây chính là điểm xuất phát để Nguời “ Muốn ra đi ngoài, xem nước Pháp và các nứoc khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta.” Như vậy, thực tiễn đất nước những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với sự hào hung, bi tráng, với những bế tắc và đòi hỏi… chính là cơ sở quan trọng cho sự hình thành chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh. 3. Nội dung của luận điểm 3.1 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân Đứng trên lập trường giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng, Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề DÂN và NHÂN DÂN một cách rõ ràng, toàn diện, có sức thuyết phục, thu phục lòng người. Các khái niệm này có biên độ rất rộng lớn. Hồ Chí Minh thường dung khái niệm này để chỉ “ mọi con dân nước Việt” “mỗi một người con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, không phân biệt “già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý tiện”. Như vậy, dân và nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa được hiểu với tư cách là mỗi con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, với những mối liên hệ cả quá khứ và hiện tại, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết dân tộc thực chất là đại đoàn kết toàn dân. Nói đại đoàn kết dân tộc, cũng có nghĩa là phải tập hợp được tất cả mọi người vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Theo ý nghĩa đó, nội hàm khái niệm đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, nó bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ các quan hệ liên kết qua lại giữa các thành viên, các bộ phận, các lực lượng xã hội của dân tộc từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới…Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài… Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài có đức, có sức, có long phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Từ “Ta” ở đây là chủ thể vừa là Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, vừa là mọi người dân Việt Nam nói chung. Người còn chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp – dân tộc để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung thành và sẵn sang phục vụ Tổ quốc, không là việt gian, không phản bội lại quyền lợi của dân chúng là được. Với tinh thần đoàn kết rộng rãi như vậy, Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc, tới cách mạng dân chủ nhân dân và từ cách mạng dân chủ nhân dân tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. 3.2 Thưc hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc đồng thời, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người. Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc. Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cả dân tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, được lưu truyền qua các thế hệ từ thời các Vua Hùng dựng nước, tới Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Truyền thống đó là cội nguồ sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu… Cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người viết: “Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì chỉ một chút nước đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp, nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn”. Người lấy hình tượng năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài, nhưng cả năm ngón đều thuộc về một bàn tay, để nói lên sự cần thiết phải thực hiện đại đoàn kết. Người cho rằng, “trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải dung tình than ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang.” Lòng khoan dung độ lượng ở Hồ Chí Minh không phải là một sách lược nhất thời, một thủ đoạn chính trị mà là sự tiếp nối và phát triển truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc, từ chính mục tiêu của cuộc cách mạng mà Người suốt đời theo đuổi. Đó là một tư tưởng nhất quán, được thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng đối với những người làm việc dưới chế độ cũ và những người nhất thời lầm lạc biết hối cải. Người tuyên bố: “Bất kỳ ai thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ.” Người tha thiết kêu gọi tất cả những ai có long yêu nước, không phân biệt tầng lớp, tín ngưỡng, chính kiến và trước đây đã từng đứng về phe nào, hãy cùng nhau đoàn kết vì nước, vì dân. Để thực hiện được đoàn kết, cần xóa bỏ hết mọi thành kiến, cần phải thật thà hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Người cho rằng, trong mỗi con người Vịêt Nam, “ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước” tiềm ẩn bên trong. Tấm long yêu nước đó có khi bị bụi bậm che mờ, chỉ cần làm thức tỉnh lương tri con người thì long yêu nước đó lại bộc lộ. Với niềm tin vào sự hướng thiện của con người vì lợi ích tối cao của dân tộc, Hồ Chí Minh đã chân thành lôi kéo, tập hợp được chung quanh mình nhiều người trước đây vốn là quan đại thần của Nam triều cũ vào khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện để họ có đóng góp vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của dân tộc. Để thực hành đoàn kết rộng rãi, cần có niềm tin vào nhân dân. Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc “nước lấy dân làm gốc”, “chở thuyền và làm lật thuyền cũng là dân”, đồng thời là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý macxit “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Theo Người, DÂN là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của cách mạng, là nền, gốc và chủ thể của Mặt trận. Trong bài “Nói chuyện tại Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên - Việt toàn quốc” tháng 1 năm 1955, Người chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải là đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nên gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”. 4. Tính đúng đắn của luận điểm 4.1 Thực tiễn Từ lúc trưởng thành ở Tổ quốc đến khi ra đi tìm đường cứu nước và cho tới trước khi đến với chủ nghĩa Mác- Lênin là những năm tháng Hồ Chí Minh tiếp thu một cách có chọn lọc trên tinh thần kế thừa và phê phán những giá trị nhân bản của truyền thống dân tộc và văn hóa nhân lọai, đồng thời khảo nghiệm, đúc kết thực tiến cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới, lấy đó làm cơ sở để đinh hướng tư tưởng cứu nước. Tinh thần, thái độ kế thừa một cách có phê phán đó của Hồ Chí Minh được thể hiện qua nhiều sự kiện đã và đang được dựng lại, trong đó có trong : “Những mẩu chuyện về đời họat động của Hồ Chủ tịch”. Bác khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào. Vì: “Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Anh nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo lời người ta kể thì Cụ còn nặng cốt cách phong kiến:. Năm 1920, kể từ khi Hồ Chí Minh tiếp xúc với luận cương Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Người đã từng bước tiếp cận được trào lưu tư tưởng tiên tiến của thời đại. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã trang bị cho Hồ Chí Minh thế giới quan khoa học và chính thế giới quan khoa học ấy đã giúp Người có nhận thức sâu sắc, đầy đủ những giá trị cùng hạn chế của truyền thống dân tộc, văn hóa nhận lọai. Cũng bắt đầu từ đó, Hồ Chí Minh từng bước xây dựng những luận điểm đầu tiên về đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế 4.2 Nội dung Tác phẩm “Đường cách mệnh” là di thảo phản ánh tập trung nhất những luận điểm cốt lõi của tư tưởng chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Có thể khái quát một số luận điểm chủ yếu: - Cách mạng là sự nghiệp chung của quần chúng nhân dân, không phải là việc của một, hai người. - Muốn làm cách mạng thì phải đoàn kết lực lượng dân tộc chống lại chính sách để trị của đế quốc Pháp và thủ đoạn nô dịch, lừa bịp bằng tôn giáo, văn hóa, đàn áp bằng vũ lực của chúng. - Công nhận, nông dân là “Gốc”, là ‘chủ” của cách mạng, là nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc; học trò, nhà buôn và các tầng lớp khác là bạn của cách mạng, cần phải tập hợp, đoàn kết. - Muốn tập hợp, đoàn kết dân chúng, những người cách mạng phải tổ chức các hội quần chúng thích hợp, như: Công hội, Nông hội, Phụ nữ, Thanh niên… - Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, vận động theo quỹ đạo cách mạng vô sản, có quan hệ khăng khít, mật thiết với cách mạng Pháp và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa khác. 4.3 Thành tựu Từ năm 1930, với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng chiến lược đại đoàn kết của Người nói riêng, đã trở thành một trong những cơ sở lý luận - nhận thức quan trọng để Đảng cộng sản Việt Nam xây dựng, hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng của mình. Cũng bắt đầu từ đó, tư tưởng chiến lược đoàn kết, đại đoàn kết của Hồ Chí Minh trở thành ngọn cờ tập hợp, hướng dẫn toàn Đảng, toàn dân ta tiến hành cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất vì độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế, tư tưởng chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh đã trở thành chiến lược cách mạng - chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh Thời kỳ 1930-1969, chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trải qua ba giai đoạn phát triển, hoàn thiện. - Từ 1930- 1940 (thời gian Hồ Chí Minh từ nước ngoài theo dõi, chỉ đạo phong traoc cách mạng trong nước), chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh chính thức được đưa vào cương lĩnh của Đảng, được kiểm chứng bằng lý luận, thực tiễn, đã sớm khẳng định sự đúng đắn và sức mạnh của nó. - Từ năm 1941- 1954 là giai đoạn Hồ Chí Minh trực tiếp cùng Ban Chấp hành trung ương Đảng lãnh đạo dân tộc ta tiến hành cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập tự do. Trong những tháng năm này, chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh đã được hoàn thiện và đưa vào thực tiễn đấu tranh cách mạng với một hiệu quả rất cao. Chính chiến lược đó đã tạo ra sức mạnh đưa tới thắng lợi vẻ vang của Cách mạng tháng Tám 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. - Từ năm 1954 đến năm 1969, cùng một lúc dân tộc ta phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược hết sức khó khăn: xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt, đầy thử thách đó, chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh tiếp tục được phát kiến và phát huy sức mạnh vĩ đại trong đời sống. Trên tờ báo “Thanh niên” số1, ngày 21-6-1925, với bút danh Z.A.C. Hồ Chí Minh đã viết: “Để dẫn dắt nhân dân làm một sự nghiệp vĩ đại cần phải có một sức lãnh đạo, sức lãnh đạo đó không phải có một vài người thôi, mà phát sinh từ sự hiệp lực của cả hang ngàn người, hàng vạn người….”. Ta đã có một đảng lãnh đạo, với các tên gọi được thay đổi theo từng mục tiêu từng giai đoạn Hội phản đế đồng minh Đông Dương (11/1930) Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (7/1936) Mặt trận dân chủ Đông Dương (3/1938) Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương (11/1939) Mặt trận Việt Minh (5/1941) Hôi liên hiệp quốc dân Việt Nam (1946) Mặt trận liên việt (3/1951) Mặt trận tổ quốc Việt Nam (1955) Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (12/ 1960) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1976) Nhờ có Đảng lãnh đạo và sự đoàn kết toàn dân Việt Nam đã thu được những thắng lợi to lớn trong công cuộc chống giặc giữ nước. Kết luận “Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” Đây là lời trích dẫn trong bản di trúc của Bác. Đó la điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh trước khi qua đời. Đoàn kết gắn liền với độc lập dân tộc, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc đó là chân lý của cuộc sống. Đảng, Nhà nước ta chủ trương nêu cao nguyên tắc độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh dân tộc- sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh của người làm chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong mà tranh thủ và tận dụng sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của lực lượng bên ngoài Tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã phát huy được tối đa sức mạnh dân tộc trong sự kết hợp với sức mạnh thời đại để đưa cách mạng Việt Nam từng bước đi tới những thắng lợi như ngày nay và góp phần tích cực, xứng đáng vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Đề cương 1. Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin 1.1. Lý luận chung Quán triệt nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin: chủ nghĩa duy vật lịch sử 1.2. Tính thực tiễn của lý luận Tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới 1.2.1 Tư tưởng tập hợp lực lượng của Phan Bội Châu 1.2.2 Phương thức tập hợp lực lượng của Tôn Dật Tiên 1.2.3 Tư tưởng đoàn kết dân tộc của Mahatma Gandhi 2. Thực tiễn Việt Nam 2.1. Khách quan Bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ cách mạng các nước trên thế giới như Liên Xô, Ấn Độ, Trung Quốc 2.2. Chủ quan Các phong trào cứu nước đầu thế kỉ XX thất bại do chưa biết cách tổ chức, chưa đủ sức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân 3. Nội dung của luận điểm 3.1. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân 3.2. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa– đoàn kết của dân tộc đồng thời, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người. 4. Tính đúng đắn của luận điểm 4.1 Thực tiễn 4.2 Nội dung Nội dung luận điểm cốt lõi của tư tưởng chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh 4.3 Thành tựu Đảng cộng sản ra đời và thành tựu đạt được qua từng giai đoạn cụ thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh Nước Việt Nam là một, dân Việt Nam là một.pdf
Tài liệu liên quan